You are on page 1of 136

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC THỰC HIỆN

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn


HỒ THỊ HỒNG LAM TS. HỒ THỊ THÚY NGA
Lớp: K46C Kiểm toán
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Lời Cảm Ơn
Bài khóa luận tốt nghiệp của tôi đã thực hiện thành công, được hoàn
thành một cách tốt nhất không chỉ nhờ sự cố gắng của bản thân mà còn có sự
góp ý, giúp đỡ từ các thầy cô, anh chị, bạn bè trong quá trình thực tập cũng như
trong quá trình làm bài.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, các
phòng, các đoàn thể trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện cho các
sinh viên cuối khóa nói chung và tôi nói riêng có cơ hội thực tập, làm việc thực
tế tại các công ty, giúp sinh viên có những kinh nghiệm vô cùng quý giá trước
khi ra trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán kiểm
toán nói chung, các thầy, cô giáo trong Hội đồng bảo vệ khóa luận nói riêng,
đặc biệt là giảng viên, Tiến sĩ Hồ Thị Thúy Nga đã nhiệt tình hướng dẫn
chi tiết cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Những lời góp ý
từ thầy cô là cơ sở, động lực để tôi hoàn thành tốt bài làm của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc, các anh chị nhân
viên trong công ty TNHH Kiểm toán FAC đã tạo cơ hội cho những sinh
viên như tôi được trải nghiệm thật sự với công việc kiểm toán, những chuyến đi,
những khách hàng mới, tất cả đã giúp tôi tự tin, có cái nhìn cụ thể, chân thực
hơn về những công việc của mình trong tương lai.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, các anh chị em thân thiết đã
động viên tôi trong quá trình thực tập, tất cả những điều đó giúp tôi có đủ tinh
thần, nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm2016


Sinh viên
Hồ Thị Hồng Lam

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán ii


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
6. Bố cục đề tài ............................................................................................................ 3
7. Những đóng góp khoa học của đề tài ...................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............ 4
1.1. Khái quát về khoản mục ....................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền .......................... 4
1.1.2. Đặc điểm của khoản mục .............................................................................. 5
1.2 Phương pháp hạch toán kế toán tiền và các khoản tương đương tiền ................... 6
1.2.1. Kế toán tiền mặt............................................................................................. 6
1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng .......................................................................... 10
1.2.3. Kế toán tiền đang chuyển ............................................................................ 13
1.2.4. Kế toán các khoản tương đương tiền ........................................................... 15
1.3 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục này ........................................................ 18
1.4. Những sai phạm có thể xảy ra đối với khoản mục ............................................. 18
1.5. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục .............................................. 19
1.6. Quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán BCTC . 19
1.6.1. Chuẩn bị kiểm toán ...................................................................................... 19
1.6.2. Thực hiện kiểm toán .................................................................................... 25
1.6.3. Hoàn thành kiểm toán .................................................................................. 29

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán iii


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Chương 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC


KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC .. 39
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán FAC ................................................... 39
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty ...................................................................... 39
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 41
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh ............................................................................... 42
2.1.4. Mạng lưới khách hàng và chính sách phục vụ ............................................ 42
2.1.5. Đội ngũ nhân viên ....................................................................................... 43
2.1.6. Nguyên tắc hoạt động và cam kết của FAC ................................................ 44
2.1.7. Cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH Kiểm toán FAC .................................... 45
2.2.1. Kế hoạch kiểm toán ..................................................................................... 48
2.2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch. ....................................................................... 48
2.2.1.2. Giai đoạn lập kế hoạch ......................................................................... 49
2.2.2. Thực hiện kiểm toán .................................................................................... 51
2.2.3. Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo ............................................................... 53
2.2.3.1. Giai đoạn xoát xét và hoàn tất .............................................................. 53
2.2.3.2. Lập BCKT ............................................................................................ 55
2.3. Quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty TNHH
Kiểm toán FAC tại Công ty Cổ phân ABC ............................................................... 56
2.3.1. Kế hoạch kiểm toán ..................................................................................... 56
2.3.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch ........................................................................ 56
2.3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán ........................................................................ 60
2.3.2. Thực hiện kiểm toán .................................................................................... 62
2.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán .................................................................. 74
Chương 3. ..................................................................................................................... 75
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN VÀ
CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC ...................................................................... 75
3.1. Nhận xét, đánh giá quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC ........................................................................... 75

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán iv


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

3.1.1. Các mặt đạt được của quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương
đương tiền .............................................................................................................. 75
3.1.2. Các mặt còn hạn chế của quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương
tiền.......................................................................................................................... 76
3.2. Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền và các khoản
tương đương tiền tại Công ty FAC. ........................................................................... 78
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 81
3.1. Kết luận............................................................................................................... 81
3.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 83
PHỤ LỤC

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán v


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền mặt ................................. 9
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền gửi ngân hàng .............. 12
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền đang chuyển ................ 15
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về các khoản tương ................. 17
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH kiểm toán FAC ................................. 45
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty FAC .............. 47

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán vi


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

DANH MỤC BẢNG, BIỂU


Trang
Bảng 2.1: Bảng đánh giá các rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục........................... 63
Bảng 2.2: Bảng các ký hiệu và giải thích ...................................................................... 64
Biểu 01: Số liệu tổng hợp (D120) ................................................................................. 66
Biểu 02: Thủ tục phân tích (D150) ................................................................................ 68
Biểu 03: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi (D166)............................................ 70
Biểu 04: Các bút toán đề nghị điều chỉnh (D140) ......................................................... 72
Biểu 05: Tổng hợp các phát hiện của phần hành (D101) .............................................. 73

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán vii


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

BCKT : Báo cáo kiểm toán

BGĐ : Ban giám đốc

CTCP : Công ty cổ phần

DN : Doanh nghiệp

GBC : Giấy báo Có

GBN : Giấy báo Nợ

HĐQT : Hội đồng quản trị

HĐ : Hóa đơn

HTK : Hàng tồn kho

HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ

KH : Khách hàng

KTV : Kiểm toán viên

PC : Phiếu chi

PT : Phiếu thu

XDCB : Xây dựng cơ bản

VCSH : Vốn chủ sở hữu

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán viii


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiết yếu
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của mọi loại
hình doanh nghiệp. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho người quan tâm
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố
nền nếp hoạt động tài chính, kế toán nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị
được kiểm toán.

Nói đến các khoản mục kiểm toán không thể không nhắc đến khoản mục tiền.
Tiền là yếu tố có liên quan đến các hoạt động mua bán, thanh toán và các hoạt động tài
chính khác của doanh nghiệp. Khoản mục tiền có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các
khoản mục trên báo cáo tài chính, đặc biệt là bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Những nghiệp vụ về tiền phát sinh có thể phản ánh hiệu quả của một
doanh nghiệp trong cân đối thu chi và số dư trên khoản mục tiền hợp lý hay không.

Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán,
trong thời gian thực tập, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình Kiểm
toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền do Công ty TNHH Kiểm toán
FAC thực hiện” để thực hiện và báo cáo trong thời gian thực tập cuối khóa này.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu về quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền đang được
áp dụng tại công ty kiểm toán FAC, đánh giá các mặt ưu điểm và hạn chế, trên cơ sở
đó đóng góp các ý kiến để góp phần hoàn thiện và phát triển quy trình này.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu và tổng hợp các vấn đề lý luận trong công tác kiểm toán báo cáo tài
chính cũng như quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm
toán báo cáo tài chính hiện nay.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 1


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Trình bày chi tiết thực trạng của việc áp dụng quy trình kiểm toán tiền và các
khoản tương đương tiền trong kiểm toán BCTC của công ty FAC tại Công ty Cổ
phần ABC.
- Trên cơ sở so sánh thực trạng với các cơ sở lý luận để rút ra ưu điểm cũng như
hạn chế của việc ứng dụng quy trình này tại công ty FAC.
- Từ việc đánh giá ưu điểm và hạn chế, đưa ra ý kiến đóng góp để hoàn thiện
quy trình kiểm toán khoản mục này tại công ty FAC nói riêng và ngành kiểm toán
nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tôi là quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương
đương tiền trên lý thuyết và thực tế đang được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán
FAC tại Công ty CP ABC.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài chỉ được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán FAC
chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian số liệu thu thập: số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu
phát sinh từ tháng 1 đến tháng 12 của năm 2015
- Phạm vi thời gian thực hiện nghiên cứu: từ ngày 18/01/2016 đến ngày 15/5/2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là các KTV tại công ty FAC.
Nội dung phỏng vấn là những câu hỏi liên quan kiểm toán BCTC nói chung và cụ thể,
chi tiết về các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin trên sách vở, các giáo
trình, luận văn, Internet, các tạp chí kiểm toán…
- Phương pháp quan sát: Đến công ty, quan sát quá trình làm việc, quá trình thực
hiện một cuộc kiểm toán thực tế của các kiểm toán viên tại công ty.
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu thô cần thiết cho đề tài bằng
cách photo, chụp ảnh hoặc chép tay các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán làm căn cứ
chứng minh các nội dung trong nghiên cứu là có cơ sở xác đáng.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 2


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Phương pháp so sánh, phân tích số liệu: So sánh, đối chiếu các số liệu giữa các
thời kỳ, giữa đối tượng này với đối tượng khác.
- Phương pháp làm việc thực tế: Tham gia thực hiên một cuộc kiểm toán thực tế
như một kiểm toán viên thực sự để xem xét, tìm hiểu quá trình làm việc của các kiểm
toán viên tại công ty.
6. Bố cục đề tài
Nghiên cứu được trình bày trong 3 phần:
Phần I: MỞ ĐẦU.
Phần này sẽ trình bày các lý do chọn đề tài, mục tiêu mà đề tài muốn hướng đến,
đồng thời trình bày các phương pháp dùng để hoàn thành bài nghiên cứu cũng như
phạm vi thực hiện của bài nghiên cứu.
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần này gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán tiền và tương đương tiền trong kiểm toán
báo cáo tài chính.
- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền và các khoản
tương đương tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty FAC
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tổng kết, đánh giá những điểm làm được, chưa làm được của bài nghiên cứu so
với mục tiêu đề ra.
7. Những đóng góp khoa học của đề tài
Về lý luận: hệ thống lại cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán nói chung và quy
trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng theo chuẩn
mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Về thực tiễn: xem xét việc áp dụng các kiến thức đã học tập và nghiên cứu có
phù hợp với quy trình kiểm toán thực tế tại Công ty, qua đó đưa ra các đề xuất để
nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán, đặc biệt là quy trình kiểm toán khoản mục
tiền và các khoản tương đương tiền.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 3


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tiền và các khoản tương đương tiền phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có
của DN tại thời điểm báo cáo. Để kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương
đương tiền trên BCTC được hiệu quả và tránh những rủi ro có thể gặp phải, ta cần đi
sâu nắm vững đặc điểm chung của khoản mục, phương pháp hạch toán kế toán tiền
và các khoản tương đương tiền, mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục này và những
lỗi hay gặp trong khoản mục.

1.1. Khái quát về khoản mục


1.1.1. Khái niệm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
“Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ
hạn.” (Theo Chuẩn mục kế toán số 24)

Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới dạng hình thái tiền tệ, là
loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng
thanh toán của một doanh nghiệp.

- Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí quý đá quý.
Số liệu được dùng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số của tài
khoản Tiền mặt vào thời điển khóa sổ sau khi đã đối chiếu với thực tế và tiến hành
các điều chỉnh cần thiết.

- Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí
quý đá quý gửi tại ngân hàng. Số liệu được dùng để trình bày trên BCTC của khoản
mục này chính là số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng sau khi đã đối chiếu và điều
chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khoa sổ.

- Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh
nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước hay đã gửi qua bưu điện để chuyển

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 4


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

cho ngân hàng, hay làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả nợ cho các
đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khó sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy
báo hay bản sao kê ngân hàng, hay giấy áo có của Kho bạc.
- “Các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3
tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có
nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền”. (Theo CM kế toán 24)
1.1.2. Đặc điểm của khoản mục
Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên
Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Do
thường được dùng để phân tích khả năng thanh của toán của một doanh nghiệp, nên
đây là khoản có thể trình bày sai lệch.
Đặc điểm nổi bật nhất của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền là nó
có quan hệ mật thiết với các khoản mục còn lại trên BCTC. Nó là khoản mục bị ảnh
hưởng và có ảnh hưởng nhiều đến nhiều khoản mục quan trọng như doanh thu, chi phí,
công nợ và hầu hết các tài sản khác của DN.

Số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết các
tài khoản khác. Vì thế, những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có
nhiều khả năng xảy ra và khó ngăn ngừa nếu không có một HTKSNB tốt và các thủ
tục kiểm soát không ngăn ngừa hay phát hiện được sai phạm.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng sinh lãi từ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vòng quay vốn của doanh nghiệp
tốt, tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục phản ánh khả năng này của
doanh nghiệp.

Một số đặc điểm khác của tiền là bên cạnh khả năng của số dư bị sai lệch do
ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp tuy số tiền trên BCTC
vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng
đến các khoản mục khác.
Chính vì tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường
được đánh giá là cao. Vì vậy, KTV thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền. Tuy
nhiên cần lưu ý rằng tập trung phát hiện sai phạm thường chỉ được thực hiện khi KTV
đánh giá HTKSNB yếu kém, cũng như khả năng xảy ra sai pham là cao.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 5


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

1.2. Phương pháp hạch toán kế toán tiền và các khoản tương đương tiền
1.2.1. Kế toán tiền mặt

Đặc điểm

- Tiền mặt là các khoản tiền đang có tại quỹ, có thể dùng thanh toán ngay, bao
gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý. Tiền mặt là một phần
không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp do vậy mọi doanh nghiệp luôn giữ một lượng
tiền nhất định để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của
doanh nghiệp không bị gián đoạn, thường thì chỉ những chi tiêu không lớn mới thanh
toán bằng tiền mặt.

- Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất
quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không
qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi
vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.

- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại
doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.

- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ
chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của
chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ
đính kèm.

- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép
hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt,
ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ
quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ
kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định
nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra
Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 6


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.

Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam
thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán.
Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán
TK 1112.

- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp
dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá
quý. Ở các doanh nghiệp có vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc
nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán chi
trả được hạch toán như ngoại tệ.

Chứng từ và sổ sách sử dụng


- Chứng từ
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Biên bản kiểm kê quỹ
Kèm theo các PT, PC là các chứng từ để thủ quỹ thu tiền hay chi tiền, phải có các
chứng từ gốc kèm theo (giấy đề nghị thanh toán, giấy tạm ứng, hóa đơn giá trị gia
tăng…), các chứng từ phải đảm bảo tính hợp li, hợp lệ.

- Sổ sách
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ chi tiết tiền mặt
+ Sổ tổng hợp tiền mặt
+ Sổ cái
Tài khoản sử dụng và hạch toán
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt
Nam tại quỹ tiền mặt.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 7


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

+ Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn
quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim
khí, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ

- Kết cấu và nội dung như sau:


Bên Nợ: _ Các loại tiền mặt nhập quỹ.

_ Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ
tăng khi điều chỉnh.

Bên Có: _Các khoản tiền mặt xuất quỹ.

_ Số tiền mặt thiếu ở quỹ khi kiểm kê, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ giảm khi
điều chỉnh.

Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn
quỹ tiền mặt.

- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 8


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga
112,311,341 111 112,138

Rút tiền nhập quỹ Gửi tiền, tiền thiếu khi

Vay ngắn, dài hạn kiểm kê


511,512,3331 152,153,156,157,1331
Mua NVL, CCDC
Doanh thu bán hàng
hàng hóa trong kì
131,136,138,141 211,213,1332

Thu hồi các khoản


Mua tài sản cố định hữu
phải thu, tạm ứng
hình, vô hình
121,128,138,144,244,228 144,244

Thu hồi đầu tư, kí Kí quỹ ngắn hạn

quỹ, cho vay ngắn hạn

338,344 311,315,331,333,334,336,338

Nhận kí quỹ dài hạn, Các khoản phải trả

tiền thừa khi kiểm kê


411 621,623,627,641,642

Mua đưa vào sản xuất


Nhận góp vốn
kinh doanh ngay

515,711 635,811
DT tài chính, thu nhập
CP tài chính, chi phí
khác, CLTG trong kì
khác, CLTG trong kì
413 413

Chênh lệch tăng do


Chênh lệch giảm do
đánh giá lại cuối kì
đánh giá lại cuối kì

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền mặt

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 9


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng

Đặc điểm

- Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc, công ty tài
chính để tiến hành thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp phần lớn được gửi tại ngân hàng để thực
hiện công việc thanh toán một cách an toàn và tiện dụng. Lãi thu từ tiền gửi ngân
hàng được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính. Tiền gửi ngân hàng được
doanh nghiệp sử dụng để thanh toán hầu hết các nghiệp vụ có số tiền lớn (các khoản
thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên đều thanh toán qua ngân hàng)

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng,
theo từng loại tiền để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

- Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra
Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm phát sinh (Sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch BQLNH). Trường hợp mua ngoại
tệ gửi vào Ngân hàng được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả.

Trường hợp rút tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt
Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong các phương
pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế
đích danh.

- Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh (Kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ nếu có phát sinh chênh lệch
tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên Có TK 515
“Doanh thu hoạt động tài chính” (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ TK 635 “Chi phí tài
chính” (Lỗ tỷ giá).

- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (giai
đoạn trước hoạt động) nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 10


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

chênh lệch tỷ giá liên quan đến tiền gửi ngoại tệ này được hạch toán vào TK 413
“Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (4132).

Chứng từ và sổ sách sử dụng


- Chứng từ
+ Giấy báo nợ, giấy báo có
+ Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
+ Séc thanh toán
+ Bảng sao kê ngân hàng
- Sổ sách
+ Sổ chi tiết tiền gửi
+ Sổ cái tiền gửi
Tài khoản sử dụng và hạch toán
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 112–Tiền gửi Ngân hàng, có 3 TK cấp 2:
+ Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi
tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân
hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí qúyí, đá qúy: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim
khí quý, đá quý gửi vào, rút ra, và hiện đang gửi tại Ngân hàng.

- Kết cấu và nội dung như sau:


Bên nợ: _Các khoản tiền gửi vào ngân hàng
_ Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi cuối kỳ.
Bên có: _Các khoản tiền rút từ ngân hàng ra
_Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi cuối kỳ.
Số dư Nợ: số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí hiện còn gửi tại
Ngân hàng.
- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 11


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga
111 112 111

Gửi tiền vào ngân hàng Rút tiền gửi về nhập

quỹ tiền mặt


511,512,711,3331 152,153,156,157,1331

Doanh thu bán hàng Mua NVL, CCDC

thu nhập khác hàng hóa trong kì


131 211,213,1332

Nhận tiền trước hoặc


Mua tài sản cố định hữu
thu nợ
hình, vô hình
144,244,121,128 144,244

Thu hồi đầu tư, kí Kí quỹ ngắn hạn

quỹ, cho vay ngắn hạn

338,344 311,315,331,333,334,338

Nhận kí quỹ, kí cược Các khoản phải trả

dài hạn
411 621,623,627,641,642

Mua đưa vào sản xuất


Nhận góp vốn
kinh doanh ngay

515 635

Lãi tiền gửi hoặc


Chi phí lãi vay hoặc
CLTG tăng trong kì
CLTG giảm trong kì
413 413
Chênh lệch tăng do
Chênh lệch giảm do
đánh giá lại cuối kì
đánh giá lại cuối kì

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền gửi ngân hàng

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 12


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

1.2.3. Kế toán tiền đang chuyển

Đặc điểm

- Tiền đang chuyển là các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhưng chưa
nhận được giấy báo có của ngân hàng, kho bạc hay công ty tài chính hoặc đã nộp
vào bưu điện để chuyển thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo có của đơn vị
thụ hưởng.

- Tiền đang chuyển phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân
hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa
nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài
khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ
hay bảng sao kê của Ngân hàng.

- Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các
trường hợp sau:

+ Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng

+ Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác

+ Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc (Giao tiền tay ba giữa doanh
nghiệp

với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước)

Chứng từ và sổ sách sử dụng

- Kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu chi tiền mặt, giấy nộp tiền,
biên lai nộp tiền, giấy báo nợ, giấy báo có… để phản ánh tình hình biến động của
tiền đang chuyển vào các sổ sách liên quan.

- Trong kỳ kế toán không cần thiết phải ghi sổ về các khoản tiền đang chuyển, chỉ
vào thời điểm cuối kỳ hạch toán kế toán mới ghi sổ kế toán các khoản tiền đang
chuyển ở thời điểm cuối kỳ để phản ánh đầy đủ các loại tài sản của doanh nghiệp.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 13


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Tài khoản sử dụng và cách hạch toán

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:

+Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.

+Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

Bên Nợ: _ Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào
Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được
giấy báo Có hoặc của đơn vị thụ hưởng.

_Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.

Bên Có: _Các khoản tiền đang chuyển đã nhận được giấy báo của ngân hàng hoặc
của người thụ hưởng

_ Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.

Số dư Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ

- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 14


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

131,511,512,515,711,3331 113 112

Thu tiền hàng, tiền nợ Ngân hàng báo có các

thu khác bằng séc


nộp vào ngân hàng khoản tiền đang chuyển
nhưng chưa nhận
được giấy báo có 331
Ngân hàng báo Nợ các
111
khoản tiền đang
Xuất quỹ gửi vào chuyển đã chuyển cho
ngân hàng nhưng người bán

chưa nhận giấy báo


413
Chênh lệch giảm do
131
đánh giá lại cuối kì
Khách hàng trả trước

nộp séc vào ngân


hàng nhưng chưa
nhận được giấy báo

413

Chênh lệch tăng do

đánh giá lại cuối kì

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền đang chuyển
1.2.4. Kế toán các khoản tương đương tiền

Đặc điểm

- Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi
hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng
tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày
mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 15


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Các khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm:

+ Cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán

+ Trái phiếu gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ

+ Các khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn dưới 3 tháng

+ Các khoản cho vay mà thời hạn thu hồi không quá 3 tháng

- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua
chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có)

như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.

- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua
vào để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong thời hạn không
quá 3 tháng.

Chứng từ và sổ sách sử dụng

- Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn
mà đơn vị đ.................................ang nắm giữ (Theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu,
chứng khoán có giá trị khác; Theo từng loại đối tác đầu tư; Theo từng loại mệnh giá
và giá mua thực tế).

- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư, từng hợp đồng.

Tài khoản sử dụng và cách hạch toán:

Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với
mục đích nắm giữ để bán kiếm lời.

- Tài khoản 1212 - Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu: Phản ánh tình hình mua,
bán và thanh toán các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn.

Bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào.

Bên Có: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được
thanh toán.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 16


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do doanh nghiệp đang
nắm giữ.

Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn khác, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số
hiện có của tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng

- Tài khoản 1288 - Đầu tư ngắn hạn khác: Phản ánh tình hình tăng, giảm và
số hiện có của các khoản đầu tư ngắn hạn khác.

Bên Nợ: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác tăng.

Bên Có: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác giảm.

Số dư bên Nợ: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác hiện còn.

- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

111,112,131 121,128 111,112,131

Đầu tư mua chứng Bán chứng khoán, thu

khoán ngắn hạn, đầu hồi các khoản đầu tư


tư ngắn hạn ngắn hạn
635

Lỗ do bán chứng khoán


515
lỗ thu hồi đầu tư

Nhận lãi đầu tư, lãi

bán chứng khoán 811

711 Chênh lệch giảm khi

đem đầu tư
Chênh lệch tăng khi

đem đầu tư

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về các khoản tương

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 17


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

1.3 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục này
- Số dư các khoản tiền và tương đương tiền trên BCTC là có thực (hiện hữu).
- Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu chi của đơn vị đều được ghi nhận ( đầy đủ).
- Các tài khoản trong khoản mục được ghi nhận và thống nhất giữa sổ chi tiết và
sổ cái (chính xác).
- Số dư tài khoản được ghi phù hợp với giá được xác định theo chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành (đánh giá).
- Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền và tương
đương tiền được ghi nhận (quyền và nghĩa vụ).
- Khoản mục được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ trên BCTC (trình bày
và công bố).
Tương tự như khi kiểm toán các tài sản khác, KTV thường quan tâm đến khả
năng doanh nghiệp đã trình bày số dư tiền vượt quá số thực tế để che giấu tình hình
tài chính thực hoặc sự thất thoát của tài sản. Do vậy, mục tiêu hiện hữu của các khoản
tiền thường được xem là mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán khoản mục này.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cố tình không ghi nhận đầy đủ các
khoản tiền thu được để che giấu doanh thu, khi đó mục tiêu đầy đủ cần được chú ý.
Mục tiêu đánh giá thường ít được đặt ra với tiền. Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp
có sử dụng ngoại tệ.
1.4. Những sai phạm có thể xảy ra đối với khoản mục
- Chi tiền khi phiếu chi chưa có đủ chữ kí của những người có liên quan.
- Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với bảng cân
đối số phát sinh, với biên bản kiểm kê quỹ.
- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại.
- Ghi số tiền trên phiếu thu, phiếu chi sai.
- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi
ngân hàng không khớp với sổ phụ ngân hàng.
Nhiều sai sót và gian lận tuy không làm sai lệch số dư tiền và các khoản tương
đương tiền nhưng lại liên quan đến các nghiệp vụ của tiền và ảnh hưởng đến các

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 18


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

khoản mục khác của báo cáo tài chính. Do đó trong quá trình kiểm toán tiền và các
khoản tương đương tiền, một số thủ tục kiểm toán có thể được thực hiện không chỉ
nhằm vào các mục tiêu kiểm toán tiền mà còn nhằm đạt được những mục tiêu kiểm
toán của các khoản mục khác.
1.5. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục
Để hạn chế những sai phạm có thể xảy ra, đơn vị cần thiết lập kiểm soát nội bộ
đối với tiền và các khoản tương đương tiền và hệ thống này có thể chia làm hai loại:
- Kiểm soát các chu trình nghiệp vụ có ảnh hưởng đến các khoản tăng hay giảm
tiền và các khoản tương đương tiền.
- Kiểm tra độc lập thông qua kiểm kê quỹ hay đối chiếu với ngân hàng.
Trong thực tiễn, muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải đáp ứng
những yêu cầu sau:
- Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay
kho bạc hay nộp vào quỹ trong khoảng thời gian sớm nhất.
- Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét
duyệt và được ghi chép đúng đắn.
- Phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý: để đảm bảo chi trả các nhu cầu về kinh
doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn. Tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì
không tạo khả năng sinh lợi và có thể gặp rủi ro.
1.6. Quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán BCTC
1.6.1. Chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn nay được thực hiện chung cho cuộc kiểm toán, không phải lập riêng
cho khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.
Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và có giá trị, làm cơ sở để đưa ra ý kiến xác đáng về BCTC, từ đó giúp
kiểm toán viên hạn chế các sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả
làm việc và giữ vững uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 19


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên phối hợp hiệu quả làm việc với nhau
cũng như phối hợp giữa các bộ phận có liên quan như các chuyên gia bên ngoài, các
bộ phận của khách thể kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra bất
đồng với khách hàng, trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toán viên thống nhất
với khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng
như trách nhiệm mỗi bên.
Ngoài ra căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toán có thể kiểm soát và
đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện.

Trình tự lập kế hoạch kiểm toán.

Gồm 6 bước

Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở

Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Bước 4: Thực hiện các thủ tục phân tích

Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Bước 6: Lập kế hoạch kiểm toán

Nội dung cơ bản của các bước

Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu
nhận một khách hàng. Việc thu nhận khách hàng là một quá trình gồm 2 bước:

Thứ nhất: với khách hàng tiềm tàng thì phải có sự liên lạc giữa kiểm toán viên
với khách hàng này khi họ yêu cầu kiểm toán. Trên cơ sở yêu cầu kiểm toán của họ,
kiểm toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không. Còn đối với
khách hàng hiện tại, kiểm toán viên phải quyết định liệu có tiếp tục hay không?

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 20


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Thứ hai: trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ
trong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập
kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các
lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán.

(1) Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán:


- Xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty KH.
- Liên lạc với kiểm toán viện tiền nhiệm
(2) Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng
(3) Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên
(4) Hợp đồng kiểm toán
Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở

Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu kế hoạch kiểm toán,
theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300-lập kế hoạch kiểm toán-trong giai đoạn
này, kiểm toán viên thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách
hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá
rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót
trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích
để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục
kiểm toán khác.

(1) Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của KH.
(2) Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán
chung
(3) Tham quan nhà xưởng
(4) Nhận diện các bên hữu quan
(5) Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

(1) Giấy phép thành lập và điều lệ công ty

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 21


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

(2) Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra các
năm hiện hành hay trong vài năm trước
(3) Biên bản của cuộc họp cổ đông, HĐQT, BGĐ
(4) Các hợp đồng và cam kết quan trọng
Bước 4: Thực hiện các thủ tục phân tích

Bao gồm phân tích ngang, phân tích dọc

Phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của cùng một chỉ
tiêu trên BCTC giữa các kỳ khác nhau hoặc trên các sổ sách khác nhau, so sánh dữ liệu
với ngành.

Phân tích dọc là phân tích thông qua các tỷ số tài chinh cơ bản như: khả năng
thanh toán, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ, khả năng sinh lợi, tỷ suất nợ, tỷ suất vốn tự tài trợ.

Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

a. Đánh giá tính trọng yếu:


- Đánh giá về quy mô, bản chất
Về quy mô: kiểm toán viên phải đánh giá xem một sai phạm đối với quy mô
bao nhiêu thì được coi là sai phạm trọng yếu.

Kiểm toán viên có thể sử dụng quy mô tuyệt đối hoặc tương đối.

Quy mô tuyệt đối: là kiểm toán viên xác nhận một quy mô sai phạm nhất định
là trọng yếu và được sử dụng để đánh giá mức độ sai phạm trọng yếu cho mọi đối
tượng kiểm toán.

Quy mô tương đối: là kiểm toán không xác định một quy mô sai phạm nhất
định là trọng yếu mà kiểm toán viên xem xét quy mô trọng yếu trong mối quan hệ giữa
đối tượng cần đánh giá với một số gốc.

Về bản chất: trước hết KTV phải đánh giá sai phạm đó có phải là dấu hiệu của
sự gian lận không. Nếu một sai phạm là dấu hiệu của sự gian lận thì sai phạm đó dù có

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 22


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

quy mô nhỏ vẫn là một sai phạm trọng yếu. Ngoài ra khi đánh giá bản chất của sai
phạm KTV còn phải đánh giá tính hệ trọng của sai phạm.

Quy trình xác định mức trọng yếu:

- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu


- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục
- Ước tính sai sót trong từng khoản mục
- Ước tính mức sai sót tổng hợp
- So sánh mức sai sót tổng hợp với ước tính ban đầu về trọng yếu (có thể
có sự điều chỉnh) đó.
b. Đánh giá rủi ro
- Đánh giá rủi ro kiểm toán (AR)
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR)
- Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR)
- Đánh giá rủi ro phát hiện (DR)
Mối quan hệ :

AR = IR*CR*DR

Ma trận rủi ro theo quan điểm của A.Arems-1980

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát


Rủi ro phát hiện
Cao Trung bình Thấp

Cao Rất thấp Thấp Trung bình


Đánh giá của
KTV về rủi ro Trung bình Thấp Trung bình Cao
tiềm tàng
Thấp Trung bình Cao Rất cao

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 23


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Bước 6: Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 bộ phận:

Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược là những định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và
phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu
biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính
chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC của nhiều năm.

Cuộc kiểm toán lớn về quy mô là cuộc kiểm toán BCTC tổng hợp hoặc BCTC
hợp nhất của công ty, trong đó có nhều công t, đơn vị trực thuộc.

Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp,
kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán chưa có
nhiều kinh nghiệm.

Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp
dưới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả chi nhánh ở nước ngoài.

Kiểm toán BCTC nhiều năm là khi công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán
cho một số năm tài chính liên tục.

Kế hoạch chiến lược do người phụ trách kiểm toán lập được Giám đốc hoặc
người đứng đầu công ty kiểm toán phê duyệt. Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế
hoạch tổng thể.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể:

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch kiểm toán chiến lược
và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình về phạm vi dự kiến của các thủ
tục kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập cho mọi cuộc kiểm toán, là cơ sở
để lập chương trình kiểm toán.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 24


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Kế hoạch kiểm toán tổng thể trình bày trên những vấn đề chủ yếu:

- Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán;


- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB;
- Đánh giá rủi ro và trọng yếu;
- Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán;
- Phối hợp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra;
- Các vấn đề khác.
Chương trình kiểm toán:

Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên tham gia
vào cuộc kiểm toán và là phương tiện để theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm
toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung
lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết
cho từng phần hành. Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc
kiểm toán.

1.6.2. Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm
toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán về
khoản mục tiền vá các khoản tương đương tiền. Đó là quá trình triển khai các kế hoạch
và chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực
và hợp lý của khoản mục tiền trên BCTC trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy
đủ và thích hợp. Việc thực hiện kiểm toán thông thường diễn ra theo hai bước cơ bản:

B1: Thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)

B2: Thử nghiệm cơ bản (bao gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết nghiệp
vụ và số dư)

a. Thử nghiệm kiểm soát.

 Yêu cầu chung.

Thử nghiệm kiểm soát chỉ đươc thực hiện khi tìm hiểu HTKSNB với đánh giá
ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 25


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

vá các khoản tương đương tiền hoạt động có hiệu lực. Chuẩn mực kiểm toán VN số
500 quy định “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm
toán về sự thiết yếu phù hợp và vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và HTKSNB”

Sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật chủ yếu, cần lưu hồ sơ và xem xét ảnh
hưởng của những biện pháp qua kiểm tra đến lựa chọn các phép thử với mỗi hoạt động
kiểm tra.

 Chọn mẫu thử nghiệm.


VSA 530 quy định: “Đối với thử nghiệm kiểm soát, khi xem xét các tính chất
của một tổng thể, kiểm toán viên cần đánh giá tỷ lệ sai lệch kỳ vọng dựa trên hiểu biết
của kiểm toán viên về các kiểm soát liên quan hoặc dựa trên việc kiểm tra một số ít
các phần tử trong tổng thể. Đánh giá này được thực hiện nhằm thiết kế mẫu kiểm toán
và xác định cỡ mẫu. Ví dụ, nếu tỷ lệ sai lệch kỳ vọng cao hơn mức có thể chấp nhận
được, kiểm toán viên thường quyết định không tiến hành các thử nghiệm kiểm soát.
Tương tự, đối với kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên cần đánh giá sai sót dự kiến của
tổng thể. Nếu mức sai sót dự kiến là cao, kiểm toán viên có thể phải kiểm tra 100% số
phần tử hoặc sử dụng cỡ mẫu lớn khi thực hiện kiểm tra chi tiết.”

- Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát là nhằm thu thập các bằng chứng về sự
thiết kế và hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
vá các khoản tương đương tiền.

- Khi thực hiện chọn mẫu thuộc tính, KTV có những nhận định nghề nghiệp để
xác định loại sai phạm cho từng thử nghiệm kiểm soát cụ thể.

- KTV phải xác định tổng thể mà từ đó mẫu được chọn ra phải phù hợp với mục
tiêu kiểm soát cụ thể.

- Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm tra
mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một
thủ tục kiểm toán. Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai như sau:

(i) Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực sự
của các kiểm soát đó, hoặc kết luận rằng không có sai sót trọng yếu trong

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 26


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

khi thực tế lại có (đối với kiểm tra chi tiết). Kiểm toán viên quan tâm chủ
yếu đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc
kiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.

(ii) Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực sự
của các kiểm soát đó, hoặc kết luận rằng có sai sót trọng yếu trong khi
thực tế lại không có (đối với kiểm tra chi tiết). Loại kết luận sai này ảnh
hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì thường dẫn tới các công việc
bổ sung để chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng.

- Lựa chọn phương phấp chọn mẫu thích hợp: Ở kiểm toán căn bản, đã đề
cập đến phương pháp chọn mẩu ngẩu nhiên, chọn mẫu phi ngẫu nhiên, chọn mẫu
thuộc tính.

- Đánh giá kết quả lấy mẫu: Đối với thử nghiệm kiểm soát, tỷ lệ sai lệch của
mẫu cao hơn so với dự tính có thể làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh
giá, trừ khi kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán khác hỗ trợ cho
đánh giá ban đầu. Đối với kiểm tra chi tiết, nếu mức sai sót trong một mẫu cao hơn so
với dự tính, kiểm toán viên có thể kết luận rằng một nhóm giao dịch hoặc số dư tài
khoản có sai sót trọng yếu, nếu không có các bằng chứng kiểm toán khác chứng minh
rằng không tồn tại sai sót trọng yếu nào.

- Kết thúc quá trình thực hiện, KTV sẽ dẫn chứng tất cả các khía cạnh quan
trọng của các bước trước đó trong hồ sơ kiểm toán đối với khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền.

b. Thử nghiệm cơ bản

Các thử nghiệm này đã được soạn sẵn trong chương trình kiểm toán khoản mục
tiền ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

 Thủ tục phân tích


Phân tích có ý nghĩa ngoài việc đưa ra phạm vi kiểm tra chi tiết, bản thân nó
cũng chỉ ra những sai sót. Cũng cần lưu ý rằng, khoản mục tiền có sự liên hệ với nhiều

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 27


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

khoản mục khác, sự phân tích khoản mục này có thể diễn ra đồng thời với các khoản
mục khác có liên quan.

 Kiểm tra chi tiết số dư và nghiệp vụ

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ:

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là một công việc được thiết kế để khảo sát các sai số
hoặc sai quy tắc về tiền và các khoản tương đương tiền có ảnh hưởng đến tính chính
xác của các số dư trên báo cáo tài chính.

Mục đích của kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là để xác định xem các nghiệp vụ kế
toán của khách hàng về khoản mục này có được phê chuẩn đúng đắn hay không, có
được ghi sổ và tổng hợp vào sổ nhật ký chính xác không và có được chuyển ghi vào sổ
cái chính xác không.

Kiểm tra chi tiết số dư:

Nếu các cuộc khảo sát chi tiết về nghiệp vụ chú trọng vào quá trình thẩm tra
những nghiệp vụ ghi sổ trong sổ nhật ký rồi sau đó được chuyển ghi vào sổ cái, những
thủ tục phân tích chú trọng vào tính hợp lý toàn bộ của các nghiệp vụ và các số dư, thì
các cuộc khảo sát số dư chú trọng vào các số dư cuối kỳ ở sổ cái ghi bên bản cân đối
tài sản hoặc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 Chọn mẩu trong thử nghiệm cơ bản.


Trong mọi DN, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục tiền thường
rất lớn, KTV không thể kiểm tra hết toàn bộ mọi nghiệp vụ mà phải sử dụng đến
phương pháp chọn mẫu.

Phương pháp chọn mấu được tiến hành qua 8 bước.

B1: Xác định mục tiêu thủ nghiệm.

Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản là phát hiện các sai sót trọng yếu của khoản
mục tiền và các khoản tương đương tiền có ảnh hưởng đến BCTC.

B2: Xác định tổng thể.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 28


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

B3: Chọn lựa kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán.

Để thực hiện mẫu kiểm toán cho các thử nghiệm cơ bản KTV có thể áp dụng
các kỹ thuật lấy mẫu biến đổi (lấy mẫu biến đổi thống kê và lấy mẫu phi thống kê)
hoặc lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ.

B4: Xác định cỡ mẫu

B5: Quyết định phương pháp chọn lựa các phần tử của mẫu

B6: Chọn lựa phần tử và kiểm tra các phần tử mẫu

B7: Đánh giá kết quả mẫu

B8: Lập tài liệu cho các thủ tục lấy mẫu

1.6.3. Hoàn thành kiểm toán

a. Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ

(VAS 560-Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập BCTC)

- Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính là những sự kiện có
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa
sổ lập báo cáo tài chính đến ngày kỳ báo cáo kiểm toán, và các sự kiện được phát hiện
sau ngày ký báo cáo kiểm toán. KTV phải xem xét ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra
sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán.

- Trước khi lập báo cáo kiểm toán, tất nhiên KTV phải quan tâm đến các sự
kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán.

Theo VAS 23 – các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm,có hai loại
sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ:

- Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần điều chỉnh báo cáo tài chính.
Đây là các sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại vào ngày kết
thúc niên độ, và có ảnh hưởng đến các đánh giá trong quá trình lập báo cáo tài chính,
do đó cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 29


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ không cần điều chỉnh BCTC.
Đây là các sự kiện chỉ thực sự xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, nên không cần điều
chỉnh BCTC. Tuy nhiên, nếu các sự kiện này là trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày
trên Thuyết minh báo cáo tài chính về nội dung và số liệu của sự kiện, ước tính ảnh
hưởng về tài chính của sự kiện đó hoặc nêu lý do không thể ước tính được ảnh hưởng
này, theo yêu cầu của VAS 23, đoạn 19.

b. Xem xét giả thiết về tính liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp

Hoạt động liên tục là giả thiết cơ bản được sử dụng khi lập báo cáo tài chính
của doanh nghiệp theo yêu cầu của VAS 01- Chuẩn mực chung và VAS21- Trình bày
báo cáo tài chính

Dựa trên giả thiết này, tài sản của doanh nghiệp phải được đánh giá theo giá
gốc thay vì giá thị trường. Nếu giả thiết này bị vi phạm, báo cáo tài chính cần được lập
trên một cơ sở khác và doanh nghiệp cần phải công bố về giả thiết này

Do yêu cầu của chuẩn mực kế toán nên KTV cần xem xét lại về giả thiết hoạt
động liên tục mà doanh nghiệp sử dụng trong năm lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực
kiểm toán VIệt Nam số 570 - hoạt động liên tục (VSA- 570) quy định: “ Khi lập kế
hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến nhận xét
trong báo cáo kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải luôn xem xét sự phù hợp
của giả định “hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày
báo cáo tài chính”.

Dấu hiệu về mặt tài chính

- Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn
lớn hơn tái sản lưu động
- Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường
- Lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của tài sản được
dùng để tạo ra các luồng tiền
- Nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 30


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn


- Không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng
- Chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh toán ngay với các nhà
cung cấp

Dấu hiệu về mặt hoạt động

- Đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo mà không được thay thế
- Đơn vị bị mất một thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền hoặc mất một nhà
cung cấp quan trọng
- Đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao động hoặc thiếu hụt các nguồn cung
cấp quan trọng

Các dấu hiệu khác

- Không tuân thủ các quy định về vốn cũng như các quy định khác của pháp luật
- Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu các đơn vị thua
kiện các thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được
- Thay đổi về pháp luật hoặc chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi đến
đơn vị

Các thủ tục cần tiến hành khi phát hiện dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng hoạt
động liên tục của khách hàng

- Phân tích và thảo luận tới ban giám đốc đơn vị được kiểm toán về dự báo về
luồng tiền, lợi nhuận và một số dự báo liên quan khác
- Phân tích và thảo luận về BCTC kỳ gần nhất của đơn vị.
- Xem xét các điều khoản của cá giấy nợ và hợp đồng vay vốn và xác định xem
có điều khoản nào bị vi phạm hay không.
- Xem xét về biên bản đại hội cổ đông, biên bản họp hội đồng quản trị để tìm
hiểu về các vấn đề khó khăn tài chính của đơn vị.
- Trao đổi với luật sư của đơn vị về các tranh chấp và kiện tụng với đơn vị cũng
như tính hợp lý các đánh giá của ban giám đốc về kết quả và ước tính ảnh hưởng về
mặt tài chính của các tranh chấp và kiện tụng đối với đơn vị

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 31


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán nhằm xác định
những nhân tố giảm nhẹ hoặc ảnh hưởng thêm đến khả năng hoạt động liên tục của
đơn vị kiểm toán

c. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng

Nợ tiềm tàng là một cơ hội có thể xảy ra trong một tương lai, phát sinh từ các
hoạt động, sự kiện xảy ra trong niên độ nhưng đến ngày kết thúc niên độ vẫn chưa thể
xác định được khả năng xảy ra cũng như ước tính được số tiền phải trả

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 – Các khoản nợ dự phòng, tài sản và
nợ tiềm tàng, nợ tiềm tàng được định nghĩa là: Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ
các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả
năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn
trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

- Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi
nhận vì:

+ Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán
nghĩa vụ nợ

+Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.

Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra là do:

- Có các vụ kiện nhằm vào doanh nghiệp về vấn đề vi phạm bản quyền sở hữu
bản quyền công nghiệp, về trách nhiệm đối với sản phẩm, về việc vi phạm hợp đồng
kinh tế ... nhưng chưa có kết quả xét xử.

- Có tranh chấp với cơ quan thuế và các khoản thuế phải nộp.

- Có các bảo lãnh về công nợ của đơn vị khác và có dấu hiệu đơn vị đó không
có khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 32


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Xem xét các khoản nợ tiềm tàng – VAS 18

+Nếu nghĩa vụ nợ chắc chắn xảy ra và giá trị có thể ước tính được một cách
đáng tin cậy thì doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự phòng vào ngày kết thúc
niên độ.

+Nếu nghĩa vụ nợ chưa chắc chắn xảy ra hoặc giá trị không thể ước tính được
một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp phải khai báo về khoản nợ tiềm tàng trên
Thuyết minh báo cáo tài chính, vì nó có ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người
sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, và nếu nó thực sự xảy ra thì sẽ có ảnh hưởng
thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

+Nếu khả năng xảy ra nghĩa vụ nợ là rất thấp, doanh nghiệp không cần khai báo
trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Việc đánh giá về các nghĩa vụ nợ có thể xảy ra để
có quyết định xử lý đúng đắn đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của KTV.

Thủ tục kiểm toán các khoản nợ tiềm tàng

- Trao đổi với người quản lý đơn vị.

- Yêu cầu người quản lý cung cấp một văn bản giải trình xác định là đã khai báo
đầy đủ các khoản nợ tiềm tàng mà doanh nghiệp đã xác định được.

- Gửi thư yêu cầu luật sư, hay tư vấn pháp lý của doanh nghiệp cung thư xác
nhận về các vụ kiện đang xét xử, đánh giá của luật sư về khả năng doanh nghiệp phải
bồi thường và ước tính thiệt hại.

- Đọc các biên bản họp cổ đông, họp HĐQT, ban giám đốc... để tìm hiểu dấu
hiệu của các vụ kiện hoặc các vấn đề bất lợi khác. Đọc các hợp đồng, khế ước vay,
hợp đồng thuê và các thông báo từ cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước khác.

- Thu nhập thông tin về các khoản bảo lãnh nợ cho đơn vị khác từ xác nhận của
ngân hàng.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 33


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Phân tích chi phí pháp lý của năm kiểm toán và xem xét các tài liệu, hóa
đơn từ luật sư, hay tư vấn pháp lý của doanh nghiệp để tìm dấu hiệu của các khoản
nợ tiềm tàng.

d. Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán

Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV cần phải đánh giá tổng quát về các kết
quả thu thập được. Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết
quả thu được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về BCTC

Để đạt được mục đích này, KTV cần tiến hành các công việc sau:

- Áp dụng các thủ tục phân tích


- Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng
- Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được
- Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thư giải trình của giám đốc
- Kiểm tra các khai báo trong báo cáo tài chính
- Xem xét các thông tin khác trong báo cáo thường niên

e. Lập báo cáo kiểm toán

Khái quát về báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính

- Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính về thưc chất là một bảng thông báo
về kết quả của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho người sử dụng thông tin trên báo
cáo tài chính
- Nội dung trình bày của báo cáo kiểm toán tài chính về báo cáo tài chính phải
cung cấp cho người đọc báo cáo những đánh giá của KTV về mức độ trung thực, hợp
lý của các thông tin trên báo cáo tài chính, cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực kế
toán hiện hành khi lập báo cáo tài chính

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 34


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Về hình thức trình bày báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính phải được
trình bày bằng văn bản và phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam số 700

Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính phải được đính kèm với báo cáo tài
chính được kiểm toán khi phát hành. Cùng với báo cáo kiểm toán, công ty kiểm
toán có thể phát hành thêm thư quản lý nhằm đưa ra những ý kiến tư vấn cho doanh
nghiệp về những yếu kém trong hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ

Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính

Đối với KTV, báo cáo kiểm toán là tài liệu trình bày các kết luận sau cùng
về báo cáo tài chính được kiểm toán, nên phải kết tinh được toàn bộ công việc mà
họ tiến hành. Đồng thời, báo cáo kiểm toán là sản phẩm của kiểm toán viên cung
cấp cho xã hội, nên họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Đối với người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán là
căn cứ để họ đánh giá các thông tin này và đưa ra các quyết định kinh tế. Để đảm
bảo vai trò này, báo cáo phải rõ ràng dễ hiểu để không gây hiểu lầm

Đối với doanh nghiệp được kiểm toán, trong một số trường hợp, báo cáo
kiểm toán cùng với thư quản lý còn là căn cứ để đánh giá và cải tiến hoạt động của
đơn vị nói chung, công tác kiểm soát nôi bội và công tác kế toán tài chính nói riêng.

Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán

Theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 “báo cáo kiểm toán về báo
cáo tài chình” - Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/09/1999

- Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán


- Số hiệu báo cáo kiểm toán
- Tiêu đề báo cáo kiểm toán
- Người nhận báo cáo kiểm toán
- Mở đầu của báo cáo kiểm toán

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 35


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Phạm vi và căn cứ thực hiện việc kiểm toán


- Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán
- Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán
- Chữ ký và đóng dấu

Các loại hình báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

 Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần được đưa ra trong trường hợp KTV và
công ty kiểm toán cho rằng báo cáo phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và
chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, báo cáo dạng này cũng có hàm ý rằng tất cả các
thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá
một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận
toàn phần cũng được sử dụng trong trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán có
những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của
KTV. Vì thế báo cáo tài chính sau khi điều chỉnh được KTV chập nhận

Lúc này KTV sẽ diễn đạt như sau “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính
sau khi điều chỉnh theo ý kiến của KTV đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu...”

 Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần
Báo cáo kiểm toán với chấp nhận từng phần được phát hành trong trường hợp KTV
và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên
các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bị ảnh hưởng của yếu tố
tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán

- Trường hợp có yếu tố tùy thuộc

Yếu tố tùy thuộc là trọng yếu nhưng không chắc chắn, thường liên quan tới các
sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và
kiểm toán viên. Việc đưa ra các yếu tố tùy thuộc cho phép các KTV hoàn thành trách

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 36


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc BCTC phải lưu ý và tiếp
tục theo dõi sự kiện có thể xảy ra

- Trường hợp có yếu tố ngoại trừ

Trong trường hợp này, KTV có thể bị giới hạn về phạm vi kiểm toán hoặc bất
đồng ý kiến với giám đốc doanh nghiệp về áp dụng chuẩn mực kế toán.

Khi bị giới hạn phạm vi kiểm toán. KTV không thể thực hiện được các thủ tục
kiểm toán mà KTV cho là cần thiết. Sự giới hạn của phạm vi kiểm toán có thể là do
doanh nghiệp, có thể giám đốc doanh nghiệp không đồng ý cho KTV gửi yêu cầu
khách hàng xác nhận công nợ, nhưng cũng có thể là do khách quan, chẳng hạn như do
được mời kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ, nên KTV không thể tham gia kiểm kê
hang tồn kho, hay do tài liệu kế toán không đầy đủ.

Trong trường hợp bất đồng ý kiến với ban giám đốc, ý kiến chấp nhận từng phần
chỉ được đưa ra khi ảnh hưởng của vấn đề bất đồng chưa phải là trọng yếu.

 Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận


- Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận là trường hợp ngược lại với
báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Trong trường hợp này, KTV đưa ra nhận xét
rằng báo cáo tài chính của đơn vị không trình bày một cách hợp lý về tình hình tài
chính và kết quả hoạt động theo các chuẩn mực kế toán hiện hành
- Báo cáo này được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với
giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức
độ mà các KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất
và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính, có nghĩa là báo cáo tài chính đã
phản ánh không trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính
và kết quả hoạt động của đơn vị

 Báo cáo kiểm toán từ chối nhận xét


Báo cáo kiểm toán từ chối nhận xét được đưa ra trong trường hợp hậu quả của
việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc việc thiếu thông tin liên quan đến

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 37


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

một số liệu lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích
hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về BCTC.

Các giới hạn nghiêm trọng về phạm vi kiểm toán là những giới hạn mà mức độ
trọng yếu của nó khiến cho một báo cáo chập nhận từng phần là không hợp lý. Trong
thực tế điều này cũng ít xảy ra vì kiểm toán viên đã phải dự trù những vấn đề có thể
nảy sinh ngay khi từ giai đoạn lập kể hoạch kiểm toán

Khi đưa ra báo cáo từ chối nhận xét, KTV phải nêu rõ lý do khiến KTV không
thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của đơn vị.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 38


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Chương 2.
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán FAC


2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty FAC có tên đầy đủ là “Công ty TNHH Kiểm toán FAC”
Tên tiếng Anh là “First Auditing and Consulting Company (FAC)”.
Tên viết tắt: FAC Co.,Ltd.
Tiền thân: Công ty Hợp danh Kiểm toán và tư vấn Đệ Nhất.
Trụ sở chính đặt tại 39/3L Phạm Văn Chiêu – Phường 8 – Quận Gò Vấp – Thành
Phố Hồ Chí
Văn phòng giao dịch: Số 64 đường C18 Khu K300 Cộng Hòa – Quận Tân Bình –
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng giám đốc: Ông Hoàng Lam
Điện thoại : (84-8) 3948 3100 - 3948 3101
Fax : (84-8) 3948 3102
Vốn điều lệ : 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng)
Mã số thuế :0305992447
Website : www.kiemtoan.net.vn
Email : fac@fac.com.vn
Thông tin các chi nhánh:

 Công ty TNHH Kiểm toán FAC - Chi nhánh Đệ Nhất (Vũng Tàu)
Địa chỉ : 169 Trương Công Định - TP. Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Điện thoại: (84-64) 2.210.286 - 2.210.287
Fax : (84-64) 6.235.070
Email : fac_cnvungtau@fac.com.vn

 Công ty TNHH Kiểm toán FAC - Chi nhánh Nha Trang

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 39


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Địa chỉ : 27 Đường B1, Khu Đô Thị Vĩnh Điềm Trung, P Vĩnh Hiệp, TP Nha
Trang, Khánh Hòa
Điện thoại: (84-58) 3.895.777
Fax: (84-58) 3.893.377

 Công ty TNHH Kiểm toán FAC - Chi nhánh Miền Trung


Địa chỉ : 159B Trần Quý Cáp, Phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0510) 2 236 899
Fax: (0510) 3 837 878
Thông tin các văn phòng đại diện:

 Văn phòng đại diện tại Đồng Nai


Địa chỉ: 187 Phan Đình Phùng, KP II Phường Quang Vinh, Tp Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai

 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ


Địa chỉ: 4/2/10 Bùi Thị Xuân - Thới Bình - Ninh Kiều - Cần Thơ

 Văn phòng đại diện tại Bình Định


Địa chỉ: 302 Trần Hưng Đạo - TP. Qui Nhơn - Tỉnh Bình Định

 Văn phòng đại diện tại Huế


Địa chỉ: 06 Nguyễn Lương Bằng, Phú Hội, TP Huế

 Văn phòng đại diện tại Kiên Giang


Địa chỉ: 572/9/6A Nguyễn Trung Trực, Phường Vĩnh Lục, Tp Rạch Giá, Tỉnh
Kiên Giang

 Văn phòng đại diện tại KonTum


Địa chỉ: 772 Phan Đình Phùng, TP KonTum, Tỉnh KonTum

 Văn phòng đại diện tại Ninh Thuận


Địa chỉ: 61/1 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Thanh Sơn, Tp Phan Rang – Tháp
Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 40


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty TNHH Kiểm toán FAC (“FAC”) tiền thân là Công ty Hợp danh Kiểm
toán và Tư vấn Đệ Nhất (Công ty Hợp danh), được thành lập và hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4105000008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hồ Chính Minh cấp lần đầu vào ngày 07/4/2006. Đến năm 2008 Hội đồng thành viên
của Công ty Hợp danh thống nhất chuyển đổi loại hình của công ty từ công ty hợp
danh sang công ty TNHH. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp không cho phép chuyển đổi
từ công ty hợp danh sang công ty TNHH, nên Hội đồng thành viên Công ty Hợp danh
quyết định ngừng hoạt động và tiến tới giải thể công ty Hợp danh đồng thời thành lập
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 4102064826 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chính Minh cấp lần
đầu vào ngày 06/09/2008 và các Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (Giấy đăng ký
doanh nghiệp) đăng ký thay đổi sau đó.
Kể từ khi thành lập, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất kế thừa từ
Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất toàn bộ các quy trình quản lý, mạng
lưới khách hàng và toàn bộ nhân sự, trong đó đội ngũ những kiểm toán viên hành
nghề của Công ty phần lớn là những kiểm toán viên hành nghề giàu kinh nghiệm, đã
từng có nhiều năm làm việc tại các Công ty kiểm toán là thành viên của các Công ty
kiểm toán quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
Ngày 23/09/2010, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất nhận sáp nhập
Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và Kiểm toán Đông Phương và đổi tên thành Công ty
TNHH Kiểm toán FAC theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0305992447 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 3.
Công ty TNHH Kiểm toán FAC hiện đang hoạt động theo Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiêm hữu hạn hai thành viên trở lên số
0305992447 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký thay
đổi lần thứ 5 vào ngày 27 tháng 5 năm 2011.
Địa chỉ trụ sở chính của Công ty TNHH Kiểm toán FAC đặt tại 39/3L Phạm
Văn Chiêu – Phường 8 – Quận Gò Vấp – Thành Phố Hồ Chí Minh.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 41


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Văn phòng giao dịch: Số 64 đường C18 Khu K300 Cộng Hòa – Quận Tân Bình –
Thành phố Hồ Chí Minh.

Vốn điều lệ của Công ty hiện nay theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là
5 tỷ đồng.

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp của Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 27/05/2011 bao gồm:

 Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế;

 Dịch vụ kiểm toán;

 Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;

 Tư vấn quản lý;

 Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán kiểm toán;

 Dịch vụ kế toán;

 Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính;

 Tư vấn tài chính, thuế;

 Tư vấn nguồn nhân lực.

2.1.4. Mạng lưới khách hàng và chính sách phục vụ

FAC được hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại
hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc
lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán.
Khách hàng kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty chủ yếu bao gồm:
 Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các
lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng, giao thông
vận tải, dầu khí,… Trong đó có một số khách hàng là các công ty đại chúng chưa
niêm yết.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 42


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hợp đồng hợp tác kinh
doanh ...

 Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng doanh thu cung cấp dịch vụ của Công ty.

Khách hàng kiểm toán quyết toán vốn đầu tư của Công ty chủ yếu bao gồm:

 Các ban quản lý dự án các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi… của các
địa phương, các ban ngành;

 Các chủ đầu tư là các doanh nghiệp, các tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp

 Cũng như hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, doanh thu từ dịch vụ kiểm
toán quyết toán vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu cung cấp dịch vụ
của Công ty.

Dịch vụ khác:

 Bao gồm các dịch vụ: Dịch vụ kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính.

 Doanh thu của các dịch vụ này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu toàn
Công ty.

2.1.5. Đội ngũ nhân viên

Trình độ và năng lực Nhân viên là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của Công ty chúng tôi.

 FAC có đội ngũ hơn 100 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo ở nhiều
trường đại học của Việt Nam; với 13 Chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước (CPA)
và Thẩm định viên về giá; 90% có bằng Kỹ sư, Cử nhân: kinh tế, luật.

 Chất lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp và uy tín Công ty là những tiêu
chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của FAC luôn luôn tuân thủ.

FAC hiểu biết thấu đáo về đất nước, con người và Luật pháp Việt Nam và có khả
năng phối hợp với các cơ quan quản lý của Việt Nam để giải quyết hiệu quả nhu cầu
về dịch vụ của khách hàng.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 43


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

2.1.6. Nguyên tắc hoạt động và cam kết của FAC

 FAC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ
quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính mình trên cơ
sở tuân thủ luật pháp.

 Không ngừng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tích cực ứng dụng công
nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu;

 Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách
chuyên nghiệp;

 Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong môi trường làm
việc chuyên nghiệp, thân thiện và chuẩn mực;

 Hỗ trợ tối đa để khách hàng gặt hái thành công trong môi trường kinh doanh
tại Việt Nam;

 Không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư
và toàn xã hội.

Với phương châm hoạt động “ Tạo dựng uy tín và niềm tin” và luôn đề cao
nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các
giao kết dịch vụ, đó cũng chính là lời cam kết của FAC với khách hàng. Phương châm
hoạt động luôn được công ty quán triệt đến tất cả thành viên trong công ty và luôn có
những biện pháp để phương châm hoạt động được tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt quá
trình hoạt động của công ty.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam – K46C Kiểm toán 44


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

2.1.7. Cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH Kiểm toán FAC


Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại công ty FAC

GIÁM ĐỐC

CN tại CN tại TP Văn CN tại TP VPĐD tại


tỉnh Bà Nha Trang phòng Đà Nẵng tỉnh Tiền
Rịa-Vũng Công ty Giang
Tàu

Các phòng Bộ phận kiểm Bộ phận tư


ban toán vấn & dịch vụ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH kiểm toán FAC


Chú thích:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Bộ máy quản lý công ty được tôt chức theo mô hình khối chức năng, với một ban
Lãnh đạo và đội ngũ chủ nhiệm kiểm toán vững mạnh, nhiều kinh nghiệm do vậy công
việc luôn được giải quyết với một trình độ chuyên môn hóa cao và đa dạng của khách
hàng. Bộ máy quản lý được thiết kế khoa học rất phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của
công ty.

Tại Văn phòng đại diện công ty TNHH kiểm toán FAC tại Huế, đây gần như là
một công ty thu nhỏ của công ty TNHH Kiểm toán FAC, với cơ cấu tổ chức đơn giản
nhưng hợp lý, các bộ phận làm việc một cách khoa học và hiệu quả dưới sự chỉ đạo
của giám đốc chi nhánh và lãnh đạo chính tại TP. Hồ Chí Minh, đã không ngừng mở
rộng địa bàn khách hàng tại miền Trung và luôn đem đến cho khách hàng gói dịch vụ
chất lượng tốt nhất.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 45


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Sơ đồ cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện công ty TNHH kiểm toán FAC tại Huế

BAN GIÁM ĐỐC

Bộ phận tư vấn Bộ phận Kiểm toán Kế toán & thủ


& dịch vụ TC kế quỹ
toán

Tổ Kiểm toán Tổ Kiểm toán


Báo cáo tài chính quyết toán XDCB

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến


Quan hệ chức năng
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chi nhánh, có đầy đủ tư
cách pháp lý và năng lực quản lý chi nhánh, là người tổ chức và điều hành hoạt động
kinh doanh của chi nhánh. Đại diện cho công ty ký hợp đồng kinh doanh (hợp đồng
cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác) tại khu vực miền Trung, giao dịch
với khách hàng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh trước công ty
mẹ, pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước.
Bộ phận kiểm toán: Trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế toán
cho khách hàng.
Bộ phận tư vấn: Chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, sử dụng
các nguồn tài chính, tu vấn quản lý cho khách hàng. Ngoài ra còn tư vấn, cung cấp các
phần mềm quản lý, phần mền kế toán cho khách hàng.
Kế toán: Ghi sổ kế toán, tổng hợp đối chiếu số liệu tổng hợp với chi tiết, xác
định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính…
Thủ quỹ: Theo dõi thu chi bằng tiền mặt hàng ngày của chi nhánh.
2.2. Khái quát quy trình kiểm toán chung tại công ty FAC.
Tổng quan về quá trình luân chuyển và liên kết thông tin giữa các giai đoạn trong
quy trình kiểm toán BCTC tại FAC được mô phỏng theo sơ đồ sau:

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 46


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Sơ đồ 2.2.Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty FAC

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 47


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

2.2.1. Kế hoạch kiểm toán


2.2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch.
Giai đoạn tiền kế hoạch là quy trình công việc KTV tiếp cận với khách
hàng để thu thập những thông tin cần thiết nhằm giúp KTV tìm hiểu về các nhu
cầu của KH, đánh giá về khả năng phục vụ và các vấn đề khác như thời gian thực
hiện, phí kiểm toán... Ở giai đoạn này, KTV phải đảm bảo:
 Thủ tục chấp nhận khách hàng và tiếp tục cung cấp dịch vụ đã được thực
hiện: Trưởng phòng nghiệp vụ (KTV điều hành) hoặc KTV chính được chỉ định có
trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

 Trả lời vào biểu các câu hỏi liên quan đến việc chấp nhận khách hàng

 Tìm hiểu lý do mời Kiểm toán và các yêu cầu đặc biệt khác (nếu có)

 Thu thập các thông tin và hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiêp
khách hàng. Xem biểu các vấn đề cần xem xét ở cuộc Kiểm toán năm sau
đã được lập ở cuộc Kiểm toán năm trước.

 Tìm hiểu tính trung thực của người quản lý của khách hàng, rủi ro của hợp
đồng, mức độ phức tạp của công việc.

 Đánh giá tính độc lập và khả năng đáp ứng của KTV.

 Trước khi ký hợp đồng Kiểm toán, công ty gửi thư đến KTV tiền nhiệm
trong trường hợp khách hàng mới, có KTV tiền nhiệm.
Kết quả khảo sát được ghi nhận theo mẫu thống nhất của công ty và được
chuyển cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách (hoặc Giám đốc chi nhánh) xem xét và
chỉ đạo thực hiện. Trong trường hợp xét thấy cuộc Kiểm toán có thể gặp rủi ro
cao, người trực tiếp thực hiện khảo sát có thể đề nghị không ký hợp đồng với
khách hàng nhưng phải trình bày rõ lý do.
Căn cứ vào Báo cáo khảo sát, Phó Tổng Giám đốc phụ trách (hoặc Giám
đốc chi nhánh) sẽ xem xét và quyết định phí Kiểm toán. Ý kiến của Phó Tổng
giám đốc phụ trách (hoặc Giám đốc chi nhánh) được ghi trực tiếp vào Báo cáo
khảo sát và chuyển cho bộ phận hành chính-quản trị. Căn cứ vào Báo cáo khảo sát

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 48


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

đã có ý kiến của Phó Tổng giám đốc phụ trách (hoặc Giám đốc chi nhánh), bộ
phận hành chính – quản trị tiến hành soạn Thư báo phí theo mẫu chung thống nhất
của công ty với các nội dung sau:

 Tóm tắt yêu cầu của khách hàng.


 Phạm vi công việc và phương pháp làm việc của công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn FAC đối với yêu cầu của khách hàng, những giới hạn trong công
việc kiểm toán.
 Các loại báo cáo sẽ gửi đến khách hàng.
 Phí Kiểm toán đề nghị.
 Các yêu cầu cụ thể khác theo yêu cầu của khách hàng cần đưa vào thư
báo phí như thời hạn hoàn tất báo cáo.
 Thư báo phí được lập thành 2 bộ (mỗi bộ gồm 2 bản Tiếng Việt, nếu
khách hàng yêu cầu bản Tiếng Anh thì sẽ lập thêm 2 bản Tiếng Anh.) Một bộ gửi
đến cho khách hàng và một bộ lưu tại phòng hành chính – quản trị.

 Hợp đồng kiểm toán được ký:

 Hợp đồng Kiểm toán được lập theo mẫu thống nhất của công ty.

 Hợp đồng Kiểm toán được lập thành 2 bộ: Một bộ gửi đến cho
khách hàng và một bộ lưu tại phòng hành chính – quản trị.

 Các vấn đề liên quan đến chất lượng của cuộc Kiểm toán đã được xem xét:

Ví dụ: Khả năng của các KTV trong nhóm Kiểm toán, việc tuân thủ các yêu cầu
về chuẩn mực Nhà Nước…

2.2.1.2. Giai đoạn lập kế hoạch


Sau khi đã đánh giá rủi ro và xem xét khả năng chấp nhận khách hàng hay
không, kiểm toán viên tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán. Qúa trình xây dựng kế
hoạch gồm những công việc sau:
 Ký kết hợp đồng kiểm toán
Sau quá trình tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin về các nhu cầu của
khách hàng, đánh giá khả năng thực hiện, đưa ra các thỏa thuận ban đầu và xem xét

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 49


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

các khía cạnh cần thiết khác, KTV sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro của cuộc kiểm
toán và xem xét có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng không, nếu có thể chấp
nhận thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng sẽ quy định
cụ thể giá phí, nội dung, thời gian, mức độ kiểm toán, dịch vụ cung cấp và phân công
trách nhiệm.
Hợp đồng kiểm toán gồm có:
- Thư gửi khách hàng và kế hoạch kiểm toán
- Danh mục tài liệu khách hàng cần cung cấp
- Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán
- Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV.
 Lựa chọn nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán
Tại công ty AAC, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên cho một cuộc kiểm toán được
thực hiện bởi phó Tổng giám đốc, dựa vào đặc điểm riêng biệt và lĩnh vực hoạt động
của mỗi khách hàng... mà việc lựa chọn số lượng, kinh nghiệm và năng lực của đoàn
kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán là khác nhau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các nhân
viên kiểm toán đòi hỏi phải có sự cam kết tính độc lập của từng thành viên trong nhóm
kiểm toán với khách hàng không có mối quan hệ lợi ích cá nhân hay kinh tế nào có ảnh
hưởng đến tính khách quan, trung thực khi kiểm toán BCTC tại đơn vị khách hàng.
 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Mục tiêu giúp kiểm toán viên xác định và đánh giá rủi ro co sai sót trọng yếu do
gian lận hoặc nhầm lẫn, qua đó đưa ra co sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán
cho rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá.
 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng
Công việc này giúp kiểm toán viên xác định và đánh giá chính sách kế toán áp
dụng cho các giao dịch của chu trình kinh doanh quan trọng, đánh giá việc thiết kế và
thực hiện các thủ tục kiểm soát của các chu trình kinh doanh quan trọng này, và cuối
cùng là xem xét có nên áp dụng các thử nghiệm kiểm soát cho chu trình này hay không.
 Phân tích sơ bộ BCTC
Mục tiêu giúp kiểm toán viên xác định các hệ số tài chính bất thường, đồng thời
khoanh vùng nguy cơ sai sót trọng yếu.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 50


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Đánh giá chung về HTKSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận
KTV tiến hành đánh giá chung để xem HTKSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lý
thông tin tài chính tin cậy không và xác định các rủi ro gian lận.
 Xác định mức trọng yếu kế hoạch
Xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập
kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
Sau khi thực hiện tất cả các bước công việc trên, kiểm toán viên tiến hành tổng
hợp tất cả các vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện kiểm toán, đây cũng là công cụ để
giao tiếp hiệu quả giữa thành viên Ban giám đốc và thành viên nhóm kiểm toán.
2.2.2. Thực hiện kiểm toán

 Giai đoạn này phải đảm bảo:


 Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tra chi tiết các
nghiệp vụ và số dư các tài khoản

 Đánh giá các giả định quan trọng được sử dụng.


 Nhận biết các bên liên quan và thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan
đến các nghiệp vụ với bên liên quan.
 Lưu giữ bằng chứng về các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện cũng
như kết quả và kết luận từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được.

 Khi thực hiện kiểm toán, nhóm trưởng có trách nhiệm phân công công
việc và kiểm soát công việc của các thành viên trong nhóm để đảm bảo hoàn tất
công việc phù hợp kế hoạch, tuân thủ đúng Chuẩn mực và quy định của công ty.
Qua công việc nhóm trưởng sẽ hướng dẫn đào tạo trợ lý KTV. Các KTV và các trợ
lý kiểm toán thực hiện công việc được giao và nhanh chóng báo cáo với nhóm
trưởng nếu có vấn đề xảy ra hoặc có sự không nhất quán. Khi có bất kỳ vấn đề
phát sinh nào về kỹ thuật, quản lý, nhân sự…, nhóm trưởng sẽ báo cáo với các
Manager và sẽ thực hiện các thay đổi về kế hoạch và chương trình kiểm toán phù
hợp. Nhóm trưởng phải đảm bảo tất cả các kết luận đưa ra phù hợp với công việc
thực hiện và các bằng chứng kiểm toán đã thu thập.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 51


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Trong giai đoạn này KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán trong chương
trình kiểm toán, ghi chép các đặc điểm ghi chú cho từng khoản mục, ghi chép tính
toán cỡ mẫu trong giấy tờ làm việc (work paper) kiểm tra chi tiết có chọn mẫu.
 Công việc kiểm toán sẽ bao gồm tất cả các thử nghiệm, kiểm tra về các
hồ sơ, sổ sách, chứng từ của bộ phận nghiệp vụ cũng như bộ phận kế toán tại văn
phòng công ty và tại các cơ quan trực thuộc (nếu có). Các KTV cũng sẽ tiến hành
các thủ tục kiểm toán khác nếu xét thấy cần thiết và phù hợp với tình hình hoạt
động của từng đơn vị được kiểm toán cụ thể.
 Nội dung và trình tự kiểm toán cụ thể như sau:
 Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và
tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
 Nghiên cứu xem xét các hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp có liên quan
đến các bằng chứng kiểm toán.
 Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp,
KTV sẽ soạn thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết và chuẩn bị chương trình kiểm toán
cho các tài khoản cụ thể (chương trình kiểm toán chung được xây dựng sẵn).
 Đánh giá các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, các ước tính
và xét đoán quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng
thể trên BCTC.
 Thực hiện việc kiểm toán dựa trên các chương trình kiểm toán cụ thể:
 Thu thập bằng chứng kiểm toán trên cơ sở áp dụng các thử nghiệm kiểm soát và
thử nghiệm cơ bản, bao gồm:
o Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa BCTC, Bảng cân đối số phát sinh, sổ kế
toán tổng hợp và sổ chi tiết.
o Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với qui định hiện
hành của Nhà Nước và các tài liệu nội bộ như: điều lệ công ty, biên bản Hội đồng
quản trị, các qui chế, các chính sách nội bộ.
o Thu thập thư xác nhận từ các bên thứ ba có liên quan đến hoạt động
của đơn vị
 Sau khi đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, KTV tiến hành giai đoạn

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 52


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

hoàn thiện file hồ sơ làm việc, thống nhất với khách hàng về các bút toán điều chỉnh
và những vấn đề ghi nhận khác được nêu trong thư quản lý. Sau khi thống nhất giữa
hai bên, hoàn thiện công việc kiểm toán và phát hành báo cáo chính thức. Nếu trong
trường hợp khách hàng không đồng ý điều chỉnh BCTC (có ảnh hưởng trọng yếu)
thì BCKT phát hành dưới hình thức ngoại trừ các sai sót nêu trên. Trong một số
trường hợp đặc biệt có thể phát hành Báo cáo từ chối đưa ra ý kiến hoặc ý kiến
không chấp nhận.
Kết cấu của một chương trình kiểm toán gồm:
 Xác định mục tiêu kiểm toán
Xét trên quan điểm kiểm toán viên, mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta
đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn
liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. Cơ sở
dẫn liệu BCTC bao gồm: sự đầy đủ, sự tồn tại, sự chính xác, sự đánh giá, quyền và
nghĩa vụ, trình bày và khai báo.
 Xác định tài liệu yêu cầu
Đó là tất cả những tài liệu cần thiết để kiểm toán trên một khoản mục trên BCTC.
Ví dụ: đối với chương trình kiểm toán vốn bằng tiền, tài liệu yêu cầu bao gồm: biên
bản kiểm kê quỹ, xác nhận số dư ngân hàng, sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi, sổ
phụ ngân hàng,...
 Thực hiện các thủ tục kiểm toán
Đó là tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu được bằng chứng kiểm toán có
hiệu lực chứng minh một khoản mục trên báo cáo tài chính, bao gồm kiểm tra các hoạt
động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết thông qua các kỹ thuật kiểm tra
như so sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát, kiểm tra thực tế.
2.2.3. Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
2.2.3.1. Giai đoạn xoát xét và hoàn tất
 Đây là giai đoạn do nhóm trưởng, Manager, bộ phận soát xét độc lập và
Partner thực hiện. Nhóm trưởng có trách nhiệm đôn đốc các thành viên trong nhóm
hoàn tất hồ sơ làm việc theo quy định của công ty, soát xét công việc của các trợ lý,
tổng hợp các bút toán điều chỉnh, xem xét các ghi chú của các thành viên trong nhóm.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 53


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Nhóm trưởng cần lập Bảng tóm tắt các vấn đề tồn tại, các sai sót không
được điều chỉnh, xem xét ảnh hưởng của các sai sót này có trọng yếu hay không. Lập
dự thảo các điểm lưu ý cho Partner, các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm toán năm
sau. Lập dự thảo Thư quản lý và đảm bảo các vấn đề liên quan đến soát xét đã được
làm rõ và các bằng chứng đã được thu thập. Xem xét BCTC có phù hợp với Chuẩn
mực kế toán và các qui định pháp lý có liên quan.
 Sau khi nhóm trưởng đã hoàn tất Hồ sơ, chuyển cho Trưởng phòng rà soát.
Trách nhiệm của Trưởng phòng:
 Soát xét chi tiết BCTC để đảm bảo nó được lập phù hợp chuẩn mực kế toán.
 Đánh giá kết quả của việc phân tích trong giai đoạn lấp kế hoạch, thực hiện
kiểm toán, soát xét.
 Xem xét các bút toán điều chỉnh. Đảm bảo các vấn đề chính đã được xử lý
thỏa đáng.
 Đảm bảo hồ sơ kiểm toán lưu giữ đầy đủ các bằng chứng kiểm toán.
 Xem xét và đưa ra các điểm cần lưu ý cho Partner, Thư quản lý, Thư giải
trình, các bản tóm lược kiểm toán, phí kiểm toán. Xem xét giâý tờ làm việc của nhóm
trưởng, đảm bảo nhóm trưởng đã soát xét giấy tờ làm việc của các trợ lý.
 Đảm bảo các điểm nêu trong quá trình soát xét đã được làm rõ.
 Sau đó, Hồ sơ kiểm toán sẽ được Bộ phận soát xét độc lập xem xét.
 Cuối cùng Hồ sơ sẽ được trình cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ
(hoặc Giám đốc chi nhánh), không cần soát xét tất cả các giấy tờ làm việc và các tài
liệu mà chỉ cần soát xét các chỉ tiêu trọng yếu. Cụ thể là:
 Xem xét các vấn đề lưu ý cho Partner và đảm bảo các vấn đề này đã được xử
lý thỏa đáng.
 Xem xét các bút toán không điều chỉnh và đảm bảo từng sai sót hoặc tổng
hợp các sai sót này không có ảnh hưởng trọng yếu.
 Xem xét các tờ tổng hợp và các kết luận cho từng chỉ tiêu trọng yếu và khi
cần thiết có thể xem xét chi tiết hơn các giấy tờ làm việc.
 Xem xét chiến lược, kế hoạch kiểm toán để đảm bảo kế hoạch ban đầu vẫn
còn phù hợp và cân nhắc các kiểm tra bổ sung để thu thập thêm bằng chứng. Xem xét

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 54


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

thời gian dự kiến với thời gian thực tế.


 Xem xét sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán và sự phù hợp của các giải
trình từ Ban lãnh đạo doanh nghiêp.
 Xem xét tổng thể BCTC.
 Xem xét BCKT, dự thảo Thư giải trình, Thư quản lý.
 Trao đổi với nhóm kiểm toán, yêu cầu KTV giải trình nếu cần thiết.
 Sau khi các bản dự thảo đã được Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
phụ trách nghiệp vụ (hoặc Giám đốc chi nhánh) xem xét, phê duyệt sẽ được gửi tới
khách hàng, các bản dự thảo sẽ được gửi tới khách hàng. Sau khi đã nhận được phản
hồi từ khách hàng, các bản dự thảo sẽ được KTV chính hoàn chỉnh và được ký duyệt
bởi Trưởng phòng và Tổng giám đốc (hoặc giám đốc chi nhánh).
2.2.3.2. Lập BCKT
 Sau khi khách hàng hoàn toàn đồng ý với các bản dự thảo, BCKT chính
thức sẽ được in ấn và ký để chuyển cho khách hàng. Các báo cáo phải được các
KTV chính ký tên và được duyệt bởi Phó Tổng Giám đốc phụ trách, Tổng Giám
đốc (hoặc Giám đốc chi nhánh). Và phải đóng dấu giáp lai trước khi gửi đi cho
khách hàng. Một bộ Báo cáo được khách hàng ký và đóng dấu chuyển lại cho FAC
để lưu lại Bộ phận hành chính - quản trị.
 Mẫu BCKT của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn FAC:
BCKT chấp nhận toàn phần: BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh
và các luồng lưu chuyển tiền tệ đồng thời phù hợp với các Chuẩn mực, Chế độ
Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
 BCKT chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ): Ngoại trừ những ảnh
hưởng đến BCTC, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý.
 BCKT có ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến): Vì một số lý do,
KTV không thể đưa ra ý kiến.
 BCKT có ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược): BCTC đã phản
ánh không trung thực và không hợp lý.
 Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty FAC bao gồm:

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 55


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Chi mục giấy làm việc


 Xác nhận bản thảo BCKT
 Trang trình duyệt
 Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán
 Danh mục kiểm tra cuối cùng
 Bàn luận về thư quản lý
 Tổng kết của nhóm trưởng
 Tổng kết của các thành viên trong nhóm.
2.3. Quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty TNHH
Kiểm toán FAC tại Công ty Cổ phân ABC
Nhóm kiểm toán viên FAC thực hiện cuộc kiểm toán này theo chương trình
kiểm toán mẫu VACPA. Trong đó do giới hạn về đề tài và phạm vi kiểm toán nên
phần thực hiện kiểm toán sẽ chỉ đi sâu đến giấy tờ làm việc liên quan đến khoản mục
tiền và các khoản tương đương tiền của công ty CP ABC của niên độ kế toán kết thúc
ngày 31/12/2015.
2.3.1. Kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn này là KTV lập kế hoạch kiểm toán cho toàn bộ BCTC chứ không
phải lập riêng cho khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.
2.3.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch

Tiếp cận khách hàng

Chấp nhận khách hàng

Tìm hiểu khách hàng

Đánh giá tình độc lập


và khả năng của KTV

Thư báo phí kiểm toán

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 56


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

a. Tiếp cận khách hàng

Giai đoạn này, KTV tiếp cận với khách hàng để thu thập những thông tin cần
thiết nhằm giúp KTV tìm hiểu về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá về khả năng
phục vụ và các vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán ….

Trước mỗi cuộc kiểm toán, FAC luôn thực hiện việc tiếp cận khách hàng
thông qua việc khách hàng liên hệ trực tiếp với Công ty để yêu cầu kiểm toán hoặc do
công ty liên hệ trực tiếp với khách hàng.

Đối với Công ty CP ABC thì đây là khách hàng cũ, Công ty FAC đã kiểm toán
cho Công ty CP ABC hai năm trước nên giai đoạn này thực hiện khá nhanh và dễ
dàng. Những thông tin về khách hàng như ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, bộ
máy quản lý, các chính sách và chế độ kế toán áp dụng,... FAC đã nắm khá rõ, không
cần tìm hiểu lại mà chỉ cần bổ sung những thay đổi nếu có.

b. Chấp nhận khách hàng

Trong giai đoạn này, việc xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp
đồng được KTV thực hiện nhằm xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách
hàng cũ hay thực hiện một hợp đồng kiểm toán với một khách hàng mới hay không.
KTV dựa trên mẫu A110 (đối với khách hàng mới) hoặc mẫu A120 (đối với khách
hàng cũ). Một khách hàng chi được thực hiện một trong hai mẫu.

Đối với công ty Cổ phần ABC là khách hàng cũ (năm nay là năm kiểm toán thứ
ba), thủ tục chấp nhận khách hàng và tiếp tục cung cấp dịch vụ đã được FAC thực
hiện nên KTV đã sử dụng mẫu A120 để lưu lại công việc (Xem phụ lục 1).

c. Tìm hiểu về khách hàng

Thu thập các thông tin và hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiêp
khách hàng. Xem biểu các vấn đề cần xem xét ở cuộc Kiểm toán năm sau đã được lập
ở cuộc Kiểm toán năm trước.

Vì đây là năm thứ ba FAC kiểm toán cho Công ty CP ABC nên các thông tin về
khách hàng cũng như các chế độ, chính sách áp dụng tại công ty thì đoàn kiểm toán

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 57


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

đã nắm cơ bản. Thông tin được lấy lại từ hồ sơ kiểm toán các năm trước và chỉ cần bổ
sung một số thay đổi. Do vậy, cần thu thập các thông tin và hoạt động kinh doanh
năm nay của doanh nghiêp khách hàng. Xem biểu các vấn đề cần xem xét ở cuộc
Kiểm toán năm sau đã được lập ở cuộc Kiểm toán năm trước.

Sau đây là một số thông tin cơ bản của khách hàng được trích từ các công việc
trong giai đoạn lập kế hoạch:

 Môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty CP ABC

Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doang số 3103000063 ngày
22/7/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh TT-Huế cấp của Công ty là 2.560.000.000
đồng.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đầu tư là: Tư vấn xây
dựng; lập dự án đầu tư; thiết kế cơ sở, kỹ thuật; Thi công các công trình xây dựng kiến
trúc; Quy hoạch đô thị và các dịch vụ xây dựng; Quản lý đô thị; Lập hồ sơ mời thầu;
Kháo sát, thí nghiệm kiểm định trong phòng, hiện trường; thẩm tra thiết kế kỹ thuật,
tổng dự toán, trang trí nội thất...

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần

Người đại diện pháp luật: Ông Vũ Hồng Phong

 Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị

Tiền và tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3
tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như
không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa và chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 58


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có
thể thực hiện được.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế

Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian

hữu dụng

d. Đánh giá tính độc lập và khả năng của KTV

Kết quả Đánh giá tính độc lập cũng như khả năng của KTV đối với việc đáp
ứng yêu cầu khách hàng được ghi nhận theo mẫu thống nhất của công ty và được
chuyển cho hoặc Giám đốc chi nhánh xem xét và chỉ đạo thực hiện. Trong trường
hợp xét thấy cuộc Kiểm toán có thể gặp rủi ro cao, người trực tiếp thực hiện khảo sát
có thể đề nghị không ký hợp đồng với khách hàng nhưng phải trình bày rõ lý do.

e. Thư báo phí kiểm toán

Căn cứ vào Báo cáo khảo sát, Giám đốc chi nhánh sẽ xem xét và quyết định thời
gian kiểm toán, khả năng đáp ứng khách hàng, đề nghị mức phí kiểm toán phù hợp.
Sau đó sẽ gửi cho khách hàng qua mail, fax, bưu điện... Nếu khách hàng đồng ý với
Công ty về mức phí kiểm toán thì sẽ gửi lại phản hồi, sau đó hai bên tiến hành ký kết
hợp đồng kiểm toán. Nếu không hai bên sẽ thỏa thuận lại.
Mức phí kiểm toán phụ thuộc vào quy mô của Công ty, thời gian kiểm toán, yêu
cầu của KH,...
Thông thường, với những KH cũ, công việc này không cần thực hiện mà hai bên
trao đổi trực tiếp mức phí kiểm toán khi tiếp cận KH, Công ty CP ABC cũng vậy.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 59


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

2.3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán

Ký kết hợp đồng

Đánh giá chung


HTKSNB

Xác định mức trọng


yếu

Tổng hợp kế hoạch


kiểm toán

a. Hợp đồng kiểm toán


Sau quá trình tiếp cận Công ty CP ABC để thu thập thông tin về các nhu cầu của
khách hàng, đánh giá khả năng thực hiện, đưa ra các thỏa thuận ban đầu và xem xét
các khía cạnh cần thiết khác, đồng thời Công ty CP ABC đồng ý với mức phí FAC đề
nghị. Kết quả, FAC chấp nhận giữ khách hàng cũ này. Sau đó hai bên tiến hành ký kết
hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng sẽ quy định cụ thể giá phí, nội dung, thời gian,
mức độ kiểm toán, dịch vụ cung cấp và phân công trách nhiệm.
Hợp đồng kiểm toán (Mẫu A210) kèm theo: (Xem phụ lục 2)
- Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán (Xem phụ lục 3)
- Danh mục tài liệu khách hàng cần cung cấp (Xem phụ lục 4)
- Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (Xem phụ lục 5)
- Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV.
Trong đó: Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị để kiểm toán khoản mục tiền và
các khoản tương đương tiền gồm:

 Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết


 Sổ quỹ tiền mặt
 Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 60


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Bản sao kê, sổ phụ ngân hàng


 Xác nhận của ngân hàng
b. Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, Giám đốc chi nhánh sẽ tiến hành phân
công nhóm kiểm toán cũng như công việc của từng thành viên trong nhóm.

Mỗi thành viên dựa vào đó để chuẩn bị cho quá trình thực hiện kiểm toán sau này.
c. Đánh giá chung về HTKSNB
KTV bỏ qua bước phân tích sơ bộ BCTC, đi thẳng vào đánh giá HTKSNB của
Công ty ABC.
HTKSNB của Công ty CP ABC đã được FAC đánh giá dựa vào Bảng câu hỏi
của năm trước. Năm 2015, HTKSNB này không thay đổi nên KTV sử dụng lai bảng
này để tham khảo.

Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ được hoàn thiện như sau:

- Mục tiêu: Câu hỏi đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho nhóm kiểm toán trong việc
thu thập sự hiểu biết về các kiểm soát nội bộ đối với những khoản mục cụ thể và nó
không yêu cầu phải được hoàn tất cho mỗi cuộc kiểm toán. Bảng câu hỏi này giúp
nhóm kiểm toán đánh giá phạm vi sự tin tưởng mà có thể dựa vào các kiểm soát nội
bộ như là một phần của đánh giá sơ bộ về rủi ro và cũng giúp đưa ra các cải tiến trong
kiểm soát nội bộ cho khách hàng. Khi dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, cần phải
kiểm tra cụ thể trước khi đánh giá rủi ro

- Các thủ tục: Trả lời các câu hỏi sử dụng “Có” hoặc “Không” với những giải
thích thích hợp.

Kết luận: HTKSNB tại đơn vị được đánh giá ở mức trung bình.
Dựa vào những đánh giá trên số liệu của BCTC, KTV tiến hành lập bảng đánh
giá mức trọng yếu. Xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho
việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

Bảng câu hỏi về HTKSNB đối với khoản mục tiền xem ở phụ lục 6

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 61


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

d. Xác định mức trọng yếu

KTV dựa vào các số liệu trên BCTC khách hàng cung cấp, tiến hành xác định
mức trọng yếu dựa vào đánh giá chuyên môn của mình.

Các lý do cho việc chọn mức trọng yếu:

- Là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, có doanh thu bị giới hạn và cụ
thể theo hợp đồng.

- Công ty đã hoạt động trong thời gian dài, đang hoạt động khá ổn định, doanh
thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của Công ty ít thay đổi qua các năm.

Kết quả công việc được lưu tại mẫu A710 (Xem phụ lục 7)

e. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Sau khi hoàn thành xong tất cả các công việc trên, KTV tiến hành tông hợp lại
các vấn đề cần lưu ý trước khi đi vào thực hiện.
Kết quả tổng hợp được KTV lưu tại Mẫu A910 (Xem phụ lục 8).
2.3.2. Thực hiện kiểm toán
Khi thực hiện, nhóm trưởng sẽ phân công công việc và kiểm soát công việc cho
các thành viên trong nhóm.
Trong giai đoạn này, KTV chỉ cần thự hiện các thủ tục kiểm toán trong chương
trình kiểm toán đã chuẩn bị sẵn. Quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền là theo một chương trình kiểm toán đã được chuẩn bị sẵn
trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Công việc kiểm toán sẽ bao gồm tất cả các thử nghệm, kiểm tra về hồ sơ, sổ sách,
chứng từ... liên quan đến khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.
Nội dung và trình tự cụ thể quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương
tiền của Công ty FAC tại Công ty CP ABC như sau:
Các thủ tục kiểm toán

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 62


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Bảng 2.1: Bảng đánh giá các rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục
Người Tham
Các rủi ro
trọng yếu Thủ tục kiểm toán thực hiện chiếu
Tiền chi khi chưa
Cần kiểm tra chi tiết các khoản chi trên
được người có thẩm
HTV
mức trọng yếu để xem có hợp lý, hợp lệ
quyền phê duyệt
không từ đó nêu nhận xét trong giấy tờ làm
việc.
Có sự chênh lệch Cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm kê quỹ tại
giữa sổ sách và thực ngày kiểm toán sau đó cộng trừ lùi để tính
tế số dư (tiền mặt), gửi thư xác nhận (tiền
gửi).
Chênh lệch tỷ giá
Trong quá trình thực hiện kiểm toán đánh
chưa được đánh giá
giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ để
lại hoặc đánh giá sai HTV
xem đơn vị có đánh giá hay đánh giá có
tỷ giá đánh giá lại
đúng không.

KTV dựa vào bảng đánh giả rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục tiền trong
phần lập kế hoạch để đưa ra các thủ tục kiểm toán thích hợp, các thủ tục này được lưu
tại Mẫu D110 (Xem phụ lục 9).
Do Công ty ABC yêu cầu FAC khá muộn so vói thời điểm kết thúc kỳ kế toán.
Cuối tháng hai hai bên mới bắt đầu liên lạc với nhau và lập kế hoạch kiểm toán, đến
đầu tháng ba quá trình thực hiện kiểm toán mới bắt đầu. Thời điểm này cách khá xa so
với ngày 31/12/2015 nên KTV không thể tiến hành chứng kiển kiểm kê cũng như thực
hiện các thủ tục thay thế. Bên cạnh đó, quá trình kiểm toán bị giới hạn về mặt thời gian
nên KTV không thể gửi thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng. Do đó, các
thủ tục này bị bỏ qua.
Mặc dù HTKSNB của công ty ABC được đánh giá ở mức trung bình, để giảm
bớt các thử nghiệm cơ bản thì phải tiến hành các thử nghiệm kiểm soát. Tuy nhiên,
KTV quyết định bỏ qua thử nghiệm kiểm soát, đi thẳng vào thực hiện thử nghiệm cơ

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 63


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

bản, bao gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết số dư và nghiệp vụ. Quá trình này
được thực hiện theo chương trình kiểm toán của khoản mục tiền và các khoản tương
đương tiền bao gồm các công việc như sau:
Các chính sách kế toán

KTV tiến hành xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng cho tiền và các khoản
tương đương tiền tại Công ty CP ABC có nhất quán với các năm trước và có phù hợp
với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam không.

Các chính sách này được lấy từ Thuyết minh BCTC của năm trước và năm nay
do Công ty ABC cung cấp.

Kết quả công việc này được lưu tại Mẫu D160 (Xem phụ lục 10)

=> Nhận xét của KTV: các chính sách kế toán áp dụng cho khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền năm 2015 không thay đổi so với năm 2014.

Bảng 2.2: Bảng các ký hiệu và giải thích


Ký hiệu Giải thích
TB, GL Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và Sổ Cái

PY Khớp với BCKT năm trước


c/c Kiểm tra việc cộng tổng và đồng ý

vvv Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh

xxx Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểm toán

SL Khớp với số liệu trên Sổ chi tiết

BB Đã đối chiếu khớp với sổ phụ ngân hàng

PT phiếu thu

HĐ hóa đơn

GBC giấy báo có

GNT Giấy nộp tiền

GBN giấy báo nợ

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 64


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Lập biểu tổng hợp

KTV lập Biểu tổng hợp về tiền và các khoản tương đương tiền. Sau đó:

 Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái,
sổ chi tiết với số dư cuối năm trước trong BCĐKT năm trước đã kiểm toán và hồ sơ
kiểm toán năm trước.

 Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.

Kết quả công việc được KTV lưu tại Mẫu D120.

=> Nhận xét của KTV: Số dư đầu năm 2015 trên Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ
chi tiết khớp với số dư cuối năm 2014 trong BCĐKT năm trước đã kiểm toán. Số liệu
cuối kỳ năm 2015 khớp nhau giữa Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 65


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Biểu 01: Số liệu tổng hợp (D120)


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC Tên Ngày
Khách hàng : CÔNG TY CP ABC
Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Nội dung : Bảng tổng hợp số liệu
Người soát xét 1
Người soát xét 2

Tham 31/12/2015 Điều chỉnh 31/12/2015 1/1/2015


TK Diễn giải chiếu Trước KT thuần Sau KT Sau KT Ghi chú
111 Tiền mặt tại quỹ 150.846.946 - 150.846.946 145.794.553
1111 Tiền mặt VNĐ 150.846.946 - 150.846.946 145.794.553
112 Tiền gửi ngân hàng 691.050.665 - 691.655.738 455.847.501
1121 Tiền gửi ngân hàng VNĐ 691.655.738 - 691.655.738 330.812.154
1122 Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ (605.073) (605.073) - 125.035.347
113 Tiền đang chuyển - - -
128 Các khoản tương đương [D261]
- - - 950.000.000
tiền
128101 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 3
- - - 950.000.000
tháng
Tổng cộng 841.897.611 - 842.502.684 1.551.642.054

c/c TB, GL vvv xxx PY c/c

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 66


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Thủ tục phân tích


KTV lập bảng phân tích để so sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền
cuối kỳ với cuối năm trước, tìm hiểu nguyên nhân các biến động. Số liệu được lấy tự
Bảng tổng hợp số liệu đã có đối chiếu để phân tích.

Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính
về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những
biến động bất thường.

Sau đó lưu lại công việc này tại Mẫu D150.

=> Nhận xét của KTV:


- Lượng tiền mặt tồn quỹ tăng nhẹ, không đáng kể, chỉ tăng 5,052,393đ (tương ứng
tăng 3.47%).

- Tiền gửi ngân hàng tăng mạnh cụ thể tiền gửi ngân hàng tăng 235,203,164đ tương
đương với tăng 51.6%. Trong đó tiền gửi ngân hàng VNĐ tăng mạnh (tăng 109.08%)
còn tiền gửi ngân hàng ngoại tệ lại giảm mạnh (giảm 100.48%). Nguyên nhân là do
trong năm công ty đã chuyển toàn bộ tiền tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn sang gửi không
kỳ. KTV cần xem xét tính chính xác của các số dư để khẳng định tính phù hợp của
biến động nêu trên.
- Tỉ trọng tiền và đương tiền lại giảm 13.6%.
- Hệ số thanh toán bằng tiền giảm 0.27 lần, Nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ
ngắn hạn chậm hơn tốc độ giảm của tiền và các khoản tương đương tiền. Cụ thể thì
nợ ngắn hạn chỉ giảm 3.24%, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 45.74%.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 67


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Biểu 02: Thủ tục phân tích (D150)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC D150


Khách hàng : CÔNG TY CP ABC Tên Ngày

Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016


Nội dung : Thủ tục phân tích
Người soát xét
Người soát xét1
2
TK Diễn giải 31/12/2015 1/1/2015 Biến động Ghi
Trước KT Sau KT Giá trị Tỷ lệ chú
111 Tiền mặt tại quỹ 150.846.946 145.794.553 5.052.393 3,47%
1111 Tiền mặt VNĐ 150.846.946 145.794.553 5.052.393 3,47%
112 Tiền gửi ngân hàng 691.050.665 455.847.501 235.203.164 51,60%
1121 Tiền gửi ngân hàng VNĐ 691.655.738 330.812.154 360.843.584 109,08%
1122 Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ (605.073) 125.035.347 (125.640.420) -100,48%
128 Các khoản tương đương - 950.000.000 950.000.000 -100,00%
tiền cộng
Tổng 841.897.611 1.551.642.054 (709.744.443) -45,74%
Tổng tài sản ngắn hạn 5.628.721.899 5.423.845.793 204.876.106 3,78%
Tỷ trọng của Tiền và các 14,96% 28,61% -13,65% -47,72%
khoản tương đương tiền /
Tổng tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn 2.365.179.441 2.451.511.480 (86.332.039) -3,52%
Hệ số thanh toán bằng tiền 0,36 0,63 0,27 -43,76%

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 68


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết số dư

- KTV Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các
quỹ và các ngân hàng tại ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ chi
tiết, Sổ Cái và BCTC. Đối với tiền gửi ngân hàng, KTV tiến hành đối chiếu số dư cuối
kỳ tại sổ chi tiết với sổ phụ ngân hàng, thư xác nhận số dư tại từng Ngân hàng. Công
việc này được lưu theo Mẫu D161 (Xem phụ lục 11).

=> Nhận xét của KTV: Số dư cuối kỳ tại sổ chi tiết, sổ cái, BCTC đều khớp nhau.

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ

- KTV đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài
khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ để kiểm tra đến chứng từ gốc xem xét
phiếu thu, phiếu chi có đầy đủ chữ ký theo quy định và chứng từ đính kèm có đầy đủ
không, ghi nhận có đúng kỳ hay không... đảm bảo rằng chứng từ thu chi phù hợp với
quy định của pháp luật kế toán và qui định nội bộ của đơn vị, thực sự phát sinh và
được ghi nhận đúng kỳ. Đồng thời thực hiện ngược lại nhằm đảm bảo mục tiêu đầy đủ.
Ngiệp vụ bất thường ở đây là các nghiệp vụ phát sinh lớn (chọn các nghiệp vụ có giá
trị cao từ trên xuống) và các nghiệp vụ không thường xuyên tại đơn vị. Kết quả được
KTV lưu tại Mẫu D165 (Xem phụ lục 12).

=> Nhận xét của KTV: tất cả các nghiệp vụ kiểm tra điều đầy đủ về chứng từ, các
chứng từ phù hợp với quy định và ghi nhận đúng niên độ.

- Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với các số
dư tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ. Kiểm tra cách tính toán và hạch toán
chênh lệch tỷ giá. Do trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ tại Công ty ABC
ít nên KTV không cần chọn mẫu mà kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh.Xem xét
xem tỷ giá đã ghi nhận đúng chưa và các khoản chênh lệch (nếu có) có được ghi nhận
không. KTV sử dụng mẫu A166 để lưu lại công việc này.

=> Nhận xét của KTV: nghiệp vụ ngày 6/8/2015 doanh nghiệp chưa ghi nhận khoảng
chênh lệch tỷ giá là 605.073 đồng.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 69


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Biểu 03: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi (D166)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC D166

Khách hàng : CÔNG TY CP ABC Tên Ngày


Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Nội dung : Kiểm tra việc áp dụng Người soát xét 1
tỷ giá chuyển đổi Sang đồng tiền Người soát xét 2
hạch toán
TK 1122: Tiền gửi Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Số đánh giá theo phương pháp FIFO


Nguyên tệ Tỷ giá Số FIFO
5769,38 21.895 126.319.863

Tỷ giá BQLNH ngày 06/08/2015 21.790


Số đánh giá theo BQLNH 125.714.790
Số đánh giá theo FIFO 126.319.863
Chênh lệch chưa thực hiện (605.073)

Trong đó :
Chênh lệch chưa thực hiện = Số đánh giá theo BQLNH - Số FIFO

Điều chỉnh lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện


Nợ TK635 : 605.073
Có TK1122 : 605.073

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 70


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

- Đối với các khoản tương đương tiền: Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ
tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương
tiền. Tiến hành đối chiếu với các xác nhận ngân hàng, đồng thời ước tính thu nhập tài
chính thông lãi suất tại ngân hàng mà công ty giao dịch. KTV ước tính thu nhập tài
chính thông qua lãi suất bình quân tại ngân hàng Công ty ABC giao dịch sau đó đối
chiếu với sổ chi tiết tại công ty. Xem xét giá trị của chênh lệch nếu có. Kết quả được
lưu tại Mẫu A170 (Xem phụ lục 13).

=> Nhận xét của KTV: Khoản lãi thu nhập tài chính ước tính so với lãi công ty ABC
ghi nhận chênh lệch rất thấp, có thể bỏ qua.

- Sau các thủ tục trên, KTV tập hợp các bút toán cần điều chỉnh ở các phát hiện
của mình để trao đổi với ban giám đốc (Mẫu A140 Biểu 04). Sau khi trao đổi, Ban
giám đốc đồng ý thực hiện bút toán cần điều chỉnh mặc dù giá trị của khoản chênh
lệch nhỏ hơn sai sót có thể bỏ qua. Nguyên nhân là do: Sai sót này Công ty đã mắc
phải ở những năm trước nhưng năm nay vẫn tiếp tục sai phạm, sai sót này ảnh hưởng
liên đới nhiều năm và do bản chất của sai phạm.

Cuối cùng, KTV tổng hợp các phát hiện của phần hành theo Mẫu D101.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 71


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Biểu 04: Các bút toán đề nghị điều chỉnh (D140)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC D140

Khách hàng : CÔNG TY CP ABC Tên Ngày


Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Nội dung : Tiền và các khoản tương đương tiền Người soát xét 1
Các bút toán đề nghị điều chỉnh và phân loại lại Người soát xét 2

TK Nội dung điều chỉnh Tham Nợ Có KH chấp


chiếu nhận (Y/N)
1. Điều chỉnh lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiên

1122 Tiền gửi ngân hàng ngoại 605.073


tệ
635 Chênh lệch tỉ giá 605.073

DN đồng ý điều chỉnh

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 72


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Biểu 05: Tổng hợp các phát hiện của phần hành (D101)

Khách hàng : CÔNG TY CP ABC Tên Ngày


Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Nội dung : Tiền và các khoản tương đương tiền Người soát xét 1
Người soát xét 2
Tham chiếu Nội dung Reff
1 Các vấn đề cần nêu trong thư quản lý : B220
Không có vấn đề gì lưu ý

2 Các vấn đề cần được ban Giám đốc giải trình bằng Văn bản : B220
Không có vấn đề gì lưu ý
3 Các phát hiện của phần hành: B410
DN không sử dụng tỉ giá BQLNH tại ngày 06/08/2015 để hạch toán nghệp vụ
bán ngoại tệ
4 Các vấn đề chưa giải quyết cần tiếp tục theo dõi
Không có vấn đề gì lưu ý
5 Các vấn đề cần tiếp tục xem xét ở cuộc kiểm toán sau
Không có vấn đề gì lưu ý

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 73


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

2.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV hoàn tất hồ sơ làm việc, soát xét lại công việc một
lần nữa trước khi gửi bản dự thảo cho khách hàng. Sau khi hoàn thành các khảo sát đối
với tất cả các khoản mục trên BCTC, KTC tổng hợp các kết quả và thực hiện cuộc
khảo sát bổ sung có tính chất tổng hợp hơn nhiều.

Các khảo sát trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán bao gồm: xem xét các sự
kiện sau ngày kết thúcniên độ, xem xét giả thiết hoạt động liên tục, xem xét các khoản
nợ tiềm tàng của Công ty ABC. Tuy nhiên khách hàng không có sự kiện sau ngày kết
thúc niên độ làm ảnh hưởng đến BCTC trong khoảng thời gian từ ngày khóa sổ đến
ngày ký BCKT, không vi phạm nguyên tắc hoạt động lên tục cũng như không xuất
hiện các khoản nợ tiềm tàng.

Sau khi khách hàng là Công ty CP ABC hoàn toàn đồng ý với bản dự thảo,
BCKT chính thức sẽ được in ấn và ký chuyển cho khách hàng. Cụ thể FAC phát hành
báo cáo kiểm toán cho Công ty CP ABC dạng báo cáo chấp nhận từng phần (ý kiến
ngoại trừ). Xem BCKT ở phụ lục 14.

 Kết luận về mục tiêu kiểm toán và kiến nghị:


Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện
các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm
toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:

 Nhóm kiểm toán không thể chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt, không có thư xác
nhận số dư tài khoản của các ngân hàng có liên quan.

 Vì giới hạn phạm vi kiểm toán cho nên nhóm kiểm toán chỉ thực hiện được một
số thủ tục kiểm toán có thể cho phép.
KTV không có kiến nghị gì. Tuy nhiên, cần phải theo dõi việc hạch toán các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của đơn vị theo đúng tỷ giá trong những đợt kiểm
toán sau.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 74


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Chương 3.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM
TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC

3.1. Nhận xét, đánh giá quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC
3.1.1. Các mặt đạt được của quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
 Chương trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nói
riêng và các khoản mục còn lại nói chung đã được Công ty FAC xây dựng cụ thể và
chi tiết, đầy đủ các nội dung yêu cầu. Nhìn chung, quy trình thực hiện kiểm toán tại
FAC diễn ra khá quy củ, chặt chẽ, cụ thể. Quy trình thực hiện kiểm toán được tiến hành
theo ba giai đoạn rõ ràng, cụ thể, gồm Lập kế hoạch, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc
kiểm toán. Việc xây dựng các giai đoạn kiểm toán không phải chỉ trên giấy tờ, mà
được các kiểm toán viên thực hiện và tuân thủ rất nghiêm túc. Công việc cụ thể ở
từng giai đoạn được định trước rõ ràng. Mặc dù kiểm toán là công việc đặc thù,
không phải khách hàng nào cũng giống khách hàng nào, nhưng các kiểm toán viên tại
FAC vẫn có thể khái quát lên một quy trình chung cho tất cả các cuộc kiểm toán, và
tùy theo đặc trưng khách hàng mà linh hoạt áp dụng cho phù hợp, không có tình trạng
thực hiện kiểm toán thiếu cơ sở và kế hoạch. Đây là một ưu điểm nổi trội, giúp công
việc kiểm toán diễn ra thuận lợi, tốn ít thời gian, chi phí và lường trước được các tình
huống có thể xảy ra.
 Trong điều kiện công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi như hiện nay,
hầu như các đơn vị khách hàng đều sử dụng phần mềm hỗ trợ cho công tác kế toán tại
đơn vị. Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ về việc xử lí thông tin trên máy tính đã tìm
hiểu cả hệ thống kiểm soát chung như: kiểm soát sự vận hành và thay đổi phần mềm
kế toán mới, phân chia trách nhiệm, kiểm soát quyền truy cập, kiểm soát dữ liệu đầu
vào, đầu ra….
 Chương trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 75


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

được thiết kế riêng biệt, phù hợp với đặc trưng riêng của khoản mục. Khi thiết kế
chương trình kiểm toán riêng cho khoản mục này, kiểm toán viên đã định sẵn những
giấy tờ, chứng từ nào cần thu thập, những thủ tục kiểm tra nào cần được tiến hành,
đồng thời ghi nhận kết quả kiểm tra vào đâu. Do đó, cuộc kiểm toán mặc dù chỉ diễn
ra trong vài ngày nhưng kiểm toán viên có thể hoàn thành hết một báo cáo kiểm toán
một cách nhanh chóng. Đó cũng là ưu điểm giúp hạn chế thiếu sót hoặc bỏ qua các
thủ tục kiểm tra quan trọng.
 Cũng như các phần hành khác, việc kiểm tra chi tiết các tài khoản trên cơ sở
chọn mẫu cũng như trên sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Bên cạnh đó việc thu
thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán và sắp xếp, lưu trữ hồ sơ kiểm toán có tính khoa
học cũng rất được quan tâm.
 Giấy tờ làm việc trong cả quy trình cũng được thực hiện sẵn, khi thực hiện
kiểm toán, kiểm toán viên chỉ cần căn cứ vào mẫu đễ điền các thông tin, bằng chứng
thu thập được tại khách hàng để làm bằng chứng mà không cần phải thiết kế lại giấy
tờ. Việc làm này ngoài tác dụng đẩy nhanh quá trình thực hiện kiểm toán, nó còn giúp
hạn chế được việc ghi chép giấy tờ theo ý muốn chủ quan của kiểm toán viên, đồng
thời hạn chế những thiếu sót không lường trước.
 Do tính đặc thù của việc kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương
đương tiền là khá đơn giản, nhanh chóng nên chương trình kiểm toán khoản mục này
có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.
3.1.2. Các mặt còn hạn chế của quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền

Việc kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền thực hiện tuy dễ
dàng nhưng sai sót nhiều và cũng còn nhiều hạn chế:

 Công ty chỉ sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
trong chương trình làm việc của mình, có thể áp dụng rộng rãi với nhiều loại hình đơn
vị nhưng không phải là phù hợp với tất cả. Mặt khác nó không thể phản ánh hình ảnh
hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng một cách trung thực nhất.

 Mặc dù quy trình kiểm toán được xây dựng rất chặt chẽ, quy củ, nhưng đối
với những khách hàng lâu năm, quen thuộc, các kiểm toán viên chưa thực sự chú

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 76


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

trọng nhiều vào việc tìm hiểu, đánh giá HTKSNB cũng như xác định rủi ro để chấp
nhận kiểm toán hay không, mà căn cứ chủ yếu vào hồ sơ kiểm toán năm trước. Thực
hiện như vậy dễ dẫn đến rủi ro kiểm toán viên không lường trước được những biến
động xảy ra trong kỳ của công ty khách hàng, dẫn đến xác định mức trọng yếu sai và
khả năng không phát hiện ra các hành vi gian lận, sai sót cao.
 Đối với các đơn vị có quy mô lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều, không thể
kiểm tra hết từng nghiệp vụ một nên các KTV thường sử dụng phương pháp chọn
mẫu hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên theo xét đoán của KTV, chủ yếu chọn các nghiệp vụ
phát sinh lớn và không thường xuyên tại đơn vị; tuy nhiên, không đảm bảo chắc chắn
rằng mọi sai sót, gian lận thực tế đều tập trung vào các nghiệp vụ có số dư, số phát
sinh lớn, các đơn vị được kiểm toán nhiều lần có thể sẽ thấy được chỗ này và có thể
lợi dụng để gian lận từ đó ảnh hưởng đến kết luận kiểm toán.
 Chương trình kiểm toán của công ty được xây dựng cụ thể, chi tiết nhưng
được thiết kế chung cho tất cả các khách hàng. Điều này làm giảm bớt khối lượng
công việc, thời gian cho cuộc kiểm toán nhưng lại không hoàn toàn phù hợp khi kiểm
toán các khách hàng khác nhau. Khi đó, bản thân KTV sẽ phải linh hoạt trong việc
thực hiện các thủ tục một cách thích hợp để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán.
 Việc tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt ở công ty khách hàng vào cuối
năm tài chính của kiểm toán viên không phải được thực hiện đối với toàn bộ khách
hàng mà chỉ ở một số khách hàng nhất định. Điều này dễ dẫn đến rủi ro nhưng có thể
chấp nhận do hạn chế về thời gian, nhân lực cũng như chi phí thực hiện. Công ty chỉ
chọn một số khách hàng để thực hiện chứng kiến kiểm kê. Theo giải thích của các
kiểm toán viên, khách hàng được chọn là các công ty lớn và những khách hàng liên
lạc sớm trước ngày kết thúc niên độ kế toán. như vậy dễ dẫn đến rủi ro một số công ty
nhỏ nhưng tài sản cần kiểm kê lại chiếm giá trị rất lớn trong tổng tài sản và ảnh
hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính lại không được kiểm tra chặt chẽ.
 Đối với phương pháp phân tích, đặc biệt là thực hiện phân tích xu hướng,
kiểm toán viên đều chỉ chú trọng phân tích xu hướng trong 2 năm gần nhất mà chưa
xem xét xu hướng biến động của nhiều năm trước, do đó không thể nắm bắt được xu
hướng biến động của cả một thời kỳ, giai đoạn. Từ đó kiểm toán viên có thể đưa ra

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 77


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

những nhận định, đánh giá không chính xác hoặc không tìm ra nguyên nhân thực sự
của biến động trong năm nay.
 Một số khách hàng khi nhóm kiểm toán đến làm việc vẫn chưa chuẩn bị đầy
đủ BCTC, các tài liệu, sổ sách cần thiết. Điều này làm mất thời gian, gia tăng áp lực
đối với nhóm kiểm toán.
 Do hạn chế về thời gian kiểm toán nên đối với các khách hàng nhỏ, KTV
không thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng, đây là một loại
bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao nhưng lại bị bỏ sót.
 KTV phân chia công việc kiêm toán theo từng khoản mục riêng rẻ, không
có sự kết hợp giữa khoản mục kiểm toán với chu trình có liên quan. Do đó, sai phạm
khó được phát hiện hoặc một sai phạm có thể được nhiều người cùng phát hiện, làm
tốn thời gian nhưng không hiệu quả. Khó kiểm tra tính trung thực, hợp lí của các
khoản thu chi của đơn vị được kiểm toán.
3.2. Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền và các khoản
tương đương tiền tại Công ty FAC.
Dựa trên sự đánh giá đó, tôi đề xuất một số ý kiến, giải pháp hy vọng góp phần
vào việc hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng
và kiểm toán BCTC nói chung.

Thứ nhất, Đề xuất nhằm hoàn thiện việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ

Theo em, ngoài bảng câu hỏi các anh chị KTV có thể bổ sung việc sử dụng lưu
đồ trong phần tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ. Lưu đồ là các hình vẽ biểu thị hệ
thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan bằng các ký hiệu đã
được quy ước. Nhờ việc sử dụng hình vẽ nên lưu đồ giúp cho người đọc có thể nhìn
được tổng quát và xúc tích về toàn bộ hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các bộ
phận, giữa chứng từ và sổ sách… Theo em việc sử dụng kết hợp bảng câu hỏi và lưu
đồ sẽ giúp KTV kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị một cách chặt chẽ, từ
đó cung cấp hình ảnh chân thực nhất về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thứ hai, Đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp chọn mẫu

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 78


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Theo tôi, về lâu dài Công ty nên đầu tư một phần mềm kiểm toán để trợ giúp
KTV trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Trong phần mềm kiểm toán này, việc lựa
chọn mẫu sẽ do máy tính xác định, chỉ cần đưa dữ liệu vào, phần mềm sẽ tự động tính ra
số mẫu cần kiểm tra. Mẫu này sẽ đặc trưng cho tổng thể hơn là xét đoán của KTV.

Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng với một phần mềm kiểm toán tốt,
Công ty có thể giảm thiểu thời gian kiểm toán và các sai sót mà nếu làm việc trên
Excel KTV sẽ không phát hiện được. Đồng thời, nâng cao tính chuyên nghiệp của
công ty kiểm toán. Việc sử dụng thêm phần mềm để lựa chọn mẫu giúp KTV có
cách xác định đúng đắn và bổ sung thêm cho xét đoán của mình từ đó giảm thiểu
được rủi ro và nâng cao chất lượng kiểm toán.

Thứ ba, Đề xuất nhằm xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng loại
hình doanh nghiệp
Chương trình kiểm toán nếu được xây dựng riêng cho từng doanh nghiệp khác
nhau sẽ giúp công ty có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian và quan trọng nhất là
mang lại hiệu quả cao nhất nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán cho từng loại hình
doanh nghiệp.

Ví dụ: Kiểm toán các công ty có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ lớn và xảy
ra thường xuyên công ty nên cần chú trọng xây dựng chương trình kiểm toán các
khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ thật chi tiết chặt chẽ, các
vấn đề về ghi nhận tỷ giá ngoại tệ, phương thức thanh toán, lãi suất… cần được đặc
biệt quan tâm.

Thứ tư, đề xuất trong quá trình thực hiện kiểm toán

Quá trình thực hiện kiểm toán nên kết hợp giữa kiểm toán khoản mục với chu
trình liên quan đến khoản mục đó để dễ dàng phát hiện ra sai phạm hơn. Ví dụ: Kiểm
toán khoản mục tiền nên được thực hiện đồng thời với kiểm toán chu trình bán hàng
thu tiền (doanh thu), mua hàng thanh toán (chi phí)...

Thứ năm, Một số chú ý nhằm sử dụng thời gian kiểm toán hữu ích hơn

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 79


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Để tiết kiệm và sử dụng thời gian của cuộc kiểm toán hợp lý, trước khi nhóm
kiểm toán tới khách hàng, cùng với việc thông báo thời gian làm việc, công ty cần
yêu cầu khách hàng chuẩn bị trước BCTC cũng như các sổ sách, tài liệu cần thiết
khác hoặc KTV có thể thu thập và phân tích BCTC trước khi nhóm kiểm toán đến
đơn vị làm việc. Việc làm này sẽ giúp KTV tiết kiệm được thời gian từ đó sẽ giảm
bớt áp lực cho KTV.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 80


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục kiểm toán
đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC. Đây là phần hành tuy độ phức tạp không
cao nhưng mức độ sai sót trong khoản mục này là khá nhiều, nhưng trong quá trình
thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC, em được tiếp xúc nhiều đến việc kiểm
toán phần hành này và hiểu biết thêm ngoài những kiến thức mà mình đã được học ở
trường. Vì vậy em đã xin phép giáo viên hướng dẫn được chọn đề tài về quy trình
kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.

Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo khóa luận mà tôi đã thực hiện trong hơn
một tháng vừa qua. Trong một chừng mực nhất định, bài báo cáo của tôi đã giải quyết
được những nội dung sau:
Thứ nhất, tôi đã nêu ra các lý luận cơ bản về kiểm toán tiền và các khoản tương
đương tiền trong kiểm toán BCTC, khái quát về khoản mục, phương pháp hạch toán,
mục tiêu kiểm toán, những sai phạm, yêu cầu của kiểm soát nội bộ và quy trình kiểm
toán đối với khoản mục này.
Thứ hai, tôi đã trình bày thực trạng quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương
đương tiền trong quá trình kiểm toán BCTC đang được áp dụng tại công ty TNHH
Kiểm toán FAC.
Thứ ba, trên cơ sở so sánh thực trạng diễn ra tại công ty và cơ sở lý luận ban đầu,
có xem xét đến điều kiện thực tế của công ty, tôi đã mạnh dạn đưa ra các đánh giá ưu
điểm cũng như nhược điểm quy trình này. Từ đó tôi đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện các phương pháp này, giúp công ty phát huy những điểm mạnh và hạn chế sai sót
xảy ra.
Tuy nhiên, tôi cũng thành thật thừa nhận rằng bài báo cáo của tôi còn nhiều điểm chưa
thỏa đáng và nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, cụ thể như sau:
Phần lý luận chung chỉ khái quát những vấn đề chung, chưa đi sâu nghiên cứu
từng khoản mục cụ thể.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 81


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phần thực trạng tại công ty, tôi chỉ nghiên cứu quy trình chung tại công ty FAC
và áp dụng quy trình này để kiểm toán cho một công ty cụ thể, chưa nghiên cứu được
quy trình trên nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Phần nhận xét và đề xuất các giải pháp còn phần nào mang tính chủ quan theo
cách nhìn nhận của sinh viên.
Nguyên nhân có thể kể ra bao gồm: giới hạn về thời gian thực hiện và nội dung bài
báo cáo, sự khó khăn khi tiếp cận với công ty và do trình độ sinh viên còn hạn chế nên
khó khăn trong việc chọn đề tài cũng như quá trình triển khai đề tài để thực hiện.
3.2. Kiến nghị
Do những hạn chế nêu trên của đề tài, bài nghiên cứu chắc chắn sẽ còn nhiều
thiếu sót. Để phát triển đề tài hơn nữa, em xin đưa ra một số kiến nghị đối với các bài
nghiên cứu sau:
Nghiên cứu đề tài kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tập
trung vào giai đoạn thực hiện kiểm toán cho nhiều khách hàng khác nhau, nhiều loại
hình doanh nghiệp khách nhau. Từ đó, dưa ra những so sánh giũa các khách hàng.
Nghiên cứu vê kiểm toán các quy trình liên quan đến khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền để biết mối liên hệ giữa chúng.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 82


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu “Những Chuẩn mực nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế”,1992.
2. Giáo trình “ Kiểm toán tài chính”, 2006 – GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS.
Ngô Trí Tuệ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Giáo trình “Kiểm toán tài chính”, 2012 – Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-
BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Hệ thống khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế Huế
6. Các trang web: http://123doc.org/
http://luanvan.net/
www.fac.com.vn
Webketoan.vn/forum/
www.kiemtoan.com.vn

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán 83


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

PHỤ LỤC

Phụ lục 1-Mẫu A120 :Chấp nhận duy trì KH cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC A120


Tên Ngày
Tên khách hàng:CÔNG TY CP ABC
Người thực hiện DQT
Ngày khóa sổ: 31/12/2015
Người soát xét 1
Nội dung: CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH
HÀNG CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG Người soát xét 2

I. THÔNG TIN CƠ BẢN

1. TênKH: CÔNG TY CP ABC

2. Năm đầu tiên kiểm toán BCTC: 2013

3. Số năm DNKiT đã cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho


KH này: 2 năm

4. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Ông Hoàng Tùng – Kế toán trưởng

28 Lý Thường Kiệt, phường Phú Nhuận, TP Huế, Thừa Thiên Huế


5. Địa chỉ:
Điện thoại: (054) 3826811 Fax: (054) 3826811

Email: Website:

6. Loại hình DN

Cty CP niêm yết Cty cổ phần DNNN Cty TNHH Loại hình
DN khác

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

DN vốn ĐTNN DN tư nhân Cty hợp danh HTX

7. Năm tài chính: 2015 từ ngày: 01/01/2015 đến ngày: 31/12/2015

8. Năm thành lập: 2003 Số năm hoạt động: 12 năm

9. Ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các
hoạt động độc lập hoặc liên kết.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: Các dịch vụ về kiến
trúc xây dựng, dịch vụ thiết kế kết cấu, thiết kế các hệ thống kỹ thuật liên quan đến
công trình, kiến trúc cảnh quan. Dịch vụ tư vấn thiết kế khác. Dịch vụ hỗ trợ xây dựng,
khảo sát và vẽ bản đồ. Các hoạt động hỗ trợ khai thác khoáng sản. Kiểm tra và phân
tích kỹ thuật.

10. Các quy định pháp lý đặc thù liên quan đến hoạt động của DN (nếu có):
Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các luật khác liên quan…

11. Các HĐTV và Ban Tổng GĐ (tham chiếu A310):

Họ và tên Vị trí Ghi chú

Hội đồng quản trị

Ông Nguyễn Nguyến Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

Ông Lê Diên Phanh Phó Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

Ông Vũ Hồng Phong Thành viên Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

Ông Ngô Tuấn Minh Thành viên Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

Ông Hoàng Tùng Thành viên Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

Ban kiểm soát

Bà Ngô Thị Thanh Hà Trưởng ban Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

Ông Võ Trọng Thưởng Thành viên Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Ông Hà Văn Học Thành viên Bổ nhiệm ngày 3 tháng 4 năm 2013

Ban Giám đốc và Kế toán trưởng

Ông Vũ Hồng Phong Giám đốc Bổ nhiệm ngày 4 tháng 4 năm 2013

Ông Nguyễn Nguyến Phó Giám đốc Bổ nhiệm lại ngày 4 tháng 4 năm
2013

Ông Hoàng Tùng Kế toán trưởng Bổ nhiệm lại ngày 4 tháng 4 năm
2013

12. Người đại diện DN (họ tên, chức danh): Ông Vũ Hồng Phong – Giám đốc

Địa chỉ

13. Tên ngân hàng DN có NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN – CN Huế
giao dịch:
NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN Huế

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Huế

14. Các đơn vị trực thuộc


Tên đơn vị Địa điểm Lĩnh vực KD Ghi chú

Trung tâm tư vấn 171 Phạm Văn - Tư vấn QLDA& giám sát
kiểm định & QLDA Đồng, phường Vĩ
công trình - Tư vấn đấu thầu và
Dạ, tp Huế
CNSPLCL

- Thí nghiệm Kiểm định


Las14-XD

15. Thông tin về các khoản đầu tư


Tên công ty Địa điểm Lĩnh vực KD Vốn góp Tỷ lệ

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Không có

16. Các bên liên quan


Bên liên quan Mối quan hệ Các giao dịch chủ yếu

Ban Giám đốc và Kế toán Thành viên quản lý Thu nhập của ban giám đốc và kế
trưởng chủ chốt toán trưởng

17. Mô tả mối quan hệ giữa DNKiT và KH này được thiết lập như thế nào:
Đây là lần thứ 3 FAC kiểm toán khách hàng. Khách hàng tự liên lạc với FAC.

18. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
Không có thông tin bất lợi

19. Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASs) và Chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam

Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRSs và IASs)

Chuẩn mực/Chế độ kế toán khác (mô tả cụ thể):

20. Giá trị vốn hóa thị trường của DN (đối với Cty niêm yết)
Không

21. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và DNKiT áp dụng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSAs)

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs)

Chuẩn mực kiểm toán khác (mô tả cụ thể):

22. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành.
Báo cáo kiểm toán năm 2015;

Ngày hoàn thành: Trước 31.03.2016

23. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan nào cần sử
dụng BCTC đó.
Theo Điều lệ công ty

II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT


Có Khôn N/A Ghi chú/Mô
g tả
1. Các sự kiện của năm hiện tại
DNKiT có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục
phục vụ KH.
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm
việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ DN?
Báo cáo kiểm toán về BCTC năm trước có “ý kiến
kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”?
Có dấu hiệu nào cho thấy sự lặp lại của vấn đề dẫn đến
ý kiến kiểm toán như vậy trong năm nay không?
Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến
việc ngoại trừ/từ chối đưa ra ý kiến trên BCKT năm
nay không?
Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc
liên quan đến tính chính trực của BGĐ DN không?

DN có hoạt động trong môi trường pháp lý đặc biệt,


hoạt động trong lĩnh vực suy thoái, giảm mạnh về lợi
nhuận

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Có Khôn N/A Ghi chú/Mô


g tả
Có vấn đề nào liên quan đến sự không tuân thủ pháp
luật nghiêm trọng của BGĐ DN không?

Có nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của
DN không?

Có những vấn đề bất lợi, kiện tụng, tranh chấp bất


thường, rủi ro trọng yếu liên quan đến lĩnh vực hoạt
động của DN không?

DN có nhiều giao dịch quan trọng với các bên liên


quan không?

DN có những giao dịch bất thường trong năm hoặc


gần cuối năm không?

DN có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp


dễ gây tranh cãi mà chuẩn mực, chế độ kế toán hiện
hành chưa có hướng dẫn cụ thể?

Trong quá trình kiểm toán năm trước có phát hiện


khiếm khuyết nghiêm trọng trong hệ thống KSNB của
DN không?

Có dấu hiệu cho thấy hệ thống KSNB của DN trong


năm nay có khiếm khuyết nghiêm trọng ảnh hướng
đến tính tuân thủ pháp luật, tính trung thực hợp lý của
các BCTC?

2. Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng
doanh thu của DNKiT.

Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của


thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Có Khôn N/A Ghi chú/Mô


g tả
KH có khoản phí kiểm toán, phí dịch vụ khác quá hạn
thanh toán trong thời gian dài.

3. Quan hệ với KH
DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong
phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh
chấp nào liên quan đến KH.

Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và


trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán
quá 3 năm liên tiếp.

Thành viên BGĐ của DNKiT hoặc thành viên của


nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá
nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc
BGĐ của KH.

DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành


viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.

Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên


hoặc Giám đốc của KH:

- thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên


BGĐ)

- thành viên BGĐ của DNKiT

- cựu thành viên BGĐ của DNKiT

- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia


đình với những người nêu trên

Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm


kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH.

Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với
hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Có Khôn N/A Ghi chú/Mô


g tả
DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán.

4. Mẫu thuẫn lợi ích


Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các
KH hiện tại khác.

5. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán

DNKiT có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có


thể ảnh hưởng đến tính độc lập.

6. Khác

Có các yếu tố khác khiến DNKiT phải cân nhắc việc


từ chối bổ nhiệm làm kiểm toán.

III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG

Cao Trung bình Thấp

IV. GHI CHÚ BỔ SUNG

V. KẾT LUẬN

Chấp nhận duy trì khách hàng: Có Không

Thành viên BGĐ (2): Điền Văn Châu Ngày (1):

Thành viên BGĐ độc ______________________________ Ngày (1): ________________


lập (3):

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 2–Mẫu A210: Hợp đồng kiểm toán

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o---------
Số: 0932010301700642016/HĐKT-FACTP.HCM, ngày 18 tháng 01 năm 2016
HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
(V/v: Kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015)
 Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
 Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
 Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;
 Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ – CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập;
 Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán.

Hợp đồng này được lập bởi và giữa các bên:


BÊN A : CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Người đại diện : Ông VŨ HỒNG PHONG
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : 28 Lý Thường Kiệt, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại : 0543 826811
Fax : 0543 826811
Mã số thuế : 3300357905
Tài khoản số : 102010000395311 tại NH TMCP Công Thương TT. Huế
BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC
Người đại diện : Ông ĐIỀN VĂN CHÂU
Chức vụ : Phó Tổng Giám đốc
Theo giấy Ủy quyền số : 011/2014/UQ-FAC ngày 20/10/2014
Địa chỉ : 39/3L Phạm Văn Chiêu, P. 8, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Điện thoại : 08.39483100

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Fax : 08.39483102
Email : kiemtoandenhat@gmail.com
Mã số thuế : 0305992447
Tài khoản số : 64052907 tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP
bank) CN Sài Gòn – VPGD Tân Phú
ĐIỀU 1 : NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B đồng ý cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của bên A
cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015, bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày
31/12/2015, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
Bản thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Cuộc
kiểm toán của bên B được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến kiểm toán về báo
cáo tài chính của bên A.
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Trách nhiệm của bên A:
Cuộc kiểm toán của bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc và Ban quản
trị của bên A (trong phạm vi phù hợp) hiểu và thừa nhận có trách nhiệm:
(a) Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, phù hợp
với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và
các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng;
(b) Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận
hoặc do nhầm lẫn;
(c) Đảm bảo cung cấp kịp thời cho bên B:
- Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy là có
liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như chứng từ kế toán,
sổ kế toán, tài liệu và các vấn đề khác;
- Các thông tin bổ sung mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu
Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm
toán;
- Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của bên A mà kiểm toán viên
và doanh nghiệp kiểm toán xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

toán. Bố trí nhân sự liên quan cùng làm việc với bên B trong quá trình kiểm
toán.
Ban Giám đốc và Ban quản trị của bên A (trong phạm vi phù hợp) có trách nhiệm
cung cấp và xác nhận bằng văn bản về các giải trình đã cung cấp trong quá trình
kiểm toán vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị”, một trong những
yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Ban
Giám đốc bên A trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và khẳng định rằng
ảnh hưởng của từng sai sót, cũng như tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh
do bên B phát hiện và tổng hợp trong quá trình kiểm toán cho kỳ hiện tại và các sai
sót liên quan đến các kỳ trước là không trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.
Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của bên B trong quá trình làm việc tại
Văn phòng của bên A.
Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ kiểm toán và các phí khác (nếu có) cho bên B theo
quy định tại Điều 4 của hợp đồng này.
Trách nhiệm của bên B:
Bên B sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam,
pháp luật và các quy định có liên quan. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định bên
B phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế
hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo
cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu hay không.
Trong cuộc kiểm toán, bên B sẽ thực hiện các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm
toán về số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được thực
hiện tùy thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc do nhầm lẫn. Cuộc kiểm toán
cũng bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng
và các ước tính kế toán của Ban Giám đốc, cũng như đánh giá cách trình bày tổng
quát của báo cáo tài chính.
Bên B có trách nhiệm thông báo cho bên A về nội dung và kế hoạch kiểm toán, cử
kiểm toán viên và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán.
Bên B thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo
mật số liệu. Theo đó bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một bên thứ ba nào
mà không có sự đồng ý của bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và các quy
định có liên quan, hoặc trong trường hợp những thông tin như trên đã được các cơ
quan quản lý Nhà nước phổ biến rộng rãi hoặc đã được bên A công bố.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Bên B có trách nhiệm yêu cầu bên A xác nhận các giải trình đã cung cấp cho bên B
trong quá trình thực hiện kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, việc đáp
ứng các yêu cầu này và Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị bên A về
những vấn đề liên quan là một trong những cơ sở để bên B đưa ra ý kiến của mình
về báo cáo tài chính của bên A.
Do những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của kiểm soát nội bộ, có rủi ro
khó tránh khỏi là kiểm toán viên có thể không phát hiện được các sai sót trọng yếu,
mặc dù cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam.
Để đánh giá rủi ro, bên B sẽ xem xét kiểm soát nội bộ mà bên A sử dụng trong quá
trình lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp trong từng
trường hợp, nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm
soát nội bộ của bên A. Tuy nhiên, bên B sẽ thông báo tới bên A bằng văn bản về bất
kỳ khiếm khuyết nào trong kiểm soát nội bộ mà bên B phát hiện được trong quá
trình kiểm toán báo cáo tài chính.
ĐIỀU 3: THỜI GIAN TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN
Sau khi kết thúc kiểm toán, bên B sẽ cung cấp cho bên A năm 04 bộ báo cáo kiểm
toán kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng Việt; 01 bộ Thư quản
lý bằng tiếng Việt (nếu có), đề cập đến các thiếu sót cần khắc phục và các đề xuất
của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
của bên A.
Báo cáo kiểm toán sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của
Luật kiểm toán độc lập, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, các chuẩn mực
kiểm toán và quy định pháp lý khác có liên quan.
Trong trường hợp bên A dự định phát hành báo cáo kiểm toán của bên B dưới bất
kỳ dạng tài liệu nào, hoặc phát hành các tài liệu trong đó có các thông tin về báo cáo
tài chính đã được kiểm toán, Ban Giám đốc bên A đồng ý rằng họ sẽ cung cấp cho
bên B một bản của tài liệu này và chỉ phổ biến rộng rãi các tài liệu này sau khi có sự
đồng ý của bên B bằng văn bản.
ĐIỀU 4: PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1. Giá trị Hợp đồng:

Phí kiểm toán BCTC 20.000.000


Thuế giá trị gia tăng 2.000.000
Tổng cộng 22.000.000

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

(Bằng chữ: hai mươi hai triệu đồng chẵn)


2. Điều khoản thanh toán:

+ Lần 1: Bên A sẽ tạm ứng đảm bảo thực hiện hợp đồng cho Bên B bằng 50% giá
trị ngay sau khi ký hợp đồng.
+ Lần 2: Thanh toán 50% phí kiểm toán sau khi Bên B giao Báo cáo kiểm toán dự
thảo cho Bên A.
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài
khoản của Bên B bằng Đồng Việt Nam
Bên B sẽ phát hành hóa đơn GTGT cho bên A khi hoàn thành việc cung cấp dịch
vụ, phù hợp với quy định của pháp luật thuế hiện hành.

ĐIỀU 5: CAM KẾT THỰC HIỆN


Hai Bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá
trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai Bên phải kịp thời thông báo cho nhau
để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho
mỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây.

Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ
được giải quyết bằng thương lượng hoặc theo Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai bên lựa chọn.

ĐIỀU 6: HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi Bên giữ 02 bản, có giá trị như nhau và có
hiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai Bên.

Hợp đồng này đương nhiên được được thanh lý kể từ lúc bên A đã nhận báo cáo tài
chính đã kiểm toán, hóa đơn và thanh toán phí đầy đủ.

Đại diện Bên A Đại diện Bên B


CÔNG TY CỔ PHẦN ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC
Giám đốc Phó Tổng Giám đốc

VŨ HỒNG PHONG ĐIỀN VĂN CHÂU

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 3: Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán (A230)
Số: 19/2015/FAC-CV Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2016

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC


CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31/12/2015

Kính gửi: Ông : Vũ Hồng Phong - Giám đốc điều hành


Ông : Hoàng Tùng - Kế toán trưởng
CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

28 Lý Thường Kiệt, P. Phú Nhuận, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thưa Quý vị,


Chúng tôi rất hân hạnh được Quý vị tin tưởng và tiếp tục bổ nhiệm là kiểm toán viên
để kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 của Quý
Công ty. Để công việc kiểm toán được tiến hành thuận lợi, chúng tôi xin gửi đến Quý
vị kế hoạch kiểm toán như sau:

1. Nhóm kiểm toán


Họ và tên Chức danh Vị trí/Nhiệm vụ
Điền Văn Châu Phó Tổng Giám đốc Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể
cuộc kiểm toán
Nguyễn Minh Trí Kiểm toán viên Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Đoàn Quốc Tân Kiểm toán viên chính Trưởng nhóm kiểm toán/ Chỉ đạo
trực tiếp
Hoàng Lê Minh Trợ lý Kiểm toán viên Thành viên nhóm kiểm toán/Trực
tiếp thực hiện
Hoàng Thị Thúy Vân Trợ lý Kiểm toán viên Thành viên nhóm kiểm toán/Trực
tiếp thực hiện

2. Phạm vi công việc

Theo thỏa thuận, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính
kết thúc ngày 31/12/2015 nhằm đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có phản ánh trung
thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty,
phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và
các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hay
không.

Các công việc cụ thể mà chúng tôi sẽ thực hiện như sau:
 Tìm hiểu Công ty và môi trường hoạt động bao gồm cả tìm hiểu kiểm soát nội bộ
và hệ thống kế toán;

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Thu thập các thông tin pháp lý, các quy định nội bộ và các tài liệu quan trọng như:
Điều lệ Công ty, Biên bản họp Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, Ban Giám đốc
làm cơ sở để kiểm toán các thông tin liên quan trên Báo cáo tài chính;
 Đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng
của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính;
 Thực hiện kiểm tra cơ bản đối với Báo cáo tài chính và các khoản mục trình bày
trên Báo cáo tài chính;
 Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần điều chỉnh;
 Tổng hợp và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về
tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán. Phát hành Báo cáo
kiểm toán chính thức sau khi nhận được ý kiến đồng ý của Ban Giám đốc.
3. Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán
Cuộc kiểm toán sẽ được thực hiện từ ngày 07/03/2016 tại văn phòng Quý Công ty và
dự kiến kết thúc trong vòng ba (03) ngày làm việc.
Thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo là: 20/03/2016.
4. Yêu cầu phối hợp làm việc
Trong thời gian thực hiện kiểm toán, đề nghị Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhân viên của chúng tôi trong quá trình làm việc.

5. Yêu cầu cung cấp tài liệu


Chúng tôi cũng gửi kèm theo kế hoạch này Danh mục tài liệu đề nghị Quý Công ty
cung cấp. Các tài liệu trong phần “Tổng quát” cần được gửi cho chúng tôi trước ngày
05/03/2016, các tài liệu còn lại đề nghị gửi trước hoặc được cung cấp ngay khi chúng
tôi bắt đầu thực hiện kiểm toán.
Nếu Quý vị có câu hỏi gì hoặc gợi ý gì khác về kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng
liên hệ lại với chúng tôi.
Nếu Quý vị đồng ý với kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng ký xác nhận và fax
lại cho chúng tôi để chúng tôi có thể tiến hành kịp thời gian yêu cầu.

Thay mặt và đại diện cho Công ty,

Hoàng Lê Minh
Trưởng văn phòng đại diện tại Huế
Công ty TNHH Kiểm toán FAC

Xác nhận của Công ty cổ phần ABC

Tôi đồng ý với nội dung của Kế hoạch kiểm toán trên đây do Công ty TNHH Kiểm
toán FAC cung cấp.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục4-Mẫu A240: Danh mục tài liệu cần KH cung cấp

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC Tên Ngày


Người thực DQT
Tên khách hàng:CÔNG TY CP
hiện
Ngày khóa sổ:31/12/2015
Nội dung:DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN KHÁCH Người soát xét
HÀNG CUNG CẤP 1
Người soát xét
2

DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

Phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015

A- TỔNG QUÁT:

Ngày đề nghị Ngày nhận


Nội dung
nhận thực tế

1. Biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản 20/02/2016 01/03/2016
trị/Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc trong
năm/kỳ và cho đến thời điểm kiểm toán.
2. Điều lệ hoạt động của Công ty hoặc điều lệ sửa - -
đổi
3. Quyết định thành lập Công ty (Nếu có) - -

4. Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy 20/02/2016 01/03/2016
chứng nhận đăng ký kinh doanh, kể cả bản điều chỉnh
(nếu có).
5. Sơ đồ tổ chức của Công ty gần nhất. - -

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

6. Công văn chấp thuận của Bộ Tài chính về chế - -


độ kế toán sử dụng (nếu có).
7. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng. 20/02/2016 01/03/2016

8. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. - -

9. Các Báo cáo của kiểm toán nội bộ trong - -


năm/kỳ .
10. Giấy chứng nhận đăng ký thuế. - -

11. Công văn chấp thuận sử dụng hóa đơn đặc thù - -
(nếu có).
12. Các văn bản, chính sách thuế có liên quan đến - -
hoạt động của Công ty (nếu có).
13. Thỏa ước lao động tập thể (nếu có). - -

14. Biên bản kiểm tra về lao động trong năm/kỳ - -


(nếu có).
15. Các chính sách có liên quan đến nhân sự và thu - -
nhập của nhân viên.
16. Các hợp đồng thuê đất, hợp đồng bảo lãnh, hợp - -
đồng đi thuê và cho thuê (bao gồm cả thuê tài chính)
dài hạn.
17. Các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng 20/02/2016 01/03/2016
liên doanh
18. Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính năm - -
trước
19. Thư quản lý của Kiểm toán viên năm trước - -
(nếu có).
20. Bảng cân đối số phát sinh cho năm tài chính kết 20/02/2016 01/03/2016
thúc ngày 31/12/2015

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

21. Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc 20/02/2016 01/03/2016
ngày 31/12/2010
22. Sổ Cái và các sổ chi tiết các tài khoản cho năm 20/02/2016 01/03/2016
tài chính kết thúc ngày 31/12/2015
23. Sổ Cái và một số sổ chi tiết các tài khoản từ - -
ngày 31/12/2015 đến thời điểm kiểm toán (theo yêu
cầu cụ thể của Kiểm toán viên).

B – CỤ THỂ:
Ngày đề Ngày nhận
Nội dung
nghị nhận thực tế

1. Tiền:

 Giấy báo số dư ngân hàng (hoặc xác nhận của 20/02/2016 07/03/2016
ngân hàng) và giải thích chênh lệch (nếu có) tại ngày
31/12/2015
 Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày - -
31/12/2015
2. Tài liệu khác

 Các chứng từ liên quan đến khoản mục tiền ( 20/02/2016 07/03/2016
PC,PT, Ủy nhiệm chi, hóa đơn GTGT...)
 Các chứng từ giao dịch ngân hàng 20/02/2016 07/03/2016

 Bảng thanh toán lương


 Biên bản đối chiếu và bù trừ công nợ 20/02/2016 07/03/2016

 Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 5: Mẫu A260 – Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán.

Liên quan đến cuộc kiểm toán của Công ty CP ABC cho năm tài chính kết thúc ngày
31 tháng 12 năm 2015, chúng tôi cam kết rằng:

1. Chúng tôi đọc và nhất trí với kết luận tại Mẫu A270;

2. Chúng tôi tuân thủ các quy định về tính độc lập theo Chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;

3. Chúng tôi cam kết rằng chúng tôi không có bất kỳ lợi ích tài chính trọng yếu
trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc nghĩa vụ nợ, quan hệ mật thiết nào gắn với đơn vị
hoặc Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán;

4. Theo hiểu biết của chúng tôi, chúng tôi không nhận thấy bất cứ sự thỏa thuận
kinh tế, dịch vụ chuyên môn cũng như sự liên kết nào trong quá khứ và hiện tại
giữa chúng tôi và đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của
chúng tôi.

Chức danh Họ tên Chữ Ngày/ tháng


Thành viên BGĐ phụ trách Điền Văn Châu


cuộc KT:

Chủ nhiệm kiểm toán: Nguyễn Minh Trí

KTV chính/Trưởng nhóm: Đoàn Quốc Tân

Trợ lý Hoàng Lê Minh

Trợ lý Hoàng Thị Thúy


Vân

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 6: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ

Có/ Giải thích


Không
1. Sổ cái
Chứng từ ghi sổ được cập
1.1 Sổ cái có được cập nhật nhanh Có
nhật hàng ngày vào phần
chóng không?
mềm kế toán.
Các chứng từ gốc đều được
1.2 Các nhật ký có chứng từ đầy đủ và
Có tập hợp đầy đủ và đã được ký
được phê duyệt đúng không?
duyệt bởi các cấp có thẩm
quyền.
Nhân viên kế toán hạch toán
1.3 Có sự mô tả rõ ràng về nội dung hạch Có
theo Thông tư hướng dẫn;
toán trong mỗi tài khoản sổ cái không?
các TK có nhu cầu chi tiết
hơn sẽ do đơn vị tự xây
dựng.
2. Môi trường công nghệ thông tin
2.1 Có các thủ tục đúng đắn trong việc
Không lưu hồ sơ đối với
chấp nhận cho lắp đặt phần cứng và
chỉnh sửa phần mềm, nhưng
phần mềm bao gồm việc chỉ định Ban
có nghiệm thu trực tiếp vì
quản lý dự án để giám sát các dự án về Có
chương trình cũng thường
công nghệ thông tin, hoạt động thử và
được cập nhật các công dụng
đánh giá các kẽ hở, kiểm tra và chấp
mới.
nhận người sử dụng và các vấn đề này
có được lưu hồ sơ không?
2.2 Tất cả các thay đổi chương trình được Chương trình thay đổi theo
lưu hồ sơ và ký chấp thuận không? Không đề nghị và được kiểm tra
trước khi đưa vào sử dụng.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Có/ Giải thích


Không

2.3 Các nhân viên trong nhóm IT của đơn


vị có được huấn luyện và có kiến thức
phù hợp về các vấn đề chính (các vấn Có Cập nhật thường xuyên.
đề có thể tồn tại nếu kiến thức tập trung
vào một người) không?
2.4 Trong môi trường vi tính hóa
 Làm thế nào sổ chi tiết được duy trì và Sổ chi tiết và sổ cái là report
sự kết nối với sổ cái. Có từ các field nhập đầu vào.
 Làm thế nào các tham số được thiết lập
ở file chủ / dữ liệu như là giá bán, cơ Thay đổi theo từng giai đoạn
cấu chiết khấu, giá thành, lương … và chương trình (nếu ngắn hạn).
các sửa đổi được phê duyệt như thế Phân công người chuyên phụ
nào? trách .
 Các tài liệu gốc được ghi vào sổ chi Hạch toán từ thu, chi, nhập,
tiết và sổ cái như thế nào? Có xuất, định khoản.
 Thủ tục đối chiếu giữa tài khoản tổng
hợp và các tài khoản chi tiết. Có Đối chiếu được.
2.5 Có kiểm soát về việc tiếp cận dữ liệu,
cập nhật dữ liệu vào sổ cái và in ấn dữ
liệu không? (dẫn chứng bằng tài liệu Có
khi có thể thực hiện được và mức độ
tiếp cận liên quan).
2.6 Các số liệu có được kiểm tra trước khi
cập nhật vào sổ cái không? (đối chiếu

với chứng từ gốc của các nghiệp vụ và
có dấu vết kiểm tra rõ ràng).

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Có/ Giải thích


Không
2.7 Các bút toán có thể bị xoá mà không
có bút toán nhật ký được phê duyệt Người nào phụ trách thì được

không? quyền xóa nếu chưa khóa sổ
2.8 Các bản copy dự phòng có được thực
hiện thường xuyên và lưu giữ trong tủ
Không hoàn toàn
có khóa tại nơi an toàn không?
2.9 Các bản copy dự phòng có được sử
dụng lại ngay khi có thảm họa / tình
Có (nếu phát sinh)
huống khẩn cấp không?
2.10 Có các kế hoạch dự phòng trong
trường hợp phần cứng / phần mềm bị
Có Luôn back up data
hư hỏng không?
2.11 Chương trình chống virus có được
Cài đặt nhưng không cập
cài đặt và cập nhật thường xuyên
Có nhật thường xuyên.
không?
Không qui định cụ thể,
2.12 Có qui định hoặc nghiêm cấm việc
nhưng nhân viên sử dụng cho
sử dụng máy tính cho mục đích cá nhân
Không mục đích cá nhân sẽ bị phát
không?
hiện thông qua hệ thống
kiểm soát sử dụng máy tính.
3. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Mở thư :
3.1 Việc mở thư có được giám sát bởi
người chủ hoặc nhân viên quản lý
Không
không?

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Có/ Giải thích


Không
3.2 Việc ghi chép số tiền nhận được có
được giám sát bởi người chủ hoặc nhân
Không
viên quản lý không?
Ngân hàng :
3.3 Các biên lai nộp tiền có được kiểm tra Có Căn cứ chứng từ ngân hàng
với giấy báo ngân hàng không? làm phiếu thu
3.4 Tiền thu được có được gửi toàn bộ vào Tùy tình hình sử dụng tiền.
Không
ngân hàng không? Đa số là nộp vào ngân hàng.
Thanh toán tiền và Séc :
3.5 Việc thanh toán tiền có được thực hiện
bằng Séc, chuyển khoản hoặc các lệnh Có
thanh toán khác hay không?
3.6 Có Séc vượt quá hạn mức được duyệt
Không
không?
3.7 Việc thanh toán tiền có được kiểm tra
với chứng từ bao gồm lệnh mua hàng,
Phiếu giao hàng của nhà cung cấp, Có
Phiếu nhập kho, hóa đơn và bản kê
không?
3.8 Các tài liệu có bị huỷ bỏ khi đã được
thanh toán và được đánh dấu bằng số
Không
Séc không?
3.9 Các chứng từ thanh toán có được định
khoản đúng để đảm bảo tất cả các lần

thanh toán đã được cập nhật và đúng tài Kế toán tổng hợp và kế toán
khoản không? trưởng sẽ kiểm tra lại lần nữa
3.10 Các về an toàn của Séc có phù hợp Có
không?

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Có/ Giải thích


Không
3.11 Các Séc có được gửi ngay lập tức tại
ngày ký cùng với các thông báo về Viết séc là đi ngân hàng ngay

thanh toán không? trong ngày.
3.12 Việc ký khống Séc có bị nghiêm
Có Không ký khống
cấm không?
3.13 Các Séc hư hỏng có được giữ lại và
hủy không? Có Giữ nguyên trong cùi séc
Sổ quỹ tiến mặt và bảng điều chỉnh số
dư tiền gửi ngân hàng : Thỉnh thoảng
3.14 Sổ quỹ tiến mặt có được cập nhật
thường xuyên không?
3.15 Các báo cáo tiền gửi ngân hàng có
được xem xét bởi nhân viên có thẩm

quyền không?
3.16 Các bản đối chiếu số dư tiền gửi
ngân hàng có được lập thường xuyên
bởi người độc lập với thủ quỹ và được Có
xem xét bởi nhân viên có thẩm quyền
không?
Quỹ tiền mặt :
3.17 Các phiếu chi có các chứng từ gốc Có
chứng minh, có sự duyệt chi và có chữ
ký của người nhận tiền không?

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

3.18 Sổ quỹ tiền mặt có được cập nhật


thường xuyên, được đối chiếu với tiền Chỉ thỉnh thoảng
mặt tồn quỹ và đưọc xem xét bởi người
có trách nhiệm không?

Có/ Giải thích


Không
3.19 Có qui định về số tiền tồn quỹ tối đa
của quỹ tiền mặt không? Tùy tình hình sử dụng tiền.
3.20 Việc tiếp cận quỹ tiền mặt có bị hạn
chế không? Không
3.21 Việc kiểm tra đột xuất tiền mặt tồn
quỹ có được thực hiện không? Không
3.22 Tiền mặt tồn quỹ có được bảo vệ và
mua bảo hiểm không? Không

W/P
Thủ tục Ref Nhận xét
1. Các năm trước
1.1 Nêu các thông tin từ các năm trước Không thay đổi so với năm
được sử dụng, xem xét các thay trước.
đổi có thể xảy ra tại đơn vị và hệ
thống kiểm soát nội bộ của nó có
ảnh hưởng đến các thông tin có
liên quan trong cuộc kiểm toán
năm nay.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

2. Các vấn đề chung


2.1 Thu thập và ghi chép, trong những Các chính sách kế toán đang áp
phần liên quan, các chính sách kế dụng phù hợp với đặc điểm kinh
toán của đơn vị và cân nhắc xem doanh của đơn vị.
nó có phù hợp với hoạt động kinh
doanh của đơn vị và phù hợp với
các đơn vị hoạt động trong cùng
ngành nghề và chuẩn mực kế toán
không.
2.2 Tìm hiểu mục tiêu và chiến lược
hoạt động kinh doanh của đơn vị
và các rủi ro liên quan có thể đưa
đến các sai sót trọng yếu
3. Các bộ phận của kiểm soát nội
bộ
3.1 Môi trường kiểm soát
 Thông báo và bắt buộc phải tuân Công ty luôn coi trọng tính chính
thủ tính chính trực và các giá trị trực và các giá trị đạo đức. Vấn
đạo đức. đề này luôn được phổ biến trong
các cuộc họp của Công ty, trong
chính sách tuyển dụng …
 Có sự tham gia của những người
quản lý.
 Triết lý của Ban Giám đốc và loại BGĐ Công ty luôn coi trọng việc
hoạt động. nâng cao chất lượng dịch vụ,
không chạy theo lợi nhuận bằng
mọi giá.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

 Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức rõ ràng. Công


việc của các vị trí cụ thể. Áp lực
công việc không lớn.
 Phân quyền về phê duyệt và trách Việc phân quyền phê duyệt và
nhiệm. chịu trách nhiệm rõ ràng

 Chính sách nguồn nhân lực và Công ty có chính sách đào tạo rõ
thực tiễn. ràng. Chính sách này được áp
dụng tốt trong thực tế hoạt động

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 7 : Bảng đánh giá mức trọng yếu


Xác định mức
A710
trọng yếu NN NT
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC Tên Ngày Tiêu chí DT DT
Tỷ lệ xác định
Tên khách hàng : Người thực
DQT mức trọng yếu
CÔNG TY CP ABC hiện
tổng thể 1.5 1.5
Tỷ lệ xác định
Người soát xét
Ngày khóa sổ : 31/12/2015 NTM mức trọng yếu 75
1
thực hiện % 75%
Nội dung : Tỷ lệ xác định
Người soát xét
XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH-THỰC ĐVC sai sót có thể
2
HIỆN) bỏ qua 2% 2%
Đơn vị tính : VND
A. MỤC TIÊU
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch-thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để
thông báo với thành viên nhóm kiểm toán với mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách
hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem
các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.
B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Chỉ tiêu Ghi Kế hoạch NN Thực tế NN Kế hoạch NT
chú Trước KT Sau KT Trước KT
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức
Doanh thu Doanh thu Doanh thu
trọng yếu
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định
Là Công ty doanh thu bị giới hạn và cụ thể theo hợp đồng
mức trọng yếu
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 14,749,522,11 14,749,522,118 14,840,596,91

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

8 6
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
yếu tổng thể
Doanh thu : 0,5%-->3% (b) 1.5% 1.5%
Doanh thu : 0,5%-->3% (b) 1.5%
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định
Chọn mức 1.5% vì KTV đánh giá rủi ro ở mức trung bình
mức trọng yếu
(c) =
Mức trọng yếu tổng thể 221,242,832 221,242,832 222,608,954
a)*(b)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
(d) 75% 75% 75%
yếu thực hiện : 50%-->75%
(e)=(c)*
Mức trọng yếu thực hiện
(d) 165,932,124 165,932,124 166,956,715
HTKSNB được đánh giá là TB, nên số lượng bằng chứng
Lý do lựa chọn tỷ lệ này để xác định
cần thu thập cho từng khoản mục dự kiến sẽ ít hơn cho từng
mức trọng yếu
khoản mục nên chọn 75% thay vì 50%
Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng cửa sai sót
(f) 2% 2% 2%
không đáng kể : 0%-->4%
Ngưỡng sai sót không đáng kể hoặc (g)=
sai sót có thể bỏ qua (e)*(f) 3,318,642 3,318,642 3,339,134

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện
kiểm toán

Chỉ tiêu lựa chọn MTY Năm nay Năm trước Biến động
Trước KT Trước KT Giá trị

Mức trong yếu tổng thể PM 221,242,832 222,608,954 (1,366,122)

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Mức trong yếu thực hiện MP 165,932,124 166,956,715 (1,024,591)

Ngưỡng sai sót không đáng kể hoặc sai Thresho


sót có thể bỏ qua ld 3,318,642 3,339,134 (20,492)

Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức độ trong yếu của năm nay so
với năm trước

Mức trọng yếu năm nay không thay đổi nhiều so với năm trước

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 8: Tổng hợp kế hoạch kiểm toán


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC A910

Tên Ngày
Tên khách hàng:CÔNG TY CỔ PHẦN ABC Người thực DQT

Ngày khóa sổ:31/12/2015 hiện


Người soát NTM
Nội dung:TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
xét 1
Người soát ĐVC
xét 2

1. Phạm vi công việc, yêu cầu dịch vụ KH và thời hạn báo cáo [A210]

- Kỳ kế toán được yêu cầu kiểm toán: Kỳ kế toán bắt đầu ngày 0101/2015 kết thúc ngày
31/12/2015
- Chứng kiến kiểm kê (nội dung, thời gian,nhân sự): Không tiến hành chứng kiến kiểm kê
- Kiểm toán tại KH: Từ ngày 7/3/2016 đến ngày 9/3/2016
- Thời hạn hoàn thành việc soát xét hồ sơ kiểm toán: Trước ngày 31/03/2016
- Thời hạn phát hành BC kiểm toán/Thư quản lý: Trước ngày 31/03/2016

2. Mô tả DN, môi trường KD và các thay đổi lớn trong nội bộ DN [A310]
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: Các dịch vụ về kiến trúc xây
dựng, dịch vụ thiết kế kết cấu, thiết kế các hệ thống kỹ thuật liên quan đến công trình, kiến
trúc cảnh quan. Dịch vụ tư vấn thiết kế khác. Dịch vụ hỗ trợ xây dựng, khảo sát và vẽ bản
đồ. Các hoạt động hỗ trợ khai thác khoáng sản. Kiểm tra và phân tích kỹ thuật.

3. Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ vùng rủi ro cao [A510]


Không tiến hành phân tích sơ bộ.

4. Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm
tra cơ bản [A400, A600]

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Thực hiện kiểm tra cơ bản

5. Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế
hoạch [A710]

- Mức trọng yếu tổng thể:221,242,832


- Mức trọng yếu thực hiện:165,932,124
- Mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh
(nếu có): không có

6. Xác định các thủ tục bổ sung khi kiểm toán năm đầu tiên
Không thực hiện các thủ tục bổ sung vì không phải là năm đầu tiên đơn vị kiểm toán cho
khách hàng.

7. Xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang
Thủ tục kiểm toán cần thực
Vấn để Khoản mục liên quan
hiện năm nay

Không có

8. Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này
Không sử dụng chuyên gia

9. Tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác
định trong giai đoạn lập kế hoạch

Mô tả rủi ro có sai sót


Ảnh hưởng đối với BCTC Thủ tục kiểm toán
trọng yếu
Không phát hiện rủi ro có

sai sót trọng yếu

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

10. Các điều chỉnh kế hoạch kiểm toán do các sự kiện ngoài dự kiến
Không có điều chỉnh

11. Người soát xét và phê duyệt kế hoạch điều chỉnh: ________________ Ngày:
_________________

KẾT LUẬN

Chúng tôi hoàn toàn hài lòng rằng hợp đồng kiểm toán này đã được lập kế hoạch
một cách thích hợp, qua đó đã đưa ra những xem xét đầy đủ đối với các đánh giá
của chúng tôi về tầm quan trọng của những yếu tố rủi ro đã được xác định, bao
gồm cả yếu tố rủi ro gian lận, và qua đó phê duyệt cho tiến hành công việc tại
KH, như đã được lập kế hoạch.
Các thành viên nhóm kiểm toán đã đọc, thảo luận và nắm vững các nội dung của
Kế hoạch kiểm toán tại Mẫu A910 và Phần A của hồ sơ này (1).

Chức danh Họ tên Chữ ký Ngày/thá


ng
Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể Điền Văn Châu
cuộc KT
Người soát xét công việc KSCL Nguyễn Minh Trí
KTV chính/Trưởng nhóm Đoàn Quốc Tân
Trợ lý 1 Hoàng Lê Minh
Trợ lý 2 Hoàng Thị Thúy
Vân

Phụ lục 9-Mẫu D110:Bảng các thủ tục kiểm toán


Stt Thủ tục Cơ sở Người thực Tham
dẫn liệu hiện chiếu
I. Thủ tục chung
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp
dụng nhất quán với năm trước và HTV [D160]
1
phù hợp với quy định của chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành.

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Lập bảng số liệu tổng hợp có so


sánh với số dư cuối năm trước. Đối
2 chiếu các số dư trên bảng số liệu HTV [D120]
tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ
làm việc của kiểm toán năm trước
II. Thủ tục phân tích
(nếu có).
So sánh số dư tiền và các
1 HTV [D150]
khoản tương đương tiền năm nay so
với năm trước, giải thích những
biến động bất thường.
Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên
tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài
chính về tiền và khả năng thanh toán
2 HTV [D150]
và so sánh với số dư cuối năm
trước, giải thích những biến động
bất thường.
III. Kiểm tra chi tiết
Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền
và các khoản tương đương tiền tại
các quỹ và các ngân hàng tại ngày E, C, RO HTV [D161]
1
khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các
số dư trên sổ chi tiết, Sổ Cái và
BCTC.
Lập và gửi thư xác nhận số dư tài
khoản để gửi đến ngân hàng. Tổng
hợp kết quả nhận được, đối chiếu E, C, RO HTV [D164]
2
với số dư trên sổ chi tiết. Giải thích
các khoản chênh lệch (nếu có).

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những


nghiệp vụ bất thường về giá trị, về
tài khoản đối ứng hoặc về bản chất O, A,
3 nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ CO, HTV [D165]
gốc (nếu cần). CL

Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển


đổi sang đồng tiền hạch toán đối với
các số dư tiền có gốc ngoại tệ tại
4 thời điểm khoá sổ. Kiểm tra cách VA HTV [D166]
tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ
giá.
Đối với các khoản tương đương
tiền: Kết hợp với KTV thực hiện
kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư
tài chính” để xem xét tính hợp lý
Kiểmcáctrakhoản
của các khoản
tương thu, chi tiền.
đương lớn
Tiến bất
hoặc hànhthường trước với
đối chiếu và sau
cácngày
xác CL, E, C HTV [D170]
5
5 khóa sổ, xác
nhận ngân hàng,định xem
đồng thờichúng
ước tínhcó O, C, CO HTV [D165]
được ghi tài
thu nhập nhận đúng kỳ không.
chính

Lập các bút toán đề nghị điều chỉnh HTV


6 và phân loại lại. [D140]

IV. Thủ tục kiểm toán khác

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 10-Mẫu D160


D160
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC
Tên Ngày
Khách hàng : CÔNG TY CP ABC
Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Nội dung : Tiền và các khoản tương đương tiền Người soát xét 1
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp Người soát xét 2
với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Thứ tự Vấn đề Thực tế áp dụng
1 Chính sách kế toán Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3
tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định
cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.
2 Trình bày BCTC Công ty trình bày BCTC phù hợp với quy định, chỉ tiêu “Tiền” bao gồm:
Tiền mặt và TGNH; “Các khoản tương đương tiền” là tiền gửi có kỳ hạn
dưới 3 tháng.
3 Ghi nhận tiền đang chuyển Không phát sinh
4 So sánh chính sách kế toán áp dụng có Chính sách kế toán áp dụng phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế
phù hợp với quy định của chuẩn mực, độ kế toán.
chế độ kế toán;
5 Chính sách kế toán có được áp dụng Công ty áp dụng nhất quán chính sách kế toán
nhất quán
6 Các thay đổi chính sách kế toán và Không có sự thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán.
ước tính kế toán (nếu có) có được
trình bày phù hợp hay không

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 11-Mẫu D161: Kiểm tra chi tiết số dư


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC D161

Tên Ngày
Khách hàng: CÔNG TY CP ABC
Năm tài chính: 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Nội dung: Tiền và tương đương tiền Người soát xét 1

Người soát xét 2

TK Diễn Loại 31/12/2015 Sau KT 31/12/2014 Sau KT


giải ngoại Nguyên VNĐ Nguyên VNĐ
tệ tệ tệ
111 Tiền mặt tại quỹ 150.846.946 145.794.553
1111 Tiền mặt VNĐ 150.846.946 145.794.553
112 Tiền gửi ngân hàng 691.655.738 455.847.501
1121 Tiền gửi ngân hàng VNĐ 691.655.738 330.812.154
1121a Tiền gửi Ngân Hàng Công 678.491.957 211.657.162
1121b thương
Tiền gửi ngân hàng Nông nghiệp 4.370.214 43.089.056
1121c Tiền gửi ngân hàng Ngoại thương 8.793.567 76.065.936
1122 Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ USD - - 5.765,97 125.035.347
128 Các khoản tương đương tiền - - - 950.000.000
128 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng - - - 950.000.000

Cộng 842.502.684 1.551.642.054


SL,GL,BS SL,GL,BS

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC D161

Tên Ngày
Khách hàng : CÔNG TY CP ABC
Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016

Nội dung : Tiền và tương đương tiền Người soát xét 1


Người soát xét 2

31/12/2015 31/12/2014
Sau KT Sau KT
Nguyên Nguyên
TK Diễn giải
tệ VND tệ VND
111 Tiền mặt tại quỹ 150.846.946 145.794.553
111 Tiền mặt VNĐ
1 150.846.946 145.794.553
112 Tiền gửi ngân hàng 691.655.738 455.847.501
5.765,97
112
Tiền gửi ngân hàng VNĐ 691.655.738 330.812.154
1
Ngân hàng TMCP Công Đã đối chiếu với thông báo số dư
thương CN Thừa Thiên Huế 678.491957 211.657.162
- TK 102010000395311 tài khoản của ngân hàng

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Ngân hàng Nông nghiệp và


Phát triển Nông thôn CN Đã đối chiếu với sổ phụ ngân hàng
4.370.214 43.089.056
Thừa Thiên Huế và thư xác nhận số dư tiền gửi
-TK 4000211002141

Ngân hàng TMCP Ngoại Đã đối chiếu với sổ hạch toán chi
thương CN Huế 8.793.567 76.065.936
- TK 0161001595361 tiết và sổ phụ ngân hàng

112
Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ - 125.035.347
2 - 5.765,97
Ngân hàng TMCP Công
thương CN Thừa Thiên Huế 125.035.347
- TK 102020000047701 5.765,97

113 Tiền đang chuyển - -

Tổng cộng 842.502.684 601.642.054

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 12-Mẫu D165:Kiểm tra chi tiết


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC D165
Khách hàng : CÔNG TY CP ABC Tên Ngày
Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Nội dung : Kiểm tra các nghiệp vụ thu chi lớn hoặc bất thường Người soát xét 1
trước và sau ngày khóa sổ Người soát xét 2

Ngày Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Ghi chú Số phát sinh

Nợ Có

12/01/2015 PC12 3343 3343 PC 25.309.000

28/01/2015 PC54 Chi trả cổ tức đợt 2-2014 33881 PC 171.325.000

05/02/2015 GBN Tạm ứng Kiểm toán 2014 15417 GBN, HĐKT 11.000.000
Lập dự án - thiết kế nâng cấp đường
05/02/2015 2085+2086 Tứ Phú - Đức Trọng huyện Quảng 131 GBC 474.370.000
Điền
06/02/2015 PC87 Thanh toán quà cho cán bộ hưu trí 3531 PC, HĐ 1.000.000
Lương SP Thiết kế lập dự án CT:
09/02/2015 PC88 Nâng cấp đường Tứ Phú - Đức 15418 PC 193.468.000
Trọng huyện quảng Điền

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

28/02/2015 PT44 Nộp tiền mua Cổ phần của Công ty 418 PT 7.200.000

01/07/2015 PC330 Chi trả lãi cổ tức đợt 1-2015 15418 PC 172.025.000

02/07/2015 GBN 17 Thu từ ký quỹ bảo lãnh ngân hàng 711 GBN,HĐ 1.23.1750
Thiết kế đường tránh lũ Phong Thu
24/07/2015 GBC TT Sịa 131 GBC 353.853.000
LươnG SP thiết kế hạ tầng KT khu
01/09/2015 PC449 CN Quảng Vinh 3342 PC 201.818.000
TK khu nhà ở cho SV Tỉnh TTH
14/09/2015 GBC2295 (GĐ 2) 131 GBC 298.733.000
Lương Lập dự án CT: Khu nhà ở
15/09/2015 PC472 tập trung cho sinh viên tỉnh TT Huế 3342 PC 200.966.000
GĐ 2
21/09/2015 GBC TK HT Thoát nước TT lăng Cô 131 GBC 248.480.000
Thu tiền lập HS mời thầu Gói thầu 131
25/12/2015 PT264 mua sắm thiết bị giáo dục: Gói thầu PT 7.000.000
số 2+ toán sửa chữa máy in, máy
Thanh 142
28/12/2015 PC642 tính 1331 PC, HĐ 1.805.000
Thanh toán phí vận chuyển giàm
31/12/2015 PC685 khoan các công trình 2015 1331 PC, HĐ 14.395.000
Chi tiền phục vụ cho công tác công
31/12/2015 PC687 đoàn 3382 PC 20.000.000
Giám sát TT điều dưỡng người có
31/12/2015 GBC công tỉnh TT Huế 131 GBC 147.600.000
Kết luận: kiểm tra đảm bảo mục tiêu phát sinh và hiện hữu, đầy đủ, Cut-off

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 13-Mẫu D170: Dự tính lãi từ các tương đương tiền

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC D170


Khách Hàng :Công Ty CP ABC Tên Ngày
Năm tài chính : 31/12/2015 Người thực hiện HTV 7/3/2016
Người soát xét 1
Nội dung : Kiểm tra các khoản tương đương tiền
Đối với các khoản tương đương tiền: Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ Người soát xét 2
tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương
đương tiền. Tiến hành đối chiếu với các xác nhận ngân hàng, đồng thời ước
tính thu nhập tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi tại ngày khóa sổ.

Số ngày
Ngày kết tính lãi Lãi suất ước
Stt Ngân hàng Số tiền gửi Lãi suất Ngày gửi thúc theo Ngày chốt số tính tính ghi nhận
(năm) hợp đồng liệu tính lãi đến đến
31/12/2 31/12/2015
011
1 VietinBank 5 300.000.000 7,50% 10/08/2014 08/05/2015 08/01/2015 150 3.750.000
tháng (tháng 1)
2 Agribank 2 tháng 100.000.000 6,00% 28/12/2014 26/01/2015 26/01/2015 60 1.004.600
(tháng 1)
3 Agribank 2 tháng 100.000.000 6,00% 28/12/2014 28/02/2015 28/01/2015 31 516.667
(tháng 1)

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

4 Agribank 2 tháng 100.000.000 6,00% 28/01/2015 28/02/2015 28/02/2015 31 516.667


( tháng 2)
5 VietinBank 1 100.000.000 5,00% 28/02/2015 30/03/2015 30/03/2015 30 466.667
tháng (tháng 3)
6 VietcomBank 150.000.000 5,00% 06/04/2015 04/05/2015 04/05/2015 28 583.333
1tháng (tháng 4)
7 VietinBank 5 300.000.000 7,50% 08/01/2015 08/05/2015 08/05/2015 150 3.750.000
tháng (tháng 5)
8 VietinBank 1 100.000.000 5,00% 01/05/2015 01/06/2015 01/06/2015 30 466.667
tháng (tháng 6)
9 Agribank 1 tháng 100.000.000 5,80% 31/05/2015 30/06/2015 30/06/2015 30 483.333
(tháng 6)
10 Agribank 1 tháng 100.000.000 6,00% 30/07/2015 31/08/2015 31/08/2015 32 533.333
(tháng 8)
11 Agribank 1 tháng 100.000.000 6,00% 01/09/2015 30/09/2015 30/09/2015 30 500.000
(tháng 9)
Cộng 12.571.267
Lãi tiền gửi có kỳ hạn theo sổ sách 12.583.237

Chênh lệch 11.970

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

Phụ lục 14: Báo cáo kiểm toán


Số: 0932010301700642015/BCKT-FAC

BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kính gửi : Các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
Công ty CP ABC

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty CP ABC (“Công
ty”), được lập ngày 15 tháng 4 năm 2015, từ trang 7 đến trang 26, bao gồm Bảng cân
đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2015, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Thuyết minh báo
cáo tài chính.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp
lý báo cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài
chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết
để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do
gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả
của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định
về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm
bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay
không.
Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng
kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán
được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót
trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá
các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến
việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục
kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến
về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm
đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các
ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo
tài chính.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được
là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
(1) Chúng tôi được chỉ định kiểm toán sau ngày kết thúc năm tài chính, Kiểm toán
viên không tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt và hàng tồn kho vào thời điểm ngày
31 tháng 12 năm 2015. Với các tài liệu được cung cấp, các thủ tục kiểm toán bổ sung

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thúy Nga

cũng không cho phép chúng tôi kiểm tra được tính hiện hữu của chỉ tiêu tiền mặt tại
thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015, tính đúng đắn về số lượng cũng như tình trạng
của hàng tồn kho thời điểm nêu trên.
(2) Cho đến thời điểm phát hành báo cáo này, chúng tôi vẫn chưa nhận được đầy
đủ các thư xác nhận công nợ liên quan đến các khoản công nợ được trình bày trên
Bảng cân đối kế toán tại ngày 01/01/2015 và ngày 31/12/2015 như sau:

31/12/2015 01/01/2015
Phải thu khách hàng (Xem thuyết minh số
+ IV. 2) 3,439,272,178 1,563,845,958
Người mua trả tiền trước (Xem thuyết minh
1,653,338,424 1,636,165,024
+ số IV.10)

Với những tài liệu hiện có được cung cấp, chúng tôi không thể kiểm tra được tính
đúng đắn của các khoản nợ phải thu và nợ phải trả này bằng các thủ tục kiểm toán
khác.
BÁO CÁO KIỂM TOÁN (tiếp theo)
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở
của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý,
trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng Thừa Thiên Huế tại ngày 31 tháng 12 năm 2015, cũng như kết quả hoạt động
kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù
hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định
pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC


Điền Văn Châu - Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Minh Trí - Kiểm toán viên
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề
kiểm toán số 0982-2013-099-1
số 0074-2014-099-1
Giấy ủy quyền số 011/2015/UQ-FAC ngày
20/10/2015
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm
2016

SVTH: Hồ Thị Hồng Lam - K46C Kiểm toán

You might also like