You are on page 1of 63

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

UEH UNIVERSITY
SCHOOL OF MANAGEMENT

Quản trị Rủi ro

Lecturer: Nguyễn Hữu Thọ 5. Trần Phương Anh-31191021731

Class: ADC02_Nhóm 4 10. Trương Thị Minh Hạnh-31191026587

22. Vũ Thu Minh-31191023563

27. Lê Minh Quân - 31191023837

41. Trịnh Võ Tường Vy - 31191024321

HO CHI MINH CITY - 2022


i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................................... i

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK ............................ 1

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO (ERM) CỦA VINAMILK ................ 3

2.1. Nhận dạng rủi ro ............................................................................................................... 5

2.2. Định lượng rủi ro .............................................................................................................. 9


2.2.1. Tính giá trị cơ sở của Tập đoàn Vinamilk ................................................................................. 9
2.2.1.1. Dữ liệu đầu vào.................................................................................................................. 9
2.2.1.2. Các tính toán của mô hình ............................................................................................... 10
2.2.1.3. Tính giá trị hoạt động của công ty ................................................................................... 17
2.2.1.4. Tính giá nội tại, giá cổ phần và Thu nhập sau thuế/CP của Vinamilk ............................ 18
2.2.2 Định lượng rủi ro riêng lẻ ......................................................................................................... 19
2.2.2.1. Các giả định dữ liệu đầu vào ........................................................................................... 19
2.2.2.2. Tác động của các rủi ro riêng lẻ đến giá trị cơ sở công ty Vinamilk ............................... 22
2.2.3. Định lượng rủi ro doanh nghiệp .............................................................................................. 25
2.2.3.1. Các giả định và dữ liệu đầu vào....................................................................................... 25
2.2.3.2. Kết quả mô phỏng rủi ro doanh nghiệp ........................................................................... 26
2.2.3.3. Độ lệch chuẩn tiêu cực..................................................................................................... 26

2.3. Ra quyết định rủi ro ....................................................................................................... 27


2.3.1. Xác định mức chấp nhận rủi ro ............................................................................................... 27
2.3.2. Tích hợp ERM vào việc ra quyết định .................................................................................... 28

2.4. Truyền thông rủi ro ........................................................................................................ 31


2.4.1. Trong nội bộ ............................................................................................................................ 31
2.4.1.1. Tích hợp Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) vào phân tích kết quả kinh doanh .......... 31
2.4.1.2. Tích hợp ERM vào chính sách đãi ngộ............................................................................ 32
2.4.2. Ra bên ngoài ............................................................................................................................ 32
2.4.2.1. Cổ đông............................................................................................................................ 32
2.4.2.2. Các nhà phân tích cổ phiếu .............................................................................................. 33
2.4.2.3. Tổ chức đánh giá tín nhiệm ............................................................................................. 33
2.4.2.4. Các cơ quan quản lý......................................................................................................... 34

2.5. Giải pháp cho Quy trình Quản trị rủi ro của Vinamilk .............................................. 34
ii

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN .............................................................................................. 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 38

PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 39

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán Vinamilk giai đoạn 2016-2020 ........................................ 39

Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk giai đoạn 2016-2020.... 45

PHỤ LỤC 2: MÔ PHỎNG RỦI RO DOANH NGHIỆP TRƯỚC ĐIỀU CHỈNH ..... 46

Bảng 2.1: Mô phỏng khả năng giá trị cơ sở công ty bị giảm .............................................. 46

Bảng 2.2: Mô phỏng tỷ lệ tăng DT........................................................................................ 46

Bảng 2.3: Mô phỏng EPS....................................................................................................... 47

Bảng 2.4: Định nghĩa các biến rủi ro theo phân phối ......................................................... 48

PHỤ LỤC 3: MÔ PHỎNG SỐC TỔN THƯƠNG TRƯỚC ĐIỀU CHỈNH RỦI RO . 52

Bảng 3.1: Mô phỏng khả năng giá trị cơ sở công ty bị giảm hơn 20% ............................. 52

Bảng 3.2: Mô phỏng khả năng tỷ lệ doanh thu giảm 2% ................................................... 52

Bảng 3.3: Mô phỏng EPS giảm nhiều hơn 100 đồng/CP .................................................... 53

PHỤ LỤC 4: MÔ PHỎNG RỦI RO DOANH NGHIỆP SAU ĐIỀU CHỈNH ........... 55

Bảng 4.1: Mô phỏng rủi ro giảm giá trị công ty .................................................................. 55

Bảng 4.2: Mô phỏng tỷ lệ tăng trưởng DT........................................................................... 55

Bảng 4.3: Mô phỏng Thu nhập sau thuế/cp (EPS).............................................................. 56

PHỤ LỤC 5: MÔ PHỎNG SỐC TỔN THƯƠNG SAU ĐIỀU CHỈNH RỦI RO ....... 58

Bảng 5.1: Mô phỏng khả năng giá trị DN giảm nhiều hơn 20% ....................................... 58

Bảng 5.2: Khả năng EPS giảm nhiều hơn 100 đ/cp ............................................................ 58

Bảng 5.3: Mô phỏng khả năng %DT giảm nhiều hơn 2% ................................................. 59
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk, là công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản
phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Vinamilk được thành lập vào
20/8/1976, và chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm
2006, mã chứng khoán HOSE: VNM.

Vinamilk hiện chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị
phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Là
doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa.

Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ
đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ,
Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…

Theo Thời báo Tài chính Việt Nam, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk năm 2021 lần
đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020. Kỷ
lục doanh thu này được đóng góp bởi sự tăng trưởng từ cả 3 mảng: Nội địa, xuất khẩu và chi nhánh
nước ngoài. Theo đó, tổng sản lượng sữa tươi cung cấp trong năm 2021 đạt mức cao nhất từ trước
đến nay, xấp xỉ 380 ngàn tấn.

Về tầm nhìn chiến lược dài hạn, Vinamilk phấn đấu trong tương lai trở thành 1 trong 30
công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

Một số thành tích đã đạt được trong nước và quốc tế:

• 2012 - 2020, Thương hiệu Quốc gia (Bộ Công thương)


• 2013 - 2020, 50 Doanh nghiệp Niêm yết tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Forbes)
• 2016 - 2020, luôn nằm trong danh sách 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (Tạp chí
Forbes Việt Nam)
• 2016 - 2020, Top 10 Doanh nghiệp Phát triển bền vững năm 2016 (Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam - VCCI)
• 2021, giữ vị trí thứ 36 các Công ty Sữa lớn nhất về Doanh thu (Bảng xếp hạng của công ty
nghiên cứu thị trường Plimsoll - Anh)
2

• 2020, Giải thưởng CSR Toàn cầu (Pinnacle Group - TPGI 2020, năm thứ 3 liên tiếp giữ
vững vị trí số 1 trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (Tổ chức cộng đồng mạng
nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage)
• …
3

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO (ERM) CỦA


VINAMILK

Mỗi năm công ty đều phải trải qua những biến động liên tục về kinh tế-chính trị và khí
hậu, những sự thay đổi này tác động không chỉ đến doanh nghiệp mà còn tác động đến những cá
nhân. Chính vì vậy việc doanh nghiệp thực hiện quy trình quản trị rủi ro là một việc hết sức quan
trọng để duy trì tính ổn định của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị rủi ro giúp nhận dạng, phân
tích và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro từ đó tối ưu các nguồn lực của công
ty. Các hoạt động nhằm quản trị rủi ro của Vinamilk đã được cải thiện theo nhiều cách để mang
lại hiệu quả cao hơn và đặc biệt là sự kết hợp của quản trị rủi ro và quản trị phát triển bền vững.

Khung quản lý các rủi ro chính (2019):

• Rủi ro chiến lược: cạnh tranh, kinh tế chính trị toàn cầu, phương tiện truyền thông, nhân
sự kế thừa, mất khách hàng quan trọng
• Rủi ro điều hành: nguyên vật liệu không đáp ứng kịp thời, sản phẩm không đạt chất lượng,
dịch bệnh đàn bò, triển khai kế hoạch kinh doanh, bảo mật thông tin
• Rủi ro tài chính: biến động tỉ giá

Cấu trúc quản lý rủi ro hiện tại:


4

Nguồn: Báo cáo thường niên Vinamilk 2019

Cơ cấu QTRR cho phép các cấp từ Hội đồng quản trị đến chủ sở hữu rủi ro có thể nhận
diện, nắm bắt. QTRR được thực hiện từ dưới lên trên theo sơ đồ. Trước tiên, chủ sở hữu rủi ro sẽ
trao đổi với chuyên gia công nghiệp trong ngành để nắm bắt sơ bộ về rủi ro, cập nhật quy trình,
báo cáo quản lý rủi ro. Tiếp đến họ làm việc với giám đốc quản lý rủi ro về giám đốc kiểm toán
nội bộ để đánh giá, phân tích rủi ro sâu hơn. Sau đó, rủi ro được Hội đồng QLRR xem xét và
chuyển lên tiểu ban Kiểm toán, tiểu ban sẽ phối hợp với Giám đốc QLRR để xác nhận và làm rõ
các thông tin chi tiết của rủi ro. Mặt khác, Giám đốc KTNB có thể tự báo cáo lên Tiểu ban Kiểm
toán mà không cần thông qua Hội đồng QLRR. Sau khi tiếp nhận báo cáo rủi ro, Tiểu ban Kiểm
toán sẽ báo cáo lên Hội đồng quản trị để thảo luận phương án giải quyết. Cuối cùng, bức tranh rủi
ro tổng thể sẽ được công bố tại Đại hội đồng cổ đông.
5

Rủi ro tại công ty được xử lý theo quy trình (1) nhận diện rủi ro – (2) đánh giá rủi ro –
(3) giám sát rủi ro và (4) báo cáo. Bằng cách này, các rủi ro sẽ được các phòng ban tiếp nhận theo
quy trình và giải quyết từng bước một, điều này giúp tối ưu thời gian và giảm sai sót trong quá
trình xử lý, đồng thời, việc giám sát của các cấp quản lý cũng sẽ thuận tiện hơn vì các báo cáo đã
ghi rõ quá trình xử lý.

Để quản trị rủi ro của công ty, các nhà điều hành đi theo quy trình gồm bốn bước: nhận
dạng rủi ro, đo lường rủi ro, quyết định rủi ro và truyền thông rủi ro.

2.1. Nhận dạng rủi ro

Công ty Vinamilk, các rủi ro được liệt kê và phân nhóm. Đầu tiên, năm 2019, Vinamilk
đã phân 11 rủi ro thành 3 nhóm chính: rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. Bảng
thông tin dưới đây sẽ chỉ rõ ba nhóm rủi ro và các rủi ro cụ thể có tác động đến quá trình kinh
doanh của Công ty.

Quản lý các rủi ro quan trọng: Năm 2019, Vinamilk thực hiện quản lý 11 rủi ro quan trọng
với các biện pháp kiểm soát chính (Nguồn: Báo cáo thường niên Vinamilk 2019)

STT Tên rủi ro Mô tả rủi ro Biện pháp kiểm soát

RỦI RO CHIẾN LƯỢC

1 Rủi ro cạnh Công ty giảm hoặc mất lợi thế cạnh tranh Nhận diện và phân tích kịp
tranh so với các đối thủ. thời các thay đổi của môi
trường, đặc biệt là xu hướng
tiêu dùng để từ đó xây dựng
và triển khai các chương
trình, dự án để củng cố, gia
tăng lợi thế cạnh tranh và thị
phần.

2 Rủi ro môi Không nhận diện và thích nghi kịp thời Thường xuyên, liên tục cập
trường kinh với những thay đổi về kinh tế, chính trị, nhật các thay đổi của môi
6

tế chính trị xã hội dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực trường kinh tế, chính trị, đánh
quốc tế cho Công ty tại các thị trường mà Công giá và phân tích các ảnh
ty có đầu tư hoặc xuất khẩu. hưởng đến Công ty để có các
kế hoạch hành động kịp thời.

3 Rủi ro Không ngăn chặn, xử lý kịp thời và hợp Liên tục cập nhật và theo dõi
truyền lý các thông tin tiêu cực bị phát tán trên các thông tin truyền thông
thông các phương tiện thông tin đại chúng. trên các phương tiện thông tin
đại chúng để có các cảnh báo
và kế hoạch hành động kịp
thời, đặc biệt là trong bối
cảnh công nghệ 4.0 hiện nay.

4 Rủi ro nhân Các vị trí quan trọng không có nhân sự Duy trì thực hiện các chương
sự kế thừa đảm nhiệm phù hợp và kịp thời. trình nhân sự cho các vị trí
quan trọng, thực hiện đánh
giá và có phương án thay thế
phù hợp, kịp thời.

5 Rủi ro mất Mất các mối quan hệ với các khách hàng Duy trì mối quan hệ với
khách hàng quan trọng ở cả thị trường nội địa và xuất khách hàng, thường xuyên
quan trọng khẩu đánh giá doanh thu bán hàng,
và có các chính sách tương
ứng đối với các khách hàng
quan trọng.

RỦI RO HOẠT ĐỘNG

6 Rủi ro NVL đầu vào cho quá trình sản xuất Quản lý tồn kho an toàn, đánh
nguyên vật không đầy đủ hoặc không được cung cấp giá và quản lý Nhà cung cấp,
liệu đầu kịp thời. có kế hoạch mua hàng một
vào không cách hợp lý, trong sự cân
nhắc tới các biến động về môi
7

đáp ứng kịp trường, đặc biệt là biến đổi


thời khí hậu.

7 Rủi ro sản Sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn Thiết lập các tiêu chuẩn đánh
phẩm về chất lượng (đặc biệt là an toàn vệ sinh giá riêng hệ thống kiểm soát
không đạt thực phẩm) theo các chuẩn mực, yêu cầu của rủi ro xuyên suốt chuỗi
chất lượng mà Vinamilk cam kết tuân thủ (luật định, cung ứng để đảm bảo các
khách hàng và các bên liên quan có ký kiểm soát luôn hiệu quả và tối
kết hợp đồng/thỏa thuận, yêu cầu nội bộ). ưu. Hệ thống cảnh báo được
Thiết lập và thường xuyên kiểm tra các xác lập để nhận diện kịp thời
kiểm soát theo yêu cầu của các tiêu các sự kiện và có hướng xử
chuẩn. lý.

8 Rủi ro dịch Nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn bò Áp dụng vệ sinh an toàn sinh
bệnh đàn dẫn tới bò chết hoặc giảm chất lượng học cho các trang trại, chăm
bò sữa. sóc sức khỏe đàn bò, có biện
pháp xử lý y tế phù hợp đối
với các trường hợp phát sinh.

9 Rủi ro triển Thất bại trong việc triển khai các kế Các kế hoạch kinh doanh
khai kế hoạch kinh doanh. được triển khai thực hiện,
hoạch kinh giám sát, đánh giá và báo cáo
doanh theo đúng các quy trình.

10 Rủi ro an Gián đoạn hệ thống, bảo mật thông tin và Tiếp tục duy trì áp dụng hệ
ninh thông bị tấn công từ các tội phạm công nghệ thống An ninh thông tin ISO
tin thông tin. 27000, các hệ thống bảo vệ
máy tính, người dùng.
Thường xuyên đánh giá mối
nguy an ninh thông tin từ bên
trong và bên ngoài.

RỦI RO TÀI CHÍNH


8

11 Biến động Những biến động trong tỷ giá hối đoái Lập nhu cầu ngoại tệ, chuẩn
tỷ giá gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và bị ngoại tệ dự trữ, dự báo theo
lợi nhuận của doanh nghiệp. dõi và phân tích các biến
động tỷ giá để cân đối nhu
cầu và điều chỉnh kế hoạch
tương ứng.

Bên cạnh đó, Công ty cũng xác định các đầu mục rủi ro trong chương trình Phát triển bền
vững, từ đó, đưa ra các mục tiêu và chỉ số cụ thể phục vụ mục đích đo lường, cụ thể trong bảng
bên dưới (Nguồn: Báo cáo thường niên Vinamilk 2019).

STT Nhóm Rủi ro

1 Rủi ro chiến lược Rủi ro nhận thức người tiêu dùng

2 Rủi ro nhân sự kế thừa

3 Rủi ro hoạt động Rủi ro sản phẩm không đạt chất lượng

4 Rủi ro hỏa hoạn

5 Rủi ro thiên tai

6 Rủi ro biến đổi khí hậu

7 Rủi ro dịch bệnh đàn bò

8 Rủi ro sức khỏe và an toàn lao động

9 Rủi ro tuyển dụng và giữ chân nhân sự giỏi

10 Rủi ro đình công


9

11 Rủi ro gian lận

12 Rủi ro tham nhũng

13 Rủi ro tài chính Rủi ro thuế

14 Rủi ro tuân thủ Rủi ro tuân thủ quy định pháp luật

15 Rủi ro trách nhiệm môi trường

Mỗi loại rủi ro trên đều có những các tác động khác nhau đến công ty và có một mức độ
ảnh hưởng khác nhau tùy vào trường hợp cụ thể. Trong đó, nhóm rủi ro chiến lược và nhóm rủi ro
hoạt động được xem là nhóm khó đưa ra số liệu cụ thể, do vậy, chỉ có thể ước chừng và dự báo.
Còn nhóm rủi ro tài chính thì có thể dựa trên số liệu được ghi chép trong báo cáo thường niên của
Công ty Vinamilk. Trong báo cáo này sẽ chỉ tập trung vào rủi ro tài chính và tạm giả định các
nhóm rủi ro khác gồm rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động và rủi ro tuân tuân thủ đã được báo cáo
đầy đủ trong báo cáo tài chính thường niên của công ty.

2.2. Định lượng rủi ro

2.2.1. Tính giá trị cơ sở của Tập đoàn Vinamilk

2.2.1.1. Dữ liệu đầu vào

Để tính toán giá trị cơ sở của công ty, dữ liệu đầu vào cần phải chính xác và đến từ dữ
liệu được công trên trang web chính thức của Vinamilk. Trong báo cáo này, dữ liệu đầu vào chính
là dữ liệu bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong
4 năm: 2016, 2017, 2018, 2019

Để dự báo xu hướng của dòng tiền trong năm năm từ 2021-2025 thì nhóm nghiên cứu sử
dụng dữ liệu quá khứ trong 5 năm từ 2016-2020 để làm cơ sở tính toán.

Để tính giá trị doanh nghiệp, có nhiều phương án có thể được áp dụng tuỳ vào trường hơp
vì mỗi lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm để cân nhắc. Trong báo cáo này, để tính toán dòng
tiền tương lai của Vinamilk, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tỷ phần doanh thu. Phương
10

pháp này khá đơn giản để thực hiện, tuy nhiên, trong quá trình tính toán, cần phải lập dự báo doanh
thu, một vấn đề quan trọng nhưng dự báo này lại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như tương lai của
nền kinh tế, năng lực cạnh tranh, chính sách giá, chính sách tiếp thị, lạm phát,.. Do vậy, phương
pháp này có thể không thực sự chính xác. Việc lập dự báo doanh thu cũng là tiền đề để ước lượng
các khoản mục cho các năm trong những năm tiếp theo. Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu sẽ
dự báo khoảng thời gian 5 năm từ 2021 đến 2025.

2.2.1.2. Các tính toán của mô hình

Các bước tính toán giá trị cơ sở của Vinamilk:

• Xác định cơ cấu vốn, chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số
(WACC)
• Xác định dòng ngân lưu tự do hàng năm (FCFt)
• Tính giá trị hoạt động của công ty năm 2020
• Tính giá trị cơ sở công ty và giá cổ phần của công ty vào ngày 31.12.2020

Xác định cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn của Vinamilk

Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) là chi phí sử dụng vốn, chỉ số này được tính
dựa trên tỉ trọng các loại vốn đã và đang sử dụng của Công ty. Chỉ số này cũng được sử dụng để
tính toán dòng tiền tự do FCF và giá trị hoạt động của Vinamilk. Chi tiết về vốn và chi phí sử dụng
vốn WACC của Vinamilk nằm trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của Vinamilk năm 2019-2020 (ĐVT: VNĐ)

KHOẢN
MỤC
STT TÍNH 2016 2017 2018 2019 2020
NỢ
NGẮN 1.332.666.200.200 268.102.046.087 1.060.047.652.329 5.351.461.260.191 7.316.497.078.307
1 HẠN
NỢ DÀI
326.970.398.182 274.949.439.387 215.798.919.361 122.992.982.893 167.421.748.884
2 HẠN
11

TỔNG
1.659.636.598.382 543.051.485.474 1.275.846.571.690 5.474.454.243.084 7.483.918.827.191
3 NỢ
VỐN
CHỦ SỞ 22.405.949.288.585 23.873.057.813.861 26.271.369.291.927 29.731.255.204.364 33.647.122.229.822
4 HỮU
TỔNG
5 NGUỒN 24.065.585.886.967 24.416.109.299.335 27.547.215.863.617 35.205.709.447.448 41.131.041.057.013

Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2019-2020 của Vinamilk

WACC được tính theo công thức sau:

WACC = Wd*rd*(1-T%) + Ws*rs

Trong đó:

Wd: Tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn rs: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Ws: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn T%: Tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp

rd: Chi phí sử dụng vốn vay

Tổng nợ của Công ty có sự biến động qua các năm, hầu hết là tăng, kể từ 2016 đến 2020,
tổng nợ đã tăng gấp 4,5 lần. Vốn chủ sở hữu tăng từ 22.405 tỷ đến 33.647 tỷ tức tăng 50% trong 5
năm. Điều này dẫn đến tổng nguồn tăng gấp 1,7 lần. Như vậy, tình hình kinh doanh của công ty
trong giai đoạn này là có sự tăng trưởng khá tốt.

Bảng 2.2: Bảng tính tỷ trọng các loại vốn và chi phí vốn bq WACC của Vinamilk
năm 2016-2020 (ĐVT: VNĐ)

KHOẢN MỤC
STT TÍNH 2016 2017 2018 2019 2020
1 Wstd 80,30% 49,37% 83,09% 97,75% 97,76%
2 Wd 19,70% 50,63% 16,91% 2,25% 2,24%
Wd = tổng
6,90% 2,22% 4,63% 15,55% 18,20%
3 nợ/nguồn vốn
12

WS = VCSH/nguồn
93,10% 97,78% 95,37% 84,45% 81,80%
4 vốn
5 Chi phí lãi vay 46.499.350.049 29.438.568.563 51.367.418.852 108.824.893.987 143.818.465.177
rd (lãi suất vay vốn
bq) = cp lãi
6 vay/tổng nợ 2,80% 5,42% 4,03% 1,99% 1,92%
Thuế TNDN phải
7 trả 1.883.267.418.844 1.967.066.705.229 1.874.905.225.483 2.238.365.796.113 2.310.674.009.890
8 T% 16,76% 16,09% 15,56% 17,49% 17,09%
9 Lợi nhuận sau thuế 9.363.829.777.490 10.278.174.553.166 10.205.629.711.239 10.554.331.880.891 11.235.732.234.125
10 VCSH 22.405.949.288.585 23.873.057.813.861 26.271.369.291.927 29.731.255.204.364 33.647.122.229.822
rs = ROE = LNsau
41,79% 43,05% 38,85% 35,50% 33,39%
11 thuế/VCSH

WACC = wD*Kd
39,07% 42,20% 37,21% 30,23% 27,61%
12 (1-thuế) + ws*roe

Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2019-2020 của Vinamilk

Trong bảng 2.2, ta thấy từ 2016 đến 2018, tỉ lệ nợ của Vinamilk chỉ rơi vào dưới 7%, còn
đối với năm 2019 và 2020 thì chỉ số lần lượt là 15,55% và 18,2%. Như vậy, khoản nợ tăng lên và
vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 50% kể từ 2016 đến 2020. Nhìn chung, cơ cấu vốn của Vinamilk đã
có sự thay đổi đáng kể.

WACC2020 = 18,2%*1,92%*(1-17,09%) + 81,8%*33,39% = 17.1%

WACCbq = 35,26%

Dự báo dòng ngân lưu tự do của Vinamilk

Ngân lưu tự do (FCFt) hay ngân lưu ròng chính là dòng tiền thực tế chảy về những đơn
vị có quyền lợi trong dự án chính là các nhà đầu tư gồm các cổ đông và chủ nợ sau khi công ty đã
hoàn thành các khoản đầu tư vào tài sản cố định, sản phẩm mới và vốn lưu động cần thiết để duy
trì hoạt động của công ty, cách tính ngân lưu ròng (FCFt):

• Dòng tiền hoạt động NOPAT = Thu nhập trước lãi suất và thuế EBIT*(1 – T%)
• NOWC = Tài sản ngắn hạn hoạt động thuần – Nợ ngắn hạn hoạt động thuần
13

• NOC = NOWC + TSCĐ hoạt động


• Đầu tư thuần vào vốn hoạt động = NOCt – NOCt-1
• FCF = Dòng tiền hoạt động NOPAT – Chi tiêu vốn - Vốn lưu động ròng

Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tỷ phần doanh thu để tính
toán chỉ số dự báo dòng ngân lưu ròng hàng năm (FCFt) của Vinamilk trong 5 năm từ 2021 đến
2025. Do đó, trước hết, cần tính tỷ lệ các khoản mục trong BCTC theo doanh thu.

Bảng tính khoản mục điều chỉnh và tỷ lệ % theo DT được thể hiện trong Bảng 2.3 và 2.4
sau:

Bảng 2.3: Bảng tính một số các khoản mục điều chỉnh

KHOẢN
MỤC
STT TÍNH 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng thu
nhập
1 (doanh thu 40.908.537.467.383 47.715.700.491.578 52.137.607.231.716 53.794.548.412.130 57.369.169.138.303 61.433.647.264.675
+ thu nhập
khác)
Tổng chi
phí (GVBH
2 36.431.574.570.633 39.879.223.279.017 41.691.484.727.155 44.464.634.605.759 47.771.292.712.474
+
CPHĐ+...)
Các khoản
3 3.843.346.968.129 8.015.858.752.450 7.800.642.776.776 6.733.674.998.475 4.326.385.236.496
phải trả
Chi phí tích
lũy (thuế
4 phải nộp + 1.281.484.814.565 1.911.602.028.455 1.778.901.580.357 2.357.715.574.694 2.569.763.970.672

chi phí phải


trả)

Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2019-2020 của Vinamilk

Trong báo cáo này, để dự báo ngân lưu trong năm năm 2021 đến 2025, nhóm nghiên cứu
sử dụng dữ liệu từ năm 2016 đến 2020 và lấy giá trị trung bình của số liệu thống kê.
14

Tình huống cơ bản trong cơ sở dự báo được thể hiện trong bảng 2.4. Xem xét dự báo cơ
sở theo bối cảnh kinh tế hiện tại và mục tiêu chiến lược của 2021-2025:

• Tỷ lệ tăng doanh thu: tỷ lệ này biến động theo chiều hướng giảm theo các năm. Năm 2016,
con số này là 16,64% và đạt giá trị cao nhất trong 5 năm. Đến 2018, tỷ lệ này suy giảm
13,46% và còn 3,18%, đây là chỉ số tăng trưởng doanh thu thấp nhất trong 5 năm. Nhưng
đến 2019 và 2020, tỉ lệ tăng doanh thu đã biến chuyển theo chiều hướng tích cực, tăng từ
3,18% lên 7,08%. Nhìn chung, chỉ số này giảm đi đáng kể so với thời điểm đầu của giai
đoạn được nghiên cứu. Chỉ số trung bình của tỉ lệ này là 8,56%, cao hơn so với năm 2020.

• Tỷ lệ chi phí/DT: Tỉ lệ duy trì ổn định qua các năm và là tỉ lệ ổn định nhất so với các khoản
mục khác khi biến động trên dưới 1%. Trung bình của khoản mục này là 77,12%, chọn dự
báo của chỉ số này là 76%.

• Tỷ lệ tiền mặt/DT: Chỉ số này tăng lên qua các năm, cho thấy Vinamilk nâng cao tỉ lệ tiền
mặt. Trung bình giai đoạn là 2,83% cũng là chỉ số dự báo

• Tỷ lệ khoản phải trả/DT: Trung bình của khoản mục là 11,34%, chọn mức dự báo là 13%

• Tỷ lệ tồn kho/DT: Dự báo khoản mục là 8,83%, đúng bằng khoản trung bình 5 năm.

• Tỷ suất thuế doanh nghiệp: khoản mục này chọn mức 20% là mức quy định theo thông tư
45/BTC/2013

• Các khoản mục còn lại được tính dựa theo mức trung bình 5 năm.

Bảng 2.4: Bảng tính tỷ lệ các khoản mục theo DT

STT KHOẢN MỤC TÍNH 2016 2017 2018 2019 2020


5 Tỷ lệ tăng doanh thu 16,64% 9,27% 3,18% 6,64% 7,08%
6 Tỷ lệ chi phí/DT 76,35% 76,49% 77,50% 77,51% 77,76%
7 Tỷ lệ TM/DT 1,37% 1,85% 2,83% 4,65% 3,44%
8 Tỷ lệ khoản phải thu/DT 6,01% 8,81% 8,62% 7,85% 8,44%
9 Tỷ lệ tồn kho/DT 9,48% 7,71% 10,27% 8,69% 7,98%
10 Tỷ lệ TSCĐ ròng /DT 17,44% 20,35% 24,85% 25,96% 22,55%
11 Tỷ lệ khoản phải trả/DT 8,05% 15,37% 14,50% 11,74% 7,04%
15

12 Tỷ lệ chi phí tích lũy/DT 2,69% 3,67% 3,31% 4,11% 4,18%

Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2019-2020 của Vinamilk

Dự báo các khoản mục theo phần trăm doanh thu với tình huống rủi ro cơ bản, bi quan và
lạc quan được thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Dự báo các khoản mục theo % DT với tình huống rủi ro

KHOẢN MỤC TÍNH TB Cơ bản Bi quan Lạc quan


Dự báo
Tỷ lệ tăng doanh thu 8,56% 8,56% 6,64% 16,64%
Tỷ lệ chi phí/DT 77,12% 76,00% 77,76% 75.00%
Tỷ lệ TM/DT 2,83% 2,83%
Tỷ lệ khoản phải thu/DT 7,95% 7,95% 8,81% 6,01%
Tỷ lệ tồn kho/DT 8,83% 8,83% 10,27% 7,71%
Tỷ lệ TSCĐ ròng /DT 22,23% 22,23%
Tỷ lệ khoản phải trả/DT 11,34% 13,00% 7,04% 15,37%
Tỷ lệ chi phí tích lũy/DT 3,59% 3,59% 2,69% 4,18%
Tỷ suất Thuế thu nhập DN 16,60% 20,00% 22.00% 16.00%
WACC 35,26% 27,61% 37.00% 25%

Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2019-2020 của Vinamilk

Trong bảng 2.6, các khoản mục trong bảng được dự báo từ 2021 đến 2025. Khoản mục
tiền mặt và chi phí tích lũy năm 2021 thấp hơn 2020 vì tỉ lệ phần trăm dự báo thấp hơn năm 2020,
với những khoản mục khác, các chỉ số năm sau đều cao hơn năm trước trong giai đoạn 2020 đến
2025.

Bảng 2.6: Kế hoạch ngân lưu của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2025

KẾ HOẠCH
NGÂN LƯU 2020 2021 2022 2023 2024 2025
16

B. Một phần
Báo Cáo Thu
Nhập

Tổng doanh thu 61.433.647.264.675 66.692.367.470.531 72.401.234.126.009 78.598.779.767.195 85.326.835.315.267 92.630.812.418.254

Tổng chi phí 47.771.292.712.474 51.433.153.793.274 55.835.831.757.978 60.615.378.956.461 65.804.055.395.134 71.436.882.536.957

EBIT 13.662.354.552.201 15.259.213.677.258 16.565.402.368.031 17.983.400.810.734 19.522.779.920.133 21.193.929.881.296

C. Một phần
Bảng CĐKT

Tài sản hoạt


động

Tiền mặt 2.111.242.815.581 1.887.393.999.416 2.048.954.925.766 2.224.345.467.412 2.414.749.439.422 2.621.451.991.437

Khoản phải Thu 5.187.253.172.150 5.302.043.213.907 5.755.898.113.018 6.248.602.991.492 6.783.483.407.564 7.364.149.587.251

Tồn kho 4.905.068.613.616 5.888.936.047.648 6.393.028.973.327 6.940.272.253.443 7.534.359.558.338 8.179.300.736.532

TSLD hoạt động 12.203.564.601.347 13.078.373.260.971 14.197.882.012.110 15.413.220.712.347 16.732.592.405.324 18.164.902.315.220

TSCD ròng 13.853.807.867.036 14.825.713.288.699 16.094.794.346.212 17.472.508.742.247 18.968.155.490.584 20.591.829.600.578

Nợ hoạt động

Khoản phải trả 4.326.385.236.496 7.562.914.471.158 8.210.299.949.889 8.913.101.625.600 9.676.063.124.751 10.504.334.128.230

Chi phí tích lũy 2.569.763.970.672 2.394.255.992.192 2.599.204.305.124 2.821.696.193.642 3.063.233.387.818 3.325.446.165.815

Tổng nợ ngắn
hạn hoạt động 6.896.149.207.168 9.957.170.463.350 10.809.504.255.013 11.734.797.819.242 12.739.296.512.569 13.829.780.294.045
17

Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2019-2020 của Vinamilk

2.2.1.3. Tính giá trị hoạt động của công ty

Giá trị hoạt động của công ty được tính theo công thức:

𝐹𝐶𝐹
𝑽𝑶𝒑 = ∑0𝑡=1 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)
𝑡
𝑡

Công thức rút gọn:

𝐹𝐶𝐹
1 2 𝐹𝐶𝐹 𝑁 𝐹𝐶𝐹 𝑁 𝑇𝑉
2 +…+ (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑁 + (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑁
𝑽𝒐𝒑 = (1+𝑊𝐴𝐶𝐶) + (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)

Công thức tính giá trị cuối cùng TVn:

𝐹𝐶𝐹𝑁 ∗(1+g)
𝑻𝑽𝑵 = (𝑊𝐴𝐶𝐶−𝑔)

Trong đó:

t: số năm của dự án N: năm cuối của dự báo WACC: suất chiết khấu (chi phí vốn bình
quân tỷ trọng của công ty)
FCFt: dự án phân phối ngân lưu tự do năm t
g: tỷ lệ tăng trưởng
TVN: giá trị cuối cùng vào cuối năm N (khi
ngân lưu ổn định)

Bảng 2.7 trình bày kết quả dự báo dòng ngân lưu năm 2020 – 2025 và giá trị hoạt động
tại thời điểm 31/12/2020 của Vinamilk. Do tỷ lệ tăng trưởng của ngân lưu ở các năm cuối là không
đổi và bằng 8.65%, do đó chúng ta giả định rằng từ năm 2025 trở đi Vinamilk có tăng trưởng ổn
định ở mức 8.65%. Áp dụng công thức để tính, ta có kết quả giá trị cuối cùng (hay giá trị thời
điểm):

𝐹𝐶𝐹2025 ∗(1+g)
𝑇𝑉2025 = = 85.421.297.451.372 (đồng)
(𝑊𝐴𝐶𝐶−𝑔)

Giá trị hoạt động Vinamilk 2020 được tính là:


18

𝐹𝐶𝐹2020 𝐹𝐶𝐹2021 𝐹𝐶𝐹2022 𝐹𝐶𝐹2025 𝑇𝑉2025


VVinamilk = + + +…+ + =
(1+𝑊𝐴𝐶𝐶) (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)2 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)3 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)6 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)6

81.255,170.583 (đồng)

2.2.1.4. Tính giá nội tại, giá cổ phần và Thu nhập sau thuế/CP của Vinamilk

Từ giá trị hoạt động công ty, ta tính được giá trị nội tại cơ sở của công ty và giá một cổ
phần thường theo công thức:

𝑽𝑽𝒊𝒏𝒂𝒎𝒊𝒍𝒌
P0 = 𝒏

Trong đó:

V vinamilk: giá trị nội tại của Vinamilk n: tổng số cổ phần thường đang lưu hành bình
quân

Thu nhập sau thuế trên một cổ phiếu (EPS) được tính như sau:

EPS = NOPAT/số cổ phiếu đang lưu hành

EPS20 = 10.929.883.641.761 đồng* 106/ 2.089.955.445 CP = 5230 đồng/CP

Theo số liệu báo cáo thực tế cho thấy năm 2020 thu nhập sau thuế trên một cổ phiếu của
Vinamilk là 4770 đồng/CP, chênh lệch so với kết quả dự báo là -8,8% (4770/5230-1=-8,8%)

Kết quả tính ở Bảng 2.8 cho thấy giá nội tại của một cổ phiếu của Vinamilk là 33.095
đồng/CP. So với giá thị trường cổ phiếu của Vinamilk tại thời điểm 31/12/2020 là 108800
đồng/CP.

Giá thị trường cao hơn giá nội tại 329%, hay giá trị vốn hóa thị trường 33.095 đồng/cp
*2.089.955.445 CP= 69.167.075.452.275,00 VNĐ cao hơn giá nội tại của vốn cổ phần của
Vinamilk (69.166.670.345.338 đồng) là 0.000586%

Giá trị cơ sở của Vinamilk năm 2020 là 69.166.670.345.338 đồng, đây là cái giá mà các
nhà đầu tư phải trả vào ngày 31.12.2020 nếu họ tin rằng Vinamilk sẽ thực hiện đúng kế hoạch
chiến lược và mọi thứ đều đi đúng hướng như kế hoạch đã định.
19

2.2.2 Định lượng rủi ro riêng lẻ

2.2.2.1. Các giả định dữ liệu đầu vào

Chúng ta giả định rằng từ năm 2025 trở đi tỷ lệ tăng trưởng là không đổi (do tốc độ tăng
trưởng của FCF = g =8.65% là không đổi) để tính toán tác động của các rủi ro riêng lẻ lên giá trị
cơ sở của Vinamilk.

Dữ liệu đầu vào để tính toán tác động của các rủi ro riêng lẻ lên giá trị cơ sở của Vinamilk
lấy từ bảng cân đối kế toán hợp nhất sau kiểm toán của công ty giai đoạn 2002 – 2020, bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002 – 2020 (Bảng 1 và Bảng 2 – PL1). Số liệu ở hai
bảng lấy từ báo cáo tài chính đăng trên website.

Tính toán của mô hình

Trong định lượng rủi ro riêng lẻ, chúng ta có thể đưa vào phân tích những cú sốc làm
giảm giá trị cơ sở công ty, giảm tỷ lệ tăng trưởng DT, giảm chỉ tiêu EPS, giảm mức xếp hạng…
Trong nghiên cứu này để đánh giá rủi ro doanh nghiệp chúng ta sẽ xem xét 3 điểm tổn thương, đó
là: 1) Giảm giá trị cơ sở công ty nhiều hơn 35%; 2) EPS năm nay giảm nhiều hơn 100 đồng/CP và
3) hụt chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu hơn 2%. Khẩu vị rủi ro giả định cho Vinamilk là giá trị DN
giảm 35%.

Rủi ro riêng lẻ được định lượng bởi tác động tiềm năng của chúng đến giá trị cơ sở của
công ty. Rủi ro ở đây được hiểu là những gì sai lệch so với kỳ vọng. Giá trị kỳ vọng được định
nghĩa là giá trị cơ sở của công ty.

Trước hết chúng ta sẽ chọn một số biến rủi ro quan trọng, cho rằng chúng có tác động
mạnh (tăng/giảm) đến giá trị cơ sở của Vinamilk.

Biến rủi ro được định nghĩa là biến khi có sự thay đổi (+/-) cho dù rất nhỏ, nhưng nó ảnh
hưởng rất lớn (+/-) đến giá trị cơ sở công ty.

Tại Tập đoàn Vinamilk chúng ta sẽ chọn 8 biến rủi ro sau:

• Thay đổi tỷ lệ tăng doanh thu


20

• Thay đổi tỷ lệ chi phí/doanh thu


• Thay đổi tỷ lệ khoản phải thu/doanh thu
• Thay đổi tỷ lệ tồn kho/doanh thu
• Thay đổi tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thay đổi chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC)
• Thay đổi tỷ lệ khoản phải trả/DT
• Chi phí vốn bq (WACC)

Chúng ta chọn 8 biến rủi ro này vì đây là các biến có sự biến động nhiều trong giai đoạn
2002-2020 và có tác động mạnh làm thay đổi giá trị DN.

Kết quả đầu ra

Để đánh giá rủi ro riêng lẻ, chúng ta dùng kỹ thuật phân tích độ nhạy một chiều với 3 tình
huống: lạc quan, cơ sở và bi quan (lạc quan: làm tăng giá trị công ty; cơ sở: giá trị công ty không
thay đổi; bi quan: giá trị công ty bị giảm). Chúng ta sẽ xét từng biến rủi ro khi có thay đổi (theo 3
tình huống) thì nó có tác động làm thay đổi giá trị cơ sở của VINAMILK như thế nào.

Khoản mục Giá trị công ty Giá cổ phiếu


73,538,715,295,489 35,187
Bi quan 6.64% 68,459,448,836,800 32,756
Tác động của thay đổi %DT Cơ sở 8.56% 73,538,715,295,489 35,187
Lạc quan 16.64% 114,675,826,844,314 54,870

Bi quan 77.76% 68,639,822,199,348 32,843


Tỷ lệ chi phí/DT Cơ sở 76.00% 73,538,715,295,489 35,187
Lạc quan 75.00% 76,322,177,281,932 36,519

Bi quan 8.81% 72,891,107,404,283 34,877


Tỷ lệ khoản phải thu/DT Cơ sở 7.95% 73,538,715,295,489 35,187
Lạc quan 6.01% 75,006,527,456,578 35,889

Bi quan 10.27% 72,448,805,960,005 34,665


Tỷ lệ tồn kho/DT
Cơ sở 8.83% 73,538,715,295,489 35,187
21

Lạc quan 7.71% 74,383,359,333,000 35,591

Bi quan 7.04% 69,036,156,185,858 33,032


Tỷ lệ khoản phải trả/DT Cơ sở 13.00% 73,538,715,295,489 35,187
Lạc quan 15.37% 75,333,221,284,443 36,045

Bi quan 2.69% 72,855,253,347,760 34,860


Tỷ lệ chi phí tích lũy/DT Cơ sở 3.59% 73,538,715,295,489 35,187
Lạc quan 4.19% 73,992,173,437,175 35,404

Bi quan 22.00% 71,868,638,103,622 34,388


Tỷ suất Thuế thu nhập DN Cơ sở 20.00% 73,538,715,295,489 35,187
Lạc quan 16.00% 76,878,869,679,221 36,785

Bi quan 37.00% 53,561,940,636,405 25,628


Thay đổi WACC Cơ sở 27.61% 73,538,715,295,489 35,187
Lạc quan 25.00% 83,122,799,151,696 39,773

1. Tác động của việc thay đổi tỷ lệ DT đến giá trị cơ sở công ty và giá cổ phần
• Tình huống cơ sở: tỷ lệ tăng doanh thu bằng 8.56% thì giá trị công ty đạt 73,538,715,295,48
đồng và giá cổ phần thường là 35,187 đồng/cp.
• Khi % DT tăng từ 6,64% đến 16,64% thì giá trị cơ sở công ty tăng từ 68,459,448,836,800
đồng lên 114,675,826,844,314 đồng.
2. Tác động của việc thay đổi tỷ lệ chi phí/DT đến giá trị cơ sở công ty và giá cổ phần
• Tình huống cơ sở: tỷ lệ chi phí/DT bằng 76%% thì giá trị công ty đạt 73,538,715,295,489
đồng và giá cổ phần thường là 35,187 đồng/cp.
• Khi tỷ lệ chi phí/DT tăng từ 75% đến 77,76% thì giá trị cơ sở công ty giảm từ
76,322,177,281,93 đồng xuống còn 68,639,822,199,34 đồng.
3. Tác động của việc thay đổi tỉ lệ khoản phải thu/DT đến giá trị cơ sở công ty và giá cổ
phần
• Tình huống cơ sở: tỷ lệ khoản phải thu/DT là 7.95% thì giá trị công ty đạt
73,538,715,295,489 đồng và giá cổ phần thường là 35,187 đồng/cp
22

• Khi tỷ lệ khoản phải thu/DT tăng từ 6,01% đến 8,81% thì giá trị cơ sở công ty sẽ giảm từ
75,006,527,456,578 đồng xuống còn 72,891,107,404,283 đồng.
4. Tác động của việc thay đổi tỷ lệ tồn kho/DT đến giá trị cơ sở công ty và giá cổ phần
• Tình huống cơ sở: tỉ lệ tồn kho/DT là 8.83% thì giá trị công ty đạt 73,538,715,295,48 đồng
và giá cổ phần thường là 35,187 đồng/cp
• Khi tỷ lệ tồn kho tăng từ 7.71% đến 10.27% thì giá trị cơ sở công ty sẽ giảm từ
74,383,359,333,000 đồng xuống còn 72,448,805,960,005 đồng.
5. Tác động của tỷ lệ khoản phải trả/DT đến giá trị cơ sở công ty và giá cổ phần
• Tình huống cơ sở: tỷ lệ khoản phải trả/DT là 13% thì giá trị công ty đạt 73,538,715,295,48.
đồng và giá cổ phần thường là 35,187 đồng/cp.
• Khi tỷ lệ Khoản phải trả tăng từ 7.04% đến 15.37% thì giá trị cơ sở công ty sẽ tăng từ
69,036,156,185,85 đồng lên 75,333,221,284,44 đồng.
6. Tác động của thay đổi tỷ lệ chi phí tích lũy/DT đến giá trị cơ sở công ty và giá cổ phần.
• Tình huống cơ sở: tỷ lệ chi phí tích lũy là 3.59% thì giá trị công ty đạt 73,538,715,295,48
đồng và giá cổ phần thường là 35,187 đồng/cp
• Khi tỷ lệ Chi phí tích lũy tăng từ 2.69% đến 4.19% thì giá trị cơ sở công ty sẽ tăng từ
72,855,253,347,760 đồng lên 73,992,173,437,17 đồng
7. Tác động của việc thay đổi tỷ lệ thuế DN đến giá trị cơ sở và giá cổ phần
• Tình huống cơ sở: Khi %T là 20% (tuân thủ theo TT45/BTC) thì giá trị công ty đạt
73,538,715,295,48 đồng và giá cổ phần thường là 35,187 đồng/cp.
• Khi %T tăng từ 16% lên 22% thì giá trị công ty và giá cổ phần sẽ giảm từ
76,878,869,679,22 đồng xuống còn 71,868,638,103,622 đồng
8. Tác động của việc thay đổi chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
• Tình huống cơ sở: WACC là 27.61% thì giá trị công ty đạt 35727589 tr. đồng và giá cổ
phần thường là 35,187 đồng/cp.
• Khi WACC tăng từ 25% lên 37% thì giá trị cơ sở công ty sẽ giảm từ 83,122,799,151,696
đồng xuống còn 53,561,940,636,40 đồng

2.2.2.2. Tác động của các rủi ro riêng lẻ đến giá trị cơ sở công ty Vinamilk

Muốn xác định tác động của các rủi ro riêng lẻ đến giá trị cơ sở công ty Vinamilk, cần
phải ước lượng được xác suất khả năng xảy ra của từng tình huống rủi ro. Quá trình này cần phải
23

có số liệu thống kê cho các rủi ro xảy ra và tốn nhiều thời gian. Trong báo cáo này, ta giả định có
3 tình huống khả năng: Bi quan (tình huống xấu, giá trị công ty giảm xuống); Cơ sở (giá trị của
công ty không thay đổi); Lạc quan (tình huống tốt, giá trị công ty tăng).

Xác suất để xảy ra các tình huống được giả định như sau: Tình huống bi quan: 50%-60%
(vì đang xem xét tình huống rủi ro xấu nên giả định ở mức cao); Tình huống cơ sở 20%-30%; Tình
huống lạc quan: 10%-20%.

Giá trị trung bình theo 3 tình huống rủi ro được tính bằng công thức:

Gbq = ∑𝟑𝟏 𝒙𝒊 ∗ 𝒑𝒊

Trong đó:

Gbq: Giá trị bình quân (giá trị trung bình)

𝒙i: Giá trị công ty Vinamilk theo tình huống i

𝒑i: Xác suất xảy ra tình huống i

Bảng 2.10: Giá trị trung bình của công ty theo tình huống

Bi Cơ Lạc
Các tình quan sở quan
huống rủi ro (1) (2) (3) Bi quan (1) Cơ sở (2) Lạc quan (3) TB
RR1_Thayđổi
tỷ lệ DT 60% 30% 10% 58,089,899,940,449.00 69,166,670,345,338.00 106,540,086,816,307.00 66,257,949,749,501.50
RR2_Thay đổi
tỷ lệ chi phí 60% 30% 10% 67,385,254,674,014.00 69,166,670,345,338.00 71,309,936,074,900.00 68,312,147,515,499.80
RR3_Thay đổi
tỷ lệ KPThu 60% 30% 10% 68,519,062,454,132.00 69,166,670,345,338.00 70,634,482,506,428.00 68,924,886,826,723.40
RR4_Thay đổi
tỷ lệ tồn kho 60% 20% 20% 68,076,761,009,854.00 69,166,670,345,338.00 70,011,314,382,849.00 68,681,653,551,549.80
RR5_Thay đổi
tỷ lệ khoản
phải trả 40% 50% 10% 65,918,678,761,041.00 69,166,670,345,338.00 72,215,743,859,626.00 68,172,381,063,048.00
RR6_Thay đổi
tỷ lệ chi phí
tích lũy 60% 20% 20% 68,483,208,397,610.00 69,166,670,345,338.00 69,620,128,487,025.00 68,847,284,805,038.60
24

RR7_Thay đổi
tỷ lệ thuế
TNDN 50% 30% 20% 67,574,530,089,092.00 69,166,670,345,338.00 72,350,950,857,829.00 69,007,456,319,713.20
RR8_Thay đổi
WACC 60% 30% 10% 47,839,541,205,452.00 69,166,670,345,338.00 78,165,732,446,808.00 57,270,299,071,553.40

Lấy giá trị trung bình trừ giá trị cơ sở sẽ tính được mức tác động của từng biến rủi ro làm
tăng/giảm giá trị cơ sở công ty. Nếu giá trị này < 0 nghĩa là giá trị công ty giảm, ngược lại nếu nó
> 0 thì nghĩa là giá trị công ty tăng. Bảng 2.11 thể hiện tác động của từng rủi ro riêng lẻ đến giá trị
công ty.

Bảng 2.11: Tác động của từng rủi ro riêng lẻ đến giá trị công ty

Các tình huống rủi ro TB TB_Cơ sở (2) % giảm GTDN ĐGRR


RRI_Thay đổi tỷ lệ DT 66,257,949,749,502 -2,908,720,595,837 -4.21% TB
RR2_Thay đổi tỷ lệ chi phí 68,312,147,515,500 -854,522,829,838 -1.24%
RR3_Thay đổi tỷ lệ KPThu 68,924,886,826,723 -241,783,518,615 -0.35%
RR4_Thay đổi tỷ lệ tồn kho 68,681,653,551,550 -485,016,793,788 -0.70%
RR5_Thay đổi tỷ lệ khoản phải trả 68,172,381,063,048 -994,289,282,290 -1.44%
RR6_Thay đổi tỷ lệ chi phí tích lũy 68,847,284,805,039 -319,385,540,299 -0.46%
RR7_Thay đổi tỷ lệ thuế TNDN 69,007,456,319,713 -159,214,025,625 -0.23%
RR8_Thay đổi WACC 57,270,299,071,553 -11,896,371,273,785 -17.20% TB
Tổng -17,859,303,860,076 -25.82%
DLC tiêu cực 12,333,863,231,827

Từ kết quả phân tích các tác động của 8 biến rủi ro riêng lẻ đối với giá trị cơ sở công ty,
so sánh tiếp với rủi ro doanh nghiệp dự kiến: giảm giá trị công ty 35%, để có thể đánh giá mức độ
nghiêm trọng của các biến rủi ro và xếp hạng theo tác động tiềm năng của chúng lên công ty.

Tổng của 8 rủi ro riêng lẻ là 25.82% và không có rủi ro làm giảm giá trị công ty lớn hơn
35% (rủi ro cao). Nhìn chung, mức giảm giá trị của công ty Vinamilk đều <10%, nhưng chênh
lệch lớn có thể thấy ở RR8_Thay đổi WACC (17.20%), kế tiếp là RR1_Thay đổi tỷ lệ doanh thu
(4.21%). Chính vì vậy chúng tôi đánh giá 2 rủi ro trên ở mức giá giá trị rủi ro trung bình. Các tình
huống rủi ro được xếp hạng ở hình dưới đây.
25

2.2.3. Định lượng rủi ro doanh nghiệp

Thực tế, dòng ngân lưu tự do của 1 doanh nghiệp chịu cùng lúc các tác động từ yếu tố
bên trong và bên ngoài chứ không phải từng rủi ro riêng lẻ.

Vì vậy, chúng tôi xây dựng một mô hình tính toán với tác động giả định của 8 biến rủi ro
cùng 1 lúc lên giá trị cơ sở của công ty Vinamilk. Công cụ dùng để định lượng rủi ro doanh nghiệp
là mô phỏng bài toán với sự hỗ trợ của phần mềm Crystal Ball (CB) trên trên Excel.

2.2.3.1. Các giả định và dữ liệu đầu vào

Định nghĩa 8 biến rủi ro theo các phân phối được xác định trên dãy số thống kê của từng
khoản mục (Bảng 2.4 - PL2)

Định nghĩa hàm mục tiêu: Bài toán mô phỏng có 3 mục tiêu mà chúng ta xem xét:

• Giá trị cơ sở của Vinamilk


• Thu nhập sau thuế/cổ phiếu (EPS)
• Tỷ lệ tăng trưởng DT
26

2.2.3.2. Kết quả mô phỏng rủi ro doanh nghiệp

Kết quả mô phỏng cho thấy xác suất mà công ty nhận được giá trị 69,166,670,345,338
VND là 83.77% (hoặc là khả năng xảy ra biến cố giá trị công ty nhỏ hơn giá trị cơ sở). Xác suất
để tỷ lệ tăng trưởng đạt 8.56% là 46.08%. Và xác suất để EPS đạt 5230 đồng/CP là 33.72% (Bảng
2.1; bảng 2.2; bảng 2.3 - PL3)

Kết luận: Với giả định 8 yếu tố cùng lúc tác động đến giá trị cơ sở của Vinamilk thì khả
năng xảy ra biến cố giảm giá trị DN là 83.77% (khá cao) và không đạt tỷ lệ tăng trưởng dự kiến là
46.08% mức cao.

2.2.3.3. Độ lệch chuẩn tiêu cực

Biến động xấu (tiêu cực) tạo ra các kết quả không đạt được sự mong đợi của kế hoạch
chiến lược, đây là biến động không tốt

Độ lệch chuẩn tiêu cực (dùng để xét cho các kết quả xấu - làm giảm giá trị công ty). Độ
lệch chuẩn tiêu cực càng lớn thì mức phân tán càng xa dưới đường cơ sở hay các kỳ vọng của kế
hoạch chiến lược, vì vậy rủi ro được đánh giá càng lớn

Công thức tính độ lệch chuẩn tiêu cực:

1
downside = DSD = √𝑚 ∑𝑚
𝑦=1 (𝑦 − 𝑥̅ ) : độ lệch chuẩn tiêu cực
2

Trong đó:

m: số điểm dữ liệu trong phân phối tương ứng với các kết quả không đạt được mong đợi
cơ sở

y: điểm dữ liệu trong phân phối tương ứng với các kết quả không đạt mong đợi cơ sở

𝑥̅ : cơ sở, hay các mong đợi trong hoạch định chiến lược
27

2.3. Ra quyết định rủi ro

2.3.1. Xác định mức chấp nhận rủi ro

Bảng 2.12: Mức chấp nhận rủi ro của Vinamilk

Rủi ro doanh nghiệp Mức chấp nhận rủi ro

Các điểm tổn thương Khả năng Giới hạn mềm Giới hạn cứng

Giảm giá trị công ty nhiều hơn 20% 57% 10% 50%

Giảm EPS năm nay hơn 100đ/CP 1.99% 5% 50%

Giảm tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm nay hơn 2% 30.28% 20% 40%

(Kết quả mô phỏng - PL3)

Mức chấp nhận rủi ro là % giới hạn mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận để đạt được
mục tiêu trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có hai giới hạn khi thiết lập mức độ chấp
nhận rủi ro, giới hạn cứng là mức tối đa không nên bị vượt quá, giới hạn mềm có thể bị vượt qua
nhưng trong khoảng thời gian ngắn và là dấu hiệu để nhà quản trị chú ý điều chỉnh để giảm rủi ro
cho doanh nghiệp.

Phần trăm khả năng giá trị công ty Vinamilk giảm thấp hơn giá trị cơ sở là 83.77%. Nhóm
giả định điểm tổn thương của Vinamilk là khi giá trị giảm nhiều hơn 20%, tức nằm trong khoảng
80% giá trị còn lại của công ty (80% 69,166,670,345,338=55,333,336,276,270). Ngoài ra còn giả
định rủi ro EPS giảm hơn 100đ/CP (5130đ/CP) và giảm tỷ lệ tăng doanh thu hơn 2% (6.56%). Sử
dụng phần mềm mô phỏng rủi ro Crystal ball để xác định các xác suất xảy ra các điểm tổn thương
trên, kết quả cho ra lần lượt là: 57%, 1.99%, 30.28% (bảng 3,3 - PL3).

Giới hạn rủi ro các điểm tổn thương của Vinamilk được xác định dựa vào bảng 2.11. Có
thể nhận thấy, các điểm tổn thương được giả định ở bảng 2.12 đều không vượt quá giới hạn cứng
và có thể chấp nhận được.
28

2.3.2. Tích hợp ERM vào việc ra quyết định

Với kết quả có được từ chạy mô phỏng, có đến 57% doanh nghiệp giảm hơn 20% giá trị
công ty. Nhóm đề xuất Vinamilk điều chỉnh một số yếu tố để làm giảm tác động khiến giá trị doanh
nghiệp giảm, lần lượt theo % giảm đã được tổng hợp ở bảng 2.11: tỷ lệ doanh thu, tỷ lệ WACC,
tỷ lệ khoản phải trả và tỷ lệ chi phí/doanh thu.

Cơ chế điều chỉnh:

• Giảm tỷ lệ cơ sở chi phí/doanh thu xuống 76% (giá trị công ty tăng khi tỷ lệ này giảm).

• Tăng tỷ lệ cơ sở khoản phải trả lên 13% (giúp tăng giá trị công ty).

• Giảm WACC tình huống bi quan từ năm cao nhất (2017) sang năm cao thứ hai (2016), tức
là 39.07%: WACC của công ty không được vượt quá mức 39.07% dù có vấn đề tồi tệ nhất
xảy ra. Giá trị công ty tăng khi giảm WACC.

• Điều chỉnh tình huống của tỷ lệ tăng doanh thu, tăng lên 6.64% bi quan và giảm còn 12%
lạc quan vì giá trị ban đầu chênh lệch khá lớn so với tình huống cơ sở. Điều chỉnh này giúp
giá trị công ty tăng.

Giá trị hoạt động và cơ sở của Vinamilk sau các cơ chế điều chỉnh trên cho ra kết quả như
sau:

Bảng 2.13: Tính giá trị hoạt động công ty Vinamilk sau điều chỉnh

Thực tế Dự báo
KHOẢN MỤC
TÍNH 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Tính FCF
(Thu nhập ròng
+ khấu hao –
thay đổi trong
vốn lưu động –
chi phí vốn)
NOWC=TSLD
hoạt động - NNH
HĐ 5,307,415,394,179 2,014,109,497,610 2,186,517,270,605 2,373,683,148,969 2,576,870,426,521 2,797,450,535,031

TSCĐ ròng 13,853,807,867,036 14,825,713,288,699 16,094,794,346,212 17,472,508,742,247 18,968,155,490,584 20,591,829,600,578


29

Vốn hoạt động


thuần (NOC) 19,161,223,261,215 16,839,822,786,309 18,281,311,616,817 19,846,191,891,217 21,545,025,917,105 23,389,280,135,609
Đầu tư vào vốn
hoạt động (2,321,400,474,906) 1,441,488,830,508 1,564,880,274,400 1,698,834,025,888 1,844,254,218,504
Tỷ suất thuế thu
nhập (theo
TT45/BTC-2013) 20% 20% 20% 20% 20% 20%
NOPAT=EBIT(1-
T) 10,929,883,641,761 12,804,934,554,342 13,901,036,952,194 15,090,965,715,301 16,382,752,380,531 17,785,115,984,305
Ngân lưu tự do
(FCF) 15,126,335,029,248 12,459,548,121,686 13,526,085,440,902 14,683,918,354,643 15,940,861,765,801
Tỷ lệ tăng trưởng
FCF -17.63% 8.56% 8.56% 8.56%

Giá trị hoạt động


Giá terminal (giá
trị cuối) * 90,841,992,298,966

Tổng FCF 15,126,335,029,248 12,459,548,121,686 13,526,085,440,902 14,683,918,354,643 105,525,910,653,609

Giá trị hoạt động 62,735,513,435,310.50

WACC-VNM= 27.61%

Bảng 2.14: Tính giá trị cơ sở của Vinamilk sau điều chỉnh

Giá trị hoạt động của công ty (VNĐ) 62,735,513,435,311


(+) Giá trị tài sản đầu tư (VNĐ) 18,287,120,687,369
(=) Tổng giá trị nội tại của DN 81,022,634,122,680
- Nợ (VNĐ) 7,483,918,827,191
- Cổ phiếu ưu đãi 0
(=) Giá trị nội tại vốn cổ phần thường (VNĐ) 73,538,715,295,489
Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 2,089,955,445
Giá nội tại của một cổ phiếu thường (đồng/CP) 35,187
Thu nhập sau thuế/CP (Đồng/CP) - EPS 5,230

Từ bảng 2.14 cho thấy giá trị nội tại vốn cổ phần thường là 35,187 đồng/CP. Giá trị nội
tại vốn cổ phần thường đạt khoảng 73,500 tỷ VND. cả 2 giá trị đều đã tăng so với trước khi điều
chỉnh, và vẫn duy trì được thu nhập sau thuế/CP là 5,230 đồng.

Bảng 2.15: Giá trị trung bình của công ty theo tình huống sau điều chỉnh

Các tình Bi Cơ Lạc


huống rủi quan sở quan
ro (1) (2) (3) Bi quan (1) Cơ sở (2) Lạc quan (3) TB
30

RR1_Thay
đổi tỷ lệ
DT 60% 30% 10% 68,459,448,836,800 73,538,715,295,489 114,675,826,844,314 74,604,866,575,158
RR2_Thay
đổi tỷ lệ
chi phí 60% 30% 10% 68,639,822,199,348 73,538,715,295,489 76,322,177,281,932 70,877,725,636,449
RR3_Thay
đổi tỷ lệ
KPThu 60% 30% 10% 72,891,107,404,283 73,538,715,295,489 75,006,527,456,578 73,296,931,776,874
RR4_Thay
đổi tỷ lệ
tồn kho 60% 20% 20% 72,448,805,960,005 73,538,715,295,489 74,383,359,333,000 73,053,698,501,701
RR5_Thay
đổi tỷ lệ
khoản
phải trả 40% 50% 10% 69,036,156,185,858 73,538,715,295,489 75,333,221,284,443 71,917,142,250,532
RR6_Thay
đổi tỷ lệ
chi phí
tích lũy 60% 20% 20% 72,855,253,347,760 73,538,715,295,489 73,992,173,437,175 73,219,329,755,189
RR7_Thay
đổi tỷ lệ
thuế
TNDN 50% 30% 20% 71,868,638,103,622 73,538,715,295,489 76,878,869,679,221 73,371,707,576,302
RR8_Thay
đối
WACC 60% 30% 10% 53,561,940,636,405 73,538,715,295,489 83,122,799,151,696 62,511,058,885,659

Bảng 2.16: Tác động của các rủi ro riêng lẻ đến giá trị công ty sau điều chỉnh

Các tình huống rủi ro TB TB_Cơ sở (2) % giảm GTDN


RRI_Thay đổi tỷ lệ DT 74,604,866,575,158 1,066,151,279,669 1.45%
RR2 thay đổi tỷ lệ chi phí 70,877,725,636,449 -2,660,989,659,040 -3.62%
RR3 Thay đổi tỷ lệ KPThu 73,296,931,776,874 -241,783,518,615 -0.33%
RR4 Thay đổi tỷ lệ tồn kho 73,053,698,501,701 -485,016,793,788 -0.66%
RR5_Thay đổi tỷ lệ khoản phải trả 71,917,142,250,532 -1,621,573,044,957 -2.21%
RR6 Thay đổi tỷ lệ chi phí tích lũy 73,219,329,755,189 -319,385,540,300 -0.43%
31

RR7 Thay đổi tỷ lệ thuế TNDN 73,371,707,576,302 -167,007,719,187 -0.23%


RR8_ Thay đổi WACC 62,511,058,885,659 -11,027,656,409,830 -15.00%
Tổng -15,457,261,406,048 -21.02%

Độ lệch chuẩn tiêu cực giảm còn 12,333,863,231,826 VND.

Bảng 2.17: So sánh kết quả trước và sau khi điều chỉnh rủi ro

Các tiêu chí đánh giá Trước Sau % thay đổi


Giá trị công ty 69,166,670,345,338 73,538,715,295,489 6.32%
Độ lệch chuẩn tiêu cực 12,333,863,231,827 11,527,352,202,991 -6.54%
Tổng rủi ro riêng lẻ -25.82% -21.02% 4.80%
Khả năng xảy ra RR 57.00% 66.20% 9.20%

Nhận xét: Có thể thấy giá trị công ty đã được cải thiện tăng 6.32% tuy nhiên khả năng
xảy ra rủi ro cũng tăng tương đối 9.2%, gấp 1.5 lần. Tuy nhiên tổng rủi ro riêng lẻ đã giảm được
4.8%, giúp giảm thiểu tác động đến giá trị công ty và độ lệch chuẩn tiêu cực cũng giảm hơn 6%.
Nhìn chung, giá trị công ty tăng và tổng các rủi ro đã giảm, nhưng khả năng công ty giảm hơn 20%
giá trị đã tăng tương đối cao. Điều này đã có thể dự đoán trước khi điều chỉnh thông qua biểu đồ
phân phối, tần suất biến rủi ro tập trung ở 50% giá trị của công ty. Vì vậy, việc giảm 20% vẫn
khiến doanh nghiệp có % khả năng cao vì nó vẫn còn đang ở khoảng tần suất rủi ro cao. Vì thế chỉ
một khoảng nhỏ giá trị tăng đã có thể khiến rủi ro tăng cao hơn. Theo nhóm, Vinamilk sẽ cần có
những điều chỉnh khác để các biến rủi ro có thể phân phối phù hợp hơn để có thể mang lại kết quả
dự đoán rủi ro khả quan hơn

2.4. Truyền thông rủi ro

2.4.1. Trong nội bộ

2.4.1.1. Tích hợp Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) vào phân tích kết quả kinh
doanh

Hiệu quả kinh doanh sẽ được đo lường dựa trên mức tăng giá trị của công ty trong kỳ
trước so với mức tăng giá trị mong đợi trong kế hoạch chiến lược.

Kết quả hoạt động năm 2020 thực tế của Vinamilk được công bố:
32

• Về doanh thu thuần: thực hiện 59723 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2019 và vượt 0.96% so
với kế hoạch
• Về lợi nhuận trước thuế: thực hiện 13519 tỷ đồng, tăng 6.5% so với năm 2019 và vượt
1.2% so với kế hoạch.
• Về thị trường: dù gặp phải những khó khăn trong đại dịch, Vinamilk vẫn đạt mức 5.561 tỷ
đồng ở doanh thu thuần xuất khẩu (tăng 7.4% so với năm 2019), và 3.234 tỷ đồng ở doanh
thu thuần các chi nhánh nước ngoài

2.4.1.2. Tích hợp ERM vào chính sách đãi ngộ

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động kinh doanh tốt là sử dụng chính sách
đãi ngộ để cân bằng lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông.

Để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo tính công bằng trong công việc, Vinamilk tổ chức
đánh giá tất cả thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) ít nhất 1 lần mỗi năm và thực hiện những
thay đổi cần thiết để phù hợp.

Thù lao của HĐQT và Ban Điều Hành được chia theo 3 loại: (1) lương; (2) tiền thưởng
dựa trên kết quả hoạt động; (3) Thù lao HĐQT, với tỷ lệ phần trăm phụ thuộc vào mỗi thành viên
và chức vụ. (cho năm kết thúc tài chính ngày 31/12/2020)

2.4.2. Ra bên ngoài

2.4.2.1. Cổ đông

Tại Vinamilk, HĐQT luôn cố gắng phải bảo vệ các quyền của cổ đông và bảo đảm đối
xử công bằng với mọi cổ đông, kể cả cổ đông thiểu số và nước ngoài. Quyền của cổ đông của công
ty được quy định rõ ràng, minh bạch, được công khai và bảo hộ bởi pháp luật (chi tiết trên website
của công ty).

Những cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức thường niên nhằm giải đáp thắc mắc
của các cổ đông, nhằm mang đến sự hiểu biết nhất định và hiệu quả nhất trong chính sách.

Cổ tức cho cổ đông được Vinamilk thanh toán thành 03 đợt. Chính sách cổ tức được quy
định và được ĐHĐCĐ phê duyetj hằng năm (căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh).
33

Tổng cổ tức của năm tài chính 2019 đã qua phê duyệt là 7.836 tỷ đồng, tương đương
74% lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Công ty.

Cổ tức của năm tài chính 2020: Công ty đã thanh toán cổ tức cho cổ đông theo đúng quy
định với tổng số tiền là 5.572 tỷ đồng, tương đương 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất.

2.4.2.2. Các nhà phân tích cổ phiếu

Với chủ trương đặt chất lượng làm đầu, Vinamlik luôn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn
chất lượng trong nước và quốc tế, cụ thể là ISO 9001, FSSC 22000, PAS 99 (gồm ISO 14001 và
ISO 45001), ISO 17025, Halal, ISO 50001, Organic EU, Organic China, BRC tại các nhà máy trực
thuộc.

Về kế hoạch đầu tư cho máy móc thiết bị, Vinamilk đã hoàn tất chuẩn bị cho giai đoạn
2017-2021. So với thời điểm năm 2016, nội lực sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực đã tăng 60-
70%, đủ đáp ứng triển vọng phát triển 2025-2027.

Các dây chuyền sản xuất tại Vinamilk vẫn đáp ứng 100% theo kế hoạch đề ra, đảm bảo
chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí trong thời kỳ Covid-19. Bên cạnh đó, việc đảm bảo ổn định
chất lượng – an toàn – sức khỏe – môi trường và sử dụng tiết kiệm các định mức sản xuất, nguyên
vật liệu, năng lượng được Vinamilk chú trọng tương đối tốt.

2.4.2.3. Tổ chức đánh giá tín nhiệm

Một số giải thưởng trong và ngoài nước Vinamilk được công nhận:

• 2012 - 2020, Thương hiệu Quốc gia (Bộ Công thương)


• 2013 - 2020, 50 Doanh nghiệp Niêm yết tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Forbes)
• 2016 - 2020, luôn nằm trong danh sách 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (Tạp chí
Forbes Việt Nam)
• 2016 - 2020, Top 10 Doanh nghiệp Phát triển bền vững năm 2016 (Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam - VCCI)
• 2021, giữ vị trí thứ 36 các Công ty Sữa lớn nhất về Doanh thu (Bảng xếp hạng của công ty
nghiên cứu thị trường Plimsoll - Anh)
34

• 2020, Giải thưởng CSR Toàn cầu (Pinnacle Group - TPGI 2020, năm thứ 3 liên tiếp giữ
vững vị trí số 1 trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (Tổ chức cộng đồng mạng
nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage)
• …

2.4.2.4. Các cơ quan quản lý

Ủy ban Kiểm toán đánh giá Công ty hiện đang duy trì một khung quản lý rủi ro và kiểm
soát nội bộ tin cậy và hoạt động hữu hiệu với cả sự can thiệp của Kiểm toán nội bộ và Dịch vụ
Kiểm toán độc lập. Cụ thể các hoạt động của ban Kiểm toán được trình bày trong báo cáo của công
ty.

2.5. Giải pháp cho Quy trình Quản trị rủi ro của Vinamilk

Vinamilk nói riêng, hay ngành Sữa nói chung, chịu ảnh hưởng khá lớn trong đại dịch
Covid-19 chủ yếu ở mảng giá thành đầu vào nguyên liệu tăng cao.

Tuy doanh thu tăng, lợi nhuận biên của năm 2020 là 46,4%, giảm so với mức trung bình
47,3% của giai đoạn 2016 – 2019. Như rất nhiều doanh nghiệp khác, Vinamilk phải lựa chọn cắt
giảm 1 khoản chi phí khác để hạn chế rủi ro cho quy trình. Ở đây, Vinamilk đã lựa chọn cắt giảm
chi phí quảng cáo.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2019, mỗi năm Vinamilk chi khoảng 2.000 tỷ đồng cho chi
phí quảng cáo. Tuy nhiên đến năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, Vinamilk mạnh tay cắt
giảm 30% so với giai đoạn trước, với số tiền quảng cáo năm 2020 là 1.440 tỷ.

Một số đánh giá cho rằng, cắt giảm chi phí Marketing có thể làm lung lay vị trí của 1
thương hiệu, do giảm sự tiếp xúc với khách hàng. Tuy nhiên, Vinamilk hiện đã đứng đầu ngành
Sữa tại Việt Nam. Với thị phần hiện tại, bản thân Vinamilk không còn nhiều dư địa tăng trưởng
trong vòng 2 đến 3 năm tới (theo đánh giá từ VCBS).

Nói cách khác, trong một khoảng thời gian nhất định, Vinamilk không dễ bị lu mờ vị trí
trong mắt tệp khách hàng của họ nên việc cắt giảm 30% chi phí quảng cáo nhưng vẫn tập trung
giữ nguyên quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm là hoàn toàn hợp lí trong thời điểm đại dịch
khi mà nhu cầu mua các thực phẩm, chế phẩm từ sữa tăng cao (nhu cầu sức khỏe người tiêu dùng).
35

Đánh giá thêm về quyết định cắt giảm chi phí quảng cáo này, có thể thấy, hành động trên
là xu hướng chung trên thế giới. Theo khảo sát từ Gartner, các giám đốc marketing ở khu vực Bắc
Mỹ và Anh đều cho thấy kế hoạch giảm chi phí marketing, trong đó 32% cắt giảm chi phí quảng
cáo trên TV, 32% cắt giảm chi phí marketing trực tiếp và 28% cắt giảm chi phí marketing bằng sự
kiện. Hoặc một khảo sát khác cho thấy 65% các tổ chức đều chuẩn bị cắt giảm ngân sách marketing,
từ trung bình cho đến đáng kể, vì các tác động từ đại dịch COVID-19.
36

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Môi trường hoạt động luôn thay đổi qua từng ngày, rủi ro cần phải nhận dạng và xử lý kịp
thời. Chính vì vậy quản trị rủi ro doanh nghiệp là cũng là quá trình liên tục.

Trong thực tế, có nhiều phương pháp quản trị rủi ro doanh nghiệp được ứng dụng trong
các hoạt động doanh nghiệp. Ở đây, chúng tôi sử dụng một phương pháp quản trị rủi ro doanh
nghiệp được nhiều tổ chức trên thế giới ứng dụng, phương pháp ERM dựa trên giá trị.

Hàm mục tiêu để thực hiện bài toán là giá trị cơ sở công ty, tốc độ tăng trưởng doanh thu
và thu nhập sau thuế trên một cổ phiếu (ESP). Những dữ liệu đầu vào là Báo cáo tài chính hợp
nhất của Vinamilk trong giai đoạn 2016-2020 được công bố trên trang web chính thức của công
ty.

Sử dụng phương pháp dự báo %DT để dự báo dòng ngân lưu tương lai của Vinamilk. Cơ
sở dự báo giả định được dựa trên kinh nghiệm, giá trị trung bình của chuỗi thống kê các khoản
mục trong Báo cáo tài chính 5 năm, và mục tiêu dài hạn của công ty. Giá trị cơ sở của Vinamilk
được xác định tại mốc 31/12/2020 là 69.166.670.345.338 VND, giá nội tại của một cổ phiếu là
33.09 đồng/CP trước điều chỉnh; sau điều chỉnh rủi ro giá trị cơ sở của Vinamilk là
73.538.715.295.489 VND giá cổ phần là 35,187 đồng/CP.

Các giả định rủi ro doanh nghiệp gồm:

• Giảm giá trị công ty hơn 20%


• Hụt chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu hơn 2%
• Hụt chỉ tiêu EPS năm nay hơn 100đ/CP

Có 8 tiêu chí có ảnh hưởng đến ngân lưu tương lai được chọn vào phân tích rủi ro riêng lẻ.
Khả năng xảy ra rủi ro của Vinamilk là 83.77% (sau điều chỉnh) được đánh giá là khá cao theo mô
phỏng

Qua nghiên cứu, đã có kiến nghị phương án điều chỉnh và xử lý. Kết quả cho thấy giá trị
của công ty tăng 6.32%, tổng rủi ro riêng lẻ còn 21.02% và khả năng xảy ra rủi ro tăng 9.20%
37

Các giải pháp kiến nghị cho thấy kết quả không thật sự khả quan, giá trị công ty tăng 6.32%
đồng thời rủi ro tăng 9.20%. Tuy nhiên, đây chỉ là các giả định đầu vào của mô hình, còn khả năng
có các giải pháp kiến nghị tốt hơn mà công ty cần tìm ra. Mô hình tính toán và các tình huống giả
định chỉ mang tính chất học thuật, không mang tính chất chỉ dẫn kinh doanh, đầu tư cổ phiếu hay
các hoạt động kinh doanh khác của Vinamilk.
38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://diendandoanhnghiep.vn/vi-sao-vinamilk-hai-nam-qua-cat-giam-tien-quang-cao-
219352.html

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/doanh-thu-vinamilk-lien-tuc-lap-dinh-moi-trong-2021-nha-
dau-tu-co-the-tiep-tuc-ky-vong
101181.html#:~:text=C%E1%BA%A3%20n%C4%83m%202021%2C%20t%E1%BB%95ng%2
0doanh,v%C3%A0%20chi%20nh%C3%A1nh%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ngo%C3%A0
i.

https://www.vinamilk.com.vn/

https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/bc_thuong_nien/1617354921-
428a45ccc0746e6cdfa3569800fb919bbf8e6d36b54603862caf12ac95d89383.pdf

https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh

https://www.vinamilk.com.vn/vi/thong-tin-tai-chinh.
39

PHỤ LỤC 1

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán Vinamilk giai đoạn 2016-2020

Mã 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020


số VND VND VND VND VND
TÀI SẢN
Tài sản
ngắn hạn
(100 = 110
+ 120 +
130 + 140
+ 150) 100 18,673,827,685,789 20,307,434,789,529 20,559,756,794,837 24,721,565,376,552 29,665,725,805,058
Tiền 110 655,423,095,436 963,335,914,164 1,522,610,167,671 2,665,194,638,452 2,111,242,815,581
Tiền 111 599,923,095,436 834,435,914,164 1,072,610,167,671 2,378,583,764,655 863,853,260,384
Các khoản
tương
đương tiền 112 55,500,000,000 128,900,000,000 450,000,000,000 286,610,873,797 1,247,389,555,197
Các khoản
đầu tư tài
chính
ngắn hạn 120 10,453,749,313,471 10,561,714,377,337 8,673,926,951,890 12,435,744,328,964 17,313,679,774,893
Chứng
khoán kinh
doanh 121 443,132,521,486 443,130,811,523 443,154,262,451 1,153,041,048 1,124,178,861
Dự phòng
giảm giá
chứng
khoán kinh
doanh 122 (500,629,886) (675,708,019) (605,728,258) (840,586,787) (936,520,806)
Đầu tư
nắm giữ
đến ngày
đáo hạn 1 123 10,011,117,421,871 10,119,259,273,833 8,231,378,417,697 12,435,431,874,703 17,313,492,116,838
Các khoản
phải thu
ngắn hạn 130 2,866,683,958,798 4,591,702,853,157 4,639,447,900,101 4,503,154,728,959 5,187,253,172,150
Phải thu
khách hàng 131 2,191,348,458,582 3,613,981,838,047 3,380,017,354,930 3,474,498,518,959 4,173,563,213,813
Trả trước
cho người
bán 132 288,808,403,942 622,978,664,875 876,158,254,325 576,013,061,394 546,236,562,342
Phải thu từ
cho vay
ngắn hạn 135 31,170,336,327 150,000,000
Phải thu
ngắn hạn
khác 136 390,619,273,181 367,850,643,578 394,535,471,938 438,267,517,904 483,737,475,103
40

Dự phòng
phải thu
khó đòi 137 (4,168,573,420) (13,193,973,536) (11,263,181,092) (16,794,705,625) (16,434,079,108)
Tài sản
thiếu chờ
xử lý 139 76,396,513 85,680,193 - - -
Hàng tồn
kho 140 4,521,766,382,352 4,021,058,976,634 5,525,845,959,354 4,983,044,403,917 4,905,068,613,616
Hàng tồn
kho 141 4,538,439,873,598 4,041,302,638,611 5,538,304,348,980 4,996,114,799,978 4,952,848,688,011
Dự phòng
giảm giá
hàng tồn
kho 149 (16,673,491,246) (20,243,661,977) (12,458,389,626) (13,070,396,061) (47,780,074,395)
Tài sản
ngắn hạn
khác 150 176,204,935,732 169,622,668,237 197,925,815,821 134,427,276,260 148,481,428,818
Chi phí trả
trước ngắn
hạn 151 59,288,353,847 51,933,181,113 54,821,120,257 68,634,341,838 57,414,707,597
Thuế giá
trị gia tăng
được khấu
trừ 152 116,835,557,323 117,132,711,139 142,642,380,500 60,875,991,566 37,158,670,216
Thuế phải
thu ngân
sách nhà
nước 153 81,024,562 556,775,985 462,315,064 4,916,942,856 53,908,051,005
Tài sản
dài hạn
(200 = 210
+ 220 +
230 + 240
+ 250 +
260) 200 10,704,828,639,675 14,329,910,099,284 16,806,351,859,342 19,978,308,009,482 18,766,754,868,571
Các khoản
phải thu
dài hạn 210 21,855,008,176 23,800,941,140 88,443,241,642 21,169,968,995 19,974,111,715
Phải thu
dài hạn của
khách hàng 211 - 29,973,948,684 67,658,410,631 -
Phải thu từ
cho vay
dài hạn 215 7,245,908,762 5,373,558,222 3,143,509,548 545,312,000
Phải thu
dài hạn
khác 216 14,609,099,414 18,427,382,918 17,641,321,463 20,624,656,995 19,974,111,715
Tài sản cố
định 220 8,321,053,086,713 10,609,309,098,847 13,365,353,599,098 14,893,540,216,703 13,853,807,867,036
Tài sản cố
định hữu
hình 221 7,916,322,992,944 10,290,516,618,864 13,047,771,431,436 13,743,909,618,601 12,717,306,878,414
41

Nguyên giá 222 14,257,738,667,127 18,917,435,800,484 22,952,360,450,312 26,227,436,154,249 27,037,635,338,368


Giá trị hao
mòn lũy kế 223 (6,341,415,674,183) (8,626,919,181,620) (9,904,589,018,876) (12,483,526,535,648) (14,320,328,459,954)
Tài sản cố
định vô
hình 227 404,730,093,769 318,792,479,983 317,582,167,662 1,149,630,598,102 1,136,500,988,622
Nguyên giá 228 557,891,027,713 469,549,338,561 475,569,436,392 1,297,664,982,735 1,338,628,984,267
Giá trị hao
mòn lũy kế 229 (153,160,933,944) (150,756,858,578) (157,987,268,730) (148,034,384,633) (202,127,995,645)
Bất động
sản đầu tư 230 136,973,382,326 95,273,270,528 90,248,200,759 62,018,116,736 59,996,974,041
Nguyên
giá 231 179,678,050,557 143,340,838,168 147,320,450,623 81,481,271,444 81,481,271,444
Giá trị hao
mòn lũy kế 232 (42,704,668,231) (48,067,567,640) (57,072,249,864) (19,463,154,708) (21,484,297,403)
Tài sản dở
dang dài
hạn 240 993,111,642,018 1,928,569,256,697 868,245,878,253 943,845,551,903 1,062,633,519,957
Chi phí sản
xuất kinh
doanh dở
dang dài
hạn 241 127,671,589,409 181,678,288,317 214,398,200,249 249,633,893,396 268,812,038,616
Xây dựng
cơ bản dở
dang 242 865,440,052,609 1,746,890,968,380 653,847,678,004 694,211,658,507 793,821,481,341
Các khoản
đầu tư tài
chính dài
hạn 250 613,806,560,199 555,497,854,952 1,068,660,695,119 986,676,290,429 973,440,912,476
Đầu tư vào
các công ty
con 251 - - -
Đầu tư vào
các công ty
liên kết 252 419,909,385,728 481,282,722,569 497,498,739,617 688,112,587,059 686,485,729,063
Đầu tư góp
vốn vào
các đơn vị
khác 253 11,387,476,240 82,336,523,394 72,083,527,154 104,537,010,212 101,924,299,081
Dự phòng
giảm giá
đầu tư tài
chính dài
hạn 254 (7,490,301,769) (8,121,391,011) (921,571,652) (5,973,306,842) (14,969,115,668)
Đầu tư
nắm giữ
đến ngày
đáo hạn 255 190,000,000,000 - 500,000,000,000 200,000,000,000 200,000,000,000
42

Tài sản
dài hạn
khác 260 618,028,960,243 1,117,459,677,120 1,325,400,244,471 3,071,057,864,716 2,796,901,483,346
Chi phí trả
trước dài
hạn 261 459,395,057,029 612,134,810,005 750,599,476,304 678,630,479,869 713,499,307,014
Tài sản
thuế thu
nhập hoãn
lại 262 34,650,812,752 30,394,768,880 36,460,665,848 26,367,280,852 24,854,170,720
Lợi thế
thương
mại 269 123,983,090,462 474,930,098,235 538,340,102,319 2,366,060,103,995 2,058,548,005,612
TỔNG
TÀI SẢN
(270 = 100
+ 200) 270 29,378,656,325,464 34,637,344,888,813 37,366,108,654,179 44,699,873,386,034 48,432,480,673,629

Mã 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020


số VND VND VND VND VND
NGUỒN
VỐN
NỢ PHẢI
TRẢ (300
= 310 +
330) 300 6,972,707,036,879 10,794,261,023,536 11,094,739,362,252 14,968,618,181,670 14,785,358,443,807

Nợ ngắn
hạn 310 6,457,497,982,894 10,195,562,826,992 10,639,592,009,462 14,442,851,833,360 14,212,646,285,475
Phải trả
người bán 311 2,561,910,262,979 3,965,691,123,157 3,991,064,706,111 3,648,445,576,699 3,199,186,016,787
Người mua
trả tiền
trước 312 35,951,866,026 360,182,469,422 535,552,943,437 245,247,666,160 111,159,982,412
Thuế phải
nộp Ngân
sách Nhà
nước 313 255,510,130,860 383,314,082,997 341,669,047,623 619,393,665,850 659,550,222,596
Phải trả
người lao
động 314 192,349,429,102 205,722,836,953 215,270,553,609 239,520,745,753 279,673,306,451
Chi phí
phải trả 315 1,025,974,683,705 1,528,287,945,458 1,437,232,532,734 1,738,321,908,844 1,910,213,748,076
Doanh thu
chưa thực
hiện 318 3,360,079,979 7,344,630,578 6,910,881,322 2,111,168,658 15,927,234,779
Phải trả
ngắn hạn
khác 319 592,099,957,922 2,783,824,177,984 2,540,327,951,932 1,956,364,398,828 145,835,054,429
Vay ngắn
hạn 320 1,332,666,200,200 268,102,046,087 1,060,047,652,329 5,351,461,260,191 7,316,497,078,307
43

Dự phòng
phải trả
ngắn hạn 321 889,995,571 603,744,795 4,502,303,315 8,048,885,766 15,278,019,908
Quỹ khen
thưởng và
phúc lợi 322 456,785,376,550 692,489,769,561 507,013,437,050 633,936,556,611 559,325,621,730
Nợ dài
hạn 330 515,209,053,985 598,698,196,544 455,147,352,790 525,766,348,310 572,712,158,332
Phải trả
người bán
dài hạn - - 427,916,520 -
Chi phí
phải trả dài
hạn - 2,054,753,617 -
Doanh thu
chưa thực
hiện dài
hạn 336 1,663,272,218 1,039,560,218 415,848,218 -
Phải trả dài
hạn khác 337 589,208,918 16,567,661,700 29,607,431,175 27,418,573,520 59,731,299,502
Vay dài
hạn 338 326,970,398,182 274,949,439,387 215,798,919,361 122,992,982,893 167,421,748,884
Thuế thu
nhập hoãn
lại phải trả 341 90,025,589,500 203,618,107,064 204,757,714,031 374,926,875,377 345,559,109,946
Dự phòng
phải trả dài
hạn 342 95,960,585,167 102,523,428,175 2,512,686,388 -
VỐN
CHỦ SỞ
HỮU (400
= 410) 400 22,405,949,288,585 23,873,057,813,861 26,271,369,291,927 29,731,255,204,364 33,647,122,229,822
Vốn chủ
sở hữu 410 22,405,949,288,585 23,873,057,813,861 26,271,369,291,927 29,731,255,204,364 33,647,122,229,822
Vốn cổ
phần 411 14,514,534,290,000 14,514,534,290,000 17,416,877,930,000 17,416,877,930,000 20,899,554,450,000
Thặng dư
vốn cổ
phần 412 260,699,620,761 260,699,620,761 202,658,418,215
Cổ phiếu
quỹ 415 (1,176,335,920) (7,159,821,800) (10,485,707,360) (11,644,956,120) (11,644,956,120)
Chênh lệch
tỷ giá hối
đoái 417 5,654,693,453 18,367,457,133 27,635,831,784 23,174,494,894 10,647,239,612
Quỹ đầu tư
phát triển 418 1,797,019,925,588 2,851,905,410,228 1,191,672,373,593 2,200,188,373,195 3,286,241,911,090
Lợi nhuận
sau thuế
chưa phân
phối 421 5,591,831,510,779 5,736,920,629,462 7,155,434,314,256 7,875,462,401,924 6,909,725,668,453
44

- LNST
chưa phân
phối lũy kế
đến cuối
năm trước 421a 2,928,776,175,324 2,646,643,972,283 3,560,050,505,957 4,543,346,786,755 1,578,060,922,710
-LNST
chưa phân
phối năm
nay 421b 2,664,055,335,455 3,090,276,657,179 3,595,383,808,299 3,332,115,615,169 5,331,664,745,743
Lợi ích cổ
đông
không
kiểm soát 429 237,385,583,924 497,790,228,077 490,234,549,654 2,227,196,960,471 2,349,939,498,572
TỔNG
NGUỒN
VỐN (440
= 300 +
400) 440 29,378,656,325,464 34,667,318,837,397 37,366,108,654,179 44,699,873,780,034 48,432,480,673,629
45

Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk giai đoạn 2016-2020

Mã 2016 2017 2018 2019 2020


số (VND) (VND) (VND) (VND) (VND)
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ 1 46,965,003,101,825 51,134,899,765,079 52,629,230,427,284 56,400,229,726,717 59,722,908,393,236
Các khoản giảm
trừ doanh thu 2 170,663,701,551 93,823,879,970 67,280,456,692 82,106,963,973 86,622,167,689
DT thuần về
BHang và cung
cấp dv (10=1-2) 10 46,794,339,400,274 51,041,075,885,109 52,561,949,970,592 56,318,122,762,744 59,636,286,225,547
Giá vốn hàng bán 11 24,458,633,395,995 26,806,931,066,476 27,950,543,501,501 29,745,906,112,117 31,967,662,837,839
LN gộp về bán
hàng và cung cấp
dv (20=10-11) 20 22,335,706,004,279 24,234,144,818,633 24,611,406,469,091 26,572,216,650,627 27,668,623,387,708
Doanh thu hoạt
động tài chính 21 722,560,775,263 816,316,778,535 759,917,391,001 807,316,707,483 1,581,092,655,317
Chi phí tài chính 22 102,450,313,571 87,037,548,276 118,007,001,674 186,969,681,828 308,569,328,835
Trong đó: Chi
phí lãi vay 23 46,499,350,049 29,438,568,563 51,367,418,852 108,824,893,987 143,818,465,177
Lợi nhuận được
chia từ công ty
liên kết 24 16,478,714,797 67,133,981,642 22,433,720,557 (5,716,591,103) 3,882,188,676
Chi phí bán hàng 25 10,758,752,992,255 11,536,533,571,799 12,265,936,906,433 12,993,454,552,852 13,447,492,622,165
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 26 1,053,251,528,978 1,267,606,271,090 1,133,300,231,790 1,396,302,416,955 1,958,155,456,285
LN thuần từ hoạt
động KD
{30=20+(21-22) -
(25+26)} 30 11,160,290,659,535 12,226,418,187,645 11,876,513,440,752 12,797,090,115,372 13,539,380,824,416
Thu nhập khác 31 182,321,601,244 213,080,586,430 450,247,329,980 249,446,259,179 212,386,195,135
Chi phí khác 32 104,985,689,883 210,553,389,939 275,064,504,609 250,826,735,994 233,230,932,527
Lợi nhuận từ hoạt
động khác (40 =
31 - 32) 40 77,335,911,361 2,527,196,491 175,182,825,371 (1,380,476,815) (20,844,737,392)
Lợi nhuận kế
toán trước thuế
(50 = 30 + 40) 50 11,237,626,570,896 12,228,945,384,136 12,051,696,266,123 12,795,709,638,557 13,518,536,087,024
Chi phí thuế
TNDN hiện hành 51 1,883,267,418,844 1,967,066,705,229 1,874,905,225,483 2,238,365,796,113 2,310,674,009,890
(Lợi ích)/chi phí
thuế TNDN hoãn
lại 52 (9,470,625,438) (16,295,874,259) (28,838,670,599) 3,011,961,553 (27,870,156,991)
Lợi nhuận sau
thuế TNDN
(60=50-51-52) 60 9,363,829,777,490 10,278,174,553,166 10,205,629,711,239 10,554,331,880,891 11,235,732,234,125
46

PHỤ LỤC 2: MÔ PHỎNG RỦI RO DOANH NGHIỆP TRƯỚC ĐIỀU


CHỈNH

Bảng 2.1: Mô phỏng khả năng giá trị cơ sở công ty bị giảm

Forecast: Giá trị nội tại vốn cổ phần thường

Summary:

• Certainty level is 83.77%


• Certainty range is from 0 to 69,166,670,345,338
• Entire range is from (2,201,695,495,654,820) to 718,800,142,239,560
• Base case is 69,166,670,345,338
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 450,175,387,888

Bảng 2.2: Mô phỏng tỷ lệ tăng DT

Forecast: Tỷ lệ tăng trưởng FCF

Summary:
47

• Certainty level is 46.08%


• Certainty range is from 0.00% to 8.56%
• Entire range is from -11.50% to 27.30%
• Base case is 8.56%
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 0.06%

Bảng 2.3: Mô phỏng EPS

Forecast: Thu nhập sau thuế/CP EPS

Summary:

• Certainty level is 33.72%


• Certainty range is from 0 to 5,230
• Entire range is from 5,100 to 5,489
• Base case is 5,230
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 1
48

Bảng 2.4: Định nghĩa các biến rủi ro theo phân phối

Assumption: Tỷ lệ chi phí tích Cell:


lũy/DT · Tình huống rủi ro Cơ bản E205

Normal distribution with parameters:

• Mean: 3.59%
• Std. Dev.: 0.62%
49

Assumption: Tỷ lệ chi phí/DT · Tỉnh Cell:


huống rủi ro Cơ bản E199

Normal distribution with parameters:

• Mean: 77,12%
• Std. Dev.: 0,65%

Assumption: Tỷ lệ khoản phải Cell:


thu/DT · Tỉnh huống rủi ro Cơ bản E201

Normal distribution with parameters:

• Mean: 7,95%
• Std. Dev.: 1,14%

Assumption: Tỷ lệ khoản phải trả/DT Cell:


· Tỉnh huống rủi ro Cơ bản E204

Normal distribution with parameters:

• Mean: 11,34%
• Std. Dev.: 3,73%
50

Assumption: Tỷ lệ tăng doanh thu · Cell:


Tỉnh huống rủi ro Cơ bản E198

Normal distribution with parameters:

• Mean: 8,56%
• Std. Dev.: 5,01%

Assumption: Tỷ lệ tồn kho/DT · Tỉnh Cell:


huống rủi ro Cơ bản E202

Normal distribution with parameters:

• Mean: 8,83%
• Std. Dev.: 1,06%

Assumption: Tỷ suất thuế thu nhập Cell:


(theo TT45/BTC-2013) · Thực tế D238

Triangular distribution with


parameters:

• Minimum: 16,00%
• Likeliest.: 20,00%
• Maximum: 22,00%
51

Assumption: WACC-VNM= · Thực Cell:


tế D246

Normal distribution with parameters:

• Mean: 35,26%
• Std. Dev.: 6,13%
52

PHỤ LỤC 3: MÔ PHỎNG SỐC TỔN THƯƠNG TRƯỚC ĐIỀU


CHỈNH RỦI RO

Bảng 3.1: Mô phỏng khả năng giá trị cơ sở công ty bị giảm hơn 20%

Forecast: Giá trị nội tại vốn cổ phần thường

Summary:

• Certainty level is 57.00%


• Certainty range is from 0 to 55,333,336,276,270
• Entire range is from (2,201,695,495,654,820) to 718,800,142,239,560
• Base case is 69,166,670,345,338
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 450,175,387,888

Bảng 3.2: Mô phỏng khả năng tỷ lệ doanh thu giảm 2%

Forecast: Tỷ lệ tăng trưởng FCF

Summary:
53

• Certainty level is 30.11%


• Certainty range is from 0.12% to 6.56%
• Entire range is from -11.50% to 27.30%
• Base case is 8.56%
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 0.06%

Bảng 3.3: Mô phỏng EPS giảm nhiều hơn 100 đồng/CP

Forecast: Thu nhập sau thuế/CP EPS

Summary:

• Certainty level is 1.99%


• Certainty range is from 0 to 5,130
• Entire range is from 5,100 to 5,489
• Base case is 5,230
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 1
54
55

PHỤ LỤC 4: MÔ PHỎNG RỦI RO DOANH NGHIỆP SAU ĐIỀU


CHỈNH

Bảng 4.1: Mô phỏng rủi ro giảm giá trị công ty

Forecast: Giá trị nội tại vốn cổ phần thường

Summary:

• Certainty level is 87.26%


• Certainty range is from 0 to 73,538,715,295,489
• Entire range is from (5,075,212,479,132,790) to 3,068,242,221,993,870
• Base case is 69,166,670,345,338
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 1,075,536,675,687

Bảng 4.2: Mô phỏng tỷ lệ tăng trưởng DT

Forecast: Tỷ lệ tăng trưởng FCF

Summary:
56

• Certainty level is 46.05%


• Certainty range is from 0.00% to 8.56%
• Entire range is from -10.66% to 27.94%
• Base case is 8.56%
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 0.06%

Bảng 4.3: Mô phỏng Thu nhập sau thuế/cp (EPS)

Forecast: Tỷ lệ tăng trưởng FCF

Summary:

• Certainty level is 33.86%


• Certainty range is from 0 to 5,230
• Entire range is from 5,102 to 5,489
• Base case is 5,230
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 1
57
58

PHỤ LỤC 5: MÔ PHỎNG SỐC TỔN THƯƠNG SAU ĐIỀU CHỈNH


RỦI RO

Bảng 5.1: Mô phỏng khả năng giá trị DN giảm nhiều hơn 20%

Forecast: Giá trị nội tại vốn cổ phần thường

Summary:

• Certainty level is 66.22%


• Certainty range is from 0 to 58,830,972,236,391
• Entire range is from (5,075,212,479,132,790) to 3,068,242,221,993,870
• Base case is 69,166,670,345,338
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 1,075,536,675,687

Bảng 5.2: Khả năng EPS giảm nhiều hơn 100 đ/cp

Forecast: Tỷ lệ tăng trưởng FCF

Summary:
59

• Certainty level is 30.12%


• Certainty range is from 0.00% to 6.56%
• Entire range is from -10.66% to 27.94%
• Base case is 8.56%
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 0.06%

Bảng 5.3: Mô phỏng khả năng %DT giảm nhiều hơn 2%

Forecast: Tỷ lệ tăng trưởng FCF

Summary:

• Certainty level is 2.02%


• Certainty range is from 0 to 5,130
• Entire range is from 5,102 to 5,489
• Base case is 5,230
• After 8,000 trials, the std. error of the mean is 1
60

You might also like