You are on page 1of 73

Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Lời mở đầu
Đã 4 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên em đặt chân tới Bách Khoa – ngôi
trường mà em hàng mong ước từ trước tới giờ. Mới ngày nào còn là một sinh viên
năm nhất đầy nhiệt huyết, đầy sức trẻ, đầy những hoài bão và ước mơ về những
năm tháng tươi đẹp tại Bách Khoa. Đến tận bây giờ, ngay khi em viết những dòng
này thì những ước mơ và sự nhiệt huyết đó vẫn theo em suốt một chặng đường
không phải quá dài, nhưng không phải quá ngắn – 4 năm học ở Bách Khoa nói
chung và Viện Kinh tế - Quản lý nói riêng luôn là một trải nghiệm mà em không
bao giờ quên trong suốt quãng đời còn lại của mình.

Lời đầu tiên, em xin được cảm ơn các thầy cô ở Viện Kinh tế - Quản lý nói
chung và những thầy cô ở Bộ môn Quản lý Công nghiệp nói riêng. Cảm ơn các
thầy cô rất nhiều về sự nhiệt tình, về sự tâm lý cũng như những kiến thức mà thầy
cô mang lại, một hành trang không thể thiếu đối với chúng em ngay chính bây giờ
và cả sau này. Cảm ơn Viện Kinh tế - Quản lý đã cho chúng em một môi trường
học tập cũng như phát triển bản thân một cách lành mạnh, đầy tính sáng tạo và đầy
tính thực tế giúp bọn em có thể gắn kết hơn với nhau.

Vừa qua, em có cơ hội được giới thiệu và tham gia thực tập ở phòng Kaizen
Team tại Tổng công ty may Bắc Giang (LGG) – một trong những đơn vị hàng đầu
về sản xuất các mặt hàng may mặc tại Việt Nam. Đây là một cơ hội cũng như là
một môi trường lớn để em có thể học hỏi và mang chính những kiến thức, lý thuyết
mà các thầy cô đã giảng dạy ở trên trường để thực hiện cũng như nghiên cứu, áp
dụng vào thực tế. Mặc dù hiện nay, thị trường đang xuất hiện ngày càng nhiều các
xí nghiệp, công ty sản xuất mặt hàng may mặc từ cả trong và ngoài nước, Tổng
công ty may Bắc Giang vẫn không ngừng phát triển và cải tiến liên tục để luôn trở
thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng may mặc tại Việt Nam.
Hệ thống nhà xưởng được trang bị các thiết bị hiện đại, quy củ từ kho nguyên phụ
liệu, đến cắt, may, đóng gói, kho thành phẩm theo một dòng chảy. Đồng thời, bên
trong hệ thống sản xuất được áp dụng theo phương thức LEAN, các chương trình

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 1


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

6S, KAIZEN được áp dụng và duy trì liên tục. Nhờ đó, nhà máy duy trì được năng
suất cao đồng thời cũng tạo và gia tăng được niềm tin đối với các khách hàng lớn
hàng đầu thế giới trong và ngoài nước.

Trong thời gian gần một tháng được thực tập tại công ty, em đã có cơ hội
được học hỏi được rất nhiều công việc khác nhau từ công việc cắt, may, đóng gói
cho đến cách kiểm tra chất lượng sản phẩm hay công việc vận chuyển, xuất kho…
Để hoàn thành báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GVHD của em
là TS.Nguyễn Thị Xuân Hòa, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai– trưởng phòng Kaizen
Team cùng với các anh chị trong phòng Kaizen Team đã hỗ trợ và ủng hộ em trong
suốt quá trình thực tập của em tại Tổng công ty may Bắc Giang (LGG).

Bài báo cáo của em gồm ba phần chính bao gồm:

• Phần I: Tổng quan chung về Tổng công ty may Bắc Giang (LGG)
• Phần II: Phân tích quản lý công nghiệp của Tổng công ty may Bắc
Giang (LGG)
• Phần III: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình thực tập và nghiên cứu em vẫn còn nhiều sai sót
và còn bị hạn chế bởi những kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy, em rất mong nhận
được những sự góp ý cũng như những nhận xét từ phía thầy cô để giúp em có thể
hoàn thiện tốt bài báo cáo của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bảo Duy

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 2


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

MỤC LỤC

Lời mở đầu ........................................................................................................................ 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 5

PHẦN 1: ...... TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY MAY BẮC GIANG LGG
.......................................................................................................................................... 7

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ........................................ 7

1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty may Bắc Giang LGG ...................................... 7

1.1.2. Quá trình phát triển của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG .................... 8

1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp ............................................................. 9

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp ...................................................... 10

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:.......................................... 13

1.3.1. Các cấp quản lý của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG ........................ 13

1.3.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức trong Tổng Công ty may Bắc Giang LGG 14

1.3.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Tổng Công ty
may Bắc Giang LGG ............................................................................................... 18

1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................ 27

PHẦN 2: . PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TRONG TỔNG CÔNG TY MAY
BẮC GIANG LGG ......................................................................................................... 33

2.1. Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp .............................................. 33

2.1.1. Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm ......................... 33

2.1.2. Quy trình công nghệ gia công sản phẩm và các chi tiết bộ phận của nó .. 42

2.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất trong các phân xưởng ............................. 46

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 3


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

2.1.4. Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp .............................................. 48

2.1.5. Nhận xét về hệ thống sản xuất của doanh nghiệp ..................................... 50

2.2. Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất ...................................................... 51

2.2.1. Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch ................................................... 51

2.2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất do doanh nghiệp và cho từng bộ phận
sản xuất chính .......................................................................................................... 51

2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của các bộ phận ............ 57

2.2.4. Nhận xét về công tác lập kế hoạch ........................................................... 59

2.3. Công tác quản lý vật tư .................................................................................... 60

2.3.1. Các loại vật tư được sử dụng trong sản xuất của doanh nghiệp ............... 60

2.3.2. Định mức tiêu hao vật tư và công tác lập kế hoạch nhu cầu vật tư .......... 62

2.3.3. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu............................................................... 63

2.3.4. Tổ chức công tác dự trữ vật tư trong doanh nghiệp .................................. 63

2.3.5. Nhận xét công tác quản lý vật tư tại doanh nghiệp ................................... 67

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP ................... 70

3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG. 70

3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp .................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 73

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 4


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1: Sơ đồ quá trình phát triển của LGG từ năm 1972 đến năm 2018 ..................... 9

Hình 1.2: Sơ đồ so sánh năng suất của LGG từ 2011 cho đến nay ................................ 10

Hình 1.3: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của LGG ở một số thị trường nước ngoài ............. 10

Hình 1.4: Kết cấu và các sản phẩm chủ yếu đang được kinh doanh của LGG ............... 11

Hình 1.5: Hệ thống nhà xưởng của LGG ........................................................................ 12

Hình 1.6: Công đoạn sản xuất trong các xí nghiệp của LGG ......................................... 12

Hình 1.7: Sơ đồ các cấp tổ chức của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG .................... 13

Hình 1.8: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của LGG .......................................................... 14

Hình 1.9: Sơ đồ quá trình sản xuất của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG................. 15
Hình 1.10: Sơ đồ quá trình đảm bảo chất lượng Quality Assurance (QA) của Tổng Công
ty may Bắc Giang LGG .................................................................................................. 16
Hình 1.11: Sơ đồ quá trình lên kế hoạch và quản lý vật liệu cho các đơn hàng của
UNIQLO. ........................................................................................................................ 17

Hình 1.12: Sơ đồ tổ chức quản lý cấp xí nghiệp ............................................................. 17

Hình 2.1: Hình ảnh sản phẩm mã hàng D1051297 của khách hàng Bosideng ............... 33

Hình 2.2: Hình dáng áo mã hàng D1051297 .................................................................. 36

Hình 2.3: Vị trí in thân trước áo mã hàng D1051297 ..................................................... 38

Hình 2.4: Kiểu dáng thân sau áo mã hàng D1051297 .................................................... 38

Hình 2.5: Kiểu dáng tay áo của áo mã hàng D1051297 ................................................. 39

Hình 2.6: Vị trí in tay áo của áo mã hàng D1051297 ..................................................... 40

Hình 2.7: Kiểu dáng lót áo của áo mã hàng D1051297 .................................................. 40

Hình 2.8: : Vị trí gắn nhãn xuất xứ và nhãn dây treo của áo mã hàng D1051297 .......... 41

Hình 2.9: Vị trí in túi đựng áo của áo mã hàng D1051297 ............................................. 41

Hình 2.10: Vị trí may nhãn HDSD, nhãn ID, nhãn TSSA của áo mã hàng D1051297 .. 42
Hình 2.11: Quy trình công nghệ gia công sản phẩm tại Tổng Công ty may Bắc Giang
LGG ................................................................................................................................ 42

Hình 2.12: Quy trình tại kho nguyên phụ liệu ................................................................ 43

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 5


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.13: Chuẩn bị lệnh sản xuất về thiết kế ................................................................ 44

Hình 2.14: Chuẩn bị lệnh sản xuất về công nghệ ........................................................... 44

Hình 2.15: Quy trình làm việc tại tổ cắt ......................................................................... 45

Hình 2.16: Quy trình làm việc tại chuyển may ............................................................... 45

Hình 2.17: Quy trình làm việc tại xưởng hoàn thiện ...................................................... 46

Hình 2.18: Sơ đồ mặt bằng Tổng Công ty may Bắc Giang LGG ................................... 48

Hình 2.19: Bảng kế hoạch tuần của tổ 17 thuộc Tổng Công ty may Bắc Giang LGG ... 54

Hình 2.20: Cách thức thực hiện kế hoạch tuần ............................................................... 55

Hình 2.21: Lệnh sản xuất tại tổ may 17 của áo mã hàng D1051297 .............................. 56

Hình 2.22: Thông báo giao hàng/lệnh giao hàng của mã hàng D1051297 ..................... 56
Hình 2.23: Quy trình đưa ra phát lệnh giao hàng của Tổng Công ty may Bắc Giang
LGG ................................................................................................................................ 57

Hình 2.24: Hệ thống Kanban thiết kế sản phẩm mẫu đặt tại phòng kỹ thuật ................. 58
Hình 2.25: Báo cáo tiến độ sản xuất tại xưởng của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG
........................................................................................................................................ 59
Hình 2.26: Cách bố trí hàng hóa hóa tại kho nguyên vật liệu của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG ..................................................................................................................... 60
Hình 2.27: Cách bố trí hàng hóa hóa tại kho phụ liệu của Tổng Công ty may Bắc Giang
LGG ................................................................................................................................ 61
Hình 2.28: Hàng sắp xếp không hợp lý .......................................................................... 64

Hình 2.29: Hàng mẫu xếp không gọn gàng tại kho nguyên phụ liệu ............................. 64

Hình 2.30: Giá để phụ liệu với thẻ Kanban thông tin ..................................................... 65

Hình 2.31: Sắp xếp phụ liệu và hộp phụ liệu trong kho chưa hợp lý ............................. 66

Hình 2.32: Bãi tập kết kho thành phẩm của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG ......... 67

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 6


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY


MAY BẮC GIANG LGG

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty may Bắc Giang LGG
Tổng công ty may Bắc Giang LGG. Tiền thân là Xí nghiệp may Lạng Giang
chi nhánh của Tổng công ty may Bắc Giang thành lập từ năm 1972 – đơn vị hàng
đầu về sản xuất áo jacket tại Việt Nam.

• Tên đầy đủ của công ty: Công ty CP–Tổng Công ty may Bắc Giang LGG.
• Tên tiếng Anh: Bac Giang LGG Garment Corporation.
• Thành lập năm: 1972.
• Trụ sở: thôn Bằng, xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
• Mã số thuế: 2400841850.
• Tổng giám đốc: Mr. Lưu Tiến Chung – Email: luuchung@lgg.vn –
Mobile: 090 343 4218.
• Phó tổng giảm đốc phụ trách kinh doanh: Mrs. Chu Thủy –
chuthuy@lgg.vn – Mobile: 097 725 5945.
• Facebook:www.facebook.com/bacgianglgg; www.facebook.com/lgg.vn
• Tổng diện tích: khoảng 12ha.
• Tổng chi phí đầu tư: 15.000.000 USD.
• Tổng số nhân sự: 4.700 (tính đến năm 2019).
• Năng lực sản xuất: 10.000.000 sản phẩm/năm. 69 chuyền may.
• Vốn điều lệ: 120.000.000.000 đồng (theo Giấy phép Đầu tư).
• Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng (theo Giấy phép Đầu tư).
• Tổng số cổ phần: 12.000.000 (theo Giấy phép Đầu tư).

Ngoài ra, Tổng công ty may Bắc Giang LGG có vị trí nằm tại xã Nghĩa
Hòa, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, gần tuyến đường cao tốc A1 xuyên suốt
từ Bắc vào Nam, cách sân bay Nội Bài 70km, cửa khẩu Lạng Sơn 110km, cảng

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 7


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hải Phòng 110km. Đây là vị trí đắc địa rất thuận lợi trong việc tiếp nhận nguyên
liệu, sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào
và đầy tiềm năng. Tất cả hợp lại đã tạo ra lợi thế lớn cho Tổng công ty may Bắc
Giang có những bước phát triển nhanh và bền vững.

1.1.2. Quá trình phát triển của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG
Trải qua gần 50 năm kể từ ngày thành lập, mặc dù đã và đang phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng Tổng Công ty may Bắc Giang LGG vẫn
vững bước để đi lên và phát triển qua các mốc thời gian quan trọng để đạt được
những thành tựu như ngày hôm nay:

• Năm 1972: Tiền thân là Xí nghiệp may Lạng Giang trực thuộc Xí nghiệp
may Hà Bắc trực thuộc công ty thương nghiệp Hà Bắc.
• Năm 1997: Công ty may Bắc Giang chính thức được thành lập trên cơ sở
xí nghiệp may Hà Bắc với khoảng 500 công nhân, bắt đầu tiến hành hạch
toán độc lập.
• Năm 2005: Cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước Công ty may Bắc
Giang thành Công ty Cổ phần may Bắc Giang.
• Năm 2008: Mở rộng sản xuất kinh doanh cơ sở sản xuất số 2 - Xí nghiệp
may Lục Nam tại thị trấn đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
• Năm 2011: Mở rộng sản xuất kinh doanh cơ sở sản xuất số 3 - Xí nghiệp
may Lạng Giang tại xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang,
Tổng Công ty may Bắc Giang được thành lập. Với những thành tích xuất
sắc đó, năm 2011 Công ty vinh dự được nhận huân chương lao động hạng
Nhì do chủ tịch nước trao tặng.
• Năm 2015: Công ty tiếp tục mở thêm chi nhánh thứ 4 - xí nghiệp may
Yên Dũng.
• Năm 2016: Công ty mua lại cổ phần của xí nghiệp ở Yên Thế với tỷ lệ
55%.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 8


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

• Tháng 6/2018: Xí nghiệp may Lạng Giang chuyển đổi mô hình trở thành
một doanh nghiệp độc lập với tên mới là Công ty Cổ phần Tổng công ty
May Bắc Giang LGG (viết tắt LGG).
• Được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình phát triển của LGG từ năm 1972 đến năm 2018
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Mặc dù sau khi được tách ra từ Tổng Công ty cổ phần may Bắc Giang với
chỉ có một nhà máy đặt ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang nhưng với nhu cầu ngày
càng cao về các mặt hàng may mặc ở cả trong nước và quốc tế, Tổng Công ty may
Bắc Giang LGG hiện nay vẫn có quy mô sản xuất lớn với diện tích khoảng 12ha
với 4 xí nghiệp sản xuất liên tục và 1 xí nghiệp số 5 đang được xây dựng với trang
thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất cùng với đó là khoảng trên 4700 cán bộ công nhân
viên hiện đang công tác tại Tổng Công ty. Nhà máy của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG được thiết kế và xây dựng với năng lực sản xuất 10 triệu sản phẩm/năm
trên 69 chuyền may đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra các thị
trường quốc tế khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu... Dự kiến trong năm 2019,
kim ngạch xuất khẩu của LGG đạt mức khoảng 200 triệu USD, tăng 30% so với
kim ngạch xuất khẩu năm 2018; thu nhập trung bình của người lao động đạt khoảng
8,5 triệu đồng/tháng; đồng thời thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 2500 lao
động trong năm 2019.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 9


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 1.2: Sơ đồ so sánh năng suất của LGG từ 2011 cho đến nay

Hình 1.3: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của LGG ở một số thị trường nước ngoài
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Theo giấy phép kinnh doanh số 2003000138 do sở kế hoạch và đầu tư Bắc
Giang cấp, các chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG
bao gồm:

• FOB và gia công, sản xuất hàng may sẵn (The North Face, Michael Kors,
Nepa, Crocodile, Marc O’polo, Burton, Kolon Sport…).
• Đào tạo nghề may công nghiệp.
• Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 10


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

• Mua bán phụ liệu may trong nước và xuất khẩu, mua bán hàng dệt may
trong nước và xuất khẩu.

Tổng Công ty may Bắc Giang LGG là công ty chuyên sản xuất các mặt
hàng may mặc trong nước và gia công, sản xuất hàng may sẵn cho các thương hiệu
lớn trên thế giới. Ngoài ra công ty còn đào tạo nghề may công nghiệp và mua bán
máy móc thiết bị công nghiệp cùng phụ liệu may và hàng dệt may trong nước lẫn
xuất khẩu. Các loại hàng hóa và dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang
kinh doanh: Áo khoác Jacket, quần kaki, áo Down JKT, áo Wellon JKT…

Hình 1.4: Kết cấu và các sản phẩm chủ yếu đang được kinh doanh của LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 11


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Thông tin về các nhà máy :


Tổng công ty may Bắc Giang LGG gồm 4 xí nghiệp may đang hoạt động
và 1 xí nghiệp đang được xây dựng mới nhưng đều được xây dựng qua một khuôn
mẫu các công đoạn gia công các sản phẩm may mặc theo Lean Production và
Kaizen gồm các công đoạn đã được tinh gọn từ sản xuất cho đến lưu kho: Cắt 
Chuyền may  Kiểm tra và đóng gói  Lưu trữ trong kho thành phẩm  Xuất
hàng.

Hình 1.5: Hệ thống nhà xưởng của LGG

Hình 1.6: Công đoạn sản xuất trong các xí nghiệp của LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 12


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:


1.3.1. Các cấp quản lý của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG

Hình 1.7: Sơ đồ các cấp tổ chức của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 13


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

1.3.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức trong Tổng Công ty may Bắc


Giang LGG

Hình 1.8: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 14


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 1.9: Sơ đồ quá trình sản xuất của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 15


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 1.10: Sơ đồ quá trình đảm bảo chất lượng Quality Assurance (QA) của
Tổng Công ty may Bắc Giang LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 16


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 1.11: Sơ đồ quá trình lên kế hoạch và quản lý vật liệu cho các đơn hàng
của UNIQLO

Hình 1.12: Sơ đồ tổ chức quản lý cấp xí nghiệp

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 17


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

1.3.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Tổng
Công ty may Bắc Giang LGG
❖ Tổng giám đốc:
• Hiện nay Tổng giám đốc của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG là
ông Lưu Tiến Chung. Là người đại diện theo pháp luật của Tổng
Công ty, điều hành hoạt động tại tất cả các bộ phận, xí nghiệp sản
xuất.
• Có trách nhiệm xây dựng, hoạch định chiến lược của Tổng Công ty,
chính sách và mục tiêu chất lượng thích hợp cho từng thời kì.
• Đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản.
• Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo.
• Phê duyệt các văn bản có liên quan đến toàn bộ hoạt động của tổng
công ty và các chi nhánh.
• Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ, công tác kế hoạch đầu tư
phát triển.
• Trực tiếp phê duyệt, thực hiện hoặc ủy quyền ký các hợp đồng
thương mại (mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, hang hóa, thiết bị, gia
công).
❖ Phó Tổng giám đốc:
• Tổng Công ty may Bắc Giang LGG có 2 chức vụ Phó Tổng giám
đốc là ông Tứ và bà Chu Thủy chịu trách nhiệm về 2 mảng khác
nhau là nhân sự và kinh doanh.
• Phụ trách công tác đều hành sản xuất của cơ sở được giao.
• Tham gia điều hành tiến độ sản xuất, giải quyết mọi khó khăn vướng
mắc trong quá trình sản xuất.
• Tìm khách hàng, thị trường, tiến hành xem xét và đề xuất ký kết hợp
đồng gia công.
• Quản lý kho hàng và cấp phát vật tư. Thanh lý nguyên vật liệu cho
khách hàng.
❖ Các phòng ban:
• Tất cả các phòng ban đều được quản lý bởi Tổng giám đốc (CEO).
• Một số phòng ban, chức vụ được chịu sự kiểm soát và quản lý trực
tiếp từ Tổng giám đốc như Kế toán trưởng; Phòng xuất, nhập khẩu;

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 18


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Nhóm Kaizen; Truyền thông; Nhóm công nghệ thông tin; Nhóm an
ninh nội bộ.
• Các phòng ban khác chịu sự kiểm soát của Phó tổng giám đốc và
Giám đốc điều hành: Nhân sự: Phòng nhân sự; Cơ điện công nghệ;
PCCC; Công đoàn; Đào tạo. Sản xuất: Phòng kế hoạch thị trường;
Phòng kĩ thuật; Kho; FOB. Quality do Giám đốc điều hành đảm
nhận: Trung tâm phát triển mẫu; Phòng Quality Assurance; Nhóm
FQC; Nhóm 5S.
• Các phòng ban sẽ hỗ trợ cho khu vực sản xuất gồm các xí nghiệp
1,2,3,4 và xí nghiệp 5 đang trên đà xây dựng nhằm đạt được năng
suất và hiệu quả làm việc cao nhất.
❖ Phòng Tài chính – Kế Toán:
• Tham mưu giúp việc cho Phó tổng giám đốc trong công tác kế toán
tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đảm bảo cho
quá trình sản xuất của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả
kinh tế cao.
• Quản lý nguồn vốn và quỹ công ty, thực hiện công tác tín dụng, kiểm
tra phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối thu chi,
báo cáo quyết toán, tính và trả lương cho công nhân. Thanh toán với
khách hàng, thực hiện nghĩa vụ của công ty với Nhà nước…
❖ Phòng xuất nhập khẩu: Quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối
ngoại, phân tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác nội
địa và nhập khẩu để cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất
kinh doanh và quản lý các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm do công ty
sản xuất, phân phối.
❖ Phòng Kaizen: Tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp, cải tiến
nhằm tăng năng suất, giảm tồn kho, giảm hao phí trong công việc tại các xí
nghiệp của Tổng công ty.
❖ Phòng truyền thông: Tham mưu giúp các nhà quản lý (Tổng giám đốc, Phó
Tổng giám đốc) các sự kiện truyền thông, các hoạt động quảng cáo thương
hiệu, quan hệ công chúng để từ đó nâng tầm thương hiệu, quảng bá rộng rãi

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 19


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

thương hiệu để có thêm các khách hàng tiềm năng mới và giữ các khách
hàng cũ cho Tổng Công ty.
❖ Phòng Công nghệ thông tin: Lắp đặt, cài đặt, sửa chữa, nâng cấp thiết
bị tin học, thiết bị mạng; trực tiếp phân bổ kết nối mạng; quản lý, đảm bảo
cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các hoạt động trong Tổng
Công ty.
❖ Phòng an ninh nội bộ: Chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ, an ninh trật
tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống bảo lụt, thiên tai.
❖ Phòng Hành chính – Nhân sự:
• Phụ trách công tác hành chính, y tế, vệ sinh môi trường, nhà ăn, căng
tin, các đánh giá về trách nhiệm xã hội của khách hàng.
• Phê duyệt các chi phí phục vụ sản xuất, các sửa chữa nhỏ về cơ điện,
định mức lao động, định mức vật tư.
• Phê duyệt các sửa chữa nhỏ khu văn phòng, tiền ăn hàng ngày, duyệt
mua sắm dụng cụ phục vụ cho nhà ăn, căng tin, dụng cụ cho công
tác vệ sinh và môi trường, chi phí điện thoại, bưu điện.
• Sắp xếp phương tiện lưu thông.
• Kiểm soát văn bản đi và đến, chuyển các văn bản đến các đơn vị có
liên quan.
• Quản lý con dấu của công ty.
• Quản lý, đề xuất mua sắm, bảo trì và thực hiện chế độ sử dụng các
dụng cụ và phương tiện làm việc, thiết bị thông tin, thiết bị văn
phòng, nhà xưởng.
• Lập sổ lao động, sổ BHXH, đăng ký nội quy lao động, đăng ký hợp
đồng lao động với Sở lao động.
• Quản lý lưu trữ hồ sơ CB, CNV.
• Liên lạc với các cấp chính quyền, các trường đào tạo để xác định
nguồn lao động…
❖ Phòng cơ điện và công nghệ:
• Chịu trách nhiệm mua các loại phụ tùng máy móc thiết bị, dụng cụ,
vật tư điện phục vụ sản xuất.
• Quản lý chung toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty.
• Lập hồ sơ lý lịch để quản lý thiết bị áp lực, nâng hạ, các thiết bị kiểm
tra đo lường và thử nghiệm, hệ thống máy phát điện, quản lý danh
mục máy móc thiết bị toàn công ty.
• Quản lý trực tiếp hệ thống điện, nồi hơi, trạm biến thế, cầu dao tổng.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 20


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

• Lắp đặt các loại thiết bị máy móc theo thiết kế.
• Kiểm tra các loại phụ tùng máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư cơ điện
trước khi nhập kho.
❖ Phòng đào tạo: Đào tạo tay nghề cho công nhân và cán bộ công nhân viên
giúp nâng cao tay nghề để từ đó đạt năng suất cao trong sản xuất.
❖ Nhóm phòng cháy chữa cháy: Với đặc điểm là một công ty may, LGG có
nhiều mối nguy hiểm về phòng cháy chữa cháy. Do đó cần có một phòng
ban túc trực và chịu trách nhiệm để tránh những hậu quả từ hỏa hoạn xảy
ra, đảm bảo an toàn cho cả tài sản lẫn tính mạng của các cán bộ công nhân
viên trong Tổng Công ty.
❖ Phòng Kế hoạch - Thị trường:
• Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác lập kế hoạch sản xuất hiệu
quả, triển khai kế hoạch sản xuất, nhận dạng từng khách hàng và đặc
điểm khách hàng để định hướng phát triển hàng hóa.
• Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng thời kỳ.
• Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và hoàn thiện các hồ sơ XNK
phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan.
• Đào tạo, bồi dưỡng, cải tiến nghiệp vụ cảu cán bộ về chuyên môn
nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu sản xuất.
• Thực hiện đối nội, phối hợp với các phòng ban trong việc phục vụ
đáp ứng sản xuất và hỗ trợ xí nghiệp trong công tác điều hành sản
xuất.
• Thực hiện các hoạt động đối ngoại.
• Triển khai và thực hiện về vấn đề tiết kiệm nguyên phụ liệu.
• Quản lý gia công ngoài như in, thêu, giặt, welding…
❖ Phòng Kỹ Thuật:
• Tính toán định mức nguyên phụ liệu tạm thời để làm cơ sở cho việc
tính giá thành sản phẩm.
• Ban hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn kỹ
thuật đối với các đơn hàng cho sản xuất.
• Nghiên cứu và thông tin về tính chất của nguyên phụ liệu và thông
tin cho các đơn vị trong công ty.
• Giải quyết các sự cố về kỹ thuật phát sinh trước và trong quá trình
sản xuất, thông tin chính xác, kịp thời cho các đơn vị sản xuất và các

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 21


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

đơn vị có liên quan về những góp ý của khách hàng, các chỉnh sửa
về kỹ thuật nếu có.
• Có quyền ngừng sản xuất nếu phát hiện các vi phạm về các vấn đề
kỹ thuật.
• Nghiên cứu cải tiến công cụ phục vụ sản xuất và thao tác sản xuất.

❖ Kho: Lưu trữ, quản lý, hạch toán các loại nguyên vật liệu, nguyên phụ liệu
cũng như các thành phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra trôi
chảy.
❖ Giám đốc điều hành:
• Phụ trách công tác điều hành sản xuất, xuất nhập khẩu.
• Duyệt vật tư cho xây dựng (khi có ủy quyền).
• Duyệt các bảng giá thành kinh doanh xuất nhập khẩu, các đề xuất
lập hợp đồng xuất nhập khẩu.
• Phê duyệt các văn bản của các dơn vị thuộc trách nhiệm và quyền
hạn được giao.
• Ký các hợp đồng và phụ kiện hợp đồng khi có phiếu đề xuất (đã được
phó tổng giám đốc duyệt).
• Giải quyết mọi vướng mắc với các cơ quan hữu quan Nhà nước về
xuất nhập khẩu và giải quyết với khách hàng về mọi phát sinh trong
quá trình xuất nhập khẩu.
• Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo cho Phó tổng giám đốc kết quả
của hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng và các nhu cầu cải
tiến.
• Nghiên cứu thiết kế và chế thử các sản phẩm.
• Tổ chức may mẫu, làm mẫu rập đối với các đơn hàng khi có yêu cầu.
• Chịu trách nhiệm thúc đẩy toàn bộ cá nhân, bộ phận trong công ty
nhận thức được các yêu cầu của khách hàng.
• Chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động của trung tâm phát
triển, QA, FQC, 5S team.
❖ Trung tâm phát triển mẫu: Đưa ra các sản phẩm mẫu tham mưu cho Giám
đốc điều hành để từ đó đưa ra các mẫu sản phẩm mới phục vụ thị trường
cũng như phục vụ khách hàng là các công ty lớn trên thế giới.
❖ Nhóm QA, FQC:
• Xây dựng cấu trúc, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 22


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

• Triển khai, duy trì thường xuyên việc thực hiện đánh giá nội bộ, đánh
giá theo từng khách hàng.
• Kiểm soát toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng bên ngoài xí nghiệp
trên các lĩnh vực liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.
• Kiểm soát toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng sản
phẩm trong tòan xí nghiệp, các quá trình liên quan trực tiếp, gián tiếp
của các đơn vị liên quan làm ảnh hưởng đến sản xuất.
• Tổ chức đào tạo kỹ năng kiểm tra chất lượng của các bộ phận, đánh
giá quản lý hệ thống chất lượng.
• Giám sát quá trình kiểm tra chất lượng trong toàn bộ quá trình hình
thành sản phẩm (từ khâu nhận nguyên phụ liệu đến khâu hoàn thiện
sản phẩm và xuất hàng).
• Kiểm tra giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các phòng
ban, xí nghiệp theo quy định của công ty.
❖ Nhóm 5S: Giám sát, chịu trách nhiệm cho việc các cán bộ công nhân viên
tại các phòng ban thực hiện tốt 6S để từ đó đảm bảo sự an toàn nâng cao
năng suất cho công việc sản xuất.
❖ Cấp xí nghiệp:
• Giám đốc xí nghiệp:
o Xây dựng kế hoạch và điều động các bộ phận chuẩn bị sản xuất
như: kỹ thuật, kế hoạch, mẫu xưởng, ke cữ, cơ điện, cắt đảm bảo
kịp thời cho sản xuất.
o Hàng tuần họp giao ban giữa các tổ trong XN, nắm và phân mức
khoán, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, vệ sinh máy
móc, nhà xưởng, trật tự nội bộ trong XN.
o Nắm tình hình chuẩn bị sản xuất, tiến độ hàng vào chuyền, hàng
ra chuyền và lịch giao hàng của XN một cách chặt chẽ.
o Mỗi một mã hàng giải chuyền xong, GĐXN họp cùng trưởng các
bộ phận liên quan đã cam kết trước khi giải chuyền, kết luận và
đưa ra những việc đã làm được và chưa làm được của các bộ phận
liên quan để khắc phục và chỉnh sửa luôn, đồng thời rút kinh
nghiệm chuẩn bị mã hàng sắp tới được tốt hơn .
o Kết hợp cùng PGĐXN kiểm tra diễn biến hàng ngày, phát hiện,
xử lý kịp thời các phát sinh trong quá trình sản xuất.
o Xây dựng nội quy, quy định riêng của XN để quản lý CBCNV
trong XN được tốt nhất.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 23


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

o Thường xuyên kiểm tra các bộ phận trong XN và đưa ra các biện
pháp chế tài xử lý những trường hợp vi phạm nội quy và quy định
của công ty và của XN.
o Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo : Nhân viên kinh tế, Phòng kỹ
thuật, Phòng kế hoạch của XN, thu hoá tổ, KCS XN, tổ cơ điện
XN, tổ cắt và tổ hoàn thiện.
• Phó giám đốc xí nghiệp:
- Đối với tổ giải chuyền mã mới :

o PGĐ XN chỉ đạo TT, TP học việc may mẫu và các khâu chuẩn
bị vào chuyền khác.
o Họp và kết luận việc học may mẫu và nghiên cứu của TT, TP sau
đó mới áp dụng cho vào chuyền .
o Chỉ đạo TT, TP phân nhóm giải chuyền sao cho phù hợp với từng
tổ quản lý.
o Luôn sát cánh cùng TT, TP để giải chuyền chắc, giải chuyền
nhanh, tạo không khí gấp rút của việc giải chuyền.
o Họp đánh giá cùng GĐXN về các bộ phận liên quan đã cam kết
trước khi giải chuyền để rút kinh nghiệm và thúc đẩy năng suất
nhóm tổ mình quản lý tốt hơn.
- Đối với hàng ổn định:

o Luôn gắn bó cùng TT, TP tháo gỡ những khó khăn cho tổ từ lao
động đến năng suất và chất lượng hàng.
o Xử lý mọi phát sinh và thay đổi về kỹ thuật, tìm hiểu nguyên
nhân ùn tắc trên chuyền giải quyết ngay cho tổ. Nếu không thể
giải quyết phải báo kịp thời cho GĐXN.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra và quán triệt đầu vào và đầu ra của các tổ
sao cho phù hợp, không được để ùn tắc trên chuyền nhiều.

- Kiểm tra thường xuyên năng suất và chất lượng của các tổ theo múi
giờ. Tổ nào không đạt nhắc nhở tổ trưởng và có phương pháp khắc phục
ngay.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 24


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

- Quan tâm và kiểm tra nhiều đến những tổ năng suất thấp, hướng dẫn
tổ trưởng điều tiết chuyền, cùng tổ trưởng tháo gỡ những vấn đề mắc
trên chuyền và thúc đẩy năng suất cùng tổ trưởng.

- Kiểm tra theo dõi việc ghi sổ sách của tổ trưởng, tổ phó, thu hoá tổ
may thường xuyên để nắm bắt tình hình hàng hoá của tổ rõ ràng.

• Tổ trưởng tổ may:
o Kiểm tra quá trình chuẩn bị vào chuyền (chuẩn bị thiết bị, NPL,
BTP vào chuyền, bố trí xếp chuyền).
o Kiểm tra cân đối chuyền.
o Theo dõi chấm công, bao cáo tiến độ sản xuất.
o Kiểm tra lao động làm việc, bố trí ghép chuyền những công đoạn
có lao động nghỉ.
o Kiểm tra số liệu, điều tiết chuyền theo múi giờ nhằm thúc đẩy
năng suất.
o Giải quyết phát sinh trong sản xuất cùng với tổ phó chất lượng
và tổ phó giải chuyền.
o Theo dõi quá trình sản xuất: vào chuyền, ra chuyền, kiểm hàng,
nhập hàng.
o Đôn đốc, kiểm tra công nhân vệ sinh máy móc, thiết bị giữa giờ,
cuối giờ.
o Kiểm tra việc thực hiện bảng khoán của công nhân, thưởng năng
suất cho công nhân.
o Khoán định mức ngày hôm sau cho công nhân.
o Quan tâm, đánh giá việc đào tạo công nhân mới.
o Khuyến khích công nhân tham gia chương trình Tài Trí Việt.
o Kiểm tra thực hiện nội quy, quy định của công ty và các chương
trình đang triển khai: 6S, thao tác, thi tuần…
o Lập kế hoạch làm việc hàng ngày.
o Làm dự kiến, kế hoạch tuần.
o Kiểm soát phiếu chi trả lương (khi kết thsuc mã hàng).
• Tổ trưởng tổ cắt:
o Quản lý tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, quản lý lao
động hàng ngày của tổ.
o Chịu trách nhiệm về chuẩn bị tổ chức sản xuất, đáp ứng kịp thời
cho các tổ may, đảm bảo về chất lượng và đủ về số lượng.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 25


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

o Kiểm tra tác nghiệp cắt, sơ đồ mẫu, bảng mầu, khổ vải trước khi
cắt.
o Cân đối lượng hàng các tổ may báo đưa ra tác nghiệp cắt để đảm
bảo hàng đều cho các tổ sản xuất.
o Xác định hao hụt trong quá trình sản xuất, các lỗi của cây vải nếu
vượt quá mức cho phép, phải lập biên bản báo cáo GĐ XN để
giải quyết.
o Hướng dẫn công nhân thực hiện tốt những lưu ý khi trải vải, cắt,
đục, bấm, in, thêu, ép mex, đánh số …như đã cam kết trong cuộc
họp chuẩn bị sản xuất của mã hàng mới.
o Hướng dẫn bộ phận cắt phá, cắt vòng, kiểm tra toàn bộ chất lượng
bán thành phẩm, nếu BTP lỗi tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và
đưa ra hướng khắc phục kịp thời.
o Kiểm tra bộ phận là, ép mex phải đảm bảo độ bám dính, độ co
của nguyên liệu, nếu quá mức cho phép phải báo cáo GĐXN và
kỹ thuật để có hướng xử lý nhanh.
o Luôn đôn đốc thúc giục năng suất các bộ phận trong nhà cắt để
đảm bảo kịp hàng cho tổ sản xuất, không phải chờ đợi hàng từ
nhà cắt.
o Luôn đưa ra biện pháp chế tài đối với các cá nhân và bộ phận
không làm đúng trách nhiệm mà tổ trưởng đã giao cho.
o Họp đánh giá kết quả giải chuyền với XN về các bộ phận liên
quan đã cam kết trước khi giải chuyền để rút kinh nghiệm và
chuẩn bị cho mã sau được tốt hơn.
• Tổ trưởng hoàn thiện:
o Nhận nhiệm vụ từ GĐXN.
o Quản lý chung về lao động, quản lý trang thiết bị phục vụ sản
xuất, bảo quản vật tư, hàng hoá và lao động hàng ngày.
o Nhận quy cách đóng gói, là, đóng thùng từ kỹ thuật và khách
hàng, hướng dẫn bộ phận bắn thẻ gấp gói theo đúng quy định.
o Chịu trách nhiệm về số lượng sản phẩm, quy cách đóng gói, kiểm
tra kích cỡ thùng, đóng hàng theo đúng list và đánh số thứ tự
thùng từ phòng kỹ thuật, hoặc chuyên gia khách hàng.
o Khi nhập và xuất hàng phải viết phiếu và có sổ theo dõi cụ thể.
o Trực tiếp phụ trách và điều hành bộ phận nhập hàng, bắn thẻ, gấp
gói đóng thùng.
o Thúc giục công nhân đẩy năng suất để kịp tiến độ xuất hàng.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 26


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

o Luôn đưa ra biện pháp chế tài với những cá nhân, bộ phận không
làm tốt nội quy, quy định của XN.
o Chị trách nhiệm trước GĐXN công việc được giao về việc ổn
định các công đoạn hoàn thiện, bốc công đúng thời gian.
 Các nhóm, phòng ban làm việc chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong công
việc từ đó giúp dòng thông tin được luân chuyển nhanh nhất để có thể đưa ra các
quyết định kịp thời nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu lỗi phát sinh từ thành
phẩm.

1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tổng Công ty may Bắc Giang LGG được thành lập từ ngày 30 tháng 6 năm 2018,
được tách ra từ Tổng Công ty may Bắc Giang trước đây. Do đó, các tài liệu về kinh
tế như bảng cân đối kế toàn, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chỉ được báo cáo từ ngày 1 tháng 7 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm
2018.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 27


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

31 tháng 12 năm 30 tháng 6 năm So sánh


STT Chỉ tiêu đánh giá
2018 (VNĐ) 2018 (VNĐ)
Tuyệt đối Tương đối
TÀI SẢN
I Tài sản ngắn hạn 246,179,845,119 144,057,309,943 102,122,535,176.00 70.89%
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 85,196,968,039 - 85,196,968,039.00
2 Các khoản thu ngắn hạn 104,696,702,574 33,780,757,099 70,915,945,475.00 209.93%
3 Hàng tồn kho 40,982,712,862 94,001,154,792 (53,018,441,930.00) -56.40%
4 Tài sản ngắn hạn khác 15,303,461,644 16,275,398,052 (971,936,408.00) -5.97%
II Tài sản dài hạn 279,810,112,372 271,416,274,244 8,393,838,128.00 3.09%
1 Tài sản cố định 198,294,499,602 204,940,016,859 (6,645,517,257.00) -3.24%
2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 69,040,237,647 62,870,837,647 6,169,400,000.00 9.81%
3 Tài sản dài hạn khác 12,475,375,123 3,605,419,738 8,869,955,385.00 246.02%
Tổng tài sản 525,989,957,491 415,473,584,187 110,516,373,304.00 26.60%
NGUỒN VỐN
I Nợ phải trả 260,465,757,426 224,800,047,078 35,665,710,348.00 15.87%
1 Nợ ngắn hạn 231,280,425,871 175,139,605,861 56,140,820,010.00 32.05%
2 Nợ dài hạn 29,185,331,555 49,660,441,217 (20,475,109,662.00) -41.23%
II Vốn chủ sở hữu 265,524,200,065 190,673,537,109 74,850,662,956.00 39.26%
1 Vốn chủ sở hữu 265,524,200,065 190,673,537,109 74,850,662,956.00 39.26%
2 Vốn góp chủ sở hữu 120,000,000,000 120,000,000,000 - 0.00%
3 Thặng dư vốn cổ phần 30,076,175,200 30,076,175,200 - 0.00%
4 Qũy đầu tư phát triển 54,000,000 54,000,000 - 0.00%
5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 115,394,024,865 40,543,361,909 74,850,662,956.00 184.62%
Tổng nguồn vốn 525,989,957,491 415,473,584,187 110,516,373,304 26.60%

Nguồn: Phòng Kế Toán

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG

(tại ngày 31 tháng 12 năm 2018) (Đơn vị: VNĐ)

Qua bảng cân đối kế toán rút gọn, trong kỳ 6 tháng sau khi vừa được thành lập,
tháng 12 năm 2018 so với tháng 7 năm 2018:

❖ Về phần Tài sản:


• Tài sản ngắn hạn tăng lên 102,122,535,176 VNĐ (tương đương
70.89%) sau một kỳ 6 tháng. Ở đây, tiền và các khoản tương đương
tiền tăng 85,196,968,039VNĐ và các khoản thu ngắn hạn cũng tăng
70,915,945,475VNĐ (chiếm 209.93%) so với 6 tháng trước cho thấy
sự phát triển vượt bậc của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG ngay
sau khi vừa được thành lập không lâu. Tuy nhiên, hàng tồn kho và tài

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 28


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

sản ngắn hạn khác giảm với lần lượt khoảng 53,018,441,930VNĐ
(giảm 56.40%) và 971,936,408VNĐ (giảm 5.97%) vào quý cuối cùng
của năm 2018 so với tháng 7 năm 2018.
• Hầu hết các danh mục của tài sản dài hạn đều tăng khá đồng đều: Các
khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác tăng lần lượt
6,169,400,000VNĐ (tăng 9.81%) và 8,869,955,385VNĐ (tăng
246.02%). Tuy nhiên lượng tài sản cố định lại có giảm với khoảng
6,645,517,257VNĐ (giảm 3.24%) vào tháng 12 năm 2018.
• Nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng tồn kho cũng như tài sản cố
định có sự tụt giảm khá mạnh là do Tổng Công ty may Bắc Giang
LGG sau khi được tách ra từ Tổng Công ty may Bắc Giang trước đây,
giờ đây đã áp dụng quy trình sản xuất mới (Lean Production) kết hợp
cùng việc đầu tư mạnh về việc cải tiến (Kaizen), phát triển liên tục, áp
dụng 6S trong tất cả các bộ phận nhằm loại bỏ các lãng phí, bất hợp
lý trong quá trình sản xuất. Từ đó, tăng năng suất lao động của công
nhân lên gấp đôi, giảm tồn kho đến 90% và giảm tỷ lệ lỗi đến khách
hàng 50%.

 Tổng tài sản của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG tăng lên
525,989,957,491VNĐ với mức tăng 26.60% cho thấy sự phát triển của Tổng Công
ty là khá nhanh khi chỉ vừa mới thành lập vào cuối tháng 6 năm 2018.

❖ Về phần nguồn vốn:


• Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 35,665,710,348VNĐ (tăng
15.87%), tuy nhiên phần tăng này chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng
56,140,820,010VNĐ (tăng 32.05%) trong khi đó nợ dài hạn giảm
xuống 20,475,109,662VNĐ (giảm 41.23%). Điều này cho thấy Tổng
Công ty đang có sự mở rộng trong công tác sản xuất với xí nghiệp 5
đang được xây dựng.
• Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 74,850,662,956VNĐ với sự tăng lên
của phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 184.62%).

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 29


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

 Nguồn vốn từ việc tăng lên của nợ phải trả cũng từ đó mà tăng lên
525,989,957,491VNĐ cũng với mức tăng 26.60% như phần tài sản.

❖ Qua những dữ liệu của bảng cân đối kế toán, ta có thể đánh giá được công
tác quản lý tài chính của công ty dựa trên một vài chi tiêu tài chính vào cuối
tháng 12 năm 2018:
• Mức sinh lời:
Lợi nhuận sau thuế
o ROA = x 100 = 14.231%
Tổng tài sản bình quân

 Khi Công ty bỏ 100 đồng Tài sản thì tương ứng sẽ có lãi
khoảng 14.231 đồng Lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
o ROE = x 100 = 28.191%
Vốn chủ sở hữu bình quân

 Khi Công ty bỏ 100 đồng Vốn chủ sở hữu thì tương ứng sẽ
có lãi khoảng 28.191 đồng Lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
o ROS = x 100 = 12.854%
Doanh thu bình quân

 Khi Công ty bỏ 100 đồng Doanh thu thì tương ứng sẽ có


lãi khoảng 12.854 đồng Lợi nhuận.

• Vòng quay hàng tồn kho:


o Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho tháng 6/2018 +
Hàng tồn kho năm 12/2018)/2 = 67,491,933,827 VNĐ.
o Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho
trung bình = 6.669

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 30


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG (Năm 2018) (Đơn vị: VNĐ)
Giai đoạn từ ngày 20 tháng 6 năm 2018
Mã số
đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 (VNĐ)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 582,337,928,364


Các khoản giảm trừ doanh thu 02 -
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 582,337,928,364

Giá vốn hàng bán 11 -450,110,579,611

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 132,227,348,753

Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,526,986,248

Chi phí tài chính 22 -4,570,404,314

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2,460,268,837

Chi phí bán hàng 25 -6,411,246,897

Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 -30,638,720,263

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 93,133,963,527

Thu nhập khác 31 410,714,048

Chi phí khác 32 2,100,000

Lợi nhuận khác 40 408,614,048

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 93,542,577,575

Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 -18,688,914,619

Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 74,853,662,956

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 6,238


Nguồn: Phòng Kế Toán
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ ngày 20 tháng 6
năm 2018 cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, ta thấy:
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá mạnh với
582,337,928,364VNĐ. Do không có các khoản giảm trừ doanh thu
nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đúng bằng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với 582,337,928,364VNĐ.
Tuy nhiên ta có thể thấy rằng giá vốn hàng bán cũng đã giảm một
lượng khá lớn với 450,110,579,611VNĐ.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 31


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

• Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng trưởng khá
rõ rệt với 132,227,348,753VNĐ, doanh thu hoạt động tài chính là
2,526,986,248VNĐ cùng với đó là các chi phí hoạt động: Chi phí tài
chính: 4,570,404,314VNĐ; Chi phí lãi vay: 2,460,268,837VNĐ; Chi
phí bán hàng: 6,411,246,897VNĐ; Chi phí quản lý doanh nghiệp:
30,638,720,263VNĐ.
• Về phần lợi nhuận, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp
đạt 93,542,577,575VNĐ sau khi trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành
là 18,688,914,619VNĐ, tổng lợi nhuận sau thuế TNDN là
74,853,662,956VNĐ.

 Tổng Công ty may Bắc Giang LGG sau một kỳ 6 tháng đi vào hoạt động đã có
được những sự phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng
Tổng Công ty trở nên lớn mạnh, minh chứng bằng việc tổng tài sản cũng như tổng
lợi nhuận sau thuế TNDN đều tăng chỉ sau một kỳ làm việc ngắn.

 Cho thấy những bước đi đúng đắn cũng như áp dụng những công nghệ, cải tiến
kỹ thuật sản xuất của Tổng Công ty đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho sự phát triển
ngày một lớn mạnh của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG.

 Áp dụng các phương pháp Kaizen nhằm cải tiến cả về mức năng suất trên dây
chuyền. Tổng Công ty may Bắc Giang LGG là một công ty gia công, nguyên vật
liệu hoàn toàn đến từ các khách hàng đặt hàng tại Tổng Công ty, do đó giá vốn
hàng bán trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mang giá trị âm. Vòng
quay hàng tồn kho của Tổng Công ty ở mức khá cao 6.669, ta có thể thấy được
khả năng quản trị kho của doanh nghiệp là khá tốt. Do loại hình sản xuất của Tổng
Công ty chủ yếu là gia công sản phẩm, vòng quay hàng tồn kho cao không ảnh
hưởng nhiều mà còn giảm chi phí lưu kho cho doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 32


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TRONG


TỔNG CÔNG TY MAY BẮC GIANG LGG

2.1. Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp


2.1.1. Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
2.1.1.1. Kết cấu sản phẩm

Do Tổng Công ty may Bắc Giang LGG sản xuất chủ yếu dưới hình thức gia
công theo đơn hàng đến từ nhiều khách hàng lớn, gồm nhiều chủng loại sản phẩm
với số lượng lớn, chu kì sản phẩm ngắn, xen kẽ nhau với nhiều công đoạn… Vì
vậy, kết cấu các sản phẩm cũng như các yêu cầu kỹ thuật của từng mặt hàng mà
Tổng Công ty sản xuất là khác nhau. Sau đây là ví dụ về một mã hàng đặc trưng,
sản xuất với số lượng khá lớn, phân bố gia công ở xí nghiệp 2, mẫu áo với mã hàng
D1051297 của hãng BOSIDENG, một khách hàng quen thuộc của Tổng Công ty
với nhiều mẫu mã được thuê gia công tại đây.

Hình 2.1: Hình ảnh sản phẩm mã hàng D1051297 của khách hàng Bosideng

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 33


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Bảng 2.1: Kết cấu sản phẩm mã hàng D1051297 – Khách hàng BOSIDENG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 34


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

STT TÊN CHI TIẾT S/L STT TÊN CHI TIẾT S/L

VẢI CHÍNH VẢI LÓT TAFETA

1 Thân trước trái (in) 1 1 Thân trước trái lót 1

2 Thân trước phải 1 2 Thân trước phải lót 1

3 Lót túi sườn trên phải 1 3 Túi ốp trong to 1

4 Lót túi sườn dưới phải (in) 1 4 Túi ốp trong nhỏ 1

5 Nối lót túi sườn phải 1 5 Lót túi ốp trong 1

6 Lót túi sườn trên trái 1 6 Nối lót túi ốp trong 1

7 Lót túi sườn dưới trái 1 7 Khung bổ túi ốp trong 1


Dây treo túi R = 3.8cm. TP =
8 1 8 Sườn lót 2
1cm, cắt dọc trong cầu
9 Sườn 2 9 Thân sau lót 1

10 Thân sau 1 10 Tay trước lót 2

11 Tay trước trái 1 11 Tay sau lót 2

12 Tay trước phải (in) 1 12 Đệm mác cổ R = 3cm 1

13 Tay sau 2 KẸP TẦNG

14 Cổ ngoài 1 1 Thân trước 4

15 Cổ trong 1 2 Sườn 4

16 Nẹp đỡ chính 1 3 Thân sau 2

17 Nẹp đỡ lót 1 4 Tay trước 4


Dây treo cửa tay R = 2.5cm, TP
18 2 5 Tay sau 4
= 0.7cm, cắt dọc trong cầu
Dây treo cổ R = 2.5cm, TP =
19 1 6 Cổ ngoài 2
0.7cm, cắt dọc trong cầu
BÔNG 80G1 7 Giằng cửa tay 4

1 Nẹp đỡ chính 1 8 Giằng cổ (cắt dọc R = 3cm) 2

DỰNG N4949 9 Giằng ngắn 8

1 Nẹp đỡ chính (giáp lần) 1

Bảng 2.2: Bảng thống kê chi tiết mã hàng D1051297

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 35


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

2.1.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm mã H003:

• Đặc điểm: Áo Jacket nam, 2 lớp, có túi bên phải sườn, có túi bên trái
sườn, tay áo giằng, có bông.
• Hình dáng: Tham khảo sản phẩm mẫu và hình ảnh.

Hình 2.2: Hình dáng áo mã hàng D1051297


2.1.1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật

• Quy cách sử dụng chỉ kiểm tra theo bảng màu sản xuất + áo mẫu:
o Chỉ tex 24: Dùng cho các đường trần, mí, diễu mặt trên.
o Chỉ tex 30: Dùng cho các đường chắp lần, bọ.
o Chỉ tex 60: Dùng cho các đường chắp lót.
o Chỉ tex 40/2: Dùng cho các đường vắt sổ lót.
o Chỉ tex 40/2: Dùng cho các đường vắt sổ lần.
• Quy các sử dụng kim:
o Kim 9 đầu tròn: Sử dụng cho các đường trần, mí, chắp.
o Kim 11FFG: Dùng cho các đường vắt sổ.
o Kim 12FFG: Sử dụng cho các vị trí bọ.
• Quy cách đường may:
o Các đường diễu mặt ngoài: 10 mũi/1 ink.
o Các đường chắp: 12 mũi/1 ink.
o Các đường vắt sổ: 14 mũi/1 ink.
o Thân trước và cổ áo.
o Thân trước và cổ áo.
1. Thân trước và cổ áo

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 36


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

o Sống cổ chắp 1 kim vắt sổ 3 chỉ, đường may lật xuống cổ lót  mí
lé lên cổ lót 0.1cm.
o Đường trần ở cổ trần thấm xuống cổ lót.
o Tra cổ chắp 1 kim, đường may lật xuống chân.
o Sống khóa TP 1.2cm  mí xung quanh cơi túi 0.1cm. Bọ cơi túi/4:
Dài bọ 1.4cm, rộng bọ 0.18cm, bài 18, số mũi 56, tốc độ bọ 1500 
bọ trùng lên đường mí túi.
o Xung quanh lót túi chắp 1 kim vắt sổ 3 chỉ.
o Lót túi bên phải khi mặc cạnh trên có gắn dây treo  2 cạnh dây treo
mí 0.15cm  Dây gập đôi TP dây treo rộng 3/8”, dài 2.5”.
o Nẹp đỡ TP 2.2cm có 3 đường. Đường mí cách mép 0.15cm  đường
bẻ gập nẹp đỡ cạnh đầu cổ TP: 1”.
o Sống khóa nẹp TP 1.5cm  Củ khóa bẻ cách dây dệt khóa 0.3cm tra
sát cổ (tham khảo sản phẩm mẫu)  củ khóa cách gấu 0.2cm.
o Mí nẹp khóa 0.1cm  Bọ chân khóa nẹp/4: Dài bọ 1cm, rộng bọ
0.18cm, bài 18, số mũi 56,tốc độ 1500  bọ trùng đường chỉ mí.
o Sườn áo chắp 1 kim vắt sổ 3 chỉ, đường may lật về sườn sau  mí
0.1cm.
o Giằng sườn trước/2, cử động 1.5cm, vị trí theo patton.
o Sườn sau giằng trực tiếp  chặn giằng cách gấu 4” ghim chạy thằng
xuống đên gấu (tham khảo áo mẫu kẹp chỉ).
2. Vị trí in thân trước
• In thân trước bên trái khi mặc
o Cỡ S: Cạnh hình in cách tâm khóa nẹp 5.5cm, cạnh trên hình in cách
đỉnh vai 19.6cm.
o Cỡ M: Cạnh hình in cách tâm khóa nẹp 6cm, cạnh trên hình in cách
đỉnh vai 20.2cm.
o Cỡ L: Cạnh hình in cách tâm khóa nẹp 6.6cm, cạnh trên hình in cách
đỉnh vai 21.1cm.
o Cỡ XL: Cạnh hình in cách tâm khóa nẹp 7.3cm, cạnh trên hình in
cách đỉnh vai 22cm..
o Cỡ XXL: Cạnh hình in cách tâm khóa nẹp 7.8cm, cạnh trên hình in
cách đỉnh vai 22.9cm.
o Chú ý: Hình in phải được nằm cân giữa đường trần.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 37


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.3: Vị trí in thân trước áo mã hàng D1051297


3. Thân sau
o Thân sau + sườn sau chắp 1 kim vắt sổ 3 chỉ  đường may lật lên
sườn  mí 0.15cm.
o Vai áo chắp 1 kim vắt sổ 3 chỉ, đường may lật về thân sau.
o Thân sau có gắn dây khuy, vị trí theo patton  dây khuy mí 2 cạnh
0.1cm  TP 0.7cm  cạnh gập mí dây treo quay xuống thân.
o Dài dây treo dài 2”  khoảng cách 2 con bọ bên trong dài 1.5”.
o Bọ dây khuy/4: Dài bọ 0.6cm, rộng bọ 0.18cm, bài 4, số mũi 31, tốc
độ 1500  bọ trùng đường chỉ mí.
o Gấu áo may chun lycra TP 0.9cm đường mí cách mép dây 0.15cm.
o Chú ý: Khi may xong vòng gấu phải đúng dáng, đầu gấu 2 phải cân
nhau tránh bị xệ, trúc đầu gấu. Dây ke phải ôm sát đường may.

Hình 2.4: Kiểu dáng thân sau áo mã hàng D1051297

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 38


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

4. Tay áo
o Sống tay chắp 1 kim, vắt sổ 3 chỉ đường may lật về tay to  mí
0.1cm.
o Bung tay chắp 1 kim, vắt sổ 3 chỉ đường may lật về tay sau.
o Đường chắp bụng tay có dây khuy, vị trí theo patton  cạnh gập mí
dây khuy quay về tay trước.
o Dây treo cửa tay dài 1.5” khoảng cách 2 con bọ bên trong dài 1”.
o Bọ dây khuy/4: Dài 1cm, rộng 0.18cm, bài 13, số mũi 35, tốc độ
1500  bọ trùng lên đường mí.
o Tra tay chắp 1 kim vắt sổ 3 chỉ  đường may lật lên thân  mí
0.1cm  điểm bắt đầu đi và lại mũi tại gầm nách (tham khảo sản
phẩm mẫu).
o Cửa tay may chun lycra TP: 0.9cm  điểm can chun lycra trùng với
đường tra bụng tay có chặn bọ.
o Bọ cửa tay/2: Dài 1cm, rộng 0.18cm, bài 13, số mũi 35, tốc độ 1500
 bọ trùng với đường mí cửa tay.
o Giằng nách/2, vai/2, bụng tay/2  cử động giằng 1.5cm  vị trí gắn
giằng theo patton.

Hình 2.5: Kiểu dáng tay áo của áo mã hàng D1051297


• Vị trí in tay áo: In tay áo bên phải khi mặc, hình in nằm cân giữa ô chần thứ
2 từ cửa tay lên. (Vị trí in tham khảo patton).

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 39


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.6: Vị trí in tay áo của áo mã hàng D1051297


5. Lót áo: Toàn bộ đường may chắp 1 kim vắt sổ 3 chỉ
o Túi lót bên trong có khóa có thêm một túi ốp lên túi có khóa.
o Miệng cơi túi khóa TP 1.2”  xung quanh miệng túi khóa mí 0.1cm.
o Bọ túi khóa/2: Dài bọ 1.2cm, rộng bọ 0.18cm, bài 15, số mũi 42, tốc
độ 1500.
o Viền miệng cơi túi lót TP 1/2” bọ 2 đầu miệng túi/2: Dài bọ 1.2cm,
rộng bọ 0.18cm, bài 18, số mũi 42, tốc độ 1500.
o Vị trí ốp túi lót theo patton.
o Xung quan lót túi vắt sổ 1 kim 3 chỉ  gập mí xung quanh túi lót
0.1cm.
o Sườn trước lót đương may lật về sườn sau.
o Sườn sau lót đường may lật về thân sau.
o Vai áo đường may lật về vai sau.

Hình 2.7: Kiểu dáng lót áo của áo mã hàng D1051297


6. Vị trí nhãn xuất xứ và nhãn dây treo
o Nhãn xuất xứ và nhãn dây treo gắn cân giữa cổ họng cổ lót thân sau.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 40


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

o Khoảng cách 2 cạnh ngoài của dây treo 7.2cm, cạnh trên dây treo
cách cổ họng cổ thân sau 0.3cm.

Hình 2.8: : Vị trí gắn nhãn xuất xứ và nhãn dây treo của áo mã hàng D1051297
• Vị trí in túi đựng áo: Hình in cân giữa túi đựng áo bên phải khi mặc.

Hình 2.9: Vị trí in túi đựng áo của áo mã hàng D1051297


7. Vị trí may nhãn HDSD, nhãn ID, nhãn TSSA
o Nhãn HDSD may xỏa gắn tại sườn trước bên phải khi mặc, cạnh
dưới nhãn HDSD cách mép gấu 6”.
o Nhãn ID may xỏa gắn cân giữa dưới nhãn HDSD.
o Nhãn TSSA may xỏa gắn dưới nhãn ID, cạnh trên nhãn TSSA bằng
cạnh mép trên nhãn HDSD (tham khảo sản phẩm mẫu và hình vẽ
mình họa).
✓ Chú ý: Nhãn HDSD dùng chung
✓ Nhãn ID theo trị trường, chung cỡ
✓ Nhãn TSSA dùng chung

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 41


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.10: Vị trí may nhãn HDSD, nhãn ID, nhãn TSSA của áo mã hàng
D1051297
• Các đường may làm theo áo mẫu, mẫu sản xuất, tài liệu khách hàng giao
cho.
• Tất cả các con bọ trên áo bọ trùng với đường chỉ mí, không bị bám bờ.
• Sườn áo bên có mác HDSD, không là trực tiếp tránh làm hỏng mác.
• Nếu có sự khác biệt giữa áo mẫu và tài liệu, báo cáo PKT để kịp thời xử lý.
2.1.2. Quy trình công nghệ gia công sản phẩm và các chi tiết bộ phận của

1. Quy trình công nghệ gia công sản phẩm

Tổng Công ty may Bắc Giang LGG sản xuất rất nhiều loại sản phẩm trên
nhiều dây chuyền thuộc các xí nghiệp khác nhau nhưng tất cả các sản phẩm đều
tuân theo một quy trình công nghệ duy nhất.

Hình 2.11: Quy trình công nghệ gia công sản phẩm tại Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG
Khi sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn:

Khi phát hiện ra lỗi ở sản phẩm:

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 42


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

2. Nội dung cơ bản của các khâu trong quy trình


• Kho nguyên phụ liệu
NGƯỜI
STT LƯU TRÌNH NL NHIỆM VỤ HÌNH ẢNH
PHỤ TRÁCH
1. - Kế hoạch nhận thông tin về số lượng đơn hàng .
1 THÔNG TIN KẾ HOẠCH - Nhận checklist và chứng từ lô hàng làm cân đối.
KHÁCH HÀNG - Chuyển thông tin, chứng từ lô hàng xuống kho.

2 - Nhận đơn đặt hàng, bảng cân đối, kế hoạch hàng về


THỦ KHO từ phòng kế hoạch
TIẾP NHẬN
2 THÔNG TIN KẾ TOÁN - Nhận chứng từ nhập từ phòng Kế hoạch.
KẾ HOẠCH

3. THỦ KHO - Thủ kho vào sổ nhật ký nhập hàng.


CN KHO - CN xuống hàng, tập kết vào khu vực chờ kiểm.
KẾ TOÁN - Kế toán lập biên bản giao nhận thừa thiếu số kiện
so với chứng từ nhập.
3 NHẬP KHO
- Kế toán nhập dữ liệu lô hàng vào sổ theo dõi nhập.

- Căn cứ vào chứng từ nhập, CN kiểm NL chi tiết theo


4 từng lô hàng, mã hàng.
CN KHO - Lập biên bản giám định NL về các vấn đề thừa, thiếu,
sai mầu, sai quy cách, sai chủng loại gửi Kế toán kho
4 GIÁM ĐỊNH và CB đơn hàng để cân đối và báo KH.
- Người phụ trách đơn hàng vào sổ Nhập- Xuất- Tồn
theo đơn, mã hàng vể
5 - Phân loại NL
CN KHO - Căn cứ vào packinglist, thông tin trên cây vải, CN
PHÂN LOẠI NL phân loại nguyên liệu, phân mã, phân mầu, phân lot.
5 PHÂN MẦU, -Mỗi khoang có biển ghi đầy đủ thông tin để nhận biết.
PHÂN LOT

6 - CN tiến hành cắt đầu cây theo mỗi lô, mã, mầu, lot.
Không đạt

- Ghi sổ theo dõi cắt đầu cây cụ thể, chi tiết.


- Giao đầu cây cho QA để làm shade band kiểm tra ánh
CN KHO mầu duyệt với khách hàng cần phải ký nhận rõ ràng.
6 CẮT ĐẦU CÂY - Đối với vải đi trần, Cn cắt đầu cây trước khi gửi vải đi
trần, và sau khi vải trần về
7 - Lập kế hoạch kiểm vải.
CN KHO - Chuẩn bị dụng cụ, tài liệu, vệ sinh máy móc.
QA KHO - Thực hiện theo lưu trình kiểm vải
Không đạt

7 CHỜ KIỂM TRA,


XỬ KIỂM
LÝ SOÁT

8 - Đo khổ vải của từng loại vải.


Đạt CN KHO - Ghi phiếu rõ ràng và báo cho Kỹ thuật.
Đạt
ĐO KHỔ, BÁO KỸ
8 THUẬT

9 - Nhận lệnh sx, bảng mầu, đm từ kế hoạch và Kỹ thuật.


- Nhận giấy báo hàng từ tổ cắt.
CN KHO - CN tiến hành soạn NL theo giấy báo hàng.
- Cấp phát cho tổ theo giấy báo hàng, theo giờ quy định.
CẤP PHÁT - Mỗi lần phát NL ghi vào sổ chi tiết phát NL rõ ràng và
9 NGUYÊN LIỆU
phải có chữ ký của người nhận hàng.

Hình 2.12: Quy trình tại kho nguyên phụ liệu

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 43


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Khi nhập nguyên phụ liệu về, bộ phận kho sẽ xuống hàng, tập kết vào khu
vực chờ kiểm. Căn cứ vào chứng từ nhập, công nhân kiểm chi tiết theo từng lô
hàng, mã hàng. Sau khi lập biên bản giám định, cân đối và báo lại khách hàng thì
phân loại theo mã, màu, lot. Công nhân tiến hành cắt đầu cây, kiểm và đo khổ vải.

• Lệnh sản xuất


Chuẩn bị sản xuất về thiết kế và công nghệ sản xuất:

Hình 2.13: Chuẩn bị lệnh sản xuất về thiết kế


Tổng Công ty tiếp nhận đơn hàng cùng các tài liệu kỹ thuật về thiết kế, nguyên
phụ liệu, rập mẫu của khách hàng giao cho để có thể gia công. Nhân viên phòng
kỹ thuật sẽ tiến hành dịch tài liệu (nếu cần thiết), kiểm tra tài liệu, rập có khớp
nhau, có gắn nhãn, thừa khuy, đính nút không? Nghiên cứu và sửa lỗi khi thiết kế
có sai lệch không thể tạo ra sản phẩm tốt. Sau đó triển khai may mẫu và giao cho
khách hàng kiểm tra duyệt mẫu, thử nghiệm độ co, rút của vải, keo. Điều tiết giác
sơ đồ, làm hoàn chỉnh tiêu chuẩn kỹ thuật. Đưa bản tiêu chuẩn xuống các phòng
QA, chuyền, phòng rập, quy trình, may mẫu, duyệt mẫu ủi, kiểm hóa. Sau khi
khách hàng duyệt mẫu và đồng ý thì tiến hành sản xuất.

Hình 2.14: Chuẩn bị lệnh sản xuất về công nghệ


Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật về quy cách may, vị trí nhãn mác…, làm
bảng màu nguyên liệu, phụ liệu. Xây dựng bản lưu trình dòng chảy của bán thành

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 44


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

phẩm trên chuyền, từng vị trí công nhân, vị trí máy móc ở các công đoạn. Bố trí
mặt bằng chuyền theo lưu trình đã xây dựng, điều chỉnh cho hợp lý.

• Tổ cắt:

Hình 2.15: Quy trình làm việc tại tổ cắt


Khi nhận nguyên liệu từ kho, tổ cắt tiến hành trải vải theo đúng yêu cầu của
lệnh sản xuất, sau đó đặt sơ đồ mẫu giấy lên và cắt theo mẫu. Tiếp đến là bóc tập
– phối kiện, chia số các chi tiết đã cắt thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã
hàng để điều động rải chuyền,tập hợp tất cả các chi tiết đồng bộ của một sản phẩm
vào một vị trí. Xong rồi đánh số và chuyển sang khu kiểm tra bán thành phẩm. Nếu
đạt thì nhập kho bán thành phẩm để cấp lên chuyền.

• Tổ may

Hình 2.16: Quy trình làm việc tại chuyển may


Sau khi nhận bán thành phẩm từ tổ cắt, mỗi công nhân đảm nhiệm một công
đoạn tiến hành may các chi tiết, tùy vào độ phức tạp của từng công đoạn mà quy

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 45


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

định số vốn ở công đoạn đó. Chính công nhân và tổ phó chất lượng phải luôn kiểm
tra chất lượng bán thành phẩm ở công đoạn trước chuyển sang và sau khi xong
công đoạn của mình. Sau khi lắp ráp các chi tiết lại thành áo hoàn chỉnh thì chuyển
sang khu vực thu hóa để nhặt chỉ, tẩy dầu. Đối với áo 2 lớp thì sau khi may xong
1 lớp sẽ có thu hóa cụm ở giữa chuyền để kiểm tra chất lượng. Cuối cùng là kiểm
tra cuối chuyền (KCS), kiểm tra các thông số thành phẩm, các yêu cầu kỹ thuật
theo tài liệu. Nếu có lỗi thì trả lại công đoạn đó để sửa, nếu đạt thì cập nhật số
lượng và chuyển hoàn thiện.

• Tổ hoàn thiện:

Hình 2.17: Quy trình làm việc tại xưởng hoàn thiện
Thành phẩm từ chuyền may chuyển xuống khu vực là hơi, sau đó qua khu vực
kiểm tra cuối cùng (BF checking), nếu phát hiện lỗi thì trả lại chuyền may. Sản
phẩm đạt được phân loại kích cỡ để gắn thẻ. Với những mặt hàng dễ làm gãy kim
thì sẽ có yêu cầu phải dò kim hoặc khách hàng yêu cầu phải sấy thì sẽ qua phòng
sấy. Khi đã đạt yêu cầu, thành phẩm được gấp vầ đóng gói theo đúng quy cách của
khách hàng. Số lượng thùng hàng và cách đóng thùng cũng được làm đúng như
khách hàng yêu cầu. Khi có lệnh xuất thì hàng sẽ từ kho hoàn thiện xuất đi luôn.

2.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất trong các phân xưởng
Tổng Công ty May Bắc Giang LGG chủ yếu gia công hàng may mặc xuất
khẩu. Các loại mặt hàng của công ty là áo Jacket, quần áo thể thao, quần…với số
lượng, chủng loại, mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng.
Các sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu như: yếu tố kỹ thuật, kiểu dáng, mẫu mã,

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 46


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

chất lượng, quy cách sản xuất và số lượng đóng gói theo đúng yêu cầu của khách
hàng.

Nguyên liệu chính của ngành may là vải, còn lại là chỉ, cúc, khóa, mex,
mác, dây chun…Tại Tổng Công ty May Bắc Giang LGG, nguyên vật liệu chủ yếu
do khách hàng tự cung cấp, một phần nhỏ nhập từ các công ty dệt trong nước. Quy
trình may tương đối phức tạp, có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có nhiều
bước. Tổng Công ty May Bắc Giang LGG sử dụng loại hình gia công hàng may
mặc trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, sản xuất hàng loạt theo đơn hàng. Khi
có đơn đặt hàng, dựa trên thông tin đơn hàng thì bộ phận kế hoạch sẽ cân đối lại
vật tư gửi lại cho khách hàng, trao đổi và thống nhất. Bộ phận kỹ thuật sẽ có thiết
kế mẫu, tính định mức tiêu hao, thông số thành phẩm… để phù hợp với nguyên
vật liệu được giao cũng như sự hợp lý của sản phẩm sau khi sản xuất. Sau đó đưa
sang phòng cắt mẫu để cắt mẫu rồi may mẫu, in thêu nếu có…và hoàn thành sản
phẩm mẫu. Tiếp đến sẽ gửi lại để khách hàng kiểm duyệt sản phẩm mẫu, nếu đạt
yêu cầu thì sẽ lên kế hoạch và đưa vào sản xuất. Do vậy, hình thức tổ chức sản
xuất chính là theo chuyên môn hóa kết hợp với dây chuyền không cố định. Chuyên
môn hóa thể hiện ở chỗ như xưởng cắt thì chuyên cắt, chuyền may chuyên may,
hoàn thiện chỉ hoàn thiện…mỗi bộ phận làm đúng chức năng của mình. Còn sản
xuất theo dây chuyền thể hiện ở chỗ là bán thành phẩm được chuyển từ công đoạn
này sang công đoạn tiếp theo để ra sản phẩm hoàn chỉnh. Dây chuyền không cố
định là do mỗi mặt hàng khác nhau, chúng có những yêu cầu về các loại chi tiết
khác nhau khiến xí nghiệp lại phải sắp xếp lại các vị trí công việc, vị trí máy móc,
công việc tiêu chuẩn cho công nhân sao cho phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.
Số lượng vốn bán thành phẩm trên chuyền tùy vào độ phức tạp và thời gian tác
nghiệp của chi tiết đó tại từng bộ phận (dao động từ 5-20). Cứ đủ số vốn bán thành
phẩm thì sẽ chuyển sang công đoạn tiếp theo. Ưu điểm của hình thức này là dễ
quản lý bán thành phẩm, giảm thời gian vận chuyển giữa những công đoạn cách
xa nhau. Nhưng nhược điểm là gây ra ùn đọng vốn trên chuyền, đặc biệt tại những

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 47


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

công đoạn nút cổ chai của chuyền, làm mất mỹ quan và đình trệ sản xuất nếu không
hộ trợ kịp thời.

Mỗi xí nghiệp trong công ty chuyên sâu làm chủ một giai đoạn công nghệ
và một số loại sản phẩm riêng biệt với mục đích tạo ra khối lượng sản phẩm lớn,
chất lượng cao.

2.1.4. Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp

Hình 2.18: Sơ đồ mặt bằng Tổng Công ty may Bắc Giang LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 48


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.19: Sơ đồ bố trí dây chuyền tại xí nghiệp 3 của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 49


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

2.1.5. Nhận xét về hệ thống sản xuất của doanh nghiệp


Về quy trình công nghệ của sản phẩm, tuy mỗi mã sản phẩm có những yêu
cầu kỹ thuật riêng và trình tự các bước công việc khác nhau, song đều đi qua những
công đoạn chính giống nhau tạo thành một dòng chảy từ nguyên vật liệu đến kho
thành phẩm. Quy trình công nghệ của công ty được phân chia một cách rõ ràng
giữa các bộ phận, giúp cho việc theo dõi và kiểm soát dễ dàng hơn (cắt, may, hoàn
thiện). Tổng Công ty cũng đã áp dụng đúng quy trình như tiêu chuẩn đã đề ra.

Về hình thức tổ chức của các phân xưởng, mỗi xí nghiệp là một nhà máy
thu nhỏ, trong đó bao gồm các công đoạn chính để hình thành nên sản phẩm. Từ
cắt, may, đến hoàn thiện, các bộ phận làm đúng chuyên môn của mình trong phạm
vi xí nghiệp. Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp, chịu toàn bộ trách nhiệm điều hành
xí nghiệp của mình, dưới sự chỉ đạo của công ty. Mỗi xí nghiệp có thế mạnh về
tay nghề và chuyên môn hóa ở những loại sản phẩm khác nhau, dễ dàng cho việc
lập kế hoạch sản xuất, vì đã có kinh nghiệm.

Nhìn vào sơ đồ mặt bằng ta thấy có những điểm đã hợp lý song song với
những điểm chưa được hợp lý. Những điểm đã hợp lý như vị trí kho ngay gần cổng
chính, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên phụ liệu về. Các bộ phận của mỗi xí
nghiệp tập trung lại với nhau, giúp cho bán thành phẩm luân chuyển dễ dàng.

Bên cạnh đó, còn những điểm chưa hợp lý như cổng ra vào của công ty
chưa thực sự thuận tiện, vì mặc dù là ba cổng với mục đích tránh được chiều ra –
vào chen chúc nhau, nhưng ba cổng lại liền kề nhau và cùng chung một lối đi nên
không tránh khỏi tắc nghẽn. Khoảng cách giữa kho và các xí nghiệp khá lớn, các
khối văn phòng cũng xa các xí nghiệp làm mất thời gian đi lại. Xưởng cắt của xí
nghiệp 3, 4 cách xưởng may qua lối đi lại chính của công ty, và qua dốc cao nên
mỗi lần đi lấy bán thành phẩm phải đẩy lên dốc, có khi làm rơi bán thành phẩm.
Nhà vệ sinh khá xa so với xưởng, khiến công nhân mất thời gian đi lại gây ra nhiều
lãng phí. Tại xưởng 1, nhà cắt ở giữa 2 xưởng may làm gián đoạn sự theo dõi, tốn
thời gian vận chuyển bán thành phẩm sang cả 2 xưởng. Thành phẩm từ tổ 1,2,3,56

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 50


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

khi xong phải vận chuyển qua sân đi lại để sang khu hoàn thiện, cũng gây ra lãng
phí vận chuyển. Xưởng 2, 3, 4 có cấu trúc 2 tầng, khiến việc vận chuyển bán thảnh
phẩm giữa các khâu khó khăn và tốn thời gian hơn.

2.2. Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất


2.2.1. Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch
Dự báo nhu cầu: Đặc trưng của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, nên
việc tìm hiểu nhu cầu thị trường rồi dự báo nhu cầu gần như không cần thiết. Việc
mà công ty cần dự báo đó là năng suất và tiến độ hoàn thành của từng mã hàng để
đảm bảo đúng thời hạn giao hàng như hợp đồng. Dựa vào đặc điểm của mã hàng
sắp tới và mã hàng mà đã sản xuất có sự giống nhau đến mức độ nào, năng suất
của mã hàng trước ra sao để dự báo thời hạn hoàn thành sản lượng đề ra. Dự báo
sự biến động của nguồn hàng.

Kết cấu sản phẩm, quy trình công nghệ và định mức kỹ thuật do khách hàng
yêu cầu. Dựa vào tài liệu của khách hàng gửi đến, so sánh xem có phù hợp với cơ
sở thiết bị, trình độ nhân công, tiến độ hoàn thành có đáp ứng được không mới
quyết định triển khai đơn hàng. Sau khi nhận sản phẩm mẫu rồi may mẫu, nếu có
thể thì bộ phận kỹ thuật sẽ rút ngắn tối đa các khâu thực hiện mà vẫn đảm bảo yêu
cầu khắt khe của khách hàng.

Nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp, họ kiểm soát từ số lượng đến
chất lượng. Công ty chỉ gia công để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Dựa vào tiến độ,
năng lực sản xuất và năng suất của từng bộ phận sản xuất để lên kế hoạch và định
mức cấp phát nguyên phụ liệu cho hợp lý, đảm bảo đáp ứng đúng và đủ với số
lượng đã được khách hàng thuê gia công.

2.2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất do doanh nghiệp và cho từng bộ
phận sản xuất chính
Kế hoạch được thực hiện tại Tổng Công ty may Bắc Giang LGG gồm ba
loại: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn
(5 năm trở lên) thường liên quan đến các hướng phát triển mở rộng nhà máy – sau

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 51


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

5 năm được thành lập, Tổng Công ty may Bắc Giang LGG hiện đang xây dựng xí
nghiệp số 5 nhằm mở rộng nhà máy, tăng công suất hoạt động. Kế hoạch trung hạn
(từ 1 đến 5 năm) thường liên quan đến các hướng phát triển, cải tiến công việc sản
xuất, nâng cấp đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nhằm tăng năng suất để đáp ứng
nhu cầu ngày càng khắt khe đến từ các khách hàng. Kế hoạch ngắn hạn là loại kế
hoạch được lập ra từng tuần, tháng, năm để từ đó có thể phân công công việc cho
từng bộ phận sản xuất nhằm hoàn thành đúng hạn các đơn hàng. Do thời gian thực
tập rất ngắn nên em xin trình bày những tìm hiểu về kế hoạch ngắn hạn của công
ty.

Trưởng phòng kế hoạch tiến hành xác nhận đơn hàng (tìm kiếm đơn hàng,
chọn lọc, làm giá CMP – gia công). Sau đó phó phòng nhận đơn hàng đã xác nhận
từ trưởng phòng, triển khai, cân đối kế hoạch tuần, tháng và kế hoạch khách hàng
của khu vực. Nhân viên phòng kế hoạch sẽ lập và cân đối kế hoạch theo khách
hàng, theo tuần, tháng theo từng xí nghiệp quản lý kịp thời, chính xác, hiệu quả.
Làm lệnh và phát các loại lệnh sản xuất, xuất hàng…lưu giữ khách hàng theo file.
Phân tích, lưu giữ thông tin, hình ảnh, doanh thu chi tiết theo mã hàng, khách hàng,
cập nhật và báo cáo vào ngày 25 hàng tháng về doanh thu dự kiến tháng tới, cuối
tháng phân tích doanh thu của tháng thực hiện.

Sau khi tìm nguồn hàng và tiếp nhận đơn hàng, theo 2 vụ Đông – Xuân, bộ
phận kế hoạch sẽ sắp xếp kế hoạch trước 6 tháng. Trong bảng kế hoạch tổng thể
sẽ có các thông tin khách hàng, mã hàng, nhãn hiệu, loại hàng, sản lượng, ngày đặt
hàng, ngày giao hàng. Từ kế hoạch tổng thể sẽ xây dựng kế hoạch khách hàng, kế
hoạch tháng, tuần để lưu hành nội bộ.

❖ Phương pháp lập kế hoạch tuần:

Dựa trên đơn hàng đã ký kết với khách hàng, ban lãnh đạo Tổng Công ty
may Bắc Giang LGG đưa ra một kế hoạch tồng thể sản xuất để từ đó có thể đưa ra
số lượng các mã hàng cần sản xuất vào kế hoạch tuần cho các xí nghiệp, tổ sản
xuất. Kế hoạch tuần có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống của công việc,

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 52


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

nó định hướng ngắn hạn cho các bộ phận liên quan nhằm chuẩn bị cho sản xuất
của cả công ty. Để đánh giá kế hoạch tuần có đạt được hiệu quả hay không cần dựa
trên 7 tiêu chí chính:

• Đạt hiệu quả cao nhất trong công việc (doanh thu cao nhất có thể).
• Phù hợp để có thể áp dụng vào chuyền may (các dòng sản phẩm
giống nhau có thể có chuyền may giống nhau)
• Đáp ứng được yêu cầu đến từ khách hàng (chất lượng sản phẩm đạt
yêu cầu và giao hàng đúng thời gian đã thỏa thuận)
• Ưu tiên năng lực sản xuất cho các mã hàng lớn và là thế mạnh của
doanh nghiệp được đưa vào chuyền trước
• Kế hoạch được thực hiện liên tục không gián đoạn, không bị chia
hàng sang chuyền khác, xí nghiệp khác
• Hoạch định chuyền may về chủng loại mặt hàng và khách hàng
• Có ít nhất một mã dự phòng cho cả dây chuyền

Để đáp ứng các tiêu chí trên, cần căn cứ vào:

• Chủ động cập nhật thông tin về mã hàng đến từ khách hàng
• Kiểm tra các sản phẩm mẫu, sửa đổi cho phù hợp với dây chuyền
• Tham khảo nhận định các kỹ thuật và sản xuất về năng suất, chất
lượng sao cho phù hợp với dây chuyền sản xuất
• Kiểm soát tiến độ - tìm hiều sâu về chuyền sản xuất để có con số sát
ngày nhất ngày kết thúc chuyền, đảm bảo giao hàng cho khách hàng
đúng thời hạn
• Thông tin mẫu sản phẩm và nhận xét từ phòng kỹ thuật
• Theo sự chỉ dẫn của lãnh đạo

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 53


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.20: Bảng kế hoạch tuần của tổ 17 thuộc Tổng Công ty may Bắc Giang
LGG
❖ Phương pháp lập kế hoạch tháng:

Kế hoạch tháng có nhiệm vụ đưa ra các phương án thực hiện một cách cụ
thể nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn. Để lập
được kế hoạch tháng, ta cần căn cứ vào:

• Kế hoạch tuần chi tiết đã xác nhận (các mã hàng đã cố định).


• Số lượng khách hàng có kế hoạch nhưng chưa xác nhận.
• Căn cứ vào số chuyền mà khách hàng đã đặt
• Căn cứ vào chiến lược của lãnh đạo cho từng khách hàng.

Mục đích của kế hoạch tháng nhằm:

• Nhận định năng lực sản xuất hàng tháng.


• Nhận định lượng hàng từ khách hàng.
• Điều chỉnh giành năng lực phù hợp cho khách hàng.
• Có kế hoạch và chiến lược cho hàng hóa theo tháng và mùa.
• Căn cứ để chủ động tìm nguồn hàng.
❖ Phương pháp lập kế hoạch khách hàng:

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 54


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

❖ Xí nghiệp vận dụng kế hoạch tuần, lệnh sản xuất, lệnh giao hàng:
• Kế hoạch tuần:

Hình 2.21: Cách thức thực hiện kế hoạch tuần

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 55


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Kế hoạch tuần được đưa về các bộ phận có liên quan, mỗi bộ phận dựa vào
đó để lập kế hoạch triển khai và điều độ để đảm bảo đúng nhiệm vụ
• Lệnh sản xuất:

Hình 2.22: Lệnh sản xuất tại tổ may 17 của áo mã hàng D1051297
Lệnh sản xuất được phát đi trước 4 ngày đối với mã hàng thường và 6
ngày đối với mã hàng in/thêu/chần bông. Phải thể hiện rõ ngày vào chuyền, tình
trạng NPL, thời gian đồng bộ NPL, còn lại (nếu thiếu). Thay đổi lệnh sản xuất
hay giao hàng phải ghi chú rõ ràng lý do thay đổi và triển khai kịp thời đến các
bộ phận có liên quan
• Lệnh giao hàng:

Hình 2.23: Thông báo giao hàng/lệnh giao hàng của mã hàng D1051297

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 56


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.24: Quy trình đưa ra phát lệnh giao hàng của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG
Trường hợp không kịp giao hàng, bộ phận quản lý đơn hàng đàm phán với
khách hàng để giao hàng theo thực tế sản xuất. Kết quả làm việc ngày giao hàng
thực tế của xí nghiệp có thể được khách hàng chấp nhận và có thể không chấp
nhận.
Nếu khách hàng không chấp nhận, bộ phận Kế hoạch và Quản lý đơn hàng cùng
kết hợp với xí nghiệp để có được hướng giải quyết đáp ứng tiến độ giao hàng cho
khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Đối với xí nghiệp. nếu
không đảm bảo tiến độ giao hàng, cần linh hoạt tìm mọi biện pháp để đáp ứng
ngày giao hàng.
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của các bộ phận
❖ Tại phòng kỹ thuật, khi một mã hàng mới được chuyển về kèm theo đó là
nguyên phụ liệu và các tài liệu kỹ thuật. Sẽ tiến hành cắt mẫu rồi may mẫu,
sau đó gửi cho khách hàng kiểm tra và chỉnh sửa nếu cần. Tiếp đó là các bộ
phận nhỏ trong phòng kỹ thuật như chỉnh mẫu, giác mẫu, bảng màu, quy
trình và công nghệ đồng thời cùng chuẩn bị cho mã hàng sắp vào chuyền.
Tất cả các tài liệu của phòng kỹ thuật phải hoàn thành và gửi cho các bộ
phận sản xuất trước ngày vào chuyền 3-4 ngày. Khi chuẩn bị xong mã hàng
này, thì các bộ phận của phòng kỹ thuật tiếp tục dựa vào kế hoạch tuần để
chuẩn bị tài liệu cho mã hàng tới. Mọi thông tin đều được cập nhật lên bảng
Kanban đặt tại phòng kỹ thuật.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 57


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.25: Hệ thống Kanban thiết kế sản phẩm mẫu đặt tại phòng kỹ thuật
❖ Tại xưởng cắt: Dựa vào bảng kế hoạch tuần nhận từ phòng kế hoạch, lập
bảng dự kiến kế hoạch tuần. Nhận lệnh sản xuất, căn cứ vào ngày hoàn
thành và tiến hành chuẩn bị trước một ngày, lấy bảng màu mã hàng, nhìn
vào bảng tác nghiệp để kiểm tra xem có khớp với mẫu không, sau đó cầm
mẫu đi so với vải, lấy vải và vào sổ nhận vải. Thực hiện các công việc của
xưởng cắt, các bán thành phẩm cắt thường sẽ hoàn thành trước ngày vào
chuyền 2-3 ngày để đảm bảo cho những rủi ro xảy ra vẫn có thể đáp ứng
ngay được. Ví dụ như mã hàng trên chuyền đột ngột bị dừng lại là vẫn có
thể đưa mã tiếp theo vào chuyền ngay lập tức, đảm bảo tiến độ của chuyền.
❖ Tại xưởng may: Cứ 2h/lần, tổ trưởng đi chấm tiến độ làm việc trên bảng
khoán của từng công nhân trong tổ, nếu đạt năng suất và đảm bảo chất lượng
thì tích màu xanh, nếu không đạt năng suất hoặc có nhiều lỗi thì tích màu
đỏ. Cập nhật số lượng đạt thực tế tại bộ phận KCS cuối chuyền vào bảng
báo cáo tiến độ, báo cáo lên xí nghiệp. Sáng làm việc hôm sau, xí nghiệp sẽ
báo cáo tiến độ sản xuất của từng mã hàng lên phòng kế hoạch vào lúc 7
giờ.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 58


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.26: Báo cáo tiến độ sản xuất tại xưởng của Tổng Công ty may Bắc Giang
LGG
❖ Tại khâu hoàn thiện: Khi sản phẩm hoàn thiện được chuyển xuống hoàn
thiện, qua là hơi, KCS, phân loại, gắn thẻ, dò kim, sấy rồi ra đóng gói. Dựa
vào lệnh giao hàng để đôn đốc công nhân hoàn thành đúng tiến độ. Các kiện
hàng được đóng theo đúng số lượng, chủng loại, cỡ, màu, quy cách của
khách hàng.

2.2.4. Nhận xét về công tác lập kế hoạch


Nhìn chung, công tác lập kế hoạch của công ty và các phòng ban được kết
hợp chặt chẽ với nhau, phần lớn thì việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận cũng
nhất quán, đảm bảo mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những vấn
đề cần khắc phục.

• So với kế hoạch tuần đã đề ra thì việc thực hiện cũng có những


trường hợp bị thay đổi, thay đổi về thứ tự mã hàng, số lượng, ngày
giao hàng…làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn và biến động.
• Một số thông tin giữa các bộ phận không nhất quán, dẫn đến những
phát sinh không thể dự báo.
• Nhiều trường hợp tiến độ sản xuất không đúng như kế hoạch, làm
cho lịch giao hàng chậm, lại phải đi đàm phán với khách hàng, khách
hàng không đồng ý thì mất chi phí, còn khách hàng mặc dù đồng ý
nhận hàng thì uy tín của công ty cũng bị suy giảm.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 59


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

2.3. Công tác quản lý vật tư


2.3.1. Các loại vật tư được sử dụng trong sản xuất của doanh nghiệp
Vật tư được đưa vào sản xuất trong xí nghiệp thuộc Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG được chia làm 3 loại:
• Nguyên vật liệu: vải chính, vải lót, vải phối, mex…
 Nguyên vật liệu được doanh nghiệp phân loại cho từng mã hàng
cho các khách hàng trên giá nguyên vật liệu, những mã hàng của
khách hàng lớn mang lại giá trị cao cho doanh thu của doanh nghiệp
(nhóm A) thì được sắp xếp ở dưới để có thể dễ dàng vận chuyển
(GAP,UNIQLO…), còn lại các mã hàng mang lại giá trị trung bình
(nhóm B) và mã hàng mang lại giá trị thấp (nhóm C) được xếp lần
lượt ở tầng 2 và tầng 3 của giá để nguyên vật liệu

Hình 2.27: Cách bố trí hàng hóa hóa tại kho nguyên vật liệu của Tổng Công ty
may Bắc Giang LGG
• Phụ liệu: khóa, nhãn mác, đạn nhựa, khuy, cúc bấm, dây chun…
 Cũng như nguyên vật liệu, phụ liệu sản xuất cũng được doanh
nghiệp phân loại rõ các nhóm theo phân loại ABC và xếp trên những
vị trí thuận lợi trên giá

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 60


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.28: Cách bố trí hàng hóa hóa tại kho phụ liệu của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG
• Vật tư khác: băng dính, thùng, túi nilon, vật tư máy móc phụ tùng,
văn phòng phẩm…

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 61


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

2.3.2. Định mức tiêu hao vật tư và công tác lập kế hoạch nhu cầu vật tư

Cỡ
Quy Định
STT Tên nguyên phụ liệu Đơn vị Ghi chú
cách mức
S M L XL XXL TL TXL

1 y
Vải chính W10319
2 y
Vải lót W21770
3 y
Vải kẹp tầng BSD 290T
4 Bông NP14801 y

5 Dựng BSD/N4969 y

6 g 120.5 130 138.5 148.5 159.5


Lông vũ 14345
7 T7966 1 c 27" 27.1/2" 28" 28.1/2" 29" 30" 31.1/2"
Khóa nẹp T7966 + tay kéo khóa nẹp
8 T8059 1 c 8.1/4" 8.3/4" 8.1/4" 8.3/4"
Khóa túi sườn bên trái T8059
9 T8872 1 c 8.1/4" 8.3/4" 8.1/4" 8.3/4"
Khóa túi sườn bên phải T8872
T8059 1 8" 8.5" 8"
Khóa túi lót T8059
10 Tay kéo khóa túi sườn mặt trong T5529 2 c

11 3 c
Tay kéo khóa túi sườn mặt ngoài + túi trong
12 1 c
Tay kéo khóa nẹp

Dây lycra T3869 (cửa tay) 50 M 8.1/2" 8.3/4" 9.1/4" 9.3/4" 10.1/4" 9.1/4" 9.3/4" ink x 2

Cắt tại kho

13 Dây lycra T3869 (gấu áo) 130 M 38.1/4" 41.1/4" 48.1/4" 52.1/4" 48.1/4" 52.1/4"

Chú ý: chun cửa tay, gấu cho xử lý chạy qua máy ép mex nhiệt độ 140 độ C, cân nặng 3kg, thời gian 8s
Chun lycra không cắt phát lên chuyền sang dấu theo thông số
Đường may chun cửa tay = 0.5/bên, gấu = 1cm/bên

14 1 c Chung màu, chung cỡ


Nhãn chính 14898
15 Nhãn cỡ T4371 1 c Chung màu, theo cỡ

16 1 c Chung màu, chung cỡ


Nhãn HDSD (PR7000)
17 Nhãn 1500 WENDOR 1 c Chung màu, theo đơn

18 TEX 24 128 m Theo màu vải chính


Chỉ may chính trên
19 TEX 30 200 m Theo màu vải chính
Chỉ may chính dưới +chắp chính
20 60/3 33 m Theo màu vải lót
Chỉ chắp lót
21 Chỉ vắt sổ lót 40/2 167 m Theo màu vải lót

22 40/2 149 m Theo màu vải chính, riêng màu Stom vắt sổ màu White
Chỉ vắt sổ lần

Nguồn: Phòng Kỹ Thuật


Bảng 2.3: Bảng định mức cấp phát nguyên phụ liệu
Tùy vào mỗi mã hàng mà việc định mức tiêu hao nguyên vật liệu khác nhau.
Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu theo yêu cầu mà khách hàng đặt. Khi nhận đơn
hàng, cùng với thiết kế mẫu đã thống nhất với khách hàng, phòng Kế hoạch sẽ cân

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 62


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

đối lại vật tư cho mã hàng gửi lại khách hàng, sau đó tiến hành kiểm tra lại số
lượng, chất lượng vật tư và thống nhất lại với khách hàng.

2.3.3. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu


Nguồn cung nguyên vật liệu cho Tổng Công ty bao gồm cả trong nước lẫn nước
ngoài
Với các nguyên phụ liệu chính được cung cấp từ các khách hàng đến từ các đơn
hàng gia công các sản phẩm may mặc, những khách hàng này chủ yếu đến từ ngoài
nước (UNIQLO, WALMART…). Sau khi đặt hàng, khách hàng sẽ gửi đủ nguyên
phụ liệu để Tổng Công ty có thể thực hiện gia công sản phẩm. Sau khi nguyên phụ
liệu đã được gửi đến từ các khách hàng, Tổng Công ty sẽ bắt đầu lập kế hoạch
kiểm tra, điều chỉnh và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
Với các vật tư khác như thiết bị máy móc, kim, kéo, băng dính, văn phòng phẩm,
thì do Tổng Công ty tự mua từ các nhà cung ứng trong nước.
2.3.4. Tổ chức công tác dự trữ vật tư trong doanh nghiệp
Tại công ty có 4 loại kho chính: kho nguyên phụ liệu, kho thành phẩm, kho tiết
kiệm và kho cơ điện:
❖ Kho nguyên phụ liệu: dự trữ nguyên vật liệu là các loại vải, mex… cũng
như các nguyên phụ liệu là kim, chỉ, khóa, nhãn mác, đạn nhựa, khuy, cúc
bấm được sử dụng trong quá trình sản xuất của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG
• Kho nguyên phụ liệu được đặt ở đầu Tổng Công ty, đối diện với cổng
của doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên phụ
liệu ra vào nhanh chóng để thực hiện sản xuất thuận tiện nhất. Tuy nhiên,
nguyên phụ liệu thường được vận chuyển qua cổng sau để tránh khu văn
phòng ở cổng trước mặc dù vẫn có thuận lợi khi xuất kho nhưng lại gây
khó khăn cho việc nhập kho vì thường chỉ dùng 1 cửa sau của kho
• Kho được sử dụng chung cho cả nguyên liệu và phụ liệu cho đồng thời
tạo ra những hợp lý cũng như bất hợp lý trong việc nhập xuất nguyên
phụ liệu cho sản xuất. Đặt chung nguyên liệu và phụ liệu có thể giúp các
xí nghiệp nhanh chóng nhận được nguyên phụ liệu để có thể nhanh
chóng quay trở lại sản xuất. Tuy nhiên, việc sắp xếp cũng như quản lý
nguyên liệu và phụ liệu trở nên khó khăn hơn cho doanh nghiệp. Để giải
quyết vấn đề này, Tổng Công ty đã bố trí một phần ba diện tích kho
dùng cho việc lưu trữ phụ liệu và phần diện tích còn lại dùng cho việc

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 63


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

lưu trữ nguyên vật liệu, sắp xếp từ cổng công ty đi vào với phía bên trái
là phụ liệu và bên phải là nguyên vật liệu sản xuất.
• Nguyên vật liệu là vải được sắp xếp trên kệ, phân theo từng đơn hàng,
từng lô hàng về, tên khách hàng, khiến cho tình trạng không đồng đều
giữa số lượng hàng hóa được lưu trữ (những nguyên vật liệu được sử
dụng nhiều cho mã hàng với đơn hàng lớn không còn chỗ trên giá để lưu
trữ phải đặt dưới đất trong khi những nguyên vật liệu có mã hàng với
đơn hàng nhỏ lại có quá nhiều chỗ trống

Hình 2.29: Hàng sắp xếp không hợp lý


• Các giá để vật liệu mẫu không được phân loại các loại vải khác màu,
khác loại, vải nguyên, vải dở mà để lẫn lộn cùng một ô. Thời gian lưu
trữ lâu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của vải, khi cần dùng đến cũng
khó tìm kiếm, lấy hàng.

Hình 2.30: Hàng mẫu xếp không gọn gàng tại kho nguyên phụ liệu

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 64


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

• Tại kho phụ liệu cũng quản lý theo khách hàng, mỗi công nhân theo một
khách hàng, từ khi hàng được chuyển về thì công nhân đó chị trách
nhiệm kiểm tra số lượng thực tế so với list kèm theo, rồi xếp vào vị trí.
Tiếp đến là kiểm tra số lượng và chất lượng của từng kiện hàng theo xác
xuất. Nếu có vấn đề gì về chất lượng hoặc số lượng thì lập biên bản báo
lên để làm việc với khách hàng.
• Các mã hàng được phân ra các dãy khác nhau, mã nào nhiều thì để nhiều
dãy, ở đầu mỗi dãy ghi tên mã hàng, vị trí các ô trong từng dãy để loại
phụ liệu gì. Ở mỗi ô giá lại có biển ghi tên mã hàng, các màu, các loại.
Trên bì của kiện hàng có ghi số kiện, ngày nhập, mã, kích cỡ, số lượng,
màu với thẻ Kanban.

Hình 2.31: Giá để phụ liệu với thẻ Kanban thông tin
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế tại kho phụ liệu của Tổng Công ty may
Bắc Giang LGG như phụ liệu đôi lúc để bừa bãi sau khi được kiểm tra, hộp đựng
phụ liệu chưa được phân loại để ngăn nắp mà xếp bừa bộn chồng lên nhau tại
khu vực kho gây mất mỹ quan cũng như mất an toàn trong kho

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 65


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.32: Sắp xếp phụ liệu và hộp phụ liệu trong kho chưa hợp lý
❖ Kho thành phẩm:
• Tổng Công ty may Bắc Giang LGG đang trên đà xây dựng xí nghiệp
số 5. Do đó, hiện nay, công nhân tại xí nghiệp số 5 đang tạm thời làm
việc và gia công tại kho thành phẩm. Thành phẩm tạm thời được lưu
ngay tại các xí nghiêp.

 Tránh làm chậm tiến độ làm việc và gia công sản phẩm trong Tổng

Công ty may Bắc Giang LGG

• Thành phẩm đã được phép xuất được xếp vào một bãi tập kết ngoài
cửa của kho thành phẩm nhằm tạo sự thuận tiện cho việc xuất hàng
cũng như chất hàng lên xe vận chuyển của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG. Tuy nhiên việc để hàng hóa ngay bên ngoài của Tổng
Công ty lại chưa được quy định rõ ràng các mặt hàng nên có thể làm
chậm lại việc chất hàng cũng như khó khăn trong việc vận chuyển từ
kho thành phẩm ra bãi tập kết

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 66


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Hình 2.33: Bãi tập kết kho thành phẩm của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG
❖ Kho tiết kiệm: Kho này được lập ra để trở thành nơi lưu trữ thành phẩm tồn lại
do sản xuất thừa sau khi khách hàng đã lấy đủ số lượng hàng theo đơn hàng.
Những thành phẩm này là hàng dương được sản xuất ra để tránh những rủi ro
gặp phải trong quá trình sản xuất. Sau khi giao hàng cho khách hàng, lượng
thừa sẽ được đóng thùng hạch toán và chuyển vào kho vật tư. Đến khi nào
được phép của khách hàng cho phép thì công ty mới được đem bán hoặc thanh
lý. Thường thì khoảng thời gian lưu trữ rất lâu (có những mã lưu 2 năm) vì
mất thời gian vận chuyển sang nước ngoài và tiêu thụ tại thị trường đó.
❖ Kho cơ điện: Đây là kho thuộc bộ phận cơ điện của công ty với vai trò lưu trữ,
bảo quản những thiết bị máy móc sẽ dùng để thực hiện công việc sản xuất tại
các xí nghiệp của Tổng Công ty, khi những xí nghiệp có máy móc hỏng hay xí
nghiệp được xây mới, máy móc thiết bị sẽ được xuất ra tại đây và đưa tới lắp
đặt ở các dây chuyền tại các xí nghiệp trong khi những thiết bị hỏng hóc lại
được đưa trở lại kho để có thể thực hiện việc sửa chữa ngay tại đây.

2.3.5. Nhận xét công tác quản lý vật tư tại doanh nghiệp
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy công tác quản lý nguyên phụ liệu
và vật tư tại công ty đã có những thay đổi rõ rệt so với lúc chưa được tách ra từ
Công ty CP Tổng Công ty may Bắc Giang trước đây. Từ đó, ta thấy được việc áp
dụng những phương pháp quản lý, vệ sinh, cải tiến mới (Kaizen, 6S) đã được Tổng
Công ty may Bắc Giang LGG áp dụng một cách rất triệt để và thành công để có
thể xây dựng một hệ thống kho lớn nhưng vẫn hợp lý cho công việc sản xuất.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 67


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Nguyên phụ liệu được phân chia rõ ràng, tách biệt với từng loại đơn hàng, mã hàng
sản phẩm cũng như phân loại hàng hóa với các tiêu chuẩn rõ ràng. Quy trình cấp
phát nguyên phụ liệu cũng được cải thiện rõ rệt: đúng giờ giấc và quy định của đơn
hàng; có biên bản giao nhận cho từng loại hoạt động, từng loại mặt hàng và áp
dụng hệ thống kanban vào việc đặt hàng cũng như kiếm tra thành phẩm hay giao
hàng.

Tuy nhiên, ngoài những tiến triển vượt bậc trong việc quản lý kho tại Tổng
Công ty may Bắc Giang LGG, ta vẫn có thể thấy được một số những hạn chế mà
doanh nghiệp vẫn gặp phải trong việc quản lý của mình:

• Kho nguyên phụ liệu: Việc bố trí cửa kho nguyên phụ liệu chưa hợp lý
gây khó khăn cho việc nhập hàng của doanh nghiệp. Nguyên phụ liệu
được phân theo giá cột để có thể dễ dàng quản lý những cũng lại tạo ra
vấn đề về việc bố trí nguyên phụ liệu chưa được hợp lý (nguyên phụ
liệu được sử dụng ít cho các đơn hàng có nhiều chỗ trống trong khi
nguyên phụ liệu sử dụng nhiều lại không có chỗ để). Do bố trí của mặt
bằng nhà máy khi xây dựng có 2 xí nghiệp bị lệch khỏi đường vận
chuyển nên việc vận chuyển hàng từ kho nguyên phụ liệu đến các xí
nghiệp đó chưa được hợp lý gây khó khăn hơn trong việc cung cấp cho
việc sản xuất.
• Kanban: Việc sử dụng Kanban trong sản xuất là để đảm bảo cung cấp
đầy đủ bán thành phầm để thuận tiện cho việc gia công đúng và đủ, tuy
nhiên ngay tại các chuyền, công nhân vẫn đặt hàng vượt quá số vốn quy
định dẫn đến việc lưu trữ dư thừa phụ liệu so với năng suất thực tế.
• Kho thành phẩm: Do xí nghiệp số 5 đang được thi công, kho thành phẩm
trở thành nơi để công nhân tại xí nghiệp 5 có thể sử dụng để gia công
sản phẩm để hoàn thành các đơn hàng đúng hạn. Tuy nhiên, tại đây vẫn
có thể thấy rõ những hạn chế từ việc quản lý xuất hàng qua việc sử dụng
bố trí bãi tập kết hàng xuất để chất hàng lên xe vận chuyển chưa được
tối ưu và phân bổ rõ ràng. Điều này có thể gây ra sự ùn tắc đường đi

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 68


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

của thành phẩm đang được chất lên và thành phẩm mới được xuất có
thể làm ảnh hưởng đến việc giao hàng cho khách hàng đúng thời điểm.
• Công tác quản lý kho của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG vẫn chưa
áp dụng các phương pháp quản lý bằng công nghệ thông tin (mã code
hàng, quản lý bằng phần mềm…), vẫn sử dụng nhiều loại giấy tờ, có
thể gây nhầm lẫn không đáng có.

 Hiện nay, tại Tổng Công ty may Bắc Giang LGG đang học tập cũng như
áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào các xí nghiệp của mình với các phương pháp
quản lý, tìm ra lãng phí và cải tiến liên tục (6S, Kaizen) từ các Công ty lớn trên thế
giới như TOYOTA để có thể phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng nhanh chóng như
hiện tại. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế tại một số công đoạn
quản lý kho nhưng có thể khắc phục nhanh chóng trong thời gian ngắn để có thể
đem lại nhiều lợi ích cũng như phát triển Tổng Công ty trở nên lớn mạnh hơn nữa.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 69


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT


NGHIỆP
3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của Tổng Công ty may Bắc
Giang LGG
❖ Những thuận lợi
• Quy mô sản xuất ngày càng phát triển với các xí nghiệp mới được
xây dựng (xí nghiệp số 5), sự phát triển của số lượng chuyền may, mở rộng
thêm các xí nghiệp chi nhánh không chỉ ở vùng lân cận mà còn ở các tỉnh
thành khác (Tuyên Quang).
• Trang thiết bị hiện đại luôn được cập nhật các công nghệ mới trên
thị trường, lượng nhân công lớn và ngày càng tăng lên (tăng thêm 1000
cán bộ công nhân viên chỉ sau 1 năm hoạt động), vị trí địa lý thuận lợi cho
việc thông thương hàng hóa (nằm trên trục đường với cao tốc Hà Nội –
Bắc Giang, cách cảng biển Hải Phòng và biên giới Lạng Sơn khoảng 110
km và cách cảng hàng không Nội Bài chỉ 70km
• Công tác đào tạo phát triển. Từ đó, doanh nghiệp có thêm những đội
ngũ quản lý cũng như công nhân có tay nghề cao, có thể đáp ứng được yêu
cầu kỹ thuật cũng như các đơn hàng có mẫu mã phức tạp, giá thành cao,
yêu cầu sản xuất cao đến từ những khách hàng khó tính nhất
• Bắt kịp xu hướng thời điểm để học tập cũng như áp dụng triệt để
những phương pháp quản lý mới từ các doanh nghiệp khác cho doanh
nghiệp của mình từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu do có
sự sắp xếp hợp lý chỗ làm việc cũng như đầu tư máy móc phù hợp
• Khuyến khích các chương trình cải tiến trong sản xuất, khuyến khích
công nhân đưa ra các ý tưởng cũng như tham gia các chương trình thi đua
để cải thiện năng suất làm việc của công việc.tri
• Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn 6S, LEAN, Kaizen vào sản xuất
và quản lý. Cử các cán bộ ưu tú đi học những khóa đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 70


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

• Công tác quản lý chất lượng tại nguồn được thực hiện một cách
nghiêm túc. Tại mỗi bộ phận đều có quy định kiểm tra chất lượng riêng và
bộ phận QA của toàn công ty giám sát. Kể từ nguyên liệu đầu vào, bán
thành phẩm trong sản xuất và thành phẩm đầu ra đều được kiểm soát chặt
chẽ về chất lượng.
• Việc quản lý chặt chẽ từ các nhà quản lý cũng như công tác đào tạo
phát triển đã giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những lỗi có thể xảy ra
trong quá trình sản xuất, từ đó giúp làm giảm lượng hàng sản xuất lỗi
xuống dưới 1% cũng như trở thành đối tác tin cậy cho các khách hàng lớn.
❖ Những hạn chế
• Mặc dù đã có những thay đổi đáng kể từ khi mới thành lập nhưng
vẫn có một số hạn chế khi phân bố vị trí kho cũng như vị trí các xí nghiệp
chưa được hợp lý để có thể xuất nhập vận chuyển hàng hóa một cách nhanh
chóng nhất.
• Do mới thành lập nên việc triển khai các tiêu chuẩn mới cũng gặp
khó khăn do ý thức công nhân, thói quen khó thay đổi, thái độ đối phó gây
ra mâu thuẫn trong việc quản lý.
• Vẫn còn xuất hiện các lãng phí trong sản xuất khiến cho năng suất
và hiệu quả làm việc sụt giảm.
• Đôi khi dòng thông tin không khớp nhau giữa các bộ phận, công
nhân còn tùy tiện làm theo kinh nghiệm của bản thân mà không tuân theo
tiêu chuẩn gây ra việc sản xuất bị chậm lại (âm hàng) cũng như việc một
số các tổ trưởng của chuyền báo cáo thông tin không chính xác làm ảnh
hưởng đến năng suất và thời gian giao hàng cho khách hàng gây mất uy
tín của Tổng Công ty.

3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp


Với xu hướng kinh tế thị trường của thế giới cùng với sự hội nhập của Việt
Nam trên trường quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
gay gắt, đặc biệt là các ngành may mặc của Việt Nam. Trong khi đó, mặt hàng may
mặc tại Việt Nam chủ yếu thuộc hàng sản xuất gia công nên giá trị gia tăng của
các doanh nghiệp không nhiều. Do đó, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào
việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng mà còn phải giảm

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 71


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

chi phí trong quá trình sản xuất nhằm đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Hiện tại,
quá trình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều lãng phí cũng như
các chi phí không cần thiết, đó là mục tiêu mà chúng ta cần tìm ra và loại bỏ nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như lợi nhuận thu được cho doanh nghiệp.

Trong quá trình thực tập và làm việc tại các xí nghiệp của Tổng Công ty may
Bắc Giang LGG, em nhận thấy Tổng Công ty đã áp dụng khá hiệu quả các tiêu
chuẩn về sản xuất như 6S, Lean Production, Kaizen song vẫn còn đó nhiều hạn
chế và chưa có sự hiệu quả ổn định. Chính vì vậy, em xin đề xuất hướng đề tài của
mình: “Phân tích và đề xuất giải pháp giảm lãng phín theo Lean tại Xí Nghiệp
3 – Tổng Công ty may Bắc Giang LGG”.

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 72


Báo cáo thực tập về Tổng Công ty may Bắc Giang LGG GVHD: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa

Tài liệu tham khảo


• Trang Website của Tổng Công ty may Bắc Giang LGG:
http://www.lgg.vn/
• Các tài liệu do các phòng ban thuộc Tổng Công ty may Bắc Giang
LGG cung cấp

SVTH: Nguyễn Bảo Duy 73

You might also like