You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ KIỀU QUYÊN


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN & DỊCH VỤ CHUYÊN VIỆT TỪ NĂM 2024 - 2026

Ngành: Quản trị kinh doanh


Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐÌNH KIM

Thành phố Hồ Chí Minh, 17 tháng 12 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ KIỀU QUYÊN


MSSV: 2054012252
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN & DỊCH VỤ CHUYÊN VIỆT TỪ NĂM 2024 - 2026

Ngành: Quản trị kinh doanh


Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐÌNH KIM

Thành phố Hồ Chí Minh, 17 tháng 12 năm 202


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm…..

Ký tên và đóng dấu

i
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO CỦA GIẢNG VIÊN
1. Nhận xét, đánh giá bài báo cáo

………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….…………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….…………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….…………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….…………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….

2. Chấm điểm

Điểm số…………... (Viết bằng chữ…………………………………………)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023


ii
Giảng viên đánh giá

iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành kỳ báo cáo thực tập này em xin gửi lời cảm ơn chân
thành trước hết là Khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Mở
TP.HCM đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích về chuyên
ngành cũng như những kiến thức nền tảng khác và cho em cơ hội
được tham gia kỳ thực tập này, giúp em có thể học hỏi thêm những
kiến thức mới và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, vào
công ty. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn
Đình Kim đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
Nhờ sự giúp đỡ, nhận xét, góp ý của thầy giúp em hoàn thành bài báo
cáo thực tập một cách hoàn chỉnh nhất.

Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Tô Ngọc
Hải Yến đã tận tình hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty
TNHH TV & DV Chuyên Việt. Cảm ơn quý anh chị trong công ty đã
đón nhận, giúp đỡ em nhiệt tình trong thời gian thực tập tại công ty.

Lời cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô và quý
anh chị. Chúc cho VnPro sẽ có thêm nhiều học viên và phát triển hơn
nữa trong tương lai.

Trong quá trình viết báo cáo mặc dù có sự hướng dẫn tận tình của
giảng viên nhưng không thể tránh được thiếu sót nên mong quý thầy
cô có thể góp ý, nhận xét để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG DẪN NHẬP..............................................................................................6

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................6

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................7

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................7

1.4. MÔ TẢ VỊ TRÍ THỰC TẬP.........................................................................7

1.5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI..........................................................................................7

CHƯƠNG 1. Giới thiệu tổng quát về Công ty TNNH TV&DV Chuyên Việt...........9

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................9

1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh..................................................................................10

1.2.1. Tầm nhìn...............................................................................................10

1.2.2. Sứ mệnh................................................................................................10

1.3. Khách hàng và thị trường............................................................................10

1.3.1. Khách hàng...........................................................................................10

1.3.2. Thị Trường............................................................................................11

1.4. Sản phẩm.....................................................................................................11

1.5. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự...........................................................12

1.5.1. Cơ cấu tổ chức......................................................................................12

1.5.2. Tình hình nhân sự.................................................................................13

1.6. Cơ sở vật chất..............................................................................................15

1.7. Quy trình bán hàng......................................................................................15

1.8. Kết quả họat động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây...............17

1.9. Điểm mạnh & điểm yếu..............................................................................18

1.9.1. Điểm mạnh...........................................................................................18

v
1.9.2. Điểm yếu...............................................................................................20

1.10. Ma trận IFE..............................................................................................20

CHƯƠNG 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH TV & DV
Chuyên Việt..............................................................................................................22

2.1. Môi trường vĩ mô........................................................................................22

2.1.1. Tác lực kinh tế......................................................................................22

2.1.2. Tác lực chính trị, chính quyền, pháp luật.............................................23

2.1.3. Tác lực dân số, văn hóa, môi trường, xã hội........................................24

2.1.4. Tác lực công nghệ.................................................................................26

2.1.5. Tác lực cạnh tranh................................................................................27

2.2. Môi trường vi mô........................................................................................27

2.2.1. Tổng quan ngành giáo dục....................................................................27

2.2.2. Thị trường đào tạo tin học....................................................................28

2.2.3. Cơ cấu và độ tập trung của thị trường..................................................31

2.2.4. Tình hình cạnh tranh.............................................................................32

2.2.5. Các đối thủ chính..................................................................................33

2.2.6. Khái quát về khách hàng......................................................................34

2.3. Cơ hội & đe dọa..........................................................................................36

2.3.1. Cơ hội...................................................................................................36

2.3.2. Đe dọa...................................................................................................36

2.4. Ma trận EFE................................................................................................37

2.5. Ma TRẬN S.W.O.T....................................................................................38

CHƯƠNG 3: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH TV & DV
Chuyên Việt từ 2024 – 2026.....................................................................................39

3.1. Mục tiêu của công ty từ 2024 – 2026..........................................................39


vi
3.1.1. Về lợi nhuận.........................................................................................39

3.1.2. Về thị phần............................................................................................39

3.2. Chiến lược kinh doanh................................................................................39

3.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường..........................................................39

3.2.2. Chiến lược phát triển thị trường...........................................................40

3.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm............................................................41

3.2.4. Đa dạng hóa có liên quan.....................................................................41

3.2.5. Xây dựng thương hiệu..........................................................................42

3.2.6. Cải tiến hoạt động truyền thông...........................................................42

3.2.7. Cắt giảm nhân sự ở một số vị trí không cần thiết.................................42

3.3. Kiến nghị.....................................................................................................43

KẾT LUẬN...............................................................................................................44

vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa

THNN Trách nhiệm hữu hạn

TV&DV Tư vấn và Dịch vụ

TC THNS Tài chính tổng hợp nhân sự

CNTT Công nghệ thông tin

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Hình ảnh

Hình 1. Một số giáo trình của VnPro........................................................................19

Hình 2. Dân số Việt Nam từ năm1970 đến năm 2020..............................................24

Bảng

Bảng 1. Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt...............11

Bảng 2. Cơ cấu nhân sự tại Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt năm 2020, 2021,
2022...........................................................................................................................14

Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt
năm 2020, 2021, 2022 (đơn vị tính: triệu đồng).......................................................17

Bảng 4. Ma trận IFE..................................................................................................21

Bảng 5. Quy mô thị trường nội địa năm 2022..........................................................28

Bảng 6. Mức tăng trưởng của thị trường giáo dục ngoài giờ Việt Nam giai đoạn
2018 đến 2022...........................................................................................................28

Bảng 7. Khái quát về khách hàng.............................................................................35

Bảng 8. Phân tích ma trận EFE.................................................................................37

Bảng 9. Ma trận SWOT (Nguồn: nhân viên thực hiện)............................................38

viii
Bảng 10. Mục tiêu lợi nhuận của công ty từ năm 2024 – 2026 (Đơn vị tính: triệu
đồng).........................................................................................................................39

Biểu đồ

Biểu đồ 1. Cơ cấu các khoản chi giáo dục, đào tạo 1 năm 1 người đi học năm 2022
...................................................................................................................................29

Biểu đồ 2. Cơ cấu thị trường đào tạo tin học tại Việt Nam theo thị phần.................32

Sơ đồ

Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của VnPro năm 2023...........................................................13

ix
CHƯƠNG DẪN NHẬP

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực
và nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực và
phát triển để thích nghi với xu hướng thế giới. Cùng với đó, nền kinh tế thế giới
đang ở giai đoạn suy thoái, lạm phát tăng, các nước Âu Mỹ hạn chế nhập khẩu và
chiến tranh xảy ra giữa Nga – Ucraine vẫn còn tiếp diễn và gần đây cuộc xung đột
Do Thái – Hamas lại ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Tình hình trong nước,
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng. Người
dân một phần có xu hướng tiết kiệm, một phần do thu nhập giảm làm cho sức mua
kém, hàng tồn kho nhiều gây nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
gay gắt. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học – công nghệ, xu hướng trí tuệ nhân
tạo AI làm cho mọi người trên toàn thế giới phải khẩn trương trang bị cho mình
những kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, quản trị mạng.

Do đó, để có thể tồn tại và thích ứng với sự phát triển của thế giới, việc hoạch định
và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp là một điều quan trọng tất yếu của bất
kì doanh nghiệp nào. Chiến lược kinh doanh là một bức tranh tổng thể giúp doanh
nghiệp có thể nhìn nhận được các bước đi tiếp theo giúp doanh nghiệp đạt được
những thành công nhất định. Chiến lược kinh doanh giúp công ty xác định được
mục tiêu dài hạn và biết tận dụng cơ hội, giảm thiểu đe dọa đồng thời phát huy điểm
mạnh và khắc phục điểm yếu từ đó công ty đạt được mục đích tăng thế lực và giành
lợi thế cạnh tranh cho mình.

Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo mạng Cisco,
VnPro đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia quản trị
mạng. Cùng với đội ngũ giảng viên là những chuyên viên cấp cao đầu ngành trong
các công ty tập đoàn lớn trên cả nước giúp cho VnPro càng đứng vững chắc hơn
trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, VnPro cũng đang gặp những khó khăn, chưa đạt
được kết quả, doanh thu như mong đợi cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của các
đối thủ trong nghành. Do đó, em chọn đề tài “Định hướng chiến lược kinh doanh
cho Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt từ năm 2024 đến 2026” nhằm giúp công
ty đạt được mục tiêu dài hạn và thành công trên thị trường khốc liệt.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Phân tích môi trường bên trong và phân tích môi trường bên ngoài nhằm nắm bắt
các điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như những cơ hội, đe dọa mà công ty có
thể gặp phải. Từ đó xác định mục tiêu dài hạn của công ty, thiết lập chiến lược kinh
doanh cho công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt trong giai đoạn từ năm 2024 đến
năm 2026.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


 Phương pháp bản giấy: thu thập thông tin từ báo chí, sách báo chuyên nghiệp,
các báo cáo thường niên tại công ty.

 Phương pháp thực địa: phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ nhà quản trị, nhân viên và
những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị mạng.

 Phương pháp tổng hợp, thống kê và hệ thống hóa các dữ liệu từ đó đưa ra mục
tiêu dài hạn, chiến lược kinh doanh cho công ty.

1.4. MÔ TẢ VỊ TRÍ THỰC TẬP


 Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm đến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
theo data sẵn có.

 Duy trì các mối quan hệ thân thiết với khách hàng hiện tại và thiết lập, phát triển
các mối quan hệ mới với khách hàng tiềm năng.

 Tiến hành giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng.

 Liên hệ với khách hàng thông qua các cuộc gọi.

 Thu thập dữ liệu đồng thời up lên trang dữ liệu của công ty.

1.5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI


Ngoài chương dẫn nhập và kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương sau:

 Chương I: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt.
 Chương II: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH TV&DV
Chuyên Việt.

 Chương III: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH TV&DV
Chuyên Việt.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNNH TV&DV
CHUYÊN VIỆT

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


 Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt thành lập vào tháng 3 năm 2003 với chức
năng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực mạng và
Internet. VnPro là nơi hội tụ của các chuyên gia hàng đầu về mạng máy tính tại
Việt Nam “mang hoài bão chia sẻ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
trong lĩnh vực IT”.

 Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003,
theo giấy phép của Sở Kế Hoạch Đầu Tư và Sở GDĐT với chức năng đào tạo và
cung cấp nguồn nhân lực cấp cao trong lĩnh vực mạng. Giám đốc trung tâm
người sáng lập ra VnPro là ông Đặng Quang Minh, một trong các CCSI và CCIE
đầu tiên của Việt Nam với hoài bão chia sẽ, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm của mình cho cộng đồng IT Việt Nam.

 Cơ sở vật chất tốt là một trong những điều kiện tiên quyết để phục vụ chương
trình đào tạo. Để đáp ứng đầy đủ điều kiện học tập cho tất cả học viên, Vnpro
luôn sẵn sàng nâng cấp cơ sở vật chất, cũng như đầu tư những thiết bị mới nhất
của Cisco. VnPro có trên 40 giảng viên là những thạc sĩ, kỹ sư được Cisco đào
tạo, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và làm việc, có chứng chỉ quốc tế.

 Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt là Trung Tâm Đào Tạo Chuyên Gia Quản
Trị Mạng Quốc Tế.

 Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo quản trị mạng Cisco,
đào tạo tất cả các chứng chỉ Cisco (CCNA – CCNP – CCIE).

 Chuyên tư vấn, thiết kế khóa học cho mọi đối tượng từ sinh viên đến doanh
nghiệp.

 Đào tạo được hơn 35.000 học viên ở mọi cấp độ. Là trung tâm đào tạo tất cả các
chứng chỉ Cisco (CCNA – CCNP – CCIE).
 Đã có hơn 20 học viên, giảng viên và nhân viên VnPro đạt chứng chỉ CCIE cao
nhất của Cisco. VnPro tự hào là trung tâm có nhiều học viên đạt CCIE nhất tại
Việt Nam.

 Hơn 500 thiết bị chính hãng hoạt động mỗi ngày phục vụ cho công việc nghiên
cứu và giảng dạy tại VnPro.

 Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề hàng tháng và các lớp kỹ năng mềm
cho học viên VnPro, sinh viên các trường Đại Học.

 Mục tiêu của VnPro là trở thành “Trung Tâm đào tạo về quản trị mạng Cisco
hàng đầu Việt Nam, cung cấp nhân lực IT chất lượng cao cho thị trường lao động
trong và ngoài nước”.

1.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH

1.2.1. Tầm nhìn


Đến năm 2030 trở thành Trung Tâm đào tạo về quản trị mạng Cisco hàng đầu Việt
Nam, cung cấp nhân lực IT chất lượng cao cho thị trường lao động trong và ngoài
nước.

1.2.2. Sứ mệnh
“THE WAY TO GET KNOWLEDGE” là khẩu hiệu của VnPro. VnPro luôn đặt
mục tiêu sẽ là nơi mang đến kiến thức hoàn hảo nhất cho bạn và sẽ là nơi chấp cánh
cho ước mơ trở thành những chuyên gia mạng hàng đầu của bạn.

1.3. KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG

1.3.1. Khách hàng


Khách hàng của VnPro được chia làm ba nhóm:

 Sinh viên thuộc gia đình khá giả.

 Người đi làm có thu nhập trên 10.000.000/tháng.

 Doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp như: FPT, Viettel, HTV… ngoài ra còn các
Ngân hàng, Công ty Bảo hiểm, Công ty Dầu khí, …
1.3.2. Thị Trường
Hiện tại, công ty cung cấp các khóa học trên khắp cả nước, đặc biệt các tỉnh TP
HCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Định là các thị trường chính của công ty.

1.4. SẢN PHẨM


 Loại hình kinh doanh của Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt là nghiên cứu và
đào tạo quản trị mạng Cisco, đào tạo tất cả các chứng chỉ Cisco (CCNA – CCNP
– CCIE).

 Hiện tại sản phẩm của công ty được chia là hai nhóm:

Nhóm Tên sản phẩm

CCNA SD WAN

ENTERPRISE CORE CCIE LAB

Đào tạo các ADVANCED ROUTING DCACI


khóa học SECURITY CORE DATA CENTER CORE

COLLABORATION CORE SISE

DEVNET

 CCSP LabPro SNAF & SNAA CCNA LabPro tập 1


 CCSP LabPro IPS  CCNA LABPRO tập 2
&
CSMARS  CCNA LABPRO tập 3
Phát hành,
 CCSP LabPro SNRS  CCNA SEC LABPRO
biên soạn sách
 CCNA LabPro Voice  CCNP LABPRO SWITCH
 Hướng dẫn học CCNA  CCNP LABPRO ROUTE
 CCNP LABPRO ISCW

Bảng 1. Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt

(Nguồn: nội bộ công ty)

1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

1.5.1. Cơ cấu tổ chức


Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
 Giám đốc: Là người điều hành cấp cao nhất trong công ty, người đưa ra các
quyết định quan trọng. Tổ chức, điều hành quyết định của các phòng ban. Chịu
trách nhiệm định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty.

 Phòng kinh doanh, Marketing, thiết kế: giữ vai trò quan trọng trong công ty,
với chức năng quảng bá và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
đến tay người tiêu dùng bằng cách áp dụng nhiều phương thức khác nhau. Có thể
nói, bộ phận này là bộ phận chủ chốt mang đến doanh thu cho công ty.

 Phòng kỹ thuật: là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy
móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong các
doanh nghiệp. Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ
thuật, công nghệ và máy móc của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động có
liên quan đến kỹ thuật công nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời, nhanh
chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến
hành bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ
làm việc suôn sẻ, không để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh.

 Phòng TC THNS: chức năng của phòng hành chính nhân sự chính là tham mưu
và hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và
quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế,
hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng. Phòng hành chính nhân sự chịu
trách nhiệm về các công việc đã thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm
quyền được giao.
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của VnPro năm 2023

1.5.2. Tình hình nhân sự


Năm Chênh lệch

2020 2021 2022 21 với 20 22 với 21


Chỉ tiêu
S % S % S % Mứ % Mứ %
L L L c c

Theo giới tính

Nam 33,3
30 71 33 69 44 71 3 10 11
Nữ 3
12 29 15 31 18 29 3 25 3
20
Theo trình độ

Đại học 3,57 44,8


28 67 29 60 42 68 1 13
Cao đẳng 35,7 3
14 33 19 40 18 29 5 -1
Trung cấp 1 -5,56
0 0 0 0 2 3 0 2
0

Theo tính chất công


việc 27,2
-9,09
Nhân viên văn phòng 24 57 22 46 28 45 -2 6 7
44,4
Giảng viên 18 43 26 54 34 55 8 8 30,7
4
7

Tổng 10 10 10 14,2 29,1


42 48 62 +6 +14
0 0 0 9 7

Bảng 2. Cơ cấu nhân sự tại Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt năm 2020, 2021, 2022

(Nguồn: nội bộ công ty)

Tổng lao động của Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt tăng dần qua từng năm.
Năm 2021 tăng 6 lao động so với năm 2020 từ 42 lao động tăng lên 48 lao động,
năm 2022 tăng 14 lao động so với năm 2021 từ 48 lao động tăng lên 62 lao động.
Điều này cho thấy tình hình kinh doanh công ty đang phát triển nên nhu cầu lao
động tăng.
 Theo giới tính: Lao động nam luôn chiếm số lượng cao hơn lao động nữ có thể
thấy số lượng cao gần như là gấp đôi lao động nữ và luôn tăng dần qua các năm,
do nhu cầu sửa chữa bảo trì máy móc cao. Cụ thể năm 2020 lao động nam chiếm
30 người (tương đương 71%) trong tổng số lao động, năm 2021 tăng thêm 3 lao
động (tương đương 10%) so với năm 2020, năm 2022 tăng thêm 11 lao động
(tương đương 33,33%) so với năm 2021. Lao động nữ cũng tăng đều qua các
năm, cụ thể năm 2021 tăng 3 lao động (tương đương 25%) so với năm 2020, năm
2022 tăng thêm 3 lao động (tương đương 20%) so với năm 2021.

 Theo trình độ: Tỷ lệ lao động Đại Học luôn chiếm số lượng cao hơn so với lao
động Cao Đẳng và lao động Trung Cấp. Cụ thể năm 2021 lao động Đại Học tăng
thêm 1 người và đến năm 2022 mức lao động Đại học tăng lên khá cao từ 29
người lên 42 người tăng 13 lao động (tương đương 44,83%) so với năm 2021.
Năm 2021 nhân viên trình độ Cao Đẳng tăng thêm 5 lao động từ 14 lao động lên
19 lao động so với năm 2020, tuy nhiên đến năm 2022 lao động Cao Đẳng giảm
bớt 1 người còn 18 lao động giảm 5,56% so với năm 2021. Còn lao động Trung
Cấp giữ nguyên ở hai năm 2020, 2021 và đến năm 2022 tăng thêm 2 lao động
Trung Cấp do nhu cầu hậu cần và bảo trì máy móc thiết bị tăng.

 Theo tính chất công việc: Nhân viên văn phòng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn
giảng viên và luôn tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2020 số nhân viên văn
phòng tăng từ 18 (43%) người lên 34 người vào năm 2022. Trong năm 2021 số
nhân viên giảng dạy giảm bớt 2 lao động so với năm 2021, đến năm 2022 tăng
thêm 6 lao động (tưng đương với 27,27%) so với năm 2021.

1.6. CƠ SỞ VẬT CHẤT


Các cơ sở vật chất công ty được thuê để phục vụ cho việc kinh doanh gồm:

 Văn phòng chính của công ty tọa lạc tại 276 – 278 Ung Văn Khiêm, phường 25,
quận Bình Thạnh, TP.HCM.

1.7. QUY TRÌNH BÁN HÀNG


Quy trình bán hàng tại Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt diễn ra theo các giai
đoạn sau:
Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

 Tổ chức các buổi sự kiện tại công ty

 Thông qua các mối quan hệ

 Lên danh sách khách hàng tiềm năng

 Gửi mail và xác định nhu cầu khách hàng

Bước 2: Giới thiệu sản phẩm

 Cung cấp danh sách, hình thức học của các khóa học

 Cung cấp giá thành, các chương trình khuyến mãi

 Cung cấp thời gian, lộ trình học cũng như nội dung, lợi ích của các khóa học

Bước 3: Đàm phán với hợp đồng

 Đàm phán về giá thành, hình thức học, thời gian tham gia khóa học

 Cung cấp các chứng từ, giấy tờ theo yêu cầu của khách hàng

 Tiến hành ký kết hợp đồng

Bước 4: Xác nhận – lên sỉ số lớp

 Đăng ký thêm sỉ số lớp mới

 Kiểm tra số lượng

 Lên lịch khai giảng mới

 Bố trí lớp học

Bước 5: Chăm sóc khách hàng

 Gửi chứng chỉ cho học viên

 Gửi các voucher, chương trình khuyến mãi cho khách hàng

 Lắng nghe ý kiến và ghi nhận phản hồi của khách hàng sau khóa học.
1.8. KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3
NĂM GẦN ĐÂY
Chênh lệch

2021 với 2020 2022 với 2021


Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Mức % Mức %

Doanh
2.546.36 2.512.97
thu 2.095.768 -450.601 -17,70 417.205 19,91
9 3

Giá vốn
hàng
829.970 659.823 833.371 -170.147 -20,50 173.547 26,30
bán

Lợi
1.716.39 1.679.60
nhuận 1.435.945 -280.454 -16,34 243.658 16,97
9 2
gộp

1.705.47 1.674.23
Chi phí 1.432.709 -272.763 -15,99 241.524 16,86
2 2

Lợi
nhuận
trước 109.269 32.361 53.698 -76.909 -70,38 21.337 65,93
thuế

Lợi
nhuận
68.366 27.831 42.958 -40.536 -59,29 15.128 54,36
sau thuế

Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt năm 2020, 2021,
2022 (đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: nộ bộ công ty)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy lợi nhuận của công ty
tăng trưởng không ổn định và có phần giảm. Theo đó, năm 2021 lợi nhuận của công
ty đạt 2.783.033 đồng giảm 59,29% so với năm 2020 do giá vốn hàng bán và chi
phí tương đối cao cùng với đó là do ảnh hưởng của dịch Covid 19 làm cho lợi
nhuận của công ty giảm mạnh. Sang năm 2022 nền kinh tế Việt Nam trở nên khả
quan mức lợi nhuận của công ty ổn định lại lợi nhuận đạt 4.295.033 đồng tăng
1.512.796 đồng so với năm 2021 do doanh thu năm 2022 cao và giá vốn hàng bán
và chi phí giảm.

Một số tỉ số tài chính khác

 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh năm 2020:

 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh năm 2021:

 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh năm 2022: = 0,02

Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh giảm đi qua từng năm và so với lãi suất tiết kiệm
năm 2022 là 9%/năm thì công ty kinh doanh không hiệu quả.

 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu năm 2020: = 0,03

 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu năm 2021: = 0,01

 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu năm 2022: = 0,02

Qua các năm khả năng sinh lời của 1 đồng doanh thu đem lại lợi nhuận lần lượt là
3%, 1% và 2% nếu so sánh với mức bình quân của ngành giáo dục là 6% tỷ suất của
công ty đương đối thấp và không hiệu quả.

1.9. ĐIỂM MẠNH & ĐIỂM YẾU

1.9.1. Điểm mạnh


 Chi phí đào tạo hợp lý:

 Tại VnPro, mức chi phí đào tạo luôn ở mức hợp lý nhất, cùng với đó là các
chính sách ưu đãi và hỗ trợ lâu dài. Vì vậy, VnPro luôn là lựa chọn hàng đầu
trong lĩnh vực đào tạo chuyên viên quản trị mạng Cisco.

 Kết hợp giữa sự hiểu biết sâu sắc và sự đam mê về lĩnh vực chuyên môn

 Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và giàu nhiệt huyết:


 Đội ngũ giảng viên của VnPro là những chuyên viên cấp cao đầu ngành trong
các công ty, tập đoàn lớn trên cả nước.

 Ở VnPro, đội ngũ giảng viên luôn cầu thị, tiếp thu, nghiên cứu, học hỏi để
truyền đạt những giá trị đích thực đến học viên, góp phần đào tạo nên đội ngũ
chuyên gia quản trị mạng hàng đầu Việt Nam.

 Trang thiết bị chính hãng:

 Học viên được thực hành trực tiếp trên thiết bị: Switch 3750, Switch 35XX,
Switch 2960, Switch Nexus 3048TP, Router 4321, Router 29xx, Router 28xx,

 Thời gian đào tạo linh hoạt:

 VnPro bố trí nhiều khung giờ khai giảng với thời gian học linh hoạt nhưng vẫn
đảm bảo được khối lượng kiến thức đầy đủ nhất.

 Giáo trình đào tạo độc quyền:

 VnPro biên soạn giáo trình độc quyền theo chuẩn Cisco

Hình 1. Một số giáo trình của VnPro

 Khả năng chi trả các khoảng nợ lên đến 95%

 Luôn trả lương đúng hạn, chưa trễ lương hay nợ BHXH

1.9.2. Điểm yếu


 Tuy mức chi phí đào tạo hợp lý nhưng so với thị trường VnPro cao hơn so với
đối thủ cạnh tranh.

 Các chiến lược marketing cũng như các chương trình quảng cáo chưa được đẩy
mạnh.
 Cơ sở vật chất cũ cần được nâng cấp.

 Các chương trình quảng cáo chưa tiếp cận được với khách hàng tiềm năng.

 TSLN/VKD và TSLN/DT chưa đạt hiệu quả

 Chi phí cho hoạt động kinh doanh tương đối cao

 Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể cho sự phát triển của công ty

 Hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả

1.10. MA TRẬN IFE

Các yếu tố bên trong Trọng Phân Tổng


số loại

Điểm mạnh

Giáo trình đào tạo độc quyền 0,15 4 0,6

Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và giàu nhiệt 0,18 4 0,72
huyết

Thời gian đào tạo linh hoạt 0,17 3 0,51


Các yếu tố bên trong Trọng Phân Tổng
số loại

Chi phí đào tạo hợp lý 0,12 3 0,36

Có cơ cấu tổ chức gọn, văn hóa công ty tạo sự 0,12 3 0,36


đoàn kết

Điểm yếu

Các chương trình quảng cáo chưa tiếp cận được 0,02 2 0,04
với khách hàng tiềm năng

Hoạt động marketing chưa được quan tâm nhiều 0,06 2 0,12

TSLN/VKD và TSLN/DT giảm 0,05 2 0,1

Chi phí cho hoạt động kinh doanh tương đối cao 0,04 1 0,04

Thương hiệu chưa được nhiều người biết đến 0,04 1 0,04

Học phí cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh 0,05 1 0,05

Tổng 1 2,94

Bảng 4. Ma trận IFE

Tổng số điểm theo trọng số của Công ty TNHH TV&DV Chuyên Việt là 2,94 lớn
hơn 2,5 cho thấy nội bộ của doanh nghiệp mạnh hơn so với mặt bằng chung của đối
thủ cạnh tranh khác trong ngành.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH TV & DV CHUYÊN VIỆT

1.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1.1.1. Tác lực kinh tế


Theo số liệu Tổng cục thống kê, GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt
mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022(3) do nền kinh tế khôi phục trở lại.
Sau đại dịch covid-19, các nước dần mở cửa nền kinh tế, tình hình kinh tế dần ổn
định trở lại, tình hình kinh doanh tại Việt Nam đang phục hồi tích cực trên hầu hết
các lĩnh vực.

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn suy thoái do lạm phát tăng, lãi
suất tăng, giá xăng dầu tăng, nguyên vật liệu tăng, cuộc chiến tranh Nga – Ucraine
và gần đây cuộc xung đột Do Thái – Hamas, nhiều doanh nghiệp Âu Mỹ phải hạn
chế nhập khẩu do sức mua giảm. Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được tương đối
tình hình lạm phát nhưng vẫn không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực từ nền
kinh tế thế giới. Lãi suất cao, giá xăng dầu tăng, giá nguyên vật liệu tăng, 12.000
doanh nghiệp đóng cửa trong vòng 2 tháng đầu năm 2023 dẫn đến tình trạng thất
nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân giảm mạnh, sức mua kém làm cho hàng
hóa tiêu thụ chậm hơn dẫn đến hàng tồn kho nhiều, tình hình cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng gay gắt.

Sự gia tăng của các nguồn đầu tư nước ngoài, làm cho thị trường cạnh tranh thêm
gay gắt. Lãi suất tăng, các doanh nghiệp phải chịu nhiều mức lãi suất như lãi suất
kinh doanh, lãi suất vay lên đến 9,5% làm cho giá mặt bằng thuê tăng cao, giá thành
sản phẩm tăng làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

Các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn tài chính do phải chi trả nhiều mức
thuế phí và thủ tục hành chính rườm rà. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% làm cho
lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm đi, bên cạnh đó BHXH, bảo hiểm công đoàn,
thuế VAT 10% làm cho doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều cản trở, khó khăn thậm
chí nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng tác động đến nền kinh tế, cơ cấu khu vực FDI trong GDP có xu hướng tăng
dần từ năm 2005 đến nay. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,16% trong tăng
trưởng GDP. Con số này có xu hướng tăng đều đến năm 2008, mặc dù có giảm nhẹ
vào năm 2009 và năm 2010, nhưng sau đó tiếp tục tăng trở lại và tăng dần đến
20,35% vào năm 2019. Kết quả này cho thấy, khu vực FDI ngày càng có những
đóng góp trực tiếp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

1.1.2. Tác lực chính trị, chính quyền, pháp luật


Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định cao về chính trị. Điều này, tạo nên một lợi
thế giúp cho Việt Nam trở thành nơi hội tụ của các nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư
các nhà máy, xí nghiệp tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.

Do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên chính phủ đưa ra một số giải pháp nhằm
thắt chặt nền kinh tế và góp phần giải quyết khủng hoảng. Chính phủ hạ lãi suất
điều hành yêu cầu các Ngân Hàng hạ lãi suất vay xuống giúp cho các doanh nghiệp
có vốn làm ăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp start-up có cơ hội được thành
lập. Bên cạnh đó, chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích người Việt dùng
hàng Việt, tiến hành đầu tư vào các công trình công góp phần bơm tiền vào thị
trường nhằm ổn định nền kinh tế.

Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách, luật lệ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng,
yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiêm túc chấp hành. Chính phủ đã thực hiện
chuyển đổi số, khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt.

Hiện Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và
ứng dụng AI đến 2030, nhằm đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của
Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, xu hướng trong tương lai
của các doanh nghiệp là phát triển các vấn đề liên quan đến quản trị mạng, công
nghệ thông tin.

Cùng với đó, sự kiện Mỹ chọn VN làm đối tác cho sản phẩm chip bán dẫn làm cho
ngành IT trở thành một xu hướng tại nước ta dẫn đến cạnh tranh trong ngành khốc
liệt hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các trường đại học đều có xu hướng đào tạo các
chuyên ngành liên quan đến máy tính, IT làm cho việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp càng khó khăn và gặp nhiều cản trở.
1.1.3. Tác lực dân số, văn hóa, môi trường, xã hội
Theo số liệu của Liên hợp quốc, tính đến ngày 29/6/2023 dân số Thế giới là
8.031.418.653 người, trong đó dân số Việt Nam là 99.694.772 người (chiếm 1,24%
dân số thế giới, đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và
vùng lãnh thổ, mật độ dân số là 322 người/km2). Dân số ngày càng tăng cùng với
đó là sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ 4.0 đang lên ngôi làm cho
nhu cầu học hỏi về mạng máy tính, bảo mật mạng và công nghệ thông tin tăng lên
qua từng năm làm cho sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trung tâm tin học dẫn
đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Cùng với đó là sự
xuất hiện của các trung tâm, trang thiết bị, giáo trình kém chất lượng làm cho sự lựa
chọn của khách hàng trở nên khó khăn và kỹ lưỡng hơn.

Hình 2. Dân số Việt Nam từ năm1970 đến năm 2020

Thế hệ gen Z trở thành chủ đề bàn tán của nhiều công ty, doanh nghiệp họ sinh ra
trong thời đại công nghệ và Internet bùng nổ. Tại Việt Nam, Gen Z chiếm khoảng
25% lực lượng lao động cả nước, tương đương khoảng 15 triệu người. Mặc dù, số
lượng gen Z không cao nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của giới trẻ, đặc
biệt thế hệ Z trong việc mua hàng của các gia đình. Do đó, các doanh nghiệp tập
trung phát triển các sản phẩm phù hợp với phân khúc khách hàng này. Thế hệ gen Z
ra đời trong thời kỳ Internet phát triển vượt bậc, nên họ được tiếp xúc và nắm bắt rõ
các tính năng của công nghệ vì vậy dẫn đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào
cuộc sống ngày càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống.

Cuộc sống nâng cao đi liền với trình độ học vấn, văn hóa của mọi người được nâng
cao. Nhu cầu học hỏi, trau dồi kiến thức ngày càng tăng vì vậy nhà nước đầu tư
nhiều vào các trường học từ thành thị đến nông thôn, song song đó là các trường tư
nhân hay các trung tâm cũng ngày càng nhiều trong đó không thể không nhắc đến
các trung tâm tin học chuyên đào tạo các chuyên gia quản trị mạng, bảo mật mạng
để theo kịp xu hướng đang phát triển của thế giới.

Chính điều đó dẫn đến xu hướng mở thêm các trung tâm tin học để đáp ứng nhu cầu
học thêm các kỹ năng mềm cho những người mới hoặc trau dồi củng cố thêm các
kiến thức đã học tại trường cho những người đã có nền tảng. Dẫn đến việc cạnh
tranh giữa các trung tâm tin học trở nên gay gắt.

Bên cạnh đó, Chính Phủ ký kết COP26, tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết
mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm
2050. Ngay sau COP26, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện
ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế.

Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt
phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050 và 2 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến
ngành nông nghiệp là: cam kết tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí methan toàn
cầu” và cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”. Theo đó,
thực hiện chuyển đổi hệ thống lương, thực thực phẩm theo hướng “xanh”, ít phát
thải và bền vững. Đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của
khối tư nhân trong đầu tư, phát triển và ứng dụng tiến bộ trong sản xuất nông
nghiệp và nhân rộng mô hình hợp tác công tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số
trong các chuỗi giá trị nông nghiệp.

1.1.4. Tác lực công nghệ


Công nghệ 4.0 cùng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo làm cho ngành công nghệ
thông tin (IT) ngày càng được ưa chuộng và phổ biến. Bên cạnh đó, chuyển đổi số
và áp dụng công nghệ tiên tiến đang được các nhà bán lẻ hiện đại ở Việt Nam áp
dụng và thực hiện, ngoài ra các nhà bán lẻ truyền thống cũng có xu hướng chuyển
sang hình thức trực tuyến để có thể theo kịp xu hướng thế giới và duy trì khả năng
cạnh tranh. Vì vây, công nghệ chatbox công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng
ngày càng rộng rãi để hỗ trợ tức thì cho người tiêu dùng và đem lại trải nghiệm mua
sắm tuyệt vời.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều
đào tạo ngành IT để đáp ứng nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng ngành công
nghệ thông tin dự báo từ nay đến năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000
đến 200.000 kỹ sư CNTT mỗi năm.

Với sự phát triển của thế giới công nghệ ngày càng hiện đại, việc ứng dụng công
nghệ vào công cuộc giảng dạy làm cho chất lượng của các buổi giảng dạy tốt hơn,
chất lượng hơn và dần dần khẳng định được vị thế của công ty trên thị trường. Ứng
dụng công nghệ trong giảng dạy giúp cho người học có được các trải nghiệm thực
hành trong lúc học sẽ giúp cho học viên có hứng thú tạo được sự tin tưởng và có
chất lượng đầu ra tương xứng. Với nhu cầu của học viên là học đi đôi với hành nên
việc trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ là một điều tất yếu và giúp cho việc học và
giảng dạy trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

Công nghệ thông tin phát triển gắn liền đó chi phí điện tử, thuế điện tử, hải quan
điện tử, e-banking,… được hình thành làm cho doanh nghiệp chi ít hơn, vì vậy
không thể phủ nhận sự tiện lợi và thao tác nhanh chóng của sự phát triển công nghệ
thông tin.

Thế giới đang phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ 4.0. Vì vậy, nếu không nỗ lực
phát triển bản thân, học hỏi nhiều thêm khả năng trong tương lai sẽ bị đào thải thay
vào đó là các thiết bị công nghệ hiện đại, robot sẽ thay thế con người với khả năng
làm việc hiệu quả, chính xác hơn.

1.1.5. Tác lực cạnh tranh


Thị trường đào tạo tin học ngày càng cạnh tranh khốc liệt khi xu hướng của thế giới
đang chuyển hướng công nghệ hóa hiện đại hóa. Họ thực hiện nhiều chiến lược để
cạnh tranh nhằm giành lấy thị phần ở các thị trường lớn. Do đó cạnh tranh ngày
càng gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp ngoài nước, trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành gồm các
doanh nghiệp đào tạo về các thứ tiếng, kĩ năng mềm,… có tốc độ phát triển tương
đối nhanh hơn so với ngành giáo dục cũng chiếm một thị phần khá lớn trong nền
kinh tế nước nhà. Các tập đoàn Trung Quốc đang có tốc độ đầu tư mạnh tại nước ta
gây nên những tác lực cạnh tranh đối với các tập đoàn trong nước.

Với sự cạnh tranh khá gay gắt khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn hơn và bắt đầu
chú trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trên thị trường. Công nghệ
4.0 đang đi đầu trong xu hướng thế giới, bên cạnh đó việc nhân lực ngành IT đang
thiếu trầm trọng làm cho việc giới trẻ có xu hướng chọn học IT ngày càng tăng.

1.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

1.2.1. Tổng quan ngành giáo dục


1.2.1.1. Quy mô thị trường

Có thể thấy quy mô giáo dục ngoài giờ chiếm 35,9% tương đương 876,9 tỷ đồng.
Trong đó TP HCM chiếm tỷ trọng cao nhất lên đến 39,5%. Tiếp theo là đến Thủ Đô
Hà Nội với tỷ trọng 35,1%. Đà Nẵng đứng thứ 3 với 15,6%, còn lại 9,8% ở các tỉnh
thành khác trên cả nước.

Doanh số Doanh số/người/năm


Thành phố Tỷ trọng (%)
(tỷ đồng) (triệu đồng)

TP HCM 346,4 39,5 10,8

Hà Nội 307,8 35,1 14,8

Đà Nẵng 136,8 15,6 10,7

Các tỉnh khác 85,9 9,8 6,6

Tổng 876,9 100 42,9

Bảng 5. Quy mô thị trường nội địa năm 2022

1.2.1.2. Mức tăng trưởng của thị trường


Thị trường giáo dục ngoài giờ trong giai đoạn năm 2018 đến 2022 tăng trưởng đạt
74,2%, trung bình 18,5%/năm.

Thành phố 2017 (tỷ 2022 (tỷ Mức tăng trưởng hằng năm (%)
đồng) đồng)

TP HCM 181,3 346,4 17,6

Hà Nội 172,2 307,8 15,6

Đà Nẵng 73 136,8 17

Các tỉnh khác 76,5 85,9 2,9

Tổng 503,5 876,9 14,9

Bảng 6. Mức tăng trưởng của thị trường giáo dục ngoài giờ Việt Nam giai đoạn 2018 đến 2022

1.2.2. Thị trường đào tạo tin học


1.2.2.1. Quy mô và các phân khúc

Trích dự báo của IDC (hãng cung cấp dữ liệu thị trường) về công nghệ thông tin
toàn cầu, ngành công nghệ thông tin đang trên đà vượt mức 5.300 tỷ USD vào năm
2022, mức tăng trưởng trung bình hàng năm 5% - 6%.

1.2.2.2. Các xu hướng tăng trưởng và nhu cầu học tin học

Quy mô thị trường giáo dục Việt Nam đạt 2.442,7 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ
2021. Trong cơ cấu chi cho giáo dục, khoản học phí, trái tuyến (chiếm 40,3%), học
thêm (chiếm 16,6%) và chi giáo dục khác (chiếm 19,3%) là các khoản chi chiếm tỷ
trọng lớn. Các khoản chi cho giáo dục, đào tạo năm 2022 đều tăng so với 2020 trừ
hai khoản giảm là chi cho học thêm và chi giáo dục khác.

Biểu đồ 1. Cơ cấu các khoản chi giáo dục, đào tạo 1 năm 1 người đi học năm 2022

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2022)

Trước đây học nhu cầu học tin học văn phòng, mạng máy tính,bảo mật mạng chưa
cao do thế giới chưa áp dụng công nghệ thông tin, máy tính vào nhiều công việc chủ
yếu là các công việc phổ thông không sử dụng nhiều máy tính. Cùng với đó, học phí
tương đối cao gây nên cản trở về tài chính cho nhiều người có nhu cầu học. Mức
tăng trưởng chỉ ở trung bình 8,7%/năm.

Trong 5 năm gần đây từ 2018 – 2023, nhu cầu học tin học văn phòng, quản trị
mạng, bảo mật mạng, công nghệ thông tin ngày càng tăng và có xu hướng tăng
trưởng mạnh trong tương lai. Doanh thu trong lĩnh vực công nghiệp CNTT-TT của
Việt Nam trong 5 năm qua liên tục tăng trưởng cao, từ gần 103 tỷ USD năm 2018
lên hơn 124,67 tỷ USD năm 2020 và 136,15 tỷ USD năm 2021. Dẫn đến nhiều
trung tâm đào tào các mảng về công nghệ thông tin ngày càng nhiều đi theo đó là
học phí giảm để có thể cạnh tranh trên thị trường khốc liệt.
Hiện nay, lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động tại nước ta ước đạt
70.800, tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 1-2023. Tổng số nhân lực toàn ngành
CNTT-điện tử viễn thông đạt hơn 1 triệu người. Nhóm tuổi lập trình viên tại Việt
Nam chủ yếu là các thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 20 – 29 tuổi, số lượng lập trình
viên ngoài 30 tuổi chiếm 41% và giảm dần ở từng giai đoạn số lượng lập trình viên
ở độ tuổi ngoài 50 chỉ chiếm 3%.

Cùng với sự phát triển của thế giới ngành công nghệ thông tin đang được chú trọng
và có sức ảnh hưởng ngày càng lớn. Thế giới đã bước sang năm Covid-19 thứ ba,
các biến chủng mới có thể xuất hiện, tạo nguy cơ về những làn sóng dịch mới, tiềm
ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các doanh nghiệp tăng
tốc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số. Hằng năm, Việt Nam chi trả chi phí phát
triển phần mềm là 18 USD cho thấy sự đầu tư về mảng công nghệ thông tin ngày
càng được chú trọng.

Xu hướng công nghệ thông tin đang lên ngôi bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
Ngành giáo dục, đào tạo trở thành một ngành trọng yếu của nước ta góp phần vào
sự phát triển và đào tạo nhân tài. Trong đó, đặc biệt đào tạo các chuyên gia quản trị
mạng, CNTT, AI đang trở thành một phần cốt lõi của ngành giáo dục, đào tạo về
mảng công nghệ.

Các công nghệ sẽ được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy
nhiên một số lĩnh vực mang tính thiết yếu cho con người sẽ được đẩy nhanh hơn
như giáo dục, y tế, thương mại logistics…” Có thể thấy ngành giáo dục luôn được
chú trọng trong mọi thời đại.

Theo số liệu thống kê dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev nhu
cầu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam tăng cao liên
tục. Dự báo từ năm 2022 - 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập
trình viên/kỹ sư hằng năm. Nhân lực kỹ sư mạng thiếu hụt qua các năm xuất phát từ
chênh lệch giữa lập trình viên và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, các trung tâm
tin học ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu đào tạo các chuyên gia, kỹ sư mạng.
Đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như đại dịch Covid-19, nguy cơ chiến
tranh hay biến đổi khí hậu, ngành nghề này lại càng khẳng định vai trò và tầm quan
trọng của mình. Chỉ có khoảng 3% các doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa
thực sự quan trọng đối với hoạt động của mình, thấp hơn nhiều so với mức 22%
năm 2019. Có tới 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo
ra các sản phẩm, dịch vụ mới. 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay
đổi và chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giữ được nhịp độ (hình dưới). Thống kê
này cho thấy các doanh nghiệp đã có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của
chuyển đổi số.

1.2.3. Cơ cấu và độ tập trung của thị trường


Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trung tâm tin học đào tạo quản trị mạng, trong
đó có một số trung tâm tin học chiếm phần lớn thị phần trên thị trường. Đầu tiên có
thể kể đến APTECH FPT chiếm 14% trên thị trường, tiếp đến ATHENA chiếm
12% trên thị trường, VTC ACADEMY chiếm 10% trên thị trường, học viện khoa
học và máy tính KMIN chiếm 7% thị phần. Còn lại 57% thị phần là các trung tâm
tin học khác, trong đó có trung tâm tin học VnPro.

Biểu đồ 2. Cơ cấu thị trường đào tạo tin học tại Việt Nam theo thị phần

1.2.4. Tình hình cạnh tranh


Theo mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter, các đặt tính của ngành giáo
dục tin học là:
 Cạnh tranh trong ngành: Cao

Các công ty phải đảm bảo về uy tín và chất lượng, thực hiện nhiều chương trình
khuyến mãi, chạy quảng cáo… nhằm thu hút khách hàng.

 Gia nhập tiềm tàng của các đối thủ mới: Cao

Có nhiều rào cản gia nhập ngành như vốn và quy mô giảng dạy…nhưng nhiều
doanh nghiệp vẫn được thành lập.

 Phát triển tiềm tàng của sản phẩm thay thế: Không

 Quyền thương lượng của nhà cung cấp: Cao

Tất cả đều được cung cấp trong nước.

 Quyền thương lượng của khách hàng: Cao

Khách hàng quyết định đến việc có mở lớp tiếp vào các khóa học sau hay không vì
nếu không đủ số lượng học viên sẽ không thể mở lớp học mới.

1.2.5. Các đối thủ chính


 Trung tâm đào tạo quản trị mạng & an ninh mạng ATHENA

Chi nhánh Thủ Đức: Trung Tâm Công Nghệ - Làng Đại Học Quốc Gia TP.HCM
chiếm 12% thị trường. Chuyên cung cấp các khóa học quản trị mạng Cisco CCNA.

 Trung tâm đào tạo SAIGONLAB

Địa chỉ: Số 61 đường số 28, Cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP.HCM chiếm
7% thị trường. SaigonLab có thế mạnh lâu năm trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp và
triển khai các dịch vụ ứng dụng Công nghệ thông tin, dự án tích hợp công nghệ cao
cho các công ty, tổ chức trên cả nước.

 Viện Công Nghệ Kỹ Thuật Sài Gòn (SaigonCTT)

Địa chỉ: 287B Đ. Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM chiếm 7% trên thị
trường. Được thành lập vào năm 2000, Viện Công Nghệ Kỹ Thuật Sài Gòn
(SaigonCTT) tự hào là một trong những đơn vị tiên phong, uy tín và dẫn đầu về
chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, triển khai đào tạo tin học, viễn thông và
ứng dụng công nghệ thông tin.

1.2.6. Khái quát về khách hàng


Sử dụng công cụ phân khúc thị trường “Tính cách xuyên văn hóa của người tiêu
dùng AC” để khái quát về khách hàng và các phân khúc. Công cụ này xem xét các
động cơ thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng. Theo kết quả thử nghiệm của tập
đoàn Dentsu Y&R, 7 loại khách hàng này tồn tại trong mọi thị trường, sự khác biệt
giữa các thị trường chỉ là phần trăm của từng loại.
Bảng 7. Khái quát về khách hàng

(Nguồn: tập đoàn quảng cáo Dentsu Young Rubycam)

Động cơ thúc Lợi ích tìm


Nhóm Thói quen mua
đẩy kiếm

Nhu cầu sự tồn Mua ở giai đoạn cuối của vòng đời sản
Dân nghèo
tại Giá thấp phẩm, khi giá bán hàng hạ.
cam chịu
Sự bấp bênh Chỉ mua ở số lượng cần thiết.

Mua ở giai đoạn cuối của vòng đời sản


Dân nghèo Hy vọng
phẩm, khi giá bán hàng hạ.
đấu tranh Các mối quan hệ Giá thấp
Chỉ mua ở số lượng cần thiết.

Sự ích kỷ Thường sớm dùng thử sản phẩm mới.


Người thích Dấu ấn cá
Trưởng thành Mua theo dịp, trả bằng tiền mặt, chủ yếu tại
đổi mới nhân
dần khách sạn.

Cũng thường mua trong giai đoạn đầu trong


vòng đời của sản phẩm.
Người đang Coi trọng lợi ích
Sự đúng đắn Là khách hàng có yêu cầu cao, thường trả
chuyển đổi của xã hội
bằng tiền mặt trong khách sạn, nhà hàng và
nơi bán lẻ.

Người nhiều Sự bấp bênh Địa vị Sẽ dùng hết lương, dùng cả tín dụng.
tham vọng Sự ghen tị Hình ảnh Tiêu xài nhiều trong nhà hàng và khách sạn.

Người chính Các giá trị của Sự an toàn Mua sản phẩm cho các dịp lễ lạt, ví dụ như
thống các lễ kỷ niệm tròn năm, chủ yếu ở các
Động cơ thúc Lợi ích tìm
Nhóm Thói quen mua
đẩy kiếm

gia đình

Làm những điều Giá trị tốt điểm bán lẻ.

đúng đắn

Thường trữ nhiều loại sản phẩm hảo hạng,


Người thành Quyền lực
Chất lượng bổ sung thường xuyên.
đạt Kiểm soát
Mua ở đủ loại cửa hàng.

1.3. CƠ HỘI & ĐE DỌA

1.3.1. Cơ hội
 Xu hướng thế giới theo hướng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo AI làm tăng nhu
cầu học về quản trị, bảo mật mạng.

 Thế giới ngày càng chú trọng việc học tin học.

 Thị trường Việt Nam đông dân.

 Công nghệ thông tin đang ngày một quan trọng và là một phần tất yếu của cuộc
sống. Sự phát triển của ngành CNTT đang dần là một thước đo để đánh giá sự
phát triển của cả một quốc gia.

 Thử nghiệm mạng 5G thành công, thị trường viễn thông “nóng” trở lại: Việt
Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ hạ tầng 5G và sản xuất thiết bị 5G.

 Chính phủ có các chính sách hạ lãi suất vay.

 Chính phủ thực hiện chuyển đổi số.

1.3.2. Đe dọa
 Lừa đảo qua mạng tăng

 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành và các đối thủ ngoài nước, quốc tế
ngày càng gay gắt

 Sự phát triển của AI tăng nhanh nên phải nhanh thay đổi và bắt kịp xu hướng
của thế giới
 Thuế phí tăng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

 Lãi suất cao gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng

 Lạm phát tăng, kinh tế suy thoái làm giảm sức mua cũng như khả năng chi trả
cho các khóa học tại trung tâm

 Các tập đoàn công nghệ lớn từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á: đầu tư
vào các lĩnh vực công nghệ, thiết bị điện tử, thương mại điện tử,…

1.4. MA TRẬN EFE


Trọng Phân Tổng số điểm
STT Yếu tố
số loại theo trọng số

Cơ hội

1 Xu hướng thế giới theo hướng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo AI 0,1 3 0,3

2 Thế giới ngày càng chú trọng việc học tin học 0,09 4 0,36

3 Thị trường Việt Nam đông dân 0,08 3 0,27

Thử nghiệm mạng 5G thành công, thị trường viễn thông “nóng”
4 0,08 4 0,32
trở lại

Công nghệ thông tin đang ngày một quan trọng và là một phần
5 0,07 4 0,28
tất yếu của cuộc sống

6 Chính phủ thực hiện chuyển đổi số 0,07 3 0,21

7 Chính phủ có các chính sách hạ lãi suất vay 0,06 4 0,24

Đe dọa

8 Lừa đảo qua mạng tăng 0,07 2 0,14

Các tập đoàn công nghệ lớn từ Trung Quốc sang khu vực Đông
9 0,06 3 0,18
Nam Á đầu tư

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành và các đối thủ ngoài

10 nước, quốc tế ngày càng gay gắt 0,08 2 0,16

Sự phát triển của thế giới tăng nhanh nên phải nhanh thay đổi và
11 0,07 1 0,07
bắt kịp xu hướng của thế giới

Thuế phí tăng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
12 0,07 1 0,07
ty

13 Lãi suất cao gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận vay vốn 0,05 2 0,1
Trọng Phân Tổng số điểm
STT Yếu tố
số loại theo trọng số

ngân hàng

Lạm phát tăng, kinh tế suy thoái làm giảm sức mua cũng như khả
14 0,05 2 0,1
năng chi trả cho các khóa học tại trung tâm

Tổng 1 2,8

Bảng 8. Phân tích ma trận EFE

(Nguồn: nhân viên thực hiện)

Tổng số điểm quan trọng của công ty là 2,8 cho thấy khả năng ứng phó của công ty
đối với các yếu tố ở mức tốt.

1.5. MA TRẬN S.W.O.T


Cơ hội (Opportunities) Đe dọa (Threats)
1. Xu hướng thế giới theo 1. Lừa đảo qua mạng tăng
hướng công nghệ 4.0, trí 2. Cạnh tranh giữa các đối
tuệ nhân tạo AI thủ trong ngành và các
2. Thế giới ngày càng chú đối thủ ngoài nước, quốc
trọng việc học tin học tế ngày càng gay gắt
3. Thị trường Việt Nam đông 3. Sự phát triển của AI tăng
dân nhanh nên phải nhanh
4. Công nghệ thông tin đang thay đổi và bắt kịp xu
ngày một quan trọng và là hướng của thế giới
một phần tất yếu của cuộc 4. Thuế phí tăng ảnh hưởng
sống đến hoạt động kinh
5. Thử nghiệm mạng 5G doanh của các công ty
thành công, thị trường viễn 5. Lãi suất cao làm cho
thông “nóng” trở lại doanh nghiệp tiếp cận
6. Chính phủ thực hiện vay vốn ngân hàng khó
chuyển đổi số khăn
7. Chính phủ có các chính 6. Kinh tế suy thoái làm
sách hạ lãi suất vay khả năng chi trả cho các
khóa học tại trung tâm
7. Các tập đoàn công nghệ
lớn từ Trung Quốc sang
khu vực Đông Nam Á
đầu tư
Điểm mạnh (Strengths) Chiến lược SO Chiến lược ST
1. Giáo trình đào tạo độc quyền 1. Phát triển thị trường (S1, S2, S4,
1. Phát triển sản phẩm (S1, S2,
2. Đội ngũ giảng viên chuyên O1, O2, O4, O5) S4, T2, T4)
nghiệp và giàu nhiệt huyết 2. Thâm nhập thị trường (S1, S6, 2. Cắt giảm nhân sự ở một số vị
3. Thời gian đào tạo linh hoạt S7, O1, O4, O6) trí không cần thiết (S2, S4,
4. Cơ cấu tổ chức gọn, văn hóa T4, T5, T6)
công ty tạo sự đoàn kết
5. Khả năng chi trả các khoảng nợ
lên đến 95%
6. Luôn trả lương đúng hạn, chưa
trễ lương hay nợ BHXH
7. Chi phí đào tạo hợp lý
Điểm yếu (Weaknesses) Chiến lược WO Chiến lược WT
1. Các chương trình quảng cáo chưa
1. Cải tiến hoạt động truyền thông Đa dạng hóa đào tạo AI,
tiếp cận được với khách hàng (W1, W2, W4, O2, O4) chatbox, blockchain...
tiềm năng Xây dựng thương hiệu (W1, W2,
2. Hoạt động marketing chưa được W3, O1, O3, O4, O6)
quan tâm nhiều
3. Cơ sở vật chất cũ cần được nâng
cấp.
4. Học phí cao hơn so với các đối
thủ cạnh tranh
5. Thương hiệu chưa nhiều người
biết đến
TSLN/VKD và TSLN/DT giảm
Bảng 9. Ma trận SWOT (Nguồn: nhân viên thực hiện)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY


TNHH TV & DV CHUYÊN VIỆT TỪ 2024 – 2026

1.1. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TỪ 2024 – 2026

1.1.1. Về lợi nhuận


Doanh thu đạt mức 5 tỷ vào năm 2026, trung bình tăng cho mỗi năm nhờ chiến lược
phát triển thị trường.

Năm 2024 2025 2026

Doanh thu 3.200 4.532 6.500

Lợi nhuận 200 320 525

Bảng 10. Mục tiêu lợi nhuận của công ty từ năm 2024 – 2026 (Đơn vị tính: triệu đồng)

1.1.2. Về thị phần


Tăng trưởng thị phần lên 7% trong giai đoạn 2024- 2026 qua việc mở rộng thị
trường và nâng cao chất lượng, vị thế của công ty nhằm tạo sự tin tưởng đối với
khách hàng.

1.2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường


Công ty chọn thị trường mục tiêu là TP.HCM, nhắm vào phân khúc khách hàng
gồm người thích đổi mới sẽ có xu hướng thay đổi để thích nghi với sự phát triển và
chuyển đổi số của thế giới; người đang chuyển đổi có nhu cầu cao về chất lượng sản
phẩm và thường có xu hướng sử dụng sản phẩm đầu tiên nên sẽ giúp cho công ty có
được sự chỉnh chu và chất lượng khi đưa ra sản phẩm của mình trên thị trường;
người thành đạt là những người có sự ổn định về tài chính sẽ tiếp giúp công ty tiếp
cận được các sản phẩm có giá trị cao. Mục tiêu của công ty tăng doanh số cho các
khóa học từ doanh số 2,5 tỷ đến doanh số 6,5 tỷ bằng những biện pháp tiếp thị như
sau:

- Tăng chi phí quảng cáo trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội giúp công
ty tiếp cận nhiều hơn với khách hàng tiềm năng.

- Lập trang web quảng cáo sản phẩm của công ty giúp khách hàng tìm kiếm sản
phẩm dễ dàng hơn.

- Đẩy mạnh chương trình khuyến mãi, khuyến mại nhằm thu hút khách hàng
đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.

- Mở các chi nhánh, cơ sở trung tâm tạo cảm giác quen mắt và gợi nhớ đến khách
hàng ngay tại TP.HCM.

- Tăng thêm lực lượng bán hàng giúp công ty tiếp cận được lượng khách hàng
nhiều hơn.

1.2.2. Chiến lược phát triển thị trường


Mặc dù công ty được thành lập và phát triển hơn 20 năm nhưng chỉ tập trung phát
triển ở miền Nam, do đó nhiều khách hàng miền Bắc và miền Trung chưa biết đến
thương hiệu công ty. Thời đại công nghệ đang phát triển, AI đang chiếm lĩnh và trở
thành xu hướng của thế giới vì vậy phát triển thị trường ở các tỉnh miền Bắc và
miền Trung sẽ giúp công ty tăng doanh số và khả năng nhận biết của khách hàng
đối với thương hiệu. Cùng với đó nhu cầu học tin học ở các tỉnh miền Bắc và miền
Trung cũng tương đối cao, hiện tại công ty có các khóa học online nên các học viên
ở các tỉnh thành xa cũng có thể học được tuy nhiên những lớp nâng cao cần trang
thiết bị để thực hành và tương tác trực tiếp với giảng viên vì vậy việc phát triển thị
trường ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung thật sự cần thiết. Việc mở rộng thị
trường tại miền Bắc và thị trường miền Trung sẽ giúp công ty có được doanh số cao
hơn, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng thị phần hằng năm là 7% với doanh thu năm
2026 là 6,5 tỷ đồng vì vậy công ty cần mở rộng và đưa sản phẩm của công đến thị
trường miền Bắc và thị trường miền Trung đến phân khúc khách hàng người thích
đổi mới, người đang chuyển đổi, người thành đạt qua việc mở thêm trung tâm tin
học và thực hiện nhiều chương trình quảng cáo tại thị trường miền Bắc và thị trường
miền Trung.

1.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm


Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới của thế giới công ty cần cải tiến các khóa
học hiện tại để đáp ứng nhu cầu học tin học ngày càng phức tạp của người tiêu
dùng. Nhu cầu học tin học của học viên ngày càng nhiều và đa dạng cùng với đó
các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều điều đó buộc công ty phải hiểu, nắm bắt
được tâm lý của khách hàng và giữ chân được các học viên hiện tại cũng như mở
rộng thêm các phân khúc khách hàng mới. Công ty phải luôn chủ động và thay đổi
khi nhận được phản hồi tiêu cực từ học viên, sau những khóa học có thể để học viên
tham gia các bài khảo sát, đánh giá về giảng viên, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật
chất, công ty sẽ thu thập, xem xét và cải thiện từ những đánh giá của học viên từ đó
cải thiện và nâng cao chất lượng các khóa học sau. Tham khảo, học hỏi thêm những
feedback từ học viên của các đối thủ cạnh tranh để hoàn thiện các khóa học bên
trung tâm. Giải quyết những khiếu nại, sự không hài lòng từ học viên một cách
nhanh chóng để học viên cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe nếu không giải
quyết nhanh chóng khách hàng sẽ dễ dàng quay lưng với công ty vì chất lượng dịch
vụ không tốt, điều đó không những làm cho công ty mất đi khách hàng mà còn gây
nên cái nhìn không tốt cho khách hàng tương lai.

1.2.4. Đa dạng hóa có liên quan


Ngành công nghệ thông tin đang tăng trưởng và đang là xu hướng của thế giới và
doanh số của các khóa học tại trung tâm tương đối thấp nên công ty sẽ đưa thêm
nhiều khóa học mới nhằm thu hút nhiều học viên hơn và tăng doanh số cho các
khóa học hiện tại của công ty. Trước đây chỉ cần học vấn số hóa phổ thông là đáp
ứng đủ tuy nhiên ngày nay công nghệ đang phát triển, công nghệ 4.0 và trí tuệ AI
đang là một xu hướng đòi hỏi mỗi người phải tự trang bị cho mình thêm kiến thức
về ngành công nghệ thông tin để bắt kịp với xu hướng của thế giới. Nhu cầu học tin
học ngày càng phổ biến và từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi hầu như ai cũng có nhu cầu
trang bị cho mình những kiến thức nền tảng liên quan đến máy tính vì vậy công ty
cần mở thêm các khóa học cho nhiều lứa tuổi và cải tiến các khóa học hiện tại để
phù hợp với thời đại.
1.2.5. Xây dựng thương hiệu
Do thương hiệu VnPro chưa được nhiều người biết đến, công ty cần tham gia những
hoạt động PR như phát học bổng cho sinh viên nghèo, tặng quà cho bệnh nhân
nghèo, tham gia các hoạt động thiện nguyện… Ngoài ra, công ty cần quảng cáo sản
phẩm của công ty trên các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo tuổi trẻ,
báo thanh niên,… hoặc trên các trang mã xã hội như Facebook, tik tok, youtube,…
nhằm duy trì, nâng cao hình ảnh uy tín của công ty đối với công chúng và qua báo
đài là đối tác thứ ba hình ảnh, uy tín của công ty sẽ được lan truyền rộng rãi trên thị
trường. Bên cạnh đó, công ty phải để lại ấn tượng tốt đối với học viên hiện tại nhằm
tạo sự hài lòng và nhờ đó họ có thể sẽ quay lại trung tâm học và là cầu nối giới thiệu
thêm học viên mới cho trung tâm.

1.2.6. Cải tiến hoạt động truyền thông


Hoạt động và thành lập được hơn 20 năm công ty đã có được chỗ đứng riêng của
mình trên thị trường tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các đối thủ trong ngành và ngoài ngành làm cho việc kinh
doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Để tạo lợi thế cạnh tranh công ty cần đẩy
mạnh thêm các hoạt động truyền thông, marketing nhằm thu hút thêm khách hàng.
Công ty có thể chạy quảng cáo trên trang Website hoặc trên các nền tảng xã hội để
tăng lượt tương tác và thu hút thêm các khách hàng mới, hợp tác với các trường đại
học nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận được với khách hàng tiềm
năng.

Nhằm thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ công ty cần
có thêm nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng vào các ngày lễ, tết. Để
tạo sự gợi nhớ công ty có thể gửi mail chúc mừng sinh nhật, voucher, chương trình
khuyến mãi đến khách hàng cũ, điều đó tạo nên sự thiện cảm và có thể họ sẽ là cầu
nối giúp công ty có thêm nhiều khách hàng mới.

1.2.7. Cắt giảm nhân sự ở một số vị trí không cần thiết


Tình hình kinh tế thế giới đang trong tình trạng suy thoái nên các công ty gặp nhiều
khó khăn về tài chính. Vì vậy, việc cắt giảm nhân sự ở những vị trí không cần thiết
giúp công ty tối thiểu hóa chi phí. Đối với những phòng ban có nhiều nhân viên có
thể cắt giảm bớt những vị trí không cần thiết chỉ giữ lại những vị trí chủ chốt, công
việc không bị đình trệ mà vẫn giữ nguyên tiến độ ban đầu. Những công việc không
cần quá nhiều thời gian có thể chuyển từ vị trí full time thành part time để giảm bớt
chi phí về lương

1.3. KIẾN NGHỊ


Về phía nhà nước: đưa ra các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước. Bên
cạnh đó, một số thủ tục pháp lý còn quá rườm rà và thời gian xử lý hồ sơ tương đối
chậm nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong và hoạt động kinh doanh bị đình
trệ do đó công ty có thể kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và rút ngắn thời
gian xử lý hồ sơ để việc hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Về phía cơ quan thuế: Kiến nghị giảm thuế VAT 2% đến tháng 6 năm 2024, hạ lãi
suất vay xuống 5% để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng
hơn.

Về phía ngành giáo dục: cần đẩy mạnh và khuyến khích thêm các khóa học ngoài
giờ.
KẾT LUẬN

Công ty TNHH Tư Vấn & Dịch Vụ Chuyên Việt là một trong những công ty lâu đời
về mảng đào tạo tin học. Trong thời gian hoạt động và phát triển hơn 20 năm công
ty đã đạt được những thành tựu và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Tuy nhiên, để khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh công ty cần
có sự kết hợp của nhiều yếu tố như môi trường bên ngoài, môi trường bên trong và
tính hình kinh tế thế giới. Thị trường giáo dục tin học đang ngày càng phát triển và
cạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa các công ty trong ngành vì vậy việc định hướng
chiến lược kinh doanh cho công ty là một việc quan trọng và cần thiết.

Tuy thời gian thực tập tại công ty TNHH Tư Vấn & Dịch Vụ Chuyên Việt không
quá dài nhưng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và có cơ hội áp dụng kiến
thức đã học vào thực tế. Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty, từ phía góc độ
em đã nhìn ra được những điểm mạnh, điểm yếu và tiếp thu được những cơ hội, đe
dọa có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty để em có thể phân tích,
đưa ra chiến lược kinh doanh cho công ty từ năm 2024 đến năm 2026. Em mong
những đề xuất, kiến nghị của em sẽ giúp ích cho công ty trong việc định hướng
chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Phụ lục (nếu có)

***
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

Chỉ số giáo dục đào tạo ở ĐBSCL đạt trung bình, trên trung bình so với cả nước.
(2023, February 26). Giaoduc.net. Retrieved December 17, 2023, from
https://giaoduc.net.vn/chi-so-giao-duc-dao-tao-o-dbscl-dat-trung-binh-tren-trung-
binh-so-voi-ca-nuoc-post233359.gd

Dân số Việt Nam mới nhất (2023) - cập nhật hằng ngày. (n.d.). DanSo.Org.
Retrieved December 17, 2023, from https://danso.org/viet-nam/

Dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam. (2023, October 27). Báo Điện tử Chính
phủ. Retrieved December 17, 2023, from https://baochinhphu.vn/dong-von-fdi-
chay-manh-vao-viet-nam-102231027113436295.htm

GIỚI THIỆU VỀ VNPRO -. (n.d.). VnPro. Retrieved December 17, 2023, from
https://vnpro.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-ve-vnpro-2764.html

Quy mô thị trường chuyển đổi số tăng trưởng bền vững, triển vọng tươi sáng cho
cho ngành công nghệ thông tin. (2022, August 22). CafeF. Retrieved December 17,
2023, from https://cafef.vn/quy-mo-thi-truong-chuyen-doi-so-tang-truong-ben-
vung-trien-vong-tuoi-sang-cho-cho-nganh-cong-nghe-thong-tin-
2022082208561593.chn

Thông cáo báo chí Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2022. (2023, May 10). Tổng
cục Thống kê. Retrieved December 17, 2023, from https://www.gso.gov.vn/du-lieu-
va-so-lieu-thong-ke/2023/05/thong-cao-bao-chi-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-
2022/

Top 05 Trung Tâm Đào Tạo Ngành Công Nghệ Thông Tin Tại Tp.HCM. (n.d.).
aegona. Retrieved December 17, 2023, from https://aegona.vn/top-05-trung-tam-
dao-tao-nganh-cong-nghe-thong-tin-tot-nhat-tai-tp-hcm/

Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. (2023, August 16). Baodautu.vn.
Retrieved December 17, 2023, from https://baodautu.vn/trung-quoc-tang-toc-dau-
tu-vao-viet-nam-d196407.html
Untitled. (n.d.). Tổng cục Thống kê. Retrieved December 17, 2023, from
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/05/VHLSS2018.pdf

You might also like