You are on page 1of 98

Lời Cám Ơn

Để thực hiện và hoàn thành xong đề tài nghiên cứu này, tôi
đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ.
Trước hết, con xin chân thành cảm ơn ba mẹ đã luôn động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để con có thể hoàn
thành đề tài.
Tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo khoa Kế
Toán Tài Chính, trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong bốn năm học vừa qua. Vốn kiến thức mà tôi
tiếp thu được trong suốt quá trình rèn dũa trên ghế nhà trường
không chỉ là nền tảng cho việc hoàn thành khóa luận mà còn là
hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự
tin.
Đặc biệt tôi gởi lời tri ân đến thầy giáo ThS. Hoàng Giang,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc định hướng và hoàn
thiện đề tài.
Qua đây tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, các anh chị Kiểm toán
viên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tại đơn vị. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến các anh
chị Kiểm toán viên ở công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt
Nam và công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán AASC đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè - những người đã ủng hộ,
giúp đỡ tôi rất nhiều để khóa luận hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe
và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sông. Tôi xin chân
thành cám ơn!
Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trần Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU..........................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
6. Kết cấu của khoá luận...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU...............5
VÀ VẬN DỤNG VÀO QUY TRÌNH KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH..............5
1.1. Khái niệm về trọng yếu.............................................................................................5
1.1.1. Định nghĩa............................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm...............................................................................................................6
1.1.2.1. Trọng yếu về mặt định lượng.............................................................................7
1.1.2.2. Trọng yếu về mặt định tính................................................................................8
1.2. Sự cần thiết phải xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính...........9
1.3. Phương pháp xác lập mức trọng yếu......................................................................10
1.3.1. Xác lập mức trọng yếu ở mức độ tổng thể Báo cáo tài chính............................10
1.3.2. Xác lập mức trọng yếu đối với từng khoản mục................................................11
1.3.3. Các phương pháp tính mức trọng yếu kế hoạch.................................................12
1.3.3.1. Áp dụng tỷ lệ đơn nhất.....................................................................................12
1.3.3.2. Áp dụng tỷ lệ tùy theo quy mô của đơn vị được kiểm toán.............................13
1.3.3.3. Áp dụng phương pháp bình quân.....................................................................13
1.3.3.4. Áp dụng công thức có sẵn................................................................................13
1.4. Mối quan hệ giữa trọng yếu và các nhân tố khác...................................................14

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm ii


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang

1.4.1. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán............................................................................14


1.4.2. Trọng yếu và xét đoán nghề nghiệp KTV..........................................................15
1.5. Vận dụng mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính....................15
1.5.1. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho tổng thể Báo cáo tài chính...............16
1.5.2. Phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của tổng thể Báo cáo tài
chính cho từng khoản mục............................................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ VẬN DỤNG VÀO
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC.........................................................................................21
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC....................................21
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển..........................................................21
2.1.2. Phương châm hoạt động và phương hướng phát triển.......................................23
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động.............................................................................................24
2.1.4. Mạng lưới khách hàng........................................................................................25
2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý.....................................................................................26
2.2. Thực trạng việc xác lập mức trọng yếu trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC...........................................................29
2.2.1. Khái quát quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. .29
2.2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán..................................................................29
2.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán........................................................................32
2.2.1.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán.....................................................................34
2.2.2. Vận dụng việc xác lập mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán BCTC tại Công
ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC..........................................................................36
2.2.3. Khảo sát việc vận dụng công tác xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán do AAC thực hiện tại công ty khách hàng.........................................41
2.2.3.1. Sơ lược về khách hàng.....................................................................................41
2.2.3.2. Xác lập mức trọng yếu.....................................................................................43
2.3. So sánh cách xác lập mức trọng yếu tại AAC và một số công ty kiểm toán độc lập
khác...............................................................................................................................48
2.3.1. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC.........48

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm ii


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang

2.3.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán AASC..........................................................................................................48
2.3.1.2. Thực trạng xác lập mức trọng yếu tại công ty AASC......................................48
2.3.2. Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam..........................................55
2.3.2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam 55
2.3.2.2. Thực trạng xác lập mức trọng yếu tại công ty PwC Việt Nam.......................55
2.3.3. So sánh AAC - AASC - PwC..............................................................................59
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN VIỆC XÁC LẬP VÀ VẬN DỤNG MỨC TRỌNG YẾU VÀO QUY TRÌNH
KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ
TOÁN AAC..................................................................................................................64
3.1. Nhận xét, đánh giá ưu - nhược điểm của quy trình xác lập mức trọng yếu..............64
3.1.1. Ưu điểm..............................................................................................................64
3.1.2. Nhược điểm........................................................................................................66
3.1.3. Nguyên nhân.......................................................................................................66
3.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan.....................................................................................67
3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan.................................................................................67
3.2. Một số kiến nghị về công tác xác lập mức trọng yếu.............................................68
3.2.1. Về phương pháp đánh giá mức trọng yếu..........................................................68
3.2.2. Về chất lượng của việc đánh giá mức trọng yếu................................................70
3.2.3. Về hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu phổ biến cho tất cả các khách
hàng 70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................71
1. Kết luận.....................................................................................................................71
2. Kiến nghị...................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm i


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

STT Chữ viết tắt Giải thích

1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

2 AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

3 VSA Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

4 ISA Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế

5 BCTC Báo cáo tài chính

6 KTV Kiểm toán viên

7 KSNB Kiểm soát nội bộ

8 DN Doanh nghiệp

9 TSCĐ Tài sản cố định

10 KH Khách hàng

11 PwC Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam

12 AASC Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

13 GLV Giấy làm việc

14 TSLĐ Tài sản lưu động

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm v


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chỉ tiêu thường được sử dụng để xác lập mức trọng yếu.............................18
Bảng 1.2: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với bằng chứng phải thu thập................20
Bảng 1.3: Bảng tính mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu...................................24
Bảng 1.4: Bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục...........................26
Bảng 2.1: Các ký hiệu sử dụng trên giấy làm việc của AAC........................................39
Bảng 2.2: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của AAC....42
Bảng 2.3: Bảng tính mức trọng yếu cho tổng thể BCTC..............................................43
Bảng 2.4: Bảng tính mức trọng yếu theo từng chỉ tiêu.................................................49
Bảng 2.5: Mức trọng yếu tạm phân bổ và phân bổ chính thức cho từng khoản mục....52
Bảng 2.6: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của AASC. .56
Bảng 2.7: GLV xác định mức trọng yếu đối với công ty cổ phần XYZ.......................58
Bảng 2.8: Nguyên tắc phân bổ tính trọng yếu...............................................................60
Bảng 2.9: GLV phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu của công ty XYZ................60
Bảng 2.10: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của PwC...62
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và tỷ lệ xác định mức trọng yếu tại AAC.................................70
Bảng 3.2: Các tỷ lệ được thừa nhận chung trong ngành kiểm toán thế giới.................71

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm v


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Quy trình chung để đánh giá trọng yếu trong quy trình kiểm toán Báo cáo
tài chính.........................................................................................................................21
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý AAC.....................................................................32
Sơ đồ 2.2: Tổ chức nhân sự AAC..................................................................................33
Sơ đồ 2.3: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán ở AAC...................................................35
Sơ đồ 2.4: Quy trình hoàn thành kiểm toán...................................................................40
Sơ đồ 2.5: Công việc thực hiện trước và sau khi lập báo cáo kiểm toán......................41

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm v


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Trước xu thế hội nhập kinh tế với sự mở rộng môi trường kinh doanh nhằm thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang dần bước những bước tiến ổn
định, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. Chính điều này đã
tạo lực đẩy cho ngành kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng phát triển
hết sức mạnh mẽ không chỉ về quy mô mà cả loại hình dịch vụ khi vấn đề minh bạch
báo cáo tài chính ngày càng trở nên cần thiết.
Với vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, kiểm toán không chỉ là công
cụ kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin tạo niềm tin
cho người quan tâm mà đã phát triển thành một nghề cung cấp các dịch vụ về kiểm
toán, tư vấn tài chính, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý. Hiện nay, với
sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán lớn, có uy tín trên thế giới, các công ty kiểm
toán Việt Nam đang phải nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được
yêu cầu chung trên thế giới. Trong đó, quy trình đánh giá tính trọng yếu góp một phần
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán tài
chính. Một quy trình đánh giá trọng yếu hiệu quả sẽ giúp cho các Kiểm toán viên xây
dựng một kế hoạch kiểm toán hợp lý, thực hiện thủ tục kiểm toán thích hợp, góp phần
nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay cho thấy, việc đánh giá trọng yếu ở các công ty kiểm toán vẫn còn nhiều điểm
chưa hoàn thiện do nhiều yếu tố như đòi hỏi trình độ xét đoán của kiểm toán viên và
mức độ phức tạp của công việc này. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm
toán và Kế toán AAC, tôi đã có cơ hội tiếp xúc, so sánh giữa lý thuyết và thực tế từ đó
rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu, hoàn thiện kiến thức bản thân. Chính vì vậy, tôi đã
chọn đề tài “Xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng vào quy trình kiểm toán báo
cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” để nghiên cứu và phát
triển thành khoá luận tốt nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, đề tài cũng chú trọng đến việc so sánh cách xác lập mức trọng yếu
của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC với một trong bốn công ty kiểm toán

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

lớn nhất thế giới (Big Four) và một công ty kiểm toán của Việt Nam từ đó tìm ra điểm
mạnh hay những điểm chưa hoàn thiện trong quy trình xác lậpmức trọng yếu và vận
dụng vào quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của AAC.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát:
Từ ý nghĩa quan trọng của việc xác lập mức trọng yếu và vận dụng vào quy
trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, đề
tài muốn làm rõ được lý luận về trọng yếu nói chung và về công tác xác lập mức trọng
yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH
Kiểm toán và Kế toán AAC nói riêng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình xác lập mức trọng yếu tại công ty trên cơ sở so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa
lý luận và thực tiễn xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại AAC.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu về quy trình và phương pháp xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn
lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính đang được áp dụng tại AAC.
- Tìm hiểu tình hình thực tế việc áp dụng công tác xác lập mức trọng yếu
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do AAC thực hiện tại đơn
vị khách hàng.
- So sánh việc xác lập mức trọng yếu và vận dụng vào thực tiễn cuả AAC và
một số công ty kiểm toán khác nhằm hiểu rõ hơn ưu và những điểm còn hạn chế trong
phương pháp xác lập của AAC.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xác lập mức trọng yếu
tại AAC.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về thực tiễn công tác xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng
vào quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán
AAC thực hiện.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian:
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

+ Thời gian:
Số liệu đề tài được thu thập từ các giấy tờ làm việc cho năm tài chính kết thúc
ngày 31/12/2011.
+ Nội dung:
Do giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ đi sâu tìm
hiểu việc vận dụng mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty khách hàng ABC và tìm hiểu thực trạng xác lập mức trọng yếu tại hai
công ty kiểm toán PwC và AASC.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê phân tích kinh tế:
Tổng hợp những thông tin, dữ liệu thu thập được để hoàn thành công việc
nghiên cứu. Phương pháp này để chọn lọc và tập hợp những thông tin cần thiết cho
đề tài.
+ Phương pháp thu thập tài liệu:
- Thu thập các phương pháp xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán mà AAC áp dụng.
- Thu thập số liệu từ hồ sơ mẫu kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán tại một khách hàng cụ thể của AAC.
- Thu thập các phương pháp xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán mà PwC và AASC áp dụng.
- Thu thập tài liệu từ các trang webvà các công ty kiểm toán khác.
- Quan sát quá trình các KTV tiến hành vận dụng mức trọng yếu vào quá trình
kiểm toán và phỏng vấn các KTV về xét đoán mức trọng yếu trong thực tế.
- Trực tiếp tham gia quy trình kiểm toán với vai trò Trợ lý Kiểm toán viên.
+ Phương pháp xử lý số liệu:
Sau khi thu thập số liệu, người viết tiến hành phân tích, tổng hợp, đối chiếu số
liệu cũng như vận dụng kinh nghiệm thực tế và kiến thức có được về trọng yếu từ đó
có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

6. Kết cấu của khoá luận


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về việc xác lập mức trọng yếu và vận dụng vào quy
trình kiểm toán Báo cáo tài chính.
- Chương 2: Thực trạng xác lập mức trọng yếu trong quy trình kiểm toán Báo
cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC .
- Chương 3: Nhận xét, đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xác
lập và vận dụng mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU
VÀ VẬN DỤNG VÀO QUY TRÌNH KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. Khái niệm về trọng yếu


1.1.1. Định nghĩa
Trong lĩnh vực kiểm toán nói chung, trọng yếu là một khái niệm hết sức quan
trọng cùng với khái niệm rủi ro và bằng chứng kiểm toán đã trở thành nền tảng cho
mọi quá trình kiểm toán, đây là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong suốt cuộc
kiểm toán. Trong bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 47 (SAS 47) đã khẳng định:
“Kiểm toán viên nên xem xét rủi ro kiểm toán và vấn đề trọng yếu trong khi lập kế
hoạch kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cũng như khi đưa ra kết luận kiểm
toán”. Chính vì vậy, khái niệm trọng yếu được đề cập ở rất nhiều hệ thống chuẩn mực,
tài liệu chuyên ngành trong nước cũng như quốc tế.
Văn bản chỉ đạo kiểm toán Quốc tế số 25 (IAG 25), do Liên đoàn kế toán Quốc
tế soạn thảo và công bố, đã đưa ra định nghĩa: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản
chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm,
mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính
xác hoặc là sẽ rút ra kết luận sai lầm”.
Chuẩn mực kiểm toán số 320 (ISA 320) về “Tính trọng yếu trong kiểm toán”
cũng đưa ra định nghĩa: “Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông
tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng
yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá
theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó. Vì thế tính trọng yếu là một
ngưỡng hoặc một điểm định tính cơ bản mà một thông tin hữu ích cần phải có”.
Dựa vào chuẩn mực quốc tế, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng
đề cập đến khái niệm trọng yếu trong chuẩn mực số 320 (VSA 320) “Tính trọng yếu
trong kiểm toán” như sau: “ Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một
thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các
quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng
và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức
độ trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông
tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét trên cả phương diện định
lượng và định tính”. Như vậy, định nghĩa trọng yếu theo hệ thống chuẩn mực kiểm
toán quốc tế và Việt Nam đã chỉ ra sự phụ thuộc của tính trọng yếu vào bản chất của
các khoản mục, thông tin và đã phần nào đề cập đến mối quan hệ về mặt lượng giữa
tính trọng yếu với độ lớn của thông tin bị bỏ sót hoặc thiếu chính xác.
Như vậy, qua một số định nghĩa trên cho thấy, trọng yếu là một thuật ngữ dùng
để thể hiện sự quan trọng của thông tin mà nếu thiếu đi thông tin đó hoặc thiếu chính
xác của thông tin đó sẽ dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá thông tin và đưa ra quyết
định quản lý. Trong kiểm toán BCTC khái niệm trọng yếu gắn liền với việc trình bày
trung thực, khách quan thực trạng tài chính của khách thể kiểm toán, nếu các thông tin
về thực trạng tài chính không trung thực, khách quan trên các khía cạnh trọng yếu sẽ
khiến những người sử dụng BCTC đưa ra các quyết định sai lầm.
1.1.2. Đặc điểm
Khái niệm trọng yếu bao hàm hai mặt có liên quan đến đối tượng nhận thức:
quy mô (mặt lượng) và tính hệ trọng (mặt chất) của sai phạm được đánh giá trong hoàn
cảnh cụ thể. Như vậy khi xem xét đối tượng cần quan tâm tới quy mô và tính chất của
đối tượng. Cũng từ đây cho ta một sự phân biệt giữa tính trọng yếu và mức trọng yếu .
Thông thường tính trọng yếu được đề cập sẽ gắn liền với sai phạm, khi đánh giá tính
trọng yếu của một sai phạm tức là đánh giá sai phạm có trọng yếu không cả về định
tính và định lượng. Còn mức trọng yếu là một yếu tố định lượng, đó là một ngưỡng –
sai lệch tối đa có thể chấp nhận được mà nếu như quy mô của sai phạm vượt qua
ngưỡng đó sẽ khiến người đọc, sử dụng thông tin hiểu sai về tình hình tài chính của
đơn vị được kiểm toán, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Mức
trọng yếu được xác định bởi kiểm toán viên (KTV) và nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào
từng khách hàng cụ thể.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

1.1.2.1. Trọng yếu về mặt định lượng


Nhiều KTV mong muốn có được một con số tuyệt đối chỉ dẫn cho họ về trọng
yếu nhưng điều này là rất khó vì trọng yếu là một khái niệm tương đối nhiều hơn là
tuyệt đối.
Quy mô tuyệt đối là một con số tuyệt đối thể hiện mức quan trọng mà không
cần cân nhắc thêm bất kỳ một yếu tố nào khác, tuy nhiên, trong thực tế, rất khó ấn định
một con số cụ thể về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm toán, đặc biệt
là khi có yếu tố tiềm ẩn. Một số tiền cụ thể có thể coi là trọng yếu đối với một công ty
có qui mô nhỏ nhưng có thể lại là quá nhỏ đối với một công ty có qui mô lớn. Vì vậy,
việc xem xét áp dụng quy mô tương đối sẽ hợp lý hơn. Quy mô tương đối là mối quan
hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với một số gốc.
Ngoài ra, khi xem xét quy mô của trọng yếu, KTV cần chú ý không chỉ quy mô
tuyệt đối hay tương đối mà còn phải cân nhắc cả sự ảnh hưởng lũy kế của đối tượng
xem xét. Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 “Gian lận và sai sót” có qui
định: “KTV không được cho rằng các gian lận và sai sót xảy ra là đơn lẻ và biệt lập,
trừ khi đã xác định rõ ràng”. Đoạn 07 – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “Tính
trọng yếu trong kiểm toán ”qui định: “KTV cần xem xét khả năng có nhiều sai sót là
tương đối nhỏ nhưng tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Ví dụ, một sai
sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu tiềm tàng
nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng”
Như vậy, để đưa ra một con số hợp lý về mức trọng yếu KTV cần gắn trọng yếu
với từng đối tượng cụ thể, khi đó, quy mô của các khoản mục và nghiệp vụ không chỉ
được đánh giá bằng con số tuyệt đối mà phải xem xét trong mối quan hệ với toàn bộ
đối tượng kiểm toán và cần chú ý tới các ảnh hưởng lũy kế.
Việc xác định tính trọng yếu qua quy mô không phải là dễ dàng chính vì vậy để
xác định đúng nội dung kiểm toán trên phương diện này chúng ta cần quán triệt các
nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, quy mô trọng yếu phải được xác định. Đó là việc xác định trọng yếu
dựa trên các đối tượng nào (Báo cáo tài chính, toàn bộ tài liệu kế toán hay thực trạng
tài chính nói chung) và cũng tùy thuộc vào cả khách thể kiểm toán thuộc loại hình DN
nào (sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, xây lắp hay

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

vận tải…). Vì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm riêng nên việc tìm hiểu
khách hàng là một công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Thứ hai, quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét về quy mô bằng
con số tuyệt đối mà còn phải trong tương quan với các đối tượng kiểm toán khác. Về
định lượng đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so với một cơ sở tính toán
như tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế…Và cũng tùy vào bản chất mà
khi tính toán ta nên cộng dồn hay tách riêng các khoản mục, nghiệp vụ, sai sót có liên
quan.
Thứ ba, quy mô trọng yếu còn phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu của cuộc
kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệp vụ với các chức năng xác minh hay
xác minh, tư vấn….
1.1.2.2. Trọng yếu về mặt định tính
Xác định tính trọng yếu trên phương diện quy mô của khoản mục, nghiệp vụ là
cần thiết nhưng chưa đủ, KTV phải xem xét trên cả phương diện bản chất của khoản
mục, nghiệp vụ đó. Theo nguyên tắc kiểm toán Quốc tế số 25, mục 7 qui định: “ Kiểm
toán viên xem lại cả về mặt định tính và định lượng những sai sót mình quan tâm. Vì
xét về định tính, các sai phạm có thể làm nảy sinh các vấn đề liên quan khác. KTV cần
đề phòng các sai phạm dù nhỏ nhưng có tính dây chuyền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
báo cáo tài chính. Ví dụ một khoản thanh toán không hợp pháp của một khoản mục
tương đối quan trọng có thể coi là một sai lầm nghiêm trọng nếu sai phạm này có tính
dây chuyền dẫn đến các sai phạm về công nợ, lỗ, tài sản và doanh thu.
Vậy, để đánh giá tính trọng yếu có hiệu quả, KTV trước hết cần tùy thuộc vào
loại hình, quy mô DN, am hiểu đặc điểm của loại hình kinh doanh, các biến động có
thể xảy ra. Đồng thời, KTV cần có sự am hiểu tài chính kế toán, các qui định pháp luật
với DN và dựa vào kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra đánh giá
xác đáng.
Các khoản mục nghiệp vụ được coi là trọng yếu bao gồm: các khoản mục,
nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận và các khoản mục có sai sót
hệ trọng (Phụ lục 1).
Như vậy, để đưa ra đánh giá xác đáng về tính trọng yếu làm cơ sở nền tảng cho
quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần quan tâm xem xét tổng thể các yếu tố liên
quan đến bản chất của đối tượng kiểm toán. Đánh giá trọng yếu đặt ra yêu cầu xác
SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 8
Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng
định nội

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 9


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

dung kiểm toán với nguyên tắc không bỏ qua bất các khoản mục, nghiệp vụ có quy mô
lớn và có tính hệ trọng, phản ánh bản chất đối tượng. Theo Nguyên tắc kiểm toán
Quốc tế số 25, mục 7: “Tất cả các khoản mục, nghiệp vụ mang tính bản chất của đối
tượng kiểm toán đều liên quan trực tiếp đến quá trình nhận thức đúng đắn và đầy đủ về
đối tượng kiểm toán, từ đó đưa ra ý kiến kiểm toán”.
1.2. Sự cần thiết phải xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Công việc kiểm toán thường chịu nhiều rủi ro do không phát hiện hết các sai
phạm làm ảnh hưởng đến BCTC, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập và tiến hành
theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hay các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được
chấp nhận, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:
 KTV thường chỉ chọn mẫu để kiểm tra chứ không kiểm tra toàn bộ.

 Việc thu thập các bằng chứng kiểm toán là do KTV cần dựa vào đó để thuyết
phục, chứ không phải nhằm mục đích chứng minh số liệu của BCTC là tuyệt đối chính
xác. Bởi vì, việc chứng minh tuyệt đối chính xác là không thực tế về khía cạnh kỹ
thuật, đồng thời do ảnh hưởng của mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí.
Vì vậy, việc KTV luôn phát hiện ra tất cả các sai lệch trên BCTC là hết sức khó
khăn. Tuy nhiên, KTV phải đảm bảo hợp lý rằng sai lệch nếu còn tồn tại trên BCTC đã
được kiểm toán sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu. Ở đây, “Đảm bảo hợp lý” là khái
niệm liên quan đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết giúp KTV kết luận
rằng không còn sai sót trọng yếu trong BCTC. Khái niệm “Đảm bảo hợp lý” liên quan
đến toàn bộ quá trình kiểm toán (chuẩn mực VSA 200).
Như vậy, việc xác định mức trọng yếu mang tính định hướng cho cả cuộc kiểm
toán, nó giúp KTV :
 Xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các phương pháp kiểm toán.
 Xác định mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính.
 Đánh giá ảnh hưởng của sai sót đến Báo cáo tài chính.
Nếu khâu này có sai sót thì sẽ ảnh hưởng đến toán bộ kết quả của việc kiểm
toán. Vì thế, kiểm toán viên cần thận trọng, xem xét các yếu tố ảnh hưởng nhằm xác
định được mức trọng yếu phù hợp nhất với từng đối tượng cụ thể.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

1.3. Phương pháp xác lập mức trọng yếu


Đánh giá đúng trọng yếu có ý nghĩa quyết định trong quá trình thực hiện kiểm
toán, bởi các thủ tục sau đó được thực hiện đều dựa trên đánh giá đó. Mặc dù tầm quan
trọng của đánh giá trọng yếu đã được xác định rõ ràng, tuy nhiên trọng yếu là một vấn
đề tương đối và việc đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn và khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, vậy nên hiện nay không có
một chuẩn mực, quy định nào hướng dẫn việc thực hiện quy trình này. Trên thực tế,
việc xác lập mức trọng yếu thường được xây dựng bởi các công ty kiểm toán để trợ
giúp cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán, và việc đánh giá thường được
thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán.
1.3.1. Xác lập mức trọng yếu ở mức độ tổng thể Báo cáo tài chính
Theo văn bản số 2 của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ (FASB 2):
Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu là ước lượng tối đa mà kiểm toán viên tin
rằng ở mức đó các báo cáo tài chính có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến quyết
định của những người sử dụng thông tin. Hay nói cách khác, ước lượng ban đầu về
mức trọng yếu chính là tổng hợp tối đa các sai sót chấp nhận được trên các BCTC.
Ở mức độ tổng thể của BCTC, KTV phải ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp
nhận được để đảm bảo rằng BCTC không có các sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu
tổng thể này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc
lợi nhuận.
Kiểm toán viên cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng sau khi xây dựng mức ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu vì nó có thể có tác động lớn đến sự phán xét của kiểm
toán viên:
- Vì tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối và gắn liền với
quy mô của khách hàng nên việc xác nhận một mức ước lượng ban đầu về tính trọng
yếu cho tất cả các khách hàng là điều không thể thực hiện được. Với cùng một mức
quy mô, ở công ty này có thể là trọng yếu nhưng ở công ty khác lại chỉ là một con số
nhỏ.
- Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: Quy mô sai phạm thường được xem là
một yếu tố quan trọng để xác định sai phạm đó có trọng yếu hay không. Chính ví vậy,
việc có được một cơ sở để đánh giá một sai phạm có trọng yếu hay không là một điều
SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1
Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

hết sức cần thiết. Trên thực tế người ta thường dùng các chỉ tiêu như: thu nhập trước
thuế, tài sản lưu động, tổng vốn dài hạn, nợ ngắn hạn… để làm cơ sở đánh giá tính
trọng yếu trong đó thu nhập trước thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất do đây được xem là
khoản mục mang tính thông tin then chốt đối với người sử dụng.
- Yếu tố định tính của tính trọng yếu: Bên cạnh việc xem xét yếu tố định lượng
của tính trọng yếu, kiểm toán viên nên xem xét cả yếu tố định tính. Vì có một số loại
sai phạm đối với người sử dụng này lại quan trọng hơn so với những người sử dụng
khác mặc dù có cùng quy mô sai phạm.
Những yếu tố liên quan đến bản chất của sai phạm cần phải được xem xét khi
tiến hành ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:
- Các gian lận thường được xem là nghiêm trọng hơn các sai sót khi có cùng
quy mô tiền tệ vì nó thường làm ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban giám
đốc hay những người có liên quan.
- Các sai phạm có quy mô nhỏ nhưng lặp đi lặp lại hoặc gây ra tác động dây
chuyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin trên Báo cáo tài chính thì luôn được
xem là sai phạm trọng yếu vì đây là sai phạm mang tính hệ thống.
- Các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập luôn là sai phạm trọng yếu bất kể
quy mô của sai phạm này.

Nhìn chung, dù ở mức độ nào thì việc xác lập mức trọng yếu cũng là một công
việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV và mức ước lượng này có thể thay đổi
bất cứ lúc nào trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV nhận thấy sự thay đổi ở một trong
các yếu tố được dùng để xác định mức ước lượng ban đầu hoặc đơn thuần chỉ do một
quyết định của KTV cho rằng mức ước lượng ban đầu là quá lớn hoặc quá nhỏ.
1.3.2. Xác lập mức trọng yếu đối với từng khoản mục
Đối với từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được chấp nhận
của khoản mục. Số tiền này được tính dựa trên mức trọng yếu tổng thể của BCTC.
Việc phân bổ cụ thể cho từng khoản mục còn tùy thuộc vào chính sách của từng công
ty. Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thì KTV vẫn thường dựa trên kinh nghiệm

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

của mình về đơn vị cũng như đánh giá khả năng sai sót và chi phí thực hiện kiểm tra
đối với khoản mục để xác lập mức trọng yếu cho khoản mục đó.
Những sai lệch dự kiến có khả năng xuất hiện ngẫu nhiên, không đồng thời với
nhau, chúng có thể bù trừ lẫn nhau khi tác động đến các chỉ tiêu tổng thể, nên dù việc
phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục là tương đối an toàn, nhưng cách
làm này lại bị phê phán.
Trên thực tế, các KTV sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác lập mức trọng
yếu cho từng khoản mục. Ví dụ, KTV nhân mức trọng yếu tổng thể với một hệ số (1.5
- 2) trước khi phân bổ hay có thể tính mức trọng yếu khoản mục bằng tỷ lệ phần trăm
của mức trọng yếu tổng thể (50% - 70%).
1.3.3. Các phương pháp tính mức trọng yếu kế hoạch
Theo Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320
(VSA 320), thông thường, trong thực tế kiểm toán, có 4 cách thức áp dụng tỷ lệ % để
tính toán mức trọng yếu như sau:
1.3.3.1. Áp dụng tỷ lệ đơn nhất
Thường được áp dụng cho các thay đổi tài chính đơn lẻ để tính mức trọng yếu .
Một công ty kiểm toán sẽ cung cấp từ ba đến bốn nguyên tắc và cho phép KTV có thể
lựa chọn nguyên tắc thích hợp để áp dụng trong quá trình kiểm toán. Đồng thời KTV
cũng xem xét, đánh giá các nhân tố định tính để vận dụng cho thích hợp. Đây là cách
thường được KTV sử dụng nhất. Sau đây là ví dụ về các chỉ tiêu cơ sở thường được sử
dụng ở các công ty kiểm toán lớn quốc tế:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu thường được sử dụng để xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu Tỉ lệ

Lợi nhuận trước thuế 5% → 10%

Tổng doanh thu 0,5% → 1%

Tổng tài sản 1% → 2%

Vốn chủ sở hữu 1% → 5%

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

1.3.3.2. Áp dụng tỷ lệ tùy theo quy mô của đơn vị được kiểm toán
Tương tự như trên nhưng khác ở chỗ nguyên tắc này cung cấp một phạm vi cụ
thể cho các mức trọng yếu khác nhau. KTV sẽ đánh giá nhân tố định tính để xác định
mức trọng yếu , chọn phạm vi thích hợp cho mức trọng yếu . Ví dụ, theo nghiên cứu
của Thomas E.McKee và Aasmund Eilifsen trình bày trong “ Current Materiality
Guidance for Auditors”, ta có các tỷ lệ:
 2% - 5% Lợi nhuận gộp nếu Lợi nhuận gộp nhỏ hơn 20.000USD
 1% - 2% Lợi nhuận gộp nếu Lợi nhuận gộp nằm trong khoảng 20.000USD –
1.000.000 USD
 0.5% - 1% Lợi nhuận gộp nếu Lợi nhuận gộp nằm trong khoảng 1.000.000
USD và 100.000.000 USD
 0.5% nếu Lợi nhuận gộp vượt trên 100.000.000 USD
1.3.3.3. Áp dụng phương pháp bình quân
Là phương pháp lấy bình quân của bốn hoặc năm các mức trọng yếu của
nguyên tắc đơn lẻ. Đây là phương pháp gián tiếp khi xem xét các nhân tố định tính.
1.3.3.4. Áp dụng công thức có sẵn
Là phương pháp sử dụng công thức được quyết định từ sự phân tích thống kê
của các mức trọng yếu đối với cỡ mẫu lớn của các công ty. Từ các mức trọng yếu đơn
lẻ trong cỡ mẫu này được quyết định thông qua các nguyên tắc thường áp dụng, công
thức này là một hình thức khác của phương pháp bình quân. Ví dụ sau đây là công
thức xác định mức ọng
t yếu của hã ng iểm
k án tK PM

= . max à ả , ℎ ℎ

Trong đó:
 β là một hằng số không âm, thông thường thì β >1, (KTV thường sử
dụng β = 1,84)
 α làm một hằng số nằm giữa 0 và 1, 0 < α <1 (trong nhiều trường hợp thì
α=2/3)
 i= 1,2,…,N cho mỗi Tài sản, Doanh thu..vv..
 β và α được KTV xét đoán tùy thuộc vào quy mô của mỗi khách hàng

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

1.4. Mối quan hệ giữa trọng yếu và các nhân tố khác


Trong các định nghĩa về trọng yếu cũng như trong quá trình kiểm toán, khi nói
đến trọng yếu thì người ta thường gắn liền với đó là các sai sót, sai phạm trọng yếu.
Sai sót hay sai phạm trọng yếu trong BCTC là việc trình bày thông tin tài chính phản
ánh thực trạng tài chính của thực thể kinh tế không đầy đủ, không chính xác dẫn đến
những người sử dụng BCTC đưa ra quyết định sai lầm.
1.4.1. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Đó là mối
quan hệ tỷ lệ nghịch. Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược
lại nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được giảm xuống thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng
lên vì khi đó giá trị sai sót có thể bỏ qua giảm xuống. Mối quan hệ này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm
toán sẽ áp dụng.
Không những thế cả trọng yếu và rủi ro kiểm toán đều ảnh hưởng đến tính đầy
đủ của bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Đó là mối quan hệ tỷ lệ thuận: nếu mức độ
trọng yếu và mức độ rủi ro kiểm toán càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần
thu thập càng nhiều.
Bảng 1.2: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với bằng chứng phải thu thập1
SL bằng
Trường Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro
chứng cần
hợp kiểm toán tiềm tàng kiểm soát phát hiện
thu thập
1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp
2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình
3 Thấp Cao Cao Thấp Cao
4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
Số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ phải nhiều lên khi kiểm toán các khoản mục
có tính trọng yếu cao. Chẳng hạn, khi kiểm toán một đơn vị sản xuất thì số lượng bằng
chứng kiểm toán cần thu thập để đạt được mục tiêu kiểm toán đối với hàng tồn kho
bao giờ cũng phải lớn hơn so với số lượng bằng chứng cần thu thập cho khoản trả
trước. Và

1
Alvin A.Arens, Đặng Kim Cương dịch,(2000), Kiểm toán, (NXB Thống Kê), pp. 194

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

cũng tương tự như với tính trọng yếu, thông thường số lượng bằng chứng kiểm toán
cần thu thập sẽ tăng lên trong những trường hợp có nhiều khả năng sai phạm.
1.4.2. Trọng yếu và xét đoán nghề nghiệp KTV
Việc xác lập mức trọng yếu là vấn đề thuộc về sự xét đoán nghề nghiệp của
KTV, nghĩa là trong từng trường hợp cụ thể, KTV dựa vào kinh nghiệm và sự xét đoán
của mình để xác định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ngoài ra, KTV còn
cần phải cân nhắc giữa sự hữu hiệu và chi phí kiểm toán, bởi vì thiết lập một mức
trọng yếu thấp hơn tuy sẽ làm tăng khả năng phát hiện sai lệch nhưng đồng thời cũng
làm cho chi phí kiểm toán tăng lên.
Ví dụ, một sai lệch dù nhỏ nhưng KTV có thể đánh giá nó là trọng yếu vì sai
lệch đó theo đánh giá của KTV có hàm chứa rủi ro xảy ra gian lận.
1.5. Vận dụng mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thông thường, quy trình để đánh giá trọng yếu trong quá trình tiến hành một
cuộc kiểm toán gồm các bước được thực hiện theo phương pháp từ trên xuống thể hiện
qua sơ đồ sau:

Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho tổng thể Báo cáo tài chính

Phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của tổng thể
Bước 2 Báo cáo tài chính cho các khoản mục

Bước 3 Ước tính tổng số sai trong bộ phận

Bước 4 Ước tính sai số kết hợp

So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xem
Bước 5
xét lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Sơ đồ 1.1: Quy trình chung để đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Quy trình đánh giá mức trọng yếu trong một cuộc kiểm toán bao gồm 5 bước
như Sơ đồ 1.1. Trong đó Bước 1 và Bước 2 được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch,
các bước còn lại được thực hiện ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. Sau đây chỉ trình bày
2 bước đầu tiên thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
1.5.1. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho tổng thể Báo cáo tài chính
Đây là bước công việc được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Sở dĩ, cần phải xây dựng ước lượng ban đầu là do hai khía cạnh:
Thứ nhất là, xây dựng ước lượng ban đầu về trọng yếu có tác dụng trợ giúp cho
KTV trong việc lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán. Nếu ước lượng sơ bộ
ban đầu về mức trọng yếu thấp, rủi ro có sai phạm xảy ra là cao, để hạn chế rủi ro thì
KTV phải lập kế hoạch thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán đảm bảo tính đầy đủ và
có hiệu lực để đưa rủi ro xuống mức thấp nhất.
Thứ hai là, do KTV không thể thực hiện kiểm toán toàn bộ đối tượng kiểm toán
nên việc ước lượng giúp KTV có thể đưa ra ý kiến hợp lý dựa trên các khía cạnh trọng
yếu, nó cho phép KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong khi BCTC có thể vẫn
còn những sai phạm không trọng yếu.
Việc tính toán mức ước lượng sơ bộ về trọng yếu đòi hỏi kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn, óc xét đoán nghề nghiệp của KTV và thường mang tính chất chủ quan.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện và các chỉ tiêu được dùng cơ sở phải tuân thủ theo
hướng dẫn kiểm toán của từng công ty kiểm toán. Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu
được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch, vì vậy, mỗi khi phát sinh những sự kiện
mới đối với công ty khách hàng, KTV có thể thay đổi đánh giá của KTV về rủi ro xảy
ra sai sót, và do đó thay đổi ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu. Hoặc khi cơ sở dùng
để làm cơ sở xác định mức trọng yếu thay đổi thì ước lượng sơ bộ cũng thay đổi.
Ước lượng ban đầu cũng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào ảnh hưởng của các
yếu tố định tính có liên quan tới cuộc kiểm toán như: kinh nghiệm kiểm toán từ
những lần trước, điều kiện môi trường kinh doanh…
Hướng dẫn cho quá trình ước lượng sơ bộ về trọng yếu, Chuẩn mực Kiểm toán
Quốc tế số 320 và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “Tính trọng yếu trong kiểm
toán”, có ghi: “Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở thời điểm lập kế
hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác so với kết quả đánh giá ở các thời điểm khác

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

nhau trong quá trình kiểm toán. Sự khác nhau này là do sự thay đổi hoàn cảnh thực tế
hoặc sự thay đổi về hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểm toán dựa trên kết quả kiểm
toán thu thập được như trường hợp lập kế hoạch kiểm toán trước khi kết thúc năm tài
chính. Khi đó, KTV đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán căn cứ trên dự toán
kết quả hoạt động và tình hình tài chính của DN. Nếu tình hình tài chính thực tế và kết
quả hoạt động của DN có sự khác biệt đáng kể so với dự tính thì việc đánh giá trọng
yếu và rủi ro kiểm toán có sự thay đổi. Hơn nữa, trong khi lập kế hoạch kiểm toán,
KTV thường ấn định mức trọng yếu có thể chấp nhận được thấp hơn so với mức sử
dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm tăng khả năng phát hiện sai sót ”.
Do tính chủ quan trong đánh giá trọng yếu nói chung và ước lượng sơ bộ nói
riêng nên trong quá trình ước lượng sơ bộ, KTV nên quan tâm đến hai khía cạnh:
Thứ nhất, KTV phải nhất quán tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là
khái niệm tuyệt đối. Do đó, một ước lượng là trọng yếu đối với công ty này nhưng
không là trọng yếu với công ty khác.
Thứ hai, KTV phải xác định cơ sở ước lượng sơ bộ phù hợp. Cơ sở xác định tùy
thuộc vào từng công ty nhưng phải mang tính chất đại diện cho toàn bộ BCTC. Với
cùng một công ty thì cần căn cứ vào điều kiện hoạt động cụ thể, khi công ty mới đi vào
hoạt động có thể dùng chỉ tiêu tổng tài sản, nhưng khi công ty đã đi vào hoạt động ổn
định, chỉ tiêu tổng doanh thu sẽ phù hợp hơn. Có 5 chỉ tiêu thường được lựa chọn làm
cơ sở xác định mức trọng yếu sơ bộ là: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận gộp, tổng tài
sản, tổng doanh thu và vốn chủ sở hữu.
Việc sử dụng tổng tài sản hoặc tổng doanh thu sẽ có lợi thế đối với một số công
ty có những yếu tố này tương đối ổn định, ít biến động qua các năm hơn so với lợi
nhuận trước thuế. Sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế làm cơ sở sẽ nảy sinh khó
khăn khi công ty có lợi nhuận dao động đáng kể qua các năm, khi lợi nhuận xuống
thấp, mức trọng yếu được quá nhỏ so với quy mô của công ty, sử dụng mức này sẽ làm
cho phạm vi của cuộc kiểm toán mở rộng ra rất nhiều, dẫn đến tốn kém chi phí không
cần thiết. Đối với công ty đăng ký trên thị trường chứng khoán, trong trường hợp thuế
thu nhập giảm xuống mức danh nghĩa hoặc lỗ thì KTV có thể sử dụng chỉ tiêu thay thế
như vốn cổ phần để tính toán mức trọng yếu .

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Thông thường, các cuộc kiểm toán diễn ra trước ngày kết thúc niên độ kế
toán nên các chỉ tiêu chủ yếu trên BCTC như doanh thu, lợi nhuận... chưa xác định
được nên KTV thường phải suy rộng các chỉ tiêu này một cách hợp lý để làm cơ sở
xác lập trọng yếu. Người ta thường sử dụng bảng tính sau để tính ước lượng trọng
yếu ban đầu:
Bảng 1.3: Bảng tính mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu2

Ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu

Cơ sở tính Tối thiểu Tối đa

Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền

Thu nhập từ hoạt động trước thuế 5 10

Tài sản lưu động 5 10

Tổng cộng tài sản 3 6

Nợ ngắn hạn 5 10

1.5.2. Phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của tổng thể Báo cáo tài
chính cho từng khoản mục
Sau khi KTV đã có ước lượng ban đầu về trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV
cần phân bổ mức ước lượng cho từng khoản mục trên BCTC. Đó chính là sai sót có
thể chấp nhận được cho từng khoản mục. Sai sót có thể chấp nhận được là một mức
mà theo đó, nếu sai sót xảy ra với một khoản mục cụ thể lớn hơn mức đó thì khoản
mục đó bị sai phạm trọng yếu.
Trong quá trình đánh giá trọng yếu, KTV phải phân bổ ước lượng ban đầu cho
các khoản mục vì KTV sẽ tiến hành các thủ tục để thu thập bằng chứng cho từng
khoản mục, bộ phận trên BCTC chứ không thể cho BCTC nói chung, bởi mỗi khoản
mục có những đặc điểm riêng, hệ thống kiểm soát riêng.

2
Alvin Arren, Đặng Kim Cương dịch,(2000), Kiểm toán, (NXB Thống Kê), pp. 179

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 1


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Khi tiến hành phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các bộ phận, KTV sẽ thực
hiện phân bổ trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, phân bổ được
chú trọng cho các khoản mục quan trọng, bởi khi đưa ra ý kiến về BCTC được kiểm
toán thì KTV sẽ phải xem xét trên từng khoản mục.
Việc phân bổ ước lượng được thực hiện theo cả hai hai chiều hướng mà các sai
phạm có thể xảy ra: đó là tình trạng khai khống (số liệu trên sổ sách lớn hơn số liệu
trên thực tế) và tình trạng khai thiếu (số liệu trên sổ sách nhỏ hơn số liệu trên thực tế).
KTV thường tiến hành phân bổ trước cho các khoản mục mà nếu có sai sót xảy ra thì ít
có ảnh hưởng lũy kế đến các khoản mục khác; với khoản mục bao gồm nhiều khoản
mục chi tiết như hàng tồn kho, KTV sẽ phân bổ cho khoản mục tổng hợp trước rồi mới
phân bổ cho các tiểu khoản.
Cơ sở để tiến hành phân bổ là:
Thứ nhất, KTV căn cứ vào bản chất, quy mô của các bộ phận, rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ cho các khoản mục. Nếu các khoản mục có
quy mô lớn, phức tạp, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao thì
nguy cơ sai sót đối với khoản mục lớn, do đó mức trọng yếu cần phân bổ cho khoản
mục sẽ thấp . Ngược lại, khi hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động tốt, rủi ro xảy
ra là thấp thì mức trọng yếu có thể được phân bổ cao hơn. Kinh nghiệm của KTV
trong các cuộc kiểm toán trước đó sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá khách hàng và hệ
thống KSNB của khách hàng để từ đó phân bổ trọng yếu.
Thứ hai, chi phí kiểm toán đối với khoản mục, ví dụ chi phí để thu thập bằng
chứng về hàng tồn kho bao giờ cũng chiếm chi phí lớn hơn chi phí thu thập bằng
chứng về công nợ nên sai số có thể chấp nhận được với hàng tồn kho có thể cao hơn
sai số có thể chấp nhận được đối với công nợ.
Có thể minh hoạ cách trình bày bước phân bổ này như sau (cho các tài khoản
trong mục tài sản lưu động):

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Bảng 1.4: Bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục3

Sai số có thể chấp nhận


Tài khoản
Sai số thừa Sai số thiếu

 Tiền
 Các khoản phải thu
 Hàng tồn kho
 Chi phí trả trước
 Tài sản cố định
 ….
 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Việc phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân
đối kế toán nhằm giúp KTV xác định được các bằng chứng kiểm toán thích hợp cần
thu thập cho các khoản mục đó. Ngoài việc thu thập được các bằng chứng kiểm toán
đầy đủ và có tính hiệu lực cao, mục tiêu của quá trình phân bổ này phải nhằm tối thiểu
hóa chi phí kiểm toán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Như vậy, để quá trình đánh giá trọng yếu được hiệu quả, KTV phải có đủ kinh
nghiệm, trình độ và óc xét đoán nghề nghiệp. Bên cạnh các hướng dẫn mang tính chỉ
đạo của công ty kiểm toán, KTV cần tuân thủ các qui định khác có liên quan. Quá
trình đánh giá cần được thực hiện một cách linh hoạt mỗi khi có những thông tin thay
đổi từ phía khách hàng để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm
toán.

3
Alvin Arren, Đặng Kim Cương dịch,(2000), Kiểm toán, (NXB Thống Kê), pp. 180

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU


VÀ VẬN DỤNG VÀO QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC


2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC


Tên viết tắt : AAC
Tên giao dịch đối ngoại: Auditing and Accounting Co., Ltd.
Trụ sở chính : 217 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Điện thoại : (84) 0511 3 655 886
Fax : (84) 0511 3 655 887
E-mail : aac@dng.vnn.vn
Website : http://www.aac.com.vn
Logo :

Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (gọi tắt là AAC) có trụ sở chính đặt
tại 217 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán
thành lập sớm nhất ở Việt Nam. AAC là công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài
chính được thành lập trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và
Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tiền thân
là công ty kiểm toán DAC, trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghề
kiểm toán từ năm 1991, đó là: Chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và
Chi nhánh công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) tại khu vực Miền
Trung và Tây Nguyên.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển của công ty, Bộ Tài chính đã có
quyết định số 139/2000/QD-BTC ngày 06/09/2000 về việc đổi tên “Công ty kiểm toán
Đà Nẵng-DAC” thành “Công ty kiểm toán và kế toán AAC”.
Đến năm 2007 theo quyết định 1335/QĐ-BTC ngày 02/04/2007 của bộ tài
chính thì công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ DN nhà nước sang công ty TNHH
hạn hai thành viên trở lên.
Ngày 6/1/2008, AAC đã được Hội đồng xét trao giải “Thương mại Dịch vụ -
Top Trade Services 2007” - Bộ thương mại bình chọn là một trong 06 công ty kiểm
toán được nhận giải/cúp “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007”. Giải
thưởng này được trao cho những DN tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương
mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, đã có những đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành thương mại dịch
vụ nói riêng, trong đó có dịch vụ kế toán, kiểm toán. Giải thưởng “Top Trade Service
2007” một lần nữa góp phần làm phong phú thêm bảng thành tích mà AAC đã đạt
được trong những năm qua, đặc biệt là tăng cường vị thế, uy tín và thương hiệu của
AAC trên thị trường dịch vụ kiểm toán và kế toán.
Tháng 9/2008, “Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” trở thành thành
viên của hãng kiểm toán quốc tế “Polaris International”.
Năm 2009 cũng là năm thứ ba AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt
Nam chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và
tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam theo Quyết định số 02/2009/QĐ-UBCK
ngày 02/01/2009.
Cho đến nay, AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế IGAF Polaris có trụ
sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 385 thành viên hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên toàn thế
giới.
AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại
hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa
chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện. Trong nhiều năm liền, AAC được
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ
chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam, được Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho phép kiểm toán các tổ chức Tín dụng-Ngân hàng hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Hiện tại AAC đã và đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho
hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc. Theo thống kê của Hội KTV hành nghề Việt
Nam (VACPA), AAC nằm trong nhóm 10 công ty kiểm toán có số lượng khách hàng
lớn nhất tính trên hơn 160 Công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Khách
hàng của AAC là các DN, tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả
nước; bao gồm hơn 50 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, 200 công ty đại
chúng, 150 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
2.1.2. Phương châm hoạt động và phương hướng phát triển
AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề
cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong
các giao kết dịch vụ.
Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần
thiết để tổ chức điều hành hoạt động của DN và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp
với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi
ro cho DN để DN phát triển được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
AAC thực hiện kiểm toán theo đúng Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt
Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt
động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam.
AAC có tỉ trọng cao nhất về số lượng KTV cấp quốc gia trên tổng số nhân viên
chuyên nghiệp so với tất cả các công ty kiểm toán trong và ngoài nước đang hoạt động
tại Việt Nam. Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay là hơn 150 người. Đội ngũ
KTV của AAC được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉa, Pháp, Ai-len, Úc,
Nhật Bản,...,5% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường
đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ...) và có nhiều năm kinh
nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc
tế. 100% đội ngũ KTV và Trợ lý KTV cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các
Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua chương trình
hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO – TAPVIET do Cộng đồng Châu
Âu tài trợ.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

AAC nhờ có đội ngũ chuyên nghiệp chất lượng cao, ý thức trách nhiệm đối với
khách hàng như đối với chính bản thân mình, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng nên
trong quá trình hoạt động luôn được các nhà đầu tư tín nhiệm và đánh giá cao về chất
lượng phục vụ cũng như được sự công nhận của các cơ quan chức năng như Uỷ ban
chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước,…
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động
Bốn năm sau thời gian chuyển đổi từ DN Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính
sang mô hình Công ty TNHH hoạt động độc lập, AAC đã từng bước khẳng định năng
lực và uy tín của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam. Hoạt động của AAC ngày
càng đi vào chiều sâu với sự chú trọng vào các lĩnh vực dịch vụ mang tính giá trị gia
tăng cao như tư vấn tài chính, tư vấn thuế, dịch vụ tin học, tư vấn quản lý và đào tạo
song song với việc không ngừng hoàn thiện các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo truyền
thống:
Dịch vụ kiểm toán:
Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh của AAC. Các dịch vụ
kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:
 Kiểm toán báo cáo tài chính
 Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế
 Kiểm toán hoạt động
 Kiểm toán tuân thủ
 Kiểm toán nội bộ
 Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước
 Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 Kiểm toán báo cáo dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Dịch vụ kế toán:
 Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán
 Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán
 Lập các Báo cáo tài chính định kỳ
 Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS
 Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Dịch vụ tư vấn thuế:
 Đăng ký & kê khai thuế
 Tư vấn kế hoạch thuế
 Cung cấp các văn bản thuế có liên quan
SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2
Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Tư vấn quản lý và đào tạo:


 Đăng ký chế độ kế toán DN
 Tư vấn thực hành kế toán
 Tư vấn đầu tư & thủ tục cấp phép
 Tư vấn thành lập DN
 Tư vấn xác định giá trị & cổ phần hoá DN
 Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán
 Tư vấn tài chính
 Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng
 Tổ chức lớp thực hành kế toán
 Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kiểm toán
 Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ
 Tổ chức lớp ôn tập & cấp chứng chỉ hành nghề kế toán
 Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán
Dịch vụ tin học:
 Cung cấp và tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán và
quản lý
 Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học
 Các dịch vụ khác có liên quan
2.1.4. Mạng lưới khách hàng
AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại
hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa
chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán. các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán...
Hiện tại AAC đã và đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho
hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc. Theo thống kê của Hội Kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam (VACPA) trong năm 2010, AAC nằm trong nhóm 10 Công ty kiểm
toán có số lượng khách hàng lớn nhất tính trên hơn 160 Công ty kiểm toán đang hoạt
động tại Việt Nam. Khách hàng của AAC là các DN, tổ chức và cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế trong cả nước; bao gồm hơn 50 Công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán, 200 Công ty đại chúng, 150 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ
chức quốc tế.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý


Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng. Mô
hình này giảm thiểu chi phí hành chính, giảm các bộ phận trung gian trong quá trình
quản lý. Các kế hoạch, chiến lược hoạt động của ban giám đốc được phổ biến thẳng
xuống cho các bộ phận thực thi và ngược lại mọi sự phản hồi từ các bộ phận triển khai
hoạt động cũng được Ban giám đốc nắm bắt nhanh chóng.
Do mục tiêu hoạt động hướng vào khách hàng, Công ty thực hiện việc phân
chia phòng ban theo mục đích phục vụ khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách
nhiệm cung cấp một loại hình dịch vụ nhất định cho khách hàng nhờ đó mà chất lượng
dịch vụ cung cấp sẽ đựơc nâng cao do sự am hiểu khách hàng và chuyên môn hoá
trong công việc cũng như việc quy trách nhiệm trong quản lý.

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ KHỐI PHÓ TGĐ KHỔI


KIỂM TOÁN XDCB KIỂM TOÁN BCTC

PHÒNG
KHỐI KIỂM TOÁN CHINHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN KHỔI KIỂM TOÁN
XDCB TƯ VẤN - TP. HCM HÀNH CHÍNH BCTC
ĐÀO TẠO

Ban kiểmPhòngPhòngBan kiểmPhòngPhòngPhòngPhòng soát chấtkiểm toánkiểm toánsoát chấtkiểm to

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý AAC

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

T. GĐ
Phó T. GĐ

GĐ các khối

Trưởng phòng và quản lý

Kiểm toán viên chính (Sau khi có chứng chỉ Kiểm toán viên)
Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 (Người làm việc được 3 năm trở lên)
Trợ lý kiểm toán viên cấp 2 (Người làm việc được 2 năm trở lên)
Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 (Từ khi được tuyển dụng chính thức đến 1 năm sau đó)

Sơ đồ 2.2: Tổ chức nhân sự AAC


 Tổng giám đốc: Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty:
Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty.
 Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty.
 Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm
quan trọng.
 Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện.
 Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
 Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc
kiểm toán hoặc ủy quyền lại.
 Phó tổng giám đốc:
 Phó giám đốc được phân công uỷ quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên
quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ.
 Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về
những vấn đề được phân công và uỷ quyền.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Giám đốc các khối:


 Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ, nhân sự, hành chính, tổ chức phối hợp
công việc thực hiện giữa các nhóm làm việc trên hai lĩnh vực hoạt động Xây
dựng cơ bản và Báo cáo tài chính.
 Trưởng, phó phòng:
 Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan
trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh
đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa
Tổng Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách
nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận
các vấn đề về công việc hành chính.
 Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng
phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và
thực hiện các công việc do trưởng phòng uỷ quyền.
 Kiểm toán viên chính:
 Giám sát công việc của các trợ lý.
 Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán.
 Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự
cho các cuộc kiểm toán.
 Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.
 Trợ lý kiểm toán viên: Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm
toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp
Quốc gia. Tùy vào năng lực, thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba
cấp:
 Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được
trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ,
những người mới tốt nghiệp các trường các trường kinh doanh, các trường
đại học và những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực
kiểm toán và kế toán có thể làm việc cho công ty với tư cách là một trợ lý
mới vào nghề.
 Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai
năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó.
 Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm, có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 2


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng
toán.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

2.2. Thực trạng việc xác lập mức trọng yếu trong quy trình kiểm toán Báo
cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
2.2.1. Khái quát quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm
toán, đồng thời để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho
kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, quy trình kiểm
toán BCTC do AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực
hiện kiểm toán và Hoàn thành cuộc kiểm toán.
2.2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Quy trình lập kế hoạch kiểm toán ở AAC được mô ta qua sơ đồ sau đây:

Tìm hiểu thông tin hay


cập nhật thông tin Hệ thống KSNB
Khách hàng Hệ thống Kế toán

Ký kết hợp đồng kiểm toán

Phân tích
báo cáo tài chính

Thảo luận
về kế hoạch kiểm toán
Tham chiếu cuộc kiểm toán năm trước

Kế hoạch kiểm toán

Tài liệu và thông tin yêu cầu khách hàng lập

Kiểm tra kế hoạch kiểm toán

Sơ đồ 2.3: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán ở AAC

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán là giúp KTV xác định vùng có rủi ro
cao thông qua đó thiết kế được thủ tục kiểm toán hiệu quả. Việc lập kế hoạch được
một KTV giàu kinh nghiệm thực hiện tuỳ theo quy mô của công ty khách hàng và
phân công nhân sự của ban giám đốc công ty. Trong giai đoạn lập kế hoạch KTV
thường phải thực hiện các bước công việc sau:
Thứ nhất, chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng: Công việc này
đòi hỏi KTV phải xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách
hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng như tính chính trực,
tuân thủ của Ban Giám đốc. Công việc này cũng được tiến hành khác nhau với các đối
tượng khách hàng:
Đối với các khách hàng mới thì đòi hỏi KTV phải xem xét kỹ lưỡng. Trước tiên
KTV phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, lý do thay đổi công ty kiểm
toán (ví dụ do phí kiểm toán đắt), tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh của khách hàng có thuộc phạm vi, chuyên môn kiểm toán của
công ty không). KTV có thể gửi thư cho KTV tiền nhiệm tìm hiểu lý do rút lui khỏi
hợp đồng đề phòng tự rút lui vì rủi ro. Sau đó KTV phải tiếp tục đánh các các yếu tố
tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của cuộc kiểm toán: KTV phải xem xét
công ty mình có cung cấp cho khách hàng các khoản vay, đảm bảo không; hay có lợi
ích tài chính gắn liền với kết quả hoạt động của công ty khách hàng không; rồi phí của
cuộc kiểm toán của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của công ty
không (nếu tỷ lệ phí kiểm toán của khách hàng trên tổng doanh thu chiếm một khoản
đáng kể thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính độc lập của cuộc kiểm toán do công ty kiểm
toán sợ mất khách hàng sẽ mất doanh số). Tiếp theo, KTV cần phải lựa chọn các KTV
có chuyên môn phù hợp sẽ tham gia kiểm toán cho khách hàng, sau khi đã chọn xong,
KTV cần phải đánh giá tính độc lập của các thành viên sẽ tham gia nhóm kiểm toán,
KTV cần xem xét kỹ các nguy cơ: Tư lợi/Tự soát xét/Biện hộ/Thân thuộc, nếu có bất
cứ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến tính độc lập thì phải tìm biện pháp khắc phục. Ngoài
ra, KTV còn phải đánh giá các yếu tồ rủi ro tiềm tàng khác như: mâu thuẫn lợi ích giữa
các khách hàng; ý kiến kiểm toán năm trước ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán năm
nay (nếu có); tính chính trực và tuân thủ của Ban Giám đốc; các khó khăn trong kinh
doanh, các nhân tố tranh chấp, kiện tụng có thể có của khách hàng; độ tin cậy của hệ
thống KSNB; tính chất phức tạp của hệ thống kế toán và BCTC. Sau khi hiểu biết về

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

tất cả những nhân tố trên, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro của cuộc kiểm toán để
xem xét có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng không, nếu rủi ro là có thể
chấp nhận được thì hai bên sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán, nếu rủi ro được xác
định là quá lớn, công ty kiểm toán phải từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Đối với các khách hàng cũ thì KTV tiếp tục đánh giá tính độc lập của cuộc
kiểm toán dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia và các dịch vụ mà công ty kiểm toán
có cung cấp cho khách hàng. Nếu công ty kiểm toán và khách hàng trong năm trước đã
có bất đồng về ý kiến kiểm toán hay chi phí kiểm toán thì yếu tố này cũng cần phải
thống nhất lại cho thoả đáng trước khi tiếp tục cung cấp dịch vụ đề phòng rủi ro. Nếu
công ty kiểm toán đồng ý cung cấp tiếp dịch vụ thì hợp đồng sẽ được ký kết.
Thứ hai, tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: Trước khi bước vào
thực hiện kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch này các KTV phải tiến hành thu thập
những hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu được các sự kiện,
giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó
giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Thứ ba, tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng: KTV
phải tìm hiểu về chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, tìm hiểu các chu trình kinh
doanh quan trọng của đơn vị mà cụ thểlà xác định và hiểu được các giao dịch, sự kiện
liên quan tới chu trình này, đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục
kiểm soát chính của chu trình, quyết định là có thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với
chu trình này hay không, và nếu có thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp có
hiệu quả. Các chu trình kinh doanh thường được tìm hiểu trong bước công việc này là:
 Chu trình bán hàng và thu tiền
 Chu trình mua hàng và thanh toán
 Chu trình hàng tồn kho- giá thành- giá vốn
 Chu trình lương và khoản trích theo lương
 Chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản
Thứ tư, phân tích sơ bộ BCTC: Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính bao gồm phân
tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả trên bảng
phân tích này giúp KTV nhìn nhận DN một cách toàn diện, KTV có thể chuẩn đoán
khu vực có thể sai sót làm trọng tâm cho cuộc kiểm toán, từ đó có thể xác định nội
dung thời gian và phạm vi sử dụng các phương pháp kiểm toán.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Thứ năm, đánh giá chung về hệ thống KSNB và trao đổi với Ban Giám đốc về
gian lận: Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo
chính sách của công ty kiểm toán để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức
trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại đơn vị KH và có trách nhiệm xác định lại
mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công
việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Mẫu Đánh giá hệ thống
KSNB được trình bày ở Phụ Lục 2.
Thứ sáu, xác định mức trọng yếu kế hoạch: KTV xem xét hoạt động kinh doanh
của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro của các vùng kiểm toán, từ
đó xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu cho các vùng kiểm toán chính.
Cuối cùng, tổng hợp kế hoạch kiểm toán: Sau khi thực hiện tất cả các bước
công việc trên KTV tiến hành tổng hợp tất cả các vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện
kiểm toán, và đây cũng là công cụ để giao tiếp hiệu quả giữa thành viên Ban Giám đốc
và thành viên nhóm kiểm toán. Đó là tổng hợp các thông tin về tình hình kinh doanh
của đơn vị, những rủi ro kinh doanh đơn vị KH thường gặp, đánh giá sơ bộ hệ thống
kiểm soát, chính sách kế toán của KH, những thay đổi pháp luật ảnh hưởng đến
BCTC, khả năng hoạt động của KH. Và các nội dung khác như nhân viên kiểm toán và
chuyên gia thực hiện hợp đồng này, nội dung thời gian phạm vi của các thủ tục kiểm
toán, bảng thiết kế về chương trình kiểm toán đó là các thủ tục cần thực hiện đối với
từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán, thời gian hoàn thành, phân công lao
động giữa các kiểm toán viên, các tài liệu thông tin liên quan khác cần sử dụng.
2.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện từng bước các công việc đã đề ra
trong kế hoạch kiểm toán. Giai đoạn này kiểm toán viên sẽ có các biện pháp kiểm toán
phù hợp với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, đưa ra
ý kiến xác thực về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Các công việc
được thực hiện giai đoạn này:
 Quy định nhiệm vụ của từng thành viên:
Trưởng đoàn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm toán, thực hiện các
nhiệm vụ là trao đổi với khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ, sổ
sách…liên quan. Trưởng đoàn sẽ đánh giá mức trọng yếu của từng vấn đề, từng quy
trình mỗi nghiệp vụ phát sinh và phân công cho từng thành viên cho phù hợp.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: mỗi giấy làm việc
đều phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu đúng với quy định của công ty
để dễ dàng trong việc kiểm tra, lưu trữ hồ sơ.
 Các ký hiệu được thống nhất sử dụng trên giấy làm việc:
Bảng 2.1: Các ký hiệu sử dụng trên giấy làm việc của AAC 4

NỘI DUNG, Ý NGHĨA KÝ HIỆU MÀU SẮC

Đã đối chiếu với số dư năm trước. ☑ Xanh


Đã đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết. ☑ Xanh

Đã kiểm tra chứng từ gốc hoặc các tài liệu có liên quan. Xanh
Đã thực hiện cộng dồn. Xanh
Đã kiểm tra lại các phép tính số học. Xanh
…
Giải thích cho số liệu cần làm rõ. Xanh
∅ Đỏ
Đã gửi thư xác nhận.
Đã được bên thư ba xác nhận, đã nhận được thư phúc ⊗ Đỏ
đáp. Số liệu khớp đúng, đồng ý với thư xác nhận.
Đã đếm, đã xem xét tài sản vật tư trực tiếp vào thời © Xanh
điểm kiểm toán.
Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh. Cần bổ sung chứng
W Xanh
từ hoặc các tài liệu khác có liên quan (ghi rõ người đã
bàn luận).
Không cần theo dõi nữa, đã điều chỉnh hoặc bổ sung
Xanh
chứng từ gốc.
W
Bút toán điều chỉnh số  trang giấy làm việc. Đỏ
Đã bàn luận và trao đổi dứt điểm với kế toán trưởng, ADE
Đỏ
thủ quỹ, người có liên quan.
®
 Kiểm tra các khoản mục trên báo cáo tài chính: mục đích kiểm tra xem báo
cáo tài chính có tuân thủ các nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành không.
Qua xem xét tổng thể, kiểm toán viên đánh giá thông tin về sự mô tả hoạt
động của khách hàng.

4
Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Thực hiện thủ tục phân tích đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính:
kiểm toán viên sẽ đối chiếu các chứng từ của từng nghiệp vụ phát sinh với
các sổ chi tiết, sổ tổng hợp tìm ra sai sót, phân tích nguyên nhân.
Tổng hợp đánh giá kết quả phân tích: kiểm toán viên sau khi soát xét báo cáo
tài chính tìm ra sai sót và tổng hợp lại đưa ra các bút toán điều chỉnh phù hợp, đưa ra
nhận xét đối với từng khoản mục nghiệp vụ.
2.2.1.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Hoàn thành kiểm toán là giai đoạn toàn bộ đoàn kiểm toán sẽ tổng kết tất cả các
công việc đã thực hiện tại đơn vị khách hàng, từ đó nêu ra ý kiến trao đổi với khách
hàng và cuối cùng là phát hành báo cáo kiểm toán.
Quy trình công việc được thực hiện theo trình tự sau:

Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán,
đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng

Tổng hợp công việc kiểm toán tại khách hàng

Họp trao đổi với khách hàng

Lập báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính dự thảo trình duyệt
lên ban soát xét và ban giám đốc

Gởi báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã được phê duyệt cùng xác nhận bản thảo cho k

Sơ đồ 2.4: Quy trình hoàn thành kiểm toán


 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán, đánh giá khả
năng hoạt động liên tục của khách hàng

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Tổng hợp công việc kiểm toán tại khách hàng


Các công việc được tiến hành:
 Tổng kết của các thành viên trong nhóm.
 Tổng kết của trưởng đoàn.
 Những thảo luận về thư quản lý.
 Tổng hợp sai số kiểm toán không điều chỉnh.
 Tiến hành thủ tục phân tích sau kiểm toán
 Họp trao đổi với khách hàng
Sau khi kết thúc công việc kiểm toán tại đơn vị khách hàng, trưởng đoàn tổng
kết lại các công việc đã thực hiện để trình bày với khách hàng kết quả kiểm toán và
đưa ra ý kiến nhận xét:
 Nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
 Nhận xét về công tác kế toán của khách hàng.
 Ý kiến của trưởng đoàn về báo cáo tài chính.
 Đưa ra các bút toán đề nghị điều chỉnh.
 Thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán.
 Lập báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính dự thảo trình duyệt lên ban soát xét
và ban giám đốc được thể hiện qua sơ đồ sau:

Các công việc thực hiện trước khi lập báo cáo dự thảo trình xét
duyệt (họp trao đổi, đưa ra bút toán đề nghị điều chỉnh…)

Sơ đồ 2.5: Công việc thực hiện


Thống trước
nhất vàvới
số liệu saukhách
khi lập
hàngbáo cáo kiểm toán

Lập báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính


dự thảo, thư quản lý

Kiểm tra lần cuối trước khi trình xét duyệt

Trình ban xoát sét và ban giám đốc xét duyệt

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

2.2.2. Vận dụng việc xác lập mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán BCTC tại
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Để xácminh được tính trung thực và hợp lý của BCTC, KTV phải thu thập đầy
đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết để tìm kiếm bằng chứng kiểm toán làm căn cứ cho
việc đưa ra ý kiến của mình. Việc đánh giá trọng yếu là thủ tục nhằm giảm thiểu rủi ro
kiểm toán đồng thời giúp KTV vạch ra phương hướng thực hiện cụ thể, từ đó tăng
cường hiệu quả của hoạt động kiểm toán. Để giảm thiểu rủi ro ngoài ý muốn từ việc
xét đoán của KTV, AAC đưa ra quy trình đánh giá trọng yếu một cách cụ thể và phù
hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.

Quy trình đánh giá mức trọng yếu của AAC được thực hiện theo đầy đủ năm
bước như đã minh học ở Sơ đồ 1.1. Quy trình đánh giá mức trọng yếu trong một cuộc
kiểm toán, hai bước đầu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và 3 bước sau thực
hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Bước 1: Ước lượng ban đầu vềmức trọng yếu cho tổng thể BCTC

AAC đưa ra chính sách xác lập mức ước lượng ban đầu cho tổng thể BCTC.
Nội dung cơ bản của chính sách này bao gồm các chỉ tiêu được quy định làm số gốc và
khung tỉ lệ tương ứng với từng chỉ tiêu số gốc.

Bảng 2.2: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của AAC5

Tên các chỉ tiêu của số gốc Tỷ lệ Ưu điểm

Tổng tài sản 1% → 2% Có thể dự đoán và ổn định

Tổng doanh thu 0,5% → 3% Ổn định

Lợi nhuận trước thuế 5% → 10% Liên quan

Vốn chủ sở hữu 1% → 5% Ổn định

Ở đây chỉ có tỷ lệ % tối đa và tối thiểu (lớn hơn 0%), không có tỷ lệ0% bởi vì
rủi ro kiểm toán không bao giờ bằng 0.
5
Nguồn: Công ty TNHH KIểm toán và Kế toán AAC

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Ví dụ: Các chỉ tiêu số gốc trên BCTC có giá trị như sau:
- Tổng tài sản: 500 triệu đồng
- Tổng doanh thu: 10.000 triệu đồng
- Lợi nhuận sau thuế: 200 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu: 300
Căn cứ các số liệu trên, bảng tính mức trọng yếu được xác lập như sau:

Bảng 2.3: Bảng tính mức trọng yếu cho tổng thể BCTC
Ước tính mức trọng
Tỷ lệ (%)
yếu
TT Chỉ tiêu Số tiền
Thấp Cao
Tối thiểu Tối đa
nhất nhất
1 Tổng tài sản 1 2 500 5 10

2 Tổng doanh thu 0,5 3 10.000 50 300

3 Lợi nhuận trước thuế 5 10 200 10 20

4 Vốn chủ sở hữu 1 5 300 3 15

KTV chọn mức trọng yếu cho tổng thể BCTC bằng cách chọn một mức nào
đó(có thể là giá trị lớn nhất, có thể giá trị nhỏ nhất hoặc một giá trị khác nằm trong
khoảng giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất) tùy vào tính xét đoán của KTV. Mức ước
lượng này chính là phạm vi của sai sót hay chính là mức trọng yếu tối đa cho phép.
Nếu sai sót trên tổng thể BCTC vượt quá phạm vi này thì BCTC đã bị sai lệch nghiêm
trọng.
Các chỉ tiêu có tính ổn định và được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm được
ưu tiên trong việc chọn mức trọng yếu . Cụ thể :
Tổng tài sản: Chỉ tiêu này mang ý nghĩa quan trọng đối với các DN đang trong
quá trình đầu tư mạnh đang có nhu cầu vay vốn hoặc có dấu hiệu phá sản. Đây là một
chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá giá trị của DN.
Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này mang ý nghĩa quan trọng đối với các DN dựa vào
doanh thu để tính lương phải trả nhân viên, các DN FDI, các DN có khả năng kê khai
hạch toán không hợp lý về doanh thu hay chi phí và các DN coi trọng về doanh thu

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 3


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng
khác.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Lợi nhuận trước thuế: Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế mang ý nghĩa quan trọng đối
với loại hình công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến khoản chia cổ tức cho các cổ đông - đối tượng
đông đảo quan tâm đến BCTC của công ty. Hiện nay, phần lớn các khách hàng của
AAC là công ty cổ phần nên chỉ tiêu này là chỉ tiêu được xem xét nhiều nhất trong các
cuộc kiểm toán.

Việc xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC còn phụ thuộc vào kết quả của
đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên phương diện BCTC để xác
định mức độ rủi ro phát hiện. Mức độ rủi ro phát hiện có thể xác định một trong năm
mức là: Thấp nhất, thấp, trung bình, cao và cao nhất. Theo đó, mức trọng yếu được xác
định như sau:

 Nếu rủi ro phát hiện là thấp hoặc thấp nhất: Chọn mức trọng yếu là thấp nhất
 Nếu rủi ro phát hiện là cao hoặc cao nhất: Chọn mức trọng yếu là cao nhất
 Nếu rủi ro phát hiện là trung bình: Chọn mức trọng yếu là trung bình cộng
giữa mức cao nhất và thấp nhất

Khi xét đoán về tính trọng yếu tổng thể, KTV còn xem xét đến các vấn đề sau:

 Liệu có các quy định liên quan trong chuẩn mực kế toán, luật pháp hoặc các
quy định về kỳ vọng của người sử dụng BCTC đối với các khoản mục được
trình bày (ví dụ như giao dịch của các bên liên quan, thù lao của hội đồng
quản trị, nghĩa vụ đối với Nhà nước)
 Các khai báo có liên quan đến ngành và môi trường của đơn vị đang hoạt động
 Có cần chú ý đến kết quả hoạt động tài chính của các bộ phận kinh doanh
riêng biệt.
 Việc hiểu được quan điểm và kỳ vọng của ban lãnh đạo, người quản lý,
người sử dụng BCTC có thể giúp KTV đánh giá liệu trong những trường hợp
đặc biệt, sai lệch của khoản mục đặc biệt thấp hơn mức trọng yếu tổng thể
của BCTC nhưng lại trọng yếu đối với người sử dụng được không.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Xác định mức trọng yếu thực hiện


Mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu chi tiết) là một mức giá trị hoặc các
mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý
để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện
không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC.
Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với
mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc
kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV. Tuy nhiên khi áp
dụng ở cận trên và cận dưới cần giải thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy.
Mức trọng yếu thực hiện cũng áp dụng cho một nhóm giao dịch, số dư tài
khoản hoặc thuyết minh để giảm thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để
tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện
không vượt quá mức trọng yếu đối với một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc
thuyết minh. Mức trọng yếu thực hiện sẽ quyết định nội dung, lịch trình, phạm vi của
các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện.
 Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua
Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây sẽ là ngưỡng để tập hợp
các chênh lệch do kiểm toán phát hiện, được tập hợp vào mẫu B360- Các bút toán điều
chỉnh và phân loại lại (nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh) và mẫu B370- Các bút toán
không điều chỉnh (nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh). Các chênh lệch nhỏ hơn
ngưỡng sai sót này không cần phải tập hợp lại.
 Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán
Thông thường lấy số làm tròn. Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với
năm trước (thấp hơn đáng kế), KTV cần cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp
lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của DN.
Khi xác định mức trọng yếu của năm nay, KTV phải so sánh với mức trọng yếu
của năm trước. Nếu có sự thay đổi đáng kể giữa các năm (quá thấp so với năm trước),
KTV phải cân nhắc ảnh hưởng của sai sót đối với số dư đầu năm. Ví dụ, khi doanh thu
và lợi nhuận giảm đáng kể so với năm trước, mức trọng yếu được xác định ở mức độ

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

cao (giá trị thấp). Rủi ro có thể tồn tại ở số dư đầu năm khi cuộc kiểm toán năm trước
được tiến hành với mức trọng yếu thấp hơn. Để giảm rủi ro có sai sót trọng yếu có thể
có trong số dư đầu năm, KTV phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để thu thập
bằng chứng về các số dư tài sản và công nợ đầu năm.
 Liên kết với giấy làm việc khác
Liên kết với mẫu A810 và tất cả các giấy tờ làm việc trong các phần hành kiểm
toán khác để xác định quy mô mẫu, đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu và các xét đoán
chuyên môn khác.
Bước 2:Phân bổ mức ước lượng ban đầu về mức trọng yếu của tổng thể
BCTC cho các khoản mục trên BCTC
Sau khi ước tính mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành
phân bổ cho các khoản mục trên BCTC (TE – Tolerable Errors)
Mục đích xác định TE:
 Tránh kiểm toán không hiệu quả
 Xác định các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện
 Xác định các khoản mục quan trọng cần kiểm tra
 Đảm bảo các sai sót trọng yếu tiềm tàng được xem xét

Trình tự phân bổ được tiến hành như sau:

 Xác định các khoản mục không phân bổ mức trọng yếu hoặc phân bổ với
mức rất thấp. Đối với các khoản mục có chi phí kiểm toán thấp, có thể tiến
hành kiểm tra 100% phẩn tử của tổng thể hoặc đòi hỏi tính chính xác cao thì
không phân bổ mức trọng yếu hoặc phân bổ mức trọng yếu rất thấp
 Tạm phân phối theo qui mô về giá trị của các khoản mục
 Trừ các khoản mục không được phân bổ mức trọng yếu hoặc phân phối ở
mức rất thấp đã thực hiện ở bước 1, phần giá trị trọng yếu còn lại của tổng
thể (trừ đi số đã phân bổ ở bước 1) sẽ tạm phân phối theo tỉ lệ thuận về giá trị
của từng khoản mục:
 Phân bổchính thức mức trọng yếu cho từng khoản mục.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Sau khi thực hiện các bước trên, KTV tiến hành điều chỉnh mức trọng yếu đã
tạm phân bổ cho từng khoản mục (chủ yếu là điều chỉnh mức trọng yếu đã phân phối
theo quy mô về giá trị) để xác lập mức trọng yếu chính thức. Mức độ điều chỉnh ở
bước này chủ yếu căn cứ vào mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của từng
khoản mục (thông qua việc tính toán rủi ro phát hiện) và kinh nghiệm kiểm toán khoản
mục này ở năm trước của KTV.

Mức trọng yếu tổng thể còn

TE tạm phân bổ được tiếp tục phân bổ Giá trị của khoản mục X
cho khoản mục X còn lại được phân bổ
Tổng giá trị của các khoản
mục còn lại
Xu hướng điều chỉnh bởi tác động của rủi ro phát hiện và được thực hiện như
sau: Sau khi KTV xác định mức độ rủi ro phát hiện theo một trong năm mức là: Thấp
nhất, thấp, trung bình, cao và cao nhất.

 Nếu rủi ro phát hiện là thấp và thấp nhất: Điều chỉnh mức trọng yếu giảm
xuống;
 Nếu rủi ro phát hiện là cao, cao nhất: Điều chỉnh mức trọng yếu tăng lên;
 Nếu rủi ro phát hiện là trung bình: Không điều chỉnh mức trọng yếu hoặc
điều chỉnh không đáng kể (chỉ mang tính chất làm tròn số)
2.2.3. Khảo sát việc vận dụng công tác xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán do AAC thực hiện tại công ty khách hàng
2.2.3.1. Sơ lược về khách hàng
a. Giới thiệu về khách hàng
- Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC ( được gọi tắt là Công ty)
- Trụ sở chính:
 Địa chỉ: Số 15 Lê Hồng Phong, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
 Điện thoại: (0511) 3834984 – 3822832
 Fax: (0511) 3822338

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Công ty Cổ phần ABC được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa DN Nhà nước
theo Quyết định số 671/QĐ-BXD ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203001458 ngày 01 tháng 6 năm 2007, Luật DN,
Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến
nay, Công ty đã 4 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều
chỉnh gần nhất vào ngày 09 tháng 11 năm 2011 về việc đổi tên Công ty thành Công ty
Cổ phần ABC.
- Vốn điều lệ: 99.000.000.000 đồng

- Vốn góp thực tế đến 31/12/2011: 99.000.000.000 đồng


b. Ngành nghề kinh doanh chính
- Sản xuất, kinh doanh xi măng, các sản phẩm từ xi măng và vật liệu xây
dựng khác;
- Sản xuất vỏ bao xi măng, bao bì các loại;
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và đường thủy;
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà và văn phòng.
c. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
hàng năm.
- Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt
Nam (VND).
d. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các
quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
- Công ty Cổ phần ABC là khách hàng cũ của AAC, được AAC kiểm toán vào
năm 2010.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

2.2.3.2. Xác lập mức trọng yếu


Bước 1: Ước lượng mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ Báo cáo tài chính
Căn cứ theo bảng ước lượng mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và các số liệu
trên BCTC, KTV đưa ra bảng tính như sau:
Bảng 2.4: Bảng tính mức trọng yếu theo từng chỉ tiêu
Tỉ lệ (%) Ước tính mức trọng yếu
TT Chỉ tiêu Thấp Cao Số tiền
Tối thiểu Tối đa
nhất nhất
1 Tổng tài sản 1 2 665.438.928.271 6.654.389.283 13.308.778.570

2 Tổng doanh thu 0,5 1 586.134.899.952 2.930.674.500 5.861.349.000


Lợi nhuận
3 5 10 10.149.133.754 507.456.688 1.014.913.375
trước thuế
4 Vốn chủ sở hữu 1 5 97.702.048.990 977.020.490 4.885.102.450

Nhận xét: Vì đây là báo cáo tài chính cuả công ty đại chúng, niêm yết trên thị
trường chứng khoán nên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được rất nhiều người sử dụng
BCTC quan tâm nên KTV chọn chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế làm chỉ tiêu gốc để ước
lượng mức trọng yếu cho tổng thể BCTC.
Với sự xét đoán thận trọng của mình, KTV áp dụng mức trọng yếu ước tính nhỏ
nhất để phòng ngừa tối đa rủi ro kiểm toán. Ở đây, với chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế,
KTV xác định mức trọng yếu tổng thể là 507.456.688 đồng ứng với 5% lợi nhuận
trước thuế.
KTV thận trọng xác định mức trọng yếu thực hiện bằng 50% mức trọng yếu
ban đầu để nhằm giảm đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được khả năng có thể xảy
ra các sai sót không được điều chỉnh hoặc không được phát hiện trong nhóm các giao
dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh. Giá trị này được gọi là mức sai phạm
tối đa có thể bỏ qua cho tổng thể BCTC: 507.456.688 * 50% = 253.728.344 đồng.
KTV thể hiện việc xác định mức trọng yếu tổng thể và thực hiện bằng mẫu giấy
làm việc A710 (Phụ lục 3)

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục


Phần này không nằm ở trên giấy làm việc của hồ sơ mẫu mà là thực hiện theo
chu trình riêng về đánh giá mức trọng yếu của AAC về mức trọng yếu của các khoản
mục.
a. Xác định các khoản mục không phân bổ mức trọng yếu hoặc phân bổ với mức rất thấp
Dựa trên kinh nghiệm và xét đoán của KTV, KTV bước đầu có những nhận định phân
tích nhằm xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục:

- KTV thấy rằng khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền có các khoản
tiền gửi ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn ( 80% ) và đều được xác nhận đầy đủ, đồng thời
khoản tiền mặt ở đơn vị đã được thực hiện kiểm kê cuối kỳ nên KTV phân bổ mức
trọng yếu cho khoản mục này rât thấp là 10.000.000 đồng.
- Khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu, vốn khác của chủ sở hữu, chênh lệch
tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối, quỹ khen thưởng phúc lợi, dự phòng trợ cấp mất việc làm, doanh thu chưa
thực hiện chịu ảnh hưởng bởi các khoản mục khác hoặc không biến động nên không
phân bổ.
b. Tạm phân phối theo quy mô về giá trị của các khoản mục còn lại
Tổng giá trị các khoản mục trong bảng cân đôi kế toán là:
665.438.928.271 + 665.438.928.271 = 1.330.877.857.000 đồng
Trong đó:
 Giá trị của khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” là:
33.170.300.526 đồng
 Giá trị của các khoản mục không phân bổ mức trọng yếu như đã nói ở trên:
98.309.214.600 đồng
 Tổng: 33.170.300.526 + 98.309.214.600 = 131.479.515.100 đồng
Do đó, tổng giá trị của các khoản mục còn lại được phân bổ mức trọng yếu:
1.330.877.857.000 - 131.479.515.100 = 1.199.398.342.000 đồng
Mức trọng yếu tổng thể còn được tiếp tục phân bổ cho BCTC:
253.728.344 – 10.000.000 = 243.728.344 đồng

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo công thức :

Mức trọng yếu tổng thể còn


Mức trọng yếu được tiếp tục phân bổ Giá trị của khoản mục X
tạm phân bổ cho còn lại được phân bổ
khoản mục X Tổng giá trị của các khoản
mục còn lại

Dưới đây là bảng phân bổ mức trọng yếu theo quy mô giá trị của các khoản
mục mà KTV đã thực hiện tại công ty ABC:
 Mức trọng yếu tổng thể còn lại tiếp tục được phân bổ: 243.728.344 đồng
 Tổng giá trị của các khoản mục còn lại được phân bổ: 1.199.398.342.000
đồng

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Bảng 2.5: Mức trọng yếu tạm phân bổ và phân bổ chính thức cho từng khoản
mục
Mức trọng Mức trọng Mức trọng
Tổng giá trị các
yếu tạm yếu được yếu còn lại
Khoản mục Số tiền khoản mục còn
phân bổ phân bổ tiếp tục được
lại cần phân bổ
theo giá trị chính thức phân bổ
(1) (2) (3) (4) (5)
1.Tiền và các khoản tương đương tiền 33.170.300.526 10.000.000 10.000.000 243.728.344 1.199.398.342.000
2. Phải thu khách hàng 36.686.679.468 7.455.058 7.455.058 236.273.286 1.162.711.663.000
3. Trả trước cho người bán 4.823.353.085 980.148 980.148 235.293.138 1.157.888.310.000
4. Các khoản phải thu khác 14.178.017.252 2.881.098 2.881.098 232.412.040 1.143.710.293.000
5. Hàng tồn kho 26.808.509.521 5.447.726 5.447.727 226.964.313 1.116.901.783.000
6. Chi phí trả trước ngắn hạn 11.850.259 2.408 2.408 226.961.905 1.116.889.933.000
7. Thuế GTGT được khấu trừ 8.024.606.817 1.630.671 1.630.671 225.331.234 1.108.865.326.000
8. Thuế và các khoản phải thu Nhà Nước 11.405.683 2.318 2.318 225.328.916 1.108.853.920.000
9. Tài sản ngắn hạn khác 496.309.047 100.864 100.854 225.228.062 1.108.357.611.000
10. Tài sản cố định hữu hình 46.309.875.739 9.410.576 9.410.576 215.817.486 1.062.047.735.000
11. Tài sản cố định vô hình 25.664.885 5.215 5.215 215.812.271 1.062.022.070.000
12. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 494.917.657.689 100.571.642 100.571.642 115.240.629 567.104.412.300
13. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (25.301.700) - - - -

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 4


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

TỔNG TÀI SẢN 665.438.928.271


14. Vay và nợ ngắn hạn 102.644.266.427 20.858.222 20.858.222 94.382.407 464.460.145.900
15. Phải trả người bán 70.843.766.758 14.396.080 14.396.080 79.986.327 393.616.379.100
16. Người mua trả tiền trước 1.028.001 209 209 79.986.118 393.615.351.100
17. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 1.790.482.735 363.842 363.842 79.622.276 391.824.868.400
18. Phải trả người lao động 5.942.619.944 1.207.593 1.207.593 78.414.683 385.882.248.500
19. Chi phí phải trả 2.864.715.745 582.136 582.136 77.832.547 383.017.532.800
20. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn 28.668.455.715 5.825.683 5.825.683 72.006.864 354.349.077.100
21.Phải trả dài hạn khác 603.665.132 122.670 122.670 71.884.194 353.745.412.000
22. Vay và nợ dài hạn 353.665.775.146 71.868.011 71.868.011 16.183 79.636.822
23. Doanh thu chưa thực hiện 79.636.822 16.183 16.183 - -
24.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 99.000.000.000 - - - -
25. Vốn khác của chủ sở hữu 725.357.511 -` - - -
26. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (26.181.439.984) - - - -
27. Quỹ đầu tư phát triển 15.178.555.289 - - - -
28. Quỹ dự phòng tài chính 807.850.086 - - - -
29. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8.171.726.088 - - - -
TỔNG NGUỒN VỐN 665.438.928.271 253.728.344

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

2.3. So sánh cách xác lập mức trọng yếu tại AAC và một số công ty kiểm toán
độc lập khác
Tùy theo từng đối tượng, từng khách hàng cụ thể cũng như dựa trên năng lực
của KTV mà các công ty kiểm toán có cách thức xác lập mức trọng yếu khác nhau.
Thông qua việc so sánh thực trạng tiến hành xác lập mức trọng yếu giữa AAC và hai
công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam và TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài
chính Kế toán và Kiểm toán AASC, có thể rút ra những điểm mạnh cũng như điểm
hạn chế của AAC từ đó tìm giải pháp khắc phục.
2.3.1. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC
2.3.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán AASC
Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - tên giao dịch quốc tế
là: Auditing And Accounting Financial Consultance Service Company (AASC) - là
một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt động độc lập
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, thuế. AASC được thành lập và
hoạt động theo Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB ngày 13 /05/1991 của Bộ Trưởng Bộ
Tài chính với tên gọi “Công ty dịch vụ kế toán (ASC)” và ngày 04/09/1991 chính thức
đưa Công ty Dịch vụ Kế toán đi vào hoạt động với chức năng chủ yếu của Công ty là
cung cấp dịch vụ kế toán.
2.3.1.2. Thực trạng xác lập mức trọng yếu tại công ty AASC
Việc đánh giá trọng yếu được thực hiện khi KTV lập kế hoạch kiểm toán ( kế
hoạch kiểm toán tổng thể), gồm có 2 công việc chính là:
-Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu .
-Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục.
 Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu
Mức trọng yếulà thước đo số lượng về trọng yếu trên phương diện toàn bộ
BCTC và nó sẽ được sử dụng trong việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm đảm bảo
rằng rủi ro của các sai phạm trọng yếu không được phát hiện đã được giảm đến mức
thấp có thể chấp nhận được.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Ở AASC, do tầm quan trọng của mức trọng yếu đối với hiệu quả của cuộc
kiểm toán là rất lớn. Việc xác định mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến việc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc
kiểm toán. Do vậy, để thận trọng, việc ước lượng ban đầu này hoàn toàn do thành
viên BGĐ thực hiện và sau đó, nhóm KTV thực hiện kiểm toán sẽ tiến hành cuộc
kiểm toán theo sự hướng dẫn về mức trọng yếu đã được xây dựng.

Trong việc lập kế hoạch kiểm toán, điều mà KTV quan tâm là vấn đề nào là ảnh
hưởng trọng yếu đến toàn bộ BCTC. Do vậy, mức trọng yếu được ước tính ban đầu là
trên phương diện toàn bộ BCTC.

Để tiến hành việc ước lượng mức trọng yếu, KTV phải xem xét ảnh hưởng của
các nhân tố số lượng và chất lượng. Tuy nhiên việc ước lượng mang tính chủ quan rất
lớn của KTV. Đồng thời, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV không thể dự
đoán trước được tất cả các trường hợp mà có thể có ảnh hưởng đến sự đánh giá của
KTV về mức trọng yếu thông qua các công việc trong giai đoạn thực hiện các thủ tục
kiểm toán chi tiết, đánh giá việc kiểm soát… và giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Do
vậy, mức trọng yếu thể thay đổi trong suốt giai đoạn thực hiện kiểm toán và nó phải
được xem xét lại khi kết thúc kiểm. Tất cả các thủ tục này phải được trình bày trên
GLV của KTV.

Nhằm lượng hóa tính trọng yếu, KTV phải thiết lập một cơ sở thích hợp cho
việc xác định mức trọng yếu. Ở AASC, một số chỉ tiêu thường được sử dụng cho việc
xác định mức trọng yếu bao gồm:

 Lợi nhuận trước thuế

 Doanh thu

 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

 Nợ ngắn hạn

 Tổng tài sản

 Vốn chủ sở hữu

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Bước 1: Lập bảng tính trọng yếu dựa trên bảng cơ sở xác định mức trọng yếu theo
quy định của AASC.
Bảng 2.6: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của
AASC6
Chỉ tiêu Mức trọng yếu
1. Lợi nhuận trước thuế 4%-8%
2. Doanh thu 4%-8%
3. TSCĐ và TSLĐ 1%-2%
4. Nợ ngắn hạn 1%-2%
5. Tổng tài sản 0,5%-1%
6. Vốn chủ sở hữu 1,5%-2% (áp dụng đối với công ty niêm yết)
Đối với DN thanh lý, phá sản là 0.25%- 5% tổng giá trị tài sản.
Không áp dụng đối vơi các chỉ tiêu có giá trị nhỏ, có giao động lớn giữa các kỳ.

Sau khi xem xét tới các yếu tố định tính, thì thành viên BGĐ có thể xác định
mức trọng yếu với một tỉ lệ thấp hơn nếu thấy điều đó là phù hợp.
Sau khi đã xác định cơ sở cho việc tính toán mức trọng yếu, KTV cần có sự
điều chỉnh cơ sở này nếu có các khoản mục, nghiệp vụ bất thường… mà có thể làm
cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng qui mô của khách hàng. Mục đích của
việc điều chỉnh này nhằm xác định được một cơ sở phản ánh đúng qui mô của khách
thể kiểm toán, từ đó xác địnhmức trọng yếu thích hợp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc
vào xét đoán của thành viên ban quản trị liên quan trực tiếp tới cuộc kiểm toán.
Liên quan đến toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung và liên quan đến quá trình
đánh giá trọng yếu và rủi ro nói riêng, qui mô của khách thể kiểm toán có ý nghĩa lớn
đối với cuộc kiểm toán bởi dựa trên việc phân các loại DN theo qui mô, AASC sẽ có
các chương trình kiểm toán riêng biệt. Việc xác định qui mô của khách thể chủ yếu
dựa trên số giờ làm việc cho toàn bộ cuộc kiểm toán cũng như mức độ phức tạp của
các thủ tục kiểm toán của mà các KTV sẽ thực hiện.

6
Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Theo qui mô, các khách hàng của AASC được chia thành 3 loại:
 Khách thể có quy mô lớn, mức trọng yếu thấp thì thời gian kiểm toán có thẻ
là từ 15- 20 ngày, và phải thực hiện đầy đủ các loại thủ tục kiểm toán.
 Khách thể có quy mô cũng như mức trọng yếu được đánh giá ở mức trung
bình thì thời gian kiểm toán là 7- 8 ngày, có thể bỏ một số thủ tục kiểm toán
không bắt buộc.
 Khách thể kiểm toán có quy mô nhỏ, mức trọng yếu cao thì thời gian kiểm
toán trong khoảng 3- 4 ngày, chỉ thực hiện những thủ tục cần thiết nhất.
Bước 2 : Lựa chọn mức trọng yếu
Trong điều kiện hoạt động bình thường và liên tục của DN, chỉ tiêu lợi nhuận
trước thuế thường được sử dụng bởi lẽ đây là chỉ tiêu được đông đảo đối tượng quan
tâm nhất. Trong điều kiện mà hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, thì chỉ tiêu lỗ
trước thuế vẫn được AASC xem xét là phù hợp, tuy vậy cần có giải trình lí do của việc
sử dụng chỉ tiêu này làm cơ sở trên GLV về tính trọng yếu.
Trong các trường hợp khác, khi lợi nhuận trước thuế không đưa ra được một cơ
sở thích hợp hoặc đưa ra một cơ sở kém thích hợp hơn chỉ tiêu tổng tài sản hay doanh
thu thì lí do của việc sử dụng cơ sở khác này cần được trình bày lại trong GLV của
KTV. Các trường hợp mà việc sử dụng cơ sở khác cho việc xác định mức trọng yếu
được AASC dẫn ra minh họa như:
 Kết quả hoạt động của DN là hòa vốn.
 Trong giai đoạn mới thành lập, kết quả kinh doanh của khách hàng thường
dao động mạnh.
 Trong những ngành nghề kinh doanh mà tổng tài sản là thước đo chủ đạo để
đánh giá qui mô, hoạt động của đơn vị.
 Tại đơn vị có ít hoặc không có hoạt động kinh doanh.
 Tại những đơn vị mà lợi nhuận trước thuế không phản ánh đúng qui mô …
Tại công ty ABC, KTV tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau:
Kiểm toán viên quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
của Công ty ABC dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế,theo đó mức trọng yếu là từ
405.115.739 VND đến 810.231.478VND. Vì đây là năm đầu tiên kiểm toán khách

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

hàng này nên để đảm bảo thận trọng, kiểm toán viên chọn mức trọng yếu là
405.115.739 VND. Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của Công ty
XYZ nếu lớn hơn 810.231.478 VND thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại, nếu tổng
sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nhỏ hơn 405.115.739 VND sẽ
được coi là không trọng yếu.
Thể hiện cụ thể ở bảng sau: (Phụ lục 4)
Bảng 2.7 : GLV xác định mức trọng yếu đối với Công ty cổ phần XYZ
Đơn vị tính : VNĐ

Ước lượng ban đầu về


Tỷ lệ (%)
tính trọng yếu
TT Chỉ tiêu Năm 2010
Tối Tối Kỳ này
thiểu đa Tối thiểu Tối đa

1 Lợi nhuận trước thuế 10.127.893.480 4 8 405.115.739 810.231.478

2 Doanh thu 226.608.264.059 0,4 0,8 906.433.056 1.812.866.112

3 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 111.685.707.744 1 2 1.116.857.077 2.233.714.155

4 Nợ ngắn hạn 102.337.447.448 1 2 1.023.374.474 2.046.748.949

5 Tổng tài sản 136.149.041.945 0,5 1 680.745.210 1.361.490.419

Trung thực
KL: Sai số kết hợp lựa chọn.
hợp lý 405.115.739
Tổng sai sót kết hợp trên Báo cáo KQKD là thấp nhất đồng
thời có tính ổn định so với năm trước, để đảm bảo nguyên tắc
Nêu lý do lựa chọn. thận trọng thì ta chọn mức trọng yếu theo 4%-8% Tổng lợi
nhuận trước thuế, tuy nhiên để đảm bảo các bằng chứng có đủ
độ tin
cậy nhất thì ta chọn mức tối thiểu.
Tổng ước lượng ban đầu
về tính trọng yếu (ULBD). 405.115.739

Trong đó: MỨC TRỌNG YẾU = Tỉ lệ * Số tiền.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các tài khoản và khoản
mục trên BCTC:

Việc phải thực hiện phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu là rất quan
trọng vì bằng chứng kiểm toán thường được thu thập theo từng phần chứ không
phải cho toàn bộ BCTC, giúp KTV quyết định loại bằng chứng kiểm toán cần thu
thập. Tại AASC việc phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu chỉ áp dụng cho các
chỉ tiêu trên bảng Cân đối kế toán, không thực hiện phân bổ cho chỉ tiêu lợi nhuận
chưa phân phối và các chỉ tiêu trên Báo cáo KQKD. Sau khi ước lượng mức trọng
yếu cho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng
khoản mục. Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm
soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nghiệm của
kiểm toán viên.

Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, kiểm toán viên phân
bổ mức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản
mục chính.

Đối với các khoản mục lớn, kiểm toán viên sẽ phân chia thành ba nhóm khác
nhau đi với các hệ số 1, 2, 3. Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềm
tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là
thấp. Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và
trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình. Nhóm các khoản mục
đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập
bằng chứng kiểm toán cao.

Nhưng thông thường đối với DN sản xuất, trên cơ sở mối quan hệ giữa chi phí
thu thập bằng chứng và sai số có thể chấp nhận được (mức trọng yếu), AASC xây
dựng hệ số phân bổ cho các tài khoản và khoản mục trên bảng CĐKT như sau:

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Bảng 2.8 : Nguyên tắc phân bổ tính trọng yếu


C Hàng tồn kho > C Công nợ > C Các tài khoản khác
M Hàng tồn kho > M Công nợ > M Các tài khoản khác
C: Chi phí thu thập bằng chứng
M: Mức trọng yếu ( Sai số có thể chấp nhận được)
Khoản mục Hệ số
Hàng tồn kho 3
Công nợ 2
Các tài khoản khác 1

Từ đó, mức trọng yếu được phân bổ như sau:


Bảng 2.9GLV phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu của công ty XYZ
Sai số có thể chấp nhận
Hệ
Stt Tài khoản 31-12-2010 được
số
Báo cáo thừa Báo cáo thiếu
1 Tiền 2.530.904.485 1 1.516.108 1.516.108
2 Phải thu 53.931.967.280 2 64.614.602 64.614.602
3 Tồn kho 70.714.265.127 3 127.081.609 127.081.609
4 Tài sản cố định 27.881.441.910 1 16.702.045 16.702.045
5 Đầu tư dài hạn 4.307.438.220 1 2.580.319 2.580.319
6 Nợ ngắn hạn 136.449.929.931 2 163.477.403 163.477.403
7 Nợ dài hạn 3.568.628.673 2 4.275.489 4.275.489
8 Nguồn vốn 41.513.497.323 1 24.868.165 24.868.165
Ước lượng ban đầu về
9 405.115.739 405.115.739
tính trọng yếu

Trong đó:
Ước lượng ban Số dư
Mức trọng yếu
đầu về trọng yếu của Hệ số
phân bổ cho
khoản đi kèm
khoản mục Z Tổng số dư từng khoản
mục nhân với hệ số đi kèm mục
Z

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro và trọng yếu, căn cứ vào kế hoạch chiến
lược( nếu có), các khoản mục kiểm toán, hợp đồng kiểm toán… KTV thực hiện lập
kế hoạch tổng thể, dự kiến nhân sự cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể
phải trình bày được phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán.
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã được duyệt, các KTV được phân công
tham gia kiểm toán sẽ soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục
hay từng thông tin tài chính (từng bộ phận).
Tại AASC, chương trình kiểm toán được thiết kế theo khoản mục. Mỗi khoản
mục sẽ được xây dựng chương trình trong đó nêu rõ mục tiêu và các thủ tục kiểm toán
cần thực hiện đối với khoản mục đó. Chương trình kiểm toán được xây dựng theo một
mẫu chung nhưng khi thực hiện cuộc kiểm toán cụ thể, các kiểm toán viên sẽ dựa vào
đặc điểm đặc thù của từng khách hàng mà tăng cường hay giảm bớt các thủ tục một
cách phù hợp, tiết kiệm thời gian và phí kiểm toán.
2.3.2. Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam
2.3.2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam
PwC Việt Nam hỗ trợ các khách hàng tổ chức và cá nhân tạo ra giá trị mà họ
tìm kiếm, là thành viên mạng lưới các công ty PwC tại 158 quốc gia với hơn 180.000
nhân viên luôn tận tâm cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn quản trị
chất lượng cao.
PwC Việt Nam thành lập văn phòng tại Hà Nội và TPHCM năm 1994. Đội ngũ
chuyên gia gần 600 người Việt Nam và nước ngoài am hiểu sâu sắc nền kinh tế chuyển
đổi của Việt Nam và hiểu biết sâu rộng các chính sách và thủ tục đầu tư, thuế, pháp lý,
kế toán và tư vấn trên khắp Việt Nam.
PwC Việt Nam có mối quan hệ tốt với các bộ ngành then chốt, các tổ chức tài
chính, các doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức thương mại và các nhà
tài trợ vốn ODA.
2.3.2.2. Thực trạng xác lập mức trọng yếu tại công ty PwC Việt Nam
PwC là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big4) với mạng
lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp. Việc xác lập mức trọng yếu của công ty dựa trên
Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 320 và được thiết lập một cách hết sức chặt chẽ,
đồng thời đảm bảo các KTV đều tuân thủ và áp dụng cho tất cả khách hàng. Sau quá
trình tìm hiểu môi trường hoạt động, đánh giá hệ thống KSNB và phân tích sơ bộ

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

BCTC, KTV dựa vào năng lực chuyên môn của bản thân cũng như kinh nghiệm nghề
nghiệp để tìm được tiêu chí (benchmark) làm căn cứ để xác lập mức trọng yếu tổng thể
(Overall Materiallity - OM).
Tùy theo tính chất của thực thể và hoàn cảnh cụ thể cũng như người sử dụng BCTC,
một số yếu tố trên BCTC được sử dụng để xác định mức trọng yếu tổng thể bao gồm:
 Tổng Doanh thu
 Tổng Chi phí
 Lợi nhuận/ Lỗ trước thuế
 Lợi nhuận gộp
 EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) :lợi
nhuận trước lãi vay, Thuế, Khấu hao và hao mòn.
 Tài sản ngắn hạn
 Vốn lưu động thuần
 Tổng tài sản
 Vốn chủ sở hữu
 Dòng tiền từ hoạt động
 Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu
Bảng sau thể hiện tỷ lệ cho các chỉ tiêu cụ thể:
Bảng 2.10: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của PwC7

Quy định
( Tỷ lệ tối đa)
Chỉ tiêu
Tổ chức Tổ chức
vì LN phi LN
Tổ chức vì LN Lãi/ Lỗ trước thuế 5% 10%
Tổ chức phi LN Tổng DThu/ Tổng Cphí 1% 2%
Tổng Tài sản 0,5% 2%
Tổ chức phi LN nhưng không chọn Tổng DThu/ Tổng Cphí 1% 2%
LN trước thuế làm số gốc được Tổng Tài sản 1% 2%
EBITDA được lựa chọn EBIDTA 2,5% 3.5%
Tài sản ròng được xem xét lựa chọn Tài sản ròng 0,5% 1,75%

7
Nguồn: Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 5


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Dựa vào tình hình thực tế và xét đoán của KTV, một chỉ tiêu nhất định sẽ được
chọn làm benchmark. Từ đó tính được OM thông qua bảng tỷ lệ trên.
Tiếp theo, KTV thiết lập mức trọng yếu thực hiện (PM) ở một số tiền thấp hơn
mức trọng yếu tổng thể (OM), thường dao động từ 75% và 50% của OM. Điều này có
nghĩa là việc giảm tỷ lệ % từ 25% - 50% được áp dụng cho OM (thuật ngữ gọi điều
này là haircut)
Ví dụ, nếu OM đã được xác định là 1.000.000 đồng, sử dụng haircut từ 25%
đến 50% sẽ cho kết quả PM nằm trong khoảng giữa 750.000 – 500.000 đồng.
Ta có thể hiểu qua công thức sau: PM = OM – haircut *OM
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PM ở mức cao(tức là gần bằng hoặc
bằng 75% OM):
- Một cuộc kiểm toán định kỳ có tiền sử điều chỉnh kiểm toán hạn chế hoặc
không đạt.
- Rủi ro kiểm toán thấp( khách hàng không hoạt động trong ngành công nghiệp
có nguy cơ cao, không phải đối mặt với áp lực cao bất thường của thị trường,…)
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PM ở mức thấp( tức là gần bằng hoặc
bằng 50% OM):
- Một cuộc kiểm toán định kỳ có tiền sử điều chỉnh kiểm toán thường xuyên
- Rủi ro kiểm toán cao
Sau khi xác định được PM, KTV sẽ chỉ định một mức tối thiểu Tóm tắt các sai
sót trọng yếu chưa được điều chỉnh (SUM). Ở PwC, thông thường, SUM thường dao
động trong khoảng từ 5% và 10% cuả OM (chủ yếu là 5%OM ).
Từ đó, KTV xác định được các khoản mục bắt buộc phải điều chỉnh, có thể điều
chỉnh hoặc không và những khoản mục không cần thiết phải điều chỉnh.
Ví dụ: Các bước xác lập mức trọng yếu của PwC tại đơn vị được kiểm
toán. Xác định chỉ tiêu chuẩn:
Công ty X là công ty hướng đến lợi nhuận, mục tiêu tối ưu kể từ khi thành lập
là để tăng lợi ích cho cổ đông. Người sử dụng BCTC kỳ vọng “lãi suất của họ nhận
được là bao nhiêu trong kết quả cuả công ty” đồng thời X cũng kiểm soát chặt chẽ và

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

duy trì hoạt động bán hàng cũng như lợi nhuận trước thuế tương ứng. Do đó, KTV sử
dụng chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế làm căn cứ xác lập mức trọng yếu.
Lợi nhuận trước thuế của công ty X = 149.650.958.167 đồng
Theo bảng 2.10, ta có OM = LNTT * 5% = 7.428.547.908 làm tròn thành
7.500.0.0 đồng.
Khoảng haircut được lựa chọn là 35% dựa trên những tiêu chí sau (được KTV
giải thích cụ thể dưới bảng tính):
 Đây là cuộc kiểm toán định kỳ có tiền sử điều chỉnh kiểm toán thường xuyên
 Rủi ro kiểm toán được cho là cao.
Từ đó, xác định được mức trọng yếu kế hoạch:
7.500.000.000 * 35% =2.625.000.000 đồng.
Quy trình trên được tóm tắt qua bảng sau: (thể hiện đầy đủ ở Phụ lục 5)
Công ty X
Lợi nhuận trước thuế 149.650.958.167
5%
Mức trọng yếu tổng thể 7.482.547.908
Làm tròn 7.500.000.000
Hair cut 35%

Mức trọng yếu kế hoạch 2.625.000.000


Từ đó tính ra mức trọng yếu thực hiện:
7.500.000.000 – 2.625.000.000 = 4.875.000.000
Sau đó, KTV tiếp tục xét đoán để tìm ra mức SUM hợp lý. Đối với công ty X
thì KTV chỉ định rằng : SUM = 10%*OM = 10%*7.500.000.000 = 750.000.000 đồng.
Vậy, ta có: SUM < x < PM từ đó tìm được các khoảng cần phải điều chỉnh như sau:
 Đối với các sai sótdưới mức SUM (tức là nhỏ hơn 750.000.000 đồng) thì
KTV không cần phải điều chỉnh.
 Đối với các sai sót trong khoảng x (750.000.000 < x < 4.875.000.000), KTV
có thể xét đoán có cần điều chỉnh hay không. Cuối cuộc kiểm toán, KTV
cần

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

tổng hợp các bút toán điều chỉnh xem có trên mức PM hay không và ảnh
hưởng như thế nào đến Lợi nhuận trước thuế.
 Đối với các sai sót trên mức PM (tức là lớn hơn 4.875.000.000 đồng), KTV
bắt buộc phải điều chỉnh.
2.3.3. So sánh AAC - AASC - PwC
Với vị thế là một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, PwC luôn
khẳng định vị trí cuả mình với những chính sách được quy định và áp dụng thống nhất,
rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng kiểm toán cụ thể. AASC và AAC
cũng là một trong những công ty kiểm toán lớn của Việt Nam, có rất nhiều KTV hành
nghề có năng lực chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm. Nhìn chung, chất lượng cuộc
kiểm toán của ba công ty tương đối cao, tạo dựng được lòng tin và sự hài lòng đối với
khách hàng. PwC áp dụng các chính sách theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA còn
AAC và AASC lại dựa trên chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA (được xác lập dựa
trên ISA) nên cả ba có một số điểm tương đồng trong công tác xác lập mức trọng yếu
và vận dụng vào quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nhưng vẫn có một số điểm khác
biệt.
 Về các chỉ tiêu được lựa chọn để xác lập mức trọng yếu:
Chỉ tiêu AASC AAC PwC

Tổng Doanh thu 4% - 8% 0,5% - 3% 1% - 2%


1% - 2%
0,5% - 1%
(đối với tổ chức vì LN)
Tổng Tài sản (đối với DN thanh lý, phá 1% - 2%
0,5% - 2%
sản là 0,25% - 5%)
(đối với tổ chức phi LN)
Lợi nhuận trước
4% - 8% 5% - 10% 5% - 10%
thuế
1,5% - 2%
Vốn chủ sở hữu 1% - 5% Có áp dụng
(đối với công ty niêm yết)
Nợ ngắn hạn 1% - 2% Không áp dụng Có áp dụng
TSCĐ và TSLĐ 1% - 2% Không áp dụng Có áp dụng
EBITDA được
Không áp dụng Không áp dụng 2,5% - 3,5%
lựa chọn
Tài sản ròng Không áp dụng Không áp dụng 0,5% - 1,75%
SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6
Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

Trong khi AAC sử dụng bốn chỉ tiêu chính làm căn cứ để xác lập mức trọng
yếu thì AASC và PwC lại sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau, đi kèm với các
loại hình doanh nghiệp đặc thù. Điều này thể hiện rõ ở Bảng 2.6: Tỷ lệ xác định mức
trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của AASC và Bảng 2.10: Tỷ lệ xác định mức
trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của PwC. Đặc biệt là PwC với sự phân chia
các chỉ tiêu một cách đa dạng, phù hợp với từng tổ chức, loại hình công ty và linh
động trong mọi trường hợp. Có sự khác biệt này là do mạng lưới khách hàng của PwC
và AASC đa dạng hơn AAC do đó cũng thiết lập tỷ lệ thích hợp cho các đơn vị được
kiểm toán khác nhau.Điều này chỉ ra điểm chưa hoàn thiện trong quy trình xác lập
mức trọng yếu của AAC khi thị trường công ty đang mở rộng, khách hàng ngày càng
đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau, đòi hỏi sự cần thiết của việc bổ sung thêm
các chỉ tiêu khác.
Tuy vậy, hướng dẫn xác lập mức trọng yếu của AAC đối với chỉ tiêu Tổng
Doanh thu có thận trọng hơn trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thì lại quy định
khung tỷ lệ cao hơn AASC (tỷ lệ của AAC khá sát với PwC do đều áp dụng theo
khung của Chuẩn mực kiểm toán chung). Điều này xuất phát từ thực tế là khách hàng
chính của AAC là các DN ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên thường có tỉ suất lợi
nhuận thấp hơn các DN ở các địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh (thị trường
chính của AASC). Ngoài ra, theo AAC thì tỉ trọng về giá trị của chỉ tiêu lợi nhuận
thường nhỏ hơn tỉ trọng của tổng doanh thu trong niên độ kế toán của DN. Việc phân
chia tỉ lệ như thế này là phù hợp với đặc điểm của từng công ty.
 Về phương pháp xác lập mức trọng yếu
AAC và AASC bám sát 2 bước: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng
thể BCTC và tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục như đã được trình
bày ở trên. Trong khi đó PwC lại áp dụng cách tính phân bổ chung cho toàn bộ BCTC
chứ không xét riêng từng khoản mục. Với cách làm như của AAC và AASC thì đảm
bảo tính thận trọng nhưng đi kèm là khối lượng công việc cũng nhiều hơn so với cách
làm của PwC. Trong thời điểm tính cạnh tranh trong thị trường kiểm toán ngày càng

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

cao, việc sử dụng cách làm của PwC có thể làm tăng chất lượng cuộc kiểm toán đồng
thời giảm đi công việc cho các Kiểm toán viên.
Về phía AAC và AASC, cả hai công ty đều xây dựng được chính sách xác lập
mức trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các bước đều đáp ứng đầy đủ điều
kiện chung của VSA về xác lập mức trọng yếu. Tuy vậy, phương pháp phân bổ ước
lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC có một vài điểm khác
nhau.
AASC xây dựng hệ số phân bổ cho các tài khoản và khoản mục trên bảng
CĐKT dựa vào chi phí thu thập bằng chứng và mức trọng yếu. Từ đó phân bổ mức
trọng yếu cho các khoản mục theo công thức sau đây:

Ước lượng ban


Số dư
Mức trọng yếu đầu về trọng yếu Hệ số
của
phân bổ cho đi kèm
khoản
khoản mục Z Tổng số dư từng khoản
mục Z
mục nhân với hệ số đi kèm

Cách làm này thường được các công ty kiểm toán miền Bắc thực hiện như
DCPA,…
Trong khi đó, AASC không xây dựng hệ số phân bổ mà điều chỉnh mức
trọng yếu tổng thể để tìm ra giá trị được gọi là mức sai phạm tối đa có thể bỏ qua
cho tổng thể BCTC. Từ đó, áp dụng công thức:

Mức trọng yếu tổng


Giá trịcủa
Mức trọng yếu thể còn được tiếp
khoản mục X
tạm phân bổ cho tục
còn lại được
khoản mục X
phân bổ
Tổng giá trị của các khoản
mục còn lại

Cả hai cách làm đều hợp lý và phù hợp với chuẩn mực chung. Việc lựa chọn
phương pháp xác lập mức trọng yếu nào là tùy thuộc vào từng công ty, miễn sao được
áp dụng chính xác và đầy đủ thì vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc kiểm toán.
SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6
Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Về xác định mức trọng yếu thực hiện:

Chỉ tiêu AASC AAC PwC


Sử dụng
Tỷ lệ % xác định 50%: Rủi ro kiểm toán cao
phương pháp
mức trọng yếu 70%: Rủi ro kiểm toán trung bình 50% - 75%
haircut trước
thực hiện 80%: Rủi ro kiểm toán thấp
khi tính

Khi xác định mức trọng yếu thực hiện thì AASC đưa ra những tỷ lệ % cụ thể hơn
là từ 50% - 80% mức trọng yếu tổng thể tùy vào rủi ro kiểm toán còn AAC chỉ sử
dụng 2 tỷ lệ là 50% và 75%. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ
thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV. Tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào
cũng cần giải thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy.
Trong khi đó, PwC sử dụng thêm phương pháp haircut để tính tỷ lệ này. Việc
chọn tỷ lệ haircut như thế nào là tùy thuộc vào hệ thống KSNB của khách hàng mạnh
hay yếu và một số yếu tố khác. Nếu chọn tỷ lệ 25% thì chứng tỏ hệ thống KSNB của
đơn vị được kiểm toán hoạt động tốt, trong trường hợp là 35% thì hệ thống KSNB vẫn
chưa hoạt động tốt và tồn tại một số rủi ro. Tỷ lệ 50% rất ít khi được sử dụng vì PwC
trong qúa trình tìm hiểu môi trường hoạt động và đánh giá hệ thống KSNB rất chú
trọng đến hoạt động của hệ thống này. Bên cạnh đó, vì các khách hàng của PwC chủ
yếu là những công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài,… nên thường xây dựng hệ
thống KSNB tương đối tốt.
Từ đây có thể thấy, mặc dù về bản chất thì hai cách này không quá khác biệt
nhưng AAC và AASC vẫn chưa chú trọng đủ đến hệ thống KSNB của các công ty
khách hàng. Một phần vì đối tượng KH của ba công ty cũng có nhiều điểm khác biệt.
 Về cách thức thể hiện trên hồ sơ kiểm toán:
AAC thể hiện việc xác lập mức trọng yếu trên Giấy làm việc A710 và được lưu
trữ trong hồ sơ kiểm toán, AASC cũng sử dụng Giấy làm việc và lưu trữ trong hồ sơ
kiểm toán trong khi đó PwC chỉ sử dụng phần mềm để nhập số liệu và tính toán, đồng
thời không lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Điều này thể hiện điểm khác biệt giữa công
ty nước ngoài và các công ty trong nước. Mặc dù PwC rất chú trọng đến việc xác lập

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

mức trọng yếu khi kiểm toán báo cáo tài chính (xác lập cho tất cả các công ty khách
hàng được kiểm toán) nhưng công việc này phục vụ cho các bước tiến hành tiếp theo
nên PwC chỉ tính toán mà không lưu giữ. Tuy vậy, theo ý kiến chủ quan người viết,
cách lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán về xác lập mức trọng yếu của AAC và AASC đảm
bảo tính đầy đủ và thận trọng hơn PwC.
 Về công tác xác lập mức trọng yếu phổ biến cho các công ty khách hàng
Vì nhiều nguyên nhân như hạn chế về thời gian, giá phí, nhân lực,... mà AAC
và AASC chỉ tập trung tiến hành xác lập mức trọng yếu ở các công ty lớn và tiêu biểu.
Trong khi đó, PwC luôn bám sát và vận dụng chặt chẽ, thống nhất đối với tất cả khách
hàng kiểm toán. AAC và AASC nên có cái nhìn đúng mực hơn đối với tầm quan trọng
của công việc này.
Tóm lại, PwC, AASC và AAC đều đã thiết lập được quy trình xác lập mức
trọng yếu phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế cũng như ứng dụng
linh hoạt đối với từng đối tượng được kiểm toán cụ thể cùng nhiều yếu tố khác. Tuy
nhiên, với từng đặc điểm thị trường khách hàng mà các công ty xây dựng cách xác lập
mức trọng yếu khác nhau. Từ đó cũng làm nổi lên ưu và những điểm chưa hoàn thiện
trong công tác xác lập và vận dụng mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán BCTC của
AAC. Những điểm này sẽ được trình bày ở chương 3.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÁC LẬP VÀ VẬN DỤNG MỨC
TRỌNG YẾU VÀO QUY TRÌNH KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

3.1. Nhận xét, đánh giá ưu - nhược điểm của quy trình xác lập mức trọng yếu
Việc xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC đã được AAC quan tâm
trong việc nghiên cứu, vận dụng các Chuẩn mực (VSA) có liên quan để xây dựng
chính sách chung về xác lập mức trọng yếu. Tuy nhiên, trong thực tiễn, KTV chưa chú
trọng đúng mức đến vấn đề này. Phần lớn các cuộc kiểm toán thường đi ngay vào
kiểm tra chi tiết, ít khi xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch một cách
đầy đủ để từ đó thiết lập các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp.
3.1.1. Ưu điểm
 AAC đã đưa ra chính sách xác lập mức trọng yếu chung của AAC cho toàn
bộ các cuộc kiểm toán mà kiểm toán của AAC tham gia. Kết hợp với quy
trình kiểm toán BCTC mới nhất với chính sách xác lập mức trọng yếu phù
hợp với hồ sơ mẫu của VACPA ban hành thì công tác xác lập mức trọng yếu
được thực hiện có hệ thống và bài bản hơn
 Việc lựa chọn các chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC
(PM) tương đối phù hợp:

Tỷ lệ đối với các chỉ tiêu mà AAC đang áp dụng là phù hợp với điều kiện của
VSA và phù hợp với đặc điểm của các khách hàng chính của công ty:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và tỷ lệ xác định mức trọng yếu tại AAC
Tên các chỉ tiêu của số gốc Tỉ lệ
Tổng tài sản Từ 1% đến 2%
Tổng doanh thu Từ 0,5% đến 3%
Lợi nhuận trước thuế Từ 5% đến 20%
Vốn chủ sở hữu Từ 1% đến 5%

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

So sánh với các tỷ lệ % được thừa nhận chung trong ngành kiểm toán thế giới:
Bảng 3.2. Các tỷ lệ được thừa nhận chung trong ngành kiểm toán thế giới8

Tên các chỉ tiêu của số gốc Tỉ lệ

Tổng tài sản Từ 1% đến 2%

Tổng doanh thu Từ 0,5% đến 1%

Lợi nhuận trước thuế Từ 5% đến 20%

Vốn chủ sở hữu Từ 1% đến 5%

Nếu so sánh chỉ tiêu Tổng doanh thu với tỉ lệ được thừa nhận chung của nhiều
công ty kiểm toán thì AAC quy định tỷ lệ cao hơn bởi vì phần lớn các khách hàng mà
chỉ tiêu doanh thu được lấy làm tiêu chuẩn tính mức trọng yếu tổng thể của AAC đều
có lượng doanh thu không quá lớn, mặc khác, chỉ tiêu doanh thu không chứa đựng
nhiều rủi ro bằng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (điển hình các công ty cổ phần) nên
AAC đã thiết lập mức tỉ lệ tối đa doanh thu cao hơn nhằm tạo thuận lợi cho công tác
kiểm toán BCTC. Trong thực tế, chỉ tiêu lớn nhất để xác định mức trọng yếu của
doanh thu (3%) cũng ít được các KTV lựa chọn mà thay vào đó, KTV chọn tỷ lệ thấp
nhất (0,5%) để đảm bảo tính thận trọng cần thiết.
Các tỉ lệ này đã được AAC nghiên cứu và hoàn thiện trong những năm gần
đây để phù hợp với công tác kiểm toán trong môi trường hiện tại. Mặt khác, công tác
xác lập mức trọng yếu thực hiện cũng đã được thiết kế với mức độ thận trọng hơn so
với trước đây để giảm thiểu rủi ro. Với quy trình kiểm toán cũ của AAC (từ 2009 trở
về trước), mức trọng yếu thực hiện bằng 70% so với hiện nay là 50%-75% mức trọng
yếu tổng thể. Vì vậy, KTV có thể linh hoạt hơn trong quá trình xác lập mức trọng
yếu thực hiện.

8
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (Khóa học cập nhật kiến thức KTV năm 2011 tại
Đà Nẵng)

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

3.1.2. Nhược điểm

 Chỉ áp dụng một phương pháp xác lập mức trọng yếu (phương pháp tỉ lệ theo
các yếu tố) thì KTV không thể chủ động được trong nhiều trường hợp đặc
biệt. Lúc đó, KTV cần phải sử dụng các phương pháp khác thích hợp.
 Sự kết hợp giữa quy trình xác định mức trọng yếu của AAC với công tác xác
lập mức trọng yếu trong hồ sơ kiểm toán mẫu do VACPA ban hành còn có
những khó khăn nhất định. Một số cuộc kiểm toán chỉ xác định mức trọng
yếu và hoàn thiện đầy đủ trong phạm vi hồ sơ mẫu, tức là chỉ xác định mức
trọng yếu thực hiện và các sai lệch có thể bỏ qua chứ không xác định đến
mức trọng yếu chi tiết của các khoản mục và nghiệp vụ.
 Việc chọn tỉ lệ bao nhiêu để xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng
yếu thực hiện phụ thuộc nhiều vào tính xét đoán và kinh nghiệm của KTV.
Phần lớn, trừ các KTV có kinh nghiệm thì hầu hết đều xác lập mức thấp nhất
để giảm thiểu tối đa rủi ro. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho các thử
nghiệm cơ bản tăng lên trong khi thời gian kiểm toán lại có hạn.
 Công tác xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch ở AAC thường
chỉ được thực hiện đối với những khách hàng lớn; còn đối với những khách
hàng có quy mô hoạt động nhỏ thì kiểm toán viên thường bỏ qua bước này
hoặc thực hiện không được đầy đủ . Vì thế, KTV đánh giá mức độ sai lệch bỏ
qua của tổng thể có trọng yếu hay không là do xét đoán cá nhân thay vì thực
hiện so sánh với mức trọng yếu .
 Ở nhiều khách hàng, các quá trình thiết lập mức trọng yếu không được ghi lại
rõ ràng. Trong các trường hợp này, người đọc hồ sơ kiểm toán sẽ không biết
được KTV đã xác định mức trọng yếu bằng cách nào. Ban soát xét sẽ gặp
khó khăn trong công tác kiểm tra quy trình thực hiện của KTV sau này.
3.1.3. Nguyên nhân
Tính trọng yếu là việc rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm toán và
thiết kế phương pháp kiểm toán. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan mà AAC vẫn chưa hoàn thiện quy trình này.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 6


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

3.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan


- Kiểm toán độc lập Việt Nam là một ngành mới phát triển, còn khá non trẻ,
tình trạng chung vẫn là vừa làm vừa sửa, chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để
thuận tiện cho việc hành nghề của KTV. Bộ Tài chính vẫn chưa có các thông tư hoặc
văn bản hướng dẫn cụ thể các Chuẩn mực kiểm toán nói chung và VSA 320 nói riêng.
Tất cả các biên bản pháp lý đều dựa vào chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
- Hiệp hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán ở nước ta chưa thật sự phát triển
đủ để đảm đương vai trò thay nhà nước trong việc quản lý chất lượng và hoạt động của
các công ty kiểm toán cũng như chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy trình,
phương pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC.
- Vẫn còn một số đơn vị được kiểm toán mang tâm lý “ sợ kiểm toán”, không
chịu hợp tác, hỗ trợ trong quá trình kiểm toán gây trở ngại cho KTV, chất lượng cuộc
kiểm toán giảm sút đồng thời tốn kém thời gian, chi phí kiểm toán.
3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Do đặc điểm của việc áp dụng trọng yếu phụ thuộc nhiều vào khả năng xét
đoán của KTV. Mặc dù AAC là công ty kiểm toán lớn có đội ngũ KTV có trình độ
chuyên môn cao, kinh nghiệm nhưng trong quá trình làm việc vẫn gặp nhiều sai phạm
trong việc đánh giá trọng yếu hoặc bỏ qua công việc này.
- Do mức độ quan tâm của công ty kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán khác
nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ với khách hàng, còn tồn tại tâm lý chiều lòng khách
hàng…cho nên sự đánh giá quan tâm đến trọng yếu ở các hợp đồng kiểm toán không
được đồng đều, đầy đủ. AAC chỉ thực hiện công việc xác lập mức trọng yếu đối với
các khách hàng lớn còn thưởng bỏ qua đối với các đơn vị được kiểm toán vừa và nhỏ.
- Dohạn chế về chi phí và thời gian của mỗi cuộc kiểm toán. Thời gian kiểm
toán mỗi khách hàng tùy vào quy mô và giá phí mà thường được kéo dài từ 3 – 5 ngày,
lâu nhất cũng chỉ hơn 1 tuần, số lượng KTV cho cuộc kiểm toán cũng chỉ khoàng 3- 6
người do đó khối lượng và áp lực công việc khá lớn. Do đó, để dung hòa giữa lợi ích
và chi phí mà trong các trường hợp cụ thể, KTV sẽ xem xét có thực hiện đầy đủ các
bước công việc theo quy trình kiểm toán hay không.
- Do AAC vẫn chưa có sự kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ kiểm toán cũng như
chất lượng kiểm toán. Chưa xây dựng chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những
trường hợp vi phạm.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

3.2. Một số kiến nghị về công tác xác lập mức trọng yếu
3.2.1. Về phương pháp đánh giá mức trọng yếu
 Kết hợp nhiều phương pháp đánh giá mức trọng yếu
Theo quy trình đánh giá mức trọng yếu của AAC, KTV chỉ sử dụng một
phương pháp tính trọng yếu theo chu trình chung, đó là phương pháp một giá trị. Tuy
nhiên trong nhiều trường hợp cụ thể, ví dụ như công ty khách hàng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố quan trọng và người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm đồng thời đến
nhiều yếu tố thì KTV có thể sử dụng đến ít nhất hai chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu
tổng thể. Ví dụ như một công ty cổ phần đang đang có nhu cầu vay vốn thì người sử
dụng báo cáo tài chính sẽ quan tâm đến 2 yếu tố đó là: Lợi nhuận trước thuế và Tổng
tài sản. Lúc này, sử dụng phương pháp một giá trị Lợi nhuận trước thuế hoặc Tổng tài
sản thì sẽ không cho được mức trọng yếu phù hợp. Mẫu xác định mức trọng yếu của
AAC lại không được thiết kế một cách tổng quát để đánh giá mức trọng yếu từ hai yếu
tố trở lên. Lúc này KTV có thể sử dụng phương pháp hỗn hợp mở rộng (Blended
Method). Sau đây tôi xin giới thiệu phương pháp hỗn hợp mở rộng và mẫu bảng đánh
giá mức trọng yếu được trên tổng thể BCTC.
Mẫu của bảng đánh giá mức trọng yếu như sau:

Mức Mức phân Mức phân bổ


Chỉ tiêu Số tiền Số phân bổ
độ bổ gợi ý xác định

(1) (2) (3) (4) (5) = (3)×(4)


Tổng lợi nhuận trước thuế 0,6 5%-10% a 5% a×5%

Tổng doanh thu 0 0,5%-3% b - -

Tổng Tài sản 0,4 1%-2% c 1% c×1%

Tổng vốn chủ sở hữu 0 1%-5% d - -

Cột mức độ (1) chính là mức độ ưu tiên ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đến mức
trọng yếu của BCTC. Và tổng các mức độ của các chỉ tiêu phải bằng 1. Mức độ này
tùy thuộc vào mức độ xét đoán của KTV đối với từng loại hình DN cụ thể. Trong
nhiều trường hợp không xét đoán được tỉ lệ nào quan trọng hơn thì KTV có thể quyết

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

định mức độ của mỗi chỉ tiêu bằng nhau. Ví dụ trong trường hợp trên thì DN khách
hàng chỉ có hai chỉ tiêu quan trọng cần xem xét. Đó chính là chỉ tiêu Tổng lợi nhuận
trước thuế và tổng tài sản. KTV đánh giá tổng lợi nhuận trước thuế có mức độ quan
trọng hơn và cho mức độ của khoản mục này bằng 0,6 so với 0,4 của tổng Tài sản.
KTV sau khi xác định mức phân bổ cho mỗi khoản mục thì tiến hành tính mức
trọng yếu phân bổ tương tự như phương hp áp m tộg ri cột ị)ở- Số(phân
5 bổ.
+ KTV tiến hành xác định m ứctr ọ gyếu tổn á h ểnh ư as u:
Mức trọng yếu tổng thể = ( ứ độ × ứ ℎâ ổ )
+ Như vậy, mức trọng yếu ở bảng trên được xác định như sau:
Mức trọng yếu tổng thể = 0,6×a×5% + 0,4×c×1%
Sau dó, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu thực hiện trong khoản 50%-
75% mức trọng yếu tổng thể.
 Bổ sung các chỉ tiêu làm căn cứ để phân bổ mức trọng yếu cho BCTC
Theo ý kiến của người viết thì nên dùng 5 chỉ tiêu làm căn cứ để phân bổ
mức trọng yếu BCTC bao gồm:
 Tổng tài sản
 Tổng doanh thu
 Lợi nhuận trước thuế
 Tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu
 Nợ phải trả
( Bổ sung thêm hai chỉ tiêu: Tài sản ngắn hạn và Nợ phải trả )
Trong đó thì:
 Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn: cũng được áp dụng cho DN có khả năng bị
phá sản, có lỗ lũy kế lớn so với vốn góp. Người sử dụng có thể quan
tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán thì sử dụng chỉ tiêu tài sản ngắn
hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên do chỉ tiêu này chi tiết hơn chỉ
tiêu Tổng tài sản nên sẽ hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm toán.
 Chỉ tiêu Nợ phải trả được áp dụng cho các DN có doanh thu không ổn
định, tỷ trọng của Nợ phải trả trên Tổng Nguồn vốn lớn. Các DN kinh
doanh thương mại thường áp dụng chỉ tiêu này.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

3.2.2. Về chất lượng của việc đánh giá mức trọng yếu
 KTV phải thể hiện đầy đủ các quy trình đánh giá mức trọng yếu thực hiện
trên giấy làm việc, Ngoài ra,KTV phải giải thích rõ ràng cách tính toán mức trọng yếu
và những điều chỉnh cần thiết liên quan trong quá trình xác lập mức trọng yếu.
 Đối với các mẫu thực hiện Mức trọng yếu thì đa phần KTV thực hiện theo
mẫu của VACPA ban hành. Mẫu A710 của VACPA ban hành không thực hiện mức
phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Như vậy, AAC phải quy định một cách cụ
thể việc chấp hành nghiêm túc các quy định xác lập mức trọng yếu trong từng khách
hàng, đồng thời kết hợp với công tác kiểm tra, soát xét kỹ lưỡng công tác đánh giá
mức trọng yếu trên tổng thể BCTC và trên các khoản mục của mỗi cuộc kiểm toán.
3.2.3. Về hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu phổ biến cho tất cả các
khách hàng
Do hạn chế về thời gian và nhân lực trong khi khách hàng của AAC ngày một
nhiều nên công tác xác lập mức trọng yếu khi kiểm toán cho khách hàng còn sơ sài.
AAC chỉ tập trung xác lập mức trọng yếu cho các khách hàng lớn và tiêu biểu, còn đối
với những khách hàng vừa và nhỏ với chi phí kiểm toán hạn chế thì thường bỏ qua
bước công việc quan trọng này. Do đó, để tăng cường tính hiệu quả của cuộc kiểm
toán, người viết xin đưa ra ý kiến hoàn thiện công tác đối với AAC như sau:
 Ban lãnh đạo công ty nên mở những buổi học để KTV có thể hiểu rõ hơn về
tầm quan trọng cũng như cách thức xác lập mức trọng yếu đạt hiệu quả tốt
nhất và phù hợp nhất đồng thời yêu cầu các nhóm kiểm toán cần nghiêm túc
thực hiện công việc theo quy định của công ty. Giấy làm việc xác lập mức
trọng yếu phải lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm để theo dõi và kiểm tra.
 Kiểm tra hồ sơ kiểm toán chặt chẽ để đảm bảo các cuộc kiểm toán đều thực
hiện công việc này. Nếu hồ sơ không lưu trữ kết quả xác lập hoặc không đầy
đủ thì cần có sự nhắc nhở nghiêm khắc với trưởng nhóm kiểm toán để công
tác xác lập mức trọng yếu được thực hiện đầy đủ và đúng đắn.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết
luận
Với môi trường cạnh tranh hiện nay, yếu tố chi phí không phải là vấn đề quan
trọng mà chính là chất lượng của dịch vụ mà khách hàng nhận được. Vì vậy, việc nâng
cao chất lượng của công tác kiểm toán là điều hết sức quan trọng đối với hoạt động
kiểm toán nói chung và các công ty kiểm toán nói riêng. Hoàn thiện công tác xác lập
mức trọng yếu là một yếu tố quan trọng của mỗi cuộc kiểm toán, giúp KTV lập kế
hoạch kiểm toán một cách hiệu quả từ đó thiết kế được một chương trình kiểm toán
hợp lý và đảm bảo chất lượng, hạn chế được tối đa các rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến
uy tín của đơn vị sau này.
Những năm gần đây, công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC không ngừng
tiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng thị trường và đảm bảo chất lượng
trong việc cung cấp các dịch vụ đa dạng của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Từ đó, tạo dựng được lòng tin và chỗ đứng trong thời buổi
các công ty kiểm toán xuất hiện ngày càng nhiều. Trong suốt quá trình thực tập tại
AAC, tôi nhận thấy công ty đã xây dựng một quy trình xác lập mức trọng yếu tương
đối hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhưng vẫn còn tồn tại
một số vần đề nhỏ cần được cải thiện. Với những kiến thức hiện có và những tài liệu
tham khảo được cùng với tình hình thực tiễn tại công ty, tôi đã cố gắng đưa ra nhận xét
và kiến nghị để góp phần hoàn thiện hơn quá trình xác lập và vận dụng mức trọng yếu
ở giai đoạn lập kế hoạch tại đơn vị. Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân còn nhiều
hạn chế cũng như thời gian được làm việc thực tiễn trong môi trường kiểm toán chưa
nhiều nên đây chỉ là những kiến nghị mang tính cơ bản, vẫn chưa hoàn thiện và còn
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá chân thành từ phía quý Thầy
Cô, các anh chị Kiểm toán viên, người đọc để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế, khóa luận đã đạt được mục
tiêu nghiên cứu đặt ra ban đầu, đó là :

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Thứ nhất : Bài viết đã trình bày cụ thể cơ sở lý luận về trọng yếu, cách xác
lập cũng như việc áp dụng vào trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
dựa trên chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế.
 Thứ hai : Bài viết đã trình bày và phân tích được thực trạng việc áp dụng
trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và
Kế toán AAC một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, với việc tìm hiểu thực trạng xác
lập mức trọng yếu tại công ty kiểm toán khác, bài viết cũng đã so sánh với
đơn vị thực tập từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn với thực trạng công ty.
 Thứ ba : Bài viết đã chỉ ra ưu điểm cũng như những điểm hạn chế đồng thời
đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện quy trình xác lập và vận dụng vào
kiểm toán báo cáo tài chính tại đơn vị.
Để đạt được kết quả này, như đã nói, là nhờ sự giúp đỡ chân thành từ rất nhiều
cá nhân và tập thể. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Giang
với sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Thầy trong suốt thời gian qua và các anh chị
trong công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Trong tương lai, hướng phát triển của đề tài là tập trung vào nghiên cứu việc áp
dụng việc xác lập mức trọng yếu và vận dụng vào quy trình kiểm toán BCTC của
AACtại nhiều khách hàng khác nhau đồng thời so sánh công việc quan trọng này của
AAC và các công ty kiểm toán lớn khác một cách sâu xa hơn nhằm đưa ra các giải
pháp mang tính tổng thể, góp phần hoàn thiện hơn quy trình xác lập mức trọng yếu tại
công ty.
2. Kiến nghị
a) Về phía công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
 Quy trình xác lập và vận dụng mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán BCTC
tại công ty vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện do đó công ty cần thiết lập
các chính sách, tổ chức đào tạo và quản lý chất lượng kiểm toán chặt chẽ,
nghiêm túc.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


Khóa luận tốt GVHD: ThS. Hoàng

 Hoàn thiện những vấn đề còn bất cập trong quy trình và các chương trình
kiểm toán mẫu như bổ sung thêm các chỉ tiêu làm căn cứ để phân bổ mức
trọng yếu, kết hợp các phương pháp đánh giá mức trọng yếu.
 Hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ các khách hàng.
 Ngoài việc tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật kiến thức do Hội
Kiểm toán viên hành nghề tổ chức, AAC cần thực hiện công tác đào tạo và
đào tạo lại định kỳ cho các KTV. Đưa ra những chính sách nhằm khuyến
khích việc học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,...
 Tăng cường và thực hiện nghiêm túc công tác soát xét chất lượng hoạt động
kiểm toán, đặc biệt là công tác đánh giá trọng yếu. Kiểm tra hồ sơ kiểm toán
chặt chẽ để đảm bảo các phần việc đều được hoàn thành chính xác, đầy đủ.
b) Về phía các Trường Đại học có đào tạo chuyên ngành Kiểm toán
Việc được đào tạo như thế nào trên ghế giảng đường có ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng KTV khi hành nghề sau này. Hiện nay, theo ý kiến chủ quan của tôi,
chương trình và thời lượng học các môn chuyên ngành trong trường đại học vẫn chưa
bám sát thực tế. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập và đi kiểm toán thực tiễn, sinh
viên không tránh khỏi những bỡ ngỡ cũng như khó bắt kịp với tiến độ của đoàn kiểm
toán. Theo ý kiến cá nhân tôi, các trường Đại học nên liên kết với các công ty kiểm
toán để có những buổi học được trình bày bởi chính các KTV với những nội dung
được chia theo các phần hành kiểm toán và có số liệu thực tế nhằm giúp sinh viên tiếp
cận nhiều hơn với công việc cũng như hiểu rõ hơn mục đích khi học chuyên ngành mà
mình đã chọn. Đây cũng là cơ hội tốt để các bạn sinh viên xác định mục tiêu trong
tương lai gần sau khi tốt nghiệp.

SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm 7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách & Văn bản pháp lý

1. Arens, A. A., Loebecker, J. K., Đặng Kim Cương dịch (2000), Kiểm toán –
Auditing, NXB Thống Kê.

2. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, toàn tập 38
chuẩn mực, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS.Ngô Trí Tuệ (05/2006), Kiểm toán tài
chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (01/2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài
chính.

5. Thomas E.McKee, Aasmund Eilifsen, 2000, Current Materiality Guidance


for Auditors.

Tài liệu khác

1. Hồ sơ kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, công ty
TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam và công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài
chính Kế toán và Kiểm toán AASC
2. Chương trình kiểm toán công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, công
ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam và công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài
chính Kế toán và Kiểm toán AASC
3. Chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên trường ĐH Kinh tế Huế
và ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

Website

1. www.kiemtoan.net.vn
2. www.kiemtoan.com.vn
3. www.vacpa.org.vn
4. www.webketoan.vn
PHỤ LỤC 1
Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận: Gian
lận và sai sót đều dùng để chỉ các sai phạm nói chung, tuy nhiên giữa chúng lại có sự
khác nhau cơ bản. Với cùng một quy mô tiền tệ, gian lận thường được chú trọng hơn
sai sót vì nó làm người ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của các nhà quản lý và
các thành viên có liên quan. Do đó, một hành vi gian lận luôn được coi trọng bất kể
quy mô của nó là bao nhiêu. Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả
năng gian lận thường bao gồm:
- Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp vì có thể có
sự móc nối giữa các bên nhằm thu lợi cho cá nhân;
- Các nghiệp vụ thanh lý tài sản: có khả năng có sự liên kết giữa người tiến
hành thanh lý và người mua tài sản trong khi tài sản đó vẫn đang trong quá trình sử
dụng;
- Các nghiệp vụ về tiền mặt: các nghiệp vụ này xảy ra thường xuyên, tiền mặt
lại có đặc điểm là gọn nhẹ, dễ biển thủ nên dễ xảy ra gian lận;
- Các nghiệp vụ về mua bán và thanh toán: doanh nghiệp và khách hàng
hoặc nhà cung cấp có thể móc ngoặc với nhau để báo cáo sai về thực trạng hoạt động
của mình;
- Các nghịêp vụ bất thường: các nghiệp vụ này ít xảy ra nhưng nó lại ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
- Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi: các nghiệp vụ liên quan đến quyền lợi
bao giờ cũng chứa đựng khả năng gian lận cao vì hầu như bất cứ ai cũng muốn thu lợi
cho bản thân mình;
- Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách: các nghiệp vụ phát sinh đều phải được
ghi sổ, nếu đơn vị cố ý bỏ ngoài sổ sách thì đây là biểu hiện của hành vi gian lận;
- Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp vụ mới
phát sinh. Thông thường, vào cuối kỳ quyết toán, để kết quả hoạt động kinh doanh
được như kế hoạch đã định hoặc để điều chỉnh một số chênh lệch thừa, thiếu, kế toán
thường đưa thêm một số bút toán hạch toán. Do đó các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ
thường trọng yếu. Đối với các nghiệp vụ mới phát sinh thì kiểm toán viên cần tự đặt ra
câu hỏi tại sao những nghiệp vụ đó từ trước tới giờ mới phát sinh, liệu kế toán đã xử lý
chưa và từ đó tìm bằng chứng để chứng minh;
- Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa vì có thể thông tin tài chính đã bị làm
cho sai lệch dẫn đến ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính;
- Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung: có ảnh
hưởng đến sự trung thực và độ tin cậy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các cá
nhân có liên quan.

Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót (không cố ý) hệ trọng:


- Các nghiệp vụ này thường do trình độ, năng lực yếu kém và tính thiếu cẩn
trọng của kế toán viên;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênh lệch lớn
với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan;
- Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung có thể dẫn
đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin vì nó khiến ta nghĩ
đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban quản trị hoặc của những cá nhân có liên
quan khác;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lặp lại nhiều lần: việc các sai sót lặp lại
nhiều lần cho dù quy mô của sai sót là không lớn thì vẫn gây một sự nghi ngờ về năng
lực của kế toán viên và vấn đề xem xét quản lý sổ sách không được chặt chẽ. Hơn nữa,
tổng hộ các sai sót nhỏ có thể là một sai sót lớn ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau;
- Các sai sót có ảnh hưởng tới lợi nhuận;

- Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đến nhiều
khoản mục, nghiệp vụ khác.
PHỤ LỤC 2
Người ]
lập: [ ]

ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH A610 :

A. MỤC TIÊU:

Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch
kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.

B. NỘI DUNG CHÍNH:

Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó,
hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết
tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống
KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình
để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc
đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm
soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát.

Tha
Khôn
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KSNB Có Mô tả/ Ghi chú m
g
chiếu
1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
1.1 Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá
trị đạo đức trong DN
Thể hiện ở nội quy của
- Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có Công ty và công bố
được thông tin đến các bộ phận của DN không? cho nhân viên ngay từ
khi ký hợp đồng lao
động.
Nội quy lao động
- Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các
nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức
không?
Cảnh cáo, kỷ luật tùy
- Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức theo mức độ
được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được
quy định rõ và áp dụng đúng đắn?
1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân
viên
Các nhà quản lý đều là
- Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc bằng chứng về những người có bằng
năng lực của họ không? cấp và kinh nghiệm

Doanh nghiệp có thiên


- DN thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng hướng tuyển chọn nhân
lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất? viên có năng lực thông
qua tuyển chọn trực
tiếp.
Sau thời gian thử việc
- DN xử lý như thế nào đối với nhân viên không có

AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang


2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011
Người ]
lập: [ ]

ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH A610 :

năng lực? nếu nhân viên không


có năng lực thì không
được tuyển dụng chính
thức.
1.3 Phong cách điều hành và triết lý của các nhà
quản lý DN
Công ty
- Thái độ của các nhà quản lý DN đối với hệ thống
KSNB?
Luôn có biện pháp
- Phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro? ngăn chặn các rủi ro
xảy ra.
Tiền lương tùy thuộc
- Thu nhập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả vào kết quả hoạt động
hoạt động hay không? KD
- Mức độ tham gia của các nhà quản lý DN vào quá BCTC do kế toán
trình lập BCTC? trưởng lập theo quy
định pháp luật Việt
Nam hiện hành. Mức
độ tham gia của các
nhà quản lý chỉ ở mức
vừa phải.
1.4 Cấu trúc tổ chức
- Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động
kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị
không?
- Cầu trúc DN có khác biệt với các DN có quy mô
tương tự của ngành không?
1.5 Phân định quyền hạn và trách nhiệm
- DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền
và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp
không?
- Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những Thông qua việc đánh
hoạt động được phân quyền cho nhân viên không? giá kết quả hoàn thành
kế hoạch hàng tuần.
- Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình
hay không?
- Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời Trưởng các phòng ban
gian để thực hiện công việc giám sát của mình là người có năng lực và
không? được phân công nhiệm
vụ rõ ràng.
- Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong Công ty có bộ phận
đơn vị không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công mua hàng riêng.

AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang


2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011
Người ]
lập: [ ]

ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH A610 :

việc mua sắm tài sản)


1.6 Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự
- Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển Công ty có Phòng tổ
dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên chức hành chính để
không? thực hiện các nhiệm vụ
này.
- Các chính sách này có được xem xét và cập nhật
thường xuyên không?
- Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi
nhân viên của đơn vị không?
- Những nhân viên mới có nhận thức được trách
nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ
không?
- Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh Thông qua việc định kỳ
giá và soát xét định kỳ không? đề bạt tăng lương.
2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC
- Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh doanh liên
quan tới BCTC như thế nào?
- Ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính?
- Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh?
- Các rủi ro kinh doanh phát hiện được giải quyết như
thế nào?
3. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
3.1 Giám sát thường xuyên và định kỳ
- Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong
các hoạt động của DN không?

- DN có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB định


kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không?
(Mô tả việc đánh giá nếu có)
- DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp
không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm
chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về
hệ thống KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB của
đơn vị không?

AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang


2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011
Người ]
lập: [ ]

ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH A610 :

- Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách,


chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ
không bị hạn chế?

AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang


2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011
Người ]
lập: [ ]

ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH A610 :

3.2 Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB


- DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện
kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót
của hệ thống KSNB không?
- BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến hệ
thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV
nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện
các thiếu sót của hệ thống KSNB lên HĐQT hoặc
Ban Kiểm soát kịp thời không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp
sửa chữa của BGĐ không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực
tiếp HĐQT hoặc Ban Kiểm soát không?

C. KẾT LUẬN

Những yếu tố giúp Các thủ tục kiểm toán cơ bản


Rủi ro trọng yếu
giảm rủi ro bổ sung
1.
2.
3.
4.
5.

AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang


2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011
Người lập: [ ]
Soát xét: [ ]

ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP A610 :

PHỤ LỤC 3

AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang


2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
A710
Tên Ngày
Tên khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện Dũng 11/3/12

Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Người soát xét 1 Anh 11/3/12


Người soát xét 2
Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH – THỰC HIỆN)

A. MỤC TIÊU:
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông
báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách
nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công
việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU


Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Lợi nhuận trước Lợi nhuận trước
Tiêu chí được sử dụng để ước tính Lợi nhuận thuế/Doanh thu/Vốn thuế/Doanh thu/Vốn
mức trọng yếu trước thuế chủ sở hữu/ tổng tài chủ sở hữu/ tổng tài
sản sản
Chỉ tiêu được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm vì đây là
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác
BCTC của công ty đại chúng, niêm yết trên thị trường chứng
định mức trọng yếu
khoán
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 10.149.133.754 10.149.133.754
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
yếu
Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% (b) 5% 5%
Doanh thu: 0,5% - 3%
Tổng tài sản và vốn: 2%
Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 507.456.688 507.456.688
(d)=(c)*(50%- 253.728.344 253.728.344
Mức trọng yếu thực hiện 75%)
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai (e)=(d)*4% (tối 10.149.134 10.149.134
sót có thể bỏ qua đa)

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước
Mức trọng yếu tổng thể 507.456.688 498.565.195
Mức trọng yếu thực hiện 253.728.344 249.282.598
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 10.149.134 9.971.304

Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011)
(Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)
PHỤ LỤC 4
XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG
YẾU
Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu
Từ các tiêu chí đã được gợi ý từ A đến H.
Việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính
(nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, cơ quan nhà nước...). Ngoài ra, việc xác định tiêu chí còn ảnh hưởng bởi
các yếu tố như:
▪ Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và các thước đo
hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày BCTC (ví dụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt
động, dòng tiền);
▪ Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm;
▪ Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán;

▪ Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn;
▪ Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định: Thông thường KTV nên lựa chọn những
tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm.

Giá trị tiêu chí thường dựa trên số liệu trước kiểm toán phù hợp với kỳ/năm mà công ty kiểm toán phải đưa
ra ý kiến kiểm toán hoặc soát xét. Trong trường hợp kiểm toán giữa kỳ để phục vụ cho kiểm toán cuối năm,
KTV có thể sử dụng số liệu ước tính tốt nhất cho cả năm dựa trên dự toán và số liệu thực tế đến giữa kỳ kiểm
toán.
Bước 2: Xác định mức trọng yếu tổng thể (I)
Thông qua việc lựa chọn tiêu chí, tỷ lệ % và giải thích lý do lựa chọn vào trong ô tương ứng

KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tiêu chí và tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn.
Việc xác định tiêu chí và tỷ lệ % phụ thuộc vào đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu của KTV và sẽ ảnh
hưởng đến khối lượng công việc kiểm toán được thực hiện mà cụ thể số mẫu cần phải kiểm tra. Trong
trường hợp đơn vị bị lỗ thì không lựa chọn tiêu chí G hoặc H.
Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số
dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với
tổng thể BCTC nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC,
thì KTV phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư
tài khoản hay thông tin thuyết minh.
Bước 3: Xác định mức trọng yếu thực hiện (J)
Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai
sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được
phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC.

Mức trọng yếu thực hiện thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 80% so với mức trọng yếu tổng thể đã
xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thê là tùy thuộc vào xét đoán
chuyên môn của KTV và chính sách của từng công ty, tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào cũng cần được giải
thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy. Mức trọng yếu thực hiện sẽ quyết định nội dung, lịch trình, phạm
vi của các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện.
Mức trọng yếu thực hiện cũng áp dụng cho một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh để giảm
thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều
chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với một nhóm giao dịch, số dư tài khoản
hoặc thuyết minh.
Bước 4: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua(K)
Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là ngưỡng để tập hợp các chênh lệch do kiểm toán phát
hiện, được tập hợp vào Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh) hoặc
Các bút toán không điều chỉnh (nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh) để làm căn cứ cho KTV trong
việc đưa ra kết luận kiểm toán. Các chênh lệch nhỏ hơn ngưỡng sai sót này không cần phải tập hợp lại.
Bước 5: Xem xét mức trọng yếu của năm trước
Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước (thấp hơn đáng kể), KTV cần cân nhắc xem mức
trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp.

Khi xác định mức trọng yếu của năm nay, KTV phải so sánh với mức trọng yếu của năm trước. Nếu có sự
thay đổi đáng kể giữa các năm (quá thấp so với năm trước), KTV phải cân nhắc ảnh hưởng của sai sót đối
với số dư đầu năm. Ví dụ, khi doanh thu và lợi nhuận giảm đáng kể so với năm trước, mức trọng yếu được
xác định ở mức độ cao (giá trị thấp). Rủi ro có thể tồn tại ở số dư đầu năm khi cuộc kiểm toán năm trước
được tiến hành với mức trọng yếu thấp hơn. Để giảm rủi ro có sai sót trọng yếu có thể có trong số dư đầu
năm, KTV phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các số dư tài sản và công nợ
đầu năm.hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp.
Bước 6: Đánh giá lại mức trọng yếu (L và M)
Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá
lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung
thêm thủ tục kiểm toán hay không.
Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu:
▪ Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu (benchmark)
▪ Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu
▪ Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu.

Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại cao hơn so
với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn
so với thiết kế ban đầu. Trường hợp này KTV cần đánh giá lại sự phù hợp của các công việc kiểm toán đã
thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay không. Chẳng hạn:
▪ Giảm mức độ rủi ro kiểm soát bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng
minh cho việc Giảm rủi ro kiểm soát; hoặc
▪ Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra
chi tiết đã dự kiến.
Lưu ý khi thực hiện: Mức trọng yếu được xây dựng trong giai đoạn Lập kế hoạch được sử dụng trước hết
cho việc xác định cỡ mẫu; còn mức trọng yếu trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán được sử dụng để xem xét
khả năng đưa ra các điều chỉnh cuối cùng. Mức trọng yếu không phù hợp để xem xét các vấn đề liên quan
đến lợi ích của BGĐ hoặc các khoản mục nhạy cảm khác
Người thực hiện: người thực hiện là trưởng nhóm kiểm toán, người soát xét là Lãnh đạo phòng kiểm toán,
Phụ trách chính của cuộc kiểm toán (đối với cuộc kiểm toán liên phòng) hoặc Thành viên Ban TGĐ phụ
trách cuộc kiểm toán.
Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (I, J và K) và giai đoạn tổng hợp- lập báo cáo
(L,M).
Liên kết: là cơ sở để thực hiện các thủ tục kiểm toán, xác định quy mô mẫu chọn, đánh giá rủi ro có sai sót
trọng yếu và thực hiện các xét đoán chuyên môn khác.

Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các thông tin thu thập được về hoạt động và
số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên phải dựa trên các xét đoán chuyên
môn để xem xét lại mức trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán để
đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp và đầy đủ.
I Xác định mức trọng yếu giai
. đoạn lập kế hoạch
Tỷ lệ Ước tính mức trọng yếu
sử
dụng Số liệu BCTC Số liệu BCTC
để năm nay năm trước Năm nay Năm trước
ước
tính
% VND VND VND VND
Tổng nguồn vốn (A) 1%
1 chủ sở hữu 145,016,525,114 144,783,719,219 1,450,165,251 1,447,837,192
.
(B) 2%
145,016,525,114 144,783,719,219 2,900,330,502 2,895,674,384
Tổng tài sản (C) 0.5%
2 719,218,170,592 654,645,193,719 3,596,090,853 3,273,225,969
.
(D) 1%
719,218,170,592 654,645,193,719 7,192,181,706 6,546,451,937
Doanh thu (E) 0.5%
3 682,698,910,272 579,142,609,191 3,413,494,551 2,895,713,046
.
(F) 1%
682,698,910,272 579,142,609,191 6,826,989,103 5,791,426,092
Lợi nhuận trước (G) 5%
4 thuế 28,959,311,463 33,133,263,183 1,447,965,573 1,656,663,159
.
(H) 10%
28,959,311,463 33,133,263,183 2,895,931,146 3,313,326,318
Mức trọng yếu tổng
5 thể giai đoạn lập kế (I) 2,895,931,146 3,313,326,318
. hoạch
Lý do lựa chọn tiêu chí để xác định
mức trọng yếu tổng thể:
(Trong trường hợp mức trọng yếu năm nay có chênh lệch lớn so với năm trước thì cần giải thích
lý do)
PHỤ LỤC 5

You might also like