You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***---------
TIỂU LUẬN

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

MỤC LỤ
C

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN


CỨU.................................................................................................................................
1.1. Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số................................................................
1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số...............................................................
1.1.2. Mối quan hệ giữa số hóa, chuyển đổi số và kinh tế số.......................
1.1.3. Đo lường chuyển đổi số.....................................................................
1.2. Tăng trưởng kinh tế..................................................................................
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế............................................................
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.................................
1.2.3. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế......................................................
1.3. Tổng quan nghiên cứu............................................................................11
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài....................................................................
1.3.2. Nghiên cứu trong nước.....................................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020....................................................................
2.1. Thực trạng chuyển đổi số........................................................................14
2.1.1. Chuyển đổi số trong 1 số ngành công nghiệp...................................
2.1.2. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp...................................................
2.1.3. Chuyển đổi số tại cơ quan nhà nước.................................................
2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020.............22
2.2.1. Trước đại dịch covid-19...................................................................
2.2.2. Trong đại dịch covid-19...................................................................
2.3. Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-
2020.......................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................
3.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................31
3.2. Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................32
3.3. Kết quả ước lượng..................................................................................34
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................
4.1. Định hướng phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam...................................44
4.2. Giải pháp................................................................................................45
4.2.1. Đề xuất giải pháp phía Nhà nước.....................................................
4.2.2. Đề xuất giải pháp phía Doanh nghiệp..............................................

KẾT LUẬN....................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2.1: Tổng hợp lý thuyết tăng trưởng kinh tế.........................................................10


Bảng 2.1.1: Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin - truyền thông năm 2020.........................................................19
Bảng 2.1.2: Top 10 bộ, ngành dẫn đầu về sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông năm 2020...........................................................................22
Bảng 3.1.1: Giải thích và kì vọng dấu của biến................................................................32
Bảng 3.2.1: Thống kê mô tả các biến...............................................................................33
Bảng 3.3.1: Kết quả ước lượng thống kê..........................................................................35
Bảng 3.3.2: Kết quả kiểm định.........................................................................................36
Bảng 3.3.3: Kiểm định đa cộng tuyến...............................................................................38
Bảng 3.3.4: Kết quả ước lượng sau khi sửa chữa khuyết tật............................................39

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1.1:Lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp..............................
Hình 1.1.2: Digital domains...............................................................................................
Hình 2.2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm từ 2015-2019....................23
Hình 2.2.2: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2020....................................................27
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo của Google, Temased và Bain (2021), nền kinh tế số của Việt
Nam đã đạt giá trị 21 tỷ đô la Mỹ (tăng trưởng 31% so với năm 2020) và dự kiến đạt
57 tỷ USD vào năm 2025. Sự gia tăng này được ước tính cơ bản nhờ vào sức tăng
trưởng 53% của ngành thương mại điện tử. Đồng thời kể từ khi đại dịch Covid 19 bắt
đầu đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có khoảng 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số
mới. Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư vào các dịch vụ kỹ thuật số tăng trưởng mạnh
trong thời kì dịch bệnh ở các ngành như thương mại điện tử, công nghệ tài chính, công
nghệ y tế hay công nghệ giáo dục. Có thể thấy rằng dịch bệnh Covid-19 diễn ra đã thúc
đẩy mạnh mẽ việc sử dụng công nghệ áp dụng vào trong các lĩnh vực, hoạt động của
đời sống nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch tới đời sống.

Chuyển đổi số hiện nay không chỉ đơn giản là một giải pháp nhằm giảm thiểu
chi phí, rút ngắn quy trình làm việc, sản xuất nhằm tăng năng suất lao động mà còn là
yếu tố quan trọng giúp các chủ thể trong nền kinh tế có thể tham gia hoạt động trở lại
một cách hiệu quả. Thông qua các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội,… các
doanh nghiệp có thể dễ dàng buôn bán, quảng cáo cho sản phẩm của mình nhằm tiếp
cận tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thanh toán điện tử qua các ví điện tử, mã QR hay
các ứng dụng ngân hàng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hoạt động thanh toán đồng
thời hoạt động trao đổi hàng hóa.

Trong giai đoạn vừa qua, chuyển đổi số đã có những tác động nhất định tới nền
kinh tế cụ thể là tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhằm phân tích cụ thể
những ảnh hưởng đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Tác động của chuyển đổi
số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giải pháp”,
đồng thời đưa ra được những định hướng cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo để
phát triển nền kinh tế số dựa trên những lợi thế sẵn có.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên tính cấp thiết của đề tài và các nghiên cứu đi trước, mục tiêu tổng quát
của bài tiểu luận là phân tích và đánh giá chuyên sâu về tác động của chuyển đổi số đến
tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020.

Từ đó, nhóm tác giả hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực nghiệm về ảnh hưởng của chuyển đổi số đến
tăng trưởng kinh tế.
- Phân tích thực trạng về chuyển đổi số, tăng trưởng kinh tế và ước lượng, kiểm
định, đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp phát triển chuyển đổi số.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận nghiên cứu tác động của chuyển đổi số
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận phân tích thực trạng chuyển đổi số, tăng
trưởng kinh tế, đánh giá và ước lượng tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh
tế Việt Nam. Phạm vi gồm 63 tỉnh thành của Việt nam trong giai đoạn 2015-2020.

Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng trong phân tích tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam.

- Nghiên cứu định tính: phân tích dữ liệu định tính bao gồm thu thập, tổng hợp, tổ
chức sắp xếp, so sánh, giải thích và đánh giá dữ liệu
- Nghiên cứu định lượng: lượng hóa tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam thông qua kết quả kiểm định, hồi quy mô hình với dữ liệu
mảng.

Nguồn số liệu được dựa trên bộ số liệu thu thập từ Niên giám thống kê của 63
tỉnh thành và bộ chỉ số về chuyển đổi số được thu thập từ Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông Việt Nam qua các năm từ
2010-2020.

4. Cấu trúc tiểu luận


Chương I: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương II: Thực trạng chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chương III: Mô hình và kết quả nghiên cứu
Chương IV: Đề xuất giải pháp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU

1.1. Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số 

1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số

Theo Cẩm nang chuyển đổi số (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020): “Chuyển
đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân,
tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ
số.” Khái niệm này đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với Ứng dụng kĩ thuật số (Digitalisation).
Ứng dụng kĩ thuật số hóa là dựa trên những mô hình đã có, tối ưu hóa và cung cấp dịch
vụ đã có. Chuyển đổi số là sự thay đổi tổng thể và toàn diện, thay đổi cả về quy trình,
mô hình hoạt động để cung cấp dịch vụ mới hay dịch vụ đã có theo một cách hoàn toàn
mới.

Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới như phương tiện
truyền thông xã hội, thiết bị di động, phân tích hoặc thiết bị nhúng, để cho phép các cải
tiến kinh doanh lớn như nâng cao trải nghiệm của khách hàng, hợp lý hóa hoạt động
hoặc tạo mô hình kinh doanh mới (Fitzgerald & cộng sự, 2013 và Westernman & cộng
sự, 2011). Chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô và
ngành nghề (Lê Duy Bình & Trần Thị Phương, 2020). Mục đích chính của chuyển đổi
số là thiết kế lại hoạt động kinh doanh của tổ chức thông qua việc áp dụng các công
nghệ kỹ thuật số nhằm đạt các lợi ích như cải thiện năng suất, giảm thiểu và sự cải tiến
(Ulas, 2019).

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đề xuất mô hình các lĩnh vực
trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm (1) chiến lược, (2) mô hình
kinh doanh, và (3) mô hình quản trị (Hình 1.1.1)

8
Giá trị
(value)
Định hướng chiến lượcChuyển
đổi số và chiến lược của doanh
nghiệp
Chuyển đổi số trọng tâm vào khách hàng/thị trường
Mô hình
kinh doanh Trải nghiệm khách hàng
Chuỗi cung ứng(Supply chain)
(core) (Customer experience)

Tăng khả năng quản trị số và văn hóa số trong DN


Nghiệp vụ
Hệ thống
quản lý, tài Quản lý rủi ro
Năng lực công nghệ
chính, kế toán, và an ninh Con người và
quản trị thông tin (IT)
kế hoạch, mạng (risk and tổ chức
(capabilities)) và quản trị dữ
pháp lý và cybersecurity)
liệu
nhân sự

Hình 1.1.1:Lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nguồn: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

1.1.2. Mối quan hệ giữa số hóa, chuyển đổi số và kinh tế số 

T. Saarikko (2020) đã đưa ra mối quan hệ giữa những yếu tố trong khu vực số: Số
hóa là một thành phần của Ứng dụng kĩ thuật số, Chuyển đổi số bao gồm cả 2 yếu tố
còn lại (Hình 1.1.2)

Digital transformation

Digitalization

Digitization

9
Hình 1.1.2: Digital domains

Nguồn: Theo T.Saarikko, 2020

Dự thảo Đề án chuyển đổi số quốc gia (2019) đã chỉ ra Kinh tế số (Hay Chuyển đổi số
nền kinh tế) là một nội dung quan trọng của Chuyển đổi số, được xây dựng dựa trên
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong đó, Kinh tế số bao gồm:

1) Phát triển các doanh nghiệp số;

2) Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống (hướng tới sản phẩm tích hợp số;
chuyển đổi mô hình kinh doanh trên nền tảng số; thay đổi quy trình sản xuất dựa trên
dữ liệu số, tự động hóa, ảo hóa,…);

3) Phát triển tài chính số;

4) Phát triển thương mại điện tử;

1.1.3. Đo lường chuyển đổi số

Nghiên cứu của Stich V & cộng sự (2020) đã đưa ra những chỉ số đo lường
chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên 4 cơ cấu lực lượng: Nguồn lực, hệ
thống thông tin, văn hóa và cấu trúc tổ chức.

Nguồn lực: Track&Trace, Sản xuất không giấy tờ, Tích hợp Công nghệ thông
tin/Công nghệ vận hành (IT/OT), Digital Shadow.

Hệ thống thông tin: Áp dụng ERP, Hệ thống sản xuất thích nghi và kế hoạch
cung ứng, Hệ thống quản lý tài liệu (DMS), Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), Phân tích
có hệ thống các lỗi sai và sai số, Phân tích quá trình sản xuất và chất lượng dữ liệu,
Giám sát tình trạng (CM).

Tổ chức và văn hóa: Cộng đồng đổi mới, Cuộc họp nhân viên, Quản lí tinh gọn,
Năng lực công nghệ thông tin của nhân viên, Quản lý quy trình, Kênh bán hàng hiện

10
đại, Quản trị dữ liệu (DG).

ICT Vietnam (2021) cũng đã chỉ ra 10 chỉ số để đo lường và đánh giá hiệu quả
hoạt động của chuyển đổi số bao gồm: Hiện thực hóa giá trị kinh doanh liên tục, Phần
trăm quy trình được thiết kế cho đám mây, Phân bổ doanh thu, Chuyển đổi khách hàng
mới, Các sáng kiến được đưa ra thị trường thành công, Phần trăm quy trình kinh
doanh được kích hoạt bởi AI, Kinh nghiệm và năng suất của nhân viên, Các chỉ số về
tính bền vững, Kết nối doanh nghiệp, Nhận thức hoặc phạm vi tiếp cận của khách
hàng.

Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI (E-Government Development Index)
được Liên hợp quốc sử dụng để đánh giá hai năm một lần cho tất cả 193 nước thành
viên. Đây là bộ chỉ số tổng hợp trung bình về ba lĩnh vực quan trọng nhất của Chính
phủ điện tử: dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII), nguồn nhân lực
(HCI).

Năm 2020, Bộ TT&TT đã công bố Bộ chỉ số chuyển đổi số (DTI) gồm 3 cấp:
chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, chỉ số chuyển đổi số cấp bộ và chỉ số chuyển đổi số cấp
quốc gia.

Trong đó, mỗi cấp đều bao gồm gồm 7 chỉ số chính: chỉ số đánh giá về chuyển
đổi nhận thức, chỉ số đánh giá về kiến tạo thể chế, chỉ số đánh giá về phát triển hạ
tầng và nền tảng số, chỉ số đánh giá về thông tin và dữ liệu số, chỉ số đánh giá về hoạt
động chuyển đổi số, chỉ số đánh giá về an toàn an ninh mạng, chỉ số đánh giá về đào
tạo và phát triển nhân lực. Mỗi chỉ số chính có những chỉ số thành phần khác nhau và
trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí. Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ được cấu trúc
thành 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Chỉ số chuyển đổi số cấp quốc
gia cấu trúc theo 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số
đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp với 3 quy mô: Doanh nghiệp vừa và nhỏ,

11
Doanh nghiệp lớn và Tập đoàn/Tổng công ty. Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp
được chia thành 6 cấp độ: Mức 0 - Chưa chuyển đổi số, Mức 0 - Chưa chuyển đổi số,
Mức 2 - Bắt đầu, Mức 3 - Hình thành, Mức 4 - Nâng cao, Mức 5 - Dẫn dắt. Qua đó,
Doanh nghiệp được Bộ TT&TT thẩm định, đánh giá sẽ được cấp Chứng nhận mức độ
chuyển đổi số và được sử dụng Chứng nhận này để quảng cáo thương hiệu cũng như
đăng ký tham gia các chương trình chuyển đổi số doanh nghiệp và các đề án chuyển
đổi số của cơ quan nhà nước.

1.2. Tăng trưởng kinh tế 

1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học được định nghĩa một cách chặt chẽ là sự
gia tăng hay mở rộng quy mô của mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế của một
quốc gia (Giáo trình Kinh tế vĩ mô cơ bản).

Khác với khái niệm Phát triển kinh tế, Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy
mô, tập trung vào sự thay đổi về lượng. Còn Phát triển kinh tế là sự phát triển tổng thể
một nền kinh tế cả về chất và lượng: bên cạnh sản lượng còn có sự thay đổi về cơ cấu
kinh tế theo xu hướng tiến bộ, đời sống xã hội, …

Thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm
hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người trong một năm. Một số nước sử dụng các chỉ
số khác để xác định mức tăng trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI
(tổng thu nhập quốc gia); NNP (sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia
ròng). (Các chỉ số trên thường được tính trong một năm và đều có thể sử dụng theo tiêu
chí bình quân trên đầu người).

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các nhà kinh tế học đã khái quát 4 nguồn lực của tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia: vốn nhân lực, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ.

12
a. Vốn nhân lực (Human Resource)

Nguồn vốn nhân lực được đề cập theo 2 khía cạnh là: Số lượng lao động và Chất
lượng của lực lượng lao động. Chất lược lao động được định nghĩa là kỹ năng, kiến
thức và kỷ luật của lực lượng lao động và nhiều nhà kinh tế cho rằng đây là yếu tố
quan trọng nhất quyết định tăng trưởng kinh tế.

Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua
hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu
tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy
được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật
lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần
thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực
chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục.

b. Tích lũy tư bản (Capital)

Tư bản hay tư bản hiện vật được định nghĩa là khối lượng trang thiết bị và cơ sở
vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, là những hàng hóa do
nền kinh tế sản xuất ra nhưng không phục vụ cho mục đích tiêu dùng, mà được dùng để
sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác, trong đó có bản thân tư bản.

Tích lũy cư bản là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế bao
gồm nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những
yếu tố đầu vào trong sản xuất.

Một quốc gia có mức tích lũy tư bản nhiều hơn sẽ có điều kiện để mở rộng sản
xuất, phát triển thêm nhiều sản phẩm ngành nghề, đẩy mạnh quy mô tăng trưởng hơn.
Tuy nhiên, tư bản hiện vật là những hàng hóa được sản xuất ra không phải để tiêu dùng
nên việc tích lũy tư bản gắn liền với việc tiết kiệm, hy sinh tiêu dùng hiện tại.

Khái niệm tư bản còn bao gồm những đầu tư do Chính phủ tiến hành nhưu
đường sá, cầu cấu, các dự án về thủy lợi, điện… hay tư bản cố định xã hội, những đầu

13
tư này có tính chất tạo nền móng cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

c. Tài nguyên thiên nhiên (Natural Resource)

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của sản xuất do thiên nhiên mang lại
như đất đai, sông ngòi, khoáng sản… Có 2 loại tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên tái
tạo được như rừng cây, sông ngòi; tài nguyên không tái tạo được như khoáng sản, dầu
mỏ.

Tài nguyên thiên nhiên được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất, là một nguồn
lực tăng trưởng quan trọng: như những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng
dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập
Xê út. Tuy nhiên đây không phải điều kiện đủ của tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản là một
nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản
phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế lớn trên
thế giới về quy mô.

d. Tri thức công nghệ (Technology)

Tri thức công nghệ là những thành tựu tri thức, việc làm chủ kiến thức khoa học,
nghiên cứu nhằm đưa ra những nguyên lý, phát kiến về cải tiến sản phẩm, quy trình
công nghệ hay thiết bị kỹ thuật, hay việc áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn của quá trình sản xuất.

1.2.3. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết Ý nghĩa
Lý thuyết tân cổ điển về ‐ Tăng vốn chỉ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, trong dài hạn muốn
tăng trưởng kinh tế có tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người) phải có tiến bộ công
nghệ.
‐ Tăng dân số tác động tiêu cực tới trạng thái dừng dài hạn
‐ Tỷ lệ tiết kiệm phù hợp được xác định theo quy tắc vàng MPK = δ + n
+ gA

Các lý thuyết về giáo dục ‐ Chất lượng giáo dục tác động rất lớn lên thu nhập cá nhân sau này

14
và nguồn lực con người
‐ Ở các nước đang phát triển, chất lượng giáo dục kém được cải thiện
hơn số lượng giáo dục rất nhiều
‐ Nếu đơn giản chỉ tăng chi tiêu cho giáo dục không làm thay đổi chất
lượng giáo dục
Mô hình R&D ‐ Vai trò của khu vực sản xuất kiến thức, đặc biệt kiến thức có khả năng
triển khai và lượng lao động trong khu vực sản xuất kiến thức.
‐ Vai trò của lợi tức tư bản – sử dụng máy móc hiện đại
Ảnh hưởng tràn của công ‐ FDI: các công ty nước ngoài với công nghệ mới sẽ tạo ra ảnh hưởng
nghệ tràn ở trong nước (quản trị, kỹ thuật)
‐ Sự hình thành ra đời các cụm công nghiệp cùng ngành nghề hoặc liên
ngành nghề
Mô hình phá hủy sáng tạo ‐ Đặc trưng phát triển của nền kinh tế là dựa vào quá trình phá hủy sáng
của Schumpeter tạo “creative destruction”. Trong quá trình này, sản phẩm cũ sẽ bị
thay thế (destruction) bằng những sản phẩm mới ưu việt hơn hoặc
bằng phương thức sản xuất rẻ hơn (creative). Những sản phẩm này tạo
lập vị thế thống trị trên thị trường. Nhưng rồi cuối cùng vị thế này sẽ
bị phá hủy (destruction) bởi một sản phẩm mới hoặc quá trình sản xuất
mới. Những sp hay quá trình này được phát minh bởi những đối thủ
cạnh tranh do viễn cảnh về lợi nhuận độc quyền

Bảng 1.2.1: Tổng hợp lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

1.3. Tổng quan nghiên cứu 

1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài

Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra việc người tiêu dùng sử dụng các thiết bị
điện tử cho việc giải trí, mua sắm, giao tiếp,… là một cơ hội lớn mà các doanh nghiệp
nên nắm bắt, chuyển đổi số hệ thống kinh doanh để giảm thiểu chi phí, tăng lợi thế
cạnh tranh… Đồng thời các nghiên cứu này cũng đưa ra những khuyến nghị cho doanh
nghiệp về việc chuyển đổi quy mô, hệ thống hoạt động của doanh nghiệp hay thông
qua phân tích dữ liệu để cung cấp dịch vụ tốt hơn tới khách hàng (Saarikko T & cộng
sự, 2020; Saul J, 2012)

15
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã xác định những thách thức lớn của quá
trình chuyển đổi kỹ thuật số của xã hội, nền kinh tế liên quan đến nguồn lực về chi phí
và nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số, đòi hỏi kiến thức và hiểu biết sâu rộng
về đầu tư, vận hành, quán lí quá trình này. Bên cạnh đó là thách thức liên quan đến việc
quản lí kĩ thuật số và bảo mật thông tin. (Veretekhina S & cộng sự, 2017; Ben Hadj
Hassine A, 2021; Vial G, 2019; Abdallah Y & cộng sự, 2021)

Về tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của Micic L
(2017) đã cho thấy rằng những quốc gia tại châu Âu có mức đầu tư vào Công nghệ
thông tin và truyền thông cao là những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao. Vì
vậy việc đầu tư và phát triển ngành này cần là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đầu
tư hơn nữa vào lĩnh vực công nghệ cao có thể cải thiện chuyển đổi số và sử dụng hợp
lý sẽ có tác động tích cực đến các chỉ số kinh tế vĩ mô. Mặt khác, nghiên cứu của Choy
B (2020) tại Nga đã chỉ ra chuyển đổi số có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
đồng thời cũng tác động gián tiếp thông qua năng suất. Nghiên cứu của Nee H, Yong
A, Yong H & cộng sự (2020) phân tích tác động của chuyển đổi số thông qua các biến
độc lập cơ sở hạ tầng băng thông rộng, dân số, độ mở thương mại hoặc sự đổi mới ở
các nước ASEAN và đưa ra kết luận rằng ba biến đầu tiên có ý nghĩa quyết định tăng
trưởng kinh tế.

1.3.2. Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu trong nước chủ yếu đã đưa ra những định hướng về chuyển đổi số
trong nhiều lĩnh vực: y tế (Võ Tất Thăng & cộng sự, 2021); du lịch (Lê Hữu Nghĩa &
cộng sự, 2021); khu vực công (Đinh Công Khải & cộng sự, 2021). Những bài viết trên
đều là những nghiên cứu định tính, thông qua những số liệu thực trạng đã đề ra những
thách thức, cơ hội và giải pháp cho chuyển đổi số tại Việt Nam trong tương lai.

Hà Quang Thụy & cộng sự (2020) đã cung cấp một số tìm hiểu bước đầu về
kinh tế số, về một số cơ hội và thách thức từ kinh tế số cũng như mô hình đo lường.
Bài nghiên cứu cũng đưa ra một vài trao đổi sơ bộ về kinh tế số tại Việt Nam. Tăng

16
cường nhận thức đúng đắn và toàn diện về kinh tế số, phát triển nguồn nhân lực chuyên
nghiệp kinh tế số (đặc biệt là lực lượng chuyên gia cao cấp về kinh tế số) và hệ sinh
thái kinh tế số tại Việt Nam sẽ góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế số của Việt Nam.

Về động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, chuyển đổi số, nghiên cứu của
Trần Quang Yên & Cộng sự (2020) dựa trên bối cảnh sự phát triển của các ứng dụng
thanh toán điện tử, thông qua khảo sát và điều tra hơn 200 người Việt, cùng bài học từ
Trung Quốc đã đưa ra định hướng cho Việt Nam phát triển hình thức thanh toán này để
nâng cao tính bảo mật, hiệu quả, lối sống của con người.

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cũng đã tập trung phân tích các công nghệ cốt
lõi của chuyển đổi số. Phạm Văn Minh & cộng sự (2020) đã chỉ ra những tiềm năng
của điện toán đám mây trong thời kì chuyển đổi số, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách
thức như chi phí vận hành, xu hướng phát triển nhanh cùng với bảo mật. Hay nghiên
cứu về Big Data (Lê Triệu Tuấn & Phạm Minh Hoàn, 2020) đã đưa ra những ứng dụng
và vai trò của công nghệ này với tổng thể nền kinh tế: Big data không chỉ là là công cụ
phát triển trong từng khía cạnh của kinh doanh, phát triển khách hàng mà còn có vai trò
to lớn để định hướng phát triển nền kinh tế của một quốc gia, là tài sản cốt lõi để tạo ra
lợi thế cạnh tranh, chi phối hoạt động đổi mới sáng tạo, tăng trưởng, đóng vai trò rất
lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Về tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành (2021)
đã đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ số ICOR, năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP), chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) và chỉ số tiêu hao năng lượng
với việc sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống
kê giai đoạn 1990 – 2020. Dựa vào kết quả, nghiên cứu đã đưa ra hàm ý rằng, để nâng
cao chất lượng tăng trưởng Việt Nam cần tiếp tục ba chiến lược đột phá: hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhanh hệ
thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi kinh tế số, đáp ứng
yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

17
Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được những lợi thế sẵn có của Việt Nam
trong thời kì chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số nền kinh tế. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu cũng đã đưa ra những cơ hội và thách thức mà các quốc gia nói chung và
Việt Nam nói riêng phải đối mặt trên hành trình chuyển đổi số đất nước hay cụ thể là
nền kinh tế. Cùng với đó, chuyển đổi số luôn là một trong những giải pháp, định hướng
then chốt dành cho Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, những nghiên cứu vẫn chỉ tập trung ở việc định hướng mà chưa phân tích
cụ thể ảnh hưởng của vấn đề này với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, nhóm nghiên cứu
quyết định sẽ làm rõ những tác động mà chuyển đổi số mang lại cho tăng trưởng kinh
tế trong giai đoạn 2015 – 2020 vừa qua, từ đó cho thấy được lợi ích và định hướng
những giải pháp cụ thể cho giai đoạn tiếp theo.

18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020

2.1. Thực trạng chuyển đổi số

2.1.1. Chuyển đổi số trong 1 số ngành công nghiệp

● Thương mại điện tử

Một trong những ngành công nghiệp có sự phát triển nhanh nhất của nền kinh tế
số tại Việt Nam là ngành thương mại điện tử. Thương mại điện tử là một xu hướng tất
yếu trong kinh doanh và tiêu dùng, nó gắn liền với sự phát triển của công nghệ và phát
triển dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo
Cơ quan Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin Việt Nam (VECITA), thị trường
thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ hằng năm là 35%, nhanh
hơn 2,5 lần so với Nhật Bản. Doanh thu bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đạt 6,2 tỷ USD
vào năm 2017, cao hơn gấp đôi so với năm 2014. Số lượng người tham gia mua sắm
trực tuyến tại Việt Nam hiện đang tăng ổn định và đạt con số ấn tượng là 40 triệu
người, tức là cứ 2 người thì có 1 người tham gia mua hàng qua mạng. Nhưng tỷ trọng
doanh thu từ mảng này chỉ chiếm 4.2% doanh thu bán lẻ toàn quốc. Hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn đang hoạt động kém hiệu quả hơn so với các nhà cung cấp trực
tuyến toàn cầu và sự tăng lên của số người tiêu dùng trong nước.

Mạng xã hội ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng do số người sở hữu thiết
bị di động tăng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, có đến 240 trang mạng xã hội và 63 trang tin
tức kỹ thuật số. Facebook Việt Nam có lượng người dùng đứng thứ 7 trên thế giới, ước
tính khoảng 58 triệu người dùng. Ngành quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đang phát
triển nhanh chóng, với doanh thu đạt 390 triệu USD vào năm 2016 và dự kiến sẽ tăng
gấp ba lần vào năm 2020. Ngoại trừ các doanh nghiệp, hầu hết khách hàng tìm đến

19
quảng cáo là các hộ kinh doanh và các cá nhân bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến.
Những nhóm này đã và đang đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của quảng cáo trên
mạng xã hội.

● Công nghiệp sản xuất

Công nghiệp sản xuất là một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam, chiếm 16,49% GDP cả nước (dữ liệu năm 2019, theo Ngân hàng thế giới).
Đây là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi
số. Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang hướng tới các trụ cột phát
triển chính: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy
thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ
về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động. Theo khảo sát do CSIRO thực
hiện năm 2019, phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất được khảo sát cho
biết đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất của mình. Các ứng dụng
công nghệ thông tin chính được các doanh nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất và
kinh doanh là quản lý kinh doanh hàng ngày, liên hệ với khách hàng và nhà cung cấp
thông qua email và trang web. Lý do chính để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào
công nghệ số là nhằm giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao hiệu quả quản lý kinh
doanh. Trong ngành sản xuất, các công nghệ liên quan trực tiếp đến sản xuất được ưa
chuộng nhất vì hầu hết các doanh nghiệp đều tham gia vào công đoạn lắp ráp và gia
công. Các công nghệ liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D), phân tích và tiếp
thị ít được chú ý hơn. Chỉ khoảng 7% và 6% doanh nghiệp công nghiệp sản xuất coi
trọng vai trò của công nghệ mô phỏng và công nghệ dữ liệu lớn. Hầu hết các doanh
nghiệp trong lĩnh vực này đều tương đối mới với khái niệm về Công nghiệp 4.0.

● Nông nghiệp

Nông nghiệp cũng là một ngành sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số
tại Việt Nam. Chúng ta phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú

20
trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp
công nghệ số trong nền kinh tế. Công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp để tự
động hoá các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung
ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, an toàn, chính xác và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng công nghệ thông tin ở các hộ nông nghiệp thấp hơn nhiều so
với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Cứ 5 hộ nông nghiệp thì chỉ có một hộ được
tiếp cận với công nghệ số, trong khi đó tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nông nghiệp là
70% và ở doanh nghiệp sản xuất là 85%. Các doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp, đặc
biệt là các hộ nông nghiệp, không có động lực để áp dụng các công nghệ kỹ thuật số để
bảo vệ môi trường và quản lý rủi ro. Nhưng đối với các doanh nghiệp có giao dịch hay
hợp tác với các đối tác nước ngoài thì tỷ lệ áp dụng công nghệ thông tin để bảo vệ môi
trường và quản lý rủi ro tăng lên đáng kể. Khu doanh nghiệp chính thức (trái ngược với
hộ gia đình) dường như giỏi hơn trong việc lập kế hoạch đầu tư kỹ thuật số. Khoảng
35% doanh nghiệp nông nghiệp chính thức và khoảng 1/4 doanh nghiệp chế biến chế
tạo có kế hoạch đầu tư vào công nghệ Công nghiệp 4.0 trong năm tới, so với tỷ lệ dưới
15% của hộ gia đình (Cameron A và cộng sự, 2019).

● Ngân hàng, bảo hiểm

Tại Việt Nam, sự chấp nhận văn hóa mới của người tiêu dùng đối với ngân hàng
số và fintech ngày càng tăng, đặc biệt là ở nhóm những người trẻ và những người hiểu
biết về công nghệ. Nhờ có công nghệ kỹ thuật mà phần lớn dân số Việt Nam hiện nay
thường xuyên mở tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông
qua ứng dụng trên điện thoại thay vì phải đến các chi nhánh ngân hàng như trước, điều
đó đã đưa ngành ngân hàng và bảo hiểm lại là lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số.
Nhiều quy trình thủ công trong ngành bảo hiểm và ngân hàng hiện nay có thể được tối
ưu và tự động hóa bằng cách tận dụng công nghệ, bao gồm:

21
- Tiếp cận khách hàng mới, mở tài khoản ngân hàng và hợp đồng bảo hiểm thông
qua thị trường di động điện tử.

- Tự động hóa nhiều tác vụ như: kiểm tra Biết khách hàng của bạn (KYC), Chống
rửa tiền (AML) và xác minh ID bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như:
Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA) và Trí tuệ nhân tạo.

- Nhận thông tin chi tiết ẩn thông qua phân tích dữ liệu nâng cao

- Cải thiện việc kiểm tra gian lận bằng máy học (machine learning).

Sự ra đời của FinTech tại Việt Nam có thể là do mức độ truy cập internet của
người dùng cao, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng và sự phát
triển nhanh chóng của ngành thương mại điện tử. Tỷ lệ dân số Việt Nam không sử
dụng ngân hàng khá cao, với chỉ 59% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng chính
thức, trong khi đó tỷ lệ dân số còn lại không tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Ngoài
ra, Việt Nam có số lượng giao dịch không dùng tiền mặt thấp nhất trong các nước
Đông Nam Á. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, số lượng giao dịch không dùng
tiền mặt ở Việt Nam là 4,9 bình quân đầu người so với 59,7 ở Thái Lan, 89 ở Malaysia
và 26,1 ở Trung Quốc. Điều này đã tạo ra cơ hội to lớn cho các fintech.

2.1.2. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải
tham gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu. Chuyển đổi số mang lại cơ hội kinh
doanh mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong việc cạnh tranh với
các doanh nghiệp lớn và nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có thể tận dụng các nền tảng số, các sàn thương mại điện tử để thực hiện chuyển
đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiệu quả hơn.

Điều này có thể thấy qua việc ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển
đổi số và coi trọng giá trị dữ liệu doanh nghiệp. Theo kết điều tra năm 2020 của Phòng

22
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh
nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19”, khảo sát hơn 400 doanh nghiệp, cho thấy
rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số
vào các khâu như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và
thanh toán. Với sự lan rộng của đại dịch COVID-19, dẫn đến việc thực hiện các biện
pháp hạn chế tiếp xúc và giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng
nhiều công nghệ số hơn trong hoạt động của mình, đặc biệt là trong quản trị nội bộ,
thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Chỉ trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ số tăng lên nhanh chóng, cụ thể như trong việc quản lý
nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, phê duyệt nội bộ…

Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được các
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều nhất, chiếm 60,6%, tăng 19,5% so với trước đại
dịch COVID-19. Tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý công việc
và quy trình với xấp xỉ 30% số doanh nghiệp đã áp dụng trước đại dịch COVID-19 và
khoảng 19% số doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các công cụ này từ khi có dịch bệnh.

Đồng thời, khảo sát trên cho thấy kỳ vọng lớn của hầu hết doanh nghiệp Việt
Nam đối với quá trình chuyển đổi số. Có tới 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay
đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn
nhất là khả năng giúp giảm chi phí (chiếm tỷ lệ hơn 71%), giúp doanh nghiệp giảm
thiểu thủ tục giấy tờ (61,4%) đưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao
chất lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%).

Có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa thực tế chuyển đổi số cũng như sự kỳ vọng
về hiệu quả của chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn so với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, các doanh nghiệp quy mô lớn chuyển đổi nhanh cũng
như tin tưởng hơn đối với chuyển đổi số.

Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các loại hình doanh nghiệp và các cấp doanh

23
nghiệp đều đang tiến hành chuyển đổi số với các mức độ khác nhau. Trong lĩnh vực
ngân hàng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai các chiến lược chuyển đổi số
bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân
hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số
Timo của VPBank, Livebank của TPBank, E-Zone của BIDV…), hoặc cung ứng các
dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động
(Mobile Banking…).

Ở nhóm “big 4” các ngân hàng lớn nhất Việt Nam, quá trình chuyển đổi số cũng
diễn ra mạnh mẽ trong năm 2020. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) đã cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank, là dịch vụ
mới nổi bật nhờ trải nghiệm thống nhất, dễ dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải
pháp bảo mật ưu việt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank) cũng tiên phong triển khai lắp đặt ATM đa chức năng (CDM) trên thị
trường thẻ, từ đó Agribank mở rộng sang các dịch vụ ngân hàng số hiện đại như: ngân
hàng tự động Autobank, ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), giao dịch
rút tiền không cần thẻ, … thay thế dần các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả.

Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ đặt xe công nghệ của nước ngoài như
Grab hay Uber chính là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ đặt xe trong nước như Be hay FastGo - là những doanh nghiệp có mô
hình hoạt động mới dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ.

TT Tên Tỉnh/Thành Chỉ số Chỉ số Chỉ số ICT Xếp hạng


HTKT HTNL ƯDCNTT Index
2020 2019 2018

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Đà Nẵng 0,79 0,99 1,00 0,9238 1 1 1

2 Thừa Thiên – Huế 1,00 0,98 0,46 0,8147 2 2 5

24
3 Quảng Ninh 0,65 0,94 0,48 0,6909 3 3 4

4 Cần Thơ 0,57 1,00 0,48 0,6845 4 10 14

5 Tp. Hồ Chí Minh 0,69 0,84 0,23 0,5852 5 7 2

6 Hà Nội 0,59 0,72 0,40 0,5685 6 8 3

7 Bà Rịa – Vũng Tàu 0,71 0,71 0,22 0,5502 7 4 6

8 Lâm Đồng 0,62 0,81 0,20 0,5453 8 23 13

9 Tây Ninh 0,58 0,79 0,26 0,5452 9 25 33

10 Ninh Thuận 0,50 0,82 0,31 0,5430 10 14 21

Bảng 2.1.2: Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông năm 2020

Nguồn: Vietnam ICT Index 2020

2.1.3. Chuyển đổi số tại cơ quan nhà nước

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động xây dựng chính phủ số của các cơ
quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động xây dựng chính quyền số, đô thị
thông minh của các cơ quan chính quyền địa phương các cấp.

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước tập trung vào phát triển hạ tầng số để phục vụ
các cơ quan nhà nước một cách tập trung và thông suốt; tạo lập dữ liệu về kinh tế - xã
hội để hoạch định chính sách; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập và sử dụng, tăng
cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch
vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị
di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng,
chính xác, không tốn giấy tờ và giảm chi phí.

Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp tại ASEAN. Tuy nhiên, chỉ số về

25
Phát triển chính phủ điện tử (EGDI) năm 2020 là 0,6667 được xem là cao trên bảng
xếp hạng của Liên hợp quốc trong Khảo sát chính phủ điện tử năm 2020, trong đó Chỉ
số dịch vụ công trực tuyến (OSI) là 0,6529 và Chỉ số vốn con người HCI là 0,6779. Chỉ
số phát triển chính phủ điện tử EGDI được tính toán dựa trên trọng số trung bình của
ba chỉ số thành phần, cụ thể là: Chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI), Chỉ số cơ sở hạ tầng
viễn thông (TII) và Chỉ số vốn con người (HCI). Với mức EGDI cao như vậy, Việt
Nam, được xếp ở nhóm H3, đứng thứ 6 ở Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái
Lan, Brunei và Philippines. Việt Nam cũng đứng thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên
Liên hợp quốc, với chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII) là 0,6694. Năm nay, Việt Nam đã
có những cải thiện đáng kể về chỉ số cơ sở hạ tầng viễn thông, tăng 31 bậc lên thứ 69
(0,6694 điểm) trong khi chỉ số vốn con người đứng thứ 117 (0,6779 điểm), tăng 3 bậc
so với EGDI năm 2018. Tuy nhiên, chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam giảm 22
bậc xuống thứ 81 (0,6529 điểm), theo khảo sát. Để xây dựng Chỉ số Hạ tầng Viễn
thông, Việt Nam có 120 thuê bao điện thoại di động trên 100 người dân, tỷ lệ cá nhân
sử dụng Internet là 70,35%, thuê bao băng thông rộng cố định (có dây) trên 100 dân là
13,6 và số thuê bao băng thông rộng di động đang hoạt động trên 100 dân là 71,89. Sự
gia tăng mạnh mẽ của chỉ số TII cho thấy Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong phát triển
chính phủ điện tử, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật số trong chiến lược chuyển đổi số quốc
gia. Cơ quan thuế Việt Nam đã triển khai các sáng kiến khai thuế điện tử, nộp thuế điện
tử và hải quan điện tử giúp cải thiện công tác thu, quản lý thuế và giảm chi phí tuân thủ
của người nộp thuế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số
749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm 50 quốc gia đứng
đầu thế giới về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI). Theo chương trình, Việt
Nam cũng có kế hoạch phổ cập Internet băng thông rộng và dịch vụ 5G, mục tiêu 80%
dân số sử dụng thanh toán điện tử và trở thành một trong 30 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số
An ninh mạng toàn cầu.

26
27
T Tên Bộ/ CQNB Chỉ số Chỉ số Chỉ số ICT Xếp hạng
T HTKT HTNL ƯD Index
2020 2019 2018

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Bộ Tài chính 0,7928 0,9336 0,6740 0,8002 1 1 1

2 Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1,0000 0,8782 0,4992 0,7925 2 2 2

3 Bộ Văn hoá – Thể thao và 0,6373 1,0000 0,7066 0,7813 3 3 5


Du lịch

4 Bộ Thông tin và Truyền 0,6440 0,4944 0,7286 0,6223 4 5 4


thông

5 Bộ Công Thương 0,6307 0,6141 0,4533 0,5660 5 10 11

6 Bộ Xây dựng 0,6291 0,5618 0,4802 0,5570 6 6 12

7 Ngân hàng Nhà nước Việt 0,7177 0,3160 0,5000 0,5112 7 8 3


Nam

8 Bộ Khoa học và Công nghệ 0,5833 0,4800 0,3708 0,4780 8 11 14

9 Bộ Y tế 0,5236 0,0926 0,7695 0,4619 9 9 9

10 Bộ Giao thông vận tải 0,5639 0,3611 0,4459 0,4570 10 13 17

Bảng 2.1.3: Top 10 bộ, ngành dẫn đầu về sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông năm 2020.

Nguồn: Vietnam ICT Index 2020

28
2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020

2.2.1. Trước đại dịch covid-19

Về tăng trưởng GDP, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên thách thức
hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền
sản xuất định hướng xuất khẩu. Tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011-
2015, duy trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017-2019 (với tốc độ tăng
tương ứng đạt 6,81% năm 2017; 7,08% năm 2018 và khoảng 7,1% năm 2019). Tốc độ
tăng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt mức 6,73% (cao hơn tốc độ tăng bình
quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015), đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-
7% của Kế hoạch 5 năm 2016-2020. Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, đạt
khoảng 266,5 tỷ USD, năm 2019 bình quân đầu người đạt 2.786 USD (năm 2018 là
2.590 USD).

Hình 2.2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm từ 2015-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp
tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỷ trọng trong GDP của
khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96%

29
vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm
2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công
nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm 2015 đến năm 2019.

Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình
quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của
giai đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm
2019 ước đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791 USD/lao động), tăng 6,2%
so với năm trước theo giá so sánh.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực.
Năm 2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so
với 32,6% trong năm 2015. Trong đó, đầu tư khu vực nhà nước chiếm 31% tổng vốn
và tăng trưởng 2,6% so với năm trước; mặc dù có tăng trưởng nhưng tỷ trọng vốn đầu
tư khu vực nhà nước tiếp tục có xu hướng giảm từ mức 38% năm 2015 xuống 31%
năm 2019.

Đầu tư khu vực nhà nước giảm về tỷ trọng trong thời gian qua được bù đắp
nhiều hơn bởi đầu tư của khu vực tư nhân nhờ chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện
cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa tốc độ tăng trưởng và tỷ
trọng vốn đầu tư của khu vực này lần lượt lên mức 17,3% và 46% vào năm 2019 so với
mức 13% và 38,7% năm 2015. Đầu tư khu vực FDI vẫn duy trì mức tăng trưởng khá
trong thời gian qua; năm 2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng
kỳ; duy trì tỷ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai đoạn 2015 – 2019.

Về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ngân hàng nhà nước đã điều hành chính
sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính
sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng được đảm bảo và có dư thừa,

30
thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.

Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín
dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ. Lạm phát giảm từ 7,7% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống 3,1% ước
tính bình quân giai đoạn 2016-2017, năm 2018 là 3,54%, năm 2019 là 2,79% (vượt kế
hoạch đặt ra). Lạm phát cơ bản bình quân được duy trì ở mức thấp, năm 2017 và 2018
lần lượt là 1,41%, 1,48%; năm 2019 là 2,01%.

Mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định và giảm dần, phù hợp với bối cảnh kinh
tế trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn 2016- 2018, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng (Fed 9 lần
tăng lãi suất từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018, từ mức gần 0% lên mức 2,25-2,5%),
ngân hàng nhà nước đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn
định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước so
với trước đây đó là đã sử dụng những công cụ mang tính thị trường hơn các công cụ
mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện quyết tâm theo đuổi cơ chế tỷ giá trung
tâm linh hoạt và định hướng thị trường của ngành ngân hàng. Nhờ đó, tỷ giá được duy
trì ổn định, thanh khoản thị trường được đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông
suốt, dự trữ ngoại hối được tăng cường.

Thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016- 2019 đều vượt dự toán; chi ngân
sách nhà nước chuyển biến tích cực, bội chi được kiểm soát tốt, nợ công nằm trong
giới hạn an toàn cho phép. Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP giảm mạnh từ mức
5,52% năm 2016 xuống 3,46% năm 2018 và dự toán bội chi năm 2019 là 3,6%; năm
2020 là 3,44%. Như vậy, bình quân cả giai đoạn 2016- 2020, bội chi ngân sách nhà
nước khoảng 3,6 – 3,7%, hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4% đến năm

31
2020.

Nhờ kiểm soát bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ nên tốc độ tăng
của nợ công đã giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Nếu
như giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1%/năm trong khi GDP danh
nghĩa tăng 14,5%/năm thì giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng nợ công là 8,2%/năm
trong khi GDP danh nghĩa tăng 9,7%/năm. Nhờ vậy, ước tính nợ công đến cuối năm
2020, chỉ còn 54,3% từ mức 64,3% năm 2016.

Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam được tăng cường trên cơ sở thặng dư cán
cân vãng lai và dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt kỷ lục thặng dư 9,9 tỷ USD
trong năm 2019, vượt đỉnh gần nhất là 9 tỷ USD vào năm 2017.

2.2.2. Trong đại dịch covid-19

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với
kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Kinh tế thế giới được
dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt
Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong giai đoạn khủng hoảng này. Năm 2020
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương với tốc độ
tăng GDP ước tính đạt 2,91% khi đại dịch bùng phát, là một trong những quốc gia tăng
trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, biến thể Delta đã gây ra một
cú sốc cho Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam chỉ đạt 2-
2,5%, thấp hơn 4 điểm phần trăm so với trung bình thế giới.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của
các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước,
thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống

32
của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải
pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với
việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai
đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một
thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với
Trung Quốc và Myanmar, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng
trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ
USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở
thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia
1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philipines 367,4 tỷ USD).

Hình 2.2.4: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của
khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%). Đối mặt với tình hình dịch bệnh
trên cây trồng và vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa

33
được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng
trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng
2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm
2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông sản tăng mạnh
trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt
hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD,
tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm
hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm
trước.

Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây
dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng
chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng
trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ số sản
xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản
xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất sản phẩm điện tử,
máy vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 27,1%;
14,4%; 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng khả quan
trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu
vào.

Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó
đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại
trong nước cả năm tăng 2,6%. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường
như sau: bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần
trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm

34
phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành
dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.

Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 đó là xuất khẩu vượt khó trong
tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục
(19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất
siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD;
6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do
đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt
34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm
trước. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường
đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối
cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19
diễn biến phức tạp.

Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực
kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn
diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển
thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh
đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn
ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống
dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế –
xã hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế

35
để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.

2.3. Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2020

Việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số là những yếu tố góp phần quan trọng
giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chiến lược kinh tế dẫn đến thành
công và tăng trưởng GDP cao của Việt Nam trong bốn thập kỷ qua sẽ không tiếp tục
mang lại sự tăng trưởng và thịnh vượng như cũ trong tương lai. Để chuyển từ trạng thái
thu nhập trung bình sang thu nhập cao, Việt Nam cần phải vượt ra khỏi vị trí là một thị
trường lao động chi phí thấp phụ thuộc nhiều vào FDI để tăng trưởng xuất khẩu, Việt
Nam cần chuyển sang nâng cao năng lực sử dụng công nghệ để tăng năng suất trong tất
cả các ngành công nghiệp. Con đường phía trước là thông qua cải thiện năng suất lao
động và các ngành công nghiệp dựa trên tri thức thông qua áp dụng công nghệ, số hóa,
cải cách hệ thống, phát triển kỹ năng và giáo dục.

Vào năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch 10 năm về chuyển đổi
kỹ thuật số trên diện rộng của đất nước, với kế hoạch đầy tham vọng là sản xuất 10 kỳ
lân khởi nghiệp trị giá trên 1 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Với mục tiêu kết hợp ít
nhất 10% việc áp dụng kỹ thuật số trên tất cả các lĩnh vực và tỷ lệ thâm nhập internet là
80% cho tất cả các hộ gia đình, kế hoạch này dường như đang đi đúng hướng.

Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019”, nền kinh tế số Việt Nam
đang trên đà bùng nổ và trở thành thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai tại Đông Nam
Á sau Indonesia. Việt Nam dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng kỹ thuật số với tốc
độ trung bình 27% trong giai đoạn 2015-2020. Nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước đã
tăng lần lượt từ 3 tỷ USD năm 2015 lên 12 tỷ USD năm 2019 (đóng góp 5% GDP quốc
gia trong năm 2019) với mức tăng trưởng trung bình đạt 38% và 14 tỷ USD vào năm
2020. Dự đoán nền kinh tế số Việt Nam sẽ chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025. Kinh
tế số, thương mại điện tử tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ
trung bình những năm qua từ 25 - 30%. Năm 2019, ước tính khoảng 61 triệu người

36
Việt online và thời gian sử dụng Internet trên thiết bị thông minh trung bình khoảng 3
tiếng 12 phút mỗi ngày. Việt Nam hướng tới mở rộng nền kinh tế số, đạt khoảng 20%
giá trị GDP vào năm 2025. Giãn cách xã hội và phong tỏa trong thời kỳ COVID-19 đã
thúc đẩy việc sử dụng công nghệ số để giảm thiểu tác động gián đoạn tiêu cực của đại
dịch tới kinh doanh và đời sống xã hội.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91%. Tuy đây là
mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch Covid - 19 diễn
biến phức tạp thì đây lại là thành công lớn của Việt Nam trong việc hoàn thành mục
tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Năm 2020, Việt Nam thuộc nhóm các
nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới với sự thay đổi đột biến khi chuyển đổi số
trở thành điều kiện sống còn của các doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là một yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp dần dần quay
trở lại trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID. Đối với Việt Nam, 61% các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đã nhận thấy sự thay đổi hành vi
và động cơ mua hàng của người tiêu dùng kể từ đầu năm 2020, 21% cho biết họ không
thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong nhu cầu của khách hàng và 16% vẫn không chắc
chắn. Trước thời kỳ khủng hoảng COVID-19, thay đổi công nghệ chủ yếu tập trung
vào việc giảm chi phí và tăng năng suất. Mục đích là giúp các doanh nghiệp hoạt động
tốt hơn nữa. Cùng với việc thích nghi với các tác động mới do COVID-19 gây ra, vai
trò của công nghệ sẽ bao gồm cả việc hướng tới phục hồi sản xuất, tạo ra lợi nhuận và
phát triển bền vững.

37
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu của nhóm về tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế
sử dụng mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết tăng trưởng Solow và các nghiên cứu đi
trước đã đề cập ở phần trên.

Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Y= f (K, L) = A K α L β

Trong đó: - A là năng suất các yếu tố tổng hợp

- L là lao động
- K là vốn được sử dụng
- Y là sản lượng

Để phân tích tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế, nhóm tác giả sử
dụng chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin và chỉ số ICT để đại diện cho năng suất các
yếu tố tổng hợp. Yếu tố lao động đại diện bởi lực lượng lao động trên 15 của 63 tỉnh
thành. Yếu tố vốn được đại điện bởi nguồn vốn FDI vào địa phương qua từng năm.
Yếu tố sản lượng được đại diện bởi tổng sản phẩm của địa phương.

Từ đó, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

lnGRDPit = ^
β 0 + ^β 1FDIit + ^β 2lnLabourit + ^
β 3lnUDCNTT+ ^
β 4 lnICT +ε^¿

Trong đó:

- ^
β 0 là hệ số chặn ^
β1 ,^
β 2, ^
β 3, ^
β 4 là hệ số góc của các biến độc lập,ε^¿ là nhiễu.
- i là tỉnh thành của Việt Nam, t là thời điểm năm t

38
Đại lượng Tên biến Giải thích Đơn vị Kỳ vọng Nguồn dữ
dấu

Biến phụ thuộc

Tăng trưởng kinh lnGRDPit Logarit tự nhiên tổng triệu VNĐ Tổng cục
tế sản phẩm nội địa của thống kê
tỉnh i năm t

Biến độc lập

Yếu tố nguồn Lao động lnLabourit Logarit tự nhiên số % + Tổng cục


nhân lực lượng lao động trên 15 thống kê
tuổi tỉnh i năm t

Yếu tố vốn Vốn đầu FDIit Vốn đầu tư trực tiếp % + Tổng cục
tư trực nước ngoài tỉnh i năm thống kê
tiếp nước t
ngoài

Yếu tố chuyển Chỉ số ứng lnUDCNTT Logarit tự nhiên chỉ số % + Báo cáo chỉ
đổi số dụng công ứng dụng công nghệ số sẵn sàng
nghệ thông tin trên địa cho phát
thông tin phương i năm t triển và ứng
dụng công
Chỉ số lnICT Logarit tự nhiên chỉ số % + nghệ - thông
công nghệ ICT trên địa phương i tin truyền
thông tin - năm t thông Việt
truyền Nam
thông

Bảng 3.1.4: Giải thích và kì vọng dấu của biến

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng


hợp

39
3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu mảng-thứ cấp được nhóm tác giả thu
thập từ Tổng cục thống kê và Niên giám thống kê của 63 tỉnh thành trên khắp cả nước
trong giai đoạn 2015-2020. Ngoài ra, dữ liệu về chuyển đổi số bao gồm Chỉ số ứng
dụng công nghệ thông tin và Chỉ số công nghệ thông tin- truyền thông được thu thập từ
Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông
Việt Nam qua các năm từ 2015-2020.

Thống kê mô tả các biến, ta được kết quả tại bảng sau

Biến Số quan sát Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
bình chuẩn nhất nhất

lnGRDPit 377 18.03531 0.9937524 16.15433 21.71367

FDIit 359 1.18e+09 5.50e+09 -2245488 5.64e+10

lnLabourit 378 -0.1533051 1.287162 -1.580025 6.924692

lnICT 378 -0.9216348 0.3747675 -2.459239 -0.061131

lnUDCNTT 378 -1.093474 0.5088952 -2.995732 0

Bảng 3.2.5: Thống kê mô tả các biến

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata


15

+ Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDRPit), sau khi lấy logarit và tiến hành thống kê mô
tả, nhóm thu được kết quả thống kê của biến lnGRDPit như sau: Với 377 kết quả thu
thập được, giá trị trung bình của biến là 18.03531 triệu đồng, giá trị thấp nhất là
16.15433 triệu đồng (tại Cao Bằng năm 2015) và giá trị lớn nhất là 21.71367 triệu đồng
(tại Lai Châu vào năm 2015). 

40
+ Vốn FDI đăng kí (FDIit): Với 359 kết quả thu thập được, ta thấy giá trị trung bình
của biến là 1.18e+09 triệu đồng, giá trị thấp nhất là -2245488 triệu đồng (tại Ninh
Thuận năm 2020) và giá trị lớn nhất là 5.64e+10 triệu đồng (tại Hà Nội năm 2019).

+ Số lao động (lnLabourit): Với 378 kết quả thu thập được, ta thấy số lao động trung
bình là -0.1533051 triệu người với số lao động thấp nhất là -1.580025 triệu người (tại
Bắc Kạn năm 2020) và số lao động cao nhất là 6.924692 triệu người (tại TP Hồ Chí
Minh năm 2018).

+ Chỉ số ICT (lnICT): Với 378 kết quả thu được, giá trị trung bình của biến số này là -
0.9216348 trong đó giá trị thấp nhất là -2.459239 (tại Lai Châu năm 2019) và giá trị
lớn nhất là -0.061131 (tại Đà Nẵng năm 2018)

+ Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (lnUDCNTT): với 378 quan sát, giá trị trung
bình của biến là -1.093474 trong đó giá trị thấp nhất là -2.995732 (tại Bình Phước năm
2020) và giá trị lớn nhất là 0 (tại Đà Nẵng năm 2020).

3.3. Kết quả ước lượng

41
Mô hình RE FE FE_robust

Biến lnGRDPit lnGRDPit lnGRDPit

FDIit 1.07e-11 ** 3.43e-12 3.43e-12 **

(0.031) (0.483) (0.043)

lnLabourit 0.0535491 * -0.0230922 -0.0230922 **

(0.093) (0.485) (0.048)

lnICT 0.3122918 *** 0.1310746 0.1310746 *

(0.006) (0.246) (0.084)

lnUDCNTT -0.2418868*** -0.2355046*** -0.2355046***

(0.000) (0.000) (0.000)

Hệ số chặn 18.04484 17.89223 17.89223

Bảng 3.3.6: Kết quả ước lượng thống kê

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata


15

42
Kiểm định nhân tử Lagrange Chibar2(01) = 189.61
(xttest0)
P-value = 0.0000

Kiểm định Hausman Chi2(6) = 405.48

P-value = 0.0000

Kiểm định Phương sai sai sô Chi2 (63) = 9434.59


thay đổi (xttest3)
P-value = 0.0000

Kiểm định tương quan chuỗi F (1,58) = 2.360


(xtserial)
P-value = 0.1299

Số quan sát 358 358 358

R2 0.485 0.2537 0.538

(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%,5% và 10%

Bảng 3.3.7: Kết quả kiểm định

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ phần mềm Stata

Kiểm định lựa chọn mô hình

Kiểm định nhân tử Lagrange của Breusch và Pagan lựa chọn giữa mô hình
OLS, REM và FEM

Cặp giả thuyết

Ho: sai số của ước lượng thô không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng

H1: sai số trong ước lượng có bao gồm cả sự sai lệch giữa các nhóm

Kết quả kiểm định

43
Chibar2(01) = 189.61 Prob>chibar2 = 0.0000

Với mức ý nghĩa thống kê 1%, ta thấy giá trị p-value< 0.01 nên có cơ sở bác bỏ
giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%

Hay có thể kết luận rằng, mô hình FEM hoặc REM là phù hợp hơn

Kiểm định lựa chọn mô hình Hausman, lựa chọn FEM hay REM

Cặp giả thuyết:

Ho: không có tương quan giữa sai số và các biến giải thích (mô hình REM)

H1: có tương quan giữa sai số và các biến giải thích (mô hình FEM)

Kết quả kiểm định:

Chi2(6) = 405.48 Prob>chi2 = 0.000

Với mức ý nghĩa thống kê 1%, ta thấy giá trị p-value <0.01 nên ta có cơ sở bác
bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%

Hay kết luận mô hình FEM phù hợp hơn

Tóm lại, nhóm tác giả lựa chọn mô hình phù hợp là mô hình FEM.

Kiểm định khuyết tật mô hình

Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn mô hình FEM, và tiến hành kiểm định các khuyết
tật của mô hình bao gồm kiểm định phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi, đa
cộng tuyến

Với cặp giả thuyết chung:

H0: mô hình không bị mắc khuyết tật tương ứng

H1: mô hình mắc khuyết tật tương ứng

Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Chi2 (63) = 9434.59

44
P-value = 0.0000

Có p-value <0.01, ta bác bỏ H0 và kết luận rằng mô hình mắc khuyết tật phương
sai sai số thay đổi.

Kết quả kiểm định tương quan chuỗi

F (1,58) = 2.360

P-value = 0.1299

Có p-value <0.01, ta bác bỏ H 0 và kết luận rằng mô hình không mắc khuyết tật
tương quan chuỗi

Với kiểm định đa cộng tuyến, sau khi chạy lệnh vif ta có kết quả như sau

Biến VIF 1/VIF

LnICT 2.34 0.426595

lnUDCNTT 2.25 0.445105

lnLabourit 1.51 0.660930

FDIit 1.37 0.729214

Mean VIF 1.87

Bảng 3.3.8: Kiểm định đa cộng tuyến

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata


15

Vif của tất cả các biến đều <10 nên mô hình không mắc khuyết tật Đa cộng
tuyến

Tóm lại, mô hình chỉ mắc khuyết tật là phương sai sai số thay đổi

Để khắc phục các khuyết tật mà mô hình mắc phải, nhóm tác giả sử dụng lệnh

45
robust và thu được kết quả như bảng sau

46
lnGRDPit Hệ số Sai số T P >|t | Ước lượng hệ số hồi quy với
chuẩn khoảng tin cậy 95%
mạnh

FDIit 3.43e-12** 1.66e-12 2.07 0.043 1.14e-13 6.72e-12

lnLabourit -0.0230922** 0.0114224 -2.02 0.048 -0.0459253 -0.000259

lnICT 0.1310746* 0.745311 1.76 0.084 -0.0179109 0.2800602

lnUDCNTT -0.2355046*** 0.054312 -4.34 0.000 -0.03440728 -0.1269365

_cons 17.89223 0.772947 -231.48 0.000 17.73772 18.04674

(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α= 1%.5%,10%

Bảng 3.3.9: Kết quả ước lượng sau khi sửa chữa khuyết tật

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata


15

Mô hình cuối cùng như sau:

lnGRDPit = 17.89223 + (3.43e-12) FDIit - 0.0230922lnLabourit


+0.1310746lnICT - 0.2355046 lnUDCNTT

Khi nhìn vào thống kê các giá trị P_value của các biến độc lập, nhận thấy các
biến đều có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt
Nam tại mức ý nghĩa thống kê α = 10%, hay thậm chí tại mức ý nghĩa thống kê 5%,
các biến cũng đều có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc lnGRDPit ngoại trừ biến
lnICT (với P_value = 0.084)

Xét theo giá trị của hệ số hồi quy sau khi nghiên cứu mô hình, nhóm có những
nhận xét cụ thể như sau:

47
 FDIit: ^
β 1= 3.43e-12

Vốn FDI có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê tích cực đến GRDP vùng. Với mẫu đã
cho, kết quả ước lượng cho thấy với 1 triệu đồng tăng thêm của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, nền kinh tế sẽ tăng trưởng thêm 3.43e-12 triệu đồng. 

Thực tế cho thấy, vốn FDI chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của
toàn xã hội. Việc gia tăng vốn FDI sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành
kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong tổng quan nghiên cứu
liên quan tới đề tài mà nhóm thực hiện, nghiên cứu nước ngoài của Nee H, Yong A,
Yong H & cộng sự (2020) đã đưa ra kết luận rằng: “độ mở thương mại là một trong ba
yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tăng trưởng kinh tế”. Và kết quả nghiên cứu
mô hình của nhóm cũng trùng khớp với kết luận trên khi biến FDI có ảnh hưởng dương
tới biến tăng trưởng kinh tế (GRDP), bởi thực tế là một quốc gia nếu mở cửa thương
mại, giao lưu kinh tế sẽ thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vào trong nước, góp
phần cho tăng trưởng dương của nền kinh tế.

 lnLabourit: ^
β 2 = -0.0230922

Số lượng lao động phổ thông trên 15 tuổi có ảnh hướng ý nghĩa thống kê tiêu cực
đến GRDP trong các năm quan sát. Cụ thể, kết quả ước lượng cho thấy  với 1 triệu lao
động không có trình độ tăng thêm sẽ làm GRDP trong năm quan sát giảm đi 0.0230922
triệu đồng. Tuy nhiên, điều này có thể hiểu bởi đây là lực lượng phổ thông và không có
kinh nghiệm đặc biệt về ngành nghề. Một nền kinh tế chuyển đổi số, nếu lao động
không có trình độ, chuyên môn, kỹ năng phù hợp để tối đa hóa được khoảng thời gian
đã tiết kiệm được do áp dụng công nghệ hoặc không biết cách quản lý, sử dụng nền
tảng công nghệ thông tin thì chắc chắn tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị tụt hậu. Hơn
nữa, khi lao động phổ thông tăng quá nhiều sẽ dẫn đến năng suất lao động giảm, từ đó
tăng trưởng cũng giảm. 

48
Thực tế cho thấy, đối với một nền kinh tế số đổi mới hiện đại thì luôn đòi hỏi một
lực lượng lao động có trình độ cao, thích nghi linh hoạt với sự đổi mới để tạo ra năng
suất lao động cao, từ đó nền kinh tế sản xuất ra được nhiều hàng hóa dịch vụ, tạo ra
được nhiều lợi nhuận và cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp.

Trong một vài nghiên cứu đi trước của Veretekhina S & cộng sự, 2017 hay của
Ben Hadj Hassine A, 2021 cũng đã xác định được một trong những thách thức lớn của
chuyển đổi số chính là nguồn nhân lực không có đủ kiến thức, và hiểu biết sâu rộng về
đầu tư, vận hành, quản lý quá trình chuyển đổi số. Thông qua đó, có thể khẳng định
một lần nữa tầm quan trọng của lao động chất lượng cao đối với chuyển đổi số và tăng
trưởng kinh tế của một khu vực.

 lnICT: ^
β 3= 0.1310746

Nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến chỉ số ICT - chỉ số công nghệ thông tin và
truyền thông, là biến số đại diện cho mức độ phát triển và áp dụng chuyển đổi số trong
các lĩnh vực tại các tỉnh thành. Cụ thể, sau khi phân tích kết quả ước lượng đã cho thấy
việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (lnICT) có ảnh hưởng ý nghĩa tích
cực đến tăng trưởng kinh tế (GRDP) ở mức ý nghĩa 10%. Sự gia tăng thêm 1 chỉ số
ICT dẫn tới kinh tế tại các tỉnh thành tăng trưởng thêm 0.1310746 triệu đồng. Điều này
là hoàn toàn phù hợp với kì vọng ban đầu về mối quan hệ nhân quả cùng chiều giữa
việc chuyển đổi số với tăng trưởng kinh tế. 

Thứ nhất, ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông đã làm tăng các yếu tố
sản xuất- kinh doanh, theo đó làm tăng thu nhập và dẫn đến sự gia tăng chi tiêu cho
tiêu dùng dân cư và tăng đầu tư cho cả nền kinh tế. Thứ hai, Công nghệ thông tin và
truyền thông phát triển đã làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ qua các phương tiện thông tin và dịch vụ vận chuyển. Thứ ba, công nghệ
thông tin ngày càng phát triển với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới, hiện đại như:
vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông,... và việc ứng

49
dụng khoa học công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào, nhất là năng suất và tiêu dùng
ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế và khu vực, do đó thúc đẩy tăng trưởng GRDP. 

Kì vọng của nhóm về ảnh hưởng tích cực của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh
tế là hoàn toàn có cơ sở và tương thích với kết quả nghiên cứu của Micic L (2017) khi
ông cho rằng “những quốc gia tại châu Âu có mức đầu tư vào Công nghệ thông tin và
truyền thông cao là những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao”. Hay trong một
nghiên cứu của Choy B (2020) tại Nga cũng đã chỉ ra chuyển đổi số có tác động trực
tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tác động gián tiếp thông qua năng suất. 

 lnUDCNTT:  ^
β 4 = -0.2355046

Dấu của hệ số hồi quy của biến chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin mang dấu
âm nghĩa là biến ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng
kinh tế: với 1 đơn vị tăng thêm của chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm tăng
trưởng kinh tế giảm đi 0.2355046 triệu đồng. Kết quả này lại đi ngược với nghiên cứu
của Saarikko T & cộng sự năm 2020 khi nhóm tác giả kết luận rằng: “ việc nắm bắt cơ
hội ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các lĩnh vực kinh tế trong bối
cảnh người người nhà nhà sử dụng các thiết bị điện tử trong cuộc sống hàng ngày sẽ
giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế”.

Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các chỉ tiêu chung của ICT
index, nó cũng thể hiện 1 phần tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng. Chỉ số này
đặc biệt quan trọng đối với chuyển đổi sổ trong nền kinh tế.Tuy nhiên, trong bài nghiên
cứu của nhóm tác giả vì sự thu thập số liệu của 63 tỉnh thành qua các năm còn bị bỏ sót
khá nhiều số liệu, dẫn đến số liệu không đầy đủ, từ đó có thể dẫn đến kết quả chưa thực
sự khách quan. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số khó khăn trong giai đoạn các
tỉnh thành của Việt Nam mới bắt đầu áp dụng chuyển đổi số vào nền kinh tế. Qúa trình

50
diễn ra còn chậm chạp, điều này sẽ khiến những vấn đề tiêu cực nảy sinh nhiều hơn,
quyền lợi của con người, xã hội và nền kinh tế đều chậm phát triển. Mặt khác, còn có
sự chênh lệch giữa trình độ công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin của đội ngũ lao động, đội ngũ chuyên môn về công nghệ thông tin giai đoạn
này còn mỏng, khả năng ứng dụng còn chưa cao. Tất cả những khó khăn và thách thức
trên cũng đã được đề cập đến trong nghiên cứu của Hà Quang Thụy và cộng sự (2020)
mà trong đó nhóm tác giả đã thông qua những số liệu thực trạng để đề ra những thách
thức, cơ hội cũng như giải pháp cho chuyển đổi số tại Việt Nam trong tương lai.

Không thể phủ nhận, trong thời kỳ chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế nền tảng
đang diễn ra nhanh chóng và có tác động to lớn, sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế,
xã hội của tất cả các quốc gia. Khi các mô hình kinh tế mới xuất hiện sẽ góp phần thúc
đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ tổ chức sản xuất, cung
ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp... Sự chuyển
đổi này tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra: Để phát huy tối đa các điều kiện nội tại
cũng như lợi thế của kinh tế nền tảng để phát triển nền kinh tế một cách bền vững điều
đầu tiên cần là thay đổi về mặt chính sách. Theo đó, việc cần làm ngay đó là phải khơi
thông “điểm nghẽn” lớn nhất chính là hành lang pháp lý. Khơi thông về chính sách,
hành lang pháp lý sẽ thu hút đầu tư công nghệ số trong nhiều lĩnh vực và tạo thuận lợi
tối đa cho các hoạt động phát triển DN công nghệ số...

51
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Định hướng phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đang ở giai đoạn xây dựng
tầng thứ nhất và thứ hai của quá trình chuyển đổi số nền kinh tế; cần tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nền kinh tế thị trường và sáu ưu tiên quan trọng của
nền kinh tế số (4L2C): “Liên kết - Lao động - Logistics - Lòng tin - Chính phủ điện tử
- Chi trả online”:

Thứ nhất, cải thiện tính liên kết người tiêu dùng với internet tốc độ cao và giá cả
phải chăng thông qua thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng của hệ thống tư nhân. Tốc độ
đường truyền và chất lượng các dải băng di động/cố định của Việt Nam được đánh giá
là tương đối ổn định, tuy nhiên, để phát triển ở mức độ cao hơn cần có những hỗ trợ
của Chính phủ trong việc nâng cao độ phủ các dải băng tần một cách đa dạng hơn nữa.

Thứ hai, tăng cường giáo dục kỹ thuật số, thúc đẩy đào tạo nguồn lao động chất
lượng cao. Giáo dục trong nền kinh tế số không chỉ để thúc đẩy sự nhận thức chung về
cơ hội, thách thức của nền kinh tế số mà đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng lực lượng lao
động có kỹ năng, sẵn sàng thích ứng và nắm bắt cơ hội.

Thứ ba, tiếp tục cải thiện hệ thống logistics, đặc biệt trong liên kết kết cấu hạ
tầng ngành và liên ngành nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu
dùng. Chỉ số Hiệu suất logistics có thể sẽ là một trong những chỉ báo quan trọng cho
mục tiêu này. Theo đó, mặc dù Việt Nam đang có những thành công nhất định, nhưng
việc hỗ trợ của Chính phủ trong kết nối, tổ chức, chia sẻ nguồn lực chung và cung cấp
thêm một số “hàng hóa công” là chìa khóa then chốt để cải thiện chất lượng chuyển đổi
số nền kinh tế.

Thứ tư, củng cố lòng tin của người sử dụng thông qua bảo đảm các vấn đề liên

52
quan đến bảo mật dữ liệu, an ninh mạng và hệ thống luật pháp công khai, minh bạch
đối với hệ thống doanh nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh hình thức chi trả online. Theo đó, thanh toán kỹ thuật số là
một phần thiết yếu và ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế số. Việt Nam đang gặp thách
thức lớn khi lượng sử dụng tiền mặt trên thị trường vẫn chiếm hơn 90%. Để đánh giá
chỉ số này, Global Findex có thể là một chỉ báo quan trọng trong thời gian tới.

Thứ sáu, xúc tiến nhanh hơn nữa một chính phủ điện tử. Chính phủ cần đi đầu
trong công cuộc chuyển đổi số. Sự tích cực dẫn dắt nền kinh tế chuyển đổi số của
Chính phủ sẽ là chìa khóa quan trọng cho sự thành công của công cuộc này.

Trong công cuộc chuyển đổi số nền kinh tế, Việt Nam đã có những thành công
bước đầu trên nhiều khía cạnh. Sự thành công trong chuyển đổi số giai đoạn tiếp theo,
với nguồn lực có hạn, đòi hỏi Chính phủ cần xác định rõ những chiến lược ưu tiên, đặc
biệt phối hợp với khu vực doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số. Dù đang đối
mặt với nhiều thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao độ của người dân và chính
quyền, thì việc đạt được mục tiêu chương trình chuyển đổi số của Việt Nam đến năm
2025, định hướng 2030 sẽ sớm thành hiện thực.

4.2. Giải pháp

4.2.1. Đề xuất giải pháp phía Nhà nước

 Xây dựng cơ chế, chính sách; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số

Phát huy hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo, Ban điều hành Chuyển đổi số từ cấp
tỉnh đến cấp xã; chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các quy định,
hướng dẫn chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh
trong tiến trình Chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào
quá trình Chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo;

53
Tập trung xây dựng, ban hành các quy chế, quy định của tỉnh để hỗ trợ, thúc đẩy
phát triển các doanh nghiệp Chuyển đổi số, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ
năng lực tham gia đầu tư các hạ tầng viễn thông và hạ tầng khác phục vụ Chuyển đổi
số, xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân quảng bá sản phẩm trên các sàn giao
dịch điện tử uy tín trong và ngoài nước.

Chủ động liên kết với các doanh nghiệp, trường, viện, trung tâm nghiên cứu có
uy tín để lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên gia, nòng cốt về Chuyển đổi số.
Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức,
doanh nghiệp, người dân đáp ứng yêu cầu Chuyển đổi số.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có của tỉnh, tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số.

Có cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực
CNTT vào các cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ Chuyển đổi
số trên các lĩnh vực quan trọng.

 Phát triển hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn an ninh thông tin

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc đảm bảo an toàn thông
tin và tăng cường dùng chung hạ tầng; phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao,
phát triển hạ tầng mạng di động 4G, 5G, phổ cập điện thoại di động thông minh bắt đầu
từ các khu tập trung đông dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, đảm bảo kết nối, liên
thông toàn tỉnh;

 Xây dựng và phát triển kinh tế số

Tăng cường cung cấp thông tin, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cải
cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát triển;

54
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, sản phẩm nội dung số, truyền thông số,
quảng cáo số; Đẩy mạnh Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

 Chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực

Chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực chú trọng tới việc triển khai các
sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp trải nghiệm mới, tạo ra
các giá trị đột phá bằng cách ứng dụng các công nghệ số để mang lại giá trị cho người
dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện ba đột phá
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tỉnh Hà Giang. Các lĩnh vực cần tập
trung Chuyển đổi số gồm: Y tế, Giáo dục, Du lịch, Nông nghiệp, Giao thông vận tải,
Tài nguyên và Môi trường, logistics và thương mại điện tử.

4.2.2. Đề xuất giải pháp phía Doanh nghiệp

 Điện toán đám mây – xu hướng được xem là chủ đạo trong năm 2022

Điện toán đám mây có tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo
mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet. Nhờ công nghệ này mà
các doanh nghiệp có thể dễ dàng:

● Kiểm tra và phát triển website, ứng dụng


● Phân tích, vận hành Big Data
● Lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server
● Dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox,
Shutterstock…

Từ đó giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao
trải nghiệm cho khách hàng.

Ngoài ra công nghệ này giúp điều chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ trả

55
tiền cho những dịch vụ cần sử dụng. Vì vậy nên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
trong quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

Cùng với đó các nhóm nhân viên có thể tiến hành cộng tác song song, cùng
được cấp quyền truy cập vào cùng một dữ từ xa giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích
ứng hơn khi phải làm việc từ xa mùa dịch.

 Xu hướng chuyển đổi số IOT (Internet vạn vật)

Trong thời đại ngày nay, cụm từ “IoT” (Internet vạn vật) không còn là một khái
niệm xa lạ. Về cơ bản, Nó đề cập đến một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích
hợp với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác với mục tiêu kết nối và trao đổi dữ
liệu với các thiết bị và hệ thống qua internet.

Do có nhiều lợi ích, IoT được coi là một trong những công nghệ chuyển đổi kỹ
thuật số được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vào quá trình chuyển đổi số
doanh nghiệp của mình. Công nghệ này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch
về hàng hóa và hoạt động của công ty. Các công ty tích hợp IoT có thể có thể quản lý
chặt chẽ hơn về quá trình vận hành của doanh nghiệp của mình. Trong khi đó, nguồn
dữ liệu, thông tin chi tiết và phân tích cụ thể thể được cung cấp bởi công nghệ IoT cho
phép các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chuyển đổi số chính như vận hành hiệu
quả, tăng tính linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn.

 Ứng dụng Robot vào lĩnh vực sản xuất

Robotics cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn vào năm 2021.
Theo khảo sát, có 1/4 doanh nghiệp sử dụng robot thông minh trong hoạt động của họ.
Tỷ lệ này ước tính sẽ tăng lên 1/3 trong hai năm tới, cho thấy một tương lai tươi sáng
của công nghệ này.

Việc sử dụng robot đã phát triển theo thời gian, nhiều doanh nghiệp Việt Nam
đã ứng dụng robot trong nhiều lĩnh vực như logistic, kỹ thuật, y học,… Chuyển đổi số
bằng robot sẽ cơ bản giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện chất lượng môi

56
trường lao động. Đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa
những sai sót trong quá trình sản xuất. Vì vậy nên nó giúp mỗi doanh nghiệp có thể
tăng tính linh hoạt và nâng cao uy tín của thương hiệu trên thị trường.

 Công nghệ Thực tế ảo VR

Công nghệ VR tạo ra một thế giới ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này giúp
người dùng bước vào môi trường ảo, trở thành một phần trong đó. Nó đưa tới người sử
dụng trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua những giác quan khác như
thính giác, khứu giác và xúc giác.

Công nghệ này hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong
ngành y học, du lịch, bất động sản,kỹ thuật,…

Với ngành du lịch, công nghệ này khắc phục được những khó khăn phổ biến
như không sắp xếp được thời gian, chuẩn bị nhiều hành lý hay lo ngại về chất lượng ăn
ở. Chỉ với vài thiết bị công nghệ khách hàng có thể di chuyển tới địa điểm du lịch ở
khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng. Đặc biệt khi dịch bệnh diễn ra công nghệ
này cũng giúp các doanh nghiệp du lịch vực dậy, tìm ra con đường phát triển mới.

Với những ngành kỹ thuật, kiến trúc, công nghệ này cho phép họ có được hình
ảnh trực quan để hoàn thành sản phẩm của mình, giảm thiểu sai sót.

Có thể thấy, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, nó là một giải pháp, là
hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đẩy
mạnh chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành.

Trước tình hình đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài, mỗi doanh
nghiệp cần sớm vạch ra một kế hoạch chuyển đổi số đường dài để tập trung phát triển
bền vững, tăng tính cạnh tranh và tận dụng tối ưu cơ hội để phát triển, mở rộng thị
trường.

57
KẾT LUẬN

Như vậy qua những nghiên cứu và phân tích ở trên chúng ta có thể thấy chuyển
đổi số đã có những tác động nhất định tới nền kinh tế cụ thể là tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam. Chính vì vậy để có thể thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam trong tương lai
thì nhà nước phải tạo điều kiện tối đa nhằm thúc đẩy doanh nghiệp, người dân phải
tham gia quá trình chuyển đổi số. Cần phải có tư duy đột phá với tầm nhìn chiến lược,
có giải pháp, cách làm phù hợp, nhưng phải bám sát thực tiễn để xây dựng chương
trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm. Tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực
lớn, hành động phải quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, làm việc nào dứt điểm việc
đó. Chỉ có như thế mới có thể đưa Việt Nam thành quốc có thế mạnh trong lĩnh vực
chuyển đổi số trên thế giới.

58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ---. “Chuyển Đổi Số Trong Từng Ngành, Lĩnh Vực Như Thế Nào?” Chuyển Đổi Số,
6 Jan. 2022, dx.mic.gov.vn/docs/chuyen-doi-so-trong-tung-nganh-linh-vuc-nhu-the-
nao/. Accessed 1 Mar. 2022.
2. ---. “Việt Nam Tiên Phong Chuyển Đổi Số: Hướng Phát Triển Trong Thời Kỳ Mới |
Công Nghệ | Vietnam+ (VietnamPlus).” VietnamPlus, 14 Feb. 2021,
www.vietnamplus.vn/viet-nam-tien-phong-chuyen-doi-so-huong-phat-trien-trong-
thoi-ky-moi/694963.vnp.
3. “Tổng Quan về Việt Nam.” World Bank, 2021,
www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1.

4. 10 chỉ số chuyển đổi số để đo lường thành công năm 2021. (n.d.). Retrieved
February 25, 2022, from https://ictvietnam.vn/10-chi-so-chuyen-doi-so-de-do-
luong-thanh-cong-nam-2021-20210508220058887.htm
5. 6 mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp. (n.d.). Retrieved February 25, 2022, from
https://baochinhphu.vn/6-muc-do-chuyen-doi-so-doanh-nghiep-102306231.htm

6. aiv. “Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp Là Gì?” Chuyển Đổi Số, 6 Jan. 2022,
dx.mic.gov.vn/docs/chuyen-doi-so-doanh-nghiep-la-gi/.
7. baochinhphu.vn. “Kinh Tế Việt Nam 2016-2019 và Định Hướng 2020.”
Baochinhphu.vn, 28 Jan. 2020, baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-2016-2019-va-
dinh-huong-2020-102267523.htm.

8. Bình, L. D., & Phương, T. T. (2020). KINH TẾ SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI


VIỆT NAM.

59
9. Bộ TT&TT công bố bộ chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, bộ và quốc gia. (n.d.).
Retrieved February 25, 2022, from https://aita.gov.vn/bo-tttt-cong-bo-bo-chi-so-
chuyen-doi-so-cap-tinh-bo-va-quoc-gia
10. Bukht, R., & Heeks, R. (n.d.). Defining, Conceptualising and Measuring the
Digital Economy.
11. Các bộ chỉ số quốc tế và của Việt Nam về đánh giá chuyển đổi số quốc gia. (n.d.).
Retrieved February 25, 2022, from
https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/
content/cac-bo-chi-so-quoc-te-va-cua-viet-nam-ve-anh-gia-chuyen-oi-so-quoc-gia?
inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fsnv.bacgiang.gov.vn%2Fchi-
tiet-tin-tuc%2F-%2Fasset_publisher%2FaRIn3er4plGA%2Fcontent%2Fphien-hop-
thu-2-cua-ban-chi-ao-xay-dung-cac-chuyen-e-thuoc-e-an-chien-luoc-xay-dung-va-
hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-en-nam
12. Chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. (n.d.). Retrieved February
25, 2022, from
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/824383/chuyen-doi-so-
nen-kinh-te-viet-nam-trong-giai-doan-toi.aspx
13. Digitization for economic growth and job creation: Regional and industry
perspectives. (n.d.). Retrieved February 23, 2022, from
https://www.strategyand.pwc.com/m1/en/reports/2011-2014/digitization-economic-
growth-job-creation.html

14. Duy Bình, Lê, and Trần Thị Phương. KINH TẾ SỐ và CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT
NAM. Nov. 2020.

15. ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC SỐ QUỐC GIA DỰ THẢO. (n.d.).
16. Đinh Công Khải, Nguyễn Văn Dư, & Nguyễn Lê Hoàng Long. (2021). Chuyển đổi
số trong khu vực công.

17. Đình Quyết, Nguyễn. “Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay:

60
Những Khó Khăn Cần Tháo Gỡ.” Tapchicongsan.org.vn, 2022,
www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/824511/chuyen-doi-so-
trong-doanh-nghiep%C2%A0o-viet-nam-hien-nay--nhung-kho-khan-can-thao-
go.aspx.

18. Google, Temasek, & Bain. (2021). e-Conomy SEA 2021 Viet Nam.

19. Ha, Thai. “Kinh Tế Việt Nam 2020: Một Năm Tăng Trưởng Đầy Bản Lĩnh.”
General Statistics Office of Vietnam, 2020, www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-
thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/.

20. House of Commons. (2016). The Digital Economy Second Report of Session 2016-
17.
21. How digital transformation is driving economic change. (n.d.). Retrieved February
25, 2022, from https://www.brookings.edu/blog/up-front/2022/01/18/how-digital-
transformation-is-driving-economic-change/
22. Kepios. 2018. 2018 Q2 global digital statshot. Kepios: Singapore.
23. Lê Hữu Nghĩa, Đỗ Thị Tố Oanh, & Nguyễn Thị Mỹ Nhân. (2021). Chuyển đổi số
trong ngành du lịch Việt Nam. https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62529
24. Lê Triệu Tuấn, & Phạm Minh Hoàn. (2020). Tổng quan về dữ liệu lớn (Big Data)
và hiệu quả ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh thương mại điện tử.

25. Lê, Nguyễn. “Nhìn Lại Chặng Đường Điều Hành Kinh Tế Việt Nam Của Chính
Phủ Giai Đoạn 2015-2020.” Https://Dangcongsan.vn, 24 June 2020,
dangcongsan.vn/tien-toi-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-va-dai-hoi-xiii-cua-dang/phong-
trao-thi-dua-chao-mung-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-tien-toi-dai-hoi-xiii-cua-dang/
nhin-lai-chang-duong-dieu-hanh-kinh-te-viet-nam-cua-chinh-phu-giai-doan-2015-
2020-557397.html. Accessed 1 Mar. 2022.
26. Ministry of Information and Communications of Vietnam. 2017. Report on the
National Industry Strategy 2016-2025 and Vision by 2035. Hanoi, Vietnam. 

61
27. News, VietNamNet. “VN Strives to Rank among World’s Top 50 Countries in E-
Government Development by 2030.” VietNamNet, 6 June 2020,
vietnamnet.vn//en/politics/vn-strives-to-rank-among-world-s-top-50-countries-in-e-
governmentdevelopment-by-2030-646752.html#inner-article.

28. Nguyễn Thị Cảnh. (2021). MEASURING QUALITY OF VIETNAMESE


ECONOMIC GROWTH. Journal of Finance-Marketing, 61. http://jfm.ufm.edu.vn
29. Phạm Văn Minh, Phạm Xuân Lâm, & Đặng Đình Hải. (2020). Điện toán đám mây
- Công nghệ cốt lõi thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
30. Saarikko, T., Westergren, U. H., & Blomquist, T. (2020). Digital transformation:
Five recommendations for the digitally conscious firm. Business Horizons, 63(6),
825–839. https://doi.org/10.1016/J.BUSHOR.2020.07.005
31. Tilson, D., Lyytinen, K., & Sørensen, C. (2010). Digital Infrastructures: The
Missing IS Research Agenda. Information Systems Research, 21(4), 748–759.
https://doi.org/10.1287/isre.1100.0318

32. Thu Hường. “Kinh Tế - Xã Hội Việt Nam: Dấu Ấn 5 Năm.” Consosukien.vn, 26
Apr. 2021, consosukien.vn/kinh-te-xa-hoi-viet-nam-dau-an-5-nam.htm.

33. Thụy, H. Q., Hiếu, P. X., Thành, N. T., Hiếu, T. T., Vũ, T. M., & Đức, N. H. (n.d.).
Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam. Retrieved February 23, 2022,
from https://www.karlrupp.net/2018/02/42-years-of-microprocessor-trend-data/
34. Trần Quang Yên, Trần Nho Cương, Phùng Thị Hà, NGô Thị Ngọc Ánh, Lê Ngọc
Hưng, Mai Thanh Loan, Dương Thế Phương, Phạm Nguyễn Hoàng Phương, &
Hoàng Tuấn Thành. (2020). Điều tra thói quen sử dụng ứng dụng điện tử trong
thanh toán của người Việt.
35. Ulas, D. (2019). Digital Transformation Process and SMEs. Procedia Computer
Science, 158, 662–671.
36. United Nations. 2020. E-government Survey 2020 

62
37. Veretekhina, S. v, Khitskov, E. A., Medvedeva, A. v, Mnatsakanyan, O. L.,
Shmakova, E. G., & Kotenev, A. (n.d.). Digital Transformation of Society:
Problems Entering in the Digital Economy.
https://doi.org/10.12973/ejac.2017.00216a
38. Vietnam e-Commerce and Digital Economy Agency. 2019. E-commerce white
book 2018. Vietnam. 
39. Vietnam E-Commerce Association. 2017. Vietnam e-commerce index (EBI) 2017.
VECOM: Hanoi, Vietnam.

40. VietnamPlus. “Digital Transformation Goes Mainstream in Vietnam | Business |


Vietnam+ (VietnamPlus).” VietnamPlus, 21 Dec. 2021, en.vietnamplus.vn/digital-
transformation-goes-mainstream-in-vietnam/220466.vnp.

41. Võ Tất Thắng, Trần Thị Phú Duyên, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Minh
Hương, & Lâm Đặng Song Nguyên. (2021). Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế ở
Việt Nam. https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62509
42. Volker Stich, Violett Zeller, Jan Hickinh, & Andreas Kraut. (2020). Measures for a
successful digital transformation of SMEs. Procedia CIRP, 93, 286–291. 
43. Westerman, G., Bonnet, D., & Mcafee, A. (n.d.). The Nine Elements of Digital
Transformation Opinion & Analysis • January 07, 2014 • Reading Time: 10 min.
Retrieved February 23, 2022, from http://www.capgemini.com/resources/digital-
44. World Bank. (2019). The Digital Economy in Southeast Asia Strengthening the
Foundations for Future Growth.

63

You might also like