You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN HOÀNG KHÁNH


MSSV: 17107071

BÁO CÁO
THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

Cơ quan thực tập : Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK Thiên Phú
Thời gian thực tập: Từ 30/03/2020 đến 30/05/2020
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã chuyên ngành : 52340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Th.S NGUYỄN ÁI MINH PHƯƠNG

Tháng 06 - Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN HOÀNG KHÁNH


MSSV: 17107071

BÁO CÁO
THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

Cơ quan thực tập : Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK Thiên Phú
Thời gian thực tập: Từ 30/03/2020 đến 30/05/2020
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã chuyên ngành : 52340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Th.S NGUYỄN ÁI MINH PHƯƠNG

Tháng 06 - Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô giảng viên
khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình chia sẻ, chỉ dạy và cung cấp những kiến thức nền tảng và những kinh nghiệm
của thầy cô trong suốt thời gian em học tập tại trường dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay
gián tiếp.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Th.S Nguyễn Ái Minh Phương đã tận tâm
giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Cô luôn lắng nghe, sẵn sàng giải
đáp mọi thắc mắc, góp ý thấu đáo để giúp em có thể hoàn thành bài báo cáo thành
công.

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Giám đốc của Công ty TNHH
MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú đã tiếp nhận em vào công ty và đã chỉ
dẫn cũng như giúp đỡ nhiệt tình trong 2 tháng thực tập vừa qua. Đồng thời, em cũng
xin cảm ơn đến toàn thể các anh chị của phòng Kinh doanh đã giúp đỡ, chỉ bảo để em
có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Cảm ơn chị Phạm Thị Diễm là người
hướng dẫn, đã tận tình chỉ dẫn, cung cấp những thông tin cần thiết để em được hoàn
thành bài báo cáo này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày 05 tháng 06 năm 2020


Người thực hiện

Phan Hoàng Khánh

i
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết báo cáo thực tập này được hoàn thành dựa trên các kết quả thực
tập của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ Báo cáo (báo
cáo, khóa luận tốt nghiệp) cùng cấp nào khác.

Tp.HCM, ngày 05 tháng 06 năm 2020


Người thực hiện

Phan Hoàng Khánh

ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i

LỜI CAM KẾT............................................................................................................ ii

DANH SÁCH BẢNG..................................................................................................vi

DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................viii

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................ix

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP............................................1

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT
NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ..........................................................................................1

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.........................................................2

1.3 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY..........3

1.3.1 Tầm nhìn của Công ty......................................................................................3

1.3.2 Sứ mạng của Công ty.......................................................................................4

1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của Công ty.....................................................................4

1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC................................................................................................5

1.5 THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA CÔNG TY..............7

1.5.1 Thị trường kinh doanh......................................................................................7

1.5.2 Sản phẩm tôm...................................................................................................7

1.6 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................11

1.6.1 Môi trường nội bộ..........................................................................................11

1.6.2 Môi trương vĩ mô............................................................................................12

1.6.3 Môi trường vi mô............................................................................................14

1.7 THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP..............................................15

iii
1.8 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA
CÁC NĂM 2016-2019.................................................................................................15

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP....................................................................18

2.1 KẾ HOẠCH THỰC TẬP......................................................................................18

2.1.1 Mục tiêu thực tập...........................................................................................18

2.1.2 Tiến độ thực tập.............................................................................................19

2.1.3 Nội dung thực tập...........................................................................................20

2.1.4 Các kiến thức, công cụ phần mềm, kỹ thuật, kỹ năng áp dụng trong quá trình
thực tập...................................................................................................................24

2.2 TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ...................................................................................27

2.2.1 Giới thiệu chức năng và phân tích thực trạng của văn phòng nơi được thực
tập........................................................................................................................... 27

2.2.2 Kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học được trong quá trình thực tập.................30

2.2.3 Mức độ tương tác giữa các phòng ban...........................................................33

2.2.4 Các vấn đề gặp phải và cách giải quyết trong quá trình thực tập..................34

2.2.5 Đề xuất đối với đơn vị thực tập......................................................................36

2.3 KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP...................................................................39

2.3.1 So sánh giữa kỳ vọng và kết quả đạt qua quá trình thực tập..........................39

2.3.2 Mức độ tương quan giữa trải nghiệm thực tế so với kiến thức đã học tại
trường.....................................................................................................................40

2.3.3 Trải nghiệm thực sự những điều đã học qua quá trình thực tập.....................41

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM...............................................................42

3.1 TÓM TẮT ĐÚC KẾT BÀI HỌC KINH NGHIỆM...............................................42

3.2 ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU, SỰ PHÙ HỢP VỚI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC KHI
ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN................................................................................44

3.3 KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC


NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI CỦA BẢN THÂN.......................................47

iv
3.4 KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC SINH VIÊN KHẤC VỀ THỰC TẬP DOANH
NGHIỆP......................................................................................................................48

KẾT LUẬN................................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................52

v
DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Bảng lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2016 - 2019....................16

Bảng 2.1 Tiến độ thực tập............................................................................................19

Bảng 2.2 Kế hoạch thực tập.........................................................................................20

Bảng 2.3 Những vấn đề gặp phải và cách giải quyết trong quá trình thực tập.............34

Bảng 2.4 Kỳ vọng và kết quả đạt được qua quá trình thực tập.....................................39

vi
DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 1.1 Logo công ty...................................................................................................1

Hình 1.2 Website công ty..............................................................................................2

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.........................................................................5

Hình 1.4 Tôm nguyên con.............................................................................................8

Hình 1.5 Tôm PTO xuyên que.......................................................................................8

Hình 1.6 Tôm võ (HLSO)..............................................................................................9

Hình 1.7 Tôm Nobashi..................................................................................................9

Hình 1.8 Tôm PDTO...................................................................................................10

Hình 1.9 Tôm xẽ bướm................................................................................................10

Hình 1.10 Tôm PD.......................................................................................................11

Hình 1.11 Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2016-2019............................16

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức phòng Kinh doanh..................................................................29

Hình 2.2 Mục dịch vụ website công ty........................................................................37

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG


TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
MTV : Một thành viên
XNK : Xuất nhập khẩu
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
ASC : Aquaculture Stewardship Council
EU : Liên minh châu Âu
PTO : Peeled Tail-On
PD : Peeled Deveined
PDTO : Peeled Deveined Tail-On
PUD : Peeled Undeveined
IQF : Individual Quickly Freezer
HLSO : Headless Shell-On
HOSO : Head On Shell-On Shrimp
VASEP : Hiệp hội Thủy Sản Việt Nam
Covid-19 : Corona Virus Disease 2019
TT-BTC : Thông tư - Bộ Tài Chính
EVFTA : Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu
Âu-Việt Nam
PU : Polyurethane
HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Points
BRC : British Retailer Consortium
BAP : Best Aquaculture Practices
ISO : International Organization for Standardization
GAP : Good Agricultural Practice
STT : Số thứ tự
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

viii
LỜI MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từng được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp, hoạt động theo
kiểu tự cung tự cấp thì sau năm 1986 thủy sản là ngành đầu tiên của Việt Nam đem về
nguồn ngoại tệ lớn, phục vụ tái đầu tư Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước khi
mạnh dạn xuất khẩu các loại thủy hải sản ra thị trường quốc tế. Từ những thành công
trong việc đổi mới đất nước, năm 1993 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành
Thủy sản đã bước đầu hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội
nhập quốc tế khi lần lượt gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với
việc tham gia 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước. Từ chỗ không có
tên trong danh sách xuất khẩu, thì nay Việt Nam đã lần lượt nằm trong top các nước có
sản lượng thuỷ sản xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Vị thế trên trường quốc tế của
ngành Thuỷ sản Việt Nam ngày càng được năng cao. Theo Tổng cục Hải quan, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt trên 8,54 tỷ USD.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Chế biến Thủy
hải sản Xuất nhập khẩu (XNK) Thiên Phú là một trong những công ty chuyên chế biến
thủy hải sản xuất nhập khẩu. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tình hình kinh
doanh của công ty, nhận thấy công ty kinh doanh có hiệu quả và được chứng nhận xuất
khẩu sản phẩm tôm đông lạnh vào thị trường châu Âu. Với vai trò là một sinh viên
chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, em nhận thấy mình cần vận dụng những kiến thức
đã được tiếp thu trên giảng đường đại học cùng với một ít kinh nghiệm có được, mong
muốn được đóng góp cho sự phát triển của công ty. Cùng với đó mong muốn trau dồi
thêm kinh nghiệm, được học hỏi các hoạt động cũng như quy trình cần thiết trong hoạt
động kinh doanh từ các anh chị đi trước đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế
biến thủy hải sản xuất nhập khẩu, để từ đó cống hiến cho sự phát triển của công ty
trong tương lai, nhằm giúp công ty thúc đẩy việc xuất nhập khẩu, nâng cao chất lượng
sản phẩm và kết quả kinh doanh đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, với mong muốn được công
ty hỗ trợ số liệu, mộc, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những

ix
năm gần đây… để hoàn thành tốt báo cáo Thực tập doanh nghiệp thì em đã xin thực
tập tại phòng Kinh doanh của Công ty. Đó là lí do em đã chọn đề tài:

“Tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy
hải sản XNK Thiên Phú”

2. MỤC TIÊU THỰC TẬP

Việc thực tập giúp bản thân có cơ hội tiếp cận thực tế với ngành mình đang học
và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng và thái độ vào thực tế hoạt động kinh doanh
của công ty nhằm củng cố kiến thức đã học về chuyên ngành của mình.

Tìm hiểu cơ cấu bộ máy hoạt động, thực trạng hoạt động kinh doanh, quy trình
bán hàng xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú.

Phân tích kết quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK giai đoạn 2016 – 2019.

Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty được
tốt hơn trong thời gian tới.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV Chế biến
Thủy hải sản XNK Thiên Phú.

Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 30/03/2020 đến ngày
30/05/2020.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Thông tin và số liệu thu thập được Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK Thiên Phú cung cấp.

Phân tích số liệu thông qua dữ liệu có sẵn như bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh. Qua đó dùng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và so sánh.

x
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

xi
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau - miền Nam của cực Nam Tổ quốc
Việt Nam. Bạc Liêu có vùng biển rộng hơn 40.000 km2, đường bờ biển dài 56km với
những bờ biển quan trọng gắn liền với hoạt động kinh tế như Gành Hào, Nhà Mát, Cái
Cùng,... thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy hải sản đảm bảo được năng xuất hằng
năm.

Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú được đặt ở vị trí
địa lý thuận lợi của tỉnh như: nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu tươi tốt và chất lượng
cao của vùng đồng bằng sông Mê Kông (vừa nuôi tôm quãng canh vừa nuôi tôm công
nghiệp). Với đội ngũ công nhân có tay nghề cao (hơn 400 người), cùng hệ thống trang
thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế về chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, hàng năm Công
ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú chế biến khoảng 6.000 tấn
(thủy hải sản)/năm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Thông tin chung

Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản Xuất nhập khẩu Thiên Phú

Tên tiếng Anh: Thien Phu Export Seafood Processing Company Limited

Tên giao dịch: Thien Phu Seafood Co., Ltd

Tên thương mại: TPS

Logo:

Hình 1.1 Logo công ty

1
Nguồn: Tài liệu công ty
Địa chỉ: 199 Ấp Xóm Mới, Xã Tân Thạnh, Thị Xã Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu

Số điện thoại: (84) 0291 3846778 -  Fax: (84) 0291 3846779 

Email: thienphu.baclieu@gmail.com

Website: thienphuseafood.com.vn

Hình 1.2 Website công ty


Nguồn: Tác giả tự chụp
EU Code: DL 502

Giấy phép kinh đoanh số 1900315501 được đăng ký và quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh
Bạc Liêu

Người đại diện pháp luật: Hồ Thị Kiểng

Lĩnh vực hoạt động: Chế biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú được chính thức
đi vào hoạt động năm 2006 – ngay thời điểm ngành Thủy sản rơi vào giai đoạn vô
cùng khó khăn. Chính vì vậy bên cạnh nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty
TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú đã chủ động tăng cường các hoạt
động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm; nghiên cứu thị trường cũng
như tìm đến các quốc gia có sản phẩm thủy sản chế biến tốt để học hỏi. Cụ thể, trước
bối cảnh “cánh cổng” vào các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Liên minh châu Âu

2
(EU)… dần bị thu hẹp, công ty đã năng động tìm đường vươn ra những thị trường mới
giàu tiềm năng nhưng chưa được nhiều doanh nghiệp tập trung khai phá lúc bấy giờ,
điển hình là những thị trường khu vực châu  Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,
Hàn Quốc, Singapore … Đây chính là tiền đề quan trọng để công ty tiếp tục mở rộng
sang chinh phục các thị trường mới giàu tiềm năng khác cho đến hiện tại.

Năm 2007: Công ty đã trang bị các thiết bị thử nghiệm, đo lường môi trường
nước để nuôi tôm.

Năm 2009: Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú đầu

tư hệ thống phân tích mẫu đất, nước, kiểm tra dịch bệnh cho tôm nhằm đảm bảo trong
quá trình nuôi giống luôn đạt hệu quả cao không để con giống mắc bệnh.

Trải qua gần nhiều năm hoạt động, Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải
sản XNK Thiên Phú hiện được biết đến là một trong những doanh nghiệp thủy hải sản
uy tín trong ngành. Công ty là một trong những doanh nghiệp Việt Nam được chứng
nhận xuất khẩu sản phẩm tôm đông lạnh vào thị trường châu Âu với code xuất khẩu
DL 502.

 Với những nỗ lực không mệt mỏi cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn
công tác an sinh xã hội. Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú
vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu trao tặng nhiều bằng khen, danh hiệu cao
quý; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và giải Vàng Chất lượng Quốc gia
năm 2013.

Năm 2015: Công ty tiến hành hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm
nuôi với nông dân theo mô hình tôm siêu sạch đạt tiêu chuẩn Global GAP được các tổ
chức Châu Âu đánh giá cao.

Tháng 7 năm 2016: Công ty được cấp giấy chứng nhận ASC cho tôm tại vùng
nuôi trồng thủy sản thuộc Xã Định Thành, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu.

Năm 2019: Công ty đã ứng dụng, hoàn thiện quy trình công nghệ và phát triển
mô hình nuôi tôm sú sinh thái (Penaeus monodon).

1.3 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

1.3.1 Tầm nhìn của Công ty

3
Phấn đấu trở thành một trong những công ty xuất khẩu thủy hải sản uy tín chất
lượng hàng đầu của Việt Nam.

Giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có và không ngừng mở rộng thị trường xuất
khẩu mới.

1.3.2 Sứ mạng của Công ty

Tất cả vì sự thỏa mãn của khách hàng.

1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của Công ty

 Chức năng:

o Khai thác, thu mua thủy hải sản các loại, chế biến các sản phẩm thủy hải
sản đông lạnh các loại.

o Liên kết với người nuôi tôm, tạo vùng cung ứng nguyên liệu và bao tiêu
sản phẩm.

o Sản xuất nước đá phục vụ việc chế biến.

o Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản các loại qua các thị trường:
EU, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn
Quốc, Singapore và các thị trường khác.

 Nhiệm vụ:

o Xây dựng, tổ chức các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Không ngừng nâng
cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu thủy hải sản để mở rộng thị
trường xuất khẩu của công ty nhằm đáp ưng nhu cầu ngày càng đa dạng
của thị trường.

o Kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước. Đảm bảo việc sử dụng hiệu
quả nguồn vốn của công ty trong các hoạt động tài chính của đơn vị như:
quản lý vốn, quản lý tài sản,... phải có trách nhiệm cung cấp thông tin
cần thiết khi được yêu cầu.

o Thực hiện cam kết trong mọi hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức
trong nước và ngoài nước đúng thời gian, phù hợp với tiến trình thực
hiện.

4
o Thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc đối với các khoản nộp tiền ngân hàng
Nhà nước theo quy định của pháp luật.

o Đảm bảo đầy đủ các quyền lợi cho người lao động theo điều khoản của
pháp luật. Quản lý một cách toàn diện, đào tạo và phát triển cho nhân
viên.

o Đảm bảo điều kiện làm việc, công tác an toàn vệ sinh lao động, tạo điều
kiện cho nâng cao tay nghề, kỹ thuật và trình độ quản lý.

o Luôn nâng cao tay nghề, cải tiến và đổi mới khoa học công nghệ, ứng
dụng thành tựu khoa học mới nhất vào trong quá trình sản xuất kinh
doanh.

1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Đứng đầu là Giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban. Phó Giám đốc và
trưởng các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc điều hành về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự


 Giám đốc: Là người đứng đầu định hướng cho công ty. Nhiệm vụ của Giám
đốc là định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển cho công ty. Ngoài ra,
Giám đốc còn là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
 Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc, đóng góp những ý kiến
cho các quyết định quan trọng trong việc điều hành công ty và các phòng ban

5
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tham mưu cho các bộ phận làm
việc trong toàn công ty. Ngoài ra, Phó Giám đốc còn là người có thể thay mặt
Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh cũng như giải quyết một số vấn
đề khi Giám đốc đi vắng.
 Phòng Kinh doanh: (Số lượng: 6. Trong đó, gồm 1 Trưởng phòng và 5
nhân viên)

Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển mạng lưới phân phối, từng bước mở
rộng thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, giám sát và kiểm tra chất lượng
công việc kinh doanh. Theo dõi thông tin phản hồi, yêu cầu đặt hàng của khách
hàng. Phối hợp thực hiện thủ tục và lập phương án giao dịch xuất nhập khẩu.
Nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và
xuất nhập khẩu.

 Phòng Tổ chức – Nhân sự: (Số lượng: 7. Trong đó, gồm 1 Trưởng phòng, 1
Phó phòng và 5 nhân viên)

Chịu trách nhiệm tổ chức và xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý. Đảm
bảo đáp ứng tuyển dụng nhân sự đúng kế hoạch và theo đúng chiến lược của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, phòng Tổ chức – Nhân sự còn xây dựng, cập nhật quy chế,
quy định, quy trình và biểu mẫu nghiệp vụ. Đảm bảo tính hệ thống và kiểm soát
tuân thủ trong toàn công ty. Ngoài ra, còn tiếp nhận, xử lý các công việc hành
chính, pháp lý trong nội bộ công ty và với cơ quan quản lý Nhà nước. Báo cáo và
thực hiện các công việc liên quan theo chỉ đạo của Giám đốc.

 Phòng Quản lý chất lượng: (Số lượng: 5. Trong đó, gồm 1 Trưởng phòng
và 4 nhân viên)

Thực hiện kiểm tra chất lượng trên dây chuyền sản xuất theo đúng kế hoạch
kiểm soát chất lượng sản phẩm và các quy định liên quan đến chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm. Đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ phận tìm ra nguyên
nhân, đề xuất và theo dõi việc thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Thêm vào đó, phòng phải kiểm soát chất lượng các nguyên liệu đầu vào nhằm đảm
bảo các nguyên liệu đầu vào phù hợp với chất lượng yêu cầu được sử dụng. Báo
cáo và thực hiện các công việc liên quan theo chỉ đạo của Giám đốc.

6
 Phòng Kỹ thuật sản xuất: (Số lượng: 9. Trong đó, gồm 1 Trưởng phòng, 1
Phó phòng và 7 nhân viên)

Giám sát hoạt động hằng ngày của phân xưởng một cách hiệu quả và an
toàn, đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu hiện hành. Bên cạnh đó, khai thác và ứng
dụng hiệu quả các công cụ quản trị chất lượng nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Mặc khác, đề ra các biện pháp giải quyết ngay
các sai sót, các điểm kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và
đưa ra các sáng tạo trong mẫu mã bao bì mặt hàng. Báo cáo và thực hiện các công
việc liên quan theo chỉ đạo của Giám đốc.

 Phòng Kế toán – Tài chính: (Số lượng: 6. Trong đó, gồm 1 Kiểm toán
trưởng, 1 Thủ quỹ và 4 nhân viên)

Phân tích, dự báo tình hình tài chính của công ty, lập kế hoạch tài chính
ngắn, trung và dài hạn của công ty. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tài chính
đã được phê duyệt. Cùng với đó, kiểm soát giao dịch kinh tế nội bộ; kiểm soát số
liệu báo cáo tài chính, các báo cáo quản trị.; kiểm soát các chứng từ/báo cáo kế
toán, các khoản thu-chi phát sinh tại công ty trước khi trình Giám đốc. Phòng Kế
toán – Tài chính là phòng trực tiếp làm việc với Cơ quan thuế: làm việc theo giấy
mời; theo quyết định thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế,...

1.5 THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.5.1 Thị trường kinh doanh

Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú tự hào xuất khẩu
thủy hải sản chất lượng đến nhiều thị trường trên thế giới như EU, Canada, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và một số thị trường khác
với cam kết về các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn thực phẩm, chất lượng, truy xuất
nguồn gốc.

1.5.2 Sản phẩm tôm

Sản phẩm chủ đạo của Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK
Thiên Phú hiện được thị trường quốc tế chấp nhận và đánh giá cao chủ yếu từ tôm sú,
thẻ và chì như: Tôm sú, thẻ, chì PTO, PD tươi, hấp đông IQF và hấp đông block; tôm

7
sú nguyên con đông Semi IQF và đông Semi block; tôm sú HLSO đông block và IQF;
tôm thẻ Vannamei HOSO, HLSO, PD, PTO đông block và IQF và các mặt hàng giá trị
gia tăng như Nobashi, sushi, tẩm bột, chả chiên…. cũng hết sức được ưa chuộng.

o Tôm nguyên con: Tôm nguyên con còn đầu, còn vỏ.

Hình 1.4 Tôm nguyên con


Nguồn: Tài liệu công ty
o Tôm PTO xuyên que: Tôm bỏ đầu, lột vỏ 5 đốt từ đốt đầu đến đốt thứ 5,
chừa đốt đuôi, xẻ lưng 3-4 đốt từ đốt thứ 2 đến hết đốt thứ 4 hoặc thứ 5
(tôm có 6 đốt đuôi, đốt đuôi là đốt thứ 6 gồm gai nhọn, cánh đuôi) được
xuyên vào que.

Hình 1.5 Tôm PTO xuyên que


Nguồn: Tài liệu công ty

8
o Tôm võ (HLSO): Tôm bỏ đầu nhưng còn phần vỏ của thân và đuôi để
nguyên.

Hình 1.6 Tôm võ (HLSO)


Nguồn: Tài liệu công ty
o Tôm Nobashi: Là tôm PTO được chế biến theo quy cách của khách hàng
Nhật Bản. Nobashi trong tiếng Nhật có nghĩa là bóp dãn ra. Mặc dù gọi
là tôm bóp, nhưng thực tế còn vài yêu cầu khác nữa, như vết cắt, xử lý
đuôi,...

Hình 1.7 Tôm Nobashi


Nguồn: Tài liệu công ty

9
o Tôm PDTO: Tôm lột vỏ, còn đuôi.

Hình 1.8 Tôm PDTO


Nguồn: Tài liệu công ty
o Tôm xẽ bướm: Tôm bỏ đầu, cắt vỏ 5 đốt từ đốt đầu tiên đến hết đốt thứ
5, cắt dọc sống lưng.

Hình 1.9 Tôm xẽ bướm


Nguồn: Tài liệu công ty

10
o Tôm PD: Tôm bỏ đầu, lột hết vỏ, lấy chỉ lưng (rút tim) 3-4 đốt từ đốt thứ
2 đến hết đốt thứ 4 hoặc thứ 5. Tôm này thường được gọi là tôm thịt.

Hình 1.10 Tôm PD


Nguồn: Tài liệu công ty
1.6 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.6.1 Môi trường nội bộ

1.6.1.1 Nhân lực

Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú chú trọng vào
việc xây dựng và đào tạo một cách chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất
kinh doanh của mình, không chỉ với kỹ năng tiếp cận và khai thác thị trường mà công
ty còn định hướng cho mỗi cán bộ quản lý hoàn thiện các kỹ năng lãnh đạo cần thiết,
để trở thành nguồn nhân lực cao cấp, có năng lực thật thụ phục vụ cho sự phát triển
chung của công ty và xã hội. Hàng năm, công ty thường xuyên tổ chức công tác tập
huấn cho cán bộ công nhân viên, đồng thời đưa những nhân viên có tay nghề và kinh
nghiệm lâu năm thực hiện các công việc cần yêu cầu kỹ thuật cao.

1.6.1.2 Cơ sở vật chất

Thiết bị hiện có của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ các nước tiên tiến hàng
đầu trên thế giới và sản phẩm công nghệ hàng đầu Việt Nam như: Tủ đông bán tiếp
xúc, tiếp xúc, tủ đông gió, băng tải tách khuôn, mạ băng, băng chuyền IQF, kho lạnh
bảo quản thành phẩm, máy dò kim loại, đóng gói chân không… được nhập khẩu từ

11
Nhật Bản, máy phát điện dự phòng được nhập khẩu từ Mỹ; nồi hơi, băng chuyền
hấp… được sử dụng công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam.

Ngoài ra, công ty còn đầu tư hệ thống lắp đặt xử lý nước thải trên 2 tỷ đồng,
đảm bảo nguồn nước thải ra đúng theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường.

1.6.1.3 Văn hóa doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú tạo ra môi trường
quản lý kinh doanh năng động, công bằng và thân thiện. Dù công việc kinh doanh luôn
là áp lực lớn, nhưng Giám đốc công ty thường xuyên tạo cơ hội gần gũi, lắng nghe tâm
tư nguyện vọng của anh chị em công nhân nhằm giúp đở, chia sẽ, tháo gỡ kịp thời
những khó khăn mà người lao động đang gặp phải. Đồng thời, tạo điều kiện cho người
lao động có sự an tâm, có cơ hội vừa làm việc vừa được nâng cao tay nghề và trình độ
quản lý, giúp nâng cao giá trị và chất lượng cho sản phẩm dùng làm lợi thế cạnh tranh
cho sản phẩm mang thương hiệu Thiên Phú trên thị trường quốc tế.

1.6.2 Môi trương vĩ mô

1.6.2.1 Môi trường kinh tế

Vào năm 2017, Liên minh châu Âu rút “thẻ vàng” đối với ngành Thủy sản Việt
Nam. Khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, sản phẩm thủy hải sản khai thác của Việt Nam đã bị
kiểm tra rất chặt. Toàn bộ lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu bắt buộc đều
phải kiểm tra.

Theo thống kê của Hiệp hội Thủy Sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu
năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã sụt giảm 11% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của vi rút Corona (Covid-19) dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản sụt giảm cũng như
hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn khiến các nhà nhập khẩu tại các thị trường tạm
hoãn hoặc hủy đơn hàng.

Hiện tại, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế thế giới đang bị giảm sút do
tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xuất
khẩu Thủy sản nói riêng cũng đang hứng chịu những tác động rõ rệt do dịch bệnh gây
ra . Tỉ lệ lạm phát cũng vì dịch Covid-19 cũng suy giảm, lạm phát tháng 3 giảm 0,72%

12
so với tháng trước khiến mức tăng lạm phát tháng 3 và bình quân 3 tháng đầu năm
2020 đạt 4,87% và 5,56% so với cùng kỳ, mức lạm phát ở mức có thể chấp nhận được.
Chính vì vậy, tình hình kinh doanh quý I năm 2020 của Công ty TNHH MTV Chế
biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú cũng đang sụt giảm. Cụ thể, doanh thu quý I năm
2020 của công ty đạt 101 tỉ đồng giảm 64,2% so với cùng kì năm trước (doanh thu quý
I năm 2019 là 158 tỉ đồng).

1.6.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Với các tiêu chí kinh doanh đã được xác định ngay từ đầu của Công ty TNHH
MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú là tuân thủ pháp luật, kinh doanh đúng
đắn nhằm khẳng định thương hiệu và đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.

Theo Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường 2014, quy định các hành vi mà tổ chức,
cá nhân cấm thải các chất thải rắn, lỏng, khí gây hại tài nguyên thiên nhiên ra môi
trường: “Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm
định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật” tùy mức độ sẽ có biện
pháp xử lý. Chính vì thế, công ty đã đầu tư hệ thống lắp đặt xử lý nước thải nhằm đảm
bảo nguồn nước thải ra đúng theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường.

Do vậy, khi đưa ra các chiến lược kinh doanh công ty đều phải cân nhắc đến
quy định của pháp luật cho phép thì mới được chấp thuận. Chính trị - pháp luật ổn
định thì sẽ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp, khả năng cạnh
tranh cũng rõ ràng hơn.

1.6.2.3 Môi trường kỹ thuật – công nghệ

Cơ sở chế biến hiện đại của công ty được đặt tại vùng có nguồn thủy hải sản dồi
dào và hoạt động theo các chứng chỉ công nghiệp cao nhất. Điều này được duy trì
thông qua các quy trình và hệ thống an toàn thực phẩm dựa trên tiêu chuẩn thực hành
sản xuất tốt, phân tích mối nguy hại và thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, cơ sở chế biến của công ty phải tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng được
công nhận quốc tế của ISO và tổ chức chứng nhận của Hiệp hội bán lẻ Anh.

Bên cạnh đó, công ty còn nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh trong nhà kín
ứng dụng công nghệ cao (công nghệ cho ăn tự động, công nghệ sinh học xác định tình

13
trạng sức khỏe của tôm,...) trong việc nuôi tôm nhằm kiểm soát tình hình bệnh, chất
lượng của tôm.

1.6.2.4 Môi trường tự nhiên

Cũng như một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bạc Liêu có lợi
thế là vùng đất đan xen nước mặn và nước lợ, với tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh đến
nay hơn 136 ngàn ha (trong đó 22 ngàn ha nuôi theo mô hình thâm canh, bán thâm
canh và hơn 1 ngàn ha nuôi theo mô hình siêu thâm canh). Năng suất hằng năm của
tỉnh Bạc Liêu đạt từ 120 đến 150 tấn/ha thuận lợi trong quá trình thu mua tôm của
công ty, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào luôn được đáp ứng một cách nhanh
chóng.

1.6.3 Môi trường vi mô

1.6.3.1 Nhà cung ứng

Các nhà cung ứng thủy hải sản thường là các vựa, hộ nhỏ lẻ. Họ không có khả
năng dự đoán sự vận động của thị trường nên sản lượng cung ứng thường không được
đảm bảo.

Một phần nữa là, một số nhà cung ứng do chạy theo lợi ích đã sử dụng quá mức
các loại thuốc, hóa chất, tạp chất làm ảnh hưởng tới chất lượng của nguyên liệu thủy
sản gây tổn thất nặng nề đến công ty.

Từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay giá tôm nguyên liệu trên thị trường có
nhiều biến động (theo chiều hướng giảm) khiến người nuôi tôm không dám thả giống
vụ mới. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì thời gian tới công ty sẽ không còn tôm
để thu mua, chế biến xuất khẩu.

1.6.3.2 Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng từ các các đối thủ cạnh tranh ở
địa phận tỉnh Bạc Liêu và giáp ranh tỉnh Cà Mau như Công ty Chế biến Thủy sản Bạch
Linh, Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững, Công ty TNHH Kinh
doanh Chế biến Thủy Sản và XNK Quốc Việt,... mà Công ty Công ty TNHH MTV
Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú còn cả các đối thủ nước ngoải ở trong thị

14
trường xuất khẩu. Vì thế, mà việc cạnh tranh của công ty với công ty khác đang rất
khốc liệt.

1.6.3.3 Khách hàng

Có thể nói khách hàng là yếu tố quan trọng nhất của công ty, khách hàng là
người quyết định sự sống – còn của công ty, công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài
thì cần phải có khách hàng, cần duy trì, phát triển khách hàng và tìm mọi cách phải
đáp ứng, thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Hành vi thay đổi của khách hàng
phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như sự chất lượng, giá cả , sự lựa chọn, dịch vụ,...
Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2016-2018 luôn tăng trưởng qua
các năm (năm 2016 đạt 16.896 tỉ đồng; năm 2017 đạt 18.470 tỉ đồng; năm 2018 đạt
24.115 tỉ đồng) nhìn chung thì hoạt động kinh doanh công ty rất ổn định, chứng tỏ sản
phẩm của công ty rất tốt và khách hàng hài lòng tin tưởng vào công ty bởi công ty luôn
tuân thủ nghiêm ngặt theo các yêu cầu của chương trình quản lý chất lượng sản phẩm
như GMP, SSPO, HACCP, ISO, BRC, BAP nhằm đảm bảo tạo ra những sản phẩm
tươi tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng với các yêu cầu của khách hàng.

1.7 THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

Họ và tên người hướng dẫn: Phạm Thị Diễm

Chức vụ: Nhân viên kinh doanh

Điện thoại: 0916747336

Email: diempt.thienphu@gmail.com

1.8 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA
CÁC NĂM 2016-2019

Theo báo cáo kết quả kinh doanh hằng năm của Công ty TNHH MTV Chế biến
Thủy hải sản XNK Thiên Phú cung cấp, ta có kết quả như sau:

15
Bảng 1.1 Bảng lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2016–2019
Đơn vị: tỉ đồng

Lợi nhuận sau thuế

Năm 2016 16.896

Năm 2017 18.470

Năm 2018 24.115

Năm 2019 20.862

Chênh lệch 2017/2016 1.574 - (9,32%)

Chênh lệch 2018/2017 5.645 – (30,56%)

Chênh lệch 2019/2018 -3.253 – (-13,49%)


Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2016-2019

Lợi nhuận sau thuế của công ty


qua các năm 2016-2019 Đơn vị: tỉ đồng
30
24.115
25
20
20.862
15 16.896 18.47
10
5
0
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Lợi nhuận sau thuế

Hình 1.11 Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2016-2019

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2016-2019

Mặc dù thị trường xuất khẩu thủy sản còn gặp nhiều khó khăn bởi những rào
cản kỹ thuật như quyết định rút “thẻ vàng” của Liên minh châu Âu hay các rào cản
thương mại nhưng tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2017 của công ty vẫn đạt được
mức cao cho thấy ở năm 2017 lợi nhuận sau thuế đạt 18.470 tỉ đồng tăng 9,32% so với
năm 2016 lợi nhuận đạt 16.896 tỉ đồng.

16
Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 24.115 tỉ đồng. Lợi nhuận năm
2018 tăng 30,56% tương đương tăng 5.645 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2017. Năm
2018, thị trường Việt Nam được coi là năm đạt kỷ lục lớn nhất của ngành xuất nhập
khẩu thủy hải sản. Theo đó, giá trị sản xuất toàn ngành Thủy sản của Việt Năm ước đạt
khoảng 228.14 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018
cũng thiết lập mốc kỷ lục 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Nhu cầu tiêu thụ của
các nước ngày càng tăng cao nên tình hình xuất khẩu ngày một tăng theo. Để có thể
đạt được lợi nhuận cao như thế thì công ty đã yêu cầu chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực
phẩm, chất lượng quốc tế, ngoài việc tận dụng nguồn nguyên liệu tươi tại chổ và bộ
phận quản lý chất lượng làm việc chuyên nghiệp, kiểm soát chặt chẻ chất lượng sản
phầm từ đầu vào cho đến đầu ra. Bên cạnh đó, công ty còn thường xuyên cập nhật và
ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức
cao nhất như HACCP, BRC, ASC, BAP, ISO 9001:2000, Global GAP, đáp ứng đầy
đủ các bộ tiêu chuẩn khó khăn nhất của các thị trường khắt khe nhất trên thế giới, giảm
thiểu đến mức thấp nhất về rủi ro.

Kết thúc năm 2019, lợi nhuận của công ty không như mong đợi do tình hình
xuất nhập khẩu thủy hải sản của Việt Nam bị biến động, dẫn đến lợi nhuận công ty
giảm 13,49% còn 20.862 tỉ đồng tương đương giảm 3.253 tỉ đồng so với năm 2018.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy
sản năm 2019 đạt 8,54 tỷ USD, giảm 2,3% so với năm 2018. Do tình hình giá nguyên
liệu giảm, trong khi lượng tồn kho tại các thị trường cao, nguồn cung từ các nước khác
cũng tăng khiến giá nhập khẩu vào các thị trường hạ thấp hơn so với năm ngoái. Điều
này dẫn đến xuất khẩu thủy hải sản công ty có xu hướng sụt giảm làm cho lợi nhuận
công ty cũng giảm.

17
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 KẾ HOẠCH THỰC TẬP

2.1.1 Mục tiêu thực tập

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK
Thiên Phú, dựa trên những yêu cầu từ phía nhà trường và công ty, cũng như sự đáng
giá năng lực bản thân. Em đề ra một số mục tiêu thực tập như sau:

2.1.1.1 Kỹ năng:

Vận dụng kỹ năng tin học văn phòng và kiến thức chuyên ngành Quản trị Kinh
doanh để giải quyết và xử lý các công việc được giao ở phòng Kinh doanh.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với các anh chị trong phòng Kinh doanh cũng như
giao tiếp với các anh chị phòng ban khác và cấp trên.

Nâng cao kỹ năng đàm phán và thuyết phục đối với các khách hàng tiềm năng
và giải quyết những vấn đề nội bộ tại công ty.

Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm để giải quyết những vấn đề nội bộ mà công ty
giao cho.

2.1.1.2 Thái độ:

Tiếp cận và làm quen môi trường làm việc trong doanh nghiệp. Quan sát cách
xử lý công việc của công ty để có thể định hướng được công việc tương lai, xác định
được công việc có phù hợp với bản thân hay không.

Tạo mối quan hệ thân thiết với mọi người trong nơi làm việc có cơ hội để phát
huy, khám phá năng lực bản thân, rèn luyện khả năng chịu được áp lực công việc, tính
thích nghi với môi trường làm việc được nâng cao.

2.1.1.3 Kiến thức:

Hoàn thành môn Thực tập doanh nghiệp để có thêm kinh nghiệm làm việc cho
bản thân.

Học được kiến thức liên quan đến ngành Kinh doanh chế biến xuất nhập khẩu.

18
2.1.2 Tiến độ thực tập

Bảng 2.2 Tiến độ thực tập


ST Ngày Nội dung Ghi chú
T
1 16/02/2020 Giảng viên hướng dẫn thực hiện Báo cáo thực D3.01 (1-3)
tập doanh nghiệp
2 01/04/2020 Giảng viên hướng dẫn thực hiện Báo cáo thực E-learing
tập doanh nghiệp
Nộp đề cương thực tập và giấy xác nhận về việc
tiếp nhận sinh viên thực tập
3 04/04/2020 Giảng viên hướng dẫn thực hiện Báo cáo thực E-learing
tập doanh nghiệp – Chương 1
4 11/04/2020 Nộp file mềm Báo cáo thực tập doanh nghiệp E-learing
Chương 1 cho giảng viên hướng dẫn
5 16/04/2020 Giảng viên hướng dẫn trả bản góp ý chỉnh sửa E-learing
cho sinh viên (Chương 1)
6 18/04/2020 Giảng viên hướng dẫn thực hiện Báo cáo thực E-learing
tập doanh nghiệp – Chương 2
7 30/04/2020 Nộp file mềm Báo cáo thực tập doanh nghiệp E-learing
Chương 2 cho giảng viên hướng dẫn
8 09/05/2020 Giảng viên hướng dẫn thảo luận về chương 1 A6.03 (1-3)
9 16/05/2020 Giảng viên hướng dẫn chỉ dẫn đóng dấu các biểu A6.03 (1-3)
mẫu, các lỗi sai hay gặp ở chương 2
10 22/05/2020 Giảng viên hướng dẫn trả bản góp ý chỉnh sửa E-learing
cho sinh viên (Chương 2)
11 23/05/2020 Giảng viên hướng dẫn thảo luận về chương 2 A6.03 (1-3)
12 30/05/2020 Giảng viên hướng dẫn thực hiện Báo cáo thực A6.03 (1-3)
tập doanh nghiệp – Chương 3
13 05/06/2020 Nộp quyển Báo cáo thực tập doanh nghiệp cho Giáo vụ khoa
Giáo vụ khoa (1 quyển) để chấm điểm. E-learing
Nộp file mềm Báo cáo thực tập doanh nghiệp
lên E-learing.
14 Công bố kết quả chấm điểm Báo cáo thực tập
doanh nghiệp

19
2.1.3 Nội dung thực tập

Bảng 2.3 Kế hoạch thực tập


STT Các công việc triển khai và yêu cầu của giảng viên Thời gian
Chuẩn bị CV nộp vào các công ty tuyển dụng thực tập sinh.
Đi phỏng vấn tại công ty.
1 Tuần 0
Xin thực tập ở Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK Thiên Phú.
Được sắp xếp vị trí thực tập ở phòng Kinh doanh.
Liên hệ với người hướng dẫn để có được thông tin cụ thể và
nhiệm vụ được giao.
2
Tìm hiểu thông tin công ty và cách làm việc tại công ty.
Tìm hiểu vị trí của các phòng ban trong công ty. Tuần 1
Tìm hiểu nội quy và quy định của công ty. (30/03 –
Hoàn thành những công việc được giao. 05/04)
Báo cáo công việc được giao cho người hướng dẫn tại công
3 ty và nhận công việc của tuần tiếp theo.
Hoàn thành bài tập được giao từ giảng viên hướng dẫn.
Nộp bài cho giảng viên hướng dẫn trên hệ thống E-learning.
Nhận công việc, tài liệu từ người hướng dẫn và bài tập được
giao từ giảng viên hướng dẫn.
Tìm hiểu các sản phẩm tôm của công ty.
Trực tiếp được xuống phân xưởng tìm hiểu quy trình thu
4 mua, phân loại và chế biến tôm.
Nắm được cách phân biệt sản phẩm tôm.
Hướng dẫn soạn thảo văn bản: Thư chào hàng, trả lời thư
hỏi hàng, thư cảm ơn,... Tuần 2
Thực hiện các công việc soạn thảo văn bản. (06/04 –
Hoàn thành những công việc được giao. 12/04)
Báo cáo công việc được giao cho người hướng dẫn tại công
ty và nhận công việc của tuần tiếp theo.
Hoàn thành bài tập được giao từ giảng viên hướng dẫn.
5
Nộp bài cho giảng viên hướng dẫn trên hệ thống E-learning.
Xác định chủ đề thực tập “Thực trạng hoạt động kinh doanh
của Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK
Thiên Phú”.
6 Nhận công việc, tài liệu từ người hướng dẫn và bài tập được Tuần 3
giao từ giảng viên hướng dẫn.

20
Trực tiếp đến nơi nuôi tôm của công ty tìm hiểu quy trình
nuôi tôm, các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nuôi tôm
với quy mô lớn.
Training trực tổng đài của phòng Kinh doanh.
Trực tổng đài của phòng.
Thực hiện công việc nhập dữ liệu, soạn thảo thư chào hàng, (13/04 –
trả lời thư hỏi hàng. 19/04)
Hoàn thành những công việc được giao.
Báo cáo công việc được giao cho người hướng dẫn tại công
7 ty và nhận công việc của tuần tiếp theo.
Hoàn thành bài tập được giao từ giảng viên hướng dẫn.
Nộp bài cho giảng viên hướng dẫn trên hệ thống E-learning.
Nhận công việc, tài liệu từ người hướng dẫn và bài tập được
giao từ giảng viên hướng dẫn.
Trực tổng đài và chăm sóc khách hàng online.
8 Đều đặn hực hiện công việc soạn thảo thư chào hàng, trả lời
thư hỏi hàng.
Tuần 4
Tìm kiếm khách mua hàng thông qua các kênh thông tin phù
hợp. (20/04 –
26/04)
Hoàn thành những công việc được giao.
Báo cáo công việc được giao cho người hướng dẫn tại công
9 ty và nhận công việc của tuần tiếp theo.
Hoàn thành bài tập được giao từ giảng viên hướng dẫn.
Nộp bài cho giảng viên hướng dẫn trên hệ thống E-learning.
Nhận công việc, tài liệu từ người hướng dẫn và bài tập được
giao từ giảng viên hướng dẫn.
Chuẩn bị đón tiếp khách hàng tại công ty.
Đều đặn thực hiện công việc soạn thảo thư chào hàng, trả lời
10 thư hỏi hàng.
Thực hiện soạn thảo hợp đồng kinh tế.
Trực tổng đài và chăm sóc khách hàng online. Tuần 5
Nhập dữ liệu hằng ngày. (27/04 –
03/05)
Scan hợp đồng và sắp xếp giấy tờ vào kho.
Hoàn thành những công việc được giao.
Báo cáo công việc được giao cho người hướng dẫn tại công
11 ty và nhận công việc của tuần tiếp theo.
Hoàn thành bài tập được giao từ giảng viên hướng dẫn.
Nộp bài cho giảng viên hướng dẫn trên hệ thống E-learning.

21
Nhận công việc, tài liệu từ người hướng dẫn và bài tập được
giao từ giảng viên hướng dẫn.
Trực tổng đài và chăm sóc khách hàng online.
12
Nhập dữ liệu hằng ngày.
Đều đặn thực hiện công việc soạn thảo thư chào hàng, trả lời Tuần 6
thư hỏi hàng. (04/05 –
Hoàn thành những công việc được giao. 10/05)
Báo cáo công việc được giao cho người hướng dẫn tại công
13 ty và nhận công việc của tuần tiếp theo.
Hoàn thành bài tập được giao từ giảng viên hướng dẫn.
Nộp bài cho giảng viên hướng dẫn trên hệ thống E-learning.
Nhận công việc, tài liệu từ người hướng dẫn và bài tập được
giao từ giảng viên hướng dẫn.
Trực tổng đài và chăm sóc khách hàng online. Tuần 7
14 Nhập dữ liệu hằng ngày. (11/05 –
Thực hiện soạn thảo hợp đồng kinh tế. 17/05)
Đều đặn thực hiện công việc soạn thảo thư chào hàng, trả lời
thư hỏi hàng.
Hoàn thành những công việc được giao.
Báo cáo công việc được giao cho người hướng dẫn tại công
15 ty và nhận công việc của tuần tiếp theo.
Hoàn thành bài tập được giao từ giảng viên hướng dẫn.
Nộp bài cho giảng viên hướng dẫn trên hệ thống E-learning.
Tổng kết, cảm ơn Giám đốc và các anh chị phòng ban đã
nhiệt tình hỗ trợ, chỉ dẫn công việc, hỗ trợ viết báo cáo thực Tuần 8
16 tập. (18/05 –
Hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn, xin 24/05)
xác nhận của công ty thực tập và nộp bài cho giáo vụ khoa.
 Tìm kiếm khách hàng:

Mô tả công việc: Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ở trong
nước trên các Websie như Facebook, Blog thủy hải sản. Sau đó, tư vấn và báo giá cho
khách hàng về các sản phẩm.

Nhận xét về công việc: Công việc cần có tính kiên nhẫn vì khách hàng thì ít
nhưng đối thủ cạnh tranh rất nhiều. Chính vì thế, cần nắm rõ thông tin về sản phẩm,
mặt hàng mà công ty kinh doanh để tư vấn tốt cho khách hàng và mang khách hàng về
công ty.

22
 Soạn thảo văn bản:

Mô tả công việc: Soạn thảo các thư chào hàng, thư trả lời hỏi sản phẩm, thư
cảm ơn,... và gửi đến mail của khách hàng.

Nhận xét về công việc: Công việc nhẹ nhàng, yêu cầu khả năng viết tốt và
đúng chính tả, không để sai lỗi chính tả vì sẽ ảnh hưởng đến bản thân thiếu kỹ năng
kiểm tra trước khi gửi mail và ảnh hưởng đến công ty làm mất cảm tình đầu tiên của
khách hàng đối với công ty.

 Trực tổng đài:

Mô tả công việc: Công việc là tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc của khách
hàng xoay quanh về vấn đề sản phẩm, giá cả,... và đặt đơn hàng cho khách.

Nhận xét về công việc: Là công việc khá là quan trọng và nói xuyên suốt ngày.
Trực tổng đài là để giải đáp mọi thông tin, nếu thiếu hoặc đưa sai thông tin sẽ ảnh
hưởng tới bản thân rất là nhiều. Thời gian đầu còn chưa trả lời nhanh và kịp thời được
vì thiếu thông tin, nhờ các anh chị trong phòng hỗ trợ nên đã làm tốt hơn ban đầu.

 Chăm sóc khách hàng online:

Mô tả công việc: Tiếp nhận và xử lý vấn đề liên quan đến sản phẩm của khách
hàng theo chính sách công ty.

Nhận xét về công việc: Công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng xử lý tình huống và nắm rõ các chính sách để có thể giải đáp một cách tốt nhất
cho khách hàng. Chăm sóc khách hàng tốt sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng
vào công ty.

 Nhập dữ liệu:

Mô tả công việc: Tiến hành nhập các thông tin như: mã số hợp đồng; họ và tên,
ngày tháng năm sinh, địa chỉ,... của khách hàng lên hệ thống.

Nhận xét về công việc: Công việc đơn giản nhưng đòi phải chăm chỉ, tỉ mỉ vì
có rất nhiều thông tin cần nhập dễ bị nhìn nhầm và nhập sai thông tin của khách hàng
lên hệ thống. Nếu nhập sai khi kiểm tra lại sẽ gặp khó khăn, làm mất nhiều thời gian
phải kiểm tra và sửa lại thông tin.

 Soạn thảo hợp đồng kinh tế:

23
Mô tả công việc: Dựa trên hợp đồng soạn sẵn và dữ liệu được nhập trên Excel
dùng Mail Merge để tạo cùng lúc nhiều hợp đồng với cùng nội dung nhưng khác nhau
ở một vài thông tin.

Nhận xét về công việc: Công việc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải có kỹ năng
tin học văn phòng tốt thì thao tác sẽ làm nhanh hơn để còn tiếp tục làm những công
việc khác.

 Scan hợp đồng và lưu trữ vào kho:

Mô tả công việc: Khi hợp đồng được ký kết sẽ scan lại hợp đồng, các giấy tờ
liên quan đến hợp đồng sau đó lưu trữ trên hệ thống. Khi scan xong sẽ sắp xếp vào các
bìa lá và rổ đựng hồ sơ. Khi rổ đựng hồ sơ đã nhiều sẽ lưu trữ vào kho ngày cuối của
tuần.

Nhận xét về công việc: Lưu trữ hợp đồng là công việc không chỉ là giữ cho
hợp đồng khỏi bị thất lạc hay hư hỏng, mà còn nhằm mục đích đảm bảo quá trình thực
hiện hợp đồng được diễn ra thống nhất, đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng như
đã ký kết, giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp phát sinh tranh chấp và có cơ sở để
buộc các bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong hợp đồng.

 Đón tiếp khách hàng tại công ty:

Mô tả công việc: Công việc là chuẩn bị trà nước, trái cây đón tiếp khách hàng
tại văn phòng, sau đó dẫn khách hàng quan phân xưởng chế biến.

Nhận xét về công việc: Là công việc đơn giản nhưng qua những món đãi tiếp
khách hàng sẽ thể hiện được sự nhiệt tình, hiếu khách, cao quý của công ty.

2.1.4 Các kiến thức, công cụ phần mềm, kỹ thuật, kỹ năng áp dụng trong
quá trình thực tập

2.1.4.1 Các kiến thức môn học áp dụng trong thực tập

Trong quá trình thực tập em sử dụng các kiến thức môn học mà em đã được học
của khoa Quản trị Kinh doanh như:

 Môn học Quản trị học giúp em hiểu về các lý thuyết quản trị; nhà quản trị; 4
chức năng quan trọng của quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Các
kiến thức cơ bản của môn Quản trị học trang bị cho em kiến thức để vận dụng

24
tốt trong quá trình thực tập tại phòng Kinh doanh. Đồng thời còn giúp em kiểm
soát được kỹ năng xây dựng, kiểm soát kế hoạch trong kinh doanh.
 Môn học Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô được áp dụng trong việc giải thích rõ
được các yếu tố kinh tế, chính trị, yếu tố tự nhiên, con người,... tác động đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Môn học Đạo đức kinh doanh giúp em hiểu hơn về các nguyên tắc và chuẩn
mực đạo đức kinh doanh:
+ Trung thực trong cả giao tiếp và kinh doanh.
+ Sáng tạo biết kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong kinh doanh.
+ Tôn trọng với cấp trên, những người cộng sự, nhưng người dưới quyền,
khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh.
+ Có tinh thần trách nhiệm xã hội.
+ Hãy trung thành với các trách nhiệm.
+ Luôn luôn lắng nghe và chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh đó, còn giúp em biết thêm vai trò của đạo đức kinh doanh trong
hoạt động kinh doanh và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

+ Điều chỉnh hành vi các chủ thể.


+ Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.
+ Góp phần và nâng cao chất lượng của doanh nghiệp.
+ Làm hài lòng khách hàng.
+ Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Góp phần vào sự vũng mạnh của nền kinh tế quốc dân.
 Môn học Thống kê kinh doanh và Quản trị tài chính được áp dụng trong việc
đọc và phân tích kết quả kinh doanh giải thích được những biến động của dòng
tiền, lợi nhuận mà công ty thu nhận được.
 Môn học Quản trị bán hàng giúp em hiểu được các tình huống mà nhân viên
bán hàng có thể gặp phải:
+ Nhân viên bán hàng thiếu nhiệt tình, thiếu lịch sự khi giao tiếp với khách
hàng dẫn đến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp.

25
+ Cung cấp thông tin sai lệch làm ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp.
+ Quên việc thực hiện lời hứa với khách hàng gây ra những bức xúc dù
doanh nghiệp có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.
+ Tính cách của mỗi khách hàng.
 Môn học Kỹ năng giao tiếp và Giao tiếp kinh doanh hỗ trợ tối đa trong các hoạt
động giao tiếp tại doanh nghiệp bao gồm giao tiếp với cấp trên và các anh chị
trong phòng ban, giao tiếp với khách hàng. Song song đó, còn giúp em trao dồi
kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng giao tiếp qua thư tín và tinh thần trách
nhiệm trong khi làm việc nhóm tại công ty.
 Môn Tin học ứng dụng ngành Quản trị Kinh doanh và Quản trị văn phòng được
áp dụng trong việc soạn thảo văn bản, lọc hồ sơ, tạo bảng,... hoàn thiện về nội
dung lẫn hình thức của việc trình bày một văn bản hoàn chỉnh.
 Môn Hành vi khách hàng giúp nắm được động cơ, tính cách tâm lý và quy trình
quyết định mua hàng của khách hàng từ đó có cách tiếp cận khách hàng hiệu
quả.

2.1.4.2 Các công cụ, phần mềm

 Phần mềm xử lý văn bản Microsoft Word: soạn thảo văn bản, hợp đồng kinh
tế,...
 Phần mềm bảng tính Microsoft Excel: tạo bảng, thao tác tính toán nhanh.
 Phần mềm chuyên data Pushsale: theo dõi thông tin về khách hàng, đơn hàng.
 Các vật dụng văn phòng:
+ Các loại bút: ghi chép giấy tờ.
+ Giấy A4 phục vụ cho việc in và ghi chép văn phòng, giấy note ghi chú
những giấy tờ quan trọng hoặc sử dụng để phân biệt với các giấy tờ khác
khi kẹp chung các giấy tờ với nhau.
+ xxx
+ Bìa hồ sơ, bìa lá, cặp đựng hồ sơ, kệ rổ đựng hồ sơ: chứa các giấy tờ,
hợp đồng đã kí kết cần lưu trữ
+ Bấm kim, bấm lỗ: phục vụ cho bấm giấy.
+ ...

26
 Một số máy móc thiết bị:
+ Máy in: phục vụ cho việc in ấn tài liệu, giấy tờ,...
+ Máy photocopy: phục vụ cho việc photo tài liệu, giấy tờ,... từ một bản
thành nhiều bản.
+ Điện thoại bàn, điện thoại di động: phục vụ cho việc nghe, gọi, liên hệ
với khách hàng hoặc các phong ban trong nội bộ.
+ Máy vi tính, laptop: hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

2.1.4.3 Kỹ thuật

 Thu thập thông tin.


 Tổng kết và viết báo cáo.
 Nắm bất tâm lý khách hàng.
 Đánh giá kết quả.

2.1.4.4 Kỹ năng

 Kỹ năng chấp hành kỷ luật: Tuân thủ và chấp hành nội quy công ty
 Kỹ năng chào hỏi và tạm biệt: Chào hỏi vào mỗi buổi sáng khi đến văn phòng
làm việc và chào tạm biệt nhau mỗi khi tan ca.
 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Giao tiếp và đám phán với các anh chị trong
phòng ban, nội bộ công ty và khách hàng.
 Kỹ năng lắng nghe và quan sát: Lắng nghe ý kiến của mọi người từ trong công
ty cho đến khách hàng và tập trung quan sát mọi thứ khi bắt đầu làm việc.
 Kỹ năng xử lý tình huống: Giải quyết khéo léo các tình huống gặp phải khi làm
việc tại công ty.
 Kỹ năng thuyết phục khách hàng: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng
 Kỹ năng làm việc nhóm: Tinh thần trách nhiệm làm việc với các anh chị trong
phòng làm việc để đạt hiệu quả kinh doanh.

2.2 TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

2.2.1 Giới thiệu chức năng và phân tích thực trạng của văn phòng nơi được
thực tập

27
2.2.1.1 Chức năng phòng Kinh doanh

Thứ nhất, tìm kiếm đối tác để phát triển mạng lưới phân phối, mở rộng thị
trường kinh doanh trong và ngoài nước, xây dựng quan hệ hợp tác đáng tin cậy với
khách hàng. Bên cạnh đó, còn thực hiện các dịch vụ chăm sóc hậu mãi, nâng cao mức
độ hài lòng trong hợp tác.

Thứ hai, giám sát và kiểm tra chất lượng công việc kinh doanh. Đẩy mạnh động
xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm; nghiên cứu tìm kiếm thị trường
tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Thứ ba, theo dõi thông tin phản hồi, yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Theo dõi
tiến độ hoàn thành đơn hàng, chụp hình bao bì, sản phẩm để thông tin cho khách hàng.
Ngoài ra, kiểm tra, xác nhận yêu cầu về chứng từ của khách hàng, thị trường; tính
chính xác, khả thi của L/C (Letter of credit)

Thứ tư, soạn thảo các văn bản kinh doanh như hợp đồng kinh tế, trả lời thư hỏi
hàng, chào bán hàng, trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Chuẩn bị
đầy đủ các thủ tục giấy tờ để giao dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký các thư từ,
đơn chào hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong nước và nước ngoài trong quá
trình giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh của công ty.

Thứ năm, phối hợp thực hiện thủ tục và lập phương án giao dịch xuất nhập
khẩu như: số lượng xuất khẩu, nguồn cung ứng xuất khẩu, phương thức giao dịch, thời
gian giao dịch các khâu kiểm dịch, thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan,...

Thứ sáu, xây dựng kế hoạch, chiển lược kinh doanh theo tháng, quí, năm. Tham
mưu cho Giám đốc trong hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu.. Thực hiện các báo
cáo nội bộ theo quy định của công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu về tình hình
chiến lược, những phương án thay thế của công ty. Chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh trước Giám đốc.

Cuối cùng, đề xuất ý kiến thu mua nguyên liệu, vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Kí
kết hợp đồng về thu mua nguyên liệu, đảm bảo cho dây chuyền sản xuất họat động liên
tục. Thêm vào đó, lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh
doanh theo qui định của pháp luật hiện hành.

28
Hình 2.12 Sơ đồ tổ chức phòng Kinh doanh
Nguồn: Phòng Kinh doanh.
Trưởng phòng: Điều hành và quản lý phòng Kinh doanh.

Nhân viên 1: Làm hợp đồng nội địa và thủ tục hải quan

Nhân viên 2: Làm chứng từ xuất khẩu

Nhân viên 3: Làm hợp đồng luân chuyển hàng hóa.

Nhân viên 4: Quản lý kho thành phẩm, thống kê tình trạng xuất nhập khẩu của
kho thành phẩm.

Nhân viên 5: Tìm kiếm đối tác, nguyên liệu đầu vào và chăm sóc hậu mãi,

2.2.1.2 Phân tích thực trạng phòng Kinh doanh

Nhiệm vụ được giao cụ thể cho mỗi nhân viên trong phòng và có sự nhắc nhở
từ cấp trên, nên hầu hết các nhân viên trong phòng đều làm đúng nhiệm vụ và đạt được
hiệu quả. Đây là điểm nên phát huy của phòng, cấp trên cần kiểm tra và đốc thúc nhân
viên của phòng, tránh tình trạng nhân viên làm chậm tiến độ ảnh hưởng đến công việc
chung của cả phòng. Cùng với đó, nhân viên trong phòng luôn vui vẻ, sẵn sàng giúp
đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
Tại phòng Kinh doanh, không khí làm việc lúc nào cũng vui vẻ và thoải mái. Vì vậy,
cần duy trì và phát huy tinh thần làm việc thoải mái này.

Đối lập những điểm cần phát huy, thì phòng Kinh doanh cũng cần cải thiện một
số điểm sau: Nhìn tổng quan phòng Kinh doanh so với các phòng ban khác thì phòng
Kinh doanh có diện tích nhỏ hơn, hồ sơ, tài liệu, các thiết bị máy photocopy, máy in
thì nhiều. Phòng Kinh doanh nên kiến nghị với Giám đốc để được mở rộng thêm diện
tích cho phòng được rộng rãi hơn và cần thay thế các máy tính để bàn thành các laptop

29
để tiết kiệm được diện tích, chỉ nên chuẩn bị một máy để bàn phòng trường hợp rủi ro
từ laptop nhân viên gặp rủi ro. Ngoài ra, công ty có quy mô chưa lớn nên số lượng
nhân viên làm việc tại phòng còn ít, phòng Kinh doanh cần nên tuyển dụng thêm 1-2
nhân viên hoặc thực tập sinh để nâng cao năng lực làm việc.

2.2.2 Kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học được trong quá trình thực tập

2.2.2.1 Kiến thức

Trong quá trình thực tập em đã học được thêm nhiều kiến thức mới như:

Hiểu rõ và có thêm kiến thức về ngành Thủy sản, biết cách giải quyết những
công việc cơ bản của phòng Kinh doanh, hiểu được một nhân viên kinh doanh nên làm
những gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả trong công việc được giao. Ngoài
ra, còn biết cách giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới đối với cấp trên và giữa
các cấp với nhau.

Nhân viên kinh doanh nên làm tốt công việc của mình điển hình trong việc
chăm sóc khách hàng:

 Khách hàng: Alo, cho hỏi đây phải bộ phận kinh doanh của Công ty TNHH
MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú không?
 Nhân viên: Đúng rồi, có chuyện gì không ạ?
 Khách hàng: Chào em, anh/chị gọi từ công ty/doanh nghiệp … Tuần vừa rồi
bên anh/chị có đơn đặt hàng bên công ty mình nhưng đơn đặt hàng lần này chất
lượng không bằng những lần trước, em kiểm tra lại giúp bên anh/chị.
 Nhân viên: Dạ anh/chị cho em xin mã đơn hàng với ạ?
 Khách hàng: Mã đơn hàng là …
 Nhân viên: Anh/chị chờ em kiểm tra lại và liên hệ lại anh/chị sau.

Sau khi kiểm tra lại đơn hàng:

 Nhân viên: Dạ em chào anh/chị, em là Khánh gọi từ bộ phận kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú. Em có nhận
được phản hồi đơn hàng … của mình gặp chất lượng đơn hàng lần này không
tốt so với những lần trước. Sau khi kiểm tra lại, thì đơn hàng … đã giao đúng
như kiểm định trong hợp đồng trước khi được xuất hàng nên không có việc chất

30
lượng kém hơn lần trước. Mong anh/chị kiểm tra lại giúp em. Em cảm ơn
anh/chị đã luôn tin dùng sản phẩm của công ty. Anh/chị còn câu hỏi hay vướng
mắt nào cần giải đáp không ạ?

Cơ hội đến trực tiếp chỗ nuôi tôm của công ty học hỏi về tiếp cận quy trình nuôi
tôm của công ty: Vùng nuôi phải có mương cấp, mương thoát nước riêng biệt đảm bảo
cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu nuôi. Việc xây dựng, cải tạo ao và xử lý nước là
công việc vô cùng quan trọng trong quy trình nuôi tôm sú. Xây dựng ao nuôi ở vùng
đã quy hoạch, nền đất phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn, tiện lợi cho việc cấp và
thoát nước, thuận lợi giao thông đi lại và phải có hồ lắng chiếm 15-20% diện tích mặt
bằng để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào hồ nuôi; có trang bị dụng cụ đo
môi trường: pH, O2, NH3, NO3, độ mặn. Việc thả giống và quản lý ao nuôi cũng là
bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, quyết định đến hiệu quả và
năng suất. Bên cạnh đó, còn có hội vào phân xưởng để tìm hiểu quy trình thu mua,
phân loại và chế biến tôm. Ngoài ra, được biết cách phân biệt các sản phẩm chế biến từ
tôm căn cứ vào hình thức chế biến nguyên con bỏ đầu chừa vỏ, lột bỏ hết vỏ, hay lột
một phần còn chừa đốt đuôi như: Tôm HOSO, tôm HLSO, tôm PDTO, tôm PUD, tôm
PD, tôm PTO, tôm xẻ bướm, tôm Nobashi,... Cách đọc đơn vị tôm đặc thù của chuyên
ngành Thủy sản:
+ pc/lb: pieces per pound, số con tôm /1 pound.
+ pc/kg: pieces per kilograms, số con tôm /1 kilogram.
+ g, x%: đơn vị tính bằng gram, còn lại x% sau khi chế biến.

Vận dụng kiến thức tin học được học trên lớp cùng với sự chỉ dẫn của người
hướng dẫn để làm báo cáo, hợp đồng kinh doanh, bảng báo giá sản phẩm,... cho khách
hàng cũng như báo cáo cho người hướng dẫn tại công ty.

2.2.2.2 Kỹ năng

Sử dụng được các thiết bị văn phòng (máy photocopy, máy in), cũng như hiểu
rõ về mặt hàng công ty đang chế biến kinh doanh.

Kỹ năng thích nghi môi trường khi tiếp nhận một công việc với điều đầu tiên là
cần thích nghi với môi trường mới, đó là hòa đồng, vui vẻ, sự nhiệt tình hướng dẫn,
giúp đỡ của mọi người trong công ty.

31
Kỹ năng trình bày vấn đề với người hướng dẫn khi gặp khó khăn trong hoạt
động kinh doanh. Cần trình bày vấn đế không hiểu một cách ngắn gọn, xúc tích nhưng
phải để cho người hướng dẫn biết mình đang khó khăn chỗ nào để có thể giải đáp và
xử lí kịp thời.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Có kiến thức chuyên sâu để có thể giải quyết được
các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Giải quyết được thắc mắc của khách hàng.

Kỹ năng thuyết phục khách hàng: Đây là kỹ năng đặc thù của ngành Kinh
doanh. Cần nắm bắt khéo léo nhu cầu của khách hàng và am hiểu về sản phẩm để tập
trung vào đó khai thác và thuyết phục khách hàng kí hợp đồng.

Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích số liệu nhìn số liệu có thể hiểu được ý
nghĩa của con số muốn phản ánh và nói lên điều gì từ đó có cách giải quyết, xử lý công
việc trong các tháng, quí, năm tiếp theo.

Kỹ năng lắng nghe và quan sát: Khi được anh chị hướng dẫn cần phải tập trung
nghe những gì anh chị đang hướng dẫn, đồng thời cũng phải quan sát nhạy bén để khi
kết hợp cả hai có thể vận dụng tốt nhất. Nhất là khi được chỉ dẫn cách phân biệt các
loại sản phẩm cần phải lắng nghe và quan sát kĩ lượng để không bị nhầm lẫn và nhận
biết được sản phẩm. Đặc biệt, là khi lắng nghe ý kiến khách hàng, cần phải tập trung
lắng nghe ý của khách hàng muốn nói gì để hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Kỹ năng soạn thảo: Cần chú trọng trong việc soạn thảo nhất là các hợp đồng
kinh tế vì nếu không sẽ tự “mua dây buộc mình” tự bản thân sẽ làm khó cho công ty.
Khi soạn thảo cần phải cẩn trọng, có kinh nghiệm trong việc soạn thảo, hiểu biết pháp
luật và có kỹ năng để khi soạn thảo phải rõ ràng, chặt chẽ, dễ đọc, dễ hiểu, đảm bảo
được quyền lợi của các bên tham gia khi kí kết hợp đồng.

Kỹ năng quản lí thời gian sắp xếp thời gian hợp lý và ưu tiên mức độ phù hợp
của công việc.

Kỹ năng thiết lập mối quan hệ thân thiết với các anh chị trong phòng ban.

Kỹ năng làm việc nhóm: trong quá trình làm việc các thành viên cần phải có sự
hỗ trợ lẫn nhau làm tăng tinh thần đoàn kết tại nơi làm việc dẫn đến kết quả công việc
sẽ đạt hiểu quả hơn.

32
2.2.2.3 Thái độ

Biết quan sát và lắng nghe mọi người xung quanh. Tiếp thu sự hướng dẫn của
các anh chị, quản lý.

Lịch sự trong giao tiếp, xưng hô theo địa vị rõ ràng và tôn trọng mọi người để
tạo không khí làm việc thoải mái.

Có tinh thần trách nhiệm, chủ động trong công việc, khi thấy công việc được
giao đã hoàn thành mà công việc khác cần giúp đỡ thì nên chủ động làm việc không
cần sự nhắc nhở. Luôn hòa đồng, vui vẻ cần trung thực trong lời nói và hành động.

Khi đi thực tập thì em có rất ít kinh nghiệm chính vì thế khi được giao công
việc em cần phải làm cẩn trọng và hoàn thành tốt nhất. Từ đó, từ có thể tìm kiếm sự
yêu thích trong công việc kinh doanh. Có ý chí cầu tiền và sủa đổi bản thân khi gặp
phải những sai sót, khuyết điểm từ những đóng góp chân thành của các anh chị.

Môi trường doanh nghiệp khác so với môi trường học tập trên trường chính vì
thế khi có công việc bận và muốn xin nghĩ thì cần phải thông báo sớm cho anh chị
được biết. Tuy chỉ là thực tập sinh nhưng cũng cần tôn trọng với mọi người trong công
ty.

2.2.3 Mức độ tương tác giữa các phòng ban

2.2.3.1 Mức độ tương tác giữ các phòng ban

Các phòng có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ chung của công ty. Tuỳ nội dung, yêu cầu từng công việc và có thể
kết hợp với nhiều phòng tham gia.

Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán công ty trong nghiệp vụ thu tiền bán
hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ các hoạt động liên quan đến hoạt
động kinh doanh.

Phối hợp với bộ phận sản xuất để theo dõi số lượng sản phẩm nhằm đảm bảo
đáp ứng nhu cầu của khách hàng/công ty.

Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế
cho đến khi hoàn thành thanh lý hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật
hiện hành.

33
2.2.3.2 Mức độ tương tác với đồng nghiệp

Mọi người thường xuyên chia sẻ, đóng góp ý kiến với nhau, cùng nhau giải
quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Luôn hòa đồng, vui vẻ, gần gũi với
mọi người trong phòng. Nói năng có chừng mực, tuy là mỗi người tính cách khác nhau
nhưng các anh chị vẫn luôn tôn trọng ý kiến của nhau.

Ngoài giờ làm việc chủ động trò chuyện với các anh chị để hiểu về công việc
họ đang làm và gắn kết thêm nhiều mối quan hệ đồng nghiệp với nhau. Ngoài ra, còn
có nhóm trò chuyện riêng của phòng trên Facebook để khi có thắc mắc hay thông báo
gì sẽ nhắn tin vào đó.

2.2.3.3 Mức độ tương tác với cấp trên

Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ và khích lệ nhân viên trong phòng. Lắng nghe ý
kiến và đề xuất của nhân viên nếu cảm phù hợp thì sẽ triển khai thực hiện, nếu không
phù hợp sẽ phân tích lí do không nên ý kiến hoặc đề xuất đó.

Cấp trên là người theo dõi quá trình thực tập, nên những việc liên quan đến vấn
đề thực tập đều phải báo báo cho cấp trên, ngày bắt đầu thực tập khi nào và ngày kết
thúc khi nào cũng như liên hệ trước để xin số liệu công ty phục vụ cho việc viết báo
cáo.

2.2.4 Các vấn đề gặp phải và cách giải quyết trong quá trình thực tập

Bảng 2.4 Những vấn đề gặp phải và cách giải quyết trong quá trình thực tập
STT Những vấn đề gặp phải Cách giải quyết
1 Chưa thích nghi và làm quen với môi Năng động, hòa đồng, tìm công
trường làm việc tại doanh nghiệp. việc để làm vào những ngày đầu.
Chưa nắm được công việc cụ thể cũng Chủ động giao tiếp với mọi người
như cách thức thực hiện công việc và chào hỏi nhau mỗi buổi sáng khi
như thế nào vào những ngày đầu. đến, buổi chiều khi tan ca.
Vận dụng khả năng quan sát của
mình, để ý cách làm việc của những
nhân viên có kinh nghiệm xung
quanh.
2 Thiếu kiến thức không hiểu biết về Nhờ anh chị hướng dẫn trực tiếp và
sản phẩm. xin tài liệu chi tiết về sản phẩm.
Sau đó học thuộc kết hợp với thông
tin trên mạng để hiểu biết cận kẽ về

34
các sản phẩm kinh doanh của công
ty.
3 Lý thuyết học tập ở trường khác xa so Nhà trường tạo cơ hội cho sinh viên
với thực tế khi làm việc. đi thực tập là tiếp xúc thực tế. Nên
cố gắng quan sát, lắng nghe, học
hỏi càng nhiều càng tốt ngoài cải
thiện bản thân cũng để có kiến thức
chuyên sâu về lĩnh vực đang thực
tập.
4 Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn Làm tốt công việc và hài lòng
chế nên chủ yếu được làm việc gián khách hàng thông qua sự hướng
tiếp với khách hàng trong nước thông dẫn của các anh chị.
qua việc trực điện thoại, mail.
5 Bị bối rối do chưa biết xử lý tình Ngồi cạnh các anh chị lâu năm chú
huống. Do chưa có kinh nghiệm xử lý ý lắng nghe cách diễn đạt thông tin
các tình huống thực tế nên em đã ngập để học cách giải quyết tình huống.
ngùng không biết nói như thế nào dẫn
đến cuộc trò chuyện kết thúc nhanh
chóng.
6 Chưa quen với công việc soạn thảo Nhờ các anh chị hướng dẫn vì việc
các văn bản (báo cáo, hợp đồng,...) . soạn thảo không phải như những gì
được học khi thực hiện rất khó mỗi
công ty sẽ có cách trình bày khác
nhau. Không biết chỗ nào sẽ hỏi
anh chị ngay lập tức để được anh
chị tận tình chỉ đáp.
7 Giọng khàn khi nói rất dễ bị ồn, khó Tập luyện hằng ngày để cải thiện
nghe và nói nhanh trong khi giao tiếp. giọng nói cho trầm, khi nói sẽ cố
gắng nói nhỏ lại, từ tốn, chậm rãi và
nhấn nhá đúng chỗ.
8 Ngồi trực điện thoại cảm thấy mệt Uống một cốc nước để nói chuyện
mỏi khi phải nói liên tục. lưu loát, giữ vững tinh thần làm
việc luôn thoải mái để hoàn thành
công việc.
9 Không biết cách sử dụng máy Nhờ anh chị hướng dẫn cách sử
photocopy. dụng máy photocopy để in tài liệu 1
mặt, 2 mặt và in nhiều bản.
10 Vì là thực tập sinh nên việc tương tác Thường xuyên hỗ trợ, nổ lực hết
giữa các phòng ban còn hạn chế. mình làm các công việc được giao
để có thể tạo được mối quan hệ tốt
với mọi người.
11 Chưa quen giờ giấc làm việc, thời Trước ngày đi làm sẽ đi ngủ trước
gian nghĩ trưa chỉ có 1 tiếng. 22 giờ để tinh thần sảng khoái vào

35
ngày hôm sau.
12 Khó khăn trong việc thực tập ở những Sắp xếp lịch học ở trường phù hợp,
tuần cuối. thuận tiện cho việc về công ty thực
tập 2 ngày mỗi tuần.
2.2.5 Đề xuất đối với đơn vị thực tập

2.2.5.1 Xây dựng hoàn thiện Website thienphuseafood.com.vn

Khi thời đại công nghệ 4.0 phát triển cũng là lúc khách hàng cần biết thêm
nhiều thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và về công ty nhiều hơn. Do đó, khách
hàng có xu hướng dùng Internet để tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin trước khi mua hàng và
đặt niềm tin vào công ty. Website của công ty hiện tại được thiết kế rất sơ sài chưa
được đầu tư nhiều về mặt này:

Khi khách hàng truy cập vào trang của công ty thì thấy phần video clip giới
thiệu nhưng khi ấn vào thì không có video nào, cứ hiển thị đang loading nhưng mãi
vẫn không xem được. Công ty cần đầu tư về việc truyền thông và quảng bá hình ảnh
của công ty. Nên cần đầu tư kĩ lưỡng về việc giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển,
quy mô, hình ảnh, sản phẩm, nhân sự, văn hóa,... của công ty và cập nhật vào website
của công ty để khách hàng hiểu rõ hơn về Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK Thiên Phú.

Tiếp đến ở mục sản phẩm thì thông tin về sản phẩm rất ít trong khi công ty hiện
tại rất đa dạng về sản phẩm không chỉ tôm sú, tôm thẻ như ở mục này đề cập mà ngoài
ra còn có tôm chì, tôm thẻ vuông. Công ty cần trình bày rõ các sản phẩm của công ty
kinh doanh lên Website và sản phẩm đăng lên phải được mô tả thật chi tiết và cụ thể
về giá sản phẩm, size sản phẩm,...

Còn ở mục tin tức thì chỉ có duy nhất 2 phần tin được đăng cách đây rất lâu vào
năm 2010 và không có liên quan gì đến việc kinh doanh của công ty. Tin tức là những
tin quan trọng liên quan góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh công ty. Vì vậy, cần
cập nhật thêm nhiều tin tức về công ty như các doanh số của công ty ở quí, năm như
thế nào có sự biến động so với năm trước đó hay không; hay là những hoạt động từ
thiện mà công ty đã đóng góp đã giúp cuộc sống của người dân cải thiện và sống tốt
hơn,...

36
Khi truy cập mục dịch vụ và tuyển dụng hoàn toàn trắng và không có bất kì dữ
liệu được đăng. Mặc dù, việc tuyển dụng công nhân của công ty diễn ra xuyên suốt
trong năm. Hầu hết, việc tuyển dụng công nhân hay nhân sự các phòng ban thì đa số
các công ty thủy sản ở khu vực thường dán áp phích bên ngoài phân xưởng/công ty
trong đó Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú cũng không
ngoại lệ. Việc dán áp phích không mô tả được chi tiết cụ thể của vị trí cần tuyển mà
chỉ nói lên vị trí mà công ty muốn tuyển dụng. Khi công ty có nhu cầu về tuyển dụng,
ngoài việc dán áp phích bên ngoài thì nên đăng lên Website để người tuyển dụng được
biết công ty đang có nhu cầu, thì họ sẽ đến nộp đơn trực tiếp hoặc liên hệ hỏi thêm
thông tin chi tiết của vị trí tuyển dụng. Với việc dán thì áp phích cần miêu tả rõ mô tả
công việc và quyền lợi của vị trí cần tuyển, tốt nhất áp phích chỉ dành cho tuyển dụng
công nhân chế biến ở phân xưởng, phục vụ hoặc vệ sinh.

Hình 2.13 Mục dịch vụ website công ty


Nguồn: Tác giả tự chụp
Bên cạnh đó, ngoài những mục hiện có thì công ty cần nên bổ sung thêm các
mục giấy chứng nhận - giải thưởng mà công ty đã được trong thời gian qua của việc
kinh doanh, không có công ty nào kinh doanh trên 10 năm mà không đạt bất kì giải
thưởng nào cũng như các chứng nhận về sản phẩm; mục dự án cần thêm vào và thông
tin cho mọi người được biết các dự án mà công ty đã và đang thực hiện điển hình việc
liên kết với người nuôi tôm, tạo vùng cung ứng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm (với

37
diện tích hơn 1.300 ha tôm nuôi) hiện tại của công ty ngoài ra còn nhiều dự án lớn nhỏ
khác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, khu vực lân cận tỉnh Cà Mau.

Nói tóm lại, Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú cần
đầu tư đặc biệt quan trọng về trang Website của công ty hiện tại. Đẩy mạnh thông tin
lên Websitesite công ty, việc đầu tư Websitesite có ý nghĩa to lớn đối với công việc
kinh doanh của công ty.

2.2.5.2 Phát triển nguồn lực nội bộ

Thường xuyên họp định kì theo tháng hoặc quí để đánh giá hiệu quả của từng
người để đánh giá hiệu quả công việc của từng người. Mức đạt hiệu quả công việc
(KPI) hay công tác xuất khẩu có gặp trở ngại gì không để có giải pháp nhanh chóng
khắc phục và đạt được kết quả đề ra.

Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo liên quan đến
hoạt động kinh doanh để nhân viên tích lũy kinh nghiệm về phục vụ cho công ty. Có
các buổi chia sẻ kiến thức để nhân viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nên tổ chức các
buổi kiểm tra kỹ năng để biết điểm chưa thực hiện được của nhân viên.

Đảm bảo khi giải quyết vấn đề phải làm hài lòng các mong muốn của khách
hàng, giải đáp cho khách hàng hiểu một cách nhanh chóng và tốt nhất.

Công nhận và khen thưởng các nhân viên có thành tích xuất sắc để thúc đẩy
tinh thần làm việc của nhân viên. Luôn để nhân viên làm việc trong trạng thái thoải
mái điều đó giúp cho kết quả làm việc đạt được kết quả tốt nhất.

2.2.5.3 Một số đề xuất khác

Cần có thêm bộ phận Marketing trong phòng Kinh doanh để tạo ra những sản
phẩm có sự quảng cáo hiệu quả và tiếp cận khách hàng gần nhất. Nâng cao hình ảnh
thương hiệu của Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú trong
và ngoài nước.

Tổ chức các hoạt động du lịch/dã ngoại hằng năm để nhân viên giảm bớt áp lực
kinh doanh sau những ngày tháng làm việc căng thẳng. Để góp phần nâng cao tinh
thần đoàn kết, sự gắn bó giữa các nhân viên phòng ban nên tổ chức các buổi hội thảo
để nhân viên giải trí, vui vẻ.

38
Bên cạnh đó, là vấn đề an toàn giao thông. Do phân xưởng chế biến của công ty
nằm ngay quốc lộ, còn nằm trên đoạn đường hẹp nên khi vào những tháng cao điểm
lượng tôm đổ về phân xưởng liên tục, thì các xe tải thường xuyên đậu trước phân
xưởng gây mất tầm nhìn khi tham gia cho người giao thông (hướng từ Thành phố Cà
Mau lên Thành phố Bạc Liêu) và dễ gây kẹt xe. Công ty nên cho tôm xuống từ phân
xưởng chính, rồi di chuyển bằng xe chuyên dụng sang phân xưởng dối diện để tránh
gây mất tầm nhìn cho người tham gia giao thông.

2.3 KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

2.3.1 So sánh giữa kỳ vọng và kết quả đạt qua quá trình thực tập

Với kỳ vọng đặt ra ban đầu và sau khi hoàn thành 2 tháng thực tập tại Công ty
TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú thì em thấy bản thân đã được kết
quả hơn sự kỳ vọng đặt ra ban đầu, cụ thể như sau:

Bảng 2.5 Kỳ vọng và kết quả đạt được qua quá trình thực tập
Kỳ vọng Kết quả
Tìm kiếm và được tập tại Công ty TNHH Được Giám đốc chấp nhận và cho thực
MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên tập tại phòng Kinh doanh của công ty.
Phú.
Thu thập được số liệu để viết báo cáo. Qua sự giúp đỡ nhiệt tình các anh chị mà
em đã thu thập đầy đủ các số liệu kinh
doanh về lợi nhuận, về thông tin kinh
doanh của công ty.
Hiểu thêm về ngành Kinh doanh. Học hỏi được quy trình làm việc tại công
ty, học hỏi được quy trình nuôi giống,
chế biến và phân loại các sản phẩm từ
tôm.
Bản thân tự tin khi giao tiếp không còn Nhờ sự tận tâm của các anh chị và sự nỗ
rụt rè, trao dồi thêm các kỹ năng. lực của bản thân mà em đã cải thiện cách
giao tiếp với mọi người xung quanh,
khách hàng. Ngoài ra, còn trao dao dồi
thêm các kỹ năng mềm: kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng soạn thảo, kỹ năng quan
sát, kỹ năng làm việc nhóm,... làm cho
em thêm tự tin hơn không còn bỡ ngỡ
như lúc ban đầu mới bắt tay vào công
việc.
Phân tích, xử lý các tình huống. Nhanh nhẹn trong việc nắm bắt trước
tình huống sắp diễn ra để từ đó có cách

39
giải quyết tốt nhất.
Xây dựng thêm các mối quan hệ. Thích nghi với môi trường làm việc mới,
có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện
với các anh chị trong phòng, được anh
chi hỏi han và chỉ dẫn nhiệt tình.
Qua quá trình thực tập, em đã được trải nghiệm trong một môi trường làm việc
thực tế khác với môi trường học tập tại giảng đường. Ngoài việc, có tính kỷ luật đi làm
đúng giờ, trang phục lịch sự phù hơp hợp với môi trường kinh doanh thì em còn được
trang bị thêm kiến thức mới từ ngành Thủy sản, học hỏi được nhiều cách thức làm việc
cũng như tích lũy thêm nhiều kiến thức mới cho bản thân. Từ đó, bổ sung thêm nhiều
kinh nghiệm quý báu cho bản thân, rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết cho công việc
sau này. Việc thực tập này vô cùng quan trọng, nó là tiền đề để đút kết kinh nghiệm
cũng như biết sử dụng các kỹ năng mềm cho phù hợp với công việc trong tương lai.

2.3.2 Mức độ tương quan giữa trải nghiệm thực tế so với kiến thức đã học
tại trường.

Với những kiến thức trong 3 năm qua em được học khi ngồi trên ghế nhà
trường, thì em nhận kiến thức được học thực tế rất khác so với những gì em đã thực
tập và làm việc, nhưng em cũng thấy may mắn khi được áp dụng kiến thức đã được
học vào công việc thực tập lần này. Đặc thù chuyên ngành của em là Quản trị
Kinh doanh tổng hợp nên không chuyên về cụ thể bất kì ngành nào, mà sẽ am hiểu
kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Kinh doanh, Marketing, Tài chính, Kế toán hay
thậm chí là Quản trị nguồn nhân lực… Dù kiến thức ở nhà trường là kiến thức suông,
nhưng trong quá trình học em đã nắm rõ được bản chất của từng môn học, nên khi
được trải nghiệm thực tế thực hiện các công việc hằng ngày thì những kiến thức ấy là
nền tảng căn bản giúp em va chạm với công việc.

Ví dụ ở môn Quản trị văn phòng, em chỉ nắm được bố cục trình bày căn bản
của một mẫu thông báo, quyết định, báo cáo,... và nội dung trình bày không được
hướng dẫn chuyên sâu chỉ là các tình huống có sẵn. Khi tiến hành vào việc soạn thảo,
do là công ty xuất nhập khẩu nền phần trình bày sẽ khắt khe và kĩ lưỡng về nội dung
đảm bảo được tính quyết định của hợp đồng kinh tế. Do đó, cần phải chú trọng nội

40
dung trình bày trong câu viết đảm bảo không có bất cứ lỗi nào có thể bất gặp trên hợp
đồng.

Còn ở môn Kỹ năng giao tiếp và Giao tiếp kinh doanh, em được học kiến thức
cơ bản về các khái niệm, vai trò, cách vận dụng,... Nhưng đó chỉ là mặt lý thuyết,
giảng viên có cho thực hành thì cũng là những tình huống khuôn mẫu, giả lập, thời
gian thực hành cũng không được nhiều, người thực hành chỉ là sinh viên với nhau
chưa có nhiều kinh nghiệm nên không có tính chất quan trọng như khi làm việc giữa
nhân viên và khách hàng. Cho đến khi đi thực tập ở công ty thì có nhiều tình huống
diễn ra và mức độ quan trọng hay phức tạp của tình huống cũng khác nhau chính vì thế
cần nhanh chóng nhận diện tình huống và tìm cách xử lý để tránh mất thời gian của đôi
bên, có đôi khi tình huống xấu còn ảnh hưởng đến kết quả công việc.

Song song đó, như môn Quản trị nguồn nhân lực đã từng học thì nó phù hợp
với phòng Tổ chức – Nhân sự hơn là phù hợp phòng Kinh doanh vì em đang thực tập ở
vai trò thực tập sinh kinh doanh nên các kiến thức các môn đó không được sử dụng
đến. Có thể nói khi học ở giảng đường và khi làm việc thực tế thì không phải môn học
nào cũng áp dụng vào được.

2.3.3 Trải nghiệm thực sự những điều đã học qua quá trình thực tập

Qua quá trình thực tập ở phòng Kinh doanh của công ty, em đã làm học tập và
rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng của nghề. Trong quá trình thực cần nên chủ động
trong mọi mặt từ giao tiếp cho đến công việc, các anh chị trong phòng ai cũng có
nhiệm vụ riêng của mình nên không có nhiều thời gian nhưng khi hỏi thì được anh chị
chỉ dẫn rất nhiệt tình. Chủ động trong công việc cũng là một cách để bản thân em tìm
kiếm được những cơ hội phát triển, đi đúng theo lộ trình đã đặt ra ban đầu còn giúp em
được đánh giá cao trong mắt của các anh chị.

Khi thực tập thì được các anh chị giao rất nhiều công việc và hỗ trợ các anh chị
ở phòng ban, bản thân em đã hoàn thành tốt các công việc được giao và làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao.

41
CHƯƠNG 3:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1 TÓM TẮT ĐÚC KẾT BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Thực tập doanh nghiệp là một cơ hội lớn để bản thân em học hỏi những kiến
thức không được dạy trên ghế nhà trường. Khi thực tập sẽ biết cách hòa mình vào một
tập thể. Lúc đầu, tuy còn bỡ ngỡ nhưng em không ngại ngần hay xấu hổ khi mình
không biết một vấn đề gì đó. Bản thân em luôn mạnh dạn hỏi han cách làm, không
giấu dốt những khuyết điểm của mình. Đến nơi thực tập mình phải là người chủ động
tìm việc để làm, để học hỏi, không được thụ động chờ các anh chị giao việc cho mình.

Thời gian làm việc chỉ được 2 tháng với công việc tại phòng Kinh doanh của
công ty, bản thân em đã thấy mình trưởng thành lên rất nhiều, có nhiều sự thay đổi tiến
bộ cũng như học hỏi và tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng bổ ích cho
riêng mình:

 Kiến thức:

Từ những kiến thức chuyên ngành đã học ở trường em đã vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Dù chỉ là thực tập sinh
nhưng em luôn hết mình với công việc, với trách nhiệm được giao. Những bài học
nằm ngoài giáo trình nhưng em được học hỏi và va chạm trực tiếp ở công ty, giúp em
trưởng thành trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề.

Công việc kinh doanh luôn rắc rối tuy nhiên đây chính là cơ hội để làm quen
những điều tối quan trọng, mà chắc chắn sẽ xuất hiện trong công việc chính thức sau
này. Khi những lần đầu làm việc sẽ rất dễ bị anh chị phê bình nhưng đó chính là lỗ
hổng của bản thân, phải cố gắng khắc phục và tiếp tục hoàn thiện. Chính các anh chị sẽ
là tấm gương để bản thân em noi theo và đặt mục tiêu để cố gắng phấn đấu và hoàn
thành mục tiêu đề ra.

Quá trình thực tập cũng như giai đoạn một con sâu biến đổi thành con bướm,
trải qua quá trình khó nhọc đó thì mới có thể trở thành một con bướm. Thực tập là
quãng thời gian vô cùng quan trọng của sinh viên để bước đầu hòa nhập môi trường
làm việc công sở. Để từ đó sẽ hoàn thiện chính mình, có cho mình những bài học quý

42
báu để sau này có cơ hội làm trực tiếp tại các công ty lớn với những vị trí, vai trò khác
nhau.

 Kỹ năng:

Kỹ năng mềm lúc nào cũng có vai trò quan trọng, khi được cọ xát với môi
trường thì bản thân sẽ học hỏi thêm được nhiều kỹ năng và có cách ứng xử khéo léo
trong các tình huống thực tế. Tất cả chúng ta đều có những đỉnh núi cao ẩn sâu bên
trong. Chúng ta cần phải trèo lên mỗi ngày. Và nhớ rằng, chúng ta sẽ không bao giờ
biết được ta có thể leo cao đến mức nào nếu không thử cố gắng. Chính vì thế, kỹ năng
mềm không phải học ngày một ngày hai mà đạt được, nó sẽ tự được hình thành và
hoàn thiện khi bản thân va chạm nhiều với các tình huống trong kinh doanh.

Giao tiếp với anh chị trong phòng ban: Xây dựng được mối quan hệ tốt với các
anh chị là yếu tố quan trọng giúp dễ dàng tiếp xúc với môi trường làm việc mới, hòa
nhập hơn với mọi người tại nơi thực tập. Tạo một môi trường làm việc thoải mái, vui
vẻ điều đó làm tăng hiệu suất làm việc hơn. Khi bản thân tự tin, giao tiếp tốt thì trong
bất cứ môi trường làm việc nào thì bản thân cũng có thể thích ứng được, điều kiện
thuận lợi cho công việc sau này.

Không ngừng lắng nghe, không ngừng học hỏi tin tưởng ở các anh chị: Chủ
động lắng nghe góp ý của mọi người để hoàn thiện bản thân hơn. Luôn có thái độ kính
trọng với người lớn tuổi hơn, luôn chủ động giúp đỡ mọi người trong công việc.

 Thái độ:

Chấp hành đúng nội quy nơi thực tập, đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm
trong công việc, luôn trung thực trong lời nói và hành động góp phần giữ vững chất
lượng đào tạo và uy tín của nhà trường.

Khi đến công ty, ăn mặc phải lịch sự, đi làm phải đúng giờ và không được làm
việc cá nhân trong thời gian làm việc. Khi ta ăn mặc lịch sự thì mình sẽ cảm thấy tự tin
hơn, đồng thời bản thân sẽ xây dựng được một hình ảnh trong mắt mọi người và họ
cảm thấy họ được tôn trọng. Song song đó, đi làm đúng giờ giúp bản thân tạo được sự
tin tưởng với các anh chị, thể hiện mình là một người có trách nhiệm với công việc,
góp phần làm hạn chế công việc bị chậm trễ tiến độ. Bên cạnh đó, không làm việc cá

43
nhân trong giờ làm việc sẽ tạo được thiện cảm với đồng nghiệp, rèn luyện cho mình
được tính kỷ luật, tự giác cao, có phong thái chuyên nghiệp hơn khi làm việc.

Khi bị áp lực về thời gian, áp lực về công việc thì không được tỏ ra thái độ khó
chịu với mọi người xung quanh mà cần lạc quan hơn, tìm cách khắc phục, luôn đặt ra
những câu hỏi và tìm cách giải quyết tránh để bản thân bị căng thẳng với công việc.
Cố gắng hết mình với công việc được giao, thay vì bỏ cuộc khi gặp một vấn đề khó
khăn. Chính những điều kiện khắc nghiệt nhất sẽ tôi luyện bản thân trở nên giỏi nhất.

Luôn chủ động tiếp cận công việc, sẵn sàng hỗ trợ các anh chị đồng nghiệp để
có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực bản thân.

3.2 ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU, SỰ PHÙ HỢP VỚI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
KHI ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK Thiên Phú em thấy mình có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

 Điểm mạnh:

Em là người khá chu toàn và kỹ tính nên trong quá trình làm việc em luôn tỉ mỉ
làm theo quy trình, khi được hướng dẫn bản thân em sẽ ghi chú lại, cẩn trọng trong
việc soạn thảo văn bản và rà soát lại nhiều lần để đảm bảo mọi thứ được hoàn hảo
nhất. Chính vì điểm này, mà em đã giúp được nhiều anh chị trong phòng tin tưởng và
giao nhiều việc hơn.

Bản thân em là người ham học hỏi nên không ngừng trau dồi kiến thức và phát
triển bản thân trong mọi khía cạnh ngoài giúp ích cho công việc thì còn giúp em cho
tương lai sau này. Khi được trao cơ hội làm việc em luôn nhiệt tình và hăng hái. Bản
thân em bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiêm túc làm việc và phân loại công việc trước
khi làm: Việc cấp bách rất quan trọng, việc quan trọng nhưng không cấp bách, việc
cấp bách nhưng quan trọng, việc không quan trọng cũng không cấp bách. Thường
được được các anh chị khen ngợi tận tình và chu đáo.

Trung thực và thẳng thắn. Khi cần hỏi vấn đề liên quan đến việc thực tập em sẽ
nói trực tiếp không nói vòng vo hay ẩn dụ. Mặc dù, là thực tập sinh nhưng em không

44
hùa theo tập thể và sẽ nêu rõ quan điểm của bản thân và mong muốn những người
khác cũng vậy.

Lắng nghe mọi thứ, lắng nghe là việc rất quan trọng để nó ngấm từ từ vào bản
thân, rồi từ đó bắt đầu phán xét. Những ý kiến xung quanh không phải lúc nào cũng
xấu, nó sẽ giúp em làm tốt công việc và hoàn thiện bản thân.

Chịu trách nhiệm với chính bản thân, khi gặp rắc rối không đổ lỗi cho bất kỳ ai
hay do công việc mà không làm được việc. Khi bản thân em đổ lỗi cho người khách thì
em có suy nghĩ rằng thì em đã giao quyền quyết định cho họ nên em sẽ học cách thay
đổi để nắm quyền chủ động.

 Điểm yếu

Kiến thức về lĩnh vực thủy hải sản còn hạn chế nên ban đầu còn lúng túng trong
công việc nhưng làm rồi cũng biết và quen với công việc hơn.

Tâp trung quá mức, khi làm việc em luôn tập trung tất cả nỗ lực vào công việc
nhưng điều này thường làm em bỏ qua mọi thứ xung quanh. Em có thể quên hoặc là
bỏ lỡ những thứ không có liên quan đến các công việc mà em đang làm.

Luôn nghi ngờ bản thân, bản thân em có khả năng phân tích nhưng em thường
thiếu tính quyết đoán như: Cảm thấy khá khó khăn để đưa ra quyết định, luôn luôn tìm
kiếm thêm thông tin trước khi kết luận và thường nghi ngờ kết luận của riêng mình.

Tốc độ nói chuyện khá nhanh khiến cho mọi người không nghe kịp cách diễn
đạt của em và mọi người phải nhờ em nhắc lại lần nữa ý mà em muốn diễn đạt.

Khả năng nói tiếng Anh và giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. Bản thân em cần
trao dồi thêm ngoại ngữ thứ hai để phục vụ cho công việc tốt hơn.

Kỹ năng giải quyết tình huống chưa tốt nên đôi lúc khiến cho khách hàng không
hài lòng và cảm thấy khó chịu dẫn việc khách hàng ngắt máy ngang.

 Các nguyên tắc thành công:

Đây là những gì mà anh chị đã dạy và em đút kết được trong quá trình thực tập của
bản thân em, nếu muốn thành công thì nên:

45
Trau dồi điểm mạnh: Điểm mạnh là sự thành thạo trong việc phân tích các vấn
đề và tình huống. Vì vậy, luôn cho mình cơ hội để rèn luyện tài năng này. Bản thân sẽ
cảm thấy hạnh phúc thông qua những trải nghiệm đó.

Khắc phục điểm yếu: Không ai là hoàn hảo cả và bản thân em cũng vậy. Biết
chấp nhận điểm yếu (mà không tự trách cứ bản thân) sẽ tạo cho bản thân sức mạnh để
thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.

Lúc tổng kết báo cáo với cấp trên, đầu tiên nên nói kết quả sau đó tùy vào tình
hình mà trình bày quá trình cụ thể. Cấp trên rất bận, thòi gian cho mình rất ngắn, báo
cáo có hiệu quả cao sẽ thể hiện được năng lực của bản thân.

Bày tỏ quan điểm của mình: Nói lên ý tưởng và nhận định của mình với mọi
người sẽ giúp bản thân phát triển thế giới nội tâm khiến cho em trở nên hòa nhập với
mọi người khi em có sự đóng góp ý kiến, giúp phát triển được trực giác hướng ngoại
của mình.

Phải biết chấp nhận: Tự đánh giá bản thân nghiêm khắc như khi đánh giá người
khác. Hiểu rõ và thể hiện cảm xúc của mình: Phải biết cách kèm ném cảm xúc của bản
thân và thể hiện nó một cách đúng đắn trong các tình huống gặp phải.

Bước ra khỏi vùng an toàn: Cách duy nhất để vươn lên là thoát ra khỏi vùng an
toàn của bản thân. Nếu cảm thấy không thoải mái với một ý tưởng hay một trường hợp
nào đó vì bản thân không chắc chắn làm thế nào để phản ứng, đó là điều tốt, là một cơ
hội cho phép bản thân trưởng thành hơn.

Luôn luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất: Đừng tự làm nản lòng mình bằng
ý nghĩ mình thật tồi tệ, một thái độ tích cực sẽ mang đến cho bản thân những hoàn
cảnh tích cực.

 Sự phù hợp với kiến thức:

Kiến thức được học tại trường chính là bước đệm để hiểu về chuyên ngành
mình đang theo học. Kiến thức ở trường có khoảng cách quá xa so với những gì trải
nghiệm được ở công ty. Lý thuyết chỉ là nền tảng cho thực tiễn và thực tiễn cũng là kết
quả của việc vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết. Chính vì thế, sinh viên phải tự trao đồi
thêm kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng yêu cầu tại công ty.

46
Thực tập là cơ hội để sinh viên ứng dụng những kiến thức lâu nay mình học
được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, là cơ hội cho bản thân được tự mình va chạm
với những tình huống mà lâu nay bạn chỉ đọc và giải quyết nó trên sách vở. Có thể nói
thực tập là khâu quan trọng nhất của suốt 4 năm đại học, nó chính là sợi dây kết nối
giữa lí thuyết và thực tiễn. Có đi trải nghiệm mới có thể có được nhiều vốn kiến thức
mới.

3.3 KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC


NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI CỦA BẢN THÂN

Sau kì thực tập này em sẽ quay trở lại trường và tiếp tục học các môn học còn
lại trong chương trình khung của khoa. Trao dồi kiến thức, kinh nghiệm để chuẩn bị
cho Khóa luận tốt nghiệp vào học kì sau.

Chúng ta đều biết rằng, hội nhập kinh tế thế giới đang trên đà phát triển, trong
vài tháng tới đây các nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng quan tâm tới Việt Nam – một thị
trường vô cùng tiềm năng. Khi bản thân có khả năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng
Anh, thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn những người khác. Chính vì thế,
sau khi hoàn thành việc thực tập ở công ty, em sẽ tạo ngay một thời gian biểu cụ thể
bắt bản thân mình phải tự học giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày và biến nó thành một thói
quen. Bên cạnh đó, em sẽ tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh vào các ngày cuối tuần để
có cơ hội được đi gặp trực tiếp du khách nước ngoài để có thể nắm rõ ngữ điệu, cách
phát âm của họ. Từ đó, có thể hiểu cách họ nói chuyện (phát âm vùng miền cũng giống
như cách nói chuyện của 3 miền ở Việt Nam) và chuẩn bị cho mình cách giao tiếp thật
tốt.

Tham gia các khóa định hướng phát triển, các khóa học kỹ năng mềm đặc biệt
là khóa đào tạo MC nhằm mục đích luyện phát âm, kiểm soát điều chỉnh giọng nói,
tiếng nói. Tham gia khóa đào tạo MC, ngoài việc chỉnh lại giọng nói thì còn giúp em
nắm rõ nghệ thuật sử dụng ngôn từ, xử lý âm vực khi nóo. Để từ đó, khi nói chuyện
với khách hàng thì sẽ tự tin, nói chuyện lưu loát và dễ nghe hơn

Bên cạnh đó, việc đọc sách cũng đóng vai trò quan trọng. Đọc sách liên quan
đến lĩnh vực kinh doanh để nâng cao kiến thức ngành, cải thiện sự tập trung, vốn từ
ngữ cũng được mở rộng và còn tăng cường khả năng tư duy, phân tích.

47
Đặt ra mục tiêu cho bản thân vì mục tiêu luôn là đích đến cuối cùng và đạt được
qua sự cống hiến, sự nổ lực, sự phấn đấu của bản thân, khi xác định đúng mục tiêu sẽ
hướng tới thành công. Mỗi ngày thực hiện 5 mục tiêu nhỏ, khi tập trung các mục tiêu
nhỏ sẽ giúp bản thân đến gần hơn những mục tiêu quan trọng nhất của đời mình.
Những thay đổi lớn thì đáng sợ, nhưng ta có thể hoàn thành 5 mục tiêu nhỏ trong một
ngày. Và những tiến bộ nhỏ hằng ngày qua thời gian thật sự sẽ dẫn đến những kết quả
ấn tượng. sau một tháng, sẽ đạt được khoảng 150 mục tiêu. Và sau 12 tháng, sẽ đạt
được gần gần 200 mục tiêu. Khi có 2000 kết quả nhỏ tập trung lại thì nó trở thành một
sự thành công rất lớn đối với bản thân.

Mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và rộng lớn hơn,
được học hỏi, trao dồi thêm kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh từ các anh chị đi
trước và có thể thăng tiến lên nhiều vị trí cao hơn.

3.4 KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC SINH VIÊN KHẤC VỀ THỰC TẬP DOANH
NGHIỆP

Trải qua quá trình thực tập doanh nghiệp em rút ra được những kinh nghiệm để
có thể đề xuất cho các bạn sinh viên khóa sau có đủ tự tin hơn khi thực tập tại doanh
nghiệp:

 Kiến thức:

Các bạn sinh viên cần phải trang bị, củng cố các kiến thức chuyên ngành cho
bản thân để có thể hoàn thành tốt ở môn học Thực tập doanh nghiệp. Khi còn ngồi trên
ghế nhà trường thì cần phải chịu khó học thêm ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh và tin
học để bổ trợ cho công việc trước khi chúng ta bước ra khỏi giảng đường đại học.

 Kỹ năng:

Trước khi đi phỏng vấn thì xem yêu cầu của phía của công ty tuyển dụng là gì,
sau đó liệt kê những thứ bản thân đã đạt được và chưa đạt được. Từ đó, lấy những
điểm chưa đạt làm mục tiêu phấn đấu để bản thân trở nên tốt hơn đáp ứng được các
yêu cầu của công ty.

Khi thực tập tại một công ty thì cũng cần phải đọc rõ thông tin, lĩnh vực kinh
doanh, tất cả những thứ liên quan đến công ty thì sẽ là tiền đề và là bàn đạp của bản

48
thân trong kỹ năng tim kiếm thông tin và rút ngắn thời gian so với các bạn cùng thực
tập chung.

 Thái độ:

Trong quá trình thực tập cần chấp hành tốt những nội quy, quy định của đơn vị
thực tập cũng như của giáo viên hướng dẫn. Khi gặp khó khăn về nội dung báo cáo
hay vấn đề liên quan đến thực tập doanh nghiệp cần liên hệ ngay để được giải quyết
kịp thời.

Luôn làm việc hết mình, có trách nhiệm, thái độ nghiêm túc và luôn hoc hỏi để
phát triển bản thân. Khi được phân công làm việc thì phải hoàn thành tốt các việc được
giao, công việc liên quan đến hệ thống của công ty thì phải thật tỉ mỉ, cẩn trọng.
Không biết thì nên hỏi người hướng dẫn của mình để được làm rõ vấn đề. Luôn chủ
động trong mọi công việc, không nên thụ động ngồi chờ giao công việc mới làm.

49
KẾT LUẬN
Trong suốt 2 tháng thực tập tại Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản
XNK Thiên Phú, tuy rằng thời gian thực tập không nhiều nhưng đây thực sự là bước đi
đầy giá trị đối với bản thân em. Đó là khoảng thời gian rất quan trọng đối với bản thân
em để em có thể trực tiếp tiếp cận với môi trường doanh nghiệp, ngoài việc học lý
thuyết tại trường, cũng như giúp em hiểu được một khía cạnh trong lĩnh vực mình theo
học. Bên cạnh đó, em còn có cơ hội vận dụng được những kiến thức mình đã học trong
suốt 3 năm trên giảng đường đại học vào thực tế. Em cảm thấy đây là một trải nghiệm
cực kì bổ ích, giúp em hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của công ty, hiểu được cách
tổ chức, vận hành, sắp xếp công việc một cách logic và hiệu quả. Khi làm việc tại công
ty, em được trải nghiệm trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp với đây đủ
trang thiết bị hiện đại cùng với cấp trên dầy dặn kinh nghiệm, các anh chị đồng nghiệp
nhiệt tình, đoàn kết, gắn bó, có tinh thần trách nhiệm với công việc cao. Điều đặc biệt
hơn hết, em đã hiểu rõ được phần nào công việc mà em sẽ làm sau khi ra trường, đặt ra
được mục tiêu mà em cần phải hướng tới và có cái nhìn phù hợp hơn cho sự nghiệp
của mình mà không phải mịt mờ như trước kia nữa.

Kết thúc quá trình thực tập, em cảm thấy hài lòng vì đã hoàn thành được những
mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà mình đề ra từ ban đầu. Em sẽ không
dừng lại ở đó, mà sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu hơn nữa để hoàn thiện bản thân thông
qua những khóa học kỹ năng mềm em sẽ sắp học trong thời gian tới.

Ngoài ra, em có một số khuyến nghị cho các bạn sinh viên của trường Đại học
Công Nghiệp TP. HCM nói chung và các bạn sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh nói
riêng sắp thực tập tại các doanh nghiệp. Trong lúc các bạn đang học ở trường, nên cố
gắng tích lũy kiến thức, hoàn thành các môn học tốt nhất có thể, phải trao đổi, tích cực
học hỏi kiến thức từ mọi người xung quanh, học thêm nhiều điều mà có thể mình chưa
biết. Khi tìm công ty thực tập, các bạn nên chủ động tìm kiếm các công ty thực tập phù
hợp với sở thích cũng như chuyên môn của mình để xác định được con đường tương
lai. Đồng thời, nên tăng cường trao dồi và học thêm nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng
Anh. Hiện nay là thời buổi hội nhập, các công ty luôn cần những nhân viên nói tiếng
Anh tốt để có thể trao đổi với những khách hàng ngoại quốc và tiếng Anh chính là

50
ngôn ngữ thông dụng ở nhiều quốc gia. Việc có vốn tiếng Anh tốt sẽ là tạo cho bạn
điểm khác biệt tích cực so với các ứng viên khác khi bạn ứng tuyển một vị trí nào đó.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt:
1. Hà Nội mới. (27/03/2020). Tháng 3, CPI cả nước giảm 0,72% so với tháng
trước. Khai thác từ: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/962476/thang-3-
cpi-ca-nuoc-giam-072-so-voi-thang-truoc
2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. (23/03/2020). Xuất khẩu
thủy sản sang Trung Quốc giảm 44% do ảnh hưởng dịch corona. Khai thác từ:
http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1219_59406/Xuat-khau-thuy-san-sang-Trung-Quoc-
giam-44-do-anh-huong-dich-corona.htm
3. Nhãn hiệu Việt. (25/01/2020). Xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt trên 8,54 tỷ
USD. Khai thác từ: http://nhanhieuviet.gov.vn/vn/tin-tuc-xnk/xuat-khau-thuy-san-
nam-2019-dat-tren-854-ty-usd-88093.phtml
4. PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Hà Trọng Quang. (2012). Giáo trình Tin học
ứng dụng ngành Quản trị Kinh doanh. Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP.
HCM.
5. PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Lê Hoàng Việt Phương, ThS. Lê Thị Thanh
Trúc. (2018). Giáo trình Quản trị văn phòng. Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp
TP. HCM.
6. PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, ThS. Nguyễn Thị
Hương. (2018). Giáo trình Quản trị học. Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP.
HCM.
7. PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Phạm Xuân Giang. (2010). Giáo trình Thống
kê kinh doanh. Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. HCM.
8. Phòng Kế toán – Tài chính Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK
Thiên Phú. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 – 2019 và quí I năm 2020.
9. Phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên
Phú. Cơ cấu phòng kinh doanh năm 2020.
10. Phòng Tổ chức – Nhân sự Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK
Thiên Phú. Số lượng nhân sự các phòng ban và cơ cấu công ty năm 2020.
11. ThS. Võ Thị Thúy Hoa. (2019). Giáo trình Quản trị bán hàng. Nhà xuất bản
Đại học Công nghiệp TP. HCM.
12. TS Bùi Văn Danh. (2019). Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản
Đại học Công nghiệp TP. HCM.
13. TS. Đỗ Quốc Dũng. (2015). Giáo trình Đạo đức kinh doanh. Nhà xuất bản Đại
học Công nghiệp TP. HCM.
14. TS. Huỳnh Quang Minh, ThS. Trần Nguyễn Minh Ái, ThS. Bùi Thị Hiền
(2019). Giáo trình Kinh tế vĩ mô. Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. HCM.
15. TS. Nguyễn Trung Trực. (2015). Giáo trình Quản trị tài chính. Nhà xuất bản
Kinh tế TP. HCM.
16. TS. Lê Thị Kim Hoa, ThS. Võ Thị Thúy Hoa. Giáo trình Kinh tế vi mô. (2019).
Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. HCM.
17. TS. Phan Thị Tố Oanh. (2019). Giáo trình Kỹ năng giao tiếp. Nhà xuất bản Đại
học Công nghiệp TP. HCM.
18. Trang web Công ty Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên
Phú. Khai thác từ: https://www.thienphuseafood.com.vn/

52
19. Vneconomy. (12/10/2017). Nom nớp lo hải sản bị “thẻ vàng” ở EU. Khai thác
từ: http://vneconomy.vn/thi-truong/nom-nop-lo-hai-san-bi-the-vang-o-eu-
20171012093419388.htm
20. Vneconomy. (25/12/2018). Xuất khẩu thủy sản lập mốc 9 tỷ USD năm 2018.
Khai thác từ: http://vneconomy.vn/xuat-khau-thuy-san-lap-moc-9-ty-usd-nam-
2018-20181225100036742.htm
21. Wikipedia. truy cập ngày 08/04/2020, Bạc Liêu. Khai thác từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bạc_Liêu
Danh mục tài liệu tiếng Anh:
1. Solomon, M. R. (1999). Consumer Behavior, 6. Aufl. Upper Saddle River (N.
J.).

53

You might also like