You are on page 1of 11

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM CHỦ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT PHÙ

HỢP
3.1 Các sản phẩm của nhà máy
Để phục vụ cho việc sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lượng thức ăn thủy sản, công
ty Uni- President VN sẽ chuyên sản xuất các sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn của
công ty như:
Mineral Premix (200-250 nghìn VND)
King Khoáng

Prawn Feed (350-450 nghìn VND)


Vanamei

Monodon

Trang 0
Fish Feed (350-450 nghìn VND)
Marine Fish

Freshwater Fish

Trang 1
Probiotic
Gut Health ( 150-250 nghìn VND) Water Treatment ( 250-350 nghìn VND)

3.2 Nguyên vật liệu


Thức ăn cho Tôm
Thành phần nguyên liệu
Bột cá, Bột đậu nành, Bột mì, Bột nội tạng mực, Dầu cá, Lecithin,Vitamin và
Khoáng chất.
Thức ăn cho Cá
Thành phần nguyên liệu
Bột cá, Bột đậu nành, Bột mì, Dầu cá, Vitamin và Khoáng chất.
Probiotic
Nguyên liệu
Bacillus pumilus và bột Talc
Nguyên liệu
Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, bột Talc.
3.3 Công suất thiết kế - máy móc, cơ sở hạ tầng
3.3.1. Các căn cứ lựa chọn công suất dự án
Căn cứ vào các yếu tố sau đây để lựa chọn công suất:
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai sản phẩm đã phân tích, khả
năng chiếm lĩnh thị trường ở khu vực miền Trung.
- Căn cứ vào khả năng cung cấp dây chuyền thiết bị của thị trường phù hợp với
công suất đã lựa chọn.
- Căn cứ kinh nghiệm về lựa chọn quy mô sản xuất trong nền kinh tế thị trường
- Căn cứ vào khả năng cung cấp vốn của chủ đầu tư, trình độ của công nhân,
trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

Trang 2
- Các hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội có thể xảy ra khi lựa chọn quy mô
công suất quá lớn như: sản phẩm sản xuất ra dư thừa không tiêu thụ được, vốn đầu
tư lớn, giải phóng mặt bằng, tái định cư, ô nhiễm môi trường sinh thái…
3.3.2. Công suất thiết kế của máy móc
Công suất thiết kế là công suất mà máy móc thiết kế có thể thực hiện được
trong điều kiện sản xuất bình thường, không bị gián đoạn bởi những lý do không dự
tính được.
Công suất thiết kế của dây chuyền mà dự án sẽ đầu tư đạt 150,000 nghìn
tấn/năm.
3.3.3. Công suất thiết kế và thực tế của dự án
+ Công suất thiết kế
Công suất thiết kế là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện
sản xuất bình thường.
Các điều kiện sản xuất bình thường được kể đến là:
- Máy móc thiết bị hoạt động theo đúng quy trình công nghệ, không bị gián đoạn
vì những lý do không được dự tính trước như bị hư hỏng đột xuất, cúp điện.
- Các đầu vào được đảm bảo đầy đủ.
Nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định đến công suất của dự án. Theo như dự
báo thì sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản thiếu hụt trong những năm
tới khoảng 3 triệu tấn/năm. Công suất mà dự án muốn đạt đến 5,5% tổng lượng thức
ăn thủy sản thiếu hụt từ thị trường nội địa. Công suất dự kiến đạt 165,000 tấn/năm.
Trong đó công suất cho từng loại sản phẩm được thể hiện ở Biểu đồ 2.1.
+ Công suất thực tế
Công suất thực tế của dự án là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng
năm khi dự án đi vào vận hành khai thác. Công suất thiết kế những năm ổn định của
dự án sẽ bằng công suất khả thi của dự án.
Trong những năm đầu, thường xảy ra các tình trạng như máy móc chưa ổn định,
công nhân chưa thạo việc, việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định
nên công suất các năm đầu tiên thường thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế và
tăng dần qua các năm cho đến khi ổn định.
3.3.4. Xác định mức sản xuất dự kiến của dự án
Bảng 3. 1. Chương trình sản xuất hàng năm
Stt Thời gian Công suất Sản lượng (Tấn/năm)

Trang 3
1 Năm 1 60% 150,000

2 Năm 2 70% 175,000

3 Năm 3 80% 200,000

4 Năm 4 trở đi 95% 237,500

3.3.5. Lựa chọn máy móc thiết bị


Việc tính toán và lựa chọn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Sản phẩm đạt chất lượng cao.
- Bảo mật về năng suất.
- Liên tục làm việc.
- Dễ thực hiện, dễ sửa chữa.
Công ty sẽ chọn dây chuyển đổi nghệ thuật sản xuất : dây chuyền nạp liệu,
nghiền, trộn, ép viên, đóng gói thành phẩm.

Trang 4
Các thiết bị sản xuất chính được thể hiện trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số lượng máy móc dùng trong dây chuyền sản xuất
Stt Tên thiết bị Đvt Số lượng

I Dây chuyền nạp liệu

1 Phễu nạp liệu Cái 1

2 Quạt hút Cái 10

3 Máy làm sạch Cái 4

4 Thiết bị nâng hạ thủy lực HT 1

5 Bàn nâng xe tải Cái 1

6 Máy dò kim loại Bộ 1

7 Gàu tải Cái 44

II Dây chuyền nghiền, trộn, ép viên, sàng

1 Máy nghiền Bộ 2

2 Máy trộn Bộ 2

3 Vít tải Cái 8

4 Máy ép viên Cái 4

5 Máy làm nguội Cái 2

6 Máy sàng Cái 4

7 Cân định lượng Bộ 1

III Dây chuyền đóng gói

1 Máy đóng bao thành phẩm Cái 4

2 Máy may bao thành phẩm Cái 4

Trang 5
3 Xích tải, băng tải, gầu tải Bộ 1

4 Máy xếp bao thành phẩm Bộ 4

5 Hệ thống chuyền thành phẩm Bộ 1

IV Si lô

1 Si lô chứa nguyên liệu hạt Bộ 8

2 Si lô chứa nguyên liệu trung gian Cái 44

3 Si lô chứa thành phẩm Cái 16

Ngoài dây tổ hợp sản xuất chính ở bảng 3.2 thì khi dự án đi vào đồng hoạt động
cần nhiều thiết bị máy loại khác để hoạt động bao gồm các loại máy móc trong văn
phòng các loại xe vận chuyển trong Nhà máy, máy hệ thống use in the test room
cùng với các công cụ khác.
3.4 Công nghệ- kĩ thuật - quy trình sản xuất
3.4.1. Định hướng trình độ hiện đại của công nghệ
Dự án sẽ trang bị hệ thống sản xuất hiện đại của Châu Âu, đáp ứng các yêu cầu
về năng suất và đặc biệt là chất lượng sản phẩm cao theo tiêu chuẩn Châu Âu phù
hợp với các yêu cầu, các quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
3.4.2. Dây chuyền công nghệ của dự án
Dây chuyền công nghệ được mô tả như trong Hình 3.1
Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ

Trang 6
3.4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Tiếp nhận nguyên liệu: Sau khi lấy nguyên liệu ra từ kho của nhà máy, nguyên
liệu theo các thiết bị vận chuyển đi vào các phễu nạp liệu.
Làm sạch nguyên liệu: Trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển
có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại nên đi qua máy dò kim loại để bỏ,
sau đó nguyên liệu đi vào các phễu nạp liệu.
3.4.2.2. Nghiền nguyên liệu
Sau khi cân soạn nguyên liệu cho một loại sản phẩm xong, nguyên liệu được
đưa vào máy nghiền. Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước yêu cầu, tạo
khả năng trộn đồng đều giữa các thành phần làm các chất dưỡng được phân đồng
đều và tăng khả năng tiêu hóa, nguyên liệu được nghiền mịn thuận tiện cho quá
trình tạo viên.
Sử dụng máy nghiền búa được điều khiển tự động, nghiền các loại nguyên liệu
theo yêu cầu, từng loại sản phẩm và tùy theo chủng loại sản phẩm mà phải gắn lưới

Trang 7
nghiền cho phù hợp. Các nguyên liệu đã đạt độ mịn yêu cầu sẽ được cân riêng theo
công thức đã định.
3.4.2.3. Trộn
Xả nguyên liệu từ silo chứa trên bồn trộn sau khi đã nghiền xong một lô xuống
bồn trộn, trộn đều hỗn hợp nguyên liệu với thời lượng từ 2-5 phút cho một mẻ trộn,
tùy theo đặc tính máy và yêu cầu của sản phẩm. Máy trộn thức ăn có nhiệm vụ
khuấy trộn các thành phần thức ăn và tăng cường các phản ứng hóa học, sinh học
khi chế biến thức ăn, tăng quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng, làm lạnh. Quá trình
trộn bổ sung rỉ đường và vi lượng nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng
giá trị dinh dưỡng. Cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường,
tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và
giảm độ bền của máy.
Đối với sản phẩm dạng bột, sau khi trộn xong sẽ được chuyển vào silo chứa
thành phẩm (bột) và ra bao, đóng gói thành phẩm theo thành phẩm.
Đối với sản phẩm dạng viên, sau khi trộn xong sẽ được hệ thống chuyển đưa
vào silo chứa liệu trên máy ép viên.
3.4.2.4. Ép viên
Tùy theo chủng loại sản phẩm để sử dụng khuôn ép (gồm các loại khuôn như:
2.5mm, 3.2mm và 4.0mm). Sản phẩm đi vào hệ thống bằng vít cấp liệu (có thể điều
chỉnh năng suất), ở máy ép viên bán thành phẩm được làm ẩm từ 13% đến 25%
bằng nước nóng từ 80-850 C để hồ hóa tinh bột, sau đó nguyên liệu sẽ được ép thành
viên theo các kích cỡ khuôn ép.
3.4.2.5. Làm nguội
Sau khi ép xong (viên thành phẩm vẫn còn nóng và độ ẩm còn cao) viên thành
phẩm được đưa vào máy làm nguội, viên thành phẩm sẽ được làm khô và nguội
theo phương pháp đối lưu không khí, giảm độ ẩm từ 25% xuống 14%.
3.4.2.6. Sàng
Khi thành phẩm đã khô và nguội hệ thống làm nguội sẽ tự động xả ra, thành
phẩm này lại được hệ thống chuyển tải lên máy sàng, hệ thống này sẽ sàng những
viên thành phẩm không đạt hoặc những bột còn lại hồi chuyển về máy ép. Thành
phẩm đạt yêu cầu được hệ thống chuyển vào silo chứa thành phẩm (viên). Một tỉ lệ
nhỏ thành phẩm cuối cùng trong silo chứa không đạt quy định sẽ được chuyển qua
tái sản xuất lần sau, theo cùng chủng loại của sản phẩm đó.
3.4.2.7. Đóng gói

Trang 8
Những sản phẩm đạt yêu cầu sau quá trình sẽ được đóng theo quy cách bao bì:
5kg,10kg nhằm mục đích dễ sử dụng, dễ bảo quản. Sau đó, băng chuyền được đưa
vào máy xếp thành phẩm.

Trang 9
Trang 10

You might also like