You are on page 1of 7

Các thiết bị sản xuất urea:

Phân xưởng sản xuất Urea (Urea Plant) có công suất 800.000 tấn/năm sử
dụng bản quyền công nghệ SNAMPROGETTI – Italia bao gồm các
công đoạn:
- Nén CO2.
- Công đoạn tổng hợp Urea và thu hồi NH3, CO2 cao áp.
- Công đoạn tinh chế Urea và thu hồi NH3, CO2 trung áp và thấp áp.
- Công đoạn cô đặc Urea và tạo hạt.
- Công đoạn xử lý nước.
Các thiết bị chính dùng trong quy trình sản xuất trên:
Nén CO2:
1. Bình tách:
Công dụng: tách lượng lỏng cuốn theo (CO2 bão hòa hơi nước).
2. Máy nén ly tâm:
Công dụng: gồm nén thấp áp và nén cao áp
Hình1. Máy nén ly tâm 4 cấp ở nhà máy Đạm Phú Mỹ
Tổng hợp urea và thu hồi NH3 và CO2 cao áp:

1. Tháp tổng hợp urea:


Công dụng: là nơi xảy ra phản ứng
2 NH3 + CO2 NH2COONH4
NH2COONH4 (NH2)2CO + H2O
2. Máy nén:
Công dụng: nén CO2 sau khi phản ứng trong tháp tổng hợp (áp suất
của CO2 tăng).
Lưu ý: Phải đưa vào mộtv lượng nhỏ không khí vào đầu máy nén để
thụ động hóa bề mặt thép không gỉ để bảo vệ chúng không bị các chất
phản ứng và sản phẩm saub phản ứng ăn mòn.
3. Thiết bị stripper: sản phẩm được đưa vào phần trên
Giới thiệu:
_ Là thiết bị phân hủy kiểu màng trong ống thẳng đứng, trong đó lỏng
được phân phối trên bề mặt gia nhiệt dưới dạng màng và chảy xuống
nhờ trọng lực
_ Thực chất là thiết bị trao đổi nhiệt vỏ ống thẳng đứng ( môi trường gia
nhiệt ở phía vỏ và đầu ống)
_ Mỗi một ống có một đầu phân phối kiểu lồng (ferrule) phân phối
đều dòng lỏng xung quanh thành ống dưới dạng màng.
Công dụng: gia nhiệt để phân hủy cacbamat khi màng lỏng chảy. Nhiệt
phân hủy cacbamat dược cung cấp nhờ ngưng tụ hơi bão hòa.
4. Thiết bị ngưng tụ:
Công dụng: ngưng tụ hỗn hợp khí từ stripper và dung dịch thu hồi(
hình 1) sau đó được tuần hoàn về tháp tổng hợp thông qua bơm.
Tinh chế Urea và thu hồi NH3, CO2 trung áp và thấp áp: gồm 2 giai
đoạn

Hình2. Phân hủy cacbamate và thu hồi NH3-CO2 trung áp


Phân hủy cacbamate và thu hồi NH3-CO2 trung áp ờ áp suất cao:
1. Thiết bị phân hủy trung áp: 3 phần chính
a. Bình tách đỉnh: tách khí nhẹ ra khỏi dung dịch.
b. Thiết bị phân hủy kiểu màng trong ống: phân hủy cacbamat.
c. Bình chứa: chứa dung dịch urea (60-63% khối lượng).
2. Thiết bị cô đặc chân không sơ bộ:
Công dụng: hấp thụ riêng một phần khí
3. Thiết bị ngưng tụ trung áp
Công dụng: hấp thụ gần như hoàn toàn CO2
4. Thiết bị hấp thụ trung áp:
Công dụng: tách pha khí và đưa vào bộ phận tinh chế (hấp thụ CO2 và
tinh chế NH3).
5. Tháp rửa khí trơ trung áp: gồm 3 đĩa van
Công dụng: rửa khí trơ lần cuối cùng bằng nước sạch
6. Thiết bị gia nhiệt cao áp:
Công dụng: gia nhiệt sơ bộ cacbamat
Phân hủy cacbamate và thu hồi NH3-CO2 trung áp ở áp suất
thấp:
1. Thiết bị phân hủy thấp áp: gồm 3 bộ phận
a. Bình tách đỉnh: tách khí nhẹ ra khỏi dung dịch
b. Thiết bị phân hủy kiểu màng ống: phân hủy cacbonat (nhiệt cung
cấp nhờ ngưng tụ hơi thấp áp bão hòa).
c. Bình chứa: chứa dung dịch urea (61-79% khối lượng).
2. Thiết bị cô đặc chân không: gồm 2 thiết bị cô đặc chân không thứ
nhất và thứ hai
Công dụng; cô đặc dung dịch urea chảy trong ống
3. Bình tách chân không khí-lỏng: cũng gồm 2 thiết bị tách thứ nhất
và thứ hai
Công dụng: tách hơi nhờ hệ thống chân không
Cô đặc Urea và tạo hạt:

Hình3. Sơ đồ cô đặc và tháp chưng cất


Cô đặc:
1. Thiết bị cô đặc chân không sơ bộ: gồm 3 bộ phận
a. Bình tách đỉnh: tách khí nhẹ ra khỏi dung dịch
b. Thiết bị cô đặc kiểu màng: phân hủy lượng cacbamat còn lại và
bốc hơi nước.
c. Bình chứa: chứa thiết bị urea (khoảng 85% KL).
2. Thiết bị cô đặc chân không và thiết bị cô đặc chân không khí-lỏng:
tương tự như trên (nồng độ urea nóng chảy cao hơn ở trên).
Tạo hạt:
Tháp tạo hạt (phần bên phải hình 3):
Công dụng: tạo hạt bằng cào quay hình nón, loại bỏ urea vón cục và
tuần hoàn trở lại.

You might also like