You are on page 1of 58

Báo cáo thực tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH: KIỂM TOÁN

ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC


HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
DỊCH VỤ VÀ TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH(AISC)

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị Yến Duyên


MSSV: 1654040060
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Trần Thị Vinh

TP.HỒ CHÍ MINH-


1 NĂM 2019
Báo cáo thực tập

LỜI CẢM ƠN
------
Lời cảm ơn đầu tiên, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các tổ chức và
cá nhân đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề
tài này.

Trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất đến quý Thầy Cô Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt
thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, em xin cảm ơn cô Trần Thị Vinh- người trực tiếp
hướng dẫn, đã nhiệt tình, tận tâm và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành báo cáo thực
tập.

Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh/chị trong công ty
TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC), đặc biệt là chị Võ Thị Xuân Quỳnh đã tận
tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty, tạo điều kiện thuận lợi
giúp em có cơ hội tiếp xúc, cọ sát với thực tế để em học hỏi được nhiều kiến thức cũng
như tích lũy kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần một tháng. Lần đầu tiên được
trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm còn ít, còn nhiều bỡ ngỡ cộng với việc quy trình kiểm
toán hàng tồn kho là một đề tài khá phức tạp nên trong báo cáo thực tập sẽ không tránh
khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô và các anh/chị đóng góp ý kiến quý báu của
mình để em hoàn thiện bài báo cáo của mình.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô
và các anh/chị đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


2
Báo cáo thực tập

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….…………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

3
Báo cáo thực tập

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG


STT Tên viết tắt Nguyên nghĩa
1 AISC Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch Vụ Tin Học TP.HCM
2 BCTC Báo cáo tài chính
3 BCKiT Báo cáo kiểm toán
4 BCKQHĐKD;P/L Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
5 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6 BGĐ Ban giám đốc
7 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
8 CĐPS Cân đối phát sinh
9 DT Doanh thu
10 DN Doanh nghiệp
11 GVHB Giá vốn hàng bán
12 KTV Kiểm toán viên
13 KSNB Kiểm soát nội bộ
14 PS Phát sinh
15 TK Tài khoản
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
17 VAT Thuế giá trị gia tăng
18 HTK Hàng tồn kho
19 CPNLLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
20 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
21 CPSXC Chi phí sản xuất chung
22 GTGT Giá trị gia tăng
23 DDCK Dở dang cuối kỳ

4
Báo cáo thực tập

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..............................................................3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG ..............................................................4

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................8

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................8

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................9

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu .........................................................................9

4. Bố cục đề tài : ...........................................................................................................10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN


HỌC TP.HỒ CHÍ MINH (AISC) .......................................................................................11

1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp.....................................11

1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp ..............................................12

1.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp ....................................................................13

1.3.1. Các dịch vụ cung cấp .....................................................................................13

1.3.2. Khách hàng của công ty .................................................................................15

1.4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp..........................................16

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HỒ CHÍ MINH......19

2.1. Khái quát về hàng tồn kho ...................................................................................19

2.1.1. Khái niệm về hàng tồn kho ...............................................................................19

2.1.2. Phân loại hàng tồn kho .....................................................................................19

2.1.3. Đặc điểm của hàng tồn kho ..............................................................................19

2.1.4. Những rủi ro thường gặp đối với Hàng tồn kho ...............................................20
5
Báo cáo thực tập

2.1.5. Mục tiêu của Kiểm toán Hàng tồn kho.............................................................21

2.2. Thực trạng quy trình Kiểm toán Hàng tồn kho do công ty TNHH Kiểm toán và
Dịch vụ Tin học TP. Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện tại công ty ABC..........................22

2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch ......................................................................................22

2.2.1.1. Tìm hiểu chung về doanh nghiệp ABC......................................................22

2.2.1.2. Tìm hiểu về môi trường kinh doanh...........................................................24

2.2.1.3. Tìm hiểu về hệ thống Kiểm soát nội bộ chu trình Hàng tồn kho tại công ty
ABC..........................................................................................................................25

2.2.1.4. Xác định mức trọng yếu ( Kế hoạch-thực tế ), phương pháp chọn mẫu và
tổng hợp kế hoạch Kiểm toán...................................................................................26

2.2.2. Giai đoạn thực hiện Kiểm toán .........................................................................28

2.2.2.1. Dữ liệu yêu cầu khách hàng cung cấp........................................................28

2.2.2.2. Chương trình Kiểm toán.............................................................................28

2.2.2.3. Thủ tục chung .............................................................................................32

2.2.2.4. Thủ tục phân tích........................................................................................35

2.2.2.5. Thử nghiệm chi tiết ....................................................................................37

2.2.2.5.1. Tham gia chứng kiến kiểm kê HTK cuối năm.....................................37

2.2.2.5.3. Phân tích biến động Hàng tồn kho qua các tháng và lập bảng so sánh39

2.2.2.5.5. Kiểm tra việc tính giá...........................................................................46

2.2.2.5.6. Kiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ..............................46

2.2.2.5.7. Kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm ................................................47

2.2.2.5.8. Đối chiếu kiểm tra chi phí trực tiếp đến các phần hành liên quan.......49

2.2.2.5.9. Kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho ............................49

6
Báo cáo thực tập

2.2.3. Hoàn thành Kiểm toán ......................................................................................51

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT .................................................................................................52

3.1. Nhận xét chung ........................................................................................................52

3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho của công ty AISC.......53

3.2.1. Ưu điểm ............................................................................................................53

3.2.2. Nhược điểm ......................................................................................................55

3.2.3. Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế ..............................................................56

3.3. Kiến nghị .................................................................................................................57

3.3.1. Về giai đoạn chuẩn bị Kiểm toán .....................................................................57

3.3.2. Về giai đoạn thực hiện Kiểm toán ....................................................................57

3.3.3. Về giai đoạn hoàn thành Kiểm toán .................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................60

7
Báo cáo thực tập

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập thị trường quốc tế hiện nay, hoạt động ngành nghề kiểm toán
đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu cho việc đảm bảo về tính hiệu quả hoạt động cũng
như kiểm soát chất lượng của các đơn vị phù hợp với quy định, chuẩn mực pháp lý kế
toán – kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. Nhằm cung cấp thông tin mang giá trị đảm bảo
cao đến các nhà đầu tư, chủ sở hữu và các đối tượng khác từ BCTC của đơn vị. Sự phát
triển nhanh chóng của các công ty kiểm toán độc lập trong những năm qua đã chứng
minh sự cần thiết của hoạt động này. Dưới góc độ doanh nghiệp, kiểm toán BCTC góp
phần làm tăng giá trị các thông tin trên BCTC và nhờ đó doanh nghiệp có thể thu hút
thêm nhiều nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Trên BCTC của các doanh nghiệp, hàng tồn kho thường được đánh giá là khoản
mục mang tính chất trọng yếu. Vì tính đa dạng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
chi phí kinh doanh dở dang,…Phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh
nghiệp là kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ, có nhiều phương pháp tính giá
trị HTK, kế toán chi phí và kế toán giá thành sản phẩm cũng rất đa dạng làm tăng khả
năng sai phạm đối với HTK. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thướng có xu
hướng phản ánh tăng giá trị HTK so với thực tế nhằm tăng giá trị tài sản doanh nghiệp,
minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuất hay tiềm năng sản xuất trong tương
lai,…Các sai phạm xảy ra đối với HTK có ảnh hưởng rất nhiều tới chỉ tiêu khác nhau
trên BCTC của doanh nghiệp như Giá vốn hàng bán, doanh thu,…Chính vì vậy, kiểm
toán chu trình HTK được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng trong
kiểm toán BCTC.
Nhìn thấy tầm quan trọng của khoản mục này, thông qua quá trình thực tập tại công
ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin Học TP.Hồ Chí Minh (AISC). Em đã chọn đề tài:
“Tìm hiểu quy trình kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ
tin học TP.Hồ Chí Minh (AISC)” làm chuyên đề báo cáo thực tập của mình. Mục tiêu
của báo cáo thực tập là dựa trên lý thuyết chung về Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho

8
Báo cáo thực tập

trong quy trình kiểm toán BCTC và thực tế Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho trong
quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí
Minh (AISC) thực hiện để tiến hành đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, từ đó đề xuất
các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kiểm toán Hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC
tại công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Nghiên cứu quy trình Kiểm toán BCTC cũng như kiểm toán khoản mục HTK
của công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh (AISC) cụ
thể tại khách hàng ABC để rút ra kinh nghiệm cho công việc sau này.
 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục HTK, đưa ra nhận xét ưu nhược điểm
của quy trình. Đồng thời, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán
tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh (AISC).
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán và tài liệu
liên quan đến kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho. Thu thập số liệu từ hoạt
động tham gia kiểm toánn tại khách hàng. Tham khảo một số sách giáo trình,
sách tham khảo chuyên ngành kiểm toán. Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán các
năm trước. Thu thập thông tin tài chính từ báo chí, tạp chí, tạp chí kinh tế có
trích nguồn.
 Phân tích: Áp dụng các công thức, chỉ số tài chính sử dụng cho hoạt động
phân tích BCTC để phân tích sự hợp lý từ việc ghi nhận, các biến động, tỷ
trọng, xu hướng của khoản mục Hàng tồn kho.
 Quan sát: Quy trình mua hàng và ghi nhận Hàng tồn kho và quy trình kiểm
toán do các anh chị trưởng nhóm Kiểm toán thực hiện.
 Phỏng vấn: Cán bộ quản lý, kế toán, nhân viên tại khách hàng và sự hỗ trợ từ
các anh chị Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán tại đơn vị.
 Phạm vi nghiên cứu

9
Báo cáo thực tập

 Thời gian: Giai đoạn kiểm toán tại đơn vị khách hàng: năm tài chính từ
1/1/2019 đến 31/12/2019.
 Không gian: Trong 3 tháng thực tập, em được đi Kiểm toán tại các khách hàng
của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh (AISC).
 Hạn chế của đề tài: Bài báo cáo này được thực hiện trong thời gian em tham
gia kiểm toán và thu thập số liệu thực tế từ khách hàng. Vì vấn đề bảo mật
thông tin khách hàng nên em xin tên công ty khách hàng thành Công ty ABC.
4. Bố cục đề tài :
Ngoài phần mở đầu, nội dung báo cáo gồm 3 phần chính:

 Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch Vụ Tin học
TP.Hồ Chí Minh.
 Chương 2: Tìm hiểu quy trình Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho tại công ty
TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.Hồ Chí Minh.
 Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.

10
Báo cáo thực tập

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH


KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HỒ CHÍ
MINH (AISC)

1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp
Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM, tên tiếng Anh là Auditing &
Informatic Services Company Limited (viết tắt là AISC), là tổ chức tư vấn, kiểm toán độc
lập hợp pháp có quy mô lớn, hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Địa chỉ trụ sở chính: 389A Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Công ty có các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và Văn phòng đại diện tại Cần Thơ,
Hải Phòng.

Tên công ty Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh
Tên tiếng Anh Auditing & Informatic Services Company Limited
Tên viết tắt AISC
Website www.aisc.com.vn
Email info@aisc.com.vn

Công ty AISC ban đầu có tên là Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học AISC, là một
doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Tài Chính TP.Hồ Chí Minh. AISC là một tổ chức
Kiểm toán độc lập, hợp pháp và có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, tư
vấn tài chính kế toán và dịch vụ tin học.

Hiện nay, Theo quyết định số 5029/QĐ-UBND ngày 07/11/2007 của UBND TP.Hồ
Chí Minh về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin
học TP.Hồ Chí Minh thành công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí
Minh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064184 ngày 13/08/2008 của Sở Kế
Hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh, công ty đã chuyển đổi thành công ty TNHH Kiểm
toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh (AISC).

11
Báo cáo thực tập

AISC là thành viên của tổ chức Kế toán Kiểm toán quốc tế Inpact Asia Pacific.

AISC cũng là một trong các công ty Kiểm toán độc lập đầu tiên được Ủy Ban Chứng
Khoán Nhà nước cho phép Kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán
theo Quyết định số 51/2000/QĐ-UBCK2 ngày 19/06/2000 của Chủ tịch Ủy ban Chứng
Khoán Nhà Nước.

1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
 Mục tiêu hoạt động
 AISC giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt công tác tài chính kế
toán theo đúng quy định Nhà Nước Việt Nam và các nguyên tắc Chuẩn mực Kế toán
quốc tế. Đảm bảo số liệu Kế toán phản ánh đúng đắn thực trạng của quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp cho doanh
nghiệp kịp thời phát hiện và chấn chỉnh sai sót, phòng ngừa những rủi ro và thiệt hại
có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
 Các chuyên gia tư vấn thuế của AISC giúp khách hàng lập kế hoạch và tính toán một
cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho mục
đích kinh doanh của khách hàng.
 AISC góp phần giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức hoạt động tại Việt Nam nhất là ở TP.Hồ Chí Minh
nắm bắt kịp thời các quy định về Kế toán – Tài chính – Thuế, trợ giúp cho các doanh
nghiệp nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam.
 Ngoài ra, AISC hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng Tin học vào Kế toán và quản lý, từ
đó giúp các doanh nghiệp tổ chức tốt hệ thống kế toán, giúp cho hoạt động của doanh
nghiệp có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
 Nguyên tắc hoạt động
 AISC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và
bí mật kinh doanh của khách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân mình trên
cơ sở tuân thủ Luật pháp quy định. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch

12
Báo cáo thực tập

vụ được cung cấp luôn cố gắng vượt cả sự mong đợi của khách hàng và uy tín của
công ty là tiêu chuẩn mà mọi nhân viên của AISC luôn luôn ghi nhớ và tuân thủ.
 Phương pháp Kiểm toán của công ty được dựa theo các nguyên tắc chỉ đạo của Chuẩn
mực Kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế phù hợp với Luật
pháp và các quy định của Chính Phủ Việt Nam.
1.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1.3.1. Các dịch vụ cung cấp
 Kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán và bảo đảm là thế mạnh làm nên thương hiệu AISC. Việc tuân thủ
các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành, các Chuẩn mực và thông lệ chung của
quốc tế, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán luôn là yêu cầu bắt buột hàng đầu
đối với mọi nhân viên kiểm toán của AISC.

Mục tiêu Kiểm toán của AISC luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin, tư vấn góp phần
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức Kế toán, quản lý tài
chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng và bí mật kinh doanh của khách hàng.

Các dịch vụ Kiểm toán và bảo đảm của AISC bao gồm:

 Kiểm toán báo cáo tài chính


 Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế
 Kiểm toán hoạt động
 Kiểm toán tuân thủ
 Kiểm toán nội bộ
 Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước
 Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 Kiểm toán báo cáo dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 Kiểm toán dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản
 Soát xét báo cáo tài chính
 Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo Luật định
13
Báo cáo thực tập

 Thẩm định giá trị tài sản và góp vốn liên doanh.
 Tư vấn quản lý – Tài chính – Kế toán
 Tiến hành đăng ký chế độ kế toán
 Hướng dẫn áp dụng chế độ Kiểm toán – Tài chính – Thống kê – Thuế theo
Luật định
 Tư vấn đầu tư
 Tư vấn quản lý
 Tư vấn cải tổ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi trường kiểm soát
nội bộ
 Tư vấn thuế
 Hướng dẫn và thực hiện kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế
 Các dịch vụ Kế toán của AISC bao gồm:
 Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy tài chính
 Tư vấn hoàn thiện hệ thống bộ máy Kế toán – Tài chính sẵn có
 Thiết lập hệ thống Kế toán, cập nhật sổ sách Kế toán và lập báo cáo tài chính
theo định kỳ
 Lập báo cáo tài chính hợp nhất
 Rà soát sổ sách và báo cáo Kế toán, báo cáo Thuế
 Dịch vụ Kế toán trưởng
 Đào tạo
 Mở các lớp Kiểm toán nội bộ, Kế toán thực hành, Kế toán tin học
 Đào tạo kỹ thuật viên tin học về Kế toán
 Dịch vụ tin học
 Tư vấn về việc lựa chọn các thiết bị tin học, cài đặt các hệ thống thông tin
trong quản lý kinh doanh
 Cung cấp các phần mềm tin học như: quản trị kinh doanh, kế toán thuế doanh
nghiệp, quản lý khách sạn, quản lý ngân sách Nhà nước, lập dự toán xây dựng
cơ bản
14
Báo cáo thực tập

Ngoài ra, còn cung cấp phần mềm Kế toán, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị
cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
 AISC: phần mềm Kế toán dành cho doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch
vụ và xây dựng.
 AISC – REAL: phần mềm Kế toán dành cho doanh nghiệp đầu tư bất động sản
 AISC – HOT: phần mềm Kế toán dành cho doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn, nhà hàng
 AISC – IF: Phần mềm Kế toán dành cho quỹ đầu tư phát triển các tỉnh, thành
phố
 AISC – SALE: phần mềm quản lý bán hàng
 AISC – MAR: phần mềm quản lý siêu thị
 AISC – CON: phần mềm dự toán xây dựng cơ bản
 AISC – RES: phần mềm nhân sự và tính lương
 Thẩm định giá

Một trong những thế mạnh của AISC là dịch vụ định giá tài sản và xác định giá trị
doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, am hiểu sâu, giàu kinh nghiệm
thực tiễn, luôn luôn nghiên cứu và vận dụng các phương pháp thẩm định mới, khoa học
và công việc đã tạo được uy tín và niềm tin từ chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng của mình.

Công ty đã thực hiện dịch vụ định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp cho
nhiều tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động độc lập tại Việt Nam,
doanh nghiệp liên doanh.

1.3.2. Khách hàng của công ty


 Đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài
 Công ty Phú Mỹ Hưng
 Công ty LD Liksin
 Công ty Panko vina
 Công ty ChiLine
15
Báo cáo thực tập

 Văn phòng nhà thầu Daewon


 Công ty Rostaing VN
 Các tổ chức tín dụng
 Ngân hàng Đông Á
 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
 Ngân hàng Phương Đông
 Ngân hàng Việt Á
 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
 Ngân hàng Nam Việt
 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương
1.4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp
 Chức năng nhiệm vụ tại bộ phận Ban Tổng Giám Đốc

Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc quản lý điều hành
các hoạt động kinh doanh của công ty.

 Chức năng nhiệm vụ tại bộ phận hành chính

Là bộ phận giúp Ban Giám đốc thực hiện các chức năng quản lý công tác tổ chức,
công nghệ thông tin, công tác hành chính và tiền lương người lao động.

 Chức năng nhiệm vụ tại bộ phận Kế toán

Là bộ phận giúp Ban Giám đốc thực hiện chức năng Tài chính – Kế toán tín dụng
trong toàn công ty, các hoạt động kinh tế tài chính công ty theo các quy định về quản lý
tài chính của Nhà nước và công ty TNHH.

 Chức năng nhiệm vụ tại bộ phận Tư vấn

Thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty về mảng hoạt động tư vấn doanh
nghiệp, tư vấn thuế,…

 Chức năng nhiệm vụ tại bộ phận Kiểm toán

16
Báo cáo thực tập

Thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty về mảng hoạt động Kiểm toán đơn vị
được Kiểm toán, gồm Kiểm toán các đơn vị kinh doanh thương mại, bảo hiểm, xây dựng,
ngân hàng,…

 Chức năng nhiệm vụ tại bộ phận Tin học

Thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty về mảng hoạt động phần mềm tin học Kế
toán, quản lý Kiểm soát nội bộ cho đa dạng các loại hình doanh nghiệp.

 Cơ cấu bộ phận bao gồm:


 Trưởng phòng: là người đứng đầu bộ phận, quản lý các nhân viên của mình,
phân công công việc, rà soát và ký các báo cáo Kiểm toán trước khi giao đến
khách hàng.
 Phó phòng: hỗ trợ cho trưởng phòng điều hành các công việc theo sự ủy
quyền của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công
việc được giao.
 Trưởng nhóm: phân công các khoản mục Kiểm toán cho các Kiểm toán viên,
thực hiện công việc của mình và tổng hợp các giấy tờ làm việc của các KTV
và trợ lý Kiểm toán.
 Kiểm toán viên: thực hiện tính toán, kiểm tra các khoản mục Kiểm toán được
giao.
 Trợ lý kiểm toán viên: giúp đỡ các Kiểm toán viên về việc đối chiếu, tính
toán và kiểm tra số liệu của công ty khách hàng.
 Nhiệm vụ của bộ phận: thực hiện các cuộc Kiểm toán cho công ty khách hàng theo sự
phân công của Trưởng phòng.
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

17
Báo cáo thực tập

Tổng giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kiểm toán Phòng kiểm toán


Phòng hành chính Phòng kế toán
doanh nghiệp XDCB

Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng

Nhân viên hành Các nhóm thực Các nhóm thực


Nhân viên kế toán
chính hiện hiện

18
Báo cáo thực tập

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN


KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát về hàng tồn kho


2.1.1. Khái niệm về hàng tồn kho
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam quy định rõ, Hàng tồn kho là những tài sản:
 Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
 Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang
 Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp, biểu hiện dưới hình thái vật
chất. Hàng tồn kho có thể được mua bên ngoài hoặc tự sản xuất để dùng vào mục
đích kinh doanh.

2.1.2. Phân loại hàng tồn kho

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Hàng tồn kho được phân loại thành:

 Hàng hóa mua để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng
gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến,…
 Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
 Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: là những sản phẩm
chưa hoàn thành và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục
nhập kho thành phẩm.
 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho gửi đi gia công, chế biến,
đã mua, đang đi trên đường.
2.1.3. Đặc điểm của hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiến tỷ trọng khá lớn
trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả Hàng
19
Báo cáo thực tập

tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi
phí cấu thành khác nhau nên giá gốc Hàng tồn kho khác nhau. Xác định đúng, đủ yếu tố
chi phí cấu thành nên giá gốc Hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán đúng, đủ,
hợp lý giá gốc Hàng tồn kho và chi phí HTK, được dùng làm cơ sở xác định lợi nhuận
thực hiện trong kỳ.

Hàng tồn kho tham gia vào toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
trong đó có các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra với tần suất lớn. Qua đó, Hàng tồn kho
luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hoá thành những tài sản ngắn hạn khác
như tiền, sản phẩm dở dang hay thành phẩm,…

Hàng tồn kho là một khoản mục nhạy cảm với gian lận và có rủi ro mất mát cao đặc
biệt nếu Hàng tồn kho có giá trị cao và dễ di chuyển. Có thể được cất trữ ở nhiều nơi làm
cho việc kiểm soát và quản lý khó khăn.

Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị Hàng tồn kho luôn là công việc khó
khăn phức tạp. Có rất nhiều loại Hàng tồn kho rất khó phân loại và xác định giá trị như
các tác phẩm nghệ thuật, các linh kiện điện tử, đồ cỗ, kim khí quý,…Xác định giá trị
Hàng tồn kho chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan dẫn đến rủi ro Hàng tồn kho có thể được
sử dụng để tạo ra gian lận trên BCTC.

Việc xác định số lượng Hàng tồn kho thường yêu cầu các kỹ thuật chuyên môn. Sai
xót về số liệu Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận thuần
của doanh nghiệp.

2.1.4. Những rủi ro thường gặp đối với Hàng tồn kho
 Không kiểm kê Hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 năm tài chính
 Ghi nhận Hàng tồn kho không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ: không ghi
phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh
giá chất lượng Hàng tồn kho.

20
Báo cáo thực tập

 Xác định và ghi nhận sai xót giá gốc Hàng tồn kho
 Ghi nhận nhập kho không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ: mua hàng hoá với số
lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hoá đơn mua hàng không đúng quy định.
 Không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung
cho một khoảng thời gian dài.
 Không đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán.
 Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ sách Kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết,
sổ cái, bảng cân đối kế toán chưa xác định được nguyên nhân và xử lý kịp thời.
 Chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hoá, định mức tiêu hao vật tư
hoặc định mức tiêu hao không phù hợp.
 Công tác quản lý hao hụt, bảo quản Hàng tồn kho không tốt. Vào thời điểm
cuối năm, đơn vị không xem xét và quản lý tuổi thọ, đặc điểm lý hoá có thể
dẫn đến hư hỏng của từng loại Hàng tồn kho, không xem xét các điều kiện lưu
kho, bảo quản, sắp xếp tại kho để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
 Không tách biệt thủ kho, kế toán Hàng tồn kho, bộ phận mua hàng, nhận hàng.
 Lập phiếu nhập xuất kho chưa đúng quy định: Không đánh số thứ tự liên tục,
viết trùng số, thiếu chữ ký, các chỉ tiêu không nhất quán.
 Giá trị Hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hoá đơn và các chi phí phát
sinh.
 Chưa lập bảng nhập - xuất - tồn hàng tháng, hàng quý, bảng tổng hợp số lượng
từng loại nguyên liệu tồn kho để đối chiếu với sổ kế toán.
 Xuất nhập kho nhưng không thực xuất, thực nhập mà ghi nhận số liệu khống.
2.1.5. Mục tiêu của Kiểm toán Hàng tồn kho

Để tiến hành Kiểm toán các khoản mục của BCTC hữu hiệu và hiệu quả, Kiểm toán
viên dựa vào các cơ sở dẫn liệu để xác định mục tiêu Kiểm toán và xây dựng các thủ tục
Kiểm toán. Khi Kiểm toán Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán, Kiểm toán thường tìm
hiểu dòng vận động của Hàng tồn kho, kết hợp với việc phân tích sơ bộ để dự đoán chiều
hướng sai phạm và khoanh vùng các quy trình nghiệp vụ dễ xảy ra sai phạm.

21
Báo cáo thực tập

Cơ sở dẫn Mục tiêu Kiểm Mục tiêu Kiểm toán riêng biệt
liệu toán tổng quát
Hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán thật sự tồn tại
Hiện hữu và phát
Hiện hữu và các nghiệp vụ ghi nhận chép về giá vốn thật sự xảy
sinh
ra.
Quyền và Quyền và nghĩa Đơn vị có quyền sở hữu đối với tất cả Hàng tồn kho
nghĩa vụ vụ được liệt kê
Sự chính Sự ghi chép chính Số liệu chi tiết Hàng tồn kho được tính toán chính xác
xác xác và thống nhất giữa sổ cái và sổ chi tiết.
Các nghiệp vụ liên quan đến Hàng tồn kho đều phải
Sự đầy đủ Sự đầy đủ
ghi chép vào báo cáo.
Hàng tồn kho được đánh giá đúng theo giá thấp hơn
Đánh giá Đánh giá
giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Trình bày Trình bày và công Việc trình bày và khai báo Hàng tồn kho phải đầy đủ
và công bố bố và đúng đắn.

2.2. Thực trạng quy trình Kiểm toán Hàng tồn kho do công ty TNHH Kiểm
toán và Dịch vụ Tin học TP. Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện tại công ty ABC.

2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch


2.2.1.1. Tìm hiểu chung về doanh nghiệp ABC
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
 Hình thức sở hữu vốn: 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan)
 Lĩnh vực kinh tế: Sản xuất và gia công
 Ngày thành lập: 13/01/2013
 Trụ sở chính: Khu sản xuất Bình Chuẩn, thị xã Dĩ An, Bình Dương
 Hoạt động chính của công ty: Sản xuất gia và gia công sợi dệt vải, vải mộc và
chỉ sợi các loại.
 Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường:
22
Báo cáo thực tập

 Thị trường nội địa: chủ yếu là gia công cho các công ty cùng ngành
nghề sản xuất sợi dệt, cung cấp sợi dệt cho các công ty dệt, may mặc
nội địa.
 Xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc.
 Giai đoạn và quy trình sản xuất
 Công ty mua vật tư, nguyên liệu, sản xuất các loại sợi dệt cung cấp cho
các công ty dệt, may mặc nội địa và xuất khẩu.
 Các khách hàng chính
 Công ty TNHH AC Việt Nam, Công ty Fashion TS, C International
Co.,Ltd, Công ty dệt Số, B Trading Co.,Ltd,…
 Nhà cung cấp chính: Công ty TNHH xuất nhập khẩu AB, Công ty dệt D
 Giao dịch với bên liên quan: Công ty TNHH T (cùng tập đoàn): mua, bán
hàng, gia công, ký gửi hàng gia công.
 Năm tài chính: Công ty bắt đầu năm tài chính từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.
Quy chế tài chính của công ty được xây dựng trên cơ sở Luật Doanh nghiệp
Pháp Lệnh. Chế độ kế toán và các thống kê kế toán áp dụng cho ngành nghề
kinh doanh của công ty ABC đều áp dụng từ Thông tư 200/2014/TT-BTC ban
hành có hiệu lực từ ngày 22/12/2014, thay thế cho Chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ Tài Chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009.
 Đối với Hàng tồn kho:
 Phương pháp ghi nhận HTK: HTK được ghi nhận theo giá gốc
 Phương pháp tính giá trị HTK: Phương pháp bình quân gia quyền
 Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên.
Việc lựa chọn số liệu và thông tin cần trình bày trong bản thuyết minh BCTC
được thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu quy định tại Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính”.

23
Báo cáo thực tập

2.2.1.2. Tìm hiểu về môi trường kinh doanh


Nghành dệt may Việt nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt
Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành dệt may Việt Nam đóng góp 10% giá
trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động chiếm tỷ
lệ 25% tổng số lao động trong ngành công nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động. Theo số
liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may
cả nước đạt xấp xỉ 6.000 doanh nghiệp. Trong đó số lượng các doanh nghiệp gia công
hàng may mặc là 5.101 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 85%. Số lượng doanh nghiệp sản xuất
vải, nhuộm hoàn tất là 780 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 13%. Số lượng doanh nghiệp sản
xuất chế biến bông, sản xuất xơ, sợi là 119 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 2%. Có thể thấy
ngành Dệt may Việt Nam tập trung phần lớn vào khâu gia công, doanh nghiệp vốn bỏ ra
không nhiều, trình độ công nhân may của Việt Nam có tay nghề tiên tiến. Còn các khâu
có liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như kéo sợi, dệt vải vẫn chưa thủ tục
hút được đầu tư doanh nghiệp cần vốn lớn, công nghệ máy móc hiện đại, công nhân tay
nghề cao. (Nguồn: tapchicongthuong.vn)

Thích ứng với công nghiệp 4.0, ngành Dệt may tại thị trường Việt Nam trong những
năm gần đây có tỷ lệ tăng trưởng khá cao (tăng 10% và kim ngạch xuất khẩu năm 2018
đạt trên 31 tỷ USD), hiện đang nằm trong top 5 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới.
Gia công và sản xuất sợi dệt cũng vì thế mà có nhu cầu thị trường ngày càng nhiều, giá trị
sản lượng xuất khẩu ngày một lớn. Do đó, các doanh nghiệp ngành dệt thường chú trọng
hơn đến mở rộng quy mô, tăng năng suất một cách phù hợp, duy trì sự tăng trưởng của
mình. Các sản phẩm sợi dệt, sợi nhuộm, nguyên phụ liệu dệt may nhìn chung không có sự
khác biệt, khách hàng có thể lựa chọn một nhà cung cấp sợi dệt hoặc nơi gia công bất kỳ
cũng như họ sẵn sàng thay đổi người cung ứng, bởi vì họ không mất chi phí nào cho sự
chuyển đổi này mà không quan tâm nhiều đến thương hiệu của công ty nào sản xuất (trên
giả thuyết chất lượng của các công ty cùng mặt hàng là như nhau). Điều này đòi hỏi nhà
quản trị phải có chiến lược kinh doanh và chính sách bán chịu phù hợp cùng một số ưu
đãi với một số khách hàng lớn và tiềm năng để cạnh tranh với các “đối thủ” cùng ngành.
Tuy nhiên để vẫn đảm bảo quyền lợi cho công ty, giảm thiểu rủi ro tín dụng, doanh
24
Báo cáo thực tập

nghiệp phải thông qua quá trình xét duyệt và lựa chọn chỉ giao dịch với các đơn vị có khả
năng tài chính tốt, thường xuyên theo dõi chặt chẽ nợ phải thủ tục để đôn đốc thu hồi.
Trên cơ sở này và các khoản phải thu của công ty liên quan đến nhiều khách hàng khác
nhau nên rủi ro tín dụng không tập trung vào một khách hàng nhất định.

2.2.1.3. Tìm hiểu về hệ thống Kiểm soát nội bộ chu trình Hàng tồn kho tại
công ty ABC.
- Mua hàng: Là giai đoạn đầu tiên của chu trình Hàng tồn kho để sử dụng cho hoạt động
sản xuất (vật liệu, công cụ dụng cụ) hoặc để bán (hàng hóa). Bản thân hoạt động này là
một trong những chức năng chính của chu trình mua hàng và thanh toán. Quá trình mua
hàng gồm các bước và công việc như sau:

+ Chuẩn bị đơn đặt hàng: hoạt động bắt đầu từ yêu cầu mua hàng của các bộ phận doanh
nghiệp, yêu cầu mua hàng phải được phê chuẩn trước khi chuẩn bị đơn đặt hàng gửi cho
nhà cung cấp và một bản sao của nó sẽ được gửi cho bộ phận nhận hàng để làm căn cứ
khi nhận hàng.

+ Tổ chức nhận hàng: bộ phận nhận hàng sẽ kiểm đếm hàng, sau khi đối chiếu với đơn
đặt hàng thì một biên bản nhận hàng được lập ra để xác nhận nghiệp vụ nhận hàng.

- Nhập kho: Vật tư hàng hóa từ bộ phận tiếp nhận sẽ được tiến hành nhập kho, một phiếu
nhập kho được lập để ghi nhận nhận nghiệp vụ nhận hàng. Đối với sản phẩm sản xuất
hoàn thành, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng và thực hiện các thủ tục nhập kho
tương tự. Đối với hàng bán trả lại thì phải kiểm tra lại hàng hóa trước khi nhập lại hàng
vào kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận sản xuất để sữa chửa lại.

- Xuất kho vật tư sản xuất: Bộ phận kho phải chịu trách nhiệm bảo quản hàng mà mình
quản lý. Vì thế khi xuất hàng thủ kho phải yêu cầu nhân viên nhận hàng phải xuất trình
phiếu xuất kho hoặc phiếu lĩnh vật tư có chữ ký xác nhận của nhà quản lý đơn vị có yêu
cầu thì mới tiến hành xuất kho.

- Xuất kho thành phẩm, hàng hóa đi tiêu thụ: Bất cứ thành phẩm, hàng hóa nào chỉ được
sản xuất khi đã nhận được phê chuẩn. Thông thường sự phê chuẩn ở đây là đơn đặt hàng
25
Báo cáo thực tập

mua đã được phê duyệt hoặc phiếu xuất kho được bộ phận kinh doanh lập và phê chuẩn.
Kế toán vật tư sẽ dựa vào phiếu xuất kho để tiến hành ghi giảm Hàng tồn kho.

2.2.1.4. Xác định mức trọng yếu ( Kế hoạch-thực tế ), phương pháp chọn mẫu
và tổng hợp kế hoạch Kiểm toán.
Đối với công ty TNHH ABC, Kiểm toán viên xác định tiêu chí lợi nhuận kế toán
trước thuế để ước tính mức trọng yếu vì đây là công ty sản xuất kinh doanh có mục tiêu
hoạt động vì lợi nhuận là chính và chỉ tiêu này ít biến động qua các năm.

Nguồn gốc số liệu để xác định mức trọng yếu theo kế hoạch được lấy từ BCTC
trước Kiểm toán. Công việc được thực hiện trên giấy làm việc A810 theo VACPA:

(Minh họa giấy làm việc A810)


Giá trị lợi nhận kế toán trước thuế là tiêu chí được lựa chọn: 21.693.303.127 VNĐ

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu: 5%-10% đối với chỉ tiêu lợi nhuận kế toán
trước thuế. Vì đây là đơn vị sản xuất kinh doanh, dễ xảy ra rủi ro gian lận liên quan đến
lợi nhuận, KTV sử dụng xét đoán chuyên môn xác định khả năng sai xót trọng yếu tổng
thể BCTC ở mức cao. Để giảm mức rủi ro có sai xót trọng yếu xuống mức thấp nhất,
KTV chọn mức tỷ lệ có thể xác định rủi ro cao nhất (5%).

(Minh họa giấy làm việc A810)


26
Báo cáo thực tập

Mức trọng yếu tổng thể theo tiêu chí lựa chọn: 1.084.665.156 VNĐ (Giá trị lợi nhuận
kế toán trước thuế * 5%).

Mức trọng yếu thực hiện: 542.332.578 VNĐ (Mức trọng yếu tổng thể * 50%).

Ngưỡng sai xót có thể bỏ qua: 43.386.606 VNĐ (Mức trọng yếu thực hiện từng tài
khoản * 4%).

Căn cứ vào nội dung trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện cho
tổng thể BCTC và khoản mục Hàng tồn kho khi Kiểm toán BCTC của khách hàng ABC
như sau:

Bảng 2: Mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện Kiểm toán:

Nội dung Năm nay


Mức trọng yếu tổng thể 1.084.665.156 VNĐ
Mức trọng yếu thực hiện 542.332.578 VNĐ
Ngưỡng sai xót không đáng kể/ sai xót có thể bỏ qua 43.386.606 VNĐ

Kết luận: Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện đã được xác định một cách
hợp lý và cụ thể.

Sau khi xác định được mức trọng yếu, KTV sẽ tiến hành xác định phương pháp chọn mẫu
và cỡ mẫu.

 Cỡ mẫu có thể = ( Tổng giá trị của tổng thể / Mức trọng yếu chi tiết) × R
 Khoảng cách mẫu = Tổng giá trị tổng thể / Cỡ mẫu

Với R – mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu, bao gồm 3 mức độ:

Khoản mục trên


Mức độ đảm bảo Khoản mục trên BCĐKT
BCKQHĐKD
Thấp 0,5 0,35
Trung bình 1,5 0,5
Cao 3 0,7

27
Báo cáo thực tập

Khoản mục Hàng tồn kho nằm trên BCĐKT vì thế nhân tố R có thể nằm ở 3 giá trị:
0,5; 1,5; 3 tùy thuộc vào mức độ đảm bảo.

Kiểm toán viên quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê để tập trung
kiểm tra những phần tử có giá trị lớn mang tính chất trọng yếu và những phần tử đặc biệt
có dấu hiệu dễ xảy ra sai xót.

2.2.2. Giai đoạn thực hiện Kiểm toán


2.2.2.1. Dữ liệu yêu cầu khách hàng cung cấp
- Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, sổ cái tài khoản ( tài khoản 151,
152, 153, 154, 155, 156,…), sổ kế toán chi tiết Hàng tồn kho theo từng mã hàng, thẻ kho.

- Sổ chữ T/ tổng hợp đối ứng các tài khoản HTK, danh mục HTK tại thời điểm cuối
kỳ kế toán. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

- Biên bản kiểm kê HTK, bảng giải trình chênh lệch giữa số liệu kiểm kê với sổ kế
toán, các biên bản xác nhận hàng gửi đi bán, chứng từ nhập xuất kho, hợp đồng, hóa đơn
mua hàng, bảng tính giá thành sản phẩm,…

- Danh mục HTK đã lập dự phòng, bảng tính trích lập dự phòng, các quy định liên
quan đến HTK,..

2.2.2.2. Chương trình Kiểm toán

A. Mục tiêu

Đảm bảo các khoản mục HTK có thực, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, được
hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, đánh giá theo giá trị thuần và trình bày trên
BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành.

28
Báo cáo thực tập

B. Rủi ro sai xót trọng yếu của khoản mục


Người
Tham
Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán thực
chiếu
hiện
- Tính hiện hữu của hàng - Tham gia chứng kiến kiểm kê D531
tồn kho không đảm bảo
- Giá trị hàng tồn kho - Xem xét và so sánh giá trị thuần có thể thực D556
không được ghi nhận theo hiện được và giá gốc của hàng tồn kho
đúng nguyên tắc kế toán
- Hàng tồn kho không được - Thực hiện thủ tục cut-off các nghiệp vụ D557
ghi nhận chính xác do sai xuất kho bán hàng trước và sau ngày kết thúc
sót về thời điểm ghi nhận niên độ
các nghiệp vụ nhập xuất
- Sai sót trong việc tính giá - Xem xét sự biến động của giá thành thành D552
thành phẩm, kiểm tra chi tiết việc tính giá thành của
đơn vị

C. Thủ tục Kiểm toán


Người
Tham
STT Thủ tục thực
chiếu
hiện
I. Các thủ tục chung
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước
1 và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành D542
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu
D510
2 các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS và giấy tờ làm
& D543
việc của kiểm toán năm trước (nếu có)
II. Kiểm tra phân tích
So sánh số dư HTK (kể cả số dư dự phòng) và cơ cấu HTK năm
1 D543
nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.
So sánh tỷ trọng HTK với tổng tài sản ngắn hạn năm nay so với
2 D543
năm trước, đánh giá tính hợp lý của những biến động.
So sánh thời gian quay vòng của HTK với năm trước và kế hoạch,
3 D543
xác định nguyên nhân biến động và nhu cầu lập dự phòng (nếu có)
So sánh cơ cấu chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, chi phí SXC)
4 D543
năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động.
III. Kiểm tra chi tiết
1 Tham gia chứng kiến kiểm kê HTK cuối năm

29
Báo cáo thực tập

Xác định tất cả các kho (của DN hoặc đi thuê), hàng ký gửi,…
1.1 định giá trị các kho và đánh giá rủi ro của từng kho để xác định nơi D531
KTV sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê.
Thực hiện thủ tục chứng kiến kiểm kê theo chương trình kiểm kê
1.2 D531
HTK
Đối với kho đi thuê: yêu cầu bên giữ kho xác nhận số lượng hàng
1.3
gửi, nếu trọng yếu
2 Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết HTK
Đối chiếu số liệu giữa báo cáo nhập, xuất, tồn kho với số liệu trên
2.1 D545
Sổ Cái và BCĐSPS
Đảm bảo tất cả biên bản kiểm kê đã bao gồm trong Bảng tổng hợp
2.2 D546
kết quả kiểm kê
Đảm bảo bảng tổng hợp kết quả kiểm kê khớp đúng với các phiếu
2.3 đếm hàng của DN và kết quả quan sát của KTV (nếu có) và xác D546
nhận của bên thứ ba (nếu có)
Đối chiếu chọn mẫu số lượng thực tế từ Bảng tổng hợp kết quả
2.4 D547
kiểm kê với báo cáo nhập, xuất, tồn kho và ngược lại.
Xem xét lại các bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng tháng và đặc
2.5 biệt số dư HTK cuối năm để phát hiện, soát xét những khoản mục D549
bất thường, tiến hành thủ tục kiểm tra tương ứng.
Đảm bảo DN đã đối chiếu và điều chỉnh số liệu kế toán với số liệu
2.6 D546
kiểm kê thực tế.
3 Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng trong kỳ
Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ mua hàng nhập kho trong kỳ, đối
D548
chiếu nghiệp vụ ghi trên Sổ Cái với các chứng từ liên quan.
4 Kiểm tra tính giá
Hàng mua đang đi đường: Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ mua
hàng có giá trị lớn với các chứng từ mua để đảm bảo các số dư
4.1 D548
hàng đang đi đường tại ngày khóa sổ đã được ghi chép chính xác,
đúng kỳ.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa: Kiểm tra chọn mẫu
4.2 báo cáo nhập, xuất, tồn kho một số tháng để đảm bảo DN đã thực D550
hiện nhất quán phương pháp tính giá hàng xuất kho đã lựa chọn.
4.3 Sản phẩm dở dang
So sánh tỷ lệ phần trăm hoàn thành ước tính dựa trên quan sát tại
4.3.1 thời điểm kiểm kê với tỷ lệ được dùng để tính toán giá trị sản phẩm D551
dở dang. Thu thập giải trình hợp lý cho các chênh lệch trọng yếu.
Kiểm tra việc tính toán và phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm
4.3.2 D551
dở dang cuối kỳ.
4.4 Thành phẩm

30
Báo cáo thực tập

Đối chiếu số liệu trên bảng tính giá thành với số lượng hàng hóa
4.4.1 D553
theo báo cáo sản xuất và chi phí sản xuất trong kỳ.
Kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của việc tập hợp, phân bổ tính giá
4.4.2 D552
thành phẩm nhập kho.
Kiểm tra cách tính giá xuất kho và đối chiếu giá vốn hàng bán
4.4.3 (từng tháng, từng mặt hàng) đã ghi nhận giữa Sổ Cái với báo cáo D553
nhập, xuất, tồn thành phẩm, đảm bảo tính chính xác và nhất quán.
Đối chiếu các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân công) đến
4.4.4 D554
các phần hành liên quan.
Kiểm tra các chi phí ghi thẳng vào giá thành, không qua các tài
4.4.5 D554
khoản chi phí
Phân tích và kiểm tra các chi phí sản xuất chung được tính trong
4.4.6 HTK, đánh giá tính hợp lý của các phương pháp phân bổ tính giá D553
thành.
Trường hợp DN hoạt động dưới mức công suất bình thường: xem
4.4.7 xét ước tính chi phí chung cố định dưới mức công suất bình thường D553
không được tính vào giá trị HTK.
4.5 Hàng gửi bán
Đối chiếu số lượng hàng gửi bán hoặc gửi thu xác nhận cho bên
nhận gửi (nếu cần) hoặc chứng từ vận chuyển, hợp đồng hoặc biên
4.5.1 D555
bản giao nhận hàng sau ngày kết thúc niên độ kế toán để đảm bảo
tính hợp lý của việc ghi nhận.
Tham chiếu đơn giá hàng gửi bán đến kết quả kiểm tra việc tính
4.5.2 D555
giá ở phần Thành phẩm.
5 Kiểm tra lập dự phòng giảm giá HTK
Tìm hiểu và đánh giá tính hợp lý của các phương pháp tính dự
5.1 D556
phòng áp dụng (nếu có).
Soát xét lại HTK quay vòng chậm, tồn kho lỗi thời hoặc đã hư
5.2 D556
hỏng
Phân tích lợi nhuận gộp để xem xét liệu có phát sinh HTK có giá
5.3 thành cao hơn giá trị thuần có thể thưc hiện được để xác định nhu D556
cầu lập dự phòng.
Đảm bảo không có sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có
5.4 D556
ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong năm và giá trị HTK.
Đánh giá cách xử lý thuế đối với các khoản dự phòng giảm giá đã
5.5 D556
trích lập.
Kiểm tra tính đúng kỳ: Chọn mẫu các nghiệp vụ nhập kho đối với
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trước và sau .............. ngày lập
6 báo cáo và kiểm tra phiếu nhập, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng với D557
báo cáo nhập kho, sổ chi tiết HTK, báo cáo mua hàng để đảm bảo
các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ kế toán.
7 Kiểm tra tính trình bày về hàng tồn kho trên BCTC D520
31
Báo cáo thực tập

IV Thủ tục kiểm toán khác

Rà soát chữ T các TK liên quan (152 đến 159, 621,622,627) D549

D. Kết luận
Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, theo ý kiến
của tôi, các mục tiêu Kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình Kiểm toán đã đạt
được, ngoại trừ các vấn đề sau:
Chấp nhận số đơn vị

2.2.2.3. Thủ tục chung


 Xem xét các nguyên tắc, chính sách Kế toán áp dụng

Mục tiêu: Kiểm tra các nguyên tắc Kế toán có nhất quán với năm trước và phù hợp với
quy định của Chuẩn mực và Chế đọ kế toán hiện hành.

Nội dung tài khoản như sau:

152 Nguyên liệu

1521 Nguyên vật liệu chính

1522 Vật liệu phụ

1523 Nhiên liệu

1524 Bao bì đóng gói

153 Công cụ dụng cụ

1531 Công cụ dụng cụ (sản xuất)

1532 Bao bì luân chuyển

1533 Phụ tùng thay thế

32
Báo cáo thực tập

154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

155 Thành phẩm

1551 Thành phẩm gia công

1551 Thành phẩm sản xuất

2292 Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho

Chính sách kế toán

Nguyên tắc ghi nhận HTK: Giá thực tế mua hàng + Chi phí chế biến + Chi phí liên
quan trực tiếp phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Nguyên tắc đánh giá HTK: Theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện được.

Những khoản chi phí không được tính vào giá gốc HTK bao gồm:

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua không đúng quy cách phẩm
chất
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh
khác phát sinh trên mức bình thường.
- Chi phí bảo quản Hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản HTK cần thiết cho quá
trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản HTK phát sinh trong quá trình mua
hàng.
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Phương pháp hạch toán Hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

Phương pháp tính giá Hàng tồn kho: Bình quân gia quyền

Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá HTK
được lập vào thời điểm cuối năm tài chính là số chênh lệch giữa giá gốc HTK lớn hơn
giá trị thuần có thể thực hiện được.
33
Báo cáo thực tập

Kết luận: Việc hạch toán Hàng tồn kho là phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán
Việt Nam hiện hành. Chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước.

 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu
trên bảng số liệu tổng hợp với bảng cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc
của Kiểm toán viên năm trước (Báo cáo Kiểm toán năm trước).

34
Báo cáo thực tập

(Minh họa giấy làm việc D510)

2.2.2.4. Thủ tục phân tích


Mục tiêu: Đạt được giải trình hợp lý về các chỉ tiêu phân tích Hàng tồn kho (Cơ sở dẫn
liệu: đầy đủ và chính xác).

Nguồn gốc sô liệu: Sổ chi tiết tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 156

Công việc thực hiện:

35
Báo cáo thực tập

(Minh họa giấy làm việc D543)

36
Báo cáo thực tập

2.2.2.5. Thử nghiệm chi tiết


Sau khi thực hiện những thủ tục phân tích cơ bản trên, KTV sẽ tiến hành thực hiện
các thử nghiệm chi tiết để đảm bảo được mục tiêu chính của Kiểm toán khoản mục Hàng
tồn kho.

2.2.2.5.1. Tham gia chứng kiến kiểm kê HTK cuối năm


Tại công ty AISC, lịch trình và thời gian tham gia chứng kiến kiểm kê HTK được
thông báo trước và được lập kế hoạch cụ thể. Qua quan sát thực tế, quy trình tham gia
chứng kiến kiểm kê tại công ty ABC được thực hiện qua các bước sau:

Thu thập các bằng chứng liên quan đến HTK: bảng tổng hợp nguyên vật liệu, thành
phẩm và hàng hóa.

KTV lập kế hoạch kiểm kê nhằm xác định các công việc sẽ phải làm và đưa ra những
lưu ý cho quá trình quan sát cuộc kiểm kê tại công ty ABC.

Sau đó, vào ngày 31/12 đại diện từ AISC cùng tham dự cuộc kiểm kê với đại diện của
Ban Giám Đốc, thủ kho, kế toán HTK, nhân viên kiểm kê của công ty ABC. Kiểm toán
viên quan sát, đánh giá thủ tục kiểm kê và phản ánh các nhận định của mình trên giấy tờ
làm việc.

Sau khi có kết quả kiểm kê, KTV AISC đối chiếu với số dư HTK được tổng hợp từ sổ
sách của công ty về số lượng, khối lượng và phẩm chất để thấy được sự chênh lệch giữa
sổ sách và số thực kiểm, các chênh lệch phải được làm rõ trước khi kết thúc cuộc kiểm
kê.

Mục tiêu: Giúp KTV đánh giá mức độ tin cây của các thủ tục kiểm kê HTK theo quy định
của đơn vị và quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 501, đảm bảo rằng các thủ
tục này tuân thủ các hướng dẫn của Ban giám đốc đơn vị trong suốt quá trình kiểm kê
nhằm xác định đầy đủ, chính xác sô lượng HTK thông qua việc kiểm kê hiện vật HTK để
xác dịnh sự hiện hữu và đánh giá tình trạng của HTK như: Hàng lỗi thời, chậm luân
chuyển, hàng hư hỏng, giảm giá và hàng gửi của bên thứ ba,…

Địa điểm kiểm kê: KSX Bình Chuẩn, huyện Thuận An, Bình Dương
37
Báo cáo thực tập

Thời gian kiểm kê: Ngày 30 tháng 12 năm 2019

Thành phần tham gia kiểm kê: Kế toán, quản lý kho, quản lý sản xuất, đại diện công ty
Kiểm toán (AISC)

Đối tượng kiểm kê: Kho thành phẩm, bán thành phẩm, kho nguyên vật liệu

- Đối với nguyên vật liệu, chọn mẫu kiểm kê, cụ thể kiểm kê tại kho nguyên vật liệu
chính
- Đối với thành phẩm, chia thành 2 kho: kho thành phẩm và kho bán thành phẩm. Kho
thành phẩm chọn mẫu kiểm kê, cụ thể kiểm kê tại kho thành phẩm sản xuất.

Kết quả kiểm kê: Số lượng thành phẩm và nguyên vật liệu tồn kho thực tế vào thời điểm
cuối kỳ khớp với bảng cân đối số phát sinh và bảng nhập – xuất – tồn. Cụ thể:

- Tại kho nguyên vật liệu số lượng nguyên vật liệu chính tồn kho thực tế tại 30/12/2019
là 18.485,40 kg tương ứng với số tiền là 1.042.567.515đ (đơn giá 56.400đ).
- Tại kho thành phẩm số lượng thành phẩm tồn kho thực tế vào 30/12/2019 là
189.335,63 kg tương ứng với số tiền 12.495.749.004đ (thành phẩm sản xuất tồn cuối
kỳ có nhiều đơn giá khác nhau).
- Tại kho bán thành phẩm số lượng tồn kho thực tế tại 30/12/2019 là 12.161,10 kg cao
hơn 819,75 kg so với sổ sách. Nguyên nhân là do sợi nặng lên do sang dầu khi định
hình, do chênh lệch trọng lượng ống lõi,…

Kết luận: Số liệu khớp đúng giữa bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và kết quả quan sát của
Kiểm toán viên.

2.2.2.5.2. Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết HTK cuối kỳ

Mục tiêu: Đạt được thủ tục kiểm tra cơ bản về Hàng tồn kho (Cơ sở dẫn liệu: tính
chính xác)

Công việc thực hiên: Đối chiếu số dư Hàng tồn kho giữa bảng cân đối số phát sinh với
bảng nhập xuất tồn.

38
Báo cáo thực tập

(Minh họa giấy làm việc D545)

2.2.2.5.3. Phân tích biến động Hàng tồn kho qua các tháng và lập bảng so
sánh
Mục tiêu: Đạt được thủ tục kiểm tra phân tích Hàng tồn kho (Cơ sở dẫn liệu: sự đầy đủ và
chính xác)

Nguồn gốc số liệu: sổ kế toán các tài khoản và BCĐSPS hàng tháng
Công việc thực hiện: Lập bảng số liệu phát sinh qua các tháng của các TK hàng tồn kho

39
Báo cáo thực tập

40
Báo cáo thực tập

(Minh họa giấy làm việc D544)


2.2.2.5.4. Chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ mua hàng nhập kho trong kỳ
KTV tiến hành chọn mẫu và sử dụng phương pháp kiểm tra ngược từ sổ sách (sổ cái)
đến các chứng từ liên quan như: hóa đơn GTGT, tờ khai hải quan, hợp đồng kinh tế,
phiếu nhập kho,…để đạt được mục tiêu Kiểm toán đảm bảo tính có thật và tính chính xác
của các nghiệp vụ mua trong kỳ.

Sau khi xác định cỡ mẫu như trên, KTV tiến hành chọn mẫu kiểm tra các nghiệp vụ
bao gồm:

41
Báo cáo thực tập

- Đối với 152: Tổng mẫu chọn là 23 phần tử, trong đó có không có phần tử lớn hơn
khoảng cách mẫu, 8 phần tử đặc biệt, 15 phần tử còn lại được chọn theo bước
nhảy, cứ cách 7 mẫu sẽ chọn một mẫu.
- Đối với 153: Tổng mẫu chọn là 0 phần tử, trong đó có 0 phần tử lớn hơn khoảng
cách mẫu, 0 phần tử còn lại chọn theo bước nhảy, cứ cách 0 mẫu sẽ chọn một mẫu.
Nguyên nhân là do trong kỳ đơn vị không nhập kho công cụ dụng cụ.

( Minh họa giấy làm việc D548)

Sau khi chọn mẫu, KTV sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu đến chứng từ kế toán cung
cấp và thống kê kết quả kiểm tra.

45
Báo cáo thực tập

Bên cạnh đó, để đạt được sự đảm bảo hợp lý về độ chính xác của Hàng tồn kho, KTV
sẽ tiến hành kiểm tra bảng nhập xuất tồn xem có bất thường không với những nội dung
sau:

- Số dư một loại nguyên vật liệu phụ quá lớn: Không phát sinh
- Số dư Hàng tồn kho âm: Không phát sinh
- Tồn kho các nguyên vật liệu không liên quan đến công ty: Không có

2.2.2.5.5. Kiểm tra việc tính giá


KTV chọn mẫu tháng 12, kiểm tra tính toán lại bảng xuất nhập tồn của đơn vị.

(Minh họa giấy làm việc D550)

2.2.2.5.6. Kiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Mục tiêu: Đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc đánh giá sản phẩm DDCK (Cơ sở dẫn liệu:
sự đánh giá).

Công việc thực hiện: Giấy làm việc D551


46
Báo cáo thực tập

1. Tìm hiểu cách xác định giá trị sản phẩm dở dang tại đơn vị:

Sản phẩm dở dang cuối kỳ của đơn vị còn ít, được kiểm kê và tính toán căn cứ theo
chi phí nguyên vật liệu để lại => hợp lý.

2. Kiểm tra tính toán


- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp định mức đăng ký thuế và định mức từ
phòng kỹ thuật cung cấp
- Số lượng sản phẩm dở dang không khớp đúng số lượng trên biên bản kiểm kê.

2.2.2.5.7. Kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm


Mục tiêu: Đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc tính giá thành của đơn vị (Cơ sở dẫn liệu:
sự đánh giá và sự chính xác)

Công việc thực hiện: Giấy làm việc D552

Tìm hiểu cách tính giá thành

Cứ mỗi cuối tháng, căn cứ vào biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang theo từng phân
xưởng kế toán thành phẩm sẽ tính lượng nguyên liệu xuất dùng:

- Nguyên liệu xuất dùng trong sản phẩm hoàn thành = Dở dang đầu kỳ + nguyên
liệu xuất phân xưởng – phế liệu – dỡ dang cuối kỳ (theo kiểm kê).
(Phế liệu căn cứ vào biên bản báo cáo phế liệu nhập kho trong kỳ của từng phân
xưởng).
- Tổng giá thành sản phẩm = CP NVLTT xuất dùng + CP NCTT + CP SXC
(CP SXC gồm chi phí lương quản lý, chi phí dở dang cuối kỳ, chi phí khác).
- CP NVLTT đơn vị = số lượng thành phẩm nhập kho × giá nguyên liệu xuất dùng
bình quân
- Giá nguyên liệu xuất dùng bình quân = nguyên liệu xuất dùng trong sản phẩm
hoàn thành / số lượng nguyên liệu xuất dùng.
- CP nguyên liệu phụ (hóa chất, cuộn dùng) được phân bổ theo số lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương.

47
Báo cáo thực tập

- CPNCTT đơn vị = (tổng CP lương trực tiếp / tổng số lượng sản phẩm quy đổi
tương đương) × số lượng sản phẩm tương đương.
- Số lượng sản phẩm tương đương = số lượng thành phẩm nhập kho × hệ số sản
phẩm quy đổi (công ty tự quy định hệ số).
- CPSXC đơn vị = (tổng CPSXC trực tiếp / tổng số lượng sản phẩm quy đổi tương
đương) × số lượng sản phẩm tương đương.
- Số lượng sản phẩm tương đương = số lượng thành phẩm nhập kho × hệ số sản
phẩm quy đổi (công ty tự quy định hệ số).
 Kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của việc tập hợp, phân bổ, tính giá thành
phẩm nhập kho

Kiểm tra cách tính giá thành sản phẩm tháng 12/2019

- Thu thập bảng tính giá thành của đơn vị


- Kiểm tra tập hợp chi phí nguyên vật liệu, CPNCTT, CPSCX của tháng đã chọn

TK Sổ chi tiết Bảng tính giá thành Chênh lệch

621 18.667.658.671 18.667.658.671 -

622 3.688.408.952 3.688.408.952 -

627 12.594.704.776 12.594.704.776 -

 Đối chiếu số liệu trên bảng tính giá thành với số lượng hàng hóa theo báo cáo
sản xuất và chi phí sản xuất trong kỳ.

Theo báo cáo sản Theo bảng tính giá Chênh


Sản lượng sản Theo nhập xuất tồn
xuất thành lệch
phẩm sản xuất
trong tháng 12
2.874.849.441 2.874.849.441 2.874.849.441 -

Kết luận: Phương pháp tính giá thành của đơn vị hợp lý. Đảm bảo việc ghi nhận nhận
thành phẩm của đơn vị là đầy đủ, chính xác.

48
Báo cáo thực tập

2.2.2.5.8. Đối chiếu kiểm tra chi phí trực tiếp đến các phần hành liên quan
Mục tiêu: Đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc ghi nhận thành phẩm của đơn vị

(CSDL: sự đầy đủ và sự chính xác)

(Minh họa giấy làm việc D554)


Kết luận: Đã đối chiếu khớp đúng chi phí trực tiếp đến các phần hành liên quan.
Khớp với giá vốn hàng bán trong kỳ.

2.2.2.5.9. Kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho
Mục tiêu: Đánh giá xem Hàng tồn kho có được ghi nhận nhận thấp hơn giữa giá gốc và
giá trị thuàn có thể thực hiện được không (CSDL: sự chính xác)

49
Báo cáo thực tập

(Minh họa giấy làm việc D556)


Kết luận: Tại ngày 31/1/2019 tất cả thành phẩm tồn kho đều thấp hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được. Đơn vị không tiến hành trích lập dự phòng là phù hợp.

50
Báo cáo thực tập

2.2.3. Hoàn thành Kiểm toán


Sau khi kết thúc Kiểm toán, KTV cần lập và phát hành các báo cáo Kiểm toán. Nội
dung trong báo cáo Kiểm toán có thể khác nhau nhưng phải cung cấp cho người đọc
những đánh giá của KTV về tính đúng đắn, chính xác của những thông tin trong báo cáo.
Sự phù hợp và tính tuân thủ của các chuẩn mực và quy định của pháp luật hiện hành.

KTV cần cung cấp thư quản lý cho nhà lãnh đạo đơn vị. Trong đó, KTV phải lập báo
cáo đề cập đến tất cả những phát hiện quan trọng mà KTV thu thập được trong quá trình
Kiểm toán. Cũng như những phần cần lưu ý đối với đơn vị nhằm hoàn thiện hơn các công
tác kế toán và quản lý tài chính.

Sau khi hoàn thành tất cả các công việc Kiểm toán, KTV tiến hành thu thập tất cả mọi
giấy tờ làm việc cũng như chứng từ, tài liệu có liên quan, biên bản kiểm kê, báo cáo Kiểm
toán,…Để lưu trữ vào hồ sơ Kiểm toán. Hồ sơ Kiểm toán là hoàn toàn bảo mật với bên
ngoài.

51
Báo cáo thực tập

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT


3.1. Nhận xét chung
Với bề dày lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Kiểm toán và
Dịch vụ Tin học TP.HCM (AISC) đã có bước chuyển mình đáng kể, ngày càng khẳng
định thương hiệu và uy tín của mình trong lĩnh vực Kiểm toán, lớn mạnh về cả quy mô
lẫn chất lượng dich vụ mà AISC cung cấp cho khách hàng.

Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, có tình độ chuyên môn cao và kiến thức
thực tế sâu rộng, luôn tận tâm trong công việc, luôn luôn hoàn thành trách nhiệm của
mình nên ngày càng tạo lòng tin cho khách hàng. Trong quá trình cung cấp dịch vụ luôn
sẵn lòng đóng góp ý kiến và tư vấn cho khách hàng để hoàn thiện hơn hệ thống kế toán
cho khách hàng.

Sau mỗi mùa Kiểm toán, AISC thường xuyên mở các lớp, mời một số chuyên gia về
cập nhật và phổ biến cho các nhân viên của mình về các Chuẩn mực, Thông tư mới ban
hành nhằm đảm bảo được rằng nhân viên đủ thông tin, kiến thức nhằm gia tăng chất
lượng dịch vụ. Ngoài ra, mỗi năm AISC còn tạo điều kiện cho một số nhân viên đi học và
thi lấy chứng chỉ hành nghề Kiểm toán.

Với nhiều thế mạnh nổi bật trên, AISC trở thành lựa chọn đáng tin cậy cho rất nhiều
khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế. Điều này
được chúng minh là số lượng hợp đồng Kiểm toán gia tăng hàng năm với 500 khách hàng
lớn nhỏ trong thị trường Việt Nam.

Chính vì sự gia tăng không ngừng của các hợp đồng Kiểm toán hằng năm, trong khi
đó số lượng nhân viên mỗi phòng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu , mỗi nhân viên
phải đảm nhận quá nhiều phần hành điều này tạo áp lực không nhỏ cho mỗi nhân viên gây
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Kiểm toán. Nên công ty cần tuyển thêm nhiều nhân
viên nữa để đáp ứng nhu cầu gia tăng này.

52
Báo cáo thực tập

3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho của công ty
AISC
3.2.1. Ưu điểm
Trong quá trình Kiểm toán, AISC đã thực hiện tuân theo các Chuẩn mực Kiểm toán
Việt Nam. Từ giai đoạn chuẩn bị Kiểm toán đến khi kết thúc Kiểm toán. Sau thời gian
thực tập tại công ty, dưới sự hướng dẫn cửa các anh chị Kiểm toán viên, em đã đúc kết
được nhiều kiến thức thực tế trong việc Kiểm toán Hàng tồn kho. Sau khi tiếp cận quy
trình Kiểm toán cụ thể này em có một số nhận xét như sau:

 Giai đoạn chuẩn bị Kiểm toán


Trong giai đoạn này, AISC đã thực hiện rất đầy đủ các bước như tiếp cận khách hàng,
lập kế hoạch Kiểm toán phù hợp.

Một trong những bí quyết nhắm gây dựng lòng tin và sự thân thiện đối với khách hàng
của AISC là việc tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề hoạt động của khách hàng. Công ty luôn
chứng tỏ rằng mình rất hiểu về khách hàng cũng như lĩnh vực kinh doanh của họ. Nắm
chắc về thông tin của khách hàng không những giúp AISC có được những bước tiếp cận
dễ dàng với khách hàng mà còn giúp các KTV lập kế hoạch Kiểm toán rất khoa học, phù
hợp với từng khách hàng. Trong giai đoạn này, việc ký hợp đồng Kiểm toán và việc lập
kế hoạch Kiểm toán luôn được tuân theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp
đồng Kiểm toán và số 300 – Lập kế hoạch Kiểm toán.

 Giai đoạn thực hiện Kiểm toán


Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng của toàn bộ cuộc Kiểm toán. Bên cạnh
việc tuân thủ nghiêm ngặt chương trình và kế hoạch Kiểm toán đã được lập thì các KTV
của AISC trong quá trình làm việc cũng có rất nhiều sáng tạo khoa học và hợp lý.

Trước khi đi vào thử nghiệm chi tiết, KTV sẽ đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ để
đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp thử nghiệm cơ bản. Điều này vừa rút ngắn được
thời gian Kiểm toán vừa giúp công ty đạt được kết quả Kiểm toán cao. Bên cạnh việc
kiểm tra sổ chi tiết, KTV luôn có sự đối chiếu giữa bảng nhập – xuất – tồn và biên bản
kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ. Điều này giúp KTV nhanh chóng phát hiện được
53
Báo cáo thực tập

sai lệch giữa thực tế và sổ sách. Ngoài ra, việc so sánh đánh giá Hàng tồn kho cuối kỳ với
giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm cuối năm luôn được KTV chú trọng.

Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Kiểm toán Hàng tồn kho và Nợ phải trả người bán
cũng rất hữu ích. Nguyên nhân là do mối quan hệ thân thiết giữa Hàng tồn kho và Nợ phải
trả. Thực chất đây là quá trình mua hàng và nhập kho của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với
khách hàng ABC, mối quan hệ này mật thiết bởi vì hầu như bên có TK 331 đều đối ứng
với các TK 152, 153. Việc làm này đã giúp Kiểm toán viên và cả nhóm Kiểm toán tiết
kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ chung.

Hơn thế nữa, trong quá trình làm việc, các Kiểm toán viên luôn tiến hành đối chiếu
các phần công việc của mình mà có liên quan với phần hành của người khác trong nhóm.
File làm việc và giấy tờ làm việc luôn được KTV chú trọng trình bày rõ ràng, khoa học để
các thành viên khác dễ dàng tham khảo, đối chiếu. Việc đánh tham chiếu đã được công ty
hướng dẫn và đưa ra quy định chi tiêt một cách rõ ràng và khoa học. Các nội dung hay
các phần hành của công việc Kiểm toán phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, có chỉ
mục và tham chiếu rõ ràng. Đặc biệt là các hồ sơ Kiểm toán lưu trữ cần phải cung cấp các
thông tin cần thiết. Việc ghi nhận chép và lập hồ sơ Kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng
đối với việc đảm bảo chất lượng của công việc Kiểm toán. Ngoài ra, tiến hành đánh tham
chiếu trên giấy tờ làm việc của KTV AISC đã giúp ích rất nhiều cho quá trình đối chiếu
và soát xét sau này.

Đồng thời, trong mỗi cuộc Kiểm toán khách hàng luôn có sự hỗ trợ đắc lực của các
thực tập sinh trong việc kiểm tra chi tiết các chứng từ liên quan, những sai xót trong
chứng từ khi chọn mẫu đều được báo lại với Kiểm toán viên để kịp thời yêu cầu khách
hàng điều chỉnh.

 Giai đoạn kết thúc Kiểm toán


Trong giai đoạn này, AISC đã tiến hành đầy đủ các công việc về soát xét giấy tờ làm
việc của Kiểm toán viên và phát hành Báo cáo Kiểm toán. Đây là giai đoạn soát xét và
kiểm tra chất lượng Kiểm toán. Quá trình soát xét sẽ trải qua sự kiểm tra của trưởng
phòng, Phó Tổng Giám Đốc và cuối cùng là Tổng Giám Đốc ký duyệt. Tuy thời gian
54
Báo cáo thực tập

không nhiều, nhưng các KTV luôn có những đúc kết và bài học kinh nghiệm rút ra từ sau
mỗi cuộc Kiểm toán đối với khách hàng. Công việc này thể hiện tính thận trọng cao của
AISC trong việc đưa ra ý kiến chính xác và hợp lý trong BCKiT nhằm nâng cao chất
lượng công việc và chiếm được lòng tin của khách hàng.

Báo cáo Kiểm toán của AISC luôn rõ ràng, chi tiết, đầy đủ và minh bạch phù hợp với
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo Kiểm toán và BCTC. Nội dung của
báo cáo gồm các phần: Trách nhiệm của Ban Giám Đốc và Kiểm toán viên, cơ sở của ý
kiến, phạm vi Kiểm toán, ý kiến Kiểm toán. Các ý kiến đưa ra trong Báo cáo Kiểm toán
luôn trung thực, độc lập và khách quan tạo được sự tin cậy cho khách hàng và những
người quan tâm.

3.2.2. Nhược điểm


Tuy rằng quy trình Kiểm toán đã rất cụ thể và bài bản nhưng trong quá trình Kiểm
toán, AISC vẫn còn những vấn đề tồn tại như sau:

- Hiện nay, công ty xây dựng chung bảng câu hỏi cho mọi đói tượng khách hàng nên
bảng câu hỏi có thể không phù hợp với các ngành nghề kinh doanh đặc biệt. Tuy nhiên,
đối với những khách hàng có quy mô lớn thì sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật
thực sự không phù hợp. Kiểm toán viên sẽ bị hạn chế về thời gian để thực hiện đầy đủ nội
dung đánh giá. Từ đó, có thể dẫn đến sai xót trong việc nhận định về hệ thống Kiểm soát
nội bộ và làm tăng độ rủi ro Kiểm toán.

- Các nhận định về đơn vị, đánh giá về hệ thống KSNB, công việc thực hiện như thế
nào chỉ do nhóm trưởng quyết định, thường sự đánh giá của KTV chính không được lưu
vào file nên dẫn đến sự truyền đạt thông tin rất hạn chế đối với những trợ lý KTV.

- Đối với những khách hàng cũ, KTV đôi khi bỏ qua bước nhận xét, đánh giá lại hệ
thống KSNB năm nay dẫn đến sẽ không thực hiện thủ tục Kiểm soát. Điều này dẫn đến
trong quá trình Kiểm toán, nếu có phát hiện sai xót, yếu kém ở đâu thì KTV sẽ tăng
cường thử nghiệm cơ bản ở đó. Chính vì vậy, KTV có thể gặp rủi ro phát hiện trong
trường hợp các công ty đặc thù, mới lạ.

55
Báo cáo thực tập

- Về chọn mẫu kiểm tra chi tiết, tại công ty AISC, khi thực hiện Kiểm toán, KTV
thường sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nghề
nghiệp chứ không sử dụng một phần mềm chọn mẫu nào. Vì vậy, khi trình độ KTV không
đảm bảo thì rủi ro chọn mẫu, rủi ro Kiểm toán là tương đối lớn.

- Trong thử nghiệm chi tiết, đôi khi đơn vị cung cấp các chứng từ không phải là
chứng từ gốc (chứng từ photo), tuy nhiên đôi khi KTV vẫn chấp nhận. Điều này không
hợp lý vì đơn vị có thể giả mạo chứng từ dẫn đến sai lệch về thông tin trên báo cáo.

- Mặc khác, thời gian Kiểm toán ở công ty khách hàng không nhiều nên không thể
xen xét hết các vấn đề, chủ yếu KTV sẽ chọn mẫu để kiểm tra. Điều này dẫn đến rủi ro
trong chọn mẫu.

- Công ty chưa có bộ phận kiểm soát chất lượng các hồ sơ Kiểm toán, các hồ sơ chỉ
được rà soát lại sau khi hoàn thành bởi trưởng phòng hay phó phòng sau các cuộc Kiểm
toán. Công ty chỉ thực hiện việc chấm điểm đánh giá chất lượng hồ sơ Kiểm toán chéo
giữa các phòng doanh nghiệp với nhau đối với một số bộ hồ sơ Kiểm toán bất kỳ (chủ yếu
sẽ thực hiện trên các hồ sơ lớn, nhiều dữ liệu). Từ đó dẫn đến chỉ một số các thông tin
được lưu giữ đảm bảo đạt chất lượng, còn số lượng còn lại của các hồ sơ Kiểm toán
không được kiểm soát có thể còn thiếu nhiều các tài liệu cần thiết, mặc dù nội dung Kiểm
toán đó đã được tiến hành.

3.2.3. Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế


Công việc Kiểm toán thường sẽ tập trung vào một thời gian cao điểm trong năm
(thường là đầu tháng 1 đến hết tháng 3 hàng năm) nên hầu như khối lượng công việc sẽ
rất nhiều. Trong khi đó KTV cần phát hành Báo cáo Kiểm toán ngay sau khi làm việc trực
tiếp với mỗi đơn vị khách hàng. Vì thời gian Kiểm toán có sự hạn chế nên áp lực công
việc rất cao, điều này tạo sức ép cho KTV nên đôi khi một KTV sẽ Kiểm toán quá nhiều
khoản mục dẫn đến giấy tờ làm việc vẫn chưa được hoàn thành ngay sau khi cuộc Kiểm
toán kết thúc dẫn đén KTV sẽ sai xót và kiểm tra thiếu thông tin, có những khoản mục
tính toán sơ sài,…và hầu như các phần hành sẽ được hoàn thành sau đó. Việc làm này
chưa đảm bảo các quy định về chất lượng Kiểm toán dẫn đến các rủi ro KTV không
56
Báo cáo thực tập

chứng minh được ý kiến của mình là phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc Kiểm toán
(thiếu bằng chứng Kiểm toán, thiếu dữ liệu thông tin,…). Điều này ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả công tác Kiểm toán BCTC.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Về giai đoạn chuẩn bị Kiểm toán


Lập kế hoạch Kiểm toán và thống nhất sớm với khách hàng để cuộc Kiểm toán diễn ra
đúng tiến độ hơn.

Trong giai đoạn công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, hầu hết các khách hàng
đều đang sử dụng phần mềm hỗ trợ cho công tác Kế toán, AISC nên bổ sung, hoàn thiện
hơn Bảng câu hỏi về việc sử dụng thông tin trên máy tính. Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống
Kiểm soát nội bộ cần tìm hiểu về cả hệ thống kiểm soát chung: Kiểm soát sự vận hành và
thay đổi phần mềm kế toán mới, phân chia trách nhiệm, kiểm soát quyền truy cập, kiểm
soát dữ liệu và cả những hoạt động kiểm soát ứng dụng: Kiểm soát dữ liệu đầu vào, quá
trình xử lý và kiểm soát dữ liệu đầu ra.

AISC cần thiết kế bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ riêng dành cho
từng loại hình doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng nhất hệ thống kiểm soát nội bộ, giảm
thiểu rủi ro trong quá trình Kiểm toán.

3.3.2. Về giai đoạn thực hiện Kiểm toán


Công ty AISC nên hoàn thiện quy trình Kiểm toán hơn quy trình Kiểm toán mang
đậm nét AISC đang theo đuổi, xây dựng các quy trình Kiểm toán riêng cho từng loại hình
doanh nghiệp cụ thể. Từ đó, giúp Kiểm toán viên rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí
hơn nhưng vẫn đảm bảo được rủi ro ở một mức chấp nhận được. Còn về quy trình Kiểm
toán Hàng tồn kho, công ty cần xây dựng hoàn thiện hơn một quy trình Kiểm toán cụ thể
cho các loại hình doanh nghiệp.

Trong chọn mẫu Kiểm toán, công ty nên xây dựng một phần mềm chuyên ngành hỗ
trợ tốt hơn cho các Kiểm toán viên. Hiện nay, một số công ty Kiểm toán lớn trong thị
trường đã tiến hành xây dựng các phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên. Việc chọn mẫu qua
57
Báo cáo thực tập

máy tính sẽ giúp KTV tiết kiệm được thời gian, tính toán chính xác hơn. Tuy nhiên, vẫn
cần kết hợp với kinh nghiệm, đánh giá của Kiểm toán viên với việc chọn mẫu để đạt hiệu
quả cao nhất.

3.3.3. Về giai đoạn hoàn thành Kiểm toán


Công ty nên gia tăng việc chấm điểm công việc thực hiện Kiểm toán của các Kiểm
toán viên, xử phạt và khen thưởng đối với các phòng đạt điểm cao. Từ đó, vừa đảm bảo
đượcc tinh thần tập trung làm việc của nhân viên, vừa giảm thiểu được các rủi ro trong
quá trình Kiểm toán.

Các Kiểm toán viên cần quyết liệt hơn, cứng rắn hơn với những khách hàng có thái độ
không hợp tác, không vì việc duy trì hợp đồng Kiểm toán mà làm gia tăng rủi ro Kiểm
toán.

58
Báo cáo thực tập

KẾT LUẬN
Có thể nói khoản mục Hàng tồn kho là khoản mục trọng yếu và liên quan đến nhiều
chỉ tiêu quan trọng trên BCTC trong qua trình Kiểm toán. Thông qua đó KTV có thể đánh
giá chung nhất về quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có thể phát hiện ra những gian
lận và sai xót.

Qua thời gian ngắn thực tập ở công ty AISC, được tham gia vào một số cuộc Kiểm
toán đã giúp em hiểu rõ hơn về các công việc Kiểm toán BCTC nói chung và Kiểm toán
Hàng tồn kho nói riêng. Những va chạm thực tế đã giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức
đã được học trong trường. Đồng thời, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tế trong Kiểm
toán Hàng tồn kho.

Vì thời gian tìm hiểu và trình độ còn hạn chế nên không sao tránh khỏi nhiều thiếu
sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ giảng viên hướng dẫn em cũng
như các anh chị trong phòng Kiểm toán DN4 công ty AISC.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Vinh và các anh chị phòng Kiểm
toán DN4 đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

59
Báo cáo thực tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Kiểm soát nội bộ - Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, NXB Phương Đông,
2012.
- Kiểm toán 1,2 - Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, NXB Lao động xã hội,
2014.
- Kiểm toán hoạt động - Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, NXB Phương
Đông, 2012.
- Các Chuẩn mực Kiểm toán 200, 300, 315, 320, 330, 520, 530.
- Chuẩn mực Kiểm toán số 02
- Thông tư 228/2009 – BTC, 89/2013 – BTC hướng dẫn quy định trích lập dự
phòng.
- Chế độ Kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014 – BTC.
- Các tài liệu Kiểm toán có liên quan đến đề tài của công ty TTNHH Kiểm toán và
Dịch vụ Tin học TP.HCM (AISC).
- Hồ sơ làm việc năm trước của KTV AISC.

60
Báo cáo thực tập

61

You might also like