You are on page 1of 40

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.

Lê Thị Huỳnh Anh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.................................................6
1.1 Giới thiệu công ty................................................................................................6
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................7
1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh...........................................................................................9
1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban..........................................10
1.4.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần STPower..................................................10
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban............................................................11
1.5 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm công ty....................................................12
1.6 Quy trình sản xuất công nghệ.............................................................................16
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI
CÔNG TY................................................................................................................... 17
2.1 Quy trình quản lý phân tích hệ thống đo lường..................................................17
2.1.1. Kế hoạch sản xuất từng JOB......................................................................18
2.1.2. Nhận bản vẽ thiết kế BOM ( yêu cầu vật tư dự án )...................................19
2.1.3. Kiểm tra bản vẽ, lên kế hoạch gia công, kế hoạch nhận vật tư...................19
2.1.3.1. Kiểm tra bản vẽ...................................................................................19
2.1.3.2. Lên kế hoạch gia công.........................................................................20
2.1.3.3. Lên kế hoạch nhận vật tư....................................................................20
2.1.4. Gia công CNC, gia công đồng...................................................................20
2.1.4.1. Gia công CNC.....................................................................................20
2.1.4.2. Gia công đồng.....................................................................................21
2.1.5. Gia công Hàn, mạ Thiếc.............................................................................22
2.1.5.1. Gia công Hàn......................................................................................22
2.1.5.2. Mạ Thiếc.............................................................................................22
2.1.6. Xử lý - sơn tĩnh điện..................................................................................23
2.1.7. Kiểm tra trước khi lắp ráp..........................................................................23
2.1.8. Lắp ráp, đấu nối nhị thứ.............................................................................24
2.1.9. QC kiểm tra................................................................................................24
SVTH: Hoàng Việt Quang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

2.1.10. Vệ sinh đóng gói......................................................................................25


2.1.11 N.hập kho thành phẩm..............................................................................25
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TỦ ĐIỆN TRONG
TỪNG KHÂU TẠI CÔNG TY.................................................................................26
3.1. Mục đích và phạm vi áp dụng...........................................................................26
3.1.1. Mục đích....................................................................................................26
3.1.2. Phạm vi áp dụng.........................................................................................26
3.2. Thuật ngữ, định nghĩa, từ viết tắt và tài liệu viện dẫn.......................................26
3.2.1. Định nghĩa..................................................................................................26
3.2.2. Từ viết tắt...................................................................................................26
3.2.3. Tham khảo.................................................................................................27
3.3. Nội dung...........................................................................................................27
3.3.1. Lưu đồ........................................................................................................27
3.3.2. Các bước kiểm tra chi tiết..........................................................................28
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC TẬP TẠI CÔNG TY...........34

SVTH: Hoàng Việt Quang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Mục lục hình ảnh


Hình 1.1 Công ty cổ phần STPower...........................................................................6
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty....................................................................10
Hình 1.3 Tụ điện hạ thế MSB..................................................................................14
Hình 1.4 Tụ điện trung thế UNISEC - ABB............................................................15
Hình 1.5 Sản phẩm thang máng cáp.........................................................................15
Hình 1.6 Quy trình sản xuất chung cho tụ điện........................................................16
Hình 1.7 Quy trình sản xuất thang máng cáp...........................................................16
Hình 2.1 Tổng quan các bước cơ bản trong lưu đồ sản xuất kinh doanh..................17
Hình 3.1. Mặt trước form kiểm tra cuối...................................................................32
Hình 3.2. Mặt sau form kiểm tra cuối.....................................................................32
Hình 3.3. Form kiểm tra chức năng tủ điện..............................................................33

SVTH: Hoàng Việt Quang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu và nhận thức của con người ngày một nâng cao,
chính vì vậy mà thị trường cạnh tranh ngày cũng ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối
cảnh đó, nếu khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn thì vấn đề đặt ra đối với các tổ chức,
doanh nghiệp là bằng cách nào để khách hàng có thể chú ý và lựa chọn sản phẩm, dịch
vụ của mình. Đặc biệt, doanh nghiệp phải đáp ứng cung cấp cho khách hàng những
sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Để có thể làm được điều đó thì bắt buộc các đơn vị phải đẩy mạnh, phát triển hoạt
động quản lý sản xuất, kiểm tra chất lượng thường xuyên. Tuy nhiên, để hoạt động sản
xuất đạt được hiệu quả thì cần có sự đầu tư đúng mức, các vị trí nhân sự cần được
tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng, hệ thống cơ sở vật chất phải được xây dựng, cung cấp
đầy đủ và cuối cùng là hình thành chiến lược, kế hoạch phù hợp với tình hình thị
trường.
Xuất phát bởi những lý do trên mà trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần
STPower, cá nhân em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tại
công ty Cổ phần STPower” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Việt Quang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến những tâm huyết và tri thức mà thầy
cô Khoa Quản Lý Dự Án đã chỉ bảo cho em trong suốt thời thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Huỳnh Nhật Tố và TS. Lê Thị Huỳnh
Anh – Người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn và theo dõi sát sao em
trong quá trình thực tập.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo công ty Cổ phần
STPower cùng với các anh chị nhân viên của công ty đã tạo điều kiện tốt nhất, nhiệt
tình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và cung cấp đầy đủ các thông tin để đợt thực
tập của em được diễn ra tốt đẹp.
Trong khoảng thời gian thực tập gần 6 tuần tại công ty, em đã có nhiều kinh nghiệm
hơn trong công việc nhưng bước đầu đi vào thực tế vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Em
rất mong sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy/cô cũng như
ban lãnh đạo công ty để em có thể hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung,
nâng cao ý thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Hoàng Việt Quang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Giới thiệu công ty


Pháp nhân: Công Ty cổ phần STPower
Nhà máy sản xuất: Lô 47, Đường số 2, Khu công nghiệp An Đồn, Phường An Bắc Hải
Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Ngày thành lập: 24/04/2015
Người đại diện: Phan Công Tuấn
Giám đốc: Huỳnh Thị Phương Thảo
Vốn điều lệ: 33,5 tỷ đồng
Mã số thuế: 0401674447
Điện thoại: 0905 959 564 – 02363 959 797
Email: info@stpower.com.vn
Ngành nghề: Sản xuất tủ điện trung, hạ thế. Sản xuất thang máng cáp. Phân phối thiệt
bị điện chính hãng

Hình 1.1 Công ty cổ phần STPower

 Văn phòng đại diện TP. HCM


Địa chỉ: Số 276C Lò Lu, P. Trường Thạch, TP, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
 Chi nhánh tại TP. Nha Trang
Địa chỉ: Số 76 Nguyễn Thi Định, P. Phước Long, TP. Nhan Trang
 Showroom trưng bày sản phẩm tại TP. Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 38 Trần Kế Xương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
SVTH: Hoàng Việt Quang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


 Năm 2005:

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Điện Công nghiệp Tuấn Huy được
thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0400490380 ngày 13 tháng
05 năm 2005, do Ông Đinh Quốc Tuấn làm Giám đốc. Với chức năng chuyên cung
cấp các sản phẩm thiết bị điện Công nghiệp và tư vấn các giải pháp kỹ thuật cho các
công trình điện công nghiệp, tự động hóa.

 Năm 2007-2008

Ngày 28 tháng 06 năm 2007 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Điện
Công nghiệp Tuấn Huy thay đổi thành viên Hội đồng quản trị và bầu ông Phan Công
Tuấn làm Giám đốc.
Phát triển mở rộng việc cung ứng vật tư, thiết bị và xây lắp các công trình tại miền Bắc
và Trung.

 Năm 2010

Thành lập nhà xưởng gia công cơ khí v.v.. địa điểm tại xã Hòa Khương, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng.

 Năm 2012

Trở thành Đại lý cho hãng sản xuất thiết bị điện ABB và duy trì Đại lý cho các hãng
đã ký kết hợp đồng.
Mở rộng và nâng cấp Nhà xưởng, máy móc thiết bị công nghệ cao để sản xuất tủ điện,
thang máng cáp,...
Tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng mạng lưới Đại lý cho các hãng sản xuất thiết bị
điện HITACHI, hãng HYUNDAI, hãng CARLO GAVAZZI, hãng SELEC, hãng
DUCATI hãng ABB.
Phát triển ổn định Nhà xưởng, máy móc thiết bị tiếp tục sản xuất tủ điện, thang máng
cáp,... cho khách hàng với hợp đồng đã ký kết có giá trị lớn. Địa điểm tại Quận Cẩm
Lệ - Thành phố Đà Nẵng.

 Năm 2015:

Để mở rộng thị trường với quy mô lớn và tầm đứng cao hơn, Công ty đã đầu tư xây
dựng Nhà xưởng tại Lô 47, Đường số 2, KCN Đà Nẵng với diện tích hơn 5.000m2, có
hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất.

SVTH: Hoàng Việt Quang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Mở văn phòng Đại diện mới tại TP. Nha Trang và mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí
Minh.Là Đại lý uy tín và phát triển mạnh mẽ mở rộng mạng lưới Nhà Phân phối ABB,
Schneider.
Thành lập Công ty thành viên là Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Điện Sơn Trà theo Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 04001674447 ngày 24 tháng 04 năm 2015, do
Bà Huỳnh Thị Phương Thảo làm Giám đốc.

 Năm 2017-2018:

Trở thành nhà chế tạo Tủ Bảng Điện đầu tiên trong khu vực được cấp chứng chỉ Type
Test KEMA Châu Âu IEC 61439-1-2 bởi phòng thí nghiệm tiêu chuẩn hàng đầu Châu
Âu.
Đầu tư nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất và thiết kế
quy trình lắp rắp theo tiêu chuẩn công nghiệp.
Chất lượng tủ bảng điện được tín nhiệm sử dụng nhiều trong các công trình trọng
điểm: Cocobay Đà Nẵng, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Nhà máy Doosan Vina, Gami
Hội An, Hòa Bình Green...

 Năm 2020:

Chính thức chuyển giao toàn bộ công nghệ cho Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Điện Sơn
Trà gồm:
- Quy trình sản xuất tủ điện hạ thế đạt tiêu chuẩn IEC 61439-1-2 và chứng nhận
Type Test KEMA Châu Âu.
- Chứng nhận License Tủ ProE tập đoàn ABB.
- Các bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ...
- Toàn bộ máy móc, trang thiết bị.
- Toàn bộ nguồn nhân lực.
Chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần STPower.

SVTH: Hoàng Việt Quang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh


 Tầm nhìn

Dẫn đầu Việt Nam - Vươn tầm thế giới trong lĩnh vực sản xuất Tủ bảng điện và Phụ
kiện ngành cơ điện.

 Sứ mệnh

Cam kết mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu về cơ điện bằng
chính các giải pháp, sự chính trực và trách nhiệm cao của mình đối với lợi ích của
khách hàng.

 Chính sách đạo đức

Nhân viên STPower có trách nhiệm thực hiện công việc một cách trung thực và chân
thành. Chỉ sử dụng tài sản Công ty để thúc đẩy công việc Công ty. Không lợi dụng vị
trí của mình trong Công ty để kiếm lợi cho cá nhân, điều này bao gồm cả việc không
được nhận hối lộ, đút lót hoặc tiền “hoa hồng” liên quan đến hợp đồng.

 Giá trị cốt lỗi


- Trung thực

+ Mọi hoạt động cung cấp giải pháp, sản phẩm và dịch vụ đều dựa trên nền tảng Đạo
đức của STPower
+ Nói đi đôi với làm
+ Không thỏa hiệp với hành vi sai trái kể cả trong điều kiện nghịch cảnh

- Kỷ luật

+ Kỷ luật là chìa khóa cho sự thành công của cá nhân và tổ chữ


+ Sức mạnh của STPower đến từ tập thể kỷ luật
+ Tuân thủ kỷ luật là niềm tự hào trong văn hóa của STPower

- Tôn trọng

+ Văn hóa “lên tiếng” khuyến khích tìm ra chân lý vấn đề, không dùng quyền lực cao
hơn để áp đặt lên người khác
+ Chúng tôi tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, dựa trên hành động lắng nghe,
quan tâm chân thành, tranh luận

- Cải tiến

+ Vì lợi ích của khách hàng, chúng tôi phải cải tiến liên tục để tăng năng suất

SVTH: Hoàng Việt Quang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

+ Luôn đặt tiêu chuẩn cao hơn để mọi người không ngừng sáng tạo và phát triển
+ Cải tiến nhỏ để thành công lớn trong tất cả các mặt trận

- Trách nhiệm

+ Hoàn thành những mục tiêu mà tổ chức đề ra


+ Không nêu lý do mag tìm cách xử lý để tạo nên khết quả
+ Trách nhiệm với cộng đồng - xã hội - đồng nghiệp
+ Một công việc có nhiều người làm được, nhưng phải có một người chịu trách nhiệm

1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban.


1.4.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần STPower

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Ban kiểm soát Trợ lý TGĐ

Khối Khối Khối Khối


sản xuất kinh doanh kỹ thuật nội chính

Phòng hành
Phòngkế Phòngkinh Phòngthiết
chính - nhân
hoạch doanh kế
sự

PhòngQC PhòngMark Phòng giải Phòngan


eting pháp toàn

Nhà máy Phòngđấu Phòng kế


PhòngR&D
thầu toán-tài chính

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

SVTH: Hoàng Việt Quang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban


a) Hội đồng quản trị:

- Vai trò của hội đồng quản trị của công ty cổ phần là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu,
thực hiện việc kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp.

b) Tổng giám đốc:

- Tổng giám đốc là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con
người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp.

c) Trợ lý Tổng giám đốc:

- Trợ lý Tổng giám đốc là người luôn đồng hành cùng Tổng giám đốc trong công việc,
hỗ trợ, sắp xếp, đảm bảo công việc thường ngày của Tổng giám đốc diễn ra suôn sẻ và
hiệu quả nhất.

d) Ban kiểm soát:

- Ban kiểm soát là cơ quan độc lập trong công ty cổ phần nhằm kiểm tra, giám sát tính
hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh,
ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của công ty.

e) Phòng kế hoạch:

- Quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, chất lượng quá trình sản
xuất kinh doanh, thực hiện dự án của doanh nghiệp.

f) Phòng QC:

- Quản lý chất lượng sản phẩm, bảo đảm đạt những yêu cầu của khách hàng, chất
lượng vật tư đầu vào để đảm bảo quá trình sản xuất thuận lợi. Ngoài ra, phân tích các
vấn đề phát sinh áp dụng dụng biện pháp phòng ngừa cải tiến.

g) Phòng kinh doanh:

- Tham mưu, xây dựng và phát triển nguồn khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

h) Phòng Marketing :

- Tạo dựng và phát triển thương hiệu (Branding) ...


- Nghiên cứu thị trường (Market Research) ...
- Phát triển sản phẩm (Product Development) ...
- Triển khai các chiến lược Marketing (Marketing Strategy) ...
- Thiết lập quan hệ với báo chí và truyền thông (Public Relations)
SVTH: Hoàng Việt Quang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

i) Phòng đấu thầu:

- Xây dựng tiêu chuẩn, quy trình, quy định lựa chọn nhà thầu
- Tổ chức đấu thầu cho các gói thầu thiết kế, xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị của tập
đoàn, quản lý công tác đấu thầu của các gói tư vấn QLDA.
- Tham mưu cho Hội đồng đấu thầu/ Ban QLCDA về công tác đấu thầu (lựa chọn tư
vấn QLDA, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, nhà cung cấp vật tư).
- Chủ trì (phối hợp với các phòng/ban) việc đàm phán hợp đồng các gói thầu.
- Lưu trữ và quản lý tài liệu đấu thầu.

j) Phòng thiết kế:

- Tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến thiết
kế.

k) Phòng giải pháp:

- Lên phương án, lập kế hoạch dự tính thời gian hoàn thành và xử lý các lỗi xảy ra.

l) Phòng R&D:

- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quản lý bản thiết kế, sự thay đổi trong thiết kế.
m) Phòng hành chính - nhân sự:

- Quản lý chế độ nhân sự, văn thư, các hạng mục hậu cần, an toàn vệ sinh
n) Phòng an toàn:

- Đáng giá mức độ an toàn lao động của công ty, theo dõi và đảm bảo các mức độ an
toàn.

o) Phòng kế hoạch - tài chính:

- Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện công tác lập kế hoạch, quản lý tài
chính của nhà trường. Tổ chức thực hiện và đề xuất các quy chế, quy định quản lý các
nguồn tài chính. Thực hiện công tác kế toán, thống kê theo qui định hiện hành của Nhà
nước.

1.5 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm công ty


Về cung ứng sản phẩm, công ty sẽ kết hợp thiết bị mới với công nghệ tiên tiến của đối
tác, đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, tối ưu hóa công tác quản lý
vận hành. Công ty đang cố gắng hướng tới chất lượng cao và giá thành thấp, nâng cao
chỉ số giữa chất lượng và giá chào để tránh rơi vào tình trạng cạnh tranh giá thấp
không lành mạnh.
SVTH: Hoàng Việt Quang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Tận dụng lợi thế về địa lý cùng với cơ chế quản lý sản xuất tinh vi để rút ngắn thời
gian giao hàng và tăng tính linh hoạt trong giao hàng. Đồng thời, công ty hoàn thiện
các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng cũng như nắm bắt
chính xác nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề khó khăn,
phấn đấu nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm. Điều đó sẽ nâng cao lòng tin của
khách hàng, tạo ra con đường mà hai bên cùng có lợi trong chuỗi công nghiệp, góp
phần thúc đẩy thị trường phát triển lên tầm cao mới.
Sản phẩm tủ điện hạ thế MSB

 Giới thiệu

Tủ điện hạ thế tổng MSB do STPower sản xuất được chứng nhận Full Type Test đến
6300A, Form 4B, IP43 do tổ chức KEMA Châu Âu chứng nhận vào năm 2017. Và đây
là tủ điện đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận Full Type Test cho dòng 6300A
từ tổ chức uy tín này.
- Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt
ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là
đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.
- Dòng điện định mức có thể đến 6300A. Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ
được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa
các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS,
giám sát từ xa thông qua GPRS….
- Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC 61439-1-2.

 Ứng dụng

- Tủ điện tổng MSB có được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình
công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn
phòng,chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay....
- Tủ điện tổng (MSB) được đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối
(DB).
- Tủ điện tổng (MSB) được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan
trọng nhất trong mạng phân phối điện.

SVTH: Hoàng Việt Quang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Hình 1.3 Tụ điện hạ thế MSB

Sản phẩm tụ điện trung thế UNISEC - ABB

 Giới thiệu

- Tủ điện Unisec là dòng tủ đóng cắt trung thế cách điện không khí.
- Tủ điện Unisec được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ,
có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành và được ứng dụng rộng rãi trong các trạm biến
áp, trạm phân phối điện của các công ty điện lực, sân bay, bệnh viện, khu công nghiệp,
khu dân cư và các nhà máy…

 Ứng dụng

- Tủ điện Unisec được sử dụng trong hệ thống phân phối điện trung thế. Được sản xuất
bởi công nghệ cảm biến mới nhất, tủ điện Unisec đáp ứng được tất cả các nhu cầu khắt
khe trong các ứng dụng khác nhau.
- Tủ điện được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, các nhà máy phát
điện bằng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
- Tủ điện Unisec là giải pháp an toàn, đáng tin cậy cùng giá thành hợp lý nên được sử
dụng nhiều trong các bệnh viện, cảng, sân bay, chung cư, cao ốc, trung tâm thương
mại, khu dân cư…

SVTH: Hoàng Việt Quang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Hình 1.4 Tụ điện trung thế UNISEC - ABB


Sản phẩm thang máng cáp

 Giới thiệu

- Thang máng cáp hay còn gọi là thang điện, thang cáp hoặc cable ladder là thang dẫn
dùng cho việc lắp đặt dây và cáp điện trong các nhà máy, chung cư, cao ốc...là kết cấu
chịu lực của hệ thống cáp điện.
- Đây thường là loại vật tư được đặt mua sau cùng trong danh mục vật tư của dự án cơ
điện, do đó tiến độ giao hàng thang máng cáp là yếu tố vô cùng quan trọng.
- STPower là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong sản
xuất thang máng cáp, đai giá đỡ, với mục tiêu rút ngắn nhất thời gian giao hàng đến
công trình, đảm bảo tiến độ dự án của chủ đầu tư.

 Ứng dụng

- Thang máng cáp được lắp đặt tại tất cả các công trình có hệ thống cơ điện.

Hình 1.5 Sản phẩm thang máng cáp

SVTH: Hoàng Việt Quang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

1.6 Quy trình sản xuất công nghệ


 Quy trình sản xuất chung cho tụ điện

Thép tấm Máy cắt laze Máy dập Xưởng hàn

Xử lý bề mặt
Máy cắt dao

Sơn

Gia công đồng Định hình Khoan lỗ

Sấy

Mạ thiếc
Gắn bản
lề,cửa kính,
….
Tổ hợp lắp
Cắt dây Bấm đầu Cos
ráp

Hình 1.6 Quy trình sản xuất chung cho tụ điện

 Quy trình sản xuất thang máng cáp

Thép tấm Máy cắt laze Máy dập Xưởng hàn

Xử lý bề mặt
Máy cắt dao

Sơn

Tổ hợp lắp
ráp

Hình 1.7 Quy trình sản xuất thang máng cáp

SVTH: Hoàng Việt Quang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


TẠI CÔNG TY

2.1 Quy trình quản lý phân tích hệ thống đo lường

Kế hoạch sản xuất cho từng JOB

Nhận bản vẽ thiết kế cơ, thiết kế điện, BOM cơ,


BOM điện

(-)
Kiểm tra bản vẽ, kế hoạch gia công, nhận vật tư

(+)

Gia công Gia công


CNC đồng

Gia công
hàn
Mạ thiếc

Xử lý, sơn tĩnh điện

(-)
Kiểm tra trước khi lắp ráp
(+)

Đấu nối thiết bị, lắp ráp thiết bị

(-)
QC kiểm tra
(+)
Vệ sinh, đóng thùng

Nhập kho thành phẩm

Hình 2.1 Tổng quan các bước cơ bản trong lưu đồ sản xuất kinh doanh

SVTH: Hoàng Việt Quang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Trách nhiệm quản lý từng bộ phận:

Công việc Trách nhiệm


Kế hoach sản xuất cho từng JOB Phòng kế hoạch nhà máy
Nhận bản vẽ thiết kế cơ, thiết kế điện, Phòng kỹ thuật, Trưởng bộ phận cơ,
BOM cơ, BOM điện Trưởng bộ phận điện
Kiểm tra bản vẽ, kế hoạch gia công, Trưởng bộ phận cơ, Trưởng bộ phận
nhận vật tư điện
Gia công CNC, Gia công hàn Trưởng bộ phận cơ, nhóm trưởng cơ khí
Gia cồng đồng, Mạ thiếc Trưởng bộ phận điện, nhóm trưởng điện
Xử lý,sơn tĩnh điện Nhóm trưởng sơn, trưởng bộ phận sơn
Trưởng bộ phận cơ, trưởng bộ phận điện,
Kiểm tra trước khi lắp ráp
nhóm trưởng sơn
Lắp ráp thiết bị, đầu nối nhị thứ, dán Trưởng bộ phận điện, nhóm trưởng điện,
tem, sơ đồ mimic, lôgo QC
QC kiểm tra Nhóm trưởng điện
Vệ sinh, đóng gói Nhân viên kho, nhà máy

2.1.1. Kế hoạch sản xuất từng JOB


- Căn cứ vào bảng kế hoạch sản xuất chung cho từng dự án do phòng kế hoạch lập ra,
cụ thể căn cứ vào ngày giao hàng hợp đồng. Nhà máy lập kế hoạch sản xuất (theo
chiều ngược) cho từng công đoạn sản xuất của nhà máy. Đồng thời dựa vào kế hoạch
sản xuất chi tiết của nhà máy.
- Phòng kỹ thuật có kế hoạch cấp bản vẽ cơ và điện cho nhà máy tối thiểu 3 ngày trước
khi sản xuất. (Những trường hợp khác phải có thông tin riêng qua mail và xác nhận
các bộ phận liên quan).
- Phòng mua hàng và bộ phận kiểm tra hàng tồn kho, những vật tư có sẵn tại kho phải
có danh sách riêng chi dự án, những vật tư thiếu có kế hoạch mua hàng cấp cho từng
dự án. Và cập nhập lên hệ thống nội bộ thời hạn của từng vật tư. Nếu vật tư nào không
kịp tiến độ yêu cầu thì phải bôi đỏ trong danh sách vật tư và gửi mail cho các bộ phận
liên quan.
- Phòng kế toán ( Bộ phận kho) xuất vật tư để phục vụ sản xuất tối thiểu trước một
ngày sản xuất.

SVTH: Hoàng Việt Quang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

- Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh dều thông tin đến phòng Kế hoạch nhà máy để
đàm phám với khách hàng lại ngày giao hàng.
- Tất cả các JOB sản xuất phòng kế hoạch nhà máy đều phải lập kế hoạch sản xuất
trước và gửi mail cho các bộ phận liên quan thứ 6 hàng tuần.
- Trong quá trình triển khai sản xuất kế hoạch có thể điều chỉnh cho phù hợp tình hình
thực thế hoặc thay đổi kế hoạch để phục vụ khách hàng tốt hơn.

2.1.2. Nhận bản vẽ thiết kế BOM ( yêu cầu vật tư dự án )


- Nhà máy chịu trách nhiệm tiếp nhận bản vẽ sản xuất của phòng kỹ thuật (cơ và điện)
và BOM vật tư (file trên phần mềm) và các ghi chú, chú ý thông tin cần thiết để chuẩn
bị triển khai sản xuất.
+ Nhận bản vẽ: bản vẽ đã được kiểm tra ký duyệt của trưởng bộ phận kỹ thuật
(cơ và điện) bằng file cứng hoặc xác nhận bằng mail nếu file mềm.
+ Nhận vật tư cơ, vật tư điện: BOM này được nhận từ phần mềm
- Phụ trách nhà máy sẽ ký vào cột ký nhận của sổ giao nhận bản vẽ được chuyển từ
phòng kỹ thuật hoặc in từ file mềm sau đó chuyển bản vẽ cho giám sát kiểm tra trước
khi triển khai sản xuất.
- Phụ trách nhà máy sẽ ký vào cột ký trả sổ giao nhiện bản vẽ lại cho phòng kỹ thuật
sau khi đã sản xuất xong đơn hàng, trưởng bộ phận cơ và điện tập hợp bản vẽ lại
chuyển trả phòng kỹ thuật để tiến hành lưu kho.

2.1.3. Kiểm tra bản vẽ, lên kế hoạch gia công, kế hoạch nhận vật tư
2.1.3.1. Kiểm tra bản vẽ
- Trưởng bộ phận lắp ráp kiểm tra bản vẽ sản xuất điện. Các điểm cần chú ý khi kiểm
tra:
+ Tiêu chuẩn về thiết bị điện được áp dụng trong bản vẽ.
+ Thiết bị sử dụng, dây dẫn kết hợp BOM (nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật
chính….)
+ Kiểm tra mạch điện đấu nối đã đúng hay chưa
+ Kiểm tra thông tin thay đổi thiết bị, vật tư của JOB
- Trưởng bộ phận khu vực gia công cơ khí kiểm tra bản vẽ sản xuất cơ. Các điểm cần
chú ý khi kiểm tra:
+ Vật liệu yêu cầu ghi ttrong bản vẽ (chiều dày, chủng loại, quy cách….)
+ Kiểm tra về số lượng chi tiết ghi trong bản vẽ.
+ Kiểm tra thông tin thay đổi thiết bị, vật tư của JOB.

SVTH: Hoàng Việt Quang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

- Trưởng bộ phận khu vực gia công cơ khí kiểm tra bản vẽ sản xuất cơ. Các điểm cần
chú ý khi kiểm tra:
+ Vật liệu yêu cầu ghi trong bản vẽ (chiều dày, chủng loại, quy cách,…..)
+ Kiểm tra hoàn thiện về số lượng chi tiết trong bản vẽ.
+ Hoàn thiện bề mặt gia công cơ (mạ, sơn, màu sơn, loại sơn dùng nhà sản xuất
nào, làm sạch bề mặt).
+ Kiểm tra tụ điện, thông gió, tụ trong nhà, tụ ngoài trời…
+ Kiểm tra khả năng công nghệ máy móc, thiết bị có đáp ứng yêu cầu gia công
sản phẩm của thiết kế.
- Sau khi kiểm tra xong:
+ Những yêu cầu thay đổi ghi trong bản vẽ khác với thiết kế cùng loại sản
phẩm.
+ Ghi lại những yêu cầu không phù hợp với khả năng công nghệ của máy móc.
+ Linh động phối hợp với phòng kỹ thuật để giải quyết những điểm không hợp
lý, cùng nhau tìm ra nhũng phương án giải quyết cho trường hợp ngoài khả năng công
nghệ.

2.1.3.2. Lên kế hoạch gia công


Căn cứ theo kế hoạch sản xuất cho từng công đoạn của nhà máy. Trưởng bộ phận sẽ
triển khai kế hoạch chi tiết của từng công đoạn cho khu vực mình phụ trách.

2.1.3.3. Lên kế hoạch nhận vật tư


- Căn cứ theo kế hoạch chi tiết sản xuất của từng tổ. Các trưởng bộ phận phối hợp lên
kế hoạch chi tiết nhận vật tư sản xuất (cơ và điện) gửi về kho. Kho căn cứ vào kế
hoạch đó để xuất vật tư cho nhà máy.
- Kết hợp với kế hoạch sản xuất chi tiết của từng tổ, nhóm trưởng sẽ nhận vật tư tại
kho công ty để tiến hành sản xuất.

2.1.4. Gia công CNC, gia công đồng


2.1.4.1. Gia công CNC
- Căn cứ vào kế hoạch chi tiết, căn cứ vào kế hoạch sản xuất chung của xưởng được
lập từ trưởng phòng kế hoạch nhóm trưởng cơ khí phân bổ kế hoạch sản xuất chi tiết
(phân bổ từng máy) của công đoạn CNC.
- Nhân viên đứng máy căn cứ bản vẽ lấy nguyên liệu từ kho nguyên liệu và nhận bảng
sắp phôi từ nhóm trưởng cơ (file mền), nhận biểu mẫu theo dõi khối lượng sản xuất
công đoạn CNC từ nhân viên thống kê sản xuất.
SVTH: Hoàng Việt Quang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

- Để thực hiện tốt công việc gia công CNC tạo sản phẩm chất lượng cao, thời gian gia
công thấp, tổ viên cần tuân thủ hướng dẫn công việc tại công đoạn.
- Nhóm trưởng và trưởng bộ phận theo dõi, kiểm tra chất lượng và cập nhập khối
lượng sản xuất hằng ngày, đối chiếu khối lượng thực tế, tiến hành bàn giao sản phẩm
cho công đoạn sau.
- Nhóm trưởng cơ nhập lại kho vật tư còn thừa của mỗi đơn hàng sản xuất trong
trường hợp gia công lại (do thiết kế sửa đổi, do chấn hỏng, nhều nguyên nhân khác).
Nhóm trưởng phải có yêu cầu của trưởng bộ phận. Sau khi gia công xong điền đầy đủ
thông tin (thời gian, số nhân công) để kiểm soát thời gian phát sinh.
- Nhóm trưởng tổng hợp vật tư phụ, vật tư phục vụ sản xuất hằng ngày chuyển lên
trưởng bộ phận. Tưởng bộ phận tập hợp lại đề xuất công ty mua gấp trong danh sách
vật tư hằng tháng.
- Bản vẽ gia công xong bàn giao cho công đoạn sau.

2.1.4.2. Gia công đồng


- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất chung của nhà máy và kế hoạch chi tiết đối với từng
JOB của công đoạn gia công đồng.
- Căn cứ bản sắp xếp, bố trí phôi của nhóm trưởng điện chuyển cho nhân viên gia công
đồng.
- Nhân viên gia công đồng, nhận bản vẽ sản xuất (file cứng) từ nhóm trưởng điện,
nhận biểu mẫu theo dõi khối lượng sản xuất từ trưởng bộ phận điện.
- Công việc thực hiện gia công và kiểm tra phải tuân thủ hướng dẫn công việc tại từng
công đoạn.
- Tổ trưởng và giám sát điện theo dõi, kiểm tra chất lượng và cập nhật khối lượng sản
xuất hằng ngày, đối chiếu khối lượng thực tế yêu cầu gia công.
- Phân loại chi tiết yêu cầu mạ bề mặt để bàn giao với nhân viên phụ trách mạ.
- Trên mỗi chi tiết gia công phải được đánh số theo mã số ghi trên bản vẽ thiết kế.
- Tố trưởng tổ điện nhập lại kho vật tư còn thừa của mỗi đơn hàng sản xuất xong.
Trường hợp gia công lại (do thiết kế sủa đổi, do chấn hỏng, nhiều nguyên nhân khác).
Nhóm trưởng phải có yêu cầu của trưởng bộ phận khi gia công xong điền đầy đủ thông
tin (thời gian, số nhân công vào biểu mẫu để kiểm soát thời gian phát sinh).
- Tổ trưởng tổng hợp vật tư phụ, vật tư phục vụ sản xuất hằng ngày chuyển lên giám
sát. Giám sát tập hợp lại hằng tuần để công ty mua gấp.

SVTH: Hoàng Việt Quang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

2.1.5. Gia công Hàn, mạ Thiếc


2.1.5.1. Gia công Hàn
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất chi tiết của công đoạn Hàn do Nhóm trưởng cơ và
trưởng bộ phận cơ phân bố.
+ Nhóm trưởng cơ nhận bản vẽ sản xuất (file cứng), nhận biểu mẫu theo dõi khối
lượng sản xuất công đoạn Hàn từ Trưởng bộ phận cơ. Nhóm trưởng cơ xác nhận khối
lượng chi tiết công đoạn CNC bàn giao qua.
+ Kiểm tra kích thước, khối lượng đối chiếu với bản vẽ. Kiểm tra yêu cầu vị trí Hàn,
mối Hàn (dài, ngắn, phương pháp hàn).
- Để thực hiện tốt công việc gia công hàn tạo sản phẩm chất lượng cao, thời gian gia
công thấp, tổ viên tuân thủ bảng hướng dẫn công việc tại công đoạn.
- Nhóm trưởng và trưởng bộ phận cơ theo dõi kiểm tra chất lượng và cập nhập khối
lượng sản sản xuất hàng ngày, đối chiếu khối lượng thực tế, tiến hành bàn giao sản
phẩm cho công đoạn sơn.
- Trường hợp gia công lại (do thiết kế sửa đổi hay nhiều nguyên nhân khác). Tổ trưởng
tổ chấn phải có yêu cầu của giám sát cơ. Sau khi gia công xong điền đầy đủ thông tin
(thời gian, số nhân công vào biểu mẫu để kiểm sát thời gian phát sinh).
- Tổ trưởng tổng hợp vật tư phụ, vật tư phục vụ sản xuất hằng ngày chuyển giao lên
giám sát. Giám sát tập hợp lại hằng tuần đề xuất công ty mua gấp.
- Bản vẽ gia công xong bàn giao cho công đoạn sau xử lý.

2.1.5.2. Mạ Thiếc.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tổ điện và tiến độ giao hàng của từng JOB. Nhóm
trưởng điện phân công việc mạ thiếc đối với các chi tiết có yêu cầu như trong bản vẽ
kỹ thuật.
+ Nhóm trưởng sắp xếp xếp thứ tự phôi mạ để đảm bảo quá trình lắp ráp thuận lợi
nhất.
+ Nhân viên phụ trách mạ căn cứ công việc phân công nhận vật tư từ khâu gia công
đồng để tiến hành công việc mạ thiếc.
- Để thực hiện tốt công việc mạ thiếc tạo sản phẩm chất lượng cao, thời gian gia công
thấp, yêu cầu nhân viên mạ cầu tuân thủ hướng dẫn công việc tại công đoạn.
- Nhóm trưởng và trưởng bộ phận theo dõi, kiểm tra chất lượng và cập nhập khối
lượng sản xuất hằng ngày, đối chiếu khối lượng thực tế, tiến hành bàn giao sản phẩm
cho công đoạn sau.

SVTH: Hoàng Việt Quang 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

- Nhóm trưởng cơ nhập lại kho vật tư còn thừa của mỗi đơn hàng sản xuất xong.
Trưởng hợp gia công lại (do thiết kế sửa đổi, do chấn hỏng, nhiều nguyên nhân khác).
Nhóm trưởng phải có yêu cầu của trưởng bộ phận. Sau khi gia công xong điền đầy đủ
thông tin (thời gian, số nhân công vào biểu mẫu để kiểm soát thời gian phát sinh).
- Nhóm trưởng tổng hợp vật tư phụ, vật tư phục vụ sản xuất (hóa chất, thiếc nguyên
chất…) chuyển lên trưởng bộ phận. Trưởng bộ phận tập hợp lại để cập nhập vào file
vật tư tháng.
- Bản vẽ gia công xong bàn giao lại cho công đoạn sau.

2.1.6. Xử lý - sơn tĩnh điện


- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất công đoạn sơn cho từng công việc được bạn hành bởi
phòng kế hoạch và phân bố công việc của trưởng bộ phận cơ.
+ Nhóm trưởng sơn nhận bản vẽ sản xuất (file cứng), nhận biểu mẫu theo dõi khối
lượng sản xuất công đoạn sơn (theo biểu mẫu) từ trưởng bộ phận cơ.
+ Nhóm trưởng tổ sơn xác nhận khối lượng chi tiết của công đoạn hàn bàn giao, kiểm
tra khối lượng đối chiếu với bản vẽ.
+ Nhóm trưởng và trưởng bộ phận cơ theo dõi, kiểm tra chất lượng và cập nhập khối
lượng sản xuất hằng ngày, đối chiếu khối lượng thực tế, tiến hành bàn giao sản phẩm
cho công đoạn sau. Khối lượng bàn giao cho công đoạn nào đều ghi cụ thể trên biểu
mẫu gia công.
- Trường hợp gia công lại (do thiết kế sửa đổi hay nhiều nguyên nhân khác). Nhóm
trưởng tổ sơn phải có yêu cầu của trưởng bộ phận. Sau khi gia công xong điền đầy đủ
thông tin (thời gian, số nhận công vào biểu mẫu để kiểm sát thời gian phát sinh)
- Nhóm trưởng tổng hợp vật tư phụ, vật tư phục vụ sản xuất (Gas, bột sơn theo từng
loại màu, hóa chất) chuyển lên trưởng bộ phận. Trưởng bộ phận tổng hợp lại để cập
nhập vào file vật tư tháng.
- Bản vẽ gia công xong bàn giao cho công đoạn sau.

2.1.7. Kiểm tra trước khi lắp ráp


- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất công đoạn lắp ráp cho từng JOB:
+ Nhóm trưởng điện nhận bản vẽ lắp ráp từ trưởng bộ phận điện.
+ Trước 1 ngày nhóm lắp ráp cử người chịu trách nhiệm nhận và cung cấp vật tư trước
khi lắp ráp đến các công đoạn trước để kiểm tra và nhận bán thành phẩm chuẩn bị cho
công đoạn mình.

SVTH: Hoàng Việt Quang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

- Theo yêu cầu bản vẽ, tiến hành kiểm tra kích thước, số lượng, chiều dày, loại vật
liệu, kiểm tra cong vênh, kiểm tra bề mặt sơn, bề mặt lớp mạ về các thông số kỹ thuật
(chiều dày, độ bám dính, sơn mỏng, xót) và kiểm tra độ thẩm mỹ.
- Trong quá trình kiểm tra:
+ Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật thì yêu cầu bộ phận bàn giao tiến hành
sửa chữa.
+ Nếu sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật thì ký nhận bàn giao và lót giấy cẩn thận chuyển
lên vị trí lắp ráp.

2.1.8. Lắp ráp, đấu nối nhị thứ


- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất công đoạn điện và tiến độ giao hàng của từng JOB.
Trưởng bộ phận điện họp và phân công công việc lắp ráp vầ đấu nối nhị thứ cho từng
JOB.
- Nhóm trưởng nhận bản vẽ sắp xếp công việc từng công đoạn.
- Nhóm trưởng kiểm tra việc nhận vật tư theo tiến độ cấp vật tư cho từng JOB, phận
công nhân sự kiểm tra đúng mã hàng đúng số lượng yêu cầu.
- Đối với cửa tủ có gắn thiết bị, tổ trưởng kiểm tra việc nhận cửa từ tổ sơn trước khi
nhận phải kiểm tra có bị lỗi không nếu lỗi trả lại cho tổ sơn để xử lí. Nếu không bị lỗi
nhận về tiến hành lắp ráp tổ trưởng hướng dẫn cho các tổ viên cách thức lắp ráp của
các thiết bị theo yêu cầu của nhà sản xuất, các tổ viên trước khi lắp phải chú ý vật tư
ghi trên bản vẽ lắp cho tủ nào, đúng mã hàng, đúng số lượng.
- Để thực hiện tốt công việc lắp ráp và đấu nối tạo sản phẩm chất lượng cao, thời gian
lắp ráp thấp, tổ viên cần tuân thủ bản hướng dẫn công việc tại công đoạn và thực hiện
các bước kiểm tra theo biểu mẫu.
- Tất cả các sản phẩm phải hoàn thiện sẽ chuyển qua công đoạn QC kiểm tra.

2.1.9. QC kiểm tra


- Căn cứ theo kế hoạch sản xuất , tổ điện sẽ tiến hành bàn giao sản phẩm hoàn thiện
cho bộ phận QC kiểm tra.
- Trong quá trình kiểm tra QC phát hiện lỗi sẽ ghi lại cụ thể. Bộ phận QC sẽ làm việc
với trưởng bộ phận điện về tất cả các lỗi trên.
- Trưởng bộ phận điện sẽ làm việc với nhóm trưởng đấu nối - lắp ráp tiến hành xử lý
những lỗi của QC đưa ra. Tiến hành sửa chữa và cập nhập vào biểu mẫu. Sau khi sữa
chữa xong, QC tiến hành kiểm tra lại các lỗi đã sửa nếu đạt thì cho vệ sinh đóng gói.
Nếu chưa đạt thì yêu cầu tiếp tục công việc.

SVTH: Hoàng Việt Quang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

- Trưởng bộ phận ghi nhận lại trường hợp sửa đi sửa lại mà vẫn không đạt để phân
tích nguyên nhâ đưa ra biện pháp ( đào tạo lại tay nghề công nhân, nhân viên thiết bản
vẽ cần nghiên cứu kỹ, sâu hơn để thi công dễ dàng hơn…).
- Trưởng bộ phận ghi nhận lại tất cả các lỗi và tiến hành tổ chức cuộc họp với các bộ
phận liên quan rút kinh nghiệm cho đơn hàng kế tiếp.
2.1.10. Vệ sinh đóng gói.
Tất cả các sản phẩm trước khi đóng gói sẽ được tiến hành vệ sinh sạch sẽ (theo quy
định vệ sinh sản phẩm trước khi đóng gói). QC sẽ kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì chuyển
sang công đoạn đóng gói.

2.1.11 N.hập kho thành phẩm


- Căn cứ theo kế hoạch sản xuất, ngày nhập kho thành phẩm giao hàng đã thống nhất:
+ Bộ phận nhà máy in phiếu biên bản xuất xưởng và thông tin cho bộ phận giao nhận
để xuất hàng đến khách hàng.
+ Kiểm tra các hạng mục chính, ghi bổ sung các vật tư, thiết bị rời đi kèm phiếu yêu
cầu nhập.
+ Chuyển biên bản xuất xưởng cho QC kiểm tra đóng dấu xác nhận và trình giám đốc
nhà máy phê duyệt.
- Nhà máy tiến hành chuyển biên bản xuất xưởng cho bộ phận giao nhận làm thủ tục
xuất hàng.

SVTH: Hoàng Việt Quang 25


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TỦ ĐIỆN


TRONG TỪNG KHÂU TẠI CÔNG TY

3.1. Mục đích và phạm vi áp dụng


3.1.1. Mục đích
-Quy định các bước thực hiện việc kiểm soát trước khi xuất xưởng.
-Đảm bảo việc chất lượng sản phẩm xuất xưởng đạt các tiêu chí kiểm soát an toàn về
chất lượng và số lượng.
-Quy trình, văn bản này áp dụng đối với hệ thống quản lý chất lượng, tại Công ty cổ
phần STPower.

3.1.2. Phạm vi áp dụng


- Toàn bộ Công ty cổ phần STPower.

3.2. Thuật ngữ, định nghĩa, từ viết tắt và tài liệu viện dẫn
3.2.1. Định nghĩa
-Chất lượng: Là sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo kỹ thuật về mặt thiết kế, chức năng
vận hành, đảm bảo tiêu chuẩn đề ra.
-Quản lý kiểm soát: Các hoạt động kiểm soát nhằm mục đích xác nhận toàn bộ các
điều kiện, các chỉ tiêu đề ra phải đảm bảo tính kỹ thuật về sản phẩm một cách chính
xác nhất.
-Các thuật ngữ, định nghĩa có liên quan được sử dụng theo Tiêu chuẩn ISO 9000:2015.

3.2.2. Từ viết tắt


 GĐ :Giám đốc
 QMR/MR :Đại diện lãnh đạo về chất lương
 KTTC :Phòng Kế toàn tài chính
 P.KT :Phòng Kỹ thuật
 P.KD :Phòng Kinh doanh
 P.KH :Phòng kế hoạch
 HTQLCL :Hệ thống quản lý chất lượng
 TL :Tài liệu
 SX :Sản xuất
 NS :Hành chính nhân sự
 NM :Nhà máy
SVTH: Hoàng Việt Quang 26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

 QT :Quy trình
 ĐV :Đơn vị phòng ban

3.2.3. Tham khảo


-ISO 9001: Yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng.
-ISO 9000: Cơ sở và từ vựng.
-Các tiêu chuẩn quản lý ISO hiện hành (ISO 9001:2015; ISO 14001).
-Các chính sách quản lý liên quan của Công ty như: Chính sách chất lượng, chính sách
môi trường, sức khỏe,…
-Các hướng dẫn thuộc quy trình (nếu có).

3.3. Nội dung


3.3.1. Lưu đồ
Lưu đồ Người chịu trách nhiệm (PIC)

SVTH: Hoàng Việt Quang 27


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Nhân viên QC
Nhân viên điện

Nhân viên QC
Nhân viên điện

Nhân viên QC
Nhân viên điện

Nhân viên QC
Nhân viên điện

Nhân viên QC
Nhân viên điện

Nhân viên QC
Nhân viên điện

Nhân viên QC
Quản lý QC

3.3.2. Các bước kiểm tra chi tiết


Bước 1: Bắt đầu kiểm tra

Hạng mục Mức yêu cầu Tần Vật dụng Tài liệu Ghi chú
yêu cầu suất kiểm tra áp dụng

-Bảng ghi chép, Cần xác nhận 100% Bằng mắt Thực hiện Bước
bút viết các dụng cụ ban hành chuẩn bị
-Bản vẽ thiết yếu trước mẫu cho một
-Đồng hồ VOM khi tiến hành chuẩn để dự án cần
-Đồng hồ đo các so sánh họp các
điện thành viên
-Bút thử điện vào đầu
giờ lúc
SVTH: Hoàng Việt Quang 28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

-Kính bảo hộ triển trai


-Găng tay len

Bước 2: Kiểm tra phần cơ khí

Hạng mục Mức yêu cầu Tần Vật dụng Tài liệu Ghi chú
yêu cầu suất kiểm tra áp dụng

-Vỏ tủ -Chủng loại vỏ 100% Bằng Training Ghi chép


-Cửa -Độ cứng vững mắt, bằng thực tế, vào mẫu
-Nhãn -Độ siết ốc tay có hình kiểm tra
-Ốc vít -Độ cọ sát khi ảnh tham
-Bản lề mở cửa khảo
-Tay khóa -Độ xước tổng
-Màu sơn thể
-Tổng quan

*Chi tiết công việc: Khi các lỗi về cơ khí không đúng yêu cầu hay nằm ngoài bảng
mẫu như đã được thống nhất cần cập nhật chi tiết vào form mẫu và báo về lại cho
nhóm trưởng để khắc phục. Sau khi nhóm trưởng phân xưởng cho nhân viên khắc
phục cần cáo lại cho thành viên QC để kiểm tra lại.

Bước 3: Kiểm tra phần thiết bị

Hạng mục Mức yêu cầu Tần Vật dụng Tài liệu Ghi chú
yêu cầu suất kiểm tra áp dụng

-Các thiết bị -Đúng số lượng 100% Bằng Training Ghi chép


điện theo chi tiết và chủng loại mắt, bằng thực tế, vào mẫu
đơn hàng theo bản vẽ tay có hình kiểm tra
-Bản vẽ, bố trí -Đúng layout bố ảnh tham
thiết bị theo bản trí theo bản vẽ khảo
vẽ

SVTH: Hoàng Việt Quang 29


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

-Bút đánh dấu

*Chi tiết công việc: Dựa vào bản vẽ chi tiết cuối cùng để kiểm tra kiểm tra chi tiết
thiết bị và số lượng theo đúng yêu cầu của đơn hàng. Nếu phát hiện các lỗi, tình trạng
không đúng với bản vẽ, sai khác với yêu cầu đơn hàng cần cập nhật chi tiết vào Form
mẫu và báo cáo về lại cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng phối hợp với các bộ phận liên
quan để khắc phục. Sau khi khắc phục xong, cần báo lại cho thành viên QC kiểm tra
lại.

Bước 4: Kiểm tra đồng, đấu nối

Hạng mục Mức yêu cầu Tần Vật dụng Tài liệu Ghi chú
yêu cầu suất kiểm tra áp dụng

-Bản vẽ chi tiết -Đúng số lượng 100% Bằng Training Ghi chép
-Bản vẽ đấu nối và chủng loại mắt, bằng thực tế, vào mẫu
-Bản vẽ đồng theo bản vẽ tay có hình kiểm tra
(nếu có) -Đúng layout bố ảnh tham
-Cờ lê lực trí theo bản vẽ khảo
-Bút đánh dấu -Đảm bảo độ
cứng vững
-Các đệm vênh
tại các điểm siết
ốc đồng

-Bọc ghen cách


điện tại các vị
trí đấu nối, siết
ốc
-Thứ tự pha của
các dây điều
khiển

SVTH: Hoàng Việt Quang 30


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

*Chi tiết công việc: Về gia công lắp ráp đồng cần kiểm tra các điểm siết ốc có đệm
vênh không, các vị trí bọc ghen cách điện có được cắt bỏ tại các vị trí siết ốc trước khi
lắp không. Nếu quá trình kiểm tra tốt, nhân viên QC dùng bút đánh dấu tại các vị trí đã
kiểm tra ngẫu nhiên. Cuối cùng cần ghi chép chi tiết vào form mẫu và báo lại cho bộ
phận liên quan để khắc phục.

Bước 5: Kiểm tra khác

Hạng mục Mức yêu cầu Tần Vật dụng Tài liệu Ghi chú
yêu cầu suất kiểm tra áp dụng

-Nhãn tên, logo -Độ trầy xước 100% Bằng mắt Training Ghi chép
-Bản vẽ đính ngoại quan của thực tế, vào mẫu
kèm hoàn thiện sản phẩm có hình kiểm tra
cuối -Đúng bản vẽ ảnh tham
hoàn thiện cuối khảo
-Đúng nhãn tên,
logo thương
hiệu

*Chi tiết công việc: Ghi chép các lỗi, sai xót vào form để báo cho bộ phận liên quan
để khắc phục. Sau đó thành viên QC sẽ tiến hành kiểm tra lại.

SVTH: Hoàng Việt Quang 31


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Bước 6: Test tủ và kiểm tra các chức năng

Hạng mục Mức yêu cầu Tần Vật dụng Tài liệu Ghi chú
yêu cầu suất kiểm tra áp dụng

-Bản vẽ -Các chi tiết bắt 100% Bằng Training Ghi chép
-Tua vít buộc hoạt động mắt, máy thực tế, vào mẫu
-Dây điện đúng chức năng test tủ có hình kiểm tra
-Đồng hồ đo theo sơ đồ ảnh tham
cách điện, thông nguyên lý khảo
mạch -Cần tái khởi
động nhiều lần
cho việc đóng
cắt các chức
năng

*Chi tiết công việc: Kiểm tra tất cả các thiết bị theo từng trạng thái hoạt động, cập
nhật các thông số điện trở, điện áp vào form mẫu. Khi có bất kì vấn đề bất thường về
sản phẩm cần báo đến các bộ phận liên quan để nắm bắt và khắc phục

Bước 7: Kết thúc

Hạng mục Mức yêu cầu Tần Vật dụng Tài liệu Ghi chú
yêu cầu suất kiểm tra áp dụng

-Bản vẽ -Bản vẽ cuối và 100% Bằng mắt - -


form hoàn
thành được đính
kèm theo sản
phẩm

*Chi tiết công việc: Sau khi sản phẩm được test và hoạt động đúng sơ đồ nguyên lí,
cần đánh giá vào form hoàn thành. Cuối cùng đính kèm form đánh giá hoàn thành và
bản vẽ cuối theo tủ để đảm bảo sản phẩm đã được kiểm tra trước khi xuất xưởng.

SVTH: Hoàng Việt Quang 32


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Hình 3.1. Mặt trước form kiểm tra cuối

Hình 3.2. Mặt sau form kiểm tra cuối

SVTH: Hoàng Việt Quang 33


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Hình 3.3. Form kiểm tra chức năng tủ điện

SVTH: Hoàng Việt Quang 34


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC TẬP TẠI CÔNG


TY

STT Thời gian Công việc

1 19-24/06/2023 -Tìm hiểu các nội quy, quy định trong


Công ty
-Tham quan xưởng sản xuất, văn phòng
Công ty
-Tìm hiểu từng khâu sản xuất tại xưởng

2 26-30/06/2023 -Tìm hiểu, tham gia quy trình kiểm soát


nguyên vật liệu đầu vào tại khu nguyên
vật liệu.

3 03-07/07/2023 -Tìm hiểu các loại máy móc, làm video


hướng dẫn vận hành máy móc cho nhân
công mới

4 10-15/07/2023 -Xây dựng bảng nhận dạng, kiểm tra chất


lượng các nguyên vật liệu đầu vào
-Hỗ trợ lập hợp đồng nguyên tắc thuê dịch
vụ bảo trì-sửa chữa, phụ lục hợp đồng
nguyên tắc

5 17-30/07/2023 -Tìm hiểu, tham gia hỗ trợ kiểm soát chất


lượng tử điện trước khi xuất xưởng

SVTH: Hoàng Việt Quang 35


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN

Địa chỉ : 54 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng


Phone: (0236) - 3737869 / Fax (0236) - 3842771
Email: k.qlda@dut.udn.vn; Website : fpm.dut.udn.vn

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP ………………

Họ và tên sinh viên :………………………………………. Lớp : ………………

Cơ quan thực tập : ………………………………………………………………………

Địa chỉ : …………………………………………………………………………………

Thời gian thực tập : …………………………………………………………………….

Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập) : …………………………………….

I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP

A - Khả năng trí tuệ Xuất sắc Khá Trung bình Yếu

Thông minh, trí tuệ, khả năng sáng tạo

Khả năng thực hành

Hoài bão, khát vọng

B - Tính chất con người Xuất sắc Khá Trung bình Yếu

Khả năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin


(Kỹ năng thông tin)

Quan hệ trong tập thể

Khả năng tổ chức, lãnh đạo

SVTH: Hoàng Việt Quang 36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Tính thân thiện, năng động

SVTH: Hoàng Việt Quang 37


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

II. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC TẬP

A - Các công việc của sinh viên


Xuất sắc Khá Trung bình Yếu
thực hiện trong đợt thực tập

Tự tiếp xúc xin chỗ thực tập

Khả năng làm việc nhóm

Giờ giấc làm việc

Kiến thức tổng quát

Phương pháp làm việc

Khối lượng công việc

Khả năng tổng kết công việc

B - Bảng báo cáo thực tập Xuất sắc Khá Trung bình Yếu

Sự chuẩn bị báo cáo

Cấu trúc bản báo cáo

Cách diễn đạt

Khả năng phát triển

III. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY NGƯỜI HƯỚNG DẪN


(Tại cơ quan thực tập)
Ký tên, đóng dấu

SVTH: Hoàng Việt Quang 38


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

SVTH: Hoàng Việt Quang 39


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Huỳnh Anh

Nhận xét của GVHD:


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Điểm Ký xác nhận GVHD và GV bảo vệ thực tập

SVTH: Hoàng Việt Quang 40

You might also like