You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI:

HÀNG HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU Ở


VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: L18 - NHÓM: 4

HK212

GVHD: THS. Nguyễn Trung Hiếu

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1 2014629 Trần Lê Trí Thông
2 2013616 Chề Ngọc Linh
3 2011761 Nguyễn Thị Yến Nhi
4 2014306 Võ Đình Quốc
5 2014476 Nguyễn Quốc Thái

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

%
Nhiệm vụ được Điểm
STT Mã số SV Họ và tên Điểm Ký tên
phân công BTL
BTL
Mục lục, mở đầu,
kết luận, danh
mục tài liệu tham
1 2014629 Trần Lê Trí Thông 100%
khảo, kiểm tra
nội dung, tổng
hợp, viết báo cáo.

2 2013616 Chề Ngọc Linh 1.1 ; 1.3.1 100%

Nguyễn Thị Yến


3 2011761 2.2 100%
Nhi

4 2014306 Võ Đình Quốc 1.2 ; 1.3.2 100%

5 2014476 Nguyễn Quốc Thái 2.1 ; 2.3 100%

Họ và tên nhóm trưởng: Trần Lê Trí Thông.....................................................................................


Số ĐT: 0908782209...........................Email: thong.tran2014629@hcmut.edu.vn...........................
Nhận xét của GV:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu Trần Lê Trí Thông


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2

5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA ..........................................3

1.1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa ...........................................................3

1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................3

1.1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa .........................................................................3

1.1.2.1. Giá trị sử dụng .......................................................................................3

1.1.2.2. Giá trị .....................................................................................................4

1.1.2.3. Mỗi quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa .....................................5

1.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa ......................................................6

1.2.1. Lao động cụ thể.............................................................................................6

1.2.2. Lao động trù tượng .......................................................................................7

1.2.3. Mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa ...................8

1.3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa ....8

1.3.1. Lượng giá trị hàng hóa ..................................................................................8

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa ......................................9

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU Ở VIỆT


NAM HIỆN NAY. ........................................................................................................11

2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất cao su hiện nay.
...................................................................................................................................11
2.2. Thực trạng phát triển của ngành sản xuất cao su ở Việt Nam ..........................13

2.2.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó .....................................13

2.2.1.1. Những thành tựu đạt được ...................................................................13

2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu......................................................16

2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó ..........................................17

2.2.2.1. Những hạn chế, tồn tại ........................................................................17

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại .............................................18

2.3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao su
trong giai đoạn tiếp theo ............................................................................................ 20

2.3.1. Định hướng thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao su trong giai
đoạn tiếp theo ........................................................................................................20

2.3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao su
trong giai đoạn tiếp theo .......................................................................................21

KẾT LUẬN ..................................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ tập
trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường ở Việt Nam đã tác động đến nhiều lĩnh
vực khác nhau của kinh tế xã hội, trong đó có ngành trồng trọt nói chung, ngành sản
xuất cao su nói riêng. Nhà nước đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ cây lương
thực sang cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su vì người dân Việt Nam đã tích lũy
được kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây cao su từ thời Pháp thuộc. Ngành sản xuất và
chế biến cao su hiện nay là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan
trọng nhất của Việt Nam, trong cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Diện
tích cao su Việt Nam hiện nay đứng thứ năm trên toàn thế giới (chiếm khoảng 5.6%
tổng diện tích toàn cầu) và sản lượng xếp thứ ba (chiếm khoảng 7.7% tổng lượng cao
su tự nhiên thế giới) chỉ sau Indonesia và Thái Lan.1

Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, sản xuất và chế biến sản phẩm cao su
xuất khẩu là một trong những ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam. Hội nhập kinh
tế đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành cao su như: mở rộng thị trường xuất
khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành,... Tuy nhiên, hội nhập cũng tạo ra những
khó khăn và thách thức lớn cho ngành như: cạnh tranh về giá, chất lượng, thương hiệu
sản phẩm,...2 Ngành cao su của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu cao trên thế giới,
nhưng hầu hết đều xuất khẩu dưới dạng chế biến thô. Công nghệ chế biến cao su của
nước ta còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu
cho ngành công nghiệp trong nước. Chất lượng cao su của Việt Nam chưa thực sự
đồng đều, thương hiệu chưa mạnh. Một số lô hàng của tiểu điền chưa đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế đã ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành Cao su Việt Nam,
kéo giá trị xuất khẩu giảm vì giá thấp hơn thị trường quốc tế.

1
Nguyễn Huyền. (24/09/2021). Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh nhờ giá. Truy cập từ :
https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kim-ngach-xuat-khau-cao-su-tang-manh-nho-gia-
post3090783.html
2
Phan Thị Xuân Huệ. (26/02/2020). Thực trạng ngành Cao su sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP. Truy
cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-nganh-cao-su-sau-khi-viet-nam-ky-ket-hiep-dinh-cptpp-
69098.htm

1
Những vấn đề còn tồn tại trong ngành cao su đã được nêu trên cần được khắc phục
để thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su, cho nên nhóm đã quyết định chọn đề tài
“Hàng hóa và sự phát triển của ngành sản xuất cao su ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của môn kinh tế chính trị Mác – Lênin.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu: Lý luận của C. Mác về hàng hóa, sự phát triển của ngành sản
xuất cao su và liên hệ đến sự phát triển của ngành sản xuất cao su,
Phạm vi nghiên cứu của chủ đề: sản xuất cao su ở Việt Nam, giai đoạn từ 2011 –
2022.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, phân tích khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hóa.

Thứ hai, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất cao su ở Việt
Nam hiện nay.

Thứ ba, phân tích thực trạng và nguyên nhân phát triển của ngành sản xuất cao su ở
Việt Nam.

Thứ tư, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản
xuất cao su ở Việt Nam hiện nay.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả...

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

➢ CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA

➢ CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU Ở VIỆT


NAM HIỆN NAY

2
CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CỦA C. MÁC VỀ HÀNG HÓA

1.1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa

1.1.1. Khái niệm

Hàng hoá là sản phẩm của lao động nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người, đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng
vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình).

Ví dụ: Hàng hóa ở dạng vật thể như: bánh kẹo, quần áo, giày dép...; hàng hóa ở
dạng phi vật thể như: những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ vui chơi, giải trí,
thể dục thể thao…

1.1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa

1.1.2.1. Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của hàng hoá: Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của
vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết
bị là để sản xuất...

• Nhu cầu đó có thể là:

+ Nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần như: xe để đi lại, vé xem ca nhạc để
giải trí, ...

+ Nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, nhu cầu cho sản xuất như: laptop để học tập
và làm việc, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất, ...

• Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, theo
C.Mác chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.
Nếu trường hợp hàng hóa chưa được tiêu dùng thì giá trị sử dụng của nó chỉ ở dạng
tiềm năng. Do đó, để giá trị sử dụng ở dạng tiềm năng biến thành giá trị sử dụng hiện
thực thì hàng hóa đó cần được tiêu dùng. Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính

3
tự nhiên (cơ - lý - hóa) của vật thể hàng hoá đó quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị
sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

• Mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, chính
vì thế nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Khoa học kỹ thuật ngày
càng khám phá ra nhiều thuộc tính mới của nó.

Ví dụ: Tre có thể dùng làm đũa và các dụng cụ gia đình; nhưng tre cũng có thể
dùng làm nguyên liệu trong ngành dược hay chiết triacidaceticxelulosether từ tre, chất
này được dùng trong công nghệ chế tạo phim ảnh, sợi nhân tạo, đầu lọc thuốc lá, màng
phản thấm, chất dẻo, sơn, chất cách điện, chất phụ trợ thuốc trừ sâu...Tuy nhiên, việc
phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào quá trình
phát triển của khoa học - kỹ thuật, của xã hội.

• Không phải bất kì vật nào có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa.
Nhưng một khi vật đã là hàng hóa thì chắc chắn nó phải có giá trị sử dụng.

Ví dụ: Con người rất cần không khí để hít thở, không khí chính là yếu tố quyết
định sự sống của nhân loại nhưng không khí không phải là hàng hóa; quả dại cũng có
giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Vậy thì, trước hết để một vật trở
thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của vật đó phải là vật được sản xuất ra để bán, để
trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, ta
nhận định rằng giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.

• “Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu
của người mua.”3 Chính vì thế, đòi hỏi người sản xuất hàng hóa cần phải chú ý đến
nhu cầu của thị trường, hoàn thiện và cải tiến giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản
xuất ra sao cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khó tính của người tiêu dùng. Đánh
dấu là sau khi Việt Nam gia nhập WTO các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh
tranh hết sức mạnh mẽ.

1.1.2.2. Giá trị

Giá trị của hàng hoá là gì?

3
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.23.

4
Trước tiên, muốn hiểu được phạm trù giá trị hàng hóa, phải đi từ giá trị trao
đổi. Ở đây ta có ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo, tỉ lệ 1:5 chính là giá trị trao đổi.

Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng giữa vật mang giá trị sử dụng này trao
đổi với vật mang giá trị sử dụng khác.

Vấn đề kiến người đọc suy nghĩ là, tại sao vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị
sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với
nhau theo một tỷ lệ nhất định ?

Khi đó thì phải có một cơ sở chung nào đó đã làm cho hai hàng hóa khác nhau
là vải và gạo có thể trao đổi được với nhau: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng
vì hai loại hàng hóa này có công dụng hoàn toàn khác nhau (vải để mặc, gạo để ăn),
nhưng dù sao chính sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết
của sự trao đổi xảy ra vì không ai đem trao đổi những vật phẩm giống hệt nhau về giá
trị sử dụng. Mặt khác, cái chung đó phải nằm ở cả hai vải và gạo đều là sản phẩm của
lao động. Để sản xuất ra vải và gạo, người thợ thủ công và người nông dân đều phải
hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải
với gạo, để trao đổi giữa chúng với nhau. Người ta nhận định rằng lao động hao phí
sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 5kg gạo nên mới trao đổi theo
tỷ lệ (1m vải = 5kg gạo). Vậy, thực chất người ta trao đổi hàng hóa với nhau chẳng qua
là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong trong những hàng hóa đó. Dựa vào sự phân
tích trên, chúng ta đưa ra kết luận cuối cùng: Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã
hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chỉ là hình
thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.

1.1.2.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn với nhau.

Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong
một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu
một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa. Chẳng hạn, một vật

5
có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh
lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.

Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về
chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều
là "những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi", tức đều là sự kết tinh của lao
động, hay là lao động đã được vật hoá.

Thứ hai, tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng
quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị
được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau,
trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó nếu giá trị của hàng hoá không được thực hiện thì sẽ
dẫn đến khủng hoảng sản xuất.

1.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người
sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. C. Mác chính là người đầu tiên đã phát hiện ra
tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Đó là mặt cụ thể (lao động cụ thể) và
mặt trừu tượng của lao động (lao động trừu tượng).

1.2.1. Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động của người sản xuất hàng hóa có ích dưới một hình
thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể được
phân biệt dựa vào 5 tiêu chí như: mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng,
công cụ lao động riêng, kết quả lao động riêng.

Ví dụ: Lao động cụ thể của người đầu bếp; mục đích là chế biến món ăn, bánh
ngọt...; đối tượng lao động là cá, thịt, rau củ, bột...; phương pháp của người đó là các
thao tác về cắt, thái, chiên, xào...phương tiện được sử dụng là dao, thớt, nồi, chảo…;
kết quả lao động là tạo ra những món ăn, bánh ngọt thật ngon miệng và đẹp mắt.

Mỗi giá trị sử dụng sẽ được tạo ra từ một lao động cụ thể và đồng thời càng nhiều
loại lao động cụ thể sẽ càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Chính vì vậy,
các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Nếu phân công lao
6
động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu
cầu xã hội. Cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi.

Lao động cụ thể là điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội
nào. Các hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và phân công lao động xã hội, phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội
càng nhiều ngành nghề khác nhau, dẫn đến các hình thức lao động cụ thể ngày càng
trở nên phong phú - đa dạng và biểu hiện rõ trình độ phát triển của phân công lao động
xã hội ngày nay.

Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư
nhân của lao động sản xuất hàng hóa.

1.2.2. Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói
chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.

Ví dụ: Người thợ thủ công phải bỏ ra sức lao động chân tay thì người thiết kế ra
sản phẩm máy tính Dell thì phải bỏ ra trí tuệ, tiêu hao chất xám để tạo ra sản phẩm.

Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý,
nhưng không phải sự hao phí sức lao động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu
tượng.

Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do mục đích của sản
xuất là để trao đổi. Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn
rất khác nhau, không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có
thể trao đổi với nhau, tức lao động trừu tượng.

Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy
các lao động cụ thể về lao động trừu tượng. Chính vì thế, lao động trừu tượng là một
phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.

Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.

7
1.2.3. Mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và
tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa. Là những người sản xuất độc lập, riêng
lẻ, họ sẽ tự quyết định sản xuất “cái gì, như thế nào, cho ai” nên lao động cụ thể của họ
mang tính tư nhân; đồng thời lao động của họ lại là một bộ phận của hệ thống phân
công lao động xã hội, nên tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, thông qua trao đổi mà trở nên
có ích. Vì thế, lao động trừu tượng mang tính chất xã hội.

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội gọi là mâu thuẫn cơ bản của
sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: sản phẩm do người sản xuất hàng
hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội; hao phí
lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà
xã hội chấp nhận; mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả
năng sản xuất thừa là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu
thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng
hóa vận động và phát triển.

1.3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hóa

1.3.1. Lượng giá trị hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao
phí để tạo ra hàng hóa. Theo C. Mác chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại
lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.

Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động
xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ
thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình. Trong thực tiễn khi sản xuất,
người sản xuất hàng hóa phải nỗ lực cải tiến, đổi mới thiết bị, kỹ thuật để giảm thời

8
gian hao phí lao động cá biệt tại cơ sở sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức
hao phí trung bình cần thiết, để có thể nâng cao ưu thế trong cạnh tranh.

Ví dụ: Các công ty may dệt hiện nay thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra một cái quần là 5 giờ; các công ty về bánh kẹo, thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra một hộp bánh là 2 giờ.

Khi xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra
bao gồm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã
tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) và hao phí lao động mới kết tinh thêm.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Thứ nhất, năng suất lao động.

Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Ví dụ: 25 hàng hóa/10 phút hay 10 phút/ 25 hàng hóa.

Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một
đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của
một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hóa thay
đổi tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỉ lệ nghịch với sức
sản xuất của lao động. Do đó, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta
phải tăng năng suất lao động xã hội.

Ví dụ: Một nhà máy lúc trước sản xuất ra một sản phẩm mất 30 phút. Lúc sau khi
tăng năng suất lao động thì thời gian sản xuất ra cùng một sản phẩm chỉ còn lại 15
phút.

Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như: Trình độ khéo léo (trung bình)
của người lao động; mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào
quy trình công nghệ; sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; quy mô và hiệu suất của
tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên.
9
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất kẹo, một ngày sản xuất ra 10000 bịch kẹo đã đóng
bịt hoàn chỉnh, sau đó một thời gian nhà máy này thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị
làm kẹo và đóng gói bằng máy móc, thiết bị tiên tiến hơn làm cho năng suất lao động
tăng lên, do đó xí nghiệp sản xuất ra 20000 bịch kẹo/ ngày.

Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Thứ hai, tính chất phức tạp của lao động.

Tính chất của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa.
Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động
phức tạp

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

Ví dụ: Lao động của người giúp việc, lao động của người tưới cây ...

Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.

Ví dụ: Lao động của kỹ sư, lao động của cảnh sát hình sự, lao động của giáo
viên...

Trong cùng một đơn vị thời gian như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị
hơn so với lao động giản đơn, nên sử dụng lao động phức tạp sẽ giúp người sản xuất
hạ thấp lượng giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xã hội của nó. Theo C. Mác lao
động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tế
giúp người sản xuất hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa để có lợi nhuận cao. Bằng cách
tăng năng suất lao động hoặc nâng cao trình độ người lao động, sử dụng nhiều lao
động phức tạp trong sản xuất kinh doanh.

10
CHƯƠNG 2:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.

2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất cao su hiện
nay.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đánh thắng thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, các đồn điền cao-su vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương cung cấp
nhân tài, vật lực, vừa nuôi dưỡng, che giấu cán bộ... Trên mỗi chặng đường máu lửa
ấy, nhiều công nhân cao-su đã không tiếc máu xương cùng với quân dân cả nước tạo
nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30-4-1975. Ghi
nhận những đóng góp to lớn của công nhân ngành cao-su, Nhà nước đã công nhận
ngày 28-10 hằng năm là Ngày truyền thống ngành cao-su Việt Nam. Sau ngày đất
nước thống nhất, Tổng cục Cao su Việt Nam (trước đây, nay là VRG) bắt tay vào công
cuộc khôi phục vườn cây tiếp quản bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, mặt khác thu
tuyển thêm lao động để mở rộng diện tích trồng mới. Năm 1984, thực hiện phương
châm “gà mẹ đẻ gà con”, lãnh đạo Tổng cục Cao su quyết định thực hiện chương trình
phát triển cao su lên Tây nguyên với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần
giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn
Tây nguyên.

Cây cao su được đưa đến Việt Nam trồng từ năm 1897, chủ yếu ở các tỉnh Đông
Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Đến cuối năm 1960, tổng
diện tích cao su tại Việt Nam đạt khoảng 142.000 ha với sản lượng khoảng 79.650 tấn.
Giai đoạn từ năm 1958 đến 1963, cây cao su được mở rộng trồng ở các tỉnh Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, chủ yếu bằng nguồn giống từ Trung
Quốc, diện tích canh tác đạt khoảng 6.000 ha. Năm 1975, diện tích cao su của cả nước
còn khoảng 75.200 ha, trong đó Tổng công ty Cao su Việt Nam quản lý 55.790 ha, còn
lại 19.410 ha do chính quyền địa phương và tư nhân quản lý. Đến năm 1892, 2.000 hạt
cao su từ Indonesia nhập vào Việt Nam và đến 1907 được đánh dấu sự hiện diện cây
cao su ở Việt Nam. Cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ (46,4%), chủ
yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu. Được thiên nhiên ưu đãi những

11
điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, cây cao su được trồng thành vùng với quy mô lớn,
thêm vào đó là sự định hướng đúng đắn của Chính Phủ về tiềm năng của ngành cao su
tự nhiên, hỗ trợ các chính sách ưu đãi theo từng vùng canh tác. Ngoài ra, nhu cầu tiêu
thụ cao su của thế giới cũng là động lực thống đẩy ngành cao su của nước ta. Đến hết
năm 2018, Việt Nam đã có 965 ngàn ha với tổng diện tích cho thu hoạch là 686 ngàn
ha, năng suất đạt khoảng 16,6 tạ/ha và sản lượng hàng năm đạt trên 1.141 ngàn tấn,
tổng kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 2 tỷ USD.

Sau hơn 100 năm phát triển, Ngành cao su hiện đang là một trong những ngành sản
xuất nông, lâm nghiệp quan trọng của Việt Nam, cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Cây cao su đã mở rộng địa bàn từ Nam ra Bắc và ngày càng khẳng định được vị trí
quan trọng trong ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam, là mặt hàng nông sản có giá trị
xuất khẩu lớn mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Phát triển cây cao su còn
giúp đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít
người ở Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và vùng Tây Bắc.

Đến nay, diện tích cao su ngày càng được mở rộng, phát triển nhanh, mạnh về quy
mô và chất lượng. Hiện nay, toàn VRG có trên 400.000 ha cao su trải dài từ Đông
Nam bộ, Tây nguyên, Duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc và sang đến nước bạn
Lào, Campuchia. Bên cạnh lĩnh vực trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su,
VRG gặt hái được nhiều thành tựu được các cấp Bộ, ngành đánh giá cao trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến gỗ, đầu tư hạ tầng trên đất cao su, công nghiệp cao su và nông
nghiệp ứng dụng cao.

Không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, VRG còn có
những đóng góp to lớn trong công tác an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, môi
trường…, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 80.000 người lao động trong toàn
tập đoàn. Đến nay, trên 90% hộ công nhân cao su thuộc diện khá giả. Cùng với đời
sống vật chất, đời sống tinh thần của người lao động cũng luôn được ngành cao su
quan tâm, chăm lo, thông qua việc thiết lập các thiết chế văn hóa cơ sở và thường
xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục thể thao ở tất cả các cấp.

Ngành cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Cơ
hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của ngành tiếp tục được mở ra thông

12
qua các cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ Việt Nam đã và
đang đàm phán để ký kết. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm tăng sức ép cạnh tranh quốc
tế và tạo ra các khó khăn tiếp cận thị trường gây nên bởi các rào cản thương mại và các
rủi ro.

2.2. Thực trạng phát triển của ngành sản xuất cao su ở Việt Nam

2.2.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó

2.2.1.1. Những thành tựu đạt được

Sản xuất và chế biến sản phẩm cao su xuất khẩu là một trong những ngành chủ
lực của nước ta.

Việt Nam hiện nay có diện tích cao su đứng thứ năm trên toàn thế giới, sản
lượng xếp thứ ba thế giới.

+ Cụ thể sẽ xét về các biến đổi của cây cao su qua các năm gần đây (2012 –
2019).

+ Diện tích gieo trồng/ thu hoạch cao su:

Bảng: Diện tích gieo trồng cây cao su ở nước ta từ năm 2012 đến năm 2019 (chia theo
diện tích và chỉ số phát triển)( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Diện tích 917,90 958,80 978,90 985,60 973,50 971,60 961,80 941,80
(Nghìn ha)

Chỉ số phát 114,50 104,50 102,10 100,70 98,80 99,80 99,00 97,92
triển (Nam
trước =100) -
%

13
Bảng: Diện tích thu hoạch của cây cao su ở nước ta từ năm 2012 đến năm 2019 (chia
theo diện tích và chỉ số phát triển) (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Diện tích 510,00 548,10 570,00 604,30 621,40 653,20 685,50 708,70

(Nghìn ha)

Chỉ số phát 110,90 107,50 104,00 106,00 102,80 105,10 104,90 103,38
triển (Năm
trước =100) -
%

Chất lượng cao su Việt Nam: Trước đây xuất khẩu chính là cao su thiên nhiên
chiếm phần lớn, nhưng hiện tại xuất khẩu không chỉ là cao su thiên nhiên mà còn có
thêm như: cao su khối SVR 3L, cao su khối SVR 10, cao su hỗn hợp. Việc này, làm đa
dạng các mặt hàng cao su đồng thời nâng được giá trị cao su đem lợi nhuận cao hơn.

Giá trị của cao su xuất khẩu: Lượng cao su xuất khẩu năm 2012 đạt 1,02 ngàn
tấn, thu về 2,85 tỷ USD. “Năm 2013, lượng xuất khẩu đạt 1,1 nghìn tấn với kim ngạch
2,5 tỷ USD (tăng 5,2% về lượng nhưng về kim ngạch lại giảm 12,9%)” 5. Năm 2014,
xuất khẩu cao su đạt 1,07 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,79 tỷ USD (tăng 0,2 % về
lượng nhưng giảm 27,7% về giá trị). Năm 2015, xuất khẩu đạt 1,14 triệu tấn với kim
ngạch đạt 1,53 tỷ USD (tăng 6,69 % về lượng nhưng lại giảm 13,94% về kim ngạch).
Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt 1,66 tỷ USD. Ngoài ra,
nước ta còn xuất khẩu 1,5 tỷ USD các sản phẩm từ cao su như lốp xe, linh kiện cao su,
băng tải và 1,2 tỷ USD các sản phẩm từ gỗ cao su. Năm 2017, tổng sản lượng xuất
khẩu cao su đạt 1,38 triệu tấn và đạt 2,2 tỷ USD. Năm 2018, cao su Việt Nam xuất
khẩu 1,56 triệu tấn với tổng kim ngạch đạt 2,09 tỷ USD. Năm 2019, sản lượng cao su
đạt 1,68 triệu tấn, tổng kim ngạch đạt 2,26 tỷ USD (tăng 7,7% về lượng và tăng 8% về
giá trị). Ngành cao su Việt Nam giữ vị trí thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu. Một số sản
phẩm từ cao su được xuất khẩu nhiều nhất : Cao su tổng hợp và các chất thay thế cao

14
su dẫn xuất từ dầu (1.175.007 nghìn USD); lốp mới, loại dùng hơi bơm, bằng cao su
(1.168.965 nghìn USD), cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc
cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại4

Biểu đồ: Giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên từ năm 2012 đến năm 2019.

(Nguồn:Tổng cục Thống Kê).

Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Năm 2012, khối lượng cao su xuất khẩu tăng tại
một số thị trường lớn như Malaysia tăng gấp 3,4 lần, Ấn Độ tăng gấp 3 lần, và Đài
Loan tăng 20%. Năm 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt
Nam (chiếm 47% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước) với kim ngạch xuất khẩu 1,4
tỷ USD, tiếp theo là Malaysia (517,9 triệu USD), Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm
2014, Trung Quốc và Malaysia vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam,
nhưng lại có xu hướng giảm (Trung Quốc: giảm 5% về sản lượng và 30% về giá trị;
Malaysia : giảm 7% về sản lượng và 37% về giá trị). Năm 2015, Trung Quốc và
Malaysia vẫn là những thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Cao su khối SVR 3L là
chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất, tiếp đến là cao su khối SVR 10, cao su hỗn hợp.
Năm 2016,Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 2 về năng suất và thứ 3 về sản lượng và xuất
khẩu. Năm 2017,cao su Việt Nam xuất khẩu tới 28 quốc gia, trong đó, Trung Quốc
vẫn là thị trường chủ lực ( chiếm 65% tỷ trọng), tiếp theo là Ma-lai-xi-a, Ấn Độ,…

4
Bộ Công Thương. (09/03/2014). Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013: Vẫn tăng trưởng mặc dù giá xuất khẩu
giảm. Truy cập từ: https://moit.gov.vn.

15
Năm 2018, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực: Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a,…
Trong đó, Trung Quốc chiếm tới 66,6% tổng lượng và 65,6% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cao su Việt Nam. Xuất khẩu cao su sụt giảm ở các thị trường như: Séc,
Singapore, Bỉ, Ma-lai-xi-a,… Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu tăng mạnh như:
Phần Lan, Anh, Mexico… Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu cao su vào hơn 60 thị
trường trên thế giới. Trung Quốc(66,5%), Ấn Độ(8,3%), Hàn Quốc(3%) vẫn là thị
trường tiêu thụ cao su lớn nhất của nước ta.5

Cao su đối với lợi ích kinh tế người dân và doanh nghiệp: Sản xuất cao su trở
thành thành thu nhập chính của các hộ gia đình, giúp các hộ gia đình nông dân trồng
cao su có đời sống ngày càng phát triển. Đặc biệt các tỉnh như: Tây Ninh, Bình
Dương,... dựa vào cây công nghiệp này để giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo khó,
ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với các doanh nghiệp ngành cao su trở
thành ngành có lợi nhuận cao. Điều này đã làm cho doanh nghiệp không những đảm
bảo về chất lượng mà còn đảm bảo về số lượng, trở thành doanh nghiệp có tiếng tại
các quốc gia nhập khẩu.6

2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

Với lợi thế về đất đai và khí hậu nên Việt Nam rất thuận lợi trong việc trồng,
sản xuất và chế biến sản phẩm cao su. Cây cao su chủ yếu được trồng và phát triển ở
vùng Đông Nam Bộ do đủ điều kiện sinh thái về diện tích đất trồng lớn và khí hậu
nóng ẩm quanh năm, đặc biệt được gieo trồng nhiều ở các tỉnh như Bình Phước, Bình
Dương, Tây Ninh,… cây cao su trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Sản lượng nhiều nhờ khí hậu, đất đai thuận lợi, kinh nghiệm canh tác dày dặn
phong phú do thực dân Pháp.

Tình trạng cao su thiên nhiên thế giới cung bé hơn cầu giúp cho mủ cao su
được giá hời để đem đi xuất khẩu. Việc này là do các nước như Trung Quốc, Ấn Độ...
sản xuất các vỏ xe, lốp xe, các linh kiện...đã đẩy giá cao su lên cao.

5
Bộ Công Thương. (09/03/2014). Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013: Vẫn tăng trưởng mặc dù giá xuất khẩu
giảm. Truy cập từ: https://moit.gov.vn.
6
Admin. (11/08/2020). Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam những năm gần đây. Truy cập từ:
https://tindoanhnghiep.net/chi-tiet-tin/thuc-trang-xuat-khau-cao-su-cua-viet-nam-nhung-nam-gan-day-381/

16
Do các doanh nghiệp đầu tư mạnh tay nên kỹ thuật canh tác, cây giống, ... Về
mặt sản lượng và chất lượng tốt đạt được các chuẩn để xuất khẩu qua các nước, các thị
trường khác, làm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Sản lượng và chất
lượng tốt đồng thời mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu trên nhiều thị trường thế giới đối với
các thị trường khó tính.

Thị trường xuất khẩu rộng lớn là do được nhà nước quan tâm ký kết thương
mại mà việc xuất/nhập khẩu ra nhiều thị trường tiềm năng mới như ký kết và thực thi
các FTA (2015) mở rộng thị trường xuất cao su ở các nước thành viên ASEAN, Trung
Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand,...7. Năm 2017, các hiệp định thương mại tự do
thúc đẩy xuất khẩu cao su tăng vượt bậc.

Diện tích trồng cao su tăng là do lợi nhuận xuất khẩu đem lại cao cùng với
việc thị trường mở rộng do ký kết thương mại đem lại. Vì vậy, việc xuất khẩu cao su
có nhiều cơ hội tiềm năng và mang tính lâu dài.

Việt Nam dễ hơn khi xuất khẩu qua các thị trường khó tính do Việt Nam ít
chịu sự cạnh tranh từ các nước có sản lượng cao su lớn như: Malaysia và Ấn Độ.
Malaysia nhập khẩu nhiều hơn lượng mà nước này xuất khẩu. Còn Ấn Độ, với nền
công nghiệp ô tô giá rẻ đang phát triển cực nhanh đã khiến nước này tiêu thụ cao su
vượt bậc. Riêng Trung Quốc, dù đứng thứ 6 về sản lượng nhưng lại là nước tiêu thụ
cao su lớn nhất thế giới.8

2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó

2.2.2.1. Những hạn chế, tồn tại

“Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới vẫn ở
tình trạng cung vượt cầu và cầu vượt cung”.9

7
Báo công thương. (16/02/2017). Xuất khẩu năm 2017: Kỳ vọng từ các hiệp định thương mại tự do. Truy cập từ:
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xuat-khau-nam-2017-ky-vong-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-
117643.html
8
Báo điện tử chính phủ. (07/11/2019). Phát triển bền vững cao su Việt Nam: ‘Đừng thấy khó mà bỏ’. Truy cập
từ: https://baochinhphu.vn/print/phat-trien-ben-vung-cao-su-viet-nam-dung-thay-kho-ma-bo-102263747.htm
9
N.Cương. (29/10/2015). Ngành cao su tìm hướng thoát khó khăn. Truy cập từ: https://baotintuc.vn/chinh-sach-
va-cuoc-song/nganh-cao-su-tim-huong-thoat-kho-khan-20151028163349358.html

17
Trong những năm gần đây, các yêu cầu của thị trường về sản phẩm cao su bền
vững ngày càng tăng, đặc biệt ở các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật... Tại
các thị trường các nước phát triển, các tiêu chí về xã hội và môi trường ngày cũng
càng được mở rộng hơn. Doanh nghiệp áp dụng các tiêu chí này được đánh giá, giám
sát định kỳ và nếu đáp ứng được các tiêu chí thì sẽ được cấp giấy chứng nhận về sản
phẩm bền vững. Bền vững được hiểu là bền vững về khía cạnh kinh tế, môi trường và
xã hội.

Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu với nhau. Về chất lượng, sản lượng,
giá cả thị trường và các kiểm định đạt chuẩn.

Giá cao su thiên nhiên sụt giảm vào những năm sau 2012 đến 2019, kéo theo
diện tích cao su của cả nước thu hẹp dần, điều này không đảm bảo được nhu cầu về
sản lượng và chất lượng ổn định, giá cả không ổn định.

Tỷ trọng các rừng cao su già cỗi của ngành Cao su Việt Nam cũng đang ở mức
cao, khiến chất lượng và năng suất khai thác sụt giảm. Thực tế này đặt ra vấn đề cần
phải tái canh tác, gieo trồng lại các rừng cao su trong thời gian tới.

“Đến nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành cao su vẫn là sản phẩm
thô, với lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu chiếm trên 80% trong tổng sản lượng xuất
khẩu.”.10

Cao su Việt Nam trong xuất khẩu tuy nhiều về sản phẩm cao su thiên nhiên
nhưng không nhiều các sản phẩm cao su đã qua sơ chế hay các sản phẩm làm từ cao su
để tăng giá trị sản phẩm khi xuất khẩu.

Tuy xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu trở lại.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Tình trạng cung vượt cầu trong năm 2019 cho đến 2020 là do dịch Covid – 19
làm cho các hoạt công nghiệp trì trệ. Vì vậy, mà các doanh nghiệp, công ty thu mua
trong và ngoài nước giảm mạnh, và việc xuất khẩu sang nước ngoài cũng bị ảnh
hưởng.

10
Nguyễn Thị Kim Dung. (29/09/2018). Thách thức lớn với cao su Việt Nam. Truy cập từ:
https://ndh.vn/nguyen-lieu/thach-thuc-lon-voi-cao-su-viet-nam-1001223.html

18
Xuất khẩu sang các thị trường khó tính thì các yêu cầu không chỉ đơn thuần là
về chất lượng sản phẩm đảm bảo, mà còn bao gồm sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định về luật pháp, về lao động, môi trường, xã hội. Điều này đòi hỏi nhà sản xuất ngày
càng phải thực hiện các trách nhiệm về luật pháp, xã hội và môi trường chặt chẽ hơn.
phát triển và tiêu thụ sản phẩm phải không làm ảnh hưởng đến môi trường và không
tác động tiêu cực đến các cộng đồng. Sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chí này
sẽ không có lợi thế cạnh tranh, và khi người tiêu dùng có trách nhiệm và nhận thức rõ
về các khía cạnh không bền vững của sản phẩm, sản phẩm này có thể sẽ bị loại bỏ khỏi
thị trường. Phát triển bền vững cao su đang được Việt Nam tiến hành đưa vào trong
ngành sản xuất cao su. Cao su Thiên nhiên bền vững được trình bày tại các hội lớn và
được các nước ủng hộ và làm theo. Vì vậy, để theo kịp các chỉ tiêu nhập khẩu Việt
Nam cũng cần có các thay đổi mang tính cải tạo lớn.

Khi giá cao su giảm xuống thì diện tích gieo trồng cũng giảm xuống. Đó là do
các hộ tiểu điền có vai trò quan trọng trong khâu sản xuất, nắm giữ trên 67% diện
trồng cao su hiện tại của cả nước và gần 62% tổng lượng cung cao su thiên nhiên của
cả nước.

Chịu các ảnh hưởng từ thiên tai, khí hậu, mùa màng làm thiếu sản lượng, kém
chất lượng và giá cả không hợp lý xảy ra tình trạng cầu vượt cung. Điều này là do kinh
nghiệm canh tác, cách canh tác thiếu khoa học, giống cây gieo trồng phải cần được
nghiên cứu và đưa vào canh tác sớm để phòng tránh.

Xuất khẩu cao su Việt Nam thì xuất khẩu cao su thô là chủ yếu. Các doanh
nghiệp tại Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khâu sản xuất ra các sản phẩm làm từ cao
su. Cũng vì vậy, Việt Nam vẫn còn phải nhập các sản phẩm từ các nước khác.

Xuất khẩu cao su sang các nước của Việt Nam vẫn còn lệ thuộc vào thị trường
cầu từ Trung Quốc.

Do Việt Nam chưa có cách quy hoạch, canh tác, khai thác, chế biến,... vẫn
chưa tiên tiến nên sản lượng và chất lượng và giá cả vẫn khó cạnh tranh trên thị
trường.

19
Các doanh nghiệp khó khăn trong các biến động từ các yêu cầu từ các nước
nhập khẩu, thị trường cạnh tranh, các biến động chung của kinh tế thế giới.

2.3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất
cao su trong giai đoạn tiếp theo

2.3.1. Định hướng thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao su trong giai
đoạn tiếp theo

Thứ nhất: Gia tăng quy mô ,diện tích trồng cây cao su cũng như điều chỉnh để
đạt năng suất tối đa .

+ Trong giai đoạn 2015 - 2020, chuyển đổi diện tích cao su không phù hợp với
điều kiện phát triển trong các tiểu vùng hoặc có năng suất chất lượng kém sang cây
trồng khác hiệu quả hơn.

Thứ hai: Mở thêm khu công nghiệp nhằm phát triển, nâng cao khả năng chế biến
nguyên liệu để xuất khẩu . Hạn chế nguyên liệu thô làm giảm giá trị sản phẩm.

+ Đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm nguyên
liệu cao su để phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường xuất khẩu và nhu cầu ngành
công nghiệp cao su trong nước.

Thứ ba: Mở rộng thị trường tiêu thụ , điều chỉnh giá thành và chất lượng sản
phẩm cũng như phát triển thêm đa dạng các chủng loại , sản phẩm cao su mới.

+ Các doanh nghiệp cao su cần đa dạng hóa thị trường, kết hợp với việc giảm giá
thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tăng lượng tiêu thụ nội địa, các nhà sản xuất nguyên liệu cao su trong nước cần
chuyển đổi cơ cấu, chủng loại và chất lượng sản phẩm cao su cho phù hợp với nhu cầu
tiêu thụ ngành công nghiệp cao su trong nước.

Thứ tư: Thu hút các nguồn đầu từ từ cả trong và ngoài nước để củng cố vị thế và
ổn định cho sự phát triển lâu dài.

+ Nguyên nhân lớn để các nhà đầu tư ngoại quốc chần chừ chưa đầu tư vào
ngành cao su Việt Nam là do môi trường thiếu tính ổn định. Do vậy cần có những
chính sách phù hợp với ngành công nghiệp cao su và chiến lược thay đổi cơ cấu sản

20
phẩm nhằm phát triển các mặt hàng mới để đáp ứng được việc xuất khẩu với quy mô
lớn.

Thứ năm: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội cao su.

+ Trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam ở trong tình trạng không có sự
quản lý thống nhất của một cơ quan chức năng nào nên hiện tượng phát triển sản xuất
một cách tự phát, tranh mua, tranh bán, tranh bán mủ và các sản phẩm cao su diễn ra
khá phổ biến, làm giảm hiệu quả xuất khẩu cao su.

2.3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao
su trong giai đoạn tiếp theo

Đầu tiên, cần mở rộng quy mô và diện tích trồng cây cao su , đồng thời tăng
cường thành lập các phòng nghiên cứu, thí nghiệm và chế biến cao su do nhà nước
quản lý để đảm bảo chất lượng của các giống cây trồng. Mặt khác cũng do công tác
quy hoạch chưa chuẩn kỹ lưỡng, một số diện tích cây cao su không phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng hay việc đặt nhà máy chế biến chưa
thích hợp, chưa gần nguồn nguyên liệu cũng là một vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra,
việc thâm canh chưa đúng quy trình cũng kéo dài thời gian nuôi trồng và khiến cho các
cây đạt đủ tiêu chuẩn cho mũ đạt tỉ lệ thấp. Cho nên nhà nước cũng nên có văn bản chỉ
đạo công tác quy hoạch, một cách chính xác, rõ ràng cũng như việc các doanh nghiệp
tự đặt ra lộ trình thúc đẩy sản xuất cao su hiệu quả nhất có thể.

Thứ hai, nhà nước cần hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc tăng cường
các trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến cùng với việc đưa ra những chỉ đạo hợp lý,
kịp thời. Hiện nay, nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam được tạo từ hai nguồn: sản
xuất trong nước và tạm nhập khẩu để tái xuất (chủ yếu là ở Campuchia và Lào). Vậy
vấn đề đặt ra là nguồn hàng sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng trọt,
áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thiết kế cơ bản, tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. Thực tế, năng suất
cao su Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ thiết bị lạc hậu,
thiếu các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng loại cao su còn hạn
chế, chất lượng thấp, vì vậy xuất khẩu với giá thấp hơn so với các nước khác. Vì vậy,
Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ
21
cho công nghệ chế biến. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thành lập các phòng thí nghiệm
cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi
cây cao su cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng
thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn.

Thứ ba, Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu cao
su cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị
trường ngoài nước. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động:

+ Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ
thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá
cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị
trường.

+ Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các
mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả.

+ Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xử lý một cách nhanh nhất cho
các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh
doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức
khuyến nông, các cấp chính quyền, … tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định
phương hướng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.

+ Cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách
hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu
rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh
nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường
xuất khẩu thông qua chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia với các
hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ
mang tính khảo sát thị trường nước ngoài. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất
khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông tin thị trường vì thực hiện tốt
công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội thị trường.
Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa

22
Bộ Công Thương và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần
nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các
hoạt động đàm phán ký kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các
doanh nghiệp những hướng xuất khẩu mới có hiệu quả hơn.

Tiếp theo, cần phải khuyến khích thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Trên
thực tế, thu hút đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào sản
xuất các sản phẩm cao su xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Nhà nước cần hoàn
thiện chính sách rõ ràng nhất quán với ngành cao su và các ngành liên quan. Bởi vì
theo một số chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc các công ty Hoa Kỳ chưa đầu tư
vào Việt Nam là do môi trường đầu tư thiếu ổn định trong chính sách thay thế nhập
khẩu và hướng về xuất khẩu. Với tình hình này, Nhà nước cần có những chính sách rõ
ràng, nhất quán đối với ngành công nghiệp cao su và chiến lược phát triển sản xuất để
thay đổi cơ cấu sản phẩm và chính sách công nghiệp nhằm phát triển các mặt hàng
mới hướng về xuất khẩu với quy mô lớn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, có nghĩa là
cần hoàn thiện chính sách không chỉ trong phạm vi ngành cao su mà còn cả chính sách
liên quan đến ngành sản xuất ô tô. Do bảo hộ cao đối với ngành sản xuất ô tô nên nhu
cầu săm lốp ô tô tăng chậm, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư vào ngành sản
xuất săm lốp ô tô ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhập khẩu đối với các nguyên
liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su mà trong nước chưa sản xuất được như hoá
chất, thiết bị… để kích thích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp cao
su không những có giá trị gia tăng cao hơn cao su nguyên liệu mà còn có cơ hội và khả
năng để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, điều
này lại vượt quá khỏi tầm giải quyết của các cơ sở sản xuất do đó Nhà nước cần tập
trung thu hút đầu tư để phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến
phục vụ xuất khẩu, đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị xuất khẩu. Mặt khác, Nhà
nước cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc ngành cao su và có
chính sách vay vốn ưu đãi đối với người sản xuất, các nhà đầu tư để phát triển sản
xuất, chế biến cao su.

23
Cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội cao su. Kinh nghiệm của
các nước xuất khẩu cao su chủ yếu trên thế giới cho thấy, họ có một tổ chức có chức
năng quản lý thống nhất toàn ngành và tổ chức này thực hiện các chức năng quản lý,
điều tiết, phổ biến chính sách của nhà nước đối với ngành cao su. Do vậy, để nâng cao
hơn nữa vai trò của Hiệp hội và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội
cao su Việt Nam cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

+ Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn trong việc rà soát lại chiến lược và quy hoạch phát triển, theo dõi và giám sát việc
thực hiện quy hoạch đất trồng cao su, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao giá trị
và điều chỉnh hợp lý cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu.

+ Mở rộng mạng lưới hội viên đến các doanh nghiệp mạnh để làm chỗ dựa phát
triển cao su tiểu điền và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại trong Chương trình xúc tiến
trọng điểm quốc gia, tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cao su Việt Nam.

+ Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường, cần tập trung vào các
thông tin và dự báo chiến lược về tình hình thị trường và giá cả cao su trên thế giới để
các doanh nghiệp có các giải pháp chiến lược cho phù hợp

+ Tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu cao su Việt Nam.

24
KẾT LUẬN

Ngành cao su có những đóng góp to lớn vào công cuộc khôi phục, đổi mới và phát
triển đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặt ra nhiều cơ hội cũng như là thách
thức trong tương lai.

Nhìn chung ngành sản xuất cao su ở Việt Nam vẫn đang trên đường phát triển, với
những hỗ trợ đến từ chính phủ, các ban ngành có liên quan, đã tạo ra nhiều cơ hội mới
cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm từ cây cao su. Tuy nhiên, vẫn còn rất
nhiều khó khăn, từ cơ sở vật chất đến nhu cầu sử dụng, đã đang và sẽ ảnh hưởng rất
lớn ngành sản xuất cao su của nước ta. Yêu cầu đặc ra một phương hướng hay một
chiến lược phát triển bền vững về lâu, về dài đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với
ngành sản xuất cao su nếu muốn khai thác bền vững tiềm năng của ” vàng trắng”.

Với những thành tựu đã đạt được và những nỗ lực hiện tại của chính phủ cùng
người dân, chúng ta hy vọng một cánh cửa mới sẽ mở ra với ngành sản xuất cao su,
góp phần đẩy mạnh phát triển đất nước, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho
người dân, và đồng thời, duy trì và phát huy các giá trị, thương hiệu, bề dày truyền
thống của ngành cao-su, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo. (2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23.

2. Báo điện tử chính phủ. (07/11/2019). Phát triển bền vững cao su Việt Nam: ‘Đừng
thấy khó mà bỏ’. Truy cập từ: https://baochinhphu.vn/print/phat-trien-ben-vung-
cao-su-viet-nam-dung-thay-kho-ma-bo-102263747.htm

3. Bộ Công Thương. (09/03/2014). Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013: Vẫn tăng
trưởng mặc dù giá xuất khẩu giảm. Truy cập từ: https://moit.gov.vn.

4. Báo công thương. (16/02/2017). Xuất khẩu năm 2017: Kỳ vọng từ các hiệp định
thương mại tự do. Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xuat-
khau-nam-2017-ky-vong-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-117643.html

5. Hiệp hội cao su Việt Nam. (19/9/2018). Đại hội hiệp hội cao su Việt Nam nhiệm
kỳ V (2018 – 2021). Truy cập từ: https://www.vra.com.vn/tin-tuc/tin-cao-su-trong-
nuoc/dai-hoi-hiep-hoi-cao-su-viet-nam-nhiem-ky-v-2018-2021.10868.html

6. Tạp chí tài chính. (7/2019). Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su
Việt Nam. Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-
nang-luc-canh-tranh-cua-san-pham-cao-su-viet-nam-311158.html

7. Viện pháp luật ứng dụng Việt Nam. (16/06/2021). Tính hai mặt của lao động sản
xuất hàng hóa. Truy cập từ: https://vienphapluatungdung.vn/tinh-hai-mat-cua-lao-
dong-san-xuat-hang-hoa.html

8. Admin. (11/08/2020). Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam những năm gần
đây. Truy cập từ: https://tindoanhnghiep.net/chi-tiet-tin/thuc-trang-xuat-khau-cao-
su-cua-viet-nam-nhung-nam-gan-day-381/

9. N.Cương. (29/10/2015). Ngành cao su tìm hướng thoát khó khăn. Truy cập từ:
https://baotintuc.vn/chinh-sach-va-cuoc-song/nganh-cao-su-tim-huong-thoat-kho-
khan-20151028163349358.htm

10. Nguyễn Thị Kim Dung. (29/09/2018). Thách thức lớn với cao su Việt Nam.

26
Truy cập từ: https://ndh.vn/nguyen-lieu/thach-thuc-lon-voi-cao-su-viet-nam-
1001223.html

11. Phương Hà. (13/02/2011). Năm “hoàng kim” của cao su. Truy cập từ:
https://baobinhphuoc.com.vn/news/200/95498/nam-hoang-kim-cua-cao-su

12. Trần Thị Thúy Hoa, Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm. (09/2018).
Ngành cao su Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển bền vững. Truy cập từ:
https://tailieu.vn/doc/bao-cao-nganh-cao-su-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-
phat-trien-ben-vung-2208233.html

13. Phan Thị Xuân Huệ. (26/02/2020). Thực trạng ngành Cao su sau khi Việt Nam ký
kết Hiệp định CPTPP. Truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-
trang-nganh-cao-su-sau-khi-viet-nam-ky-ket-hiep-dinh-cptpp-69098.htm

14. Nguyễn Thị Huyền. (15/11/2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hóa. Truy cập từ: https://luathoangphi.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-luong-gia-
tri-hang-hoa/

15. Nguyễn Huyền. (24/09/2021). Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh nhờ giá.
Truy cập từ : https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kim-ngach-xuat-
khau-cao-su-tang-manh-nho-gia-post3090783.html

16. Thiên Hương, Minh Tân. (2019). Hiệp định CPTPP tác động đến ngành cao su:
Cơ hội và thách thức. Truy cập từ: https://www.vietdata.vn/hiep-dinh-cptpp-tac-
dong-den-nganh-cao-su-co-hoi-thach-thuc-389822047

17. Đình Nguyên. (28/10/2021). VRG kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành cao su
Việt Nam. Truy cập từ: https://thanhnien.vn/vrg-ky-niem-92-nam-ngay-truyen-
thong-nganh-cao-su-viet-nam-post1395614.html

18. Nguyễn Vinh Quang, Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn
Quyền và Huỳnh Văn Hạnh. (2018). Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng
và chính sách, VIFORES, VRA, BIFA, FPA Bình Định, HAWA và Forest Trends.
Truy cập từ: https://123docz.net/document/8391758-bao-cao-chuoi-cung-go-cao-
su-viet-nam-thuc-trang-va-chinh-sach.html

27

You might also like