You are on page 1of 73

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và ủng hộ của các thầy cô, bạn bè và các anh chị cán
bộ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quẩng Trị!
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cán bộ giảng viên Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình hoàn
thành đề tài này. Thực sự, đó là những ý kiến đóng góp hết sức quý báu.Đặc biệt tôi
xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS. Phan Thị Minh Lý –
người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ đang công
tác tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi. Đặc biệt,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Phòng Thanh toán quốc tế của Ngân

uế
hàng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành kỳ thực tập và hoành thành luận
văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, người thân - những người luôn đứng sau tôi để cổ vũ,

H
động viên và tạo điều kiện để cho tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này một cách tốt
nhất có thể.

tế
Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình trong việc thực hiện khóa luận, đề
tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình tiếp thu.
Kính mong sự góp ý và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận
h
được hoàn thiện hơn!
Một lần nữa, tôi xin ghi nhận tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
in
Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
cK

Trần Lệ Hằng
họ
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng i


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1


1.Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2
3.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
5.Kết cấu đề tài ................................................................................................................3

uế
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC

H
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.....................................................................4
1.1.THANH TOÁN QUỐC TẾ.......................................................................................4

tế
1.1.1.Cơ sở của hoạt động thanh toán quốc tế.................................................................4
1.1.2.Khái niệm thanh toán quốc tế .................................................................................4
h
1.1.3.Đặc điểm thanh toán quốc tế ..................................................................................5
in

1.1.4.Vai trò của thanh toán quốc tế ................................................................................6


cK

1.1.4.1.Đối với nền kinh tế ..............................................................................................6


1.1.4.2.Đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu..............................................................6
1.1.4.3.Đối với NHTM ....................................................................................................7
họ

1.2.TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ


YẾU VÀ QUAN TRỌNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................8
ại

1.2.1.Khái niệm ...............................................................................................................8


Đ

1.2.2.Khái niệm thư tín dụng...........................................................................................8


1.2.3.Nội dung thư tín dụng.............................................................................................8
1.2.4.Phân loại thư tín dụng...........................................................................................10
1.2.4.1.Các loại LC cơ bản: ...........................................................................................10
1.2.4.2.Các loại LC đặc biệt: .........................................................................................11
1.2.5.Các bên tham gia ..................................................................................................12
1.2.6.Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C .............................................................................14

SVTH: Trần Lệ Hằng ii


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤgNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ .15
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH
QUẢNG TRI .................................................................................................................15
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Sacombank
chi nhánh Quảng trị .......................................................................................................15
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng trị .........................16
2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng trị.19

uế
2.2.Phân tích quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng
từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng trị.........................................................22

H
2.2.1.Quy trình mở LC ..................................................................................................22
2.2.2.Quy trình tu chỉnh LC nhập khẩu .........................................................................25

tế
2.2.3.Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của người mở ...............32
2.2.4.Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của Ngân hàng
h
người thụ hưởng: ...........................................................................................................34
in

2.2.5.Quy trình kí hậu – Uỷ quyền nhận hàng – Bảo lãnh nhận hàng trước khi bộ
cK

chứng từ gốc về Sacombank..........................................................................................35


2.2.6. Quy trình xử lý điện đòi tiền theo LC .................................................................37
2.2.7 Quy trình xử lý bộ chứng từ LC nhập khẩu .........................................................39
họ

2.2.8 .Quy trình thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu ................................................42


2.2.9.Quy trình chấp nhận thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu trả chậm.................45
ại

2.2.10.Quy trình hoàn trả bộ chứng từ LC nhập khẩu...................................................46


Đ

2.2.11.Quy trình xử lý điện yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ............................................48
2.3.Bảng tổng hợp phân tích quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị......................50
2.4.Đánh giá quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ L/C tại NHTMCP
Sacombank chi nhánh Quảng trị....................................................................................56
2.4.1.Những thành tựu đạt được ....................................................................................56
2.4.2.Hạn chế:................................................................................................................58
2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế:....................................................................................58

SVTH: Trần Lệ Hằng iii


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH THANH
TOÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ. ..............................60
3.1.Đầu tư về con người ................................................................................................60
3.2.Nâng cao sự hiểu biết của KH .................................................................................61
3.3.Từng bước hoàn thiện quy trình ..............................................................................62
3.4.Tăng cường tài trợ hoạt động nhập khẩu.................................................................62
3.5.Tăng cường mối quan hệ đại lý ...............................................................................62

uế
3.6.Đa dạng các loại thư tín dụng..................................................................................63
3.7.Thay đổi linh hoạt trong mô hình tổ chức ...............................................................63

H
PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................64
1.Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra ...........................................64

tế
2.Giới hạn ......................................................................................................................64
3.Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................64
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng iv


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

DANH MỤC VIẾT TẮT

NH: Ngân hàng


NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
LC: Letter of credit - Thư tín dụng
UCP: Uniform Customs And Practice For Documentary Credit - Quy tắc và thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ
ISBP: International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – Tập quán
Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ

uế
INCOTERMS: International Commercial Tems – Các điều kiện thương mại quốc tế
SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication - Hiệp hội

H
viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu tế
h
NHPH: Ngân hàng phát hành
in
NHTB: Ngân hàng thông báo
B/L: Bill of lading – Vận đơn đường biển
cK

AWB: Airway bill – Vận đơn hàng không


NHXN: Ngân hàng xác nhận
họ

NHđCĐ: Ngân hàng được chỉ định


KH: Khách hàng
TKTG: Tài khoản tiền gửi
ại

HMTD: Hạn mức tín dụng


Đ

TTQT: Thanh toán quốc tế


BCT: Bộ chứng từ
PGD: Phòng giao dịch
BĐS: Bất động sản

SVTH: Trần Lệ Hằng v


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động nguồn vốn – Sử dụng vốn giai đoạn 2010 - 2012 .......19
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2010 - 2012 ..................21
Bảng 2.3. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu áp dụng ở NHTMCP Sacombank chi nhánh
Quảng Trị...................................................................................................24
Bảng 2.4. Các trường hợp phát hành LC đặc biệt tại NHTMCP Sacombank chi
nhánh Quảng Trị........................................................................................27

uế
H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng vi


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C ..................................................................14
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại chi nhánh ..........................................................18
Sơ đồ 2.1. Quy trình mở LC nhập khẩu......................................................................22
Sơ đồ 2.2. Quy trình tu chỉnh LC nhập khẩu ..............................................................26
Sơ đồ 2.3. Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của người mở ....32
Sơ đồ 2.4. Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của Ngân hàng
người thụ hưởng ........................................................................................34

uế
Sơ đồ 2.5. Quy trình kí hậu – Uỷ quyền nhận hàng – Bảo lãnh nhận hàng trước khi
bộ chứng từ gốc về Sacombank.................................................................36

H
Sơ đồ 2.6. Quy trình xử lý điện đòi tiền theo LC .......................................................38
Sơ đồ 2.7. Quy trình xử lý bộ chứng từ LC nhập khẩu ..............................................39

tế
Sơ đồ 2.8. Quy trình thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu......................................42
Sơ đồ 2.9. Quy trình chấp nhận thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu trả chậm......45
h
Sơ đồ 2.10. Quy trình hoàn trả bộ chứng từ LC nhập khẩu..........................................47
in

Sơ đồ 2.11. Quy trình xử lý điện yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ...................................49
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng vii


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy
trao đổi trong nước mà phải biết tận dụng lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong
nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay các quốc gia đều đặt
kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, thanh toán quốc tế là mắt xích

uế
không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân; là khâu quan trọng trong
giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia

H
khác nhau; góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của
quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế.

tế
Đối với các ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế đã trở thành lĩnh vực mũi
nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của
h
các ngân hàng thương mại. Chính vì thế các ngân hàng thương mại đã không ngừng hoàn
in

thiện quy trình và nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế với nhiều phương thức,
cK

phương tiện thanh toán quốc tế ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng tham gia
hoạt động thương mại. Thực hiện thanh toán như thế nào liên quan chặt chẽ với quyền lợi,
trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Các điều khoản thanh toán được quy
họ

định và thoả thuận một cách thống nhất và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho các bên tham gia
tránh được những rủi ro, cũng như có biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Việc thực hiện các
ại

điều khoản thanh toán có nghiêm túc hay không ảnh hưởng tới uy tín và độ bền vững
Đ

trong quan hệ mua bán giữa các bên trên thương trường.
Có thể kể đến là phương thức nhờ thu, chuyển tiền, mở tài khoản, phương thức
tín dụng chứng từ (LC), hối phiếu, séc…. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ là
phương thức thanh toán hiện đại và phổ biến nhất hiện nay nhờ những ưu điểm vượt
trội của nó. Phương thức thanh toán này đã phổ biến trên thế giới từ lâu nhưng đối với
một số ngân hàng thương mại Việt Nam thì nó vẫn chưa phát triển bởi những hạn chế
như: thủ tục rườm rà, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, phí cao….Hơn nữa, khi hội
nhập vào nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối đầu với sự

SVTH: Trần Lệ Hằng 1


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài dày dạn kinh nghiệm và công nghệ hiện đại.
Có thể thấy, quy trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ
góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu.
Người xuất khẩu sớm nhận được tiền thì sẽ tạo cho họ sớm thu hồi vốn, tăng thời gian
quay vòng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, người nhập khẩu nhận hàng kịp thời,
đúng số lượng và chất lượng. Ngược lại nếu quá trình thanh toán chậm trễ sẽ gây khó
khăn trong việc đầu tư, sản xuất, buôn bán.
Vì thế, các ngân hàng thương mại cần hoàn thiện hơn nữa quy trình thực hiện

uế
phương thức tín dụng chứng từ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người nhập khẩu và
xuất khẩu. Không những thế còn vì lợi ích của bản thân ngân hàng và cả nền kinh tế.

H
Trong suốt thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank chi
nhánh Quảng Trị, được thâm nhập vào các hoạt động thực tế của phòng thanh toán

tế
quốc tế của chi nhánh đã giúp em nhận thấy rõ vai trò của quy trình thanh toán tín
dụng chứng từ đối với các bên liên quan, đặc biệt đối với nhà nhập khẩu. Chính vì thế,
h
em quyết định chọn đề tài: “Phân tích quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu
in
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng
Trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
cK

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Góp phần hệ thống hóa cơ sơ lý luận về quy trình thanh toán bằng phương
họ

thức tín dụng chứng từ (LC) trong thanh toán quốc tế.
- Đánh giá quy trình thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu
hàng hóa tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị.
ại

- Đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện quy trình thanh toán hàng nhập khẩu
Đ

bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập và xử lý thông tin qua 2 nguồn:
+ Nội bộ Ngân hàng: tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của NH; sử dụng
số liệu trong các báo cáo tài chính của NH để đánh giá kết quả hoạt động của NH; cẩm
nang thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của NH để phân tích quy trình
thực hiện; phỏng vấn cán bộ phòng thanh toán của NH và những khách hàng có sử
dụng dịch vụ này của NH.

SVTH: Trần Lệ Hằng 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

+ Các nguồn thông tin khác như: sách báo, internet…


- Phương pháp tổng hợp: sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lí luận để đề ra
giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
- Trong quá trình thực tập, để có được ý kiến đánh giá của các chuyên gia
nhằm phục vụ cho bài làm, em đã có những cuộc trao đổi cùng Phó giám đốc chi
nhánh, Trưởng phòng Tín dụng, chuyên viên ngoại hối và đặc biệt là với những
chuyên viên thanh toán quốc tế - những người trực tiếp tham gia vào quá trình thanh
toán LC của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị.

uế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng

H
phương thức tín dụng chứng từ.
- Phạm vi nghiên cứu: quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương

tế
thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị trong thời gian
thực tập 3 tháng.
h
5. Kết cấu đề tài
in

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,.. khóa
cK

luận gồm có 3 chương:


Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ
họ

Chương 2: Phân tích quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị
ại

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu
Đ

bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị

SVTH: Trần Lệ Hằng 3


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1.THANH TOÁN QUỐC TẾ


1.1.1. Cơ sở của hoạt động thanh toán quốc tế
Cơ sở để hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương.

uế
Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc tế; và ngược lại,
nói đến thanh toán quốc tế là chủ yếu nói đến ngoại thương, nhưng hoạt động ngoại

H
thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động phát sinh. Vì
hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, cho nên khi nói

tế
đến hoạt động thanh toán quốc tế là nói đến hoạt động thanh toán của ngân hàng
thương mại, và không ngân hàng thương mại nào lại không phát triển các nghiệp vụ
h
ngân hàng quốc tế, trong đó lấy hoạt động thanh toán quốc tế làm trọng tâm phát triển.
in
1.1.2. Khái niệm thanh toán quốc tế
cK

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức
họ

quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế.
Tuy nhiên, trên thực tế, hai hoạt động này thường giao thoa với nhau và giữa chúng
ại

không có một ranh giới rõ ràng. Hơn nữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình
Đ

thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại
thương, chính vì vậy, trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người
ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán
quốc tế trong ngoại thương (hay còn gọi là thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi
ngoại thương (tức thanh toán phi mậu dịch).
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việc thực hiện
thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng
cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và

SVTH: Trần Lệ Hằng 4


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.


Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là việc thực hiện thanh
toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho
nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là
việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở
của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp
của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của
một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước…

uế
1.1.3. Đặc điểm thanh toán quốc tế
- Thứ nhất, thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập

H
quán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều
quốc gia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không

tế
những chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản
pháp lý quốc tế, các tập quán quốc tế do phòng thương mại quốc tế ban hành như
h
UCP, ISBP, INCOTERMS… Những văn bản này tạo ra một khung pháp lý bình đẳng,
in

công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc
cK

tế, tránh những hiểu lầm và tranh chấp đáng tiếc xảy ra.
- Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện chủ yếu qua hệ thống
ngân hàng. Trừ một lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con
họ

đường tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất khẩu của một nước được phản ánh qua
doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM. Trong thực tiễn, người xuất khẩu và
ại

người nhập khẩu không thể và không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho
Đ

nhau, mà theo luật định, nhất nhất phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Điều này
cho thấy, trong thanh toán quốc tế sẽ có ít nhất hai ngân hàng tham gia, một ngân hàng
phục vụ người xuất và một ngân hàng phục vụ người nhập ở hai nước khác nhau. Việc
thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an
toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
- Thứ ba, trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực
tiếp, mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
- Thứ tư, trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên (hoặc người xuất

SVTH: Trần Lệ Hằng 5


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

khẩu hoặc người nhập khẩu) có liên quan đến ngoại tệ (trừ khu vực sử dụng đồng tiền
chung). Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và
dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Thứ năm, ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế là Tiếng Anh.
- Thứ sáu, giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế, hoặc luật quốc gia
của nước thứ ba, hoặc luật của nước người xuất hay người nhập do các bên thỏa thuận
thông qua con đường trọng tài hay tòa án.
1.1.4. Vai trò của thanh toán quốc tế

uế
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế
Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế

H
của mỗi quốc gia, được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
- Bôi trơn và thúc đẩy xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể

tế
- Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
- Thúc đẩy và mở rộng dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế…
h
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác
in

- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế
cK

1.1.4.2. Đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu


Trong hoạt động ngoại thương, khi ký kết hợp đồng mua bán, vấn đề đặt ra cho
nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là cần lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp sao
họ

cho nhà xuất khẩu có thể kiểm soát được hàng hóa cho đến khi được thanh toán, còn
nhà nhập khẩu kiểm soát được tiền của mình cho đến khi nhận được hàng hóa. Hơn
ại

nữa, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường ở hai nước khác nhau nên không thể “
Đ

tiền trao cháo múc” được. Luật các nước cũng cấm thanh toán trực tiếp trong ngoại
thương cho nhau.
Vì thế giải pháp đặt ra là:
- Đối với nhà xuất khẩu: Kiểm soát hàng hóa thông qua kiểm soát chứng từ
vận tải bằng cách sử dụng dịch vụ các phương thức thanh toán của các Ngân hàng.
- Đối với nhà nhập khẩu: Kiểm soát tiền của mình bằng cách sử dụng dịch vụ
các phương thức thanh toán của các Ngân hàng.
Kiểm soát hàng hóa và tiền thông qua chứng từ vận tải và phương thức thanh

SVTH: Trần Lệ Hằng 6


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

toán của ngân hàng:


- Đối với chứng từ sở hữu hàng hóa:
+ Bill of Lading, Multimodal B/L
+ Người nào sở hữu chứng từ thì sở hữu hàng hóa
Nhà xuất khẩu kiểm soát hàng hóa bằng cách lấy B/L quy định: “Consignee: To
order of the nominated Bank”. Như vậy, nhà nhập khẩu muốn có chứng từ đi nhận
hàng thì phải thanh toán (hoặc cam kết thanh toán) cho ngân hàng. Kết quả là, nhà
xuất khẩu chỉ mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi đã nhận được thanh toán hoặc

uế
chấp nhận thanh toán, còn nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán sau khi đã có quyền sở
hữu hàng hóa.

H
- Đối với chứng từ không sở hữu hàng hóa:
+ Chứng từ vận tải không có chức năng sở hữu gồm: Seawaybill, Airwaybill,

tế
Railwaybill, Roadwaybill, Multimodal transport documents.
+ Chỉ có người nào có tên là người nhận hàng đích danh trên chứng từ vận tải
h
thì mới được nhận hàng (không chuyển nhượng).
in

Nhà xuất khẩu kiểm soát hàng hóa bằng cách lấy chứng từ vận tải quy định:
cK

“Consignee: To the nominated Bank”. Như vậy, người nhập khẩu muốn nhận hàng thì
phải thanh toán cho ngân hàng, sau đó ngân hàng mới viết thư ủy quyền cho nhà nhập
khẩu đi nhận hàng. Kết quả là, nhà xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa cho đến khi nhận
họ

được thanh toán, còn nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi đã có quyền nhận hàng.
Từ đó cho thấy, vai trò của ngân hàng như là người bảo đảm cho cả nhà xuất
ại

khẩu và nhà nhập khẩu.


Đ

1.1.4.3. Đối với NHTM


Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có
thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng
thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu.
Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở
thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư

SVTH: Trần Lệ Hằng 7


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế
nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán
với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng
không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện
tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung,
ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính
nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế.
Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối

uế
với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng mà cả về tỷ
trọng. Thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc

H
đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ,
tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường vốn huy
động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ…
1.2. tế
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
h
QUỐC TẾ CHỦ YẾU VÀ QUAN TRỌNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
in
1.2.1. Khái niệm
Tại điều 2, UCP600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Credit
cK

means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby
constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying
họ

presentation”.
“Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả
như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc
ại

thanh toán khi xuất trình phù hợp”.


Đ

1.2.2. Khái niệm thư tín dụng


Thư tín dụng (Letter of credit - LC) là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng
theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền
nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định nêu ra
trong thư tín dụng.
1.2.3. Nội dung thư tín dụng
- Số hiệu LC: Tất cả các LC phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện LC, hoặc để ghi vào

SVTH: Trần Lệ Hằng 8


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán LC.


- Địa điểm phát hành LC: là nơi NHPH viết cam kết thanh toán cho người thụ
hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật
quốc gia giải quyết những tranh chấp về LC.
- Ngày phát hành LC:
+ Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của LC
+ Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng
+ Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩu trong việc

uế
hoàn trả cho NHPH thanh toán LC
+ Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở LC đúng hạn

H
như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến LC:

tế
+ Các thương nhân: Người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc người thụ hưởng
thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là LC chuyển nhượng)
h
+ Các ngân hàng: NHPH, NHXN, NHTB, NHđCĐ…
in

+Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như: Bộ thương
cK

mại, Phòng Thương mại và công nghiệp, Cơ quan hải quan, tổ chức kiểm định hàng
hóa, người chuyên chở, công ty bảo hiểm…
- Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá: Số tiền của LC vừa được ghi bằng số
họ

vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ
khác nhau thì người thụ hưởng phải làm thủ tục tiến hành sửa đổi LC. Gắn liền với số
ại

tiền là đơn vị tiền tệ và phải rõ ràng. Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên
Đ

tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ.


- Thời hạn trả tiền của LC:
+ Liên quan đến việc trả tiền ngay hay kỳ hạn, điều này hoàn toàn phụ thuộc
vào quy định trong hợp đồng ngoại thương.
+ Nếu trả tiền ngay thì thời hạn trả tiền ngay phải nằm trong thời gian hiệu lực
của LC.
+ Nếu trả tiền có kỳ hạn thì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực
của LC, nhưng điều quan trọng là, hối phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp

SVTH: Trần Lệ Hằng 9


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của LC.
- Ngày giao hàng: căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao hàng cũng
được quy định trong LC. Có nhiều cách quy định thời hạn giao hàng, như:
+ Ngày giao hàng chậm nhất
+ Không được giao hàng trước một ngày nhất định
+ Trước khi LC hết hạn một số ngày nhất định
+ Trong một khoảng thời gian nhất định
- Những nội dung liên quan đến hàng hóa: như tên hàng, số lượng, trọng

uế
lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…
- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Bao gồm điều kiện cơ sở

H
giao hàng, nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển và nơi trả hàng…
- Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:

tế
+ Đây là nội dung quan trọng của LC, vì bộ chứng từ quy định theo LC là bằng
chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng như LC đã
h
quy định
in

+ Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH sẽ thanh toán tiền hàng cho
cK

nhà xuất khẩu


+ Bộ chứng từ do LC quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa, quy
định của nước nhập khẩu và sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán, nhất là đối với người
họ

mua. Nội dung quy định chứng từ bao gồm: Số loại chứng từ, số lượng mỗi loại, bản
chính hay bản sao, người phát hành…
ại

+ Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng
Đ

từ, chứ không dựa vào hàng hóa. Các chứng từ thương mại quốc tế rất quan trọng bởi
chúng kiểm soát sự vận động của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có nhận được tiền hay
không, và nhanh hay chậm phụ thuộc vào chứng từ. Vì vậy, yêu cầu lập chứng từ phải
nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp với những điều khoản và điều kiện của LC.
1.2.4. Phân loại thư tín dụng
Có nhiều căn cứ để phân loại LC, căn cứ vào tính chất thông dụng, LC được
chia thành các loại sau:
1.2.4.1. Các loại LC cơ bản:

SVTH: Trần Lệ Hằng 10


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

LC có thể hủy ngang (Revocable LC)


Là LC mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung,
hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của
người thụ hưởng (nhà xuất khẩu).
LC không thể hủy ngang (Irrevocable LC)
Là LC mà sau khi đã mở, thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ
trong thời hạn hiệu lực của LC nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và
NHXN nếu có.

uế
LC không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable LC)
Là LC không thể hủy bỏ, được một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu

H
cầu của NHPH.
Do được hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền nên LC loại này là đảm bảo nhất

tế
cho nhà xuất khẩu. Nhu cầu xác nhận LC tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài
chính của NHPH, vào tình hình kinh tế chính trị của quốc gia nơi NHPH có trụ sở.
h
1.2.4.2. Các loại LC đặc biệt:
in

LC chuyển nhượng (Transferable LC)


cK

Là LC không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một
phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện LC cũng như quyền đòi tiền mà mình có được
cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một
họ

phần của thương vụ.


LC giáp lưng (Back to Back LC)
ại

Sau khi nhận được LC do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu
Đ

căn cứ vào nội dung LC này và dùng chính LC này để thế chấp mở một LC khác cho
người khác hưởng với nội dung gần giống như LC ban đầu.
LC tuần hoàn (Revolving LC)
Là LC không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã
hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một
cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được
thực hiện.
LC dự phòng (Standby LC)

SVTH: Trần Lệ Hằng 11


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận
được LC, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc
không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong LC, đòi hỏi ngân hàng
phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một LC trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ
hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở LC cho nhà nhập khẩu.
Một LC như vậy gọi là LC dự phòng.
LC đối ứng (Reciprocal LC)
LC chỉ bắt đầu có hiệu lực khi LC kia đối ứng với nó được mở. Trong hai LC sẽ

uế
có một LC mở trước phải ghi: “LC này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại
một LC đối ứng cho người mở LC này hưởng” và trong LC đối ứng phải ghi câu: “LC

H
này đối ứng với LC số…mở ngày…tại ngân hàng…”.
LC điều khoản đỏ (Red clause LC)

tế
Là LC mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng
hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo LC đã mở. Điều cần hiểu là tiền ứng
h
trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không
in

phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều
cK

khoản của LC mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng tiền
được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó) NHPH sẽ (hoặc
đã) trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB.
họ

1.2.5. Các bên tham gia


a) Các bên bắt buộc không thể thiếu
ại

- Người yêu cầu mở LC (Applicant for LC): còn được gọi là Người mở hay
Đ

Người xin mở LC, là bên mà LC được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương
mại quốc tế, Người yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một LC và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người
thụ hưởng LC.
- Người thụ hưởng LC (Beneficiary of LC): còn được gọi là Người hưởng hay
Người hưởng lợi, là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp
nhận thanh toán theo LC. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà Người thụ hưởng có thể có những
tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối

SVTH: Trần Lệ Hằng 12


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

phiếu (drawer), người thắng thầu (contractor).


- NHPH (The issuing bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành LC theo đơn
của Người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người yêu cầu. NHPH thường
được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng. Nếu không có sự thỏa
thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH. NHPH còn được gọi là ngân
hàng mở (Opening Bank).
- NHTB (The advising bank): Là ngân hàng được NHPH ủy quyền thông báo
LC cho người thụ hưởng. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của

uế
NHPH ở nước nhà xuất khẩu.
b) Các bên có thể tham gia

H
- NHXN (The confirming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận cảu mình

tế
vào LC theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.
- NHđCĐ (Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó LC có giá trị thanh toán
h
hoặc chiết khấu. Đối với LC có giá trị tự do, thì bất kỳ ngân hàng nào đều có thể trở
in
thành NHđCĐ. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ là giống như NHPH khi
nhận được bộ chứng từ.
cK

- Ngân hàng chuyển nhượng LC (Transferring Bank): Trong trường hợp LC


được phép chuyển nhượng thì ngân hàng này sẽ đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng
họ

LC từ người thụ hưởng thứ nhất sang người thụ hưởng thứ hai theo yêu cầu của người
yêu cầu.
ại

- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): Là ngân hàng được NHPH ủy
quyền hoàn trả cho NHđCĐ khi nhận được xác nhận của ngân hàng này rằng “bộ
Đ

chứng từ xuất trình phù hợp”. Ngân hàng hoàn trả sẽ ghi nợ NHPH và ghi có cho
NHđCĐ.

SVTH: Trần Lệ Hằng 13


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

1.2.6. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C


3

Ngân hàng mở 7
Ngân hàng thông báo
LC 8
LC

2 11 10 9 6 4

uế
5

H
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
1

tế
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C
h
Chú thích sơ đồ:
in

1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại.
cK

2) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở LC mở LC cho người
xuất khẩu thụ hưởng.
3) Ngân hàng mở LC mở LC theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển LC
họ

sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết.
4) Ngân hàng thông báo LC thông báo cho người xuất khẩu biết rằng LC đã mở.
ại

5) Dựa vào nội dung của LC, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
6) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân
Đ

hàng thông báo để được thanh toán.


7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở
LC xem xét trả tiền.
8) Ngân hàng mở LC sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền
chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp
thì từ chối thanh toán.
9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
10) Ngân hàng mở LC trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu.

SVTH: Trần Lệ Hằng 14


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở LC trao bộ
chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN
DUNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP SACOMBANK
CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH


QUẢNG TRị

uế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Sacombank chi
nhánh Quảng trị

H
Ngày 19/04/2005 với mục đích mở rộng mạng lưới, mở rộng thương hiệu và tạo
điều kiện cho hệ thống ngân hàng được thuận lợi hơn, NHTMCP Sacombank đã thành

tế
lập Chi nhánh cấp 2 tại Quảng Trị, trực thuộc Chi nhánh cấp 1 Thừa Thiên – Huế, theo
quyết định QĐ 72/2005/QĐ-HĐQT.
h
Ngày 10/04/2006, Chi nhánh NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị chính
in
thức tách khỏi chi nhánh Thừa Thiên Huế và hoạt động cho đến nay.
cK

NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị có trụ sở đóng tại 86 Lê Duẩn –
thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. Sau đó vào ngày 15 tháng 11 năm 2007 ngân hàng
được di dời đến 43 Trần Hưng Đạo là trụ sở mới khang trang tọa lạc tại Trung tâm thị
họ

xã Đông Hà cùng với 5 phòng giao dịch: PGD Vĩnh Linh, PGD Triệu Hải, PGD Đông
Hà, PGD Hướng Hóa, PGD Lao Bảo.
ại

 PGD Vĩnh Linh được thành lập ngày 17/07/2006 theo quyết định số
373/2006/QĐ – HĐQT có địa chỉ khóm Hữu Nghị, thị trấn Hồ Xá huyện Vĩnh Linh
Đ

tỉnh Quảng Trị.


 PGD Triệu Hải được thành lập ngày 17/05/2007 theo quyết định số
269/2007/QĐ – HĐQT có địa chỉ: 220 Trần Hưng Đạo phường 2 thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị.
 PGD Đông Hà được thành lập ngày 17/08/2007 theo quyết định số 488/2007/QĐ
– HĐQT có địa chỉ 86 Lê Duẩn, phường 1 thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị.
 PGD Hướng Hóa được thành lập ngày 11/04/2009 theo quyết định số

SVTH: Trần Lệ Hằng 15


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

251/2008/QĐ – HĐQT có địa chỉ khóm 1, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa tỉnh
Quảng Trị.

 PGD Lao Bảo được thành lập ngày 10/12/2009 theo quyết định số
867/2009/QĐ – HĐQT có địa chỉ khóm Tây Chính, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng
Hóa tỉnh Quảng Trị.
NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị đã và đang thu hút một lượng
khách hàng khá ổn định nhờ vào khả năng bán chéo sản phẩm, phong cách phục vụ tận

uế
tình, chuyên nghiệp, khả năng đáp ứng được nhu cầu về vốn nhanh, thủ tục đơn giản
và tạo được niềm tin và uy tín đến với khách hàng. Với sự hỗ trợ quan tâm của chính

H
quyền địa phương và Ngân hàng Nhà nước tại Quảng Trị, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Sacombank chi nhánh Quảng Trị hoàn thành xuất sắc mục tiêu và hoạt động kinh

tế
doanh, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương ngày càng giàu mạnh.
Chính nhờ những sự đầu tư đúng đắn, thương hiệu và hình ảnh Sacombank đã
h
tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường cũng như trong lòng công chúng. Sacombank
in
chi nhánh Quảng Trị đã góp phần đưa thương hiệu Sacombank trở thành một trong
cK

những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Sacombank luôn hoạt động hiệu quả cao, liên
tục có lợi nhuận và đạt được nhiều giải thưởng liên tục trong nhiều năm. Trong năm
2010, Sacombank vinh dự nhận các giải thưởng như:
họ

 Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam – do Global Finance
bình chọn.
 Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam – do The Asset
ại

(Hong Kong) bình chọn.


Đ

 Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009 – do Asian Banker bình chọn.
 Ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới thanh toán qua thẻ Visa
tại thị trường Việt Nam – do Tổ chức thẻ quốc tế Visa bình chọn.
 Một trong những ngân hàng có doanh số giao dịch thanh toán thẻ Visa lớn
nhất Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2009 do Tổ chức thẻ quốc tế Visa bình chọn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị
Bộ máy tổ chức của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị bao gồm:

SVTH: Trần Lệ Hằng 16


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Giám đốc CN, Phó giám đốc CN, phòng Doanh nghiệp và cá nhân, phòng Kinh doanh
tiền tệ, phòng Kế toán hành chính, phòng Hỗ trợ kinh doanh, các phòng giao dịch.
 Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc. Giám đốc là người
lãnh đạo cao nhất, có quyền giải quyết mọi công việc của chi nhánh, chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc và pháp luật về các hoạt động của chi nhánh. Phó giám đốc là
người được giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
 Phòng Doanh nghiệp và cá nhân: Quản lý, thực hiện các chỉ tiêu bán hàng
theo các sản phẩm cụ thể; Tiếp thị mở rộng thị phần và quản lý khách hàng; Chăm sóc

uế
KH; Xây dựng kế hoạch theo định kỳ tuần, tháng, quý, theo dõi đánh giá tình hình
thực hiện và đề xuất cho ban lãnh đạo chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường

H
năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần, khắc phục khó khăn; Hướng dẫn về nghiệp
vụ cho các đơn vị trực thuộc.

tế
 Phòng Kế toán hành chính: Hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán kế toán
tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm
h
soát các hoạt động thanh toán trong nội bộ chi nhánh với các đơn vị khác trong hệ
in

thống ngân hàng; Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm của toàn
cK

chi nhánh, lập kế hoạch tài chính;Quản lý điều hòa thanh khoản;Tiếp nhận, phân phối,
phát hành và lưu trữ văn thư;…
 Phòng Hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền
họ

vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với quy chế, quy định của ngân hàng;
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và đảm bảo an toàn theo quy định; Thực hiện công
ại

tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu;…
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 17


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Giám đốc chi nhánh

Phó Giám đốc chi nhánh

Phòng Phòng Phòng Bộ Các


doanh hỗ trợ kế toán phận phòng

uế
nghiệp kinh hành kinh giao
và cá doanh chính doanh dịch

H
nhân tiền tệ

Bộ phận doanh
nghiệp Bộ tế Bộ
PGD Vĩnh
Linh
h
phận phận
in
thanh quản PGD Triệu
toán lý tín Hải
Bộ phận cá nhân
cK

quốc tế dụng

PGD Đông

họ

Bộ phận giao
dịch
PGD Hướng
ại

Hóa
Đ

Bộ phận ngân PGD Lao Bảo


qũy

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại chi nhánh

SVTH: Trần Lệ Hằng 18


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sacombank chi nhánh
Quảng Trị
a) Hoạt động nguồn vốn – Sử dụng vốn
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động nguồn vốn – Sử dụng vốn giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Huy động
1.028.009 980.379 997.887 (0,05) 0,02
1. Huy động <= 12
825.333 934.533 947.159 0,13 0,01

uế
tháng quy VND
2. Huy động > 12

H
202.676 45.846 50.728 (0,77) 0,11
tháng quy VND
Cho vay 4.124.576 527.271 526.968 (0,87) (0,00)
1. Cho vay ngắn
3.901.552 319.705 tế300.472 (0,92) (0,06)
h
hạn quy VND
in
2. Cho vay trung,
223.024 207.566 226.496 (0,07) 0,09
dài hạn quy VND
cK

Trong đó : Nợ quá
3.554.889 1.796 1.686 (1,00) (0,06)
hạn QVND
họ

Nguồn: Báo cáo số dư nguồn vốn và sử dụng vốn 2010 – 2012 tại
NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị
ại

Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai
Đ

trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Tiền gửi của KH
là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn tiền của ngân hàng.
Năm 2010, tổng số tiền huy động được là 1.028.009 triệu VND, trong đó,
huy động dưới 12 tháng chiếm ưu thế, đạt 825.333 triệu VND, chiếm 80% tổng huy
động trong năm. Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị
ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động

SVTH: Trần Lệ Hằng 19


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngay sau đó
những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ
công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao
gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Điều này giải thích tại sao số dư huy
động của chi nhánh trong năm 2011 lại giảm 5% so với năm ngoái. Năm 2012, tình
hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế - xã hội nước ta năm
2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài
chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Tăng trưởng của

uế
các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác.
Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với

H
nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên
tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu

tế
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu
thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ
h
xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ
in

và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Mặc dù bối cảnh chung
cK

như thế, chi nhánh đã rút kinh nghiệm từ năm trước, đã đưa ra những chính sách
linh hoạt hơn nên trong năm 2012 này, số dư huy động của chi nhánh lại tăng 2%,
tuy không nhiều nhưng có thể thấy đây là một sự cố gắng đáng khích lệ của nhân
họ

viên phòng tín dụng nói riêng và nhân viên toàn chi nhánh nói chung.
Với nguồn vốn huy động được, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác cho vay. Có
ại

thể thấy, hoạt động sử dụng vốn phát triển hay không phụ thuộc vào nguồn vốn huy
Đ

động. Nhìn vào bảng trên cho thấy, xu hướng biến động của hoạt động cho vay
giống với xu hướng biến động của hoạt động nguồn vốn. Năm 2011, cho vay giảm
87% nhưng chỉ tăng 0,1% vào năm sau. Tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất và
tiêu dùng giảm, nên tình hình vay vốn cũng có phần giảm sút theo. Dù thế, một kết
quả đáng ghi nhận là tình hình quản lý nợ vay của chi nhánh rất tốt. Số nợ quá hạn
giảm đáng kể, năm 2010 là 3.554.889 triệu VND nhưng đến năm 2012 chỉ còn
1.686 triệu VND.

SVTH: Trần Lệ Hằng 20


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

b) Hoạt động thanh toán quốc tế


Bảng 2.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: ngàn USD
Số phát sinh tăng
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số
LC nhập khẩu 115 34.859 175 58.864 150 55.071
LC xuất khẩu 45 13.641 100 33.636 200 73.429

uế
Doanh số LC 48.500 92.500 128.500
Doanh số xuất nhập khẩu 55.000 88.658,2 102.300,669

H
Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế 2010 – 2012 của NHTMCP Sacombank chi

tế nhánh Quảng Trị


h
Về nhập khẩu, năm vừa qua ngân hàng đã mở được 150 LC trị giá 55,071 triệu
in
USD, giảm 6,4% so với năm 2011.
Về xuất khẩu, ngân hàng đã gửi chứng từ đòi tiền và thanh toán được 200 món,
cK

trị giá 73,429 triệu USD, tăng 118% so với năm 2011.
Như vậy, doanh số LC năm 2011 đạt 92,5 triệu USD, tăng 90,7% so với năm
2010 (48,5 triệu USD); doanh số xuất nhập khẩu cũng tăng 61,2%. Trên đà đó, đến
họ

năm 2012, doanh số LC lại tăng 36 triệu USD so với năm 2011 và doanh số xuất nhập
khẩu tăng khoảng 13,6 triệu USD.
ại

Trong những năm gần đây, tình hình xuất nhập khẩu của nước ta đã có sự
chuyển biến rõ rệt. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2012, kim
Đ

ngạch xuất khẩu tăng mạnh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, điều này phản ánh
hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Nước ta vẫn là nước nhập siêu
nhưng điều đáng mừng ở đây là, mức nhập siêu năm 2012 của nước ta thấp hơn xuất
siêu. Trước tình hình đó, chi nhánh đã có những biện pháp tích cực để thu hút lượng
ngoại tệ trong dân chúng. Do đó, nguồn ngoại tệ của chi nhánh vẫn đảm bảo cho việc
thanh toán hàng hóa nhập khẩu của KH.
Có được kết quả khả quan như vậy là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ

SVTH: Trần Lệ Hằng 21


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

nhân viên và ban Giám đốc ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Trị.
2.2. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP SACOMBANK
CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.2.1. Quy trình mở LC
Quy trình mở LC bắt đầu từ lúc nhà nhập khẩu lập Giấy đề nghị mở LC gửi
vào ngân hàng phục vụ mình (NHPH) và kết thúc khi nhà nhập khẩu nhận được LC do
ngân hàng thông báo chuyển đến. Toàn bộ quy trình này liên quan đến bốn bên: Nhà

uế
nhập khẩu, ngân hàng phát hành LC, ngân hàng thông báo và nhà xuất khẩu.
Quy trình mở LC được thể hiện qua sơ đồ sau:

H
Tiếp nhận yêu cầu mở LC của KH

tế
Kiểm tra hồ sơ yêu cầu mở LC của khách hàng
h
in

Phân tích, nhận xét, đánh giá hiệu quả thương vụ, khả năng thanh toán
cK

đúng hạn, biện pháp đảm bảo thanh toán và đề xuất phát hành
họ

Thực hiện các biện pháp đảm bảo mở LC theo nội dung tờ trình đã được
duyệt; Kí hợp đồng mở LC trả chậm (nếu có); Tính phí thu khách hàng
ại

Soạn điện phát hành và chuyển điện ra nước ngoài


Đ

In, chấm, ký chứng từ kế toán và lưu hồ sơ.

Sơ đồ 2.1. Quy trình mở LC nhập khẩu


Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết bởi hai bên mua bán với điều
khoản thanh toán theo phương thức LC, nhà NK sẽ căn cứ vào các điều khoản và điều
kiện của hợp đồng làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát

SVTH: Trần Lệ Hằng 22


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

hành một LC cho nhà XK hưởng.

NHPH tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Những giấy tờ khách hàng cần xuất
trình để yêu cầu mở LC là:
 Bản chính giấy đề nghị mở LC: Khách hàng điền đầy đủ, chính xác các
thông tin vào mẫu đơn in sẵn của ngân hàng căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký
với người bán và các văn bản pháp lý liên quan như UCP600, ISBP, Incoterms.
 Bản sao y hợp đồng ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

uế
 Bản chính chứng thư bảo hiểm: nếu người mở LC chịu trách nhiệm mua bảo
hiểm. Trường hợp LC đã được ký quỹ hoặc bảo đảm bằng tài khoản tiền gửi đầy đủ

H
100% trị giá LC thì không cần xuất trình.
 Bản chính Phương án kinh doanh: nếu khách hàng nhập khẩu phục vụ cho
nhu cầu kinh doanh.
tế
 Bản chính Giấy đề nghị mua ngoại tệ: nếu khách hàng mua ngoại tệ để ký
h
quỹ mở LC.
in
 Bản sao y giấy phép nhập khẩu/Hạn ngạch nhập khẩu đối với các mặt hàng
cK

cần có giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch nhập khẩu.


 Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép đăng ký mã số xuất nhập khẩu
(nếu doanh nghiệp lần đầu tiên giao dịch với Sacombank).
họ

 Đối với phát hành LC trả chậm, KH xuất trình thêm:


 Bản chính Hợp đồng mở LC trả chậm (không cần xuất trình nếu KH và
ại

Sacombank đã ký hợp đồng hạn mức mở LC trả chậm. Tuy nhiên, nội dung Hợp đồng
hạn mức mở LC trả chậm phải phù hợp với LC phát hành)
Đ

 Bản sao y xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của ngân hàng nhà nước
(đối với LC thời hạn trả chậm trên 1 năm).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế tiến
hành kiểm tra hồ sơ mở LC, kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở LC. Nếu nội dung
không rõ ràng; các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn, chuyên viên thanh toán quốc tế
sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh trước khi mở LC. Chuyên viên thanh toán quốc
tế không tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng. Thư yêu cầu mở

SVTH: Trần Lệ Hằng 23


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

LC phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.


Đánh giá kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương: Chuyên viên thanh toán quốc tế ghi
nhận trên Phiếu nhận xét kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, xem LC có điều khoản đặc
biệt hay điều khoản rủi ro không. Đây được xem là khâu quan trọng để đánh giá mức
độ rủi ro của giao dịch LC.
Khi kiểm tra xong hồ sơ nếu thấy phù hợp thì chuyên viên thanh toán quốc tế
đề xuất phát hành lên ban lãnh đạo chi nhánh. Nếu được phê duyệt, chuyên viên thanh
toán thực hiện các biện pháp đảm bảo mở LC như ký quỹ, phong tỏa tài khoản tiền

uế
gửi, hay phong tỏa hạn mức tín dụng trong trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng
với ngân hàng. Cụ thể như sau:

H
 Ký quỹ:
 Ghi nhận số tiền ký quỹ trên Giấy đề nghị ký quỹ

tế
 Ghi nhận số ngoại tệ cần bán cho khách hàng trên Giấy đề nghị mua ngoại tệ
nếu KH mua ngoại tệ để ký quỹ
h
 Hạch toán bán ngoại tệ và in hóa đơn bán hàng
in

 Trình phó phòng kinh doanh kiểm soát, duyệt giao dịch bán ngoại tệ và ký
cK

duyệt chứng từ (giấy đề nghị ký quỹ, giấy đề nghị mua ngoại tệ, hóa đơn bán hàng)
Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu được áp dụng như sau:
Bảng 2.3. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu áp dụng ở NHTMCP Sacombank chi nhánh
họ

Quảng Trị.
Tiêu chí Khách hàng VIP Khách hàng khác
ại

Ngành sắt thép 20% 25%


Đ

Ngành Sản xuất 5% 10%


khác Thương mại 10% 15%
Nguồn: Quy định về phát hành LC nhập khẩu của NHTMCP Sacombank chi
nhánh Quảng Trị.
Loại tiền ký quỹ: bằng ngoại tệ thanh toán LC hoặc USD tương đương.
Căn cứ để xác định tỷ lệ ký qũy đối với các doanh nghiệp nhập khẩu của
Sacombank là:
- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

SVTH: Trần Lệ Hằng 24


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng


- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp
- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu
- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu
 Phong tỏa tài khoản tiền gửi: ghi rõ nội dung phong tỏa “Đảm bảo phát hành
LC số…”, in Giấy phong tỏa tài khoản rồi trình phó phòng kinh doanh kiểm soát và
duyệt giao dịch phong tỏa.
 Phong tỏa hạn mức tín dụng: chuyên viên thanh toán quốc tế chuyển Tờ trình

uế
phát hành LC đã được duyệt cho chuyên viên tín dụng kiểm tra số dư hạn mức tín
dụng, phong tỏa và ký xác nhận. Sau đó, chuyên viên tín dụng thực hiện các thủ tục

H
cầm cố/thế chấp tài sản đảm bảo theo quy định hiện hành.
Trước khi soạn điện, chuyên viên thanh toán quốc tế phải ấn định số LC và
chọn NHTB.
tế
Tiếp theo, chuyên viên thanh toán quốc tế tiến hành soạn điện MT700/701 với
h
in
các nội dung phù hợp với Giấy đề nghị mở LC của KH và chuyển điện ra nước ngoài
cho NHTB. Khi đã xác định được tính chân thật của LC, NHTB chuyển chính xác và
cK

đầy đủ các điều kiện và điều khoản của LC cho người thụ hưởng.
Trong trường hợp người thụ hưởng muốn có sự bảo đảm chắc chắn được thanh
toán, thì họ phải thông báo với người mở để người mở yêu cầu NHPH mở một LC xác
họ

nhận. Lúc này, chuyên viên thanh toán quốc tế phải yêu cầu một ngân hàng thứ ba
đứng ra xác nhận LC, ngân hàng này phải là NH đại lý của Sacombank.
ại

Phụ lục – Tờ trình phát hành LC.


Đ

Phụ lục – Giấy đề nghị ký quỹ


2.2.2. Quy trình tu chỉnh LC nhập khẩu
Trong quá trình giao dịch, nếu khách hàng có nhu cầu cần tu chỉnh một số nội
dung trong LC thì họ sẽ xuất trình thư yêu cầu tu chỉnh LC (theo mẫu in sẵn của ngân
hàng) kèm theo văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
Căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế phát hành
tu chỉnh và gửi NHTB. Sau đó, chuyên viên thanh toán quốc tế sẽ chuyển hồ sơ cùng
điện tu chỉnh LC trình phụ trách phòng, báo cáo lãnh đạo ký duyệt và giao một bản

SVTH: Trần Lệ Hằng 25


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

gốc cho KH.


Quy trình tu chỉnh LC được thể hiện như sơ đồ sau:

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu tu chỉnh của KH

Ghi nhận các nội dung tu chỉnh có rủi ro về kỹ thuật nghiệp vụ


(nếu có)

uế
Phân tích, nhận xét, đánh giá hiệu quả thương vụ, khả năng thanh

H
toán đúng hạn, biện pháp bảo đảm thanh toán… và đề xuất tu chỉnh

tế
Thực hiện các biện pháp đảm bảo theo nội dung tờ trình đã
duyệt; Tính phí thu khách hàng; Gửi thông báo từ chối (nếu từ
h
chối tu chỉnh LC cho KH)
in
cK

Soạn điện tu chỉnh và chuyển điện ra nước ngoài

In, chấm, ký chứng từ và lưu hồ sơ.


họ

Sơ đồ 2.2. Quy trình tu chỉnh LC nhập khẩu


Chuyên viên thanh toán quốc tế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu tu chỉnh
ại

của KH. Giấy tờ KH cần xuất trình để yêu cầu tu chỉnh LC là:
Đ

 Bản chính giấy đề nghị tu chỉnh LC


 Bản sao y phụ kiện Hợp đồng ngoại thương/Giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương (tu chỉnh tăng tiền, tu chỉnh giảm tiền, tu chỉnh thay đổi hàng hóa, đơn giá, điều
kiện thương mại, người thụ hưởng, ngày giao hàng, ngày hết hiệu lực LC)
 Bản chính Giấy đề nghị mua ngoại tệ nếu KH mua ngoại tệ để ký quỹ bổ
sung do tu chỉnh tăng tiền
 Bản sao y Xác nhận đăng ký (thay đổi) khoản vay nước ngoài của ngân hàng
nhà nước (đối với tu chỉnh LC có thời hạn trả chậm trên 1 năm và nội dung tu chỉnh có

SVTH: Trần Lệ Hằng 26


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

liên quan đến nội dung của Xác nhận: số tiền vay, thời hạn trả nợ…)
 Bản chính chứng thư bảo hiểm/Sửa đổi bổ sung chứng thư bảo hiểm (nếu
người mở LC chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và nội dung tu chỉnh có liên quan đến
nội dung của chứng thư bảo hiểm gốc).
Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế tiến
hành kiểm tra. Khi phát hiện Giấy đề nghị tu chỉnh LC không thỏa mãn những nội
dung được yêu cầu thì chuyên viên thanh toán quốc tế tư vấn khách hàng chỉnh sửa, bổ
sung. Nếu nội dung tu chỉnh có các điều khoản rủi ro hay các điều khoản đặc biệt thì

uế
chuyên viên thanh toán quốc tế phải thể hiện đầy đủ trên Phiếu nhận xét kỹ thuật
nghiệp vụ LC.

H
Theo ý kiến của các chuyên gia thì các điều khoản rủi ro hay điều khoản đặc
biệt thường gặp trong quá trình tu chỉnh ở Sacombank thường liên quan đến Chứng

tế
thư bảo hiểm, Chứng từ vận tải, Nội dung khác trên LC. Và để tạo điều kiện cho KH
được phát hành LC trong trường hợp có điều khoản rủi ro hay điều khoản đặc biệt thì
h
NH đã đưa ra các điều kiện phát hành tương ứng với mỗi trường hợp. Tất cả được liệt
in

kê trong bảng sau:


cK

Bảng 2.4. Các trường hợp phát hành LC đặc biệt tại NHTMCP Sacombank chi
nhánh Quảng Trị.
Trường hợp
họ

STT phát hành LC


đặc biệt
A. LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG THƯ BẢO HIỂM
ại

Hàng hóa không được Đơn vị bảo hiểm bồi


thường trường hợp tổn thất do các rủi ro phụ
Đ

Rủi ro gây nên: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hành vi
Chứng thư bảo
phát sinh ác ý hoặc phá hoại của người khác, va đập vào
hiểm mua theo
1. các hàng hóa khác, trộm, cắp, cướp, giao thiếu
điều kiện B thay
hàng hoặc không giao.
vì điều kiện A
Điều 1. Hàng hóa NK là hàng cồng kềnh không thể
kiện phát đóng container, hàng rời, hàng xá,… hoặc hàng
hành đóng trong container (ngoại trừ hàng là hóa chất

SVTH: Trần Lệ Hằng 27


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

dễ cháy khi cọ sát); hoặc


2. KH thỏa các điều kiện sau:
a. Là KH VIP vàng trở lên hoặc đã được cấp HMPH;
b. Đã giao dịch TTQT hoặc tín dụng tối thiểu 1
năm với Sacombank.
Hàng hóa không được Đơn vị bảo hiểm bồi
thường cho các trường hợp: Động đất, núi lửa
phun, sét đánh; Nước cuốn hàng khỏi tàu; Nước

uế
biển/sông/hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan,
phương tiện vận chuyển, nơi chứa hàng; Tổn

H
Rủi ro
thất toàn bộ kiện hàng do bị rơi khỏi tàu hoặc
phát sinh
rơi trong khi đang xếp/dỡ hàng; Tổn thất do các

Chứng thư bảo tế


rủi ro phụ gây nên: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh,
hành vi ác ý hoặc phá hoại của người khác, va
h
hiểm mua theo
2. đập vào các hàng hóa khác, trộm, cắp, cướp,
in
điều kiện C thay
giao thiếu hàng hoặc không giao.
vì điều kiện A
cK

1. Hàng hóa NK là hàng cồng kềnh không thể


đóng container, hàng rời, hàng xá,… hoặc hàng
đóng trong container (ngoại trừ hàng là hóa chất
họ

Điều
dễ cháy khi cọ sát); hoặc
kiện phát
2. KH thỏa các điều kiện sau:
hành
ại

a. Là KH VIP vàng trở lên hoặc đã được cấp HMPH;


Đ

b. Đã giao dịch TTQT hoặc tín dụng tối thiểu 1


năm với Sacombank.
KH mua bảo Nếu có tổn thất cho phần dung sai hàng hoá, KH
Rủi ro
hiểm với số tiền và NH không được bồi thường; Số tiền bồi
phát sinh
bảo hiểm tương thường không bao gồm lãi dự tính.
3.
đương 100% Điều 1. Chênh lệch giữa tỉ lệ % dung sai tăng thêm với
trị giá LC không kiện phát tỷ lệ % ký quỹ không vượt quá 10%.
bao gồm dung sai hành 2. Trường hợp chênh lệch giữa tỉ lệ % dung sai

SVTH: Trần Lệ Hằng 28


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

tăng thêm với tỷ lệ % ký quỹ vượt quá 10%, CN


thỏa thuận với KH về việc thực hiện một hoặc
nhiều biện pháp sau để bảo đảm cho phần chênh
lệch: Ký quỹ; Phong tỏa TKTG của KH tại
Sacombank; Phong tỏa HMTD được đảm bảo
bằng tài sản nhưng không phải là lô hàng
NK/hàng hóa hình thành trong tương lai; Phong
tỏa HMTD tín chấp (chỉ áp dụng đối với KH VIP
vàng trở lên và có tập trung tối thiểu 60% các giao

uế
dịch: tài khoản thanh toán, TTQT, … qua CN);
Cầm cố/thế chấp tài sản khác: BĐS, hàng hóa,

H
máy móc...phù hợp với Chính sách tín dụng.
Chứng thư bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực khi
KH xuất trình
Chứng thư bảo
Rủi ro tế
Người được bảo hiểm không đóng đầy đủ phí
phát sinh trước thời hạn quy định. Do đó, hàng hóa không
h
hiểm thể hiện phí được bồi thường khi tổn thất xảy ra.
in

4. bảo hiểm chưa KH thỏa các điều kiện sau:


cK

được thanh toán Điều a. Chưa có lịch sử thanh toán LC trễ hạn;
đầy đủ cho Đơn kiện phát b. Là KH VIP vàng trở lên hoặc đã được cấp HMPH;
vị bảo hiểm hành c. Đã giao dịch TTQT hoặc tín dụng tối thiểu 1
họ

năm với Sacombank.


KH không xuất Hàng hóa không được bồi thường khi có tổn
Rủi ro
ại

trình Chứng thư thất xảy ra nếu KH không mua bảo hiểm cho
phát sinh
bảo hiểm hoặc hàng hóa NK.
Đ

5. LC không quy
Điều Hàng hóa được giao nhận tại kho ngoại quan
định xuất trình
kiện phát Việt Nam hoặc tại biên giới Việt Nam với nước
Chứng thư bảo
hành xuất khẩu.
hiểm
B. LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG TỪ VẬN TẢI
LC phát hành quy Rủi ro Vì không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên
1.
định/cho phép phát sinh ngân hàng không thể ký hậu chuyển nhượng cho

SVTH: Trần Lệ Hằng 29


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

xuất trình chứng Người Mua khác trong trường hợp KH bỏ hàng;
từ giao hàng Chứng từ do một số đơn vị giao nhận tại cảng đi
đường biển ký phát do đó NH khó liên hệ đòi bồi thường nếu
không có giá trị hàng hoá bị thất lạc, mất hàng,…
sở hữu hàng hóa Không phát hành LC (trừ khi CN thỏa thuận với
(FCS – KH và bên thứ ba có liên quan (nếu có) về việc
Điều
Forwarder’s Cert thực hiện một hoặc nhiều biện pháp sau để bảo
kiện phát
of Shipment, đảm cho 100% trị giá LC: Ký quỹ, Phong tỏa
hành

uế
Forwarder/House TKTG, Phong tỏa HMTD)
Bill of Lading,..)

H
Hàng hóa giao có thể không đúng chất lượng
Rủi ro như Hợp đồng đã ký kết ban đầu nhưng KH và
Cho phép xuất
trình vận đơn có
tế
phát sinh Sacombank vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh
toán nếu BCT xuất trình hợp lệ.
h
ghi chú xấu KH thỏa các điều kiện sau:
in
2.
(clause B/L a. Chưa có lịch sử thanh toán LC trễ hạn;
cK

Điều
acceptable hoặc b. Có kinh nghiệm về ngành hàng NK tối thiểu
kiện phát
tương tự) 3 năm;
hành
c. Đã thực hiện tối thiểu 3 giao dịch thành công
họ

với Người bán thông qua Sacombank;


C. LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG KHÁC TRÊN LC
ại

LC phát hành có Sacombank phải chấp nhận mọi bất hợp lệ của BCT
Rủi ro
Đ

nội dung ngoại trừ các bất hợp lệ trên chứng từ liên quan đến
phát sinh
“Discrepancies chất lượng, số lượng và giá cả của hàng hóa.
which do not Không phát hành LC (trừ khi CN thỏa thuận với
1.
affect the quality, Điều KH và bên thứ ba có liên quan (nếu có) về việc
quantity and kiện phát thực hiện một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm
price of goods are hành cho 100% trị giá LC.
acceptable”

SVTH: Trần Lệ Hằng 30


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Khi đề xuất tu chỉnh được thông qua, chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện
các biện pháp đảm bảo tu chỉnh LC. Trường hợp tu chỉnh tăng tiền, khách hàng có thể
ký quỹ bổ sung hay phong tỏa tài khoản tiền gửi hoặc phong tỏa hạn mức tín dụng để
đảm bảo cho phần giá trị tăng thêm của LC. Đối với tu chỉnh giảm tiền, chuyên viên
thanh toán không được giải tỏa tiền ký quỹ hoặc giải chấp tài sản đảm bảo của LC đã
phát hành cho phần tu chỉnh giảm, trừ khi nhận được điện chấp nhận tu chỉnh có mã
khóa của Ngân hàng nước ngoài.

uế
Phí tu chỉnh LC không phụ thuộc đối tượng đề xuất tu chỉnh là ai, nó có thể do
người hưởng lợi hay người mở chịu, tùy theo quy định trong LC. Nếu LC không quy

H
định người trả phí thì người mở phải trả mọi khoản phí phát sinh liên quan đến giao
dịch. Nếu LC quy định mọi chi phí bên ngoài NHPH do người thụ hưởng chịu nhưng

tế
người thụ hưởng không trả hoặc không thể thu phí từ người thụ hưởng thì NHPH phải
h
trả phí này cho các ngân hàng được ủy quyền và sau đó người mở phải hoàn lại cho
in
NHPH. Nếu phí do người thụ hưởng chịu thì trong điện của NHTB phải nói rõ: Phí sẽ
được trừ vào tiền hàng khi thanh toán LC hoặc lập điện đòi phí sau. Chuyên viên thanh
cK

toán quốc tế phải có hồ sơ theo dõi các khoản phí đã đòi NHTB. Trong vòng 30 ngày
không nhận được tiền phí phải nhắc NHTB. Nếu phí do người mở chịu thì chuyên
họ

viên thanh toán quốc tế tính phí thu KH và ghi nhận thông tin phí thu trên Giấy đề
nghị ký quỹ (nếu có hạch toán ký quỹ tu chỉnh LC) hoặc trên Phiếu thu phí (nếu không
hạch toán ký quỹ tu chỉnh LC).
ại

Căn cứ vào yêu cầu của KH, chuyên viên thanh toán quốc tế phát hành tu chỉnh
Đ

gửi NHTB. Điện tu chỉnh LC được lập theo mẫu MT707 trên T24.
Sau khi hoàn thành xong bức điện, chuyên viên thanh toán quốc tế tiến hành
chuyển điện ra nước ngoài cho NHTB để NHTB thông báo cho người thụ hưởng.
Công việc cuối cùng của chuyên viên thanh toán trong quy trình tu chỉnh LC là
giao cho KH một bản gốc có dấu chữ ký của lãnh đạo CN và lưu bìa hồ sơ LC.
Phụ lục – Tờ trình tu chỉnh LC

SVTH: Trần Lệ Hằng 31


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

2.2.3. Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của người mở

Tiếp nhận và kiểm tra yêu cầu hủy LC của KH

Soạn điện đề nghị hủy LC và chuyển điện ra nước ngoài

uế
Lưu hồ sơ; Theo dõi phản hồi của Ngân hàng nước ngoài

H
In điện phản hồi của Ngân hàng nước ngoài

tế
Hạch toán thu phí; giải tỏa ký quỹ (nếu có); giải tỏa tài
h
khoản tiền gửi đã phong tỏa (nếu có)
in
cK

Giải tỏa hạn mức tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo
(nếu có)
họ

In, chấm, ký chứng từ kế toán; Lưu và đóng hồ sơ


ại

Sơ đồ 2.3. Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của người mở
Đ

Quy trình hủy LC chỉ xảy ra khi một trong hai bên vi phạm điều khoản hợp đồng
và không thể thỏa hiệp được. Yêu cầu hủy LC có thể xuất phát từ KH hay từ ngân hàng
của người thụ hưởng, và để có thể hủy LC thì phải được sự chấp nhận của bên còn lại.
Lưu ý rằng: Sacombank không chấp nhận hủy LC trong các trường hợp sau:
 Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của Sacombank
 Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán đã thỏa thuận nhưng chưa
được sự chấp thuận hủy LC của các ngân hàng liên quan.

SVTH: Trần Lệ Hằng 32


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

KH có nhu cầu hủy LC làm Giấy đề nghị hủy LC xuất trình cho chuyên viên
thanh toán quốc tế. Chuyên viên thanh toán có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn KH
hoàn thành đơn. Nếu có những thông tin chưa đầy đủ hay sai sót phải tư vấn KH hoàn
tất hay sửa chữa cho đầy đủ. Nội dung hồ sơ yêu cầu hủy LC phải:
 Được ký bởi người đại diện hợp pháp, có dấu mộc đơn vị
 Nội dung phù hợp với hồ sơ LC liên quan.
Chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện giao dịch soạn điện đề nghị hủy LC

uế
theo mẫu MT799 trên T24 và chuyển điện cho Ngân hàng nước ngoài trên Swift. Sau
đó lưu Bìa hồ sơ Bản chính Giấy đề nghị hủy LC và theo dõi phản hồi của Ngân hàng

H
nước ngoài:
 Nếu NHTB thứ nhất đồng ý hủy LC:

tế
Công việc đầu tiên của chuyên viên thanh toán quốc tế là kiểm tra tính chân thật
của điện phản hồi. Cách xác định tính chân thật của điện như sau:
h
 Điện mã khóa: kiểm tra kết quả mã hóa trên điện
in

 Điện có cài mã với một ngân hàng khác: soạn điện Swift yêu cầu ngân hàng
cK

được chỉ định giải mã và theo dõi kết quả phản hồi.
 Điện không có mã khóa hoặc có cài mã nhưng mã giải không đúng: gửi điện
Swift yêu cầu ngân hàng gửi lại điện mã khóa mới và theo dõi nhận mã đúng.
họ

Sau khi xác định tính chân thật của điện, chuyên viên thanh toán quốc tế khai
báo hủy LC trên T24.
ại

 Nếu Ngân hàng nước ngoài từ chối yêu cầu hủy LC:
Đ

Chuyên viên thanh toán quốc tế thông báo cho KH và theo dõi phản hồi của KH.
Phí hủy LC và phí chưa thu (nếu có) được chuyên viên thanh toán quốc tế hạch
toán thu trên Phiếu thu phí.
Nếu khi mở LC hay trong các giao dịch liên quan đến LC, KH có thực hiện ký
quỹ, thì khi hủy LC, chuyên viên thanh toán quốc tế phải giải tỏa ký quỹ.
Hoặc nếu KH thực hiện đảm bảo bằng tài khoản tiền gửi của mình tại ngân
hàng và chuyên viên thanh toán quốc tế đã phong tỏa tài khoản đó thì phải tiến hành
giải tỏa cho KH.

SVTH: Trần Lệ Hằng 33


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Chuyên viên thanh toán quốc tế chuyển hồ sơ, trong đó có Giấy đề nghị hủy LC
và Điện đồng ý hủy LC của Ngân hàng nước ngoài, sang chuyên viên quản lý tín dụng
để giải tỏa hạn mức tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm nếu trước đó KH đã vay vốn
của ngân hàng để thực hiện các giao dịch LC. Sau đó lưu và đóng hồ sơ KH.
Phụ lục – Giấy đề nghị hủy LC
2.2.4. Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của Ngân
hàng người thụ hưởng:

uế
Nhận và kiểm tra điện của Ngân hàng người thụ hưởng

H
Lập, in và ký Thư thông báo hủy LC

tế
h
Thông báo yêu cầu hủy LC và theo dõi phản hồi của KH
in
cK

Soạn điện thông báo và chuyển điện ra nước ngoài


họ

Hạch toán thu phí; giải tỏa ký quỹ (nếu có); giải tỏa tài
khoản tiền gửi đã phong tỏa (nếu có)
ại

Giải tỏa hạn mức tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo
Đ

(nếu có)

In, chấm, ký chứng từ kế toán; Lưu và đóng hồ sơ

Sơ đồ 2.4. Quy trình hủy LC trong thời hạn hiệu lực theo yêu cầu của Ngân hàng
người thụ hưởng
Cũng như người mở, người thụ hưởng trong nhiều trường hợp nếu thấy cần

SVTH: Trần Lệ Hằng 34


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

thiết vẫn có thể gửi yêu cầu hủy LC đến NHPH thông qua ngân hàng phục vụ mình.
Chuyên viên thanh toán quốc tế tiếp nhận yêu cầu hủy LC của Ngân hàng người thụ
hưởng và kiểm tra nội dung điện. Bức điện phải:
 Là điện mã khóa: xác minh bằng cách kiểm tra kết quả mã hóa trên điện.
 Do NHTB thứ nhất gửi đến
 Phù hợp với LC đã phát hành
Chuyên viên thanh toán quốc tế lập Thư thông báo hủy LC theo mẫu in sẵn của
Sacombank. Sau đó in thông báo gồm Thư thông báo và Điện yêu cầu hủy LC của

uế
ngân hàng người thụ hưởng rồi trình Giám đốc ký Thư thông báo để gửi cho khách
hàng và theo dõi phản hồi của KH.

H
Nếu nhận được thông báo đồng ý hủy LC của khách hàng thì chuyên viên thanh
toán quốc tế khai báo hủy LC và soạn điện thông báo đồng ý hủy LC trên T24 theo

tế
mẫu MT799. Sau đó điện thông báo ra nước ngoài trên Swift.
Phí hủy LC và phí chưa thu (nếu có) được chuyên viên thanh toán quốc tế hạch
h
in
toán thu trên Phiếu thu phí, đồng thời giải tỏa ký quỹ hoặc giải tỏa tài khoản tiền gửi
của khách hàng.
cK

Chuyên viên thanh toán quốc tế chuyển hồ sơ, trong đó có Điện đề nghị hủy LC
và Thư thông báo (bao gồm Phần ý kiến khách hàng), sang chuyên viên quản lý tín
dụng để giải tỏa hạn mức tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm nếu trước đó KH đã
họ

vay vốn của ngân hàng để thực hiện các giao dịch LC. Sau đó lưu và đóng hồ sơ KH.
2.2.5. Quy trình kí hậu – Uỷ quyền nhận hàng – Bảo lãnh nhận hàng trước
ại

khi bộ chứng từ gốc về Sacombank


Đ

Trường hợp KH muốn nhận hàng theo LC nhưng bộ chứng từ gốc chưa về
Sacombank, KH có thể yêu cầu ngân hàng ký hậu vận đơn hoặc phát hành ủy quyền
nhận hàng hay bảo lãnh nhận hàng. Theo đó, KH phải cam kết bằng văn bản sẽ trả tiền
kể cả khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp hay không và phải tuân theo thủ tục phí hiện
hành của Sacombank. Quy trình ký hậu - ủy quyền nhận hàng – bảo lãnh nhận hàng
trước khi bộ chứng từ gốc về Sacombank chỉ được áp dụng khi, vận đơn đường biển
B/L quy định: to order of Sacombank hoặc vận đơn hàng không quy định: consigned
to Sacombank. Quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:

SVTH: Trần Lệ Hằng 35


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Thực hiện các biện pháp đảm bảo thanh toán và hạch toán thu phí KH

Đóng dâu ký hậu vận đơn/Lập thư ủy quyền nhận hàng/Thư bảo
lãnh nhận hàng

uế
Ký hậu vận đơn/Ký thư ủy quyền nhận hàng/Thư bảo lãnh nhận hàng

H
Sao lưu mặt ký hậu vận đơn/Thư ủy quyền nhận hàng/Thư bảo lãnh nhận

tế
hàng và bộ chứng từ của khách hàng
h
Giao KH vận đơn đường biển đã ký hậu/Thư ủy quyền nhận hàng/Thư bảo
in
lãnh nhận hàng và bộ chứng từ của KH
cK

In, chấm, ký chứng từ kế toán; Lưu hồ sơ và theo dõi BCT xuất trình
họ

Sơ đồ 2.5. Quy trình kí hậu – Uỷ quyền nhận hàng – Bảo lãnh nhận hàng trước
khi bộ chứng từ gốc về Sacombank
ại

Khi vận đơn đường biển B/L đã về KH, hàng đã về Việt Nam và KH có nhu
Đ

cầu nhận hàng thì KH có thể yêu cầu ký hậu vận đơn. Nếu vận đơn hàng không AWB
bản chính (for shipper/for consignee) đã về KH, hàng đã về Việt Nam và KH có nhu
cầu nhận hàng thì yêu cầu NH phát hành ủy quyền nhận hàng. Còn nếu B/L hay AWB
bản chính chưa về Sacombank hoặc chưa về KH nhưng hàng đã về Việt Nam và KH
có nhu cầu nhận hàng thì yêu cầu NH phát hành bảo lãnh nhận hàng.
Sau khi tiếp nhận chứng từ xuất trình của KH và kiểm tra thấy đầy đủ và hợp lệ,
chuyên viên thanh toán quốc tế căn cứ vào tình hình thực tế của KH để hướng dẫn KH

SVTH: Trần Lệ Hằng 36


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

thực hiện các biện pháp đảm bảo thanh toán cho 100% trị giá bộ chứng từ. Có 4 biện
pháp đảm bảo thanh toán là: ký quỹ bổ sung, phong tỏa bổ sung tài khoản tiền gửi,
phong tỏa bổ sung hạn mức tín dụng hay cầm cố/thế chấp tài sản đảm bảo.
Chuyên viên thanh toán quốc tế ghi nhận phí thu KH (phí ký hậu/bảo lãnh nhận
hàng; phí thanh toán/bảo lãnh thanh toán, các phí chưa thu khác…) trên Giấy đề nghị
ký quỹ hoặc phiếu thu phí, hạch toán thu phí và trình phó phòng kinh doanh kiểm soát,
duyệt giao dịch thu phí và ký chứng từ (Giấy đề nghị ký quỹ/Phiếu thu phí + VAT);
Có thể thu phí ngay hoặc thu sau theo quy định của Biểu phí hiện hành.

uế
Sau khi thực hiện các biện pháp đảm bảo và thu phí KH, chuyên viên thanh
toán quốc tế tiến hành đóng dấu vận đơn, hoặc lập thư ủy quyền nhận hàng hay thư

H
bảo lãnh nhận hàng rồi trình Giám đốc CN ký duyệt.
Chuyên viên thanh toán quốc tế sao lưu mặt vận đơn đường biển đã được ký

tế
hậu hoặc thư ủy quyền nhận hàng hoặc Thư bảo lãnh nhận hàng cùng BCT của KH
gồm vận đơn đường biển B/L hay vận đơn hàng không AWB và hóa đơn, rồi sau đó
h
giao chứng từ gốc cho KH.
in

Công việc cuối ngày của chuyên viên thanh toán quốc tế là in, chấm, ký chứng
cK

từ kế toán, lưu hồ sơ và theo dõi bộ chứng từ xuất trình.


Phụ lục – Giấy đề nghị phát hành ủy quyền nhận hàng
Phụ lục – Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng
họ

Phụ lục – Thư ủy quyền nhận hàng


Phụ lục – Thư bảo lãnh nhận hàng
ại

2.2.6. Quy trình xử lý điện đòi tiền theo LC


Đ

Sau khi nhận được LC và các sửa đổi liên quan, người thụ hưởng tiến hành
giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Nếu LC
cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng này tiến hành soạn điện đòi tiền và gửi đến
NHPH. Tại CN, sau khi nhận điện đòi tiền của ngân hàng nước ngoài, chuyên viên
thanh toán quốc tế tiến hành kiểm tra và trả tiền cho ngân hàng nước ngoài nếu điện
đòi tiền là hợp lệ. Các bước của Quy trình xử lý điện đòi tiền theo LC được thể
hiện trong sơ đồ sau:

SVTH: Trần Lệ Hằng 37


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Nhận điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài

Kiểm tra điện đòi tiền

Điện đòi tiền phù hợp với LC Điện đòi tiền không phù hợp với
LC LC
Nhập trị giá điện đòi tiền; Lập Soạn điện thông báo từ chối
thông báo điện đòi tiền theo LC

uế
In thông báo điện đòi tiền và kí thư Chuyển điện ra nước ngoài
thông báo

H
Thông báo điện đòi tiền của Ngân
hàng nước ngoài cho khách hàng

tế
h
in

Lưu hồ sơ; Ghi chú thông tin điện đòi tiền trên bìa hồ sơ;
cK

Theo dõi thanh toán vào ngày đến hạn

Sơ đồ 2.6. Quy trình xử lý điện đòi tiền theo LC


Chuyên viên thanh toán quốc tế nhận và kiểm tra điện của NH nước ngoài. Tùy
họ

thuộc vào tình trạng của điện là phù hợp hay không phù hợp với LC để có cách giải
quyết thích hợp:
ại

 Điện đòi tiền phù hợp với LC: chuyên viên thanh toán quốc tế tiến hành nhập
trị giá điện đòi tiền, lập và in Thông báo điện đòi tiền theo LC
Đ

 Chuyên viên thanh toán quốc tế nhập trị giá điện đòi tiền trên T24.
 Nếu LC đã ký quỹ 100% (bao gồm dung sai) khi phát hành, Thông báo điện
đòi tiền theo LC nêu rõ: “Sacombank sẽ thanh toán điện đòi tiền cho NH đòi tiền vào
ngày…/…/…”
 Nếu LC ký quỹ dưới 100% khi phát hành, Thông báo điện đòi tiền theo LC
nêu rõ: “Đề nghị Qúy khách hàng chuẩn bị nguồn để thanh toán đúng hạn. Sacombank
sẽ ghi nợ tài khoản của Qúy khách hàng và/hoặc làm thủ tục cho vay để thanh toán
điện đòi tiền cho NH đòi tiền vào ngày…/…/…”

SVTH: Trần Lệ Hằng 38


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

 Điện đòi tiền không phù hợp với LC:


Chuyên viên thanh toán quốc tế soạn điện thông báo từ chối trên T24 và chuyển
điện ra nước ngoài.
Sau đó, chuyên viên thanh toán quốc tế lập và gửi thông báo điện đòi tiền cho
KH rồi lưu hồ sơ và theo dõi thanh toán vào ngày đến hạn.
Lưu ý về việc thanh toán điện đòi tiền theo LC:
 Đối với LC trả ngay: thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận
điện đòi tiền.
 Đối với LC trả chậm: thanh toán vào ngày đến hạn ghi trên điện đòi tiền.

uế
2.2.7 Quy trình xử lý bộ chứng từ LC nhập khẩu
Nhận bộ chứng từ xuất trình theo LC

H
Kiểm tra và ghi nhận kết quả kiểm tra

tế
h
Bộ chứng từ có bất hợp lệ/cần tra soát
in

Nhập bộ chứng từ; Soạn điện thông báo bất hợp lệ/
cK

tra soát nếu có


hợp lệ và không
Bộ chứng từ

cần tra soát

Chuyển điện thông báo bất hợp lệ/tra soát ra nước ngoài
họ

In/ Lập thông báo chứng từ đến theo LC


ại
Đ

Ký thông báo và thông báo bộ chứng từ đến cho khách hàng

- Thanh toán/ Chấp nhận thanh toán ( nếu bộ chứng từ đã


kí hậu/ ủy quyền nhận hàng/ bảo lãnh nhận hàng)
- Lưu hồ sơ và theo dõi phản hồi của khách hàng/ Ngân
hàng nước ngoài/ thời hạn thanh toán ( nếu bộ chứng từ
Sơ đồ 2.7.
chưa Quy
kí hậu/ ủytrình
quyềnxửnhận
lý bộ chứng
hàng/ bảotừlãnh
LCnhận
nhậphàng)
khẩu
Sau khi nhận được bộ chứng từ từ NH nước ngoài, chi nhánh kiểm tra xem bộ

SVTH: Trần Lệ Hằng 39


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

chứng từ xuất trình có lập thành một xuất trình phù hợp hay không để tiến hành thanh
toán hay chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Quy trình xử lý bộ chứng
từ LC nhập khẩu được thực hiện như sau:
Chuyên viên thanh toán quốc tế nhận bộ chứng từ xuất trình theo LC, sau đó
kiểm tra và ghi nhận kết quả kiểm tra trên Phiếu kiểm chứng từ xuất trình theo LC. Bất
kể bộ chứng từ có bất hợp lệ hay cần tra soát hay không thì chuyên viên thanh toán
quốc tế đều phải nhập trị giá bộ chứng từ trên T24 (ngoại trừ bộ chứng từ xuất trình
theo điện đòi tiền).

uế
Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ hay cần tra soát thì chuyên viên thanh toán quốc
tế phải soạn điện thông báo theo mẫu MT734/MT999:

H
 Đối với BCT đã ký hậu vận đơn/bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng
trước khi BCT gốc về Sacombank, chuyên viên thanh toán quốc tế nhập ngày đến hạn

tế
thanh toán là 2 ngày làm việc kể từ sau ngày CN nhận BCT từ đơn vị chuyển phát
nhanh/bưu điện
h
 Việc soạn điện thông báo bất hợp lệ có thể thực hiện trong sau ngày hoàn tất
in

kiểm tra BCT nhưng không được quá 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận BCT
cK

 Không soạn điện thông báo bất hợp lệ nếu bộ chứng từ đã được ký hậu vận
đơn/bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng trước khi BCT gốc về Sacombank
 Đối với BCT đã thanh toán theo điện đòi tiền, điện thông báo bất hợp lệ nêu
họ

rõ: “Sacombank bảo lưu quyền đòi bồi hoàn khoản tiền đã thanh toán theo điện đòi
tiền cùng với lãi phạt và phí liên quan”.
ại

Sau khi lập thông báo chứng từ đến và trình Giám đốc chi nhánh ký, chuyên
Đ

viên thanh toán quốc tế thông báo bộ chứng từ cho KH và theo dõi phản hồi của KH
và NH nước ngoài:
 Trường hợp Ngân hàng nước ngoài gửi điện tranh cãi về nội dung bất hợp lệ:
Chuyên viên thanh toán quốc tế cùng phụ trách phòng kiểm tra lại nội dung bất hợp lệ. Nếu:
 Nội dung bất hợp lệ đúng: soạn điện giải thích quan điểm, lập luận của
Sacombank liên quan đến bất hợp lệ

 Nội dung bất hợp lệ không đúng: điều chỉnh trạng thái BCT (bất hợp lệ 

SVTH: Trần Lệ Hằng 40


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

hợp lệ). Sau đó vào T24 in lại Thông báo chứng từ đến (theo LC), ghi chú trên Thông
báo nội dung: “Thông báo này thay cho Thông báo của chúng tôi ngày…/…/…”
 Trường hợp Ngân hàng nước ngoài gửi BCT thay thế cho BCT bất hợp lệ:
Chuyên viên thanh toán quốc tế cùng phụ trách phòng kiểm tra lại BCT, cập
nhật trạng thái mới trên T24 nếu có thay đổi và in Thông báo chứng từ đến (theo LC)
để thông báo cho KH tình trạng BCT sau khi thay thế.
 Theo dõi phản hồi của KH:
 Trường hợp KH gửi văn bản thông báo chấp nhận BCT bất hợp lệ đã thanh

uế
toán trước theo điện đòi tiền:
Chuyên viên thanh toán quốc tế ký hậu vận đơn/Phát hành ủy quyền nhận hàng

H
(nếu có) và giao BCT gốc cho KH. Đồng thời soạn điện yêu cầu Ngân hàng nước

tế
ngoài thanh toán phí bất hợp lệ, theo dõi nhắc nhở Ngân hàng nước ngoài thanh toán
phí theo quy định và đóng hồ sơ đã thanh toán hết giá trị.
h
 Trường hợp KH gửi văn bản thông báo từ chối BCT có bất hợp lệ (Thông
in
báo chứng từ đến (theo LC) – Phần ý kiến KH):
Chuyên viên thanh toán quốc tế hoàn trả chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài.
cK

 Theo dõi thời hạn thanh toán:


Đối với BCT đòi tiền bằng thư hợp lệ, không phát sinh việc ký hậu vận
họ

đơn/ủy quyền nhận hàng/bảo lãnh nhận hàng trước khi BCT gốc về Sacombank,
chuyên viên thanh toán quốc tế theo dõi ngày đến hạn của BCT, phối hợp cùng
chuyên viên KH đốc thúc KH thanh toán đúng hạn và thực hiện thanh toán bắt buộc
ại

theo quy định.


Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 41


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

2.2.8. Quy trình thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

KH thanh toán bộ chứng từ


Khách hàng

bằng vốn tự

Khách hàng vay vốn Ngân hàng để thanh toán


thanh toán

Giaỉ tỏa số tiền đã phong tỏa từ hạn mức tín dụng; Làm thủ tục cho vay

uế
thanh toán trị giá bộ chứng từ

H
Giải tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng; Hạch toán bán ngoại tệ nếu có;
Hạch toán kí quỹ và thu phí khách hàng

tế
Xuất bộ chứng từ gốc khỏi kho quỹ
h
in
B/L lập theo lệnh Sacombank; AWB lập giao hàng cho Sacombank
B/L lập theo lệnh/
đích danh khách
hàng; AWB lập

cK
giao hàng cho
khách hàng

Đóng dấu kí hậu vận đơn (đối với B/L); Lập thư ủy quyền nhận hàng
(đối với AWB)
họ

Ký hậu vận đơn; Ký thư ủy quyền nhận hàng

Sao lưu mặt kí hậu B/L/ Thư ủy quyền nhận hàng; Giao bộ chứng từ gốc
ại

cho khách hàng


Đ

Thu phí nước ngoài; Soạn điện thanh toán/thông báo thanh toán và chuyển
điện ra nước ngoài

In, chấm và kí chứng từ kế toán

Làm thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm nếu có

Lưu hồ sơ; Theo dõi nhắc KH bổ sung tờ khai hải quan/báo có

Sơ đồ 2.8. Quy trình thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu

SVTH: Trần Lệ Hằng 42


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Nếu bộ chứng từ xuất trình là hợp lệ hay bất hợp lệ nhưng đã được chỉnh sửa
hay được người mở chấp nhận thì NHPH phải tiến hành thanh toán tiền cho Người thụ
hưởng thông qua ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Đồng thời, trách nhiệm của
người mở là phải thanh toán cho NHPH để nhận bộ chứng từ gốc.

Chuyên viên thanh toán quốc tế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ KH xuất trình: Đối
chiếu chứng từ với hồ sơ LC, kiểm tra tất cả các chứng từ xuất trình về sự phù hợp của
nội sung, số lượng chứng từ so với các điều khoản quy định trong LC và sửa đổi LC
(nếu có). Khi hồ sơ đã hợp lệ, KH tiến hành thanh toán bộ chứng từ.

uế
Nếu KH đã ký quỹ đủ 100% trị giá BCT, thì chuyên viên thanh toán quốc tế chỉ
cần tất toán tài khoản ký quỹ của KH.

H
Nếu số tiền ký quỹ của KH khi phát hành LC nhỏ hơn trị giá BCT thì để thanh
toán được, KH cần ký quỹ bổ sung. Theo đó, chuyên viên thanh toán quốc tế tính số

tế
tiền ký quỹ bổ sung, tính số ngoại tệ cần bán cho KH và phí ngân hàng.
h
Nếu KH vay vốn Ngân hàng để thanh toán: Chuyên viên thanh toán quốc tế
in
thông báo số tiền cần ký quỹ bổ sung (nếu có) với KH. Sau khi giải tỏa số tiền đã
phong tỏa từ hạn mức tín dụng, chuyên viên quản lý tín dụng làm thủ tục cho vay
cK

thanh toán trị giá BCT theo quy trình Cấp tín dụng của Sacombank.
Nếu KH thanh toán bằng vốn tự có: chuyên viên thanh toán quốc tế thực
họ

hiện: Ghi nhận số tiền ký quỹ bổ sung trên Giấy đề nghị ký quỹ; Ghi nhận số
ngoại tệ cần bán cho KH trên Giấy đề nghị mua ngoại tệ - Phần dành cho Ngân
hàng nếu KH mua ngoại tệ để ký quỹ; Hạch toán bán ngoại tệ (nếu có), hạch toán
ại

ký quỹ và thu phí KH; Trình phó phòng kinh doanh kiểm soát, duyệt giao dịch
Đ

bán ngoại tệ, ký quỹ và ký duyệt chứng từ (Giấy đề nghị ký quỹ; Giấy đề nghị
mua ngoại tệ + Hóa đơn bán hàng).
Nếu vận đơn đường biển B/L lập theo lệnh của Sacombank hay vận đơn hàng
không AWB lập giao hàng cho Sacombank, chuyên viên thanh toán quốc tế phải đóng
dấu ký hậu vận đơn (đối với B/L) hay lập thư ủy quyền nhận hàng (đối với AWB). Sau
đó trình Giám đốc CN ký hậu vận đơn hay ký thư ủy quyền nhận hàng. Tiếp theo,
chuyên viên thanh toán quốc tế sao lưu mặt ký hậu B/L hay thư ủy quyền nhận hàng
và giao BCT gốc cho KH.

SVTH: Trần Lệ Hằng 43


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Nếu vận đơn đường biển B/L lập theo lệnh/đích danh KH hay vận đơn hàng
không AWB lập giao hàng cho KH thì chuyên viên thanh toán quốc tế chỉ cần giao
BCT gốc cho KH.
Chuyên viên thanh toán quốc tế tiến hành thu phí Ngân hàng nước ngoài, soạn
điện thanh toán theo mẫu MT202 hay điện thông báo thanh toán theo mẫu
MT756/MT999 chuyển điện ra nước ngoài. Sau đó in, chấm, ký chứng từ kế toán.
Chuyên viên quản lý tín dụng trình Hồ sơ giải chấp tài sản bảo đảm lên phó
phòng kinh doanh và Giám đốc CN xem xét và ký duyệt. Sau đó tiến hành giải chấp

uế
tài sản bảo đảm theo Quy trình Cấp tín dụng của Sacombank.
Công việc cuối cùng của chuyên viên thanh toán là lưu hồ sơ và theo dõi nhắc

H
KH bổ sung tờ khai hải quan.
Một số lưu ý về thời gian thanh toán như sau:
 Thanh toán bộ chứng từ LC trả ngay:
tế
 Đối với BCT đòi tiền bằng Thư đã ký hậu/ủy quyền nhận hàng/bảo lãnh nhận
h
hàng trước khi BCT gốc về Sacombank: thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc sau
in

ngày nhận được BCT gốc.


cK

 Đối với BCT đòi tiền bằng Thư không phát sinh ký hậu/ủy quyền nhận
hàng/bảo lãnh nhận hàng trước khi BCT gốc về Sacombank: thanh toán trong vòng 02
ngày làm việc sau ngày giao BCT gốc cho KH nhưng trước ngày đến hạn thanh toán
họ

cuối cùng theo thông lệ quốc tế đối với BCT hợp lệ.
 Thanh toán BCT LC trả chậm đến hạn thanh toán.
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 44


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

2.2.9. Quy trình chấp nhận thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu trả chậm

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ KH

Thực hiện các biện pháp đảm bảo thanh toán cho 100% trị giá
bộ chứng từ và hạch toán thu phí khách hàng

Xuất bộ chứng từ khỏi kho quỹ

uế
B/L lập theo lệnh Sacombank; AWB lập giao hàng cho

H
Sacombank

tế
Đóng dấu kí hậu vận đơn (đối với B/L); Lập thư ủy quyền
nhận hàng (đối với AWB)
h
in
Kí hậu vận đơn; Ký thư ủy quyền nhận hàng
cK

Sao lưu mặt kí hậu/ Thư ủy quyền nhận hàng; Giao bộ chứng
từ LC gốc cho khách hàng
họ

Khai báo chấp nhận bộ chứng từ; Soạn điện chấp nhận và
chuyển điện ra nước ngoài
ại
Đ

In, chấm và ký chứng từ kế toán

Lưu hồ sơ; Theo dõi đến hạn thanh toán bộ chứng từ

Sơ đồ 2.9. Quy trình chấp nhận thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu trả chậm

SVTH: Trần Lệ Hằng 45


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Chuyên viên thanh toán quốc tế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của KH. Khi hồ sơ
của KH đã đầy đủ và hợp lệ, chuyên viên thanh toán quốc tế căn cứ vào tình hình thực
tế của KH hướng dẫn KH thực hiện các biện pháp đảm bảo thanh toán cho 100% trị
giá bộ chứng từ. Có 4 biện pháp đảm bảo thanh toán là: ký quỹ bổ sung, phong tỏa bổ
sung tài khoản tiền gửi, phong tỏa bổ sung hạn mức tín dụng hay cầm cố/thế chấp tài
sản đảm bảo.
Chuyên viên thanh toán quốc tế ghi nhận phí thu KH (phí ký hậu/bảo lãnh nhận
hàng; phí thanh toán/bảo lãnh thanh toán, các phí chưa thu khác…) trên Giấy đề nghị

uế
ký quỹ hoặc phiếu thu phí, hạch toán thu phí và trình phó phòng kinh doanh kiểm soát,
duyệt giao dịch thu phí và ký chứng từ (Giấy đề nghị ký quỹ/Phiếu thu phí + VAT); có

H
thể thu phí ngay hoặc thu sau theo quy định của Biểu phí hiện hành.
Nếu vận đơn đường biển B/L lập theo lệnh của Sacombank hay vận đơn hàng

tế
không AWB lập giao hàng cho Sacombank, chuyên viên thanh toán quốc tế phải đóng
dấu ký hậu vận đơn (đối với B/L) hay lập thư ủy quyền nhận hàng (đối với AWB). Sau
h
đó trình Giám đốc CN ký hậu vận đơn hay ký thư ủy quyền nhận hàng. Tiếp theo,
in

chuyên viên thanh toán quốc tế sao lưu mặt ký hậu B/L hay thư ủy quyền nhận hàng
cK

và giao BCT gốc cho KH.


Nếu vận đơn đường biển B/L lập theo lệnh/đích danh KH hay vận đơn hàng
không AWB lập giao hàng cho KH thì chuyên viên thanh toán quốc tế chỉ cần giao
họ

BCT gốc cho KH.


Chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện giao dịch chấp nhận và soạn điện
ại

chấp nhận thanh toán theo mẫu MT799/MT999 trên T24 rồi chuyển điện ra nước
Đ

ngoài. Sau đó, tiến hành in, chấm, ký chứng từ kế toán, lưu hồ sơ và theo dõi đến hạn
thanh toán bộ chứng từ.
2.2.10.Quy trình hoàn trả bộ chứng từ LC nhập khẩu
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ xuất trình, NHPH nếu phát hiện có bất hợp lệ phải
thông báo ngay cho Người mở. Nếu Người mở từ chối bất hợp lệ thì NHPH phải tiến
hành hoàn trả lại bộ chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài. Quy trình hoàn trả bộ
chứng từ LC nhập khẩu diễn ra như sau:

SVTH: Trần Lệ Hằng 46


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Tiếp nhận yêu cầu hoàn trả bộ chứng từ từ khách hàng

Kiểm tra hồ sơ: Yêu cầu hoàn trả bộ chứng từ có bất hợp lệ;
Kí bởi người đại diện hợp pháp, có dấu mộc đơn vị

Soạn điện thông báo hoàn trả bộ chứng từ và Chuyển điện ra


nước ngoài

uế
Theo dõi phản hồi của Ngân hàng nước ngoài

H
Hạch toán phí

tế
Xuất BCT gốc khỏi kho quỹ/két sắt và gửi trả Ngân hàng
h
nước ngoài
in
cK

In, chấm, ký chứng từ kế toán và Lưu hồ sơ

Sơ đồ 2.10. Quy trình hoàn trả bộ chứng từ LC nhập khẩu


họ

Chuyên viên thanh toán quốc tế tiếp nhận yêu cầu hoàn trả BCT từ KH với chứng
từ xuất trình là bản chính Thông báo chứng từ đến (theo LC) – Phần ý kiến khách hàng,
ại

sau đó sẽ kiểm tra hồ sơ. Chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện giao dịch soạn điện
Đ

thông báo hoàn trả chứng từ theo mẫu MT799/MT999 trên T24 và sau đó chuyển điện ra
nước ngoài. Điện thông báo hoàn trả chứng từ thể hiện nội dung sau:
 Đề nghị thanh toán phí hoàn trả BCT cho Sacombank trước khi Sacombank
gửi trả BCT (nếu phí do Người thụ hưởng chịu); đề nghị thanh toán số tiền đã được
Sacombank thanh toán theo điện đòi tiền và lãi phạt (nếu có)
 Sacombank sẽ trả BCT nếu không nhận phản hồi của Ngân hàng nước ngoài
sau 3 ngày làm việc kể từ ngày gửi điện (nếu phí do KH chịu)

SVTH: Trần Lệ Hằng 47


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Chuyên viên thanh toán quốc tế theo dõi phản hồi của NH nước ngoài. Trường
hợp Ngân hàng nước ngoài thông báo đồng ý hoàn trả hoặc không có phản hồi sau 3
ngày làm việc kể từ ngày Sacombank gửi điện thông báo hoàn trả BCT thì chuyên viên
thanh toán quốc tế soạn điện thông báo chính thức hoàn trả BCT và chuyển điện cho
Ngân hàng nước ngoài. Sau đó, tùy theo đối tượng chịu phí để hạch toán phí thích hợp.
Trường hợp Ngân hàng nước ngoài yêu cầu giữ BCT và cho chỉ thị xử lý khác
thì chuyên viên thanh toán quốc tế thông báo và chờ phản hồi của KH.
Chuyên viên thanh toán quốc tế tùy thuộc đối tượng chịu phí để hạch toán phí,

uế
sau đó xuất bộ chứng từ khỏi két sắt và gửi trả cho NH nước ngoài. Công việc cuối
ngày là in, chấm, ký chứng từ và lưu hồ sơ.

H
2.2.11.Quy trình xử lý điện yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ

tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 48


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Nhận điện yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ từ Ngân hàng
nước ngoài

Bất hợp lệ có bất lợi cho Ngân hàng và khách hàng

Ghi nhận nội dung bất hợp lệ có bất lợi cho Ngân hàng và
khách hàng trên điện của Ngân hàng nước ngoài (nếu có); Lập
thư thông báo yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ

In thông báo yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ và Ký thư thông báo

uế
Thông báo yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ cho khách hàng

H
tế
Lưu hồ sơ; Theo dõi phản hồi của khách hàng
h
Nhận văn bản chấp nhận bất hợp lệ của khách hàng
in
cK

Kiểm tra văn bản phản hồi của khách hàng ( kí bởi người đại
diện hợp pháp, có dấu mộc đơn vị)
họ
không có bất lợi

Bất hợp lệ có bất lợi cho Ngân hàng và khách hàng nhưng
cho Ngân hàng
và khách hàng;

chấp nhận bất


Khách hàng
Bất hợp lệ

khách hàng chấp nhận bất hợp lệ


hợp lệ
ại

Đánh giá khách hàng, khả năng thanh toán đúng hạn, biện
pháp bảo đảm thanh toán và đề xuất
Đ

Soạn điện thông báo Ngân hàng nước ngoài ý kiến của khách
hàng và chuyển điện ra nước ngoài

Lưu hồ sơ

Sơ đồ 2.11. Quy trình xử lý điện yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ

SVTH: Trần Lệ Hằng 49


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Khi bộ chứng từ xuất trình bị ngân hàng phục vụ mình từ chối thanh toán vì
không phải là một xuất trình phù hợp, Người thụ hưởng có thể yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình gửi yêu cầu chấp nhận bất hợp lệ đến người mở thông qua NHPH. Sau khi
nhận được điện của Ngân hàng nước ngoài, NHPH thông báo cho Người mở và thực
hiện các công việc liên quan.
Sau khi nhận được điện của Ngân hàng nước ngoài, chuyên viên thanh toán
quốc tế kiểm tra nội dung điện. Nếu thấy bất hợp lệ có bất lợi cho ngân hàng và KH thì
ghi nhận nội dung bất hợp lệ đó trên điện của Ngân hàng nước ngoài. Tiếp theo,

uế
chuyên viên thanh toán quốc tế thông báo và theo dõi phản hồi của KH.
Nếu bất hợp lệ có bất lợi cho ngân hàng và KH nhưng KH chấp nhận bất hợp lệ

H
thì cần đánh giá KH, khả năng thanh toán đúng hạn, biện pháp đảm bảo thanh toán.
Sau đó làm tờ trình đề xuất lên Giám đốc CN xem xét và phê duyệt. Tiếp nữa, Chuyên

tế
viên thanh toán quốc tế tiến hành soạn điện thông báo Ngân hàng nước ngoài ý kiến
của KH rồi chuyển điện ra nước ngoài.
h
Nếu bất hợp lệ không có bất lợi cho ngân hàng và KH và KH chấp nhận bất hợp
in

lệ thì soạn và chuyển điện thông báo ý kiến của KH cho Ngân hàng nước ngoài.
cK

Nếu KH từ chối bất hợp lệ thì chuyên viên thanh toán quốc tế soạn điện thông
báo ý kiến của KH cho NH nước ngoài và theo dõi phản hồi của NH nước ngoài. Các
bức điện đều được soạn trên T24. Sau đó chuyên viên thanh toán tiến hành lưu hồ sơ.
họ

2.3. Bảng tổng hợp phân tích quy trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị
ại

Qua những lần trao đổi với các chuyên gia có liên quan đến quy trình thanh
Đ

toán LC, được lắng nghe những chia sẻ, những kinh nghiệm, những ý kiến đánh giá về
những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quy trình thanh toán LC
nhập khẩu và những khuyến cáo được các chuyên gia nhiệt tình đưa ra mà theo họ chi
nhánh cần thực hiện để quy trình ngày một hoàn thiện hơn để đáp ứng được nhu cầu
của KH và bắt kịp với tiến trình phát triển kinh tế, em đã tổng hợp lại và bên cạnh đó
đưa ra một số ý kiến chủ quan của bản thân em. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

SVTH: Trần Lệ Hằng 50


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

QUY
ĐÁNH GÍA KHUYẾN CÁO
TRÌNH
1. Quy Quy trình chặt chẽ với các thủ tục đơn giản, Chuyên viên thanh
trình mở nhanh gọn. Chuyên viên thanh toán quốc tế toán quốc tế cần nâng
LC nhiệt tình hướng dẫn khách hàng trong khâu cao trình độ nghiệp
lập hồ sơ. Chi nhánh đã ứng dụng thành tựu vụ hơn nữa, đồng thời
khoa học công nghệ vào quy trình với chương cần làm tốt công tác
trình ngân hàng lõi T24, cùng với việc là tư vấn cho KH,

uế
thành viên của tổ chức Swift giúp quá trình xử thường xuyên tổ chức
lý diễn ra nhanh và chính xác hơn. Có sự phối các buổi trao đổi với

H
hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, hỗ trợ cho KH. Đồng thời, cần
chuyên viên thanh toán quốc tế có chuyên viên đa dạng hóa các loại

tế
khách hàng và chuyên viên quản lý tín dụng. hình LC và chuyển
Chính sách tín dụng linh hoạt, đối với những đổi mô hình quản lý
h
khách hàng thường xuyên giao dịch hay KH tập trung thành bán
in

ký quỹ 100% hay có tài sản cầm cố thế chấp tập trung. Tăng cường
cK

lớn thì NH có thể giảm một số khâu trong quy quan hệ đại lý với các
trình thẩm định như thẩm định về tài chính của NH nước ngoài để
doanh nghiệp hay hiệu quả hoạt động kinh đáp ứng tốt hơn nhu
họ

doanh của doanh nghiệp; ngoài ra KH còn cầu của KH. Tăng
được giảm phí. NH hạn chế được rủi ro nhờ cường tài trợ hoạt
ại

chính sách yêu cầu KH mua bảo hiểm hàng động xuất nhập khẩu.
Đ

hóa cho Sacombank là người hưởng lợi. Tuy


nhiên, quy trình còn tồn tại một số hạn chế
sau: Khách hàng chưa thực sự am hiểu các kỹ
thuật nghiệp vụ ngoại thương, chứng từ xuất
trình còn sai sót nhiều, còn thiếu chủ động
trong việc cập nhật những quy định của ngân
hàng cũng như những văn bản pháp lý mới.

SVTH: Trần Lệ Hằng 51


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Loại hình LC chưa đa dạng, nhiều trường hợp


nên áp dụng một số LC khác có lợi hơn cho
KH nhưng chuyên viên thanh toán quốc tế
chưa có kinh nghiệm để tư vấn KH sử dụng.
Hạn mức phát hành LC của chi nhánh còn
thấp và chi nhánh vẫn chưa được toàn quyền
quyết định những LC vượt hạn mức; không
được quyền quyết định giảm tỷ lệ ký quỹ cũng

uế
như giảm phí mà phải trình Hội sở duyệt, thủ
tục miễn giảm ký quỹ rườm rà. Vì là nghiệp

H
vụ ngoại thương nên có liên quan đến đồng
ngoại tệ, do đó chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối

tế
đoái khi đồng tiền kí quỹ và/hoặc đồng tiền
trong tài khoản tiền gửi của KH khác với đồng
h
tiền trong LC. NH xác nhận phải là NH đại lý
in

của Sacombank, điều này giúp NH và KH tiết


cK

kiệm được chi phí ký quỹ nhưng cũng hạn chế


số lượng giao dịch nếu KH muốn NH khác
xác nhận LC. Một điểm nữa, chức năng của
họ

bảo hiểm là loại trừ rủi ro nhưng đối với


chứng từ bảo hiểm, NH không quy định loại
ại

tiền bảo hiểm phải giống với loại tiền tệ của


Đ

LC, như thế rất dễ gặp rủi ro tỷ giá.


Một số khâu trong quy trình không cần thiết Liên tục hoàn thiện
như phân tích, đánh giá KH, hiệu quả thương quy trình để đáp ứng
2. Quy
vụ vì khâu này đã được thực hiện khi KH yêu kịp thời nhu cầu của
trình tu
cầu mở LC. Rút ngắn được khâu thực hiện vì KH về thời gian và
chỉnh LC
chuyên viên thanh toán quốc tế không phải gửi hiệu quả. Đồng thời
điện và chờ phản hồi chấp nhận tu chỉnh của cần tăng cường công

SVTH: Trần Lệ Hằng 52


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Ngân hàng nước ngoài vì đã có thỏa thuận tác tư vấn cho KH để


giữa người mua và người bán xuất trình cùng giao dịch diễn ra được
Giấy đề nghị tu chỉnh. Vẫn tồn tại các trường thuận lợi. Tăng cường
hợp LC tu chỉnh có điều khoản rủi ro. Thủ tục hoạt động tài trợ nhập
xin miễn giảm ký quỹ rườm rà. khẩu.
3. Quy Các khâu của quy trình được đảm bảo thực Tăng cường công tác
trình hủy hiện đầy đủ và chính xác. Quy trình được thực tư vấn cho KH,
LC trong hiện nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của chương thường xuyên tổ chức

uế
thời hạn trình ngân hàng lõi T24 ghi nhận, lưu trữ cơ sở các buổi gặp mặt KH
hiệu lực dữ liệu KH, bút toán và thông tin liên quan để phổ biến những

H
theo yêu giao dịch phát sinh trong ngày. Tuy nhiên, đôi quy định của NH
cầu của lúc quy trình bị gián đoạn do điện của NH cũng như những điều
người mở
tế
nước ngoài không có mã khóa hoặc có cài mã cần lưu ý trong quá
nhưng mã giải không đúng nên phải chờ đợi trình giao dịch LC.
h
họ gửi mã đúng. KH không tìm hiểu kỹ quy
in

định của Sacombank, đã nhận hàng thông qua


cK

bảo lãnh của Sacombank mà vẫn yêu cầu hủy


LC.
4. Quy Quy trình diễn ra suôn sẻ, từng khâu từng Không ngừng nâng
họ

trình hủy bước được chuyên viên thanh toán quốc tế cao trình độ của
LC trong thực hiện đầy đủ và chính xác. Về phía KH, chuyên viên thanh
ại

thời hạn lỗi thường gặp nhất là trong thông báo đồng ý toán quốc tế. Đồng
Đ

hiệu lực hủy LC, KH thường không ghi rõ đối tượng thời cần tư vấn KH
theo yêu chịu phí. hoàn thiện kỹ năng
cầu của lập chứng từ.
NH người
thụ hưởng
5. Quy Quy trình được cụ thể hóa từng trường hợp, có Cần phải tư vấn cho
trình ký hướng dẫn rõ ràng. Đối với vận đơn đường KH nhiều hơn,

SVTH: Trần Lệ Hằng 53


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

hậu - ủy biển B/L, NH đã hạn chế rủi ro bằng cách thường xuyên tổ chức
quyền giành quyền kiểm soát đối với hàng hóa trong hội nghị KH nhằm
nhận hàng mọi trường hợp, quy định giao hàng theo lệnh chia sẻ kinh nghiệm,
– bảo lãnh của mình, bất kể người mở đã ký quỹ lớn hơn nâng cao sự hiểu biết
nhận hàng hay bằng 100% trị giá LC. Còn đối với vận của KH về các kỹ
đơn hàng không AWB, vì không phải là chứng thuật ngoại thương để
từ sở hữu hàng hóa nên không thể chuyển hạn chế rủi ro trong
nhượng và NH chỉ ủy quyền nhận hàng khi giao dịch LC.

uế
được kiểm soát hàng hóa. Thực tế rằng, nhiều
doanh nghiệp không hiểu được nguyên tắc này

H
nên cho rằng, muốn nhận hàng bắt buộc phải
xuất trình vận đơn hàng không. Ở chi nhánh

tế
chưa xảy ra trường hợp không đủ ngoại tệ bán
cho KH ký quỹ bổ sung.
h
Quy trình chặt chẽ với cách giải quyết thích Cần thường xuyên
in

hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ở chi nhánh kiểm tra nguồn thanh
cK

chưa xảy ra tình trạng KH mất khả năng thanh toán của KH để đảm
toán khi đến hạn. Thực tế cho thấy thanh toán bảo thanh toán đúng
bằng điện còn tồn tại hạn chế. Nếu NHTB hạn, nâng cao uy tín
họ

6. Quy kiểm tra chứng từ sơ sài, không phát hiện của KH cũng như NH
trình xử lý những bất hợp lệ mà đòi tiền bằng điện trong giao dịch với các
ại

điện đòi NHPH, họ sẽ nhận được tiền ngay và chuyển đối tác nước ngoài.
Đ

tiền theo cho người hưởng. Sau đó bất hợp lệ được phát Tăng cường quan hệ
LC hiện, chứng từ bị từ chối, NHTB phải trả lại đại lý với những ngân
tiền gốc và lãi, trong khi người hưởng đã sử hàng uy tín để nâng
dụng hết tiền. Sự việc trở nên phức tạp và có cao chất lượng giao
thể dẫn đến tranh chấp. dịch, hạn chế rủi ro có
thể xảy ra.

SVTH: Trần Lệ Hằng 54


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

Chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện tốt Không ngừng nâng
từng khâu, từng bước trong quy trình, chưa cao trình độ nghiệp
xảy ra thiếu sót. Thông báo từ chối luôn nói rõ vụ cho chuyên viên
sự bất hợp lệ của chứng từ, các bất hợp lệ đưa thanh toán quốc tế để
7. Quy ra không bị NHTB bác bỏ. Luôn đảm bảo thời chất lượng dịch vụ
trình xử lý gian thông báo bất hợp lệ theo quy định nhờ ngày một nâng lên,
bộ chứng sử dụng phương tiện truyền thông nhanh nhất đáp ứng được nhu cầu
từ LC nhập như Fax. Đối với bộ chứng từ đã thanh toán của KH, đồng thời

uế
khẩu theo điện đòi tiền, trong thông báo bất hợp lệ, nâng cao hình ảnh của
ngân hàng đã bảo vệ quyền lợi của mình và NH.

H
KH bằng cách nói rõ Sacombank bảo lưu
quyền đòi bồi hoàn đỗi với khoản tiền đã

8. Quy
thanh toán, bao gồm cả lãi.
tế
Quy trình hoàn thiện, chi tiết. Hầu hết KH đều đủ Cần quy định rõ trong
h
trình thanh nguồn để thanh toán bộ chứng từ khi đến hạn. quy trình là đối với
in

toán bộ Một số ít không đủ nguồn thanh toán thì chuyên những KH đang được
cK

chứng từ viên thanh toán quốc tế sẽ kết hợp với chuyên viên cho vay bắt buộc để
LC nhập KH làm thủ tục cho vay bắt buộc trong ngày. thanh toán LC thì
khẩu Chính sách này giúp NH giữ được chữ tín, đúng không được mở thêm
họ

hẹn trong giao dịch với các đối tác nước ngoài. LC nào khác.
9. Quy KH thiếu chủ động trong quá trình giao dịch. Tư vấn cho KH nhiều
ại

trình chấp Không để ý ngày đến hạn thanh toán LC để hơn những kỹ thuật,
Đ

nhận thanh chuẩn bị nguồn thanh toán đầy đủ. Chuyên kinh nghiệm giao
toán bộ viên thanh toán quốc tế đôi lúc sơ suất, hơn dịch. Về phía NH, cần
chứng từ nữa phòng thanh toán quốc tế chưa có sự tách xem lại cơ cấu tổ
LC nhập biệt giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và chức phòng thanh
khẩu trả nhập khẩu, một chuyên viên thanh toán nhiều toán quốc tế cho phù
chậm khi phải đảm nhiệm cả hai mảng nên thiếu sự hợp để đảm bảo chất
sát sao là điều không thể tránh khỏi. lượng công việc.

SVTH: Trần Lệ Hằng 55


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

10. Quy Đảm bảo chuyển giao nguyên vẹn bộ chứng từ Tăng cường tổ chức
trình hoàn có bất hợp lệ cho NHTB như khi nhận được. các buổi gặp gỡ, chia
trả bộ KH sẽ nhận lại được số tiền đã thanh toán cho sẻ kinh nghiệm với KH
chứng từ bộ chứng từ trước đó theo điện đòi tiền. Hầu nhằm nâng cao kỹ
LC nhập hết đối tác kinh doanh của nhà nhập khẩu là thuật nghiệp vụ cho
khẩu những người có uy tín. KH để hiệu quả giao
dịch được tốt hơn.
11. Quy Có những bất hợp lệ có bất lợi cho KH và NH Tăng cường tư vấn

uế
trình xử lý nhưng KH lại chấp nhận do mối quan hệ giữa KH trong việc lựa
điện yêu người mở và người hưởng. NH luôn cố gắng chọn đối tác kinh

H
cầu chấp đáp ứng tốt nhu cầu của KH cùng những biện doanh để đạt được
nhận bất pháp an toàn như đánh giá KH, hiệu quả hiệu quả mong đợi.
hợp lệ
tế
thương vụ cùng các biện pháp đảm bảo.
Những bất hợp lệ chủ yếu là lỗi chính tả.
h
in

2.4. Đánh giá quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ LC tại
cK

NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị


2.4.1. Những thành tựu đạt được
- Những trường hợp có thể xảy ra trong giao dịch LC đã được chi tiết hóa
họ

trong Quy trình nghiệp vụ LC của chi nhánh. Công việc được cụ thể từ người thực
hiện cho đến chứng từ cần sử dụng trong từng khâu và thời gian cần thiết để hoàn
ại

thành từng bước một. Điều này giúp chuyên viên thanh toán quốc tế có cơ sở để thực
Đ

hiện chính xác và đầy đủ các bước, đảm bảo đúng quy trình.
- Có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các phòng ban. Hỗ trợ cho chuyên
viên thanh toán quốc tế còn có chuyên viên KH và chuyên viên quản lý tín dụng. Mỗi
chuyên viên thực hiện một công việc nên tính chuyên môn hóa của quy trình cao hơn,
đảm bảo tính chính xác, tỉ mỉ hơn và tránh sự chồng chéo lên nhau. Từ đó, hoạt động
được diễn ra liên tục và xuyên suốt toàn hệ thống. Qúa trình phân tích, đánh giá KH
được khách quan hơn nhờ sự tách bạch thành nhiệm vụ của chuyên viên KH. Có thể
thấy, KH cũng có thể vay vốn của ngân hàng để ký quỹ, thực hiện các giao dịch LC và

SVTH: Trần Lệ Hằng 56


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

lúc này, việc quản lý KH không chỉ chuyên viên thanh toán quốc tế mà còn là nhiệm
vụ của chuyên viên quản lý tín dụng nữa. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ này mà mỗi khi
KH gặp vấn đề có thể giải quyết nhanh chóng.
- Thay vì thao tác thủ công, chi nhánh đã biết áp dụng những thành tựu của
công nghệ tin học vào quy trình nghiệp vụ LC làm cho thời gian thực hiện nhanh
chóng. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, với những diễn biến phức tạp vì
vậy thời gian rất quan trọng, sự chậm trễ trong thanh toán có thể gây bất lợi cho khách
hàng do tình hình khác đi. Các nghiệp vụ như kế toán, lưu và xử lý dữ liệu đều được tự

uế
động hoá, mỗi bước trong mỗi quy trình chỉ mất 3 đến 10 phút, những công việc cần
nhiều thời gian hơn thì có thể mất 1 đến 2 ngày. Điều này cho thấy quy trình được thực

H
hiện nhanh chóng giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH. Ngoài ra, ngân hàng còn có
chương trình T24 – chương trình ngân hàng lõi ghi nhận, lưu trữ cơ sở dữ liệu KH, bút

tế
toán và thông tin liên quan giao dịch phát sinh trong ngày, tạo điều kiện thuận lợi khi
có nhu cầu kiểm tra, tra soát lại.
h
- Ngân hàng Sacombank là một trong số các ngân hàng tham gia vào mạng
in
chuyển tiền SWIFT. Hệ thống chuyển tiền qua SWIFT tuyệt đối an toàn. Điều này làm
cK

cho nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu Sacombank được thực hiện một cách trôi chảy,
nhanh chóng và chính xác.
- Thủ tục giấy tờ nhanh hơn do không phải soạn thảo thủ công mà đã có mẫu
họ

biểu được lập sẵn.


- Chi nhánh còn có các chính sách khuyến khích đối với khách hàng thường
xuyên có doanh số thanh toán nhập khẩu lớn thông qua việc quản lý riêng đối với các
ại

khách hàng đó ở phòng thanh toán quốc tế. Các khách hàng này có những ưu đãi như
Đ

về chi phí thanh toán, được ưu tiên thực hiện nghiệp vụ, nhân viên của Ngân hàng có
thể đến tận công ty của khách hàng khi cần giao dịch, những dịp lễ tết Ngân hàng đều
có thư và quà cảm ơn, …
- Quy trình thẩm định KH linh hoạt. Đối với những KH quen, thường xuyên
giao dịch hay khách hàng ký quỹ 100%, hay có tài sản cầm cố thế chấp lớn thì Ngân
hàng có thể giảm một số khâu trong quy trình thẩm định như không cần thẩm định về
tài chính của doanh nghiệp hay hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, …
- Nguồn vốn ngoại tệ luôn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của KH khi

SVTH: Trần Lệ Hằng 57


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

đến hạn. Điều này không chỉ có lợi cho KH trong việc nhận hàng sớm mà còn giúp ngân
hàng nâng cao uy tín với các đối tác nước ngoài trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Phong cách giao dịch của chuyên viên thanh toán với KH tận tình, văn minh,
lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn KH giải quyết những vướng mắc trong khâu dự thảo, ký
hợp đồng hay tư vấn cho KH về các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có lợi cho
KH nhất.
- KH chủ động trong quá trình giao dịch. Khi nhận được thông báo của ngân
hàng về việc chứng từ có sai sót, những KH ở gần tự chủ động đến ngân hàng để sửa

uế
chữa tại chỗ mà không đợi ngân hàng gửi chứng từ về cơ sở. Điều này giúp quá trình
thực hiện giao dịch diễn ra nhanh hơn do tiết kiệm được thời gian chuyển chứng từ đi

H
và gửi lại chứng từ.
- Chưa xảy ra trường hợp KH mất khả năng thanh toán, chỉ có một số trường

tế
hợp không thanh toán đúng hạn nhưng không nhiều.
2.4.2. Hạn chế:
h
- Hạn mức phát hành của chi nhánh thấp, làm hạn chế nhiều giao dịch với KH.
in

Đây chính là một trở ngại trong việc gia tăng doanh số thanh toán nhập khẩu của chi
cK

nhánh, giảm tính cạnh tranh với các đối thủ trong ngành trên địa bàn.
- Mức miễn giảm ký quỹ phải được sự phê duyệt của Hội sở, chi nhánh không
được quyền quyết định. Thủ tục miễn giảm ký quỹ rườm rà.
họ

- Do việc tự động hóa quy trình thanh toán nhập khẩu nên các chuyên viên chỉ
nắm được các nghiệp vụ mình cần thực hiện mà không hiểu được bản chất vấn đề.
ại

- Chứng từ KH xuất trình sai sót nhiều, phải qua nhiều lần tư vấn, sửa chữa lại
Đ

mới hoàn chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ nghiệp vụ.
- LC chưa đa dạng về chủng loại, chủ yếu là những LC cơ bản: LC không hủy
ngang và LC xác nhận. Có nhiều LC giúp bảo vệ KH nhưng vẫn chưa được lưu ý sử
dụng như LC dự phòng bảo vệ quyền lợi của người mở khi người hưởng lợi đã nhận
được các khoản thanh toán mà không có khả năng giao hàng cho người mở.
- Khâu xử lý chứng từ nhiều khi bị chậm trễ do nhiều chuyên viên thanh toán
quốc tế phải đảm nhiệm cả hoạt động thanh toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế:

SVTH: Trần Lệ Hằng 58


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

- Do mô hình quản lý tập trung, chi nhánh vẫn chưa được chủ động hoàn toàn
trong quá trình hoạt động. Hạn mức phát hành LC do Hội sở cấp cho chi nhánh, do đó,
quá trình thực hiện đôi khi bị chậm trễ do phải chờ đợi sự phê duyệt từ Hội sở.
- Do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của chuyên viên thanh toán, khi vào
NH mới được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nên kinh nghiệm trong thực tế của các
chuyên viên thanh toán chưa nhiều. Bên cạnh đó, ý thức học hỏi nâng cao nghiệp vụ
chưa được chú trọng.
- Trình độ hiểu biết của KH về LC còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm

uế
trong khâu lập chứng từ, khả năng sử dụng tiếng nước ngoài còn hạn chế, không am
hiểu các tập quán thương mại quốc tế, do đó trong quá trình lập chứng từ còn nhiều sai

H
sót. Đây là phương thức thanh toán rất phức tạp, do vậy đòi hỏi KH phải có sự hiểu
biết cặn kẽ về phương thức này nhằm giảm thiểu tối đa những sai sót vì tất cả những

tế
sai sót có thể là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, làm giả mạo chứng từ gây bất lợi cho doanh
nghiệp và cho cả NH.
h
- Do cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, chưa có sự phân quyền thành các bộ phận
in

chức năng trong từng loại hình dịch vụ. Ví dụ, chưa có sự tách biệt giữa phòng thanh
cK

toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu.


họ
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 59


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH THANH
TOÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ.
Dựa trên những ý kiến đánh giá một cách tổng quát của các chuyên gia về toàn
bộ quy trình thanh toán LC nhập khẩu ở trên: về những thành tựu đạt được cũng như
những hạn chế còn tồn tại, và những khuyến cáo mà em đã tổng hợp được ở chương 2,
em đã đề ra một số giải pháp cụ thể sau nhằm cải thiện quy trình thanh toán hàng hóa
nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Sacombank chi nhánh

uế
Quảng Trị:
3.1. Đầu tư về con người

H
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng quyết định tới sự phát triển của doanh
nghiệp. Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững

tế
nhất. Chính vì thế, ngân hàng cần chú trọng đầu tư vào nguồn lực này, những giải
pháp có thể là:
h
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chuyên viên
in

thanh toán quốc tế. Việc làm này không chỉ có tác dụng nâng cao ý thức tự học hỏi và
cK

nâng cao năng lực bản thân của chuyên viên thanh toán quốc tế, giúp họ cập nhật những
quy định mới trong xử lý nghiệp vụ nhằm tránh những sai sót không đáng có, mà còn là
một đòi hỏi không thể thiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức
họ

tín dụng chứng từ nói riêng. Nghiệp vụ tín dụng chứng từ với một khối lượng lớn chứng
từ và các kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi chuyên viên thanh toán quốc tế phải có trình độ
ại

cao, không chỉ kiến thức về nghiệp vụ mà còn kiến thức về luật pháp, tin học và cả trình
Đ

độ ngoại ngữ, vì giao dịch LC liên quan đến các đối tác nước ngoài và các chứng từ trong
giao dịch LC thường được soạn bằng Tiếng Anh. Nếu chuyên viên thanh toán quốc tế
thiếu một trong các yêu cầu đó sẽ khó khăn trong quá trình làm việc, không đáp ứng được
yêu cầu của KH và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
- Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ còn cần phải chú trọng đến vấn đề đạo đức
nghề nghiệp của chuyên viên thanh toán quốc tế. Ngân hàng là một nghề nhạy cảm bởi
luôn tiếp xúc với tiền bạc nên khó lòng tránh khỏi những cám dỗ. Chính vì thế, vấn đề
này phải đặc biệt được quan tâm.

SVTH: Trần Lệ Hằng 60


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

- Đào tạo các chuyên viên thanh toán thực hiện tốt công tác tiếp xúc và tư vấn
KH. Làm hài lòng KH, đáp ứng tốt nhu cầu của họ là một trong những nguyên tắc
sống còn của ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hơn thế nữa,
đây cũng chính là cách gây dựng lòng trung thành ở KH. Một khi đã hài lòng, ấn
tượng tốt về ngân hàng thì họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn. Vì không ai bỏ tiền ra để
mua sự bực mình, chi nhiều hơn nhưng đổi lại chất lượng dịch vụ tốt thì KH vẫn sẵn
lòng. Kết quả, ngân hàng không chỉ có được KH “ruột” mà còn tận dụng được hiệu
quả marketing truyền miệng mà những KH này mang lại. Họ có thể giới thiệu với

uế
người thân, bạn bè, đối tác của họ cùng sử dụng dịch vụ của Sacombank, không chỉ
giao dịch LC mà còn các dịch vụ khác của ngân hàng. Như thế, ngân hàng có thể tăng

H
doanh thu ở nhiều mảng dịch vụ khác nhau.
- Coi trọng công tác tuyển dụng. Cần tuyển dụng những nhân viên có trình độ

tế
chuyên môn, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đồng thời cần có chính sách khen thưởng,
khuyến khích các chuyên viên thanh toán quốc tế phát huy năng lực học hỏi, sáng tạo
h
của mình, như: chuyên viên nào có trình độ ngoại ngữ từ TOEIC trở lên thì tiền lương
in

mỗi tháng sẽ được tăng thêm.


cK

3.2. Nâng cao sự hiểu biết của KH


Hiện nay, thanh toán quốc tế không chỉ dừng lại ở việc thực hiện thanh toán cho
KH bởi số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng nhiều
họ

nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm vững các kỹ thuật nghiệp vụ ngoại
thương, am hiểu luật pháp cũng như các thông lệ quốc tế. Do đó, việc tư vấn giúp KH
ại

có được những lợi thế trong ký kết các hợp đồng ngoại thương là một nổ lực của
Đ

chuyên viên thanh toán quốc tế nhằm cải thiện quy trình thanh toán LC nhập khẩu. Chi
nhánh cần tổ chức các buổi trao đổi với các khách hàng nhằm phổ biến, cập nhật các
thay đổi trong quy định về nghiệp vụ LC; cung cấp thường xuyên cho khách hàng
danh sách các ngân hàng có quan hệ đại lý với Chi nhánh tạo điều kiện cho khách
hàng lựa chọn được ngân hàng có uy tín tham gia vào quá trình thanh toán của doanh
nghiệp. Đồng thời, thông tin cho các khách hàng mới về những ưu đãi từ phía ngân
hàng dành cho khách hàng khi thực hiện thanh toán tại Chi nhánh.

SVTH: Trần Lệ Hằng 61


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

3.3. Từng bước hoàn thiện quy trình


Cần hoàn thiện hơn nữa quy trình thanh toán LC nhập khẩu. Những khâu,
những bước nào không cần thiết thì nên cắt giảm bớt, giúp đơn giản hóa và vẫn đảm
bảo tính chính xác, đồng thời rút ngắn được nhiều thời gian . Những quy định nào cần
cụ thể thì phải cụ thể trong quy trình, tạo cơ sở chắc chắn cho chuyên viên thanh toán
quốc tế trong quá trình thực hiện giao dịch. Như trên đã đánh giá, cần bỏ bớt một số
khâu trong quy trình tu chỉnh LC, quy định cụ thể hơn các điều kiện kiểm tra chứng từ
để hạn chế những rủi ro không đáng có. Môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi,

uế
để bắt kịp với nhịp độ đó và có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của KH thì NH
càng phải hoàn thiện hơn quy trình thực hiện của mình.

H
3.4. Tăng cường tài trợ hoạt động nhập khẩu
Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu thông qua các hình

tế
thức như: miễn giảm ký quỹ, bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn,….
Nguyên tắc khi phát hành LC, ngân hàng thường yêu cầu KH phải ký quỹ theo
h
một tỷ lệ nhất định. Gía trị giao dịch LC thường lớn, do đó mức ký quỹ cũng cao. Đây
in

sẽ là một khó khăn cho KH trong trường hợp nguồn vốn thiếu hụt. Giảm ký quỹ là
cK

hình thức cấp tín dụng cho KH của ngân hàng. Trong giao dịch LC, hàng hóa thường
đến trước bộ chứng từ, vì cần hàng hóa để kinh doanh, KH có thể yêu cầu ngân hàng
đứng ra bảo lãnh hay ký hậu vận đơn để được nhận hàng. Như cách thức miễn giảm
họ

ký quỹ, đây cũng là hình thức tài trợ của ngân hàng cho KH, đảm bảo cho giao dịch
được thực hiện suôn sẻ.
ại

3.5. Tăng cường mối quan hệ đại lý


Đ

Việc có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng tại nhiều quốc gia khác nhau là một
yếu tố không nhỏ góp phần nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ trong việc giảm thiểu thời gian thanh toán và hạn chế tối đa các rủi
ro trong khâu thanh toán với đối tác nước ngoài. Các ngân hàng đại lý ở các nước
không chỉ là đối tác kinh doanh quan trọng, mà còn là tai mắt và nguồn cung cấp thông
tin và tư vấn đáng tin cậy về KH ở nước ngoài trong các thương vụ và các giao dịch
khác có liên quan. Do vậy NHTMCP Sacombank Chi nhánh Quảng Trị cần thực hiện
chính sách tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các ngân hàng nước

SVTH: Trần Lệ Hằng 62


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

ngoài lớn có mạng lưới toàn cầu, uy tín thương hiệu cao để hợp tác nhằm phát huy lợi
thế về mạng lưới, về khách hàng, về kinh nghiệm và uy tín thương hiệu của đối tác
chiến lược.
3.6. Đa dạng các loại thư tín dụng
Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển do đó hoạt động
thanh toán quốc tế sẽ ngày càng đa dạng và phong phú, trong thời gian tới các loại
hình LC sẽ được mở rộng và áp dụng nhiều. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng một cách tốt nhất, NHTMCP Sacombank Chi nhánh Quảng Trị không nên

uế
chỉ dừng lại ở việc phát triển LC không hủy ngang hay LC xác nhận mà cần mạnh dạn
triển khai các loại hình LC đặc biệt hơn nữa như: LC dự phòng, LC tuần hoàn, LC

H
chuyển nhượng và cung cấp các dịch vụ tư vấn đi kèm cho khách hàng.
3.7. Thay đổi linh hoạt trong mô hình tổ chức

tế
Phòng thanh toán quốc tế của chi nhánh nên có sự tách biệt giữa hoạt động
thanh toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu. Như thế, chất lượng công việc sẽ được
h
nâng cao nhờ giảm lượng công việc cho một chuyên viên thanh toán quốc tế để họ có
in

thể tập trung làm tốt công việc của mình, xử lý nhanh hơn, hiệu quả hơn. Không
cK

những thế, chuyên viên thanh toán có thể sâu sát KH của mình hơn, quản lý chặt chẽ
hơn và có những chính sách phù hợp với từng KH.
Cần có sự chuyển đổi một cách linh hoạt từ mô hình tập trung sang mô hình bán
họ

tập trung. Cụ thể tại các chi nhánh có số lượng được giao đủ lớn (phụ thuộc vào các
chỉ tiêu của Hội sở đề ra) có thể chủ động quyết định các hoạt động mà không nhất
ại

thiết phải qua Trung tâm thanh toán tại Hội sở.
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 63


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra


Trong thời gian thực tập tại Sacombank chi nhánh Quảng Trị và qua nghiên cứu
tài liệu, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Về cơ bản, khóa luận đã đạt
được một số mục tiêu nghiên cứu đã đề ra như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ trong thanh
toán quốc tế.

uế
- Tổng hợp các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thực tập, trên cơ
sở thực tế, đã nắm bắt được quy trình thanh toán LC nhập khẩu với các bước, các nội

H
dung cụ thể mà Sacombank chi nhánh Quảng Trị đang áp dụng.
- Trên cơ sở ý kiến đánh giá của chuyên viên thanh toán quốc tế và những

tế
người có tham gia vào nghiệp vụ LC, cùng với những gì quan sát được trong quá trình
thực tập, em đã tổng hợp và đưa ra một số đánh giá về những thành tựu đạt được cũng
h
như những hạn chế còn tồn tại trong quy trình thanh toán LC nhập khẩu tại
in

Sacombank chi nhánh Quảng Trị.


cK

- Từ những nguyên nhân hạn chế, em đã mạnh dạn đóng góp một số giải pháp
và kiến nghị nhằm cải thiện quy trình thanh toán LC nhập khẩu của chi nhánh.
2. Giới hạn
họ

Với vốn kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập và
nghiên cứu ngắn, khóa luận của em còn một số hạn chế sau:
ại

- Bên cạnh những ý kiến đánh giá của chuyên gia thì vẫn có những đánh giá
Đ

dựa trên quan sát thực tế của bản thân. Do thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều
nên những nhận định này còn mang tính chủ quan và có thể chưa chính xác.
- Chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu quy trình thanh toán LC nhập
khẩu của các ngân hàng khác trên địa bàn để so sánh, đánh giá được tốt hơn.
3. Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo
Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
trong ngoại thương. Vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu, và hoàn thiện nó là một điều có
ý nghĩa thực tiễn cao. Những kết quả trong nghiên cứu có thể là cơ sở tốt để ngân hàng

SVTH: Trần Lệ Hằng 64


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

hoàn thiện quy trình thanh toán LC và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nếu được tiếp tục
nghiên cứu đề tài này ở một phạm vi rộng hơn, hướng nghiên cứu của em như sau:
- Phân tích những rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức
tín dụng chứng từ.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các ngân hàng khác trên địa bàn để có cơ
sở đánh giá hiệu quả quy trình của ngân hàng Sacombank cũng như có thể học hỏi
những kinh nghiệm của các ngân hàng khác một cách hiệu quả nhất.
- Không dừng lại ở phân tích quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương

uế
thức tín dụng chứng từ mà mở rộng ra: phân tích quy trình thanh toán bằng phương
thức tín dụng chứng từ, trong đó bao gồm cả thanh toán xuất khẩu.

H
- Nghiên cứu phát triển hoạt động marketing ngân hàng trong thanh toán bằng
phương thức tín dụng chứng từ.

tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 65


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản Thống kê Hà
Nội 2006.

2. Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ Ngoại thương, GS.TS. Nguyễn Văn Tiến,
NXB Thống kê, 2010.
3. Bài tập & Bài giải Thanh toán quốc tế, GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê,
2010.

uế
4. Uniform Customs And Practice For Documentary Credit – UCP 600.
5. International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – ISBP 681.

H
6. International Commercial Tems – INCOTERMS 2010
7. Quy trình nghiệp vụ LC nhập khẩu của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng
Trị.
tế
8. Quy định về phát hành LC nhập khẩu của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng
h
Trị.
in
9. Báo cáo số dư nguồn vốn và sử dụng vốn của NHTMCP Sacombank chi nhánh
cK

Quảng Trị năm 2010, 2011, 2012.


10. Báo cáo Thanh toán quốc tế của NHTMCP Sacombank chi nhánh Quảng Trị năm
2010, 2011, 2012.
họ

11. http://www.sbv.gov.vn.
12. http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=2306.
ại

13. http://www.sacombank.com.vn.
14. http://dudoankinhte.wordpress.com.
Đ

SVTH: Trần Lệ Hằng 66

You might also like