You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG

MÔN: XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI: TIN ĐỒN VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG TRONG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?

Lớp học phần: 223_71SOCI20252_02

GVHD: Ngô Thị Nhàn

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Thảo Ngân

Phan Ngọc Châu

Nguyễn Ngọc Phương Dung

Doanh Thiên Bảo

Dương Xuân Đông

Mạc Gia Huy

Huỳnh Lê Hưởng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.......................................................................................................3

CAM KẾT TÍNH MINH BẠCH CỦA BÀI TIỂU LUẬN NHÓM...................................................4

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................7

PHẦN 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI........................................................................................................8

1. Tính cấp thiết...............................................................................................................................8

2. Ý nghĩa.........................................................................................................................................8

3. Mục đích:......................................................................................................................................8

PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC ĐÒN ROI....................................................................9

I. KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI......................................................................................................................9

1. Khái niệm.....................................................................................................................................9

2. Nguyên nhân sử dụng đến giáo dục đòn roi...............................................................................9

3. Tác động của giáo dục đòn roi....................................................................................................9

3.1. Lợi ích trong việc giáo dục “đòn roi”..................................................................................9

3.2. Tác hại đến từ giáo dục “đòn roi”.....................................................................................10

4. Biện pháp trung hòa cho việc sử dụng đòn roi........................................................................12

II. BÀN LUẬN VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI..........................................................................................13

1. Mạng xã hội ảnh hưởng đến nhận thức về việc sử dụng đòn roi như thế nào?.................13

2. Vì sao một số giảng viên, giáo viên vẫn muốn “níu kéo” đòn roi, hình phạt?...................14

3. Sự kiện nghiêm trọng về “bạo lực” được hiểu lầm thành “giáo dục đòn roi”...................14

4. Giáo dục con bằng đòn roi có vi phạm pháp luật không?...................................................15

III. KHẢO SÁT ĐỀ TÀI...................................................................................................................15

1.Nội dung khảo sát.......................................................................................................................15

2. Kết quả khảo sát........................................................................................................................16

IV. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT......................................................................................................18

1. Kết luận......................................................................................................................................18

1.1. Giáo dục đòn roi - Con dao hai lưỡi..................................................................................18

1.2. Giáo dục đòn roi mang lại hiệu quả khi nằm trong tầm kiểm soát.................................19

2. Nhận xét.....................................................................................................................................20

2
Nguồn tham khảo..............................................................................................................................21

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA: QHCC&TT

CAM KẾT TÍNH MINH BẠCH CỦA BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
Tên nhóm: 3

Lớp: 223_71SOCI20252_02

Đạo văn là việc trình bày tác phẩm, ý tưởng hoặc sáng tạo của người khác nhưng
không có thông tin về nguồn cụ thể. Đây là một hình thức gian lận và là một hành vi
vi phạm học tập rất nghiêm trọng có thể dẫn đến những hình thức kỷ luật, chế tài của
nhà trường. Tài liệu đạo văn có thể được rút ra và trình bày dưới dạng văn bản, đồ họa
và hình ảnh, bao gồm dữ liệu điện tử và các bài thuyết trình. Đạo văn xảy ra khi nguồn
gốc của tài liệu được sử dụng không được trích dẫn một cách thích hợp.

1. Tôi đã hiểu về việc đạo văn và cam kết không thực hiện các hành vi đạo
văn.
2. Nếu bài làm bị phát hiện lỗi đạo văn, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với
lỗi này và chịu mọi hậu quả do hành vi này gây ra.
3. Tôi xin cam đoan đây là tác phẩm gốc của tôi hoặc nhóm của tôi.
4. Bài làm này được thực hiện nhằm mục đích để đánh giá cho môn học tôi
tham gia, không nhằm một mục đích thương mại.
5. Các quan điểm trong bài làm (nếu có) thuộc về cá nhân và không nhằm
phỉ báng, bôi nhọ danh dự của một cá nhân hay tổ chức nào.
6. Tôi không cho phép bên thứ ba sử dụng bài làm này khi chưa có sự cho
phép của tôi.
7. Mức độ hoàn thành công việc sẽ là cơ sở để đánh giá điểm của các thành
viên trong nhóm.

Ký và ghi rõ họ tên

(Nhóm trưởng đại diện)

Trần Thị Thảo Ngân

5
Danh sách thành viên:

Đóng Tinh
Đảm
góp về thần/thá
ST Họ và MS Phân công bảo
nội i độ làm Tổng Chữ ký
T tên SV nhiệm vụ deadlin
dung việc
e (20%)
(60%) (20%)
2273
Dương I.Khái quát
2010
1 Xuân chủ đề + 60% 20% 20% 100%
4024
Đông IV.Kết luận
1
2273
Doanh
2010
2 Thiên II.Nội dung 60% 20% 20% 100%
4011
Bảo
1
Nguyễn 2273
Ngọc 2010
3 II. Nội dung 60% 20% 20% 100%
Phương 4017
Dung 9
2273
Phan III. Phân
2010
4 Ngọc tích sự 60% 20% 20% 100%
4014
Châu kiện
8
2273
Mạc Gia 2010
5 II.Nội dung 60% 20% 20% 100%
Huy 4035
0
III. Phân tích
2273 sự kiện
Trần Thị
2010 Tổng hợp
6 Thảo 60% 20% 20% 100%
4062 nội dung và
Ngân
2 đại diện nộp
bài

2273
Huỳnh
2010 III. Phân tích
7 Lê 60% 20% 20% 100%
4037 sự kiện
Hưởng
9

6
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với trường Đại học Văn
Lang đã tạo điều kiện cho chúng em có một môn học đầy bổ ích. Chúng em cũng xin
cảm ơn Thầy/Cô đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập ở Khoa để có nhiều
thông tin cần thiết hoàn thiện bài tiểu luận này, đề xuất cũng như góp ý cho chúng em
hướng phát triển, cách làm, ý kiến và lời khuyên quý báu.

Tiếp đến chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với gia đình, bạn bè vì đã luôn
ủng hộ trong suốt quá trình học tập và thực hiện dự án, đồng thời cũng động viên
chúng em về mặt tinh thần để có thể hoàn thành tốt dự án này.

Hơn hết, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với từng cá nhân, thành viên trong nhóm đã
luôn cố gắng, hỗ trợ, góp ý và cùng nhau hoàn thành tốt từng công đoạn, công việc
của bài tiểu luận này.

Cuối cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thị
Kim Oanh đã góp ý, chia sẻ và có những phê bình thẳng thắn để chúng em có thể nhìn
lại sản phẩm của nhóm và từ đó điều chỉnh và hoàn thiện hơn. Chính những sự yêu
mến và niềm tin từ Cô là niềm tự hào và thành công lớn nhất của nhóm, đồng thời
cũng là động lực để chúng em tiếp tục phát triển trong tương lai. Chúng em sẽ không
ngừng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể hoàn thành những ước mơ
trong tương lai.

7
I.KHÁI QUÁT CHỦ ĐỀ :
 Tin đồn và dư luận xã hội có thể làm mất đi sự quan trọng của thông tin
thật sự. Người dùng có thể bị lôi cuốn vào những câu chuyện gây sốc,
thậm chí nếu chúng không chứa nhiều thông tin chính xác. Điều này có
thể làm giảm đi khả năng người dùng hiểu biết về các vấn đề thực sự
quan trọng.
 Tin đồn và dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động truyền
thông trong xã hội bằng cách thay đổi cách mọi người tiếp cận thông tin,
đánh mất sự tin tưởng vào các nguồn thông tin và tạo ra sự biến đổi
trong cách thức các vấn đề được đề cập và xử lý. Ngoài ra, tin đồn và dư
luận xã hội có thể tạo ra căng thẳng trong xã hội bằng cách thúc đẩy các
quan điểm đối lập và phân cách, ảnh hưởng đến quyết định chính trị và
xã hội.
 Thông qua việc lan truyền tin đồn và dư luận xã hội đã tạo ra môi trường
làm lan truyền thêm các thông tin không chính xác, làm suy yếu sự tin
tưởng của công chúng vào các phương tiện truyền thông chính thống.
Người dùng có thể nghi ngờ tính chính xác và đáng tin cậy của thông
tin, đặc biệt khi có sự giao đổi liên tục của thông tin không chính xác
trên các mạng xã hội.

II.NỘI DUNG :
1.Khái niệm :
1.1. Tin đồn là gì?
Tin đồn hay những lời đồn đại là những thông tin sự vật sự việc không rõ
nguồn gốc về một chuyện nào đó được truyền từ người này sang những người
khác, nơi này sang một nơi khác mà chưa được xác định, hoặc kiểm chứng sự
thật rõ ràng . Tin đồn bắt đầu xuất hiện khắp nơi trong đời sống của con người,
đặc biệt có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho những người bị đồn đại.
1.2. Dư luận xã hội là gì?
Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ nhiều người, thể hiện
bằng những cái phán đoán, bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm
theo một thái độ cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được truyền bởi từ người
này tới người kia, nhóm này sang nhóm nọ. Nó có thể được truyền đi một cách
tự phát hoặc là sẽ được tạo ra bằng một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi
và lặp lại thì sẽ trở thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội cũng có thể hình thành
8
từ những định kiến của xã hội hay là từ những tác động truyền thông, phong
trào,....

2. Tác động của tin đồn và dư luận xã hội


2.1. Đối với đời sống xã hội
- Tác động tích cực:
 Chia sẻ thông tin và tạo sự nhận thức: Dư luận xã hội có thể giúp tạo ra sự nhận
thức về các vấn đề quan trọng và tạo sự quan tâm từ cộng đồng. Nhờ dư luận,
nhiều vấn đề xã hội có thể được nêu lên và thúc đẩy những cuộc thảo luận cần
thiết.
 Tạo nền tảng cho sự thay đổi: Dư luận xã hội có thể kích thích những thay đổi
tích cực trong xã hội, bằng cách thúc đẩy những ý tưởng mới, tạo sự áp lực từ
cộng đồng hoặc tạo ra sự yêu cầu cho chính phủ và tổ chức thực hiện các biện
pháp cải tiến.
 Tạo sự liên kết: Một số dư luận tích cực có thể tạo ra sự liên kết và gắn kết
trong cộng đồng. Những câu chuyện tích cực về đoàn kết, tình người và thành
công có thể củng cố tinh thần đoàn kết trong xã hội.
- Tác động tiêu cực:
 Làm gia tăng hoặc gây biến dạng thông tin: Tin đồn và dư luận có thể dẫn đến
sự gia tăng hoặc biến dạng thông tin, gây ra sự nhầm lẫn và hoang mang trong
cộng đồng. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định và hành động của mọi
người dựa trên thông tin không chính xác.
 Tạo ra xung đột và kích động: Tin đồn và dư luận có thể tạo ra môi trường
xung đột và kích động trong xã hội. Các thông tin không xác thực có thể gây ra
căng thẳng, mất lòng tin và thậm chí dẫn đến xung đột vũ trang.
 Ảnh hưởng đến danh dự và uy tín: Dư luận xã hội có thể ảnh hưởng đến danh
dự và uy tín của cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ. Một tin đồn không kiểm
chứng hoặc thông tin sai lệch có thể làm hại đến uy tín và tạo ra hậu quả xa
hơn.
 Làm sự thật mờ nhạt: Với sự phát triển của mạng xã hội và truyền thông kỹ
thuật số, thông tin có thể lan truyền rất nhanh và trở nên phức tạp để kiểm
chứng tính xác thực. Điều này có thể làm mờ biên giới giữa thông tin thật và
tin đồn.
2.2. Trong lĩnh vực chính trị
- Tác động tích cực:

9
 Tạo áp lực đối với chính trị gia và chính phủ: Dư luận xã hội có thể tạo áp lực
từ cộng đồng, yêu cầu chính trị gia và chính phủ thực hiện biện pháp cải tiến và
đáp ứng mong muốn của người dân. Thông qua mạng xã hội và các diễn đàn
trực tuyến, công chúng có thể tổ chức chiến dịch và yêu cầu trách nhiệm chính
trị.
 Kích thích thảo luận chính trị: Dư luận xã hội có thể thúc đẩy thảo luận về các
vấn đề chính trị, thúc đẩy ý thức chính trị và khuyến khích cộng đồng tham gia
vào việc thảo luận và đánh giá các quyết định chính trị.
 Tạo sự minh bạch và động viên đối với chống tham nhũng: Mạng xã hội và
truyền thông kỹ thuật số cho phép người dân tiết lộ thông tin về tham nhũng và
lạm quyền, giúp tạo sự minh bạch trong chính quyền và thúc đẩy việc chống
tham nhũng.
- Tác động tiêu cực:
 Làm lan truyền thông tin sai lệch: Tin đồn và thông tin sai lệch có thể lan
truyền rất nhanh trên mạng xã hội, gây sự nhầm lẫn và tạo ra sự hoang mang
trong cộng đồng. Điều này có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định không dựa
trên thông tin đúng đắn.
 Gây náo loạn chính trị và xung đột: Tin đồn và dư luận không kiểm chứng có
thể gây ra sự căng thẳng, xung đột và thậm chí dẫn đến biểu tình hoặc bạo lực
trong xã hội. Những thông tin sai lệch có thể kích động mâu thuẫn giữa các
phân khúc của xã hội.
 Chơi xấu và chiến dịch phá hoại: Các chính trị gia hoặc tổ chức có thể sử dụng
tin đồn và thông tin sai lệch để đánh đồng đối thủ hoặc tạo nên các chiến dịch
phá hoại nhằm ảnh hưởng đến quá trình bầu cử hoặc thậm chí lật đổ chính phủ
hiện tại.
 Giảm lòng tin vào chính trị gia và cơ quan chính phủ: Sự lan truyền của tin đồn
và thông tin sai lệch có thể làm giảm lòng tin của người dân đối với chính trị
gia và cơ quan chính phủ. Điều này có thể làm suy yếu khả năng thực hiện
chính sách và biện pháp cải tiến.
2.3. Trong lĩnh vực đạo đức, văn hoá
- Tác động tích cực:

10
 Tạo sự nhận thức và tăng cường giáo dục văn hoá: Dư luận xã hội có thể giúp
tạo sự nhận thức về giá trị đạo đức và văn hoá. Các câu chuyện tích cực về lòng
nhân ái, tình người và hành động đúng đắn có thể tạo động viên và tạo sự quan
tâm đối với các giá trị văn hoá.
 Khuyến khích thảo luận về đạo đức và giá trị: Dư luận xã hội có thể khuyến
khích cộng đồng tham gia vào các thảo luận về đạo đức và giá trị. Các câu
chuyện và thông điệp tích cực có thể tạo ra sự chia sẻ ý kiến, thúc đẩy việc thảo
luận về những vấn đề quan trọng.
 Tạo nguồn cảm hứng và gương mẫu: Dư luận xã hội có thể tạo nguồn cảm
hứng và gương mẫu cho mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Các câu chuyện
về những hành động đạo đức và nhân ái có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến hành
vi của cá nhân.
- Tác động tiêu cực:
 Làm mờ biên giới giữa đạo đức và thúc đẩy vấn đề tiêu cực: Tin đồn và dư luận
có thể làm mờ biên giới giữa đạo đức và việc lan truyền thông tin tiêu cực, như
gây tranh cãi, xuyên tạc hoặc tạo ra hiểu lầm. Điều này có thể làm giảm đi giá
trị của đạo đức và tạo ra sự nhầm lẫn trong xã hội.
 Tạo sự áp lực xã hội và gây căng thẳng: Dư luận xã hội có thể tạo ra sự áp lực
xã hội đối với cá nhân và tạo ra căng thẳng trong việc tuân thủ các quy tắc đạo
đức. Sự lan truyền của tin đồn có thể gây ra sự kỳ thị, phân biệt và áp lực
không cần thiết.
 Gây mất cân bằng giữa giá trị cá nhân và xã hội: Tin đồn và dư luận có thể làm
cho mọi người bị lệch khỏi giá trị cá nhân và tin tưởng xã hội. Điều này có thể
dẫn đến việc người ta đánh đổi giá trị cá nhân để thích nghi với một sự mong
muốn chung hoặc để tránh sự chỉ trích.
 Tạo ra các quan niệm sai lầm về đạo đức và văn hoá: Tin đồn và dư luận có thể
tạo ra các quan niệm sai lầm về đạo đức và văn hoá, làm cho mọi người hiểu
sai hoặc tạo ra suy nghĩ đơn chiều về các vấn đề phức tạp.
3. Vai trò
3.1. Truyền thông là nơi khơi nguồn dư luận xã hội
 Truyền thông - nơi khơi nguồn dư luận xã hội được hiểu là các phương tiện
truyền thông được đề cập đến, gợi và nêu lên vấn đề mà công chúng đang quan
tâm và đang ngấm ngầm lan truyền, từ đó châm ngòi và được thổi bùng lên
thành vấn đề chung của xã hội.

11
 So với trước kia thì ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của internet khiến dư luận
xã hội càng dễ dàng và nhanh chóng được hình thành và lan truyền, tạo tác
động rất lớn đối với công chúng và xã hội. Các kênh truyền thông hình thành
nên dư luận trong công chúng bắt đầu từ việc đưa tin về một sự việc, sự kiện,
vấn đề hay một nghi vấn nào đó đang len lỏi và lan truyền trong các nhóm nhỏ.
Từ việc đưa tin, truyền thông có thể làm dấy lên những luồng ý kiến, nhận
định, phân tích, đánh giá của nhiều nhóm công chúng khác nhau trong xã hội.
3.2. Truyền thông phản ánh và lan truyền dư luận xã hội
 Từ một sự việc, sự kiện cụ thể được truyền thông đưa tin tạo nên những ý kiến,
quan điểm của các cá nhân. Các ý kiến này được phản ánh và lan truyền với
nhau và tạo nên những luồng ý kiến đến từ các nhóm khác nhau. Những luồng
ý kiến lớn này tiếp tục được phản ánh và lan truyền trên báo chí cùng các
phương tiện truyền thông khác tạo ra những làn sóng dư luận mạnh mẽ và liên
tục. Truyền thông mang vai trò vô cùng quan trọng trong việc phản ánh, lan
truyền thông tin và hình thành dư luận xã hội. Sự xuất hiện của các phương tiện
truyền thông làm thoả mãn nhu cầu của công chúng đối với những thông tin
liên quan đến cuộc sống của họ, đến các cộng đồng trong xã hội có sự gắn bó
mật thiết với họ. Cùng với đó, trình độ dân trí càng cao, người dân càng yêu
cầu được biết về tình hình thời sự, những sự kiện của đất nước đang xảy ra,...
Vì thế, việc phản ánh và lan truyền dư luận xã hội một cách chân thật, đầy đủ,
minh bạch, đúng thời điểm là nhiệm vụ của báo chí, truyền thông nhưng cũng
là nguồn động lực to lớn thúc đẩy xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ.
3.3. Truyền thông định hướng dư luận xã hội
 Truyền thông định hướng dư luận xã hội là quá trình tác động và chi phối ý
kiến, quan điểm của công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như
báo chí, truyền hình, phim ảnh, mạng xã hội,... Mục tiêu của truyền thông định
hướng dư luận xã hội có thể là thay đổi, xây dựng hoặc duy trì một quan điểm,
giá trị, hay lợi ích cụ thể.
 Cách thức truyền thông định hướng dư luận xã hội có thể là: thông qua việc
chọn lọc, biên tập nội dung để chỉ hiển thị một phần thông tin, tạo ra các câu
chuyện hấp dẫn để thu hút sự quan tâm, sử dụng các kỹ thuật truyền thông để
thay đổi quan điểm của người xem, hoặc sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của
các cá nhân hay tổ chức để lan truyền thông điệp.
 Tuy nhiên, truyền thông định hướng dư luận xã hội có thể gặp phản đối từ
những người không đồng ý với các quan điểm được truyền tải, và có thể bị coi

12
là hình thức can thiệp vào quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tư duy của cá
nhân.
3.4. Truyền thông điều hoà dư luận xã hội
 Truyền thông điều hoà dư luận xã hội (Social Regulation of Media) là quá trình
và các biện pháp mà xã hội sử dụng để kiểm soát, hướng dẫn và giám sát hoạt
động của các phương tiện truyền thông. Mục tiêu chính của việc điều hoà này
là đảm bảo rằng truyền thông không gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và quốc
gia.
 Truyền thông điều hoà dư luận xã hội có thể được thực hiện thông qua các cơ
quan và tổ chức chính phủ, pháp luật, công nghệ thông tin, tự cấm tự kiểm
duyệt của các phương tiện truyền thông và sự tham gia của người dùng.
 Các biện pháp điều hoà dư luận xã hội có thể bao gồm việc thiết lập quy định
pháp lý về nội dung, quảng cáo và truyền thông; xây dựng hệ thống kiểm duyệt
và phê duyệt; đánh giá và đánh giá công khai hoạt động của các phương tiện
truyền thông; và tạo ra những cam kết và tiêu chuẩn đạo đức cho ngành truyền
thông.
 Việc sử dụng truyền thông để điều hoà dư luận xã hội cần tuân theo các nguyên
tắc đạo đức, tôn trọng sự thật và đảm bảo tính minh bạch và khách quan của
thông tin. Trong môi trường truyền thông đa dạng ngày nay, người tiêu dùng
thông tin cần cảnh giác và kiểm tra nguồn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
để có cái nhìn tổng thể và đúng đắn về sự kiện và vấn đề.
III. PHÂN TÍCH SỰ KIỆN :
1. Phân tích sức ảnh hưởng của Hoa Hậu Ý Nhi trước và sau khi đăng quang
/ Những phát ngôn gây tranh cãi trong thời gian qua :
- Trước khi Hoa hậu Ý Nhi đăng quang:
 Hoa hậu Ý Nhi tên thật là Huỳnh Trần Ý Nhi sinh năm 2002 tại Bình Định.
Được biết trước khi tham gia và đăng quang ngôi vị Hoa hậu tại Miss World
2023 thì cô đã đạt danh hiệu Á khôi 2 và giải thưởng Người đẹp thời trang tại
Duyên dáng sinh viên Bình Định 2022.
 Trong quá trình tham gia Miss World 2023 Ý Nhi được cộng đồng mạng nhận
xét “nhìn hiền lành thật thà”, “ánh mắt ngây thơ hiền lành lắm, giờ phải cố
gắng trau dồi thêm sau những bài học đắt giá”, “muốn biết người khác có chân
thành hay không thì nhìn vào mắt họ”,...

13
 Có thể thấy trước khi đăng quang, mức độ nổi tiếng của Ý Nhi chưa quá lớn
công động mạng cũng có cái nhìn thân thiện với cô “hoa hậu nhỏ” hơn, bên
cạnh đó các phát ngôn của cô cũng tiếc chế và điềm tĩnh hơn.
- Sau khi Hoa hậu Ý Nhi đăng quang:
 Chỉ sau 2 tuần đăng quang Hoa hậu Ý Nhi đã có nhóm anti hơn 600.000 người
bởi nhiều phát ngôn vạ miệng chỉ trong thời gian ngắn. Từ những phát ngôn
đầu tiên về “các bạn cùng trang lứa”, “bạn trai”, đội vương miện đến thăm
bệnh nhân trong bệnh viện 5 sao,.... Những câu nói đó có thể sẽ không là gì khi
phát ra từ miệng của một người khác nhưng với một cô Hoa hậu vừa đăng
quang thì quá khó chấp nhận đối với cộng đồng mạng. Vì sau khi đăng quang
cô đã có một ảnh hưởng nhất định đối với truyền thông nói riêng và mạng xã
hội nói chung, sự khác biệt rõ ràng khi lời nói phát ra từ miệng của một cô thi
sinh và một cô Hoa hậu.
2.Những tin đồn và dư luận xã hội đã tác động thế nào đến Hoa Hậu Ý Nhi?
 Hơn 2 tuần sau khi đăng quang, Hoa hậu Ý Nhi trở thành tâm điểm của các
cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Nhóm tẩy chay người đẹp sinh năm 2002 trên
Facebook vượt mốc 610.000 thành viên trong thời gian ngắn.
 Sự việc của Hoa hậu Ý Nhi đang là tâm điểm dư luận những ngày qua. Dù cho
nàng Hậu đã 2 lần lên tiếng xin lỗi vì những phát ngôn gây tranh cãi nhưng làn
sóng chỉ trích cô vẫn không giảm đi, thậm chí đang có xu hướng trở thành "bạo
lực mạng".
 Hiện tại, trên nhiều fanpage, diễn đàn mạng xã hội liên tục đăng tải các bài viết
trích dẫn phát ngôn, mọi nhất cử nhất động, kể cả lịch trình làm việc sau đăng
quang của Ý Nhi. Dưới phần bình luận của những bài viết đó là hàng loạt ý
kiến chê bai, mỉa mai từ ngoại hình đến tính cách của Hoa hậu.
 Trang cá nhân của Ý Nhi, fanpage Miss World Vietnam cũng hứng trọn sự
phẫn nộ của một bộ phận lớn cộng đồng mạng. Phần lớn tương tác của tất cả
các bài đăng trên đó đều là biểu cảm phẫn nộ cùng những bình luận phản đối
Hoa hậu Ý Nhi, đòi truất ngôi vị cho rằng cô không xứng đáng với danh hiệu.
 Đỉnh điểm là nhóm anti Hoa hậu Ý Nhi đã đạt hơn 200.000 thành viên chỉ sau
vài ngày thành lập. Trong đó, tất cả những thông tin cá nhân của Ý Nhi đều bị
soi xét, ngay cả việc cô lên tiếng xin lỗi, đi làm từ thiện cũng bị cho là giả tạo,
"tẩy trắng" cho bản thân.

14
 Đáng chú ý, những động thái của cộng đồng mạng dường như ngày càng vượt
ra khỏi việc góp ý, nhận xét khách quan. Nhiều ngôn từ ác ý, đùa cợt, miệt thị
ngoại hình cho tới xúc phạm danh dự, nhân cách nhắm tới Ý Nhi ngày càng
xuất hiện tràn lan trên không gian mạng.
 Việc bình luận, nhận xét về chủ đề mình quan tâm hay đánh giá một nhân vật
của công chúng là quyền tự do cá nhân. Nhưng đánh giá, nhận xét thế nào để
không sa đà vào việc xúc phạm, gây tổn hại đến người khác là điều cần được
chú ý.

 "Bạo lực mạng" diễn ra trên thế giới ảo nhưng lại tác động trực tiếp đến người
thật, việc thật. Trên thực tế đã có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra vì những
bình luận ác ý trên mạng xã hội, và cách hành xử văn minh trên không gian
mạng luôn là điều được kêu gọi trong những năm gần đây.
 Hiện tại, cũng đã có những cư dân mạng lên tiếng về câu chuyện của Ý Nhi với
hy vọng mọi chuyện không bị đẩy đi quá xa và gây hệ lụy đáng tiếc nào.
 Trong bài đăng xin lỗi, Hoa hậu Ý Nhi viết: “Tôi chân thành gửi lời xin lỗi đến
quý vị khán giả về những phát ngôn của mình trên truyền thông. Ý Nhi nghiêm
túc nhìn nhận những thiếu sót trong suy nghĩ và kỹ năng diễn giải trước công
chúng của mình”.
 Dù vậy, một lời xin lỗi là không đủ để xoa dịu đám đông đang bất bình, bức
xúc. Lần lượt đơn vị tổ chức, bà Phạm Kim Dung (Chủ tịch Miss World Việt
Nam) và cả bố, em gái của Ý Nhi lên tiếng xin lỗi, mong khán giả bao dung,
nhưng hội nhóm tẩy chay Ý Nhi vẫn mọc lên như nấm, với số lượng thành viên
tăng theo từng phút. Không chỉ tân hoa hậu mà cả người nhà, thầy cô giáo của
cô cũng bị một bộ phận cộng đồng mạng quá khích tấn công.
 Trong thời đại công nghệ, với sự đông đảo của cư dân mạng, mạng xã hội có
thể “tam sao thất bản”, biến một người vô danh hôm trước thành người nổi
tiếng hôm sau, đưa một người từ đỉnh cao thành “tội đồ” vì một scandal vạ
miệng.
 Trên thế giới, công chúng đã chứng kiến không ít ngôi sao nổi tiếng chọn cách
tự kết liễu cuộc đời vì không chịu nổi áp lực quá lớn từ dư luận. Giới giải trí
Hàn Quốc từng gây chấn động khi liên tiếp ghi nhận các vụ tự tử của những
thần tượng hàng đầu. Ở châu Âu, khán giả thấy nhiều sao nhí lớn lên nghiện
hút, sa vào tệ nạn xã hội vì tổn thương tâm lý, bị bào mòn tinh thần.

15
 Nổi tiếng, chưa bao giờ dễ dàng như hiện tại nhưng để sống chung với sự nổi
tiếng - lại là một câu chuyện khác.

16
 Khi sự tẩy chay vượt quá giới hạn
 Mạng xã hội càng phát triển, đám đông “ảo” càng nắm nhiều quyền lực. Sức ép
từ dư luận đã khiến Ý Nhi phải tạm ngừng quảng bá, đối mặt với làn sóng đòi
tước vương miện chỉ trong vòng 14 ngày.
 Trao đổi với phóng viên Lao Động, luật sư Nguyễn Hữu Toại (Công ty Luật
Hừng Đông) cho biết, người dùng mạng xã hội không thể vượt quá giới hạn
đạo đức và pháp luật. “Đối với công chúng, chuyện yêu - ghét một người nào
đó là hết sức bình thường. Thế nhưng, khi thể hiện quyền tự do ngôn luận, khán
giả không được có những hành vi quá khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của người khác. Họ có thể thể hiện thái độ yêu ghét nhưng cần tuân thủ quy
định của pháp luật, không được có lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
 Bộ luật Dân sự có quy định bảo vệ quyền nhân thân, bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân. Tùy theo mức độ, những người sử dụng các phương
tiện để gây tổn hại danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
 Còn lại, việc cộng đồng mạng bàn tán, tranh cãi trên mạng xã hội cũng rất khó
để đánh giá mức độ, có vi phạm hay không vi phạm. Việc kết luận nội dung đó
có vi phạm pháp luật hay không thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý
Nhà nước” - luật sư Nguyễn Hữu Toại chia sẻ.
 Quay trở lại vụ việc của Hoa hậu Ý Nhi, luật sư cho rằng, một khi đã trở thành
người nổi tiếng, công chúng sẽ luôn đánh giá khắt khe bởi họ có quyền thể hiện
chính kiến, bày tỏ thái độ. “Từ trước đến nay, khán giả cho rằng, hoa hậu phải
là một người phụ nữ đẹp, thông tuệ và hiểu biết. Nhưng trên thực tế, mỗi người
có vốn kiến thức khác nhau, còn tri thức là mênh mông, vì vậy rất khó để một
người có thể hiểu biết tất cả mọi lĩnh vực.

 Một số câu nói của Ý Nhi đã trở thành câu nói đu trend mang tính chất châm
biếm, hài hước phủ khắp mạng xã hội.
 Đã hơn 10 ngày “sóng gió”, có vẻ như tình hình phần nào đã lắng dịu với kết
quả là “người nói” đã nói hết, “người nghe” đã nghe rõ và lĩnh hội một cách
thấm thía cùng với động thái biểu lộ sự hối hận, dù ly nước đổ đi không sao hốt
lại cho đầy như cũ.

17
 Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ vụ lùm xùm nào xảy ra, sự việc “Ý Nhi và
những phát ngôn của cô” cũng đọng lại nhiều bài học đến từ nhiều phía.
 Bài học thứ nhất dành cho Ý Nhi và các bạn trẻ về việc rèn luyện tính cách và
trang bị kiến thức cơ bản và kỹ năng sống thật vững vàng trước khi bước vào
đời.
 Đó là bài học về sự khiêm tốn, về tâm lý “ảo tưởng sức mạnh” - tâm lý học gọi
là Dunning – Kruger. Vấn đề gặp phải ở các bạn trẻ có tính cách phổ biến hiện
nay là chỉ cần đạt được một thành công vượt trội nào đó hơn các bạn cùng
trang lứa là tự cho mình “xuất chúng”, tuôn ra những phát ngôn đao to búa lớn
mang tính triết lý rất “ất ơ”, rồi bắt đầu tập lối sống của một “thiên tài”, xem
thường mọi người xung quanh, có khi dẫn đến vùi lấp tương lai, tiêu tan sự
nghiệp. Thực tế chứng minh đã có nhiều trường hợp như thế.
 Sự ảo tưởng sức mạnh của giới trẻ ngày nay được hình thành có sự “đóng góp”
không nhỏ của các bậc cha mẹ. Chạy theo thành tích, khoe thành tích và dùng
những lời lẽ tâng bốc có cánh, ca ngợi quá mức về một thành tích đạt được của
con em mình; Cộng thêm các phương tiện báo chí truyền thông nhằm lan tỏa
những giá trị sống tích cực, nhưng lại để sa vào cường điệu hóa mức cần thiết
sự ca ngợi cá nhân trong bài viết, dẫn đến các bạn trẻ ảo tưởng đề cao bản thân
một cách thái quá.
 Bài học thứ hai dành các cơ quan hữu quan về những quy định, giới hạn, điều
kiện cần nghiêm ngặt hơn để tránh dẫn đến việc “nở rộ” các cuộc thi hoa hậu,
hoa khôi không cần thiết và xứng tầm. Đồng thời Ban tổ chức cuộc thi nên
chuẩn bị tốt hơn, tập huấn kỹ lưỡng hơn với các thí sinh, nâng cao trách nhiệm
trong đào tạo và quản lý hoa hậu sau cuộc thi. Khi xảy ra sự cố cần biết cách
xử lý truyền thông sao cho nhanh chóng kịp thời và khôn ngoan, tinh tế.
 Cuối cùng, nghĩ cũng cần thiết là lời nhắn nhủ dành cho lực lượng đông đảo
“quần chúng nhân dân” với những đánh giá khắt khe dành cho hoa hậu trước sự
xuất hiện như nấm mọc sau mưa các cuộc thi sắc đẹp trong thời gian gần đây.
 Theo đó, sự đòi hỏi của công chúng về một hoa hậu không chỉ đẹp về sắc vóc
mà còn phải có trí tuệ, tài năng và phẩm hạnh là một đòi hỏi chính đáng và có
cơ sở.

 Tuy nhiên, con dại cái mang, mũi vạy thì lái chịu đòn… là những đúc kết từ
thực tiễn cuộc sống của người đi trước mà ngày nay vẫn còn được công nhận.

18
Cá nhân Ý Nhi buộc phải chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình là điều tất
nhiên. Từ sự cố này cô phải lấy đó làm bài học xương máu để tu dưỡng bản
thân. Tuy nhiên, nếu như từ trong gia đình, ngay từ nhỏ, cô được quan tâm rèn
luyện các kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, đặc biệt là trước khi xác định trở
thành người của công chúng; Về phía đơn vị tổ chức, song song với sự trao
chuốc hình thể đi đứng, ăn mặc, việc thẩm định kiến thức, khả năng ứng xử để
uốn nắn, bổ sung cho thí sinh của mình nếu được cân bằng thì có thể sẽ có một
Ý Nhi biết cẩn trọng hơn trong lời nói của mình.
 Có câu kẻ thù của giới trẻ là sự thành công. Đằng sau ánh hào quang của thành
công là thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Sau những thiếu sót và biết nhận
lỗi của mình, Ý Nhi cũng rất cần nhận được sự rộng lượng, bao dung của công
chúng để em có cơ hội khẳng định mình trở thành một công dân có ích cho xã
hội.

 Dư luận có lý khi chê trách những phát ngôn của Hoa hậu Ý Nhi nhưng lại đi
quá xa khi buông lời cay nghiệt, tấn công cả người thân, gia đình tân hoa hậu.

 Có lẽ hiếm có hoa hậu nào sau khi đăng quang ít ngày đã có nhóm anti-fan lên
đến 500.000 thành viên như đương kim Miss World Vietnam Huỳnh Trần Ý
Nhi. Nửa triệu thành viên nghĩa là có tối thiểu nửa triệu cặp mắt săm soi mọi
phát ngôn, hành động, cư xử của Ý Nhi, chia sẻ những quan điểm, ý kiến độc
hại về cô trên mạng xã hội.
 Những ngày này, bố hoa hậu Ý Nhi là ông Huỳnh Tấn Nguyên rất buồn. Nhiều
người nhắn tin cho ông Tấn Nguyên yêu cầu ông khuyên con từ bỏ vương
miện. Ngoài nhắn tin vào facebook, một số người còn nhắn cả vào số điện thoại
cá nhân của ông: “Chú nên kêu con gái từ bỏ vương miện đi nha. Chị ấy mà đi
thi xong là kết quả thê thảm lắm đó. Cho người xứng đáng hơn đi thi thay vì
một người ngông cuồng”. Bố hoa hậu chia sẻ “có những người khuyên nhẹ
nhàng nhưng cũng có người nhắn nhiều lời khó nghe”.
 Ý Nhi mắc sai sót trong phát ngôn. Tân hoa hậu, gia đình và cả đơn vị tổ chức
cuộc thi đã và đang phải trả giá đắt. Hội chứng đám đông tấn công họ trên
nhiều nền tảng với lời lẽ công kích, xúc phạm, miệt thị.

19
3.Về mặt truyền thông, Hoa Hậu Ý Nhi đã giải quyết vấn đề dư luận xã hội thế nào?
 Live stream xin lỗi trực tiếp với công chúng trên mạng xã hội :
 Vào chiều ngày 29/7, Hoa hậu Ý Nhi đã thừa nhận rằng cô đã nói những điều
không chính xác và thiếu suy nghĩ. Cô đã nhận được nhiều chỉ trích từ công
chúng và cảm thấy rất xấu hổ vì đã làm mọi người buồn. Với những giọt nước
mắt rơi, Ý Nhi đã xin lỗi và hy vọng sẽ có thể thay đổi để trở thành một người
tốt hơn trong tương lai.
 Hoa hậu Ý Nhi cũng giải thích rằng do phải tham gia nhiều buổi phỏng vấn và
đối mặt với nhiều câu hỏi khác nhau, nên đôi khi cô không hiểu rõ ý của câu
hỏi và không thể trả lời đúng với suy nghĩ của mình. Cô thừa nhận rằng việc
này khiến cô rất mệt mỏi và đầu óc không còn tỉnh táo như trước.
 Về phía công ty đại diện của Hoa hậu Ý Nhi ( Công Ty Sen Vàng) đã có những
giải thích :
- “Phát ngôn của hoa hậu có phần đáng trách. Chúng tôi đã ngay lập tức
nhắc nhở, rèn giũa Ý Nhi cũng như bộ phận truyền thông”, Tổng Giám
đốc Sen Vàng thừa nhận, đồng thời cam kết “rút kinh nghiệm sâu sắc để
không tạo nên sự hiểu nhầm, phản ứng trái chiều của cộng đồng mạng”.
 Cho rằng vụ việc có “tính khẩn cấp, hậu quả nghiêm trọng”, bà Dung thỉnh cầu
lãnh đạo cơ quan chức năng “lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ” để “việc
này không ảnh hưởng tới đời sống cá nhân Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi cũng
như các quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp”. Trích lời phỏng vấn của
Bà Phạm Thị Kim Dung , giám đốc công ty Sen Vàng.

IV. KẾT LUẬN


 Tóm lại, tin đồn và dư luận xã hội có tác động sâu rộng và đa chiều đến hoạt
động truyền thông trong xã hội. Những ảnh hưởng này không chỉ ảnh hưởng
đến cách chúng ta tiếp cận thông tin, mà còn tác động mạnh mẽ đến tầm quan
trọng của thông tin chính xác và đáng tin cậy. Sự lan truyền nhanh chóng của
tin đồn và dư luận xã hội qua mạng xã hội và phương tiện truyền thông kỹ
thuật số tạo ra một môi trường đầy thử thách cho người tiêu dùng thông tin và
cả cho các nhà thông tin. Là một thách thức cần được đối mặt và giải quyết
thông qua sự hợp tác giữa người dùng, các tổ chức truyền thông và cả xã hội
như một nguyên thể.
 Tin đồn là một phần không thể thay thế hay biến mất, luôn hiện hữu trong
cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, không phải tin đồn nào cũng hoàn
20
toàn vô hại mà ngược lại, có những tin đồn có sức công phá và tạo nên dư
luận xã hội, gây xôn xao và hoang mang trong cộng đồng.
 Trong kỷ nguyên số hiện nay, tin đồn lại càng được lan tỏa dễ dàng hơn
bao giờ hết nhờ vào mạng xã hội, một môi trường khi những cá nhân
trong đó đều đã được ẩn danh.

21
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Flaodong.vn%2Fvan-hoa-
giai-tri%2Fcong-ty-sen-vang-keu-cuu-ve-viec-hoa-hau-y-nhi-bi-bao-luc-mang-
xa-hoi-1226604.ldo%3Ffbclid
%3DIwAR01IKwPoKZ5Raeynf_W0N7sgqUEX7QVqSqxodLg0GLEbYX_KGw
vBaXW5kY&h=AT0fHJkHdwHwASiaOqOI7Vjpmc-
YKS8Mzv8MrMWiWnRUJCR8TIxeU2aOjvC3nrBfgC9HAHAYUP0A27OyhRv
a0072ClLmclm0Am8ghx92OKasM0soSPI_IrzsNGji9h7emYUbPFSyV_1wziY
[2] https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Flytuong.net%2Fphan-
biet-tin-don-va-du-luan-xa-hoi%2F%3Ffbclid%3DIwAR0XHtHE-
Ec29pqabBEhDRSsWtc5vm0EgkI0lru4axfQ2yujLgzwEhIeHds&h=AT2RuFAhi
c90YPWJ-D6He-BzL74uhtkwLO8-
SHdvts2ext9csE6bypvCodiyBa6vp22j7Njptv1y570p56hi9vRZ0MiePigRd6p_fVK
9gdcgNLSa7i-SboU4ljCPb9qvnaBu4plM9M4LWf4
[3] https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Faccgroup.vn%2Fvi-du-
ve-tin-don-va-du-luan-xa-hoi%3Ffbclid
%3DIwAR08rTJlcgl2v6oeCtI06oFNs4fJQB0VZGJEI-k0L38J739mC-
1qRPp9qB8&h=AT1gMDU_FEVKk1aA2eDXnbSPfL3ZeLaAiCDMy7u12YFuv
CN0IaIgN-kWaR-
haqLZ9WwDHAt2Sx7Gc5wR3Cnlfbm2wnBYIqt4S4gw21qBd12CTnQKQFn-
vItxapC3NuSR00uZAXAAXrK5AOE

22

You might also like