You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC UEH

KHOA QUẢN TRỊ


šš&››

TIỂU LUẬN
MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ
TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

Giảng viên: Lê Đoàn Minh Đức


Mã lớp học phần: 22C1ACC50701104
Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Chi
Cao Nguyễn Thục Khanh
Phan Thành Nguyên

Tp.HCM, ngày 21 tháng 11 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Ngày nay, nền kinh tế nước ta chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con
người. Việc toàn cầu hoá cũng không còn xa lạ với các quốc gia, Việt Nam cũng đang bước
vào cuộc chơi này giữa với các nước trên thế giới. Khi đã bước vào cuộc chơi hội nhập với
các nước trên thế giới thì Việt Nam có rất nhiều cơ hội rõ rệt nhưng đằng sau những cơ hội
ấy cũng có rất nhiều thách thức với chúng ta. Những thách thức đó có thể bắt nguồn từ
nhiều khía cạnh nhưng điều quan trọng nhất để có thể làm giảm tối đa các thách thức là xuất
phát từ bên trong doanh nghiệp. Hai vấn đề cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm
cần phải được các doanh nghiệp cải thiện hơn để nâng cao giá trị của doanh nghiệp mình
lên. Cơ cấu tổ chức có thể được xem là quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp vì khi tạo
nên được một bộ máy vững chắc thì doanh nghiệp sẽ từ đó mà phát triển mạnh lên. Ngay từ
khâu tuyển nhân sự đã rất quan trọng, một doanh nghiệp thì sẽ có rất nhiều phòng ban, mà
các phòng ban sẽ có các nhiệm vụ khác nhau nên phải chọn những người có tính chuyên
môn hoá về một công việc thì mới có thể đi sâu vào công việc đó. Việc chọn những nhân sự
có năng lực đồng đều thì rất khó có thể giải quyết các nhiệm vụ đó một cách chuyên sâu.
Tuy cùng mục tiêu nhưng nhiệm vụ của các nhân sự là khác nhau nên nhà lãnh đạo phải biết
phân bổ công việc mang tính chuyên môn, hoạt động sâu của thành viên vào công việc đó
để họ giải quyết các công việc đó một cách hiệu quả nhất. Tổ chức kế toán trách nhiệm là
một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Thông qua kế toán trách nhiệm,
nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá chất lượng về kết quả của hoạt động của những
bộ phận của đơn vị. Từ đây, sẽ đo lường được kết quả hoạt động của nhà quản lý bộ phận
cũng như thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương thức
thích hợp theo mục tiêu cơ bản của tổ chức đã đề ra. Từ hai vấn đề trên thì chúng ta có thể
thấy nó có vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nên từ đó nhóm chúng em sẽ áp
dụng hai vấn đề “ Cơ cấu tổ chức “ và “ Tổ chức kế toán trách nhiệm “ để phân tích Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
Phương pháp phân tích: Vận dụng cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách
nhiệm để phân tích cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm của công ty cố phần sữa
Việt Nam Vinamilk.
Ý nghĩa đề tài: Hoàn thiện hơn cho công tác tổ chức kế toán trách nhiệm, đưa ra những đánh
giá và định hướng về cơ cấu tổ chức cho công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ PHÂN TÍCH - VINAMILK.............................................................1
I. Khái quát, lịch sử hình thành.........................................................................................................1
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi................................................................................................2
III. Quy mô...........................................................................................................................................2
IV. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm dịch vụ.....................................................................................3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................................3
A. Cơ cấu tổ chức..................................................................................................................................3
I. Khái niệm cơ cấu tổ chức...............................................................................................................3
II. Vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp............................................................3
III. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức.........................................................................................................3
1. Cơ cấu tổ chức theo chức năng.........................................................................................................4
2. Cơ cấu tổ chức phân quyền...............................................................................................................4
3. Cơ cấu tổ chức ma trận.....................................................................................................................5
4. Cơ cấu tổ chức phẳng........................................................................................................................5
5. Cơ cấu tổ chức phi tập trung.............................................................................................................6
B. Kế toán trách nhiệm..........................................................................................................................6
I. Khái niệm về kế toán trách nhiệm.................................................................................................6
II. Vai trò của kế toán trách nhiệm.....................................................................................................7
III. Các loại trung tâm trách nhiệm....................................................................................................8
1. Trung tâm chi phí..............................................................................................................................8
2. Trung tâm doanh thu.........................................................................................................................8
3. Trung tâm lợi nhuận.........................................................................................................................8
4. Trung tâm đầu tư...............................................................................................................................9
PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA VINAMILK...................................................9
A. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)........................................................9
I. Sơ đồ tổ chức................................................................................................................................9
II. Phân tích.....................................................................................................................................10
1. Đại hội đồng cổ đông.......................................................................................................................10
2. Hội đồng quản trị.............................................................................................................................10
3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty...................................................................................................10
4. Ban kiểm soát...................................................................................................................................10
III. Đánh giá ưu nhược điểm...........................................................................................................10
1. Ưu điểm............................................................................................................................................10
2. Nhược điểm......................................................................................................................................10
B. Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)...................................11
I. Các trung tâm trách nhiệm tại Vinamilk......................................................................................11
1. Trung tâm chi phí............................................................................................................................11
2. Trung tâm doanh thu.......................................................................................................................13
3. Trung tâm lợi nhuận.......................................................................................................................14
4. Trung tâm đầu tư.............................................................................................................................15
II. Đánh giá tình hình thực hiện kế toán trách nhiệm tại Vinamilk.............................................15
1. Những điểm thành công trong việc thực hiện kế toán trách nhiệm của Vinamilk......................15
2. Những hạn chế trong việc thực hiện kế toán trách nhiệm của Vinamilk....................................15
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................................16
I. Kết luận......................................................................................................................................16
II. Đề xuất.........................................................................................................................................16
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ PHÂN TÍCH - VINAMILK
I. Khái quát, lịch sử hình thành
“Vinamilk có tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company), thường được biết đến với thương hiệu Vinamilk, là một
công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên
quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công
ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của
ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa
bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc
trên toàn quốc.
Trong suốt quá trình hoạt động ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn
220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang
43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, khu vực Trung
Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây
dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một
nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Trong
năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1
tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).”
Một số dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của Vinamilk:
 Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do
chế độ cũ để lại, gồm: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost), Nhà
máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina), Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền
thân là nhà máy sữa bột Nestle) ( Thụy Sỹ).
 Từ đó tới nay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao Động, Danh
hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới... Vinamilk đã cho xây dựng các trang trại
bò sữa ở khắp mọi miền đất nước.
 Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương hiệu đến
New Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có Mỹ.
 Ngoài ra, Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm
Organic cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA Hoa Kỳ.
 Ngày 19/01/2006, Vinamilk chính thức lên sàn chứng khoán, mã chứng khoán là VNM.
Phương pháp TMR (Total mixing rotation): Toàn bộ thức ăn cho đàn bò sữa được phối
trộn theo phương pháp TMR (Total mixing rotation). Khẩu phần trộn tổng hợp gồm: cỏ tươi
hoặc ủ, rỉ mật, khô đậu tương, … nhằm đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất
lượng cao. Ngoài ra, mỗi con bò sữa đều được tắm mỗi ngày một lần và được dạo sân chơi
thư giãn. Trong quá trình vắt sữa, bò được nghe nhạc hòa tấu êm dịu.
 Năm 2019, công ty khánh thành trang trại bò sữa ở Tây Ninh.
1
 Với sự cải tiến và phát triển không ngừng nghỉ, Vinamilk ngày càng hòan thiện mình
hơn, để đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận như:
 Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008
 Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng & an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Anh
BRC
 Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
 Ngoài ra, Vinamilk còn đạt những chứng nhận ISO 50001: 2011, FSSC 22000: 2005,
ISO 14001: 2004…
 Cuối năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ
đồng. Đáng chú ý, doanh thu hợp nhất quý 4/2021 đã tăng trưởng xấp xỉ 10%, là mức
tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong gần 5 năm trở lại đây. Kỷ lục doanh thu này được
đóng góp từ cả 3 mảng: nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài.
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
1. Tầm nhìn
“ Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
phục vụ cuộc sống con người ”.
2. Sứ mệnh
“ Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất
bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và
xã hội ”.
3. Giá trị cốt lõi
 Chính trực: “Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch ”.
 Tôn trọng: “ Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối
tác. Hợp tác trong sự tôn trọng ”.
 Công bằng: “ Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan
khác ”.
 Tuân thủ: “ Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy
định của Công ty ”.
 Đạo đức: “ Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức ”.
III. Quy mô
Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, từ 03 nhà máy tiếp quản ban đầu, đến nay
Vinamilk đã mở rộng quy mô lên đến 46 đơn vị gồm 1 trụ sở chính, 5 chi nhánh, 16 nhà
máy, 14 trang trại bò sữa, 2 kho vận và 8 công ty con, công ty liên kết cả trong và ngoài
nước. Công ty đặt trụ sở chính tại Số 10, đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
2
Từ năm 2021, nhằm chia sẻ và mang đến các đóng góp một cách thực tiễn trong việc xây
dựng môi trường làm việc tốt hơn cho cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam, Vinamilk
sẽ chính thức tham gia với vai trò “Đối tác đồng hành” của cuộc khảo sát nơi làm việc tốt
nhất Việt Nam.
IV. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm dịch vụ
Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi,
sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát
và các sản phẩm từ sữa khác.
Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như Campuchia,
Philippines, Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh
thu của công ty. Năm 2011, Vinamilk mở rộng sản xuất, chuyển hướng sang phân khúc trái
cây và rau củ. Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm đạt được thành công với
25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2 năm 2012, công ty mở rộng sản xuất sang
mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em.
Một số sản phẩm của Vinamilk: Sữa tươi và sữa sinh dưỡng, sữa cho mẹ mang thai và bé,
thực phẩm ăn dặm, sữa cho người cao tuổi, sữa chua ăn, sữa chua uống và sữa trái cây,...

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
A. Cơ cấu tổ chức
I. Khái niệm cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo nhằm duy trì hoạt động đơn
vị. Cấu trúc bên trong thể hiện chi tiết vai trò, trách nhiệm mỗi bộ phận hay cá nhân. Chính
vì vậy, khi nhìn vào mô hình, con người nhận biết quy trình làm việc giữa các phòng ban.
Từ đó, xác định được cách thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ cũng như
công việc trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
II. Vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
Việc xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ
thể. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được nhân công, hạ thấp chi phí thuê lao động, giá thành
sản phẩm. Một tổ chức được cấu trúc hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đủ ổn định để triển
khai chiến lược. Điều này khả thi bởi mọi công việc đã vào trình tự sắp xếp nhịp nhàng, có
hệ thống. Bên cạnh đó, các lợi thế cạnh tranh hiện tại, tương lai cũng duy trì đúng hướng.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức phù hợp không chỉ có ảnh hưởng tích cực tới sự thực hiện công
việc của người lao động mà còn ảnh hưởng tới tinh thần và sự thỏa mãn đối với công việc
của họ. Bởi lẽ, cơ cấu tổ chức giúp xác định rõ trách nhiệm và từng vai trò mỗi thành viên,
các nhân viên trong đơn vị khi đó nhìn vào sẽ nắm bắt được những kỳ vọng mà tổ chức
dành cho họ.
III. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức
Trên thực tế, có nhiều kiểu cơ cấu tổ chức khác nhau trong doanh nghiệp, tùy từng kiểu cơ
3
cấu tổ chức mà chúng có các đặc điểm khác nhau.
1. Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Mô hình tổ chức bao gồm từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phận đảm
nhận. Cơ cấu này đòi hỏi nhân viên là người am hiểu thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi
quản lý của mình.

Ưu điểm của cơ cấu tổ chức dạng này đối với doanh nghiệp chính là mỗi người quản lý
chính là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đảm nhận. Do vậy, trình độ chuyên môn hóa hoàn
toàn được nâng cao, cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, trách nhiệm của các phòng
ban được cố định giúp họ giải trình chính xác công việc, đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng cho
nhân viên trong bộ phận liên quan.
Bên cạnh ưu điểm thì mô hình này cũng có nhược điểm của nó như là tạo ra rào cản giữa
các bộ phận chức năng khác nhau trong cùng công ty. Đặc biệt, chúng còn trở nên kém hiệu
quả nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hoặc thị trường mục tiêu. Ngoài ra, chuyên viên ít
cơ hội được đào tạo toàn diện nên khó thăng tiến lên các chức vụ khác.
2. Cơ cấu tổ chức phân quyền
Đây là hình thức tổ chức đơn giản và lâu đời nhất hiện nay. Mô hình phân quyền hoạt động
theo trình tự chỉ thị ban hành từ cấp cao nhất. Sau đó, tất cả được truyền đạt xuống các vị trí
trung tiếp đến nhân viên.

4
Đối với mô hình này, khi cấp dưới có mong muốn đề xuất ý kiến, họ sẽ gửi lên quản lý trực
tiếp, cấp cao phê duyệt. Kết quả cuối cùng trả về nhân viên theo trình tự ngược lại. Có thể
nói, kiểu mô hình này mang xu hướng trì trệ, có sự phân biệt lớn. Mối quan hệ giữa quản lý
và nhân viên trở nên xa cách do không có sự giao tiếp thường xuyên. Nhân viên chỉ đi làm
vì cần đồng lương và họ không có mong muốn gắn kết với công ty.
3. Cơ cấu tổ chức ma trận
Mô hình tổ chức ma trận được vận hành dựa trên hệ thống quyền hạn và hỗ trợ đa chiều.
Thông tin luân chuyển theo cả chiều dọc và chiều ngang. Cơ cấu ma trận thường được sử
dụng trongcác dự án phát triển của các ngành công nghiệp lớn. Trong cơ cấu ma trận, bên
cạnh các tuyến và các bộ phận chức năng, trong cơ cấu hình thành nên những chương trình
hoặc dự án để thực hiện những mục tiêu lớn, quan trọng, mang tính độc lập tương đối và
cần tập trung nguồn lực.

Ban đầu, loại hình chỉ được áp dụng trong ngành hàng không. Lý do là bởi lĩnh vực này có
phần việc đòi hỏi cách xử lý riêng biệt.. Sau này, cơ cấu ma trận được ứng dụng vào những
công ty đa dự án hay sản xuất nhiều sản phẩm. Đây là cấu trúc khó nhất vì các nguồn lực bị
kéo theo nhiều hướng phức tạp, đa chiều. Tuy nhiên, mô hình có thể giúp doanh nghiệp
nâng cao năng suất và hiệu quả hơn. Điểm hấp dẫn của sơ đồ ma trận là cung cấp tính linh
hoạt, khả năng ra quyết định cân bằng.
4. Cơ cấu tổ chức phẳng

5
Những công ty áp dụng tổ chức theo cấu trúc phẳng thường không có chức danh công việc.
Tất cả mọi người trong tổ chức đều bình đẳng với nhau hay còn gọi là tự quản lý. Vì vậy mô
hình chỉ áp dụng tại đơn vị ít nhân sự, cần tạo dựng sự hợp tác mạnh mẽ.
Cơ cấu phẳng hoạt động tốt nhất khi nhân viên gắn kết chặt chẽ, Chúng kết nối mọi người
tham gia với nhiệm vụ thống nhất. Cấu trúc phẳng có thể áp dụng tại các công ty nhỏ,
startup, có thể mang lại những lợi ích như sau: Tiết kiệm chi phí vì không có nhiều cấp quản
lý trong một cơ cấu tổ chức. Đồng nghĩa công ty chi ít hơn về tiền lương, phúc lợi... cho cấp
quản lý. Ngoài ra còn rút ngắn thời gian phê duyệt quyết định do có ít người phải tham
khảo. Cấu trúc phẳng thường cho người lãnh đạo quyền đưa ra các quyết định độc lập. Điều
này dẫn đến quá trình xét duyệt nhanh hơn…
5. Cơ cấu tổ chức phi tập trung
Mô hình quản lý phi tập trung không cần đến các chức danh, cấp bậc chi tiết. Quyền lực
giữa các cá nhân được phân bổ tương đương như nhau. Khác cơ cấu phẳng, với loại hình
này công việc sẽ được phân công theo vai trò. Một nhân viên có thể đảm nhận nhiều nhiệm
vụ khác nhau thuộc một vòng tròn.

Trong mô hình phi tập trung, sự minh bạch luôn là yếu tố được đề cao hơn hết. Vì thế, tất cả
mọi người đều phải tuân thủ theo cùng một nguyên tắc rõ ràng, Hiểu một cách đơn giản là
không có cấp trên, nhân viên sẽ tự quản lý và làm sếp chính mình. Hiện nay, cơ cấu này
đang được áp dụng tại những doanh nghiệp SME. Đặc biệt, thông dụng nhất trong các tổ
chức phi lợi nhuận ở các nước tiên tiến.
 Mỗi dạng cấu trúc trên phù hợp với mỗi đặc trưng khác nhau. Chúng tương ứng về quy
mô, chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động cụ thể. Trong thực tiễn, nhà quản lý có
thể vận dụng linh hoạt các dạng loại hình nêu trên. Mục đích cuối cùng nhằm hướng
đến thiết lập sơ đồ bộ máy hiệu quả cho đơn vị.
B. Kế toán trách nhiệm

6
I. Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về kế toán trách nhiệm nhưng theo nhóm tác giả Anthony A.
Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and S.Mark Young thì kế toán trách nhiệm là:
 Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có
liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức thông qua
các báo cáo liên quan đến chi phí, chi tiêu, thu thập, và các số liệu hoạt động bởi từng
khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức.
 Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản
lý chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có quyền kiểm soát đầu
tiên (quyền gây ảnh hưởng).
 Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và
không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát
và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự nhận diện những đối tượng có
thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế toán trách nhiệm và báo cáo trách
nhiệm.
Còn theo James R.Martin, “Kế toán trách nhiệm là hệ thông kế toán cung cấp thông tin về
kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó là
công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận,
doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng”.
Một khía cạnh trong khái niệm kế toán trách nhiệm của James R. Martin là đề cập đến tính
có thể kiểm soát. Theo đó, một nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm cho những lĩnh vực mà
họ có thể kiểm soát. Tuy nhiên, theo tác giả, khái niệm này hiếm khi có thể được áp dụng
một cách thành công trong thực tiễn được, bởi vì tất cả mọi hệ thống đều luôn thay đổi.
Những nỗ lực để ứng dụng khái niệm tính có thể kiểm soát để tạo ra những báo cáo trách
nhiệm, nơi mà mỗi cấp quản lý được giao chịu trách nhiệm về những cấp quản lý thấp hơn.
Qua các khái niệm trên ta có thể suy ra sau: Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của
kế toán quản trị, là quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin, được dùng để kiểm tra quá
trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức. Kế toán
trách nhiệm chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải
có sự phân quyền rõ ràng.
II. Vai trò của kế toán trách nhiệm
Vai trò của kế toán trách nhiệm được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
 Thứ nhất, kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào
lợi ích của toàn bộ tổ chức.
 Thứ hai, kế toán trách nhiệm cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết
quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm

7
trách nhiệm, qua đó các nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của các trung tâm
trách nhiệm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá.
 Thứ ba, kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà
quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.
 Thứ tư, kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của
mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức. Mục tiêu
chiến lược của các doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Vì vậy, các nhà
quản lý của trung tâm trách nhiệm sẽ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu của doanh
nghiệp.
 Thứ năm, kế toán trách nhiệm trong việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị các cấp xác định trách nhiệm của mình
và sẽ phải chịu trách nhiệm đối với nhà quản trị cao cấp hơn trong quá trình hoạt động kinh
doanh để đạt được mục tiêu. Kế toán trách nhiệm cũng giúp nhà quản trị các cấp đánh giá
được hoạt động kinh doanh của bộ phận mình. Từ đó nhà quản trị cấp dưới chủ động ra
quyết định kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao tập trung vào các quyết định chiến lược
kinh doanh.
III. Các loại trung tâm trách nhiệm
1. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ bản của hệ thống
xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: (1) Lập dự toán chi phí; (2) Phân
loại chi phí thực tế phát sinh; (3) So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn.
Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản
phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (như phân xưởng sản xuất, các phòng
ban chức năng). Theo đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát
đối với chi phí phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu
tư vốn.
2. Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với
doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với chi phí, lợi nhuận và vốn đầu tư. Trung
tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo
ra doanh thu cho doanh nghiệp. Trung tâm này thường được gắn với bậc quản trị cấp trung
hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như khu vực địa lý, nhóm sản
phẩm, cửa hàng, …
3. Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm với
kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường hợp này nhà quản lý có thể ra
quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thế nào, mức độ chất lượng, giá
cả, hệ thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất
8
được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự
cân bằng trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí. Loại
trung tâm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành trong
công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các công ty phụ thuộc, các chi
nhánh, …
4. Trung tâm đầu tư
Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồng quản trị công
ty, các công ty con độc lập,… Đó là sự tổng quát hóa của các trung tâm lợi nhuận trong khả
năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm
trách nhiệm được xem là một trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không
những quản lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá
trình đó.
Như vậy, các loại trung tâm trách nhiệm gắn liền với từng cấp quản trị trong một tổ chức.
Mỗi loại trung tâm trách nhiệm sẽ xác định trách nhiệm hoặc quyền kiểm soát đối với từng
đối tượng cụ thể của nhà quản trị các cấp. Trong thực tế, việc chọn lựa một trung tâm thích
hợp nhất cho một đơn vị trong tổ chức là điều không dễ dàng. Cơ sở để xác định một bộ
phận trong tổ chức là trung tâm loại gì, là căn cứ trên loại nguồn lực hoặc trách nhiệm mà
nhà quản lý trung tâm trách nhiệm đó được giao. Do vậy, việc phân biệt rõ ràng loại trung
tâm trách nhiệm cho các bộ phận, đơn vị trong một tổ chức chỉ mang tính tương đối và phụ
thuộc vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao nhất.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA VINAMILK


A. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
I. Sơ đồ tổ chức
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức Vinamilk, các cấp trong công ty được phân tầng theo thứ tự sau:
cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và công nhân viên. Cơ cấu
của công ty được tổ chức theo chức năng.

9
II. Phân tích
1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những người
có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đại hội đồng
chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông sẽ có quyền
quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng
phát triển của công ty. Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ
sung vào vốn điều lệ của công ty. Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc
miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải
thể, tổ chức lại công ty.
2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk. Vị trí
này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục
tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng
quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.
3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điều hành các
công việc kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ
nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
4. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông
bầu ra. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm, các thành viên sẽ được bầu lại và số
nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt
động kinh doanh. Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và
lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. Đặc biệt,
đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.
III. Đánh giá ưu nhược điểm
1. Ưu điểm
Cơ cấu tổ chức minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra các công việc hàng
ngày chặt chẽ, liên tục hơn. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Vinamilk sẽ nhận chỉ thị
trực tiếp từ một cấp lãnh đạo cấp trên. Điều này nghĩa là công việc được tập trung về một

10
đầu mối duy nhất, nhân viên dễ dàng trao đổi và báo cáo. Bên cạnh đó, việc phân cấp rõ
ràng giúp phòng nhân sự đơn giản hóa hơn việc đào tạo nguồn nhân lực…
2. Nhược điểm
Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề về mục tiêu doanh số, chiến lược hoạt động
tương lai của công ty. Ngoài ra, giữa các đơn vị chức năng của công ty dễ nảy sinh nhiều
tranh cãi, mâu thuẫn trong quá trình đề ra mục tiêu hay chiến lược cho tổ chức…
B. Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
I. Các trung tâm trách nhiệm tại Vinamilk
1. Trung tâm chi phí
Các trung tâm chi phí tại Vinamilk chịu trách nhiệm về các khoản mục chi phí phát sinh
theo từng trung tâm trách nhiệm như sau:
 Trung tâm chi phí sản xuất do Khối Sản xuất và Phát triển sản phẩm chịu trách nhiệm về
chi phí sản xuất phát sinh tại các Nhà máy và Khối Phát triển vùng nguyên liệu chịu
trách nhiệm về chất lượng nguyên liệu sữa cung cấp cho các Nhà máy sản xuất.

 Trung tâm chi phí quản lý kinh doanh chịu trách nhiệm về các khoản chi phí phát sinh
tại Chuỗi cung ứng, Khối Marketing, Khối Kinh doanh.

11
 Trung tâm chi phí quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản chi phí phát sinh
tại Khối Tài chính, Khối Đầu tư, Khối Hành chính - Nhân sự.

 Để quản lý và kiểm soát chi phí, Vinamilk đã thiết kế hệ thống tài khoản chi tiết theo dõi
cho từng phòng ban, từng nhà máy, phân loại chi phí ngay trong quá trình nhập liệu. Ta
có bảng mô tả nhập liệu sau:

 Khai báo chi nhánh: Vinamilk quy định 4 ký tự như sau:


10CM: Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

12
10HN: Chi nhánh Hà Nội
10DN: Chi nhánh Đà Nẵng
10CT: Chi nhánh Cần Thơ
 Khai báo Nhà máy: Vinamilk quy định 4 ký tự như sau:
20TN: Nhà máy Sữa Thống Nhất
20TT: Nhà máy Sữa Trường Thọ
20SG: Nhà máy Sữa Sài Gòn...
 Khai báo tài khoản: Vinamilk quy định 6 ký tự như sau:
621000 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
632000 Giá vốn hàng bán
632100 Giá vốn hàng hoá
632110 Giá vốn nguyên vật liệu
632120 Giá vốn công cụ, dụng cụ
632200 Giá vốn thành phẩm...
 Khai báo tiểu khoản: Vinamilk quy định 4 ký tự như sau:
MA01 Tiền lương lao động quản lý
MA02 Thuế thu nhập cá nhân lao động quản lý
MA59 Kinh phí công đoàn...
 Khai báo sản phẩm: Vinamilk quy định 6 ký tự, 2 ký tự đầu chỉ nhóm sản phẩm, 4 ký
tự sau chỉ tên sản phẩm, như sau:
01TD01 Sữa đặc có đường Ông Thọ đỏ
02AA10 Sữa bột Dielac Alpha Step 1 hộp thiếc 400g
03CA20 Bột dinh dưỡng Ri-Alpha Heo bó xôi hộp giấy 200g...
 Vinamilk rất chú trọng trong việc quản lý chi phí. Mô hình khai báo quá trình nhập liệu
được Vinamilk xây dựng giúp việc quản lý chi phí chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết.
2. Trung tâm doanh thu

13
Nhờ vào sự hỗ trợ của hệ thống Oracle mà Vinamilk có thể tổng kết doanh thu thực tế phát
sinh theo kênh bán hàng xuất khẩu hay nội địa, theo khu vực, theo nhóm sản phẩm, theo
khách hàng hay chi tiết đến từng sản phẩm cụ thể tùy theo mục đích báo cáo.
Hiện tại doanh số bán trong nước của Vinamilk được quản lý theo 4 chi nhánh, phụ trách
doanh số của mỗi chi nhánh là một Giám đốc. Cụ thể như sau:
 Trụ sở chính Thành phố Hồ Chí Minh, gồm khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với mã
vùng 10CM.
 Chi nhánh Hà Nội, bao gồm các tỉnh phía Bắc tới tỉnh Hà Tĩnh, tương ứng với mã vùng
10HN.
 Chi nhánh Đà Nẵng, bao gồm các tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, tương ứng
với mã vùng 10DN.
 Chi nhánh Cần Thơ, bao gồm các tỉnh khu vực Miền Nam, tương ứng với mã vùng
10CT.
Mỗi chi nhánh được phân thành nhiều khu vực bán hàng và Trưởng bán hàng vùng sẽ chịu
trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về doanh số của khu vực mình phụ trách. Còn Giám
đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành kinh doanh về doanh thu, chi
phí phát sinh tại chi nhánh.
Mỗi vùng bán hàng sẽ có nhiều nhà phân phối. Trong báo cáo thường niên công bố cuối
năm 2020, hiện hệ thống phân phối của Vinamilk có tổng số điểm lẻ toàn quốc đạt hơn
240.000 (kênh truyền thống) và 7.800 (kênh hiện đại) và vẫn tiếp tục tăng. Ngoài các chi
nhánh, Vinamilk cón bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc và bán hàng
qua các kênh khách hàng đặc biệt. Trưởng bộ phận kênh siêu thị và kênh khách hàng đặc
biệt chịu trách nhiệm trước Giám đốc kênh siêu thị và kênh khách hàng đặc biệt về doanh số
tiêu thụ tại đây.
Giám đốc xuất nhập khẩu là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành chuỗi cung
ứng về doanh thu xuất khẩu.
Tại Vinamilk Khối Marketing có trách nhiệm hoạch định, phát triển và thực hiện các chiến
lược, kế hoạch marketing cho toàn Công ty, nhằm phối hợp với Khối Kinh doanh trong việc
đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Công ty. Do đó để đánh giá
trách nhiệm quản trị của các trung tâm doanh thu tại Vinamilk thì không thể tách rời được
Khối Marketing, Khối kinh doanh và Chuỗi cung ứng. Để đánh giá trách nhiệm của các
trung tâm doanh thu Vinamilk sử dụng chỉ tiêu chênh lệch doanh thu thực tế so với kế hoạch
để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh thu.

14
Vinamilk trang bị phần mềm quản lý bán hàng Solomon cho tất cả các điểm bán hàng như
nhà phân phối, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hệ thống siêu thị để kịp thời nắm bắt tình hình
tiêu thụ tại bất kỳ thời điểm nào với bất kỳ sản phẩm nào.
3. Trung tâm lợi nhuận
Trong công ty Vinamilk, Tổng Giám đốc chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước
Hội đồng quản trị về lợi nhuận đạt được. Báo cáo lợi nhuận tại Vinamilk chỉ được lập theo
phương pháp toàn bộ, chưa lập được theo phương pháp trực tiếp và cũng chưa lập được các
báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận theo dạng số dư đảm phí.
4. Trung tâm đầu tư
Theo cơ cấu tổ chức của Vinamilk trung tâm đầu tư thuộc cấp quản lý cao nhất là Hội đồng
quản trị trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có quyền lực nhất. Tại Vinamilk,
người giữ chức Tổng Giám đốc sẽ kiêm luôn chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị nên
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đại hội đồng cổ đông về các quyết
định đầu tư của mình. Để phê duyệt các dự án đầu tư Tổng giám đốc căn cứ vào các số liệu
báo cáo từ phòng đầu tư.
II. Đánh giá tình hình thực hiện kế toán trách nhiệm tại Vinamilk
1. Những điểm thành công trong việc thực hiện kế toán trách nhiệm của Vinamilk
 Vinamilk có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng và đã
xây dựng được cơ chế đánh giá trách nhiệm quản trị thông qua các khối chức năng, các
phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất.
 Đội ngũ cán bộ quản lý của Vinamilk có nhiều năm kinh nghiệm, được qua trường
lớp đào tạo bồi dưỡng về quản trị và các hoạt động quản trị của Vinamilk được tổ chức tuân
theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
 Vinamilk đã xây dựng được kế hoạch hoạt động hằng năm thông qua các dự toán và
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch để có hướng đi thích hợp nâng cao được hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Vinamilk đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn nội bộ về chi phí, thu nhập, lợi
nhuận làm cơ sở cho việc đánh giá trách nhiệm quản trị và thành quả hoạt động của các bộ
phận và của toàn công ty.
 Việc theo dõi chi phí theo các trung tâm chi phí cũng như theo dõi doanh thu theo các
loại sản phẩm, theo các kênh bán hàng là một thuận lợi lớn trong việc xây dựng kế toán
trách nhiệm tại Vinamilk, do có thể tách biệt một cách rõ ràng thành quả và nhiệm vụ của
mỗi nhà quản lý phải đảm trách.
 Tại Vinamilk sử dụng phần mềm Oracle để quản lý nguồn lực, phần mềm này hỗ trợ
tích cực cho công tác kế toán. Ngoài những mẫu báo cáo chuẩn được phần mềm tạo sẵn thì
phần mềm còn cho phép người sử dụng phát triển thêm các biểu mẫu báo cáo để trích lọc dữ
liệu theo mục đích sử dụng của mình.
15
2. Những hạn chế trong việc thực hiện kế toán trách nhiệm của Vinamilk
 Bộ máy tổ chức quản lý tại Vinamilk còn mang tính kiêm nhiệm như Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, thành viên của Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều
hành. Do đó mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn giữa Hội đồng quản trị và ban Giám
đốc điều hành chưa được phân định rõ ràng, gây khó khăn trong việc xây dựng cơ chế đánh
giá trách nhiệm quản trị và thành quả hoạt động của từng chức danh, từng bộ phận. Đây
chính là hạn chế cản trở việc xây dựng thành công hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm
quản trị tại Vinamilk.
 Mặc dù công tác kế toán của bộ phận quản lý tài chính tại công ty khá rõ ràng có
nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện kế toán trách nhiệm. Tuy nhiên, kế toán tại Vinamilk
vẫn chú trọng nhiều vào việc tổ chức thực hiện kế toán tài chính và việc áp dụng kế toán
quản trị chưa nhiều, chủ yếu là lập dự toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
 Việc lập báo cáo kế toán quản trị tại Vinamilk phục vụ chủ yếu cho kiểm soát doanh
thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ, tiền và hàng tồn kho. Vinamilk đã chú trọng đến khâu lập
dự toán nhưng chưa chú trọng đến khâu đánh giá trách nhiệm quản trị của các bộ phận, và
các thông tin trong báo cáo kế toán quản trị của từng bộ phận cũng chưa đầy đủ, rõ ràng.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


I. Kết luận
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, một Công ty sản xuất, kinh
doanh sữa và các sản phẩm từ sữa. Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và nước giải
khát, được phân phối đến 30 quốc gia cũng như đạt con số tiêu thụ mỗi ngày cực kỳ ấn
tượng với 18.000.000 sản phẩm/ ngày. Hiện tại Vinamilk là một trong những công ty cổ
phần làm ăn hiệu quả nhất, nắm hơn 55% thị phần của thị trường sữa tại Việt Nam. Sau hơn
40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2
xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia
(Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Tuy hoạt động với một quy mô lớn như vậy nhưng đến thời điểm này Vinamilk vẫn chưa
tổ chức được hệ thống kế toán trách nhiệm đúng nghĩa. Nguyên nhân là do trong công tác tổ
chức kế toán trách nhiệm còn có những hạn chế sau:
 Về mặt tổ chức quản lý các trung tâm trách nhiệm: Vinamilk đã hình thành được cơ
cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, rõ ràng, các trung tâm trách nhiệm đã bước nào được xây
dựng nhưng chưa xác định được trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận và quản lý còn mang
tính kiêm nhiệm.
 Về tổ chức chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm: Vinamilk chưa xác định rõ
các tiêu chí để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận. Ví dụ: chưa phân loại chi phí theo
cách ứng xử của chi phí, chưa tách được chi phí thành định phí và biến phí, chưa sử dụng
chỉ tiêu ROI, RI để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, …

16
 Về tổ chức báo cáo kế toán đánh giá các trung tâm trách nhiệm: Vinamilk chưa tổ
chức được đầy đủ các báo cáo để đánh giá, đặc biệt là các báo cáo phân tích của trung tâm
chi phí, trung tâm lợi nhuận cũng như trung tâm đầu tư.
II. Đề xuất
Vinamilk là công ty sản xuất và kinh doanh mặt hàng sữa là chủ yếu với quy mô rộng khắp
ba miền Tổ quốc do đó việc có thêm các phòng ban, phòng nghiên cứu trong cơ cấu tổ chức
nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển thêm các thị trường tiềm năng là hết sức cần
thiết. Ngoài ra, các sản phẩm, cơ sở và điều kiện sản xuất cả công ty phải luôn không ngừng
được cải thiện, các phòng ban phải được tổ chức phân công theo chức năng, nhiệm vụ để có
thể liên hệ với nhau nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Có thể nói các phòng ban
đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa công việc cũng như trong công tác tổ chức và hoạt động
liên kết với nhau để đưa ra những phương án tối ưu nhất cho công ty.
Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm đưa ra các công cụ, chỉ tiêu đánh giá và
hướng các nhà quản lý ở bộ phận đến thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Do đó,
doanh nghiệp cần có sự phân cấp rõ ràng và biết cách vận dụng kế toán trách nhiệm vào quá
trình thực tế chắc chắn nhằm kiểm soát, quản lý các bộ phận một cách hiệu quả hơn. Hơn
hết, việc quy trách nhiệm cho từng đối tượng, từng bộ phận cụ thể sẽ giúp nâng cao tinh
thần trách nhiệm của từng bộ phận, từng nhà quản trị của các trung tâm trách nhiệm, qua đó,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách bền vững cụ
thể ở đây là Vinamilk .

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Thị Xuân Thu (2017) “Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam,” Tài liệu, pp. 27–45.

Ngọc Thảo (2021) “Tiểu luận Kế toán quản trị,” Xác suất thống kê, pp. 1–14.

AMIS, MISA. (2022) “Phân tích chi tiết về cơ cấu tổ chức Vinamilk hiện nay,” Quản lý
điều hành .

Vinamilk (2022) Câu chuyện về Vinamilk, Vinamilk. Available at:


https://www.vinamilk.com.vn/vi/cau-chuyen-vinamilk.

You might also like