You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP
NGUYÊN LÝ CÁC QUÁ TRÌNH
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM I

Giảng viên bộ môn: TSKH. Bùi Viết Cường


Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Mã số sinh viên: 107210038
Lớp: 21H2
Lớp học phần: 21.45

Đà Nẵng, 12/2023
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

MỤC LỤC

1. Tìm hiểu về 1 thiết bị sàng bao gồm cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng
dụng - Máy sàng lồng................................................................................................4
a. Cấu tạo..............................................................................................................4
b. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................4
c. Ứng dụng..........................................................................................................5
2. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình bóc vỏ bao gồm cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động, ứng dụng - Máy bóc vỏ lạc..............................................................5
a. Cấu tạo..............................................................................................................5
b. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................6
c. Ứng dụng..........................................................................................................6
3. Tìm hiểu về 1 thiết bị thuộc 1 trong 4 hệ thống nghiền bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy nghiền bột:..............................................6
a. Cấu tạo..............................................................................................................6
b. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................7
c. Ứng dụng..........................................................................................................7
4. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình ép phân chia pha lỏng rắn bao
gồm cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy ép dầu:..............................7
a. Cấu tạo..............................................................................................................7
b. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................8
c. Ứng dụng..........................................................................................................8
5. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình ép định hình bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy làm đế bánh pizza...................................8
a. Cấu tạo..............................................................................................................8
b. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................8
c. Ứng dụng..........................................................................................................9
6. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình lắng bao gồm cấu tạo, nguyên tắc
hoạt động, ứng dụng- Nồi lắng xoáy........................................................................9
a. Cấu tạo..............................................................................................................9
b. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................9
c. Ứng dụng........................................................................................................10
7. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình ly tâm bao gồm cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động, ứng dụng - Máy ly tâm..................................................................10

2
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

a. Cấu tạo............................................................................................................10
b. Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................10
c. Ứng dụng........................................................................................................10
8. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình lọc bao gồm cấu tạo, nguyên tắc
hoạt động, ứng dụng - Máy lọc dầu.......................................................................11
a. Cấu tạo............................................................................................................11
b. Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................11
c. Ứng dụng.........................................................................................................11
9. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình phối trộn bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy trộn bột..................................................12
a. Cấu tạo............................................................................................................12
b. Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................12
c. Ứng dụng........................................................................................................12
10. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình trích ly bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy chiết xuất (trích ly) dược liệu..............13
a. Cấu tạo...............................................................................................................13
b. Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................13
c. Ứng dụng........................................................................................................14
11. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình chưng cất bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Nồi chưng cất tinh dầu tràm........................14
a. Cấu tạo............................................................................................................14
b. Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................14
c. Ứng dụng........................................................................................................14
12. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình kết tinh bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Thiết bị kết tinh chân không liên tục..........15
a. Cấu tạo............................................................................................................15
b. Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................15
c. Ứng dụng........................................................................................................16
13. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình keo tụ bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Nồi nấu sục đậu phụ bằng điện...................16
a. Cấu tạo............................................................................................................16
b. Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................17
c. Ứng dụng........................................................................................................17

3
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

1. Tìm hiểu về 1 thiết bị sàng bao gồm cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng
dụng - Máy sàng lồng
a. Cấu tạo

- Cửa nạp liệu: nơi vào của


nguyên liệu

- Sàng lưới (lồng sàng): có thiết kế


màng lưới với kích thước lỗ tùy thuộc
vào nguyên liệu được sàng. Ngoài ra,
phần đầu lồng được thiết kế cao hơn so
với cuối lồng.

- Động cơ: giúp sàng lồng quay tròn Hình 1: Cấu tạo máy sàng lồng

- Cửa ra sản phẩm không đạt yêu cầu

- Bánh xe: giúp di chuyển máy dễ dàng

- Cửa ra sản phẩm đạt yêu cầu.

- Aptomat: khởi động máy

- Khung máy: được thiết kế chịu lực tốt.

b. Nguyên tắc hoạt động

Khởi động máy bằng cách bật công tắc aptomat (7), động cơ (3) hoạt động
làm sàng lưới (2) quay tròn. Nguyên liệu được đưa vào từ cửa nạp liệu (1) đến sàng
lưới, tại đây chúng được lật đảo theo vòng tròn hướng đến đầu ra của lồng sàng.
Các nguyên liệu có kích thước phù hợp với mặt lưới thì lọt xuống đến cửa ra sản
phẩm đạt yêu cầu (6), các nguyên liệu còn lại sẽ được đưa đến cuối lồng và tới cửa
ra sản phẩm không đạt yêu cầu (4).

Tuy nhiên, cũng có thể dùng máy để lược bỏ bụi bẩn, đá sạn hoặc các nguyên
liệu nhỏ không đạt yêu cầu. Khi đó, bụi bẩn, đá sạn hoặc nguyên liệu nhỏ không đạt
yêu cầu sẽ lọt lưới đến cửa ra (6) lúc này trở thành cửa ra sản phẩm không đạt yêu

4
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

cầu.Các nguyên liệu còn lại đến cửa ra (4) lúc này trở thành cửa ra sản phẩm đạt
yêu cầu.

c. Ứng dụng

Máy được sửa dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm để sàng các
nguyên liệu như hạt tiêu ( sản xuất gia vị, sản xuất tiêu khô), hoặc ngũ cốc như: gạo,
đậu,…(sản xuất bột mì, gạo xuất khẩu,…), trái cây ( sản xuất nước ép, nước ngọt,
sản xuất bánh kẹo,…). Hoặc có thể ứng dụng trong các nhà máy xây dựng để sàng
các vật liệu như cát, đá,…

2. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình bóc vỏ bao gồm cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động, ứng dụng - Máy bóc vỏ lạc
a. Cấu tạo

- Máng nạp nguyên liệu: nơi


cho nguyên liệu đầu vào.

- Buli dây đai và buli bảo vệ


dây đai: bảo vệ động cơ khỏi tác
nhân gây bất lợi trong quá trình vận
hành.

- Bầu cắt gió: thổi gió liên tục


tạo va chạm giữ các hạt lạc, đồng thời thổi bay bụi bẩn cùng vỏ và thành phẩm tách
ra theo 2 hướng. Hình 2: Cấu tạo máy bóc vỏ lạc

- Sàng rung: phân tách thành phẩm theo kích thước, có máng đưa sản phẩm
ra ngoài.

- Cửa xả hạt lạc lép: các hạt lạc lọt qua sàng sẽ được ra tại cửa này.

- Động cơ: giúp máy hoạt động.

- Cửa xả vỏ nguyên liệu: vỏ lạc cùng bụi bẩn đc thổi ra ngoài ở cửa này.

- Khung động cơ: được thiết kế để chịu lực.

5
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

b. Nguyên tắc hoạt động

Khi máy khởi động, cho lạc vào máng nạp nguyên liệu (1), chúng sẽ di
chuyển liên tục đến bên trong máng tới khoang tách vỏ. Tại đây, nhờ hoạt động của
động cơ (6) tác dụng làm buli đây đai (2) vận hành kết hợp với bầu cắt gió (3) tạo
nên ma sát mạnh giữa các hạt lạc, làm vỏ lạc tách ra; gió được thổi vào máy thổi
bay bụi bẩn cùng vỏ ra cửa xả vỏ nguyên liệu (7), hạt lạc thì tiếp tục đến sàng rung
(4). Ở đây, các hạt lạc không đạt kích thước sẽ lọt xuống và được đưa ra ở cửa xả
hạt lép (5); các hạt còn lại thì ra khỏi sàng rung.

c. Ứng dụng

Bóc tách vỏ hạt lạc nhanh chóng ở quy mô hộ gia đình hoặc tại các cơ sở sản
xuất để hỗ trợ sản xuất các sản phẩm như kẹo đậu phộng ( đậu phộng da cá, đậu
phộng rang,…), dầu đậu phộng, bơ đậu phộng,…

3. Tìm hiểu về 1 thiết bị thuộc 1 trong 4 hệ thống nghiền bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy nghiền bột:

a. Cấu tạo

- Toa nạp nguyên liệu: nơi cho nguyên


liệu đầu vào

- Tấm chắn cửa nạp: giúp chủ động


điều tiết lượng nguyên liệu chảy xuống buồng
làm việc.

- Bảng điều khiển: có các nút điều


Hình 3.1: Cấu tạo máy nghiền bột
khiển hoạt động của máy như bật máy, tắt
máy, đèn báo thể hiện cường độ dòng điện,
nút Stop để dừng hoạt động khẩn cấp.

- Buồng nghiền: bên trên có các lỗ nhỏ


để hút gió, bên trong có các búa nghiền và có
má nghiền gắn cố định, phần dưới có lưới
sàng. Hình 3.2: Cấu tạo bên trong buồng
nghiền

6
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

- Cửa xả thành phẩm: Đầu ra thành phẩm. Vì thành phẩm là bột mịn nên ở
cửa ra phải gắn thêm túi vải để thu thành phẩm.

- Bánh xe: thuận lợi dịch chuyển máy.

b. Nguyên tắc hoạt động

Khi máy hoạt động, nguyên liệu cho vào từ toa nạp nguyên liệu (1) theo
đường dẫn sẽ đến buồng nghiền (4), có thể điều tiết lượng nguyên liệu vào máy
bằng tấm chắn cửa nạp (2). Bên trong buồng nghiền, nguyên liệu có kích thước lớn
dưới tác dụng va đập của búa nghiền cùng tác dụng chà xát của má nghiền thì bị đập
vỡ và bị nghiền nhỏ thành bột rơi xuống lưới sàng ra khỏi máy qua cửa xả thành
phẩm (5), còn lại sẽ bị đập tiếp cho đến khi đủ nhỏ chui qua lưới sàng.

c. Ứng dụng

Dùng trong các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, xí nghiệp,…để nghiền các
loại hạt ( hạt gạo, hạt bắp, các loại hạt đậu,…), gia vị, dược liệu,…với thành phẩm
có dạng bột mịn.

4. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình ép phân chia pha lỏng rắn bao
gồm cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy ép dầu:

a. Cấu tạo

- Toa nạp nguyên liệu: nơi cho nguyên liệu vào.

- Trục xoắn ép: có nhiệm vụ điều


chỉnh độ ép; có thể tháo rời để vệ sinh.

- Cửa ra bã: bã nguyên liệu sau khi ép


ra ngoài bằng cửa này.

- Bánh xe: thuận lợi dịch chuyển vị trí


máy.

- Cửa ra dầu: đầu ra dầu sau khi ép. Hình 4: Cấu tạo máy ép dầu

- Bảng điều khiển: hệ thống bảng điều khiển để khởi động/ tắt máy, có bộ
phận gia nhiệt để có thể cài đặt nhiệt độ phù hợp ép từng loại nguyên liệu khác
nhau.
7
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

b. Nguyên tắc hoạt động

Khi máy vận hành, cài đặt nhiệt độ ép ở bảng điều khiển (6) bộ phận gia
nhiệt thực hiện làm nóng trong trục ép. Khi đạt đến nhiệt độ đã cài đặt thì cho
nguyên liệu vào toa nạp (1), nguyên liệu dần di chuyển xuống trục xoắn ép (3).
Dưới tác dụng của nhiệt và lực ép của trục xoắn, dầu ép được ra ngoài qua cửa ra
dầu (5), bã ép ra ngoài ở cửa ra bã (3)

c. Ứng dụng

Dùng trong các cơ sở sản xuất hoặc nhà máy sản xuất dầu hạt ( dầu đậu
phộng, dầu hạnh nhân, dầu óc chó, dầu đậu nành,…)

5. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình ép định hình bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy làm đế bánh pizza

a. Cấu tạo

- Con lăn bột: nơi để bột làm đế bánh.

- Lô cán bột: cán bột thành dải dài, có


thể điều chỉnh để định hình độ dày đế.

- Băng tải: vận chuyển dải bột đến


khuôn tạo hình.

- Khuôn tạo hình: tạo hình tròn cho đế


Hình 5: Cấu tạo máy làm đế bánh pizza
bánh pizza.

- Piston thủy lực: tạo lực ép để định hình đế bánh pizza.

- Lô cuốn bột thừa: cuốn bột thừa ra khỏi thành phẩm.

- Bảng điều khiển: có các nút điều khiển để khởi động máy, hẹn giờ, điều
chỉnh tốc độ băng tải.

b. Nguyên tắc hoạt động

Khi máy hoạt động, đặt phần bột đạt yêu cầu lên con lăn bột (1). Khối bột
qua lô cán bột (2) thành dải bột có độ dày nhất định theo băng chuyền (3) đến
khuôn tạo hình (4), piston thủy lực (5) tác dụng lực làm khuôn (4) dập hình lên khối

8
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

bột tạo nên đế bánh pizza. Dải bột có thành phẩm đi ra qua lô cuốn bột thừa (6). Đế
bánh thành phẩm được hoàn thiện, bột thừa theo lô cuốn (6) lên được băng tải nhỏ
di chuyển đến đầu ra khác của máy.

c. Ứng dụng

Trong các cửa hàng kinh doanh pizza các cơ sở sản xuất đế bánh pizza hoặc
trong các nhà máy,…

6. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình lắng bao gồm cấu tạo, nguyên tắc
hoạt động, ứng dụng- Nồi lắng xoáy

a. Cấu tạo

-Ống thoát hơi: đảm bảo cân bằng áp


suất trong quá trình máy hoạt động.

- Cửa quan sát: cho phép theo dõi


tình trạng lắng của dịch lắng.

- Vệ sinh CIP: dẫn dung dịch CIP vào


vệ sinh nồi.
Hình 6:bịCấu
- Dụng cụ phá bọt: để phá bọt khí xuất hiện khi dịch lytạo nồi lắng xoáy
tâm.

- Đường dịch vào: đầu vào dịch lắng.

- Đường dịch ra: đầu ra dịch trong.

- Đường tháo cặn: đầu ra cặn lắng.

b. Nguyên tắc hoạt động

Khi thiết bị hoạt động, cho dịch cần lắng vào ở đường dịch vào (5), dịch vào
máy theo phương tiếp tuyến với thành thiết bị, lực ly tâm trong nồi làm cho cả khối
dịch lắng xoáy tròn. Cặn trong dịch lắng bị hút vào tâm nồi và di chuyển xuống đáy.
Để yên một thời gian để quá trình lắng tiếp tục, dịch trong sau lắng được tháo ra qua
đường dịch ra (6) và cặn được dẫn ra ở đường tháo cặn (7).

c. Ứng dụng

9
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

Nồi lắng xoáy kể trên được dùng trong công nghệ sản xuất bia ở các nhà máy
với mục đích loại bỏ cặn nóng của dịch nha sau khi houblon hóa để tránh ảnh hưởng
tới chất lượng của bia.

7. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình ly tâm bao gồm cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động, ứng dụng - Máy ly tâm

a. Cấu tạo

- Vỏ máy: bao bọc bên ngoài máy để hứng pha lỏng trong quá trình ly tâm.

- Lồng ly tâm: có đục lỗ để cho pha


lỏng thoát ra.

- Tủ điều khiển: có các nút điều khiển


máy hoạt động (on, off).

- Động cơ:làm quay lồng ly tâm, là


loại 2Hp, tốc độ tối đa là 1450 vòng/phút ở
50Hz. Hình 7: Cấu tạo máy ly tâm

- Chân đế: làm bằng sắt đặc, đúc đảm bảo máy cố định khi hoạt động.

- Thắng tay: dùng để giảm tốc lồng.

- Ống xả: đầu ra của pha lỏng khi ly tâm.

b. Nguyên tắc hoạt động

Cho nguyên liệu vào lồng ly tâm (2), nhấn nút khởi động máy ở tủ điều khiển
(3). Dưới tác dụng của lực ly tâm pha lỏng bắng qua các lỗ của lồng ra ngoài qua
ống xả (7), còn pha rắn nằm lại trên thành máy.

c. Ứng dụng

Máy ly tâm ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm. Dùng để tách nước
trong các sản phẩm bột ( tinh bột sắn, tinh bột nghệ,…), vắt tách nước trong các sản
phẩm dưa muối; tách dầu trong các sản phẩm chiên (hành tỏi phi, snack, khoai tây
chiên),…

10
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

8. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình lọc bao gồm cấu tạo, nguyên tắc
hoạt động, ứng dụng - Máy lọc dầu

a. Cấu tạo

- Nắp đậy: gắn liền với 6 khóa chốt


đảm bảo không khí bên ngoài không thể tràn
vào khi máy hoạt động.

- Van xả khí: điều chỉnh khí nén, xả khí


nén sau lọc.

- Van đẩy khí: cho khí nén vào bình


nén.

- Khóa chốt Hình 8.1 Cấu tạo máy lọc dầu

- Cửa xả: đầu ra thành phẩm .

- Bình nén khí: có hệ thống bơm để


tăng áp suất và đẩy khí nén vào bình lọc.

- Bánh xe: thuận lợi cho quá trình di


chuyển thiết bị.

- Khoang lọc dầu: có tấm vải lọc và tấm


Hình 8.2: Cấu tạo khoang lọc dầu
sàng lọc bằng inox.

b. Nguyên tắc hoạt động

Cho hỗn hợp lọc vào khoang chứa rồi đậy nắp (1) và cài chắc khóa chốt (4).
Khi máy hoạt động, bình nén khí (6) sẽ đẩy khí nén vào khoang lọc qua van đẩy khí
(3), dưới áp lực của khí nén, pha lỏng sẽ chảy xuống và ra ngoài bằng cửa xả (5),
phần cặn bị giữ lại ở tấm vải lọc.

c. Ứng dụng

Máy lọc dầu được dùng để lọc các loại dầu thực vật thô sau khi ép như dầu
đậu phộng, dầu hướng dương, dầu óc chó,…

11
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

9. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình phối trộn bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Máy trộn bột

a. Cấu tạo

- Nắp buồng: đảm bảo quá trình phối


trộn nguyên liệu không vãi ra ngoài, có các
lỗ nhỏ ở đây để có thể thêm nước vào thùng
mà không cần mở nắp.

- Thùng trộn: có các cánh đảo xoắn


nguyên liệu hình vòng cung để đảo trộn
nguyên liệu.
Hình 9: Cấu tạo máy trộn bột
- Cửa xả thành phẩm: đầu ra thành
phẩm trộn.

- Bánh xe: thuận lợi cho việc di chuyển thiết bị.

- Động cơ

- Chắn bảo vệ

- Hộp số giảm tốc

b. Nguyên tắc hoạt động

Cho các nguyên liệu vào thùng trộn (2) với tỉ lệ cho trước. Đậy nắp (1) và
khởi động động cơ (5). Các cánh đảo xoắn hình vòng cung trong thùng trộn (2) liên
tục hoạt động làm cho các cấu tử của các nguyên liệu hòa trộn nào nhau. Đến khi
kết thúc, tắt động cơ, mở cửa xả (3) để lấy thành phẩm.

c. Ứng dụng

Máy trộn bột dùng trong các cơ sở sản xuất hoặc các nhà máy sản xuất các
loại bột như bột mì, bột ngũ cốc, bột gia vị, bột cám, bột ngô,… máy này có thể
dùng để trộn bột ướt nên có thể ứng dụng trong trộn bột để làm bánh, làm mỳ sợi.

12
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

10. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình trích ly bao gồm cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động, ứng dụng - Máy chiết xuất (trích ly) dược liệu

a. Cấu tạo

-Tank chiết xuất: có 3 lớp với lớp giữa là


khoa chứa dầu truyền nhiệt, lớp ngoài cùng đảm
bảo cách nhiệt.

- Cửa cấp liệu: cửa vào nguyên liệu.

- Tank chứa dung môi: chứa và gia nhiệt


dung môi, sau đó bơm vào tank chiết xuất.

- Đáy xả: xả bã nguyên liệu.

- Vòi xả dịch chiết: có lưới lọc cặn cho dịch


chiết tinh khiết.

- Sàn thao tác: đỡ tank chiết và dễ thao tác


Hình 10: Cấu tạo máy chiết xuất
khi sử dụng hơn. ( trích ly) dược liệu

- Tủ điều khiển: cài đặt nhiệt độ, thời gian.

- Bộ phận ngưng tụ hồi dung môi: tách chất cần chiết xuất khỏi dung môi, có
các đường ống dẫn dung môi quay ngược trở lại tới tank chiết.

b. Nguyên tắc hoạt động

Cho dung môi vào tank chứa dung môi (3), cho nguyên liệu vào tank chiết
xuất (1) từ cửa cấp liệu (2). Cài đặt nhiệt độ, thời gian cùng các thông số khác ở tủ
điều khiển (7) và khởi động máy. Lúc này lớp dầu truyền nhiệt nóng lên, làm cho
dịch bên trong tank chiết sôi, dung môi được bơm qua các đường ống vào tank
chiết. Do sự chênh lệch độ hòa tan của các chất trong nguyên liệu, sau một thời gian
tiếp xúc giữa dung môi và nguyên liệu, chất cần chiết hòa tan trong dung môi sẽ qua
bộ phận ngưng tụ hồi dung môi (8), chất tan cần chiết sẽ qua vòi xả dịch chiết (5) và
dung môi được thu hồi lại vào tank chứa dung môi (3) để tiếp tục được bơm vào
tank chiết xuất (1).

13
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

c. Ứng dụng

Máy chiết xuất dược liệu dùng trong các nhà máy sản xuất dược phẩm nhằm
để tách chiết tinh dầu, tinh chất các loại thảo dược.

11. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình chưng cất bao gồm cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động, ứng dụng - Nồi chưng cất tinh dầu tràm
a. Cấu tạo

Hình 11: Cấu tạo nồi chưng cất tinh dầu tràm
- Nồi chưng
cất: nơi đun sôi hỗn hợp chưng cất, có ống xả để xả hỗn hợp sau chưng cất.

- Ống dẫn hơi: dẫn hơi có cấu tử cần tách đến bộ phận ngưng tụ.

- Nhiệt kế: đo nhiệt độ sôi trong nồi chưng.

- Bộ phận ngưng tụ: có các ống nhánh ngưng tụ, lỗ nước làm lạnh vào và ra,
cửa vào hỗn hợp tinh dầu.

b. Nguyên tắc hoạt động

Cho nguyên liệu, nước vào nồi chưng cất (1), đun sôi hỗn hợp trên. Kiểm
soát nhiệt độ với nhiệt kế (3). Do sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các cấu tử trong
hỗn hợp chất lỏng, nên hơi bay lên lúc này sẽ đi qua ống dẫn hơi đến bộ phận ngưng
tụ (4) để thu hồi sản phẩm.

c. Ứng dụng

Sử dụng trong các cơ sở sản xuất hoặc các nhà máy sản xuất tinh dầu tràm.

14
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

12. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình kết tinh bao gồm cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động, ứng dụng - Thiết bị kết tinh chân không liên tục

a. Cấu tạo

Hình 12: Cấu tạo thiết bị kết tinh chân không liên tục

-Buồng kết tinh: có hình trụ bên trong có cánh khuấy, có các vách ngăn.

- Nắp buồng gắn với bơm hút chân không.

- Cửa nạp nguyên liệu (dung dịch): đường ống dịch vào gắn ở phía dưới, dẫn
tới ống trung tâm.

- Cửa tháo sản phẩm (huyền phù): nơi sản phẩm kết tinh đi ra, đó là huyền
phù cùng một phần nhỏ nước cái.

- Cửa tháo nước cái: ống ra nước cái sau kết tinh.

- Động cơ gắn với cánh khuấy: giúp cánh khuấy chuyển động.

b. Nguyên tắc hoạt động

Dung dịch đi vào tử cửa nạp nguyên liệu (1) vào ống trung tâm, bơm hút
chân không (2) và cánh khuấy (6) hoạt động làm hơi nước bốc lên làm dung dịch
trong buồng kết tinh (1) đạt trạng thái quá bão hòa và các tinh thể được hình thành.
Do tỷ trọng lớn nên huyền phù lắng xuống đáy theo cửa tháo huyền phù (4) ra

15
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

ngoài, nước cái dưới tác động của bơm hút chân không thì tràn lên trên ra ngoài
theo cửa tháo nước cái (5).

c. Ứng dụng

Đây là thiết bị kết tinh nhanh, dùng để tạo ra các tinh thể thô. Ứng dụng
trong sản xuất công nghiệp ( sản phẩm đường, sản xuất muối khoáng, sản xuất dược
phẩm,…)

13. Tìm hiểu về 1 thiết bị thực hiện quá trình keo tụ bao gồm cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động, ứng dụng - Nồi nấu sục đậu phụ bằng điện

a. Cấu tạo

- Nắp nồi: đảm bảo quá trình


nấu vệ sinh, an toàn, tránh vương vãi.

- Nồi nấu: có nhiều lớp, với lớp


các nhiệt, có khoang chứa nước để
nấu cách thủy.

- Quai cầm: hỗ trợ di chuyển


Hình 13: Cấu tạo nồi nấu sục đậu phụ bằng điện
nồi.

- Ống tiếp nước: cho nước vào


khoang giữa nồi.

- Ống thăm dò nước: kiểm tra nước trong khoang giữa tránh cạn nước.

- Van xả nước: xả nước ở khoang giữa sau khi nấu.

- Bánh xe: thuận lợi di chuyển nồi.

- Van xả nước đậu.

- Lỗ sục khí: sục hơi nước sinh ra từ nước được đun nóng ở khoang giữa vào
sát đáy nồi.

- Van 1 chiều chống hút ngược đậu vào khoang giữa.

- Hộp điện điều khiển: được thiết kế rời với nồi, có các nút điều khiển nồi
hoạt động.

16
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh
Bài tập Nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm I

b. Nguyên tắc hoạt động

Cho nước đậu sau khi xay vào nồi nấu (2), đậy nắp (1), cho nước vào khoang
giữa qua ống tiếp nước (4), kiểm ra nước ở khoang giữa bằng ống thăm dò (5).
Khởi động nồi, lớp nước ở khoang giữa sôi lên truyền nhiệt vào nước đậu trong nồi,
thưucj hiện nấu cách thủy. Ngoài ra, hơi nước bốc lên ở khoang giữ sẽ được dẫn qua
ống đến lỗ sục khí (9) sục ở đáy nồi, sữa đậu được sục đảo liên tục đảm bảo chín
đều không bị khê. Sau khi hoàn thành, tắt nồi, cho nước chua vào và thực hiện đảo
trộn để đậu đông tụ. Sau khi đậu đã đông tụ, xả thành phẩm ra ở van xả nước đậu
(8) và đem chúng đi ép thành khuôn đậu. Nước ở khoang giữa tháo ra ngoài qua van
xả nước (6).

c. Ứng dụng

Nồi nấu sục đậu phụ bằng điện dùng để nấu sữa đậu nành hoặc làm các loại
đậu phụ, tào phớ,…

17
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Anh

You might also like