You are on page 1of 4

ỨNG DỤNG PLICKER

Hiện nay, vấn đề kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên được triển
khai trên cả nước với nhiều hình thức khác nhau như thi trắc nghiệm, tự luận, vấn
đáp, bài thu hoạch… nhằm mục đích đánh giá và phân loại đối tượng, trình độ
người học khác nhau. Trong 2 năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đổi mới,
hợp nhất thi THPT qua hình thức trắc nghiệm để lấy kết quả xét tuyển vào các
trường ĐH, CĐ trên toàn quốc. Ưu điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan đã
được các trường uy tín trên thế giới áp dụng từ lâu. Hình thức này có thể giúp khảo
sát được lớn số lượng sinh viên với nhiều môn học khác nhau theo nhiều chuyên
ngành đào tạo và công tác chấm thi nhanh chóng, chính xác. Kết quả mang lại
đáng tin cậy, nội dung lại bao trùm được hết toàn bộ chương trình học, tránh tình
trạng sinh viên học “tủ” học “theo bài”. Trong nghiên cứu này, các tác giả đề xuất
sử dụng phần mềm chuyên dụng Plicker cùng khả năng lưu trữ thông tin sinh viên
trên hệ thống thu nhập trực tuyến bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan để
đánh giá và nâng cao chất lượng giảng dạy.
1. Khái niệm:
Plicker là ứng dụng miễn phí cho phép giảng viên tạo ra các câu hỏi theo
hình thức trắc nghiệm mà không cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Plickers sẽ
là một phương tiện dạy học hiện đại tạo ra cách tiếp cận mới
trong dạy học địa lý. Plickers sẽ hỗ trợ giáo viên rất nhiều khi ôn
tập kiểm tra trắc nghiệm cho học sinh đồng thời tạo hứng thú
học tập cho học sinh, làm cho giờ học trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng
và đạt hiệu quả tốt.

Giảng viên chỉ cần đưa cho mỗi sinh viên 1 tấm thẻ hình vuông, phía trên có
các ô vuông sắp xếp theo hình khối có màu đen (gọi tắt là thẻ Plicker). Sau
đó sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng chạy hệ điều hành
IOS (Apple) hoặc Android (Google) có kết nối mạng (wifi/3G) cài đặt ứng
dụng Plicker lên thiết bị rồi tiến hành quét (scan) trực tiếp tại lớp học và
ngay lập tức sẽ cho biết kết quả, đồng thời báo về hệ thống máy chủ sẽ tự
động sao lưu toàn bộ dữ liệu của từng sinh viên đã mặc định sẵn trước đó
qua trang web www.plicker.com.
2. Thuận lợi, hạn chế:
Một công cụ được tạo ra chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cho người sử
dụng. Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng màcông cụ được tạo ra có những
thuận lợi và hạn chế riêng.
a) Thuận lợi:
- Giao diện của công cụ này không quá khó vì vậy mà thaotác tương
đối dễ dàng. Đây là một ưu điểm dành cho nhữnggiáo viên mới bắt
đầu tìm hiểu với trình độ tin học trung bình
- Ứng dụng không chỉ cho phép giáo viên chèn các câu hỏitrắc nghiệm,
mà còn chèn được cả hình ảnh, biểu đồ minh họa,một ưu điểm nổi trội
so với các ứng dụng khác.
- Có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, từ đóbiết được
mức độ nhận thức của các con, để có những biệnpháp giáo dục hiệu
quả và kịp thời.
- Cùng một lúc có thể kiểm tra, đánh giá được toàn bộ họcsinh trong
lớp một cách khách quan và hiệu quả
- Học sinh hào hứng tham gia, giờ học sôi nổi, tích cực vàtạo ra một
không gian thỏa mái giữa giáo viên với học sinh
- Học sinh không cần có điện thoại thông minh vẫn có thểtham gia hoạt
động học tập được.
- Có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lờiđúng, câu nào
sai và tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh.Ngoài bảng tổng hợp
theo thứ tự danh sách lớp còn có bảng kếtquả theo xếp hạng từ cao
đến thấp. Bên cạnh đó còn có bảngthống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu
hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu% học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống
kê này, giáo viên biết kếtquả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào
còn chưa tốt và cóbiện pháp bổ sung kiến thức cho các em
- Dữ liệu của bài kiểm tra được lưu tự động, theo từng họcsinh tại trang
web của Plickers để giáo viên theo dõi sự tiến bộcủa học sinh.
- Tiết kiệm được rất nhiều tri phí, thay vì học sinh phải đóngtiền photo
b) Hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi thì công cụ này vẫn còn một sốhạn chế nhất
định. Hạn chế lớn nhất là ứng dụng này là ứngdụng trực tuyến nên phòng
học phải có internet mới sử dụngđược.Dù giao diện dễ sử dụng nhưng
gặp khó khăn trong bước đầu vào đăng kí
3. Cách thực hiện:
+ Truy cập trang “Plickers.com”
+ Đăng ký tài khoản qua nút “Sign up” hoặc sử dụng gmail để đăng nhập
bằng cách click vào nút “Sign in with Google”.
+ Thiết lập chương trình:
a) Tạo danh sách học sinh theo lớp
Chọn “Classes”, chọn tiếp “Add new class” để điền thông tin học sinh và lưu
lại.
Lưu ý: nên nhập danh sách học sinh theo thứ tự trên esam để thuận lợi việc
đánh giá.
b) Xây dựng ngân hàng câu hỏi
 Chọn “Library”, chọn tiếp “New folder” để tạo các cây thư mục theo bài
học, chủ đề hoặc chương.
 Chọn “new question” để nhập câu hỏi.
 Chọn hình thức trắc nghiệm: nhiều lựa chọn “multiple choice” hoặc trắc
nghiệm đúng, sai “True/False”.
 Tích “Correct” vào đáp án.
 Chọn “Save and create new” để lưu và nhập câu hỏi kế tiếp.
c) Lựa chọn câu hỏi kiểm tra đánh giá
 Chọn: Library”.
 Chọn lớp học.
 Mở thư mục chọn bài, chương …để chọn câu hỏi và chọn đủ câu hỏi theo
yêu cầu.
d) In thẻ cho học sinh
 Chọn “Card” trên Web, tải về và in số thẻ bằng số học sinh của lớp (tối đa 63
em).
 Phát thẻ cho học sinh: mỗi học sinh sẽ nhận 1 thẻ để sử dụng trong suốt quá
trình với số thứ tự trên thẻ trùng với số thứ tự trong danh sách lớp.
 Hướng dẫn cách học sinh dùng thẻ: xoay thẻ và hướng đáp án tương ứng các
chữ cái lên trên.

4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá:


- Kết nối máy tính với máy chiếu.
- Kết nối mạng cho điện thoại và máy tính.
- Trên máy tính, truy cập vào “Plickers.com”; trên điện thoại mở phần mềm
plickers. (Điện thoại và máy tính cùng đăng nhập Plickers trên cùng 1 tài
khoản).
- Chọn đủ câu hỏi cho lớp trước khi chọn lớp.
- Chọn “Live view” trên giao diện web của máy tính.
- Click vào chấm tròn trước câu hỏi trên màn hình điện thoại để cho học sinh
làm (câu hỏi cũng sẽ hiển thị trên màn hình).
- Kiểm tra đáp án: khi học sinh giơ thẻ để trả lời, giáo viên chọn biểu tượng
máy ảnh “camera” trên màn hình điện thoại và lướt điện thoại qua toàn bộ
thẻ của học sinh.
- Trên điện thoại giáo viên có thể biết số liệu các đáp án mà học sinh đã lựa
chọn, học sinh nào trả lời đúng, máy đã nạp được bao nhiêu học sinh có đáp
án…
- Trên màn hình máy tính, những học sinh đã trả lời (giơ thẻ) sẽ có biểu
tượng chữ V trước tên và tên được tô nền màu xanh.

You might also like