You are on page 1of 46

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
CỦA DÒNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI TẬP
ĐOÀN APPLE

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thoa


SVTH: Huỳnh Hữu Nhân
Lớp: 19DMC01
MSSV: 1921001070

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
CỦA DÒNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI TẬP
ĐOÀN APPLE

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thoa


SVTH: Huỳnh Hữu Nhân
Lớp: 19DMC01
MSSV: 1921001070

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô ThS. Nguyễn Thị Thoa, người đã
tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện Báo cáo Thực hành nghề nghiệp 1 của em.
Cô đã giúp em định hướng chủ đề, bố cục bài nghiên cứu, sửa chữa nội dung và trình bày bài
một cách khoa học và hiệu quả. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa
Marketing, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã truyền đạt kiến thức trong hai năm em
học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang quý báu để em vận dụng vào công việc
sau này một cách vững chắc và tự tin. Vì vậy, đề tài “Phân tích chiến lược Marketing – Mix
của dòng sản phẩm điện thoại tập đoàn Apple” là sự đúc kết lý luận và thực tiễn, giữa vốn
kiến thức khoa học mà em đã được học tập trong hai năm qua tại Trường Đại học Tài Chính -
Marketing.
Bước đầu đi vào tìm hiểu thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học,
kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của giảng viên và các bạn học cùng
lớp để nâng cao, hoàn thiện kiến thức trong lĩnh vực này.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong Khoa Marketing thật dồi dào sức khỏe, luôn
thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống và lòng nhiệt huyết để tiếp tục thực hiện
sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2020
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Hữu Nhân


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:.............................................................................................................................................. 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................................................................................................. 1

1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1


1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 1
1.4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.5. Bố cục về đề tài............................................................................................ 2
* Tóm tắt chương 1:........................................................................................... 2
CHƯƠNG 2:.............................................................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING - MIX ......................................................................................... 3

2.1. Khái quát về Marketing............................................................................. 3


2.1.1. Khái niệm Marketing ............................................................................................................... 3
2.1.2. Vai trò của Marketing .............................................................................................................. 4
2.1.3. Quy trình Marketing ................................................................................................................ 5

2.2. Khái quát về Marketing - Mix ................................................................... 6


2.2.1. Khái niệm Marketing – Mix ..................................................................................................... 6
2.2.2. Vai trò của Marketing – Mix.................................................................................................... 6
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – Mix ......................................................... 6

2.3. Mô hình 4P của Marketing – Mix ............................................................12


2.3.1. Chiến lược sản phẩm ........................................................................................................... 12
2.3.2. Chiến lược giá ...................................................................................................................... 13
2.3.3. Chiến lược phân phối........................................................................................................... 14
2.3.4. Chiến lược chiêu thị ............................................................................................................. 14

*Tóm tắt chương 2:...........................................................................................15


CHƯƠNG 3:............................................................................................................................................ 17
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA .............................................................. 17
TẬP ĐOÀN APPLE................................................................................................................................ 17
3.1. Tổng quan thị trường điện thoại di động ở Việt Nam .............................17
3.2. Giới thiệu về Tập đoàn APPLE ................................................................18
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của APPLE ....................................................................... 18
3.2.2. Mục tiêu và sứ mệnh của APPLE.......................................................................................... 19
3.2.3. Tình hình kinh doanh của APPLE ........................................................................................ 19
3.2.4. Danh mục sản phẩm của APPLE .......................................................................................... 20
3.3.1. Môi trường vĩ mô.................................................................................................................... 21
3.3.2. Môi trường vi mô.................................................................................................................... 22
3.3.3. Chiến lược STP ...................................................................................................................... 23

3.4. Thực trạng hoạt động Marketing – Mix của APPLE..............................23


3.4.1. Sản phẩm ................................................................................................................................ 23
3.4.2. Giá .......................................................................................................................................... 26
3.4.3. Phân phối ............................................................................................................................... 28
3.4.4. Chiêu thị ................................................................................................................................. 29

*Tóm tắt chương 3:...........................................................................................30


CHƯƠNG 4:............................................................................................................................................ 32
GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX CỦA TẬP ĐOÀN APPLE ........................ 32

4.1. Đánh giá hoạt động Marketing - Mix của APPLE ..................................32
4.1.1. Về sản phẩm ........................................................................................................................... 32
4.1.2. Về giá ...................................................................................................................................... 32
4.1.3. Về phân phối .......................................................................................................................... 32
4.1.4. Về chiêu thị ............................................................................................................................ 32

4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing - Mix của APPLE ..............32
4.2.1. Giải pháp về sản phẩm ........................................................................................................... 32
4.2.2. Giải pháp về giá...................................................................................................................... 33
4.2.3. Giải pháp về phân phối .......................................................................................................... 33
4.2.4. Giải pháp về chiêu thị ............................................................................................................ 33

*Tóm tắt chương 4 ............................................................................................33


CHƯƠNG 5:............................................................................................................................................ 34
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING –
MIX CHO TẬP ĐOÀN APPLE............................................................................................................. 34
MỤC LỤC ẢNH ..................................................................................................................................... 35
MỤC LỤC BẢNG ................................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHAO ...................................................................................................................... 37
TÓM TẮT BÁO CÁO
Điện thoại thông minh dần đang là một khái niệm không còn quá là xa lạ với mọi người. Là
sự kết hợp của điện thoại di động và các chức năng vượt bật với nhiều tính năng. Chúng có
sự phân biệt với điện thoại phổ thông bởi khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành mở
rộng. Tạo mọi điều kiện cho phần mền mở rộng, internet với nhiều chức năng đa phương
tiện. Nó dần trở thành xu hướng, hay có thể một phụ kiện thời trang thể hiện được nhiều tính
cách của từng cá nhân sử dụng. Với tình hiện hiện này sản phẩm này luôn phù hợp với mọi
lựa tuổi, mọi giới tính, khả năng tiếp cận mọi phương diện khách hàng của nó cực kỳ rộng.
Điện thoại di động còn kết nối được với mọi người trên thế giới, tính năng này còn quan
trọng hơn so với thời điểm hiện tại khi đại dịch Covid – 19 bùng nổ thì việc kết nối với nhau
càng khó khăn, thì tính năng này càng có ích hơn cả. Nó cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho
con người với các nhu cầu hỗ trợ thanh toán trực tuyến, cùng với sự giải tỏa giải trí cho mọi
người. Nó dần đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống của con người, chính
vì những lý do đó em chọn tập đoàn Apple, một công ty đi đầu trong những xu hướng về
dòng điện thoại thông minh để nghiên cứu về sản phẩm điện thoại của tập đoàn này. Từ đó
có thêm những kiến thức hiểu biết thêm về chiến lược sản phẩm trên thực tế thông qua đó để
có được một cái nhìn tổng thể, hiểu rõ hơn về thị trường điện thoại tại Việt Nam.
Với bố cực gồm 5 chương. Chương 1 nói về tổng quan đề tài nghiên cứu, bao gồm lý do
chọn đề tài, đối tượng phạm vi và mục tiêu, phương pháp, bố cục của bài nghiên cứu.
Chương 2 là cơ sở lý luận về Marketing và chiến lược sản phẩm. Chương 3 phân tích thực
trạng chiến lược sản phẩm dòng sản phẩm của dòng điện thoại của tập đoàn Apple. Từ đó
chương 4 đánh giá về chiến lược sản phẩm và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến
lược sản phẩm. Cuối cùng là chương 5 kết luận và nêu lên kiến nghị cho bài báo cáo.
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ta có thể thấy trong nền kinh tế khi mà thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ,
việc giao lưu hàng hóa cũng đã được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, đời sống của nhân dân
từ đó mà cũng ngày càng nâng cao thì chúng ta có thể thấy thương hiệu cũng không thể thiếu
trong đời sống xã hội. Bây giờ, người tiêu dùng họ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn, có lẽ việc
xuất xứ hàng hóa cũng là một vấn đề đáng quan tâm của người tiêu dùng giờ dây, họ cũng
quan tâm đến cả thương hiệu và cả sản phẩm. Chính vì tất cả những lẽ đó các thương hiệu
cũng ngày càng khẳng định vị trí của mình hơn trong nền kinh tế.
Những tác động lớn đến từ quá trình toàn cầu hóa cuộc sống cách mạng thông tin đã làm
thay đổi hầu hết các vấn đề cơ bản của thị trường, khách hàng và cả cạnh tranh. Dưới sức ép
cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đổi mới những sản phẩm
của mình, để cố gắng duy trì được nguồn lợi nhuận của mình. Những thay đổi đó phần lớn
nhờ vào sự nỗ lực hết mình của các nhà làm Marketing, phải luôn luôn sáng tạo để cho ra các
chiến lược ngày càng thu hút hơn nữa. Vì thế tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích
chiến lược Markeitng Mix của tập đoàn Apple” để có những cái nhìn rõ ơn về những vấn đề
trên.

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Nghiên cứu hoạt động Marketing Mix của sản phâm điện thoại của tập đoạn Apple
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tại Việt Nam
+ Thời gian: Từ 2016 đến 2020

1.3. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin từ sách, báo đài, các phương
tiện truyền thông, internet và doanh nghiệp
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích các số liệu thu thập được
- Phương pháp suy luận, logic họ để đưa ra nhận xét và kiến nghị, logic họ để đưa ra nhận
xét và kiến nghị.

1
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hoạt động Marketing Mix của sản phâm điện thoại của tập đoạn Apple
- Phân tích nhận xét hoạt động Marketing Mix của sản phâm điện thoại của tập đoạn Apple
- Đưa ra giả pháp để hoàn thiện hoạt động Marketing Mix của sản phâm điện thoại của tập
đoạn Apple

1.5. Bố cục về đề tài


Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng hoạt động Marketing - Mix của Tập đoàn APPLE
Chương 4. Giải pháp cho hoạt động Marketing - Mix của Tập đoàn APPLE
Chương 5. Kết luận và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – Mix cho
Tập đoàn APPLE

* Tóm tắt chương 1:


Hiện nay ta có thể thấy trong nền kinh tế khi mà thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ,
việc giao lưu hàng hóa cũng đã được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, đời sống của nhân dân
từ đó mà cũng ngày càng nâng cao thì chúng ta có thể thấy thương hiệu cũng không thể thiếu
trong đời sống xã hội.Chính vì tất cả những lẽ đó các thương hiệu cũng ngày càng khẳng
định vị trí của mình hơn trong nền kinh tế.Dưới sức ép cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh
nghiệp luôn phải tìm cách đổi mới những sản phẩm của mình, những thay đổi đó phần lớn
nhờ vào sự nỗ lực hết mình của các nhà làm Marketing. Vì thế tôi quyết định nghiên cứu đề
tài “Phân tích chiến lược Marketing Mix của Tập đoàn APPLE”.
Với đối tượng nghiên cứu là đặc điểm và hình thức Marketing của Tập đoàn APPLE. Nghiên
cứu bằng những phương pháp thu thập thông tin thứ cấp kết hợp với sự tổng hợp, thống kê,
so sánh và phân tích từ đó sẽ đưa ra những suy luận logic, những nhận xét và kiến nghị. Mục
tiêu hoàn thành để đầy đủ và khoa học nhất đề tài, có được độ tin cậy cao từ thông tin thu
tập, sẽ được vận dụng tối đa những kiến thức được gairng dạy và cuối cùng rút ra được
những bài học cho bản thân. Với bộ cục sẽ đi phân tích với 5 phần.

2
CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING - MIX


2.1. Khái quát về Marketing
Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn nhu cầu ước muốn
của minh thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm với người khác.
2.1.1. Khái niệm Marketing
Khi mới xuất hiện, một thời kỳ dài người ta quan niệm marketing là hoạt động tiêu thụ và
bán hàng. Điều này chỉ đúng trong nền kinh tế chưa phát triển, doang nghiệp chỉ quan tâm
đến việc sản xuất nhiều sản phầm và thu nhiều lợi nhuận thông qua việc bán sản phẩm. Điển
hình cho quan điểm truyền thống này là:
- Định nghĩa của John H.Crighton (Australia)
“Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian
và đúng vị trí”
- Định nghĩa của Wolfgang J.Koschnick (Dictionary of marketing)
“Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận
chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.
Marketing hiện đại đặt sự đầu tiên đến khách hàng và yhoar mãn nhu cầu của khách hàng.
Chúng tôi xin nêu ra một số định nghĩa theo quan điểm hiện đại của các chuyên gia
marketing, các nhà nghiên cứu, các Hiệp hội marketing trên thế giới sau đây:
- Định nghĩa của Peter Drucker
“Mục đích của marketing không cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết
khách hàng và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu
của khách hàng và tự nó được tiêu thụ.”
- Định nghĩa của William M.Pride
“Marketing là quá trình sang tạo, phân phối, định giá, cổ động cho sản phẩm, dịch vụ, ý
tưởng để thỏa mãn những mối quan hệ trao đổi trong môi trường năng động.”
- Định nghĩa của Philip Kotler
“Marketing là một quá trinh xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận được
những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá
trị với người khác.”

3
- Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (The American Marketing Association –
AMM)
“Marketing là quá trinh hoạch định và quản lý việc thực hiện định giá, chiêu thị và phân phối
các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của
cá nhân và tổ chức”
- Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Nhật ( The Japan Marketing Association – JMA)
“Marketing là một hoạt động tổ chức tổng hợp trong đó các doanh nghiệp hay tổ chức khác –
có tầm nhìn chiến lược và thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra thị trường cho mình bằng phương
thức cạnh tranh công bằng”.
- Định nghĩa của Viện Marketing Anh Quốc (The Chartered Institute of Marketing –
CIM)
“Marketing là chức năng quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh
doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một
mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm
bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
- Định nghĩa của Viện quản lý Malaysia
“Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nỗ lực thiết yếu nhằm khám phá, sang tạo,
thỏa mãn và gợi lên nhũng nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận”
Qua các định nghĩa trên, có thể có rút ra một số đặc trưng thuộc về bản chất của marketing
như sau:
+ Makerting là một nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó.
Marketing quan tâm đến khách hàng, mọi hoạt động của doanh nghiệp hướng đến sự
thỏa mãn khách hàng.
+ Muốn đáp ứng nhu cầu phải nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh và hành
vi tiêu dùng một cách tỉ mỉ trước khi lựa chọn một chiến lược kinh doanh thích hợp.
+ Marketing cần có sự kết hợp chặt chẽ các bộ phận trong doanh ngiệp trong việc tìm
ra nhu cầu và phương án thỏa mãn nhu cầu khách hàng mang lại lợi nhuận tối đa cho
doanh nghiệp.

2.1.2. Vai trò của Marketing


Theo quá trinh phát tiển kinh tế xa hội, các doanh nghiệp ngày căng nhận thức rõ về vai
trò của marketing trong kinh doanh. Nếu trước đây người ta xem marketing có vai trò
ngang bằng như các yếu tố như các yếu tố khác của doanh nghiệp như yếu tố sản xuất,

4
nhân sự, tài chính, thì bây giờ vai trò của marketing được xem trọng hơn, marketing trở
thành triết lý mới trong kinh doanh. Vai trò của marketing có thể khai quát như sau:
Trước hết, marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhhu cầu khách
hàng cũng như nghệ thuật làm lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh
doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
Thứ hai, marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung
hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
Thứ ba, markting là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của
minh trên thị trường.
Thứ tư, marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết
định khác về công nghệ, tài chinh, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định
marketing như: Sản xuất sản phẩm gì?, cho thị trường nào?, sản xuất như thế nào?, với số
lượng bao nhiêu?.

2.1.3. Quy trình Marketing


Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu
của khách hàng muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh nghiệp phải thực
hiện năm bước cơ bản sau đây: R → STP →MM → I → C
Nghiên cứu thông tin marketing - R
Nghiên cứu marketing là điểm khởi đầu marketing, là quá trình thu thập xử lý và phân
tích thông tin marketing như thông tin về thị trường, người tiêu dung, môi trường …
Không có hoạt động nghiên cứu các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giống như
người mù. Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dung, cơ hội thị
trường và chuẩn bị những điều kiện và chiến lược để tham gia vào thị trường.
Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị - STP
Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá nhiều phân khúc / nhóm khách hàng, doanh nghiệp
phải quyết định, phân khúc nào, nhóm khách hàng nào là mục tiêu sẽ theo đuổi, sẽ cung cấp
giá trị vượt trội cho họ. Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh
nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các thị trường, chọn thị trường nào phù hợp với khả năng
của mình. Doanh nghiệp còn phải định ví sản phẩm của mình để khách hàng có thể nhận biết
lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị
trường (chẳng hạn Xe Volvo định vị là xe an toàn nhất). Định vị là những nổ lực tạo lập nhận
thức, khác biệt trong tâm trí khách hàng về sản phẩm /dịch vụ.
Xây dựng chiến lược marketing – mix

5
Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiến lược phối
thức marketing (Marketing – mix) để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
Triển khai thực hiện chiến lược marketing
Quá trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động. Để chiến lược đi vào
thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các
chương trình hanh động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
Kiểm tra, đanh giá chiến lược marketing
Bước cuối cùng của quá trinh marketing là kiểm soát. Một doanh nghiệp thành công không
ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm. Họ phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đanh giá,
đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đặt ra hay không, và nếu doanh
nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của minh, họ cần phải biết nguyên nhân nào
nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế hanh động điều chỉnh.

2.2. Khái quát về Marketing - Mix


2.2.1. Khái niệm Marketing – Mix
Marketing – mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng
để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định. Có 4 thành
tố quan trọng, cơ bản, thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng đó là: sản phẩm, giá cả,
phân phối và chiêu thị

2.2.2. Vai trò của Marketing – Mix


Marketing-mix là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên
quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu
dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – Mix
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp trên thị trường rất khác nhau, do sự phối hợp các
thành tố 4P trong từng tình huống rất khác nhau. Sự phối hợp các thành tố này sẽ phụ thuộc
vào những yếu tố sau đây:
- Nguồn lực (tài chính, nhân sự, công nghệ) và vị trí của doanh ngjieepj trên thị
trường.
- Tính chất sản phẩm doanh nghiệp.
- Chu kỳ sống của sản phẩm.
- Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia.
- Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, cạnh
tranh …

6
2.2.3.1. Môi trường vĩ mô
Các nhóm yếu tố môi trường marketing vi mô đều hoạt động trong khuôn khổ môi trường
marketing vĩ mô rộng lớn hơn, đó là các yếu tố chính trị - pháp luật, kinh tế, văn hóa - xã hội,
dân số, khoa học – kỹ thuật và tự nhiên. Các yếu tố này luôn luôn thay đổi và có thể mở ra
khả năng rộng lớn cơ hội thành công cho doanh nghiệp, cũng như gây ra mối đe dọa dẫm đến
sự phá sản của doanh nghiệp. Đó là những lực lượng ngoài khả năng kiểm soát của doanh
nghiệp mà doanh nghiệp phải nghiên cứu, theo dõi để có thể phản ứng kịp thời. Sự chi phối
bởi các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp được trình bày
cụ thể bởi các yếu tố sau:
Môi trường chính trị - luật pháp
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường tất yếu có sựu điều tiết của Nhà nước là do:
Thứ nhất, để bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh của các doanh nghiệp.
Thứ hai, phải có sự điều tiết của Nhà nước để bảo đảm quyền lợi ủa người tiêu dùng.
Thứ ba, cần có sự điều tiết của Nhà nước là để bảo vệ lợi ích của toàn xã hôi.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng, có thể
kể ra các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm : xu hướng của GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,
thu nhập thực tế và sự phân hóa thu nhập ở các tầng lớp dân cư và vùng địa lý, mức độ tiết
kiệm, sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu…
Quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ bé (nếu xét về sức mua). Cơ cấu thị trường giữa các
vung có khác nhau rõ rệt, số hộ nghèo ở nông thôn và miền núi còn rất lớn (Theo Báo tuổi trẻ
ngày 12/08/2005, số hộ nghèo hiện còn 4 triệu hộ). Đây là những đặc thù về chiến lược
marketing đối với thị trường Việt Nam khác so với các nước khác.
Nền kinh tế Việt Nam, đang diễn ra xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế; những nỗ lực về cạnh
tranh và hợp tác đang làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế từng vùng, từng khu vực, chiến
lược marketing cũng sẽ diễn ra theo xu hướng toàn cầu.
Môi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa từng vùng, từng nước, từng khu vực sẽ chi phối đến hành vi mua hàng của khách
hàng. Đặc tinh văn hóa chi phối ảnh hưởng đến việc quyết định marketing có thể biểu hiện ở
những mặt sau:
Thứ nhất, ở một xã hội nhất định bao giờ cũng hình thành giá trị văn hóa cốt lõi.

7
Thứ hai, bên cạnh cái cốt lõi của nền văn hóa dân tộc còn hình thành nhanh văn hóa: văn
hóa địa phương, văn hóa sắc tộc, tôn giáo.
Thứ ba, cũng cần thấy rằng cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và các quan hệ kinh tế
ngày càng mở rộng, nền văn hóa cũng có sự kế thừa, đan xen và phát triển.
Nghiên cứu về môi trường văn hóa giúp các doanh nghiệp hiểu rõ những điểm tương đồng và
khác biệt về văn hóa, tìm ra những chiến lược kinh doanh thích hợp với khách hàng trong
những nền văn hóa khác nhau. Nghiên cứu môi trường văn hóa còn giúp doanh nghiệp có
những ứng xử tốt ký kết hợp đồng, giao dịch với các đối tác, giao dịch với các khách hàng.
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, các nhà marketing phải vượt qua rào cản về văn hóa như
quan điểm, giá trị ngôn ngữ, tập quán… khi thiết kế với triển khai các chiến lược marketing
để đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng ở các thị trường khác nhau (như thiết kế sản
phẩm, quảng cáo…) mà không gặp rủi ro do khác biệt về văn hóa.
Môi trường dân số
Môi trường dân sô nghiên cứu các vấn đề như: cấu trúc dân số theo độ tuổi, cấu trúc dân số
theo giới tinh, cáu trúc dân số theo địa lý và dân tộc, tình trạng gia đinh, tinh trạng di chuyển
dân cư. Tất cả các nội dung trên chi phối đến quy mô, cơ cấu thị trường hành vi của người
mua, nên là những vấn đề quan tâm của các nhà chiến lược marketing.
Môi trường khoa học kỹ thuật
Tiến bộ kĩ thuật góp phần to lớn vào việc tạo ra sản phẩm mới để tạo ra thế lực cạnh tranh
trên thị trường nên các nước đều đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển.
Cách mạng khoa học – kỹ thuật còn làm cho chu kỳ sống của sản phâm bị rút ngắn dần.
Phương hướng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển có thể đầu tư cho những acnh tân chính
yếu hoặc cải tiến những sản phẩm thứ yếu. Hầu hết doanh nghiệp thường sao chép sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh và thực hiện những cải tiến nhỏ về kiểu dáng bên ngoài.
Môi trường tự nhiên
Các nhà marketing phải tính đến những đe dọa và những cơ may liên quan đến môi trường tự
nhiên
Mức ô nhiễm ngày căng trầm trọng do chất thải công nghiệp , kể cả khí thải và vỏ đồ hộp,
bao bì nhựa… Ngày nay, đối với sản phẩm dù tốt, giá rẻ nhưng sản phẩm làm ô nhiễm môi
trường sẽ bị khách hàng tẩy chay.

8
2.2.3.2. Môi trường vi mô
Sự thành công của chiến lượ marketing tùy thuộc vào sựu phản ứng của các nhà cạnh tranh,
giới công chúng, giới trung gian, các nhà cung ứng và khách hàng. Đó là các yếu tố môi
trường marketing vi mô.
Những người cung ứng
Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp và các đối thủ
cạnh tranh các yếu tố liên quan đến đầu vào của quá trinh sản xuất kinh doanh, như
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, lao động, tài chính. Việc lựa chọn nhà
cung ứng sẽ liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra,
tính đều đặn của quá trinh sản xuất kinh doanh… Nói chung doanh nghiệp nên chọn
nhà cung ứng có tín nhiệm và chọn một số nhà cung ứng để tránh trường hợp rủi ro do
cung ứng xảy ra. Doanh nghiệp cũng cần có chính sách marketing để bảo đảm quan hệ
chặt chẽ và sự tin tưởng lẫn nhau với nhà cung ứng.
Giới trung gian
- Giới trung gian có thể là nhà môi giới marketing, người giúp doanh nghiệp tìm thị trường,
tìm khách hàng, giới thiệu cách thức đi vào thị trường.
Khách hàng
Khách hàng là người thực hiện công đoạn cuối cùng của quá trinh tái sản xuất của doanh
nghiệp, vì vậy cần phải tôn trọng họ và bằng mọi cách làm thỏa mãn tốt nhất mọi nhu
cầu của họ
Đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp nào cũng kinh doanh trong một môi trường có các đối thủ cạnh tranh
khác nhau.
Công chúng
Theo Philip Kotler: “Công chúng là một nhóm bất kì, tỏ ra quan tâm thật sự hay có thể
sẽ quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp, họ có ảnh hưởng đến những khả
năng đạt tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”.
Công chúng có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lại những nỗ lực của doanh nghiệp
nhằm phục vụ thị trường. công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến doanh nghiệp với
thái độ thiện chí. Công chúng tìm kiếm là nhóm doanh nghiệp đang tìm kiếm sự quan
tâm của họ nhưng không pahri bao giờ cũng được (như phương tiện thông tin đại
chúng). Công chúng không mong muốn là nhóm mà doanh nghiệp cố gắng thu hút sự

9
chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (như nhóm người tiêu dùng
phản đối lại doanh nghiệp).
Doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường gồm các giới công chúng sau: giới
tài chính, công chúng thuộc các phương tiện thông tin, công chúng thuộc các Cơ quan
Nhà nước, các nhóm công dân hành động, công chúng địa phương, quần chúng đông
đảo, công chúng nội bộ.

2.2.3.3. Môi trường nội vi


Bộ phận quản trị marketing phải thực hiện phân tích nhu cầu thị hiếu sở thích của thị trường
và hoạch định chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông khuyến mại.
Tất cả nhiệm vụ đó đều có mục tiêu chung là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để doanh
nghiệp kinh doanh có lợi. Để thực hiện tốt điều này còn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường
nội vi trong doanh nghiệp như : yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố tài chính, yếu tố công nghệ
sản xuất, yếu tố quản trị, yếu tố nghiên cứu phát triển, yếu tố văn hóa tổ chức.

2.2.3.4. Chiến lược STP


Phân khúc thị trường:
- Khái niệm:
+ Phân khúc thị trường là quá trình phân chia thị trường thành những bộ phận
thị trường gọi là khúc thị trường) dựa trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu
cầu sản phẩm, đặc tính hoặc hành vi tiêu dùng của khách hàng.
+ Khúc thị trường là tập hợp những khách hàng có những đặc điểm tương
đồng nhau trong việc đáp ứng những tác động marketing từ doanh nghiệp.
- Các tiêu thức phân khúc thị trường: Doanh nghiệp có thể sử dụng một số đặc trưng
tạo sự khác biệt trong nhu cầu sản phẩm và đòi hỏi sự khác biệt trong các nỗ lực
marketing của doanh nghiệp làm tiêu chí để phân khúc thị trường. Những tiêu chí này
này được gọi là tiêu thức phân khúc thị trường. Về lý thuyết doanh nghiệp có thể sử
một số tiêu chí dưới đây để phân khúc thị trường:
+ Phân Phân khúc dựa theo khu vực và địa lý
+ Phân khúc dựa theo yếu tố dân số - xã hội học (lứa tuổi, giới tính, thu
nhập,…)
+ Phân khúc theo đặc điểm tâm lý (lối sống, cá tính, động cơ mua hàng)
+ Phân khúc theo hành vi người tiêu dung (tình huống sử dụng, mức độ sử
dụng,…)

10
- Phân khúc thị trường đối với tổ chức: Đối với hàng tư liệu sản xuất, khách hàng của
doanh nghiệp thường là nhứng tổ chức, hàng vi khách hàng trong thị trường công
nghiệp rất khác với thị trường người tiêu dung.
- Yêu cầu phân khúc: Thị trường rất đa dạng. Điều này không có nghĩa là sử dụng
nhiều chiêu thức phân khúc thì càng có lợi. Việc lựa chọn và kết hợp các tiêu thức cần
nhằm vào mục tiêu là xác định được những khúc thị trường khác biệt, những khách
hàng đồng nhất và quy mô khách hàng trong từng khúc thị trường đủ lướn để có
những quyết định marketing hiệu quả.
Chọn thị trường mục tiêu:
- Khái niệm:
+ Thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn dựa trên cơ sở
phân tích nhu cầu thị trường, khi năng cạnh tranh và tận dụng nguồn lực của
doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, nhờ đó doanh nghiệp có thể xây dựng
một hình ảnh riêng, khác biệt thông qua hoạt động marketing.
+ Thị trường mục tiêu bao gồm tập hợp những khách hàng có những lợi ích
hoặc những đặc tính chung mà doanh nghiệp quyết định hướng sự phục vụ và
những nỗ lực marketing vào đó.
- Đánh giá các khúc thị trường: Việc phân tích đánh giá các khúc thị trường giúp
doanh nghiệp nhận dạng được các thị trường có tiềm năng để thâm nhập. Để đánh giá
các khúc thị trường, doanh nghiệp thường phân tích những vấn đề sau:
+ Quy mô và mức độ tăng trưởng của khúc thị trường
+ Tính hấp dẫn của của các khúc thị trường
+ Mục tiêu và khả năng nguồn lực doanh nghiệp
- Chọn thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp có thể chọn một trong ba chiến lược thị
trường là marketing không phân biệt, marketing phân biệt, marketing tập trung.
Định vị sản phẩm trên thị trường:
- Khái niệm: định vị sản phẩm được hiểu là việc doanh nghiệp sử dụng những nỗ lực
marketing để xây dựng hình ảnh sản phẩm và công ty có một vị trí khác biệt so với
sản phẩm và công ty khác trong nhận thức của khách hàng.
- Quá tình định vị gồm 4 bước: Phân tích tình hình, lập bản đồ định vị, lựa chọn chiến
lược định vị, nỗ lực marketing mix để thực hiện chiến lược định vị.

11
- Những sai lầm cần tránh: định vị quá cáo hay quá cao hoặc quá thấp so với khả năng
và lợi thế cạnh tranh mà DN có thể tận dụng, định vị quá nhiều yếu tố, điịnh vị không
phù hợp định vị lẫn lộn.

2.3. Mô hình 4P của Marketing – Mix


2.3.1. Chiến lược sản phẩm
Khái niệm sản phẩm:
- Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu
cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng
chúng..
- Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt về yếu tố vật chất
hoặc yếu tố tâm lý (tùy thuộc vào đặc điểm của ngành hàng, quan điểm của mỗi
doanh nghiệp mà họ tập trung vào những yếu tố này theo những cách thức khác nhau)
- Trong lĩnh vực marketing khi phân tích sản phẩm các nhà quản trị sẽ phân tích theo 3
cấp độ cấu thành: Cốt lõi sản phẩm. sản phẩm cụ thể, sản phẩm tăng them
Khái niệm chiến lược sản phẩm: chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên
quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng trong từng thời kì hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.

Nội dung chiến lược sản phẩm:

- Kích thước tập hợp sản phẩm (product mix): trong quá trình sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp cần xác định rõ kích thước tập hợp sản phẩm mà họ dự định thỏa mãn
cho thị trường, gồm có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu.

- Các quyết định liên quan đến kích thước tập hợp sản phẩm:

+ Quyết định về danh mục sản phẩm kinh doanh:

+ Quyết định về dòng sản phẩm:

+ Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm nhằm

Nhãn hiệu sản phẩm (brand): Nhãn hiệu sản phẩm là một thành phần cực kỳ quan trọng
trong chiến lược sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp đều kinh doanh sản phẩm với những
nhãn hiệu cụ thể, chiến lược định vị và những hoạt động marketing cũng sẽ tập trung cho
nhãn hiệu.

Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm:

12
- Quyết định chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu và
đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng
xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm.

- Đặc tính sản phẩm: những đặc điểm thể hiện chức năng sản phẩm và tạo sự khác
biệt khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Thiết kế sản phẩm: những yếu tố nêu trên thể hiện khả năng thiết kế của sản phẩm,
thiết kế sản phẩm bảo đảm tính chất, kiểu dáng, công dụng và độ tin cậy của sản
phẩm.

- Thiết kế bao bì sản phẩm: thiết kế bao bì là những hoạt động liên quan đến việc thiết
kế và sản xuất những bao gói hay đồ đựng sản phẩm.

Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm: dịch vụ hỗ trợ ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản
phẩm của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp còn sử dụng nhu công cụ cạnh
tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

Về quyết định chiến lược sản phẩm còn quyết định phát triển sản phẩm mới và chu kỳ sống
sản phẩm.

2.3.2. Chiến lược giá


Khái niệm giá: góc độ trao đổi sản phẩm, là mối tương quan trao đổi hàng hóa trên thị
trường. Góc độ mua, giá cả được hiểu là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bản để
có được quyền sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm.

Khái niệm chiến lược giá: là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh của một doanh nghiệp.

Các chiến lược giá điển hình:

- Chiến lược định giá sản phẩm mới: doanh nghiệp có thể chọn một trong hai chiến
lược là hớt váng sữa và thâm nhập thị trường đối với các sản phẩm mới.

- Chiến lược định giá cho phối thức sản phẩm: định giá sản phẩm. định giá sản phẩm
tùy chọn, định giá sản phẩm bổ trợ, phó trợ, trọn gói.

Ngoài ra còn một số chiến lược giá khác như: theo tâm lý, khuyến mãi, địa lý,...

13
2.3.3. Chiến lược phân phối
Khái niệm phân phối: là một hệ thống các hoạt động nhằm chuyển nhượng một sản phẩm,
dịch vụ hay một giải pháp đến tay người tiêu dùng ở một thời điểm tại một địa điểm nhất
định với mục đích thỏa mãn đúng nhu cầu mong đợi của người tiêu dùng.
Khái niệm kênh phân phối: là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập phụ thuộc
lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp đến tay người tiêu
dùng.
Khái niệm chiến lược phân phối: là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó mà doanh nghiệp có thể
đạt được mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu.
Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân:
- Kênh trực tiếp (kênh cấp 0): là kênh phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng.
- Kênh cấp 2: là kênh phân phối có thêm thành viên là nhà bán buôn độc lập.
- Kênh cấp 3: là kênh phân phối tập hợp đầy đủ các loại hình trung gian tham gia.
Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm công nghiệp
- Kênh A: Là kênh trực tiếp do người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm qua lực lượng
bán hàng của mình và thực hiện toàn bộ các chức năng của kênh. Kênh này được áp
dụng trong trường hợp người mua có quy mô lớn và đã xác định rõ, đòi hỏi nỗ lực
đàm phán mạnh mẽ, sản phẩm có đơn giá cao và yêu cầu trợ giúp dịch vụ.
- Kênh B: Là kênh gián tiếp gồm một số trung gian phân phối công nghiệp để tiếp cận
với những người tiêu dùng công nghiệp.
- Kênh C: Là kênh gián tiếp gồm một số đại lý hoạt động như là lực lượng bán độc lập
của nhà sản xuất và giới thiệu nhà sản xuất cho người tiêu dùng công nghiệp.
2.3.4. Chiến lược chiêu thị
Khái niệm chiêu thị: là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp.

Khái niệm chiến lược chiêu thị: là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu sản phẩm,
thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thông
của doanh nghiệp.

Nội dung các công cụ của chiến lược chiêu thị:

- Quảng cáo: là sự truyền thông trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ mà người ta phải trả
tiền để nhận biết người quảng cáo.

14
+ Chức năng: thông tin, thuyết phục, nhắc nhở.

+ Các phương tiện quảng cáo: báo chí, radio, truyền hình, quảng cáo ngoài
trời,…

+ Xây dựng mô hình quảng cáo theo mô hình 5M

- Khuyến mại: là tập hợp các kĩ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy khách
hàng mua nhiều hơn và thường xuyên hơn.

+ Phân loại: khuyến mại người tiêu dùng và khuyến mại thương mại

- Giao tế (Public ralations): là hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
công chúng bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông. PR nhắm vào đánh bóng
hình ảnh cho doanh nghiệp.

+ Các hình thức PR: thông cáo báo chí, họp báo, tài trợ, tổ chức sự kiện,…

- Marketing trực tiếp (Direct marketing): là phương thức truyền thông trực tiếp để
tiếp cận khách hàng mục tiêu dưới nhiều hình thức khác nhau.

+ Xu hướng phát triển: doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ với khách
hàng hiện có, tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm cá nhân hóa việc
truyền thông, cung cấp sự thuận tiện, thông tin chi tiết khi mua sắm,…

+ Hình thức của marketing trực tiếp: quảng cáo đáp ứng trực tiếp, thư chào
hàng, direct mail, marketing trực tuyến.

*Tóm tắt chương 2:


Ta biết với khái niệm chung của Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có
thể thỏa mãn nhu cầu ước muốn của minh thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm
với người khác. Khái niệm đấy thay đổi qua nhiều đợt và theo cái khách riêng của định
nghĩa từng người. Marketing với vai trò được xem trọng hơn, không chỉ là những yế tố
sản xuất, nhân sự, tài chính, mà nó còn là triết lý trong kinh doanh. Quy trình Marketing
lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh nghiệp phải thực
hiện năm bước cơ bản sau đây: R → STP →MM → I → C
Marketing – mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử
dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định. Vai

15
trò Marketing-mix là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có
liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người
tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị
trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới Marketing – Mix. Với mô hình 4P của Marketing
– Mĩ là sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị.

16
CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA

TẬP ĐOÀN APPLE


3.1. Tổng quan thị trường điện thoại di động ở Việt Nam
Theo như số liệu thu thấp được về thị trường điện thoại Smartphone ở Việt năm vào năm
2020:
- Tỉ lệ sử dụng điện thoại di động: 70% tổng dân số ~ 150 triệu thiết bị
- Tỉ lệ sử dụng Smartphone: 45% ~ 50 triệu người, xếp hạng thứ 15 so với thế giới
- Số lượng thuê bao 3G - 4G: 53% người dùng Smartphone
Cho đến thời điểm hiện tại thị trường smartphone ở Việt Nam với sự tham gia của rất nhiều
thương hiệu, với nhiều mức giá khác nhau. Từ thấp cho đến cao việc này giúp cho khả năng
tiếp cận với samrtphone với khách hàng cũng ngày càng tăng, cho dù là đối tượng khách
hàng ở thành thị hay khu vực nông thôn.
Cùng với sự phát triển của hạ tầng kết nối đã khiến cho thị trường Việt Nam chúng ta trở
thành một thị trường mobile – firist và ưu tiên smartphone trở thành thiết bị kết nối internet
internet chính thay cho PC/Laptop hay cả TV và máy tính bảng.
Vì nền tảng di đổng đang là một nền tảng có tiềm năng rất lớn vì thế các nhà quảng cáo hay
doanh nghiệp vì thế cũng đang chú trọng ưu tiên các sản phẩm của họ cho nền tảng này hơn.
Số liệu thu thấp được đây là sơ đồ thị phần theo phân khúc giá smartphone tháng 9/2019:

17
Ảnh 3.1: Sơ đồ thị phần theo phân khúc giá smartphone tháng 9/2019

Ta có thể thấy về trung bình thu nhập bình quân tại Việt Nam ở mức chưa cao lắm. Các tầng
lớp thu nhập cao còn ít nên các smartphone có mực giá trung bình sẽ dễ dàng chiếm được thị
phần hơn.
Với Apple, Samsung thì chiếm lĩnh với phân khúc với cao cấp giá từ 10 – 20 triệu VND trở
lên. Tuy nhiên danh số chính hãng chỉ chiếm 5% thị trường. Nếu ta xét về các dòng iPhone
xách tay mới thì cũng cũng chỉ đạt được dưới 10% số thiệt bị sử dụng.
Với nhà Apple thì tháng 6/2020 với thị phần theo số lượng thiết bị sử dụng lến đến 39%. ở
thời điểm bây giờ thị đó là thiết bị được người tiêu dùng Việt sử dụng nhiều nhất.
3.2. Giới thiệu về Tập đoàn APPLE
Apple Inc là một tập đoàm công nghệ máy tính của Mỹ. Có trụ sở chính tại thung lũng máy
tính (Silicon Valley) ở San Francisco, bang California.
Với 3 thành viên sáng lập: Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Way
Khu vực hoạt động của tập đoàn này là toàn thế giới, khu vực hoạt động rông lớn nhưng chủ
yếu ở các nước như: Mỹ, Anh, Cannada, Nhật Bản, Australia, Thụy Sỹ, Italy, Đức, Trung
Quốc, Pháp, Mexico, Ấn Độ.
Loại hình kinh doanh cũng rất rộng lớn: máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiệt bị
nghe nhạc và các thiết bị đa phương tiện khác.
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của APPLE
Vào năm 1976, bắt đầu ở tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng máy tính cá nhân ngày nay.
Bắt đầu chỉ với bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thành 1 trong số sản
phẩm bán chạy nhất thời điểm đó.
Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng đến với ngành công nghệ thông tin đó là
cho ra rắt Macintosh, một chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được điều kiển bởi chuột và hệ
điều hành độ họa.
Trong từng bước phát triển thì tập đoàn này cũng không tránh khỏi những sự khủng hoảng.
Vào thập niên những năm 90, Apple bị khủng hoảng trầm trọng. Ngay thời điểm đó Steve
Jobs đã thẳng tay gạt bỏ những sản phẩm không có tiềm năng.
Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của con người về máy
tính, vào đầu những thiên niên kỷ mới, Apple đã cho ra phát minh mới với dòng máy nghe
nhạc kỹ thuật số Ipod

18
Năm 2005, thêm một bước ngoặt nữa đối với Apple, với việc người tiêu dùng không còn ưu
thích Macintosh truyền thống. Bởi vậy, công ty đã ngưng sử dụng bộ xử lí Power PC và
chuyển sang sử dụng bộ vi sử lý Intel. Sáu tháng sau khi iMac và Macbook xuất hiện trên thị
trường, chúng được ủng hộ nhiệt tình nhờ kiểu dáng bắt mắt. Nhờ việc kết hợp hệ thống
Apple truyền thống Mac O X với hệ Windows, máy tính Mac đã trở thành thiết bị đa năng
nhất trên thị trường.
Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone mới tại Mac World Expo vào tháng 1 bởi Steve Jobs.
Sản phẩm iPhone là một điện thọa di động với một thiết kế hoàn toàn mới và được khách
hàng đón nhận nồng nhiệt cho đến nay.
Vào tháng 1 năm 2016, có thông báo rằng một tỷ thiết bị Apple đang được sử dụng trên toàn
thế giới.
3.2.2. Mục tiêu và sứ mệnh của APPLE
Mục tiêu của Apple thay vì muốn người dùng nâng cấp iPhone mới sau mỗi năm, giờ đây
Apple lại muốn mỗi chiếc iPhone được dùng lâu nhất có thể. Apple đang đánh cược vào việc
có được khách hàng mà không phải bán cho họ sản phẩm. Mục đích của Apple là trở thành
một hãng tạo ra và duy trì khách hàng cũng như tạo ra và duy trì sản phẩm.
Với sứ mệnh Apple thiết kế máy Mac, các máy tính cá nhân tốt nhất, cùng với hệ điều hành
OS X, iLife, iWord và các phần mềm chuyên nghiệm. Với các cửa hang trực tuyến đã phát
minh ra điện thoại di động với iPhone và App Store phải gọ là cách mạng, và đang xác định
tương lai của các thiết bị điện thoại di động và thiết bị điện toán với iPad.
3.2.3. Tình hình kinh doanh của APPLE
Bảng thống kê về doanh thu và lợi nhuận của Apple 3 năm 2018, 2019,2020 (Đơn vị: tỷ USD):

2018 2019 2020


Doanh thu 265.5 260 274.5
Lợi nhuận 59.5 55.2 57.4

Bảng 3.1: Bảng thống kê về doanh thu và lợi nhuận của Apple 3 năm 2018, 2019,2020

Với bảng số liệu được thống kê ở trên thì tài chính của năm 2019 có giảm nhẹ so với năm 208.
Lý do bởi sự ảnh hưởng đến từ dịch bệnh Covid – 19. Nhưng vào năm 2020 thì tập đoàn nđã
lấy lại được sự ổn định nên chính vì thế cũng dẫn đế doanh thu có sự tăng nhẹ so với năm
2019.

19
Theo như ta biết đại dịch Covid – 19 đang diễn ra và ảnh hưởng đến hầu hết các thương hiệu
trên toàn thế giới, nhưng Apple bằng cách nào đó đã xoay sở để đạt được doanh thu hết sức ấn
tượng.
Theo như tìm hiểu, tập đoàn Apple công bố với kết quả gần nhất vào tháng 12 năm 2020. Kết
quả cho thấy, Apple đã đạt được mức doanh thu 64.7 tỷ USD với lợi nhuận là 12.7 USD, tăng
khoảng 1% doanh thu nhưng lợi nhuận ròng gỉam khoảng 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ cách đây không lâu vào ngày 31/03/2021 với doanh thu 89.6 tỷ USD cho tài chính quý
2/2021 trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 31/3/2021
Nói đến thị trường riêng tại Việt Nam. Vào quý IV/2020, thị trường kinh doang cuối năm 2020
là khoảng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của nhà Apple. Với thị phần theo số liệu thống kê của
Canalys là 11%.
Doanh số Apple tăng gấp 3 cùng kỳ năm 2019. Với thị phần là 11% tính riêng quý IV/2020,
thì Apple đang đang là hãng smartphone lớn đúng vị trị thứ 4 tại thị trường Việt Nam. Vào
giải đoạn này có thể nói nhà Apple đã gắt hái được nhiều thành công nhất trong năm 2020, vì
với doanh số bán ra tăng 197% so với năm 2019. Cũng có lời giải thích cho sự khác biệt này
đó là vì thời điểm ra mắt nhiều sản phẩm với nổi bật nhất trong đó phải nhắc đến đó là dòng
dòng flagship iPhone 12.
3.2.4. Danh mục sản phẩm của APPLE

Mac iPad iPhone Watch TV Music


Apple Watch
MacBook Air iPad Pro iPhone 12 Apple TV+ Apple Music
Series 6
Apple Watch Apple TV
MacBook Pro iPad Air iPhone SE AirPods
SE app
Apple Watch Apple TV
iMac ipad iPhone 11 AirPods Pro
Series 3 4K
Apple Watch Apple TV
Mac Pro iPab mini iPhone Xr AirPods Max
Nike HD
Apple
Mac mini AirTag WatchOS AirPlay Ipod Touch
Pencil
Pro Display
Keyboards
XDR

20
macOS Big
iPadOS
Sur

Bảng 3.2: Danh mục sản phẩm của APPLE

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – Mix của Tập
Đoàn APPLE
3.3.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị - luật pháp: Đối với thị trường Việt Nam muốn đem một chiếc iPhone
về thì phải làm đầy đủ các thủ tục do pháp luật quy định về nhập khẩu. Cụ thể là phải chiệu 2
thuế là thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Thuế nhập khẩu là 0% và thuế GTGT là 10%.
- Điều này ảnh hưởng đến yếu tố giá của Marketing – Mix của tập đoàn Apple khi
nhập khẩu về Việt Nam sẽ có mức giá chênh lệnh so với mức giá phát hành. Ví dụ về
chiếc iPhone XS Max với mức giá nhà sản xuất đưa ra thời điểm phát hành là 1099
USD nhưng khi chiếc điện thoại này về thị trường Việt Nam sau khi chiệu thuế sẽ có
mức giá khoảng 28.000.000 VND tức là chênh lệch khoảng 3.000.000 VND so với
mức giá nhà phát hành đưa ra lúc đó.
Môi trường văn hóa , xã hội: Việt Nam chấp nhận những quan niệm mới mẻ, cách tân và
luôn chào đón những cái mới.
- Việc này ảnh hưởng tới yếu tố đầu tiên của Marketing của Apple là về sản phấm của
họ. Việc ra mắt những dòng điện thoại mới hoặc những sản phẩm mới luôn mình thì
sẽ dễ dàng được khách hàng thị trường Việt Nam chấp nhận. Ví dụ như sự cách tân
mới về khung viền của iPhone 12 so với iPhone 11 đã là cơn sốt của tập đoàn Apple
được mở bán sớm trong tháng 11.2020. Lô hàng chính hãng cập bến sớm vào ngày
27.11 cũng vào ngày hôm đó các dòng nhập về của iPhone 12 đã cháy hàng tại của
hàng của ông Minh Tuấn một hệ thống bán lẻ Apple chính hãng chia sẻ.

21
Ảnh 3.2: So sánh sản phẩm

3.3.2. Môi trường vi mô


Khách hàng: Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng hiểu biết về công nghệ và cũng nhạy
bén với giá cả. Họ bắt đầu có khuynh hướng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với số tiền
àm họ bỏ ra. Chính vì những điều này ảnh hưởng đến phân phối sản phẩm chính hãng của
Apple đến thị trường Apple cũng ngày càng tăng.
Đối thủ cạnh tranh: Tại thị trường Việt Nam có khá là nhiều đối thủ cạnh tranh đối với
iPhone. Nhưng một đối thủ lớn nhất của iPhone phải nhắc đền đó là Samsung. Sẽ phân tích
một ít về đối thủ cạnh tranh này.
- Điểm mạnh của Apple: Về những tín đồ của của Apple luôn biết rằng hệ hiệu hành
IOS của Apple luôn có sự tối ưu tốt, mượt mà, và có ổn định so với Samsung hệ sinh
thái của Apple được thống nhất đây cũng được coi là điểm mạnh lớn nhất của họ. Nói
về giá thì giá của iPhone được giữ giá hơn so với một chiến điện thoại Samsung cùng
phân khúc và thời gian sử dụng có lẽ do về tầng suất ra sản phẩm mới của 2 nhãn hiệu
này.
- Điểm yếu của Apple: Với Samsung các dòng điện thoại của họ có nhiều sự lựa chọn
hơn bởi vì nhãn hiệu này cho ra mắt số các dòng sản phẩm mới thường xuyên hơn so
với Apple việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của nhà Apple. Với lại giá cũng
một yếu tố phải được nhắc đến khi Samsung cho ra nhiều sản phẩm với nhiều phân
khúc giá khác nhau giúp cho việc tăng sự tiếp cận khách hàng so với iPhone, vì tại thị
trường Việt Nam thì giá của iPhone được đánh giá là khá cao. Phân phối của
Samsung tại Việt Nam cũng được phủ rộng hơn khi nó có trụ sở tại Việt Nam còn
Apple thì chưa.

22
3.3.3. Chiến lược STP
Phân khúc thị trường: Smartphone của Apple chủ yếu đánh vào thị trường Smartphone cao
cấp đẳng cấp, sáng tạo, đột phá.
- Theo Gfk một công ty nghiên cứu thị trường công bố, thì vào năm 2019, 99% người
mua smartphone với tầm giá trên 15 triệu đồng sẽ có tâm lý chọn iPhone. Vì thế
Apple đã thành công trong việc phân khúc sản phẩm của mình là một Smartphone cao
cấp. Dẫn đến hành vi mua hàng của khách hàng.
- Với iPhone thì về các yếu tố xã hội học thì gần như đều có thể sử dụng được. Do giá
của các dòng sản phẩm iPhone khá là cao vì thế về thu nhập của khách hàng tại Việt
Nam cũng là những đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định.
- Gần đây việc ra mắt các dòng iPhone với nhiều màu sắc là ccho việc phân khúc theo
tâm lý của khach hàng của iPhone cũng được nhắc đến. Vì nhiều màu sắc màu mã cho
khách hàng có thể nhiều sự lựa chọn riêng biệt với cá tính của mình.
Chọn thị trường mục tiêu:
- Với Apple xác định thị trường khách hàng của mình là nhân viên văn phòng, những
người có thu nhập cao để đáp ứng về yêu cầu giá sản phẩm. Tại Việt Nam với thị
trường những người sử dụng iPhone dân số trẻ, sành công nghệ.
- Với thị trường mục tiêu là những tầng lớp trung lưu tại Việt Nam thích sở hữu một
chiếc smartphone “thể hiện địa vị cao”, sở thích dùng đồ công nghệ cao cấp.
Định vị sản phẩm trên thị trường:
- Định vị về chất lượng của iPhone: với thiết kế đỉnh cao, sự tỉ mỉ đến từng chi tiết và
trải nghiệm hoàn thiện nhất
- Định vị về giá trị: sản phẩm của mình của phân khúc cao cấp, ra sản phẩm luôn có
sự cải tiến nâng cấp hơn, nhanh hơn và mức giá cao hơn
3.4. Thực trạng hoạt động Marketing – Mix của APPLE
3.4.1. Sản phẩm
“Quan trọng là phải đẹp”, “Một cái tên dễ nhớ” – Apple đã dành cả một khoảng thời gian dài
để đầu tư và chăm chút cho sản phẩm nói chung và dòng điện thoại của mình nói riêng. Nhìn
chung sản phẩm iPhone của Apple đều hoàn thiện ngay cả những chi tiết nhỏ nhất từ thiết kế,
đóng gói đến những video quảng cáo trên mạng xã hội.
3.4.1.1. Danh mục sản phẩm
Dưới đây là danh mục sản phẩm các dòng điện thoại mới ra mắt năm 2018 đến nay

23
iPhone 12 iPhone 12 iPhone iPhone 12 iPhone 11 iPhone iPhone iPhone Xr
Pro Max Pro 12 mini Pro Max 11 Pro 11

Sliver Sliver Black Black Space Gray Space Black White


Gray

Gold Gold White White Midnight Midnight White Black


Green Green

Graphite Graphite Red Red Silver Silver Red Blue

Pacific Blue Pacific Blue Green Green Gold Gold Green Coral

Blued Blued Yellow Yellow

Purple Purple Purple Red

Bảng 3.3: Danh mục dòng điện thoại của Apple

Với thời điểm hiện tại thì các dòng iPhone 12 đang là sản phẩm chủ lực của Apple. Bởi vì
đây cũng là dòng sản phâm vừa được ra mắt gần nhất là tháng 10/2020 vì thế vẫn đang là
một sản mới nhất đến từ nhà “táo khuyết” này. Đang sở hữu thiết kế được cải tiến so với
những phiên bản cũ gần đây với phần khung viền được làm góc cạnh so vì bo tròn như
những sản phẩm trước gần đây. Cũng đang sở hữu bộ vi xử lý mới nhất của hãng. Tát cả
những yếu tố đã gấy sức hút lớn cho các khách hàng của của iPhone.
3.4.1.2. Phân tích nhãn hiệu của sản phẩm
Nhãn hiệu này đã gửi gắm khá là nhiều trong tên gọi sản phẩm của mình. Cụ thể là chữ “i”
trong iPhone chữ “i” ở đây được nhắc đến là internet và “Phone” là điện thoại. Chữ “i” còn
có nhiều nghĩ được ông Steve Jobs nhắc đến đó là "individual" (tính cá nhân), "instruct
(hướng dẫn), "inform" (truyền thông tin) và "inspire" (truyền cảm hứng).
Về nhãn hiệu của Apple thì thấy rất rõ khác biệt với những nhãn hiệu khác. Với những cái
tên rất dễ nhớ cho sản phẩm của họ như: iPhone, iMac, iPab, iPod, iTunes,….. Có thể thấy
những cái tên này làm cho khách hàng của Apple rất dễ nhớ.
Một đặc điểm nhãn hiệu đình đám của Apple mà ai cũng biết đó chính là hình ảnh logo quả
táo khuyết của mình. Với ý nghĩa quả táo tượng trưng cho sức mạng, sự khám phá vẻ đẹp
cao quý. Chi tiết quả táo bị cắn một miếng do Steve Jobs cho rằng Apple chưa thực sự hoàn

24
hảo, ông luôn đi tìm sự hoàn hảo và coi đó như thông điệp nhắc nhở nhân viên luôn sáng tạo.
Một đặc điểm nhãn hiệu nữa không thể không kể đén đó là các sản phẩm của Apple chỉ có
nhưng thiết kế đơn giả nhưng luôn mang lại những sự tinh tế và sang trọng.
3.4.1.3. Phân tích đặc tính của sản phẩm
Các đặc tính của những sản phẩm Apple luôn mang cho mình những nét khác biệt riêng làm
cho người tiêu dùng thấy được lợi ích khác biệt của Apple mà họ mang lại.
Và một đặc tính để nói khác biệt nhất của nhà Apple mang đến cho iPhone cũng như những
dòng sản phẩm khác mà các khách hàng của họ luôn hài lòng đó là Apple chỉ sự dụng hệ
điều hành riêng cho mình. Với đặc tính này đã giúp cho Apple có một lượt “fans” lớn bởi sự
tao nhã cùng với tính bảo mật cao, dễ sử dụng và rất ổn định. Có kho ứng dụng App Store
phong phú thu hút nhiều nhà phát triển mang về daonh thu rất cao, kho âm nhạc chất lượng
iTunes tiên phong trong lĩnh vực âm nhạc trực tuyết từ những năm 2000.
Với những dòng iPhone cao cấp của họ thì ngoài thiết kế bắt mắt sang trong thì được trang bị
khung viền thép không gỉ tạo sự khác biệt với những dòng còn lại.
Bên cạnh phần mền thì phần cứng của iPhone cũng cần được nhắc đến bởi đây là những thiết
kế điện thoại với vẻ ngoài bóng bẩy cùng với logo quả táo cắn dở cực riêng biệt.
Đặc tính khi nhắc đến iPhone là những linh phụ kiện rất nhiều rất dễ tìm kiếm và thay thế dễ
dàng.
3.4.1.4. Các dịch vụ hỗ trợ của sản phẩm
Để hộ trợ tốt nhất về dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam. Người dùng
chỉ cần gọi và đầu số 1800 1127 (9h – 18h) thứ 2 đến thứ 6. Là theo hướng dẫn sẽ có thể kết
nối trực tiếp với nhân viên chăm sóc của Apple.
Với các thiệt bị công nghệ thì khách hang luôn quan tâm tới những dịch vụ bảo hàh, sửa
chứa do bị hỏng hóc. Năm được tâm lý chung này Apple cũng có những chính sách hôc trợ
của mình để giúp khách hàng.
Apple Care Protection Plan (gọi tắt là AppleCare hoặc Care) là một gói dịch vụ và hỗ trợ tích
hợp của Apple, giúp kéo dài thời hạn bảo hành cho các thiết bị của hãng.
Với việc bảo hành sản phẩm của mình. Phạm vi bảo hành, thời gian lên đến 12 tháng, sẽ bắt
đầu khi khách hang mua Chương trình và kết thúc vào thời điểm cụ thể xác nhạn chương
trình quý khách. Những gì được bải hành luôn là câu hỏi đặc ra. Đó là về dịch vụ phần cứng
(khiếm khuyết vật liệu xây dựng chế tác, dung lượng phin, thông số kỹ thuật,…)

25
3.4.1.5. Bao bì
Bao bì cũng là một sự thành công của Apple, khi thương hiệu táo khuyết này không chỉ đầu
tư vào mẫu mã sản phẩm mà còn đến những mẫu túi giấy, túi giấy có sự đồng nhất về logo,
màu sắc, chúng được thiết kế đẳng cấp và chi tiết vô cùng.
Với vỏ hộp iPhone được làm bằng giấy. Theo như nhà sản xuất thì đây là những chiến vỏ
hộp thân thiện với môi trường, chúng được lấy từ rừng cây Thụy Điển được tái trồng suốt 10
năm qua.
Tất cả những phụ kiện đi kèm bên trong hộp cũng được đóng gói bằng giấy nhiều nhất có thể
bởi vì nhãn hiệu này đâỷ mạnh gairm thiểu chất thải nhựa
3.4.2. Giá
Một yếu tố khác trong kế hoạch phân biệt sản phẩm bắt nguồn từ chiến lược định giá của
công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức
giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao. Các
sản phẩm Apple giá thấp nhất liên tục rơi vào tầm trung, nhưng khách hàng sẵn lòng trả giá
đó cho chất lượng cao của trải nghiệm người dùng. Chiến lược định giá này ngược lại các
nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động khác khi đưa ra các thiết
bị có chi phí thấp hơn.
Với chiến lược đính giá cao hơn các đối thủ canh tranh. Apple tin tưởng rằng một sản phẩm
chất lượng cao xứng đáng được mức giá cao
3.4.2.1. Bảng giá

STT Sản phẩm Dòng đời Giá


iPhone 12 Pro Max 1099$ - 1399$
iPhone 12 Pro 999$ - 1299$
1 iPhone 12
iPhone 12 799$ - 949$
iPhone 12 mini 699$ - 849$
iPhone 11 Pro Max Từ 1099$
2 iPhone 11 iPhone 11 Pro Từ 999$
iPhone 11 599$ - 749$
3 iPhone Xr iPhone Xr 499$ - 599$

Bảng 3.4: Bảng giá

26
3.4.2.2. Nhận xét bảng giá
Theo như bảng giá ở trên thì với sản phẩm của mình thì một dòng sản phẩm điện thoại của
mình thì cũng đã phân bổ giá với nhiều mức giá với các dòng sản phẩm khác nhau cũng giúp
cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn tăng sự tiếp cận tới đối tượng khách hàng mà nhãn
hàng muốn hướng đến.
Nhìn chung về bảng giá thì thấy được Apple đang định vị sản phẩm điện thoại mình là một
sản phầm tầm cao. Với mức giá có sự chênh lệch với những đối thủ cạnh tranh. Nhưng ta
thấy được họ đã thàng công trong việc định giá của mình bởi vì khách hàng nhận thấy được
những lợi ích Apple đem lại cho họ nhiều hơn so với số tiền họ bỏ ra để sở hữu một sản
phẩm Apple.
Ta có thể đi so sánh nhanh giá của sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ cạnh tranh của nhà
Apple đó là Samsung. Với hiện tại chiế iPhone 12 Pro Max có mức giá khoảng 30 – 35 triệu
đồng thì cùng với phân khúc cao cấp đó của nhà đối thủ Samsung chúng ta có chiếc Samsung
Glaxy S21 Ultra 5G chỉ với mức giá khoảng 25 triệu. Cho ta thấy mặc dù là cùng phân khúc
cao cấp nhưng giá sản phẩm của Apple cao hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.
3.4.2.3. Chiến lược giá điển hình
Dựa trên tâm lý người dùng Apple nhằm định vị thương hiệu và cạnh tranh với đối thủ nhì
tập đoàn này đã kết hợp đồng thời 3 chiến lược giá cơ bản, đó là: chiến lược gỉảm giá nhanh
để cạnh tranh với chiến lược giá hớt váng, chiến lượt giá tham chiếu cao nhằm đánh vào tâm
lý người dùng.
- Chiến lược giảm giá: Apple nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng rất tốt, tuy
nhiên giá thành lại khá là cao so với mặt bằng chung. Hãng bắt đầu thực hiện chiến
lược này để làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. Việc cắt gairm chi phí sản xuất
cũng là một phần trong kế hoạch này. Hãng đã kí kết hợp đồng dài hạn với các nhà
sản xuất phần cứng cùng những đơn vị hàng có giá trị hơn.
- Chiến lược hớt váng: Việc này định giá cao ban đầu để thu hút được liwj nhuận với
tỷ suất lớn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Khi phát minh ra một dòng điện thoại hay sản
phẩm mới sẽ được áp dụng chiến lược này để lấy được phần ngọn của thị trường.
Nhưng sau đó vì giá quá cao nên số người mua lại không nhiều, doanh nghiệp giảm
giá dần để có thêm những khách mới.
- Chiến lược tham chiếu cao: với chiến iPhone đầu tiên được bán với giá mốc là 599
USD nhưng sau đó họ giảm xuống từ từ thàng co số 199 USD cố định. Khách hàng sẽ
lấy mức tham chiếu là 599 USD nên sau khi họ nhận được mức giá 199 USD thì sẽ
trở nên chẳng đáng kể.

27
Với chiến lược giá điển hình của Apple là tung ra sản phẩm với giá cao, giảm giá rồi giới
thiệu sản phẩm mới đến với giá cao không kém và lại giảm giá hơn nữa. Tuy nhiên Apple
cũng mặc một số sai lầm trong việc định giá, Như trường hợp giảm gần 30% giá iPhone chỉ
sau 2 tháng ra mắt.
Việc giảm giá điện thoại sau một thời gian tung ra thì trường là việc bình thường nhưng việc
giảm giá quá nhanh gây ra hiệu ứng ngược.
3.4.3. Phân phối
Kênh phân phối chính thống tại Việt Nam:

Ảnh 3.3: Kênh phân phối thứ nhất chính thống tại Việt Nam

- Nhà sản xuất: nhà phân phối ở đây là là công ty Apple phân phối chính hãng về Việt
Nam với dòng điện thoại iPhone sẽ có mã VN/A.
- Nhà phân phối: sản phẩm Apple chính hãng được bán tại các cửa hàng được Apple
uỷ quyền như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Nguyễn Kim, Future World,...
- Khách hàng: đây là những khách hàng trực tiếp đi đến các cửa hàng phân phối này
để mua sản phẩm. Chiếm thị phần bán lẻ lớn tại Việt Nam, Thế Giới Di Động và FPT
Shop hiện đang làm việc trực tiếp với Apple để tự nhập và bán ra tất cả sản phẩm của
Apple và phụ kiện.

Ảnh 3.4: Kênh phân phối thứ hai chính thống tại Việt Nam

- Nhà bán lẻ: ở kênh phân phối này sẽ có thêm nhà bán lẻ. các cửa hàng nhỏ hơn sẽ
nhập hàng từ các nhà phân phối như Synnex FPT, Viettel Xuất Nhập Khẩu, hay các
nhà phân phối mới hiện nay gồm Digiworld và Petrosetco.
28
- Khách hàng: khách hàng ở đây sẽ không mua trực tiếp tại các cửa hàng phân phối
lớn, mà đi mua ở các hệ thống bán nhỏ lẻ. Việc này giúp cho việc tiếp cận với với sản
phẩm điện thoại mang mã của Việt Nam càng rộng.
Kênh phân phối không chính ngạch tại Việt Nam:

Ảnh 3.5: Kênh phân phối không chính ngạch tại Việt Nam

- Trung gian: trung gian ở đây nhắc đến người bán nhập hàng các mã khác của các thị
trường khác về Việt Nam ví dụ như Mỹ, hàn, Nhật,.... Hoặc là hình thức sách tay họ
qua các Apple Store bên nước khác để mua sản phẩm và xách tay về nước để tiêu thụ.

Vớ chiến lược phân phối độc quyền : Apple với chiến lược này đã cho ra các dòng sản phẩm
ở riêng thị trường nào sẽ có mã riêng của nó ví dụ như Việt Nam (VN), Singapore (ZA), Hàn
Quốc (HK), Mỹ (LL),..... Với từng dòng sản phẩm phân phối ở các thị trường thị sẽ có một
số ít mang nét khsc biệt của thị trường đó. Như ở Nhật Bản và Hàn Quốc thì tính năng chụp
hình của iPhone khi mang mã nước này sẽ không tắt được âm chụp ảnh để chống tình trạng
chụp trộm.
Kênh phân phối của Apple được Apple kiểm soát rất chặt chẽ và có hiệu quả.
Apple có công ty con và hệ thống rộng khắp thế giới. Các đại lý tiếp cận khách hàng một
cách thân thiện. Apple rất đa dạng trong mạng lưới bán hàng của mình. Tại Việt Nam thì
chưa có Apple Store.
Đầu tiên phải kể đến các công ty viễn thông. Hễ nơi nào có mang điện thoại, nơi đó sẽ có
Apple bán được hàng hóa mà còn giúp họ tránh được các chi phí kho bãi, bảo quản.
Apple còn có chuỗi bán lẻ trực tiếp của chính mình trên wedsite. Theo như con số thu thập
được Apple hiện tại có hơn 300 cửa hàng tại hơn 10 quốc gia. Các Apple Store là một trong
những yếu tố làm Apple thành công.
3.4.4. Chiêu thị
Marketing “bí mật” và “rò rỉ” rồi đến chính thức. Các phương tiện truyền thông đại chúng có
một sức mạnh rất lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp như Apple. Apple lợi dung truyền

29
thông để quảng cáo cho các sản phẩm của mình. Ngoài ra họ còn cho sản phẩm của hình xuất
hiện trên các bộ phim ảnh. Bằng các này hình ảnh Apple sẽ in sâu vào tâm trí người dung.
Tại thị trường Việt Nam khi rỏ rỉ những hình ảnh về sản phẩm mới. Việc này khích cho các
iFAn và Anti Fan đấu nhau làm cho các hình ảnh dòng sản phẩm của Apple được xuất hiện ở
rất nhiều diễn đàn.
Ta có thể thấy với những thông điệp dễ hiểu, đơn giả, dễ nhớ và dễ chia sẽ. Tuy nhiên đơn
giản không có nghĩa là thiếu đi ý nghĩa chiều sâu.
Apple có đội ngũ bán hang chất lượng cao, phong thái phục vụ chuyên nghiệp, họ luôn tạo
cho khách hàng những trải nhiệm công nghệ thú vị. Apple tận dụng quảng cáo qua các
phương thức giữ các khách hàng. Không có chiến lược Marketing nào hiệu quả hơn là để
khách hàng tiếp thị cho mình.

*Tóm tắt chương 3:


Cho đến thời điểm hiện tại thị trường Smartphone ở Việt Nam với sự tham gia của rất nhiều
thương hiệu, với nhiều mức giá khác nhau. Từ thấp cho đến cao việc này giúp cho khả năng
tiếp cận với samrtphone với khách hàng cũng ngày càng tăng, cho dù là đối tượng khách
hàng ở thành thị hay khu vực nông thôn. Vì nền tảng di đổng đang là một nền tảng có tiềm
năng rất lớn vì thế các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp vì thế cũng đang chú trọng ưu tiên
các sản phẩm của họ cho nền tảng này hơn. Với nhà Apple thì tháng 6/2020 với thị phần theo
số lượng thiết bị sử dụng lến đến 39%. ở thời điểm bây giờ thị đó là thiết bị được người tiêu
dùng Việt sử dụng nhiều nhất.
Đôi nét về tập đoàn Apple Apple Inc là một tập đoàm công nghệ máy tính của Mỹ. Có trụ sở
chính tại thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở San Francisco, bang California. Với 3 thành
viên sáng lập: Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Way. Khu vực hoạt động của tập đoàn
này là toàn thế giới, khu vực hoạt động rông lớn Loại hình kinh doanh cũng rất rộng lớn
Mục tiêu của Apple thay vì muốn người dùng nâng cấp iPhone mới sau mỗi năm, giờ đây
Apple lại muốn mỗi chiếc iPhone được dùng lâu nhất có thể. Với sứ mệnh Apple thiết kế
máy Mac, các máy tính cá nhân tốt nhất, cùng với hệ điều hành OS X, iLife, iWord và các
phần mềm chuyên nghiệm.
Với danh mục sản phẩm rất đa dạng với nhiều dòng điện thoại cùng nhiều mãu mã.
Yếu tối ảnh hưởng đến hoạt động Marketing- Mix. Với Vĩ mô thì có môi trường chính trị -
luật pháp, văn hóa – xã hội. Vi mô thì có các yếu tố về khách hàng với lượng khách trung
thành rất lớn và Apple cũng có rất nhiều đủ thủ cạnh tranh, đổi thủ cạnh tranh lớn phải kể
đến đó là Samsung.

30
Chiến lược STP. Phân khúc thị trường: Smartphone của Apple chủ yếu đánh vào thị trường
Smartphone cao cấp đẳng cấp, sáng tạo, đột phá. Chọn thị trường mục tiêu với Apple xác
định thị trường khách hàng của mình là nhân viên văn phòng, những người có thu nhập cao
để đáp ứng về yêu cầu giá sản phẩm. Tại Việt Nam với thị trường những người sử dụng
iPhone dân số trẻ, sành công nghệ. Định vị sản phẩm trên thị trường định vị về chất lượng
của iPhone, định vị về giá trị.
Thực trạng hoạt động Marketing – Mix của APPLE. Sản phẩm “Quan trọng là phải đẹp”,
“Một cái tên dễ nhớ” – Apple đã dành cả một khoảng thời gian dài để đầu tư và chăm chút
cho sản phẩm nói chung và dòng điện thoại của mình nói riêng, với thời điểm hiện tại thì các
dòng iPhone 12 đang là sản phẩm chủ lực của Apple. Nhãn hiệu này đã gửi gắm khá là nhiều
trong tên gọi sản phẩm của mình. Cụ thể là chữ “i” trong iPhone chữ “i” ở đây được nhắc
đến là internet và “Phone” là điện thoại, về nhãn hiệu của Apple thì thấy rất rõ khác biệt với
những nhãn hiệu khác. Các đặc tính của những sản phẩm Apple luôn mang cho mình những
nét khác biệt riêng làm cho người tiêu dùng thấy được lợi ích khác biệt của Apple mà họ
mang lại.
Apple Care Protection Plan (gọi tắt là AppleCare hoặc Care) là một gói dịch vụ và hỗ trợ
tích hợp của Apple, giúp kéo dài thời hạn bảo hành cho các thiết bị của hãng. Để hộ trợ tốt
nhất về dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam. Bao bì cũng là một sự
thành công của Apple. Giá, một yếu tố khác trong kế hoạch phân biệt sản phẩm bắt nguồn từ
chiến lược định giá của công ty, tthì với sản phẩm của mình thì một dòng sản phẩm điện
thoại của mình thì cũng đã phân bổ giá với nhiều mức giá với các dòng sản phẩm khác nhau
cũng giúp cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn tăng sự tiếp cận tới đối tượng khách hàng
mà nhãn hàng muốn hướng đến. Tập đoàn này đã kết hợp đồng thời 3 chiến lược giá cơ bản,
đó là: chiến lược gỉảm giá nhanh để cạnh tranh với chiến lược giá hớt váng, chiến lượt giá
tham chiếu cao nhằm đánh vào tâm lý người dùng. Phân phối, Kênh phân phối của Apple
được Apple kiểm soát rất chặt chẽ và có hiệu quả. Apple có công ty con và hệ thống rộng
khắp thế giới. Các đại lý tiếp cận khách hàng một cách thân thiện. Apple rất đa dạng trong
mạng lưới bán hàng của mình. Tại Việt Nam thì chưa có Apple Store. Chiêu thị, Marketing
“bí mật” và “rò rỉ” rồi đến chính thức. Các phương tiện truyền thông đại chúng có một sức
mạnh rất lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp như Apple. Apple lợi dung truyền thông để
quảng cáo cho các sản phẩm của mình. Ngoài ra họ còn cho sản phẩm của hình xuất hiện trên
các bộ phim ảnh. Bằng các này hình ảnh Apple sẽ in sâu vào tâm trí người dung.

31
CHƯƠNG 4:

GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX CỦA TẬP ĐOÀN
APPLE
4.1. Đánh giá hoạt động Marketing - Mix của APPLE
4.1.1. Về sản phẩm
Không thể phủ nhận những thiết kể của iPhone uôn rất là đẹp, tinh tế và luôn mang nét sang
trọng. Tùy vậy, Apple khá là ít sự thay đổi cho thiết kế của những sản phẩm của mình.
Cho đến thời điểm hiện tại những gì iPhone làm được trên sản phẩm của mình thì các dòng
Smartphone khác cũng đã làm được thậm chí là hơn trong cùng phân khúc.
Khi nhắc đến Apple ta sẽ nhớ đến một hệ điều hành siêu mượt, nhiều ứng dụng hơn điều mà
hệ điều hành Android giờ đây cũng không còn quá thua kém nhưng vẫn không thể phủ nhận
về độ ổn định của hệ sinh thái riêng biệt của hệ điều hành này.
4.1.2. Về giá
Apple cần cẩn thận hơn trong chiến lước giá hớt váng của mình. Việc giảm giá sản phẩm
điện thoại quá nhanh của Apple đã gây ra tác dụng ngược. Giảm giá là đi đúng hướng nhưng
không phải là quá nhanh, quá nhiều như Apple đang làm.
Giá của những dòng sản phẩm ra mắt ngày càng cao quá nhiều so với các đói thủ. So hiện tại
đang ảnh hưởng bới dịch Covid – 19, thì người tiêu dùng sẽ ngần ngại hơn khi chi trả mức
giá đó cho sản phẩm của Apple trong khi họ thể mua những sản phẩm của Android cùng
phân khúc với mức giá hợp lý hơn.
4.1.3. Về phân phối
Việc ký kết hợp đồng phân phối với số ít nhà mạng phần nào đã hạn chế việc đưa sản phẩm
iPhone chính hãng vào tay người dùng. Hiện nay Apple đang ngày càng mở rộng việc ký kết
với nhiều nhà mạng cùng một lúc. Đó là một bước đi đúng với xu hướng
4.1.4. Về chiêu thị
Việc úp mở thông tin có thể tạo ra những tin sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông trước đó nhưng
việc ra một sản phẩm “không gì khác” so với tin đồn dần dần sẽ mất đi sự háo hức của người
dùng. Các iFan sẽ dần thật vọng về sự độc đáo khó đoán trước của iPhone.
4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing - Mix của APPLE
4.2.1. Giải pháp về sản phẩm
Giả pháp cho sản phẩm của Apple sẽ chỉ có duy nhất một cách để cuốn hút người dùng nâng
cấp các sản phẩm của mình. Đó là tạo ra những sản phẩm mới với cải tiến vượt bật những
thiết kế cũ cũng như về cấu hình. Đay cũng là giải pháp khó nhất.

32
Có một giả pháp tệ hơn đó là ngưng hỗ trợ các sản phẩm cũ.
4.2.2. Giải pháp về giá
Giả pháp cho vấn đề giá ở đây sẽ là cẩn thận hơn trong các chiến lược của mình và siết chặc
và cố định giá sản phẩm của mình, đừng để mức giá xuống dốc quá nhanh.
4.2.3. Giải pháp về phân phối
Ngày càng mở rộng thị trường. Tại nhiều kênh phân phối đến với nhiều nước hơn để tăng
được sự tiếp cận.
4.2.4. Giải pháp về chiêu thị
Tạo ra nhiều ấn phẩm cho truyền thông hơn của nahxn hiệu. Nhằm thúc đẩy sự hứng thú cho
các Fan của nhãn hiệu này.
*Tóm tắt chương 4
Để đánh giá hoạt động của Marketing – Mix của nhãn hiệu Apple. Đầu tiên với sản phâm của
họ dần không có sự cải tiến quá vượt bật so với các thể hệ trước hay cả hệ điều hành cua rhoj
cũng đang bị bão “hòa” với các hệ điều hàng Androi khác. Tiếp theo về giá các chiến lược
của Apple đôi khi đang gây ra hiệu ứng ngược nhất là việc định giá quá cao so với đối thủ
cạnh tranh hay cả việc giảm giá sản phâm cũng khá là nhanh so với thời diểm ra mắt. Phân
phối việc ký kết ít hợp đồng phân phối đang là một rào cảng, nhưng để nói về kênh phấn
phối hiện tại thì họ đang mở rộng rất là tốt. Cuối cùng về chiêu thị thì việc úp mở các thông
tin sản phẩm của mình trên mạng xã hội đã phần nào gây nhiều hiệu ứng tiêu cực. Giả pháp
cho những yếu tố trên thì về sản phẩm họ có thể cố gắng cải tiến vướt bật hơn để có khaorng
cách ngày càng xa với những dòng Smartphone của Android, giá cần cẩn trọng hơn, phân
phối ngày càng mở rộng tăng độ tiếp cận và chiêu thị thì sẽ ra những ấn phẩm ngày càng đặc
sắc hơn.

33
CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING – MIX CHO TẬP ĐOÀN APPLE
Iphone là dòng sản phẩm thành công nhất dù “sinh sau để muộng” hơn những dòng sản phảm
khác cảu hãng những nó đóng góp rất nhiều trong doanh thu của Apple, cho đến thời điểm
hiện tại doanh thu của iPhone chiếm 60% doanh thu của Apple. Iphone cũng alf thương hiệu
đi sâu vào tâm trí khách hàng nhất. Những tahfnh công cảu iPhone không thể không kể đến
nhwuxng chiến lược tài tình của nhà quản trị Steves Jobs và hiện nay là Tim Cook, CEO của
Apple. Nếu Steves Jobs là thiên tài về sáng tạo thì Tim Cook là thiên tài về kinh tế. Những
chiến lược của Apple dưới thời Tim Cook đã góp phần to lướn cho lợi nhuận của Apple.
Những cần những gải giáp phù hợp hơn để cho Smartphone về lâu dài có thể giữ vũng vị thế
tiên phong đi đầu của mình. Đặc biệt có thể tạo ra những sản phẩm mang tính cách mjang –
đột phá gay gắt để ngày càng vươn lên cạnh tranh với các đối thủ.

34
MỤC LỤC ẢNH
Ảnh 3.1: Sơ đồ thị phần theo phân khúc giá smartphone tháng 9/2019
Ảnh 3.2: So sánh sản phẩm
Ảnh 3.3: Kênh phân phối thứ nhất chính thống tại Việt Nam
Ảnh 3.4: Kênh phân phối thứ hai chính thống tại Việt Nam
Ảnh 3.5: Kênh phân phối không chính ngạch tại Việt Nam

35
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thống kê về doanh thu và lợi nhuận của Apple 3 năm 2018, 2019,2020
Bảng 3.2: Danh mục sản phẩm của APPLE
Bảng 3.3: Danh mục dòng điện thoại của Apple
Bảng 3.4: Bảng giá

36
TÀI LIỆU THAM KHAO

Giáo trình Marketing căn bản Đại học Tài chính – Marketing
https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-truyen-thong-cua-samsung-dinh-vi-
thuong-hieu-dinh-cao/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Apple_Inc.
https://genk.vn/internet/lich-su-40-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-apple-qua-
30-buc-anh-20150827152101303.chn
https://24htech.vn/iphone-12-van-la-mau-iphone-ban-chay-nhat-cua-apple-suc-hut-
cuc-ky-an-tuong.html
https://www.slideshare.net/appota/bo-co-th-trng-di-ng-v-ng-dng-smartphone-vit-
nam-na-u-nm-2020-bn-rt-gon
https://mediamart.vn/tin-tuc/dien-thoai/ban-co-nen-bo-lo-nhung-xu-huong-dien-
thoai-thong-minh-trong-tuong-lai.htm
http://kinhtedothi.vn/nguoi-viet-co-them-2-dia-chi-mua-iphone-chinh-hang-
388516.html
https://www.24h.com.vn/thoi-trang-hi-tech/bi-mat-thu-vi-tu-nhung-chiec-vo-hop-
iphone-c407a910523.html
https://www.apple.com/

37
38

You might also like