You are on page 1of 21

Dsa

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

STT HỌ VÀ TÊN MSSV HOÀN THÀNH (%)


1 Bùi Vũ Hoài Phong 22132124 100%
2 Vũ Minh Đức 22132032 80%
3 Phan Văn Lợi 22132075 100%
4 Trần Ngọc Phương Nhi 22132115 100%
5 Nguyễn Thị Bích Phượng 22132128 100%
6 Trần Mạc Gia Hưng 22132052 100%
7 Phạm Đức Hiệp 22132046 100%
8 Trần Trung Kiên 22132056 100%
MÃ9 MÔN
Nguyễn
HỌC Hoàng
VÀDanh 22132022
MÃ LỚP: BCOM 321906_22_2_01100%
10 Nguyễn Trọng Thuận 22132162 100%
NHÓM
11
THỰC HIỆN: Nhóm 9
Nguyễn Hải An 22132004 100%
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: thầy Đinh Hoàng Anh Tuấn
 Tỷ lệ % = 100%, 80%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
 Trưởng nhóm: Trần Ngọc Phương Nhi
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023
Điểm số: ……………………………………………………………………………............
Nhận xét của giảng viên: …..
…………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng….năm 2023

Ký xác nhận của giảng viên

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài...........................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................1
1.4. Tóm tắc bố cục...................................................................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI................................................................................3
2.1. Một số lý thuyết cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh...............................3
2.1.1. Khái niệm về giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh.....................................3
2.1.2. Bản chất và hình thức của giao tiếp trong kinh doanh.....................................4
2.1.3. Vai trò và mục đích của giao tiếp trong kinh doanh........................................6
2.2. Giao tiếp ứng xử của thanh niên Gen Z trong kinh doanh...........................8
2.2.1. Giao tiếp trong môi trường đa thế hệ của thanh niên Gen Z............................8
2.2.2. Hưởng ứng công nghệ, thích nghi nhanh với xu hướng hình thức giao tiếp
mới trong kinh doanh của thế hệ Gen Z...................................................................10

2
2.2.3. Cân bằng thiết bị số, công nghệ trong giao tiếp trực tiếp..............................14
PHẦN 3: KẾT LUẬN............................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................18

3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay, thế hệ thanh niên Gen Z đang tham gia thị trường lao động đặc biệt là
môi trường công sở ngày càng nhiều. Với một thế hệ rất khác biệt so với các thế hệ
trước đó, phong cách giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh của của các thanh niên
này cũng sẽ mang nhiều màu sắc khác nhau. Vậy nên đề tài Giao tiếp ứng xử trong
kinh doanh của thanh niên Gen Z cần được tìm hiểu và nghiên cứu là vô cùng cấp
thiết .
1.2. Mục đích của đề tài
Thông qua nội dung đề tài Giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên
Gen Z đưa mọi người nhiều góc nhìn về thế hệ thanh niên Gen Z từ những mặt tích
cực đến những mặt hạn chế của các thanh niên khi ứng xử, giao tiếp trong công
việc. Hiểu rõ hơn các tác động của tốc độ phát triển công nghệ, khoa học kỹ thuật
số đến phong cách giao tiếp tại công sở của thanh niên Gen Z. Mong muốn các thế
hệ Gen Z khi chưa đi làm hoặc đã đi làm nhận rõ vấn đề đặt ra trong bài từ đó phát
huy được những mặt tốt vốn có của thế hệ mình.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các kiến thức lý thuyết cơ sở của giao tiếp trong kinh doanh, các bài
nghiên cứu hành vi giao tiếp của thế hệ thanh niên Gen Z trong môi trường làm
việc và từ số liệu của những trang khảo sát đáng tin cậy thu thập được. Từ đó tổng
hợp các nguồn dữ liệu, thông tin về chủ đề giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của
thanh niên Gen Z. Trình bày và phân tích thực trạng về những vấn đề của Gen Z
trong giao tiếp, ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Đưa ra kết luận và phương
pháp giải quyết các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử của Gen Z.
1.4. Tóm tắc bố cục

1
Tiểu luận có kết cấu bao gồm: Phần mở đầu, Phần kết, Mục Lục, Danh mục tài
liệu tham khảo, Phần nội dung chính gồm hai mục:
- Mục 1: Lý thuyết cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh
- Mục 2: Giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên Gen

2
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

2.1. Một số lý thuyết cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh
2.1.1. Khái niệm về giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh
Giao tiếp là sự tạo lập và quản lý vận hành những mối quan hệ giữa con người
với con người, hay giữa con người và những yếu tố xã hội khác nhằm mục đích
thỏa mãn những nhu yếu nhất định. giao tiếp gồm có các yếu tố như trao đổi thông
tin, kiến thiết xây dựng các kế hoạch hoạt động giải trí và kết hợp, tri giác và tìm
hiểu người khác. Tương ứng với những yếu tố trên thì giao tiếp có góc nhìn chính
là: giao lưu, ảnh hưởng tác động qua lại và tri giác.
Khía cạnh giao lưu hội nhập của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu, khám phá
những đặc thù, đặc trưng của chu trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp với
nhau có tính đến cả mục tiêu, vị thế và dự tính của nhau. Chu trình hội nhập, giao
lưu sẽ làm giàu thêm về kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm và kinh nghiệm tay nghề
của những người tham gia giao tiếp.
Một tầm nhìn quan trọng khác nữa của giao tiếp đó là ảnh hưởng tương tác qua
lại giữa hai bên. Ở trường hợp này, ngôn từ thống nhất mạch lạc và cùng hiểu biết
về trường hợp, thực tế giao tiếp là điều kiện cơ hội kèm với thiết yếu để bảo vệ sự
ảnh hưởng hay tác động qua lại để đạt hiệu suất cao. Có vô số kiểu tác động ảnh
hưởng qua lại, hơn hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh đối đầu, tương ứng với
chúng là sự ưng ý hay sự xung đột.
Khía cạnh tri giác của giao tiếp bao gồm quy tình hình thành hình ảnh, tư liệu về
người khác, thành lập được những phẩm chất tâm ý và đặc thù hành vi của người
đó (qua những bộc lộ về bên ngoài).
Giao tiếp trong kinh doanh là một trong những hành động mà ở đó có sự trao đổi
ý kiến, thông tin, hướng dẫn,.... có thể được truyền dẫn theo nhiều cách khác nhau
giữa những con người trong và ngoài công ty. Nhìn một cách tổng quát, giao tiếp
3
trong kinh doanh được thực hiện cho các mục đích nhất định như cải thiện các dịch
vụ, các hoạt động của doanh nghiệp hoặc những hạn chế những sai sót không đáng
có.
2.1.2. Bản chất và hình thức của giao tiếp trong kinh doanh
Về bản chất của giao tiếp trong kinh doanh
Thứ nhất, giao tiếp bản chất là quá trình tạo lập mối quan hệ xã hội giữa người
với người, nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội qua sự trao đổi
tiếp xúc thông tin cho nhau. Thông tin là phương tiện liên kết giữa các chủ thể theo
nghĩa là toàn bộ hệ thống những tín hiệu mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp. Một số
thí dụ như: nói trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, chữ viết như thư tay, công văn
giấy tờ,…. hay các ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,…. Thông tin là
những ký hiệu, nhờ đó, con người “gửi gắm” các nội dung, ý tưởng, suy nghĩ,…
nhằm thỏa mãn nguyện vọng hay nhu cầu nào đó mà con người đã đề ra. Từ đó,
thông tin chính là những “thông điệp” chứa đựng ý tưởng, nội dung với những mục
đích nhất định mà chủ thể giao tiếp mong muốn đạt được. Quy trình trao đổi thông
tin của việc sử dụng giao tiếp có quan hệ liên kết chặt với quá trình tri giác, nhận
thức hay sự ảnh hưởng, tác động giữa các chủ thể giao tiếp.
Thứ hai, Giao tiếp là một hoạt động tri giác và nhận biết giữa các chủ thể với
nhau được thực hiện qua hai quá trình gồm: xuất tâm và nhập tâm. Xuất tâm là quy
trình chủ thể giao tiếp chủ động tác động hiện thực khách quan bằng những suy
đoán, suy lý thông qua tri giác. Còn nhập tâm là quá trình chủ thể tiếp nhận tri thức
từ sự tác động của khách thể và hiện thực khách quan. Trong quá trình đó, chủ thể
“phát hiện” ra quy luật của sự ảnh hưởng khách quan nhờ “óc” phán đoán và tư duy
phân tích phản biện từ các dữ liệu tác động của khách thể. Dựa vào cơ sở đó, chủ
thể có được “hình ảnh bản chất” của khách thể trong thực hiện quá trình giao tiếp.
Cuối cùng, Giao tiếp là chu trình tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Để chấp nhận
nhu cầu của giao tiếp, con người phải thực hiện những hoạt động giao tiếp. Mục

4
đích của hoạt động này là có được sự tác động về mặt tâm lý (tư tưởng, kiến thức,
kinh nghiệm, cảm xúc, tình cảm,…) từ bản thân chủ thể qua người khác và ngược
lại, hoặc để cùng nhau thực hiện một hoạt động khác, sau khi đã giao tiếp, hay
đồng thời khi giao tiếp đang diễn ra. Để có được sự truyền thông tâm lý đó, ta phải
có được sự tác động qua lại bằng ngôn ngữ và bằng các giác quan như ánh mắt,
khuân mặt, cử chỉ, các hành vi và tâm lý khác và cự ly, khoảng cách cho phép để
chủ thể tiếp cận được tốt nhất,…
Về hình thức của giao tiếp trong kin doanh
Trong các hình thức giao tiếp trong kinh doanh có thể gồm có giao tiếp trực tiếp,
giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp qua email, giao tiếp qua phương tiện truyền
thông đại chúng gồm truyền hình, báo chí, ... Các hình thức này đều có những ưu
điểm, hạn chế riêng, và tùy thuộc vào chủ đích và đối tượng mà sẽ có sự lựa chọn
phù hợp. Trong kinh doanh, giao tiếp còn được phân chia thành nhiều loại khác
nhau, gồm có giao tiếp nội bộ giữa các thành viên trong tổ chức, giao tiếp ngoại
giao giữa tổ chức và khách hàng hoặc đối tác, giao tiếp thương mại trong quá trình
mua bán hoặc đàm phán hợp đồng, v.v. Tuy nhiên, bất kể hình thức hay loại giao
tiếp nào đều cần có sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin,
xây dựng mối quan hệ kinh doanh và tạo giá trị cho doanh nghiệp:
- Theo mong muốn về tính chất tiếp xúc: Có giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián
tiếp (thông qua văn bản chữ, điện thoại và các phương tiện lưu giữ và truyền tin
khác nữa).
- Theo mong muốn về đặc điểm các chủ thể của quá trình giao tiếp: Có giao tiếp
công vụ, giao tiếp doanh nghiệp hay giao tiếp gia đình.
- Theo mong muốn về thế trong giao tiếp: có giao tiếp ở thế mạnh, thế yếu và thế
cân bằng.
- Theo mong muốn về kênh có giao tiếp bằng ngôn từ và phi ngôn từ.

5
- Theo mong muốn mục tiêu giao tiếp: có giao tiếp để biết, giao tiếp để hiểu,
giao tiếp hướng tới hành động và giao tiếp để hướng tới sự hợp tác.
- Theo nguyện vọng về phạm vi của giao tiếp có giao tiếp nội bộ và giao tiếp với
bên ngoài.
Tóm lại, tùy theo từng mục đích, mong muốn, nguyện vọng mà sẽ có những hình
thức giao tiếp sao cho phù hợp.
2.1.3. Vai trò và mục đích của giao tiếp trong kinh doanh
Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh
Định hướng: Giao tiếp giúp sẻ chia và truyền đạt cái mục đích mà tổ chức cần
đạt đến cũng như cách thức để đạt được điều đó. Ở cấp độ này, có thể nói, giao tiếp
đóng một vai trò sách lược trong việc giúp cho tổ chức phát triển và tồn tại trong xã
hội. Không có giao tiếp, thậm chí cả khi giao tiếp không hiệu quả, cá nhân, nhóm
khác nhau trong nhóm có thể xác định, hiểu và hướng tới các mục đích theo những
cách khác nhau. Điều này đưa tới nhiều nguy hại trong đó cần tính đến cả việc chia
rẽ, bất đồng và tan rã tổ chức hay nhóm.
Hợp nhất: Mỗi tổ chức, cơ quan, nhóm hay đơn vị là một tập hợp gồm nhiều yếu
tố và kiểu người với tính cách khác nhau với xuất phát điểm, cách thức, quan điểm
và tham vọng không giống nhau. Giao tiếp là cơ chế, là chất keo lôi cuốn những
người, những yếu tố có những điểm chung lại với nhau để hình thành tổ chức hay
hội nhóm. Khi tổ chức đã ra đời, giao tiếp, với các vai trò quan trọng giúp con
người ta biết - hiểu - hành động và hợp tác, cho phép các yếu tố khác lạ, các cá
nhân, đơn vị, các và các mục tiêu được liên kết với nhau theo cách những điểm
mạnh được kết hợp để nhân thêm sức mạnh và những điểm yếu được trợ giúp, bù
đắp để có thể ảnh hưởng tiêu cực ít nhất đến tổ chức hay đơn vị. Đối với những cán
bộ, công chức, giao tiếp cho phép nắm bắt thông tin, hiểu biết về nhiệm vụ và trông
đợi của tổ chức đối với họ, tương tác với đồng nghiệp.

6
Duy trì: Mỗi tổ chức đều có một hoặc một hệ thống các giá trị mà nó duy trì hoặc
muốn mở rộng, giao tiếp là cơ chế giúp định hình và duy trì các giá trị đó.
Động viên, khuyến khích: Giao tiếp trong quá trình thực thi công vụ không đơn
giản và duy nhất liên quan đến các nhiệm vụ và các cách giải quyết nhiệm vụ, việc
đó còn liên quan đến con người với tư cách là một thực thể sống, đời sống riêng tư,
niềm vui, nỗi buồn, điểm mạnh và điểm yếu. Như vậy, giao tiếp trong tổ chức còn
bao hàm cả khía cạnh mang tính nhân bản, trợ giúp việc hoàn thiện nhân cách của
mỗi cá nhân.
Đổi mới: Giao tiếp là cơ chế trong đó các ý tưởng hay sáng kiến được hình
thành, chia sẻ, trải nghiệm và thách thức.
Mục đích của giao tiếp trong kinh doanh
Tăng sự kết hợp của nhân viên:
Theo nghiên cứu thực hiện bởi Ragan, giao tiếp kinh doanh là yếu tố hàng đầu
mà các doanh nghiệp cần lưu ý và cân nhắc. Các tổ đội và tổ nhóm cần hỗ trợ lẫn
nhau, đào tạo và khuyên bảo các lãnh đạo doanh nghiệp trong giao tiếp. Nếu bạn là
một lãnh đạo có kỹ năng và kinh nghiệm giao tiếp tốt, việc này sẽ khiến nhân viên
bạn mở lòng, sẻ chia những khó khăn của họ đang gặp hoặc những điều mà doanh
nghiệp đang gặp phải. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Tăng năng suất làm việc của nhân viên:
Theo khảo sát có 80% nhân viên đều cho rằng giao tiếp nội bộ của doanh nghiệp
hiệu quả sẽ giúp họ thực hiện tốt các công việc được bàn giao, họ sẽ không phải tốn
nhiều thời gian để tìm kiếm các thông tin này. Bên cạnh đó, trung bình một nhân
viên cần 2 giờ 30 phút mỗi ngày để tìm kiếm thông tin cần thiết. Mỗi tháng, nhân
viên sẽ phải mất nhiều thời gian cho việc này. Khi năng lực giao tiếp kinh doanh,
chỉ bằng vài câu hỏi với đồng nghiệp thì các nhân viên đó sẽ nhanh chóng tìm được
thông tin mình cần mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian.
Tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng:

7
Giao tiếp kinh doanh tốt hơn cũng đồng nghĩa là sự hài lòng của khách hàng tốt
hơn. Khi giao tiếp kém, nhân viên trong vai trò đối mặt với khách hàng sẽ không có
thông tin mà họ cần. Còn với khách hàng sẽ cảm thấy mất niền tin đối với nhân
viên và có trải nghiệm tiêu cực với doanh nghiệp của bạn. Trên thực tế, một nghiên
cứu đã chỉ ra rằng thái độ của nhân viên có tác động không nhỏ đến sự hài lòng của
khách hàng, từ đó dẫn đến tăng doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra một sách
lược giao tiếp kinh doanh đúng đắn là điều rất cần để xây dựng một môi trường và
văn hóa công sở tốt. Các công ty mà giao tiếp minh bạch và cởi mở có không khí
làm việc lành mạnh hơn, nhân viên sẽ có động lực làm việc và sự cảm thấy hài lòng
hơn về công ty.

2.2. Giao tiếp ứng xử của thanh niên Gen Z trong kinh doanh

2.2.1. Giao tiếp trong môi trường đa thế hệ của thanh niên Gen Z
Hiện nay, các thế hệ khác nhau tham gia trong một môi trường làm việc đã
không là điều gì xa lạ với các doanh nghiệp và đòi hỏi nhiều doanh nghiệp phải
thay đổi chính sách, tạo một môi trường làm việc hiệu quả giữa các thế hệ khác
nhau. Môi trường làm việc đa thế hệ sự khác biệt về tuổi tác được thấy rõ nhất sau
đó là những khác biệt về trong phong cách là việc, giá trị cốt lõi và giao tiếp ứng
xử trong kinh doanh. Thế hệ thanh niên Gen Z được sinh ra trong khoảng năm 1997
đến năm 2012 tại các doanh nghiệp, nhóm lao động thuộc thế hệ này càng đông
đảo, thế hệ này mang đến điểm khác biệt trong giao tiếp ứng xử khi làm viêc với
các thế hệ khác và cũng mang đến nhiều bất cập, khó khăn kết nối giữa các thế hệ
khác nhau.
Cách kết nối mọi người của thế hệ thanh niên Gen Z vô cùng đa dạng. Với các
thế hệ trước đó, phần đông chọn giao tiếp trực tiếp hoặc tin nhắn văn bản thông
thường hay thư gửi qua Mail và các cuộc gọi trao đổi nhanh. Khi đến thế hệ thanh

8
niên Gen Z với các dòng tin nhắn xuất hiện thêm các biểu tượng cảm xúc thể hiện
biểu cảm của họ trong cuộc trao đổi công viêc. Thế hệ này rất thích sử dụng biểu
tựng cảm xúc, đó không hẳn là sự thiếu nghiêm túc hay thể hiện sự thiếu tôn trọng
với đối phương mà đó là cách thức các bạn thấy ý tưởng, tâm tư của mình được
truyền đạt một cách sinh động nhất có thể làm cho cuộc trò chuyện, trao đổi công
việc rở nên thoải mái. Tuy nhiên, việc lạm dụng vào các biểu tượng cảm xúc cũng
gây ra tác dụng ngược sẽ có những đồng nghiệp cảm thấy khó chịu khi cần sự
nghiêm túc, chuyên nghiệp cao trong công việc, mong muốn được trao đổi, tiếp
nhận được các ý kiến đóng góp có ý nghĩa thay cho các biểu tượng cảm xúc.
Ngôn ngữ Gen Z hay ngôn ngữ xì tin, ngôn này không phải ngôn ngữ thuộc một
quốc gia nào cả, nó là các tiếng lóng, ngọng không có nghĩa hoặc không đúng với
cấu trúc tiếng Việt, nữa tiếng Anh nữa tiếng Việt, ví dụ như trong các dòng tin
nhắn chúng ta thường nhắn “Dạ, em xin lỗi!” các thanh niên Gen Z lại nhắn “ Em
sin lũi” hay “E xl” hoặc khi khen ngợi đối phương bình thường ta sẽ nói “Bạn làm
tốt lắm” khi qua các thanh niên Gen Z lại nói “Gót chóp em”. Cách sử dụng ngôn
ngữ này quá quen thuộc với thế hệ Gen Z vì thế hệ này sáng tạo ra nó nhầm với
mục đích giải trí, thuận tiện, thể hiện cá tính của bản thân. Tuy vậy, ngôn ngữ khi
xuất hiện tại nơi làm việc lại mang nhiều ý kiến trái chiều từ những thế hệ khác. Họ
cảm thấy khó hiểu, gián đoạn khi tiếp cận thông tin trong cuộc trò chuyện với thế
hệ thanh niên Gen Z sử dụng ngôn ngữ này vào. Khi đọc những dòng tin nhắn viết
tắt theo kiểu thanh niên Gen Z phải mất lúc lâu họ mới có thể đọc hiểu hoặc khi
giao tiếp với những đồng nghiệp xuất hiện những từ ngữ thuộc xu hướng của giới
trẻ trong lúc truyền đạt thông tin công việc của các ban trẻ Gen Z khiến mọi người
gặp lúng túng, ngại ngùng khi không hiểu bạn trẻ này đang nói gì, có ý nghĩa như
thế nào. Đặc biệt là những người thuộc thế hệ càng về trước khi không cập nhập
kịp với tốc độ xu hướng ngôn từ của thế hệ Gen Z quá nhanh trên mạng xã hội hiện
nay, điều này gây khó khăn rất nhiều trong việc kết nối giữa các thế hệ khác với thế

9
hệ thanh niên Gen Z tại nơi làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trao
đổi, hiệu quả tới công việc của bản thân và công việc chung của tổ chức trong
doanh nghiệp, một số thanh niên Gen Z gặp khó khăn khi hoà nhập trong môi
trường đa thế hệ, khiến thế thanh niên này chán nản dẫn đến tình trang nhảy việc
tăng cao khi không được kết nối với đồng nghiệp, cấp trên khác thế hệ. Và cũng có
những ý kiến tích cực về việc thế hệ thanh Gen z sử dụng ngôn ngữ của Gen Z vào
công việc những tác dụng được đề cập trên có hiệu quả, tạo được tiếng cười trong
khi làm việc xây dựng không gian làm việc năng động, cởi mở kết nối tốt với thế
hệ Gen Z khi tính chất công việc đang không yêu cầu tính chuyên nghiệp và sự
nghiêm túc cao. Thông qua các ý kiến khác nhau đó, các thế hệ Gen Z khi bước vào
làm việc cần cân nhắc môi trường có thật sự phù hợp khi thực hiện các câu bông
đùa với ngôn từ của mình và cần tiết chế lại khi sử dụng ngôn ngữ của Gen Z trong
giao tiếp trong công việc, thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc xen kẻ là sự năng
động của thế hệ thanh niên Gen Z mang lại mang lại những trải nghiệm, hiệu quả
công việc tốt nhất.
Tóm lại, tại môi trường làm việc đa thế hệ mang đến sự khác biệt trong cách giao
tiếp ứng xử khi làm việc giữa các thế hệ với nhau và thế hệ thanh niên Gen Z cũng
vậy. Họ mang đến những điểm mới trong cách giao tiếp, ứng xử. Nhưng khi có sự
khác biệt cũng sẽ dẫn đến sự bất đồng đến phong cách giao tiếp của nhau. Vậy nên,
các thế hệ cùng nhau xây dựng nên môi trường giao tiếp tốt nhất khi làm việc để
các thế hệ khác nhau thấu hiểu tiếp nhận, trao đổi thông tin trong công việc hiệu
quả.

2.2.2. Hưởng ứng công nghệ, thích nghi nhanh với xu hướng hình thức giao tiếp
mới trong kinh doanh của thế hệ Gen Z
Thế hệ thanh niên Gen Z là thế hệ đời đầu khi sinh ra đã gắn liền với tốc độ phát
triển cách mạng công nghệ, kỹ thuật số, họ còn được gọi là “dân bản xứ với thiết bị

10
kỹ thuật số”. Việc thế hệ này sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật số như điện
thoại, máy tính và các ứng dụng trên các thiết bị số không có gì xa lạ vời tất cả mọi
người, họ là những người thích nghi dễ dàng vào tốc độ phát triển nhanh của xã hội
khi gắn liền với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay. Vì vậy, tốc độ phát triển của
công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật số đã tác động đến xu hướng hình thức
giao tiếp, giao lưu với thế giới bên ngoài của thế hệ Gen Z cũng trở nên đổi mới và
phương thức giao tiếp trong kinh doanh cũng không là ngoại lệ.
Theo một bài của trang nghiên cứu & khảo sát Linked in của Mỹ khoảng 98%
thành viên thế hê Genz có thiết bị di động và 1/4 trong đó sử dụng thiết bị di động
trên 10 tiếng mỗi ngày. Với xu hướng dùng mạng xã hội, các thanh thiếu niên Genz
cho rằng thích sử dụng các ứng dụng mạng xã hội giao lưu hơn so với giao lưu trực
tiếp, việc gặp và trò chuyện với mọi người thông qua một chiếc màn hình máy tính
hay điện thoại khiến họ tự tin và thoải mái thể hiện bản thân hơn rất nhiều. Đến
năm 2025, sẽ có đến 27% thanh niên Gen Z tham gia vào thị trường lao động trên
thế giới và theo Tổng cục Thống kê dự kiến khoảng 1/3 thanh niên Gen Z trong
lực lượng lao động tại Việt Nam, những thói quen sử dụng công nghệ thông tin¸
thiết bị số cũng đã tác động dẫn đến thay đổi hành vi, tác phong làm việc và giao
tiếp ứng xử trong công việc cũng khác so với các thế hệ trước đó. Các thanh niên
Gen Z tham gia lực lượng lao động càng ngày càng đông đảo cũng sẽ thúc đẩy xu
hướng phương thức giao tiếp trong kinh doanh mới phát triển. Cái mới mà các lao
động Gen Z đem lại đó là sự thích nghi với đổi mới nắm bắt được sự biến đổi của
môi trường xung quanh kết nối các thành viên trong công việc và khách hàng một
cách dễ dàng thông qua những hình thức mới giao tiếp trong kinh doanh.
Đại dịch Covid - 19 bùng nổ toàn cầu nó đã gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm
trọng đến thế giới trên mọi phương diện của cuộc sống nhưng đây cũng là giai đoạn
công nghệ thông tin phát triển các hoạt động như: thương mại điện tử, mạng xã hội
và giao tiếp trực tuyến được quan tâm hàng đầu. Để hoạt động kinh tế của doanh

11
nghiệp tiếp tục hoạt động, hình thức làm việc online tại nhà và giao tiếp, trao đổi
thông tin trong kinh doanh trực tuyến được xem là giải pháp cứu cánh hàng đầu.
Thông qua các ứng dụng phòng họp trực tuyến như: Zoom, Google Meet,… và vô
số các ứng dụng chat hổ trợ trong việc trao đổi thông tin. Giao tiếp trực tuyến đã
được thế hệ Gen Z tiếp xúc từ sớm khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ những
giảng đường online. Vì vậy, với sự thay đổi cách thức làm việc, và phương thức
trao đổi thông tin trong công việc đột ngột giữa đại dịch, thế hệ Gen Z là những
người thích nghi nhanh chóng so với thế hệ trước đó, việc tiếp cận giao lưu trực
tuyến từ rất sớm, khiến họ không ngần ngại hay gặp khó khăn quá lớn trong việc
hòa nhập vào môi trường làm việc mới. Hình thức làm việc mới cũng đã thay đổi
hình thức giao tiếp trong kinh doanh. Hình thức giao tiếp trực tuyến trong kinh
doanh được thế hệ Gen Z ủng hộ nhiệt tình vì sự thuận tiện trong không gian và
thời gian. Phương thức giao tiếp trực tuyến, giúp rút ngắn khoảng cách địa lý giữa
đối tác, đồng nghiệp khi bị rào cản của đại dịch ngăn cách. Tiết kiệm về mặt thời
gian, việc chuẩn bị một không gian môi trường làm việc tại nhà không mất quá
nhiều thời gian, bạn chỉ cần ăn mặc lịch sự, chinh tề và không gian xung quanh
ngăn nắp, gọn gàn thì bạn có thể sẵn sàng làm việc và giao tiếp, trao đổi thông tin
thoải mái với đồng nghiệp và đối tác.
Càng ngày mọi người càng thấy sự thuận tiện của hình thức giao tiếp này đem
lại, đại dịch tạo cơ hội để phát triển hình thức mới, trao đổi thông tin công việc lan
rộng bao phủ thế hệ người lao động còn tiếp xúc ít và chưa quen với hình thức gặp
mặt trao đổi thông tin công việc trực tuyến thông qua một thiết bị số, khi từ việc
gửi mail họ cố gắng chuyển sang giao tiếp, trao đổi thông tin trong công việc bằng
phương thức gặp mặt trực tuyến nhằm đặt hiệu quả thỏa thuận, ăn ý trong công việc
cao hơn nhiều. Những lợi ích vốn có của hình thức làm việc, giao tiếp mới trong
công việc đem lại. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng song song hai hình
thức và thu hút được thanh niên lao động Gen Z mong muốn làm việc tại doanh

12
nghiệp khi thế hệ này có nhu cầu thoải mái, không muốn bị gò bó bởi hình thức
làm việc truyền thống cao. Khi có gần 50% thanh niên Gen Z coi giao tiếp trực
tuyến trong công việc là hiệu quả nhất và ưu tiên trao đổi thông tin công việc qua
thiết bị công nghệ số theo trang Thống kê Pumble.com1
Phương thức giao tiếp trực tuyến với khách hàng đã xuất hiện khá lâu, và không
quá xa lạ với hai phương thức quen thuộc như hộp thư thoại trực tuyến và trò
chuyện thông qua gọi điện tổng đài. Khi mạng xã hội xuất hiện việc tiếp cận với
khách hàng, đối tác trở nên dễ dàng hơn. Đưa thông điệp có mục đích rõ rành cho
các đối tác và khách hàng gây được sự chú ý với mọi người là vô cùng quan trọng
giữa vô vàn những chiến dịch giao tiếp khách hàng khác trên mạng xã hội của
những doanh nghiệp khác. Thế hệ thanh niên Gen Z đã tác động đến hình thức giao
lưu, truyền tải thông điệp trên mạng xã hội của doanh nghiệp đến với khách hàng
rất nhiều. “Việc tạo xu hướng, nắm bắt xu hướng” hay còn được các bạn trẻ Gen Z
diển tả bằng từ “Đú Trend, tạo Trend” hiện nay đã lan tỏa rộng đến các thế hệ khác
khi nắm bắt kịp sự phát triển của mạng xã hội. Hiểu được tình hình đó, nhiều doanh
nghiệp chủ động chuyển đổi với từ kiểu truyền thống sang hình thức tiếp cận mới
mẻ hơn áp dụng công thức trên nhầm kết nối khách hàng, đối tác và dễ dàng nhận
diện được thương hiệu. Như công ty dịch vụ giải trí Netflix tại Việt Nam và đội
ngũ sáng tạo nội dung thuộc thế hệ Gen Z đã được ủng hộ, khen ngợi bởi nội dung
thông qua các dòng “Caption” trên mạng xã hội vô cùng sáng tạo với thông điệp
giải trí đặc biệt sử dụng các ngôn ngữ Trending của thế hệ Gen Z. Họ đã thu hút
khách hàng, khán giả hưởng ứng bộ phim do họ sản xuất.
Thế hệ Gen Z dù chưa tham gia hay tham gia vào lực lượng lao động cũng đã tác
động đến phát triển thay đổi hình thức giao tiếp trong kinh doanh. Thay đổi hình
thức mới nhằm tiếp cận với mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế, hiệu quả trong công
1
Nguồn cung cấp số liệu trang Bumble:
https://pumble.com/learn/communication/communication-statistics/#Statistics_on_online_tools_use_at_the_wor
kplace

13
việc của các nhân viên, tiếp cận được khách hàng tiềm năng, phổ biến thương hiệu
của mình trên truyền thông.

2.2.3. Cân bằng thiết bị số, công nghệ trong giao tiếp trực tiếp
Việc tiếp cận công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật số từ rất sớm nên thế hệ
Gen Z cũng hiểu được những mặt hạn chế của giao tiếp thông qua kỹ thuật số, hạn
chế trong việc bộc lộ cảm xúc, thể hiện biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể khó có thể
truyền tải được hết thông qua các icon biểu tượng cảm xúc, hay tin nhắn thoại khi
trao đổi công việc với đối phương. Chất lượng cơ sở vật chất không đảm bảo như
không có thiết bị số hổ trợ công việc tốt, đường truyền của mạng internet không ổn
định ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trong trao đổi thông tin trong công việc,
đặc biệt là những cuộc thảo luận, giao tiếp có tính chất quan trọng trong công việc.
Vì vậy, dù thế hệ thanh niên Gen Z có hoạt động, tương tác thường xuyên trên
mạng xã hội, dành thời gian cho mạng xã hội rất nhưng giao tiếp trực tuyến trong
công việc vẫn được thế hệ này ưu tiên và coi trọng. Theo một bài khảo sát có
khoảng một nửa thế hệ lao động Gen Z thích giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp,
cấp trên tại nơi làm việc và nhu cầu giao tiếp trực tiếp khi làm việc cao. Và thế hệ
này ưu tiên giao tiếp, trao đổi trực tiếp với quản lý và cấp trên của mình, nhầm
muốn thấy được vị trí của mình trong công việc, doanh nghiệp của mình.
Thế hệ thanh niên Gen Z này được các doanh nghiệp đánh giá cao trong việc trao
đổi thông tin nhanh chóng và tinh thần là việc năng động, cởi mở, sáng tạo. Thế hệ
Gen Z không thể thoát ly công nghệ, khoa học kỹ thuật số ra cuộc sống, công việc.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ và khoa học đã hỗ trợ, giúp ích rất nhiều
trong quá trình phát triển kỹ năng làm việc nói chung và kỹ năng giao tiếp, ứng xử
trong kinh doanh nói riêng. Chú trọng giao tiếp trực tiếp trong kinh doanh, thế hệ
thanh niên Gen Z đã tận dụng tốc độ phát triển của thế giới và cân bằng việc công
nghệ, khoa học thiết bị số tới giao tiếp trong kinh doanh.

14
Nhờ có mạng xã hội, phương tiện tìm kiếm thông tin công nghệ giúp họ tiếp cận
với lượng thông tin và kiến thức khủng lồ. Vì vậy, thế hệ thanh niên này học hỏi
nhanh chóng với cái mới, nhạy bén trong việc chọn lọc và xử lý thông tin nhanh.
Từ đó, hình thành một cá tính năng đông, cởi mở tiếp thu, đón nhận cái mới và vô
cùng sáng tạo. Khi làm việc, với tính cách cởi mở của thế hệ thanh niên Gen Z
khiến họ hòa nhập nhanh vào môi trường làm việc, giao tiếp công việc dễ dàng với
các đồng nghiệp, đối tác tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động. Sự cởi mở,
không ngại giao lưu, va chạm giúp ích rất nhiều trong việc làm nhóm, công việc
mang tính chất tập thể khi thế hệ này không ngại và tích cực đưa ra quan điểm và
suy nghĩ, ý tưởng của bản thân góp ý vào nhiệm vụ chung của cả nhóm giúp công
việc diễn ra thuận lợi.
Thích nghi với nhiều văn hóa làm việc khác nhau khi vào các doanh nghiệp đa
văn hóa, đa quốc gia. Thế hệ thanh niên Gen Z tiếp xúc nhiều nền văn hóa thông
qua phim ảnh, thông tin qua mạng và văn hóa giao tiếp, ứng xử của các nước từ
phương Đông đến phương Tây trong quá trình phát triển và hoàn thiện kỷ năng
giao tiếp của bản thân khi bước vào làm việc trong doanh nghiệp. Sống trong thới
đại phát triển vượt bậc, xu hướng hội nhập quốc tế được đề cao, khoảng cách địa lí
dừng như biến mất nhờ công nghệ, khoa học kỹ thuật số, ngôn ngữ trở nên quan
trọng hơn hết. Do đó, thế hệ thanh niên Gen Z cố gắng học hỏi, sử dụng thành thạo
ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Tỷ lệ thanh niên Gen Z biết ngoại ngữ,
nhiều ngoại ngữ đang tăng dần theo bước phát triển của thời đại. Những điều trên
giúp ích rất nhiều trong việc giao tiếp trực tiếp trong môi trường đa văn hóa và ứng
xử phù hợp với các văn hóa giao tiếp khác nhau. Được phổ cập, tiếp xúc và chủ
động tìm hiểu phong cách giao tiếp ứng xử trong công việc của đồng nghiệp, đối
tác đến từ nhiều quốc gia trong kinh doanh trong quá trình tiếp cận với công nghệ,
khoa học kỹ thuật đặc biệt là mạng xã hội. Vì vậy, thế hệ Gen Z không bị bỡ ngỡ,
và tự tin giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác đến từ nước ngoài, tránh khỏi những

15
tình huống khó xử trong văn hóa riêng của các quốc gia. Như các nước phương
Đông nổi bật là Hàn Quốc họ rất coi trọng thứ tự cấp bậc trong công ty, sử dụng
kính ngữ khi giao tiếp trong công việc, khi ứng dụng quy tắc trên đối với đối tác,
đồng nghiệp người Hàn Quốc sẽ thể hiện được sự tôn trọng của mình đến với họ và
ghi điểm trong mắt đối phương, qua giao tiếp, ứng xử trao đổi công việc diễn ra
thuận lợi.
Với tinh thần lao động năng động, sáng tạo, sẵn sàng đón nhận cái mới và giao
tiếp trong kinh doanh cũng vậy. Thế hệ thanh niên Gen Z đổi mới môi trường làm
việc của mình trong giao tiếp, ửng xử được công nghệ hổ trợ và biết cách ứng dụng
công nghệ vào quá trình giao tiếp trong kinh doanh đã giúp thế hệ thanh niên này
đạt được hiệu quả mình mong muốn. Khi số lượng thanh niên nay gia tăng theo
từng ngày trong những doanh nghiệp thì phong cách giao tiếp, ứng xử trong công
việc càng được thấy và được công nhận hơn rõ hơn.

16
PHẦN 3: KẾT LUẬN

Đề tài tiểu luận Giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên Gen Z được
lựa chọn dựa vào các tác động dễ nhận thấy được của thế hệ thanh niên Gen Z đối
với cuộc sống nói chung và tác động đến việc giao tiếp ứng xử trong kinh doanh
nói riêng, thông qua các lý thuyết cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh bắt đầu đi
sâu tìm hiểu vấn đề được đặt ra. Từ việc tìm hiểu tác động của tốc độ phát triển
công nghệ, khoa học kỹ thuật số đến các bạn trẻ này thể hiện qua giao tiếp ứng xử
trong kinh doanh. Từ đó, giải thích vì sao các bạn trẻ này lại thích nghi nhanh với
hình thức giao tiếp mới, nói lên các bất cập khi giao tiếp trực tại nơi làm việc đa thế
hệ như sử dụng ngôn ngữ Gen Z không tiết chế, thích thả biểu tượng cảm xúc thay
cho những dòng chữ tin nhắn và cuối cùng là nhấn mạnh thế hệ thanh niên Gen Z
vẫn coi trọng việc giao tiếp trực tiếp, mặt đối mặt trong kinh doanh thông qua cách
thế hệ này cân bằng công nghệ, khoa học kỹ thuật và cuộc sống số hiện nay tận
dụng những tài nguyên vốn có của thế hệ năng đông, sáng tạo và cuộc sống xung
quanh ứng dụng trong giao tiếp trong kinh doanh. Thông qua các vấn đề được đưa
ra, mong muốn các bạn trẻ Gen Z hãy phát huy tiềm lực vốn có của bản thân và
khắc phục được những bất cập thường thấy của thế hệ này hay đi theo hướng giải
quyết cho các vấn đề được đề cập ở trên: tiết chế, sử dụng hợp lý đúng thời điểm,
đúng hoàn cảnh trong môi trường làm việc. Từ đó, xây dựng được mối quan hệ tốt
nhất của thế hệ thanh niên Gen Z vời các thế hệ khác khi làm việc, năng cao được
mục tiêu trong công việc.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tác giả Khang Hoàng (16/09/2021), link truy cập:


https://tpos.vn/blog/giao-tiep-trong-kinh-doanh-cac-ky-nang-giao-tiep-kinh-
doanh-t120464.html
2. Tác giả Kate Stacey (11/12/2022), linh truy cập:
https://connecteam.com/effectively-communicate-gen-z-work/
3. Tác giả Tracy Francis & Fernanda Hoefel (12/11/2018), link truy cập:
https://www.mckinsey.com/industries/consumer-packaged-goods/our-
insights/true-gen-generation-z-and-its-implications-for-companies
4. Trang cung cấp Liberty Publishing, Inc (01/12/2022), link truy cập
https://www.highlandwealthpartners.com/blog/generation-z-value-face-to-
face-business-communication
5. Tác giả Hồng Nguyễn (31/01/2023), link truy cập:
https://jobsgo.vn/blog/gen-z-la-gi/
6. Tác giả Ni Ni (16/12/2022), link truy cập:
https://thanhnien.vn/co-nen-su-dung-ngon-ngu-gen-z-tai-cong-so-
1851532441.amp
7. Trang cung cấp Cool Mate (26/08/2022), link truy cập:
https://www.coolmate.me/post/ngon-ngu-gen-z-10-cum-tu-hot-cua-gen-z-64

18

You might also like