You are on page 1of 39

[Document Title]

[Document Subtitle]

Tùng Hồ
[Company Name]
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 

HỒ TẤN TÙNG
NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUỲNH
NGUYỄN THỊ MỸ HẢO
HOÀNG THỊ MỶ LINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN VÃNG LAI CỦA VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 1

TPHCM – 2023

2
LỜI CÁM ƠN

TEXT

1
TÓM TẮT

TEXT

2
MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN............................................................................................................................ I

TÓM TẮT................................................................................................................................. II

MỤC LỤC................................................................................................................................III

DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................................V

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................... VI

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI........................................................................................1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát..........................................................................................................2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................3

1.4 CÁCH TIẾP CẬN...............................................................................................................3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................3

1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU..................................................................................................4

1.6.1 Ý nghĩa khoa học............................................................................................................4

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................................4

1.7 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU....................................................................................................4

3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................6

4
DANH MỤC CÁC HÌNH

No table of figures entries found.

5
DANH MỤC CÁC BẢNG

No table of figures entries found.

6
MỞ ĐẦU
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Cán cân vãng lai (CCVL) là một bộ phận rất quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Nó
phản ánh các nghiệp vụ trao dồi thường xuyên về xuất nhập khẩu hàng hoá, cung ứng và
nhận dịch vụ; cũng như các nghiệp vụ phi hàng hoá khác hay các nghiệp vụ chuyển nhượng
giữa một nước với các nước khác. Sự thay đổi của CCVL phản ánh ảnh hưởng của nhiều yếu
tố kinh tế và cũng ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác. Xác định và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến CCVL là một mảng nghiên cứu không thể thiếu phục vụ cho kiểm chứng thực
nghiệm và phát triển lý thuyết trong khoa học kinh tế.

Cán cân vãng lai của Việt Nam đã chuyển từ thặng dư nhỏ ở mức 1,2 tỷ đôla Mỹ trong năm
2000 sang thâm hụt đến 9,2 tỷ đôla Mỹ trong năm 2008. Tính chất biến động lớn của cán cân
vãng lai ở Việt Nam về cơ bản giống các nước ASEAN trước khủng hoảng châu Á, tuy nhiên
ASEAN đã giải quyết được vấn đề này kể từ khủng hoảng tài chính châu Á và duy trì thặng
dư. Việc chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thực ra là kết quả của quá trình các nước này dịch
chuyển dần lên mức giá trị gia tăng cao hơn trong công nghiệp sản xuất chế tạo và đạt được
cải thiện đáng kể về năng suất lao động. Trong khi đó, Việt Nam thì hầu như năm nào cũng
thâm hụt kể từ thập kỷ 1980, chỉ trừ 3 năm nền kinh tế Đông Nam Á đi xuống nghiêm trọng.

Với Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao và đang ở giai đoạn hội nhập sâu với
các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình
thường, và đôi khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển
kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số thâm hụt chỉ ở mức vừa phải thì
không đáng lo ngại. Nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra rủi ro
cho nền kinh tế. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản
vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết thì nền kinh tế sẽ gặp phải nguy
cơ khủng hoảng tiền tệ.
Với thực trạng như vậy nhưng đến nay hầu như chưa có một nghiên cứu phân tích chuyên
sâu, nhằm đánh giá khách quan, nguyên nhân hạn chế của các chủ thể tham gia, chưa đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Do đó, để góp phần vào việc hoàn thiện, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai
của việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới của Việt Nam, thì
việc tiến hành đề tài nghiên cứu “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của
việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” là vấn đề hết sức cần thiết.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.1.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu này đi xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu
tố đến cán cân vãn lai của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế; từ đó đề xuất một số
giải pháp giúp địa phương cũng như Bộ Tài Chính Việt Nam trong việc đưa ra các chính sách
đảm bảo sự cân bằng bền vững cho CCVL đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam
đến năm 2025.

1.1.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát đã đề cập ở trên, nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ
thể sau đây:

1. Nghiên cứu lý thuyết về CCVL, các thành phần CCVL của Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập

2. Xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay

3. Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định các thành phần tác động đến cán cân vãng
lai của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4. Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm cân bằng cán
cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế
quốc đến năm 2025.

1
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, đối tượng phỏng vấn chủ yếu là các chuyên gia trong lĩnh vực tài
chính ở cấp trung ương cũng như địa phương.

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu.

Do điều kiện về mặt thời gian còn gặp nhiều hạn chế cho nên bài tập chỉ giới hạn trong phạm
vi nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu được thực hiện đối với các chuyên gia của bộ
tài chính tại Tp.HCM và cũng như lãnh đạo sở tài chính Tp.HCM
Do hạn chế về mặt thời gian, đề tài chỉ chọn thời gian nghiên cứu như sau:

● Từ ngày 01 - 05/04/2023 nghiên cứu lý thuyết;

● Từ ngày 05 – 10/04/2023 thu thập số liệu;

● Từ ngày 10 – 14/04/2023 phân tích và viết báo cáo.

1.3 CÁCH TIẾP CẬN

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của việt nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, nghiên cứu được tiếp cận theo hướng kinh tế học định lượng dựa trên việc khảo sát
các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các lý thuyết về cán cân vãng lai, cán cân thương
mại, thanh toán quốc tế,… Trên cơ sở đó , nghiên cứu sẽ xây dựng mô hình kinh tế lượng kết
hợp với dữ liệu thực tế kiểm chứng lại mô hình lý thuyết, từ đó có cơ sở khoa học đề xuất các
giải pháp nhằm cân đối cán cân vãng lai của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện
nay.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng phương pháp định tính.

2
Thực hiện phương pháp định tính qua kỹ thuật trao đổi với một số chuyên gia trong lĩnh vực
tài chính, từ việc thảo luận này thấy rằng cần bổ sung vấn đề đặc điểm hoạt động hiện nay
của việc cân bằng CCVL.

Sau đó tiến hành thảo luận nhóm tiếp theo với một số nhà hạch định chính sách để xem xét từ
phía chính sách có đồng ý đây là vấn đề có xảy ra với Việt Nam hiện nay hay không. Như
vậy, từ phương pháp định tính này đã bổ sung được thêm vấn đề vướng mắc trong hoạt động
quản lý cân bằng CCVL.

Nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ
thuật thu thập dữ liệu qua thăm dò bảng câu hỏi bằng cách gửi qua email cho các chuyên gia
đầu ngành ở cấp bộ ngành và lãnh đạo sở tài chính địa phương.

Thông tin thu thập về được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh
giá bằng phương pháp kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định và so sánh hai mô hình nghiên cứu.

1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

1.5.1 Ý nghĩa khoa học

Tiểu luận này giúp đóng góp cho việc nghiên cứu CCVL của Việt Nam trong khoa học như
sau:
Từ kết quả nghiên cứu luận án làm góp phần cơ sở thực tiễn và lý luận để xây dựng mô hình
nghiên cứu CCVL của Việt Nam.

Là cơ sở khoa học cho việc định hướng, xây dựng các chương trình cân bằng bền vững
CCVL

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất những khuyến nghị chính sách giúp cân bằng bền vững CCVL của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay đến năm 2025.

3
1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

Để trình bày nội dung nghiên cứu của mình, tác giả chia bố cục của luận án thành các phần
như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, sự cần thiết của
nghiên cứu, mục tiêu, nhận dạng cơ hội nghiên cứu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình
nghiên cứu.. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước về CCVL, xây dựng
mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết qua một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu được sử dụng
để kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Quy trình nghiên cứu gồm
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Tiếp theo, trình bày cơ sở xây dựng thang đo các
khái niệm trong mô hình nghiên cứu, thiết kế mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Cuối
cùng, trình bày kết quả kiểm định sơ bộ thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Báo cáo trình bày kết quả thu thập dữ liệu được qua thực tế
của các cuộc phỏng vấn thăm dò, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, kết quả thu thập dữ
liệu và phân tích dữ liệu. Trình bày phương pháp và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu
cùng với các giả thuyết.
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứ ở Chương 4, tác giả đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm cân bằng bền vững CCVL của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
đến năm 2025.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng hợp về khái niệm về cán cân vãng lai đến nền kinh tế.

Cán cân thanh toán quốc tế thường được gọi tắt là cán cân thanh toán ( CCTT ). Khái niệm
cán cân thanh toán theo hướng dẫn của IMF tại BPM6 được định nghĩa là bảng thống kê tóm
tắt các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một khoảng thời gian nhất
đinh ( Nguồn: Balance of Payments and International Investment Position Manual.Six
Edition (BPM6).

4
Tại Việt Nam, khái niệm về cân thanh toán được thể hiện ở Điều 3, Nghị định 16/2014/NĐ-
CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam:Cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú
trong một kỳ nhất định. Thời kỳ phản ánh trong cán cân thanh toán quốc tế có thể là tháng,
quý hay năm. Như vậy, khái niệm cân thanh toán quốc tế theo quy định của Việt Nam và theo
tài liệu của IMF là tương thích nhau
Thông thường CCTT được trình bày thành các khoản mục: CCVL, cán cân vốn, cán cân tài
chính, lỗi và sai sót, dự trữ ngoại hối và các hạn mục khác liên quan. CCVL được chia thành
các khoản mục là cán cân hàng hóa và cán cân thu nhập. Mỗi cán cân thành ohaafn trực tiếp
được chia thành nhiều phần nhỏ.
CCVL bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa,
dịch vụ, thu nhập sơ cấp ( gồm thu nhập của người lao động và thu nhập từ đầu tư ), thu nhập
thứ cấp ( chuyển giao một chiều ).

● Cán cân hàng hóa trong cán cân thanh toán bao gồm tất cả các loại hàng hóa có sự

thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú, gồm xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa. Đây là hàng hóa được dịch chuyển qua cửa khẩu biên giới, làm
thủ tục hải quan, nên cán cân hàng còn gọi là cán cân hữu hình. Nếu tổng hàng hóa
xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu, cán cân hàng hóa sẽ thặng dư và ngược
lại, cán cân hàng hóa sẽ thâm hụt.
Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu được định giá theo giá FOB tại cửa khẩu, không bao
gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển hàng hóa. Cán cân hàng hóa là sự chênh lệch
giữa xuất khẩu giá FOB và nhập khẩu giá FOB, do đó cán cân hàng hóa sẽ khác với
số liệu cán cân thương mại, xuất siêu, nhập siêu do Tổng cục Thống kê công bố.
Thống kê hàng hóa liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi quyền sở hữu của hàng hóa,
nếu một quốc gia nhập khẩu hàng hóa từ một người không cư trú để gia công chết
biến, sau đó nhập khẩu lại cho người không cư trú này, nếu hàng hóa gia công chế
biến không có sự thay đổi quyền sở hữu vốn của người không cư trú, khi đó cán cân
hàng hóa sẽ không thống kê giao dịch này. Phí gia công, chế biến thu được từ người
không cư trú được hạch toán trên cán cân dịch vụ. Hiện nay, cán cân hàng hóa là hạn
mục lớn, chi phối trạng thái cán cân vãng lai của các quốc gia.

5
● Cán cân dịch vụ trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch mua, bán,

trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú về các sản phẩm do hoạt động dịch
vụ tạo ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, thông tin liên lạc, xây dựng, bảo
hiểm, tài chính, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính và viễn thông,
quyền sử dụng giấy phép, quyền sử dụng thương hiệu và bản quyền, dịch vụ cá nhân,
văn hóa, giải trí, dịch vụ Chính phủ và dịch vụ logistic.

● Cán cân thu nhập sơ cấp thống kê các khoản thu nhập phát sinh từ yếu tố lao động

và vốn hay các tài sản tài chính do người cư trú trả cho người không cư trú và người
không cư trú trả cho người cư trú qua một thời kỳ.
Thu nhập từ yếu tố lao động bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các giao dịch
chi trả lương, thưởng, thu nhập khác giữa người cư trú và người không cư trú.
Thu nhập từ vốn hay từ các tài sản tài chính bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ
giao dịch về tiền lãi đối với các khoản vay nợ hoặc cho vay nước ngoài, các khoản
tiền gửi, lợi nhuận đối với vốn đầu tư trực tiếp, cổ tức đối với đầu tư gián tiếp giữa
người cư trú và người không cư trú.

● Cán cân thu nhập thứ cấp thống kê các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác

giữa người cư trú và người không cư trú và không làm phát sinh các nghĩa vụ trả nợ,
bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển
giao khác bằng tiền mặt, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú
chuyển cho người cư trú và ngược lại. Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều
phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú. Các
khoản làm phát sinh cung ngoại tệ ( cầu nội tệ ) được phản ánh vào bên có (+) , các
khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ ( Cung nội tệ ) được ghi vào bên nợ (-)

2.2 Những nghiên cứu khác liên quan.

Các nghiên cứu trong nước.


Các nghiên cứu về CCVL của Việt Nam tập trung vào khía cạnh nguyên nhân thâm hụt và
giải pháp khắc phục.
Do tác động của dòng vốn FDI. Cụ thể, sự tham gia mạnh mẽ và sâu sắc hơn của khu vực
FDI là tác nhân chính làm thay đổi sản xuất trong nước và cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt

6
Nam, làm thay đổi cấu trúc thương mại Việt Nam và từ đó tác động mạnh tới CCVL. Cơ cấu
thương mại dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng khu vực FDI và giảm tỷ trọng khu vực
trong nước, Nguyễn Đức Trung và Lê Hoàng Anh ( 2021 ).
Về bài báo của tác giả Đặng Thị Ngọc Lan, ( 2017 ) kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy
tài sản nước ngoài ròng càng lớn sẽ làm cho tài khoản vãng lai càng thâm hụt. Tài sản nước
ngoài tăng tức là dòng vốn từ bên ngoài vào ngày càng nhiều khiến cho lãi suất thực tăng, khi
đó nội tệ sẽ tăng giá ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu làm tài khoản vãng lai xấu đi. Và khi tỷ
giá thực đa phương tác động tích cực đến tài khoản vãng lai, vì khi tỷ giá tăng thì đồng nội tệ
giảm giá, giúp gia tăng xuất khẩu tức là phá giá đồng nội tệ sẽ có lợi khuyến khích xuất khẩu.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc phá giá đồng nội tệ, vì khi đồng nội tệ giảm giá quá mức
sẽ dẫn đến lạm phát cao làm mất ổn định trong nền kinh tế. Đào Minh Thông (2017) Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng cân bằng tài khóa của chính phủ có tác động tích cực đối với cân
bằng tài khoản vãng lai, chi tiêu của chính phủ và tỷ giá thực đa phương có tác động ngược
chiều với cân bằng tài khoản vãng lai. Bên canh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa có mối
quan hệ với cân bằng tài khoản vãng lai tại các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian nghiên
cứu.

Nguyễn Đức Thảo (2005) đã sử dụng cách tiếp cận liên thời kỳ và dùng mô hình của
Calderol và cộng sự (2002) để xem xét sự thay đổi của một loạt các biến ảnh hưởng thế nào
đến CCVL. Các biến gồm tỷ lệ trao đổi thương mại (hay tỷ giá thương mại) , tỷ giá hối đoái
thực, GDP Việt Nam, GDP của 15 nước bạn hàng, cung tiền M2, lãi suất quốc tế, tỷ suất tiết
kiệm/GDP, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất trong nước và lạm phát không ảnh hưởng đến
CCVL, các biến còn lại đều ảnh hưởng đáng kể. Số liệu dùng để phân tích thuộc giai đoạn
năm 1990-2001, là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập và còn nhiều đặc tính
không hoàn toàn tương thích với cách tiếp cận liên thời kỳ nên các kết luận cần được kiểm
chứng thêm.

Một số nghiên cứu đã đưa ra thực trạng và nguyên nhân, bình luận giải pháp đối với sự thâm
hụt CCVL, Nguyễn Thị Hà và công sự (2011); Nguyễn Thị Hồng và cộng sự (2003). Một số
nghiên cứu quan tâm đặc biệt đến khả năng chịu đựng thâm hụt CCVL của Việt Nam và đều
có quan điểm lạc quan về khả năng này. Có nghiên cứu cho rằng, trong một giai đoạn nhất
định, sự thâm hụt CCVL đã được bù đắp bởi dòng vốn FDI hoặc viện trợ ( Nhật Trung,

7
2008 ). Mặc dù đã chỉ ra một số vấn đề của CCVL và các yếu tố liên đới, các kết quả nghiên
cứu chưa đi sâu vào chi tiết vào từng khoản mục của CCVL để đánh giá tầm quan trọng cũng
như tương tác với các khoản mục khác trong cán cân thanh toán, từ đó chưa giành nhiều quan
tâm để đánh giá rủi ro đối với CCVL, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập sâu hiện nay.

Riêng với tác động của cân bằng ngân sách đến CCVL, có nhiều nghiên cứu quan tâm và kết
quả thâm hụt ngân sách thường kéo theo biến động tiêu cực của CCVL. Theo Nguyễn Văn
Dần (2014) thì thâm hụt ngân sách làm tăng nhu cầu nhập khẩu dẫn đến thâm hụt thương
mại. Đào Thông Minh (2017) cho rằng chi tiêu của chính phủ có tác động ngược chiều đến
CCVL .

Nguyễn Trọng Hoài và Nguyễn Xuân Lâm (2012) Việt Nam là ví dụ về một quốc gia mà cán
cân thanh toán đã trải qua những biến động to lớn kể từ khi gia nhập WTO. Tiến trình gia
nhập WTO làm cho cán cân tổng thể kém bền vững hơn. Mức độ thâm hụt thương mại, thâm
hụt vãng lai và lưu chuyển dòng vốn - cả về số tuyệt đối và tỷ lệ theo GDP- đều tăng lên.
Cán cân tổng thể và cán cân thành phần đã biến động sát sao với những cú sốc ngẫu nhiên từ
bên ngoài. Mặc dù dòng thương mại quốc tế đã đóng vai trò quyết định, nhưng thu nhập đầu
tư ròng có xu hướng giữ vai trò lớn hơn trong cán cân vãng lai. Trong khi đó, đầu tư nước
ngoài tăng lên đáng kể nhưng quy mô còn rất nhỏ, do đó chưa giúp cho nền kinh tế được “
bảo hiểm” để chống lại sự giao động của chu kỳ kinh doanh nội địa. Mặc dù tác độngcủa tiến
trình gia nhập WTO đến thương mại và đầu tư nhìn chung là tích cực, nhưng tính bền vững
trong việc tài trợ cho thâm hụt vãng lai và sự bất định của dòng vốn nước ngoài lại là vấn đề.
Nói cách khác, các dòng thương mại và đầu tư – chịu biến động rất nhiều do những cú sốc
bên ngoài.

Các nghiên cứu nước ngoài.


Việc tăng lãi suất trong nước có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai thông qua kênh tín
dụng – bằng cách giảm nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu. Về vấn đề này, việc giảm lãi suất
qua kênh Ngân hàng Trung ương sẽ trực tiếp làm tăng cả giá nhập khẩu và giá trong nước do
làm tăng nhu cầu tiêu dùng; kết quả là điều này sẽ mang lại tác động tiêu cực đến cán cân tài
khoản vãng lai , Gokhan Ozdamar (2015 ). Edwards và Ostry (1990), Goldfajn và Valdes
(1999) cho rằng, một hệ thống thương mại tự do hơn với ít hạn chế thương mại hơn có thể

8
dẫn đến giá cả trong nước thấp hơn và tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn, điều này cũng giúp cải
thiện số dư tài khoản vãng lai.

Kwalingana và Nkuma (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự mất cân bằng tài khoản
vãng lai ở Malawi cho thấy, tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều với thâm hụt tài khoản vãng
lai. Ang và Sek (2011) so sánh các yếu tố quyết định thâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai
giữa nhóm các quốc gia thặng dư tài khoản vãng lai và nhóm các quốc gia thâm hụt tài khoản
vãng lai từ năm 1973 – 2010. Chinn và Prasad (2003) độ mở cửa thương mại càng cao ,
các chính sách tự do hóa thương mại càng làm giảm số dư tài khoản vãng lai vì tự do
hóa thương mại làm cho nền kinh tế hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Phương pháp liên thời kỳ thường được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của đa nhân tố đến
CCTM với nhiều nghiên cứu đáng chú ý. Bahmani-Oskooee (1992) chủ yếu tập trung vào vai
trò của nhóm 3 yếu tố là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái trong việc
định hình CCTM Hoa Kỳ. Kim (1995) với phương pháp định lượng khác đã chỉ ra nhiều
điểm khác biệt với phân tích của Bahmani-Oskooee (1992). Theo đó cả CCVL và CCTM đều
có quan hệ với cung tiền M2, TOT và tỷ giá hối đoán danh nghĩa nhưng CCTM lại không có
liên hệ với tình trạng hữu dụng nhân công. Lane và Milesi-Ferretti (2002) lại xem xét mối
quan hệ của tài sản nước ngoài ròng, tỷ giá hối đoái và CCTM. Ngoài việc xác định mối quan
hệ giữa các yếu tố chính, nghiên cứu tìm thêm được cơ chế truyền dẫn trung gian của giá cả
hàng hóa phi nhập khẩu ( hàng chỉ tiêu dùng được ở nội địa ) trong mối quan hệ giữa tỷ giá
và CCTM.

Hans-Werner Sinn và Timo Wollmershäuser (2012) Bài báo này đã cố gắng làm sáng tỏ cuộc
khủng hoảng cán cân thanh toán châu Âu bằng cách dựa trên một hệ thống kế toán cho đến
nay ít được biết đến được lồng ghép một cách không minh bạch trong bảng cân đối kế toán
của các Ngân hàng Trung ương Quốc gia (NCB) của Khu vực đồng tiền chung châu Âu: số
dư mục tiêu. Mặc dù số dư mục tiêu thoạt nhìn có vẻ là những kỹ thuật không quan trọng của
hệ thống thanh toán liên ngân hàng, nhưng chúng tôi chứng minh rằng chúng thực sự đo
lường thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán nội bộ của khu vực đồng tiền chung châu Âu,
và do đó dòng vốn và tín dụng chuyển qua hệ thống châu Âu.

9
Holger Zemanek, Ansgar Belke và Gunther Schnabl (2010) trong bài báo này, tác giả phân
tích vai trò của tái cơ cấu khu vực tư nhân và cải cách cơ cấu đối với việc điều chỉnh lại cán
cân tài khoản vãng lai trong khu vực đồng euro một cách bền vững và cấp bách. Hồi quy
bảng cho thấy tác động đáng kể của cải cách cơ cấu đối với số dư tài khoản vãng lai trong
khu vực đồng euro. Điều này ngụ ý rằng cải cách cơ cấu cụ thể và hạn chế tiền lương ở các
quốc gia thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai khét tiếng như Hy Lạp rất phù hợp để hỗ
trợ ổn định kinh tế dài hạn ở châu Âu.

Chuku A. Chuku, Usenobong F. Akpan, Ndifreke R. Sam, Ekpeno L. Effiong (2011) Bài viết
này tiên phong nghiên cứu về mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và động lực tài khoản vãng lai
ở Nigeria, một quốc gia vừa là nhà xuất khẩu vừa là nhà nhập khẩu dầu mỏ. Tự hồi quy véc
tơ cấu trúc được áp dụng cho dữ liệu hàng quý từ quý 1 năm 1970 đến quý 4 năm 2008 để
xác định cú sốc giá dầu và đánh giá tác động ròng của nó đối với số dư tài khoản vãng lai của
Nigeria. Sau khi giới thiệu ba biến kiểm soát (khoảng cách sản lượng, sai lệch tỷ giá hối đoái
thực và các giá trị trễ của tỷ lệ tài khoản vãng lai. Tác giả áp đặt sáu hạn chế cấu trúc đối với
mô hình để giúp theo dõi và xác định các cú sốc cấu trúc của giá dầu đối với số dư tài khoản
vãng lai. Nhìn chung, tác giả thấy rằng cú sốc giá dầu có tác động đáng kể trong ngắn hạn đối
với số dư tài khoản vãng lai của Nigeria.

Enrique Moral-Benito và Oliver Roehn (2015) Trong bài báo này, tác giả điều tra mối quan
hệ giữa các quy định của thị trường tài chính và số dư tài khoản vãng lai, một lĩnh vực mà
bằng chứng thực nghiệm hạn chế tồn tại. Sử dụng một nhóm các quốc gia trong giai đoạn
1980–2010 và sử dụng một phương pháp thực nghiệm mới cho phép tác giả giải quyết đồng
thời sự không chắc chắn của mô hình, sự tồn tại của tài khoản vãng lai và tính không đồng
nhất không quan sát được của từng quốc gia. Và nhận thấy rằng các quy định của thị trường
tài chính là những yếu tố quyết định mạnh mẽ tài khoản vãng lai.

Yasin Baris Altayligil & Murat Çetrez (2020) Bài báo này nghiên cứu các yếu tố quyết định
kinh tế vĩ mô, thể chế và tài chính cơ bản của cán cân tài khoản vãng lai bằng cách sử dụng
phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Phân tích được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu
trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2013 (bao gồm khoảng thời gian sau cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2008 mà hầu hết các bài báo khác không nắm bắt được) của 97

10
quốc gia đang phát triển và đang phát triển. bài báo chỉ ra rằng các yếu tố quyết định số dư tài
khoản vãng lai có thể liên quan đến các yếu tố như cân bằng tài khóa, tăng trưởng, điều
khoản thương mại, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại, giai đoạn phát triển kinh tế, sự
phụ thuộc vào dầu mỏ, sự phát triển của thị trường tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô và
chất lượng thể chế.

Aleksander Aristovnik (2007) phân tích thực nghiệm cho thấy rằng một nền kinh tế cởi
mở hơn, giá dầu cao hơn và tăng trưởng kinh tế trong nước tạo ra sự cải thiện trong
cán cân đối ngoại, phản ánh những đặc điểm ban đầu của các quốc gia được xem xét,
động lực tăng trưởng kinh tế trong nước gắn liền với sự gia tăng lớn hơn về tiết kiệm
trong nước so với đầu tư vào khu vực MENA. Hơn nữa, phân tích phần nào ủng hộ tuyên
bố về tính bền vững của tài khoản vãng lai cũng như sự tồn tại của giả thuyết thâm hụt kép ở
các quốc gia MENA khi chi tiêu chính phủ rõ ràng làm suy giảm tiết kiệm trong nước và do
đó làm mất cân bằng bên ngoài. Cuối cùng, kết quả cũng bác bỏ giá trị của giả thuyết về các
giai đoạn phát triển vì các nước nghèo hơn trong khu vực có thặng dư tài khoản vãng lai
cao hơn (hoặc thâm hụt thấp hơn).

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nguồn dữ liệu và quy trình thu nhập dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp chuỗi thời gian hàng năm về Lạm phát (Chỉ số giá tiêu
dùng), Độ mở thương mại, Thu nhập quốc dân (GNI), Tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay trong
nước được thu thập từ năm 2001 đến năm 2021 của Việt Nam. Các biến nghiên cứu đã được
lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cũng như sự có sẵn của dữ liệu. Dữ liệu để
phục vụ cho nghiên cứu được tổng hợp từ WB (World Bank) và IMF (International Monetary
Fund) và đơn vị của biến nghiên cứu được tính bằng VND theo giá hiện tại. Các biến được sử
dụng để phân tích gồm có: một biến phụ thuộc (CA), BA biến độc lập (GDP, CPI, OPE) và
ba biến kiểm soát (GNI, FDI, I).

11
3.2. Ý nghĩa của các biến nghiên cứu

GDP là viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product, dịch ra là tổng sản phẩm nội địa hoặc
tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ số tiêu dùng đo lường tổng giá trị thị trường của tất
cả các loại hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất
định.GDP chính là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường. Bằng việc sử dụng giá thị trường,
rất nhiều loại sản phẩm sẽ được cộng lại thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị. Giá thị trường
biểu thị số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các loại hàng hoá khác nhau, vì vậy
nó phản ánh chính xác giá trị của những hàng hóa này.

Chỉ số giá tiêu dùng : Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng
Anh Consumer  Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương
đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa
vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ
biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu
khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số
điều chỉnh GDP).

Độ mở thương mại: Độ mở thương mại là để chỉ quy mô tương đối của khu vực ngoại
thương trong một nền kinh tế.Độ mở thương mại ( Trade openness ) được tính bằng tỷ trọng
Xuất nhập khẩu chia cho GDP để tính toán vai trò và tầm ảnh hưởng của thương mại tới tổng
sản phẩm quốc nội
Thu nhập quốc dân(GNI): Thu nhập quốc dân (Gross national income – GNI) là chỉ số kinh
tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường là một năm. Đây là
chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia.
Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng quyết định chi phí sản xuất. Nếu
như lãi suất tăng lên thì chi phí sản xuất sẽ tăng khiến giá bán hàng hóa trong nước cũng tăng
làm hạn chế khả năng xuất khẩu. Lãi suất tăng lại làm cho thu nhập của người sở hữu vốn
tăng lên trong ngắn hạn và kích thích các hộ gia đình tăng tiết kiệm, giảm tiêu dùng và tăng
đầu tư, Cán cân vãng lai sẽ xấu đi. Cũng theo cơ chế đó.
FDI (Foreign Direct Investment) là cụm từ được dùng để nói về hình thức đầu tư dài hạn
của tổ chức, cá nhân ở quốc gia này vào một quốc gia khác bằng cách xây dựng các cơ sở sản

12
xuất, kinh doanh. Mục đích của việc này là nhằm đạt được các lợi ích bền vững và nắm
quyền quản lý cơ sở kinh doanh đó.

3.3. Mô hình nghiên cứu

Để đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế lên cán cân vãng lai , trên cơ sở các
lý thuyết được tổng hợp và phân tích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng
lai, ta đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu Musa & Asare (2013)
như sau:

Trong đó:

CAt: là biến cán cân vãng lai, được đo lường bằng những giao dịch về hàng
hoá, dịch vụ và thu nhập đầu tư theo năm t

GDPt: là biến tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng tốc độ tăng GDP bình
quân đầu người theo năm t.

CPIt: là biến chỉ số giá tiêu dùng được tính theo phần trăm để phản ánh mức
thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian

FDIt: là biến đại diện cho nhân tố vốn đầu tư nước ngoài, được đo lường bằng
dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt
động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế theo thời gian

OPEt: là biến độ mở thương mại, đại diện cho chính sách mở cửa của một
quốc gia, được xác định bằng tỷ lệ tổng xuất nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ và GDP
theo năm t.

GNIt: là biến Thu nhập quốc dân, được đo lường bằng chỉ số kinh tế xác định
tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian

13
It: là biến lãi suất cho vay, đo lường dựa vào số tiền mà bên đi vay cần thanh
toán chung với số tiền vay

t: chỉ số đại diện cho thời gian quan sát (từ năm 2001 đến năm 2021)
3.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu đề tài" PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN
VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” tác giả sử
dụng mô hình VAR để kiểm chứng & Mô hình nhân quả Granger giải thích mối quan hệ tác
động giữa các biến với nhau.

3.3.1. Mô hình VAR


Mô hình VAR hay còn gọi là mô hình vectơ tự hồi quy là một dạng tổng quát của mô hình tự
hồi quy đơn chiều (univariate autoregressive model) trong dự báo một tập hợp biến, nghĩa là
một vector của biến chuỗi thời gian. Mô hình VAR dùng để phân tích ảnh hưởng ngẫu nhiên
của hệ thống các biến (chuỗi thời gian). Mô hình VAR chứa một tập các phương trình hồi
quy với tất cả các biến đều được xem là biến nội sinh (Endogenous), Mô hình có dạng:
yt = δ + Φ1. yt−1 + ⋯ + Φp. yt−p + ut
Trong đó, yt = [y1t ⋮ymt ]
Mục đích của mô hình VAR(p) là:
o Xây dựng mô hình dự báo mà không cần lý thuyết.
o Cho phép xem ảnh hưởng động của một cú sốc đối với các biến khác
o Cho phép đánh giá tầm quan trọng của một cú sốc đối với sự dao động của các
biến.
o Cung cấp cơ sở cho việc thực hiện kiểm định nhân quả Granger, để xem xét
tác động qua lại giữa các biến.

Mô hình VAR có p là độ trễ tối đa của bất kì biến nào. VAR có thể có m biến (m>2). Mỗi
một biến trong m biến có riêng một phương trình, trong cả hệ phương trình. Trong mô hình
VAR không có ràng buộc trên, mỗi biến xuất hiện với mỗi độ trễ ở tất cả các phương trình.
Với mô hình Var(p) có m biến, sẽ có m2 các hệ số ở mỗi độ trễ; mô hình VAR có rất nhiều
hệ số. Các sai số ngẫu nhiên (disturbances) của VAR là vectơ nhiễu trắng. Mọi mối quan hệ
động sẽ được thể hiện qua các hệ số của VAR. Tức là, mỗi sai số ngẫu nhiên không thể dự
báo được từ quá khứ hoặc là từ quá khứ của chính nó hoặc của sai số khác. Điều này làm tăng
khả năng ước lượng các tham số trong hệ Var. Độ trễ p phải được lựa chọn sao cho không có

14
sự tự tương quan giữa các sai số ước lượng. Tuy nhiên, điều kiện của VAR là các chuỗi số
liệu thời gian phải là chuỗi dừng, trong thực tế các chuỗi số liệu gốc thường là không dừng.
Chúng ta thường chuyển qua xét các chuỗi sai phân cấp 1, các chuỗi số liệu đã lấy logarit tự
nhiên: ln(.) (lấy logarit cơ số tự nhiên để giảm thiểu sự biến động trong chuỗi dữ liệu) hoặc
sai phân của các chuỗi số liệu đã lấy logarit tự nhiên: dln(.). Mô hình này giúp chúng ta xem
xét được mối quan hệ dài hạn của các biến số (các chuỗi thời gian).

3.3.3. Kiểm định tính dừng


Nelson và Plosser (1982) cho rằng, hầu hết các chuỗi thời gian là không dừng tại bậc I(0),
cho nên trước khi phân tích cần phải kiểm định xem chuỗi thời gian có dừng hay không. Tính
dừng của chuỗi dữ liệu thời gian có ý nghĩa quyết định hiệu quả phương pháp ước lượng
được sử dụng. Nếu chuỗi thời gian không dừng thì giả định của phương pháp OLS (Ordinary
Least Square) không thỏa mãn. Theo đó, các kiểm định T hoặc kiểm định F không có hiệu
lực (Chrish, 2008). Để kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu, phương pháp phổ biến áp dụng
trên mẫu nhỏ là kiểm định ADF (Augment Dickey and Fuller). Kiểm định này được giới
thiệu lần đầu vào năm 1979 với mô hình như sau:
- Mô hình không có xu thế:
p
ΔYt = α0 + βYt−1 + ∑ pi ∆Yt−1 + εt
i=1

- Mô hình có xu thế
p
ΔYt = α0 + βYt−1 + ∑ pi ∆ Yt−1 + γT + εt
i=1

Trong đó:
Δ: sai phân bậc nhất.
εt: phần dư (thõa tính chất nhiễu trắng – white noise).
T: biến xu thế.
Với mức ý nghĩa α, Yt được kiểm định tính dừng như sau:
Đặt giả thuyết:
H0: Yt là không dừng ((Yt ~ I(1))
H1: Yt là dừng ((Yt ~ I(0))
Kết luận: so sánh giá trị thống kê của kiểm định ADF với các giá trị Critical Value
(CV). Nếu thống kê tADF > giá trị Critical Value. Vậy bác bỏ H0, suy ra chuỗi dừng và
ngược lại

15
3.3.4. Kiểm định tính ổn định của chuỗi thời gian
Sims và cộng sự (1990) đề xuất rằng chuỗi thời gian không cố định vẫn khả thi trong mô hình
VAR. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc sử dụng chuỗi thời gian không cố định trong mô hình
VAR là vấn đề liên quan đến suy luận thống kê vì các kiểm tra thống kê tiêu chuẩn được sử
dụng cho suy luận là dựa trên điều kiện là tất cả các bộ được sử dụng phải đứng yên. Trong
mô hình VAR, ta tiếp tục sử dụng thử nghiệm đơn vị gốc ADF để kiểm tra tính ổn định của
chuỗi thời gian.
3.6. Phân tích quan hệ nhân quả Granger
Nhân quả có thể được hiểu là mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Về cơ bản, kiểm định
nhân quả gợi ý mối quan hệ nhân quả giữa hai bộ biến, giả sử là Y và X. Những tiến bộ trong các
mô hình và logic nhân quả đã tạo ra những cách thức mới trong đó các nhà khoa học phân tích
mối quan hệ nguyên nhân - kết quả (Pearl, 2012). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, mô hình
nhân quả Granger đã nhận được sự chú ý và sử dụng đáng kể trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Kể
từ khi khái niệm nhân quả Granger được giới thiệu bởi Granger (1969), nó đã trở thành một công
cụ phổ biến trong kinh tế lượng và nhiều lĩnh vực khác. Phù hợp với hầu hết các tài liệu về kinh tế
lượng, việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger giúp đưa ra dự đoán chính xác hơn về biến cần
nghiên cứu so với việc chúng ta chỉ sử dụng dữ liệu trong quá khứ của biến đó để sau này làm cơ
sở dự đoán. Quan hệ nhân quả Granger giữa hai biến không thể được hiểu là mối quan hệ nhân
quả thong thường mà chỉ cho thấy một biến có thể giúp dự đoán biến còn lại tốt hơn. Nhiều nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế lượng với dữ liệu chuỗi thời gian đã sử dụng thủ tục nhân quả
Granger để nghiên cứu các tương tác nhân quả tồn tại giữa các chỉ số kinh tế ở các quốc gia khác
nhau trên thế giới. Hơn nữa, một số bài báo đã xuất hiện trong tài liệu về việc sử dụng các kiểm
định nhân quả Granger để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian kể từ khi được giới thiệu bởi Granger
(1969).

Để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các biến của nghiên cứu, các thử nghiệm quan hệ nhân
quả Granger tuyến tính nên được áp dụng bằng cách sử dụng theo mô hình sau. Kiểm định mối
quan hệ nhân quả giữa hai chuỗi thời gian X và Y, ta có phương trình:
Yt = α0 + α1Yt−1 + ⋯ + α1Yt−1 + β1Xt−1 + ⋯ + β1Xt−1 + εt
Xt = α0 + α1Xt−1 + ⋯ + α1Xt−1 + β1Yt−1 + ⋯ + β1Yt−1 + εt
Kiểm tra các biến trễ của X có giải thích cho Y và các biến trễ của Y có tác động lên X hay
không, ta kiểm định giả thiết sau:

16
H0: β1 = β2=…=β1= 0
Để kiểm định giả thiết đồng thời này, ta sử dụng thống kê F của kiểm định Wald. Nếu giá trị F
tính toán lớn hơn giá trị F phê phán ở mức ý nghĩa xác định, bác bỏ H0. Có 4 khả năng:
1. Nếu các biến trễ của X tác động lên Y, nhưng các biến trễ của Y không tác động lên X: Nhân quả
Granger một chiều X sang Y.
2. Nếu các biến trễ của Y tác động lên X, nhưng các biến trễ của X không tác động lên Y: Nhân quả
Granger một chiều Y sang X.
3. Nếu các biến trễ của X tác động lên Y và các biến trễ của Y tác động lên X: Nhân quả Granger hai
chiều giữa X và Y.
4. Nếu các biến trễ của X không tác động lên Y và các biến trễ của Y không tác động lên X: Không
có nhân quả Granger giữa X và Y

Sau khi thực hiện các kiểm định và chạy mô hình đảm bảo không có các khuyết tật thì các kết quả
ước lượng mới đảm bảo vững, không chệch và hiệu quả nhất. Các kết luận từ kết quả này mới
đảm bảo đáng tin cậy.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. PHÂN TÍCH MÔ TẢ MẪU


Để đánh giá các tác động đến cán cân vãng lai, nghiên cứu này sử dụng số liệu chuỗi thời
gian. Các biến số kinh tế vĩ mô được thống kê thường xuyên hàng năm từ 2001 đến 2021 từ
cơ sở dữ liệu ngân hàng thế giới (World Bank). Trong đó, các biến được định nghĩa như sau:

Bảng 4. 1: Biến nghiên cứu


TT Tên Giải thích Đơn vị tính Ký hiệu
1 Tên phụ thuộc Cán cân vãng lai Triệu USD CA
Biến độc lập GDP Thực Triệu USD GDP
2 Chỉ số giá tiêu dùng % CPI
Độ mở thương mại % OPE
3 Biến kiểm soát Thu nhập quốc dân Triệu USD GNI
Vốn đầu tư nước ngoài Triệu USD FDI
    Lãi suất cho vay trong nước % I

17
Sau quá trình tìm hiểu, lựa chọn mô hình và phương pháp nghiên cứu tác giả đặt ra
với các giải thuyết ban đầu được đặt ra về các biến: GDP Thực, Chỉ số giá tiêu
dùng,Độ mở thương mại,Thu nhập quốc dân, Vốn đầu tư nước ngoài, Lãi suất cho vay
trong nước có tác động đến Cáng cân vãng lai (CCVL). Để chứng minh cho sự tác
động này là có tồn tại tác giả sự dụng phần mềm EVIEWS (Phiên bản 12) để thực
hiện Bảng thống kê mô tả cho biết số lượng các giá trị, cơ cấu phần trăm các giá trị
của biến thì thống kê trung bình thiên về cung cấp các giá trị tính toán tổng quát của
biến như giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,… và ta có
bảng như sau:

Bảng 4.2. Thống kê mô tả

Mô hình hồi quy tuyến tính là phép hồi quy xem xét mối quan hệ tuyến tính – dạng
quan hệ đường thẳng giữa biến độc lập với biến phụ thuộc.
Bảng 4.3. Bảng mô hình hồi quy tuyến tính

18
4.2. Kiểm định tính dừng

Mô hình VAR yêu cầu tất cả các biến nghiên cứu đều phải có tính dừng do đó trước
khi đi vào ước lượng mô hình VAR, nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định tính dừng đối
với tất cả các biến. Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-
Fuller) được sử dụng để kiểm tra tính dừng. Việc kiểm định tính dừng các biến cho
kết quả như sau:

19
Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng Eviews 12
Ta thấy, P-value = 0,0017<0,05% Tức là chỉ số giá tiêu dùng CPI dừng ở sai phân bậc 2

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng Eviews 12

Ta thấy, P-value = 0,0190<0,05% Tức là chỉ số vốn đầu tư nước ngoài FDI dừng ở sai phân
bậc 1

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng Eviews 12

Ta thấy, P-value = 0,0310<0,05% Tức là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP dừng ở sai
phân bậc 2

20
\

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng Eviews 12

Ta thấy, P-value = 0,0361<0,05% Tức là chỉ số thu nhập quốc dân GNI dừng ở sai phân bậc
2

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng Eviews 12

Ta thấy, P-value = 0,0005<0,05% Tức là chỉ số lãi vay I dừng ở sai phân bậc 1

21
Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng Eviews 12

Ta thấy, P-value = 0,0358<0,05% Tức là chỉ số độ mở thương mại OPE dừng ở sai phân bậc
1

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng Eviews 12

Ta thấy, P-value = 0,0172<0,05% Tức là chỉ số Cán cân vãng lai dừng ở sai phân bậc 1
Như vậy, sau khi kiểm định tính dừng và xử lý các biến, chúng ta có véc tơ các
biến trong mô hình VAR như sau.
D(CA) D(CPI,2) D(FDI) D(GDP,2) D(GNI,2) D(I) D(OPE)

4.3. Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR Roots of Characteristic
Polynomial

Hình 1: Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR Roots of Characteristic Polynomial

22
Nguồn Kết quả kiểm định từ mô hình VAR
Kiểm định phần dư của mô hình VAR thông qua LM test và lược đồ tương quan cho thấy
không có hiện tượng tương quan chuỗi. Kiểm định ADF cũng được thực hiện, kết quả kiểm
định cho thấy các phần dư của mô hình là chuỗi dừng. Hình 1 cho kết quả kiểm định tính ổn
định của mô hình VAR thông qua kiểm định Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial.
Các giá trị riêng đều nằm trong vòng tròn đơn (hay chúng đều có giá trị nhỏ hơn 1), điều này
hàm ý mô hình VAR là ổn định và kết quả ước lượng được từ mô hình VAR là có thể tin cậy
được
4.4 Mô hình VAR
Kết quả ước lượng mô hình VAR không giới hạn (Unrestricted VAR) với độ trễ p = 1
được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Kết quả mô hình VAR

23
4.4. Kiểm định nhân quả Granger

Để xác định và kiểm định các yếu tố kinh tế nào có tác động tới cán cân vãng lai phương
pháp kiểm định nhân quả Granger được sử dụng. Kiểm định nhân quả Granger cho kết quả
như sau:

Kết quả của kiểm định nhân quả Granger cho thấy: Với mức ý nghĩa 10% thì biến Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) có giá trị p-value < 10%. Với giá trị p-value như trên, chúng ta bác bỏ
giả thuyết H0 đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H1 rằng cán cấn vãng lai (triệu USD)
tại Việt Nam chịu tác động bởi yếu tố kinh tế đó là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các
yếu tố còn lại gồm: thu nhập quốc dân GNI, lãi suất cho vay trong nước I và độ mở
thương mại OPE, vốn đầu tư nước ngoài FDI, chỉ số giá tiêu dùng CPI thì chúng ta
chưa có căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0 do đó chưa có căn cứ để khẳng định rằng có
yếu tố đó có tác động đến cán cân vãng lai ( triệu USD). Để kiểm định tính không
thiên lệch của mô hình, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Breusch Godfrey để
kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc 2 chuỗi với dữ liệu các biến.

24
Hình 3: Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi bậc 2 bằng kiểm định B-G

Kết quả kiểm định cho thấy với mức ý nghĩa 10% thì p-value ( 0.1132) > 10% thì mô
hình chúng ta nghiên cứu là một mô hình khá tốt khi không tồn tại hiện tượng tương
quan chuỗi giữa các biến.
4.5. Kiểm định WHITE( Kiểm định phương sai sai số thay đổi)

Với mức ý nghĩa 10%, (a= 0.1), Mô hình gốc không xảy ra phương sai sai số thay đổi
4.6. Phân tích hàm phản ứng xung (Impulse Response Function_IRF)
Việc kiểm định nhân quả Granger không thể làm rõ toàn bộ tác động của các biến tới
tỷ giá USD, do nó mới chỉ cho thấy yếu tố kinh tế vĩ mô nào sẽ có tác động tới tỷ giá
mà chưa đánh giá được mức độ tác động này. Để làm rõ mức độ tác động, nghiên cứu
tiếp tục phân tích hàm phản ứng xung của các biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI),vốn đầu
tư nước ngoài (FDI), Tổng sản phẩm quốc nội( GDP), lãi suất cho vay (I), Thu nhập
quốc dân (GNI), Độ mở thương mại (OPE), tới cán cân trong mười kỳ tiếp theo. Việc
phân tích IRF sẽ cho thấy phản ứng của một biến khi có tăng lên một đơn vị phân phối
chuẩn của một biến khác . Như vậy, kết quả dưới đây cho thấy phản ứng của CPI khi
có sự thay đổi một đơn vị phân phối chuẩn của các biến tương ứng. Kết quả phân tích
thể hiện ở hình 4 cho thấy, tương tự như kết quả kiểm định nhân quả Granger, các yếu
tố chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất cho vay, vốn đầu tư nước ngoài, tổng sản phẩm quốc

25
nôi, thu nhập quốc dân, độ mở thương mại có tác động khá rõ rệt lên cán cân vãng lai
trong các kỳ đầu tiên. Tuy nhiên phản ứng của cán cân vãng lai trước sự thay đổi của
các yếu tố này lại chưa hoàn toàn phù hợp với những gì mà kinh tế vĩ mô dự báo. Kết
quả phân tích cho thấy việc tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng, vốn đầu tư nước ngoài,
thu nhập quốc dân và lãi suất của Việt Nam sẽ khiến cán cân vãng lai có xu hướng
giảm trong hai kỳ đầu tiên, điều này ngược với những gì mà lý thuyết kinh tế vĩ mô đã
dự đoán về các tác động cùng chiều. Tuy nhiên kết quả phân tích phản ứng ngược
chiều của tỷ giá đối với độ mở thương mại lại hoàn toàn phù hợp với dự báo của lý
thuyết.
Hình 4.Phân tích IRF của CPI, FDI,GNI,OPE,GDP,I tới cán cân vãng lai

Nguồn: Phân tích từ Eviews 12


MỤC NÀY CHO VÀO CHƯƠNG 2 ĐƯỢC KHUM ANH
👇

26
Biểu đồ 4.5. Biểu diễn cán cân vãng lai của Việt Nam và các cán cân thành phần

Nguồn: IMF

Trước khi gia nhập ASEAN , CCVL của Việt Nam luôn thâm hụt. Sau khi gia nhập ASEAN
vài năm thì CCVL dần được cải thiện và sau đó có thặng dư ở mức khiêm tốn. CCVL đã khác
đi nhiều ở giai đoạn gia nhập WTO. Xung quanh thời điểm ký kết chính thức, CCVL thâm
hụt rất lớn kể cả về quy mô và tỷ trọng so với GDP; so với quanh thời điểm tham dự ASEAN,
giá trị thâm hụt cao hơn rất đáng kể. CCVL đã thặng dư kể từ 2011 đến nay, cá biệt có các
năm 2012. 2013,2014 mức thặng dư rất đáng kể. Thâm hụt thương mại ngay sau gia nhập
WTO thể hiện khá rõ trong thâm hụt đối với khối APEC, ASEAN và WTO đã khiến cho
CCTM và CCVL được cải thiện rất đáng kể.

Sự biến động của CCVL không chỉ có liên quan đến các mốc gia nhập các hiệp ước thương
mại quốc tế mà còn liên quan đến một số chính sách kinh tế trong nước. Giai đoạn 2007 là
giai đoạn gắn liền với tăng trưởng tín dụng nóng. Năm 2009 là năm gói kích cầu lớn. Thời kỳ
này CCVL thâm hụt nghiêm trọng.

Trong 10 năm gần đây, CCVL của Việt Nam đang dần được cải thiện so với nhiều nước. Tuy
nhiên, một số nước như Philipine, Malaysia, Thái Lan liên tuch dạt được thặng dư cao. Quy

27
mô thặng dư của một số nước trong khu vực khá lớn so với Việt Nam. Malaysia với mức
thặng dư luôn cao nhất so với các nước còn lai; Thái Lan cũng có quy mô thặng dư lớn nhưng
biến động mạnh. Các nước như Philipine, Malaysia, Thái Lan được đánh gia là những nước
đang có năng lực sản xuất tốt hơn Việt Nam. Nhiều quốc gia vẫn liên tục đối mặt với sự thâm
hụt. Một số nước ở giai đoạn tương tự Việt Nam nhiều năm trước đây như Myanmar, Lào thì
sự thâm hụt hoặc thặng dư có mức dao động thấp. Các nước này đều có quy mô GDP còn
nhỏ.

Biểu đồ 4.6. So sánh cán cân vãng lai các nước trong khu vực

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & HÀM Ý

28
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế việc chủ trọng các yếu tố ảnh hưởng tới CCVL sẽ giúp
chúng ta có được những dự đoán chính xác và có các đối sách phù hợp để cải thiện các chỉ số
kinh tế góp phần tăng trưởng và ổn định CCVL tránh trướng hợp bị thâm hụt đặc biệt là nền
kinh tế Việt Nam và các nước đang trong quá trình có những chuyển biến phức tạp, việc thúc
đẩy quá trình nhanh chong` hồi phục hồi phục và tăng trưởng lại sau đại dịch Covid-19 là
điều cấp thiết.

Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam vừa đứng dưới cú sốc bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19,
các chỉ số kinh tế có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn còn trong trạng thái hồi phục chậm chưa
quay lại kịp thời kì trước đại dịch, mặc dù đã có những tín hiệu đáng mừng và các điểm sáng
giữa các chỉ số tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng trong 6 tháng của năm 2021

Trong quý IV/2022, CPI tăng 0,67% so với quý trước và tăng 4,41% so với cùng kỳ năm
2021; tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% .

Chỉ số lạm phát cơ bản tháng 12/2022 tăng 0,33% so với tháng 11 và tăng 4,99% so với
cùng kỳ năm trước. Mức tăng này đã cao hơn mức tăng CPI bình quân chung là 4,55%.
Ngoài ra, lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức
CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá
lương thực, xăng dầu tăng. Điều này dẫn tới áp lực lạm phát năm 2023 là rất lớn. Cụ thể,
diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm do tăng
trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga -
Ukraine vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể
kéo nhu cầu năng lượng gia tăng.

FDI tính đến ngày 20/12/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đã giải ngân được
khoảng 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, 2.036 dự án mới được
cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 17,1% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần
12,45 tỷ USD (giảm 18,4% so với cùng kỳ); 1.107 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư
(tăng 12,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 10,12 tỷ USD (tăng 12,2%
so với cùng kỳ).

29
GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD.
Như vậy, có thể thấy, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Với
quy mô GDP như vậy, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6
triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Như vậy, GDP
bình quân đầu người ở nước ta đã tăng gấp nhiều lần sau 20 năm, nâng bậc vị thế của Việt
Nam trong khu vực cũng như thương mại và đầu tư toàn cầu. Theo dự báo IMF, năm 2023,
Việt Nam sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế. Cụ thể, GDP đạt 469,62 tỷ USD,
tăng trưởng 6,2%. Việt Nam xếp sau Indonesia (1.390 tỷ USD, tăng trưởng 5%) và Thái Lan
(580,69 tỷ USD, tăng trưởng 3,7%). Việt Nam vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD, tăng
trưởng 4,4%), Singapore (447,16 tỷ USD, tăng trưởng 2,3%), Philippines (425,66 tỷ USD,
tăng trưởng 5%). Khi đó, Việt Nam sẽ là quốc gia có quy mô kinh tế lớn thứ 35 thế giới,
Malaysia và Singapore lùi xuống đứng thứ 36 và 37.

Năm 2022, áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã, đang có xu hướng tăng
mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế. Ðiều này có thể khiến NHNN phải tăng
lãi suất. Tuy nhiên, nhiều khả năng NHNN sẽ tăng lãi suất ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có
thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch Covid-19.
BVSC cũng đưa ra dự báo mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021
và nhiều khả năng tăng nhẹ trở lại (quanh 0,25 - 0,5%), nhất là trong nửa cuối của năm 2022.

30

You might also like