You are on page 1of 20

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o----

BÀI TẬP TIỂU LUẬN: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN


NHANH CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

NHÓM: 5

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ
giảng viên, bạn bè và bây giờ chúng em cũng đã hoàn thành bài tiểu luận của
mình. Trước khi vào nội dung của bài tiểu luận cho phép chúng em gửi đôi lời
cảm ơn đến những người mà chúng em vô cùng biết ơn.
Để hoàn thành bài tiểu luận, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa
Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM đã tạo
điều kiện cho chúng em được học tập, tích lũy kiến thức và những kĩ năng để
hoàn thành bài tiểu luận này.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn Thầy
Nguyễn Trí Thông đã tận tình giảng dạy để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu
luận một cách tốt nhất.
Do nhóm chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài và khả năng tổng hợp, tư
duy, phân tích và kiến thức của bản thân chúng em còn nhiều hạn chế nên khó
tránh những thiếu xót. Rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý
kiến của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và có thể rút kinh nghiệm để
hoàn thành tốt hơn cho các bài sau.
Cuối cùng chúng em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe và đạt được
nhiều thành tựu hơn trên con đường sự nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Tp. HCM, ngày … tháng … năm …


(Ký và ghi rõ họ tên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ....)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: 02/04/2023
1.2. Địa điểm: Google Meet
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Phùng Thị Thanh Tuyền
+ Tham dự: Nguyễn Khánh trình, Tăng Ngọc Thiên Kim, Nguyễn Xuân
Hiếu, Trần Ngọc Thảo Duyên, Đỗ Thị Kim Liên
+ Vắng: Vũ Hoài Nhi
2. Nội dung cuộc họp
2.1.Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên
như sau:

ST Họ và tên MSSV Đánh giá mức Đánh giá hoàn


T độ hoàn thành thành

Nguyễn Khánh 100%


Trình Hoàn thành tốt
1 2013213461
đúng hạn

Tăng Ngọc Thiên 100% Hoàn thành tốt


2 2013212175
Kim đúng hạn
Nguyễn Xuân Hiếu 100% Hoàn thành tốt
3 2013210474
đúng hạn
Trần Ngọc Thảo 100% Hoàn thành tốt
4 2013211460
Duyên đúng hạn
Vũ Hoài Nhi 0% Không hoàn
5 2013213324
thành bài
Phùng Thị Thanh 100% Hoàn thành tốt
6 2013213471
Tuyền đúng hạn
Đỗ Thị Kim Liên 100% Hoàn thành tốt
7 2013210166
đúng hạn

2.2. Ý kiến của các thành viên: Đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng.
2.3. Kết luận cuộc họp
Thống nhất lại nội dung cuộc họp sau khi có ý kiến của từng thành viên
(Đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên)
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 10 giờ 00 phút cùng ngày.
Thư ký Chủ trì
( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)
Mục lục
1. Mở đầu............................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................1
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu..........................................................1
2.1 Cơ sở lý thuyết..........................................................................................1
2.1.1 Thức ăn nhanh....................................................................................1
2.1.2 Thói quen............................................................................................2
2.2 Mô hình nghiên cứu..................................................................................2
3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu...............................................................4
3.1 Bảng tổng kết các kết quả nghiên cứu......................................................4
3.2 Trình bày cơ sở khoa học hình thành giả thuyết nghiên cứu....................5
4. Xác định thang đo lường cho các khái niệm...................................................7
5. Chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi online..........................................................8
5.1 Chọn mẫu..................................................................................................8
5.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trên Google Forms..................................8
5.3 Bảng khảo sát online...............................................................................11
6. Kế hoạch phân tích dữ liệu............................................................................11
7. Tài liệu tham khảo.........................................................................................13
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Từ những năm 1990 thị trường thức ăn nhanh đã xuất hiện tại Việt Nam nổi tiếng với hai nhãn
hiệu là KFC và Lotteria nhưng lại rất mờ nhạt vào thời gian đó. Mãi đến sau này khi có sự hội
nhập của kinh tế - văn hóa – xã hội đã làm thay đổi sở thích cũng như thói quen của người dân
đặc biệt là giới trẻ, nắm bắt được xu hướng và mục tiêu là các bạn trẻ nên các quán ăn truyền
thống giảm dần và chuyển sang các cửa hàng thức ăn nhanh hay còn gọi là fastfood. Bởi vì thức
ăn nhanh có thể đảm bảo các yếu tố: nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian nên nó phù hợp
với những bạn trẻ những người thường hay bận rộn và di chuyển nhiều đặc biệt là sinh viên. Thị
trường này đã có những bước phát triển mạnh mẽ kèm theo đó là nhiều thương hiệu nôi tiếng
khác cũng du nhập sang và thị trường thức ăn nhanh cũng ngày càng đa dạng như : BBQ là một
thương hiệu thức ăn nhanh đến từ Hàn Quốc, Jollibee đến từ Philipin, Pollito’s đến từ Ấn Độ và
PizzaHut. Vì vậy nghiên cứu thị trường thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay để mở rộng và cải
tiến chất lượng sản phẩm bên cạnh đó mở rộng và đáp ứng thêm nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khám phá các yếu tổ ảnh hưởng đến nhu cầu và quyết định lựa chọn các mặt hàng thức ăn
nhanh và phát triển những thang đo về các yếu tố này
Xây dựng và kiểm định các mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến sự
lựa chọn của khách hàng trẻ đến các cửa hàng thức ăn nhanh
Nghiên cứu và khảo sát đến các khách hàng đang sử dụng các loại thức ăn nhanh để xác định
sự lựa chọn của khách hàng
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay
Đối tượng khảo sát: Tất cả những khách hàng trẻ trong các cửa hàng thức ăn nhanh.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh (Fast Food) là thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục
vụ một cách nhanh chóng (Merriam Webster, 1952). Hay nói cách khác thức ăn nhanh là thức
ăn được chuẩn bị sẵn và phục vụ một cách nhanh chóng. Các món ăn trong cửa hàng thức ăn
nhanh được giới hạn trong một thực đơn để khách hàng lựa chọn (Bender & Bender, 1995) và
các cửa hàng thức ăn nhanh sẽ “sản xuất” các món ăn này theo một chuỗi công việc có thứ tự từ
1
khâu chế biến đến phục vụ (Sharma và cộng sự, 2005). Thức ăn nhanh không quá đắt đỏ
(Meriam Webster, 2005) và khách hàng sử dụng thường có xu hướng mang về hơn là thưởng
thức ngay tại cửa hàng (Davies và cộng sự, 2004, Lê Thị Hồng Nghĩa và cộng sự, 2020).
2.1.2 Thói quen
Thói quen là một chuỗi hoạt động của hành vi được lặp đi lặp lại thường xuyên và có xu hướng
xảy ra một cách vô thức (Gillian Butler & Tony Hope, 2007). Thói quen là một hoạt động hay
chuỗi hoạt động được con người thực hiện khá thường xuyên mà không cần tập trung suy nghĩ
nhiều (Charles Duhigg, 2014). Thói quen được kích hoạt bởi các tín hiệu trong bối cảnh phù
hợp và ổn định (Charles Duhigg, 2007, Wendy Wood & David T. Neal, 2007, Bas Verplanken,
2012) trong đó bao gồm các yếu tố cụ thể như:
 Thời gian: thời điểm diễn ra một chuỗi hoạt động hay một thói quen nào đó.
 Vị trí: địa điểm diễn ra chuỗi hoạt động hay một thói quen.
 Tình huống hoặc các sự vật, sự việc cụ thể: hành vi thói quen diễn ra và lặp lại trong tình
huống cụ thể hoặc gắn liền với sự vật, sự việc cụ thể nào đó.
 Người khác: thói quen diễn ra ở một chủ thể thường gắn liền hay có sự góp mặt của một
người nhất định nào đó.
 Tâm trạng: các đặc điểm thuộc về cảm xúc hay tinh thần của chủ thể khi diễn ra thói
quen.
 Trạng thái sinh lý: các đặc điểm thuộc về thể chất, sinh lý của chủ thể khi diễn ra thói
quen.
 Thói quen khác: thói quen này diễn ra và gắn liền với một thói quen khác.
2.2 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thị trường thức ăn nhanh của giới trẻ hiện naythói quen
sử dụng thức ăn nhanh của những người trẻ bao gồm: Sự tiện lợi:nó không mất quá nhiều thời
gian chế biến có thể ăn bất cứ khi nào bạn cần.Thương hiệu: có nhiều thương hiệu từ nước
ngoài du nhập vào Việt Nam làm cho thức ăn nhanh ngày càng đa dạng có nhiều lựa chọn cho
giới trẻ. Giá cả: Giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên hiện nay. Chất lượng
sản phẩm: An toàn cho người tiêu dùng được chế biến theo quy trình và qua nhiều công đoạn
sau đó mới tới tay của người tiêu dùng. Thái độ và phong cách phục vụ: Nhân viên phục vụ
thân thiên với khách hàng và luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2
Sự tiện lợi

Thương hiệu

Quyết định lựa


Giá cả
chọn

Chất lượng sản phẩm

Thái độ và phong cách


phục vụ

3
3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
3.1 Bảng tổng kết các kết quả nghiên cứu
Bảng Tổng hợp các công trình nghiên cứu
Tác giả Hossain Islam & Nguyễn Aysha & Deepak Nguyễn Ha,
(2009) Ullah Huy Tuân, Munazza (2016) Minh N.K.G
(2010) Mai Thị (2012) Huệ (2018)
Hồng (2017)
Nhung(201
9) &
Nguyễn
Thị Hồng
Nguyệt
(2020)

Biến phụ Quyết Quyết Quyết định Xu Quyết Quyết Quyết


thuộc (X) định định mua và sử hướng định định định
mua và mua và dụng tiêu dùng mua và mua và mua và
Biến độc sử dụng sử dụng sử dụng sử dụng sử dụng
lập (X)

Chuẩn chủ + +
quan
Kiểm soát -
hành vi
Rủi ro cảm + + + + + U +
nhận
Sự tin tưởng
Chất lượng + + + + + +
dịch vụ
Đa dạng về + +
lựa chọn sản
phẩm

4
3.2 Trình bày cơ sở khoa học hình thành giả thuyết nghiên cứu
Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) hay còn gọi là ảnh hưởng
xã hội là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện
hay không thực hiện hành vi. Chuẩn mực chủ quan có thể được mô tả là nhận thức của
cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành
vi.Theo lý thuyết TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), chuẩn mực chủ quan có thể được hình
thành thông qua cảm nhận các niềm tin mang tính chuẩn mực từ những người hoặc các
nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
phương tiện truyền thông…). Nguyễn Huy Tuân và Mai Thị Hồng Nhung (2019),
Nguyễn Thị Hồng Nguyệt (2020) chỉ ra rằng, các nhân tố: Sự đa dạng và dễ dàng mua,
sản phẩm và hoạt động chiêu thị có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng thức ăn
nhanh. Aysha và Munazza (2012) thực hiện nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng sản phẩm thức ăn nhanh như quảng cáo, không gian, ảnh hưởng của yếu tố
tâm lý, xã hội. Với các ảnh hưởng của các tác nhân xã hội (gia đình, xã hội, chính
quyền, phương tiện truyền thông), vì vậy, giả thuyết sau đây được đề nghị là ảnh hưởng
xã hội có ảnh hưởng tích cực đến thị trường thức ăn nhanh.
Kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi
thực hiện hành vi. Nó biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải
là kết quả của hành vi, kiểm soát hành vi mô tả cảm nhận của người tiêu dùng về sự sẵn
có các nguồn lực cần thiết, rào cản, độ dễ dàng thực hiện. Deepak (2016) với nghiên
cứu “Các hành vi ra quyết định của thanh niên nghiên cứu tại chuỗi cửa hàng thức ăn
nhanh” thông qua khảo sát với 678. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự tác động đến hành vi ra
quyết định thức ăn nhanh là: Nhận thức về sự thích thú, bối rối bởi sự lựa chọn quá
mức. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tiêu
cực đến thị trường thức ăn nhanh.

Khái niệm rủi ro cảm nhận trước tiên đã được giới thiệu bởi Bauer (1960). Nhận thức
rủi ro trong quá trình mua sắm, được xem như là sự quyết định không chắc chắn của
người tiêu dùng khi mua hàng và phải nhận hậu quả từ quyết định này. Ở thái độ của
người tiêu dùng, cảm nhận rủi ro được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nhận
thức rủi ro từ kết quả thực hiện không tốt, nguy hiểm, rủi ro sức khoẻ và chi phí. Hoặc
“cảm nhận rủi ro là sự không chắc chắn hoặc các kết cục tiêu cực của việc mua một sản
phẩm hoặc dịch vụ" (Dowling và Staeling, 1994).Nhận thức rủi ro được xem là quan
trọng đối với đánh giá sự lựa chọn và hành vi của người tiêu dùng (Campbell và
Goodstein, 2001). Hossain (2009)cho rằng người tiêu dùng thích sử dụng thức ăn nhanh
hơn so với các loại thực phẩm thông thường, nguyên nhân chủ yếu do giá cả hợp lý.
Nguyễn Huy Tuân và Mai Thị Hồng Nhung (2019), Nguyễn Thị Hồng Nguyệt (2020)
chỉ ra rằng nhân tố giá cả có tác động tích cực đến quyết định mua và sử dụng thức ăn

5
nhanh. Aysha và Munazza (2012) thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu
hướng tiêu dùng thức ăn nhanh” nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm
thức ăn nhanh là giá cả. Nguyễn Minh Huệ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn thức ăn nhanh giá cả không ảnh hưởng đến quyết định của họ, khi
mà mức giá giữa các cửa hàng không chênh lệch nhiều, và mức sống ngày càng cao
khiến người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến yếu tố chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm. Ha, N. K. G. (2018), xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của giới trẻ tại TPHCM,
yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn quán ăn nhanh của giới trẻ TPHCM
là giá cả. Rủi ro cảm nhận được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến xu hướng, quyết
định mua và sử dụng thức ăn nhanh.Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là rủi ro
có ảnh hưởng tích cực đến thị trường thức ăn nhanh.

Lehtinen & Lehtinen (1982) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía
cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả dịch vụ. Gronroos (1984) cũng đề
nghị hai thành phần chất lượng dịch vụ, đó là (1) chất lượng kỹ thuật, đó là những gì mà
khách hàng nhận được và (2) chất lượng chức năng, dịch vụ được cung cấp như thế nào.
Tuy nhiên, khi nói đến chất lượng dịch vụ, chúng ta không thể nào không đề cập đến
đóng góp rất lớn của Parasuraman & ctg (1988, 1991). Parasuraman & ctg định nghĩa
chất lượng dịch vụ là “độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ
và nhận thức của họ về kết quả dịch vụ”. Trong nghiên cứu trên theo Hossain (2009) thì
người tiêu dùng thích sử dụng thức ăn nhanh nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng
thực phẩm, không khí. Islam và Ullah (2010) cho rằng các yếu tổ ảnh hưởng đến việc
chọn sử dụng thức ăn nhanh là mùi vị, vệ sinh và hàm lượng chất dinh dưỡng. Aysha và
Munazza (2012) thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng
thức ăn nhanh” thì nhóm yếu tố chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm có ảnh
hưởng lớn nhất. Deepak (2016) với nghiên cứu tại chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh “Các
hành vi ra quyết định” là chất lượng sản phẩm. năm 2017, Nguyễn Minh Huệ nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh nhân tố có
tác động mạnh nhất đến lựa chọn của người tiêu dùng là nhóm Thực phẩm và vấn đề vệ
sinh. Ha, N. K. G. (2018) các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn là sản
phẩm. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là chất lượng dịch vụ ảnh hưởng tích
cực đến thị trường thức ăn nhanh.

Đa dạng về lựa chọn sản phẩm là quá trình mở rộng các danh mục sản phẩm sao cho
phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp điều kiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra
cơ cấu sản phẩm hợp lí và hiệu quả giúp đa đạng hơn trong sự lựa chọn sản phẩm.
Nguyễn Huy Tuân và Mai Thị Hồng Nhung (2019), Nguyễn Thị Hồng Nguyệt (2020)
chỉ ra rằng nhân tố: Sự đa dạng sản phẩm có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng
thức ăn nhanh, theo Hossain (2009) nguyên nhân chủ yếu là do thực đơn đa dạng ảnh
6
hưởng đến quyết định mua và sử dụng sản phẩm. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề
xuất là đa dạng về lựa chọn sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến thị trường thức ăn
nhanh.
4. Xác định thang đo lường cho các khái niệm
STT Khái niệm Nguồn
Sự tiện lợi
STL1 Thức ăn nhanh tiết kiệm nhiều thời gian
STL2 Thức ăn nhanh giúp cuộc sống của tôi đơn giản hơn.
STL3 Thức ăn nhanh thì dễ tìm Elif Akagun Ergin và
STL4 Nhà hàng thức ăn nhanh còn phục vụ muộn vào ban đêm. cộng sự (2014
STL5 Thức ăn nhanh được chuẩn bị nhanh chóng
STL6 Thức ăn nhanh thì rất tiện lợi.
THƯƠNG HIỆU
TH1 Thương hiệu toàn cầu hoàn toàn đáng tin cậy
TH2 Tôi không thích những thương hiệu lạ.
Elif Akagun Ergin và
TH3 Thương hiệu toàn cầu cung cấp chất lượng thức ăn tốt hơn
cộng sự (2014)
TH4 Tôi chọn nhà hàng có thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực
cung cấp thức ăn nhanh.
GIÁ CẢ
GC1 Tôi thích thức ăn nhanh vì giá cả và chất lượng hợp lý.
GC2 Tôi thích thức ăn nhanh vì có nhiều mức giá để lựa chọn
Chitraporn Yokvad và
GC3 Thức ăn nhanh là một lựa chọn rẻ hơn so với các cửa hàng
cộng sự (2011)
thực phẩm thay thế khác.
GC4 Thức ăn nhanh thì không quá đắt
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CLSP1 Nhà hàng cung cấp thực phẩm tươi sống
CLSP2 Mùi vị của thức ăn rất lôi cuốn ccc
CLSP3 Hình thức trình bày thức ăn hấp dẫn
THÁI ĐỘ VÀ PHONG CÁCH PHỤC VỤ
TĐVPC Nhân viên phục vụ vui vẻ
PV1
TĐVPC Nhân viên tư vấn nhiệt tình
PV2 Nguyễn Thị Hồng Như
TĐVPC Thông tin sản phẩm đầy đủ. (2014)
PV3
TĐVPC Phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp.
PV4
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
7
QĐLC1 Tôi quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh vì nó tiện Trần Thị Thái
lợi cho tôi. (2016)
QĐLC2 Tôi quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh vì món ăn Trần Thị Thái
hấp dẫn. (2016)
QDLC3 Tôi quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh vì tôi Trần Thị Thái
thấy thoải mái khi ở đây (2016)
5. Chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi online
5.1 Chọn mẫu
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng và thông qua
bảng câu hỏi điều tra (bảng khảo sát). Mẫu dự kiến cho nghiên cứu định lượng chính
thức n=200. Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại TPHCM vào tháng 4 năm 2013.
Các biến quan sát trong bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 với lựa chọn số 1 nghĩa
là “rất không đồng ý” cho đến lựa chọn số 5 nghĩa là “rất đồng ý” để khảo sát mức độ
đồng ý của khách hàng về hành vi mua hàng thời trang trực tuyến. Bảng câu hỏi phỏng
vấn chính thức được trình bày ở phụ lục nghiên cứu định lượng này nhằm kiểm định
các thang đo và mô hình lý thuyết.. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16.0 kiểm
định thang đo bằng chỉ số Cronbach Anpha. Sau khi phân tích Cronbach Anpha, các
thang đo phù hợp sẽ được kiểm định tiếp theo bằng việc phân tích nhân tố khám phá
EFA để hiệu chỉnh cho phù hợp. Phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA được
dùng trong nghiên cứu này để kiểm định thang đo và phương pháp phân tích mô hình
cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định độ thích ứng mô hình lý thuyết và
các giả thuyết.
5.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trên Google Forms
A. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:……………………………………………………………
2. Email: …………………………………………………………………..
3. Nghề nghiệp:……………………………………………………………
B.Đặc điểm của việc sử dụng thức ăn nhanh
1. Bạn đã từng sử dụng thức ăn nhanh chưa?
Chưa ăn
Đã từng ăn

8
2. Bạn hay dùng thức ăn nhanh vào thời gian nào trong ngày nhất?
Sáng
Trưa
Chiều
Tối
3. Thương hiệu thức ăn nhanh mà bạn yêu thích? ( Chọn nhiều đáp án)
KFC
McDonald’s
Lotteria
Pizza Hut
Burger King
Jollibee
Texas Chicken
Domino’s Pizza
Popeyes
Carl’s Jr
Khác (xin nêu rõ):
…………………………………………………………………………
4. Bạn nghĩ thức ăn nhanh là: (CÓ THỂ CHỌN NHIỀU PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI)
Thay thế bữa ăn chính
Đồ ăn cho vui, thay đổi không khí
Đồ ăn ngon/ xa xỉ
Đồ ăn sum họp/ tiệc tùng
Chỉ là món ăn bình thường
5. Theo bạn, nguyên nhân nào mà cac loại thức ăn nhanh lại có ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe?
Quá nhiều dầu mỡ, chất béo, dư thừa colesteron
Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Thói quen sử dụng nhanh, ít vận động
Mục khác:
6. Các bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý đối với từng câu nhận định dưới đây. Trong
đó: 1: Rất đồng ý; 2: Đồng ý; 3:Không ý kiến; 4: Không đồng ý; 5: Rất không đồng ý
9
STT Sự tiện lợi Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
STL1 Thức ăn nhanh giúp tiết kiệm nhiều
thời gian
STL2 Dụng cụ ăn uống dùng 1 lần rất tiện
dụng
STL3 Hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh rộng
khắp, dễ tìm kiếm
STL4 Thức ăn nhanh được chuẩn bị nhanh
chóng
STL5 Có hình thức giao hàng tận nhà
Thương hiệu
TH1 Thương hiệu có tên tuổi, đáng tin cậy
với người tiêu dùng
TH2 Thương hiệu càng nổi tiếng càng cung
cấp thức ăn chất lượng
TH3 Thương hiệu càng nổi tiếng càng phục
vụ chuyên nghiệp
TH4 Thương hiệu có nhiều chương trình
giảm giá được khách hàng được lựa
chọn sử dụng hơn
TH5 Thương hiệu càng đầu tư nhiều về
quảng cáo được khách hàng lựa chọn
sử dụng hơn
Gíá cả
GC1 Giá cả thức ăn nhanh rẻ hơn so với các
thực phẩm khác trên thị trường
GC2 Giá cả thức ăn nhanh rẻ hơn so với các
thực phẩm khác trên thị
trường
GC3 Giá tiền phù hợp với kích cỡ phần ăn
GC4 Có nhiều đợt khuyến mãi
GC5 Giá cả thức ăn nhanh phù hợp với thu
nhập
Chất lượng sản phẩm
CLSP1 Thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng
cao
CLSP2 Mùi vị của thức ăn nhanh rất thơm
ngon
10
CLSP3 Thành phần nguyên liệu đảm bảo vệ
sinh
CLSP4 Thức ăn kèm ngon
CLSP5 Thực đơn phong phú, đa dạng
Chất lượng dịch vụ
CLDV1 Có bãi giữ xe thuận tiện cho khách
hàng
CLDV2 Không gian thoải mái, rộng rãi
CLDV3 Cơ sở vật chất sạch sẽ, tiện nghi
CLDV4 Nhân viên có thái độ niềm nở, tác
phong chuyên nghiệp
5.3 Bảng khảo sát online
Phiếu khảo sát được lập dựa trên công cụ Google Forms và phân phối bằng cách đang
trên các trang mạng xã hội và nhắn tin đến từng đối tượng. Kết quả khảo sát được thu
thập trong khoảng thời gian từ…/…/… đến …/…/…
Link khảo sát:
https://docs.google.com/forms/d/1A0h5RHG25yze3h1MflqPTsiO4GHtKN2uz0d0EK3
Ok0o/edit
6. Kế hoạch phân tích dữ liệu
Để phân tích dữ liệu nghiên cứu thị trường thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay, có
thể tuân theo các bước sau:

Bước 1:Xác định mục tiêu của nghiên cứu


Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình phân tích dữ liệu. Bạn cần xác định rõ
ràng mục tiêu của nghiên cứu, như là tìm hiểu xu hướng tiêu dùng thức ăn nhanh
của giới trẻ, đánh giá các thương hiệu thức ăn nhanh phổ biến, hay tìm hiểu thị
trường thức ăn nhanh tại các thành phố lớn. Các câu hỏi cần trả lời trong quá trình
phân tích dữ liệu:
 Các loại thức ăn nhanh phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay là gì?
 Các yếu tố nào làm nên sự lựa chọn của khách hàng đối với các sản phẩm
thức ăn nhanh?
 Các thương hiệu thức ăn nhanh nào được ưa chuộng nhất trong giới trẻ?
 Xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng đối với thực phẩm nhanh
như thế nào?

11
 Các yếu tố kinh doanh và marketing nào có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận
và tạo dựng thương hiệu trong thị trường thực phẩm nhanh?
Bước 2: Phương pháp nghiên cứu
 Kế hoạch phân tích dữ liệu sẽ sử dụng hai phương pháp thu thập và phân
tích dữ liệu chính: phỏng vấn trực tiếp và phân tích dữ liệu.
 Phương pháp khảo sát trực tiếp: Thu thập thông tin từ nhà hàng, khách quen,
khách hàng.
 Sử dụng câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin từ khách hàng về sản
phẩm thức ăn nhanh yêu thích, tiêu chí lựa chọn sản phẩm và các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng.
 Tìm thông tin về các nhà hàng, quán ăn và thức ăn nhanh nổi tiếng trong khu
vực được tìm kiếm và đánh giá chất lượng, giá cả và mức độ phổ biến của
chúng.
 Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích
dữ liệu để tìm các mẫu và xu hướng trong dữ liệu bạn thu thập.Các công cụ
phân tích dữ liệu khả thi bao gồm Excel, SPSS, Tableau, R và Python.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Sau khi xác định được mục tiêu của nghiên cứu, bạn cần thu thập dữ liệu phù hợp.
Có thể sử dụng các phương pháp như khảo sát trực tuyến, điều tra trực tiếp tại các
cửa hàng thức ăn nhanh, theo dõi mạng xã hội để tìm hiểu các ý kiến của người
dùng về các thương hiệu thức ăn nhanh.
Bước 4: Chuẩn bị dữ liệu
Sau khi thu thập được dữ liệu, bạn cần tiến hành xử lý, làm sạch và chuẩn bị dữ
liệu trước khi bắt đầu phân tích. Các bước này bao gồm loại bỏ các dữ liệu không
hợp lệ, đánh giá tính đúng đắn của dữ liệu, và chuyển đổi định dạng dữ liệu phù
hợp cho việc phân tích.
Bước 5: Phân tích dữ liệu
Sau khi chuẩn bị dữ liệu, bạn có thể sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu
phù hợp để tìm hiểu xu hướng và tính chất của thị trường thức ăn nhanh. Các
phương pháp phân tích có thể bao gồm phân tích tần số, phân tích đa biến, phân
tích hồi quy và phân tích nhân quả.
Bước 6: Tổng kết kết quả phân tích

12
Cuối cùng, sau khi phân tích dữ liệu, bạn cần tổng kết và đưa ra kết luận về thị
trường thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay. Các kết quả này có thể giúp các nhà
quản lý thương hiệu và chủ sở hữu cửa hàng thức ăn nhanh đưa ra các quyết định
kinh doanh thông minh để tăng cường sự cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và thu hút khách hàng mới.
Bước 7: Rút ra kết luận và đưa ra đề xuất
Sau khi đã tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu cần rút ra kết luận và đưa ra đề xuất
phù hợp để giải quyết vấn đề hoặc tìm ra thông tin cần thiết. Kết luận và đề xuất
nên được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ và có tính khả thi cao.
Bước 8: Kiểm tra lại kết quả
Cuối cùng, cần kiểm tra lại kết quả phân tích dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và
độ tin cậy của kết quả phân tích. Kiểm tra lại kết quả cũng giúp phát hiện ra các sai
sót hay lỗi trong quá trình phân tích và sửa chữa kịp thời.
Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm những thông tin sau khi phân tích dữ liệu:
Những xu hướng thị trường đang diễn ra: Từ kết quả phân tích, bạn có thể xác định
những xu hướng thị trường đang diễn ra, như là sự gia tăng của các loại thức ăn
nhanh khác nhau, thói quen ăn uống của giới trẻ hiện nay, hoặc sự thay đổi trong
ưu tiên của khách hàng về thực phẩm sạch và an toàn.
Đánh giá về các thương hiệu thức ăn nhanh phổ biến: Bạn có thể đánh giá các
thương hiệu thức ăn nhanh phổ biến và phản hồi của khách hàng về chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, giá cả và trải nghiệm của khách hàng.
Các đề xuất và khuyến nghị: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, bạn có thể đưa ra
các đề xuất và khuyến nghị cho các nhà quản lý thương hiệu và chủ sở hữu cửa
hàng thức ăn nhanh, như là cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường dịch vụ
khách hàng, hay tăng cường chiến lược tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng
mới.
7. Tài liệu tham khảo
Đỗ thị Quyên, Nguyễn Văn Huân ( 2017). Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối
với chất lượng dịch vụ tại các cửa hàng đồ ăn nhanh trên địa bàn Thành phố Thái
Nguyên.
Nguyễn Thị Minh Hải, Trần Quang Huy (2017). Thói quen sử dụng thức ăn nhanh của
người tiêu dùng Thành phố Long Xuyên

13
Trần Thị Bảo Yến , Lê Thị Giang (2021). Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
thức ăn nhanh qua Internet tại Thành phố Hồ Chí Minh
Louis Ha (2012). Khảo sát thị trường thức ăn nhanh tại các Thành phố lớn.

14

You might also like