You are on page 1of 33

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LỨC TIẾP

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT


CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG
CỦA DỰ ÁN
CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU LỨC TIẾP 2

Tân Phước, năm 2022


CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LỨC TIẾP

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT


CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG
CỦA DỰ ÁN
CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU LỨC TIẾP 2

CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƢ

Tân Phước, năm 2022


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................... iii


DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. v
CHƢƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ............................... 1
CHƢƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƢỜNG................................................... 4
1. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trƣờng .............................................................. 4
2. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ đối với khả năng chịu tải của môi trƣờng ....... 4
CHƢƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐẦU TƢ................................................................................................................ 6
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trƣờng và tài nguyên sinh vật .............................. 6
2. Mô tả về môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải của dự án ...................................... 8
3. Hiện trạng các thành phần môi trƣờng đất, nƣớc, không khí nơi thực hiện
dự án................................................................................................................... 9
CHƢƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ .................................................................... 10
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn thi
công xây dựng dự án ........................................................................................ 10
1.1. Về biện pháp xử lý nước thải ................................................................. 11
1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây
dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại ......... 11
1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ........................................ 11
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn dự án
đi vào vận hành ................................................................................................ 13
2.1. Về biện pháp xử lý nước thải ................................................................. 13
2.2. Về biện pháp xử lý bụi, khí thải ............................................................. 15
2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn ........................... 15
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng ................ 15
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo .. 16

i
CHƢƠNG V: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI
TRƢỜNG ............................................................................................................ 18
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nƣớc thải.................................................. 18
CHƢƠNG VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ
LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƢƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 19
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tƣ
.......................................................................................................................... 19
2. Chƣơng trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật ....... 19
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trƣờng hằng năm .................................... 19
CHƢƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƢ .............................. 20

ii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

HST Hệ sinh thái

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT Bộ Tài nguyên môi trƣờng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho kinh doanh .................................. 2
Bảng 2. Sản phẩm của Dự án ................................................................................ 3
Bảng 3. Chất lƣợng không khí tại huyện Tân Phƣớc............................................ 7

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ quy trình hoạt động của dự án ....................................................... 1
Hình 2. Sơ đồ mặt bằng và mặt cắt của bể tự hoại 3 ngăn ................................. 14
Hình 3. Hệ thống xử lý nƣớc thải nhiễm dầu...... Error! Bookmark not defined.

v
CHƢƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1. Tên chủ dự án đầu tƣ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LỨC TIẾP
- Địa chỉ văn phòng: Ấp Song Thạnh, xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh
Tiền Giang
- Ngƣời đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tƣ: Trần Văn Thôi
- Điện thoại: 0918137876
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1201613978 do Sở Kế hoạch và đầu
tƣ cấp lần đầu ngày 10 tháng 10 năm 2019.
2. Tên dự án đầu tƣ: CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU LỨC TIẾP 2
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tƣ: Ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, huyện Tân
Phƣớc, tỉnh Tiền Giang
- Quy mô của dự án đầu tƣ: nhóm C
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tƣ:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
Dự án hoạt động kinh doanh, buôn bán xăng dầu với quy mô tổng sức
chứa là 60 m3 xăng dầu các loại bao gồm 04 trụ bơm nhƣ sau:
- 02 trụ bơm dầu DO dung tích ngăn chứa 15 m3
- 02 trụ bơm xăng 95 dung tích ngăn chứa 15 m3.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ
sản xuất của dự án đầu tư:
Nguyên liệu xăng dầu

Bồn chứa
Hơi xăng dầu

Trụ bơm
Hơi xăng dầu

Bán cho khách hàng

Hình 1. Sơ đồ quy trình hoạt động của dự án

1
Thuyết minh:
Nguyên liệu đầu vào của dự án là Xăng dầu các loại đƣợc Công ty nhập
về từ các nhà phân phối xăng dầu trong nƣớc bao gồm dầu DO, Xăng 95 với
tổng dung tích mỗi đợt nhập về là 60 m3.
Xăng dầu nhập về sẽ đƣợc lƣu chứa trong các bồn chứa đƣợc đặt âm hoàn
toàn, phƣơng pháp chuyển dầu từ các xe bồn đến bể chứa bằng cách tự chạy từ
oto xitec qua các họng nhập kín vào bể chứa, mỗi loại nhiên liệu sẽ có một bể
chứa riêng biệt nhằm tránh việc rò rĩ nhiên liệu trong quá trình nhập.
Cửa hàng sẽ xuất bán lẻ cho các phƣơng tiện bằng các cột bơm điện tử sử
dụng điện lƣu lƣợng xuất với lƣu lƣợng xuất đạt 45 lít/ phút.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,
nguồn cung cấp điện, nƣớc của dự án đầu tƣ:
 Nhu cầu nhiên liệu
Các nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Cửa hàng đƣợc
cung cấp từ các Công ty phân phối xăng dầu trong nƣớc. Cụ thể đƣợc trình bày
trong Bảng sau:
Bảng 1. Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho kinh doanh

STT Nguyên liệu Khối lƣợng Đơn vị

1 Dầu DO 30 m3/tháng

2 Xăng 95 30 m3/tháng

(Công ty TNHH Một thành viên Lức Tiếp,2022)


 Nhu cầu lao động
Số lƣợng cán bộ, công nhân sử dụng trong giai đoạn hoạt động của Dự
án là 5 ngƣời, gồm: Bộ phận hành chính văn phòng: 1 ngƣời, công nhân bơm
xăng 3 ngƣời, nhân viên vệ sinh 1 ngƣời.
Thời gian làm việc: 2 ca/ngày, 8 giờ/ca, trung bình 300 ngày/năm.

2
 Nhu cầu nƣớc
Nhu cầu sử dụng nƣớc của Dự án bao gồm: nƣớc phục vụ cho mục đích
sinh hoạt và tƣới sân cụ thể nhƣ sau:
Nƣớc cấp cho mục đích sinh hoạt: (Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006
của Bộ xây dựng về cấp nƣớc – mạng lƣới đƣờng ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế, bảng 3.1 và bảng 3.4, lƣợng nƣớc sử dụng 80 lít/ngƣời/ca). Dự án sử
dụng 5 lao động làm việc, nhu cầu sử dụng nƣớc cho sinh hoạt là:

Qsh = 80 lít/ngƣời/ngày x 5 ngƣời = 400 lít nƣớc/ngày  0,4 m3


nƣớc/ngày.
Nƣớc cấp cho tƣới sân: khoảng 1 m3/ngày.
Tổng lƣợng nƣớc cấp chu dự án:
Q = Qsh + Qts = 0,4 + 1 = 1,4 m3/ ngày.
 Nhu cầu về các phụ trợ khác
Các nhu cầu về phụ trợ khác nhƣ trang thiết bị bảo hộ lao động, an toàn
sức khỏe, PCCC cũng đƣợc Ban giám đốc Công ty quan tâm nhằm bảo vệ sức
khỏe cho ngƣời lao động và các điều kiện an toàn cháy nổ trong kinh doanh
nhƣ: Quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, nút bịt tai, tủ bảo hộ lao
động, giá treo quần áo bảo hộ lao động, bình khí chữa cháy, hệ thống PCCC…
 Sản phẩm của Dự án
Sản phẩm của Cửa hàng đƣợc trình bày trong Bảng sau.
Bảng 2. Sản phẩm của Dự án

STT Tên sản phẩm Sản lƣợng Đơn vị tính

1 Xăng dầu đã đƣợc kiểm định chất lƣợng 60 m3/ tháng

(Công ty TNHH Một thành viên Lức Tiếp,2022)

3
CHƢƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƢỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trƣờng
- Dự án đƣợc xây dựng trên các thửa đất số 1044, tờ bản đồ số C3 với
diện tích 918,9 m2 trong đó đất thƣơng mại dịch vụ có diện tích 582,6 m2, đất
trồng cây hằng năm khác 336,3 m2. Dự án Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Lức
Tiếp 2 hoàn toàn phù hợp quy hoạch huyện Tân Phƣớc.
- Ngành nghề hoạt động của Dự án là kinh doanh, mua bán xăng dầu,
không sử dụng các nguyên nhiên liệu cấm trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Dự án không phát sinh các nguồn chất thải độc hại, gây nguy hiểm
cho công nhân làm việc tại dự án cũng nhƣ dân cƣ khu vực xung quanh.
- Sản phẩm kinh doanh của Dự án không thuộc danh mục chất cấm của
cơ quan quản lý nhà nƣớc.
- Vị trí dự án nằm đƣờng thuận tiện giao thông, đáp ứng đƣợc nhu cầu
của ngƣời tiêu dùng tại địa phƣơng và các tỉnh lân cận, góp phần đóng góp vào
sự phát triển của địa phƣơng về giải quyết việc làm, đóng góp ngân sách.
Từ những nội dung nhận định trên, vị trí hoạt động Dự án đảm bảo đƣợc
sự phù hợp về mặt phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ đối với khả năng chịu tải của môi trƣờng
Hoạt động của dự án Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Lức Tiếp 2 có làm
phát sinh một số chất thải nhƣ: các hợp chất dung môi hữu cơ, chất thải rắn
thông thƣờng, nƣớc thải…Tuy nhiên phát sinh với khối lƣợng nhỏ và hoàn toàn
có thể kiểm soát.
Qua các đợt khảo sát tại khu vực thực hiện dự án cho thấy chất lƣợng môi
trƣờng tại khu vực còn khá tốt, xung quanh khu vực không có các dự án có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng, nguồn tiếp nhận nƣớc thải của dự án là hệ
thống thoát nƣớc chung nên không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc
mặt trong khu vực.

4
Do đó việc đầu tƣ và xây dựng dự án là hoàn toàn phù hợp với khả năng
chịu tải của môi trƣờng.

5
CHƢƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐẦU TƢ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trƣờng và tài nguyên sinh vật
Chất lƣợng của các thành phần môi trƣờng có khả năng chịu tác
động trực tiếp bởi dự án
+ Chất lƣợng môi trƣờng đất: Nhìn chung trong khu vực thực hiện dự án
hiện nay đa phần diện tích đất là đất ở, đất sản xuất và đất thƣơng mại dịch vụ.
Đa phần diện tích đất đều đã đƣợc khai thác để phục vụ cho hoạt động sản xuất,
sinh hoạt của ngƣời dân. Do đó đất bị mất thảm thực vật che phủ, môi trƣờng
đất có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các nguồn phát sinh chất thải không kiểm soát
của con ngƣời. Ngoài ra, các khu vực thực hiện dự án còn có một phần diện tích
đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng hoa, cây ăn trái, rau màu. Hoạt động
sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sử dụng khá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật dẫn
đến chất lƣợng môi trƣờng đất ngày càng suy thoái.
+ Chất lƣợng môi trƣờng không khí: Nhìn chung, môi trƣờng không khí ở
khu vực hầu nhƣ chƣa bị ô nhiễm. Không khí ở đây chủ yếu từ bụi do hoạt động
giao thông hoặc xảy ra cục bộ tại một số bãi rác tự phát trong địa bàn, các khu
vực đang thi công xây dựng,…
Theo báo cáo kết quả quan trắc môi trƣờng tỉnh Tiền Giang năm 2020, chất
lƣợng môi trƣờng không khí tại khu vực huyện Tân Phƣớc nhƣ sau:

6
Bảng 3. Chất lƣợng không khí tại huyện Tân Phƣớc
Ồn Bụi lơ lửng CO NO2 SO2
(dBA) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)
KHM
I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV
K14 62 60 58 58 218 176 199 210 2.500 2.410 2.530 2.331 39 29 40 30 53 44 59 61
K15 68 71 67 68 342 321 395 370 2.890 2.710 2.630 1.986 51 55 63 43 62 72 82 79
QCVN
70 - - - -
26:2010/BTNMT
QCVN
- 300 30.000 200 350
05:2013/BTNMT
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường năm 2020 tỉnh Tiền Giang)
Ghi chú:
K14: Bãi rác Tân Lập – Xã Tân Lập 1 – huyện Tân Phƣớc
K15: Khu vực xung quanh Công ty cổ phần gạch ngói gốm Tiền Giang – Xã Tân Lập 1 – huyện Tân Phƣớc
Nhận xét:
Qua kết quả đo đạc trên ta thấy đa phần các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT
và QCVN 26:2010/BTNMT, điều này cho thấy môi trƣờng không khí xung quanh của khu vực còn khá tốt. Tuy nhiên có
một vị trí có độ ồn vƣợt quá mức quy định, điều này chủ yếu là do ảnh hƣởng của mật độ giao thông lƣu thông qua khu vực.

7
Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án

Qua khảo sát thực tế tại dự án cho thấy khu vực thực hiện dự án có độ đa
dạng sinh học thấp, bao gồm các hệ sinh thái (HST) nhƣ sau:
HST nông nghiệp: Bao gồm một số cây trồng ngắn ngày nhƣ: Các loại
hoa nhƣ cúc, vạn thọ….Các loài cây làm thực phẩm gồm rau các loại, đậu đỗ,
bầu bí, mƣớp… Cây dài ngày chủ yếu là các cây ăn trái nhƣ dừa, xoài, ổi, mận,
thanh long... HST nông nghiệp hầu hết là các giống bản địa thích nghi với điều
kiện thời tiết, đất đai ở địa phƣơng.
HST thủy vực: Gồm thủy vực nƣớc đứng nhƣ ao, hồ. HST thủy vực có
những loài đặc trƣng nhƣ bèo tây (lục bình), các loại rong, tảo, rau muống và
các loài cây cỏ sống trên bờ.
Ngoài thực vật, HST thủy vực có một số loài cá nhƣ cá sạc, cá lóc, cá rô
phi…và các loài ốc sống tầng đáy.
HST nhà ở: Gồm các hộ dân sinh sống xung quanh dự án. Ngoài cây
trồng, vật nuôi cũng có một số loài hoang dại. Các loài cây trồng cung cấp thực
phẩm, vật liệu xây dựng, làm thuốc, làm cảnh, bóng mát. Động vật nuôi có gia
súc, gia cầm, cung cấp thực phẩm cho hộ dân,… Cũng có một số động vật
hoang dã nhƣ chuột, một số loài chim, lƣỡng cƣ, bò sát…
Các đối tƣợng nhạy cảm về môi trƣờng:
Tại khu vực thực hiện dự án không có báo cáo nào ghi nhận có các loài
thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ nào. Tại
khu vực cũng không có vùng sinh thái nhạy cảm, không có diện tích rừng nào.
2. Mô tả về môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải của dự án
Nƣớc thải của dự án phát sinh khá ít khoảng 1,4 m3/ngày đêm và đƣợc xử
lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn nên không xả nƣớc thải vào hệ thống sông suối,
kênh, rạch, hồ ao hay công trình thủy lợi. Vì vậy chủ dự án xin thông qua việc
mô tả, đánh giá môi trƣờng tiếp nhận.

8
3. Hiện trạng các thành phần môi trƣờng đất, nƣớc, không khí nơi thực hiện dự án:
Chất lƣợng không khí tại huyện Tân Phƣớc:
Ồn Bụi lơ lửng CO NO2 SO2
(dBA) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)
KHM
I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV
K14 62 60 58 58 218 176 199 210 2.500 2.410 2.530 2.331 39 29 40 30 53 44 59 61
K15 68 71 67 68 342 321 395 370 2.890 2.710 2.630 1.986 51 55 63 43 62 72 82 79
QCVN
70 - - - -
26:2010/BTNMT
QCVN
- 300 30.000 200 350
05:2013/BTNMT
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường năm 2020 tỉnh Tiền Giang)
Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm môi trƣờng tự nhiên khu vực dự án
Nhìn chung, khu vực thực hiện dự án có địa hình thuận lợi cho hoạt động của dự án.
- Dự án nằm trong vùng có điều kiện khí tƣợng ổn định, không nằm trong khu vực nhạy cảm về môi trƣờng.
- Dự án nằm trong khu vực có điều kiện thuận lợi về giao thông tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển, xuất nhập
hàng hóa.
- Sức chịu tải của môi trƣờng khu vực dự án: Qua các kết quả phân tích các thành phần môi trƣờng không khí, đất
chƣa có dấu hiệu ô nhiễm nên sức chịu tải của môi trƣờng tốt.
Với những thuận lợi nhƣ trên cho thấy, vị trí lựa chọn thực hiện dự án phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực.

9
CHƢƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn thi
công xây dựng dự án
Tác động do vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị:
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị làm phát sinh
bụi từ vật liệu xây dựng, bụi và khí thải từ phƣơng tiện vận chuyển với thành
phần chủ yếu là Bụi, SO2, NOx, CO. Ngoài ra quá trình vận chuyển còn ảnh
hƣởng đến giao thông của khu vực nhƣ kẹt xe, tai nạn giao thông.
Tác động do thi công các hạng mục công trình của dự án:
- Quá trình thi công làm phát sinh bụi và khí thải từ các phƣơng tiện thi
công nhƣ máy đào, máy trộn bê tông, bụi từ quá trình đào móng, khí thải từ quá
trình hàn, cắt kim loại.
- Quá trình thi công làm phát sinh nƣớc thải sinh hoạt của công nhân
tham gia xây dựng với lƣu lƣợng khoảng 1 m3/ngày.
- Quá trình thi công làm phát sinh chất thải rắn xây dựng bao gồm: gạch
vụn, cát, đá, xi măng rơi vải, vôi vữa, bê tông rơi vải, các bao bì carton, bao
đựng xi măng, dây buộc, cây, gỗ ván vụn, sắt vụn, đinh hỏng, các hộp chứa que
hàn,...với khối lƣợng khoảng 50kg/ngày. Ngoài ra còn có rác thải sinh hoạt của
công nhân xây dựng khoảng 3kg/ngày.
- Quá trình thi công làm phát sinh chất thải nguy hại là các giẻ lau máy
móc thiết bị dính dầu nhớt, lon đựng nƣớc sơn, dung môi sơn, sơn thừa, cọ sơn
hỏng, đuôi que hàn,… khối lƣợng chất thải rắn nguy hại phát sinh ƣớc tính tối
đa khoảng 50 kg trong suốt quá trình xây dựng dự án.
- Quá trình thi công xây dựng làm phát sinh tiếng ồn từ các máy móc, từ
sinh hoạt của công nhân xây dựng, hoạt động cƣa, cắt,…Ngoài ra, còn có nƣớc
mƣa chảy tràn tại khu vực thi công xây dựng.

10
1.1. Về biện pháp xử lý nước thải
Chủ dự án sẽ thỏa thuận với các hộ dân lân cận hoặc các hàng quán trong
khu vực cho công nhân đi vệ sinh trong giai đoạn xây dựng.

1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng,
chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại
Về rác thải sinh hoạt: Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom hằng
ngày, Dự án sẽ bố trí 01 thùng rác loại 20L để thu gom rác thải sinh hoạt.
Về chất thải xây dựng: Thu gom vào khu vực chứa diện tích khoảng 6m2,
đƣợc bố trí ở cuối công trình không cản lối đi và sẽ tận dụng để san lấp tại dự
án, các thành phần có thể tái chế thì khi kết thúc xây dựng sẽ bán cho các cơ sở
phế liệu, thành phần không thể tái chế thì hợp đồng với đơn vị chức năng để thu
gom xử lý theo quy định.
Về chất thải nguy hại: Dự án sẽ bố trí 01 thùng phuy loại 60kg để thu
gom rác nguy hại và khi kết thúc thi công sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng để
thu gom xử lý theo quy định.

1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải


Giảm thiểu ô nhiễm từ các phƣơng tiện thi công cơ giới:
- Làm ẩm khu vực có khả năng phát tán bụi: Phun nƣớc làm ẩm để tránh
phát tán bụi.
- Phun nƣớc 02 lần/ngày , sáng từ 7 - 8 giờ, chiều từ 12 - 13giờ.
- Ngăn ngừa phát tán bụi tại các bãi chứa tạm: Các bãi chứa đất tạm thời,
bãi vật liệu xây dựng sẽ đƣợc che chắn bằng tấm bạt hoặc vật liệu che chắn
khác để tránh phát tán bụi. Vật liệu che chắn đƣợc gia cố bằng cọc cắm sâu
xuống đất ít nhất 20 cm để khỏi sập đổ hoặc gió cuốn bay.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc gần các máy móc, thiết
bị thi công, đặc biệt là khẩu trang để giảm thiểu ảnh hƣởng của bụi.
Giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động trộn bê tông
Ngăn ngừa phát tán bụi tại khu vực lƣu trữ vật liệu trộn: Các bãi chứa vật
liệu sử dụng để trộn bê tông (Cát, đá.,..) sẽ đƣợc che chắn bằng vải bạt để tránh

11
phát tán bụi. Tấm bạt che chắn đƣợc bao quanh bãi chứa với chiều cao khoảng
1,8m, chỉ chừa 1 mặt để chuyển vật liệu. Tấm bạt che chắn đƣợc chôn chặt
xuống đất để tránh bay.
Tại khâu sàn cát để sử dụng trộn bê tông phải đƣợc che chắn 3 mặt bên
bằng tấm bạt, chỉ chừa 1 mặt để lấy cát ra tránh bụi phát tán trong quá trình sàn
cát. Tấm bạt che chắn đƣợc chôn chặt dƣới đất để tránh bay.
Sử dụng máy trộn bê tông trong bồn kín để hạn chế phát sinh bụi trong
quá trình phối trộn.
Biện pháp giảm thiểu do khí thải phát sinh từ quá trình hàn
Tuy tải lƣợng từ quá trình hàn không cao nhƣng lại ảnh hƣởng trực tiếp
đến công nhân và thợ hàn. Thợ hàn đƣợc trang bị vật dụng bảo hộ lao động nhƣ:
mặt nạ chống độc bằng than hoạt tính, quần áo bảo hộ, găng tay, mũ hàn,
giày,…để bảo vệ khỏi ảnh hƣởng của tia cực tím, tia hồng ngoại lên mắt và da
vùng mặt, bảo vệ khỏi xỉ hàn nóng chảy bắn tóe (tia cực tím gây ra viêm giác
mạc cho mắt khi tiếp xúc nhiều, đối với da khi tiếp xúc trực tiếp với hồ quang sẽ
dẫn đến bỏng da).
Những ngƣời không có nhiệm vụ hàn cắt thì không nên đến gần khu vực
đang hàn, không hàn vào giữa trƣa lúc nắng gắt hay ngày có gió lớn. Công cụ
hàn đƣợc bảo trì, kiểm tra thƣờng xuyên. Sau khi hàn xong tiến hành tƣới nƣớc
khu vực hàn.
Giảm thiểu tác động do nƣớc mƣa chảy tràn
Tại khu vực tập kết vật tƣ xây dựng cần che chắn tránh nƣớc mƣa cuốn
trôi gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt xung quanh.
Quản lý tốt chất thải phát sinh tại công trƣờng xây dựng, nhằm hạn chế
tình trạng rơi vãi xuống đƣờng thoát nƣớc gây tắc nghẽn dòng chảy gây ô nhiễm
môi trƣờng.

12
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn dự
án đi vào vận hành
2.1. Về biện pháp xử lý nước thải
Nhu cầu sử dụng nƣớc của Dự án bao gồm: nƣớc phục vụ cho mục đích
sinh hoạt và tƣới sân cụ thể nhƣ sau:
Nƣớc cấp cho mục đích sinh hoạt: (Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006
của Bộ xây dựng về cấp nƣớc – mạng lƣới đƣờng ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế, bảng 3.1 và bảng 3.4, lƣợng nƣớc sử dụng 80 lít/ngƣời/ca). Dự án sử
dụng 5 lao động làm việc, nhu cầu sử dụng nƣớc cho sinh hoạt là:
Qsh = 80 lít/ngƣời/ngày x 5 ngƣời = 400 lít nƣớc/ngày = 0,4 m3
nƣớc/ngày.
Nƣớc cấp cho tƣới sân: khoảng 1 m3/ngày.
Tổng lƣợng nƣớc cấp cho dự án:
Q = Qsh + Qts = 0,4 + 1 = 1,4 m3/ ngày.

 Biện pháp xử lý nƣớc thải


Nƣớc thải sinh hoạt: Toàn bộ nƣớc thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt
của nhân viên tại dự án sẽ đƣợc xử lý bằng hầm tự hoạt có thể tích 3 m3 (kích
thƣớc 2m x 1,5 m x 1m) tại khu vực nhà vệ sinh trƣớc khi thải ra môi trƣờng.

13
Hình 2. Sơ đồ mặt bằng và mặt cắt của bể tự hoại 3 ngăn
Thuyết minh cơ chế hoạt động của bể tự hoại:
Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật 3 ngăn, nƣớc thải từ các khu vệ sinh dẫn
về bể tự hoại và lần lƣợt đi qua các ngăn trong bể. Ngăn đầu tiên có chức năng
tách chất rắn ra khỏi nƣớc thải. Nƣớc thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang
ngăn thứ 2. Ở ngăn này, cặn lắng xuống đáy, vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh
phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc. Sau đó, nƣớc chảy sang ngăn thứ 3 để
lắng toàn bộ sinh khối cũng nhƣ cặn lơ lửng còn lại trong nƣớc thải.
Trong bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lƣợng khí sinh ra
trong quá trình lên men kỵ khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt.
Nƣớc thải nhiễm dầu: Nƣớc mƣa chảy tràn trên khu vực nền bãi có nhiễm
dầu đƣợc xác định là nƣớc thải nhiễm dầu, khối lƣợng ƣớc tính là khoảng 1m3/
ngày (ngày có phát sinh). Chủ dự án sẽ cho xây dựng bể xử lý nƣớc thải nhiễm
dầu gồm 3 ngăn: lắng, lọc cát, lọc than. Nƣớc thải sau xử lý đạt QCVN
29:2010/BTNMT, cột B trƣớc khi thải ra hệ thống thoát nƣớc chung trong khu
vực.

14
Ngăn lắng Ngăn lọc than
Ngăn lọc cát

Hình. Sơ đồ bể xử lý nƣớc thải nhiễm dầu


2.2. Về biện pháp xử lý bụi, khí thải
- Lƣợng bụi và khí thải phát sinh chủ yếu từ phƣơng tiện vận chuyển ra
vào dự án, lƣợng khí thải này phát sinh không nhiều.
- Biện pháp giảm thiểu:
+ Bê tông hóa sân bãi.
+ Thƣờng xuyên tƣới sân ngăn bụi.
+ Trồng nhiều cây xanh xung quanh hấp thu khí thải.
+ Các bồn chứa xăng dầu đƣợc đậy kín.
+ Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho các nhân viên này sử dụng trong
suốt quá trình kinh doanh.

2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn
- Rác sinh hoạt: Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ đƣợc thu gom
hằng ngày bằng thùng rác 60L và hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom,
vận chuyển, xử lý.
- Chất thải nguy hại: Dự án sẽ bố trí 01 kho chất thải nguy hại diện tích
2m2 để thu gom chất thải nguy hại phát sinh và định kỳ sẽ ký hợp đồng với đơn
vị có chức năng để xử lý chất thải này.
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng
Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng của dự
án đƣợc thống kê ở Bảng sau:

STT Hạng mục công trình Kế hoạch thực hiện Dự toán kinh phí

15
STT Hạng mục công trình Kế hoạch thực hiện Dự toán kinh phí
Cùng với quá trình xây
Hầm tự hoại hợp vệ sinh
1 dựng dự án (Tháng 30.000.000 đồng
xử lý nƣớc thải sinh hoạt
12/2022 hoàn thành)
Cùng với quá trình xây
Bể xử lý nƣớc thải nhiễm
2 dựng dự án (Tháng 10.000.000 đồng
dầu
12/2022 hoàn thành)
Cùng với quá trình xây
Kho chứa chất thải nguy
3 dựng dự án (Tháng 5.000.000 đồng
hại
12/2022 hoàn thành)
Khi đi vào hoạt động
Ký hợp đồng thu gom rác
4 (Dự kiến tháng 2.000.000 đồng/năm
thải sinh hoạt
12/2022 thực hiện)
Khi đi vào hoạt động
Ký hợp đồng xử lý chất
5 (Dự kiến tháng 5.000.000 đồng/năm
thải nguy hại
12/2022)

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Báo cáo đề xuất cấp phép môi trƣờng của Dự án “Cửa hàng kinh doanh
xăng dầu Lức Tiếp 2” đã sử dụng rất nhiều phƣơng pháp để đánh giá đầy đủ các
tác động môi trƣờng, các rủi ro, sự cố môi trƣờng có khả năng xảy ra trong quá
trình hoạt động của Dự án.
Các đánh giá về các tác động đến môi trƣờng tại khu vực dự án vừa có
tính chính xác, cụ thể và độ tin cậy cao vừa khái quát đƣợc các tác động.
Phần đánh giá về nguồn gây tác động đã nêu đƣợc những nguồn gây tác
động trong giai đoạn thi công và hoạt động của dự án. Phần này đã liệt kê một
cách chi tiết các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải và các nguồn
gây tác động không liên quan đến chất thải, định lƣợng, cụ thể hóa từng nguồn
phát thải và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

16
Phần đánh giá về các tác động đã cụ thể hoá về mức độ, quy mô cho từng
nguồn gây tác động và từng đối tƣợng bị tác động. Phần này cũng đi sâu đánh
giá tác động giai đoạn hoạt động của dự án. Đã tính toán cụ thể và đánh giá chi
tiết về những tác động sẽ xảy đến đối với môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, sức
khỏe cộng đồng...
Phần dự báo những rủi ro, sự cố môi trƣờng do dự án gây ra đã dự báo
đƣợc một số các sự cố, hiện tƣợng có thể xảy ra khi dự án đi vào hoạt động.

17
CHƢƠNG V: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI
TRƢỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nƣớc thải
- Nguồn phát sinh nƣớc thải: Nƣớc thải nhiễm dầu từ nƣớc mƣa chảy tràn qua
nền bãi có nhiễm dầu. Lƣợng nƣớc thải này phát sinh không thƣờng xuyên ƣớc
tính tối đa khoảng 1m3/ngày đêm (ngày có phát sinh). Lƣợng nƣớc thải này
đƣợc xử lý đạt QCVN 29:2010/BTNMT, cột B trƣớc khi thải ra hệ thống thoát
nƣớc chung.
- Dòng nƣớc thải: 01
- Lƣu lƣợng xả nƣớc thải tối đa: 1m3/ngày.đêm
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nƣớc thải:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn cho


phép

1 pH - 5,5 - 9

2 TSS mg/l 100

3 COD mg/l 100

4 Dầu mỡ khoáng mg/l 15

Ghi chú: Giới hạn cho phép theo QCVN 29:2010/BTNMT, cột B

18
CHƢƠNG VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH
XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƢƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI
TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu
tƣ: Không
2. Chƣơng trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật
Giám sát chất lượng nước thải:
Chỉ tiêu: pH, TSS, COD, dầu mỡ khoáng.
Vị trí giám sát: hố ga sau bể xử lý.
Quy chuẩn: QCVN 29:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nƣớc thải của kho và cửa hàng xăng dầu, cột B
Tần suất giám sát: 2 lần/ năm (trƣớc ngày 15/6 và 15/12)
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trƣờng hằng năm
Kinh phí thực hiện môi trƣờng quan trắc hằng năm khoảng 10.000.000
đồng.

19
CHƢƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
 Chủ dự án cam kết các nội dung đã nêu của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
môi trƣờng nhƣ trên là hoàn toàn chính xác, trung thực.
 Chủ dự án vận hành hiệu quả các công trình xử lý môi trƣờng của cơ sở
trong quá trình hoạt động.
 Chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh đảm bảo đạt theo tiêu
chuẩn môi trƣờng Việt Nam:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT).
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh
(QCVN 05:2013/BTNMT).
 Cam kết nƣớc thải đảm bảo xử lý nƣớc thải đạt QCVN 29:2010/BTNMT,
cột B về nƣớc thải của kho và cửa hàng xăng dầu.
 Tuân thủ tuyệt đối mọi nguyên tắc an toàn lao động, phòng cháy chữa
cháy.
 Chủ dự án cam kết chịu trách nhiệm trƣớc Pháp luật Việt Nam nếu vi
phạm các quy chuẩn, các tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra các sự cố gây ô
nhiễm môi trƣờng.

20

You might also like