You are on page 1of 54

Báo cáo thực tập chuyên môn

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền công nghiệp hiện đại ở mọi ngành sản xuất, mục tiêu tăng năng suất
lao động được giải quyết bằng cách gia tăng mức độ tự động hoá các quy trình và
thiết bị sản suất. Tự động hoá có thể nhằm mục đích tăng sản lượng hoặc cải thiện
chất lượng và độ chính xác của sản phẩm, thậm trí có thể thay thế một phần hay
toàn bộ thao tác vật lý của công nhân vận hành máy, thiết bị. Những hệ thống tự
động này có thê điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất với độ tin cậy và ổn định cao
mà không cần sự can thiệp của con người. Vì vậy, điều khiển tự động là một vấn đề
hết sức quan trọng trong công nghiệp.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế, chúng ta đang từng bước đưa ứng dụng
của tự động hoá vào hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất của các ngành kinh tế nhằm tạo
ra những sản phẩm có chất lượng tốt có tính ổn định và tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường.

Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang từng bước được tự động hoá,
sử dụng các công nghệ khoa học mới vào sản xuất. Trạm trộn bê tông tự động là
một ví dụ về ứng dụng và đưa công nghệ kỹ thuật của tự động hoá vào việc điều
khiển và vận hành trạm.
Với đề tài của em là HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRẠM TRỘN BÊ TÔNG
TƯƠI TỰ ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MÁY XÂY DỰNG
VIỆT NAM - VINAMAC. Em đã đi sâu nghiên cứu việc thiết kế điều khiển cho 3
trạm trộn bê tông cụ thể (Trạm trộn bê tông tự động với công suất 45m3/h , trạm
trộn bê tông tự động với công suất 60m3/h , trạm trộn bê tông tự động với công
suất 90m3/h , ”).

1
Báo cáo thực tập chuyên môn

Chương I . Khái quát về công ty.


Chương II. Các công việc đã làm trong quá trình thực tập.
Báo cáo này này em tìm tài liệu thực tế tại công ty, tài liệu tham khảo và thiết kế.
Dù đã cỗ gắng nhưng do khả năng của em còn hạn chế nên trong báo cáo này
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các
thầy cô để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình. em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................................
3
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ...............................................................................
4

1.1. Giới thiệu chung về công ty .................................................................................. 5


1.2. Các sản phẩm của công ty .................................................................................... 6
1.3. Hình ảnh của một số sản phẩm : ......................................................................... 8
1.4. Các đặc trưng của các sản phẩm của công ty : .................................................. 9
1.5. Danh sách các công trình đã thực hiện : ........................................................... 10
CHƯƠNG II : CÁC CÔNG VIỆC THAM GIA LÀM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI
CÔNG TY ...................................................................................................................................................
11

2.2. THÀNH PHẦN THIẾT BỊ: ..................................................................................


11
2.2.1. Cấu tạo cơ bản của hệ thống trạm trộn bê tông: ................................
11

2.2.2. Các cụm thiết bị hoạt động riêng lẻ: ....................................................


12

2.2.3. Máy nén khí pittông: .............................................................................


14
2
Báo cáo thực tập chuyên môn

2.2.4. Cụm cân nước và xi măng: ...................................................................


16

2.2.5. Xe Kip......................................................................................................
17
2.2.6. Cụm thiết bị xi măng và kho chứa: ...................................................... 17

2.2.7. Cụm bơm nước và thùng chứa: ............................................................ 18


2.2.8. Cụm cân phụ gia .................................................................................... 19
2.3. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA TRẠM TRỘN BÊ TÔNG ..
19
Quy trình hoạt động của trạm trộn bê tông 60m3/h: ................................................ 19
2.4. TỦ ĐIỀU KHIỂN:..................................................................................................
23 2.4.1. Mạch động
lực. ....................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................
53

DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................


Hình 1: Logo của công ty...................................................................................................5
Hình 2: Các sản phẩn của công ty......................................................................................9
Hình 3: Phễu chứa cốt liệu...............................................................................................12
Hình 4: Máy trộn bê tông.................................................................................................14
Hình 5: Máy nén khí pittong............................................................................................15
Hình 6: Phễu cân nước và xi măng..................................................................................16
Hình 7: Silô và vít tải.......................................................................................................18
Hình 8: Bơm nước và bể nước.........................................................................................18
Hình 9: Mạch động lực của tủ điều khiển trạm trộn bê tông 45m3/h...............................24
Hình 10: Mạch động lực của tủ điều khiển trạm trộn bê tông 60m3/h.............................24
Hình 11: Mạch động lực của tủ điều khiển trạm trộn bê tông 90m3/h.............................26
Hình 12: Cấu tạo của aptomat..........................................................................................27
Hình 13: Các loại Aptomat được sử dụng trong mạch động lực......................................28
Hình 14: Contactor........................................................................................................... 30

3
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 15: Rơle nhiệt..........................................................................................................32


Hình 16: Rơle bảo bệ mất pha..........................................................................................33
Hình 17: PLC s7 1200 và các module mở rộng...............................................................34
Hình 18: Rơle trung gian.................................................................................................38
Hình 19: Rơle thời gian....................................................................................................40
Hình 20: Các nút nhấn được sử dụng trong thực tế..........................................................41
Hình 21: Hình ảnh, cấu tạo và ký hiệu nút ấn thường hở.................................................42
Hình 22: Hình ảnh ,cấu tạo và ký hiệu nút ấn thường đóng.............................................43
Hình 23: Công tắc gạt......................................................................................................44
Hình 24: Loadcell............................................................................................................45
Hình 25: Nguyên lý hoạt động của loadcell.....................................................................46
Hình 26: Bộ chuyển đổi...................................................................................................49
Hình 27:bảng đèn thực tế............................................................................................. 50

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

-CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM


VINAMAC

4
Báo cáo thực tập chuyên môn

-Trụ Sở : 31/3 Đường 160, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9,
TP.HCM
-ĐT : 0918.119.891 - 0909.119.434 - 08.35032050 - Fax : 08.54481829
-VP Miền bắc : Số nhà 1A-Ngõ 637 Trương Định-P.Thịnh Liệt-Q.Hoàng Mai–Hà
Nội
-ĐT : 0903.773.191 - 0915.475.216
-Nhà máy: Phước Tân – Biên Hòa – Đồng Nai
-Email : info@mayxaydungvinamac.com & thang@tramtronbetong.com
-Website : mayxaydungvinamac.com - tramtronbetong.com
-Tổng giám đốc : Phạm Văn Thắng

Hình 1: Logo của công ty

1.1. Giới thiệu chung về công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM

5
Báo cáo thực tập chuyên môn

VINAMAC

- Tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị máy xây dựng và
trạm trộn bê tông. Không ngừng cải tiến sản phẩm, để đáp ứng với mọi đặc thù,
tính chất của công trường với mong muốn mang lại hiệu quả cao nhất cho các
nhà đầu tư, chúng tôi hy vọng mang lại sự hài lòng cho quý khách.
- Trên cơ sở hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa VINAMAC với các hãng nổi
tiếng trên thế giới về các hệ thống điều khiển điện tử tự động hiện đại, các đầu đo
điện tử và các chi tiết chịu mài mòn như: Siemens, Flender, Elba, George
Buttner, GWT, DSM, Waitzinger - CHLB Đức, Ocem, ORU, Eurotec, Sicoma -
Italy, Mettler Toledo, VLC, Parker (Mỹ)… các trạm trộn bê tông do công ty
VINAMAC sản xuất luôn ổn định, đạt chất lượng và tính hiện đại tương đương với
các sản phẩm cùng loại nhập từ châu Âu đồng thời có khả năng đáp ứng được mọi
yêu cầu thi công bê tông chất lượng cao, bê tông đầm lăn, bê tông lạnh cho các
công trình thủy điện, thủy lợi...

- Tính đến nay VINAMAC đã chế tạo và cung cấp cho thị trường rất nhiều loại
máy thiết bị xây dựng, trạm trộn bê tông các loại có năng suất từ 15 m3/h đến
500 m3/h. Các sản phẩm của chúng tôi đã được cung cấp cho hầu hết các Tổng
Công ty xây dựng: Tổng Công ty Licogi, Tổng Công ty Idico, Tổng Công ty
Sông đà, Tổng công ty CP Vinaconex, Tổng Công ty XD Trường sơn; Tổng
Công ty công trình giao thông: Tổng công ty công trình Cienco1, Cienco4,
Cienco5,
Cienco6, Tập đoàn xây dựng nước ngoài Obayashi, Mitsubishi, Sumitomo (Nhật);
Posco Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc)... và đã có mặt trên các
công trình thi công trọng điểm của đất nước như: Cầu hầm Thủ Thiêm – TP HCM,

6
Báo cáo thực tập chuyên môn

thủy điện Bản Chát – Lai Châu, Thủy điện Đồng nai 2, 3, 4, Thủy điện Đắc mi,
Thủy điện Sông tranh, thủy điện Xekaman 3 – Lào, Nhiệt điện Cà Mau, Nhiệt điện
Vũ Áng – Hà Tĩnh, Trung tâm nhiệt điện Sóc Trăng, Khu kinh tế Dung Quất, Cao
tốc Hà Nội - Lào Cai... Các trạm trộn này đang hoạt động tốt, được các đơn vị thi
công và chủ đầu tư đánh giá cao
1.2. Các sản phẩm của công ty
a)Thiết bị bê tông :
- Trạm trộn bê tông di động
- Trạm trộn bê tông cọc đất
- Thiết bị phụ tùng trạm trộn
- Bồn chứa , vít tải , băng tải , gầu tải
- Trạm trộn Asphant
- Bơm bê tông , máy chuyển bê tông , máy rải bê tông - Máy chuyền ông cống ly
tâm b)Máy nghiền đá : - Máy nghiền kẹp hàm
- Máy nghiền côn
- Máy nghiền phản kích
- Máy nghiền búa
- Máy sàn rung , máy cấp liệu rung
- Máy băng tải
- Máy nghiền bi
- Máy nghiền bột đá
c)Thiết bị làm gạch : -
Máy gạch không nung
- Máy gạch nung
- Máy làm ngói
- Máy ép gạch

7
Báo cáo thực tập chuyên môn

d)Máy nghiền cát :


- Máy nghiền cát
- Máy rửa cát kiểu ruột xoắn - Máy rửa cát kiểu bánh quay e)Thiết bị nâng : - Cẩu
trục – cổng trục
- Cẩu cáp
f)Thiết bị cân định lượng :
- Cân ô tô
g)Thiết bị khác : -
Nhà thép tiền chế
- Thiết bị nền móng
1.3. Hình ảnh của một số sản phẩm :

8
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 2: Các sản phẩn của công ty

1.4. Các đặc trưng của các sản phẩm của công ty :
- Sản phẩm được chế tạo theo công nghệ của CHLB Đức với dây chuyền thiết bị
máy móc hiện đại.
- Sản phẩm chế tạo được kiểm tra nghiêm ngặt theo qui trình công nghệ và đều
được tổ hợp chạy thử tại xưởng.
- Toàn bộ thiết bị điều khiển điện tử được nhập đồng bộ từ các hãng nổi tiếng của
CHLB Đức hoặc các nước G7, phối ghép được với máy tính, máy in phục vụ điều
khiển tự động, quản lý thống kê.
- Chương trình điều khiển có giao diện trực tiếp với người sử dụng. Đơn giản, dễ
vận hành và có tính ổn định cao.
- Chế độ hoạt động: Tự động hoàn toàn; Bán tự động hoặc bằng tay
Hệ thống các thiết bị chấp hành: Xi lanh khí nén, van điện khí, thiết bị điện động
lực... nhập của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Kết cấu thép sản xuất tại Việt Nam trên cơ sở sử dụng các thép của Nga, Hàn
Quốc hoặc Việt Nam...

9
Báo cáo thực tập chuyên môn

- Vận chuyển lắp đặt tại công trường, chuyển giao công nghệ tại chỗ theo phương
thức chìa khóa trao tay.
- Sản phẩm cơ-điện tử của chúng tôi đã được Tổng cục TCĐLCL nhà nước kiểm
định và cấp giấy chứng nhận.
- Các sản phẩm được bảo hành 12 tháng và bảo trì liên tục trong 60 tháng tiếp theo.
Thiết bị của hệ thống đảm bảo tính hiện đại trong 8 đến 10 năm sau.
- Đáp ứng tiến độ theo yêu cầu của quí khách hàng và phương thức thanh toán linh
hoạt, có lợi cho người mua.
- Giá cạnh tranh chỉ bằng 30% nhập ngoại và tốt nhất thị trường.

1.5. Danh sách các công trình đã thực hiện :


DANH SÁCH CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA VINAMAC
STT Số HĐ Nội dung hợp đồng Vị trí lắp đặt
1 B38/HĐNB2017 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 02 trạm Lắp tại KCN Long
trộn bê tông xi măng 90m3/h
Hậu
2 B27/HĐNB2017 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Trường Hải
trộn bê tông xi măng 120m3/h Ô tô
3 B20/HĐNB2017 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 dây Lắp tại KCN Long
chuyền gạch không nung QT10
Hậu
4 B31/HĐNB2017 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại KCN Long
trộn bê tông xi măng 120m3/h
Hậu
5 B30/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Nhà Bè
trộn bê tông xi măng 90m3/h

6 B05/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Kon Tom

10
Báo cáo thực tập chuyên môn

trộn bê tông xi măng 60m3/h


7 B07/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Tân Bình
trộn bê tông xi măng 60m3/h

8 B09/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Cao Tốc
trộn bê tông xi măng 45m3/h Long Thành
9 B10/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 dây Lắp tại Biên Hòa
chuyền gạch không nung

10 B16/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Phú Quốc
trộn bê tông xi măng 120m3/h

11 B24/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Tây Ninh
trộn bê tông xi măng 120m3/h

12 B25/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Tân Thành
trộn bê tông xi măng 120m3/h BRVT
13 B26/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Quận 9
trộn bê tông xi măng 30m3/h

14 B32/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại Đồng Tháp
trộn bê tông xi măng 60m3/h

15 B36/HĐNB2016 Chế tạo, lắp ráp và chạy thử 01 trạm Lắp tại KĐT Thủ
trộn bê tông xi măng 45m3/h Thiêm – Quận 2

CHƯƠNG II : CÁC CÔNG VIỆC THAM GIA LÀM TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP TẠI CÔNG TY

2.2. THÀNH PHẦN THIẾT BỊ:


2.2.1. Cấu tạo cơ bản của hệ thống trạm trộn bê tông:
- Cụm cấp vật liệu: Các vật liệu cát, đá cuội, xi măng, phụ gia cung cấp cho trạm trộn
được tập kết ở ngoài bãi riêng. Khi tiến hành việc trộn bê tông bằng trạm thì đá, cát
11
Báo cáo thực tập chuyên môn

được đổ vào phễu chứa cốt liệu , xi măng thì được chứa trong các si lô, nước được
chứa trong bể nước.
– Các thiết bị định lượng: dùng cân, đo, đong đếm khối lượng của cát, đá cuội, xi
măng, phụ gia và nước theo thể tích của thùng trộn hoặc khối lượng quy định để
đúng tỷ lệ trộn của một mẻ bê tông.
– Hệ thống điều khiển: điều khiển động cơ điện, đóng mở cửa xả phối liệu ở
boong-ke và trong thùng trộn. Hệ thống điều khiển được phân thành 3 kiểu: truyền
động điện, truyền động khí nén và truyền động thủy lực.
– Thiết bị trộn: chính là máy dùng để trộn bê tông, loại máy được dùng là máy
trộn bê tông cưỡng bức hoạt động liên tục và hoạt động theo chu kỳ.
– Kết cấu thép: là toàn bộ hệ thống trục khung bằng thép và cầu thang lên xuống,
lan can… Dùng để đỡ các cụm thiết bị của trạm như máy trộn, cụm cấp vật liệu,
thiết bị định lượng, hệ thống điều khiển.
2.2.2. Các cụm thiết bị hoạt động riêng lẻ:
- Cụm thiết bị cấp cốt liệu ( cát , đá 1, đá 2 ) : gồm có bãi chứa cốt liệu,phễu chưa
cốt liệu, cửa xả cốt liệu , cân định lượng cốt liệu , xe kip .

Hình 3: Phễu chứa cốt liệu

12
Báo cáo thực tập chuyên môn

- Cụm thiết bị trộn : Bao gồm khung sàn công tác và chân đỡ , ray dẫn hướng
của xe kip , cụm cân nước , xi măng và máy trộn. Cụm này có nhiệm vụ cấp liệu và
trộn bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn mac bê tông.
- Cụm kho chứa và cấp liệu xi măng : bao gồm các vít xi măng đứng, xiên, si lô
chứa xi măng .
- Cụm thiết bị dự trữ và cấp nước : bao gồm téc nước với dung tích 3m3, bơm nước
và đường ống cấp nước .
Buồng điều khiển hoạt động : thông thường đặt gần cụm trộn -
Cụm gầu :
Hoạt động kéo nhả gầu nhờ một tời cào hai tang trống, động cơ kéo ba pha có công
suất 7.5 KW, tốc độ 1440 vòng/phút. Cáp kéo và cáp nhả được cuộn trên hai tang
cáp và được điều khiển qua hệ thống van điện khí giúp cho thợ vận hành làm việc
nhẹ nhàng.
• Cụm thiết bị trộn
-Cụm thiết bị trộn được hình thành từ các cụm thiết bị sau: Khung sàn để máy trộn,
sản công tác, máy nén khí, tời nâng xe Kip, máy trộn 1000 lit, cụm cân nước + xi
măng, khung ray xe Kip.
+ Máy trộn
Hệ thống máy trộn bê tông bao gồm hệ thống thùng chứa liên kết với hệ thống định
lượng dùng đề xác định chính xác tỉ lệ các loại nguyên vật liệu cấu tạo nên bê tông.
Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào thùng trộn và gồm máy bơm nước, máy bơm phụ
gia, silô chứa xi măng, vít tải xi măng, thùng trộn bê tông , hệ thông khí nén.
Giữa các bộ phận có các thiết bị nâng, vận chuyên và phễu chứa trung gian.
Có các thông số của máy trộn :
- Máy trộn loại : JS 1000
- Công suất trộn tối đa : 60m3/h
13
Báo cáo thực tập chuyên môn

- Dung tích thùng trộn: 1000 lit


- Kích thước tự đứng: 10460 x 3400 x 9050
- Chiều cao xả liệu: 4m
- Kiểu đóng mở xả liệu: Xi lanh khí nén
- Động cơ điện liền hộp giảm tốc: CS 18.5 Kw – 380V x 02 cái.
- Tốc độ quay của 2 trục trộn: 19.5 v/phút
- Công suất động cơ chính: 37 KW - 1400 vòng / phút
- Tốc độ rôto trộn: 500 vòng / phút
- Công suất động cơ mở thùng trộn: 0.75 KW

Hình 4: Máy trộn bê tông

+ Khung sàn đỡ máy trộn +


Tời nâng xe Kip.
Được kéo bởi động cơ không đồng bộ ba pha xoay chiều có công suất 11KW –
380V.

14
Báo cáo thực tập chuyên môn

2.2.3. Máy nén khí pittông:

Hình 5: Máy nén khí pittong

-Máy nén khí có công suất 3,7 Kw dùng để cấp khí nén điều khiển các cửa đóng mở
cân, cấp đá, cát, xi măng, nước, phụ gia và xả bê tông. Máy nén khí là một máy đã
được chu hoá dùng điện một pha tự động ổn định áp lực thông qua rơ le, tự động
ngắt, tự động bảo vệ.
-Theo cấu tạo các máy khí nén được phân thành: Máy nén khí pittông, máy nén khí
rôto, máy nén khí ly tâm, máy nén khí hướng trục và máy nén khí kiểu phun. Ở đây
ta sử dụng máy nén khí pittông với năng suất 350 lít/ phút , áp suất P = 6at, có hệ
thống ngưng và xả nước có trong khí nén, hệ thống phun dầu nhằm bôi trơn các bộ
phận công tác khi khí đi qua như xi lanh, van phân phối khí, trang bị rơ le điều
chỉnh áp lực và đồng hồ báo áp lực.
Máy nén khí pittông:
-Máy nén khí pittông đơn giản nhất gồm xi lanh hở, đầu kia được đậy nắp. Trong
nắp có đặt van nạp và xả. Pittông chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh nhờ
được nối với cơ cấu thanh truyền — tay quay. Khi pittông rút về bên phải, van nạp
tự động mở, khí được nạp vào xi lanh. Khi pittông chuyển động ngược lại, áp suất
trong xi lanh tăng lên đến khi nào lớn hơn áp suất trong đường ống nạp thì van nạp
15
Báo cáo thực tập chuyên môn

tự động đóng lại. Pittông tiếp tục chuyển động về bên trái, khí trong xi lanh bị nén
đến khi nào áp suất của nó lớn hơn áp suất khí trong đường ống xả van xả mở ra,
khí nén sẽ được đây vào bình chứa, các quá trình mô tả tiếp tục lặp lại.
-Máy nén khí pittông kể trên là loại một chiều. Ngoài ra còn có loại máy nén khí
pittông hai chiều, trong đó cả hai đầu xi lanh đều được làm kín và đều có đặt van
nạp, xả. Khi chuyển động pittông đồng thời thực hiện 2 quá trình: nạp khí ở phần xi
lanh này và nén, xả khí ở xi lanh khác.
Ưu điểm: Kết cấu gọn gàng, trọng lượng máy trên một đơn vị năng suất nhỏ, chiếm
diện tích lắp đặt không nhiều, tiện lợi khi tháo lắp các cụm và chỉ tiết máy, độ tin
cậy cao.
2.2.4. Cụm cân nước và xi măng:

Hình 6: Phễu cân nước và xi măng

16
Báo cáo thực tập chuyên môn

-Phía trên thùng trộn có gắn một bộ định lượng nước và xi măng. Nguyên tắc định
lượng là cần cộng dồn, bộ cân trang bị một Loadcell chịu nén thang cân tối đa là
750 Kg
-Cửa xả cũng như cửa cân độc lập với nhau được điều khiển bởi một van điện khí,
một van điện từ và các khởi động từ cho bơm nước, các động cơ xoắn vít xi măng. -
Giá đỡ cân được thiết kế phù hợp với điều kiện lưu động, có thể nâng lên, hạ xuống
để di chuyển một cách nhẹ nhàng. Khi cân nước được khởi động từ đóng mạch cho
bơm nước hoạt động, khi đủ cân bơm tự ngừng hoạt động và đóng mạch để cấp
điện cho xoắn vít xi măng cấp xi măng cho quá trình cân xi măng.
2.2.5. Xe Kip.
-Loại xe được thiết kế sao cho đạt yêu cầu tối ưu: Trọng lượng nhẹ, dung tích
khoảng 1.5 m3, cửa xả cốt liệu nhẹ nhành và bền vững.
-Trên đường chuyển động của xe Kip có công tắc cực hạn ĐT0, ĐT1, ĐT2 dùng để
báo vị trí và điều khiến xe Kip. ĐT0 được đặt ở vị trí thấp nhất tương ứng với vị trí
xe Kip đang ở dưới van xả cốt liệu. ĐT2 được đặt ở vị trí cao nhât ứng với vị trí xe
Kip đang chuẩn bị xả cốt liệu vào thùng trộn.
-Còn ĐT1 được đặt ở vị trí gần ĐT2 trên đường xe Kip từ ĐT0 lên ĐT2
2.2.6. Cụm thiết bị xi măng và kho chứa:

17
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 7: Silô và vít tải

- Sức chứa Silô : 60 tấn - Số


lượng : 2
- Xoăn vít nghiêng
+ Đường kính vít: 32cm
+ Bước vít : 18cm
+ Tốc độ vít : 300 vòng / phút
+ Năng suất: 60 tấn /h
+ Công suất động cơ : 11 Kw
2.2.7. Cụm bơm nước và thùng chứa:

18
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 8: Bơm nước và bể nước

-Trang bị một thùng chứa nước 3m3, một bơm nước có công suất 2m3/h, đường
kính ống cấp nước lên R42 có ống nỗi mềm để tiện tháo lắp khi di chuyển. Công
suất động cơ khi bơm nước 3,7 KW – 380V.

2.2.8. Cụm cân phụ gia


-Phụ gia được sử dụng trong các trạm bêtông chủ yếu được cân định lượng theo yêu
cầu của người sử dụng. Có thể hoặc không có phụ gia. Vì vậy phụ gia được cân
riêng bên ngoài và được đồ bằng tay trực tiếp vào cốt liệu.
2.3. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA TRẠM TRỘN BÊ
TÔNG
Quy trình hoạt động của trạm trộn bê tông 60m3/h:

19
Báo cáo thực tập chuyên môn

Sơ đồ công nghệ của trạm trộn

Trước khi đi vào hoạt động của một trạm trộn bê tông thì ta cần phải kiểm tra và
đảm bảo các điều kiện sau:
- Kiểm tra toàn bộ các cụm máy, các cụm cơ cấu đảm bảo làm việc ở trạng thái
bình thường, không có vấn đề gì trục trặc, sự cố, nếu có phải xử lý khắc phục
trước khi khởi động.
- Kiểm tra đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của hệ thống điện, đảm bảo
không có sự cố gì khi làm việc.
- Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống khí nén trước khi khởi động máy.
20
Báo cáo thực tập chuyên môn

Phải bơm mỡ vào các khớp nối trung gian của vít tải xi măng.
-Sau khi kiểm tra đầy đủ các điều kiện trên thì phải chuẩn bị các thành phần cốt liệu
cần thiết, bơm đủ nước, đủ xi măng. Sau đến là khâu chạy thử, chạy không tải theo
các trình tự sau:
➢ Khởi động thùng trộn.
➢ Khởi động máy nén khí.
➢ Khởi động xe kip, chạy thử lên xuống xem có vật liệu không?
➢ Kiểm tra các đèn báo xem có hoạt động không.
➢ Kiểm tra các van nước và bơm nước cho tuần hoàn nước.
-Sau khi kiểm tra và cảm thấy đảm bảo yêu cầu thì lúc này mới cho phép được vận
hành trạm. Chu trình trộn được bắt đầu khi người điều hành ấn nút Start trên bàn
điều khiển. Quá trình làm việc bắt đầu bằng việc đọc các đại lượng điều khiến đưa
vào từ bộ HMI KINCO hay từ máy tính PC quản lý qua phần mềm. Các thông số
điều khiển đưa tới PLC bao gồm:
➢ Tên mác bê tông và các thành phần cốt liệu (đá 1, cát, đá 2), nước và xi
măng.
➢ Số mẻ đặt trộn.
➢ Thời gian trộn khô (Tkhô).
➢ Thời gian trộn ướt (Tướt).
- Các thông số này được gửi vào các ô nhớ tương ứng của bộ nhớ PLC để làm
thông số điều khiển. Mẻ trộn đầu tiên được bắt đầu bằng việc bộ điều khiến tín
hiệu ra cân các loại cốt liệu, phụ gia, xi măng, nước.
- Đặc điểm của quá trình này là cốt liệu được đổ một cách lần lượt xuống phễu cân
cốt liệu sau khi cân xong sẽ được đổ xuống xe kip ở vị trí ban đầu (khi công tác
ĐT0 bị tác động), căn cứ theo lượng đặt và tín hiệu phản hồi từ Loadcells gắn với
phễu cân đưa về PLC sẽ đưa tín hiệu mở van cốt liệu tương ứng (khi gần đạt giá trị
21
Báo cáo thực tập chuyên môn

đặt thì nó sẽ đưa ra tín hiệu giảm tốc độ chảy cốt liệu), cho đến khi lượng cốt liệu
lớn hơn hoặc bằng lượng cốt liệu đặt thì kết thúc, loại cân cốt liệu ấy đóng van
tương ứng và khởi tạo cho quá trình cân cốt liệu tiếp theo (trình tự thông thường là
đá 1, cát, rồi đến đá 2) theo nguyên tắc cộng dồn. Việc tiến hành cân xi măng, nước
và phụ gia cũng được tiến hành đồng thời.
- Sau khi đổ cốt liệu đã cân xong vào xe kip, bộ điều khiển sẽ ra lệnh cho xe kip đi
lên. Việc điều khiển cho xe kip đi lên không phức tạp, chỉ cần cấp một tín hiệu số
ra cấp nguồn cho động cơ xe kíp quay thuận. Không yêu cầu điều khiển tốc độ
cho động cơ xe kíp. Xe kíp chạy với một tốc độ nhất định và ổn định sau một thời
gian quá độ nhỏ. Trong hành trình của xe kip nó sẽ đi lên và khi xe kip qua vị trí
công tắc ĐT1 thì công tắc này tác động. Khi đó bộ điều khiển sẽ kiểm tra xem
phụ gia, nước vả xi măng đã cân đủ chưa và trạng thái thùng trộn đã sẵn sàng
chưa (đã xả hết bê tông và van xả bê tông đã đóng lại chưa), nếu có một thành
phần nào đó chưa xong thì xe kip sẽ dừng lại tại vị trí ĐT1 và chờ cho đến khi đã
đủ hết yêu cầu (các thành phần cân đủ, thùng trộn đã sẵn sàng), khi đó xe kip tiếp
tục di chuyển lên đến miệng thùng trộn, khi qua công tắc ĐT2 nó sẽ tác động vào
công tắc này xe kip sẽ dừng và có một cơ cấu cơ khí sẽ giúp xe kip đổ hết cốt liệu
vào thùng trộn. - Sau một khoảng thời gian nhất định xe kip được lệnh chuyển
động xuống vị trí ban đầu, khi xe kip đi đến vị trí ĐT0 nó sẽ tác động và bộ điều
khiển gửi tín hiệu cân cốt liệu chuẩn bị cho mẻ trộn sau.
- Cùng với việc cốt liệu được đổ vào thùng trộn thì phụ gia và xi măng cũng được
đổ vào, khi xi măng và phụ gia được đổ hết thì sẽ có một đầm rung khiến cho xi
măng được đổ hết. Các cánh khuấy của thùng trộn đang quay với tốc độ nhất định
sẽ khiến cho cốt liệu và xi măng được trộn đều, sau một khoảng thời gian trộn
nhất định (Tkhô) thì nước đã được cân xong và xả xuống. Ngay sau khi xi măng
và nước được xả hết, thì một bộ đếm (Timer) sẽ được bắt đầu tính thời gian trộn
22
Báo cáo thực tập chuyên môn

khô và thời gian trộn ướt (Tướt), sau khi đạt thời gian trộn ướt theo lượng đặt, thì
lúc này bộ điều khiển sẽ mở van xả bê tông, bê tông được xả xuống xe chở bê
tông, quá trình xả kết thúc khi công tắc hành trình báo xả hết bê tông tác động.
- Sau khi xả hết bê tông thì van xả bê tông tự động đóng lại, đồng thời gửi tín hiệu
về bộ phận điều khiển, khi đó số mẻ trộn được tự động tăng thêm một. Lúc này
bộ điều khiển so sánh nếu số mẻ trộn bằng số mẻ đặt thì toàn bộ hệ thống sẽ dừng
lại và đợi cho đến khi có tín hiệu khởi động của người vận hành. Nếu chưa đạt đủ
số mẻ cần thiết thì quá trình trộn lại tiếp tục, và bắt đầu theo chu trình kể trên.
Nhưng từ chu trình trộn thứ hai thì cốt liệu, xi măng và nước đã được cân xong
ngay từ khi trộn khô cho chu trình trộn thứ nhất, vì vậy mà ngay sau khi bê tông
được xả hết thì cốt liệu và xi măng đã sẵn sàng và xe kip đã dừng ở vị trí ĐT1 và
chuẩn bị đi lên đồ cốt liệu vào thùng trộn.
2.4. TỦ ĐIỀU KHIỂN:
2.4.1. Mạch động lực.
-Mạch động lực trong hệ thống truyền động điện là mạch cung cấp điện năng cho
động cơ điện biến điện năng thành cơ năng trên trục động cơ. Tải ở đây có thể là
các máy công cụ trong công nghiệp, hoặc các hệ thống nâng hạ, cẩu...Điện năng
cung cấp ở đây có thể là dòng 1 chiều hay xoay chiều.
- Một số mạch động lực tìm hiểu được trong thời gian thực tập tại công ty :

23
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 9: Mạch động lực của tủ điều khiển trạm trộn bê tông 45m3/h

24
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 10: Mạch động lực của tủ điều khiển trạm trộn bê tông 60m3/h

Hình 10.1: Mạch động lực thực tế tủ điều khiển trạm 60m3/h

25
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 11: Mạch động lực của tủ điều khiển trạm trộn bê tông 90m3/h

-Mạch động lực của trạm trộn bê tông bao gồm các thiết bị :Aptomat contactor, rơ
le nhiệt, rơ le bảo vệ pha.
-Một số thiết bị khác như đèn báo pha ,chuông báo mất pha , đồng hồ đo điện áp ,
dòng điện , tần số, biến dòng ( CT ) , ổn áp . a) Aptomat
Aptomat là thiết bị điện dùng để tự đóng cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch,
sụt áp,..., hồ quang được dập trong không khí.

Cấu tạo aptomat:

26
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 12: Cấu tạo của aptomat

-Ở trạng thái bình thường, sau khi đóng điện, aptomat được giữ ở trạng thái đóng
tiếp điểm nhờ móc răng 1 khớp với cần răng 5 cùng một cụm với tiếp điểm động 6.
-Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, dòng điện chạy qua cuộn dây 2 lớn, lực hút
điện từ tăng lên thắng lực lò xo 3 kéo phần ứng 4 xuống làm nhả móc 1, cần 5 được
tự do, tiếp điểm động 6 của áptômát được mở ra do lực của lò xo 7, mạch điện bị
cắt.
Aptomat thường được phân loại như sau:
-Theo kết cấu : loại 1 cực, 2 cực, 3 cực.
-Theo thời gian tác động : loại tác động không tức thời, loại tác động tức thời. -
Theo chức năng bảo vệ : loại bảo vệ dòng cực đại, dòng cực tiểu, bảo vệ công suất
điện ngược, bảo vệ áp cực tiểu...
-Để thực hiện yêu cầu thao tác chọn lọc bảo vệ, áptômát phải có khả năng hiệu
chỉnh dòng diện tác động và thời gian tác động

27
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 13: Các loại Aptomat được sử dụng trong mạch động lực.

Aptomat được sử dụng trong các tủ điều khiển trên gồm :


+ aptomat 250A sử dụng trong trạm trộn 90m3/h:
➢ Thông số :
• Mã hàng : NF250-SGV 3P 175-250A
• Số cực : 3P
• Dòng điện định mức : 175-250A
• Dòng cắt : 36kA
• Nhà sản xuất : Mitsubishi
Nhật Bản
• Xuấ xứ :

➢ Chức năng : dùng để đóng cắt và bảo vệ toàn bộ mạch điện của hệ thống.

+ aptomat 200A sử dụng trong trạm trộn 60m3/h:


➢ Thông số :
• Mã hàng : NF250-SGV 3P 140-200A
• Số cực : 3P
• Dòng điện định mức : 140-200A
28
Báo cáo thực tập chuyên môn

• Dòng cắt : 36kA


• Nhà sản xuất : Mitsubishi
Nhật Bản
• Xuấ xứ :

➢ Chức năng : dùng để đóng cắt và bảo vệ toàn bộ mạch điện của hệ thống.

+ aptomat 63A sử dụng trong trạm trộn 60m3/h:

➢ Thông số :
• Mã hàng : NF63-SGV 3P 60A
• Số cực : 3
• Dòng điện định mức : 60A • Dòng cắt : 10kA
• Nhà sản xuất : Mitsubishi
• Xuấ xứ : Nhật Bản

➢ Chức năng : dùng để đóng cắt và bảo vệ động cơ kéo gầu , động cơ vít tải
và bơm.

+ aptomat 15A sử dụng trong trạm trộn 60m3/h :

➢ Thông số :
• Mã hàng : LS ABN52C/15A/30KA
• Số cực : 2
• Dòng điện định mức : 15A
• Dòng cắt : 30kA
• Nhà sản xuất : LS

➢ Chức năng : dùng để đóng cắt và bảo vệ cho ổn áp và plc.


b) Contactor:

29
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 14: Contactor

-Contactor hay còn gọi là khởi động từ, là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc
đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực có dòng điện ngắt không vượt
quá giới hạn dòng điện quá tải của mạch điện.
Contactor được sử dụng trong các tủ điều khiển trên gồm :
+ contactor S-T100 sử dụng trong trạm trộn 90m3/h :
➢ Thông số :
• Số cực : 3P
• Dòng điện định mức : 100A
• Công suất : 55kW
• Tiếp điểm phụ : 2 thường đóng, 2 thường mở • Cuộn hút : 200-240VAC
➢Chức năng : dùng để điều khiển hoạt động của cối + contactor
S-T80 sử dụng trong trạm trộn 90m3/h :
➢Thông số :
• Số cực : 3P
• Dòng điện định mức : 80A
• Công suất : 45kW
• Tiếp điểm phụ : 2 thường đóng, 2 thường mở
• Cuộn hút : 200-240VAC

30
Báo cáo thực tập chuyên môn

• Chức năng : dùng để điều khiển hoạt động của băng xiên, băng
ngang + contactor S-T65 sử dụng trong trạm trộn 60m3/h :
➢ Thông số :
• Số cực : 3P
• Loại khởi động từ ( contactor ) có mạch bảo vệ quá dòng, gắn nổi thanh rail
35mm, dòng series S-T của Mitsubishi.
• Điện áp cuộn từ ( coil ) 220V AC - 50Hz. Dòng tải ( max ) : 63A / 380V AC.
• Khởi động từ có 3 tiếp điểm chính NO và 2 tiếp điểm phụ.
• Thân vỏ cách điện bằng nhựa đúc phenolic cao cấp cách điện (690V) & có thể
điều chỉnh bảo vệ quá dòng theo ý muốn.
• Contactor có bảo vệ quá dòng là sự kết hợp an toàn điện gồm khởi động từ +
relay nhiệt bảo vệ quá tải.
• Đạt các tiêu chuần an toàn điện quốc tế : JIS, JEM, IEC, VDE, BS và RoHS.
➢ Chức năng : dùng để điều khiển hoạt động của 2 động cơ trộn.
+ contactor S-T35 sử dụng trong trạm trộn 60m3/h :
➢ Thông số :
• Số cực : 3P
• Loại khởi động từ ( contactor ) có mạch bảo vệ quá dòng, gắn nổi thanh rail
35mm, dòng series S-T của Mitsubishi.
• Điện áp cuộn từ ( coil ) 220V AC - 50Hz. Dòng tải ( max ) : 40A / 380V AC.
• Khởi động từ có 3 tiếp điểm chính NO và 2 tiếp điểm phụ.
• Thân vỏ cách điện bằng nhựa đúc phenolic cao cấp cách điện (690V) & có thể
điều chỉnh bảo vệ quá dòng theo ý muốn.
• Contactor có bảo vệ quá dòng là sự kết hợp an toàn điện gồm khởi động từ +
relay nhiệt bảo vệ quá tải.
• Đạt các tiêu chuần an toàn điện quốc tế : JIS, JEM, IEC, VDE, BS và RoHS.

31
Báo cáo thực tập chuyên môn

➢ Chức năng : dùng để điều khiển động cơ kéo gầu lên và gầu xuống , động
cơ vit tải và bơm.
+ 1 contactor loại nhỏ để điều khiển cấp nguồn cho ổn áp và plc c)
Rơ le nhiệt:

Hình 15: Rơle nhiệt

-Rơle nhiệt dùng để bảo vệ động cơ điện và mạch điện khỏi bị quá tải. Rơle nhiệt
không tác động tức thời theo trị số dòng điện, vì cần có thời gian để phát nóng.
Thời gian làm việc khoảng vài giây đến vài phút.
Rơle nhiệt được sử dụng trong các tủ điều khiển trên gồm :
+ rơle nhiệt 80A
➢ Thông số :
• Mã hàng : TH-T100 80A
• Dãi điều chỉnh: 54-80A
• Số cực : 3
• Nhà sản xuất : Mitsubishi
+ rơle nhiệt 65A
➢ Thông số :
• Mã hàng : TH-T65 54A

32
Báo cáo thực tập chuyên môn

• Dãi điều chỉnh: 43-65A


• Số cực : 3
• Nhà sản xuất : Mitsubishi
+ rơle nhiệt 25A
➢ Thông số :

• Mã sản phẩm: TH-T25 22A


• Số cực: 3
• Dải điều chỉnh: 18-26A

• Chức năng: Bảo vệ quá tải cho động cơ


• Dùng cho contactor: S-T21, S-T25, S-T35 S-T50
➢ Chức năng : Dùng để bảo vệ quá tải cho các động cơ.
d) Rơ le bảo vệ mất pha:

Hình 16: Rơle bảo bệ mất pha

➢ Thông số :
• Ngắt thấp áp: -2.5% -> -25% của điện áp chuẩn
• Ngắt quá áp: 2.5% -> 25% của điện áp chuẩn
• Bảo vệ ngược pha, mất pha, thứ tự pha
• Điện áp chuẩn: 415 V
33
Báo cáo thực tập chuyên môn

• 1 ngõ ra relay
• Thời gian tác động trễ: 0.2 -> 10s
➢ Chức năng : bảo vệ: quá áp, thấp áp, ngược pha, mất pha
-Thông số và ứng dụng của thiết bị trong mạch điều khiển a)
PLC S7 1214 ( AC DC RY ) và module mở rộng.

Hình 17: PLC s7 1200 và các module mở rộng

-Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho S7-200.
PLC S7-1200 có những tính năng nổi trội hơn S7-200 và sau đây là một vài đặc
điểm của dòng sản phẩm S7-1200
-S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát
nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp và một tập lệnh mạnh
làm cho bạn có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng của mình với S71200.
S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp sẵn, các
đầu vào/ra (DI/DO).
-S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP. Ngoài
ra bạn có thể dùng các module truyền thông mở rộng kết nối bằng RS485 hoặc
RS232.

34
Báo cáo thực tập chuyên môn

-Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic. Step7 Basic hổ trợ ba
ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA
Portal 13 của Siemens.
-Vậy để làm một dự án với S7-1200 chỉ cần cài TIA Portal, vì phần mềm này đã
bao gồm cả môi trường lập trình cho PLC và thiết kế giao diện HMI.
-Vòng quét chương trình trong S7-1200
-Cấu hình S7-1200 rất dễ dàng trong project của bạn với phần mềm TIA Portal -
Truyền thông với Programming device, HMI device, và các thiết bị khác một cách
dễ dàng qua mạng PROFINET.
-Qua các thông số kỹ thuật trên, việc sử dụng S7-1200 là xu thế tất yếu để thay thế
dần dòng S7-200. Có thể trong thời gian tới Siemens sẽ cho khai tử dòng S7-200 vì
vậy trong các dự án mới chúng ta nên thiết kế hệ thống sử dụng dòng S7-1200 cho
các dự án vừa và nhỏ.
• PLC S7 1214 (AC DC RY )
Thông số kỹ thuật : +
Kích thước : 110x100x75
+ Bộ nhớ người dùng :
➢ Bộ nhớ làm việc : 50Kb
➢ Bộ nhớ lưu trữ : 2Mb
➢ Bộ nhớ Retentive : 2Kb
+Ngõ ra số : 14In/10Out
+Ngõ vào tương tự : 2 In
+ Vùng nhớ truy suất bit ( M ) : 4096Byte
+ Module tín hiệu mở rộng : 8
+ Board tín hiệu / truyền thông : 1
+ Module truyền thông : 3
+ Bộ đếm tốc độ cao :
35
Báo cáo thực tập chuyên môn

➢ 1 pha 3 x 100KHZ/3 x 30KHZ


➢ 2 pha 3 x 80KHZ/3 x 20KHZ
+ Ngõ ra xuất xung tốc độ cao : 2
+ Truyền thông : Ethernet
+ Thời gian thực thi mất nguồn nuôi : 10 ngày
+ Thực thi lệnh nhị phân : 0,1 Micro giây/lệnh
Chức năng của PLC :
➢ Thu thập dữ liệu từ các công tắc hành trình , cảm biến , nút nhấn , công tắc gạt
thông qua các chân input để xử lý theo chương trình đã lập trình sẵn
➢ Sau khi xử lý thông tin Plc sẽ đưa ra các tín hiệu thông qua các chân Output để điều
khiển các rơle , thông qua các rơ le mà điều khiển các van điện từ và các cơ cấu
chấp hành.
• Module mở rộng SM1223
Thông số kỹ thuật :
+ Ngõ vào/ra : 16 Input , 24 Output
+ Điện áp : DC 5-30V / AC 5-250V
+ Công suất : 30W DC / 200W AC
Chức năng:
Mở rộng các chân input và output cho PLC
• Module analog SM1231 Thông
số kỹ thuật :
+ Ngõ vào : 4 analog input (12 bit)
+ Thang đo :-10V-10V,-5V-5V, -2,5V-5V, 0-20mA
Chức năng:

36
Báo cáo thực tập chuyên môn

-Thu thập các tín hiệu tương tự từ bộ khuếch đại loadcell thông qua các chân input
để đưa vào bộ xử lý PLC . Thông qua xử lý của PLC đưa ra các tín hiệu điều khiển
các rơ le trung gian.
b) Rơ le trung gian, rơ le thời gian:

-Rơle là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển
sự làm việc của mạch điện động lực.
-Các bộ phận (các khối ) chính của rơle là : cơ cấu tiếp thu, cơ cấu trung gian, cơ
cấu chấp hành. Ví dụ rơle điện từ có các bộ phận : cuộn dây ( cơ cấu tiếp thu),
mạch từ nam châm điện (cơ cấu trung gian), hệ thống các tiếp điểm (cơ cấu chấp
hành).
-Ngày nay do sự phát triển của công nghệ, ngoài rơle điện cơ, rơle nhiệt, rơle từ,
các loại rơle điện tử rơle số với những ưu điểm nổi bật đã phát triển và sử dụng
nhiều trong các ngành của sản xuất và đời sống.

• Rơ le trung gian:

37
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 18: Rơle trung gian

-Rơle trung gian là một kiểu nam châm điện có tích hợp thêm hệ thống tiếp điểm.
Rơle trung gian còn gọi là rơle kiếng là một công tắt chuyển đổi hoạt động bằng
điện. Gọi là một công tắc vì rơle có hai trạng thái ON và OFF. Rơle ở trạng thái ON
hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơle hay không.
Rơle trung gian gồm nhiều loại như :
+ Rơle trung gian 12v, 220v + Rơle
trung gian 8 chân, 14 chân...
-Cấu tạo của rơle trung gian :
-Thiết bị nam châm điện này có thiết kế gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn
dây. Cuộn dây bên trong có thể là cuộc cường độ, cuộn điện áp, hoặc cả cuộn điện
áp và cuộn cường độ. Lõi thép động được găng bởi lò xo cùng định vị bằng một vít
điều chỉnh. Cơ chế tiếp điểm bao gồm tiếp điểm đóng và tiếp điểm mở.
-Nguyên lý hoạt động :
-Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và
tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm
đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số
tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều .
-Rơle có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của
rơle: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển rơle ở
trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua

được rơle hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơle.
➢ Thông số :
• Mã hàng: LY2N-J 24VDC
• Dòng sản phẩm: LY2N Series
38
Báo cáo thực tập chuyên môn

• Loại: Relay 8 chân lớn 10A, 24VDC


• Chỉ thị hoạt động: Led và tích hợp chỉ thị cơ học báo tiếp điểm đóng ngắt.
Tích hợp chỉ thị cơ học báo tiếp điểm đóng ngắt.
• Điện áp cuộn dây (V): 24VDC
• Tiếp điểm: DPDT, 10A
➢ Chức năng : Nhận tín hiệu từ các công tắc hành trình , cảm biến để đưa về
các đầu vào của PLC mà xử lý. Nhận các tín hiệu của các đầu ra PLC mà
đóng cắt các tiếp điểm để điều khiển các van khí nén và các cơ cấu chấp
hành .

• Rơ le thời gian:
-Rơle thời gian là thiết bị có tiếp điểm (đóng lại hoặc mở ra) chậm hơn so với các
thời điểm nhận được tín hiệu điều khiển. Có thể điều chỉnh độ trì hoãn về thời gian
của RTG. Dùng trong các sơ đồ bảo vệ và tự động, trong những hệ thống điều
khiển các quá trình công nghệ. Rơle thời gian là có chức năng tạo ra thời gian duy
trì cần thiết khi truyền tín hiệu này sang một thiết bị khác.
-Cấu tạo của rơle thời gian :

Hình 19: Rơle thời gian

+ Chân 2 ,7 : chân cấp nguồn


+ Chân 1 ,8 : chân COM

39
Báo cáo thực tập chuyên môn

+ Chân 8 ,6 : cặp tiếp điểm thường hở đóng chậm


+ Chân 8, 5 : cặp tiếp điểm thường đóng mở chậm
+ Chân 1 ,3 : cặp tiếp điểm thường hở
+ Chân 1 ,4 : cặp tiếp điểm thường đóng -Nguyên
lý hoạt động :
-Chúng ta có thể thay đổi thời gian hẹn giờ cho rơ le thời gian bằng nút vặn . Khi
cấp nguồn cho rơ le nhiệt thì các cặp tiếp điểm 1 ,3 và 1 ,4 từ thường đóng trở
thành thường hở và thường hở trở thành thường đóng . Khi đạt đến thời gian đã
hẹn trước thì các cặp tiế điểm 8 ,5 và 8,6 từ thường đòng trở thành thường hở và từ
thường hở trở thành thường đóng
Trong mạch điều khiển sử dụng 1 rơ le thời gian.
➢ Thông số :
• Đế cắm: PF083A-E (cho -A8) và PF113A-E (cho -A)
• 6 chế độ đặt thời gian cho nhiều ứng dụng
• Ðèn chỉ thị nguồn, đầu ra
• Dải thời gian : 0,05 giây tới 300 giờ
• Ðầu ra :
• 1 hoặc 2 bộ tiếp điểm: 5A, 250 VAC
• Hở colectơ: 30 VDC, 100 mA
• Nguồn : 24,100-240 VAC; 24, 48-125 VDC
• Dải điện nguồn rộng giảm yêu cầu về trữ hàng.
• Nhiều ứng dụng với 6 hoặc 4 chế độ hoạt động.
• Dễ dàng kiểm tra hoạt động thông qua đầu ra tác động tức thời 4 núm chỉnh cho
phép đặt thời gian từ 0,05s tới 300h.

40
Báo cáo thực tập chuyên môn

➢ Chức năng : Thông các các tiếp điểm để điều khiển mạch động lực khởi
động sao tam giác theo thời gian đặt trước.
c) Nút nhấn , công tắc gạt:

Hình 20: Các nút nhấn được sử dụng trong thực tế.

-Là thiết bị điện để điều khiển từ xa (có khoảng cách) đóng cắt tự động mạch điện
(mạch điện động cơ).
Có hai loại nút ấn : nút ấn thường hở và nút ấn thường đóng.

Nút ấn thường hở:

41
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 21: Hình ảnh, cấu tạo và ký hiệu nút ấn thường hở

-Khi ấn nút theo chiều mũi tên thì các tiếp điểm đóng lại, dòng điện thông mạch.
Khi bỏ tay ra, nhờ lò xo phản, các tiếp điểm trở lại vị trí ban đầu là thường hở.

Công dụng của nút nhấn trong mạch điều khiển :


➢ Thông số :
• Đặc điểm: loại phẳng 22, nhấn nhả, có đèn
• Màu: Xanh , đỏ
• Tiếp điểm: 2 NO – 2 NC
• Điện áp: 24V AC/DC
• Hãng sản xuất: Idec Izumi

➢ Chức năng : điều khiển hoạt động của trạm trộn trực tiếp bằng tay thông
qua các nút nhấn này.

42
Báo cáo thực tập chuyên môn

-Nút ấn thường đóng:

Hình 22: Hình ảnh ,cấu tạo và ký hiệu nút ấn thường đóng.

-Khi ấn nút theo chiều mũi tên thì các tiếp điểm hở ra, cắt mạch điện. Khi bỏ tay ra,
nhờ lò xo phản, các tiếp điểm trở lại vị trí ban đầu là thường đóng.
Công dụng của nút nhấn trong mạch điều khiển :
➢ Thông số :
• Model: LA38-11ZS
• Màu nút bấm: Đỏ
• Loại: Nhấn 1 lần sẽ hoạt động - tự giữ/ Xoay để hủy làm việc
• 1 Cặp tiếp điểm : NO hoặc NC
• Điện áp tối đa: 440VAC
• Dòng điện tối đa: 10A

43
Báo cáo thực tập chuyên môn

➢ Chức năng : dùng để dùng hoạt động của toàn bộ hệ thống điều khiển

-Công tắc gạt :

Hình 23: Công tắc gạt

-Khi xoay nút gạt sang bên trái thì cặp tiếp điểm bên trái đóng lại , xoay bên phải
thì cặp tiếp điểm bên phải đóng lại ( 2 vị trí ) . Nếu loại 3 vị trí thì xoay ở giữa thì
các cặp tiếp điểm đều hở ra.

Công dụng của nút nhấn trong mạch điều khiển :


➢ Thông số :
• Công tắc xoay 2 vị trí, 2NO, tự giữ của IDEC-Nhật Bản.
• Mã hàng: YW1S-2E20
• Umax = 600V
• Iimax = 10A

➢ Chức năng : điều khiển lựa chọn các chế độ hoạt động và điều khiển các
động cơ bằng tay.

e) Loadcell
44
Báo cáo thực tập chuyên môn

-Load cell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành tín
hiệu điện.
-Load cell thường được sử dụng để cảm ứng các lực lớn, tĩnh hay các lực biến thiên
chậm. Một số trường hợp load cell được thiết kế để đo lực tác động mạnh phụ thuộc
vào thiết kế của load cell
-Cấu tạo: Load cell được cấu tạo bởi hai thành phần, thành phần thứ nhất là “Strain
gage” và thành phần còn lại là “Load”
+ Strain gage : là một điện trở đặc biệt chỉ nhỏ bằng móng tay, có điện trở thay đổi
khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định, được dán chết
lên “load”
+ Load : một thanh kim loại chịu tải có tính đàn hồi.

Hình 24: Loadcell

45
Báo cáo thực tập chuyên môn

Nguyên lý hoạt động

Hình 25: Nguyên lý hoạt động của loadcell

-Hoạt động dựa trên nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực tác
dụng tỉ lệ với sự thay đổi điện trở cảm ứng trong cầu điện trở, và do đó trả về tín
hiệu điện áp tỉ lệ
-Thông số kỹ thuật cơ bản
+ Độ chính xác : cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính xác phụ
thuộc tính chất phi tuyến tính, độ trễ, độ lặp.
+ Công suất định mức : giá trị khối lượng lớn nhất mà loadcell có thể đo được.
+ Dải bù nhiệt độ : là khoảng nhiệt độ mà đầu ra loadcell được bù vào, nếu nằm
ngoài khoảng này, đàu ra không được đảm bảo thực hiện theo đúng chi tiết kĩ thuật
được đưa ra.
+ Cấp bảo vệ : được đánh giá theo thang đo IP. ( ví dụ : IP65 chống được độ ẩm và
bụi ).
+ Điện áp : giá trị điện áp làm việc của loadcell ( thông thường đưa ra giá trị lớn
nhất và giá trị nhỏ nhất 5V- 15V)

46
Báo cáo thực tập chuyên môn

+ Độ trễ : hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong kết quả. Thường
được đưa ra dưới dạng % của tải trọng.
+ Trở kháng đầu vào: trở kháng được xác định thông qua S- và S+ khi loadcell
chưa kết nốt vào hệ thống hoặc ở chế độ không tải.
+ Điện trở cách điện : thông thường đo tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa lớp
vỏ kim loại của loadcell và thiết bị kết nối dòng điện.
+ Phá hủy cơ học : giá trị tải trọng mà loadcell có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng.
+ Giá trị ra : kết quả đo được ( đơn vị : mV).
+ Trở kháng đầu ra : cho dưới dạng trở kháng được đo giữ EX+ và EX- trong điều
kiện load cell chưa kết nốt hoặc hoạt động ở chế độ không tải.
+ Quá tải an toàn : là công suất mà loadcell có thể vượt quá ( ví dụ : 125% công
suất ).
+ Hệ số tác động của nhiệt độ : Đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi
công suất của loadcell dưới sự thay đổi nhiệt độ, ( ví dụ : 0.01%/10 độ C nghĩa là
nếu nhiệt độ tăng thêm 10 độ C thì công suất đầy tải của loadcell tăng thêm 0.01%).
+ Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: giống như trên nhưng đo ở chế độ không
tải.
- Phân loại loadcell :
+ Phân loại loadcell theo lực tác động : chịu kéo ( shear loadcell ), chịu nén
( compression loadcell ), dạng uốn (bending), chịu xoắn ( tension loadcell).
+ Phân loại loadcell theo hình dạng : dạng đĩa, dạng thanh, dạng trụ, dang cầu, dạng
chữ S.
+ Phân loại loadcell theo kích thước và khả năng chịu tải : loại bé , vừa, lớn.

Công dụng của loadcell trong mạch điều khiển trạm trộn bê tông:
➢ Thông số :
47
Báo cáo thực tập chuyên môn

• Tải trọng (Kg): 60, 150 , 300 , 500, 600, 750kg


• Cấp chính xác : OIML R60 C3
• Điện áp biến đổi : (2 ± 0.002 ) và (3± 0.002) mV/V
• Sai số lặp lại : (≤ ± 0.01) %R.O
• Độ trễ : ≤ ± 0.02 ( ≤ ± 0.03 cho 30 tấn) %R.O
• Sai số tuyến tính: ( ≤ ± 0.02 (≤ ± 0.03 cho 30 tấn) %R.O
• Quá tải (30 phút) : ( ≤ ± 0.02 ) %R.O
• Cân bằng tại điểm : (“0” ≤ ± 1) %R.O
• Bù nhiệt : ( -10 ~ +40) °C
• Nhiệt độ làm việc :(-20 ~ +60) °C
• Nhiệt độ tác động đến tín hiệu ra: (≤ ± 0.002 )%R.O/°C
• Nhiệt độ tác động làm thay đổi điểm “0” : (≤ ± 0.002 ) %R.O/°C
• Điện trở đầu vào : (381 ± 4) Ω
• Điện trở đầu ra : (350 ± 1) Ω
• Điện trở cách điện: ≥ 5000 (ở 50VDC) MΩ
• Điện áp kích thích: 6 ~ 15 (DC/AC) V
• Điện áp kích thích tối đa : 20 (DC/AC) V
• Quá tải an toàn: 150 %
• Quá tải phá hủy hoàn toàn: 300%
• Tuân thủ theo tiêu chuẩn: IP67
➢ Chức năng : Loadcell được sử dụng để đo trọng lượng của đá 1 , đá 2 ,
cát , xi măng , nước và phụ gia. Thu thập tín hiệu để đưa về bộ khuếch đại
loadcell.

e) Bộ chuyển đổi loadcell

48
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 26: Bộ chuyển đổi

➢ Thông số:
• Nguồn cấp: DC24V
• Ngõ ra: 0-5VDC, 0-10VDC và 4-20mA

➢ Chức năng : Đọc tín hiệu của loadcell và chuyển thành các tín hiệu điện
0-5VDC,0-10VDC và 4-20mA để đưa vào PLC xử lý

f) Bảng đèn thực tế


49
Báo cáo thực tập chuyên môn

Hình 27: bảng đèn thực tế


g) Sơ đồ in out, bàn phím, mạch bảo vệ mất pha.

50
Báo cáo thực tập chuyên môn

51
Báo cáo thực tập chuyên môn

52
Báo cáo thực tập chuyên môn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC
GIA TP HCM
[2] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí tập một
và tập hai NXB GIÁO DỤC 2003
[3] Trần Thế San, Nguyễn Ngọc Phương, Sổ tay chế tạo máy NHÀ XUẤT BẢN
ĐÀ NẴNG 2008

53
Báo cáo thực tập chuyên môn

[4] Nguyễn Đắc Lộc, Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2, NXB KHOA HỌC VÀ
KỸ THUẬT HÀ NỘI 2001
[6] Nguyễn Minh Vũ, Nguyễn Tất Tiến, Nguyễn Đắc Trung, Lý thuyết dập tạo
hình, NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI 2009
[7] Hoàng Quang, Tính toán kết cấu thép, NXB xây dựng
[8] Ninh Đức Tốn, Sổ tay Dung sai lắp ghép, NXB GIÁO DỤC 2007
[9] Nguyễn Ngọc Cẩn, Kỹ thuật điều khiển tự động , NXB ĐHQG TP HỒ CHÍ
MINH 2002
[10] Đoàn Định Kiến, Nguyễn Văn Tấn, Kết cấu thép.
[11] Nguyễn Y Tô, Sức bền vật liệu, NXB Khoa học Kỹ thuật.
[12] Tải trọng và tác động tiêu chuẩn thiết kế, NXB xây dựng Hà Nội – 1996.

54

You might also like