You are on page 1of 124

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VACO THỰC HIỆN

Sinh viên thực hiện: Trần Diệu Quỳnh


Lớp: K20CLCI
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Khóa học: 2017 - 2021
Mã sinh viên: 20A4020693
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Văn Luyện

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân em. Các số
liệu, kết quả nêu trong bài khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình khác. Vì vậy, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm
Người cam đoan

Trần Diệu Quỳnh

i
LỜI CẢM ƠN

Mọi người vẫn thường nói với nhau “Bốn năm đại học trôi qua nhanh lắm,
nên hãy cố gắng sống hết mình với từng khoảnh khắc đó”. Khi mới chập chững
bước chân vào đại học, em cũng chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu nói này.
Cho đến mãi sau ngày trong những ngày tháng ngồi làm khóa luận mới nhận ra
rằng 4 năm thanh xuân của mình đã trôi qua nhanh đến thế rồi sao. Để rồi còn
đọng lại trong kí ức là những kỉ niệm về thầy cô giáo, về những đứa bạn cùng
lớp và những năm tháng chỉ biết vùi mặt vào quyển sách giáo trình dày cộp với
ước mong sau này sẽ có một tương lai tươi sáng.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đề tài khóa luận cho đến khi hoàn
thành, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình từ phía
Học viện, Khoa kế toán – kiểm toán và các thầy cô tại Học Viện Ngân Hàng. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Lê Văn Luyện đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ em để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy, cô trong khoa kế toán – kiểm toán,
Trường Học viện Ngân hàng, các anh chị trong BGĐ, kiểm toán viên, trợ lý kiểm
toán và toàn bộ các cán bộ, công nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO đã
giúp đỡ em hết lòng, tư vấn và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Và đặc biệt là lời cảm ơn đến bạn bè yêu quý lớp K20CLCI, cảm ơn mọi
người rất nhiều vì đã giúp đỡ, đồng hành và cùng trưởng thành với mình trong
những năm tháng tuổi trẻ. Chúc mọi người sẽ luôn hạnh phúc với lựa chọn của
mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG....................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
6. Kết cấu cấu của đề tài ...........................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
THỰC HIỆN ..............................................................................................................4
1.1. Đặc điểm của khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính4
1.1.1. Khái niệm khoản mục Tài sản cố định ...........................................................4
1.1.2. Nguyên tắc tính giá trị TSCĐ ..........................................................................6
1.1.3. Kế toán đối với Tài sản cố định .....................................................................10
1.1.4. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ ..................................................12
1.1.5. Sai phạm, rủi ro thường gặp đối với khoản mục Tài sản cố định ...............15
1.1.6. Vai trò của kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC 17
1.2. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 18
1.2.1. Mục tiêu và căn cứ tài liệu sử dụng đối với kiểm toán Tài sản cố định ......18
1.2.2. Nội dung kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
tài chính ....................................................................................................................21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán khoản mục TSCĐ của KTĐL .........33
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến KTV và Công ty Kiểm toán ...............................33
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến đơn vị được kiểm toán .......................................33
1.3.3. Các nhân tố khác............................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG .................................35
2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán VACO ..................35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................35
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty VACO ........................................38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty .....................................................................38

iii
2.2. Khái quát chung về dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH
Kiểm toán VACO thực hiện ...................................................................................40
2.2.1. Phương pháp và quy trình kiểm toán ............................................................40
2.2.2. Phần mềm kiểm toán......................................................................................41
2.2.3. Hệ thống hồ sơ ..............................................................................................43
2.2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán ....................................................................43
2.3. Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty
TNHH Kiểm toán VACO thực hiện tại đơn vị khách hàng ................................44
2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán .................................................................................44
2.3.2. Thực hiện kiểm toán ......................................................................................58
2.3.3. Kết thúc kiểm toán..........................................................................................90
2.4. Nhận xét chung về thực trạng kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong
kiểm toán BCTC do VACO thực hiện...................................................................91
2.4.1. Ưu điểm ..........................................................................................................91
2.4.2. Nhược điểm ....................................................................................................93
2.4.3. Nguyên nhân ..................................................................................................95
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN ...................................................97
3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán VACO ....................97
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán BCTC ..............................................................................................................98
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ tại VACO ..98
3.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................................................98
3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ....................................................................100
3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán .......................................................................101
3.4. Những kiến nghị với các bên liên quan ........................................................102
3.4.1. Kiến nghị với Cơ quan nhà nước ................................................................102
3.4.2. Kiến nghị với Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ....................102
3.4.3. Kiến nghị với công ty kiểm toán ..................................................................103
3.4.4. Kiến nghị với đơn vị khách hàng ................................................................104
KẾT LUẬN ............................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................106
PHỤ LỤC ...............................................................................................................107
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .............................................................115

iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 1.1 Quy trình KSNB đối với các nghiệp vụ về TSCĐ......................................13


Sơ đồ 1.2: Lập kế hoạch kiểm toán ...........................................................................21
Sơ đồ 1.3: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ ............................25
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH kiểm toán VACO.................39
Sơ đồ 2.2: Cấp bậc tại công ty TNHH kiểm toán VACO ..........................................40
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán chung của VACO ....................................................41
Sơ đồ 2.4: Phần mềm VACO Audit ...........................................................................42

Bảng 1.1 Các thủ tục KSNB cơ bản đối với các ngiệp vụ TSCĐHH ........................14
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với nghiệp vụ TSCĐ ...............................19
Bảng 1.3: Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với số dưTSCĐ .......................................20
Bảng 1.4: Các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện ...............................................26
Bảng 1.5: Thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH..................29
Bảng 2.1: Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng ..................................................45
Bảng 2.2: Tổng hợp các vấn đề phát hiện khi thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ ...51
Bảng 2.3: Phân tích Bảng cân đối kế toán ...............................................................52
Bảng 2.4: Bản phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................52
Bảng 2.5: Báo cáo tỉ suất hàng năm .........................................................................53
Bảng 2.6: Các thành phần của KSNB .......................................................................55
Bảng 2.7: Bảng nghiên cứu về KSNB qua phỏng vấn anh H (kế toán) ....................56
Bảng 2.8: Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế .............................................57
Bảng 2.9: Tổng hợp kế hoạch kiểm toán...................................................................58
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp TK 211, 213, 214 – WPS [D750] ..................................60
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp TK 211, 213, 214 – WPS [D740] ..................................60
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp TK ĐƯ 211, 213, 214 – WPS [D750]............................61
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp TK ĐƯ 211, 213, 214 – WPS [D740]............................62
Bảng 2.14: Bảng tính toán HM TSCĐ đến ngày 01/01/2018 – WPS [D750] ..........64
Bảng 2.15: Bảng tính toán HM TSCĐ theo đường thẳng từ ngày 01/01/2018 đến
ngày 31/12/2018 – WPS [D740] ...............................................................................68
Bảng 2.16: Bảng tính KH nhanh TSCĐ từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 –
WPS [D740] ..............................................................................................................78
Bảng 2.17: Bảng kiểm kê TSCĐ – WPS [D740] ......................................................79

v
Bảng 2.18: Hồ sơ Tài sản cố định năm 2017 – WPS [D750] ...................................83
Bảng 2.19: Hồ sơ tăng Tài sản cố định năm 2018 – WPS [741]..............................86
Bảng 2.20: Hồ sơ giảm Tài sản cố định năm 2018 – WPS [741] .............................88
Bảng 3.1: Bảng đánh giá rủi ro ................................................................................98
Bảng 3.2: Các tiêu chí phân tích dọc liên quan đến TSCĐ ....................................100

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ


TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình
KSNB Kiểm soát nội bộ
BCTC Báo cáo tài chính
DN Doanh nghiệp
KTV Kiểm toán viên
KTĐL Kiểm toán độc lập
VAS Vietnamese Accouting Standards – Chuẩn mực kế toán Việt Nam
BCKT Báo cáo kiểm toán
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VSA Vietnamese Standards on Auditings – Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam
CP Cổ phần
BGĐ Ban Giám Đốc
DNKT Doanh nghiệp kiểm toán
WPS Giấy tờ làm việc

vii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng hơn và
tác động tới tất cả các nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày
càng sôi nổi, nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển mạnh mẽ, chuyển
mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thì trường. Với những thành tựu kinh
tế đạt được trong những năm vừa qua, đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài
muốn đầu tư vào Việt Nam. Với sự gia tăng nhanh chóng của doanh nghiệp trong và
ngoài nước về quy mô và hình thức hoạt động, đã đặt ra nhưng yêu cầu bức thiết về
tính minh bạch của các thông tin phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp. Xuất
phát từ nhu cầu này, mà ngành kiểm toán đang ngày càng phát triển. Hoạt động
kiểm toán đã có hàng trăm năm phát triển trên thế giới cùng những biến động thăng
trầm của lịch sử và xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1991. Sau 30 năm thành lập và
phát triển, kiểm toán từ một ngành nghề còn non trẻ, ít được biết đến tại Việt Nam
đã từng bước đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành nghề nghiệp chuyên
nghiệp, được khu vực và quốc tế thừa nhận. Đặc biệt là ngành kiểm toán độc lập đã
tích cực tham gia vào việc kiểm tra và xác minh các thông tin trên BCTC của đơn vị
được kiểm toán là trung thực và hợp lý.

Ở các doanh nghiệp hiện nay, dù hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau
thì tài sản cố định luôn là một bộ phận quan trọng, nó giúp tăng năng suất lao động,
từ đó góp phần làm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định thường có giá trị lớn, do vậy
có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Để làm đẹp BCTC của mình nhằm thu hút các
nhà đầu tư, mà doanh nghiệp rất hay phóng đại giá trị tài sản, đồng thời là khai giảm
chi phí khấu hao TSCĐ. Do đó kiểm toán khoản mục TSCĐ có vai trò vô cùng quan
trọn trong công tác kiểm toán BCTC.

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, mà em đã chọn đề tài: “Kiểm toán
khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH
kiểm toán VACO thực hiện” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

1
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến
kiểm toán khoản mục TSCĐ. Trong đó có thể kể đến những công trình tiêu biểu như:
Luận văn thạc sĩ về hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong BCTC tại
công ty TNHH Tài chính kế toán và kiểm toán Việt Nam của tác giả Lê Việt Dũng
(2014). Trong luận văn này tác giả đã đề cập đến quy trình kiểm toán khoản mục
TSCĐ tại công ty. Tuy nhiên lại chưa làm rõ các thủ tục kiểm toán chi tiết của
khoản mục này trong kiểm toán BCTC.
Luận văn tốt nghiệp của tác giả Dư Phương Mai (2012) về đề tài “Hoàn thiện
công tác kiểm toán phần hành TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH dịch
vụ kiểm toán và tư vấn UHY”, tác giả chỉ ra được để kiểm toán tốt phần hành
TSCĐHH thì KTV cần phải có những hiểu biết rõ ràng về đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp để có thể thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa
sản xuất kinh doanh và đầu tư, mua sắm TSCĐ.
Theo luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Huyền Diệu (2014) với đề tài “Hoàn
thiện tổ chức cuộc kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện”,
đã nêu rõ được quy trình của cuộc kiểm toán phải tuân thủ theo những quy định
nào. Nhưng lại chưa phân tích kỹ vào một khoản mục cụ thể.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Frank VeldWijk (2016) với đề tài “Quản lý tài sản
cố định tại Hiệp hội nhà ở Hà Lan, đã nêu ra những cách thức trong mô hình quản
lý tài sản cố định tại Hiệp hội nhà ở Hà Lan. Tuy nhiên, bài viết chưa đưa ra được
những phương pháp áp dụng thực tiễn quản lý tài sản.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra những lý luận về thực trạng
kiểm toán khoản mục TSCĐ, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện về kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH VACO thực hiện trong
giai đoạn áp dụng phần mềm kiểm toán VACO AUDIT. Chính vì thế mà đề tài
“Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty
tnhh kiểm toán VACO thực hiện” được phát triển nhằm góp phần nghiên cứu chi
tiết về các thủ tục chi tiết trong việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm góp phần cải thiện những điểm yếu trong kiếm toán khoản
mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO.

2
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là dựa trên những lý luận chung về kiểm
toán TSCĐ HH và thực tế áp dụng kiểm toán khoản mục TSCĐ HH do Công ty
TNHH VACO thực hiện, để có thể so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời bổ
sung những kiến thức từ thực tế. Từ đó, rút ra được những nhận xét về ưu điểm và
nhược điểm, cũng như đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm
toán khoản mục TSCĐ HH trong các cuộc kiểm toán BCTC tại VACO.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm
toán BCTC do công ty TNHH VACO thực hiện.

Phạm vi nghiên cứu: Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH VACO tại khách
hàng: Công ty CP T cho năm tài chính từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Vì lý do bảo
mật nghề nghiệp, nên tác giả không thể nêu tên thật của khách hàng và sừ dụng tên
là Công ty CP T. Đó là một khách hàng có thật do công ty VACO đã thực hiện kiểm
toán, thông tin và số liệu trong bài là số liệu thật từ hồ sơ kiểm toán của công ty
VACO.

5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài khóa luận là phương pháp duy
vật biện chứng kết hợp với nhiều phương pháp khác như phương pháp phân tích,
tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp so sánh. khi sử dụng các
phương pháp trên được minh họa bằng bảng, sơ đồ để bài viết dễ hiểu hơn.

6. Kết cấu cấu của đề tài


Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán
BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện.

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán
báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện tại khách hàng.

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình
trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH VACO.

3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
THỰC HIỆN

1.1. Đặc điểm của khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm khoản mục Tài sản cố định
Khái niệm TSCĐ
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp cần phải
có đầy đủ 3 yếu tố đầu vào của một quy trình sản xuất bao gồm: đối tượng lao động,
tư liệu lao động và sức lao động. Trong đó TSCĐ là một trong những tư liệu lao
động quan trọng, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Song không phải tất cả tư
liệu lao động tại đơn vị đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ bao gồm những tư liệu lao động
chủ yếu thỏa mãn các quy định về mặt giá trị và thời gian sử dụng được quy định
trong chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS): TSCĐ là một nguồn lực được kiểm
soát bởi DN, là kết quả của một sự kiện diễn ra trong quá khứ, việc sử dụng tài sản
nhằm mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Cụ thể, theo IAS 16 TSCĐ
hữu hình về BĐS, nhà cửa và thiết bị là những tài sản có hình thái vật chất được sử
dụng phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, cho thuê hoặc
mục đích hành chính được dự định sử dụng nhiều hơn một chu kỳ sản xuất kinh
doanh, theo IAS 38 TSCĐ vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và
không có hình thái vật chất.
Theo hệ thống chuẩn mực kế toán tại Mỹ (GAAP): TSCĐ là những tài sản có
thời gian sử dụng lâu dài, được đầu tư sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN, không phải đầu tư để bán cho khách hàng.
Theo hệ thống chuẩn mực kế toán ở Anh (FRS): Một tài sản được ghi nhận là
TSCĐ khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện: Có thời gian sử dụng lâu dài, được sử
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và không phục vụ cho mục đích
KD thương mại
Tại Việt Nam, TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có
giá trị lớn và dự tính mang lại lợi ích lâu dài cho DN (thời gian hữu dụng trên một

4
năm). Theo CMKT Việt Nam số 02 và số 03 và Thông tư số 45/2013/QĐ-BTC ban
hành ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính – thì một tài sản của DN được ghi nhận là
TSCĐ khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
• Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
• Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
• Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành cụ thể từ 30 triệu đồng trở lên
Như vậy, các khái niệm về TSCĐ phần lớn cho rằng TSCĐ là những tài sản có
giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài và được sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế
trong tương laic ho doanh nghiệp. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế và sức mua của đồng tiền vào những thời điểm khác nhau có thể quy định
giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ.
Khái niệm hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. (Theo Chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 03).
Có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình:
• Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
• Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ
phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài
sản đó. Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ đã
khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phân loại TSCĐ
TSCĐ của một doanh nghiệp rất đa dạng, khác nhau về hình thái vật chất, về
công dụng, về nguồn hình thành, … Để hiểu rõ về TSCĐ sử dụng trong doanh
nghiệp thuận thiện cho công tác quản lý và kế toán, TSCĐ được phân làm 4 loại:
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và bất động sản đầu tư
Thứ nhất, TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp
năm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi
nhận TSCĐ hữu hình. (Theo khoản 1, điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC).

5
Thứ hai, TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định
được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc
cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH. (Theo
khoản 1, Điều 37 thông tư 200/2014/TT-BTC).
Thứ ba, TSCĐ thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển
giao phần lớn rủi ro, lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản bên cho thuê. Quyền
sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. (Theo khoản 1 điều 36
Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Thứ tư, Bất động sản đầu tư gồm quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của
nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài
sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê
hoặc chờ tăng giá mà không phải để:
• Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các
mục đích quản lý; hoặc
• Bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.
(Theo khoản 1 điều 39 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Trong phạm vi bài khóa luận, tác giả chỉ tập trung về kiểm toán đối với
TSCĐ HH.
1.1.2. Nguyên tắc tính giá trị TSCĐ
Theo điều 4 TT45/2013/TT-BTC mỗi loại TSCĐ có cách xác định nguyên
giá riêng
1.1.2.1 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
a. TSCĐ hữu hình mua sắm
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) được tính
như sau
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế phải trả cộng (+) Các khoản thuế
(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) (+) Các chi phí liên quan trực tiếp
phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí
vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và
các chi phí liên quan trực tiếp khác.

6
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp
Nguyên giá TSCĐ = giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua (+) Các
khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) (+) Các chi phí liên
quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy
thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không
tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị
hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ
đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế
được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ
vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp;
chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu
hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài
sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi
đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện
quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh
sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu
hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính
đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản
lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các
chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác
vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:
Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức
giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý

7
đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực
tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa
thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và
điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
e. Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do
phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức
định giá chuyên nghiệp.
f. Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị
còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo
đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật,
cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời
điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá;
chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…
g. Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:
TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do
tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên,
cổ đông sáng lập chấp thuận.
Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn
cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật,
vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.
1.1.2.2. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
a. Tài sản cố định vô hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế phải trả cộng (+) Các khoản thuế (không
bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) (+) Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi
ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên
giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua
(không bao gồm lãi trả chậm).

8
b. Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình
không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc
giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm
hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các
khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời
điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình
tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản
tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
c. Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu
cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế
toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều
chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài
sản theo quy định.
d. Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí
liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời
điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng
hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn
nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết
TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
e. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất là toàn bộ khoản tiền chi ra để có
quyền sử dụng đất hợp pháp (+) chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt
bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình
trên đất) hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
f. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các

9
chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu
trí tuệ.
g. Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:
Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ
các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm
trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần
cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật
về sở hữu trí tuệ.
1.1.2.3 TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản = Giá trị của tài sản thuê tại thời điểm
khởi đầu thuê tài sản (+) Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt
động thuê tài chính.
1.1.3. Kế toán đối với Tài sản cố định
TSCĐ của DN là những TS có giá trị lớn, để phục vụ cho công tác quản lý kế
toán phải đánh số và ghi sổ theo từng đối tượng TSCĐ. Mỗi đối tượng TSCĐ phải
có số hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do các DN quy định tùy theo điều kiện cụ
thể của DN đó nhưng phải đảm bảo tính thuận tiện trong việc nhận biết TSCĐ theo
nhóm, loại và tuyệt đối không trùng lắp.
Trên BCTC, các thông tin của TSCĐ được thể hiện ở hình thức:
• Nguyên giá
• Giá trị hao mòn lũy kế
• Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (Chi phí khấu hao)
• Thu nhập khác, chi phí khác (trong trường hợp thanh lý nhượng bán)
Thông tin của TSCĐ ảnh hưởng lên cả BCĐKT và BCKQHĐKD
Kế toán TSCĐ bao gồm kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ, kế toán KH
TSCĐ, kế toán sửa chữa TSCĐ và kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ. Đầu tiên,
kế toán phải lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở DN.
Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong DN và là căn cứ để kế
toán ghi sổ.
Những chứng từ chủ yếu được sử dụng với TSCĐ mua mới là:

10
• Hợp đồng mua tài sản/ hợp đồng nhập khẩu
• Hóa đơn GTGT/ hóa đơn thông thường mua tài sản
• Hóa đơn nguyên vật liệu, cấu kiện đi kèm
• Chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vẫn chuyển lắp đặt (nếu có)
• Biên bản giao nhận tài sản của người bán cho công ty
• Chứng từ/ biên lai nộp thuế (Lệ phí trước bạ, thuế trực thu)
Những chứng từ chủ yếu được sử dụng với TSCĐ thanh lý, nhượng bán là:
• Biên bản họp hội đồng quản trị về quyết định thanh lý tài sản
• Quyết định của giám đốc về việc thanh lý TSCĐ
• Hợp đồng thanh lý nhượng bán TSCĐ
• Hóa đơn GTGT ghi theo giá bán đàm phán được
• Chứng từ thanh toán theo hóa đơn
• Biên bản bàn giao tài sản cho người mua
Các chứng từ biên bản trên phải đảm bảo chính xác các yếu tố: Tên người bán,
người mua, mã số thuế, đơn giá, con dấu, …. Chứng từ phải thể hiện số hiệu rõ ràng
không tảy xóa, sửa chữa, không nhàu nát.
Kế toán chi tiết phải theo dõi tới từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu về
giá trị như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, GTCL. Đồng thời phải theo dõi cả các chỉ
tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu...
Các tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu:
• TK 211 – TSCĐ hữu hình
TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112: Máy móc, thiết bị
TK 2113: Phương tiện vân tải, truyền dẫn
TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TK 2118: TSCĐ khác
• TK 212 – TSCĐ thuê tài chính
TK 2121: TSCĐ hữu hình thuê tài chính
TK 2122: TSCĐ vô hình thuê tài chính

11
• TK 213 – TSCĐVH
TK 2131: Quyền sử dụng đất
TK 2132: Quyền phát hành
TK 2133: Bản quyền, bằng sáng chế
TK 2134: Nhãn hiệu, tên thương mại
TK 2135: Chương trình phần mềm
TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TK 2138: TSCĐ vô hình khác
• TK 214 – Hao mòn TSCĐ
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
TK 2147: Hao mòn BĐS đầu tư
• TK 217 – Bất động sản đầu tư
Các sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý, sổ cái
Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của DN. Thẻ được
thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá
trị: NG, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ cũng được thiết kế để theo dõi tình
hình ghi giảm TSCĐ. Căn cứ để ghi thẻ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ. Ngoài ra
để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ, DN có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ.
Sổ TSCĐ: được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn
TSCĐ của toàn DN. Mỗi loại TSCĐ, có thể được dùng riêng một sổ hoặc một số
trang sổ. Căn cứ ghi sổ TSCĐ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ
gốc liên quan.
1.1.4. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ
Các nghiệp vụ TSCĐ hữu hình phát sinh được đánh giá là có ý nghĩa quan
trọng và có tác động tương đối lớn đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các DN, vì vậy đòi hỏi phải có một quy trình KSNB tương đối chặt chẽ
KSNB với TSCĐ là những chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đảm bảo
đạt các mục tiêu cụ thể sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát hiện
những hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả, cung cấp

12
thông tin chính xác và đáng tin cậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị, đánh
giá việc chấp hành các chính sách quy định tại đơn vị.
Ngoài ra KSNB giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá
TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao… Do các chi phí này đều rất quan trọng
nên sai sót sẽ dẫn đến sai lệch trên BCTC.
Quy trình KSNB đối với TSCĐ được thể hiện thông qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.1 Quy trình KSNB đối với các nghiệp vụ về TSCĐ

13
KSNB còn giúp bảo vệ TSCĐ, sổ sách thông tin liên quan, thúc đẩy việc
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp dựa trên các văn bản hướng dẫn nhằm cung
cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực, hợp lý. Đảm bảo các nghiệp vụ
liên quan đến TSCĐ được thực hiện đúng và hiệu quả. Các mục tiêu và thủ tục
KSNB của DN được tóm tắt thông qua bảng sau:
Bảng 1.1 Các thủ tục KSNB cơ bản đối với các ngiệp vụ TSCĐHH
Mục tiêu KSNB Nội dung, thể thức và thủ tục kiểm soát
Đảm bảo cho các - Có một quy trình cụ thể chặt chẽ về việc phê chuẩn các nghiệp
nghiệp vụ về vụ
TSCĐ HH được - Phải tuân thủ tuyệt đối các quy địnhh đối với việc phê chuẩn
phê chuẩn đúng các nghiệp vụ này
đắn - Quá trình kiểm soát độc lập với sự phê chuẩn
Đảm bảo cho các - Quy trình kiểm soát để đảm bảo cho các nghiệp vụ về
nghiệp vụ về TSCĐHH là được người có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt và
TSCDDHH là có phù hợp với hoạt động của DN
căn cứ hợp lý (sự - Có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như:
phát sinh) các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán, bán thanh lý, biên
bản bàn giao, hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến vận
chuyển, lắp đặt chạy thử…
- Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm
bảo không bị tẩy xóa và sửa chữa. Các chứng từ tài liệu liên
quan phải được đánh số và quản lý theo số trên sổ chi tiết.
Đảm bảo sự - KSNB các chính sách đánh giá của đơn vị với TSCĐHH
đánh giá đúng - Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với số liệu trên hợp
đắn, hợp lý của đồng và các chứng từ liên quan. Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để
TSCĐHH quy đổi với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
- KSNB quá trình tính toán và đánh giá các nghiệp vụ
Đảm bảo cho - Có chính sách phân loại TSCĐHH phù hợp với yêu cầu quản
việc phân loại và lý và sử dụng tài sản của đơn vị
hạch toán đúng - Có đầy đủ hồ sơ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐHH
đắn các nghiệp - Có đầy đủ các quy trình về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên

14
vụ TSCĐHH quan đến TSCĐHH từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán
tổng hợp
- Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dung trên
Đảm bảo cho - Mỗi bộ hồ sơ liên quan đến TSCĐHH đều phải được đánh số
việc hạch toán và quản lý theo dõi chặt chẽ.
đầy đủ, đúng kỳ - Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp
các nghiệp vụ thời ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành
TSCĐHH
Đảm bảo sự - Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính
cộng dồn đúng xác
đắn các nghiệp - Kiểm tra chi tiết kết quả tính toán, so sánh số liệu tổng hợp từ
vụ TSCĐHH các số liệu với số tổng hợp
Nguồn: Kiểm tóa nhà nước

1.1.5. Sai phạm, rủi ro thường gặp đối với khoản mục Tài sản cố định

1.1.5.1. Sai phạm thường gặp đối với số dư TSCĐ, các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
TSCĐ phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn giá trị TSCĐ thực tế.
Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến
TSCĐ không đủ tiêu chuẩn theo quy định của chuẩn mực vào nguyên giá TSCĐ. Lẽ
ra các khoản phí tổn này phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh và ghi
giảm TSCĐ trong kỳ. Điều này làm cho lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp tăng lên
và tài sản cũng tăng. Sai phạm này hay xảy ra tại các doanh nghiệp muốn giấu lỗ.
Xác định sai nguyên giá TSCĐ. Các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ không
thực sự phát sinh, hay không đủ điều kiện vốn hóa nhưng vẫn được ghi nhận. Việc
không phân biệt chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ (sửa chữa lớn
nhằm cải tạo, nâng cấp TSCĐ) với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ (sửa chữa lớn nhằm phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ)
cũng dẫn đến những sai lệch trong chỉ tiêu TSCĐ và khoản mục chi phí sản xuất
kinh doanh.
Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ, chưa có
biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu, quyết toán công trình…

15
Ghi nhận tăng TSCĐ vô hình những tài sản không đúng theo quy định trong
chuẩn mực như chi phí thành lập công ty, chi phí trong giai đoạn nghiên cứu, lợi thế
thương mại của chính doanh nghiệp
Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định
của Hội đồng quản trị, Giám đốc…
TSCĐ đi thuê không đủ điều kiện là thuê tài chính nhưng vẫn được ghi nhận là
TSCĐ thuê tài chính. Một trong những sai phạm hay xảy ra là doanh nghiệp nhầm
lẫn giữa TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính.
Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại
TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so
với biên bản kiểm kê chưa được xử lý.
Do lỗi nhầm lẫn của kế toán, hạch toán sai tài khoản TSCĐ, hạch toán nhầm
giá trị TSCĐ
1.1.5.2. Các sai phạm thường xảy ra đối với khấu hao TSCĐ
Phương pháp khấu hao mà đơn vị áp dụng không nhất quán hoặc không có đủ
căn cứ để thay đổi chính sách khấu hao.
Thời gian khấu hao áp dụng không hợp lý, đặc biệt đối với TSCĐ vô hình,
TSCĐ thuê tài chính.
Việc trích hoặc thôi không trích khấu hao với các TSCĐ mới tăng, giảm trong
kỳ, các khoản chi phí nâng cấp cải tạo được hạch toán tăng giảm nguyên giá TSCĐ
trong kỳ cũng có thể xảy ra nhiều sai sót.
Chính sách phân bổ khấu hao, tiêu chuẩn phân bổ khấu hao cho các đối tượng
không hợp lý.
Tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số
chưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Hoặc, vẫn trích khấu hao
đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.
Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động.
Không trích khấu hao đối với tài sản thuê tài chính.
Nguyên giá TSCĐ cao hơn thực tế dẫn đến chi phí về HM TSCĐ của DN sẽ
tăng, như thế sẽ làm giảm lợi nhuận chịu thế, dẫn đến tình trạng gian lận về Thuế.

16
Do kế toán tính toán sai hao mòn TSCĐ
Ngày bắt đầu trích hao mòn TSCĐ cách quá xa so với ngày bắt đầu sử dụng
TSCĐ
Từ các sai phạm trên ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu trên BCTC (tính trình bày
và thuyết minh, tính quyền và nghĩa vụ, tính đánh giá, tính chính xác) chắc chắn sẽ
dẫn đến một BCTC không còn trung thực, minh bạch, chính xác nữa. Chính vì thế,
trong quá trình kiểm toán, KTV cần nhận biết được những sai phạm hay xảy ra đối
với TSCĐ để từ đó có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng và có những thủ tục kiểm
toán phù hợp, nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.
1.1.6. Vai trò của kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC
Đặc điểm chủ yếu của TSCĐ chi phối đến công tác kiểm toán là TSCĐ thường
có giá trị lớn, quá trình mua sắm và trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp thường
không nhiều và diễn ra không đều đặn, thường được thực hiện theo một quy trình có
sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của các doanh nghiệp. TSCĐ thường có thời gian
sử dụng lâu dài, thời gian quản lý các tài sản này tại doanh nghiệp thường lớn.
Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải trích khấu hao các tài sản này, việc áp
dụng một chính sách khấu hao hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ trung thực
và hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC. Mặt khác trong quá
trình sử dụng TSCĐ có thể được nâng cấp và sửa chữa, điều đó cũng có thể ảnh
hưởng đến các thông tin có liên quan đến TSCĐ trên các BCTC.
TSCĐ là một bộ phận cấu thành khoản mục Tài sản cố định trên Bảng Cân đối
kế toán, có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác. Các thông tin chủ yếu
liên quan đến TSCĐ bao gồm các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, các
khoản chi phí có liên quan đến TSCĐ như chi phí khấu hao trong chi phí sản xuất
kinh doanh, từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí và kết quả kinh doanh
được tổng hợp và trình bày trong các BCTC hàng năm của đơn vị.
Với vai trò và đặc điểm của TSCĐ như đã trình bày ở trên, kiểm toán TSCĐ
có vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Thông qua kiểm toán, KTV có thể
xem xét, đánh giá việc đầu tư quản lý, sử dụng TSCĐ và đưa ra kiến nghị giúp cho
doanh nghiệp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ. Mặt khác,
chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòng vốn chậm; để đảm bảo hiệu quả

17
của việc đầu tư TSCĐ, kiểm toán nghiệp vụ TSCĐ sẽ đánh giá tính hiệu quả của
việc đầu tư, định hướng cho đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệu quả
cao nhất.
Kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ nhằm phát hiện các sai sót trong các
nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp và tham chiếu cho các phần hành khác, từ
đó đưa ra kết luận cho báo cáo tài chính.
1.2. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1. Mục tiêu và căn cứ tài liệu sử dụng đối với kiểm toán Tài sản cố định
1.2.1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Tài sản cố định
a. Mục tiêu kiểm toán đối với BCTC
Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng nhằm hướng tới mục tiêu chung của kiểm
toán tài chính, nó được xác định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200:
“Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý
kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung
thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”
Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ
những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính
của đơn vị.
b. Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ
Mục tiêu tổng quát của kiểm toán khoản mục TSCĐ là thu thập đầy đủ các
bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác nhận về mức độ trung thực và hợp lý của
khoản mục TSCĐ trên BCTC. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu
làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục, chu kỳ có liên quan khác.
Để đạt được mục tiêu kiểm toán chung, KTV phải đạt được các mục tiêu cụ
thể về TSCĐ. Đó là việc KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh các
cơ sở dẫn liệu liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế và số dư TK TSCĐ là trung thực
hợp lý, phản ánh đúng bản chất kinh tế và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
DN. Xác định mục tiêu kiểm toán đối TSCĐ qua bảng sau:

18
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với nghiệp vụ TSCĐ

Cơ sở dẫn liệu Nội dung

Tính hợp lý Nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi chép hợp

Tính hiện hữu Các TSCĐ được ghi chép là có thật.

Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong năm đều có
căn cứ hợp lý.

Tính đầy đủ Các nghiệp vụ, số liền phát sinh được phản ánh đầy đủ, chi phí
và thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã được hạch toán
đầy đủ.

Quyền sở hữu Các TSCĐ mua và trên BCĐKT đều thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử
dụng lâu dài.

Đánh giá Nguyên giá TSCĐ, giá trị còn lại được đánh giá đúng theo
và phân bổ nguyên tắc kế toán.

Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng, nhất quán giữa các kỳ
phân bổ hợp lý vào các chi phí trong kỳ, và phải phù hợp với
quy định hiện hành.

Chính xác Khấu hao TSCĐ được tính toán theo đúng tỷ lệ; tăng, giảm,
khấu hao TSCĐ được ghi chép đúng đắn và cộng dồn phù hợp
với tài khoản tổng hợp trên sổ.
Trình bày và Công bố phương pháp khấu hao. TSCĐ được tình bày theo
thuyết minh từng nhóm tài sản có tỷ lệ khấu hao giống nhau.

Nguồn: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 và tác giả tự tổng hợp

19
Bảng 1.3: Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với số dưTSCĐ

Cơ sở dẫn liệu Nội dung


Tính hiện hữu Tất cả TSCĐ được trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại
thời điểm báo cáo. Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng số liệu
kiểm kê của DN
Quyền và nghĩ vụ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của DN
Tính đầy đủ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên BCTC và không có
sai sót
Đánh giá TSCĐ được thể hiện trên BCTC theo giá trị phù hợp và những
điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi
nhận phù hợp
Phân loại và TSCĐ phải được phân loại đúng đắn, trình bày, diễn giải và
trình bày thuyết minh hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu

Nguồn: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 312 và tác giả tự tổng hợp
1.2.1.2. Căn cứ tài liệu sử dụng đối với khoản mục Tài sản cố định
Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra nhận xét về các thông tin tài chính có
liên quan đến khoản mục TSCĐ, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
BCTC: Chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn lũy kế, … trên BCĐKT,
các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết như báo cáo tăng giảm TSCĐ, các báo cáo
sửa chữa, thanh toán…
Sổ kế toán: Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan
như sổ chi tiết TSCĐ, sổ cái, sổ tổng hợp
Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữa
TSCĐ như: hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư…
Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ: Hóa đơn, chứng từ vận chuyển,
lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh lý (phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản
thanh lý nhượng bán TSCĐ…)
Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý,
sử dụng thanh lý nhượng bán TSCĐ
Thông tư 45 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ,
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 và 03.

20
1.2.2. Nội dung kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
tài chính
1.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán nhằm tạo
ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hiện kiểm toán, nó có ý nghĩa
quyết định chất lượng kiểm toán.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “Lập kế hoạch kiểm toán
BCTC bao gồm việc xây dựng chiến lược tổng thể và kế hoạch kiểm toán cho
mọi cuộc kiểm toán”.
Việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ giúp KTV triển khai công việc đúng
hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sốt và hoàn tất công việc nhanh
chóng. Trong kiểm toán BCTC, kế hoạch kiểm toán thương bao gồm ba cấp độ sau:
• Kế hoạch chiến lược (General Strategy)
• Kế hoạch kiểm toán tổng thể (Overall Audit Plan)
• Chương trình kiểm toán (Audit Program)
Sơ đồ 1.2: Lập kế hoạch kiểm toán

a. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán


Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán.
Đây là quá trình tiếp cận để thu thập những thông tin về khách hàng nhằm giúp
KTV tìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng phục vụ và các vấn đề
khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán… Dựa vào đó, nếu đồng ý, KTV sẽ ký
hợp đồng kiểm toán với khách hàng

21
b. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán
Tìm hiểu về lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Vấn đề am
hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh sẽ giúp KTV hiểu thêm về hệ thống kế toán của
khách hàng, giúp KTV xác định và khoanh vùng rủi ro trong quá trình kiểm toán.
Những thông tin cần thu thập bao gồm hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, môi
trường thể chế và các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của
từng khách hàng.
Tìm hiểu kết quả kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung: Đối với khách
hàng lâu năm, KTV luôn lưu trữ các tài liệu liên quan đến những cuộc kiểm toán
trong nhiều năm tài chính đối với khách hàng vào một hồ sơ kiểm toán chung.
Trước khi thực hiện kiểm toán. KTV cũng xem lại kết quả kiểm toán của năm trước
và các thông tin đã thu thập và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm. Đối với những
khách hàng mới thì công ty sẽ kiểm tra lại số dư đầu kỳ.
Tiến hành quan sát nhà xưởng, cơ sở địa điểm kinh doanh của khách hàng:
Thông thường công việc này sẽ được tiến hành đối với những khách hàng có nhà
xưởng sản xuất mới mở rộng hay xây dựng mới. Chẳng hạn có khách hàng A năm
trước có nhà xưởng bị cháy, năm nay đã xây dụng bổ sung, thì việc quan sát nhà
xưởng là điều cần thiết giúp KTV nắm bắt được tình hình sản xuất, số lượng nhân
viên, các kho hàng, cách thức tổ chức và sắp xếp hàng tồn kho, …
Thu thập thông tin các bên liên quan: Với nhiều khách hàng đặc biệt là các tập
đoàn lớn, giao dịch với các bên liên quan là những giao dịch mang tính chất phức
tạp và trọng yếu. Vì vậy, KTV rất coi trọng và tìm hiểu thông tin này rất tỉ mỉ.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Việc thu thập các
thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp KTV nắm bắt được các quy trình
mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng,
những thông tin này bao gồm:
• Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.
• Các BCTC, BCKT, thanh tra, kiểm tra của năm 2018 và năm trước.
• Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và BGĐ: chứa đựng thông
tin quan trọng về: quyết định phân chia lợi nhuận, cổ tức; phê chuẩn hợp nhất hay
giải thể; xét duyệt mua bán; chuyển nhượng các tài liệu quan trọng.

22
c. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của Chuẩn mực kiểm toán việt nam số 520
“là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những
xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin
liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Các thủ tục
phân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại cơ bản sau: Phân tích ngang
(phân tích xu hướng); Phân tích dọc (phân tích tỷ suất)
d. Đánh giá tính trọng yếu, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán
Đánh giá tính trọng yếu
Theo chuẩn mực của kiểm toán Việt nam số 320 “Trọng yếu là thuật ngữ chỉ
tầm quan trọng của công tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính”. Điều đó
có nghĩa là “thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có
thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính…”
Việc xác định mức trọng yếu của KTV mang tính xét đoán chuyên môn và phụ
thuộc và nhận thức của KTV về nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo
tài chính. Mục trọng yếu được hiểu là những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được
coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem
xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng
báo cáo tài chính.
Ước tính ban đầu về tính trọng yếu: là mức tối đa mà KTV cho rằng ở mức đó,
các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết
định của người sử dụng thông tin báo cáo tài chính. Thông thường KTV có thể lựa
chọn chỉ tiêu tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu và nhân với 1 tỷ lệ
nhất định đế xét mức trọng yếu tổng thể.
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Việc phân bổ này hoàn toàn
cần thiết vì đây là cơ sở để KTV quyết định quy mô thu thập bằng chứng. Cách
phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục có thể dựa vào giá trị của từng
khoản mục trên BCTC.
Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, đánh giá rủi ro và kiểm soát nội
bộ, quy định: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và KSNB của khách
hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”.

23
Hệ thống KSNB càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi
ro KSNB kém hiệu quả. KTV có thể mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và
kiểm soát nội bộ với khoản mục doanh TSCĐ nói riêng qua những công cụ như
bảng tường thuật, bảng câu hỏi và lưu đồ.
• Bảng tường thuật: các KTV thường chọn cách này khi cơ cấu kiểm soát
nội bộ đơn giản. Bảng tường thuật mô tả bằng văn bản về cơ cấu hệ thống kiểm
soát nội bộ. Cụ thể, đối với khoản mục TSCĐ, bảng tường thuật sẽ cung cấp
cho KTV những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này
(ví dụ: Chế độ kế toán; Trích khấu hao TSCĐ; Kế hoạch và dự toán ngân sạch
cho việc tăng, giảm TSCĐ; Kiểm kế, đối chiếu chứng từ với sổ sách kế toán
thường xuyên...
• Bảng câu hỏi: được thiết kế dưới dạng trả lời “Có” hoặc “Không” và KTV có
thể dễ dàng thực hiện, không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Bảng câu hỏi được thiết
kế theo một mẫu nhất định nên có thể sẽ không phù hợp với nét đặc thù và quy mô
đơn vị.
• Lưu đồ: phương pháp có thể cung cấp được cái nhìn khái quát và ngắn gọn
về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Lưu đồ được lập tốt giúp cho việc
nhận diện những thiếu sót dễ dàng hơn và nó có thể cho ta biết được trình tự chuyển
giao chứng từ, cũng như các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét
không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng
yếu. Rủi ro kiểm toán được xét trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lấy mẫu
kiểm toán và lựa chọn phép thử, vì vậy rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn
về quản lí và chi phí kiểm toán. Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro tiềm tàng (Inherent
risk – IR); rủi ro kiểm soát (Control risk – CR); rủi ro phát hiện (Detection risk –
DR).
Mối quan hệ giữa ba loại rủi ro kiểm toán thể hiện ở công thức sau:
AR = IR × CR × DR

24
Sơ đồ 1.3: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320, tính trọng yếu trong kiểm
toán, mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau. Nếu
mức trọng yếu được đánh giá cao lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, và ngược
lại thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên, việc thu thập bằng chứng phải mở rộng.
Trong cuộc kiểm toán, kiểm toán viên mong muốn AR càng nhỏ càng tốt vì
nó đảm bảo kết quả kiểm toán tối ưu nhất. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có
thể xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng, cụ thể: Rủi ro liên quan đến
nguyên giá TSCĐ; Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ; Rủi ro liên quan đến sửa
chữa, nâng cấp TSCĐ; Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ
e. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Với những thông tin đã thu thập được, KTV sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm
toán. Theo VSA số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán” thì kế hoạch kiểm toán gồm
hai bộ phận sau:
Chiến lược kiểm toán tổng thể: KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng
thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong
đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch
kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán.
Những vấn đề chủ yếu KTV phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán
tổng thể gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, hiểu biết về hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu,
phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra.
Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã lập, KTV
sẽ tiến hành lập chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán là những dự kiến

25
chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân
công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan
cần sử dụng và thu thập. Chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế thành ba phần:
trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Việc
thiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định
thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.
1.2.3.2. Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán
thích ứng với đối tượng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá
trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán
nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trưng thực và hợp lý của khoản mục trên
BCTC trên cơ sở những bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy.
a. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm
tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự
thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ”.
Bảng 1.4: Các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện
Mục tiêu Kiểm soát KSNB chủ yếu Các thử nghiệm KSNB phổ biến
KSNB
Đảm bảo cho - Có một quy trình cụ thể chặt - Nghiên cứu các quy định về
các nghiệp vụ chẽ về việc phê chuẩn các TSCĐHH của đơn vị được kiểm
về TSCĐ HH nghiệp vụ toán
được phê - Phải tuân thủ tuyệt đối các - Kiểm tra về quy trình phê duyệt
chuẩn đúng quy địnhh đối với việc phê và dấu hiệu kiểm tra nội bộ
đắn chuẩn các nghiệp vụ này - Xem xét thẩm quyền phê duyệt
- Quá trình kiểm soát độc lập và bộ phận KSNB
với sự phê chuẩn
Đảm bảo cho - Quy trình kiểm soát để đảm - Xem xét đề nghị liên quan đến
các nghiệp vụ bảo cho các nghiệp vụ về TSCĐHH, thẩm quyền của người
về TSCĐHH là được người có phê duyệt các nghiệp vụ về
TSCDDHH đầy đủ thẩm quyền phê duyệt TSCĐHH

26
là có căn cứ và phù hợp với hoạt động của - Xem xét các chứng từ, hóa đơn
hợp lý (sự DN liên quan đến nghiệp vụ TSCĐHH
phát sinh) - Có đầy đủ chứng từ và tài về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ,
liệu liên quan đến nghiệp vụ không bị tẩy xóa, sửa chữa,
như: các đề nghị về nghiệp vụ,
hợp đồng mua bán, bán thanh
lý, biên bản bàn giao, hóa đơn
mua, các chứng từ liên quan
đến vận chuyển, lắp đặt chạy
thử…
- Các chứng từ đều phải hợp
pháp, hợp lệ, đã được xử lý để
đảm bảo không bị tẩy xóa và
sửa chữa. Các chứng từ tài liệu
liên quan phải được đánh số
và quản lý theo số trên sổ chi
tiết.
Đảm bảo sự - KSNB các chính sách đánh - Xem xét dấu hiệu kiểm tra của
đánh giá giá của đơn vị với TSCĐHH hệ thống KSNB
đúng đắn, - Kiểm tra, so sánh số liệu trên - Cộng lại một số chứng từ phát
hợp lý của hóa đơn với số liệu trên hợp sinh của TSCĐHH
TSCĐHH đồng và các chứng từ liên
quan. Kiểm tra việc sử dụng tỷ
giá để quy đổi với các nghiệp
vụ phát sinh bằng ngoại tệ
- KSNB quá trình tính toán và
đánh giá các nghiệp vụ
Đảm bảo cho - Có chính sách phân loại - Phỏng vẫn những người có tránh
việc phân loại TSCĐHH phù hợp với yêu cầu nhiệm để tìm hiểu quy định phân
và hạch toán quản lý và sử dụng tài sản của loại TSCĐHH trong doanh nghiệp
đúng đắn các đơn vị - Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài
nghiệp vụ - Có đầy đủ hồ sơ hạch toán khoản cho một số trường hợp điển
TSCĐHH các nghiệp vụ TSCĐHH hình

27
- Có đầy đủ các quy trình về - Kiểm tra sự vi phạm quy chế
trình tự ghi sổ các nghiệp vụ kiểm soát nội bộ về việc ghi sổ
có liên quan đến TSCĐHH từ đúng phương pháp và đúng sự
các sổ kế toán chi tiết đến các phân loại trên một số chứng từ
sổ kế toán tổng hợp nghi vấn.
- Có chính sách kiểm tra nội
bộ đối với các nội dung trên
Đảm bảo cho - Mỗi bộ hồ sơ liên quan đến - Kiểm tra việc đánh số liên tục
việc hạch TSCĐHH đều phải được đánh của các hồ sơ TSCĐHH. Kiểm tra
toán đầy đủ, số và quản lý theo dõi chặt tính liên tục trong việc ghi chép
đúng kỳ các chẽ. nhật lý mua TSCĐHH, báo cáo
nghiệp vụ - Việc ghi sổ các nghiệp vụ mua TSCĐHH, Sổ kế toán tổng
TSCĐHH phát sinh phải được thực hiện hơp, chi tiết,..
kịp thời ngay sau khi các - Kiểm tra ngày tháng ghi sổ và
nghiệp vụ xảy ra và hoàn ngày tháng trên chứng từ liên quan
thành đến TSCĐHH. Kiểm tra ngày
tháng năm trên chứng từ tăng,
giảm TSCĐHH và ngày tháng ghi
sổ với ngày tháng phân kỳ
- Kiểm tra đến dấu hiệu kiểm soát
nội bộ với các chứng từ về
TSCĐHH như: Biên bản kiêm
nghiệm, biên bản bàn giao, đơn
đặt hàng
Đảm bảo sự - Số liệu phải được tính toán - Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ
cộng dồn tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, cơ bản, số liệu tổng quát
đúng đắn các chính xác - Kiểm tra sự vi phạm quy chế
nghiệp vụ - Kiểm tra chi tiết kết quả tính KSNB
TSCĐHH toán, so sánh số liệu tổng hợp
từ các số liệu với số tổng hợp
Nguồn: Kiểm toán nhà nước

28
b. Thực hiện thủ tục phân tích
Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ thông thường được thể
hiện qua tính toán và phân tích các số liệu sau:
Phân tích ngang
• So sánh nguyên giá các loại TSCĐ hiện có của DN so với các kỳ trước
• So sánh giá trị hao mòn lũy kỹ của các loại TSCĐ với các kỳ trước
• So sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ với các kỳ trước
• So sánh tổng hợp chi phí khấu hao TSCĐ với các kỳ trước
Phân tích dọc
• So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước
• So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với
các kỳ trước
• So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá
TSCĐ
c. Kiểm tra chi tiết tài sản cố định
Mục tiêu là tìm ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ, sai số trong hạch
toán và những sai sót do thực hiện nghiệp vụ không đúng nguyên tắc. Ngoài ra cần
tập trung xem xét một số nghiệp vụ làm tăng, giảm số trích khấu hao TSCĐ nhằm
thu thập các bằng chứng chứng minh cho tính chính xác của nghiệp vụ. Việc kiểm
tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ được kiểm toán thực hiện theo các thủ
tục kiểm toán dưới đây
Bảng 1.5: Thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH
Mục tiêu kiểm Các khảo sát nghiệp Những vấn đề cần lưu ý
toán vụ thông thường
Đảm bảo cho các - So sánh tổng nguyên giá KTV phải có hiểu biết sâu
nghiệp vụ tăng, TSCĐHH tăng năm nay so với sắc về các hoạt động sản
giảm TSCĐHH năm trước xuất kinh doanh và tình
được phê chuẩn - Đánh giá tính hợp lý của các hình thực tế của DN
đúng đắn nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH
với tình hình thực tế của DN

29
- Đánh giá tính hợp lý của việc
phê chuẩn giá mua, bán của
các TSCĐHH tăng, giảm trong
kỳ
Đảm bảo cho các - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ Các thử nghiệm này được
nghiệp vụ TSCĐ có và hợp pháp của các chứng từ thực hiện với quy mô tương
căn cứ hợp lý liên quan đến nghiệp vụ tăng, đối lớn khi hệ thống KSNB
giảm TSCĐHH của đơn vị được đánh giá là
- Có thể kết hợp kiểm tra các yếu (rủi ro kiểm soát cao)
chứng từ tài liệu với kiểm tra
vật chất thực tế TSCĐHH
- Kiểm tra quá trình mua sắm,
các chứng từ tài liệu liên quan
đến việc mua sắm TSCĐHH,
các chi phí vận chuyển, lắp
đặt, chạy thử,…
Đảm bảo sự đánh - Kiểm tra tính đúng đắn, phù Mục tiêu này thường kết
giá đúng đắn, hợp hợp và nhất quán của các hợp khi kiểm toán tính đầy
lý của nghiệp vụ chính sách xác định nguyên đủ và tính toán, đánh giá
TSCĐHH giá TSCĐHH mà doanh TSCĐHH
nghiệp áp dụng
- Đối chiếu với số liệu trên các
chứng từ pháp lý liên quan đến
tăng, giảm TSCĐHH (hóa
đơn, hợp đồng thuê TS, các
chứng từ lắp đặt, vận chuyển,
biên bản giao nhận,…)
- Tính toán lại nguyên giá
TSCĐHH trên các cơ các
chứng từ đã kiểm tra
Đảm bảo cho việc - Kiểm tra chính sách phân Mục tiêu này thường được

30
phân loại và hạch loại và sơ đồ hạch toán kết hợp khi kiểm toán tính
toán đúng đắn các TSCĐHH của DN, đảm bảo sự đầy đủ và tính toán, đánh
nghiệp vụ hợp lý và phù hợp với các quy giá lại TSCĐHH
TSCĐHH định hiện hành
- Chọn mẫu các nghiệp vụ
TSCĐHH để kiểm tra việc
phân loại xem xét các bút toán
ghi sổ và các sổ kế toán
Đảm bảo cho việc - Đối chiếu các chứng từ tăng, Đây là một trong các mục
hạch toán đầy đủ, giảm TSCĐHH (hóa đơn, biên tiêu quan trọng nhất khi
đúng kỳ các nghiệp lai giao nhận, …) với các sổ kiểm toán TSCĐ
vụ TSCĐHH kế toán chi tiết TSCĐHH
nhằm đảm bảo cho việc hạch
toán không bị bỏ sót
- Kiểm tra các khoản chi phí
sửa chữa TSCĐHH để phát
hiện ra các trường hợp quên
ghi sổ TSCĐHH, hoặc ghi
nhận TSCĐHH thành các
khoản khác (chi phí trả trước,
chi phí xây dựng cơ bản, …)
- Kiểm tra đối chiếu ngày
tháng chứng từ tăng giảm
TSCĐHH với ngày tháng ghi
sổ các nghiệp vụ (Đặc biệt đối
với các nghiệp vụ phát sinh
cuối các niên độ kế toán và
đầu niên độ sau)
Đảm bảo sự cộng - Cộng tổng các Bảng kê tăng,
dồn đúng đắn các giảm TSCĐHH trong kỳ
nghiệp vụ - Đối chiếu số liệu giữa các sổ

31
TSCĐHH chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng
kê với nhau và với sổ cái tổng
hợp. Đối chiếu số liệu trên các
sổ kê toán TSCĐHH với kết
quả kiểm kê thực tế TSCĐHH

Nguồn: Thông tư 200 Bộ Tài chính


1.2.3.3. Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của mọi cuộc kiểm toán. Sau khi
hoàn thành hai giai đoạn trên, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp và công bố
BCKiT.
a. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ
Trong khoảng thời gian sau ngày khóa sổ xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng
đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên có trác nhiệm xem xét lại các sự kiện sau
ngày lập bảng cân đối kế toán. Thường đối với các nghiệp vụ về TSCĐ ít có những
sự kiện bất thường xảy ra sau ngày khóa sổ, do các nghiệp vụ này đều nằm trong kế
hoạch.
b. Đánh giá kết quả
Cuối cùng, KTV phải kết luận liệu bằng chứng kiểm toán được tập hợp đủ để
đảm bảo cho kết luận là báo cáo tài chính được trình bày phù hợp với các nguyên
tắc kế toán đã được thừa nhận rộng rãi hay chưa về bằng chứng kiểm toán
c. Thư quản lý và công bố kết quả kiểm toán
Sau khi đánh giá kiểm toán và xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ
kế toán, KTV lập BCKiT đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của
tất cả các khoản mục trên BCTC. Kèm theo báo cáo kiểm toán là danh mục các bút
toán điều chỉnh, bút toán phân loại, các phụ lục, các giải trình thể hiện chi tiết sai
phạm, bảng tính số liệu chi tiết của KTV.
Những đóng góp trong thư quản lý có thể là vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu
quả TSCĐ trong hoạt động của doanh nghiệp, các yếu điểm của hệ thống kiểm soát
nội bộ, những yếu điểm trong việc áp dụng các quy định, chế độ kế toán hiện hành
đối với khoản mục TSCĐ và việc trích khấu hao TSCĐ, chế độ kế toán hiện hành
đối với khoản mục TSCĐ và việc trích khấu hao TSCĐ…

32
BCKiT là sản phẩm cuối cùng của cả quá trình kiểm toán. KTV tùy thuộc
vào mức độ ảnh hưởng của các sai phạm phát hiện được để đưa ra ý kiến kiểm toán
khách nhau. Có 2 loại ý kiến kiểm toán:
• Ý kiến chấp nhận toàn phần
• Ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Gồm: Ý kiến ngoại trừ; Ý
kiến trái ngược; Từ chối đưa ra ý kiến.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán khoản mục TSCĐ của KTĐL
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến KTV và Công ty Kiểm toán
Văn hóa của công ty kiểm toán là nhân tố có ảnh hưởng thận chiều tới chất
lượng kiểm toán, khi các nhà lãnh đạo công ty kiểm toán có thể tạo ra môi trường
mà việc đạt được chất lượng cao được coi là một giá trị, đầu tư cho việc theo đuổi
chất lượng cao và có phần thưởng xứng đáng cho việc đạt chất lượng cao.
Kỹ năng và phẩm chất của KTV được coi là có ảnh hưởng tích cực tới chất
lượng kiểm toán khi chủ nhiệm kiểm toán và KTV am hiểu tình hình kinh doanh
của khách hàng, tuân thủ chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp.
Hiểu biết của KTV về TSCĐHH của đơn vị được kiểm toán, khi KTV có kiến
thức nhất định về đặc điểm của TSCĐHH của DN, đặc biệt là các DN trong lĩnh
vực đặc thù, các xét đoán nghề nghiệp được đưa ra bởi KTV chính xác hơn và gia
tăng chất lượng của kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC.
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến đơn vị được kiểm toán
Quy mô, đặc điểm TSCĐHH của DN là một nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ. Các
DN thuộc lĩnh vực khách nhau có quy mô và sự đa dạng trong nhóm tài sản khác
nhau. Đối với các ngành, lĩnh vực đặc thù như khai khoáng, xây dựng, danh mục
TSCĐHH sẽ khác biệt hoàn toàn so với các DN thuộc ngành, lĩnh vực thương mại,
sản xuất. Do đó, quy mô và đặc điểm TSCĐHH của DN là nhân tố tác động mãnh
mẽ tới kiểm toán khoản mục TSCĐHH.
Công tác quản lý TSCĐHH tại đơn vị được kiểm toán, TSCĐHH là cơ sở vật
chất chủ yếu giúp cho DN đạt được mục tiêu về hoạt động sản xuất và tài chính
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ đặt ra với mỗi DN là phải tăng
cường công tác quản lý TSCĐHH nhằm đạt hiệu quả hơn. Hơn nữa, trong quá trình
sản xuất kinh doanh, TSCĐHH vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng

33
giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ kinh doanh nên trong công tác quản lý
TSCĐHH, các DN cần theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị của TSCĐHH. Do đó,
kiểm toán TSCĐHH đối với một DN có công tác quản lý TSCĐHH chặt chẽ, quy
chuẩn sẽ có phương pháp tiếp cận và thủ tục thực hiện khác với kiểm toán khoản
mục TSCĐHH tại đơn vị có công tác quản lý kém hiệu quả.
1.3.3. Các nhân tố khác
Hiểu quả của quá trình kiểm toán, một quá trình kiểm toán hiệu quả được cho
là có tác động tích cực tới chất lượng kiểm toán khi phương pháp và công cụ kiểm
toán áp dụng trong quá trình kiểm toán được tôt chức tốt, cung cấp khuôn mẫu và
thủ tục để đạt đươc các bằng chứng thích hợp và đầy đủ cho cuộc kiểm toán.
Sự trung thực và hữu ích của báo cáo kiểm toán được cho là có ảnh hưởng tích
cực tới chất lượng kiểm toán khi báo cáo kiểm toán thể hiện một cách rõ ràng ý kiến
của KTV về BCTC đã được kiểm toán cũng như các ý kiến đối với các nhà quản lý,
báo cáo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng phù hợp với bối cảnh pháp luật và
các quy định hiện hành.
Các nhân tố bên ngoài không phụ thuộc vào kiểm soát của KTV bao gồm cách
thức quản trị của công ty có ảnh hưởng nhất định tới BCTC và chất lượng kiểm
toán. Ủy ban kiểm toán hay Ban kiểm soát của khách hàng kiểm toán. Môi trường
pháp lý liên quan đến kiểm toán, …

34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG

2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán VACO
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Giới thiệu chung về công ty TNHH kiểm toán VACO
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán VACO
Viết tắt là: VACO (Việt Nam Auditing Company)
Trụ sở chính: Tầng 12A, Số 63 Lê Văn Lương - Trung Hòa - Cầu Giấy – Hà Nội
Văn phòng: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai
Website: www.vaco.com.vn
Logo Công ty:

Tầm nhìn và sứ mệnh:


Tầm nhìn: Trở thành một trong các Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam
Sứ mệnh: Hỗ trợ khách hàng và nhân viên của Công ty thành công vượt bậc
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO
Công ty TNHH kiểm toán VACO là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên
tại Việt Nam, với một bề dày lịch sử lâu đời trong nước. Để xây dựng được đội ngũ
công ty lớn mạnh và phát triển, theo tài liệu nội bộ trích từ trang website công ty
TNHH kiểm toán VACO thì công ty đã trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1991 - 1997
Ngày 13/5/1991, Quyết định của Bộ Tài Chính số 165/TC/QĐ/TCCB, Công ty
với tên gọi là công ty kiểm toán Việt Nam cùng với công ty AASC là hai công ty
kiểm toán đặt nền móng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ về kế toán –
kiểm toán cho tất cả các công ty bao gồm các công ty có vốn nhà nước, doanh
nghiệp nước ngoài, …

35
Ngày 07/12/1991 theo số 525/TC/QĐ/TCCB của Bộ tài chính quyết định,
Công ty TNHH VACO thành lập văn phòng đại diện của mình ở TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 01/04/1993, Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty, Bộ
trưởng quyết đinh số 194/TC/QĐ/ TCCB của bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty mở
thêm chi nhánh ở Đà Nẵng. Ngày 15/02/1995
Theo quyết định số 122 TC/QĐ/TCCB của bộ trưởng Bộ Tài Chính, Văn
Phòng đại điện ở TP. Hồ Chí Minh được thành lập để trở thành công ty kiểm toán
A&C (Nay là công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C).
Theo quyết định số 123 TC/QĐ/ TCCB của bộ trưởng bộ tài chính, chi nhánh ở
Đà Nẵng trở thành công ty AAC (Nay là công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC)
Với định hướng, mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt
Nam và trên Thế giới về cung cấp các dịch vụ liên quan đến kế toán- kiểm toán,
VACO đang cố gắng từng bước xây dựng danh tiếng cho mình. Ngoài ra công ty
còn chú trọng trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các công
ty kiểm toán hàng đầu như Deloitte Touche Tohmatsu (DTT), Arthur Anderse
(AA), Price Waterhouse Cooper (PwC), KPMG và Ernst and Young (E&Y) nhằm
học hỏi kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật hay cập nhật những kiến thức kiểm toán mới
nhất, phương pháp kiểm toán, quản lý mới để gia tăng hiệu quả hoạt động, hiệu
năng quản lý cũng như chất lượng của các cuộc kiểm toán để đảm bảo cung câp đầy
đủ, trung thực và hợp lý các thông tin kiểm toán cho các bên liên quan. Trên cơ sở
hợp tác kinh doanh đó, ngày 4/4/1995, ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư (nay là bộ
kế hoạch và đầu tư) ban hành quyết định 1187/GP cho phép 2/3 số nhân viên
VACO tách ra thành lập liên doanh VACO- Deloitte Touche Tomatsu (VACO-
DTT) còn gọi là phòng dịch vụ quốc tế ISD – International Services Division.
Đánh dấu những ngày thành lập đầu tiền của công ty TNHH VACO khi văn
phòng của VACO tại Hà Nội chỉ có 9 thành viên.
Ngày 27/5/1996 VACO quyết định thành lập chi nhánh ở Hải Phòng với 15
nhân viên, phụ trách mạng kiểm toán BCTC theo quyết định số 448/TC/QĐ/TCCB
của BTC để có thể đáp ứng đầy đủ và tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường.
Giai đoạn 2: Từ năm 1997-2003
Ngày 1/10/1997 Vaco được phép mua lại phần vốn góp của Deloiote Touche
Tohmatsu trong liên doanh VACO- DTT. Đồng thời, Theo quyết định số 263/BKH

36
–QLDA ngày 29/10/1997, Bộ kế hoạch và đầu tư đã chấp nhận nhượng quyền lợi
của DTT trong liên doanh VACO-DTT cho phía Việt Nam mà đại diện là công ty
TNHH kiểm toán VACO. Theo đó Vaco được công nhận là thành viên của DTT
cùng với KPMG, E&Y, PwC hợp thành bốn hang kiểm toán lớn nhất thế giới
Giai đoạn 3: Từ năm 2003- 2007
Theo sự thay đổi của thị trường, Công ty cần phải thay đổi sang hình thức
doanh nghiệp mới để phù hợp. Ngày 20/6/2003, Bộ tài Chính đã ban hành quyết
định 192/TC/QĐ/TCCB chính thức chuyển đổi VACO thành công ty TNHH một
thành viên với 100% vốn chủ sở hữu của BTC và lấy tên là công ty TNHH kiểm
toán Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000112 ngày
19/01/2004 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ tại thời
điểm thành lập công ty là 9.077.000.000 vnđ. Đồng thời, để mở rộng mạng lưới
công ty, ngày 15/07/2004 VACO Thành lập chi nhánh Vaco ở miền Trung có trụ sở
tại Đà Nẵng.
Giai đoạn 4: Từ năm 2007 – Nay
Tháng 2/2017 VACO đã từng bước chuyển đổi trở thành thành viên của
Deloitte Touche Tohmatsu do việc phòng dịch vụ quốc tế - ISD của VACO trở
thành thành viên chính thức của Deloitte Touche Tohmatsu vào tháng 10/1997.
Tháng 5/2017, Chính thức trở thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu hay còn
gọi là Deloitte Việt Nam. Deloitte Touche Tohmatsu” có một mạng lưới trên toàn
cầu với 140 nước chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến kế kiểm. Deloitte Việt
Nam sẽ được giám sát, quản lý, đào tạo theo mô hình của deloitte toàn cầu. Đồng
thời, Deloitte Việt Nam sẽ phải trích một phần lợi nhuận như là một khoản phí
thành viên. Cụ thể, Deloitte toàn cầu hỗ trợ Deloitte Việt Nam trong công tác đào
tạo đội ngũ nhân viên và đưa vào ứng dụng hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm
toán dựa trên AS/2 của Deloitte toàn cầu.
Tháng 3/2007, Công ty Kiểm toán VACO TNHH 1 thành viên được chuyển
thành Cty TNHH 2 TV trở lên và chính thức được chuyển thành Công ty TNHH
Deloitte Vietnam. Tháng 11/2007, Công ty Kiểm toán VACO được tách ra từ Công
ty TNHH Deloitte Vietnam. Tháng 7/2007, VACO tiến hành cơ cấu lại tổ chức, chi
nhánh Đà Nẵng không còn tồn tại. Hiện nay, Công ty đã lớn mạnh với mạng lưới

37
khách hàng trải rộng khắp các tỉnh thành có rất nhiều khách hàng tin dùng. Công ty
có văn phòng chính tại tầng 12A, tòa nhà Tổng Công ty 319, số 63 đường Lê Văn
Lương, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, và ba chi nhánh tại Hồ Chí Minh, Hải
Phòng và Đồng Nai.”
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty VACO
VACO đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng với nhiều loại hình
doanh nghiệp, hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ những Doanh nghiệp sản xuất các
ngành nghề đặc trưng của các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, các Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần, các công ty TNHH, các dự án do
các tổ chức quốc tế tài trợ, các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản đạt chất lượng và tín
nhiệm cao. VACO hoạt động theo pháp luật và cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ kiểm toán
- Dịch vụ tư vấn thuế
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý
- Thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp
- Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS)
- Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý chính là một trong những yếu tố đem
đến sự thành công của Công ty. VACO đã nghiên cứu xây dựng một bộ máy quản
lý hoàn chỉnh, phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả và nâng cao tính cạnh tranh
trong quá trình hoạt động. Mô hình Công ty áp dụng là hoạt động theo mô hình trực
tuyến chức năng, trong đó BGĐ chịu trách nhiệm quản lý vĩ mô, ban hành các quyết
định, còn các bộ phận chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, đóng góp ý kiến và thực
hiện các công việc được giao.
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:
- Hội đồng thành viên: là bộ phận có quyền lực cao nhất trong công ty, bao gồm
những thành viên góp vốn vào công ty, quyết định những vấn đề quan trọng của Công ty.
- Phòng Hành chính kế toán: trợ giúp cho BGĐ trong công tác điều hành, quản
lý công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo
cáo kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ công nhân viên đi công tác…

38
- Phòng Hành chính – Tổng hợp: Có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức
của Công ty, tổ chức nhân sự, quản lý công văn đến và đi, bảo vệ tài sản Công ty, có
nhiệm vụ trợ giúp BGĐ trong việc điều hành, quản lý Công ty, theo dõi và hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế toán, thanh toán
lương, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, ...
- Phòng Kiểm toán 1 (Kiểm toán xây dựng cơ bản): Có chức năng cung cấp
các dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc hạng
mục công trình hoàn thành… được thực hiện bởi đội ngũ KTV cũng như kỹ sư xây
dựng có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
- Phòng Kiểm toán 2 (Kiểm toán báo cáo tài chính): Thực hiện cung cấp các
dịch vụ tư vấn, tài chính kế toán, kiểm toán và có thể cung cấp dịch vụ sang lĩnh
vực khác để hỗ trợ các phòng khác trong Công ty.
- Bộ phận Thẩm định giá: Chuyên cung cấp dịch vụ thẩm định giá giá trị
doanh nghiệp, máy móc thiết bị, tài sản cố định, cổ phiếu…
- Ngoài ra công ty còn có các bộ phận Tư vấn sáp nhập, mua bán doanh
nghiệp, bộ phận đào tạo.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH kiểm toán VACO

(Nguồn: Tài liệu đào tạo Công ty TNHH kiểm toán VACO)
Công ty TNHH Kiểm toán VACO có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh
đặt tại Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, với hơn 150 nhân viên, bao gồm cả nhân sự

39
người Việt và các chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam làm việc. Cơ cấu nhân sự ở
VACO nói riêng hay các công ty kiểm toán trong và ngoài nước khác đều khá đơn
giản và có sự tương đồng. Dù làm việc ở bất kì nhánh dịch vụ nào của công ty, con
đường thăng tiến trong sự nghiệp của một nhân viên công ty đều trải qua những cấp
bậc chính như sau:
Sơ đồ 2.2: Cấp bậc tại công ty TNHH kiểm toán VACO

(Nguồn: Tài liệu đào tạo Công ty TNHH kiểm toán VACO)
2.2. Khái quát chung về dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty
TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
2.2.1. Phương pháp và quy trình kiểm toán
VACO được tách ra từ công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam, mặc dù
không còn là thành viên của Deloitte song VACO vẫn kế thừa được hệ thống
phương pháp kiểm toán của Deloitte với một quy trình rất khoa học. Quy trình kiểm
toán chung của VACO được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán;
giai đoạn thực thực kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán

40
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán chung của VACO

(Nguồn: Tài liệu đào tạo Công ty TNHH kiểm toán VACO)
Năm 2017, Tổng Giám đốc VACO đã ký quyết định về việc áp dụng phương
pháp kiểm toán theo cách tiếp cận dựa vào rủi ro và áp dụng phần mềm kiểm toán
VACO Audit trong việc thực hiện kiểm toán.
2.2.2. Phần mềm kiểm toán
Để phục vụ cho quá trình kiểm toán báo cáo tài chính và hoàn thiện giấy tờ
làm việc của nhân viên, BGĐ công ty TNHH Kiểm toán VACO cùng nhóm nghiên
cứu bao gồm những nhân viên công tác lâu năm và trưởng phòng kiểm toán Báo
cáo tài chính đã xây dựng phần mềm kiểm toán Báo cáo tài chính VACO (VACO
Audit phiên bản 1.0). Đây là công cụ hành nghề chính mà VACO phát triển giành
cho nhân viên kiểm toán của công ty, đảm bảo tính lưu trữ, bảo mật cũng như tăng
tốc độ hoàn thiện giấy tờ làm việc, tạo ra sự logic để nhân viên có lối tư duy tốt hơn
trong quá trình kiểm toán tại khách hàng.

41
Phần mềm kiểm toán báo cáo tài chính có sự đóng góp ý kiến của những Chủ
nhiệm kiểm toán làm việc lâu năm tại công ty, những người hiểu rõ về chu trình
cũng như phong cách làm việc tại VACO từ đó có thể góp ý, hoàn thiện và đưa ra
một chương trình tốt và phù hợp nhất đối với nhân viên công ty. Phần mềm VACO
Audit sẽ theo dõi, lưu trữ giấy tờ làm việc kiểm toán từ giai đoạn đầu tiên cho đến
khi kết thúc cuộc kiểm toán.
Sơ đồ 2.4: Phần mềm VACO Audit

(Nguồn: Tài liệu đào tạo Công ty TNHH kiểm toán VACO)
Mỗi cuộc kiểm toán sẽ có một Audit file riêng và chỉ những thành viên của
thuộc cuộc kiểm toán đó mới có thể vào sử dụng. Một trang Audit cho một cuộc
kiểm toán sẽ được hiển thị như trên
Một số điểm nổi bật của chương trình phần mềm kiểm toán VACO Audit:
• Tăng cường sự tham gia của thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và
xét đoán nghề nghiệp trong các cuộc kiểm toán
• Được thiết kế để hỗ trợ các cuộc kiểm toán đạt năng suất, hiệu quả hơn và
linh hoạt hơn trong việc tiến hành các cuộc kiểm toán.
• Gia tăng việc xác định các rủi ro
• Xác định rủi ro đáng kể cũng như rủi ro sai sót trọng yếu
• Giảm tập trung vào các khu vực không có rủi ro
• Thực hiện các thủ tục kiểm toán vào các rủi ro sai sót trọng yếu thay vì tìm
kiếm đảm bảo cho số dư tài khoản hay khoản mục

42
• Tập trung các thủ tục kiểm toán vào kiểm soát nội bộ
• Nâng cao yêu cầu và hướng dẫn về trao đổi với ban lãnh đạo của khách hàng.
2.2.3. Hệ thống hồ sơ
Sau mỗi cuộc kiểm toán tại đơn vị khách hàng, KTV sẽ thực hiện thu thập tài
liệu và lưu giữ hồ sơ kiểm toán của khách hàng, còn được gọi là “file kiểm toán”.
Một file kiểm toán đầy đủ bao gồm tài liệu bản cứng và tài liệu bản mềm. Tài liệu
bản cứng thu thập được sẽ được phân loại để lưu vào hồ sơ kiểm toán chung và hồ
sơ kiểm toán năm. Trên các hồ sơ kiểm toán đó bao gồm chỉ mục và các giấy tờ thu
thập từ khách hàng, còn giấy tờ làm việc của KTV sẽ được nằm trong tài liệu bản
mềm được lưu trữ dưới dạng file Vaco Audit. Hệ thống chỉ mục hồ sơ kiểm toán.
a. Chỉ mục hồ sơ
A Kế hoạch kiểm toán
B Tổng hợp. kết luận và lập báo cáo
C Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
D Kiểm tra chi tiết tài sản
E Kiểm tra chi tiết nợ phải trả
F Kiểm tra chi tiết nguồn vốn
G Kiểm tra chi tiết báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
H Soát xét tổng hợp khác
b. Quy tắc tham chiếu
Để đạt được mục tiêu là tạo ra sự thống nhất và thuận tiện trong kiểm tra,
KTV phải tuân thủ hệ thống chỉ mục hồ sơ, ký hiệu tham chiếu theo quy định. KTV
chỉ sử dụng các ký hiệu tham chiếu cụ thể hơn cho các giấy tờ làm việc chi tiết
không có mẫu chuẩn và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được.
2.2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
VACO đã xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ theo đúng quy
định tại Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 và các quy định về kiểm soát
chất lượng có liên quan quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán
trong việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng cho các cuộc
kiểm toán. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của các thành viên BGĐ phụ
trách tổng thể cuộc kiểm toán.

43
Đối với cuộc kiểm toán thông thường, hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ
của VACO gồm 3 cấp: (1) KTV (Senior); (2) Manager; (3) Partner. Trong đó,
Partner là thành viên BGĐ chịu trách nhiệm từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc
kiểm toán. Mỗi Partner được phân công trực tiếp kiểm soát chất lượng và quản lý
rủi ro một số lượng khách hàng cụ thể và cứ sau 3 năm sẽ được luân chuyển khách
hàng quản lý để đảm bảo tính độc lập theo quy định hiện hành.
VACO đã xây dựng hệ thống các chính sách và thủ tục quản lý, kiểm soát
chất lượng gồm:
• Tuân thủ nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra
định kỳ từ bên ngoài (Hội nghề nghiệp - Hội KTV hành nghề Việt Nam VACPA);
• Quy định trách nhiệm của BGĐ về quản lý chất lượng của Công ty;
• Quy chế Kỷ luật về tính độc lập, Quy chế về đạo đức nghề nghiệp;
• Chấp nhận, duy trì khách hàng, các hợp đồng cụ thể và thực hiện hợp đồng;
• Nhóm kiểm toán;
• Kiểm tra, soát xét.
Khi hợp đồng kiểm toán đã được ký: Thực hiện lựa chọn nhóm kiểm toán và
phân công người soát xét kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán (tùy thuộc vào
từng khách hàng cụ thể).
Lập báo cáo và soát xét kiểm soát chất lượng: Tập trung thực hiện soát xét
kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập nhằm tuân thủ quy trình kiểm soát chất
lượng nội bộ của VACO.
Tự kiểm tra hàng năm: Cuối mỗi mùa kiểm toán, VACO phân công các
Manager thực hiện chọn mẫu để kiểm tra chéo File kiểm toán của nhau.
2.3. Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty
TNHH Kiểm toán VACO thực hiện tại đơn vị khách hàng
2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Thứ nhất: Công ty xem xét việc chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng
Công ty CP T đã là khách hàng lâu năm của VACO và được công ty cung
cấp dịch vụ kiểm toán bắt đầu từ năm 2015. Chính vì thế mà VACO xem xét lại hồ
sơ kiểm toán của năm 2017, thu thập những thông tin thay đổi có ảnh hưởng trọng
yếu để đánh giá xem liệu có tiếp tục chấp nhận hợp đồng kiểm toán không. Những

44
thông tin thay đổi sẽ được trình bày trong giấy tờ làm việc [A120] “Đánh giá rủi ro
hợp động, chấp nhận và giữ lại khách hàng cũ” (Phụ lục 1). Đặc biệt là những sự
thay đổi về môi trường kinh doanh cũng như lĩnh vực hoạt động của khách hàng
cũng rất là quan trọng, nên cần phải được giám sát chặt chẽ và lập bảng đánh giá để
nêu lên tính khách quan của vấn đề. Sự biến chuyển đó có những ảnh hưởng đáng
kể như thế nào trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán BCTC. Từ đó các Manager có thể
am hiểu hơn về loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và phân công công việc cho
các thành viên trong nhóm kiểm toán một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Những
thông tin về môi trường kinh doanh sẽ được trình bày trong giấy tờ làm việc [A310]
“Tìm hiểu về khách hàng và môi trường làm việc”. Căn cứ vào 2 giấy tờ trên, KTV
thu thập một số thông tin như sau:

Bảng 2.1: Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng

Công ty TNHH Kiểm toán


VACO
Tầng 12A, Tòa 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà

Nội

Tel: (84-4) 3 577 0781

Fax: (84-4) 3 577 0787

Khách hàng: Công ty CP T Người lập

Ngày khóa sổ: 31/12/2018 Ngày

Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng Người soát xét

1. Công ty CP T được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần
đầu số 2203000xxx ngày 01/01/2007 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
và thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 3 số 5700101xxx
ngày 28/10/2016.
2. Vốn điều lệ: 294.390.970.000 đồng
3. Hoạt động chính của công ty: Khai thác và sản xuất than

45
4. Kỳ kế toán của công ty: Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết
thúc vào ngày 31/12 hàng năm
5. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: VNĐ
6. Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban
hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Riêng giá thành than
được tính theo văn bản chấp thuận của BTC.
7. Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung
được thực hiện trên máy tính.
8. Thị trường cạnh tranh: Không có sự cạnh tranh do việc tiêu thụ sản phẩm đầu
ra sẽ phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn TKV giao, Công ty
thực hiện ký hợp đồng nhận thầu khai thác năm 2018 giữa Công ty và Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam. Tiêu thụ ngoài tập đoàn là
không đáng kể.
9. Tài sản cố định hữu hình và khấu hao
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn
lũy kế.

Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa
trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:

Tên TSCĐ Thời gian sử dụng ước tính (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 05 – 25

Máy móc thiết bị 07

Phương tiện vận tải, truyền dẫn 07

Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 06

Tài sản cố định hữu hình khác 04 - 06

Bên cạnh đó, một số Tài sản cố định hữu hình được tính theo phương pháp
khấu hao nhanh.

46
Đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng: Thấp. Công ty quyết định chấp nhận
khách hàng là công ty CP T

Thứ hai, Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

Sau khi đã đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng ở mức thấp. Công ty quyết định
ký hợp đồng kiểm toán và khi nhận được thư hẹn kiểm toán của công ty CP T,
VACO đã tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được trình bày
trong giấy tờ làm việc [A230] “Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán”. Sau
khi hoàn thành xong kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ gửi kế hoạch
này cho cả Giám đốc và Manager để phê duyệt rồi sau đó gửi lại cho đơn vị khách
hàng. Kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn về kiểm soát
chất lượng, nhằm đưa cuộc kiểm toán được diễn ra theo đúng quy định của công ty
và nhà nước.

Sau khi kế hoạch kiểm toán đã được gửi đến đơn vị được kiểm toán, thì
Công ty CP T sẽ phải gửi lại những tài liệu đã được yêu cầu trong kế hoạch từ phía
VACO (danh mục những tài liệu cần cung cấp). VACO yêu cầu khách hàng phải
gửi lại các thông tin này trước lúc VACO đến kiểm toán tại đơn vị. Bên cạnh đó,
các thông tin này cũng phải được đáp ứng một cách kịp thời và chính xác. Nếu có
các thông tin rủi ro cần phải được giải quyết thì cũng đã được thể hiện chi tiết trong
kế hoạch kiểm toán, để cả hai bên đều nắm rõ được, từ đó hình thành nên những kế
hoạch cụ thể của mình.

Vì là khách hàng cũ của công ty, nên ban lãnh đạo VACO đã chọn nhóm
kiểm toán bao gồm chị Huyền (Manager), anh Tuấn là (Junior 2) người đã từng
được tham gia kiểm toán tại công ty vào kỳ trước, chị Linh và chị Hằng (Junior 0)
là hai trợ lý kiểm toán. Nhóm KTV đều được công ty cam kết tính độc lập với đơn
vị khách hàng và được trình bày trong giấy tờ làm việc [A260] “Cam kết về tính
độc lập của thành viên nhóm kiểm toán”. Sau đó, KTV tiến hành “Trao đổi với
nhóm kiểm toán về kế hoạch kiểm toán” được trình bày trong giấy tờ [A280] và
“Trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán” tại giấy tờ [A290].

47
Thứ ba, Tìm hiểu về chính sách kế toán – chu trình TSCĐ và XDCB

KTV sẽ trình bày những thông tin liên quan đến chu trình TSCĐ và XDCB
vào giấy tờ [A452] “Walkthrough test tăng tài sản”, [A451] “Walkthrough chu trình
TSCĐ và XDCB” và [A450] “Tìm hiểu chu trình TSCĐ và XDCB”.

Mục tiêu:

❖ Cần phải xác định và hiểu rõ các giao dịch và sự kiện phát sinh liên quan đến
chu trình KD quan trọng
❖ Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu
trình TSCĐ và XDCB
❖ Quyết định xem liệu có phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát không
❖ Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản có hiệu quả và phù hợp không

Những hiểu biết chủ yếu về TSCĐ và XDCB:

❖ Tài sản chủ yếu của công ty là TSCĐ hữu hình với giá trị lớn và mang tính
đặc thù. Tỷ trọng TSCĐ hữu hình chiếm hơn 90% trong cơ cấu tổng TSCĐ.
❖ Theo điều lệ của công ty hàng năm công ty phải xây dựng Kế hoạch mua
sắm TSCĐ cho năm đó để trình tập đoàn TKV phê duyệt về việc hình thành
mới TSCĐ. Sau khi được phê duyệt, căn cứ vào giá trị tài sản để xem cấp
bậc nào được phép phê duyệt.
❖ Các quy chế liên quan bao gồm:

Quy chế tài chính năm 2017

Quy chế quản lý tài sản năm 2017

Quy chế quản lý đầu tư năm 2017

Những hiểu biết chủ yếu chính sách kế toán áp dụng:

❖ Phương pháp kế toán ghi nhận TSCĐ, XDCB dở dang và trích hao mòn
TSCĐ: TSCĐ ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, trích khấu hao theo phương
pháp đường thẳng.
❖ Các ước tính kế toán sử dụng: Thời gian hữu ích của tài sản được xác định
theo đánh giá của tổ chuyên gia trong quá trình đấu thầu. Công ty trích khấu
hao tài sản dựa vào quyết định bàn giao đưa vào sử dụng

48
❖ Cách thức mà đơn vị khách hàng phân loại chi phí khấu hao thành các loại
chi phí như chi phí bán hàng, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý
DN: Tài sản sử dụng cho mục đích quản lý của bộ phận văn phòng được
hạch toán chi phí khấu hao vào TK 642. Tài sản phục vụ cho sản xuất kinh
doanh được hạch toán vào TK 627. Tài sản phục vụ cho mục đích bán hàng
được hạch toán vào TK 641.
❖ Xem xét chính sách kế toán mà DN áp dụng có phù hợp với quy định hiện
hành và có nhất quán với cùng kỳ năm trước hay không: Chính sách kế toán
áp dụng đã phù hợp với quy đinh về kế toán và nhất quán với năm trước.
❖ Những thay đổi về chính sách kế toán và các ước tính kế toán: Trong năm có
thay đổi khấu hao nhanh đối với một số tài sản được trình bày chi tiết trong
giấy tờ [D740].

Chu trình TSCĐ – XDCB:

❖ Thẩm quyền mua sắm TSCĐ


- Đại hội đồng cổ đông quyết định dự án mua sắm TSCĐ trên 50%
VCSH trên báo cáo tài chính quý/năm gần nhất
- Hội đồng quản trị phê duyệt dự án mua sắm TSCĐ có giá trị từ 15 tỷ
VNĐ đến 50% VCSH trên báo cáo tài chính quý/năm gần nhất
- Giám đốc công ty quyết định với dự án mua sắm dưới 1,5 tỷ VNĐ
❖ Quy trình mua sắm mới TSCĐ
- Bộ phận có nhu cầu mua TSCĐ lập đề nghị mua sắm TSCĐ trình Đại
hội đồng cổ đông/ Hội đồng quản trị/ Giám Đốc phê duyệt
- Thành lập tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu và phân công nghiệm vụ
của từng thành viên trong tổ.
- Phòng thẩm định làm tờ trình thành lập tổ và thành viên tổ thẩm định
sẽ thực hiện thẩm định hồ sơ thầu và trình giám đốc phê duyệt.
- Tổ thẩm định thực hiện mở thầu và đánh giá các hồ sơ đề xuất.
Trường hợp cần thiết chưa đủ số lượng nhà thầu gửi hồ sơ có thể gia
hạn theo quy định.

49
- Tổ chuyên gia thực hiện thông báo thương thảo hợp đồng và thực hiện
thương thảo với nhà cung cấp. Sau khi các điều kiện được thỏa mãn,
tổ trưởng thực hiện làm tờ trình Giám đốc phê duyệt kết quả lựa chọn
nhà thầu. Tổ thẩm định thực hiện quá trình lựa chọn nhà thầu và ra
quyết định lựa chọn nhà thầu.
- Công ty thực hiện ký hợp đồng với NCC đã trúng thầu. Phòng chức
năng có trách nhiệm phối hợp với phòng kế toán kiểm tra các hồ sơ
liên quan xem đã phù hợp và tuân thủ đúng điều kiện trong hợp đồng
chưa. Bộ phận sử dụng thực hiện các thủ tục chạy thử cùng với NCC
- Tổ mua sắm thực hiện bàn giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ và bàn giao
hồ sơ cho phòng kế toán lưu trữ và căn cứ vào đó tính toán khấu hao
❖ Thẩm quyền phê duyệt thanh lý TSCĐ
- Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định thanh lý và nhượng bán
TSCĐ có GTCL trên 10% VCSH trên BCTC quý/năm gần nhất
- HĐQT quyết định thanh lý và nhượng bán TSCĐ có giá trị còn lại từ
02 tỷ - 10% VCSH trên BCTC quý/năm gần nhất
- Giám đốc quyết định thanh lý và nhượng bán TSCĐ có GTCL dưới
02 tỷ
❖ Quy trình thanh lý TSCĐ
- Căn cứ trên biên bản giám định kỹ thuật, biên bản đánh giá thu hồi dự
kiến, lập tờ trình đề nghị thanh lý TSCĐ trình phê duyệt.
- Việc đánh giá giá trị TSCĐ thanh lý và nhượng bán được thuê ngoài
xác định. Đơn vị thuê ngoài được giám đốc phê duyệt lựa chọn
- Việc thực hiện nhượng bán thanh lý TSCĐ được thực hiện bằng hình
thức đấu giá thông qua tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc
công ty tự thực hiện
- Công ty thực hiện ký hợp đồng với người mua đã trúng thầu, Phòng
chức năng có trách nhiệm phối hợp với phòng kế toán kiểm tra các hồ
sơ liên quan xem đã phù hợp và tuân thủ đúng điều kiện trong hợp
đồng chưa. Đồng thời thực hiện các thủ tục bàn giao.
- Hội đồng thanh lý bàn giao hồ sơ cho phòng kế toán lưu trữ và căn cứ
vào đó hạch toán giảm TSCĐ

50
Thứ tư, Phân tích sơ bộ BCTC

Việc phân tích sơ bộ BCTC được thực hiện và trình bày trên giấy tờ làm
việc[A510]: “Phân tích sơ bộ BCTC trước kiểm toán”. Trước tiên KTV đánh giá
chênh lệch về giá trị và chênh lệch theo phần trăm của kỳ trước so với kỳ này đối
với các khoản mục trên BCĐKT, BCKQHĐKD, và phân tích các hệ số như hệ số
khả năng thanh toán, hệ số hiệu quả hoạt động, hệ số đo lường khả năng sinh lời, hệ
số đòn bẩy.

Bảng 2.2: Tổng hợp các vấn đề phát hiện khi thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

51
Bảng 2.3: Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng 2.4: Bản phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Quá trình phân tích sơ bộ thường tập trung chủ yếu vào các khoản mục có số
dư lớn và phức tạp để tìm ra những điểm bất thường.

52
Bảng 2.5: Báo cáo tỉ suất hàng năm

53
Thứ năm, Đánh giá KSNB và rủi ro gian lận

Mục tiêu: Việc đánh giá KSNB sẽ giúp KTV xác định được những rủi ro có
sai sót trọng yếu (đặc biệt liên quan đến gian lận). Từ đó, lập lập kế hoạch kiểm
toán để xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

KSNB ở cấp độ DN, thường sẽ có những ảnh hưởng rộng tới khắp mọi mặt
hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra các tiêu chuẩn cho những cấu
phần khác của KSNB. Hiểu biết một cách chi tiết về KSNB ở cấp độ DN sẽ giúp
cho KTV có cơ sở trong việc đánh giá tính hiệu quả của KSNB trong các chu trình
kinh doanh quan trọng.

KTV sẽ sử dụng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá tính hữu hiệu của KSNB
ở cấp độ DN thông qua việc quan sát, phỏng vấn và kiểm tra tài liệu. Những thông
tin liên quan đến KSNB sẽ được trình bày trên giấy tờ [A610] “Đánh giá hệ thống
KSNB ở cấp độ doanh nghiệp”. KTV đánh giá thông qua các hoạt động KSNB chi
tiết như sau:

54
Bảng 2.6: Các thành phần của KSNB

Để hiểu rõ hơn về KSNB liên quan đến khoản mục TSCĐ, KTV sẽ phỏng
vấn kế toán phần hành TSCĐ của công ty là anh H về một số thông tin có liên quan.
Công ty CP T đang sử dụng phần mềm kế toán MISA và anh H là người chịu trách
nhiệm hạch toán TSCĐ theo hình thức nhật ký chung. Từ đó, KTV đưa ra được
bảng nghiên cứu chi tiết sau:

55
Bảng 2.7: Bảng nghiên cứu về KSNB qua phỏng vấn anh H (kế toán)

Thứ sáu, Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện

Mục tiêu: Xác định được mức trọng yếu kế hoạch và thực tế sẽ được lập và
phê duyệt theo chính sách DNKT, sau đó thông báo với nhóm kiểm toán về mức
trọng yếu kế hoạch trước khi bắt đầu kiểm toán tại đơn vị khách hàng. KTV có
trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế tại giai đoạn kết thúc kiểm toán để
xem xét các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầu đủ hay chưa. Những thông tin
này được trình bày trên giấy tờ [A710] như sau:

56
Bảng 2.8: Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế

Dựa vào xét đoán nghề nghiệp, KTV đã xác định mức trọng yếu dựa trên chỉ
tiêu lợi nhuận trước thuế. Mức trọng yếu tổng thể thường được xác định là 5% -
10% tổng lợi nhuận trước thuế. Theo công thức, mức trọng yếu tổng thể được xác
định là 7.938.080.035 VNĐ. Để đảm bảo tính thận trọng được đảm bảo ở mức cao
nhất, KTV tính toán mức trọng yếu thực hiện bằng 90% mức trọng yếu tổng thể và
ngưỡng sai sót không đáng kể là 5% MP tương đương với 397.000.000 VNĐ. KTV
áp dụng mức trọng yếu thực hiện cho khoản mục TSCĐ trong việc chọn mẫu để
kiểm tra.

57
Thứ bảy, Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Sau khi đã phân tích sơ bộ BCTC và KSNB của đơn vị được kiểm toán,
KTV sẽ tổng hợp lại những đánh giá sơ bộ và trình bày những thông tin này vào
giấy tờ làm việc [A910] “Tổng hợp kế hoạch kiểm toán”. Đối với khoản mục
TSCĐ, KTV xác định xem có thể thực hiện kiểm tra tính hữu hiệu HT KSNB
(OE) (kiểm tra hệ thống/thử nghiệm kiểm soát)

Bảng 2.9: Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

2.3.2. Thực hiện kiểm toán


VACO tiến hành thực hiện kiểm toán cho khoản mục TSCĐ dựa trên chương
trình kiểm toán TSCĐ đã được công ty xây dựng sẵn. KTV tiến hành thực hiện các
thủ tục kiểm toán theo từng thủ tục đã dự kiến và trình bày vào giấy tờ trên phần
mềm VACO AUDIT.

Thủ tục 1: Kiểm tra các chính sách kế toán được áp dụng

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán
áp dụng nhất quán với các năm trước và phù hợp với những yêu cầu về lập và trình
bày BCTC.

58
KTV sẽ tiến hành thu thập những tài liệu liên quan đến KSNB đối với khoản
mục TSCĐ, phỏng vấn kế toán kết hợp với khảo sát bằng bản câu hỏi. Qua đó, KTV
có thể đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ,
có thể phát hiện và ngăn ngừa sai sót ở mức khá. Chính vì thế mà KTV đã không
tiến hành mở rộng thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra chi tiết các dấu vết kiểm soát
như chữ ký, dấu,… mà chuyển sang các thử nghiệm cơ bản ở mức cần thiết.

Thủ tục 2: Lập bảng tổng hợp đối chiếu số liệu đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và
cuối kỳ, đồng thời đối chiếu các số dư đó với Leadsheet (Bảng số liệu tổng hợp),
bảng cân đối phát sinh, sổ chi tiết, … và giấy tờ làm việc của KTV năm trước.

Mục tiêu: Kiểm tra tính chính xác của số học nhằm đảm bảo số liệu được
trình bày trên BCTC khớp với những số liệu được ghi trong sổ NKC.

Thông qua thủ tục này, sẽ giúp cho KTV có thể thống nhất với khách hàng
về số liệu và nếu có chênh lệch sẽ đi sâu vào kiểm tra chi tiết. Việc này giúp tiết
kiệm thời gian và giúp cho KTV dễ dàng tìm ra vấn đề. Thông thường, số liệu tổng
hợp thường khớp đúng và chính xác với số trên sổ sách kế toán. Theo nguyên tắc,
thì số liệu đầu kỳ 2018 phải khớp với số liệu cuối kỳ 2017.

Toàn bộ các thủ tục được trình bày trên:

WPS [D750] “Tổng hợp 211, 213, 241 – 01.01” và chia ra các sheet
Summary (Tổng hợp), phân bổ HM TSCĐ đến đầu kỳ, Test số dư đầu kỳ, kiểm tra
hồ sơ thầu, kiểm tra hồ sơ thầu (2).

WPS [D740] “Tổng hợp 211, 213, 241 – 31.12” và chia ra các sheet
Summary (Tổng hợp), phân bổ HM TSCĐ trong kỳ, Khấu hao nhanh, BBKK.

WPS [741] “TOD TSCĐ” và chia ra các sheet TOD, Tăng, Giảm

59
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp TK 211, 213, 214 – WPS [D750]

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp TK 211, 213, 214 – WPS [D740]

60
Kết quả: Số trên BCĐPS khớp với sổ cái, BCTC, BCKiT năm trước, bảng
khấu hao TSCĐ.

Thủ tục 3: Lập bảng tổng hợp các tài khoản đối ứng, nhằm xác định các
nghiệp vụ bất thường, sau đó tìm hiểu nguyên nhân giải thích cho sự bất thường đó.

Mục tiêu: Kiểm tra các nghiệp vụ đối ứng phát sinh bất thường.

KTV kiểm tra các tài khoản đối ứng của TK 211, 213, 214. Việc kiểm tra đối
ứng bất thường giúp cho KTV xem xét được mối liên quan của khoản mục đến các
tài khoản khác như thế nào. Từ đó có hướng đi sâu vào phân tích và khái quát được
những chỉ tiêu trên BCĐKT. KTV trình bày những thông tin này trong trong bảng
tổng hợp. Sau khi đã kiểm tra toàn bộ các TK đối ứng và xem xét sổ nhật ký chung,
KTV đưa ra kết luận không có đối ứng bất thường.

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp TK ĐƯ 211, 213, 214 – WPS [D750]

61
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp TK ĐƯ 211, 213, 214 – WPS [D740]

Tử bảng đối ứng, KTV có thể thấy được rằng nguồn hình thành TK 211 chủ
yếu đến từ xây dựng cơ bản dở dang và TK 214 được phẩn bổ hao mòn cho chi phí
sản xuất chung là nhiều nhất.

Thủ tục 4: Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ

Mục tiêu: Kiểm tra tính chính xác trong việc tính toán hao mòn TSCĐ và đối
chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ chi tiết, bảng tính hao mòn TSCĐ).

KTV thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ (chi tiết đến từng TSCĐ). Sau đó
KTV tính toán lại khấu hao trong kỳ cho tất cả các TSCĐ chưa trích khấu hao hết,
đây là một thủ tục bắt buộc đối với mọi cuộc kiểm toán TSCĐ ở mọi cuộc kiểm
toán BCTC. Bởi việc trích khấu hao là một ước tính kế toán nên thường chứa đựng
những sai sót cao, do đó KTV phải thực hiện tính toán lại để đảm bảo không có
những sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến kiểm toán TSCĐ cũng như ảnh hưởng tới
kiểm toán BCTC. Để thực hiện công việc này, KTV đã lập ra một bảng tính chi tiết,

62
có đầy đủ các mục như: tên TS, ngày tháng đưa vào sử dụng, ngày tháng bắt đầu
tính khấu hao, thời gian khấu hao, giá trị khấu hao một tháng, khấu hao lũy kế đầu
kỳ, giá trị TSCĐ còn lại đầu kỳ, khấu hao trong kỳ, GTCL cuối kỳ, … sau đó KTV
sẽ lập ra một cột riêng là phần số liệu KTV tự tính có các mục như: giá trị phân bổ
trong kỳ, GTCL cuối kỳ, số liệu chênh lệch với khách hàng,…

Trước khi thực hiện tính toán lại khấu hao TSCĐ rồi đối chiếu với số liệu mà
khách hàng tính toán để xem có những sai sót trọng yếu không. KTV phải xác định
thời điểm đưa tài sản vào hoạt động cũng như kiểm tra khung khấu hao đối với các
TSCĐ có hợp lý hay không. Cuối cùng KTV sẽ đi tổng hợp các khoản phân bổ khấu
hao trong kỳ vào CP tương ứng rồi tham chiếu sang các phần hành CP có liên quan,
ví dụ như CP sản xuất chung, CP quản lý DN, …..

63
Bảng 2.14: Bảng tính toán HM TSCĐ đến ngày 01/01/2018 – WPS [D750]

64
65
66
67
Bảng 2.15: Bảng tính toán HM TSCĐ theo đường thẳng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 – WPS [D740]

68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
Bảng 2.16: Bảng tính KH nhanh TSCĐ từ ngày 01/01/2018 đến ngày
31/12/2018 – WPS [D740]

Sau khi tính toán và kiểm tra về việc tính giá và phân bổ khấu hao TSCĐ tại
Công ty CP T, KTV đã phát hiện ra một số chênh lệch giữa số liệu khách hàng tính
và số liệu KTV tính, nhưng những chênh lệch đó nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ
qua nên KTV không thực hiện đưa bút toán điều chỉnh.

78
Thủ tục 5: Kiểm tra tính hiện hữu của các TSCĐ

Mục tiêu: Đánh giá được các thủ tục kiểm kê của khách hàng, đánh giá được
cách thức quản lý và theo dõi TSCĐ của công ty khách hàng và đồng thời kiểm tra
được cả tính hiện hữu của các TSCĐ.

Trong quá trình chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại Công ty CP T, KTV có tiến
hành chọn mẫu và tự kiểm kê các mẫu chọn đó và kết quả kiểm kê đều chính xác dù
là chọn mẫu kiểm kê từ sổ sách xuống thực tế (kiểm tra tính hiện hữu) hay từ thực
tế lên sổ sách (kiểm tra tính đầy đủ) thì đều không có sai sót gì.

Bảng 2.17: Bảng kiểm kê TSCĐ – WPS [D740]

79
80
81
Sau quá trình chứng kiến kiểm kê TSCĐ, KTV có thể kết luận rằng các
TSCĐ đang trong quá trình trích khấu hao và cả các tài sản đã hết khấu hao mà vẫn
đưa vào sử dụng của công ty đều được theo dõi đầy đủ.

Thủ tục 6: Kiểm tra chi tiết hồ sơ liên quan đến TSCĐ đầu kỳ

Mục tiêu: Đảm bảo những TSCĐ được ghi nhận đầu kỳ thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp, và được ghi nhận đầy đủ.

KTV thu thập các hồ sơ chứng từ liên quan đến TSCĐ đầu kỳ

82
Bảng 2.18: Hồ sơ Tài sản cố định năm 2017 – WPS [D750]

83
Thủ tục 7: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng TSCĐ

Mục tiêu: Sau khi kiểm tra số liệu tổng hợp, KTV chọn mẫu từ danh mục tài
sản, để kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ trong kỳ, nhằm đảm bảo tính
đúng đắn, hợp lý của việc hạch toán nguyên giá và thời gian trích khấu hao TSCĐ.

Từ sổ đăng ký tài sản năm 2018, hồ sơ tài sản tăng thêm, KTV tiến hành:

(1) Kiểm tra kế hoạch mua sắm, đầu tư xây dựng TSCĐ đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, đảm bảo TSCĐ mua sắm trong năm được phê duyệt.

84
So sánh số lượng, đơn giá mua TSCĐ được phản ánh trong hồ sơ mời thầu
với số lượng, đơn giá (dự toán) đã được phê duyệt. Kiểm tra các thủ tục đấu thầu,
lựa chọn nhà cung cấp, nhà thầu, ký hợp đồng mua TSCĐ theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước và quy định cụ thể của đơn vị được kiểm toán.

Kiểm tra hồ sơ mua TSCĐ gồm các quyết định mua TSCĐ của BGĐ, báo
giá, hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận hàng hóa, chứng từ chứng minh chất
lượng và xuất xứ, biên bản kiểm nghiệm xuất xưởng của nhà sản xuất hoặc biên bản
kiểm tra chất lượng của cơ quan độc lập theo điều kiện hợp đồng, biên bản bàn giao
TSCĐ cho bộ phận sử dụng ..., đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, của
TSCĐ được mua theo đúng điều khoản hợp đồng;

Kiểm tra bộ hồ sơ đầu tư xây dựng TSCĐ thuê ngoài gồm hợp đồng, biên
bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, dự toán và quyết toán giá trị
khối lượng xây dựng, hóa đơn tài chính, quyết định phê duyệt của BGĐ, đảm bảo số
lượng, chất lượng, chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật của TSCĐ được đầu tư theo các
điều kiện của hợp đồng. Kiểm tra các tài liệu chi phí liên quan cần thiết để có được
TSCĐ vào thời điểm sẵn sàng sử dụng.

(2) Đối chiếu nguyên giá TSCĐ tăng trên sổ chi tiết với hóa đơn tài chính
(chưa VAT), quyết toán giá trị công trình đã hoàn thành và hợp đồng, đảm bảo
khớp đúng với số lượng và đơn giá không vượt dự toán hoặc trình duyệt đấu thầu đã
được phê duyệt. Giải trình sự khác biệt (nếu có); Bảo đảm tài sản đủ điều kiện được
ghi nhận là TSCĐ theo quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành. Đồng thời, KTV
cũng kiểm tra được ngày tháng đưa TSCĐ vào sử dụng. Từ đó, KTV đánh giá được
tính tuân thủ trong quy trình mua sắm các TSCĐ của doanh nghiệp. Quan sát thực
tế này còn để minh chứng rằng các tài sản mới đi mua sắm này được nắm giữ bởi
Công ty.

85
Bảng 2.19: Hồ sơ tăng Tài sản cố định năm 2018 – WPS [741]

86
87
Thủ tục 8: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm TSCĐ

Mục tiêu: Đảm bảo các TSCĐ giảm là thật và được ghi nhận một cách hợp lý

Thông thường, TSCĐ giảm là do TSCĐ hết thời gian trích khấu hao và
không còn được sử dụng tại doanh nghiệp nữa. Chính vì thế mà đối với các nghiệp
vụ làm giảm TSCĐ, điều quan trọng nhất là đảm bảo các nghiệp vụ thanh lý được
phê chuẩn một cách đúng đắn bởi người có trách nhiệm trong đơn vị. KTV tiến
hành xem xét các quyết định thanh lý và nhượng bán TSCĐ của Ban giám đốc, sự
phê chuẩn của các quyết định này có được ký duyệt đầy đủ và đúng thẩm quyền
không, cùng với các biên bản và chứng từ liên quan đến việc thanh lý TSCĐ. Qua
việc thu thập và đối chiếu với các hồ sơ về việc ghi nhận giảm TSCĐ, KTV nhận
thấy các nghiệp vụ này đều có đầy đủ giấy tờ và phê chuẩn hợp lệ, tuân thủ quy
trình thanh lý tài sản của công ty bao gồm: quyết định thanh lý của Ban Giám đốc,
Biên bản thanh lý nhượng bán và hóa đơn.

Bảng 2.20: Hồ sơ giảm Tài sản cố định năm 2018 – WPS [741]

88
89
2.3.3. Kết thúc kiểm toán
Đây là bước cuối cùng cũng là bước rất quan trọng trong quy trình kiểm toán
tại công ty VACO. Tất cả các công việc đã thực hiện đều cần có sự kiểm tra chặt
chẽ nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Sau khi các KTV đã thực hiện
xong việc thu thập bằng chứng đối với phần hành được giao, sẽ gửi giấy tờ làm việc
lên cho trưởng nhóm. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra, xoát xét và đánh giá các
giấy tờ làm việc. Nếu trong quá trình xoát xét giấy tờ của các thành viên trong
nhóm mà phát hiện những thủ tục chưa được thực hiện đầy đủ để đáp ứng mục tiêu
đã đề ra thì trưởng nhóm sẽ yêu cầu KTV làm phần hành đó sửa chữa và bổ sung
thêm. Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ thực hiện các công việc sau:

Tổng hợp các sai lệch: Tập hợp các vấn đề liên quan đến khoản mục TSCĐ được
phát hiện trong quá trình kiểm toán như sai sót về việc ghi nhận nguyên giá TSCĐ,
nghiệp vụ không đủ chứng từ kèm theo, tính toán không chính xác về HM TSCĐ.

Tổng hợp soát xét: Sau khi chủ nhiệm kiểm toán đã kiểm tra lại giấy tờ làm
việc. Nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập BCKT và nêu rõ ý kiến về tính trung thực và
hợp lý trong BCTC của DN được đính kèm theo. Cả hai bên cũng tiến hành ký kết
vào BCTC kiểm toán. Sau cùng, BCKT còn phải được phê duyệt bởi Ban Giám Đốc
của VACO để xác nhận việc kiểm tra chất lượng lần cuối cùng. Những thông tin
này được trình bày trên giấy tờ làm việc [B110] “Phê duyệt và phát hành báo cáo
kiểm toán và thư quản lý” (phụ lục 2) trước khi được DN phát hành ra bên ngoài.

90
2.4. Nhận xét chung về thực trạng kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong
kiểm toán BCTC do VACO thực hiện
Kiểm toán khoản mục TSCĐ tại VACO từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến
việc thực hiện và phát hành BCKT đã được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ, tuân thủ
theo đúng quy chế trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Từ đó, có thể rút ra được
ưu và nhược điểm trong kiểm toán khoản mục này.

2.4.1. Ưu điểm
2.4.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin ban đầu về khách hàng

KTV đã thu thập đầy đủ những thông tin về đơn vị được kiểm toán, từ đó
giúp cho KTV có cái nhìn bao quát về lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh,
cơ cấu tổ chức của đơn vị khách hàng. Thông qua đó, KTV có thể đánh giá được
những rủi ro tiềm tàng trên BCTC và xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp. Tất
cả những thông tin này đều đã được lưu lại trên phần mềm kiểm toán VACO
AUDIT để tất cả các thành viên trong nhóm có thể hiểu rõ về hệ thống KSNB của
khách hàng cũng như để phục vụ cho những cuộc kiểm toán liên quan đến kỳ báo
cáo sau này.

Đánh giá hệ thống KSNB

Việc đánh giá KSNB luôn được KTV thực hiện thông qua quan sát, trao đổi
với khách hàng và thông qua việc quan sát tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty. Để
xác định rủi ro kiểm toán liên quan đến khoản mục TSCĐ trên BCTC, VACO đã
thiết kế bảng hỏi một cách có hệ thống và logic. Bảng hỏi này có những ưu điểm là
dễ thực hiện, đầy đủ và ngắn gọn và bao quát được tất cả các vấn đề cần quan tâm,
tạo một cơ sở đáng tin cậy cho KTV đưa ra ý kiến về tính hiệu quả của hệ thống
KSNB đối với khoản mục TSCĐ. Từ đó, KTV có những quyết định kiểm toán thích
hợp, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc

Xác định mức trọng yếu

VACO đã có những quy định rất chặt chẽ liên quan đế việc xác định mức
trọng yếu được áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán. Công việc này thường do trưởng

91
nhóm kiểm toán dựa trên kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp của mình và hiểu biết
về doanh nghiệp để xây dựng nên mức trọng yếu. Sau đó mức trọng yếu này được
cập nhập lên phần mềm VACO AUDIT để cho tất cả thành viên trong nhóm kiểm
toán có thể biết được thông tin này và thực hiện đủ các thủ tục đảm bảo cover hết
những rủi ro phát sinh đối với thông tin tài chính của khách hàng.

Chương trình kiểm toán

VACO đã áp dụng chương trình kiểm toán mẫu, được thiết kế rất khoa học
và logic, bao gồm các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết, và các thủ tục bổ
sung khác. Chương trình kiểm toán giúp KTV tiết kiệm thời gian và nâng cao được
hiệu quả công việc.

2.4.1.2 Thực hiện kiểm toán

Thử nghiệm kiểm soát

VACO đã xây dựng được một hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ và
hiệu quả cao. Thu thập những thông tin kiểm toán từ giấy tờ của kiểm toán viên
năm trước và liên tục cập nhập những thông tin thay đổi từ phía khách hàng thông
qua phỏng vấn kế toán phần hành TSCĐ. Bên cạnh đó VACO đã xây dựng bảng hỏi
rất đầy đủ và chi tiết để tiến hành thử nghiệm cơ bản dựa trên cơ sở phù hợp với các
chuẩn mực, chế độ và quy định của nhà nước, nhằm đánh giá một cách khách quan
nhất đối với khách hàng

Thủ tục phân tích

Với việc phân tích tổng quan những chỉ số liên quan đến TSCĐ đã giúp KTV
nắm rõ được những biến động trong năm tài chính cũng như những ảnh hưởng của
khoản mục này đến tình hình kinh doanh của khách hàng. Khi thực hiện kiểm toán
khoản mục TSCĐ, KTV còn có thể đối chiếu với các phần hành khác như doanh thu
khác, chi phí khác, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh. Việc
kết hợp với những thành viên khác trong nhóm làm những khoản mục này, đã giúp
cho việc không bị trùng lặp nhằm giảm thiểu khối lượng công việc và nâng cao chất
lượng hiệu quả kiểm toán cho công ty.

92
Thực hiện kiểm tra chi tiết

Ở VACO công việc này được thực hiện tương đối thuận tiện nhờ việc chọn
mẫu những khoản mục lớn hơn mức trọng yếu, chọn mẫu những khoản mục bất
thường, giúp cho KTV giảm bớt khối lượng chứng từ cần kiểm tra mà vẫn đảm bảo
được chất lượng của cuộc kiểm toán.

2.4.1.3 Kết thúc kiểm toán

Nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán đạt mức độ tin cậy cao nhất,
sau khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm sẽ tập hợp giấy tờ làm việc của các thành
viên, soát xét, đánh giá và báo cáo lại cho chủ nhiệm kiểm toán để kiểm tra lại quá
trình làm việc của KTV, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót của KTV
trước khi đưa vào biên bản và thảo luận với khách hàng. Đồng thời việc này cũng
giúp KTV nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệp của chính bản thân mình.

Hơn nữa, các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ báo cáo đều được theo dõi một
cách chặt chẽ, đảm bảo không bỏ sót thông tin thay đổi trọng yếu nào gây ảnh
hưởng tới những thông tin được trình bày trên BCTC phát hành.

Việc trình bày BCKT cũng được kiểm soát kỹ lưỡng bởi ban kiểm soát chất
lượng tại phòng nghiệp vụ 2.

2.4.2. Nhược điểm


Bên cạnh những ưu điểm mà công ty đạt được, sẽ không tranh khỏi còn tồn
tại một số những hạn chế cần sửa đổi để có thể hoàn thiện tốt hơn kiểm toán BCTC
cũng như kiểm toán khoản mục TSCĐ.

2.4.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, về việc xác định mức trọng yếu, hiện nay công ty VACO đang áp
dụng một mức trọng yếu chung toàn bộ BCTC mà chưa tính toán mức trọng yếu
cho khoản mục TSCĐ cũng như các khoản mục khác trên BCTC. Do đó việc tính
toán số lượng mẫu được chọn chưa đảm bảo được sự chính xác cao đối với từng
khoản mục. Chính vì thế có thể xảy ra rủi ro kiểm toán, do các xét đoán về mức độ
rủi ro có thể không chính xác.

93
Thứ hai, về việc tìm hiểu thông tin và hệ thống của khách hàng, do giới hạn
về mặt thời gian và phí kiểm toán nên việc tìm hiểu, quan sát hệ thống của khách
hàng bị hạn chế. KTV chỉ thông qua việc phỏng vấn cá nhân, sử dụng hồ sơ kiểm
toán năm trước, và sử dụng bảng hỏi. Cách thực hiện như vậy sẽ dẫn tới một số
trường hợp thông tin thu được chưa thật sự khách quán, khó bao quát được hết tình
hình hoạt động của DN và chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động của khách hàng
với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Với những khách hàng cũ, KTV chỉ thường
lưu ý đến những thay đổi, thông tin mới, và đôi khí làm việc này một cách nhanh
chóng. Điều này có thể gây ra sự chủ quan khi tiến hành công việc.

Thứ ba, về thiết kế chương trình kiểm toán, chương trình kiểm toán của
VACO chưa thiết kế được chương trình kiểm toán áp dụng cho từng ngành nghề
kinh doanh mà áp dụng cứng nhắc chương các thủ tục được thiết kế sẵn. Chính vì
thế mà chương trình kiểm toán có thể chưa tối ưu để phù hợp với từng đặc điểm của
khách hàng. Việc sử dụng cứng nhắc trong mọi lĩnh vực có thể dẫn đến khối lượng
công việc của KTV bị quá tải bởi những vấn đề không cần thiết.

2.4.2.2 Thực hiện kiểm toán

Một là, việc áp dụng các thủ tục phân tích, KTV chưa chuyên sâu vào thủ tục
phân tích, việc kiểm tra mang nặng tính hình thức. Cụ thể là KTV thường sử dụng
các thủ tục kiểm tra chi tiết hơn là phát triển thủ tục phân tích và KTV chỉ mới phân
tích tỷ số dư đầu năm với cuối năm của khoản mục TSCĐ mà chưa so sánh số liệu
với các doanh nghiệp cùng ngành để đưa ra đánh giá về xu hướng biến động. Hơn
nữa, thủ tục phân tích còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả nhất trong việc
khoanh vùng trọng điểm kiểm toán. Chính vì vậy, mà việc kiểm tra chi tiết sẽ phải
làm với phạm vi và khối lượng công việc rất lớn.

Hai là, đối với thủ tục kiểm tra chi tiết, VACO thường tiến hành chọn mẫu
theo phương pháp số lớn, nghiệp vụ kế toán bất thường và theo xét đoán nghề
nghiệp của KTV. Vì vậy, có thể dẫn tới những rủi ro trong việc chọn mẫu, sẽ tồn tại
những nghiệp vụ tuy là nhỏ nhưng khi cộng lại có thể gây ra những ảnh hưởng
trọng yếu. Do việc bị giới hạn về nhân lực và thời gian, cho nên những mẫu được
KTV chọn không thể kiểm tra được toàn bộ, mà bắt buộc cần phải chọn lọc những

94
nghiệp vụ quan trọng để kiểm tra trước hoặc chỉ có thể kiểm tra lướt qua. Bên cạnh
đó, với việc kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐHH, KTV quan tâm nhiều đến việc xem
xét tính trung thực trong việc ghi nhận nguyên giá TSCĐHH chứ chưa thực sự xem
xét đến tính hợp lý. Bởi lẽ, hiện nay việc mua bán TSCĐHH tại DN có nguồn gốc
xuất sứ rất đa dạng: nhập khẩu sản phẩm đã qua sử dụng, nhập khẩu tài sản mới, ...
KTV sẽ khó có thể đánh giá được một cách đúng đắn giá trị của tài sản đó, bởi
nhiều tài sản sử dụng những những công nghệ lỗi thời, những chất liệu cấu tạo nên
TSCĐ không được tốt nhưng lại mua với giá không phù hợp. Hơn nữa nếu chỉ dừng
ở việc kiểm tra hồ sơ TSCĐ sẽ khó phát hiện ra một số gian lận như việc bên mua
và bên bán thông đồng với nhau để biến tấu số liệu.

Thứ ba, trong phân tích kiểm toán viên chỉ tập trung phân tích các thông tin
tài chính còn các thông tin phi tài chính hầu như không được đề cập đến.

2.4.2.3 Kết thúc kiểm toán

Đối với việc soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC: Mặc dù công
ty có thực hiện thủ tục này, nhưng do thời gian của cuộc kiểm toán cùng với những
áp lực hoàn thành công việc mà việc kiểm tra có thể chưa được kỹ càng cũng như
chặt chẽ tại một số cuộc kiểm toán. Việc này sẽ khiến làm gia tăng rủi ro khi đưa ra
kết luận kiểm toán.

2.4.3. Nguyên nhân


Về phía cơ quan Nhà nước: Môi trường pháp lý về kế toán kiểm toán còn
đang trong quá trình hoàn thiện nên các văn bản pháp luật thường xuyên có những
sửa đổi và bổ sung, mà lại không có văn bản hướng dẫn kèm theo đã gây ra tình
trạng khó khăn đối với KTV cũng như kế toán trong việc áp dụng các quy định này.
Hơn nữa, còn có nhiều văn bản hướng dẫn của các ngành chưa rõ ràng, nên đôi khi
dẫn đến sự không thống nhất giữa nhóm kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Dẫn
đến việc phải xin thêm ý kiến của các chuyên gia của các Bộ, ngành có liên quan
mới đưa ra được kết luận cuối cùng

Về phía Công ty: Đến mùa kiểm toán với số lượng lớn khách hàng, trong khi
điều kiện vật chất và nguồn nhân lực có hạn. Chính vì thế mà thời gian để phân bổ

95
cho mỗi cuộc kiểm toán còn rất hạn chế. Dẫn đến việc, KTV chưa thể thực hiện ký
càng một số bước quan trọng trong quy trình kiểm toán

Về phía khách hàng: Thực tế kiểm toán tại một số đơn vị khách hàng, việc tổ
chức công tác kế toán ở nhiều DN còn yếu kém, hệ thống KSNB được xây dựng sơ
sài chưa bao quát hết được hoạt động của DN. Hơn nữa, tại một số DN vẫn sử dụng
hình thức kế toán thủ công. Bênh cạnh đó, ý thức về việc kiểm toán tại một số
khách hàng chưa cao, vẫn coi kiểm toán như một hình thức bắt buộc, chưa nhận
thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của kiểm toán. Cho nên đã dẫn đến tình
trạng đối phó với KTV, chưa sẵn sàng hợp tác, gây cản trở và khó khăn cho hoạt
động kiểm toán. Khách hàng đôi lúc chưa cung cấp đầy đủ chứng từ tài liệu kịp thời
cho KTV thực hiện kiểm toán. Tại nhiều đơn vị khách hàng công tác trong việc lưu
trữ các chứng từ không khoa học để phục vụ kiểm toán hoặc có thể đơn vị muốn
che giấu những sai phạm dẫn đến việc làm chậm tiến độ công việc của KTV. Trong
nhiều trường hợp, khách hàng đã không tuân thủ các khuyến nghị và bút toán điều
chỉnh của KTV, gây trở ngại nhất định trong việc phát hành BCKT và gây khó khăn
cho kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán tiếp theo.

96
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN

3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán VACO
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, với phương châm “Hỗ trợ
khách hàng và nhân viên của Công ty thành công vượt bậc”, đã trở thành kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của công ty. Luôn mong muốn đem lại cho khách hàng chất
lượng dịch vụ tốt nhất cũng như tính chuyên nghiệp cao nhất đã trở thành giá trị và
niềm tin của VACO. Để khẳng định được thương hiệu của mình, VACO đã không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cố gắng hoàn thiện hơn về mọi mặt và phát
triển mối quan hệ với các tổ chức nước ngoài, nhằm đáp ứng tốt nhất cho sự tin
tưởng của khách hàng và đem lại kết quả kiểm toán đáng tin cậy nhất. VACO sẽ
luôn đồng hành cùng sự phát triển của khách hàng.

Bên cạnh đó, VACO cũng không ngừng nâng cao nhất lượng về đội ngũ
nhân sự. Bởi lẽ nguồn nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi vững chắc đưa DN đến với
thành công. Với tiêu chí đặt con người là trung tâm, công ty thường xuyên tổ chức
các khóa học bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ cho KTV, nhằm giúp cho
chất lượng công việc tốt hơn. Cùng với đó, mỗi năm công ty đều có những cuộc
tuyển chọn nhân viên rất chặt chẽ nhằm tìm kiếm những người phù hợp cho công
việc kiểm toán. Thông qua những cuộc tuyển chọn, công ty cũng quảng bá hình ảnh
và văn hóa công ty rộng rãi hơn trên thị trường.

Trong tương lai, công ty cũng dự định phát triển mạnh các ngành dịch vụ và
tư vấn như thuế, thẩm định giá, …Với lợi thế về con người và kiến thức luôn được
cập nhập một các nhanh chóng, công ty tin rằng sẽ đưa dịch vụ tư vấn trở thành
ngành mũi nhọn của công ty.

Với định hướng phát triển là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu
Việt Nam. VACO hướng tới việc đạt được mục tiêu của mình bằng cách luôn hỗ trợ
cho sự thành công của khách hàng và tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên phát triển
vượt bậc.

97
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán BCTC
Việt Nam đang trên đường hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng với nền
kinh tế thế giới. Việc tham gia vào nhiều diễn đàn hợp tác kinh tế trên thế giới cùng
những ấn tượng trong phát triển kinh tế đã khiến cho nhiều Công ty nước ngoài với
quy mô lớn đã tìm đến và hợp tác kinh tế với Việt Nam. Làm thế nào để các Công
ty Kiểm toán Việt Nam đáp ứng tốt nhu cầu của những khách hàng cả trong lẫn
ngoài nước, đó chỉ có thể là xuất phát từ chính khả năng của các công ty. Chính vì
thế mà nhu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán sao cho khoa học và phù hợp hơn
luôn được VACO quan tâm rất nhiều, nhằm đáp ứng với các loại khách hàng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Mà để hoàn thiện được quy trình kiểm toán BCTC thì
trước hết phải hoàn thiện ngay từ quy trình kiểm toán các chu trình, khoản mục.
Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng là một phần quan trọng trong quy trình
kiểm toán BCTC, có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả cuộc kiểm
toán nhất là đối với công ty có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn.

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ tại VACO
3.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Về xác định mức trọng yếu

Trên thực tế, tại VACO, việc tính toán mức trọng yếu chỉ dựa trên việc ước
tính % trên tổng lợi nhuận trước thuế, mà không phân bổ riêng cho bất kỳ khoản
mục nào. Đối với khoản mục TSCĐ, đây là một khoản mục được đánh giá ít rủi ro,
do đó mức trọng yếu sẽ khác với các khoản mục như tiền, doanh thu hay chi phí. Do
đó mức sai sót có thể bỏ qua của khoản mục TSCĐ nên được tính cao hơn mức sai
sót có thể bỏ của khoản mục khác.

VACO nên xây dựng bảng đánh giá rủi ro như sau:

Bảng 3.1: Bảng đánh giá rủi ro

Mức độ sai sót đối < 10% mức trọng 10% - 15% mức >=15% mức trọng
với TSCĐ yếu trọng yếu yếu

Mức độ rủi ro Thấp Trung bình Cao

98
Bên cạnh đó, Công ty cần thiết lập hệ thống tỷ lệ riêng cho từng khoản mục
phân theo đặc thù ngành nghề kinh doanh. Đối với khoản mục TSCĐ, tùy theo loại
hình KD mà có thể phân bổ mức trọng yếu. Ví dụ như trong các doanh nghiệp
thương mại và dịch vụ, tỷ trọng TSCĐ chiếm tỷ lệ không lớn có thể áp dụng tỷ lệ
xác định mức trọng yếu thực hiện cao hơn so với những DN sản xuất, quy mô
TSCĐ chiếm tỷ lệ lớn, để đảm bảo tính thận trọng cho cuộc kiểm toán. Việc áp
dụng linh hoạt mức trọng yếu cho từng khoản mục sẽ đảm bảo chất lượng của cuộc
kiểm toán.

Về đánh giá KSNB

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ rất quan trọng trong mỗi
cuộc kiểm toán. KTV có thể sử dụng phương pháp bảng câu hỏi, phương pháp
tường thuật hoặc lưu đồ để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, khi đánh giá
hệ thống KSNB, bảng câu hỏi cần được kết hợp với người tường thuật và lưu đồ.

Bản tường thuật: Là bản mô tả hệ thống KSNB của khách hàng bằng chữ.
Bản tường thuật cũng cung cấp những phân tích sâu hơn về cấu trúc kiểm soát để
giúp KTV hiểu rõ hơn về hệ thống KSNB.

Bảng tường thuật nên được công ty thiết lập cho tất cả các khách hàng kiểm
toán. Khi thực hiện đánh giá với từng khách hàng cụ thể, kiểm toán viên có thể hỏi
thêm các câu hỏi khác.

Lưu đồ: Là mô tả hệ thống KSNB bằng các biểu đồ và ký hiệu. Phương pháp
này phù hợp với các cuộc kiểm toán khách hàng có quy mô lớn và mang lại hiệu quả
cao trong công việc nhằm phản ánh tổng quát nhất về hệ thống KSNB của đơn vị.

Để đánh giá chính xác hệ thống KSNB, đặc biệt đối với khách hàng kiểm
toán nhiều năm như công ty CP T, KTV cần lựa chọn phương pháp phù hợp, sử
dụng kết hợp phương pháp bảng hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ.

Để có thể cập nhật thông tin của khách hàng cũ. Thay vì phỏng vấn kế toán
thì nhóm kiểm toán cần có một cuộc họp ngắn với Ban giám đốc, kế toán trưởng để
trao đổi về các vấn đề đáng lưu ý nhất của khách hàng. Việc này sẽ giúp tiết kiệm
được thời gian trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, giúp KTV có cái nhìn chi tiết và

99
đẩy đủ nhất về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Điều này mang lại rất nhiều
những lợi ích trong việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, bởi TSCĐ mang rất nhiều
những đặc thù tiêu biểu của ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, KTV cần kết hợp
với việc tìm hiểu thông tin qua sách báo hoặc Internet. Trong một số trường hợp đặc
biệt, KTV cũng cần trưng cầu ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực hoạt động.

Về việc thiết kế chương trình kiểm toán

Công ty nên xem xét đến việc thuê chuyên gia để cùng với những kiểm toán
viên có kinh nghiệm ở công ty cùng với nhau thiết kế những quy trình kiểm toán
mẫu phù hợp với một số ngành nghề phổ biến mà công đi đang kiểm toán.

3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán


Thủ tục phân tích là một trong những phương pháp kiểm toán hiệu quả nhất,
giúp cho KTV tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời phản ánh mối quan hệ tại giữa
các số dư của các chỉ tiêu trên BCTC. Từ đó KTV xác định trọng tâm của công việc.

Chính vì thế mà công ty nên có nhiều buổi hướng dẫn bổ sung kiến thức cho
KTV liên quan đến thủ tục phân tích. Việc sử dụng phân tích dọc sẽ trở thành công
cụ phân tích mạnh, bao gồm các tiêu chí như sau:

Bảng 3.2: Các tiêu chí phân tích dọc liên quan đến TSCĐ

Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2017 Chênh lệch


Giá trị (%)
1. Tổng giá trị
TSCĐ/ Tổng TS
2. Tổng giá trị
TSCĐ/ Vốn chủ
sở hữu
3. Tổng giá trị
TSCĐ/ Nợ phải
trả dài hạn
4. Lợi nhuận/
Tổng TSCĐ

100
Ngoài phân tích thông tin tài chính, KTV cũng cần phải chú ý đến thông tin
phi tài chính để kiểm tra tính hợp lý trong chu trình TSCĐ, dựa trên thông tin của
khách hàng, thông tin mà KTV thu thập được và thông tin từ những nguồn đáng tin
cậy khác. Bên cạnh đó, KTV cũng tiến hành thu thập số liệu chung của toàn ngành
mà khách hàng hoạt động, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng
ngành và số liệu trung bình của toàn ngành.

Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết, trong quá trình kiểm toán, phương pháp
chọn mẫu để kiểm tra chi tiết thường chọn mẫu theo phương pháp số lớn. Do đó,
KTV nên áp dụng một số phương pháp chọn mẫu khác như chọn mẫu trên cơ sở
phân loại, chọn mẫu ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, khi các thủ tục kiểm toán chính
không đảm bảo cơ sở tin cậy để đưa ra kết luận về tính hợp lý và trung thực của các
thông tin được kiểm toán, thì các thủ tục kiểm toán bổ sung sẽ giúp kiểm toán viên
có thêm bằng chứng hỗ trợ cho các cơ sở dẫn liệu tương ứng. Điều này giúp kiểm
toán viên có thêm bằng chứng để đưa ra kết luận đối với thông tin được kiểm toán,
góp phần giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

Ví dụ: Để xem xét các trường hợp tăng TSCĐ đã hợp lý chưa, KTV sẽ sử
dụng thủ tục kiểm toán bổ sung sau: Xem xét toàn bộ TSCĐ mới mua có dùng thay
thế TSCĐ cũ có phù hợp hay không, chi phí ghi nhận nên TSCĐ có hợp lý không
bằng cách tra cứu trên những nguồn thông tin đáng tin cậy.

3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán


Vào “mùa kiểm toán” sẽ thường thấy tình trạng quá tải vì công việc tại
VACO, KTV phải làm việc dưới áp lực rất lớn. Do đó, các trưởng nhóm kiểm toán
cần có kế hoạch sớm để đặt lịch đi đến đơn vị khách hàng cho các thành viên trong
nhóm, nhằm đảm bảo số lượng thành viên và thời gian kiểm toán tại một đơn vị
khách hàng sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó công ty cũng cần có những chính sách nhằm khích lệ tinh thần
làm việc của nhân viên bằng cách khen thưởng qua mỗi lần đánh giá vào cuối kỳ.
Công ty cũng áp dụng các hình thức phê bình thích hợp đối với các cá nhân mắc lỗi
nghiêm trọng trong quá trình làm việc. Các chính sách này, sẽ giúp KTV có được
những quyền lợi đồng thời nâng cao tinh thần làm việc của mỗi người.

101
3.4. Những kiến nghị với các bên liên quan
3.4.1. Kiến nghị với Cơ quan nhà nước
Mọi hoạt động của kiểm toán độc lập đều chịu sự kiểm soát của các quy định
Nhà nước ban hành. Chính vì thế mà với quyền hạn và chức năng của mình, Cơ
quan nhà nước cần xây dựng những chính sách phù hợp và chặt chẽ nhằm thúc đẩy
sự phát triển của ngành Kiểm toán, nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh
tế như hiện nay.

Ở một số nước, ngành Kiểm toán phát triển mạnh dựa trên khung pháp lý
hoàn chỉnh và hiệu quả. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán là công cụ hữu hiệu để các
công ty kiểm toán sử dụng cho các hoạt động của mình. Do đó, Nhà nước cần tạo
môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm toán.

Đối với Bộ Tài chính, các Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn
cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành, tránh việc hạch toán không
thống nhất và gây khó khăn khi DN phải thường xuyên thay đổi các nguyên tắc kế
toán để phù hợp với Chuẩn mực mới, điều này cũng làm cho KTV và công ty kiểm
toán luôn phải cập nhập những thay đổi này để đảm bảo tuân thủ các Chuẩn mực và
các nguyên tắc kế toán. Chính vì vậy, các văn bản pháp luật cần thống nhất và được
thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

Bộ Tài Chính cũng cần phối hợp nhiều hơn nữa với các hiệp hội kiểm toán
trong và ngoài nước để tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi nghiệp vụ, cập nhật kịp
thời, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cần sớm ban hành hệ
thống chuẩn mực kiểm toán đầy đủ và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Vì
chuẩn mực kiểm toán không chỉ có chức năng là định hướng cho hoạt động kiểm
toán mà còn là cơ sở để KTV đánh giá chất lượng kiểm toán.

3.4.2. Kiến nghị với Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Tại Việt Nam, các tổ chức nghề nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
duy trì và phát triển hệ thống kiểm toán như Hiệp hội Kế toán Công chứng Việt Nam
(VACPA). Các hiệp hội nên là đơn vị thường xuyên hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc
soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, việc kết hợp
với các hiệp hội kế toán, kiểm toán trên thế giới như Hiệp hội Kế toán Công chứng

102
Anh Quốc, Hiệp hội Kế toán Công chứng Úc… giúp Việt Nam có nhiều cơ hội tham
gia học hỏi kinh nghiệm kiểm toán quốc tế và đào tạo những KTV có năng lực.

Ngoài ra, Các hiệp hội cũng cần tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, hướng
dẫn, nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ hành nghề KTV, bồi
dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, đánh giá và kiểm soát chất lượng kiểm toán
cho KTV. Đồng thời tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp cho sinh viên các
trường đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Cùng với đó là tổ chức các buổi
gặp gỡ giao lưu giữa các thành viên trong công ty kiểm toán nhằm trao đổi kinh
nghiệm và chuyên môn từ thực tế. Từ đó, nâng cao tầm ảnh hưởng của các hiệp hội
nghề nghiệp đối với KTV và công ty kiểm toán, góp phần hoàn thiện bộ máy kiểm
toán quốc gia.

3.4.3. Kiến nghị với công ty kiểm toán


Hiện nay theo luật kiểm toán mới ban hành, có thêm nhiều loại hình doanh
nghiệp bắt buộc phải kiểm toán hàng năm. Để các giải pháp trên được thực hiện,
Công ty cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và đồng đều,
chương trình kiểm toán phải khoa học. Công ty cần học hỏi thêm các Công ty kiểm
toán trong và ngoài nước.

Xây dựng quy trình kiểm toán cho các khoản mục một cách khoa học và hợp
lý, nhằm đảm bảo được thời gian và chất lượng, nhằm duy trì chất lượng kiểm toán
BCTC.

Đối với mọi Công ty kiểm toán, yếu tố con người luôn là nhân tố chủ đạo
trong việc phát triển. Do đó, để tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập Quốc tế, Công ty cần có chiến lược đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ nhân viên Công ty, giúp cho nhân viên có thể tiếp cận được các quy
định ban hành mới nhất, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.

Phải đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân viên trong Công ty để nhân
viên có đủ sức khỏe và điều kiện làm việc, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh,
văn hóa doanh nghiệp tốt.

Tăng cường công tác kiểm tra giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán để tránh
xảy ra nhũng sai sót, nhất là đối với các KTV và trợ lý kiểm toán chưa có nhiều
kinh nghiệm.

103
Tích cực phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác trong việc xây
dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ngày một phù hợp với nền kinh tế
nước nhà.

3.4.4. Kiến nghị với đơn vị khách hàng


Đơn vị khách hàng cần cung cấp cho kiểm toán viên đầy đủ các tài liệu liên
quan và giải thích những vướng mắc của KTV. Để có thể giúp KTV có thể thu thập
bằng chứng một cách đầy đủ và tìm ra những sai sót nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm
toán.

Đơn vị khách hàng cũng cần phải tăng cường xây dựng hệ thống KSNB
vững mạnh. Trong quá trình, phải thường xuyên kiểm soát chất lượng của các bộ
phận có liên quan.

Trong quá trình kiểm toán trao đổi và hợp tác với công ty kiểm toán sẽ góp
phần giảm thiểu các sai sót, hạn chế bất đồng quan điểm và từ đó sẽ đưa ra được
một BCTC trung thực, hợp lý.

104
KẾT LUẬN

Kiểm toán khoản mục TSCĐ có vai trò quan trọng trong việc kiểm toán
BCTC và cung cấp thông tin tài chính quan trọng cho các bên sử dụng thông tin trên
BCTC. Dù trong năm số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều nhưng lại có giá trị
lớn, ảnh hưởng tới nhiều khoản mục khác trên BCTC. Chính vì thế, Công ty TNHH
kiểm toán VACO đã xây dựng một quy trình kiểm toán nói chung cũng như kiểm
toán TSCĐ nói riêng một cách đầy đủ, có hệ thống và phù hợp với đặc điểm kế toán
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH kiểm toán VACO, em đã có điều
kiện để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, cũng như học hỏi
được rất nhiều điều bổ ích về các kỹ năng kiểm toán thực tế. Đây là những kiến
thức vô cùng quý giá giúp em có thêm những hiểu biết về nghề nghiệp, tích lũy
thêm kinh nghiệm, chuẩn bị đầy đủ hành trang để có thể áp dụng vào công việc
trong tương lai.

Cùng với những kiến thức được học tại trường và kinh nghiệm thực tế tiếp
thu được trong quá trình thực tập, việc chọn đề tài về kiểm toán khoản mục tài sản
cố định đã giúp em có được cái nhìn tổng quan kiểm toán TSCĐ. Qua đó, thấy được
tầm quan trọng của khoản mục. Trong bài luận văn, em đã trình bày và phân tích
thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty, từ đó rút ra ưu và nhược điểm
và các giải pháp đề xuất đề hoàn thiện kiểm toán TSCĐ.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên
luận văn của em không tránh khỏi còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp
ý từ phía thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn cũng như hoàn thành tốt việc
học tập và nghiên cứu sau này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
– PGS.TS Lê Văn Luyện và các anh chị KTV trong công ty TNHH VACO trong
suốt thời gian vừa qua đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, có hiệu lực từ


ngày 05/02/2015 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
2. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
3. Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/04/2013, có hiệu lực từ ngày
10/06/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASs)
5. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSAs)
6. Tài liệu nội bộ được cung cấp bởi công ty TNHH Kiểm toán VACO
7. Tài liệu học tập Kiểm toán căn bản được biên soạn bởi Khoa Kế toán –
Kiểm toán trường Học viện Ngân hàng.
8. Các chuyên đề, khóa luận khóa trước
9. Hồ sơ kiểm toán của doanh nghiệp T tại công ty TNHH Kiểm toán VACO.
10. Website: http://www.vaco.com.vn/ và http://www.vacpa.org.vn/.

106
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: WPS [A120] “Đánh giá rủi ro hợp động, chấp nhận và giữ lại khách
hàng cũ”

I. THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Tên khách hàng : Công ty CP T

2. Năm đầu tiên kiểm toán BCTC: Không

3. Số năm DNKT đã cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho KH này: 4 năm

4. Tên và chứng danh của người liên lạc chính: Anh K – Kế toán trưởng

5. Các thay đổi so với năm trước

Diễn giải Mô tả những thay đổi chính

Không có thay đổi các thông tin cơ Không có thay đổi các thông tin cơ
bản bản

6. Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước: Có

- Một số khoản công nợ phải thu khách hàng có tồn đọng

- Thuế và VAT đầu vào có chênh lệch do kế toán hạch toán các bút toán ghi
nhận thừa hoặc thiếu

7. Kiểm tra các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và những người lãnh đạo
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, ...) Lưu ý đến
các thông tin bất lợi dành cho khách hàng.

8. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành

Phát hành BCKT dự kiến phát hành trong tháng 3

107
II. XEM XÉT NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN HĐKT,
TÍNH CHÍNH TRỰC CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KT/ KHÁCH HÀNG VÀ CÁC VẤN
ĐỀ TRỌNG YẾU KHÁC

Nội dung Đánh Ghi chú, mô tả


giá

1. Năng lực chuyên môn, khả năng thực hiện Có


hợp đồng

DNKT có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên Có Ưu tiên nhân sự đã


môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để từng thực hiện
tiếp tục duy trì quan hệ khách hàng và thực hiện kiểm toán DN này
hợp đồng không?

2. Tính chính trực của đơn vị được KT và các Có


vấn đề trọng yếu khác

3. BCKT về BCTC năm trước có “ý kiến Có


kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận
toàn phần”?

4. Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán Không Khách hàng hỗ trợ
dẫn đến việc ngoại trừ/ từ chối đưa ra ý và chính trực
kiến trên BCKT năm nay không?

5. Có vấn đề trong việc nhận biết người chủ Không


thực sự của DN không?

6. Có thành viên nào trong BGĐ hoặc Không


HĐQT/HĐTV có khả năng ảnh hưởng đến
các vấn đề liên quan đến rủi ro KiT
không?

108
7. Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình Không BGĐ dày dặn kinh
làm việc liên quan đến tính chính trực của nghiệm và chính
BGĐ DN không? trực

9. DN có hoạt động trong môi trường pháp lý Không


đặc biệt, hay lĩnh vực suy thoái giảm
mạnh về lợi nhuận

10. Có vấn đề nào liên quan đến sự không Không


tuân thủ pháp luật nghiêm trọng của BGĐ
DN không?

11. Có nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động Không DN vẫn đang hoạt
liên tục của DN không? động hiệu quả

12. Có những vấn đề bất lợi, kiện tụng, tranh Không


chấp bất thường, rủi ro trọng yếu liên quan
đến lĩnh vực hoạt động của DN không?

13. Có dấu hiệu cho thấy khách hàng liên Không


quan đến việc rửa tiền hoặc các hoạt động
phạm tội không?

14. Có vấn đề liên quan đến phương thức hoạt Không


động hoặc kinh doanh của khách hàng đưa
đến sự nghi ngờ về danh tiếng và tính
chính trực không?

15. Khách hàng có phải là một phần trong tập Không


đoàn có cấu trúc phức tạp không?

16. Khách hàng có mua bán hoặc có các lợi Không


ích ở nước ngoài không? Đặc biệt ở các
quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc nhóm “

109
thiên đường thuế” hay không?

17. DN có nhiều giao dịch quan trọng với các Không


bên liên quan không? Các giao dịch này
có phải là giao dịch ngang giá không?

18. DN có những giao dịch bất thường trong Có


năm hoặc gần cuối năm không?

19. DN có những vấn đề kế toán toán hoặc Không


nghiệp vụ phức tạp dễ gây tranh cãi mà
chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành chưa
có hướng dẫn cụ thể?

20. Có dấu hiệu cho thấy hệ thống KSNB của Không


DN trong năm nay có khiếm khuyết
nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính tuân thủ
pháp luật, tính trung thực và hợp lý của
BCTC?

III. RỦI RO ĐƯỢC XÁC ĐỊNH

IV. XEM XÉT TÍNH ĐỘC LẬP VÀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP
CỦA DNKiT VÀ THÀNH VIÊN CHỦ CHỐT NHÓM KIỂM TOÁN

V. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG

Đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng : Thấp

VI. GHI CHÚ BỔ SUNG

VII. KẾT LUẬN

Chấp nhận khách hàng: Có

110
Phụ lục 2: WP [B110] “Phê duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý”

Tên khách hàng: Công ty CP T

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2018

Nội dung: PHÊ DUYỆT PHÁT HÀNH BCKiT VÀ THƯ QL

A. MỤC TIÊU

Đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKiT Việt Nam; các bằng chứng kiểm
toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán.

B. NỘI DUNG KIỂM TRA

KTV
Thành hành
Nội dung viên nghề ký
BGĐ BCKT

Lập kế hoạch kiểm toán

1. Đã lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro thực hiện x x


theo phương pháp kiểm toán của Công ty và được phản
ánh trong “Tổng hợp Kế hoạch kiểm toán” (A910).

2. Đã lập “Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro X x


hợp đồng” (A110) hoặc “Chấp nhận và giữ khách hàng
cũ” (A120) và đồng ý với các kết luận chung về chấp
nhận KH.

3. Đã thảo luận với thành viên BGĐ trong trường hợp rủi ro X x
được đánh giá là cao hơn mức trung bình (A620).

111
4. Nhóm kiểm toán đã thực hiện đầy đủ cam kết về tính độc X x
lập và xử lý các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lợi ích
(nếu có) (A260/A270).

5. Hợp đồng kiểm toán đã được lập trước khi tiến hành X x
kiểm toán (A210).

Thực hiện kiểm toán

1. Hệ thống kế toán và KSNB đã được tìm hiểu và đánh giá X x


trong quá trình thực hiện kiểm toán (A400, C100-C500).

2. Đã kết luận về độ tin cậy của KSNB cũng như đánh giá X x
ảnh hưởng việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và
thử nghiệm cơ bản (A400, C100-C500).

3. Đã soát xét đầy đủ các WPS cần thiết gồm kế hoạch kiểm X x
toán, các bảng phân tích, bằng chứng kiểm toán để khẳng
định kết luận kiểm toán là phù hợp (B120, B130).

4. Đã phản ánh đầy đủ mức trọng yếu, các bút toán điều X x
chỉnh, sự kiện bất thường, các vấn đề quan trọng khác
trong “Soát xét WPS chi tiết” (B120).

Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

1. Đã tổng hợp đầy đủ các nội dung quan trọng trong “Tổng X x
hợp kết quả kiểm toán” (B410).

2. Việc tham khảo ý kiến tư vấn đã được tiến hành hợp lý N/A N/A
và các kết luận từ việc tham khảo đó đã được thực hiện.

3. Đã soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế X X
toán cho đến ngày phát hành BCKiT, bao gồm cả vấn đề
về tính hoạt động liên tục (H150, H160).

112
4. Đã thực hiện trao đổi với BQT các vấn đề quan trọng X X
theo yêu cầu của CMKiT (A291).

5. Đã thu thập đầy đủ Thư giải trình của BGĐ về những vấn X X
đề chung của DN hoặc TXN của người thứ ba hoặc của
luật sư về những khoản công nợ bất thường của DN trước
khi phát hành BCKiT (B440/B450).

6. Đã soát xét việc hình thành ý kiến kiểm toán phù hợp với X X
bằng chứng kiểm toán thu thập được và yêu cầu của
CMKiT (B140).

7. Đã soát xét việc trình bày BCKiT theo quy định (B310). X X

8. Thư QL đã bao gồm tất cả những vấn đề quan trọng về N/A N/A
kế toán, KSNB, thuế cần báo cáo với BGĐ và những
điểm trong Thư QL năm trước đã được cập nhật (B210)

KẾT LUẬN

Phương pháp kiểm toán, các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán
đã thu thập đã được lưu lại đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán và thích hợp để
đưa ra ý kiến kiểm toán.

Đề nghị phát hành báo cáo:

Số lượng

Tên báo cáo phát hành Tiếng


Tiếng
Vi
Anh
ệt

BCKiT về BCTC riêng năm 2018 6 6

113
KTV hành nghề ký BCKT

Nguyễn Thị Huyền

Ngày: 25/3/2019

Phó Tổng Giám đốc

Lê Xuân Thắng

Ngày: 25/3/2019

114
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

115
116

You might also like