You are on page 1of 55

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI


THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN SAO VIỆT

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THU

Lớp: HQ5 – GE07

Khóa học: CLC khóa 5

MSSV: 030805170150

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI


THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN SAO VIỆT

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THU

Lớp: HQ5 – GE07

Khóa học: CLC khóa 5

MSSV: 030805170150

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực và trích dẫn đầy đủ.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thu


LỜI CÁM ƠN
Sau 3 tháng thực tập với đề tài: “ Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu
khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt” cũng đã hoàn thành. Đây là kết
quả của quá trình học hỏi và cố gắng của bản thân. Tuy nhiên thành công này khó có
thể đạt được nếu không có sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình mà tôi nhận được từ phía
nhà trường cũng như của quý công ty.

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hiền đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và đưa ra những lời góp ý tâm huyết để tôi hoàn thành tốt báo cáo
thực tập của mình.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán
Sao Việt đã tiếp nhận tôi thực tập tại quý công ty. Đặc biệt, các Cô (Chú) và Anh
(Chị) đã giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với công
việc thực tế và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt quá trình thực tập.

Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như ảnh hường của dịch bệnh Covid-19
và cũng là lần đầu tiên tiếp cận thực tế nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ và còn
nhiều sai sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy cô và các Cô
(Chú), Anh (Chị) trong Công ty Kiểm toán để bài báo cáo thực tập của tôi được hoàn
thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy cô, Ban Giám đốc và các Cô (Chú), Anh (Chị)
trong Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui, luôn
thành công trong công việc và cuộc sống.

Trân Trọng

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thu


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ...................................................................................................iii
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU
KHÁCH HÀNG............................................................................................................2
1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.................2
1.1.1. Khái niệm, đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính....................................2
1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính.................................................2
1.1.3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.......................................................3
1.2. Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng ảnh hưởng đến kiểm toán
báo cáo tài chính........................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm nợ phải thu khách hàng............................................................7
1.2.2. Đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng...........................................7
1.2.3. Các sai sót và gian lận thường gặp trong kiểm toán nợ phải thu khách
hàng 7
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng đối với các doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính..................................................................8
1.3.1. Mục tiêu kiểm toán...................................................................................8
1.3.2. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng...................9
1.3.3. Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng.......................10
1.3.4. Hoàn thành kiểm toán nợ phải thu khách hàng.......................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI
THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT TẠI CÔNG
TY TNHH PHÚ THỊNH.............................................................................................12
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt........................................12
2.1.1. Thông tin chung......................................................................................12
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển...........................................................12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự......................................................................13
2.1.4. Các loại hình dịch vụ..............................................................................14
2.1.5. Phương pháp kiểm toán và tổ chức thực hiện..........................................15
2.2. Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng của Công
ty TNHH kiểm toán Sao Việt tại Công ty TNHH Phú Thịnh...................................16
2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch............................................................................16
2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán................................................................25
2.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán..............................................................27
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN SAO VIỆT......................................................................................................28
3.1. So sánh lý thuyết và thực tế...........................................................................28
3.1.1. Giống nhau..............................................................................................28
3.1.2. Khác nhau...............................................................................................28
3.2. Nhận xét ưu, nhược điểm quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách
hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt...........................................................29
3.2.1. Ưu điểm..................................................................................................29
3.2.2. Nhược điểm.............................................................................................31
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................32
3.3. Kiến nghị.......................................................................................................32
KẾT LUẬN................................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35
PHỤ LỤC...................................................................................................................36
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCTC Báo cáo tài chính

KH Khách hàng

KSNB Kiểm soát nội bộ

KT Kiểm toán

TGĐ Tổng giám đốc

VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam


(Vietnam Association of Certified Public
Accountants).

i
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán Khoản mục Nợ phải thu khách hàng

Bảng 1.2 Các thủ tục kiểm toán và mục tiêu kiểm toán tương ứng.

Bảng 2.1. Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Bảng 2.2. Phân tích sơ bộ BCĐKT Công ty TNHH Phú Thịnh (Các khoản phải thu
ngắn hạn)

Bảng 2.3. Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4. Phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu

ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1.2. Chu trình bán hàng

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH Phú Thịnh

iii
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu
thế nổi bật của kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện sự hội nhập
mạnh mẽ với việc trở thành thành viên chính thức của các tổ chức lớn trên thế giới
như ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Đây là cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia
có nền kinh tế phát triển và hiện đại. Điều này tác động trực tiếp và tạo cho doanh
nghiệp những điều kiện thuận lợi cùng những thách thức, hình thành nhiều phương
thức và hình thức kinh doanh mới.

Đặc biệt trong năm 2020 vừa qua được xem là một năm của những khó khăn và thách
thức lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới
được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh
tế giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, với những giải pháp
quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh của
phát triển kinh tế- xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kế quả tích cực với việc duy trì
tăng trưởng.

Trong bối cảnh các mối quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng và phức tạp, vai trò của
kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng rất quan trọng. Nhờ vào hoạt động
kiểm toán và Báo cáo kiểm toán, các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lí có những
thông tin đáng tin cậy, công khai và minh bạch nhằm giúp họ hiểu rõ hơn về thực
trạng tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết định kinh tế.

Trong kiểm toán độc lập, khoản mục Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan
trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nó phản ánh các khoản nợ phải thu và
tình hình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp với khách hàng. Nhận thức được
tầm quan trọng của khoản mục Nợ phải thu khách hàng nên trong quá trình thực tập
tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt tôi đã chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán
khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt” để
làm đề tài nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập của mình.

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI
THU KHÁCH HÀNG
1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính

Theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 tại Điều 5, khoản 9 nêu “Kiểm toán
báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi
nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về
tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị
được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán”.

Đối tượng trực tiếp của kiểm toán BCTC là các Bảng khai tài chính, mà quan trọng
nhất là các BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Các đối tượng
kiểm toán BCTC cung cấp thông tin tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền của
doanh nghiệp.

Ngoài các thông tin này, trong “Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính” còn giải trình
thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính
sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày
BCTC.

1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu chính của Kiểm toán BCTC là giúp người đọc, người sử dụng báo cáo tài
chính như các nhà đầu tư và nhà quản lí có những thông tin đáng tin cậy dựa vào việc
Kiểm toán viên sẽ thu thập bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến xác nhận rằng
BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp
nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu hay không.

2
Ngoài mục tiêu trên, Kiểm toán BCTC còn giúp doanh nghiệp được kiểm toán thấy
được những sai sót, tồn tại của mình qua đó tìm ra phương án giải quyết, khắc phục
nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

Theo chuẩn mực Kiểm toán số 200, các thuật ngữ trung thực, hợp lý và hợp pháp
được hiểu như sau:

- Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội
dung, bản chất và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết

phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
- Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật,
đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).

1.1.3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Quy trình kiểm toán BCTC là việc Kiểm toán viên xây dựng các bước thực hiện kiểm
toán BCTC để thu thập bằng chứng kiểm toán làm căn cứ về tính trung thực và hợp lý
của BCTC được kiểm toán.

Quy trình kiểm toán BCTC gồm ba giai đoạn là lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện
kiểm toán và hoàn thành kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán


1
Thực hiện kiểm toán
2
Hoàn thành kiểm toán
3

Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

3
1.1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán BCTC, Kiểm toán viên và Công ty
kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức
tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở
cho chương trình kiểm toán.

Ngoài ra Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải xác định và đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở
dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị,
trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện biện
pháp đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

Các chuẩn mực liên quan:

- Hợp đồng kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán số 210)


- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị
được kiểm toán và môi trường của đơn vị (Chuẩn mực kiểm toán số 315)
- Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Chuẩn mực kiểm
toán số 320)
- Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá (Chuẩn mực kiểm
toán số 330)
- Lập kế hoạch kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán số 300)
- Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài
(Chuẩn mực kiểm toán số 402)

1.1.3.2. Thực hiện kiểm toán


Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng
cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển
khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra
ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC dựa vào các
bằng chứng đầy đủ, có giá trị.

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

4
Thử nghiệm kiểm soát hay còn gọi là thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ được
thực hiện bởi kiểm toán viên trong suốt giai đoạn thử nghiệm kiểm soát nhằm thu thập
bằng chứng đối với tính hữu hiệu hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Nếu kiểm soát là hiệu quả, kiểm toán viên có thể lập kế hoạch kiểm toán dựa trên sự
tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ do đó sẽ giảm được thời gian thu thập các
bằng chứng kiểm toán. Như vậy, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giúp xác
định khối lượng công việc, thời gian thực hiện của kiểm toán viên.

Kỹ thuật sử dụng áp dụng thủ tục kiểm soát:

- Kỹ thuật điều tra - Kỹ thuật phỏng vấn

- Quan sát việc áp dụng các thủ tục - Thực hiện lại các thủ tục
kiểm soát kiểm soát
Thực hiện thử nghiệm cơ bản

 Thực hiện thủ tục phân tích

Theo chuẩn mực Kiểm toán số 520, thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông
tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài
chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra khi cần thiết về các biến động
hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan
khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính.

Phương pháp phân tích:

- Kiểm tra tính hợp lý (Reasonableness test)


- Phân tích tỷ suất (Ratio analysis)
- Phân tích xu hướng (Trend analysis)

Dữ liệu cho quy trình phân tích

- Dữ liệu của kỳ hiện tại so với kỳ trước hoặc giữa các kỳ


- Dự liệu thực tế so với kế hoạch hoặc dự toán
- Dữ liệu tài chính và phi tài chính
- Dự liệu tực tế của đơn vị so với chỉ tiêu chung của ngành.

5
 Thực hiện các thử nghiệm chi tiết

Là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm tra số dư từng khoản mục hoặc
nghiệp vụ.

- Kiểm tra số dư: phân tích, chọn mẫu kiểm tra mức độ trung thực, chính xác về
số dư của từng khoản mục.
- Kiểm tra nghiệp vụ: kiểm tra việc ghi nhận, các chừng từ, tài liệu liên quan của
nghiệp vụ được nghi nhận hợp lý, hợp pháp.

Các kỹ thuật trong kiểm tra chi tiết:

- So sánh - Tính toán

- Xác - Kiểm tra thực tế


nhận

- Quan sát - Soát xét lại chứng từ sổ sách


Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

- Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC
- Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán
số 450).

1.1.3.3. Hoàn thành kiểm toán


Sau khi hoàn thành kiểm tra từng phần hành riêng lẻ, kiểm toán viên cần tổng hợp các
kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính tổng quát trước
khi lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, sau đó đưa ra ý kiến kiểm toán.

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: khi kiểm toán viên cho rằng BCTC của đơn vị
được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý dựa trên các khía cạnh trọng yếu về
tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán.
- Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần:
 Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng

6
chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán
viên kết luận là có sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng
không lan tỏa đối với báo cáo tài chính
 Ý kiến kiểm toán trái ngược: kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng kiểm
toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sái sót, xét
riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
 Từ chối đưa ra ý kiến: Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm
toán
viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở
đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có
của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo
cáo tài chính.

1.2. Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng ảnh hưởng đến kiểm
toán báo cáo tài chính
1.2.1. Khái niệm nợ phải thu khách hàng
Nợ phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng
với tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, các khoản đầu
tư tài chính, cung cấp dịch vụ.

Trên Bảng cân đối kế toán, nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần A “ Tài
sản ngắn hạn”, gồm khoản mục phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và khoản
mục Dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó, hiệu số giữa Phải thu khách
hàng và Dự phòng phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu thuần, tức giá trị thuần
có thể thực hiện được. Riêng khoản phải thu dài hạn của khách hàng được trình bày
trong phần B “Tài sản dài hạn”.

1.2.2. Đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng

- Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận
như
bị nhân viên chiếm dụng hoặc biển thủ.
- Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh

7
doanh, do đó đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng hoặc che dấu doanh thu
và lợi nhuận của đơn vị.
- Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của các
nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.

1.2.3. Các sai sót và gian lận thường gặp trong kiểm toán nợ phải thu
khách hàng
- Khoản nợ phải thu KH trình bày trên BCTC không có thực do các khoản phải

thu khách hàng bị ghi khống, hoặc tồn tại những khoản phải thu đã thu hồi nhưng
chưa được ghi giảm nợ phải thu.

- Các khoản phải thu KH không được phân loại đúng.


- Hóa đơn được bán cho khách hàng không có thực, không phát sinh nghiệp vụ

bán hàng hoặc đã bán, đã giao hàng chó khách hàng nhưng chưa phát hành hóa đơn để
ghi nhận doanh thu và nợ phải thu.

- Đánh gia sai về tình hình của khách dẫn đến cấp hạn mức tín dụng và ngày
công nợ sai.
- Chính sách bán chịu của công ty không rõ ráng, nhất quán.
- Trích lập dự phòng sai hoặc không trích lập dự phòng.
- Gian lận gối đầu (lapping): được thực hiện bằng cách ghi nhận trễ khoản tiền đã
thu hồi và bù đắp bằng những khoản thu sau đó. Do đó sẽ làm cho số dư tài
khoản nợ phải thu khách hàng được công bố sẽ cao hơn mức thực tế và chỉ khi
nào đối chiếu công nợ chi tiết và thường xuyên mới phát hiện được.
- Đơn vị hạch toán sai đối tượng khách hàng
- Người mua trả tiền trước bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng nhưng không
có hợp đồng.
- Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp chưa đánh giá lại chênh lệch tỷ giá đối với nợ
phải thu khách hàng gốc ngoại tệ.

8
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng đối với các
doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.1. Mục tiêu kiểm toán

Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán Khoản mục Nợ phải thu khách hàng

Mục tiêu kiểm toán Diễn giải


Hiện hữu
- Nợ phải thu khách hàng thể hiện trên BCTC là có thật.
Quyền
- Nợ phải thu khách hàng trên BCTC thuộc quyền sở hữu
của đơn vị.
Đầy đủ
- Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng đã được ghi
chép đầy đủ.
Đánh giá và phân bổ
- Các khoản nợ phải thu khách hàng được thể hiện trên
BCTC và những điều chỉnh có liên quan đã được đánh
giá, ghi nhận phù hợp theo chuẩn mực và kế toán hiện
hành.
Ghi chép chính xác
- Số liệu chi tiết của tài khoản nợ phải thu khách hàng
khớp đúng với số dư trên sổ cái.
- Các phép tình liên quan đến tài khoản nợ phải thu khách
hàng đều chính xác về số học.
Trình bày và thuyết
- Các khoản nợ phải thu được trình bày và thuyết minh thì
minh
có thật, thuộc về đơn vị, đầy đủ, diễn đạt dễ hiểu và phân
loại đúng.
( Nguồn: Giáo trình kiểm toán tập 2 – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).

1.3.2. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Trước khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên cần thu thập những tài liệu:

9
- Chi tiết các khoản phải thu khách hàng, các khoản ứng trước từ khách hàng,
bao gồm số dư nguyên tệ và giá trị chuyển đổi sang đồng Việt Nam (nếu có).
- Liệt kê chi tiết tuổi nợ của các khoản phải thu và bảng chỉnh hợp khớp đúng với
sổ cái (nếu có sự khác biệt).
- Bảng lập dự phòng phải thu khó đòi và danh sách các khoản nợ khó đòi trong
kỳ đã được xóa nợ.
- Chính sách tín dụng cập nhật trong năm (nếu có).
- Những chứng từ nhận tiền sau niên độ tính đến thời điểm kiểm toán của những
khoản phải thu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ qua chu trình bán hàng, đặc biệt là trong bán chịu
của doanh nghiệp

Đơn Xử lý Kiểm tra Lập Xử lý


đặt đơn tín dụng Xuất Giao hóa (Nợ
hàn đặt và xét kho hàng đơn phải
g hàng duyệt bán thu)

Sơ đồ 1.2. Chu trình bán hàng

 Tìm hiểu quy trình bán hàng giúp kiểm toán viên xác định đúng chủ thể liên
quan để thuận tiện cho việc phỏng vấn, thu thập số liệu liên quan đồng thời
nhận diện được rủi ro kiểm toán có thể xảy ra.

1.3.3. Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng

- Đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại,
quy cách, số lượng,… nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở
các nghiệp vụ bán hàng thật sự xảy ra và tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn
vị.

10
- Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các
thủ tục xét duyệt bán chịu hay không.
- Kiểm tra chi tiết thông tin trên hóa đơn bán hàng tại mỗi thời điểm.
- Dựa vào thông tin trên các hóa đơn, chứng từ để kiểm toán viên kiểm tra việc
ghi nhận trên sổ kế toán của đơn vị.

Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan

Xem xét sự xét duyệt và ghi chép vè hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng

Thử nghiệm cơ bản

Bảng 1.2 Các thủ tục kiểm toán và mục tiêu kiểm toán tương ứng.

Loại Thủ tục kiểm toán Mục tiêu kiểm toán


Phân tích các tỷ số:

Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu.

Thủ tục Vòng quay nợ phải thu. Hiện hữu, đầy đủ, đánh
phân tích giá
So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so
cơ bản
với năm trước.

Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư


nợ phải thu khách hàng.
Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích
theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết
Ghi chép chính xác
và sổ cái.

Gửi thư xác nhận. Hiện hữu và quyền


Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán Hiện hữu, đầy đủ
hàng.
Đánh giá và phân bổ
Kiểm tra lập dự phòng phải thu khó đòi.

Xem xét các khoản phải thu khách hàng


Kiểm tra

11
chi tiết bị cầm cố, thế chấp. Trình bày và thuyết minh

Đánh giá chung về sự trình bày và


thuyết minh nợ phải thu khách hàng trên
BCTC.
(Nguồn: Giáo trình kiểm toán tập 2 – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).

1.3.4. Hoàn thành kiểm toán nợ phải thu khách hàng


Dựa trên những bằng chứng thu thập và mức độ trung thực, hợp lý của khoản mục nợ
phải thu khách hàng trên BCTC để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ


PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT
TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THỊNH
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt
2.1.1. Thông tin chung
Tên Công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt

Tên viết tắt: SV Co., Ltd

Địa chỉ trụ sở: 386/51 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0304457750

Số điện thoại: (028) 3526 1357 – 35261358

Người chịu trách nhiệm pháp lý: Nguyễn Mạnh Quân

Email: svc-hcm@vnn.vn

Website: http://saovietaudit.com

Vốn điều lệ: 7.500.000.000 VND

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi theo
cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã
hình thành và phát triển không ngừng.

12
Với xu thế phát triển hoạt động kiểm toán độc lập, Công ty TNHH Kiểm toán Sao
Việt là Công ty Kiểm toán đầu tiên của Khu vực phía Nam được thành lập theo Nghị
định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính Phủ về kiểm toán độc lập và
Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính.

Ngoài văn phòng chính tại số 386/51 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ
Chí Minh, Công ty còn có 04 chi nhánh và 01 Văn phòng đại diện:

 Chi nhánh 01 tại Lô 66, đường số 11, KDC Công ty CP Xây dựng Cần Thơ,
Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.

 Chi nhánh 02 tại số 366/7A, Chu Văn An, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.
Hồ Chí Minh.

 Chi nhánh 03 tại số 41 Ngõ 62 đường Trần Bình, Phường Mai Dịch, Quận Cầu
Giấy, Tp. Hà Nội.

 Chi nhánh 04 tại số 97/21 Đường ĐHT 27, Phường Đông Hưng Thuận, Quận
12, TP. Hồ Chí Minh.

 Văn phòng đại diện tại C19 đường Lê Lợi, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ
Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt gồm khoảng 80 người,
trong đó có 20 Kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và đã
từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong một số Công ty Kiểm toán tại Việt Nam.
Nhân viên của Công ty thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên ngành
thông qua các chương trình huấn luyện nội bộ, chương trình cập nhật kiến thức Kiểm
toán viên hàng năm của Bộ Tài chính, các chương trình tài trợ quốc tế.

Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt có đủ năng lực cung cấp cho khách hàng các dịch
vụ chuyên ngành.

13
Tổng Giám đốc
Nguyễn Mạnh Quân

Phó TGĐ Phó TGĐ Phó TGĐ Phó TGĐ Phó TGĐ

Đinh Tấn Đặng Thị Phùng Chí Nguyễn Lê Viết


Tưởng Thiên Nga Thành Hồng Chuẩn Dũng Linh

Văn phòng Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh
chính TP. Cần TP.HCM TP. Hà Q12
TP.HCM Thơ BT Nội TP.HCM

Phòng NV1 Ban khoa Bộ phận Phó TGĐ


TP. Đinh Thị học – Kỹ Kế toán – TP.NV2 Phạm
Hồng Quế thuật Nhân sự Đông Sơn

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

2.1.4. Các loại hình dịch vụ

Sự đa dạng về dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Dịch vụ kiểm toán:

Kiểm toán báo cáo tài chính; Kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư; Kiểm toán xây dựng
cơ bản; Soát xét Báo cáo tài chính;

Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;

Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ;

14
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.

Dịch vụ tư vấn:

Tư vấn tài chính; Tư vấn thuế; Tư vấn nguồn nhân lực;

Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin; Tư vấn quản lý;

Dịch vụ khác:

Dịch vụ kế toán; Dịch vụ làm thủ tục về thuế;

Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán.

2.1.5. Phương pháp kiểm toán và tổ chức thực hiện


Phương pháp kiểm toán của Sao Việt dựa trên các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Phương pháp kiểm toán tập trung vào đánh giá rủi ro, do đó sẽ hạn chế việc mở rộng
công việc phải thực hiện ở các khu vực ít rủi ro hơn. Chúng tôi sẽ thực hiện cuộc kiểm
toán theo các giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán.

 Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các thành viên chủ chốt của Công ty;
 Thu thập các thông tin chung về Công ty;
 Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán tổng thể;
 Tổ chức thảo luận sơ bộ với Công ty;
 Soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, các ghi chép kế toán và tài liệu của Công
ty;
 Thành lập nhóm kiểm toán và phân công riêng công việc cho từng thành viên;
 Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết;
 Thảo luận kế hoạch kiểm toán với Ban giám đốc và giới thiệu nhóm kiểm toán
với Ban Giám đốc Công ty.

 Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán.

Công việc kiểm toán sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:

15
 Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty;
 Kiểm tra soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của Công ty;
 Kiểm tra lập và soạn thảo báo cáo tài chính.
 Soát xét các thủ tục thanh toán, các cam kết khác về tín dụng và thanh toán;
 Soát xét kiểm soát các thủ tục đấu giá, mua sắm tài sản mới và thanh toán cho
các khoản đầu tư dở dang;
 Phân tích tình hình biến động về vốn của Công ty trong năm;
 Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu phải trả;
 Quan sát thực tế đối với tài sản cố định chủ yếu của Công ty và kiểm tra việc
phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán;
 Đánh giá tính đúng đắn của Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty trong việc
quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định để khẳng định tính hiện hữu, sở
hữu và giá trị của tiền mặt, tài sản cố định và hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ
kế toán;
 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của Công ty;
 Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong
từng trường hợp cụ thể.
 Sau khi kết thúc công việc kiểm toán tại Công ty, chúng tôi sẽ thực hiện tổng
hợp kết quả kiểm toán, ghi nhận lại những nội dung công việc thực hiện cũng
như đưa ra những khuyến nghị mà chúng tôi cho rằng Ban Giám đốc Công ty
cần quan tâm về công tác tài chính kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ
thống quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
 Giai đoạn 3: Chuẩn bị và phát hành Báo cáo Kiểm toán
 Tổng hợp kết quả kiểm toán;
 Giải quyết các vần đề phát sinh trong quá trình kiểm toán;
 Chuẩn bị dự thảo Báo cáo Kiểm toán và Thư quản lý;
 Gửi các Báo cáo dự thảo cho Ban Giám đốc Công ty;
 Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo Kiểm toán, Thư quản lý.

16
2.2. Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng của
Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt tại Công ty TNHH Phú Thịnh
2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch
2.2.1.1. Tìm hiểu khái quát về khách hàng
Công ty TNHH Phú Thịnh chuyển đổi theo Quyết định số 1966/QĐ-UB, ngày
14/12/2006 của UBND tỉnh Phú Yên. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 3604000045 do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp ngày 01/8/2007.

 Tên công ty: Công ty TNHH Phú Thịnh


 Địa chỉ: Lê Trung Kiên – Phường 5 – TP Tuy Hoà – Phú Yên
 Điện thoại VP: 057.3822999 Fax: 057.3811252
 E-mail: congtyphuthinh@gmail.com
 Ngành nghề kinh doanh: Quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, thủy nông,
cung ứng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
 Thế mạnh của doanh nghiệp: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong toàn
tỉnh.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

Chức năng:
 Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, thủy nông, cung ứng nước phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
 Là chủ đầu tư trong việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp hoàn thiện các
công trình thủy lợi thuộc Công ty quản lý.
 Tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế về cung cấp nước và thu thủy lợi phí. Sử dụng
thủy lợi phí theo quy định của Nhà nước và kế hoạch hàng năm của UBND
tỉnh.
Nhiệm vụ:

Công ty TNHH Phú Thịnh được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý và khai thác các
hệ thống thủy nông như sau:

17
 Hệ thống thủy nông Đồng Cam, huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa và TP
Tuy Hòa.
 Hệ thống thủy nông Tam Giang, huyện Tuy An.
 Hồ chứa nước Hóc Răm, huyện Tây Hòa.
 Hồ chứa nước Phú Xuân, huyện Đồng Xuân.
 Hồ chứa nước Đồng Tròn, huyện Tuy An.
 Hồ chứa nước Xuân Bình, thị xã Sông Cầu.
 Hồ chứa nước Kỳ Châu, huyện Đồng Xuân.
 Trạm bơm điện Nam Bình, huyện Đông Hòa.
 Trạm bơm điện Phú Vang, TP Tuy Hòa.
 Trạm thủy nông sử dụng nước sau thủy điện Sông Hinh, huyện Tây Hòa.
 Hồ chứa nước Suối Vực, huyện Sơn Hoà.

Ngành nghề kinh doanh chính

 Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông, cung ứng nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp;
 Xây dựng công trình dân dụng, thủy lợi, giao thông;
 Khai thác cát, sỏi, đá xây dựng;
 Mua bán vật liệu xây dựng;
 Khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi.

2.2.1.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Phú
Thịnh
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH Phú Thịnh

18
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Phú Thịnh

(Nguồn: hồ sơ kiểm toán khách hàng).

Tìm hiểu hệ thống KSNB

Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán viên thực hiện các
phương pháp: điều tra, phỏng vấn, quán sát…

Đối với công ty TNHH Phú Thịnh, kiểm toán viên thiết kế bảng câu hỏi để chọn mẫu
thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Bảng 2.1. Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Câu hỏi Thủ tục kiểm tra


Chọn mẫu ngẫu nhiên 20 hóa đơn trong
1. Hóa đơn bán hàng có được lập dựa
năm. Đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh xuất
trên đơn đặt hàng và lệnh xuất kho
kho, phiếu xuất kho.
hay không?
Chọn 3 tháng trong năm để mượn chứng
2. Các chứng từ gửi hàng có được đánh
từ vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu xuất
số thứ tự liên tục hay không?
hàng. Kiểm tra việc đánh số thứ tự có
liên tục không.
Chọn mẫu ngẫu nhiên 10 bộ chứng từ
3. Công ty có phân cấp xét duyệt đối
bán chịu để kiểm tra.
với từng hạn mức bán chịu hay
không?
Chọn 3 tháng trong năm để mượn biên
4. Hàng tháng có gửi sao kê công nợ
bản đối chiếu công nợ với khách hàng.
cho khách hàng không?
Đối chiếu số kiệu sổ kế toán, xem xét
việc xử lý các chênh lệch (nếu có).
Quan sát quá trình làm việc của công ty.
5. Công ty có phân chia trách nhiệm
giữa các bộ phận hay không?

19
Phỏng vấn các bộ phận liên quan.
6. Hóa đơn có được kiểm tra độc lập
trước khi gửi đi hay không?
Chọn 3 tháng để mượn sổ chi tiết và sổ
7. Đơn vị có thực hiện đối chiếu giữa
cái kiểm tra số liệu.
tài khoản chi tiết về các khách hàng
với tài khoản nợ phải thu khách hàng
trên sổ cái, và việc đối chiếu này thực
hiện khi nào?
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt).

2.2.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

 Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2. Phân tích sơ bộ BCĐKT Công ty TNHH Phú Thịnh

(Các khoản phải thu ngắn hạn) Đơn vị tính: Đồng

31/12/2019 31/12/2018 Biến động Biến động

Chỉ tiêu Trước KT Sau KT Giá trị %

III. Các khoản phải


thu ngắn hạn
94,811,295 2,324,677,337 (2,229,866,042) -95.92%

1. Phải thu ngắn hạn


của khách hàng 1,365,305,789 2,194,099,566 (828,793,777) -37.77%

2. Trả trước cho


người bán ngắn hạn
- 1,447,736,650 (1,447,736,650) -100.00%
3. Phải thu nội bộ
ngắn hạn

20
- - - 0.00%
4. Phải thu theo tiến
độ kế hoạch hợp
- - - 0.00%
đồng xây dựng
5. Phải thu về cho
vay ngắn hạn
- - - 0.00%
6. Phải thu ngắn hạn
khác
49,664,385 12,000,000 37,664,385 313.87%
7. Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi (*)
(1,320,158,879) (1,329,158,879) 9,000,000 -0.68%
8. Tài sản thiếu chờ
xử lý
- - - 0.00%
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt).

Phân tích:

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty TNHH Phú Thịnh năm 2019 đạt 94.811.295,
giảm (2.229.866.042) tương ứng với tốc độ giảm 95.92% so với năm 2018 (đạt
2.324.677.337) => Kiểm toán viên cần kiểm tra kỹ các yếu tố liên quan về việc giảm
này. Để tránh công ty có sai sót trong quá trình hạch toán, ghi nhận vào sổ sách, hoặc
cố tình ghi giảm. Trong đó:

- Phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản phải thu
năm 2019, đạt 1.365.305.789, giảm (828.793.777) tương ứng giảm 37.77% so
với năm 2018 (đạt 2.194.099.566).
- Khoản phải thu ngắn hạn khác tăng mạnh, cụ thể năm 2019 đạt 49.664.385,
tăng gấp 4 lần so với năm 2018 (đạt 12.000.000).
- Dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi năm 2019 ghi nhận tăng 9.000.000 so
với năm 2018, điều này chứng tỏ công ty đã hoàn nhập các khoản nợ phải thu
của khách hàng do đó kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết danh sách phát sinh
dự phòng trong năm.

21
 Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 Biến động Biến


động
Trước KT Sau KT Giá trị
%
Doanh thu bán hàng 36,001,070,22 37,099,017,40 (1,097,947,175 -2.96%
5 0 )
Các khoản giảm trừ doanh - - - 0.00%
thu
Doanh thu thuần bán hàng 36,001,070,22 (1,097,947,175 -2.96%
5 )
37,099,017,40
0
Giá vốn hàng bán 30,917,082,28 30,646,073,91 271,008,366 0.88%
0 4
Lợi nhuận gộp về bán 5,083,987,945 6,452,943,486 (1,368,955,541) -21.21%
hàng
Doanh thu hoạt động tài 1,295,621,611 2,231,772,296 (936,150,685) -41.95%
chính
Chi phí tài chính - 0.00%
Trong đó: - Chi phí lãi - 0.00%
vay
Chi phí bán hàng - 0.00%
Chi phí quản lý doanh 5,370,343,472 5,716,291,106 (345,947,634) -6.05%
nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt (1,959,158,592
động kinh doanh )
1,009,266,084 2,968,424,676 -66.00%
Thu nhập khác 15,454,538 204,220,543 (188,766,005) -92.43%

22
Chi phí khác 5,279,000 5,279,000 0.00%
Lợi nhuận khác 10,175,538 204,220,543 (194,045,005) -95.02%
Tổng lợi nhuận kế toán (2,153,203,597
trước thuế )
1,019,441,622 3,172,645,219 -67.87%
Chi phí thuế TNDN hiện 203,888,324 487,198,568 (283,310,244) -58.15%
hành
Chi phí thuế TNDN hoãn - 0.00%
lại
Lợi nhuận sau thuế thu (1,869,893,353
nhập doanh nghiệp )
815,553,298 2,685,446,651 -69.63%
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt).

Phân tích:

- Doanh thu bán hàng năm 2019 đạt 36.001.070.225 giảm (1.097.947.175)
tương ứng với tốc độ giảm 2.96 % so với năm 2018. Doanh thu hoạt động tài
chính giảm 2 lần so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ giảm 41.95%. Thu nhập
khác giảm (188.766.005) tương ứng với tỷ lệ giảm 92.43% so với năm 2018.
- Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2019 giảm mạnh (2,153,203,597), tương
đương với tốc độ giảm là 67.87% so với năm 2018. Các nhân tố làm cho lợi
nhuận kế toán trước thuế giảm: Gía vốn hàng bán tăng 271.008.366, Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm (1.097.947.175), Thu nhập khác giảm
(188.766.005) trong khi đó Chi phí khác lại tăng 5.279.000 so với năm 2018.
- Lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2019 đạt 815.553.298, giảm mạnh
(1.869.893.353), tương ứng với tốc độ giảm 69.63%. Nguyên nhân do tốc độ
giảm của lợi nhuận kế toán trước thuế lớn hơn tốc độ giảm của chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành. Cụ thể tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm
67.87%, trong khi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chỉ giảm
58.15%.

23
 Phân tích hệ số

Bảng 2.4. Phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu

Các hệ số phân Công thức áp dụng Năm 2019 Năm 2018 So sánh
tích +/- %
Trước KT Sau KT
Vòng quay các (Doanh thu/Phải 26 17 9 52.94%
khoản phải thu thu khách hàng)
Vòng quay hàng (Gía vốn hàng 53 361 (308) -85.32%
tồn kho bán/Hàng tồn kho)

Vòng quay vốn (Doanh thu/(Tài sản 3 2 1 50%


lưu động ngắn hạn-Nợ ngắn
hạn))
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt).

Phân tích:

- Vòng quay khoản phải thu của công ty Phú Thịnh năm 2019 đạt 26 vòng/năm,
quay nhanh hơn 9 vòng/năm, tương ứng với tốc độ tăng 52.94% so với năm
2018 đạt (17 vòng/năm), chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu cao. Kiểm
toán viên cần kiểm tra chi tiết hồ sơ các khoản nợ được thu hồi với từng khách
hàng.
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2019 chỉ đạt 58 vòng/năm, giảm cực mạnh so với
năm 2018 đạt 361 vòng/năm, tương ứng với giảm 85.32%. Chứng tỏ tốc độ
luân chuyển hàng tồn kho chậm, kiểm toán viên cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân
để tránh bỏ qua sai sót trọng yếu.

24
- Vòng quay vốn lưu động năm 2019 tăng 1,5 lần năm 2018, tương ứng tăng
50%. Cho thấy tài sản của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu trong năm tăng
trưởng ổn định.

2.2.1.4. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách
hàng
Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu
VACPA.

Khoản mục phải thu khách hàng được thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu –
khoản phải thu khách hàng (D330) (Phụ lục 01) đảm bảo các mục tiêu kiểm toán:

- Hiện hữu -Quyền và nghĩa vụ - Phát sinh

- Chính xác -Đánh giá - Trinh bày và công bố

Mục tiêu:

- Đảm bảo số dư khoản phải thu trên BCĐKT được tổng hợp, phân loại, cộng
dồn và chuyển sổ phù hợp
- Các biến động bất thường được giải thích phù hợp.

Công việc:

- Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, lập bảng tổng hợp phát sinh các khoản phải thu.
Cộng tổng, đối chiêu với sổ cái, BCĐKT. Đối chiếu với số liệu năm trước. Xem xét
các khoản bất thường. Giải thích.
- So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước
kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa
hai năm.
- So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm
nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng
lập dự phòng (nếu có).
- Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với
khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.

25
2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình kiểm toán viên sẽ tiến hành các thử nghiệm nhằm
đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (thử nghiệm kiểm soát) cũng
như thu thập các bằng chứng về những sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính (thử
nghiệm cơ bản).

2.2.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát
Do hạn chế về mặt thời gian nên kiểm toán viên sẽ kết hợp giữa việc đánh giá lại rủi
ro kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản


Thủ tục chung

- Tìm hiểu chính sách kế toán và trình bày BCTC của khách hàng
Kiểm toán viên xem xét chính sách kế toán áp dụng cho khoản mục phải thu khách
hàng tại công ty TNHH Phú Thịnh có nhất quán với năm trước và có phù hợp với quy
định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành hay không.
- Lập bảng số liệu tổng hợp – phải thu khách hàng và khoản dự phòng phải thu

(Phụ lục 02).

Nhận xét:

 Số liệu khớp trên bảng cân đối sau phát sinh và sổ cái (Phụ lục 03).
 Khớp với số liệu trên bảng cân đối kế toán 31/12/2019 trước kiểm toán
(Phụ lục 04).
 Nợ phải thu tại ngày 31/12/2019 được ghi nhận và trình bày phù hợp.

Kiểm tra phân tích

Kiểm toán viên lập bảng phân tích biến động số dư các tài khoản phải thu khách hàng
(Phụ lục 05).

Nhận xét:

Vòng quay nợ phải thu tăng 9 vòng/năm so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ tăng
55.95%, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu cao.

26
Không có gì biến động bất thường về nợ phải thu.

Kiểm tra chi tiết

Kiểm toán viến tiến hành thực hiện:

- Lập bảng tổng hợp nợ phải thu từng đối tượng khách hàng tại ngày 31/12/2019
(Phụ lục 06).
- Bảng chi tiết phát sinh dự phòng nợ phải thu khó đòi 31/12/2019 (Phụ lục 07).

Dựa vào số liệu thu thập được, kiểm toán viên tính lại cách tính dự phòng của công ty
Phú Thịnh (Phụ lục 08)

Kết luận: Nợ phải thu khách hàng khó đòi được trích lập phù hợp với chính sách của
công ty.

Nhận xét

Số liệu trùng khớp, không sai lệch

Có bằng chứng chứng minh nguyên nhân doanh nghiệp lập dự phòng ít hơn so với
năm ngoái là do hoàn nhập công nợ của khách hàng.

Kết luận: Không có bút toán điều chỉnh.

2.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán


Khi đã có sự thống nhất với khách hàng về các số liệu cần điều chỉnh, công ty sẽ phát
hành báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về tính hình về tình hình tài
chính của khách hàng.

Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng chỉ là 1 khía cạnh cần xem xét trên báo
cáo kiểm toán, vì vậy sau khi thực hiện kiểm toán toàn bộ các khoản mục trọng yếu
trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên đưa ra ý kiến.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên
các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty TNHH Phú Thịnh tại ngày 31
tháng 12 năm 2019, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển

27
tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ
kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và
trình bày báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN SAO VIỆT
3.1. So sánh lý thuyết và thực tế
3.1.1. Giống nhau
Quy trình kiểm toán mẫu và kiểm toán thực tế tại công ty đều dựa trên nền tảng tuân
thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, được ban hành bởi VACPA của Chủ tịch Hội
kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.

Quy trình kiểm toán của công ty SVC gồm 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn đều thực hiện
các bước phù hợp với lý thuyết kiểm toán.

- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: công ty thực hiện các bước tìm hiểu khách hàng,
phân công kiểm toán viên, phân tích sơ bộ số liệu, tim hiểu, đánh giá sơ bộ hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhằm giúp xác định khối lượng công
việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán…
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán: đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng, thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản.
- Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: tổng hợp hồ sơ, lập bút toán điều chỉnh (nếu
có), … và đưa ra ý kiến kiểm toán.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên đều tuân thủ theo các chuẩn mực được đề cập trong lý
thuyết.

3.1.2. Khác nhau


Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Chương trình kiểm toán mẫu có ba giai đoạn thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát, rủi
ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán sau đó thiết lập công thức tình rủi ro phát hiện, nhưng

28
trên thực tế kiểm toán của công ty để đánh giá các rủi ro này chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm, sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên để quyết định mở rộng hay thu
hẹp cỡ mẫu được chọn, phạm vi các thủ tục kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Việc thực hiện chương trình kiểm toán rất mất thời gian, công sức và chi phí. Vì vậy
kiểm toán viên sẽ không thực hiện tất cả các thủ tục mà chỉ tập trung vào thực hiện
các thử nghiệm cơ bản trọng yếu. Kiểm toán viên sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ trong quá trình thực hiện các thử nghiệm như phân tích, kiểm tra, tính toán, đánh
giá lại kết hợp đặt câu hỏi, phỏng vấn khách hàng.

- Phương pháp chọn mẫu, nếu nghiệp vụ phát sinh ít kiểm toán viên sẽ kiểm tra
tất cả các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục đó. Ngược lại, nếu phát sinh
nhiều thì sẽ dựa vào xét đoán chuyên môn mà kiểm toán viên chọn mẫu ngẫu
nhiên để kiểm tra.
- Kiểm toán viên thực hiện phân tích đối ứng bên nợ, bên có tài khoản cần phân
tích để có thể phát hiện ra những trường hợp bất thường.

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

- Việc lưu trữ hồ sơ rất khoa học, các hồ sơ kiểm toán trong công ty được đánh
dấu, ký hiệu cho mỗi khoản mục đại diện cho mỗi phần hành, thuận tiện cho
việc xem hồ sơ và sự kiểm tra của cấp trên. Mỗi hồ sơ gồm đầy đủ các thông
tin về từng khách hàng, phân chia rõ theo thứ tự về kế hoạch kiểm toán, thực
hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán, đưa ra ý kiến của kiểm toán viên và
đính kèm với bằng chứng kiểm toán.

3.2. Nhận xét ưu, nhược điểm quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải
thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt.
3.2.1. Ưu điểm
Trong quá trình kiểm toán, không chỉ đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng mà
đối với toàn bộ Báo cáo tài chính, công ty SVC đã áp dụng đúng các quy định của hệ
thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam hiện hành.

29
Công ty tổ chức huấn luyện nghiệp vụ hàng năm cho nhân viên, kết hợp cấp nhập
những thông tu, nghị định mới. Do đó, nhân viên trong công ty luôn được trang bị
kiến thức rất tốt.

Quy trình kiểm toán được chia ra nhiều giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn đều được quy
định rõ ràng, cụ thể những công việc, mục tiêu cần đạt được. Điều này giúp kiểm toán
viên thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- Công ty tiếp cận đối tượng kiểm toán theo khoản mục, đầy là cách tiếp cận khá
phổ biến ở các công ty kiểm toán hiện nay. Cách tiếp cận này giúp cho công việc kiểm
toán tiến hành đơn giản, hiệu quả, tập trung vào các khoản mục quan trọng.
- Trước khi xuống đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng gửi
những
sổ sách như: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, sổ nhật ký
chung, sổ chi tiết...để kiểm toán viên phân tích sơ bộ, chú ý vào trọng tâm của khách
hàng để giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Công ty SVC đã thiết lập chương trình kiểm toán mẫu căn cứ dựa vào chương
trình kiểm toán của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) với các thủ tục
phân tích và thử nghiệm chi tiết cần thiết, tuân thủ và kết hợp chặt chẽ với các chế độ,
chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành giúp kiểm toán viên dễ dàng thực hiện và
không bỏ sót thử nghiệm chi tiết.
- Thủ tục phân tích cụ thể của các phần hành được ghi chép, lưu trữ rõ ràng, cẩn
thận trong hệ thống hồ sơ kiểm toán của đơn vị.
- Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản được thực hiện song song dễ điều
chỉnh cỡ mẫu hợp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Kiểm toán viên xác định mục tiêu kiểm toán từ đó đưa ra những thủ tục kiểm

30
toán thích hợp được lựa chọn và thực hiện đầy đủ, thận trọng. Ví dụ như kiểm tra
khách hàng có số dư nợ lớn, các nghiệp vụ bất thường, các khoản dự phòng nợ phải
thu.
- Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi, kiểm toán viên tìm hiểu bảng phân
tích số dư theo tuổi nợ, xem xét khả năng thu hồi nợ, thực hiện lại việc trích lập dự
phòng xem đơn vị có trích lập đúng hay không.
- Các giấy tờ làm việc đều có sẵn, các số liệu làm việc trên Excel có công thức
đính kèm, tạo điều kiện để kiểm toán viên dễ dàng thực hiện. Từ đó phát hiện được
những số liệu bất thường.

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

- Các giấy tờ và bằng chứng kiểm toán đều được trường nhóm kiểm toán cũng
như
Ban giám đốc rà soát, kiểm tra lại, phê duyệt trước khi phát hành bản dự thảo báo cáo
kiểm toán.
- Mỗi khoản mục được lưu trữ với những ký hiệu khác nhau, bằng chứng kiểm
toán thu thập được đều được đánh tham chiếu rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho
người đọc dễ nghiên cứu, không bị nhầm lẫn.

3.2.2. Nhược điểm


Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- Do bị giới hạn về mặt thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán nên quy trình tìm
hiểu khách hàng còn nhiều hạn chế.

- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc kiểm

toán, đây là giai đoạn cần được đầu tư và thực hiện kỹ lưỡng. Tuy nhiên công ty SVC
đã giới hạn về mặt thời gian và kinh phí cho cuộc kiểm toán.

- Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu thực hiện phương pháp như

31
phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi mà không tìm hiểu từng chu trình và không tiến
hành kiểm tra walk-through. Điều này khiến kiểm toán viên không thể phản ánh trung
thực về hệ thông kiểm soát nội bộ của khách hàng, dễ bỏ qua các lỗ hổng.
- Việc xác định mức trọng yếu phụ thuộc nhiều vào sự xét đoán của kiểm toán
viên mà không có bất kỳ quy định cụ thể nào.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Phương pháp chọn mẫu, xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán, thu
thập bằng chứng chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức, trình độ và xét đoán chuyên môn
của kiểm toán viên. Việc này mang tính chủ quan, làm tăng khả năng sai sót trong quá
trình kiểm toán.
- Công ty SVC thường thực hiện thử nghiệm kiểm soát kết hợp với thử nghiệm

bản nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với
những công ty quy mô nhỏ, nghiệp vụ phát sinh ít, còn đối với đơn vị có quy mô lớn
thì việc kết hợp này không còn hữu hiệu và chính xác.

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

- Thông thường các doanh nghiệp phải nộp báo cáo kiểm toán trước ngày 31
tháng
3 nên tạo cho công ty SVC sức ép về mặt thời gian. Khi thực hiện kiểm toán có nhiều
thủ tục bị bỏ qua hoặc chưa thu thập đầy đủ.
- Kiểm toán viên chưa quan tâm nhiều đến các sự kiện sau ngày khóa sổ. Sự
phân
tích vè giả định hoạt động liên tục của khách hàng không được trình bày cụ thể ra giấy
tờ. Do đó sẽ không tạo được bằng chứng kiểm toán đối với việc kiểm tra này.

3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Trong mùa kiểm toán, Kiểm toán viên phải chịu áp lực với công việc khá lớn
bao gồm áp lực từ phía khách hàng, từ phía công ty kiểm toán điều này ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc kiểm toán và các báo cáo kiểm toán.

32
- Việc so sánh số liệu chỉ dừng lại ở hai kỳ kế toán mà chưa so sánh nhiều kỳ
được
là do còn giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán trong việc tìm số liệu, thông tin
cần thiết để thực hiện thủ tục phân tích này.
- Việc so sánh số liệu thực tế và kế hoạch không được thực hiện, một số trường
hợp thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực.
- Do hạn chế về mặt thời gian nên số liệu khách hàng cung cấp là số liệu cả năm,
do đó kiểm toán viên chỉ có thể chọn mẫu, không thể kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến các khoản mục được.

3.3. Kiến nghị


Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt giúp tôi hiểu rõ hơn
khi tiến hành một cuộc kiểm toán nói chung cũng như kiểm toán khoản mục nợ phải
thu khách hàng nói riêng, đồng thời biết cách vận dụng những kiến thức được học vào
thực tiễn.

Sau đây là một số kiến nghị của tôi nhằm giúp Công ty nâng cao chất lượng kiểm toán
nói chung và khoản mục nợ phải thu khách hàng nói riêng.

- Công ty nên thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ của các nhân viên, gia
tăng
số lượng các kiểm toán viên hành nghề và có chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên
CPA.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm toán viên khi vào mùa kiểm toán

Công ty nên đầu tư một phần mềm kiểm toán để trợ giúp kiểm toán viên trong quá
trình thực hiện cuộc kiểm toán nhất là thời gian vào mùa kiểm toán, khối lượng công
việc nhiều. Với một phần mềm kiểm toán tốt, công ty sẽ giảm thiểu thời gian và sai
sót nếu làm việc trên Excel sẽ không phát hiện được, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro và
nâng cao chất lượng kiểm toán.

- Chương trình kiểm toán nên được thiết kế riêng cho từng khách hàng thuộc loại
hình doanh nghiệp khác nhau để có thể kiểm soát tốt hơn chất lượng cuộc kiểm toán.

33
- Hoàn thiện việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cho khách hàng:
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ rất hữu hiệu giúp cho kiểm toán viên giảm
được đáng kể khối lượng công việc của mình.

KẾT LUẬN
Là một yếu tố quan trọng cấu thành nên tài sản của các doanh nghiệp thì các khoản
phải thu khách hàng luôn được sự quan tâm của chính doanh nghiệp và các đơn vị
kiểm toán. Đây là khoản mục năm trong chu trình kinh doanh bán hàng, phải thu, thu
tiền – chu trình quan trọng và có mặt tại hầu hết các đơn vị dược kiểm toán trong kiểm
toán báo cáo tài chính.

Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt đã tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam, đúng theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Các thủ tục kiểm toán đã
đáp ứng được những mục tiêu đề ra, các bằng chứng kiểm toán thu thập được đảm bảo
tính thích hợp và đầy đủ để đưa ra ý kiến kiểm toán cuối cùng.

Sau thời gian thực tập tại công ty, em đã hiểu hơn về quy trình kiểm toán khoản mục
nợ phải thu khách hàng được áp dụng tại công ty. Đồng thời cũng hiểu rõ hơn về công
34
việc thực tế của một kiểm toán viên, phong cách nghề nghiệp và trách nhiệm khi thực
hiện một cuộc kiểm toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt, Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách
hàng.
2. Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt, Hồ sơ kiểm toán khách hàng.
3. Cao Mai Ngọc Tú (2016), Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách
hàng, Cần Thơ.
4. GS.TS.NGND. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán tài
chính (2010), Nhà xuất bản Tài chính.
5. PGS.TS. Trần Thị Giang Tân, PGS.TS. Vũ Hữu Đức, ThS. Võ Anh Dũng, ThS.
Mai Đức Nghĩa, Giáo trình kiểm toán tập 2 – Trường đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh (2014), Nhà xuất bản kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

35
6. Tổng cục thống kê (2021) “Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy
bản lĩnh” được lấy về ngày 28/04/2021 từ: https://www.gso.gov.vn
7. AACS (2020), “Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mới nhất” được lấy về
ngày 15/06/2021 từ: https://aacs.com.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Chương trình kiểm toán mẫu nợ phải thu khách hàng

Phụ lục 02: Bảng tổng hợp phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

Phụ lục 03: Bảng đối chiếu nợ phải thu khách hàng trên bảng cân đối phát sinh và sổ
cái của công ty Phú Thịnh

Phụ lục 04: Bảng số liệu nợ phải thu khách hàng trên Bảng Cân đối kế toán của công
ty Phú Thịnh tại ngày 31/12/2019 trước kiểm toán

Phụ lục 05: Bảng phân tích biến động số dư các tài khoản phải thu

36
Phụ lục 06: Bảng tổng hợp nợ phải thu từng đối tượng khách hàng tại ngày
31/12/2019

Phụ lục 07: Bảng chi tiết phát sinh dự phòng nợ phải thu khó đòi 31/12/2019

Phụ lục 08: Bảng phân tích tuổi nợ và dự phòng nợ phải thu khách hàng tại ngày
31/12/2019

Phụ lục 01: Chương trình kiểm toán mẫu nợ phải thu khách hàng

37
STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu
I. Thủ tục chung
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù
1 0 D340
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu
2 các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS, Sổ Cái, Sổ chi tiết, … và 0 D340
giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
II. Kiểm tra phân tích
So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm
1 trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải 0 D340
thu khó đòi giữa hai năm.
So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân
năm nay với năm trước với chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ của đơn
2 0 D340
vị để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự
phòng (nếu có)
III. Kiểm tra chi tiết
Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH trả tiền
trước theo từng đối tượng KH:
- Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo đối
1 tượng, BCĐPS, BCTC). 0 D340
- Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư
lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ
không phải là KH,...). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần).
Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị,
2 tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra 0 D360
tương ứng (nếu cần).
Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1):
- Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn và
các khách hàng lớn, có nhiều giao dịch trong năm, mặc dù số dư nhỏ.
- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để
3 0 D340
chứng minh cho số dư đầu kỳ.
- Gửi thư xác nhận (nếu cần).
- Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu có.
- Kiểm tra số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi tại ngày đầu kỳ.
Lập và gửi TXN số dư nợ phải thu KH và KH trả tiền trước. Tổng hợp kết
4 quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản 0 D350
chênh lệch (nếu có).
Trường hợp thư xác nhận không có hồi âm (1): Gửi thư xác nhận lần 2 (nếu
cần).
Thực hiện thủ tục thay thế: Thu thập và đối chiếu số liệu sổ chi tiết với các
5 BB đối chiếu nợ của đơn vị - nếu có. Kiểm tra các khoản thanh toán phát 0 D350
sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính
hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ...)
trong năm.
Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi thư xác nhận (1): Thu thập
6 giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về nguyên nhân không cho phép và 0 D350
thực hiện các thủ tục thay thế khác.

38
7 Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng:
Tìm hiểu chính sách tín dụng của đơn vị, cập nhật các thay đổi so với năm
7.1 0 D370
trước (nếu có).
Tìm hiểu và đánh giá phương pháp, các phân tích hoặc giả định mà đơn vị
sử dụng để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, những thay đổi trong phương
7.2 pháp hoặc giả định được sử dụng ở kỳ này so với kỳ trước. Thảo luận với 0 D370
BGĐ đơn vị về các giả định quan trọng đã được sử dụng và kinh nghiệm
của đơn vị trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu.
Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng,
7.3 0 D370
đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận.

Thu thập Bảng phân tích tuổi nợ:


 Đối chiếu tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với Bảng CĐKT;
 Chọn mẫu 1 số đối tượng để kiểm tra lại việc phân tích tuổi nợ (đối chiếu
về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên Bảng phân tích…
7.4 0 D370
 Thảo luận với đơn vị về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ phải thu
khó đòi.
 Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời
của bên thứ ba (KH, luật sư,...).

Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, có
7.5 0 D370
liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu KH.
Kiểm tra tính đúng kỳ: Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản
8 phải thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc kỳ kế toán (kết 0 D380
hợp với việc kiểm tra tính đúng kỳ tại phần doanh thu).

Các khoản KH trả tiền trước: Kiểm tra đến chứng từ gốc (Hợp đồng, chứng
9 từ chuyển tiền…), đánh giá tính hợp lý của các số dư qua việc xem xét lý 0 D360
do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ : Xem xét hợp đồng, biên bản thỏa
10 0 D360
thuận, biên bản đối chiếu và chuyển nợ giữa các bên ( kiểm tra 100%)
Đối với các KH là bên liên quan: Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá
11 0 D360
cả, khối lượng giao dịch…

Đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ : Kiểm tra việc áp dụng tỷ
giá quy đổi đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và với các khoản phải
12 thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo quy định, xác định và hạch toán chênh lệch 0 D380
tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
và số dư cuối kỳ.
Phỏng vấn đơn vị để xác định các khoản phải thu KH được dùng làm tài
13 0 N/A
sản thế chấp, cầm cố (kết hợp với các phần hành liên quan (vay, nợ,…)
Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải thu KH trên BCTC.
Kiểm tra các hợp đồng về thời hạn thanh toán để phân loại cho phù hợp.
14 0 D340
Kiểm tra trình bày thuyết minh về nợ xấu, khả năng thu hồi theo quy định
của TT200/2014/TT-BTC.

39
IV. Thủ tục kiểm toán khác

A.      KẾT LUẬN


Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm

Chữ ký của người thực hiện:_____________

Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):

Phụ lục 02: Bảng tổng hợp phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

Khách hàng: CÔNG TY TNHH MTV Thủy Nông Đồng Cam Tên Ngày
Ngày khóa sổ: 31/12/2019 Người thực hiện: Thư 15/01/20
Nội dung: Phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn Người soát xét 1: ………… …………
Người soát xét 2: ………… …………

TỔNG HỢP PHÁT SINH KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Tên tài khoản Số TK Mã số 01/01/19 Tăng Giảm 31/12/19

Phải thu khách hàng NH 13111 131 2,194,099,566 329,812,520


Người mua trả tiền trước NH 13121 312 - -
Phải thu khách hàng DH 13112 131 - -
Người mua trả tiền trước DH 13122 312 - -
NET TK 131 2,194,099,566 36,696,316,223 37,525,110,000 1,365,305,789
Dự phòng phải thu khó đòi NH 22933 137 (1,329,158,879) 9,000,000 (1,320,158,879)

D344 D342 D342 D310


PY, TB, GL TB, GL TB, GL BS

PY: Phù hợp với số liệu năm trước


TB, GL: phù hợp với BCĐSPS v Sổ Cái
BS: Khớp với số liệu Bảng CĐKT @ 31/12/201X trước kiểm toán.

40
Phụ lục 03: Bảng đối chiếu nợ phải thu khách hàng trên bảng cân đối phát sinh
và sổ cái của công ty Phú Thịnh

CÔNG TY TNHH MTV THỦY NÔNG ĐỒNG CAM


BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH CÁC TÀI KHOẢN NĂM 2019

Số TK Tên tài khoản Đầu kỳ Nợ Đầu kỳ Có Phát sinh Nợ Phát sinh Có Cuối kỳ Nợ Cuối kỳ Có
131 Phải thu của khách hàng 2,194,099,566 36,696,316,223 37,525,110,000 1,365,305,789

NKC 36,696,316,223 37,525,110,000


CHÊNH LỆCH - -

Phụ lục 04: Bảng số liệu nợ phải thu khách hàng trên Bảng Cân đối kế toán của
công ty Phú Thịnh tại ngày 31/12/2019 trước kiểm toán

CÔNG TY TNHH MTV THỦY NÔNG ĐỒNG CAM


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2019

CHỈ TIÊU Mã số 31-12-2019 01-01-2019


A. TÀI SẢN NGẮN 100 28,413,140,804 40,609,891,115
HẠN
I. Tiền và các khoản 110 7,637,773,489 10,200,258,048
tương đương tiền
1. Tiền 111 2,637,773,489 3,200,258,048
2. Các khoản tương 112 5,000,000,000 7,000,000,000
đương tiền
II. Đầu tư tài chính 120 20,000,000,000 28,000,000,000
ngắn hạn
1. Đầu tư nắm giữ đến 123 20,000,000,000 28,000,000,000
ngày đáo hạn
III. Các khoản phải 130 94,811,295 2,324,677,337
thu ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn của 131 1,365,305,789 2,194,099,566
khách hàng
2. Trả trước cho người 132 - 1,447,736,650
bán ngắn hạn
3. Phải thu nội bộ ngắn 133
hạn
4. Phải thu theo tiến độ 134
kế hoạch hợp đồng xây
dựng
5. Phải thu về cho vay 135
ngắn hạn
6. Phải thu ngắn hạn 136 49,664,385 12,000,000
khác
7. Dự phòng phải thu 137 (1,320,158,879) (1,329,158,879)
ngắn hạn khó đòi (*)
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139

41
Phụ lục 05: Bảng phân tích biến động số dư các tài khoản phải thu

Phụ lục 06: Bảng tổng hợp nợ phải thu từng đối tượng khách hàng tại ngày
31/12/2019

42
Phụ lục 07: Bảng chi tiết phát sinh dự phòng nợ phải thu khó đòi
31/12/2019

Phụ lục 08: Bảng phân tích tuổi nợ và dự phòng nợ phải thu khách hàng tại ngày
31/12/2019

43
44

You might also like