You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
NGUYỄN MINH AN

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2022


ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
Môn học: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Giảng viên: TS.Ngô Thị Ngọc Huyền ………..


Mã lớp học phần: 22C1BUS50301105………
Sinh viên: Nguyễn Minh An………………….
Khóa – Lớp: K46 – IBC08 ………………….
MSSV: 31201026348.…………………….…

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
“Ở góc độ vĩ mô nền kinh tế, tỷ giá hối đoái là biến số quan trọng thể hiện mối tương quan
về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tế trong các giao dịch giữa nền kinh tế đó với nước khác.
Đo lường và quản trị rủi ro tỷ giá luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm giảm
thiểu tổn thất khi tỷ giá biến động mạnh. Thế giới và Việt Nam đã từng chứng kiến những sự kiện
biến động của tỷ giá tác động đến hoạt động ngoại thương và nội thương, đầu tư trực tiếp và danh
mục đầu tư gián tiếp nước ngoài, hoạt động đi vay và cho vay bằng ngoại tệ... Tác động của rủi ro
tỷ giá đến nền kinh tế thường kéo dài, làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của ngành kinh tế, và cuối
cùng là đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời
và hiệu quả, thì công việc đầu tiên, không thể thiếu, làm cơ sở cho các biện pháp tiếp theo, đó là
nhận diện các loại rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế mở cửa, hoạt động kinh doanh phát triển, dẫn đến rủi ro tỷ giá ngày
càng hiện hữu đối với các doanh nghiệp. Về lý thuyết, doanh nghiệp AAA có thể loại bỏ hoàn toàn
rủi ro tỷ giá nếu hợp đồng ngoại thương được thanh toán bằng đồng nội tệ; hoặc đồng thời thực
hiện hai hợp đồng vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu, có cùng giá trị, cùng một loại ngoại tệ và có thời
hạn trùng khớp với nhau. Tuy nhiên, các tình huống như vậy thường không phát sinh.
Dựa trên đúc kết kinh nghiệm cá nhân, bài báo cáo tổng hợp các tình huống rủi ro tỷ giá
đối với doanh nghiệp AAA trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sắp tới. Đây cũng được
xem là cơ sở cho việc thiết lập khung quản trị và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối
với doanh nghiệp.”
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 3


MỤC LỤC ............................................................................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................................... 5
I. Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam............................................................................................ 6
1.1. Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới ....................................... 6
1.2. Nhà cung ứng nguyên liệu............................................................................................................. 7
II. Tổng quan tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ thị trường Pháp ............................ 9
II. Phân tích và dự báo sự biến động tình hình tài chính quốc tế và thị trường nhập khẩu ............. 12
2.1. Phân tích sự biến động của tỷ giá hối đoái EUR/VND ................................................................. 12
2.2. Phân tích sự biến động của lạm phát............................................................................................ 15
III. Phương án phòng vệ (hedging) và chiến lược hedging ................................................................. 17
3.1. Khái quát về rủi ro tỷ giá ............................................................................................................. 17
3.2. Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp ............................................................................... 17
3.3. Đề xuất chiến lược hedging ......................................................................................................... 17
3.3.1. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng kỳ hạn tiền tệ (Forward): ................................................. 17
3.3.2. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng tương lai (Futures): ......................................................... 18
3.3.3. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (Swap). ................................................ 18
3.3.4. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Option). ............................................ 18
IV. Kết luận .......................................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 21
PHỤ LỤC 1. Bảng thống kê phân tích tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam trên thế giới trong
những năm gần đây. ............................................................................................................................... 22
PHỤ LỤC 2. Bảng thống kê phân tích thị trường nhập khẩu Pháp ......................................................... 24
PHỤ LỤC 3. Bảng thống kê dữ liệu phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá ................ 27
PHỤ LỤC 4. Biến động giá dược phẩm tại Pháp ................................................................................... 30
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1. Tổng quan tốc độ tăng trưởng của các quốc gia mới nổi (pharmerging countries). ...........6
Hình 2. Tăng trưởng tổng tiền sư dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu bình quân đầu người
cho dược phẩm. ...........................................................................................................................7
Hình 3. Thống kê giá trị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc theo quốc gia đến hết năm 2013. 8
Hình 4. Thống kê giá trị nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2021. ..................................10
Hình 5. Giá trị thương mại ngành dược phẩm trong giai đoạn 2019-2022 giữa Việt Nam-Pháp. .11
Hình 6. Thị phần của các nước đối tác thương mại mặt hàng dược phẩm của Việt Nam. ............12
Hình 7. Tỷ giá hối đoái giữa EUR/VND giai đoạn 2018-2022. ..................................................13
Hình 8. Dự báo tỷ giá EUR/VND trong năm 2023. ....................................................................14
Hình 9. Chỉ số lạm phát khu vực châu Âu, tháng 12/2022. ........................................................15
Hình 10. Chỉ số giá tiêu dùng tại Pháp từ 01/2019-10/2022 .......................................................16
I. Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam
1.1. Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới
Về định vị ngành dược Việt Nam trên bản đồ dược thế giới, “theo cách đánh giá phân loại của
IMS Health, Việt Nam thuộc nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển
(pharmerging countries). Cách phân loại này dựa trên tiêu chí cốt lõi là tổng tiền thuốc tiêu thụ
hàng năm, bên cạnh đó, IMS Health cũng sử dụng các tiêu chí tham khảo khác như mức độ năng
động, tiềm năng phát triển của thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến động về
chính sách quản lý ngành dược tại các quốc gia này.Theo đánh giá của IMS Health, có tất cả 17
quốc gia thuộc nhóm pharmerging”.
Trong giai đoạn 2013 – 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của các nước mới nổi có xu
hướng chậm lại sau giai đoạn 2008 – 2012 tăng trưởng mạnh, bình quân ở mức 11% - 14%. Trong
đó, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm (17.5%).

Hình 1. Tổng quan tốc độ tăng trưởng của các quốc gia mới nổi (pharmerging countries).
Nguồn: FPTS
Hình 2. Tăng trưởng tổng tiền sư dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu bình quân đầu người
cho dược phẩm. Nguồn: FPTS tổng hợp
Tổng hợp số liệu thống kê của “BMI, IMS Health và Cục Quản lý Dược Việt Nam, mức chi
tiêu một số chỉ tiêu tăng trưởng trọng yếu trong giai đoạn 2014 – 2028 như sau:
 Tăng trưởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và vượt mốc 120 triệu người vào năm
2028.
 Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân 17%/năm (bao gồm hai yếu
tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình quân 8,6% mỗi năm).
 Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3%.
1.2. Nhà cung ứng nguyên liệu
Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản xuất dược
phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu.
Theo các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế và Cục quản lý dược, 90% nguyên
liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là
hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam lớn nhất trong nhiều
năm, lần lượt chiếm 51,4% và 18,3% tổng giá trị nhập khẩu năm 2013.”
Hình 3. Thống kê giá trị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc theo quốc gia đến hết năm 2013.
Nguồn: FPTS
Với đặc thù của ngành dược phẩm, giá nguyên liệu đầu vào thường chiếm từ 50% - 80%
giá vốn hàng bán của thành phẩm. Do đó, chênh lệch trong giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rất
lớn đến biên lãi gộp của các doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Nhận định: “Thị trường nguyên liệu dược phẩm trong nước đang chứng kiến sự cạnh tranh
khốc liệt từ các nhà cung ứng nước ngoài (chủ yếu xoay quay 3 nhóm: Châu Âu, Ấn Độ, Trung
Quốc). Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa cũng đang chạy đua trong việc tìm
kiếm các nguồn nguyên liệu mới nhằm cân đối giữa chất lượng với giá thành sản xuất phù hợp với
định hướng phát triển và phân khúc khách hàng của từng doanh nghiệp. Trong dài hạn, tôi cho
rằng những nhà cung ứng nguyên liệu chất lượng thấp giá rẻ sẽ dần bị đào thải và thay thế bởi các
nhà cung ứng đảm bảo chất lượng nguyên liệu và được nhiều cơ quan chức năng uy tín như FDA
hay EMA công nhận.”

II. Tổng quan tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ thị trường Pháp
Pháp là nhà cung cấp dược phẩm của Việt Nam lớn thứ 4 trên thế giới. Thị trường nhập
khẩu chủ yếu của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bỉ,..
Giá trị nhập khẩu dược phẩm Pháp bởi Việt Nam đạt 393,4 triệu đola năm 2021, chiếm
9.3% thị phần Việt Nam, cán cân thương mại thâm hụt cả
Tốc độ tăng trưởng của ngành dược năm 2020 chậm lại so với các năm trước do việc siết
chặt các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong các bệnh viện và thu nhập của người lao động giảm
do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Việt Nam đã nhập khẩu hơn 4,23 tỷ USD dược phẩm trong năm 2021, với tốc độ tăng
trưởng kép hàng năm vào khoảng 8 trong giai đoạn 2017-2021, riêng giai đoạn 2020-2021 tốc độ
tăng trưởng đến 19%.
Hình 4. Thống kê giá trị nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2021. Nguồn: trademap.org
Tình hình nhập khẩu dược phẩm từ Pháp của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020:
+ Giá trị nhập khẩu dược phẩm từ Pháp tăng từ 365,35 triệu đôla năm 2017 đến 535,46 triệu đôla
năm 2020, tăng khoảng 46,56%.
+ Tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam tăng từ 3,038 tỷ đola (2017) đến 3,55 tỷ
(2020).
+ Giá trị nhập khẩu dược phẩm từ Pháp của Việt Nam chiếm tỷ lệ 15% tổng giá trị nhập khẩu nhập
khẩu dược phẩm của Việt Nam năm 2020. Tăng từ 11.85% năm 2017 đến 15% năm 2020.

Imported value in France by Viet Nam


600,000

500,000

400,000

300,000

200,000

100,000

0
2017 2018 2019 2020

Imported value (thousand USD)

Tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ Pháp của Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Nguồn: trademap.org

Thương mại song phương ngành Dược phẩm


Việt Nam- Pháp
45,000,000
40,000,000
35,000,000
30,000,000
25,000,000
20,000,000
15,000,000
10,000,000
5,000,000
0
2019 2020 2021

Viet Nam's imports from France France's export to world Viet Nam's imports from world

Hình 5. Giá trị thương mại ngành dược phẩm trong giai đoạn 2019-2022 giữa Việt Nam-Pháp.

Nguồn: trademap.org
Giá trị xuất khẩu dược phẩm tới thị trường Việt Nam chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, không
đáng kể so với giá trị xuất khẩu tới các thị trường khác của Pháp. Cụ thể năm 2019, tỷ trọng Việt
Nam nhập khẩu từ Pháp chỉ chiếm 1.21% giá trị xuất khẩu dược phẩm của Pháp tới các thị trường
khác, và chiếm 13% so với Việt Nam nhập khẩu từ các thị trường khác. Đến năm 2021, tỷ trọng
này thay đổi xuống 1% giá trị xuất khẩu dược phẩm của Pháp tới các thị trường khác, và 9.28%
Việt Nam nhập khẩu từ các thị trường khác.
Hình 6. Thị phần của các nước đối tác thương mại mặt hàng dược phẩm của Việt Nam.
Nguồn: trademap.org

II. Phân tích và dự báo sự biến động tình hình tài chính quốc tế và thị trường nhập khẩu
2.1. Phân tích sự biến động của tỷ giá hối đoái EUR/VND
Về mặt lý thuyết, khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa nước ngoài sẽ mắc hơn
tương đối so với hàng hóa trong nước, nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng. Cán cân thương mại được
cải thiện. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá, hàng hóa nước ngoài sẽ rẻ hơn tương đối
so với hàng hóa trong nước, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm.
Hình 7. Tỷ giá hối đoái giữa EUR/VND giai đoạn 2018-2022.
Nguồn: Trading Economics

Tỷ giá Đồng Euro-Việt Nam giao dịch ở mức 25.074,4 vào Thứ Tư ngày 7 tháng 12 năm
2022, giảm 24,2% hay 0,10% kể từ phiên giao dịch trước đó. Nhìn lại, trong bốn tuần qua,
EURVND đã mất 0,64%. Trong 12 tháng qua, giá của nó đã giảm 3,57%. Trong 5 năm qua, giá
của nó đã giảm 5,7%. Do chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, châu Âu đang phải vật
lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng vọt và đồng tiền mất giá. Chính vì thế, với
doanh nghiệp xuất khẩu, cùng một lượng euro thu về số tiền quy đổi ra nội tệ ít hơn nên sẽ ảnh
hưởng đến lợi nhuận. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ EU chi phí rẻ hơn nên nhập khẩu có
lợi hơn.
-> Công ty AAA của chúng ta trong giai đoạn này sẽ nhập khẩu khẩu dược phẩm với chi phí rẻ
hơn.
Hình 8. Dự báo tỷ giá EUR/VND trong năm 2023.
Nguồn: gov.capital
Hồi giữa tháng 7/2022, đồng euro rơi xuống mức ngang giá với USD và thậm chí có thời
điểm còn giảm dưới ngưỡng này. Đây là mức thấp nhất kể từ khi đồng euro bắt đầu được lưu hành
rộng rãi vào ngày 1/1/2002.
Mặt khác, giá trị đồng USD đạt mức cao nhất trong 20 năm. Tâm lý bi quan đang tràn ngập
khu vực đồng euro, thị trường cũng lo lắng về xu hướng của đồng euro trong tương lai.
Theo các mô hình vĩ mô toàn cầu và kỳ vọng của các nhà phân tích từ Trading Economics,
xu hướng giảm dường như không quá đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ giá tương lai với tỷ
giá trước đó, ta sẽ thấy rằng cặp này đang dần suy yếu nên phân khúc thị trường tương tự không
phổ biến lắm trong giai đoạn nhất định. Điều này thể hiện rõ trong Hình ..... , với đà suy giảm của
đồng Euro ở năm 2023 tiếp theo. Trong ngắn hạn, việc đồng euro mất giá có thể ảnh hưởng nhất
định đến một số doanh nghiệp có hợp đồng thanh toán bằng đồng Euro.
-> Tức là, với thời gian 1 năm tới, năm 2023, xuất khẩu châu Âu sẽ gặp khó khăn rất nhiều khó
khăn và nhập khẩu sẽ có hưởng lợi. Giá nhập hàng dược phẩm của công ty chúng ta sẽ giảm xuống,
tạo lợi nhuận hơn.
2.2. Phân tích sự biến động của lạm phát
Lạm phát hàng năm của khu vực đồng Euro dự kiến sẽ là 10,0% vào tháng 11 năm 2022,
giảm từ mức 10,6% vào tháng 10 theo một báo cáo ước tính nhanh từ Eurostat, văn phòng thống
kê của Liên minh châu Âu.
Nhìn vào các thành phần chính của lạm phát khu vực đồng euro, năng lượng dự kiến sẽ có
tỷ lệ hàng năm cao nhất trong tháng 11 (34,9%, so với 41,5% của tháng 10), tiếp theo là thực phẩm,
rượu và thuốc lá (13,6%, so với 13,1% trong tháng 10), hàng công nghiệp phi năng lượng (6,1%,
ổn định so với tháng 10) và dịch vụ (4,2%, so với 4,3% trong tháng 10).

Hình 9. Chỉ số lạm phát khu vực châu Âu, tháng 12/2022. Nguồn: eurostat
“Theo Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng lên 4,9% so với cùng kỳ năm
ngoái và cao hơn mức 4,1% ghi nhận trong tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi cơ
quan thống kê này bắt đầu thu thập dữ liệu trong vòng 25 năm qua. Trong đó, giá năng lượng tăng
đột biến là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát giá tiêu dùng tại châu Âu.”
Tương tự tại Pháp, quốc gia này cũng ghi nhận tỷ lệ lạm phát lên tới 6,21% trong tháng
10/2022, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Hình 10. Chỉ số giá tiêu dùng tại Pháp từ 01/2019-10/2022
Nguồn: World Bank Global Economic Monitor
Cho đến nay, “Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn ước tính lạm phát ở Eurozone
sẽ là 2,2% trong cả năm, mặc dù Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã thừa nhận về khả năng lạm
phát có thể còn cao hơn. Tuy nhiên, bà Christine Lagarde cho rằng, tình trạng giá cả gia tăng gần
đây ở nhiều nước thuộc khu vực Eurozone chỉ là hậu quả tạm thời của sự gián đoạn kinh tế và
chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn do tình trạng khủng hoảng y tế toàn cầu gây ra.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, lạm phát tăng đang tạo sức ép đối khiến ECB và Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED) hạn chế triển khai các chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn, với việc
các thị trường lo ngại rằng giới hoạch định chính sách có thể sớm cắt giảm lãi suất nhằm kìm hãm
giá cả leo thang.
Sự kết hợp giữa việc châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và
việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chậm tăng lãi suất đã khiến đồng tiền chung Euro
trong xu hướng giảm dần. Châu Âu đang phải hứng chịu cuộc hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong
hàng thập kỷ qua, hệ quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine, và điều này có thể dẫn đến một cuộc
suy thoái sâu và kéo dài. Khi xung đột và bất ổn càng kéo dài, nguy cơ suy thoái kinh tế càng trở
nên rõ nét hơn, đồng euro sẽ tiếp tục trượt giá.”
Trong lịch sử, giá sản xuất dược phẩm tại Pháp đạt mức cao kỷ lục 111,70 điểm vào tháng
5 năm 2007 và mức thấp kỷ lục 92,80 điểm vào tháng 8 năm 2020. Chính vì sự bất ổn cả về mặt
kinh tế lẫn chính trị, lạm phát tăng cao làm cho biến động giá dược phẩm tại Pháp rất lớn. Giá sản
xuất dược phẩm của Pháp đã tăng lên rất mạnh từ năm 2020 đến hiện tại, từ 92,80 điểm đến 98,7
điểm vào tháng 11/2022. (Phụ lục 4) Điều này gây nên rủi ro rất lớn cho tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp AAA vào thời gian 2023 tiếp theo.
III. Phương án phòng vệ (hedging) và chiến lược hedging
3.1. Khái quát về rủi ro tỷ giá
Về học thuật, rủi ro tồn tại ở cả hai vế “tiêu cực” và “tích cực”, nói cách khác, rủi ro được
xem là độ lệch giữa kết quả đạt được thực tế so với kỳ vọng.
“Do tác động của rủi ro tỷ giá được nhìn nhận từ hai phía là tích cực và tiêu cực, nên rủi ro
tỷ giá được định nghĩa như sau: Rủi ro tỷ giá là khả năng biến động thu nhập ròng ngoài dự kiến
khi tỷ giá thay đổi tác động đến các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng ngoại tệ.
Tình huống minh họa: công ty xuất nhập khẩu AAA lập kế hoạch kinh doanh tại mức tỷ
giá 1EUR =23.450VND, theo đó tỷ suất lợi nhuận của thương vụ nhập khẩu là 15%. Tuy nhiên,
tại thời điểm thanh toán, nếu tỷ giá tăng 3% so với kế hoạch, thì tỷ giá đã tác động tiêu cực đến
kết quả kinh doanh, khiến cho tỷ suất lợi nhuận giảm từ 15% xuống còn 12%. Ngược lại, nếu tại
thời điểm thanh toán, tỷ giá giảm 3% so với kế hoạch, thì tỷ giá đã tác động tích cực đến kết quả
kinh doanh, khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng từ 15% lên 18%.
3.2. Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp
Ví dụ, ngày 22/02/2023, công ty AAA Việt Nam ký được một hợp đồng nhập khẩu từ đối
tác ở nước Pháp. Hợp đồng có giá trị 100.000EUR thanh toán bằng L/C trả chậm 3 tháng (L/C đến
hạn thanh toán ngày 22/5/2023). Căn cứ tỷ giá giao ngay hiện tại là 28.000VND/EUR, mức lãi
suất của VND là 6% và của EUR là 2%, công ty dự tính mức tỷ giá giao ngay sau 3 tháng là
28.280VND/EUR và chi phí cho hợp đồng nhập khẩu sẽ là 2.828.000.000 VND. Tuy nhiên, tỷ giá
là một biến số biến động khó lường làm cho chi phí nhập khẩu bằng VND có thể tăng hoặc giảm.
Nếu tỷ giá giảm dưới mức 28.280VND/EUR thì công ty thu được lãi không những từ hợp đồng
ngoại thương mà còn thu lãi bổ sung do tỷ giá biến động giảm. Ngược lại, nếu tỷ giá tăng trên mức
28.280VND/EUR thì chi phí bằng VND để thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ cao hơn chi phí kỳ
vọng. Nếu tỷ giá tăng quá cao, công ty có thể không những không thu được lãi mà còn phải chịu
lỗ kinh doanh nhập khẩu.
3.3. Đề xuất chiến lược hedging
3.3.1. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng kỳ hạn tiền tệ (Forward):
Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn được các doanh nghiệp có hoạt động nhập/xuất khẩu, vay nợ
nước ngoài muốn cố định chi phí của doanh nghiệp đối với những hợp đồng xuất nhập khẩu, vay
nợ nước ngoài mà thời điểm thương lượng đàm phán ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán hợp
đồng là hai thời điểm khác nhau. Các ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ khi ngân hàng
nắm giữ trạng thái ngoại tệ từ việc thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình và muốn
phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể xảy ra trong tương lai khi có biến động tỷ giá.”
Minh họa cụ thể: Công ty xuất nhập khẩu AAA đang cần một khoản tiền là 500,000 EUR
để nhập khẩu một lô hàng dược phẩm vào tháng tới. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể tăng lên,
công ty ký hợp đồng kỳ hạn ngoại hối với ngân hàng ACB, theo đó, công ty AAA sẽ được mua
500,000 EUR với tỷ giá được ấn định trước là 25,000 VND.. Sau một tháng, nếu tỷ giá EUR/VND
tăng và cao hơn 25,000 thì công ty AAA đã phòng ngừa rủi ro thành công và ngược lại. Vì với tình
hình tài chính hiện tại, ta chắc chắn sẽ có 500,000 EUR để thanh toán dù tỷ giá có thay đổi như
thế nào, nên khoản phải trả này sẽ được phòng vệ đầy đủ.
3.3.2. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng tương lai (Futures):
Các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch: (1) bán hợp đồng tương
lai tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi đang hoặc sẽ sở hữu một lượng ngoại tệ và có nhu cầu
bán lượng ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định trong tương lai hoặc (2) mua hợp đồng tương
lai tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi họ phải mua một lượng ngoại tệ nhất định tại một thời
điểm trong tương lai với tỷ giá xác định tại ngày hôm nay. Và hợp đồng tương lai có thể được
chuyển nhượng và chủ thể giao dịch có thể rút ra phần phụ trội trên tài khoản ký quỹ.
Minh họa cụ thể: Công ty AAA chịu nhiều rủi ro ngoại hối và mong muốn phòng ngừa
rủi ro trước khoản tiền dự phải trả là 100 triệu euro vào tháng 6/2023. Trước tháng 6, công ty có
thể mua các hợp đồng tương lai bằng VND mà họ sẽ nhận được.
Công ty AAA mua 1.000 hợp đồng tương lai trên VND để bảo vệ khoản phải trả dự kiến
của mình. Do đó, nếu đồng euro tăng giá so với VND, doanh thu dự kiến của công ty sẽ được bảo
vệ. Công ty đã khóa tỷ giá của mình, vì vậy công ty có thể mua đồng euro của mình theo tỷ giá mà
chúng ta đã khóa. Tuy nhiên, công ty sẽ mất mọi lợi ích sẽ xảy ra nếu đồng euro giảm giá. Chúng
ta vẫn buộc phải mua đồng euro của mình với giá của hợp đồng tương lai, nghĩa là phải từ bỏ
khoản lãi (so với giá vào tháng 6) mà công ty sẽ có nếu không mua hợp đồng.
3.3.3. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (Swap).
“Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài và các ngân hàng có
luồng tiền hiện tại dư thừa hoặc thiếu hụt loại tiền này nhưng lại cần sử dụng một loại tiền khác,
và trong tương lai vẫn cần sử dụng loại tiền ban đầu sẽ sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ để
thực hiện hoán đổi luồng tiền này với một loại tiền khác tương ứng với nhu cầu của mình và cố
định được tỷ giá trong giao dịch.
Ưu điểm: Trong giao dịch hoán đổi, các bên tham gia bao gồm ngân hàng và công ty AAA đều
có những lợi ích nhất định. Chúng ta có thể thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình
ở thời điểm hiện tại, tức là vào ngày hiệu lực, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán
ngoại tệ vào này đáo hạn. Điều này giống như hợp đồng kỳ hạn, do đó có thể phòng ngừa được rủi
ro biến động tỷ giá.
Nhược điểm: Hạn chế của thị trường này là khi muốn giao dịch, ta phải tìm được đối tác bên
kia đang sẵn sàng làm đối tác giao dịch với mình (phải có sự trùng hợp về nhu cầu đối với thời
gian đáo hạn, câu trúc các dòng tiên và khối lượng vốn). Hợp đồng hoán đổi được thiết kế riêng
theo nhu câu của hai bên đôi tác, chính vì vậy các điều kiện của hợp đồng mang tính cứng nhắc và
thiểu linh hoạt.
3.3.4. Phòng vệ tài chính bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Option).
Doanh nghiệp AAA có thể thương lượng với ngân hàng mua quyền chọn mua. Khi ấy ngân
hàng (bên bán quyền), sẽ xem xét chào cho doanh nghiệp (bên mua quyền), một quyền chọn mua
có nội dung bao gồm:
 Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá phải trả khoản phải trả
 Tỷ giá thực hiện (E)
 Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng ngoại tệ
 Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản phải
trả
Tất cả những nội dung của quyền chọn đã được 2 bên thỏa thuận trước, ở thời điểm thỏa
thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm đến hạn tỷ giá giao ngay trên thị
trường chưa biết.
Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa rủi ro thì giá quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng
V(Sb)=KSb=f(Sb) phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay lúc khoản phải trả đến hạn, trong đó K là trị
giá khoản phải trả và Sb là tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm khoản phải trả đến hạn. Nếu sử dụng
quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro ngoại hối thì trị giá khoản phải trả khi đến hạn là bao
nhiêu còn tùy thuộc vào quan hệ tỷ giá giao ngay với tỷ giá thực hiện khi khoản phải trả đến hạn.
Mặc dù thời điểm đến hạn chưa xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước
khi đến hạn có một trong 2 khả năng xảy ra:
 Nếu Sb>E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn mua. Khi ấy giá trị của khoản trả
quy ra nội tệ là V=K.E=const, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao nhiêu, cần
lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra 1 khoản chi phí bằng K.P để mua quyền chọn
nên tổng chi phí quy ranội tệ của khoản phải trả được cố định ở mức K(E+P). Nhờ vậy,
rủi ro ngoại hối được kiểm soát.
 Nếu Sb<E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ trên thị
trường giao ngay để thanh toán khoản phải trả. Khi ấy giá trị khoản phải trả quy ra nội tệ
là V(Sb)=K.Sb. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí K.P để
mua quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng K(Sb+P). Chi phí
mua chưa được cố định nhưng bị chặn trên tối đa ở mức K(E+P), nghĩa là K(Sb+P) <
K(E+P), do Sb< E, do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.
Minh họa cụ thể:
Công ty nhập khẩu AAA, có hợp đồng nhậo khẩu trị giá 1 triệu EUR sẽ đến hạn thanh toán
sau 6 tháng, tỷ giá giao ngay (EUR/VND) ở thời điểm hiện tại là 25,000 trong khi tỷ giá giao
ngay (EUR/VND) khi hợp đồng đến hạn chưa biết vì chưa xảy ra.
Ở thời điểm giao dịch: Để tránh rủi ro ngoại hối,công ty liên hệ với ACB mua quyền chọn
mua có những nội dung như sau:
 Trị giá quyền chọn (K) :1 Triệu EUR
 Tỷ giá thực hiện (E) : 25,010
 Phí mua quyền chọn (P) tính trên mỗi đồng ngoại tệ: 20 đồng, tổng phí mua: 1 triệu *20
đồng=20 triệu đồng
 Thời hạn (T) : 6 tháng
Ở thời điểm này, mặc dù công ty đã bỏ ra 20 triệu đồng để mua công cụ phòng ngừa tỉ giá rủi
ro ngoại hối. Mặc dù vậy,công ty vẫn dự đoán có 2 khả năng xảy ra:
Ở thời điểm đáo hạn:
 Nếu giao dịch ngay Sb>E=25.010 thì “doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn mua. Khi
ấy giá trị khoản phải trả quy ra nội tệ là V=1*25,010=25.010 triệu đồng,bất chấp tỷ giá
giao ngay trên thị trường là bao nhiêu. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra 1
khoản chi phí bằng 20 triệu đồng để mua quyền chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản
phải trả tăng thêm nhưng vẫn cố định ở mức 25,010+ 20=25,030 triệu đồng, nhờ vậy rủi
ro ngoại hối được kiểm soát.
 Nếu tỉ giá giao ngay Sb<E=25010 thi doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà
mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Khi ấy giá trị khoản phải trả quy ra nội tệ là
V(Sb)=1 EUR*Sb=Sb triệu VND. Cần lưuý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra 20 triệu
đồng làm chi phí để mua quyền chọn nên giá trị khoản phải trả quy ra nội tệ tăng lên đến
1 (Sb+20) Triệu VND. Giá trị này chưa được cố định nhưng bị chặn trên mức tối đa ở
mức 25,030 Triệu VND, do Sb<25,030. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.

IV. Kết luận


Theo quan điểm của tác giả, doanh nghiệp AAA có liên quan đến rủi ro tỷ giá nên chủ động
và tích cực phòng ngừa rủi ro, điều này là vì:
Thứ nhất, nhà kinh doanh là doanh nghiệp không phải là chuyên gia tài chính- tiền tệ, nên
độ tin cậy trong dự báo tỷ giá là rất thấp.
Thứ hai, bản thân tỷ giá là một con ngựa bất kham, nên việc dự báo biến động tỷ giá trở
nên vô cùng khó khăn với bất kỳ ai.
Thứ ba, năng lực tài chính của doanh nghiệp là yếu ớt hơn nhiều so với các định chế tài
chính, do đó, rủi ro tỷ giá có thể khiến cho doanh nghiệp trở nên lao đao và có thể dẫn tới phá sản
nhanh chóng.
Thứ tư, doanh nghiệp là những chuyên gia về thương mại, do đó, hãy phát huy sở trường
kinh doanh, nỗ lực tạo lợi nhuận chắc chắn từ hoạt động kinh doanh thương mại. Hãy chuyển các
loại rủi ro tài chính cho các định chế tài chính bằng các hợp đồng tài chính phái sinh.
Tỷ giá đã và sẽ là một rủi ro hiện hữu, gắn liền với kinh tế thị trường mà các doanh nghiệp
phải tốn nhiều công sức để xem xét phòng ngừa. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thực tế trước
đây và ngày nay cho thấy biến động tỷ giá ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt
là các doanh nghiệp XNK nhưng doanh nghiệp AAA và các khoản nợ vay bằng ngoại tệ. Trước
khi sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như trích lập dự phòng, sử dụng các công cụ ngoại
hối phái sinh như các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn, thì doanh nghiệp AAA
cần được trang bị kiến thức cơ bản để nhận biết nguyên nhân và qua đó nhận diện đầy đủ rủi ro tỷ
giá phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của mình.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alan C. Shapiro & Paul Hanouna (2019), Multinational Financial Management, John Wiley & Sons.
Allen, S. L. (2003), Financial Risk Management: A Practitioner’s Guide to Managing Market and Credit
Risk, Hoboken, New Jersey: John Wiley and Sons.
Đặng Ngọc Biên (2020), Cách nào để giảm nguy cơ rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp?,Tạp chí Tài
chính, Kỳ 2 tháng 7.
FPT Securitties, Báo cáo ngành dược phẩm 04/2014
Heinz Riehl & Rita M. Rodriguez (1995), Foreign Exchange and Money Markets - Managing Foreign
and Domestic Currency Operations, McGraw-Hill.
Nguyễn Thị Kim Thanh (2016), Tạo thói quen quản trị rủi ro tỷ giá, Tạp chí Tài chính- Tiền tệ.
Nguyễn Văn Tiến (2002), Thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Thống
kê.
Nguyễn Văn Tiến (2017), Tài chính quốc tế hiện đại, NXB Lao Động.
Nguyễn Văn Tiến (2019), Thị trường tài chính & Quản trị rủi ro tài chính, NXB Hồng Đức.
Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Mạnh Hùng (2017), Cẩm nang Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng. NXB Lao Động.
Nguyễn Văn Tiến và Phạm Thị Hoàng Anh (2015), Giáo trình thị trường ngoại hối và quản trị hối đoái
trong kinh doanh, NXB Lao động, 2015
Nguyễn Văn Tiến và Phạm Thị Hoàng Anh (2015), Giáo trình Thị trường ngoại hối và Quản trị hối đoái
trong kinh doanh , NXB Lao động.
Papaioannou, M. G., (2006), “Exchange Rate Risk Measurement and Management: Issues and
Approaches for Firms”, South Eastern Europe Journal of Economics, Vol. 2, 129-146.
Paul Bishop & Don Dixon (1992), Foreign Exchange Handbook- Managing Risk & Opportunity in
Global Currency Markets. McGraw-Hill, Inc.
Tiến, N. V. Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp. Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế
Việt Nam (VIAC), Trưởng Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng.
PHỤ LỤC 1. Bảng thống kê phân tích tình hình nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam trên thế
giới trong những năm gần đây.
Nguồn: trademap.org

Total Average
Growth Growth exports distance
in in Ranking Share of growth in between Concentration Average
Value Share
Exporters imported Trade imported imported of partner value of partner of all tariff
in Viet
balance value value partner countries partner countries importing (estimated)
in 2021 Nam's
2021 (USD between between countries in world countries and all countries of applied by
(USD imports
thousand) 2017- 2020- in world exports between their partner Viet Nam
thousand) (%)
2021 (%, 2021 (%, exports (%) 2017- importing countries (%)
p.a.) p.a.) 2021 (%, markets
p.a.) (km)

World 4,237,730 -4,063,682 100 8 19 100 11

Germany 509,410 -499,108 12 12 23 1 14.2 7 3,564 0.06 2.3

United
States of 496,427 -489,118 11.7 26 45 4 9.4 13 7,652 0.05 2.3
America

China 434,440 -428,936 10.3 40 643 7 4.7 45 7,834 0.04 0

France 393,410 -393,410 9.3 6 -27 6 4.7 6 3,600 0.06 2.3

Belgium 345,384 -345,121 8.2 43 140 3 11.8 21 4,096 0.08 2.3

India 270,755 -269,975 6.4 -1 4 12 2.4 11 8,953 0.12 2.2

Korea,
Republic 201,126 -193,727 4.7 1 6 19 1 33 7,766 0.08 0.1
of

Italy 189,607 -189,170 4.5 1 -7 9 4.4 10 2,900 0.1 2.3

Thailand 177,621 -176,904 4.2 10 77 44 0.08 4 3,067 0.08 0

United
111,780 -111,755 2.6 -9 34 10 3.2 -6 4,100 0.08 2.3
Kingdom

Ireland 100,089 -100,089 2.4 6 -18 5 8.2 14 4,112 0.22 2.3


Imported Imported Imported Imported Imported
Exporters
value in 2017 value in 2018 value in 2019 value in 2020 value in 2021

World 3,038,303 3,027,092 3,315,227 3,553,973 4,237,730

Germany 330,348 320,855 342,371 414,807 509,410

United States of America 199,449 205,666 236,041 342,167 496,427

China 64,209 48,415 52,159 58,480 434,440

France 365,354 340,506 433,122 535,458 393,410

Belgium 77,809 81,871 149,911 144,179 345,384

India 286,111 263,529 258,632 260,562 270,755

Korea, Republic of 197,145 171,436 188,926 189,207 201,126

Imported Imported Imported Imported Imported


growth in growth in growth in growth in value in 2021,
Exporters
value between value between value between value between US Dollar
2017-2018, % 2018-2019, % 2019-2020, % 2020-2021, % thousand

World 0 10 7 19 4,237,730

Germany -3 7 21 23 509,410

United States of America 3 15 45 45 496,427

China -25 8 12 643 434,440

France -7 27 24 -27 393,410

Belgium 5 83 -4 140 345,384

India -8 -2 1 4 270,755
Share in value Share in value Share in value Share in value Share in value
in Viet Nam's in Viet Nam's in Viet Nam's in Viet Nam's in Viet Nam's
Exporters
imports, % in imports, % in imports, % in imports, % in imports, % in
2017 2018 2019 2020 2021

World 100 100 100 100 100

Germany 10.9 10.6 10.3 11.7 12

United States of America 6.6 6.8 7.1 9.6 11.7

China 2.1 1.6 1.6 1.6 10.3

France 12 11.2 13.1 15.1 9.3

Belgium 2.6 2.7 4.5 4.1 8.2

India 9.4 8.7 7.8 7.3 6.4

Korea, Republic of 6.5 5.7 5.7 5.3 4.7

Italy 6 6.3 5.4 5.7 4.5

PHỤ LỤC 2. Bảng thống kê phân tích thị trường nhập khẩu Pháp
Nguồn: trademap.org

Viet Nam's imports from France France's exports to world Viet Nam's imports from world
Product
Product label
code Value in Value in Value in Value in Value in Value in Value in Value in Value in
2019 2020 2021 2019 2020 2021 2019 2020 2021

TOTAL All products 1,601,598 1,503,444 1,589,881 556,550,374 476,082,181 569,479,663 253,442,016 261,309,452 330,752,281

Pharmaceutical
30 433,122 535,458 393,410 35,596,111 37,966,415 39,100,134 3,315,227 3,553,973 4,237,730
products

Miscellaneous
38 chemical 44,646 34,939 172,267 12,898,486 12,872,672 14,996,109 2,919,577 2,963,383 4,585,419
products

Aircraft,
88 spacecraft, and 150,898 99,263 99,999 53,600,542 29,059,559 30,993,417 670,548 320,230 338,126
parts thereof
Machinery,
mechanical
appliances,
84 nuclear 145,695 91,610 97,098 67,387,466 54,817,527 62,745,318 23,438,201 21,572,055 24,114,520
reactors,
boilers; parts
thereof

Electrical
machinery and
equipment and
parts thereof;
85 105,476 126,756 90,409 43,565,257 38,810,049 45,013,296 77,771,607 95,444,217 118,140,894
sound
recorders and
reproducers,
television . . .

Viet Nam's imports from France France's exports to world Viet Nam's imports from world

Annual Annual Annual


Equivalent
Value in growth Share in growth growth
ad Share in Value in
2021, in value Viet Value in in value in value Share in
valorem world 2021,
USD betwee Nam's 2021, USD betwee betwee world
tariff exports, USD
thousan n 2017- imports, thousand n 2017- n 2017- imports, %
applied by % thousand
d 2021, % 2021, 2021,
Viet Nam
%, p.a. %, p.a. %, p.a.

Pharmaceutical 39,100,13
30 393,410 6 9 2 6 5 4,237,730 8 0
products 4

Miscellaneous
14,996,10
38 chemical 172,267 28 4 2 4 5 4,585,419 10 2
9
products

Aircraft,
30,993,41
88 spacecraft, and 99,999 1 30 0 -15 22 338,126 -3 0
7
parts thereof

Machinery,
mechanical
appliances,
62,724,35 24,114,52
84 nuclear 97,098 -3 0 2 -1 3 4 1
7 0
reactors,
boilers; parts
thereof
Electrical
machinery and
equipment and
parts thereof; 45,013,27 118,140,8
85 90,409 5 0 2 0 1 15 3
sound recorders 4 94
and
reproducers,
television . . .

Viet Nam's imports from


France's exports to world Viet Nam's imports from world
France
Product
Product label
code
Value Value Value Value in Value in Value in Value in Value in Value in
in 2019 in 2020 in 2021 2019 2020 2021 2019 2020 2021

"Medicaments
consisting of
mixed or
unmixed
3004 323,342 346,153 261,441 26,214,543 28,092,478 27,091,543 2,625,308 2,696,011 2,200,514
products for
therapeutic or
prophylactic
uses, . . .

Human blood;
animal blood
prepared for
therapeutic,
3002 96,182 171,125 117,958 7,489,672 8,099,202 10,061,518 454,538 652,710 1,858,900
prophylactic or
diagnostic
uses; antisera
...

Pharmaceutical
preparations
and products
3006 11,444 16,727 10,832 600,164 508,566 539,694 102,489 85,509 74,496
of subheadings
3006.10.10 to
3006.60.90

Wadding,
gauze,
bandages and
3005 the like, e.g. 1,801 1,168 3,173 315,582 282,147 326,161 41,764 32,133 33,924
dressings,
adhesive
plasters,
poultices,
impregnated
...

Medicaments
consisting of
two or more
constituents
3003 353 286 7 415,747 381,398 282,596 73,294 69,444 61,424
mixed together
for therapeutic
or prophylactic
...

Dried glands
and other
organs for
organo-
3001 therapeutic 0 0 0 560,404 602,624 798,621 17,835 18,165 8,472
uses, whether
or not
powdered;
extracts . . .

PHỤ LỤC 3. Bảng thống kê dữ liệu phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá
Nguồn: eurostat
Dữ liệu Lịch sử EUR/VND giai đoạn 2021 – 2022
PHỤ LỤC 4. Biến động giá dược phẩm tại Pháp.
Nguồn: Trading Economics

You might also like