You are on page 1of 100

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN THANH HÀ

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY


CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Ðà Nẵng – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN THANH HÀ

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY


CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán


Mã số : 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ VĂN NHÀN

Ðà Nẵng – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của bản thân tôi còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy Cô cùng với sự
động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình tôi, những người đã
ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi tham gia học tập và nghiên cứu cho
đến khi tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Hồ Văn Nhàn, người
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô trong Khoa
Sau đại học - Trường Đại học Duy Tân đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
và cho đến khi tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và các đồng nghiệp, cấp trên đã
động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn
một cách hoàn chỉnh.
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành dưới sự hướng
dẫn của TS. Hồ Văn Nhàn - Người hướng dấn khoa học.
Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hà
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ........................................ 6
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm ......................................................... 6
1.1.2. Bản chất kế toán trách nhiệm ................................................................. 7
1.1.3. Mục đích của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp .......................... 8
1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP .................................................................................................................. 9
1.2.1. Sự phân cấp quản lý .............................................................................. 9
1.2.2. Mối quan hệ của phân cấp quản lý với Kế toán trách nhiệm .................. 9
1.2.3. Ảnh hưởng thái độ của người quản lý với hệ thống kế toán trách nhiệm 9
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP ................................................................................................................ 10
1.3.1. Các trung tâm trách nhiệm................................................................... 10
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm ........................ 11
1.3.3. Hệ thống Báo cáo Kế toán trách nhiệm................................................ 17
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
SẢN XUẤT SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM ................................................................................................................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM ....................................................................................... 25
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM ............ 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 25
2.1.2. Đơn vị trực thuộc, liên kết ................................................................... 26
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh ........................................................................ 27
2.1.4. Sản phẩm tiêu biểu: Công ty CP Sữa Việt Nam sản xuất trên 250 sản
phẩm với các ngành hàng chính: ............................................................................ 27
2.1.5. Tóm tắt thông tin tài chính giai đoạn 2012-2017.................................. 28
2.1.6. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ....................................................... 30
2.1.7. Tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................... 32
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VINAMILK ..................... 32
2.2.1. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Chi phí ............................................... 32
2.2.2. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Doanh thu .......................................... 47
2.2.3. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Lợi nhuận .......................................... 50
2.2.4. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Đầu tư ................................................ 52
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM ....................................................................................... 52
2.3.1. Những mặt đạt được ............................................................................ 52
2.3.2. Những mặt hạn chế.............................................................................. 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 57
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM ............................................................ 58
3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỐ
PHẦN SỮA VIỆT NAM ....................................................................................... 58
3.1.1. Phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phân Sữa Việt Nam ............ 58
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam ...................................................................................................................... 59
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM ............... 61
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty cổ
phần Sữa Việt Nam ............................................................................................... 71
3.2.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và hệ thống báo cáo đánh giá kết quả các
trung tâm trách nhiệm ............................................................................................ 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 86
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẠN VĂN (Bản sao)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GĐ : Giám đốc
GĐCN : Giám đốc Chi nhánh
GĐCT : Giám đốc Công ty
GĐĐH : Giám đốc điều hành
GĐNM : Giám đốc Nhà máy
MTV : Một thành viên
QĐPX : Quản đốc Phân xưởng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Vinamilk : Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Tên bảng Trang
bảng
1.1 Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí 18
1.2 Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm doanh thu 19
1.3 Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 20
1.4 Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm đầu tư 21
2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (Hợp nhất đã kiểm toán) 28
2.2 Báo cáo giá thành sản phẩm công ty cổ phần sữa Việt Nam 36
2.3 Báo cáo phân tích chi phí quản lý kinh doanh công ty cổ phần 39
sữa Việt Nam Năm 2017
2.4 Báo cáo phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp công ty cổ 43
phần sữa Việt Nam Năm 2017
2.5 Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tại 49
công ty cổ phần sữa Việt Nam năm 2017
2.6 Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận tại 50
công ty cổ phần sữa Việt Nam năm 2017
2.7 Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ty cổ 52
phần sữa Việt Nam năm 2017
3.1 Báo cáo trách nhiệm các trung tâm chi phí sản xuất tại Vinamilk 69
năm 2017
3.2 Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71
công ty cổ phần sữa Việt Nam năm 2017
3.3 Báo cáo trách nhiệm các trung tâm doanh thu công ty cổ phần 73
sữa Việt Nam năm 2017
3.4 Báo cáo phân tích biến động doanh thu công ty cổ phần sữa 74
Việt Nam năm 2017
Số hiệu
Tên bảng Trang
bảng
3.5 Báo cáo trách nhiệm các trung tâm lợi nhuận công ty cổ phần 79
sữa Việt Nam năm 2017
3.6 Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận công 81
ty cổ phần sữa việt Nam năm 2017
3.7 Báo cáo trách nhiệm các trung tâm đầu tư công ty cổ phần sữa 83
Việt Nam năm 2017
3.8 Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ty cổ 84
phần sữa Việt Nam năm 2017
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ Tên sơ đồ Trang

2.1 Sơ đồ tổ chức trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất tại 35
vinamilk
2.2 Sơ đồ tổ chức trung tâm chi phí thuộc khối quản lý kinh 38
doanh tại Vinamilk
2.3 Sơ đồ tổ chức trung tâm chi phí thuộc khối quản lý doanh 42
nghiệp tại Vinamilk
2.4 Sơ đồ tổ chức các trung tâm doanh thu tại Vinamilk 47
3.1 Mô hình tổ chức quản lý tại công ty CP sữa Việt Nam 61
3.2 Mô hình tổ chức trung tâm chi phí sản xuất tại 62
3.3 Mô hình tổ chức trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý tại 64
Vinamilk
3.4 Mô hình tổ chức trung tâm doanh thu Vinamilk 65
3.5 Mô hình tổ chức trung tâm lợi nhuận Vinamilk 66
3.6 Mô hình tổ chức trung tâm đầu tư tại Vinamilk 67
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói
riêng hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, muốn tồn tại và phát
triển đều phải dựa trên rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan. Ngoài các yếu
tố như nguồn nhân lực, chi phí vốn, công nghệ, thị trường, thể chế chính sách, thì
khả năng quản trị chính là một yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Trong đó, kế toán quản trị là một trong những nguồn cung cấp
thông tin phục vụ hiệu quả cho công tác quản trị doanh nghiệp.
Ở nước ta, việc áp dụng kế toán quản trị tuy đã được đề cập đến trong một số
quy định pháp luật nhưng lại chưa bắt buộc doanh nghiệp thực hiện, cho dù thực tế
chứng minh kế toán quản trị ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động
của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kế toán quản trị lại càng có ý
nghĩa đặc biệt hơn, bởi tính phức tạp, đa dạng của các loại chi phí, giá thành sản
phẩm...
Là một nội dung quan trọng của kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm cũng
ngày càng thể hiện tầm quan trọng, sự cần thiết đối với việc quản lý điều hành hoạt
động doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất lớn.
Tại Việt Nam, việc vận dụng các nội dung của kế toán quản trị nói chung và
kế toán trách nhiệm nói riêng còn là một vấn đề rất mới mẻ và chưa thu hút được
nhiều sự quan tâm của các DN.
Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp
thiết đối với các DN hiện nay. Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị DN có
thể đánh giá chất lượng về kết quả của hoạt động của những bộ phận của đơn vị. Từ
đây, sẽ đo lường được kết quả hoạt động của nhà quản lý bộ phận cũng như thúc
đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương thức thích
hợp theo mục tiêu cơ bản của tổ chức đã đề ra.
2

Là một doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm chiếm thị phần lớn, trong bối cảnh
sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
muốn tồn tại và phát triển bền vững cần không ngừng đầu tư, nâng cao khả năng
cạnh tranh, khả năng quản lý để duy trì và chiếm lĩnh thị trường. Do đó, nhu cầu về
số lượng và chất lượng nguồn thông tin phục vụ cho các chức năng quản trị tại
Vinamilk càng trở nên quan trọng. Công tác kế toán quản trị nói chung, kế toán
trách nhiệm nói riêng tại Vinamilk càng trở thành một nhu cầu cần coi trọng, phát
huy để cung cấp nguồn thông tin chính xác, hữu ích phục vụ cho công tác quản trị
doanh nghiệp.
Qua khảo sát và tìm hiểu, tác giả nhận thấy việc áp dụng kế toán trách nhiệm
tại Vinamilk còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết chức năng cung cấp thông
tin cho các cấp quản lý của Vinamilk trong quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, vận dụng
lý luận của kế toán trách nhiệm vào thực tiễn, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài
"Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là công tác kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác kế toán trách nhiệm tại Công
ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
+ Về thời gian: Luận văn sử dụng hệ thống số liệu năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so
3

sánh, phương pháp khảo sát để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu thực tiễn và đề ra các
giải pháp hoàn thiện.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài được thực hiện gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Những năm gần đây, các nhà quản lý DN ngày càng quan tâm nhiều hơn đến
kế toán quản trị để nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường khả năng thích ứng và
cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Hay cụ
thể hơn là: ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả về mặt chiến lược và chiến
thuật trong hoạt động SXKD của DN. Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất
lâu trong hệ thống kế toán DN; tuy nhiên, nó chỉ mới được phát triển một cách có
hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các DN có
quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý và
điều kiện xử lý thôngtin.
Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tổ chức kế toán quản
trị, kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của KTQT. Kế toán trách nhiệm cung
cấp thông tin một cách hữu hiệu nhất cho quản trị doanh nghiệp (DN), là công cụ để
đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm trong các
doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu
cầu cấp thiết đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên
cứu về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu.
Đầu tiên có thể kể đến nghiên cứu hoàn thiện kế toán trách nhiệm của tác giả
Nguyễn Hữu Phú (2006) về đề tài Tổ chức kế toán trách nhiệm tại “Tổng công ty
Xây dựng Miền Trung”. Luận văn đã khái quát một cách hệ thống cơ sở lý luận về
4

kế toán trách nhiệm và tổ chức kế toán trách nhiệm trong Tổng công ty. Qua khảo
sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng
tại Tổng công ty, luận văn đã xây dựng một mô hình quản lý và đánh giá được việc
thực hiện của các cấp trong Tổng công ty từ cấp thấp đến cấp cao nhất và đưa ra
những phương án tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Tổng công ty Xây dựng
Miền Trung và làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của từng trungtâm.
Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Cẩm Nhung (2007) “Hoàn thiện kế toán
trách nhiệm tại công ty Vận tải Quốc tế I.T.I.”, Luận văn đã dùng phương pháp
Bảng cân đối các chỉ tiêu đo lường và đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhờ vào bảng cân đối chỉ tiêu này mà kế toán có thể đánh
giá được tài sản vô hình và khả năng của doanh nghiệp ngành vận tải, đồng thời
nắm giữ được nguồn tài sản và năng lực đó để tạo nên các cải tiến giá trị đầutư.
Cũng trong lĩnh vực này, có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Tấn Đạt (2012)
về đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 5 (Cienco5)”. Trong nghiên cứu, tác giả đã đánh giá thực trạng
công tác kế toán nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng tại Tổng công ty, luận
văn đã đề xuất những giải pháp chính như xây dựng các trung tâm trách nhiệm;
hoàn thiện các công cụ cung cấp thông tin cho công tác dự toán và giao khoán; hoàn
thiện các báo cáo đánh giá thành quả quản lý; vận dụng công cụ kế toán trách nhiệm
đánh giá công tác giao thầu và giao khoán tại Tổng công ty XD công trình giao
thong 5.
Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng và vận tải mà trong lĩnh vực dược cũng
được tác giả Trần Thị Tuyết Mai (2012), Luận văn tập trung nghiên cứu về kế toán
trách nhiệm tại Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Bình Định. Trên cơ sở thực tế
tại Công ty, tác giả đã thiết lập hệ thống trung tâm trách nhiệm và xây dựng kênh
thông tin báo cáo cho nhà quản trị, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm
trách nhiệm để thấy rõ những mặc hạn chế về sự phân quyền, phân cấp quản lý. Qua
đó giúp cho công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty tốt hơn, để kế toán
5

trách nhiệm thật sự là công cụ kiểm soát hữu hiệu cho hoạt động sản xuất kinh
doanh tại đơn vịnày.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thu Loan (2013) về “Hoàn thiện kế toán trách
nhiệm tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai”. Luận văn đã phản ánh các bước để đánh giá
kế toán trách nhiệm gồm xác định các trung tâm trách nhiệm, xác định các chỉ tiêu,
thiết lập hệ thống báo cáo và một số nội dung kế toán liên quan. Tuy nhiên, hệ thống kế
toán trách nhiệm tại Tập đoàn vẫn còn một số hạn chế là sự phân nhiệm chưa rõ ràng,
cách đánh giá còn thiếu sót và chưa theo kịp tác hợp chiến lược hiện nay.
Đề tài thạc sĩ"Tổ chức kế toán trách nhiệm về chi phí tại Công ty Sợi thuộc
Công ty cổ phần dệt may Phú Thọ" của Đại học kinh tế Đà Nẵng". Đề tài này chỉ
tập trung nghiên cứu về tình hình phân cấp quản lý, đặc biệt là phân cấp quản lý tài
chính, quá trình hạch toán các loại chi phí và việc tổ chức hệ thống báo cáo chi phí
tại công ty sợi thuộc Công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ. Đồng thời, qua đó xác định
các trung tâm chi phí, nhiệm vụ của từng trung tâm, hoàn thiện công tác lập dự toán
các loại chi phí, thiết lập các chỉ tiêu phân tích, đánh giá, xây dựng kênh thông tin
báo cáo cho nhà quản trị, cũng như xây dựng các báo cáo để phân tích và đánh giá
thành quả của các trung tâm chi phí.
Từ những tài liệu tham khảo, tác giả nhận thấy mô hình quản lý kế toán trách
nhiệm được xem là vũ khí của các công ty lớn, giúp phát huy tối đa nguồn lực trong
doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và phù hợp với các công ty, tập
đoàn có quy mô lớn, hoạt động lâu đời, tốc độ tăng trưởng nhanh, lãnh đạo công ty
tin tưởng vào việc phân quyền cho lãnh đạo cấp dưới, hệ thống kiểm soát và quản lý
hoạt động hiệu quả, đảm bảo đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho đơn vị.
Chính vì vậy ở luận văn này tác giả đã hệ thống hóa vấn đề lý luận cơ bản, làm
cơ sở đánh giá thực trạng công tác kế toán trách nhiệm và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm và tập trung nghiên cứu những giải pháp chính
như thiết lập hệ thống các trung tâm trách nhiệm và xây dựng hệ thống báo cáo cho nhà
quản trị, tổ chức các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp của nhà quản lý, xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của từng trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và
xác định trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân liên quan.
6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM


1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về Kế toán trách nhiệm nhưng theo nhóm tác
giả Anthony A. Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and S.Mark Young thì
kế toán trách nhiệm là:
+ Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ
liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một
tổ chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, chi tiêu, thu nhập và các số
liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức.
+ Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả
mỗi nhà quản lý chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có
quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng).
+ Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể
kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối
tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự
nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế
toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm.
Còn theo James R.Martin, “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp
thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một
doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên
quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm
soát và chịu trách nhiệm tương ứng” [3, tr.314-315].
Ý tưởng chính làm cơ sở cho tư tưởng về hệ thống kế toán trách nhiệm của
James R.Martin là ở chỗ việc phân chia cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty
thành những trung tâm trách nhiệm sẽ cho ta cách quản lý tốt hơn. Điều này thật sự
7

có ý nghĩa và cần thiết đối với những tổ chức lớn có sự đa dạng trong ngành nghề
hoạt động. Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra
quyết định và chịu trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào
đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu nhiều cấp bậc và đòi hỏi cấp trân
phải theo dõi và đánh giá được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì vậy, kế toán trách
nhiệm được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở từng
bộ phận trong một doanh nghiệp [3, tr.316].
Một khía cạnh trong khái nhiệm kế toán trách nhiệm của James R.Martin là đề
cập đến tính có thể kiểm soát. Theo đó, một nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm
cho những lĩnh vực mà họ có thể kiểm soát. Tuy nhiên, theo tác giả, khái niệm này
hiếm khi có thể được áp dụng một cách thành công trong thực tiễn. Bởi lẽ tất cả các
hệ thống đều luôn thay đổi, những nỗ lực để áp dụng khái niệm tính có thể kiểm
soát để tạo ra những báo cáo trách nhiệm, nơi mà mỗi cấp quản lý được giao chịu
trách nhiệm về những cấp quản lý thấp hơn.
Qua các khái niệm trên cho thấy, kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản
của kế toán quản trị, là quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin, được dùng để
kiểm tra quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong
một tổ chức. Kế toán trách nhiệm chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý có sự phân quyền rõ ràng.
1.1.2. Bản chất kế toán trách nhiệm
Bản chất của kế toán trách nhiệm là mỗi bộ phận được phân cấp quản lý trong
bộ máy quản lý có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp
vụ riêng biệt thuộc phạm vi phân cấp quản lý của mình. Kế toán trách nhiệm chỉ
được thực hiện ở DN có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân quyền một cách
rõ ràng. Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ phân cấp quản lý và mục
tiêu của nhà quản trị DN mà chia ra thành các trung tâm trách nhiệm tương ứng.
Mỗi trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức có toàn quyền kiểm soát các hoạt
động của trung tâm mình như quản lý về chi phí, doanh thu và các khoản đầu tư.
Các trung tâm trách nhiệm tạo ra mối liên hoàn trong hệ thống quản lý [3, tr.317].
8

1.1.3. Mục đích của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đề ra và thực hiện các quyết định
quản lý một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả là một đòi hỏi quan trọng đối với
các nhà quản trị. Do đó, việc nhận được những thông tin về tình hình hoạt động
kinh tế, tài chính một các đầy đủ, chính xác, trung thực và kịp thời là một yêu cầu
cấp thiết.
Tại doanh nghiệp, muốn điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
được hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai
việc thực hiện mục tiêu của mình. Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải
không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các
cấp thừa hành, thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động,
từng khâu, từng sản phẩm, v.v…
Với yêu cầu đó, hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo
lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức nhằm giúp các nhà
quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá
được trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau. Do vậy, kế toán
trách nhiệm được thực hiện trên nguyên tắc tập hợp và báo cáo những thông tin kế
toán thực tế và dự toán đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm.
Kế toán trách nhiệm được thực hiện dựa trên những thông tin có liên quan tới
đầu vào và đầu ra. Những nguồn lực được sử dụng được gọi là các đầu vào. Những
nguồn lực được sử dụng bởi một tổ chức về cơ bản là có bản chất tự nhiên, vật chất
như số lượng nguyên vật liệu, số lượng lao động,… Với sự kiểm soát mang tính
quản lý, những nguồn lực vật chất mang tính hỗn tạp này được biểu hiện dưới dạng
đơn vị tiền tệ và được gọi là chi phí. Do vậy, các đầu vào được biểu hiện dưới dạng
chi phí. Một cách tương tự, các đầu ra được đo lường theo những đơn vị tiền tệ dưới
tên gọi thu nhập. Nói cách khác, kế toán trách nhiệm được dựa trên dữ liệu chi phí
và thu nhập của từng trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức.
9

1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH


NGHIỆP
1.2.1. Sự phân cấp quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý, do đó hoạt
động của hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ tồn tại, hoạt động hiệu quả nhất trong các
tổ chức phân quyền.
1.2.2. Mối quan hệ của phân cấp quản lý với Kế toán trách nhiệm
Mối quan hệ của sự phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm thể hiện ở việc
người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp. Và cấp dưới đó chỉ được ra quyết định trong phạm vi
quyền hạn được giao.
Điều này tạo ra sự thuận lợi là trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý.
Ban quản lý cấp cao có thể tập trung vào việc lập kế hoạch dài hạn và điều phối các
hoạt động trong tổ chức.
Bên cạnh đó, sự phân cấp quản lý trong hệ thống kế toán trách nhiệm cũng có
hạn chế. Đó là sự phân cấp tạo nên sự độc lập tương đối dẫn đến các nhà quản lý
từng bộ phận không biết được các quyết định của họ có ảnh hưởng như thế nào đến
các bộ phận khác trong tổ chức.
Như vậy, thách thức lớn nhất của sự phân cấp quản lý là đạt được sự thống
nhất và hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
1.2.3. Ảnh hưởng thái độ của người quản lý với hệ thống kế toán trách
nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm đưa ra các chỉ tiêu, các công cụ, báo cáo làm cơ
sở để đánh giá thành quả của các bộ phận, các nhà quản lý bộ phận. Hệ thống kế
toán trách nhiệm bao gồm hai mặt là thông tin và trách nhiệm, do đó tùy thuộc vào
việc sử dụng hai mặt này mà ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý sẽ khác
nhau.
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh đến mặt đánh giá trách
nhiệm của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều
10

hướng tiêu cực. Thay vì tìm ra nguyên nhân, thi họ lại tìm cách đối phó và hoài nghi
về hệ thống đánh giá và tìm cách phá hoại hệ thống.
Nhưng khi hệ thống kế toán trách nhiệm chú trọng đến mặt thông tin, thì sẽ
ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tích cực. Họ sẽ giải
thích nguyên nhân dẫn đến thành quả của bộ phận và tìm ra các biện pháp khắc
phục các mặt tiêu cực để thành quả của bộ phận được cải thiện hơn.
Do vậy, cần phải thấy rằng trọng tâm của hệ thống kế toán trách nhiệm là
thông tin. Hệ thống này chỉ ra người có trách nhiệm giải thích từng sự kiện hoặc kế
quả tài chính đặc biệt. Hệ thống kế toán trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho
người có trách nhiệm và người quản lý cấp cao hơn biết được nguyên nhân dẫn đến
thành quả của các bộ phận. Khi được sử dụng đúng đắn, hệ thống kế toán trách
nhiệm sẽ không quá nhấn mạnh đến việc quy trách nhiệm.
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt
dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý chịu trách nhiệm trực
tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó.
Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi bốn loại trung tâm trách nhiệm cơ
bản sau:
- Trung tâm chi phí: Là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản
lý ở đây có quyền điều hành và trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh thuộc
phạm vi quản lý của mình. Trong một doanh nghiệp, trung tâm chi phí thường được
tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng sản xuất như phân
xưởng sản xuất, bộ phận mua hàng hóa...
- Trung tâm doanh thu: Là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người có
trách nhiệm quản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với doanh thu
đạt được trong phạm vi quản lý của mình. Trong một doanh nghiệp, trung tâm
11

doanh thu thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức
năng bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
- Trung tâm kinh doanh (Trung tâm lợi nhuận): Là một bộ phận phụ thuộc
trong tổ chức mà người quản lý ở đây có quyền và trách nhiệm đối với lợi nhuận đạt
được trong phạm vi quản lý của mình. Do lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch
giữa doanh thu và chi phí nên các nhà quản lý ở trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm
đối với sự phát sinh của cả doanh thu và chi phí. Trong một doanh nghiệp, trung
tâm kinh doanh thường được tổ chức gắn liền với các chi nhánh, đơn vị hạch toán
kinh tế độc lập có thể trong hoặc ngoài nước. Trong một trung tâm kinh doanh có
thể bao gồm nhiều trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu.
- Trung tâm đầu tư: Là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý
ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với thành quả của vốn đầu tư, đặc
biệt là vốn đầu tư dài hạn. Trung tâm đầu tư là một bộ phận trách nhiệm có quyền
lực cao nhất trong tổ chức. Trong một doanh nghiệp, trung tâm đầu tư thường được
tổ chức gắn liền với bộ phận đại diện chủ sở hữu vốn.
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm
1.3.2.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí:
Quyền hạn và trách nhiệm của trung tâm chi phí được thể hiện cơ bản qua hai
chỉ tiêu:
- Tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động và
phạm vi trách nhiệm của trung tâm chi phí.
- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính của
trung tâm chi phí.
Với những quyền hạn và trách nhiệm trên nên thành quả của trung tâm chi phí
được thể hiện qua tình hình thực hiện những chỉ tiêu cơ bản sau:
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
Chi phí thực tế Chi phí dự toán
Chênh lệch tỷ lệ = -
chi phí trên doanh thu Doanh thu thực tế Doanh thu dự toán
12

Như vậy, trách nhiệm của trung tâm chi phí đối với mục tiêu chung được thể
hiện qua những khía cạnh sau:
- Hoàn thành kế hoạch sản xuất, đáp ứng sản phẩm đầy đủ cho nhu cầu tiêu
thụ, đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất trong mối quan hệ với kế hoạch tiêu thụ
và kiểm soát được định mức, dự toán chi phí.
- Kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, góp phần giảm
tỷ lệ chi phí trên doanh thu để gia tăng lợi nhuận cho toàn tổ chức.
- Xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến tình hình thực
hiện các định mức và dự toán chi phí.
Trung tâm chi phí được xem là kiểm soát và đáp ứng tốt được mục tiêu của tổ
chức khi đạt được một dấu hiệu chênh lệch về chi phí, về tỷ lệ chi phí trên doanh
thu nhỏ hơn không. Và ngược lại, nếu xuất hiện một chênh lệch dương là dấu hiệu
bất lợi. Dấu hiệu này có thể bắt nguồn từ những tác động bất lợi từ tình hình sản
xuất, từ tình hình cung ứng vật tư, lao động, dịch vụ, tình hình điều hành của nhà
quản lý trung tâm chi phí và đôi khi cả từ những sai sót, bất cẩn trong xây dựng,
phân cấp việc thực hiện kế hoạch. Khi đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí,
điều mà người quản lý cần quan tâm là việc giải thích những nguyên nhân nhằm tìm
ra những khó khăn khi hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu chung của tổ chức.
1.3.2.2. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu.
Quyền hạn, trách nhiệm của trung tâm doanh thu được thể hiện cơ bản qua hai
chỉ tiêu:
- Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động và
phạm vi trách nhiệm của trung tâm doanh thu.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính của
trung tâm doanh thu.
Thành quả của trung tâm doanh thu được thể hiện qua tình hình thực hiện
những chỉ tiêu cơ bản sau:
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
13

Chênh lệch tỷ lệ lợi Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận dự toán


nhuận trên doanh thu = -
Doanh thu thực tế Doanh thu dự toán
Ngoài ra, đối với trung tâm doanh thu còn có thể khảo sát thêm chỉ tiêu tỷ lệ
chi phí của bộ phận trên doanh thu bộ phận để đánh giá tốt hơn thành quả tài chính
của trung tâm doanh thu. Ngoài những chỉ tiêu trên, lợi nhuận có thể thay bằng số
dư đảm phí.
Như vậy, trách nhiệm của trung tâm doanh thu đối với mục tiêu chung được
thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Hoàn thành dự toán về tiêu thụ sản phẩm.
- Kiểm soát được sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm
bảo tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nhằm đảm bảo một
hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu.
- Xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực
hiện dự toán tiêu thụ, và sự phát sinh của chi phí của các bộ phận trong kỳ kế hoạch.
Trung tâm doanh thu được xem là đạt được thành quả tài chính trong việc
đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức khi đạt được mức chênh lệch doanh thu,
chênh lệch tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu dương. Ngược lại, nếu thành quả của trung
tâm doanh thu là các dấu hiệu chênh lệch âm thì đây là điều bất lợi. Dấu hiệu này
thể hiện một số biến cố bất thường về tình hình kiểm soát, thực hiện quá trình tiêu
thụ về mặt số lượng sản phẩm, giá cả, chính sách tiêu thụ tại trung tâm. Thông
thường đây là những biến cố phức tạp ảnh hưởng tổng hợp từ những nhân tố khách
quan từ tình hình thị trường, chính sách kinh tế của nhà nước, chính sách tiêu thụ
của công ty... cần phải xem xét một cách tổng hợp, tránh những quy chụp, gán ghép
dễ dẫn đến những phản ứng tiêu cực.
1.3.2.3. Đánh giá thành quả của trung tâm kinh doanh
Trung tâm kinh doanh là tổng hợp của trung tâm doanh thu và trung tâm chi
phí, nên ngoài các chỉ tiêu được sử dụng ở hai trung tâm trên còn sử dụng các chỉ
tiêu như sau:
14

- Tổng lợi nhuận: Chỉ tiêu này đo lường quy mô và phạm vi trách nhiệm trung
tâm kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất của trung tâm kinh
doanh.
Thành quả của trung tâm kinh doanh được thể hiện tập trung qua thành quả tài
chính của hai chỉ tiêu sau:
Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
Chênh lệch tỷ lệ Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận dự toán
lợi nhuận trên vốn = -
Vốn hoạt động thực tế Vốn hoạt động dự toán
Như vậy, trách nhiệm của trung tâm kinh doanh cần phải hoàn thành các vấn
đề sau:
- Đảm bảo mức lợi nhuận.
- Đảm bảo được sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn.
Ngoài ra, dối với trung tâm kinh doanh, trách nhiệm còn được thể hiện ở việc
hoàn thành trách nhiệm về chi phí, doanh thu như ở trung tâm chi phí và trung tâm
doanh thu.
Một dấu hiệu tích cực về thành quả của trung tâm kinh doanh khi đạt được
mức chênh lệch dương về lợi nhuận, về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn. Và ngược lại, nếu
thành quả của trung tâm là một dấu hiệu chênh lệch âm thì đây là dấu hiệu bất lợi
mà nhà quản lý cần phải giải thích những vấn đề về chi phí, doanh thu, về mức vốn
phân cấp cho quản lý, sử dụng.
1.3.2.4. Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư.
Trung tâm đầu tư với quyền hạn và trách nhiệm đối với thành quả của việc sử
dụng vốn đầu tư. Để đánh giá trách nhiệm về thành quả vốn đầu tư, các nhà kinh tế
có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau, nhưng về cơ bản có thể kết hợp vào hai chỉ
tiêu sau:
- Lợi nhuận để lại (RI - Residual Income).
- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI).
15

a. Chỉ tiêu lợi nhuận còn lại (RI - Ressidual Income)


Lợi nhuận Lợi nhuận còn lại Chi phí vốn
= - (1)
còn lại RI trung tâm đầu tư sử dụng

Chi phí vốn Vốn đầu tư của


= x Tỷ lệ lãi suất (2)
sử dụng trung tâm đầu tư
Chi phí vốn là những chi phí mà trung tâm đầu tư phải bỏ ra để có được vốn
đầu tư, như lãi vay, lãi suất trái phiếu,... Tỷ lệ lãi suất thường do doanh nghiệp quy
định trong từng thời kỳ, nhưng ít nhất phải lớn hơn lãi suất nợ vay. Tỷ lệ lãi suất
này còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu.
Ký hiệu:
ROI hh : Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hiện hành.
ROI tt : Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu.
Ta có:
Lợi nhuận của Vốn đầu tư của
= x ROI hh (3)
trung tâm đầu tư trung tâm đầu tư
Chi phí vốn Vốn đầu tư của
= x ROI tt (4)
sử dụng trung tâm đầu tư
Từ công thức (1), (2), (3), (4) ta có:
RI = (ROI hh - ROI tt) × Vốn đầu tư của trung tâm đầu tư
Trường hợp đầu tư thêm vốn, lợi nhuận tăng thêm được xác định theo công
thức sau:
Lợi nhuận ROI của vốn đầu x Vốn đầu tư
tăng thêm
= [ tư Tăng thêm
- ROI tt ] tăng thêm
Như vậy, bất kỳ một lượng vốn đầu tư tăng thêm nào mà tạo ra một lỷ lệ hoàn
vốn lớn hơn tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu đềutạo ra lượng lợi nhuận tăng thêm, hấp dẫn
cho việc đầu tư. Điều này cũng chỉ ra một xu hướng tích cực là nếu dùng RI để
đánh giá thành quả tài chính trung tâm đầu tư thì các nhà quản lý sẽ có xu hướng
mở rộng đầu tư mới để tìm kiếm một cơ hội kinh doanh mới làm tăng tổng lợi
16

nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực này cũng chỉ ra một nhược
điểm khi dùng chỉ tiêu RI để đánh giá thành quả tài chính của trung tâm đầu tư là do
chạy theo thành tích về sự gia tăng về quy mô lợi nhuận, các nhà đầu tư dễ đầu tư
dàn trải vào nhiều phương án, không quan tâm đến tốc độ hoàn vốn làm giảm sút
hiệu suất sử dụng vốn.
Chỉ tiêu lợi nhuận còn lại phản ánh số tuyệt đối về lợi nhuận tăng thêm, nên nó
không thể sử dụng để so sánh thành quả giữa các bộ phận có quy mô khác nhau, vì
nó có xu hướng nghiêng về những bộ phận có quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều vốn.
Bộ phận có quy mô vốn càng lớn thì lợi nhuận còn lại thu được càng nhiều. Tuy
nhiên, bộ phận có lợi nhuận còn lại nhiều chưa thể đánh giá là bộ phận đó hiệu quả
hơn, vì có thể do bộ phận đó sử dụng vốn nhiều hơn.
b. Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI - Return On Investment)
Tỷ lệ hoàn vốn Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu
= = x
đầu tư ROI Vốn đầu tư bình quân Doanh thu Vốn đầu tư bình quân

Như vậy, chỉ tiêu ROI tổng hợp từ hai chỉ tiêu: tỷ suất sinh lời trên doanh thu
và tỷ lệ doanh thu trên vốn (số vòng quay của vốn). Công thức tính ROI đã kết hợp
nhiều lĩnh vực trách nhiệm của người quản lý thành một chỉ tiêu. Chỉ tiêu ROI được
dùng để so sánh quá trình hoàn vốn giữa các trung tâm đầu tư khác nhau, cũng như
giữa các bộ phận khác nhau trong công ty.
Nếu dùng chỉ tiêu ROI để đánh giá thành quả tài chính của trung tâm đầu tư
thì các nhà đầu tư thường có khuynh hướng tăng nhanh tỷ lệ ROI. Điều này thường
được thực hiện qua các giải pháp sau:
- Tăng doanh thu: Chỉ tiêu doanh thu chỉ đóng một vai trò trung gian trong
công thức trên, nhưng nó là một yếu tố cấu thành ROI, giữ vai trò quyết định và liên
quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận, tốc độ luân chuyển vốn.
- Giảm chi phí hoạt động: Giải pháp hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ hoàn vốn là
giảm các khoản chi phí hoạt động, bao gồm cả biến phí và định phí. Giảm biến phí
thông qua việc thực hiện tốt định mức ở các khâu, các bộ phận. Giảm định phí
17

thông qua việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ cũng như xác lập một cơ
cấu sản phẩm sản xuất, tiêu thụ hợp lý, xác lập một ngân sách định phí thích hợp.
- Giảm vốn hoạt động: Giam vốn hoạt động bao gồm cả vốn lưu động và vốn
cố định. Giảm vốn lưu động phải đặt trọng tâm vào việc giảm các loại hàng tồn kho
không hợp lý gây ứ đọng vốn, chỉ duy trì một mức tối thiểu hàng tồn kho hợp lý đủ
cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục, tích cực thu hồi các khoản phải
thu để giảm bớt vốn tồn đọng và tăng vòng quay của vốn. Giảm vốn cố định thông
qua nhượng bán, thanh lý những tài sản không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu
quả để đảm bảo huy động tất cả những tài sản đưa vào hoạt động.
Những giải pháp trên sẽ giúp cho nhà quản lý trung tâm đầu tư nâng cao thành
quả tài chính. Nói cách khác, nhà quản lý sẽ thúc đẩy tăng nhanh chỉ tiêu ROI. Tuy
nhiên, khi dùng chỉ tiêu ROI để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư cần chú
ý đến một số biểu hiện hạn chế sau:
- Do chú trọng đến tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, các nhà quản lý thường tăng doanh
thu, tiết kiệm chi phí, hạn chế việc mở rộng vốn hoạt động nên thường bỏ qua các
cơ hội đầu tư mới, vì vậy thường dẫn đến suy giảm năng lực cạnh tranh trong tương
lai, suy giảm nguồn lợi trong tương lai.
- Khi xem xét tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, các nhà quản lý lại bỏ qua ảnh hưởng giá
trị tiền tệ trong tương lai, vì vậy nếu việc thu hồi vốn kéo dài trong nhiều năm thì tỷ
lệ hoàn vốn sẽ mất tác dụng do ảnh hưởng của giá trị tiền tệ theo thời gian.
- Chỉ tiêu hoàn vốn đầu tư có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà
quản trị ở bất kỳ bộ phận trung tâm trách nhiệm nào. Vì vậy, một sự can thiệp, chi
phối không hợp lý của nhà quản trị cấp trên hoặc một phản ứng tiêu cực từ nhà quản
trị cấp thấp cũng đều làm cho sai lệch thành quả của trung tâm đầu tư.
1.3.3. Hệ thống Báo cáo Kế toán trách nhiệm
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một báo
cáo kế toán trách nhiệm. Báo cáo trách nhiệm được chia thành bốn nhóm báo cáo
tương ứng với bốn loại trung tâm trách nhiệm như sau:
18

a. Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí
Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí là bảng so sánh chi phí thực
hiện và chi phí dự toán, xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với dự
toán. Ngoài ra, các chênh lệch còn có thể được phân tích chi tiết tùy theo yêu cầu
quản lý thành các biến động theo các nhân tố cấu thành chi phí đó.
Báo cáo của trung tâm chi phí được tách biệt thành báo cáo kế toán trách
nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn và báo cáo kế toán trách nhiệm của trung
tâm chi phí dự toán.
Bảng 1.1: Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí
Tháng, quý, năm...
Báo cáo kế toán trách nhiệm của Chênh
Dự toán Thực tế
trung tâm chi phí lệch
Báo cáo cho giám đốc nhà máy
1. Chi phí sản xuất của phân xưởng 1 x x x
2. Chi phí sản xuất của phân xưởng 2 x x x
3. Chi phí sản xuất của phân xưởng 3 x x x
...
Cộng xxx xxx xxx

Các báo cáo của các trung tâm chi phí được trình bày theo các cấp quản lý
tương ứng với các bộ phận thuộc trung tâm. Báo cáo sẽ được thực hiện theo luồng
thông tin từ dưới lên và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận sẽ tùy thuộc vào cơ
cấu bộ máy tổ chức quản lý của từng công ty. Báo cáo của cấp càng thấp sẽ càng chi
tiết và khi báo cáo lên cấp cao hơn cũng bao gồm nội dung chỉ tiêu đó nhưng sẽ
mang tính tổng hợp hơn. Chẳng hạn, báo cáo của Nhà máy sản xuất sẽ tổng hợp
theo từng Phân xưởng thuộc nhà máy; đến lượt báo cáo của Phân xưởng sẽ được
tổng hợp từ các tổ sản xuất hoặc dây chuyền sản xuất thuộc phân xưởng đó,...
b. Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm doanh thu
Báo cáo kế toán trách nhiệm của các trung tâm doanh thu là báo cáo nhằm
19

đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động, dựa trên báo cáo thực hiện doanh thu
thực tế so với doanh thu dự toán ban đầu, đồng thời kèm theo phân tích ảnh hưởng
của các nhân tố như giá bán, sản lượng tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, đến sự
biến động doanh thu của trung tâm. Báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm doanh
thu có thể phân thành những bộ phận khác nhau như theo chi nhánh, khu vực địa lý,
theo cửa hàng, theo nhóm sản phẩm tiêu thụ,... phù hợp với yêu cầu quản lý doanh
thu của nhà quản trị. Tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý trong mỗi doanh nghiệp, mà
người chịu trách nhiệm cao nhất của trung tâm doanh thu có thể là Trưởng phòng
kinh doanh, Giám đốc kinh doanh hoặc Phó Tổng giám đốc kinh doanh của công ty.
Và cũng tương tự như trung tâm chi phí, mức độ chi tiết theo các cấp độ quản lý sẽ
tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty.
Bảng 1.2: Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm doanh thu
Tháng, quý, năm ...
Ảnh hưởng biến động của
Báo cáo kế toán các nhân tố
Doanh Doanh
trách nhiệm của Chênh Cơ cấu
thu dự thu Số
trung tâm lệch Đơn mặt
toán thực tế lượng
doanh thu giá bán hàng
tiêu thụ
tiêu thụ
Báo cáo cho Giám đốc kinh doanh
1. Chi nhánh 1 x x x x x x
2. Chi nhánh 2 x x x x x x
3. Chi nhánh 3 x x x x x x
... x x x x x x
Cộng toàn công ty xxx xxx xxx xxx xxx xxx

c. Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận
Nguyên tắc có thể kiểm soát được áp dụng cho quá trình báo cáo kế toán trách
nhiệm của các trung tâm lợi nhuận. Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm lợi
nhuận là các báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên báo cáo
20

kết quả kinh doanh và thường được trình bày theo dạng số dư đảm phí, nhằm xác
định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về chi phí,
doanh thu của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá được phần đóng góp của từng bộ
phận vào lợi nhuận chung của công ty. Để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm
lợi nhuận, người ta có thể hoặc so sánh kết quả thực hiện với dự toán, hoặc so sánh
tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn đơn vị hoặc của ngành.
Bảng 1.3: Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận
Báo cáo kế toán trách nhiệm của
Dự toán Thực tế Biến động
trung tâm lợi nhuận
1. Doanh số
2. Biến phí
- Sản xuất
- Lưu thông và quản lý
3. Số dư đảm phí (2-1)
4. Định phí trực tiếp (kiểm soát được)
5. Số dư bộ phận kiểm soát được (3-4)
6. Định phí không kiểm soát được
7. Số dư bộ phận (5-6)
8. Chi phí chung của công ty phân bổ
9. Lợi nhuận trước thuế (7-8)

d. Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm đầu tư


Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử dụng cá
chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI).
21

Bảng 1.4: Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm đầu tư
Báo cáo kế toán trách nhiệm
Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
của trung tâm đầu tư
1. Doanh thu thuần
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí bộ phận
5. Số dư bộ phận
6. Chi phí chung phân bổ
7. Lợi nhuận trước thuế
8. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
9. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
10. Vốn đầu tư
11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
12. Lãi thặng dư (RI)

Tóm lại, báo cáo kế toán trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng và cao cấp nhất
của hệ thống trách nhiệm; là một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo cáo quản
trị của doanh nghiệp. Mỗi trung tâm trách nhiệm, mỗi bộ phận sẽ có các báo cáo riêng
mang tính chất đặc thù, trong đó nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu nhằm đánh
giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm hay bộ phận đó. Trong thực tế
không có mẫu biểu chính xác và chi tiết của từng bộ phận, mà vấn đề này thụ thuộc vào
đặc thù của từng tổ chức và bản chất của các trung tâm trách nhiệm.
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
SẢN XUẤT SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM
Nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều năm đổi mới và hội nhập, đến nay đã có
nhiều bước chuyển biến tích cực, tạo ra những điều kiện thuận lợi, đồng thời cũng
22

đặt các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp sản xuất sữa nói riêng trước
những cơ hội và thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Muốn vậy, các
doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những phương
thức quản lý hiệu quả, đảm bảo phát huy được hết nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, hầu hết các nhà quản trị các công ty sữa đều rất
quan tâm đến hệ thống kế toán trách nhiệm. Bởi bên cạnh việc quan tâm đến việc
kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận, các nhà quản trị cũng muốn đánh giá hiệu
quả hoạt động và trách nhiệm của các cán bộ quản lý trong công ty. Mặt khác, đặc
điểm kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sữa, nhất là doanh nghiệp lớn có
phạm vi hoạt động rộng lớn, sản phẩm đa dạng, nơi tiêu thụ cách xa nơi sản xuất, để
có thể quản lý cần thiết phải có một hệ thống kế toán trách nhiệm. Ngoài ra, nhà
quản lý các công ty đã nhìn nhận được tầm quan trọng cũng như hiệu quả của hệ
thống kế toán trách nhiệm không chỉ của các doanh nghiệp trong nước mà cả các
doanh nghiệp trên thế giới. Và trong các doanh nghiệp sản xuất sữa ở Việt Nam
hiện nay, đều có cơ cấu tổ chức phân cấp quản lý rõ ràng, đây là điều kiện thuận lợi
để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Như vậy, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt
không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà với cả các doanh nghiệp nước
ngoài, các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam cần không ngừng nâng cao năng
lực cạnh tranh, xây dựng phương thức quản lý phù hợp, hoạt động hiệu quả nhằm
phát huy tối đa nguồn lực hiện có, đạt được các mục tiêu đề ra và hướng đến sự phát
triển bền vững. Trong quá trình điều hành hoạt động, các nhà quản lý cần có được
những thông tin kịp thời và hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ
phận, các cấp quản lý. Muốn vậy, doanh nghiệp cần xây dựng những công cụ quản
lý hiệu quả. Kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ quản lý quan trọng
giúp doanh nghiệp đạt được các yêu cầu này. Kế toán trách nhiệm không chỉ cung
cấp thông tin cho cấp quản lý cao nhất mà còn cung cấp thông tin đánh giá, kiểm
soát cho các cấp, các bộ phận khác nhau hướng đến mục tiêu chung. Bên cạnh đó,
23

kế toán trách nhiệm cũng thúc đẩy, khuyến khích nhà quản trị các cấp phát huy
năng lực quản lý và đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong việc xây dựng phương thức quản lý tại
các doanh nghiệp sản xuất sữa, kết hợp với thực trạng phân cấp quản lý, mức độ
quan tâm của của các nhà quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam
hiện nay đến hệ thống kế toán trách nhiệm và vai trò của hệ thống kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp, việc thực hiện và phát huy hiệu quả của công tác kế toán
trách nhiệm là rất cần thiết. Để làm được như vậy, cần đảm bảo các nguyên tắc và
nội dung phù hợp cho từng doanh nghiệp sản xuất sữa để có thể phát huy được hết
vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát
triển, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước
và trên thế giới.
24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong một tổ chức nhu cầu về thông tin tài chính là một yêu cầu vô cùng cấp
thiết. Thông tin có chất lượng tốt sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các
quyết định chính xác và kịp thời.
Để đáp ứng với sự thay đổi không ngừng và nhiều thách thức trong môi
trường kinh doanh, các nhà quản lý đã đưa ra nhiều phương thức quản lý mới. Đối
với các doanh nghiệp kinh doanh có quy mô lớn, việc phân cấp, phân quyền cho các
cấp diễn ra hết sức mạnh mẽ. Có như thế các nhà quản trị cấp cao mới có thể dành
nhiều thời gian vào công việc phát triển chiến lược cho doanh nghiệp. Báo cáo kế
toán trách nhiệm, một bộ phận quan trọng của hệ thống báo cáo quản trị, là một
công cụ để đánh giá trách nhiệm và thành quả của các cấp quản trị một cách đúng
đắn và đầy đủ. Qua đó giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận và
vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn.
Chương 1 đã giới thiệu tổng quát lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp nói chung và hệ thống báo cáo trách nhiệm nói riêng làm cơ sở lý luận
nghiên cứu cho các chương tiếp theo. Trong đó mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm
bốn loại trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm
lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mỗi trung tâm sẽ tương ứng với một cấp quản trị
thích hợp. Việc quy trách nhiệm cho từng đối tượng, từng bộ phận cụ thể sẽ giúp
nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận, từng nhà quản trị của các trung
tâm trách nhiệm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
một cách bền vững.
25

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở tiếp
quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm: Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy
sữa Trường Thọ và Nhà máy sữa bột Dielac.
Năm 1994: Thành lập Chi nhánh bán hàng Hà Nội.
Năm 1995: Khánh thành Nhà máy Sữa Hà Nội.
Năm 1996: Thành lập Chi nhánh bán hàng Đà Nẵng.
Năm 2000: Xây dựng Xí nghiệp Kho vận tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5/2001: Khánh thành Nhà máy Sữa Cần Thơ.
Năm 2003: Công ty chính thức được cổ phần hóa.
Năm 2005: Khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An.
Năm 2006: Niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2008: Thành lập Nhà máy sữa Tiên Sơn.
Năm 2009: Xây dựng trang trại bò sữa thứ 3 tại Nghệ An.
Năm 2010 - 2012: Khánh thành Nhà máy Sữa Đà Nẵng, Nhà máy Sữa Lam
Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam.
Năm 2013: Khánh thành Nhà máy sữa bột Việt Nam, Nhà máy sữa Việt Nam.
Năm 2016: Thành lập Văn phòng đại diện tại Thái Lan. Khánh thành nhà máy
sữa Angkomilk.
Năm 2018: Tháng 6/2018, Vinamilk nhập khẩu 200 bò A2 thuần chủng từ New
Zealand. Tháng 7/2018, đã có lô sữa A2 đầu tiên, phân phối trên hệ thống toàn quốc.
Kế hoạch đến năm 2019, Công ty sẽ đẩy mạnh sản xuất sữa A2, gia tăng đàn
bò thuộc chủng này lên 1.000 con, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
26

2.1.2. Đơn vị trực thuộc, liên kết


2.1.2.1. Trụ sở chính (01)
- Trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào, P. Tân Phú, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
2.1.2.2. Chi nhánh (03): tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.
2.1.2.3. Nhà máy (13)
- Nhà máy Sữa Trường Thọ.
- Nhà máy Sữa Thống Nhất.
- Nhà máy Sữa Dielac.
- Nhà máy Sữa bột Việt Nam.
- Nhà máy Sữa Bình Định.
- Nhà máy Sữa Nghệ An.
- Nhà máy Sữa Sài Gòn.
- Nhà máy Sữa Cần Thơ.
- Nhà máy Sữa Tiên Sơn.
- Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.
- Nhà máy Sữa Đà Nẵng.
- Nhà máy Sữa Việt Nam.
- Nhà máy Sữa Lam Sơn.
2.1.2.4. Kho vận (02)
- Xí nghiệp Kho vận Hồ Chí Minh.
- Xí nghiệp Kho vận Hà Nội.
2.1.2.5. Công ty con (06)
- Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam (tỷ lệ góp vốn 100,0%).
- Công ty TNHH Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa (tỷ lệ góp vốn 100,0%).
- Driftwood Dairy Holding Corporation: tỷ lệ góp vốn 100,0%).
- Vinamilk Europe Spóstka Z Organiczono OdpowiedziaInoscia: Ul.
Gwiazdzista 7a/401-651 Warszawa, Ba Lan (tỷ lệ góp vốn 100,0%).
- Angkor Dairy Products Co., Ltd (tỷ lệ góp vốn 100,0%).
- Công ty Cổ phần Đường Việt Nam (tỷ lệ góp vốn 65%).
27

2.1.2.6. Phòng khám (01): Phòng khám đa khoa An Khang


2.1.2.7. Trung tâm thu mua sữa tươi (01)
2.1.2.8. Công ty liên kết (03)
- Mikara Holding Limited (tỷ lệ góp vốn 22,81%).
- Công ty Cổ phần APIS (tỷ lệ góp vốn 22,0%).
- Công ty Cổ phần Chế biến dừa Á Châu (tỷ lệ góp vốn 25,0%).
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Những hoạt động chính của Vinamilk là:
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột,
bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa
chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê (theo quy định tại Điều 11.3 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014);
- Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải;
- Vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm của công ty;
- Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống không cồn, nước khoáng, thực phẩm chế
biến, chè uống, cà phê rang-xay-phin-hòa tan (không sản xuất chế biến tại trụ sở);
- Phòng khám đa khoa (không hoạt động tại trụ sở);
- Chăn nuôi, trồng trọt;
- Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế
biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và thực phẩm khác; và
- Bán lẻ đồ uống có cồn, đồ không chứa cồn (các loại đồ uống nhẹ, có chất
ngọt, có hoặc không có ga), nước khoáng thiên nhiên, rượu vang, và bia cồn ở nồng
độ thấp hoặc không chứa cồn.
2.1.4. Sản phẩm tiêu biểu: Công ty CP Sữa Việt Nam sản xuất trên 250 sản
phẩm với các ngành hàng chính:
- Sữa nước;
28

- Sữa chua;
- Sữa bột và bột dinh dưỡng;
- Sữa đặc có đường;
- Kem, phô mai;
- Sữa đậu nành, nước trái cây và nước giải khát.
2.1.5. Tóm tắt thông tin tài chính giai đoạn 2012-2017
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (Hợp nhất đã kiểm toán)
ĐVT: Tỷ đồng

Tăng trưởng
So với
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 bình
2016
quân/năm
Tổng doanh thu 27,102 31,586 35,187 20,223 46,965 51,135 13.50% 8.90%
Lợi nhuận
6,930 8,010 7,613 9,367 11,238 12,229 12.00% 8.80%
trước thuế
Lợi nhuận sau thuế 5,819 6,534 6,068 7,770 9,364 10,278 12.00% 9.80%
Lợi nhuận phân
bổ cho chủ sở 5,819 6,534 6,069 7,773 9,350 10,296 12.10%
hữu của Công ty
Lãi cơ bản trên
cổ phiếu (đơn 6,981 6,533 4,556 4,864 5,831 6,355 12.00% 18.00%
vị: VND)
Tổng tài sản 19,698 22,875 25,770 27,478 29,379 34,667 9.00% 6.50%
Vốn chủ sở hữu 15,493 17,545 19,800 20,924 22,406 23,873 11.70% 0.00%
Vốn cổ phần 8,340 8,340 10,006 12,007 14,515 14,515 20.80% 54.80%
Tổng nợ phải trả 4,205 5,307 5,970 6,554 6,973 10,794
Vốn chủ sở
79% 77% 77% 76% 76% 69%
hữu/Tổng tài sản
Tổng nợ/Tổng
21% 23% 23% 24% 24% 31%
tài sản
ROE 42% 40% 32% 38% 43% 44%
ROA 33% 31% 25% 29% 33% 32%
29

Đánh giá tình hình Công ty giai đoạn 2012-2017 qua thông tin tài chính:
Công ty duy trì sự ổn định tài chính qua các năm, năm 2017 tăng trưởng tốt so
với năm 2016 ở các chỉ tiêu chính như doanh thu, lợi nhuận. Các chỉ tiêu khác vẫn
được quản lý chặt chẽ. Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tăng lên lần lượt là 6.5% và
18% so với năm 2016.
Năm 2017 là một năm đầy thử thách khi bối cảnh thị trường trong và ngoài nước
có nhiều biến động. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá nguyên vật liệu tăng cao, tình
hình xuất khẩu có phần giảm sút do bị tác động bởi tình hình bất ổn chính trị ở Trung
Đông và thế giới... Trước bối cảnh đó, lãnh đạo Công ty đã có những thay đổi kịp thời,
linh hoạt trong chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thị trường kinh doanh, nhanh
chóng xây dựng mạng lưới phân phối phù hợp hơn, chuyển hóa các nguồn lực thành
những kênh bán hàng hiệu quả hơn trong phân khúc nội địa... nhằm đưa hoạt động sản
xuất kinh doanh đúng quỹ đạo và cuối cùng là hoàn thành tất cả các chỉ tiêu về doanh
thu, lợi nhuận và tăng trưởng thị phần theo mục tiêu đã đề ra trong năm 2017. Cụ thể,
Vinamilk đã đạt 100.3% về chỉ tiêu doanh thu hợp nhất (trong đó, doanh thu nội địa
tăng 13.6% và xuất khẩu giảm 23%) và đạt 105.6% về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp
nhất, thì phần toàn ngành sữa tăng thêm 2% so với chỉ tiêu là tăng 1% và vẫn tiếp tục
giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường ngành sữa toàn quốc.
30

2.1.6. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý


2.1.6.1. Mô hình hoạt động
Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam
Công ty con, liên kết
Các chi nhánh đơn vị
nước ngoài
Trực thuộc trong nước Công ty con, liên kết
trong nước
Driftwood Dairy
13 Nhà máy sản xuất Holdings Corporation
CT TNHH MTV Bò (100%)
Sữa Việt Nam (100%)

03 Chi nhánh văn Vinamilk Europe


phòng bán hàng CT TNHH MTV Bò Spóstka z Ograniczone
Sữa Thống Nhất Thanh Odpowiedzialnoscia
Hóa (100%) (100%)
02 Xí nghiệp kho vận

CT Cổ phần Đường Angkor Dairy Products


Việt Nam (65%) Co., Ltd. (100%)
Trung tâm sữa tươi
nguyên liệu Củ Chi
CT Cổ phần Chế biến
Dừa Á Châu (65%) Mikara Ltd (22,81%)
Phòng khám
An Khang CT Cổ phần APIS
(18%) Văn phòng đại diện tại
Thái Lan
31

2.1.6.2. Cơ cấu tổ chức quản lý


32

2.1.7. Tổ chức bộ máy kế toán

Qua sơ đồ trên, có thể thấy tại Vinamilk đã có tổ chức riêng Bộ phận Kế toán
quản trị không kiêm nhiệm, có trách nhiệm lập các Báo cáo quản trị theo yêu cầu
của Tổng Giám đốc.
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VINAMILK
2.2.1. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Chi phí
Trung tâm chi phí tại Vinamilk bao gồm các bộ phận:
- Trung tâm chi phí sản xuất do Khối Sản xuất và Phát triển sản phẩm chịu
trách nhiệm về chi phí sản xuất phát sinh tại các Nhà máy và Khối Phát triển vùng
33

nguyên liệu chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên liệu sữa cung cấp cho các Nhà
máy sản xuất.
- Trung tâm chi phí quản lý kinh doanh chịu trách nhiệm về các khoản chi phí
phát sinh tại Chuỗi cung ứng, Khối Marketing, Khối Kinh doanh.
- Trung tâm chi phí quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản chi
phí phát sinh tại Khối Tài chính, Khối Đầu tư, Khối Hành chính - Nhân sự.
Để quản lý và kiểm soát chi phí, Vinamilk đã thiết kế hệ thống tài khoản chi
tiết theo dõi cho từng phòng ban, từng nhà máy, phân loại chi phí ngay trong quá
trình nhập liệu.
Sau đây là mô hình khai báo quá trình nhập liệu:
- Khai báo chi nhánh: Vinamilk quy định 4 ký tự như sau:
10CM: Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
10HN: Chi nhánh Hà Nội 10DN: Chi nhánh Đà Nẵng 10CT: Chi nhánh Cần Thơ
Khai báo Nhà máy: Vinamilk quy định 4 ký tự như sau:
20TN: Nhà máy Sữa Thống Nhất 20TT: Nhà máy Sữa Trường Thọ 20SG:
Nhà máy Sữa Sài Gòn

- Khai báo tài khoản: Vinamilk quy định 6 ký tự như sau: 621000 Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
632000 Giá vốn hàng bán 632100 Giá vốn hàng hoá
632110 Giá vốn nguyên vật liệu
632120 Giá vốn công cụ, dụng cụ
632200 Giá vốn thành phẩm

- Khai báo tiểu khoản: Vinamilk quy định 4 ký tự như sau:
Tài khoản 641100: Chi phí nhân viên bán hàng, có các tiểu khoản: MA01 Tiền
lương lao động quản lý
34

MA02 Thuế thu nhập cá nhân lao động quản lý MA59 Kinh phí công đoàn

- Khai báo sản phẩm: Vinamilk quy định 6 ký tự, 2 ký tự đầu chỉ nhóm sản
phẩm, 4 ký tự sau chỉ tên sản phẩm, ví dụ như sau:
01TD01 Sữa đặc có đường Ông Thọ đỏ
02AA10 Sữa bột Dielac Alpha Step 1 hộp thiếc 400g 03CA20 Bột dinh
dưỡng Ri-Alpha Heo bó xôi hộp giấy 200g

Qua khảo sát mô hình khai báo quá trình nhập liệu cho thấy Vinamilk theo dõi
quản lý chi phí khá chặt chẽ, rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm soát chi phí và đánh
giá chi phí.
2.2.1.1 Kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí Sản xuất
Căn cứ theo kế hoạch sản xuất do bộ phận kế hoạch giao xuống, các Nhà máy
triển khai kế hoạch sản xuất, Xí nghiệp kho vận có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu
phục vụ sản xuất cho Nhà máy. Sau khi sản xuất hoàn thành những Nhà máy có
chức năng phân phối sẽ nhập kho thành phẩm để phân phối, còn những Nhà máy
không có chức năng phân phối sẽ giao cho Xí nghiệp kho vận bảo quản và thực hiện
chức năng phân phối theo yêu cầu của Công ty. Tại Nhà máy có ban tài chính kế
toán làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất bằng cách nhập liệu vào hệ thống
Oracle, trên phòng kế toán Công ty xử lý số liệu để tính giá thành sản phẩm.
35

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất tại vinamilk

Giám đốc điều hành Sản xuất và phát triển sản phẩm chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc về các khoản chi phí phát sinh cũng như số lượng và chất lượng sản
phẩm sản xuất ra. Giám đốc các Nhà máy sản xuất chịu trách nhiệm trước Giám
đốc điều hành về việc thực hiện nhiệm vụ của mình như lập kế hoạch và thực hiện
sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch Công ty giao; đảm bảo số lượng, chất lượng
và thời gian quy định; Quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản tại Nhà máy; Triển khai sản
xuất thử sản phẩm mới hoặc thử nghiệm nguyên liệu mới theo yêu cầu của Công ty;
Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Quản lý toàn bộ
các nhân viên thuộc Nhà máy; Thực hiện việc ghi nhận sổ sách kế toán theo quy
định của Công ty.
36

Để đánh giá trách nhiệm của các trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất,
Vinamilk sử dụng báo cáo giá thành sản phẩm theo mẫu sau:
Bảng 2.2: Báo cáo giá thành sản phẩm công ty cổ phần sữa Việt Nam
Tháng 10 năm 2017
Đơn vị sản xuất: Nhà máy sữa Dielac; Mã sản phẩm: 02DA01
Tên sản phẩm: Sữa bột Dielac Alpha 1 hộp thiếc 450
Số lượng sản xuất: 188.376 hộp; Đơn giá sản xuất: 25.378,19 đồng/hộp
Trị giá: 4.780.510.319 đồng; Đơn giá trong kỳ: 25.377,49 đồng/hộp

Khoản mục Địnhmức


Đơn Số lượng Định mức
giá thành Mã trên 1000 Đơn giá Thành tiền
vị tính sử dụng kế hoạch
đơn vị
Nguyên 3.768.667.623
vật liệu
Bột sữa 99DA01 Kg 84.567,85 448,93 44.563,83 3.768.667.623 449,56
Bao bì 715.308.230
Thùng thiếc AO0042 Cái 7.890 41,88 4.326,02 34.132.275 41,96
Nắp nhựa AQ0080 Cái 188.480 1.000,55 299,99 56.541.924 1.004,02
Muỗng 99MB01 Cái 188.509 1.001,14 88,85 16.756.447 1.004,02
Thiếc in 99TC04 Cái 190.209 1.009,73 1.670,82 317.805.064 1.028,99
Băng keo AN0009 Cuộn 11,93 0,06 70.397,27 840.073 0,13
Dây đồng AN0022 Kg 345,4 1.83 121.098,83 41.827.537 1,84
Keo dán AN0040 Kg 128,03 0,68 59.609,37 7.631.954 0,68
nắp
Thiếc lá 0.23 AP0067 Kg 10.170,12 53,99 14.801,82 150.536.287 53,95
Máng có nắp AQ0049 Kg 30,11 0,16 23.882,97 719.202 0,16
Keo dán AN0045 Kg 14,18 0,08 37.897,93 537.247 0,13
Thiếc lá 0.21 AP0066 Kg 3.102,5 16,47 14.942,78 46.359.960 16,48
Giấy nhôm AQ0064 Kg 426,98 2,27 88.218 37.667.310 2,18
Vecni nước AS0259 Kg 7,75 0,04 105.360,94 797,709 0,01
Bao xốp AQ0385 Kg 110,61 0,59 28.527,18 3.155.277 0,60
nhỏ
Nhiên liệu 62.304.654
Điện 26.009.630
37

Khoản mục Địnhmức


Đơn Số lượng Định mức
giá thành Mã trên 1000 Đơn giá Thành tiền
vị tính sử dụng kế hoạch
đơn vị
Nước 4.775.672
Bảo hiểm xã 6.295.414
hội
Kinh phí 1.811.528
công đoàn
Chi phí nhân 98.166.293
công
Chi phí khấu 70.184.394
hao
Chi phí sản 26.986.881
xuất chung
Giá thành 4.780.510.319
công xưởng
Nguồn: Phòng kế toán Vinamilk
Qua bảng 2.3 cho thấy Vinamilk đã tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm chi tiết cho từng sản phẩm. Vinamilk chỉ tính định mức cho chi phí
nguyên vật liệu, còn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung không tính định
mức. Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được phân bổ để tính giá thành
cho từng sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu. Vinamilk đã sử dụng các
chỉ tiêu sau để đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức:
Chênh lệch số lượng sản phẩm sản xuất thực tế so với kế hoạch để đánh giá
mức độ hoàn thành dự toán về mặt số lượng.
Chất lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đề ra.
Chênh lệch chi phí sản xuất thực tế so với kế hoạch để đánh giá khả năng kiểm
soát các nhân tố làm tăng chi phí.
38

2.2.1.2. Kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí Quản lý kinh doanh

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức trung tâm chi phí thuộc khối quản lý kinh doanh tại
Vinamilk
Các khoản mục chi phí thuộc Khối quản lý kinh doanh được theo dõi chi tiết
đến từng phòng ban, từng đơn vị. Theo sơ đồ trên thì Khối Kinh doanh, Khối
Marketing, Chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm về những khoản chi phí quản lý kinh
doanh phát sinh tại bộ phận mình phụ trách. Đứng đầu là các Giám đốc điều hành
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và các Giám đốc bộ phận chịu trách nhiệm
trước Giám đốc điều hành. Căn cứ để đánh giá thành quả của Khối quản lý kinh
doanh là việc so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh so với kế hoạch.
39

Bảng 2.3: Báo cáo phân tích chi phí quản lý kinh doanh công ty cổ phần sữa
Việt Nam Năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Thực Kế
Thành Tỷ lệ
Nội dung tế hoạch
tiền (%)

1. Chi phí quảng cáo 402,70 418,99 (16,30) (3,89)


MK01 Quảng cáo trên Web 36,24 29,33 6,91 23,57
MK02 Quảng cáo trên đài truyền hình 72,49 79,61 (7,12) (8,95)
MK03 Quảng cáo trên đài phát thanh 28,19 25,14 3,05 12,13
MK04 Quảng cáo trên báo, tạp chí, ấn phẩm 36,24 41,90 (5,66) (13,50)
MK05 Làm phim quảng cáo 56,38 54,47 1,91 3,51
MK06 Quảng cáo ngoài trời Pano, Poster 48,32 46,09 2,24 4,85
MK07 Chi phí hội chợ, triển lãm 32,22 25,14 7,08 28,15
MK08 Chi phí thiết kế phát triển nhãn hiệu 40,27 50,28 (10,01) (19,91)
MK09 Chi phí tài trợ các game show 24,16 29,33 (5,17) (17,62)
MK99 Chi phí quảng cáo khác 28,19 37,71 (9,52) (25,25)
2. Chi phí khuyến mãi 71,91 86,69 (14,78) (17,05)
ML01 Khuyến mại bằng sản phẩm công ty 20,13 23,41 (3,27) (13,98)
ML02 Giải thưởng chương trình 12,94 16,47 (3,53) (21,42)
khuyến mãi
ML03 Chi phí khuyến mãi (bằng tiền) 8,63 9,54 (0,91) (9,51)
ML04 Khuyến mãi bằng sản phẩm mua ngoài 7,19 10,40 (3,21) (30,87)
ML05 Khuyến mãi bằng coupon mua hàng 10,79 11,27 (0,48) (4,29)
ML99 Chi phí khuyến mãi khác 12,22 15,60 (3,38) (21,66)
3. Chi phí hoa hồng, hỗ trợ nhà phân phối 115,06 130,03 (14,98) (11,52)
MM01 Hoa hồng nhà phân phối 46,02 50,71 (4,69) (9,24)
MM02 Thưởng nhà phân phối 11,51 14,30 (2,80) (19,56)
MM03 Hỗ trợ chi phí giao nhận 17,26 20,80 (3,55) (17,04)
40

Chênh lệch
Thực Kế
Thành Tỷ lệ
Nội dung tế hoạch
tiền (%)
MM04 Hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản 28,77 31,21 (2,44) (7,83)
phẩm
MM99 Các hỗ trợ khác nhà phân phối 11,51 13,00 (1,50) (11,51)
4. Chi phí nhân công gián tiếp 258,88 274,51 (15,64) (5,70)
MA01 Tiền lương lao động quản lý 168,27 175,69 (7,41) (4,22)
MA02 Thuế thu nhập cá nhân lao
động quản lý 18,12 21,96 (3,84) (17,48)
MA03 Hỗ trợ ngoài lương lao động 25,89 32,94 (7,05) (21,41)
quản lý
MA04 Các khoản trích bảo hiểm bắt 33,65 35,14 (1,48) (4,22)
buộc
MA05 Tiền lương lao động phục vụ 9,57 273,96 (264,39) (96,51)
phụ trợ
MA59 Kinh phí công đoàn 3,37 3,51 (0,15) (4,22)
5. Chi phí vật liệu 86,29 72,24 14,05 19,45
MB01 Nguyên vật liệu 34,52 32,51 2,01 6,18
MB02 Bao bì thay thế, luân chuyển 51,77 39,73 12,04 30,31
6. Chi phí công cụ, dụng cụ 215,73 231,17 (15,44) (6,68)
MC01 Dụng cụ, trang phục, bảo hộ lao động 64,72 57,79 6,93 11,99
MC02 Công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng 151,01 173,38 (22,37) (12,90)
7. Chi phí khấu hao 100,67 86,69 13,99 16,13
8. Chi phí vận chuyển, bốc xếp 86,29 72,24 14,05 19,45
MH01 Chi phí bốc xếp thuê ngoài 21,57 17,34 4,23 24,43
MH02 Chi phí vận chuyển (nội địa) 38,83 33,23 5,60 16,85
MH03 Chi phí vận chuyển (xuất khẩu) 8,63 7,22 1,41 19,45
MH04 Chi phí vận chuyển điều kho 10,35 8,67 1,69 19,45
MH05 Chi phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu 6,90 5,78 1,12 19,45
41

Chênh lệch
Thực Kế
Thành Tỷ lệ
Nội dung tế hoạch
tiền (%)
9. Chi phí dịch vụ tư vấn 57,53 43,34 14,18 32,72
MH06 Chi phí nghiên cứu thị trường 25,89 21,67 4,22 19,47
MH07 Tư vấn trang trí, trưng bày, pano 31,64 21,67 9,97 46,02
10. Chi phí thuê ngoài khác 43,15 28,90 14,25 49,31
MH08 Chi phí thuê kệ, ụ trưng bày siêu thị 8,63 7,23 1,41 19,45
MH09 Chi môi giới, ủy thác bán hàng 7,77 4,62 3,14 67,97
MH10 Chi phi nhân công thuê ngoài 10,36 6,65 3,71 55,80
MH11 Chi phí tổ chức hội chợ, triển lãm 10,79 6,94 3,85 55,53
MH99 Chi phí dịch vụ thuê ngoài khác 5,61 3,47 2,14 61,75
Tổng cộng 1.438,20 1.444,80 (6,60) (0,46)

Nguồn: Phòng kế hoạch Vinamilk


Qua bảng 2.4 cho thấy Vinamilk đã theo dõi chi tiết chi phí quản lý kinh
doanh cho từng yếu tố chi phí và thực hiện so sánh chi phí thực tế phát sinh so với
chi phí dự toán theo kế hoạch để tìm nguyên nhân kiểm soát những khoản chi phí
vượt mức dự toán. Theo số liệu trên ta thấy Vinamilk đã lập dự toán chi phí quản lý
kinh doanh rất tốt, tổng chi phí quản lý kinh doanh thực tế phát sinh thấp hơn dự
toán 6,6 tỷ đồng (tương ứng 0,46%).
42

2.2.1.3. Kế toán trách nhiệm trung tâm chi phí Quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức trung tâm chi phí thuộc khối quản lý doanh nghiệp tại
Vinamilk
Qua sơ đồ 2.4 ta thấy các khoản chi phí quản lý phát sinh chủ yếu ở Khối Tài
chính, Khối Dự án, Khối Hành chính - Nhân sự. Đứng đầu là các Giám đốc điều
hành chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các khoản mục chi phí phát sinh tại
đơn vị mình phụ trách và các Giám đốc bộ phận sẽ chịu trách nhiệm trước Giám
đốc điều hành. Căn cứ để đánh giá thành quả của Khối quản lý doanh nghiệp là việc
so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh so với kế hoạch. Sau đây là biểu mẫu báo cáo
phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp tại Vinamilk
43

Bảng 2.4: Báo cáo phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp công ty cổ phần sữa
Việt Nam Năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chênh lệch
Nội dung Thực tế Kế Thành Tỷ lệ
hoạch tiền (%)
1. Chi phí nhân viên quản lý 85,22 83,16 2,06 2,47

MA01 Tiền lương lao động quản lý 40,05 37,42 2,63 7,03
MA02 Thuế thu nhập cá nhân lao động 4,26 4,99 (0,73) (14,60)
quản lý
MA03 Hỗ trợ ngoài lương lao động quản lý 8,52 6,65 1,87 28,10
MA04 Các khoản trích bảo hiểm bắt buộc 8,01 7,48 0,53 7,03
MA05 Chi phí lương thời vụ lao động 3,41 4,16 (0,75) (18,02)
quản lý
MA06 Kinh phí công đoàn 0,80 0,75 0,05 7,03
MA07 Phụ cấp, hỗ trợ lao động phục vụ 2,27 1,75 0,52 29,71
phụ trợ
MA08 Tiền ăn giữa ca lao động quản lý 5,11 6,65 (1,54) (23,14)
MA99 Chi phí nhân công gián tiếp khác 12,78 13,31 (0,52) (3,93)
2. Chi phí vật liệu 55,58 56,70 (1,13) (1,98)
MB01 Nguyên vật liệu 6,67 7,37 (0,70) (9,52)
MB02 Bao bì thay thế, luân chuyển 7,78 8,51 (0,72) (8,51)
MB03 Nhiên liệu 5,00 4,54 0,47 10,28
MB04 Vật tư kỹ thuật, phụ tùng thay thế 5,56 5,10 0,46 8,92
MB05 Nguyên bật liệu, bao bì, thành phẩm 12,23 11,34 0,89 7,83
xuất đem thử mẩu
MB06 Vật tư, hoá chất phòng khám 10,00 10,21 (0,20) (1,98)
MB99 Chi phí vật liệu khác 8,34 9,64 (1,30) (13,51)
3. Chi phí công cụ dụng cụ 11,12 15,12 (4,01) (26,49)
44

Chênh lệch
Nội dung Thực tế Kế Thành Tỷ lệ
hoạch tiền (%)
4. Chi phí khấu hao 29,64 34,02 (4,38) (12,87)

5. Thuế, phí và lệ phí 25,94 22,68 3,26 14,35


MF01 Thuế 19,46 15,88 3,58 22,54
MF02 Phí theo qui định của pháp luật 3,11 3,40 (0,29) (8,50)
MF03 Lệ phí cầu đường, khám xe 2,08 2,27 (0,19) (8,50)
MF04 Các khoản phạt 1,30 1,13 0,16 14,37
6. Chi phí dự phòng 18,53 22,68 (4,16) (18,32)
MG01 Dự phòng phải thu 296,40 321,30 (24,90) (7,75)
MG02 Trợ cấp mất việc làm 74,10 56,70 17,40 30,69
7. Chi phí vận chuyển, bốc xếp 29,64 26,46 3,18 12,02
MH12 Chi phí bốc xếp thuê ngoài 8,30 6,88 1,42 20,63
MH13 Chi phí vận chuyển (nội địa) 9,48 7,94 1,55 19,49
MH14 Chi phí bảo hiểm vận chuyển 5,34 5,29 0,04 0,82
MH15 Chi phí vận chuyển điều kho 6,52 6,35 0,17 2,68
8. Chi phí điện, nước, thông tin 25,94 22,68 3,26 14,35
MH16 Điện phục vụ quản lý 5,19 4,08 1,11 27,08
MH17 Nước phục vụ quản lý 3,89 4,54 (0,65) (14,22)
MH18 Cước điện thoại cố định 2,59 2,49 0,10 3,98
MH19 Cước điện thoại di động 2,59 2,72 (0,13) (4,69)
MH20 Thư tín, bưu phẩm, chuyển phát 5,97 3,63 2,34 64,41
MH21 Cước internet, e-mail, đường truyền 5,71 5,22 0,49 9,40
9. Chi phí bảo trì, sửa chữa 22,23 18,90 3,33 17,62
MH22 Chi phí sử dụng máy vi tính, máy in 2,67 1,89 0,78 41,14
MH23 Chi phí sử dụng máy fax, máy 3,11 2,84 0,28 9,78
photo
MH24 Sửa chữa văn phòng, nhà xưởng 3,78 3,78 (0,00) (0,02)
MH25 Sửa chữa, bảo trì phương tiện vận tải 4,45 4,16 0,29 6,93
45

Chênh lệch
Nội dung Thực tế Kế Thành Tỷ lệ
hoạch tiền (%)
MH26 Sửa chữa máy móc thiết bị 4,89 3,97 0,92 23,22
MH27 Chi phí sửa chữa, bảo trì khác 3,33 2,27 1,07 47,02
10. Chi phí thuê tài sản cố định 18,53 18,90 (0,38) (1,98)

MH28 Thuê mặt bằng, đất 7,41 8,51 (1,09) (12,85)


MH29 Thuê máy móc thiết bị 1,85 2,84 (0,98) (34,64)
MH30 Thuê phương tiện vận tải 2,41 1,89 0,52 27,46
MH31 Thuê khác 3,15 2,65 0,50 19,05
MH32 Thuê kho tàng, nhà xưởng 3,71 3,02 0,68 22,55
11. Chi phi dịch vụ tư vấn 14,82 15,12 (0,30) (1,98)
MH33 Thuê dịch vụ tư vấn pháp lý 3,71 4,54 (0,83) (18,32)
MH34 Thuê dịch vụ kiểm toán 4,45 6,05 (1,60) (26,49)
MH35 Chi phí tuyển dụng 2,96 2,27 0,70 30,69
MH36 Thuê dịch vụ tư vấn khác 3,71 2,27 1,44 63,36
12. Chi phí thuê ngoài khác 11,12 11,34 (0,23) (1,98)
MH37 Phí vệ sinh công nghiệp 1,11 1,02 0,09 8,96
MH38 Chi thuê gửi xe 1,33 1,25 0,09 6,97
MH39 Chi phí thiết kế, đăng ký nhãn hiệu 1,45 1,70 (0,26) (15,01)
MH40 Giám định hàng hóa, nguyên vật liệu 1,67 1,81 (0,15) (8,07)
MH41 Dịch vụ bảo vệ 2,22 2,49 (0,27) (10,85)
MH42 Chi phí bảo hiểm tài sản, con người 0,89 0,68 0,21 30,75
MH43 Chi phí nhân công thuê ngoài 1,33 1,13 0,20 17,67
MH99 Chi phí dịch vụ thuê ngoài khác 1,11 1,25 (0,14) (10,85)
13. Chi phí nghiên cứu đào tạo 14,82 22,68 (7,86) (34,66)
MN01 Chi phí học tập, đào tạo 3,26 4,54 (1,28) (28,12)
MN02 Nghiên cứu, sản xuất thử sản phẩm mới 7,11 10,21 (3,09) (30,30)
MN03 Phí thử nghiệm, kiểm tra sản phẩm 4,45 7,94 (3,49) (43,99)
14. Chi phí bằng tiền khác 7,41 7,56 (0,15) (1,98)
46

Chênh lệch
Nội dung Thực tế Kế Thành Tỷ lệ
hoạch tiền (%)
MP01 Bảo hiểm trách nhiệm, lòng trung thành 0,07 0,15 (0,08) (50,99)
MP02 Văn phòng phẩm 0,15 0,08 0,07 96,03
MP03 Chi phí in ấn, mua, pho to tài liệu 0,07 0,08 (0,00) (1,98)
MP04 Sách báo, tài liệu chuyên dùng 0,15 0,23 (0,08) (34,66)

MP05 Thuốc y tế, khám bệnh 0,52 0,45 0,07 14,35


MP06 Công tác phí trong nước (phí lưu 0,52 0,53 (0,01) (1,98)
trú, vé)
MP07 Công tác phí ngoài nước ( phí lưu 0,44 0,38 0,07 17,62
trú, vé)
MP08 Dịch vụ phí ngân hàng (nội địa) 0,30 0,38 (0,08) (21,59)
MP09 Dịch vụ phí ngân hàng (xuất khẩu) 0,07 0,15 (0,08) (50,99)
MP10 Chi tiếp khách giao dịch 0,67 0,60 0,06 10,27
MP11 Chi tiếp khách, hội nghị 0,59 0,53 0,06 12,02
MP12 Chi phí hội nghị, đại hội, lễ giới 0,22 0,30 (0,08) (26,49)
thiệu…
MP13 Chi phí tiếp khách khác 0,30 0,38 (0,08) (21,59)
MP14 Chi phí lấy máu, xét nghiệm phòng 0,37 0,30 0,07 22,52
khám
MP15 Bản quyền, bằng sáng chế 0,52 0,45 0,07 14,35
MP16 Giấy phép 0,30 0,38 (0,08) (21,59)
MP17 Chi phí nhập hàng khác 0,44 0,38 0,07 17,62
MP18 Chi phí xuất hàng 0,30 0,45 (0,16) (34,66)
MP19 Thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật 0,52 0,45 0,07 14,35
MP20 Chi phí xăng xe theo chế độ phụ cấp 0,74 0,83 (0,09) (10,89)
MP99 Chi phí bằng tiền khác 0,15 0,08 0,07 96,03
Tổng cộng 370,50 378,00 (7,50) (1,98)

Nguồn: Phòng kế hoạch Vinamilk


47

Qua bảng 2.5 cho thấy Vinamilk đã theo dõi chi tiết chi phí quản lý doanh
nghiệp và thực hiện so sánh chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh so với
dự toán theo kế hoạch để tìm nguyên nhân kiểm soát những khoản chi phí vượt mức
dự toán. Theo số liệu trên ta thấy Vinamilk đã lập dự toán rất tốt, chi phí quản lý
doanh nghiệp thực tế phát sinh thấp hơn dự toán 7,5 tỷ đồng (tương ứng 1,98%).
Tóm lại, qua tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức báo cáo kế toán đánh giá
trách nhiệm bộ phận tại trung tâm chi phí của Vinamilk cho thấy Vinamilk đã tổ
chức được các trung tâm chi phí, đã lập được các báo cáo phân tích tình hình hình
thực hiện kế hoạch chi phí theo từng yếu tố.
2.2.2. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Doanh thu

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức các trung tâm doanh thu tại Vinamilk


Với sự hỗ trợ của hệ thống Oracle, tại Vinamilk, doanh thu thực tế phát sinh
có thể được tổng kết theo kênh bán hàng xuất khẩu hay nội địa, theo khu vực, theo
nhóm sản phẩm, theo khách hàng hay chi tiết đến từng sản phẩm cụ thể tùy theo
mục đích báo cáo.
48

Hiện tại doanh số bán trong nước của Vinamilk được quản lý theo bốn Chi
nhánh, phụ trách doanh số của mỗi Chi nhánh là một Giám đốc Chi nhánh. Cụ thể
như sau:
Chi nhánh Hà Nội, bao gồm các tỉnh phía Bắc tới tỉnh Hà Tĩnh, tương ứng với
mã vùng 10HN.
Chi nhánh Đà Nẵng, bao gồm các tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên,
tương ứng với mã vùng 10DN.
Trụ sở chính Thành phố Hồ Chí Minh, gồm khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
với mã vùng 10CM.
Chi nhánh Cần Thơ, bao gồm các tỉnh khu vực Miền Nam, tương ứng với mã
vùng 10CT.
Mỗi chi nhánh được phân thành nhiều khu vực bán hàng và Trưởng bán hàng
vùng sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về doanh số do khu vực mình
phụ trách. Còn Giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành
kinh doanh về doanh thu, chi phí phát sinh tại Chi nhánh.
Mỗi vùng bán hàng sẽ có nhiều nhà phân phối, tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2017, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng, bán trực
tiếp tại hơn 500 của hàng và hơn 240.000 điểm bán lẻ trên cả nước.
Ngoài các chi nhánh, Vinamilk cón bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị
trong toàn quốc và bán hàng qua các kênh khách hàng đặc biệt. Với đội ngũ bán
hàng nhiều kinh nghiệm trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục
vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm
của Vinamilk. Trưởng bộ phận kênh siêu thị và kênh khách hàng đặc biệt chịu trách
nhiệm trước Giám đốc kênh siêu thị và kênh khách hàng đặc biệt về doanh số tiêu
thụ tại đây.
Giám đốc xuất nhập khẩu là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành
chuỗi cung ứng về doanh thu xuất khẩu.
Tại Vinamilk Khối Marketing có trách nhiệm hoạch định, phát triển và thực
hiện các chiến lược, kế hoạch marketing cho toàn Công ty, nhằm phối hợp với Khối
49

Kinh doanh trong việc đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận hàng năm của
Công ty. Do đó để đánh giá trách nhiệm quản trị của các trung tâm doanh thu tại
Vinamilk thì không thể tách rời được Khối Marketing, Khối kinh doanh và Chuỗi
cung ứng. Để đánh giá trách nhiệm của các trung tâm doanh thu Vinamilk sử dụng
chỉ tiêu chênh lệch doanh thu thực tế so với kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn
thành kế hoạch về doanh thu.
Vinamilk trang bị phần mềm quản lý bán hàng Solomon cho tất cả các điểm
bán hàng như nhà phân phối, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hệ thống siêu thị để kịp
thời nắm bắt tình hình tiêu thụ tại bất kỳ thời điểm nào với bất kỳ sản phẩm nào.
Dưới đây là báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tại Vinamilk.
Bảng 2.5: Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tại công ty
cổ phần sữa Việt Nam năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Kế
Nội dung Thực tế Thành Tỷ lệ
hoạch
tiền (%)
01 Nhóm sản phẩm sữa đặc có đường 6,036.94 6,045.00 (8.06) (0.13)
02 Nhóm sản phẩm sữa bột 4,920.50 4,835.00 85.50 1.77
03 Nhóm sản phẩm bột dinh dưỡng 4,825.55 5,040.00 (214.45) (4.25)
04 Nhóm sản phẩm sữa tươi 8,700.34 8,557.00 143.34 1.68
05 Nhóm sản phẩm sữa đậu nành 4,402.10 4,534.00 (131.90) (2.91)
06 Nhóm sản phẩm sữa chua uống 3,954.80 4,030.00 (75.20) (1.87)
07 Nhóm sản phẩm sữa chua ăn 6,933.56 6,550.00 383.56 5.86
08 Nhóm sản phẩm kem 3,427.78 3,526.00 (98.22) (2.79)
09 Nhóm sản phẩm phô mai 1,950.45 2,015.00 (64.55) (3.20)
10 Nhóm sản phẩm nước ép trái cây 2,259.80 2,519.00 (259.20) (10.29)
11 Nhóm sản phẩm trà các loại 2,078.48 1,925.00 153.48 7.97
12 Nhóm sản phẩm nước đóng chai ICY 1,644.70 1,424.00 220.70 15.50
Tổng cộng 51,135.00 51,000.00 135.00 0.26
Nguồn: Phòng kế hoạch Vinamilk
Qua báo cáo ở bảng 2.6 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tại
Vinamilk đã đạt mục tiêu doanh thu đề ra. Doanh thu thực tế năm 2017 tăng 135,00
tỷ đồng so với kế hoạch đặt ra, tương ứng tăng 0,26%. Doanh thu tại Vinamilk năm
2017 vượt kế hoạch đề ra, tuy nhiên mức tăng vượt kế hoạch là không cao bằng các
50

năm trước. Nguyên nhân do tình hình kinh doanh ngành sữa năm 2017 gặp nhiều
khó khăn, thách thức, và Vinamilk đã rất nỗ lực để đạt được doanh thu theo kế
hoạch bằng uy tín, chất lượng sản phẩm tốt, chủng loại sản phẩm đa dạng và các
chiến lược Marketing để thực hiện quảng bá sản phẩm của Vinamilk rất tốt.
2.2.3. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Lợi nhuận
Tại Vinamilk Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội
đồng quản trị về lợi nhuận đạt được của Công ty.
Sau đây là báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận tại Vinamilk:
Bảng 2.6: Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận tại công ty
cổ phần sữa Việt Nam năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chênh lệch
Nội dung Thực tế Kế hoạch Thành Tỷ lệ
tiền (%)
1. Tổng doanh thu 51,135.00 51,000.00 135.00 0.26
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 94.00 100.00 (6.00) (6.00)
3. Doanh thu thuần 51,041.00 50,900.00 141.00 0.28
4. Giá vốn hàng bán 26,807.00 26,800.00 7.00 0.03
Tỷ lệ giá vốn/Doanh thu thuần (%) 52.52 52.65 (0.13)
5. Lợi nhuận gộp 24,234.00 24,100.00 134.00 0.56
Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu
47.48 47.35 0.13
thuần (%)
6. Doanh thu tài chính 816.00 495.00 321.00 64.85
7. Chi phí tài chính 87.00 150.00 (63.00)
8. Lợi nhuận được chia từ công ty
67.00 50.00 17.00 34.00
liên kết
9. Chi phí bán hàng 11,536.00 11,500.00 36.00 0.31
Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu 22.60 22.59 0.01
51

Chênh lệch
Nội dung Thực tế Kế hoạch Thành Tỷ lệ
tiền (%)
thuần (%)
10. Chi phí quản lý doanh
1,268.00 1,200.00 68.00 5.67
nghiệp
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh
2.48 2.36 0.13
nghiệp/ doanh thu thuần (%)
11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
12,226.00 11,795.00 431.00 3.65
doanh
12. Thu nhập khác 213.00 225.00 (12.00) (5.33)
13. Chi phí khác 210.00 220.00 (10.00) (4.55)
14. Lợi nhuận khác 3.00 5.00 (2.00) (40.00)
15.Tổng lợi nhuận trước thuế 12,229.00 11,800.00 429.00 3.64
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ doanh
23.96 23.18 0.78 3.35
thu thuần (%)
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
10,278.00 9,735.00 543.00 5.58
doanh nghiệp
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu
20.14 19.13 1.01
thuần (%)
Nguồn: Phòng Kế hoạch Vinamilk
Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận trước
thuế của Vinamilk thực tế năm 2017 tăng 429 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2017,
tương ứng tăng 3,64%. Vinamilk đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi như trên
là đạt kế hoạch đã đề ra.
Tại Vinamilk chỉ lập được Báo cáo lợi nhuận theo phương pháp toàn bộ, chưa
lập được báo cáo lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp và cũng chưa lập được các
báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận theo dạng số dư đảm phí.
Đây chính là tồn tại mà Vinamilk cần khắc phục.
52

2.2.4. Kế toán trách nhiệm Trung tâm Đầu tư


Theo cơ cấu tổ chức của Vinamilk trung tâm đầu tư thuộc cấp quản lý cao nhất
là Hội đồng quản trị mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng
quản trị là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đại hội đồng cổ đông về các quyết
định đầu tư của mình. Sau đây là báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại
Vinamilk:
Bảng 2.7: Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ty cổ phần sữa
Việt Nam năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kế Chênh lệch
Nội dung Thực tế
hoạch Thành tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần 51,041.00 50,900.00 141.00 0.28
2. Lợi nhuận 10,278.00 9,735.00 543.00 5.58
3. Tổng tài sản 34,667.00 32,315.00 2,352.00 7.28
4. Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu 0.20 0.19 0.01
5. Tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản 1.47 1.58 (0.10)
Nguồn: Phòng Kế hoạch Vinamilk
Qua bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của Vinamilk năm 2017
tăng 0.01 so với kế hoạch và tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản thực tế năm 2017
tăng 0,1 lần so với kế hoạch. Các chỉ tiêu cho thấy Vinamilk đã rất nỗ lực để hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch 2017.
Tại Vinamilk chưa sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi thặng
dư (RI) để đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư. Và cũng chưa thiết lập được các
báo cáo để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
2.3.1. Những mặt đạt được
Vinamilk có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, phân quyền rõ
53

ràng và đã xây dựng được cơ chế đánh giá trách nhiệm quản trị thông qua các khối
chức năng, các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất.
Đội ngũ cán bộ quản lý của Vinamilk có nhiều năm kinh nghiệm, được qua
trường lớp đào tạo bồi dưỡng về quản trị và các hoạt động quản trị của Vinamilk
được tổ chức tuân theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Vinamilk đã xây dựng được kế hoạch hoạt động hằng năm thông qua các dự
toán và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch để có hướng đi thích hợp nâng cao
được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vinamilk đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn nội bộ về chi phí, thu
nhập, lợi nhuận làm cơ sở cho việc đánh giá trách nhiệm quản trị và thành quả hoạt
động của các bộ phận và của toàn công ty.
Vinamilk đã phân loại được chi phí theo từng yếu tố chi phí rõ ràng, cụ thể,
lập các báo chi tiết theo từng yếu tố chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá
thành sản phẩm, yếu tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phục vụ cho
xác định kết quả kinh doanh.
Việc theo dõi chi phí theo các trung tâm chi phí cũng như theo dõi doanh thu
theo các loại sản phẩm, theo các kênh bán hàng là một thuận lợi lớn trong việc xây
dựng kế toán trách nhiệm tại Vinamilk, do có thể tách biệt một cách rõ ràng thành
quả và nhiệm vụ của mỗi nhà quản lý phải đảm trách.
Vinamilk đã tiến hành phân tích và đánh giá chênh lệch kết quả hoạt động
kinh doanh chi tiết theo doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các bộ phận. Nhưng việc
phân tích ở đây chỉ dừng lại ở mức độ so sánh tỷ trọng của từng yếu tố với số tổng,
đồng thời có so sánh với cùng chỉ tiêu này ở kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch theo cả số
tương đối và số tuyệt đối.
Vinamilk đã sử dụng một số công cụ để đánh giá trách nhiệm quản trị và
thành quả hoạt động ở các phòng, ban, đơn vị, lĩnh vực hoạt động thông qua các chỉ
tiêu tài chính và các dự toán đã lập ban đầu.
Tại Vinamilk sử dụng phần mềm Oracle để quản lý nguồn lực, phần mềm
này hỗ trợ tích cực cho công tác kế toán. Ngoài những mẫu báo cáo chuẩn được
54

phần mềm tạo sẵn thì phần mềm còn cho phép người sử dụng phát triển thêm các
biểu mẫu báo cáo để trích lọc dữ liệu theo mục đích sử dụng của mình. Đây là cơ sở
thuận lợi để xây dựng thêm các báo cáo theo yêu cầu của kế toán trách nhiệm.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Tại Vinamilk, kế toán quản trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác
kế toán tại Vinamilk vẫn chú trọng nhiều vào việc tổ chức thực hiện kế toán tài
chính và việc áp dụng kế toán quản trị chưa nhiều, chủ yếu là lập dự toán doanh thu,
chi phí, lợi nhuận.
Việc lập báo cáo kế toán quản trị tại Vinamilk phục vụ chủ yếu cho kiểm soát
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ, tiền và hàng tồn kho. Vinamilk đã chú trọng
đến khâu lập dự toán nhưng chưa chú trọng đến khâu đánh giá trách nhiệm quản trị
của các bộ phận, và các thông tin trong báo cáo kế toán quản trị của từng bộ phận
cũng chưa đầy đủ, rõ ràng.
Hệ thống kế toán trách nhiệm cũng chưa mang tính chi tiết cho từng đơn vị
thành viên, đánh giá trách nhiệm chưa tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển cho
cácđơn vị, bộ phận trong Công ty.
Vinamilk chưa sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động theo các
trung tâm trách nhiệm như:
+ Vinamilk không sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà
Vinamilk chỉ lập hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản để đánh giá. Hai chỉ tiêu này chỉ thể hiện một phần hiệu suất sử
dụng vốn của Vinamilk chứ chưa phải là nội dung đích thực của chỉ tiêu ROI.
Chính việc không sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả hoạt động nên
Vinamilk chưa khai thác hết công suất của các tài sản hiện có và Vinamilk cũng
không đưa ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Vinamilk cũng chưa sử dụng chỉ số RI để đánh giá hiệu quả đầu tư. Bản chất
của RI là lấy lợi nhuận trừ đi chi phí sử dụng vốn để đánh giá khả năng đầu tư các
khoản chi phí sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Để tính chỉ tiêu
RI thì chi phí sử dụng vốn là phần lãi vay nhưng Vinamilk đã đưa chi phí lãi vay
55

vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Vinamilk cũng không tách các khoản
lợi nhuận kinh doanh từ các phương án kinh doanh mà gộp chung lợi nhuận từ tất cả
các phương án và các hoạt động khác để xác định lợi nhuận cuối cùng. Điều này
dẫn đến Vinamilk chưa thể đánh giá lựa chọn phương án đầu tư giữa các phương án
kinh doanh. Bản chất của RI là để đánh giá có nên đầu tư gia tăng hay không giữa
các phương án đề ra và RI còn cho biết lãi ròng thực tế sau khi trừ đi tất cả các chi
phí trong đó có chi phí sử dụng vốn. Lãi ròng này giúp cho việc đánh giá hiệu quả
thực chất của quá trình đầu tư tại một thời điểm.
+ Vinamilk không sử dụng các chỉ tiêu như tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông,
tỷ suất thị trường trên mệnh giá cổ phiếu thường để đánh giá khả năng tạo ra lợi ích
tối đa cho cổ đông, mà Vinamilk chỉ sử dụng chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu để
phản ánh mức lãi tính cho một cổ phiếu thường đang lưu hành. Điều này sẽ không
đánh giá hết được mức sử dụng vốn đầu tư cũng như đánh giá mức độ làm ăn phát
đạt của Vinamilk và lợi nhuận kỳ vọng của Vinamilk.
Vinamilk phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận theo công dụng của các yếu
tố chứ chưa phân loại theo các phương thức phục vụ kế toán quản trị. Hơn hết là
chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, chưa phân chi phí thành chi phí
kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, chưa tách chi phí thành định phí
và biến phí. Điều này chưa đủ cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận
theo quan điểm của kế toán quản trị.
Vinamilk không phân tích biến động kết quả hoạt động nhằm tìm ra nguyên
nhân để có hành động khắc phục, hạn chế những thiếu sót và phát huy những mặt
mạnh. Kết quả hoạt động được lập thành báo cáo chỉ mang tính tổng hợp và chỉ thể
hiện mức độ tỷ lệ hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch của từng chỉ tiêu.
Vinamilk không phân tích những chênh lệch về lượng và giá biến động trong kỳ đã
hoạt động, không nêu ra nguyên nhân cụ thể vì sao có sự chênh lệch. Vinamilk cũng
không phân tích được biến động của doanh thu và chi phí theo mức độ hoạt động
nên không có cơ sở để tìm ra nguyên nhân và chi phí của Vinamilk không thể tách
biệt được chi tiết các khoản chi phí và dự đoán được chúng sẽ thay đổi như thế nào
56

khi mức độ hoạt động thay đổi, làm cho khó phân tích được nguyên nhân tại sao có
sự khác biệt giữa thực hiện so với kế hoạch.
Việc lập báo cáo kế toán quản trị và báo cáo trách nhiệm chưa được quy định
rõ ràng cụ thể. Nội dung các báo cáo về chi phí, doanh thu, lợi nhuận chưa đáp ứng
được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác đánh giá trách nhiệm quản trị của
từng bộ phận. Ví dụ như báo cáo lợi nhuận chưa xác định theo dạng số dư đảm phí
nên không thể đáp ứng được yêu cầu phân tích kế toán quản trị nhằm xác định trách
nhiệm quản trị để tạo ra lợi nhuận ở từng bộ phận.
57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một công ty có quy mô lớn, sản xuất, kinh
doanh sữa và các sản phẩm từ sữa.Với thị phẩn hơn 50% sữa nước, hơn 80% sữa
chua, 80% sữa đặc và 40% sữa bột, Vinamilk là một trong những Công ty cổ phần
hoạt động hiệu quả nhất, là một doanh nghiệp đi đầu trong ngành sữa tại Việt Nam.
Doanh số của Vinamilk tăng liên tục qua các năm, sản phẩm của Vinamilk có mặt
tại hơn 500 cửa hàng và hơn 240.000 điểm bán lẻ. Tính đến nay, Vinamilk đã đầu
tư xây dựng 13 Nhà máy sản xuất, 2 Xí nghiệp kho vận, 4 Chi nhánh bán hàng phân
bổ khắp cả nước.
Với quy mô lớn như vậy và dù tại Vinamilk đã có tổ chức bộ phận Kế toán
quản trị tuy nhiên Vinamilk vẫn chưa tổ chức được hệ thống kế toán trách nhiệm
đúng nghĩa. Vinamilk đã xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng, hình thành
các trung tâm trách nhiệm tuy nhiên chưa xác định được trách nhiệm cụ thể của
từng bộ phận, chưa xác định được các tiêu chí để đánh giá trách nhiệm và hiệu quả
hoạt động của từng bộ phận. Do đó, Vinamilk cũng chưa tổ chức được đầy đủ các
báo cáo để đánh giá trách nhiệm, báo cáo phân tích từng trung tâm chi phí, trung
tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư.
Chính vì những hạn chế trong kế toán trách nhiệm tại Vinamilk, trong Chương
3 luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại
Vinamilk.
58

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỐ PHẦN SỮA VIỆT NAM
3.1.1. Phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phân Sữa Việt Nam
Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành
một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu đến năm 2020 đạt mức
doanh số 5 tỷ USD.
Trong giai đoạn này, 3 lĩnh vực quan trọng tạo ra đòn bẩy cho việc đạt sứ
mệnh của Vinamilk là:
Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.
Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững.
Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý Kiến thức, Cải tiến và Sự thay đổi.
Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau:
Kế hoạch đầu tư tài sản:
Đến năm 2020 đạt mức doanh số 5 tỷ USD.
Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức tối
thiểu là 30% mệnh giá.
Khách hàng:
Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá
cả hợp lý và hệ thống phân phối hàng đầu Việt nam.
Quản trị doanh nghiệp:
Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được
công nhận.
Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có
thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một
trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.
59

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam
Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận phải đảm bảo phù hợp với
quy mô quản lý, trình độ quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
Vinamilk.
Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bắt buộc phải phù hợp mô hình tổ
chức quản lý, trình độ quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của bản thân công ty
và đương nhiên phải thấy rằng không thể có một hệ thống báo cáo với biểu mẫu, nội
dung thống nhất cho mọi công ty.
Mỗi công ty đều có điều kiện, đặc điểm riêng nên khi hoàn thiện hệ thống báo
cáo trách nhiệm phải đảm bảo tính phù hợp cho mỗi mô hình quản lý của công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý được điều hành thông qua việc giao quyền cụ thể cho các
bộ phận khác nhau, cho nên hệ thống báo cáo phải thích ứng với nó để kiểm soát và
đánh giá kết quả sử dụng các nguồn lực của công ty tại các trung tâm trách nhiệm,
đơn vị, hay tại các bộ phận cụ thể.
Tại Vinamilk có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu các mặt
hàng sữa và nước giải khát với quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, trình
độ quản lý tốt nên phải hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm
quản trị để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin tốt hơn phục vụ cho nhà quản
lý trong việc đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận. Trên cơ sở đó nhà quản lý tìm
ra hướng đi thích hợp giúp công ty phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị
trường gặp nhiều rũi ro và cạnh canh khốc liệt như hiện nay.
Từ đó dẫn đến việc để hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách
nhiệm bộ phận cho Vinamilk phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp và biểu
mẫu báo cáo phải được xây dựng thống nhất cả về số lượng và nội dung biểu mẫu
nhưng phải đảm bảo cho sự phát huy tính năng động, sáng tạo, phù hợp của kế toán
trách nhiệm cho từng giai đoạn phát triển của Vinamilk. Với chức năng đánh giá kết
quả hoạt động của mỗi bộ phận, hệ thống báo cáo trách nhiệm phải thay đổi nhịp
60

nhàng, thích ứng, hướng các bộ phận đến các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả
sau cùng đã được giao.
Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận phải đảm bảo tính thống
nhất với hệ thống báo cáo kế toán chung của Vinamilk, mặc khác phải đáp ứng các
yêu cầu đơn giản, dễ hiểu để thực hiện và thông tin cung cấp phải có ích cho nhà
quản trị.
Ở đây cần được nhận thức rằng: Hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm là một
bộ phận quan trọng của hệ thống báo cáo kế toán quản trị nói riêng và hệ thống báo
cáo kế toán nói chung của doanh nghiệp. Cho nên, báo cáo kế toán quản trị và báo
cáo kế toán tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau, mà báo cáo kế toán tài
chính được trình bày phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán được thừa nhận, mặc dầu
báo cáo kế toán quản trị được lập không cần phải tuân thủ theo các chuẩn mực này,
nhưng các bộ phận quan trọng lại cần phải dựa vào các chuẩn mực chung để xác
định nhằm tạo ra hệ thống báo cáo kế toán thống nhất hướng đến mục tiêu chung là
cung cấp thông tin có ích, chính xác cho nhà quản lý trong nhiệm vụ điều hành quản
trị doanh nghiệp.
Một điều nữa cần lưu ý là báo cáo trách nhiệm phải được hoàn thiện với biểu
mẫu, nội dung sao cho đơn giản, dễ tiếp thu nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi đưa
vào thực hiện. Tất nhiên, mỗi báo cáo phải chứa đựng những thông tin cần thiết,
giúp cho nhà quản lý có đủ điều kiện đánh giá trách nhiệm đối với từng trung tâm
trách nhiệm, từng bộ phận cụ thể ở mỗi doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán trách nhiệm phải đảm bảo tính cân đối, hài hòa giữa lợi ích
và chi phí. Đây là một nội dung khá quan trọng khi thực hiện một hệ thống kế toán
trách nhiệm, bởi vấn đề đặt ra là cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với lợi ích mang lại cho
doanh nghiệp. Đây là một vấn đề mà bất cứ nhà quản lý nào cũng phải quan tâm.
Qua nghiên cứu cho thấy: hệ thống kế toán trách nhiệm không những đòi hỏi
phải phù hợp với quy mô, yêu cầu và trình độ quản lý mà bắt buộc phải mang lại
hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Nghĩa là bộ máy kế toán trách nhiệm vừa phải đảm
61

bảo cung cấp thông tin vừa không được chiếm tỷ lệ chi phí quá cao so với các chi
phí còn lại.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty
cổ phần Sữa Việt Nam
Để tổ chức thành công kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận thì điều kiện tiên
quyết là phải xác định được cơ cấu tổ chức quản lý và phân cấp quản lý. Trên cơ sở
đó xác định các trung tâm trách nhiệm và để đánh giá được trách nhiệm của từng
trung tâm thì phải gắn kết các trung tâm trách nhiệm theo các cấp quản lý. Vinamilk
là Công ty Cổ phần hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, với quy mô hoạt
động rộng khắp nên bộ máy tổ chức quản lý phải được phân cấp rõ ràng, không
chồng chéo và được đề tài tổ chức theo mô hình sau:

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức quản lý tại công ty CP sữa Việt Nam


62

Với mô hình tổ chức quản lý như sơ đồ 3.1 thể hiện rõ nét bốn trung tâm trách
nhiệm gồm trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm
đầu tư. Mỗi trung tâm trách nhiệm được gắn với một cấp quản lý và được đề tài tổ
chức lại như sau:
3.2.1.1. Tổ chức trung tâm chi phí tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Đề tài xác định trung tâm chi phí tại Vinamilk dựa trên cách phân loại chi phí
theo chức năng và chi tiết theo từng bộ phận, từng sản phẩm nhằm tạo cơ sở phục
vụ cho công tác tính giá thành thực tế của sản phẩm, xác định các chi phí không
nằm trong chi phí sản xuất phục vụ cho công tác xác định kết quả kinh doanh của
Vinamilk. Các Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với trung
tâm chi phí. Trung tâm chi phí được tổ chức thành trung tâm chi phí sản xuất và
trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý.
- Tổ chức trung tâm chi phí sản xuất tại Vinamilk.

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức trung tâm chi phí sản xuất tại
63

Theo mô hình ở sơ đồ 3.2 thì Giám đốc điều hành sản xuất là người chịu trách
nhiệm cao nhất đối với trung tâm chi phí chi phí sản xuất. Trung tâm chi phí sản
xuất được phân thành ba cấp:
+ Trung tâm chi phí sản xuất cấp 1: tập hợp những khoản chi phí phát sinh tại
từng Nhà máy (Vinamilk có 13 Nhà máy). Với những khoản chi phí phát sinh ở
từng Nhà máy mà sử dụng chung cho các Phân xưởng sẽ được phân bổ đến từng
Phân xưởng theo tiêu thức thích hợp. Giám đốc các Nhà máy chịu trách nhiệm cao
nhất về kết quả sản xuất đối với Giám đốc điều hành sản xuất của Vinamilk.
+ Trung tâm chi phí sản xuất cấp 2: tập hợp những khoản chi phí phát sinh đến
từng Phân xưởng sản xuất trong mỗi Nhà máy (số lượng Phân xưởng sản xuất tùy
thuộc vào quy mô, công suất hoạt động của từng Nhà máy mà bố trí cho phù hợp,
đơn cử như Nhà máy Sữa Thống Nhất có 2 Phân xưởng sản xuất là Phân xưởng
sản xuất Sữa tươi và Phân xưởng sản xuất Sữa chua) và Giám đốc sản xuất của Nhà
máy chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả sản xuất trước Giám đốc Nhà máy. Đến
lượt các Phân xưởng cũng phải chịu một phần chi phí chung ở Nhà máy và cũng
được phân bổ theo các tiêu thức thích hợp.
+ Trung tâm chi phí sản xuất cấp 3: tập hợp những khoản chi phí phát sinh cụ
thể cho từng loại sản phẩm đến từng Tổ sản xuất trong mỗi Phân xưởng (số lượng
Tổ sản xuất tùy thuộc vào từng Phân xưởng, đơn cử tại Nhà máy sữa Thống Nhất
thì Phân xưởng sản xuất Sữa tươi gồm 2 Tổ sản xuất là Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt
trùng và Tổ sản xuất Sữa tươi thanh trùng, còn Phân xưởng sản xuất Sữa chua gồm
2 Tổ sản xuất là Tổ sản xuất Sữa chua ăn và Tổ sản xuất Sữa chua uống), làm cơ sở
để tính giá thành từng loại sản phẩm và Tổ trưởng chịu trách nhiệm sản xuất trước
Quản đốc phân xưởng. Cần chú ý là trong chi phí chung cấu thành nên giá thành sản
phẩm gồm một phần chi phí chung phát sinh tại Tổ sản xuất và một phần chi phí
chung do phân xưởng phân bổ đến.
- Tổ chức trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý tại Vinamilk
Trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý là trung tâm chi phí dự toán, các
Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm cao nhất đối với trung tâm chi phí này.
64

Trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý được chia theo mô hình sau:

Sơ đồ 3.3: Mô hình tổ chức trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý tại Vinamilk
Theo mô hình ở sơ đồ 3.3 thì trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý được
phân thành hai cấp:
+ Trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý cấp 1: chịu trách nhiệm về toàn bộ
chi phí phát sinh tại khối kinh doanh và khối quản lý. Người chịu trách nhiệm là các
Giám đốc điều hành như Giám đốc điều hành Tài chính, Giám đốc điều hành Dự án,
Giám đốc điều hành Hành chính nhân sự, Giám đốc điều hành Kinh doanh, Giám
đốc điều hành Marketing, Giám đốc điều hành Chuỗi cung ứng.
+ Trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý cấp 2: chịu trách nhiệm về chi phí
kinh doanh và quản lý phát sinh tại các bộ phận dưới quyền Giám đốc điều hành.
Người chịu trách nhiệm là các Giám đốc bộ phận hoặc các Trưởng bộ phận phòng,
ban thuộc khối kinh doanh và khối quản lý.
65

3.2.1.2. Hoàn thiện tổ chức trung tâm doanh thu tại Vinamilk
Giám đốc điều hành Kinh doanh của Vinamilk là người chịu trách nhiệm cao
nhất đối với trung tâm doanh thu. Doanh thu thực tế phát sinh ở bộ phận bán hàng
của Vinamilk được tổng kết theo từng Chi nhánh, từng Kênh bán hàng và chi tiết
đến từng Vùng bán hàng, rồi đến đến từng Nhà phân phối. Trung tâm doanh thu
được chia theo mô hình sau:

Giám đốc điều hành kinh doanh

Trung tâm doanh thu cấp 1

GĐKV GĐCN GĐCN GĐCN GĐ Kênh GĐ Xuất


nhập khẩu
Tp.HCM Hà Nội Đà Nẵng Cần Thơ Siêu thị

Trung tâm doanh thu cấp 2

Trưởng bán Trưởng bán Trưởng bán Trưởng bán Trưởng bán Trưởng bán Trưởng bán
hàng vùng hàng vùng hàng vùng hàng vùng hàng vùng hàng vùng hàng vùng
1 2 3 4 5 6 ...

Sơ đồ 3.4: Mô hình tổ chức trung tâm doanh thu tại Vinamilk


Theo mô hình ở sơ đồ 3.4 thì trung tâm doanh thu được phân thành hai cấp:
+ Trung tâm doanh thu cấp 1: do các GĐ bộ phận chịu trách nhiệm về doanh
thu thực tế phát sinh tại bộ phận mình như GĐ kinh doanh TP.HCM chịu
trách nhiệm về doanh thu thực tế phát sinh tại khu vực TP.HCM, GĐCN Hà
Nội chịu trách nhiệm về doanh thu thực tế phát sinh tại khu vực miền bắc,
GĐCN Đà Nẵng chịu trách nhiệm về doanh thu thực tế phát sinh tại khu vực
miền trung, GĐCN Cần Thơ chịu trách nhiệm về doanh thu thực tế phát sinh tại
khu vực miền nam, Giám đốc kênh siêu thị và kênh khách hàng đặc biệt chịu
trách nhiệm về doanh thu thực tế phát sinh tại kênh siêu thị và kênh khách hàng
đặc biệt, Giám đốc xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm về doanh thu thực tế phát
sinh trong lĩnh vực xuất khẩu.
66

+ Trung tâm doanh thu cấp 2: do các Trưởng bán hàng vùng chịu trách nhiệm
về doanh thu phát sinh tại vùng mình phụ trách trước các Giám đốc Chi nhánh.
+ Trung tâm doanh thu cấp 3: do các Giám sát Nhà phân phối chịu trách
nhiệm về doanh thu thực tế phát sinh tại các Nhà phân phối.
3.2.1.3. Hoàn thiện tổ chức trung tâm lợi nhuận tại Vinamilk
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm
với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Tổng giám đốc là người chịu trách
nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị về lợi nhuận tạo ra tại Vinamilk. Trung tâm
lợi nhuận tại Vinamilk được đề tài tổ chức theo mô hình sau:

Sơ đồ 3.5. Mô hình tổ chức trung tâm lợi nhuận Vinamilk


Theo mô hình ở sơ đồ 3.5 thì trung tâm lợi nhuận được phân thành hai cấp:
+ Trung tâm lợi nhuận cấp 1: do Giám đốc điều hành kinh doanh chịu trách
nhiệm về lợi nhuận đạt được tại bộ phận kinh doanh trước Tổng giám đốc; Giám
đốc các công ty con chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được tại các công ty con
trước Tổng giám đốc như Giám đốc Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam, Giám
đốc Công ty TNHH MTV Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa; Giám đốc công ty liên
doanh, liên kết chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được tại công ty liên kết trước
67

Tổng giám đốc như Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Việt Nam, Giám đốc Công
ty TNHH Miraka - New Zealand; Công ty Cổ phần chế biến Dừa Á Châu; Công ty
phần APIS.
+ Trung tâm lợi nhuận cấp 2: do các Giám đốc kinh doanh tại các Chi nhánh
chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành Kinh doanh của Vinamilk về lợi nhuận
đạt được của bộ phận mình như Giám đốc Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Giám
đốc Chi nhánh Hà Nội, Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng, Giám đốc Chi nhánh Cần Thơ,
Giám đốc Kênh siêu thị và Kênh khách hàng đặc biệt, Giám đốc Xuất nhập khẩu.
3.2.1.4. Hoàn thiện tổ chức trung tâm đầu tư tại Vinamilk
Trung tâm đầu tư là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việc
quản lý doanh thu, chi phí, còn phải quyết định lượng vốn sử dụng cho quá trình đó.
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với trung tâm đầu
tư. Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh iám đốc điều hành Dự án chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc về tình hình đầu tư tại bộ phận kinh doanh trong phạm
vi số vốn mà Hội đồng quản trị phân cấp. Giám đốc các công ty con chịu trách
nhiệm về tình hình đầu tư tại các công ty con cũng trong phạm vi số vốn mà Hội
đồng quản trị phân cấp. Trung tâm đầu tư tại Vinamilk được đề tài tổ chức theo mô
hình sau:

Hội đồng quản trị

Trung tâm đầu tư

Công ty TNHH Công ty TNHH Driftwood Dairy Vinamilk Europe Angkor


MTV Bò MTV Bò Sữa Holdings Spóstka z Dairy
Sữa Việt Nam Thống Nhất Corporation Ograniczone Products
Thanh Hóa Odpowiedzialnos Co.,Ltd.
cia

Sơ đồ 3.6: Mô hình tổ chức trung tâm đầu tư tại Vinamilk


Tóm lại, để tổ chức thành công kế toán đánh giá trách nhiệm quản trị tại
Vinamilk thì điều kiện tiên quyết là phải tổ chức được các trung tâm trách nhiệm có
68

sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, làm cơ sở xác định trách nhiệm của các bộ phận
và đánh giá trách nhiệm các bộ phận được chính xác.
3.2.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và hệ thống báo cáo đánh giá kết quả
các trung tâm trách nhiệm
Chức năng không thể thiếu của kế toán trách nhiệm là đáp ứng được yêu cầu
cung cấp thông tin chính xác của các nhà quản lý bộ phận nhằm đánh giá trách
nhiệm thông qua thành quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm cũng như
từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, phải xác định được các chỉ tiêu đo
lường để đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm và các chỉ tiêu này phải
được thể hiện trên báo cáo kế toán trách nhiệm.
Đồng thời, qua nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức báo cáo kế toán đánh
giá trách nhiệm bộ phận tại Vinamilk cho thấy Vinamilk đã tổ chức tương đối đầy
đủ các báo cáo đánh giá trách nhiệm bộ phận của trung tâm chi phí và trung tâm
doanh thu, nhưng chưa tổ chức được báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất
để thấy được các nhân tố biến động của chi phí sản xuất. Các báo cáo đánh giá trách
nhiệm bộ phận của trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư tại Vinamilk cũng chưa
được tổ chức đầy đủ. Vì vậy, cùng với việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đề tài đề xuất
tổ chức thêm một số báo cáo phù hợp với mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh để
đáp ứng cho yêu cầu đánh giá trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
3.2.2.1. Các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí
Để giúp các nhà quản trị có thể kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện từng
loại chi phí ở mỗi bộ phận thì yêu cầu phải xác định được thông tin chi phí ở từng
bộ phận, cụ thể như sau:
- Đối với chi phí thuộc trung tâm chi phí sản xuất
+ Thông tin về tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với định mức kế
hoạch và phải báo cáo theo mức độ hoạt động, theo công dụng kinh tế, theo yếu tố.
+ Thông tin về từng loại chi phí sản xuất phát sinh so với định mức như chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Thông tin về tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng sản phẩm thực tế
so với định mức.
69

+ Thông tin về sự biến động của các loại chi phí sản xuất trên cơ sở phân tích
các yếu tố ảnh hưởng về lượng và về giá của từng loại chi phí đó.
- Đối với chi phí thuộc trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý
+ Thông tin về chi phí bán hàng, chi phí quản lý thực tế so với dự toán và
phải báo cáo theo yếu tố chi phí, theo mức độ hoạt động.
+ Thông tin về sự biến động của chi phí bán hàng, chi phí quản lý nhằm đánh
giá khả năng kiểm soát chi phí ở các trung tâm.
Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm
quản trị bộ phận ở các trung tâm chi phí mà đề tài đề xuất sử dụng:
+ Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - chi phí dự toán (hoặc định mức).
Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ hoàn thành định mức chi phí và dự toán.
+ Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Chi phí / doanh thu.
Chỉ tiêu này để kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính
và để kiểm soát các nhân tố làm gia tăng chi phí.
Như chúng ta đã biết, Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất nên việc kiểm soát
các chi phí sản xuất là vô cùng quan trọng. Để kiểm soát được chi phí sản xuất thì
nhà quản trị phải phân tích được các nhân tố biến động ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất. Từ đó giúp nhà quản trị tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra được các giải
pháp kịp thời nhằm kiểm soát chi phí để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, Vinamilk
cần lập báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí sản xuất. Báo cáo như sau:
Bảng 3.1: Báo cáo trách nhiệm các trung tâm chi phí sản xuất tại Vinamilk năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Báo cáo trách nhiệm của trung Thực Kế
Thành Tỷ lệ
tâm chi phí sản xuất tế hoạch
tiền (%)
I. Báo cáo cho Tổ trưởng Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 420,67 420,00 0,67 0,16

2. Chi phí nhân công trực tiếp 4,55 4,60 (0,05) (1,09)
3. Chi phí sản xuất chung 0,52 0,58 (0,06) (10,34)
Tổng cộng (A = 1 + 2 + 3) 425,74 425,18 0,56 0,13
70

Chênh lệch
Báo cáo trách nhiệm của trung Thực Kế
Thành Tỷ lệ
tâm chi phí sản xuất tế hoạch
tiền (%)
II. Báo cáo cho Quản đốc Phân xưởng Sữa tiệt trùng
1. Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng 425,74 425,18 0,56 0,13

2. Tổ sản xuất Sữa tiệt trùng 236,30 235,70 0,60 0,25


Cộng (B = 1 + 2) 662,04 660,88 1,16 0,18
3. Chi phí sản xuất chung phân xưởng sữa nước 1,23 1,25 (0,02) (1,60)
Tổng cộng (C = B + 3) 663,27 662,13 1,14 0,17
III. Báo cáo cho Giám đốc Nhà máy sữa Đà Nẵng
1. Phân xưởng sản xuất Sữa nước 663,27 662,13 1,14 0,17
2. Phân xưởng sản xuất Sữa chua 415,35 415,50 (0,15) (0,04)
Cộng (D = 1 + 2) 1.078,62 1.077,63 0,99 0,09
3. Chi phí sản xuất chung Nhà máy Sữa 1,70 1,73 (0,03) (1,73)
Đà Nẵng
- Chi phí điện, nước, thông tin 0,57 0,56 0,01 1,79
- Chi phí khấu hao 0,45 0,47 (0,02) (4,26)
- Chi phí quản lý chung 0,68 0,70 (0,02) (2,86)
Tổng cộng (E = D + 3) 1.080,32 1.079,36 0,96 0,09
Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk
Theo bảng 3.1, đề tài minh họa số liệu tại Nhà máy Sữa Đà Nẵng (do Giám
đốc Nhà máy chịu trách nhiệm). Trong Nhà máy gồm 2 Phân xưởng sản xuất là
Phân xưởng sản xuất Sữa nước và Phân xưởng sản xuất Sữa chua (do Quản đốc
Phân xưởng chịu trách nhiệm). Trong Phân xưởng sản xuất sữa nước gồm 2 Tổ sản
xuất là Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng và Tổ sản xuất sữa tiệt trùng (do Tổ trưởng
chịu trách nhiệm).
Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng trong năm 2017 đã sản xuất được 132.835.000
hộp sữa tươi tiệt trùng có đường loại 180 ml, kế hoạch đặt ra là 130.000.000 hộp.
Đánh giá Tổ sản xuất đã hoàn thành số lượng sản xuất và chất lượng sản xuất được
71

đảm bảo. Tổng chi phí sản xuất của Tổ sản xuất sữa tươi tiệt trùng tăng 0,56 tỷ đồng
(tăng 13%), chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 0,67 tỷ (tăng 16%).
Để biết được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do biến động của nhân tố
nào, thì cần lập thêm Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
để tìm ra các nguyên nhân biến động và đề xuất các giải pháp khắc phục. Nội dung
báo cáo như sau:
Bảng 3.2: Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty
cổ phần sữa Việt Nam năm 2017
Đơn vị sản xuất: Nhà Máy Sữa Đà Nẵng
Mã sản phẩm: 04WA10
Tên sản phẩm: Sữa tươi tiệt trùng có đường 180 ml
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng chi phí nguyên
Định mức (ĐM) Thực tế (TT)
vật liệu Biến động
Tên
Mã Đơn Lượng
Stt vật Định
vật liệu vị tính Giá Giá TT x Giá T.tế Tổng
liệu Lượng Lượng mức Lượng Giá
(đồng) (đồng) ĐM cộng

1 04AD10 Sữa tươi Lít 1.000.000 14.000 1.005.068 14.550 14,00 14,07 14,62 0,62 0,07 0,55
2 AQ0062 Giấy kg 9.000 50.000 9.025 50.500 0,45 0,45 0,46 0,005 0,001 0,004
… … … … … … … … … … … … … …
Tổng cộng 0,625

Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk


Bảng 3.2 cho thấy tổng chi phí nguyên vật liệu tăng 0,625 tỷ đồng chủ yếu do
nguyên liệu sữa tươi tăng 0,62 tỷ, trong đó nhân tố lượng tăng 0,07 tỷ đồng và nhân
tố giá tăng 0,55 tỷ đồng. Lúc này nhà quản trị cần yêu cầu bộ phận cung ứng vật
liệu báo cáo tại sao giá lại biến động như vậy.
Các nhà quản trị của bộ phận mua thường chịu trách nhiệm về chênh lệch giá
và nhà quản trị bộ phận sản xuất thường chịu trách nhiệm về chênh lệch lượng vật
liệu. Giá định mức được sử dụng trong tính toán chênh lệch lượng để các nhà quản
trị sản xuất không bị ảnh hưởng bởi thành quả quản lý của các nhà quản trị ở bộ
phận mua.
72

Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch có ý nghĩa quan trọng trong
quản lý. Khi đã xác định được nguyên nhân dân đến các chênh lệch, đặc biệt là các
chênh lệch bất lợi, sẽ xác định được người chịu trách nhiệm, từ đó, sẽ có các giải
pháp quản lý thích hợp để kiểm soát tốt hơn hơn cho các kỳ sau. Nguyên nhân của
chênh lệch lượng vật liệu thường bao gồm:
- Chất lượng vật liệu.
- Tay nghề công nhân.
- Máy móc thiết bị
- .......
Nguyên nhân của chênh lệch giá vật liệu thường bao gồm :
- Chất lượng vật liệu.
- Nguồn mua.
3.2.2.2. Các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm doanh thu
Đối với các nhà quản trị, nhu cầu được cung cấp thông tin để nhà quản trị
đánh giá trách nhiệm và đánh giá kết quả thực hiện về kế hoạch doanh thu trong kỳ
của các bộ phận là một nhu cấp thiết. Nhưng trong thực tế doanh thu bị chi phối bởi
các yếu tố như số lượng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá bán của sản phẩm, kết cấu của
sản phẩm,… tương ứng để tạo ra doanh thu. Cho nên, ngoài việc quan tâm đến
thông tin về doanh thu, nhà quản trị còn quan tâm đến thông tin nhằm phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu.
Mặt khác, để nhà quản trị có thể kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện
doanh thu ở mỗi bộ phận thì yêu cầu phải xác định được thông tin doanh thu ở bộ
phận đó, cụ thể như sau:
+ Thông tin về doanh thu thực hiện so với kế hoạch ở từng cấp độ như bộ
phận kinh doanh Tổng công ty, các Chi nhánh tiêu thụ hay các khu vực bán hàng.
+ Thông tin về sự biến động doanh thu của các bộ phận do ảnh hưởng của các
yếu tố cấu thành nên doanh thu như sản lượng tiêu thụ, giá bán, kết cấu hàng bán…
Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm
quản trị bộ phận ở các trung tâm doanh thu mà đề tài đề xuất sử dụng:
73

+ Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh thu.
+ Các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá bán, kết cấu sản phẩm,
… ảnh hưởng đến biến động của doanh thu
Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ đảm bảo gia tăng doanh thu hằng năm và để
đánh giá mức độ đảm bảo tỷ lệ chi phí trên doanh thu hợp lý.
Theo mô hình tổ chức trung tâm doanh thu ở sơ đồ 3.4, đề tài lập báo cáo trách
nhiệm của trung tâm doanh thu như sau:
Bảng 3.3: Báo cáo trách nhiệm các trung tâm doanh thu công ty cổ phần sữa
Việt Nam năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chênh lệch
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Thực Kế
doanh thu tế hoạch
Thành Tỷ lệ
tiền (%)
I. Báo cáo cho Trưởng bán hàng Vùng 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Giám sát Nhà phân phối khu A 1,036 980 56.00 5.71
2. Giám sát Nhà phân phối khu B 1,812 1,850 (38.00) (2.05)
3. Giám sát Nhà phân phối khu C 2,332 2,100 232.00 11.05
Tổng cộng (A = 1 + 2 + 3) 5,180 4,930 250.00 5.07
II. Báo cáo cho Giám đốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Trưởng bán hàng Vùng 1 5,192 5,065 127 2.51


2. Trưởng bán hàng Vùng 2 4,204 4,255 -51 (1.20)
3. Trưởng bán hàng Vùng 3 4,624 4,520 104 2.30
Cộng (B = 1 + 2 + 3) 14,020 13,840 180 1.30
III. Báo cáo cho Giám đốc điều hành kinh doanh của Vinamilk

1. Giám đốc kinh doanh tại Thành phố


14,020 14,000 20 0.14
Hồ Chí Minh
2. Giám đốc Chi nhánh Hà Nội 14,348 14,350 -2 (0.01)
3. Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng 4,941 4,900 41 0.84
4. Giám đốc Chi nhánh Cần Thơ 5,016 5,000 16 0.32
5. Giám đốc Kênh Siêu thị 9,055 9,100 -45 (0.49)
6. Giám đốc Kênh Xuất khẩu 3,755 3,650 105 2.88
Tổng cộng (C = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6) 51,135 51,000 135 0.26
Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk
74

Bảng 3.3 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của các bộ phận rất
tốt, đảm bảo được mức gia tăng doanh thu hằng năm theo kế hoạch, tổng doanh thu
thức tế tăng 1.778,8 tỷ đồng (tăng 12%) so với kế hoạch đã đề ra. Doanh thu tăng
như vậy là do các nhân tố nào tác động, cần lập thêm báo cáo phân tích biến động
doanh thu để đánh giá chính xác hơn.
Bảng 3.4: Báo cáo phân tích biến động doanh thu công ty cổ phần sữa Việt Nam
năm 2017
Định mức Tổng doanh
(ĐM)
Thực tế (TT) Biến động
thu
Đơn
Mã sản Tên sản Lượng
Stt vị
phẩm phẩm Lượng Giá Giá Định TT * Thực Tổng
tính Lượng Lượng Giá
(1.000) (đồng) (đồng) mức Giá tế cộng
ĐM
Sữa tươi tiệt
1 04WD10 trùng có Hộp 5000 5.5 5821 5.72 27,50 32,02 33,3 5,8 4,52 1,28
đường180ml

Sữa tiệt trùng


2 04FD22 có đường Bịch 4000 25 4682 28.27 100,0 117,1 132,4 32,39 17,07 15,32
220ml
… … … … … … … … … … … … …
Tổng cộng
Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk
Qua bảng 3.4 cho thấy doanh thu tăng là do số lượng các mặt hàng tiêu thụ
tăng và đơn giá tăng như sản phẩm Sữa tiệt trùng có đường tăng 32,39 tỷ đồng là do
nhân tố số lượng tăng 17,07 tỷ đồng và nhân tố giá tăng 15,32 tỷ đồng. Đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của của các bộ phận năm 2017 tốt.
Ngoài ra Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sữa của Vinamilk chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, kết cấu mặt
hàng, giá bán sản phẩm, thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền
hàng.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản
phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng
75

lớn. Khối lượng sản xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp,
tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm; việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với
khách hàng, việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Trong thi công xây
lắp, doanh thu còn phụ thuộc vào khối lượng công trình hoàn thành. Việc chuẩn bị
tốt ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói, vận chuyển
nhanh chóng, thanh toán bằng nhiều hình thức thích hợp, xác định và giữ vững kỷ
luật thanh toán với đơn vị mua hàng, tính toán chính xác khối lượng sản xuất và
khối lượng xây lắp hoàn thành..., tất cả những việc đó đều có ý nghĩa quan trọng
nhằm nâng cao doanh thu bán hàng.
Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ.
Việc sản xuất kinh doanh gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng
lớn tới giá cả sản phẩm và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. ở
các doanh nghiệp sản xuất, số sản phẩm được sản xuất ra có thể phân loại thành
những phẩm cấp khác nhau như loại I, loại II, loại III... và đương nhiên, giá bán của
mỗi loại cũng khác nhau. Sản phẩm có phẩm cấp cao giá bán sẽ cao hơn, vì vậy,
chất lượng chính là giá trị được tạo thêm.Ở những doanh nghiệp nông nghiệp, thuỷ,
hải sản, phần lớn sản phẩm là loại sản phẩm có tính chất tươi sống. Cùng một chi
phí bỏ ra nhưng nếu biết tổ chức thu hoạch, chế biến, bảo quản kịp thời, khoa học
thì có thể tăng được số lượng sản phẩm có chất lượng cao và giảm được số sản
phẩm có chất lượng thấp, từ đó có thể tăng được doanh thu bán hàng. Trong xây
dựng cơ bản, nếu thi công xây dựng nhanh nhưng chất lượng công trình kém cũng
không thể nghiệm thu được. Hậu quả là có thể phải tốn thêm nhiều chi phí để sửa
chữa, gia cố, thậm chí phải phá đi, làm lại. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo
điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng. Ngược
lại, những sản phẩm chất lượng kém không đúng với yêu cầu trong hợp đồng thì
đơn vị mua hàng có thể từ chối thanh toán và sẽ dẫn đến sản phẩm phải bán với giá
thấp, làm giảm bớt mức doanh thu.
76

Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ
Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của
chúng cũng khác nhau. Những sản phẩm có vai trò quan trọng, có tính chất chiến
lược đối với nền kinh tế quốc dân, nhà nước sẽ định giá, còn lại căn cứ vào những
chủ trương có tính chất hướng dẫn của nhà nước thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào
tình hình cung cầu trên thị trường mà xây dựng giá bán sản phẩm. Việc thay đổi kết
cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cũng có ảnh hưởng đến doanh thu. Tuy nhiên
cũng cần thấy rằng mỗi loại sản phẩm đều có tác dụng nhất định trong việc thoả
mãn nhu cầu của người tiêu dùng, cho nên phấn đấu tăng doanh thu các doanh
nghiệp cùng phải chú ý đến việc thực hiện đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt
hàng mà doanh nghiệp đó đã ký hợp đồng.
Giá cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ.
Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay đổi giá bán có
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán (giá bán cao hay thấp) một
phần quan trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được
doanh thu, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi
phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Trong trường hợp cá biệt, một số sản phẩm ở những doanh nghiệp do những
yêu cầu về chính trị và quản lý kinh tế vĩ mô khó đạt được lợi nhuận và có cơ chế
tài trợ từ nhà nước thì giá cả hình thành cũng có thể thấp hơn giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp phải luôn luôn bám sát tình hình thị trường để quyết định, mở rộng
hay thu hẹp nguồn hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Tuỳ thuộc vào
quan hệ cung cầu mà doanh nghiệp có thể rơi vào một trong 3 trạng thái: lãi, hoà
vốn hoặc bị lỗ. Cùng với một loại sản phẩm, nếu bán ở trên các thị trường khác
nhau, ở vào những thời điểm khác nhau thì giá cả không nhất thiết phải như nhau.
Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng.
Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn
không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế; khả năng cạnh tranh của sản phẩm
77

doanh nghiệp cao ngay tại những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và có
sức mua lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy việc
khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu
của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh
hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thông thường trong tiêu
thụ sản phẩm sự vận động của hàng hoá và sự vận động của tiền vốn là đồng thời.
Song trong điều kiện cạnh tranh thị trường các doanh nghiệp bán hàng thường phải
dành sự ưu đãi nhất định đối với người mua, ví dụ cho thanh toán theo kỳ hạn hoặc
trả chậm, có chiết khấu hàng bán cho khách hàng... Những vấn đề trên đều ảnh
hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
3.2.2.3. Các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận
Đối với nhà quản trị, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu, nên các báo cáo về
lợi nhuận phải cung cấp được thông tin để nhà quản trị đánh giá trách nhiệm và kết
quả thực hiện về kế hoạch lợi nhuận trong kỳ của các bộ phận. Vì lợi nhuận tạo ra
trong kỳ của doanh nghiệp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí phát
sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó, cho nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi
nhuận, cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát
được rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động chi phí như phương pháp áp
dụng của các trung tâm chi phí. Riêng chỉ tiêu doanh thu, cần đánh giá ở các khía
cạnh sau:
+ Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không?
+ Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự toán hay không?
+ Trung tâm có thực hiện cơ cấu hàng bán đúng như dự toán hay không?
(trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm).
Cần lưu ý rằng, với yếu tố chi phí thì nên tách thành định phí và biến phí, chi
phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đánh giá trách nhiệm của người quản lý bộ phận.
78

Mặt khác, để nhà quản trị có thể đánh giá kết quả thực hiện lợi nhuận ở mỗi bộ
phận thì yêu cầu phải xác định được thông tin lợi nhuận ở bộ phận đó, cụ thể là:
+ Thông tin về lợi nhuận thực tế phát sinh so với kế hoạch ở bộ phận kinh
doanh, các công ty thành viên, công ty liên doanh, liên kết, các chi nhánh tiêu thụ và
các khu vực bán hàng.
+ Thông tin về doanh thu, chi phí phát sinh tương ứng tại các bộ phận.
+ Thông tin về sự biến động của lợi nhuận ở các bộ phận do ảnh hưởng của
các nhân tố như doanh thu, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp…
Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm
quản trị bộ phận ở trung tâm lợi nhuận mà đề tài đề xuất sử dụng:
+ Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ hoàn thành dự toán về lợi nhuận của các bộ
phận.
+ Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu
Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hợp lý
và mức độ đảm bảo gia tăng lợi nhuận hằng năm.
Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, cho nên báo cáo trách nhiệm của các trung tâm
lợi nhuận phải phản ánh được kết quả kinh doanh của từng trung tâm lợi nhuận
trong cơ cấu tổ chức quản lý của Vinamilk.
Báo cáo kết quả của một trung tâm lợi nhuận có thể bao gồm nhiều trung tâm
chi phí và trung tâm doanh thu. Từ cấp quản lý trung tâm kinh doanh thấp nhất phải
lập báo cáo kết quả để trình lên cấp quản lý trung tâm kinh doanh cao hơn trong tổ
chức. Các kết quả tài chính trên báo cáo tập trung vào cả số thực hiện và kế hoạch,
đồng thời phải phản ánh số chênh lệch giữa số thực hiện so với kế hoạch theo hình
thức số dư đảm phí của báo cáo bộ phận.
Nhằm tạo cơ sở cho nhà quản trị đánh giá chính xác về kết quả trách nhiệm
của người quản lý từng bộ phận, thì chi phí trong bộ phận phải tách thành định phí
79

và biến phí. Định phí được tách thành định phí kiểm soát được và định phí không
kiểm soát được trong phạm vi trách nhiệm của người quản lý bộ phận đó. Đối với
các chi phí chung liên quan đến nhiều bộ phận thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ
chi phí hợp lý nhất để xác định kết quả cuối cùng của từng bộ phận. Nội dung báo
cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5: Báo cáo trách nhiệm các trung tâm lợi nhuận
công ty cổ phần sữa Việt Nam năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Báo cáo trách nhiệm Kế
Thực tế Thành Tỷ lệ
của trung tâm lợi nhuận hoạch
tiền (%)
I. Báo cáo cho Giám đốc kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,020 13,840 180 1.30
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 17 16 1 6.25
3. Doanh thu thuần (= 1 – 2) 14,003 13,824 179 1.29
4. Biến phí 11,034 10,865 169 1.56
Sản xuất 9,458 9,200 257.71 2.80
Bán hàng và quản lý doanh nghiệp 1,576 1,665 (88.71) (5.33)
5. Số dư đảm phí bộ phận (= 3 – 4) 2,969 2,900 69 2.38
6. Định phí kiểm soát được 956 900 56 6.22
Số dư tại Thành phố Hồ Chí Minh (= 5 – 6) 2,013 2,000 13 0.65
II. Báo cáo cho Giám đốc điều hành Kinh doanh của Vinamilk
1. Số dư tại Thành phố Hồ Chí Minh 2,013 2,000 13 0.65
2. Số dư Chi nhánh Hà Nội 2,116 2,100 16 0.76
3. Số dư Chi nhánh Đà Nẵng 937 900 37 4.11
4. Số dư Chi nhánh Cần Thơ 1,023 1,000 23 2.30
5. Số dư Kênh Siêu thị 1,755 1,700 55 3.24
6. Số dư Kênh Xuất khẩu 685 613 72 11.75
Tổng số dư các chi nhánh (A = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6) 8,529 8,313 216 2.60
7. Chi phí chung của bộ phận kinh doanh 269 185 84 45.41
80

Chênh lệch
Báo cáo trách nhiệm Kế
Thực tế Thành Tỷ lệ
của trung tâm lợi nhuận hoạch
tiền (%)
Số dư của bộ phận kinh doanh (= A – 7) 8,260 8,128 132 1.62
III. Báo cáo cho Tổng Giám đốc của Vinamilk
1. Số dư của bộ phận kinh doanh 8,260 8,130 130 1.60
2. Số dư của Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam 380 300 80 26.67
3. Số dư của Công ty TNHH MTV Bò Sữa
254 200 54 27.00
Thống Nhất Thanh Hóa
4. Số sư của Công ty Driftwood Dairy Holdings
705 650 55 8.46
Corporation
5. Số dư của Công ty Vinamilk Europe Spóstka
254 240 14 5.83
z Ograniczona Odpowiedzialnoscia
6. Số dư của Angkor Dairy Products Co., Ltd. 158 160 -2 (1.25)
7. Số dư của Công ty TNHH Miraka 296 250 46 18.40
8. Số dư của Công ty Cổ phần Đường Việt Nam 1,558 1,520 38 2.50
9. Số dư của Công ty Cổ phần chế biến Dừa Á châu 330 320 10 3.13
10. Số dư của Công ty Cổ phần APIS 99 88 11 12.50
Tổng hợp số dư toàn Công ty 12,294 11,858 436 3.68
11. Chi phí chung của Tổng công ty 65 58 7 12.07
Lợi nhuận của Tổng công ty 12,229 11,800 429 3.64
Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk
Qua bảng 3.5 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của các bộ phận
rất tốt. Lợi nhuận của Tổng công ty tăng 543 tỷ đồng (tăng 5,58%) chủ yếu do lợi
nhuận của bộ phận kinh doanh tăng 132 tỷ đồng (tăng 21,91%).
Ngoài báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận, từng bộ phận tại
Vinamilk cần tiến hành lập báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
nhằm giúp các nhà quản lý bộ phận thấy được nguyên nhân và kết quả hoạt động
của từng bộ phận, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm tối đa hóa
lợi nhuận. Nội dung của báo cáo như sau:
81

Bảng 3.6: Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận công ty cổ
phần sữa việt Nam năm 2017
Đơn vị: Bộ phận kinh doanh Chi nhánh Đà Nẵng
Mã sản phẩm: 04WD10
Tên sản phẩm: Sữa tươi tiệt trùng có đường 180ml
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Kế hoạc hLượng Biến động


Chỉ tiêu TT Thực tế (KH) Tổng Giá
x Giá KH (TT) Lượng
cộng
1. Lượng tiêu thụ (hộp) 5.000.000 5.821.347
2. Đơn giá bán (đồng) 5.500 5.720
3. Doanh thu 27,50 32,02 33,30 5,80 4,52 1,28
4. Biến phí 12,38 14,41 16,95 4,57 2,03 2,54
5. Số dư đảm phí 15,12 17,61 16,35 1,23 2,49 (1,26)
6. Định phí 3,73 3,85 3,58 (0,15) 0,12 (0,27)
7. Lợi nhuận trước thuế 11,39 13,76 12,77 1,38 2,37 (0,99)
Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk
Bảng 3.6 cho thấy lợi nhuận trước thuế của sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng có
đường 180 ml tăng 1,38 tỷ đồng chủ yếu do lượng tiêu thụ tăng 2,73 tỷ đồng.
3.2.2.4 Các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao nhất,
đó chính là Hội đồng quản trị của Công ty. Các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư cần
thông tin tổng hợp của các trung tâm lợi nhuận, ở đó khả năng sinh lời được gắn với
tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông, thông qua các chỉ tiêu như tỷ
suất hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi thặng dư (RI), tỷ suất thu nhập vốn cổ đông, giá trị
thị trường cổ phiếu, … Nhà quản trị muốn đánh giá trách nhiệm quản trị của trung
tâm đầu tư phải dựa trên sự so sánh giữa các chỉ tiêu thực tế đạt được so với kế
hoạch xét trong mối liên hệ với sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành, qua đó giúp
nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện giá trị của các chỉ tiêu
và cuối cùng là tối đa lợi ích của cổ đông của Công ty.
82

Mặt khác, nhà quản trị cần các thông tin cụ thể sau để đánh giá trách nhiệm
quản trị của các bộ phận:
+ Thông tin tổng hợp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhằm xác định kết quả
hoạt động kinh doanh trong kỳ.
+ Thông tin về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kỳ.
+ Thông tin về phân tích các chỉ số cổ phiếu.
+ Thông tin về phục vụ lựa chọn phương án kinh doanh, dự án đầu tư.
+ Thông tin về phân tích tính hợp lý của nguồn vốn, tính cân đối giữa tài sản
và nguồn vốn, …
Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm
quản trị bộ phận ở các trung tâm đầu tư mà đề tài đề xuất sử dụng:
+ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) = Lợi nhuận / Vốn đầu tư.
+ Lãi thặng dư (RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – Chi phí sử dụng vốn.
(Chi phí sử dụng vốn = Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn)
Các chỉ tiêu ROI, RI dùng để đánh giá tỷ lệ hoàn vốn đầu tư phải luôn được
cải thiện và đánh giá xem xét mở rộng vốn đầu tư.
+ Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông.
+ Giá thị trường của cổ phiếu.
Chỉ tiêu Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông và Giá thị trường của cổ phiếu
dùng để đánh giá mức độ tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việc phải
chịu trách nhiệm với cả chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm còn phải chịu
trách nhiệm với vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ. Theo cơ cấu tổ
chức của Vinamilk, trung tâm này thuộc cấp quản lý cao nhất là Hội đồng quản trị
mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Do vậy, các báo cáo của trung tâm đầu
tư phải thể hiện được kết quả hoạt động của toàn Công ty.
Nội dung và hình thức trình bày báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
giống như báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận. Tuy nhiên, để đánh giá
chính xác và toàn diện kết quả của trung tâm đầu tư thì báo cáo thể hiện các chỉ tiêu
83

đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo từng cấp mà sự phân quyền trong việc
quyết định vốn đầu tư của mỗi cấp được giao như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi
thặng dư (RI). Nội dung báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 3.7: Báo cáo trách nhiệm các trung tâm đầu tư công ty cổ phần sữa
Việt Nam năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Báo cáo trách nhiệm của trung Kế
Thành Tỷ lệ
tâm đầu tư Thực tế hoạch
tiền (%)
1. Số dư của bộ phận kinh doanh 8,260 8,130 130.00 1.60
2. Số dư của Công ty TNHH MTV
380 300 80.00 26.67
Bò Sữa Việt Nam
3. Số dư của Công ty TNHH MTV
254 200 54.00 27.00
Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa
4. Số sư của Công ty Driftwood
705 650 55.00 8.46
Dairy Holdings Corporation
5. Số dư của Công ty Vinamilk
Europe Spóstka z Ograniczona 254 240 14.00 5.83
Odpowiedzialnoscia
6. Số dư của Angkor Dairy Products
158 160 (2.00) (1.25)
Co., Ltd.
7. Số dư của Công ty TNHH Miraka 296 250 46.00 18.40
8. Số dư của Công ty Cổ phần
1,558 1,520 38.00 2.50
Đường Việt Nam
9. Số dư của Công ty Cổ phần chế biến
330 320 10.00 3.13
Dừa Á châu
10. Số dư của Công ty Cổ phần APIS 99 88 11.00 12.50
10. Tổng hợp số dư toàn Công ty 12,294 11,858 436.00 3.68
84

Chênh lệch
Báo cáo trách nhiệm của trung Kế
Thành Tỷ lệ
tâm đầu tư Thực tế hoạch
tiền (%)
11. Chi phí chung của Tổng công ty 765 984 (219.00) (22.26)
12. Lợi nhuận trước thuế 12,229 11,800 429.00 3.64
13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1,951 2,065 (114.00) (5.52)
14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
10,278 9,735 543.00 5.58
nghiệp (= 7 – 8)
15. Vốn đầu tư 9,054 8,600 454.00 5.28
16. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) [=
1 1 (0.02) (1.56)
(12) : (15)]
17. Chi phí sử dụng vốn [= (15) x 30%] 2,716 2,565 151.20 5.89
18. Thu nhập thặng dư (RI) (= 7 – 11) 39 25 13.29 52.29
Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk
Qua bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của Vinamilk tăng 0,31 lần
(tăng 35,18%) so với kế hoạch là tất tốt. Thu nhập thặng dư tăng 1.106,28 tỷ đồng
(tăng 41,74%). Do đó Vinamilk nên đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho doanh nghiệp.
Bảng 3.8: Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ty cổ phần sữa Việt
Nam năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Kế
Nội dung Thực tế Thành Tỷ lệ
hoạch
tiền (%)
1. Doanh thu thuần (= 1 - 2) 51,041.00 50,900.00 141.00 0.28
2. Lợi tức bộ phận 15,688.00 12,552.00 3,136.00 24.98
3. Vốn đầu tư bộ phận 12,708.00 12,355.00 353.00 2.86
4. Lợi tức trên doanh thu [=(2) : (1)] 0.25 0.24 0.01 2.57
5. Hệ số quay vòng vốn đầu tư [=(1):(3)] 4.02 4.12 (0.10) (2.51)
6. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) (= 4 x 5) 1.00 1.00 - -
7. Lợi tức yêu cầu tối thiểu [= (3) x 30] 3,812.40 3,706.50 105.90 2.86
8. Thu nhập thặng dư (RI) (= 2 – 7) 11,875.60 8,845.50 3,030.10 34.26
Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk
85

Bảng 3.8 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của bộ phận kinh
doanh tại Vinamilk rất tốt, lợi nhuận trước thuế tăng 1.102,35 tỷ đồng (tăng
35,13%). Hệ số quay vòng vốn đầu tư thực tế đạt 4,49 lần, cao hơn so với kế hoạch
0,49 lần chứng tỏ tình hình sử dụng vốn tại Vinamilk rất tốt. Tình hình khả quan
này là do Không chỉ dừng lại ở việc đã xuất khẩu các sản phẩm ra 43 nước mà hiện
nay Vinamilk đã đầu tư 22,8% vốn cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zeland), đầu
tư 100% cổ phần vào nhà máy Drifwood (Mỹ), nắm giữ 100% cổ phần đầu tư nhà
máy Angkor Milk tại Campuchia và công ty con tại Ba Lan để làm cửa ngõ giao
thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sau giai đoạn tập
trung nhân lực và "rót” vốn đầu tư ban đầu, những "thương vụ” đầu tư nước ngoài
đã bắt đầu mang lại những thànnh quả cho Vinamilk.
Điểm qua cho thấy, tại nhà máy Driftwood tại Mỹ, sau khi đầu tư thêm 3 triệu
USD, nâng tổng số vốn đầu tư lên 10 triệu USD, Vinamilk đã chính thức nắm 100%
quyền sở hữu tại một trong những nhà sản xuất sữa lâu đời và dẫn đầu thị trường ở
bắc California này. Năm 2015, tổng doanh thu của Driftwood đạt 119 triệu USD,
tương đương hơn 2.600 tỷ đồng, đóng góp khoảng 6,5% doanh thu hợp nhất của
Vinamilk.
Tại Campuchia, tháng 5/2016,Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Angkor
tại Phnom Penh sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này.Khi đi vào hoạt
động ổn định, nhà máy sẽ đạt công suất mỗi năm trên 19 triệu lít sữa nước, 64 triệu
hũ sữa chua và 80 triệu hộp sữa đặc. Kế hoạch doanh thu của nhà máy vào năm
2015 là khoảng 35 triệu USD, đến năm 2017 đạt khoảng 54 triệu USD.
Như vậy, báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng và cao cấp nhất của hệ
thống kế toán trách nhiệm. Các trung tâm trách nhiệm có nhiệm vụ thực hiện báo
cáo trách nhiệm của mình. Hệ thống báo cáo trách nhiệm chủ yếu ghi nhận thông tin
đã thực hiện so với thông tin dự toán được phân cấp ở mỗi bộ phận trong công ty
theo từng trung tâm trách nhiệm. Sự khác biệt giữa thông tin thực hiện với mục tiêu
dự toán sẽ giúp nhà quản lý đánh giá trách nhiệm quản trị, cũng như hiệu quả hoạt
động của từng cấp quản trị bộ phận.
86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam cho thấy bên cạnh những thành công, còn có những hạn chế cần khắc phục.
Nhằm giúp các nhà quản trị của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam có thêm cơ sở thực
hiện tốt hơn nữa vai trò kiểm soát và quản lý thông tin hiệu quả để đánh giá chính
xác thành quả quản lý của các bộ phận, đề tài đã đưa ra một số các giải pháp như:
giải pháp tổ chức các trung tâm trách nhiệm, giải pháp tổ chức các chỉ tiêu đánh giá
trách nhiệm cùng với giải pháp bổ sung một số biểu mẫu báo cáo.
Đề tài mong rằng với những giải pháp trên, sẽ góp phần vào việc hoàn thiện kế
toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Tác giả cũng tin tưởng rằng,
với những kết quả ấn tượng đã đạt được, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam sẽ không
ngừng phát triển, duy trì vị thế dẫn đầu, là thương hiệu nổi tiếng, uy tín, chất lượng
không chỉ của người tiêu dùng Việt Nam mà của cả những người tiêu dùng trên
khắp thế giới.
87

KẾT LUẬN

Kế toán trách nhiệm được coi là một trong những công cụ tài chính hữu ích
cho việc kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị trong
doanh nghiệp. Việc chú ý thực hiện nội dung kế toán trách nhiệm, sẽ giúp doanh
nghiệp phát huy tối đa nguồn lực hiện có và phát triển một cách bền vững
Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu, thị
trường cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam muốn
tồn tại và phát triển bền vững nhất thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát
chặc chẽ mọi nguồn lực. Kế toán đánh giá trách nhiệm quản trị chính là công cụ hỗ
trợ đắc lực giúp nhà quản lý đo lường, đánh giá được trách nhiệm thành quả quản lý
của mình, trên cơ sở đó đề ra các chiến lược để phát triển doanh nghiệp bền vững.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, có
quy mô hoạt động lớn dần không chỉ dừng lại ở thị trường Việt Nam mà còn đầu tư
ra nước ngoài nên rất cần sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của các
công cụ quản lý, đặc biệt là các công cụ kế toán cung cấp thông tin phục vụ cho
việc ra quyết định. Vì vậy, Công ty đã xây dựng các trung tâm trách nhiệm trên cơ
sở phân cấp quản lý, Tuy nhiên công tác kế toán trách nhiệm vẫn còn một số hạn
chế là sự phân cấp chưa phù hợp, rõ ràng, phương pháp đánh giá còn nhiều chủ
quan, hệ thống thông tin kế toán trách nhiệm còn chưa đồng bộ thống nhất và chưa
kịp với công việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả mong muốn được đóng góp một phần công
sức nhỏ bé của mình nhằm giúp các nhà quản trị của Vinamilk có được công cụ hỗ
trợ đắc lực hơn, giúp điều hành hoạt động kinh doanh tốt hơn, mang lại hiệu quả
cao hơn, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà, tạo công ăn việc làm ổn định
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn 6.000 người lao động hiện đang
làm việc tại Vinamilk; là doanh nghiệp dẫn đầu góp phần nâng cao tầm vóc, sức
khỏe cho trẻ em cũng như cho toàn thể người dân Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ Kế toán


doanh nghiệp
2. Bộ Tài chính, Thông tư 53/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn áp dụng kế
toán quản trị trong doanh nghiệp.
3. Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, Nxb Thống Kê.
4. Phạm Văn Dược (Chủ biên), Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), Kế toán quản
trị, Nxb Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Trần Phước, Trần Văn Tùng, Phạm Xuân
Thành (2017), Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công
ty niêm yết, Nxb Phương Đông.
6. Huỳnh Lợi (2017), Kế toán quản trị, Nxb Thống kê.
7. Võ Văn Nhị, Mai Thị Hoàng Minh (2009), Nguyên lý kế toán, Nxb Tài chính.
8. Trần Đình Phụng (Chủ biên), Phạm Ngọc Toàn, Trần Văn Tùng (2009), Kế toán
quản trị, Nxb Lao Động.
9. Trần Văn Tùng (2009), Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản
trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like