You are on page 1of 51

Báo cáo thực tập GVHD: TS.

Cao Tô Linh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ .......................................................................................... 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XE ĐIỆN PEGA LTT... 8
1.1. Tổng quan chung về PEGA ....................................................................................... 8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .......................................................... 8
1.3. Chức năng và nhệm vụ của nhà máy ...................................................................... 10
1.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh ................................................................................... 10
1.3.2. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu công ty kinh doanh ................................ 10
1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí ........................................................................... 12
1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong nhà máy ............................ 12
1.5. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty ................................................... 14
1.5.1. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty ........................................... 14
1.5.2. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty ......................................................... 16
1.6. Cơ cấu tổ chức của nhà máy .................................................................................... 16
1.6.1. Thời gian làm việc ............................................................................................. 17
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CÔNG NGHIỆP .......................... 18
2.1. Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp ................................................... 18
2.1.1. Kết cấu sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật. ............................................................ 18
2.1.2. Hình thức sản xuất trong phân xưởng ............................................................ 22
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm doanh nghiệp đang thực hiện ...... 22
2.1.4. Sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp .......................................................................... 27
2.2. Tìm hiểu công tác quản lí vật tư trong nhà máy ................................................... 28
2.2.1 Các lọai vật tư được sử dụng trong nhà máy ................................................... 28
2.2.2. Công tác lập kế hoạch vật tư, nhập – xuất vật tư ........................................... 28
2.2.3. Giới thiệu chung về bộ phận quản lí vật tư trong nhà máy .......................... 37
2.2.4. Đánh giá KPI về công tác quản lí vật tư của công ty PEGA ......................... 44

SVTH: Thân Việt Đức 1


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NHIỆP .... 47
3.1. Đánh giá nhận xét chung tình hình của công ty cổ phần PEGA .......................... 47
3.1.1. Những điểm mạnh ............................................................................................. 47
3.1.2. Những điểm yếu ................................................................................................. 48
3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp............................................................................................ 49

SVTH: Thân Việt Đức 2


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

LỜI MỞ ĐẦU

Thấm thoát đã gần 4 năm trôi qua kể từ những ngày đầu bỡ ngỡ bước chân
xuống Hà Nội, đến với giảng đường hàng trăm sinh viên. Ngày hôm nay khi ngồi
viết những dòng này cảm xúc của ngày nhận được giấy trúng tuyển vào Bách Khoa,
vào đúng chuyên ngành, Quản lý công nghiệp mà em yêu thích lại ùa về, em không
sao quên được khoảnh khắc hạnh phúc, tuyệt vời đấy. Gần 4 năm học tập, gắn bó
với Bách Khoa em đã học được rất nhiều điều từ cách sắp xếp thời gian sao cho hợp
lý, làm việc có kế hoạch, có tổ chức, làm việc với cường độ cao, áp lực nhiều, rèn
luyện cho bản thân tính tự lập bên cạnh đó là sự năng động khi tham gia các câu lạc
bộ tình nguyện ở trường, tất cả những điều đó là nền tảng tốt giúp em dễ dàng thích
ứng và làm việc trong môi trường công nghiệp đặc thù của ngành mình. Em thật sự
biết ơn các thầy cô trong viện kinh tế nói riêng và các thầy cô trong trường nói
chung đã luôn nhiệt tình, lắng nghe, truyền đạt cho chúng em những kiến thức, bài
học vô cùng ý nghĩa giúp em ngày càng trưởng thành hơn, cứng cáp hơn để vượt
qua những thử thách hiện tại và cả con đường tương lai dài phía trước. Cảm ơn
Bách Khoa đã cho em ngôi nhà thứ hai nơi đó có các thầy cô luôn tận tâm vì sinh
viên, có những người bạn luôn bên cạnh giúp đỡ em giúp em ngày càng trưởng
thành hơn. Cảm ơn Viện Kinh tế-Quản lý đã cho chúng em một môi trường học tập
lành mạnh, đoàn kết, khoa học và đầy tính sang tạo đổi mới.
Vừa qua em đã được thực tập tại Công ty cổ phần xe điện PEGA LTT, đây là
một trong những đơn vị đi đầu về sản xuất xe điện tại Việt Nam. Nhà máy chuyên
sản xuất, lắp ráp các loại xe đạp điện, xe máy điện,..Trong 5 tuần thực tập tạo nhà
máy em đã tìm hiểu được quy trình tạo ra một sản phẩm từ khâu đặt hàng, xử lí đơn
hàng của phòng sản xuất đến phần lắp ráp của bộ phận kĩ thuật, quy trình xuất nhập
kho, quản lí nguyên vật liệu tại kho linh kiện.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Cao Tô Linh và toàn bộ công nhân
trong nhà máy đặc biệt là các anh chị ở bộ phận kho linh kiện đã giúp đỡ, tạo điều

SVTH: Thân Việt Đức 3


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

kiện cho em rất nhiều để hoàn thành tốt quá trình thực tập diễn ra tại nhà máy.
Nội dung báo cáo của em gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan chung về công ty cổ phần xe điện PEGA LTT
Chương 2: Phân tích hoạt động quản lí công nghiệp
Chương 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng phân tích, đánh giá chưa được
sâu sắc nên bài báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và ban lãnh đạo Công ty cổ phần
xe điện PEGA để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Thân Việt Đức

SVTH: Thân Việt Đức 4


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Hình ảnh công ty cổ phần PEGA........................................................................ 8
Hinh 1.2. Hình ảnh xưởng lắp ráp tại Công ty cổ phần PEGA..........................................10
Hình 1.3. Hình ảnh một số sản phẩm của PEGA...............................................................11
Hình 1.4. Một số Showroom của PEGA............................................................................11
Hình 2.1. Hình ảnh bộ phận lắp ráp khung.........................................................................24
Hình 2.2. Hình ảnh bộ phận lắp ráp đồ điện.......................................................................25
Hình 2.3. Hình ảnh bộ phận lắp ráp nhựa.......................................................................... 25
Hình 2.4. Hình ảnh bộ phận lắp ráp phụ tùng đi kèm........................................................ 26
Hình 2.5. Hình ảnh bộ phận lắp ráp yên............................................................................ 26
Hình 2.6. Hình ảnh bộ phận KCS...................................................................................... 27
Hình 2.7. Kho linh kiện của PEGA................................................................................... 37
Hình 2.8. Xe vận chuyển nguyên vật liệu......................................................................... 41

SVTH: Thân Việt Đức 5


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của PEGA............................................... 12


Bảng 1.1. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của PEGA.................................. 15
Bảng 1.2. Cơ cấu tổ chức lao động của PEGA.................................................................... 16
Sơ đồ 2.1. Quy trình lắp ráp xe điện.................................................................................... 23
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp............................................................................ 27
Bảng 2.1. Bảng cân đối năng lực cho một chuyền sản xuất của PEGA.............................. 29
Sơ đồ 2.3. Quy trình lập kế hoạch sản xuất......................................................................... 31
Bảng 2.2. Bảng so sánh quy trình mua nhập khẩu và mua trong nước............................... 33
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ quá trình thuê dịch vụ bên ngoài............................................................. 36
Bảng 2.3. Bảng nguyên vật liệu của PEGA........................................................................ 38
Bảng 2.4. Các nhà cung cấp PEGA đang hợp tác............................................................... 38
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ quy trình xuất kho của PEGA.................................................................. 40
Bảng 2.5. Quy định mức tồn kho trong doanh nghiệp........................................................ 43

SVTH: Thân Việt Đức 6


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Giải thích


1 ĐDPL Đại diện pháp luật
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
4 KTCL Kiểm tra chất lượng
5 PR Lập đề nghị mua hàng
6 CO Giấy chứng nhận nguồn gốc
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
8 CPQCTT Cổ phần quảng cáo truyền thông
9 CQ Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
10 KHSX Kế hoạch sản xuất
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 PO Đơn đặt hàng
13 XNK Xuất nhập khẩu

SVTH: Thân Việt Đức 7


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XE ĐIỆN PEGA


LTT.
1.1. Tổng quan chung về PEGA

Hình 1.1. Hình ảnh Công ty cổ phần PEGA


• Tên giao dịch: PEGA LTT.,JSC
• Địa chỉ: Lô 15,17 Cụm công nghiệp Nội Hoàng, Xã Nội Hoàng, Huyện Yên
Dũng, Bắc Giang
• Mã số thuế :2400756387
• Người ĐDPL: ĐOÀN NGỌC LINH
• Ngày hoạt động: 16/01/2015
• Giấy phép kinh doanh: 2400756387
• Lĩnh vực: Sản xuất xe có động cơ
• Tổng số chi nhánh: 6
• Số lượng nhân viên: 250 người tính đến 10/2019
• Diện tích nhà xưởng: 15.000m2
• Công suất thiết kế 200.000 xe/năm
• Website: https://www.pega.com.vn/
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
PEGA ( tiền thân là Hkbike) được biết đến là thương hiệu xe điện hàng đầu tại
Việt Nam, nổi lên với hàng loạt xe điện tự thiết kế có kiểu dáng sang chảnh, đẹp
mắt và chất lượng vượt trội so với cái dòng xe khác trên thị trường.

SVTH: Thân Việt Đức 8


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Sau 5 năm gia nhập thị trường xe điện, đầu năm 2017, PEGA chính thức cho
ra mắt những sản phẩm đầu tiên được nội địa hóa ở Việt Nam với tỉ lệ nội địa hóa
tính theo giá trị sản phẩm lên đến 85%. Đây được xem là bước đột phá mới trong
ngành xản suất xe 2 bánh của Việt Nam khi mà lần đầu tiên xe 2 bánh được thiết kế
bởi người Việt, trí tuệ Việt, được sản xuất tại Việt Nam.

- Tháng 12/2012 gia nhập thị trường chỉ có 1 Showroom nhỏ có diện tích 50m2
tại Hà Nội

- Năm 2014

+ Xây dựng phòng nghiên cứu, thiết kế xưởng lắp ráp tại Bắc Giang

+ Mở rộng chuỗi showroom trên 63 tỉnh thành lên con số 100

- Năm 2015

+ Ra mắt thị trường sản phẩm đầu tiên được PEGA thiết kế và làm khuôn mẫu

- Năm 2017

+ Nội địa hóa sản xuất tại Việt Nam ( liên kết với các nhà máy sản xuất tại
Honda, Yamaha,..)

+ Hợp tác với tập đoàn công nghệ Đức Bosch trong việc ứng dụng động cơ,
điều tốc, bộ điều khiển, sạc của Bosch vào xe điện PEGA.

+ Trở thành thương hiệu có sản phẩm và hệ thống phân phối dẫn đầu.

+ Với tầm nhìn lâu dài và quan điểm phát triển bền vững, Pega xây dựng nhà
máy lắp ráp xe điện tại Yên Dũng Bắc Giang với diện tích 15.000m2 với công suất
40.000 xe/tháng.

+ Nhà máy sử dụng các dây chuyền lắp ráp hiện đại, cùng đội ngũ chuyên
viên tay nghề cao là minh chứng cho việc xuất xưởng những sản phẩm xe chất
lượng nhất.

SVTH: Thân Việt Đức 9


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

+ Nhà máy áp dụng các quy trình quản lí chặt chẽ, nghiêm ngặt của các công ty hàng
đầu thế giới như Toyota.

Hình 1.2. Hình ảnh xưởng lắp ráp tại Công ty cổ phần PEGA
1.3. Chức năng và nhệm vụ của nhà máy
1.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh
• Sản xuất linh kiện điện tử
• Sản xuất thiệt bị truyền thông
• Sản xuất xe có động cơ
• Bán mô tô, xe máy
• Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghiệp
• Sản xuất thiết bị truyền thông

1.3.2. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu công ty kinh doanh
• Sản xuất và phân phối xe có động cơ
Xe đạp điện

SVTH: Thân Việt Đức 10


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Xe máy điện

Hình 1.3 Hình ảnh một số sản phẩm chính của công ty
Một số showroom

Hình 1.4. Một số showroom của PEGA trên cả nước


Pega có hệ thống phân phối lớn, hơn 100 showroom đồng bộ trải dài từ Bắc vào Nam, tại
khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đồng bộ ở đây chính là chuỗi Showroom riêng biệt để
đảm bảo chất lượng hàng cao nhất, đảm bảo sự am hiểu sâu nhất của người bán hàng để có
thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng.

SVTH: Thân Việt Đức 11


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí


• Cấu trúc bộ máy quản lí của PEGA

Tổng giám đốc

Phòng cung ứng Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng truyền
nhân sự thông

Giám đốc nhà máy

Xưởng sản xuất Kho linh kiện Phòng quản lí Phòng R&D
chất lượng

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của PEGA


1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong nhà máy
Tổng giám đốc :
- Quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ của công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lí trong công ty;

Phòng cung ứng :

SVTH: Thân Việt Đức 12


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

- Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và
cung ứng vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức điều hành kho
bãi trong hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty.
- Điều hành, quản lí nhân viên phòng mua và phòng cung ứng.
- Quản lí các nhà cung ứng theo quy trình của công ty theo các chỉ tiêu: năng lực,
sản phẩm, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, tiềm năng phát triển.
- Kiểm tra chất lượng và tiến độ cung ứng của toàn bộ vật lực đầu vào phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng kinh doanh :


- Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của
công ty.
- Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công
việc của phòng hàng tháng để giám đốc phê duyệt.

Phòng hành chính nhân sự :


- Công tác hành chính: Tổ chức lưu chữ và khai thác các hồ sơ lưu trữ, tiếp nhận
phân loại và luân chuyển các công văn tổ chức lưu chuyển văn thư giữa Nhà
máy với các đơn vị hoặc cơ quan đối tác bên ngoài.
- Công tác quản lí lao động: Tham mưu cho Tổng giảm đốc về các quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, điều động, giải quyết các chế độ
cho các cán bộ thuộc thẩm quyền Công ty quản lí.
- Công tác quản lí về bảo hiểm xã hội: Theo dõi giải quyết các chế độ BHXH đối
với người lao động: cấp, lập, di chuyển BHXH.
- Công tác tổ chức: Nghiên cứu đề xuất chủ trương, kế hoạch và biện pháp sản
xuất, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Công ty phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh và yêu cầu phát triển Công ty qua từng thời kì.

Phòng truyền thông :

SVTH: Thân Việt Đức 13


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

- Tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện các công tác truyền thông theo quy
định.

Giám đốc phân xưởng :


- Quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày theo nhiệm vụ, kế hoạch
được giao.
- Tổ chức phân công công việc, đôn đốc hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất
đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng.

Xưởng sản xuất:


- Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, sản phẩm theo tiến độ, kế hoạch,
phương án, dự toán đã được phê duyệt.
- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật, dụng cụ được trang
bị.
- Quản lí và sử dụng hợp lí các loại vật tư trong công tác sửa chữa.

Kho linh kiện:


- Tổ chức, bảo quản, quản lí số lượng hàng hóa vật tư, nhằm đảm bản tính liên
tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời, góp
phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của kho.

Phòng quản lí chất lượng:


- Lập kế hoạch, quản lí và thực hiện công tác kiểm tra nghiệm thu trong toàn Công
ty theo quy định.

Phòng nghiên cứu và phát triển ( R&D):


- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới đáp ứng tốt nhun cầu của
thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

1.5. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty


1.5.1. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty

SVTH: Thân Việt Đức 14


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Doanh thu từ năm 2017 đến năm 2018 của PEGA


Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2018 2017
Doanh thu thuần về bán 231.615.358.232 169.220.188.887
hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 222.579.063.878 162.463.812.266
Lợi nhuận gộp về bán hàng 9.036.294.354 6.756.376.621
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài 130.736.446 201.332.175
chính
Chi phí tài chính 3.675.397.731 2.229.408.789
Lợi nhuận thuần từ hoạt 5.491.633.069 4.728.303.007
động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán 5.491.633.069 4.728.303.007
trước thuế
Chi phí thuế thu nhập 1.098.326.614 1.040.226.662
doanh nghiệp hiện hành

Lợi nhuận sau thuế 4.393.306.455 3.688.076.345

Bảng 1.1. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của PEGA
( Nguồn : Phòng kế toán )
Từ bảng trên ta thấy rằng:

Doanh thu thuần năm 2018 của nhà máy đã tăng 62.395.169.355 đồng so với năm
2017 tăng khoảng 36,87%.

Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2018 giảm 70.595.729 đồng so với năm
2017 giảm khoảng 35,06%.

Lợi nhuận sau thuế năm 2018 của nhà máy tăng 705.230.110 đồng so với năm

SVTH: Thân Việt Đức 15


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

2017 tăng gần 1.19 lần.

1.5.2. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty

Qua các số liệu trên, ta thấy rằng hiện tại, hoạt động sản xuất và kinh doanh của
công ty đang có lãi, vẫn đang tiếp tục trên đà phát triển. Lợi nhuận sau thuế của công ty
năm sau cao hơn năm trước cho ta thấy được công ty có sự phát triển bền vững. Tuy
nhiên thấy rằng lợi nhuận của nhà máy nhỏ hơn nhiều so với doanh thu điều đấy chứng
tỏ rằng chi phí mà nhà máy phải bỏ ra là rất lớn để nhà máy phát triển hơn nữa nhà máy
cần tìm ra các nguyên nhân làm phát sinh chi phí từ đó đưa ra các biệp pháp cụ thể để
làm giảm chi phí tăng lợi nhuận.

1.6. Cơ cấu tổ chức của nhà máy


Năm
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Số % Số % Số %
người người người
1.Tổng số lao động 175 100 220 100 235 100
2. Theo quốc tịch
Người Việt Nam 175 100 220 100 235 100
Người nước ngoài 0 0 0 0 0 0
3. Theo giới tính
Nam 115 65 150 68 180 76
Nữ 60 35 70 32 55 24
4. Theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi 95 54 150 68 165 70
Từ 30-40 tuổi 35 20 40 18 50 21
Trên 40 tuổi 25 14 20 9 15 6
4Trên 50 tuổi 20 12 10 5 5 3
5. Theo hợp đồng lao động
Mùa vụ 14 8 50 23 65 28
Hợp đồng từ 12-36 tháng 161 92 170 77 170 72
6. Theo trình độ chuyên môn
Đại học, cao đẳng trở lên 25 14 35 16 45 19
Trung cấp 25 14 40 18 40 17
Công nhân kỹ thuật 35 20 40 18 45 19
Lao động phổ thông 90 52 106 48 105 45
Bảng 1.2. Cơ cấu tổ chức lao động của PEGA

SVTH: Thân Việt Đức 16


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)


Qua bảng trên ta thấy rằng :

Lao động của nhà máy tăng dần theo từng năm cả về số lượng lẫn trình độ.

Lao động nam luôn cao hơn lao động nữ qua các năm.

Lao động dưới 30 tuổi có tỉ lệ cao nhất và tăng dần qua các năm.

Lao động nhà máy đa số là lao động hợp đồng.

1.6.1. Thời gian làm việc


Nhà máy làm từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, bắt đầu làm việc từ 7h30 và kết thúc lúc
17h chiều.

Thời gian ăn trưa và nghỉ : Bắt đầu từ 11h30 đến 13h.

Thời gian làm việc theo Bộ luật lao động : 06 ngày - 48 giờ/tuần ; nếu ngày thường
do mất điện hoặc không có việc làm thì giải quyết nghỉ và tổ chức làm bù vào ngày
thứ bảy, chủ nhật.
Chế độ làm thêm giờ : Những trường hợp đặc biệt phải làm thêm vào ngày Lễ, Tết
do yêu cầu đột xuất hoặc gấp Giám đốc xem xét quyết định, được thanh toán tiền
làm thêm ngoài giờ, ngoài tiền lương theo tháng, theo Quy định tại phương án trả
lương.

SVTH: Thân Việt Đức 17


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CÔNG NGHIỆP


2.1. Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.1. Kết cấu sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật.
2.1.1.1. Kết cấu của sản phẩm
Hiện nay công ty sản xuất rất nhiều các sản phẩm khác nhau về công nghệ được trang bị,
kích thước để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, tuy nhiên các sản phẩm xe điện,
xe máy điện có thành phần phối nguyên liệu theo tỉ lệ khác nhau nhưng độ chênh lệch thì
không quá khá biệt. Các nguyên vật liệu chủ yếu được dùng để hình thành nên một chiếc
xe đạp điện, xe máy điện hoàn chỉnh : Săm xe, lốp xe, biển xe, yên xe, khung xe, ắc quy
và các linh kiện khác.

Ở đây, em chỉ nêu ra một số sản phẩm chính của PEGA

Xe Zinger color 3

SVTH: Thân Việt Đức 18


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Xe Pega CAP- A 3

Xe Pega Crazy Bull 2

Xe Pega Trans
Thông thường một chiếc xe đạp điện có các bộ phận sau đây :

• Yên xe : Phần tiếp xúc với người khi điều khiển xe

SVTH: Thân Việt Đức 19


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

• Khung xe : Là bộ phận liên kết các bộ phận khác của xe, tạo nên hình dáng
của sản phẩm.
• Động cơ xe điện : Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe
điện, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của xe. Một chiếc xe điện
có chạy nhanh hay không, khả năng leo dốc tốt hay không phụ thuộc hoàn
toàn vào công suất động cơ mà dòng xe đó được trang bị.
- Thiết kế khép kín mang lại khả năng chống nước cao và thường được đặt ở bánh
sau của xe.
- Thành phần động cơ bao gồm vỏ và lõi :

+ Vỏ động cơ là phần bên ngoài có tác dụng như lá chắn bảo vệ lõi bên trong và có
thêm nam châm giúp động cơ quay khi có dòng điện chạy qua lõi động cơ.

+ Lõi động cơ được cuốn bằng dây đồng có trục động cơ và các mắt động cơ

• Bình điện : Đóng vai trò là bộ phận cung cấp năng lượng cho mọi hoạt
động của xe và quyết định xe có thể chạy được bao xa
• Hệ thống phanh : Đóng vai trò đảm bảo an toàn trong mọi hành trình của
người điều khiển, thường dùng 2 hệ thống phanh chính là phanh cơ và phanh
đĩa, cách thức hoạt động khác nhau nhưng đều đảm bảo cho người dùng.
• Tay ga và bo mạch điều khiển : Tay ga nằm ở phía bên phải của xe giống
như xe máy với nguyên tắc hoạt động dựa trên cảm biến từ ba chân kết hợp
với nam châm hình chân khuyết giúp quét qua cảm biến khi vặn tay ga là xe
có thể di chuyển. Hệ thống bo mạch đóng vai trò nhận tín hiệu điều khiển từ
tay ga đưa ra dòng điện thích hợp với động cơ để xe có thể vận hành.

2.1.1.2. Yêu cầu kĩ thuật đối sản phẩm Xe Zinger color 3

SVTH: Thân Việt Đức 20


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

1. Yêu cầu kĩ thuật đối với yên xe


• Phải điều chỉnh được độ cao
• Có dấu hiệu không dễ tẩy xóa để chiều sâu lắp nhỏ nhất giữa cọc yên với
ống đứng của khung
• Chiều sâu lắp nhỏ nhất không được nhỏ hơn 2 lân đường kính cọc yên tại vị
trí lắp
2. Yêu cầu kĩ thuật đối với khung xe
• Phải được sơn phủ. Lớp sơn của khung xe phải bám chắc, không phồng rộp,
bong tróc
• Khung xe phải có đóng dấu số quản lí tại vị trí dễ quan sát và khó bị phá hủy
bởi tác động bên ngoài, các kí tự của số khung phải rõ ràng, nội dung số
khung phải theo quy định của nhà sản xuất.
3. Yêu cầu kĩ thuật đối với động cơ điện
• Công suất động cơ điện không nhỏ hơn 250w
• Bề mặt động cơ không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không bong
tróc, bộ phận cố định luôn phải chắc chắn, phải có số động cơ.
• Khi vận hành bằng động cơ điện, xe phải đi được quãng đường liên tục không
nhỏ hơn 45km.
4. Yêu cầu kĩ thật đối với bình điện (ắc quy)
• Vỏ ắc quy không được biến dạng hoặc nứt, ắc quy phải được lắp đặt chắc
chắn trên xe

SVTH: Thân Việt Đức 21


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

5. Yêu cầu kĩ thuật đối với hệ thống phanh


• Xe phải được trang bị hai hệ thống phanh có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc
lập với nhau, trong đó ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh sau.
6. Yêu cầu kĩ thuật đối với tay ga và bo mạch điều khiển
• Phải có tính năng tắt nguồn năng lượng điện cho động cơ khi phanh.
• Trên bộ điền khiển phải ghi rõ nhãn hiệu, kí hiệu sản phẩm, nhà sản xuất về điện
áp dụng.

2.1.2. Hình thức sản xuất trong phân xưởng

• Hình thức sản xuất trong phân xưởng là hình thức sản xuất dây chuyền từng
sản phẩm, hỗn hợp chuyên môn hóa về sản phẩm cũng như chuyên môn hóa
về công nghệ dựa trên những đơn đặt hàng của đại lí. Hiện tại PEGA có 5
dòng sản phẩm xe chính thì ngoài việc sản xuất theo đơn đặt hàng, mỗi xe
công ty sẽ sản xuất thêm gần 1000 xe để dự trữ.
• Phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng: Khi công ty nhận các đơn đặt hàng
từ các đạo lí đã kí kết rồi mới tiến hành tổ chức sản xuất bao gồm các công
đoạn: kế hoạch nhập nguyên vật liệu, lắp ráp và giao hàng cho khách hàng.
• Do đặc điểm của công ty không bán hàng trực tiếp mà là phân phối cho các
đại lí chính hãng. Chính vì thế về mặt màu sắc, chủng loại, mẫu mã sẽ thuộc
hết về các đại lí đặt hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm cần được đảm bảo đầy
đủ riêng về: chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, quy trình vận chuyển,
quy trình an toàn…phải đúng theo tiêu chuẩn của PEGA.

2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm doanh nghiệp đang thực hiện

- Sơ đồ công nghệ sản xuất chung

SVTH: Thân Việt Đức 22


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Triển khai Lệnh sản xuất,


Lệnh xuất kho vật tư

Lắp ráp khung xe (đồ sắt, vành


trước, động cơ)

Lắp ráp đồ điện

Thử điện

Lắp ráp nhựa

Yên xe

Các phụ tùng đi kèm

KSCL kiểm tra lại

Nhập kho thành phẩm

Lệnh trả hàng xuất kho

Sơ đồ 2.1. Quy trình lắp ráp xe đạp điện


(Nguồn: Kho linh kiện)
- Mô tả quy trình sản công nghệ sản xuất chung:

SVTH: Thân Việt Đức 23


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Nhà máy đang áp dụng quy trình sản xuất khép kín bởi các máy móc, thiết bị hiện
đại chuyên dùng và đồng bộ. Tại mỗi khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm
tra các tiêu chuẩn kĩ thuật: nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn vận hành máy móc thiết
bị, chất lượng bán thành phẩm cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng.

* Tổng quát chung quá trình lắp ráp xe của phân xưởng:

Khi có lệnh sản xuất từ kho linh kiện, nhân viên kho sẽ cấp phát thiết bị đến từng bộ
phận sản xuất

• Lắp ráp khung: Lắp càng sau, lắp giảm sóc, bộ linh kiện trục giữa(nồi trái, nồi
phải, bộ linh kiện trục giữa, vòng bi,..) để chân sau, xích, ốp càng sau, càng
trước(bộ linh kiện trục trước)

Hình 2.1. Bộ phận lắp ráp khung


(Nguồn: Sinh viên sưu tầm)
• Lắp ráp đồ điện: Lắp ráp đầu xe (đèn pha, đồng hồ hiển thị, còi, xi nhan, bộ
khóa điều khiển) sau đó tiến hành thử điện

SVTH: Thân Việt Đức 24


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Hình 2.2. Bộ phận lắp ráp đồ điện


(Nguồn: Sinh viên sưu tầm)
• Lắp ráp nhựa: Ghép nhựa (nhựa trước và sau xe)

Hình 2.3. Bộ phận lắp ráp nhựa


(Nguồn : Sinh viên sưu tầm)
• Các linh kiện đi kèm: gương, biển, cao su đệm ổ khóa

SVTH: Thân Việt Đức 25


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Hình 2.4. Bộ phận lắp linh kiện đi kèm


(Nguồn : Sinh viên sưu tầm)
• Lắp ráp yên xe: Sau khi tất cả các bộ phận bên trên đã được lắp ráp hoàn chỉnh
sẽ được chuyển tới bộ phận lắp yên xe

Hình 2.5. Bộ phận lắp ráp yên xe


(Nguồn: Sinh viên sưu tầm)

SVTH: Thân Việt Đức 26


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

KCS: Sau khi hoàn thành tất cả các bước lắp ráp bộ phận, xe sẽ được chuyển tới bộ
phận KCS để kiểm tra các thông số của xe, có bảng hiển thị điện tử

Hình 2.6. Bộ phận KCS


(Nguồn : Sinh viên sưu tầm)
2.1.4. Sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp

Nhà Nhà
ăn Khu vực Line 1
vệ
Khu vực Line 3 Line 2
truyền sinh
KCS
sản xuất
lắp ráp
Line 3 Line 2 Line 1 Kho
Khu vực hành chính nhân sự

rác
Đường chạy thử xe sau khi lắp

Động
Kho thành phẩm cơ

Khu ốc KTCL Khu nhựa màu Đồ


phụ kiện sắt Pin và
ác quy
Khu yên Khu nhựa đen Khung xe

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp

SVTH: Thân Việt Đức 27


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

(Nguồn: Sinh viên sưu tầm)

2.2. Tìm hiểu công tác quản lí vật tư trong nhà máy

2.2.1 Các lọai vật tư được sử dụng trong nhà máy

Pega sản xuất chủ yếu các dòng xe đạp điện và xe máy điện nên nguyên vật liệu
chủ yếu được dùng cho sản xuất là săm, lốp, khung, yên xe, biển xe, ắc quy và các
linh kiện điện tử. Công ty nhập nguyên vật liệu cả trong nước lẫn nước ngoài. Đối
với ác quy và các linh kiện điện tử được nhập từ nguồn cung Trung Quốc, đối với
nguyên vật liệu săm, lốp, khung, yên xe, biển xe được nhập từ nguồn cung trong
nước.

* Các kho có trong nhà máy:

- Kho linh kiện Trung Quốc

- Kho linh kiện nội địa: đồ sắt, đồ nhựa, yên, săm, lốp

- Kho thành phẩm

- Kho bìa

- Kho dụng cụ sản xuất

- Kho ác quy

2.2.2. Công tác lập kế hoạch vật tư, nhập – xuất vật tư

Lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất để cung cấp hệ thống đồng bộ và nhất quán với các quá trình
chuẩn bị sản xuất đang áp dụng. Sau khi nhận được đơn hàng và thông báo sản xuất
theo quy định. Tùy thuộc vào từng loại đơn hàng mà phòng cung ứng kết hợp với
các bộ phận liên quan để cân đối đơn hàng: cân đối linh kiện, nguyên vật liệu và
cân đối năng lực sản xuất dựa vào thời gian các công đoạn sản xuất, bố trí nhân lực.

SVTH: Thân Việt Đức 28


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Lập kế hoạch sản xuất phải dựa trên cơ sở số lượng, thời gian và địa điểm giao
hàng, thời gian chuẩn bị sản xuất. Các bộ phận khi tiếp nhận KHSX phải kiểm tra
bố trí sắp xếp để chuẩn bị sản xuất. Bộ phận kho cung cấp linh kiện vật tư đầu vào
cho các bộ phân sản xuất. Các tổ trưởng sản xuất sẽ phân công cho từng công việc
cụ thể cho từng nhân viên trong tổ. Trong quá trình chuẩn bị sản xuất các bộ phận
phải kết hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo an toàn trong sản xuất.

SỐ NGÀY
TT SẢN PHẨM ĐƠN ĐỊNH HOÀN
HÀNG MƯC/NGÀY THÀNH

1 25,3
Xe Zinger color 3 150
3,800
2 32,5
Xe Pega CAP- A 3 160
5,210
3 30,2
Xe Pega Crazy Bull 2 140
4,230
4 Xe Pega Trans 21,6
3,250 150
109,6
TỔNG 16,490 600

STT HẠNG MỤC NHÂN DỰ KIẾN SỬ DỤNG NHÂN


SỰ LỰC

1 Trưởng ca 3 Tổng số nhân lực 82

2 Phó ca 3 Nhân lực cần 82

Line1: Lắp ráp đồ sắt


3 - Khung xe 20 Nhân lực dư thừa 0
- Ghép phụ

SVTH: Thân Việt Đức 29


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Line2:
4 - Tổ điện: 10 người Cắt nghỉ luân phiên 0
- Lắp nhựa: 16 người
- Thử điện: 4 người 40
- Ghép phụ: 10 người
Line3: KSC
5 - Kcs: 6 người 16
- Chạy thử: 4 người
- Sửa chữa: 6 người

Bảng 2.1: Bảng cân đối năng lực cho một chuyền sản xuất của PEGA
( Nguồn : Kho linh kiện )
Quy trình lập kế hoặc sản xuất

SVTH: Thân Việt Đức 30


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Sơ đồ 2.3. Quy trình lập kế hoạch sản xuất


(Nguồn: Kho linh kiện)

SVTH: Thân Việt Đức 31


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

• Tiếp nhận đơn đặt hàng

Người phụ trách bộ phận quản lí sản xuất có trách nhiệm tiếp nhận các đơn đặt hàng
của khách hàng.

Nếu đơn đặt hàng là lô sản phẩm đầu tiên sản xuất hàng loạt là người phụ trách kinh
doanh, người phụ trách quản lí chất lượng, người phụ trách quản lí sản xuất xác
nhận xem có sự khác nhau nào giữa bản vẽ lắp ráp sản phẩm với nội dung hợp đồng
hay không. Đồng thời người phụ trách quản lí sản xuất cập nhật số đăng kí khách
hàng, tên sản phẩm (tên, mã hiệu, đơn giản, phương thức gia công…)

Người phụ trách quản lí sản xuất xác nhận nội dung đặt hàng và nhập đơn đặt hàng
vào “Bảng cân đối năng lực sản xuất” lưu vào máy tính có nghĩa là đã lưu trong
danh sách đặt hàng và có mã đặt hàng.

• Xem xét đơn hàng

Người phụ trách quản lí sản xuất có trách nhiệm so sánh tổng số lượng đặt hàng của
khách hàng với các thông tin để xác nhận khả năng đáp ứng đơn hàng

- Năng lực sản xuất


- Nguyên vật liệu
- Kế hoạch sản xuất hiện tại

Nếu công ty có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, người phụ trách quản lí
sản xuất chuyển sang bước lập kế hoạch sản xuất.

Nếu công ty không có khả năng đáp ứng tiến độ, số lượng khách hàng yêu cầu, người
phụ trách quản lí sản xuất phải thương thảo với khách hàng để điều chỉnh cho phù
hợp.

Nội dung sửa đổi của đơn hàng phải được cập nhật lại vào bảng tính để kiểm tra.
• Lập kế hoạch và theo dõi sản xuất

SVTH: Thân Việt Đức 32


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Dựa trên bảng năng lực gia công và yêu cầu giao hàng của khách hàng, nhân viên
quản lý sản xuất tiến hành lập kế hoạch sản xuất cho các bộ liên quan.

Hàng ngày, nhân viên quản lý sản xuất phải theo dõi tiến độ so với kế hoạch để đánh
giá khả năng giao hàng. Quản lý sản xuất phải thông báo tiến độ cho các bộ sản
xuất để điều chỉnh khi cần thiết.

Trong trường hợp phát sinh các tình huống khẩn cấp như mất điện lưới, thiết bị chính
bị hỏng hoặc đình công, người phụ trách quản lý sản xuất phải thông báo cho bộ
phận liên quan.

Quy trình mua và nhập vật tư

• Mua nhập khẩu và trong nước

Các bước thực Mua nhập khẩu Mua trong nước


hiện

Kế hoạch mua hàng căn cứ theo kế hoạch giao


hàng ngày 25 tháng trước. Theo đề nghị mua vật
tư của các bộ phận sản xuất vào ngày 26 hàng
tháng. Căn cứ vào số lượng tồn kho thực tế ngày
cuối cùng của tháng vào 10h ngày mùng 1 đầu
tháng. Mỗi loại sản phẩm sẽ có mức tồn kho an
Bước1: Lập đề
toàn tùy theo tiêu chuẩn do giám đốc quy định.
nghị mua hàng
Phòng cung ứng lập đề nghị mua hàng nhập
(PR)
khẩu hay trong nước vào ngày mùng 2 hàng
tháng.

SVTH: Thân Việt Đức 33


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Căn cứ trên đơn giá ước tính và số lượng cần nhập.


Bước 2: Xin phê
Phòng cung ứng lập đề nghị mua hàng để ban giám
duyệt PR
đốc phê duyệt. Sau khi đề nghị mua hàng đã được
Giống
nhau phê duyệt và chuyển phòng kế toán 1 bản.

Gửi yêu cầu mua hàng cho nhà cung cấp (cả nhà
Bước 3: Liên hệ
cung cấp cũ và mới) thông qua Fax, Tel, hoặc Email.
nhà cung cấp,
Trao đổi, thoản thuận với nhà cung cấp về chất
nhận báo giá
lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh
toán....
Bước 4: Xem xét,
Xem xét báo giá và đàm phán giảm giá, lập bảng so
thỏa thuận
sánh giá nếu có nhiều hơn 1 nhà cung cấp.

Bước 5: Trình Trình bảng so sánh giá và báo giá tới giám đốc phê
duyệt, báo giá duyệt lựa chọn nhà cung cấp.
Bước 6: Lập PO Làm đơn đặt hàng, trình giám đốc phê duyệt, gửi Fax
và chờ xác nhận đơn đặt hàng của nhà cung cấp.
Lập hợp đồng ngoại thương Lập hợp đồng dựa trên
dựa trên các điều kiện thỏa các điều kiện thỏa thuận
Bước 7: Lập hợp thuận trong PO. Hợp đồng trong PO. Hợp đồng
đồng phải được thực hiện đầy đủ phải thể hiện đầy đủ các
các điều kiện sau: Tên hàng, điều kiện sau: Tên
giá cả,số lượng, phương hàng, giá cả, số lượng,
Khác
nhau thức thanh toán, phương phương thức thanh
thức giao hàng. toán, phương thức giao
hàng.

SVTH: Thân Việt Đức 34


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Khi hàng về, nhận chứng Lập thông báo nhận


Bước 8: Theo dõi từ và kê khai tờ khai thuế hàng, khi hàng về
giao hàng: Hoàn hải quan để chuẩn bị nhận kho phối hợp với bộ
tất chứng từ nhập hàng.Hồ sơ nhận hàng phận kho (kế toán và
khẩu, kiểm tra số bao gồm: Tờ khai hải thủ kho) tiến hành
lượng nhập kho quan, Invoice, Packing kiểm tra hàng nhập
list, Bill, C/O.Phát hành và lưu phiếu nhập
thông báo nhần hàng tới kho theo bộ chứng từ
các bộ phận có liên thanh toán.
quan.Khi hàng về kho
tiến hành kiểm tra hàng
nhập.

Photo tờ khai, thông báo Lập chứng từ thanh


thuế đến phồng kế toán nộp toán gồm PO, PR,
Bước 9 : Lập vào ngân sách Nhà nước, phiếu nhập kho và hợp
chứng từ thanh gửi một bộ hồ sơ gốc ( đồng (nếu có) để làm
toán Contract, invoice, Packing thủ tục thanh toán trả
list, C/0,..) và Stock-in cho tiền hàng cho nhà cung
phòng kế toán để làm thủ tục cấp.
thanh toán trả tiền hàng cho
nhà cung cấp nước ngoài.
Lưu hồ sơ chứng từ nhập Tập hợp hồ sơ tài liệu,
Bước 10 : Đánh
khẩu và tờ khai bao lập báo cáo đánh giá
giá nhà cung cấp
thuế.Cập nhật đánh giá nhà nhà cung cấp.
cung cấp.

Bảng 2.2. Bảng so sánh quy trình mua nhập khẩu và mua trong nước

SVTH: Thân Việt Đức 35


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

( Nguồn : Phòng cung ứng )


• Thuê dịch vụ bên ngoài

➢ Sơ đồ miêu tả quá trình thuê dịch vụ bên ngoài

Trách Các bước thực hiện Mô tả


nhiệm
Đưa ra nhu cầu thuê:
Các bộ + Máy móc thiết bị
phận sản Nhu cầu thuê dịch vụ
+ Gia công chi tiết
Căn cứ vào khả năng và kế
xuất hoạch sản xuất , bộ phận sản
xuất sẽ gửi yêu cầu thuê dịch
vụ cho phòng Purchase
Ban giám đốc Ban giám đốc phê duyệt các
Phê duyệt phiếu yêu cầu

Phòng Purchase Lựa chọn nhà cung cấp, gửi


yêu cầu cho nhà cung cấp
Lựa chọn nhà cung cấp

Nhà cung cấp Nhà cung cấp


truyền thống mới

Phòng Purchase Trao đổi các điều khoản hợp


đồng qua: Tel, Fax (giá cả, số
lượng, thời gian thự hiện, bảo
Lập hợp đồng thuê khám
hành..)
thời vụ Trình hợp đồng cho giám đốc
phê duyệt
Phòng Purchase - Thuê máy móc thiết bị
các bộ phận khác Thực hiện Mang hàng đi gia công
Lập đề nghị thanh toán theo
hợp đồng đã ký kết
Phòng Purchase Theo dõi đánh giá kết Theo dõi đánh giá nhà
và bộ phận sản cung cấp
quả
xuất

SVTH: Thân Việt Đức 36


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Sơ đồ 2.4. Sơ đồ quá trình thuê dịch vụ bên ngoài


(Nguồn: Phòng cung ứng)
2.2.3. Giới thiệu chung về bộ phận quản lí vật tư trong nhà máy
1. Thủ kho :
• Nhận các thông tin hàng hóa tới kho và những quyết định xuất hàng khỏi kho
• Kiểm tra các chứng từ yêu cầu xuất nhập hàng hóa theo đúng quy định để đảm
bảo hàng hóa thật, đúng đối tượng tránh nhầm lẫn.
• Quản lý số liệu linh kiện trong kho.
• Quản lí lệnh nhập, xuất linh kiện.
2. Tổ trưởng kho
• Tổng hợp số liệu trong kho
• Theo dõi hàng tồn và số lượng hàng tồn tối thiểu trong ngày
3. Nhân viên kho
• Quản lí mã linh kiện
• Thực hiện kiểm kho theo yêu cầu của thủ kho thường là 2 tuần/lần
• Sắp xếp hàng hóa ngăn nắp gọn gàng, sao cho không lộn xộn và dễ lấy.

Hình 2.7. Kho linh kiện của PEGA


(Nguồn: Sinh viên sưu tầm)

SVTH: Thân Việt Đức 37


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

STT Tên nhóm vật tư Bao gồm


1 Nhóm nguyên vật liệu chính Khung xe, động cơ, ắc quy, đồ
điện, nhựa lắp ráp,…
2 Nhóm nguyên vật liệu phụ Chân chống đứng, chân chống phụ,
các phụ kiện đi kèm:gương, biển,
phiếu bảo hành,….
3 Phụ tùng thay thế Các dụng cụ đi kèm sửa chữa xe
thông dụng,…
4 Vỏ bao bì Hộp các-tông, vỏ hộp sơn,…

Bảng 2.3. Bảng các nguyên vật liệu của PEGA


(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
2.2.3.1 Tìm hiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu và quản li nguồn cung cấp
• Các nhà cung ứng Pega đang hợp tác
Nhà cung cấp Mặt hàng
Công ty cao su Kenda Rubber Lốp các loại ( xe đạp điện, xe máy điên )
Công ty TNHH Auto Parts Săm các loại ( xe đạp điện, xe máy điện )
Kinh Bắc
Công ty CPQCTT Bông Sen Biển xe
Việt
Công ty TNHH thương mại và Yên xe
dịch vụ Liên Hà
Công ty cổ phần UNITED Khung xe
Moto Việt Nam Jant Stock
Company
Công ty linh kiện bên Trung Ắc quy và các linh kiện điện tử
Quốc

Bảng 2.4. Các nhà cung cấp PEGA đang hợp tác
(Nguồn: Phòng cung ứng)
• Các nhà cung ứng đều có các giấy phép như C/O, C/Q, …
- C/O (Certificate of origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ
quan có thẩm quyền của nhà nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản
xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và nước

SVTH: Thân Việt Đức 38


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

nhập khẩu, thành ra có nhiều loại C/O (miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn
ngạch ...) Do đó mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng,
hợp lí về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước
về nhập và xuất khẩu (chứng minh không phải hàng lậu, hàng trôi nổi trên thị
trường)
- C/Q (Certificate of quality): Là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp
với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế mục đích của C/Q
là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố kèm
theo hàng hóa.Nhà cung cấp sẽ cung cấp báo giá của sản phẩm kèm theo các
tiêu chí chất lượng cùng với thông số kĩ thuật. Phòng Kỹ thuật KCS sẽ kiểm tra
các giấy phép, tiêu chí chất lượng sản phẩm, các thông số kỹ thuật.
• Cách lựa chọn nhà cung cấp qua các tiêu chí

✓ Khả năng đáp ứng nguyên vật liêu


✓ Thời gian giao hàng
✓ Có thời gian bảo hành đổi trả đối với các linh kiện điện tử: hỗ trợ đổi vào lô
kế tiếp.
✓ Thanh toán: Ưu tiên thanh toán sau
✓ Giấy phép kinh doanh, giấy phép tiêu chuẩn.
✓ Các tiêu chí đánh giá khác như: chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng,..
Trên đây là các nhà cung ứng đã được PEGA lựa chọn từ trước, do kế hoạch sản
xuất của công ty dựa trên đơn đặt hàng của đại lí và sản xuất dư mỗi loại xe gần
1000 sản phẩm nên việc phát sinh các vật tư khi sản xuất hầu như không xảy ra.

2.2.3.2. Quy trình nhập kho, xuất kho


• Nhập kho
✓ Đối với hàng hóa mua ngoài bên Trung Quốc

SVTH: Thân Việt Đức 39


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

- Được chuyển từ nhà máy bên Triết Giang về cửa khẩu Bằng Tường Trung
Quốc), của khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) chuyển giao giấy tờ hải quan, thuế, xuất
nhập cảnh sau đó chuyển giao xe về nhà máy.
- Khi về đến nhà máy: Thủ kho đối chiếu số lượng, chủng loại, kết hợp với kĩ
thuật viên kiểm tra làm căn cứ về chất lượng và bảo đảm giám sát về số lượng
để kí nhận khi lập phiếu nhập kho.
- Kiểm tra và thực hiện theo quy định ghi rõ ngày nhập kho, mã vật tư, các thông
số kĩ thuật, tên người yêu cầu trước khi lập phiếu xuất kho
- Trường hợp vật tư đạt yêu cầu, thủ kho tiến hành nhập kho
- Trường hợp vật tư không đạt yêu cầu, các sản phẩm sẽ được giữ lại trả lại nhà
cung cấp vào lô kế tiếp.
✓ Đối với hàng hóa mua trong nước
- Sau khi phòng cung ứng đặt hàng với các nhà cung cấp nội địa, hàng hóa được
vận chuyển về xưởng sản xuất theo đúng kế hoạch và số lượng như đã có trong
hợp đồng từ trước
- Khi về đến nhà máy: Thủ kho đối chiếu số lượng, chủng loại kết hợp kĩ thuật
viên kiểm tra làm căn cứ về chất lượng và bảo đảm giám sát về số lượng để kí
nhận khi lập phiếu nhập kho
- Trường hợp vật tư đạt yêu cầu, thủ kho tiến hàng nhập kho
- Trường hợp vật tư không đạt yêu cầu, các sản phẩm sẽ được giữ lại trả lại nhà
cung cấp vào lô kế tiếp
• Xuất kho

Kho linh kiện Lệnh sản xuất Cấp đồ linh kiện

Xác nhận về số lượng Truyền sản xuất

Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất kho của PEGA

SVTH: Thân Việt Đức 40


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

(Nguồn: Kho linh kiện)


* Mô tả quy trình xuất kho

- Khi có đơn đặt hàng, kho linh kiện căn chỉnh lượng linh kiện đang còn trong
kho để tiến hành lên lệnh sản xuất, sau khi lệnh sản xuất đã được lên tiến hành
cấp đồ linh kiện đến các bộ phận sản xuất, tổ trưởng các bộ phận sẽ xác nhận
kiểm điếm số lượng được cấp phát. Nếu nhận đầy đủ số lượng linh kiện sẽ tiến
hành chạy truyền.
- Phụ kho vận chuyển bằng xe điện đến các bộ phận sản xuất.

Hình 2.8. Xe điện để vận chuyển linh kiện tới các bộ phận
(Nguồn: Sinh viên sưu tầm)
• Các phương pháp quản lí vật tư trong kho linh kiện

Công ty cổ phẩn PEGA quản lí vật tư theo phương pháp FIFO – “first-in, first-out”
(nhập trước, xuất trước) các linh kiện điện tử cũng như các vật tư khác như (lốp,
khung ...) đều có thời gian bảo hành nên việc các linh kiện, vật tư được nhập kho
trước sẽ được xuất trước sẽ đảm bảo được chất lượng của các sản phẩm. Theo đó,
hàng tồn kho vào cuối năm sẽ là hàng hóa được nhập gần nhất. Khi sử dụng FIFO,
số lượng hồ sơ phải duy trì là ít do các mặt hàng lâu nhất được bán ra đầu tiên và
không có sự gia tăng bất thường hoặc giảm giá vốn hàng bán do chỉ có các mục mới
nhất là vẫn còn tồn kho cũng như chi phí là trong giai đoạn. Khi lạm phát nếu giá

SVTH: Thân Việt Đức 41


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

thành tăng lên thì các mặt hàng mua trước rẻ hơn. Điều này làm giảm giá vốn hàng
bán theo FIFO và giúp tăng lợi nhuận dẫn tới việc nộp thuế thu nhập lớn và giá trị
hàng tồn kho cao hơn. Nếu sử dụng FIFO trong thời kì lạm phát, giá trị hàng tồn
kho sẽ thấp hơn.

2.2.3.3. Tổ chức công tác quản lí bảo quản và lưu trữ công cụ, dụng cụ, vật tư, thiết
bị

• Quản lí bảo quản công cụ sản xuất


- Các công cụ sản xuất đều được bàn giao cho các bộ phận sản xuất, các bộ phận
sẽ tự quản lí và bảo quản thiết bị của bộ phận mình.
- Sau khi sử dụng xong các thiết bị, dụng cụ được xếp lên giá kệ gọn gàng, mỗi
bộ phận có giá kệ để đồ riêng.
Quản lí về linh kiện dự phòng
- Người phụ trách tại các bộ phận có trách nhiệm xác định các linh kiện dự phòng
cần thiết bao gồm: các thông tin về công cụ, dụng cụ, số lượng tồn tối thiểu và
lập “bảng quản lí vật tư thay thế”
- Hàng tháng người phụ trách tại các bộ phận tiến hành kiểm kê số lượng tồn kho
theo sổ sách và thực tế.
- Nếu số lượng tồn kho nhỏ hơn lượng dự trữ an toàn, người phụ trách phòng kỹ
thuật thiết bị phải tiến hành đặt hàng bổ sung theo quy định của “Quy trình mua
hàng”
• Quản lí nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm

- Hàng hóa được sắp xếp trên các kệ hàng, thuận lợi cho việc tìm kiếm, vận
chuyển, xuất nhập kho đươc tiến hàng nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và sức lực.
Những hàng hóa được sử dụng thường xuyên, số lượng lớn được để ở vị trí gần
với của ra vào và ngược lại.
- Công ty tổ chức kiểm tra hàng hóa, vật tư định kì thường xuyên để định lượng
kiểm tra số lượng nguyên vật liệu trong kho với trên giấy tờ, sổ sách quản lý có

SVTH: Thân Việt Đức 42


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

chính xác hay không. Và cũng là một hoạt động giúp vật tư được luân chuyển liên
tục, tránh tình trạng bị hỏng hóc, hao mòn.
- Đối với mỗi loại sản phẩm công ty quy định định mức hàng tồn trong nhà kho
khác nhau. Mục đích để đảm bảo cung ứng kịp thời khi có nhu cầu sử dụng phát
sinh và duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không bị
gián đoạn.
- Quy định tồn kho với môt số linh kiện của sản phẩm Xe Zinger color 3,
Xe Pega CAP- A 3 và Xe Pega Zinger 9
STT Tên chi tiết Quy định tồn kho
Zing3 Zing9 Cap3 Tổng
1 Áo bi càng trước 500 500 700 1700
2 Bản đạp 1000 500 1400 2900
3 Bộ xích 500 500 700 1700
4 Cụm đèn hậu 500 500 700 1700
5 Cụm đồng hồ 500 500 700 1700
6 Cụm phanh sau 500 500 700 1700
7 Cụm phanh trước 500 500 700 1700
8 Dây điện thân xe 500 500 700 1700
9 Dây nối ác quy dài 500 500 700 1700
10 Dây nối ác quy ngắn 500 500 700 1700
11 Dây nối sạc và ác quy 700 700
12 Đế chân sau 1000 1000 1400 2400
13 Đĩa cảm biến 500 500 1000 2000
14 Đùi phải 500 500 700 1700
15 Đùi trái 500 500 700 1700
16 Gía đỡ giỏ xe dưới 500 500 1000
17 Gía đỡ giỏ xe trên 500 500 1000

SVTH: Thân Việt Đức 43


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

18 Giảm sóc sau 1400 1400


19 Khóa nồi 500 500 700 1700
20 Nhựa ốp sườn phải 215 215
21 Nhưạ ốp sườn trái 215 215
22 Nhựa ốp vai càng trước 700 700
23 Nhựa ốp cổ phốt 500 500 700 1700
24 Ốc xiết cổ phốt to 500 500 700 1700
25 Ốc xiết cổ phốt nhỏ 500 500 700 1700
26 Tay lái 500 500 1000
27 Trục giữa 500 500 700 1700
28 Trục khóa yên 500 500 1000
29 Vòng bi cổ phốt 1000 1000 1400 3400
30 Vòng bi trục giữa 1000 1000 1400 3400

Bảng 2.5. Bảng quy định mức tồn kho trong doanh nghiệp
(Nguồn: Kho linh kiện)
2.2.4. Đánh giá KPI về công tác quản lí vật tư của công ty PEGA
• KPI về quản lí vật tư tại công ty công ty PEGA được đánh giá theo một số
tiêu chí sau đây:
✓ KPI về quản lí hàng tồn kho
✓ KPI về tuân thủ nguyên tắc xuất nhập
Nhân viên khi thực hiện các công việc trong kho luôn phải đảm bảo chỉ thực hiện
xuất/nhập kho khi có chứng từ hợp lí. Trong đó các tiêu chí đánh giá cụ thể bao
gồm:
o Đảm bảo kiểm đếm đúng số lượng chủng loại nguyên vật liệu, thành phẩm
xuất/nhập kho.
o Giám sát chặt chẽ chất lượng hàng nhập kho. Thông báo cấp trên trực tiếp

SVTH: Thân Việt Đức 44


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

hay người phụ trách mua hàng ngay khi phát hiện chất lượng hàng nhập
không đảm bảo đúng yêu cầu.
o Cấp phát kịp thời NVL cho các bộ phận sản xuất theo yêu cầu
o Đảm bảo hàng hóa phải được xuất hàng theo đúng quy định và việc xếp
hàng, chất hàng hóa lên phương tiện vận chuyển được thực hiện nhanh chóng
theo đúng tiến độ số lượng và chủng loại yêu cầu
o Tuân thủ đúng các quy định, hướng dẫn công việc liên quan đến việc xuất
nhập hàng hóa
• KPI về sắp xếp bảo quản hàng hóa

Đây là tiêu chuẩn yêu cầu nhân viên tuân thủ đúng quy định về cách sắp xếp
và bảo quản hàng hóa trong kho. Các tiêu chí cụ thể:

o Sắp xếp hàng hóa sao cho thuận tiện trong quá trình tìm kiếm và lấy đi lúc
cần thiết. Đồng thời đảm bảo được hiệu quả sử dụng nhà kho, giảm hệ số
nhàn rỗi của kho.
o Đảm bảo các hoạt động chuẩn bị cần thiết để công tác kiểm kê định kỳ
được thực hiện thường xuyên.
o Bảo quản số lượng hàng hóa tránh mất mát, thất thoát.
• KPI về sổ sách chứng từ và vệ sinh kho bãi

Các nhân viên trong kho phải đảm bảo cập nhật kịp thời và đầy đủ vào sổ sách
các nội dung khi phát sinh nghiệp vụ nhập/xuất kho theo quy định. Đề đảm bảo
quản lý định mức tồn kho hiệu quả.

o Cập nhật số liệu vào thẻ kho chính xác, kịp thời. Đối chiếu thẻ kho định kỳ
với kế toán theo đúng quy định.
o Cập nhập thẻ sản phẩm lưu kho theo đúng quy định.
o Lưu trữ và bảo quản tốt các sổ sách, chứng từ và thẻ kho theo quy định.
• KPI về mức độ hoàn thành công việc được giao

SVTH: Thân Việt Đức 45


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

Đây là chỉ số để đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của từng
nhân viên. Dựa vào phần trăm hoàn thành công việc cũng như đánh giá về thái
độ làm việc của nhân viên, nhà quản lý của PEGA sẽ dựa vào đó để đánh giá
tiêu chuẩn này.

Dưới đây là trọng số của từng KPI trong quản lý vật tư của PEGA

STT Tiêu chuẩn đáng giá Trọng số


1 Tuân thủ nguyên tắc xuất nhập 0,2

2 Sắp xếp và bảo quản hàng hóa 0,25

3 Sổ sách, chứng từ và vệ sinh kho bãi 0,25

4 Mức hoàn thành công việc được giao 0,3

SVTH: Thân Việt Đức 46


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NHIỆP
3.1. Đánh giá nhận xét chung tình hình của công ty cổ phần PEGA
3.1.1. Những điểm mạnh
Một số thuận lợi của công ty
✓ Cơ sở hạ tầng của công ty PEGA khá tốt, đảm bảo đủ yêu cầu cho cả nhân viên
văn phòng và cả công nhân ở xưởng sản xuất.
✓ Công ty có vị trí nằm trong khu công nghiệp thuân tiện cho quá trình vận chuyển
và sản xuất. Đường giao thông được bê tông hóa trải nhựa vì vậy điều kiện giao
thông tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu và tiêu
thụ, phân phối sản phẩm đến các địa phương thành phố khác.
✓ Công ty đã áp dụng thiết bị sản xuất cao cấp cũng như tạo ra môi trường làm
việc sạch sẽ, đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như an toàn cho công
nhân.
✓ Đội ngũ quản lí và hầu hết các công nhân đều có tay nghề cao đáp ứng được tất
cả các yêu cầu về sản phẩm, cũng như yêu cầu về chất lượng khách hàng.
Một số điểm mạnh trong công tác quản lí
✓ Công tác lập kế hoạch và điều độ, phân bố công nhân cũng như mặt bằng sản
xuất tốt và vận dụng được nhiều không gian làm việc, nâng cao năng suất lao
động.
✓ Các công đoạn được chia nhỏ và được chuyên môn hóa tốt dẫn đến việc năng
suất và chất lượng khá tốt.
✓ Các kế hoạch và tồn kho được kiểm soát định kỳ để thực hiện các công tác điều
độ và hoạch đinh hợp lí, phù hợp với từng giao đoạn sản xuất, hoặc dễ dàng ứng
biến với những sự cố ngoài ý muốn.
✓ Quản lí về kho vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm tại công ty khá tốt, toàn
bộ quy trình kho đều được quy trình hóa chi tiết trong việc phân chia và kết hợp
các bộ phận sản xuất và văn phòng với nhau. Quy trình mua và đánh giá nhà
cung cấp hợp lí, thực hiện tối ưu việc mua hàng và đặt hàng trong quá trình sản

SVTH: Thân Việt Đức 47


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

xuất và theo dõi đánh giá nhà cung cấp.


3.1.2. Những điểm yếu
Một số khó khăn của công ty
✓ Một số máy móc của công ty chưa được cải tiến, thay thế và đã được sử dụng
khá lâu. Chính vì vậy đã xuất hiện khá nhiều lỗi ở quá trình vận hành máy móc.
✓ Còn nhiều vấn đề trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lí trong sản xuất gây
ra những lỗi về chất lượng không đáng có và làm giảm khả năng sản xuất.
✓ Công ty vẫn hạn chế mở rộng tìm hiểu, khai thác từ các nhà cung cấp mới, khó
khăn trong việc so sánh về giá và chất lượng sản phẩm.
✓ Tiêu chuẩn kĩ thuật và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng
cao.
✓ Sức ép cạnh tranh ngày một lớn do chính sách mở rộng nhà cung cấp của khách
hàng.
Một số điểm yếu trong công tác quản lí
✓ Quản lý về kho và bảo quản vật tư vẫn còn một vài hạn chế nhỏ về việc bố trí
hợp lý lối đi và vận chuyển hàng hóa trong quá trình sản xuất vẫn chưa được
tốt. Gây ra một số hiện tượng va chạm hay kẹt vào các máy đang trong quá trình
sản xuất, khoảng cách từ kho đến bộ phận sản xuất là khá xa khiến cho quá tình
vận chuyển nguyên vật liệu, linh kiện tốn nhiều thời gian. Ngoài ra kho vật tư
chưa được phân bố phù hợp với chiều đi của sản phẩm trong các quy trình.
✓ Kho chiếm diện tích lớn nhất trong phân xưởng 3.000m2 nhưng vẫn còn rất
nhiều khoảng trống chưa được sử dụng, chưa sử dụng tối đa diện tích của kho.
✓ Quản lý công tác lập kế hoạch vẫn chưa có một dự báo về nhu cầu rõ ràng qua
các kỳ, các giai đoạn để tối ưu hóa được việc đặt hàng và làm việc sớm với nhà
cung cấp. Chưa có kế hoạch dài hạn cho công ty để thực hiện các mục tiêu lớn
giúp công ty thực hiện những chiến lược.
✓ Công tác điều độ vẫn còn thiếu sót trong một số khâu về việc đưa ra quyết định
về việc bố trí sắp xếp lại những lô sản phẩm để phù hợp với năng suất sản xuất.

SVTH: Thân Việt Đức 48


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp

Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, những gì mà công ty đã đạt được không
phải là nhỏ. Từ một lực lượng nhỏ bé, lúc đầu chỉ với 40 người. Cán bộ công nhân
viên trong công ty đã kề sát cánh bên nhau đưa công ty giành được vị thế trên thị
trường. Tuy vậy, những khó khăn chưa phải đã hết, đòi hỏi lãnh đạo công ty tìm ra
mục tiêu, phương hướng kinh doanh làm sao phù hợp với cơ chế thị trường, nhất là
khi trong lĩnh vực kinh doanh đã chọn, công ty phải cạnh tranh với nhiều đơn vị sản
xuất xe điện trong nước và nước ngoài có tầm cỡ.

Mỗi doanh nghiệp đều có những yếu tố quan trọng riêng ảnh hưởng mang tính quyết
định đến sự tồn tại hay quá trình hoạt động. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì quá
trình sản xuất là khâu quan trọng để có được sản phẩm cung cấp ra thị trường. Nó
luôn đòi hỏi phải có các yếu tố của sản xuất để hoạt động. Trong đó, vật tư kĩ thuật
là yếu tố quan trọng nhất vì thiếu vật tư kĩ thuật không thể tiến hành hoạt động sản
xuất ra của cải vật chất. Hơn thế, khi vật tư là đối tượng lao động thì nó là nhân tố
quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng quy mô sản
xuất, tạo điều kiện sử dụng hợp lí đúng sức lao động và nguyên, nhiên vật liệu, tiết
kiệm các yếu tố vật chất trong sản xuất. Bên cạnh đó, những vật tư đóng vai trò là
tư liệu lao động thì đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng, lại là điều kiện quyết
định khả năng tái sản xuất mở rộng. Bộ phận này chiếm 60% - 70% cơ cấu giá thành
sản phẩm. Do đó, nó có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất kinh
doanh và giá cả sản phẩm.

Như vậy, công tác quản lý vật tư tốt có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng
của công tác này và sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xe điện PEGA LTT.
Từ đó em đề xuất hướng đề tài của mình:

“Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn hiện công tác quản lý vật tư tại
Công ty cổ phần xe điện PEGA LTT.”

SVTH: Thân Việt Đức 49


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

SVTH: Thân Việt Đức 50


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Cao Tô Linh

SVTH: Thân Việt Đức


51

You might also like