You are on page 1of 31

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG


----------------------------------------

CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT HỌC SINH TRUNG HỌC


CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2022-2023

Nhóm tác giả


1. Võ Phương Vy
2. Lê Minh Thư

BÁO CÁO DỰ ÁN

QUIZLET – CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP TRONG


THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Lĩnh vực nghiên cứu: Phần mềm hệ thống


Mã lĩnh vực: PMHT
Người hướng dẫn nghiên cứu: Th.S Lê Thanh Trúc Phương

LỜI CAM ĐOAN

1
Nhóm chúng em xin giới thiệu đề tài QUIZLET – CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC
TẬP TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ. Chúng em chọn đề tài này vì nó thiết
thực và ý nghĩa cho các bạn học sinh đang loay hoay tìm một phương pháp học tập hiệu
quả, nhớ nhanh, nhớ lâu và đầy hứng thú.

Trong quá trình thực hiện đề tài này còn có nhiều thiếu sót do kiến thức còn sơ sài
nhưng những nội dung trình bày trong đề cương này là những biểu hiện kết quả của
chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Thanh Trúc Phương.

Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong Đề cương này không
phải là bản sao chép từ bất kì đề cương nào có trước. Nếu không đúng sự thật, chúng
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

2
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 2


MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .................................................................... 5
A. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ................................................................................ 6

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................


6

2. Vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................


7

3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................


7

4. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu .............................................................


7

5. Tiến hành nghiên cứu ...................................................................................


12
B. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................................... 16
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 18
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 19
E. PHỤ LỤC ................................................................................................................ 20

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Điểm trung bình của học sinh lớp 8A5 năm học 2021- 2022 ................. 12
Bảng 2: Sự khác biệt về kết quả trước và sau khi thử nghiệm ............................. 16
Bảng 3: Thói quen tự học của học sinh trước và sau khi thử nghiệm .................. 17

3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Các hoạt động hỗ trợ cho việc tự học từ vựng ......................................... 8
Hình 2: Danh sách học phần được tạo bởi học sinh lớp 8A5 .............................. 11
Hình 3: Danh sách học sinh 8A5 tham gia học trên ứng dụng Quizlet ................ 13

Biểu đồ 1: Thái độ của học sinh đối với việc học từ vựng ................................... 16

4
A. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1. Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, chuyển đổi số là xu hướng
tất yếu của xã hội cũng như trong giáo dục. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số trong việc dạy và học, chẳng hạn như
ứng dụng Vn-Edu trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; xây dựng ngân hàng
bài giảng điện tử E-learning ; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học
tập trên Violet… Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến đã nâng cao trải nghiệm của
giáo viên, học sinh.

Với mong muốn học tốt và ghi nhớ kiến thức của 10 môn học, chúng em luôn phải
cân đối, tận dụng triệt để thời gian để việc học tập đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên,
học sinh thường gặp khó khăn về việc mang tập của nhiều môn để ôn bài trong giờ ra
chơi hoặc trong lúc rãnh rỗi và không thể tránh khỏi việc học môn này, quên môn
khác. Thực tế, còn có một lượng lớn học sinh lười học do chán nản với lượng kiến thức
nặng nề cần thiết cho kì thi. May mắn thay, trong quá trình học, chúng em đã được giáo
viên của mình truyền cảm hứng sử dụng công nghệ thông tin thông qua những bài
giảng PowerPoint sinh động, những bài đánh giá kiến thức từ nền tảng trò chơi học
thuật, những bài tập về nhà, những dự án nhóm... Điều đó phần nào đã thúc đẩy tinh
thần tìm tòi, học hỏi của chúng em để phát hiện ra một công cụ hay ho, một phương
pháp học tập hiệu quả hơn so với cách học bài truyền thống.

Thấy được điểm chung ở mỗi môn học đều có nhiều thuật ngữ mới xuất hiện trong
từng bài, chúng em đã tìm hiểu một ứng dụng có khả năng lưu trữ hệ thống các thuật
ngữ, cho phép học tập ngắt quãng, tạo ra hứng thú khi tự kiểm tra kiến thức và tiện
dụng mang theo mọi lúc mọi nơi để ôn luyện. Ứng dụng đó mang tên Quizlet.

Là một học sinh chăm chỉ, có năng khiếu học thuộc bài nhưng đôi lúc, chúng em
còn đuối sức với khối lượng bài học khổng lồ trong giai đoạn ôn thi vì không nhớ hết

5
kiến thức đã học trước đó. Để tránh tình trạng dồn nén kiến thức phải ôn luyện để
chuẩn bị cho các kì thi, chúng em đã khám phá và áp dụng thành công ứng dụng
Quizlet giúp học sinh cải thiện khả năng học bài và tăng khả năng tự học của mình.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Dự án này nghiên cứu về hiệu quả của công cụ Quizlet trong việc hỗ trợ học sinh
ghi nhớ thuật ngữ và cải thiện khả năng tự học của học sinh.

Vì vậy, hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:

1. Quizlet tác động như thế nào đến việc ghi nhớ thuật ngữ của học sinh?

2. Mức độ tự học của học sinh sau khi sử dụng Quizlet như thế nào?

3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu

Thiết kế
Học sinh trường THCS Lý Tự Trọng nói chung và trong lớp 8A5 của chúng em
nói riêng, đang gặp một số vấn đề về việc ghi nhớ kiến thức các môn học. Thứ nhất, đa
số học sinh học bài theo cách truyền thống là đọc định nghĩa nhiều lần, hoặc viết ra
giấy nhiều lần. Thứ hai, lượng kiến thức mới ngày càng nhiều, đòi hỏi các bạn phải tự
ôn tập thường xuyên. Nhưng một số học sinh không tự giác học tập và luyện tập ở nhà
thì sẽ dễ dàng quên ngay khi đến kì thi.
Dựa vào những khó khăn trên, chúng em tìm ra một công cụ có thể giúp học sinh
tiếp thu được nhiều thuật ngữ mới từ nhiều môn cùng một lúc, nhớ lâu hơn và đồng
thời sẽ cải thiện khả năng tự học đáng kể.
Theo chúng em tìm hiểu, Quizlet là một công cụ học ngôn ngữ được phát triển và
sử dụng hơn một thập kỉ trước. Ban đầu chỉ là một trang web nhưng sau đó đã được
phát triển thành một ứng dụng di động. Ngày nay người học có thể cài đặt Quizlet và sử
dụng trên điện thoại thông minh.

6
Đặc điểm nổi bậc của Quizlet
Ứng dụng được thiết kế dựa vào những kết quả nghiên cứu khoa học của các
chuyên gia dựa trên thế giới, cơ bản là hai phương pháp học:
• Active Recall (ghi nhớ chủ động): cung cấp các bước học và ôn tập đòi hỏi
vận dụng sự linh hoạt của hai bán cầu não. Mỗi bài học sẽ có 4 giai đoạn tự
học cơ bản: Flashcard (Thẻ ghi nhớ), Learn (Học), Test (Kiểm tra),
Matching (Trò chơi ghép thẻ)

Hình 1: Các hoạt động hỗ trợ cho việc ghi nhớ chủ động
• Space Repetition (lặp lại ngắt quãng): nhắc nhở ôn tập qua thông báo
hoặc email mỗi khi học sinh lâu ôn lại kiến thức cũ

Hình 2: Ứng dụng gửi email hoặc thông báo nhắc nhở học

7
Với thiết kế mỗi thuật ngữ là một thẻ ghi chú (Flashcard) bao gồm hình ảnh và âm
thanh, Quizlet cho phép người dùng tự tạo danh sách thuật ngữ dựa vào nhu cầu cần
học của mình hoặc dùng thẻ đã được tạo bởi các học sinh hoặc giáo viên khác.

M ặ t trư ớc th ẻ ghi chú M ặ t sau th ẻ ghi chú

Hình 3: Cấu trúc hai mặt của một thẻ học


Chúng ta có thể mang theo tất cả các thuật ngữ đó của bạn đi bất cứ đâu với ứng
dụng Quizlet, trên iOS và Android. Chế độ ngoại tuyến giúp bạn có thể học ngay cả khi
bạn không có quyền truy cập Internet.

Hình 4: Danh sách các môn học của lớp 8A5 trên hệ thống số

8
Quizlet giúp học sinh nắm chặt và hiểu chắc nội dung hiệu quả thông qua việc tổ
chức nhiều hoạt động đa dạng, thu hút. Hơn 90% học sinh sử dụng Quizlet cho biết họ
đã cải thiện được điểm số.

Hình 5: Một ứng dụng mang lại hiệu quả


Quizlet có hai phiên bản: miễn phí (Free) và trả phí (Plus). Ở phiên bản Quizlet
Free, mọi thứ được thiết kế ra để đáp ứng tất cả những nhu cầu cơ bản của học sinh
(tạo bài, học bài, làm kiểm tra, chơi game ôn tập). Phiên bản Quizlet Plus sẽ là phiên
bản hoàn hảo cho giáo viên, tài khoản tăng thêm tính năng Theo dõi tiến độ học sinh,
Tạo nội dung học chất lượng hơn… Do đó, học sinh không cần phải trả phí mà vẫn
có được trải nghiệm hết sức ấn tượng khi dùng nó. Đây cũng chính là điểm mạnh của
Quizlet so với tất cả những ứng dụng học khác.

Hình 6: Bản Quizlet Plus phù hợp với nhu cầu của giáo viên
Điểm mới của nghiên cứu

9
Nhiều năm qua, Quizlet được biết đến như một trợ thủ đắc lực cho người học
ngôn ngữ, đặc biệt là học từ vựng Tiếng Anh. Đông đảo nghiên cứu trước đây cho thấy
Quizlet vừa cải thiện số lượng từ vựng học được và vừa tạo hứng thú cho người học rất
nhiều. Thậm chí, trong quá trình chuyển đổi số, các trường học hay trung tâm ngoại
ngữ dùng Quizlet như một phương pháp hiệu quả để đánh giá sự thành công trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học.
Tuy nhiên, trong quá trình trải nghiệm, chúng em đã khai thác được nhiều công
năng của ứng dụng Quizlet hơn, và có thể tận dụng nó để lưu trữ một lượng lớn thuật
ngữ mới của đa số môn học chứ không riêng việc học từ vựng. Rất ít bài báo khoa học
hay nghiên cứu trước đây có đề cập đến việc áp dụng Quizlet trong việc học thuật ngữ
mới của môn Toán, môn Vật Lý, môn Sinh, môn Lịch Sử, môn Địa Lý… Với chúng
em, chức năng này đã biến nó thành một “quyển vở đa năng” cho mọi người dùng.

Hình 7: “Quyển vở đa năng” của các học sinh lớp 8A5


Phương pháp nghiên cứu

10
Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp luận nghiên cứu để đề tài
nghiên cứu được rõ ràng, triệt để và chỉnh chu hơn.
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng công cụ bài kiểm tra nhằm khảo sát ghi
nhớ thuật ngữ của học sinh sau khi dùng ứng dụng Quizlet
- Phương pháp điều tra: sử dụng công cụ bảng hỏi nhằm tìm hiểu về mức độ tự
học của học sinh sau khi ứng dụng Quizlet

5. Tiến hành nghiên cứu

Chọn mẫu
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 45 học sinh lớp 8A5 trường
THCS Lý Tự Trọng. Trong đó, 60% học sinh được xếp hạng loại Giỏi.

Xếp loại Số học sinh Tỉ lệ


Giỏi 27 60,00%
Khá 13 28,89%
Trung bình 5 11,11%
Yếu 0 0,00%
Tổng cộng 45 100%

Bảng 1: Học lực của học sinh lớp 8A5 năm học 2021- 2022
Ngoài ra, 100% học sinh 8A5 đều có điện thoại thông minh. Điều này giúp các
bạn sử dụng Quizlet ở bất kì khi nào và ở đâu.

11
Hình 8: Danh sách học sinh 8A5 tham gia học trên ứng dụng Quizlet
Theo dữ liệu từ bảng hỏi, học sinh cho biết môn Tiếng Anh và môn Sinh học là
hai môn khó học thuộc và có nhiều định nghĩa mới nhất. Dù chúng em tạo kênh Quizlet
như một hệ thống dữ liệu các môn học, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu,
vì thời gian và sức lực có hạn, chúng em quyết định sẽ lấy mẫu trong hai môn Sinh học
và Tiếng Anh. Chúng em tin rằng nếu Quizlet đã giúp học sinh chinh phục được những
thuật ngữ khó học trong hai môn được xem là khó nhất thì các môn còn lại cũng sẽ đạt
hiệu quả tương tự. Vì vậy, nghiên cứu này chúng em sẽ khảo sát kết quả trước và khi
dùng ứng dụng Quizlet của hai môn Sinh học và Tiếng Anh.

12
Hình 9: Một thư mục môn Sinh học chứa 60 thuật ngữ

Hình 10: Một thư mục môn Tiếng Anh chứa 119 thuật ngữ

13
Thu thập dữ liệu
Công cụ thu thập dữ liệu là bài kiểm tra trước và sau khi dùng ứng dụng Quizlet.
Tất cả thuật ngữ đều nằm trong sách giáo khoa Sinh học 8 và Tiếng Anh 8 chương trình
thí điểm. Mỗi bài kiểm tra bao gồm 10 câu hỏi với đa dạng thể loại nhằm tăng mức độ
tin cậy.
Bên cạnh đó, chúng em đã dùng bảng câu hỏi khảo sát ngắn gọn để thu thập
thông tin về mức độ tự học của học sinh. Phiếu điều tra được phát cho học sinh vào thời
điểm đầu vào và sau khi thực hiện bài kiểm tra trình độ sau khi áp dụng nghiên cứu.
Tiến trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 10 tuần đầu của năm học.
Trong 5 tuần đầu tiên, học sinh tự học và không sử dụng ứng dụng Quizlet. Học sinh
được yêu cầu dành ít nhất 30 phút để ôn lại những nội dung đã học ở nhà. Bài kiểm tra
trước nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm kết thúc tuần 5. Dữ liệu được ghi lại
để phục vụ kết quả nghiên cứu.
Trong giai đoạn thứ hai, Quizlet được giới thiệu đến cả lớp như là một công cụ hỗ
trợ học các định nghĩa, thuật ngữ. Từ tuần 6 trở đi, học sinh được yêu cầu ôn tập định
nghĩa môn Sinh học và từ vựng Tiếng Anh đã học bằng việc hoàn thành 30 phút tự học
tại nhà với ứng dụng Quizlet. Từng tiến độ học của học sinh đều được ứng dụng lưu lại.
Kết thúc tuần 10, học sinh làm bài kiểm tra trình độ sau khi áp dụng Quizlet. Kết quả
bài kiểm tra của học sinh được ghi lại và so sánh với kết quả trước đó để tính toán sự
thay đổi về điểm số. Đồng thời, số liệu thu thập từ bảng câu hỏi điều tra cũng được
phân tích và so sánh.

B. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KẾT QUẢ
Sự khác biệt kết quả bài kiểm tra

14
Sự khác biệt về kết quả trước và sau khi thử nghiệm của học sinh của lớp 8A5
cùng với mức điểm trung bình được thể hiện ở bảng 2.
Môn Điểm trung bình (Tổng điểm: 10) Điểm tăng trung bình
Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm
Sinh học 6 7,1 1,1

Tiếng Anh 6,1 7,5 1,4

Bảng 2: Sự khác biệt về kết quả trước và sau khi thử nghiệm
Số liệu bảng 1 cho thấy, có sự tiến bộ đáng kể về kết quả bài kiểm tra cả môn
Sinh học lẫn Tiếng Anh của học sinh sau khi được thử nghiệm Quizlet. Mức tăng điểm
ít nhất là 1 và mức tăng nhiều nhất là 3 điểm ở môn Sinh học. Hơn thế nữa, ở môn
Tiếng Anh, mức tăng điểm ít nhất là 1 và mức tăng nhiều nhất là 4 điểm. Điều này chỉ
ra, việc áp dụng Quizlet đã có tác động tích cực đến việc tiếp thu các thuật ngữ của học
sinh và có khả năng áp dụng thành công để học các môn khác.
Mức độ tự học của học sinh
2,5
2,1
2
1,6
1,5
1,5
1,2 1,2

1
0,5
0,5

0
HS giỏi HS khá HS trung bình

Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm

Biểu đồ 1: Thời gian tự học trung bình của học sinh (giờ/ngày)
Phân tích số liệu ở biểu đồ 1 cho thấy trước khi áp dụng Quizlet số giờ tự học
trung bình đạt mức cao nhất là 1,6 giờ/ ngày nằm ở số học sinh giỏi. Tuy nhiên, sau khi
thử nghiệm, tỉ lệ này đã tăng lên 0,5 giờ/ ngày và đạt 2,1 giờ/ ngày . Đáng chú ý hơn, số
giờ tự học trung bình của nhóm học sinh trung bình tăng đáng kể nhất so với các nhóm

15
còn lại, tăng 0,7 giờ/ ngày và đạt 1,2 giờ/ngày. Liên quan đến câu hỏi về ứng dụng
Quizlet, học sinh ở mọi trình độ đều dành nhiều thời gian cho việc tự học thuật ngữ mới
tại nhà.
Sự thay đổi về chất lượng việc tự học của học sinh
Cùng với sự thay đổi về thời gian tự học ở nhà, chất lượng việc tự học của học
sinh cũng đã có thay đổi tích cực từ khi được dùng ứng dụng Quizlet để học thuật ngữ
mới.
Số liệu bảng 2 thể hiện số lượng bài học của học sinh trước và sau khi thử nghiệm.
Thói quen tự học Khảo sát
Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm
Số lượng % Số lượng %
Học tất cả các môn 9 20 15 33,3
Học hầu hết các môn 16 35,6 20 44,4
Học một số môn 15 33,3 9 20
Không học môn nào 5 11,1 1 2,2
Tổng 45 100 45 100
Bảng 3: Chất lượng tự học của học sinh trước và sau khi thử nghiệm

Số liệu bảng 2 cho thấy tỉ lệ học sinh tự học tất cả các môn tăng từ 20% lên 33%
và tỉ lệ tự học hầu hết các môn tăng từ 35,6% đến 44,4%. Ngược lại, tỉ lệ học sinh chỉ
học một số môn đã giảm 13,3%. Đáng chú ý, tỉ lệ học sinh không học bài môn nào đã
giảm từ 11,1% xuống 2,2%. Điều này cho thấy, việc đưa Quizlet vào việc học từ vựng
đã giúp cho chất lượng tự học của học sinh thay đổi theo chiều hướng tích cực, học sinh
đã tự cảm thấy có hứng thú với việc học hơn và tự giác học tập hơn nhiều.

BÀN LUẬN
Thông qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng sử dụng ứng dụng Quizlet làm
tăng hiệu quả học thuật ngữ mới và tăng chất lượng tự học của học sinh của môn Sinh

16
học và môn Tiếng Anh, hai môn mà học sinh đang gặp khó khăn nhiều trong việc học
bài. Suy rộng ra, đối với những môn học ít thuật ngữ mới hơn, thì hiệu quả của việc
ứng dụng Quizlet để học sẽ phát huy nhiều hơn nữa.
Hiệu quả mà ứng dụng Quizlet mang lại có thể được giải thích bởi hai lý do sau:
Thứ nhất, sự tiện lợi của Quizlet giúp học sinh có thể dành nhiều thời gian cho
việc ôn tập hơn. Học sinh có thể học bất cứ lúc nào, bất kì nơi đâu chỉ với chiếc điện
thoại thông minh mà không cần phải mang vác sách vở cồng kềnh.
Thứ hai, Quizlet đã tạo hứng thú và sự tự tin cho học sinh. Với sự thiết kế đa dạng
và thu hút về các trò chơi từ vựng, học sinh luôn cố gắng hết mình để chơi được điểm
cao, để hoàn thành nhanh nhất, không còn cảm giác nhàm chán khi học từ vựng như
kiểu truyền thống nữa. Khi nắm vững được lý thuyết, học sinh sẽ có khuynh hướng
đam mê các môn học khô khan hơn.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ứng dụng Quizlet đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kiến thức và cải thiện tính tự học
của học sinh lớp 8A5 đối với việc ghi nhớ những thuật ngữ mới.
Dựa vào kết quả trên, chúng em mong muốn rằng ngày càng nhiều học sinh tìm
hiểu, trải nghiệm và chia sẻ phương pháp học tập với các bạn khác. Thêm vào đó, chúng
em cũng hi vọng giáo viên bộ môn thấy được điểm mạnh và tạo ra một kho kiến thức
trên nền tảng số như thế này để biến việc dạy và học trở nên thú vị hơn.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Văn Đệ. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng tiếng Anh
của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh Trường Đại học Trà Vinh. 2012
2. Trần Huỳnh Thu Hương. Thực trạng và giải pháp nâng cao chiến lược học từ vựng
của sinh viên khoa Tiếng Anh chuyên ngành trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng.
2012

17
3. Vi Văn Hương. Chiến lược và cách thức tự học từ vựng tiếng anh hiệu quả cho sinh
viên trường Đại học Tây Bắc. 2018
4. Tạ Thị Mai Hương, Đặng Thị Ngọc Anh, Nguyễn Vân Thịnh. Hiệu quả ứng dụng
Quizlet đối với việc học từ vựng Tiếng Anh của trẻ em. 2021
5. Nguyễn Thị Kim Dung. Một số phương pháp giúp học sinh học từ vựng để nâng
cao phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh ở trường THCS. 2022
6. Trần Mỹ Dung, Nguyễn Thị Minh Loan. Cải thiện sự ghi nhớ từ vựng của học sinh
thông qua sử dụng Quizlet: Một nghiên cứu hành động tại trường Trung học phổ
thông. 2022
7. J. M. Vargas, Modern learning: Quizlet in the social studies classroom. Wichita
State University, 2011.
8. A. G. Anjaniputra and V. A. Salsabila, “The merits of Quizlet for vocabulary
learning at tertiary level,” Indonesian EFL Journal, vol. 4, no. 2, pp. 1-11, 2018,
doi: 10.25134/ieflj.v4i2.1370.
9. H. Platzer, “The Role of Quizlet in Vocabulary Acquisition,” Electronic Journal of
Foreign Language Teaching, Centre for Language Studies, National University of
Singapore, vol. 17, no. 2, pp. 421-438, 2020.
10. A. B. Sanosi, “The effect of Quizlet on vocabulary acquisition,” Asian Journal of
Education and eLearning, vol. 6, no. 4, pp. 2321-2454, 2012.

E. PHỤ LỤC

Đề bài kiểm tra môn Tiếng Anh trước thử nghiệm

Circle the correct meaning of the word.

1. category
A. đi chơi B. thơ ca C. thể loại D. trung bình
2. to sound weird

18
A. nghe có vẻ lạ, nghe có vẻ kì
B. đi chơi ngắm đồ bày ở cửa hàng
C. kiểm tra, làm thủ tục đi ra
D. môn xe đạp leo núi
3. pet training
A. huấn luyện thú cưng
B. giao tiếp xã hội, giao lưu
C. chương trình thực tế
D. trái cây chín
4. do drama
A. ngay trên
B. cộng đồng
C. đóng kịch
D. thể loại
5. window shopping
A. nghe có vẻ lạ, nghe có vẻ kì
B. giao tiếp xã hội, giao lưu
C. đam mê, nghiện cái gì
D. đi chơi ngắm đồ bày ở cửa hàng

Circle True or False according to the meaning of the word.

6. buffalo-drawn cart: xe trâu kéo True False


7. pole: mật ong True False
Match the word with its meaning

19
8. Excitement a) sự dũng cảm
9. Generosity b) sự hào phóng
10. Bravery c) sự hứng thú

20
Đề bài kiểm tra môn Tiếng Anh sau thử nghiệm

Circle the correct meaning of the word.

1. Ornament
A. n. miền nam
B. n. sự thiết lập
C. n. trang sức
D. n. kiến trúc
2. steam
A. n. đòn tay, xà (bắt ngang)
B. n. trang phục
C. v. hấp
D. n. gia cầm
3. recipe
A. np. các nhóm văn hóa
B. n. trang phục
C. n. kiến trúc sư
D. n. công thức nấu ăn
4. five-coloured sticky rice
A. n. kiến trúc
B. n. Trung Nguyên
C. v. thờ cúng tổ tiên
D. n. xôi ngũ sắc
5. world heritage site
A. n. di sản văn hóa thế giới
B. n. sự đón khách, tiếp khách.
C. n. các khu vực (phía bắc)

21
D. n. khu chợ (ngoài trời)

Circle True or False according to the meaning of the word.


6. main course món True False
chính

7. design thiết True False


kế

Match the word with its meaning

8. Custom a) Nghèo
9. Same b) Giống nhau
10. Poor c) Phong tục

Đề bài kiểm tra môn Sinh học trước thử nghiệm Trắc
nghiệm

1. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu?
A. 0,5 giây
B. 0,75 giây
C. 1 giây
D. 2 giây
2. Chất nào dưới đây được hấp thụ từ ruột non và vận chuyển theo đường máu về
tim ?
A. Glucôzơ.

22
B. Vitamin
C. Phế quản.
D. Mantôzơ
3. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá? A.
Lưỡi.
B. Gluxit
C. Glucôzơ.
D. Vitamin
4. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A.
Glixêrol và axit béo.
B. Tuyến yên.
C. Ruột non.
D. Tuyến tuỵ
5. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?
A. 76 lần
B. 55 lần
C. 75 lần.
D. 56 lần

23
6. Loại mạch máu nào dưới đây có chức a. Động mạch chủ.
năng nuôi dưỡng tim ? b. Dịch mật.
7. Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho c. dung tích sống của phổi.
gan của bạn ? d. Rượu trắng.
8. Loại dịch tiêu hoá nào dưới đây có vai trò e. Động mạch vành.
nhũ tương hoá lipit ?
9. Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại
mạch nào dưới đây ?
10. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức,
chúng ta sẽ làm tăng

Đề bài kiểm tra môn Sinh học sau thử nghiệm

1. Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng
bao nhiêu ? A. 1000 - 1200 ml
B. 2000 - 2200 ml
C. 1100 - 1200 ml
D. 1000 - 2000 ml
2. Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới
đây?
A. Côlesterôn.
B. Nhiễm giun sán.
C. Sụn giáp.
D. Nhiễm phóng xạ
3. Loại dịch tiêu hoá nào dưới đây có vai trò nhũ tương hoá lipit ? A.
Rượu trắng.
B. Mật ong.

24
C. Dịch mật.
D. Cồn.
4. Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về
bộ phận nào ?
A. Tá tràng
B. Axit amin.
C. Ruột non.
D. Dịch mật.
5. Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng
ta nhai kĩ cơm ?
A. Vitamin
B. Glucozo
C. Mantôzơ
D. Fructozo
6. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô a. Cơ chế khuếch tán.
hấp ? b. Thực quản.
7. Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới c. Hấp thụ lại nước.
đây ? d. Thể tích lồng ngực giảm.
8. Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo e. Động mạch chủ.

cơ chế nào?
9. Điều nào sau đây đúng khi chúng ta thở ra?
10. Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại
mạch nào dưới đây ?

Điểm bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm môn Sinh học
Họ và tên Điểm trước thực Điểm sau thực
nghiệm nghiệm
Trần Hùng Anh 4 7
Vương Quốc Anh 3 6

25
Trần Gia Bảo 5 8
Nguyễn Phan Bảo Duy 6 7
Đinh Xuân Hảo Duyên 7 7
Ngô Thùy Dương 5 7
Phạm Thành Đạt 3 4
Nguyễn Minh Đăng 7 8
Phan Hồ Thanh Hằng 5 7
Mai Hiểu Hân 4 5
Trần Ngọc Hân 6 7
Nguyễn Thị Minh Hiếu 7 6
Tống Nguyên Khang 8 7
Đặng Kinh Khoa 9 9
Nguyễn Hoàng Khoa 9 8
Đăng
Phan Anh Kiệt 7 9
Bùi Ý Land 4 6
Bùi Anh Minh 6 8
Phan Quốc Minh 7 7
Lê Trà My 5 7
Lê Hoàng Nam 5 7
Nguyễn Xuân Nghi 7 7
Nguyễn Thúy Nhi 4 7
Phan Nguyễn Thúy Như 4 7
Trần Nguyễn Gia Như 6 8
Dương Gia Phát 7 9
Nguyễn Minh Phát 6 5
Dương Hồng Phúc 7 7
Nguyễn Thiện Phúc 8 6
Trần Thiên Phúc 9 9
Nguyễn Lê Minh Quân 9 8
Dương Tú Quỳnh 4 6

26
Trần Ngọc Quỳnh 4 6
Nguyễn Trung Thành 9 9
Nguyễn Ngọc Thảo 9 8
Phương
Bùi Gia Thịnh 7 7
Đặng Tiến Thịnh 4 6
Lê Minh Thư 7 8
Nguyễn Hoàng Anh Thư 7 7
Trần Việt Anh Thư 5 7
Nguyễn Minh Trường 5 7
Nguyễn Ngọc Vy 3 6
Tường
Pham Nguyễn Trúc Vy 5 8
Trương Khả Vy 3 5
Võ Phương Vy 9 10
Điểm trung bình 6 7,1

Điểm bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm môn Tiếng Anh
Điểm trước thực Điểm sau thực
Họ và tên
nghiệm nghiệm
Trần Hùng Anh 4 7
Vương Quốc Anh 5 7
Trần Gia Bảo 7 8
Nguyễn Phan Bảo Duy 4 8
Đinh Xuân Hảo Duyên 5 7

Ngô Thùy Dương 3 5


Phạm Thành Đạt 6 7
Nguyễn Minh Đăng 7 6
Phan Hồ Thanh Hằng 8 7
Mai Hiểu Hân 5 9

27
Trần Ngọc Hân 9 10
Nguyễn Thị Minh Hiếu 8 9
Tống Nguyên Khang 7 7
Đặng Kinh Khoa 9 9
Nguyễn Hoàng Đăng Khoa 6 8
Phan Anh Kiệt 4 7
Bùi Ý Land 3 6
Bùi Anh Minh 5 8
Phan Quốc Minh 6 7
Lê Trà My 7 7
Lê Hoàng Nam 5 7
Nguyễn Xuân Nghi 5 7
Nguyễn Thúy Nhi 7 8
Phan Nguyễn Thúy Như 5 9
Trần Nguyễn Gia Như 7 9
Dương Gia Phát 4 5
Nguyễn Minh Phát 6 7
Dương Hồng Phúc 7 6
Nguyễn Thiện Phúc 8 7
Trần Thiên Phúc 9 9
Nguyễn Lê Minh Quân 9 8
Dương Tú Quỳnh 7 9
Trần Ngọc Quỳnh 4 6
Nguyễn Trung Thành 9 9
Nguyễn Ngọc
Thảo 6 8
Phương
Bùi Gia Thịnh 5 7
Đặng Tiến Thịnh 5 6
Lê Minh Thư 7 9

28
Nguyễn Hoàng Anh Thư 4 7
Trần Việt Anh Thư 3 7
Trườn
Nguyễn Minh 6 7
g
Nguyễn Ngọc Tường Vy 7 8
Pham Nguyễn Trúc Vy 6 8
Trương Khả Vy 5 7
Võ Phương Vy 9 9
Điểm trung bình 6,1 7,5

Bảng câu hỏi

1. Năm học vừa rồi, bạn đạt học lực gì?


o Giỏi  Trung bình
o Khá  Yếu
2. Bạn có dùng điện thoại thông minh không?  Có  Không
3. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học bài mới ở nhà?
o Khoảng 0,5 giờ / ngày  Khoảng 1 giờ/ngày  Khoảng 2 giờ/ngày 
Khoảng 3 giờ/ngày
4. Theo bạn, trong số các môn dưới đây, môn nào khó học thuộc bài nhất?
 Địa lý   Toán 
Tiếng Anh  Văn  Khác:
Lịch sử ____

o Sinh học
5. Lý do môn học ấy khó thuộc bài bởi vì:
o Không thực tế  Mất căn bản
o Quá nhiều thuật ngữ mới  Khác: _____

29
6. Mức độ thường xuyên học bài của bạn như thế nào?
 Học tất cả các môn   Học một số môn 
Học hầu hết các môn Không học bài môn nào

Cám ơn bạn đã tham gia khảo sát!

Câu hỏi cho thuyết trình KHKT Quizlet


1. Lợi ích với ứng dụng?
2. Cách sử dụng các tính năng trong ứng dụng?
3. Làm thế nào để cài đặt ứng dụng?
4. Những chức năng nào được cung cấp bởi ứng dụng?
5. Những cập nhật nào đã được thực hiện?
6. Có các bản dịch khác nhau của ứng dụng không?
7. Làm thế nào để tham gia vào các bộ từ điển?
8. Làm thế nào để tạo các bộ từ điển?
9. Cách tối ưu hóa bài kiểm tra trên ứng dụng Quizlet?
10. Cách tạo ra câu hỏi và đáp án trên ứng dụng Quizlet?
11. Cách chia sẻ câu hỏi trên ứng dụng Quizlet?
12. Cách xếp hạng và phân tích kết quả bài kiểm tra trên ứng dụng Quizlet?
13. Cách thêm tính năng mở rộng trên ứng dụng Quizlet?
14. Cách tạo ra câu hỏi trên ứng dụng Quizlet?

CH: Theo tôi thấy ứng dụng này chứa rất nhiều quảng cáo, vậy các học sinh không thể
tập trung hoàn toàn vào bài học được, thế kết quả học tập của các bạn có bị ảnh hưởng
không?
- Cái này thì phụ thuộc vào mức độ tập trung của các bạn, nếu như trong lúc đó các bạn
thật sự dành hết sự tập trung vào những nội dung bài học cần thiết thì chắc chắn không
có quảng cáo nào làm xao nhãng các bạn. Nhưng nếu các bạn vẫn còn để ý đến quảng
cáo, điều đó có nghĩa các bạn vẫn chưa hoàn toàn tập trung vào bài học và cẩn cố gắng
để tập trung nhiều hơn

CH: Làm sao em chắc chắn tất cả tài liệu có sẵn trên Quizlet đều đảm bảo tính chính xác
cho việc học?

30
- Nếu các bạn chọn tự tạo một bộ bài học cho mình thì vấn đề đó không cần bận tâm,
còn trong trường hợp các bạn kiểm một tài liệu có sẵn trên hệ thống thì các bạn có thể
nhấp vào từng học phần để kiểm tra nội dung trước khi tải về

CH: Tại sao với ứng dụng này, em lại chọn lĩnh vực Phần mềm hệ thống? Đây không
phải là ứng dụng em đã tự tạo ra nó
- Tuy đây không phải là ứng dụng em tạo ra nó nhưng em thấy rằng tự học là một phần
không thể thiếu trong quá trình học của mỗi học sinh. Mặt khác, rất ít bạn biết đến ứng
dụng Quizlet – một ứng dụng đa năng có thể vận dụng vào tất cả môn học. Và đề tài
nghiên cứu chính của chúng em không phải tập trung vào thái độ mà là thói quen tự học
– vì thế chúng em đã chọn Quizlet và kèm theo lĩnh vực “Phần mềm hệ thống”

31

You might also like