You are on page 1of 29

ASSIGNMENT:

MARKETING CĂN BẢN

THÀNH VIÊN:
KIỀU VĂN TRƯỜNG

NGUYỄN ANH VŨ

VŨ THÀNH TUÂN

TRẦN THÙY DUNG

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

NGUYỄN TRI DOANH

LỚP: PB13332 – MA

GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ HẢI YẾN

1
Mục Lục
Phần I: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP KINH ĐÔ..........................7
Tóm tắt sơ lược và tổng quan về Công Ty...........................................................................7
1.1.Tên công ty:....................................................................................................................7
1.2. Hình thức kinh doanh:...................................................................................................7
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển: ...................................................................................7
1.4 Lĩnh vực hoạt động của công ty:...................................................................................8
1.4.1 Ngành nghề kinh doanh chính:...........................................................................8
1.4.2 Sản phẩm và thị phần:.........................................................................................8
1.4.5 Sản phẩm chủ yếu của công ty Kinh Đô:..........................................................10
1.5 Khách hàng mục tiêu...................................................................................................10
1.5.1: Yếu tố nhân khẩu học:.....................................................................................10
Thu nhập:...................................................................................................................11
1.5.2: Yếu tố tâm lý học:...........................................................................................11
1.6: Phân tích SWOT về công ty bánh Kinh Đô................................................................12
1.7: Sản phẩm thay thế :.....................................................................................................13
1.8: Áp lực của khách hang lên sản phẩm của Kinh Đô:..................................................13
1.9: Đối Thủ Cạnh Tranh...................................................................................................14
Phần II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI DOANH NGHIỆP
KINH ĐÔ...........................................................................................................................15
2.1 Ứng dụng marketing điện tử........................................................................................15
2.2 Quảng cáo điện tử.......................................................................................................15
2.3 Tư vấn mua bán hàng...................................................................................................15
2.3.1 Khuyến Mãi...............................................................................................................16
2.3.2 Quảng Cáo Tổ Chức Sự Kiện...........................................................................16
2.4. Những ưu điểm và hạn chế của ứng dụng Marketing điện tử tại doanh nghiệp.........16
2.4. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của Makerting điện...................17
PHẦN III: TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ MARKETING QUAN HỆ CỦA DOANH NGHIỆP.
............................................................................................................................................18

2
3.1. Các công ty xây dựng quan hệ dài hạn với khách hàng với bốn thành phần cơ bản
sau:.....................................................................................................................................18
3.2 Công ty kinh đô đã đưa chương trình tổ hợp marketing đến với khách hàng cá nhân.18
3.3. Mục tiêu và chiến dịch Marketing của kinh đô.......................................................19
3,4. Ý nghĩa chủ đạo và thông điệp của chiến dịch............................................................20
PHẦN IV: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM (DỊCH VỤ) VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
CỦA DOANH NGHIỆP....................................................................................................20
4.1 Chiến lược sản phẩm....................................................................................................20
Sự Khác Biệt..............................................................................................................22
4.2.6 Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kênh phân phối marketing :........................23
4.3. Cách Lựa Chọn Phận Kênh Phân Phối........................................................................23
4.3.1 Chọn Lựa Kênh Phân Phối:...............................................................................23
4.3.2 Ưu điểm và Nhược điểm của kênh phân phối...................................................24
4.3.4 Căn cứ vào đâu để lựa chọn kênh phân phố......................................................24
4.3.5 Chu kỳ sống của của doanh nghiệp...................................................................24
4.3.6 Lợi thế so với những doanh nghiệp bánh kẹo khác...........................................25
4.3.7 Thiết kế bao bì sản phẩm..................................................................................25
PHẦN V: CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ CỦA DOANH
NGHIỆP.............................................................................................................................26
5.1 Chiến lược xúc tiến:.....................................................................................................26
Xúc tiến bán hàng định hướng người tiêu dùng.........................................................26
Xúc tiến bán hàng định hướng thương mại................................................................26
5.1 Chiến lược định giá hớt váng của công ty...................................................................27
5.1.1 Định giá tâm lý..................................................................................................28
5.1.2 Định giá thâm nhập...........................................................................................28
5.2.3 Định giá cạnh tranh..........................................................................................29
5.2.3 Định giá linh hoạt..............................................................................................29
5.2.4 Định giá khuyến mãi.........................................................................................31
Nhận xét :...........................................................................................................................32

3
Phần I: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP KINH ĐÔ

Tóm tắt sơ lược và tổng quan về Công Ty.

1.1.Tên công ty:


Công Ty Cổ Phần Kinh Đô
Trụ sở chính:114 Nguyễn du- Bến thành- Quận 1- TP HCM
Tel:(84)(8)38270838
Pax:(84)(8)38270839
Email: info@kinhdo.vn
1.2. Hình thức kinh doanh: Tập trung vào những kênh phân phối bán lẻ và siêu thị
khắp cả nước và kết hợp kinh doanh online

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển: Năm1993 công ty TNHH xây dựng và chế
biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập gồm 1 phân xưởng sản xuất bánh snack
nhỏ tại Phú Lâm – Quận 6 – Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng
70 công nhân viên.
- Năm 1993 và 1994 công ty tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây
chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên
750.000 USD.
- Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134
Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
với diện tích 14.000m².

4
- Năm 1997 & 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất
bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu
USD.
- Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng
với sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 1 thành
phố Hồ Chí Minh.
- Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery - kênh bán hàng trực tiếp của
Công ty Kinh Đô - ra đời.
- Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở
rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2,
- Năm 2001 công ty đẩy mạnh việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp,
Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái
Lan.
- Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty được BVQI
chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000. Nâng vốn điều lệ lên
150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu và đổi tên
thành Công ty cổ phần Kinh Đô.
- Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô
hiện có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng
khắp cả nước. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến
20%.
- Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam
của tập đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido'

1.4 Lĩnh vực hoạt động của công ty:


1.4.1 Ngành nghề kinh doanh chính:
- Chế biến nông sản thực phẩm. 

- Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây. 

1.4.2 Sản phẩm và thị phần: 


- Bánh khô các loại: bánh cookies (45% thị phần), bánh cracker (52% thị
phần), bánh quế, bánh Snack, bánh mì công nghiệp. 
- Bánh trung thu: 75-80% thị phần. 
- Kẹo các loại. 
1.4.3 Thị trường tiêu thụ:
- Chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu
Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống tiêu thụ thông
qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu toàn công ty.
Sản phẩm của Kinh đô đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico,

5
Nhật, Đài Loan,... Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh thu
của Công ty

Các sản phẩm:

Bánh Cookie Bánh Snack

Bánh Kem bơ Bánh Trung Thu


- Bánh kem
- Kem đá Kido's
- Bánh Trung thu Kinh Đô
- Sôcôla
- Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại
thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là
Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp
64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ. Sản
phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới
như Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với kim ngạch
xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD vào năm 2003.

6
1.4.5 Sản phẩm chủ yếu của công ty Kinh Đô:

Bánh AFC Bánh Mì


- Bánh kem
- Kem Kido's
- Bánh Trung thu Kinh Đô
- Sôcôla
- Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại
thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là
Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô
- Trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và gần 40.000 điểm
bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước
trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với
kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD vào năm 2003

1.5 Khách hàng mục tiêu


1.5.1: Yếu tố nhân khẩu học:
Độ tuổi:
- Sẽ tập chung vào giới tính nữ độ tuổi từ 20-50. Vì đó là những người mua
sắm chính trong gia đình là người sẽ quyết định mua loại bánh kẹo nào.

Giới tính:
- Sẽ nhắm đến cả hai đối tượng giới tính là nam và nữ nhưng sẽ tập chung
vào giới tính nữ nhiều hơn, vì ngoài công dụng bổ sung dinh dưỡng, mà còn
đáp ứng được nhu cầu đa dạng để có mặt trong "thực đơn" mỗi ngày của
bạn, góp thêm hương vị cho cuộc sống muôn màu. Hoặc làm quà biếu trong
dịp lễ tết

7
Học vấn:
- Học vấn tốt: họ sẽ quan tâm đến những chất dinh dưỡng, thành phần, đặc
biệt là lượng đường trong bánh kẹo
- Học vấn trung bình: họ thường quan tâm nhiều đến hương vị, màu sắc, mẫu
mã, hương vị hấp dẫn, dễ ăn, màu sắc bắt mắt, … ít quan tâm đến các thành
phần có trong bánh kẹo
- Sẽ tập chung vào cả 2 đối tượng trên

Nghề nghiệp:
- Có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng, đặc biệt là bánh kẹo, mặc dù
nó không phải là mặt hàng quá xa xỉ nhưng nó cũng không hề rẻ, đối với
những người nghề nghiệp thu nhập ổn định như công nhân viên chức, nhân
viên các công ty lớn, các tầng lớp thượng lưu thì đối với họ mua bánh kéo
để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến
kinh tế, nhưng cũng mặt hàng ấy mà những người có nghề nghiệp bấp bênh,
lương không ổn định như: nông dân, công nhân các nhà máy, thợ thuyền,…
thì đối với họ việc việc sử dụng nhiều bánh kẹo rõ ràng không có.

Thu nhập:
- Thu nhập cao: họ thường không quan tâm nhiều đến giá cả mà là chất lượng
hương vị, mẫu mã có đáp ứng được nhu cầu từ cơ bản đến khắt khe của họ
không
- Thu nhập thấp: họ ít quan tâm đến chất lượng mẫu mã, mà họ quan tâm
nhiều đến giá cả, họ thường hướng đến các sản phẩm có giá cả phải chăng
và số lượng hơn chất lượng.
- Đánh vào cả 2 loại đối tượng thu nhập.

1.5.2: Yếu tố tâm lý học:


- Người tiêu dùng trước khi lựa chọn mua sản phẩm đều đưa ra các đánh giá,
xem xét trên các khía cạnh khác nhau của sản phẩm. Họ dựa trên các tiêu
chí chủ chốt là tâm lý, cảm xúc và kinh nghiệm.để có thể tung ra chiến lược
hoàn hảo cho sản phẩm của mình thì nhà doanh nghiệp chúng ta cần đặt bản
thân vào nhóm đối tượng khách hàng
- Giá thành: thời gian trở lại đây là sự tăng giá của sản phẩm bánh kẹo, và
một khi đã là tăng giá thì luôn nhận được sự không hài lòng từ phía khách
hàng.
- Quá nhiều thương hiệu: có thể thấy đây là sự đa dạng, nó thực sự là sự thu
hút lớn. Nhưng bên cạnh đó, khi các hoạt động marketing diễn ra nhan
nhản,quá nhiều quảng cáo cho đủ mọi thể loại cũng gây sự phân vân khó
lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng.

8
- Nhu cầu của khách hàng là thứ rất quan trọng. với dòng sản phẩm bánh kẹo
thì sự đáp ứng của nó về chất lượng và nhu cầu luôn ở
- Mức hài lòng cho khách hàng. Vừa có cảm giác ngon miệng và lượng
đường hợp lý có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

1.6: Phân tích SWOT về công ty bánh Kinh Đô


Điểm mạnh:
- Thương hiệu Kinh Đô liên tiếp có mặt trong hầu hết các bảng xếp hạng
danh giá nhất về mức độ nổi tiếng của thương hiệu cũng như mức độ tin
tưởng, đánh giá cao của người tiêu dùng.
- Hộp bánh đẹp, sang trọng thích hợp làm quà tặng.
- Có nhiều lựa chọn bánh đáp ứng được nhu cầu nhiều khách hàng.
- Nhân phong phú, vỏ bánh thơm ngon, thích hợp cho cả người lớn hay trẻ
nhỏ.
- Bánh trung thu Kinh Đô có nhiều mức giá phù hợp với túi tiền của từng đối
tượng.

Điểm yếu:
- Công ty chúng tôi còn ít kinh nghiệm và danh tiếng trên thị trường.
- Đội ngũ nhân viên của chúng tôi tuy nhỏ nhưng có cơ sở kiến thức cơ bản
trong nhiều lĩnh vực.
- Chúng tôi bị suy yếu đi chỉ vì nhân viên chủ chốt xin nghỉ ốm, nghỉ việc.
- Dòng tiền của chúng tôi sẽ không chắc chắn ở giai đoạn đầu.

Cơ hội:
- Lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi đang mở rộng với nhiều cơ hội trong
tương lai sẽ thành công.
- Chính quyền địa phương khuyến khích các doanh nghiệp làm việc ở nơi nào
có thể phát triển.
- Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi còn chậm chạp trong việc áp dụng công
nghệ mới.

Thách thức:
- Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, ngay cả khi đã có chiến lược đúng và
kế hoạch cụ thể thì vẫn không tránh khỏi yếu tố biến động từ bên ngoài mà
không tiên đoán trước được. Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai
đoạn 2008-2009.
- Đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

9
- Nhiều loại bao bì bánh Trung thu nhái các nhãn hiệu nổi tiếng: Kinh Đô,
Bibica… được bày bán với giá rẻ chỉ vài ngàn đồng một hộp, chất lượng
bánh kém điều này làm mất đi uy tín của những hãng bánh nổi tiếng.

Biện pháp khắc phục:


- Xây dựng một công ty linh hoạt và vững chãi.  Xây dựng một đội ngũ nhân
tài có tầm nhìn, có nhiệt huyết, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức sâu về
ngành hàng, đảm bảo cho chiến lược tăng trưởng của Kinh Đô.
- Phải có chiến lược và kế hoạch dài hạn cho việc giữ vững vị thế của mình
trên thị trường.
- Ngoài đầu tư sản xuất ra, cần chú trọng vào đầu tư về phân phối và
Marketing, từ đó hiểu người tiêu dùng và thị trường hơn để phục vụ người
tiêu dùng tốt hơn.
- Đầu tư vào thương hiệu để thu hút người tiêu dùng mới cũng như duy trì
lòng trung thành của người tiêu dùng cũ.
- Sử dụng công nghệ hiện đại để tăng cường đảm bảo chất lượng vệ sinh sản
phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Nghiên cứu các dòng sản
phẩm chú trọng đủ các nhóm dinh dưỡng: đạm, đường, béo, xơ, vitamin…
- Các hoạt động tri ân khách hàng và chăm sóc những khách hàng thân thiết
nên được tăng cường, tiến hành buổi tặng quà cho những khách hàng thân
thiết.

1.7: Sản phẩm thay thế :


- Là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các
sản phẩm dịch vụ trong nghành.
- Các sản phẩm thay thế ngày càng có xu thế gia tăng, tạo sức ép cạnh tranh
về sản phẩm thay thế ngày càng trở nên mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp
trong nghành.
- Ngoài các bản phẩm là bánh kẹo kinh đô đa dạng với nhiều mức giá như
bánh quy, bánh bông lan, bánh quế, snack…..và các sản phẩm có thể theo
nhiều khuynh hướng khác nhau như : tốt cho sức khỏe, khuynh hướng sản
phẩm thuận tiện cho nhu cầu sử dụng.

1.8: Áp lực của khách hang lên sản phẩm của Kinh Đô:
- Muốn bánh kẹo phải ít đường
- Chứa ít chất gây béo
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không có các chất gây hại
- Hình thức đẹp
- Gía thành rẻ

10
1.9: Đối Thủ Cạnh Tranh

- Bibica: Công ty cổ phần Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh
doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc
với người tiêu dùng. Mỗi năm công ty có thể cung cấp cho thị trường hơn
20.000 tấn bánh kẹo các loại như : bánh tết, bánh hura, bánh quy, socola,
bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo mềm
- Bánh kẹo hải hà:  Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 50 năm
phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Hải Hà -Kotobuki, đã được
thành lập trên cơ sở 71% số vốn góp của tập đoàn Kotobuki ( Nhật Bản ) và
29% vốn góp của công ty bánh kẹo Hải Hà ( Việt Nam) 
- Nestlé là tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới. Có hơn 2000
nhãn hiệu khác nhau, từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các
thương hiệu địa phương được yêu thích, và chúng tôi đang hiện diện tại 191
quốc gia trên toàn thế giới.
- Orion : Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina được đánh giá là một trong
những công ty sản xuất các sản phẩm bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, được
đầu tư trực tiếp từ Tập đoàn Orion đến từ Hàn Quốc. Các sản phẩm của
Orion được xuất khẩu và phân phối trên 65 quốc gia trên toàn thế giới. Các
sản phẩm nổi tiếng của Orion ở Việt Nam bao gồm Chocopie, Custas...  

Phần II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI


DOANH NGHIỆP KINH ĐÔ

2.1 Ứng dụng marketing điện tử


Website

11
- Website đó phải bảo đảm thời gian vận hành thường xuyên.
- Website phải có giao diện, hình ảnh, màu sắc bắt mắt, thu hút được người
dùng truy cập.
- Website đó phải có bố cục, trình bày thông tin đầy đủ, hợp lý, không quá
rườm ra và dư thừa, phù hợp với nhu cầu người dùng mà doanh nghiệp
hướng đến.
- Các thông tin sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu doanh nghiệp cần phải đầy đủ
và rõ ràng, giúp người truy cập có thể tìm hiểu được thông tin về bạn một
cách dễ dàng.
- Các chức năng của website phải dễ dàng sử dụng, tập trung vào những nhu
cầu cần thiết.

2.2 Quảng cáo điện tử


- Tin tức quảng cáo đã đưa ra được những lợi ích, ưu việt của sản phẩm làm
thu hút sự chú ý của khách hàng, làm thay đổi quan điểm ý kiến, sự ưa thích
và thái độ của họ đối với sản phẩm.

2.3 Tư vấn mua bán hàng


- Kênh phân phối đa dạng và rộng khắp.
- Bao gồm 200 nhà phân phối mạnh, chuỗi 30 cửa hàng Kinh Đô Bakery,
120000 điểm bán lẻ.
- Kinh Đô áp dụng chiến lược định giá chiết khấu.
- Kinh Đô đưa ra nhiều mức giá phù hợp với túi tiền của từng đối tượng.
- Ngoài ra Kinh Đô còn có các dòng sản phẩm cao cấp với giá có thể lên đến
hàng triệu.
- Bánh trung thu Kinh Đô dễ dàng được khách hàng lựa chọn khi quyết định
mua sản phẩm.

2.3.1 Khuyến Mãi


- Khuyến mãi hỗ trợ 50 băng rôn và 50 tủ kiếng cho các cửa hàng và đại lý
bán lẻ
Giao bánh miễn phí tận nhà (khu vực nội thành) thay cho voucher.

12
2.3.2 Quảng Cáo Tổ Chức Sự Kiện

- Tổ chức chương trình ca nhạc Trăng Tình Thân chào mừng Tết Trung Thu
- Trao tặng quà Tết cho hộ nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn
- Tổ chức “đêm hội trăng rằm” tại vông viên văn hóa Đầm Sen cho khoảng
1.000 em thiếu nhi

2.4. Những ưu điểm và hạn chế của ứng dụng Marketing điện tử tại doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp.
- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. 
- Tăng doanh thu.
- Giảm chi phí hoạt động.
- Mua hàng hiệu quả hơn.
- Cập nhật thông tin nhanh chóng, không tốn kém.
- Tăng lợi thế cạnh tranh.
- Có thể mua hàng, mua hay sử dụng dịch vụ, truy cập thông tin ở khắp mọi
nơi.
- Cung ứng dồi dào, đa dạng, mang lại nhiều sự lựa chọn hơn, và giá cả rẻ
hơn.
- Nhiều thông tin hơn để người mua ra quyết định tối ưu khi mua.

Hạn chế
- Hạn chế về kỹ thuật như: chưa có công nghệ an toàn 100%, băng thông còn
hạn chế nhất là trong viễn thông.

13
- Hạn chế phi kỹ thuật như: lo ngại về an toàn và tính riêng tư của người
dùng, mối lo ngại về sự mâu thuẫn đôi khi gặp giữa luật quốc gia và luật
Thương mại điện tử quốc tế trong những giao dịch Thương mại điện tử liên
quốc gia, không sờ, cảm nhận, ngửi… sản phẩm trước khi mua được, khó
xây dựng lòng tin giữa các đối tác khi họ không trực tiếp tiếp xúc với nhau,
gian lận trong Thương mại điện tử.

2.4. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của Makerting điện

- Post bài thường xuyên trên các web rao vặt miễn phí: vatgia.com ;
enbac.com; muare.com;..
- Mỗi tháng phải luôn tìm hiểu thị trường, từng tháng những sự kiện trong và
ngoài nước mà mọi người chú ý hướng tới để đi theo các dòng sự kiện.
- Bộ phận makerting luôn phải tích cực, không ngừng post bài đăng về các
sản phẩm của website, song song là việc tìm hiểu những tiêu chí xếp hạng
của Google.
- Luôn luôn phải kiểm tra vị trí của các từ khóa trên Google mỗi ngày, để biết
từ khóa nào lên, từ đó giữ vị trí ổn định, từ khóa nào vẫn chưa được lên thì
cần phải kiên trì, đưa dần dần từ khóa lên vị trí cao nhất như mục tiêu đề ra.
- Nhận đóng góp ý kiến, thông điệp từ khách hàng góp ý với Công ty, từ đó
tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng ngày càng được đáp ứng tốt
nhất từ phía Công ty.

14
PHẦN III: TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ MARKETING QUAN HỆ CỦA
DOANH NGHIỆP.

3.1. Các công ty xây dựng quan hệ dài hạn với khách hàng với bốn thành phần cơ
bản sau:
- Công ty Kinh Đô có thể thu thập thông tin về khách hàng của mình bằng
cách:
- Nói chuyện với khách hàng hiện tại
- Tổ chức hội nghị khách hàng
- Thăm nơi ở hoặc văn phòng của khách hàng
- Thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng ,các nhà phân phối những
người thường làm việc trực tiếp với khách hàng
- Tìm kiếm danh sách khách hàng trên trang web của đối thủ cạnh tranh
- Sử dụng các bảng hỏi đặt tại phòng trưng bày hoặc cửa hàng của bạn
- Xem xét các thông báo mời thầu đăng trên báo
- Nghiên cứu các thông cáo báo chí của khách hàng
- Nghiên cứu thị trường để khám phá thói quen và hành vi của khách hàng
- Các cuộc điều tra xã hội của các tổ chức xã hội

3.2 Công ty kinh đô đã đưa chương trình tổ hợp marketing đến với khách hàng cá
nhân.
Hoạt động nghiên cứu thị trường
- Kinh đô phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường dưới mọi hình thức
khác nhau, tiến hành thu nhập ý kiến người tiêu dùng thông qua đội ngũ
nhân viên tiếp thị và cửa hàng phân phối.

Chính sách giá cả


- Thực hiện chính sách giá cho từng phân khúc thị trường. Kinh đô thực hiện
việc quản lý giá khá tốt nên tỷ lệ chiết khấu dành cho các nhà phân phối khá
cao so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy ,việc mở rộng mạng lưới kinh đô
khá dễ dàng.

Hoạt động quảng cáo và quan hệ cộng đồng


- Chính sách thực hiện với mục tiêu vừa đảm bảo hiệu quả quảng cáo vừa giữ
chi phí hợp lý để ko phải tăng giá thành sản phẩm, thường áp dụng chiến
lược quảng cáo theo thời vụ.

15
- Áp dụng các chương trình khuyến mại. Tham gia nhiều các hội chợ thương
mại quốc tế, hội chợ hàng việt nam chất lượng cao với mục tiêu quảng cáo
thương hiệu.
- Tham gia các hoạt động xã hội tài trợ tạo nên hình ảnh đẹp trong mắt người
tiêu dùng.

Phân phối
- Chủ yếu thông qua 3 kênh chính, hệ thống đại lý, hệ thống các siêu thị, hệ
thống các bakery của kinh đô.
- Kinh đô có sự hợp tác chặt chẽ từ các đại lý phân phối trong cả nước. Đây
là một yếu tố quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm là điều kiện thuận lợi
cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường của kinh đô.

3.3. Mục tiêu và chiến dịch Marketing của kinh đô


- Xuất phát từ sự ngầm hiểu đắt giá, Kinh đô đã đề ra chiến lược tiếp cận
lượng khách hàng tiềm năng- những người trẻ năng động, thường xuyên sử
dụng mạng xã hội và đặc biệt là luôn khát khao yêu thương và rất coi trọng
gia đình, chiến dịch “ Yêu thương thành lời” được thực hiện với 2 mục tiêu
chính:
- đó là tiếp tục kết nối với khách hàng hiện tại, tăng cường sự quan tâm, yêu
thích và ủng hộ của cộng đồng bên ngoài. Chiến dịch truyền thông mới của
Kinh Đô chủ yếu hướng vào đại bộ phận giới trẻ nhưng lại được đa số công
chúng hưởng ứng bởi ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong thông điệp của chiến
dịch.

3,4. Ý nghĩa chủ đạo và thông điệp của chiến dịch


- Ý tưởng xuất phất từ sự thấu hiểu của Kinh Đô đối với khách hàng của
mình. Kinh Đô hiểu rằng: Những người trẻ hiện nay luôn coi trọng gia đình
nhưng vì ngại ngùng nên họ còn e dè trong chuyện bày tỏ tình cảm. Trong
khi đó ba mẹ nào củng mong con mình như thời non trẻ, chạy lại ôm mình
và nói : “ Con thương ba, con thương mẹ”. Nhưng khi con trẻ càng lớn, lời
thương cứ thưa dần rồi mất hẳn, như chuyện ai củng biết rồi, nói ra lại ngại.
Chính vì vậy, bằng nhiều cách khác nhau Kinh Đô đã cho khách hàng của
mình nhìn thấy chính bản thân mình trong đó để đồng cảm, để sẻ chia. Như
vậy kinh đô dã cho ra đời những hộp bánh thay những lời yêu thương nhau
mà bình thướng rất khó nói thành lời mà còn truyền đạt bằng cách thức nhẹ
nhàng, dí dỏm nhất như “ Ba là tài xế không bao giờ ế”, “Mẹ hay càm ràm
nhưng làm vì con tất cả” hay “ Con hay la cà nhưng cơm nhà là ngon
nhất”….

16
PHẦN IV: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM (DỊCH VỤ) VÀ CHIẾN LƯỢC
PHÂN PHỐI CỦA DOANH NGHIỆP

4.1 Chiến lược sản phẩm

- Người dùng Việt ở mọi độ tuổi, mọi tầng lớp, phân khúc thu nhập... chỉ cần
nhắc “bánh trung thu” hay “bánh kẹo mẫu mã đẹp và chất lượng” là nghĩ
ngay đến Kinh Đô. Logo “vương miện đỏ” Kinh Đô trên bao bì sản phẩm từ
lúc nào đã trở thành hình ảnh thân quen đối với nhiều thế hệ người tiêu
dùng Việt, mang đến sự yên tâm cho người dùng khi chọn mua bánh kẹo tại
các cửa hàng hay siêu thị. Có thể nói, uy tín thương hiệu, chất lượng sản
phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố góp phần gầy dựng nên tính
biểu trưng và bản sắc của thương hiệu 19 năm liên tiếp được công nhận
danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” này.
- Chính thức góp mặt vào thị trường thực phẩm tại Việt Nam từ năm 1993,
chặng đường 2 thập niên qua đã đánh dấu được một thương hiệu Kinh Đô
sáng tạo, tiên phong qua các chuỗi sự kiện mang tính bước ngoặt, đánh dấu
sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Kinh Đô: đầu tư xây dựng các nhà
máy mới, liên tục cho ra đời sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng.
- Cá tính riêng làm nên bản sắc Kinh Đô chính là quá trình sáng tạo không
ngừng, liên tục ra mắt sản phẩm mới, đón đầu xu hướng thưởng thức, tiêu
dùng. Chú trọng chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Kinh Đô mạnh
dạn đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại, cho ra đời những sản phẩm
mới, độc đáo, củng cố bản sắc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thưởng thức, biếu
tặng đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt vào các dịp lễ tết.

17
- Nhiều năm liền vinh dự đón nhận giải thưởng “Thương hiệu Vàng thực
phẩm Việt Nam” do Bộ Y Tế, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNN trao, đạt
danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” 19 năm liên tục, là thương
hiệu thực phẩm duy nhất 4 lần liên tiếp được bình chọn Thương hiệu quốc
gia chính là thành quả cho những nỗ lực hiện thực hóa cam kết mang đến
những sản phẩm chất lượng cao để đáp lại sự tin yêu của khách hàng trong
suốt những năm qua của Kinh Đô.
- Không chỉ đảm bảo chất lượng mà vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng
chính là ưu tiên hàng đầu của công ty. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày
càng chú trọng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, đây chính là yếu tố để sản
phẩm Kinh Đô ngày càng tăng thêm sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu
dùng.
- Kinh Đô tự hào với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có năng lực
chuyên môn cao đảm nhiệm vai trò quản lý chất lượng tại tất cả các nhà
máy. Bên cạnh đó, các nhà máy cũng áp dụng những qui trình quản lý chất
lượng quốc tế vào sản xuất như ISO 9001:2008, ISO 22.000:2005,
HACCP...
- Việc luôn giữ tâm niệm “cốt lõi của một thương hiệu thực phẩm chính là
chất lượng sản phẩm và sự an tâm về sức khỏe” đã tạo ra giá trị thực sự cho
thương hiệu Kinh Đô - một khái niệm trừu tượng, chỉ có được thông qua
cảm nhận thực tế của người dùng.
- Do quá trình bền bỉ, kiên trì, thực hiện tốt điều này nên người tiêu dùng
luôn có được những trải nghiệm mới về sản phẩm Kinh Đô và tiếp tục vững
tin về một “thương hiệu quốc gia” giàu bản sắc và an toàn.
- Ngành thương hiệu nổi tiếng nhất ngành thương hiệu thực phẩm.
- Nielsen Việt Nam, công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường
trên toàn cầu vừa công bố kết quả khảo sát trên 1.300 nhãn hiệu được người
tiêu dùng biết đến ở Việt Nam, theo đó trong thứ tự các thương hiệu nổi
tiếng tại Việt Nam thì Kinh Đô là đứng thứ 4 (sau 3 thương hiệu của nhà
đầu tư nước ngoài là Honda, Omo và Nokia). Ngoài ra, Kinh Đô trên một số
thương hiệu như Sony, Heineken, Vinamilk...
- Cũng theo hết quả điều tra công bố, trong ngành thực phẩm, Kinh Đô xếp
hạng nhất với chỉ số nổi tiếng đạt là 60. Đồng thời, Kinh Đô cũng đạt được
mức có 95% người tiêu dùng được khảo sát nhận biết về thương hiệu, trong
đó có 87% có phản hồi tích cực về thương hiệu. 

4.2 Logo

18
- Lô-gô của Kinh Đô với một tổng thể hài hòa và đồng nhất về màu sắc đã
tạo sự nổi trội của một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh các
sản phẩm thực phẩm. Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ
tâm huyết và lòng trung thành, tất cả vì sự nghiệp phát triển của công ty trên
thị trườngViệtNam
Tên Kinh Đô là mong muốn doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng, nâng
cao tầm vóc và uy tín của mình trên thương trường. Hình Ellipse đại diện
cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị
phần quan trọng và ổn định. Hình vương miện đại diện cho thị trường xuất
khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn hướng tới năm châu. Với sức bật đầu tư, tạo
nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ vươn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế
giới.

Sự Khác Biệt
- Kinh Đô tập trung vào sự khác biệt hóa của sản phẩm, phục vụ nhu cầu
thưởng thức hàng ngày như bánh mì tươi Kinh Đô, bánh bông lan Solite,
bánh AFC, bánh Cosy…, Kinh Đô cũng ghi dấu ấn sáng tạo trong các mùa
lễ Tết bằng các dòng sản phẩm đặc sắc, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu thưởng
thức, biếu tặng đa dạng của người tiêu dùng, doanh nghiệp.
- Thương hiệu Kinh Đô ngày càng gần gũi và trở thành “sứ giả” gắn kết tình
thân trong những dịp Trung thu, Tết Nguyên đán. Các sản phẩm đều xuất
phát từ niềm đam mê mang đến những thương hiệu được yêu thích và
những sản phẩm có vị ngon tuyệt.

4.2.6 Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kênh phân phối marketing :
Yếu tố thị trường :
- Việt Nam là một đất nước có số dân đông (gần 90 triệu người) nên mức độ
tiêuthụ ngày càng cao, cho thấy tiềm năng khai thác của thị trường và

19
những cơ hội mở rộng kinh doanh trong tương lai cần được quan tâm
nhiều.
- Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, số dân thành thị ngày một tăng
lên. Đây cũng là một thuận lợi nữa của công ty bởi lượng vùng thị trường
chủ yếu của công ty là ở các đô thị, công nghiệp.
- Nền kinh tế ngày càng một phát triển, trình độ văn hóa giáo dục trong dân
cư nói chung ngày một tăng lên. Mức độ hiểu biết và khả năng tiếp nhận
công nghệ mới của người dân theo đó cũng tăng lên. Nhu cầu được sử dụng
các sản phẩm công nghệ cao trở thành một xu hướng tất yếu. Điều này dẫn
đến một cái nhìn khả quan về khả năng tấn công thị trường.
- Yếu tố sản phẩm: tính dễ hỏng, tính cồng kềnh, mức độ tiêu chuẩn hóa, các
dịch vụ lắp đặt và bảo dưỡng, giá trị đơn vị sản phẩm.

Yếu tố tổ chức :
- Yếu tố cạnh tranh : sự lân cận về địa lý, sự lân cận trong bán hàng.

4.3. Cách Lựa Chọn Phận Kênh Phân Phối


4.3.1 Chọn Lựa Kênh Phân Phối:
- Kênh phân phối song song
Trược Tiếp:
- Nhà sản xuất,gian hàng của kinh đô người tiêu dùng,đầu vào,đầu ra,kho bãi,
……

Gián tiếp
- Nhà sản xuất=> Nhà Bán lẻ=>Người tiêu dùng=>Hàng hóa sản xuất ra sẽ
được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua bán lẻ

20
4.3.2 Ưu điểm và Nhược điểm của kênh phân phối
Ưu điểm:
- Kênh phân phối song song: người làm marketing thường áp dụng chiếm
lược kênh phân phối song song để tối đa hóa mức độ bao phủ của thị
trường.Hoạc để tăng chi phí và hiệu quả của Marketing. Nó giúp phân phối
hang hóa và từ đó nhà bán buôn có thể tiếp tục triển khai giao dịch bán hàng
thực tế.Và nó tạo nên một lực lượng bán hàng độc đáo để liên hệ với khách
hàng

Nhược điểm:

- Kênh phân phối song song: không kiểm soát đc giá. Mặc dù kênh trực tiếp
cho phép tiến hành hoạt động Marketing một cách đơn giản và trực
tiếp,nhưng nó không phải lựa chọn cho mọi trường hợp. Tốn kém nhiều chi
phí.

4.3.4 Căn cứ vào đâu để lựa chọn kênh phân phố


- Tiềm lực kinh tế của Kinh Đô rất lớn VD: như doanh thu của năm 2015 là
3.108 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 5.547 tỷ đồng .

4.3.5 Chu kỳ sống của của doanh nghiệp

- Theo như thông số tìm hiểu của doanh nghiệp kinh đô từ năm 2009
=>2013 thì doanh nghiệp Bánh kẹo kinh đô đang ở giai đoạn tăng trưởng
- Đây là giai đoạn tiêu thụ thuận lợi. Khách hàng bắt đầu tín nhiệm sản phẩm.
Do vậy, sản phẩm bắt đầu bán chạy. Doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh,
nhưng cạnh tranh cũng xuất hiện. Để kéo dài giai đoạn này công ty cần thực
hiện các chiến lược sau:

21
- Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã sản phẩm
- Xâm nhập vào các thị trường mới
- Sử dụng những kênh phân phối mới
- Kịp thời hạ giá để thu hút thêm khách hàng
- Có thể giảm bớt mức độ quảng cáo

4.3.6 Lợi thế so với những doanh nghiệp bánh kẹo khác
-  - Thứ nhất, Kinh Đô hiện nắm 35% thị phần thị trường bánh kẹo cả nước.
- - Thứ hai, hệ thống phân phối rất tốt, công ty đang sở hữu hệ thống bán lẻ
rộng khắp Việt Nam với gần 40 Kinh Đô Bakery, hơn 200 Nhà phân phối
và 70.000 điểm bán lẻ bánh kẹo, 335 Nhà phân phối và 104.000 điểm bán lẻ
nước giải khát, 70 nhà phân phối và 15000 điểm bán lẻ kem và các loại thực
phẩm lạnh.
- Tiếp theo là giá trị thương hiệu Kinh Đô đã được gầy dựng trong suốt hơn
10 năm qua được đông đảo người tiêu dùng biết đến.
- 13 năm liền lọt vào danh sách “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài
Gòn Tiếp Thị tổ chức.
- Đứng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, thương
hiệu của Kinh Đô đã gắn liền với con người Việt Nam.
- Sản phẩm đa dạng và chất lượng, hệ thống quản lý, khả năng nghiêm cứu
và phát triển tốt.
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn đa quốc
gia. 

4.3.7 Thiết kế bao bì sản phẩm

- Là một trong những thương hiệu bánh kẹo cao cấp hàng đầu Việt Nam,
thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô không chỉ mang đến cho người dùng hương
vị thơm ngon, hấp dẫn trên từng chiếc bánh mà còn thể hiện sự chuyên
nghiệp, đẳng cấp trên từng lớp bao bì. Bao bì bánh kẹo Kinh Đô không chỉ
tinh tế, đẹp mắt và cuốn hút trên từng chi tiết mà còn thể hiện sự đặc trưng,
khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu bánh trung thu nào khác.
- Thiết kế linh hoạt,phông chữ tinh tế, và thể hiện đẳng cấp của người sử
dụng.

22
PHẦN V: CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ
CỦA DOANH NGHIỆP

5.1 Chiến lược xúc tiến:


Xúc tiến bán hàng định hướng người tiêu dùng : trò chơi quay số nhận bánh
của hãng hoặc voucher mua sản phẩm tại các của hàng công ty, phần
thưởng và quà tặng khi mua sản phẩm, chiết khấu giá, giải trí, các chương
trình liên tục tại các cổng chợ hay siêu thị, bán kèm, rút thăm có thưởng…

Xúc tiến bán hàng định hướng thương mại : giảm giá thương mại, hội chợ thương
mại , triển lãm, trình bày hàng mới , ưu đãi cho đại lý , hỗ trợ quảng cáo.

- Sử dụng quảng cáo để xúc tiến : Các phương tiện truyền thông có thể sử
dụng trong các chiến dịch quảng cáo: Báo chí, vô tuyến truyền hình , truyền
thanh, tạp chí, quảng cáo ngoài trời …
- Marketing trực tiếp qua thư : Trong hình thức này người làm Marketing bên
cty sẽ gửi trực tiếp thư qua bưu điện tới các khách hàng trong khu vực hoặc
đến với các khách hàng trong danh mục của họ. Trong hình thức này thì
doanh nghiệp sẽ gởi thư qua email, facebook, zalo cho các khách hàng của
mình.
- Marketting trực tiếp bán hàng qua điện thoại: Trong hình thức này những
người làm Marketing của công ty sẽ gọi trực tiếp qua điện thoại tới khách
hàng, ưu điểm vì điện thoại là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu,
nhanh chóng và tiện lợi không gì thay thế được, giúp tiếp cận với khách
hàng nhanh chóng, cũng như giúp khách hàng tiếp cận với nhà cung cấp bất
kể khoảng cách, thời gian, thời tiết…

23
5.1 Chiến lược định giá hớt váng của công ty.
- Khi áp dụng chiến lược giá “hớt phần ngon”, doanh nghiệp thường đặt giá
bán sản phẩm của mình ở mức cao nhất có thể , cho những đoạn thị trường
người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm đó .Khi mức tiêu thụ giảm xuống
họ có thể giảm giá xuống để thu hút những khách hàng có vốn nhạy cảm về
giá. Bằng cách này thì cty bán sản phẩm mới sẽ đạt doanh thu và mức lợi
nhuận cao ngay ở giai đoạn đầu của chu kì sống sản phẩm.
- Chiến lược định giá hớt váng bao gồm: hớt váng nhanh và hớt váng
chậm.Hớt váng nhanh là giá cao kết hợp với truyền thông và xúc tiến bán
hàng mạnh. Áp dụng khi phần lớn thị trường chưa biết đến sản phẩm,
những người muốn mua sản phẩm luôn sẵn sàng trả một số tiền lớn kể cả
khi giá đắt.

24
- Hớt váng chậm là giá cao kết hợp với truyền thông và xúc tiến bán hàng yếu.
Áp dụng khi quy mô thị trường tương đối hạn chế,sản phẩm đã được biết đến,
những người mua sản phẩm sẵn sàng trả giá cao dẫn đến sự cạnh tranh thấp.
- Định giá hớt váng
- Ưu điểm: thu lại lợi nhuận tối đa cho công ty
- Nhược điểm: chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn, nếu muốn lâu dài thì
không thể sử dựng chiến lược này.
- Định giá dòng sản phẩm
=>Uư điểm: Dễ dàng xác định được sức mua cho từng loại sản phẩm cùng loại
nhưng khác nhau về chất lượng mẫu mã
- Nhược điểm: +Xuất hiện chênh lệch về giá thành, cách đánh giá của khách
hàng về các
- tính năng của mỗi sản phẩm.
- Nếu giá thành bằng nhau rồi thì sẽ có sự chênh lệch về lượng hàng tiêu thụ

VD: bánh mỳ xiêu mềm có giá là 6000đồng/chiếc có 3 loại nhân là nhân


socola, nhân dâu và bơ sữa. Với 3 loại này khách hàng có thể thoải mái lựa
chọn sản phẩm mà mình yêu thích mà không phải lo lắng vấn đề giá cả. Tuy
nhiên, phần đa khách hàng đều ưa chuộng loại sản phẩm có hương vị socola, vì
vậy trong quá trình sản xuất cty phải cân đối các loại sản phẩm. Tránh trường
hợp thấy mặt hàng kia bán chạy là cứ sản xuất sản phẩm đó vừa dẫn đến tình
trạng hết nguyên liệu sản xuất vừa khiến cho các sản phẩm khác cùng loại bị
lép vế. Không có chỗ đứng trên thị trường.

5.1.1 Định giá tâm lý


- Ưu điểm: Thay vì hạ giá các sản phẩm nhằm đánh vào tâm lý người tiêu dùng
thích dùng giá rẻ, Kinh Đô lại cho ra các sản phẩm có mẫu mã bắt mắt,sang
trọng và chất lượng hơn.Những sản phẩm này thu hút sự chú ý của những
người có nhu cầu về sản phẩm có chất lượng tốt hơn, bởi lẽ đa số người khách
hàng ngày nay chú trọng hơn vào ăn ngon mặc đẹp chứ không phải ăn no mặc
ấm như trước.
- Nhược điểm: không phải khách hàng nào cũng đủ điều kiện hướng đến các sản
phẩm chất lượng cao hơn

25
5.1.2 Định giá thâm nhập
- Tháng 4/201, khi mới cho ra mắt bánh que Pocky, để chào mời khách hàng
dung thử sản phẩm, Kinh Đô tung ra khuyến mãi : tặng 1 hộp bánh Pocky cho
mỗi hóa đơn mua bánh kem từ 150.000đ trở lên.

5.2.3 Định giá cạnh tranh


- Ngành thực phẩm hiện nay có sự canh tranh của 3 ông lớn trong ngành đó là
Kinh Đô, Bibica, Hải Hà., Ngoài ra còn có 30 doanh nghiệp khác trong nc,
hàng trăm công ty sản xuất nhỏ lẻ, và 1số doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo từ
bên ngoài.Vì đây là mặt hàng tiêu dùng nên sp thay thế rất đa dạng,làm tăng
tính cạnh tranh của doanh nghiệp.Cộng thêm sự phát triển không ngừng của
các công ty lớn như Hữu Nghị tăng trưởng doanh thu trung bình 86,7% Kraft
food tăng thị phần Biscuits từ 5% - 9.6% . Đối thủ tiềm ẩn: Tỉ lệ tăng trưởng
doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường việt nam từ 2008-2012 tính theo USD
ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự ở các nc khác trong
khu vực Trung quốc 40,0%, Thái Lan 37,3%, Malaysia 17,13%
- Và để thích ứng với vấn đề thay đổi giá thì Kinh Đô cũng phải tìm hiểu về tình
hình của đối thủ cạnh tranh. Trong 1 cuộc khảo sát với 68 người được hỏi về
giá cả của Kinh Đô thì có đến 57,4 số người được hỏi nhận định rằng giá ca
của Kinh Đô là hợp lí. Ngoài ra, Kinh Đô còn áp dụng các hình thức khuyến
mại là: giảm giá, bốc thăm trúng thưởng và gói quà miến phí. Có 49/73 hay
67,12% số người được hỏi ưa thích hình thức khuyến mãi là giám giá. Điều
này tác động vào tâm lí thích mua hàng giá rẻ của người Việt. Họ thích giảm
giá vì nó tác động trực tiếp đến số tiền mà họ bỏ ra. Ngoài ra có 39,7% thích
gói quà miễn phí và 24,65% thích bốc thăm trúng thưởng

5.2.3 Định giá linh hoạt


- Chính sách một giá:  kinh đô đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách hàng
mua hàng trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng. Ví dụ: cùng
một khối lượng 160g chỉ có sự khác biệt về mùi vị thì các sản phẩm đều có giá
33.000vnđ

26
- Định giá dòng sản phẩm
- Kinh đô phân loại sản phẩm và bán với các mức giá khác nhau, nhằm hình
thành nhận thức về các mức chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng. Ví
dụ: cùng là một hộp bánh trung thu có 4 bánh nhưng kinh đô lại đưa ra những
mức giá khác nhau với tên gọi khác nhau, bao bì khác nhau để nâng tầm giá trị
sản phẩm.

27
5.2.4 Định giá khuyến mãi
- Mondelez Kinh đô đã triển khai chương trình khuyến mại trên toàn quốc:
“Mua bánh Kinh Đô, tiền vô ào ào” với hơn 1.000 giải thưởng bằng tiền mặt,
có tổng giá trị hơn 1,4 tỷ đồng.
- Thời gian khuyến mại: từ ngày 01/03/2017 đến ngày 15/05/2017. Chương trình
được áp dụng cho các sản phẩm: Bánh bông lan Solite cuộn 360g; Bánh AFC
dinh dưỡng 200g, bánh quy sữa Cosy Marie 335g & 600g, Bánh quy Cosy Mè
288g & 576g.
- Cụ thể, trong thời gian khuyến mãi, người tiêu dùng trên toàn quốc khi mua 01
trong những sản phẩm được đính thông tin khuyến mãi của chương trình sẽ
nhận được 01 thẻ cào đặt bên trong sản phẩm với cơ hội trúng các giải thưởng
giá trị: 09 giải Nhất: trị giá 50.000.000 đồng/giải; 99 giải Nhì: trị giá 5.000.000
đồng/giải; 999 giải Khuyến Khích: trị giá 500.000 đồng/giải
- Thông qua chương trình khuyến mại “Mua bánh Kinh Đô, tiền vô ào ào”,
Mondelez Kinh Đô mong muốn gửi lời cảm ơn người tiêu dùng đã luôn tin
tưởng, ủng hộ sản phẩm của công ty đồng thời mang đến thêm giây phút
thưởng thức các sản phẩm thơm ngon & chất lượng, phục vụ tốt người tiêu dù

28
Nhận xét :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................................................

29

You might also like