You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN


NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

ĐIỀU TRA, TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VỀ VIỆC


LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

GIẢNG VIÊN: PHẠM THỊ HẰNG NGA

THÀNH VIÊN:

LỚP HỌC PHẦN: N18

HẢI PHÒNG – 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

MSV Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú

Phân tổ tiêu thức “Thời gian”. Các thành viên


Tính số bình quân, Mod, trung sau khi hoàn
vị, chỉ tiêu đo độ biến thiên của thành nội dung,
tiêu thức “Thời gian”. nhiệm vụ của
mình đã tìm hiểu
Hoàn thành chương 3.
về toàn bộ bài và
Phân tổ tiêu thức “Kinh nghiệm” cùng nhau thảo
Tính số bình quân, Mod, trung vị luận, góp ý, bổ
và chỉ tiêu đo độ biến thiên của sung để hoàn
tiêu thức “Kinh nghiệm”. thiện bài thu
Hoàn thành chương 1. hoạch.

Hoàn thành bảng 1,2 .


Phân tổ tiêu thức “Mức lương”.
Tính Mod, trung vị của tiêu thức
“Mức lương”.
Hoàn thành lời mở đầu và kết
luận.
Hoàn thành bảng 1.
Tính số bình quân, các chỉ tiêu
đo độ biến thiên của tiêu thức
“Mức lương”.
Tổng hợp và trình bày toàn bài
thu hoạch.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG ................................................................................... 2
1.1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4 Mẫu phiếu khảo sát ......................................................................................................... 2
CHƯƠNG II: NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
2.1 Phân tích kết quả ............................................................................................................ 5
2.2 Tính toán ....................................................................................................................... 11
CHƯƠNG III. TỔNG KẾT VÀ GIẢI PHÁP .................................................................... 15
3.1 Ưu điểm của việc làm thêm .......................................................................................... 15
3.2 Nhược điểm của việc làm thêm .................................................................................... 15
3.3 Giải pháp....................................................................................................................... 16
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 17
LỜI MỞ ĐẦU
Thống kê là một ngành khoa học có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã
hội. Thống kê là một công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin
thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho các cơ quan nhà
nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn.
Thống kê học là nghiên cứu hệ thống các phương pháp nhu thập, xử lý và phân tích các con
số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của
chúng (mặt chất) trong những điều kiện nhất định.
Học phần nguyên lý thống kê cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác
thống kê; các nguyên tắc, nguyên lý thống kê; các phương pháp phương pháp đánh giá,
nghiên cứu, khảo sát thị trường cũng như nhiều lĩnh vực Nam , giúp sinh viên được tiếp cận
nhiều hơn với thực tế. Nguyên lý thống kê đã trở thành một môn học cơ sở trong các nhóm
ngành thuộc khối kinh tế và quản trị.
Trong quá trình học môn Nguyên lý thống kê, sinh viên được tiếp cận với quy trình thực hiện
một cuộc khảo sát các đề tài, được giảng dạy cách xử lí, phân tích dữ liệu.
Hiện nay, vấn đề về việc làm luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ là các cơ quan ban
ngành, các doanh nghiệp mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay từ khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường. Đông đảo sinh viên đã nhận thức được rằng việc đi làm thêm
cũng có thể đem lại những trải nghiệm, kiến thức thực tế, vì thế mà việc làm thêm hiện nay đã
trở thành một xu thế có quan hệ mật thiết với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên.
Nhận thức được nhu cầu làm thêm của sinh viên ngày càng cao, nhóm chúng em đã chọn đề
tài “Khảo sát việc làm thêm của sinh viên” để khảo sát trực tuyến, nghiên cứu và phân tích.
Dưới đây là khái quát, nội dung phân tích và kết quả mà chúng em thu thập được sau quá
trình khảo sát và nghiên cứu.

1
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG
1.1 Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, mục đích nghiên cứu của đề tài là cung cấp dữ liệu Nam h quan, những đánh giá
tổng thể xoay quanh việc làm thêm của sinh viên.
Thứ hai, thông qua việc khảo sát, phân tích kết quả để đánh giá mức độ hài lòng của sinh
viên đối với công việc làm thêm hiện tại.
Thứ ba, qua việc khảo sát và phân tích đề tài, nhóm chúng em muốn áp dụng kiến thức
được học ở bộ môn “Nguyên lý thống kê” vào thực tiễn để hoàn thành khả năng đánh giá, xử
lý và phân tích của mỗi thành viên trong nhóm.

1.2 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: sinh viên các Khoa, Viện Nam nhau tại Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: tiến hành điều tra từ ngày 21/4/2023 đến ngày 30/4/2023

1.3 Phương pháp nghiên cứu


Hình thức: Thống kê chọn mẫu
Thiết kế câu hỏi trên Google biểu mẫu
Đăng form khảo sát lên các nhóm học tập VMU trên Facebook, Zalo và thực hiện khảo sát
với người là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi điều tra
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra dựa trên ý kiến cũng như hiểu biết của các thành viên để
đưa ra những câu hỏi phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu
Bước 3: Tiến hành điều tra
Bước 4: Phân tích kết quả sau khi khảo sát bằng cách thu thập, tổng hợp thông tin để tính
toán, nhận xét và đánh giá
Bước 5: Báo cáo kết quả nghiên cứu

1.4 Mẫu phiếu khảo sát


PHIẾU KHẢO SÁT VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
1. Giới tính
A. Nam
2
B. Nữ
2. Bạn là sinh viên năm:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
3. Công việc làm thêm mà bạn đang làm là gì:
A. Trợ giảng, gia sư
B. Phục vụ, bồi bàn
C. Grab, Shipper
D. Nghệ thuật (mẫu ảnh,…)
E. Kinh doanh, saless
4. Thời gian làm việc:
A. 1-2h/ca B. 2-3h/ca C. 3-4h/ca D. 4-5h/ca D. 5-6h/ca
5. Mức lương mà bạn nhận được:
A. 20-50k/h B. 50-70k/h C. 70-100k/h D. 100=150k/h
6. Mức độ hài lòng về công việc bạn đang làm:
A. Rất hài lòng
B. Hài lòng
C. Bình thường
D. Không hài lòng
7. Mức độ hài lòng về mức lương?
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Bình thường D. Không hài lòng
8. Bạn đã làm thêm trong bao lâu?
A. <3 tháng
B. 3-6 tháng
C. 6-9 tháng
D. 9-12 tháng
E.> 12 tháng
9. Mức lương bạn được trả có đủ cho chi tiêu không?
A. Có B. Không
10. Môi trường làm việc của bạn?
A. Văn phòng
3
B. Nhà hàng, quán ăn
C. Trung tâm
D. Ngoài trời
E. Tại nhà
11. Bạn làm thêm từ năm mấy?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1 Phân tích kết quả
Chúng em đã tiến hành khảo sát trực tuyến với sinh viên đối từ các Khoa, Viện Nam nhau
thuộc trường Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU) thông qua công cụ Google Biểu mẫu (bằng
hình thức lựa chọn câu trả lời bằng những câu hỏi trắc nghiệm) và thu được 92 mẫu hợp lệ.
Nhóm chúng em đã thu thập được dữ liệu cụ thể về việc đi làm thêm của sinh viên VMU và
tổng hợp thành bảng 1 sau đây:

STT Giới SV Công việc hiện tại Thời Mức lương Kinh nghiệm
tính năm gian làm
việc
1 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 6-9 tháng
2 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
3 Nam 4 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 50-70k/h >12 tháng
4 Nam 4 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h >12 tháng
5 Nam 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 100-150k/h 3-6 tháng
6 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 3-4h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
7 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 3-4h/ca 20-50k/h 3-6 tháng
8 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
9 Nữ 2 Phục vụ, bồi bàn 5-6h/ca 20-50k/h 9-12 tháng
10 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 100-150k/h <3 tháng
11 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 1-2h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
12 Nữ 4 Kinh doanh, sales 4-5h/ca 50-70k/h >12 tháng
13 Nam 2 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 20-50k/h >12 tháng
14 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 6-9 tháng
15 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 5-6h/ca 70-100k/h >12 tháng
16 Nữ 1 Kinh doanh, sales 4-5h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
17 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 20-50k/h <3 tháng
18 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 20-50k/h 9-12 tháng
19 Nam 4 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 5-6h/ca 70-100k/h >12 tháng

5
20 Nam 4 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 50-70k/h <3 tháng
21 Nam 1 Kinh doanh, sales 3-4h/ca 50-70k/h <3 tháng
22 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 20-50k/h <3 tháng
23 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 20-50k/h <3 tháng
24 Nữ 1 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 3-4h/ca 50-70k/h 6-9 tháng
25 Nữ 1 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 1-2h/ca 20-50k/h <3 tháng
26 Nam 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h >12 tháng
27 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
28 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 2-3h/ca 20-50k/h 3-6 tháng
29 Nam 3 Kinh doanh, sales 5-6h/ca 70-100k/h <3 tháng
30 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
31 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
32 Nữ 1 Kinh doanh, sales 3-4h/ca 20-50k/h <3 tháng
33 Nam 2 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h 9-12 tháng
34 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
35 Nam 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h 6-9 tháng
36 Nữ 1 Kinh doanh, sales 2-3h/ca 70-100k/h <3 tháng
37 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 5-6h/ca 20-50k/h 6-9 tháng
38 Nam 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
39 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
40 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 20-50k/h <3 tháng
41 Nữ 4 Kinh doanh, sales 4-5h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
42 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h <3 tháng
43 Nam 1 Phục vụ, bồi bàn 5-6h/ca 20-50k/h 3-6 tháng
44 Nam 1 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 3-4h/ca 100-150k/h 3-6 tháng
45 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 1-2h/ca 100-150k/h 3-6 tháng
46 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 20-50k/h 6-9 tháng
47 Nam 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
6
48 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 3-4h/ca 50-70k/h 6-9 tháng
49 Nữ 3 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h >12 tháng
50 Nữ 1 Kinh doanh, sales 3-4h/ca 50-70k/h <3 tháng
51 Nam 1 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 20-50k/h <3 tháng
52 Nữ 1 Kinh doanh, sales 2-3h/ca 100-150k/h 6-9 tháng
53 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 2-3h/ca 20-50k/h 3-6 tháng
54 Nữ 1 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 1-2h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
55 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
56 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
57 Nam 1 Grab, Shipper 5-6h/ca 70-100k/h >12 tháng
58 Nữ 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 20-50k/h <3 tháng
59 Nam 1 Phục vụ, bồi bàn 1-2h/ca 70-100k/h <3 tháng
60 Nam 1 Grab, Shipper 4-5h/ca 100-150k/h 3-6 tháng
61 Nam 4 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 100-150k/h 9-12 tháng
62 Nam 1 Kinh doanh, sales 5-6h/ca 50-70k/h 6-9 tháng
63 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 1-2h/ca 70-100k/h <3 tháng
64 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 70-100k/h 3-6 tháng
65 Nam 1 Trợ giảng, gia sư 1-2h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
66 Nam 1 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 1-2h/ca 50-70k/h >12 tháng
67 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h <3 tháng
68 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
69 Nam 1 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 20-50k/h 3-6 tháng
70 Nam 3 Phục vụ, bồi bàn 4-5h/ca 20-50k/h <3 tháng
71 Nữ 1 Kinh doanh, sales 1-2h/ca 50-70k/h <3 tháng
72 Nam 1 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 5-6h/ca 50-70k/h 6-9 tháng
73 Nam 1 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 20-50k/h <3 tháng
74 Nữ 4 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 5-6h/ca 100-150k/h 6-9 tháng
75 Nam 3 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 6-9 tháng
7
76 Nam 2 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 20-50k/h 3-6 tháng
77 Nam 3 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 20-50k/h 6-9 tháng
78 Nữ 4 Kinh doanh, sales 2-3h/ca 50-70k/h 9-12 tháng
79 Nam 1 Kinh doanh, sales 2-3h/ca 50-70k/h <3 tháng
80 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 100-150k/h 3-6 tháng
81 Nữ 2 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
82 Nữ 2 Phục vụ, bồi bàn 2-3h/ca 20-50k/h 9-12 tháng
83 Nữ 1 Trợ giảng, gia sư 3-4h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
84 Nữ 2 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
85 Nữ 2 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 100-150k/h <3 tháng
86 Nam 3 Grab, Shipper 5-6h/ca 50-70k/h 9-12 tháng
87 Nam 2 Phục vụ, bồi bàn 3-4h/ca 20-50k/h 6-9 tháng
88 Nam 2 Trợ giảng, gia sư 2-3h/ca 100-150k/h 9-12 tháng
89 Nam 2 Grab, Shipper 3-4h/ca 50-70k/h 9-12 tháng
90 Nam 2 Grab, Shipper 3-4h/ca 50-70k/h 9-12 tháng
91 Nữ 3 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 3-4h/ca 100-150k/h 9-12 tháng
92 Nữ 4 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 2-3h/ca 50-70k/h 9-12 tháng
93 Nữ 3 Trợ giảng, gia sư 1-2h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
94 Nam 3 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 2-3h/ca 50-70k/h 3-6 tháng
95 Nam 2 Trợ giảng, gia sư 1-2h/ca 50-70k/h >12 tháng
96 Nữ 3 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 1-2h/ca 100-150k/h 6-9 tháng
97 Nữ 1 Grab, Shipper 2-3h/ca 100-150k/h 6-9 tháng
98 Nam 4 Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 1-2h/ca 50-70k/h >12 tháng
99 Nữ 4 Grab, Shipper 3-4h/ca 100-150k/h 6-9 tháng
100 Nam 2 Grab, Shipper 3-4h/ca 100-150k/h >12 tháng

a, Giới tính

Giới tính Số lượng sinh viên Tỉ lệ

8
Nam 40 40%
Nữ 60 60%
Nhận xét: Nhóm chúng em đã tiến hành khảo sát sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
và chọn ra 100 mẫu. Trong tổng số 100 đối tượng tham gia khảo sát có 40 đối tượng là nam
chiếm 40% tổng số, trong khi đó có 60 đối tượng là nữ chiếm 60%. Tỉ lệ nam, nữ có sự chênh
lệch khá lớn.

b, Năm các sinh viên đang học tập

Năm đang theo học Số lượng sinh viên Tỉ lệ


1 64 64%
2 14 14%
3 10 10%
4 12 12%
Nhận xét: Theo số liệu thống kê, ta có thể thấy rằng, trong tổng số 100 sinh viên VMU tham
gia khảo sát đề tài, sinh viên năm nhất chiếm tỉ lệ cao nhất với 64% và thấp nhất là sinh viên
năm 3 với tỉ lệ 10%.

c, Công việc làm thêm của sinh viên

Công việc hiện tại Số lượng sinh viên Tỉ lệ


Trợ giảng, gia sư 41 41%
Phục vụ, bồi bàn 25 25%
Kinh doanh, sales 13 13%
Nghệ thuật (mẫu ảnh,…) 13 13%
Grab, Shipper 8 8%
Nhận xét: dựa trên số liệu, trong tổng số 100 sinh viên tham gia khảo sát về công việc làm
thêm hiện tại thì cao nhất là nhóm công việc gia sư, trợ giảng chiếm 41% và thấp nhất là Grab,
Shipper chiếm 8%.

d, Thời gian làm việc

Thời gian làm Số sinh viên (fi) Tỉ lệ


việc (h/ca)

9
1-2 13 13%
2-3 40 40%
3-4 22 22%
4-5 14 14%
5-6 11 11%
Nhận xét: Thông qua số liệu, phần lớn sinh viên VMU đi làm thêm với thời gian 2-3h/ca
(chiếm 40% trong tổng số 100 sinh viên), số sinh viên đi làm thêm 3-4h/ca có số lượng ít hơn
(chiếm 22%) và ít nhất là làm 5-6h/ca (chiếm 11%). Vì đa số sinh viên đều thuộc Khóa 63
(năm nhất) nên sinh viên cần thời gian để thích nghi với chỗ ở và tập trung học tập, cũng có
thể là làm công việc bán thời gian, gia sư, trợ giảng,… nên việc làm thêm trong khoảng thời
gian 2-3 tiếng một ca chiếm tỉ lệ khá cao là điều hiển nhiên.

e, Mức lương hiện tại của sinh viên

Mức lương (103 Số sinh viên (fi) Tỉ lệ


đồng/người)
20-50 24 24%
50-70 37 37%
70-100 23 23%
100-150 16 16%
Nhận xét: Số liệu thống kê cho thấy, mức lương trung bình mỗi giờ của sinh viên VMU rơi
vào khoảng từ 50-70 nghing (chiếm 37% trong tổng số 100 sinh viên khảo sát), theo sau đó là
mức thu nhập 20-50 nghìn một giờ (chiếm 24%) và chiếm tỉ lệ thấp nhất là những bạn sinh
viên có mức lương 100 – 150 nghìn một giờ (chiếm 16%).

f, Kinh nghiệm đi làm thêm của sinh viên

Kinh nghiệm (tháng) Số sinh viên Tỉ lệ


<3 23 23%
3-6 35 35%
6-9 17 17%
9-12 12 12%
> 12 13 13%

10
Nhận xét: dựa vào số liệu trên, ta thấy rằng đa số sinh viên VMU đã có kinh nghiệm làm thêm
khoảng 3-6 tháng (chiếm 35% tổng số sinh viên tham gia khảo sát) và ít nhất là trên 9-12 tháng
với 12 sinh viên (chiếm 12% tổng số sinh viên tham gia khảo sát).

2.2 Tính toán


Sau khi tổng hợp kết quả và phân tích số liệu thu được, nhóm chúng em đã chọn ra 3 tiêu thức
số lượng để phân tổ thống kê và tính toán:
- Phân tổ sinh viên theo tiêu thức “Thời gian làm việc”
- Phân tổ sinh viên theo tiêu thức “Mức lương”
- Phân tổ sinh viên theo tiêu thức “Kinh nghiệm làm việc”
a, Tiêu thức “Thời gian làm việc” (phân tổ có khoảng cách tổ đều)

Thời gian Số sinh viên xi Tần số tích ̅|


|𝒙𝒊 − 𝒙 ̅ )𝟐
(𝒙𝒊 − 𝒙
làm việc (fi) lũy (si)
(h/ca)
1-2 13 1,5 13 1,7 2,19
2-3 40 2,5 53 0,7 0,49
3-4 22 3,5 75 0,3 0,09
4-5 14 4,5 89 1,3 1,69
5-6 11 5,5 100 2,3 5,29
Bảng 2.1 Tiêu thức thời gian làm việc

+ Số bình quân:
𝜮𝒙𝒊 ⋅ 𝒇𝒊 −13 . 1,5 + 40 . 2,5 + 22 . 3,5 + 14 . 4,5 + 11 . 5,5
̅=
𝒙 = = 3,2 (ℎ/𝑐𝑎)
𝜮𝒇𝒊 13 + 40 + 22 + 14 + 11
+ Mod
Bảng trên là dãy số lượng biến có khoảng cách tổ đều => tổ (2-3) là tổ chứa Mod vì fmax=40
𝒇𝑴𝒐 − 𝒇𝑴𝒐−𝟏 40−13
𝑴𝟎 = 𝒙𝑴𝒐𝒎𝒊𝒏 + 𝒉𝑴𝒐 ⋅ = 2 + 1 ⋅ (40−13)+(40−22) = 2,6 (h/ca)
(𝒇𝑴𝒐 −𝒇𝑴𝒐−𝟏 )+(𝒇𝑴𝒐 −𝒇𝑴𝒐+𝟏 )

+ Trung vị
𝜮𝒇𝒊 100
𝒔𝒊 = = = 50 . Tổ (2-3) là tổ chứa Me.
𝟐 2
𝒇
𝜮 𝒊 −𝒔𝑴ⅇ−𝟏 50−13
𝑴ⅇ = 𝒙𝑴ⅇ𝒎𝒊𝒏 + 𝒉𝑴ⅇ ⋅ 𝟐
= 2 + 1. = 2,925 (h/ca)
𝒇𝑴ⅇ 40

+ Tham số đo độ biến thiên


11
- Độ lệch tuyệt đối bình quân:
𝜮|𝒙𝒊 − 𝒙
̅| ⋅ 𝒇𝒊 1,7 . 13 + 0,7 . 40 + 0,3 . 22 + 1,3 . 14 + 11 . 2,3
̅=
𝒅 =
𝜮𝒇𝒊 13 + 40 + 22 + 14 + 11
= 1,002 (ℎ/𝑐𝑎)
- Phương sai:
̅)𝟐 ⋅ 𝒇𝒊 2,89 . 13 + 0,49 . 40 + 0,09 . 22 + 1,69 . 14 + 5,29 . 11
𝜮(𝒙𝒊 − 𝒙
𝟐
𝝈 = =
𝜮𝒇𝒊 13 + 40 + 22 + 14 + 11
= 1,41
- Độ lệch chuẩn:

𝝈 = √𝝈𝟐 = √1,41 = 1,18


- Hệ số biến thiên:
̅
𝒅 1,002
𝑽 = ⋅ 𝟏𝟎𝟎% = ⋅ 100% = 31,31%
𝒙 3,2

b, Tiêu thức “Mức lương” (Phân tổ có khoảng cách tổ không đều)

Mức lương Số lượng xi Tần số Mật độ |𝒙𝒊 − 𝒙


̅| ̅ )𝟐
(𝒙𝒊 − 𝒙
(10^6 sinh viên tích lũy phân phối
đồng/người) (fi) (si) (mi)
20-50 24 35 26 0,8 35,15 1235,5225
50-70 37 60 63 1.85 10,15 103,0225
70-100 23 85 86 0.77 14,85 220,5225
100-150 16 125 100 32 54,85 3008,5225
Bảng 2.2: Tiêu thức Mức lương

+ Số bình quân:
∑𝒙𝒊 ⋅ 𝒇𝒊 24 . 35 + 37 . 60 + 23 . 85 + 16 . 125
̅=
𝒙 = = 70,15 (106 đồng/người)
𝜮𝒇𝒊 24 + 37 + 23 + 16
+ Mod:
Bảng trên là dãy số lượng biến có khoảng cách tổ không đều => (50-70) là tổ chứa Mod vì
mimax = 1,85.
𝒎𝑴𝒐 − 𝒎𝑴𝒐−𝟏 1,85 − 0,8
𝑴𝟎 = 𝒙𝑴𝒐𝒎𝒊𝒏 + 𝒉𝑴𝒐 ⋅ = 50 + 20 .
(𝒎𝑴𝒐 −𝒎𝑴𝒐−𝟏 )+(𝒎𝑴𝒐 −𝒎𝑴𝒐+𝟏 ) (1,85 − 0,8) + (1,85 − 0,77)

= 59,86 (106 đồng/người)


12
+ Trung vị:
𝜮𝒇𝒊 100
𝒔𝒊 = = = 50 . Tổ chứa Me là (50 – 70)
𝟐 2
𝒇
𝜮 𝒊 −𝒔𝑴ⅇ−𝟏 50−26
𝑴ⅇ = 𝒙𝑴ⅇ𝒎𝒊𝒏 + 𝒉𝑴ⅇ ⋅ 𝟐
= 50 + 20. = 62,97 (h/ca)
𝒇𝑴ⅇ 37

Tham số đo độ biến thiên:


- Độ lệch tuyệt đối bình quân
𝜮|𝒙𝒊 − 𝒙
̅| ⋅ 𝒇𝒊 35,15 . 24 + 10,15 . 37 + 14,85 . 23 + 54,85 . 16
̅=
𝒅 =
𝜮𝒇𝒊 24 + 37 + 23 + 16
= 24,383 (ℎ/𝑐𝑎)
- Phương sai:

𝟐
̅)𝟐 ⋅ 𝒇𝒊 1235,5225 . 24 + 103,0225 . 37 + 220,5225 . 23
𝜮(𝒙𝒊 − 𝒙
𝝈 = = = 866,7275
𝜮𝒇𝒊 24 + 37 + 23 + 16
- Độ lệch chuẩn:

𝝈 = √𝝈𝟐 = √866,7275 = 29,44


̅
𝒅 24,383
𝑽 = ⋅ 𝟏𝟎𝟎% = ⋅ 100% = 34,76%
𝒙 70,75

c, Tiêu thức “Kinh nghiệm” (phân tổ mở)

Kinh Số sinh xi Tần số tích |𝒙𝒊 − 𝒙


̅| ̅)𝟐
(𝒙𝒊 − 𝒙
nghiệm lượng viên lũy (si)
(tháng)
<3 23 1,5 23 4,71 22,1841
3-6 35 4,5 58 1,71 2,9241
6-9 17 7,5 75 1,29 1,6641
9-12 12 10,5 87 4,29 18,4041
> 12 13 13,5 100 7,29 53,1441
Bảng 2.3: Tiêu thức kinh nghiệm

+ Số bình quân:
∑𝒙𝒊 ⋅ 𝒇𝒊 23 . 1,5 + 35 . 4,5 + 17 . 7,5 + 12 . 10,5 + 13 . 13,5
̅=
𝒙 = = 6,21 (tháng)
𝜮𝒇𝒊 23 + 35 + 17 + 12 + 13
+ Mod:
13
Bảng trên là dãy số lượng biến có khoảng cách tổ mở => (3 - 6) là tổ chứa Mod vì fmax = 35.
𝒇𝑴𝒐 − 𝒇𝑴𝒐−𝟏 35 − 23
𝑴𝟎 = 𝒙𝑴𝒐𝒎𝒊𝒏 + 𝒉𝑴𝒐 ⋅ = 3+3. = 4,2 (tháng)
(𝒇𝑴𝒐 −𝒇𝑴𝒐−𝟏 )+(𝒇𝑴𝒐 −𝒇𝑴𝒐+𝟏 ) (35 − 23) + (35 − 17)

+ Trung vị:
𝜮𝒇𝒊 100
𝒔𝒊 = = = 50 . Tổ chứa Me là (3 - 6)
𝟐 2
𝒇
𝜮 𝒊 −𝒔𝑴ⅇ−𝟏 50−23
𝑴ⅇ = 𝒙𝑴ⅇ𝒎𝒊𝒏 + 𝒉𝑴ⅇ ⋅ 𝟐
= 3 + 3. = 5,314 (tháng)
𝒇𝑴ⅇ 35

Tham số đo độ biến thiên:


- Độ lệch tuyệt đối bình quân
𝜮|𝒙𝒊 − 𝒙
̅| ⋅ 𝒇𝒊 4,71 . 23 + 1,71 . 35 + 1,29 . 17 + 4,29 . 12 + 7,29 . 13
̅=
𝒅 =
𝜮𝒇𝒊 23 + 35 + 17 + 12 + 13
= 3,364 (tháng)
- Phương sai:

𝟐
̅)𝟐 ⋅ 𝒇𝒊 22,1841 . 23 + 2,9241 . 35 + 1,6641 . 17
𝜮(𝒙𝒊 − 𝒙
𝝈 = = = 15,526 (tháng)
𝜮𝒇𝒊 23 + 35 + 17 + 12 + 13
- Độ lệch chuẩn:

𝝈 = √𝝈𝟐 = √15,526 = 3,94 (tháng)


̅
𝒅 3,364
𝑽 = ⋅ 𝟏𝟎𝟎% = ⋅ 100% = 54,17%
𝒙 6,21

14
CHƯƠNG III. TỔNG KẾT VÀ GIẢI PHÁP
Việc làm thêm giúp sinh viên được tiếp xúc với môi trường hoàn toàn mới so với những kiến
thức trong trường học. Với mục đích trải nghiệm và tích lũy thêm kinh nghiệm, việc làm thêm
bao gồm cả mặt tiêu cực và tích cực được thể hiện rõ dưới đây:

3.1 Ưu điểm của việc làm thêm


- Có việc làm thêm giúp sinh viên tự do về tài chính. Khi sinh viên tìm kiếm cho mình một
công việc là lúc đã xác định bản thân đủ khả năng tự lập trong tài chính, có thể chi tiêu cho
những việc cần thiết mà không cần phải xin sự hỗ trợ từ bố mẹ. Hoặc cũng có thể dành dụm,
tiết kiệm cho tiền đóng học phí, tham gia các khóa học bổ trợ tăng kỹ năng cho bản thân như
khóa học tiếng anh, năng khiếu, kỹ năng mềm. Qua đó sinh viên có thể thấy được sự vất vả
mà bố mẹ đã phải làm, cảm thấy yêu thương gia đình hơn và cũng cảm thấy bản thân trưởng
thành và biết quý trọng từng đồng tiền.
- Có khả năng chi tiêu hợp lý. Sinh viên bắt đầu kiếm tiền sớm sẽ trở nên thận trọng hơn về
cách sử dụng số tiền đã vất vả kiếm được. Làm thêm giúp bạn có ý thức về tài chính, kỹ năng
lập ngân sách và quản lý tiền tốt hơn sau khi ra trường.
- Làm đẹp CV. Những công việc trong môi trường như cộng tác viên sales, sáng tạo content,
marketing hay các dự án sinh viên, đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu giúp bạn gây ấn tượng
với nhà tuyển dụng. Từ đó sinh viên ra trường có thể có một công việc tốt với mức lương hậu
hĩnh, nhiều đãi ngộ với năng lực và kinh nghiệm đã tích lũy.
- Có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Một công việc bán thời gian có thể giúp bạn có thêm những
kinh nghiệm, kĩ năng mà trong trường học không hề có. Sinh viên có thể quen với công việc
có cường độ nhanh, học được cách làm việc nhóm, nâng cao kĩ năng giao tiếp.

3.2 Nhược điểm của việc làm thêm


- Thiếu thời gian cho việc học tập. Đối với sinh viên trường học là nơi để học tập và nghiên
cứu nhưng giờ bạn phải dành một phần thời gian cho công việc làm thêm kiếm để thêm thu
nhập. Nếu sinh viên không biết lên kế hoạch, thời gian biểu cụ thể dẫn đến mất cân bằng giữa
việc đi học và làm, có ít thời gian cho việc học để lại hậu quả như mất tư cách, nợ môn.
- Căng thẳng và áp lực. Khi sinh viên phải cân bằng cả việc học và việc làm thêm sẽ phải cố
gắng gấp đôi người khác. Việc này có thể dẫn đến tinh thần căng thẳng, stressed hay mệt mỏi,
thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe, mất ngủ là một điển hình với những công việc kết thúc

15
vào 23h. Bởi việc làm thêm đòi hỏi cường độ công việc cao và đôi khi vắt kiệt sức lao động
của bản thân sinh viên. Đồng nghĩa với việc sinh viên tham gia các bài tập nhóm, đồ án, luận
văn. Khiến sinh viên tâm trạng suy sụp, uể oải, ngủ gật trong lóp. Nếu tình trạng này diễn ra
liên tục có thể dẫn đến tổn hại cả tinh thần lẫn thể xác của sinh viên.
- Phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm. Đối với các bạn sinh viên năm nhất mới bước vào
môi trường Đại học rất dễ bị lừa tiền hay dính vào đa cấp. Vì vậy công việc lảm thêm đối với
sinh viên năm nhất chưa có trải nghiệm cuộc sống, chưa nhận thức được sự nguy hiểm. Đặc
biệt là làm thêm buổi tối với những công việc như phục vụ quán nhậu, bar, pub,…đối với sinh
viên nữ rất dễ bắt gặp những chuyện khó lường như: bị cướp, giật đồ, bị hành hung hay xâm
hại tình dục.

3.3 Giải pháp


- Sinh viên nên tỉnh táo với những công việc với mức lương quá cao, nên chọn công việc phù
hợp với chuyên ngành đang theo học.
- Biết tạo thời gian biểu và kế hoạch cụ thể để cân bằng giữa việc làm và việc học. Chọn những
công việc có khung thời gian nhất định để kịp ứng biến với tình huống bất ngờ.
- Quan trọng nhất, sinh viên phải luôn giữ suy nghĩ việc học là chính công việc làm thêm là
một phần nhỏ để trải nghiệm và tích lũy thêm kiến thức cho tương lai.

16
KẾT LUẬN
Việc làm thêm luôn là vấn đề nóng, được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là sinh viên còn
đang đi học. Việc đi làm thêm hiện nay đối với sinh viên đã trở thành một xu thế chung, gắn
với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên giảng đường. Nó
không chỉ đáp ứng về nhu cầu thu nhập mà còn giúp cho sinh viên có nhiều trải nghiệm thực
tế, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Và sở dĩ điều đó trở thành xu thế bởi đối với sinh viên,
kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy và khả năng làm
việc của họ sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, việc làm thêm cũng có những khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và việc
học tập nếu sinh viên không biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí và khéo léo.

Bài thu hoạch đề tài “Khảo sát việc làm thêm của sinh viên” không chỉ phân tích, đưa ra những
kết quả để tính toán mà còn nêu lên những ưu nhược điểm của việc làm thêm, từ đó đưa ra
một số giải pháp chung cho những sinh viên hiện nay.

Trong quá trình làm và hoàn thiện bài thu hoạch học phần Nguyên lý thống kê, tuy đã cố gắng
hết sức nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được những
ý kiến đánh giá và đóng góp quý báu của cô đề bài làm được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

17

You might also like