You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

GVHD : BÙI VĂN TRẦM


NGUYỄN HỮU HÙNG
SINH VIÊN : AN MẠNH QUÂN
LỚP : 69DCMX21
MÃ SV : 69DCMX20108

HÀ NỘI - NĂM 2022


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... 4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆUC HUNG VỀ DƠN VỊ THỰC TẬP................................5

1.1.Thông tin về dơn vị thực tập.......................................................................5

1.2.Nội quy của công ty....................................................................................9

1.3.Quy định về an toàn lao động....................................................................10

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG..................................11

2.1.Lịch sử phát triển của động cơ đốt trong...................................................11

2.2.Phân loại động cơ đốt trong......................................................................11

2.3.Kết cấu của động cơ đốt trong...................................................................12

CHƯƠNG III: CHUẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN.............21

3.1.Chuẩn đáon hệ thống bôi trơn...................................................................21

3.2.Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn.....................................................................23

CHƯƠNG IV: CHUẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN
LIỆU........................................................................................................................ 34

4.1.Chuẩn đoán hệ thống nhiên liệu................................................................34

4.2.Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu.................................................................37

4.3.Rửa chi tiết................................................................................................41

4.4.Kiểm tra....................................................................................................41

4.5.Quy trình lắp.............................................................................................43

4.6.Chạy thử....................................................................................................43

CHƯƠNG V: CẤU TẠO MÁY XÂY DỰNG........................................................43

5.1.Giới thiệu chung........................................................................................43

5.2.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bơm dầu...............................................46

2
5.3.Cấu tạo,nguyên lý hoạt dộng của bơm và motor.......................................51

5.4.Các dạng hư hỏng thường gặp của bơm và motor.....................................62

KẾT LUẬN.....................................................................................................66

3
LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước con người không thể
thiếu máy móc bởi nó là phương tiện công cụ giúp con người giải quyết được nhiều
vấn đề nằm ngoài khả năng của con người.

Sau 4 năm được các Thầy cô trong khoa cơ khí ngành MXD tại trường Đại học
Công Nghệ Giao Thông Vận Tải trang bị kiến thức cần thiết về lý thuyết. Và để quen
với công việc sau khi ra trường cũng như nâng cao tay nghề thức đó góp phần làm
giầu cho quê hương đất nước. Thời gian vừa qua em đã được nhà trường tạo điều kiện
thực tập tại Cty TNHH CN chính xác CHANGSHI Việt Nam.

Trong quá trình thực tập được sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy Bùi Văn Trầm,
Nguyễn Hữu Hùng, Ban lãnh đạo và anh kỹ sư trong công ty đã giúp em hoàn thành
đợt thực tập này.

Tuy nhiên kiến thức và tay nghề còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực tập
không tránh khỏi những sai sót khuyết điểm gặp phải. Vì vậy em mong các thầy cô
giúp em hoàn thiện hơn nữa.

Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Văn Trầm, Nguyễn Hữu
Hùng, Ban lãnh đạo nhà trường và anh chị kỹ sư trong Cty TNHH CN chính xác
CHANGSHI Việt Nam đã giúp đỡ em rất nhiều!

4
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG; CẤU TẠO
MÁY XÂY DỰNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP


1.1.Thông tin về đơn vị thực tập
- Tên đơn vị thực tập: Cty TNHH CN chính xác CHANGSHI Việt Nam

- Địa chỉ: TT Nhổn – Huyện Hoài Đức – Hà Nội

- Một số hình ảnh thực tế về xưởng

Hình 1.1. Bên ngoài cửa xưởng thực tập

Hình 1.2. Bên trong xưởng


5
1.1.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của xưởng
Công ty TNHH CN chính xác CHANGSHI Việt Nam được biết đến trên thị
trường là một trong những công ty đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ sửa chữa thủy
lực. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ tay nghề cao, năng động, tận tâm và được trang
bị cơ sở vật chất đồng bộ, đặc biệt là thiết bị thử bơm thủy lực công suất cao. Công ty
từ nhiều năm nay đã là địa chỉ tin cậy cho mọi khách hàng sử dụng thiết bị thủy lực và
là môi trường đào tạo lý tưởng cho các tân kỹ thuật viên tuổi trẻ, yêu nghề.

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh


Chuyên sửa chữa thủy lực máy công trình, máy công nghiệp

- Một số hình ảnh minh họa:

+ Động cơ

Hình 1.3. Động cơ diesel

+ Một số loại bơm và motor

Hình 1.4. Motor quay toa


6
Hình 1.5. Bơm Rexroth

Hình 1.6. Bơm Sauer danfoss

7
Hình 1.7. Bơm kép Linde

+ Cụn van phân phối (ngăn kéo)

Hình 1.8. Cụm van phân phối (ngăn kéo)

8
1.2 Nội quy của công ty
Thời gian làm việc trong ngày:

- Buổi sáng làm việc từ 7h30 đến 11h30

- Buổi chiều từ 13h30 đến 18h

-  Ăn mặc gọn gàng, không mặc quần áo quá rộng, mang theo những đồ bảo hộ cần
thiết như bao tay (tùy từng bộ phận), giày bảo hộ, mũ, khẩu trang (đối với bộ phận
không phải hàn)

- Luôn tập trung và có tinh thần trách nhiệm troang quá trình làm việc, mọi lúc, mọi
nơi

- Đối với những nhân công đứng máy và vận hành máy thì không được mang găng tay
trong quá trình sản xuất

- Tắt máy trước khi bảo dưỡng, sửa chữa hoặc vệ sinh máy

- Sau mỗi ca làm, bạn phải vệ sinh sạch máy móc và dụng cụ mà bạn phụ trách. Dùng
rẻ và chất tẩy rửa công ty cung cấp để lau sạch dầu mỡ dính trên dụng cụ và trên máy

-  Sau mỗi ca làm việc, bạn phải vệ sinh sạch sẽ chỗ sàn nhà khu vực bạn vừa làm, để
dụng cụ và nguyên vật liệu thừa đúng nơi quy định. Giữ sàn xưởng sạch không dính
nước, dầu mỡ hoặc các vụn sắt kim loại

- Tuyệt đối không vận hành máy móc khi chưa được sự cho phép của quản đốc và khi
chưa nắm được nguyên lý hoạt động của máy móc

-  Đảm bảo đã lắp đặt và kiểm tra bão dưỡng máy móc cẩn thận trước khi vận hành
đưa ra công trình

-  Không làm một mình nâng những vật nặng quá sức và cồng kềnh mà cần có sự hỗ
trợ từ mọi người

- Sơ cứu khi có các vết thương nhỏ, báo cáo ngay với quản đốc về các trường hợp bị
thương để có chính sách hỗ trợ và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong quá trình sửa
chữa tại xưởng

9
- Nắm bắt vị trí đặt bình chữa cháy và cách dùng trong xưởng, tuân thủ các điều luật
lao động về phòng cháy, chữa cháy trong phân xưởng

- Tuyệt đối không di chuyển máy móc, các thiết bị có trong xưởng khi chưa được sự
cho phép của quản đốc phân xưởng và các bộ phận liên quan khác

- Không mang công cụ, dụng cụ, trang thiết bị của công ty ra ngoài khi chưa được sự
cho phép

1.3 Quy định về an toàn lao động

Trước khi vào nhà xưởng, trang phục bảo hộ lao động thiết yếu cần có:
- Áo bảo hộ lao động
- Mũ bảo hộ lao động
- Giày bảo hộ lao động
- Găng tay
Khi đi vào làm việc các công việc liên quan đến bụi bặm, phoi vật liệu, xưởng trang bị
cho thực tập sinh – nhân viên tại xưởng:
- Khẩu trang
- Kính bảo hộ
- Bịt tai (với các công việc có tiếng ồn cường độ cao)

10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
2.1.Lịch sử phát triển của động cơ đốt trong.
Năm 1860 được coi là năm ra đời của động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới.
Năm 1877 Nicôla Aogut Ôttô (Đức) phối hợp với Lăng Ghen (Pháp) đề xướng
ra nguyên lí động cơ 4 kì và chế tạo thử một chiếc chạy bằng khí than.
        Năm 1885, Gôlip Đemlơ (Đức) đã chế tạo thành công động cơ đốt trong đầu
tiên
       Năm 1897, Ruđônphơ Saclơ Sređiêng Điêzen (kĩ sư người Đức) đã chế tạo
thành công động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu nặng, công suất 20 mã lực.
  Vào năm 1885, Kỹ Sư cơ khí người Đức, Karl Benz thiết kế và chế tạo chiếc xe
ôtô chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Ngày 29 tháng
01 năm 1886. Benz nhận bằng sáng chế đầu tiên (DRP số 37435) cho xe ôtô chạy
bằng khí đốt. Loại xe đó có 3 bánh. Loai xe đó có 3 bánh đến năm 1891 Benz chế
tạo chiếc xe 4 bánh đầu tiên. Cho đến năm 1900. Benz & Cie., công ty đầu tiên do
các nhà phát minh sáng lập ra đã trở thành hãng sản xuất ôtô lớn nhất thế giới. Benz
cũng là nhà phát minh đầu tiên kết hợp động cơ đốt trong với phần khung gầm so
chính ông thiết kế.
    Ngày nay động cơ đốt trong vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng
được sử dụng trên toàn thế giới.
2.2.Phân loại động cơ đốt trong.

- Phân loại theo số lượng xilanh trong động cơ.

+ Động cơ 3 xilanh đối với các loại máy nhỏ.

+ Động cơ 4 xilanh đối với loại máy trung bình.

+ Động cơ 6 xilanh đối với loại máy lớn.

- Phân loại theo dạng buồng cháy.

+ Buồng cháy thống nhất.

+ Buồng cháy trước.

+ Buồng cháy xoáy lốc.

- Phân loại theo kiểu làm mát


11
+ Động cơ sử dụng nước và gió để làm mát.

+ Động cơ chỉ sử dụng gió để làm mát.

- Phân loại theo phương pháp cấp nhiên liệu.

+ Động cơ sử dụng bơm kim phun thường.

+ Động cơ sử dụng bơm kim phun điện tử.

- Phân loại theo xuất xứ gồm các hãng.

+ Động cơ Komatsu.

+ Động cơ Isuzu.

+ Động cơ Mitsubishi.

+ Động cơ Cumins.

+ Động cơ Deutz.

+ Động cơ Yarma.

2.3.Kết cấu động cơ đốt trong

12
Hình 2.1: Kết cấu động cơ.

2.3.1. Nhóm piston - Nhóm thanh truyền – Nhóm trục khuỷu-bánh đà.

Hình 2.2. Nhóm piston - Nhóm thanh truyền trục khuỷu-bánh đà.

1. Piston
Piston là bộ phận chuyển động tịnh tiến trực tiếp nhận lực từ khí cháy, qua chốt
pitton và thanh truyền, làm quay trục khuỷu và sinh công,ngoài ra pitton còn cùng với
than và nắp xylanh tạo thành buồng cháy. Pitton cần phải có độ bền cao do ở nhiệt độ
cao và áp lực lớn pitton thường được chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc gang.

13
Hình 2.3. Nhóm piston - Nhóm thanh truyền

Pitton chia làm ba phần ,đỉnh pitton, đầu pitton, thân pitton
Khe hở pitton là khoảng cách thân pitton voi thành xylanh khe hở pitton 0.025-
0.12mm khi nhiệt độ cao thân pitton sẽ dãn nở vì vậy cần có khe hở nhiệt.
Chốt pitton có hinh trụ .trên thân pitton co lỗ để nắp chốt pitton và thanh truyền

Hình 2.4. Chốt piston


 
14
2. Xéc măng

Hình 2.5. Xéc măng


Séc măng khí có tác dụng không cho khí ở buồng cháy lọt xuống cacte vì ở hành
trình nén ,nếu hòa khí hoặc không khí trong buồng cháy lọt xuống cacte thì áp suất ở
cuối kỳ nén sẽ giảm làm
Cho công suất động cơ giảm và có khi động cơ không làm việc hoặc khó khởi động
ngoài ra séc măng khí còn có nhiệm vụ truyền nhiệt từ pittion qua xylanh ra ngoài và
phân bố dầu bôi trơn trên bề mặt xylanh
Séc măng dầu có tác dụng ngăn không cho đàu bôi trơn từ cacte bắn len buồng.
3.Thanh truyền, trục khuỷu.

Hình 2.6. Cấu tạo thanh truyền


15
Thanh truyền là một chi tiết nối liền giữa pít - tông và cốt máy. Nhờ thanh truyền
và tay quay mà sự chuyển động thẳng của pít - tông được tạo nên từ sự chuyển động
xoay tròn của cốt máy.
Khi làm việc thanh truyền nhận lực giãn nở của khí cháy và lực quán tính của cốt
máy bánh đà nên thanh truyền được chế tạo bằng thép đặc biệt có pha Chrome và
Niken hay Vanadium để tăng sức chịu đựng.

Hình 2.6. Cấu tạo trục khuỷu


Trục khuỷu là một trong những chi tiết chủ yếu của động cơ ,có tác dụng biến
chuyển động tịnh tiến của pitton ,qua thanh truyền thành chuyển động quay để dẫn
động các bộ phận khác khi làm việc trục khuỷu chịu rất nhìu lục phức tạp các lực này
biến đổi theo chu kỳ gây ra dao động xoắn vì vậy trục khuỷu chịu uốn xoắn và chịu
mài mòn ở các ổ trục.
Đầu trục khuỷu thường nắp các bánh răng dẫn động các cơ cấu và hệ thống phụ
như bơm dầu ,bơm nhiên liệu, quạt gió, máy phát.
Đuôi trục khuỷu nắp bánh đà.
Bánh đà nắp trên trục khuỷu có tác dụng tích trữ năng lượng làm cho trục khuỷu
quay đều bánh đà có dạng hình tròn ,khối lượng được tập trung nhiều ở vành ngoài và
được chế tạo bằng gang hoặc thép hợp kim hoặc nhôm trên bánh đà thường có lỗ côn
để lắp vào trục khuỷu và dãnh then định vị có dấu chỉ vị trí đặt của pitton.
16
Hình 2.7. Cơ cấu sinh lực
- Nhóm piston gồm có piston, chốt piston, xéc măng, vòng hãm chốt. Cùng với
nắp máy và xilanh tạo thành buồng cháy, đảm bảo bao kín buồng cháy.
- Thanh truyền là chi tiết nối với piston và trục khuỷu nhằm biến chuyển động
tịnh tiến của piston thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu.
- Trục khuỷu là chi tiết quan trọng của máy có khối lượng lớn và có giá thành
chiến 25% giá của động cơ. Trong quá trình làm việc trục khuỷu chịu tải trọng lớn
và thay đổi, chịu ma sát và mài mòn lớn.
- Bánh đà lắp trên động cơ làm đồng đều tốc độ góc của động cơ đến mức cần
thiết cho phép. Trong quá trình làm việc bánh đà có nhiệm vụ tích và phóng năng
lượng.

2.3.2.Thân và nắp máy.

Các xylanh thường đúc liền với nhau thành một bộ phận gọi là thân xylanh.Thân
xylanh được đúc bằng gang.
Lỗ xylanh được gia công kỹ để giảm ma sát giữa xylanh với pitston và séc măng
trong một số động cơ để tiết kiệm kim loại quý khi xylanh bị hư hỏng hoặc mòn thì
cần mạ lại hoặc thay thế lớp lót mới

17
Hình 2.8. Xy lanh

Hình 2.3. Thân và nắp máy.

- Phần nắp máy: cùng với xilanh đỉnh pitton tạo thành buồng cháy của động cơ.

18
- Phần thân: dùng để lắp đặt các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

2.3.2.Cơ Cấu Phân Phối Khí

Hình 2.4. Cơ cấu phối khí.

Bao gồm xupáp, lò xo xupáp, đòn đẩy, đũa đẩy, con đội, trục cam. Cơ cấu phối
khí có nhiệm vụ đóng mở xupáp nạp, xả đúng thời điểm, đảm bảo quá trình nạp, xả
chính xác.

2.3.2. Hệ thống bôi trơn.

Hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong dùng dầu nhờn đệm giữa các bề mặt
của các chi tiết có chuyển động tương đối để ngăn cản hoặc giảm bớt sự tiếp xúc
trực tiếp của bề mặt ma sát giữa hai hay nhiều chi tiết với nhau.

19
khuỷu
2: Phao lọc dầu 10: Đường dầu đến ổ trục
cam 
3: Bơm dầu bôi trơn 11: Bầu lọc tinh 
4: Van điều áp 12: Két làm mát dầu 
5: Bầu lọc dầu 13: Van nhiệt 
6: Van an toàn 14: Đồng hồ báo mức dầu 
7: Đồng hồ đo áp suất 15: Miệng đổ dầu 
8: Đường dầu chính 16: Que thăm dầu.

Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lí hệ thống bôi trơn.

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để giảm
tổn thất công suất do ma sát gây ra và làm sạch các bề mặt. Ngoài ra hệ thống bôi trơn
còn có các nhiệm vụ làm mát, bao kín buồng cháy và chống ôxy hóa.

- Bôi trơn bề mặt ma sát làm giảm tổn thất ma sát.

- Làm mát bề mặt làm việc của các chi tiết có chuyển động tương đối.

- Tẩy rửa bề mặt ma sát.

- Bao kín khe hở các cặp ma sát.

- Chống ôxy hóa.

- Rút ngắn quá trình chạy rà của động cơ.

20
CHƯƠNG III: CHUẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI
TRƠN.

3.1. Chuẩn đoán hệ thống bôi trơn.

3.1.1. Chẩn đoán kỹ thuật


3.1.1.1. Khái niệm về chẩn đoán.
Chẩn đoán là quá trình dùng máy móc thiết bị để xác định tình trạng kỹ thuật
của máy mà không cần phải tháo rời từng chi tiết, cụm chi tiết.
Chẩn đoán kỹ thuật nghiên cứu các trạng thái xuất hiện hư hỏng, các phương
pháp thiết bị phát hiện hư hỏng, dựa vào các tiêu chuẩn đặc trưng.
Chẩn đoán kỹ thuật dựa trên các tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật
của máy để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt hay xấu của máy.
3.1.1.2. Mục đích chẩn đoán kỹ thuật.
Chẩn đoán đánh giá trạng thái kỹ thuật của đối tượng kiểm tra một cách chính
xác, khách quan mà nhanh chóng, nâng cao tính tin cậy của xmáy. Dự báo được khả
năng hoạt động của đối tượng kiểm tra và quyết định các phương án bảo dưỡng, sửa

21
chữa kịp thời các hư hỏng đã phát hiện. Nâng cao được tuổi bền, giảm chi phí do
không phải tháo lắp và giảm được cường độ hao mòn của chi tiết.
Giảm chi phí bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhờ việc chỉ rõ nhanh chóng
những vị chí hỏng hóc, đặc điểm và khối lượng công việc khắc phục sự cố cần tiến
hành.
3.1.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán.
Bao gồm nội dung của chương trình chẩn đoán và thể hiện các cách thức và
phương pháp tiến hành.
Đo các thông số, chẩn đoán : thu thập thông tin, số liệu chẩn đoán.
Xử lý các thông tin : các thông tin sau khi nhận được từ bộ cảm biến sẽ truyền
về bộ tiếp nhận, khuếch đại thông tin, lọc nhiễu và đưa đến kết quả xử lý. Bộ xử lý kết
quả đo sẽ so sánh với giá trị tiêu chuẩn và đưa ra kết quả chẩn đoán.
Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán :
- Thông qua các cảm nhận từ các giác quan của con người, các thông tin thu được
qua cảm nhận của con người theo dưới dạng ngôn ngữ :
+ Nghe âm thanh
+ Dùng cảm nhận của màu sắc
+ Dùng cảm nhận về mùi
+ Dùng cảm nhận nhiệt
+ Dùng cảm giác về lực.
- Các thiết bị chẩn đoán bao gồm :
+ Đồng hồ đo áp suất khí nén
+ Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn
+ Đồng hồ đo nhiên liệu
+ Đồng hồ đo số vòng quay của động cơ.

3.1.2. Những hư hỏng của hệ thống bôi trơn.


Trong quá trình làm việc hệ thống bôi trơn thường gặp phải những hư hỏng sau:

3.1.2.1. Hư hỏng bơm dầu bôi trơn.

Bơm dầu khi làm việc thường bị mòn độ dày của răng, mòn mặt đầu của bánh răng
bơm và nắp bơm, làm tăng khe hở mặt đầu, mòn đỉnh răng và thành vỏ bơm làm tăng

22
khe hở hướng kính. Các loại mài mòn này làm giảm lưu lượng và áp suất dầu nhờn.
ngoài ra bơm còn bị mòn lỗ và trục bánh răng nứt vỏ bơm.

3.1.2.2. Hư hỏng lọc dầu.

Bầu lọc hư hỏng chủ yếu là lõi lọc bị tắc do cặn bẩn hoặc các tấm lọc bị rách,
thủng.Ngoài ra các van bị sai lệch các trị số đóng mở vì lò xo bị yếu hay điều chỉnh
sai.

- Đối với các loại lọc giấy hết kì hạn phải thay lọc mới.
- Đối với các lõi lọc bằng dạ hoặc vật liệu có chất lượng cao phải rửa sạch trong
dầu diezen dùng khí nén thổi sạch.
- Đối với lọc li tâm cần tháo rủa và thông vài phun cho sạch cặn bẩn
3.1.2.3. Hư hỏng két làm mát.

Két làm mát bị tắc do bẩn, cặn, bị thủng dẫn đến dầu nhờn dò rỉ vào đường nước.

3.1.2.4. Van áp suất

Van áp suất bị hỏng, lò xo van bị kẹt rỉ.

3.1.3. Chẩn đoán hệ thống bôi trơn


Chúng ta có thể tự kiểm tra và phát hiện hư hỏng của hệ thống bôi trơn dựa vào đèn
cảnh báo áp suất dầu trên bảng taplô, kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn hoặc kiểm
tra nhiệt độ của dầu (chênh lệch so với nhiệt độ động cơ không quá 5oC).

- Gắn đồng hồ báo áp suất lên đường dầu chính áp suất dầu ngoài khoảng từ 2-
6kg/c m2 thì hệ thống bôi trơn đang gặp hư hỏng.
- Mở lắp đậy dàn cò nếu dầu bôi trơn lên bôi trơn ít hoặc không có thì hệ thống
bôi trơn đang gặp hư hỏng.
- Kiểm tra két nước làm mát có váng dầu nổi lên, hệ thống bôi trơn đã bị dò rỉ
sang đường nước.
- Máy chạy có tiếng gõ của pittong, gối trục, dầu to thanh truyền, hệ thống bôi
trơn kém các chi tiết bị mài mòn gây tiếng gõ.
3.2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn.

3.2.1. Khái niệm bảo dưỡng kỹ thuật

23
Bảo dưỡng máy xây dựng : là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau
một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác máy theo nội dung công việc đã quy
định.
Mục đích :
+ Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để
đảm cho cụm máy, xe vận hành an toàn.
+ Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và
không bị hư hỏng.
+ Giữ gìn hình thức bên ngoài.
Theo thời hạn và nội dung công việc, bảo dưỡng kỹ thuật đối với máy
thi công chuyên dùng được phân thành các cấp sau:
1. Bảo dưỡng theo ca.
Sau mỗi ca làm việc người thợ lái máy phải tiến hành bảo dưỡng theo ca tại địa
điểm thi công trước khi bàn giao máy. Công việc của cấp bảo dưỡng này gồm có việc
lau chùi bên ngoài máy, kiểm tra và xiết chặt lại các mối ghép bu lông, khắc phục rò rỉ
dầu ở các mối nối của tuy ô thuỷ lực, nhiên liệu hoặc nước, bơm mỡ và bôi trơn theo
ca. Kiểm tra mức nhiên liệu có trong thùng chứa, mức dầu và nước làm mát động cơ,
kiểm tra các cơ cấu máy.
2. Bảo dưỡng định kỳ cấp I
Sau một khoảng thời gian máy làm việc theo quy định thì người ta tiến hành
bảo dưỡng định kỳ cấp I. Công tác bảo dưỡng định kỳ cấp I do người thợ lái máy cùng
với sự tham gia của người đội trưởng hoặc của một nhóm thợ hiệu chỉnh máy có kinh
nghiệm. Và nó được tiến hành tại bãi tập kết của máy. Công việc của cấp bảo dưỡng
này bao gồm tất cả  các công việc của bảo dưỡng ca và một số công việc khác như
thay dầu bôi trơn trong cácte, bôi trơn các điểm theo quy định của bảo dưỡng cấp I.
Kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận và cơ cấu của máy.
3. Bảo dưỡng định kỳ cấp II
Trong bảo dưỡng này bao gồm cả các công doạn của bảo dưỡng định kỳ cấp I
có bổ sung thêm khâu kiểm tra, điều chỉnh các cơ cấu và hệ thống hoặc cụm máy cùng
với việc sủ dụng các thiết bị hay dụng cụ chẩn đoán kỹ thuật. Bảo dưỡng định kỳ cấp
II do thợ bảo dưỡng tiến hành trong gara hay xưởng cùng với sự tham gia của nhóm
thợ chuyên môn hóa. Các công việc kiểm tra hay điều chỉnh phức tạp, đặc biệt đối với

24
nhiên liệu, hệ thống điện hoặc cơ cấu thủy lực, có thể tiến hành bằng cách tháo các cơ
cấu hay hệ thống ra khỏi máy và thay bằng các cơ cấu hay hệ thống đã đưuọc sủa chữa
trước, còn các cụm tháo ra sẽ được đưa đi sửa chữa dùng để thay thế cho các máy sau.
4. Bảo dưỡng định kỳ cấp III.
Trong bảo dưỡng này bao gồm tất cả các công việc của bảo dưỡng định
kỳ cấp II nhưng được tiến hành kiểm tra cẩn thận hơn mà không cần tháo máy với mục
đích xác định rõ khả năng sử dụng tiếp theo của nó hoặc cần sửa chữa.
Bảo dưỡng định kỳ cấp III do thợ bảo dưỡng tiến hành trong gara hay xưởng
cùng với nhóm thợ có chuyên môn cao. Mọi công việc bôi trơn, điều chỉnh , kiểm tra,
vệ sinh máy đều phải tiến hành theo trình tự bắt buộc. Công việc điều chỉnh, siết chặt
và sửa chữa thực hiện cụ thể theo sự cần thiết khi kiểm tra các cơ cấu cụm máy.
* Các tiêu chuẩn bảo dưỡng.
- Trước khi nổ máy :
+ Kiểm tra màn hình máy
+ Kiểm tra, bổ sung mức nước làm mát
+ Kiểm tra, bổ sung mức nhiên liệu
+ Kiểm tra, bổ sung mức dầu động cơ
+ Xả nước, cặn bẩn từ hệ thống nhiên liệu
+ Kiểm tra, bổ sung mức dầu trong hộp số
+ Kiểm tra hành trình của bàn đạp phanh
+ Kiểm tra, bổ sung dầu thuỷ lực
+ Kiểm tra hệ thống điện đèn, còi
+ Điều chỉnh gương
+ Điều chỉnh các cần điều khiển
+ Khi động cơ làm việc kiểm tra quan sát sự rò rỉ của dầu, nhiên liệu, nước trong
các hệ thống.
- Sau 250 giờ đầu tiên (đối với máy mới) :
+ Thay dầu máy và lõi lọc dầu
+ Thay lọc nhiên liệu và lõi lọc
+ Thay dầu hộp số, làm sạch lọc hút mạt hộp số
+ Thay dầu truyền động cuối
+ Làm sạch lọc hút mạt dầu thuỷ lực, thay dầu thuỷ lực ở thùng chứa.

25
- Sau mỗi 250 giờ chạy máy :
+ Bôi mỡ, bôi trơn tất cả các vị trí có vú mỡ
+ Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai máy phát điện
+ Kiểm tra mức dung dịch ắc quy
+ Kiểm tra hiệu quả phanh
+ Kiểm tra và bổ sung mức dầu trong hộp giảm chấn.
- Sau mỗi 500 giờ chạy máy :
+ Thay dầu và lõi lọc dầu máy
+ Thay lõi lọc nhiên liệu
+ Thay lọc dầu hộp số và lọc dầu lái
+ Kiểm tra, bổ sung mức dầu trong hộp truyền động cuối
+ Thay thế lọc thông hơi của thùng dầu thuỷ lực và lọc tách nước của hệ thống
nhiên liệu.
- Sau mỗi 1000 giờ chạy máy :
+ Thay thế lọc tinh nhiên liệu
+ Thay dầu hộp số, vệ sinh lưới lọc dầu hộp số
+ Vệ sinh thùng chứa nhiên liệu
+ Kiểm tra siết chặt các chi tiết của tăng áp.
- Sau mỗi 2000 giờ chạy máy :
+ Thay thế dầu thuỷ lực, phin lọc dầu thuỷ lực và làm sạch lọc hút mạt
+ Thay dầu ở hộp tryền động cuối
+ Thay dầu trong hộp giảm chấn và làm sạch lọc thông hơi
+ Kiểm tra và bổ sung mức dầu trong bi trụ đứng
+ Kiểm tra và bổ sung mức dầu trong cụm lò xo căng xích
+ Vệ sinh các lỗ lọc thông hơi
+ Kiểm tra máy phát điện và môtơ khởi động
+ Kiểm tra toàn bộ kim phun.
- Sau mỗi 4000 giờ chạy máy :
+ Kiểm tra bơm nước
+ Làm sạch và kiểm tra tăng áp
+ Kiểm tra, điều chỉnh khe hở xuppap
+ Thay thế cụm kim phun

26
+ Kiểm tra khung gầm chính và thiết bị công tác.
- Sau mỗi 8000 giờ chạy máy :
+ Thay thế kẹp ống cao áp
+ Thay thế nắp bảo vệ phần áp suất cao của nhiên liệu.
3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ.

- Máy siết bu lông cầm tay

- Khẩu lục giác 10, 12, 14, 17, 19…

- Cale tròng 10, 12, 14, 17, 19…

- Vam tháo lọc

- Tua vít

- Các dụng cụ phụ trợ và kiểm tra.

3.2.3. Rửa ngoài.


Trước khi tháo hệ thống ta tiến hành rửa toàn bộ động cơ, tẩm dầu diezen bên
ngoài động cơ, dùng bàn chải, chổi chuyên dùng làm sạch đất cát, cặn dầu bên ngoài.
Sau đó dùng nước có áp suất cao phụt rửa, chú ý che chắn đường xả đường hút
k cho nước vào bên trong động cơ.

3.2.4. Quy trình tháo.


Stt Qui trình Hình ảnh minh họa Dụng cụ Yêu cầu
tháo kĩ thuật

27
1 Xả dầu, Khẩu lục Tháo 30
tháo giác 10, bu long
cacte 12 10 đáy
dầu , tháo cacte.
muống
Tháo 4
dầu.
bulong
12 của
muống
dầu.

2 Tháo lọc Vam tháo Siết chặt


dầu lọc vam lọc,
tháo
ngược
chiều kim
đồng hồ.

28
3 Tháo ống Khẩu lục Tháo 8
xả, nạp, giác 10 bulong
turbo. 10.

4 Tháo van Khẩu lục Tháo


áp suất giác 19. bulong
dầu. hãm 19,
tách lò
xo, lắp
van.

29
5 Tháo puli Khẩu 15 Chèn
chặt bánh
đà, tháo 4
bulong
15.

6 Tháo mặt Khẩu lục Tháo 12


trước giác 10. bulong
động cơ 10.

7 Tháo Khẩu lục Tháo 4


bơm dầu giác 12 bulong
bôi trơn 12 rồi
tách bơm
dầu bôi
trơn khỏi
blook
máy.

30
Dùng tua
vít 4 cạnh
8 Tháo mặt Tua vít 4
tháo mặt
chia cạnh
chắn
bơm.

Rồi tách
mặt chắn.

Tháo
bánh răng
bơm bị
động.

31
3.2.5. Rửa chi tiết.
1. Rửa bơm dầu bôi trơn, van, lò xo van áp suất.

Tiến hành rửa các chi tiết bơm dầu bôi trơn các bánh răng bơm trong dầu diezen
hoặc trong dung dịch kiềm, bằng chế phẩm tẩy rửa tổng hợp (AM 15, ML-52) ở nhiệt
độ 80 đến 90 0C. Sau khi vớt chi tiết ra khỏi bể nhúng. Tiến hành làm sạch lại cặn dầu
bám trên chi tiết bằng bàn chải chổi cước v ..v

2. Xúc rửa lọc dầu.

Xả dầu bôi trơn trong bầu lọc, xúc rủa lọc nhiều lần bằng dầu hỏa sau khi xúc rửa
dùng khí nén xì khô bầu lọc.

3. Thông rửa két làm mát.

Sử dụng dung dịch thông két chuyên dùng có bán trên thị trường để thông rửa,

hoặc trong điều kiện không sẵn có thì có thể cho đun két làm mát trong dầu hỏa.

3.2.6. Phân loại kiểm tra.


1. Phân loại.

32
Phân loại các chi tiết lắp trong và lắp ngoài động cơ, các chi tiết của bơm nhớt
tránh tình trạng cào xước các bề mặt của bánh răng bơm, thân bơm, vỏ bơm.

Phân loại bulong, ecu của từng nhóm bộ phận của hệ thống.

2. Kiểm tra.

* Kiểm tra bơm dầu:

- Kiểm tra cặp roto có bị mòn, nứt vỡ khe hở giữa cánh rô to chủ động và bị
động (ở vị trí nhỏ nhất).

Dùng căn lá đo khe hở giữa đỉnh răng của 2 rôto.

Khe hở tiêu chuẩn là: (0,11 ¿ 0,24) mm

Khe hở lớn nhất cho phép là: 0,35 mm

- Kiểm tra mòn hỏng giữa rôto bị động và lòng thân bơm, tra khe hở giữa lòng
thân bơm và rôto bi động(dùng căn lá).

Khe hở tiêu chuẩn 0,1 - 0,175 (mm).

- Kiểm tra mòn hỏng giữa nắp bơm và mặt đầu rôto, dùng căn lá và thước phẳng
đo khe hở đầu rôto và bề mặt lắp ghép của bơm.

Khe hở tiêu chuẩn 0,03- 0,09 (mm).

Khe hở lớn nhất cho phép 0,15 (mm).

- Kiểm tra gioăng đệm có bị rách hỏng không, chai cứng…\

33
* Kiểm tra lọc bầu dầu:

Kiểm tra vỏ bầu lọc có bị vỡ, gioăng đệm có bị nứt rách chai cứng, các đầu nối
ren có bị trờn.

Kiểm tra lõi lọc có bị tắc rách, bị cặn.

* Kiểm tra két làm mát dầu:

Kiểm tra khả năng lưu thông của két.

Bằng phương pháp quan sát để xác định vết nứt lớn, móp, méo các ống dẫn và
hiện tượng chờn ren của các lỗ ren hoặc hư hỏng các ống dẫn mềm.

Để kiểm tra sự rò rỉ ở các ống bên trong két dầu có thể dùng khí nén có áp suất
bằng cách: làm kín hai đầu ống dầu vào và đầu ống dầu ra, nối ống dẫn không khí vào
một lỗ thông với giàn ống, sau đó sử dụng bộ điều khiển áp suất không khí, điều chỉnh
áp suất đến giá trị yêu cầu và thổi vào giàn ống (mỗi loại két dầu có áp suất kiểm tra
tương ứng, cần sử dụng tài liệu hướng dẫn sử dụng). Ngâm giàn ống vào nước nóng
khoảng
80 ͦ C, nếu có các bọt khí xuất hiện, thì vị trí xuất hiện bọt khí bị rò rỉ.
* Kiểm tra van áp:

Kiểm tra độ kín khít của mặt tiếp xúc của van.

Kiểm tra lò xo van xem có bị nứt gãy, kẹt xỉ, khả năng đàn hồi lò xo , độ cứng
bằng đồng hồ đo.

3.2.7. Lắp máy.


Qui trình lắp ngược lại với qui trình tháo hệ thống.

Chú ý lắp đầy đủ gioăng tại các bề mặt lắp giáp, bôi keo gắn gioăng để đảm bảo
kín khít tránh dò rỉ dầu bôi trơn.

Chú ý lực siết bulong, ecu tránh tình trạng gãy hỏng ren…

3.2.8. Chạy thử.


Láp máy tiến hành chạy thử.

Kiểm tra lượng dầu bôi trơn trong động cơ.

34
Kiểm tra áp suất dầu, áp suất tiêu chuẩn khi động cơ làm việc từ 2- 6kg/cm2.

Kiểm tra dò rỉ dầu dầu bôi trơn.

CHƯƠNG IV : CHUẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG


CUNG CẤP NHIÊN LIỆU.

4.1. Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu.

4.1.1. Hư hỏng thường gặp.


- Thùng chứa nhiên liệu dò rỉ dầu, muống dầu lọc thô bị tắc.

- Bầu lọc dầu bị tắc bẩn, lưới lọc bị rách nát.

- Hư hỏng của bơm cao áp

Bơm cao áp các nhánh bơm áp suất không đồng đều, cam bơm mòn, pittong
bơm bị treo do gỉ, con đội mòn, hỏng điều tốc, hỏng thanh răng …

Cặp piston-xylanh bơm cao áp bị mòn : do có lẫn tạp chất cơ học có trong nhiên
liệu tạo ra các hạt mài, khi piston chuyển động trong xylanh các hạt mài này gây mòn
piston-xylanh.

Trong quá trình làm việc cặp piston-xylanh bơm cao áp thường bị mòn và cào
xước bề mặt ở các khu vực cửa nạp, cửa xả của xylanh, và cạnh đỉnh piston.

Do điều kiện làm việc của pittông-xylanh bơm cao áp chịu áp lực cao, mài
mòn... , nên trong hành trình nén áp lực dầu tác dụng lên các phần trên đầu piston
không cân bằng gây ra va đập. Điều đó làm cho phần đầu pittông và xylanh mòn nhiều
nhất.

Khi pittông-xylanh mòn làm áp suất nhiên liệu trong thời kỳ nén nhiên liệu
giảm, áp suất nhiên liệu đưa đến vòi phun không đúng giá trị qui định gây ảnh hưởng
đến chất lượng phun nhiên liệu. Lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình giảm, động
cơ không phát huy được công suất, suất tiêu hao nhiên liệu tăng.

- Các hư hỏng thường gặp ở vòi phun.

35
+ Áp suất phun không đảm bảo do lò xo mất tính đàn hồi hoặc điều chỉnh sai.

+ Thân vòi phun và lỗ dẫn hướng bị mòn, làm nhiên liệu qua khe hở về đường
hồi dầu tăng, khiến động cơ thiếu nhiên liệu.

+ Mặt côn của kim và đế kim không kín khít làm cho quá trình phun không kết
thúc khoát.

+ Lỗ phun bị mòn rộng làm nhiên liệu phun không tơi và hình dạng chum tia
phun không chính xác.

+ Mòn mặt đầu thân vòi phun và mặt tựa của phần đuôi vòi phun làm tăng hành
trình nâng kim phun, dẫn tới tiêu hao nhiên liệu và chùm tia nhiên liệu không được tơi.

- Ống nhiên liệu cao áp bị bục không dẫn được dầu cao áp, áp suất không đảm
bảo.

4.1.2. Chẩn đoán.


1. Động cơ không khởi động được.

a. Không có nhiên liệu vào xi lanh

Không có nhiên liệu trong thùng chứa. Khoá nhiên liệu không mở, đường ống
tắc.

Tay ga chưa để ở vị trí cung cấp nhiên liệu, hoặc bị kẹt. Lọc dầu bị tắc.

Trong đường ống có không khí.

Van của bơm chuyển đóng không kín. Van cao áp đóng không kín, bị kẹt.
Piston bị kẹt.

Lò xo piston bị gãy.

Cặp piston xi lanh bơm bị mòn nghiêm trọng. Vành răng bị lỏng không kẹp
được ống xoay. Kim phun bị kẹt hoặc lỗ phun tắc.

b. Có nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy

Vòi phun bị kẹt, mòn mặt côn đóng không kín. Lò xo vòi phun yếu, gãy.

c. Có không khí trong đường ống cao áp

36
d. Rò rỉ nhiên liệu ở đường cao áp

e. Trong nhiên liệu có nước, hoặc bị biến chất

f. Điều chỉnh thời điểm phun không đúng

2. Động cơ khi nổ có khói đen hoặc xám

Do nhiên liệu cháy không hết.

Thừa nhiên liệu: Lượng nhiên liệu không đồng đều trong các nhánh bơm, nhiên
liệu phun muộn quá, động cơ bị quá tải.

Thiếu không khí: Sức cản đường thải lớn, bị tắc ống thải, gây ra khí sót nhiều.
Sức cản đường ống hút lớn do lọc không khí tắc, khe hở xupáp lớn làm xupáp mở
không hết.

Chất lượng phun tồi: do vòi phun, do nhiêu liệu sai loại hoặc không đúng
phẩm chất.

3. Động cơ khi nổ có khói trắng

Có thể có xi lanh không nổ. Có nước trong nhiên liệu.

4. Động cơ không phát huy được công suất

Cung cấp nhiên liệu vào động cơ không đủ: Lọc, đường ống thấp áp tắc, có
không khí lọt vào đường thấp áp, bơm chuyển bị yếu, van khống chế áp suất
trong bơm cao áp chỉnh thấp quá, piston xi lanh bơm cao áp mòn, không đồng đều
lượng nhiên liệu giữa các nhánh bơm, góc lệch cung cấp giữa các nhánh bơm không
đúng, điều chỉnh số vòng quay làm việc của điều tốc thấp hơn qui định, có rò rỉ
nhiên liệu trên đường cao áp, đường ống cao áp bị bẹp, thân kim phun mòn nghiêm
trọng.

Chất lượng phun nhiên liệu không đúng yêu cầu: Không đảm bảo độ phun tơi,
phân bố hạt nhiên liệu không đúng trong không gian buồng cháy.

Thời điểm phun không đúng: Cặp piston xilanh mòn, đặt bơm không đúng dấu,
lắp không đúng dấu cặp bánh răng truyền động. Chỉnh góc lệch giữa các nhánh không
đúng.

37
Qui luật phun nhiên liệu sai: Cặp piston xi lanh mòn nhiều, chiều cao con đội
chỉnh sai, cam mòn, lỗ phun bị tắc, độ nâng kim phun không đúng, dùng sai loại vòi
phun.

5. Động cơ làm việc không ổn định

Có hiện tượng bỏ máy hoặc nổ không đều: Có xi lanh không được cấp nhiên
liệu. Có không khí trong đường ống nhiên liệu. Điều kiện cháy không đảm bảo.

Hiện tượng máy rú liên hồi: Piston bơm cao áp bị kẹt, vít kẹp vành răng bị lỏng,
lò xo quả văng điều tốc không đều.

Tốc độ máy tăng cao quá: Ốc hạn chế tốc độ chỉnh sai, thanh răng bị kẹt, mức
dầu trong điều tốc cao.

Có tiếng gõ: Do chỉnh sớm góc phun sớm.

4.2. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu.


4.2.1. Chuẩn bị dụng cụ.

- máy siết bu lông cầm tay

- khẩu lục giác 10, 12, 14, 17, 19…

-cale tròng 10, 12, 14, 17, 19…

-vam tháo lọc

-tua vít

-các dụng cụ phụ trợ và kiểm tra.

4.2.2. Rửa ngoài.


Trước khi tháo hệ thống ta tiến hành rửa toàn bộ động cơ, tẩm dầu diezen bên
ngoài động cơ, dùng bàn chải, chổi chuyên dùng làm sạch đất cát, cặn dầu bên ngoài.
Sau đó dùng nước có áp suất cao phụt rửa, chú ý che chắn đường xả đường hút
không cho nước vào bên trong động cơ.

38
4.2.3. Quy trình tháo hệ thống nhiên liệu.
4.2.3.1. Quy trình tháo tách hệ thống khỏi động cơ

Stt Qui Hình ảnh minh họa Dụng cụ Yêu cầu kĩ


trình thuật
tháo

1 Tháo Cale Tháo 4


tuy ô tròng 19 bulong
nhiên nhiên liệu
liệu từ bên trên
bơm bơm thấp
thấp áp áp, cửa vào
đến cửa bơm cao
vào bầu áp, cửa vào
lọc, từ và ra của
cửa ra bầu lộc.
bầu lọc
Chú ý tránh
đến cửa
đánh rơi
cấp bơm
đệm bulong
cao áp
nhiên liệu

Tháo Cale Tháo 6


39
2 tuy ô miệng đường tuy
cao áp 19 ô cao áp từ
từ bơm bơm đến
đến vòi kim ( 12
phun dắc nối)

3 Tháo lọc Vam Siết chặt


tháo lọc vam lọc
tháo ngược
chiều kim
đồng hồ.

4 Tháo Khẩu Tháo ê cu


bánh lục giác bắt bánh
răng 22 răng bơm
bơm và trục
Bulong
bơm, dùng
M8 ren 2 bulong
dài M8 vam
bánh răng
khỏi trục
bơm.

40
5 Tháo Cale 15, Tháo 5 ecu
bơm cao khẩu lục 15 bắt bơm
áp ra giác 15
khỏi
động cơ

6 Tháo Cale Tháo 3


cụm tròng 10 bulong bắt
bơm bơm
chuyển chuyển ra
ra khỏi khỏi bơm
bơm cáo áp

7 Tháo Khẩu Tháo 6 ecu


vòi phun lục giác vòi phun
ra khỏi 24
động cơ

41
4.3. Rửa chi tiết.
4.3.1. Rửa các chi tiết của bơm cao áp, bơm tiếp vận, vòi phun.

Tiến hành rửa các chi tiết của bơm cao áp, bơm tiếp vận, vòi phun trong dầu
diezen hoặc trong dung dịch kiềm, bằng chế phẩm tẩy rửa tổng hợp (AM 15, ML-52) ở
nhiệt độ 80 đến 90 0C. Sau khi vớt chi tiết ra khỏi bể nhúng. Tiến hành làm sạch lại
cặn dầu bám trên chi tiết bằng bàn chải chổi cước v ..v

Chú ý các chi tiết như xilanh pitong bơm cao áp, bơm thấp áp, các lò xo, nắp đậy
van, van, chi tiết của kim phun cần được rửa riêng trong dầu sạch…

4.3.2. Xúc rửa lọc dầu.

Xả dầu bôi trơn trong bầu lọc, xúc rủa lọc nhiều lần bằng dầu hỏa sau khi xúc rửa
dùng khí nén xì khô bầu lọc.

4.3.3. Thông rửa tuy ô dầu cao áp.

Sử dụng dầu rửa bên ngoài sau đó dùng khí nén áp suất cao xì vào bên trong 1
đầu tuy ô cao áp.

4.4. Kiểm tra.


4.4.1. Kiểm tra các chi tiết của bơm cao áp.

- Thân bơm: kiểm tra nếu bị nứt thì có thể hàn và gia công nguội không quá
không nếu hư quá phải thay thế mới.
- Piston xylanh: dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xylanh
bơm, vết trầy những điểm khuyết mòn, chứng tỏ có chất bẩn bên trong nhiên liệu. Sau
quá trình kiểm tra trên bằng thử, hư hỏng được phát hiện quá định mức cần thay thế
toàn bộ.
- Chú ý đến mặt ép của xylanh và đế van cao áp nếu biêu hiện sự mòn, khuyết, rõ
mặt nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy cát phần côn. Phần trụ không được xoáy cát mà
chỉ lau lại bằng mỡ. Sau khi phục hồi lại chi tiết này cần kiểm tra lại.
- Cốt bơm: Bướu cam hoạt động lâu ngày có thể mòn, rỗ mặt, cần hàn lắp chỗ
khuyết là sửa láng. Cốt cam bị cong, sửa thằng và được kiểm tra trên máy tiện.

42
- Bạc đạn đầu ổ bi: Niềng ngoài hoặc niềng trong bị mòn quá mức thì phải thay
mới. Vòng kiểm ổ bi biến dạng rơi bi ra ngoài cần phải sửa lại nếu không thì phải thay
mới. Nắp đậy hông bơm nếu bị nứt bể không quang trọng thì hàn và gia công nguội.
Nếu không cần được thì thay mới, nắp bị vênh thì sửa phẳng.
- Đệm đẩy: Mòn khuyết ở nơi đầu ốc hiệu chính khoảng hở quá nhiều giữa chốt
và con lăn cần tiện mới hay thay thế.
- Lò xo cao áp : Nứt hay bị cong, thay mới hoặc nắn thẳng.
- Thanh răng: Lỗ chốt đầu thanh răng bị mẻ, hàn dập và gia công nguội thanh
răng bị cong cần sửa thẳng.
- Ống xoay và vòng răng: Vít của vòng răng bị hư rãnh chữ U của vòng xoay bị
mòn khuyết, cần thay mới hoặc hàn đắp rồi gia công nguội nếu không quan trọng lắm
- Lò xo piston: Nứt hay rỗ mặt, cong vênh cần thay mới.
- Vít kiềm xylanh: Răng bị mòn, sướt chuôi, bị cong cần thay mới.
- Các rắc co: lờn răng hoặc bo răng cần thay mới.
4.4.2. Kiểm các chi tiết của bơm thấp áp.
- Piston xylanh: dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và
xylanh bơm, vết trầy những điểm khuyết mòn.
- Các nắp van: kiểm tra mặt đế van nếu k nhẵn thì tiến hành rà lại
- kiểm tra lò xo van nếu lò xo yếu rỉ phải thay mới.
4.4.3. Kiểm tra vòi phun.
- Kiểm tra đế và thân vòi phun có bị ăn mòn không.
- Kiểm tra đầu kim phun có bị cháy hay ăn mòn không nếu có thì phải thay mới.
- Kiểm tra cụm vòi phun.
+ Nghiêng thân vòi phun khoảng 60ͦ và kéo kim ra ngoài khoảng 1/3 chiều dài.
Khi thả kim kim phải tụt vào trong nhẹ nhàng và êm nhờ trọng lượng bản thân.
+ Lặp lại kiểm tra mỗi lần xoay đi 1 chút.
Nếu kim tụt xuống quá dễ dàng thì phải thay mới cụm vòi phun.
4.4.4. Kiểm tra lọc bầu dầu.

Kiểm tra vỏ bầu lọc có bị vỡ, gioăng đệm có bị nứt rách chai cứng, các đầu nối
ren có bị trờn.Kiểm tra lõi lọc có bị tắc rách, bị cặn.

43
4.5. Quy trình lắp.
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo.

4.6. Chạy thử.


Tiến hành chạy thử động cơ kiểm tra chất lượng khí xả.

Khả năng thay đổi chế độ ga.

CHƯƠNG V: CẤU TẠO MÁY XÂY DỰNG

5.1 Giới thiệu chung

Việc cơ giới hóa và tự động hóa trong xây dựng là một khâu không thể thiếu
được trong quá trình sản xuất. Nó quyết định việc tăng năng xuất lao động, hạ giá
thành sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động chân tay và trí óc cho người lao động. Đồng
thời góp phần rất quan trọng vào việc rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa
công trình vào khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng và tính thẩm
mỹ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện các công trình
xây dựng, không thể thiếu được các máy xây dựng. Trên thế giới đã chế tạo được
những thiết bị chuyên dùng trong xây dựng các công trình như: xây dựng nhà cao tầng,
nhà công nghiệp, dân dụng, xây dựng cầu đường, xây dựng các nhà máy thủy điện…
Các thiết bị xây dựng ngày càng được hiện đại hóa.

Tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Các
nhu cầu xây dựng như: xây dựng các khu nhà công nghiệp, các khu nhà dân dụng,
trường học, các cầu cống, đường giao thông, các bến cảng, các công trình thuỷ điện,
xây dựng các công trình ngầm… đang diễn ra sôi động trên địa bàn cả nước. Nhu cầu
về xây dựng đang đòi hỏi và cần rất nhiều loại máy xây dựng có năng suất và tính
năng kỹ thuật cao.

Máy xây dựng có nhiều chủng loại và đa dạng, để tiện cho việc nghiên cứu ứng
dụng, có thể phân loại máy xây dựng theo công dụng, nguồn động lực, phương pháp
điều khiển hoặc hệ thống di chuyển.

1. Dựa vào công dụng, máy xây dựng được chia thành các nhóm như sau:

44
- Máy phát lực: để cung cấp động lực cho máy khác làm việc như máy phát điện, máy
nén khí,...

- Máy vận chuyển ngang: vận chuyển theo phương ngang như các phương tiện vận
chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không.

- Máy vận chuyển liên tục: vận chuyển vật liệu, hàng hoá thành dòng liên tục: băng tải,
vít tải,...

- Máy nâng chuyển: vận chuyển theo phương thẳng đứng: kích, tời, palăng, cần trục,
cầu trục,...

- Máy làm đất: phục vụ các khâu thi công đất: máy ủi, máy xúc, máy đầm,...

- Máy làm đá: máy nghiền, máy sàng, máy rửa cát đá,...

- Máy phục vụ công tác bê tông: máy trộn, máy đầm, máy bơm bê tông,..

- Máy gia công sắt thép: máy hàn, máy cắt thép, máy nắn thẳng cốt thép, máy uốn
cong cốt thép,...

- Máy gia cố nền móng: máy đóng cọc, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, máy cắm bấc
thấm.

- Máy chuyên dùng cho từng ngành: máy đào kênh mương, máy rãi bêtông nhựa, máy
phay mặt đường nhựa, máy lao lắp dầm cầu,...

2. Dựa vào nguồn động lực:

- Máy dẫn động bằng động cơ đốt trong

- Máy dẫn động bằng động cơ điện

- Máy dẫn động bằng động cơ thuỷ lực

3. Dựa vào hệ thống di chuyển:

- Máy di chuyển bằng bánh lốp

- Máy di chuyển bằng bánh xích

- Máy di chuyển bằng bánh sắt lăn trên ray

- Máy di chuyển trên phao

- Máy di chuyển bằng cơ cấu tự bước


45
4. Dựa vào phương pháp điều khiển

- Máy điều khiển bằng cơ khí

- Máy điều khiển bằng thuỷ lực

- Máy điều khiển bằng điện

- Máy điều khiển bằng khí nén

Máy xúc đào còn gọi là máy đào là một loại máy có thể sử dụng đa chức năng,
chủ yếu được sử dụng trong xây dựng, khai thác sản xuất. Máy xúc đào sử dụng
nguyên liệu có tay cần liên kết với gầu đào để thực hiện, xúc, bể, cát, sỏi, đất đá, các
loại sản xuất, vật liệu xây dựng rời hay liên kết thô (di chuyển trong cự ly ngắn). Trong
xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, máy đào là loại máy được xây dựng có vai
trò chơi lớn trong công việc vận chuyển đất cát, ngoài máy đào còn tham gia vào các
hoạt động khác như giải phóng mặt bằng, bốc thăm Sắp xếp vật liệu, vận chuyển vật
liệu, phá vỡ công cụ.

Cấu tạo máy xúc là một trong những điểm quan trọng giúp máy xúc có thể hoạt
động được mọi địa hình, xử lý được đa dạng các công việc khác nhau. Cấu tạo của một
máy xúc như sau:

- Cabin: cabin của máy được gắn trên một mâm quay 360°, cabin là nơi người
vận hành dùng để điều khiển mọi hoạt động của máy xúc như gầu đào, bánh xe di
chuyển…

- Gầu đào: gầu đào được làm từ kim loại rất cứng, gầu đào có khả năng múc các
vật liệu, đào bới, phá hủy cấu trúc các vật liệu.

- Tay cần : là bộ phận nối giữa gầu đào với thân máy, tay cần lực thường được
chia thành 2 khớp có thể gập và duỗi, mỗi khớp được gắn thêm xi lanh thủy lực, trong
xi lanh được chứa dầu thủy lực.

- Hệ thống thủy lực của máy xúc bao gồm các bộ phận như bơm thủy lực, thùng
dầu thủy lực, các loại van điều chỉnh, cụm van phân phối chính, mô tơ di chuyển, mô
tơ quay toa, các xi lanh thủy lực, đường ống dẫn dầu, lọc dầu, bộ phận làm mát dầu

46
Khi máy xúc bắt đầu làm việc, hệ thống động cơ làm việc, công suất được
truyền qua bánh đà rồi đến bơm thủy lực, tại đây bơm thủy lực sẽ hút dầu thủy lực từ
thùng dầu rồi đẩy đến các cụm van phân phối chính .

- Tại cabin: người vận hành máy sẽ sử dụng các cần điều khiển để điều hướng
di chuyển máy xúc cũng như hoạt động của tay cần thủy lực, gầu đào. Khi người vận
hành thao tác, dòng dầu điều khiển sẽ đi đến cụm van phân phối chính, van này có tác
dụng điều khiển đóng/mở cụm van phân phối cho các thiết bị công tác, quay toa, di
chuyển. Đường dầu đi đến các bộ phận như xi lanh , tay gầu và gầu giúp người vận
hành có thể điều khiển được chúng theo như mong muốn. Đường dầu đi qua mô tơ
quay toa hay mô tơ di chuyển giúp các mô tơ này quay, mô tơ quay toa quay kéo theo
toa quay, mô tơ di chuyển quay kéo xích thông qua truyền động cuối và bánh xe làm
máy di chuyển.

- Dầu trước khi về thùng được làm mát bởi bộ phận làm mát là két mát và được
lọc bẩn qua bộ phận lọc dầu thủy lực. Áp lực của hệ thống thủy lực được đảm bảo bởi
van an toàn được lắp ở cụm van phân phối chính. Trong trường hợp áp lực lên đến
mức giới hạn, van an toàn sẽ mở ra để dầu quay trở về thùng chứa.

5.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu

5.2.1 Bơm dầu kiểu bánh răng


a. Cấu tạo
- Bơm dầu gồm có: Nắp, vỏ và cặp bánh răng ăn khớp. Trong cặp bánh răng ăn khớp,
một bánh răng lắp tự do trên trục cố định với vỏ là bánh răng bị động, bánh răng thứ
hai lắp cố định trên trục dẫn động bằng then bán nguyệt hoặc then hoa là bánh răng
chủ động. Ở vỏ bơm có lỗ dầu vào và lỗ dầu ra, nối thông với ngăn bơm lắp bánh răng.
Van hạn chế áp suất (van giảm áp) cùng với lò xo, đai ốc điều chỉnh và đường dầu về
phía dưới bơm.

47
Hình 5.1. Bơm dầu kiểu bánh răng

b. Nguyên lý làm việc


Khi động cơ hay bơm làm việc, các bánh răng quay, dầu có áp suất thấp từ các te qua
lỗ dầu vào bơm đi theo chiều quay của bánh răng (chiều mũi tên) rồi ra lỗ dầu ra để tới
bầu lọc thô.

Khi tốc độ động cơ càng cao, áp suất dầu ra khỏi bơm cũng càng lớn. Để áp suất dầu
được bình thường hay ổn định khi tốc độ động cơ thay đổi, dùng van giảm áp. Nếu áp
suất dầu lớn hơn yêu cầu, van giảm áp mở, lỗ dầu vào và lỗ dầu ra thông với nhau, một
phần dầu thừa hay dầu có áp suất cao sẽ từ lỗ dầu ra qua van để về lại phía trước bơm.

Muốn điều chỉnh áp suất dầu qua bơm dùng đai ốc điều chỉnh để thay đổi lực căng lò
xo hay lực ép van.

Bơm dầu kiểu bánh răng được dùng nhiều trong hệ thống bôi trơn động cơ. Đặc điểm
của bơm này là cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn và cung cấp dầu đều.

48
Hình 5.2. Quá trình hoạt động của bơm dầu bánh răng

5.2.2 Bơm dầu kiểu rô to


a. Cấu tạo
Gồm vỏ chứa hai rô to lồng vào nhau: rô to trong và rô to ngoài.

Rô to ngoài có khoét lõm hình sao đỉnh tròn. Rô to trong dạng chữ thập đỉnh tròn ráp
lọt vào rô to ngoài và quay được nhờ trục bơm dẫn động từ trục cam của động cơ.  

Hình 5.3. Bơm dầu kiểu rô to

b. Nguyên lý làm việc


Hai rô to ráp lệch tâm nhau, nên khi rô to trong quay nó sẽ kéo rô to ngoài quay theo
để bơm dầu. Khi các rô to quay, không gian giữa các rô to chứa đầy dầu. Khi các vấu
49
của rô to trong di chuyển vào trong các khoảng trống ở rô to ngoài, dầu được đẩy ra
ngoài qua cửa dầu ra của bơm. Hình 2.4 mô phỏng nguyên lý làm việc của bơm dầu
loại rô to.

Hình 5.4. Hoạt động của bơm dầu kiểu rô to

Bơm dầu có các kiểu dẫn động khác nhau, thông thường bánh răng xoắn trên trục cam
dẫn động bộ chia điện thường dẫn động bơm dầu. Một số động cơ dẫn động trực tiếp
từ đầu của trục cam đặt trên nắp máy hoặc có thể được dẫn động bởi một trục dẫn
động riêng. Đối với động cơ đánh lửa không dùng bộ chia điện, bơm dầu được dẫn
động bởi trục khuỷu.

5.2.3 Hiện tượng hư hỏng và sửa chữa bơm dầu


1. Hiện tượng hư hỏng bơm dầu
Bơm dầu sử dụng phổ biến trong hệ thống bôi trơn hỗn hợp là bơm dầu bánh răng.

Hư hỏng chủ yếu của bơm dầu là mòn các mặt làm việc của nắp bơm hoặc bánh răng
chủ động, bánh răng bị động vỏ bơm, bạc trục bánh răng. Ngoài ra, còn do van ổn áp
bị mòn, lò xo yếu. Các hư hỏng trên dẫn đến hiện tượng không bơm được dầu, hoặc áp
suất dầu không đủ.

2. Phương pháp sửa chữa bơm dầu


Nếu ở trên mặt răng của bánh răng truyền động, bánh răng chủ động và bánh răng bị
động có gai nhọn thì có thể dùng đá mài dầu để mài bóng; nếu bị nứt vỡ, mẻ thì phải
thay.
50
Khi mặt đầu hay mặt bên của bánh răng chủ động và bánh răng bị mòn ít, có thể cạo
rà, phay hoặc điều chỉnh chiều dày tấm đệm lắp ghép ở mặt thân bơm, nhưng phảI đảm
bảo độ đồng tâm của trục không bị lệch. Trong trường hợp mặt đầu của bánh răng mòn
nhiều thì phải thay mới.

Khi mặt làm việc của nắp bơm mòn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, có thể đặt nắp bơm
trên tấm thuỷ tinh dùng cát rà xu páp để rà phẳng.

Khi kiểm tra khe hở dọc cuả trục bơm, nếu vượt quá 0,35 mm thì tháo bánh răng
truyền động, lắp thêm đệm bằng thép có chiều dày thích hợp vào giữa bánh răng
truyền động với mặt cuối vỏ bơm

Khe hở lắp ghép giữa trục bơm và vỏ vượt quá 0,16 mm thì phải thay trục mới hoặc có
thể hàn đắp hay mạ, sau đó gia công lại theo kích thước yêu cầu. 

Trường hợp vỏ bơm có bạc lót riêng, thì có thể thay bạc mới, còn nếu không có mà lỗ
trục bị mòn nhiều thì có thể khoét rộng ra bằng máy tiện, máy phay hoặc máy khoan,
sau đó lắp bạc lót mới bằng gang hoặc bằng đồng để khôi phục khe hở của nó.

– Trường hợp khe hở giữa trục và lỗ bánh răng bị động lớn, nhưng còn nằm trong giới
hạn cho phép thì có thể rút trục này ra và xoay một góc 1800 rồi lắp vào để dùng tiếp.

– Chốt ngang bánh răng truyền động nếu lỏng phải thay chốt mới

– Lò xo van ổn áp quá mềm hoặc van bi có các hiện tượng như mài mòn hoặc rỗ có thể
rà lại hoặc phải thay van mới và doa lại bệ van.

51
5.3 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bơm và motor

5.3.1 Cấu tạo bơm (bơm dòng K3V/ K5V)

Hình 5.5. Các chi tiết của bơm

52
Hình 5.6. Vỏ bơm

53
Hình 5.7. Trục, bi

Hình 5.8. Phanh

54
Hình 5.9. Block xi lanh

55
Hình 5.10. Piston và đĩa lỗ

Hình 5.11. Gối chao

56
Hình 5.12. Balo

Hình 5.13. Mặt chà

57
5.3.2 Cấu tạo motor

Hình 5.14. Mặt cắt motor

58
Hình 5.15. Motor

Hình 5.16. Phớt

59
Hình 5.17. Trục và bi

Hình 5.18. Phanh

Hình 5.19. Piston và táo


60
Hình 5.20. Block xi lanh

Hình 5.21. Mặt chà

Hình 5.22. Đĩa nghiêng

61
5.3.3 Sơ đồ làm việc

Nguyên lý hoạt động:

62
Khi động cơ quay dẫn động bơm hoạt động, dầu được hút từ thùng qua lọc lên bơm
nhồi đi chia ra làm 3 nhánh:

- Nhánh 1: đến van an toàn xả áp về thùng


- Nhánh 2: đi qua van tiết lưu đến van phân phối điều khiển bằng cơ, khi gạt sang
trái hay sang phải dầu đi theo chiều mũi tên đến thanh trượt đẩy sang trái hoặc
sang phải để thay đổi góc nghiêng dẫn đến thay đổi được lưu lượng của bơm
- Nhánh 3: đi qua vam 1 chiều vào cụm van chính đa chức năng

Khi bơm chính đẩy dầu áp cao đi đến cửa B-B dẫn động cho motor quay đồng thời đẩy
dầu áp thấp cửa A-A đi về, 1 nhánh vào van phân phối có đường dầu điều khiển đẩy
ngăn ở dưới lên dầu đi theo chiều mũi tên qua an toàn rồi về thùng (ngược lại nếu
đường A-A áp cao thì B-B áp thấp). Đường dầu cứ tuần hoàn từ bơm có áp cao đến
motor rồi dầu áp thấp từ motor lại trở về bơm nên được gọi là mạch kín.

Các đường dầu dò về thùng phải qua két làm mát để giảm nhiệt độ và có van 1 chiều
để đảm bảo an toàn cho két (dầu đẩy qua van 1 chiều về thùng).

5.4 Các dạng hư hỏng thường gặp của bơm và motor


 Hư hỏng là gì?

Hư hỏng là sự phá hủy đột ngột diễn ra cục bộ trên bề mặt ma sát hay các chi tiết chịu
các lực kéo, nén, uốn, xoắn khi biến dạng dẻo vượt quá giới hạn cho phép và sự phá
hoại bề mặt chi tiết này xảy ra không có qui luật và ở mức độ vĩ mô. Có thể quan sát
được bằng mắt thường và có sự phá hoại kim loại gốc như: tróc, rỗ, biến dạng bề mặt,
cong, vênh, cào, xước, nứt bề mặt.

Các lực tác dụng cơ học làm cho bề mặt của chi tiết bị phá hoại dần dần, dẫn đến làm
thay đổi kích thước của chi tiết. Đôi khi tác dụng cơ học còn phối hợp với tác dụng
hóa học và các loại tác dụng khác của môi trường.

 Các dạng hư hỏng thường gặp của bơm và motor

- Mòn trục, cong trục, nứt trục

63
Hình 5.23. Trục
- Mòn, xước mặt chà

Hình 5.24. Mặt chà

64
- Mòn, xước block xi-lanh

Hình 5.25. Block xi lanh


- Mòn, xước, vỡ piston

Hình 5.26. Piston

65
- Hỏng phớt

Hình 5.27. Phớt


- Gối đỡ bi chao

Hình 5.28. Bi gối chao


- Mòn đĩa lỗ

Hình 5.29. Đĩa lỗ

KẾT LUẬN
66
Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thực tập thực tế với sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo và tại Cty TNHH CN chính xác CHANGSHI Việt Nam đến nay báo
cáo của em đã được hoàn thành. Trong suốt thời gian đi thực tập và làm báo cáo, tuy
có gặp những khó khăn nhất định, xong đến nay với sự tìm hiểu, nỗ lực của em và sự
giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Bùi Văn Trầm, Nguyễn Hữu Hùng cùng với Cty
TNHH CN chính xác CHANGSHI Việt Nam, nay em đã hoàn thành báo cáo của
mình. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp đã giúp em củng cố, nâng cao kiến thức và
hiểu biết sâu sắc và thực tế hơn. Qua đó cũng giúp chúng em thấy được những lỗ hổng
kiến thức và những khiếm khuyết của bản thân để từ đó tự bổ sung và tìm cách khắc
phục nhằm hoàn thiện bản thân mình hơn.

Tuy báo cáo đã được hoàn thành nhưng vì kiến thức, kinh nghiệm, thời gian còn
hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy trong bộ môn để giúp đỡ em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin
chân thành cảm ơn các thầy, đặc biệt là thầy Bùi Văn Trầm, Nguyễn Hữu Hùng và
Cty TNHH CN chính xác CHANGSHI Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo
này!

Em xin chân thành cảm ơn!

67

You might also like