You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

NHÓM 10.2

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

NGHIÊN CỨU THÓI QUEN MUA VÀ ĐỌC SÁCH CỦA SINH


VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỦ DẦU MỘT

Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh-Tài chính ngân hàng

Lớp : KITE.TT.24

Chúng tôi cam đoan bài viết này không vi phạm những điều cơ bản trong bộ nguyên tắc liêm
chính học thuật. Mọi sự sai phạm, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Bình Dương
Tháng 4/2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

STT Họ và Tên MSSV


1 Trần Thanh Phương 2123402010277
2 Đặng Thị Hải Yến 2123401011090
3 Trần Thị Hoài 2123403011055

NGHIÊN CỨU THÓI QUEN MUA VÀ ĐỌC SÁCH CỦA SINH


VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỦ DẦU MỘT

GVHD: Huỳnh Thạnh

Chúng tôi cam đoan bài viết này không vi phạm những điều cơ bản trong bộ nguyên tắc liêm
chính học thuật. Mọi sự sai phạm, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Ký tên
             

Bình Dương
Tháng 4/2023
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN (đánh giá chéo)

Điểm trung bình của nhóm do nhóm chấm (cộng tất cả điểm thành viên chia cho số
thành viên): 100……………….

Thành viên 1: Họ và tên:…Trần Thanh Phương


TT Điểm tối đa Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20 20
2 Hoàn thành công việc được giao 30 30
3 Công việc có chất lượng 20 20
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10 10
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20 20
TỔNG ĐIỂM 100

Thành viên 2: Họ và tên:…...Đặng Thị Hải Yến.....


TT Điểm tối đa Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20 20
2 Hoàn thành công việc được giao 30 30
3 Công việc có chất lượng 20 20
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10 10
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20 20
TỔNG ĐIỂM 100

Thành viên 3: Họ và tên:…...Trần Thị Hoài....


TT Điểm tối đa Điểm đánh giá
1 Tham gia đóng góp ý kiến 20 20
2 Hoàn thành công việc được giao 30 30
3 Công việc có chất lượng 20 20
4 Có ý tưởng mới đóng góp 10 10
5 Hợp tác tốt với các thành viên 20 20
TỔNG ĐIỂM 100

MỤC LỤC:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................3
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................................................3
2.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ngoài nước..................................................................3
2.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước...................................................................5
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................7
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................................7
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................................7
2.2.3. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi....................................................................7
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................................8
3.1. Mô tả đối tượng khảo sát....................................................................................................8
3.2. Nguyên nhân dẫn đến thói quen mua và đọc sách..............................................................9
3.2.1. Ảnh hưởng của bố mẹ đối với việc đọc sách của sinh viên.......................................10
3.2.2. Nguyên nhân sinh viên tìm tới việc đọc sách............................................................10
3.3.Nguyên nhân sinh viên chọn lựa ít đọc sách.....................................................................11
3.4. Tiêu chí chọn mua và loại hình đọc sách được sinh viên ưa chuộng...............................12
3.4.1. Thể loại được sinh viên yêu thích..............................................................................12
3.4.2. Loại hình đọc được sinh viên ưa chuộng...................................................................12
3.4.3. Tiêu chí được sinh viên dùng khi chọn mua và đọc sách..........................................14
3.5. Thời gian sinh viên dành ra để đọc sách...........................................................................15
3.6. Quan điểm của sinh viên về chuyện cải thiện việc đọc sách............................................16
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................17
4.1 Kết luận..............................................................................................................................17
4.2. Khuyến nghị......................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................18
PHỤ LỤC....................................................................................................................................19
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sách là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống con người là kho tàng kiến
thức to lớn của nhân loại. Hiện nay với sự đổi mới và phát triển không ngừng của thế
giới sách không chỉ đơn thuần là những trang giấy in mà với thời đại công nghệ kỹ thuật
đã làm suất hiện thêm nhiều hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người như: sách
nói, sách điện tử, ... Việc mua một cuốn sách là đang vun đấp thêm một kiến thức mới,
càng có nhiều kiến thức chúng ta sẽ càng làm giàu thêm cho sự phát triển của đất nước.
Bản thân sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải hình thành cho mình
thói quen đọc sách vì muốn phát triển và làm chủ đất nước thì cần phải có kiến thức mà
muốn có kiến thức thì phải đọc sách.
Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin hầu
hết mọi người đều bị cuốn vào sự thú vị của các trang mạng xã hội và không còn quen
tâm nhiều đến việc đọc và tìm mua sách. Trong một bài báo "Giới trẻ và chuyện đọc
sách thời hiện đại"của Thu Hằng (2022) có đề cập “Việt Nam chỉ có 30% số người đọc
sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Thời gian đọc
vào khoản 1 giờ thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới” Bênh cạnh đó với suy nghĩ mua
sách là việc lãng phí ngoại trừ những cuốn sách giáo khoa thì hầu như những cuốn sách
thuộc thể loại khác đều rất ít người quan tâm đến. Điều này đã đặt ra rất nhiều thắt mắt
lớn, lý do vì sao ngày càng có nhiều người không thích đọc và tìm mua sách?
Có thể vì cuộc sống bận bịu, con người không còn thích thú đọc sách và hay bị
thu hút bởi các thiết bị điện tử, nền tảng mạng xã hội và dù rằng việc mua sách là lãng
phí thì cho dù là lí do gì đi nữa chúng ta vẫn phải khẳng định rằng: quên đi việc đọc
sách là đã bỏ phí kho tàng kiến thức khổng lồ của thời đại, làm cho đời sống tinh thần
càng thêm nghèo nàn. Do vậy mà việc nghiên cứu thói đọc và mua sách càng trở nên
cấp thiết hơn lúc nào. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát, nghiên cứu
những yếu tố tác động đến thói quen mua và đọc sách của sinh viên những chủ nhân
tương lai của đất nước. Vì vậy, Nhóm quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thói quen
mua và đọc sách của sinh viên trên địa bàn Thủ Dầu Một” làm đề tài nghiên cứu lần
này.

1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu thói quen mua và đọc sách của sinh viên trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản tăng nhu cầu mua và đọc của
sinh viên.
- Tìm hiểu thói quen mua sách và đọc sách của sinh viên.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng làm giảm thói quen mua và đọc sách của sinh
viên.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc mua sách và thói quen đọc của
sinh viên.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.
Đối tượng nghiên cứu: Thói quen mua và đọc sách của sinh viên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn và do một số yếu tố khách quan khác nên chúng tôi không
thể thực hiện khảo sát trên toàn bộ trường Đại học tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu thói quen mua và đọc sách phần lớn tập trung tại
một trong những ngôi trường lớp thuộc trung tâm Thành Phố là trường Đại học Thủ Dầu
Một.

2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ngoài nước
Bài nghiên cứu của Celik (2019). Nghiên cứu về việc sử dụng thư viện trường
Đại học và thói quen đọc sách của sinh viên. Khảo sát sinh viên về tham gia các hoạt
động đọc sách, thảo luận về những cuốn sách cùng bạn bè. Theo kết quả đạt được trong
nghiên cứu, những sinh viên có thói quen đọc sách mạnh mẽ có thành tích học tập cao
và không có mối quan hệ giữa tần suất đọc của sinh viên và mức thu nhập. Sinh viên
trường Đại học quốc tế Tishk có trình độ cao thói quen đọc sách và sử dụng thư viện,
nhưng sinh viên không theo dõi tờ báo hằng ngày, mức độ hài lòng của sinh viên được
coi là một chỉ số cho thấy thư viện trường này đang hoạt động có hiệu lực và hiệu quả
phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Thói quen sử dụng thư viện của sinh viên và
lựa chọn đọc sách của họ. Thói quen đọc và các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc
sách. Có nhiều yếu tố xã hội đã ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của mỗi cá nhân.
Nguyên nhân chủ yếu là nhà trường, giáo viên, tần suất hoặc thói quen sử dụng thư viện.
Nơi quan trọng nhất mà một cá nhân áp dụng hoặc có được thói quen đọc sách là trường
học. Đọc sách là một trong những kĩ năng và thói quen quan trọng nhất mà đứa trẻ sẽ
đạt được ở trường. Đọc sách là một yếu tố quan trọng giúp mở rộng thế giới con người,
cải thiện nhân cách của nó và kết nối với những người xung quanh. Tuy nhiên, không có
hệ thống giáo dục tốt để cung cấp cho sinh viên thói quen đọc sách. Cấu trúc của hệ
thống giáo dục không dẫn dắt sinh viên nghiên cứu, thôi thúc học thuộc lòng. Tác động
của thư viện đối với việc đọc sách và thói quen đọc sách của mỗi cá nhân là rất lớn. Thư
viện giúp sinh viên tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, đặc biệt quan trọng với những
người không thể đọc trong môi trường của họ và những người không thể cung cấp tài
nguyên đọc cho nhiều lý do khác nhau.
Trong bài nghiên cứu của Bunyakiati và Benjawan (2013). Nhóm tác giả bài viết
đã tạo ra một cuộc khảo sát về vấn đề tìm hiểu hành vi ảnh hưởng đến sở thích đọc và
mua sách của sinh viên trường đại học ở Bangkok Thái Lan. Tại đây nhóm tác giả đã
đưa ra các câu hỏi khảo sát trực tuyến nhằm thu thập dữ liệu của Đại học Bristol. Trong
bài nghiên cứu của bảng câu hỏi như về các loại sách sinh viên hay đọc, nơi đọc, mục
đích đọc, lý do tại sao họ quyết định mua sách. Nhóm tác giả đã thông qua dữ liệu nhận

3
được của 134 sinh viên trả lời cuộc khảo sát trên nền tảng trực tuyến và từ đây họ đã cho
thấy được những con số thú vị của sinh viên thông quan những vấn đề liên quan. Phần
lớn tần suất đọc sách của sinh viên là vào khoản 1 lần trên tuần chiếm 34,4% một con số
mà nhóm tác giả cho là vô cùng ít ỏi và nên nhanh chống được cải thiện trong tương lai.
Trên 40,6% tổng sinh viên lựa chọn đọc sách ở nhà, 58% sinh viên lựa chọn sách để đọc
giải trí và thư giản, 41% họ lựa chọn mua sách vì lý do nội dung thú vị và kiểu dáng bìa
sách, … Do đó thấy được chiếm số đông sinh viên không có sở thích liên quan đến kiến
thức chuyên ngành, khoa học xã hội đây là điều họ mong rằng giáo viên và trường đại
học nên thuyết phục sinh viên yêu thích đọc sách hơn để giúp sinh viên bổ sung kiến
thức, làm giàu vốn hiểu biết của mình. Từ những vấn đề thấy được nhóm tác giả nghiên
cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm kích thích hứng thú đọc sách của sinh viên trong
việc đọc và tạo điều kiện cho sinh viên có thể mua và tiếp cận đến sách nhiều hơn như
các thư viện tại trường nên cung cấp đầy đủ tài liệu cho sinh viên, mở rộng và tạo các
khu vực đọc thích hợp. Tạo môi trường đọc năng động và bầu không khí dễ chịu trong
khuôn viên trường. Tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội sách, triển lãm sách trong những
dịp đặc biệt để thôi thúc sinh viên có những ánh nhìn tư tưởng mới về việc đọc và tăng
tần suất đọc sách.
Theo nghiên cứu của Lindita Skenderi và Suzana Ejupi (12/2017). Nhóm nghiên
cứu đã thực hiện khảo sát với 149 người đến từ nhiều trường đại học như University of
Tetovo, University Cyril and Methodius, South East European University, University
American College Skopje, …với những câu hỏi khảo sát đơn giản, dễ hiểu và đã thu lại
được những dữ liệu thú vị. Theo đó ở bảng câu hỏi thứ 1 nhóm nghiên cứu nhận thấy
rằng nữ giới có xu hướng đọc sách nhiều hơn nam giới với số lượng nữ giới chiếm đa
phần trong tổng số 130 người chọn việc thích đọc sách và theo đó nhóm nghiên cứu
cũng thấy được thể loại sách được ưa chuộng nhiều nhất ở bảng câu hỏi thứ 2 chính là
lãng mạn chiếm tới 49% tổng số người tham gia, theo sau đó là thể loại tâm lý học
chiếm 32,2%. Ở bảng câu hỏi thứ 3 và 4 ta có thể thấy được các sinh viên ở Macedonia
chỉ chọn đọc khoảng 1 cuốn sách mỗi một tháng trong chiếm 43,6%, đây là một con số
tương đối thấp theo nhóm nghiên cứu. Theo số liệu ở bảng 5, đại đa số những người
tham gia khảo sát, tương ứng có 125 người chọn đọc báo điện tử, trong khi đó chỉ có 26
người đọc báo in. Đây là một dấu hiệu cho thấy mọi người ngày càng trở nên nghiện đọc

4
tin tức trực tuyến và tránh mua báo in. Tiếp đến bảng số liệu thứ 6 cho thấy đa phần mọi
người đọc sách là vì để tiếp thu thêm kiến thức mới, đây có thể coi như là một dấu hiệu
tốt cần đáng được lưu tâm. Bảng số liệu thứ 7 cho thấy phần lớn thói quen đọc sách của
sinh viên đã được cải thiện hơn sau khi bắt đầu học đại học, tuy vậy vẫn có một phần
sinh viên gặp khó khăn đối với việc đọc sách sau khi bắt đầu học đại học chiếm 10,7%.
Cuối cùng ở bảng thứ 8 đã cho thấy được những nguyên nhân làm suy giảm thói quen
đọc sách của sinh viên với nguyên nhân chính gây tác động lớn nhất chính là mạng xã
hội với 66 lựa chọn chiếm 44,3%. Qua các số liệu phía trên nhóm nghiên cứu đã kết
luận rằng sinh viên ở Macedonia đang có một thói quen đọc sách không tốt với thời
lượng đọc sách ít ỏi chỉ khoảng 1 cuốn mỗi tháng và thể loại lãng mãn không phù hợp
cho sự phát triển bản thân sinh viên cùng với vấn đề gây trở ngại lớn nhất chính là mạng
xã hội đã làm sao nhãng việc đọc sách của sinh viên.
2.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước
Trong một bài báo của Nguyễn Thị Nga (2019).. Theo thống kê tác giả chia sẽ có
24% người Việt Nam không hoàn toàn không đọc sách, 44% thỉnh thoảng mới đọc, 30%
thường xuyên đọc, 8-10% đọc trong thư viện và trung bình một người đọc 4 cuốn sách/
năm. Qua số liệu tác giả đã đưa ra câu hỏi do đâu mà người Việt ít đọc sách? Theo tác
người Việt Nam ít đọc vì cách giáo dục ở trường, yếu kém truyền thông, và không cố
gắng vì một xã hội thích đọc. Tác giả nghiên cứu cho rằng để hình thành thói quen đọc
sách, trước tiên cần phải đọc những cuốn sách mình yêu thích, đọc những cuốn sách hấp
dẫn thì mới có động lực đọc. Xem mục đích đọc, tìm mục tiêu đọc, để đọc hiệu quả hơn,
có kiến thức và quan điểm trí tuệ, v.v. Luôn giữ sách bên mình để tận dụng chúng. Đọc
chúng mỗi phút thời gian của bạn. Đến thư viện có thể tiết kiệm tiền mua sách vì không
phải ai cũng có tiền để mua chúng. Dành ít thời gian lướt web hơn và dành nhiều thời
gian cho việc đọc. Giao tiếp và thảo luận về những cuốn sách bạn đã đọc với giáo viên
và bạn bè cũng có thể giúp củng cố trí nhớ của bạn và tăng cơ hội hiểu đầy đủ vấn đề.
Nhiều loại sách giúp giảm bớt sự nhàm chán đồng thời tăng cường kiến thức và thông
tin. Trên đây là một số biện pháp có thể giúp học sinh chúng ta đọc nhiều hơn, tăng
hứng thú đọc sách, yêu sách hơn.
Vũ Trung Kiên (2014). Thời đại của Internet đã làm thay đổi hầu hết mọi thứ bộ
mặt của thế giới, kể cả thói quen đọc sách. Nhiều nhà giáo dục tuyên bố Internet đã và

5
đang giết chết thói quen đọc sách của sinh viên. Nhưng sách là kho kiến thức vô tận mà
nhân loại đã tạo ra và kết tinh trong đó. Và khi nhu cầu đọc sách vẫn còn thì xã hội loài
người vẫn còn tồn tại. Chỉ là độc giả chuyển đọc sách từ định dạng này sang định dạng
khác thuận tiện hơn. Làm thế nào để thắp cháy thói quen đọc sách của sinh viên. Làm
thế nào để kết hợp tốt sách thông thường (sách in) và sách điện tử. Để thói quen, đam
mê đọc sách không bị mai một và ngày càng phát triển. Là Trách nhiệm của nhiều vị trí,
nhiều cơ quan khác nhau, song trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về giảng viên và các
nhân viên trong thư viện. Trong bài viết của Bashir và Mattoo (2012) nói thành công
trong giáo dục có thể được đo lường bằng lượng kiến thức mà một người có được ở
trường. Ngoài những kiến thức đã học được từ giáo viên, giảng viên truyền đạt trực tiếp
ra thì từ thói quen đọc sách báo sẽ mang lại cho các bạn học sinh, sinh viên một lượng
kiến thức khổng lồ. Thói quen đọc sách rất cần thiết để xây dựng nền giáo dục và xã hội
văn minh (Palani, 2012). Do đó việc kích thích thói quen đọc sách của sinh viên có thể
mang lại cho bạn những lợi ích to lớn và lâu dài. Như đã đề cập trước đó, thói quen đọc
sách được hình thành tốt nhất ở lứa tuổi đi học và có thể kéo dài cả đời, mang lại nhiều
lợi ích to lớn sau này.
Bài nghiên của Nguyễn Hoàng Vĩnh Dương (2020). Trong đề tài nghiên cứu tác
giả đã thực hiện khảo sát 402 sinh viên về thói quen đọc trong học tập. Qua kết quả thu
được cho ra những con số rất bất ngờ, thời gian trung bình đọc các tài liệu điện tử cho
mục đích học tập đạt mức cao nhất vào khoản (1,9 giờ/ ngày), đọc cho thư giản chiếm
(1,6 giờ/ ngày). Có thể thấy sinh viên của trường Đại học Cần Thơ rất quan tâm đến việc
đọc và nhiệm vụ học tập, ước tính của tác giả con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Trong
bài nghiên cứu tác giả có đề cập sinh viên tại trường ngoại trừ sách tiếng Việt thì dạng
sách chiếm tỉ lệ cao nhất là tiếng Anh có giá trị trung bình là (3,04) bình chọn. Đồng
thời các yếu tố liên quan đến trường học như bằng cấp, giảng viên, … cũng là nguyên
nhân góp phần lớn trong việc hình thành thói quen đọc của sinh viên. Qua bài nghiên
cứu tác giả thấy rằng gia đình, nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen đọc cho
mục đích học tập của sinh viên, do đó cần phát triển điều này và khuyến khích sinh viên
hình thành thói quen đọc hơn nữa trong tương lai.

6
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Bài nghiên cứu sử dụng thông tin chủ yếu từ hai nguồn chính là thông tin thứ cấp
và thông tin sơ cấp:
Thông tin thứ cấp: Được nhóm thu thập thông qua việc tham khảo các bài nghiên
cứu khoa học từ những bài viết có liên quan đã được công bố trong và ngoài nước. Bên
cạnh đó là các bài viết của các trang báo, đại hội, …
Thông tin sơ cấp: Các số liệu được lấy từ việc khảo sát bằng bảng câu hỏi được
nhóm soạn trước. Tại đây nhóm sẽ áp dụng đồng thời hai hình thức, một là khảo sát
dưới dạng trực tuyến hai là phỏng vấn trực tiếp.
Vì đề tài đi tìm hiểu thói quen đọc và mua sách của sinh viên nên nhóm chú trọng
khảo sát và lấy tại trường đại học Thủ Dầu Một một trong những ngôi trường lớp tại
thành phố. Sau khi chọn được mẫu khảo sát nhóm sẽ tiến hành thực hiện thu thập số
liệu. Nhóm sẽ tập trung khảo sát lấy thông tin tại đại học Thủ Dầu Một vì là sinh viên
trong trường nhóm sẽ có nhiều điều kiện để thực hiện khảo sát, thuận tiện trong việc trao
đổi, đồng thời có thể nhận thấy được thói quen về đọc của sinh viên. Như vậy tất cả số
liệu được nhóm thu thập được sẽ là nguồn đại diện cho phần lớn sinh viên tại khu vực
thành phố Thủ Dầu Môt về việc nghiên cứu thói quen mua và đọc sách.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Nhằm tổng hợp, phân tích, đánh giá những nội dung liên quan đến thói quen mua
và đọc, thời gian đọc của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một chúng tôi dùng phần mềm
SPSS nhằm nhận diện những vấn đề đã tập trung nghiên cứu, mục đích nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu từ đó gợi mở cách thức và phương hướng nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi
Được thực hiện với mẫu là 200 sinh viên tại Đại học Thủ Dầu Một. Phương pháp
chọn mẫu là ngẫu nhiên không phân tầng.

7
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mô tả đối tượng khảo sát
Bảng 1: Số lượng đối tượng khảo sát và thành phần khảo sát

Số lượng Phần trăm(%)


Giới tính Nam 71 35,5
Nữ 129 64,5
Năm học 1 29 14,5
2 134 67,0
3 29 14,5
4 8 4,0
Tổng 200 100,0%

Nghiên cứu được thực hiện với số lượng người tham gia là 200 người, trong đó
số lượng nam giới là 71 (35,5%) và nữ giới là 129 (64,5%). Xét về khía cạnh học tập có
thể thấy số lượng sinh viên được khảo sát nhiều nhất là sinh viên năm 2 với số lượng
khảo sát thu được là 134 (67%), sinh viên năm thứ 1 là 29 (14,5%), sinh viên năm thứ 3
là 29 (14,5%), sinh viên năm thứ 4 là 8 (4%).
Bảng 2: Lựa chọn có hay đọc sách của sinh viên
Có hay đọc sách
    Có Không Thỉnh thoảng Tổng
Năm học 1 8 5 16 29
2 28 22 84 134
3 8 5 16 29
4 1 4 3 8
Tổng 45(22,55%) 36(18%) 119(59,5%) 200(100%)

Từ bảng thống kê thứ 2 có thể thấy được phần lớn sinh viên vẫn chọn đọc sách
khi rảnh với lựa chọn thỉnh thoảng chiếm phần lớn câu trả lời với sinh viên với 119 câu
trả lời chọn thỉnh thoảng chiếm 59,5% trong tổng số câu trả lời thu được từ khảo sát.
Theo sau đó là lựa chọn có và không với lần lượt như lựa chọn có với 45 (22,5%) câu
trả lời và lựa chọn không với 36 (18%) câu trả lời. Từ những số liệu trên cho thấy sinh
viên trên địa bàn Thủ Dầu Một vẫn có được thói quen đọc sách với lựa chọn có và thỉnh
thoảng chiếm đa phần số câu trả lời và có thể thấy phần lớn sinh viên năm 2 chọn thỉnh

8
thoảng chiếm tận 62,7% tổng số câu trả lời thu được từ số sinh viên năm 2 được khảo
sát, cao hơn so với các sinh viên năm khác như năm 1 và năm 3 chiếm 55,2% trong tổng
số trả lời của từng năm và cao hơn rõ rệt so với sinh viên năm cuối khi sinh viên năm 4
chỉ chiếm 37,5% tổng số câu trả lời của năm 4.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến thói quen mua và đọc sách
Sách là một phương tiện quan trọng giúp cho con người cập nhật kiến thức, tìm
hiểu và phát triển bản thân. Thói quen mua sách và đọc sách của sinh viên đóng vai trò
quan trọng trong việc đem lại cho họ nhiều giá trị và kiến thức mới. Dưới đây là những
nguyên nhân dẫn đến thói quen mua và đọc sách của sinh viên.
Thói quen mua và đọc sách của sinh viên phần lớn là hướng tới mục đích học tập và
nâng cao kiến thức, tất cả những gì liên quan đến công việc sau này. Tuy nhiên, chúng
tôi cũng nhận thấy một số hạn chế về việc mua và đọc sách của sinh viên. Ví dụ, nhiều
sinh viên không có thói quen đọc sách văn học hoặc sách khác ngoài liên quan đến
chuyên ngành của mình. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên cần có kiến
thức về chuyên môn, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn
như kinh tế, kinh doanh, y tế, giáo dục,... Đó là lý do tại sao sách thuộc chuyên môn
được sinh viên lựa chọn và mua nhiều để có thêm kiến thức mới.
Các sách giáo khoa, tài liệu, tư liệu và sách tham khảo đã là những nguồn kiến
thức tuyệt vời giúp sinh viên học tập và đạt thành tích cao hơn trong các kỳ thi, đồng
thời giúp họ nâng cao các kỹ năng ứng dụng chuyên môn.Khi đang tìm cách tiếp cận với
một lĩnh vực mới trong học tập hoặc quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau trong đời
sống, sinh viên thường tìm kiếm sách về chủ đề này, học hỏi từ những người chuyên
môn và tìm hiểu các thông tin được cung cấp trong sách. Điều này giúp họ có được kiến
thức tốt hơn để phát triển bản thân.Việc đọc sách không chỉ mang lại lợi ích trong học
tập mà nó còn là một hoạt động giải trí quan trọng. Trong giờ rảnh rỗi hoặc muốn giải
trí, sinh viên thường lựa chọn sách văn học, truyện tranh, tiểu thuyết hoặc truyện ngắn
để đọc, tìm hiểu và giải trí, tạo ra một trải nghiệm mới và giúp cho tâm trạng của họ trở
nên thoải mái hơn.
Tổng kết, những nguyên nhân dẫn đến thói quen mua và đọc sách của sinh viên
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng và học vấn của họ.

9
3.2.1. Ảnh hưởng của bố mẹ đối với việc đọc sách của sinh viên
Bảng 3: Vai trò của bố mẹ đối với việc đọc sach của sinh viên
Phần
Số lượng trăm(%)
Bố mẹ có Có Có hay đọc sách Có 20 11,56
hay đọc Không 9 5,2
sách Thỉnh
thoảng 35 20,23
Không Có hay đọc sách Có 23 13,29
Không 7 4,05
Thỉnh
thoảng 79 45,66

Bố mẹ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh viên có
thói quen đọc sách hay không. Bố mẹ là tấm gương và là những người quan trọng đối
với các con, do đó, điều này sẽ có ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen đọc sách của
các con. Nếu bố mẹ thường đọc sách trong gia đình, thì con cái sẽ thấy đó là một thói
quen bình thường trong cuộc sống hằng ngày và có thể dễ dàng hình thành một thói
quen tương tự. Nếu bố mẹ có thói quen đọc sách và giữ sách trong nhà, con cái sẽ nhanh
chóng quen với việc đọc sách và có động lực hơn để khám phá thêm nhiều tài liệu thú vị
khác.
Tóm lại, bố mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển thói quen đọc
sách của sinh viên. Bằng cách tạo động lực, tạo thói quen đọc sách, đưa ra sự quan tâm,
hỗ trợ con trong việc tìm kiếm và mua sách, cùng chia sẻ kinh nghiệm, bố mẹ giúp cho
con học tập và phát triển tốt hơn.
3.2.2. Nguyên nhân sinh viên tìm tới việc đọc sách
Bảng 4: Lý do sinh viên tìm tới việc đọc sách

    Số lượng Phần trăm(%)


Bạn bè/ giảng viên giới thiệu 55 22,92
Lý do
sinh Muốn bổ sung kiến thức cho 58 24,17
viên ngành học
tìm Internet 119 49,58
đọc Khác 8 3,33

10
Từ bảng phân tích về nguyên nhân sinh viên tìm tới việc đọc sách thu được 173
câu trả lời của sinh viên. Trong đó chiếm phần lớn là internet chiếm 49,58 % với 119
câu trả lời được chọn. Tiếp theo là muốn bổ sung kiến thức cho ngành học và được bạn
bè/giảng viên giới thiệu lần lượt chiếm 24,17% và 22,92% tổng số câu trả lời. 8 câu trả
lời chọn nguyên nhân khác chiếm 3,33% tổng số. Qua bảng trên cho thấy một nửa sinh
viên biết tới đọc sách qua internet với con số rất ấn tượng là 49,58%, một số khác do
giảng viên/ bạn bè giới thiệu và muốn bổ sung kiến thức cho ngành học. Còn lại phần
nhỏ là nguyên nhân khác.
3.3.Nguyên nhân sinh viên chọn lựa ít đọc sách
Bảng 5: Nguyên nhân sinh viên ít đọc sách

    Số lượng Phần trăm(%)


Không có thời gian 97 25,8
Nhiều chữ 70 18,6
Lý do 144 38,3
Không hấp dẫn bằng việc lướt internet
sinh viên
ít đọc Giá cao 40 10,6

Không đánh giá được kết quả khả quan cho 25 6,6
việc học

Sách là một nguồn tài nguyên vô giá giúp con người tiếp thu kiến thức, mở mang
tầm nhìn và đúc kết kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều sinh viên không có thói
quen đọc sách hoặc ít đọc sách. Một số sinh viên cho rằng đọc sách là việc làm khô khan
và nhàm chán. Họ cho rằng sách là khái niệm cũ kỹ, đó chỉ là một thứ không còn lấn át
cuộc sống của họ nữa. Điều này là một quan điểm tiêu cực về sách và đã làm cho việc
đọc sách trở nên khó khăn và không thú vị hơn. Khi cùng với việc học tập, sinh viên còn
phải mức độ chi tiêu tương đối lớn để mua sách, và nếu không đọc sách đầy đủ, việc chi
tiêu này trở nên vô nghĩa. Một số sinh viên có thói quen giải trí bằng cách dùng thiết bị
di động, máy tính, video game, mạng xã hội và các hoạt động ngoài trời khác. Việc này
dẫn đến lúc họ có thời gian rảnh, sinh viên thường tìm kiếm những hoạt động giải trí đó
thay vì đọc sách. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông khác: Sự phát triển của
internet và các phương tiện truyền thông khác đã thay đổi hoàn toàn cách mà chúng ta
tiếp nhận thông tin. Các sinh viên hiện nay có thể truy cập các trang web giáo dục, xem
video hướng dẫn và tải xuống ebook chỉ trong một vài cú nhấp chuột, mà không cần

11
phải mua sách tại nhà sách. Điều này đã làm cho sách truyền thống trở nên ít được quan
tâm. Chi phí đắt sách mới thường khá đắt đỏ. Với mức sống phải chi trả và các khoản nợ
học phí, nhiều sinh viên không thể đủ tiền để mua các cuốn sách mới nhất. Ngoài ra, sự
thiếu hụt các thư viện trường học và đưa ra cơ hội cho việc mượn sách cũng khiến cho
sinh viên nản lòng.
Tóm lại, không đọc sách là một vấn đề đáng lo ngại trong giới sinh viên. Mặc dù
có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc không đọc sách. Vì vậy, trường học và
các tổ chức khác cần thực hiện các chương trình khuyến khích sinh viên đọc sách hơn,
để họ có thể tìm thấy niềm vui và giá trị trong việc tiếp thu kiến thức từ sách.
3.4. Tiêu chí chọn mua và loại hình đọc sách được sinh viên ưa chuộng
3.4.1. Thể loại được sinh viên yêu thích
Bảng 6: Thể loại sách được sinh viên ưa chuộng

    Số lượng Phần trăm(%)


Sách/ giáo trình liên quan
55 20,68
đến môn học
Thể Sách về kỹ năng, khoa học 97 36,47
loại Tiểu thuyết, văn học 100 37,59
Khác 14 5,26

Từ bảng thống kê cho ta thấy phần lớn sinh viên chọn thể loại sách yêu thích là
sách tiểu thuyết, văn học với 100 câu trả lời chọn thì sách tiểu thuyết, văn học chiếm
37,59 % tổng số câu trả lời th được từ khảo sát, theo sát đó là sách về kỹ năng, khoa học
với 97 câu trả lời chọn chiếm 36,47%, tiếp theo là sách giáo trình và liên quan đến môn
học được chọn bởi 55 câu trả lời chiếm 20,68%, còn lại chọn đọc những loại sách khác
chiếm 5,26%. Từ những số liệu trên cho thấy sinh viên trên địa bàn Thủ Dầu Một chủ
yếu là đọc sách tiểu thuyết ,văn học và sách kỹ năng,xã hội, một phần khác chọn sách
giáo trình và liên quan đến môn học, phần ít đọc các loại sách khác.
3.4.2. Loại hình đọc được sinh viên ưa chuộng
Bảng 7: Loại hình được ưa chuộng

12
    Số lượng Phần trăm(%)
Bản giấy 83 42,13
Loại hình đọc
Điện tử 114 57,87

Từ bảng số liệu trên có thể thấy đọc sách điện tử chiếm đến 57,87% với 114 câu
trả lời,với tỷ lệ ngày càng tăng trong số sinh viên. Với sự phát triển đáng kể của công
nghệ, việc đọc sách trên đầu sách điện tử, tablet hay smartphone đang trở nên phổ biến.
Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và lưu trữ được nhiều sách khác nhau. Theo sau đó
làn bản giấy chiếm 42,13% với 83 câu trả lời, có thể thấy đọc sách giấy vẫn là một trong
những loại hình đọc sách được sinh viên ưa chuộng. Sách giấy mang lại cảm giác thực
tế và đem lại trải nghiệm tốt hơn khi đọc sách.
Bảng 8: Lý do sinh viên chọn đọc sách điện tử

    Số lượng Phần trăm(%)

Không mất phí 88 40,74

Lý do chọn
đọc sách điện Tiện lợi có thể đem
tử 120 55,56
theo đọc ở mọi nơi

Khác 8 3,7

Trong thời đại hiện nay, các công nghệ của Điện tử đã phát triển mạnh mẽ, khiến
cho việc đọc sách điện tử trở nên phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là
một số lý do mà sinh viên chọn đọc sách điện tử
Về tính tiện lợi chiếm 55.56% với 120 câu trả lời có thể thấy được sách điện tử
được truy cập trên nhiều thiết bị di động khác nhau, từ điện thoại thông minh cho đến
máy tính bảng. Việc đọc sách điện tử giúp cho sinh viên không phải mang theo nhiều
sách khi di chuyển và có thể tiết kiệm không gian lưu trữ. Về phần không mất phí chiếm
40.74% giá cả của sách điện tử thường rất thấp hoặc miễn phí, đặc biệt là với những

13
cuốn sách điện tử được công bố khác nhau trên Internet. Nhờ vậy, sinh viên có thể tiết
kiệm chi phí đáng kể khi mua sách cho việc học tập.
Tóm lại, việc đọc sách điện tử đã trở nên phổ biến trong thời kỳ công nghệ phát
triển. Với những lợi ích mà nó mang lại, sinh viên đã và đang lựa chọn hình thức đọc
sách này để tối ưu hóa quá trình học tập của mình.
3.4.3. Tiêu chí được sinh viên dùng khi chọn mua và đọc sách
Bảng 9: Những tiêu chí khi chọn mua và đọc sách
Dữ liệu được lấy từ 171 sinh viên đã trả lời câu hỏi chiếm 85,5% tổng số sinh
viên đã tham gia khảo sát

    Số lượng Phần trăm(%)

Nội dung hay 142 37,2

Có ích cho việc học 87 22,8


Tiêu chí
mua và Bìa bắt mắt, giá rẻ 59 15,4
đọc
Của tác giả nổi tiếng 29 7,6

Có nội dung hợp xu hướng thời đại 65 17

Đọc sách là một phương tiện tiếp nhận kiến thức vô cùng hiệu quả và mang lại
nhiều giá trị cho cuộc sống của con người. Với sự phát triển của công nghệ và các hình
thức xuất bản mới, sinh viên hiện nay có rất nhiều lựa chọn trong việc mua sách và đọc
sách. Dưới đây là một số tiêu chí chọn mua sách và loại hình đọc sách được sinh viên ưa
chuộng.
Từ bảng câu hỏi cho thấy số lượng sinh viên lựa chọn nội dung của cuốn sách
chiếm 37.20% là yếu tố hàng đầu mà mọi sinh viên quan tâm. Họ sẽ chọn cuốn sách có
nội dung phù hợp với chuyên ngành, môn học hoặc sở thích cá nhân của mình.Theo sau
đó với tỉ lệ chiếm 22.80% lựa chọn việc cuốn sách có ích cho việc học.bìa bắt mắt,giá
sách chiếm 15.40% cũng là một yếu tố quan trọng khi sinh viên chọn sách. Họ tìm kiếm
và lựa chọn những cuốn sách có giá cả phù hợp với ngân sách của mình. Ngoài ra những
cuốn sách có nội dung phù hợp với xu hướng thời đại chiếm 17.00% có thể thấy việc lựa
chọn một cuốn sách có nội dung hay và hợp cũng là một điều quan trọng.Tiêu chí cuối

14
cùng chiếm 7.60% là chọn nhà xuất bản và tác giả của cuốn sách cũng là một yếu tố
quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ tin cậy của nội dung cũng như chất lượng sách.
Tóm lại, việc lựa chọn và đọc sách phù hợp với tiêu chí riêng của từng sinh viên
sẽ giúp họ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống.
Việc lựa chọn loại hình đọc sách phù hợp cũng giúp tiết kiệm thời gian và mang lại
những trải nghiệm tốt hơn khi đọc sách.
3.5. Thời gian sinh viên dành ra để đọc sách
Bảng 10: Lượng thời gian sinh viên dành để đọc sách
Phần
Trung bình Tối đa Số lượng trăm(%)
Giờ đọc trong một ngày 1 6
Số lần đọc trong tuần 3 7
Đọc bao nhiêu cuốn 0 cuốn 29 14,5%
trong năm Trên 1 143 71,5%
Dưới 1 28 14,0%
  Tổng     200 100,0%

Theo kết quả nghiên cứu được cho thấy trung bình sinh viên chỉ dành ra 1
giờ/ngày để đọc sách, đây vẫn là một con số khá ít so với thời gian sinh viên dành ra cho
những việc khác trong cuộc sống của mình. Nhưng vẫn có những mặt tích cực khác khi
số lượng tối đa sinh viên dành ra để đọc đạt con số ấn tượng lên đến 6 giờ/ngày thể hiện
rằng vẫn có một số sinh viên dành phần lớn để đọc sách và trao dồi kiến thức hoặc chỉ là
do niềm đam mê đối với việc đọc sách. Xét đến số lần đọc mà sinh viên dành ra trong 1
tuần có thể thấy trung bình sinh viên thường đọc 3 lần/tuần, đây là một dấu hiệu tương
đối tốt thể hiện được việc sinh viên có hứng thú với việc đọc và dành thời gian cho việc
đọc sách, cùng với đó là số lần tối đa mà một sinh viên dành để đọc sách lên đến 7
lần/tuần cho thấy được sự yêu thích của sinh viên dành cho việc đọc sách.
Về số sách được đọc trong một năm cũng cho thấy được những dấu hiệu tốt khi
số sinh viên chọn đọc trên 1 cuốn/năm đạt 143 câu trả lời chiếm tới 71,5% số lượng câu
trả lời, dưới 1 cuốn chiếm 14% và 0 cuốn chiếm 14,5%. Thể hiện được việc sinh viên rất
thích đọc sách và sẵn sàng đọc thêm nhiều loại sách.
3.6. Quan điểm của sinh viên về chuyện cải thiện việc đọc sách
Bảng 11: Quan điểm của sinh viên
15
    Số lượng Phần trăm(%)
Cải thiện và mở rộng nội
123 40,73
Quan dung sách
điểm Bìa đẹp 55 18,21
của
Giảm giá sách, đưa ra nhiều
sinh 113 37.42
ưu đãi cho sinh viên
viên
Khác 11 3,64

Từ bảng phân tích về quan điểm cải thiện sách của 198 câu trả lời sinh viên cho
thấy nhu cầu sinh viên muốn cải thiện và mở rộng nội dung sách chiếm 40,73% với 123
câu trả lời chọn trên tổng số. Tiếp theo đó là giảm giá, đưa ra nhiều ưu đãi cho sinh viên
chiếm 37,42% với 113 cau trả lời chọn. Bìa đẹp được chọn 55 câu trả lời chiếm
18,21%. Còn lại là các lý do khác chiếm 3,64 với 11 câu trả lời chọn. qua bản thống kê
cho biết về quan điểm đọc sách của sinh viên, họ muốn cải thiện và mở rộng nội dung
sách, tiếp theo đó là giảm giá sách và đưa ra nhiều ưu đãi hơn cho sinh viên cũng chiếm
tỷ lệ rất cao. Bìa đẹp cũng vậy, còn lại một phần nhỏ có quan điểm khác.

16
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Về thói quen mua và đọc sách của sinh viên trên địa bàn Thủ Dầu Một. Về tần
suất đọc thì chủ yếu phần lớn sinh viên thỉnh thoảng đọc.Về nguyên nhân sinh viên lựa
chọn ít đọc sách vì không có thời gian và do sử dụng internet thú vị hơn nhiều.Về tiêu
chí chọn mua sách thì sinh viên chủ yếu quan trọng về nội dung hay và sách đó phải có
ích cho việc học.Về thời gian sinh viên bỏ ra cho việc đọc sách phần lớn sinh viên đều
đọc hàng tuần, đều đọc trên một cuốn/năm.
4.2. Khuyến nghị
Trên cở sở phân tích tình trạng mua và đọc sách của sinh viên, nhóm chúng tôi
đưa ra một số giải pháp khuyến nghị như sau:
Một là thành lập các câu lạc bộ cùng nhau đọc sách, đây không còn là phương
pháp mới mẻ nhưng vẫn là giải pháp tốt để nâng cao đọc sách giữa các nhóm sinh viên
với nhau. Trong câu lạc bộ sách, các thành viên có thể trao đổi với nhau những quyển
sách hay, tổ chức các cuộc gặp mặt đọc sách, giới thiệu cho nhau những địa điểm đọc
sách lí tưởng.
Hai là tổ chức các hoạt động liên quan đến việc đọc sách trong khoa, viện của
trường. Để nâng cao việc đọc sách cho sinh viên các Khoa, Viện cần tổ chức các hoạt
động đọc sách liên quan trực tiếp đến các ngành nhằm tăng hứng thú đọc cho sinh viên.
Ba là như chúng ta biết cần phải học kỹ năng ở trường, nhà trường cần thêm kỹ
năng đọc và cho sinh viên. Việc thêm kỹ năng đọc vào giúp sinh viên nhận thức và có
cái nhìn đúng đắn về việc tạo dựng thói quen đọc sách, xác đinh được mục đích học,
phương pháo học phù hợp, tìm ra cách đọc từng loại sách sao cho hiệu quả và nắm đước
các bước tạo thói quen đọc sách.
Bốn là phát triển thư viện số, trên thực tế chúng ta đã có thư viện số nhưng để tác
động trực tiếp lên người đọc là sinh viên nhiều hơn thì các Trung tâm công nghệ thông
tin cần số hóa các tài liệu mà sinh viên thường xuyên tìm kiếm như các bài báo cáo khoa
học, luận văn cuối kì, bài giảng hay các khóa luận.
Năm là đề xuất thời gian mở cửa thư viện được nhiêu hơn. Thư viện ở trường chỉ
mở tới 5h, thời gian trùng với lịch học trên lớp nên sinh viên ít có cơ hội để lên thư viện.
Do đó khuyến khích thư viện mở cửa lâu hơn để sinh viên có thêm thời gian đọc và buổi
tối.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
[1] Đặng Ngọc Cát Tiên (2020). Mô hình tích hợp giải thích cho ý định đọc sách của
sinh viên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1),1-2.
[2] Nguyễn Hoàng Vĩnh Dương (2020). Thói quen đọc cho mục đích học tập và yếu tố
ảnh hưởng đến thói quen đọc của sinh viên Trường Đại Học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học
Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 13-20
[3] Nguyễn Thị Nga (2019). Tạo dựng thói quen đọc sách và nâng cao kỹ năng đọc cho
sinh viên. UBNN tỉnh Khánh Hòa, trường Đại học Khánh Hòa. Trang…
[4] Thu Hằng (18/4/2022) Giới trẻ và chuyện đọc sách thời hiện đại. VOV2 Ban văn hóa
– xã hội – đài tiếng nói Việt Nam trang Văn hóa – Giải trí.
[5] Vũ Trung Kiên (2014). Khơi dậy thói quen đọc sách trong sinh viên. Hội thảo “Nền
tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử”

Tài liệu nước ngoài


[6] Bunnyamin Celik, 2019. A Study on Using the University Library and Reading
Habits of Students: A Study on Tishk International University Students in Erbil, Iraq
Vol. 9, No. 4, pp.
[7] Lindita Skenderi and Suzana Ejupi, 2017. The reading habits of university students
in Macedonia. Knowledge in practice, 20(6), pp.2835-2839
[8] Bunyakiati and Benjawan (5/2013). Reading and Buying Books Behaviors of
Undergraduate Students. University of the Thai Chamber of Commerce

18
PHỤ LỤC

CÂU HỎI KHẢO SÁT


Chúng tôi là sinh viên đại học Thủ Dầu Một đang thực hiện nghiên cứu về thói quen
mua và đọc sách của sinh viên. Rất mong anh/chị dành chút ít thời gian để điền vào
bảng khảo sát này. Chúng tôi cam kết mọi thông tin anh/chị cung cấp đều được bảo mật.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.

1.Giới tính? 󠄀Nam 󠄀Nữ


2.Bạn đang là sinh viên năm mấy
󠄀Năm nhất 󠄀Năm ba
󠄀Năm hai 󠄀 󠄀Năm tư
3.Điểm tích lũy trong học tập của bạn hiện tại? _________________
4.Bạn có hay đọc sách không?
󠄀có 󠄀Không 󠄀 Thỉnh thoảng
5.Bạn hay đọc sách thể loại gì?
󠄀󠄀󠄀Sách/ giáo trình liên quan đến môn học
󠄀Sách về kỹ năng, khoa học
󠄀Tiểu thuyết, văn học
󠄀Khác___________
6. Bạn đọc sách một ngày bao nhiêu giờ? _________________Giờ/ngày
7.Trung bình một tuần bạn đọc bao nhiêu lần? ______________Lần/ tuần
8.Một năm bạn đọc khoản bao nhiêu cuốn sách?
󠄀 0 Cuốn
󠄀> 1 cuốn
󠄀< 1 cuốn 󠄀
9.Bạn thích đọc loại hình nào?
󠄀Bản giấy (sách in ấn)
󠄀Điện tử (điện thoại, ipap, máy tính, …)
10.Đối với cuốn sách bạn yêu thích bạn sẵn sàng bỏ ra tối đa bao nhiêu tiền để mua?
󠄀______________________ Ngàn đồng
11.Bạn hay mua/ tìm đọc sách trong hay ngoài nước?

19
󠄀Trong nước 󠄀󠄀Ngoài nước
12.Tiêu chí của bạn khi mua/ tìm đọc một cuốn sách như thế nào?
󠄀Nội dung hay
󠄀Có ích cho việc học
󠄀Bìa bắt mắt, giá rẻ
󠄀Của tác giả nổi tiếng
󠄀Có nội dung hợp xu hướng thời đại
󠄀khác____________
13.Lý do bạn không thích đọc và mua sách?
󠄀Giá cao
󠄀Sách mang nội dung khó hiểu, nặng kiến thức
󠄀Không thú vị
󠄀󠄀Mất nhiều thời gian
󠄀Chưa thấy được loại sách phù hợp
󠄀khác____________
14.Bố, mẹ của bạn có hay đọc sách không?
󠄀Có
󠄀Không
15.Bạn đã từng mua và đọc sách điện tử hoặc các dạng bản in trên Wed?
󠄀Đã từng
󠄀Chưa từng
16.Lý do bạn chọn đọc sách điện tử thay vì đi mua?
󠄀Không mất phí
󠄀Tiện lợi có thể đem theo đọc ở mọi nơi
󠄀Khác________________
17.Sách có lợi ích như thế nào với bạn?
󠄀Giúp bổ sung kiến thức, kỹ năng trong học tập và công việc
󠄀Giết thời gian, giải trí
󠄀Phát triển hả năng tư duy, sáng tạo
󠄀khác
18.Cơ duyên nào đưa bạn đến tìm đọc sách?

20
󠄀Bạn bè, giảng viên giới thiệu
󠄀Muốn bổ sung kiến thức cho ngành học
󠄀Internet
󠄀Khác_____________
19.Theo bạn tại sao ngày nay sinh viên lại ít đọc sách?
󠄀Sinh viên không có thời gian
󠄀Vì quá nhiều chữ
󠄀Không hấp dẫn bằng việc lướt web, xem phim, nghe nhạc, …
󠄀Giá cao, các trang web bản in có tín phí, …
󠄀Việc đọc không đánh giá đúng mức kết quả khả quan trong việc học
󠄀khác___________
20.Theo bạn việc mua và đọc sách có thực sự tốn thời gian và vô bổ?
󠄀nêu ra quan điểm của bạn_____________
21. Theo bạn giải pháp nào có thể giúp sinh viên sẽ hứng thú và quan tâm nhiều đến
việc mua và đọc sách?
󠄀Cải thiện và mở rộng nội dung sách
󠄀Bìa đẹp
󠄀Giảm giá sách, đưa ra nhiều ưu đãi cho sinh viên
󠄀Khác___________
22. Thời gian bạn chia cho việc đọc trong một Ngày?

Thể loại % thời gian

Sách khoa học xã hội

Tiểu thuyết, truyện tranh, …

Tin tức hot trong ngày

Báo thời sự kinh tế

Đọc sách giáo trình chuyên môn

Tổng 100%

21

You might also like