You are on page 1of 52

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

MAI ĐẶNG THANH TRÚC


MSSV: 205084810

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI


CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX LOGISTICS

TP. Hồ Chí Minh, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

MAI ĐẶNG THANH TRÚC


MSSV: 205084810

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI


CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX LOGISTICS

GVHD: : TS. Lâm Thanh Phi Quỳnh


CBHD THỰC TẾ : Huỳnh Thị Mai Thy

KHÓA 2020
TP. Hồ Chí Minh, 2023
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Thầy Cô trường
Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm, giảng dạy và
truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt quãng thời gian học tập. Nhờ sự tận tâm
và nhiệt huyết của Quý Thầy Cô, tôi đã có được nền tảng kiến thức vững chắc và
những kỹ năng quan trọng, chuẩn bị cho tương lai sự nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Lâm Thanh Phi
Quỳnh, người đã là người hướng dẫn trong quá trình thực tập và hoàn thành báo
cáo này. Sự tận tâm, chỉ bảo và hướng dẫn của thầy đã giúp tôi thu thập được nhiều
kinh nghiệm và kiến thức quý báu, đặc biệt là trong lĩnh vực Logistics.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Đốc, phòng kinh
doanh và toàn thể anh chị trong Công ty Cổ phần Transimex Logistics đã tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình thực tập. Sự hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp thông tin và
tài liệu quan trọng của công ty đã giúp tôi có cơ hội tiếp xúc và làm việc trong môi
trường thực tế, hiểu rõ hơn về ngành nghề và quy trình làm việc của công ty.
Tôi nhận thức rằng trong quá trình thực tập và viết báo cáo, với kiến thức còn
hạn chế và chưa có đủ kinh nghiệm thực tế, bài báo cáo có những thiếu sót và hạn
chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ thầy giáo cũng như các
anh chị trong công ty để tôi có thể hoàn thiện kiến thức và rút ra những kinh nghiệm
bổ ích.
Cuối cùng, xin chúc Quý Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế - Trường Đại học
Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh, Ban Giám Đốc cùng toàn thể anh chị trong
Công ty Cổ phần Transimex Logistics dồi dào sức khỏe, thành công trong công
việc và ngày càng phát triển vững mạnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Mai Đặng Thanh Trúc

i
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, Ngày ....... tháng...... năm 2023
Đơn vị thực tập

i
i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tp Hồ Chí Minh, Ngày ....... tháng ...... năm 2023
Giảng viên hướng dẫn

i
i
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................ ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................. iii
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1

1. Lý do chọn công ty thực tập ..................................................................1


2. Giới thiệu tổng quan về chương trình thực tập ......................................1
3. Kết cấu của báo cáo thực tập .................................................................2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX LOGISTICS 3

1.1. Giới thiệu sơ lược về đơn vị thực tập ...........................................................3


1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần Transimex
Logistics..........................................................................................3
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty ......................................................5
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ...........................................................................5
1.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh .......................................................5
1.1.5. Định hướng phát triển/Chiến lược phát triển của công ty ...................8
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Transimex Logistics .........................9
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ...........................................................................9
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ..........................................9
1.2.3. Nhận xét sơ đồ cơ cấu tổ chức ..........................................................11
1.3. Nhận định chung về đơn vị thực tập ..........................................................11

PHẦN 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SIRO ĐƯỜNG BẮP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TRANSIMEX LOGISTICS ................................................................... 13

2.1. Quy trình nhập khẩu siro đường bắp của công ty cổ phần Transimex
Logistics...............................................................................................13
2.2. Mô tả chi tiết quy trình dịch vụ nhập khẩu siro đường bắp của
công ty cổ phần Transimex Logistics ..................................................13
2.2.1. Nhận yêu cầu từ khách hàng .............................................................13

i
v
2.2.2. Kiểm tra bộ chứng từ ........................................................................14
2.2.3. Đăng kí thủ tục hải quan ...................................................................18
2.2.4. Hoàn thành thủ tục hải quan .............................................................25
2.2.5. Nộp thuế, thông quan tờ khai ............................................................25
2.2.6. Nhận hàng tại cảng ............................................................................26
2.2.7. Giao hàng cho khách hàng, lưu hồ sơ ...............................................27
2.3. Nhận xét và đánh giá quy trình dịch vụ nhập khẩu siro đường bắp của
công ty cổ phần Transimex Logistics ..................................................27
2.3.1. Ưu điểm .............................................................................................27
2.3.2. Hạn chế .............................................................................................28

PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN SAU KHI THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP .............................................................. 30

3.1. Xác định những yêu cầu cần phải có .........................................................30


3.1.1. Kỹ năng .............................................................................................30
3.1.2. Kiến thức ...........................................................................................30
3.1.3. Tư duy ...............................................................................................31
3.1.4. Thái độ ..............................................................................................31
3.2. Đánh giá bản thân sau quá trình thực tập ...................................................31
3.2.1. Ưu điểm của bản thân .......................................................................31
3.2.2. Điểm yếu/cần khắc phục của bản thân ..............................................32
3.2.3. Bài học kinh nghiệm bổ sung cho bản thân ......................................32
3.3. Những đề xuất, kiến nghị cho doanh nghiệp, nhà trường ..........................32
3.3.1. Đề xuất kiến nghị cho doanh nghiệp .................................................32
3.3.2. Đề xuất kiến nghị cho nhà trường .....................................................33
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 35
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 36

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Transimex
Logistics trong giai đoạn 2020 – 2022 .................................................................7

v
i
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Logo của công ty cổ phần Transimex Logistics .................................... 3


Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Transimex Logistics ..................... 9
Hình 2.1: Quy trình nhập khẩu siro đường bắp của công ty cổ phần Transimex
Logistics ............................................................................................................ 13
Hình 2.2.3.1: Giao diện khi mở phần mềm ECUSS5 – VNACCS5. ................... 18

Hình 2.2.3.2: Thay đổi doanh nghiệp khai báo tờ khai. ...................................... 19

Hình 2.2.3.4: Nhập thông tin cơ bản của tờ khai. .............................................. 20

Hình 2.2.3.5: Nhập các thông tin vận đơn. .........................................................21

Hình 2.2.3.6: Nhập các thông tin về hóa đơn. ................................................... 22

Hình 2.2.3.7: Khai báo chính thức tờ khai.......................................................... 23

Hình 2.2.5: Tiền thuế của lô hàng siro đường bắp. ............................................. 25

v
i
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ Tiếng Anh Nghĩa của từ viết tắt

TMS Công ty Cổ phần


1
LOGISTICS Transimex Logistics

2 INV Commercial Invoice Hóa đơn thương mại

3 P/L Packing List Phiếu đóng gói

4 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển

5 PK Pakage Kiện

6 COA Certificate Of Analysis Giấy chứng nhận phân tích

7 A/N Arrival Notice Giấy thông báo hàng đến

8 TT Telegraphic Transfer Thanh toán bằng điện


chuyển tiền
9 A/N Arrival Notice Giấy thông báo hàng đến

10 Biên bản giao nhận hàng


POD Proof Of Delivery
hóa

v
i
i
i
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn công ty thực tập


Tôi chọn Công ty Cổ phần Transimex Logistics ( TMS LOGISTICS) làm địa
điểm thực tập vì đây là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực
Logistics tại Việt Nam. Công ty đã có bề dày kinh nghiệm trong việc cung cấp các
dịch vụ vận tải, kho bãi, hải quan và dịch vụ Logistics khép kín cho các đối tác
trong và ngoài nước.
Với mạng lưới văn phòng, chi nhánh, công ty con rộng khắp trong cả nước
và sự hỗ trợ từ Tập đoàn Transimex - tập đoàn Logistics hàng đầu Việt Nam, công
ty đang không ngừng mở rộng quy mô hoạt động vànâng cao năng lực cung ứng
dịch vụ.
Các dịch vụ do công ty cung cấp cũng ngày càng đa dạng hoá, mở rộng phạm
vi từ vận tải đường bộ bằng container, xe tải thông thường, cho tới vận tải đa
phương thức, dịch vụ kho bãi và nhà máy đóng gói, dịch vụ hải quan...với hàng
trăm khách hàng lớn là các công ty đa quốc gia, tập đoàn sản xuất kinh doanh hàng
tiêu dùng nhanh.
Để có thể vận hành, cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, công ty cũng
đầu tư ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như phần mềm quản lý kho, hệ thống
ERP để quản lý tập trung tài chính-kế toán, hệ thống GPS và camera giám sát trên
xe tải. Đây chính là môi trường lý tưởng có thểhọc hỏi kinh nghiệm và rèn luyện
các kỹ năng tác nghiệp thực tế cho ngành Logistics.

2. Giới thiệu tổng quan về chương trình thực tập


Bên cạnh góc nhìn từ lý thuyết trên giảng đường, chương trình thực tập sẽ
giúp tiếp cận sâu hơn vào nội tình hoạt động của một doanh nghiệp Logistics đầu
ngành. Qua quá trình làm việc trực tiếp, tôi hy vọng sẽ nắm được rõ hơn quy trình,
các khâu nghiệp vụ then chốt như khâu lập kế hoạch vận tải đến giao nhận, bốc
xếp hàng hóa cho tới làm thủ tục hải quan...và học hỏi được kinh nghiệm áp dụng
các kiến thức đã được trang bị vào giải quyết công việc thực tế sau này.

1
Với mong muốn trên, tôi đặt ra một số mục tiêu cụ thể cho giai đoạn thực tập
tại TMS LOGISTICS như sau:
- Tìm hiểu và nắm chắc các dịch vụ mà công ty đang cung cấp như vận tải
đường bộ, đường biển, hàng không; dịch vụ kho bãi, hải quan và giải pháp
Logistics đầu cuối.
- Tiếp cận và học hỏi cụ thể các quy trình nghiệp vụ và công nghệ được áp
dụng để vận hành, giám sát hoạt động Logistics.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và xử lý
tình huống thông qua các buổi họp, báo cáo công việc.
- Áp dụng kiến thức đã được học vào giải quyết công việc thực tế, từ đó đưa
ra các sáng kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình.
Kế hoạch thực tập:
Thời gian: 12 tuần, từ ngày 09/10/2023 đến 30/12/2023.
Địa điểm: Văn phòng Công ty Cổ phần Transimex Logistics tại TP.HCM

3. Kết cấu của báo cáo thực tập


Ngoài phần mở đầu, kết luận bài báo cáo chia làm 03 chương:
Phần 1: Giới thiệu về công ty Cổ phần Transimex Logistics
Phần 2: Tìm hiểu về quy trình nhập khẩu siro đường bắp của Công ty Cổ
phần Transimex Logistics
Phần 3: Bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi thực hiện chương trình
thực tập

2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TRANSIMEX LOGISTICS
1.1. Giới thiệu sơ lược về đơn vị thực tập
1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần Transimex
Logistics
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX LOGISTICS
- Tên tiếng Anh: TRANSIMEX LOGISTICS CORPORATION
- Tên viết tắt: TMS LOGISTICS
- Mã chứng khoán: TOT
- Loại hình công ty: Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù
hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0307821849 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư TP. HCM cấp lần đầu ngày 18/03/2009 và đăng ký thay đổi lần thứ 13,
ngày 01/07/2022.
- Vốn điều lệ: 54.950.000.000 đồng (Năm mươi bốn tỷ chín trăm năm mươi
triệu đồng).
- Địa chỉ: 429/08, Đường Song Hành Hà Nội, Khu phố 07, Phường Trường
Thọ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Email: tmstrans.info@transimex.com.vn
- Website: transimextrans.com.vn
- Điện thoại: 0948.666.057
- Nhãn hiệu thương mại (Logo):

Hình 1.1: Logo của công ty cổ phần Transimex Logistics

(Nguồn: https://transimextrans.com.vn, 2023)

3
TMS LOGISTICS được chuyển đổi từ Công ty Cổ phần Vận tải Transimex
(tiền thân là Công ty TNHH MTV Vận tải Giao nhận Ngoại thương, công ty con của
Công ty Cổ phần Transimex). Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics,
hiện nay, TMS LOGISTICS là một trong những Công ty cungcấp dịch vụ 2PL
(dịch vụ Logistics bên thứ 2), 3PL (dịch vụ Logistics bên thứ 3), Contract Logistics,
Dịch vụ vận chuyển bằng xe container, xe tải, Dịch vụ vận chuyển hàng siêu trường
siêu trọng, Dịch vụ di dời máy móc thiết bị, đóng kiện ...
có uy tín tại Việt Nam. TMS LOGISTICS luôn lấy lợi ích khách hàng làm nền
tảng cho sự tồn tại và phát triển của công ty, cam kết sẽ luôn mang đến cho khách
hàng dịch vụ chất lượng, an toàn, nhanh chóng và giá cả cạnh tranh.
Từ những ngày đầu TMS LOGISTICS ra đời, công ty vẫn duy trì nhiệm vụ
và sự cống hiến với tinh thần khởi năng động sáng tạo để phát triển kinh doanh đã
được công nhận trong nghành công nghiệp. Công ty luôn nỗ lực cải tiến không
ngừng nhằm mục tiêu cung cấp cho khách hàng những dịch vụ vận tải chuyên
nghiệp nhất và hiệu quả nhất, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng.
TMS LOGISTICS cam kết xây dựng hình ảnh thương hiệu là một doanh
nghiệp vận tải thân thiện và gần gũi với khách hàng cùng với phương châm lấy lợi
ích khách hàng làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty cam
kết sẽ luôn kề vai sát cánh cùng khách hàng trên từng cung đường.
Thông qua mạng lưới cả nước, TMS LOGISTICS được sự hỗ trợ giám sát và
tự động phản hồi những tình huống như thời tiết bất lợi, ùn tắt giao thông, như vậy
hàng hoá sẽ luôn được vận chuyển trên tuyến đườngan toàn nhất và hiệu quả nhất.
TMS LOGISTICS sở hữu hơn 100 đầu kéo được nhập khẩu từ Mỹ cùng với
ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết và tinh
thần kỷ luật cao. Mỗi nhân viên đều được tuyển chọn và huấn luyện một cách
chuyên sâu về kiến thức và có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, cho phép công
ty không ngừng duy trì chất lượng dịch vụ tốt nhất với sự hài lòng của quý khách
hàng đã được công nhận trên toàn quốc.

4
Ngoài ra, chuyên môn về quản lý và lập kế hoạch vận tải cho phép công ty
thiết kế một giải pháp có thể đáp ứng mọi nhu cầu vận tải phù hợp với khách hàng
đồng thời phản ứng nhanh chóng với bất kỳ sự gián đoạn nào cũng như các yếu tố
khách quan gây ra.
Mô hình linh hoạt của TMS LOGISTICS, được xây dựng từ đội ngũ vận tải
chất lượng cao và hoạt động 24/7, đồng nghĩa khách hàng sẽ được hưởng trọn lợi
ích tốt nhất từ dịch vụ đã được cải thiện và khả năng giao hàng trong khoảng thời
gian xác định.
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp Logistics hàng đầu tại Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á, cung cấp giải pháp Logistics toàn diện và tối ưu cho khách hàng.
Sứ mệnh: Mang đến cho khách hàng những dịch vụ Logistics an toàn, nhanh
chóng, hiệu quả với giá cả cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
TMS LOGISTICS hoạt động trong lĩnh vực Logistics, cung cấp các dịch vụ
sau:
- Giao nhận vận tải: Giao nhận vận tải quốc tế, giao nhận vận tải nội địa, vận
tải biển, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải hàng không, vận tải đa
phương thức.
- Dịch vụ kho bãi: Kho ngoại quan, kho nội địa, kho lạnh, kho hàng hóa, kho
container.
- Dịch vụ hải quan: Đại lý hải quan, dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ Logistics: Dịch vụ Logistics trọn gói, dịch vụ Logistics 3PL, dịch
vụ Logistics 4PL.
1.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh
Các sản phẩm/dịch vụ của công ty

5
TMS LOGISTICS cung cấp đa dạng các sản phẩm/dịch vụ Logistics, đáp ứng
nhu cầu của mọi khách hàng. Các sản phẩm/dịch vụ này được cung cấp với chất
lượng cao, giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng nhanh chóng.
Giá sản phẩm/dịch vụ
Giá sản phẩm/dịch vụ của TMS LOGISTICS được niêm yết trên website của
công ty và được cập nhật thường xuyên. Giá cả sản phẩm/dịch vụ của TMS
LOGISTICS được đánh giá là cạnh tranh so với các doanh nghiệp Logistics khác
trên thị trường.
Khách hàng/Đối thủ cạnh tranh/Nhà cung cấp
Khách hàng
Các doanh nghiệp sản xuất: TMS LOGISTICS cung cấp các dịch vụ Logistics
cho các doanh nghiệp sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm điện tử,
công nghệ, may mặc,... Các doanh nghiệp này thường có nhu cầu vận chuyển hàng
hóa số lượng lớn, đòi hỏi độ chính xác và thời gian giao hàng nhanh chóng. TMS
LOGISTICS đáp ứng được nhu cầu này bằng mạng lưới vận tải rộng khắp cả nước
và hệ thống quản lý vận tải tiên tiến.
Các doanh nghiệp thương mại: TMS LOGISTICS cung cấp các dịch vụ
Logistics cho các doanh nghiệp thương mại trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao
gồm bán lẻ, bán buôn, xuất nhập khẩu,... Các doanh nghiệp này thường có nhu cầu
vận chuyển hàng hóa đa dạng, đòi hỏi độ linh hoạt cao. TMS LOGISTICS đáp ứng
được nhu cầu này bằng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và hệ
thống quản lý kho bãi hiện đại.
Các doanh nghiệp dịch vụ: TMS LOGISTICS cung cấp các dịch vụ Logistics
cho các doanh nghiệp dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm vận tải, du
lịch, tài chính,... Các doanh nghiệp này thường có nhu cầu vận chuyển hàng hóa
đặc thù, đòi hỏi sự bảo quản và xử lý cẩn thận. TMS LOGISTICS đáp ứng được
nhu cầu này bằng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và hệ
thống kho bãi được trang bị các thiết bị hiện đại.

6
Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty đều là những doanh nghiệp
Logistics hàng đầu tại Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm và uy tín trên thị trường.
Các doanh nghiệp này cũng cung cấp đa dạng các sản phẩm/dịch vụ Logistics, đáp
ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
Để cạnh tranh với các đối thủ này, công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng
dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, TMS
LOGISTICS cũng cần mở rộng mạng lưới hoạt động ra các khu vực tiềm năng,
đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Nhà cung cấp
TMS LOGISTICS hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi, hải
quan để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ Logistics toàn diện và tối ưu. Các
nhà cung cấp này đều là những doanh nghiệp uy tín, có kinh nghiệm và chuyên
môn cao.
TMS LOGISTICS luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các
nhà cung cấp để đảm bảo cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chất lượng cao với
giá cả cạnh tranh.
Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 3 – 5 năm gần nhất
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Transimex
Logistics trong giai đoạn 2020 – 2022

Đơn vị tính: ngàn đồng


Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Doanh thu bán hàng và CCDV 90.648.262 103.297.853 160.596.284
Giá vốn hàng bán 75.655.666 87.552.170 126.063.351
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 14.992.597 15.745.683 34.532.933
Lợi nhuận tài chính -146.94 -303.244 -645.169
Lợi nhuận khác 3.793.636 2.452.006 495.1
Tổng lợi nhuận trước thuế 9.974.788 6.021.297 16.290.939
Lợi nhuận sau thuế 8.578.317 4.723.284 13.025.501
Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 8.578.317 4.723.284 13.025.50
(Nguồn: Cafef.vn, 2023)

7
Dựa trên các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TMS LOGISTICS
giai đoạn 2020-2022, cho thấy:
Về doanh thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục tăng trưởng qua
các năm, cụ thể tăng 13,9% vào năm 2021 và tăng 55,4% vào năm 2022. Đây là
tín hiệu tích cực, phản ánh nhu cầu thuê dịch vụ Logistics ngày càng lớn.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu cao cho thấy công ty đã khai thác tốt cơ hội thị
trường, mở rộng khách hàng và nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ.
Về chi phí:
Tỷ trọng chi phí giá vốn trên doanh thu qua các năm ổn định ở mức 83-84%,
phù hợp với ngành dịch vụ Logistics.
Việc duy trì được tỷ trọng chi phí giá vốn ở mức hợp lý cho thấy công ty
kiểm soát tốt hiệu quả hoạt động, sử dụng nguồn lực có hiệu quả.
Về lợi nhuận:
Biên lợi nhuận gộp năm 2022 đạt mức 21,5% - mức cao nhất trong 3 năm,
cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh được cải thiện.
Tuy nhiên, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm lợi nhuận
sau thuế không tăng tương ứng với doanh thu. Đây là điểm cần cải thiện.
Nhìn chung, TMS LOGISTICS duy trì được tăng trưởng tốt về doanh thu và
lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh
doanh để nâng cao biên lợi nhuận sau thuế trong thời gian tớ
1.1.5. Định hướng phát triển/Chiến lược phát triển của công ty
Trong giai đoạn 2023 – 2028, TMS LOGISTICS định hướng phát triển trở
thành doanh nghiệp Logistics hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á,
cung cấp giải pháp Logistics toàn diện và tối ưu cho khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này, công ty sẽ tập trung vào các hoạt động sau:
- Mở rộng mạng lưới hoạt động ra các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Đầu tư vào công nghệ, phát triển các giải pháp Logistics mới, hiện đại.

8
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
TMS LOGISTICS tin tưởng rằng với những nỗ lực không ngừng, công ty sẽ
đạt được mục tiêu và trở thành một doanh nghiệp Logistics hàng đầu trong khu
vực.

1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Transimex Logistics


1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Transimex Logistics

(Nguồn: Website transimextrans.com.vn)

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận


Bộ máy quản lý của Công ty nhanh nhạy trong tổ chức, chặt chẽ trong quản
lý, giám sát, các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng cùng nhau xây dựng doanh
nghiệp phát triển vững mạnh. Được tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần với chi
tiết chức năng các bộ phận như sau:

9
- Đại hội đồng cổ đông: Là một phần trong cơ cấu tổ chức của Công ty, gồm
tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của
Công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ các
quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
- Ban kiểm soát: Thực hiện nhiệm vụ thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị và điều hành của Công ty.
- Giám đốc: Là cơ quan điều hành công việc kinh doanh của Công ty, chịu sự
giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
- Các Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công
và ủy quyền của Giám đốc. Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của từng
phòng ban trong toàn Công ty.

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Chịu sự quản lý trực tiếp của các Phó
Giám đốc, thực hiện các hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty.
- Phòng Vận tải container và Vận tải nhẹ: Quản lý các xe tải, xe container, ô
tô đầu kéo, rơ – mooc,… Điều hành và đảm nhiệm việc lên kế hoạch cho
các nhân viên lái xe thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa để tiến trình
hoạt động của Công ty đạt hiệu quả tốt.
- Phòng Logistics 1 và Logistics 2: Điều hành hệ thống kinh doanh của Công
ty, tiếp cận và mở rộng thị trường, phát triển các kênh phân phối trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Mỗi phòng gồm 02 tổ: Chứng từ và Giao nhận.
+ Tổ Chứng từ: Trao đổi trực tiếp với khách hàng về các vấn đề phát sinh
liên quan đến lô hàng. Thực hiện các nghiệp vụ Hải quan để thông quan
lô hàng. Giải quyết các khiếu nại, ghi nhận ý kiến của khách hàng. Duy
trì dịch vụ với khách hàng mình đang có.
+ Tổ Giao nhận: Phối hợp, hỗ trợ Tổ Chứng từ hoàn thành các thủ tục cần
thiết cho lô hàng. Chịu trách nhiệm kiểm đếm, giao nhận hàng hóa tại

10
cảng/kho hàng, làm việc với các bên liên quan: kho bãi, vận tải, hải
quan, giám sát…
- Phòng Kỹ thuật – Sửa chữa và Tổ Mua hàng – Vật tư: Chịu trách nhiệm
về mọi công việc chung liên quan đến việc cung cấp nhiên liệu (xăng,
dầu), vật tư, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị cho đoàn xe Công
ty.
- Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, hạch toán,
ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời về tình hình tài chính của Công
ty, tìm ra những nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận (nếu có) và từ đó
đưa ra giải pháp khắc phục. Quản lý tốt nguồn vốn của Công ty, nghiên
cứu, xây dựng, kế hoạch tài chính hằng quý, hằng năm.
- Phòng Hành chính – Nhân sự: Tổ chức quản lý nhân sự Công ty: tuyển
dụng, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. Quản lý tài sản của cơ quan,
soạn thảo các văn bản, hồ sơ văn thư, thông tin liên lạc, tiếp khách, hội
thảo.

1.2.3. Nhận xét sơ đồ cơ cấu tổ chức


Sơ đồ cơ cấu tổ chức này thể hiện được sự phân chia rõ ràng các chức năng,
nhiệm vụ của từng bộ phận, đảm bảo cho hoạt động của công ty được thực hiện
một cách hiệu quả. Sơ đồ này cũng thể hiện được sự phân cấp rõ ràng giữa các cấp
quản lý, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của công ty.

1.3. Nhận định chung về đơn vị thực tập


TMS LOGISTICS là một trong những doanh nghiệp Logistics hàng đầu tại
Việt Nam, cung cấp đa dạng các dịch vụ Logistics, đáp ứngnhu cầu của mọi khách
hàng.
Trong quá trình thực tập tại TMS LOGISTICS, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về
quy mô, hoạt động, cơ cấu tổ chức và các thành tựu của công ty. Tôi nhận thấy
TMS LOGISTICS là một doanh nghiệp có quy mô lớn, với mạng lưới hoạt động
rộng khắp cả nước. Công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ Logistics, đáp ứng nhu
cầu của mọi khách hàng, từ các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ đến
các cá nhân.

11
TMS LOGISTICS có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm,
được đào tạo bài bản. Công ty luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ, phát triển các
giải pháp Logistics mới, hiện đại.
TMS LOGISTICS là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,
sáng tạo. Tôi đã được học hỏi rất nhiều từ các anh chị đồng nghiệp trong quá trình
thực tập tại đây.

12
PHẦN 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SIRO ĐƯỜNG BẮP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX LOGISTICS
2.1. Quy trình nhập khẩu siro đường bắp của Công ty Cổ phần
Transimex Logistics

Hình 2.1: Quy trình nhập khẩu siro đường bắp của công ty cổ phần
Transimex Logistics

(Nguồn: Bộ phận chứng từ, 2023)

2.2. Mô tả chi tiết quy trình dịch vụ nhập khẩu siro đường bắp của Công
ty Cổ phần Transimex Logistics
2.2.1. Nhận yêu cầu từ khách hàng
Nhà nhập khẩu (Công ty B) có nhu cầu nhập lô hàng là Siro đường bắp từ
Trung Quốc. Sau khi thông qua đàm phán để đạt được những thỏa thuận chung.
Hai bên Công ty đã thống nhất về các thông tin nhập khẩu như sau:
- Tên hàng: Đường Fructose (Siro đường bắp) - High Fructose corn syrup 55%
(HFCS 55%). NSX: 08/10/2023, HSD: 07/10/2024. Hàng mới 100%.
- Loại sản phẩm: Nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất tiêu thụ

- Nơi sản xuất: Trung Quốc

- Số lượng: 39 kiện

- Trọng lượng tịnh: 305.513KGM

- Trọng lượng cả bao bì: 306.944,3KGM

THANH TOÁN:

13
- Phương thức vận chuyển: Đường biển

- Nhà xuất khẩu: CÔNG TY A

- Nước xuất khẩu: Trung Quốc

- Cửa khẩu xuất: SHANGHAI

- Nhà nhập khẩu: CÔNG TY B

- Nước nhập khẩu: Việt Nam

-Cảng bốc hàng : cảng Xingang, Trung Quốc

-Cảng dỡ hàng: cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh


Trên thực tế, Công ty B là khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải của
công ty. Nên TMS LOGISTICS sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc làm
thủ tục hải quan, xin các giấy phép cũng như vậnchuyển lô hàng về kho.
Sau khi thống nhất các thông tin nhập khẩu, Công ty B thông báo qua email
cho TMS LOGISTICS về việc có lô hàng nhập khẩu cần làm thủ tục. Nhân viên
chứng từ TMS LOGISTICS tiếp nhận yêu cầu và nhận file bộ chứng từ thông tin
hàng hóa gồm: Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, Certificate Of
Original. Nhân viên chứng từ tiến hành kiểm tra cẩn thận, đầy đủ các thông tin của
bộ chứng từ có trùng khớp với thông tin của kháchhàng hay không. Trường hợp
không trùng khớp với số liệu, thông tin giữa các chứng từ với nhau thì nhân viên
xuất nhập khẩu liên hệ và thông báo với Công ty B để kịp thời điều chỉnh.

2.2.2. Kiểm tra bộ chứng từ


a) Kiểm tra kĩ thông tin trên chứng từ
Commercial Invoice ( Hóa đơn thương mại – INV)
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) là chứng từ được phát hành bởi
người bán cho người mua. Trong đó thể hiện đầy đủ các thông tin về hàng hóa, số
lượng và giá trị của lô hàng theo thỏa thuận trước đó giữa các bên mua bán. Dùng

14
trong thanh toán để xác định số lượng, mô tả hàng hóa, cảng xếp hàng, cảng đến,
phương tiện vận tải, nước xuấ khẩu, giá trên mỗi đơn vị sản phẩm và trị giá lô
hàng. Các thông tin cụ thể trên hóa đơn sau đây ( đây là các thông tin đã chốt và
ký).
Khi kiểm tra cần xem kĩ trong INV có chứa đủ các thông tin bao gồm: Thông
tin doanh nghiệp xuất nhập khẩu (tên, địa chỉ doanh nghiệp), số INV, thời gian
phát hành INV, mô tả hàng hóa (số lượng, đơn vị đo lường, đơn giá, thành tiền,
tổng cộng), đơn vị tiền tệ, nước xuất khẩu, điều kiện Incoterms.
- Nhà xuất khẩu: Công Ty A – Trung Quốc
- Nhà nhập khẩu: Công Ty B – Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Số INV: 110192080
- Ngày phát hành INV: 16/10/2023
- Nước xuất khẩu: Trung Quốc
- Nước nhập khẩu: Việt Nam
- Mô tả hàng hóa: Đường Fructose (Siro đường bắp) - High Fructose corn syrup
55% (HFCS 55%)
- Số lượng: 39 PK
- Đơn giá: 480.00/MT
- Tổng trị giá INV: 146.640 USD
- Điều kiện giao hàng Incoterms: CIF
-Phương thức thanh toán: TT
Packing List (Phiếu đóng gói – P/L)
Là chứng từ do người bán phát hành. Còn được gọi là bảng kê khai hàng hóa
chi tiết, trên đó thể hiện rõ người bán đã bán cái gì cho người mua, qua đó người
mua có thể đối chiếu các thông tin có giống với đơn hàng đã đặt hay không. Trong
P/L không bắt buộc phải có các thông tin liên quan đến thanh toán, đơn giá, trị giá
hay đồng tiền thanh toán. Điều quan trọng là cần có quy cách đóng gói hàng hóa,
trọng lượng và kích thước hàng.

15
Các nội dung cần được kiểm tra kĩ trong P/L bao gồm: Thông tin doanh
nghiệp xuất nhập khẩu (tên, địa chỉ doanh nghiệp), số P/L và ngày phát hành
(thường là số và ngày INV), bảng mô tả hàng hóa (số lượng, đơn vị đo lường, số
lượng kiện, khối lượng kiện, kích thước hàng hóa, quy cách đóng gói), cảng xếp
hàng, cảng dỡ hàng, ngày khởi hành dự kiến, ngày hàng đến dự kiến.
- Nhà xuất khẩu: Công Ty A – Trung Quốc
- Nhà nhập khẩu: Công Ty B – Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Số INV: 110192080
- Ngày phát hành INV: 16/10/2023
- Cảng xếp hàng: Xingang, Trung Quốc
- Ngày khởi hành dự kiến: 16/10/2023
- Cảng dỡ hàng: Cát Lái, Hồ Chí Minh
- Ngày hàng đến dự kiến: 17/11/2023
- Mô tả hàng hóa: Đường Fructose (Siro đường bắp) - High Fructose corn syrup
55% (HFCS 55%)
- Đóng gói: PK (Pakage)
- Số lượng: 39
- Trọng lượng tịnh: 305.513KGM
- Trọng lượng cả bao bì: 306.944,3KGM
- Ngày sản xuất: 08/10/2023
Bill of Lading ( Vận đơn đường biển – B/L)
Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập,
ký và cấp cho người gửi hàng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển
hàng hóa.
Các nội dụng cần kiểm tra trong B/L bao gồm: thông tin người gửi (tên và
địa chỉ của nhà xuất khẩu), thông tin người nhận (tên và địa chỉ của nhà nhập),
thông tin vận chuyển và phương tiện ( Số hiệu của tàu hoặc phương tiện vận
chuyển, Số hiệu và loại container, Cảng xuất phát và cảng đích), mô tả hàng hóa,
điều kiện vận chuyển,..

16
- Người gửi hàng: Công Ty A
- Người nhận hàng: Công Ty B
- Số B/L: SITGTXSG450600
- Ngày và địa điểm ký phát B/L: 23/10/2023 tại Xingang, Trung Quốc
- Tên, số phương tiện vận tải: SITC QIUMING V2316S
- Cảng bốc hàng: Xingang, Trung Quốc
- Cảng dỡ hàng: Cát Lái, Hồ Chí Minh
- Tổng số container: 13x20GP
- Ngày hàng xếp lên tàu: 16/10/2023
Certificate Of Analysis (Giấy chứng nhận phân tích – COA)
Là tài liệu do người bán cung cấp theo yêu cầu bởi người mua theo quy định
của chính phủ tại nước nhập khẩu. COA nghĩa là giấy phân tích chất lượng thông
qua các thành phần hóa học, tính chất hóa lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm,
độ chua,… của sản phẩm để xác nhận hàng hóa xuất khẩu có đáp ứng các thông số
cho phép hay không.
Cần kiểm tra nội dung của COA gồm: Thông tin hàng hóa, ngày sản xuất,
ngày hết hạn của sản phẩm
- Hàng hóa: Đường Fructose (Siro đường bắp) - High Fructose corn syrup 55%
(HFCS 55%)
- Ngày sản xuất: 08/10/2023
- Hạn sử dụng: 07/10/2024
b) Kiểm tra đối chiếu thông tin giữa các chứng từ
Sau khi kiểm tra các thông tin quan trọng cần có trong chứng từ. Tiến hành
đối chiếu thông tin giữa các chứng từ. Chẳng hạn, giữa INV và P/L cần đối chiếu:
thông tin nhà xuất khẩu, nhập khẩu; số, ngày INV; tên hàng, số lượng, trọng lượng
tịnh, trọng lượng cả bao bì; đơn giá, trị giá; điều kiện giao hàng.
Đối chiếu giữa B/L và INV các thông tin: nhà xuất khẩu, nhập khẩu; phương
tiện vận chuyển; cảng xuất khẩu, nhập khẩu; tên hàng, trọng lượng; số INV.

17
Chứng từ chưa hợp lệ nếu các thông tin không đầy đủ, hoặc thông tin giữa
các chứng từ không khớp nhau. Chứng từ hợp lệ nếu có đủ số lượng chứng từ, đầy
đủ các thông tin cần thiết, thông tin giữa các chứng từ khớp với nhau. Trường hợp
bộ chứng từ chưa hợp lệ, nhân viên chứng từ của TMS LOGISTICS sẽ liên lạc với
Công ty B đề nghị bổ sung chỉnh sửa đến khi đầy đủ.

2.2.3. Đăng kí thủ tục hải quan


Trước khi lên tờ khai nháp, nhân viên chứng từ TMS LOGISTICS sẽ
nhậnđược Arrival Notice từ khách hàng (Công ty B).
Arrival Notice (Giấy báo hàng đến – A/N):
Là giấy thông báo chi tiết của hãng tàu (đại lý hãng tàu, công ty Logistics,
công ty Forwarder) phát hành ra. Nhằm thông báo cho người nhận hàng biết về
lịch trình hàng về, số lượng hàng cập bến, địa chỉ nhận hàng và những thông tin
liên quan khác. Chủ hàng hoặc người nhận hàng sẽ dựa vào những thông tin thể
hiện trên A/N để có phương án khai thác hàng phù hợp. Thông thường đối với vận
chuyển đường biển, sẽ nhận được A/N trước khi tàu cập cảng từ 01 đến 04 ngày.
Kiểm tra kĩ và đối chiếu các nội dung thể hiện trong A/N với các chứng từ khác
bao gồm: Số vận đơn, thông tin người gửi hàng và nhận hàng, ngày hàng về,
phương tiện vận chuyển (tên, số hiệu chuyến bay), thông tin về hàng hóa (tên hàng,
số kiện, số kilogram)
Sau khi kiểm tra các thông tin trong A/N khớp với các chứng từ khác. Sử
dụng phầm mềm khai báo Hải quan điện tử ECUSS5 – VNACCS5 để lên tờ khai
nháp và truyền tờ khai cho Hải quan.
Mở phần mềm và click vào “Đăng nhập”, chương trình sẽ hiển thị giao diện
như hình mô tả.

18
Hình 2.2.3.1: Giao diện khi mở phần mềm ECUSS5 – VNACCS5

(Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ Phần Transimex Logistics)

Công ty B là khách hàng đã sử dụng dịch vụ khai báo hải quan ở TMS
LOGISTICS nên không cần phải đăng ký thông tin doanh nghiệp.Từ menu “Hệ
thống” nhấp chọn mục số 7: “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, màn hình hiển
thị cửa sổ “Chọn doanh nghiệp khai báo”. Nhập mã số thuế của Công ty B vào ô
“Mã doanh nghiệp” hệ thống sẽ tự động hiển thị các thông tin của Công ty B. Click
“Chọn” để đăng nhập.

19
Hình 2.2.3.2: Thay đổi doanh nghiệp khai báo tờ khai

( Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ phần Transimex Logistics)

* Lấy thông tin tờ khai từ Hải quan (IDB) – Lên tờ khai nháp:
Trong giao diện chính của phần mềm, vào menu “Tờ khai Hải quan” chọn
“Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)”. Khi đó màn hình hiện ra cửa sổ “Tờ khai
nhập khẩu – Import declaration” và nút nghiệp vụ “1. Lấy thông tin tờ khai từ Hải
quan (IDB)” sáng lên cho phép nhập thông tin tờ khai mới.
Nhập thông tin cơ bản của tờ khai: Nhập thông tin của tờ khai tại tab “Thông
tin chung”. Các tiêu chí có dấu (*) là bắt buộc phải nhập. Chỉ nhập thông tin vào
các ô có màu trắng. Các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự động trả về
hoặc chương trình tự tính, không cần nhập vào những chỉ tiêu này.
+ Nhóm loại hình: Kinh doanh, đầu tư.
+ Mã loại hình: A12 – Nhập kinh doanh sản xuất

20
+Cơ quan hải quan: 02PG (Chi cục HQ Quản lý hàng đầu tư)
+Ngày khai báo dự kiến: 21/11/2023
+ Phân loại cá nhân/ tổ chức : 4 (hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức)
+ Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 (đường biển Container)

Hình 2.2.3.3: Nhập thông tin cơ bản của tờ khai

(Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ phần Transimex Logistics)

Nhập thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu: Người nhập khẩu: Là thông tin đơn
vị đang mở tờ khai nhập khẩu. Thông tin này được chương trình lấy tự động khi
đăng ký thông tin doanh nghiệp ban đầu. Người xuất khẩu: Khi nhập thông tin đối
tác, lưu ý nhập tên và địa chỉ bằng Tiếng Anh, chữ in hoa không dấu.

Hình 2.2.3.4: Nhập thông tin đơn vị xuất nhập khẩu

(Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ phần Transimex Logistics)

Nhập thông tin vận đơn: Nhập chính xác thông tin như trong B/L
- Số vận đơn: SITGTXSG450600
- Số lượng kiện: 39 PK

21
- Tổng trọng lượng hàng: 306,994.3KGM
- Mã địa điểm lưu kho hàng chờ dự kiến: 02CIS01 - TỔNG CÔNG TY TÂN
CẢNG SÀI GÒN.
- Kí hiệu và số hiệu bao bì không cần khai báo hải quan
- Phương tiện vận chuyển: SITC QIUMING 2316S
- Ngày hàng đến: 17/11/2023
- Địa điểm dở hàng: VNCLI CANG CAT LAI (HCM)
- Địa điểm xếp hàng: CNTXG TIANJINXINGANG
- Số lượng Container: 13

Hình 2.2.3.5: Nhập các thông tin vận đơn

(Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ phần Transimex Logistics)


Tại tab “Thông tin chung 2”, các ô thông tin về hợp đồng có thể nhập hoặc
không tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp. Công ty B không yêu cầu khai báo thông
tin về hợp đồng, nên để trống
Hóa đơn thương mại: Nhập thông tin về số hóa đơn, ngày phát hành, phương
thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng,…
+ Phân loại hình thức hóa đơn: A
+ Số hóa đơn: I10192080
+ Ngày phát hành: 16/10/2023
+ Phương thức thanh toán: KC – Chấp nhận thanh toán trao chứng từ

22
+ Mã phân loại giá hóa đơn: A – Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
+ Điều kiện giá hóa đơn: CIF
+ Tổng trị giá hóa đơn: 146.640
+ Mã đồng tiền của hóa đơn: USD – Đô la Mỹ

Hình 2.2.3.6: Nhập các thông tin về hóa đơn

(Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ phần Transimex Logistics)

Danh sách hàng: Nhập các thông tin chi tiết về hàng hóa: tên hàng, mã HS,
xuất xứ hàng hóa, lượng, mã biểu thuế nhập khẩu, mã biểu thuế VAT,… Click
“Ghi” để hệ thống lưu thông tin.
+ Mô tả hàng hóa: Đường Fructose (Siro đường bắp) - High Fructose corn syrup
55% (HFCS 55%). NSX: 08/10/2023, HSD: 07/10/2024. Hàng mới 100%.
+ Mã số hàng hóa (HS): 17026020
+ Mã nước xuất xứ: China
+ Số lượng (1): 39 – PK. Lấy theo trọng lượng Net Weight.
+ Số lượng (2): 39 – PK. Lấy theo Biểu thuế.
+ Đơn giá hóa đơn: 1
+ Trị giá hóa đơn: 39
+ Mã biểu thuế nhập khẩu: B01 – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

23
* Khai trước thông tin tờ khai (IDA):
Kiểm tra kĩ lại các thông tin trên tờ khai. Tra lại mã HS xem đã áp đúng mã
hay chưa. Đơn vị của số lượng (1) trên chứng từ và đơn vị của số lượng 2 lấy trong
Biểu thuế có khớp hay không. Nhấn chọn nút nghiệp vụ “2. Khai trước thông tin
tờ khai”.
Chương trình sẽ yêu cầu xác nhận chữ ký số của doanh nghiệp khai báo (Công
ty B). Nhập mã pin của chữ ký số. Hệ thống sẽ thông báo kết quả “Khai báotờ khai
thành công”, được cấp số tờ khai và tự cập nhật tiền thuế. In tờ khai nháp và gửi
cho khách hàng kiểm tra tờ khai.
* Khai chính thức tờ khai (IDC):
Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và khách hàng
kiểm tra tờ khai nháp không có gì sai sót. Tiến hành đăng ký chính thức tờ khai
với cơ quan Hải quan. Chọn nút nghiệp vụ “3. Khai chính thức tờ khai (IDC)”.
Hệ thống hiển thị kết quả “Khai báo tờ khai thành công”, tờ khai sẽ được đưa
vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa.
* Lấy kết quả phân luồng, thông quan:

Hình 2.2.3.7: Khai báo chính thức tờ khai

(Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ phần Transimex Logistics)

24
Tiếp tục nhấn vào nút nghiệp vụ “4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan” để
nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận
thông quan của tờ khai.
+ Luồng xanh (ký hiệu số “1”): Lô hàng được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực
tế hàng hóa.
+ Luồng vàng (ký hiệu số “2”): Lô hàng kiểm tra bộ chứng từ của các mặt hàng
nhập khẩu đã khai báo, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Luồng đỏ (ký hiệu số “3”): Lô hàng bắt buộc phải kiểm tra chi tiết về bộ chứng
từ cũng như hàng hóa thực tế.
Đối với lô hàng nhập khẩu siro đường bắp, tờ khai được phân luồng vàng. Cần
phải đính chứng từ (INV, Packing List, Bill of Lading ) lên hệ thống cho hải quan
phê duyệt mới được thông quan.

2.2.4. Hoàn thành thủ tục hải quan


Do tờ khai bị phân luồng vàng, cần phải xuất trình bộ chứng từ cho Chi
cục Hải quan kiểm tra mới được thông quan. Nộp hồ sơ tại Chi cục HQ Quản lý
hàng đầutư, bộ hồ sơ gồm (Tờ khai phân luồng, INV, B/L).
Đính chứng từ: Mở tờ khai lô hàng trên ECUSS5 – VNACCS5, vào tab
“Quản lý tờ khai”, chọn “Thêm mới chứng từ đính kèm”. Đính các chứng từ lên
hệ thống và ký chứng từ cho Chi cục Hải quan tiếp nhận.
Sau khi Chi cục Hải quan kiểm tra hồ sơ hợp lệ, tờ khai sẽ được thông quan.

2.2.5. Nộp thuế, thông quan tờ khai


Sau khi Chi cục Hải quan chấp nhận thông quan tờ khai, hệ thống ECUSS5
sẽ hiển thị “Thông báo thuế” trong tab “Kết quả xử lý tờ khai”. Thuế nhập khẩu sẽ
được hệ thống tự động cập nhật.
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu của TMS LOGISTICS có nhiệm vụ thông
báo trị giá thuế và in chứng từ ghi số thuế phải thu gửi cho khách hàng (Công ty
B) để họ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho lô hàng nhập khẩu của mình.

25
Hình 2.2.5: Tiền thuế của lô hàng siro đường bắp

(Nguồn: Chụp từ máy tính Công ty Cổ phần Transimex Logistics)

2.2.6. Nhận hàng tại cảng


Do nhân viên giao nhận của TMS LOGISTICS phụ trách. Cần chuẩn bị đầy
đủ bộ chứng từ bao gồm: EDO (mã giao hàng), Tờ khai thông quan, Tờ khai mã
vạch.
+ Đăng ký nhận hàng tại bộ phận thương vụ cảng. Xuất trình Tờ khai và Mã
vạch của lô hàng hôm đó.
+ Đóng tiền phòng thương vụ. Thanh toán tiền lưu kho, phí lao vụ được gọi
chung là phí Local charge.
+ Thanh lý tờ khai hải quan (Kho). Hồ sơ gồm:Tờ khai, Mã vạch, Phiếu xuất
kho. Hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ để nhập lên dữ liệu hàng nhập khẩu Việt Nam
và đóng dấu.
+ Nhận hàng (Kho CFS): Đưa phiếu xuất kho cho nhân viên kho để mang
hàng ra.
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, nếu có dấu hiệu hư hỏng, mất
mát thì tiến hành làm biên bản xác nhận. Thông báo cho khách hàng và lãnh đạo
về tình trạng hàng hóa, thay mặt khách hàng làm đơn dự kháng ( Claim letter) cho
hãng vận chuyển để đòi bồi thường.

26
+ Kí nhận lên phiếu xuất kho
+ Theo dõi chất hàng lên xe vận chuyển đã đăng ký trước
2.2.7. Giao hàng cho khách hàng, lưu hồ sơ
Sau khi nhận hàng tại kho, đăng ký xe đã được đặt trước vào để nhận hàng
và giao trực tiếp cho khách hàng hoặc giao tại kho đã được yêu cầu. Khi giao hàng
lên xe nhân viên giao nhận có nghĩa vụ kiểm tra số lượng và giao bộ hồ sơ bao
gồm: Biên bản giao nhận hàng hóa (POD) và phiếu xuất kho.
Khi giao hàng xong, nhân viên giao nhận sẽ liệt kê các khoản mục, các chi
phí phát sinh như: phí làm hàng, phí hải quan, phí vận chuyển có hóa đơn, những
chi phí phụ không có hóa đơn. Giám đốc Công ty sẽ xem xét bản giải chi, nếu có
điểm bất hợp lý sẽ yêu cầu nhân viên giao nhận giải trình cụ thể, nếu được chấp
nhận Giám đốc sẽ ký tên và đóng dấu xác nhận. Kế toán côngty sẽ tổng hợp bản
giải chi đó thành một Debit Note (Giấy báo nợ) và gửi đến khách hàng (Công ty
B).

2.3. Nhận xét và đánh giá quy trình dịch vụ nhập khẩu siro đường bắp
của Công ty Cổ phần Transimex Logistics
2.3.1. Ưu điểm
Quy trình nhập khẩu hàng bằng đường biển tại TMS LOGISTICS diễn ra
thuận lợi và chuyên nghiệp nhờ vào:
- Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận tải cùng với
công nghệ hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp, TMS LOGISTICS đảm bảo quy
trình nhập khẩu hàng hóa của khách hàng được diễn ra thông suốt, tuân thủ đúng
theo quy trình thủ tục Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành.
- Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng đầu, có
uy tín không chỉ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn đối với các hãng
tàu, hãng bay, đại lý, các chi cục Hải quan. Do đó, Công ty nhận được sự hợp tác
làm việc tốt nhất, thuận lợi cho việc cập nhật tình hình công việc, giúp công việc
liền mạch không bị gián đoạn.

27
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn cao, tận tâm với nghề. Góp phần làm cho công việc tiến hành thuận
lợi, tránh được những sai sót và xử lý nhanh chóng những tình huống phát sinh bất
ngờ. Hàng hóa được thông quan đúng hạn, giao hàng đảm bảo số lượng và chất
lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
- Quy trình nhập khẩu hàng hóa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
phòng ban, nhờ đó thời gian làm việc được phân bổ đồng đều, đảm bảo hiệu suất
làm việc được tốt nhất.
- TMS LOGISTICS và Công ty B là đối tác quen thuộc, nên quá trình trao
đổi thông tin, sửa chữa, điều chỉnh các sai sót diễn ra dễ dàng. Vì là khách hàng cũ
nên quy trình có thể giảm bớt một số bước không cần thiết, đa số các mặt hàng
trước đó đã được nhập khẩu nên việc tra mã HS code cũng như các thủ tục nhập
khẩu được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn.
- Hình thức khai báo Hải quan điện tử thay thế cho hình thức khai Hải quan
giấy truyền thống, giúp khai báo nhanh hơn, đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng
hóa, tiết kiệm được nhiều thời gian.
- Đảm bảo quyền lợi được khiếu nại cho người ủy thác khi hàng hóa gặp rủi
ro hoặc không được giao theo đúng điều khoản đã quy định mà do lỗi của người
giao nhận.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, quy trình nhập khẩu hàng tại TMS
LOGISTICS cũng tồn tại những hạn chế nhất định cần được khắc phục và tháo gỡ:
- Công ty bị động trong quá trình tiếp nhận bộ chứng từ từ khách hàng cung
cấp. Việc thiếu hay sai sót thông tin, nội dung giữa các chứng từ không đồng nhất
do lỗi của nhà xuất khẩu. Nhân viên phải kiểm tra phát hiện lỗi, thông báo cho
khách hàng điều chỉnh cho đến khi phù hợp, phát sinh rất nhiều thời gian, làm
chậm quy trình khai báo.
- Phần mềm khai báo Hải quan điện tử mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên hệ
thống thường báo lỗi không nhận được kết quả sau khi truyền tờ khai, lỗi không

28
thể khai, lỗi khi gắn chữ ký số, lỗi phần mềm cần bảo trì,… khiến cho quá trình
khai báo bị gián đoạn.
- Các văn bản Pháp luật quy định về nghiệp vụ khai báo hải quan được thêm
mới, bổ sung thường xuyên. Đòi hỏi nhân viên phải cập nhật liên tục để áp dụng
vào khai báo, tránh áp dụng sai làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp, hay bị
phạt làm ảnh hưởng đến Công ty và khách hàng.

29
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN SAU KHI
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Xác định những yêu cầu cần phải có
Qua quá trình được thực tập tại TMS LOGISTICS, tôi nhận thấy bản thân cần
phải trang bị những yêu cầu nhất định để có thể hoàn thànhcông việc một cách hiệu
quả và thích ứng với môi trường chuyên nghiệp.

3.1.1. Kỹ năng
Kỹ năng là một yếu tố quan trọng giúp nhân viên thành công trong công việc.
Các kỹ năng cần thiết để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp giúp nhân viên có thể giao tiếp hiệu
quả với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm giúp nhân viên có thể phối
hợp hiệu quả với đồng nghiệp để hoàn thành công việc chung.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp nhân viên có thể
xử lý các vấn đề phát sinh trong công việc một cách hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian giúp nhân viên có thể
sắp xếp và phân bổ thời gian hợp lý để hoàn thành công việc đúng hạn.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ: Kỹ năng sử dụng công nghệ giúp nhân viên
có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ trong công việc một
cách hiệu quả.

3.1.2. Kiến thức


- Kiến thức là nền tảng giúp nhân viên có thể thực hiện tốt công việc của
mình. Các kiến thức cần thiết để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp
bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn: Kiến thức chuyên môn là kiến thức về lĩnh vực mà
nhân viên đang làm việc.
- Kiến thức về doanh nghiệp: Kiến thức về doanh nghiệp giúp nhân viên hiểu
rõ về quy trình hoạt động, văn hóa doanh nghiệp,...
- Kiến thức về thị trường: Kiến thức về thị trường giúp nhân viên có thể nắm
bắt được nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường,...

30
3.1.3. Tư duy
Tư duy là khả năng của con người trong việc tiếp thu, xử lý thông tin và đưa
ra quyết định. Các tư duy cần thiết để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp
bao gồm:
- Tư duy phản biện: Tư duy phản biện giúp nhân viên có thể nhìn nhận vấn
đề một cách khách quan và đưa ra giải pháp phù hợp.
- Tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo giúp nhân viên có thể nghĩ ra những ý
tưởng mới, giải pháp mới để giải quyết vấn đề.
- Tư duy tích cực: Tư duy tích cực giúp nhân viên có thể vượt qua khó khăn,
thử thách và đạt được thành công.
3.1.4. Thái độ
Thái độ là cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội. Thái độ
tích cực là yếu tố quan trọng giúp nhân viên thành công trong công việc. Các thái
độ cần thiết để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
- Thái độ tuân thủ ý thức tổ chức kỷ luật: Thái độ tuân thủ ý thức tổ chức kỷ
luật giúp nhân viên có thể hòa nhập tốt với môi trường làm việc và hoàn
thành công việc đúng quy định.
- Thái độ trách nhiệm: Thái độ trách nhiệm giúp nhân viên có thể hoàn thành
công việc đúng hạn và đạt chất lượng cao.
- Thái độ cầu tiến: Thái độ cầu tiến giúp nhân viên luôn học hỏi, phát triển
bản thân để nâng cao năng lực.
Như vậy, để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, nhân viên cần có
những kỹ năng, kiến thức, tư duy và thái độ phù hợp. Việc rèn luyện các yếu tố
này sẽ giúp nhân viên nâng cao năng lực, phát triển bản thân và thành công trong
công việc.

3.2. Đánh giá bản thân sau quá trình thực tập
3.2.1. Ưu điểm của bản thân
Qua quá trình thực tập tại TMS LOGISTICS, tôi nhận thấy bản thân có những
điểm mạnh như:

31
- Kỹ năng giao tiếp tốt, có thể giao tiếp hiệu quả với mọi người.
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt, luôn sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp để hoàn
thành công việc chung.
- Kiến thức chuyên môn vững vàng về ngành Logistics.
- Thái độ tuân thủ ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn tuân thủ quy định của doanh
nghiệp và hoàn thành công việc đúng hạn.
3.2.2. Điểm yếu/cần khắc phục của bản thân
Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy bản thân còn những điểm yếu cần khắc phục
như:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề còn hạn chế, vẫn gặp khó khăn trong việc xử lý
các vấn đề phát sinh trong công việc.
- Kỹ năng quản lý thời gian chưa tốt, cần rèn luyện để có thể hoàn thành công
việc hiệu quả hơn.
3.2.3. Bài học kinh nghiệm bổ sung cho bản thân
Từ những nhận xét trên, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Cần rèn luyện các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề và
kỹ năng quản lý thời gian.
- Cần học hỏi thêm kiến thức chuyên môn và kiến thức về thị trường.
- Cần trau dồi tư duy sáng tạo và tư duy phản biện.
- Cần có thái độ tích cực và cầu tiến trong công việc.
Tôi tin rằng những bài học kinh nghiệm này sẽ giúp phát triển bản thân và
trở thành một nhân viên giỏi trong tương lai.

3.3. Những đề xuất, kiến nghị cho doanh nghiệp, nhà trường
3.3.1. Đề xuất kiến nghị cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của nhân
viên. Trước khi triển khai chương trình đào tạo, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu
cầu đào tạo của nhân viên. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn các nội dung
đào tạo phù hợp và hiệu quả.

32
Tổ chức đào tạo kỹ năng mềm một cách bài bản, chuyên nghiệp: Chương
trình đào tạo kỹ năng mềm cần được tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp, với
đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy phù hợp.
Tạo môi trường khuyến khích nhân viên rèn luyện kỹ năng mềm: Ngoài việc
tổ chức đào tạo, doanh nghiệp cần tạo môi trường khuyến khích nhân viên rèn
luyện kỹ năng mềm trong thực tế công việc. Điều này sẽ giúp nhân viên có cơ hội
vận dụng các kỹ năng đã học vào thực tế và phát triển kỹ năng mềm một cách toàn
diện.
3.3.2. Đề xuất kiến nghị cho nhà trường
Nhà trường cần tích hợp các hoạt động phát triển kỹ năng mềm vào chương
trình đào tạo: Các hoạt động phát triển kỹ năng mềm cần được tích hợp vào chương
trình đào tạo của nhà trường một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng
ngành học.
Tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành, trải nghiệm kỹ năng mềm: Nhà
trường cần tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành, trải nghiệm kỹ năng mềm
trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, ngoại khóa,...
Kết nối sinh viên với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội thực tập, làm việc
thực tế: Việc kết nối sinh viên với doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên có cơ hội tiếp
cận với thực tiễn, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và phát triển kỹ năng mềm.

33
KẾT LUẬN
Qua 12 tuần thực tập tại TMS LOGISTICS, tôi đã có cơ hội được tiếp cận và
làm việc trực tiếp trong môi trường hoạt động thực tế của một doanh nghiệp
Logistics hàng đầu Việt Nam.
Thông qua các nội dung công việc được giao giải quyết, đã tìm hiểu được các
dịch vụ mà công ty cung cấp như vận tải đường bộ, kho bãi, hải quan. Đồng thời,
tôi cũng được học hỏi chi tiết về quy trình vận hành, cách thức giám sát hoạt động
giao nhận, lưu kho và xuất nhập khẩu thông qua các hệ thống phần mềm, công
nghệ mà công ty đang áp dụng.
Bên cạnh đó, việc trực tiếp tham gia giải quyết các công việc được giao cũng
giúp tôi rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và khả năng phân tích,
giải quyết vấn đề. Các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế được rèn luyện chính là
hành trang quý giá để tôi có thể đảm nhận tốt những công việc phức tạp hơn trong
tương lai.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua đánh giá bản thân tôi cũng nhận thấy
mình còn một số điểm cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện như kỹ năng giải quyết
vấn đề, quản lý thời gian hay khả năng phân tích và đưa ra hướng giải quyết cho
các tình huống phức tạp.
Về phía doanh nghiệp, tôi kiến nghị công ty có thể xây dựng thêm các khóa
đào tạo nâng cao kỹ năng mềm cho nhân viên để đội ngũ lao động ngày một chuyên
nghiệp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc.
Về phía nhà trường, tôi mong muốn được bổ sung thêm các kiến thức thực tế
và kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế
hoạch, tổ chức công việc. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp tôi nâng cao
năng lực cá nhân và khả năng thích nghi với các vị trí công việc khác nhau sau khi
tốt nghiệp.
Nhìn chung, đây là một khoảng thời gian thực tập có ý nghĩa, giúp tôi vững
tin hơn cho hành trang bước vào đời. Tôi tin rằng với sự cố gắng không ngừng,
bản thân sẽ ngày càng hoàn thiện và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công
việc sau này.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website công ty: https://transimextrans.com.vn/
2. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Transimex Logistics, giai đoạn 2020
- 2022
3. Công ty CTCP Transimex Logistics, CafeF.vn. https://s.cafef.vn/hastc/tot-
cong-ty-co-phan-transimex-Logistics.chn

35
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đơn đặt hàng

36
Phụ lục 2: Hợp đồng mua bán hàng hóa

37
Phụ lục 3: Hóa đơn thương mại

38
Phụ lục 4: Phiếu đóng gói hàng hóa

39
Phụ lục 5: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

40
Phụ lục 7: Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

41
Phụ lục 8: Tờ khai hải quan

42

You might also like