You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA TÂM LÝ NGƯỜI


LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG CUỘC SỐNG HOẶC CÔNG
TÁC CHUYÊN MÔN CỦA ANH/CHỊ

Ngành: TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Nữ Bích Tuyền

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Tuyền

MSSV: 2310260039 Lớp: 23TXTL01

Học phần: Tâm lý học đại cương

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề: ...............................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...........................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN CHẤT TÂM LÝ NGƯỜI ...............................................4
2.1 Cơ sở lý thuyết về Tâm lý học: ................................................................................................4
2.2 Cơ sở lý thuyết về Bản chất Tâm lý người:..............................................................................5
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA BẢN CHẤT TÂM LÝ NGƯỜI DỰA TRÊN
ĐỜI SỐNG CỦA TÁC GIẢ ..................................................................................................................7
3.1 Sơ lược về quá trình đời sống của tác giả: ...............................................................................7
3.1.1 Đầu việc 1 Tác giả phải làm: Tiếp nhận và tổng hợp thông tin dự án: ............................8
3.1.2 Đầu việc 2 Tác giả phải làm: Họp phát triển dự án: .........................................................8
3.1.3 Đầu việc 3 Tác giả phải làm: Thực hiện Hồ sơ Đấu thầu: ...............................................9
3.1.4 Đầu việc 4 Tác giả phải làm: Trình bày và Thuyết phục Khách hàng: ..........................10
3.2 Phân tích và Liên hệ lý thuyết vào thực tế: ............................................................................11
3.2.1 Đối với Bản chất Sinh học: ............................................................................................11
3.2.2 Bản chất Lịch sử - Xã hội:..............................................................................................12
3.2.3 Bản chất mang tính chủ thể: ...........................................................................................16
PHẦN 4: KẾT LUẬN ..........................................................................................................................18
4.1 Kiến nghị và Đề xuất:.............................................................................................................18
4.2 Kết luận đề tài: .......................................................................................................................19
4.3 Hạn chế của đề tài: .................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................20
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ gốc Chữ viết tắt


1 Tâm lý học TLH
2 Bản chất Tâm lý người BCTLN
3 Giám đốc cấp cao phòng Dự án GĐ
4 Trợ lý mảng Kế hoạch TLKH
5 Trợ lý mảng Dự án TLDA
6 Nhân viên Dự án NV DA
7 Nhân viên Thiết kế NV TK
8 Hồ sơ Đấu thầu HSĐT
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ

Ảnh kết quả tìm kiếm từ khóa “TLH” trên Google kèm kết quả từ
Hình 2.1
phần mềm thống kê lượt tìm kiếm từ khóa theo tháng.
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ Tổ chức của phòng ban nơi Tác giả làm việc.
Sơ đồ 3.2 Tổng quan quy trình làm việc của phòng ban nơi tác giả làm việc.
Một số trang trình bày mẫu về Tóm tắt đầu việc (không có thực) cho
Hình 3.1
NV TK do Tác giả tự thực hiện
Một số trang trình bày mẫu về một Hồ sơ Đấu thầu (không có thực)
Hình 3.2
do Tác giả tự thực hiện
Sơ đồ 3.3 Quá trình nhận thức của Tác giả
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ tổng quát về sự hình thành tâm lý ở con người
Phân tích và liên hệ thực tế các yếu tố giao tiếp trong công việc của
Bảng 3.1
Tác giả
Sơ đồ 3.5 Cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Bảng 3.2 Phân tích và liên hệ thực tế dựa trên cấu trúc vĩ mô của hoạt động

Bảng 4.1 Kiến nghị và đề xuất phương pháp cải thiện của tác giả
1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:

Tâm lý học (TLH) là một môn khoa học xã hội nghiên cứu về hành vi, tư duy, cảm
xúc và quá trình tâm trí của con người. Bản chất tâm lý người (BCTLN) là một chủ đề
hấp dẫn và phức tạp trong lĩnh vực này. Hiểu rõ về BCTLN giúp ta có cái nhìn sâu sắc
hơn về cách con người hoạt động, quyết định và tương tác với nhau, từ đó đưa ra
những ứng dụng thực tế có ích trong cuộc sống cá nhân và xã hội.

Trên toàn thế giới, xã hội đang đối diện với những thách thức tâm lý ngày càng
lớn. Các vấn đề như căng thẳng trong công việc, áp lực cuộc sống, lo lắng, trầm cảm,
cảm giác cô đơn, và các vấn đề về tâm sinh lý đã được nhiều nghiên cứu và số liệu
thực tế cụ thể đã ghi nhận.

Theo một báo cáo của WHO, trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ lo
âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%. Các nguyên nhân gây ra trầm cảm có
thể là căng thẳng từ công việc, môi trường làm việc áp lực cao, vấn đề tài chính, và sự
thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống. Vậy mà, cũng theo báo cáo trên, bản đồ sức
khỏe tâm thần gần đây nhất của WHO cho thấy rằng vào năm 2020, các chính phủ trên
toàn thế giới chi trung bình chỉ hơn 2% ngân sách y tế của họ cho sức khỏe tâm thần
và nhiều quốc gia thu nhập thấp cho biết có ít hơn 1 nhân viên sức khỏe tâm thần trên
100.000 người.

Tại Việt Nam, căng thẳng trong cuộc sống và áp lực từ công việc cũng đang là vấn
đề cấp bách. Theo một thống kê của Bộ Y tế năm 2017 chỉ ra, Việt Nam có khoảng
15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress như: Hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn sang
chấn và lo âu. Đặc biệt, vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn với trẻ em. Theo một
báo cáo từ UNICEF Việt Nam (2018), tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần
chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và mạng xã hội cũng có ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm lý và tinh thần của con người. Một khảo sát của Bộ Lao động –
Thương binh & Xã hội, số lượng trẻ em đang sử dụng mạng xã hội hiện nay ngày một
2

nhiều, thời gian sử dụng lên đến 5-7 tiếng/ngày. Tuy nhiên, chỉ có 36% trong số trẻ em
đó, chủ yếu nhóm từ 16-17 tuổi, được dạy về sử dụng mạng an toàn. Sự quá tải thông
tin và cảm giác bị cô lập trên mạng xã hội có thể gây ra căng thẳng và lo lắng trong
cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt, trong phạm vi học phần "TLH đại cương," việc hiểu rõ về BCTLN là một
bước quan trọng trong việc xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho các học sinh,
sinh viên học tập và tìm hiểu về TLH. Chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng
của việc áp dụng những kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày để đạt được sự cân
bằng tinh thần và xây dựng môi trường sống tích cực cho bản thân và xã hội.

BCTLN giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách con người hoạt động, tư duy, và tương
tác với nhau. Khi hiểu được cơ chế tư duy và cảm xúc của chúng ta, ta có thể dễ dàng
nhận thức và kiểm soát hơn các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm, hay cảm giác
cô đơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xã hội đang đối diện với những
thách thức tâm lý ngày càng lớn như hiện nay.

Việc hiểu rõ về BCTLN và ứng dụng những kiến thức này vào cuộc sống hàng
ngày là vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể áp dụng các kiến thức TLH để tự quản lý
tâm trạng, đối diện với căng thẳng, và duy trì mối quan hệ xã hội tích cực. Điều này
giúp xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho các học sinh và sinh viên, từ đó tạo ra
môi trường sống tích cực và hạnh phúc cho bản thân và xã hội.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu BCTLN nhằm đối chiếu và ứng dụng cơ sở
lý luận vào thực tiễn cuộc sống của tác giả.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được giới hạn trong phạm vi lý thuyết về bản chất tâm lý và thực tiễn quan
sát được trong đời sống cá nhân của tác giả.
3

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Nguồn dữ liệu được thu thập nhằm phục vụ cho đề tài dựa trên sự quan sát, ghi
nhận, phân tích và tổng hợp lại đời sống cá nhân của tác giả khi ứng dụng cơ sở lý
luận Bản chất tâm lý con người vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp chính là phân tích và đối
chiếu các lý thuyết trong “BCTLN”. Dựa vào các định nghĩa, giai đoạn có trong lý
thuyết để tiến hành phân tích, đối chiếu với thực trạng, từ đó đưa ra được kiến nghị và
kết luận cho đề tài nghiên cứu lần này.

Nhìn chung, các phương pháp được tác giả sử dụng chính trong đề tài này:

- Thông qua sự quan sát và thực nghiệm trong thực tiễn cuộc sống của tác giả.
- Liệt kê, mô tả.
- Phương pháp Tổng hợp – phân tích – kết luận.
- Phương pháp so sánh.
4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN CHẤT TÂM LÝ


NGƯỜI

2.1 Cơ sở lý thuyết về Tâm lý học:

“TLH” – một cụm từ không còn quá xa lạ với xã hội Việt Nam ngày nay, dù đây
không còn là một lĩnh vực mới trên thế giới. Đặc biệt sau đợt đại dịch Covid-19, khi
con người có cơ hội nhìn nhận lại bản thân mình một cách sâu sắc hơn ở nhiều khía
cạnh thì “TLH” đã nhận được nhiều sự quan tâm.

Theo một báo cáo nhanh dựa trên một phần mềm chuyên dụng để thống kê từ khóa
tìm kiếm trên Google do tác giả thực hiện cho thấy, chỉ trong một tháng (tính từ 07/7
đến 07/8/2023), số lượng tìm kiếm từ khóa “TLH” lên đến 12.100 lượt, đồng thời, dựa
theo kết quả tìm kiếm từ khóa này trên Google, tác giả thu được một kết quả vô cùng
ấn tượng, trong 0,31 giây tìm thấy khoảng 394 triệu kết quả liên quan:

Hình 2.1: Ảnh kết quả tìm kiếm từ khóa “TLH” trên Google kèm kết quả từ phần
mềm thống kê lượt tìm kiếm từ khóa theo tháng.

Nguồn: Tác giả chụp màn hình

Theo đó, chúng ta cần hiểu rõ được TLH như một nguồn gốc để từ nền tảng này
phát triển thành nhiều nhánh kiến thức liên quan, cụ thể là “BCTLN”. Theo định nghĩa
từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association – APA) thì “TLH là
khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người” (nguyên văn “the study of
the mind and behavior”)

Bên cạnh đó, theo Giáo sư David Myers (thuộc Đại học California) đã định nghĩa
trong quyển sách về TLH của mình rằng “TLH là nghiên cứu về các quá trình tinh thần
5

và hành vi của con người” (nguyên văn “psychology is the science of behavior and
mental processes”)

Theo giáo trình Tâm lý học Đại cương (Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, 2017), tác giả
lại thu về một định nghĩa TLH cũng có sự tương đồng, “TLH nghiên cứu sự hình
thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.

Tựu trung lại, theo tác giả, TLH là một bộ môn khoa học nghiên cứu về sự hình
thành, phát triển của hoạt động tâm lý và về tâm trí, hành vi con người.

2.2 Cơ sở lý thuyết về Bản chất Tâm lý người:

Theo trang web Từ điển tiếng Việt có định nghĩa về “Bản chất” như sau:

“Thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng”.

Để đi sâu vào BCTLN, Giáo trình “Tâm lý học đại cương” cũng đã biên soạn vô
cùng chi tiết về “Tâm lý con người” là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não bộ
con người.

Đồng thời, tài liệu này cũng chỉ ra rằng, tâm lý người cũng phản chiếu bản chất của
xã hội – lịch sử cũng như phản ánh rõ nét tính chủ thể, tức nét riêng của người đó.

Tựu trung lại, đối với khái niệm “BCTLN” theo những thông tin được tác giả tổng
hợp lại như sau:

BCTLN chính là những một sự kết hợp thuần thục giữa yếu tố sinh học và yếu tố
hiện thực – xã hội. Chúng đều là những thứ thuộc về con người, sẽ tồn tại và phát triển
bên trong bộ não. Chi tiết hóa, những bản chất được nhắc đến khi nói về Tâm lý người
sẽ là:

- Bản chất sinh học (thuộc về não bộ): là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não bộ khi con người có sự cọ xát với môi trường nội tại và bên ngoài.
- Bản chất xã hội – lịch sử: là các yếu tố ngoại tác như chính trị, văn hóa, cộng
đồng, kinh tế, xã hội… Các yếu tố này sẽ phản ánh đến chủ thể để hình thành
và phát triển tâm lý.
6

- Bản chất mang tính chủ thể: chính là yếu tố cá nhân, mang bản sắc của chủ thể,
là kết quả của tiếp thu, sàng lọc và điều chỉnh, định hướng của tâm lý của chủ
thể đó.
- Và BCTLN sẽ có khả năng định hướng, điều chỉnh, điều khiển, phát triển trong
quá trình sống của con người, tạo ra ý thức về chủ thể và thế gian quan bên
ngoài.

Cuối cùng, để làm lời kết cho chương 2, tác giả nhận định, BCTLN là một hệ thống
thống nhất, trong đó các yếu tố khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay
đổi của một yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác dựa trên các bản
chất trong tâm lý người.
7

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA BẢN CHẤT


TÂM LÝ NGƯỜI DỰA TRÊN ĐỜI SỐNG CỦA TÁC GIẢ

3.1 Sơ lược về quá trình đời sống của tác giả:

Tác giả hiện đang là một cá nhân làm việc sáng tạo trong lĩnh vực Tiếp thị
(Marketing); cụ thể tác giả đang giữ vị trí “Trợ lý Giám đốc mảng Kế hoạch” ở một
công ty chuyên tổ chức sự kiện (agency).

Agency là một dạng công ty cung cấp dịch vụ chuyên biệt. Với sự kiện, đây là một
loại hình đặc thù thuộc lĩnh vực Tiếp thị. Với loại hình này, công việc sẽ bao gồm các
công việc từ khi sự kiện chỉ là một ý tưởng cho đến việc mang ý tưởng thực thi, sản
xuất ở thực tế và mang đến trải nghiệm cho khách hàng ở không gian thực.

Theo Wikipedia định nghĩa, “Tổ chức sự kiện hay quản lý sự kiện (tiếng Anh:
event management) là việc tổ chức thực hiện các phần việc cho một chương trình, sự
kiện diễn ra, từ khi nó bắt đầu hình thành trong ý tưởng cho đến khi nó kết thúc. Bắt
đầu bằng việc lên ý tưởng, kịch bản, thiết kế, thi công và tổ chức.”

Vì thế, đối với loại hình đặc thù này, những công ty sự kiện đã ra đời để tạo nên sự
chuyên nghiệp và khả năng kết nối các nhân tố có kỹ năng chuyên môn cao cùng các
bên cung cấp/sản xuất vật dụng từ nhiều nơi để truyền đi thông điệp một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất có thể.

Nhân viên Dự án
(NV DA)
Trợ lý mảng Dự án
Giám đốc Cấp cao phòng (TLDA)
Nhân viên Thiết
Dự án (GĐ) Trợ lý mảng Kế hoạch
kế (NV TK)
(TLKH, là tác giả)

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ Tổ chức của phòng ban nơi Tác giả làm việc

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo kinh nghiệm làm việc
8

Với công việc này, tác giả cần tiếp xúc với nhiều người, từ đồng nghiệp nội bộ
công ty cho đến khách hàng (client) là những bên đặt hàng thực hiện dự án.

Liên hệ
Tiếp nhận Phân phối Trình bày
Nhận tóm Họp phát nhóm Gửi Hồ sơ
và tổng việc đến và Thuyết
tắt dự án triển dự Thiết kế và chờ kết
hợp thông các bên phục
từ Khách án phát triển quả
tin dự án liên quan Khách
hình ảnh

Sơ đồ 3.2: Tổng quan quy trình làm việc của phòng ban nơi tác giả làm việc

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo kinh nghiệm làm việc

3.1.1 Đầu việc 1 Tác giả phải làm: Tiếp nhận và tổng hợp thông tin dự án:

Ở đầu việc này, Tác giả cần phải tương tác, giao tiếp với GĐ và TLDA để tiếp
nhận dự án, đồng thời phân tích thông tin nhận được để sàng lọc, tổng hợp và phản hồi
mức độ đầy đủ cần thiết để tiếp tục quy trình ở bước kế tiếp.

Các thông tin cần thiết để thực hiện được dự án có thể kể đến như:

- Mục đích và thể loại của dự án: phát triển hình ảnh doanh nghiệp, tăng doanh
số, tăng mức độ nhận diện của thương hiệu, hoạt động nội bộ…
- Người tham gia: khách hàng, nhân viên nội bộ, nhân khẩu học của họ như thế
nào...
- Thời gian và địa điểm tổ chức: dự án cần ít nhất một tháng tính từ ngày nhận
yêu cầu đấu thầu dự án cho đến ngày thực hiện chính thức (đối với các sự kiện
nhỏ và đơn giản); nơi tổ chức có ngóc ngách ra sao để lựa chọn các ấn
phẩm/sản phẩm trang trí phù hợp.
- Ngân sách: để thực hiện thì việc biết được khả năng chấp nhận chi trả của
khách hàng cũng là một cơ sở giúp tác giả có thể đề xuất các ý tưởng phù hợp.

Sau khi tổng hợp được đầy đủ các thông tin mà tác giả và đồng nghiệp cho là cần
thiết thì sẽ tiến hành bước tiếp theo, cũng là một đầu việc mà tác giả cần tương tác và
giao tiếp với phòng ban của mình.

3.1.2 Đầu việc 2 Tác giả phải làm: Họp phát triển dự án:
9

Dựa vào cơ sở là những thông tin cần thiết của Khách hàng về dự án, tác giả cùng
TLDA và NV DA tìm hiểu, nghiên cứu và tìm kiếm những ý tưởng về hình thức, ấn
phẩm, hoạt động cũng như làm sao để tạo điểm nhấn giúp thu hút khách hàng chọn
HSĐT của công ty mình.

3.1.3 Đầu việc 3 Tác giả phải làm: Thực hiện Hồ sơ Đấu thầu:

Hoạt động này thuộc bước “phân phối việc đến các bên liên quan”. Sở dĩ tác giả
không ghi thẳng nội dung bước này vào tên đề mục mà lại ghi một phần công việc
trong đó là bởi vì việc phân phối này thuộc quyền hạn của GĐ và TLDA.

Vì thế, đối với bước này, những gì tác giả cần thực hiện là:

- Lên ý tưởng hình ảnh và hoạch định kế hoạch thực hiện cho các ấn phẩm cần
thiết cho sự kiện thành bản tóm tắt đầu việc để TLDA giao việc cho NV TK:

Hình 3.1: Một số trang trình bày mẫu về Tóm tắt đầu việc (không có thực) cho NV TK
do Tác giả tự thực hiện

- Tổng hợp các ý tưởng đã duyệt với TLDA và NV DA ở bước trước để tiến hành
hoạch định chi tiết các nội dung phục vụ sự kiện thành HSĐT theo loại ngôn
ngữ được yêu cầu (tiếng Anh hoặc tiếng Việt), bao gồm: câu chuyện phát triển
10

ý tưởng, chi tiết các hoạt động trong sự kiện, các ấn phẩm sẽ xuất hiện để phục
vụ sự kiện, các hình ảnh được kiểm tra địa hình tại địa điểm tổ chức…

Hình 3.2: Một số trang trình bày mẫu về một HSĐT (không có thực) do Tác giả
tự thực hiện

- Nhận bàn giao thông tin/hình ảnh từ TLDA khác nếu cần thiết: hình ảnh kiểm
tra địa hình, thông tin về địa điểm đề xuất, hoạch định sử dụng nhân sự,…

- Nhận bàn giao từ NV TK hình ảnh về ấn phẩm đã được GĐ và TLDA phê


duyệt.

- Gửi bản hoàn thiện HSĐT cho GĐ và TLDA thông qua nhóm chat nội bộ để
tiến hành các bước tiếp theo.

3.1.4 Đầu việc 4 Tác giả phải làm: Trình bày và Thuyết phục Khách hàng:

Sau khi GĐ thực hiện bước gửi HSĐT đến Khách theo hạn định đã yêu cầu và
nhận được phản hồi từ họ chấp thuận hồ sơ hợp lệ để bước đến Vòng trình bày thì Tác
giả sẽ tự mình trình bày Hồ sơ đấu thấu mình đã thực hiện đến khách hàng.
11

Ở bước này, tùy vào yêu cầu của Khách hàng, Tác giả sẽ trình bày bằng tiếng Anh
hoặc tiếng Việt để mô tả chi tiết về những nội dung/ý tưởng đã đề xuất cho Khách
hàng trong sự kiện họ yêu cầu.

Bên cạnh đó, Tác giả cần phải hiểu rõ và nắm vững những thông tin ngoài lề nhưng
có liên quan trực tiếp đến nội dung trong HSĐT như các chi tiết thực hiện bên trong ấn
phẩm, các yếu tố rủi ro cần đề phòng, khả năng kiểm soát sự kiện,…

Sau khi đã hoàn tất trình bày nội dung bên trong Hồ sơ và thuyết phục bằng những
minh chứng về khả năng của công ty và nhóm thực hiện trực tiếp, phòng ban của tác
giả sẽ chờ Khách hàng cân nhắc và phản hồi về kết quả Hồ sơ. Nếu thắng sẽ thực hiện
sự kiện và những hoạt động đó phần lớn không liên quan đến tác giả. Nếu thua, tác giả
cùng phòng ban của mình sẽ họp mặt để rút kinh nghiệm cho các dự án sau.

3.2 Phân tích và Liên hệ lý thuyết vào thực tế:

Vì tính chất công việc của tác giả khá nhiều, nên tác giả quyết định chọn một đầu
việc có nhiều sự tương tác và giao tiếp nhất để làm trường hợp điển hình trong đời
sống cá nhân để phân tích và liên hệ thực tế về vấn đề “BCTLN”: Đầu việc 3 – Thực
hiện Hồ sơ đấu giá.

3.2.1 Đối với Bản chất Sinh học:

Theo lý thuyết, bản chất này là dạng phản ánh hiện thực vào não bộ, chủ thể nhận
thức được và từ đó tạo ra phản ánh tâm lý cao nhất chính là ý thức (theo Giáo trình
Tâm lý học Đại cương, 2017, trang 30)

Với lý lẽ trên, khi liên hệ vào thực tế, các đầu mục công việc nhỏ sẽ được phân loại
như sau:

Nhận thức bậc thấp (quá trình nhận thức cảm Nhận thức bậc cao (phản ánh bằng ngôn ngữ
tính): qua giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp):

- Nhìn vào email của GĐ và tự cảm thấy - Bản tóm tắt ý tưởng được duyệt sau
hồi hộp cùng mệt mỏi; buổi Họp phát triển dự án;
- Nhìn vào thông tin và liên hệ hình ảnh - Chuẩn bị bản tóm tắt cho NV TK.
biểu tượng liên quan. - Chuẩn bị mẫu Hồ sơ cần làm.
12

Sơ đồ 3.3: Quá trình nhận thức của Tác giả

Mặt Thái độ:

- Thái độ Lựa chọn: lựa chọn hình ảnh tham khảo/phong cách thiết kế phù hợp cho ấn
phẩm (cổ điển/hiện đại/tối giản…); lựa chọn bộ mẫu Hồ sơ phù hợp với Dự án; lựa
chọn từ ngữ để đưa vào câu chuyện, câu khẩu hiệu, phần giải thích các hoạt động đề
xuất của sự kiện.
- Thái độ Cảm xúc: cảm thấy khó chịu khi nhìn ấn phẩm từ NV TK nếu chưa phù hợp
với nội dung yêu cầu bên trong Bản Tóm tắt đầu việc; cảm thấy mệt mỏi khi bị giao
thêm việc trong quá trình thực hiện HSĐT; cảm thấy vui khi tìm được hoạt động hay
ho và mới mẻ…
- Thái độ Đánh giá: Viết kiểu này có “bán” được HSĐT không; Mẫu thiết kế từ NV TK
có phù hợp với tiêu chuẩn ban đầu hay chưa? Phần nội dung có sai chính tả hay
không…

Mặt Năng động:

- Nhận thức đầu việc, lựa chọn hình ảnh tham khảo và đưa vào Hồ sơ; tìm kiếm
sự cố vấn và cảm thấy chưa phù hợp, vì thế, tác giả sẽ tiếp tục điều chỉnh lại
hành động và nhu cầu tìm kiếm hình ảnh tham khảo của mình.
- Sau khi duyệt hoạt động đề xuất để đưa vào Hồ sơ, tác giả nhận thức hoạt động
chưa phù hợp, tự điều khiển chính mình thực hiện lại quá trình tìm kiếm và
nghiên cứu loại hình mới và yêu cầu TLDA cũng như NV DA thông qua; nếu
thông qua sẽ đưa vào bài; nếu không thông qua thì tác giả sẽ có hai hướng thực
hiện, một là bỏ hẳn và giữ lại hoạt động được duyệt trước đó, hai là điều hướng
bản thân lại bước đầu là tìm kiếm và nghiên cứu, đồng thời cũng nêu ra lập luận
vì sao nên thay đổi.
- Tác giả liên tục điều hướng bản thân tìm kiếm và nghiên cứu dù đã duyệt hoạt
động đưa vào Hồ sơ để cải thiện và hoàn thành Hồ sơ đấu thành một cách hoàn
hảo nhất trong khả năng của chính mình.

3.2.2 Bản chất Lịch sử - Xã hội:


13

Như có đề cập, bản chất lịch sử - xã hội chính là phản ánh môi trường xung quanh,
bên ngoài chủ thể. Phần này gồm các yếu tố như kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…

Tuy nhiên, theo giáo trình Tâm lý học Đại cương (trang 18, năm 2017), yếu tố tự nhiên
lại không quyết định tâm lý người. Đồng thời cũng đề cập rõ ràng, bản chất tâm lý
người ở khía cạnh lịch sử - xã hội là sản phẩm của giao tiếp và hoạt động. Nhờ vào
chúng thì tác giả có thể tạo và trao đổi sản phẩm trong công việc.

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ tổng quát về sự hình thành tâm lý ở con người

Nguồn: Giáo trình Tâm lý học Đại cương (trang 51, năm 2017)

Nhờ vào đó, tác giả sẽ liên hệ từng yếu tố một, hoạt động và giao tiếp, trong đầu
việc 3 để phân tích BCTLN đối với tác giả.

STT Liên hệ Giao tiếp Phân tích

Giao tiếp ngôn ngữ:

- Trao đổi thông tin về ý định thực hiện nội dung chi
tiết theo từng mục bên trong HSĐT;
Phương tiện Giao
- Trao đổi liên tục với NV TK để đảm bảo phần từ
tiếp
ngữ bên trong ấn phẩm liên kết với nội dung trong
HSĐT;
- Trao đổi với GĐ để giữ liên hệ với Khách hàng về
thông tin của dự án;
14

- Trao đổi với TLDA và NV DA để cập nhật tình


hình kiểm tra địa hình, địa điểm, thời gian thực
thi/sản xuất, nguồn lực nhân sự, chi phí…

Giao tiếp tín hiệu:

- Nhìn thấy email liên quan đến dự án: lập tức kiểm
tra để cập nhật thông tin về dự án từ Khách hoặc
GĐ;
- Nhìn vào thông báo tin nhắn đến từ nhóm chat nội
bộ liên quan đến dự án: lập tức kiểm tra để cập
nhật thông tin nội bộ;

Giao tiếp trực tiếp:

- Ngồi cạnh NV TK để yêu cầu chỉnh sửa để đảm


bảo theo đúng tiến độ và yêu cầu;
- Trao đổi với NV DA về quy cách làm việc của các
Giao tiếp theo bên nhà cung cấp vật dụng;
khoảng cách
Giao tiếp gián tiếp:

- Gửi email nộp HSĐT cho GĐ và TLDA.


- Gửi tin nhắn vào nhóm nội bộ của phòng ban để
thông báo về tiến độ thực hiện HSĐT.

Giao tiếp chính thức:

- Họp bàn cách thức phân bổ nội dung chi tiết bên
trong HSĐT;
Quy cách Giao
- Họp triển khai ý tưởng và tiến độ thực hiện cho
tiếp
NV TK.

Giao tiếp không chính thức:

- Gọi điện thoại hỏi TLDA về thời gian đấu thầu;


15

- Trao đổi với NV TK và GĐ về gợi ý hình thức


cũng như phong cách thiết kế cho ấn phẩm.

Bảng 3.1: Phân tích và liên hệ thực tế các yếu tố giao tiếp trong công việc của Tác giả

Đối với yếu tố Hoạt động, theo lý thuyết sẽ có cấu trúc dựa trên Chủ thể và Khách
thể để hình thành nên hoạt động và sản phẩm của hoạt động, tác giả sẽ phân tích và
liên hệ theo đầu việc 3.

Sơ đồ 3.5: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động

Nguồn: Giáo trình Tâm lý học Đại cương (trang 39, năm 2017)

Bên cạnh đó, theo giáo trình, hoạt động còn có sự các thành tố khác liên kết với
nhau để hình thành và phát triển hoạt động theo chiều dọc và chiều ngang, vì thế, tác
giả sẽ dùng lý thuyết này để phân tích dựa trên thực tế đầu việc 3.

Hoạt động Liên hệ thực tế

Hoàn thành HSĐT để có cơ hội thắng thầu.


Hoạt động
– Động cơ Tỉ lệ thắng càng cao thì mức độ xét khả năng làm việc càng tốt. Như
vậy, khả năng tác giả tăng lương và thăng chức sẽ lớn hơn.
16

Đồng thời, khi phòng ban có tỉ lệ thắng thầu cao thì phần thưởng cuối
năm hoạt động của công ty trao tặng càng lớn.

Mục đích của từng dự án sẽ khác nhau như tác giả có đề cập ở phần
trên, nêu cụ thể một trường hợp.

Ví dụ mục đích dự án là tăng doanh số thì hành động chính là tìm


Hành động kiếm các nội dung đề xuất phải dựa trên cơ sở chi phí thấp và tỉ lệ
– Mục đích chuyển đổi cao. Bên cạnh đó, khi tìm kiếm hình ảnh thiết kế cũng
phải dùng nhiều biểu tượng %, phiếu giảm giá, vòng xoay may mắn
để tạo ra sự kích thích mua sắm cho đối tượng tiềm năng mà dự án
yêu cầu.

Tác giả sử dụng laptop đã được sạc đầy pin, cài đầy đủ ứng dụng như
phần mềm chat nội bộ, trình duyệt web,… được kết nối với chuột máy
tính cũng như được đặt trên một bề mặt công thái học nhằm giảm
Thao tác – thiểu nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nói chung.
Phương
tiện Sử dụng các phần mềm để trao đổi thông tin, tìm kiếm ý tưởng, thực
hiện HSĐT và gửi bài bằng thao tác gõ phím, sử dụng các nút chức
năng của laptop, kết hợp sử dụng bàn chạm trên laptop và chuột máy
tính để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất có thể.

Bảng 3.2: Phân tích và liên hệ thực tế dựa trên cấu trúc vĩ mô của hoạt động

3.2.3 Bản chất mang tính chủ thể:

Theo lý thuyết được đề cập, chủ thể ý chỉ tác giả, là người mang tâm lý đó đưa
phản ánh vào thực tế.

Đầu tiên phải xét đến yếu tố cơ thể của tác giả. Một con người bình thường được
sinh ra với đầy đủ bộ phận cơ thể. Sau nhiều lần kiểm tra sức khỏe, hiện trạng về sức
khỏe thể chất cũng như tinh thần của tác giả đạt mức độ bình thường. Bên cạnh đó, về
sức đề kháng, tác giả cũng được tiêm phòng đầy đủ và phù hợp với bản giới Nữ của
17

mình, đặc biệt là ba mũi vắc xin phòng ngừa Covid-19, một loại vắc xin thiết yếu vào
thời điểm năm 2023.

Tiếp đến, khi xét về hoàn cảnh sống. Tác giả có đầy đủ bố mẹ, tuy nhiên, với họ đã
ly hôn được hơn mười năm. Tác giả hiện đang có cuộc sống độc lập về nhiều mặt,
đang là người chăm nuôi chính của hai chú mèo ta và một vườn cây nhỏ.

Về mặt giáo dục, tác giả tiếp nhận đủ các cấp học từ mẫu giáo đến Đại học, tốt
nghiệp Văn bằng 1 loại Khá thuộc ngành Quản trị của trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh vào năm 2020. Hiện tại, tác giả tiếp tục theo học ngành Tâm lý học
từ xa thuộc Đại học HUTECH Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến các yếu tố vừa kể, nền tảng của tác giả được xét vào diện bình thường và
có nhận được chăm sóc tinh thần đầy đủ, về nền tảng kiến thức, dù ngành học ở Văn
bằng 1 không nhiều sự liên kết với nghề nghiệp, tuy nhiên trong quá trình học, tác giả
có cơ hội làm việc với nhiều cơ quan trong nội bộ sinh viên và Trường Đại học để tổ
chức nhiều hoạt động cho sinh viên. Đồng thời, quá trình làm việc trước khi làm nghề
nghiệp hiện tại cũng làm những đầu việc liên quan đến viết lách và sáng tạo. Vì thế,
chúng vẫn tạo ra kinh nghiệm để tác giả sử dụng cho nghề nghiệp hiện tại của mình.

Đối với mặt tích cực, theo sự tự đánh giá và chiêm nghiệm, kết hợp với sự nhận xét
từ mọi người xung quanh, tác giả luôn tiếp nhận công việc với một thái độ lạc quan,
không quản khó khăn, có ý chí cầu tiến và sự ham học hỏi, nhờ vào lý đó, tác giả có
khả năng tạo ra công việc mang tính tích cực cao.

Tuy nhiên, với thời gian cách ly xã hội mà tác giả tiếp nhận trong vòng hơn một
năm, khả năng giao tiếp của tác giả vẫn tốt nhưng được nhận xét là không khéo léo. Vì
vậy, quá trình giao tiếp của tác giả với công việc hiện tại ở thời điểm đầu khi tiếp nhận
có sự va vấp và nhiều trở ngại. Nhờ các nhận xét và sự va chạm với công việc và xã
hội, tác giả tự điều chỉnh và cải thiện sự tinh tế và khéo léo của mình để đạt được
nhiều điều tốt đẹp hơn.
18

PHẦN 4: KẾT LUẬN

4.1 Kiến nghị và Đề xuất:

Dựa trên những quan sát và chiêm nghiệm lại từng quá trình trong tâm lý mình khi
làm việc, cụ thể trong lúc thực hiện HSĐT, tác giả nhận thấy bộ não và cơ thể mình đã
làm việc vô cùng năng nổ trong thầm lặng mà từ trước khi học môn học Tâm lý học
Đại cương có thể nhận biết được.

Qua sự phân tích dựa trên lý thuyết ở phần 3, tác giả nhận thấy đầu việc của mình
có đầy đủ các chi tiết trong lý thuyết. Dù vậy, tác giả vẫn còn nhiều trở ngại trong yếu
tố hoạt động – động lực cũng như hành động – mục đích. Bên cạnh đó, với yếu tố giao
tiếp, tác giả cũng gặp vấn đề ở mục giao tiếp trực tiếp.

Phân tích sâu về từng yếu tố gặp trở ngại của tác giả. Tác giả cung cấp bảng sau để
phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục cho từng yếu tố.

Hoạt động – Đánh giá khả năng làm việc: Tạo bảng đánh giá có tiêu chí theo
Động lực Mơ hồ, chưa có cơ sở đánh các mô hình nổi tiếng, ví dụ
giá S.M.A.R.T, S.T.A.R…

Hành động Mục đích dự án – Liên hệ Tham gia nhiều hoạt động sự kiện
– Mục đích nghiên cứu hoạt động đề xuất khác của nhiều công ty trên thị
cho sự kiện: ít sáng tạo, làm trường để tự đánh giá và phản chiếu.
việc máy móc. Ví dụ tăng
Tham khảo và nâng cao kiến thức
doanh thu thì phải có biểu
chuyên môn với ngành Sự kiện đặc
tượng %
thù ở một trung tâm chuyên nghiệp.

Giao tiếp Được nhận xét là suy nghĩ Đọc thêm sách để nâng cao vốn từ và
trực tiếp chưa sâu, chưa đủ tinh tế chiều sâu tâm lý.

Nâng cao khả năng giao tiếp bằng


cách luyện tập với gương (chính
mình) và người thân.
19

Đồng thời, đăng ký lớp học giao tiếp


nếu cần thiết.

Bảng 4.1: Kiến nghị và đề xuất phương pháp cải thiện của tác giả

4.2 Kết luận đề tài:

Trong đề tài “Phân tích Bản chất Tâm lý người và liên hệ thực tế đời sống của Tác
giả” đã nêu đầy đủ các nghiên cứu về cơ sở tâm lý học và bản chất của tâm lý người.
Nhờ vào đó, tác giả đã có sự liên hệ đến công việc cá nhân để hiểu rõ hơn về chính
mình cũng như tìm ra được cách tiếp thu nội dung của môn học Tâm lý học đại cương
có chiều sâu hơn. Từ đó, tác giả có những đúc kết thiết thực về đời sống cá nhân ở
khía cạnh tâm lý học.

4.3 Hạn chế của đề tài:

TLH, cụ thể là BCTLN không quá xa lạ ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để có sự
liên hệ thực tế một cách sâu sắc và cho ra những đúc kết mang tính học thuật cao vẫn
là một sự nan giải đối với mức độ là sinh viên như Tác giả.

Và cuối cùng, ở đề tài này, tác giả chỉ phân tích và liên hệ cụ thể được một góc nhỏ
của vấn đề, có thể sẽ có yếu tố thiển cận và mang nhiều yếu tố chủ quan trong nội
dung của đề tài.
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Việt Nam:

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng (2017). Giáo trình Tâm lý học Đại cương, Đại học
HUTECH Tp.HCM, Việt Nam.

Tài liệu nước ngoài:

David. D. Myers (2009). Psychology (9th edition), Worth Publishers, Michigan –


USA.

UNICEF Việt Nam (2018). Study on mental health and psychosocial wellbeing of
Children and Young people in Viet Nam, p.11

Tài liệu tham khảo từ website:

Nhật Dương (2022). Trẻ em dùng 5 - 7 giờ mỗi ngày để vào mạng xã hội, tại:

https://vneconomy.vn/tre-em-dung-5-7-gio-moi-ngay-de-vao-mang-xa-hoi.htm

WHO (2019). COVID-19 pandemic triggers 25% increase in prevalence of anxiety


and depression worldwide, tại:

https://www.who.int/news/item/02-03-2022-covid-19-pandemic-triggers-25-
increase-in-prevalence-of-anxiety-and-depression-worldwide

Minh Tuấn (2019). Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới
stress, tại:

https://t5g.org.vn/viet-nam-co-khoang-15-dan-so-mac-cac-roi-loan-lien-quan-toi-
stress

You might also like