You are on page 1of 92

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA KINH TẾ

BÀI BÁO CÁO


*******
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học: Phân tích dữ liệu


GVHD: ThS. Nguyễn Phan Như Ngọc
Nhóm thực hiện: NHÓM 10 – Thứ 4, tiết 3-6

1. Nguyễn Lê Thùy Duyên 20132108


2. Hồ Ngọc Dung 20132075
3. Lê Việt Vương 20132253
4. Nguyễn Lê Bảo Ngọc 20132046
5. Võ Nguyễn Ngọc Thùy 20136012
6. Lê Nguyễn Nhật Tân 20132101
7. Phạm Đức Cường 20132019

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM

Tỷ lệ
STT Họ và tên MSSV Công việc hoàn Ký tên
thành
Chương 5, Kiểm
1 Nguyễn Lê Thùy Duyên 20132108 tra, chỉnh sửa 100%
chương 4
Chương 5, kiểm
2 Hồ Ngọc Dung 20132075 tra, chỉnh sửa 100%
chương 4, tóm tắt
Tổng hợp, chỉnh
3 Lê Việt Vương 20132253 100%
sửa chương 1
Tổng hợp, chỉnh
4 Nguyễn Lê Bảo Ngọc 20132046 100%
sửa chương 2
Tổng hợp, chỉnh
5 Võ Nguyễn Ngọc Thùy 20136012 100%
sửa chương 1
Chương 3, chỉnh
6 Lê Nguyễn Nhật Tân 20132101 100%
sửa, chương 2
Chương 3, chỉnh
7 Phạm Đức Cường 20132019 100%
sửa chương 2
ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ HÌNH THỨC NỘI DUNG TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

TP. HCM, ngày…. tháng…. năm 2022

Giảng viên

3
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chào cô,


Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn cô Nguyễn Phan Như Ngọc đã giúp đỡ và
hướng dẫn cho chúng em suốt thời gian học tập và làm bài tiểu luận này. Ngoài ra,
trong suốt quá trình học tập ở học kì này, cô đã cung cấp thêm cho chúng em nhiều
kiến thức bổ ích về môn “Phân tích dữ liệu” này – vốn là nền tảng vững chắc để chúng
em có thể tiếp tục tự học và nghiên cứu thêm sau này. Thêm vào đó, cô còn dạy cho
chúng em về các phần mềm, ứng dụng của công nghệ vào trong thực tế.
Với lượng kiến thức mà chúng em có được và những kỹ năng còn hạn chế, chúng
em khó tránh khỏi những sai sót trong bài tiểu luận này cũng như trong quá trình học
tập. Chúng em mong cô có thể thông cảm và bỏ qua.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Chúc cô có nhiều sức khỏe và may mắn!

4
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến ý định từ thiện của người dân thành
phố Hồ Chí Minh” nhóm thực hiện từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022 trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh với ý nghĩa là tìm ra được các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong
con người ảnh hưởng đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó, góp phần tạo sự hiểu biết sâu rộng về hoạt động từ thiện và khả năng đóng góp
từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Với sự hiểu biết như vậy sẽ giúp cho
các tổ chức hoạt động từ thiện dễ dàng điều chỉnh được hoạt động của mình thông qua
các khảo sát từ người dân. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu này sẽ định hướng và lên
kế hoạch cho các hoạt động từ thiện trong tương lai.
Nhóm đã lược khảo các nghiên cứu trong nước và ngoài nước để tổng hợp những
biến phù hợp với bài nghiên cứu. Sau đó, nhóm thực hiện thiết kế nghiên cứu định
tính, thảo luận với các chuyên gia để chỉnh sửa và tìm biến mới. Khi đã có được bảng
khảo sát chính thức, nhóm tiến hành thiết kế nghiên cứu định lượng, dùng phương
pháp khảo sát online trên Google form thông qua bảng câu hỏi gồm có 24 câu hỏi của
5 biến độc lập (hình ảnh và danh tiếng, thu nhập, chuẩn mực đạo đức, định mức chủ
quan, thái độ) và 1 biến phụ thuộc (ý định từ thiện). Dữ liệu thu thập được từ 215 mẫu
và lọc được 202 mẫu khảo sát đạt yêu cầu, thỏa mãn cỡ mẫu tối thiểu và đảm bảo độ
tin cậy. Dữ liệu thu về sau khi hoàn tất chọn lọc, kiểm tra, mã hóa và nhập liệu và làm
sạch dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS. Nhóm thực hiện thống kê tuổi,
thu nhập, nghề nghiệp trên số người có ý định từ thiện. Sau đó, chạy phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại. Chạy EFA, 20 biến quan sát nhóm trong
5 nhân tố ban đầu được nhóm lại thành 4 nhân tố, kết quả bảng Rotated Component
Matrix (a) cho thấy có một biến bị loại đó là “Là một người có địa vị trong xã hội,
anh/chị sẽ tham gia hoạt động từ thiện với nhiều khả năng hơn (DMCQ)”. Phân tích
tương quan tuyến tính Correlations cho kết quả Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến
1, với sig < 0.05 nghĩa là 4 biến độc lập X1 (Mục đích), X2 (Thái độ), X3 (Chuẩn mực
đạo đức), X4 (Thu nhập) có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Y (Ý định từ
thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh). Phân tích hồi quy bội quan sát thấy Sig.
của biến Mục đích bằng 0.318 > 0.05, tiến hành chạy lại hồi quy lần 2 loại biến Mục

5
đích vẫn thấy Sig. của biến Thu nhập bằng 0.318 > 0.05, tiến hành chạy lại hồi quy lần
3 loại biến Thu nhập thu được kết quả cuối cùng chỉ còn 2 biến Chuẩn mực đạo đức và
Thu nhập ảnh hưởng dương đến ý định từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí
Minh. 
Từ kết quả đó, nhóm đưa ra các hạn chế của bài nghiên cứu về cách thu thập mẫu
khảo sát và R bình phương bị thấp, đưa ra kiến nghị tăng yếu tố thái độ và chuẩn mực
đạo đức. Cuối cùng, nhóm đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài nhằm cải thiện
mặt hạn chế và giúp bài khảo sát gần hơn với thực tế.

6
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố.......................................................................................


Bảng 4.1. Thống kê biến “Ý định từ thiện”......................................................................
Bảng 4.2. Thống kê biến “Địa chỉ”..................................................................................
Bảng 4.4. Thống kê biến “Nghề nghiệp”.........................................................................
Bảng 4.5. Thống kê biến “Thu nhập”...............................................................................
Bảng 4.6. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Hình ảnh và danh tiếng”......
Bảng 4.7. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thu nhập”............................
Bảng 4.8. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Chuẩn mực đạo đức”...........
Bảng 4.9. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Định mức chủ quan”...........
Bảng 4.10. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thái độ”.............................
Bảng 4.11. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Ý định từ thiện”..................
Bảng 4.12. Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập lần 1................................................
Bảng 4.13. Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập lần 2................................................
Bảng 4.14. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc Y............................................
Bảng 4.15. Kết quả phân tích tương quan tuyến tính Correlations...................................
Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi quy bội........................................................................
Bảng 4.17. Phân tích hồi quy lần 2...................................................................................
Bảng 4.18. Phân tích hồi quy lần 3...................................................................................

7
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý.......................................................................


Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch..............................................................
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch..............................................................
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Jennifer và cộng sự (2011)..........................................
Hình 2.5: Mô hình Nghiên cứu của Noor và cộng sự (2015).............................................
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Ranganathan và Henley (2008)...................................
Hình 2.7: Mô hình TPB mở rộng.......................................................................................
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2015).................................
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Madiha và Mostafa (2015)........................................
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Linden (2011).........................................................
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu của Mittelman và Rojas-Méndez (2018).......................
Hình 2.12: Khung phân tích nghiên cứu của Konrath và Handy (2017)...........................
Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu của Wang và cộng sự (2019).........................................
Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu........................................................................................
Hình 3.2: Mô hình lý thuyết.............................................................................................
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu.........................................................................................
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đã hoàn thành..................................................................

8
MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM........................................................................................................


LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................
TÓM TẮT ĐỀ TÀI...........................................................................................................
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................
MỤC LỤC...................................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................
1.4.1. Thời gian thực hiện đề tài..................................................................................
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................
1.5. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................
2.1. Lý thuyết nền tảng...................................................................................................
2.1.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA).........................
2.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định (The
Theory of Planning Behaviour-TPB)..........................................................................
2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan...................................................................
2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài.....................................................................................
2.2.2. Nghiên cứu trong nước....................................................................................
2.3. Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.....................................
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................
2.3.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................................
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH
TÍNH................................................................................................................................
3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................

9
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................
3.3. Thiết kế nghiên cứu định tính................................................................................
3.3.1. Lý do tiến hành thảo luận................................................................................
3.3.2. Cách thức thực hiện thảo luận.........................................................................
3.3.3. Dàn bài thảo luận.............................................................................................
3.3.4. Thang đo cho các nhân tố................................................................................
3.4. Thiết kế nghiên cứu định lượng.............................................................................
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG..............................................
4.1. Kết quả thu thập dữ liệu định lượng......................................................................
4.2. Thông tin về mẫu nghiên cứu................................................................................
4.3. Phân tích độ tin cậy................................................................................................
4.3.1. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Hình ảnh và danh tiếng”......
4.3.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thu nhập”............................
4.3.3. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Chuẩn mực đạo đức”...........
4.3.4. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Định mức chủ quan”............
4.3.5. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thái độ”...............................
4.3.6. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Ý định từ thiện”...................
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................
4.4.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập............................................................
4.4.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc..............................................................
4.5. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.............................................................................
4.6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến bội......................................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................
5.1. Kết luận.................................................................................................................
5.2. Kiến nghị...............................................................................................................
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................
PHỤ LỤC........................................................................................................................

10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài


Trong suốt một thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong
hoạt động từ thiện trên toàn thế giới. Riêng đối với Việt Nam, một đất nước với truyền
thống tương thân tương ái thì điều đó cũng không ngoại lệ. Thể hiện rõ nhất vào
những đợt thiên tai hằng năm ở miền Trung và gần đây là đại dịch Covid-19 đã thúc
đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng tình dân tộc, nghĩa đồng bào với nhiều hành
động rất đáng quý, đáng trân trọng mà cụ thể là “từ thiện”. Phong trào “người người
làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện” đã được dấy lên
từ quyên góp hỗ trợ người dân ở vùng bão lũ hay người bị mất việc làm, không có thu
nhập, bị đói ăn, hoàn cảnh bất hạnh, người già neo đơn,.... Theo kết quả rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 trên phạm vi toàn quốc, tổng số hộ nghèo cả nước là
609.049 hộ; tỷ lệ hộ nghèo là 2,23%. Tổng số hộ cận nghèo là 850.202 hộ và tỷ lệ hộ
cận nghèo là 3,11%. Chuẩn về thu nhập là khu vực nông thôn 1,5 triệu
đồng/người/tháng, khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động từ thiện của
người dân không chỉ xuất hiện trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh mà còn trong đời
sống thường ngày. Vậy tinh thần từ thiện đó xuất phát từ đâu và những yếu tố nào tác
động đến ý định của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh để họ sẵn sàng đóng góp từ
thiện?
Đối với việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định từ thiện thì một số nghiên
cứu đã được thực hiện ở nhiều nước từ châu Âu đến Châu Á. Một vài nghiên cứu đã
làm nổi bật sự khác biệt về giới tính, tuổi tác, học thức, tôn giáo để giải thích ý định từ
thiện nhưng chưa thống kê được từng yếu tố tác động như thế nào và bao nhiêu đến
quyết định làm từ thiện như nghiên cứu của (Noor và cộng sự, 2015; Snipes và
Oswald, 2010). Các nghiên cứu ở các nước phương Tây tập trung vào việc sử dụng mô
hình SEM để giải thích động cơ cho việc quyên góp từ thiện (Konrath và Handy, 2017;
Mittelman và Rojas, 2018; Ranganathan và Henkey, 2018) hay nghiên cứu của
Jennifer và cộng sự (2011) ở Hồng Kong; Muhammad và cộng sự (2015) thù nghiên
cứu thực nghiệm về cư xử từ thiện bằng các biến thái độ, định mức chủ quan, chuẩn
mực đạo đức cá nhân, hành vi nhận thức.

11
Các bài nghiên cứu trước đây là những nghiên cứu tiên phong sử dụng các nền
tảng lý thuyết và các công cụ phân tích mới để làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định làm từ thiện. Một điểm chung mà các bài nghiên cứu trước đều có đó là dữ liệu
chỉ được thu thập ở một khu vực địa lý hạn chế, điều này dẫn đến việc kết quả nghiên
cứu không mang tính bao quát và chưa có lý thuyết rõ ràng. Ngoài ra, một số hạn chế
vẫn còn tồn tại như thời gian của nghiên cứu là mặt cắt ngang có thể không thể hiện sự
khác biệt của các ý kiến trong một khoảng thời gian vì vậy một nghiên cứu theo chiều
dọc được khuyến khích trong các nghiên cứu sau này. Một động cơ rất hay nhưng
không được đánh giá trực tiếp trong các bài nghiên cứu mà nhóm tham khảo đó là cho
đi để nhận lại tạo nên hạnh phúc.
Đối với bài nghiên cứu này, nhóm tập trung vào khu vực thành phố Hồ Chí
Minh, nơi tập trung nhiều người dân ở các vùng miền khác nhau đến làm việc và sinh
sống nên nghiên cứu vẫn đảm bảo được tính bao quát và đa dạng của các mẫu nghiên
cứu. Theo những nghiên cứu mà nhóm tham khảo được thì các biến tác động đến ý
định đóng góp từ thiện ở các quốc gia đều tập trung vào thái độ, chuẩn mực đạo đức,
độ tuổi, giới tính mà chưa tập trung vào các vấn đề như lợi ích tâm lý mang lại khi
người dân giúp đỡ người khác hay tác động của yếu tố hình ảnh và danh tiếng đến ý
định làm từ thiện của người dân. Với những lý do trên mà nhóm đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố
Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố tác động đến quyết định làm từ thiện của người dân thành phố
Hồ Chí Minh.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định làm từ thiện
của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí
Minh dựa trên các yếu tố đã tìm ra.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài “Các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành
phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích góp phần tạo sự hiểu biết sâu rộng về hoạt động

12
từ thiện và khả năng đóng góp từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Với sự
hiểu biết như vậy sẽ giúp cho các tổ chức hoạt động từ thiện dễ dàng điều chỉnh được
hoạt động của mình thông qua các khảo sát từ người dân. Hơn nữa, các kết quả nghiên
cứu này sẽ định hướng và lên kế hoạch cho các hoạt động từ thiện trong tương lai.
Đồng thời, tìm ra được nhận thức của người dân về các hoạt động từ thiện và thực
trạng đóng góp từ thiện của người dân hiện nay. Cuối cùng, thông qua các cuộc khảo
sát thực tế có thể nhận biết được mức độ sẵn sàng của người dân qua từng yếu tố trong
bài khảo sát sẽ tác động thế nào đến ý định từ thiện của họ.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Thời gian thực hiện đề tài
- Tháng 2/2022 - Tháng 5/2022: thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng
dẫn của giảng viên
- Tháng 6/2022: Nộp và báo cáo đề tài. Giảng viên thực hiện đánh giá.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện của người dân
TP.HCM.
- Đối tượng khảo sát: Người dân sống tại TP.HCM trên 18 tuổi.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian: Các thông tin, số liệu phản ánh trong bài báo cáo chủ yếu được
thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2/2002 đến tháng 5/2022.
- Phạm vi nội dung:
+ Thông tin, dữ liệu thứ cấp được lấy từ cái bài báo cáo, các bài nghiên cứu khoa
học về lĩnh vực các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện
+ Thông tin, dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua khảo sát các chuyên gia,
bảng câu hỏi bằng hình thức tạo link khảo sát và gửi tới các đối tượng khảo sát.
+ Đưa ra những đề xuất kiến nghị để cải thiện ý định từ thiện của người dân.
1.5. Kết cấu của đề tài
Báo cáo bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.

13
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định tính.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu định lượng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Lý thuyết nền tảng


Đối với hoạt động nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi
đã được thực hiện thì có hai mô hình nghiên cứu cổ điển đã được sử dụng bao gồm:
2.1.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Vào năm 1967, nhà tâm lý học Martin Fishbein đã lần đầu tiên phát triển lý
thuyết hành vi hợp lý hay còn gọi là là lý thuyết TRA. Sau này, vào năm 1975 lý
thuyết này tiếp tục được sửa đổi và mở rộng bởi “cha đẻ” của nó là ông Martin
Fishbein và một nhà tâm lý học khác là ông Icek Ajzen. Theo như lý thuyết TRA đã
sửa đổi, các cá nhân có cơ sở cũng như động lực để thực hiện hành vi của họ và đưa ra
một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp, TRA cho rằng ý định là yếu tố dự đoán trực
tiếp nhất và gần nhất của hành vi thực tế. Có hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến ý định thực
hiện hành vi đó là thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan hành vi.

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý


Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975
2.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định (The
Theory of Planning Behaviour-TPB)
TPB được phát triển bởi Ajzen vào năm 1991, ông cũng là một trong hai nhà mở
rộng lý thuyết TRA trước đó (1975). Nhìn chung, TPB là một lý thuyết được mở rộng
dựa trên lý thuyết TRA. So với TRA thì TPB khắc phục được các hạn chế và cung cấp
một mô hình đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi của cá
nhân. Trong lý thuyết này tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ ảnh hưởng bởi

15
ba yếu tố: Thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan hành vi và nhận thức về kiểm
soát hành vi.

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch


Nguồn: Ajzen, 1991
Ý định hành vi là một dấu hiệu của một cá nhân sẵn sàng thực hiện một hành vi
nhất định. Nó được giả định là tiền trước của hành vi (Ajzen, 1991). Nó là nền tảng về
thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức, với mỗi
yếu tố dự báo có trọng số vì tầm quan trọng của nó liên quan đến hành vi và dân số
quan tâm. Theo đó, ta có thể hiểu ý định từ thiện là một suy nghĩ mà ở đó các nhân sẵn
sàng tham gia các đóng góp từ thiện hoặc các hoạt động thiện nguyện.
TPB đã được sử dụng để dự đoán ý định của các nhà tài trợ tiềm năng trong
nhiều hoạt động vì xã hội khác nhau, chẳng hạn như tình nguyện, hiến máu, hiến nội
tạng, và hiến tủy xương. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có một số lượng tương đối nhỏ
nghiên cứu đã xem xét TPB trong bối cảnh đóng góp từ thiện. Qua quá trình nghiên
cứu nhóm đã nhận thấy được sự hữu ích của mô hình này trong việc nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện cũng như những hạn chế của mô hình trong việc
nghiên cứu. Nhóm định dựa vào mô hình TPB kết hợp với các yếu tố nhân khẩu học
(Thu nhập) và các yếu tố mà nhóm tự đề xuất để thực hiện bài nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh”.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Snipes và Oswald (2010)

16
Theo Snipes và Oswald (2010) nghiên cứu về cơ quan - đặc điểm nhân khẩu học
của người tiêu dùng và dân tộc ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện được thực hiện ở
Mỹ. Áp dụng phương pháp hồi quy đa biến dựa trên 304 cỡ mẫu. Nghiên cứu này bổ
sung thêm vào cơ thể của nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực đóng góp từ
thiện để giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa hai khía cạnh này. Bài nghiên cứu này
điều tra sáu yếu tố có tác động lớn nhất đến hoạt động từ thiện cũng như mức độ ảnh
hưởng của những yếu tố này.
Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng một số các yếu tố có ảnh hưởng
khác nhau giữa các nhóm nhân khẩu học. Các tác động quản lý được thảo luận.

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch


Nguồn: Nghiên cứu của Snipes và Oswald (2010)
Nghiên cứu của Jennifer và cộng sự (2011)
Theo Jennifer và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ
thiện của các nhà tài trợ tại Hong Kong. Áp dụng mô hình SEM, hồi quy đa biến,
nghiên cứu EFA dựa trên 222 cỡ mẫu. Nghiên cứu này nhằm điều tra lý thuyết về hành
vi có kế hoạch, một mô hình phương trình cấu trúc kết hợp thái độ của cá nhân, chuẩn
mực đạo đức cá nhân và chủ quan định mức được đề xuất để đo lường giá trị trải
nghiệm của các nhà tài trợ và ý định hiến tặng. Nghiên cứu này làm nổi bật bản chất
của lý thuyết về hành vi có kế hoạch, và sau đó liên hệ nó trình ra quyết định của các
nhà tài trợ/tình nguyện viên, cung cấp một mô hình cấu trúc về hành vi từ thiện của cá
nhân và đào sâu mô hình với dữ liệu thực nghiệm từ quan điểm của các nhà tài trợ/tình
nguyện viên.
17
Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy thái độ cá nhân đối với tổ chức từ thiện, hoạt
động từ thiện và hoạt động từ thiện tác động đến cả giá trị trải nghiệm và ý định từ
thiện một cách tích cực, trong khi chuẩn mực đạo đức của cá nhân chỉ tác động đến giá
trị kinh nghiệm. Hơn nữa, nó cung cấp các hàm ý cho người gây quỹ.

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Jennifer và cộng sự (2011)
Nguồn: Jennifer và cộng sự (2011)
Nghiên cứu của Noor và cộng sự (2015)
Theo Noor và cộng sự (2015) nghiên cứu về các đặc điểm của từng nhà tài trợ để
có thể giúp xác định và mô tả dễ nhận biết các đặc điểm của từng nhà tài trợ. Bằng
phương pháp hồi quy đa biến trên 556 cỡ mẫu. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều
tra các đặc điểm của các nhà tài trợ từ thiện Malaysia và nghiên cứu tiếp nối nghiên
cứu về đặc điểm của các nhà tài trợ ở Anh, Úc, Brunei và Pakistan để phát triển sự
hiểu biết tốt hơn các yếu tố quyết định bên ngoài của nhà tài trợ Malaysia (các yếu tố
quyết định nhân khẩu học và các yếu tố quyết định nhân khẩu học xã hội) và nội tại
các yếu tố quyết định (các yếu tố quyết định tâm lý).
Điểm mạnh: Dữ liệu được thu thập từ các nhà tài trợ riêng lẻ ở khu vực miền
Trung của Malaysia bao gồm Selangor, Lãnh thổ Liên bang Kuala Lumpur, Negeri
Sembilan và Melaka. Để đo lường kết quả, phân tích nhân tố được sử dụng trong việc
phát triển và đánh giá bài kiểm tra và thang đo. Sau đó, hồi quy logistic được sử dụng
để phân tích mối quan hệ giữa biến. Về cơ bản, nó được sử dụng khi các biến phụ
thuộc có tính phân loại (nhà tài trợ / không nhà tài trợ).

18
Kết quả cho thấy tuổi, thu nhập, các yếu tố giáo dục và tôn giáo ảnh hưởng đến
hành vi quyên góp từ thiện ở Malaysia. Các phát hiện chỉ ra rằng các đặc điểm của các
nhà tài trợ khác nhau giữa mỗi quốc gia và cần có nhiều thăm dò hơn nữa trong lĩnh
vực này.

Hình 2.5: Mô hình Nghiên cứu của Noor và cộng sự (2015)
Nguồn: Noor và cộng sự (2015)
Nghiên cứu của Ranganathan và Henley (2008)
Nghiên cứu về Yếu tố quyết định việc quyên góp từ thiện: Một phương trình cấu
trúc mẫu của Ranganathan và Henley (2008) được thực hiện ở trung nam Hoa Kỳ sử
dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là EFA và CFA với dữ liệu được lấy từ 214
người.
Ưu điểm của bài nghiên cứu này là có liên quan cho các nhà nghiên cứu hàn lâm.
Vì ACO là một yếu tố quan trọng quyết định đến ý định quyên góp, mối quan hệ của
nó với các biến khác như Attad và tôn giáo có thể được nghiên cứu chi tiết. Bài nghiên
cứu đề nghị rằng các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể cân nhắc việc nghiên cứu
các biến dự báo của ACO và cách xây dựng ACO giữa những người không theo tôn
giáo. Nghiên cứu đã được thực hiện trong một khu vực địa lý, với một kích thước yêu
cầu, một loại hình từ thiện và với một sinh viên mẫu vật. Hầu hết những người được
hỏi là Christians.

19
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Ranganathan và Henley (2008)
Nguồn: Ranganathan và Henley (2008)
Nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2015)
Nghiên cứu về Quyên góp từ thiện: ý định và cư xử của Muhammad và cộng sự
(2015) được thực hiện ở Kuala Lumpur sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu
là SEM và CFA với dữ liệu được lấy từ 221 người. Mô hình TPB mở rộng đã được sử
dụng để điều tra ý định quyên góp tiền và hành vi của các nhà tài trợ sống trong một
nền văn hóa tập thể của Malaysia. Dựa theo Nghiên cứu của Hofstede (2003),
Malaysia là một xã hội theo chủ nghĩa tập thể với điểm số thấp về “Chủ nghĩa cá
nhân”. Ở đó 250 người được nhóm nghiên cứu tiếp cận tại thành phố Kuala Lampur.
Tiêu chí lấy mẫu này được sử dụng để hiểu rõ hơn về do đó, những người cho quan hệ
thay vì những người cho không thường xuyên để tránh bất kỳ sự tiêu hao nào có thể
xảy ra.
Sau khi những người tham gia vượt qua câu hỏi sàng lọc ban đầu và đồng ý tham
gia, họ được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi. Trong số 250 bảng câu hỏi được phân
phối, 221 đã được trả lại và có thể sử dụng được. Điều này dẫn đến tỷ lệ phản hồi là
88% được coi là thích hợp để thực hiện mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM) thủ
tục (Ahmad và Butt, 2012). Kích thước mẫu cũng được coi là phù hợp với các nhà
nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng một số lượng nhỏ người trả lời để điều tra ý
định và hành vi quyên góp tiền (Knowles và cộng sự, 2012).

20
Hình 2.7: Mô hình TPB mở rộng
Nguồn: Ajzen, 1991
Khung phân tích:

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2015)


Nguồn: Muhammad và cộng sự (2015)
Nghiên cứu của Madiha và Mostafa (2015)
Madiha và Mostafa vào năm 2015 đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề “Dự
đoán về Ý định từ thiện của sinh viên Đại học Ai Cập: Ứng dụng của Lý thuyết về

21
hành vi có kế hoạch”. Mục đích chính của nghiên cứu này là dự đoán ý định hành vi
của sinh viên đại học đối với các hoạt động quyên góp từ thiện ở Ai Cập, và kiểm tra
thêm ảnh hưởng tiềm tàng của cả tôn giáo và giới tính dựa trên một lý thuyết tâm lý xã
hội được công nhận rộng rãi cụ thể là: Lý thuyết Hành vi có Kế hoạch (TPB) -lý
thuyết thể hiện mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi của một người nào đó, trong đó
niềm tin được chia làm ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung và
niềm tin về sự tự chủ.
Để thực hiện nghiên cứu, các yếu tố sẽ được nghiên cứu là: thái độ (Attitude),
chuẩn mực chủ quan (Subjective Norms), kiểm soát hành vi nhận thức (PBC), tôn giáo
(Religiosity), giới tính (Gender) và ý định hành vi được đưa ra (Intention towards
charity donation).
Từ góc độ học thuật, kết quả của nghiên cứu này đã đóng góp vào tài liệu tiếp thị
xã hội, theo quan điểm của các học viên, mô hình được đề xuất có thể hỗ trợ các nhà
tiếp thị phát triển các chiến dịch tiếp thị xã hội trong các tổ chức từ thiện nhằm tạo
động lực và kích thích các nhà tài trợ, những nghiên cứu này vẫn bị giới hạn theo
những cách khác nhau như yếu tố nhân khẩu học hay địa lý

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Madiha và Mostafa (2015)

22
Nguồn: Madiha và Mostafa (2015)
Nghiên cứu của Linden (2011)
Sander van der Linden là tác giả của nghiên cứu với tựa đề “Ý định từ thiện: Đạo
đức hay xây dựng xã hội? Một lý thuyết sửa đổi về mô hình hành vi có kế hoạch”,
được thực hiện vào năm 2011 thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến với 143 người
tham dự đến từ nhiều khu vực.
Kết quả cuối cùng mà nghiên cứu này mang lại đó là ý định quyên góp cho tổ
chức từ thiện của một cá nhân tăng lên khi Attitude(thái độ) của một cá nhân trở nên
thuận lợi hơn đối với hành vi, cảm giác mạnh mẽ hơn về Perceived Behavioral Control
(khả năng kiểm soát nhận thức đối với hành vi) được thiết lập, cảm giác mạnh mẽ hơn
về Moral Norm (chuẩn mực đạo đức) đối với hành vi đó tồn tại và cuối cùng nếu Past
Behavior (hành vi trong quá khứ) thì khả năng cao hành vi đó sẽ được lặp lại.

Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Linden (2011)


Nguồn: Linden (2011)
Nghiên cứu hiện tại có một số điểm mạnh:
● Nghiên cứu hiện tại được xây dựng dựa trên nghiên cứu trước đây đã sử dụng
Lý thuyết về hành vi có kế hoạch để giải thích hành vi đóng góp từ thiện.
● Để giảm thiểu sai số đo lường và sai lệch phản hồi, thang đo nhiều mục cho tất
cả các cấu trúc đã được sử dụng, đảm bảo tính ẩn danh, một số mục được đánh giá tiêu
cực và các mục đánh giá từng cấu trúc được sắp xếp ngẫu nhiên trong toàn bộ bảng
câu hỏi.

23
● Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này đa dạng hơn so với các nghiên cứu
trước đây và thể hiện sự phân bổ cân bằng hơn những người được hỏi có tín ngưỡng
tôn giáo.
Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa những người được hỏi là khá thấp. Ngoài
ra, một nhược điểm của thiết kế hiện tại là nó không có bản chất theo chiều dọc, do đó,
không thể nghiên cứu thêm vai trò dự đoán của ý định trong hành vi từ thiện thực tế.
Nghiên cứu của Mittelman và Rojas-Méndez (2018)
Bài nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 bởi Mittelman và Rojas-Méndez.
Mục đích của bài báo này là thử nghiệm một mô hình đóng góp từ thiện mở rộng và ý
định quyên góp dựa trên Lý thuyết về Hành vi có Kế hoạch (TPB). Các yếu tố ảnh
hưởng mạnh nhất đến ý định quyên góp là hành vi trong quá khứ, chuẩn mực đạo đức
và nhận thức kiểm soát hành vi. Một số hạn chế của nghiên cứu cần quan tâm đến đó
là việc lấy mẫu cho nghiên cứu này có thể không đủ lớn và bao quát.
Để nghiên cứu ý định của việc đóng góp từ thiện, bài nghiên cứu đã lựa chọn ra
sáu biến phụ thuộc trong đó có Thái độ đối với sự đóng góp (ATD), Kiểm soát hành vi
nhận thức (PBC), Thái độ đối với việc giúp đỡ người khác (ATHO), Thái độ với với
các tổ chức từ thiện(ATC), Định mức chủ quan (SUBJ), Chuẩn mực đạo
đức(MORAL), Hành động trong quá khứ (PAST).

Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu của Mittelman và Rojas-Méndez (2018)
Nguồn: Mittelman và Rojas-Méndez (2018)

24
Dựa vào mô hình nghiên cứu trên có thể dễ dàng rút ra kết quả nghiên cứu đó tác
động đáng kể đối với ATD trong khi ATC được phát hiện là không có ý nghĩa trong
việc dự đoán ý định quyên góp. Trọng lượng β của PBC là 0,249 (p <0,01). Phân tích
sâu hơn cho thấy ảnh hưởng đáng kể chỉ đối với các chuẩn mực đạo đức . Các chuẩn
mực chủ quan được phát hiện là không có ý nghĩa trong việc dự đoán ý định quyên
tặng. Cuối cùng là PAST khi càng nhiều người trả lời đã quyên góp trong quá khứ,ý
định quyên góp của họ trong tương lai càng mạnh mẽ.
Nghiên cứu của Konrath và Handy (2017)
Nghiên cứu của Konrath và Handy (2017) về các động cơ quyên góp được thực
hiện ở Hoa Kì sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu EFA và CFA với dữ liệu
được lấy từ 753 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự đồng cảm và các hành vi
vì xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, liên quan đến việc đo lường các khía cạnh
khác nhau của sự đồng cảm, khía cạnh nhận thức và cảm xúc vì xã hội đến quyên góp
từ thiện. Động cơ tình nguyện và động cơ quyên góp liên kết với nhiều động cơ tin
cậy, vị tha, xã hội và vị kỷ cũng góp phần thúc đẩy làm các hoạt động từ thiện. Bài
nghiên cứu có cơ sở lý thuyết và hỗ trợ thực nghiệm mô hình nghiên cứu số đo rõ ràng
về độ tin cậy và tính hợp lệ của nó nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế như chưa có lí
thuyết rõ ràng. Động cơ của các nhà tài trợ phụ thuộc vào bối cảnh mà các khoản
đóng góp đang được thực hiện. Các cá nhân có thể cân nhắc lợi ích cá nhân và xã hội
hơn khi quyên góp. Một động cơ khác không được đánh giá trực tiếp trong bài báo
hiện tại là cho đi để nhận lại tạo nên hạnh phúc. Nghiên cứu sau có thể phát triển làm
mới dựa trên nghiên cứu này.

25
Hình 2.12: Khung phân tích nghiên cứu của Konrath và Handy (2017)
Nguồn: Konrath và Handy (2017)
Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2019)
Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2019) về các động cơ quyên góp được thực
hiện ở Trung Quốc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu CFA với dữ liệu được
lấy từ 632 người.Từ góc độ thực tế, các kết luận của nghiên cứu giúp phát triển khái
niệm về quyên góp huy động vốn từ cộng đồng và đóng góp cho cả người gây quỹ và
nhà cung cấp dịch vụ khi biết các yếu tố chi phối ý định đóng góp của các cá nhân.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát dữ liệu, trong đó, các vấn đề
chung liên quan đến phương pháp khảo sát cắt ngang là chắc chắn gặp phải, vì vậy
một nghiên cứu theo chiều dọc được khuyến khích trong nghiên cứu sau này. Hơn nữa,
sẽ thuyết phục hơn nếu sử dụng phương pháp chi phí - lợi ích để kiểm tra động lực của
việc tham gia quyên góp từ cộng đồng. Nghiên cứu này đã xem xét sâu hơn tài liệu về
hoạt động từ thiện trong các bối cảnh văn hóa khác nhau nhận ra rằng các cá nhân
quyên góp cho các tổ chức từ thiện chủ yếu là vì họ đạt được sự hài lòng từ cảm giác
tạo ra sự khác biệt hoặc từ hành động cho đi, để nhận được sự ca ngợi hoặc uy tín
trong xã hội hoặc bởi vì họ bị hạn chế bởi các nguyên tắc đạo đức (Andreoni, 1989).
Sự tương đồng tự nhiên giữa huy động vốn từ cộng đồng quyên góp và hoạt động từ
thiện là nền tảng lý thuyết để khám phá từng cá nhân ý định hành vi đối với huy động
vốn từ cộng đồng quyên góp.

26
Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu của Wang và cộng sự (2019)
Nguồn: Wang và cộng sự (2019)
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Vũ Hồng Phong và các cộng sự năm 2015 đã thực hiện một nghiên cứu với chủ
đề: “Nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện và khả năng gây quỹ của các tổ
chức phi chính phủ”, mục đích góp phần tạo ra một sự hiểu biết sâu và rộng hơn so với
những nghiên cứu trước đây về hoạt động từ thiện và khả năng đóng góp từ thiện của
người dân cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này,
nhóm tác giả đã chia quá trình nghiên cứu thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu
tiên nhóm tác giả sẽ phỏng vấn có ghi âm lại 105 người đang sinh sống tại Hà Nội,
Nam Định, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp. Giai đoạn này, nhóm tác giả
đã sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề để phân tích thông tin định tính. Giai
đoạn thứ hai được thực hiện với số lượng 1200 người trên 18 tuổi đồng ý tham gia và
sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo nhằm mô tả các mối liên hệ hai biến số giữa
một số yếu tố ảnh hưởng tới việc đóng góp từ thiện đã xác định ở giai đoạn 1. Sau khi
nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số yếu tố tác động đến việc thực hiện hoạt động từ
thiện của người dân bao gồm: Tính chính đáng của sự khó khăn, Niềm tin tôn giáo.
Điểm mạnh của đề tài được thể hiện ở việc mẫu nghiên cứu lớn, và được sự hỗ trợ của
các cơ quan địa phương trong việc thu thập các thông tin, nghiên cứu được thực hiện

27
gắn với tình hình cụ thể của Việt Nam. Điểm yếu của đề tài là chưa có lý thuyết rõ
ràng, chưa có mô hình nghiên cứu cụ thể để thấy được sự tác động của các yếu tố đến
biến đang cần nghiên cứu.
2.3. Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Các biến trong mô hình nghiên cứu được kết hợp từ các nghiên cứu của Jennifer
và cộng sự (2011), Muhammad và cộng sự (2015), Linden (2011), Wang và cộng sự
(2019), Mitelman và Rojas-Mendez (2018), Madiha và Mostafa (2015), Li và cộng sự
(2017), Noor và cộng sự (2015), Vũ Hồng Phong và cộng sự (2015) và Konrath, S. &
Handy, F (2017). Đây đều là những nghiên cứu phân tích ảnh hưởng đến ý định làm từ
thiện của người dân. Nói cách khác, các nghiên cứu nhóm tham khảo mô hình nghiên
cứu đó có mục đích và đối tượng tương đồng với bài nghiên cứu của nhóm đang tiến
hành. Tuy nhiên các bài nghiên cứu này có sự khác nhau về nơi tiến hành khảo sát và
nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2015) vừa nghiên cứu về ý định và cả cách cư
xử của người dân về quyên góp từ thiện, nghiên cứu của Linden (2011) về quyết định
từ thiện: đạo đức hay xây dựng xã hội, nghiên cứu Mitelman và Rojas-Mendez (2018)
về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng góp từ thiện mở rộng của các nhà tài trợ và
nghiên cứu của Vũ Hồng Phong và cộng sự (2015) về nhận thức của người dân về hoạt
động từ thiện và khả năng gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu của
Noor và cộng sự (2015) về hành vi ảnh hưởng đặc trưng đến các khoản quyên góp từ
thiện.
Sau khi xem xét các mô hình nghiên cứu và bài nghiên cứu, nhóm đã đưa ra nhận
định rằng các sự khác nhau đó đều không ảnh hưởng quá nhiều đến các biến và nhóm
đã tiến hành chọn lọc được 5 yếu tố để đưa vào bài nghiên cứu chính thức được đề
xuất với biến phụ thuộc là ý định làm từ thiện của người dân và 5 biến độc lập gồm:
(1) Hình ảnh và danh tiếng, (2) Thu nhập, (3) Chuẩn mực đạo đức, (4) Định mức chủ
quan, (5) Thái độ.
Hình ảnh và danh tiếng: Danh tiếng ở đây được hiểu là cách người khác đánh
giá về một người hoặc gia đình của họ. Người ta có thể duy trì hay thay đổi danh tiếng
của bản thân và gia đình thông qua việc duy trì hay thay đổi sự tuân thủ các kỳ vọng

28
về đóng góp từ thiện mà xã hội gán cho họ. Như một đặc trưng của lối sống cộng
đồng, người Việt Nam coi trọng việc ‘giữ gìn thể diện và các mối quan hệ’ với các
thành viên khác trong cộng đồng. Yếu tố này được nhóm đề ra từ nghiên cứu của Vũ
Hồng Phong và cộng sự (2015) về nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện và
khả năng gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ.
Giả thuyết H1: Yếu tố “Hình ảnh và danh tiếng” có ảnh hưởng tích cực đến ý
định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Thu nhập: Theo nghiên cứu của Michaela và Femida (2017) thì những người có
mức sống khá giả thì thường đóng góp nhiều vào từ thiện. Bởi vì họ thoải mái về mặt
tài chính ít lo cái ăn cái mặc và có xu hướng đóng góp cho xã hội nhiều hơn người vốn
có thu nhập bấp bênh đủ ăn họ ít nghỉ đến việc làm từ thiện. Nghiên cứu của Noor và
cộng sự (2015) đã cho thấy rằng những người giàu có sẽ thích quyên góp nhiều hơn và
ủng hộ trên các trường đại học, tổ chức nghệ thuật và bảo tàng, trong khi người nghèo
có xu hướng quyên góp cho các tổ chức tôn giáo và xã hội tổ chức từ thiện dịch vụ.
Giả thuyết H2: Yếu tố “Thu nhập” có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm từ thiện
của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Chuẩn mực đạo đức: Chuẩn mực đạo đức cá nhân, được biểu thị dưới dạng cảm
xúc cá nhân hoặc tinh thần trách nhiệm, đã được cho là một bổ sung cho Lý thuyết về
Hành vi có Kế hoạch. Trung sĩ Adrian (1999) lập luận rằng loại biến này cụ thể giải
quyết các động cơ cơ bản của cá nhân để bầu chọn ủng hộ từ thiện ở một mức độ nhất
định. Họ có thể hỗ trợ các bên liên quan lọc ra các lời kêu gọi từ thiện có khả năng là
sự phù hợp. Công bằng xã hội và nghĩa vụ là những bộ lọc quan trọng để các nhà tài
trợ lựa chọn các hoạt động phù hợp với đạo đức mà họ định mức. Yếu tố này được
nhóm xem xét và đưa vào bài nghiên cứu của nhóm vì nó đã được sử dụng trong các
nghiên cứu của Linden (2011), Jennifer và cộng sự (2011), Muhammad và cộng sự
(2015).
Giả thuyết H3: Chuẩn mực đạo đức cá nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định làm
từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Định mức chủ quan: Định mức chủ quan là nhận thức của cá nhân về xã hội, áp
lực quy chuẩn hoặc niềm tin của người khác có liên quan về việc liệu anh ta nên hoặc

29
cô ấy nên hoặc không nên thực hiện hành vi đó. Theo lý thuyết về hành vi có kế
hoạch, xã hội ảnh hưởng, chẳng hạn như chuẩn mực xã hội, tác động đến hành vi của
cá nhân dựa trên các biến liên quan đến văn hóa theo chủ nghĩa tập thể. Cá nhân những
suy nghĩ xây dựng về các chuẩn mực chủ quan là những nhận thức về liệu họ có được
anh/chị bè, gia đình và xã hội mong đợi để thực hiện các hành vi được khuyến nghị.
Yếu tố này được nhóm xem xét từ nghiên cứu của Jennifer và cộng sự (2011), Madiha
và Mostafa (2015), Mitelman và Rojas-Mendez (2018) và nhận thấy nó phù hợp với
bài nghiên cứu của nhóm.
Giả thiết H4: Yếu tố “Định mức chủ quan” có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm
từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Thái độ: Thái độ có vai trò quan trọng trong việc phân tích ý định từ thiện, thái
độ và hành vi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bài nghiên cứu của Muhammad và
cộng sự (2015), Linden (2011) chỉ ra rằng thái độ ảnh hưởng ở một mức độ nhất định
đến khả năng áp dụng một số hành vi hay ý định thực hiện hành vi. Nghiên cứu của
Mittelman và Rojas-Méndez (2018) đưa ra một quan điểm khác, đề xuất một phân tích
về thái độ thông qua niềm tin và đánh giá của người dân về việc làm từ thiện, cho rằng
ý định hành vi phụ thuộc vào thái độ đối với hành vi đó của đối tượng nghiên cứu. Yếu
tố này được nhóm xem xét từ nghiên cứu của Snipes và Oswald (2010), Muhammad
và cộng sự (2015), Linden (2011), Mitelman và Rojas-Mendez (2018) và nhận thấy nó
phù hợp với bài nghiên cứu của nhóm.
Giả thiết H5: Yếu tố “Thái độ” có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm từ thiện của
người dân thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.2. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở các mô hình đánh giá về các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện
của người dân ở các nghiên cứu trước, nhóm tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu với
5 yếu tố: (1) Hình ảnh và danh tiếng, (2) Thu nhập, (3) Chuẩn mực đạo đức, (4) Định
mức chủ quan, (5) Thái độ.
Mô hình như sau:

30
Hì
nh

2.14: Mô hình nghiên cứu đề xuất

31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỊNH TÍNH

3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

32
Nguồn: Nhóm đề xuất
Quy trình nghiên cứu được tiến hành thông qua các phương pháp như sau:
phương pháp thống kê mô tả - nghiên cứu định lượng, phương pháp Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính
thông qua phần mềm SPSS 20. Cụ thể hơn, quy trình ấy được thực hiện qua các bước:
- Xây dựng nền tảng lý thuyết: Nhóm dựa trên 2 cơ sở lí thuyết là Lý thuyết
hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch
hay lý thuyết hành vi hoạch định (The Theory of Planning Behaviour-TPB) để xây
dựng đề tài. Ngoài ra các biến trong mô hình nghiên cứu được kết hợp từ các nghiên
cứu của Jennifer và cộng sự (2011), Muhammad và cộng sự (2015), Linden (2011),
Wang và cộng sự (2019), Mitelman và Rojas-Mendez (2018), Madiha và Mostafa
(2015), Li và cộng sự (2017), Noor và cộng sự (2015), Vũ Hồng Phong và cộng sự
(2015) và Konrath, S. & Handy, F (2017).
- Đưa ra một kế hoạch sơ bộ, khái quát hóa việc nghiên cứu: Trên cơ sở các mô
hình đánh giá về các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân ở các
nghiên cứu trước, nhóm tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu với 5 yếu tố: (1) Hình
ảnh và danh tiếng, (2) Thu nhập, (3) Chuẩn mực đạo đức, (4) Định mức chủ quan, (5)
Thái độ
- Khảo sát và đưa ra các mẫu thử, dữ liệu và lọc dữ liệu: Nhóm đã khảo sát được
215 người là những người dân sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh độ
tuổi từ 18 đến 60 tuổi, trong đó có 1 vài người là sinh viên. Số lượng phiếu hợp lệ là
202 phiếu.
- Phân tích số liệu qua việc kiểm định thang đo nghiên cứu bằng nghiên cứu định
lượng (thống kê mô tả), hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA bằng phần mềm SPSS 20: Nhóm tiến hành phân tích số liệu từ kết quả khảo sát
thu được bằng nghiên cứu định lượng (thống kê mô tả), hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 20
- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy tuyến tình bằng
phần mềm SPSS 20: Nhóm tiến hành phân tích hồi quy để tìm và đưa ra kết luận về ý
định từ thiện của người dân TP.HCM sẽ ảnh hưởng bởi yếu tố nào.

33
- Đưa ra kết luận: Sau khi phân tích số liệu từ kết quả khảo sát thu được, nhóm
tiến hành tìm kiếm các biến tác động dương đến ý định từ thiện của người dân thành
phố Hồ Chí Minh.
- Viết báo cáo nghiên cứu: Nhóm tổng hợp các dữ liệu đã nghiên cứu và phân
tích để viết báo cáo kết luận về đề tài.
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Với nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng hai loại dữ liệu đó là dữ liệu sơ cấp và
dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình khảo sát, bảng câu hỏi được
tạo trên Google Forms. Mẫu nghiên cứu của nhóm được thực hiện với đối tượng
nghiên cứu là người dân thành phố Hồ Chí Minh có ý định làm từ thiện.
Ngoài dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát, nhóm còn sử dụng dữ liệu thứ cấp
được lấy từ cái bài báo cáo, các bài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định từ thiện.
3.3. Thiết kế nghiên cứu định tính
3.3.1. Lý do tiến hành thảo luận
Sự khác nhau về không gian, địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu so với
các bài nghiên cứu trước đây dẫn đến có thể thang đo được thiết lập chưa thật sự phù
hợp với bài nghiên cứu của nhóm. Chính vì vậy việc thực hiện nghiên cứu định tính để
điều chỉnh thang đo sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là vô cùng cần thiết.
3.3.2. Cách thức thực hiện thảo luận
Tiến hành thảo luận nhóm với 8 người được chia làm 2 nhóm thuộc đối tượng
nghiên cứu có độ tuổi, giới tính, khu vực, nghề nghiệp khác nhau đang làm từ thiện
hoặc có ý định làm từ thiện trong tương lai gần để đa dạng hóa ý kiến và có thể chỉnh
sửa, bổ sung mô hình thang đo các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người
dân thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.3. Dàn bài thảo luận
Nhóm tác giả đưa ra mô hình và thang đo lý thuyết về đề tài cho đối tượng thảo
luận quan sát và tiến hành đặt câu hỏi.

34
● Mô hình lý thuyết

Hình 3.2: Mô hình lý thuyết


● Thang đo lý thuyết
Trình bày ở Phụ lục 1 – Thang đo lý thuyết
● Dàn bài thảo luận nhóm
Phần 1: Chào hỏi. Giới thiệu nghiên cứu mà nhóm đang thực hiện: “Các yếu tố
tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh”
Đối tượng thảo luận là tất cả người dân sống tại thành phố Hồ Chí Minh có ý
định hoặc đã từng làm từ thiện.
Phần 2: Các câu hỏi:
Câu 1: Theo ý kiến Anh/Chị, yếu tố quan trọng nào dẫn đến ý định làm từ thiện
của người dân? Vì sao?
Câu 2: Xin Anh/Chị vui lòng cho ý kiến những điểm cần bổ sung/ chỉnh sửa/ loại
bỏ trong danh sách 5 yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố
Hồ Chí Minh.
Câu 3: Anh/Chị còn thấy yếu tố nào khác mà Anh/Chị cho là quan trọng nữa
không? Vì sao?

35
Câu 4: Xin Anh/Chị vui lòng cho ý kiến những điểm cần bổ sung/ chỉnh sửa/ loại
bỏ trong danh sách 24 yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành
phố Hồ Chí Minh? Vì sao?
3.3.4. Thang đo cho các nhân tố
Qua quá trình nghiên cứu định tính đã xem xét và thống nhất tác giả thấy không
khác gì với mô hình nghiên cứu lý thuyết đã đề ra từ ban đầu, gồm 5 yếu tố gây ảnh
hưởng đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh, từ đó hiệu chỉnh
được thang đo như sau:
Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố
Thang đo Ý định làm từ thiện

Mã hóa Thang đo Nguồn gốc

Anh/chị hay quan tâm đến những người kém may


PT1
mắn hơn mình. Konrath, S. &

Cống hiến cho mọi người và xã hội là điều quan Handy, F (2017)
PT2
trọng trong cuộc sống của anh/chị.

Anh/chị dự định sẽ quyên góp từ thiện trong thời gian Mittelman và Rojas-
PT3
tới. Méndez (2018)

Thang đo Hình ảnh và danh tiếng

Mã hóa Thang đo Nguồn gốc

AB1 Anh/chị quyên góp từ thiện để được nhiều người biết đến.

Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện mình là người có Vũ Hồng
AB2
lòng nhân ái. Phong và cộng
sự (2015)
Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận được sự ca ngợi từ
AB3
mọi người.

Tham gia gây quỹ từ thiện từ thiện rất hữu ích cho việc cải Li và cộng sự
AB4
thiện hình ảnh của anh/chị. (2017)

36
Wang và cộng
AB5 Anh/chị rất chú ý đến cách người khác nhìn anh/chị.
sự (2019)

Thang đo Thái độ

Mã hóa Thang đo gốc Nguồn gốc

Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện


Jennifer và
CD1 có danh tiếng tốt hoặc tham gia vào các hoạt động
cộng sự (2011)
tình nguyện của họ.

Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện Mittelman và


CD2 mà anh/chị quen thuộc hoặc tham gia vào các hoạt động Rojas-Méndez
tình nguyện của họ. (2018)

Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích rõ
CD3 ràng khiến anh/chị tin tưởng và nhận được sự bảo trợ của
mình.
Jennifer và
Anh/chị cho rằng hoạt động từ thiện hữu ích để giảm bớt cộng sự (2011)
một số vấn đề xã hội và đóng một vai trò quan trọng đối
CD4
với phúc lợi công cộng (ví dụ: chăm sóc sức khỏe và giáo
dục).

Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý nghĩa để Muhammad và
CD5
giúp đỡ những người gặp khó khăn. cộng sự (2015)

Thang đo Thu nhập

Mã hóa Thang đo gốc Nguồn gốc

Anh/chị nhận định rằng độ an toàn tài chính của Noor và cộng
EF1
anh/chị đủ để thực hiện các khoản quyên góp từ thiện. sự (2015)

Anh/chị có ý định quyên góp từ thiện trong tình hình Jennifer và
EF2
kinh tế phù hợp. cộng sự (2011)

37
Số tiền anh/chị làm từ thiện tỉ lệ thuận với mức thu Michaela và
EF3
nhập của anh/chị. Femida (2017)

Thang đo Chuẩn mực đạo đức

Mã hóa Thang đo gốc Nguồn gốc

Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện


GH1 hoặc hoạt động tình nguyện là biểu hiện của đạo đức
xã hội nổi bật.

Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện


Jennifer và
GH2 hoặc hoạt động tình nguyện là biểu hiện của trách
cộng sự (2011)
nhiệm xã hội.

Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện


GH3 hoặc hoạt động tình nguyện là biểu hiện của trách
nhiệm cá nhân.

Không quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện đi Mittelman và


GH4 ngược lại nguyên tắc của anh/chị Rojas-Méndez
(2018)

Thang đo Định mức chủ quan

Mã hóa Thang đo gốc Nguồn gốc

Anh/chị quyên góp hoặc tham gia các hoạt động tình Jennifer và
nguyện vì anh/chị nhận thấy đồng nghiệp và những cộng sự (2011)
KP1 người anh/chị tốt của mình cũng quyên góp hoặc tham
gia các hoạt động tình nguyện và anh/chị không thể từ
chối lời mời.

KP2 Anh/chị quyên góp vì anh/chị thấy có nhiều tiền trong


thùng quyên góp.

38
Khi đồng nghiệp và anh/chị bè của anh/chị tham gia
các hoạt động từ thiện, nếu anh/chị không tham gia,
KP3
anh/chị nghĩ rằng anh/chị có thể bị coi là hành động
xấu.

Là một người nổi tiếng trong xã hội, anh/chị sẽ tham


KP4 gia vào hoạt động từ thiện với nhiều khả năng
hơn.

3.3.5. Kết quả nghiên cứu định tính


Danh sách thành viên tham gia thảo luận (xem phụ lục số 2)
Thời gian, địa điểm thảo luận nhóm:
- Hình thức thảo luận: Online thông qua Google Meet.
- Thời gian:
+ Nhóm 1: Từ 19h45 đến 20h30 ngày 17/3/2022.
+ Nhóm 2: Từ 20h35 đến 21h20 ngày 17/3/2022.
Điều chỉnh mô hình:
Dựa trên việc tham khảo lý thuyết và lược khảo các tài liệu nghiên cứu đã được
thực hiện trước đây cũng như cuộc thảo luận 8 người dân đang sinh sống và làm việc
tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu định tính của cuộc thảo luận cho thấy
không có điều chỉnh về 5 yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Những người tham gia
thảo luận cho rằng họ đều quan tâm những yếu tố được đề ra trong mô hình dự kiến và
không cần loại bỏ hay chỉnh sửa gì. Vì vậy, mô hình nghiên cứu vẫn được giữ nguyên
như mô hình dự kiến ban đầu.
Vì vậy, ta có mô hình nghiên cứu như sau:

39
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ
Chí Minh
Điều chỉnh thang đo:
Sau quá trình nghiên cứu định tính, những người được thảo luận cho rằng cần:
Bỏ phát biểu “Anh/chị rất chú ý đến cách người khác nhìn anh/chị.” ở yếu tố
“Hình ảnh và danh tiếng” bởi vì các chuyên giá cho rằng phát biểu này lặp ý với các
phát biểu trước và nó không cần thiết.
Thay đổi phát biểu “Anh/chị nhận định rằng độ an toàn tài chính của anh/chị đủ
để thực hiện các khoản quyên góp từ thiện.” ở yếu tố “Thu nhập” thành “Anh/chị nhận
thấy mức thu nhập của mình lớn hơn chi tiêu.” vì theo một vài chuyên gia cho rằng
phát biểu giống này lặp ý với các phát biểu sau và nó không cần thiết.
Thay đổi phát biểu “Anh/chị có ý định quyên góp từ thiện trong tình hình kinh tế
phù hợp.” ở yếu tố “Thu nhập” thành “Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình ổn
định.” vì theo một vài chuyên gia cho rằng phát biểu này không hợp lí.
Thay đổi phát biểu “Số tiền anh/chị làm từ thiện tỉ lệ thuận với mức thu nhập của
anh/chị.” ở yếu tố “Thu nhập” thành “Anh/chị hài lòng với mức thu nhập hiện tại của
mình.” vì theo một vài chuyên gia cho rằng phát biểu này không hợp để đo biến thu

40
nhập.
Thay đổi từ ngữ trong phát biểu “Anh/chị cho rằng hoạt động từ thiện hữu ích để
giảm bớt một số vấn đề xã hội và đóng một vai trò quan trọng đối với phúc lợi công
cộng (ví dụ: chăm sóc sức khỏe và giáo dục).” ở yếu tố “Thái độ” thành “Đối với
anh/chị, làm từ thiện sẽ giúp giảm bớt một số vấn đề xã hội.” và chuyển từ yếu tố
“Thái độ” lên yếu tố “Định mức chủ quan” vì có ba chuyên gia cho rằng nó không hợp
lí và mang hai ý.
Thay đổi từ ngữ trong phát biểu “Anh/chị quyên góp vì anh/chị thấy có nhiều
tiền trong thùng quyên góp.” ở phát biểu “Định mức chủ quan.” thành “Anh/chị quyên
góp từ thiện vì anh/chị thấy rất nhiều người có xu hướng làm từ thiện.” vì các chuyên
gia cho rằng nghĩa của câu bị hẹp và không rõ ràng.
Bỏ từ "tham gia các hoạt động tình nguyện" trong phát biểu "Anh/chị quyên góp
hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện vì anh/chị nhận thấy đồng nghiệp và những
người anh/chị tốt của mình cũng quyên góp hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện
và anh/chị không thể từ chối lời mời." ở yếu tố "Định mức chủ quan" thành "Anh/chị
quyên góp từ thiện vì anh/chị không thể từ chối lời mời từ thiện của một người quen."
vì một vài chuyên gia cho rằng "hoạt động tình nguyện" không phù hợp với tên đề tài.
Thêm phát biểu "Anh/chị bắt đầu có suy nghĩ làm từ thiện từ hành động làm
những việc nhỏ để giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn cho đến chính
thức làm từ thiện." vào yếu tố "Ý định từ thiện" vì các chuyên gia cho rằng nó cần
thiết.
Từ đó thang đo lý thuyết được điều chỉnh thành thang đo chính thức.
Thang đo chính thức sẽ trình bày ở Phụ lục 3 – Thang đo chính thức
3.4. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Từ kết quả nghiên cứu định tính, nhóm tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức
để khảo sát định lượng.
Kích thước mẫu được xác định dựa theo yêu cầu của phân tích độ tin cậy, phân
tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến
Về phân tích độ tin cậy số liệu sau khi được xử lý thô sẽ được đưa vào kiểm định
độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo đó, việc tính toán hệ

41
số tương quan giữa biến – tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng
góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo để loại các biến rác trước khi phân tích
nhân tố. Những biến bị loại là những biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng
nhỏ hơn 0,3; tiêu chuẩn chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.
Sau khi xử lý số liệu thì vẫn tiếp sử dụng 6 nhóm nhân tố là: “Hình ảnh và danh tiếng”,
“Thu nhập”, “Chuẩn mực đạo đức”, “Định mức chủ quan”, “Thái độ” và “Ý định từ
thiện” để phân tích EFA. Với kết quả này, thang đo và bộ số liệu khá tin cậy để tiến
hành phân tích.
Đối với nhân tố khám phá EFA, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công
thức là n=5*m ( m là số biến quan sát) (Hair, Anderson, Tatham và Black 1998). Với
24 biến quan sát của nghiên cứu thì cỡ mẫu tối thiểu là 120.
Đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công
thức là n=50+8*m (m là số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Với 5 biến độc
lập của nghiên cứu thì cỡ mẫu tối thiểu là 90.
Nhóm đã tiến hành khảo sát và nhận được 202 mẫu khảo sát thỏa mãn cỡ mẫu tối
thiểu và đảm bảo độ tin cậy. Dữ liệu thu về sau khi hoàn tất chọn lọc, kiểm tra, mã hóa
và nhập liệu và làm sạch dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS.
Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng khảo sát chính thức sẽ trình bày ở Phụ lục 4

42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

4.1. Kết quả thu thập dữ liệu định lượng


- Số câu hỏi online thu về: 215
- Số hàng câu hỏi online hợp lệ: 202 (đạt 94%)
- Số hàng câu hỏi được đưa vào phân tích: 202
Nhóm đã tiến hành khảo sát online trong 2 tuần và đã hoàn thành đúng cỡ mẫu
đã đề ra ban đầu.
4.2. Thông tin về mẫu nghiên cứu
Bước đầu đầu tiên của quá trình nghiên cứu là trình bày dữ liệu thu thập được từ
quá trình khảo sát để có cái nhìn khách quan về đặc điểm của đối tượng khảo sát
(Người trên 18 tuổi và đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Bảng 4.1. Thống kê biến “Ý định từ thiện”

Ý định

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent

Valid Co 202 100.0 100.0 100.0


(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát)
Có tổng 202 người được khảo sát có ý định từ thiện, chiếm đến 100%.
Bảng 4.2. Thống kê biến “Địa chỉ”
Địa chỉ
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Thành phố
28 13.9 13.9 13.9
Thủ Đức
Quận 1 12 5.9 5.9 19.8
Valid
Quận 3 4 2.0 2.0 21.8
Quận 4 7 3.5 3.5 25.2
Quận 5 13 6.4 6.4 31.7

43
Quận 6 7 3.5 3.5 35.1
Quận 7 14 6.9 6.9 42.1
Quận 8 8 4.0 4.0 46.0
Quận 10 10 5.0 5.0 51.0
Quận 11 8 4.0 4.0 55.0
Quận 12 7 3.5 3.5 58.4
Quận Bình Tân 7 3.5 3.5 61.9
Quận
11 5.4 5.4 67.3
Bình Thạnh
Quận Gò Vấp 10 5.0 5.0 72.3
Quận
8 4.0 4.0 76.2
Phú Nhuận
Quận Tân Bình 9 4.5 4.5 80.7
Quận Tân Phú 7 3.5 3.5 84.2
Huyện
11 5.4 5.4 89.6
Bình Chánh
Huyện
6 3.0 3.0 92.6
Cần Giờ
Huyện Củ Chi 6 3.0 3.0 95.5
Huyện
4 2.0 2.0 97.5
Hóc Môn
Huyện Nhà Bè 5 2.5 2.5 100.0
Total 202 100.0 100.0
(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát)
Trong số 202 người đang có ý định từ thiện, tất cả đều đang sinh sống tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Trong đó, khu vực chiếm tỷ lệ lớn nhất là Thành phố Thủ Đức với
28 người chiếm tỷ lệ 13.9%.

44
Bảng 4.3. Thống kê biến “Độ tuổi”
Độ tuổi

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Tuổi từ 18 đến 25 102 50.5 50.5 50.5

Tuổi từ 26 đến 35 56 27.7 27.7 78.2

Valid Tuổi từ 36 đến 45 30 14.9 14.9 93.1

Tuổi từ 46 đến 60 14 6.9 6.9 100.0

Total 202 100.0 100.0

(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát)
Về độ tuổi, người tham gia khảo sát phải trên 18 tuổi và đến từ nhiều độ tuổi
khác nhau. Dựa trên kết quả có được, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm tuổi từ 18 đến 25
với 102 người và chiếm đến 50.5% tổng số người tham gia.
Bảng 4.4. Thống kê biến “Nghề nghiệp”
Nghề nghiệp
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Agency 1 .5 .5 .5

Bác sĩ 2 1.0 1.0 1.5


Ca sĩ 1 .5 .5 2.0
Chuyên viên
3 1.5 1.5 3.5
Valid logistics
Dược sĩ 1 .5 .5 4.0
Đầu tư 1 .5 .5 4.5
Giáo viên 10 5.0 5.0 9.4
IT 4 2.0 2.0 11.4

45
Kế toán 10 5.0 5.0 16.3
Kiến trúc 3 1.5 1.5 17.8
Kinh doanh 12 5.9 5.9 23.8
Kỹ sư 19 9.4 9.4 33.2
Lao động phổ
11 5.4 5.4 38.6
thông
Luật sư 1 .5 .5 39.1
Marketing 2 1.0 1.0 40.1
Mua hàng 1 .5 .5 40.6
Nhân viên
1 .5 .5 41.1
CSKH
Nhân viên phục
1 .5 .5 41.6
vụ
Nhân viên siêu
1 .5 .5 42.1
thị
Nhân viên thu
2 1.0 1.0 43.1
ngân
Nhân viên văn
19 9.4 9.4 52.5
phòng
Nội trợ 3 1.5 1.5 54.0
Quản lý 2 1.0 1.0 55.0
Shipper 2 1.0 1.0 55.9
Sinh viên 78 38.6 38.6 94.6
Tài chính ngân
3 1.5 1.5 96.0
hàng
Xe ôm công
1 .5 .5 96.5
nghệ
Thú y 1 .5 .5 97.0

46
Thực phẩm 1 .5 .5 97.5
Thực tập sinh 2 1.0 1.0 98.5
Tư vấn tài chính 1 .5 .5 99.0
Y tá 2 1.0 1.0 100.0

Total 202 100.0 100.0


(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát)
Về nghề nghiệp, nhóm khảo sát những người đến từ đa dạng các nghề khác nhau.
Trong đó, sinh viên có số lượng tham gia lớn nhất với 78 người chiếm đến 38.6%.
Ngoài ra, nhân viên văn phòng và kỹ sư cũng có số lượng lượng tham gia không nhỏ,
đều là 19 người và chiếm 9.4%.
Bảng 4.5. Thống kê biến “Thu nhập”
Thu nhập
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Dưới 5 triệu 76 37.6 37.6 37.6
Từ 5 triệu đến
38 18.8 18.8 56.4
dưới 10 triệu
Từ 10 triệu đến
40 19.8 19.8 76.2
dưới 15 triệu
Valid
Từ 15 triệu đến
32 15.8 15.8 92.1
dưới 20 triệu
Từ 20 triệu trở
16 7.9 7.9 100.0
lên
Total 202 100.0 100.0
(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát)
Nhóm người có thu nhập dưới 5 triệu chiếm phần lớn trong khảo sát cụ thể là 76
người chiếm 37.6%. Nhóm người có thu nhập 20 triệu trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, có
16 người và chiếm 7.9%.
4.3. Phân tích độ tin cậy
47
4.3.1. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Hình ảnh và danh
tiếng”
Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 4 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố
“Hình ảnh và danh tiếng”, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố
này bằng 0.921 (> 0.6).

48
Bảng 4.6. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố
“Hình ảnh và danh tiếng”
Cronbach’s Alpha=0.921
Item-Total Statistics

Scale Cronbach's
Scale Mean Corrected
Variance if Alpha if
if Item Item-Total
Item Item
Deleted Correlation
Deleted Deleted

Anh/chị quyên góp từ


thiện để được nhiều
8.75 13.093 .837 .890
người biết đến.
(HAVDT)

Anh/chị quyên góp từ


thiện để thể hiện mình là
8.49 13.266 .797 .904
người có lòng nhân ái.
(HAVDT)

Anh/chị quyên góp từ


thiện để nhận được sự ca
8.79 13.124 .816 .897
ngợi từ mọi người.
(HAVDT)

Tham gia quỹ từ thiện


rất hữu ích cho việc cải
8.57 13.400 .817 .897
thiện hình ảnh của
anh/chị.. (HAVDT)

Kết quả thu được có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.921(thang đo sử dụng sử dụng


rất tốt) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0.3 nên nhóm nhân tố này sẽ
được tiếp tục phân tích EFA ở phần tiếp theo.
4.3.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thu nhập”

49
Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 3 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Thu
nhập”, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố này bằng 0.835 (>
0.6).
Bảng 4.7. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thu nhập”
Cronbach’s Alpha=0.835
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted

Anh/chị nhận thấy 6.68 4.317 .657 .809


mức thu nhập của
mình lớn hơn chi tiêu.
(TN)

Anh/chị nhận thấy 6.68 4.287 .760 .718


rằng mức thu nhập của
mình ổn định. (TN)

Anh/chị hài lòng với 6.97 3.920 .684 .789


mức thu nhập hiện tại
của mình. (TN)

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted

50
Anh/chị cảm thấy việc 10.30 7.137 .536 .752
tham gia đóng góp từ
thiện là biểu hiện của
đạo đức xã hội nổi bật.
(CMDD)

Anh/chị cảm thấy việc 10.46 7.055 .591 .729


tham gia đóng góp từ
thiện là biểu hiện của
trách nhiệm xã hội.
(CMDD)

Anh/chị cảm thấy việc 10.69 6.156 .691 .672


tham gia đóng góp từ
thiện là biểu hiện của
trách nhiệm cá nhân.
(CMDD)

Không quyên góp tiền 11.09 5.713 .564 .754


làm từ thiện là đi
ngược lại nguyên tắc
của anh/chị. (CMDD)

Kết quả thu được có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.781(nên thang đo lường sử


dụng tốt) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0.3 nên nhóm nhân tố này
được đưa vào phân tích EFA ở phần tiếp theo.
4.3.4. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Định mức chủ quan”
Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 5 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Định
mức chủ quan”, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố này bằng
0.829.
Bảng 4.9. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố
“Định mức chủ quan”

51
Cronbach’s Alpha=0.829
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted

Anh/chị quyên góp từ 13.43 11.788 .735 .761


thiện vì anh/chị không
thể từ chối lời mời từ
thiện của một người
quen. (DMCQ)

Anh/chị quyên góp từ 13.40 11.784 .778 .748


thiện vì anh/chị thấy
rất nhiều người có xu
hướng làm từ thiện.
(DMCQ)

Khi mọi người xung 13.56 11.551 .721 .766


quanh của anh/chị làm
từ thiện, nếu anh/chị
nghĩ rằng anh/chị nghĩ
rằng anh/chị có thể bị
coi là hành động xấu.
(DMCQ)

Là một người có địa vị 12.74 14.421 .559 .813


xã hội, anh/chị sẽ
tham gia vào hoạt
động từ thiện với
nhiều khả năng hơn.

52
(DMCQ)

Đối với anh/chị làm từ 12.53 16.151 .352 .858


thiện giúp giảm bớt
một số vấn đề xã hội.
(DMCQ)

Kết quả thu được có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.829 (thang đo sử dụng sử dụng
rất tốt) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0.3 nên nhóm nhân tố này sẽ
được tiếp tục phân tích EFA ở phần tiếp theo.
4.3.5. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thái độ”
Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 4 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Thái
độ”, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố này bằng 0.793.
Bảng 4.10. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Thái độ”
Cronbach’s Alpha=0.793
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted

Anh/chị có xu hướng 12.23 4.279 .572 .763


quyên góp cho các tổ
chức từ thiện có danh
tiếng tốt.(TD)

Anh/chị có xu hướng 12.16 4.565 .638 .726


quyên góp cho các tổ
chức từ thiện mà
anh/chị quen thuộc.
(TD)

53
Hoạt động từ thiện 11.97 4.332 .674 .707
được sắp xếp hợp lý
với mục đích rõ ràng
khiến anh/chị tin
tưởng hơn. (TD)

Anh/chị cho rằng từ 11.88 4.875 .542 .771


thiện là một hoạt động
đầy ý nghĩa để giúp
đỡ những người gặp
khó khăn. (TD)

Kết quả thu được có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.793 (thang đo sử dụng sử dụng
tốt) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0.3 nên nhóm nhân tố này sẽ
được tiếp tục phân tích EFA ở phần tiếp theo.
4.3.6. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Ý định từ thiện”
Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 4 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Ý
định từ thiện”, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố này bằng
0.848.
Bảng 4.11. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Ý định từ thiện”
Cronbach’s Alpha=0.848
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted

Anh/chị hay quan tâm 11.83 4.811 .690 .806


đến những người kém
may mắn hơn mình.
(YDTT)

54
Từ thiện là một trong 12.13 4.674 .618 .839
những điều quan trọng
trong cuộc sống của
anh/chị. (YDTT)

Anh/chị dự định sẽ 11.93 4.696 .703 .799


quyên góp từ thiện
trong thời gian tới.
(YDTT)

Anh/chị mong muốn 11.80 4.578 .740 .784


được làm từ thiện.
(YDTT)

Kết quả thu được có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.848 (thang đo sử dụng sử dụng
rất tốt) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0.3 nên nhóm nhân tố này sẽ
được tiếp tục phân tích EFA ở phần tiếp theo.
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập
Chạy EFA lần 1 cho các biến X (biến độc lập)
Bảng 4.12. Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập lần 1
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.912
Adequacy.
Approx. Chi-Square 2571.824
Bartlett's Test of
df 190
Sphericity
Sig. .000

Rotated Component Matrixa

55
Component

1 2 3 4
Anh/chị quyên góp từ thiện
để được nhiều người biết .843
đến. (HAVDT)
Anh/chị quyên góp từ thiện
để thể hiện mình là người .789
có lòng nhân ái. (HAVDT)
Anh/chị quyên góp từ thiện
để nhận được sự ca ngợi từ .811
mọi người. (HAVDT)
Tham gia gây quỹ từ thiện
từ thiện rất hữu ích cho việc
.780
cải thiện hình ảnh của
anh/chị. (HAVDT)
Anh/chị nhận thấy mức thu
nhập của mình lớn hơn chi .690
tiêu. (TN)
Anh/chị nhận thấy mức thu
nhập của mình ổn định. .787
(TN)
Anh/chị hài lòng với mức
thu nhập hiện tại của mình. .745
(TN)
Anh/chị nhận thấy việc
tham gia đóng góp từ thiện
.729
là biểu hiện của đạo đức xã
hội nổi bật. (CMDD)
Anh/chị cảm thấy việc tham
.751
gia đóng góp từ thiện là
56
biểu hiện của trách nhiệm
xã hội.. (CMDD)
Anh/chị cảm thấy việc tham
gia đóng góp từ thiện là
.748
biểu hiện của trách nhiệm
cá nhân. (CMDD)
Không quyên góp tiền làm
từ thiện là đi ngược lại
.520
nguyên tắc của anh/chị.
(CMDD)
Anh/chị quyên góp từ thiện
vì anh/chị không thể từ chối
.831
lời mời từ thiện của một
người quen. (DMCQ)
Anh/chị quyên góp từ thiện
vì anh/chị thấy rất nhiều
.830
người có xu hướng làm từ
thiện. (DMCQ)
Khi mọi người xung quanh
của anh/chị làm từ thiện,
nếu anh/chi không tham
.820
gia, anh/chị nghĩ rằng
anh/chị có thể bị coi là hành
động xấu. (DMCQ)
Là một người có địa vị
trong xã hội, anh/chị sẽ
tham gia vào hoạt động từ
thiện với nhiều khả năng
hơn. (DMCQ)

Đối với anh/chị làm từ thiện .595

57
sẽ giúp giảm bớt một số vấn
đề xã hội. (DMCQ)
Anh/chị có xu hướng quyên
góp cho các tổ chức từ thiện .706
có danh tiếng tốt. (TD)
Anh/chị có xu hướng quyên
góp cho các tổ chức từ thiện
.787
mà anh/chị quen thuộc.
(TD)
Hoạt động từ thiện được
sắp xếp hợp lý với mục đích
.830
rõ ràng khiến anh/chị tin
tưởng hơn. (TD)
Anh/chị cho rằng từ thiện là
một hoạt động đầy ý nghĩa
.682
để giúp đỡ những người gặp
khó khăn. (TD)
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát)
Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương
quan với nhau (sig = 0.000), đồng thời hệ số KMO = 0.912 chứng tỏ dữ liệu dùng
phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Với kết quả Eigenvalue = 1.101 (xem phụ lục số 5), 20 biến quan sát ban đầu
được nhóm thành 4 nhân tố. Tổng phương sai trích được là 69.246%, có thể nói rằng 4
nhân tố này giải thích 69.246% biến thiên của dữ liệu.
Tuy nhiên, từ kết quả bảng Rotated Component Matrix (a) cho thấy có một biến
bị loại đó là “là một người có địa vị trong xã hội, anh/chị sẽ tham gia hoạt động từ

58
thiện với nhiều khả năng hơn (DMCQ)”. Hệ số nhân tố của biến này không nằm trong
khoảng từ 0.5 đến 1.0. Nên ta bỏ biến này cho lần phân tích nhân tố thứ 2.
Kết quả cho thấy lần chạy EFA đầu tiên có 1 biến bị loại và tiến hành chạy EFA
lần lần thứ hai.
Bảng 4.13. Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập lần 2
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .909
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2451.275
Sphericity df 171
Sig. .000

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

Anh/chị quyên góp từ thiện để được nhiều người biết


.855
đến. (HAVDT)

Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị không thể từ


.829
chối lời mời từ thiện của một người quen. (DMCQ)

Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị thấy rất nhiều


.825
người có xu hướng làm từ thiện. (DMCQ)

Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận được sự ca ngợi


.819
từ mọi người. (HAVDT)

Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện mình là người


.807
có lòng nhân ái. (HAVDT)

59
Khi mọi người xung quanh của anh/chị làm từ thiện,
nếu anh/chị không tham gia, anh/chị nghĩ rằng anh/chị .807
có thể bị coi là hành động xấu. (DMCQ)

Tham gia quỹ từ thiện rất hữu ích cho việc cả thiện
.805
hình ảnh của anh/chị. (HAVDT)

Không quyên góp tiền làm từ thiện là đi ngược lại


.538
nguyên tắc của anh/chị. (CMDD)

Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích
.838
rõ ràng khiến anh/chị tin tưởng hơn. (TD)

Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ


.801
thiện mà anh/chị quen thuộc. (TD)

Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ


.705
thiện có danh tiếng tốt. (TD)

Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý


.699
nghĩa để giúp đỡ những người gặp khó khăn. (TD)

Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là


.755
biểu hiện của trách nhiệm xã hội. (CMDD)

Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là


.748
trách nhiệm của cá nhân. (CMDD)

60
Anh/chị nhận thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là
.734
biểu hiện của đạo đức xã hội nổi bật. (CMDD)

Đối với anh/chị làm từ thiện giúp giảm bớt một số vấn
.594
đề xã hội. (DMCQ)

Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình ổn định.


.816
(TN)

Anh/chị hài lòng với mức thu nhập hiện tại của mình.
.770
(TN)

Ạnh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình lớn hơn chi
.692
tiêu. (TN)

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương
quan với nhau (sig = 0.000), đồng thời hệ số KMO = 0.909 chứng tỏ dữ liệu dùng
phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Với kết quả Eigenvalue = 1.012 (xem phụ lục số 5), 19 biến quan sát được nhóm
thành 4 nhân tố. Tổng phương sai trích được là 70.255%, có thể nói rằng 4 nhân tố này
giải thích 70.255% biến thiên của dữ liệu.
Từ kết quả bảng Rotated Component Matrix sau khi chạy EFA lần thứ hai cho
thấy không có biến nào bị loại. Các hệ số nhân tố đều nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1.0
và không có trường hợp biến nào tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau. Nên các
nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA. Nên sau khi phân
tích nhân tố thì các nhân tố độc lập này được giữ nguyên, không bị tăng thêm hay bị
giảm đi nhân tố.
Kết quả cho thấy lần chạy EFA thứ hai không có biến nào bị loại, 19 biến được
nhóm thành 4 nhân tố.
61
- Nhân tố thứ nhất: Mục đích, gồm 8 biến:
+ Anh/chị quyên góp từ thiện để nhiều người biết đến.
+ Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị không thể từ chối lời mời từ thiện của một
người quen.
+ Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị thấy rất nhiều người có xu hướng làm từ
thiện.
+ Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận được sự ca ngợi từ mọi người.
+ Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện mình là người có lòng nhân ái.
+ Khi mọi người xung quanh của anh/chị làm từ thiện nếu anh/chị không tham gia
anh/chị nghĩ rằng anh/chị có thể bị coi là hành động xấu.
+ Tham gia quỹ từ thiện rất có ích cho việc cải thiện hình ảnh của anh chị.
+ Không quyên góp tiền làm từ thiện là đi ngược lại với nguyên tắc của anh chị.
- Nhân tố thứ hai: Thái độ, gồm 4 biến:
+ Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích rõ ràng khiến anh/chị tin tưởng
hơn.
+ Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện mà anh/chị quen thuộc.
+ Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện có danh tiếng tốt.
+ Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những người gặp
khó khăn.
- Nhân tố thứ ba: Chuẩn mực đạo đức, gồm 4 biến:
+ Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm xã
hội.
+ Anh/chị nhận thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm cá
nhân.
+ Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của đạo đức xã hội
nổi bật.
+ Đối với anh/chị, làm từ thiện sẽ giúp giảm bớt một số vấn đề xã hội.
- Nhân tố thứ tư: Thu nhập, gồm 3 biến:
+ Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình ổn định.
+ Anh/chị hài lòng với mức thu nhập hiện tại của mình.

62
+ Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình lớn hơn chi tiêu.
4.4.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Bảng 4.14. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc Y

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .818

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 334.900


Sphericity
df 6

Sig. .000

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared


Loadings

Total % of Cumulative Total % of Cumulative


Variance % Variance %

1 2.761 69.019 69.019 2.761 69.019 69.019

2 .512 12.799 81.818

3 .394 9.856 91.674

4 .333 8.326 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

63
Anh/chị mong muốn được làm từ thiện. .867
(YDTT)

Anh/chị dự định sẽ quyên góp từ thiện trong .843


thời gian tới.. (YDTT)

Anh/chị hay quan tâm đến những người kém .834


may mắn hơn mình. (YDTT)

Từ thiện là một trong những điều quan trọng .776


trong cuộc sống của anh/chị. (YDTT)

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 1 components extracted.

(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với bộ dữ liệu thu thập được từ khảo sát)
Kết quả kiểm định Bartlett’s cho thấy giữa các biến trong trong tổng thể có mối
tương quan với nhau (sig = 0.000), đồng thời hệ số KMO = 0.818 chứng tỏ dữ liệu
dùng phân tích nhân tố là thích hợp và có sự tương quan giữa các biến.
Với giá trị Eigenvalue = 2.761, bốn biến quan sát ban đầu sẽ được nhóm thành 1
nhân tố. Tổng phương sai trích được là 69.019%, có thể nói rằng 4 nhân tố này giải
thích 69.019% biến thiên của dữ liệu.
Thực hiện phân phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc Y, mặc dù đã tích chọn
phép quay nhưng kết quả output không có ma trận xoay mà chỉ nhận dòng thông báo.
Điều này xảy ra khi EFA chỉ trích được một nhân tố duy nhất từ các biến quan sát đưa
vào. Lúc này, việc đọc kết quả sẽ dựa vào bảng ma trận chưa xoay bảng là Component
Matrix.
Kết quả là 4 biến được nhóm thành 1 nhân tố - Ý định từ thiện, gồm 4 biến:
Anh/chị mong muốn được làm từ thiện, Anh/chị sẽ quyên góp từ thiện trong thời gian
tới, Anh/chị hay quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình, Từ thiện là một
một trong những điều quan trọng trong cuộc sống của anh/chị.
4.5. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu:

64
Dựa trên kết quả phân tích EFA, thang đo những yếu tố tác động đến ý định từ
thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh còn lại 19 biến đo lường quan sát 4 nhân
tố:

Thang đo điều chỉnh

Nhân tố 1: Mục đích

Anh/chị quyên góp từ thiện để được Không quyên góp tiền làm từ thiện là đi
nhiều người biết đến. ngược lại nguyên tắc của anh/chị.

Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị
mình là người có lòng nhân ái. không thể từ chối lời mời từ thiện của
một người quen.

Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị
được sự ca ngợi từ mọi người. thấy rất nhiều người có xu hướng làm từ
thiện.

Tham gia gây quỹ từ thiện từ thiện rất Khi mọi người xung quanh của anh/chị
hữu ích cho việc cải thiện hình ảnh của làm từ thiện, nếu anh/chị không tham
anh/chị. gia, anh/chị nghĩ rằng anh/chị có thể bị
coi là hành động xấu.

Nhân tố 2: Thái độ

Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý
tổ chức từ thiện có danh tiếng tốt. với mục đích rõ ràng khiến anh/chị tin
tưởng hơn.

Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt
tổ chức từ thiện mà anh/chị quen thuộc. động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những
người gặp khó khăn.

Nhân tố 3: Chuẩn mực đạo đức

65
Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng
góp từ thiện là biểu hiện của đạo đức xã góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm
hội nổi bật. cá nhân.

Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng Đối với anh/chị, làm từ thiện sẽ giúp
góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm giảm bớt một số vấn đề xã hội.
xã hội.

Nhân tố 4: Thu nhập

Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của
mình lớn hơn chi tiêu. mình ổn định.

Anh/chị hài lòng với mức thu nhập hiện


tại của mình.

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đã hoàn thành


Do đó mô hình được điều chỉnh lại cho phù hợp với các nghiên cứu tiếp theo
H1+: Mục đích
H2+: Thái độ
H3+: Chuẩn mực đạo đức
H4+: Thu nhập
4.6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến bội
Bảng 4.15. Kết quả phân tích tương quan tuyến tính Correlations

66
Correlations

Mục Thái Chuẩn Thu Ý định từ


đích độ mực đạo nhập thiện
đức

Mục đích Pearson 1 .150* .494** .647** .243**


Correlation

Sig. (2- .034 .000 .000 .000


tailed)

N 202 202 202 202 202

Thái độ Pearson .150* 1 .365** .349** .437**


Correlation

Sig. (2- .034 .000 .000 .000


tailed)

N 202 202 202 202 202

Chuẩn mực Pearson .494** .365** 1 .442** .555**


đạo đức Correlation

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 202 202 202 202 202

Thu nhập Pearson .647** .349** .442** 1 .345**


Correlation

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 202 202 202 202 202

67
Ý định từ Pearson .243** .437** .555** .345** 1
thiện Correlation

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 202 202 202 202 202

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với dữ liệu thu thập từ khảo sát)
Tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1, với sig < 0.05 nghĩa là 4 biến
độc lập X1 (Mục đích), X2 (Thái độ), X3 (Chuẩn mực đạo đức), X4 (Thu nhập) có
tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Y (Ý định từ thiện của người dân TP.HCM).
Giá trị r đều dương cho thấy sự tương quan của 4 yếu tố đều tỉ lệ thuận với ý định từ
thiện của người dân TP.HCM
Từ 4 nhân tố của mô hình đã điều chỉnh trên, tác giả lưu các biến của cùng một nhân
tố vào một biến mới đại diện cho mỗi nhân tố bằng cách tính trung bình cộng. Phương
trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố và ý định từ thiện của người
dân TP.HCM như sau:
Y =o+1 X 1+ 2 X 2+3 X 3+ 4 X 4
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc thể hiện ý định từ thiện của người dân TP.HCM
β o , 1, 2 , 3 , 4: các biến độc lập theo thứ tự: mục đích, thái độ, chuẩn mực đạo đức, thu
nhập
Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi quy bội

Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method

68
1 Thu nhập, thái độ, chuẩn . Enter
mực đạo đức, mục đíchb

a. Dependent Variable: ý định từ thiện

b. All requested variables entered.

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .616a .380 .367 .56031

a. Predictors: (Constant), thu nhập, thái độ, chuẩn mực đạo đức, mục đích

ANOVAa

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

1 Regression 37.828 4 9.457 30.123 .000b

Residual 61.848 197 .314

Total 99.676 201

a. Dependent Variable: ý định từ thiện

b. Predictors: (Constant), thu nhập, thái độ, chuẩn mực đạo đức, mục đích

Coefficientsa

Model Unstandardized Standar t Sig. Collinearity


Coefficients dized Statistics
Coefficie

69
nts

Std. Tolera
B Beta VIF
Error nce

1 (Constant) 1.229 .266 4.618 .000

Mục đích -.064 .051 -.100 -1.263 .208 .507 1.972

Thái độ .247 .065 .241 3.811 .000 .791 1.265

Chuẩn .439 .065 .463 6.726 .000 .665 1.504


mực đạo
đức

Thu nhập .087 .056 .121 1.545 .124 .513 1.948

a. Dependent Variable: ý định từ thiện

(Nguồn tác giả xử lý thông qua SPSS với dữ liệu thu thập từ khảo sát)
Qua quan sát ta thấy Sig. của biến Mục đích bằng 0.318 > 0.05, tiến hành chạy lại
hồi quy lần 2 loại biến Mục đích.
Bảng 4.17. Phân tích hồi quy lần 2
Variables Entered/Removed
Mod Variables Entered Variables Method
el Removed
Thu nhập, thái độ, chuẩn mực đạo
1 . Enter
đức
a. Dependent Variable: ý định từ thiện
b. All requested variables entered.
Model Summary
Mode R R Adjusted R Std. Error of the
l Square Square Estimate
1 .612a .374 .365 .56115

70
a. Predictors: (Constant), thu nhập, thái độ, chuẩn mực đạo đức
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 37.328 3 12.443 39.514 .000b
1 Residual 62.348 198 .315
Total 99.676 201
a. Dependent Variable: ý định từ thiện
b. Predictors: (Constant), Thu nhập, thái độ, chuẩn mực đạo đức

Coefficientsa

Standardize
Unstandardized Collinearity
d
Coefficients Statistics
Coefficients
Model t Sig.

Std. Toler
B Beta VIF
Error ance

(Constant) 1.220 .266 4.578 .000

Thái độ .264 .064 .256 4.138 .000 .823 1.215

1 Chuẩn mực
.411 .061 .433 6.690 .000 .754 1.326
đạo đức

Thu nhập .046 .046 .064 1.001 .318 .764 1.309

a. Dependent Variable: Ý định từ thiện

Qua quan sát ta thấy Sig. của biến Thu nhập bằng 0.318 > 0.05, tiến hành chạy lại hồi
quy lần 3 loại biến Thu nhập.

71
Bảng 4.18. Phân tích hồi quy lần 3

Variables Entered/Removed

Model Variables Variables Method


Entered Removed

1 Chuẩn mực đạo . Enter


đức, thái độ

a. Dependent Variable: ý định từ thiện

b. All requested variables entered.

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .609 .371 .365 .56115

a. Predictors: (Constant), chuẩn mực đạo đức, thái độ

ANOVA

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

1 Regression 37.012 2 18.506 58.769 .000b

Residual 62.664 199 .315

Total 99.676 201

a. Dependent Variable: ý định từ thiện

b. Predictors: (Constant), chuẩn mực đạo đức, thái độ

72
Coefficients

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics

B Std. Beta Toler VIF


Error ance

1 (Constant) 1.236 .266 4.646 .000

Thái độ .278 .062 .270 4.477 .000 .867 1.154

Thuẩn mực .433 .057 .456 7.558 .000 .867 1.154


đạo đức

a. Dependent Variable: ý định từ thiện

73
Sau 3 lần chạy hồi quy tuyến tính bội thì Sig. của cả 2 biến còn lại bằng 0.00 <
0.05, mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng đã phù hợp với dữ liệu.
Sau khi chạy hồi quy bội với phương pháp dựa vào một lượt (Enter), ta có R 2=
0.371 và R2 hiệu chỉnh = 0.365. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với
tập dữ liệu là 36.5%. Nói cách khác, khoảng 36.5% sự khác biệt của mức độ khảo sát
có thể giải thích bởi sự khác biệt giữa 2 thành phần trong mô hình nghiên cứu điều
chỉnh.
Qua quan sát hệ số β chuẩn hóa ta thấy chỉ có 2 yếu tố có mối quan hệ tuyến tính
với ý định từ thiện của người dân TP.HCM với Sig r < 0.05.
Phương trình hồi quy bội được xác định:
Y= 1.236 + 0.278X2 + 0.433X3
Nghĩa là ý định từ thiện của người dân TP.HCM = 1.236 + 0.278 (thái độ) + 0.433
(chuẩn mực đạo đức)
Cả 2 biến độc lập trong phương trình hồi quy bội đều có ảnh hưởng đáng kể đến
biến phụ thuộc (với ý nghĩa sig < 0.05). Hệ số thái độ và chuẩn mực đạo đức mang hệ
số dương khẳng định 2 yếu tố tỉ lệ thuận với ý định từ thiện của người dân TP.HCM.
Đồng thời 0.433 là hệ số lớn nhất nên yếu tố “chuẩn mực đạo đức” có tác động nhiều
nhất.
Từ kết quả phân tích trên, ta thấy được ý định từ thiện của người dân TP. HCM bị
ảnh hưởng bởi 2 yếu tố thái độ ( β = 0.278) và chuẩn mực đạo đức ( β = 0.433).

74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận


Tại Việt Nam, một đất nước với truyền thống tương thân tương ái thì việc từ
thiện diễn ra ở khắp nơi. Thể hiện rõ nhất vào những đợt thiên tai hằng năm ở miền
Trung và gần đây là đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng
tình dân tộc, nghĩa đồng bào với nhiều hành động rất đáng quý, đáng trân trọng thể
hiện lòng yêu thương giữa con người với con người. Theo thống kê của Tổng cục
thống kê về tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều chung cả nước năm 2020 là 4,8%, một
con số không nhỏ. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 theo
giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu
vực. Phong trào “người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm
việc thiện” đã được dấy lên từ quyên góp hỗ trợ người dân ở vùng bão lũ hay người bị
mất việc làm, không có thu nhập, bị đói ăn, hoàn cảnh bất hạnh, người già neo đơn,....
Hoạt động từ thiện của người dân không chỉ xuất hiện trong bối cảnh thiên tai, dịch
bệnh mà còn trong đời sống thường ngày. Việc khảo sát ý định từ thiện của người dân
thành phố Hồ Chí Minh với đủ các quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh và người
thuộc nhiều tầng lớp, làm nhiều nghề khác nhau giúp cho khảo sát đạt được số liệu
đáng tin cậy hơn.
Với nguồn nhân lực và thời gian có hạn nên nhóm quyết định khảo sát online
trong 2 tuần. Nhóm đã khảo sát được 215 người là những người dân sinh sống và làm
việc tại thành phố Hồ Chí Minh độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, trong đó có 1 vài người là
sinh viên. Số lượng phiếu hợp lệ là 202 phiếu. Nhóm sử dụng phối hợp phương pháp
định tính và định lượng.
Sau khi chạy hồi quy bội với phương pháp dựa vào một lượt (Enter), ta có R 2=
0.371 và R2 hiệu chỉnh = 0.365. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với
tập dữ liệu là 36.5%.
Qua phân tích nhóm nhận có 2 biến là “Thái độ” và “Chuẩn mực đạo đức” tác
động dương đến ý định từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Biến “Chuẩn mực đạo đức” là nhân tố có tác động lớn nhất đến ý định từ thiện
của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ việc đánh giá giá trị của thang đo thông

75
qua phân tích nhân tố EFA, nhân tố này được hình thành bởi 4 biến quan sát, bao gồm:
(1) Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của đạo đức xã hội
nổi bật, (2) Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách
nhiệm xã hội, (3) Anh/chị nhận thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của
trách nhiệm cá nhân, (4) Đối với anh/chị, làm từ thiện sẽ giúp giảm bớt một số vấn đề
xã hội. Điều này cho thấy nhóm đối tượng khảo sát làm từ thiện vì chuẩn mực đạo đức
của các cá nhân trong xã hội.
Biến “Thái độ” có tác động đến ý định từ thiện của người dân tại thành phố Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên, tác động này yếu hơn so với “Chuẩn mực đạo đức”. Sau khi
đánh giá giá trị của thang đo thông qua phân tích nhân tố EFA, “Thái độ” được hình
thành bởi 4 biến quan sát, bao gồm: (1) Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ
chức từ thiện có danh tiếng tốt, (2) Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ
thiện mà anh/chị quen thuộc, (3) Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích
rõ ràng khiến anh/chị tin tưởng hơn, (4) Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt động
đầy ý nghĩa để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Điều này cho thấy thái độ của mỗi
người đối với việc làm từ thiện có liên quan đến ý định làm từ thiện.
5.2. Kiến nghị
Dựa vào kết quả mô hình nghiên cứu, nhóm có đề xuất các kiến nghị như sau:
- Thứ nhất là tăng chuẩn mực đạo đức
Đây là yếu tố khi phân tích mô hình cho thấy có tác động mạnh mẽ đến ý định từ
thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh
Biểu hiện của đạo đức xã hội, trách nhiệm xã hội hay trách nhiệm và nguyên tắc
cá nhân đều là những nhân tố mà người dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét kỹ
lưỡng trước khi đưa ra quyết định từ thiện.
Các cơ quan chức năng cần phát huy vai trò “cầu nối” trong các hoạt động từ
thiện, kêu gọi sự chung tay góp sức của các tổ chức, nhà hảo tâm, mạnh thường quân
và nhân dân tham gia giúp đỡ những người nghèo, người dễ bị tổn thương, người yếu
thế…., để người dân thấy được tầm quan trọng của trách nhiệm của bản thân đối với
việc cải thiện chất lượng xã hội.
- Thứ hai là tăng thái độ

76
Việc tăng yếu tố thái độ không chỉ có tác động mang tính chất nhất thời đối với ý
định từ thiện của người dân mà còn có tác động lâu dài đặc biệt là đối với các tổ chức
từ thiện trong việc xây dựng niềm tin khi người dân quyết định lựa chọn.
Các cơ quan tổ chức từ thiện cần có sự minh bạch trong việc sử dụng tài chính,
sử dụng các phương thức như đồng bộ hóa dữ liệu, đổi mới công nghệ để quản lý các
hoạt động. Trong quá trình tiến hành cần có sự điều phối nhịp nhàng, quy trình rõ
ràng, phối hợp chặt chẽ, tiếp nhận những đóng góp từ phía người dân để cải thiện chất
lượng của tổ chức.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Khi thực hiện nghiên cứu này, nhóm nhận thấy một số hạn chế sau:
- Do thời gian chỉ có 2 tuần và nhóm không đủ kinh phí đi lại nên đã thực hiện
100% khảo sát online, việc này khiến cho dữ liệu thu thập được có độ tin cậy không
cao vì nhóm không kiểm soát được nhóm người thực hiện khảo sát.
- Qua chạy hồi quy bội với phương pháp dựa vào một lượt (Enter), thu được R 2=
0.371 và R2 hiệu chỉnh = 0.365, nghĩa là mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với
ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được chỉ có 36.5% biến thiên của biến phụ thuộc
Y, khá thấp so với tiêu chuẩn R 2 > 0.5 về các đề tài liên quan đến vấn đề các yếu ảnh
hưởng.
Trên cơ sở đó hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng kích thước mẫu nghiên
cứu, mở rộng phạm vi nghiên cứu để có những so sánh về ý định từ thiện của người
dân các địa phương. Ở hướng nghiên cứu tiếp theo nên kéo dài thời gian nghiên cứu
lên 1-2 tháng, tập trung vào khảo sát trực tiếp nhằm kiểm soát được số lượng cũng như
chất lượng người khảo sát. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu mới nên tìm kiếm, nghiên
cứu thêm nhiều bài nghiên cứu khoa học khác có liên quan và mời thêm nhiều chuyên
gia hơn để có thêm ý kiến mới đưa vào mô hình nhiều yếu tố tác động đến ý định từ
thiện của người dân hơn. Từ đó xây dựng giải pháp cụ thể và hoàn chỉnh nhằm xây
dựng các tổ chức từ thiện hoạt động minh bạch, rõ ràng, nâng cao tinh thần từ thiện
của người dân.

77
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS.
2. Vũ Hồng Phong, Hoàng Anh Dũng, Lê Quang Bình, Phạm Thanh Trà, 2015.
Nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện và khả năng gây quỹ của các tổ chức
phi chính phủ. Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường.
Tiếng Anh
1. Adrian Sargeant. Charitable Giving: Towards a Model of Donor Behavior.
Journal of Marketing Management, 1999, 15(4), 215-238.
2. Ajzen I, Madden TJ. Prediction of goal-directed behavior: attitudes, intention
and perceived behavioral control. J Experimental Social Psychology 1986, 22, 453-
474.
3. Ajzen I. The theory of planned behavior. Organization Behavior and Human
Decision Processes, 1991, 50, 179-211.
4. Fishbein M., Ajzen I. Belief, attitude, intention, and behavior: An Introduction
to theory and research. Addison-Wesley Pub. Co. 1975.
5. J. Steven Ott. What's new in nonprofit management? 1991, 2(1), 79–88.
6. Janis L. France, Christopher R. France, Lina K, Himawan, 2007. A path
analysis of intention to re-donate among experienced blood donors: an extension of the
theory of planned behavior. Transfusion, 2007, 47, 1006-1013.
7. Jennifer C. Y. Ng, Kin Keung Lai, Yanhui Chen, 2011. Individual’s Charity
Intention in Hong Kong: An Empirical Study on Charitable Behavior. 2011 Fourth
International Joint Conference on Computational Sciences and Optimization, 436-440.
8. Konrath S., Handy F., 2017. Running head: motived: Motives to donate. The
Development and Validation of the Motives to Donate Scale, Nonprofit and Voluntary
Sector Quarterly. 2-26.
9. Linder S., 2011. Charitable Intent: A Moral or Social Construct? A Revised
Theory of Planned Behavior Model. Curr Psychol (2011), 30, 355–374.

79
10. Madiha and Mostafa, 2015. Predictors of Egyptian University Students’
Charitable Intentions: Application of the Theory of Planned Behavior. International
Journal of Business and Social Science Vol, 6, No. 8, 204-215.
11. Marko, S. (2019). Revisiting Hair Et al.’s Multivariate Data Analysis: 40 Years
Later. The Great Facilitator, Reflections on the Contributions of Joseph F. Hair, Jr. to
Marketing and Business Research, 01, 113-119.
12. Mittelman and Rojas-Méndez, 2018. Why Canadians give to charity: an
extended theory of planned behavior model. International Journal of Publicity and
Nonprofit Marketing.
13. Muhammad K., Syamsulang S., Azizah H., 2015. Charity donation: intentions
and behavior. Marketing Intelligence & Planning, 90-102.
14. Noor A. H. B. M., Nurul A. M. I., Hamidah M. I., Hasan B. B., Arifin B. M. S.,
Abdul R. B. R., 2015. Characteristic Affecting Charitable Donations Behavior:
Empirical Evidence from Malaysia. Procedia Economics and Finance, 31, 563-572.
15. Robin L. Snipes and Sharon L. Oswald, 2010. Charitable giving to not-for-
profit organizations: factors affecting donations to non-profit organizations. Innovative
Marketing, Volume 6, Issue 1, 2010.
16. S. K. Ranganathan and W. H. Henley, 2008. Determinants of charitable
donation intentions: A structural equation model. International Journal of Nonprofit
and Voluntary Sector Marketing, 13, 1-11.
17. Tao Wang, Yalan Li, Minghui Kang, Haichao Zheng, 2019. Exploring
individuals’ behavioral intentions toward donation crowdfunding: evidence from
China. Industrial Management & Data Systems, Vol. 119 No. 7,1515-1534.

80
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thang đo lý thuyết


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Thang đo lý thuyết)
* Hình ảnh và danh tiếng
1. Anh/chị quyên góp từ thiện để được nhiều người biết đến.
2. Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện mình là người có lòng nhân ái.
3. Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận được sự ca ngợi từ mọi người.
4. Tham gia gây quỹ từ thiện rất hữu ích cho việc cải thiện hình ảnh của anh/chị.
5. Anh/chị rất chú ý đến cách người khác nhìn anh/chị.
* Thu nhập
1. Anh/chị nhận định rằng độ an toàn tài chính của anh/chị đủ để thực hiện các
khoản quyên góp từ thiện.
2. Anh/chị có ý định quyên góp từ thiện trong tình hình kinh tế phù hợp.
3. Số tiền anh/chị làm từ thiện tỉ lệ thuận với mức thu nhập của anh/chị.
* Chuẩn mực đạo đức
1. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của đạo đức xã hội
nổi bật.
2. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm
xã hội.
3. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm cá
nhân.
4. Không quyên góp tiền làm từ thiện là đi ngược lại nguyên tắc của anh/chị.
* Định mức chủ quan
1. Anh/chị quyên góp hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện vì anh/chị nhận thấy
đồng nghiệp hay những người anh/chị tốt của mình cũng quyên góp hoặc tham gia
các hoạt động tình nguyện và anh/chị không thể từ chối lời mời.
2. Anh/chị quyên góp vì anh/chị thấy có nhiều tiền trong thùng quyên góp.
3. Khi mọi người xung quanh của anh/chị làm từ thiện, nếu anh/chị không tham gia,
anh/chị nghĩ rằng anh/chị có thể bị coi là hành động xấu.
4. Là một người nổi tiếng trong xã hội, anh/chị sẽ tham gia vào hoạt động từ thiện
với nhiều khả năng hơn.
* Thái độ
1. Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện có danh tiếng tốt.
2. Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện mà anh/chị quen thuộc.
3. Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích rõ ràng khiến anh/chị tin
tưởng hơn.
4. Anh/chị cho rằng hoạt động từ thiện hữu ích để giảm bớt một số vấn đề xã hội và
đóng một vai trò quan trọng đối với phúc lợi công cộng (ví dụ: chăm sóc sức khỏe
và giáo dục).
5. Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những người
gặp khó khăn.
* Ý định từ thiện
1. Anh/chị hay quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình.
2. Từ thiện là một trong những điều quan trọng trong cuộc sống của anh/chị.
3. Anh/chị dự định sẽ quyên góp từ thiện trong thời gian tới.
4. Anh/chị mong muốn được làm từ thiện.
Phụ lục 2: Danh sách thành viên tham gia thảo luận
- Danh sách 4 thành viên tham gia thảo luận của nhóm 1:

STT Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp Khu vực Thu nhập

1 Nguyễn Lê Minh Hiến 26 Kỹ sư IT Quận 2 15.000.000đ

Nhân viên
Quận Bình
2 Võ Thị Hồng Duyên 30 Sales và 14.000.000đ
Thạnh
Marketing

Ngôn ngữ
3 Lê Minh Quang 25 Quận 12 14.000.000đ
nhật
Nhân viên Quận Thủ
4 Đào Diễm Quỳnh 22 10.000.000đ
văn phòng Đức

- Danh sách 4 thành viên tham gia thảo luận của nhóm 2:

STT Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp Khu vực Thu
nhập

1 Võ Thanh Bình 63 Chủ tiệm Quận 9 22.000.


photocopy 000đ

2 Trần Thị Bích Ngọc 22 Thực tập sinh Quận Thủ Đức 7.000.0
00đ

3 Võ Duy Tâm 25 Kĩ sư điện Quận 9 10.000.


000đ

4 Ngô Quốc Huy 20 Sinh viên Quận Thủ Đức 5.000.0


00đ

Phụ lục 3: Thang đo chính thức


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
* Hình ảnh và danh tiếng
1. Anh/chị quyên góp từ thiện để được nhiều người biết đến.
2. Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện mình là người có lòng nhân ái.
3. Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận được sự ca ngợi từ mọi người.
4. Tham gia gây quỹ từ thiện từ thiện rất hữu ích cho việc cải thiện hình ảnh của
anh/chị.
* Thu nhập
1. Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình lớn hơn chi tiêu.
2. Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình ổn định.
3. Anh/chị hài lòng với mức thu nhập hiện tại của mình.
* Chuẩn mực đạo đức
1. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của đạo đức xã hội
nổi bật.
2. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm xã
hội.
3. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm cá
nhân.
4. Không quyên góp tiền làm từ thiện là đi ngược lại nguyên tắc của anh/chị.
* Định mức chủ quan
1. Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị không thể từ chối lời mời từ thiện của một
người quen.
2. Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị thấy rất nhiều người có xu hướng làm từ
thiện.
3. Khi mọi người xung quanh của anh/chị làm từ thiện, nếu anh/chị không tham gia,
anh/chị nghĩ rằng anh/chị có thể bị coi là hành động xấu.
4. Là một người có địa vị trong xã hội, anh/chị sẽ tham gia vào hoạt động từ thiện với
nhiều khả năng hơn.
5. Đối với anh/chị, làm từ thiện sẽ giúp giảm bớt một số vấn đề xã hội.
* Thái độ
1. Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện có danh tiếng tốt.
2. Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện mà anh/chị quen thuộc.
3. Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích rõ ràng khiến anh/chị tin
tưởng hơn.
4. Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những người gặp
khó khăn.
* Ý định từ thiện
1. Anh/chị hay quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình.
2. Từ thiện là một trong những điều quan trọng trong cuộc sống của anh/chị.
3. Anh/chị dự định sẽ quyên góp từ thiện trong thời gian tới.
4. Anh/chị mong muốn được làm từ thiện.
* Hình ảnh và danh tiếng
1. Anh/chị quyên góp từ thiện để được nhiều người biết đến.
2. Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện mình là người có lòng nhân ái.
3. Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận được sự ca ngợi từ mọi người.
4. Tham gia gây quỹ từ thiện từ thiện rất hữu ích cho việc cải thiện hình ảnh của
anh/chị.
* Thu nhập
1. Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình lớn hơn chi tiêu.
2. Anh/chị nhận thấy mức thu nhập của mình ổn định.
3. Anh/chị hài lòng với mức thu nhập hiện tại của mình.
* Chuẩn mực đạo đức
1. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của đạo đức xã hội
nổi bật.
2. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm xã
hội.
3. Anh/chị cảm thấy việc tham gia đóng góp từ thiện là biểu hiện của trách nhiệm cá
nhân.
4. Không quyên góp tiền làm từ thiện là đi ngược lại nguyên tắc của anh/chị.
* Định mức chủ quan
1. Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị không thể từ chối lời mời từ thiện của một
người quen.
2. Anh/chị quyên góp từ thiện vì anh/chị thấy rất nhiều người có xu hướng làm từ
thiện.
3. Khi mọi người xung quanh của anh/chị làm từ thiện, nếu anh/chị không tham gia,
anh/chị nghĩ rằng anh/chị có thể bị coi là hành động xấu.
4. Là một người có địa vị trong xã hội, anh/chị sẽ tham gia vào hoạt động từ thiện với
nhiều khả năng hơn.
5. Đối với anh/chị, làm từ thiện sẽ giúp giảm bớt một số vấn đề xã hội.
* Thái độ
1. Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện có danh tiếng tốt.
2. Anh/chị có xu hướng quyên góp cho các tổ chức từ thiện mà anh/chị quen thuộc.
3. Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích rõ ràng khiến anh/chị tin
tưởng hơn.
4. Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những người gặp
khó khăn.
* Ý định từ thiện
1. Anh/chị hay quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình.
2. Từ thiện là một trong những điều quan trọng trong cuộc sống của anh/chị.
3. Anh/chị dự định sẽ quyên góp từ thiện trong thời gian tới.
4. Anh/chị mong muốn được làm từ thiện.
Phụ lục 4: Bảng khảo sát chính thức
KHẢO SÁT “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN CỦA
NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Kính chào anh chị, nhóm chúng em, hiện đang là sinh viên năm hai trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, nhóm đang thực hiện đề tài nghiên cứu về
“Các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh”.
Nhóm chúng em mong nhận được sự hỗ trợ của Anh/chị bằng việc trả lời những
câu hỏi kèm theo sau. Dữ liệu thu thập được sẽ chỉ phục vụ cho việc kiểm tra những
giả thuyết nghiên cứu được đặt ra. Nhóm cam đoan với Anh/chị rằng thông tin trình
bày kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ở dạng thống kê, nhằm mục đích nghiên cứu cho đề tài
của nhóm.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị.
THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Có 6 nhóm yếu tố được phỏng đoán sẽ tác động đến ý định làm từ thiện của người
dân thành phố Hồ Chí Minh được nhóm liệt kê trong bảng sau đây.
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến bản thân
mình thế nào bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp nhất, theo thang điểm từ 1 đến 5 như
sau:
Bảng 1. Bảng thang điểm

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không Không đồng Đồng ý một Đồng ý Hoàn toàn đồng
đồng ý ý phần ý

Bảng 2. Bảng câu hỏi khảo sát

STT Ký hiệu Câu hỏi 1 2 3 4 5

Hình ảnh và danh tiếng

1 HD1 Anh/chị quyên góp từ thiện để được


nhiều người biết đến.

2 HD2 Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện


mình giàu có.

3 HD3 Anh/chị quyên góp từ thiện để thể hiện


mình giàu có.

4 HD4 Anh/chị quyên góp từ thiện để nhận


được sự ca ngợi từ mọi người.

Thu nhập

5 TN1 Anh/chị sẵn sàng quyên góp từ thiện khi


tình hình kinh tế của anh/chị ổn định.

6 TN2 Anh/chị nhận định rằng mức thu nhập


của mình lớn hơn chi tiêu.

7 TN3 Anh/chị có tiền để dành.

Chuẩn mực đạo đức

8 CM1 Anh/chị cho rằng từ thiện là một hoạt


động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những
người gặp khó khăn.

9 CM2 Anh/chị cho rằng hoạt động từ thiện hữu


ích để giảm bớt một số vấn đề xã hội (ví
dụ: chăm sóc sức khỏe và giáo dục)

10 CM3 Anh/chị cho rằng hoạt động từ thiện


đóng một vai trò quan trọng đối với
phúc lợi công cộng.

11 CM4 Anh/chị nghĩ rằng quyên góp hoặc tình


nguyện giúp anh/chị giúp đỡ những
người cần.

12 CM5 Đóng góp hoặc tham gia vào các hoạt


động tình nguyện làm cho anh/chị cảm
thấy xã hội ấm áp tình người.

Định mức chủ quan

13 ĐM1 Anh/chị quyên góp hoặc tham gia vào


các hoạt động tình nguyện vì anh/chị tìm
thấy đồng nghiệp của mình và anh/chị
bè cũng quyên góp hoặc tham gia các
hoạt động tình nguyện và anh/chị không
thể từ chối lời mời.

14 ĐM2 Anh/chị quyên góp vì anh/chị thấy có


nhiều tiền trong thùng quyên góp.

15 ĐM3 Khi đồng nghiệp và anh/chị bè của


anh/chị tham gia vào các hoạt động từ
thiện, nếu anh/chị không tham gia,
anh/chị nghĩ rằng anh/chị có thể được
coi là một người lạnh lùng

16 ĐM4 Là một người nổi tiếng trong xã hội hoặc


là một đại sứ từ thiện, nên anh/chị cảm
thấy mình phải tham gia hoạt động từ
thiện.

Ý định từ thiện

17 YD1 Nâng cao hình ảnh và danh tiếng của


mình

18 YD2 Có dư khả năng về tài chính

19 YD3 Lòng nhân ái muốn giúp đỡ mọi người

20 YD4 Cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ được


người khác

21 YD5 Từ thiện theo số đông

22 YD6 Để mọi người đánh giá mình là người tốt

Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập lần 1
Total Variance Explained

Compo Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of


nent Squared Loadings Squared Loadings
1 Total % of Cumul Tot % of Cumu Total % of Cum
Varia ative al Varia lative Vari ulati
nce % nce % ance ve %

8.318 41.59 41.591 8.31 41.59 41.59 5.831 29.1 29.1


1 8 1 1 53 53

2 2.944 14.72 56.313 2.94 14.72 56.31 2.845 14.2 43.3


2 4 2 3 23 76

3 1.486 7.428 63.741 1.48 7.428 63.74 2.772 13.8 57.2


6 1 60 36

4 1.101 5.505 69.246 1.10 5.505 69.24 2.402 12.0 69.2


1 6 10 46

5 .759 3.797 73.042

6 .647 3.233 76.276

7 .558 2.791 79.066

8 .505 2.525 81.592

9 .483 2.414 84.006

10 .439 2.197 86.203

11 .396 1.978 88.182

12 .384 1.920 90.101

13 .369 1.846 91.947

14 .343 1.717 93.664

15 .279 1.397 95.061


16 .255 1.273 96.334

17 .231 1.153 97.487

18 .193 .966 98.453

19 .175 .874 99.327

20 .135 .673 100.00


0

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập lần 2

Total Variance Explained

Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of


pone Squared Loadings Squared Loadings
nt
Total % of Cumula Tot % of Cumula Tot % of Cumulat
Varia tive % al Varia tive % al Varia ive %
nce nce nce

1 8.018 42.19 42.199 8.01 42.19 42.199 5.72 30.12 30.129


9 8 9 5 9

2 2.854 15.02 57.220 2.85 15.02 57.220 2.65 13.95 44.081


1 4 1 1 2

3 1.465 7.709 64.929 1.46 7.709 64.929 2.60 13.72 57.801


5 7 0

4 1.012 5.326 70.255 1.01 5.326 70.255 2.36 12.45 70.255


2 6 5

5 .740 3.897 74.153


6 .623 3.279 77.431

7 .505 2.658 80.089

8 .487 2.562 82.652

9 .471 2.480 85.131

10 .410 2.160 87.292

11 .390 2.054 89.346

12 .378 1.988 91.334

13 .361 1.898 93.232

14 .286 1.504 94.736

15 .259 1.365 96.101

16 .231 1.214 97.315

17 .197 1.037 98.352

18 .175 .922 99.274

19 .138 .726 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

You might also like