You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HOÁ - THỰC PHẨM

…………

THỰC TẬP THỰC TẾ


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

NGHIÊN CỨU QUY TRÌ

Sinh viên thực hiện:


VÕ QUỐC THÁI

Cần Thơ - năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HOÁ - THỰC PHẨM

…………

THỰC TẬP THỰC TẾ


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT


…………..

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


TS. TRẦN BÁ LUÂN VÕ QUỐC THÁI
TS. TRẦN THANH TUẤN MSSV: 2101253
Ngành: CNHH0121

Cần Thơ - năm 2023


BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY....................................................................2
1.1 Giới thiệu tổng quát về nhà máy..............................................................................2
1.2 Sơ đồ tổ chức nhà máy..............................................................................................3
1.3 Sơ đồ bố trí tổng mặt của nhà máy..........................................................................3
1.4 Nguồn nguyên liệu sử dụng cho xưởng Ammoni...................................................4
1.4.1 Khí nguyên liệu cấp từ đường ống PM3-CAA:................................................4
1.4.2 Khí nguyên liệu cấp từ đường ống B&52.........................................................4
1.5 Các sản phẩm của nhà máyNhóm phân hữu cơ:...................................................4
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY............................................5
2.1 Quy trình công nghệ tổng quát................................................................................5
2.2 Xưởng phụ trợ...........................................................................................................5
2.3 Xưởng sản xuất ammoniac.......................................................................................6
2.3.1 Cụm khử lưu huỳnh...........................................................................................6
2.3.2 Cụm refoming.....................................................................................................7
2.3.3 Cụm chuyển hóa CO..........................................................................................9
2.3.4 Cụm chuyển hóa CO2.........................................................................................9
2.3.5 Cụm metan hóa...................................................................................................9
2.3.6 Tổng hợp Ammoni............................................................................................10
2.4 Xưởng sản xuất Urea..............................................................................................10
2.4.1 Tổng hợp cao áp................................................................................................11
2.4.2 Phân hủy và thu hồi cao áp..............................................................................11
2.4.3 Phân hủy và thu hồi trung áp..........................................................................11
2.4.4 Phân hủy và thu hồi thấp áp............................................................................12
2.4.5 Cô đặc chân không.......................................................................................12

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


i
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2.5 Xưởng sản xuất NPK..............................................................................................13


2.6 Xưởng tạo hạt..........................................................................................................14
2.7 Xưởng đóng bao Urea.............................................................................................15
CHƯƠNG 3 . CÁC QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TẠI NHÀ MÁY.............................16
3.1 Thiết bị tại nhà máy................................................................................................16
3.1.1 Phòng thí nghiệm..............................................................................................16
3.1.2 Xưởng sản xuất.................................................................................................16
3.2 Các sự cố và giải quyết...........................................................................................16
CHƯƠNG 4 . VỆ SINH AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY............................................17
4.1 An toàn lao động.....................................................................................................17
4.2 Hệ thống xử lý nước thải........................................................................................17
4.2.1 Nước thải nhiễm Amo......................................................................................17
4.2.2 Nước thải nhiễm dầu........................................................................................17
4.2.3 Nước thải sinh hoạt...........................................................................................17
CHƯƠNG 5 . TỔNG KẾT...............................................................................................18

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


ii
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1 : Sơ đồ tổ chức nhà máy........................................................................................3


Hình 2: Sơ đồ bố trí tổng mặt nhà máy............................................................................3
Hình 3: Các sản phẩm của nhà máy.................................................................................4
Hình 4: Quy trình công nghệ tổng quát...........................................................................5
Hình 5: Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất Ammoniac.......................................6
Hình 6: Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất Urea................................................10
Hình 7: Sơ đồ khối công nghệ sản xuất NPK.................................................................13
Hình 8: Sơ đồ khối công nghệ tạo hạt.............................................................................14
Hình 9: Quy trình đóng bao urea....................................................................................15

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


iii
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

MỤC LỤC BẢNG

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


iv
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1 Giới thiệu tổng quát về nhà máy


Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau trực
thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sở hữu 100% vốn, quản lý và vận hành Nhà
máy đạm Cà Mau nằm trong Khu công nghiệp cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau.
Công suất thiết kế:
- Amoniac lỏng: 1350 tấn /ngày, tương đương 468 450 tấn/năm.
- Phân đạm Ure: 2385 tấn /ngày, tương đương 800 000 tấn/năm.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 52 ha, vốn đầu tư 900 triệu USD tại địa bàn
xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau với những mốc "son" quan trọng:
- Khởi công xây dựng: tháng 07 năm 2008
- Nhận khí đầu tiên:15/10/2011.Hoàn thành cơ khí: 31/ 08/2011.
- Có sản phẩm thương mại đầu tiên: 31/ 01/ 2012.
Bắt đầu vận hành thương mại (PAC): 24/04/2012
Công nghệ được áp dụng cho nhà máy đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại
nhất hiện nay, bao gồm:
- Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA (Đan Mạch)
- Công nghệ sản xuất urê của SAIPEM (Italy)
- Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp (Nhật Bản)
Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp
dụng cho nhà máy là các tiêu chuẩn quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt
buộc về môi trường và an toàn, phòng chống cháy nổ của Việt Nam, tương tự Nhà máy
Đạm Phú Mỹ.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


5
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

1.2 Sơ đồ tổ chức nhà máy

Hình 1 : Sơ đồ tổ chức nhà máy

1.3 Sơ đồ bố trí tổng mặt của nhà máy

Hình 2: Sơ đồ bố trí tổng mặt nhà máy

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


6
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

1.4 Nguồn nguyên liệu sử dụng cho xưởng Ammoni


1.4.1 Khí nguyên liệu cấp từ đường ống PM3-CAA:
Khí nguyên liệu được lấy bắt nguồn từ đường ống PM3, đường ống dẫn khí này
bắt nguồn từ giàn Bunga Raya (RRA/B) tại Lô PM3 trong vùng thỏa thuận thương mại
giữa Việt Nam-Malaysia và Lô 46 Cái Nước.
Lượng nguyên liệu được tiêu thụ ở nhà máy: 1 460 000 Sm 3/ngày. (1 386 000
Nm3/ngày).
1.4.2 Khí nguyên liệu cấp từ đường ống B&52
Khi nguồn cung cấp khí từ đường ống dẫn khí PM3-CAA bị gián đoạn thì nhà
máy sẽ xử dụng khí nguyên liệu từ đường ống B&52 để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho
nhà máy hoạt động mà không bị gián đoạn.

1.5 Các sản phẩm của nhà máyNhóm phân hữu cơ:
Nhóm phân bón hữu cơ Nhóm phân đơn khoáng Nhóm NPK
sinh học:

- OM-CAMAU - Urea Cà Mau - NPK Gold


- Urea Bio - NPK 20-10-15
- Kali Cà Mau ...
- N.46 Plus

Hình 3: Các sản phẩm của nhà máy

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


7
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY

2.1 Quy trình công nghệ tổng quát

Hình 4: Quy trình công nghệ tổng quát


Quá trình sản xuất urea trải qua 5 bước chính:
- Sản xuất amoniac (Xưởng ammoniac)
- Sản xuất urea (Xưởng urea)
- Sản xuất NPK
- Tạo hạt (Xưởng tạo hạt)
- Đóng gói sản phẩm (Xưởng thành phẩm

2.2 Xưởng phụ trợ


Nhiệm vụ: Cung cấp nguồn lực phụ trợ cho toàn nhà máy
Xưởng này gồm các cụm:
- Cụm xử lý nước thô đầu vào
- Cụm khí tự nhiên đầu vào
- Cụm nước làm mát
- Nồi hơi phụ trợ
- Cụm xử lý nước thải sinh hoạt và nước nhiễm dầu
- Bồn chứa Ammonia
- Cụm máy nén và sản xuất Nitơ

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


8
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2.3 Xưởng sản xuất ammoniac

Hình 5: Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất Ammoniac


Xưởng ammonia có thể được vận hành và xuất ammonia theo hai cách:
- Cách 1: Ammonia sản phẩm đi sang xưởng sản xuất urea ở nhiệt độ 25 oC áp suất
2,45 MPag.
- Cách 2: Ammonia sản phẩm đi về bồn chứa Ammonia ở nhiệt độ - 32 oC áp suất
0,5 MPag.
Theo quy trình như hình trên:
 Nguồn cung cấp H2 là nước demi và khí hydrocarbon trong khí tự nhiên.
 Nguồn cung cấp N2 là không khí. Bên cạnh ammonia, nhà máy còn sản suất CO 2,
nguồn cung cấp CO2 là từ các hydrocarbon trong khí tự nhiên.
2.3.1 Cụm khử lưu huỳnh
Do khí nguyên liệu chứa lưu huỳnh ở 2 dạng H2S (vô cơ) và lưu huỳnh hữu cơ nên
công đoạn khử lưu huỳnh được thực hiện theo hai bước. Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ
được chuyển thành H2S trong thiết bị hydro hóa, sau đó H2S được hấp thụ trong tháp hấp
thụ.
Mục đích của phân đoạn khử lưu huỳnh là nhằm loại bỏ dị nguyên tố lưu huỳnh
trong nguồn khí nguyên liệu trước khi vào reforming sơ cấp.
Nguyên nhân là do xúc tác reforming sơ cấp và chuyển hóa CO ở nhiệt độ thấp rất
nhạy cảm với lưu huỳnh.
2.3.1.1 Hydro hóa

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


9
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

Xúc tác thứ nhất trong Cụm khử lưu huỳnh là Coban-Molypden, được dùng cho
phản ứng hydro hoá.
Các phản ứng xảy ra như sau:
RSH + H2  RH + H2S
R1SSR2 + 3H2  R1H + R2H + 2H2S
R1SR2 + 2H2 R1H + R2H + H2S
(CH)4S + 4H2  C4H10+ H2S
COS + H2  CO+ H2S
Trong đó R- là gốc hydrocacbon.
2.3.1.2 Hấp phụ H2S
Hai tháp hấp phụ lưu huỳnh, được đặt nối tiếp nhau, và hoàn toàn giống nhau.
Nhiệt độ vận hành bình thường là khoảng 350 oC. Chất xúc tác kẽm oxit (ZnO) phản ứng
với H2S (hydro sulphide) và COS (cacbonyl sulphide) theo các phản ứng thuận nghịch
sau đây:
ZnO + H2S ↔ ZnS + H2O
ZnO + COS ↔ ZnS + CO2
Chất xúc tác không phản ứng với oxy hoặc hydro tại bất cứ nhiệt độ nào.Kẽm
sulphide không có tính tự bốc cháy nên không có yêu cầu đặc biệt khi tháo dỡ xúc tác.
ZnO sẽ bị hydrat hóa và nó không thể tái sinh trở lại ZnO trong thiết bị phản ứng.
2.3.2 Cụm refoming
Khí nguyên liệu sau khi được khử lưu huỳnh sẽ thực hiện phản ứng reforming với
hơi nước và không khí tạo thành khí công nghệ. Thành phần khí công nghệ chủ yếu các
khí như : H2, N2, CO, CO2 và hơi nước.
Trong cụm reforming, khí đã khử lưu huỳnh được chuyển hóa thành khí tổng hợp
nhờ quá trình reforming xúc tác hỗn hợp khí , với hơi nước và không khí.
Hàm lượng CO trong sản phẩm để phục vụ tổng hợp NH 3 cần chuyển hóa toàn bộ
CO phản ứng với hơi nước thành H2 và CO2 ,vừa sản xuất H2 cho tổng hợp NH3.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


10
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2.3.2.1 Cụm reforming sơ cấp


Hỗn hợp khí tự nhiên và hơi nước được gia nhiệt tới nhiệt độ 535 oC trước khi đi
vào thiết bị phản ứng. Khí công nghệ được dẫn vào các ống xúc tác thẳng đứng theo
hướng từ trên xuống dưới. Nhiệt cung cấp cho phản ứng được bức xạ từ các đầu đốt đặt
trên tường lò tới ống xúc tác.
Quá trình reforming hơi nước có thể được mô tả theo các phản ứng sau đây:
CnH2n+2 + H2O ↔ Cn-1H2n + CO + 2H2 – Q (1)
CH4 + 2H2O ↔ CO + 3H2 – Q (2)
CO + H2O ↔ CO2 + H2O + Q (3)
Phản ứng (1) miêu tả phản ứng reforming hydrocacbon bậc cao chuyển hóa từng
bậc xuống thành hydrocacbon bậc hơn, và cuối cùng thành phân từ metan như trong phản
ứng (2). Nhiệt phát ra từ phản ứng (3) rất nhỏ so với nhiệt cần cấp cho phản ứng (1) và
(2).
2.3.2.2 Cụm reforming thứ cấp

Vì ở điều kiện làm việc thực tế chỉ có 30 - 40% nguyên liệu được chuyển
hóa từ reforming sơ cấp, cho nên phải nâng nhiệt độ để tăng mức chuyển hoá. Tại
thiết bị này khí bị oxy hoá bởi không khí và không khí cung cấp N 2 cho khí tổng
hợp.
Không khí dùng cho quá trình được nén tới áp suất reforming và được gia
nhiệt sơ bộ trên 6000C. Khí tổng hợp đi ra từ thiết bị reforming sơ cấp cho trộn với
không khí trong đèn đốt rồi chuyển qua lớp xúc tác Ni. Nhiệt độ khí ra khoảng
10000C. Tại thiết bị này trên 99% nguyên liệu bị chuyển hoá, lượng CH4 cặn
khoảng 0,2 - 0,3% lượng khí khô rời khỏi thiết bị.
Ở giai đoạn này xảy ra các phản ứng sau :
H2 + 1/2 O2  H2O
CO + 1/2 O2  CO2
CH4 + 1/2 O2  CO + 2H2

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


11
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

Ngoài ra còn có những phản ứng phụ sau:


CH4 + H2O  CO + 3H2
CH4 + CO2  2CO + 2H2
CO + H2O  CO2 + H2
 Như vậy trong thành phần sản phẩm sau quá trình reforming luôn có H 2, CO,
CO2, H2O và CH4.
2.3.3 Cụm chuyển hóa CO
CO2 cho tổng hợp Ure vừa chuyển CO-một chất khó tách khỏi hỗn hợp khí thành
CO2-một chất dễ tách.
CO (Cacbon monoxit) trong khí công nghệ ra khỏi cụm reforming được chuyển
hoá thành CO2 (cacbon dioxit) và hydro theo phản ứng chuyển hoá CO:
CO + H2O ↔ CO2 + H2
Cân bằng của phản ứng dịch chuyển về phía tạo thành CO 2 khi ở nhiệt độ thấp và
có nhiều hơi nước hơn. Tuy nhiên, tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu nhiệt độ tăng. Nhiệt độ
tối ưu cho phản ứng chuyển hoá phụ thuộc vào hoạt tính của chất xúc tác và thành phần
khí.
Ở thiết bị chuyển hoá CO nhiệt độ cao (HTS), khí chuyển qua lớp xúc tác
FeO/Cr2O3 ở 4000C, ở đây CO bị khử chỉ còn 3% trong khí khô ra lò. Khí từ thiết bị HTS
được làm mát để tăng mức độ chuyển hoá và chuyển vào thiết bị chuyển hoá nhiệt độ
thấp (LTS). Thiết bị LTS chứa đầy xúc tác CuO/ZnO và làm việc ở nhiệt độ 200 - 220 0C,
khí đi ra khỏi thiết bị này chỉ chứa 0,2 - 0,4% CO.
2.3.4 Cụm chuyển hóa CO2
metyl dietanolamin (MDEA),
CO2 được tách khỏi khí công nghệ bởi sự hấp thụ hóa học trong dung dịch MDEA
40%. Dung dịch MDEA chứa một chất hoạt hóa, chất này sẽ tăng tốc độ truyền khối CO 2
từ pha khí sang pha lỏng, phần còn lại của dung dịch là nước. Các phản ứng trong quá
trình hấp thụ CO2 được miêu tả như sau:
R3N + H2O + CO2↔ R3NH+ + HCO3-

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


12
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2R2NH + CO2↔ R2NH2+ + R2N-COO-


Phản ứng đầu là phản ứng cho amine bậc ba (ví dụ MDEA). Phản ứng thứ hai là phản
ứng cho amine bậc hai (chất hoạt hóa).
2.3.5 Cụm metan hóa
CO và CO2 còn lại trong khí đầu ra cụm khử CO2 được chuyển hóa thành CH4 trong
thiết bị metan hóa bằng phản ứng với H2 trước khi khí tổng hợp đi vào cụm tổng hợp
ammonia. Ngược lại, các hợp chất chứa oxy như cacbonoxit (CO và CO 2) gây ngộ độc
đối với xúc tác tổng hợp NH3. Metan đóng vai trò như một khí trơ trong chu trình tổng
hợp ammonia.
Các phản ứng metan hoá như sau:
CO + 3H2  CH4 + H2O
CO2 + 4H2  CH4 + 2H2O
Khí sau đó được dẫn đến bộ làm lạnh cuối cùng và bình tách khí cuối cùng, nơi mà
nước ngưng tụ được tách ra khỏi khí công nghệ. Khí đã được làm sạch chủ yếu chứa N 2,
H2 với một tỉ lệ khí trơ như Ar và CH4
2.3.6 Tổng hợp Ammoni
Khí tổng hợp được nén sau đó được đưa vào tháp tổng hợp ammonia, tại đây xảy
ra phản ứng tổng hợp ammonia trên nền xúc tác Fe. Để giới hạn sự tích tụ Ar và CH4
trong vòng tổng hợp, một dòng khí nhỏ được trích ra. Sản phẩm Ammonia lỏng được
giảm áp giải phóng khí trơ, và các khí hòa tan.
Phản ứng tổng hợp:
N2 + 3H2  2NH3
Sau khi khí tổng hợp đi qua bình phản ứng, khí đi ra được làm lạnh xuống nhiệt độ
tại đó hầu hết ammonia được ngưng tụ. Khí tổng hợp tinh khiết chứa một lượng nhỏ tạp
chất, chủ yếu là các khí trơ Ar và CH4.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


13
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2.4 Xưởng sản xuất Urea

Hình 6: Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất Urea


Công nghệ của Snamprogetti áp dụng cho phân xưởng Urea Nhà máy Đạm Cà
Mau Xưởng Urea có hai chức năng chính: Tổng hợp Urea từ Ammonia và CO 2, đồng thời
cô đặc đến nồng độ 96% để đưa đến cụm Tạo hạt tầng sôi, tạo hạt Đạm Urea đục.
Quy trình chia ra làm 5 giai đoạn chính: Tổng hợp cao áp, phân hủy và thu hồi cao
áp, phân hủy và thu hồi trung áp, phân hủy và thu hồi thấp áp, cô đặc chân không.
2.4.1 Tổng hợp cao áp
Nguyên liệu đầu vào của quy trình là CO2, NH3 lỏng và H2O. Tại thiết bị phản ứng
tổng hợp cao áp xảy ra đồng thời 2 phản ứng tạo thành Cacbamat và Urea:
2NH3 + CO2 NH2COONH4 (1).
Sau đó amoni cacbamat thực hiện phản ứng dehydrat tạo Urea và nước:
NH2COONH4 NH2CONH2 + H2O (2).
Phản ứng thứ nhất xảy ra nhanh và gần như hoàn toàn, phản ứng thứ hai xảy ra
chậm và quyết định tốc độ của phản ứng. Phần cacbamat bị tách nước được xác định dựa
vào tỷ lệ của các chất tham gia phản ứng, nhiệt độ và áp suất vận hành, thời gian lưu
trong thiết bị phản ứng.
2.4.2 Phân hủy và thu hồi cao áp
Dung dịch ra khỏi tháp tổng hợp Urea có thành phần: 33,37% Urea, cacbamat dư,
NH3 dư và H2O dư được đưa vào thiết bị phân huỷ cacbamat cao áp.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


14
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

Dòng hỗn hợp từ đỉnh thiết bị phân hủy tiếp tục đi vào các thiết bị ngưng tụ
cacbamat. Phần ngưng tụ được đưa vào bình tách cacbamat.
Ở đây một phần Cacbamat được phân huỷ thành NH 3 và CO2, dung dịch ra khỏi
thiết bị phân huỷ cao áp có nồng độ Urea: 42,89%.
Từ đỉnh của bình tách cacbamat, khí không ngưng chứa một lượng nhỏ NH3 và
CO2 được đưa trực tiếp vào đáy thiết bị phân hủy Cacbamat trung áp.
Quá trình phân huỷ ở áp suất cao cần nhiệt độ cao, điều này dẫn đến vấn đề ăn
mòn thiết bị. Công nghệ Snamprogetti thiết kế các ống trao đổi nhiêt bằng vật liệu lưỡng
kim Cr/Ni/Mo và dùng dư NH3 để loại bỏ vấn đề ăn mòn thiết bị, ngoài ra dùng không
khí nén để thụ động hoá bề mặt bên trong thiết bị.
2.4.3 Phân hủy và thu hồi trung áp
Tiếp tục thúc đẩy quá trinh phân huỷ Cacbamat. Dung dịch với hàm lượng CO2
thấp từ đáy thiết bị phân hủy cao áp được giãn nở đi vào phần trên thiết bị phân hủy trung
áp. Thiết bị này được chia thanh 3 phần chính:
 Bình tách đỉnh, ở đây khí nhẹ được tách ra trước khi dung dịch đi vào bó ống.
 Thiết bị phân hủy kiểu vỏ ống, ở đây cacbonat được phân hủy và nhiệt được cung
cấp nhờ hơi nước bão hòa ở phía vỏ của thiết bị và làm lạnh trực tiếp hơi nước
ngưng có nhiệt độ cao từ bình tách nước ngưng tụ của thiết bị phân hủy cao áp.
 Bình chứa dung dịch, bình này tập trung dung dịch Ure có nồng độ 63,21% khối
lượng.
Từ đáy của tháp hấp thụ amoniac trung áp, dung dịch NH3-H2O được tuần hoàn
lại tháp hấp thụ trung áp bằng bơm.
Dòng ra khỏi đáy tháp hấp thụ trung áp được tuần hoàn bằng bơm cao áp về cụm
thu hồi tổng hợp sau khi gia nhiệt sơ bộ ở thiết bị gia nhiệt cao áp.
2.4.4 Phân hủy và thu hồi thấp áp
Dung dịch với hàm lượng CO2 rất thấp ra khỏi đáy thiết bị phân hủy trung áp được
giãn nở và đi vào phần trên của thiết bị phân hủy thấp áp. Thiết bị này được chia thành 3
phần chính:
 Bình tách đỉnh, ở đây khí nhẹ được tách ra trước khi dung dịch đi vào bó ống.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


15
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

 Thiết bị phân hủy kiểu vỏ ống, ở đây cacbonat được phân hủy, nhiệt lượng được
cung cấp nhờ hơi nước áp thấp bão hòa.
 Bình chứa dung dịch Urea, bình nay tập trung dung dịch Ure có nồng độ 70,97
%khối lượng.
2.4.5 Cô đặc chân không
Dung dịch Urea ra khỏi đáy thiết bị phân hủy thấp áp được giãn nở và đi vào phần
trên của thiết bị cô đặc chân không sơ bộ. Ở đây khí nhẹ được tách ra nhờ hệ thống chân
không.
Dung dịch Urea ra khỏi bình chứa của thiết bị cô đặc chân không sơ bộ được đưa vào
đáy thiết bị cô đặc chân không. Thiết bị này hoạt động ở cùng áp suất như của thiết bị cô
đặc chân không sơ bộ.
Hơi nước bão hòa được cung cấp vào phía vỏ để cô đặc dung dịch Urea chảy trong
ống.
Pha hỗn hợp ra khỏi phía ống của thiết bị cô đặc chân không đi vào bình tách chân
không khí-lỏng, từ đây một lần nữa hơi được tách nhờ hệ thống chân không. Urea nóng
chảy (khoảng 96%) được đưa tới tháp tạo hạt.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


16
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2.5 Xưởng sản xuất NPK


Hình 7: Sơ đồ khối công nghệ sản xuất NPK

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate có lượng đạm cao trên 20%. Phát huy ưu
điểm trước, bổ sung thêm những tính năng nổi trội trên thị trường.
NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền urea hóa lỏng và dây chuyền
hiện đại của nhà bản quyền Espindesa (Tây Ban Nha), từ chế biến tạo hạt đến đóng bao là
một quy trình chi tiết hoàn chỉnh, đảm bảo độ mịn tan nhanh và không cô đặc, tạo yếu tố
N cao và P hữu hiệu cao.
Hạt to tròn bóng láng dễ bảo quản và ít gây bụi khi sử dụng, độ cứng cao, độ ẩm
thấp rất dễ phối trộn và tan hoàn toàn sau khi bón không để lại cặn, mỗi hạt NPK Cà Mau
công nghệ polyphosphate khi vào đất sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng, trọn
vẹn mà không kết tủa gây chua như nhiều loại NPK khác.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


17
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2.6 Xưởng tạo hạt

Hình 8: Sơ đồ khối công nghệ tạo hạt


Quy trình tạo hạt urê của Toyo Engineering Corp- NHẬT BẢN (TEC) đây là công
nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay và là công nghệ được áp dụng lần đầu tại Việt Nam.
Với công nghệ tạo hạt tầng sôi sản phẩm nhà máy đạm Cà Mau là đạm hạt đục với
độ cứng và kích thước hạt đáp ứng cao phù hợp với yêu cầu khí hậu va độ hấp thụ của
cây trồng tại Việt Nam .
Dịch urê sau khi cô đặc đến hàm lượng khoảng 96% khối lượng từ xưởng urê
được đưa sang thiết bị tạo hạt. MMU, mono methyrol urê, chất phụ gia tăng độ cứng hạt
được đưa vào dịch urê ở xưởng urê trước khi được bơm đi tạo hạt.
Hạt urê quá cỡ sau khi làm mát được đưa đến máy nghiền để nghiền thành các hạt
có kích thước nhỏ hơn để có thể làm mầm cho thiết bị tạo hạt. Urê dạng khối được hòa
tan tại bồn hòa tan và được thu hồi về xưởng urê. Hạt cỡ nhỏ được tuần hoàn về thiết bị
tạo hạt dưới dạng mầm để tạo hạt.
Bụi urê và khí NH3 trong khí thải từ thiết bị tạo hạt, thiết bị làm mát sản phẩm,
thiết bị làm mát urê quá cỡ và quạt thu gom bụi được rửa trong tháp rửa bụi.
Sau khi ra khỏi thiết bị tạo hạt, thông qua các hệ thống băng tải, gàu nâng và sàng
rung, hạt urea sẽ được phân loại kích cỡ, loại bỏ bụi và làm nguội. Sau đó sản phẩm sẽ
được qua khu vực đóng bao.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


18
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

2.7 Xưởng đóng bao Urea

Hình 9: Quy trình đóng bao urea


Các bao ure sau khi được đóng sẽ được vận chuyển đến máy đóng bao với 3 line: Tồn
trữ trong nhà đóng bao bằng máy xếp thành khối, xuất ra ngoài bằng thiết bị chuyển hàng
lên tàu, xe tải. Các bao ure dự trữ được chuyển tới kho chứa bằng xe nâng. Kho tồn trữ
bao với sức chứa 10000 tấn bao.
Cảng xuất đạm có thể tiếp nhận xà lan công suất 500 tấn. Dự kiến sẽ xuất đạm bằng
xà lan với công suất 350 tấn (8 xà lan trong 1 ngày). Từ ngã ba sông Cái Tàu có thể vận
chuyện lan tỏa đến hầu hết các khu vực của Đồng Bằng Sông Cửu Long.

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


19
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

CHƯƠNG 3 . CÁC QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TẠI NHÀ MÁY

3.1 Thiết bị tại nhà máy


3.1.1 Phòng thí nghiệm
HPLC Máy phân tích hàm lượng N2
GC Cân phân tích
UV-VIS Cân kỹ thuật
....

3.1.2 Xưởng sản xuất

Máy nén CO2 và bơm cao áp Tháp rửa khí trơ


Tháp phản ứng Bồn chứa dịch cacbonat
Bình tách cacbamat Thiết bị tiền cô đặc chân không
Thiết bị tiền gia nhiệt cacbonat Thiết bị cô đặc chân không
Thiết bị ngưng tụ cacbamat Thiết bị tách chân không
Thiết bị phân giải Bơm cấp liệu cho cụm tạo hạt
Tháp hấp thụ Bồn chứa nước ngưng công nghệ
Thiết bị ngưng tụ ammonia Tháp chưng cất
Tháp nhận NH3 và tháp thu hồi NH3 Bồn chứa urea
Bơm tăng áp Thiết bị tạo hạt
Bồn chứ NH3
...

3.2 Các sự cố và giải quyết


...

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


20
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

CHƯƠNG 4 . VỆ SINH AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY

4.1 An toàn lao động


Thiết bị hỗ trợ thở (mặt nạ chống khí NH 3) và các thiết bị bảo vệ mắt (kính bảo
vệ), áo blouse, nón bảo hộ,...
Các vòi rửa tay và các vòi rửa mắt phù hợp, và các thiết bị an toàn trước tiên khác
phải ở vị trí gần các khu vực có thể nguy hiểm.
Các hướng vào chính sẽ luôn luôn được giữ sạch sẽ và thông thoáng để chắc chắn
một lối thoát an toàn trong trường hợp các mối nguy hiểm bất ngờ xảy ra.

4.2 Hệ thống xử lý nước thải


4.2.1 Nước thải nhiễm Amo
Nước nhiễm ammonia được thu gom vào thiết bị tiếp nhận nước thải. Nước được
loại bỏ khí amonia bằng hơi thấp áp đi từ dưới lên, khí ammonia sau khi ra khỏi thiết bị
được đưa ra đuốc ammonia bằng đường ống dẫn và nước đã được xử lý được bơm tới
thiết bị trao đổi nhiệt. Cuối cùng nước thải được làm mát và được đưa ra rãnh thải nước
mưa. Nếu phân tích không đạt yêu cầu nước thải được bơm trở lại thiết bị cho đến khi đạt
yêu cầu.
4.2.2 Nước thải nhiễm dầu
Nước nhiễm dầu từ các xưởng công nghệ Ammonia, Urea, Phụ trợ được thu thập
chứa trong bể chứa nước thải nhiễm dầu sau khi phân tích, nước sạch được đưa thẳng đến
hệ thống ống nước xả bẩn.
Dầu được tách ra ở thiết bị tách dầu được thu thập và đưa vào trong bể chứa dầu
thải và được bơm đến thiết bị tách dầu bằng 2 bơm. Thiết bị tách nước còn lẫn trong dầu
này sẽ kéo nước phân tán trong dầu ra triệt để thêm một lần nữa. Dầu được thu hồi sẽ
được thu gom lại để sử dụng sau (hoặc cho mục đích khác) và nước được tách ra sẽ được
đưa trở lại bể chứa dầu thải.
Sau khi được xử lý, nước sạch đi ra từ hệ thống tuyển nổi sẽ được thu hồi để đưa
vào bể chứa cuối và sẽ được bơm đến hệ thống thu gom xả nước mưa, trong trường hợp
nước thải nhiễm amo sẽ được đưa đến hệ thống xử lý riêng.
4.2.3 Nước thải sinh hoạt

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


21
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

Nước thải từ ống góp sẽ được dẫn vào bể cân bằng với thiết bị vớt rác tự động.
Sau đó nước đã được loại bỏ rác được đưa thẳng tới bể cân bằng để lắng và ổn định. Bể
cân bằng được thiết kế 2 bơm để nạp nước thải liên tục cho công đoạn kế tiếp. Để ngăn
ngừa vấn đề về mùi và sự lắng cặn rắn, bể cân bằng sẽ được sục khí bởi bộ khuếch tán
không khí. Trải qua hàng loạt quy trình xử lý như: kỵ khí, hiếm khí, hiếu khí, lắng , phân
hủy bùn, lọc đa chức năng tạo ra được nước sạch. Nước sạch được bơm tới nơi khác qua
2 bơm nước sạch. Chất lượng nước được xử lý tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-
5945, 2005).

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


22
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

CHƯƠNG 5 . TỔNG KẾT

NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU


23

You might also like