You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KẾ TOÁN

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
TRONG KINH TẾ
LHP: 23D1STA50800548

KHẢO SÁT
PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN

TÊN NHÓM 9
GIẢNG VIÊN Nguyễn Văn Trãi
LỚP KNC04
KHÓA K48
THÀNH VIÊN Mã Hoàng Thiện
Vũ Viết Lợi
Lê Nguyễn Đức An
Cao Ta Thành Đạt
Vương Khánh Duy
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Tổng quan dự án 2
Mô tả dự án 5
1. Biểu đồ, bảng tần số và phân tích 5
1.1 Bạn học tại trường đại học nào 5
1.2 Bạn có phải sinh viên năm nhất không 5
1.3 Giới tính của bạn là gì 6
1.4 Trung bình thời gian bạn học trên lớp trong một tuần 7
1.5 Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc tập thể thao trong một tuần 8
1.6 Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc giải trí trong một tuần 9
1.7 Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc tự học 10
1.8 Thời gian sinh viên dành cho việc làm thêm trong một tuần 11
1.9 Đánh giá hiệu quả việc học trên lớp 12
1.10 Đánh giá hiệu quả rèn luyện thể thao 13
1.11 Đánh giá hiệu quả việc tự học 14
1.12 Đánh giá khả năng sắp xếp thời gian 15

2. Kết luận 16
3.Khuyến nghị 17
Tài liệu tham khảo 18
Lời cảm ơn 19

1
LỜI MỞ ĐẦU
“Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh” là một trong những môn học mang
tính thực tế cung cấp cho sinh viên, người học, giới thiệu về lĩnh vực thống kê và nhiều ứng
dụng của môn học. Đối với chúng em, bộ môn Thống kê sẽ góp phần không nhỏ trong quá
trình học tập, trong cách xử lý, khảo sát thông tin của chúng em nói riêng và tất cả các bạn sinh
viên nói chung.

Ứng dụng của phân tích dữ liệu và phương pháp thống kê là một phần không thể thiếu
trong việc tổ chức và trình bày các tài liệu văn bản, các kết quả thống kê cung cấp những hiểu
biết để ra quyết định và tìm giải pháp cho vấn đề. Với những ứng dụng thực tế ấy nhóm em đã
quyết định thực hiện nghiên cứu để có thể vận dụng các phương pháp thống kê một cách tốt
nhất với đề tài “KHẢO SÁT PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT”.

Để có thể thu thập được dữ liệu, đưa ra kết quả khách quan và thiết thực nhất, nhóm em
đã thực hiện cuộc khảo sát trong khoảng thời gian từ ngày 27/03/2023 đến ngày 31/03/2023
với quy mô 100 đối tượng bao gồm sinh viên năm nhất đang học tập và sinh sống trên địa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức điền form trên biểu mẫu của Google. Từ đó
chúng em tiến hành phân tích thống kê theo các phương pháp thống kê của sách giáo trình
Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh của NXB CENGAGE, rút ra kết luận và đề
xuất giải pháp phù hợp.

Đề tài lần này mang một ý nghĩa rất lớn đối với nhóm em, giúp chúng em hiểu sâu hơn về
môn Thống Kê Ứng Dụng cũng như những phương pháp xử lý số liệu thống kê hơn. Bên cạnh
đó nhóm em cũng nhận ra được những thiếu sót và hạn chế để có thể khắc phục, từ đó có thể
rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như đưa ra lời khuyên cho chính bản thân
và những bạn sinh viên thuộc nhóm đối tượng chúng em đang khảo sát.

Để hoàn thành bài khảo sát trên ngoài sự cố gắng của các thành viên trong nhóm còn có sự
giúp đỡ và góp ý của thầy qua…. Chúng em cảm ơn thầy trong suốt khoảng thời gian vừa qua đã
giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích từ môn học này, nó được xem là
một bước đệm để chúng em phát triển trong tương lai.

1
TỔNG QUAN DỰ ÁN

1. Lý do chọn đề tài
Harvey MacKay - một doanh nhân người Mỹ - đã từng nói: “Thời gian miễn phí, nhưng
nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó,
nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại”. Và hơn
nữa ông cha ta cũng đã có câu “Thời gian là vàng là bạc”, vì vậy, có thể thấy tầm quan trọng của
thời gian trong cuộc sống. Quản lý thời gian hiệu quả là yêu cầu và cũng là thách thức hiện nay
đối với sinh viên các trường đại học nói chung và với sinh viên trường nói riêng trong bối cảnh
phát triển và hội nhập hiện nay. Để quản lý thời gian hiệu quả, sinh viên cần có kỹ năng quản lý
thời gian.

Hiện nay, sinh viên thường lãng phí thời gian vào mạng xã hội Facebook, chơi game, lướt
web. Hơn nữa, ngày nay càng xuất hiện các nền tảng xã hội như Tik Tok càng khiến cho nhiều
sinh viên bị xao nhãng, làm giảm khả năng tập trung học tập. Đối với những sinh viên đi làm
thêm, nhiều sinh viên bị cuốn vào việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập mà quên mất đi việc
học của bản thân, dẫn đến kết quả học tập không tốt. Đã có nhiều thông tin cho rằng có một số
bạn sinh viên bỏ học để đi làm vì lý do thu nhập và không có quản lý thời gian tốt.

Như vậy, sinh viên sử dụng thời gian thiếu hiệu quả là minh chứng cho thấy kỹ năng quản
lý thời gian của sinh viên còn hạn chế. Sinh viên gặp khó khăn trong quản lý thời gian. Đó chính
là vấn đề các nhà nghiên cứu, các nhà trường cần quan tâm giáo dục, phát triển kỹ năng cho
sinh viên. Qua đó có thể thấy kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp sinh viên biết
phân phối, sử dụng thời gian hiệu quả, hợp lý từ đó nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động học
tập và các hoạt động khác trong trường đại học. Những kỹ năng này sử dụng thời gian hợp lý
cho các hoạt động của bản thân, tránh những căng thẳng, giảm thiểu tình trạng phân bổ thời
gian không hợp lý.

Thông qua xử lý, phân tích, thống kê các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên
cứu, bài viết đưa ra những khuyến nghị đối nhà trường, giảng viên và sinh viên nhằm phát triển
kỹ năng, giúp sinh viên có định hướng, kế hoạch quản lý phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất
trong việc quản lý, sử dụng thời gian của bản thân chúng em và toàn thể các bạn sinh viên.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: sinh viên năm nhất đang học tập trên địa bàn TP. HCM.
Phạm vi thời gian: 27/03/2023 – 31/03/2023.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung đánh giá việc phân bổ thời gian của sinh viên
năm nhất đang học tập tại TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực TP. HCM.
Số mẫu khảo sát: 105.

2
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc phân bổ thời gian của sinh viên năm nhất tại TP.HCM, từ đó biết
được sự phân bổ thời gian của sinh viên hiện nay.
Dựa trên kết quả từ việc phân tích dữ liệu khảo sát, từ đó cho thấy sự phân bổ thời gian của
sinh viên có thực sự phù hợp với cuộc sống hiện nay hay không.
Đề xuất giải pháp thích hợp giúp cho sinh viên năm nhất có được cách quản lí cũng như
phân bổ thời gian hiệu quả và lành mạnh, làm tiền đề cho sự phát triển sau này.

4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu


Thông qua dự án nghiên cứu về “VIỆC PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN NĂM
NHẤT ĐANG HỌC TẠI TP.HCM” có thể cho ta thấy được lượng thời gian mà sinh viên sử
dụng hiện nay. Dự án đã đánh giá được hướng phát triển của sinh viên cũng như việc phân bổ
thời gian của họ có hợp lí hay chưa cũng như mang lại sự phát triển cho sinh viên năm nhất hiện
nay hay không. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả cũng như hướng đi lành
mạnh cho sinh viên năm nhất hiện nay có được sự phát triển tốt nhất.

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1 Mục tiêu sử dụng dữ liệu
Mục tiêu chính của việc khảo sát, thu thập dữ liệu là để có các thông tin liên quan đến:
Cách phân bổ thời gian của sinh viên
Các hoạt động ngoài hoạt động học tập
Ý thức rèn luyện sức khỏe, giải trí của sinh viên,
Đánh giá của sinh viên về hiệu quả học tập, rèn luyện sức khỏe
Đánh giá của sinh viên về giá trị hoạt động làm thêm
Khả năng quản lý thời gian của sinh viên

5.2. Phương pháp thu thập và phân tích


Thu thập dữ liệu qua google form và thống kê, phân tích bằng google sheets, excel
Trình bày dữ liệu bằng Canva
Xác định mẫu là 100 học sinh trên địa bàn TPHCM

5.3. Lập bảng câu hỏi


Những câu hỏi mang tính khách quan, định tính để có thể thực hiện khảo sát trên phạm vi
đã chọn.
Bao gồm câu hỏi định tính và tiếp theo là định lượng để có thể thu thập thông tin rõ ràng
và chân thực nhất.

3
5.4. Cách tiếp cận dữ liệu
STT Tên biến Thang đo

1 Năm học Thứ bậc

2 Trường Danh nghĩa

3 Giới tính Danh nghĩa

4 Số ngày Tỉ lệ

5 Thời gian Tỉ lệ

6 Mục đích sử dụng điện thoại Danh nghĩa

7 Đánh giá hiệu quả học Thứ bậc

8 Việc làm thêm mang lại những gì Khoảng

9 Rèn luyện sức khỏe mang lại những gì Khoảng

10 Sử dụng điện thoại mang lại những gì Khoảng

11 Việc tự học mang lại những gì Khoảng

12 Đánh giá khả năng quản lí thời gian Thứ bậc

4
MÔ TẢ DỰ ÁN

1. Biểu đồ, bảng tần số và phân tích


Câu hỏi 1: Bạn học tại trường đại học nào?
=> Để giới hạn phạm vi khảo sát chỉ trên sinh viên năm nhất và là sinh viên địa bàn TPHCM

Tần số tích
Trường Tần số Tần suất Tần suất %
lũy

UEH 75 75 0.714 71.43%

Khác 30 105 0.286 28.86%

Tổng 105 1 100%


Bảng 1.1: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên theo trường

HSU (15)
UAH (10) Khác
28.6%
UEL (5)

UEH
71.4%

Biểu đồ 1.1 Thống kê tỉ lệ sinh viên theo trường

=> Tất cả các cá nhân tham gia khảo sát đều là sinh viên học tập tại TPHCM. Trong đó,
số lượng sinh viên UEH chiếm tỉ lệ lớn (71,4%) và một số sinh viên trường khác chiếm
28,6%.

Câu hỏi 2: Bạn có phải sinh viên năm nhất không?


=> Để giới hạn phạm vi khảo sát chỉ trên các sinh viên năm nhất

Tần số tích
Tần số Tần suất Tần suất %
lũy

Năm nhất 105 105 1 100%

Tổng 105 1 100%

Bảng 1.2: Số lượng sinh viên năm nhất

5

100%

Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ sinh viên năm nhất

=> Tất cả các cá nhân tham gia khảo sát đều là sinh viên năm nhất

Câu hỏi 3: Giới tính của bạn là gì?

Tần số tích Tần


Tần số Tần suất %
lũy suất

Nam 57 57 0.543 54.3%

Nữ 48 105 0.457 45.7%

Tổng 105 1 100%


Bảng 1.3 Bảng tần số thể hiện số lượng nam và nữ tham gia khảo sát

Nữ
45.7%

Nam
54.3%

Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ giới tính tham gia khảo sát

=> Qua khảo sát từ 105 cá nhân, trong đó:


100% các cá nhân tham gia khảo sát đều là sinh viên năm nhất tại TPHCM, trong đó có 57
sinh viên nam (54.3%) và 48 sinh viên nữ (45.7%).

6
Câu hỏi 4: Trung bình thời gian bạn học trên lớp trong một tuần?
Tần số Tần Tần suất Kích thước 105
Tần số
tích lũy suất %
Giá trị lớn
60
10-20 giờ 32 32 0.3048 30.48% nhất

21-25 giờ 42 74 0.4 40% Trung vị 20

26-30 giờ 17 91 0.1619 16.19% Giá trị nhỏ


10
nhất
31-35 giờ 3 94 0.0286 2.86%
Trung bình 23,96
36-40 giờ 5 99 0.0476 4.76%
Độ lệch
41-45 giờ 0 99 0.0 0% 9,5
chuẩn

46-50 giờ 4 103 0.0381 3.81% Phương sai 90,33

51-60 giờ 2 105 0.019 1.9% Độ tin cậy 2,63

Tổng 105 1 100% Mode 20


Bảng 1.4.1 Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình sinh viên đi học Bảng 1.4.2 Bảng tóm tắt dữ liệu
trên lớp trong một tuần
50

Dựa trên các số liệu trên, ta có thể nhận


xét như sau: 40
Thời gian trung bình học một tuần của
nhóm đối tượng khảo sát là 23,96 giờ, với
30
độ lệch chuẩn là 9,50 giờ và phương sai
là 90,33 giờ. "Điều này cho thấy rằng
thời gian học của các đối tượng trong 20
nhóm có sự phân tán lớn quanh giá trị
trung bình".
10
Trung vị là 20 giờ, cho thấy rằng có một
số đối tượng trong nhóm có thời gian học
rất ít. 0

Độ tin cậy là 2,63, với giá trị này ta có thể



gi

gi

gi

gi

gi

gi

gi

gi
0

0
-2

-3

-4
-2

-3

-4

-5

-6

xác định khoảng tin cậy cho trung bình


21

31

41
10

26

46
36

51

thời gian học của các đối tượng trong Biểu đồ 1.4 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình
nhóm. sinh viên học tại trường trong một tuần

Nếu chọn ngẫu nhiên 50 người trong số 105 người để khảo sát, ta có thể tính được khoảng tin
cậy cho trung bình thời gian học của 50 người này với khoảng tin cậy 95% . Tóm lại, các số
liệu trên cho thấy sự biến động lớn trong thời gian học của các đối tượng trong nhóm, với một
số đối tượng có thời gian học rất ít.

7
Câu hỏi 5: Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc tập thể thao trong một tuần

Tần số Tần Tần suất Kích thước 105


Tần số
tích lũy suất %
Giá trị lớn nhất 21
Không tập
29 29 0.2762 26.72%
thể dục Trung vị 5.25

Dưới 4 giờ 23 52 0.2191 21.91% Giá trị nhỏ


0
nhất
4-8 giờ 27 79 0.2571 25.71%
Trung bình 6,46
9-12 giờ 4 83 0.0381 3.81%

13-16 giờ 10 93 0.0952 9.52% Độ lệch chuẩn 6,43

17-20 giờ 4 97 0.0381 3.81% Phương sai 41,36

21-24 giờ 8 105 0.0762 7.62% Độ tin cậy 1,83

Tổng 105 1 100% Mode 7

Bảng 1.5.1 Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình sinh viên rèn Bảng 1.5.2 Bảng tóm tắt dữ liệu
luyện sức khỏe trong một tuần

30
Trung bình thời gian chơi thể thao 1
tuần của 105 đối tượng khảo sát là 6.46
giờ, tức là trung bình mỗi người dành
khoảng 6 giờ 17 phút cho hoạt động thể
20
thao trong 1 tuần.
Độ lệch chuẩn khá cao (6,43), cho thấy
dữ liệu phân tán khá rộng.
Trung vị của dữ liệu là 7, cho thấy 10

khoảng 50% số đối tượng có thời gian


chơi thể thao trong 1 tuần là từ 0 đến 7
giờ. Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần
lượt là 0 và 21 giờ. 0
c

Phạm vi của dữ liệu là 21 giờ. Độ xiên


dụ

gi

gi

gi

gi

gi

gi
4

12

4

4-

-2
-1

-2
ới
th

9-

13

21
17

dương (1.72) cho thấy dữ liệu lệch về



p
tậ
g
ôn

phía trái.
Kh

Biểu đồ 1.5 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình


Độ nhọn lớn hơn 3, cho thấy dữ liệu sinh viên đi rèn luyện sức khỏe trong một tuần
phân bố chệch lệch nhiều so với phân
phối chuẩn.
Mode là 7 cho thấy số đối tượng khảo sát
thường dành 7 tiếng/tuần để chơi thể
thao.

8
Câu hỏi 6: Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc giải trí trong một tuần

Tần số Tần Tần suất Kích thước 105


Tần số
tích lũy suất %
Giá trị lớn nhất 122,5
5-22 giờ 1 1 0.0095 0.95%
Trung vị 56
23-39 giờ 22 23 0.2095 20.95%
Giá trị nhỏ nhất 7
40-56 giờ 25 48 0.2381 23.81%
Trung bình 56,52
57-73 giờ 38 86 0.3619 36.19%
Độ lệch chuẩn 20,8
74-90 13 99 0.1238 12.38%

91-107 3 102 0.0286 2.86% Phương sai 432,75

Trên 107 3 105 0.0286 2.86% Độ tin cậy 5,91

Tổng 105 1 100% Mode 56

Bảng 1.6.1 Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình sinh viên Bảng 1.6.2 Bảng tóm tắt dữ liệu
giải trí trong một tuần
40

Giá trị trung bình (mean) là 56.52, cho


thấy thời gian giải trí trung bình mỗi tuần
của các đối tượng khảo sát là khoảng 56,5 30

giờ.
Độ lệch chuẩn (standard deviation) là
20,8, cho thấy thời gian giải trí của các đối 20

tượng khảo sát có sự phân tán khá rộng.


Trung vị (median) là 56, cho thấy 50% số
liệu có giá trị thời gian giải trí nhỏ hơn hoặc 10
bằng 56 giờ, và 50% số liệu có giá trị lớn hơn
hoặc bằng 56 giờ.
Giá trị nhỏ nhất (minimum) là 7 và giá trị 0
lớn nhất (maximum) là 126, cho thấy

07

7
10
gi

gi

gi

gi

-9

-1
74

ên
22

91

phạm vi (range) giữa giá trị thời gian giải trí


-7
-5
-3
5-

Tr
57
23

40

của các đối tượng khảo sát rất lớn. Biểu đồ 1.6 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình
Mode (giá trị xuất hiện nhiều nhất) của sinh viên giải trí trong một tuần
dữ liệu trên là 56 cho thấy thời gian phổ
biến nhất dành cho giải trí là 56 tiếng trên
tuần.

9
Câu hỏi 7: Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc tự học trong một tuần

Tần số Tần Tần suất Kích thước 105


Tần số
tích lũy suất %
Giá trị lớn nhất 63
Không
12 12 0.1143 11.43%
tự học Trung vị 14

Dưới 11 giờ 19 31 0.1809 18.09% Giá trị nhỏ


0
nhất
11-22 giờ 48 79 0.4571 45.71%
Trung bình 18,37
23-33 giờ 11 90 0.1048 10.48%

34-44 giờ 9 99 0.0857 8.57% Độ lệch chuẩn 14,2

45-55 giờ 3 102 0.0286 2.86% Phương sai 201,64

56-66 giờ 3 105 0.0286 2.86% Độ tin cậy 4,04

Tổng 105 1 100% Mode 14

Bảng 1.7.1 Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình sinh viên tự học Bảng 1.7.2 Bảng tóm tắt dữ liệu
trong một tuần
50

Dựa vào kết quả thống kê, ta có thể thấy


rằng thời gian tự học một tuần của các 40
đối tượng khảo sát có sự biến động rất
lớn, từ 0 đến 63 giờ.
30
Trung bình thời gian tự học một tuần
của 105 đối tượng là khoảng 18,37
giờ/tuần, với độ lệch chuẩn là khoảng 20

14,2 giờ. Điều này cho thấy rằng phân bố


thời gian tự học của các đối tượng là rất 10
phân tán và không đồng đều.
Trong số 105 đối tượng khảo sát, hầu hết
0
(khoảng 75%) dành từ 7 đến 28
c


họ

gi

gi

gi

gi

gi

gi

giờ/tuần cho việc tự học. Tuy nhiên,


11

6
tự

-2

-3

-4

-5

-6
ới

11

23

34

45

56
g

cũng có một số đối tượng dành rất


ôn
Kh

nhiều thời gian (trên 40 giờ/tuần) hoặc Biểu đồ 1.7 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình
sinh viên tự học trong một tuần
rất ít thời gian (dưới 7 giờ/tuần) cho
việc tự học.
Từ các kết quả trên, ta có thể suy ra rằng việc học tập tự động, tuy có lợi ích lớn, nhưng
lại đòi hỏi sự tự chủ và kỷ luật cao để có thể duy trì được thời gian và tần suất học tập
đều đặn.

10
Câu hỏi 8: Thời gian trung bình sinh viên dành cho việc làm thêm trong một tuần

Tần số Tần Kích thước 105


Tần số Tần suất %
tích lũy suất
Giá trị lớn
40
Không nhất
86 86 0.8191 81.91%
làm thêm
Trung vị 0
5-10 giờ 5 91 0.0476 4.76%
Giá trị nhỏ
0
11-15 giờ 5 96 0.0476 4.76% nhất

16-20 giờ 3 99 0.0286 2.86% Trung bình 3,17

21-25 giờ 3 102 0.0286 2.86% Độ lệch


7,82
chuẩn
26-30 giờ 1 103 0.0095 0.95%
Phương sai 61,22
31-35 giờ 1 104 0.0095 0.95%

36-40 giờ 1 105 0.0095 0.95% Độ tin cậy 2,22

Tổng 105 1 100% Mode 0

Bảng 1.8.1 Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình sinh viên đi làm Bảng 1.8.2 Bảng tóm tắt dữ liệu
thêm trong một tuần

100
Dựa trên kết quả các đại lượng thống kê
mô tả, ta có nhận xét về sự phân bổ thời
gian làm thêm của 105 đối tượng khảo sát
75
như sau:
Trung bình thời gian làm thêm một tuần
của 105 đối tượng khảo sát là 3,17 giờ, cho 50
thấy rằng đa số các đối tượng không làm
thêm giờ nhiều trong tuần. Tuy nhiên,
độ lệch chuẩn của dữ liệu là 7.82 giờ, cho 25
thấy rằng sự phân bố của dữ liệu rất rộng,
có nhiều điểm dữ liệu nằm xa khỏi giá trị
trung bình. 0

Phân vị thứ nhất của dữ liệu là 0 giờ và


êm


gi

gi

gi

gi

gi

gi

gi
th

10

0
-1

-2

-3
-2

-3

-4
5-
m

phân vị thứ ba là 9 giờ, cho thấy rằng


11

21

31
16

26

36

g
ôn

50% số lượng đối tượng khảo sát không


Kh

Biểu đồ 1.8 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình


làm thêm giờ hoặc chỉ làm thêm ít hơn 9 sinh viên đi làm thêm trong một tuần
giờ trong tuần.
Giá trị nhỏ nhất của dữ liệu là 0 giờ và giá trị lớn nhất là 40 giờ, cho thấy rằng có đối
tượng khảo sát làm thêm giờ rất nhiều trong tuần.

11
Khi chọn ngẫu nhiên 50 người trong số 105 người khảo sát với mức ý nghĩa alpha=0.05, ta
tìm được độ tin cậy cho trung bình của mẫu là từ 2.44 đến 10.28 giờ.
Tổng thể sự phân bổ thời gian làm thêm của 105 đối tượng khảo sát rất đa dạng, có nhiều
người không làm thêm giờ hoặc chỉ làm ít hơn 9 giờ trong tuần, tuy nhiên cũng có người làm
thêm giờ rất nhiều. Dữ liệu có độ lệch chuẩn cao cho thấy sự chênh lệch giữa các giá trị dữ liệu
rất lớn.

Câu hỏi 9: Đánh giá hiệu quả việc học trên lớp

Tần số tích
Tần số Tần suất Tần suất %
lũy

Hiểu một
83 83 0.7905 79.05%
phần

Hiểu bài 19 102 0.1809 18.09%

Không hiểu 3 105 0.0286 2.86%

Tổng 105 1 100%


Bảng 1.9: Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về việc học trên lớp
Không hiểu
2.9%

Hiểu bài
18.1%

Hiểu một phầ n


79%

Biểu đồ 1.9 Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên về việc học trên lớp

Qua khảo sát, có 83 sinh viên (79%) chỉ hiểu một phần khi học trên lớp, chỉ có 19 sinh viên
trên 105 sinh viên hiểu bài và có 2.9% tổng số sinh viên tham gia khảo sát KHÔNG hiểu bài.
Có thể thấy khá nhiều sinh viên chưa hiểu hết bài trên lớp, có thể do khả năng tự học hoặc
sinh viên bị xao lãng bị chi phối bởi nhiều yếu tố xung quanh như việc làm thêm, bị cuốn vào
việc giải trí,..

12
Câu hỏi 10: Đánh giá hiệu quả của rèn luyện thể dục thể thao

1 2 3 4 5

Tần
Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần
suất Tần số TỔNG
số số suất % suất % số suất % số suất %
%

A 2 1.9% 3 2.86% 9 8.57% 48 45.71% 43 40.96% 105

B 2 1.9% 7 6.67% 24 22.86% 35 33.33% 37 35.24% 105

C 5 4.76% 10 9.52% 28 26.67% 36 34.29% 26 24.67% 105

D 5 4.76% 4 3.81% 16 15.24% 45 42.86% 35 33.33% 105

E 2 1.9% 5 4.76% 20 19.05% 39 37.14% 39 37.14% 105

Bảng 1.10 Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về việc rèn luyện sức khỏe

Chú thích: 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
A: Sức khỏe tốt C. Cải thiện trí não E. Cải thiện giấc ngủ
B: Giảm stress D. Cải thiện hệ tim mạch

1 2 3 4 5

Thông qua khảo sát trên, phần


A
lớn sinh viên đồng ý về việc rèn
luyện thể thao sẽ có sức khỏe tốt
và cải thiện hệ tim mạch, nhận B
thức về việc rèn luyện sức khoẻ là
khá tốt. Có 40.96% sinh viên
hoàn toàn đồng ý với việc rèn C

luyện sức khoẻ sẽ mang lại sức


khoẻ tốt. Có 37 sinh viên trong số
D
tổng số 105 sinh viên hoàn toàn
đồng ý với một trong những lợi
ích của tập TDTT là cải thiện trí E
não. 74.28% sinh viên năm nhất
đồng ý và hoàn toàn đống ý với 0 25 50 75 100 125

một trong những hiệu quả của Biểu đồ 1.10 Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên về việc rèn luyện
việc rèn luyện thể dục là cải thiện thể dục thể thao
hệ tim mạch.

13
Câu hỏi 11: Đánh giá hiệu quả của việc tự học

1 2 3 4 5

Tần
Tần Tần Tần Tần Tần Tần Tần
Tần số suất Tần số TỔNG
số suất % suất % số suất % số suất %
%

A 0 0 4 3.81% 25 23.81% 39 37.14% 37 35.24% 105

B 0 0 6 5.71% 31 29.52% 36 34.29% 32 30.48% 105

C 1 0.95% 4 3.81% 23 21.9% 48 45.71% 29 27.62% 105

D 1 0.95% 5 4.76% 28 26.67% 39 37.14% 32 30.48% 105

E 0 0 4 3.81% 24 24 42 40% 35 33.33% 105

Bảng 1.11 Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về việc tự học

Chú thích: 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
A: Tính chủ động C. Cải thiện năng suất học E. Hoàn thiện bản thân
B: Củng cố kiến thức D. Tính sáng tạo

1 2 3 4 5

Qua bài khảo sát trên, phần


lớn sinh viên đồng ý với việc A
tự học giúp cải thiện năng
suất học. Có 37,14%% sinh
B
viên đồng ý với việc tự học
giúp ta có tính chủ động
trong việc học tập và tìm tòi
C
kiến thức. 48 sinh viên trong
tổng số 105 sinh viên đồng ý
với việc tự học có thể củng D
cố kiến thức. 73,33% sinh
viên đồng ý và hoàn toàn
đồng ý với một trong những E

hiệu quả mà việc tự học


0 25 50 75 100 125
mang lại chính là tính sáng
Biểu đồ 1.11 Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên về việc tự học
tạo.

14
Câu hỏi 12 : Đánh giá khả năng sắp xếp thời gian

Tần số tích
Tần số Tần suất Tần suất %
lũy

Tốt 8 8 0.0762 7.62%

Bình thường 81 89 0.7714 77.14%

Không tốt 16 105 0.1524 15.24%

Tổng 105 1 100%


Bảng 1.12 Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về khả năng sắp xếp thời gian
Tố t
Không tố t 7.6%
15.2%

Bình thường
77.1%

Biểu đồ 1.12 Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh


viên về khả năng sắp xếp thời gian

Qua khảo sát, đa số các bạn sinh viên tự đánh giá khả năng sắp xếp thời gian ở mức bình
thường (77.14%). Đó là con số chung chung, đối với vấn đề thời gian thì chưa có sự
hiệu quả, vẫn còn sự lãng phí thời gian. Ngoài 7.62% số lượng có thể tự quản lí thời
gian thì 15.24% đang gặp tình trạng quản lý không tốt thời gian. Từ đó có thể dẫn đến
việc lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong cuộc sống. Tình
trạng này nếu không được khắc phục sẽ là tín hiệu báo động nguy hiểm khi các bạn
phải học số lượng tín chỉ lớn hơn ở những năm học về sau.

15
2. Kết luận
Học trên trường

60

50

40
Đi làm thêm
Khác 30
20
10

Tập thể thao


Tự học

Giải trí

Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các hoạt động của sinh viên trong tuần

Dựa trên đề tài nghiên cứu "Việc phân bổ thời gian của sinh viên năm nhất đang học tại
TP.HCM" thì ta đã có được một hệ thống phân bổ thời gian của sinh viên một cách tương đối
hoàn chỉnh. Qua khảo sát trên ta có thể thấy sinh viên năm nhất hiện nay dành nhiều thời gian
chủ yếu cho việc giải trí. Nguyên nhân chính là do chương trình học năm nhất còn thoải mái
cho sinh viên dần làm quen với môi trường mới sau khi chuyển tiếp từ trung học sang đại học.
Từ dữ liệu trên cho thấy về việc sinh viên tự đánh giá việc phân bổ thời gian của mình có những
ưu điểm và nhược điểm như sau: Đa số mọi người đều cho rằng việc tập thể dục mang lại sức
khỏe tốt, giảm stress cũng như giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch. Có vẻ COVID-19 đã ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu cải thiện sức khỏe hiện nay. Ngoài ra việc tự học đối với sinh viên
cũng mang cho sinh viên sự cải thiện hiệu quả học tập, giúp củng cố kiến thức và mang lại cho
họ có được một thói quen tích cực đi cùng với mình suốt cuộc đời. Tuy nhiên phần lớn sinh
viên được khảo sát đều cho rằng việc phân bổ thời gian của bản thân đều chủ yếu là bình
thường thậm chí là không tốt, rất ít sinh viên tự cho mình quản lí thời gian hiệu quả tốt. Có thể
nói do tác động của sự phát triển công nghệ cũng như thiếu thông tin cũng như các kiến thức,
công nghệ quản lí thời gian nên sinh viên hiện nay đặc biệt là những sinh viên năm nhất vẫn rất
mơ hồ về khái niệm quản lí thời gian nên việc phân bổ thời gian của họ rất ít người có thể tự
quản lí thời gian của bản thân được hợp lí.

16
3. Khuyến nghị
Có thể thấy thực trạng về phân bố thời gian của nhiều sinh viên năm nhất hiện nay là
chưa tốt, nhìn vào những phân tích có thể thấy nhiều sinh viên dành khá nhiều thời gian cho
việc giải trí, tỉ lệ sinh viên năm nhất có tham gia làm thêm hay tự học tại nhà là khá ít. Hơn nữa,
có đến gần một nửa sinh viên tham gia khảo sát (48.63%) không tham gia và có tham gia tập thể
dục nhưng một tuần tầm dưới 4h tức một ngày tập dưới 30p. Điều này có thể hiểu bởi sinh
viên năm nhất vừa bước vào một môi trường mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc
phân bổ thời gian. Nhìn chung, có lẽ không chỉ sinh viên năm nhất mà còn hầu hết tất cả các
bạn sinh viên cần phải bổ sung kiến thức về việc phân bổ thời gian sao cho hợp lí, cân bằng giữa
học tập và sinh hoạt hằng ngày.

Mỗi sinh viên cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý thời gian của bản thân, sử dụng
hiệu quả thời gian của bản thân thông qua việc xác định rõ mục tiêu, xây dựng động cơ học tập
đúng đắn. Học cách lập kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý cho các hoạt động, đặc biệt là hoạt
động tự học, tự nghiên cứu. Phải kiên trì, quyết tâm thực hiện công việc một cách linh hoạt
theo kế hoạch đã xây dựng. Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng nên tự đánh giá nghiêm túc hiệu
quả sử dụng thời gian của bản thân để có sự thay đổi, sẵn sàng điều chỉnh phù hợp, bên cạnh đó
hiện nay, có những ứng dụng công nghệ vào quản lý thời gian, trong thời buổi công nghệ 4.0 ta
chúng ta nên sử dụng công nghệ một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, bạn nên lập bảng thời gian biểu hoặc bản liệt kê những
nhiệm vụ cần hoàn thành để biết được những việc mình đã làm được và chưa làm được. Sau đó,
bạn có thể dựa vào bản liệt kê để lập ra kế hoạch cho ngày/ tuần mới. Lên kế hoạch về khoảng
thời gian lẫn nhiệm vụ cần đạt được giúp bạn thực hiện công việc trôi chảy hơn. Nếu bạn có
thể hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, bạn không cần thiết phải dành từ 3-4 tiếng mỗi ngày
để học tập. Bạn có thể ước lượng thời gian học theo độ khó của bài học:
Độ khó cao = 3 giờ học
Độ khó vừa = 2 giờ học
Không khó lắm = 1 giờ học

Sinh viên cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy, cô hay nhà trường để nhận được giúp
đỡ hoặc tư vấn của thầy, cô. Vì vậy, có thể nói thầy, cô giảng viên và nhà trường đóng một vài
trò không nhỏ trong việc hỗ trợ sinh viên. Các thầy, cô không chỉ là cố vấn học tập, trợ lý sinh
viên ở các khoa, mà các giảng viên các lớp học phần còn cần quan tâm và phát huy vai trò là
người giám sát, định hướng, tư vấn cho sinh viên phát triển kỹ năng quản lý thời gian đặc biệt
nêu cao vai trò của cố vấn học tập tham vấn, hỗ trợ sinh viên trong việc sắp xếp thời gian và
quản lý thời gian một cách hợp lý.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://kenh14.vn/hoc-duong/sinh-vien-nen-danh-bao-nhieu-thoi-gian-de-hoc-tap-moi-ngay-
20150109084036456.chn
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/133528/1/KY_20211023214454.pdf

18
LỜI CẢM ƠN

Đây là dự án nhóm em đã dành rất nhiều tâm huyết và công sức để hoàn thành. Để có
được bản dự án “KHẢO SÁT PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT”
như ngày hôm nay, chúng em rất may mắn khi nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ tận tâm của thầy
Nguyễn Văn Trãi - giảng viên môn “Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh” lớp
KNC04.

Trong suốt quá trình khảo sát cũng như hoàn thiện bản dự án, thầy đã giúp chúng em
khắc phục những lỗi sai và những kiến thức cơ bản cần biết để có thể đạt được yêu cầu chung
của dự án. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy. Cảm ơn thầy đã mang lại
cho chúng em những bài học bổ ích, những kiến thức quan trọng không thể thiếu trong hành
trình tìm kiếm tri thức của mình. Bên cạnh đó, chúng em xin gửi lời cảm ơn các bạn đã dành
thời gian tham gia bài khảo sát của chúng mình, và một số bạn đã giúp đỡ nhóm mình trong
quá trình làm dự án, nhờ có các bạn mà bài dự án của chúng mình càng trở nên hoàn thiện hơn.

Trong quá trình thực hiện dự án nghiên cứu, chúng em vẫn còn rất nhiều thiếu sót, cũng
như hạn chế nhưng qua bài báo cáo lần này chúng em đã không ngừng học hỏi để bù đắp
những khuyết điểm của bản thân về kiến thức môn học chúng em sẽ cố gắng khắc phục trong
tương lai. Chúng em rất mong có thể nhận được những ý kiến và nhận xét chân thành nhất của
thầy dành cho nhóm chúng em. Sau cùng, chúng em xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn
chân thành nhất đến mọi người.

19

You might also like