You are on page 1of 6

Bài tập hấp thụ

Câu 1:
Xác định hệ số truyền chất KP (kg/h.m2.mmHg) trong tháp hấp thụ loại đệm để hấp thụ CO2 trong pha khí
với dung môi là nước. Hỗn hợp khí cho vào đáy tháp với lưu lượng 5000(m3/h) trong đó CO2 chiếm 28,4% (theo thể
tích); hàm lượng cuối tại đỉnh của CO2 trong pha khí là 0,2% (theo thể tích). Nước tinh khiết cho vào đỉnh tháp với
lưu lượng 650(m3/h). Áp suất tuyệt đối trong tháp là 16,5 at, nhiệt độ là 150C. Tháp có hai tầng đệm (loại đệm vòng)
có tổng diện tích bề mặt đệm là 5212 m2 và giả sử bề mặt đệm được thấm ướt hoàn toàn. Cho biết khối lượng riêng
của CO2 là 1,97(kg/m3) và của nước là 1000(kg/m3); MCO2=44(kg/kmol); Hệ số Henry của CO2 ở 150C là
0,93106mmHg; 1at=735mmHg.
(Gợi ý: động lực trung bình (Ptb) cho toàn quá trình tính theo động lực trung bình logarit)
Bài giải:
Hấp thụ CO2 trong không khí bằng nước:
- Lượng CO2 ban đầu vào ở đáy tháp = 50000,284 = 1420 (m3/h)
5000−1420
- Lượng CO2 trong dòng khí thải ra ở đỉnh tháp =
1−0,002
0,002 = 7,2 (m3 /h)
- Lượng CO2 được nước hấp thụ = 1420-7,2 = 1412,8 (m3/h)
Hay GCO2 = 1412,81,97 = 2783,2 (kg/h) = 63,25 (kmol/h)
• Động lực của qtht ở đáy tháp: Pđáy = pCO2(đáy) – p*CO2(đáy)
Với: pCO2(đáy) = yCO2(đáy)Pc = 0,28416,5735 = 3444,2 (mmHg)
2783,2/44

𝑝𝐶𝑂2(đá𝑦)
= 𝐶𝑂2 𝑥𝐶𝑂2 trong đó 𝑥𝐶𝑂2 = = 1,7510−3 (𝑝ℎầ𝑛 𝑚𝑜𝑙)
2783,2/44+650×1000/18

 𝑝𝐶𝑂

2(đá𝑦)
= 𝐶𝑂2 𝑥𝐶𝑂2 = 0,93106 × 1,7510−3 = 1626,2 (𝑚𝑚𝐻𝑔)
 Pđáy = 3444,2 – 1626,2 = 1818 (mmHg)
• Động lực của qtht ở đỉnh tháp: Pđỉnh = pCO2(đỉnh) – p*CO2(đỉnh)
Với: pCO2(đỉnh) = yCO2(đáy)Pc = 0,00216,5735 = 24,26 (mmHg)

𝑝𝐶𝑂2(đỉ𝑛ℎ)
= 𝐶𝑂2 𝑥𝐶𝑂2 trong đó 𝑥𝐶𝑂2 = 0 (𝑣ì 𝑛ướ𝑐 𝑣à𝑜 𝑡𝑖𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑖ế𝑡)
 Pđỉnh = 24,26 – 0 = 24,26 (mmHg)
𝑃𝑙 −𝑃𝑛 1818−24,26
Vậy : 𝑃𝑇𝐵 = = = 415,5(𝑚𝑚𝐻𝑔)
𝑙𝑛(𝑃𝑙 /𝑃𝑛 ) ln (1818/24,26)
𝐺𝐶𝑂2 2783,2
 𝐾𝑃 = = = 0,00128 (𝑘𝑔/ℎ. 𝑚2 . 𝑚𝑚𝐻𝑔)
𝐹𝑃𝑇𝐵 5212×415,5
Câu 2
Hấp thụ NH3 trong không khí bằng nước. Nồng độ đầu của NH3 trong không khí là 5% thể tích và nồng độ
cuối là 0,27% thể tích. Lượng hỗn hợp khí đi vào tháp hấp thụ là 10000 (m3/h); khối lượng riêng của hỗn hợp khí là
1,29 (kg/m3). Áp suất chung của không khí là 760mmHg. Nồng độ đầu của NH3 trong nước là 0,2% khối lượng.
Lượng dung môi tiêu hao riêng là 1,18(kg/kg). Tính:
a/ Lượng NH3 bị hấp thụ (kg/h)
b/ Nồng độ của NH3 trong nước (kg NH3/kg nước) sau khi ra khỏi tháp
c/ Tìm phương trình đường nồng độ làm việc của quá trình hấp thụ
Cho biết khối lượng phân tử của NH3 và của không khí lần lượt là MNH3=17(kg/kmol), Mkk=29(kg/kmol)
Bài giải:
0,05×17 𝑘𝑔𝑁𝐻3
a. 𝑦đ = 0,05(𝑝ℎầ𝑛 𝑚𝑜𝑙) → 𝑌̅đ = = 0,031( )
(1−0,05)×29 𝑘𝑔𝑘𝑘
0,0027 × 17 𝑘𝑔𝑁𝐻3
𝑦𝑐 = 0,0027(𝑝ℎầ𝑛 𝑚𝑜𝑙) → 𝑌̅𝑐 = ≈ 0,0016( )
(1 − 0,0027) × 29 𝑘𝑔𝑘𝑘
0,002 𝑘𝑔𝑁𝐻3
𝑎đ = 0,002(𝑝ℎầ𝑛 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔) → ̅̅̅
𝑋đ = = 0,002( )
(1 − 0,002) 𝑘𝑔𝑛ướ𝑐
𝑘𝑔
𝐺𝑦 = 10000 × 1,29 = 12900( )

12900 𝑘𝑔𝑘𝑘
𝐺𝑡𝑟 = = 12512( )
(1 + 0,031) ℎ
a. Lượng khí NH3 bị hấp thụ:
𝑘𝑔
𝐺𝑁𝐻3 = 𝐺𝑡𝑟 (𝑌̅đ − 𝑌̅𝑐 ) = 12512 × (0,031 − 0,0016) = 367,85( )

b. Nồng độ NH3 trong nước sau khi ra khỏi tháp:
𝐺
𝐺𝑡𝑟 (𝑌̅đ − 𝑌̅𝑐 ) = 𝐿𝑡𝑟 (𝑋̅𝑐 − 𝑋̅đ ) 𝑋̅𝑐 = 𝑡𝑟 (𝑌̅đ − 𝑌̅𝑐 ) + 𝑋̅đ
𝐿𝑡𝑟
1 𝑘𝑔𝑁𝐻3
𝑋̅𝑐 = × (0,031 − 0,0016) + 0,002 = 0,0269( )
1,18 𝑘𝑔𝑛ướ𝑐
c. Viết ptcb vật liệu ở một tiết diện bất kỳ: 𝐺𝑡𝑟 (𝑌̅ − 𝑌̅𝑐 ) = 𝐿𝑡𝑟 (𝑋̅ − 𝑋̅đ )
𝐿𝑡𝑟 𝐿
Pt đường nồng độ làm việc: 𝑌̅ = 𝑋̅ − 𝑡𝑟 𝑋̅đ + 𝑌̅𝑐
𝐺𝑡𝑟 𝐺𝑡𝑟
𝑌̅ = 1,18𝑋̅ − 1,18 × 0,002 + 0,0016 = 1,18𝑋̅ − 0,00076

Câu 3:

Một hỗn hợp khí gồm NH3 và N2 (khí trơ) có lưu lượng là 1000 (kmol/h), được rữa bằng nước trong một tháp
hấp thụ ngược chiều.

a/ Tính lượng nước tối thiểu được sử dụng (kmol/h), nếu nồng độ của khí NH3 đi vào tháp và ra khỏi tháp
hấp thụ là lần lượt là 0,2 và 0,01 (phần mol)

b/Tính lượng khí NH3 bị hấp thụ (kmol/h)

c/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của quá trình hấp thụ

d/ Tính nồng độ NH3 trong nước khi ra khỏi tháp (kmol NH3/kmol H2O)

Cho biết phương trình nồng độ cân bằng lỏng hơi là: y* = 2x (y, x là nồng độ phần mol); lượng nước thực tế sử
dụng lớn hơn lượng nước tối thiểu là 1,5 lần

Câu 4:
Khí thải của một nhà máy chứa 5% khối lượng SO2 cần phải rửa để loại trừ khí này xuống còn 1% khối
lượng. Người ta dùng nước sạch để rửa khí, quá trình rửa khí tuân theo định luật Henry-Dalton:
X = 0,15Y trong đó X(kgSO2/kgH2O); Y (kgSO2/kgKKhí)
a/ Tính độ hòa tan cực đại của SO2 trong nước (kgSO2/kgH2O).
b/ Tìm phương trình đường nồng độ làm việc
c/ Tính lượng nước cần tiêu tốn để thực hiện quá trình hấp thụ (kg/h)
Cho biết hiệu suất tách của tháp đạt 80% và lưu lượng khí cần xử lý là 1000(kg/h)

Bài tập chưng cất


Câu 1:
1/ Tỷ số hồi lưu là gì? Tỷ số hồi lưu ảnh hưởng như thế nào đến kích thước của tháp chưng luyện liên tục ?
2/ Dùng tháp chưng luyện liên tục để tách hỗn hợp etanol-nước (C2H5OH-H2O) với năng suất tính theo hỗn hợp đầu
10000 (kg/h), chứa lượng etanol là 4000 (kg/h). Biết nồng độ sản phẩm đỉnh là 0,9 (phần mol) và nồng độ sản phẩm
đáy 0,05(phần mol). Hỗn hợp đầu đưa vào tháp chưng ở nhiệt độ sôi, tháp làm việc với chỉ số hồi lưu R=2
a/ Tính lượng etanol trong sản phẩm đỉnh và trong sản phẩm đáy (kmol/h).
b/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng và đoạn luyện
c/ Tính lượng nước làm lạnh để ngưng tụ hoàn toàn lượng hơi ra khỏi tháp chưng. Cho biết ẩn nhiệt ngưng
tụ của lỏng ở đỉnh tháp bằng 600 (kJ/kg); nhiệt dung riêng của nước làm lạnh 4,184 (kJ/kg.0C); nhiệt độ vào và ra
của nước làm lạnh tương ứng là 250C và 400C.

Câu 2
1/ Nêu các phương pháp chưng, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của các phương pháp chưng đó
2/ Một tháp chưng luyện liên tục để tách hỗn hợp gồm axeton và etanol. Lưu lượng hỗn hợp đầu cho vào
tháp là 75(kmol/h) ở nhiệt độ sôi. Nồng độ axeton trong hỗn hợp đầu xF = 0,4 (phần mol), nồng độ sản phẩm đỉnh
thu được xP=0,9 (phần mol) và nồng độ axeton còn lại trong sản phẩm đáy xW = 0,05 (phần mol). Tháp chưng làm
việc với chỉ số hồi lưu không đổi R=2Rmin
Số liệu về đường cân bằng lỏng hơi (y, x tính bằng phần mol) cho ở bảng sau:
x 0 0,05 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00
y 0 0,15 0,26 0,42 0,52 0,60 0,68 0,75 0,82 0,89 0,95 1,00

Xác định:
a/ Lưu lượng của axeton trong sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy và trong hỗn hợp đầu (kmol/h)
b/ Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và đoạn chưng.
Câu 3

1/ Hãy trình bày quá trình chưng luyện liên tục một hỗn hợp hai cấu tử: tháp chưng, nguyên lý làm việc của
tháp.
2/ Một tháp chưng cất liên tục với lưu lượng hỗn hợp đầu 96 (kmol/h) gồm 0,4 (phần mol) rượu etylic. Hỗn hợp đầu
đưa vào tháp ở nhiệt độ sôi. Sản phẩm đỉnh có lưu lượng 36 (kmol/h). Phương trình đường nồng độ làm việc của
đoạn luyện là:
y = 0,67x + 0,31.
Tính:
a/ Nồng độ phần mol rượu etylic trong sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy
b/ Lượng lỏng hồi lưu (kmol/h)
c/ Lượng hơi (kmol/h) ra khỏi tháp chưng
d/ Lượng nước lạnh tiêu tốn ở thiết bị ngưng tụ để ngưng tụ hoàn toàn lượng hơi ra khỏi tháp (kmol/h), biết
nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của nước lần lượt là 200C và 400C, nhiệt dung riêng của nước là 4,184 (kJ/kmol.0C); ẩn
nhiệt ngưng tụ của hơi ở đỉnh tháp là 200 (kJ/kmol)
Câu 4:
1/ Từ định luật Raoult và Dalton hãy chứng minh rằng trong quá trình chưng khi tăng thành phần của cấu tử dễ bay
hơi trong pha lỏng thì thành phần của nó trong pha hơi tăng và thành phần của cấu tử dễ bay hơi trong pha hơi luôn
lớn hơn thành phần của nó pha lỏng.
2/ Một tháp chưng cất liên tục với lưu lượng hỗn hợp đầu 1200 (kmol/h) gồm 0,3 (phần mol) rượu metylic
(CH3OH). Hỗn hợp đầu đưa vào tháp ở nhiệt độ sôi. Phương trình đường làm việc của đoạn luyện là: y = 0,63x +
0,32
Sản phẩm đáy có lưu lượng 800 (kmol/h). Tính:
a/ Nồng độ phần mol rượu metylic trong sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy
b/ Lượng methanol có trong hỗn hợp đầu, sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy (kmol/h)
c/ Lượng hơi (kmol/h) ra khỏi tháp chưng và lượng lỏng hồi lưu (kmol/h)
Bài tập trích ly
Câu 1
1/ Trình bày nguyên tắc trích ly dưới dạng sơ đồ khối. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly.
2/ Để tách 0,075 (phần mol) pyrindin ra khỏi dung dịch loãng người ta sử dụng một thiết bị chiết ngược
dòng và dùng benzen làm dung môi chiết. Sự phân bố của pyrindin giữa nước và benzen ở 250C tuân theo định luật
phân bố sau:
Y* = 1,5X trong đó Y(kg pyrindin/kg benzen); X (kg pyrindin/kg nước)
a/ Tính nồng độ chiết cực đại (kg pyrindin/kg benzen)
b/ Thiết lập phương trình đường làm việc của quá trình chiết khi nồng độ chiết bằng 70% nồng độ chiết cực
đại và nồng độ của dịch bã còn 0,012 (phần mol) pyrindin.
Cho biết: - Dung môi benzen dùng để chiết là tinh khiết
- Dung môi benzen và nước xem như không tan trong nhau
- Mpyrindin = 79 (kg/kmol) và Mnước = 18 (kg/kmol)
Câu 2
1/ Khái niệm quá trình trích ly: định nghĩa, ứng dụng, chọn dung môi
2/ Để xử lý nước thải của một nhà máy có chứa 10 g axit sunfosalicylic/kg nước xuống còn 1 (g axit
sunfosalicylic/kg nước), người ta dùng dung môi dietyleter tinh khiết để chiết axit sunfosalicylic. Axit sunfosalicylic
phân bố giữa nước và dietyleter ở 250C tuân theo định luật phân bố sau:
Y = 120X trong đó : X (g axit sunfoxalicylic/kg nước) ; Y (g axit sunfoxalicylic/kg dietylete)
Tính :
a. Nồng độ chiết cực đại (g axit sunfoxalicylic/kg dietylete)
b. Tỷ lệ dung môi khi nồng độ chiết chỉ bằng 70% nồng độ chiết cực đại
c. Lượng dung môi dietyleter (m3/h) tiêu tốn khi xử lý lượng nước thải là 3 m3/h
Cho biết: dung môi dietylete và nước xem như không tan trong nhau

Câu 3:

1/ Trình bày các phương pháp trích ly trong công nghiệp: trích ly một bậc, trích ly nhiều bậc chéo dòng (sơ đồ
hệ thống, biểu diễn các quá trình trên đồ thị Y-X và trên đồ thị tam giác đều).

2/ Để tách axit axetic ra khỏi dầu người ta sử dụng một thiết bị chiết với dung môi thứ cấp là izopropylen. Sự phân
bố của axit axetic giữa dầu và izopropylen ở 250C tuân theo phương trình cân bằng sau: Y = 25X

trong đó : X (g axit axetic /kg dầu) ; Y (g axit axetic /kg izopropylen).

a/ Tính nồng độ của dịch chiết (g axit axetic /kg izopropylen) khi ra khỏi thiết bị chiết

b/ Tim phương trình đường nồng độ làm việc của quá trình chiết

Cho biết:

- Nguyên liệu đầu có nồng độ XF = 10(g axit axetic /kg dầu); Dung dịch raphinat có nồng độ XR=0,1(g axit
axetic /kg dầu); tỷ số giữa dung môi sơ cấp dầu và dung môi thứ cấp izopropylen là 10(kg/kg); Nồng độ
ban đầu của axit axetic trong dung môi thứ cấp là 0,05(g axit axetic /kg izopropylen)
- Dung môi izopropylen và dầu xem như không tan vào nhau

Câu 4
1/ Trình bày các phương pháp trích ly lỏng – lỏng: sơ đồ, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng.
2/ Để tách 0,1 (phần mol) phenol ra khỏi nước thải, người ta sử dụng một thiết bị chiết ngược dòng và dùng benzen
tinh khiết làm dung môi chiết. Sự phân bố của phenol giữa nước và benzen ở 25oC tuân theo định luật phân bố:
Y = 1,5X trong đó Y(kg phenol/kg benzen), X (kg phenol/kg nước)
a/ Tính nồng độ chiết cực đại (kg phenol/kg benzen)
b/ Viết phương trình đường làm việc của quá trình chiết khi nồng độ chiết bằng 70% nồng độ chiết cực đại
và nồng độ phenol còn lại trong dịch bã là 0,01 (phần mol).
Cho biết: dung môi benzen và nước xem như không tan trong nhau; Mphenol = 94 kg/kmol và Mnước=18 kg/kmol

Bài tập sấy:

Câu 1
1/ Nhiệt độ điểm sương của không khí ẩm là gì ? Ý nghĩa của nhiệt độ điểm sương trong quá trình sấy. Cách xác
định nhiệt độ điểm sương (bằng công thức tính và bằng đồ thị I-x)
2/ Một máy sấy dùng tác nhân sấy là không khí nóng với năng suất tính theo sản phẩm sau khi sấy G2 = 500 (kg/h);
độ ẩm đầu và cuối của vật liệu tương ứng là w1= 40%, w2 = 10% (tính theo vật liệu ướt). Biết không khí ngoài trời
có nhiệt độ t0=250C, độ ẩm tương đối 0 = 80%; nhiệt độ không khí khi vào máy sấy (sau khi đi qua caloriphe chính)
t1 = 800C và sau khi ra khỏi máy sấy t2 = 400C. Quá trình sấy xem như sấy lý thuyết.
Hãy tính:
a/ Lượng nguyên liệu cần phải đưa vào máy sấy (kg/h)
b/ Lượng không khí khô cần thiết cho quá trình sấy (kgkkk/h)
c/ Lượng nhiệt cung cấp cho caloriphe (kW)
Cho biết: Áp suất không khí là 105 (N/m2); áp suất hơi nước bão hoà ở 250C là Pbh = 3150 (N/m2)
Câu 2
1/ Nhiệt độ điểm sương (ts) và nhiệt độ (tư) bầu ướt của không khí ẩm là gì? Ý nghĩa của nó trong quá trình sấy?
Cách xác định ts và tư trên đồ thị I-x
2/ Một máy sấy bằng không khí có năng suất tính theo vật liệu ẩm là G1=350(kg/h); không khí trước khi vào
caloriphe chính có nhiệt độ t0=150C và x0 =0,008 (kgẩm/kgkkk); và sau khi ra khỏi máy sấy có nhiệt độ t2=450C và
x2= 0,038 (kgẩm/kgkkk). Biết rằng sau 10h sấy độ ẩm vật liệu giảm từ 35% xuống còn 12%; độ ẩm tới hạn tương
ứng là 16% và độ ẩm cân bằng là 5%. Bỏ qua thời gian khởi động; quá trình sấy được thực hiện theo phương thức
sấy lí thuyết. Tính:
a/ Lượng không khí khô đi qua máy sấy
b/ Lượng nhiệt cần thiết cấp cho máy sấy
c/ Thời gian sấy cần thiết để vật liệu có độ ẩm từ 40% xuống còn 8%

Câu 3
1/ Trình bày quá trình bay hơi ẩm khỏi vật liệu trong quá trình sấy. Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến quá trình bay hơi ẩm khỏi vật liệu
2/ Trong thiết bị sấy kiểu ống hơi, người ta tiến hành sấy than bùn. Kết quả được ghi nhận như sau:
- Năng suất của thiết bị m = 20 (kg/h) (tính theo vật liệu khô)
- Trạng thái than bùn:
* nhiệt độ vào: 200C; nhiệt độ ra: 500C
* độ ẩm đầu và cuối vật liệu: w1= 40% và w2=5%
* hàm nhiệt của vật liệu trước khi sấy và sau khi sấy:
i0 = 17,4 (kcal/kg) và i2 = 23,3 (kcal/kg)
- Trạng thái của không khí (của tác nhân sấy)
* Trước khi sấy: t0 = 250C; x0 = 0.0057 (kg ẩm/kgkkk)
* Sau khi sấy: t2 = 820C; x2 = 0,146 (kg ẩm/kgkkk)
- Nhiệt độ hơi đốt: t =1000C
- Diện tích bề mặt đốt nóng của ống là 4,5 m2.
- Nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh bằng 10% lượng nhiệt làm bay hơi ẩm.
- Nhiệt dung riêng của nước: Cn = 1(kcal/kg.0C)
Hãy xác định hệ số truyền nhiệt K (W/m2.0C) (tính cho hiệu số nhiệt độ trung bình giữa hơi đốt và vật liệu sấy).
Câu 4
1/ Nêu các nội dung nghiên cứu của tĩnh lực học và động lực học về sấy
2/ Một thiết bị sấy bằng không khí được sử dụng để sấy tinh thể muối. Điều kiện sấy được ghi nhận như
sau:
* Năng suất thiết bị (tính theo vật liệu ướt) G1 = 250 (kg/h); nhiệt độ của tinh thể trước khi sấy và sau khi
sấy lần lượt 1=150C và 2= 400C; nhiệt dung riêng của tinh thể Ctt=1,16(kJ/kg.0C); độ ẩm của tinh thể trước khi sấy
và sau khi sấy lần lượt là w1=5% và w2=0,1%
* Không khí trước khi vào caloriphe t0=150C, x0 = 0,0075 (kg ẩm/kg kkk) và sau khi ra khỏi thiết bị sấy
0
t2=50 C, x2=0,023(kgẩm/kg kkk)
Tính:
a/ Lượng không khí khô đi qua máy sấy
b/ Lượng nhiệt cần thiết cấp cho máy sấy
c/ Nhiệt độ của không khí sấy trong buồng sấy
Cho biết: nhiệt dung riêng của nước Cn = 4,184 (kJ/kg.0C); nhiệt tổn thất ra môi trường bằng 5,5% lượng
nhiệt tính theo lý thuyết

You might also like