You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HỮU CƠ – HÓA DẦU

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tại Nhà Máy Pha Chế Dầu Nhờn Thượng Lý

GVHD: PGS Đào Quốc Tùy

TS Nguyễn Anh Vũ

Họ tên sinh viên: Phạm Văn Hùng

MSSV: 20142114

Hà Nội, 3/2019
MỤC LỤC
Phần 1 ............................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ..................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................. 1
1.2. Sơ đồ tổ chức của nhà máy ............................................................................. 2
PHẦN 2 .......................................................................................................................... 4
QÚA TRÌNH SẢN XUẤT, QUI TRÌNH TẠI NHÀ MÁY ....................................... 4
2.1. Hệ thống thiết bị tại nhà máy......................................................................... 5
2.2. Qui trình xuất nhập hàng ............................................................................... 8
2.3. Qui trình pha chế và đóng rót dầu nhờn ...................................................... 8
PHẦN 3 ........................................................................................................................ 12
NGUYÊN LIỆU, PHỤ GIA, SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY.................................. 12
3.1. Dầu gốc ............................................................................................................. 12
3.2. Phụ gia ............................................................................................................... 13
3.3. Sản phẩm dầu nhờn ......................................................................................... 14
3.3.1. Giới thiệu dầu về dầu nhờn....................................................................... 14
3.3.2. Các sản phẩm của nhà máy ...................................................................... 19
PHẦN 4 ........................................................................................................................ 25
CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ................................................ 25
4.1. Giới thiệu phòng thử nghiệm VILAS 017 ...................................................... 25
4.2. Các phép thử tại phòng thử nghiệm VILAS 017 ....................................... 29
4.3.2. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm ............................................................ 39
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 41
Danh mục các từ viết tắt

BTU: British Thermal Unit, hệ đơn vị nhiệt của Anh;

HP: Horse Power, Mã lực;

CSVCKT: Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật;

DMN: Dầu Mỡ Nhờn;

KHDDVT: Kế Hoạch Điều Độ và Vận Tải.


Lời cảm ơn

Em xin gửi lời cảm ơn đến bộ môn Công Nghệ Hữu Cơ – Hóa Dầu cùng các thầy
cô trong bộ môn đặc biệt là thầy Đào Quốc Tùy và Nguyễn Anh Vũ đã hết lòng tạo
điều kiện để em được cơ hội thực tập, giúp chúng em hiểu hơn về nghề nghiệp cũng
như định hướng cho tương lai của mình sau này.

Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc Nhà Máy Dầu Nhờn
Thượng Lý, các anh, các chú đã chỉ dạy, giúp đỡ làm quen với môi trường công việc
tại dây chuyền cũng như trong phòng LAB, giải đáp các thắc mắc và chia sẻ những
kinh nghiệm quí giá trong quá trình thực tập.

Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này đã sự vận dụng những kiến thức đã được học
tại trường vào thực tế ở nhà máy dầu nhờn. Báo cáo này không thể tránh khỏi thiếu
sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô để bài báo cáo có thể
được hoàn thiện hơn.

Bài báo cáo bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Phần 1: Tổng quan về nhà máy;


- Phần 2: Quá trình sản xuất, qui trình tại nhà máy;
- Phần 3: Nguyên liệu, phụ gia, sản phẩm của nhà máy;
- Phần 4: Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phần 1

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY


1.1. Giới thiệu chung

Hình 1.1: Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý

Nhà Máy Pha Chế Dầu Nhờn Thượng Lý được thành lập năm 1994, trực thuộc
Tổng Công Ty Hóa Dầu Petrolimex – CTCP thuộc Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam, có
địa chỉ đặt tại số 1 Hùng Vương, Sở Dầu, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.

Tổng Công Ty Hóa Dầu Petrolimex – CTCP là một công ty nổi tiếng trong lĩnh
vực hóa dầu với các sản phẩm như dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hóa chất. Trong đó dầu
mỡ nhờn là sản phẩm hết sức quan trọng, công ty có 2 nhà máy pha chế dầu nhờn trên
cả nước, một nhà máy đặt tại phía bắc và một nhà máy đặt tại phía nam.

Nhà Máy Pha Chế Dầu Nhờn Thượng Lý có tổng diện tích 25000 m2, với năng
suất pha chế cực đại lên tới 50000 m3/ năm là cơ sở sản xuất dầu nhờn đại diện của
Tổng Công Ty Hóa Dầu Petrolimex – CTCP tại miền bắc.

1
1.2. Sơ đồ tổ chức của nhà máy

Hội đồng quản trị tổng công ty

Ban tổng giám đốc

Ban giám đốc nhà máy

Phòng Đội pha


Phòng Kĩ Đội giao
KHDD và chế và
Thuật nhận
Vận tải đóng rót

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy.

Chức năng của các phòng, đội trong nhà máy

Phòng KHĐĐ và Vận tải:

Chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện: công tác lập kế hoạch, phối hợp
triển khai tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện; Kế hoạch nhập, xuất hàng
hóa, nguyên vật liệu đầu vào (bao gồm: dầu gốc, phụ gia, bao bì và các loại vật tư
phục vụ cho công tác PCĐR, xuất nhập và bảo quản hàng hóa tại Nhà máy).

Phòng kĩ thuật:

Có chức năng giúp Ban giám đốc Nhà máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác
quản lý kỹ thuật hệ thống công nghệ, các trang thiết bị sản xuất của Nhà máy.

Chức năng của Đội PCĐR:

Đội pha chế đóng rót có chức năng bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật
chất, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, lao động do đội phụ trách; Tổ chức

2
thực hiện công tác nhập, xuất nguyên vật liệu và pha chế, đóng rót theo kế họach đã
được duyệt và phân công.

Đội giao nhận:

Đội giao nhận có chức năng là tổ chức thực hiện các công việc giao nhận, sắp xếp,
tồn chứa và bảo quản về hàng hóa, thành phẩm; Tổ chức bảo quản và sử dụng có hiệu
quả mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ, lao động do đội phụ trách;
Tổ chức thực hiện các công tác về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh
công nghiệp, phòng chống cháy nổ và các nội quy, quy định của Nhà máy và Tổng
công ty; Xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
theo chức năng nhiệm vụ của Đội; Thực hiện các báo cáo theo quy định của Nhà máy
và Tổng công ty.

3
PHẦN 2

QÚA TRÌNH SẢN XUẤT, QUI TRÌNH TẠI NHÀ MÁY

Các dây chuyền đóng rót


Bể dầu gốc
Lon 0,8 lít
Cảng
Thượng
Lý Ống nhập hàng

Lon 1 đến 6 lít

Phụ gia Thùng 18, 25 lít

Bể pha chế Bể thành phẩm


Phuy 200, 209 lít

Hình 2.1: Sơ đồ quá trình sản xuất tại nhà máy dầu nhờn Thượng Lý

Thuyết minh quá trình sản xuất tại nhà máy

Dầu gốc và phụ gia sẽ được tồn chứa sẵn trong các bể chứa. Khi vào ca sản xuất,
dầu gốc sẽ được bơm từ bể chứa dầu gốc vào trong bể pha chế, phụ gia cũng sẽ được
bơm vào bể pha chế hoặc là được đổ vào bể pha chế từ các phuy.

Quá trình pha chế xảy ra, có gia nhiệt có cánh khuấy để quá trình xảy ra dễ dàng
hơn. Sau pha chế, dầu nhờn được đưa tới bể thành phẩm rồi sau đó từ bể thành phẩm
sẽ được đóng rót sang các dây chuyền đã định sẵn.

Xen lẫn giữa các giai đoạn, phòng thí nghiệm sẽ tới lấy mẫu để phân tích, kiểm tra
để đảm bảo mẫu đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm.

4
2.1. Hệ thống thiết bị tại nhà máy

Hệ thống công nghệ nhập hàng

Hệ thống công nghệ nhập hàng nối từ cầu cảng Thượng Lý về đến nhà máy có độ
dài khoảng 1km gồm 2 tuyến ống 8 inch (1 tuyến chính, 1 tuyến dự phòng). Tuyến
công nghệ nhập này được kết nối vào 08 bể dầu gốc 1650 m3 và 02 bể dầu gốc 250
m3.
Đối với cảng xăng dầu Thượng Lý chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải dưới 3000
tấn. Đối với tàu có trọng tải trên 3000 tấn, tổng công ty PLC phải chuyển tải tại cảng
Đình Vũ, Hải Phòng.

Tổng Công ty hóa dầu Petrolimex không có cầu cảng riêng biệt nên đã phải thuê
dịch vụ cầu cảng của Công ty xăng dầu khu vực III (cũng là một công ty con của tập
đoàn Petrolimex) tại Đình Vũ.

Các bể dầu gốc


Nhà máy nhập dầu gốc chứa trong 8 bể 1650 m3và 2 bể 250 m3
Cấu tạo bể dầu gốc bao gồm các bộ phận sau:
- Móng bể (40 cọc bê tông, sâu 38-40m, có đệm cát, đầm, thảm bằng asphalt để
chống lún sụt).
- Thân bể được hàn từ các tấm thép có độ dày từ 6-10 mm.
- Mái bể bao gồm hệ thống giằng đỡ mái, lỗ đo, lỗ thở, cửa sáng (phục vụ công
tác vệ sinh, sửa chữa khi cần); hệ thống chống sét.
- Hệ thống cứu hỏa, cầu thang, lan can, cửa người chui (vệ sinh, sửa chữa).
- Các bể chứa đƣợc gắn công nghệ nhập, xuất (bao gồm đường ống, valve, bơm
bánh răng)

Các bể phụ gia


Hiện tại nhà máy đang sử dụng 2 dạng phụ gia là phụ gia xá (chứa trong bể) và
phụ gia phuy (khỏang trên 30 loại). Các phụ gia xá được chứa trong bể, gia nhiệt và
bảo quản ở nhiệt độ từ 40-50 oC để đảm bảo độ nhớt khi bơm chuyển.
Nhà máy bảo quản phụ gia xá trong 4 bể dung tích 50 m3 và 2 bể dung tích 55 m3.

5
Các bể pha chế
Nhà máy hiện có 2 bể pha chế 35 m3, 1 bể 20 m3, 2 bể 10 m3, 2 bể 5 m3, 2 bể 2 m3.
Ngoài ra nhà máy còn có 2 bể pha chế 250 m3.

Các bể thành phẩm


Nhà máy hiện có 2 bể thành phẩm dung tích 250 m3, 3 bể dung tích 60 m3, 9 bể
dung tích 50 m3 thuộc 2 dạng bể trụ đứng hoặc nằm ngang. Trong đó mới chi có các
bể 50 m3 đi vào sử dụng.
Các dây chuyền đóng rót
Bảng 1: Các dây chuyền đóng rót tại nhà máy
Dây chuyền Bao bì NSBQ / Ca Số CN Ca
Đóng phuy 200L-209L 250 – 300 phuy/ca 3
Đóng thùng / Xô 18L-25L 1200 – 1400 thùng/ca 3
Đóng lon 2 0.8L 22.000 – 24.000 lon /ca 5
0.5L-1L 10.000-11.000 lon/ca 5
Đóng lon 1
4L, 5L, 6L 4000 – 6000 can/ca 5
Tuýp 120ml 0.5L 8.00-1000 tuýp/ca 2
Đóng Flexitank 23000L 4 Flexitank/ ca 1-2
Đóng IBC 1000L 20 IBC/ ca 1-2

Các thiết bị phụ trợ


Bảng 2: Các thiệt bị phụ trợ
STT Thiết bị Số lượng Công suất
1 Lò gia nhiệt AKB 01 800.000 BTU
2 Lò gia nhiệt Gelkakonus 01 1.500.000BTU
3 Máy phát điện 01 500 KVA
4 Máy nén khí Sullair 01 150 HP
5 Máy nén khí GA55 01 10 HP
6 Máy làm khô không khí Sullair 01
7 Máy làm khô không khí GA55 01

6
Hệ thống kho bãi
Hệ thống kho bãi của Nhà máy gồm:
- Nhà kho 1.500 m2 với sức chứa 750 MT dầu mỡ nhờn nhập khẩu;
- Nhà kho 3200m2 chứa thùng / kiện;
- Nhà kho 540 m2 chứa bao bì, vật tư phục vụ sản xuất;
- Nhà kho 500m2 chứa chất thải nguy hại;
- Bãi chứa: Bãi A (chứa phụ gia nhập khẩu, chứa hàng PLC); Bãi B (chứa phụ
gia nhập khẩu); Bãi C (chứa DMN Castrol BP).

Các hệ thống, thiết bị khác


- Hệ thống chữa cháy cố định: Tại nhà máy bao gồm các đường bọt, đường
nước từ trạm bơm cứu hỏa của Công ty xăng dầu khu vực III (thuê dịch vụ).
Các thiết bị báo cháy tự động được trang bị tại nhà kho 1500 m2, nhà sản
xuất 3200 m2, nhà văn phòng. Các thiết bị chữa cháy di động được kiểm định
định kỳ 01 năm/lần.
- Trạm cân 60 tấn phục vụ công tác xuất nhập hàng hóa.
- Hệ thống công nghệ khí nén, hệ thống công nghệ nhiệt.

2.2. Qui trình xuất nhập hàng


Qui trình nhập hàng (nhập dầu gốc)
Quy trình nhập tàu dầu gốc
Công tác chuẩn bị trước khi nhập tàu:
- Đơn vị vận tải để bố trí phương tiện vận tải
- Đội pha chế đóng rót phân công ca trực nhập tàu Phòng kỹ thuật kiểm tra tình
trạng công nghệ, bể chứa.
- Phòng Villas lấy mẫu kiểm tra, tiến hành niêm phong kẹp chì các Valve trước
khi nhập.
- Làm thủ tục lấy mẫu đo giám định tại tàu, sau đó tiến hành chuyền tải từ tàu
nước ngoài xuống đơn vị chuyền tải. Hao hụt cho phép của chuyền tải từ tàu
nước ngoài xuống tàu chuyền tải là không quá 5%, nếu quá 5% làm kháng cáo
gửi bảo hiểm giải quyết.

7
- Tiếp theo là công đoạn truyền tải dầu gốc từ phương tiện truyền tải vào bể dầu
gốc, trước khi chuyền tải phòng Villas tiến hành lấy mẫu phân tích nếu đạt mới
tiến hành cho bơm chuyển vào bể dầu gốc. Sau khi bơm xong tiến hành lấy
mẫu đo bể chứa.
Ngoài hình thức nhập tàu dầu gốc, còn có nhập dầu gốc, phụ gia bằng iso tank/
flexi tank/ container.
Qui trình xuất sản phẩm
Sau khi nhận được biên bản yêu cầu từ Tổng công ty, Phòng KHDDVT tổ chức
bốc hàng từ kho lên xe, giao tới nơi khách hàng.

2.3. Qui trình pha chế và đóng rót dầu nhờn

Qui trình xúc rửa


Bảng 3: Ma trận xúc rửa

Sản phẩm dầu nhờn tại nhà máy được chia làm 8 nhóm, với một ca sản xuất chỉ
sản xuất một vài nhóm, ca khác sẽ sản xuất nhóm khác, vậy nên một điều quan
trọng trong nhà máy là phải tiến hành quá trình xúc rửa tại các bể pha chế, cũng
như các bể liên quan giữa các ca sản xuất.

Quá trình xúc rửa tuân theo ma trận xúc rửa ở bảng 3. Quá trình xúc rửa thành

8
công chỉ khi mẫu dầu nhờn trong bể đạt tiêu chuẩn của phòng thử nghiệm VILAS.

Để làm sạch dầu trên đường ống người ta dùng PIG. Đuổi PIG là công đoạn sau
khi kết thúc bơm chuyển dầu pha chế từ bể pha chế sang bể thành phẩm. Mục đích
của quá trình này nhằm làm sạch hết dầu còn sót lại trong quá trình bơm chuyển
trên đường ống. Trước khi tiến hành đuổi PIG ta cần đuổi dầu bằng không khí khô
trƣớc (áp suất khí tại đầu đuổi PIG khoảng 4 – 5 at).

Quy trình pha chế

9
Quá trình pha chế được tiến hành theo các trình tự sau:
- Nhận kế hoạch pha chế từ phòng kế hoạch điều độ.
- Hướng dẫn pha chế được cấp từ phòng VILAS017.
- Chuẩn bị và khởi động hệ thống các thiết bị phụ trợ gồm có hệ thống bể pha
chế và thành phẩm (xúc tráng), hệ thống gia nhiệt, máy nén khí, hệ thống điện và kiểm
tra hệ thống bơm chuyển, valve và hệ thống cân.
- Tiến hành pha chế dựa trên nguyên tắc bơm, gia nhiệt, khuấy trộn, bơm chuyển
bể từ bể pha loãng phụ gia sang bể pha chế, bơm tuần hoàn.

Các bước tiến hành như sơ đồ qui trình pha chế trên. Quá trình thực hiện bởi
chuyên viên pha chế, công nhân pha chế dưới sự giám sát của đội trưởng pha chế, quá
trình chỉ tiếp diễn khi Phòng thử nghiệm VILAS thông báo mẫu đạt yêu cầu.
Trong khi tiến hành pha chế cần có phải pha loãng phụ gia trước khi chuyển sang
bể pha chế.

Qui trình đóng rót


Hiện nay, tại nhà máy đóng rót thành phẩm được tự động hóa cao với các dây
chuyền đóng rót các sản phẩm như lon, thùng, xô, phuy, tuyp, ICB tank và Flexi Tank.

Bảng 4: Năng suất của các dây chuyền đóng rót tại nhà máy

Dây Lon 1 Lon 2 Thùng, xô Phuy Tuýt


chuyền
Hình thức Lon Lon(lít) Thùng, xô(lít) 200 – 120(ml)
0,8(lít) 0,5; 1 4 5, 6 18 25 209(L)

CN/ca 5 5 5 5 3 3 3 2
5
Năng suất 22.000 10.000 4.800 4.000 1.500 1400 250 800
SL/ca) – – – – –
24.000 11.000 5.000 2000 1000

10
ICB tank được đóng với dung tích là 1000 lít, năng suất có thể đạt được là
20IBC/ca với 1 – 2 công nhân đóng rót.
Flexitank được đóng với dung tích là từ 22000 – 24000 lít, năng suất có thể đạt
đƣợc là 4 Flexitank/ca với 1 – 2 công nhân đóng rót.
Việc thực hiện đóng rót thành phẩm tại khu đóng rót được thực hiện theo nguyên
tắc cân khối lượng dựa trên tỷ trọng chuyển đổi thể tích sang khối lượng (tỷ trọng
được cấp bởi phòng thử nghiệmVILAS).

11
PHẦN 3

NGUYÊN LIỆU, PHỤ GIA, SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY

3.1. Dầu gốc

Dầu gốc được sản xuất phân đoạn cặn mazut của quá trình chưng cất dầu mỏ theo
giai đoạn sau:

- Chưng cất chân không nguyên liệu;


- Chiết, tách, trích ly bằng dung môi;
- Tách các hydrocacbon rắn;
- Làm sạch bằng Hydro;
 Dầu gốc.

Dựa vào hàm lượng lựu huỳnh, hàm lượng các chất hydrocacbon chưa bão hòa và
chỉ số độ nhớt, Viện dầu khí hoa kỳ (API) chia dầu gốc thành 5 nhóm cho trong bảng
sau:

Bảng 4: Chỉ tiêu chất lượng của các nhóm dầu gốc
Phân nhóm API Hàm lượng S, % Hàm lượng hợp chất Chỉ số độ
nhớt, VI
hydrocacbon no, %
Nhóm I >0,3 <90 80-120
Nhóm II <=0,3 >=90 80-120
Nhóm III <=0,3 >=90 >=120
Nhóm IV Tất cả các loại dầu gốc thuộc nhóm Polyalphaolefin (PAOs)
Nhóm V Là các loại dầu gốc không thuộc các nhóm trên

Hiện tại Nhà Máy dầu nhờn Thượng Lý sử dụng 3 loại dầu gốc nhóm I và 1 loại
dầu gốc nhóm II.

12
Bảng 5: Tính chất của các nhóm dầu gốc

Loại dầu gốc Nguồn gốc/PP sản xuất Đặc tính kỹ thuật
Nhóm I Sản phẩm của quá trình chưng cất Pha trộn tốt với phụ gia, độ bền
và chế biến dầu mỏ. oxi hóa ở mức độ vừa phải.
Nhóm II Sản phẩm của quá trình chế biến Có khả năng chống oxi hóa tốt, ổn
dầu mỏ và quá trình xử lý bằng định ở nhiệt độ cao.
hydro.
Nhóm III Là dầu gốc nhóm II và có thêm quá Chỉ số độ nhớt rất cao, chống oxi
trình xử lý tách sáp nến. hóa rất tốt, chịu nhiệt độ cao.
Nhóm IV Sản phẩm của quá trình tổng hợp Điểm đông đặc thấp, VI cao, khả
hóa học. năng chịu oxi hóa tuyệt vời.
Nhóm V Không có nguồn gốc từ các quá trình chế biến trên. Đây là loại dầu gốc
đặc biệt chỉ sử dụng cho các mục đích đặc biệt.

3.2. Phụ gia

Nhà máy nhập và sử dụng nhiều loại phụ gia của các hãng nổi tiếng như Chevron,
Lubrizol, Afton, Infineum. Xem trong bảng dưới đây.

Bảng 6: Các loại phụ gia được sử dụng tại nhà máy

Loại phụ gia Chức năng


Phụ gia kiềm Có tác dụng tẩy rửa, được thêm vào dầu động cơ để tăng cường khả
năng tẩy rửa trên bề mặt xylanh – pittong của động cơ (24B,
66B…).

Phụ gia chống oxy Thêm vào các loại dầu động cơ, dầu truyền nhiệt, tác dụng ức chế
hóa quá trình oxy hóa của dầu khi làm việc ở nhiệt độ cao, đồng thời
hạn chế quá trình oxy hóa trong điều kiện bảo quản dầu (AO37)

Phụ gia tăng Cải thiện chỉ số độ nhớt của dầu nhờn khi làm việc ở nhiệt độ cao
chỉ số độ nhớt (PLC 75V, PLC 83V, PLC 26V)
Phụ gia chống tạo Có tác dụng ngăn cản sự hình thành bọt khí trong quá trình làm
bọt việc của dầu nhờn (PLC 88F)

13
Phụ gia hạ Phụ gia hạ điểm đông đặc của dầu nhờn, giúp dầu nhờn làm việc
điểm đông đƣợc trong điều kiện nhiệt độ thấp (77B)
Phụ gia khử nhũ Phụ gia ngăn cản sự hình thành nhũ với nước, đặc biệt với các loại
dầu thủy lực, tiếp xúc nhiều với môi trường nước (PLC 521H)
Phụ gia tạo nhũ Phụ gia tăng cường khả năng tạo thành nhũ với nước của các loại
dầu dùng trong lĩnh vực cắt gọt (PLC 150)
Phụ gia cực áp Phụ gia giúp dầu nhờn làm việc được dưới điều kiện áp suất cao,
như các loại dầu hộp số, dầu bánh răng (PLC 39T)
Phụ gia Phụ gia tăng cường khả năng chống mài mòn giữa các bề mặt bôi
chống mài trơn của dầu nhờn (PLC 521H)
mòn
Phụ gia tạo Phụ gia nhằm tạo mùi cho sản phẩm có mùi đặc trưng (phụ gia
mùi
Fruajip có mùi dâu tây, đa phần pha vào sản phẩm dầu động cơ cho
xe máy như Racer SJ, SG...
Phụ gia tạo màu Phụ gia màu (Red oil) để pha Racer SJ, SG, Plus...
Phụ gia đóng gói Phụ gia đóng gói bao gồm nhiều loại phụ gia, tổng hợp, được pha
(Phụ gia tổng trộn sẵn (PLC 880, PLC 881, PLC 882, 515U, Talupac B...)
hợp)

3.3. Sản phẩm dầu nhờn

3.3.1. Giới thiệu dầu về dầu nhờn

Phân loại dầu nhờn

a. Phân loại theo cấp độ nhớt


- Phân loại theo cấp độ nhớt SAE theo Hiệp hội các kỹ sư ô tô Mỹ (Society of
Automotive Engineers) đối với dầu động cơ và dầu hộp số ô tô.

- Phân loại cấp độ nhớt theo ISO (International Standard Organization): đối với
các dầu công nghiệp (dầu thủy lực, dầu máy nén khí, dầu máy lạnh, dầu truyền
nhiệt, dầu tuabin, dầu bánh răng công nghiệp, dầu biến thế, dầu tuần hoàn…)

14
Bảng 3.3.1.1: Phân loại cấp độ nhớt SAE đối với dầu động cơ.

Phân loại Độ nhớt khởi động Độ nhớt tối thiểu Độ nhớt tối Độ nhớt tối
cấp độ ở nhiệt độ thấp ở 1000C (mm2/s) đa ở 1000C thiểu ở 150oC
nhớt SAE (CCS) cP, Max (mm2/s) (mPa-s)

0W 6200 cP -35 3,8 -


5W 6600 cP -30 3,8 -
10W 7000 cP -25 4,1 -
15W 7000 cP -20 5,6 -
20W 9500 cP -15 5,6 -
25W 13000 cP -10 9,3 -
20 5,6 <9,3 2,6
30 9,3 <12,5 2,9
40 12,5 <16,3 2,9
40 12,5 <16,3 3,7
50 16,3 <21,9 3,7
60 21,9 <26,1 3,7

Bảng 3.3.1.2: Phân loại cấp độ nhớt SAE đối với dầu hộp số ô tô.

Cấp độ nhớt Nhiệt độ max (oC) cho độ Độ nhớt ở 100oC (cSt)


SAE nhớt 150.000cP Min Max
70W -55 4,1 -
75W -40 4,1 -
80W -26 7,0 -
85W -12 11,0 -
90 - 13,5 <24,0
140 - 24,0 <41,0
250 - 41,0 -

Bảng 3.3.1.3: Phân loại cấp độ nhớt theo ISO đối với dầu công nghiệp.

Cấp độ nhớt Độ nhớt ở 40oC (cSt)


ISO VG Min Max
10 9,0 11
15 13,5 16,5
22 19,8 24,2

15
32 28,8 35,2
46 41,4 50,6
68 61,2 74,8
100 90,0 110
150 135 165
220 198 242
320 288 352
460 412 506
680 612 748
1000 900 1100
1500 1350 1650

b. Phân loại theo cấp chất lượng


Phân loại theo cấp chất lợng API (American Petroleum Institute) đối với các dầu
động cơ:
- Dầu dùng cho động cơ xăng:
Bảng 3.3.1.4: Phân loại theo chất lượng đối với dầu dùng cho động cơ xăng.

Cấp chất lượng Phạm vi sử dụng

SA/SB/SC/SD Dùng cho các loại xe thế hệ cũ, không còn sản xuất nữa.

SE Dùng cho các loại xe con và một số loại xe tải đƣợc sản xuất trƣớc
năm 1972. So với dầu cấp SC, SD, dầu cấp SE có khả năng cao hơn
để chống lại sự oxi hoá dầu, sự tạo cặn ở nhiệt độ cao, gỉ và ăn mòn.

SF Dùng cho động cơ các xe con và một số xe tải model từ 1980 –


1988 có tải trọng nặng và sử dụng xăng không chì.

SG Dầu ở cấp này đƣợc coi là tiêu biểu cho các loại dầu động cơ xăng
hiện nay của xe con, xe tải nhẹ, xe du lịch. Dầu cấp SG còn bao hàm
các tính chất của dầu cấp CC.

SJ Dùng cho động cơ của các loại xe có tải trọng nặng và dùng xăng
không chì model từ 1995. Dùng cho động cơ xăng cấp nhớt này
hiệu quả cao, thích hợp với các dòng xe đang phổ biến, máy bốc, tốc

16
độ cao, sẽ rất tốt cho động cơ nếu đi xa.

SL Dùng cho động cơ của các loại xe có tải trọng nặng và xe đời mới
nhất.

- Dầu dùng cho động cơ diesel:

Bảng 3.3.1.5: Phân loại theo chất lượng đối với dầu dùng cho động cơ diesel.

Cấp chất lượng Phạm vi sử dụng

CA Dùng cho các động cơ diesel tải trọng nhẹ đến trung bình, sử dụng
nhiên liệu có chất lượng cao, đôi khi cũng có thể dùng cho động cơ
xăng làm việc nhẹ nhàng.

CB Dùng cho các loại động cơ diesel có tải trọng trung bình nhưng sử
dụng nhiên liệu có chất lượng thấp hơn, do đó yêu cầu khả năng
chống mài mòn và tạo cặn cao hơn. Đôi khi cũng có thể sử dụng dầu
này cho các động cơ xăng tải trọng nhẹ. Các loại dầu cấp CB xuất
hiện từ năm 1949.

CC Dùng cho cả động cơ xăng và động cơ diesel, chúng rất phù hợp với
các động cơ diesel có tăng áp hoạt động trong điều kiện trung bình
đến khắc nghiệt, hoặc dùng cho các động cơ xăng tải trọng nặng.

CD Dùng cho các động cơ diesel thường hoặc có tăng áp làm việc trong
điều kiện khắc nghiệt, sử dụng nhiên liệu có khoảng chất lƣợng rộng
và hàm lượng lưu huỳnh cao, do đó cần khống chế chặt chẽ sự mài
mòn và tạo cặn.

CE Dùng cho các loại động cơ diesel có tăng áp tải trọng rất nặng, sản
xuất từ 1983 trở lại đây, hoạt động trong điều kiện tốc độ thấp, tải
nặng, tốc độ cao, tải nặng.

17
CH Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp, các động cơ
tốc độ cao chế độ làm việc nặng dùng nhiên liệu có lưu huỳnh lên
đến 0,5% .

CI Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp tải trọng nặng,
tốc độ cao và động cơ 4 thì. Dầu được pha chế để duy trì độ bền
động cơ khi sử dụng khí thải tuần hoàn và cho việc sử dụng nhiên
liệu có chứa hàm lượng lưu huỳnh lên đến 0,5 %.

- Phân loại theo cấp chất lượng API (American Petroleum Institute) đối với
các dầu hộp số, truyền động

Bảng 3.3.1.6: Phân loại theo chất lượng đối với dầu hộp số, truyền động.

Phân loại theo Phạm vi sử dụng


cấp chất lượng
GL1 Dùng cho các hộp số tay hoạt động trong điều kiện nhẹ nhàng, áp lực
thấp, vận tốc thấp.
GL2 Dùng cho cầu ô tô dạng trục vít. Hoạt động trong điều kiện nhẹ
nhàng, tải trọng nhẹ và tốc độ thấp.
GL3 Dùng cho các hộp số tay hay cầu ô tô dạng côn xoắn có tốc độ và tải
trọng từ nhẹ tới trung bình. Không dùng cho bánh răng hypoid.
GL4 Dùng cho các cầu ô tô dạng côn xoắn hay hypoid có tốc độ và tải
trọng trung bình.
GL5 Dùng cho các cầu ô tô đặc biệt là dạng hypoid hoạt động trong điều
kiện tốc độ cao hoặc tốc độ vừa, tải trọng lớn.
GL6 Dùng cho hệ truyền động bánh răng hypoit có tải trọng va đập lớn, tốc
độ quay và di chuyển dọc trụ lớn, truyền mô-men lớn và tải trọng va
đập mạnh.

- Phân loại các chất lỏng thủy lực theo tiêu chuẩn ISO.

18
Bảng 3.3.1.7: Phân loại các chất lỏng thủy lực theo tiêu chuẩn ISO.

Ký hiệu của chất lỏng Đặc tính chung của chất lỏng

HH Dầu khoáng tinh chế không chứa phụ gia.


HL Dầu khoáng tinh chế có chứa phụ gia chống gỉ và chống
oxi hoá.
HM Kiểu HL, có thêm phụ gia chống mài mòn.
HV Kiểu HM, có thêm phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt.

3.3.2. Các sản phẩm của nhà máy


Hiện tại Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý đang sản xuất pha chế 8 nhóm sản phẩm
chính đựợc kể đến như sau:

- Dầu nhờn động cơ có kẽm, không có Molipden

Bảng 3.3.2.1: Dầu nhờn động cơ có kẽm, không có Molipden

STT Loại dầu Tính năng

Là loại dầu nhờn đơn cấp sử dụng cho tất cả các loại
1 Racer SF
động cơ xe máy 4 thì sử dụng nhiên liệu xăng.
Là loại dầu nhờn đa cấp được pha chế đặc biệt cho
2 Racer SG, SJ các loại động cơ xe máy 4 thì sử dụng nhiên liệu là
xăng, hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt.
Là loại dầu nhờn đa cấp có chất lượng cao, được pha
3 Racer HP
chế riêng cho các loại động cơ xăng thế hệ mới nhất.
Là loại dầu đa cấp sử dụng cho các loại động cơ
4 Racer Plus xăng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, đòi hỏi
dầu cấp chất lượng API: SJ
Là loại dầu nhờn đa cấp sử dụng cho các động cơ ô
5 Racer SM
tô hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt.

19
Dùng cho động cơ xăng và diesel của ôtô, máy
6 Komat SHD móc,thiết bị sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu
huỳnh thấp, hoạt động ở điều kiện tƣơng đối cao.
Là dầu nhờn động có đa cấp, dùng cho động cơ xăng
và diesel của ôtô, máy móc,thiết bị sử dụng nhiên
7 PLC Komat Super liệu có hàm lượng lưu huỳnh tương đối cao, hoạt
động ở điều kiện khắc nghiệt, dễ dàng khởi động nhờ
tính chất của dầu đa cấp.
Dùng để bôi trơn động cơ Diesel hút khí tự nhiên
8 PLC Komat CF hoặc động cơ Diesel có tua bin tăng áp yêu cầu chất
lƣợng API: CF
PLC Dùng để bôi trơn động cơ xăng và Diesel hoạt động
9
Multiperformance trong điều kiện khắc nghiệt.
Là loại dầu đa cấp được sử dụng cho các động cơ
10 Cater CF-4 Diesel turbo tăng áp tốc độ cao hoạt động dưới điều
kiện khắc nghiệt đòi hỏi cặn trên piston thấp.
Là loại dầu đa cấp được sử dụng cho các động cơ
11 Cater CI-4 Diesel turbo tăng áp tốc độ cao hoạt động dưới điều
kiện khắc nghiệt đòi hỏi cặn trên piston thấp.
Dùng để bôi trơn trục khuỷu, làm mát piston, bôi
Total Atlanta
12 trơn các ổ đỡ trục. (Atlanta D3005 và D4005).
Marine D

Dùng bôi trơn máy chính, máy đèn bình thường và


tăng áp sử dụng sử dụng dầu gas oil hoặc dầu MDO
13 Total Disola M
(ISO 8217 DMX và DMA), bôi trơn bạc đạn, bộ
giảm tốc.
Là loại dầu nhờn hàng hải dựa trên công nghệ mới
nhất về phụ gia, chuyên dùng để bôi trơn cho các loại
14 Total Aurelia TI
động cơ diesel tàu biển tốc độ trung bình, yêu cầu
tính tẩy rửa cao.

20
- Dầu xylanh

Bảng 3.3.2.2: Dầu xy lanh

STT Loại dầu Tính năng

Có giới hạn an toàn rất cao đặc biệt được phachế dùng
để bôi trơn xy lanh động cơ diesel hai thì tốc độ thấp.
1 Total Talusia HR
Gồm có: TALUSIA HR 70, TALUSIA HR 55,
TALUSIA HR 80, TALUSIA HR 6085.
Là sản phẩm cải tiến công nghệ mới, thay thế dòng sản
Total Talusia phẩm Talusia HR và Talusia LS 40 đáp ứng cho cả
2
Universal động cơ chạy bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh
thấp và lưu huỳnh cao.
3 Total Talusia Là loại dầu xy lanh sử dụng cho các động cơ diesel 2
Universal 100 thì chạy nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp và
cao.

- Dầu động cơ không kẽm, không Molipden

Bảng 3.3.2.3: Dầu nhờn động cơ không kẽm, không có Molipden

STT Loại dầu Tính năng

Dùng cho các loại động cơ xe máy hai thì đòi hỏi dầu
1 Racer 2T
chất lượng cao.
Là loại dầu động cơ không kẽm, sử dụng cho các đầu
PLC EMD, EMD
2 máy Diesel công suất cao, làm việc dưới điều kiện
10
nặng.

- Dầu nhờn có Molipden

21
Bảng 3.3.2.4: Dầu nhờn động cơ có Molipden

STT Loại dầu Tính năng

Là dầu động cơ đa cấp cho xe máy tay ga cấp chất


1 Racer Scooter MB lượng cao nhất theo tiêu chuẩn JASO T904-2006, cấp
JASO MB.

- Dầu thủy lực

Bảng 3.3.2.5: Dầu thủy lực

STT Loại dầu Tính năng

Sử dụng để bôi trơn hệ thống bơm thủy lực cánh gạt,


bánh răng và piston với áp suất cao (trên 1000psi).
1 PLC AW Hydroil Bôi trơn các bộ trục, các hộp số tải trọng trung bình,
máy công cụ, máy nén khí, máy ép khuôn nhựa hệ
thống tuần hoàn…
Dùng cho hệ thống bơm thủy lực cánh gạt, bánh răng
PLC AW Hydroil và piston; dùng cho các hệ thống thủy lực hiện đại của
2
HM các thiết bị lưu động và trong các nhà máy sản xuất
thép, xi măng, chế biến và gia công kim loại…

- Dầu truyền động bánh răng


Bảng 3.3.2.6: Dầu nhờn động cơ có kẽm, không có Molipden

STT Loại dầu Tính năng

1 PLC AUTRAN Sử dụng bôi trơn trong tất cả các hộp số tự động, tay

FLUID DXIII lái trợ lực và các ứng dụng thủy lực. Sản phẩm phù
hợp với các yêu cầu phân loại Allisson C-4, hệ thống
truyền động thủy tĩnh trong các máy nén khí, máy
bơm thủy lực…

22
Sử dụng trong các hệ thống truyền động thay đổi lực,
truyền động trực tiếp, phanh , vi sai, truyền động cuối
PLC AUTRANS
2 và các hệ thống thủy lực của các thiết bị Caterpillar
4-10W, 4-30, 4-60
và đặc biệt là đáp ứng tiêu chuẩn CAT TO-4.

Sử dụng bôi trơn các loại bánh răng hypoid và bộ


PLC GEAR OIL
3 truyền động bánh răng ô tô… đòi hỏi tiêu chuẩn API:
80W-90
GL-5.
Được pha chế từ dầu gốc có chất lƣợng cao, đƣợc sử
PLC GEAR OIL dụng bôi trơn các loại bánh răng trụ, nón và trục vít.
4
GL-1 Dầu đáp ứng được các tính năng sử dụng API: GL-1,
cấp độ nhớt SAE: 90, 140.
Sử dụng bôi trơn các loại bánh răng, hộp số, cầu sau
PLC GEAR OIL
5 của ô tô, bánh răng truyền động phù hợp với cấp chất
GX
lƣợng API: GL-5.
PLC GEAR OIL Được pha chế từ nguyên liệu có chất lượng cao, phù
6
MP hợp với cấp chất lượng API: GL-4 và MIL-L-2105B.

- Dầu công nghiệp

Bảng 3.3.2.7: Dầu công nghiệp

STT Loại dầu Tính năng

PLC Rolling Là nhóm dầu không phụ gia, sử dụng cho các hệ thống
1
oil tuần hoàn của các nhà máy cán ép, bơm chân không.
Sử dụng làm chất truyền nhiệt trong hệ thống truyền nhiệt
2 PLC Thermo tuần hoàn kín khi nhiệt độ lên đến 300˚C và hệ thống
truyền nhiệt hở khi nhiệt độ dưới 190˚C.

- Dầu cắt gọt

23
Bảng 3.3.2.8: Dầu cắt gọt

STT Loại dầu Tính năng

Dùng cho các máy gia công kim loại (tiện, dập khuôn,
1 Cutting oil khoan, xoắn, xoáy, cƣa…) mà vật liệu là sắt hoặc không
phải là sắt.

- Các sản phẩm mỡ bôi trơn

Bảng 3.3.2.1: Các sản phẩm mỡ bôi trơn

Tiêu chuẩn cơ Mô tả sản


STT Tên gọi Phân loại sở phẩm

Mỡ chịu nhiệt gốc PDS PLC


1 PLC GREASE BHT TCCS 28: 2012
đất sét GREASE BHT

PDS PLC
PLC GREASE
2 Mỡ phấn chì TCCS 29: 2012 GREASE
GRAPHIT
GRAPHIT

PDS PLC
PLC Mỡ chịu nhiệt gốc
3 TCCS 31: 2012 GREASE
GREASE betonit
HTC-2
HTC-2
Mỡ đa dụng gốc PDS PLC
4 PLC GREASE L TCCS 32:2012
Li-ti GREASE L

Mỡ đa dụng gốc PDS PLC


5 PLC GREASE LC-2 TCCS 34:2012
Li-ti tổng hợp GREASE LC-2

Mỡ chịu áp PDS PLC


6 PLC GREASE L-EP TCCS 33:2012
gốc Li-ti GREASE L-EP

Mỡ đa dụng gốc PDS PLC


PLC GREASE LM-
7 Li-ti kết hợp TCCS 35:2012 GREASE LM-
2
Molipden Disunfit 2

Mỡ hộp số gốc PDS PLC


8 PLC GREASE SR TCCS 41:2012
nhựa đường GREASE SR

24
PHẦN 4

CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

4.1. Giới thiệu phòng thử nghiệm VILAS 017


Phòng thử nghiệm Vilas 017 là 1 trong 2 phòng thử nghiệm của Tổng công ty PLC
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hàng năm phòng thí nghiệm tham gia các chương trình thử
nghiệm thành thạo liên phòng trong nước, tham gia chương trình thử nghiệm gần 300
phòng thí nghiệm trong hệ thống của Total Pháp để nâng cao năng lực, trình độ tay
nghề của nhân viên phòng thí nghiệm.

Trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Tổng công ty đã tập trung đầu tư nâng cấp
CSVCKT của phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại (hơn 50 thiết bị các
loại với tổng giá trị trên 40 tỷ đồng) phục vụ công tác sản xuất, pha chế, tồn chứa, bảo
quản, dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng.

Danh mục các thiết bị thử nghiệm cho như bảng dướ đây.

Bảng 4.1: Các thiết bị tại phòng thí nghiệm

Thời gian
Hãng nước sản
STT Mã số Tên thiết bị đưa vào sử
xuất
dụng

Thiết bị xác định độ nhớt


1 100-01-Vilas 017 Herzog/ Đức 02/2000
động học ở 40oC

Thiết bị xác định độ nhớt


2 100-02-Vilas 017 Herzog/ Đức 02/2000
động học ở 100oC

Thiết bị kiểm tra khả năng


3 101-01-Vilas 017 Koehler / Mỹ 12/2008
tách nhũ của dầu nhờn

Thiết bị kiểm tra khả năng


4 101-02-Vilas 017 Koehler / Mỹ 04/2016
tách nhũ của dầu nhờn

Stanhope
5 102-01-Vilas 017 Thiết bị xác định tính tạo bọt 03/1994
Seta/Anh

25
Thiết bị xác định nhiệt độ
6 103-01-Vilas 017 Coesfeld / Đức 03/1994
đông đặc

7 104-01-Vilas 017 Thiết bị đo tỷ trọng tự động Rudolph / Mỹ 2015

Thiết bị đo hàm lượng nước Electrothermal /


8 105-01-Vilas 017 02-2000
bằng chưng cất Anh

Thiết bị xác định chớp cháy


9 106-01-Vilas 017 Herzog / Đức 03/1994
bán tự động

Thiết bị xác định nhiệt độ


10 107-01-Vilas 017 Herzog / Đức 02/2000
chớp cháy cốc hở

Máy quang phổ phát xạ


11 108-01-Vilas 017 Varian / Mỹ 03/2008
Plasma ICP 715-ES

Thiết bị so màu tự động


12 109-01-Vilas 017 Lovibond/Anh 06/2014
LOVIBOND

Thiết bị xác định hàm lƣợng


13 110-01-Vilas 017 Metrohm / Mỹ 06/2014
nước vi lượng Karl Fischer

Thiết bị xác định độ ăn mòn Lauda Herzog /


14 111-01-Vilas 017 03/1994
đồng Đức

Thiết bị xác định cặn cacbon


15 112-01-Vilas 017 Petrotest/Đức 03/1994
conradson, tro, tro sunphat

Thiết bị xác định cặn cácbon


16 112-02-Vilas 017 Tanaka/Nhật 07/2016
conradson tự động

Mettler Toledo/
17 113-01-Vilas 017 Thiết bị chuẩn độ điện thế 03/2013
Thụy Sỹ

Thiết bị xác định thành phần


18 114-01-Vilas 017 Herzog/ Đức 05/1999
cất

Thiết bị xác định độ kéo dài


19 115-01-Vilas 017 Ele / Anh 04/1997
của nhựa đường

Thiết bị xác định độ kim lún


20 116-01-Vilas 017 Koehler/Mỹ 02/2000
của nhựa đường

26
Thiết bị xác định nhiệt độ
21 117-01-Vilas 017 Ele/Anh 04/1997
hóa mềm của nhựa đường

22 118-01-Vilas 017 Lò nung xác định lượng tổn Ele/Anh 04/1997


hao sau khi sấy của nhựa
đường
Thiết bị xác định độ kim lún
23 119-01-Vilas 017 Ele / Anh 02/2000
của mỡ nhờn

Thiết bị xác định nhiệt độ


24 120-01-Vilas 017 Anh 03/1994
nhỏ giọt của mỡ nhờn

Thiết bị xác định nhiệt độ


25 120-02-Vilas 017 Anh 04/2016
nhỏ giọt của mỡ nhờn

Cân phân tích – AB 204-s,


26 121-01-Vilas 017 Thụy Sỹ 01/2006
220g

Cân phân tích – AB 204-s,


27 121-02-Vilas 017 Thụy Sỹ 01/2006
220g

28 122-01-Vilas 017 Máy ly tâm Harmle/ Đức 03/1994

Ortoalersa/Tây
29 122-02-Vilas 017 Máy ly tâm 03/2016
Ban Nha

30 124-01-Vilas 017 Lò nung Đức 03/1994

31 125-01-Vilas 017 Tủ sấy Trung Quốc 05/2000

32 125-02-Vilas 017 Tủ sấy Đức 04/2015

33 126-01-Vilas 017 Cân điện tử Nhật 01/2006

34 127-01-Vilas 017 Máy hút ẩm - Samsung Hàn Quốc 11/1997

35 127-02-Vilas 017 Máy hút ẩm Electrolux Việt Nam 05/2016

36 127-03-Vilas 017 Máy hút ẩm Electrolux Việt Nam 05/2016

Bể điều nhiệt mỡ, nhựa


37 128-01-Vilas 017 Mỹ 02/2000
đường

27
Bơm chân không vành chất
38 129-01-Vilas 017 Nhật 02/2000
lỏng

39 130-01-Vilas 017 Máy nén khí Topmast Đài Loan 03/1995

40 132-01-Vilas 017 Máy siêu âm Đức 2008

41 134-01-Vilas 017 Thiết bị đo độ nhớt âm CCS Cannon / Mỹ 06/2014

42 Máy giã mỡ Anh 02/2000

Thiết bị xác định độ ổn định


43 135-01-Vilas 017 oxy hóa của dầu turbin Koehler/Mỹ 04/2015
(TOST)

Thiết bị xác định khả năng


44 136-01-Vilas 017 Koehler/Mỹ 04/2015
tách khí của dầu

Thiết bị đo độ nhớt
45 137-01-Vilas 017 Koeler / Mỹ 04/2015
Brookfiled

46 138-01-Vilas 017 Thiết bị đếm hạt Hiac / Mỹ 04/2015

Thiết bị xác định độ ổn định


47 139-01-Vilas 017 oxy hóa của dầu turbin, dầu Koehler/Mỹ 05/2015
cách điện (RBOT)

Thiết bị xác định độ ổn định


48 140-01-Vilas 017 Koehler/Mỹ 07/2015
oxy hóa của mỡ nhờn

Thiết bị đo độ nhớt ở nhiệt


49 141-01-Vilas 017 Cannon / Mỹ 07/2015
độ cao HTHS

Thiết bị đo điện áp đánh


50 142-01-Vilas 017 Baur/Áo 12/2015
thủng của dầu biến thế
Thiết bị đo hệ số tổn thất
51 143-01-Vilas 017 Baur/Áo 07/2016
điện môi của dầu biến thế

Chức năng của Phòng thử nghiệm VILAS 017

Phòng thử nghiệm VILAS 017 cung cấp các hướng dẫn pha chế các sản phẩm của
nhà máy. Đồng thời, phòng VILAS 017 còn có nhiệm vụ đánh giá chất lượng sản

28
phẩm pha chế theo các chỉ tiêu sản phẩm. Từ đó, đảm bảo được chất lượng sản phẩm
và cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho thị trường.

Phân công công việc trong Phòng thử nghiệm

Phòng thử nghiệm được quản lý và điều hành bởi Phòng P&T (Product &
Technology). Trong Phòng thử nghiệm có những vị trí nhân sự như sau:

- Trưởng phòng thử nghiệm: có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động của
Phòng thử nghiệm.
- Chuyên viên quản lý kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp trưởng phòng thử nghiệm
quản lý vận hành trang thiết bị của phòng thử nghiệm. Đảm bảo cho các trang
thiết bị hoạt động đúng tính năng và tiêu chuẩn quy định.
- Hóa nghiệm viên: có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Trưởng phòng thử
nghiệm phân công.

4.2. Các phép thử tại phòng thử nghiệm VILAS 017
4.2.1. Phương pháp xác định độ nhớt động học của các chất lỏng trong suốt và
đục ở 40 oC và 100 oC (ASTM D445)
Độ nhớt là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dầu nhờn. Việc sử dụng
đúng cấp độ nhớt của dầu nhờn cho các loại thiết bị là điều vô cùng quan trọng để
đảm bảo bảo máy móc luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt, tránh các sự cố đáng
tiếc xảy ra. Ngoài ra, việc tính toán độ nhớt giúp việc lựa chọn, tính toán các thiết bị
bơm chuyển, gia nhiệt khi cần thiết.

- Để xác định cấp độ nhớt đối với dầu động cơ (phân loại theo SAE) người ta
thường đo độ nhớt động học ở 100ºC.
- Để xác định cấp độ nhớt đối với dầu công nghiệp (phân loại theo ISO) người ta
thường đo độ nhớt động học ở 40ºC.
- Để xác định xem dầu nhờn có tính W không, người ta đo độ nhớt động lực
(CCS: Cold cranking Semulator).

Dầu đơn cấp (monograde) chỉ thích hợp với một mùa: ví dụ SAE 10W, SAE
20W, SAE 30; SAE 40; SAE 50; SAE 90; SAE 140.
Dầu đa cấp (multigrade) thích hợp với cả mùa đông và mùa hè: ví dụ SAE

29
10W-30, SAE 20W-40, SAE 20-50; SAE 80W-90; SAE 85W-140. Sử dụng dầu
đa cấp tiết kiệm nhiên liệu hơn dầu đơn cấp.

4.2.2. Phương pháp thử nghiệm tính chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học ở 40ºC
và 100ºC (ASTM D2270)
Chỉ số độ nhớt là một đặc tính quan trọng của dầu nhờn: Dầu nhờn có chỉ số độ
nhớt càng cao thì có dải nhiệt độ làm việc rộng; giúp ổn định độ nhớt cả ở nhiệt độ
thấp cũng như nhiệt độ cao, linh động và bảo vệ chi tiết máy tốt hơn.

Để xác định chỉ số độ nhớt, người ta đo độ nhớt ở 40 oC và 100 oC từ đó nội suy

ra VI (Viscosity Index).

4.2.3. Phương pháp thử nghiệm xác định trị số kiềm (TBN) của các sản phẩm
dầu mỏ bằng chuẩn độ điện thế với Axit Percloric (ASTM D2896)

Trong dầu nhờn động cơ có sử dụng phụ gia tẩy rửa, phân tán có tính kiềm và
được thể hiện bằng trị số kiềm tổng TBN (Total base number).

Các chất tẩy rửa mang tính kiềm sẽ trung hòa các axit sinh ra trong quá trình cháy
của nhiên liệu. Động cơ chạy bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh càng cao thì
phải dùng dầu bôi trơn có trị số kiềm tổng càng cao.

Phân tích trị số kiềm tổng để đánh giá hàm lượng phụ gia có trong dầu nhờn mới
trong quá trình sản xuất và dầu nhờn đã qua sử dụng (tuổi thọ dầu).

4.2.4. Phương pháp thử nghiệm xác định chỉ số axit (TAN) bằng phương pháp
chuẩn độ điện thế (ASTM D664)

Các sản phẩm dầu mỏ mới và dầu đã qua sử dụng chứa các thành phần có tính
axit có mặt trong các phụ gia hoặc sản phẩm biến chất do bị oxi hóa trong quá trình sử
dụng, và được thể hiện bằng trị số axit tổng TAN (Total Acid Number). Thường được
xác định đối với các loại dầu thủy lực, công nghiệp, dầu hộp số.

Phân tích, theo dõi TAN có đánh giá độ bền cùa dầu.

30
4.2.5. Phương pháp thử nghiệm xác định điểm chớp cháy và bốc cháy cốc hở
Cleveland (ASTM D92)

Điểm chớp cháy chỉ là một trong những tính chất được xem xét trong khi đánh giá
toàn bộ nguy cơ cháy của nguyên liệu.

Điểm chớp cháy được sử dụng trong vận chuyển và các quy tắc an toàn để xác
định các chất dễ bốc cháy và các chất dễ cháy.

Điểm chớp cháy có thể chỉ rõ sự có mặt của chất dễ bay hơi hoặc có thể bắt cháy
trong một chất tương đối khó bay hơi hoặc không bắt cháy.

Phương pháp này áp dụng với tất cả các sản phẩm dầu mỏ có điểm chớp cháy cốc
hở trên 79 oC và dưới 400 oC.

4.2.6. Phương pháp thử nghiệm xác định điểm chớp cháy cốc kín Pensky-
Martens (ASTM D93)

Điểm chớp cháy chỉ là một trong những tính chất được xem xét trongkhi đánh giá
toàn bộ nguy cơ cháy của nguyên liệu.

Điểm chớp cháy được sử dụng trong vận chuyển và các quy tắc an toàn để xác
định các chất dễ bốc cháy và các chất dễ cháy.

Điểm chớp cháy có thể chỉ rõ sự có mặt của chất dễ bay hơi hoặc có thể bắt cháy
trong một chất tương đối khó bay hơi hoặc không bắt cháy.

Phương pháp này có thể xác định điểm chớp cháy của các sản phẩm dầu mỏ có dải
nhiệt độ từ 40-360 oC

4.2.7. Phương pháp thử nghiệm xác định đặc tính tạo bọt của dầu nhờn (ASTM
D892)

Xu hướng tạo bọt của dầu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong các hệ
thống máy móc, ở đó sự bôi trơn không thích đáng, sự tạo bọt và sự mất mát do trào
dầu gây ra hỏng máy móc.

31
4.2.8. Phương pháp thử nghiệm xác định khả năng tách nước của dầu bôi trơn
gốc dầu mỏ và dầu tổng hợp (ASTM D1401)

Dầu nhờn trong quá trình sử dụng nếu tiếp xúc với hơi nước có thể bị nhũ hóa, bị
thủy phân phụ gia và làm giảm tuổi thọ của dầu.

Khả năng tách nước của dầu đặc biệt quan trọng đối với dầu tuabin, máy nén khí
và dầu thủy lực, dầu tuần hoàn.

4.2.9. Phương pháp thử nghiệm xác định điểm đông đặc của các sản phẩm dầu
mỏ (ASTM D97)

Nhiệt độ đông đặc liên quan đến khả năng khởi động của động cơ ở nhiệt độ thấp
và các vấn đề về bảo quản, tồn chứa và vận chuyển. Nhiệt độ đông đặc là chỉ số đặc
biệt quan trọng đối với các thiết bị làm việc ở nhiệt độ thấp (xứ lạnh), các máy lạnh
trong công nghiệp chế biến thực phẩm đông lạnh.

4.2.10. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng nước trong các sản phẩm
dầu mỏ và bitum bằng chưng cất (ASTM D95)

Là hàm lượng thể tích nước có trong dầu. Nước có lẫn trong dầu có thể làm tăng
khả năng oxi hóa của dầu, giảm khả năng bôi trơn do nước tạo nhũ với dầu nhờn.
Trong quá trình sử dụng, hàm lượng nước tăng lên đến 0,5 thì phải thay dầu. Xác định
được hàm lượng nước trong các sản phẩm dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình tinh luyện, mua bán và vận chuyển sản phẩm dầu.

4.2.11. Phương pháp thử nghiệm phát hiện ăn mòn đồng của các sản phẩm dầu
mỏ bằng kiểm tra màu của tấm đồng (ASTM D130)

Dầu thô chứa hợp chất lƣu huỳnh mà phần lớn chúng bị loại khỏi trong suốt quá
trình chế biến. Tuy nhiên một số hợp chất lưu huỳnh vẫn còn trong sản phẩm dầu mỏ
có thể gây ăn mòn kim loại, ảnh hưởng của sự ăn mòn này có thể khác nhau, phụ
thuộc vào cấu tạo hóa học của hợp chất lưu huỳnh có trong sản phẩm.

Phép thử ăn mòn trên tấm đồng dùng để đánh giá mức độ ăn mòn của mỗi sản
phẩm dầu mỏ.

32
Phương pháp này có thể nhận biết được tính ăn mòn trên tấm đồng cho các sản
phẩm dầu mỏ như xăng, dầu nhờn…

4.2.12. Phương pháp thử nghiệm xác định thành phần chưng cất của các sản
phẩm dầu mỏ (ASTM D86)

Phương pháp này xác định thành phần cất của nhiên liệu cho động cơ xăng…

Đặc tính chưng cất của các hydrocacbon thường có ảnh hưởng quan trọng đến độ
an toàn và quá trình sử dụng của chúng. Đặc tính chung cất cũng là một chỉ tiêu quan
trọng trong việc sử dụng của nhiều loại dung môi, đặc biệt dung môi pha sơn.

4.2.13. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng cặn cacbon conradson của
các sản phẩm dầu mỏ (ASTM D189)

Qui trình này xác định lượng cặn cacbon sau khi cho bay hơi và nhiệt phân dầu.

Giá trị cặn cacbon của nhiên liệu cháy đƣợc coi như là một sự đánh giá ước lượng
về xu hướng tạo cặn của nhiên liệu trong đèn đốt dạng ống và dạng tay áo.

4.2.14. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng tro của các sản phẩm dầu
mỏ (ASTM D482)

Biết được lượng các chất tạo tro trong một sản phẩm giúp ta biết sản phẩm đó có
thích hợp cho một ứng dụng nhất định nào đó không. Tro có thể tạo ra từ các kim loại
tan trong dầu hoặc trong nƣớc hoặc được tạo thành từ các chất rắn khác như bụi và gỉ.

4.2.15. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng tro sunfat trong dầu nhờn
và các chất phụ gia (ASTM D874)

Phương pháp này xác định hàm lượng tro sunfat trong dầu nhờn và các phụ gia.
Các phụ gia này thường chứa một hoặc nhiều kim loại sau Bari, Canxi, Kẽm,
Kali….Các nguyên tố lưu huỳnh photpho và Clo cũng có thể có mặt ở dạng hợp chất.

Hàm lượng tro sunfat đƣợc dùng để chỉ hàm lượng các phụ gia chứa kim loại đã
biết được trong dầu mới. Hàm lượng sunfat không dùng để phân loại sản phẩm nếu

33
không có sự hiểu biết rõ ràng giữa ngƣời mua và ngƣời bán về độ thiếu tin cậy của tro
như một chỉ số về tổng hàm lượng kim loại.

Tro sunfat là cặn còn lại sau khi đã than hóa và đƣợc xử lý lần lượt với axit
Sunfuric và được đun nóng đến khối lượng không đổi.

4.2.16. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng cặn không tan trong dầu
nhờn đã qua sử dụng (ASTM D893)

Qui trình này xác định lượng cặn không tan trong dầu đã qua sử dụng trong dung
môi Pentan và Toluen. Cặn đo được tham gia vào việc đánh giá tính chất của dầu đã
sử dụng hoặc xác định nguyên nhân gây hỏng máy móc.

Cặn Pentan: Có thể bao gồm các chất tan trong dầu và một vài chất nhựa không
tan trong dầu có nguồn gốc do sự biến chất của dầu hoặc biến chất của phụ gia.

Cặn toluen: Do dầu bị nhiễm bẩn từ bên ngoài, cacbon của nhiên liệu và cacbon
tạo thành từ sự biến chất của nhiên liệu do cháy nhiên liệu dầu nhờn và các phụ gia,
các chất liệu do ăn mòn và mài mòn động cơ.

4.2.17. Phương pháp thử nghiệm xác định khối lượng ri ng, t trọng, trọng lượng
API của dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ lỏng (ASTM D4052)

Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất đã cho ở nhiệt độ quy định so
với khối lượng của nước nguyên chất ở nhiệt độ quy định đó.

Việc xác định khối lượng riêng là cần thiết để chuyển đổi thể tích sang thể tích tại
các nhiệt độ khác nhau hoặc thể tích sang khối lượng. Là 1 thông số quan trọng trong
việc đo tính, vận chuyển, buôn bán hàng hóa.

4.2.18. Phương pháp thử nghiệm xác định màu ASTM của các sản phẩm dầu mỏ
(Thang mầu ASTM), (ASTM D1500)

Xác định màu của sản phẩm dầu đƣợc sử dụng chủ yếu cho mục đích kiểm tra
lúcsản xuất và là chỉ tiêu chất lượng quan trọng do màu đƣợc quan sát một cách dễ

34
dàng bởi người sử dụng. Trong vài trường hợp mầu có thể cho một dấu hiệu của mức
độ tinh chế nguyên liệu.

4.2.19. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng kim loại Ca, Zn, Mg, P…
trong dầu bôi trơn bằng quang phổ phát xạ plasma ICP (ASTM D4951)

Hàm lượng kim loại có mặt trong dầu nhờn mới là xuất phát từ phụ gia, một số
loại phụ gia dầu nhờn có cấu tạo là phức của kim loại nhƣ phụ gia phân tán, tẩy rửa
hay phụ gia cải biến ma sát. Trong quá trình sử dụng trong máy móc thiết bị có xảy ra
hiện tượng mài mòn các chi tiết dẫn đến trong dầu xuất hiện hàm lượng kim loại nhất
định.

Do vậy, việc xác định hàm lượng kim có trong dầu nhờn là một thông số quan
trọng để kiểm soát chất lượng của dầu mới, cũng như dầu đã qua sử dụng để từ đó
đánh giá tình trạng hoạt động của thiết bị để có những khuyến cáo sử dụng dầu, các
chế độ bôi trơn phù hợp với điều kiện vận hành của thiết bị.

4.2.20. Phương pháp thử nghiệm xác định độ lún kim của mỡ (ASTM D217)

Dùng để xác định độ đặc của mỡ, kết quả độ kim lún có giã để đo cấp độ đặc
NLGI. Kết quả độ kim lún không giã chỉ có ý nghĩa đánh giá ảnh hưởng của các điều
kiện bảo quản đến độ xuyên kim của mỡ.

4.2.21. Phương pháp thử nghiệm xác định nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ (ASTM
D566)

Nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ là nhiệt độ mà tại đó mỡ chuyển từ thể nửa rắn sang thể
lỏng dưới các điều kiện thử nghiệm. Sự chuyển trạng thái này là đặc trưng của mỡ
chứa các chất làm đặc.

Xác định nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ bôi trơn đối với loại mỡ có nhiệt độ nhỏ giọt
thấp hơn 288ºC. Phƣơng pháp này giúp nhận dạng chủng loại mỡ, thiết lập và duy trì
các mức tiêu chuẩn cho việc kiểm tra chất lƣợng.

4.2.22. Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng nước vi lượng Karl Fischer
(ASTM D1292)

35
Hàm lượng nước trong dầu bôi trơn là một đặc trưng quan trọng đối với: dầu
thủy lực, dầu động cơ, dầu bánh răng, dầu biến thế,..Nước trong dầu nhờn không
những đẩy nhanh sự ăn mòn và oxy hóa tạo cặn, phá hủy gioăng phớt…

Người ta có thể xác định hàm lƣợng nƣớc bằng phƣơng pháp chưng cất lôi cuốn
(ASTM D95); tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng để xác định các mẫu dầu có
hàm lượng nước lớn. Để xác định hàm lượng nước rất nhỏ (ppm); người ta dùng
phương pháp chuẩn độ Karl Fischer (ASTM D6304).

4.2.23. Phương pháp thử nghiệm xác định độ nhớt âm CCS (ASTM-D5293)

Phương pháp này xác định độ nhớt biểu kiến của dầu động cơ và dầu gốc bằng
thiết bị khởi động mô phỏng ở nhiệt độ thấp (CCS) từ -5 oC đến -35 oC. Độ nhớt biểu
kiến CCS của dầu động cơ liên quan đến khả năng khởi động ở nhiệt độ thấp của động
cơ, tuy nhiên nó không phù hợp để dự đoán khả năng cháy ở nhiệt độ thấp để bơm dầu
động cơ và hệ thống phân phối dầu có thể hoạt động được.

4.2.24. Phương pháp thử nghiệm xác định độ ổn định oxy hóa của dầu turbin
(TOST)

Phương pháp này xác định độ ổn định oxy hóa của dầu turbin ở 120oC tương ứng
với nhiệt độ làm việc thực tế của turbin trong 1000 giờ.

4.2.25. Phương pháp thử nghiệm xác định đo độ nhớt Brookfiled (ASTM D562)

Xác định độ nhớt của dầu hộp số bằng thiết bị khởi động mô phỏng ở nhiệt độ âm.

4.2.26. Phương pháp đếm hạt (ISO 4406:1999)

Đánh giá mức độ sạch bẩn của các loại dầu mới, cũ và dầu gốc dựa vào kích thước
hạt.

4.2.27. Phương pháp thử nghiệm xác định độ nhớt ở nhiệt độ cao HTHS (ASTM
D5481)

Xác định độ nhớt ở nhiệt độ cao HTHS đối với dầu động cơ: mô phỏng động cơ ở
nhiệt độ cao, lực cắt trƣợt lớn để đánh giá phụ gia, độ nhớt có tốt hay không.

36
4.2.28. Phương pháp thử nghiệm xác định điện áp đánh thủng của dầu biến thế
(IEC60156:1995)

Được xác định theo tiêu chuẩn IEC 60156:1995. Đánh giá hàm lượng nước và tạp
chất trong dầu để biết được khả năng cách điện là bao nhiêu kV.

4.2.29. Phương pháp thử nghiệm phát hiện ăn đồng của mỡ nhờn bằng phương
pháp kiểm tra màu của tấm đồng (ASTM D4048)

Trong một số bộ phận đƣợc bôi trơn có thể có tương tác hóa học, chẳng hạn như
các trục có chứa đồng hoặc hợp kim đồng. Sự ăn mòn như vậy có thể làm hỏng trục
sớm. Tuy nhiên, không có liên quan đến điều kiện môi trường mà phần lớn sự ăn mòn
này là do điều kiện động học. Phương pháp này dung để đo khuynh hướng mỡ bôi
trơn ăn mòn đồng trong điều kiện tĩnh xác định.

4.2.30. Phương pháp thử nghiệm xác định nhiệt độ hóa mềm của nhựa đường
(Thiết bị vòng và bi) (ASTM D 36)

Nhiệt độ hóa mềm có tác dụng để phân loại nhựa đường và cũng là một yếu tố
đánh giá sự đồng bộ trong vận chuyển hoặc nguồn cung cấp. Nó chỉ ra xu hướng chảy
mềm của vật liệu khi gia tăng nhiệt độ trong quá trình sử dụng.

4.2.31. Phương pháp thử nghiệm xác định độ k o dài của nhựa đường (ASTM D
113)

Phương pháp này dùng để xác định tính dễ kéo sợi của nhựa đường.

4.2.32. Phương pháp thử nghiệm phát hiện ăn đồng của mỡ nhờn bằng phương
pháp kiểm tra màu của tấm đồng (ASTM D4048)

Trong một số bộ phận được bôi trơn có thể có tương tác hóa học, chẳng hạn như
các trục có chứa đồng hoặc hợp kim đồng. Sự ăn mòn như vậy có thể làm hỏng trục
sớm. Tuy nhiên, không có liên quan đến điều kiện môi trường mà phần lớn sự ăn mòn
này là do điều kiện động học. Phương pháp này dung để đo khuynh hướng mỡ bôi
trơn ăn mòn đồng trong điều kiện tĩnh xác định.

37
4.2.33. Phương pháp thử nghiệm xác định độ kim lún của nhựa đường (ASTM
D5)

Phương pháp này sử dụng để đo độ quánh. Giá trị độ kim lún càng cao thì độ
quánh của nhựa đường càng nhỏ.

4.3. Quy trình lấy mẫu, kiểm tra chất lượng dầu gốc, phụ gia, sản phẩm DMN

4.3.1. Quy trình lấy mẫu

Đối với lấy mẫu tại tàu

Nhân viên phòng thử nghiệm khi nhận được sự phân công của Trưởng phòng
VILAS 017 về việc nhập tàu, phải tìm hiểu thông tin lô hàng mà Tổng công ty nhập
về để bố trí chuẩn bị (số lượng bình lấy, đồ lấy mẫu, số niêm, dây chì, nhãn để gián
lên chai mẫu, biên bản lấy mẫu). Khi lên tàu, người lấy mẫu yêu cầu đại phó tàu dầu
chỉ rõ sơ đồ hầm hàng, tên hàng và số lượng hàng chứa trong các hầm đó, căn cứ sơ
đồ hầm hàng mỗi hầm hàng nhân viên hóa nghiệm lấy một mẫu chạy (khoảng 1 lít)
dán nhãn và chuyển về phòng thử nghiệm. Phòng thử nghiệm căn cứ sơ đồ hầm hàng,
pha mẫu chung bằng cách trộn lẫn (cho cùng một loại hàng) theo một tỷ lệ tương ứng
với thể tích dầu đang chứa trong từng hầm hàng để có được 2 chai mẫu. Một mẫu
dùng cho việc phân tích và lưu tại PTN, một mẫu giao cho trưởng tàu.

Mẫu chứa dầu gốc hoặc phụ gia

Nhân viên hóa nghiệm lấy một mẫu ở bể dầu gốc hoặc xe ISO tank chứa phụ gia
khoảng 2 lít sau đó chia làm 2, dán nhãn và chuyển về phòng thử nghiệm. Một mẫu
dùng cho việc phân tích, một mẫu để lƣu.

Kiểm tra đối với dầu gốc: Nhìn bề ngoài, Tỷ trọng, độ nhớt tại nhiệt độ 40/100
C, Chỉ số độ nhớt, Mầu, Nhiệt độ bắt cháy, Hàm lượng nước, TAN.
o

Kiểm tra đối với phụ gia: Kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định đối với loại phụ gia
đó

38
Sau khi kiểm tra, cán bộ phân tích viết Chứng chỉ chất lượng chuyển cho Trưởng
phòng thử nghiệm xem xét. Trưởng phòng thử nghiệm so sánh kết quả phân tích với
chất lượng (QC) do người bán cung cấp của chính lô hàng đó.

- Nếu tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong Quy định chất lượng của hàng hoá và
Giấy chứng nhận chất lượng của người bán thì Trưởng phòng thử nghiệm
thông báo lệnh bơm hàng cho người có trách nhiệm để chuẩn bị nhập hàng.
- Nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu không nằm trong quy định thì Trưởng phòng thử
nghiệm thông báo cho đại diện chủ hàng, bộ phận nhập khẩu, trưởng phòng
ĐBCL, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo.

Mẫu bể pha chế

Với mỗi bể nhân viên hóa nghiệm lấy mẫu tại vị trí van lấy mẫu nằm trên đường
tuần hoàn qua bơm, với điều kiện bơm tuần hoàn đang vận hành. Mỗi mẫu lấy khoảng
1 lít, sau đó chuyển về phòng thử nghiệm để phân tích.

Mẫu bể thành phẩm

Với mỗi bể, nhân viên hóa nghiệm lấy một mẫu chạy khoảng 1 lít sau đó chia làm
2. Một mẫu để phân tích, một mẫu để lưu.

4.3.2. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm


Sau khi mẫu được đưa vào PTN, Trưởng phòng thử nghiệm phân công người lập kế
hoạch phân tích mẫu cho từng mẫu. Người làm thí nghiệm trực tiếp ghi đầy đủ các số
liệu của quá trình thử nghiệm theo yêu cầu, kết quả và ký xác nhận vào phiếu kế
hoạch phân tích.

Những chỉ tiêu chính cần phân tích đối với từng loại dầu

Dầu nhờn động cơ

Đối với các loại dầu động cơ cần phân tích các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Độ nhớt động học ở 40 và 100ºC, đo VI;


- Trị số kiềm tổng (TBN);

39
- Độ ăn mòn đồng;
- Nhiệt độ chớp cháy cốc hở;
- Hàm lượng kim loại Ca, Zn.

Dầu hộp số, truyền động

- Độ nhớt động học ở 40 và 100ºC, đo VI;


- Khả năng tạo bọt;
- Khả năng tách nước;
- Độ ăn mòn đồng;
- Nhiệt độ chớp cháy cốc hở;
- Hàm lượng kim loại.

Dầu thủy lực

- KV 40 và KV 100, VI;
- Khả năng tách nước;
- Nhiệt độ chớp cháy cốc hở;
- Hàm lượng kim loại Zn.

Dầu công nghiệp

- KV 40 và KV 100, VI;
- Nhiệt độ chớp cháy cốc hở;
- Nhiệt độ đông đặc.

Dầu hàng hải

- KV 40 và KV 100, VI;
- TBN;
- Nhiệt độ chớp cháy cốc hở;
- Hàm lượng kim loại Ca, Zn.

Khi đã hoàn thành kế hoạch phân tích, Trưởng phòng thử nghiệm sẽ chuyển phiếu
này cho chuyên viên/kỹ thuật viên vào sổ kết quả thử nghiệm.

40
KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian 2 tuần thực tập tại Nhà máy Dầu nhờn Thượng Lý, đƣợc
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám đốc và các anh kĩ sư, kĩ thuật viên trong nhà
máy, em đã hoàn thành quá trình thực tập của mình với kết quả thu được thể hiện như
báo cáo trên, tóm tắt lại nội dung báo cáo bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Tổng quan về nhà máy;


- Phần 2: Quá trình sản xuất, qui trình tại nhà máy;
- Phần 3: Nguyên liệu, phụ gia, sản phẩm của nhà máy;
- Phần 4: Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Một lần nữa em xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn công nghệ hữu cơ – hóa
dầu, Ban giám đốc và các anh kĩ sư trong nhà máy đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt
thực tập tốt nghiệp này.

41
Danh mục tài liệu tham khảo

[1] PGS. TS Đinh Thị Ngọ, Hóa học dầu mỏ;

[2] PGS.TS. Lê Văn Hiếu, Công nghệ chế biến dầu;

Ngoài ra, bài báo cáo chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu được cung cấp bởi Nhà máy
pha chế dầu nhờn Thượng Lý.

42

You might also like