You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KAHOOT


TẠO BÀI TẬP KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM VÀO MÔN TIN HỌC
DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 4

I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH


1. Thuận lợi
- Được đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo toàn diện, sâu sát từ lãnh đạo các cấp về chuyên
môn và kĩ năng nghề nghiệp.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về mọi mặt của tập thể sư phạm nhà
trường, từ kiến thức chuyên môn đến phương pháp truyền thụ và giáo dục học sinh
hợp lí nhất.
- Đa số học sinh thích thú với môn học, có thái độ tích cực, luôn tìm tòi cái mới
và biết học hỏi, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
2. Khó khăn:
- Học sinh đang ở độ tuổi hiếu động, đôi khi chưa tập trung nên việc tổng hợp
các kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.
- Đa số học sinh vùng nông thôn nên ít được tiếp xúc với máy tính, chủ yếu là ở
trường.
II. LÍ DO CHỌN VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Lí do chọn chuyên đề
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong
quá trình dạy học. Và làm sao có thể đánh giá một cách nhanh chóng, chính xác và kịp
thời trong một tiết học để người học có thể phát hiện ngay năng lực của mình đạt được
ở mức độ nào để kịp thời điều chỉnh? Đó là một vấn đề đặt ra cho những người dạy.
- Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là xác nhận kết quả học tập của học sinh
tiểu học ở các môn học nói chung, môn Tin học nói riêng và cung cấp những thông tin
chính xác về quá trình dạy Tin học ở tiểu học cho Ban giám hiệu, cho cán bộ quản lý,
giáo viên môn Tin học để có những điều chỉnh tác động kịp thời tới quá trình dạy học
môn Tin học nhằm nâng cao chất lượng của học sinh.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay mang
tính khách quan là phương pháp trắc nghiệm. Đối với bộ môn Tin học nói riêng, hình
thức kiểm tra trắc nghiệm được thiết kế trên nhiều phần mềm như: Microsoft
Powerpoint, Violet,... nhưng đối với bản thân nhận thấy Kahoot là một công cụ hỗ trợ
dạy học dùng để tạo bài tập trắc nghiệm đầy màu sắc với tính năng có thể tích hợp
hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng. Về bản chất Kahoot! là một
website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, tablet, smartphone, máy
tính; trên mọi nền tảng: Windows, Android, IOS…miễn là thiết bị đó kết nối mạng
được, hỗ trợ cho việc học “mọi lúc, mọi nơi” và Kahoot là một trong những công nghệ
giáo dục phát triển nhanh nhất thế giới. Lúc đó, các em có thể trực tiếp trở thành người
chơi sẽ giúp các em vừa có thể kiểm tra kiến thức vừa tạo không khí học tập sôi nổi,
tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết và hứng thú trong học tập.
Bài tập trắc nghiệm có nhiều hình thức và áp dụng không chỉ ở môn Tin học mà
ở nhiều môn học khác, chúng ta có thể kiểm tra được một lượng kiến thức lớn mà chỉ
trong thời gian ngắn.
Vì thế qua quá trình nghiên cứu tôi đã chọn chuyên đề “Ứng dụng công cụ
Kahoot tạo bài tập kiểm tra trắc nghiệm vào môn Tin học dành cho học sinh khối
lớp 4” Nhằm giúp các em vừa thực hành được trên máy vừa có thể diễn đạt được
thành lời và có một tiết học thật là lý thú và bổ ích.
2. Mô tả nội dụng:
- Giáo viên sẽ tạo một trò chơi Kahoot! sau đó kết nối với thiết bị trình chiếu để
chiếu cho học sinh xem, học sinh sẽ dựa trên câu hỏi trên màn hình chiếu và lựa chọn
đáp án trên thiết bị đã được kết nối Kahoot! của mình. Hệ thống Kahoot! sẽ dựa trên
độ chính xác của câu trả lời và tốc độ trả lời để tiến hành cho điểm và thông báo đáp
án. Sau khi kết thúc trò chơi hệ thống sẽ thống kê 5 học sinh có điểm cao nhất trên
màn hình chiếu, đồng thời thông báo thứ hạng trên mỗi thiết bị của học sinh. Hệ thống
còn hỗ trợ tải báo cáo chi tiết về điểm và câu trả lời của học sinh dưới dạng tập tin
Excel.
- Kahoot! thường được sử dụng cho việc đánh giá thường xuyên (Formative
assessment), theo dõi tiến độ học tập của từng học sinh, xác định kiến thức đã biết, tạo
động cơ học tập, ôn lại kiến thức cũ cho học sinh, lấy ý kiến khảo sát hay thảo luận.
- Điểm nổi bật của Kahoot! so với các công cụ tạo và tương tác câu hỏi trắc
nghiệm khác là Kahoot! dựa trên nền tảng trò chơi,  tạo ra nhiều sự hấp dẫn, hứng thú
và tính cạnh tranh cho học sinh khi tham gia. Kahoot! được mô tả như một
“PlayStation dành cho giáo dục”.
- Khi học sinh tham gia vào bài kiểm tra trắc nghiệm với công cụ Kahoot sẽ
được đánh giá một cách công bằng, khách quan, nhanh chóng và chính xác với hệ
thống Kahoot.
- Đánh giá kết quả học tập môn Tin học của học sinh là một nhiệm vụ của giáo
viên dạy môn Tin học mà trong đó học sinh có thể tham gia vào việc đánh giá, có thể
xác định mình đạt được kết quả học tập ở mức độ nào. Vì vậy việc lựa chọn phương
pháp đánh giá cho phù hợp và khách quan là việc cần thiết mà mỗi giáo viên nên làm.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tin học của học sinh phải đảm bảo được tính
toàn diện, tức là kiểm tra được hết các nội dung mà các em được học. Phải đảm bảo
được tính chính xác, tính hệ thống cao và đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng
theo Thông tư 22. Nghĩa là việc kiểm tra đánh giá phải xây dựng được các chỉ số đáng
tin cậy, cho phép đánh giá có thể đo được, đếm được, quan sát được, có thể xác định
được bằng con số cụ thể.
- Việc ra đề dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ:
+ Từ đơn giản đến phức tạp. + Nhận biết, ghi nhớ tri thức.
+ Thông hiểu, lí giải. + Vận dụng.
+ Phân tích. + Tổng hợp.
+ Đánh giá, nhận xét.
- Việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan trên hai mặt: Nội dung đánh giá
khách quan tức là phải căn cứ vào chương trình và trình độ của các em học sinh tiểu
học. Mặt khác công việc đánh giá, nhận xét phải khách quan thể hiện ở chổ đánh giá
bài kiểm tra phải chính xác, không bị tính chủ quan của người chấm làm cho sai lệch.
* Nội dung khảo sát: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau:
1.Có hai kiểu gõ chữ Tiếng Việt là?
a. Telex và Unicode b. Vni và Unicode
c. Telex và Vni d. Telex và Windows
2. Theo kiểu Telex, để có dấu huyền em gõ?
a. S b. F c. R d. X
3. Đây là căn lề gì ?
a. Căn thẳng lề trái b. Căn thẳng lề phải
c. Căn giữa d. Căn đều cả hai bên
4. Theo qui tắc 10 ngón, tay em đặt trên hàng phím nào?
a. Hàng phím trên b. Hàng phím cơ sở
c. Hàng phím số d. Hàng phím dưới
5. Trong kiểu gõ Telex, để được từ “học” em gõ
a. hocs b. hocf c. hocj d. hocx
* Hình thức khảo sát: giáo viên đưa phiếu bài tập, học sinh làm vào sau đó nộp lại.
* Sau khi khảo sát kết quả thu được:
* Đối tượng khảo sát là học sinh khối lớp 4 Trường Tiểu học Nhơn Phú C. Tổng số
học sinh 57.
Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm khi chưa áp dụng
SKKN:

Thống kê chất lượng môn Tin học

Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp Tổng số HS (Đúng từ 3 câu trở lên) (Đúng dưới 3 câu)

SL % SL %

57 35 61,4 22 38,6

4A 20 13 65,0 7 35,0

4B 18 11 61,1 7 38,9

4C 19 11 57,9 8 42,1

Qua kết quả khảo sát bản thân nhận thấy để tạo cho học sinh tham gia một cách
chủ động và tích cực trong việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm
trung tâm” dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đối với môn Tin học thì đều đó lại càng
cần thiết, vì có những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều
thời gian cho môn học này, và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính.
Nhưng làm sao để tạo một tiết học sinh động? Sẽ được tổ chức như thế nào? Sử dụng
phương pháp gì? Hình thức tổ chức ra sao? Cách thực hiện ra sao?... Là những vấn đề
đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Từ kết quả trên tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra các phương pháp
phù hợp, các dạng trắc nghiệm khác nhau và các hình thức tổ chức khác nhau nhằm
giúp các em nắm vững lí thuyết để áp dụng vào thực hành.
- Trong số các phương pháp đưa ra để đánh giá kết quả học tập môn Tin học
của học sinh như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp kiểm tra
tự luận,… thì phương pháp kiểm tra trắc nghiệm bằng công cụ Kahoot là có thể đáp
ứng được những yêu cầu đặt ra trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
- Trắc nghiệm khách quan là cách gọi tên trắc nghiệm dựa vào thuộc tính cơ
bản của nó là tính khách quan trong chấm điểm. Trắc nghiệm khách quan được thiết kế
trên công cụ Kahoot được chấm điểm trực tiếp trên máy tính với đáp án đã cài đặt sẵn
trên máy và thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm cũng mang tính khách quan, hoán đổi vị trí
sau mỗi lượt chơi. Như vậy kết quả chấm điểm của trắc nghiệm khách quan không phụ
thuộc vào người đánh giá. Học sinh làm trắc nghiệm cũng nhanh chóng nhận được kết
quả để có thể kịp thời điều chỉnh kiến thức của mình. Đó chính là tính khách quan
trong chấm điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm:

- Trắc nghiệm khách quan bao gồm số lượng câu hỏi nhiều. Người ra đề có thể
ra nhiều dạng câu hỏi. Với công cụ Kahoot ta có thể thiết kế câu hỏi trắc nghiệm với
những thể loại sau:
+ Quiz: Đố - Giới thiệu, xem xét, đánh giá, khen thưởng và nhiều hơn nữa
với một bài kiểm tra
+ Discussion: Thảo luận – Tạo thuận lợi cho cuộc thảo luận hoặc khởi tranh
luận chỉ với 01 câu hỏi nhanh chóng.
+ Survey: Khảo sát – Thu thập ý kiến, hiểu biết để tạo điều kiện thảo luận và
tranh luận
* Trong quá trình dạy học, bản thân thường hay sử dụng thể loại Quiz (Đố)
để tạo bài tập trắc nghiệm cho các em học sinh kiểm tra. Sau đây bản thân minh
họa lại thao tác soạn câu hỏi trắc nghiệm với thể loại Quiz (Đố)
Bước 1: Vào trang web: http://Kahoot.com
Bước 2: Đăng nhập tài khoản
Bước 3: Chọn thể loại
Bước 4: Soạn nội dungg bộ câu hỏi
Bước 5: Điền các thông tin để soạn một câu hỏi
Khi không soạn nữa thì chọn Close để đóng lại và chọn Save để lưu lại thành
quả của bản làm (kết thúc)
- Save and Published: Lưu và xuất bản
- Question: tổng số câu hỏi được soạn
- Edit it: Chỉnh sửa
- Play it: Có thể chơi ngay
- Share it: Chia sẻ bài này
* Quá trình tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi với công cụ Kahoot
Bước 1: Giáo viên đăng nhập tài khoản trên Website https://getkahoot.com để lấy mã
pin cho học sinh đăng nhập
Bước 2: Học sinh đăng nhập Website https://kahoot.it nhập mã pin và tên của mình
VD: mã pin là: 594207 với tên là An
Bước 3: Học sinh đã đăng nhập xong vào hệ thống, giáo viên muốn bắt đầu thì nhấn
nút Start
Bước 4: Xuất hiện câu hỏi, với thứ tự đáp án thay đổi sau mỗi lượt chơi
Bước 5: Màn hình trả lời của học sinh, nhấn chọn vào câu trả lời đúng mà mình chọn
Bước 6: Thống kê kết quả sau khi học sinh trả lời xong, có 10 học sinh trả lời đúng và
có thể thống kê được điểm của mỗi bạn đạt được là bao nhiêu theo đúng thứ tự từ cao
xuống thấp. Đặc biệt đối với lớp có nhiều học sinh ta có thể xuất ra bản Excel để thống
kê một cách nhanh chóng.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Kiểm tra, khảo sát được số lượng lớn học sinh.
- Kiểm tra kiến thức của học sinh ở cấp độ nhớ, hiểu một cách hữu hiệu.
- Kiểm tra đánh giá được phạm vi kiến thức tương đối lớn, lượng câu hỏi lớn,
bao quát khắp nội dung chương trình sẽ làm tăng độ tin cậy của kết quả đánh giá trong
thời gian ngắn
- Hệ thống Kahoot! sẽ dựa trên độ chính xác của câu trả lời và tốc độ trả lời để
tiến hành cho điểm và thông báo đáp án. Sau khi kết thúc trò chơi hệ thống sẽ thống kê
5 học sinh có điểm cao nhất trên màn hình chiếu, đồng thời thông báo thứ hạng trên
mỗi thiết bị của học sinh. Hệ thống còn hỗ trợ tải báo cáo chi tiết về điểm và câu trả lời
của học sinh dưới dạng tập tin Excel.
- Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập. Tạo không khí học tập sôi
nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết… Các tiết kiểm tra không còn nặng nề.
Sau thời gian áp dụng phương pháp này tôi đã tiến hành khảo sát với số lượng
câu hỏi và độ khó tương tự đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra khảo sát sau khi áp dụng SKKN:

Thống kê chất lượng môn Tin học

Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp Tổng số HS (Đúng từ 3 câu trở lên) (Đúng dưới 3 câu)

SL % SL %

57 57 100

4A 20 20 100

4B 18 18 100

4C 19 19 100

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM


- Nếu giáo viên sử dụng thường xuyên phương pháp này sẽ khuyến khích học
sinh học bao quát cả chương trình, tích nhiều kiến thức, tránh học tủ, học lệch.
- Ngoài ra giáo viên có thể áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm vào nhiều
thời điểm khác nhau hoặc trong nhiều hoạt động khác nhau như là kiểm tra miệng,
kiểm tra kiến thức từng hoạt động, củng cố bài học,… mà lại tốn ít thời gian.
- Công việc chấm điểm sẽ nhanh chóng, tính chính xác cao và mang tính công
bằng, khách quan. Học sinh có thể nổ lực hết mình để trở thành người chơi giỏi nhất
được thống kê trên công cụ Kahoo khi kết thúc trò chơi.
- Với hình thức kiểm tra trắc nghiệm này không chỉ áp dụng vào trong môn Tin
học và còn nhiều môn học khác trong các hoạt động như: kiểm tra bài cũ, củng cố kiến
thức mới, ở các tiết ôn tập, … Ngoài ra còn áp dụng trong các cuộc thi như: tiếng Anh
trên Internet, giải toán trên mạng, thi giáo viên giỏi trong phần kiến thức, ….
- Quan tâm hơn đến tâm lý học lứa tuổi, giới tính từ đó có những điều chỉnh
phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng công nghệ
thông tin có hiệu quả hơn trong quá trình dạy học. Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học
và ngoại ngữ.
Trên đây là nội dung của chuyên đề ứng dụng công cụ Kahoot tạo bài tập
kiểm tra trắc nghiệm vào môn Tin học dành cho học sinh khối lớp 4. Rất mong sự
đóng góp ý kiến của Ban Giám Hiệu nhà trường để giúp bản thân hoàn thành tốt công
tác dạy học.

Nhơn Phú, ngày 5 tháng 11 năm 2019


DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Trần Phương Khánh

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

You might also like