You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

******

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN CẤP NGÂN SÁCH ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Lớp tín chỉ : TCH431(HKI-2324)2.1


Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Lan
Nhóm thực hiện : Nhóm 11
Nguyễn Như Ngọc : 2111320011
Nguyễn Thị Ngọc : 2111320603
Mè Thị Quỳnh Chi : 2114320004

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….4

1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………….......4

2. Mục tiêu nghiên cứu


…………………………………………………………………...5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………
5
4. Bố cục bài tiểu luận ……………………………………………………………………
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
…………………………………………………………………...7
1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài ………………………………7
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu …………………………………………………………
7
1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước ………………………………………………
7
1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ………………………………………………
9
1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu
…………...11
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
………………………………………………...11
1.2.1 Cơ sở lý thuyết ……………………………………………………………………11
1.2.1.1 Phân cấp ngân sách nhà nước ………………………………………………….
11

1
1.2.1.2 Tăng trưởng kinh tế …………………………………………………………….
25
1.2.1.3 Phân cấp ngân sách và tăng trưởng kinh tế
…………………………………….26
1.2.2 Khung phân tích ………………………………………………………………….27
1.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu ……………………………………………
28
1.3.1 Quy trình nghiên cứu
…………………………………………………………….28
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………
29
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
……………………………...31
2.1 Mô hình nghiên cứu
………………………………………………………………...31
2.1.1 Đề xuất mô hình ………………………………………………………………….
31
2.1.2 Xây dựng các giả thuyết thống kê ………………………………………………32
2.2 Dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………………….
37
3.1. Mô tả tương quan và thống kê …………………………………………………….
37
3.1.1. Mô tả thống kê số liệu
…………………………………………………………….37
3.1.2. Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình
………………………………...38
3.2 Kết quả ước lượng và kiểm định
…………………………………………………...40

2
3.3 Lý giải và kết quả nhận định nghiên cứu …………………………………………
42
3.3.1. Ý nghĩa của các ước lượng hệ số hồi quy ……………………………………….
42
3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
……………………………………………………...43
3.4.1 Tỷ lệ phân cấp chi ngân sách …………………………………………………….
43
3.4.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu …………………………………………………
45
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
………………………………...47
4.1 Kết luận ……………………………………………………………………………. 47
4.2 Gợi ý chính sách
…………………………………………………………………….47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………. 51

3
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Giải thích các biến trong mô hình………………………………………………36

Bảng 2: Mô tả thống kê các biến…………………………………………………………


37

Bảng 3: Ma trận tương quan các biến trong mô hình…………………………………….


39

Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình……………………………………………………. 41

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. NSNN: Ngân sách nhà nước


2. NSĐP: Ngân sách địa phương
3. NSTW: Ngân sách trung ương
4. CQĐP: Chính quyền địa phương
5. HĐND: Hội đồng nhân dân

4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phân cấp quản lý NSNN là một trong những nội dung thiết yếu của cải cách tài
chính công ở Việt Nam. Phân cấp quản lí NSNN có liên quan đến quá trình điều chỉnh,
sắp xếp, chuyển giao thẩm quyền và trách nhiệm của việc quản lí ngân sách giữa các cấp
chính quyền, qua đó phân bổ nguồn lực công một cách tối ưu từ CQTW đến CQDP.

Song song với đó, tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất
cả các nước trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ
trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Nó là tiền đề vật chất để giải quyết hàng loạt vấn
đề, đặc biệt những vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân
dân, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho những người lao động. Chính vì lẽ đó mà
tăng trưởng kinh tế trở thành một trong những mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý
NSNN. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN có tác động quan trọng đến hoạt động điều hành
vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước thông qua chính sách tài khoá, vì mức độ phân cấp giữa
trung ương và địa phương có tác động lớn đối với mục tiêu điều chỉnh kinh tế bằng chính
sách tài khoá của Nhà nước. Theo đó, nói chung hiệu quả của việc phân cấp trong thu, chi
ngân sách là phải tạo ra những dịch vụ công cộng thuận tiện cho dân chúng với những chi
phí thấp nhất, đồng thời, thể hiện ở chỗ phải xây dựng được một hệ thống thu (thuế) linh
hoạt, hợp lý, đơn giản, dễ quản lý và phải phục vụ mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh
tế vĩ mô.
Ở Việt Nam, quá trình phân cấp quản lý ngân sách đã được diễn ra từ khá sớm và
ở mức độ khác nhau trong mỗi thời kỳ, việc phân cấp quản lý ngân sách đã tuân thủ theo
những nguyên tắc cơ bản và tương đối ổn định, rõ ràng, công khai, minh bạch. Mặc dù
vậy, việc phân cấp quản lý ngân sách còn nhiều bất cập, trở thành chủ đề được nhiều nhà
quản lý, nhà khoa học. Cùng với đó, đến thời điểm hiện tại vẫn tồn tại nhiều tranh luận về

5
tác động của phân cấp tài khoá đến tăng trường kinh tế bởi những nghiên cứu trước đó
được đưa ra chưa thực sự mang đến một cái nhìn thống nhất và chặt chẽ.
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta, quy
mô và cơ cấu thu NSNN có nhiều biến động và từ những lí do nêu trên, nhóm nhận thấy
việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của phân cấp ngân sách đến tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam” là cần thiết để hiểu rõ hơn và đánh giá được những tác động toàn
diện của phân cấp ngân sách đến quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta, từ đó đề xuất
được những chính sách nhằm hoàn thiện, phù hợp với phân cấp đến kinh tế cũng như tiến
trình hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhóm tập trung đi vào phân tích, làm rõ và đánh giá những tác động của phân cấp
ngân sách đến sự phát triển của kinh tế tại Việt Nam được khái quát hoá từ các biến đánh
giá tình hình tăng trưởng kinh tế của các tỉnh thành cụ thể ở Việt Nam. Từ đó nhóm
hướng đến giải quyết được các mục tiêu cụ thể như sau:
- Thu thập và nghiên cứu những lý luận về phân cấp ngân sách và tăng trưởng
kinh tế đã tồn tại trước đó và liên hệ với tình hình thực tế tại Việt Nam.
- Định lượng được xu hướng tác động của phân cấp ngân sách của nước ta tới
tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện từ việc phân tích những số liệu của các
nhân tố tăng trưởng kinh tế của các địa phương qua từng năm.
- Tổng kết lại những kết quả đạt được và đề ra những chính sách, giải pháp phù
hợp để tăng cường những tác động tích cực của ngân sách tới sự phát triển của
nền kinh tế trong thời đại mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của những chính sách phân cấp ngân sách của
nhà nước thông qua những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Trong đó
bài tiểu luận đi sâu vào chọn lọc và nghiên cứu thông qua xu hướng tác động
của tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ thất nghiệp trên số người trong độ tuổi lao động,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tỷ lệ giữa chi địa phương và tổng chi ngân
sách nhà nước.

6
- Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận dựa trên các mẫu số liệu được thống kê từ
30 tỉnh thành thuộc cả 6 vùng kinh tế-xã hội gồm Trung du và Miền núi phía
Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm
2018-2021.
4. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được chia làm 4
chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu
1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về phân cấp ngân sách tại Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng
trong việc đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu này thường tập
trung vào việc phân tích cách thức phân bổ ngân sách từ cấp quốc gia đến cấp đô thị và
địa phương, trong bối cảnh cải cách tài chính và tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã
hội, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu dưới đây.
7
Bùi Đường Nghiêu (2006) đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về điều tiết tài
khóa. Thực trạng cơ chế điều tiết tài khóa của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và giải
pháp hoàn thiện cơ chế điều tiết ngân sách quốc gia của Việt Nam;
Lê Chi Mai (2006) cũng đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp ngân sách.
Giải pháp tăng cường phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương ở nước ta.
Nguyễn Khắc Minh (2008) đã sử dụng dữ liệu trình tự từ 34 tỉnh thành của Việt
Nam trong giai đoạn 2000 đến 2005 và phương pháp tiếp cận tham số (dựa trên bảy hàm
sản xuất ngẫu nhiên) và phương pháp phi tham số (dựa trên DEA) để ước tính sự kém
hiệu quả đã chỉ ra. Chi tiêu công bao gồm cả chi thường xuyên và đầu tư công.
Ngoài ra, để nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu hộ gia đình và tăng
trưởng kinh tế, Phạm Thế Anh (2008) đã sử dụng dữ liệu thu thập tại 61 tỉnh thành ở Việt
Nam từ năm 2001 đến năm 2005 và chia đầu tư và chi thường xuyên thành 5 thành hai
ngành khác nhau. Ở một số ngành, chi tiêu tích cực hơn chi thường xuyên và ngược lại,
chi thường xuyên tích cực hơn chi đầu tư ở các ngành khác tác động đến tăng trưởng kinh
tế.
Nguyễn Phi Lân (2009) đã tìm ra mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng
trưởng kinh tế dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết tài khoá và mô
hình về mối quan hệ giữa chúng tại địa phương của 64 tỉnh thành của Việt Nam ở 2 giai
đoạn riêng biệt 1997-2001 và 2002-2007. Kết luận cho thấy trong giai đoạn 1997-2001,
biến phân cấp quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản đã tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương. Trong giai đoạn 2002-2007, phân cấp chi đầu tư
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương, còn chi thường xuyên thì có tác
động ngược lại.
Bùi Thị Mai Hoài (2009) với bài nghiên cứu "Vận dụng mô hình Tiebout vào phân
cấp tài khóa ở Việt Nam" đăng trong Tạp Chí Phát triển Kinh tế, số 3 đã khái quát mô
hình lý thuyết phân cấp quản lý NSNN của Tiebout và đánh giá mô hình phân cấp quản
lý NSNN của Việt Nam, đưa ra các luận giải về sự khác biệt giữa thực tiễn phân cấp quản
lý NSNN ở Việt Nam so với mô hình Tiebout.

8
Vũ Như Thăng, Lê Thị Mai Liên (2013), bàn về phân cấp ngân sách ở Việt Nam,
tạp chí tài chính, số 5. Trong bài viết, các tác giả đã nêu ra tóm tắt các kết quả đã đạt
được, những hạn chế trong phân cấp quản lý NSNN; đồng thời đưa ra các gợi ý chính
sách về phân cấp nhiệm vụ chi, phân cấp nguồn thu, chuyển giao ngân sách giữa trung
ương và địa phương, và vấn đề vay nợ của địa phương.
Mai Đình Lâm (2013), nghiên cứu mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-2011. Kết quả cho thấy tác động tích cực của chỉ đầu
tư phát triển của địa phương với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng phát hiện được tác
động tích cực của thu địa phương đến tăng trưởng.
Diệp Gia Luật và Nguyễn Đào Anh (2019), dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phương
kết hợp với phương pháp kiểm định FGLS nhằm nghiên cứu kiểm định mối quan hệ tác
động của quá trình phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam
trong khoảng thời gian 2005 – 2016. Kết quả thực nghiệm cho thấy phân cấp thu và phân
cấp chi ngân sách đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương. Đồng
thời bải nghiên cứu cũng chỉ ra được ảnh hướng phi tuyến trong phân cấp chi đến tăng
trưởng kinh tế khi không kiểm soát tốt gây ra tiêu cực, lãng phí. Qua đó đưa ra các giải
pháp điều chỉnh lại cơ chế phân cấp cho phù hợp.
Theo bài viết của Bộ Nội vụ về phân cấp quản lý và cập nhật phân bổ ngân sách
nhà nước, chính quyền trung ương chủ trì, chính quyền địa phương chủ trì. Những thành
tựu quan trọng đã đạt được nhờ phân cấp ngân sách được thực hiện trong quá khứ. Nếu
như trước năm 2004 cả nước chỉ có 5 tỉnh, thành phố được tự điều chỉnh ngân sách cấp
mình và điều chỉnh ngân sách trung ương, thì từ năm 2004 đến 2007 đã có 15 tỉnh, thành
phố có 11 tỉnh. Năm 2004, chỉ có 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội (hơn 24 nghìn tỷ đồng) và
TP.HCM. Hồ Chí Minh (hơn 50 nghìn tỷ đồng), Bà Rịa-Vũng Tàu (hơn 12 nghìn tỷ
đồng) với doanh số trên 10 nghìn tỷ đồng và 10 địa điểm có doanh số trên 10 nghìn tỷ
đồng vào năm 2010. Trong số đó có hai địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM hơn 100 nghìn tỷ
đồng. TP.HCM Tính đến năm 2019, cả nước có 18 tỉnh, thành phố có thu nhập trên 10
nghìn tỷ đồng.
1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

9
Vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước vẫn luôn dành được nhiều sự quan tâm của
các nhà kinh tế học. Sự phân cấp ngân sách cung cấp nguồn tài chính để đầu tư vào hạ
tầng, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế tại mỗi cấp quản lý. Nó cũng ảnh hưởng đến việc
phân phối tài nguyên giữa các khu vực, địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế toàn diện. Sự hiệu quả của cách quản lý và phân phối ngân sách cũng ảnh hưởng đến
sự cạnh tranh, khuyến khích đầu tư và sự phát triển trong các khu vực khác nhau. Chính
vì thế, các nước trên thế giới đã và đang phát triển đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, phân cấp quản lý NSNN được ủng hộ vì nó có thể cải thiện hiệu suất
của khu vực công, nâng cao phúc lợi kinh tế xã hội. Đầu tiên, các nghiên cứu lý thuyết
thường tập trung vào khía cạnh tăng trưởng kinh tế khi thực hiện phân cấp quản lý NSNN
như các nghiên cứu của Kim (1995), Davoodi, Xie và Zou (1995), Martinez-Vazquez &
McNab (1998, 2001a, 2003), Zhang & Zou (1997, 1998), Lin và Liu (2000), McNab
(2001), DeSai (2003), Lee (2003) ... Mặc dù các kết quả nghiên cứu còn có chỗ không
thống nhất nhưng đa số các nghiên cứu cho thấy phân cấp quản lý NSNN đem lại tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Zhang và Zou (2001), cho rằng ở Ấn Độ, phân cấp ngân sách có
ảnh hưởng lớn về mặt xã hội và có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Phân bổ
ngân sách của Chính phủ trong đầu tư công của những ngành khác nhau cho thấy hiệu
quả ổn định cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng. Tăng ngân sách được thực hiện đối
với các dự án cơ sở hạ tầng, dự án phi xây dựng và dịch vụ xã hội để làm giảm chi phí
của những chương trình đầu tư của chính phủ nhằm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế khu
vực.
Ebel và Yilmaz (2004), đã thảo luận về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phân cấp trong chỉ tiêu và nguồn thu của sáu quốc gia Trung và Đông Âu. Họ sử dụng kỹ
thuật hồi quy đa biến trong tính toán. Kết quả đã chỉ ra rằng những khoản thu thuế và phi
thuế do địa phương quản lý đều có tác động đáng kể đối với tăng trưởng.
Lin và Liu (2000), với dữ liệu nghiên cứu của 28 tỉnh Trung Quốc trong giai đoạn
1970 - 1993, sử dụng khung phân tích hồi quy dựa trên hàm sản xuất, kết quả nghiên cứu

10
cho thấy, phân cấp tài khóa đã góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế, quá
trình cải cách tại khu vực nông thôn, các khu vực ngoài nhà nước và quá trình tích lũy
vốn cùng với cái cách tài khóa là chìa khóa cơ bản bắt nguồn cho sự tăng trưởng ấn tượng
của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua.
Mello và Barenstein (2001), nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 78 quốc gia trong giai
đoạn 1980 - 1992 cho thấy, sự phân chia ngày càng cao nguồn thu cho chính quyền địa
phương đối với các nguồn thu phi thuế, các khoản chuyển giao và hỗ trợ từ chính quyền
trung ương sẽ có mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa phân cấp và quản trị nhà nước, từ đó tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, cũng với bộ số liệu nhiều nước trong một giai đoạn lớn và phương
pháp phân tích tương tự, nghiên cứu của Barro (1991) lại cho thấy chi tiêu chính phủ các
tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Zhang và Zou (1998), sử dụng bảng dữ liệu của 28 tỉnh giai đoạn 1986-1992 tại
Trung Quốc, từ các kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS, cho thấy mức độ phân cấp
tài khóa tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế với hệ số là –0,054.
Bên cạnh đó, Abachi và Salamatu (2012), sử dụng dữ liệu tổng thể về phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chỉ của Nigeria trong giai đoạn từ 1970 đến 2009, bằng phương
pháp OLS tìm thấy kết quả cho rằng phân cấp tài khóa có tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế của Nigeria.
1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu
Mặc dù có nhiều lý thuyết đã được áp dụng và giải quyết trong lĩnh vực nghiên
cứu về phân cấp ngân sách ở Việt Nam và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế nhưng
cũng có một số khoảng trống đáng chú ý.
Các lý thuyết được áp dụng thường bao gồm các mô hình phân cấp ngân sách từ
trung ương đến địa phương, phân bổ ngân sách theo nguyên tắc công bằng và hiệu quả,
vai trò của ngân sách trong phát triển kinh tế, xã hội. Những lý thuyết này có thể dựa trên
các mô hình quản lý tài chính hiện có hoặc lý thuyết phát triển kinh tế và quản lý tài
chính công.

11
Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này thiếu số liệu cụ thể và chính xác về
hiệu quả sử dụng ngân sách cũng như phân tích về tác động cụ thể của việc phân cấp
ngân sách tới tăng trưởng kinh tế ở các vùng cụ thể. Điều này có thể yêu cầu nghiên cứu
chi tiết hơn và thu thập dữ liệu địa phương để cung cấp cơ sở thông tin chính xác và toàn
diện nhằm đánh giá tác động của ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế. Quá trình các
chính phủ triển khai và thực hiện các chính sách và luật mới được ban hành bằng ngân
sách quốc gia đã thay đổi theo thời gian và trong các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như
đại dịch COVID-19 và hiệu quả hoạt động kinh tế của đất nước. Phân cấp dẫn đến các
chính sách rõ ràng và hiệu quả mà không cần phải phân tích sâu sắc.
Để giải quyết những khoảng trống này, nghiên cứu trong tương lai sẽ cần một cách
tiếp cận tổng hợp giữa lý thuyết và thực tiễn cũng như một cách tiếp cận toàn diện để đo
lường tác động cụ thể của phân cấp ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế.
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
1.2.1.1 Phân cấp ngân sách nhà nước
i) Khái niệm
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh
quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia
nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, trên cơ sở luật định.
Đặc điểm của NSNN
- Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhà nước và
được tiến hành trên cơ sở luật định.

- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước.

- Hoạt động thu, chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là
chủ yếu.
Ba nguyên tắc cơ bản quản lý NSNN

12
- Nguyên tắc niên hạn.

- Nguyên tắc đơn nhất (nguyên tắc tập trung thống nhất).

- Nguyên tắc toàn vẹn và đầy đủ.

Phân cấp ngân sách nhà nước


Theo World Bank, 2001, phân cấp là một quá trình chuyển giao trách nhiệm và
quyền hạn từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương hay khu vực tư nhân.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân bổ theo pháp luật trách nhiệm,
quyền hạn quản lí qua các khoản thu và chỉ của ngân sách nhà nước cho các cấp chính
quyền nhà nước để họ có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của
mình nhằm bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội ở các địa phương.

ii) Hệ thống và nguyên tắc tổ chức ngân sách và phân cấp ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng trong quản lý
nhà nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước không chỉ đề cập đến quản lý ngân sách
mà còn liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề kinh tế - xã hội.

Hình 1: Hệ thống ngân sách nhà nước

Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý NSNN là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài
chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời,

13
đảm bảo tính chủ động và sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn NSNN, sự hài
hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính
quyền.

Theo Điều 6 trong Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về hệ thống ngân
sách nhà nước như sau:

“Điều 6. Hệ thống ngân sách nhà nước


1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.”
Theo Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định nguyên tắc quản lý
ngân sách nhà nước:
“Điều 8. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết
kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn
với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào
ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ
thu theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm
quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng
ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi
ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ
chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính
sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo
dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

14
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm
quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị
và các tổ chức chính trị - xã hội.
8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách
nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.
9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách
nhà nước.
10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên
quan.
11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính
nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo
quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ
thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy
định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không
trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.”
Nguyên tắc phân cấp quản lý thu, chi và mối quan hệ giữa các cấp ngân sách cần
thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

iii) Nội dung phân cấp ngân sách ở Việt Nam

Nội dung của phân cấp quản lý NSNN gồm 5 vấn đề chính: Phân chia nguồn thu
giữa các cấp ngân sách; Giao nhiệm vụ chi cho các cấp; Các khoản bổ sung từ ngân sách
cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Vay nợ của chính quyền địa phương; Vấn đề trao quyền
tự chủ cho các đơn vị sử dụng vốn NSNN.

Đặc điểm của phân cấp ở Việt Nam:

15
+ Lấy cấp trên làm trung tâm: các chức năng mà chính quyền cấp trên không thực
hiện sẽ được chính quyền cấp thấp hơn thực hiện.

+ Không gian của chính quyền cấp thấp hơn bị hạn chế, trong khi chính quyền cấp
cao hơn bị quá tải và không thể quản lý được.

+ Chính quyền cấp dưới có xu hướng lệ thuộc một cách thụ động vào chính quyền
cấp trên.

+ “Giữ lớn, buông nhỏ”

+ Phân cấp về quản lý đầu tư.

+ Phân cấp thị trường: Cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Về phân cấp nguồn thu

Việc phân định khoản thu giữa các cấp hiện nay được chia thành các khoản thu do
mỗi cấp được hưởng 100% và khoản thu phân chia theo tỷ lệ. Hay nói cách khác là khoản
thu NSNN được chia thành ba nhóm: nhóm các khoản thu thuộc 100% thu NSTW, nhóm
các khoản thu thuộc 100% thu NSĐP và nhóm các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa
NSTW và NSĐP.

Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% là những nguồn thu lớn gắn liền
với hoạt động kinh tế do trung ương quản lý, các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, các
sắc thuế, nguồn thu có tính chất đối ngoại của Chính phủ.

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương, chủ yếu là các khoản thu về phí xăng dầu, một số sắc thuế phát
sinh trên diện rộng được phân chia giữa trung ương và cho từng địa phương cụ thể theo
một tỷ lệ nhất định và được ổn định trong thời gian từ 3 đến 5 năm.

Theo điều 32 Luật NSNN, nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:

16
+ Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: thuế nhà, đất; thuế tài
nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử
dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất; tiền cho thuê
và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến
thiết; thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài
chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương; viện trợ không hoàn lại của
các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân
sách địa phương theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công
sản khác; huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự
nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước; thu kết dư ngân sách địa
phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật NSNN năm 2002.

+ Thu bổ sung từ ngân sách trung ương.

+ Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định
tại khoản 3 Điều 8 của luật NSNN năm 2002.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể quyết định tỷ lệ thu điều tiết linh hoạt giữa
NSTW hoặc NSĐP, nhưng việc tăng tỷ lệ điều tiết về NSTW có thể làm hạn chế quyền tự
chủ của địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển trong quản lý và khai thác
nguồn thu đáp ứng yêu cầu phát triển. Còn đối với địa phương không có khả năng tự cân
đối nguồn thu so với nhiệm vụ chi, quy định khoản thu bổ sung của ngân sách địa
phương theo Luật NSNN hiện nay là tạo ra điều kiện để các địa phương không cân đối
được nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chi. Luật NSNN tuy có phân cấp cho HĐND tỉnh
trong quyết định các khoản thu trong phạm vi địa phương nhưng Quốc hội vẫn nắm
quyền điều tiết lớn thông qua quyết định khoản thu bổ sung có mục tiêu.

17
Có thể thấy quyền tự chủ của HĐND tỉnh thông qua việc quyết định phân cấp các
khoản thu trong phạm vi địa phương theo Luật NSNN đối với khoản thu được hưởng
100%. Các cấp ngân sách huyện và xã chỉ được thu theo quyết định phân cấp quản lý
nguồn thu theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Nên thực chất, có thể nói việc tự chủ của các
cấp ngân sách trong tình còn bị hạn chế. Do các địa phương có các điều kiện kinh tế – xã
hội khác nhau cũng như có các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh
quốc phòng khác nhau nên việc thống nhất tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP được giao
trong thời kỳ ổn định là khó khăn.

Về phân cấp nhiệm vụ chi

NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ
địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương.

Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm
quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định.

Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không
được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát
sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

Theo điều 21, 24 của Luật NSNN năm 2002 có quy định cụ thể về phân cấp nhiệm
vụ chi của NSNN, trong đó:

Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương bao gồm:

Chi đầu tư phát triển: gồm các khoản chi nhằm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ
phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của
Nhà nước theo quy định của pháp luật; chỉ hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng
xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật; chi đầu tư

18
phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung
ương thực hiện; chi bổ sung dự trữ nhà nước do trung ương quản lý.

Chi thường xuyên: khoản chi này liên quan đến chi cho con người và chi quản lý
cho các hoạt động sự nghiệp văn hoá xã hội, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế do trung
ương quản lý.

Các khoản chi khác được luật hóa (trả lãi, viện trợ, bổ sung quỹ dự trữ, chuyển
nguồn....)

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương bao gồm:


(1) Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo
các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy
định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trực
tiếp quản lý trong các lĩnh vực:
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm hoạt động giáo dục tiểu học,
phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động
giáo dục khác; đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp và các hình
thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
- Nghiên cứu khoa học, bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa
phương bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm hoạt động y tế dự phòng, khám
bệnh, chữa bệnh; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân

19
sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; vệ sinh an toàn
thực phẩm; dân số và gia đình; các hoạt động y tế khác;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin, bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích
lịch sử, lưu trữ lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn
hóa, thông tin khác;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
- Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận
động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp huyện, cấp tỉnh; quản lý các cơ sở
thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động điều tra, phòng ngừa và kiểm
soát ô nhiễm môi trường; khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi
khí hậu; bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường khác;
- Các hoạt động kinh tế:
+ Sự nghiệp giao thông, bao gồm hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo đảm
hoạt động, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hoạt động giao thông
khác;
+ Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát
triển nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi;
xây dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác;
+ Sự nghiệp tài nguyên, bao gồm hoạt động điều tra, quản lý đất đai, tài nguyên;
đo đạc và bản đồ, đo đạc địa giới hành chính; lưu trữ hồ sơ địa chính và hoạt động quản
lý tài nguyên khác;
+ Quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch;
+ Sự nghiệp kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa
hè, hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên và các hoạt động kiến thiết thị chính khác;
+ Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ sinh lao
động;

20
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị -
xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt
động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh ở địa phương;
+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
của Chính phủ;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống
các tệ nạn xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác; thực hiện các chính sách xã hội
đối với các đối tượng do địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chi nộp
trả ngân sách cấp trên.
(3) Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp
tỉnh vay.
(4) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
(5) Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
(6) Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
(Điều 6 Thông tư 342/2016/TT-BTC)

iiii) Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam hiện nay
Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những
vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước
của xã hội.
Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất
nước, thiết lập các chính sách chính trị - xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt
động của đất nước.

21
Trong những năm qua, phân cấp quản lý NSNN nhằm đảm bảo các nguồn lực tài
chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất và đạt được
những kết quả quan trọng sau:
Thứ nhất, đảm bảo thực quyền của Quốc hội, tăng tính chủ động của Hội đồng
nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách
và phê chuẩn quyết toán ngân sách.
Luật NSNN quy định Quốc hội thảo luận và quyết định phân bổ ngân sách chi tiết
theo lĩnh vực đến từng bộ, cơ quan trung ương và mức bổ sung từ NSTW cho từng tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương đã thể hiện quyền lực tối cao của cơ quan đại diện cao
nhất của nhân dân trong quyết định NSNN.
Thứ hai, phân cấp quản lý ngân sách theo Luật NSNN năm 2015 đã góp phần thúc
đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý NSNN. Việc ban hành và thực hiện
chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách, tình trạng cấp ban hành chính sách phải có
giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của từng cấp.
Thứ ba, phân cấp quản lý NSNN đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW.
Việc quy định NSTW giữ vai trò chủ đạo và hưởng các nguồn thu quan trọng đã
đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia; Đảm bảo nguồn lực để
bổ sung cho các địa phương khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng
miền, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từng bước
phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa.
Thứ tư, cơ chế phân cấp quản lý NSNN đã giao quyền chủ động cho các địa
phương tăng thu, tiết kiệm chi NSNN để có nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn. Cơ chế phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách đã khuyến
khích chính quyền địa phương: Chủ động trong việc xác định, bồi dưỡng nguồn thu, tăng
thu ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chi đã được phân cấp, với cơ chế: tăng thu thì
tăng chi, giảm thu thì giảm chi đã khắc phục được tình trạng ỷ lại vào cấp trên.
Mặc dù, hoạt động phân cấp quản lý NSNN trong những năm qua đã từng bước
hoàn thiện nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, hệ thống NSNN Việt Nam hiện
nay được tổ chức theo mô hình lồng ghép. Sự lồng ghép trong hệ thống NSNN dẫn đến

22
sự chồng chéo về thẩm quyền, hạn chế tính độc lập và quyền hạn của các cấp ngân sách;
giảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong việc lập, quyết định, giao dự toán ngân
sách, sử dụng ngân sách và quyết toán NSNN. Mặt khác, do tính lồng ghép trong hệ
thống NSNN nên thời gian lập, giao dự toán bị kéo dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý,
điều hành NSNN.
Quy mô thu ngân sách có xu hướng giảm dần, trong khi nhu cầu chi vẫn rất lớn,
dẫn tới những căng thẳng trong cân đối thu - chi. Quy mô thu ngân sách giảm một phần
do phụ thuộc nhiều vào thu từ xuất nhập khẩu. Thu nội địa tăng chậm, một phần do giảm
nghĩa vụ đóng góp, hỗ trợ tích tụ vốn, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mặt khác, cơ sở thu ngân sách từ thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành của Việt
Nam bị thu hẹp khá nhiều do có tới 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu
thuế GTGT. So với thông lệ quốc tế (thường từ 4 - 8 nhóm), số lượng hàng hóa, dịch vụ
không chịu thuế GTGT của Việt Nam còn khá nhiều nên đã trực tiếp tác động đến nguồn
thu.
Xét theo phân cấp nguồn thu ngân sách giữa NSTW và NSĐP (Bảng 1) cho thấy,
thu NSĐP có xu hướng tăng, trong khi thu NSTW có xu hướng giảm, thực tế này ảnh
hưởng đến vai trò chủ đạo của NSTW. Thu NSĐP trong các năm gần đây có xu hướng
tăng cả về quy mô và tỷ trọng, trong đó quy mô thu NSĐP giai đoạn 2011- 2015 tăng
khoảng 2,5 lần so với 5 năm trước, cao hơn mức tăng thu NSNN nói chung (khoảng 2
lần); tỷ trọng thu NSĐP trong tổng thu NSNN tăng từ 32,4% giai đoạn 2006-2010 lên
36,2% giai đoạn 2011 - 2015, tăng tính tự chủ cho NSĐP.
Vai trò chủ đạo của NSTW được bảo đảm trong giai đoạn 2011 - 2015, nhưng có
xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ trọng thu NSTW từ 63,7% tổng thu
NSNN giai đoạn 2011 - 2016 xuống còn khoảng 59% tổng thu NSNN năm 2016 - 2017.
Về giao nhiệm vụ chi NSNN: Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách phải phù hợp với
phân cấp quản lý kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ở Việt
Nam hiện nay đối với một số lĩnh vực còn chồng chéo, dẫn đến những khó khăn trong
phân cấp nhiệm vụ chi.

23
Cùng với xu hướng của thu NSNN, tỷ trọng chi NSTW trong tổng chi NSNN có
xu hướng giảm từ 55,2% (năm 2006) xuống còn 49,2% (năm 2018); tỷ trọng chi cho đầu
tư phát triển giảm từ 33,3% giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn khoảng 26 - 27% giai đoạn
2011 - 2015. Tỷ trọng các khoản chi trực tiếp của NSTW có xu hướng giảm nhanh, ảnh
hưởng tới nguyên tắc hiến định về vai trò chủ đạo của NSTW, do phần lớn các chính sách
an sinh xã hội ban hành đều gắn với đối tượng ở địa phương, NSTW phải hỗ trợ cho
NSĐP để thực hiện. Chi đầu tư phát triển của các bộ, cơ quan trung ương quản lý giai
đoạn 2011 - 2015 chỉ còn chiếm 26-27% tổng chi đầu tư phát triển nguồn NSNN; đây là
một nguyên nhân dẫn đến đầu tư phân tán, hiệu quả chưa cao; hạn chế khả năng đầu tư
dứt điểm các công trình trọng yếu.
Cùng với nỗ lực giảm lạm phát, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 lên tới
22,97%, tốc độ tăng chi NSTW cũng được điều chỉnh giảm mạnh vào năm 2009. Tuy
nhiên, chi NSĐP, đặc biệt là chi đầu tư NSĐP lại tiếp tục tăng rất mạnh, tương ứng là
34% và 59%.

Về bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Số bổ sung cân đối từ
NSTW cho NSĐP được ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, dẫn đến

24
nhiều địa phương có số thu trên địa bàn địa thấp. Số thu bổ sung cân đối từ NSTW lớn
nên địa phương không đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội;
Về ban hành chính sách chế độ: Hiện nay HĐND cấp tỉnh được quyết định mức
chi ngân sách theo khung chi tiêu của Chính phủ quy định điều kiện của địa phương, dẫn
đến tình trạng chi không thống nhất giữa các địa phương.
Vay nợ của Chính phủ và của chính quyền địa phương ngày càng tăng gây áp lực
trong chi trả nợ: Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, nợ công tăng 18,4%/năm (gấp hơn 3
lần tốc độ tăng trưởng GDP); quy mô nợ công cuối năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010; tính
theo GDP, quy mô nợ công tăng từ mức 50% GDP năm 2010 lên 62,2% GDP. Đến cuối
năm 2015, có 5/6 chỉ tiêu đảm bảo trong giới hạn cho phép, nợ công chiếm 62,2% GDP
(giới hạn là 65%), nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1%GDP (giới hạn là 50%), nghĩa vụ
trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 16,1% GDP (giới hạn là 25%), phát hành trái phiếu
chính phủ cho đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 329.835 tỷ đồng (giới hạn là 335.000 tỷ
đồng), kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,8 năm
(mục tiêu là 4 - 6 năm); riêng chỉ tiêu nợ Chính phủ năm 2015 so với GDP vượt giới hạn
cho phép do GDP thực tế theo giá hiện hành năm 2015 giảm mạnh.
Đối với vấn đề vay nợ của các địa phương, trước thời điểm Luật NSNN năm 2002
có hiệu lực thi hành, không cho phép địa phương vay nợ, luật NSNN năm 2002 quy định
chỉ có bội chi NSTW, nhưng vẫn mở cửa cho các địa phương vay nợ để phát triển cơ sở
hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Do cơ chế quản lý, do kiểm tra giám sát chưa
chặt chẽ dẫn đến nợ xây dựng cơ bản của một số địa phương là rất lớn.
1.2.1.2 Tăng trưởng kinh tế
i) Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà
một quốc gia sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thường
được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng của GDP, tức là giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Sự
tăng trưởng kinh tế cho thấy sức khỏe và sự phát triển của một nền kinh tế, ảnh hưởng
đến thu nhập, việc làm, cơ hội đầu tư và chất lượng cuộc sống của người dân.

25
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: tích lũy tài sản (vốn, lao động,
đất đai….) và đầu tư hiệu quả hơn vào những tài sản đó.
Trọng tâm là tiết kiệm và đầu tư, nhưng đầu tư phải có hiệu quả để thúc đẩy tăng
trưởng.
Các chính sách, thể chế của chính phủ, sự ổn định về kinh tế và chính trị, địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, trình độ y tế và giáo dục đều đóng vai trò ảnh hưởng đến tăng
trưởng.
ii) Đo lường tăng trưởng kinh tế
Trọng tâm của các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế là những thay đổi về thu
nhập quốc dân. Có hai thước đo cơ bản của thu nhập quốc dân thường được sử dụng phổ
biến nhất:
Xét trên phạm vi rộng (quốc gia, đất nước):
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước hay còn được gọi là
tổng sản phẩm quốc nội. Là giá trị thị trường tính cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ
đầu cuối được sản xuất trong phạm vi của một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia, đất
nước) tỉnh trong một thời gian nhất định.
GDP thường được tính bằng cách:
Phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất):
GDP = AVA + IVA + SVA
Xét trên phạm vi hẹp (vùng, khu vực, tỉnh, thành phố....)
GRDP là chỉ số tổng sản phẩm được tỉnh cho một khu vực, thành phố hay một tỉnh
nhất định. Phạm vi tính của GRDP là nhỏ hơn so với phạm vi tính của GDP.
GRDP thường được tính bằng ba cách:
Thứ nhất, phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trên địa bản được tính bằng tổng
giá trị tăng thêm của tất cả các ngành nghề, dịch vụ cộng với thuế của sản phẩm và trừ đi
các trợ cấp sản phẩm.
GRDP = VA + T - S
Với VA: Là tổng giá trị tăng thêm của các ngành nghề, dịch vụ, T: Là thuế nhập
khẩu vào địa phương, S: Trợ cấp sản phẩm trong địa phương.

26
Thứ hai, phương pháp thu nhập: dựa trên mức thu nhập của từng cá nhân, từng hộ
gia đình đang có hộ khẩu, sống và làm việc tại địa phương.
GRDP = I + T + A + S
Với 1: Thuế sản xuất (không bao gồm phần trợ cấp sản xuất), T: Thu nhập của
người lao động đến từ các hoạt động sản xuất ( có thể tỉnh bằng hiện vật quy ra tiền), A:
Khấu hao tài sản, S: Thu nhập hỗn hợp hoặc thặng dư sản xuất.
Thứ ba, phương pháp sử dụng:
GRDP = C+G+I+(X-M)
Với C: Chi tiêu của hộ gia đình, G: Tổng chỉ tiêu của cả hệ thống chính phủ và
nhà nước, I: Tích lũy tài sản hoặc đầu tư của nhà kinh doanh, X-M: Xuất khẩu ròng –
tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.
1.2.1.3 Phân cấp ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Việc phân cấp ngân sách nhà nước có thể có tác động tích cực và tiêu cực đối với
tăng trưởng kinh tế.
Tác động tích cực:
1. Tăng cường năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng: Việc phân cấp ngân sách có thể giúp
tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp huyện và địa phương, giúp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ở các khu vực đó.
2. Khuyến khích sáng tạo và phát triển địa phương: Việc phân cấp ngân sách có
thể tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan hành chính địa phương sử dụng nguồn lực theo
cách hiệu quả nhất, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển kinh tế ở cấp địa phương.
Tác động tiêu cực:
1. Kéo lùi nỗ lực phát triển toàn diện: Trong một số trường hợp, việc phân cấp
ngân sách có thể dẫn đến sự thiếu cân đối giữa các khu vực, làm giảm năng lực đầu tư
vào các lĩnh vực quan trọng và cản trở tăng trưởng kinh tế toàn diện.
2. Tăng cường sự không chắc chắn: Việc phân cấp ngân sách cũng có thể tạo ra sự
không chắc chắn về nguồn lực tài chính cho các địa phương, điều này có thể ảnh hưởng
đến kế hoạch đầu tư và dẫn đến sự không ổn định trong tăng trưởng kinh tế.

27
Tóm lại, tác động của việc phân cấp ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế là
hết sức phức tạp và phụ thuộc vào cách thức triển khai cũng như quản lý nguồn lực tại
các cấp quản lý khác nhau.
1.2.2 Khung phân tích
Xuất phát từ cơ sở là những lý thuyết có liên quan và những thực trạng được xem
xét, những văn bản pháp luật về phân cấp ngân sách trong những năm gần đây và rút ra
những tác động cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.
Về mặt tiêu cực:
Nghiên cứu của Roden (2002) cho rằng phân cấp tài khóa là tiêu cực, đặc biệt là ở
các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ông lập luận rằng các
vấn đề thường đi kèm với phân cấp là thâm hụt ngân sách, tham nhũng, tác động của các
nhóm lợi ích, gia tăng bất bình đẳng và cuối cùng là nền kinh tế giảm tăng trưởng.
Theo nghiên cứu của Mello (2000) từ dữ liệu của 30 quốc gia khẳng định thất bại
của việc phân cấp tài khóa là do thành kiến về thâm hụt tài khóa và quản trị công yếu
kém, không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phi tập trung hóa.
Về mặt tích cực:
Theo nghiên cứu của Ezcurra & Pasucal (2008) việc thúc đẩy phân cấp tài khóa
không những có tác dụng trong việc thúc đẩy cải thiện hiệu quả Pareto mà còn giảm sự
bất bình đẳng về kinh tế giữa các địa phương, từ đó giảm thiểu đi sự chênh lệch giàu
nghèo.
Nghiên cứu thực nghiệm của Ebel & Yilmaz (2002) ủng hộ việc phân cấp ngân
sách nhà nước đều cho rằng nhờ ở gần dân hơn so với chính quyền trung ương, chính
quyền địa phương có thông tin tốt hơn về nhu cầu và ý muốn của người dân, đồng thời
thấu hiểu hơn những điều kiện đặc thù của địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương
có thể đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn trước các yêu cầu của người dân so với chính
quyền trung ương.
Nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2008) thu thập số liệu từ 61 tỉnh, thành trong giai
đoạn 2001-2005 cho thấy chi tiêu công cho đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng.

28
1.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thực nghiệm của nhóm gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của phân cấp ngân
sách đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
- Bước 2: Tổng hợp và phân tích các cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm
trong nước và nước ngoài về mối quan hệ giữa phân cấp ngân sách và tăng trưởng kinh
tế.
- Bước 3: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ tác động của
phân cấp và tăng trưởng kinh tế.
- Bước 4: Thống kê lại các dữ liệu đã thu thập được vào phần mềm sử dụng cho
nghiên cứu.
- Bước 5: Đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Bước 6: Kết luận và đề xuất những chính sách nhằm hoàn thiện công tác và tăng
cường hiệu quả của phân cấp ngân sách đến nền kinh tế.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá thực nghiệm sự ảnh hưởng của phân cấp ngân sách nhà nước đến tình
hình phát triển kinh tế, nhóm nghiên cứu đã kế thừa, học tập những nghiên cứu đi trước
đồng thời sử dụng kết hợp thêm nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá được mức độ
ảnh hưởng.
Phương pháp ước lượng
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ tác
động của phân cấp ngân sách đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong đó, các phương
pháp định lượng có thể sử dụng bao gồm phương pháp hồi quy gộp (POLS), phương
pháp hồi quy tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và phương pháp hồi quy tác
động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM).
Phương pháp kiểm định

29
Để lựa chọn xem mô hình nào là phù hợp nhất cho bộ dữ liệu, nhóm thực hiện các
kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp bao gồm: kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm
định Hausman. Cuối cùng, sử dụng các kiểm định: kiểm định LM - Breusch và Pagan
Lagrangian Multiplier, kiểm định Wooldridge và kiểm định Pesaran để kiểm định các
khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tương quan chuỗi và tự tương quan của mô hình.
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được nhóm nghiên cứu thu thập từ sách giáo trình, tạp chí, các nghiên cứu
đi trước và nguồn dữ liệu được trích dẫn từ Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Tổng Cục
Thống Kê Việt Nam, Cổng Công khai ngân sách Nhà nước và cổng thông tin điện tử của
30 tỉnh thành thành thuộc 6 vùng kinh tế-xã hội gồm Trung du và Miền núi phía Bắc,
Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam
bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2018-2021.

30
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Mô hình nghiên cứu

2.1.1 Đề xuất mô hình

Kết hợp nền tảng lý luận đã học với tài liệu tham khảo các nghiên cứu và nghiên
cứu trước đây, nhóm tác giả cho rằng việc áp dụng chính sách phân cấp ngân sách có liên
quan chặt chẽ đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. Để có được cái nhìn tổng quan,
khách quan và đánh giá chính xác về phân cấp tài chính, đặc biệt là tác động của phân
cấp đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên
cứu sau.

GRDP= f (CNS, TN, DS, XNK)

Trong đó:

· GRDP: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm theo địa phương (%)

· CNS: Tỷ lệ chi ngân sách địa phương trên tổng chi ngân sách nhà nước (%)

· TN: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%)

· DS: Tỷ lệ gia tăng dân số (%)

31
· XNK: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (USD)

Để thể hiện sự tương quan giữa biến phụ thuộc (GRDP) và các biến độc lập (CNS,
TN, DS, XNK) ta có các dạng mô hình sau:

Mô hình phân tích hồi quy tổng thể:

In(GRDP) = ß0+ ẞ1ln(CNS) + ß2ln(TN) + ß3ln(DS) + ẞ4 In(XNK) + ui

Trong đó:

· GRDP: là biến phụ thuộc

· CNS, TN, DS. XNK: là các biến độc lập

· ß0: là hệ số chặn; ẞ1, ß2, ß3, ẞ4 : là các hệ số góc

· ui: là sai số ngẫu nhiên của tổng thể, đại diện cho những yếu tố khác ảnh Mi là
hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh không được đề cập đến

Do hạn chế trong quá trình thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng
mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên để ước lượng cho 30 tỉnh thành phân bố rải rác khắp cả
nước bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng,
Hưng Yên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái
Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Mô hình hồi quy mẫu

In(GRDP) = ß0+ ẞ1ln(CNS) + ß2ln(TN) + ß3ln(DS) + ẞ4 In(XNK) + μi

· B0 là hệ số chặn

· B1, B2, B3, B4 là các hệ số góc

32
· μi: hệ sai số ngẫu nhiên của mô hình

2.1.2 Xây dựng các giả thuyết thống kê

Dựa trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước đây, nhóm đã thực hiện bài viết
nghiên cứu tác động của phân cấp ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại từng địa phương
từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế trên toàn Việt Nam sử dụng các biến liên quan đến
tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số và kim ngạch xuất nhập khẩu của từng địa phương.

Giả thuyết H1: Phân cấp chi ngân sách nhà nước (CNS) tương quan cùng
chiều với tăng trưởng GRDP

Trong phân cấp ngân sách, chi được phân thành chi chính quyền trung ương và chi
chính quyền địa phương. Phân cấp nhiệm vụ chi kỳ vọng sự chi tiêu của chính quyền địa
phương sẽ tạo ra mức cầu lớn hơn trong nền kinh tế, dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
địa phương và của cả nước. Phân cấp chi địa phương có xu hướng tăng, tạo điều kiện cho
nền kinh tế tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô, có nguồn lực xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng, gia tăng sản xuất, cải tiến sản lượng, giá trị và chất lượng sản phẩm, làm tăng
GRDP của tỉnh. Ngược lại, việc phân cấp chi địa phương, kết hợp với các yếu tố kinh tế
khác không hợp lý sẽ dẫn đến trì trệ thậm chí sụt giảm tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh,
khiến cho ngân sách rơi vào tình trạng bị thâm hụt. Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả
thuyết phân cấp chi ngân sách (FE) tương quan cùng chiều với tăng trưởng GRDP.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ thất nghiệp (TN) tương quan ngược chiều với tăng trưởng
GRDP

Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được
việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp
là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Trong một nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thường được giữ ở một mức ổn định tương ứng
với mức lạm phát mục tiêu, tuy vậy tỷ lệ thất nghiệp cao báo hiệu sự dư thừa trong thị
trường lao động, tỷ lệ đói nghèo gia tăng và mức sống thấp kém lan rộng. Khi người lao
33
động không có việc làm, máy móc, nhà xưởng và thiết bị tư bản cũng không được sử
dụng vào sản xuất và do vậy sản lượng của nền kinh tế không đạt mức tiềm năng. Thất
nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản
xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh
tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do
tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn
ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…).
Trong dài hạn, nếu tình trạng thất nghiệp không để giải quyết sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực
đến an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của một quốc gia. Vì vậy nhóm đặt ra giả
thuyết tỷ lệ thất nghiệp tương quan ngược chiều với tăng trưởng GRDP

Giả thuyết H3: Tỷ lệ gia tăng dân số (DS) tương quan cùng chiều với tăng
trưởng GRDP

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa số sinh và số chết so với dân số
trung bình trong kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệu số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết
thô của dân số trong kỳ (thường tính cho một năm lịch). Dân số và phát triển kinh tế của
mỗi địa phương, vùng, quốc gia hay khu vực luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động
mạnh mẽ đến quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Tăng trưởng kinh tế ở đây được xét đến là tỉ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân
bình quân đầu người hàng năm. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ
qua lại. Gia tăng dân số dẫn đến gia tăng lực lượng sản xuất, tiêu dùng tăng lên, thị
trường rộng, thúc đẩy sản xuất, khoa học kĩ thuật, hiệu quả kinh tế cao hơn tạo điều kiện
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển với diện tích nhỏ,
quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao thì việc gia tăng dân số nhanh sẽ gây áp lực lên các
vấn đề xã hội, kinh tế như chỗ ở, việc làm, an sinh xã hội, … từ đó tác động đến tăng
trưởng kinh tế. Khi mức sinh giảm, quy mô dân số ổn định, đặc biệt là những quốc gia có
cơ cấu “dân số vàng”, tỉ lệ người phụ thuộc giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao,
khả năng sản xuất của cải vật chất cho xã hội lớn, khả năng tích lũy cao, tái đầu tư lớn,

34
tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy nhóm đề xuất giả thuyết tỷ lệ gia
tăng dân số tương quan ngược chiều với tốc độ tăng trưởng GRDP.

Giả thuyết H4: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) tương quan cùng chiều
với tăng trưởng GRDP

Kim ngạch xuất khẩu (Export turnover) là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc
một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định
thường là quý hoặc năm, sau đó quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đất
nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất
nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu
về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước đang chậm phát triển.

Thông thường, kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu
luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Vì xét cho cùng, giá trị kim ngạch xuất
khẩu thể hiện năng lực của nền kinh tế quốc gia.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là biến độc lập quan trọng trong mô hình của
nhóm bởi lợi ích từ hoạt động xuất nhập khẩu là không thể không nhắc đến khi phân tích
sự phát triển của các tỉnh thành có nguồn thu lớn từ hoạt động này như Thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Biến về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng được sử
dụng trong những nghiên cứu trước đây về tác động của xuất khẩu, nhập khẩu đến tăng
trưởng kinh tế như nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985).

Công thức tính tổng kim ngạch xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu = Kim ngạch xuất khẩu + Kim ngạch nhập khẩu

2.2 Dữ liệu nghiên cứu

35
Mẫu số liệu được nhóm thu thập và tổng hợp từ 30 tỉnh thành rải rác khắp cả nước
trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2021 với 120 mẫu.

Cụ thể 5 biến như sau:

· Biến phụ thuộc: GRDP – Biến tăng trưởng kinh tế địa phương được tính bằng
tốc độ tăng trưởng GRDP so với năm trước tính theo giá gốc năm 2010.

· Biến độc lập:

Biến số Ý nghĩa Đơn vị Hệ số Kỳ vọng Nguồn

CNS Biến đại diện phân cấp % ß1 + Quyết toán


chi ngân sách nhà nước Ngân Sách Nhà
tính bằng tỷ lệ tổng chi Nước
ngân sách tỉnh trên tổng
chi ngân sách nhà nước.

TN Tỷ lệ thất nghiệp trên % ẞ2 _ Báo Cáo tổng


tổng dân số trong độ tuổi cục thống kê
lao động của tỉnh

DS Tỷ lệ gia tăng dân số hằng % ß3 _ Báo cáo tổng


năm của tỉnh cục thống kê

XNK Tổng kim ngạch xuất USD ß4 + Báo cáo bộ tài

36
nhập khẩu trong tỉnh chính

Bảng 1: Giải thích các biến trong mô hình

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Mô tả tương quan và thống kê

3.1.1. Mô tả thống kê số liệu

Dùng lệnh gen tạo các biến thích hợp cho mô hình chạy trong phần mềm Stata, có:
(InGRDP, InFE, InLF, InCCV, InLP)

Từ số liệu thống kê, nhóm sử dụng lệnh “sum InGRDP InFE InLF InCCV InLP
CAP” trong phần mềm Sthfata để mô tả biến và thu lại được kết quả như sau:

Biến Số quan sát Giá trị trung Độ lệch Min Max


bình chuẩn

lnGRD 120
4.658902 0.0433931 4.499476 4.762345
P

37
lnTN 120 0.795436 0.5858394 -1.07881 2.241773

DS 120 0.991 0.8592809 -1.22 3.09

lnCNS 120 -4.284883 0.712997 -5.908411 -2.24565

XNK 120 21.70436 2.194519 13.55625 25.37819

lnCDP 120 16.92308 0.7210126 15.23809 19.09547

Bảng 2: Mô tả thống kê các biến

Mẫu số liệu gồm 120 quan sát, đến từ 30 tỉnh thành phố của Việt Nam trong
khoảng thời gian 2018 và 2021. Nhận thấy không gian mẫu và số quan sát đã đủ lớn, đủ
khách quan và đủ độ tin cậy để xây dựng mô hình hồi quy.

Biến độc lập InGRDP có giá trị trung bình là 4.66, giá trị nhỏ nhất là 4.5và lớn
nhất là 4.76 với độ lệch chuẩn 0.0434%, phản ánh sự cách biệt không nhiều về mức độ
tăng trưởng kinh tế giữa các tỉnh nghiên cứu.

Tỷ lệ thất nghiệp trên số người trong độ tuổi lao động của tỉnh có giá trị trung bình
là 0.795, giá trị nhỏ nhất là -1.08 và lớn nhất là 2.24 với độ lệch chuẩn 0.586%.

Tỷ lệ gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh có giá trị trung bình là 0.991, giá trị nhỏ
nhất là -1.22 và lớn nhất là 3.09 với độ lệch chuẩn 0.86%.

Giá trị trung bình của tỷ lệ chi địa phương trên tổng chi ngân sách nhà nước là -
4.28, giá trị nhỏ nhất là -5.9 và lớn nhất là -2.25 với độ lệch chuẩn là 0.713%.

38
Giá trị trung bình của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh là 21.7, giá trị
nhỏ nhất là 13.56 và giá trị lớn nhất là 25.38 với độ lệch chuẩn tính được là 2.19% cho
thấy cách biệt rất lớn về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các tỉnh thành.

Giá trị lớn nhất của tổng chi địa phương là 19.09 và giá trị nhỏ nhất là 15.24, giá
trị trung bình là 16.9 với độ lệch chuẩn là 0.72%.

3.1.2. Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình

Việc làm rõ tương quan giữa các biến trong mô hình là cần thiết để đưa ra nhận
định về ảnh hưởng giữa các biến với nhau, là cơ sở phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến và
từ đó có cái nhìn đúng hơn về ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc cũng
như lên kết quả ước lượng.

Để mô tả tương quan giữa các biến, nhóm sử dụng lệnh Corr trong phần mềm
STATA để mô tả dữ liệu nhằm phân tích sự tương quan giữa các biến, thu được kết quả:

lnGRDP lnTN DS lnCNS XNK lnCDP


lnGRDP
1.0000
lnTN
-0.4375 1.0000
DS
0.0626 -0.0792 1.0000
lnCNS
0.0969 0.1253 0.2725 1.0000
XNK
0.0756 0.2363 0.3467 0.6716 1.0000
lnCDP
0.0331 0.1680 0.2769 0.9904 0.6745 1.0000

Bảng 3: Ma trận tương quan các biến trong mô hình

Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, ta được kết quả
như sau:

39
r(InGRDP, InTN) = -0.4375: Mức độ tương quan khá cao. Hệ số tương quan âm
cho thấy lnGRDP và InTN có mối quan hệ ngược chiều. Như vậy GRDP sẽ tăng khi tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động của tỉnh giảm.

r(lnGRDP,DS) = 0.0626: mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu
dương, mối quan hệ giữa GRDP và DS là cùng chiều.

r(lnGRDP, InCNS) = 0.0969: Mức độ tương quan khá yếu. Hệ số tương quan
dương cho thấy InGRDP và InCNS có mối quan hệ cùng chiều. Như vậy GRDP sẽ tăng
khi tỷ lệ chi địa phương trên tổng chi nhà nước.

r(lnGRDP, XNK) = 0.0756: Mức độ tương quan yếu. Hệ số tương quan dương
cho thấy InGRDP và XNK có mối quan hệ cùng chiều. Như tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của tỉnh tăng sẽ dẫn đến xu hướng GRDP tăng.

r(lnGRDP, lnCDP) = 0.0331: Mức độ tương quan yếu. Hệ số tương quan dương
cho thấy InGRDP và lnCDP có mối quan hệ cùng chiều. Như vậy sự tăng lên của tổng
chi địa phương của các tỉnh sẽ dẫn đến xu hướng GRDP tăng.

Kết luận: Nhìn chung, cả 5 biến độc lập đều có mức độ tương quan trung bình với
bình quân đầu người của tỉnh so với GDP bình quân đầu người và có thể kết luận các
biến này mang ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc GRDP, trong đó có thể thấy biến
InTN là có tương quan cao nhất. Điều này có thể dễ dàng giải thích, tỷ lệ thất nghiệp kìm
hãm sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao nghĩa là nền kinh tế
kém phát triển và nược lại nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp là nền kinh tế ổn định và
có xu hướng phát triển tốt.

3.2 Kết quả ước lượng và kiểm định

Kiểm định lựa chọn mô hình Kiểm định Breusch Pagan Multiplier: Chọn
FE/RE hay POLS

40
Kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier bằng câu lệnh xttest0 sẽ giúp ta
lựa chọn giữa mô hình POLS hay RE/ FE. Kết quả kiểm định cho thấy: Prob > chibar2 =
0.0000 có thể kết luận rằng có tồn tại biến bỏ sót ảnh hưởng đến đến kết quả ước lượng
của mô hình nên không sử dụng mô hình hồi quy gộp POLS để ước lượng. Mô hình tồn
tại các yếu tố tác động ngẫu nhiên, ta sẽ tiến hành kiểm định sử dụng mô hình FE hay
RE.

Kiểm định Hausman: Chọn FE/RE

Kiểm định Hausman bằng lệnh hausman REM FEM.

chi2 = -15.70

Do đó, mô hình FE là mô hình phù hợp nhất trong nghiên cứu.

Kiểm định các khuyết tật mô hình

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình: Cụ thể,
kiểm định LM – Breusch AND Pagan Lagrangian Multiplier cho phương sai sai số thay
đổi, kiểm định Wooldridge cho tự tương quan chuỗi; và kiểm định Pesaran cho tự tương
quan. Mô hình được cho là mắc 3 loại khuyết tật trên nên nhóm đã tiến hành hồi quy với
sai số Driscoll –Kraay cho mô hình FE để khắc phục các khuyết tật này.

lnGRDP
Hệ số góc Sai số chuẩn t P>t Khoảng tin cậy
Driscoll-Kraay (95%/)

lnTN
- 0.0073322 -1.37 0.26 - 0.0133169
0.0100174 5 0.0333518
DS
- 0.00160661 1.90 0.15 - 0.008158
0.0030465 4 0.0020649
lnCNS
0.2175922 0.0413833 5.26 0.01 0.085892 0.3492924
3

41
XNK
0.0199895 0.0084464 2.37 0.09 - 0.0468696
9 0.0068906
lnCDP
- 0.0402587 -5.31 0.01 -0.341741 -
0.2136198 3 0.0854986

Hệ số 8.777453 0.7824017 11.22 0.00 6.287502 11.2674


chặn 2

Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình

Kết quả ước lượng mô hình:

- Số quan sát:120

- Hệ số xác định R2 = 0.4721

- Prob > F = 0.0468

Mô hình hồi quy mẫu:

Từ kết quả nghiên cứu trên nhóm xây dựng mô hình hồi quy mẫu:

InGRDP = 8.777453 + 0.2175922lnCNSi - 0.0100174lnTNi - 0.0030465DSi +


0.0199895XNKi - 0.2136198lnCDPi + i

Ý nghĩa mô hình:

Dựa trên kết quả hồi quy của mô hình ta có R2 = 0.4721 tức các biến trong mô
hình giải thích được 47.21% sự dao động (biến thiên) của biến GRDP.

Như vậy còn 52.79% sự dao động của biến GRDP được giải thích bởi các yếu tố
khác mà không được đưa vào mô hình.

Qua việc kiểm định và ước lượng mô hình, có 3 biến có ý nghĩa thống kê đó là các
biến về tỷ lệ chi địa phương trên tổng chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, chi địa
phương. Riêng có 2 biến về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ gia tăng dân số là không có ý nghĩa
42
thống kê mặc dù nghiên cứu đi trước của Lin và Liu (2000) chỉ ra rằng 2 yếu tố này có
ảnh hưởng rõ ràng tới tăng trưởng kinh tế.

3.3 Lý giải và kết quả nhận định nghiên cứu

3.3.1. Ý nghĩa của các ước lượng hệ số hồi quy

Theo kết quả ước lượng trình bày ở trên sử dụng phần mềm STATA, các hệ số
quy đã được xác định với mức ý nghĩa 5% và có ý nghĩa cụ thể như sau:

B1 = 0.2175922 (ước lượng cho hệ số hồi quy của InCNS): Trong điều kiện các
biến độc lập còn lại không đổi, nếu Tỷ lệ chi ngân sách của các tỉnh Việt Nam trên tổng
chi ngân sách nhà nước tăng lên 1% thì giá trị kì vọng của bình quân đầu người của tỉnh
so với GDP bình quân đầu người (GRDP) tăng 0.2175922 lần. Mối quan hệ giữa CNS và
GRDP là mối quan hệ cùng chiều.

B4 = 0.0199895 (ước lượng cho hệ số hồi quy của XNK): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương tăng lên
1% thì giá trị kỳ vọng của bình quân đầu người của tỉnh so với GDP bình quân đầu người
(GRDP) tăng = 0.0199895 lần. Mối quan hệ giữa LF và GRDP là mối quan hệ cùng
chiều.

B5 = -0.2136198 (ước lượng cho hệ số hồi quy của lnCDP): Trong điều kiện các
biến độc lập còn lại không đổi, nếu tổng chi tiêu của địa phương tăng lên 1% thì giá trị kỳ
vọng của bình quân đầu người của tỉnh so với GDP bình quân đầu người (GRDP) giảm
0.2136198 lần. Mối quan hệ giữa LF và GRDP là mối quan hệ ngược chiều.

Theo kết quả ước lượng và kiểm định trên thì tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ gia tăng dân
số không có ý nghĩa thống kê vì vậy chúng không có tác động rõ ràng đến sự tăng trưởng
của GRDP trong bài nghiên cứu của nhóm.

43
Mô hình có chỉ số Prob > F = 0.0468 < 5%, do đó mô hình được nhóm nghiên cứu
sử dụng là phù hợp, và có ý nghĩa kinh tế.

3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu

3.4.1 Tỷ lệ phân cấp chi ngân sách

Trong giới hạn dữ liệu và mô hình nghiên cứu, kết quả ước lượng của mô hình cho
thấy phân cấp ngân sách được đo lường qua biến tỷ lệ chi địa phương trên tổng chi ngân
sách nhà nước(CNS) có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh với
mức ý nghĩa 5%. Nhưng cũng trong mô hình cho thấy, phân cấp chi ngân sách có tương
quan ngược chiều với tăng trưởng kinh tế GRDP của các tỉnh. Điều này có thể được giải
thích như sau:

Trên thực tế, khi chi tiêu của khu vực công ở mức chấp nhận được sẽ giúp cải
thiện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các mục chi tiêu công phải được kiểm soát
một cách chặt chẽ để không vượt quá ngưỡng và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế. Chi
tiêu quá nhiều cho khu vực công sẽ về lâu dài sẽ làm mất đi động lực làm việc của doanh
nghiệp và người dân, tạo ra nhiều kẻ ăn không trong xã hội và dẫn đến tăng trưởng kinh
tế chậm lại.

Bên cạnh đó, việc tổng chi địa phương tác động ngược chiều với tăng trưởng
GRDP trong khi tỷ lệ chi địa phương trên tổng chi ngân sách nhà nước lại tác động cùng
chiều cho thấy sự kém hiệu quả của đầu tư công tại các địa phương. Nguyên nhân chủ
yếu do đầu tư không có quy hoạch, kế hoạch, đầu tư vào các dự án không cần thiết vẫn
xảy ra. Việc phân bổ vốn đầu tư không theo thứ tự ưu tiên, không tập trung nguồn lực
vào những lĩnh vực, dự án then chốt có tác động thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quyết định đầu tư thiếu căn cứ pháp lý cần thiết. Nhiều dự án không trong quy hoạch,
không đủ thủ tục nhưng vẫn được duyệt, dự án chưa giải phóng mặt bằng vẫn bố trí vốn...
Khi xây dựng dự án đầu tư, nhiều địa phương chưa chú trọng khâu khảo sát, đánh giá chi

44
phí - lợi ích, dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm hoặc kém hiệu quả, do đó đầu tư
địa phương chưa phải là động lực tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, đối với chi thường xuyên: Một trong những nhân tố dẫn tới quản lý chi
của chính quyền địa phương không hiệu quả là yếu tố chi thường xuyên. Các khoản chi
thường xuyên như chi cho bộ máy hành chính, chi văn hóa, thể dục thể thao... đã có sự
lãng phí nghiêm trọng (Nguyễn Phi Lân, 2009). Hơn nữa, chi thường xuyên chủ yếu phục
vụ cho việc trả lương, trong đó mức lương của công chức nhà nước được hưởng chế độ
ngạch bậc lương thống nhất, việc phân bổ kinh phí cho các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước và Đảng, đoàn thể theo chỉ tiêu biên chế nên khó kiểm soát việc chi NSNN gắn
với kết quả công việc làm giảm hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, từ đó ảnh hưởng tiêu
cực tới tăng trưởng kinh tế.

Theo nghiên cứu của phó giáo sư TS. Vũ Sỹ Cường (2018), sau nhiều năm
theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư, chi tiêu công của Việt Nam
vẫn luôn giữ ở mức cao dẫn đến thâm hụt ngân sách quốc gia khoảng 5% trong nhiều
năm, gây ra nhiều khó khăn. Điều này gây ra ảnh hưởng nhiều đến ổn định kinh tế vĩ mô,
bao gồm làm mất giá đồng tiền gia tăng lạm phát, tăng trưởng chậm do hiệu quả sử dụng
nguồn lực thấp và phân tán đầu tư. Do quy mô ngân sách luôn trong tình trạng thâm hụt
và ở trên mức tối ưu nên nguồn thu ngân sách không đủ trả cho phần thâm hụt, vì vậy
chính phủ buộc phải vay nợ khiến nợ công tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Hầu hết các lý thuyết kinh tế vĩ mô đều chấp nhận rằng chi tiêu của chính phủ sẽ
không hiệu quả thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu vượt quá một ngưỡng
nhất định. Theo nghiên cứu của Tanzi và Schuknecht (1997), khi chi tiêu công ở các
nước đang phát triển vượt quá 30% GDP sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế và hiệu quả
cung cấp hàng hóa công sẽ giảm đi rõ rệt, từ đó tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng,
phát triển của nền kinh tế. So với các nước trên thế giới, có thể thấy tổng chi ngân sách
nhà nước của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước phát triển cùng mức.

45
Dựa trên thực tiễn đã nêu trên có thể suy rộng ra cho chính sách phân cấp chi
Ngân sách Nhà Nước đối với các địa phương trong phạm vi nghiên cứu nói riêng và các
tỉnh của Việt Nam nói chung. Để đảm bảo phát huy hiệu quả của chi NSNN đến tăng
trưởng kinh tế địa phương cần gắn chi ngân sách với chính sách kinh tế thường niên, mục
tiêu kinh tế trung và dài hạn thì mới tạo được sự nhất quán, đảm bảo chi ngân sách đạt
được tính khả thi cao và dự báo ngân sách chuẩn xác hơn.

Bên cạnh đó, chi ngân sách phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trong cả quy
trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán. Chi ngân sách thực
chất là chi chủ yếu từ nguồn thuế phí do dân đóng góp nên phải đảm bảo rõ ràng, công
khai để các tổ chức cá nhân giám sát và tham gia. Thực hiện nguyên tắc này vừa vừa
nâng cao trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan đến ngân sách, vừa đảm bảo
sử dụng ngân sách có hiệu quả, vừa giúp cho phát hiện chỉnh sửa để thông tin về ngân
sách sát đúng thực tiễn hơn.

3.4.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Trong giới hạn ước lượng và mô hình nghiên cứu cho thấy tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu có sự tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại địa phương GRDP. Điều
này có thể giải thích như sau:

Về nhập khẩu, hàng nhập khẩu của Việt Nam cũng tập trung cao ở các thị trường
chính như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ và ấn Độ. Các thị trường này chiếm
tới 66% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị
phụ tùng, ngoài ra còn nhập xăng dầu các loại, máy vi tính và linh kiện, chất dẻo nguyên
liệu từ các nước ASEAN. Đây đều là những máy móc với kỹ thuật công nghệ cao, tiên
tiến, hiện đại mà ở Việt Nam chưa sản xuất được ra. Những máy móc này đóng góp rất
lớn vào việc tăng năng suất lao động, làm giá trị sản xuất gia tăng, tăng hiệu quả và quy
mô sản xuất, vì thế tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh gia tăng từ đó dẫn đến tăng trưởng
kinh tế.

46
Về xuất khẩu, là nhân tố cấu thành của tổng cầu, xuất khẩu ngày càng đóng vai trò
tích cực cho tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở hai khía cạnh chính, đó là đóng góp của xuất
khẩu tới tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng cầu tăng dẫn đến doanh nghiệp mở rộng quy mô
sản xuất tạo công ăn việc làm gia tăng thu nhập cho người dân dẫn đến sự gia tăng tổng
sản phẩm trên bình quân đầu người) và đóng góp về tỷ trọng xuất khẩu trong GRDP ngày
càng tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó, Xuất khẩu đã góp phần tạo việc làm cho hàng
triệu lao động và cải thiện thu nhập cho hàng triệu nông dân và các lao động khác nhau
tham gia xuất khẩu hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và
các hàng hóa khác giúp cải thiện đời sống ổn định xã hội tạo điều kiện kinh tế phát triển.
Ngoài ra thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu đã cơ bản bù đắp và tài trợ cho nhập khẩu hàng
hóa vốn, nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết cho sự phát
triển các ngành công nghiệp tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH


4.1 Kết luận
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của phân cấp ngân sách
đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” với phương pháp định lượng mô hình, kết quả hồi
quy đã bổ sung thêm những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phụ thuộc của phát
triển kinh tế với những chính sách phân cấp ngân sách nhà nước dựa trên các dữ liệu
được thu thập từ của 30 tỉnh thành ngẫu nhiên thuộc 6 vùng kinh tế-xã hội gồm Trung du
và Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung,
Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2018-
2021. Những ảnh hưởng bao gồm cả mặt tiêu cực lẫn tích cực mà nhóm rút ra được từ
nghiên cứu càng khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa phân cấp ngân sách và tăng
trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Đầu tiên là hạn
chế về số lượng biến của mô hình. Nhóm nghiên cứu chỉ xây dựng 6 biến độc lập để giải

47
thích cho sự tác động của phân cấp ngân sách đến tăng trưởng kinh tế nên dù mô hình có
đạt được sự phù hợp tương đối lớn thì vẫn tồn tại những khả năng có thêm những tác
động khác. Bên cạnh đó, những dữ liệu được tổng hợp và phân tích trong bài nghiên cứu
vẫn chưa cập nhật đầy đủ 63 tỉnh thành tại Việt Nam mà chỉ đề cập đến 30 tỉnh thành trải
dài cả 6 vùng kinh tế-xã hội nên bài nghiên cứu chưa đưa ra được cái nhìn khái quát nhất
về thực trạng của phân cấp ngân sách và tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nhóm nghiên
cứu mới chỉ tập trung đưa ra được tác động của biến chi ngân sách đến tăng trưởng kinh
tế mà chưa chỉ ra đầy đủ và toàn diện những yếu tố khác. Những thiếu sót này đã ảnh
hưởng một phần đến độ tin cậy của mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ rút kinh
nghiệm và khắc phục những hạn chế này trong những nghiên cứu tiếp theo.
4.2 Gợi ý chính sách
Thứ nhất, tăng cường thanh tra và giám sát quyền lực đối với các cơ quan quản lý
nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
theo phân cấp, phân quyền. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các nội dung
quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn và
xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp, phân
quyền trong quản lý nhà nước. Đồng thời hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo
đảm thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền. Từ đó khắc phục và hạn chế tính
trạng tham nhũng trong chi tiêu và quản lí ngân sách nhà nước

Thứ hai, đổi mới trong phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách, mở rộng cơ sở
thu ngân sách. Tiếp tục đổi mới để trao quyền cho chính quyền địa phương và cải thiện
khả năng của họ trong việc cung ứng một cách có hiệu quả các dịch vụ công cộng.

Cùng với đó, cần đề ra những quy định cụ thể về thuế được giao cho các địa
phương phải có phạm vi thu cố định trong một khu vực. Có thể giao những loại thuế này
cho cấp tỉnh. Khoản giảm thu ngân sách trung ương do việc giao thu các loại thuế này
cho cấp tỉnh sẽ không lớn (năm 1998, tổng thu của các loại thuế này chỉ chiếm 6% tổng

48
thu NSNN). Có một điều kiện quan trọng là các cấp chính quyền địa phương, mà cụ thể
là cấp tỉnh phải xây dựng được khả năng cần thiết để quản lý các loại thuế này. Do đó,
chúng ta có thể giao quyền quyết định chính sách thu thuế cho những thành phố lớn, nơi
có năng lực thiết kế, thực hiện cưỡng chế thi hành những loại thuế này trước, và sau đó
mở rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác khi năng lực quản lý thuế đã
phát triển.

Tuy vậy vẫn cần chú ý phải tập trung những nguồn thu lớn, quan trọng về NSTW.
Để giải quyết những căng thẳng và mâu thuẫn trong phân phối nguồn thu giữa các cấp
ngân sách cần phải xử lý được vấn đề nền tảng là phải tăng thu NSNN, như ban hành các
sắc thuế mới, tăng thuế suất của một số loại thuế, nghiên cứu giảm các đối tượng miễn
giảm thuế.
Thứ ba, cần hoàn thiện quy định về phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền.

Có thể nói đây luôn là vấn đề phức tạp nhất và khó khăn nhất trong quá trình xây
dựng và triển khai các đề án phân cấp quản lý ngân sách. Sự khó khăn này bắt nguồn từ
sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội giữa các vùng miền trong cả nước từ những kết quả nghiên cứu ở trên.
Cùng với đó, vẫn còn tổn tại mối quan hệ tiêu cực giữa phân cấp chi ngân sách và tăng
trưởng tại Việt Nam. Thực tiễn đã minh chứng điều này. Để khắc phục tình trạng này,
nên quy định kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, đầu tư công; phải chuyển việc chi tiêu công theo
các yếu tố đầu vào sang chi tiêu theo các mục tiêu, kết quả đầu ra. Tiến hành xây dựng
khuôn khổ chi tiêu trung hạn để phân bổ các nguồn lực hợp lý cho các chương trình, dự
án ưu tiên trong đời sống xã hội; áp dụng hệ thống giám sát và chi tiêu công vào chi ngân
sách.

Đối với các nhiệm vụ chi Trung ương chi phối và đảm nhận 100% như ngoại giao,
quốc phòng, an ninh quốc gia, xây dựng cơ bản trọng điểm... là những nhiệm vụ có tính
chiến lược phải gắn với vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Các nhiệm vụ chi địa
phương chi phối và đảm nhận 100% gắn trực tiếp với sự chỉ đạo của chính quyền địa

49
phương như chi đảm bảo an toàn giao thông, sửa chữa các đường giao thông địa phương,
các tổ chức thuộc địa phương... nên giao cho địa phương vì đây là những nhiệm vụ chi có
tính cách địa phương, địa phương có điều kiện chăm lo và khả năng thực hiện tốt hơn
Trung ương.

Đơn vị thuộc cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó phải chịu trách nhiệm toàn bộ,
từng bước khắc phục tình trạng một đơn vị, một nhiệm vụ mà có nhiều cấp cùng quản lý,
cùng chi dẫn tới sự chồng chéo. Việc phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền
cần phải được quy định trong các luật và phải được chi tiết hoá bằng hệ thống văn bản
pháp quy chặt chẽ và thống nhất.

Thứ tư, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài khóa ở cấp địa
phương, việc đẩy mạnh phân cấp tài khóa chỉ có thể đạt được mục tiêu mong muốn nếu
được gắn liền với tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Cần có cơ chế thích hợp để
tăng cường tính minh bạch, công khai trong quản lý ngân sách; tăng tính hoạt động kiểm
tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của ngân sách nhà
nước.

Thứ năm, nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ có liên quan tới quản
lý NSNN. Việc nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ có liên quan tới quản lý
ngân sách từ trung ương đến địa phương được thực hiện để làm cho đội ngũ cán bộ có đủ
năng lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đồng thời giúp cán bộ nâng cao năng lực và phát
triển tư duy để phát hiện những bất cập và chủ động tìm kiếm biện pháp giải quyết.

Thứ sáu, triển khai có hiệu quả kế hoạch tài chính trung hạn (kế hoạch tài chính 5
năm, 3 năm) để định hướng của cả giai đoạn, được cập nhật các vấn đề KT-XH, làm căn
cứ xây dựng dự toán hàng năm góp phần thúc đẩy kinh tế trong quá trình hoàn thiện
NSNN.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Hoàng Thị Chinh Thon & ctg. (2010). Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Tân. (2021). Những vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước. Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 10/2021.

3. Nguyễn Phi Lân. (2009). Phân cấp quản lý tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa
phương tại Việt Nam. Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Nguyễn Văn Hiệu (chủ biên) & Trần Thị Vân Anh. (2020). Giáo trình Tài chính
công. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Phạm Thế Anh. (2008). Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
51
6. PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng. (2019). Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Thực
trạng và khuyến nghị. Truy cập ngày 10/12/2023, từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM150832
7. Phạm Thanh Hùng & Hoàng Thị Thanh Hằng. (2022). Tác động của chi ngân
sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam. Truy cập
ngày 8/12/2023, từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-chi-ngan-
sach-nha-nuoc-den-tang-truong-kinh-te-cac-dia-phuong-tai-viet-nam-86372.htm

8. TS. Lê Mai Trang. (2018). Chính sách tài khoá hướng tới tăng trưởng bền vững.
Truy cập ngày 8/12/2023, từ
https://khoahoc.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoahoc/h%E1%BB%99i
%20th%E1%BA%A3o/qu%E1%BB%91c%20gia/Ky%20yeu%20KTVN
%202018/18.TS.%20L%C3%AA%20Mai%20Trang.pdf

Tài liệu nước ngoài

1. Baskaran, T. & Feld, L. P (2009). Fiscal decentralization and economic growth


in OECD countries:is there a relationship? CESIFO Working Paper.

2. Bardhan, P., & D. Mookherjee. (1998). Expenditare decentealization and the


delivery of public services in developing countries. Truy cập ngày 7/12/2023, từ
http://people.bu.edu/dilipm/wkpap/expdec98orig.pdf

3. Ebel, R., & Yilmaz, S. (2002). On the measurement and impact of fiscal
decentralization. Policy Research Working paper 2809.

4. Oates & Wallace E. (1993). Fiscal Deceltralization and Economic Development.


National Tax Journal, 237 – 243.

52
5. Davoodi, H., & H, Zou. (1998). Fiscal Deceltralization and Economic Growth: A
Cross-Country Study. Journal of Urban Economics, Vol. 43, No. 2. Truy cập ngày
7/12/2023, từ
https://www.researchgate.net/publication/329918042_Optimization_of_the_financ
ial_decentralization_level_as_an_instrument_for_the_country
%27s_innovative_economic_development_regulation

Nguồn tham khảo số liệu cho các biến trong mô hình

1. Cổng công khai Ngân sách nhà nước. Thông tin công khai ngân sách. Truy cập
ngày 6/12/2023, từ https://ckns.mof.gov.vn/SitePages/ttckns.aspx#ListReport

2. Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê ngành Công Thương. Kim ngạch xuất nhập khẩu.
Truy cập ngày 6/12/2023, từ https://thongke.idea.gov.vn/

3. Tổng cục Thống kê. Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh
2010 phân theo địa phương. Truy cập ngày 6/12/2023, từ

https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0310&theme=T%C3%A0i%20kho
%E1%BA%A3n%20qu%E1%BB%91c%20gia

4. Tổng cục Thống kê. Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa phương.
Truy cập ngày 6/12/2023, từ

https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0201&theme=D%C3%A2n%20s
%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng

5. Tổng cục Thống kê. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo địa
phương. Truy cập ngày 6/12/2023, từ

53
https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0263&theme=D%C3%A2n%20s
%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng

6. Tổng cục Thống kê. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu
vực kinh tế. Truy cập ngày 6/12/2023, từ

https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0302&theme=T%C3%A0i%20kho
%E1%BA%A3n%20qu%E1%BB%91c%20gia

PHỤ LỤC

GRDP TN DS XNK CDP (Triệu


Tỉnh Năm (%) (%) (%) CNS (%) (USSD) VND)
Hà Nội 2018 107.32 1.80 2.23 0.092576177 44925004217 132887085
Hà Nội 2019 107.75 1.78 2.27 0.100142517 47505862074 152906908
Hà Nội 2020 104.16 2.11 1.89 0.098408573 44334712401 168231818
Hà Nội 2021 103.19 2.68 1.02 0.105858681 51630651905 196361502
Vĩnh Phúc 2018 108.16 1.76 1.36 0.02043469 9047153386 29332669
Vĩnh Phúc 2019 108.20 1.79 1.45 0.024163076 11599961484 36894432
Vĩnh Phúc 2020 102.85 2.09 1.42 0.023154765 13460166242 39583627
Vĩnh Phúc 2021 108.02 1.48 1.75 0.022493456 16298740469 41724012
Bắc Ninh 2018 111.28 2.10 3.05 0.015402278 66779921314 22108969

54
Bắc Ninh 2019 101.23 2.48 3.08 0.008575635 62101044071 13094077
Bắc Ninh 2020 103.42 2.19 2.94 0.017879139 72520235738 30564817
Bắc Ninh 2021 106.38 2.70 3.09 0.017774825 83210957198 32971234
Quảng
Ninh 2018 110.77 3.19 1.46 0.023713301 4459566165 34038901.95
Quảng
Ninh 2019 112.05 2.73 1.61 0.021910537 5015655308 33455044.92
Quảng
Ninh 2020 108.04 3.22 0.96 0.022466558 4976329989 38407120.57
Quảng
Ninh 2021 110.12 2.23 0.99 0.020705317 6649009489 38407120.57
Hải Dương 2018 109.92 2.75 1.46 0.016941237 13049310598 24318045
Hải Dương 2019 107.39 1.99 1.02 0.019747987 14311931293 30153063.22
Hải Dương 2020 102.81 1.70 1.05 0.016362276 13758229629 27971703.44
Hải Dương 2021 108.35 1.18 1.04 0.015676978 17674393377 29079854
Hải Phòng 2018 116.20 3.55 0.75 0.020194803 22315808777 28988327
Hải Phòng 2019 117.02 2.06 0.83 0.020981035 27933548397 32035796
Hải Phòng 2020 110.61 2.37 1.00 0.021653959 34308316156 37017962
Hải Phòng 2021 112.79 2.41 0.92 0.022921301 44323801582 42517639
Hưng Yên 2018 109.33 0.93 1.10 0.008300828 7003059283 11915299
Hưng Yên 2019 109.21 2.08 1.08 0.009229217 7286294955 14092027
Hưng Yên 2020 105.97 2.67 1.06 0.00914167 7220693017 15627904
Hưng Yên 2021 106.01 2.05 1.22 0.009448891 10119153626 17527125
Hà Giang 2018 106.13 0.34 1.54 0.009336016 124557187 13401244.84
Hà Giang 2019 106.58 0.93 1.37 0.009977819 173928929 15235062
Hà Giang 2020 102.73 1.03 1.42 0.009428542 149666882 16118318
Hà Giang 2021 105.08 4.36 1.94 0.009140289 165244008 16954687
Cao Bằng 2018 107.01 1.05 0.43 0.008347866 89194888 11982818.94
Cao Bằng 2019 104.17 0.79 0.42 0.009128856 50184815 13938785.57
Cao Bằng 2020 106.02 0.96 0.42 0.008933036 102654656 15271240
Cao Bằng 2021 103.34 4.29 1.71 0.006729656 164600390 12483108.33

55
Bắc Kạn 2018 105.14 0.82 0.7 0.004104091 771621 5891156.571
Bắc Kạn 2019 105.62 1.07 0.74 0.003980581 9930381 6077921.372
Bắc Kạn 2020 104.59 0.88 0.66 0.004325983 17267375 7395371.296
Bắc Kạn 2021 104.04 3.86 2.29 0.003849001 51542886 7139666.513
Tuyên
Quang 2018 107.06 1.29 1.02 0.00584275 138715807 8386887.86
Tuyên
Quang 2019 106.87 1.44 1.02 0.00643003 157587411 9817968
Tuyên
Quang 2020 105.89 1.40 0.84 0.006806328 157623187 11635581.59
Tuyên
Quang 2021 106.72 3.64 1.11 0.005991613 269842343 11114082.96
Lào Cai 2018 109.06 1.08 1.73 0.010351578 1426956977 14859018.04
Lào Cai 2019 108.33 1.81 1.74 0.009185123 1325327579 14024700
Lào Cai 2020 103.35 1.62 1.78 0.01077535 1081834715 18420720
Lào Cai 2021 105.34 1.94 2.08 0.009562557 1568120695 17737970.08
Yên Bái 2018 106.34 0.49 0.9 0.006989939 276129039 10033602.82
Yên Bái 2019 107.24 1.66 1.04 0.008839107 306955731 13496370.27
Yên Bái 2020 105.23 0.73 1.04 0.008696186 292498864 14866339.33
Yên Bái 2021 107.11 3.02 1.33 0.007843714 457038095 14549618.08
Thái
Nguyên 2018 109.75 1.19 1.39 0.010425344 39359504999 14964903.73
Thái
Nguyên 2019 107.19 1.61 1.37 0.002716502 43389010347 4147807.35
Thái
Nguyên 2020 103.32 1.70 1.31 0.0127463 38949810818 21790106.13
Thái
Nguyên 2021 106.66 1.57 1.17 0.013533371 46869738701 25103590.76
Thanh Hoá 2018 116.58 1.65 0.77 0.028367431 6486337099 40719603.68
Thanh Hoá 2019 116.43 1.40 0.4 0.028468202 8357675859 43467899
Thanh Hoá 2020 105.52 1.87 0.53 0.028008049 8987920894 47880432.64
Thanh Hoá 2021 109.43 1.15 1.4 0.028765578 12473356345 53358422.17

56
Nghệ An 2018 108.73 1.28 1.38 0.032433816 1400674666 46556634.6
Nghệ An 2019 106.87 1.30 1.39 0.021552255 1569276978 32907988
Nghệ An 2020 104.44 1.26 0.84 0.022116211 1524453878 37808193.43
Nghệ An 2021 106.06 2.11 1.33 0.017472619 2520009053 32410659.77
Ninh Bình 2018 109.69 1.36 0.96 0.011498695 3181675718 16505628.6
Ninh Bình 2019 114.39 0.52 1.01 0.013638392 4595374822 20824364.7
Ninh Bình 2020 107.39 1.36 0.95 0.017840125 4741117514 30498121
Ninh Bình 2021 105.72 1.34 1.37 0.019063627 2795937684 35361884
Ðà Nẵng 2018 108.17 4.28 1.51 0.01904414 2960505854 27336625
Ðà Nẵng 2019 107.04 3.55 2.4 0.02125953 2973617084 32461027
Ðà Nẵng 2020 92.20 9.41 2.48 0.021236571 2811909338 36304428
Ðà Nẵng 2021 100.63 8.06 2.22 0.018446667 3119674635 34217460
Phú Yên 2018 107.75 1.21 0.17 0.007643963 220386120 10972411.37
Phú Yên 2019 107.64 2.17 0.19 0.008801741 332716841 13439317.05
Phú Yên 2020 103.09 2.76 0.13 0.008524519 282456623 14572869.3
Phú Yên 2021 100.79 3.29 0.14 0.008556641 353424018 15872055.13
Khánh Hoà 2018 107.53 3.46 0.67 0.011055601 2295663607 15869596
Khánh Hoà 2019 108.46 3.49 0.68 0.011087294 2361434702 16929111
Khánh Hoà 2020 89.97 4.70 0.62 0.010250846 2441168346 17524067
Khánh Hoà 2021 95.09 5.72 0.61 0.009150699 2573966091 16973997
Ðồng Nai 2018 108.72 2.64 1.67 0.016894044 34537397458 24250302.61
Ðồng Nai 2019 107.49 1.62 1.92 0.026492418 35263373194 40451087.86
Ðồng Nai 2020 103.18 1.86 2.05 0.037149422 33441649425 63507827.76
Ðồng Nai 2021 102.54 2.22 -0.26 0.034942985 40500762602 64817140.65
Bà Rịa -
Vũng Tàu 2018 99.73 2.36 0.98 0.014164698 12306908996 20332502.77
Bà Rịa -
Vũng Tàu 2019 100.59 2.08 1.22 0.011369387 10756932574 17359838
Bà Rịa -
Vũng Tàu 2020 91.51 3.56 1.36 0.015507155 10075294254 26509853.67

57
Bà Rịa -
Vũng Tàu 2021 93.88 9.18 0.7 0.018063484 90096498688 33506679
Hồ Chí
Minh 2018 107.86 2.89 2.24 0.064946797 85146281132 93226905
Hồ Chí
Minh 2019 107.95 2.82 2.21 0.062312803 93912153204 95144983
Hồ Chí
Minh 2020 101.16 3.91 2.09 0.074394413 95645978367 127179034
Hồ Chí
Minh 2021 99.46 6.40 -0.66 0.072155817 1.05101E+11 133844711
Ðồng Tháp 2018 105.69 3.60 -0.4 0.013820483 1743262875 19838404.5
Ðồng Tháp 2019 106.29 1.28 -0.46 0.012024416 1663246966 18359996.28
Ðồng Tháp 2020 101.21 2.79 0.08 0.011593175 1493565277 19818810.67
Ðồng Tháp 2021 99.46 5.44 0.08 0.010270225 2014077161 19050650.75
An Giang 2018 105.69 2.51 -1.18 0.027710718 949894267 39776934.4
An Giang 2019 106.84 3.18 -1.22 0.012501047 1193813655 19087761.8
An Giang 2020 102.94 2.53 -0.15 0.0121023 998995518 20689172.6
An Giang 2021 100.87 4.52 0.26 0.010132224 1293124593 18794668.21
Kiên Giang 2018 108.89 3.04 0.31 0.018383791 766064243 26388736.42
Kiên Giang 2019 104.89 3.56 0.32 0.020220541 802428549 30874602.13
Kiên Giang 2020 103.01 4.35 0.3 0.018883218 817460263 32281314.71
Kiên Giang 2021 100.32 4.52 1.36 0.01740205 903071375 32279759.43
Cần Thơ 2018 108.15 3.58 0.44 0.011642963 2149253612 16712717
Cần Thơ 2019 105.38 3.18 0.67 0.012470915 1880682857 19041753
Cần Thơ 2020 99.47 3.60 0.39 0.011750287 1835594693 20087398
Cần Thơ 2021 98.20 3.96 0.5 0.008819691 1964832434 16359997.73
Hậu Giang 2018 106.24 1.86 -0.32 0.006175509 1231196323 8864542
Hậu Giang 2019 107.37 3.11 -0.37 0.005629343 1027915204 8595403.883
Hậu Giang 2020 102.75 3.05 -0.33 0.005590049 965035956 9556322.427
Hậu Giang 2021 103.93 5.43 0.01 0.005257227 982957375 9751841
Sóc Trăng 2018 106.47 3.40 -0.78 0.008202139 853973701 11773638

58
Sóc Trăng 2019 105.91 2.91 -0.77 0.009178557 974053399 14014674
Sóc Trăng 2020 101.26 2.10 -0.32 0.008604484 1307150318 14709572
Sóc Trăng 2021 102.45 3.12 0.93 0.008190554 1584462674 15192987
Bạc Liêu 2018 107.31 3.66 0.58 0.006262127 663601573 8988876.5
Bạc Liêu 2019 104.91 3.74 0.58 0.005984389 644269890 9137522.109
Bạc Liêu 2020 104.25 3.48 0.58 0.006338598 689030637 10835984.77
Bạc Liêu 2021 105.82 2.35 0.55 0.005564499 881306237 10321811.92

59

You might also like