You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

Ngành: Công nghệ thông tin


----------o0o----------

BÀI BÁO CÁO


MÔN LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Đề tài: Hệ Thống Quản Lý Điểm Sinh Viên


Họ và tên sinh viên : Bùi Hoàng Việt
Lê Văn Trung
Bùi Đức Trọng

Lớp niên chế : D17CN03 + 04


Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thanh Huyền

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

LỜI CẢM ƠN

12
Trước hết, em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thanh Huyền đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học.
 Em xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Thư viện trường Lao Động và Xã Hội,
đã hỗ trợ tận tình cho em trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn thành
tốt khóa luận lần này.
 Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy chuyên
ngành Công nghệ thông tin.
 Đặc biệt, em vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh
thần trách nhiệm cùng lòng thương mến của cô Nguyễn Thanh Huyền trong
suốt quá trình em thực hiện bài tiểu luận.
 Cuối cùng em muốn gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô của khoa Công
nghệ thông tin, trường Lao Động và Xã Hội, những người có vai trò rất lớn
trong suốt quá trình em học tại trường.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhận thấy mình đã cố gắng hết sức nhưng
vì kiến thức vẫn còn hẹn hẹp nên vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô bổ sung
để bài luận được hoàn thiện hơn.

Mục lục

1
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG........................................................................4
1. Mô tả bài toán..............................................................................................................4
2. Xác định những yêu cầu của hệ thống mới sẽ xây dựng..............................................9
2.1. Yêu cầu chức năng.................................................................................................9
CHƯƠNG 2: Khảo sát hệ thống..................................................................................10
1. Xây dựng biểu đồ use case.........................................................................................10
1.1. Xác định các tác nhân của hệ thống....................................................................10
1.2. Xác định các use case của hệ thống....................................................................10
1.3. Use Case của hệ thống........................................................................................10
2. Phân tích biểu đồ Use Case........................................................................................11
 Biểu đồ lớp tham gia UC đăng nhập hệ thống...................................................--
 Biểu đồ lớp Xem Môn Học................................................................................--
 Biểu đồ lớp Xem Điểm......................................................................................--
 Biểu đồ lớp Quản Lý Môn Học.........................................................................--
 Biểu đồ lớp Quản Lý Điểm................................................................................--

MỞ ĐẦU
2
Trong thời đại ngày nay, tin học đã trở nên phổ biến với mọi người từ
mọi cấp học, từ mọi cấp bậc của xã hội. Cùng với sự phát triển đó, mọi phần
mềm ứng dụng tương ứng với từng chức năng cụ thể cũng đã ra đời. Song,
không thể có được một phần mềm có thể cung cấp hết các chức năng cho mọi
công việc, từ công việc kế toán, quản lý nhân viên đến quản lý nhân sự, quản lý
bán hàng..... Bởi, mỗi chức năng cần có một yêu cầu riêng, có những nét đặc
trưng mà không phần mềm nào có thể đáp ứng được.
Do vậy trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là chính xác,
xử lý được nhiều nghiệp vụ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như: giao
diện thân thiện, sử dụng tiện lợi, bảo mật cao, tốc độ xử lý nhanh….
Ví dụ như việc quản lý điểm số của học sinh trong trường THPT. Nếu có
sự hỗ trợ của tin học thì việc quản lý từ toàn bộ hồ sơ học sinh, lớp học, giáo
viên đến các nghiệp vụ tính điểm trung bình, xếp loại học lực cho học sinh trở
nên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngược lại các công việc
này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức mà sự chính xác và hiệu quả không
cao, vì hầu hết đều làm bằng thủ công khá vất vả.
Quản lý điểm là một công việc tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian
và công sức. Chính vì vậy, tin học hóa trong lĩnh vực quản lý điểm là một
yêu cầu tất yếu. Muốn quản lý tốt cần có được các phần mềm tốt, phần mềm
phải đảm bảo được độ bảo mật cao, dễ sử dụng và nhiều tiện ích.

3
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG
1. Mô tả bài toán
1.1. Tên hệ thống: Hệ thống quản lý điểm của trường THPT Quế Võ số 1.

1.2. Địa chỉ: Thị trấn Phố Mới – Quế Võ - Bắc Ninh.

1.3. Nhu cầu tin học hóa: Nhà trường có tổng số 2250 học sinh và 120 cán
bộ công nhân viên.
Gồm 45 lớp học được chia thành 3 khối 10, 11, 12. Chính vì vậy nhà trường
cần có một hệ thống quản lý điểm của học sinh hợp lý, hiệu quả và bảo mật.
1.4. Mục đích:

+ Mang tính chuyên nghiệp cho việc quản lý của trường.


+ Hồ sơ lưu trữ của nhà trường sẽ được tốt hơn.
+ Đáp ứng nhu cầu xử lý tính toán, tìm kiếm, thống kê, xuất báo cáo thông
tin và điểm số của học sinh một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu
quả.

2. Xác định và phân tích quá trình nghiệp vụ


2.1 Quy trình nghiệp vụ
Trong nhà trường, mỗi học sinh bắt đầu nhập trường phải nộp một bộ hồ
sơ thông tin cá nhân. Nhân viên văn phòng sẽ kiểm tra hồ sơ. Thiếu thông tin,
giấy tờ thì yêu cầu học sinh nộp bổ sung. Nhân viên văn phòng sẽ nhập thông
tin về học sinh (sơ yếu lý lịch). Sau khi nhà trường tiến hành xếp lớp cho hoc
sinh thì tiến hành làm thẻ học sinh.
Mỗi học kỳ, một học sinh có các loại điểm: điểm miệng, điểm 15 phút,
điểm một tiết, điểm thi học kỳ do giáo viên bộ môn cho.
Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm
quản lý kỷ luật của từng học sinh trong lớp. Và cuối mỗi học kỳ giáo viên
chủ nhiệm sẽ nhận xét, đánh giá hạnh kiểm. Cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ
nhiệm sẽ thông báo kết quả học tập cả học kỳ cho học sinh.
Sau mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn sẽ nhập điểm
cho học sinh mình phụ trách dạy. Các giáo viên có quyền cập nhật điểm (thêm,
sửa, xóa điểm) trong thời gian qui định. Ngoài ra giáo viên có thể thống kê kết

4
quả học kỳ theo lớp, theo môn và kết quả cả năm theo lớp, theo môn. Điểm
tổng kết môn học được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.

5
Người quản lý sẽ quản lý việc nhập điểm của các giáo viên, quản lý người
dùng. Ngoài ra, người quản lý sẽ tiếp nhận học sinh mới, lập bảng phân lớp và
lập bảng phân công giáo viên.
Hệ thống quản lý học sinh dựa vào họ tên, lớp, ngày sinh, địa chỉ. Mỗi khi
có sự luân chuyển về số lượng học sinh trong lớp thì học sinh mới chuyển vào
được đưa vào cuối danh sách của lớp mới.
Trong nhà trường, ban giám hiệu có trách nhiệm cung cấp khen thưởng kỷ
luật. Cuối mỗi học kỳ ban giám hiệu nhận được báo cáo về tình hình chung
của từng lớp và đưa ra quyết định khen thưởng cho từng tập thể lớp và cá nhân
học sinh. Ngoài ra ban giám hiệu còn có nhiệm vụ quản lý người dùng, phục
hồi và sao lưu dữ liệu.
2.2 Qui tắc thực hiện

 Năm học: Một năm học có 9 tháng.Thông tin lưu trữ: Mã năm học, Tên năm
học.
 Học kỳ: Một năm học có 2 học kỳ. Thông tin lưu trữ: Mã học kỳ, Tên học kỳ.
 Khối lớp: Một trường có 3 khối lớp. Thông tin lưu trữ: Mã khối lớp, Tên
khối lớp, Hệ số.
 Lớp: Một lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm. Thông tin lưu trữ: Mã Lớp, Tên
lớp, Mã khối lớp, Mã năm học, Mã giáo viên, Sỉ số.
 Môn học: Môn Văn và Toán hệ số 2, các môn còn lại hệ số 1.
 Thông tin lưu trữ: Mã môn học, Tên môn học, Hệ số, Số tiết.
 Điểm:
Điều 1: Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ
và cả năm học.
 Ban cơ bản:
- Hệ số 2: được tính theo qui định dưới đây: Nếu không học môn
nâng cao nào thì tính cho hai môn Toán, Văn.
- Hệ số 1: các môn còn lại.
 Ban nâng cao:
- Hệ số 2: Tính cho các môn sau: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh
(tùy vào lớp nâng cao).
- Hệ số 1: các môn còn lại.
Điều 2: Điểm trung bình môn học
6
1.
Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các
bài KTtx, KTđkvà KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này:
ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk= ––––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số

2.
Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của
ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
ĐTBmcn = ––––––––––––
–––– 3
Điều 3: Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1.
Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm
trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b...) của từng môn
học:

a x ĐTBmhk Toán + b x
ĐTBhk = ĐTBmhk Vật lí +...
–––––––––––––––––––––––––––––
Tổng các
hệ số
2.
Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung
bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số (a, b...) của từng môn học:

a x ĐTBmcn Toán + b x
ĐTBcn = ĐTBmcn Vật lí +...
–––––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số
3.
Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập
phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
4.
Đối với các môn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp
loại của học kỳ đó làm kết qủa đánh giá, xếp loại cả năm học.
Chú ý: Khi nhập điểm không được dùng bút tẩy, tẩy xóa, điểm nhập theo hệ số
từ trái sang phải, nếu sửa điểm thì lấy bút đỏ gạch đi và ghi lại bên cạnh.
Điều 4: Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
 Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0
trở lên;
7
 Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
 Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5
trở lên;
 Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
 Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0
trở lên;
 Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5.

4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn
học nào ĐTB dưới 2,0.
5. Loại kém: các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản
1, 2, 3, 4, 5 Điều này, nhưng do ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy
định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
 Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học
phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K;
 Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học
phải xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
 Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học
phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
 Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học
phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
SỬ DỤNG KẾT QUÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI:
Điều 5: Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;


b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không
phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ
liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
8
b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0
để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình;
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện
trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm.
Điều 6: Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học
lực cả năm học loại yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung
bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm
trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học
cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

Điều 7: Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè


Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm
cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,
hình thức rèn

9
luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được
thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã
công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu
trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 8: Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh
kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt
hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

3. Xác định những yêu cầu của hệ thống mới sẽ xây dựng

3.1. Yêu cầu chức năng

Với một lượng học sinh lớn được tuyển vào mỗi năm đòi hỏi đối với hệ
thống mới: nhanh, thuận tiện, chính xác để nhà trường dễ dàng quản lý quá trình
học tập của học sinh mà không tốn nhiều thời gian, công sức.
Hệ thống mới phải rút ngắn được thời gian nhập điểm của giáo viên, đơn
giản hóa quá trình nhập điểm.
Hệ thống bao gồm:
1. Quản lí thông tin sinh
viên:
- Thêm, sửa, xóa thông tin
sinh viên.
- Hiển thị danh sách sinh
viên.
- Tìm kiếm sinh viên theo
mã sinh viên hoặc tên sinh
viên.
2. Quản lí điểm số:
- Thêm, sửa, xóa điểm số
của sinh viên.

10
- Hiển thị bảng điểm của
sinh viên.
- Tính điểm trung bình của
sinh viên.
3. Quản lí môn học:
- Thêm, sửa, xóa thông tin
môn học.
- Hiển thị danh sách môn
học.
Kết luận: Giải pháp cho hệ thống là lập trang web quản lý trên một hệ
thống mạng nội bộ.

CHƯfƠNG 2: Khảo sát hệ thống


1. Xây dựng biểu đồ use case
1.1. Xác định các tác nhân của hệ thống
- Học sinh: Tìm kiếm thông tin và điểm của học sinh.
- Giáo viên: Tham gia vào quá trình quản lý điểm cho hệ thống. Giáo viên có
vai trò cập nhật điểm của học sinh, đánh giá hạnh kiểm của học sinh.

1.2. Xác định các use case của hệ thống


- Đối với giáo viên:
+ Đăng nhập hệ thống theo mã giáo viên.
+ Quản lý thông tin lớp học.
+ Quản lý điểm học sinh.
+ Thống kê:
 Thống kê danh sách học sinh tốt nghiệp, không tốt nghiệp.
 Thống kê học sinh giỏi, khen thưởng.
- Đối với học sinh :
+ Đăng nhập hệ thống theo mã sinh viên
 Xem điểm
 Xem môn học

1.3. Use Case của hệ thống

 Use case chính

11
12
2. Phân tích biểu đồ Use Case

2.1 Use-case đăng nhập


 Use-case chi tiết:

 Đặc tả Use Case đăng nhập

a. Mô tả tóm tắt

- Tên ca sử dụng: Đăng nhập hệ thống


- Mục đích: Mô tả cách một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống.
- Tác nhân: giáo viên, học sinh.

b. Các Luồng sự kiện

- Các Luồng cơ bản


- Ca sử dụng này bắt đầu khi tác nhân muốn đăng nhập vào hệ thống.
- Hệ thống yêu cầu tác nhân nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập.
- Tác nhân nhập tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập của mình.
- Hệ thống xác nhận tài khoản và mật khẩu đăng nhập có hợp lệ không, nếu
không hợp lệ thì thực hiện Luồng A1.
- Hệ thống ghi lại quá trình đăng nhập.

- Các Luồng rẽ nhánh

 Luồng A1: Nhập sai tài khoản/mật khẩu đăng nhập


- Hệ thống hiển thị một thông báo lỗi.
- Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là huỷ bỏ đăng
nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc.

c. Tiền điều kiện


- Không
d. Hậu điều kiện

- Nếu việc đăng nhập thành công, người sử dụng sẽ đăng nhập được vào hệ
thống

 Biểu đồ các lớp màn hình

21
2.2 Use-case xem môn học
 Use-case chi tiết:

 Đặc tả Use Case xem môn học


a) Mô tả tóm tắt
- Tên ca sử dụng: Xem môn học

21
- Mục đích: Mô tả cách một người sử dụng xem môn học trong hệ thống.
- Tác nhân: học sinh.
b) Các Luồng sự kiện
- Các Luồng cơ bản
- Ca sử dụng này bắt đầu khi tác nhân chọn biểu tượng xem môn học.
- Hệ thống xác nhận thao tác và dựa trên dữ liệu từ CSDL, hệ thống cho ra danh sách
những môn học. Use case kết thúc
- Các Luồng rẽ nhánh
1, Không có môn học: Hệ thống sẽ hiển thị một thông báo không có môn học. Người
dùng có thể chọn quay lại về luồng cơ bản và use case kết thúc
c) Tiền điều kiện
- Không
d) Hậu điều kiện
- Nếu việc đăng nhập thành công, người sử dụng sẽ đăng nhập được vào hệ thống.
 Biểu đồ lớp Xem Môn Học

- Lớp Boundary: XemMonHocUI: Là giao diện chính giao tiếp giữa tác nhân: Học
sinh, Giáo viên,
- Lớp control: XemMonHocControl.
- Lớp entity: DanhSachMonHoc

 Biểu đồ các lớp màn hình

21
2.3 Use-case xem điểm
 Use-case chi tiết:

 Đặc tả Use Case xem điểm


21
a) Mô tả tóm tắt
- Tên ca sử dụng: Xem điểm
- Mục đích: Mô tả cách một người sử dụng xem điểm trong hệ thống.
- Tác nhân: Giáo viên, học sinh.
b) Các Luồng sự kiện
- Các Luồng cơ bản
- Ca sử dụng này bắt đầu khi tác nhân chọn biểu tượng xem điểm.
- Hệ thống xác nhận thao tác và dựa trên dữ liệu từ CSDL, hệ thống cho ra danh sách
các loại điểm. Use case kết thúc

- Các Luồng rẽ nhánh

+ Không có điểm: Hệ thống sẽ hiển thị một thông báo chưa có điểm. Người dùng có
thể chọn quay lại về luồng cơ bản và use case kết thúc

c) Tiền điều kiện


- Không

d) Hậu điều kiện


-Nếu có điểm, người sử dụng sẽ xem được điểm .
- Nếu không thì quay trở lại trang chủ.
 Biểu đồ lớp Xem Điểm
- Lớp Boundary: XemDiemUI: Là giao diện chính giao tiếp giữa tác nhân: Học
sinh, Giáo viên,
- Lớp control: XemDiemControl.
- Lớp entity: BangDiem

 Mô hình hóa màn hình xem điểm

 Biểu đồ các lớp màn hình

21
2.4 Use-case Quản lý Môn Học
 Use-case chi tiết:

 Đặc tả Use Case Quản lý môn học

a) Mô tả tóm tắt

- Tên ca sử dụng: Quản lý môn học

- Mục đích:Use case dùng để quản lý thông tin chi tiết môn học, xử lý thêm, xóa, sửa
thông tin môn học .

- Tác nhân: Giáo viên

b) Các Luồng sự kiện

• Các Luồng cơ bản

21
1. Giáo viên chọn chức năng quản lý môn học ở danh sách chức năng. Hệ thống truy
cập CSDL môn học và hiển thị các môn học.

2. Hệ thống hiển thị các chức năng con trong mục quản lý môn học, giáo viên chọn
cách sắp xếp theo ý muốn

3. Giáo viên tiến hành sửa đổi, thêm hoặc xóa môn học

4. Giáo viên ấn vào nút cập nhật, hệ thống sẽ tiến hành sửa dồi và đưa ra màn hình,
use case kết thúc.

- Các Luồng rẽ nhánh

1, Giáo viên có thể thoát ra bất cứ lúc nào, lúc này hệ thống sẽ hiển thị có lưu hay
không, người dùng chọn có hoặc không, use case kết thúc

2, Tại bước 3 nếu thông tin môn học đã có mà thêm trùng với thông tin môn học, hệ
thống sẽ báo lỗi dữ liệu

c) Tiền điều kiện


- Người dùng phải đăng nhập bằng tài khoản giáo viên
d) Hậu điều kiện

- Hiển thị danh sách sau khi cập nhật thông tin

 Biểu đồ lớp Quản Lý Môn Học


- Lớp Boundary: QLMonHocUI: tác nhân: Giáo viên
- Lớp control: QLMonHocControl.
- Lớp entity: ThongTinMonHoc

 Biểu đồ các lớp màn hình

21
2.5 Use-case Quản lý Điểm
 Use-case chi tiết:

 Đặc tả Use Case Quản lý điểm

a) Mô tả tóm tắt

- Tên ca sử dụng: Quản lý điểm

21
- Mục đích:Use case dùng để quản lý thông tin chi tiết điểm, xử lý thêm, xóa, sửa
thông tin điểm.

- Tác nhân: Giáo viên

b) Các Luồng sự kiện

• Các Luồng cơ bản

1. Giáo viên chọn chức năng quản lý điểm ở danh sách chức năng. Hệ thống truy cập
CSDL điểm và hiển thị các loại điểm.

2. Hệ thống hiển thị các chức năng con trong mục quản lý điểm, giáo viên chọn cách
sắp xếp theo ý muốn

3. Giáo viên tiến hành sửa đổi, thêm hoặc xóa điểm

4. Giáo viên ấn vào nút cập nhật, hệ thống sẽ tiến hành sửa dồi và đưa ra màn hình,
use case kết thúc.

- Các Luồng rẽ nhánh

1, Giáo viên có thể thoát ra bất cứ lúc nào, lúc này hệ thống sẽ hiển thị có lưu hay
không, người dùng chọn có hoặc không, use case kết thúc

2, Tại bước 3 nếu thông tin, số điểm đã có mà thêm trùng với thông tin số điểm, hệ
thống sẽ báo lỗi dữ liệu

c) Tiền điều kiện

- Người dùng phải đăng nhập bằng tài khoản giáo viên

d) Hậu điều kiện


- Hiển thị danh sách sau khi cập nhật thông tin

 Biểu đồ các lớp màn hình

21
2.6 Use-case Thống Kê
 Use-case chi tiết:

 Đặc tả Use case:

a) Mô tả tóm tắt

- Tên ca sử dụng: Thống kê điểm ,môn học của học sinh

- Mục đích: Use case dùng để thống kê danh sách môn học, điểm số của học sinh

- Tác nhân: Hệ thống

b) Các Luồng sự kiện

• Các Luồng cơ bản

21
1. Giáo viên chọn chức năng thống kê ở menu chính

2. Hệ thống hiển thị danh sách môn học, điểm giáo viên chọn thống kê theo
các chức năng khác nhau như : Thống kê môn học , thống kê điểm của học sinh theo
học kỳ

3. Hệ thống hiển thị thông tin môn học, điểm số của học sinh, giáo viên có thể
chọn in ra hoặc lưu file, use case kết thúc

- Các Luồng rẽ nhánh

1, Giáo viên có thể thoát ra bất cứ lúc nào

c) Tiền điều kiện

- Người dùng phải đăng nhập bằng tài khoản giáo viên

d) Hậu điều kiện


- Hiển thị danh sách

 Biểu đồ các lớp màn hình

LỜI KẾT

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đang được phát
triển mạnh mẽ, nhanh chóng và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật
21
cũng như trong cuộc sống. Nó trở thành công cụ đắc lực trong nhiều ngành nghề
như giao thông, quân sự, y học... và đặc biệt trong công tác quản lý nói chung và
Quản Lý Điểm Học Sinh nói riêng.
Bằng Internet, chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độc nhanh
hơn và chi phí cũng thấp hơn nhiều so với các thức truyền thống vì vậy rất nhiều
nhà trường đã sử dụng hệ thống quản lý này
Cơ bản hệ thống đã thực hiện được các chức năng đề ra:
- Đăng nhập
- Xem môn học
- Xem điểm
- Quản lý môn học
- Quản lý điểm
- Thống kê
Trong quá trình thực hiện bài làm của chúng em sẽ không tránh khỏi những
thiếu xót, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý kiến của các thầy cô.
Chúng em chân thành cảm ơn!

21

You might also like