You are on page 1of 39

Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất

bằng phần mềm Hysys”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Khoa Hóa
Bộ môn Kỹ thuật Dầu Khí

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ II

Nhóm sinh viên thực hiện: Đỗ Uyễn My


Phan Tú Tài
Lớp: 16H5CLC
I. Đề tài
Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển CDU và hệ thống tiền gia nhiệt dầu thô của nhà máy lọc
dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys.
II. Số liệu ban đầu
- Nguồn nguyên liệu: 100% Dầu thô Bạch Hổ
- Năng suất phân xưởng và số liệu vận hành: tham khảo sô liệu thực tế
- Các chỉ tiêu chất lượng, hiệu suất thu sản phẩm: tham khảo số liệu thực tế
III. Yêu cầu và nội dung đồ án
- Tổng quan về phân xưởng CDU của nhà máy lọc dầu Dung Quất và các cụm công nghệ đi
kèm
-Khai thác số liệu để thiết lập sơ đồ công nghệ của phân xưởng và phân chia các cụm công
nghệ trong phân xưởng.
- Thiết lập cân bằng vật chất và sơ đồ công nghệ của phân xưởng chưng cất dầu thô của nhà
máy lọc dầu Dung Quất.
- Giới thiệu sơ bộ về phần mềm Hysys.
- Ứng dụng Hysys để mô phỏng công nghệ phân xưởng chưng cất dầu thô.
-Ứng dụng mô phỏng thêm hai chế độ bất kì của nhà máy lọc dầu Dung Quất
- Kết luận.
IV. Thời gian tiến hành
Ngày giao đồ án: 16/02/2020
Ngày hoàn thành và nộp: 11/05/2020
Thông qua bộ môn
Ngày 16 tháng 2 năm 2019
TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Trương Hữu Trì TS Nguyễn Đình Minh Tuấn

1
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................6
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT.....................8
1. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................................8
1.1. Nguồn nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất.................8
1.2. Các cụm phân xưởng trong nhà máy lọc dầu Dung Quất................................9
2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG CHƯNG CẤT KHÍ QUYỂN CDU............10
2.1. Giới thiệu sơ lược về phân xưởng chưng cất khí quyển (CDU - Crude
Distillation Unit) của nhà máy lọc dầu Dung Quất:..................................................10
2.2. Tổng quan vị trí phân xưởng chưng cất CDU trên sơ đồ nhà máy lọc dầu
Dung Quất.................................................................................................................11
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN PHẦN MỀM HYSYS....................................................12
1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM HYSYS.............................................................12
2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG TRONG
HYSYS......................................................................................................................... 13
CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG PHÂN XƯỞNG CHƯNG CẤT KHÍ QUYỂN CDU CỦA
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT BẰNG PHẦN MỀM HYSYS............................18
1. NGUYÊN LIỆU CỦA PHÂN XƯỞNG CDU....................................................18
1.1. Tính chất.......................................................................................................18
1.2. Đường cong chưng cất..................................................................................18
1.3. Light Ends.....................................................................................................19
2. SỐ LIỆU MÔ PHỎNG........................................................................................20
2.1. Sơ đồ mô phỏng............................................................................................20
2.2. Số liệu mô phỏng..........................................................................................23
2.3. Số liệu mô phỏng tháp tách xăng..................................................................25

2
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

2.4. Các ràng buộc của tháp chưng cất T1101.....................................................26


2.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các phân đoạn sản phẩm.............................26
3. MÔ PHỎNG VÀ BIỆN LUẬN XÁC ĐỊNH SỐ ĐĨA LÝ THUYẾT CỦA THÁP
CHƯNG CẤT T1101....................................................................................................27
3.1. Mô phỏng tháp với hiệu suất đĩa toàn tháp 100%.........................................27
3.2. Chuyển số đĩa thực tế sang số đĩa lý thuyết..................................................28
CHƯƠNG IV: KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA NHÀ MÁY LỌC DẦU
DUNG QUẤT VỚI MIN – MAX KEROSENE...............................................................35
1. MÔ PHỎNG Ở CHẾ ĐỘ MAX KEROSENE.....................................................35
1.1. Trích suất dữ liệu và tiến hành mô phỏng:....................................................35
1.2. Hiệu chỉnh chất lượng phân tách...................................................................37
2. MÔ PHỎNG Ở CHẾ ĐỘ MIN KEROSENE......................................................38
2.1. Trích suất dữ liệu và tiến hành mô phỏng:....................................................38
2.2. Hiệu chỉnh chất lượng phân tách...................................................................40
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................43

3
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình I.1 Sơ đồ nhà máy Lọc dầu Dung Quất......................................................................9
Hình II.1 Thiết lập đơn vị.................................................................................................13
Hình II.2 Lựa chọn cấu tử.................................................................................................14
Hình II.3 Chọn hệ phương trình nhiệt động......................................................................14
Hình II.4 Nhập đường cong chưng cất của Assay dầu......................................................15
Hình II.5 Nhập thành phần nhẹ (LightEnd)......................................................................15
Hình II.6 Nhập thông số Bulk Properties của Assay.........................................................15
Hình II.7 Nhập tab Cut/Blend trên Oil Characterization...................................................16
Hình II.8 Các cấu tử giả theo đường cong chưng cất TBP................................................16
Hình II.9 Môi trường mô phỏng trong Hysys...................................................................17
Hình III.1 Đường cong chưng cất điểm sôi thực của dầu thô Bạch Hổ.............................19
Hình III.2 Sơ đồ mô phỏng cụm tiền gia nhiệt và tách muối............................................21
Hình III.3 Sơ đồ mô phỏng cụm gia nhiệt nóng và lò đốt.................................................21
Hình III.4 Sơ đồ mô phỏng tháp tách chính......................................................................22
Hình III.5 Sơ đồ mô phỏng tháp tách xăng.......................................................................22
Hình III.6 Tháp chưng cất khí quyển trong phần mềm Hysys ứng với hiệu suất 100%....28
Hình III.7 Tháp chưng cất khí quyển trong phần mềm Hysys ứng với hiệu suất từng vùng
.......................................................................................................................................... 30
Hình III.8 Đường cong chưng cất ASTM D86 của các phân đoạn dầu thô.......................34
Hình IV.1 Kết quả mô phỏng chế độ Max kerosene.........................................................36
Hình IV.2 Kết quả mô phỏng chế độ Min kerosene..........................................................39

4
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng III.1 Phần chưng cất của dầu thô Bạch Hổ..............................................................18
Bảng III.2 Thành phần Light ends của dầu thô Bạch Hổ[1]................................................19
Bảng III.3 Điều kiện hoạt động của dầu thô[2]...................................................................23
Bảng III.4 Số liệu mô phỏng cụm tiền gia nhiệt[2].............................................................23
Bảng III.5 Thông số hoạt động của tháp chính[2]...............................................................23
Bảng III.6 Thông số hoạt động của các Side Stripper.......................................................24
Bảng III.7 Thông số các PA[2]...........................................................................................24
Bảng III.8 Những điểm cất TBP thiết kế[2]........................................................................24
Bảng III.9 Phân phối sản phẩm trong trường hợp vận hành dầu Bạch Hổ[1]......................25
Bảng III.10 Công suất của PA và Kerosene stripper reboiler[1].........................................25
Bảng III.11 Số liệu các dòng steam[2]................................................................................25
Bảng III.12 Số liệu tháp tách xăng[2].................................................................................25
Bảng III.13 Cân bằng vật chất ở tháp tách xăng[1].............................................................26
Bảng III.14 Các ràng buộc của tháp T1101.......................................................................26
Bảng III.15 Giá trị GAP-OVERLAP................................................................................27
Bảng III.16 Kết quả mô phỏng với hiệu suất đĩa 100%....................................................27
Bảng III.17 Hiệu suất đĩa từng vùng trong tháp................................................................28
Bảng III.18 Xác định số đĩa lý thuyết thích hợp...............................................................29
Bảng III.19 Số đĩa các stripper và vị trí tháo trả về...........................................................29
Bảng III.20 Vị trí tháo trả về của các PA..........................................................................30
Bảng III.21 Lưu lượng các dòng sản phẩm.......................................................................31
Bảng III.22 Chất lượng phân tách.....................................................................................31
Bảng III.23 Giá trị hiệu chính công suất PA.....................................................................32
Bảng III.24 Giá trị hiệu chỉnh dòng Steam.......................................................................32
Bảng III.25 Cân bằng vật chất sau hiệu chỉnh...................................................................32
Bảng III.26 Chất lượng phân tách sau khi hiệu chỉnh.......................................................33
Bảng III.27 Số liệu về đường cong chưng cất ASTM D86...............................................33
Bảng IV.1 Lưu lượng các phân đoạn sản phẩm (Max Kerosene)......................................35
Bảng IV.2 Lưu lượng các dòng sản phẩm.........................................................................36
Bảng IV.3 Chất lượng phân tách trước hiệu chỉnh (Min kerosene)...................................37
Bảng IV.4 Hiệu chỉnh công suất PA.................................................................................37
Bảng IV.5 Giá trị hiệu chỉnh dòng Steam.........................................................................37
Bảng IV.6 Cân bằng vật chất sau hiệu chỉnh....................................................................38
Bảng IV.7 Chất lượng phân tách sau khi hiệu chỉnh.........................................................38
Bảng IV.8 Lưu lượng các phân đoạn sản phẩm (Min Kerosene).....................................39
Bảng IV.9 Lưu lượng các dòng sản phẩm.........................................................................40
Bảng IV.10 Chất lượng phân tách trước hiệu chỉnh (Min kerosene).................................40
Bảng IV.12 Giá trị hiệu chỉnh dòng Steam.......................................................................41
Bảng IV.13 Cân bằng vật chất sau hiệu chỉnh..................................................................41
Bảng IV.14 Chất lượng phân tách sau khi hiệu chỉnh.......................................................41

5
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

MỞ ĐẦU
Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
của tất cả các nước trên thế giới. Không những là nguồn nhiên liệu truyền thống, nguồn
nhiên liệu cho các loại động cơ mà nó còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành
công nghiệp hóa dầu đang rất phát triển hiện nay. Vì vậy giai đoạn chế biến dầu thô thành
các phân đoạn sản phẩm là tiền đề đầu tiên giúp chúng ta có được những nguồn nguyên
liệu cho các công đoạn sản xuất tiếp theo, nhằm tạo ra các sản phẩm quan trọng phục vụ
cho đời sống.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên xây dựng tại nước ta. Với
việc xây dựng nhà máy lọc dầu này, không những thúc đẩy sự phát triển của nền công
nghiệp dầu khí nói riêng mà còn đem lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế đất nước nói
chung. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được xây dựng với năng suất xử lý ban đầu là 6.5
triệu tấn dầu thô/ năm. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng của các sản phẩm dầu mỏ
như hiện nay, việc tăng năng suất nhà máy là rất cấp thiết.
Mô hình hóa và mô phỏng là một trong những phương pháp được ứng dụng rộng
rãi để phục vụ nghiên cứu khoa học: từ nghiên cứu, thiết kế chế tạo đến vận hành các hệ
thống của nhà máy lọc dầu. Làm thế nào để thiết kế được các thiết bị, phải vận hành hệ
thống ra sao để có được hiệu quả cao nhất đó là một bài toàn khó luôn đặt ra cho các nhà
nghiên cứu, các nhà kỹ thuật…Mô hình hóa và mô phỏng là một công cụ mạnh mẽ giúp
rút ngắn thời gian và giảm mức độ phức tạp trong việc giải các bài toán được đặt ra. Ngày
nay, với sự trợ giúp của máy tính tốc độ cao kết hợp với các phần mềm chuyên dụng như
Pro II, Hysys …càng làm cho việc tối ưu hóa, quy hoạch và mô phỏng thuận lợi hơn.
Với đề tài: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung
Quất bằng phần mềm Hysys”, đồ án này một cách thực tế hóa các lí thuyết đã học, giúp
nhìn nhận một quá trình mô phỏng thiết kế đơn giản và phân tích kết quả mô phỏng để
chọn cách thay đổi điều kiện vận hành để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chúng em xin
chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Minh Tuấn và các thầy cô giáo trong bô ̣ môn đã
nhiê ̣t tình hướng dẫn và giúp chúng em hoàn thành tốt đồ án này.
Sinh viên thực hiện

Đỗ Uyễn My-Phan Tú Tài

6
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT


1. GIỚI THIỆU CHUNG
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu
tiên của Việt Nam, được xây dựng trên địa bàn xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của
Việt Nam.
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Công suất
chế biến của nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6,5 triệu tấn/năm (tương đương 148.000
thùng/ngày) dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.
Nhà máy được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40000 tỉ đồng VN)
với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty dầu khí
Việt Nam.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một tổ hợp với hàng chục phân xưởng như: chưng
cất dầu thô ở áp suất khí quyển (CDU: Crude Distillation Unit), xử lý Naphtha bằng
hyđro (NHT: Naphtha Hydrotreater), tái tạo chất xúc tác liên tục, xử lý LPG, thu hồi
propylene (PRU: Propylene Recovery Unit), xử lý Kerosene (KTU: Kerosene Treating
Unit), xử lý Naphtha từ RFCC (NTU: Naphtha Treating Unit), xử lý nước chua (SWS:
Sour Water Stripper), tái sinh Amine (ARU: Amine Regeneration Unit), trung hoà kiềm
(CNU: Caustis Neutralisation Unit) thu hồi lưu huỳnh (SRU: Sulphur Recovery Unit),
Isomer hoá (ISOM), xử lý LCO bằng hydro (LCO - HDT)...
Ngoài ra, còn có các công trình phục vụ như: hệ thống cấp điện, khu bể chứa dầu thô và
sản phẩm chiếm khoảng 85.83 ha, tuyến ống dẫn dầu thô và sản phẩm, cấp và xả nước
biển chiếm khoảng 94.46 ha, bến cảng xây dựng, khu xuất sản phẩm…
1.1. Nguồn nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất
 Nguyên liệu của nhà máy:
- Dầu Bạch Hổ: 6.5 triệu tấn/năm
- Dầu hỗn hợp: 5.5 triệu tấn/năm dầu Bạch Hổ + 1 triệu tấn/năm dầu Dubai.
 Nhà máy được thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm sau:
- Khí hóa lỏng LPG
- Propylene
- Xăng 90/92/95
- Nhiên liệu phản lực Jet A1/Dầu hỏa
- Diesel ô tô
- Dầu đốt (FO)
- Hạt nhựa PP
- Lưu huỳnh

7
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

1.2. Các cụm phân xưởng trong nhà máy lọc dầu Dung Quất

Hình I.1 Sơ đồ nhà máy Lọc dầu Dung Quất


1.2.1. Các phân xưởng công nghệ
- Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU– Crude Distillation Unit - Unit 011)
- Phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hyđrô (NHT– Naphtha Hydro Treating - Unit
012)
- Phân xưởng reforming xúc tác liên tục (CCR– Continuous Catalytic Reforming -
Unit 013)
- Phân xưởng xử lý Kerosene (KTU – Kerosene Treating Unit - Unit 014)
- Phân xưởng cracking xúc tác cặn dầu (RFCC – Residue Fluidized Catalytic
Cracking - Unit 015)
- Phân xưởng xử lý LPG (LTU – LPG Treating Unit (Unit 016)
- Phân xưởng xử lý Naphtha của RFCC (NTU – Naphtha Treating Unit - Unit 017)
- Phân xưởng xử lý nước chua (SWS – Sour Water Stripper - Unit 018)
- Phân xưởng tái sinh Amine (ARU – Amine Regenneration Unit - Unit 019)
- Phân xưởng trung hòa kiềm (CNU – Spent Caustic Neutralization Unit - Unit 020)
- Phân xưởng thu hồi Propylene (PRU – Propylene Recovery Unit - Unit 021)

8
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

- Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU – Sulfur Recovery Unit - Unit 022 + Unit
025)
- Phân xưởng đồng phân hóa (ISOM – Isomerization Unit - Unit 023)
- Phân xưởng xử lý LCO bằng hydro (LCO HDT – LCO Hydro Treating - Unit 024)
- Phân xưởng Polypropylene (PP)
1.2.2. Các phân xưởng phụ trợ
- Hệ thống nước (water systems - unit 031);
- Phân xưởng hơi nước, nước nguyên liệu cho nồi hơi và nước ngưng (steam, bfw
and condensate - unit 032);
- Phân xưởng nước làm mát (cooling water system - unit 033)
- Phân xưởng cung cấp nước biển (sea water intake system - unit 034)
- Phân xưởng khí điều khiển và khí công nghệ (instrument & plant air - unit 035)
- Phân xưởng nitơ (nitrogen system - unit 036)
- Phân xưởng khí nhiên liệu (fuel gas system - unit 037)
- Phân xưởng dầu nhiên liệu (refinery fuel oil system - unit 038)
- Phân xưởng cung cấp kiềm (caustic supply system - unit 039)
- Nhà máy điện (power plant - unit 040)
- Phân xưởng xử lý nước thô (ro - reverse osmosis – unit 100)
1.2.3. Các phân xưởng ngoại vi (Offsite)
- Phao nhập dầu thô (spm – single point mooring - unit 082)
- Khu bể chứa dầu thô (crude tankage - unit 060)
- Khu bể chứa trung gian (refinery tankage - unit 051)
- Hệ thống pha trộn sản phẩm (blending system - unit 054)
- Khu bể chứa sản phẩm (product tank farm - unit 052)
- Trạm xuất xe bồn (truck loading - unit 053)
- Đường ống kết nối (interconnecting pipeline (unit 071 & 072)
- Cảng xuất sản phẩm (jetty - unit 081)
- Hệ thống dầu rửa (flushing oil system - unit 055)
- Hệ thống dầu thải (slops system - unit 056)
2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG CHƯNG CẤT KHÍ QUYỂN CDU
2.1. Giới thiệu sơ lược về phân xưởng chưng cất khí quyển (CDU - Crude
Distillation Unit) của nhà máy lọc dầu Dung Quất:
Phân xưởng CDU có thể xem là phân xưởng “cửa ngõ” của NMLD với nhiệm vụ
phân tách dầu thô thành những phân đoạn nhỏ hơn theo những khoảng nhiệt độ sôi khác
nhau. Phân xưởng CDU của NMLD Dung Quất được thiết kế với công suất 6.5 (triệu tấn
dầu thô/năm) tương đương với 812500 (kg/h) (tính cho 8000 giờ làm việc trong một
năm). Phân xưởng CDU được thiết kế để vận hành với hai nguồn dầu thô là dầu Bạch Hổ

9
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

của Việt Nam và dầu Dubai của Trung Đông. Theo kế hoạch, giai đoạn đầu hoạt động,
nhà máy sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu là 100 % dầu thô Bạch Hổ.
Các sản phẩm của phân xưởng CDU là Off gas, LPG, Full Range Naphtha,
Kerosene, LGO, HGO và cặn chưng cất khí quyển. Hầu hết các sản phẩm của CDU đều
đi vào các phân xưởng khác của nhà máy lọc dầu như: NHT (Unit 012: Naphtha
Hydrotreatment Unit), KTU (Unit 014: Kerosene Treating Unit), RFCC (Unit 015:
Residue Fluidised Catalytic Cracking Unit) …
2.2. Tổng quan vị trí phân xưởng chưng cất CDU trên sơ đồ nhà máy lọc dầu
Dung Quất
Trên sơ đồ nhà máy, dòng dầu thô nguyên liệu sau khi đi qua hệ thống tiền gia
nhiệt (Preheater), tách muối sẽ được đưa vào tháp chưng cất chính T-1101 (Main
fractionator). Tại đây dầu thô sẽ được phân tách ra thành các phân đoạn:
+ Overhead: Phần đi ra trên đỉnh. Phần này sẽ được đưa qua hệ thống làm nguội và
phân tách để tách nước ra khỏi dòng Hydrocarbon lỏng trước khi cho dòng
hydrocarbon vào tháp ổn định T-1107 (Stabiliser). Tháp ổn định sẽ phân tách ra
các sản phẩm Off gas, LPG ở đỉnh và Full Range Naphtha ở đáy.
+ Các sản phẩm rút ở thân tháp là Kerosene, LGO và HGO lần được được lấy ra từ
các Side column T-1102, T-1103 và T-1104.
+ Cặn chưng cất khí quyển được lấy ra ở đáy tháp T-1101.
Số liệu thiết kế và thông số vận hành của các thiết bị sẽ được trình bày cụ thể ở
phần mô phỏng phân xưởng.

10
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN PHẦN MỀM HYSYS


1. Giới thiệu về phần mềm hysys
Hysys là sản phẩm của công ty Hyprotech thuộc công ty AEA Technology
Engineering Software-Hyprotech Ltd; là một phần mềm có khả năng tính toán đa dạng,
cho kết quả có độ chính xác cao. Đồng thời cung cấp nhiều thuật toán sử dụng trợ giúp
trong quá trình tính toán công nghệ và khảo sát các thông số trong quá trình thiết kế nhà
máy hóa chất. Ngoài ra, Hysys còn có khả năng tự động tính toán các thông số còn lại nếu
thiết lập đủ thông tin. Đây chính là điểm mạnh của Hysys giúp người sử dụng tránh
những sai sót và đồng thời có thể sử dụng những dữ liệu ban đầu khác nhau.
Hysys được thiết kế sử dụng cho hai trạng thái mô phỏng:
+ Steady Mode: Trạng thái tĩnh, sử dụng thiết kế công nghệ cho một quá trình.
+ Dynamic Mode: Trạng thái động, mô phỏng thiết bị hay quy trình ở trạng thái đang
vận hành liên tục, khảo sát sự thay đổi các đáp ứng của hệ thống theo sự thay đổi
của một vài thông số.
Cấu trúc cơ bản của Hysys được thể hiện qua ba điểm quan trọng sau:
+ Unique Concepts (Những khái niệm duy nhất): Mặc định cách mà người sử dụng
xây dựng môi trường mô phỏng trên Hysys.
+ Powerful Engineering Tools (Những công cụ thiết kế tối ưu): Quyết định cách
Hysys thực hiện các phép tính toán.
+ Primary Interface Elements (Những yếu tố tương giao cơ sở): Được dùng để giúp
người sử dụng làm việc với Hysys.

2. Các bước xây dựng mô hình tính toán mô phỏng trong hysys
Để bắt đầu tiến hành thiết kế mô phỏng cho một quy trình công nghệ, sau khi khởi
động phần mềm ứng dụng Hysys ta thực hiện các bước sau:
 Bước 1: Thiết lập hệ đơn vị sử dụng:
Kick chuột vào mục Home chọn Unit sets để thực hiện chọn hệ đơn vị tính toán.

11
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình II.2 Thiết lập đơn vị


 Bước 2: Lựa chọn cấu tử
Kick chọn Properties và thực hiện việc chọn các cấu tử cần thiết trong bài toán mô
phỏng.

Hình II.3 Lựa chọn cấu tử


 Bước 3: Lựa chọn hệ nhiệt động
12
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Việc xác định hệ nhiệt động có ý nghĩa quan trọng vì điều này sẽ quyết định đến
phương pháp tính toán và kết quả của quá trình. Thông thường lựa chọn hệ nhiệt
động Peng - Robinson hoặc SRK cho các hệ dầu và khí. Ở đây hóm chọn hệ nhiệt
động Peng – Robinson.

Hình II.4 Chọn hệ phương trình nhiệt động


+ Parameters: cung cấp thông tin về cấu tử tinh khiết/đặc tính của package.
+ Binary Coefficients: nghiên cứu, cung cấp, hay ước lượng nhị phân.
+ Stability Test: xác định phương pháp sử dụng cho sự tính toán ổn định pha.
+ Reactions: thiết đặt phản ứng.
+ Notes: ghi chú.
Ngoài việc lựa chọn thành phần các cấu tử có sẵn, Hysys còn cho phép người sử
dụng lựa chọn các hệ giả định, đây là những hệ nhiệt động không bao gồm từng cấu tử
riêng lẻ mà được xác định thông qua các thông tin về tính chất hoá lý như đường cong
ASTM, TBP,...
 Bước 4: Xây dựng đường cong chưng cất, thành phần nhẹ, các cấu tử giả cho dầu
thô.
Trên Tab Oil Manager chọn Input Assay\Add để nhập các thông số của Assay.

13
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình II.5 Nhập đường cong chưng cất của Assay dầu

Hình II.6 Nhập thành phần nhẹ (LightEnd)

14
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình II.7 Nhập thông số Bulk Properties của Assay


Xác định điểm cắt bằng Tab Cut Ranges trên Output Blend

Hình II.8 Nhập tab Cut/Blend trên Oil Characterization


Sau khi xây dựng xong Assay dầu thô, ta sẽ được các cấu tử giả tương ứng với các điểm
cắt trên đường cong TBP.

15
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình II.9 Các cấu tử giả theo đường cong chưng cất TBP
 Bước 5: Nhấn phím Enter Simulation để vào môi trường mô phỏng, ở đây ta có thể
thiết lập các dòng và thiết bị cần thiết cho quy trình công nghệ. Trong môi trường
mô phỏng, ta nhấn F4 sẽ xuất hiện Case (Main) gồm tất cả các thiết bị có thể có
trong nhà máy chế biến khí như: tháp chưng cất, bình tách, thiết bị trao đổi nhiệt,
máy nén, bơm, thiết bị giản nở, van, và một số thiết bị điều khiển,…Ta tiến hành
lựa chọn thiết bị và nhập các thông số cần thiết cho thiết bị đó, sau đó là lắp ghép
chúng lại với nhau theo đúng sơ đồ quy trình công nghệ của nhà máy.

16
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình II.10 Môi trường mô phỏng trong Hysys


 Bước 6: Xuất kết quả của quá trình mô phỏng dưới dạng dữ liệu thông qua Report
(chọn Tool/Reports) hoặc bằng đồ thị (Graph) hoặc dưới dạng bảng (Table).
 Bước 7: Trong trường hợp muốn chuyển sang trạng thái động của quá trình
(Dynamic Mode) thì cần thực hiện các bước sau:
Thiết lập các thông số động của quá trình qua trang Dyn Property Model.
+ Xác định kích thước của các thiết bị cùng với các thông số cần thiết như số vòng
quay của bơm, quạt, máy nén,...
+ Thiết lập các bộ điều khiển và các bảng theo dõi.

17
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG PHÂN XƯỞNG CHƯNG CẤT KHÍ QUYỂN CDU CỦA NHÀ MÁY
LỌC DẦU DUNG QUẤT BẰNG PHẦN MỀM HYSYS
1. NGUYÊN LIỆU CỦA PHÂN XƯỞNG CDU
Phân xưởng chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để
xử lý nguồn dầu thô Bạch Hổ, hoặc dầu thô Dubai hoặc phối trộn giữa hai nguồn dầu thô
đó. Trong đồ án này, nhóm thực hiện đồ án tiến hành mô phỏng phân xưởng với nguồn
nguyên liệu là dầu thô Bạch Hổ. Các đặc trưng kỹ thuật của loại dầu thô này được lấy dựa
theo các phân tích của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chế biến dầu khí (RDCPP,
1998) và được Technip cập nhật lại vào năm 2007.
1.1. Tính chất
Dầu thô Bạch Hổ là nguồn dầu thô ngọt và nhẹ, với độ API là 39.2, hàm lượng lưu huỳnh
0.03% khối lượng. Với giá trị KW = 12.3, dầu thô Bạch Hổ được xếp vào họ dầu parafinic.
[1]

Dầu thô Bạch Hổ được đánh giá là loại dầu thô có chất lượng tốt, hàm lượng tạp chất
thấp.
1.2. Đường cong chưng cất
Đường cong chưng cất của dầu thô Bạch Hổ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng III.1 Phần chưng cất của dầu thô Bạch Hổ
Dữ liệu đường cong chưng cất
o
C %wt Tổng %wt Tỉ trọng
Lights End 2.86 2.86 -
68-93 1.53 4.39 0.6816
93-157 8.43 12.82 0.746
157-204 7.24 20.06 0.7734
204-260 8.38 28.44 0.7972
260-315 10.21 38.65 0.8160
315-371 12.11 50.76 0.8285
371-427 12.58 63.34 0.8437
427-482 12.84 76.18 0.8539
482-566 9.74 85.92 0.8904
Đường cong chưng cất điểm sôi thực thể hiện trong hình bên dưới:

18
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình III.11 Đường cong chưng cất điểm sôi thực của dầu thô Bạch Hổ
1.3. Light Ends
Thành phần Light ends của dầu thô Bạch Hổ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng III.2 Thành phần Light ends của dầu thô Bạch Hổ[1]
Cấu tử %Wt
C1 0.0002
C2 0.0031
C3 0.0327
iC4 0.0488
nC4 0.2122
iC5 0.3741
nC5 0.6270
Cyclo-C5 0.0300
2,2-dimetyl-C4 0.0243
2,3-dimetyl-C4 0.0530
2-metyl-C5 0.3885
3-metyl-C5 0.2099
n-C6 0.8528

19
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

2. SỐ LIỆU MÔ PHỎNG
2.1. Sơ đồ mô phỏng
Trong phạm vi đồ án, nhóm chia thành 4 cụm:

Dầu thô từ bể chứa được bơm đi đến cụm tiền gia nhiệt, dầu thô sau khi được gia
nhiệt đến 138oC thì được đưa vào cụm tách muối. Trong phạm vi đồ án này, nhóm thực
hiện đồ án sử dụng bình tách ba pha để mô phỏng cụm tách muối, với mục đích thể hiện
đầy đủ công nghệ ở phân xưởng CDU. Dầu thô đã tách muối được đưa vào cụm gia nhiệt
nóng gồm hệ thống các thiết bị trao đổi nhiệt với tác nhân gia nhiệt là các dòng từ Pump
Around, các dòng sản phẩm từ thân tháp; và lò đốt để gia nhiệt dòng dầu thô lên đến
358oC trước khi vào tháp tách chính. Tại tháp tách chính, dầu thô được phân tách thành
các phân đoạn: Overhead; Kerosene; LGO; HGO; Residue. Phân đoạn Overhead sau khi
ngưng tụ và tách nước được đưa vào tháp ổn định xăng để tách thành: Offgas; LPG và
Full Range Naphtha. Các phân đoạn Kerosene, LGO, HGO được đưa sang các tháp tách
cạnh sườn, phần nhẹ tách ra đưa hồi lưu về tháp chính, phần sản phẩm đưa đến các phân
xưởng chế biến tiếp theo.

20
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình III.12 Sơ đồ mô phỏng cụm tiền gia nhiệt nguội và tách muối

Hình III.13 Sơ đồ mô phỏng cụm gia nhiệt nóng và lò đốt

21
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình III.14 Sơ đồ mô phỏng tháp tách chính


2.2. Số liệu mô phỏng
2.2.1. Điều kiện hoạt động của dầu thô
Nhiệt độ, áp suất và lưu lượng của dầu thô được thể hiện trong bảng sau:
Bảng III.3 Điều kiện hoạt động của dầu thô[2]
Dầu thô từ bồn chứa
o
Nhiệt độ C 50
2
Áp suất Kg/cm _g 20
Lưu lượng Kg/h 812500

2.2.2. Cụm tiền gia nhiệt và tách muối


Số liệu được sử dụng để mô phỏng cụm tiền gia nhiệt được thể hiện bảng sau:
Bảng III.4 Số liệu mô phỏng cụm tiền gia nhiệt[2]
Tên thiết bị Lưu lượng (kg/h) Nhiệt độ đầu ra (oC)
E-1101 A TO H 542953 105
E-1103 A/B 542953 141
E-1102 279702 102
E-1104 279702 132
22
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

2.2.3. Số liệu mô phỏng tháp tách chính


a) Thông số hoạt động của tháp chính, các Stripper và các Pump Around.
Thông số hoạt động của tháp chính được thể hiện ở bảng sau:
Bảng III.5 Thông số hoạt động của tháp chính[2]
Tháp T1101 Số liệu thực tế
Số đĩa 48
Điã nạp liệu 43
Nhiệt độ đỉnh tháp (oC) 124
Nhiệt độ đáy tháp (oC) 349
Áp suất đỉnh tháp (kg/cm2_g) 1.5
Áp suất đáy tháp (kg/cm2_g) 2

Thông số hoạt động của các tháp Stripper cạnh sườn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng III.6 Thông số hoạt động của các Side Stripper
Kerosene
LGO Stripper HGO Stripper
Tháp Stripper
T1103 T1104
T1102
Số đĩa 10 6 6
Đĩa tháo ra (từ T1101) 15 26 38
Đĩa trả về (về T1101) 12 23 35
Thông số của các Pump Around được thể hiện ở bảng sau:
Bảng III.7 Thông số các PA[2]
PA PA đỉnh PA Kero PA LGO PA HGO
Đĩa tháo ra 4 15 26 38
Đĩa trả về 1 12 23 35
Lưu lượng (kg/h) 490377 211124 758719 134995

23
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

b) Cân bằng vật chất trong tháp


Thiết kế phân xưởng chưng cất dầu thô dựa trên những điểm cắt dưới đây:
Bảng III.8 Những điểm cất TBP thiết kế[2]
Sản phẩm Điểm cắt TBP oC
Full Range Naphtha / Kerosene 165
Kerosene / Light Gas Oil 205
Light Gas Oil / Heavy Gas Oil 330
Heavy Gas Oil / Atmospheric Residue 370

(TBP: True Boiling Point: điểm sôi thực)


Những điểm cắt TBP này tương ứng với trường hợp vận hành bình thường của phân
xưởng.
Theo như những điểm cắt TBP xác định trong bảng III.8: Những điểm cắt TBP thiết kế,
cho ta lưu lượng dòng của các sản phẩm đối với dầu Bạch Hổ như sau:
Bảng III.9 Phân phối sản phẩm trong trường hợp vận hành dầu Bạch Hổ[1]
Sản Phẩm Lưu lượng dòng % khối lượng
(Kg/h) (%wt)
LPG 2181 0.27
Naphtha 108314 13.30
Kerosene 51188 6.28
Light Gas Oil 170716 20.96
Heavy Gas Oil 69822 8.57
Residue 407324 50.01

c) Cân bằng năng lượng


Công suất của các PA và Reboiler của tháp Kerosene Stripper được thể hiện ở bảng sau:
Bảng III.10 Công suất của PA và Kerosene stripper reboiler[1]
Công suất (kW)
Kero PA -9000
LGO PA -29065
HGO PA -4925
Kero Stripper Reboiler 2800

24
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Số liệu của các dòng Steam được thể hiện trong bảng sau:
Bảng III.11 Số liệu các dòng steam[2]
Steam tháp Steam LGO Steam HGO
Steam
chính stripper stripper
Lưu lượng (kg/h) 16000 5070 2600
o
Nhiệt độ ( C) 350 350 350
Áp suất (bar) 3.5 3.5 3.5
2.3. Các ràng buộc của tháp chưng cất T1101.
Các ràng buộc của tháp T1101 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng III.12 Các ràng buộc của tháp T1101

Spec Mô tả Giá trị


T TOP Nhiệt độ đỉnh tháp 124 oC
PA_Top RATE Lưu lượng dòng lỏng vào PA_Top 490377 (kg/h)
PA_Kero RATE Lưu lượng dòng lỏng vào PA_Kero 211124 (kg/h)
PA_LGO RATE Lưu lượng dòng lỏng vào PA_LGO 758719 (kg/h)
PA_HGO RATE Lưu lượng dòng lỏng vào PA_HGO 134995 (kg/h)
PA_Kero DUTY Công suất PA_Kero -9000 (kW)
PA_LGO DUTY Công suất PA_LGO -29065 (kW)
PA_HGO DUTY Công suất PA_HGO -4925 (kW)
KER Lưu lượng dòng sản phẩm kerosen 51188 (kg/h)
LGO Lưu lượng dòng sản phẩm LGO 174112 (kg/h)
HGO Lưu lượng dòng sản phẩm HGO 69947 (kg/h)
Công suất thiết bị reboiler của tháp
DUTY REB_KER 2800 (kW)
T_1102

2.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các phân đoạn sản phẩm.
Sử dụng giá trị GAP và OVERLAP để đánh giá chất lượng qua trình phân tách, giá trị đó
được tính như sau:
∆T = T5% phân đoạn nặng – T95% phân đoạn nhẹ (ASTM D86)
Nếu ∆T mang giá trị dương thì gọi là GAP, giá trị đó âm gọi là OVERLAP. GAP càng
lớn và OVERLAP càng tiến tới giá trị 0 thì độ phân tách càng cao, chất lượng sản phẩm
càng tốt.

25
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Các giá trị GAP và OVERLAP của các phân đoạn chưng cất dầu thô được thể hiện ở bảng
sau[3]
Bảng III.13 Giá trị GAP-OVERLAP
Các tiêu chuẩn Giá trị tiêu chuẩn
GAP Naphtha-Kero 0ᵒC min
GAP Kero-LGO 0ᵒC min
OVERLAP LGO-HGO 20ᵒC max
Overflash 3% đến 5% lưu lượng nạp liệu

3. Mô phỏng và biện luận xác định số đĩa lý thuyết của tháp chưng cất T-1101
Để mô phỏng quá trình chúng ta cần xây dựng một mô hình lí thuyết căn cứ vào
các số liệu của mô hình thực tế. Những số liệu trong các bản vẽ PFD trong tài liệu của
Technip về cấu trúc của tháp: số đĩa, vị trí lấy ra và đưa vào của các tháp Stripping… đều
là số liệu thực tế. Chẳng hạn về số đĩa của tháp, Hysys sẽ mô phỏng dựa trên số đĩa lí
thuyết. Vì vậy nếu chúng ta muốn có một mô hình chính xác và có độ tin cậy thì cần phải
xác định được hiệu suất đĩa của tháp và từ đó đưa ra số đĩa lí thuyết phù hợp cho tháp.
Hoặc chi tiết hơn nếu có đầy đủ số liệu về hiệu suất của từng đĩa thì kết quả chúng ta càng
chính xác. Sau đây sẽ tiến hành biện luận và mô phỏng các trường hợp để có thể xác định
được số đĩa lý thuyết hợp lý.
3.1. Mô phỏng tháp với hiệu suất đĩa toàn tháp 100%
Trong trường hợp hiệu suất đĩa toàn tháp là 100%, các số liệu sử dụng để mô phỏng được
sử dụng như trong PFD.
Sau khi tiến hành mô phỏng với phần mềm Hysys thì kết quả thu được như sau:
Bảng III.14 Kết quả mô phỏng với hiệu suất đĩa 100%
Giá trị mô phỏng Trị cho phép Nhận xét
o
GAP Ker-Naphtha ( C) 18.56 10-20 0C Đạt
GAP LGO-Ker (oC) 25 0-10 0C Không Đạt
OVERLAP HGO-LGO (oC) 5.6 -5-0 0C Không Đạt
OVERFLASH 46500(6%) 3-5% Không Đạt

Kết luận: với trường hợp hiệu suất đĩa 100%, hiệu quả phân tách giữa phân đoạn LGO-
Kero, HGO-LGO quá tốt, do đó tiến mô phỏng tiếp để xác định số đĩa lý thuyết thích hợp.

26
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình III.15 Tháp chưng cất khí quyển trong phần mềm Hysys ứng với hiệu suất 100%
3.2. Chuyển số đĩa thực tế sang số đĩa lý thuyết
3.2.1. Mô phỏng với số đĩa lý thuyết
Quá trình mô phỏng dựa trên số đĩa lý thuyết của tháp. Vì vậy nếu chúng ta muốn có một
mô hình chính xác và có độ tin cậy thì cần phải xác định được hiệu suất đĩa của tháp và từ
đó đưa ra số đĩa lí thuyết phù hợp cho tháp. Hiệu suất đĩa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó
thường được tính toán và cân nhắc kĩ trong quá trình thiết kế để sao cho vừa đảm bảo
được chỉ tiêu về kĩ thuật vừa có hiệu quả về kinh tế. Có khá nhiều tài liệu nói về khoảng
dao động của hiệu suất đĩa.
Bảng III.15 Hiệu suất đĩa từng vùng trong tháp

Số đĩa thực tế Hiệu suất đĩa Số đĩa lý thuyết


Vùng
điển hình điển hình điển hình
Stripping zone 5-7 30 2
Flash zone – 1st
3-7 30 1-2
draw
1st draw – 2nd draw 7-10 45-55 3-5
2nd draw – 3rd draw 7-10 50-55 3-5

27
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Top draw to reflux 10-12 60-80 6-8


Đối với tháp Kerosene stripper, chọn hiệu suất đĩa toàn tháp 60%, với tháp stripper LGO
và HGO, chọn hiệu suất tháp là 30%.
Số liệu về số đĩa tháp, đĩa nạp liệu, vị trí tháo và trả về được thể hiện trong bảng sau:
Bảng III.16 Xác định số đĩa lý thuyết thích hợp
Vị trí Vị trí Số đĩa Hiệu suất Số đĩa tính Số đĩa lí
rút trả về thực tế thu toán thuyết
PA top 4 1 4 50% 2 2
Pa top-PA
kero 7 70% 4.9 5
PA kero 15 12 4 50% 2 2
PA kero - PA
LGO 7 50% 3.5 4
PA LGO 26 23 4 50% 2 2
PA LGO -
PA HGO 8 45% 3.6 4
PA HGO 38 35 4 50% 2 2
Flash Zone 4 30% 1.2 2
Nạp liệu 1 1
Residue 5 30% 1.5 2
Kero stripper 15 12 10 30% 3 3
LGO stripper 26 23 6 30% 1.8 2
HGO stripper 38 35 6 30% 1.8 2

Như vậy tháp sẽ gồm có 26 đĩa, nạp liệu tại đĩa số 24


Số đĩa của các stripper và vị trí tháo trả về tháp chính được thể hiện ở bảng sau:
Bảng III.17 Số đĩa các stripper và vị trí tháo trả về

Stripper Số đĩa Vị trí tháo Vị trí trả về


Kerosene stripper 6 9 8
LGO stripper 2 15 14
HGO stripper 2 21 20

28
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Vị trí tháo trả về của các PA được thể hiện ở bảng sau:
Bảng III.18 Vị trí tháo trả về của các PA

PA Vị trí tháo Vị trí trả về


PA đỉnh 2 1
PA Kerosene 9 8
PA LGO 15 14
PA HGO 21 20

Hình III.16 Tháp chưng cất khí quyển trong phần mềm Hysys ứng với hiệu suất từng vùng
3.2.2. Đánh giá kết quả mô phỏng
Sau khi tiến hành mô phỏng với phần mềm hysys thì thu được kết quả như sau:
a) Cân bằng vật chất tháp
Đánh giá cân bằng vật chất của tháp qua lưu lượng các dòng sản phẩm.

29
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Bảng III.19 Lưu lượng các dòng sản phẩm


Lưu lượng các Theo PFD Theo mô phỏng
Sai lệch
dòng (kg/h) (kg/h)
LPG 2181 2181 0
Naphtha 108314 95870 0.11
Kerosene 51188 51189 0
LGO 170716 170716 0
HGO 69822 69822 0
Residue 407324 423100 0.04
Kết quả mô phỏng phù hợp với các giá trị của PFD. Lưu lượng dòng trích ngang thân tháp
Kerosene và LGO, HGO không sai lệch quá nhiều do quá trình tính toán tháp dựa trên các
tiêu chuẩn đã nhâ ̣p. Dòng Overhead và Residue có sai số với PFD (lưu lượng dòng
Overhead không đặt làm tiêu chuẩn mà khống chế qua nhiệt độ đỉnh tháp). Như vâ ̣y bằng
cách điều chỉnh nhiê ̣t đô ̣ đỉnh tháp và khống chế lưu lượng các dòng sản phẩm trích
ngang ta đã khống chế được cân bằng vâ ̣t chất của tháp.
b) Chất lượng phân tách các phân đoạn
Đánh giá chất lượng quá trình phân tách thông qua kiểm tra các tiêu chuẩn.
Bảng III.20 Chất lượng phân tách
Giá trị mô phỏng Trị cho phép Kết luận
Overflash 5.5% 3-5% Không đạt
GAP KER- NAP (oC) -13.49 0 Không Đạt
0.470
OVERLAP LGO- KER (oC) 0÷10 Đạt
4
OVERLAP (ºC) -14.74 -20 Đạt
Kết luận: Với giả thuyết hiệu suất đĩa theo từng vùng đã chọn, mô hình tháp với 26 đĩa
cho kết quả phân tách sản phẩm không đạt, tức chất lượng phân tách không tốt. Do vậy
nhóm quyết định khảo sát thay đổi một số điều kiện vận hành tháp để cải thiện chất lượng
phân tách sản phẩm.
c) Hiệu chỉnh cải thiện khả năng phân tách
Từ kết quả mô phỏng cho thấy ở mỗi vùng phân tách thì quá trình phân tách không đạt.
Có rất nhiều cách để cải thiện chất lượng phân tách. Trong khuôn khổ của tháp với 26 điã
lí thuyết, nhóm đã thực hiện thay đổi một số điều kiện vận hành của các dòng cũng như
các thiết bị để cải thiện khả năng phân tách sản phẩm như sau:
 Thay đổi công suất các hệ thống hồi lưu tuần hoàn (PA). Cụ thể:

30
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Bảng III.21 Giá trị hiệu chính công suất PA

Duty cũ Duty mới


PA
(kW) (kW)
PA Kerosene -8000 -8000
PA LGO -29070 -32000
PA HGO -4925 -3000

 Tăng lưu lượng hơi nước ở các Stripper. Cụ thể:


Bảng III.22 Giá trị hiệu chỉnh dòng Steam

Lưu lượng Lưu lượng


Steam
cũ (kg/h) mới (kg/h)
Steam to
16000 16000
T1101
Steam LGO
5070 1400
Stripper
Steam HGO
2600 6000
Stripper

 Tăng công suất reboiler của Kerosene Stripper từ 2800 (kW) lên 15000 (kW)
 Với các hiệu chỉnh trên thì kết quả cho quá trình phân tách như sau:
- Cân bằng vật chất
Bảng III.23 Cân bằng vật chất sau hiệu chỉnh
Lưu lượng các Theo PFD Theo mô phỏng
Sai lệch
dòng (kg/h) (kg/h)
LPG 2181 2181 0
Naphtha 108314 95870 0.11
Kerosene 51188 51190 0
LGO 170716 170700 0
HGO 69822 69820 0
Residue 407324 423100 0.04

- Chất lượng phân tách

31
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Bảng III.24 Chất lượng phân tách sau khi hiệu chỉnh
Giá trị mô phỏng Trị cho phép Kết luận
Overflash 3.52% 3-5% Đạt
GAP KER- NAP MIN(oC) 2.556 0% Đạt
GAP LGO- KER MIN(oC) 4.603 0÷10 Đạt
OVERLAP MAX(ºC) -3.596 -20 Đạt

Kết luận: Ta thấy rằng sau quá trình hiệu chỉnh thì chất lượng phân tách cơ bản cải thiện
rất nhiều.
Ngoài ra, chất lượng của quá trình phân tách còn được xem xét thông quá phân tích
đường cong chưng cất từng phân đoạn so với đường cong chưng cất của dầu thô:
Bảng III.25 Số liệu về đường cong chưng cất ASTM D86
ASTM D86
% thể Dầu
Overhead Kerosene LGO HGO
tích thô
0 -132.6 -90.72 148.4 130.1 185.5
5 103.7 60.53 175.9 230.5 333.7
10 136.2 73.13 179.1 238.8 342.1
30 247.1 105.8 185.9 257.1 355.7
50 340.4 116.8 192.1 274.2 366.9
70 426.5 135.2 199.4 293.5 382
90 636.3 152.1 210.9 319.5 415.8
95 651.2 159.6 216.6 325.4 422.8
100 766.5 184.4 249.7 360.0 477.4

32
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

ASTM D86
1000

800

600
CRUDE
naphtha
oC

400 kero
lgo
200 hgo

0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60

-200

%vol

Hình III.17 Đường cong chưng cất ASTM D86 của các phân đoạn dầu thô

33
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

CHƯƠNG IV: KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG
QUẤT VỚI MIN – MAX KEROSENE
1. MÔ PHỎNG Ở CHẾ ĐỘ MAX KEROSENE
Ở chế độ Max Kerosene Case điểm cắt các phân đoạn được thay đổi với xu hướng thu
được nhiều sản phẩm Kerosene hơn. CDU có thể tăng lượng Kerosene rút ra với chất
lượng chấp nhận được để phù hợp với thay đổi thị trường. Sự thay đổi tương ứng với 17%
lớn hơn lượng sản xuất Kerosene trong trường hợp cơ bản.
1.1. Trích suất dữ liệu và tiến hành mô phỏng:
a) Lưu lượng dòng nguyên liệu và các dòng sản phẩm chính
- Nguyên liệu: dầu thô Bạch Hổ với lưu lượng 812500 kg/h
- Các sản phẩm: Dựa trên hiệu suất thu từng phân đoạn trong Assay dầu thô
và tính toán ra lưu lượng của các sản phẩm như sau:
Bảng IV.26 Lưu lượng các phân đoạn sản phẩm (Max Kerosene)
TBP cut point Lưu lượng
Sản phẩm
(°C) (kg/h)
Khí và 160 135412
xăng
Kero 210 62725
LGO 330 169000
HGO 370 71580
Residue 370+ 401772
b) Điều kiện vận hành của tháp và các tiêu chuẩn
Ở đây, để mô phỏng cho trường hợp max kerosene ta sử dụng các điều kiện vận hành
cũng như tiêu chuẩn ràng buộc của tháp như trường hợp mô phòng tháp với số đĩa lí
thuyết là 26 đĩa, nạp liệu ở đĩa 24 trong trường hợp đã hiệu chỉnh.
c) Đánh giá kết quả mô phỏng
Sau khi nhập các thông số và hiệu chỉnh lại cho đảm bảo các chỉ tiêu thì quá trình mô
phỏng gần như đã hoàn chỉnh. Ta xuất kết quả và kiểm tra các giá trị.

34
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

Hình IV.18 Kết quả mô phỏng chế độ Max kerosene


 Cân bằng vật chất của tháp:
Đánh giá cân bằng vật chất của tháp qua lưu lượng các dòng sản phẩm.
Bảng IV.27 Lưu lượng các dòng sản phẩm
Theo mô
Lưu lượng Theo PFD
phỏng Sai số (%)
các dòng (kg/h)
(kg/h)
Overhead 135412 117900 0.13
Kerosene 62725 62725 0
LGO 169000 169000 0
HGO 71581 71580 0
Residue 401772 408000 0.02

Kết quả mô phỏng hoàn toàn phù hợp với các giá trị của PFD. Dòng Overhead và Residue
có sai số với PFD (lưu lượng dòng Overhead không đặt làm tiêu chuẩn mà khống chế qua
nhiệt độ đỉnh tháp)
35
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

 Chất lượng phân tách các phân đoạn


Bảng IV.28 Chất lượng phân tách trước hiệu chỉnh (Min kerosene)
Giá trị mô phỏng Trị cho phép Kết luận
Overflash 1.35% 3-5% Không Đạt
GAP KER- NAP MIN (oC) 3.674 0 Đạt
GAP LGO – KER MIN (oC) -2.721 0 Không Đạt
OVERLAP LGO–HGO MAX
-6.096 -20 Đạt
(ºC)

Ta thấy rằng với điều kiện vận hành như trên thì chất lượng phân tách không đạt. Do vậy
nhóm tiến hành thay đổi một số điều kiện để cải thiện khả năng phân tách.
1.2. Hiệu chỉnh chất lượng phân tách
Để cải thiện khả năng phân tách cho trường hợp Max kerosene thì nhóm thay đổi các điều
kiện vận hành như sau:
 Thay đổi công suất các hệ thống hồi lưu tuần hoàn (PA). Cụ thể:
Bảng IV.29 Hiệu chỉnh công suất PA

Duty cũ Duty mới


PA
(kW) (kW)
PA Kerosene -8000 -9000
PA LGO -32000 -32000
PA HGO -3000 -100

 Thay đổi lưu lượng hơi nước ở các Stripper. Cụ thể:


Bảng IV.30 Giá trị hiệu chỉnh dòng Steam

Lưu lượng Lưu lượng


Steam
cũ (kg/h) mới (kg/h)
Main Steam 16000 20000
Steam LGO Stripper 1400 1400
Steam HGO Stripper 6000 6000

36
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

 Với các hiệu chỉnh trên thì kết quả cho quá trình phân tách như sau:
- Cân bằng vật chất
Bảng IV.31 Cân bằng vật chất sau hiệu chỉnh
Theo mô
Lưu lượng Theo PFD
phỏng Sai số (%)
các dòng (kg/h)
(kg/h)
Overhead 135412 114600 0.08
Kerosene 62725 62725 0
LGO 169000 169000 0
HGO 71581 71581 0
Residue 401772 391900 0.02

- Chất lượng phân tách


Bảng IV.32 Chất lượng phân tách sau khi hiệu chỉnh
Giá trị mô phỏng Trị cho phép Kết luận
Overflash 3.73% 3-5% Đạt
o
GAP KER- NAP MIN ( C) 0.916 0 Đạt
o
GAP LGO- KER MIN ( C) 5.176 0 Đạt
OVERLAP MAX (ºC) -8.253 -20 Đạt
Kết luận: Với các hiệu chỉnh cho điều kiện vận hành của các dòng cũng như công suất
các thiết bị thì cân bằng vật chất thay đổi không quá nhiều (ngoài lưu lượng overhead),
chất lượng phân tách đạt.

37
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

KẾT LUẬN
Sau 5 tuần tìm hiểu cũng như tiến hành mô phỏng thì nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ đồ án
được giao:
 Tìm hiểu về phương pháp mô hình hóa và mô phỏng.
 Hiểu và biết cách sử dụng và các tiện ích của phần mềm Hysys.
 Tìm hiểu về hiệu suất của các vùng trong tháp chưng cất.
 Tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng tách của tháp chưng cất.
 Mô phỏng hoạt động ở trạng thái tĩnh của phân xưởng chưng cất khí quyển
(CDU) của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
 Thực hiện mô phỏng thêm chế độ hoạt động khác của nhà máy lọc dầu Dung
Quất.
Đồ án “Công nghệ lọc dầu” mang lại cho nhóm nhiều kiến thức hữu ích, phần nào biết
cách sử dụng phần mềm, đặc biệt áp dụng được phần mềm mô phỏng trong việc mô
phỏng một phân xưởng hoặc một nhà máy lọc dầu.Vì khả năng, kiến thức của chúng em
còn hạn chế nên quá trình làm và kết quả thu được có thể còn nhiều sai sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo và các bạn. Một lần nữa nhóm tác giả xin gửi lời
cảm ơn đến thầy Nguyễn Đình Minh Tuấn đã tận tình hướng dẫn cũng như sự góp ý của
các thầy cô khác.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đỗ Uyễn My – Phan Tú Tài

38
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn
Đồ án: “Mô phỏng tháp chưng cất khí quyển của nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phần mềm Hysys”

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Vietnam oil and gas corporation (PetroVietnam) Dung Quat refinery operating manual
unit CDU (011)
[2] Process Flow Diagram Dung Quat Distulation Unit
[3] Giáo trình Quá trình lọc tách vật lý_Ts.Đặng Kim Hoàng
[4] Refinery Process Modeling, 1st Edition_Gerald L.Kaes
[5] Giáo trình Thiết bị dầu khí_Ts. Nguyễn Đình Lâm

39
SVTH: Đỗ Uyễn My
Phan Tú Tài GVHD: TS.Nguyễn Đình Minh Tuấn

You might also like