You are on page 1of 128

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

***********************
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: ĐỖ TẤT ĐẮC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KIỂM TOÁN

TÊN ĐỀ TÀI

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG


TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM THỰC HIỆN

CBHD : TS. Hoàng Thị Việt Hà


NGÀNH KIỂM TOÁN

Sinh viên : Đỗ Tất Đắc

Mã số sinh viên : 2018601107

Hà Nội - 2023
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 1 Khoa Kế Toán-Kiểm Toán

Lưu Quốc Đăng Khóa luận tốt nghiệp


Đại học Công nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các
thầy cô, các anh chị và các bạn. Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: TS. Hoàng Thị Việt
Hà và các anh, chị, nhân sự Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM đã hướng dẫn và truyền
đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin cảm ơn Nhà trường, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận.

Em xin cảm ơn Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM đã cho em cơ hội thực tập,
làm việc và nghiên cứu để đưa ra những giải pháp, góp ý cho công ty.

Khóa luận của em còn tồn tại những hạn chế về năng lực và những thiếu sót trong quá trình
nghiên cứu. Em xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của các thầy, cô để hoàn thiện, bổ sung kiến
thức.

Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Đỗ Tất Đắc i


Đại học Công nghiệp

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ số liệu và tình hình thực tế của Công Ty TNHH Kiểm
toán CPA VIET NAM.

Tác giả luận văn

SVTH: Đỗ Tất Đắc ii


Đại học Công nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC...................10
1.1. Khái quát chung về Phải thu khách hàng...............................................................................10
1.1.1. Khái niệm khoản mục Phải thu khách hàng..............................................................10
1.1.2. Hạch toán kế toán khoản mục Phải thu khách hàng..................................................11
1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với chu trình phải thu khách hàng...........................................14
1.2. Khái quát chung về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán báo cáo tài chính....................................................................................................................15
1.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính.......15
1.2.2. Mục tiêu kiểm toán phải thu khách hàng...................................................................16
1.2.3. Căn cứ kiểm toán phải thu khách hàng.....................................................................17
1.2.4. Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán phải thu khách hàng...................................18
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài
chính. 20
1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng.........................21
1.3.2. Thực hiện kiểm toán..................................................................................................27
1.3.3. Kết thúc kiểm toán.....................................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN CPA VIET NAM THỰC HIỆN.......................................32
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM..................................................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................................32
2.1.2 Trụ sở văn phòng..............................................................................................................33
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................................34
2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Kiểm toán
CPA VIET NAM.......................................................................................................................37

SVTH: Đỗ Tất Đắc iii


Đại học Công nghiệp

2.1.5 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET
NAM trong những năm gần đây................................................................................................39
2.1.6. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán..............................................................................39
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện................................................46
2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán..........................................................................................................46
2.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán...................................................................................47
2.2.3. Giai đoạn thực hiện chương trình kiểm toán...................................................................54
2.2.4. Giai đoạn kết thúc công việc kiểm toán..........................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................................59
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN CPA VIỆT NAM THỰC HIỆN................................................................60
3.1. Đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong
quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện..............60
3.1.1. Những ưu điểm trong thực tế..........................................................................................60
3.1.2. Những tồn tại...................................................................................................................63
3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế.................................................................................................65
3.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán Phải thu khách hàng.........................67
3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện.....................................................................................................67
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện..........................................................................................................67
3.3. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện........................................68
3.3.1. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán................................................................................68
3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán...............................................................................70
3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.................................................................................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................75
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................76

SVTH: Đỗ Tất Đắc iv


Đại học Công nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Trình từ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ......6

Bảng 1.1: Bảng xác định mức trọng yếu...............................................................................16

Biểu 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu doanh thu..............................................19


Biểu 2.1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động đối với khách hàng A
...................................................................................................................................25
Biểu 2.2: Tìm hiểu KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối
với khách hàng A....................................................................................................32
Biểu 2.3: Xác định mức trọng yếu.........................................................................38
Biểu 2.4: Chương trình kiểm toán doanh thu đối với khách hàng A.................40
Biểu 2.5: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động đối với khách hàng B
...................................................................................................................................43
Biểu 2.6: Tìm hiểu KSNB đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối
với khách hàng B.....................................................................................................49
Biểu 2.7: Chương trình kiểm toán doanh thu đối với khách hàng B.................55
Biểu 2.8: Kiểm tra KSNB đối với khách hàng A..................................................58
Biểu 2.9: Trích giấy tờ làm việc G131 khách hàng A..........................................60
Biểu 2.10: Trích giấy tờ làm việc G132 khách hàng A........................................61
Biểu 2.11: Trích giấy tờ làm việc G131 khách hàng B........................................64
Biểu 2.12: Trích giấy tờ làm việc G132 khách hàng B........................................65
Biểu 2.13: Trích giấy tờ làm việc G133 khách hàng A........................................67
Biểu 2.14: Trích giấy tờ làm việc G134 khách hàng A........................................69
Biểu 2.15: Trích giấy tờ làm việc G133 khách hàng B........................................70
Biểu 2.16: Trích giấy tờ làm việc G134 khách hàng B........................................72
Biểu 2.17: Tổng hợp bút toán điều chỉnh khách hàng B.....................................74
Bảng 2.18: So sánh quy trình kiểm toán tại hai khách hàng.....................................76

SVTH: Đỗ Tất Đắc v


Đại học Công nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Từ đầy đủ

BCTC Báo cáo tài chính

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

CMKiT Chuẩn mực kiểm toán

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB Kiểm soát nội bộ

KTV Kiểm toán viên

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

International Financial Reporting Standard


IFRS
(Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)

SVTH: Đỗ Tất Đắc vi


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và hội nhập
sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Điều này mang lại cơ hội vô cùng to lớn về mở
rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận với nền khoa học, công nghệ tiên tiến,
hiện đại của thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó những tác động sâu xa, mạnh mẽ của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng bởi đại dịch covid19 cũng còn
không ít thách thức, nhất là sự thiếu hụt về vốn, kinh nghiệm quản lý, nền kinh tế
thị trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần
phải có những chính sách kinh doanh hợp lý, khẳng định vị trí của mình và củng cố
lòng tin với các nhà đầu tư. Chính vì vậy các thông tin tài chính đóng vai trò cực kỳ
quan trọng, trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của
doanh nghiệp cũng như đối với các nhà đầu tư. Và dịch vụ kiểm toán báo cáo tài
chính đã ra đời như một nhu cầu tất yếu khách quan nhằm kiểm tra, xác nhận mức
độ trung thực, hợp lý tin cậy của các thông tin được trình bày và công bố trên báo
cáo tài chính với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, phần hành kiểm toán doanh thu là phần
hành vô cùng quan trọng, phức tạp. Trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường là khoản mục có giá trị lớn và ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, xác định nghĩa vụ phải nộp thuế thu
nhập doang nghiệp. Những sai sót trên khoản mục này thường dẫn đến sai sót trọng
yếu về kết quả hoạt động kinh doanh. Chính vì lý do đó, kiểm toán doanh thu là vấn
đề cốt lõi trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, ý kiến đưa ra về tính trung thực và hợp
lý của khoản mục doanh thu có thể ảnh hưởng đến ý kiến của cả cuộc kiểm toán.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của kiểm toán doanh thu trong kiểm toán
BCTC, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM,
em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục phải thu khách
hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET
NAM thực hiện” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
Trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng
dẫn, cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban Giám đốc và các anh chị nhân viên
Đại học Công nghiệp

trong Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM, em đã hoàn thành Khóa luận
thực tập.
2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu chính sách và quy định về kiểm toán khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện.
- Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam.
- Nhận xét và đánh giá của quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện.
Và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục lương và các
khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC.
- Phạm vi nghiên cứu: Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện tại công ty
TNHH A thời điểm kết thúc năm tài chính 31/12/2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu là nghiên cứu hồ sơ kiểm toán, quan sát, học hỏi
kinh nghiệm và phương pháp làm việc của các anh chị KTV, trợ lý KTV tại công ty
như các thu thập bằng chứng kiểm toán, phương pháp phân tích, các trình bày trên
giấy tờ làm việc.
- Thu thập, tổng hợp số liệu thực từ các cuộc kiểm toán, thực hiện phân
tích, so sánh trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
5. Nội dung kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài Lời cam đoan, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ bảng, biểu,
mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung khóa luận gồm
3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách
hàng trong kiểm toán BCTC.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 8


Đại học Công nghiệp

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện.
Chương 3: Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong
kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện tại
khách hàng.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 9


Đại học Công nghiệp

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN


KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN
BCTC

1.1. Khái quát chung về Phải thu khách hàng

1.1.1. Khái niệm khoản mục Phải thu khách hàng


Theo thông tư 200/2014/TT-BTC: Phải thu khách hàng dùng để phản ánh
các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh
nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các
khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các
khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công
tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền
ngay.

Phải thu khách hàng là các khoản phải thu phát sinh khi các các nhân, tổ
chức bên ngoài doanh nghiệp mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp
cung cấp nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp.

Các khoản phải thu là khoản nợ của cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ chưa thanh
toán cho doanh nghiệp.

Quá trình hạch toán khoản phải thu khách hàng cần tôn trọng các quy định
sau:

-Mở sổ chi tiết cho từng đối tượng phải thu và theo từng khoản công nợ và
mỗi lần thanh toán.
-Trường hợp bán hàng đã thu được tiền ngay thì không phản ánh vào tài
khoản này.
-Khách hàng thân thiết có giao dịch thường xuyên hoặc số dư Nợ lớn thì cần
định kỳ tiến hành kiểm tra đối chiếu các khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số nợ
còn lại.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 10


Đại học Công nghiệp

-Tiến hành phân loại các khoản nợ: Nợ có thể trả đúng hạn, nợ khó đòi hoặc
không thể thu hồi để từ đó căn cứ xác định số trích lập dự phòng hoặc có các biện
pháp xử lý đối với khoản phải thu không không đòi được.
-Trong quan hệ bán hàng thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo sự thỏa thuận
giữa hai doanh nghiệp nếu không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì
bên mua có thể yêu cầu bên bán giảm giá hoặc trả lại số hàng đã giao.

Phân loại Phải thu khách hàng

Nội dung Phải thu khách hàng bao gồm các yếu tố sau:

Phải thu khách hàng bao gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại
phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán như: Phải thu về bán hàng, cung cấp
dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính)
giữa doanh nghiệp và người mua (Đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản
phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết). Phải thu này gồm cả
các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên
nhận ủy thác.

Phải thu khách hàng còn bao gồm cả các nhận tiền ứng trước của khách hàng
theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

1.1.2. Hạch toán kế toán khoản mục Phải thu khách hàng
1.1.2.1. Nguyên tắc hạch toán
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán tài khoản
131 (tài khoản phải thu của khách hàng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

1 - Tài khoản 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh
toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), các khoản đầu tư tài chính,
cung cấp dịch vụ. Tài khoản 131 còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của
người nhận thầu xây dựng cơ bản (XDCB) với người giao thầu về khối lượng công
tác XDCB đã hoàn thành.

Lưu ý: Không phản ánh vào tài khoản 131 các nghiệp vụ thu tiền ngay.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 11


Đại học Công nghiệp

2 - Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối
tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi và ghi chép theo từng
lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh
nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động
sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.

3 - Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản 131 đối với các
khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các
giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.

4 - Trong hạch toán chi tiết tài khoản 131, kế toán phải tiến hành phân loại
các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng
không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi
hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

5 - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận
giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã
giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì
người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã
giao.

6 - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng
theo từng loại nguyên tệ.

Ngoài ra, để áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần bỏa đảm
nguyên tắc:

- Bổ sung nội dung phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán
các khoản nợ phải thu của đơn vị với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
(BHTG) về phí BHTG, tiền phạt vi phạm về xác định số phí BHTG phải nộp và
thời hạn nộp phí BHTG theo quy định. Tài khoản 131 được sử dụng cả ở Trụ sở
chính và Chi nhánh của BHTG Việt Nam.

- Khoản phải thu về phí BHTG và tiền phạt cần được hạch toán chi tiết cho
từng tổ chức tham gia BHTG, theo từng lần thanh toán.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 12


Đại học Công nghiệp

1.1.2.2. Nội dung và kết cấu tài khoản


Tài khoản sử dụng: TK 131

Nội dung: phản ánh các công nợ thực tế phát sinh trong quá trình bán sản
phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.

Kết cấu tài khoản: Tăng phát sinh trong kỳ ghi nhận bên nợ, giảm phát sinh
ghi nhận bên có, số dư bên có nhưng có thể phản ánh bên nợ trong một số trường
hợp. Việc ghi chép sổ sách kế toán sẽ được thực hiện theo TT 200/2014/TT-BTC và
được tổng hợp các bút toán theo (Phụ lục 1.1: Sơ đồ chữ T tài khoản phải thu
khách hàng 131)

Bên Nợ:

- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng
hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính ;

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ
tăng so với Đồng Việt Nam).

Bên Có:

- Số tiền khách hàng đã trả nợ;

- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;

- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách
hàng có khiếu nại;

- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc
không có thuế GTGT);

- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.

- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ
giảm so với Đồng Việt Nam).

SVTH: Đỗ Tất Đắc 13


Đại học Công nghiệp

Số dư bên Nợ:

Số tiền còn phải thu của khách hàng.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận
trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối
tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối
tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn
vốn".

1.1.2.3. Các chứng từ sử dụng trong khoản mục Phải thu khách hàng

-Hóa đơn
-Sổ chi tiết tài khoản
-Phiếu thu
-Một số chứng từ liên quan khác

1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với chu trình phải thu khách hàng
1.1.3.1. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Phải thu khách hàng trong báo
cáo tài chính của doanh nghiệp
KSNB đối với khoản mục Phải thu khách hàng bao gồm những nội dung
sau:

Xây dựng và ban hành các quy định về quản lý các vấn đề liên quan đến phải
thu khách hàng như quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của
cá nhân hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc xét duyệt và phê duyệt bán
chịu, ghi sổ các khoản nợ phải thu, xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi,… Quy
định về trình tự và thủ tục KSNB thong qua thủ tục thực hiện và xử lý công việc.

Các bước công việc đối với KSNB khoản mục Phải thu khách hàng:

 Phê chuẩn bán chịu: song song với việc xem xét nhu cầu mua hàng, khả
năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp cần cân nhắc về khả năng thanh
toán hoặc sự tín nhiệm đối với bên mua để có thể phê chuẩn việc bán chịu một phần
hay toàn bộ hàng hóa. Nội dung phê chuẩn bản chịu thường bao gồm: Phương thức
trả chậm, thời hạn và mức tín dụng trả chậm.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 14


Đại học Công nghiệp

Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp hạn chế
các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc không đòi được nhằm cản thiện tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
 Xử lý, ghi nhận và theo dõi khoản phải thu của mỗi khách hàng.
Phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu
và theo nội dung phải thu. Theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và
ghi chép theo mỗi lần thanh toán.
 Đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
Tránh tình trạng nợ quá hạn gây thiếu vốn thì doanh nghiệp cần tham gia đôn
đốc việc thanh toán nợ của khách hàng. Các biện pháp có thể sử dụng như:
-Sử dụng biện pháp chiết khấu thanh toán
-Thực hiện bù trừ công nợ giữa hai bên để giảm phải thu khách hàng
-Gửi thư thông báo tới khoản nợ cho khách hàng để thúc giục thanh toán khi
gần đến hạn thanh toán
-Doanh nghiệp cần theo sát các hoạt động của khách hàng nhằm đảm bảo
khả năng thanh toán của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn
trong việc trả nợ đúng hạn thì cần trích lập dự phòng theo đúng quy định và có biện
pháp thu hồi ngay khi khách hàng có khả năng thanh toán trở lại
 Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý tổn thất.

1.2. Khái quát chung về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính.

1.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán phải thu khách hàng trong kiểm toán
báo cáo tài chính
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng giúp cho KTV thu thập được đầy
đủ những bằng chứng hợp lý để đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải
thu khách hàng.

Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng gồm 3 giai đoạn:

 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng
 Thực hiện kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng
 Tổng hợp kết quả kiểm toán
SVTH: Đỗ Tất Đắc 15
Đại học Công nghiệp

Khi quy trình kiểm toán được thiết kế khoa học và phù hợp sẽ tiết kiệm được
thời gian cũng như thu thập được đầy đủ chứng cứ cùng với đó tối ưu được chi phí
kiểm toán, đạt được mục tiêu kiểm toán. Đồng thời giúp KTV luôn tuân thủ các
bước công việc kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán giúp nâng cao
chất lượng kiểm toán Nợ phải thu khách hàng và kiểm toán BCTC doanh nghiệp.
Ngược lại, khi quy trình kiểm toán thiết kế thiếu khoa học sẽ khiến KTV khó khăn
trong việc thu thập bằng chứng, tốn nhiều thời gian và chi phí cho công việc kiểm
toán khoản mục phải thu khách hàng.

Do đó quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng có ý nghĩa quan trọng
trong tổ chức quá trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

1.2.2. Mục tiêu kiểm toán phải thu khách hàng


Mục tiêu kiểm toán phải thu khách hàng bao hàm mục tiêu tổng quát và các
mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu tổng quát: KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp giúp đưa ra ý kiến về độ tin cậy của khoản mục này. Để đạt được mục tiêu kiểm
toán tổng quát này thì KTV cần đạt được các mục tiêu kiểm toán cụ thể thông qua
việc xác định độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu liên quan đến mục tiêu cụ thể được
khái quát sau:

 Mục tiêu và nội dung kiểm toán nghiệp vụ Bán hàng chưa thu thiền:
o Sự phát sinh: Đảm bảo sự phát sinh các nghiệp vụ bán hàng và chưa thu
tiền là có căn cứ hợp lý.
o Sự phê chuẩn: Doanh thu bán chịu phải được phê chuẩn hợp lý với chính
sách bán hàng của công ty.
o Sự đánh giá: Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý các nghiệp vụ bán
hàng và chưa thu tiền.
o Phân loại và hạch toán đúng đắn: Đảm bảo việc phân loại và ghi sổ có
đảm bảo theo nhóm hàng, theo phương thức bán hàng.
o Sự đầy đủ và đúng kỳ: Đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền
phát sinh được ghi sổ đầy đủ, không thừa; thiếu; trùng, ghi sổ phải kịp thời, đúng
kỳ.
SVTH: Đỗ Tất Đắc 16
Đại học Công nghiệp

o Sự Cộng dồn: Đảm bảo số liệu phải được tính toán tổng hợp( cộng dồn)
đầy đủ, chính xác
 Mục tiêu kiểm toán số dư khoản mục Phải thu khách hàng:
o Sự hiện hữu: Khoản phải thu khách hàng được DN trình bày trên BCTC
là tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo.
o Quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm lập
BCTC đều thuộc quyền sở hữu của DN
o Đánh giá: Số dư các khoản phải thu khách hàng được đánh giá theo đúng
quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của DN.
o Tính toán: việc tính toán, xác định số dư các khoản phải thu khách hàng
là đúng đắn, không có sai sót.
o Đầy đủ: toàn bộ khoản phải thu khách hàng cuối kỳ được trình bày đầy
đủ trên các BCTC
o Đúng đắn: Các khoản phải thu khách hàng phải được phân loại đúng đắn
để trình bày trên BCTC.
o Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên cơ sở chi tiết phải thu khách hàng
được xác định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang sổ
kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót.
o Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến phải thu khách hàng trên BCTC được
xác định đúng theo các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai
sót.

1.2.3. Căn cứ kiểm toán phải thu khách hàng


Căn cứ kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng bao gồm:

-Chính sách, quy chế, quy định về quản lý và kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp liên quan tới việc quản lý các khoản phải thu khách hàng.
-Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bản phân bổ vật liệu, phiếu chi,
hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế,…), các sổ kế toán
tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ TK 131, TK 511,…), bảng tổng
hợp phân bổ Phải thu khách hàng.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 17


Đại học Công nghiệp

-Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài
chính (báo cáo các thông tin chi tiết về Phải thu khách hàng).
-Tài liệu về định mức, kế toán, dự toán Phải thu khách hàng.
-Tài liệu, thông tin có liên quan khác (Kế hoạc bán hàng, chiến lược kinh
doanh,…).

1.2.4. Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán phải thu khách hàng
– Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.

– Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ.

– Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.

– Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.

– Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về
số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…

– Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời
điểm lập Báo cáo tài chính.

– Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý.

– Chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, Bảng cân đối kế toán.

– Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các
khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.

– Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu
xuất kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số.

– Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán
nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

– Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ. Các
khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài,
thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng
kinh tế giữa hai bên.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 18


Đại học Công nghiệp

– Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công
tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán
phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

– Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy
định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn, hoặc biển thủ.

– Nhiều khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán, không rõ đối tượng, tồn
đọng từ nhiều năm nhưng chưa xử lý.

– Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.

– Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả.
– Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi
nợ khó đòi đã xử lý.

– Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn.

– Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại
dài hạn và ngắn hạn.

– Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch
toán.

– Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng
chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.

– Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng
trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép.

– Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định.

– Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ
các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.

– Tổng mức lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợ
phải thu cuối kì.

– Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 19


Đại học Công nghiệp

1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm
toán báo cáo tài chính.
Trong kiểm toán BCTC, việc thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách
đầy đủ và thích hợp giúp cho KTV có căn cứ kết luận về tính trung thực và hợp lý
của BCTC. Tại mỗi công ty kiểm toán, việc thiết kế và xây dựng một quy trình cụ
thể cho cuộc kiểm toán là vô cùng cần thiết. Quy trình của một cuộc kiểm toán được
chia thành ba bước cơ bản dưới đây:

 Lập kế hoạch kiểm toán.


 Thực hiện kiểm toán.
 Kết thúc kiểm toán.

Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

Để đảm bảo cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải được lập

SVTH: Đỗ Tất Đắc 20


Đại học Công nghiệp

cho mọi cuộc kiểm toán. Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toán một
cách đúng đắn: giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp; giúp
giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý; và để tránh những bất đồng với khách hàng.
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng là một nội dung trong kiểm toán
BCTC vì vậy nó cũng tuân thủ quy trình kiểm toán gồm 03 giai đoạn như kiểm toán
BCTC.

1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng
Để đảm bảo cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải được lập
cho mọi cuộc kiểm toán. 3 lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toán một cách
đúng đắn và hợp lí: giúp KTV có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích
hợp; giúp tiết kiệm chi phí kiểm toán; và để tránh những bất đồng với khách hàng.
Lập kế hoạch kiểm toán là một công việc phức tạp, do đó công việc này thường
được thực hiện bởi Giám đốc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán hay những KTV có
kinh nghiệm. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng thường được
thực hiện qua các bước sau:

1. Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng


2. Phân công kiểm toán viên
3. Kí kết hợp đồng kiểm toán
4. Thu thập thông tin về đơn vị kiểm toán
5. Khảo sát KSNB khoản mục phải thu khách hàng
6. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
7. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro
8. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và soạn thảo chương trình kiểm toán
a. Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng.
-Xem xét xem là khách hàng mới hay khách hàng cũ
+ Đối với khách hàng mới: Đầu tiên, KTV cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán
của khách hàng, thu thập thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính.
Cùng với đó KTV cũng cần thu thập thông tin từ các ngân hàng dữ liệu, từ báo chí,
sách báo chuyên ngành,…
+ Đối với khách hàng cũ: Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, kiểm
toán viên cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để

SVTH: Đỗ Tất Đắc 21


Đại học Công nghiệp

xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không, kiểm toán viên cũng cần nghiên
cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không.
b. Phân công kiểm toán viên
Căn cứ vào việc xem xét chấp nhận khách hàng ở trên, Ban Giám Đốc căn cứ
vào ước lượng quy mô của cuộc toán, mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán để lựa
chọn số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật trong nhóm kiểm
toán.
Căn cứ vào việc xem xét chấp nhận khách hàng ở trên, Ban Giám Đốc căn cứ
vào ước lượng quy mô của cuộc toán, mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán để lựa
chọn số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật trong nhóm kiểm
toán.
c. Kí kết hợp đồng kiểm toán
Trước khi đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán và khách
hàng sẽ tiến hành trao đổi và thảo luận sơ bộ về một số điều khoản chính trong hợp
đồng kiểm toán như: mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của Ban giám
đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên, hình thức thông báo kết quả kiểm toán,
thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức
thanh toán,…Sau khi đã thống nhất các điều khoản hợp đồng thi tiến hành kí hợp
đồng
d. Thu thập thông tin về đơn vị kiểm toán
Theo điều 11 VSA 315- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
thông qua hiểu biết khi tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường kinh
doanh của đơn vị, KTV phải tìm hiểu các thông tin về:
+ Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài
khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập, trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
+ Đặc điểm của đơn vị bao gồm lĩnh vực hoạt động, loại hình sở hữu và bộ
máy quản trị, các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, cơ cấu tổ chức,
sản xuất kinh doanh, quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị.
+ Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn và áp dụng và những thay đổi
(nếu có).
+ Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan
mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu.
SVTH: Đỗ Tất Đắc 22
Đại học Công nghiệp

Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
e. Khảo sát KSNB khoản mục Phải thu khách hàng
 Mục tiêu khảo sát
KTV cần áp dụng các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đánh giá về
hệ thống KSNB của đơn vị đối với Phải thu khách hàng trên các khía cạnh:
- Tính hiện hữu: tức là đơn vị phải có các quy chế kiểm soát nội bộ áp dụng
đối với khoản mục Phải thu khách hàng.
- Tính hiệu lực: tức là quy chế kiểm soát nội bộ đối với Phải thu khách hàng
của đơn vị xây dựng phải có hiệu lực.
- Tính liên tục: tức là quy chế kiểm soát nội bộ đối với Phải thu khách hàng
của đơn vị phải có hiệu lực liên tục.
 Nội dung khảo sát
- Thứ nhất, khảo sát việc thiết kế, xây dựng về quy chế KSNB có khoa học,
chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp về kiểm soát Phải thu khách hàng hay không? Bao
gồm: Đơn vị có ban hành các chính sách, chế độ, quy định cụ thể để quản lý, theo
dõi Phải thu khách hàng không? Người phê duyệt chi các khoản phải trả này có
đúng thẩm quyền, trách nhiệm không?...
- Thứ hai, khảo sát sự vận hành (thực hiện) các quy chế KSNB đã xây dựng
ở trên xem có được thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu lực hay không thông qua sự
phân công, hướng dẫn thực hiện công việc, kiểm tra thực hiện các công việc duyệt
chi,…
- Thứ ba, khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động
kiểm soát nội bộ xem chúng có được thực hiện liên tục không.
 Phương pháp khảo sát
Để thu thập các thông tin về KSNB, KTV áp dụng phương pháp kiểm toán
tuân thủ thông qua vận dụng các thủ tục kiểm toán chủ yếu sau:
- Kiểm tra: KTV thu thập, tìm hiểu và kiểm tra các chính sách và quy định
mà đơn vị áp dụng đối với hoạt động liên quan đến Phải thu khách hàng như các
chính sách, quy chế quy định về việc quản lý và theo dõi khoản Phải thu khách
hàng.
- Quan sát: KTV tiến hành quan sát thực tế ở đơn vị có làm đúng như quy
định không.
SVTH: Đỗ Tất Đắc 23
Đại học Công nghiệp

- Phỏng vấn: KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu
hỏi đối với những người có liên quan xem đơn vị có thực hiện đúng như quy định
không.
- Yêu cầu bộ phận có liên quan tiến hành làm lại để KTV kiểm tra.
 Khảo sát KSNB khoản mục Phải thu khách hàng
Để có thể có hiểu biết về HTKSNB khoản mục Phải thu khách hàng của
khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát thì KTV cần thực hiện các công việc như
sau:
- Thu thập đầy đủ thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toán của
khách hàng đối với việc hạch toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp;
- Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với công nợ phải trả xem có dựa trên
nguyên tắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phê
chuẩn và ủy quyền;
- Tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của bộ máy kiểm
soát nội bộ của khách hàng;
- Đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các khoản phải
trả nhà cung cấp dựa trên việc nhận diện mục tiêu kiểm soát, quy trình kiểm soát
đặc thù, đánh giá điểm yếu trong hệ thống KSNB của khách hàng....

f. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ


Đối với khoản mục Phải thu khách hàng, thủ tục phân tích sơ bộ bao gồm
việc phân tích tình hình sơ bộ về khả năng hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh
nghiệp, đánh giá sơ qua các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp để có thể
lường trướ được những rủi ro có thể xuất hiện với kiểm toán khoản mục Phải thu
khách hàng trên BCTC.
g. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro
 Xác định mức trọng yếu
Kiểm toán viên cần phải ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được của
các thông tin trên BCTC về Phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán dựa trên những hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh đã thu thập được,
từ đó xác định phạm vi kiểm toán và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các sai
phạm có thể có trong khoản mục Phải thu khách hàng. Các ước tính ban đầu về mức

SVTH: Đỗ Tất Đắc 24


Đại học Công nghiệp

độ trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức độ đó các thông tin về nợ phải
trả nhà cung cấp trên BCTC có thể bị sai lệch nhưng chưa ảnh hưởng tới quyết định
của người sử dụng thông tin trên BCTC. Việc ước tính được mức độ trọng yếu giúp
cho KTV nhận biết được số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập sao cho
đầy đủ và thích hợp để có thể đưa ra được ý kiến kiểm toán một cách chính xác
nhất. Cụ thể là nếu mức trọng yếu càng thấp thì độ chính xác và độ tin cậy của các
thông tin về nợ phải trả trên BCTC càng cao, khi đó thì số lượng bằng chứng kiểm
toán cần phải thu thập càng nhiều.
Sau khi xác định được mức trọng yếu thì phải phân bổ mức trọng yếu theo cả
hai hướng là sai tăng và sai giảm dựa trên cơ sở:
+ Bản chất của khoản mục Phải thu khách hàng;
+ Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khoản mục Phải thu khách hàng;
+ Chi phí kiểm toán: Thực tế công việc này rất khó khăn khi thực hiện, nó
phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do vậy,
công việc này thường do các KTV có kinh nghiệm sử dụng năng lực và xét đoán
nghề nghiệp của mình để đánh giá.
 Đánh giá tính trọng yếu
Trọng yếu là khái niệm chỉ độ lớn, bản chất của sai phạm, có thể đơn lẻ hoặc
từng nhóm mà trong hoàn cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán sẽ
không chính xác hoặc có kết luận sai lầm. Xét đoán tính trọng yếu phụ thuộc tính
chủ quan và khả năng xét đoán nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
KTV.
Mục tiêu: Việc đánh giá tính trọng yếu là căn cứ xác định thời gian, phạm vi
thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo cho phù hợp. Mức trọng yếu phân bổ càng
lớn thì KTV sẽ thu hẹp phạm vi các thử nghiệm cơ bản cần áp dụng và ngược lại.
Thủ tục thực hiện:
Để ước tính mức độ trọng yếu cho toàn bộ BCTC, sau đó KTV phân bổ cho
các khoản mục.
Đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC phụ thuộc các yếu tố:
- Quy mô khách hàng. Khách hàng khác nhau, phương pháp xay dựng mức
trọng yếu khác nhau.
- Quy mô sai sót có trọng yếu hay không căn cứ vào: thu nhập thuần trước
SVTH: Đỗ Tất Đắc 25
Đại học Công nghiệp

thuế (5%-10%), doanh thu (1%-2%), tổng tài sản (3%-6%)…


- Bản chất sai sót.
 Đánh giá rủi ro
Mục tiêu: Dựa trên thông tin thu thập được về hệ thống KSNB, hoạt động
kinh doanh của khách hàng, KTV dự kiến mức độ rủi ro phát hiện là cơ sở để lập kế
hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, dự kiến thời gian, nội dung, phạm vi các
thủ tục áp dụng cho phù hợp.
- Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào 2 yếu tố: Mức độ người sử dụng thông tin
tin tưởng vào BCTC của doanh nghiệp và khả năng khách hàng gặp phải khó khăn
về tài chính sau khi BCTC được công bố. Rủi ro kiểm toán gồm 3 yếu tố cấu thành
là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR): Qua thu thập thông tin kinh doanh khách
hàng, hiểu biết bản chất khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, KTV đặt ra mức rủi ro
tiềm tàng cho khoản mục Phải thu khách.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR): Qua nghiên cứu hệ thống KSNB của đơn vị
và hệ thống KSNB với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, KTV đưa ra mức rủi ro
kiểm soát cho khoản mục Phải thu khách.
- Dự kiến rủi ro phát hiện (DR): Là khả năng sai phạm xảy ra với khoản
mục Phải thu khách hàng mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện
ra.
- Mối quan hệ giữa các loại rủi ro và công việc kiểm toán được thể hiện bằng
mô hình toán học sau:
AR = (IR x CR) x DR
Mức độ rủi ro phát hiện chỉ có thể được xác định sau khi có sự đánh giá đầy
đủ về mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV
phải luôn ghi nhớ rằng rủi ro kiểm toán phải được duy trì ở mức độ thấp chấp nhận
được, tức là không tồn tại những sai sót không được điều chỉnh hoặc những sai sót
không được phát hiện vượt quá mức trọng yếu đã xác định, đủ cơ sở để đưa ra ý
kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, hoặc nếu tổng hợp sai sót vượt quá mức trọng
yếu, KTV có sự sửa đổi ý kiến kiểm toán cho phù hợp. Nếu không, rủi ro kiểm toán
sẽ xảy ra, chất lượng báo cáo kiểm toán sẽ không còn đủ độ tin cậy cho người sử
dụng. Vì thế, phạm vi, tính hiệu quả, tính hiệu lực,nội dung và lịch trình của các thủ
SVTH: Đỗ Tất Đắc 26
Đại học Công nghiệp

tục kiểm toán được thực hiện bởi KTV sẽ quyết định mức độ rủi ro phát hiện (cao
hay thấp).
Trong một cuộc kiểm toán, rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu có mối quan
hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức độ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp
và ngược lại.
h. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và soạn thảo chương trình kiểm toán
Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sau khi đã có
được hiểu biết về HTKSNB của khách hàng, đã xác định được mức trọng yếu và rủi
ro… KTV sẽ đánh giá tổng thể hoạt động của đơn vị, phân tích, triển khai kế hoạch
và soạn thảo chương trình kiểm toán cho khoản mục NPT NCC.
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán
cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân chia lao động giữa các kiểm toán
viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu
thập.
Trên cơ sở của chương trình kiểm toán, chương trình kiểm toán khoản mục
NPT NCC thường bao gồm: Mục tiêu kiểm toán cụ thể của khoản mục NPT NCC,
các thủ tục kiểm toán cần áp dụng, kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời gian
thực hiện, việc tham chiếu với các thông tin có liên quan đến khoản mục, những
bằng chứng cần thu thập…Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể
thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán.

1.3.2. Thực hiện kiểm toán


Qua trình thực hiện kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng được thực
hiện qua các bước sau:

1. Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ


2. Thực hiện thủ tục phân tích với khoản mục Phải thu khách hàng
3. Thực hiện kiểm tra chi tiết với khoản mục Phải thu khách hàng

1.3.2.1. Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ


Mục tiêu của khảo sát này là hiểu rõ cơ cấu KSNB đối với khoản mục Phải
thu khách hàng; đánh giá rủi ro kiểm soát. Trên cơ sở kết quả của khảo sát kiểm
soát, KTV xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 27


Đại học Công nghiệp

Thực hiện các thủ tục khảo sát về KSNB đối với khoản Nợ phải trả nhà cung cấp,
KTV cần kiểm tra xem hệ thống KSNB có đạt được mục tiêu sau đây:

- Có quy định chặt chẽ về từng loại công nợ khi phát sinh và xử lý.

- Có hệ thống sổ kế toán chi tiết từng loại công nợ và từng đối tượng.

- Có sự kiểm tra xét duyệt và phê chuẩn từng loại công nợ. Có báo cáo công
nợ Phải thu khách hàng theo từng loại nợ, từng nhà cung cấp và được phê duyệt.

- Định kỳ có sự kiểm tra, đối chiếu xác nhận công nợ với nhà cung cấp.

- Ghi chép công nợ phải đầy đủ, kịp thời, hệ thống và phân loại rõ ràng.

- Có quy định và kiểm tra chặt chẽ về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ đúng quy
định để hạch toán Phải thu khách hàng, đảm bảo tính thống nhất.

- Có những quy định và kiểm soát chặt chẽ về từng loại công nợ Phải thu
khách hàng đảm bảo đúng sự phân loại và đúng quy định.

Để đạt được các mục tiêu trên, KTV cần thực hiện các thủ tục sau:

a/ Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát
nội bộ đối với khoản Phải thu khách hàng.

Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNB đối
với khoản mục Phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý cung cấp các
văn bản quy định có liên quan như: quy định về việc đối chiếu công nợ vào cuối kỳ
với các đối tượng phải trả và việc theo dõi các đối tượng công nợ...

Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến
các khía cạnh cơ bản:

- Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lý
khoản Phải thu khách hàng như: khâu kiểm soát bán chịu, tiền hàng bán chịu, khâu
theo dõi và thanh toán công nợ với người mua...

- Tính chặt chẽ của quy chế KSNB đó, ví dụ: đối với quy định về khâu kiểm
soát bán chịu phải có sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền...

SVTH: Đỗ Tất Đắc 28


Đại học Công nghiệp

b/ Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ

Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu và
tính liên tục trong vận hành các quy chế kiểm soát, các bước kiểm tra gồm:

- Thiết lập hệ thống câu hỏi về KSNB khoản Phải thu khách hàng phải theo
trình tự, đầy đủ và chặt chẽ. KTV muốn lập được một hệ thống câu hỏi chặt chẽ và
đầy đủ thì phải có sự hiểu biết nhất định về KSNB đối với khoản mục Phải thu
khách hàng cũng như hiểu biết về sự vận hành và quy chế kiểm soát đặc thù của
mỗi công ty được kiểm toán. Có như vậy bảng hệ thống câu hỏi mới xác thực phù
hợp, giúp KTV thu thập được nhiều thông tin hơn qua việc điều tra này.

- Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản Phải thu khách hàng. Khi
khảo sát quá trình kiểm soát của khoản mục này ở DN, ta cần phải lưu ý đến các cơ
sở dẫn liệu của quy chế KSNB như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của
quy chế kiểm soát nội bộ trong DN. Đồng thời, KTV cũng luôn phải đặt ra các câu
hỏi nghi ngờ về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục của quy trình KSNB.

- Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra
ngược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực
hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.

c/ Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm
soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản :

- Phân công, phân nhiệm.

- Bất kiêm nhiệm.

- Phê chuẩn, ủy quyền.

Cụ thể, đối với khoản mục Phải thu khách hàng: người chịu trách nhiệm ghi
sổ kế toán theo dõi các khoản công nợ phải trả có tham gia việc mua hàng hay
không, người mua hàng đồng thời có phải là người thanh toán tiền hay không?....

SVTH: Đỗ Tất Đắc 29


Đại học Công nghiệp

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quả
đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ ở mức độ cao, trung bình, thấp
đối với khoản mục Phải thu khách hàng. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận
hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và KTV có thể tin tưởng vào
hệ thống KSNB và ngược lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán
phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm toán.

1.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục Phải thu khách hàng
Có hai thủ tục phân tích mà KTV thường áp dụng là:

-Phân tích xu hướng: KTV sẽ tiến hành so sánh sự tăng giảm của khoản mục
Phải thu khách hàng của năm kiểm toán với những năm trước.
-Phân tích tỷ suất: KTV sẽ so sánh tỷ suất giữa khoản mục Phải thu khách
hàng để có tìm ra hướng kiểm toán cụ thể.

1.3.2.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết về Phải thu khách hàng
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản là kiểm tra việc ghi nhận
trên số hạch toán trong quá trình kế toán liệu rằng có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ
thể hay không.

-Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền.
-Kiểm tra về sự hạch toán đầy đủ của Phải thu khách hàng.
-Kiểm tra tính đúng kỳ của hạch toán Phải thu khách hàng.
-Kiểm tra về sự phân loại và ghi sổ đúng đắn của Phải thu khách hàng.
-Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo của Phải thu khách hàng

1.3.3. Kết thúc kiểm toán


Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục Phải thu khách
hàng, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm
soát xét và đưa ra kết luận kiểm toán về khoản mục này.

Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thu
được với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục Phải thu khách hàng của KTV.

KTV tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán,
đồng thời KTV đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu có) cho khoản mục này.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 30


Đại học Công nghiệp

Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành đưa ra các khuyến nghị trong đó
nêu lên những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống KSNB và công tác kế toán
khoản phải trả nhà cung cấp cũng như tư vấn hướng xử lý sao phù hợp với những
quy định hiện hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã nêu ra được những nội dung để làm rõ được bản chất của khoản
mục Phải thu khách hàng cũng như hiểu và nắm được một quy trình để kiểm toán
khoản mục Phải thu khách hàng.
Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách
hàng sẽ làm cơ sở để đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Phải
thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET
NAM thực hiện được trình bày tại chương 2.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 31


Đại học Công nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN


MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIET NAM THỰC HIỆN

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIET NAM

- Tên giao dịch quốc tế: CPA VIETNAM AUDITING COMPANY


LIMITED.

- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building, số 235
Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam.
- Fax 024.3783 2122 Điện thoại 024.3783 2121
- Số lao động hiện tại, trình độ lao động:
Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM có văn phòng tại Hà
Nội với tổng số nhân viên lên đến 60 người với 30 người có chứng chỉ Kiểm toán
viên (CPA) do Bộ Tài chính cấp.

Đội ngũ nhân viên Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM chia thành 03
(ba) nhóm lớn: Ban Giám đốc; Quản lý Phòng và Nhân viên.

Ban Giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 6 Phó Tổng giám đốc

- Các dịch vụ do Công ty cung cấp:


Hoạt động liên quan đến kế toán, Kiểm toán CPA VIET NAM về thuế.
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM là một công ty kiểm toán am
hiểu về thị trường, có đủ các nguồn lực và chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng, hơn nữa công ty không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan
hệ với các tổ chức nước ngoài để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng lòng tin
tưởng của khách hàng và có được kết quả kiểm toán đáng tin cậy nhất.
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM (CPA) là công ty tư vấn chuyên
ngành lĩnh vực kiểm toán, thẩm định giá, tư vấn tài chính kế toán. Các sáng lập viên

SVTH: Đỗ Tất Đắc 32


Đại học Công nghiệp

là những kiểm toán viên, thẩm định viên có uy tín trong hoạt động kiểm toán độc
lập, thẩm định giá ở Việt Nam. CPA được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số 0106299213, đăng ký lần đầu ngày
06/09/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 02/01/2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp và các Văn bản chấp thuận hành nghề của các tổ chức: Vụ
chế độ kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính, Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt
Nam, Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.
- Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới:

Với mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp
hàng đầu tại Việt Nam thông qua uy tín, chuyên môn và vị thế trên thị trường, CPA
luôn đặt giá trị nền tảng cho sự Tôn trọng và Luôn vì khách hàng.

Giá trị cốt lõi: Tính chính trực và làm những điều đúng đắn; Làm việc nhóm
hiệu quả; Trách nhiệm quản lý cao để CPA là nơi làm việc lý tưởng và phát triển
con người.

2.1.2 Trụ sở văn phòng


- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building, số 235
Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam.
- Fax 024.3783 2122 Điện thoại 024.3783 2121

Phương châm của Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM là “Thành
công của khách hàng là sự phát triển của chúng tôi”, theo đó mục tiêu cuối cùng của
các công việc thực hiện là hướng đến người sử dụng thông tin. CPA luôn cam kết sẽ
cung cấp dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất cho tất cả các khách hàng. Sự kết hợp
thống nhất giữa sự tinh thông nghề nghiệp, hiểu biết địa phương, cùng với cam kết
lâu dài vì sự thành công của khách hàng sẽ đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
trong tất cả các cam kết dịch vụ do chúng tôi thực hiện. CPA luôn phấn đấu trở
thành một đối tác cho sự thành công của khách hàng bằng việc cung cấp các dịch vụ
hoàn hảo và các giải pháp toàn diện với một phong cách chuyên nghiệp.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 33


Đại học Công nghiệp

Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM là một công ty kiểm toán am
hiểu về thị trường, có đủ các nguồn lực và chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng, hơn nữa công ty không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan
hệ với các tổ chức nước ngoài để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng lòng tin
tưởng của khách hàng và có được kết quả kiểm toán đáng tin cậy nhất.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.3.1. Nhiệm vụ và mục tiêu
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM cung cấp toàn bộ các dịch vụ
kiểm toán, kế toán, thuế và tư vấn tài chính cho các khách hàng trong và ngoài nước
nằm trong khuôn khổ các chính sách, quy định nghề nghiệp của Nhà nước Việt
Nam và trong phạm vụ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Với mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp
hàng đầu tại Việt Nam thông qua uy tín, chuyên môn và vị thế trên thị trường, CPA
luôn đặt giá trị nền tảng cho sự Tôn trọng và Luôn vì khách hàng.

Giá trị cốt lõi: Tính chính trực và làm những điều đúng đắn; Làm việc nhóm
hiệu quả; Trách nhiệm quản lý cao để CPA là nơi làm việc lý tưởng và phát triển
con người.

2.1.3.2. Các dịch vụ chủ yếu


Các dịch vụ chủ yếu bao gồm:

a. Dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo


- Kiểm toán BCTC được soạn thảo theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam,
Chuẩn mực kế toán Quốc tế
- Hợp đồng thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước đối với thông tin tài
chính (VSA4400)
- Kiểm toán xây dựng cơ bản (VSA1000)
- Kiểm toán BCTC được lập và trình bày theo khuôn khổ lập và trình bày
BCTC cho mục đích đặc biệt (VSA800)
- Kiếm toán BCTC riêng lẻ hoặc các khoản mục cụ thể của BCTC
(VSA805)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 34


Đại học Công nghiệp

- Dịch vụ kiểm toán BCTC về BCTC tóm tắt (VSA810)


- Dịch vụ soát xét BCTC quá khứ (VSA2400)
- Dịch vụ soắt xét thông tin tài chính giữa niên độ do KTV độc lập của đơn
vị thực hiện (VSA2410)
- Các dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài
chính quá khứ (VSA3000)
- Dịch vụ kiểm tra thông tin tài chính tương lai (VSA3400)
- Dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước
trong bản cáo bạch (VSA3420)
- Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (VSA4410)
b. Dịch vụ kế toán tài chính
- Ghi sổ kế toán
- Soạn thảo báo cáo ngân sách, báo cáo quản trị và phân tích tài chính định
kỳ
- Hỗ trợ kế toán tạm thời hoặc bán thời gian
- Thiết kế và vận hành hệ thống kế toán
- Soạn thảo cẩm nang kế toán
- Các dịch vụ về tính lương
- Trợ giúp khách hàng với chiến lược kinh doanh thâm nhập thị trường
- Thành lập pháp nhân mới
- Bảo quản, soạn thảo các biên bản và hồ sơ pháp lý khác
- Soạn thảo và nộp báo cáo hàng năm
c. Dịch vụ tư vấn thuế
- Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế
- Quản lý rủi ro về thuế
- Dịch vụ tư vấn thuế trọn gói
- Hỗ trợ quyết toán thuế
- Soát xét về thuế và nộp hồ sơ tuân thủ
- Xin ưu đãi về thuế
- Tái cấu trúc thuế
- Soát xét tờ khai thuế do doanh nghiệp/cá nhân tự lập
- Lập tờ khai thuế cho cá nhân, bao gồm cả cá nhân chịu thuế nhà thầu
SVTH: Đỗ Tất Đắc 35
Đại học Công nghiệp

- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thuế


- Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế
- Lập kế hoạch chiến lược về thuế
- Tư vấn khách hàng các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng dự tính
hoặc các giao dịch tài chính
- Đưa ra ý kiến về ảnh hưởng thuế đối với các xử lý kế toán
- Đóng vai trò là nhà tư vấn chính đối với các vấn đề về thuế
- Chuyển giá
d. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Về giao dịch:
+ Xem xét giao dịch tài chính
+ Kế hoạch và chiến lược kinh doanh
+ Đánh giá dự án
+ Dự kiến kế hoạch tài chính
+ Tính lương
+ Thủ tục giấy phép
+ Đào tạo
- Về tái cấu trúc:
+ Tư vấn độc lập
+ Tái cấu trúc các công cụ thanh toán
+ Mua bán doanh nghiệp ngược
+ Bán doanh nghiệp cho Ban giám đốc
+ Mua bán sáp nhập
- Về rủi ro:
+ Kiểm toán nội bộ
+ Kiểm toán các quy trình kinh doanh và cải thiện kinh doanh
+ Tư vấn đánh giá tuân thủ các quy trình quản trị doanh nghiệp
+ Dịch vụ phát triển quá trình hoạt động kinh doanh tiêu chuẩn
+ Dịch vụ rủi ro công nghệ.

Hình 1.1. Giấy phép đăng kí kinh doanh (phụ lục 1)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 36


Đại học Công nghiệp

 Vị thế của đơn vị trên thị trường Việt Nam hiện nay: Công ty TNHH Kiểm
toán CPA VIET NAM là một trong những Công ty nổi tiếng cung cấp dịch vụ kiểm
toán, kế toán, tư vấn thuế, tài chính hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ nhân viên trẻ
trung, năng động, nhiệt tình tốt nghiệp các trường Học Viện Tài chính, Học viện
Ngân Hàng, Đại học Thương Mại, Đại Học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công
Nghiệp Hà Nội… : Đồng thời CPA có nhiều kiểm toán viên chính đã tham gia các
khóa huấn luyện, bồi dưỡng các kiến thức về kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán
trong khuôn khổ đào tạo của Vụ chế độ kế toán – Bộ Tài chính, Hội kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam tổ chức, đã từng tham gia, nghiên cứu và khảo sát thực tiễn
công tác kế toán, kiểm toán và tư vấn quản lý tại các nước có nền tảng về lĩnh vực
kiểm toán độc lập. Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên thực hiện công tác đào tạo
nội bộ nhằm nâng cao chuyên môn cho cán bộ, nhân viên Công ty.

Một số khách hàng lớn của đơn vị: Công ty Cổ phần Sông Đà, Công ty Cổ
phần Hanel, Công ty cổ phần tư vấn Công Nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần
Vigracera…

2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất kinh doanh của
Công ty Kiểm toán CPA VIET NAM
Hiện nay, CPA có văn phòng tại Thành phố Hà Nội với tổng số nhân viên lên
đến 100 người với 30 người có chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA) do Bộ Tài chính
cấp.

Đội ngũ nhân viên CPA HN chia thành 03 (ba) nhóm lớn: Ban Giám đốc;
Quản lý Phòng và Nhân viên.

Ban Giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 6 Phó Tổng giám đốc

Giám đốc: Tổng giám đốc chịu trách nhiệm xác định các chiến lược kinh
doanh dài hạn của công ty, các chương trình đào tạo và tuyển dụng. Tổng giám đốc
có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công ty, đồng thời là người
đại diện của công tu trước pháp luật và hội đồng thành viên.

Các Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc trong việc điều hành hoạt
động của công ty, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về nhiệm vụ được giao và

SVTH: Đỗ Tất Đắc 37


Đại học Công nghiệp

được ủy quyền, thúc đẩy hình ảnh của công ty thông qua các giao dịch với các
khách hàng và các bên liên quan.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM (phụ lục 1)

Khối chính thực hiện các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, gồm 3 phòng:

+ Phòng Kiểm toán tài chính: Đây là bộ phận có số lượng nhân viên lớn nhất
công ty. Bộ phận này thực hiện cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kiểm toán
BCTC, kiểm toán nội bộ. Phòng kiểm toán tài chính có sự sắp xếp linh hoạt để phù
hợp với từng cuộc kiểm toán.

+ Phòng Kiểm toán xây dựng: Bộ phận này thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm
toán các chương trình và dự án xây dựng cơ bản. Đây là một trong những dịch vụ
chính của công ty đóng góp lớn vào tổng doanh thu của công ty.

+ Phòng tư vấn thuế và kế toán: Đây là bộ phận chuyên cung cấp các dịch vụ
tư vấn thuế, tài chính, kế toán doanh nghiệp.

Khối hỗ trợ gồm 3 phòng:

+ Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm về mọi công việc hành chính;
theo dõi quản lý nhân sự trong công ty; thực hiện lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí và
đào tạo nhân sự. Ngoài ra phòng hành chính nhân sự còn thực hiện viếc thiết kế và
thực hiện các chính sách tiền lương, khen thưởng và phúc lợi như ốm đau, thai
sản… của nhân viên.

+ Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo của công
ty trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản; định kỳ hàng tháng
thực hiện các báo cáo như Báo cáo công nợ, Báo cáo kết quản kinh doanh, Báo cáo
lợi nhuận… đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời cho công tác ra quyết định kinh
doanh của công ty.

+ Phòng phát hành: Chịu trách nhiệm trong việc rà soát báo cáo kiểm toán
trước khi đưa ra phát hành báo cáo kiểm toán cuối cùng, chuẩn bị hợp đồng, hồ
sơ…

SVTH: Đỗ Tất Đắc 38


Đại học Công nghiệp

2.1.5 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
Kiểm toán CPA VIET NAM trong những năm gần đây
Vượt qua những khó khăn của môi trường cạnh tranh, Công ty CPA đã vươn
lên mạnh mẽ để trở thành một trong những doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu tại
Việt Nam. Số lượng nhân viên của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, số
lượng nhân viên của công ty dừng lại ở con số khiêm tốn với 56 nhân viên, đến năm
2019, con số này đã lên đến hơn 100 nhân viên. Cùng với sự tăng trưởng về số
lượng nhân viên, doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng đạt được những kết quả hết
sức khả quan. Dưới đây là bản tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
CPA trong năm 2022:

Bảng 2.1: Các thông tin tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET
NAM năm 2019-2022 (phụ lục 1)

Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM đã tạo được một vị thế
vững chắc trên thị trường kiểm toán tại Việt Nam. Doanh thu của công ty tăng
dần qua từng năm hoạt động, kèm theo đó là sự gia tăng về chất lượng dịch vụ
cũng như số lượng đơn vị khách hàng. Khách hàng của Công ty CPA phát
triển liên tục và rất đa dạng, thuộc rất nhiều các loại hình doanh nghiệp hoạt
động trên thị trường. Công ty CPA luôn đưa ra các giải pháp đặc thù và thiết
thực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc kết hợp
nhuần nhuyễn các thế mạnh trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế, quản trị
kinh doanh, luật pháp,… và triển khai các thế mạnh vốn có về nguồn lực và
con người giúp Công ty CPA đem đến cho khách hàng những dịch vụ tối ưu
nhất.

2.1.6. Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán


2.1.6.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất cuộc kiểm toán và tình hình nhân sự của
công ty mà mỗi cuộc kiểm toán sẽ có tổ chức đoàn kiểm toán khác nhua. Trách
nhiệm thành lập đoàn kiểm toán sẽ do Trưởng, Phó các phòng nghiệp vụ thực hiện
và thực hiện trước cuộc kiểm toán diễn ra 2 – 4 tuần để các thành viên có thời gian
chuẩn bị và có thể điều chỉnh lại kho có những phát sinh nào khác.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 39


Đại học Công nghiệp

Thông thường, một đoàn kiểm toán sẽ bao gồm:

- Partner: là người có chuyên môn cao nhất, soát xét mọi vấn đề liên quan
đến các giai đoạn của cuộc kiểm toán và chịu trách nhiệm lớn nhất về chất lượng
kiểm toán, là người kiểm tra cuối cùng báo cáo kiểm toán cấp dưới đã hoàn thiện
trước khi phát hành. Mọi cuộc kiểm toán đều pahri đặt dưới sự điều hành và giám
sát của các Partner.
- Manager: là Trưởng Phó các phòng nghiệp vụ có chuyên môn cao, chỉ
đạo trực tiếp các cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm đảm bảo cho cuộc kiểm toán
tuân thủ
- Senior Auditor: là các kiểm toán viên cấp cao, họ là các trưởng nhóm
thực hiện kiểm toán tại khách hàng, có trách nhiệm thực hiện các công việc chính
của cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn lập báo cáo, phân công
công việc cho các trợ lý kiểm toán và hướng dẫn, kiểm soát công việc của các trợ lý
trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng.
- Junior Auditor và Staff: là các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán ít
kinh nghiệm hơn chịu trách nhiệm thực hiện các công việc kiểm tra chi tiết theo kế
hoạch kiểm toán để tiếp nhận các thông tin kế toán đồng thời xác nhận tính trung
thực, hợp lý của các thông tin đó.

2.1.6.2. Phương pháp kiểm toán


Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM sử dụng hai phương pháp kiểm
toán chủ yếu là phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để thu thập các bằng chứng
kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB trong
doanh nghiệp, thông qua hệ thống bảng câu hỏi hay bảng tường thuật được xây
dựng sẵn về hệ thống KSNB. Việc thử nghiệm kiểm soát nhằm xem xét đến tính
hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của các quy chế KSNB. Trong giai đoạn lập
kế hoạch, phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để đánh giá về rủi ro dự
kiến ban đầu, kết thúc giai đoạn này, nếu rủi ro kiểm soát là thấp, KTV sẽ tiến hành
khảo sát KSNB khi đi vào thực hiện kiểm toán thông qua việc kiểm tra chi tiết về

SVTH: Đỗ Tất Đắc 40


Đại học Công nghiệp

kiểm soát. Kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng phương pháp này để đánh giá mức độ
thỏa mãn về kiểm soát.

Phương pháp kiểm toán cơ bản

Phương pháp kiểm toán cơ bản được sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng
liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Phương pháp này được
áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán tuy nhiên mức độ và phạm vi vận dụng lại phụ
thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Phương pháp kiểm
toán cơ bản bao gồm các kỹ thuật chủ yếu là phân tích đánh giá tổng quát và thử
nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.

2.1.6.3. Đặc điểm về quy trình kiểm toán BCTC


Công Ty TNHH Kiểm Toán CPA Viet Nam sử dụng phương pháp tiếp cận
kiểm toán dựa trên rủi ro, theo đó quy trình kiểm toán theo phương pháp này chia
thành các giai đoạn:

a. Giai đoạn trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán (chấp nhận khách
hàng)

Là giai đoạn Công ty tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin cần thiết và
các nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm toán. Các công việc cụ thể trong giai
đoạn này thường bao gồm:

- Gửi thư chào hàng đến công ty (đối với khách hàng mới), xem xét lý do cần
kiểm toán của khách hàng.

- Đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng kiểm toán, thống nhất thời gian tiến
hành kiểm toán, thời hạn hoàn thành và chất lượng cuộc kiểm toán .

- Lựa chọn nhóm kiểm toán sẽ thực hiện cuộc kiểm toán.

- Gặp mặt khách hàng, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về môi
trường kinh doanh, cập nhật các thông tin từ khách hàng.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 41


Đại học Công nghiệp

Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty thực hiện tại đơn vị
khách hàng được trình bày cụ thể trong (Phụ lục 1: Quy trình chung kiểm toán
BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM).

b. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về khách hàng, đánh giá hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng

Trong bước công việc này, KTV cần tìm hiểu về:

- Môi trường chung, ngành nghề hoạt động và các nhân tố bên ngoài tác
động đến khách hàng kiểm toán. Bên cạnh đó cũng thu được những hiểu biết về cơ
cấu tổ chức, cơ cấu vốn, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát tại khách
hàng kiểm toán và được thực hiện như (Phụ lục 1: Bảng thu thập thông tin cơ sở).

- Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng để nắm bắt
được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh
của khách hàng.

- Tìm hiểu về hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, chu trình
kinh doanh quan trọng, chính sách kế toán và thủ tục kiểm soát đối với chúng dựa
theo mẫu.

- Xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cách thức đánh giá kết
quả kinh doanh của Ban giám đốc.

Bước 2: Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ

Công việc này do trưởng nhóm thực hiện, nhằm có được hiểu biết về khách
hàng và môi trường hoạt động của họ, cũng như giúp các thành viên trong nhóm
kiểm toán nhận diện được các số dư bất thường, khoanh vùng được các rủi ro xảy ra
sai phạm trọng yếu của BCTC.

Bước 3: Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro

SVTH: Đỗ Tất Đắc 42


Đại học Công nghiệp

Trưởng nhóm là người thu thập thông tin và tính toán mức trọng yếu. Sau đó
Trưởng phòng Kiểm toán sẽ xem xét, kiểm tra và đưa ra quyết định cuối cùng.
Trưởng nhóm quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết khách
hàng, môi trường hoạt động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm
toán.

Xác định mức trọng yếu (MP) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong một
cuộc kiểm toán. Nếu MP được đánh giá quá thấp thì các công việc thử nghiệm sẽ
tiến hành nhiều lên gây tốn kém mà không hiệu quả. Nếu MP được đánh giá quá
cao sẽ làm cho rủi ro của cuộc kiểm toán tăng lên theo do có thể các quy trình kiểm
toán được thiết lập không đạt được mục tiêu của nó. Vì vậy, để xác định MP một
cách hiệu quả thì KTV trước hết cần xác định cơ sở ước lượng và tỷ lệ ước lượng để
tính trọng yếu của BCTC dựa vào (Phụ lục 1: Bảng Ước lượng về tính trọng yếu).

Xác định các mức rủi ro

Rủi ro tiềm tàng (IR) nằm ngay trong đặc điểm các số dư tài khoản PTKH

Rủi ro kiểm soát (CR) được KTV đánh giá thông qua tìm hiểu hệ thống
KSNB của đơn vị khách hàng với chu trình mua hàng và thanh toán.

Rủi ro phát hiện (DR) là khả năng mà các thủ tục kiểm soát không phát hiện
được những sai phạm trọng yếu trong khoản mục PTKH

Bước 4: Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, phân công
nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn kiểm toán. Kế hoạch này sẽ được Trưởng
phòng Kiểm toán xem xét, thông qua trước khi cuộc kiểm toán diễn ra. Mục đích
của bước công việc này là thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng
rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu, đồng thời trao đổi các vấn đề quan trọng với các
thành viên trong nhóm kiểm toán để hướng dẫn họ thực hiện chương trình kiểm
toán.

Bước 5: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

SVTH: Đỗ Tất Đắc 43


Đại học Công nghiệp

Lập kế hoạch: Trưởng nhóm tiến hành lập kế hoạch thông qua xem xét
những thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện được các sai sót về nghiệp vụ và
số dư mà chưa được phát hiện bởi hệ thống KSNB. Thủ tục kiểm tra cơ bản có thể
bao gồm kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai.

Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán: Được thực hiện bởi Trưởng
phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của Ban giám đốc Chi nhánh, nhằm mô tả phạm
vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, đánh dấu tất cả các vấn đề quan
trọng, các vấn đề phát hiện được cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy của
hệ thống KSNB, cung cấp bằng chứng cho thấy KTV đã lập kế hoạch phù hợp với
hợp đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro và các vấn đề liên
quan đến hợp đồng kiểm toán.

Bước 6: Thiết kế chương trình kiểm toán

Hiện tại, Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM đã xây dựng chương
trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục cụ thể trong kiểm toán BCTC. Với mỗi
khách hàng khác nhau sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Chương trình kiểm toán đã
được thiết kế chặt chẽ với các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, và thủ tục
kiểm tra chi tiết. Do đó, KTV cần nắm rõ các thủ tục kiểm toán này để áp dụng cho
phù hợp, tránh bỏ sót các thủ tục cần thiết.

c. Thực hiện kiểm toán

Sau khi được phân công công việc với các phần hành cụ thể, các KTV và trợ
lý kiểm toán sẽ nhận được chương trình kiểm toán tương ứng và tiến hành thực hiện
phần công việc được giao, thông qua việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát và
thử nghiệm cơ bản (thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện kiểm tra chi tiết)

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện khi KTV đánh giá hệ thống KSNB
của đơn vị kiểm toán là có hiệu lực. Khi đó, thử nghiệm kiểm soát được triển khai
nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống
KSNB. Cách thức tiến hành gồm có điều tra, phỏng vấn, mô tả, Walk through, test

SVTH: Đỗ Tất Đắc 44


Đại học Công nghiệp

of control. Kết quả của quá trình này là đánh giá các rủi ro kiểm soát và đánh giá
quy mô mẫu cho các thủ tục kiểm toán sau đó.

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thực hiện thủ tục phân tích

Dựa vào những số liệu và thông tin thu thập được, kiểm toán viên lựa chọn
thủ tục phân tích phù hợp, tiến hành phân tích và dựa trên những kinh nghiệm của
mình, kiểm toán viên phát hiện và tìm hiểu nguyên nhân những sự khác biệt bất
thường. Sau đó, xem xét những mục tiêu đặt ra trước khi phân tích có đạt được hay
không.

Thực hiện kiểm tra chi tiết

Thu thập số liệu, sổ sách, chứng từ và các thông tin có liên quan; kiểm tra
các nghiệp vụ phát sinh, các số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng để kiểm
tra tính trung thực và hợp lý của khoản mục. Phương pháp thực hiện là: kiểm tra
trọng tâm, kiểm tra chọn mẫu, và những thử nghiệm chi tiết khác.

Kết thúc giai đoạn này, Trưởng nhóm sẽ tổng hợp kết quả, giấy tờ làm việc
của các nhóm viên để trình bày vào báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm toán.

d. Kết thúc kiểm toán.

Đánh giá tổng thể về các sai sót được phát hiện và phạm vi kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện việc tổng hợp kết quả làm việc của các
thành viên trong nhóm, xem xét lại tổng thể các sai sót đã phát hiện được, thảo luận
các phương án điều chỉnh và chuẩn bị trao đổi với ban lãnh đạo khách hàng. Sau khi
thống nhất được tất cả các vấn đề cần trao đổi với khách hàng, trưởng nhóm đề xuất
bút toán điều chỉnh. Sau đó Partner và Trưởng phòng kiểm toán sẽ soát xét lại nhằm
xem xét lại toàn bộ BCTC để đưa ra quyết định về sự nhất quán của báo cáo, về khả
năng tồn tại gian lận, sự phù hợp của chính sách kế toán.

Xem xét lại những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán:
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán

SVTH: Đỗ Tất Đắc 45


Đại học Công nghiệp

đến khả năng hoạt động liên tục của khách hàng và tính trung thực hợp lý của các
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng:

Nhằm có được bằng chứng về sự nhận thức về trách nhiệm của Ban giám
đốc khách hàng về những thông tin cung cấp trong BCTC.

Phát hành báo cáo kiểm toán

KTV tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Tùy từng trường hợp cụ
thể mà báo cáo kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến của KTV về BCTC của khách hàng có
thể là ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc
ý kiến không chấp nhận. Ngoài ra, Công Ty TNHH Kiểm Toán CPA Viet Nam còn
phát hành thêm thư quản lý cho khách hàng cung cấp các ý kiến đánh giá về những
yếu kém còn tồn tại kèm theo giải pháp cải thiện nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp
cho công ty khách hàng.

e. Những công việc sau thực hiện hợp đồng kiểm toán.

Sau mỗi cuộc kiểm toán, Partner và Trưởng phòng Kiểm toán sẽ tiến
hành tổng kết những ưu điểm, nhược điểm trong cuộc kiểm toán cùng các
thành viên trong đoàn kiểm toán để rút ra kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán
sau. Đồng thời tiến hành lưu trữ các bằng chứng, tài liệu kiểm toán vào hồ sơ
nhằm phục vụ cho việc giải trình các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán và
làm tài liệu cho các KTV thực hiện kiểm toán khách hàng những năm tiếp
theo.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 46


Đại học Công nghiệp

2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA
VIET NAM thực hiện.

2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán


2.2.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Do Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS HUDLAND là khách hàng mà
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM đã kiểm toán liên tục bắt đầu từ 2018
nên việc đánh giá khả năng và chấp nhận khách hàng sẽ đơn giản hơn so với khách
hàng mới. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thận trọng khi kiểm toán, sau khi nhận được
thư mời kiểm toán, KTV vẫn phải đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.

Kết luận: Thông qua quá trình đánh giá kiểm toán viên kết luận mực độ rủi
ro hợp đồng ở mức thấp và chấp nhận kiểm toán Công ty CP Đầu tư và Phát triển
BĐS HUDLAND.

Việc chấp nhận khách hàng được thực hiện trên giấy tờ làm việc (GTLV)
(Phụ lục 1 - GTLV A120: Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ)

2.2.1.2. Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán


Tại đơn vị khách hàng là Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS HUDLAND,
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM quyết định bố trí nhóm kiểm toán gồm
6 người trong đó có 1 giám đốc, 2 KTV, 3 trợ lý KTV

2.2.1.3. Hợp đồng kiểm toán


Tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM, sau khi bàn bạc và thống
nhất ban giám đốc (BGĐ) của công ty đơn vị khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp
đồng kiểm toán, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện kiểm toán, chi phí cùng các
thông tin liên quan. Chi phí được tính toán dựa trên cơ sở trách nhiệm, kinh nghiệm
và thời gian cần thiết để thực hiện công việc. Trong đó, hợp đồng sẽ ghi rõ mức chi
phú cho từng cấp độ KTV trong cuộc kiểm toán cùng với các chi phí liên quan.

2.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán


2.2.2.1. Thu thập thông tin cơ sở
- Tên KH: Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS HUDLAND (A)
SVTH: Đỗ Tất Đắc 47
Đại học Công nghiệp

- Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà HUDLAND TOWER, lô ACC7, khu dịch vụ
tổng hợp Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Năm thành lập: 2007
- Ngành nghề kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ cung cấp của khách hàng là
xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình đường sắt, đường bộ; xây dựng công
trình công ích; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; hoàn thiện công trình
xây dựng; phá dỡ; sửa chữa máy móc, thiết bị; lắp đặt hệ thống xây dựng khác;…
- Tên ngân hàng doanh nghiệp có giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Thành
- Khách hàng không có các đơn vị trực thuộc cũng như các khoản đầu tư
- Mối quan hệ giữa Công ty và khách hàng được thiết lập qua việc chọn lọc
về giá trị hợp đồng, về thông báo giá và năng lực của doanh nghiệp kiểm toán.

- Lý do kiểm toán của khách hàng: khách hàng muốn thay đổi mô hình hoạt
động cần báo cáo kiểm toán để xác định giá trị doanh nghiệp và nộp báo cáo quyết
toán lên công ty mẹ.

- Các thông tin về doanh nghiệp được Kiểm toán viên thu thập, tổng hợp
đánh giá: (Phụ lục 1: GTLV – A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt
động)

2.2.2.2. Thu thập thông tin về chế độ kế toán


- Công ty áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán DN
do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2017;

- Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ ngành nghề
sản xuất kinh doanh của DN:

+ Luật doanh nghiệp 2014

+ Luật đầu tư 2014 số 67/2014/QH13

- Các quy định về quản lý thuế:

+ Thuế GTGT: TT26/2015/TT-BTC (tính thuế GTGT theo phương pháp


khấu trừ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 48


Đại học Công nghiệp

+ Thuế TNDN: TT96/2015/TT-BTC,TT78/2018 (công ty có nghĩa vụ nộp


thuế TNDN với thuế suất 20% thu nhập tính thuế)

+ Thuế TNCN: TT111/2013/TT-BTC

- Các chính sách kế toán áp dụng đối với các giao dịch quan trọng:

+ Doanh thu: Doanh thu dược ghi nhận khi công ty có khả năng nhận được
các lợi ích kinh tế có thể xác định được một cách chắc chắn.

- Các loại ước tính kế toán:

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: được tính theo phương pháp đường thẳng cho tất
cả TSCĐ hữu hình và vô hình trong suốt thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ.

+ Chi phí chờ phân bổ : bao gồm các khoản chi phí được trình bày ở mục chi
phí trả trước ngắn hạn hoặc dài hạn, trong thời gian phân bổ không quá 3 năm.

- Đồng tiền ghi sổ kế toán: Việt Nam đồng.

2.2.2.3. Thực hiện thủ tục phân tích


Việc phân tích sơ bộ BCTC theo phân tích ngang và phân tích dọc sẽ giúp
cho KTV có thể thấy được những biến động bất thường trên BCTC từ đó xây dựng
các thủ tục kiểm toán hợp lý nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của BCTC.
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM tiến hành thực hiện phân tích sơ bộ
báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS HUDLAND
dựa vào (Phụ lục 1: GTLV - A510: Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty CP Đầu tư
và Phát triển BĐS HUDLAND năm 2022).

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Thông qua bảng kết quả kinh doanh, KTV nhận thấy doanh thu năm 2022 so
với năm 2021 giảm 10.304.173.782 đồng, tương đương giảm 38,06%. Mức giảm
này cho thấy trong năm 2022 doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả so với năm
2021.

Giá vốn hàng bán :

SVTH: Đỗ Tất Đắc 49


Đại học Công nghiệp

Giá vốn hàng bán năm 2022 so với năm năm 2021 giảm 9.200.501.892 đồng
với tỷ lệ 37,89%. Điều này cho thấy trong năm 2022 doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc sản xuất và có thể đã phải thu hẹp sản xuất để duy trì hoạt động

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Trong năm 2022, lợi nhuận gộp của đơn vị là đồng trong khi năm 2022, lợi
nhuận gộp là 1.684.326.602 đồng. Lợi nhuận gộp của năm 2022 giảm so với năm
2021 là 866.895.051 đồng tương ứng với tỷ lệ 39,59%.

Doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính là một khoản mục cho thấy doanh nghiệp
tham gia vào đầu tư hoạt động tài chính nhằm kiếm thêm thu nhập. Khoản mục này
của đơn vị khách hàng trong năm 2022 đạt 575.194 đồng giảm 402.927 đồng so với
năm 2021 và chiểm tỷ lệ 41,19%. Như vậy, trong năm 2022, doanh nghiệp không
đẩy mạnh việc đầu tư các hoạt đoạt động tài chính.

Chi phí tài chính:

Khi phân tích chi phí tài chính, KTV thường tập trung vào đánh giá chi phí
lãi vay bởi đây là khoản mục cho thấy liệu rằng doanh nghiệp có sử dụng nguồn
vốn hiệu quả hay không, doanh nghiệp có đang vay nợ quá nhiều hay không. Chi
phí lãi vay năm 2022 tăng so với năm 2019 là 225.660.020 đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng là 59,66%.

Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng năm 2022 thấp hơn so với năm 2021 là 446.851.182 đồng
chiếm 45,68%. Chi phí bán hàng sử dụng cho năm 2022 thấp hơn so với năm 2021
có thể do doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất nên chi phí bán hàng cũng giảm
theo năm 2022 giảm 15.988.604 đồng so với năm 2021 chiếm tỷ lệ giảm 0,84 %.
Mức độ giảm này không phải là quá lớn.

Lợi nhuận thuần:

SVTH: Đỗ Tất Đắc 50


Đại học Công nghiệp

Lợi nhuận thuần năm 2022 là -1.348.508.364 đồng trong khi năm 2021 lợi
nhuận thuần của doanh nghiệp là -481.613.313 đồng. Lợi nhuận thuần năm 2022
giảm hơn so với năm 2021 lên tới 866.895.051 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 180%

Chi phí khác

Chi phí khác của doanh nghiệp năm 2022 tăng so với năm 2021. Cụ thể, năm
2022 khoản mục chi phí khác đạt 835.794.100 đồng trong khi năm 2019 khoản mục
này chỉ là 228.527 đồng, thấp hơn 835.565.573 đồng so với năm 2021 và chiếm tỷ
lệ lên tới 365.631%. Liệu rằng khoản mục chi phí khác tăng lên đột ngột như vậy có
phải là do doanh nghiệp bị phạt hợp đồng hay không.

Thông qua quá trình có thể nhận thấy tình hình khinh doanh của doanh
nghiệp năm 2022 không mấy khả quan và kém hiệu quả hơn so với năm 2021. Điều
này có thể nhận thấy hệ thống KSNB của doanh nghiệp chưa thực sự tối ưu. Cùng
với sự ảnh hưởng của Covid đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2021 là một nguyên
nhân lớn tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

 Đánh giá tính trọng yếu:

KTV thực hiện xác định tỷ lệ tính giá trị trọng yếu và rủi ro được trình bày
trong (Phụ lục 1: GTLV - A710 : Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch-Thực tế))
trong đó:

Tại đơn vị khách hàng Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS HUDLAND
theo xét đoán của KTV về khoản mục dễ sảy ra rủi ro, KTV lựa chọn khoản mục
Doanh thu bán hàng làm mức trọng yếu nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ
thể hơn với việc xác định mức trọng yếu có giá trị là 42,347,924,299 đồng.

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu là 2%

Mức trọng yếu tổng thể (PM) = 42,347,924,299 * 2% = 846,958,486

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện là 75%

SVTH: Đỗ Tất Đắc 51


Đại học Công nghiệp

Mức trọng yếu thực hiện (MP) = PM *75% = 846,958,486*75% =


635,218,865

Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể : 1%

Ngưỡng sai sót không đáng kể / sai sót có thể bỏ qua = MP*1% =
635,218,864*1% = 6,352,189

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua của Phải thu khách hàng =
6,352,189*18.95%= 1,203,740

Trên cơ sở xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, dựa vào kinh nghiệm
và khả năng xét đoán nghề nghiệp, KTV tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai sót
trọng yếu ở toàn bộ BCTC.

 Xác định mức rủi ro:

Rủi ro tiềm tàng (IR): Sự biến động của thị trường trong thời điểm dịch
COVID 19 và sự thay đổi liên tục của tỷ giá mua-bán ngoại tệ có thể dẫn tới sự sai
sót trong hạch toán. Sau khi tiến hành và thu thập bằng chứng, KTV đánh giá rủi ro
tiềm tàng ở mức thấp.

Rủi ro kiểm soát (CR): Hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng lỏng lẻo có
thể dẫn tới các sai phạm hoặc gian lận trong quá trình ghi nhận khoản mục Phải thu
khách hàng. KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.

Rủi ro phát hiện (DR): KTV thu thập bằng chứng kiểm toán nhưng không thể
phát hiện được hết các sai sót trọng yếu. KTV cần thu thập các bằng cứng kiểm toán
một cách đầy đủ và thích hợp của khoản mục Phải thu khách hàng nhằm phát hiện
được tối đa các sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới báo cáo tài chính. KTV đánh giá rủi
ro phát hiện ở mức thấp.

2.2.2.5. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng ở cấp độ toàn doanh
nghiệp. Theo quy định và hướng dẫn của CMKiT Việt Nam số 315, việc đánh giá
KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro

SVTH: Đỗ Tất Đắc 52


Đại học Công nghiệp

do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm
vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

Nội dung chính: KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các
mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu
phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở
quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng.
KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN
bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Trong biểu này, việc đánh giá
này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy
trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các kiểm soát.

KTV thực hiện đánh giá hệ thốnsg KSNB của đơn vị khách hàng và thực
hiện trên (Phụ lục 1: GTLV - A610: Đánh giá KSNB cấp độ toàn DN)

Kết luận: Không có yếu tố gây ra rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ toàn
DN.

2.2.2.6. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và soạn thảo chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Nội dung kiểm toán

Đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và
báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán. Nội dung kiểm
toán chi tiết các thông tin tài chính, các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo tài chính cần
được kiểm toán xác định trong kế hoạch kiểm toán tùy thuộc vào chế độ báo cáo
thuộc lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán, mục tiêu của cuộc kiểm toán.
Cụ thể:

Nội dung, khoản mục, chỉ tiêu, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin
thuyết minh kiểm toán trọng yếu

Nội dung, khoản mục, chỉ tiêu, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin
thuyết minh khác

Phương pháp kiểm toán dự kiến:


SVTH: Đỗ Tất Đắc 53
Đại học Công nghiệp

Chọn nghiệp vụ theo phương pháp chọn mẫu , kiểm tra chứng từ có hợp lệ
hay không

+ Tính toán về số học .

+ Xác định tài khoản đối ứng .

+ Kiểm tra quá trình ghi sổ có đảm bảo đúng đắn .

+ Chọn tài khoản cần kiểm tra: chọn mẫu , đối với các tài khoản liên quan
đến bên ngoài .

+ Kiểm tra độ chính xác của số dư : Số dư là kết quả của một loạt các phép
toán và một loạt một nghiệp vụ khác nhau . Do đó các nghiệp vụ đúng thì số dư
đúng.

Phân công nhiệm vụ kiểm toán

Việc phân công nhiệm vụ được thực hiện và trình bày tại (Phụ lục 1 - GTLV:
Phân công nhiệm vụ kiểm toán)

Soạn thảo chương trình kiểm toán

Trong cuộc kiểm toán tại đơn vị khách hàng, công ty TNHH Kiểm toán CPA
Viet Nam đã thiết kế chương trình kiểm toán dựa trên khuôn mẫu của VACPA ban
hành. Chương trình kiểm toán được thiết kế sẵn cho từng khoản mục giúp cho KTV
không tốn nhiều thời gian khi tiến hành công việc. Trong đó, chương trình kiểm
toán khoản mục mua hàng và thanh toán; khoản mục lương và các khoản trích theo
lương được KTV trình bày trên mẫu giấy tờ làm việc:

(Phụ lục 1: Kế hoạch kiểm toán)

(Phụ lục 1: Danh mục Tài liệu cần cung cấp)

(Phụ lục 1: GTLV-D330 : Tìm hiểu chung về phải thu khách hàng)

2.2.3. Giai đoạn thực hiện chương trình kiểm toán


Thực hiện các khảo sát về KSNB đối với khoản mục Phải thu khách
hàng:

SVTH: Đỗ Tất Đắc 54


Đại học Công nghiệp

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc tìm hiểu về hệ thống KSNB chỉ
khái quát thì khi vào thực hiện kiểm toán, KTV cần tìm hiểu chi tiết về hệ thống
KSNB đối với khoản mục Phải thu khách hàng.

KTV sử dụng kỹ thuật nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn và quan sát
việc đề ra quy chế KSNB cùng với việc tuân thủ các thủ tục kiểm toán tại công ty
đầy đủ và liên tục hay không. Việc thiết kế các thủ tục kiểm soát này phải tuân thủ 3
nguyên tắc: Phân công phân nhiệm, Bất kiêm nhiệm, Phê chuẩn ủy quyền. Phải đảm
bảo tính hiệu lực và liên tục trong việc tổ chức hệ thống này.

- KTV tiến hành thu thập toàn bộ tài liệu về KSNB trong Công ty CP Đầu tư
và Phát triển BĐS HUDLAND, bao gồm quyết định về quy chế KSNB đối với
khoản Phải thu khách hàng, các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân viên thuộc
các bộ phận kế toán, các quy định về chức năng; nhiệm vụ quyền hạn của bộ phận
hay cá nhân có liên quan.

- KTV tiến hành phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự
hiện hữu, tính thường xuyên, liên tục của các bước kiểm soát hồ sơ, tài liệu,…
Kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB đã được lưu lại trên hồ sơ, tài liệu.

- Kiểm tra từ đầu đến cuối diễn biến qua từng bước của một nghiệp vụ trọng
yếu cụ thể đã được ghi lại trong sổ cái để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp
dụng trong quá trình hạch toán một nghiệp vụ đến khi vào sổ cái. Đối với những thủ
tục kiểm soát không để lại dấu vết cần phỏng vấn những người có liên quan: Ban
giám đốc, cán bộ, nhân viên, kế toán trực tiếp hạch toán,…

a. Thực hiện thủ tục phân tích:

- So sánh về phải thu khách hàng với doanh thu thuần kỳ này với kỳ trước,
giải thích các biến động lớn, nếu có.

- So sánh tỷ suất về khả năng thanh toán của kì trước và kì hiện tại.Tìm hiểu
và thu thập giải thích cho các biến động lớn

- Xem xét tính hợp lý và nhất quán của các khoản mục phải thu giữa kỳ này
với kỳ trước và giữa các tháng (quý) với nhau và kế hoạch đồng thời tìm hiểu
nguyên nhân cho các biến động bất thường.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 55


Đại học Công nghiệp

b. Thực hiện kiểm tra chi tiết.

Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích, KTV có những
đánh giá sơ bộ về tính hợp lý và trung thực của khoản mục. Để có thể dẫn đến kết
luận chính xác, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết khoản mục.

Bước 1: Kiểm tra tính hiện hữu, đầy đủ, ghi sổ, trình bày, phân loại

Nội dung thực hiện:

- Tính đầy đủ, trình bày, phân loại: Tổng hợp công nợ phải thu đối chiếu với
báo cáo tài chính, biên bản đối chiếu công nợ và phân tích sự biến động
- Tính đầy đủ: Kiểm tra việc đối chiếu xác nhận công nợ
- Tính hiện hữu Kiểm tra công nợ nhận trước của khác hàng không biến động
và hồ sơ chứng minh khoản nhận trước vân thực hiện theo hợp (Phụ lục 1: GTLV –
D341: Tổng hợp đối ứng tài khoản phát hiện các đối ứng bất thường, phân tích sự
biến động – sổ cái 131)

Kết luận:

- Không có chênh lệch giữa số liệu từ sổ kế toán tổng hợp, chi tiết với báo
cáo tài chính
- Không có sự biến động lớn giữa số đầu kỳ và cuối kỳ
- Tỷ lệ đối chiếu công nợ rất thấp

Bước 2: Phân tích đánh giá công tác quản trị công nợ

Nội dung thực hiện: Phân tích chỉ số tài chính công nợ phải thu căn cứ vào
sổ cái TK131 và BCTC, KTV tiến hành so sánh chênh lệch các chỉ tiêu Công nợ
phải thu, Hệ số thu hồi nợ, Thời hạn thu hồi nợ của kỳ trước và kỳ này nhằm đánh
giá quá trình quản trị công nợ tại công ty (Phụ lục 1: GTLV – B420: Phân tích tỉ
trọng – sổ cái 131)

Kết luận: Hệ số công nợ của đơn vị ở mức bình thường

Bước 3: Kiểm tra nghiệp vụ bất thường

Công việc thực hiện:

SVTH: Đỗ Tất Đắc 56


Đại học Công nghiệp

Tổng hợp đối ứng các tài khoản liên quan đến TK 131 như TK 111, TK 112,
TK 333, TK 511,Phân tích sự biến động theo tháng của TK 131 (Theo phụ lục 2.19:
GTLV – G342: Kiểm tra nghiệp vụ bất thường - sổ cái 131)

Kết luận: Không có biến động bất thường.

Bước 4: Kiểm tra tính nhất quán

Công việc thực hiện:

- Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù
hợp với quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành.

(Phụ lục 1: GTLV – G342: Kiểm tra tính nhất quán)

Kết luận: Không có sai sót trong việc ghi nhận theo nguyên tắc kế toán nhất
quán.

Bước 5: Kiểm tra tính hiện hữu, đầy đủ, ghi sổ, trình bày, phân loại

Công việc thực hiện:

- Kiểm tra việc trích lập dự phòng và ước tính dự phòng công nợ, so sánh số
dư đầu kỳ và số dư cuối ky chỉ ra các TK không biến động và tỷ lệ trích lập dự
phòng cho mỗi tài khoản.
(Phụ lục 1: GTLV – D344: Bảng phân tích công nợ không biến động và
trích lập dự phòng)
Kết luận:
- Không có sự biến động lớn về số dư đầu kỳ và cuối kỳ
- Đảm bảo tính hiện hữu, đầy đủ, chính xác
- Kiểm tra công nợ nhận trước của khách hàng
Bước 6: Khoản mục công nợ trình bày trên Báo cáo tài chính là đúng

Công việc thực hiện:

Kiểm tra việc phân loại khoản công nợ ngắn và dài hạn trên Báo cáo tài
chính của từng đối tượng khách hàng cùng với đó là thời hạn của công nợ

SVTH: Đỗ Tất Đắc 57


Đại học Công nghiệp

(Phụ lục 1: GTLV – D346: Bảng phân tích công nợ không biến động và trích
lập dự phòng)
Kết luận:
- Các bút toán ghi sổ, trình bày và phân loại về tiền mặt đảm bảo quy định
của chế độ kế toán công ty đang áp dụng.
- Không có sự chênh lệch giữa số liệu từ sổ kế toán tổng hợp, chi tiết báo cáo
tài chính.
-Phân tích công nợ không biến động và trích lập dự phòng
- Bước 7: Chọn mấu nghiệp vụ kiểm tra
Công việc thực hiện:

KTV tiến hành chọn ngẫu nhiên mẫu nghiệp vụ từ sổ kế toán, kiểm tra chứng
từ kèm theo như hóa đơn bán hàng, vận chuyển, …. Là có thật, đúng vưới số phát
sinh được phân loại chính xác và có đầy đủ chứng từ hợp lệ.

2.2.4. Giai đoạn kết thúc công việc kiểm toán


Tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM, khi vào giai đoạn kết thúc
kiểm toán, đoàn kiểm toán sẽ họp bàn trao đổi các vấn đề được ghi lại trong giấy tờ
làm việc cùng với ban giám đốc và những người liên quan ở đơn vị khách hàng. Sau
khi đã thống nhất ý kiến cùng với công ty khách hàng trưởng nhóm kiểm toán sẽ
tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán:
Tại thời điểm kiểm toán, KTV đã thực hiện đối chiếu khoản nợ phải thu
trọng yếu cuối kì để kiểm tra sự trùng hợp với số liệu trên thư xác nhận do khách
hàng cung cấp.
Lý giải được một số thư xác nhận của doanh nghiệp khách hàng còn thiếu do
dịch Covid dãn cách xã hội. Yêu cầu bổ xung để có căn cứ kết luận.
Kiểm toán viên phân công trợ lý kiểm toán làm báo cáo và đóng dấu. Sau đó
chuyển cho trưởng phòng để xem xét báo cáo cấp trưởng phòng sau đó trình lên
giám đốc để báo cáo cấp công ty đưa ra thống nhất và phát hành báo cáo kiểm toán
cho công ty.

2.2.4.1. Rà soát lại các thủ tục đã thực hiện và tổng hợp các sai phạm phát hiện
Các thành viên trong nhóm thực hiện rà soát lại các thủ tục đã thực hiện.
Trưởng nhóm tiến hành thu thập giấy tờ làm việc của tất cả các thành viên trong

SVTH: Đỗ Tất Đắc 58


Đại học Công nghiệp

nhóm và thực hiện soát xét. Trưởng nhóm cũng trao đổi với các thành viên về các
phát hiện trong quá trình kiểm toán và tổng hợp các bút toán điều chỉnh đối với từng
khoản mục Phải thu khách hàng. (Phụ lục 1: GTLV: Bảng tổng hợp các bút toán
điều chỉnh)

2.2.4.2. Trao đổi với khách hàng.


Sau khi công việc kiểm toán kết thúc, KTV sẽ gửi giấy tờ làm việc cho
trưởng nhóm, trưởng phòng và giám đốc chi nhánh để rà soát lại các thủ tục thực
hiện, xác định các vấn đề cần trao đổi với khách hàng trong cuộc kiểm toán thông
qua bảng tổng hợp kết quả kiểm toán chi tiết tại (Phụ lục 1- GTLV B410: Tổng hợp
kết quả kiểm toán)

2.2.4.3. Kết luận về khoản mục Phải thu khách hàng


Sau khi họp trao đổi với khách hàng, KTV đưa ra kết luận cuối cùng về
khoản mục Phải thu khách hàng cũng như kết luận về toàn bộ BCTC của khách
hàng theo (Phụ lục 1: GTLV: Kết luận và kiến nghị). Khoản mục Phải thu khách
hàng không thể thực hiện kiểm tra do phạm vi kiểm toán bị hạn chế do một số số
thư xác nhận của doanh nghiệp khách hàng còn thiếu từ nguyên nhân khách quan
của dịch bệnh COVID 19. KTV hình thành ý kiến kiểm toán ngoại trừ, chi tiết về
lập báo cáo kiểm toán được trình bày ở (Phụ lục 1-GTLV B140: Hình thành ý kiến
kiểm toán)..

SVTH: Đỗ Tất Đắc 59


Đại học Công nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng do Công ty
TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện đã dần hoàn thiện hơn trong những
năm gần đây. Các bước tiến hành quy trình kiểm toán khá chi tiết và hợp lý giúp
kiểm toán viên nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt đọng của cuộc kiểm toán.

Bên cạnh những ưu điểm trong quá trình thực hiện kiểm toán thì Công ty
TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM vẫn tồn tại một số sai sót làm ảnh hưởng một
phần nào tới chất lượng kiểm toán cũng như giảm độ tin cậy của khách hàng đối với
công ty. Để có thể làm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm
toán CPA VIET NAM, em xin đề xuất một số giải pháp để có thể khắc phục được
phần nào những vấn đề còn tồn tại trong quá trình kiểm toán được trình bày ở
chương 3.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 60


Đại học Công nghiệp

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU


KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.1. Đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH
Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM,
qua tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ thực hiện hai khách hàng A và B, ta có thể nhận thấy chương trình kiểm toán
Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ nói riêng từ khâu lập chuẩn bị kiểm toán đến kết thúc kiểm toán, phát
hành báo cáo kiểm toán đã được thực hiện tương đối đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ các
quy định hiện hành. Dựa vào những kiến thức của mình cũng như thời gian thực tế
thực tập tại Chi nhánh A&C Hà Nội, em xin đưa ra những nhận xét về Thực trạng
quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu như sau:

3.1.1. Những ưu điểm trong thực tế


Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng được Công ty Kiểm toán CPA
VIET NAM xây dựng khá hoàn thiện. Quy trình bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị
kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình này được xây dựng
dựa trên cơ sở quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Chế độ tài chính hiện
hành và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được thừa nhận
rộng rãi.

3.1.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán


Thứ nhất, quy trình lập kế hoạch kiểm toán được xây dựng khoa học và
huớng dẫn cụ thể, rõ ràng. Lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện bởi trưởng nhóm
kiểm toán và phải được thông qua bởi Ban lãnh đạo là các kiểm toán viên cao cấp
có kinh nghiệm lâu năm trong kiểm toán BCTC các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh
vực hoạt động. Việc lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán CPA
VIET NAM được thiết lập tuân thủ theo những hướng dẫn trong Chuẩn mực Kiểm

SVTH: Đỗ Tất Đắc 61


Đại học Công nghiệp

toán Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu chung của giai đoạn này. Đầu tiên, kiểm
toán viên phải nhận diện lý do kiểm toán của doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng
chấp nhận kiểm toán. Sau đó, KTV sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đánh giá ban đầu về trọng yếu và rủi ro, phân tích sơ bộ báo cáo tài
chính nói chung và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng. Dựa trên cơ
sở các thông tin đã thu thập được, kiểm toán viên sẽ khoanh vùng rủi ro, xác định
có khả năng xảy ra các sai phạm đối với các phần hành Đồng thời với các thông tin
phân tích sơ bộ về tình hình tài chính, các khoanh vùng rủi ro cũng như các thủ tục
kiểm toán đã được kiến nghị thực hiện, các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ
nắm bắt được trọng tâm của công việc kiểm toán, tránh tình trạng thực hiện giàn trải
các thủ tục, gây lãng phí về mặt thời gian và công sức dẫn đến làm giảm hiệu quả
công việc.

Thứ hai, trước khi tiến hành kiểm toán, Công ty đều tiến hành thu thập
những thông tin cần thiết để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách
hàng, nhằm đảm bảo khi kí kết hợp đồng, công ty có khả năng thực hiện các điều
khoản trong hợp đồng thời cung cấp được cho khách hàng một dịch vụ kiểm toán
chất lượng cao nhất. Nhất là đối với những khách hàng mới, KTV xem xét đầy đủ
các vấn đề như liên lạc với KT tiền nhiệm, xem xét mối quan hệ về tính thân quên,
về lợi ích tài chính. Đây cũng là cơ sở để Công ty thực hiện tốt các bước công việc
tiếp theo trong quy trình kiểm toán.

Thứ ba, quy định chung về xác định mức trọng yếu đã được ban hành và áp
dụng thống nhất. Trên cơ sở tham khảo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA
cũng như qua kinh nghiệm làm việc, Công ty Kiểm toán CPA VIET NAM đã xây
dựng quy trình đánh giá, xem xét mức trọng yếu đối với mỗi cuộc kiểm toán. Thông
thường mức trọng yếu được xác định dựa trên cơ sở các chỉ tiêu trọng yếu trên báo
cáo tài chính như: Lợi nhuận trước thuế, Doanh thu, Vốn chủ sở hữu và Tổng tài
sản. Tỷ lệ để xác định mức trọng yếu đối với mỗi chỉ tiêu trên đã được xác định bao
gồm có tỷ lệ tối thiểu và tối đa. Trên cơ sở xem xét đặc điểm hoạt động kinh doanh
trong năm tại khách hàng, kiểm toán viên sẽ lựa chọn mức trọng yếu tổng thể với
mỗi cuộc kiểm toán. Căn cứ vào mức trọng yếu tổng thể được xác định trong giai

SVTH: Đỗ Tất Đắc 62


Đại học Công nghiệp

đoạn lập kế hoạch, tùy thuộc đánh giá của KTV vào hiệu quả của KSNB của doanh
nghiệp, KTV có thể lựa chọn tỷ lệ để xác định mức trọng yếu thực hiện.

3.1.1.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán


Thứ nhất, các KTV rất linh hoạt trong việc vận dụng các thủ tục kiểm toán.
Trên cơ sở rủi ro xảy ra các sai phạm đối với phần hành doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ đã được xác định trong giai đoan chuẩn bị kiểm toán cũng như các
thủ tục kiểm toán đề xuất trong chương trình kiểm toán, các KTV luôn bám sát quy
trình kiểm toán đã được đề ra, tuy nhiên vẫn có sự vận dụng linh hoạt các thủ tục
kiểm toán nếu thấy cần thiết tùy thuộc vào đặc điểm cuộc kiểm toán. Chương trình
kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được xây dựng
sẵn. Nhưng, đó chỉ là những thủ tục chung, hướng dẫn cho các KTV. Với các khách
hàng khác nhau thì thủ tục kiểm toán cần áp dụng cũng sẽ khác nhau. KTV có thể
xem xét, tìm hiểu về đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tại khách hàng để thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp. KTV có thể bổ sung hoặc
giảm bớt số lượng các thủ tục kiểm toán nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ và
hiệu quả công việc.

Thứ hai, giấy làm việc được sắp xếp có hệ thống, khoa học. Trong giai đoạn
này, các thành viên trong nhóm kiểm toán luôn có ý thức về việc lưu lại có hệ thống
các giấy tờ làm việc, bằng chứng kiểm toán đã thu thập được trong quá trình kiểm
toán (có thể do phía khách hàng cung cấp hoặc bên thứ 3 khác) nhằm đảm bảo đủ
cơ sở đưa ra được ý kiến đối với việc ghi nhận và trình bày doanh thu bán hàng trên
báo cáo tài chính của khách hàng. Giấy tờ làm việc phải được sắp xếp có hệ thống
và được tham chiếu lên kết luận kiểm toán, chương trình kiểm toán, tham chiếu liên
hệ giữa các giấy tờ làm việc nhằm dễ dàng trong việc kiểm tra, soát xét các thủ tục
và bằng chứng kiểm toán đã thu thập được cho phần hành.

3.1.1.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán


Ưu điểm nổi bật nhất của giai đoạn kết thúc kiểm toán tại Công ty TNHH
Kiểm toán CPA Viet Nam là việc soát xét giấy tờ làm việc sau kiểm toán. Đầu tiên,
KTV trưởng nhóm tiến hành thu thập giấy tờ làm việc của các thành viên và trao
đổi các vấn đề phát hiện được. Kiểm toán viên trưởng nhóm là người tiến hành tổng

SVTH: Đỗ Tất Đắc 63


Đại học Công nghiệp

hợp tất cả các vấn đề của cuộc kiểm toán, là người chịu trách nhiệm giải trình với
cấp trên nếu có yêu cầu. Vì vậy họ sẽ phải trao đổi kỹ với các thành viên để hiểu rõ
các vấn đề. Là người trực tiếp chỉ đạo cuộc kiểm toán, KTV trưởng nhóm hiểu rõ
tình hình nên họ soát xét đầu tiên là việc hợp lý. Họ giúp các thành viên điều chỉnh
lại giấy tờ làm việc cho phù hợp với yêu cầu.

Tiếp theo, trưởng phòng nghiệp vụ sẽ thực hiện soát xét bước hai và cuối
cùng, Ban Giám đốc sẽ soát xét bước thứ ba, khi đó họ có thể phát hiện ra những
vấn đề chưa thỏa đáng trong giấy tờ làm việc và yêu cầu người thực hiện bổ sung.

Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, thực tế thực hiện quy trình
kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM vẫn còn tồn tại những nhược
điểm cần nghiên cứu, tìm hướng giải quyết khắc phục.

3.1.2. Những tồn tại


3.1.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Thứ nhất, KTV tiến hành tìm hiểu môi trường hoạt động, KSNB của khách
hàng một cách khá đầy đủ, tuy nhiên do các yếu tố khách quan, chủ quan mà KTV
chưa thực hiện có hiệu quả đối với việc nghiên cứu, đánh giá KSNB của khách
hàng. Do hạn chế về mặt thời gian, quá trình tìm hiểu khách hàng thường được
KTV thực hiện chủ yếu dựa vào việc trao đổi, diễn giải bằng lời từ phía khách hàng.
Phương pháp này có ưu điểm là thể hiện đơn giản, thuận tiện tuy nhiên lại có nhiều
hạn chế, cụ thể như: tính khách quan của thông tin bị giảm sút đồng thời nếu KSNB
của khách hàng tương đối phức tạp thì sẽ rất dài dòng khi phải miêu tả chi tiết, hơn
nữa lại khó phát hiện ra những điểm thiết sót, rủi ro có thể xảy ra trong các bước
kiểm soát. Bởi vậy, trong một số trường hợp, việc mô tả bằng lời hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng về cơ cầu tổ chức bộ phận kiểm soát cũng như quy trình
thực hiện các thủ tục kiểm soát sẽ không còn là sự lựa chọn tối ưu. Bên cạnh đó, để
đánh giá KSNB, KTV thường thực hiện qua hệ thống các câu hỏi đã được thiết kế
sẵn áp dụng cho tất cả các khách hàng của Công ty. Phương pháp làm việc này có
ưu điểm là tiết kiệm về thời gian đối với các khách hàng có quy mô nhỏ, không quá

SVTH: Đỗ Tất Đắc 64


Đại học Công nghiệp

phức tạp tuy nhiên kết quả khảo sát sẽ không cao đối với một số khách hàng có độ
phức tạp hơn.

Thứ hai, việc tìm hiểu thông tin về đặc điểm kinh doanh của khách hàng,
nghĩa vụ pháp lý và đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
còn ở mức độ sơ lược, chưa có sự hoàn chỉnh trong công tác thực hiện. Việc tìm
hiểu thông tin cơ sở chủ yếu dựa vào thông tin, do tài liệu khách hàng cung cấp
hoặc do phỏng vấn nhân viên tại đơn vị. Với các bên cung cấp thông tin bên ngoài
như thuế, ngân hàng, luật…KTV chưa có sự chú trọng đúng mực với vai trò của các
nguồn này. Đặc biệt là khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có mối quan hệ
rất nhiều với thuế phải nộp cũng như các nghiệp vụ thanh toán liên quan tới doanh
thu chủ yếu thực hiện qua ngân hàng. KTV thường không tiến hành quan sát hoạt
động kinh doanh trực tiếp. Bên cạnh đó, các khách hàng kiểm toán nhiều năm
thường ít được sự tìm hiểu tình hình hơn so với các khách hàng mới.

3.1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán


Thứ nhất, khi thực hiện thủ tục phân tích, Công ty TNHH Kiểm toán CPA
VIET NAM chỉ sử dụng số liệu phân tích do khách hàng cung cấp. Điều đó làm
giảm đáng kể tính đáng tin cậy trong các chỉ tiêu phân tích. Cụ thể, nếu KTV thực
hiện phân tích sử dụng thêm các yếu tố bên ngoài, ví dụ như trị số của chỉ tiêu
tương ứng chung cho toàn ngành, toàn lĩnh vực mà doanh nghiệp cung cấp, hoặc
tham khảo các chỉ tiêu của các doanh nghiệp uy tín, doanh nghiệp đầu ngành thì số
liệu phân tích sẽ đáng tin cậy hơn. Không chỉ có vậy, việc phân tích dựa vào số liệu
của ngành hay của doanh nghiệp đầu ngành sẽ cung cấp thông tin về quản trị hữu
ích cho doanh nghiệp khách hàng. KTV thường không chú ý đến các thông tin này
là do chưa có được nguồn thông tin nhanh chóng và đáng tin cậy. KTV khi thực
hiện kiểm toán sẽ phải tự giải quyết các yêu cầu công việc, không có các bộ phận hỗ
trợ nghiệp vụ nên nguồn thu thập thông tin chủ yếu là thông qua internet. Việc này
nhiều khi khiến thông tin chưa qua kiểm định, không thực sự đáng tin cậy. Hơn nữa
việc thu thập thông tin về ngành, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng qua internet
lại rất khó khăn vì tính bảo mật thông tin của các doanh nghiệp khác.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 65


Đại học Công nghiệp

Thứ hai, thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ chủ yếu tập trung vào mục tiêu tính có thật và đúng kỳ nhiều hơn
các mục tiêu khác. Để đánh giá tính chính xác của doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ trên BCTC, KTV chủ yếu thực hiện thủ tục kiểm toán như đối chiếu, tổng
hợp,tính toán lại và kiểm tra lại, các thủ tục này giúp KTV hạn chế được thời gian
và công sức. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống chỉ thực hiện những thủ tục đó sẽ
không đủ cơ sở để đảm bảo rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình
bày trên BCTC là trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp mới
bước đầu thành lập và có ý định báo lỗ thì mục tiêu đầy đủ mới là mục tiêu KTV
cần tập trung chú trọng. Thực tế trong năm, doanh nghiệp có rất nhiều các nghiệp
vụ phát sinh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do đó, nếu chỉ quan tâm tới
mục tiêu hiện hữu và phát sinh để thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết sẽ không
bao quát được các nghiệp vụ phát sinh trong năm, khi đó dẫn đến rủi ro tiềm tàng là
các sai phạm ngược chiều nhau sẽ tự triệt tiêu và KTV sẽ khó có thể phát hiện được
các sai phạm đó.

3.1.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán


Sau khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng, KTV tiến hành tổng hợp các phát
hiện và các bút toán điều chỉnh để trao đổi với khách hàng trước khi lập báo cáo
kiểm toán. Các bút toán điều chỉnh này căn cứ vào các chênh lệch và nguyên nhân
đã tìm hiểu để yêu cầu khách hàng điều chỉnh. KTV yêu cầu điều chỉnh với tất cả
các chênh lệch đã phát hiện. Điều này là không cần thiết, vì có những chênh lệch
nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC nhưng
việc điều chỉnh lại liên quan đến rất nhiều tài khoản, phải điều chỉnh lại nhiều khoản
mục.

3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế

Về phía cơ quan nhà nước

Hệ thống pháp lý như chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, một số quy
định đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, còn tồn tại những khác biệt giữa
chuẩn mực Việt Nam và Chuẩn mực quốc tế do đó có một số vướng mắc khi áp
dụng.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 66


Đại học Công nghiệp

- Nhà nước chưa hoàn thiện, chuẩn hóa các quy định làm cơ sở cho việc đào
tạo, thực hiện kiểm toán và giám sát hoạt động nghề nghiệp của các công ty kiểm
toán.

- Luật kiểm toán độc lập chưa được hoàn thiện, địa vị pháp lý của hoạt động
kiểm toán chưa thực sự được đề cao.

- Khuôn khổ pháp lý về trách nhiệm của các công ty kiểm toán đối với chất
lượng của hoạt động kiểm toán, các quy định về các chế tài xử phạt hành vi vi phạm
đạo đức nghề nghiệp của KTV chưa được rõ ràng và chặt chẽ ảnh hưởng đến chất
lượng của hoạt động kiểm toán.

Về phía Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM

- Quá trình đánh và lựa chọn khách hàng chưa kỹ lưỡng, chưa bố trí được
thời gian kiểm toán hợp lý, không cân bằng được giữa nguồn lực hiện có và hợp
đồng gây tình trạng quá tải cho các KTV.

- Khối lượng công việc quá lớn gây sức ép cho KTV, làm KTV không thể
tuân theo đúng quy trình kiểm toán và quy định của công ty.
- Thời gian kiểm toán ở khách hàng bị hạn chế, số lượng khách hàng lớn,
công ty kiểm toán làm việc với cường độ cao, nhân sự mỏng nên nhiều thủ tục kiểm
toán bị bỏ qua hoặc thực hiện mang tính hình thức.

Về phía công ty khách hàng

Qua thực tế kiểm toán cho thấy việc tổ chức công tác kế toán tại một số công
ty khách hàng còn nhiều yếu kém, hệ thống KSNB được xây dựng một cách đơn
giản, chưa hỗ trợ một cách hiệu quả các yêu cầu hoạt động của công ty.

- Bên cạnh đó, nhiều công ty khách hàng vẫn còn sử dụng kế toán thủ công
hoặc áp dụng các hình thức kế toán chưa khoa học, có hệ thống.

- Ngoài ra, ý thức về hoạt động kiểm toán tại một số khách hàng còn chưa
cao. Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn xem việc thực hiện kiểm toán mang tính bắt
buộc mà chưa nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của công tác kiểm toán, vì

SVTH: Đỗ Tất Đắc 67


Đại học Công nghiệp

vậy, đôi khi không có thái độ hợp tác tích cực cho công tác kiểm toán, cản trở, gây
khó khăn cho hoạt động kiểm toán.

- Trong nhiều trường hợp khách hàng không thực hiện những kiến nghị và
bút toán điều chỉnh của KTV, gây những cản trở nhất định trong phát hành báo cáo
kiểm toán và gây khó khăn cho KTV trong những kỳ kiểm toán sau.

3.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán Phải thu khách
hàng

3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện


Muốn đảm bảo cho quy trình kiểm toán khoản mục NPT NCC trong kiểm
toán BCTC có tính khả thi thì các nội dung đưa ra phải đáp ứng được các nguyên
tắc sau:

- Việc hoàn thiện phải phù hợp với hệ thống pháp luật và điều kiện cụ
thể của Việt Nam, phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế hiện hành
của Nhà nước, các Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán đã ban hành.
- Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu
khách hàng cần phải phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm hoạt động kinh
doanh tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM.
- Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu
khách hàng phải dễ hiểu, dễ triển khai và dễ quán triệt.
- Các giải pháp hoàn thiện về quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền cần đảm bảo sự phù hợp giữa lợi ích và chi phí cho hoạt
động kiểm toán.
- Đơn vị được kiểm toán phải phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm toán
trong suốt quá trình kiểm toán, cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, giải đáp đầy
đủ các thắc mắc của KTV.
Để các nội dung trong kiểm toán Phải thu khách hàng, trong kiểm toán
BCTC có ý nghĩa về cả lý luận lẫn thực tiễn đòi hỏi phải thực hiện các nguyên tắc
trên một cách đồng bộ.

3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục NPT NCC trong kiểm toán
BCTC phải đạt được những yêu cầu sau:

SVTH: Đỗ Tất Đắc 68


Đại học Công nghiệp

- Phải đảm bảo yêu cầu hiệu quả. Mục tiêu của việc kiểm toán khoản
mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC là nhằm xác minh tính trung thực
hay mức độ tin cậy của các khoản nợ phải trả cho người bán và việc trình bày các
khoản nợ cho người bán trên BCTC đảm bảo tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lý theo
quy định của chuẩn mực; đồng thời giúp người sử dụng thông tin có một cái nhìn
khách quan nhất về doanh nghiệp.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình kiểm soát chất
lượng đối với tất cả các cuộc kiểm toán.
- Cần thiết lập các quy định cụ thể đối với kiểm toán từng phần hành cụ
thể, đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình kiểm toán. Xây dựng hệ thống các
chương trình kiểm toán, các mẫu bảng biểu phù hợp, khoa học. Đồng thời nâng
cao chất lượng nhân lực và vật lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt
động kinh doanh.
- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và có khả năng thực hiện được. Hoàn thiện
quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM thực hiện cần thiết thực hữu ích.
Đồng thời phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm.

3.3. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán CPA
VIET NAM thực hiện
Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, để có được một vị
thế vững chắc trên thị trường kiểm toán đang ngày một lớn mạnh cả về số lượng
lẫn chất lượng, mọi công ty kiểm toán đều phải nỗ lực đổi mới, hoàn thiện dịch vụ
cung cấp đến khách hàng để giữ được niềm tin, uy tín.
Dựa trên những kiến thức tích lũy được, em xin đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty
TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM gắn với những hạn chế đã nêu ở trên:

3.3.1. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán


Thứ nhất, căn cứ đưa ra kiến nghị: CMKiT “Xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của

SVTH: Đỗ Tất Đắc 69


Đại học Công nghiệp

đơn vị” (CMKiT 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu KSNB về mặt thiết kế và triển
khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Đánh
giá của KTV về hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh
doanh nói chung và đối với hoạt động bán hàng nói riêng đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với một cuộc kiểm toán BCTC. Nhận định về rủi ro kiểm soát, về khả
năng phát hiện, ngăn ngừa các sai phạm có thể xảy ra của các khâu trong quá trình
kiểm soát của doanh nghiệp là một căn cứ để kiểm toán viên xác định mức trọng
yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cũng như xác định được nội
dung, lịch trình và quy mô các thủ tục kiểm toán cần áp dụng trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán. Khi kiểm toán những khách hàng lớn, HTKSNB của khách hàng
phức tạp, có nhiều khâu, nhiều bộ phận, để quá trình tìm hiểu về KSNB của Doanh
nghiệp có hiệu quả, KTV nên sử dụng lưu đồ trong việc mô tả hệ thống KSNB của
doanh nghiệp.
Do đó, kiến nghị: sử dụng lưu đồ trong việc mô tả hệ thống KSNB của doanh
nghiệp. Việc sử dụng Lưu đồ sẽ giúp KTV nhận thấy được mối liên hệ giữa các bộ
phận, các khâu, các thủ tục kiểm soát từ đó giúp KTV có thể nhận diện điểm hạn
chế, rủi ro của HTKSNB cũng như đưa ra được đánh giá khả năng không đảm bảo
phát hiện, ngăn ngừa sai phạm trong hoạt động có thể do thủ tục chưa được thiết kế
phù hợp, chặt chẽ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia. Ngoài ra,
việc vận dụng kết hợp mô tả HTKSNB theo ba phương pháp trên còn giúp các cấp
soát xét hồ sơ kiểm toán, các KTV thực hiện kiểm toán năm tiếp theo không mất
nhiều thời gian để tiếp tục tìm hiểu về doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
và hoạt động, trình tư luân chuyển chứng từ, trình tự thực hiện các thủ tục kiểm
soát… Bên cạnh đó, việc sử dụng Lưu đồ sẽ giúp KTV có thể dễ dàng sửa đổi và
cập nhật thông tin khi có sự thay đổi trong HTKSNB của khách hàng, từ đó góp
phần tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện kiểm toán.
Thứ hai, căn cứ đưa ra kiến nghị: CMKiT “Xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của
đơn vị” (CMKiT 315), KTV thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách
hàng, tìm hiểu về KSNB, hệ thống kế toán, xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước,
tiến hành tham quan nhà xưởng, nhận diện các bên hữu quan, cũng như thu thập
thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đây là bước công việc không thể
SVTH: Đỗ Tất Đắc 70
Đại học Công nghiệp

thiếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói chung và kế hoạch kiểm toán
khoản mục doanh thu nói riêng. CMKiT số 500 “ Bằng chứng kiểm toán” cũng chỉ
ra bằng chứng kiểm toán được thu thập từ nguồn lập bên ngoài có mức độ đảm bảo
cao hơn từ nội bộ Doanh nghiệp.
Do đó, kiến nghị: Với những hạn chế còn tồn tại trong bước công việc này
của công ty, yêu cầu đặt ra là việc thông tin về khách hàng cần được tìm hiểu và thu
thập thông qua nhiều nguồn khác nhau. KTV không chỉ thu thập thông tin từ nội bộ
doanh nghiệp mà cần thu thập từ các nguồn bên ngoài độc lập như: khách hàng, chủ
đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng và các nguồn khác … Đồng thời, KTV phải chú
trọng vào việc quan sát thực trạng sản xuất kinh doanh, chính sách và thực trạng
quy trình bán hàng - thu tiền và ghi nhận doanh thu, chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, thực trạng hàng tồn kho, … tại đơn vị khách hàng.

3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán


Thứ nhất, căn cứ đưa ra kiến nghị: CMKiT “ Thủ tục phân tích” ( CMKiT
520) quy định việc sử dụng thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích có thể giúp KTV
xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu
hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, từ đó,
xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là rủi ro có sai sót trọng yếu do
gian lận. Chuẩn mực cũng quy định thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh thông
tin tài chính của đơn vị với các thông tin tương tự của ngành, với số liệu trung bình
của ngành, hoặc với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động.
Do đó, kiến nghị: KTV cần thiết phải sử dụng thêm các số liệu tham khảo
như số liệu bình quân của ngành, của các công ty uy tín, công ty đầu ngành trong
lĩnh vực của khách hàng kết hợp với các thông tin về tình hình môi trường kinh
doanh, tình hình chung của nền kinh tế để phân tích. Việc sử dụng các thông tin này
không những trợ giúp cho việc phân tích các biến động bất thường, phát hiện các rủi
ro mà nó còn giúp kiểm toán viên phát hiện sự yếu kém trong kiểm soát, quản lý
của đơn vị để đưa ra các tư vấn cần thiết trong thư quản lý.
Tuy nhiên, kiểm toán viên không thể lấy các giá trị này một cách tùy tiện.
Kiểm toán viên cần phải sử dụng có chọn lọc số liệu lấy từ các nguồn có uy tín, có
đảm bảo. Nếu cần thiết, có thể thành lập một bộ phận hỗ trợ các kiểm toán viên

SVTH: Đỗ Tất Đắc 71


Đại học Công nghiệp

trong việc tìm kiếm dữ liệu, cung cấp thông tin để đảm bảo cung cấp thông tin
chính xác, đầy đủ và nhanh chóng, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho các
KTV.
Thứ hai, căn cứ đưa ra kiến nghị: Theo CMKiT Việt Nam số 200, mục tiêu
tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán
BCTC là: “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương
diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó
giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía
cạnh trọng yếu hay không; Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi
thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát
hiện của kiểm toán viên”. Mục tiêu chung của kiểm toán khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ là đảm bảo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được
lập và trình bày trên BCTC một cách trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó, các mục
tiêu đặc thù KTV cũng cần xác định khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ, đó là tính có thực (tồn tại hay phát sinh); tính chính xác; tính
đầy đủ; tính đúng kỳ; tính phân loại và trình bày.
Do đó, kiến nghị: KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết hướng đến
nhiều mục tiêu khác nhau, ngoài mục đảm bảo tính có thật, đúng kỳ và chính xác.
Chẳng hạn, để đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận đầy đủ, KTV có thể
tiến hành chọn ngẫu nhiên các biên bản nghiệm thu, kiểm tra việc ghi nhận doanh
thu. Công ty nên xây dựng một thư viện các thủ tục kiểm tra chi tiết hướng đến các
mục tiêu khác nhau, phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như xây
lắp, thương mại, bất động sản.
Thủ tục phân tích

KTV nên sử dụng thêm các số liệu tham khảo như số liệu bình quân của
ngành, của các công ty uy tín, công ty đầu ngành trong cùng lĩnh vực của khách
hàng; kết hợp với các thông tin về tình hình môi trường kinh doanh, tình hình chung
của nền kinh tế để phân tích. Việc sử dụng các thông tin này không những trợ giúp
cho việc phân tích các biến động bất thường, phát hiện các rủi ro mà nó còn giúp
KTV phát hiện ra sự yếu kém trong kiểm soát, quản lý của đơn vị để đưa ra các tư

SVTH: Đỗ Tất Đắc 72


Đại học Công nghiệp

vấn cần thiết trong thư quản lý. Tuy nhiên, KTV không thể lấy các giá trị này một
cách tùy tiện mà cần phải sử dụng có chọn lọc số liệu lấy từ các nguồn có uy tín, có
đảm bảo. Nếu cần thiết, có thể thành lập một bộ phận hỗ trợ các KTV trong việc tìm
kiếm dữ liệu và cung cấp thông tin để đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính
xác, đầy đủ và nhanh chóng, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho các KTV.

Thực hiện kiểm tra chi tiết

Trong quá trình chọn mẫu, KTV nên chọn mẫu với số tiền dựa trên trọng yêu
của công ty đã tính toán, không chọn theo phán đoán chủ quan của mình. Không chỉ
tập trung vào các vấn đề tồn đọng khó giải quyết

3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán


Trong việc tổng hợp kết quả kiểm toán

Kiểm toán viên cần mô tả chi tết các bước đã thực hiện kiểm toán giúp cho
quá trình soát xẻt diễn ra suôn sẻ tránh các rủi ro không đáng có và nâng cao chất
lượng cuộc kiểm toán.

KTV không chỉ chú trọng tập trung vào số liệu, các bút toán điều chỉnh mà
cần quan tâm đến việc đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống KSNB giúp cho ý kiến
của KTV có cơ sở và tăng chất lượng cuộc kiểm toán.

Về đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Công Ty CPA cần có

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Công Ty TNHH Kiểm Toán CPA Viet Nam vẫn luôn luôn đề cao trải nghiệm
của khách hàng về dịch vụ cũng như luôn luôn lắng nghe trải nghiệm của khách
hàng nhưng lại chưa xây dựng được quy trình thực hiện. Chính vì thế công ty cần
phải tạo lập được một quy trình cụ thể về việc lấy và tiếp nhận đánh giá của khách
hàng. Việc làm này giúp cho tỉ lệ khách hàng trở lại tăng cao và nâng cao uy tín
cũng như lợi thế cạnh tranh của công ty.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 73


Đại học Công nghiệp

Căn cứ đưa ra kiến nghị: Theo CMKiT “ Đánh giá các sai sót phát hiện trong
quá trình kiểm toán” ( CMKiT 450), KTV không cần tập hợp những sai sót không
đáng kể (ngưỡng sai sót có thể bỏ qua).
Do đó, kiến nghị: Ban lãnh đạo Công ty cần yêu cầu các KTV tuân thủ triệt
để việc tổng hợp sai sót dựa vào ngưỡng sai sót có thể bỏ qua, đưa ra các bút toán
điều chỉnh căn cứ vào mức trọng yếu. Việc này cần thường xuyên được nhắc tới
trong công tác đào tạo cũng như nhắc nhở các KTV khi soát xét hồ sơ, giấy tờ làm
việc sau cuộc kiểm toán. Ban giám đốc cũng cần thiết phải loại bỏ các bút toán điều
chỉnh không cần thiết để tránh các rắc rối không cần thiết trong quá trình lập BCTC
sau kiểm toán cho khách hàng.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 74


Đại học Công nghiệp

KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, với sự phát triển
mạnh mẽ của các công ty cổ phần, thị trường chứng khoán nên nhu cầu về dịch vụ
kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam ngày càng tăng và đòi hỏi chất lượng cao.
Tham gia cung cấp các dịch vụ về kế toán kiểm toán không chỉ có các công ty kiểm
toán Việt Nam mà còn có sự góp mặt của các công ty, hãng kiểm toán uy tín của
nước ngoài. Xu thế này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kiểm toán
Việt Nam trong việc nghiên cứu, học hỏi quy trình kiểm toán tiên tiến trên thế giới
nhưng mặt khác nó cũng đem đến nhiều thách thức cho các công ty kiểm toán Việt
Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị phần. Do vậy, việc không
ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, đảm bảo hiệu quả kinh tế của cuộc
kiểm toán về mặt thời gian và chi phí kiểm toán luôn là mối quan tâm hàng đầu của
các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Kiểm toán CPA
VIET NAM nói riêng.
Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM đã có một vị trí vững chắc
trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nâng
cao chất lượng dịch vụ cung cấp và phát triển các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng
yêu cầu của thời đại.
Do sự hạn chế về hiểu biết và thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Công
ty nên Khóa luận thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất
mong đươc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị để có thể hoàn thiện
hơn nữa Khóa luận này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như toàn thể các
anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và cung cấp thông tin, số
liệu giúp em hoàn thành Khóa luận này một cách tốt nhất có thể. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành Khóa luận thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Đỗ Tất Đắc 75


Đại học Công nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS. TS Ngô Trí Tuệ (2012), Giáo trình
kiểm toán tài chính, NXB Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội.

2. Giáo trình Kiểm toán Tài chính và các giáo trình liên quan, NXB Trường
đại học Công Nghiệp Hà Nội.

3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (2013),
Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Việt Nam

5. Tài liệu nội bộ Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM năm 2022.

SVTH: Đỗ Tất Đắc 76


Đại học Công nghiệp

PHỤ LỤC 1
Hình 1.1. Giấy phép đăng kí kinh doanh (phụ lục 1)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 77


Đại học Công nghiệp

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM (phụ lục 1)

Ban Giám đốc Cố vấn BOD

Khối chính Khối hỗ trợ


(Front Office) (Back/Support Office)

Kiểm Kiểm Tư vấn Nhân sự


Phát
toán tài toán xây Thuế và Kế toán hành
hành
chính dựng Kế toán chính

Nhóm Hà Nội 2
Nhóm Hà Nội 1

(Nguồn: Báo cáo tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 78


Đại học Công nghiệp

Bảng 2.1: Các thông tin tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM
năm 2019-2022 (phụ lục 1)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2021 Năm 2022


Tổng doanh thu: 7.641.942.662 7.097.516.857 8.091.546.772
- Doanh thu từ dịch vụ kiểm 3.515.554.546 3.195.009.000 4.005.689.346
toán báo cáo tài chính của đơn
vị có lợi ích công chúng:
- Doanh thu dịch vụ khác:
4.126.388.116 3.092.507.857
4.085.857.426

Chi phí: 7.049.020.119 5.856.846.306 6.045.337.459


- Chi phí tiền lương, thưởng 5.213.231.655 5.183.096.245 5.124.369.224
của nhân viên:
- Chi phí khác: 1.835.788.464 673.750.061
920.968.235

Lợi nhuận trước thuế 592.922.543 1.240.670.551 2.046.209.313


Các khoản thuế phải nộp NSNN 118.584.508,6 284.134.110,2 409.241.862,6
(Nguồn: Báo cáo tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM)

Bảng 2.2: Danh sách khách hàng chủ yếu của Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM

STT Tên công ty Tình hình


kiểm toán

1 Công ty TNHH Điện tử QC Solar Việt Nam Đã hoàn thành

2 Công ty CP Đầu tư địa ốc OOCHOMES Đã hoàn thành

3 Công ty CP Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công III Đã hoàn thành

4 Công ty CP Cấp Nước Quảng Ninh Đã hoàn thành

SVTH: Đỗ Tất Đắc 79


Đại học Công nghiệp

5 Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Thủy Lợi Quảng Ninh Đã hoàn thành

6 Công ty CP Khoáng sản và Vật Liệu Xây Dựng Quảng Đã hoàn thành
Ninh

7 Công ty CP Cảng Quảng Ninh Đã hoàn thành

8 Công ty CP Sonadezi Hà Thành Đã hoàn thành

9 Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Quảng Ninh Đã hoàn thành

10 Công ty CP Giao Nhận Vận Tải Ngoại Thương Đã hoàn thành

11 Công ty CP Tư vấn Đầu Tư và Xây Dựng Hà Giang Đã hoàn thành

12 Công ty CP Vạn Phát Hưng Đã hoàn thành

13 Công ty CP Bê tông Biên Hòa Đã hoàn thành

14 Công ty CP Logistics Vinalink Đã hoàn thành

15 Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội Đã hoàn thành

16 Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức - Long An Đã hoàn thành

17 Công ty CP Sonadezi Châu Đức Đã hoàn thành

18 Công ty CP Bao Bì Biên Hòa Đã hoàn thành

19 Công ty CP Phát Triển Đô Thị Công Nghiệp Số 2 Đã hoàn thành

20 Công ty CP Sonadezi An Bình Đã hoàn thành

21 Công ty CP Xây Dựng Hà Thành Đã hoàn thành

22 Công ty CP Miền Đông Đã hoàn thành

23 Công ty CP Xây Dựng và Kinh Doanh Địa Ốc Đã hoàn thành

24 Công ty CP Fiditour Đã hoàn thành

25 Công ty CP Tập đoàn Hoàng Long Đã hoàn thành

SVTH: Đỗ Tất Đắc 80


Đại học Công nghiệp

26 Công ty CP Đại Thiên Lộc Đã hoàn thành

27 Công ty CP Dược Phẩm 2-9 Đã hoàn thành

28 Công ty CP Chứng Khoán Hoàng Gia Đã hoàn thành

29 Công ty CP Dịch vụ Sonadezi Đã hoàn thành

30 Công ty CP Xây dựng Công trình Giao Thông 610 Đã hoàn thành

31 Công ty CP Sonadezi Long Bình Đã hoàn thành

32 Công ty CP Thủy sản Hà Giang Đã hoàn thành

33 Công ty CP Vận Tải Sonadezi Đã hoàn thành

34 Công ty CP Công Nghệ Sao Bắc Đẩu Đã hoàn thành

35 Công ty CP Cổ Phần Bourbon Bến Lức Đã hoàn thành

36 Công ty CP Thương Mại Phú Nhuận Đã hoàn thành

37 Công ty CP Thương mại & Đầu tư Vi Na Ta Ba Đã hoàn thành

38 Công ty CP Dịch Vụ Dầu Khí Hà Nội Đã hoàn thành

39 Công ty CP Thủy Sản Cà Mau Đã hoàn thành

40 Công ty CP Vận Tải Biển Hải Âu Đã hoàn thành

41 Công ty CP Dịch vụ Đô Thị Hà Nội Đã hoàn thành

42 Công ty CP Suất ăn Hàng không Nội Bài(NCS) Đã hoàn thành

43 Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh Đã hoàn thành

45 Công ty CP Minh Hữu Liên Đã hoàn thành

46 Công ty CP Phát triển đô thị Hà Giang Đã hoàn thành

(Nguồn: Báo cáo tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIET NAM)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 81


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: Quy trình chung kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán
CPA VIET NAM

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 82


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: Bảng ước lượng về tính trọng yếu

Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng

Công ty đăng ký trên thị Thu nhập trước thuế 5% - 10%


trường chứng khoán

Công ty không đăng ký trên Tổng tài sản lưu động 2%


thị trường chứng khoán
Vốn chủ sở hữu 2%

Lợi nhuận trước thuế 5%

Tổng doanh thu 05% - 3%

Chi nhánh của công ty xuyên Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu và ở mức
quốc gia độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trên thị trường
chứng khoán ngang bậc. Mức trọng yếu ở chi nhánh phải thấp
hơn ở công ty mẹ

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 83


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV -A120: Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ

SVTH: Đỗ Tất Đắc 84


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 85


Đại học Công nghiệp

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 86


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV – A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

SVTH: Đỗ Tất Đắc 87


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 88


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 89


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 90


Phụ lục 2.1: GTLV - A510: Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS HUDLAND năm 2022

ĐVT: Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Biến động

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.768.088.454 27.072.262.236 (10.304.173.782 )

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.768.088.454 27.072.262.236 (10.304.173.782)

4 Giá vốn hàng bán 15.083.761.852 24.284.263.744 (9.200.501.892)

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.684.326.602 2.787.998.492 (1.103.671.890)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 575.194 978.121 (402.927)

7 Chi phí tài chính 603.898.405 378.238.385 225.660.020

8 Trong đó: Chi phí lãi vay 603.898.405 378.238.385 225.660.020

9 Chi phí bán hàng 531.311.000 978.162.182 (446.851.182)

10 1.898.200.755 1.914.189.359 (15.988.604)

11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (1.348.508.364) (481.613.313) (866.895.051)

13 Thu nhập khác 220.001.767 488.374.519 (268.372.752)

14 Chi phí khác 835.794.100 228.527 835.565.573

15 Lợi nhuận khác ( 615.792.333) 488.145.992 (1.103.938.325)

16 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (1.964.300.697) 6.532.679 (1.970.833.376)

17 Chi phí thuế TNDN hiện hành - 1.352.241 (1.352.241)


Đại học Công nghiệp
18 LNST thu nhập doanh nghiệp (1.964.300.697) 5.180.438 (1.969.481.135)

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 92


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 2.2: GTLV-A710: Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch-Thực tế)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 93


Đại học Công nghiệp

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 94


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV-A610: Đánh giá về KSNB ở cấp độ toàn DN

SVTH: Đỗ Tất Đắc 95


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 96


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 97


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 98


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 99


Đại học Công nghiệp

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 100


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: Bảng tổng hợp phân công nhiệm vụ kiểm toán

SVTH: Đỗ Tất Đắc 101


Đại học Công nghiệp

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 102


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV – D330: Tìm hiểu chung về Phải thu khách hàng

SVTH: Đỗ Tất Đắc 103


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 104


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 105


Đại học Công nghiệp

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 106


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 107


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1-GTLV- D341: Tổng hợp đối ứng tài khoản phát hiện các đối ứng bất thường,
phân tích sự biến động – sổ cái 131

SVTH: Đỗ Tất Đắc 108


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1- GTLV- B420: Phân tích tỉ trọng – sổ cái 131

SVTH: Đỗ Tất Đắc 109


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV- D342: Kiểm tra nghiệp vụ bất thường – sổ cái 131

SVTH: Đỗ Tất Đắc 110


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV- D342: Kiểm tra tính nhất quán

SVTH: Đỗ Tất Đắc 111


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV- D344: Bảng phân tích công nợ không biến động và trích
lập dự phòng

SVTH: Đỗ Tất Đắc 112


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV-G330: Xác định sự kiện phát sinh sau kỳ kết thúc kiểm toán

SVTH: Đỗ Tất Đắc 113


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 114


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh

SVTH: Đỗ Tất Đắc 115


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh

SVTH: Đỗ Tất Đắc 116


Đại học Công nghiệp

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 117


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Đỗ Tất Đắc 118


Đại học Công nghiệp

Phụ lục 1: GTLV- B140: Hình thành ý kiến kiểm toán

SVTH: Đỗ Tất Đắc 119


Đại học Công nghiệp

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ)

SVTH: Đỗ Tất Đắc 120


Đại học Công nghiệp

PHỤ LỤC 2

SVTH: Đỗ Tất Đắc 121


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 122


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 123


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 124


Đại học Công nghiệp

SVTH: Đỗ Tất Đắc 125

You might also like