You are on page 1of 177

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN DỆT MAY – DA GIẦY & THỜI TRANG


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU HÓA DỆT
--------------------o0o----------------------

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT
(TEX5083)

Đề tài:
Thiết kế nhà máy tự động hóa quá trình nhuộm – hoàn tất
vải dệt kim đàn tính Polyamit/Elastan với công suất 20 triệu mét/năm

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Thắng


Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ngọc
MSSV : 20132797
Lớp : Công nghệ Nhuộm & Hoàn Tất K58

Hà Nội, 2016 – 2017


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................13
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................14
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................16
1.1. Phân tích mặt hàng .............................................................................................16
1.1.1. Giới thiệu vải dệt kim đàn tính PA/EL ........................................................16
1.1.2. Phân loại vải dệt kim [6,7] ..........................................................................16
1.2. Thị trường tiêu thụ [8-10] ...................................................................................19
1.2.1. Thị trường xuất khẩu ...................................................................................20
1.2.2. Thị trường tiêu thụ trong nước ....................................................................23
1.3. Tự động hóa và ứng dụng tự động hóa trong nhà máy [12,13] ..........................25
1.3.1. Khái quát về tự động hóa trong dệt may .....................................................25
1.3.2. Ứng dụng tự động hóa trong nhà máy nhuộm.............................................28
1.3.3. Một số phần mềm ứng dụng tự động hóa quá trình nhuộm – hoàn tất [14,
15] ..........................................................................................................................30
1.4. Lựa chọn mặt hàng .............................................................................................32
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ ...............................................................................34
2.1. Tổng quan về nguyên vật liệu ............................................................................34
2.1.1. Xơ Polyamit [16,17] ....................................................................................34
a. Sự ra đời và quá trình hình thành của Polyamit ..............................................34
b. Tính chất của xơ Polyamit [15] .......................................................................36
2.1.2. Xơ Elastan [16, 18] ......................................................................................39
a. Sự ra đời và quá trình sản xuất ........................................................................39
b. Đặc điểm cấu trúc ............................................................................................39
c. Tính chất của xơ Elastan .................................................................................40
2.1.3. Vải pha PA/EL ............................................................................................41
2.2. Tổng quan về công nghệ và hóa chất sử dụng cho vải PA/EL [16,19] ..............42

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


2

2.2.1. Tiền xử lý.....................................................................................................42


a. Tạp chất có trong vải PA/EL ...........................................................................42
b. Công nghệ tiền xử lý cho vải PA/EL ..............................................................43
2.2.2. Nhuộm vải PA/EL [19] ...............................................................................44
a. Các loại thuốc nhuộm sử dụng cho vải dệt kim PA/EL ..................................44
b. Công nghệ nhuộm cho vải kim PA/EL ...........................................................47
2.2.3. Hoàn tất vải PA/EL .....................................................................................49
a. Công nghệ hoàn tất vải PA/EL ........................................................................49
b. Kết luận ...........................................................................................................49
2.3. Phần mềm quản lý quá trình sản xuất và hiệu suất công việc “OrgaTEX” của
hãng SETEX [15] ...............................................................................................50
2.3.1. Giới thiệu về OrgaTEX ...............................................................................50
2.3.2. Một số lợi ích khi sử dụng OrgaTEX ..........................................................53
2.3.3. Chức năng của OrgaTEX ............................................................................53
2.3.4. Các mô đun của phần mềm OrgaTEX.........................................................55
CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ....................................................................72
3.1. Cơ sở thiết kế ......................................................................................................72
3.1.1. Chế độ làm việc ...........................................................................................72
3.1.2. Mặt hàng sản xuất ........................................................................................73
3.1.3. Phân phối mặt hàng sản xuất .......................................................................73
3.2. Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất ............................................................75
3.2.1. Lựa chọn dây chuyền công nghệ .................................................................75
3.2.2. Lựa chọn thiết bị sử dụng trong nhà máy ....................................................79
3.2.2.1. Các thiết bị và phần mềm sử dụng trong phòng thí nghiệm ..................82
a. Thiết bị và phần mềm ứng dụng trong so màu và phối ghép đơn màu [20] 82
b. Buồng so màu “Macbeth Spectralight III” của hãng “X-rite Pantone” [20]85
c. Thiết bị cắt mẫu kiểm tra khối lượng “Circular sample cutter 175B” của
hãng “MESDAN” [21] .................................................................................86
c. Thiết bị nhuộm mẫu “Giotto HT” của hãng “Mesdan” [21] ........................86
d. Hệ thống pha và lấy thuốc nhuộm tự động “Laboratory Dosing System” của
hãng “Colorservice” [22] .............................................................................88

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


3

e. Cân điện tử “ME203E” của “Mettler Toledo” Thụy Sỹ [23] ......................90


g. Tủ hồi ẩm “PID system” của “Mesdan” [21] ..............................................90
h. Máy “minidryer/stenter” của hãng “SLDATLAS” [24] ..............................91
i. Máy ngấm ép “Pneumatic heavy Duty Padder Vertical P-A0” của hãng
“SLDATLAS” [24] ......................................................................................92
k. Tủ sấy mẫu đối lưu tự nhiên “binder” của Đức ...........................................93
3.2.2.2. Các thiết bị và công nghệ sử dụng trong xưởng sản xuất ......................94
a. Thiết bị kiểm tra phân tích vải và đóng gói [25] ..........................................94
b. Máy may đầu tấm “M800” của hãng “PEGASUS” [26] .............................97
c. Máy giặt nước của hãng “Foundmach” [27] ................................................98
d. Máy giặt dung môi “NOVA - ecowarp” của hãng “SANTEXRIMAR” của
Ý [28] .........................................................................................................101
e. Thiết bị và hệ thống sử dụng trong công đoạn nhuộm...............................104
f. Máy cuộn tở beam vải trước và sau khi nhuộm .........................................111
g. Máy văng định hình và hoàn tất “Steter Optima 2620” của “Swastik” [32]
....................................................................................................................114
h. Thiết bị cung cấp nhiệt và hơi cho nhà máy .............................................118
i. Hệ thống cấp khí nén của “AtlasCopco” [35] ............................................122
k. Các thiết bị phụ trợ.....................................................................................123
l. Lựa chọn thiết bị và máy móc để áp dụng hệ thống OrgaTEX ..................127
3.2.2.3. Các thiết bị sử dụng để kiểm tra chất lượng sản phẩm ........................129
a. Máy khuấy từ “VM4” của “Velp-scientifica” [39] ....................................129
b. Máy giặt kiểm tra độ bền màu “Rotawwash” của “SDLAtlas” [24] .........129
c. Máy giặt kiểm tra độ bền mài mòn “crockmeter” của “SDLAtlas” [24] ...130
d. Dụng cụ đo pH dung dịch của “Mettler toledo” [23] ................................130
e. Máy lắc tuyến tính “SSL2” của “Stuart” [40] ............................................130
f. Tủ điều nhiệt của “Memmert” [41] ............................................................131
g. Máy kiểm tra hiện tượng “pilling” của hãng “SDL ATLAS” [24] ...........131
h. Máy kiểm tra bền màu với ánh sáng “Q-sun B02 xenon test chamber” của
hãng “Q - Lab” [42] ...................................................................................132
i. Máy kiểm tra độ bền và giãn cơ lý của “Jame heal” [43] ...........................132
3.2.3. Lựa chọn quy trình và đơn công nghệ .......................................................133

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


4

a.Qúa trình giặt ..................................................................................................133


b. Quá trình định hình nhiệt và hoàn tất ............................................................134
c. Quá trình nhuộm và tăng trắng ......................................................................139
CHƢƠNG 4: TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG
NHÀ XƢỞNG ...........................................................................................146
4.1. Tính toán kỹ thuật .............................................................................................146
4.1.1. Tính số lượng máy cần sử dụng ................................................................146
4.1.1.1. Tính số lượng máy cần sử dụng trong phòng thí nghiệm ....................146
4.1.1.2. Tính số lượng máy cần sử dụng trong phòng thí nghiệm ....................146
a. Tính toán số lượng máy cần sử dụng theo phương pháp gián đoạn ..........146
b. Tính toán số lượng máy cần sử dụng theo phương pháp liên tục ..............147
c. Tính số lượng máy khâu đầu tấm ...............................................................150
d. Tính toán lượng tiêu hao hơi, số lượng lò hơi và lò đốt cần sử dụng ........151
e. Tính số lượng máy nén khí sử dụng ...........................................................153
f. Tính toán số lượng máy phụ trợ cần sử dụng .............................................153
4.1.1.3. Tính số lượng máy sử dụng trong phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
...........................................................................................................................153
4.1.1.4. Thống kê lượng máy sử dụng và chi phí giá thành mua thiết bị ..........154
4.1.2. Tính lượng hóa chất tiêu hao .....................................................................155
a. Lượng hóa chất tiêu hao trong công đoạn xử lý gián đoạn ...........................155
b. Lượng hóa chất tiêu hao trong công đoạn xử lý liên tục ...............................155
c. Thống kê lượng hóa chất và chi phí mua hóa chất ........................................155
4.1.3. Tính tiêu hao nước cần dùng .....................................................................157
a. Tính tiêu hao nước trong công đoạn gián đoạn .............................................157
b. Tiêu hao nước trong công đoạn liên tục ........................................................158
c. Tổng lượng nước tiêu hao .............................................................................159
4.1.4. Tính toán tiêu hao điện trong sản xuất ......................................................160
a. Tính tiêu hao điện trong công đoạn gián đoạn .............................................160
b. Tiêu hao điện trong công đoạn liên tục .........................................................160
c. Thống kê lượng điện năng tiêu thụ cả năm ...................................................162
4.2. Tính toán kinh tế ...............................................................................................163

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


5

4.2.1. Tính toán tiền lương lao động ...................................................................163


4.2.2. Tính toán chi phí cho hoạt động sản xuất của nhà máy ............................165
4.2.3. Tính toán khấu hao ....................................................................................165
4.2.3.1. Khấu hao thiết bị ..................................................................................165
4.2.3.2. Khấu hao nhà xưởng ............................................................................166
4.2.3.3. Khấu hao đất đai ...................................................................................167
4.2.4. Tính toán giá thành sản phẩm ....................................................................168
4.3. Bố trí mặt bằng nhà xưởng ...............................................................................169
4.3.1. Yêu cầu về chọn địa điểm xây dựng .........................................................169
4.3.2. Yêu cầu về chọn kiểu nhà công nghiệp .....................................................169
4.3.3. Yêu cầu chung về bố trí mặt bằng nhà xưởng ...........................................170
4.3.4. Thiết kế và bố trí mặt bằng của nhà máy ..................................................171
4.3.5. Tính diện tích các kho ...............................................................................172
a. Diện tích kho mộc..........................................................................................172
b. Diện tích kho thành phẩm .............................................................................172
c. Diện tích kho hóa chất ...................................................................................173
4.36. Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng .........................................................................173
KẾT LUẬN ................................................................................................................174
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................175

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


6

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong Viện
Dệt may – Da giầy & Thời trang cùng toàn thể thầy cô trong Bộ môn Vật liệu & Công
nghệ Hóa dệt của trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho chúng em. Các thầy cô không những truyền đạt cho chúng em những kiến thức
sách vở mà còn chỉ bảo cho chúng em những kinh nghiệm cuộc sống quý báu. Với vốn
kiến thức tiếp thu được đã là nền tảng cho chúng em học tập và thực hiện đồ án này.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Ngọc Thắng, người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn, dành rất nhiều thời gian và tâm huyết giúp em hoàn thành đồ án
kỹ thuật này.
Tuy đã nỗ lực và cố gắng nhưng do thời gian có hạn vì vậy bản đồ án này không
thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong các quý thầy cô và các bạn đóng góp
những ý kiến quý báu giúp cho đồ án cũng như kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Thị Ngọc

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Một số mặt hàng vải dệt kim đan ngang đàn tính PA/EL .............................17
Bảng 1.2. Một số mặt hàng vải dệt kim đan dọc đàn tính PA/EL .................................18
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam ..............................20
Bảng 1.4. Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ(Đơn vị: triệu USD) ..........22
Bảng 1.5. Năng lực sản xuất vải dệt kim của một số công ty trong tập đoàn dệt may
Việt Nam (năm 2016) ..................................................................................25
Bảng 1.6. Thông số của các mặt hàng vải dệt kim đàn tính PA/EL nhà máy sản xuất .33
Bảng 3.1. Chế độ làm việc trong năm ...........................................................................72
Bảng 3.2. Bảng phân bổ thời gian làm việc trong năm .................................................73
Bảng 3.3. Bảng thông số mặt hàng sản xuất của nhà máy ............................................73
Bảng 3.4. Bảng phân phối mặt hàng sản xuất của nhà máy ..........................................74
Bảng 3.5. Hóa chất và thông số công nghệ của máy giặt nước cho mặt hàng Justin ..133
Bảng 3.6. Thông số công nghệ của máy giặt solvent cho mặt hàng Karima và Maryna
....................................................................................................................133
Bảng 3.7. Hóa chất và thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Justin..134
Bảng 3.8. Hóa chất và thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Justin..135
Bảng 3.9. Thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Maryna .................136
Bảng 3.10. Hóa chất và thông số công nghệ cài đặt cho máy của quá trình hoàn tất cho
vải Maryna .................................................................................................136
Bảng 3.11. Thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Karima nhuộm màu
Flou cả màu đậm và nhạt ...........................................................................137
Bảng 3.12. Hóa chất và thông số công nghệ cài đặt cho máy của quá trình hoàn tất cho
vải Karima cả màu đậm và nhạt .................................................................138
Bảng 3.13. Hóa chất và thuốc nhuộm sử dụng choJustin trắng ..................................139
Bảng 3.14. Quy trình các bước và thời gian chạy tăng trắng ......................................139
Bảng 3.15. Hóa chất và thuốc nhuộm sử dụng cho nhuộm Maryna màu nero ...........140
Bảng 3.16. Quy trình các bước và thời gian nhuộm đen cho Maryna.........................140
Bảng 3.17. Hóa chất và thuốc nhuộm cho nhuộm Justin 1916 blue tony ...................141
Bảng 3.18. Quy trình các bước và thời gian nhuộm cho Justin blue...........................142
Bảng 3.19. Hóa chất và thuốc nhuộm cho nhuộm Karima màu Flou nhạt .................142
Bảng 3.20. Quy trình các bước và thời gian nhuộm cho Karima màu Flou nhạt........143
Bảng 3.21. Hóa chất và thuốc nhuộm cho nhuộm Karima màu Flou đậm .................144
Bảng 3.22. Quy trình các bước và thời gian nhuộm cho Karima màu Flou đậm........145

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


8

Bảng 4.1. Thống kê số lượng máy nhuộm cần sử dụng cho mỗi loại vải ...................147
Bảng 4.2. Tiêu hao hơi của các máy trong quá trình sản xuất ....................................151
Bảng 4.3. Thống kê lượng nhiệt cần sử dụng cho nhà máy ........................................152
Bảng 4.4. Thống kê số lượng máy sử dụng và chi phí mua thiết bị ............................154
Bảng 4.5. Thống kê hóa chất sử dụng và chi phí mua hóa chất ..................................156
Bảng 4.6. Thống kê lượng nước sử dụng trong công đoạn gián đoạn ........................158
Bảng 4.7. Thống kê lượng nước sử dụng cho máy giặt nước .....................................159
Bảng 4.8. Thống kê lượng nước sử dụng và chi phí tiền nước ...................................159
Bảng 4.9. Thống kê lượng điện tiêu thụ cho công đoạn gián đoạn .............................160
Bảng 4.10. Thống kê lượng điện tiêu thụ cho công đoạn liên tục ...............................161
Bảng 4.11. Thống kê lượng điện tiêu thụ và chi phí tiền điện ....................................163
Bảng 4.12. Thống kê tính toán và tiền lương của các nhân viên trong nhà máy ........164
Bảng 4.13. Thống kê chí phí cho hoạt động sản xuất của nhà máy ............................165
Bảng 4.14. Thống kê vốn đầu tư, lãi suất và chi phí sản xuất một năm ......................168
Bảng 4.15. Thống kê số lượng và kích thước máy sử dụng sản xuất ..........................173

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.3. Ứng dụng của sợi PA và PA pha trong các lĩnh vực khác nhau. .................19
Hình 1.4. Nhập khẩu đồ thể thao của EU giai đoạn 2009-2013. ...................................21
Hình 1.5. Thị trường nhập khẩu vải chính của Việt Nam, 9T/2016..............................24
Hình 1.5. Sản lượng vải Việt Nam sản xuất từ 2010 – 9T/2016. ..................................25
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chuyển hóa tạo ra nylon 6. ..................................................34
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chuyển hóa tạo ra nylon 66. ................................................35
Hình 2.3. Cấu trúc của Elastan. ....................................................................................39
Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc và hướng đặt sợi của vải loại Maryna và Kirama. ................41
Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc và hướng đặt sợi của vải Justin. ............................................42
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình tiền xử lý cho vải PA/EL. ....................................................43
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình hoàn tất cho vải PA/EL........................................................49
Hình 2.7. Tháp phân tầng giao diện tích hợp giữa OrgaTEX, sản xuất và hệ điều hành
ERP. .............................................................................................................50
Hình 2.8. Hệ thống mô hình tích hợp của phần mềm OrgaTEX. ..................................52
Hình 2.9. Các mô đun và chức năng của phần mềm OrgaTEX. ...................................55
Hình 2.10. Giao diện trình biên tập chương trình của phần mềm OrgaTEX. ...............56
Hình 2.11. Giao diện trình giám sát trực tuyến quá trình sản xuất của phần mềm
OrgaTEX. .....................................................................................................57
Hình 2.12. Giao diện modun lập kế hoạch sản xuất cho các lô trong một ca và trong 3
ngày. .............................................................................................................58
Hình 2.13. Giao diện modun báo cáo tình trạng dừng sản xuất của một máy. .............60
Hình 2.14. Giao diện báo cáo tình trạng tiêu thụ điện và hơi của một máy sản xuất....61
Hình 2.15. Giao diện báo cáo tình trạng dừng sản xuất trong lịch trình các mẻ sản xuất.
......................................................................................................................61
Hình 2.16. Lựa chọn những lý do dừng má trên bộ điều khiển được gắn trực tiếp trên
máy. ..............................................................................................................62
Hình 2.17. Giao diện mô đun quản lý kho. ...................................................................62
Hình 2.18. Thiết bị đầu cuối kiểm soát năng lượng. .....................................................65
Hình 2.19. Giao diện màn hình .....................................................................................66
cân thuốc nhuộm tự động. .............................................................................................66
Hình 2.20. Paternoster. ..................................................................................................67

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


10

Hình 2.21. Giám sát trực tuyến máy làm việc liên tục. .................................................69
Hình 2.22. Giao diện của trình giám sát quá trình sản xuất các máy hoạt động liên tục.
......................................................................................................................71
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho Justin màu. ..77
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho mặt hàng Maryna và
Karima. .........................................................................................................78
Hình 3.3. Máy đo màu “Ci 7800 Benchtop Spectrophotometer”. .................................82
Hình 3.4. Giao diện phần mềm color iQC. ....................................................................83
Hình 3.5. Hệ các nguồn sáng chuẩn tích hợp trong “Color iQC” của “X-rite Pantone”.
......................................................................................................................83
Hình 3.6. Buồng so màu “Macbeth Spectralight III” của hãng “X-rite Pantone”.........85
Hình 3.7. Thiết bị cắt mẫu “Circular sample cutter 175b”. ...........................................86
Hình 3.8. Máy nhuộm mẫu “Automatic dyeing machine – GIOTTO” của “MESDAN”.
......................................................................................................................87
”. 87
Hình 3.9. Một số bộ phận chính của máy nhuộm mẫu “Giotto” của “Mesdan”. ..........87
Hình 3.10. Thiết bị pha và đong thuốc nhuộm tự động trong PTN của colorservice. ..88
Hình 3.11. Một số bộ phận của hệ thống pha và đông thuốc nhuộm tự dộng trong PTN.
......................................................................................................................89
Hình 3.12. Cân điện tử “ME203E”. ..............................................................................90
Hình 3.13. Tủ hồi ẩm mẫu của MESDAN. ...................................................................90
Hình 3.14. Máy Minidryer/stenter. ................................................................................91
Hình 3.15. Máy ngấm ép của SLD ATLAS. .................................................................92
Hình 3.16. Tủ sấy mẫu “Binder”. ..................................................................................93
Hình 3.17. Máy kiểm vải “FM 2000 MR” của hãng “CTM Textile machinery”. ........94
Hình 3.18. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy “FM 2000 MR”. ....................................95
Hình 3.19. Máy đóng kiện hàng “I50 PL250”. .............................................................96
Hình 3.20. Sơ đồ cấu tạo máy đóng kiện hàng “I50 PL250”. .......................................96
Hình 3.21. Máy may “M800” của hãng Peagasus. ........................................................97
Hình 3.22. Thiết bị giặt nước của hãng “Foundmach”. .................................................98
Hình 3.23. Sơ đồ cấu tạo của giặt nước của hãng “Foundmach”. .................................99
Hình 3.24. Máy giặt dung môi “NOVA” của “SantexRimar” của Ý. .........................101

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


11

Hình 3.25. Máy giặt dung môi “NOVA” của “SantexRimar” của Ý. .........................102
Hình 3.26. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tháp thu hồi dung môi. ............................103
Hình 3.27. Máy nhuộm “Then HST” của hãng “Fong’s”. ..........................................104
Hình 3.28. Sơ đồ cấu tạo máy nhuộm beam “Then HST” của hãng “Fong’s”. ..........105
Hình 3.29. Hệ thống cân hóa chất tự động “TRS” của hãng “Colorservice”. .............106
Hình 3.30. Sơ đồ phân phối thuốc nhuộm và hóa chất dạng bột tới các máy nhuộm. 107
Hình 3.31. Hệ thống định lượng và cấp hóa chất, chất trợ tự động của hãng
“Colorservice”. ...........................................................................................109
Hình 3.32. Sơ đồ mô phỏng hệ thống cấp hóa chất, chất trợ tự động cho các máy. ...109
Hình 3.33. Máy cuộn beam hãng “La meccanica”của Ý. ...........................................111
Hình 3.34. Sơ đồ cấu tạo máy cuộn beam hãng “La meccanica”của Ý. .....................111
Hình 3.35. Máy tở beam vải sau khi nhuộm của hãng “La meccanica”của Ý. ...........112
Hình 3.36. Sơ đồ cấu tạo của máy tở beam của hãng “La meccanica”của Ý. ............113
Hình 3.37. Máy định hình nhiệt “Stenter Optima 2620” của hãng “Swastik”. ...........114
Hình 3.38. Sơ đồ thiết bị nhiệt định hình nhiệt của hãng swastik. ..............................114
Hình 3.39. Sơ đồ cơ cấu cấp dư và cấp bù của máy nhiệt định hình nhiệt. ................115
Hình 3.40. Sơ đồ bộ phận buồng gia nhiệt của máy nhiệt định hình nhiệt. ................116
Hình 3.41. Lò dầu tải nhiệt đốt bằng than, củi. ...........................................................118
Hình 3.42. Sơ đồ cấu tạo hệ thống cấp nhiệt và hơi cho nhà máy. .............................119
Hình 3.43. Sơ đồ cấu tạo của lò hơi “FM steam matic” của “Bono”. .........................120
Hình 3.44. Sơ đồ cấu tạo của lò hơi “FM steam matic”. .............................................121
Hình 3.45. Máy nén khí AtlasCopco. ..........................................................................122
Hình 3.46. Xe nâng tay. ...............................................................................................123
Hình 3.47. Xe nâng điện bán tự động UMW. .............................................................123
Hình 3.48. Cấu tạo chung của một chiếc xe nâng Toyota. ..........................................124
Hình 3.49. Xe nâng điện “Compact-scissors Platforms”. ...........................................125
Hình 3.50. Sơ đồ kích thước của xe nâng điện “Compact-scissors Platforms”. .........125
Hình 3.51. Máy phun áp lực nước nóng Karcher HDS 6/14C. ...................................126
Hình 3.52. Giá đỡ beam vải. ........................................................................................127
Hình 3.53. Mạng lưới bố trí hệ thống máy tính trong xưởng nhuộm. .........................128
Hình 3.54. Máy khuấy từ. ............................................................................................129

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


12

Hình 3.55. Máy “Rotawash”. ......................................................................................129


Hình 3.56. Máy “crockmeter”. ....................................................................................130
Hình 3.57. Máy kiểm tra pH. .......................................................................................130
Hình 3.58. Máy lắc tuyến tính. ....................................................................................130
Hình 3.59. Máy điều nhiệt. ..........................................................................................131
Hình 3.60. Máy kiểm tra pilling. .................................................................................131
Hình 3.61. Máy kiểm tra bền màu với án sáng. ..........................................................132
Hình 3.62. Máy kiểm tra độ giãn và modulus. ............................................................132
Hình 3.63. Sơ đồ quy trình tăng trắng cho vải Justin. .................................................139
Hình 3.64. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Maryna nero. .................................................140
Hình 3.65. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Justin 1916 blue tony. ...................................141
Hình 3.66. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Karima màu Flou nhạt. .................................143
Hình 3.67. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Karima màu Flou đậm. .................................144
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy. .............................................................163

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


VITAS : Vietnam Textile and Apparel Association – Hiệp hội Dệt may
Việt nam
WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
PA/EL : Polyamide/Elastane – vải pha từ polyamit và elastan
EL : Sợi Elastan
Co/PA : cotton pha với polyamit
Wool/PA : Len pha với polyamit
PA/PET : Polyamit pha với polyeste
PA/PAN : Polyamit pha với polyacrylic
f34 (12) : Sợi được là từ 34 (12) phi la măng
PA66 : Polyamit 66
PA6 : Polyamit 6
EU : European Union - Liên minh châu Âu
TPP : Trans-Pacific Partnership Agreement – Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương
ASEAN : Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
AFTA : ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do
đktc : Điều kiện tiêu chuẩn
PET : Xơ polyeste
PAN : Polyacrylic
VN : Việt Nam
HĐBM : Chất hoạt động bề mặt
PLC : Progiammable Logic Controller
DCS : Distributed Control System
SCADA : Supervisory Control and Data Acquisistion System
PTN : Phòng thí nghiệm
ISO : International Organization for Standardization – Tổ chức quốc tế
và tiêu chuẩn hóa
AATCC : American Association of Textile Chemists and Colorists - Hiệp hội
người Mỹ của các nhà hóa học dệt và chất màu
PTN : Phòng thí nghiệm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


14

LỜI NÓI ĐẦU


Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam
[1]. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc lớn
nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ [2]. Từ sau Đổi Mới,
ngành công nghiệp dệt may đã là một trong những nhóm ngành đầu tiên thành lập và
phát triển không ngừng cho đến nay. Xu hướng phát triển của dệt may càng được củng
cố sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Đây là ngành được hỗ trợ rất nhiều từ
phía chính phủ, nhiều dự án phát triển tham vọng được đề ra. Tựu trung, số liệu cho
biết có khoảng 2,5 triệu lao động tham gia vào ngành này, trong đó đa số là phụ nữ[3].
Ở một số diễn đàn gần đây, VITAS – Hiệp hội Dệt may Việt Nam [4], ước tính
trong ngành hiện tồn tại hơn 5000 nhà máy, trong đó có khoảng 4500 xưởng may, 500
xưởng dệt kim và 100 xưởng kéo sợi. Sản lượng hàng năm vào mức 500 tấn len,
200.000 tấn xơ sợi, 1,4 tỉ tấn vải và 3 tỉ sản phẩm quần áo các loại. Hiện tại, dệt may
chiếm khoảng 13,6% tổng giá trị xuất khẩu, đứng thứ hai sau hàng điện tử về kim
ngạch xuất khẩu ròng [5].
Những sản phẩm của ngành dệt may rất đa dạng và phong phú, trong đó phải kể
tới là những mặt hàng vải dệt kim với những tính chất vượt trội hơn hẳn vải dệt thoi
như độ co giãn, đàn hồi, có khả năng ôm sát người mà không tạo cảm giác khó chịu…
đã được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực may mặc. Các mặt hàng vải dệt kim hiện
nay trên thị trường thường là từ các nguyên liệu tổng hợp, nguyên liệu pha đặc biệt là
pha với sợi elastan vì sản phẩm có độ co giãn, đàn hồi rất tốt mà lại bền.
Với xu hướng phát triển của xã hội như hiện nay, tính cạnh tranh và năng động
của thị trường rất lớn, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng chứa
đựng rất nhiều nguy cơ, cũng như tạo ra không ít những cơ hội và thách thức cho các
Doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới từ đặc tính của sản
phẩm cho tới các máy móc thiết bị, phương tiện và cách thức tạo ra chúng cũng như
các biện pháp sử dụng để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Không những thế để sản
phẩm có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường một cách nhanh chóng, thời gian
giao hàng không chậm chễ, chất lượng sản phẩm cao mà giá cả phải chăng thì cần phải
kiểm soát và tối ưu hóa được quá trình sản xuất sản phẩm, tối ưu hóa quá trình sử dụng
nguyên vật liệu, nguồn năng lượng cần thiết (hơi, điện, nước…) trong các quá trình xử
lý. Chính vì vậy, nên em lựa chọn đề tài “Thiết kế nhà máy tự động hóa quá trình
nhuộm – hoàn tất vải dệt kim đàn tính Polyamit/Elastan với công suất 20 triệu
mét/năm” để có thể tự động hóa trong quá trình sản xuất, giảm sức người, tăng khả
năng nhuộm đúng ngay lần đầu tiên, chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng yêu cầu khách

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


15

hàng và giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng nước thải nhuộm trong
các quá trình xử lý lại. Đồng thời em cũng mong rằng có thể vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế sản xuất, trau dồi kinh nghiệm, trao đổi, học hỏi để nâng cao trình độ
chuyên môn.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


16

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Phân tích mặt hàng
1.1.1. Giới thiệu vải dệt kim đàn tính PA/EL
Vải dệt kim là một sản phẩm được tạo ra từ các vòng sợi liên kết với tạo thành
vải. Nhờ vào cấu trúc của vòng sợi và đặc điểm liên kết các vòng sợi mà vải có các đặc
trưng nổi bất như tính đàn hồi, xốp, mềm mại, thoáng khí, độ giãn hay khả năng giữ
phom dáng, đa dạng về hiệu ứng bề mặt vải. Các đặc tính này giúp người mặc có được
sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm bó sát hay mặc lót. Ngoài ra, các sản phẩm dệt kim
có thể đáp ứng được những sản phẩm thời trang mà ngành dệt thoi không đáp ứng
được như các sản phẩm định hình như dệt bít tất, các sản phẩm bằng len, màn tuyn,
thêu ren... các sản phẩm này được sản xuất để phục vụ trong nước và xuất khẩu sang
các nước trên thế giới.
Với sản phẩm dệt kim đàn tính từ PA/EL là sản phẩm vải dệt kim được dệt từ
thành phần nguyên liệu là Polyamit và Elastan. Với thành phần elastan giúp cho vải có
độ co giãn và khả năng đàn hồi tốt hơn những sản phẩm dệt kim thông thường được
làm từ các loại nguyên liệu khác.
1.1.2. Phân loại vải dệt kim [6,7]
* Vải dệt kim đan ngang
Vải Single: là kiểu dệt đan đơn giản
và phổ biến nhất trong các kiểu đan ngang
đơn. Nhược điểm là dễ bị tuột vòng và
quăn mép. Được ứng dụng để dệt hàng
mặc lót, găng tay, bít tất, quần áo thể thao
và nhiều thứ khác. Kiểu đan này tạo cho
vải hai mặt phân biệt. Mặt phải vải đều và
hiện các trụ vòng tạo thành các sọc dọc.
Mặt trái nổi các cung vòng và cung platin.
Vải Rib (vải hai mặt phải): là kiểu Hình 1.1. Vải dệt kim đan ngang.

dệt đan ngang kép, được tạo nên bởi các cột vòng quay lần lượt sang mặt trái và phải.
Hai bề mặt của vải giống nhau và đều nổi các trụ vòng lên trên còn các cung vòng thì
bị che lấp đi. Loại vải này co giãn tốt, co giãn nhiều theo chiều ngang, và không bị
quăn mép như vải single.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


17

Vải Interlock: là vải được dệt bằng cách lồng 2 vải Rib lại với nhau tạo nên
những dãy cột vòng liền nhau, nâng cao độ bền ma sát cho vải. Vải này có bề ngoài
đẹp, ít bị tuột vòng và được dùng để may quần áo.
Bảng 1.1. Một số mặt hàng vải dệt kim đan ngang đàn tính PA/EL

Dệt kim đan ngang – Single (một mặt phải)


Thành phần Chi số Khổ vải Trọng lƣợng riêng
STT Loại vải (g/m2)
(D) (cm)

1 94% PA, 6% Elastan 70 160 210

2 72% PA,28% Elastan 40 152 320

3 88% PA,12% Elastan 40 152 265

4 92% PA, 8% Elastan 40 155 165

5 85% PA, 15% Elastan 70 155-185 210-350

6 87% PA, 13% Elastan 40 152 160

* Vải dệt kim đan dọc


Kiểu đan xích: là kiểu đan đơn
giản nhất, hình thành bởi một sợi và chỉ
có một cột vòng duy nhất rất ít co giãn.
Bản thân nó không tạo nên vải mà chỉ
dùng để phối hợp với các kiểu dệt khác
để tạo ra các kiểu dệt phức tạp hoặc làm
giảm độ co giãn dọc hoặc tạo ra sọc dọc
cho vải.
Vải đan tricot: là kiểu đan đơn
trong đó mỗi sợi dọc tạo vòng lần lượt
trên hai kim kề nhau hoặc cách nhau Hình 1.1. Vải dệt kim đan dọc.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


18

một số kim. Vải trông bề ngoài tựa lưới và hai mặt ít phân biệt.
Vải đan Atlas: là kiểu đan trơn trong đó mỗi sợi dọc tạo vòng trên nhiều kim của
các cột kế tiếp nhau trước khi đổi hướng. Kiểu đan tạo cho vải những dải sọc ngang
phản xạ ánh sáng khác nhau theo chiều rộng bằng một nửa rappo dọc. Có thể coi như
kiểu đan ngang trơn nhưng các cột nghiêng đi khoảng 60°. Bởi vậy, vải có tính chất
gần giống kiểu Tricot.
Bảng 1.2. Một số mặt hàng vải dệt kim đan dọc đàn tính PA/EL

Thành phần Chi số Khổ vải Trọng lƣợng


STT Loại vải riêng (g/m2)
(D) (cm)
Dệt kim đan dọc - Tricot

1 82% PA, 18% Elastan 40 150 190

2 80% PA, 20% Elastan 40 150 175

3 77% PA, 23% Elastan 40 150 150

4 85% PA, 15% Elastan 40 150 190

5 90% PA, 10% Elastan 40 155 160

6 88% PA, 12% Elastan 50 152 200

Dệt kim đan dọc - Jacquard

7 84% PA, 16% Elastan 70 155 130

8 88% PA, 12% Elastan 70 152 230

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


19

9 82% PA, 18% Elastan 40 152 190

Dệt kim đan dọc – Mesh (mắt lƣới)

10 85% PA, 15% Elastan 40 160 165

11 90% PA, 10% Elastan 280 160 100

12 94% PA, 6% Elastan 40 152 100

13 90% PA, 10% Elastan 40 155 160

14 90% PA, 10% Elastan 40 155 100

15 82% PA, 18% Elastan 75 152 200-220

1.2. Thị trƣờng tiêu thụ [8-10]

Hình 1.3. Ứng dụng của sợi PA và PA pha trong các lĩnh vực khác nhau.

Vải PA/EL được dùng để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như trong may
mặc dùng làm quần áo thể thao, quần áo bơi, bít tất, các loại sản phẩm mặc bên trong

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


20

do vải làm từ nguyên liệu này có độ co giãn tốt, có khả năng ôm sát cơ thể mà không
gây cảm giác khó chịu (hình 1.3).
Từ hình 1.3. thấy rằng hầu hết các sợi PA được ứng dụng chủ yếu trong 3 lĩnh
vực chính là làm thảm, ứng dụng trong kỹ thuật và trong may mặc, dùng phục vụ cho
may mặc là chính. PA được sử dụng trong may mặc với 2 dạng nguyên liệu là 100%
PA và dạng PA pha với các nguyên liệu khác (PA/EL, Co/PA, Wool/PA hoặc có thể là
PA/PET, PA/PAN).
Vải dệt kim đàn tính PA/EL được dùng chủ yếu là làm quần áo bơi, đồ thể thao,
quần áo lót, tất chân, ....
1.2.1. Thị trƣờng xuất khẩu
Dệt may Việt Nam đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, những thị trường
chủ yếu đóng góp vào tổng kim ngạch chung là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, EU,…
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2009 được thể hiện trên bảng
1.3. Thấy rằng sản phẩm vải dệt kim đàn tính PA/EL được ứng dụng làm đồ lót, đồ

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


21

bơi, quần áo thể thao, quần áo ngủ,… chiếm kim ngạch xuất khẩu cũng khá nhiều
trong năm 2009 và hiện tại cũng đã và đang tăng đáng kể.
Với vải dệt kim đàn tính PA/EL thì các thị trường xuất khẩu chính là:
* Thị trường EU
Thị trường EU với dân số 340 triệu là nơi tiêu thụ lớn và đa dạng các loại quần
áo. Mức tiêu thụ thị trường này khá cao: 17 kg/người/năm. Đây là thị trường xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam và EU kí hiệp định buôn bán dệt may từ 1995 trong đó có hạn
ngạch gia công thuần túy (TPP). Trong hầu hết các chủng loại sản phẩm đạt mức xuất
khẩu cao của Việt Nam vào EU như: Jacket, T-shirt, áo len, quần áo sơ mi, áo khoác
nữ, áo dài nữ, váy ngắn... thì có cả nhóm đồ quần áo thể thao, đồ bơi (Hình 1.4).

Hình 1.4. Nhập khẩu đồ thể thao của EU giai đoạn 2009-2013.

Nhìn tổng thể từ hình 1.4 thì nhập khẩu hàng may mặc thể thao vào thị trường
EU đang trên đà tăng trưởng. Điều này mở ra những cơ hội mới cho các công ty xuất
khẩu đồ thể thao (quần áo trượt tuyết, đồ bơi, trang phục thể thao đặc biệt, áo khoác
mũ và áo jacket trượt tuyết) của Việt Nam.
* Thị trường Nhật Bản
Tính bình quân, Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai, chiếm trên 12,9% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đạt 16,8% tổng kim ngạch nhập khẩu
của Nhật Bản từ Việt Nam. Hiện có trên 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng
dệt may sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, có hơn 120 đơn vị có kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 1 triệu USD.
Những khách hàng dệt may lớn nhất của Nhật Bản là những tập đoàn lớn hoạt
động đa quốc gia đã và đang đặt hàng tại Việt Nam là: Uniqlo, Itochu, Mitsubishi,
Marubeni, Mitsu, Aeon, Katakura, Nomura, Minori…hiện đang rất gần gũi và yêu
mến doanh nghiệp Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


22

sang thị trường Nhật Bản được sản xuất từ chất liệu PA/EL và dệt kim bao gồm: áo
phông, áo thể thao, quần áo bơi, quần áo bó sát…
Hiện thị trường hàng dệt may Nhật Bản có triển vọng tăng trưởng cao nên các
doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nhu cầu, xu hướng thời trang và phát huy lợi thế
về nguồn nhân công với giá tương đối hợp lý.
* Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng và nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may.
Theo thống kê của của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, năm 2003, tổng trị giá sản
phẩm dệt may tiêu thụ ở Hoa Kỳ (bao gồm xơ, sợi, vải, thảm, hàng dệt trang trí và
dùng trong nhà, quần áo…) xấp xỉ 190 tỷ USD, trong đó 105 tỷ là hàng sản xuất nội
địa, còn lại là nhập khẩu.
Bảng 1.4. Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ(Đơn vị: triệu USD)
2001 2002 2003 2004 2005
Trung Quốc 6.536 8.744 11.609 14.558 22.405
Mêhicô 8.945 8.619 7.941 7.793 7.246
Ấn độ 2.633 2.993 3.212 3.633 4.617
Hồng Kông 4.403 4.032 3.818 3.959 3.607
Indônêsia 2.553 2.329 2.376 2.620 3.081
Việt Nam 49 952 2.484 2.720 2.881
Pakistan 1.924 1.983 2.215 2.546 2.904
Bangladesh 2.205 1.990 1.939 2.066 2.457
Canada 3.162 3.199 3.118 3.086 2.844
Honduras 2.348 2.444 2.507 2.678 2.629
Thái Lan 2.441 2.203 2.072 2.198 2.124
Philippin 2.248 2.042 2.040 1.938 1.921
Cộng 39.448 41.528 45.330 49.795 58.717
Các nước khác 30.792 30.655 32.104 33.516 30.489
Tổng cộng 70.240 72.183 77.434 83.310 89.205
Đối với quần áo, Hoa Kỳ là một trong hai thị trường nhập khẩu chính của thế
giới bên cạnh EU. Năm 2005, trong số 100,5 tỷ USD nhập khẩu hàng dệt may thì 76,5
tỷ là hàng quần áo, chiếm 76%. Năm 2005, trong số 89,2 tỷ USD nhập siêu hàng dệt
may thì nhập siêu hàng may chiếm khoảng 72,4 tỷ. Bảy nhóm hàng may có kim ngạch
nhập khẩu trên 2 tỷ USD năm 2005 là: sơ mi nam nữ (23,7 tỷ); quần nữ (9,7 tỷ); quần
nam (7,8 tỷ ); áo khoác, váy, và áo khoác ngoài nữ (6,9 tỷ), quần áo lót và đồ ngủ (5,4

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


23

tỷ), áo len (2,8 tỷ); áo jacket và khoác ngoài nam (2,6 tỷ); găng tay kể cả găng tay thể
thao (2,7 tỷ).
Năm 2005, Hoa Kỳ nhập của Việt Nam xấp xỉ 3 tỷ USD hàng dệt may (Bảng
1.4), tăng khoảng 6% so với năm 2004. Năm 2006, kim ngạch này ước đạt 3,4 – 3,5 tỷ
USD. Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may vào
Hoa Kỳ.
* Thị trường các nước ASEAN
Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN và đang trên tiến trình thực
hiện AFTA, bên cạnh những cơ hội lớn mở ra cũng còn nhiều thách thức. Phải tiến
hành cắt giảm thuế quan và hàng hoá được lưu chuyển tự do giữa các nước ASEAN
tạo nên sự cạnh tranh gay gắt đối với hàng hoá Việt Nam, buộc các doanh nghiệp Việt
Nam phải nỗ lực cải tiến công nghệ, áp dụng phương thức quản lý hiện đại và phải tạo
được cho mình một nền tảng vững chắc về mọi mặt để trụ vững trên thương trường.
Sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không quyết định đến sự tốn tại của Công
ty. Dưới sức ép đó sẽ xoá bỏ đi được các Công ty làm ăn trì trệ. Tuy nhiên về phía Việt
Nam chắc chắn sẽ có nhiều Công ty cần phải “lột xác”.
Bù lại, thị trường ASEAN với 430 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người hàng
năm 1.608 USD, tốc độ phát triển bình quân 6-8%/ năm, thì đây quả là một thị trường
lớn cho hàng may mặc. ASEAN còn là một thị trường có nền văn hoá tương đồng lẫn
nhau. Do đó thị hiếu, lối sống cũng tương đối giống nhau, điều này là điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam xâm nhập dễ ràng hơn, đặc biệt là với
các sản phẩm vải dệt kim.
Ngoài thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, ASEAN ra thì còn rất nhiều thị trường
khác có sực hấp dẫn như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,...
1.2.2. Thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc
Mặc dù năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu vải, sợi, xơ PET, phụ liệu
sang một số cường quốc dệt may trên thế giới như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban
Nha…, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, nhưng tình trạng
thiếu nguyên, phụ liệu vẫn là bài toán nan giải với ngành khi tỷ lệ nhập khẩu khá cao.
Thông thường, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 95%
xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi
dẫn tới khoảng 70% nguyên, phụ liệu dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu [11].
Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, thị trường nội
địa có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh với năng lực cạnh tranh tốt tập trung
vào thị trường Việt Nam. Với một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, dân số cả nước

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


24

của năm 2005 là 85 triệu dân, khoảng 95 triệu người vào năm 2010 và 105 triệu người
vào năm 2015. Theo dự báo của trung tâm thông tin thương mại, dung lượng thị
trường bán lẻ trong giai đoạn 2006-2010 tăng ở mức 15%/năm. Mặc dù với lượng thị
trường dệt may nội địa đầy đủ tiềm năng như trên, nhưng nó vẫn chịu áp lực cạnh
tranh gay gắt từ các tiến trình hội nhập kinh tế Quốc Tế.
Từ 01/01/2006 thuế nhập khẩu hàng dệt may từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ … giảm còn
12%. Theo lộ trình thực hiện AFTA, năm
2006, vải nhập khẩu từ các nước ASEAN
sẽ giảm mức thuế xuống mức thuế dưới
5%. 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia
nhập WTO thực hiện chính sách tự do hóa
thương mại Quốc Tế. Với Hiệp Định Dệt
May mặt hàng vải giảm thuế nhập khẩu từ
40% xuống còn 12%, quần áo giảm từ
50% xuống còn 20%, sợi từ 20% xuống Hình 1.5. Thị trường nhập khẩu vải
chính của Việt Nam, 9T/2016.
5%. Chúng ta nhận thấy với tiến trình hội
nhập kinh tế như trên tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu tràn ngập thị trường Việt Nam
với chất lượng tốt giá thành cạnh tranh do thuế nhập khẩu giảm. Điều này tác động đến
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may trong nước.
Giá trị nhập khẩu ngành dệt may cũng liên tục tăng qua các năm với giai đoạn
2009 – 2013 là 20,5%/năm. Năm 2013, giá trị nhập khẩu dệt may đạt 13.547 triệu
USD - tăng 19,2% so với cùng kỳ trong đó giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu
đạt 10.432 triệu USD. Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ trọng chủ yếu với tỷ trọng
62% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may (năm 2013). Các thị trường nhập khẩu vải
chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan… (Hình 1.5).
Theo thống kê gần đây, năng lực sản xuất vải của Việt Nam từ 2010 – 9T/2016
(Hình 1.5) cho thấy rằng mặt hàng vải sản xuất chủ yếu là các sản phẩm vải dệt thoi
chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, các dự án đầu tư phát triển không chỉ từ phía các doanh
nghiệp, mà công tác chuẩn bị cho tiến trình hội nhập sâu hơn vào sân chơi quốc tế
cũng được triển khai từ phía Bộ, Ngành. Các kế hoạch dài hạn về đầu tư cho việc sản
xuất nâng cao năng lực sản xuất vải dệt thoi, dệt kim cũng được chú trọng, và đặc biệt
chú trọng sản xuất mặt hàng vải dệt kim nhiều hơn.
Năng lực sản xuất vải dệt kim trong nước ngày càng được chú trọng và tăng lên,
một số công ty sản xuất vải dệt kim trong chuỗi tập đoàn dệt may Việt Nam như: công
ty TNHH Dệt Kim Đông Xuân với năng lực sản xuất 1.900 tấn/năm, công ty TNHH

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


25

MTV Dệt 8/3 là 3.000 tấn/năm, công ty CP Dệt May Huế là 1.500 tấn/năm, công ty
CP Dệt May Nha Trang là 2.300 tấn/năm,công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Phương
là 2.600 tấn/năm.

Hình 1.5. Sản lượng vải Việt Nam sản xuất từ 2010 – 9T/2016.
Bảng 1.5. Năng lực sản xuất vải dệt kim của một số công
ty trong tập đoàn dệt may Việt Nam (năm 2016)
STT Công ty Năng lực sản xuất
1 Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân 1.900 tấn/năm
2 Công ty TNHH MTV Dệt 8/3 3.000 tấn/năm
3 Công ty CP Dệt May Huế 1.500 tấn/năm
4 Công ty CP Dệt May Nha Trang 2.300 tấn/năm
5 Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Phương 2.600 tấn/năm
Thực tế trên thị trường Việt Nam hiện nay còn nhiều mặt hàng “second-hand”
của nước ngoài, chứng tỏ rằng nhu cầu đã vượt khả năng cung cấp trong nước. Do vậy,
các doanh nghiệp Việt Nam một mặt tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, một mặt
phải chú ý tới sản xuất hàng phục vụ nhu cầu nội địa. Nhà nước chỉ có biện pháp như
giao chỉ tiêu cho một số doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đáp ứng tiêu dùng trong
nước. Tránh bỏ trống thị trường ngay trong tầm tay.
1.3. Tự động hóa và ứng dụng tự động hóa trong nhà máy [12,13]
1.3.1. Khái quát về tự động hóa trong dệt may
Công nghệ đã ra đời từ rất lâu trong thực tiễn sản xuất, nó bao gồm bốn yếu tố:
thông tin, kỹ thuật, con người và vật liệu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ trong
những năm gần đây và trở thành một tư liệu không thể thiếu của sản xuất vật chất.
Trong đó, công nghệ tự động hóa mới chỉ phát triển trong vài thập kỷ qua nhưng ảnh

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


26

hưởng của nó đã trở nên rộng khắp trong hầu hết các mặt hoạt động của kinh tế xã hội,
đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp.
Vậy, công nghệ tự động hóa là gì?
Tự động hóa là một công nghệ xử lý ứng dụng cơ điện tử và máy tính vào trong
quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Tự động hóa là chìa khóa chính
để cải tiến chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả.
Trong hai thập kỉ qua tự động hóa trong công nghiệp dệt may đã được thực hiện
trong tất cả các quá trình liên quan tới việc sản xuất hàng dệt may như: quá trình chải
bông, kéo sợi, dệt, các quá trình xử lý ướt… dẫn tới tăng năng suất và hiệu quả sản
xuất. Tự động hóa và phát triển kỹ thuật trong ngành dệt may thì tập trung chủ yếu vào
sự tự động hóa các máy móc thiết bị đơn lẻ và các quá trình xử lý chúng. Ở đây tất cả
quy trình và các thiết bị khác nhau đã được xác định rõ và được giám sát bằng bộ điều
khiển hoặc các bộ vi xử lý. Các thông số của máy và các thông số vận hành đã được
nghiên cứu và lập trình sẵn để kiểm soát chất lượng và tăng mức độ lặp lại của các dữ
liệu đã và đang được sản xuất.
Nhìn vào những năm 1990 cho thấy bằng chứng sự phát triển của quá trình tự
động hóa. Trong suốt những năm 1990, hệ thống sản xuất tích hợp máy tính (CIM –
computer integrated manufacturing) và hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS – flexible
manufacturing systems) là triết lý sản xuất cốt lõi và chi phối trong công nghiệp sản
xuất sản phẩm dệt và may mặc, cả ở những quốc gia phát triển và các quốc gia đang
phát triển, với mục tiêu cuối cùng là các xưởng sản xuất tự động hoàn toàn. Một cách
tổng thể, công nghiệp đã chuyển từ thời kỳ ứng dụng máy tính sang thời kỳ sản xuất
tích hợp máy tính.
Mục tiêu chính của hệ thống sản xuất tích hợp máy tính (CIM):
• Cung cấp thông tin có thể truy cập cho mọi lĩnh vực của nhà máy để quả lý hiệu
quả các giai đoạn sản xuất khác nhau;
• Cung cấp các cơ sở để lập kế hoạch và kiểm soát các điểm chiến lược, có sẵn
cho giám đốc, quản lý hoặc người giám sát để họ có thể đưa ra quyết định chính
xác;
• Có hệ thống công nghệ cao, phức tạp– đặc biệt là phần mềm – để các máy tính
có thể kết nối với nhau trong cùng một mạng lưới, và các mô đun này có thể
liên kết với các mô đun khác, chấp nhận thêm các máy tính chuyên dụng như là
sự phát triển kinh doanh.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


27

CIM (Computer Integrated Manufacturing) là phương pháp sản xuất trong đó


toàn bộ quá trình sản xuất được điều khiển bởi máy tính. Hệ thống có đặc trưng là quá
trình kiểm soát theo chu kỳ đóng nhờ các bộ phận cảm biến đầu vào theo thời gian
thực. Một số hệ thống phụ có trong CIM là: CAD/CAM (computer aided design/
computer aided manufacturing), CAPP (Computer aided process planning), ERP
(Enterprise resource planning), CNC (Computer numerial control machine tools),
DNC (Direct numerial control machine tools), FMS (Flexible machining systems)…
Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS):
FMS là một hệ thống sản xuất trong đó có một số khâu linh hoạt cho phép hệ
thống có khả năng thích nghi khi có sự thay đổi. Toàn bộ hệ thống được kiểm soát
bằng máy tính trung tâm.
Ưu điểm của hệ thống này là năng suất lao động tăng cao nhờ tự động hóa toàn
bộ quá trình, thời gian chuẩn bị cho sản phẩm mới được rút ngắn nhờ tính linh hoạt,
tiết kiệm được chi phí nhân công do tự động hóa sản xuất, chất lượng sản phẩm được
cải thiện nhờ tự động hóa trong sản xuất.
* Tự động trong quá trình nhuộm
Việc kiểm soát tự động các máy nhuộm xảy ra vào những năm cuối của 1960, và
mỗi năm tiếp theo đã cho thấy sự thu nhỏ và nâng cao trong việc quản lý các thông tin
dựa trên thời gian. Tự động hóa bắt đầu với việc giới thiệu một hệ thống điều khiển
nhiệt độ bằng việc bật hoặc tắt máy sưởi. Một thời gian ngắn sau đó chúng được thay
thế bằng hệ thống điều khiển quá trình nhuộm theo một trình tự thời gian và nhiệt độ.
Các quy trình bổ sung hóa chất, thuốc nhuộm và chất trợ và cả quá trình vào và ra vải
cũng được tự động và dần dẫn tới việc quản lý các xưởng nhuộm tự động. Một màn
hình hiển thị các lịch trình công việc cho bất cứ máy móc nào và cho phép người giám
sát có thể sắp xếp và lên kế hoạch cho các mẻ sản xuất tiếp theo. Khối lượng các mẻ
nhuộm được cập nhật và thống kê mỗi phút và đưa ra số liệu quá trình kiểm kê cho
mỗi thuốc nhuộm.
Hiện nay các máy Jigger đã được kiểm soát hoàn toàn trên máy tính. Trong hệ
thống nhuộm liên tục, sự phát triển nổi bật nhất là hệ thống phân phối thuốc nhuộm,
đặc biệt là hệ thống giám sát màu trực tiếp và hệ thống kiểm soát thuốc nhuộm.
Các phương pháp tiến hành dựa trên tri thức ngày càng trở nên có ý nghĩa trong
lĩnh vực tự động hóa quá trình nhuộm. Về cơ bản hệ thống mạng nơ ron và logic mờ
thường được sử dụng. Nhà máy nhuộm tự động mới của hãng Glen Raven gần
Burlington, là một trong những nhà máy tự động nhất trong ngành dệt may của Mỹ.
Trong hệ thống tự động hóa nhà máy, quản lý và kiểm soát toàn bộ quá trình nhuộm từ

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


28

khi cấp vải vào tới khi ra sợi. Nó cho biết màu sắc của quá trình xử lý và lượng thuốc
nhuộm cần thêm để có màu giống yêu cầu là bao nhiêu, thời gian pha trộn nó, thời
gian và địa điểm của sợi trong các bước xử lý tiếp theo trong quá trình nhuộm. Hệ
thống tạo ra hiệu quả công việc cao và các điều kiện xử lý tối ưu.
* Tự động trong kiểm soát chất lượng trực tuyến
Một yếu tố quan trọng trong sự thành công của nhà máy dệt nhuộm tự động là đo
lường chất lượng trực tuyến, giám sát và kiểm soát. Tầm quan trọng của giám sát trực
tuyến và kiểm soát chất lượng không thể được nhấn mạnh hơn. Nếu vật liệu không đạt
tiêu chuẩn vẫn giữ trong dây chuyền sản xuất, thì có thể dự kiến sẽ giảm chất lượng
sản phẩm như: có tạp chất, sợi phi la măng bị đứt, vải bị xô lệch hoặc không đồng đều
đều màu có thể dẫn tới việc dừng máy xảy ra. Chính vì vậy, cần thiết phải kết hợp các
máy đo chất lượng trực tuyến có thể đo chất lượng một cách liên tục, điều chỉnh cài
đặt máy trong dung sai theo quy định để duy trì các thông số chất lượng,dừng quá trình
sản xuất nếu không thể hiệu chỉnh tự động.
Những tiến bộ gần đây trong công nghệ hình ảnh đã tạo ra thiết bị thu nhận hình
ảnh chất lượng cao và tiến bộ trong công nghệ máy tính cho phép xử lý hình ảnh
nhanh chóng và với chi phí thấp. Điều này đã làm tăng không chỉ một số phát triển cho
các thiết bị kiểm tra chất lượng phòng thí nghiệm cho xơ, sợi và vải mà còn làm phát
triển của các thiết bị trực tuyến để liên tục theo dõi chất lượng ngành dệt may như chất
thiết bị làm sạch xơ sợi, kiểm tra vải tự động.
1.3.2. Ứng dụng tự động hóa trong nhà máy nhuộm
Số hoá (hay điện toán hoá) công tác quản lý màu sắc là chiếc chìa khoá vàng để
giúp các doanh nghiệp thành công trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Nó
không giải quyết hết những vấn đề của ngành Nhuộm (như các phản ứng hoá học khi
nhuộm, các điều kiện liên quan đến con người như thao tác công nhân tại máy nhuộm),
nhưng là công cụ đắc lực để quản lý cả hệ thống sản xuất từ đầu vào cho tới đầu ra.
Một hệ thống tự động hoàn chỉnh và cần có cho ngành Nhuộm gồm các phân hệ
sau:
* Trong phòng thí nghiệm
Hệ thống so màu tự động - Color Matching (CAD - hỗ trợ thiết kế): gồm máy
quang phổ kế; và phần mềm giúp thiết lập công thức màu, lưu trữ công thức, phát sinh
công thức màu tự động từ dữ liệu đã có, điều chỉnh công thức tự động (hay bằng kinh
nghiệm) cho đúng màu, kiểm tra chất lượng về màu sắc.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


29

Hệ thống pha trộn dung dịch - Automatic Mixing and Meter of Solutions (CAM -
hỗ trợ sản xuất): Pha dung dịch đạt nồng độ yêu cầu trước khi đưa các bình dung dịch
vào máy pha màu tự động.
Hệ thống pha màu tự động - Color Automatic Dispensing (CAM): gồm máy pha
màu tự động điều khiển bằng máy tính, để phối trộn các loại màu nhuộm theo đúng tỷ
lệ nồng độ trong công thức đã thiết lập từ hệ thống CAD nhằm tạo dung dịch nhuộm
thí nghiệm.
Máy nhuộm thí nghiệm bằng tia hồng ngoại - Infra Red Dyeing Machine: Thực
hiện các quá trình nhuộm theo đúng quy trình về nhiệt độ và thời gian mô phỏng trong
sản xuất lớn.
* Trong sản xuất nhuộm hàng loạt
Phần mềm quản lý công thức để sản xuất: Thực hiện việc tính toán tỷ lệ hoá chất,
phẩm màu cho vào từng mẻ nhuộm tự động theo khối lượng nhuộm (Scheduling
Formula).
Phần mềm quản lý kho hoá chất thuốc nhuộm - Filling Stock of Dyeing and
Auxilary Products: Giúp xác định số thuốc nhuộm, chi phí thuốc nhuộm, hoá chất cho
từng mẻ nhuộm. Thống kê lượng hoá chất sử dụng hàng tháng, hàng năm, theo từng
đơn hàng, khách hàng, loại sản phẩm.
Hệ thống cân điện tử (nối với máy tính) và phần mềm đi kèm: Tự động kiểm soát
việc cân màu đúng theo công thức (khắc phục trường hợp cân sai). Hệ thống này in ra
các phiếu cân màu để kiểm tra theo dõi việc pha chế phẩm nhuộm có đúng công thức
không.
Hệ thống kho thuốc nhuộm thông minh - Automatic Dyestuff Ware House: Hệ
thống này mở rộng từ hệ thống cân điện tử nối kết với kho thuốc nhuộm, giúp việc lấy
thuốc nhuộm từ kho chứa một cách nhanh chóng và chính xác theo đúng công thức đã
đưa ra, loại trừ lầm lẫn trong thao tác của công nhân.
Hệ thống pha trộn hoá chất dạng lỏng tự động - Dosing of Liquid Products: Là
một hệ thống phát triển của hệ thống pha màu đã nói ở trên nhưng được dành riêng
cho các hoá chất trợ ở dạng lỏng, hay đã pha lỏng (chemical, auxilary) - phân biệt với
thuốc nhuộm (dyestuff)). Hệ thống này pha chế hoá chất và các chất trợ theo số lượng
và nồng độ định sẵn trong công thức màu được 'lôi' ra từ phần mềm quản lý công thức
nói trên.
Hệ thống pha màu trung tâm, dạng bột - Dosing of Powder Products: Đây là hệ
thống robot để lần lượt đưa các hộp đựng phẩm nhuộm dạng bột và cân đong tự động

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


30

theo đúng liều lượng cho từng mẻ nhuộm, sau đó trộn chung lại thành các dung dịch
màu nhuộm và đưa theo băng tải đến máy nhuộm, hoặc đổ vào xô để mang tới máy
nhuộm.
Hệ thống pha màu trung tâm, dạng lỏng: Như hệ thống pha màu trong phòng thí
nghiệm, nhưng phức tạp hơn và kết hợp luôn với việc dẫn dung dịch phẩm nhuộm vào
thẳng máy nhuộm theo chương trình đã đặt sẵn.
Hệ thống điều khiển (và ghi nhận việc thực hiện từng mẻ nhuộm tại từng máy
nhuộm): Hệ thống này gồm phần mềm tương thích, và hệ thống thu nhận tín hiệu hoạt
động của các máy nhuộm để chuyển sang dạng số, đưa về máy tính trung tâm để xử lý
theo từng mẻ nhuộm. Dữ liệu này giúp quản lý từng mẻ nhuộm, thậm chí phân tích cả
giá thành thực tế của từng mẻ nhuộm (năng lượng sử dụng, nước sử dụng...).
* Trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phần mềm quản lý chất lượng về màu sắc và phân lô sản phẩm theo màu sắc:
Kết hợp với quang phổ kế cầm tay, giúp nhà sản xuất kiểm tra phân loại sản phẩm theo
từng nhóm màu, và phân lô tự động theo từng nhóm màu để quản lý sử dụng và thông
báo cho những đơn vị sản xuất phía sau (các xí nghiệp May).
Hệ thống kiểm tra màu sắc tự động vải ngay sau khi hoàn tất: Hệ thống này cực
kỳ hiện đại, kết hợp nhiều bộ đo quang phổ kế trên suốt chiều khổ của vải, giúp ghi
nhận tự động tình hình chất lượng màu sắc trên từng mét vải theo suốt chiều dài của
cuộn vải để hỗ trợ nhà sản xuất phân loại và đánh giá chất lượng trong từng dây vải.
1.3.3. Một số phần mềm ứng dụng tự động hóa quá trình nhuộm – hoàn tất [14,
15]
Hiện nay các nhà máy nhộm – hoàn tất trong nước cũng ứng dụng các phần mềm
để hỗ trợ công việc quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất của nhà máy sao cho hiệu
quả, chất lượng sản phẩm cao mà chi phí nguyên vật liệu, năng lượng … giảm xuống
mức thấp nhất.
Hiện có rất nhiều loại phần mềm liên quan tới việc quản lý và kiểm soát toàn bộ
quá trình sản xuất của nhà máy đồng thời hỗ trợ hoạt động tự động hóa quá trình
nhuộm - hoàn tất nhằm tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, nâng cao hiểu quả và
hiệu suất của quá trình sản xuất, giảm lượng thải ra môi trường như:
*Hệ thống Sedo Treepoint
Hệ thống SedoTreepoint cũng có rất nhiều các phần mềm để tự động hóa toàn bộ
nhà máy tăng năng lực sản xuất và tính cạnh tranh của nhà máy như: hệ thống điều
khiển trong các xưởng nhuộm “sedomat 1800+, sedomat 2500+, sedomat 2600+,

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


31

sedomat 5500+, sedomat 5800+”, các bộ điều khiển liên tục “sedomaster”, hệ thống
quản lý màu sắc “Qtex”, hệ thống kiểm tra và kiểm soát chất lượng “sedomonitor”….
Các đặc điểm của hệ thống:
- Một giải pháp hoàn chỉnh cho tự động hóa toàn xưởng nhuộm
- Tiết kiệm thông qua việc kiểm soát vật liệu (bản thân vật liệu và cách thức tiền
xử lý cho vật liệu)
- Quản lý màu sắc kết hợp trong quản lý quy trình (so sánh màu; pha chế thí
nghiệm và nhuộm thí nghiệm; lên công thức và quy trình; kiểm tra sự thích hợp
thuốc nhuộm; sự chuẩn bị dung dịch nhuộm đúng)
- Tự động hóa máy nhuộm và quản lý quy trình thông minh (quy đổi quy trình từ
thí nghiệm ra sản xuất; thiết lập/lựa chọn quy trình; kiểm soát quy trình)
- Quản lý năng lượng và tối ưu hóa nguồn lực
* Hãng Technorama
Hãng Technorama cũng đưa ra rất nhiều các hệ thống phân phối hóa chất, chất
trợ và thuốc nhuộm tự động trong các nhà máy nhuộm: Dosorama LS; Dosorama LP;
Dosorama MP; Dosorama MW; Dosorama LS,…
* Hãng SETEX
SETEX là hãng chuyên cung cấp các phần mềm ứng dụng trong quá trình sản
xuất và hoàn tất các sản phẩm dệt may, luôn dẫn đầu thị trường trong và ngoài nước.
Từ các bộ điều khiển sản xuất trong ngành dệt may khác nhau đến các xưởng sản
xuất và các hệ thống thực hiện quá trình sản xuất cho các giải pháp kiểm soát chất
lượng hàng dệt, SETEX cung cấp các thiết bị và giải pháp tiên tiến cho các nhà máy
nhuộm và hoàn tất hàng dệt như:
 Bộ điều khiển các kho chứa thuốc nhuộm “Controller Dye house”: SECOM
777TCE-777CE; SECOM 737CE; SECOM 575c; SECOM X40;
 Bộ điều khiển quá trình hoàn tất “Controller Finishing”: SECOM 606-646TCE-
848TCE;
 Bộ điều khiển lo gic khả trình “PLC/Fieldbus modules”: SETEX Compact PLC;
Fieldbus Modules;
 Các cảm biến quá trình sản xuất “Manufacturing Sensors”: Fabric monitoring
CamCOUNT V3; Fabric Temperatur WTM; RFID TR20; Seam Detetor SD 100;
 Phần mềm vận hành quá trình sản xuất: OrgaTEX
 Hệ thống cân định lượng “Weighing System”
 Hệ thống kiểm tra chất lượng “QC-Systems”

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


32

 Ứng dụng di động “Mobile App”


SETEX làm cho sản xuất dệt may hiệu quả hơn, linh hoạt hơn và đảm bảo kết
quả chất lượng cao hơn.
* Kết luận
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các hãng khác nhau cung cấp các phần
mềm ứng dụng tích hợp trong các máy phục vụ cho quá trình hoàn tất sản phẩm để
điều khiển, kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất của nhà máy, giúp tăng năng
suất lao động, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và
giảm giá thành. Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm gì, của hãng nào để tự động nhà
máy thì lại phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất và các máy móc thiết bị,… của từng nhà
máy. Trong bản đồ án này, để thiết kế một nhà máy tự động hóa quá trình nhuộm và
hoàn tất sản xuất vải dệt kim đàn tính PA/EL thì em lựa chọn phần mềm “OrgaTEX”
của hãng “SETEX” để ứng dụng tự động hóa nhà máy vì phần mềm tích hợp hầu hết
các mo đun của SETEX: Bộ điều khiển cho quá trình nhuộm; Bộ điều khiển cho quá
trình hoàn tất; Phần mềm điều hành quá trình sản xuất sản phẩm dệt (MES); Bộ điều
khiển logic về lập trình (PLC) và các mô đun “fieldbus”; Cảm biến quá trình sản xuất
sản phẩm dệt; Hệ thống cân định lượng; Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm…
1.4. Lựa chọn mặt hàng
Từ những tài liệu phân tích mặt hàng và thị trườngthấy rằng hầu hết các sản
phẩm từ PA/EL có nhiều kiểu pha khác nhau như 77/23, 80/20, 82/18, 88/12, 90/10,
94/6,… với nhiều dệt khác nhau như dệt kim đan dọc như kiểu dệt tricot, dệt lưới,
Jacquard hay kiểu dệt kim đan ngang như vải single. Tuy nhiên, với các sản phẩm làm
quần áo bơi và quần áo lại được làm chủ yếu từ các loại dệt kim đan dọc như tricot,
lưới, jacquard bởi vì vải thông thoáng tốt hơn lại còn giảm được hiện tượng quăn mép
và tuột vòng của vải single, thông dụng rất vẫn là vải tricot. Chính vì vậy, bản đồ án
này em sẽ lựa chọn một số loại mặt hàng vải dệt kim đàn tính PA/EL kiểu dệt tricot để
sản xuất phục vụ thị trường làm quần áo bơi và quần áo thể thao như trên bảng 1.7.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


33

Bảng 1.6. Thông số của các mặt hàng vải dệt kim đàn tính PA/EL nhà máy sản xuất
Chi số Trọng lƣợng
Loại vải Thành phần Kiểu dệt Khổ vải riêng Màu sắc Tên màu Mẫu
(dtex)
Tên
(cm) (g/m2)
PA EL

80% PA (f34) PA: 23/10//


410 Maryna 44 44 150 170 Màu đen 2619 Nero
20% EL (f3) EL: 10/12//

Trắng 0210-0120 white

77% PA (f34) PA: 12/10// 150


610 Justin 44 44 147
23% EL (f3) EA: 10/12//
Xanh da trời 1916 blue tony

Màu Fluo nhạt *2817 midorin green

80% PA (f12) PA: 23/10//


210 Karima 44 44 150 175
20% EL (f3) EL: 10/12//

Màu Fluo đậm *1415 very fuchsia

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


34

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ
2.1. Tổng quan về nguyên vật liệu
2.1.1. Xơ Polyamit [16,17]
a. Sự ra đời và quá trình hình thành của Polyamit
Xơ polyamit là loại xơ tổng hợp mà trong đại phân tử của nó có chứa các nhóm
polymetylen (-CH2-) liên kết với nhau quá các nhóm –CO-NH-. Vì vậy mạch đại phân
tử của xơ polyamit gần giống như mạch đại phân tử của các protit thiên nhiên, và cũng
vì vậy mà tính chất của xơ polyamit có nhiều điểm giống với len và tơ tằm.
Hiện nay trên thế giới xơ polyamit được sản xuất với nhiều tên gọi khác nhau,
nhưng tên phổ biến hơn cả là nylon kèm theo chữ số chỉ nguyên tử cacbon của các
monome trùng hợp nên nó trong mỗi khâu đơn giản như: nylon 6, nylon 7, nylon 8,
nylon 9, nylon 4 và các kiểu nylon 4-6, 7-6, 6-10…. Trong số này thì quan trọng hơn
cả và được sản xuất nhiều là nylon 6, nylon 66, nylon 7 và nylon 6-10.
* Nylon 6
Nylon 6 là xơ được tạo thành từ các cao phân tử mạch thẳng. Trong đó có chứa ít
nhất 85% liên kết amit nối đơn aliphthic vòng.
Nguyên liệu ban đầu để sản xuất xơ này là benzen, hay phenol. Sau nhiều quá
trình biến đổi trung gian chúng được chuyển thành các xyclohexan, xyclohexanon-
oxim và sau đó chuyển nhóm trong nội phân tử để trở thành caprolactam. Từ
caprolactam sẽ tạo ra nylon 6. Quy trình chuyển hóa hình thành nylon 6 được thể hiện
trên hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chuyển hóa tạo ra nylon 6.

Caprolactam có thể được xem như lactam của axit aminocaproic HN-(CH2)5-CO
là những tinh thể màu trắng nóng chảy ở 68-70°C, không bền nhiệt ở nhiệt độ có khả

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


35

năng trùng hợp thành nhựa polycaprolactam. Polycaprolactam được nung nóng chảy ở
nhiệt độ 250-260°C sau đó được lọc bằng lớp cát thạch anh mịn rồi chuyển sang ống
định hình có gắn mũ philie. Dung dịch được ép qua lỗ định hình sợi với áp suất 80 kPa
tạo ra các chùm tia philamang. Chùm tia sợi sau đó được làm nguội và ổn định cấu
trúc.
Nylon 6 được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: dùng trong may
mặc (làm các quần áo, vải trang trí, thảm, vải dù, vải lông nhân tạo, bít tất…), dùng
trong kỹ thuật (dây thừng, vải lót ô tô chịu mài mòn cao, làm dây cu-roa…).
* Nylon 66

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chuyển hóa tạo ra nylon 66.

Nguyên liệu tổng hợp polyme nylon 66 là axit adipic HOOC(CH2)4COOH và


dung dịch hexametylen diamin H2N(CH2)6NH2 60-80% được cho vào nồi phản ứng
chịu áp suất. Quá trình sản xuất nylon 66 cũng như các polyamit khác thực hiện theo
phương pháp gián đoạn. Ngoài dung dịch muối tạo ra từ axit adipic và

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


36

hexametylendiamin thì còn cho thêm chất ổn định vào nồi để ổn định độ nhớt là axit
axetic (1/50 mol trên 1 mol muối).
Đun nóng dần dần dung địch trên lúc đầu đến 220°C, lúc đó áp suất tăng lên đến
17,6 at trong 1-2 giờ thì nhiệt độ sẽ đạt đến 270-280°C. Duy trì nhiệt độ này trong 1-
1,5 giờ đồng thời liên tục xả hơi. Sau đó giảm áp suất xuống đến áp suất thường. Dùng
khí Nito nén polymit nóng chảy xuống nồi hấp và cho thêm TiO 2 vào để tạo màu cho
polyamit. Sau đó cũng dùng khí nén đẩy polyamit vào bộ phận kéo sợi nóng chảy để
tạo sợi PA 66.
PA 66 cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, sử dụng lâu bền và giá thành
hạ.
* Nylon 7
Loại xơ này được sản xuất ở Liên Xô cũ với tên gọi là xơ Enan, còn ở Mỹ và
nhiều nước khác gọi là nylon 7. Nguyên liệu ban đầu để sản xuất nylon 7 là etylen và
tetraclorua, đó là nguồn nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Phản ứng trùng hợp tạo nylon
7 được tiến hành ở 90-100°C dưới áp suất 100-150 at. Nylon 7 được chế tạo bằng
phương pháp nhiệt nóng chảy nhựa và hình thành theo phương pháp kéo sợi khô. So
với nylon 6 thì nylon 7 bền nhiệt hơn với tác dụng của tia tử ngoại.
Ngoài các PA thông dụng trên, còn rất nhiều loại xơ PA khác như PA3, PA4,
PA9, PA11, PA12… điều chết trên cơ sở các axit aminocacbonxylic, hoặc có xơ
PA6/66 được sản xuất từ co-polyme của hai nhóm PA. Khi tạo ra các xơ như vậy,
người ta phát hiện ra quy luật là khi càng tăng số nguyên tử cacbon trong mắt xích thì
xơ càng tăng bền hóa học, bền ánh sáng, độ cách điện nhưng lại giảm độ hút ẩm, độ
bền nhiệt, modun đàn hồi, nhiệt độ mềm.
b. Tính chất của xơ Polyamit [15]
* Tính chất vật lý
Xơ PA được sản xuất ở cả 3 dạng xơ đơn, xơ phức, xơ xtapen. Khối lượng phân
tử của các loại xơ PA để chế tạo xơ khoảng 15.000 - 22.000.
Khối lượng riêng: nhỏ khoảng 1,14 g/cm3.
Khả năng hút ẩm: PA là một trong ít xơ tổng hợp có độ hút ẩm Wc = 3,5 – 4,5%
(ở đktc). Đặc biệt đối với PA Texture có khả năng mao dẫn có thể thẩm thấu nước và
chất lỏng.
Tính cách nhiệt: phụ thuộc vào việc xơ được sản xuất dưới dạng philamang thẳng
hay textua, philamang textua hay xơ xtapen. Philamang thẳng chứa được rất ít không
khí bên trong nên khả năng cách nhiệt kém hơn philamang textua, tơ philamang textua

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


37

thì xốp hơn nên chứa được nhiều không khí bên trong hơn. Sợi xtapen có khả năng
cách nhiệt tốt hơn tơ philamang, do philamang chứa được ít không khí bên trong nên
cách nhiệt thấp.
Độ bền ánh sáng: PA kém bền với ánh sáng. PA bị lão hóa, giảm bền và ngả màu
vàng dưới tác dụng của ánh sáng. Do vậy trong quá trình sản xuất để tăng cường phần
xử lý bằng một số hóa chất.
Khả năng tĩnh điện: Xơ PA rất dễ tích điện nếu không có phần xử lý kèm theo.
Cảm giác sờ tay: tơ và xơ xtapen có thể được sản xuất với độ mảnh rất thấp, nên
những xơ mảnh rất mềm mại và có thể sử dụng làm quần áo may mặc.
Độ bóng: thông thường xơ rất bóng. Khi sản xuất có thể điều chỉnh được độ bóng
tùy thuộc vào hóa chất phụ trợ và xử lý hoàn tất.
Độ bền nhiệt: PA là xơ nhiệt dẻo nên rất nhạy cảm với tác dụng của nhiệt độ môi
trường khô. PA6 bị chảy mềm ở 170°C và chảy ở 215°C, PA66 bị mềm ở 235°C và
chảy ở 263°C, vì vậy khi là quần áo bằng loại xơ này thì phải chú ý tránh quá nhiệt.
Trong quá trình chế tạo, xơ PA bị kéo giãn khi còn đang ở trạng thái dẻo, nên nhiều
phân tử chưa triệt tiêu nội năng, khi có điều kiện nó sẽ bị co lại. Thí dụ như trong nước
sôi PA6 và PA66 bị co từ 6-8%. Vì vậy trong quá trình gia công cần phải tiến hành ổn
định nhiệt các sản phẩm dệt từ PA. Nhiệt độ ổn định nhiệt phải cao hon nhiệt độ mà
sản phẩm sẽ chịu gia công sau này (quá trình nhuộm, giặt rũ).
* Tính chất cơ học
Độ bền cơ học: Nylon (PA) có độ bền đứt rất cao chỉ đứng sau PET, khoảng 470
mN/tex. Đặc biệt là độ bền mài mòn rất cao có thể đây là loại xơ có độ mài mòn cao
nhất trong số những xơ dệt thông thường. Trong trạng thái ẩm PA giảm 10-20% độ
bền.
Độ giãn: PA là xơ nhiệt dẻo, có độ giãn rất cao trong cả môi trường ướt và môi
trường khô tùy theo điều kiện sản xuất xơ. Độ giãn thay đổi trong khoảng 20-80%.
Độ đàn hồi: độ đàn hồi và độ phục hồi đến 16%.
Khả năng định hình: là xơ nhiệt dẻo nên dễ định hình dưới tác dụng của nhiệt.
* Tính chất hóa học
PA có tính chất hóa học được quyết định bỏi nhóm định chức ở đầu mạch (nhóm
cacboxyl –COOH và nhóm amin NH2) và do nhóm imin ở giữa mạch quyết định. Vì
thế tính chất hóa học của PA có tính lưỡng tính giống như len và tơ tằm, dưới tác dụng
của axit và bazo sẽ tạo ra các muối.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


38

Độ bền với axit: PA tương đối bền với axit loãng và ở nhiệt độ thấp, nhưng với
axit khoáng và ở nhiệt độ cao thì lại kém bền. Thí dụ: với axit focmic (HCOOH) 3%
hoặc axit axetic 3% ở 100°C trong 3 giờ liền thì có thể xem như PA không bị thay đổi.
Tuy nhiên, PA6 sẽ bị hòa tan trong axit focmic (HCOOH) 80%, bị trương nở mạnh
trong các axit focmic 20%, axit photphoric 20%. Xơ PA cũng bị trương nở mạnh trong
axit axetic và axit oxalic đậm đặc, nó còn bị trương nở trong dung dịch phenol 2%.
Các axit khoáng như: HCl, H2SO4, HNO3 phá hủy xơ rất mạnh nhất là ở nhiệt độ cao.
Độ bền với kiềm: xơ PA tương đối bền với kiềm không giống như len và tơ tằm
thì dễ bị phá hủy bởi kiềm nguyên nhân là trong mạch đại phân tử của PA có chứa ít
liên kết amit –CO-NH- hơn so với len và tơ tằm. Khi gia công Nylon 6 với dung dịch
xút 40% ở 90°C trong 1 giờ thì độ bền cơ lý của xơ vẫn chưa thay đổi nhiều.
Độ bền với muối axit và muối bazo: tác dụng của muối axit và muối bazo cũng
tương tự như axit và bazo nhưng yếu hơn.
Độ bền với chất oxi hóa: xơ PA rất nhạy cảm với các chất oxi hóa, vì thế các chất
oxi hóa mạnh thường dùng như Natrihipoclorit (NaClO); hidroperoxit (H 2O2) không
được sử dụng để tẩy trắng vải PA vì khó tránh khỏi việc gây hư hại cho xơ.
Độ bền với chất khử: dung dịch đồng amoniac và các muối trung tính thực tế
không ảnh hưởng gì đến tính chất của xơ PA. Dung dịch phenol trên 60% và m-crezol
là các dung môi tốt của PA6 và PA66. Khi tiếp xúc với ngọn lửa thoạt tiên xơ PA bị
chảy mềm thành hạt trắng và sau đó cháy chậm, lấy ra khỏi ngọn lửa xơ không cháy
được nữa.
Các nhóm imin trong mạch cao phân tử ở điều kiện thường thể hiện tính bazo và
không kết hợp với các axit yếu hay thuốc nhuộm axit. Nhưng khi pH nhỏ hơn 3 thì
nhóm imin này sẽ bị ion hóa và mang điện tích dương nó có thể dẽ dàng liên kết với
các axit hoặc thuốc nhuộm axit.
Một đặc điểm quan trọng nữa của xơ PA là xơ có mạch cao phân tử không đều
hay kém đồng nhất về thành phần hóa học, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tốc độ đều
màu của xơ khi nhuộm. Để hạn chế sự không đồng nhất về cấu trúc người ta phải tiến
hành ổn định nhiệt xơ trước khi nhuộm.
* Tính chất sinh học
Độ bền với vi sinh vật: PA rất bền với tác dụng của vi sinh vật và nấm mốc.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


39

2.1.2. Xơ Elastan [16, 18]


a. Sự ra đời và quá trình sản xuất
Xơ Elastan là xơ được biến tính từ polyuretan (PU), vùng Bắc Mỹ người ta gọi là
“spandex”, tại các quốc gia khác được gọi là Elastan, là sợi nhân tạo có độ giãn cao.
Loại sợi này có độ co giãn như cao su, tuy nhiên chúng chắc và bền hơn.
Xơ Elastan được định nghĩa là xơ có chứa ít nhất theo khối lượng 85% phân đoạn
polyuretan được kéo giãn gấp 3 lần chiều dài ban đầu, khi bỏ lực sẽ nhang chóng trở
về chiều dài ban đầu. Các sản phẩm sợi Elastan được đưa ra thị trường vào năm 1959
với tên là “Fibre K”, sau khi Joseph Shivers tại công ty hóa chất My DoPont phát
triển ra phương pháp sản xuất công nghiệp. Sản phẩm này làm từ chất liệu polyuretan,
bao gồm các sợi nhỏ li ti dán vào nhau. Từ năm 1962, sợi Fibre K được sản xuất và
tung ra thị trường với số lượng lớn dưới thương hiệu “Lycra”, do công ty Invista quản
lý. Hai năm sau công ty Bayer AG bắt đầu với việc sản xuất Dorlastan, một loại sợi
gồm nhiều sợi tơ nhỏ từ chất liệu Polyuretan. Ngoài ra, còn một số thương hiệu khác
như Creora (Hyosung), Elaspan (Invista) và Linel (Fillattice).
b. Đặc điểm cấu trúc

Phần mềm Phần cứng


Hình 2.3. Cấu trúc của Elastan.

Elastan là một khối co-polyme bao gồm polyuretan và polyetylen glycol. Uretan
tạo thành các phân đoạn cứng và mềm xen kẽ kết nối với nhau bằng lực hóa trị để tạo
thành loại sợi này, các đoạn mềm tạo ra độ co giãn cho vải, còn đoạn cứng làm vải bền
hơn.
Phần mềm hay còn gọi là phần linh động chiếm 65-90% theo khối lượng của
Elastan, nó được cấu tạo từ các polyete hoặc polyeste đồng trùng hợp và chúng ở dạng
vô định hình. Khi không bị kéo giãn đoạn mạch này ở dạng cuộn xoắn, còn khi bị kéo
giãn chúng lại ở dạng vô định hình. Ở trạng thái kéo căng các đoạn mạch chuyển từ
trạng thái vô định hình sang trạng thái duỗi thẳng song song chiều trục xơ, khi ngoại
lực được giải phóng chúng lại trở về trạng thái ban đầu. Tổng chiều dài của xơ khi ở
trạng thái duỗi thẳng là chiều dài tối đa mà xơ có thể đạt được khi bị kéo giãn.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


40

Phần cứng là những pouretan mạch vòng, trongđó chủ yếu là di-isocyanate thơm.
Trong quá trình hình thành xơ phần cứng tạo thành những mắt xích chúng liên kết với
nhau bằng những liên kết chặt chẽ thành từng cụm hay thành từng vùng trong xơ.
Chúng tạo thành những tiểu đảo có kích thước chỉ từ khoảng 30-100 nm và định
hướng một cách ngẫu nhiên trên xơ làm cho vật chất trong xơ không liên tục và có cấu
trúc mạng không gian 3 chiều.
Liên kết nội phân tử trong xơ Elastan chủ yếu là liên kết hidro của nhóm amin (-
NH) và nhóm cacboxyl (-C=O) có trong xơ.
c. Tính chất của xơ Elastan
* Tính chất vật lý
Khối lượng riêng:1,1 – 1,3 g/cm3
Khả năng hút ẩm: xơ có độ hút ẩm thấp khoảng từ 0,8 - 1,2%.
Độ bền nhiệt:nhiệt độ gia nhiệt 350-390°F = 175 - 200°C; nhiệt độ nóng chảy
500°F = 260°C.
Độ bóng: xơ thường bóng mờ, có màu trắng hoặc gần trắng.
Độ bền ánh sáng: Tia tử ngoại cũng làm bạc màu sợi Elastan.
Độ tĩnh điện: không tích điện, không tạo xơ, thắt nút trên bề mặt.
Tính cháy: đốt xơ nóng chảy, cháy với ngọn lửa sáng và có mùi hăng.
* Tính chất cơ học
Độ bền đứt: Elastan có độ bền đứt thấp hơn so với các tổng hợp khác.
Chiều dài đứt: 8-15 km, nếu chúng ta treo một sợi dây ở một độ dài nhất định,
sợi day sẽ bị kéo đứt vì chính trọng lượng của nó.
Độ đàn hồi: Spandex (Elastan) có khả năng đàn hồi, co giãn rất tốt, nó có thể kéo
giãn tới 500 - 700%. Xơ giữ được hình dạng laai dài, nhẹ, mèm, trơn và dễ nhuộm.
* Tính chất hóa học
Độ bền với axit: tương đối bền với hầu hết các loại axit ngoại trừ để lâu trong 24
giờ.
Độ bền với kiềm: tương đối bền với hầu hết các dung dịch kiềm nhưng với một
vài loại kiềm có thể gây tổn thương xơ.
Dung môi hữu cơ: bền với một số dung môi giặt khô.
Độ bền với chất khử: có thể bị phân hủy bàng H2O2, các chất tẩy Clo thì không
được sử dụng.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


41

* Tính chất sinh học


Độ bền với vi sinh vật: bền với tác dụng của vi sinh vật và nấm mốc.
2.1.3. Vải pha PA/EL
Polyamide pha Elastan là loại vật liệu rất đặc biệt, có tính đàn hồi co giãn cao,
thường được pha trộn với các tỉ lệ hay kiểu dệt khác nhau để tạo ra những sản phẩm có
tính năng đặc biệt, đem lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Quần áo sản xuất từ
loại vật liệu này có thể ôm sát cơ thể mà vẫn không tạo cảm giác khó chịu, thoải mái
cho các cử động. Chính vì những đặc tính như vậy mà vật liệu pha elastan đã được sử
dụng rất rộng rãi. Loại vải này thường làm quần áo thể dục thể thao, áo chống nắng, đồ
lót, vớ tất, áo tắm...
Với 3 mặt hàng Maryna, Justin và Karima cùng được làm từ sợi PA và EL nhưng
chúng được làm từ những sợi có số lượng philamang khác nhau. Từ bảng 1.6, với
Maryma và Justin được làm từ PA (f34) – EA (f3) còn Kirama được làm từ PA (f12) –
EA (f3); Tuy nhiên, đối với những sản phẩm làm quần áo thể thao và quần áo bơi thì
thường được dệt từ “double tricot” tức là ghép 2 kiểu dệt tricot vào với nhau. Maryna
và Kirama có tỷ lệ sợi dệt giống nhau và được dệt từ cùng một kiểu dệt là tricot 3 kim
(PA) ghép với tricot cơ bản (EL) (hình 2.4) còn sợi Justin được dệt với kiểu dệt khác 2
tricot cơ bản ghép vào nhau (Hình 2.5). Với các kiểu dệt khác nhau này sản phẩm có
sự khác nhau về cảm giác sờ tay, độ mềm mại và tính co giãn.

Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc và hướng đặt sợi của vải loại Maryna và Kirama.

Maryna và Kirama được dệt trên máy dệt kim phẳng, đan dọc một giường kim, 2
thanh kim lỗ xâu đủ sợi. Thanh kim lỗ 1 xâu đủ sợi EL, thanh kim lỗ 2 xâu đủ sợi PA,
đặt sợi ngược hướng. Vải có cấu trúc vòng dệt kép, các cung platin của kiểu tricot 3
kim nằm ngoài nên mặt vải khá trơn nhẵn. Đường đi của sợi PA là đường đỏ (trắng) và

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


42

đường đi của sợi EL là màu xanh (đen). Một cung platin của PA sẽ được đè qua hay
giữ 2 cung platin của sợi EL nên vải có độ co giãn ngang tốt hơn, giãn dọc kém hơn.

Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc và hướng đặt sợi của vải Justin.

Vải Justin cũng được dệt trên máy dệt kim phẳng, đan dọc một giường kim, 2
thanh kim lỗ xâu đủ sợi. Thanh kim lỗ 1 xâu đủ sợi EL, thanh kim lỗ 2 xâu đủ sợi PA,
đặt sợi ngược hướng. Vải có cấu trúc vòng dệt kép, với kiểu dệt này một cung platin
của PA sẽ đi qua 1 cung platin của EA nên độ giãn ngang của vải giảm hơn so với
Maryna và Kirama. Đường màu đỏ là hướng đặt sợi của PA còn màu xanh là hướng
đặt sợi của EL.
2.2. Tổng quan về công nghệ và hóa chất sử dụng cho vải PA/EL [16,19]
2.2.1. Tiền xử lý
Tiền xử lý là công đoạn quan trọng để đạt được chất lượng nhuộm và xử lý hoàn
tất tốt do các sản phẩm mộc đều khô cứng khó thấm các dung dịch hóa chất khác. Quá
trình tiền xử lý là làm sạch các tạp chất có trên vải để tăng khả năng thấm hút hóa chất
và thuốc nhuộm cho vải, giúp cho quá trình nhuộm đều màu hơn, đảm bảo sản phẩm
sau nhuộm sâu màu, màu được tươi ánh. Tiền xử lý cho loại vải pha PA/EL cần phải
đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Phải đảm bảo xử lý sạch cả hai thành phần xơ của vải với mức độ cho phép;
 Phải hạn chế đến mức thấp nhất khả năng làm tổn hại một trong các thành
phần của vải, đặc biệt là thành phần Elastan;
 Phải đảm bảo quy trình công nghệ gọn nhẹ, không quá kéo dài.
a. Tạp chất có trong vải PA/EL
Các xơ PA và Elastan là xơ nhiệt dẻo nên tạp chất trong vải thường là:
 Chất bôi trơn và chất chống tĩnh điện đưa vào trong quá trình sản xuất tơ sợi.
Những chất này có thể là những chất ghét nước, nhưng chúng được đưa vào
xơ ở dạng nhũ tương nên có thể tách ra khỏi xơ bằng biện pháp hóa lý.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


43

 Đối với sản phẩm dệt thoi thì còn có chứa hồ sợi dọc và thường là những chất
dễ tan trong nước như Polyvinylic, Gelatin, Cazein và tinh bột biến tính,
chúng thể giặt ra khỏi vải bằng dung dịch tẩy rửa tổng hợp. Trường hợp nếu
hồ bằng tinh bột thì mới cần phải rũ hồ bằng enzim.
Tuy nhiên, với mặt hàng của nhà máy là vải dệt kim đàn tính nên trong vải không
có tạp chất hồ sợi dọc vì thế chỉ cần giặt để loại bỏ các chất bôi trơn và chất chống tĩnh
điện.
b. Công nghệ tiền xử lý cho vải PA/EL
Với vải pha từ Polyamit và Elastan đều là các thành phần xơ nhiệt dẻo, tạp chất
trong vải không có chứa nhiều như trong xơ bông mà chủ yếu chỉ là các dầu mỡ bôi
trơn cho máy bị dính vào, hay các vết mực đánh dấu. Quy trình công nghệ tiền xử lý
cho vải PA/EL được trình bày như trên hình 2.5.

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình tiền xử lý cho vải PA/EL.

* Kiểm tra phân loại vải mộc


Vải mộc được vận chuyển từ kho vải ra, sẽ được ghép lại thành dây, tấm dài để
tiện cho quá trình gia công ướt. Trước khi khâu tấm phải kiểm tra vải, ngoài việc tẩy
những vết bẩn, người ta còn chú ý gỡ bỏ những dây kim loại, đinh hoặc bất kì vật nào
còn lẫn trong vải. Đồng thời vải được đảm bảo duy trì độ ẩm phù hợp và đồng đều trên
toàn bộ số vải được tiến hành xử lý. Để tránh nhầm lẫn sau khi kiểm tra người ta đánh
dấu chỉ rõ các thông số vải mộc, phân xưởng và ca sản xuất. Sau khi đánh dấu người ta
khâu những tấm vải cùng loại với nhau thành băng vải. Chỉ dùng để khâu là những loại
chỉ đã được nấu và làm bóng, đảm bảo ít bị co trong quá trình gia công để tránh cho
những chỗ nối không bị nhăn và gây ra gấp nếp. Hiện nay, để nối vải thành băng liên
tục người ta dùng màng keo cao phân tử để dán hai đầu vải lại với nhau, với ưu điểm
không gây cho vải nhăn, gấp nếp mà năng suất lại cao hơn so với khâu đầu tấm.
* Giặt
Nhằm loại bỏ các chất chống tĩnh điện, chất bôi trơn và dầu máy bám vào khi dệt
vải, tăng độ trắng cho vải. Giặt vải có thể giặt bằng nước (chất HĐBM: 1-2g/l;
Na2CO3: 2-3g/l; giặt ở 70°C) hoặc giặt bằng dung môi (Percloetylen hoặc
tetracloetylen ở 90°C).

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


44

* Định hình nhiệt sơ bộ


Định hình nhiệt sơ bộ hay còn gọi là quá trình “ổn định nhiệt”. Polyamit và
Elastan đều là các xơ nhiệt dẻo, xơ tổng hợp, trong quá trình sản xuất sợi chúng được
phải trải qua quá trình kéo giãn để tăng mức độ định hướng cho các mạch cao phân tử
trong xơ, sợi. Tuy nhiên, quá trình kéo giãn này vô hình chung đã tạo cho xơ những
phân tử chưa triệt tiêu nội năng, khi gặp nhiệt độ cao thì những phân tử này rất dễ bị
co lại làm cho kích thước bị thay đổi, trên mặt vải sẽ xuất hiện những nếp nhăn, sọc rất
khó chữa. Chính vì vậy cần phải định hình nhiệt sơ bộ để triệt tiêu nội năng và xơ trở
về trạng thái ổn định.
* Cuộn vải vào beam
Đây là công đoạn chuẩn bị trước khi nhuộm để nhuộm vải trong máy nhuộm
beam. Để đảm bảo khi nhuộm trên trục beam vải cho hiệu quả tốt và dòng chảy được
tuần hoàn liên tục, được cấp đều từ trong ra ngoài cuộn vải và ngược lại. Việc quấn vải
lên trục phải đảm bảo được quấn đều toàn cuộn vải, đảm bảo độ xốp, mức độ căng
nhất định của cuộn vải để dung dịch thuốc nhuộm có thể ngấm đều vào vải.
2.2.2. Nhuộm vải PA/EL [19]
a. Các loại thuốc nhuộm sử dụng cho vải dệt kim PA/EL
Có nhiều loại thuốc nhuộm có thể sử dụng để nhuộm cho PA/ELnhư: thuốc
nhuộm phân tán, thuốc nhuộm axit thông thường, thuốc nhuộm axit phức kim loại 2:1,
thuốc nhuộm hoạt tính mới,…
* Thuốc nhuộm phân tán
Nói chung thuốc nhuộm phân tán cho kết quả nhuộm màu đồng nhất tốt với cả
vải nylon – elastan, nếu không yêu cầu độ bền màu ướt cao. Do sử dụng thuốc nhuộm
phân tán là “lý tưởng” trong trường hợp để nhuộm màu nhạt. Tuy nhiên, với những
màu đậm cần phải tiến hành làm thí nghiệm trước để lựa chọn thuốc nhuộm phù hợp
với cả hai thành phần có trong vải vì có thể thuốc nhuộm sử dụng dễ làm cho xơ sợi
elastan bị cứng hoặc sau nhuộm độ bền màu ướt của sản phẩm không cao.
Nếu nhuộm Elastan bằng thuốc nhuộm phân tán có 2 vấn đề nảy sinh:
 Thứ nhất: làđộ bền màu ướt thấp của thuốc nhuộm phân tán trong xơ Elastan.
Thuốc nhuộm phân tán như đã biết rất dễ hấp thụ vào xơ elastan nhưng thuốc
nhuộm không bao giờ “kẹp chặt” vào trong xơ sợi như với Polyamit do nhiệt độ
chuyển hóa tinh thể thấp của phân đoạn mềm elastan. Như vậy, thuốc nhuộm sẽ
khuếch tán trở lại dung dịch nhuộm trong điều kiện giặt thông thường làm dây
màu sang các vải khác hoặc lên da, nhất là đối với màu đậm.Để loại bỏ vấn đề

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


45

này cần tiến hành giặt khử để loại bỏ các nhóm mang màu của thuốc nhuộm có
trên bề mặt vải.
 Thứ hai: là vấn đề về sự biến đổi tính chất cơ lý của xơ elastan (đặc biệt là độ
bền kéo đứt) ở nhiệt độ cao trong môi trường nước. Ở nhiệt độ cao trên 100°C
và nhất là trên 110°C thì liên kết hidro giữa các nhóm ure trong phân đoạn cứng
của elastan sẽ bị phá hủy. Sự đứt gãy cầu hidro trên chỉ xảy ra trong môi trường
nước vì elastan bền với nhiệt độ khô hay hơi quá nhiệt ở nhiệt độ trên.
Một số loại thuốc nhuộm phân tán có thể thích hợp để nhuộm cho PA/EL là: C.I.
Disperse Yellow 3, C.I. Disperse Red 60 và C.I. Disperse Blue 56.
* Thuốc nhuộm axit thông thường
Thuốc nhuộm axit thông thường được cấu tạo từ axit mạnh và bazo mạnh, có khả
năng tan được trong nước và phân ly ra thành các ion mang điện tích âm. Thuốc
nhuộm bắt màu lên vật liệu trong môi trường axit.
Thuốc nhuộm axit được dùng để nhuộm cho PA rất phổ biến. Elastan không có
các nhóm amin bậc nhất nào trong mạch polyme do đó thiếu ái lực giữa thuốc nhuộm
axit và vật liệu Elastan. Nếu để lại thành phần Elastan không nhuộm màu thì cách đơn
giản là nhuộm vải trong khoảng pH = 4-6 và T = 90-100°C. Với cách này thì các nhóm
amin trong nylon được proton hóa và thuốc nhuộm axit hấp thụ chủ yếu vào PA. Còn
nếu pH = 6-7 thì Elastan được nhuộm màu chút ít với thuốc nhuộm axit thông qua
khuếch tan trước khi các nhóm amin cuối mạch proton hóa.
Elastan có thể nhuộm màu bằng thuốc nhuộm axit thông qua sử dụng chất trợ
nhuộm là muối amoni bậc 4 béo (benzyl dimetyl stearyl amoniclorua). Chất trợ này có
ái lực với Elastan và khuếch tán vào trong xơ, ở đó nó tác dụng như miền nhuộm cho
các nhóm natri sunphonat của thuốc nhuộm axit. Đây là cách tốt nhất dùng để nhuộm
xơ sợi Elastan. Tuy nhiên, trong hiện tượng lắng đọng trở chất trợ này lên bề mặt vải
và có sự khác nhau về tốc độ nhuộm và độ đậm màu so với xơ PA.
* Thuốc nhuộm axit phức kim loại 2:1
Thuốc nhuộm này ban đầu không có chứa nhóm tan, dùng để nhuộm cho vật liệu
tổng hợp giống như thuốc nhuộm phân tán. Sau đó, để tăng tính hòa tan, các nhà sản
xuất đã them vào các nhóm tan sunphatmit (-SO2NH2) hoặc metylsunpho (-SO2NH3).
Cơ chế nhuộm cũng tương tự như nhuộm bằng thuốc nhuộm axit thông thường,
liên kết giữa thuốc nhuộm là liên kết với vật liệu bằng liên kết cộng hóa trị và liên kết
hidro, liên kết Van-dec-van.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


46

* Thuốc nhuộm hoạt tính mới


Mặc dù thuốc nhuộm axit thông thường và thuốc nhuộm phức kim loại hiện được
sử dụng rất thông dụng cho nhuộm mặt hàng polyamit/elastan, tuy nhiên hiện nay vẫn
gặp một số hạn chế nhất định trong quá trình nhuộm. Dưới góc độ của các nhà sản
xuất, liên tục nghiên cứu, tìm ra các loại thuốc nhuộm mới, thích hợp hơn và khắc
phục được những nhược điểm của những loại thuốc nhuộm trước đó. Chính vì thế,
những năm gần đây, công ty “Huntsman Textile Effects” đã đưa ra thị trường một dãy
các thuốc nhuộm hoạt tính mới được sáng chế có tên thương mại là “Eriofast”. Thuốc
nhuộm này được sáng chế đặc biệt để nhuộm cho các loại vải polyamit.Cũng như các
loại thuốc nhuộm hoạt tính khác,loại thuốc nhuộm hoạt tính này cũng có những đặc
trưng cơ bản của phân lớp hoạt tính.
Thuốc nhuộm có cấu tạo chung là S – R – T – X. Trong đó, S là nhóm tạo khả
năng hòa tan của thuốc nhuộm thường là –SO3Na, -COONa, -SO2CH2. R là gốc mang
màu quyết định màu sắc và độ bền ánh sáng, ảnh hưởng tới nhiều tính chất khác của
thuốc nhuộm. T là nhóm mang nguyên tử hoạt tính liên kết thuốc nhuộm với xơ, là cầu
nối thuốc nhuộm với xơ, quyết định tốc độ phản ứng giữa thuốc nhuộm với xơ, độ bền
liên kết thuốc nhuộm với vật liệu. X là nhóm phản ứng, sẽ bị tách ra để nhường liên
kết với T cho vật liệu. Ngoài ra còn có nhóm cầu nối giữa (S – R) và (T – X).
Thuốc nhuộm liên kết với vật liệu bằng liên kết chính là liên kết cộng hóa trị bền
vững. Trong đó, thuốc nhuộm trong nước sẽ phân cực mang điện dương, liên kết với
vật liệu trong nước phân cực mang điện âm tạo thành liên kết cộng hóa trị. Ngoài ra
vật liệu và thuốc nhuộm còn liên kết với nhau theo liên kết hidro,van dec van. Chính
những liên kết này làm tăng độ bền màu ướt hơn so với các loại thuốc nhuộm khác.
Với loại thuốc nhuộm hoạt tính mới Eriofast có rất nhiều tính chất đặc biệt và
nhiều ưu điểm vượt trội cả về độ bền màu với giặt ở nhiệt độ cao hay bền màu với màu
đậm…
* Kết luận
Từ việc phân tích và tìm hiểu các loại thuốc nhuộm trên em thấy rằng với thuốc
nhuộm axit là dòng thuốc nhuộm vẫn hay sử dụng để nhuộm cho sản phẩm PA/EL nên
em quyết định lựa chọn thuốc nhuộm axit để nhuộm cho sản phẩm PA/EL với dòng
thuốc nhuộm axit có tính huỳnh quang và dòng thuốc nhuộm màu đen. Đồng thời với
bản đồ án em chỉ lựa nhuộm cho sợi PA còn sợi Elastan không nhuộm.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


47

b. Công nghệ nhuộm cho vải kim PA/EL


* Phương pháp nhuộm gián đoạn (tận trích)
Là quá trình công nghệ nhuộm để đưa thuốc nhuộm vào sâu trong xơ sợi, chủ
yếu bằng quá trình chuyển dịch cân bằng nồng độ từ trong dung dịch nhuộm vào xơ,
thông qua các quá trình nhiệt động học. Quá trình nhuộm được kiểm soát thông qua
các yếu tố dung tỷ nhuộm, nhiệt độ nhuộm, thời gian nhuộm, hóa chất nhuộm và chất
trợ.
 Ưu điểm của phương pháp nhuộm tận trích là:
 Đơn giản dễ thực hiện, tiết kiệm chí đầu tư ban đầu
 Có thể đạt kết quả nhuộm lặp lại trong cùng điều kiện nhuộm.
 Không tốn nhiều diện tích mặt bằng sử dụng
 Nhược điểm của phương pháp nhuộm tận trích:
 Tốn thời gian, năng lượng lớn, phát sinh lượng thải lớn
 Năng suất nhuộm từ thấp đến trung bình.
* Phương pháp nhuộm bán liên tục
Là phương pháp nhuộm bằng cách đưa thuốc nhuộm vào sâu trong lõi xơ, sợi
bằng các lực cơ học. Thuốc nhuộm sau đó được liên kết với vật liệu thông qua quá
trình ủ trong một thời gian, nhiệt độ xác định. Trong công nghệ này, người ta sử dụng
cặp trục ép để ép thuốc nhuộm, chất trợ. Quá trình nhuộm được kiểm soát thông qua
mức ép, nồng độ dung dịch nhuộm, thời gianvà nhiệt độ.
Phương pháp nhuộm cuộn ủ gồm ngấm ép cuộn ủ lạnh (Pad-batch) và ngấm ép
cuộn ủ nóng (Pad-roll).
 Ưu điểm của phương pháp này là:
 Tiêu thụ năng lượng ít hơn so với các công nghệ nhuộm tận trích hay liên tục
khác, rất phù hợp cho sản xuất tiết kiệm năng lượng.
 Đầu tư thấp cùng với yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ ít hơn phương pháp liên
tục.
 Chất lượng nhuộm khá tốt, ngoại quan hàng nhuộm được nâng cao, đạt mức
độ nhuộm lặp lại giữa các đợt nhuộm.
 Phù hợp nhuộm các đơn hàng nhỏ, đạt hiệu quả kinh tế cao bằng các thuốc
nhuộm hoạt tính.
 Giá thành nhuộm: So với tổng giá thành bao gồm thuốc nhuộm, hóa chất, chất
trợ, nước và năng lượng, nhân lực và giá thành thiết bị với các công nghệ
nhuộm khác thì ngấm ép - cuộn ủ có giá thành thấp hơn.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


48

 Nhược điểm của phương pháp bán liên tục:


 Nhuộm theo phương pháp này cần có thời gian cuộn ủ để gắn màu thuốc
nhuộm. Thời gian gắn mầu dài tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng và phương
pháp gắn màu. Khác với các phương pháp khác biết kết quả nhuộm ngay sau
khi nhuộm thì phương pháp này không biết được. Do đó yêu cầu để lặp lại kết
quả này trong sản xuất lớn là các điều kiện trong phòng thí nghiệm phải đồng
nhất với sản xuất, nhất là vải nhuộm phải cùng một loại xử lý trước như nhau,
cân pha thuốc nhuộm chính xác, mức ép giữa máy sản xuất và thí nghiệm phải
giống nhau, thời gian ủ như nhau.
* Phương pháp nhuộm liên tục
Là phương pháp đưa thuốc nhuộm vào sâu trong xơ, sợi chủ yếu bằng lực cơ học
(ngấm ép). Thuốc nhuộm sau đó tạo thành liên kết với xơ, sợi thông qua quá trình gia
nhiệt trong thời gian ngắn. Đặc điểm của phương pháp này là vải được di chuyển với
một tốc độ xác địnhvà quá trình nhuộm được kiểm soát thông qua nồng độ thuốc
nhuộm trong máy, mức ép, thời gian và nhiệt độ gia nhiệt.
Ngoại trừ chi phí năng lượng cao, phương pháp nhuộm này cho hiệu quả màu và
khả năng lặp lại màu tốt hơn phương pháp cuộn ủ. Có thể nhuộm, kiểm tra và kiểm
soát màu liên tục trên hệ thống. Quá trình chưng hơi bão hòa ở nhiệt độ khoảng 102°C
với thời gian hấp thích hợp nhất là 40 giây đến 60 giây, tùy thuốc nhuộm mà thời gian
có thể dài hơn.
 Ưu điểm là:
 Cho năng suất cao
 Tiết kiệm được lượng nước sử dụng và hạn chế nước thải
 Áp dụng cho quy mô công nghiệp lớn với hầu hết các loại vật liệu thuốc
nhuộm.
 Nhược điểm của phương pháp:
 Quy trình làm phức tạp, công nghệ cao và chi phí lớn
 Chỉ áp dụng cho vải dệt thoi do quá trình nhuộm chịu sức căng kéo lớn
 Cần công nhân có kỹ thuật cao để sử dụng
 Vấn đề sinh thái môi trường (thải ra lượng muối lớn).
* Kết luận
Với mặt hàng sản phẩm là vải PA/EL sản phẩm có độ co giãn rất nhiều, thường
không sử dụng các lực căng kéo quá mạnh trong quá trình nhuộm vải, để tránh gây
hiện tượng không đều màu và các lỗi trong quá trình nhuộm. Chính vì vậy, với bản đồ

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


49

án này em lựa chọn quy trình nhuộm gián đoạn cho mặt hàng PA/EL để tránh hiện
tượng vải bị căng kéo mạnh trong quá trình nhuộm như các phương pháp nhuộm liên
tục và bán liên tục.
2.2.3. Hoàn tất vải PA/EL
a. Công nghệ hoàn tất vải PA/EL
Sau các quy trình gia công hóa học: nấu, tẩy, nhuộm, in… vải được xử lý các loại
hóa chất trong môi trường nước, nhiệt độ cao và sấy khô vải bị dãn dài, co ngang,
nhăn, nhàu, các sợi dọc và ngang không vuông góc với nhau… làm cho vải không đạt
các yêu cầu sử dụng. Vì vậy sau các quá trình gia công hóa học thì vải được trải qua
quá trình xử lý hoàn tất để nâng cao tính chất cho vải hoặc làm cho vải có các tính
năng đặc biệt để đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Do đó trước khi xuất xưởng vải phải
được qua khâu hoàn tất.
Theo bản chất công nghệ người ta chia thành 2 nhóm chính:
Xử lý hoàn tất bằng biện pháp cơ học: dùng tác dụng của thiết bị, cơ cấu của
thiết bị… xử lý bề mặt cơ học như: cào lông, mài, ủi, cán bóng, xử lý phòng co…
những cách xử lý này không làm thay đổi bản chất của vật liệu mà chỉ thay đổi hình
dạng bên ngoài và kích thước.
Xử lý hoàn tất bằng biện pháp hóa học: xử lý này nhằm thay đổi hoặc thêm tính
chất vào vật liệu, tạo cho sản phẩm có tính chất mới như: chống màu, tăng độ hút ẩm,
chống tĩnh điện và thoáng khí…bằng cách dùng các loại hóa chất chuyên dụng, có thể
dùng 1 số hợp chất hữu cơ phản ứng hóa học với xơ hoặc có loại nằm trên vải bằng
liên kết cơ học.
Tuỳ theo dạng sản phẩm, chất liệu và mục đích sử dụng vải sẽ được hoàn tất theo
các biện pháp phù hợp và kinh tế nhất.
b. Kết luận
Với sản phẩm vải PA/EL dệt kim để may sản phẩm quần áo thể thao, quần áo bơi
thì có phương án xử lý hoàn tất sau:

Hình 2.6. Sơ đồ quy trình hoàn tất cho vải PA/EL.

 Tở vải và sấy sơ bộ
Vải từ các Beam sau khi nhuộm còn chứa rất nhiều nước cần phải tở và sấy sơ bộ
để tách hết phần ẩm dư thừa ra khỏi vải bằng nhiệt, làm cho nước trong vải chuyển

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


50

dần ra bề mặt và thoát đi. Đồng thời để cho vải được ổn định sau quá trình nhuộm
trước khi được đưa vào khu vực hoàn tất cuối cùng.
 Văng sấy định hình – hồ mềm
Trong quá trình gia công hóa học do chịu nhiều tác dụng của cơ học và hóa học
khác nhau nên vải không còn giữ được kích thước ban đầu. Vải có thể có các sợi
ngang hoặc sợi dọc bị xiên lệch canh sợi.Vì vậy văng sấy định hình làm cho vải có
kích thước ổn định, có thể điều chỉnh kích thước vải phù hợp với thiết kế. Quá trình hồ
mềm được kết hợp làm cho vải mềm mại, tăng độ rủ, giảm tĩnh điện may.
 Kiểm tra, nhập kho
Qúa trình hoàn tất kết thúc vải sẽ được kiểm tra lại và nhập vào kho thành phẩm.
và dễ cắt.
2.3. Phần mềm quản lý quá trình sản xuất và hiệu suất công việc “OrgaTEX” của
hãng SETEX [15]
2.3.1. Giới thiệu về OrgaTEX
Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, với chi phí tnguyên liệu thô liên tục tăng,
thì việc hỗ trợ các mục tiêu bền vững và quản lý quá trình sản xuất một cách hiệu quả
cao là điều rất cần thiết. OrgaTEX cung cấp các phương pháp tiên tiến về công nghệ
trong quá trình lên kế hoạch, kiểm soát, giám sát và phân tích các quy trình sản xuất.

Hình 2.7. Tháp phân tầng giao diện tích hợp giữa OrgaTEX, sản xuất và hệ điều hành ERP.

Từ hình 2.7 thấy rằng giao diện tích hợp giữa OrgaTEX và sản xuất theo chiều
dọc là sự kết nối dữ liệu giữa 3 tầng: tầng sản xuất, tầng tích hợp phần mềm điều khiển
và quản lý quá trình sản xuất OrgaTEX và tầng tích hợp phần mềm hoạch định nguồn

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


51

lực Doanh nghiệp ERP (Enterprise resource planning). Sự tích hợp này giúp cung cấp
các khả năng để nhanh chóng thực hiện đúng các biện pháp và để tối ưu hóa quy trình
sản xuất. Tầng OrgaTEX có một chức năng quan trọng là thu thập các dữ liệu và thông
tin liên quan tới quá trình sản xuất, quản lý các dữ liệu và thông tin đó, đồng thời
truyền dữ liệu và thông tin cần thiết tới tầng cao hơn của công ty.
Theo hướng ngang, dữ liệu bố trí và dữ liệu để tối ưu hóa quá trình sản xuất,
cùng với các vấn đề liên quan trong quá trình sản xuất được truyền trực tiếp từ các
máy khác nhau ở tầng sản xuất lên tầng OrgaTEX. Sau đó các modun của OrgaTEX
làm việc, phân tích dữ liệu rồi chuyển lại tầng sản xuất. Các máy trong tầng sản xuất
làm việc gián tiếp với nhau thông qua các lệnh được truyền qua tầng OrgaTEX.
Hệ thống mô hình tích hợp của phần mềm OrgaTEX của hãng SETEX được thể
hiện trên hình 2.8.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


52

Hình 2.8. Hệ thống mô hình tích hợp của phần mềm OrgaTEX.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


53

2.3.2. Một số lợi ích khi sử dụng OrgaTEX


 Đảm bảo chất lượng
Để có được dữ liệu cần thiết để hoàn tất các sản phẩm dệt trong quá trình nhuộm
và hoàn thiện, OrgaTEX cung cấp các bộ biên tập để tạo ra và quản lý các chương
trình nhuộm, cài đặt máy móc (chuẩn bị dữ liệu) và đơn công nghệ. Kết nối tích hợp
giữa dữ liệu đơn sản xuất và chương trình nhuộm liên quan hoặc bộ dữ liệu chuẩn bị
đảm bảo rằng tất cả các giai đoạn của quá trình hoàn tất sản phẩm dệt có chất lượng
được đảm bảo.
 Quyết định nhanh hơn
Thông tin chi tiết là yêu cầu để có quyết định nhanh chóng. Với OrgaTEX bạn
luôn có quyền truy cập ngay vào tất cả các dữ liệu thu được. Bằng cách sử dụng bộ lọc
và các chức năng sắp xếp, mọi thông tin mong muốn có thể được tìm thấy và truy cập
trực tiếp. Thông qua giao diện cơ sở dữ liệu ODBC (Open Database Connectivity –
kết nối cơ sở dữ liệu mở) thông tin có thể được chuyển và xử lý trong Microsoft Excel
hoặc các chương trình tương tự. Với “Đường cong quy trình” và “Báo cáo báo động”
bạn có thể kiểm soát các tiêu chuẩn chất lượng của bạn. Sự bất thường, thất bại và sự
can thiệp bằng tay có thể được hiển thị ngay lập tức.
 Lên kế hoạch chính xác hơn
Để giữ đúng tiến độ giao hàng, OrgaTEX hỗ trợ bạn trong quá trình lập kế hoạch
và theo dõi tất cả các quy trình sản xuất. OrgaTEX cung cấp một bảng kế hoạch điện
tử và tự động tính toán tất cả thời gian chạy được cài đặt cho mỗi đợt (mẻ sản xuất).
Mỗi lần sai lệch với sản xuất hiện tại được ghi nhận ngay lập tức và sẽ được hiển thị
và báo cáo.
 Mọi thứ trong tầm kiểm soát
Kết nối trực tuyến thường xuyên với các máy sản xuất cho phép giám sát và kiểm
soát chất lượng, thời gian, giá trị tiêu hao, chi phí, nhân sự cũng như kết nối với các hệ
thống con như thang đo và thiết bị đo…
2.3.3. Chức năng của OrgaTEX
 Cung cấp thông tin về quá trình vận hành
Các mô đun đơn công nghệ của OrgaTEX cung cấp các tính năng nổi bật để có
thể đơn giản hóa các bước sản xuất phức tạp, lưu trữ các kiến thức chuyên môn một
cách có hệ thống và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu. Một bộ phận
chuyên được thực hiện để cung cấp các quá trình tối ưu hóa chức năng cao. Sự thông
minh trong quá trình vận hành của mô đun này có thể cho phép người sản xuất có thể

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


54

chuẩn bị các đơn màu một cách riêng lẻ, mà với công việc đó trước đâu các chuyên gia
cũng phải mất một vài giờ.
 Cho biết chi tiết từng bước trong quá trình sản xuất
OrgaTEX giải quyết mọi thông số của máy nhuộm hoặc các máy hoàn tất cho
phép xử lý dữ liệu một cách thông minh trong kiểm soát của OrgaTEX và phần mềm
MES (Manufacturing execution systems – hệ thống điều hành quá trình sản xuất) với
các mục đích:
 Rút ngắn thời gian giao hàng
 Tăng tính rõ ràng, cụ thể và tính linh hoạt của các số liệu trong sản xuất
 Tối ưu hóa công tác lập kế hoạch
 Giảm thời gian dừng máy
 Giảm chi phí sản xuất
Tính minh bạch và rõ ràng của các số liệu được kiểm soát bở OrgaTEX giúp cho
các công ty có thể theo dõi và kiểm soát quá trình sản xuất một cách dễ dàng từ đó
giúp công ty có thể thu được lợi nhuận cao. Lập kế hoạch dựa trên điều kiển thời gian
thực sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa quá trình sản xuất một cách tốt nhất.
 Theo dõi và quản lý các số liệu
 Bảo vệ dữ liệu
 Đầu tư dài hạn
 Hiệu suất quá trình sản xuất
 Năng suất nguồn nguyên liệu
 Mục tiêu và kế hoạch
 Quản lý các số liệu chính liên quan
 Thông tin đa nguồn, đa trung tâm
 Các báo cáo phạm vi rộng và khả năng hiện thị
 Phân tích quá trình sản xuất, hiệu suất công việc, thời gian dừng máy,…
 Tiêu chuẩn hóa
 Các công cụ xử lý nhanh quy trình
 Báo cáo, báo động và ghi chép các dữ liệu có liên quan
 Quản lý quá trình vận hành
 Truyền thông tin và dữ liệu nhanh chóng với nền tảng phổ biến
 Đánh giá năng lượng và môi trường
 Đánh giá hiệu suất sử dụng năng lượng (điện, hơi, dầu, khí…)
 Quản lý các tiện ích (nước nóng. Nước thải,…)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


55

 Cung cấp các dữ liệu liên quan tới hàm lượng cacbon…
2.3.4. Các mô đun của phần mềm OrgaTEX

Hình 2.9. Các mô đun và chức năng của phần mềm OrgaTEX.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


56

* Sản xuất ở xưởng nhuộm “OrgaTEX - Dye house production”


 Biên tập chương trình “Program Editor”
Chương trình nhuộm là một phần quan trọng của quá trình sản xuất để biết làm
như thế nào trong các xưởng nhuộm. Với trình biên tập của OrgaTEX cung cấp một
công cụ linh hoạt để mô tả dễ dàng và nhanh chóng ngay cả những chuỗi điều khiển
phức tạp. Các thông số biến giảm đáng kể số lượng các chương trình nhuộm cho các
sản phẩm khác nhau. chức năng sắp xếp thứ tự các mẻ nhuộm và "sự liên tục" của quá
trình cho phép tối ưu hoá thời gian cho các chương trình nhuộm, đặc biệt là khi kết
hợp với kho thuốc nhuộm tự động.

Hình 2.10. Giao diện trình biên tập chương trình của phần mềm OrgaTEX.

Giao diện trình biên tập chương trình có đặc điểm là: tất cả thông tin được mô tả
dưới dạng hình thức bảng biểu, có mô tả nhiệt độ và thời gian quá trình ở dạng đường
cong, ngoài ra các thông số cần thiết có tích hợp sẵn các công thức tính toán.
 Phân tích quy trình “Process Analyzer”
Trình phân tích quy trình của OrgaTEX cho phép xử lý cho từng mẻ sản xuất
một, mô tả và mô hình hóa theo cả chiều rộng và chiều sâu. Mỗi mô hình (sơ đồ) sẽ
mô tả cấu hình của quá trình xử lý cho mỗi sản phẩm. Những lựa chọn khác nhau sẽ có
hiệu lực nhanh chóng với sự hỗ trợ của các thông tin đồ họa để tập trung vào các dữ
liệu mong muốn.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


57

 Giám sát trực tuyến “Process Supervision”


Giám sát trực tuyến OrgaTEX cung cấp thông tin liên quan tới quá trình sản xuất
bạn đang chạy trong thời gian thực, các thông tin được xuất hiện trong 1 cửa sổ tương
tác trên màn hình làm việc của bạn. Sự truyền đạt nhầm hay hiểu nhầm được tránh
bằng cách sử dụng hệ thống này để hình dung, điều khiển và mô phỏng từng bước của
quá trình xử lý của máy một cách riêng rẽ. Thậm chí định lượng cả việc máy ngừng
hoặc đang làm việc và cả các thông báo liên quan tới vị trí thiết bị đang làm việc ở
trong xưởng.
Với việc truy cập vào thời gian thực “real - time” bạn có thể tự động hóa các máy
móc trong nhà xưởng, hệ thống “real - time” cung cấp các thông tin:
• Cho biết tình trạng của mẻ nhuộm từ khi vận hành cho tới khi kết thúc
• Mô hình hóa từng bước của quá trình xử lý
• Người vận hành có thể can thiệp trực tiếp trong thời gian vận hành thiết bị
• Có khả năng chia sẻ dữ liệu với người hiệu chỉnh chương trình OrgaTEX
Mô đun giám sát của OrgaTEX có khả năng:
• Phản ứng nhanh với những tình huống không mong muốn
• Hiển thị những thông tin quan trọng
• Làm quá trình sản xuất linh hoạt
• Làm giảm chi phí quá trình sản xuất

Hình 2.11. Giao diện trình giám sát trực tuyến quá trình sản xuất của phần mềm OrgaTEX.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


58

 Lịch trình mẻ sản xuất “Batch Scheduler”


Bộ lập trình công việc trong thời gian thực "OrgaTEX Batch Scheduler" là nền
tảng trung tâm, nơi tất cả các thuốc nhuộm có thể đưa ra, lên kế hoạch và giám sát
chúng từ một điểm thuận lợi. Không những thế bộ lên lịch trình sản xuất trực tuyến
còn là một công cụ mạnh để giảm thiểu công việc thường nhật hàng ngày ở văn phòng
nhà nhuộm đến mức tối thiểu. Ban quy hoạch điện tử luôn thông báo về tình trạng hiện
tại và tiến độ của lô. Các lô có thể dễ dàng di chuyển bằng cách sử dụng các thủ tục
kéo và thả. Chuẩn bị và thêm quá trình xử lý thêm, từ trạm cân đến máy hút tự động, là
một phần trong khái niệm của chúng tôi về nhà nhuộm hiện đại.
Bộ lập trình công việc trong thời gian thực "OrgaTEX Batch Scheduler" còn
mang đến cho bạn những kế hoạch trực tuyến có thể nhìn thấy và dễ tiếp cận. Nó cho
phép lập kế hoạch một cách dễ dàng để sử dụng tối đa Công suất tiêu thụ móc.

Hình 2.12. Giao diện modun lập kế hoạch sản xuất cho các lô trong một ca và trong 3 ngày.

 Lịch trình sản xuất “Production Calender”


Bộ phận sản xuất có thể thích nghi và đáp ứng ngay lập tức với các thay đổi dựa
trên sự giám sát tiến trình sản xuất theo thời gian thực và thông tin chi tiết trên hệ
thống (ví dụ gọi hóa chất, lấy mẫu, lỗi chờ).
Để có được những quyết định sáng suốt trong các hoạt động hàng ngày, tất cả các
quy trình trong chuỗi sản xuất được liên kết với kế hoạch của thời gian thực và có sẵn
với một lần nhấp chuột, ví dụ. Đơn công nghệ, chi phí thuốc nhuộm, lịch sử cấp thuốc
nhuộm…

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


59

Để hình dung, kiểm soát và tối ưu hóa các cơ sở phức tạp, bạn có thể định cấu
hình một số bảng quy hoạch khác nhau cho từng bộ phận: bộ phận tiền xử lý, nhuộm,
hoàn tất và kiểm tra chất lượng.
 Báo cáo mẻ sản xuất ”Batch Report”
OrgaTEX cung cấp độc quyền về tầm nhìn trong quá trình sản xuất cho các báo
cáo thông báo về một số mục tiêu. Với hệ thống "OrgaTEX Reports", bạn có thể trao
quyền cho một người trong tổ chức của bạn để phân tích dữ liệu trực tuyến mà trước
đây một đội chuyên gia cũng phải mất vài giờ mới có thể trả lời.
Bằng cách kết nối các máy móc và thiết bị, và chia sẻ dữ liệu về lô và quy trình,
bất kỳ tình trạng sản xuất nào cũng có thể được mô tả.
Báo cáo có liên quan đến sản phẩm có thể được ước tính bằng các phương pháp
khác nhau:
• Định giá ngay lần đầu (số lần bổ sung)
• Báo cáo các mẻ / đợt sử dụng trong "gredients", đơn công nghệ cho mỗi mẻ
• Hướng tới mục tiêu cho chúng ta kết quả của quá trình sản xuất (t /ngày)
• Tổng chi phí sản xuất
• Chi phí sản phẩm trên một kg sản xuất vải/sợi
Báo cáo liên quan đến nguồn nguyên liệu hoặc quy trình cung cấp thông tin về
các máy đã được sử dụng để sản xuất một sản phẩm. Tận dụng việc sử dụng máy móc
và quy trình sản xuất nhằm:
• Giảm thiểu lượng dư thừa (Công việc trong quá trình)
• Tăng cường tính rõ ràng trong sản xuất
• So sánh hiệu suất máy với mục tiêu
• So sánh giữa các máy với nhau
 Báo động và báo cáo tình hình “Alarm and Event Report”
Một phân tích liên quan đến lỗi kết hợp với các mô-đun tình trạng trực tuyến
cung cấp các dữ liệu cơ bản cho một phân tích các điểm lỗi..
• Thời gian vận hành
• Báo động, báo cáo tình trạng thực của máy
• Tiêu thụ nước, hóa chất, thuốc nhuộm
• Các vấn đề về việc phân phối, dung tỷ, vv
• So sánh số liệu hiện tại và các số liệu cũ

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


60

 Báo cáo máy “Machine Report”


Tính sẵn có so với thời gian đã lên kế hoạch, hiệu suất so với giá trị mục tiêu và
chất lượng quá trình so với sự bổ sung là những yếu tố chính để có được hiệu quả thực
của thiết bị.
Để cải thiện hiệu suất của quá trình sản xuất cần có thông tin về thời gian, thời
gian bảo trì, bổ sung và hiệu chỉnh màu sắc, thời gian hoạt động, thời gian dừng máy
theo kế hoạch và không theo kế hoạch, ….
Bằng cách theo dõi hiệu suất của từng máy trong tầng sản xuất, thêm công thức
chung và thông tin về quá trình (ví dụ: báo động) và thu thập thông tin về thời gian
chết ngoài kế hoạch, công cụ Báo cáo OrgaTEX cung cấp thông tin mạnh mẽ về các
nguyên nhân của vấn đề..
• Giảm công tác thu thập thông tin sản xuất theo thời gian thực
• Ngăn chặn thời gian chết không trong kiểm soát
• Tối đa hoá việc sử dụng thiết bị sản xuất
• Giảm chi phí bảo trì bằng cách tối ưu hóa các hoạt động lập kế hoạch
• Cải tiến hiệu suất quá trình
• Dễ dàng chuyển đổi từ Excel làm việc với bảng thành "mạng lước các tập tin"
• Dễ dàng tạo các báo cáo chất lượng được trình bày dựa trên dữ liệu mới nhất.

Hình 2.13. Giao diện modun báo cáo tình trạng dừng sản xuất của một máy.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


61

Hình 2.14. Giao diện báo cáo tình trạng tiêu thụ điện và hơi của một máy sản xuất.

* Quản lý dữ liệu đồng bộ “Root Data Management”


Các hệ thống tuyến dưới luôn gửi dữ liệu về đặc tính ái lực của xơ, sản phẩm và
thuốc nhuộm, loại thuốc nhuộm, tài liệu tham khảo về quá trình xử lý và khách hàng
và tất cả các dữ liệu liên quan tới tình trạng sản xuất để luôn đồng bộ hóa dữ liệu bằng
hệ thống mô đun “Root Data Management” của OrgaTEX.
* Thiết bị phân tích thời gian dừng máy PDA “PDA Production Downtimes”

Hình 2.15. Giao diện báo cáo tình trạng dừng sản xuất trong lịch trình các mẻ sản xuất.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


62

Máy có hoạt động hay chỉ chạy? Để xác định và định lượng các lý do, ảnh
hưởng đến hiệu suất, mô đun SETEX PDA sử dụng các bộ nhớ phụ điều khiển máy
móc để hiển thị các nguyên nhân của các thời gian chết trong quá trình sản xuất.
Điều khiển chức năng phụ trợ:
Những khoảng thơi gian dừng máy không theo kế
hoạch đã được gán cho phím nóng của bộ điều khiển
SETEX, bổ sung thêm 64 lý do dừng khác nhau để
hoàn thành và tinh chỉnh mọi báo cáo OEE. Hiệu suất
của quá trình sản xuất sẽ tăng 8-25% với các quyết
định được thông báo.
Nếu có vấn đề xảy ra các chuông báo kêu lên,
Hiệu suất, chất lượng và sự có sẵn (OEE) bị ảnh hưởng Hình 2.16. Lựa chọn những lý
do dừng má trên bộ điều khiển
bởi tất cả các nguyên nhân và những khoảng thời dừng được gắn trực tiếp trên máy.
máy không theo kế hoạch.
Bộ phận cảnh báo và báo cáo các sự việc của OrgaTEX cho phép chỉ định các
chuông báo ở các máy khác nhau báo các thông điệp có ý nghĩa, cách duy nhất để giải
thích và giải quyết vấn một cách nhanh chóng.
Tính năng phân tích hiệu suất được tích hợp với lich trình các mẻ làm việc của
OrgaTEX. Lịch sử của bảng kế hoạch cho biết thời gian dừng máy theo kế hoạch ( ví
dụ: bảo trì), thời gian dừng máy không kế hoạch cùng các lý do và và khoảng thời gian
dừng máy.
Các hoạt động theo kế hoạch (ví dụ như bảo trì) được tích hợp thành sự hiển thị
quá trình lập kế hoạch tốt và cho phép lập kế hoạch sản xuất trực tuyến một cách chính
xác.
* Đơn công nghệ “Production Recipe”
 Quản lý kho “Stock Management”
Chi phí của chất màu, chất trợ và
phạm vi biến động trong quá trình sản
xuất đòi hỏi phải rõ ràng nhất để thuận lợi
cho việc kiểm kê sản phẩm. Số lượng
nguyên liệu, sự tiêu hao trong thời gian
thực với các đơn hàng đã được yêu cầu
Hình 2.17. Giao diện mô đun quản lý kho.
với mức nguyên liệu tối thiểu là cần thiết
cho việc sản xuất liên tục và đúng hạn.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


63

Đặc điểm của mô đun:


• Cho biết các điều kiện đặc trưng của kho (tối thiểu, số lượng tối ưu và dung
lượng)
• Các báo cáo tiêu thụ với các tiêu chuẩn khả thi
• Lưu trữ, quản lý nguyên liệu theo từng lô
• Bản cập nhật hàng tồn kho thời gian thực về việc hoàn thành lô
• Danh sách đơn hàng với số lượng sản phẩm dưới mức tối thiểu nguyên liệu
• Tính chi phí của số lượng nguyên liệu
 Thiết lập công thức “Formula Wizard”
Chất lượng sản phẩm nổi bật với mức giá tiết kiệm thường là kết quả của kiến
thức chuyên môn chi tiết. Mô-đun thiết lập công thức của OrgaTEX là công cụ để
phân phối tốt hơn các thông tin đó. Một chuyên gia nhuộm có thể lưu trữ tất cả các loại
thông tin và kinh nghiệm một cách tập trung, chuyển đổi trong các công thức và bảng
nhìn bằng cách đơn giản chỉ cần nhấp chuột vào. Các đơn công nghệ thu được thì được
sử dụng toàn hệ thống - trong mỗi đơn và quy trình – được lựa chọn trên một danh
sách công thức hiển thị trên màu hình. Có các công thức đã được xây dựng trước đó
cũng được vận chuyển và hiển thị trên hệ thống.
Ưu điểm:
• Quản lý một cách có hiệu quả các quy trình được cập nhật thường xuyên
• Tiết kiệm năng lượng bằng cách tối ưu hóa quá trình sản xuất
• Nâng cao chất lượng
• Lưu trữ các dữ liệu
Đặc tính của mô đun “Formula Wizard”:
• Quản lý dữ liệu sản phẩm
• Quản lý chất lượng /phong cách
• Quản lý khách hàng
• Hợp nhất màu (tùy chọn)
• Tích hợp quá trình phân phối trong PTN (tùy chọn)
• Quản lý đơn và quá trình xử lý
• Trình quản lý đơn công nghệ (tùy chọn)
• Quản lý quá trình sản xuất
• Tích hợp với hệ thống xưởng nhuộm (tùy chọn)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


64

• Mô-đun kiểm kê
 Từ PTN ra sản xuất (giao diện phối ghép màu) “Lab2Bulk”
Tích hợp với phần mềm phòng thí nghiệm (ví dụ: ghép màu và quản lý chất
lượng) với mô-đun "OrgaTEX Lab2Bulk" có tác động rõ rệt đến các quy trình tốt hơn
để duy trì tính chính xác, rõ ràng và các tiêu chuẩn từ phòng thí nghiệm cho đến sản
xuất.
Ba mô-đun tạo thành giao diện:
• Đồng bộ hóa dữ liệu: gửi dữ liệu về đặc tính ái lực của xơ, sản phẩm và thuốc
nhuộm, loại thuốc nhuộm, tài liệu tham khảo về quá trình xử lý và khách hàng
để luôn đồng bộ hóa dữ liệu.
• Nhập đơn công nghệ PTN: tự động chuyển đơn công nghệ trong phòng thí
nghiệm đã được gán mác từ phần mềm ghép màu "Datacolor Match" tới
OrgaTEX và tự động lựa chọn quy trình sản xuất thích hợp để tạo ra đơn công
nghệ cho sản xuất hoàn chỉnh.
• Hiệu chỉnh sản xuất: Chuyển các lô với trạng thái "lấy mẫu" vào phần mềm
phòng thí nghiệm Datacolor để điều chỉnh sản xuất
Đặc tính của mô đun “OrgaTEX Lab2Bulk”:
• Nhận thông tin về đơn công nghệ từ phòng thí nghiệm để tiết kiệm nguồn tài
nguyên và tránh lặp lại việc đánh máy
• Tự động gán để xử lý OrgaTEX chính xác hoặc phối hợp với mẫu/xử lý
• Chia sẻ dữ liệu gốc cần thiết để xử lý dữ liệu tuyến dòng
• Hiển thị mẻ màu đúng trong trình lập lịch OrgaTEX (lập kế hoạch đồ hoạ)
• Tính toán và chỉnh sửa bổ sung một cách trực tuyến và dễ dàng
• Nâng cao khả năng hiệu chỉnh bằng tay.
* Quản lý năng lượng “Energy management”
Các hệ thống quản lý năng lượng truyền thống hỗ trợ các công ty hoàn tất dệt
may trong việc báo cáo các khoản tiêu dùng và hỗ trợ cho việc xem xét các khoản đầu
tư.
Hệ thống quản lý năng lượng OrgaTEX cho phép khai thác tối đa nguồn năng
lượng. Hơn nữa, một số ứng dụng cho phép điều chỉnh ngay nhu cầu năng lượng của
quá trình sản xuất liên quan đến sự có sẵn của điện, khí đốt, khí nén và hơi nước.
Tóm lại là có thể điều chỉnh quá trình hoạt động để cân bằng năng lượng. Nó
cung cấp các chức năng:

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


65

 Tiếp cận toàn diện:


Giải pháp quản lý năng lượng "OrgaTEX Energy Management" kết hợp dữ liệu
máy trực tuyến như một phần của các giá trị năng lượng và do đó hỗ trợ các phần của
yêu cầu ISO 50001.
Các giải pháp riêng biệt sẽ được dự
kiến theo nhu cầu hành động cần thiết về
năng lượng. Các phương pháp được sử dụng
để kiểm soát và tối ưu hóa việc sử dụng
năng lượng có thể được tích hợp vào nồi
hơi, xưởng nhuộm "dyehouse", phòng hoàn
tất và xử lý nước thải. Bộ điều khiển
SETEX giám sát lượng tiêu thụ, nhiệt độ,
mức độ, áp suất và các thông số khác của
máy và kiểm soát các thiết bị phụ trợ như Hình 2.18. Thiết bị đầu cuối
thu hồi nhiệt và quản lý nước nóng. kiểm soát năng lượng.

SETEX có kiến thức toàn diện trong việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lượng liên quan đến sản xuất. Để có thể tiết kiệm năng lượng hơn, trình quản lý
năng lượng "OrgaTEX Energy Management" có thể điều chỉnh quá trình sản xuất tích
cực ở nhiều cấp độ:
1. Trong thời gian thực trên bộ điều khiển/PLC của máy
2. Trạm kiểm soát năng lượng trung tâm của một bộ phận
3. Chức năng mô đun quản lý năng lượng OrgaTEX toàn diện
 Tránh việc cao điểm điện và khí:
Một hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả, khi tình trạng sử dụng cao điểm điện
và khí đỉnh được báo cáo trước khi chúng xảy ra. OrgaTEX theo dõi lượng tiêu hao
năng lượng một cách riêng lẻ và tổng thể trong thời gian thực và sắp xếp các quá trình
thay thế cùng một lúc, như sự dự đoán số liệu trước thời điểm cao điểm năng lượng
xảy ra.
Thông báo cảnh báo sẽ được hiển thị, các bước chương trình đòi hỏi nhiều năng
lượng sẽ được điều chỉnh, bắt đầu các máy bổ sung sẽ được ngăn chặn.
 Quản lý hơi:
Hiệu suất cao nhất của máy tạo hơi nước là làm việc ở một tỷ lệ áp suất hơi nước
cụ thể. Giải pháp quản lý hơi OrgaTEX cho phép cân bằng mức tiêu thụ hơi nước để
tránh những sự biến động của máy phát điện. Giải pháp của SETEX điều chỉnh các

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


66

thông số quy trình (ví dụ như sưởi ấm bể chứa, tránh làm nóng máy trong "các bước
không quan trọng").
Theo mức độ ưu tiên và tầm quan trọng của hành động. Kết nối sâu vào cấp độ
máy PLC cho phép can thiệp mà không thể thực hiện bằng tay.
 Quản lý lượng nước:
Trong các máy nhuộm có dung tỷ nhuộm rất thấp và các biện pháp tiết kiệm
nước khác, OrgaTEX hỗ trợ chạy các quy trình yêu cầu ít năng lượng nhiệt hơn, ít
năng lượng điện và nước làm mát ít hơn.
Mức độ phù hợp và nhiệt độ của máy móc và bồn chứa luôn được kiểm soát, giải
pháp SETEX cung cấp các tính năng tối ưu hóa cho các tình huống khác nhau:
- Nhiệt độ chính xác của nước cung cấp được đồng bộ với các hoạt động làm
nóng của máy.
- Lựa chọn tự động loại nước tùy thuộc vào tính sẵn có và quản lý ưu tiên
- Làm mát bằng nước ấm tùy thuộc vào quy định của người vận hành (với các
điều chỉnh quá trình).
* Cân định lượng “Weighing”
Để đạt được các quy trình đáng tin
cậy, cấp cao, mô-đun OrgaTEX "Cân
định lượng - weighing" cung cấp một
luồng dữ liệu liên tục từ lập kế hoạch lên
đến xưởng nhuộm. Kết hợp với các thành
phần OptiWeigh của SETEX, phần mềm
hướng dẫn người vận hành thông qua quy
trình cân ở kho thuốc nhuộm: chính xác,
có thể tái tạo và dữ liệu hóa. Nó cung cấp
khả năng truy cập nhanh chóng và dễ
Hình 2.19. Giao diện màn hình
dàng đến các thông tin cần thiết để đảm cân thuốc nhuộm tự động.
bảo số lượng chính xác cần phải chuẩn bị.
Nó làm giảm chi phí sản xuất với việc tăng khả năng "nhuộm đúng ngay lần đầu".
Tích hợp hoàn toàn:
• Các lô theo lịch trình có sẵn ngay trên trạm cân WT2010
• Lựa chọn nhanh công việc ưu tiên bằng máy quét mã vạch
• Tình trạng lô sx/sản phẩm được đồng bộ với OrgaTEX

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


67

• Phản hồi về tiêu thụ sản phẩm cho mô-đun điều khiển nguyên liệu của
OrgaTEX.
Làm việc như những máy nhuộm: Tự động lựa chọn quy mô dựa trên số lượng
sản phẩm
• Áp dụng các dung sai thực tế theo quy mô và sản phẩm
• Trực quan xử lý khối lượng theo mô hình
• Xác định thùng với phiếu ghi một phần thông tin lô sx
• Lợi ích: một sản phẩm có thể được cân độc lập với lô sx
• Dãy khối lượng có thể bị tạm dừng để ưu tiên công việc
• Cân khối lượng lớn như thùng chứa - loại bỏ được sự dư thừa khối lượng
Liên hợp – kết nối: SETEX OptiWeigh được mở rộng
• Hỗ trợ lên tới 3 đĩa cân
• Liên kết với các đơn vị đầu mối với các điều khiển SECOM (tùy chọn).
 Bảng điều khiển “Paternoster”
Tăng giá trị của parternoster của bạn bằng bộ điều
khiển “SECOM” hiện đại và tích hợp vào quy trình làm
việc OrgaTEX giúp:
• Quá trình cân nâng sản phẩm của paternoster trong vị
trí chọn
• Xác định sản phẩm bằng mã vạch
• Cân định lượng chờ sự xác nhận paternoster. Hình 2.20. Paternoster.

* Giao diện hệ thống kho thuốc nhuộm “Interface to Dyehouse Systems”


Cụm từ "tiết kiệm hóa chất" thường được sử dụng với hệ thống chứa thuốc
nhuộm tập trung. Hầu hết các hệ thống này sẽ không đáp ứng được yêu cầu nếu chúng
được sử dụng như các ứng dụng bị cô lập. Mở rộng thời gian và nỗ lực để quản lý đơn
công nghệ, sự gián đoạn quá trình cấp hóa chất và hoạt động bằng tay là nguyên nhân
gây ra hiệu quả và khả năng tái sản xuất kém.
Kết nối thông minh với các kỹ thuật của hệ thống phân phối khác nhau
(SECOM):
OrgaTEX quan tâm đến việc các hệ thống phân phối và cung cấp tự động làm
việc hoàn toàn đồng bộ với quá trình nhuộm. Bộ điều khiển máy nhuộm nhận phần mở
rộng phần mềm để thực hiện giao tiếp thông minh trong thời gian thực giữa các hệ

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


68

thống. Cáclogic ký hiệu cho cho thùng chứa và thùng chuẩn bị hóa chất cung cấp tính
năng "xem tiếp" và "gộp mẻ sx" cho các quá trình chuẩn bị thuốc nhuộm.
Thực hiện lệnh gọi công tác chuẩn bị theo nhiều cách khác nhau:
• Thông qua bộ điều khiển SETEX trên máy sản xuất
• Với yêu cầu của bộ phận nhuộm
• Bằng cách kích hoạt thủ công trong trình quản lý mẻ sx "OrgaTEX Batch
Scheduler"
Đặc tính của mô đun:
• Cung cấp dữ liệu về quá trình chuẩn bị thuốc nhuộm (loại thuốc nhuộm, số
lượng, thùng chứa và thời gian yêu cầu)
• Loại hóa thuốc nhuộm chính xác về phản hồi tích lũy cho bộ điều khiển kho
• Đồng bộ hóa thông báo lỗi giữa hệ thống nhà thiết bị chứa thuốc nhuộm và máy
sản xuất
• Việc thêm quá trình sản xuất được ưu tiên xử lý bởi OrgaTEX và hệ thống thiết
bị chứa thuốc nhuộm.
* CDC – Điều khiển kho thuốc nhuộm trung tâm “CDC – Central Dye Kitchen
Control”
Mô-đun OrgaTEX CDC kiểm soát dung lượng hoàn toàn tự động, các qúa trình
hòa tan được tạo ra riêng lẻ và kết nối chặt chẽ với các chương trình máy nhuộm. Điều
này đơn giản hóa hoạt động kinh doanh hàng ngày và tăng thông lượng.
Công suất sử dụng:
Thông tin liên lạc thông minh trong thời gian thực giữa các hệ thống điều khiển
SETEX được cài đặt trong bộ phận chứa thuốc nhuộm trung tâm và máy nhuộm có thể
yêu cầu các thuốc nhuộm từ hệ thống phân phối khi bể chứa thêm trống rỗng-cho dù
đã lên lịch cho quá trình thực tế hay tiếp theo.
Quản lý ưu tiên:
Thêm dự báo về thời gian cho máy nhuộm hoặc yêu cầu thủ công được ưu tiên tự
động và thời gian còn lại cho đến khi cấp/qt phân phối được hiển thị.
Ngoài ra, các lệnh gọi hóa chất/thuốc nhuộm có thể được phân bổ và xử lý trên
một số trạm phân phối để tối ưu hóa việc sử dụng của cơ sở. Với trình quản lý "liên
kết" được tích hợp, có thể tránh được sự chậm trễ trong trường hợp bảo trì hoặc thời
gian nghỉ máy.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


69

Phản hồi tức thì:


CDC cho thấy tình trạng của tất cả các qt chuẩn bị trực tuyến và cung cấp các
giải pháp khác nhau để tránh sự chậm trễ quá trình sản xuất.
Trong trường hợp quá trình chuẩn bị bị hỏng, ví dụ: Bể cung cấp hết hóa chất,
chức năng nâng cao của CDC có thể điều chỉnh chương trình chạy mẻ sx trong máy
nhuộm để hiển thị và cho phép can thiệp bằng tay.
Tối ưu hóa thiết bị:
Xuống OEE để thực hiện đánh giá: Dễ dàng cải tiến độ chính xác của quá trình
bằng cách kiểm soát độ chính xác của van phân phối (băng chuyền dung sai) và sử
dụng chức năng "tự động điều chỉnh".
Đặc tính của mô đun:
• Tự động soạn các chương trình hòa tan
• Phân chia trước các quy trình chuẩn bị
• Lên kế hoạch trước tự động việc bổ sung
• Kiểm soát hiệu quả thiết bị
• Chỉ báo cảnh báo sự cố
• Xử lý trường hợp khẩn cấp
• Quản lý và bảo vệ bể chứa nhằm ngăn ngừa nhiễm bẩn
•Xem xét lịch sử và báo cáo quá trình phân phối
* Quá trình sản xuất liên tục “Continuous Production”
Giao tiếp thông minh
Bất kể ODBC, OPC hay các
kỹ thuật tích hợp khác, OrgaTEX
tích hợp với cấu hình máy hoàn
tất các thông số cần thiết. Thiết
lập các giá trị, giá trị thực tế, báo
động, các biến điều khiển và dữ
liệu mẻ sx được chia sẻ với máy
PLC.

Hình 2.21. Giám sát trực tuyến máy làm việc liên tục.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


70

Điều khiển quá trình


OrgaTEX cung cấp một trình biên tập cho các máy làm việc máy liên tục, được
thiết kế để tạo và quản lý các bộ chuẩn bị cho một số lượng lớn các cài đặt máy riêng..
Giao diện người dùng dựa trên sở thích của khách hàng, hoặc là bảng thu gọn
hoặc như hình ảnh đồ họa tương tự như bộ điều khiển máy.
Đặc tính của trình “production monitoring”
•Hiển thị dưới dạng đồ họa và bảng
• Các thông số máy được lựa chọn, đồng bộ, kiểm soát
• Chức năng giảng dạy
Lịch trình sản xuất
Ban quy hoạch đồ hoạ cung cấp các tình huống xác thực cho tất cả các máy hoàn
tất (ví dụ trạng thái máy, bảo trì) trong thời gian thực. Để có các quyết định sáng suốt
trong các hoạt động hàng ngày, tất cả các quy trình đều được liên kết với kế hoạch
trong thời gian thực và có sẵn tại một lần nhấp chuột, ví dụ: đơn công nghệ, chi phí lô
thuốc nhuộm, lịch sử lô thuốc nhuộm ...
Đặc tính:
• Quản lý mẻ sx
• Tính toán thời gian tự động thiết lập
• Kéo và thả sắp xếp mẻ sx
• Giám sát thời hạn
• Chuẩn bị gọi đến hệ thống phân phối trung ương
• Tùy chọn: Mô tả thời gian dừng sản xuất
Giám sát sản xuất
Trình giám sát trực tuyến OrgaTEX là thông tin trong thời gian thực của quá
trình sản xuất đang chạy của bạn, được trình bày trong một cửa sổ tương tác trên máy
tính để bàn văn phòng của bạn. Một hình ảnh đồ họa của máy móc, giá trị quá trình và
dữ liệu mẻ sx cho phép hình dung, kiểm soát và thích ứng với từng bước quá trình của
môi trường làm việc của máy.
Đặc tính:
• Hiển thị dữ liệu quá trình sx thưc và thông số máy (bảng và đồ thị)
• Hiệu chỉnh các thông số quy trình
• Can thiệp thủ công khi xảy ra các sự kiện không lường trước được

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


71

• Thông tin cảnh báo


• Phân tích trực tuyến dữ liệu quá trình sx
• Quá trình xử lý các báo động

Hình 2.22. Giao diện của trình giám sát quá trình sản xuất các máy hoạt động liên tục.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


72

CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ


3.1. Cơ sở thiết kế
3.1.1. Chế độ làm việc
* Số ngày làm việc trong năm
D = 365 – (số ngày nghỉ cuối tuần + số ngày nghỉ lễ +
số ngày đại tu thiết bị)
Trong đó:
D: số ngày làm việc trong một năm, ngày
Những ngày nghỉ lễ trong năm gồm: 5 ngày nghỉ tết âm lịch, 1 ngày nghỉ têt
dương lịch, 1 ngày nghỉ quốc khánh, 1 ngày nghỉ giỗ tổ, 1 ngày nghỉ thống nhất đất
nước, 1 ngày nghỉ quốc tế lao động.
Bảng 3.1. Chế độ làm việc trong năm

Số ngày trong năm ngày 365


Số ngày nghỉ cuối tuần/năm (1 ngày/tuần) ngày 52
Số ngày nghỉ lễ cả năm ngày 10

Số ngày trùng tu thiết Trung tu 1 lần ngày 1


bị cả năm Đại tu 1 lần ngày 2
Số ngày làm việc trong năm (D) ngày 300
* Thời gian làm việc trong một năm
T (giờ/năm) = D×S×H
Trong đó:
T : Thời gian làm việc trong một năm, (giờ/năm)
D : Số ngày làm việc trong năm, (ngày/năm)
S : Số ca sản xuất trong một ngày, (ca/ngày)
H : Số giờ sản xuất trong một ca, (giờ/ca)
Do đặc thù của nhà máy nhuộm yêu cầu vận hành nồi hơi để cung cấp nhiệt và
hơi nước tốn rất nhiều năng lượng. Do vậy, để có hiệu quả kinh tế cao nhất thì nồi hơi
phải được vận hành liên tụ, tránh phải tốn nhiệt vô ích khi nâng nhiệt nồi hơi nhiều lần
trong ngày. Bên cạnh đó thời gian sản xuất một mẻ khá dài nên việc sản xuất 3 ca/ngày
sẽ tận dụng được hết công suất của dây chuyền, từ đó đạt được hiệu quả kinh tế cao.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


73

Bảng 3.2. Bảng phân bổ thời gian làm việc trong năm
Số giờ làm việc trong ngày (Td) giờ/ngày 24
Số ca sản xuất trong một ngày (S) ca/ngày 3
Số giờ sản xuất trong một ca (H) giờ/ca 8
Thời gian làm việc một năm (T) giờ/năm 7200
Thời gian làm việc một ngày (h) ph/ngày 1440
3.1.2. Mặt hàng sản xuất
Bảng 3.3. Bảng thông số mặt hàng sản xuất của nhà máy

Thành Chi số (dtex) Trọng


Khổ vải
Tên Loại vải phần lƣợng riêng Màu sắc Mẫu
PA EL (cm)
(g/m2)

80% PA
410 Maryna 44 44 150 170 Màu đen
20% EL

Trắng

77% PA
610 44 44 147 150
Justin 23% EL
Xanh da
trời

Màu
Fluo nhạt
80% PA
210 44 44 150 175
Karima 20% EL
Màu
Fluo đậm

* Tính chất của mặt hàng nhà máy sản xuất


• Co giãn 2 chiều
• Bó sát cơ thể
• Giữ phom dáng
• Chống tia UV
• Chống Clo
• Thông thoáng khi sử dụng
• Nhanh khô
3.1.3. Phân phối mặt hàng sản xuất
Trong quá trình xỷ lý nhuộm và hoàn tất tạo ra sản phẩm, vải thường bị tiêu hao
một phần do các nguyên nhân sau:

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


74

 Do xử lý khâu đầu tấm, tại các đoạn đầu tấm thường phải cắt bỏ do chất lượng
nhuộm không đều.
 Một phần vải bị hư hỏng do quá trình xử lý vải.
 Một phần vải được cắt bỏ sau quá trình kiểm tra thành phẩm cuối cùng do
không đạt yêu cầu sản xuất.
 Vải bị hỏng trong các quá trình chạy máy sai, có sự cố hoặc gặp vấn đề trong
quá trình sản xuất mà không xử lý được.
Do những nguyên nhân trên, một phần lượng vải mộc sẽ bị tiêu hao sau quá trình
sản xuất. Do đó có thể có tỷ lệ tiêu hao của mặt hàng PA/EL tối đa cho phép là 8%.
* Công suất thiết kế cả năm (tấn/năm)
A = (Y*ɣ*B)/1000000 (tấn/năm)
Trong đó:
Y : Công suất thiết kế theo mét dài cả năm, (mét/năm)
ɣ : Khối lượng riêng của vải, g/m2
B : Khổ vải, (m)
A : Công suất thiết kế cả năm theo không lượng (tấn/năm)
* Số lượng vải mộc cần cấp
Mm =A*(1 + x/100) (tấn/năm) = M*(1 + x/100) (mét/năm)
Trong đó:
Mm : Số lượng vải mộc cần cấp cả năm, (tấn/năm) hoặc (mét/năm)
x : Lượng tiêu hao (%), với mặt hàng vải PA/EL thì khoảng 8%
Bảng 3.4. Bảng phân phối mặt hàng sản xuất của nhà máy
Sản lƣợng cần sản xuất Tiêu Vải mộc
Loại Tỷ lệ
tr tấn/ tr hao tr Ghi chú
vải (%) t/ngày (%) tấn/năm
m/năm năm m/ngày m/năm
1 Maryna 20 4 1020 0,013 3,40 8 1102 4.32 Màu đen
2 20 4 882 0,013 2,94 8 953 4.32 Trắng
Justin
3 20 4 882 0,013 2,94 8 953 4.32 Xanh da trời
4 20 4 1050 0,013 3,50 8 1134 4.32 Fluo nhạt
Karima
5 20 4 1050 0,013 3,50 8 1134 4.32 Fluo đậm
Tổng 100 20 4884 0,067 16,28 8 5275 21.6

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


75

3.2. Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất


3.2.1. Lựa chọn dây chuyền công nghệ
Khi thiết kế dây chuyền tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho một loại mặt hàng nào
đó cần căn cứ vào các yếu tố:
• Loại dây chuyền (gián đoạn, liên tục hay bán liên tục) và đặc tính kỹ thuật của
máy lựa chọn;
• Loại nguyên liệu đưa vào sản xuất;
• Yêu cầu và công dụng của sản phẩm sản xuất ra.
Ngoài ra, khi thiết kế còn căn cứ vào trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý
để chọn thông số công nghệ sao cho vừa đảm bảo kỹ thuật, vừa tăng năng suất lao
động.
Đối với mặt hàng vải dệt kim đàn tính từ PA/EL, không có quá trình hồ sợi dọc
nên tiền xử lý không cần quá trình giũ hồ. Hơn thế nữa, vải được làm từ PA/EL là
những xơ tổng hợp nên không có nhiều tạp chất trong xơ, chủ yếu tạp chất trên vải là
các dầu máy bôi trơn, các chất bôi trơn trong các quá trình kéo sợi, mắc sợi, dệt…
Chính vì vậy công đoạn tiền xử lý chỉ cần thực hiện công tác giặt để loại bỏ các dầu
mỡ có trên vải. Với quá trình giặt cho vải thì có 2 loại là giặt bằng nước và giặt bằng
dung môi, để tiết kiệm thì sản phẩm của bản đồ án thiết kế này sẽ lựa chọn giặt bằng
nước với mặt hàng trắng và mặt hàng nhuộm màu bình thường.
Quá trình giặt nước với giặt dung môi chất lượng vải không khác nhau là bao, tuy
nhiên với các mặt hàng nhuộm màu đen, và màu Fluo thì bản đồ án lựa chọn phương
pháp giặt bằng dung môi vì nếu giặt bằng nước sản phẩm bị ma sát nhiều dẫn tới bề
mặt có hiện tượng bóng nếu để nhuộm các màu đen và màu Fluo thì rất dễ gây lỗi
trong quá trình nhuộm đặc biệt là màu đen. Ngoài ra, các loại sợi PA và EL trong quá
trình kéo sợi phải trải qua công đoạn kéo giãn, nội năng và ứng suất trong xơ, sợi mất
cân bằng chính vì vậy khi gặp nhiệt cao rất dễ bị co lại và biến dạng chính vì vậy ảnh
hưởng tới quá trình nhuộm, tăng trắng và hoàn tất cho vải. Chính vì vậy, trong bản đồ
án này em tiến hành định hình nhiệt cho các mặt hàng sản xuất để nhằm đạt được sản
phẩm chất lượng cao.
Với bản đồ án này, những sản phẩm trắng được tiến hành tăng trắng, các sản
phẩm nhuộm màu đen, màu Fluo và màu đậm thì tiến hành cầm màu cho vải. Tùy
thuộc vào mức độ đậm nhạt của màu và loại sản phẩm mà tiến hành cầm màu một 1
hoặc 2 lần để sản phẩm đạt chất lượng cao.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


76

Các sản phẩm sau quá trình nhuộm và tăng trắng sẽ được hoàn tất văng lại khổ và
hồ mềm, hay hoàn tất để cải thiện một số tính chất. Tùy từng loại sản phẩm sẽ có các
xử lý hoàn tất khác nhau tùy theo yêu cầu, chi tiết sẽ được trình bày ở các phần sau.
Quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho vải dệt kim đàn tính từ
PA/EL dùng làm các quần áo bơi, quần áo thể thao thường có bao gồm những công
đoạn được trình bày trên sơ đồ dưới đây:
* Mặt hàng Justin
 Sản phẩm trắng
Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho mặt hàng vải dệt
kim đàn tính PA/EL với tên mặt hàng là Justin được trình bày trên hình 3.1 cho mặt
hàng trắng và mặt hàng màu. Do sản phẩm Justin chỉ có mặt hàng trắng và nhuộm màu
bình thường nên em tiến hành giặt nước để loại bỏ tạp chất, và định hình nhiệt trong
công đoạn tiền xử lý. Với sản phẩm trắng thì được tăng trắng, sản phẩm màu được
nhuộm và được tiến hành cầm màu. Sau công đoạn nhuộm và tăng trắng vải được
chuyển tới công đoạn hoàn tất để tăng một số tính chất cơ lý của vải. Sau đó, được
kiểm tra các tính chất cơ lý, các tiêu chuẩn theo ISO và AATCC xem có đạt không và
quấn cuộn, nhập kho.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


77

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho Justin màu.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


78

* Mặt hàng Maryna và Karima

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho mặt hàng Maryna và Karima.

Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho mặt hàng vải dệt
kim đàn tính PA/EL với tên mặt hàng là Maryna và Karima được trình bày trên hình

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


79

3.2. Do sản phẩm Mary nhuộm màu đen và Karima được nhuộm màu Fluo nên phải
tiến hành giặt dung môi để loại bỏ tạp chất, và định hình nhiệt trong công đoạn tiền xử
lý.
Vải sau nhuộm được tiến hành cầm màu. Sau nhuộm, vải chuyển tới công đoạn
hoàn tất để tăng một số tính chất cơ lý của vải. Sau đó, được kiểm tra các tính chất cơ
lý, các tiêu chuẩn theo ISO và AATCC xem có đạt không và quấn cuộn, nhập kho.
Với hệ ISO kiểm tra các đặc tính:
• Kiểm tra độ bền màu với nước clo theo tiêu chuẩn ISO 105-E03;
• Kiểm tra độ bền màu với ánh sáng theo ISO 105-B02;
• Kiểm tra độ bền màu với nước, đánh giá sự dây màu sang vải Cotton và vải PA
trong nước theo ISO 105-E01;
• Kiểm tra độ bền màu với nước biển, đánh giá sự dây màu sang vải Cotton và vải
PA trong nước biển theo ISO 105-E02;
• Kiểm tra độ bền màu với mồ hôi kiềm (pH=8) và mồ hôi axit (pH=5,5), đánh giá
sự dây màu sang vải Cotton và vải PA trong các môi trường đó theo ISO 105-
E04;
• Kiểm tra độ bền màu với ma sát khô và ướt “Crocking” theo ISO 105-X12;
• Kiểm tra độ bền màu với nước ấm 40°C, đánh giá sự dây màu sang vải Cotton và
vải PA trong nước 40°C theo tiêu chuẩn ISO 105-C06 A2S.
Với hệ tiêu chuẩn AATCC kiểm tra các đặc tính:
• Kiểm tra độ bền màu với nước clo theo tiêu chuẩn AATCC 162;
• Kiểm tra độ bền màu với ánh sáng theo AATCC 16-20 AFU;
• Kiểm tra độ bền màu với nước 38°C, đánh giá sự dây màu sang vải axetat, vải
Cotton, PA, PET, Acrylic và len trong nước 38°C theo AATCC 107;
• Kiểm tra độ bền màu với nước biển 38°C, đánh giá sự dây màu sang vải axetat,
vải Cotton, PA, PET, Acrylic và len trong nước biển 38°C theo AATCC 106;
• Kiểm tra độ bền màu với mồ hôi đánh giá sự dây màu sang vải axetat, vải Cotton,
PA, PET, Acrylic và len trong môi trường đó theo AATCC 15;
• Kiểm tra độ bền màu với ma sát khô và ướt “Crocking” theo AATCC 8;
• Kiểm tra độ bền màu với nước ấm 49°C, đánh giá sự dây màu sang vải axetat,
vải Cotton, PA, PET, Acrylic và len trong nước 49°C theo tiêu AATCC 61-2A.
3.2.2. Lựa chọn thiết bị sử dụng trong nhà máy
Qua nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu catalog về máy của một số hãng sản xuất thiết
bị chọn lọc cho quá trình tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất sản phẩm vải dệt kim đàn tính

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


80

PA/EL, em lựa chọn các thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải dệt kim đàn tính PA/EL
của đề tài như sau:
* Hệ thống và thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm:
• Quá trình kiểm tra chất màu của vải sau nhuộm được tiến hành trên thiết bị “Ci
7800 Benchtop Spectrophotometer” kết hợp với phần mềm đảm bảo chất lượng
màu “Color iQC” của hãng “X-rite Pantone”.
• So màu trên thiết bị so màu “Macbeth spectralight III” của hãng “X-rite
Pantone”.
• Thiết bị cắt mẫu kiểm tra khối lượng “Circular sample cutter 175b” của hãng
“MESDAN”.
• Thiết bị nhuộm mẫu “Giotto HT” của hãng “Mesdan”.
• Hệ thống pha và lấy thuốc nhuộm tự động “Laboratory Dosing System” của
hãng “Colorservice”.
• Cân điện tử “ME203E” của hãng “Mettler Toledo” Thụy Sỹ.
• Tủ hồi ẩm “PID systems” của “Mesdan”.
• Máy sấy “Minidryer/stenter” của hãng “SLD ATLAS”.
• Máy ngấm ép “Pneumatic heavy Duty Padder Vertical P-A0” của hãng
“SLDATLAS”.
• Tủ sấy mẫu đối lưu tự nhiên “Binder” của Đức.
• Một thiết bị đo pH của dung dịch nhuộm, dung dịch giặt...
* Hệ thống và các thiết bị sử dụng trong các xưởng sản xuất:
• Kiểm tra phân tích vải mộc và vải thành phẩm được tiến hành trên máy phân tích
vải “FM 2000 MR” của hãng “CTM Italia”.
• Máy may đầu tấm sử dụng loại “M800” của hãng “PEGASUS”.
• Giặt nước sử dụng hệ thống giặt của hãng “Foundmach”.
• Giặt bằng dung môi sử dụng máy giặt dung môi “NOVA - ecowarp” của hãng
“SANTEXRIMAR” của Ý.
• Quá trình nhuộm được thực hiện trên máy nhuộm “Beam” của hãng “Fong’s”.
• Với quá trình nhuộm sử dụng hệ thống thiết bị cân hóa chất dạng bột tự động
“TRS -Automatic Weighing for Powder Dyestuff ” của hãng “Colorservice”.
• Hệ thống định lượng và phân phối hóa chất và chất trợ “RD 96” của “Eliar”.
• Quá trình quấn beam vải trước khi nhuộm sử dụng thiết bị “cuộn beam vải” của
hãng “La meccanica”.
• Quá trình tở beam vải trước khi nhuộm sử dụng thiết bị “LM 88 Svolgitore” của
hãng ““La meccanica””.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


81

• Văng định hình, hoàn tất sử dụng thiết bị “stenter optima 2620” của hãng
“Swastik”.
• Lò đốt dầu tải nhiệt bằng than của “Martech” và lò hơi của “Bono”
• Hệ thống máy nén khí của “AtlasCopco”.
• Các thiết bị phụ trợ khác sử dụng trong nhà xưởng: Xe nâng tay (Mitsubishi
Forklift Trucks); Xe nâng điện bán tự đông UMW; Xe nâng Toyota; Xe nâng
điện (Compact-Scissors Platforms),…
* Hệ thống và thiết bị sử dụng trong phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
• Quá trình kiểm tra chất màu của vải sau nhuộm được tiến hành trên thiết bị “Ci
7800 Benchtop Spectrophotometer” kết hợp với phần mềm đảm bảo chất lượng
màu “Color iQC” của hãng “X-rite Pantone”.
• So màu trên thiết bị so màu “Macbeth spectralight III” của hãng “X-rite
Pantone”.
• Thiết bị cắt mẫu kiểm tra khối lượng “Circular sample cutter 175b” của hãng
“MESDAN”.
• Cân điện tử “ME203E” của hãng “Mettler Toledo” Thụy Sỹ.
• Tủ hồi ẩm “PID systems” của “Mesdan”.
• Tủ sấy mẫu đối lưu tự nhiên “Binder” của Đức.
• Một thiết bị đo pH của dung dịch.
• Một máy giặt để kiểm tra độ bền màu với giặt theo ISO và AATCC “Rotawash”
của hãng “SDL Atlas”.
• Thiết bị kiểm tra bền màu Crocking của hãng “Jame heal”.
• Thiết bị kiểm tra độ bền đứt của hãng “Jame heal”.
• Sử dụng một máy may “M800” của hãng “Peagasus” dùng để may các mẫu vải
lại với nhau trong việc kiểm tra tính chất cơ lý của sản phẩm.
• Dụng cụ đo pH dung dịch của “Mettler Toledo”
• Máy lắc tuyến tính “SSL2” của “Stuart”
• Máy kiểm tra hiện tượng vón hạt “pilling” của “Sdl Atlas”
• Máy kiểm tra bền màu với ánh sáng “Q-sun B02 Xenon Test chamber” của “Q-
Lab”
• Ngoài các thiết bị trên còn có một vài thiết bị khác như: ống nghiệm, pipet, ống
đong, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh,... và các thiết bị khác phục vụ cho quá trình
kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


82

3.2.2.1. Các thiết bị và phần mềm sử dụng trong phòng thí nghiệm
a. Thiết bị và phần mềm ứng dụng trong so màu và phối ghép đơn màu [20]
*Máy so màu và phối ghép đơn màu “Ci 7800 Benchtop Spectrophotometer” của
hãng “X-rite Pantone”
 Đặc điểm của máy
Các máy Ci7800 được thiết kế đặc biệt để
giảm thiểu tối đa sự sai số về phép đo màu, bảo
đảm kiểm soát màu sắc chính xác và nhất quán
nhất. Dòng Ci7800 mới có một đặc điểm kỹ thuật
được cải thiện tuyệt vời là sai số trung bình ∆E
chỉ bằng 0,06. Kết quả là, các máy Ci7800 phép
người dùng tạo ra các tiêu chuẩn màu sắc chính Hình 3.3. Máy đo màu “Ci 7800
xác nhất và truyền đạt bằng kỹ thuật số, ở vị trí Benchtop Spectrophotometer”.
của các mẫu vải, cung cấp các số liệu màu chính xác. Người sản xuất có thể sử dụng
các Ci7800 và các thiết bị khác trong dòng máy Ci7x00 để xác minh rằng cả hai mẫu
và sản phẩm cuối cùng là đạt dung sai màu khắt khe nhất của khách hàng.
Ci7800 từ cảm hứng thông qua việc xây dựng, sản xuất và kiểm soát chất lượng,
phổ hồng ngoại cầu Ci7800 là một trong những công cụ tiên tiến nhất trên thị trường.
Khi kết hợp với phần mềm NetProfiler và Color iMatch hoặc Color iQC, Ci7800 cung
cấp một giải pháp quản lý và đo lường màu hoàn chỉnh, ổn định, mang lại tính nhất
quán thực sự và dễ dàng hơn so với bất kỳ máy đo quang phổ cầu băng rộng trên thị
trường hiện nay. Nó phù hợp với môi trường hoạt động và dữ liệu liên tục, bao gồm
khả năng tích hợp với dữ liệu kế thừa.
 Nguyên lý làm việc
Sau mỗi quy trình nhuộm, để kiểm tra xem vải đã đạt yêu cầu chưa ta tiến hành
đo màu. Khi vải được kiểm tra, dưới nguồn sáng chuẩn chiếu vào vải (nguồn sáng tùy
theo khách hàng yêu cầu làm nguồn sáng gì) thiết bị sẽ đo được độ chênh lệch ΔE của
vải so với mẫu chuẩn, nếu ΔE ≤ 1 có thể kết luận rằng màu vải nhuộm và mẫu chuẩn
là một màu và ΔE ˃ 1 màu mẫu nhuộm và mẫu chuẩn là hai màu. Tiến hành hiệu
chỉnh đơn nhuộm nếu mẫu nhuộm vẫn chưa đạt yêu cầu.
 Các thông số kỹ thuật

Model : Ci 7800 Benchtop Spectrophotometer


Độ chính xác : 0,06 kg

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


83

Phổ ánh sáng làm việc : 360 - 780 nm


Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm : có
Kích thước lỗ đo : 25,17,10,6, 3.5 mm
Tuổi thọ đèn : ≥1,000,000 Lần đo
Nguồn sáng : Pulsed Xenon, đèn D65
Thời gian đo : 2,5 s
Nhiệt độ làm việc : -20 – (+50) °C
Khối lượng máy : 20,5 kg
Kích thước : 710*380*530 mm
* Phần mềm đảm bảo chất lượng “Color iQC” của hãng “X-rite Pantone”
 Giới thiệu chung về phần mềm quản lý chất lượng màu Color iQC
Đảm bảo màu sắc chính xác và nhất quán trên một chuỗi cung ứng toàn cầu có
thể là một thách thức. Với Color iQC như một phần không thể tách rời của quy trình
làm việc, các nhà sử dụng và nhà cung cấp có thể yên tâm rằng chất lượng màu sắc
phù hợp trong phòng thí nghiệm, tiền sản xuất và sản xuất. Cho dù bạn đang phê duyệt
các mẫu sản phẩm hoặc hàng hoá thành phẩm, Color iQC thích ứng với quy trình công
việc của bạn để kiểm soát màu sắc nhanh chóng, dễ dàng và chính xác.
Color iQC có thể dễ dàng cấu hình
để đáp ứng các yêu cầu cụ thể về ngành
và kiểm soát chất lượng.
Phần mềm kết nối trực tiếp các dữ
liệu từ các thiết bị đo Ci7800 với máy
tính, thu thập kết quả và cho ra các giải
pháp xử lý tốt nhất. Có khả năng lưu trữ
dữ liệu các lần đo và truyền và chia sẻ
dữ liệu cho các hệ thống phần mềm cao
hơn. Hình 3.4. Giao diện phần mềm color iQC.
Các nguồn sáng chuẩn được tích hợp trong phần mềm rất đa dạng và phong phú
như trên hình 3.6.

Hình 3.5. Hệ các nguồn sáng chuẩn tích hợp trong “Color iQC” của “X-rite Pantone”.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


84

 Cấu hình có sẵn


Color iQC có sẵn nhiều cấu hình để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng màu
sắc công nghiệp, in ấn và đóng gói:
• Color iQC Professional, bộ tính năng kiểm soát chất lượng màu sắc hoàn thiện
nhất của ngành.
• Color iQC Management, một cấu hình quản lý và phân tích.
• Color iQC Print, một giải pháp kiểm soát quy trình làm việc theo ngành công
nghiệp, in và đóng gói.
• Color iQC Basic, một giải pháp kiểm soát chất lượng màu sắc cấp cơ bản.
• Color iQC Online Edition, một giải pháp dựa trên máy chủ cho phép các vị trí dễ
dàng liên lạc và chia sẻ dữ liệu màu.
 Lợi ích
Giải pháp đưa ra dựa trên công việc, thúc đẩy các công việc di động có chứa dữ
liệu màu và tất cả các tiêu chí cần thiết cho các quyết định quản lý màu sắc, cho phép
tất cả các bên liên quan xem dữ liệu một cách nhất quán trên toàn bộ quy trình làm
việc. Có thể được cấu hình đặc biệt cho các ngành công nghiệp in và đóng gói hoặc bất
kỳ ngành công nghiệp khác như nhựa, chất phủ và hàng dệt may, trong số nhiều người
khác.
Xác định các mẫu để thiết lập các quy trình hoặc vật liệu thông thường, bao gồm
các tiêu chuẩn, dung sai, cài đặt và hiển thị được xác định trước để đảm bảo tính nhất
quán hoạt động.
Có khả năng định nghĩa các thiết bị cân chỉnh và đo lường thiết bị để đảm bảo
tính toàn vẹn dữ liệu và chính xác, thực hành đo đúng.
Sử dụng khả năng chia sẻ dữ liệu với các hệ thống ERP và các cơ sở dữ liệu bên
ngoài khác.
Kiểm soát tập trung và quản lý các chức năng và dữ liệu với khả năng chuyển từ
kiểm soát chất lượng sang đảm bảo chất lượng, phân tích hiệu suất, xác định các chỉ số
hàng đầu và điều chỉnh các quy trình khi cần thiết.
Kiểm soát tập trung và quản lý các chức năng và dữ liệu với khả năng chuyển từ
kiểm soát chất lượng sang đảm bảo chất lượng, phân tích hiệu suất,Xác định các chỉ số
đầu và điều chỉnh quy trình khi cần thiết.
 Các thông số làm việc của hệ thống
Điều kiện đo : Phản xạ, truyền dẫn, phản xạ/truyền dẫn, ánh sáng/bóng tối,
SCI/SCE

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


85

Sự khác màu : FMCII, CIE ΔL*, Δa*, Δb*, CIE ΔL*, ΔC*, ΔH*, Hunter ΔL,
Δa, Δb
Nguồn sáng : D50, D55, D65, D75, F2, F7, F11,C, A, Horizon, TL84,
Ultralume 3000
Góc quan sát 2° hoặc 10°
b. Buồng so màu “Macbeth Spectralight III” của hãng “X-rite Pantone” [20]
 Đặc điểm của thiết bị
Sự kiểm tra chất lượng về màu sắc cần thống nhất giữa khách hàng và nhà sản
xuất là rất quan trọng. Nhờ buồng sáng SpectraLight QC, hệ thống đánh giá màu sắc
hình ảnh chuẩn xác này có nhiều nguồn ánh sáng khác nhau, kể cả ánh sáng ban ngày
được lọc tự nhiên, làm cho nó dễ dàng để đáp ứng bất kỳ một tiêu chuẩn nào.
SpectraLight QC có bảy nguồn ánh
sáng khác nhau, nhiều hơn bất cứ loại nào
khác trên thị trường, bao gồm ánh sáng
ban ngày, đèn sợi đốt A, Horizon, ba đèn
huỳnh quang (lựa chọn bất kỳ sự kết hợp
của CWF, U30, U35, và TL84), và UVA.
Tích hợp cảm biến màn hình và đầu
ra UV chính xác để duy trì máy ổn định.
Cảm biến tự động điều chỉnh điện áp để
duy trì lux thích hợp, bù đắp cho tuổi thọ
Hình 3.6. Buồng so màu “Macbeth
đèn. Đầu ra kỹ thuật số có thể được điều Spectralight III” của hãng “X-rite Pantone”.
chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn ASTM
và AATCC là 2 tiêu chuẩn cho các loại mẫu của người dùng. Đèn thay thế được chứng
nhận cho phép thực hiện nhất quán và truy xuất nguồn gốc tốt hơn
 Các thông số kỹ thuật

Model : Macbeth Spectralight III


Đáp ứng các tiêu chuẩn : ISO, ASTM, DIN, ANSI và BSI
Tuổi thọ đèn : 400 – 2.000 Giờ
Nguồn sáng : D50, D65, F2/CWF, A, F12/U30, U35, F11/TL84
Nhiệt độ làm việc : 32°F tới 95°F / 0°C tới 35°C
Công suất làm việc : 1,15 kWh
Kích thước : 940*610*700 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


86

c. Thiết bị cắt mẫu kiểm tra khối lƣợng “Circular sample cutter 175B” của hãng
“MESDAN” [21]
 Đặc điểm của thiết bị
Thiết bị cắt mẫu kiểm tra khối lượng
“Circular sample cutter 175B” được sử dụng
để cắt các miếng mẫu hình tròn kích thước
100cm2, sử dụng các mẫu này để xác định
khối lượng g/m2 của các mẫu và từ đó cho ra
kết quả khối lượng g/m2 của sản phẩm đang
sản xuất.
Hình 3.7. Thiết bị cắt mẫu “Circular
Thiết bị phù hợp với cả mẫu vải. mẫu sample cutter 175b”.
giấy và mẫu làm bằng da.
 Các thông số kỹ thuật

Model : Circular sample cutter 175B


ISO 3374, ISO 3801, ATSM D3776, UNI 8014-
Đáp ứng các tiêu chuẩn :
2, UNI 8014-4, BS 2471
Kích thước mẫu : 100 cm2
Độ dày mẫu : ≤5 mm
Khối lượng của thiết bị : 2 kg
Kích thước : 170*170*150 mm
c. Thiết bị nhuộm mẫu “Giotto HT” của hãng “Mesdan” [21]
 Đặc điểm của thiết bị
• Hoàn toàn tự động, từ tiền xử lý đến giặt – Quá trình cấp và dỡ sản phẩm (tương
tự như số lượng lớn).
• Sợi nhuộm và các loại vải nhuộm có thể làm từ nhiều loại xơ sợi khác nhau hoặc
hỗn hợp sợi pha giữa chúng.
• Tất cả các thông số đều có thể lập trình được, bao gồm cả quá trình cấp thuốc
nhuộm nhuộm tự động.
• Có khoảng 50 chương trình nhuộm khác nhau, mỗi bộ đều có màn hình đồ hoạ
riêng mô tả về quá trình nhuộm diễn ra trong máy.
• Cấu trúc cơ bản được trang bị 3 bể nhuộm tự động. Để có được một phiên bản
hoàn toàn tự động, có thể thêm 2 bơm tự động bổ sung vào mỗi đơn vị nhuộm.
• Có thể có đến 6 vị trí nhuộm, có thể nhuộm ở nhiệt độ cao (+ 135 ° C) hoặc điều
kiện thường trong khí quyển (+ 98 ° C), hoặc kết hợp.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


87

• Phiên bản điều khiển (với bộ điều khiển PLC) để quản lý độc lập cho từng vị trí
nhuộm.
• Có dung tích thể tích khác nhau, từ 300 cc đến 6000 cc.
• Dung tỷ nhuộm từ 1:7 lên đến 1:40 (phụ thuộc vào khối lượng g/m2 của vải
nhuộm).
• Có thể lập trình liên tục có thể giải phóng mặt bằng giải phóng mặt bằng (cho
PES và hỗn hợp của nó), cho phép nhuộm liên tục của PES Blends.
• Độ lặp lại tuyệt vời trong một buồng nhuộm và khả năng lặp lại giữa các buồng
nhuộm - ∆E(<0,4 CMC 2:1) và RFT (> 95%).
• Sản xuất tại Ý với chất lượng tốt nhất, được làm bằng thép không gỉ.

Hình 3.8. Máy nhuộm mẫu “Automatic dyeing machine – GIOTTO” của “MESDAN”.
 Nguyên lý cấu tạo ”.

Hình 3.9. Một số bộ phận chính của máy nhuộm mẫu “Giotto” của “Mesdan”.
”. Các thông số kỹ thuật

Model : Giotto HT

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


88

Dung tỷ nhuộm : 1:7 ÷ 1:40


Nhiệt độ nhuộm : ≤ 135 °C
Điện áp tiêu thụ : 400V 50 Hz
Số lượng buồng nhuộm : 3 Buồng
Sức chứa mỗi buồng nhuộm : 300 ml
Công suất tiêu thụ : 5 kW
Kích thước : 1.050*900*1.200 mm
d. Hệ thống pha và lấy thuốc nhuộm tự động “Laboratory Dosing System” của
hãng “Colorservice” [22]

Hình 3.10. Thiết bị pha và đong thuốc nhuộm tự động trong PTN của colorservice.

 Đặc điểm của hệ thống


• Hệ thống bao gồm một cân định lượng có độ chính xác 0,01g; có hệ thống các 2
ống pipet có thể lấy thuốc nhuộm liên tục,các ống có khả năng hiệu chỉnh được
thể tích dung dịch thuốc nhuộm cần lấy;
• Tất các chai chứa dung dịch thuốc nhuộm được trang bị hệ thống các viên nang
khuấy, điều khiển bằng cảm ứng từ. Nó giúp cho quá trình cân và hòa tan thuốc
nhuộm một cách tự động;
• Hệ thống này có kết nối trực tiếp với máy tính bằng phần mềm PPA để có thể
kiểm soát và thực hiện các quá trình lấy dung dịch nhuộm một cách dễ dàng và

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


89

chuẩn xác. Đồng thời với những dung dịch gần tới ngày hết hạn thì có hệ thống
báo cho người dùng biết;
• Có các chai chứa các dung dịch thuốc nhuộm đã pha chế sẵn, có khả năng cho
pipet cắm qua nắp để lấy dung dịch nhuộm;
• Tốc độ pha chế có thể lên tới 180 dung dịch khác nhau;
• Quá trình lấy dung dịch có độ chính xác cao ±0,01ml; với dung tích của pipet
một lần lấy lên tới 35 ml; tốc độ lấy và pha dung dịch cho một đơn nhuộm
khoảng 60s.

Hình 3.11. Một số bộ phận của hệ thống pha và đông thuốc nhuộm tự dộng trong PTN.
 Thông số máy

Model : Laboratory Dosing Systems


Điện áp tiêu thụ : 220V/50Hz
Pipet : 2 chiếc Dung tích: 35 ml
Lọ đựng dung dịch : 120 lọ Dung tích: 1 lít
Cốc đựng : 30 Cốc
Cân điện tử : 1 chiếc Độ chính xác: 0,001g
Trọng lượng : 780 kg
Nhiệt độ làm việc : 18 ÷ 28 °C
Áp lực nước : 2 Bar
Áp suất khí nén : 6 Bar
Độ ẩm làm việc : 40 ÷ 80 %
Công suất làm việc : 10 kW
Kích thước máy : 3.400*1.200*2.300 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


90

e. Cân điện tử “ME203E” của “Mettler Toledo” Thụy Sỹ [23]


 Đặc điểm thiết bị
• Cân điện tử ME 203E là dòng cân thế hệ mới nhất của
Mettler Toledo được thiết kế trên nền tảng phương
châm hiệu quả, thuận tiện và kinh tế. Cấu trúc vững
chắc và chất liệu chất lượng cao, đảm bảo kết quả
nhanh, ổn định và chính xác.
• Số hiển thị lớn trên màn hình sáng, kèm theo đèn nền
đảm bảo dễ đọc trong tất cả các môi trường làm việc.
• Phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/ GLP Hình 3.12. Cân điện
tử “ME203E”.
• Ứng dụng trong xây dựng, tổng cộng, trọng lượng
động, đếm, mật độ, phần trăm trọng lượng, kiểm tra trọng lượng, thống kê,..
 Thông số kỹ thuật

Model : ME 203 / ME203E*


Nhà sản xuất : Mettler Toledo – Thụy Sỹ
Khả năng cân : 220 g
Độ chính xác : 0.001 g
Độ lặp lại : 0.001 g
Độ tuyến tính : 0.002 g
Thời gian đọc : 1 giây
Kích thước đĩa cân : 120 mm (đĩa tròn)
Kích thước cân : 200*300*400 mm
g. Tủ hồi ẩm “PID system” của “Mesdan” [21]
 Đặc điểm
Tủ sấy mẫu của hãng MESDAN thích hợp
với việc sấy khô mẫu vải, sợi, xơ, đảm bảo kết quả
thí nghiệm chính xác - đáng tin cậy trong các lĩnh
vực vật liệu, y sinh, hóa học, môi trường, điện tử,
dược phẩm, mỹ phẩm, dệt may...
Thiết bị cũng có thể dùng tiệt trùng các dụng
cụ thủy tinh như đĩa Petri, ống nghiệm, dụng cụ
phòng Lab ... Hình 3.13. Tủ hồi ẩm
mẫu của MESDAN.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


91

 Thông số kỹ thuật

Model : 250 HP
Nhà sản xuất : MESDAN
Nhiệt độ tối đa : 280 ± 1 °C
Điện áp tiêu thụ : 230 ÷ 400 V 50/60 Hz
Sức chứa : 250 lít
Trọng lượng : 90 kg
Kích thước : 593*522*797 mm
h. Máy “minidryer/stenter” của hãng “SLDATLAS” [24]
 Đặc điểm
• Máy “Minidryer/stenter” thích hợp để sấy
khô, định hình, hoàn tất và xử lý nhiệt cho
vải, đảm bảo sao cho quá trình phòng thí
nghiệm sát với thực tế;
• Kích thước mẫu tối đa là 36*42 cm. Trên
khung kim để vải có thể điều chỉnh trục
tiếp kích thước và khổ của mẫu vải thí
nghiệm;
• Máy có 2 giá chứa mẫu vải, 1 giá dùng để
thí nghiệm định hình hoặc hoàn tất cho
vải 2 chiều, một giá ta có thể tiến hành thí
nghiệm 4 chiều; Hình 3.14. Máy Minidryer/stenter.
• Được thiết kế phù hợp với tất cả các loại
vải với kích thước khác nhau.
 Thông số kỹ thuật

Model : Minidryer/stenter R-3


Nhà sản xuất : SLDATLAS
Kích thước mẫu : 36*42 cm
Nhiệt độ hoạt động : 20 ÷ 250 °C
Công suất máy : 6 kW
Trọng lượng : 250 kg
Kích thước : 650*1.046*950 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


92

i. Máy ngấm ép “Pneumatic heavy Duty Padder Vertical P-A0” của hãng
“SLDATLAS” [24]
 Đặc điểm
• Máy ngấm ép có thể sử dụng cho tất cả quá trình
nhuộm, ngấm ép hóa chất, dung dịch trong quá
trình hoàn tất, trong quá trình nấu, tẩy liên tục
hoặc sử trong quá trình ngấm ép cuộn ủ.
• Chiều dài trục ép là 450 mm, đường kính trục 125
mm.
• Phù hợp với hầu hết các loại vải dệt kim, dệt thoi
làm từ các nguyên liệu khác nhau.
• Có các thiết bị an toàn bao gồm một thanh an toàn
để ngăn chặn xử lý không chính xác, có nút khẩn
cấp để dừng hoạt động của máy ngay lập tức
trong các trường hợp khẩn cấp.
• Hệ thống khí nén để tạo áp lực hoặc lực nén cho Hình 3.15. Máy ngấm
các cặp trục ép thì tùy chỉnh cài đặt theo yêu cầu ép của SLD ATLAS.
của người sử dụng.
 Thông số kỹ thuật

Model : Pneumatic heavy Duty Padder Vertical P-A0”


Nhà sản xuất : SLDATLAS
Chiều dài trục ép : 450 mm
Đường kính trục ép : 125 mm
Tốc độ con lăn : 10 Vòng/phút
Kích thước máng ngấm : 1000 cc (ml)
Công suất máy : 0,7 kW
Trọng lượng : 340 kg
Kích thước : 980*560*1.500 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


93

k. Tủ sấy mẫu đối lƣu tự nhiên “binder” của Đức


1Sấy đối lưu tự nhiên thích hợp với
việc sấy khô mẫu, đảm bảo kết quả thí
nghiệm chính xác - đáng tin cậy trong các
lĩnh vực vật liệu, y sinh, hóa học, môi
trường, điện tử, dược phẩm. mỹ phẩm. Thiết
bị cũng có thể dùng tiệt trùng các dụng cụ
thủy tinh như đĩa Petri, ống nghiệm, dụng cụ
phòng Lab ...vv
Công nghệ gia nhiệt điều khiển điện tử
APT.line độc quyền đảm bảo cho sự phân bố Hình 3.16. Tủ sấy mẫu “Binder”.
nhiệt đồng đều, kết quả chính xác, độ lặp lại cao độc lập với số lượng và kích thước
mẫu.
Đối lưu tự nhiên, thang nhiệt độ hoạt động trên nhiệt độ môi trường 15 °C đến
300 °C.
Điều khiển DS với bộ cài đặt thời gian từ 0 đến 99 giờ.
Quá trình sấy không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm của mẫu. Ngoài ra, khí ăn mòn
thoát ra từ mẫu không thể đọng trên thành tủ.Bên cạnh đó, vật liệu chế tạo thành tủ là
thép không gỉ chất lượng cao đảm bảo chống ăn mòn hoàn hảo.
Công nghệ cách nhiệt vượt trội giúp giảm chi phí vận hành. Tủ có thể xếp chồng.
Có chế độ bảo vệ quá nhiệt khi nhiệt độ lên đến 330 °C.
Cài đặt nhiệt độ kỹ thuật số với độ chính xác 1 độ.
 Thông số kỹ thuật

Model : Binder
Nhà sản xuất : Binder của Đức
Nhiệt độ : 15-300 °C
Công suất máy : 1,050 kW
Kích thước : 565*560*525 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


94

3.2.2.2. Các thiết bị và công nghệ sử dụng trong xƣởng sản xuất
a. Thiết bị kiểm tra phân tích vải và đóng gói [25]
* Thiết bị kiểm vải mộc và vải thành phẩm

Hình 3.17. Máy kiểm vải “FM 2000 MR” của hãng “CTM Textile machinery”.
 Đặc điểm của máy
 Vị trí đặt vải vào có thể ở 2 vị trí ở dưới hoặc ở ngoài phía đai sau máy;
 Vải có thể di chuyển về phước trước và cũng có thể di chuyển quay ngược lại
phía sau, giúp công nhân dễ dàng điều chỉnh và đánh dấu lỗi trong quá trình
kiểm vải;
 Tốc độ chạy tối đa của vải là 60 m/phút
 Có hệ thống đèn chiếu sáng phía trên máy và có hệ thống kiểm tra chống tĩnh
điện.
 Quá trình vận hành thân thiện, tăng năng suất máy và giảm lao động.
 Có khả năng điều chỉnh sức căng và tốc độ quá ở cuộn thành phẩm đảm bảo
vải được quấn đều. Hơn thế nữa có bộ phận gióng hàng và chỉnh biên vải để
điều chỉnh mức độ chặt hoặc lỏng của vải được quấn lên cuộn.
 Nguyên lý cấu tạo
Cấu tạo của máy kiểm tra và phân tích vải “FM 2000 MR” của “CTM textile
machinery” của Ý được thể hiên trên hình 3.4.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


95

Hình 3.18. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy “FM 2000 MR”.
1. Vải vào 4. Hệ thống bóng đèn
2. Bộ phận vào vải 5. Người quan sát
3. Bảng quan sát 6. Vải đã được kiểm tra
 Nguyên lý làm việc
Máy kiểm tra vải “FM 2000 MR” làm việc theo nguyên lý là hoạt động cùng với
sự phối hợp của công nhân. Vải đi từ cuộn nguyên liệu qua bộ phận vào vải (2) và đi
qua bảng quan sát (3), tại đây vải được hệ thống bóng đèn (4) chiếu trực tiếp vào lúc
này người quan sát (công nhân - 5) sẽ quan sát xem bề mặt của vải có dâu hiệu gì bất
thường không, nếu có khuyết tật trên vải sẽ được phát hiện bằng mắt của người công
nhân và công nhân điều khiển đánh dấu lỗi, những lỗi vải không thể phát hiện bằng
mắt thường sẽ được cảm biến ghi nhận lại và thông báo để có biện pháp xử lý phù hợp.
Với vải thành phẩm sau khi vải được cuộn đủ số mét theo tiêu chuẩn của nhà
máy thì thiết bị có hệ thống cắt tự động được lắp đặt ngay cạnh sau cuộn vải ra, người
công nhân cho máy cắt chạy, cắt rồi dán các nhãn và thông số liên quan tới loại vải đó.
Sau đó lắp đặt và tiếp tục cho máy kiểm chạy tiếp.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


96

 Các thông số kỹ thuật

Model : FM 2000 MR
Điện áp tiêu thụ : 220/380 V, 50Hz
Khổ vải làm việc : ≤ 2.000 mm
Tốc độ vải chạy tối đa : 60 mét/phút
Tốc độ vải làm việc : 40 mét/phút
Công suất làm việc : 12 kW
Trọng lượng máy : 2.300 kg
Khối lượng cuộn vải đã kiểm tra : Phụ thuộc vào yêu cầu của nhà máy
Kích thước máy : 5.000*3.000*2.300 mm
* Thiết bị đóng gói sản phẩm

Hình 3.19. Máy đóng kiện hàng “I50 PL250”.

 Một số đặc điểm của máy


 Quá trình cuộn với đường kính quá trình cuộn tự động niêm phong theo chiều
dọc; Có khả năng niêm phong hai đầu bằng các thanh hàn nhiệt và cắt đầu
thừa; Công suất ra lên đến 120 - 150 cuộn/giờ.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.20. Sơ đồ cấu tạo máy đóng kiện hàng “I50 PL250”.
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc
97

1. Băng tải đầu vào 6. Đĩa xoay


2. Cuộn để đóng gói 7. Băng chuyền
3. Đẩy cuộn 8. Hệ thống niêm phong đầu
4. Cuộn nylon 9. Băng tải quay (tùy chọn)
5. Hệ thống niêm phong dọc 10. Cuộn đã đóng gói
 Nguyên lý làm việc
Cuộn vải (2) từ xe thùng được xếp lên băng tải đầu vào (1), cuộn vải sau đó đưa
di chuyển tới bộ phân để đóng gói. Tại vị trí này thanh đẩy sẽ đẩy cuộn vải vào vị trí
bọc nylon. Hệ thống bọc sẽ tự động bọc nulon quanh cuộn vải,tiếp theo hệ thống niêm
phong dọc sẽ niêm phong. Cuộn vải vải sau khi được niêm phong dọc sẽ được chuyển
tới hệ thống niêm phong đầu và sau đó được chuyển lên băng tải và di chuyển về khu
vực dán tem.
 Các thông số kỹ thuật

Model : I50 PL250


Điện áp tiêu thụ : 300 V, 50Hz
Đường kính cuộn : 100 ÷ 500 mm
Khổ vải trên cuộn : 100 ÷ 3500 mm
Khối lượng cuộn vải : 3 ÷ 60 kg
Khổ nylon : 2500, 3000, 4000 mm
Công suất làm việc : 6 kW
Kích thước máy : 7.000*4.000*2.300 mm
b. Máy may đầu tấm “M800” của hãng “PEGASUS” [26]
 Một số đặc điểm của máy
M800, là máy được phát triển dựa
trên công nghệ hiện đại của hãng
PEGASUS. Máy may với chi phí thấp mà
chất lượng quá trình may cao, đáp ứng
được các yêu câu khác nhau của các loại
vải khác nhau, mức độ dày mỏng của vải
khác nhau. Máy máy M800 Peagasus là
máy chuyên dùng để may các đầu mép vải
lại với nhau.
Hình 3.21. Máy may “M800”
của hãng Peagasus.
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc
98

Có tính năng ngăn dầu tiệt vời (giảm sự bắt dầu trong quá trình may) giúp bảo về
các sản phẩm may khâu quan trọng khỏi bám bẩn dầu trong quá trình may.
Có khả năng may với tốc độ cao, có thể lên tới 5.000 mũi may/ phút, giúp tăng
năng suất và hiệu suất trong quá trình may.
 Nguyên lý cấu tạo
Cấu tạo của máy may vắt sổ “M800 Peagasus” gồm:

1. Mặt máy (bàn may) 6. Đồng tiền chỉnh sức căng


2. Kim 7. Dẫn chỉ
3. Chân vịt 8. Nắp báo bơm dầu
4. Bể dầu 9. Trụ kim
5. Bánh đà 10. Nén chân vịt
11. Đốc kim
 Các thông số kỹ thuật

Model : M800 Pegasus


Điện áp tiêu thị : 220V/50Hz
Số kim : 1 kim
Số lượng chỉ may : 2 Chỉ
Tốc độ may tối đa : 200 – 5.000 mũi/phút
Chiều dài mũi may tối đa : 5,5 mm
Trọng lượng máy : 9,5 kg
Công suất : 65 kW
Kích thước máy : 450*350*470 mm
c. Máy giặt nƣớc của hãng “Foundmach” [27]

Hình 3.22. Thiết bị giặt nước của hãng “Foundmach”.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


99

 Đặc điểm
 Được dung để giặt loại bỏ dầu và tạp chất cho các loại vải làm từ sợi len, làm
từ xơ sợi tổng hợp và cả các vải co giãn từ elastan từ quá trình kéo sợi, dệt.
 Thiết bị được trang bị hệ thống điều khiển tự động, điều khiển lượng nước một
cách chính xác, điều chỉnh và kiểm soát lượng nguyên liệu vào chính xác. Lưu
trữ các đơn công nghệ đã được thiết lập trước một cách dễ dàng và có khả
năng gọi lại đơn cũ để thực hiện một cách nhanh chóng. Các cài đặt các thông
số được kiểm soát và điều chỉnh và cài đặt bằng máy tính.
 Có hệ thống tuần hoàn năng lượng đảm bảo cho việc cấp hóa chất tự động một
cách đồng đều.
 Quá trình xử lý vải ở dạng mở khổ, nhiệt độ của các buồng giặt có thê điều
chỉnh riêng lẻ được.
 Có động cơ, mô tơ điều chỉnh các trục dẫn để điều chỉnh sức căng của vải,
đảm bảo sức căng của vải được điều chỉnh một cách chính xác.
 Thiết bị có hệ thống bao bọc bên ngoài để ngăn chặn sự mất nhiệt của dòng
dung dịch bên trong máy, cải thiện và tiết kiệm được lượng nước và lượng
nhiệt cần sử dụng.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.23. Sơ đồ cấu tạo của giặt nước của hãng “Foundmach”.

1. Cuộn vải vào 2. Bộ phận dẫn vải


3. Máng J-Box 4. Bộ phận vào vải
5. Bộ điều tiết sức căng 6. Máng ngấm (nước hoặc hóa chất tùy công nghệ)
7. Buồng giặt với hóa chất 8,10,12. Các cặp trục ép
9. Buồng giặt nóng 11. Buồng giặt ấm
13. Buồng giặt lạnh 14. Cặp trục ép cuối
15. Bộ phận ra vải

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


100

 Nguyên lý làm việc


Vải từ cuộn vải được tờ ra đi qua hệ thống các trục dẫn vải vào máy chữ J để cho
vải được ổn định. Sau đó vải được các trục dẫn ở bộ phận vào vải dẫn vải đi vào bể
ngấm ép. Trước khi vào bể ngấm ép vải được đi qua bộ điều chỉnh sức căng, đảm bảo
vải có sức căng ổn định trên toàn bộ tấm vải. Tại máng ngấm vải, vải có thể được
ngấm nước hoặc ngấm hóa chất luôn tùy thuộc vào công nghệ của nhà máy, sau đó vải
đi vào các bể giặt.
Hệ thống các bể giặt gồm 4 khoang 8 bể nhỏ (có tác dụng gần như là 4 bể giặt),
với khoang đầu tiên là bể giặt hóa chất, còn 3 khoang còn lại là giặt nước với chế độ
giặt đuổi. Khoang 2 là giặt nóng, khoang 3 là giặt ấm và khoang 4 là giặt lạnh. Toàn
bộ hệ thống các bể hóa chất và các bể giặt được cấp nước và hóa chất tự động. Sau
mỗi bể giặt thì có hệ thống các cặp trục ép để ép đảm bảo sao cho lượng hóa chất và
lượng nước có trên vải là đồng đều nhau.
Sau khi ra khỏi hệ thống các bể giặt thì vải đi qua hệ thống ra vài và có thể được
đưa vào hệ thống máy định hình để thực hiện định hình và sấy cho vải.
Máng chữ J ngoài việc để vải ổn định ra còn có tác dụng lớn là trong trường hợp
gần hết cuộn vải thì vải phải được khâu đầu tấm lại với nhau máng có tác dụng lưu vải
ở đó để cho công nhân có thời gian khâu các đầu tấm vải lại.
 Thông số kỹ thuật của máy

Model : HJ-212
Điện áp tiêu thụ : 380 V
Khối lượng máy : 8.000 kg
Số lượng buồng giặt : 4 Buồng
Khổ vải : ≤ 2.400 mm
Tốc độ máy : ≤ 100 m/phút
Lượng hơi tiêu thụ : 800 kg/h
Công suất tiêu thụ : 32 kW
Kích thước 19.600*2.800*2.400 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


101

d. Máy giặt dung môi “NOVA - ecowarp” của hãng “SANTEXRIMAR” của Ý
[28]

Hình 3.24. Máy giặt dung môi “NOVA” của “SantexRimar” của Ý.

 Một số đặc điểm của máy


 NOVA cho chi phí vận hành thấp, thân thiện với môi trường, được dùng để loại
bỏ các tạp chất trong vải mộc để làm sạch cho vải sau nhuộm và in.
 Được ứng dụng rộng rãi để giặt cho các loại vải bao gồm cả vải có lực lớn vải
(ecowarp) và cho cả vải có lực căng nhỏ (ecoknit), sử dụng cho cả thành phần
nguyên liệu như: PA/EL dùng làm (quần áo lót, quần áo thể thao, vải bọc), dùng
được cho cả nguyên liệu len, len pha, vật liệu giống như len và tơ tằm.
 Giặt khô có tác dụng hiệu quả nhất để loại bỏ các dầu trong quá trình kéo sợi,
dệt vải, dầu silicon và loại bỏ các loại thuốc nhuộm không liên kết với vật liệu,
các oligome của xơ sợi tổng hợp.
Máy giặt khô NOVA có khả năng:
Tẩy rửa: trong buồng giặt, vải được các đầu phun áp lực dòng chảy ngược phun
trực tiếp dung môi vào vải, đảm bảo vải sạch dầu hoàn toàn.
Sấy khô: máy có 2 hệ thống sấy khô băng tải và thùng sấy đảm bảo vải khô ráo
sau khi giặt.
Khử mùi: vải trước khi ra khỏi máy được hệ thống làm sạch không khí xử lý hết
mùi dung môi còn lại trên vải.
Phục hồi dung môi: tất cả dung môi bẩn được phục hồi bằng cách chưng cất.
Hiệu suất sử dụng lên tới 85%.
 Nguyên lý cấu tạo
Cấu tạo của máy giặt dung môi “NOVA” của “SantexRima” của Ý được thể hiên
trên hình 3.23.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


102

Hình 3.25. Máy giặt dung môi “NOVA” của “SantexRimar” của Ý.
1. Thùng đựng vải đầu vào 4. Hệ thống làm mát
2. Buồng giặt, vòi phun dung môi 5. Thùng vải sau giặt
3. Hệ thống sấy khô thùng quay
 Nguyên lý làm việc
Đầu tiên vải được đi qua cơ cấu vào vải (1) gồm có các trục xoắn bằng thép giúp
cho vải không bị nhăn hay gấp biên. Sau đó, vải được đưa vài buồng tẩy rửa bằng
dung môi. Ở đây có rất nhiều hệ thống các vòi phun áp lực cao, phun trực tiếp dung
môi vào vải làm các chất bẩn, dầu mỡ được loại bỏ ra khỏi vải theo dòng dung môi
chảy xuống dưới máy và được chuyển tới hệ thống thu hồi dung môi và lọc bỏ chất
bẩn. Tất cả dung môi sau đó được thu hồi và loại bỏ chất bẩn bằng phương pháp chưng
cất, dung môi sau khi chưng cất được lưu trữ trong bể sạch và một lần nữa được tái sử
dụng. Sự tích tụ dầu, chất bẩn được kiểm soát trong một cơ cấu xả tự động, bất cứ khi
nào vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên lý làm việc của buồng giặt khô: vải dệt được
chứa ở thùng 1 được kéo sang buồng 2, tại đây vải được phun dung môi làm sạch trực
tiếp lên bề mặt vải. Dung môi bẩn được bơm sang buồng chưng cất thu hồi dung môi.
Vải sau khi được giặt được kéo sang buồng sấy khô 3 (buồng sấy khô được gia nhiệt
bằng hơi nước), sau đó qua buồng làm mát 4.
Cuối cùng vải được cơ cấu ra vải, dẫn động và đưa vải ra khỏi máy bằng các hệ
thống trục xoắn bằng thép và đầu lắc giúp vải được xấp gọn trong thùng trước khi đem
xử lý ở các quá trình tiếp theo.
Trong hệ thống sấy khô này, không khí được tái chế theo một chu trình khép kín
gồm một thiết bị ngưng tụ dung môi trong đó đảm bảo các điều kiện vừa thu hồi được
dung môi, vừa đảm bảo vải được sấy khô hoàn toàn, không còn dung môi trên vải.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


103

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống thu hồi dung môi:

Hình 3.26. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tháp thu hồi dung môi.
1. Bồn chứa dung môi 2. Nồi gia nhiệt
3. Tháp chưng cất 4. Thiết bị ngưng tụ
5. Thiết bị phân tách 6. Bơm cấp liệu
7. Bơm hòan lưu
Dung môi các loại sẽ được đưa vào hệ thống chưng cất thu hồi dung môi với
nhiệt độ gia nhiệt khoảng 40 ÷ 200oC. Dung môi từ bồn chứa (1) được bơm vào nồi
gia nhiệt (2) đến thể tích nhất định. Hệ thống điện trở sẽ cấp nhiệt cho hỗn hợp đến
nhiệt độ bay hơi, hơi dung môi được dẫn vào thiết bị ngưng tụ (4) (dùng nước để làm
ngưng tụ sản phẩm dung môi).
Phần cặn sẽ được xả đáy theo chu kỳ và tiến hành xử lý bằng phương pháp đốt
trong lò đốt hai cấp có hệ thống xử lý khí. Sản phẩm sau khi chưng cất sẽ được dẫn
qua thiết bị phân tách (5), phần dung môi chưa tinh khiết sẽ được bơm hoàn lưu (7) trở
lại tháp chưng cất, phần dung môi tinh khiết được thu hồi và tái sử dụng.
 Các thông số kỹ thuật

Model : NOVA - ecowarp


Điện áp tiêu thụ : 220/380 V, 50Hz
Nhiệt độ giặt : Nhiệt độ phòng °C
Khổ vải làm việc : 1.800 – 4.200 mm
Số lượng vòi phun dung môi : 8 Vòi phun
Công suất làm việc : 98 kW
Khả năng thu hồi dung môi : 85 %

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


104

Lượng hơi tiêu thụ ở p = 6 bar : 500 – 1.400 kg/h


Khả năng bay hơi dung môi : 600 – 1.200 kg/h
trong buồng sấy
Kích thước máy : 10.310*4.400*3.692 mm
e. Thiết bị và hệ thống sử dụng trong công đoạn nhuộm
* Thiết bị nhuộm “Beam” của hãng “Fong’s” [29]

Hình 3.27. Máy nhuộm “Then HST” của hãng “Fong’s”.


 Một số đặc điểm của máy
 Dung tỷ nhuộm phù hợp với nhiều loại sản phẩm, dòng dung dịch nhuộm tuần
hoàn nhờ bơm ly tâm có hiệu suất cao
 Có khả năng kiểm soát được áp suất với van điều chỉnh áp suất và bộ làm mát,
có thể kiểm soát được dung tỷ nhuộm
 Máy được trang bị thêm cả thiết bị bộ phận lấy mẫu
Hệ thống được trang bị với nhiều thiết bị bổ sung để nâng cao hiệu quả và hiệu
suất của quá trình nhuộm như:

 Có một bể chứa khép kín có thể được lắp để giảm nước làm mát và tiêu thụ
năng lượng làm nóng thiết bị

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


105

 Có thể tùy chọn tốc độ tuần hoàn của dòng dung dịch, có khả năng đo lường
và kiểm soát áp suất để đảm bảo chất lượng mẻ nhuộm và tối ưu hóa quy trình
nhuộm
 Máy nhuộm beam phù hợp để nhuộm cho các loại vải thành phần sợi elastan
cao, vải nhạy cảm với quá trình căng kéo trong khi nhuộm như: vải dệt kim
đan dọc thành phần sợi EL cao, các loại vải lót, vải satin vải đăng ten (kiểu dệt
Raschel)…
 Trong quá trình nhuộm không gây nên các vệt nhăn trên vải; vải không bị kéo
căng, giãn trong quá trình nhuộm; không làm xước bề mặt vải, hoặc làm bóng
mặt vải.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.28. Sơ đồ cấu tạo máy nhuộm beam “Then HST” của hãng “Fong’s”.

1. Thân máy 2. Trục beam


3. Vải 4. Cơ cấu lấy mẫu
5. Cơ cấu lấy mẫu 6. Tank nhỏ
7. Tank lớn 8. Bộ trao đổi nhiệt
9. Bơm 10. Đường ống của cơ cấu lấy mẫu
 Nguyên lý làm việc
Vải được cuộn lên trục beam có đục lỗ ở dạng mở khổ, tạo sức căng ổn định
trong suốt quá trình nhuộm. Sau đó cuộn vải được đưa vào máy nhuộm bằng các hệ
thống xe lăn và đường ray, sau đó đẩy nắp máy lại. Khỏi động máy và nhuộm. Trong
quá trình nhuộm dòng dung dịch được chuẩn bị trong bể nhuộm và được bơm vào bên
trong máy bằng bơm ly tâm, thông qua các thiết bị trao đổi nhiệt, bộ lọc, cuối là tới
trục beam cấp dung dịch nhuộm tuần hoàn cho vải theo chu kì. Dung dịch nhuộm được

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


106

bơm từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong vải để vải được ngấm đều dung dịch
nhuộm cho hiệu quả nhuộm đồng đều. Dung dịch nhuộm được làm nóng lên trong quá
trình nhuộm nhờ hơi nước hoặc hạ nhiệt trong giai đoạn cuối quá trình nhuộm nhờ
nước lạnh qua bộ trao đổi nhiệt. Sau khi nhuộm xong vải được giặt xả nước ngay trong
máy và đưa ra ngoài.
 Các thông số kỹ thuật

Model : Then HTS


Điện áp tiêu thụ : 220/380 V, 50Hz
Công suất tối đa : 800 kg
Dung tỷ : ≤ 1:15
Nhiệt độ tối đa : 140 °C
Áp suất tối đa : 4,5 bar
Công suất tiêu thụ : 45 kW
Lượng hơi tiêu thụ : 800 kg/h
Kích thước máy : 7.100*3.400*1.750 mm
* Hệ thống thiết bị cân hóa chất tự động “TRS -Automatic Weighing for Powder
Dyestuff ” của hãng “Colorservice” [22]

Hình 3.29. Hệ thống cân hóa chất tự động “TRS” của hãng “Colorservice”.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


107

 Đặc điểm
Hệ thống cân định lượng của Colorservice "TRS" có thể cân tự động bất cứ loại
thuốc nhuộm nào ở dạng bột hoặc dạng hạt, đảm bảo cấp lượng thuốc nhuộm một cách
chính xác, tăng khả năng lặp lại các đơn công nghệ trong sản xuất và tăng tính vệ sinh
tối đa trong môi trường làm việc.
Cấu trúc của máy rất bền chắc bởi các thùng đựng được làm từ nhôm anot, có
sức chứa từ 90 - 450 lít. hệ thống có cả các modun cơ bản và modun mở rộng. Sự vận
chuyển thuốc nhuộm được thực hiện thông qua các vòi hút và vận chuyển chúng từ từ.
Đặc tính này mang lại hiệu quả quá trình cấp nhanh và sự tiêu thụ không khí thấp với
bề mặt lọc thấp. Hơn thế nữa sự tiếp xúc thấp giữa không khí và thuốc nhuộm đảm bảo
cho thuốc nhuộm có hàm lượng ẩm ổn định không bị hút ẩm và thay đổi khối lượng
trước khi vào hệ thống cân. Sau đó một luồng không khí ngược dòng sẽ tự động được
đẩy vào làm sạch bộ lọc.
Các phễu được trang bị ốc vít thủy lực tốc độ cao, trên đó nó được gắn một chiếc
nạo được cấp bằng sáng chế. Sự kết hợp này cho phép độ chính xác vượt trội trong
việc cân những lượng thuốc nhuộm nhỏ và độ chính xác được đảm bảo bằng việc sử
dụng các dụng cụ đo độ chính xác cao của Mettler. Hệ thống cấp thuốc nhuộm tự động
này đã được áp dụng cho nhiều ngành, như dệt, in, gốm, gỗ, mỹ phẩm, sơn dầu, làm
cho phù hợp cá nhân hóa yêu cầu của mỗi thị trường.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.30. Sơ đồ phân phối thuốc nhuộm và hóa chất dạng bột tới các máy nhuộm.
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc
108

1. Các silo chứa thuốc nhuộm 2. Bộ phận PC điều khiển


3. Băng chuyền 4. Bộ phận hòa tan thuốc nhuộm
5. Các ống phân phối thuốc nhuộm 6. Các tank chứa của máy nhuộm
Riêng đối với TRS – hệ thống định lượng thuốc nhuộm gồm có các bộ phận: 1
máy tính, 1 hệ thống điện tử, 1 hệ thống nạp nhiên liệu vào thiết bị, thùng chứa, hệ
thống cân, hệ thống vận chuyển.
 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống định lượng và phân phối thuốc nhuộm của hãng “Colorservice” được
kết hợp với phần mềm “OrgaTEX” của hãng “SETEX” để cấp và phân phối thuốc
nhuộm tới các máy nhuộm.
Khi tiến hành quá trình nhuộm thì PC của máy nhuộm báo cho OrgaTEX là cần
loại thuốc nhuộm?, lượng dùng là bao nhiêu?, OrgaTEX sẽ ra lệnh cho hệ thống TRS
của Colorservice là cấp bao nhiêu thuốc và cấp tới thiết bị nào?.
Hệ thống TRS tiến hành cân thuốc nhuộm vào các xô làm bằng anot và chuyển
thuốc nhuộm qua hệ thống băng chuyền (3) đi vào bộ phận hòa tan. Sau khi tiến hành
hòa tan xong thì dung dịch thuốc nhuộm được cấp thông qua các hệ thống ống dẫn (5)
tới các tank chứa thuốc nhuộm của máy nhuộm (6).
Sau khi thực hiện quá trình cấp xong thì TRS sẽ thông báo cho OrgaTEX là đã
thực hiện xong bước cấp thuốc nhuộm và OrgaTEX sẽ thực hiện bước tiếp theo.
Toàn bộ quá trình định lượng thuốc nhuộm thì thuốc nhuộm sẽ được định lượng
bằng cách ép đùn trục vít thuốc nhuộm từ các silo xuống các xô chứa, phía dưới xô thì
có sẵn cân bên dưới.
 Thông số kỹ thuật
Model : TRS
Số lượng silo chứa thuốc nhuộm : 66 silo 6 silo to và 60 silo nhỏ
Dung tích silo to : 250 kg
Dung tích silo to : 50 kg
Máy tính sử dụng : 1 Chiếc
PC điều khiển : 1 Chiếc
Công suất tiêu thụ : 3 kW
Kích thước thiết bị : 10.000*3.200*4.000 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


109

* Hệ cấp hóa chất và chất trợ tự động “RD 96” của hãng “Eliar” [30]

 Đặc điểm

Hình 3.31. Hệ thống định lượng và cấp hóa chất, chất trợ tự động của hãng “Colorservice”.

Hệ thống định lượng và phân phối hóa chất, chất trợ dạng lỏng “RD96” của hãng
“Eliar” là một hệ thống robot định lượng hóa chất, chất trợ.
Toàn bộ diện tích kho chứa các tank hóa chất được bố trí trên tầng 2 và phía bên
dưới có thể bố trí các thiết bị khác của nhà máy, nên tiết kiệm được diện tích sử dụng
của nhà xưởng.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.32. Sơ đồ mô phỏng hệ thống cấp hóa chất, chất trợ tự động cho các máy.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


110

1. Các ống nạp dung dịch 2. Các thùng chứa


3. Bảng điều khiển định lượng 4. Các đường ống dẫn cấp dung dịch
5. Các tank chứa của máy nhuộm cho máy

Bộ phận nạp hóa chất lên bình chưa: là bơm để nạp hóa chất và chất trợ lên các
bình chứa, Các bình chứa có thể lưu trữ hóa chất ở một lượng nhất định nào đó.
Bộ phận cân định lượng: Với bảng điều khiển và van cấp hóa chất, chất trợ tất cả
các hóa chất được cân và định lượng đúng theo lượng mà đơn yêu cầu.
Bộ phận phân phối: là hệ thống các đường ống với độ sáng chế cao và đơn giản
để phân phối nhưng dung dịch hóa chất, chất trợ đã được cân tới các thiết bị, máy đang
gọi cấp hóa chất và chất trợ trong nhà máy.
Với việc kết hợp hệ thống cân định lượng hóa chất và chất trợ ở dạng lỏng với
phần mềm quản lý trong quá trình sản xuất của OrgaTEX để kiểm soát quá trình định
lượng, cấp cho các máy một cách chính xác, tối đa hóa thời gian và sự sai xót trong
quá trình cân đong bằng tay.
 Nguyên lý hoạt động
Hóa chất được nạp thông qua các vòi và bơm (1) và được bơm lên các tank
(thùng chứa) (2), có khoảng 22 thùng chứa mỗi thùng có dung tích khoảng 1.500 lít.
Hệ thống được kết hợp với phần mềm “OrgaTEX” của hãng “SETEX” để cấp và
phân phối hóa chất, chất trợ ở dạng lỏng tới các máy nhuộm. Khi tiến hành quá trình
nhuộm thì PC của máy nhuộm báo cho OrgaTEX là cần loại hóa chất, chất trợ gì?,
lượng dùng là bao nhiêu?, OrgaTEX sẽ ra lệnh cho hệ thống RD96 là cấp bao nhiêu
hóa chất và cấp tới thiết bị nào?. Rồi RD96 tiến hành định lượng và phân phối chất trợ
cho thiết bị mà OrgaTEX ra lệnh tại các tank chứa của thiết bị (5) thông qua các đường
ống (4). Sau khi thực hiện quá trình cấp xong thì RD96 sẽ thông báo cho OrgaTEX là
đã thực hiện xong bước cấp hóa chất và OrgaTEX sẽ thực hiện bước tiếp theo.
 Thông số kỹ thuật
Model : RD 96
Số lượng thùng chứa : 22 thùng
Dung tích mỗi thùng : 1.500 lít
Tốc độ cấp dung dịch : 25 ÷ 40 lít/phút
Khả năng cấp : 20 ÷ 40 Máy làm việc
PC điều khiển : 1 Chiếc
Công suất tiêu thụ : 0,5 kW

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


111

Kích thước bộ phận điều khiển : 600*700*1.420 mm


Kích thước bộ lấy dung dịch : 1.100*600*1050 mm
Kích thước bộ phận chứa dung dịch : 8.000*7.600*5.000 mm
f. Máy cuộn tở beam vải trƣớc và sau khi nhuộm
* Thiết bị cuộn beam vải trước nhuộm của hãng “La meccanica” [31]

Hình 3.33. Máy cuộn beam hãng “La meccanica”của Ý.


 Đặc điểm của máy
 Vải được cuộn nhẹ nhàng với hệ thống điều chỉnh sức căng;
 Có hệ thống trục và ròng rọc giúp tiết kiệm nhân công.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.34. Sơ đồ cấu tạo máy cuộn beam hãng “La meccanica”của Ý.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


112

1. Vải vào 2. Bộ phận điều tiết sức căng và dẫn vải


3. Beam vải
 Nguyên lý hoạt động
Vải sau khi được định hình thì được để trong các thùng chứa vải đi qua các trục
dẫn đi vào bộ điều chỉnh sức căng cuộn vải (2). Sau khi đi qua bộ điều tiết sức căng
vải được cuộn lên lõi beam (3). Khối lượng và kích thước beam vải tùy thuộc vào khối
lượng của máy nhuộm yêu cầu. khi quấn đủ số lượng vải cho một mẻ nhuộm thì dừng
máy và lắp lõi beam khác vào và tiếp tục quá trình quấn. Cạnh máy có bố trí một máy
may đầu tấm của hãng “Peagasus” để khi gần hết vải thì ta tiến hành may nối hai dây
vải với nhau đảm bảo quá trình cuộn beam trên máy diễn ra liên tục.
 Thông số kỹ thuật
Model : Máy cuộn beam LM 87
Điện áp tiêu thụ : 380 V, 50Hz
Khổ vải làm việc : 1.400– 3.600 mm
Đường kính trong của beam : 400 – 600 mm
Tốc độ làm việc : 40 m/phút
Công suất tiêu thụ : 15 kW
Kích thước máy : 4.550*3.400*2.350 mm
* Thiết bị tở vải của “LM 88 Svolgitore” hãng “La meccanica” [26]

Hình 3.35. Máy tở beam vải sau khi nhuộm của hãng “La meccanica”của Ý.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


113

 Đặc điểm của máy


 Vải được tở nhẹ nhàng với hệ thống dẫn vải
 Có hệ thống trục và ròng rọc giúp tiết kiệm nhân công.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.36. Sơ đồ cấu tạo của máy tở beam của hãng “La meccanica”của Ý.

1. Beam vải sau nhuộm 2. Bộ phận điều tiết sức căng và dẫn vải
3. Vải sau tở
 Nguyên lý hoạt động
Vải sau khi được nhuộm thì còn rất ướt và tồn tại ở dạng các beam vải (1). Sau
đó đi quá các trục dẫn vải (2) thì vải được tở ra và thả vào thùng chứa (3) sau đó cho
chuyển qua khu vực hoàn tất cho vải.
 Thông số kỹ thuật

Model : LM 88 Svolgitore
Điện áp tiêu thụ : 380 V, 50Hz
Khổ vải làm việc : 1.400– 3.600 mm
Đường kính trong của beam : 250 – 800 mm
Tốc độ làm việc : 40 m/phút
Công suất tiêu thụ : 15 kW
Kích thước máy : 3.910*3.320*2.825 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


114

g. Máy văng định hình và hoàn tất “Steter Optima 2620” của “Swastik” [32]

Hình 3.37. Máy định hình nhiệt “Stenter Optima 2620” của hãng “Swastik”.

 Đặc điểm của máy


 Máy có thể chạy cho 2 quá trình định hình sơ bộ và hoàn tất hồ mềm.
 Năng suất lớn, hiệu quả cao, tiết kiệm điện năng.
 Tự động hóa hoàn toàn, người công nhân chỉ nhập lệnh cho các quá trình xử
lý.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.38. Sơ đồ thiết bị nhiệt định hình nhiệt của hãng swastik.

1. Vải vào 6. Bàn văng kim


2. Bộ phận vào vải 7. Cửa hút không khí
3. Máng ngấm hóa chất hồ mềm 8. Buồng gia nhiệt (10 buồng)
4. Bảng điều khiển 9. Buồng làm mát (2 buồng)
5. Cơ cấu overfeed 10. Bộ phân ra vải
Bộ phận vào vải (2): gồm có gàng và bộ phận vuốt mép để vải căng dọc, phẳng
ngang trước khi vào máy.
Máng ngấm trục ép (3): là máng ngấm ép có trục nằm nghiêng có nhiệm vụ
ngấm dung dịch hồ lên vải.
Cơ cấu overfeed (5): đối với vải tổng hợp hoặc vải pha khi chịu tác động của
nhiệt độ dễ xảy ra hiện tượng co ngắn và khi co gây biến dạng bề mặt vì vậy với thiết

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


115

bị văng, để vải chuyển động trong máy tránh hiện tượng biến dạng bề mặt người ta
đưa vào thêm cơ cấu tạo bước vượt, bộ phận này gồm 2 cơ cấu chính: là bộ cấp bù và
bộ phận trục lông đè vải.

Hình 3.39. Sơ đồ cơ cấu cấp dư và cấp bù của máy nhiệt định hình nhiệt.

Bộ phận cấp bù: được cấu tạo từ 2 trục cao su dược điều khiểu bởi mô tơ riêng,
tốc độ của trục có thể thay đổi được và thường tốc độ cấp vải lớn hơn tốc độ vải đi
trong máy.
Trục lông đè vải: Khi chạy văng kim trục lông sẽ đè xuống mép vải, làm cho
mép vải được ghim vào bàn kim.
Xích văng: Máy có hai vòng xích chuyển động tuần hoàn vô tận trên hai đường
văng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang. Trên dây xích tuần hoàn vô tận ta bắt các
miệng kẹp vào bàn kim nhờ bu lông. Miệng kẹp có nhiệm vụ kẹp biên vải. Khi dây
xích chuyển động làm cho các miệng kẹp được bắt chặt trên dây xích đó cũng chuyển
động theo. Khi điều chỉnh khoảng cách giữa hai dây xích cũng thay đổi và do đó điều
chỉnh được khổ vải.
Đường văng: làm bằng thép chịu mài mòn, làm đường trượt cho dây xích. Đường
văng được đặt trên giá đỡ, có thể trượt trên khung, khoảng cách miệng kẹp có thể thay
đổi phù hợp với khổ vải. Hai vòng dây xích chuyển động tuần hoàn vô tận trên đường
văng. Hai đĩa xích cuối là hai đĩa chủ động, hai đĩa đầu là hai đĩa bị động, đồng thời có
thể điều chỉnh được để làm căng, chùng xích. Trên mắt xích có gắn mắt văng để giữ
vải.
Buồng gia nhiệt (8): có dạng hình hộp chữ nhật, có hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ là
vật liệu cách nhiệt. Giữa buồng gia nhiệt có hai đường văng và hai vòng xích tuần

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


116

hoàn. Bên ngoài hai đường văng là các quạt tuần hoàn, séc măng tanh. Trên và dưới
đường văng là các miệng phân phối gió nóng. Phía trên nóc buồng sấy có cửa thải ẩm
nhờ quạt thải ẩm.
Buồng gia nhiệt lấy nhiệt rất nhanh từ lò hơi thông qua hệ thống đường ống dẫn
hơi. Hơi nóng sẽ được quạt hút lên và thổi lên băng vải theo cả 2 chiều từ trên xuống
dưới và từ dưới lên trên (cơ cấu Lint Filter). Hơi thừa sẽ được hệ thống thu hồi hút lên
đường ống thu hồi khí. Chu trình này được xảy ra trong một buồng kín bằng thép
không gỉ.

Hình 3.40. Sơ đồ bộ phận buồng gia nhiệt của máy nhiệt định hình nhiệt.

1. Bộ phận trao đổi nhiệt 3. Các luồng khí nóng


2. Quạt hút 4. Ống thi hồi khí
Buồng làm mát (9): Có nhiệm vụ làm nguội tránh dòn vải. Với loại vải cần nhiệt
định hình vải được làm nguội đột ngột nên giữ được các phân tử ở dạng sắp xếp ổn
định và trật tự.
 Nguyên lý làm việc
Vải được đưa vào máy bằng các trục dẫn qua cơ cấu vào vải (2), đi qua máng
ngấm ép dung dịch hoàn tất đối với quá trình hoàn tất, còn với vải định hình nhiệt thì
vải không cần qua máng ngấm mà được mắc trực tiếp vào cơ cấu cấp cấp dư overfeed,
cơ cấu này sẽ điều chỉnh giúp cho vải không bị co trong quá trình tiếp theo. Rồi sau đó
vải đi vào bàn văng kim (6), tại bàn văng kim sẽ ghim mép vải theo chiều rộng khổ vải
rồi dẫn vải đi vào các buồng gia nhiệt của máy (8).

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


117

Trong máy văng sấy định hình, biên vải được kẹp giữ bằng các ghim (hoặc kẹp
mép) trên 2 băng xích vô tận chạy trên các thanh dẫn. Các ghim này sẽ giữ mép vải ở
một khổ vải định trước (thường rộng hơn chiều rộng ướt), trong khi vải được sấy khô.
Chiều dài vải sau sấy khô được kiểm soát bằng cách thay đổi tốc độ vải được cấp lên
băng xích, tương đối với tốc độ băng xích chuyển động trong máy.
Trong thân máy còn có 10 buồng gia nhiệt và các quạt thổi, các quạt thổi có
nhiệm vụ luân chuyển dòng không khí nóng khắp bề mặt vải tránh hiện tượng quá
nhiệt cục bộ. Buồng thứ nhất có nhiệm vụ gia nhiệt từ từ cho vải lên nhiệt độ sấy cần
thiết tránh cho vải nóng đột ngột gây quá nhiệt cục bộ dẫn đến vải sẽ bị cứng, chai.
Các buồng còn lại có nhiệm vụ gia nhiệt cho vải đúng nhiệt độ yêu cầu của quy trình,
sau đó vải đi qua hệ thống 2 làm mát vải bằng hệ thống thông gió giảm nhiệt độ xuống
(9). Vì nhiệt độ trong máy khá cao nên các bộ phận hút ẩm và các bộ phận cấp nhiệt ở
đây cung cấp nhiệt từ hệ thống lò dầu ở nhà máy. Nguồn nhiệt cung cấp là dầu hỏa
được đốt lên tạo thành hơi nóng có chất tải nhiệt là dầu nhớt, quy trình nhiệt là một
quy trình khép kín. Hơi nóng truyền nhiệt xong sẽ trở về lò đốt và được đốt nóng trở
lại. Trên mỗi buồng sấy có bộ phận dò nhiệt để đo nhiệt độ các phòng sấy và báo về
bảng điều khiền, ở trên các ống nhiệt còn có gắn dụng cụ đo nhiệt tự động khi nhiệt độ
lên quá cao hoặc quá thấp thì nó sẽ tự động đóng hay mở các van để cung cấp nhiệt
vừa đủ cho các buồng. Bên cạnh đó trên đỉnh thân máy còn có quạt thoát bớt khí khi
nhiệt độ lên quá cao.
Sau khi ra khỏi hệ thống làm mát vải đi qua bộ phận ra vải (10) và được cuộn
thành cuộn với những vải hoàn tất và đem đóng gói, bảo quản hoặc được để xếp nếp
vào thùng với những vải định hình nhiệt để đem đi xử lý tiếp.
 Thông số kỹ thuật

Model : Stenter machine Optima 2620


Khổ làm việc của máy : 1,5 – 3,8 m
Khổ vải làm việc : 1,2 – 3,6 mm
Tốc độ vải chạy : 40 – 100 m/phút
Số buồng sấy 10 Buồng
Lượng hơi tiêu thụ : 500 kg/h
Nguồn nhiệt : Dầu tải nhiệt, gas, điện
Công suất tiêu thụ : 90 kW
Kích thước máy : 26.000*3.500*3.000 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


118

h. Thiết bị cung cấp nhiệt và hơi cho nhà máy


* Lò đốt dầu tải nhiệt sử dụng than làm nhiên liệu của hãng “Martech” [33]

Hình 3.41. Lò dầu tải nhiệt đốt bằng than, củi.


 Đặc điểm của máy
Lò hơi là bộ phận dùng để gia nhiệt cho dầu tải nhiệt và cung cấp hơi cho toàn bộ
các thiết bị máy móc trong xưởng như máy văng sấy định hình, máy giặt nước, máy
giặt khô, và máy nhuộm,…
Thiết bị phá vỡ tro được thiết kế để giảm thiểu sự ô nhiễm của than, trước khi nó
được thả xuống trên băng tải kéo.
Không khí áp suất cao phân phối, dễ dàng điều chỉnh lượng không khí một trong
mỗi buồng.
 Thông số kỹ thuật

Model : MCT – thermal oil boiler


Loại lò : Kiểu ống nằm ngang
Môi chất tải nhiệt : Dầu tải nhiệt
Công suất cấp nhiệt : 3.000.000 = 12.564.000 kJ/h
kcal/h

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


119

Nhiệt độ cấp tối đa : 300 °C


Nhiệt độ môi chất cấp đi : 220 °C
Nhiệt độ môi chất hồi : 180 - 200 °C
Lưu lượng môi chất tuần hoàn : 250 m3/h
Áp suất làm việc : 7 kg/cm3
Nhiên liệu đốt : Than (Qlv = 7.000 – 8.000 kcal/kg)
= 29.308 – 33.494 KJ/kg
Suất tiêu hao nhiên liệu : 369 - 393 kg/tr.kcal 88 – 94 kg/tr.kJ
Hiệu suất sử dụng dầu tải nhiệt : 97 %
Kích thước máy : 8.000*6.000*10.000 mm
 Nguyên lý hoạt động cấp dầu tải nhiệt và hơi cho nhà máy

Hình 3.42. Sơ đồ cấu tạo hệ thống cấp nhiệt và hơi cho nhà máy.

Lò đốt dầu tải nhiệt sử dụng than để đốt và cấp nhiệt cho dầu tải nhiệt. Dầu tải
nhiệt sau khi đi qua lò đốt bằng than, nhận nhiệt lượng, sau đó được đưa trực tiếp đến
các máy văng để trao đổi nhiệt cấp nhiệt cho luồng không khí để sấy vải tại các buồng
gia nhiệt của máy văng sấy. Một phần dầu tải nhiệt được đưa qua lò hơi trao đổi nhiệt
và sinh hơi cung cấp cho khu vực nhuộm, giặt và giặt khô. Hơi sử dụng trong chu trình

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


120

khép kín nên 100% nước ngưng sẽ được thu hồi về và đưa qua bộ phận hâm nước. Bộ
phận hâm nước thiết kế để tận dụng nhiệt khói lò thải ra sau khi đã gia nhiệt cho dầu
tải nhiệt. Nước qua bộ phận hâm được đưa trở lại bộ sinh hơi tạo thành vòng tuần hoàn
kín.
Dầu tải nhiệt sau khi đi qua bộ sinh hơi và máy văng sấy được đưa trở lại lò để
nhận nhiệt lượng tiếp từ lò đốt và tiếp tục vòng tuần hoàn dầu. Khói từ lò sau khi hâm
nước được đưa tới các bộ phận sấy không khí và các thiết bị lọc, xử lý khói thải.
* Lò hơi của hãng “Bono” [34]
 Đặc điểm của máy

Hình 3.43. Sơ đồ cấu tạo của lò hơi “FM steam matic” của “Bono”.

Lò hơi SG ECO 1000 là thiết bị cung cấp nhiệt cho toàn bộ các thiết bị và máy
móc trong các phân xưởng sản xuất bằng hơi quá nhiệt.
Ưu điểm: lò hơi dễ dàng vận hành, dễ bảo trì nhờ các cửa trước máy rộng và
khoang đốt có thể tháo rời ra. Nhiện liệu sử dụng đa dạng như gas, dầu, dầu diezen…

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


121

Trong đồ án này toàn bộ hơi trong nhà máy được cấp bằng lò hơi này kết hợp với
bộ tích hơi. Hệ thống lò hơi được làm nóng bằng hệ thống dầu tải nhiệt của lò đốt than
cấp.
 Nguyên lý cấu tạo

Hình 3.44. Sơ đồ cấu tạo của lò hơi “FM steam matic”.

1. Thân máy 2. Cửa trước


3. Cửa đốt (lò hơi) 4. Van hơi ra
5. Van an toàn 6. Bộ phận cấp nước
7. Bộ phận xả thải 8. Bơm cấp nước
9. Đồng hồ đo áp suất 10. Hệ thống van và công tắc an toàn
11. Bảng điều khiển
 Thông số kỹ thuật
Model : Lò hơi FM steam matic
Công suất tối đa : 10.000 Kg/h
Áp suất tối đa : 12 Bar
Nhiên liệu : Dầu, gas, dầu diezen
Tiêu thụ nhiên liệu (dầu) : 329,8 Kg/h
Hiệu suất sử dụng dầu : 90 %
Khối lượng máy : 10.500 kg
Kích thước máy : 7.900*3.200*2.100 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


122

i. Hệ thống cấp khí nén của “AtlasCopco” [35]


 Đặc điểm
• Khung thép bền vững, hoàn toàn kín,
giảm tiếng ồn;
• Có hệ thống tách khí/chất lỏng 3 giai
đoạn hiệu quả cao;
• Nước làm mát bằng chất lỏng làm lạnh
và mát sau;
• Tách ẩm ly tâm với hệ thống thoát
nước tự động và bằng tay;
• Hệ thống điều khiển PLC thông minh, Hình 3.45. Máy nén khí AtlasCopco.
tự động kép/liên tục chạy/mạng (6
máy);
• Nút dừng khẩn cấp, dò kép, không khí cao/chất lỏng hệ thống nhiệt độ cao
• Tắt máy áp khi lực cao;
• Van xả áp lực cao; Nắp đậy bình chất lỏng an toàn;
• Bộ điều khiển hệ thống lọc dòng;
• Bộ điều khiển từ xa cho hệ thống làm mát không khí;
• 6" màn hình cảm ứng PLC hệ thống điều khiển thông minh, mạng lưới lên đến 16
máy nén;
• Hệ thống máy nén khi AtlasCopco tích hợp biến tần điều khiển, có nhiệm vụ cấp
khí nén của toàn bộ quá trình sản xuất của công ty. Hệ thống làm việc liên tục
24/24.
 Thông số kỹ thuật
Model : Máy nén khí AtlasCopco hiệu Quincy
Khả năng cấp khí nén ở 7 bar : 73,3 m3/phút
Khả năng cấp khí nén ở 8 bar : 73,0 m3/phút
Khả năng cấp khí nén ở 10 bar : 67,3 m3/phút
Công suất máy : 400 kW
Đường kính trục quay : 321 mm
Trọng lượng máy : 900 kg
Kích thước máy : 4.060*2.310*2.200 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


123

k. Các thiết bị phụ trợ


* Xe nâng tay – Mitsubishi Forklift Trucks [36]
 Đặc điểm
• Nhằm tăng thêm lực
• Bánh xe làm bằng nhựa PU
• Tay cần đặt lực cũng được làm từ nhựa PU
• Có hệ thống con lăn nhập và xuất
• Có thanh điều chỉnh có thể điều chỉnh
 Các thông số kỹ thuật
Hình 3.46. Xe nâng tay.

Tư thế điều khiển : Thủ công


Tải trọng : 3.000 – 5.500 kg
Kích thước : 685*300*1.219 mm
* Xe nâng điện bán tự đông UMW – 1,4 tấn BT SWE140 của TOYOTA [36]
 Đặc điểm
“BT Staxio W Series” là dòng xe nâng bán tự động,
sử dụng động cơ điện, rất phù hợp cho việc bốc xếp hàng
hóa với tải trọng nhỏ tại các kho hàng bán lẻ. BT Staxio
W Series được thiết kế với tiêu chí chủ yếu tập trung vào
tính giản đơn và tiện dụng. Những mẫu xe nâng dòng BT
Staxio W Series được thiết kế và chế tạo có độ an toàn
cao và tính tiện nghi trong thao tác đặc biệt thích hợp với
việc bốc xếp các hàng hóa có kích thước và khối lượng
nhẹ, như trong các kho hàng bán lẻ, các văn phòng kinh
doanh, nơi đòi hỏi nhiều thao tác bốc xếp các hàng hóa Hình 3.47. Xe nâng điện
bán tự động UMW.
theo đơn đặt hàng.
Một số ưu điểm của thiết bị: Nhỏ gọn và cơ động; Nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ;
Thiết kế 5 bánh xe độc đáo; Tầm quan sát tuyệt vời; An toàn và bền bỉ; Khả năng tùy
chỉnh đa dạng; Bảo vệ người điều khiển; Thông số kỹ thuật bền bỉ…
 Thông số kỹ thuật
Tư thế điều khiển : Bán thủ công
Tải trọng : 1.400 kg
Khoảng cách trọng tâm : 600 mm
Chiều cao nâng hàng tối đa : 3.725 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


124

Điện thế : 24 V
Công suất mô tơ vận chuyển : 1,0 kW
Công suất mô tơ nâng : 2,2 kW
Kích thước 758*600*2.160 mm
* Xe nâng Toyota [36]

Hình 3.48. Cấu tạo chung của một chiếc xe nâng Toyota.

 Các thông số kích thước cơ bản


Model : TOYOTA 8FD/FG Series
Tải trọng : 1.000 - 2.500 kg
Tâm nâng : 500 mm
Kích thước : 2.240*1.045*2.080 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


125

* Xe nâng điện - Compact-Scissors Platforms [37]

Hình 3.49. Xe nâng điện “Compact-scissors


Platforms”.
 Đặc điểm
Compact-Scissors Platforms có sẵn với chiều cao làm việc từ 6 đến 14 m . Nó
được thiết kế đặc biệt cho các khu vực trong nhà, nhưng nó cũng được chấp thuận cho
sử dụng ngoài trời.
Nhờ tính năng nổi bật (bán kính quay ngoài từ 1,7 m!) Và kích thước cực kỳ
nhỏ gọn, các máy này có thể được tối ưu sử dụng cho ngành công nghiệp, thương mại
và thuê các ứng dụng. Cửa kích thước tiêu chuẩn không gây trở ngại!
An toàn tối đa đạt được thông qua một độ nghiêng ngắt và bảo vệ ổ gà chống
tip. Lốp xe trên tất cả các máy đều là phòng không đánh dấu, vì thế nó cũng là có thể
sử dụng trên sàn nhạy cảm.
Một phần mở rộng nền tảng, giờ truy cập, tự động hoàn toàn sạc pin và lái tỷ lệ
là tất cả các tính năng tiêu chuẩn.
 Cấu tạo

Hình 3.50. Sơ đồ kích thước của xe nâng điện “Compact-scissors Platforms”.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


126

A : Tổng chiều dài của xe


B : Chiều rộng của xe
C : Chiều cao xe khi các xong sắt chưa nâng
D : Khoảng cách giữa hai bánh xe
E : Xử lý nước
F : Chiều cao lớn nhất khi song sắt nâng lên
I : Chiều dài của giá đỡ
J : Chiều cao bộ phận giá nâng
 Thông số kỹ thuật
Model : Compact-scissors Platforms
Cân nặng : 1.290 kg
Điện 24V : 185 Amp/h
Tốc độ : 1,0 – 3,5 km/h
J : 1,13 m
F : 8,2 m
A : 2,48 m
B : 0,81 m
C : 2 m
Khoảng quay xe : 2,38 m
* Máy phun áp lực nước nóng Karcher HDS 6/14C [38]
 Đặc điểm
Máy phun áp lực nước nóng Karcher
HDS 6/14C dùng để vệ sinh thiết bị trong nhà
xưởng, rửa vệ sinh các dụng cụ, máy móc thiết
bị sử dụng.
Tất cả các ngành liên quan đến rửa xe,
phun rửa cao áp, làm sạch công nghiệp hoạt
động thời gian dài bền bỉ thì đều có thể dùng
máy phun áp lực nước nóng Karcher HDS Hình 3.51. Máy phun áp lực nước
6/14C. nóng Karcher HDS 6/14C.

 Thông số kỹ thuật
Model : Karcher HDS 6/14C
Lưu lượng nước : 240-560 l/h

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


127

Áp lực làm việc : 30-140 Bar


Nhiệt độ : 80 °C
Trọng lượng : 93 kg
Thùng chứa dung dịch làm sạch : 10 lít
Xuất xứ : CHLB Đức
Thùng chứa nhiên liệu: : 15 lít
Thân súng phun : 1.050 mm
Dây phun áp lực : 10 mm
Công suất : 3,6 kW
Kích thước : 1.060*650*920 mm
* Hệ thống các giá đỡ beam vải để chuyển beam vải vào và ra khỏi máy nhuộm
 Đặc điểm thiết bị
Giá đỡ beam vải dùng để đỡ các
beam vải trong xưởng nhuộm, trước
khi beam vải được đưa vào máy
nhuộm và sau khi nhuộm xong. Beam
vải được kéo ra giá và chuyển tới khu
vực tở vải.
Giá được làm từ thép không gỉ.
Hình 3.52. Giá đỡ beam vải.
 Thông số kỹ thuật
Model : Giá đỡ beam
Khả năng đỡ : 500 kg
Kích thước : 1.320*809*990 mm
l. Lựa chọn thiết bị và máy móc để áp dụng hệ thống OrgaTEX
Với nhà máy nhuộm tự động thì bản đồ án ứng dụng phần mềm OrgaTEX của
SETEX để tự động hóa. Tuy nhiên, để ứng dụng được phần mềm thì nhà máy phải đầu
tư bố trí hệ thống mạng lưới các máy tính cây (máy tính bàn) để kết nối các bộ phận,
theo dõi quá trình sản xuất của toàn bộ nhà xưởng. Hệ thống gồm có 1 máy tính chủ
bao quát và kiểm soát và lưu trữ tất cả các quá trình, diễn biến xảy ra trong quá trình
sản xuất, một máy tính chính để điều khiển, kiểm soát quá trình sản xuất.
HUB là hệ thống đầu nối các mạng, kết nối các máy tính với nhau, kết nối hệ
thống máy tính với hệ thống các bảng điều khiển của các máy nhuộm, giúp các bên
trao đổi thông tin dễ dàng, nhanh chóng và kịp thời điểm.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


128

Khi thực hiện quá trình nhuộm, khi cấp vải vào máy thì bảng điều khiển của máy
nhuộm báo cho hệ thống OrgaTEX (máy tính chính và máy chủ) thông quá thiết bị kết
nối HUB là cần cấp hóa chất. OrgaTEX ra lệnh cho hệ thống RD 96 (máy tính trạm và
hệ thống bảng điều khiển của hệ thống cấp hóa chất) cấp hóa chất theo lượng mà máy
yêu cầu. RD 96 thực hiện lệnh chuyển trực tiếp hóa chất tới tank hoặc tới trực tiếp các
máy nhuộm, khi hoàn thành quá trình cấp thì lập tức RD 96 báo cho OrgaTEX là đã
thực hiện xong lệnh OrgaTEX lúc này thực hiện lệnh tiếp theo.
Khi máy nhuộm gọi cấp thuốc nhuộm (Bảng điều khiển ở máy) thì Bảng điều
khiển ở máy báo cho OrgaTEX và lúc này OrgaTEX lệnh cho Colorservice TRS (hệ
thống cân định lượng và cấp thuốc nhuộm tự động) cấp dung dịch thuốc nhuộm theo
đơn OrgaTEX ra lệnh. TRS nhận lệnh cân thuốc nhuộm rồi hòa tan thuốc nhuộm, sau
đó gửi trực tiếp thuốc nhuộm tới tank của máy nhuộm. Khi thực hiện xong lệnh TRS
thông qua máy bảng điều khiển báo cáo cho máy tính trạm của TRS là đã thực hiện
xong. Máy trạm báo lại cho OrgaTEx là đã thực hiện xong lệnh cấp thuốc nhuộm,
OrgaTEX tiến hành thực hiện các lệnh tiếp theo.
Ngoài ra, hệ thống còn có kết nối với một máy tính được kết nối với thiết bị đo
màu, ghép đơn màu. Để kiểm soát và thực hiện quá trình nhuộm diễn ra nhanh chóng
và chính xác ngay từ lần nhuộm đầu tiên.
Hệ thống máy tính của văn phòng nhuộm còn được kết nối với máy in để in
những dữ liệu, đơn công nghệ hoặc các tài liệu liên qua khi cần thiết.
Sơ đồ mô tả hệ thống bố trí các máy tính trong xưởng nhuộm được thể hiện trên
hình 3.49. Với các máy hoàn tất quy trình tương tự nhuộm nhưng chủ yếu chỉ gọi cấp
hóa chất ở dạng lỏng là nhiều.

Hình 3.53. Mạng lưới bố trí hệ thống máy tính trong xưởng nhuộm.
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc
129

3.2.2.3. Các thiết bị sử dụng để kiểm tra chất lƣợng sản phẩm
Ngoài một số thiết bị QC giống bên phòng thí nghiệm như tủ sấy binder, tủ hồi
ẩm PID system, máy may Pegasus, dụng cụ cắt mẫu, máy so màu của X-rite, buồng so
màu cũng của X-rite, còn có một số thiết bị khác như:
a. Máy khuấy từ “VM4” của “Velp-scientifica” [39]
 Đặc điểm thiết bị
Phân phối nhiệt đồng nhất với tấm hợp
kim nhôm. Có khả năng chống hóa chất tuyệt
vời; Nhiệt độ tối đa của dung dịch cần khuấy
là 370°C; khối lượng bình khuấy lên tới 4-15
Hình 3.54. Máy khuấy từ.
lít/bình; Tốc độ khuấy tối đa là 1500
vòng/phút;
 Thông số kỹ thuật
Model : AM4
Vị trí khuấy : 4
Công suất : 2 kW
Cân nặng : 8,3 kg
Tốc độ mỗi khuấy : 1500 vòng/ph
Kích thước : 715*115*246 mm
b. Máy giặt kiểm tra độ bền màu “Rotawwash” của “SDLAtlas” [24]
 Đặc điểm thiết bị
Rotawash là thiết bị kiểm tra độ bền màu của
các mẫu vải với điều kiện giặt khác nhau và theo một
số tiêu chuẩn khác nhau như AATCC, ISO, FTM,
JIS,…
Máy rotawash được làm bằng thép không gỉ và
có lựa chọn các chế độ giặt khác nhau tùy thuộc vào
mỗi tiêu chuẩn.
Hình 3.55. Máy “Rotawash”.
 Thông số kỹ thuật
Model : Rotawash
Công suất : 0,5 kW
Cân nặng : 75 kg
Kích thước : 660*600*950 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


130

c. Máy giặt kiểm tra độ bền mài mòn “crockmeter” của “SDLAtlas” [24]
 Đặc điểm thiết bị
Crockmeter là thiết bị để kiểm tra độ bền
màu của các mẫu vải sau nhuộm với sự mài
mòn, ma sát khô và trong điều kiện ướt.
Máy được trang bị với một bộ giữ mẫu
Hình 3.56. Máy “crockmeter”.
thép và ngón tay thử nghiệm đường kính
16mm.
Thiết bị phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm tra độ bền mài mòn của AATCC (8,
165), ISO (105-D02; 105-X12), ASTM (D6279),…
 Thông số kỹ thuật
Model : Crockmeter
Cân nặng : 6 kg
Kích thước : 160*600*215 mm
d. Dụng cụ đo pH dung dịch của “Mettler toledo” [23]
 Đặc điểm thiết bị
Dụng cụ dùng để đo pH của dung dịch nhuộm,
dung dịch kiểm tra trong phòng thí nghiệm, dung
dịch trong quá trình giặt, hoặc hoàn tất sản phẩm
của các nhà máy….
 Thông số kỹ thuật
Model : Crockmeter
Cân nặng : 6 kg
Kích thước : 160*600*215 mm Hình 3.57. Máy kiểm tra pH.
Nhiệt độ đo : 0÷60 °C
e. Máy lắc tuyến tính “SSL2” của “Stuart” [40]
 Đặc điểm thiết bị
Máy lắc tuyến tính trong phòng thí nghiệm có
cơ chế lắc mạnh mẽ nhưng tĩnh lặng được thiết kế
để sử dụng liên tục không có vấn đề.
Model SSL2 cung cấp một hành động lắc lắc
tuyến tính với biên độ 20mm và tốc độ từ 20 đến
Hình 3.58. Máy lắc tuyến tính.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


131

250 vòng /phút, lý tưởng cho việc chiết xuất.


Máy được trang bị với bộ đếm thời gian kỹ thuật số tích hợp cho phép bật thời
gian lắc từ 1 đến 999 phút. Sau khi bộ đếm thời gian đếm được, máy rung sẽ dừng lại
và phát ra cảnh báo. Ngoài ra, thiết bị có thể được thiết lập để hoạt động liên tục.
 Thông số kỹ thuật
Model : SSL2
Nhiệt độ hoạt động : -4 ÷ 40 °C
Tốc độ lắc : 25 ÷ 250 Vòng/phút
Biên độ quỹ đạo : 20 mm
Công suất điện : 0,05 kW
Trọng lượng : 11 kg
Kích thước : 360*420*270 mm
f. Tủ điều nhiệt của “Memmert” [41]
 Đặc điểm thiết bị
Tủ điền nhiệt memmert là thiết bị dùng để làm
ấm các thí nghiệm dụng cụ tới nhiệt độ phù hợp với
điều kiện thí nghiệm.
 Thông số kỹ thuật
Model : Constant climate chamber HPP
Nhiệt độ : 15 ÷ 60 °C
Độ ẩm : 10 ÷ 90 % Hình 3.59. Máy điều nhiệt.
Công suất : 3,1 kW
Cân nặng : 77 kg
Kích thước : 830*1050*800 mm
g. Máy kiểm tra hiện tƣợng “pilling” của hãng “SDL ATLAS” [24]
Máy kiểm tra pilling “M227 R/S” của hãng
SLD ATLAS là thiết bị dùng để kiểm tra khả năng
và mức độ “pilling” của các mẫu vải. Máy phù hợp
để dùng với nhiều tiêu chuẩn khác nhau cả
AATCC và ISO và một số tiêu chuẩn khác.
 Thông số kỹ thuật
Model : M 227 R/S
Công suất : 2 kW Hình 3.60. Máy kiểm tra pilling.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


132

Cân nặng : 61 kg
Kích thước : 470*402*680 mm
h. Máy kiểm tra bền màu với ánh sáng “Q-sun B02 xenon test chamber” của
hãng “Q - Lab” [42]
Máy kiểm tra bền màu với ánh sáng “Q-sun B02
xenon test chamber” của hãng “Q - Lab” là thiết bị để
đánh giá độ bền màu của các mẫu vải nhuộm theo tiêu
chuẩn khác nhau với ánh sáng.
Máy phù hợp để tiến hành đánh giá độ bền màu với
ánh sáng của các mẫu vải theo tiêu chuẩn ISO (10-B02,
105-B04, 105-B06, 105-B07, 105-B10, 11341, 12040,
29664, 4892-1, 4892-2), AATCC (TM16, TM169),
ATSM (C1257, C1442,…) và các tiêu chuẩn khác.
 Thông số kỹ thuật
Hình 3.61. Máy kiểm tra
Model : Q-sun B02 Xenon Test Chamber bền màu với án sáng.
Tuổi thọ đèn : 1.500 h
Công suất : 2 kW
Kích thước : 600*600*2.000 mm
i. Máy kiểm tra độ bền và giãn cơ lý của “Jame heal” [43]
Hình 3.61 là máy kiểm tra độ bền màu và độ giãn
“elongation” cùng với modulus của các mẫu vải.
Với thiết bị này có thể tiến hành kiểm tra độ giãn và
modulus của các mẫu vải theo các tiêu chuẩn khác nhau
cả ISO và AATCC.
Thiết bị được bố trí với hệ thống 2 cặp kẹp khác
nhau để phù hợp với nhiều tiêu chuẩn kiểm tra khác nhau
của cả công ty đưa ra và cả của khách hàng yêu cầu.
 Thông số kỹ thuật
Model : Titan
Số cặp đầu kẹp : 2 Cặp
Công suất : 2 kW
Hình 3.62. Máy kiểm tra
Kích thước : 400*800*1.800 mm độ giãn và modulus.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


133

3.2.3. Lựa chọn quy trình và đơn công nghệ


a.Qúa trình giặt
* Giặt nước đối với mặt hàng Justin cả trắng và màu
Hóa chất sử dụng và thông số cài đặt cho máy giặt trong quá trình giặt nước cho mặt hàng Justin cả trắng và màu được trình bày
trên bảng 3.5. Mức ép ở các bể ngấm là 120%
Bảng 3.5. Hóa chất và thông số công nghệ của máy giặt nước cho mặt hàng Justin

Máng 1 Bể 1-2 Bể 3-4 Bể 5-6 Bể 7-8


Nhiệt độ (°C) 25 80 80 80 80 65 45 45 30
Chảy tràn (l/kg) 5 3 5 8
Nước Laupal PK: 3
Hóa chất (g/l) Nước nóng Nước ấm Nước lạnh
lạnh Idrosol Fie: 3
Tinh chỉnh chuyển động (%) 100 103 100 103 100 100 98 99 98
Tốc độ guồng đập (%) 75
Lực ép (bar) 2 2 2 2 4/4
Sức căng (bar) 0.8 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
* Giặt bằng dung môi với mặt hàng Maryna và Karima
Quá trình giặt dung môi sử dụng dung môi “Percloroetylen” với khả năng thu hồi dung môi là 85%.
Bảng 3.6. Thông số công nghệ của máy giặt solvent cho mặt hàng Karima và Maryna

Loại vải Tốc độ Áp lực bơm Áp lực bơm Áp lực bơm Nhiệt độ Sức căng (bar) Mức ép
Code vải Tên vải (m/phút) cấp (l/h) giặt (atm) thu hồi (l/h) sấy (°C) Đầu Giữa Cuối cuộn (bar)
210 Karima 28 2000 2 3800 123 5,5 5,5 4 3,2
410 Maryna 25 1500 1 3800 123 5,5 5,5 4 3,5

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


134

b. Quá trình định hình nhiệt và hoàn tất


* Định hình cho Justin và hoàn tất cho mặt hàng Justin
Với mặt hàng Justin giặt nước một sản phẩm không nhuộm để trắng và một sản phẩm nhuộm màu thì thông số công nghệ cài đặt
cho máy trong quá trình định hình vải cả màu trắng và vải nhuộm màu “1916 blue tony” được thể hiện trên bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Justin

Độ chênh lệch nhiệt độ: 2°C


Buồng sấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tốc độ chỉnh tâm: +1.5
Nhiệt độ (°C) 130 150 175 193 193 193 193 193 193 193 Overfeed gần máy: -0.5%
Tốc độ - thời gian và overfeed 25 m/phút chạy tự động (50s - 16.8 m) - overfeed tự động Trọng lượng: 158 ± 2 g/m2
63 80 70 70 65 Giới hạn overfeed: 3 ÷ 10%
Quạt tuần hoàn (%)
100 100 100 100 100 Overfeed cuối: -0.8/1.0%
Quạt thải ẩm (%) Automatic Automatic Đường chuẩn: 48.5
Quạt cấp khí (%) Automatic (Cài: 30%) Automatic (Cài: 50%) Nhiệt độ vải ra: 110°C
Khổ đường văng (cm) -28 -15 0 0 162 162 162 162 162 162 Khổ ra: 160.5 ± 0.5 cm
Với mặt hàng Justin vải nhuộm màu “1916 blue tony” hoặc vải màu trắng sau khi tăng trắng trên máy nhuộm beam xong thì có
xử lý hoàn tất làm mềm bằng hóa chất “Lausoft BN” và chất tăng bền màu hay chất gắn màu “Optifix EC”. Để thực hiện quá trình
hoàn tất thì phải được tiến hành trong môi trường axit với chất tạo môi trường axit là “Laucid MC”. Ngoài ra, đối với vải Justin do vải
rất mỏng, nhẹ lên trong quá trình hoàn tất vải rất dễ bị quăn biên, chính vì vậy bản đồ án này em tiến hành hồ cứng biên vải (hồ biên)
với “APPRETAN EM.liq” làm cho biên vải cứng hơn và không còn bị quăn trong quá trình cắt biên và quấn beam. Các thông số cài
đặt cho máy stenter trong công đoạn hoàn tất làm mềm và cầm màu cho vải Justin được trình bày trên Bảng 3.8.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


135
Bảng 3.8. Hóa chất và thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Justin

Máng ngấm 1: Ngấm nước Độ chênh lệch nhiệt độ: 6 °C


Máng ngấm 2: Mặt hàng màu: Lausoft BN (3 g/l); Optifix (5 g/l); Laucid MC (1 g/l) Lực ép: 12bar (mức ép 70%)
Buồng sấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Overfeed gần máy: +6%
Nhiệt độ (°C) 160 187 187 187 187 187 187 187 187 187 Trọng lượng: 145 ± 2 g/m2
Tốc độ - Thời gian và overfeed 35 m/phút - 32 giây - 18.6 m (chạy tự động) - Overfeed tự động Giới hạn overfeed: 13 ÷ 18%
60 90 90 90 90 Overfeed cuối: 0.8/-2.8%
Quạt tuần hoàn (%)
100 100 100 100 100 Đường chuẩn: 44.5
Quạt thải ẩm (%) Automatic Automatic Hồ biên: 170 g/l
Quạt cấp khí (%) Automatic (Cài: 30%) Automatic (Cài: 60%) Nhiệt độ vải ra: 110°C
Khổ đường văng (cm) -5 8 6 4 163 163 163 163 163 163 Khổ ra: 148 ± 0.5 cm
* Định hình và hoàn tất cho vải Maryna
Với mặt hàng Maryna nhuộm màu nero có xử lý làm mềm bằng hóa chất “Lausoft BN” và chất tăng bền màu hay chất gắn màu
“Optifix EC”. Để thực hiện quá trình hoàn tất thì phải được tiến hành trong môi trường axit với chất tạo môi trường axit là “Laucid
MC”. Các thông số cài đặt cho máy để định hình cho vải Maryna nhuộm màu nero được thể hiện trên Bảng 3.9. Thông số công nghệ
cài đặt cho máy stenter trong công đoạn hoàn tất làm mềm cho vải Maryna mà nero được trình bày trên Bảng 3.10.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


136
Bảng 3.9. Thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Maryna

Buồng sấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tốc độ chỉnh tâm: + 1.0


Nhiệt độ (°C) 160 190 190 190 190 190 190 190 190 190 Overfeed gần máy: -0.5%
Tốc độ, thời gian, overfeed 25 m/phút - 49 giây - 20.6 m (chạy tự động) - Overfeed tự động Trọng lượng: 171 ± 2 g/m2
70 90 90 90 90 Giới hạn overfeed: (-4) ÷ (+1)
Quạt tuần hoàn (%)
100 100 100 100 100 Overfeed cuối: -0.8/1.0 %
Quạt thải ẩm (%) Automatic Automatic Đường chuẩn: 21.5
Quạt cấp khí (%) Automatic (Cài: 30%) Automatic (Cài: 60%) Nhiệt độ vải ra: 110°C
Khổ đường văng (cm) -15 3 164 164 164 164 164 164 164 164 Khổ ra: 158.5 ± 0.5 cm

Bảng 3.10. Hóa chất và thông số công nghệ cài đặt cho máy của quá trình hoàn tất cho vải Maryna

Máng ngấm 1: Ngấm nước Độ chênh lệch nhiệt độ: 6 °C


Máng ngấm 2: Lausoft BN (3 g/l); Optifix (5 g/l); Laucid MC (1 g/l). Tốc độ chỉnh tâm: + 6
Buồng sấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lực ép: 12 bar (mức ép 70%)
Nhiệt độ (°C) 160 187 187 187 187 187 187 187 187 187 Overfeed gần máy: 0%
Tốc độ - Thời gian và overfeed 35 m/phút - 32 giây - 18.6 m (chạy tự động) - Overfeed tự động Trọng lượng: 163 ± 2 g/m2
60 90 90 90 90 Giới hạn overfeed: 15 ÷ 20%
Quạt tuần hoàn (%)
100 100 100 100 100 Overfeed cuối: 0/0%
Quạt thải ẩm (%) Automatic Automatic Đường chuẩn: 20.8
Quạt cấp khí (%) Automatic (Cài: 30%) Automatic (Cài: 60%) Nhiệt độ vải ra: 110°C
Khổ đường văng (cm) -5 8 6 4 163 163 163 163 163 163 Khổ ra: 155.5 ± 0.5 cm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


137

* Định hình và hoàn tất cho vải Karima


Với mặt hàng Karima nhuộm màu Flour cả màu đậm lẫn màu nhạt đều có quy trình định hình cho vải là giống nhau với thông số
công nghệ cài đặt cho máy stenter trong quá trình định hình được thể hiện trên Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Thông số công nghệ của máy định hình cho mặt hàng Karima nhuộm màu Flou cả màu đậm và nhạt

Độ chênh lệch nhiệt độ: 2 °C


Buồng sấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tốc độ chỉnh tâm: + 2.0
Nhiệt độ (°C) 160 190 190 190 190 190 190 190 190 190 Overfeed gần máy: -0.5%
Tốc độ - Thời gian và overfeed 30 m/phút - 37 giây - 18,8 m (chạy tự động) - Overfeed tự động Trọng lượng: 173 ± 2 g/m2
70 90 90 90 90 Giới hạn overfeed: 16 ÷ 18%
Quạt tuần hoàn (%)
100 100 100 100 100 Overfeed cuối: 0.8/1.0 %
Quạt thải ẩm (%) Automatic Automatic Đường chuẩn: 21.8
Quạt cấp khí (%) Automatic (Cài: 30%) Automatic (Cài: 50%) Nhiệt độ vải ra: 120°C
Khổ đường văng (cm) -15 163 163 163 163 163 163 163 163 163 Khổ ra: 160.5 ± 0.5 cm
Với mặt hàng Karima nhuộm màu Flou đậm có xử lý bền màu sử dụng hóa chất “Nuva N2114” với “Arkophob DAN”. Để thực
hiện quá trình hoàn tất thì phải được tiến hành trong môi trường axit với chất tạo môi trường axit là “Laucid MC”.
Với mặt hàng Karima nhuộm màu Flou nhạt có xử lý chống ngả vàng sử dụng hóa chất “Umidol APY”. Để thực hiện quá trình
hoàn tất thì phải được tiến hành trong môi trường axit với chất tạo môi trường axit là “Laucid MC
Thông số công nghệ cài đặt cho máy stenter trong công đoạn hoàn tất tăng bền màu cho màu Flou đậm và chống ngả vàng cho
màu Flou nhạt được trình bày trên Bảng 3.12.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


138

Bảng 3.12. Hóa chất và thông số công nghệ cài đặt cho máy của quá trình hoàn tất cho vải Karima cả màu đậm và nhạt

Độ chênh lệch nhiệt độ: 5 °C


Máng 1: Ngấm nước
Máng 2: Flou đậm: Nuva N2114 (35 g/l); Arkophob DAN (8 g/l); Laucid MC (1,5 g/l) Tốc độ chỉnh tâm: + 3
Flou nhạt: Umidol APY (60 g/l); Laucid MC (2 g/l) Lực ép: 12 bar (mức ép 70%)
Buồng sấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Overfeed gần máy: +4%
Nhiệt độ (°C) 160 187 187 187 187 187 187 187 187 187 Trọng lượng: 168 ± 2 g/m2
Tốc độ - Thời gian và overfeed 35 m/phút - 32 giây - 18.6 m (chạy tự động) - Overfeed tự động Giới hạn overfeed: 13 ÷ 18%
60 90 90 90 90 Overfeed cuối: 0/0
Quạt tuần hoàn (%)
100 100 100 100 100 Hai quả lô văng: 2/2%
Quạt thải ẩm (%) Automatic Automatic Đường chuẩn: 21.4
Quạt cấp khí (%) Automatic (Cài: 30%) Automatic (Cài: 60%) Nhiệt độ vải ra: 110°C
Khổ đường văng (cm) -5 8 6 4 161 161 161 161 161 161 Khổ ra: 155.5 ± 0.5 cm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


139

c. Quá trình nhuộm và tăng trắng


* Mặt hàng trắng
Bảng 3.13. Hóa chất và thuốc nhuộm sử dụng choJustin trắng
Tên hóa chất Chức năng Nồng độ
A. Hóa chất, chất 1 Laufoam AD Chất chống bọt 0,3 g/l
trợ 2 Anoxid sid Chất chống ngả vàng với nhiệt 2 g/l
3 Egalen 81 Chất đều màu thuốc nhuộm 1 g/l
4 Umidol APY Chất chống ngả vàng 4%
5 Na2S2O4 Chất khử 3 g/l
B. Chất lơ 6 Dolux 01 Chất tăng trắng 2,57 %
C. Giặt 7 HCOOH Giặt trong môi trường axit 1,00 g/l

Dung tỷ: R = 1:10

Hình 3.63. Sơ đồ quy trình tăng trắng cho vải Justin.


Quy trình tăng được trình bày trên bảng 3.14. Toàn bộ dòng dung dịch chỉ chảy
có một chiều từ trong lõi beam ra ngòai beam chứ không chảy theo chiều ngược lại.
Bảng 3.14. Quy trình các bước và thời gian chạy tăng trắng
Thời gian Thời gian
STT Bƣớc thực hiện STT Bƣớc thực hiện
(phút) (phút)
1 Đưa beam vải vào máy 10 13 Lấy mẫu kiểm tra 5
2 Gọi chương trình - 14 Xả dịch 2
3 Cấp nước 10 15 Cấp nước giặt lạnh 10
4 Cấp hóa chất 1, 2, 3 10 16 Giặt 5
5 Làm đều 5 17 Xả dịch 2
6 Cấp hóa chất 4, 5 10 18 Cấp nước 10
7 Làm đều 5 19 Cấp axit 10
8 Cấp chất tăng trắng 10 20 Giặt với axit 10
9 Làm đều 5 21 Xả dịch 2
10 Nâng nhiệt 30-95°C 65 22 Ra beam 10
11 Tăng trắng 40 23 Kết thúc chương trình -
12 Hạ nhiệt xuống 70°C 25 Tổng 261

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


140

* Mặt hàng màu


 Maryna nhuộm màu đen
Bảng 3.15. Hóa chất và thuốc nhuộm sử dụng cho nhuộm Maryna màu nero
Tên hóa chất Chức năng Nồng độ
A. Hóa chất, chất 1 Laufoam AD Chất chống bọt 1,00 g/l
trợ 2 HCOOH Tạo môi trường 1,00 g/l
B. Thuốc nhuộm 3 Sinoset black 194 140% Thuốc nhuộm 2,57 %
C. Cầm màu 4 HCOOH Chất tạo môi trường axit 1,00 g/l
5 Laufix PA-conc Chất cầm màu 4,00 %

Dung tỷ nhuộm: R = 1:10

Hình 3.64. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Maryna nero.


Thuyết minh quy trình trên bảng 3.16. Quy trình này thì toàn bộ dòng dung dịch
chỉ chảy có một chiều từ trong lõi beam ra ngòai beam chứ không chảy ngược lại.
Bảng 3.16. Quy trình các bước và thời gian nhuộm đen cho Maryna
Thời gian Thời gian
STT Bƣớc thực hiện STT Bƣớc thực hiện
(phút) (phút)
1 Đưa beam vải vào máy 10 16 Cấp nước 10
2 Gọi chương trình - 17 Cấp axit và làm đều 10
3 Cấp nước 10 18 Cấp chất cầm màu 10
4 Cấp axit 10 19 Nâng nhiệt lên 85°C 25
6 Cấp hóa chất 10 20 Giữ ở 85°C 25
7 Cấp thuốc nhuộm 10 21 Hạ nhiệt xuống 75°C 5
8 Làm đều 5 22 Xả dịch 2
9 Nâng nhiệt 30-60°C 10 23 Cấp nước giặt lần 1 15
10 Nâng nhiệt 60-102°C 35 24 Xả dịch 2
11 Giữ nhiệt 102°C 30 25 Cấp nước giặt lần 2 15
12 Hạ nhiệt xuống 70°C 20 26 Xả dịch 2
13 Xả dịch 2 27 Ra beam 10
14 Cấp nước và giặt 15 28 Kết thúc chương trình -
15 Xả dịch 2 Tổng 300

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


141

 Vải Justin nhuộm màu Blue đậm


Bảng 3.17. Hóa chất và thuốc nhuộm cho nhuộm Justin 1916 blue tony
Tên hóa chất Chức năng Nồng độ
A. Hóa chất, 1 Laufoam AD Chất chống bọt 0,30 g/l
chất trợ 2 Egalen 81 Đều màu thuốc nhuộm 1,00 %
3 Egalen LP 95 Đều màu cho vải 1,00 %
4 OpticidvVS liq-C Tạo môi trường (axit donor) 2,00 g/l
B. Thuốc 5 Farboset blue 2RN/N Thuốc nhuộm 1,16 %
nhuộm
6 Suncid violet FBL Thuốc nhuộm 0,49 %
7 Nylosan Blue S-R Thuốc nhuộm 0,22 %
C. Giặt 8 Laupon Q Chất giặt 0,50 g/l
D. Cầm màu 9 HCOOH Chất tạo môi trường axit 1,00 g/l
lần 1 10 Sunlife TN-40 Chất cầm màu 5,00 %
E. Cầm màu 11 HCOOH Chất tạo môi trường axit 0,80 g/l
lần 2 12 Sunlife TN-40 Chất cầm màu 5,00 %

Dung tỷ nhuộm: R = 1:10

Hình 3.65. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Justin 1916 blue tony.
Quy trình tiến hành quá trình nhuộm màu blue cho mặt hàng Justin màu được thể
hiện trên bảng 3.17, 3.18 với sơ đồ quy trình công nghệ được trình bày trên hình 3.64.
Với quy trình này thì toàn bộ dòng dung dịch chỉ chảy có một chiều từ trong lõi beam
ra ngòai beam chứ không chảy theo chiều ngược lại.
Riêng với màu thường được nhuộm với nồng độ cao hay vải nhuộm màu đậm
như mặt hàng này thì sau quá trình nhuộm bản đồ án có sử dụng thêm quá trình giặt
soaping (với Laupon Q) bản thân chất này trong dung dịch sẽ phân ly ra ion dương và
liên kết với các hạt thuốc nhuộm axit mang điện tích âm gắn trên xơ EL và bên ngoài
xơ PA mà không liên kết với xơ. Do trong bản đồ án chỉ tiến hành nhuộm màu cho vải
PA chứ không nhuộm cho EL. Đồng thời để tăng độ bền màu của vải màu đậm này
bản đồ án tiến hành cầm màu cho vải 2 lần và giặt nước 2 lần sau cầm màu để cản
thiện độ bền màu cho vải trong các quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo ISO
hay AATCC.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


142

Bảng 3.18. Quy trình các bước và thời gian nhuộm cho Justin blue
Thời gian Thời gian
STT Bƣớc thực hiện STT Bƣớc thực hiện
(phút) (phút)
1 Đưa beam vải vào máy 10 21 Nâng nhiệt lên 85°C 25
2 Gọi chương trình - 22 Giữ ở 85°C 25
3 Cấp nước 10 23 Hạ nhiệt xuống 75°C 5
4 Cấp hóa chất, chất trợ 10 24 Lấy mẫu kiểm tra 5
6 Cấp thuốc nhuộm 10 24 Xả dịch 2
7 Làm đều 5 25 Cấp nước 10
8 Nâng nhiệt 30-80°C 65 26 Cấp axit và làm đều 10
9 Nâng nhiệt 80-102°C 35 27 Cấp chất cầm màu 10
10 Giữ nhiệt 102°C 30 28 Nâng nhiệt lên 85°C 25
11 Hạ nhiệt xuống 70°C 20 29 Giữ ở 85°C 25
12 Lấy mẫu kiểm tra 5 30 Hạ nhiệt xuống 75°C 5
12 Xả dịch 2 31 Lấy mẫu kiểm tra 5
13 Cấp nước 10 32 Xả dịch 2
14 Cấp hóa chất giặt 10 33 Cấp nước giặt lần 1 15
15 Nâng nhiệt lên 50°C 10 34 Xả dịch 2
16 Giữ nhiệt ở 50°C 20 35 Cấp nước giặt lần 2 15
17 Xả dịch 2 36 Xả dịch 2
18 Cấp nước 10 37 Ra beam 10
19 Cấp axit và làm đều 10 Kết thúc chương trình -
20 Cấp chất cầm màu 10 Tổng 482
 Vải Karima nhuộm màu Flou nhạt

Bảng 3.19. Hóa chất và thuốc nhuộm cho nhuộm Karima màu Flou nhạt
Tên hóa chất Chức năng Nồng độ
A. Hóa chất, 1 Laufoam AD Chất chống bọt 0,30 g/l
chất trợ 2 Egalen 81 Đều màu thuốc nhuộm 2,00 %
3 Egalen LP 95 Đều màu cho vải 2,00 %
4 Laucid BL Tạo môi trường 1,50 g/l
B. Thuốc 5 Telon Turquoise M-5G Thuốc nhuộm 0,030 %
nhuộm
6 Flavine Dorasyn C7G Thuốc nhuộm 0,126 %
7 Yellow M-5GL CN Thuốc nhuộm 0,014 %
C. Cầm màu 8 HCOOH Chất tạo môi trường axit 1,00 g/l
9 Sunlife TN-40 Chất cầm màu 6,00 %

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


143

Dung tỷ nhuộm: R = 1:10

Hình 3.66. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Karima màu Flou nhạt.
Quy trình các bước thực hiện của quá trình nhuộm màu Flou nhạt cho vải Karima
được trình bày trên Bảng 3.20. Với quá trình nhuộm này toàn bộ quá trình thì beam vải
chuyển động 2 chiều. Để đảm bảo vải nhuộm màu Flou không có sự chênh lệch giữa
vải quấn lớp trong và lớp ngoài. Tuy nhiên, quá trình đảo chiều dòng dung dịch cũng
khá quan trọng, phải đảm bảo thời gian đảo chiều sao cho không gây ra hiện tượng
dòng chảy rối làm loang màu, hoặc xô lệch vải. Thời gian quay 1 chiều hợp lý nhất là
8 phút, và không có thời gian nghỉ giữa các lần đảo chiều.
Bảng 3.20. Quy trình các bước và thời gian nhuộm cho Karima màu Flou nhạt
Thời gian Thời gian
STT Bƣớc thực hiện STT Bƣớc thực hiện
(phút) (phút)
1 Đưa beam vải vào máy 10 17 Cấp nước 10
2 Gọi chương trình - 18 Cấp axit và làm đều 10
3 Cấp nước 10 19 Cấp chất cầm màu 10
4 Cấp hóa chất, chất trợ 10 20 Nâng nhiệt lên 85°C 85
5 Làm đều 5 21 Giữ ở 85°C 25
6 Cấp thuốc nhuộm 10 22 Hạ nhiệt xuống 75°C 5
7 Làm đều 5 23 Lấy mẫu kiểm tra 5
8 Nâng nhiệt 30-102°C 145 24 Xả dịch 2
9 Giữ nhiệt 102°C 30 25 Cấp nước giặt lần 1 15
10 Hạ nhiệt xuống 70°C 25 26 Xả dịch 2
11 Lấy mẫu kiểm tra 5 27 Cấp nước giặt lần 2 15
12 Xả dịch 2 28 Xả dịch 2
13 Cấp nước và giặt lần 1 15 29 Ra beam 10
14 Xả dịch 2 30 Cắt mẫu kiểm tra 5
15 Cấp nước giặt lần 2 15 31 Kết thúc chương trình -
16 Xả dịch 2 Tổng 492

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


144

 Vải Karima nhuộm màu Flou đậm


Bảng 3.21. Hóa chất và thuốc nhuộm cho nhuộm Karima màu Flou đậm
Tên hóa chất Chức năng Nồng độ
A. Hóa chất, 1 Laufoam AD Chất chống bọt 0,40 g/l
chất trợ 2 Egalen 81 Đều màu thuốc nhuộm 1,00 %
3 Egalen LP 95 Đều màu cho vải 1,00 %
4 Opticid VS liq-C Tạo môi trường (axit donor) 1,80 g/l
B. Thuốc 5 Rhodamin BH/C Thuốc nhuộm 0,40 %
nhuộm
6 Suncid Violet FBL Thuốc nhuộm 0,11 %
7 Red 1129 Thuốc nhuộm 0,35 %
C. Cầm màu 8 HCOOH Chất tạo môi trường axit 1,00 g/l
lần 1 9 Sunlife TN-40 Chất cầm màu 5,00 %
D. Cầm màu 10 HCOOH Chất tạo môi trường axit 1,00 g/l
lần 2 11 Sunlife TN-40 Chất cầm màu 5,00 %

Dung tỷ nhuộm: R = 1:10

Hình 3.67. Sơ đồ quy trình nhuộm cho Karima màu Flou đậm.
Quy trình các bước thực hiện của quá trình nhuộm màu Flou đậm cho vải Karima
được trình bày trên Bảng 3.22. Với quá trình nhuộm này toàn bộ quá trình thì beam vải
chuyển động 2 chiều. Để đảm bảo vải nhuộm màu Flou không có sự chênh lệch giữa
vải quấn lớp trong và lớp ngoài. Thời gian quay 1 chiều hợp lý nhất là 8 phút.
Nhìn chung, quy trình các bước thực hiện của quá trình nhuộm màu Flou đậm
cho vải Karima được tương tự như màu nhạt nhưng thêm một lần cầm màu và thêm
giặt.
Với trường hợp vải nhuộm màu Flou thì chỉ tăng số lần giặt nước lên chứ tuyệt
đối không được sử dụng chất giặt ion để loại bỏ thuốc nhuộm trên EL và không liên
kết với PA. Vì thuốc nhuộm Flou có ái lực rất kém với PA hơn thế nữa trong quá trình
nhuộm thuốc nhuộm không đi sâu vào trong lõi xơ sợi được nên với những màu cần
nhuộm đậm thì phải tăng số lần cầm màu và giặt lên.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


145

Bảng 3.22. Quy trình các bước và thời gian nhuộm cho Karima màu Flou đậm
. Quy trình các bước và thời gian nhuộm cho Karima màu Flou đậm
Thời gian Thời gian
STT Bƣớc thực hiện STT Bƣớc thực hiện
(phút) (phút)
1 Đưa beam vải vào máy 10 21 Cấp chất cầm màu 10
2 Gọi chương trình - 22 Nâng nhiệt lên 85°C 85
3 Cấp nước 10 23 Giữ ở 85°C 25
4 Cấp hóa chất, chất trợ 10 24 Hạ nhiệt xuống 75°C 5
5 Làm đều 5 25 Lấy mẫu kiểm tra 5
6 Cấp thuốc nhuộm 10 26 Xả dịch 2
7 Làm đều 5 27 Cấp nước 10
8 Nâng nhiệt 30-102°C 145 28 Cấp axit và làm đều 10
9 Giữ nhiệt 102°C 30 29 Cấp chất cầm màu 10
10 Hạ nhiệt xuống 70°C 25 30 Nâng nhiệt lên 85°C 85
11 Lấy mẫu kiểm tra 5 31 Giữ ở 85°C 25
12 Xả dịch 2 32 Hạ nhiệt xuống 75°C 5
13 Cấp nước và giặt lần 1 15 33 Lấy mẫu kiểm tra 5
14 Xả dịch 2 34 Xả dịch 2
15 Cấp nước giặt lần 2 15 35 Cấp nước giặt 15
16 Xả dịch 2 36 Xả dịch 2
17 Cấp nước giặt lần 3 15 37 Ra beam 10
18 Xả dịch 2 38 Cắt mẫu kiểm tra 5
19 Cấp nước 10 39 Kết thúc chương trình -
20 Cấp axit và làm đều 10 Tổng 644

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


146

CHƢƠNG 4: TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ


BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ XƢỞNG
4.1. Tính toán kỹ thuật
4.1.1. Tính số lƣợng máy cần sử dụng
4.1.1.1. Tính số lƣợng máy cần sử dụng trong phòng thí nghiệm
Hệ thống phòng thí nghiệm của nhà máy có trang bị một hệ thống cân, pha và lấy
thuốc nhuộm tự động của Colorservice; một máy so màu và phối ghép đơn màu được
kết hợp với máy tính và hiển thị kết qua thông qua phần mềm của X-rite; một buồng so
màu cũng của X-rite, một thiết bị cắt mẫu kiểm tra khối lượng; máy nhuộm mẫu
Giotto; cân điện tử; Tủ sấy mẫu, máy minidryer/stenter; máy ngấm ép và một vài thiết
bị khác. Tất cả các thiết bị và số lượng bố trí trong phòng thí nghiệm được thể hiện
trên Bảng 4.4.
4.1.1.2. Tính số lƣợng máy cần sử dụng trong phòng thí nghiệm
a. Tính toán số lƣợng máy cần sử dụng theo phƣơng pháp gián đoạn
Số lượng các máy làm việc gián đoạn (nhuộm) tính toán theo công thức sau:

MDC =

Trong đó:
MDC : Số lượng máy cần tính
Y : Sản lượng cần sản xuất trong một năm (kg/năm)
t : Thời gian sản xuất của một mẻ (phút/mẻ)
D : Số ngày làm việc trong 1 năm (ngày/năm)
C : Công suất làm việc một mẻ (kg/mẻ)
h : Thời gian làm việc một ngày (phút/ngày)
µ : Hiệu suất sử dụng máy (0.8÷0.95)
Số lượng máy nhuộm sử dụng trong nhà máy được tính toán và thể hiện trên
bảng 4.1. Từ bảng ta có tổng số lượng máy nhuộm Beam cần sử dụng sẽ là:
Mb = 0,80 + 1,48 + 1,06 + 1,79 + 2,35 = 7,48 chiếc
 Như vậy, cần 8 chiếc máy nhuộm Beam 800kg để sử dụng cho việc tăng trắng và
nhuộm vải màu trong toàn bộ nhà máy.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


147

Bảng 4. 1. Thống kê số lượng máy nhuộm cần sử dụng cho mỗi loại vải

Y t D h C Số máy
Loại vải µ
(kg/năm) (ph/mẻ) (ngày) (ph/ngày) (kg/mẻ) (chiếc)
Justin trắng 952560 285 300 1440 800 0,9 0,80
Justin màu 952560 545 300 1440 800 0,9 1,48
Maryna 1101600 315 300 1440 800 0,9 1,06
Karima nhạt 1134000 575 300 1440 800 0,9 1,79
Karina đậm 1134000 644 300 1440 800 0,9 2,35
* Chú thích: Toàn bộ hệ thống cân thuốc nhuộm tự động, hệ thống cấp hóa chất tự
động và phần mềm sử dụng quản lý, kiểm soát và điều khiển quá trình nhuộm đều sử
dụng 1 thiết bị và được trình bày trong bảng 4.4.
b. Tính toán số lƣợng máy cần sử dụng theo phƣơng pháp liên tục
Số lượng các máy làm việc liên tục (máy kiểm vải, máy stenter, giặt ướt và giặt
khô) tính toán theo công thức sau:

MDC =

Trong đó:
MDC : Số lượng máy cần tính
G : Công suất nhà máy (m/năm)
v : Tốc độ chuyển động trung bình của vải (m/phút)
η : Hiệu suất máy (η = 0,8 – 0.95)
n : Số dây vải
T : Thời gian làm việc một năm (giờ/năm)
µ : Hiệu suất sử dụng máy (0.8÷0.95)
* Tính số lượng máy kiểm vải
Chọn một số điều kiện làm việc cho máy như sau:
Tốc độ chuyển động trung bình của vải (v) : 40 (mét/phút)
Hiệu suất máy (η) : 0,9
Số dây vải (n) : 1
Công suất nhà máy (Y) : 21.600.000 mét/năm
Thời gian làm việc 1 năm (h) : 7.200 giờ
Số lượng máy kiểm tra và phân loại vải mộc và vải thành phẩm là:

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


148

Mkv = = = 2,78 (chiếc)

 Như vậy, ta chọn số lượng máy kiểm tra và phân loại vải mộc và thảnh phẩm cho
vải là 3 máy.
 Với công suất của nhà máy là 20 tr mét/năm thì nhà máy sẽ bố trí 1 máy đóng gói
cho các cuộn vải thành phẩm.
* Tính số lượng máy giặt nước
Chọn một số điều kiện làm việc cho máy như sau:
Tốc độ chuyển động trung bình của vải (v) : 25 (mét/phút)
Hiệu suất máy (η) : 0,9
Số dây vải (n) : 1
Công suất nhà máy sản xuất vải Justin (Y) : 8.640.000 mét/năm
Thời gian làm việc 1 năm (h) : 7.200 giờ
Số lượng máy giặt nước cho mặt hàng Justin cả trắng lẫn nhuộm màu là:

Mgn = = = 0,89 (chiếc)

 Như vậy, ta chọn số lượng máy giặt nước để sản xuất mặt hàng Justin là 1 máy.
* Tính số lượng máy giặt dung môi
Chọn một số điều kiện làm việc cho máy như sau:
Tốc độ chuyển động của vải Maryna (v) : 25 (mét/phút)
Karima (v) : 28 (mét/phút)
Hiệu suất máy (η) : 0,9
Số dây vải (n) : 1
Công suất nhà máy sản xuất Maryna (Y) : 4.320.000 mét/năm
Karima (Y) : 8.640.000 mét/năm
Thời gian làm việc 1 năm (h) : 7.200 giờ
Số lượng máy giặt nước cho mặt hàng Justin cả trắng lẫn nhuộm màu là:

Mgs =

= + = 1,24 (chiếc)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


149

 Như vậy, ta chọn số lượng máy giặt dung môi để sản xuất mặt hàng Maryna và
Karima là 2 máy.
* Tính số lượng máy văng định hình
Chọn một số điều kiện làm việc cho máy trong quá trình định hình như sau:
Tốc độ chuyển động của vải Justin (v) : 25 (mét/phút)
Tốc độ chuyển động của vải Maryna, Karima (v) : 28 (mét/phút)
Hiệu suất máy (η) : 0,9
Số dây vải (n) : 1
Công suất nhà máy sản xuất Justin (Y) : 8.640.000 mét/năm
Maryna, Karima (Y) : 12.960.000 mét/năm
Thời gian làm việc 1 năm (h) : 7.200 giờ
Số lượng máy stenter sử dụng cho quá trình định hình vải của nhà máy là:

Mđh =

= + = 2,08 (chiếc)

Chọn một số điều kiện làm việc cho máy trong quá trình h như sau:
Tốc độ chuyển động của vải Justin (v) : 35 (mét/phút)
Hiệu suất máy (η) : 0,9
Số dây vải (n) : 1
Công suất nhà máy sản xuất Justin (Y) : 17.280.000 mét/năm
Thời gian làm việc 1 năm (h) : 7.200 giờ
Số lượng máy stenter sử dụng để hoàn tất cho vải nhuộm màu cả Justin, Maryna
và Karima là:

Mht = = = 1,27 (chiếc)

 Tổng số lượng máy stenter sử dụng cho toàn nhà máy cả định hình và hoàn tất là
MDC = Mđh + Mht = 2,08 + 1,27 = 3,35 chiếc
 Như vậy, ta chọn tổng số lượng máy stenter sử dụng trong nhà máy là 4 máy.
* Tính số lượng máy cuộn beam vải
Chọn một số điều kiện làm việc cho máy cuộn beam vải với những vải cần
nhuộm như sau:

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


150

Tốc độ chuyển động trung bình của vải (v) : 40 (mét/phút)


Hiệu suất máy (η) : 0,9
Số dây vải (n) : 1
Công suất nhà máy (Y) : 21.600.000 mét/năm
Thời gian làm việc 1 năm (h) : 7.200 giờ
Số lượng máy cuộn beam vải trước khi nhuộm là:

Mkv = = = 1,39 (chiếc)

 Như vậy, ta chọn số lượng máy cuộn beam vải là 2 máy.


* Tính số lượng máy kiểm vải
Chọn một số điều kiện làm việc cho máy tở vải sau khi nhuộm như sau:
Tốc độ chuyển động trung bình của vải (v) : 40 (mét/phút)
Hiệu suất máy (η) : 0,9
Số dây vải (n) : 1
Công suất nhà máy (Y) : 21.600.000 mét/năm
Thời gian làm việc 1 năm (h) : 7.200 giờ
Số lượng máy tở vải sau quá trình nhuộm là:

Mkv = = = 1,39 (chiếc)

 Như vậy, ta chọn số lượng máy tở beam vải là 2 máy.


c. Tính số lƣợng máy khâu đầu tấm
Trên dây chuyền sản xuất của nhà máy có một số vị trí cần phải bố trí máy may
đầu tấm: như trước các máy giặt nước, máy giặt khô, máy định hình và máy kiểm vải
để máy có thể làm việc một cách liên tục, không bị gián đoạn hoặc ngắt quãng trong
quá trình sản xuất, giảm sự tiêu hao vải quá nhiều trong quá trình dừng máy, tăng hiệu
suất và giảm thiểu thời gian chết trong quá trình sản xuất.
Để thuận tiện ta bố trí tại 3 máy kiểm vải sẽ có 2 máy may, trước 1 máy giặt
nước có 1 máy may, trước 2 máy giặt dung môi có 1 máy may, trước 4 máy định hình
có 2 máy may, trước 2 máy cuộn vải 1 máy, trước 2 máy tở 1 máy. Trong phòng QC
có bố trí 1 máy may.
 Vậy tổng số máy may của nhà máy là 9 máy Pegasus.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


151

d. Tính toán lƣợng tiêu hao hơi, số lƣợng lò hơi và lò đốt cần sử dụng
* Tính lượng hơi và số lượng lò hơi cần dùng
Lượng hơi tiêu thụ cả năm của các máy tính toán theo công thức:

Hcn = H1 × MDC × T = =

Trong đó:
Hcn : Lượng hơi tiêu thụ cả năm (kg/năm)
H1 : Lượng hơi tiêu thụ 1 giờ (kg/h)
MDC : Số lượng máy cần tính
G : Công suất nhà máy (m/năm)
v : Tốc độ chuyển động trung bình của vải (m/phút)
η : Hiệu suất máy (η = 0,8 – 0.95)
n : Số dây vải
T : Thời gian làm việc một năm (giờ/năm)
µ : Hiệu suất sử dụng máy (0.8÷0.95)
C : Công suất làm việc một mẻ (kg/mẻ)
Y : Sản lượng cần sản xuất trong một năm (kg/năm)
t : Thời gian sản xuất của một mẻ (phút/mẻ)
Bảng 4.2. Tiêu hao hơi của các máy trong quá trình sản xuất

Số Lƣợng hơi tiêu Lƣợng hơi tiêu


STT Công đoạn Tên thiết bị
thiết thụ trung bình thụ cả năm
bị (kg/h) (kg/năm)
1 Giặt nước HJ-212 Foundmach 1 800 5.760.000
2 Giặt dung môi Nova- ecowarp 2 800 11.520.000
4 Máy nhuộm Then HTS 8 800 46.080.000
Tổng lƣợng hơi cần cấp một năm là (kg/năm) (H) 63.360.000
Như vậy, trong khuôn khổ đồ án em sử dụng lò hơi của Bono với công suất hơi
(Cs) là 10.000 kg/h. Từ đó, số lượng lò hơi sử dụng là:

Mlh = = = 0,88 (chiếc)

 Như vậy, với công suất 20 tr m vải/năm bản đồ án cần sử dụng tới 1 chiếc lò hơi
mới đủ khả năng cung cấp hơi cho toàn nhà máy sử dụng liên tục.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


152

* Tính số lượng lò đốt và lượng than sử dụng


Nhiệt lượng cần cấp để nâng nhiệt độ không khí trong các máy văng sấy tính
theo công thức sau:

q = n
Trong đó:
q : Lượng nhiệt cần cấp một giờ (kJ/h)
m : Lưu lượng (kg/ph)
Cp : Nhiệt dung riêng của không khí hoặc nước (kJ/kg.độ)
∆t : Khoảng chênh lệch nhiệt độ (°C)
n : Số máy sản xuất
n1 : Số lượng buồng của máy sấy
Coi nhiệt độ trung bình ở các máy sấy cần nâng nhiệt là 25°C, nhiệt độ cần nâng
đạt 190°C. Với nước thì nhiệt độ nâng từ 25-160°C. Từ đó lượng nhiệt cần cấp được
thể hiện trên bảng 4.3.
Bảng 4.3. Thống kê lượng nhiệt cần sử dụng cho nhà máy

Loại nguyên liệu n n1 m Cp ∆t q


làm nóng (chiếc) (kg/ph) (KJ/kg.độ) (°C) (KJ/h)
Khí (stenter) 4 10 5,5 1,005 165 2.188.890
Lò hơi 1 1 4 4.200 135 2.268.000
Tổng lƣợng nhiệt cần tiêu thụ (Q1) 4.456.890
Với công suất cấp nhiệt của lò đốt là Q = 12.564.000 KJ/h thì số lượng máy cần
sử dụng là:

Mlđ = = = 0,35 (chiếc)

 Như vậy cần sử dụng một lò đốt than để đốt dầu tải nhiệt sử dụng cho toàn nhà
máy.
Lượng than cần sử dụng cho lò đốt được tính theo công thức sau:

mt = ×T = = 1.035.149 (kg/năm)

Trong đó:
Qt : Nhiệt lượng của 1 kg than (Qt = 29.308 – 33.494 KJ/kg)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


153

mt : Lượng than tiêu thụ cả năm (kg/năm)


T : Thời gian làm việc cả năm (giờ/năm)
 Tổng lượng than cần sử dụng một năm là 1.035.149 kg/năm. Vơi giá than là 5
nghìn/kg thì chi phí mua than là: 1.035.149× 5/1.000 = 5.176 (triệu đồng)
e. Tính số lƣợng máy nén khí sử dụng
Đồ án sử dụng 2 máy nén khí để cung cấp khí nén cho toàn bộ nhà máy. Số
lượng máy nén khí và tính toán chi phí giá thành mua thiết bị được trình bày trên Bảng
4.4.
f. Tính toán số lƣợng máy phụ trợ cần sử dụng
Số lượng máy và thiết bị phụ trợ (xe nâng tay, xe nâng điện bán tự động, xe nâng
toyota, xe nâng compact, máy phun áp lực, các giá đỡ beam…) được thể hiện trên
Bảng 4.4.
4.1.1.3. Tính số lƣợng máy sử dụng trong phòng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm
Các thiết bị sử dụng trong phòng kiểm tra chất lượng ngoài các máy so màu, máy
đo màu, máy cắt mẫu thì còn một thiết bị khác sử dụng để tiến hành kiểm tra các mẫu
xem có đạt tiêu chuẩn khách hàng đưa ra hay không về độ bền màu với ánh sáng, clo,
nước biển, mồ hôi,… được thể hiện trên bảng 4.4.
Toàn bộ các thiết bị khác không có tên sẽ được tính toán vào mục chi phí mua
thiết bị khác và được thống kê trong bảng 4.4.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


154

4.1.1.4. Thống kê lƣợng máy sử dụng và chi phí giá thành mua thiết bị
Bảng 4.4. Thống kê số lượng máy sử dụng và chi phí mua thiết bị

Công đoạn Tên thiết bị Số Giá thành Tổng tiền


thiết bị (tr đồng/chiếc) (triệu đồng)
1 Kiểm vải FM 2000 MR 3 2.265,0 6.795
2 Đóng gói Máy đóng kiện 1 3.200,0 3.200
3 May đầu tấm M800 Pegasus 9 200,0 1.800
4 Giặt nước HJ-212 Foundmach 1 3.300,0 3.300
5 Giặt dung môi Nova- ecowarp 2 5.700,0 11.400
6 Stenter Stenter Optima 2620 4 5.284,0 21.136
7 Cuộn vải Máy cuộn 2 1.320,0 2.640
8 Then HTS 8 3.600,0 28.800
9 Máy nhuộm Colorservice TRS 1 10.409,0 10.409
10 Eliar RD 96 1 8.272,0 8.272
11 Tở vải Máy tở vải 2 1.320,0 2.640
12 Lò đốt than Lò đốt than 1 8.535,0 8.535
13 Lò hơi Lò hơi 1 5.284,0 5.284
14 Khí nén AtlasCopco 2 3.760,0 7.520
15 OrgaTEX Phần mềm 1 50.545,0 50.545
16 Hệ thống máy tính 20 5,9 118
17 Máy so màu Ci 7800 3 120,0 360
18 Color iQC 3 300,0 900
19 Macbeth spectralight III 3 30,0 90
20 Dung cụ cắt mẫu Mesdan 3 42,0 126
21 Máy nhuộm mẫu Giotto 4 160,0 640
22 Colorservice hệ thống PTN 1 2.364,0 2.364
23 Cân điện tử Mettler Toledo 4 150,0 600
24 Tủ hồi ẩm PID Systems 2 500,0 1.000
25 Minidryer/stenter 1 570,0 570
26 PTN và QC Máy ngấm ép 1 490,0 490
27 Tủ sấy binder 2 500,0 1.000
28 Máy khuấy VM4 1 180,0 180
29 Máy giặt Rotawash 1 1.000,0 1.000
30 Máy crockmeter 1 60,0 60
31 Thiết bị đo pH 3 100,0 300
32 Máy lắc tuyến tính SSL2 1 120,0 120
33 Tủ điều nhiệt memmert 1 1.000,0 1.000
34 Máy kiểm tra pilling 1 520,0 520
35 Máy đo bền màu ánh sáng 1 1.000,0 1.000
36 Máy đo độ giãn, modulus 1 800,0 800
37 Các thiết bị khác - 10.000,0 10.000
Tổng chi phí cần bỏ ra để mua thiết bị (tr đồng) 195.514

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


155

4.1.2. Tính lƣợng hóa chất tiêu hao


a. Lƣợng hóa chất tiêu hao trong công đoạn xử lý gián đoạn
Lượng hóa chất tiêu hao theo công đoạn gián đoạn tính theo công thức:

Gc = =

Trong đó:
Gc : Lượng hóa chất tiêu hao trong một năm (kg/năm)
Y : Sản lượng sản xuất một năm (kg/năm)
R : Dung tỷ
Cm : Nồng độ hóa chất (g/l)
C : Nồng độ hóa chất (%)
Lượng hóa chất tiêu hao cho công đoạn gián đoạn: tăng trắng, nhuộm được tính
toán và thống kê trên bảng 4.5.
b. Lƣợng hóa chất tiêu hao trong công đoạn xử lý liên tục
Lượng hóa chất tiêu hao trong công đoạn liên tục tính theo công thức:

Gc =

Trong đó:
Gc : Lượng hóa chất tiêu hao trong một năm (kg/năm)
Y : Sản lượng sản xuất một năm (kg/năm)
P : Mức ép (%)
d : Khối lượng riêng của dung dịch (g/ml)
Cm : Nồng độ hóa chất (g/l)
C : Nồng độ hóa chất (%)
c. Thống kê lƣợng hóa chất và chi phí mua hóa chất
Lượng hóa chất sử dụng trong toàn nhà máy và chi phí mua hóa chất được thống
kê trên bảng 4.5.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


156

Bảng 4.5. Thống kê hóa chất sử dụng và chi phí mua hóa chất

Giá
Y R P Cm C d Số Lƣợng Tổng tiền
Công Tên hóa chất 1kg
đoạn nghìn
kg/năm l/kg % g/l % g/ml kg/năm Triệu
/kg
Giặt Laupal PK 1.905.120 - 120 3 - 1 6.858,4 120 823,0
nước Idrosol Fie 1.905.120 - 120 3 - 1 6.858,4 175 1.200,2
Giặt khô Percloroetylen 3.369.600 - - - 15 - 505.440,0 15 7.581,6
Laufoam AD 952.560 10 - 0,3 - - 2.857,7 50 476,3
Anoxid sid 952.560 10 - 2 - - 9.525,6 145 1.381,2
Egalen 81 952.560 10 - 1 - 1 9.525,6 60 571,5
Tăng
Umidol APY 952.560 10 - - 4 - 38.102,4 78 2.972,0
trắng
Na2S2O4 952.560 10 - 3 - 1 28.576,8 30 857,3
Dolux 01 952.560 10 - - 2,57 - 24.480,8 168 4.112,8
HCOOH 952.560 10 - 1 - 1 9.525,6 45 428,7
Laufoam AD 952.560 10 - 0,3 - 1 2.857,7 50 142,9
Egalen 81 952.560 10 - - 1 - 9.525,6 60 571,5
Egalen LP 95 952.560 10 - - 1 - 9.525,6 75 714,4
OpticidvVS liq-C 952.560 10 - 2 - 1 19.051,2 135 2.571,9
Farboset blue 2RN/N 952.560 10 - - 1,16 - 11.049,7 610 6.740,3
Nhuộm Suncid violet FBL 952.560 10 - - 0,49 - 4.667,5 675 3.150,6
Justin Nylosan Blue S-R 952.560 10 - - 0,22 - 2.095,6 837 1.754,0
Laupon Q 952.560 10 - 0,5 - 1 4.762,8 40 190.512
HCOOH 952.560 10 - 1 - 1 9.525,6 45 428.652
Sunlife TN-40 952.560 10 - - 5 - 47.628,0 137 6.525.036,0
HCOOH 952.560 10 - 0,8 - 1 7.620,5 45 342,9
Sunlife TN-40 952.560 10 - - 5 - 47.628,0 137 6.525,0
Laufoam AD 1.101.600 10 - 1 - 1 11.016,0 50 550,8
HCOOH 1.101.600 10 - 1 - 1 11.016,0 45 495,7
Nhuộm
Sinoset black 194 1.101.600 10 - -- 2,57 - 28.311,1 815 23.073,5
maryna
HCOOH 1.101.600 10 - 1 - 1 11.016,0 45 495,7
Laufix PA-conc 1.101.600 10 - - 4 - 44.064,0 65 2.864,2
Laufoam AD 1.134.000 10 - 0,3 - 1 3.402,0 50 170,1
Nhuộm
Karima Egalen 81 1134000 10 - - 2 - 22.680,0 60 1.360,8
nhạt
Egalen LP 95 1134000 10 - - 2 - 22.680,0 75 1.701,0

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


157

Laucid BL 1.134.000 10 - 1,5 - 1 17.010,0 45 765,5


Telon TurquoiseM5G 1.134.000 10 - - 0,03 - 340,2 715 243,2
Flavine Dorasyn C7G 1.134.000 10 - - 0,126 - 1.428,8 407 581,5
Yellow M-5GL CN 1.134.000 10 - - 0,014 - 158,8 665 105,6
HCOOH 1.134.000 10 - 1 - 1 11.340,0 45 510,3
Sunlife TN-40 1.134.000 10 - - 6 - 68.040,0 137 9.321,5
Laufoam AD 1.134.000 10 - 0,4 - 1 4.536,0 50 226,8
Egalen 81 1.134.000 10 - - 1 - 11.340,0 60 680,4
Egalen LP 95 1.134.000 10 - - 1 - 11.340,0 75 850,5
Opticid VS liq-C 1.134.000 10 - 1,8 - 1 20.412,0 135 2.755,6
Nhuộm
karima Rhodamin BH/C 1.134.000 10 - - 0,4 - 4.536,0 568 2.576,5
màu Suncid Violet FBL 1.134.000 10 - - 0,11 - 1.247,4 998 1.244,9
đậm
Red 1129 1.134.000 10 - - 0,35 - 3.969,0 619 2.456,8
HCOOH 1.134.000 10 - 1 - 1 11.340,0 45 510,3
Sunlife TN-40 1.134.000 10 - - 5 - 56.700,0 137 7.767,9
HCOOH 1.134.000 10 - 1 - 1 11.340,0 45 510,3
Sunlife TN-40 1.134.000 10 - - 5 - 56.700,0 137 7.767,9
Lausoft BN 3.006.720 - 70 3 - 1 6.314,1 67 423,0
Optifix 3.006.720 - 70 5 - 1 10.523,5 135 1.420,7
Laucid MC 3.006.720 - 70 1 - 1 2.104,7 45 94,7
APPRETAN EM.liq 1.905.120 - 70 170 - 1 226.709,3 112 25.391,4
Hoàn
Nuva N2114 1.134.000 - 70 35 - 1 27.783,0 89 2.472,7
tất
Arkophob DAN 1.134.000 - 70 8 - 1 6.350,4 95 603,3
Laucid MC 1.134.000 - 70 1,5 - 1 1.190,7 45 53,6
Umidol APY 1.134.000 - 70 60 - 1 47.628,0 78 3.715,0
Laucid MC 1.134.000 - 70 2 - 1 1.587,6 45 71,5
Tổng lƣợng tiêu hao 1.600.512 153.895,6
4.1.3. Tính tiêu hao nƣớc cần dùng
a. Tính tiêu hao nƣớc trong công đoạn gián đoạn
Với đồ án thiết kế nhà xưởng này thì lượng nước tiêu hao cho các công đoạn gián
đoạn được tính toán theo công thức sau:

VDC = = (m3 hoặc lít)

Trong đó:

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


158

VDC : Lượng nước cần sử dụng, lít


Y : Sản lượng sản phẩm cần sản xuất trong một năm (kg/năm)
V : Lượng nước cần cấp vào máy (lít/mẻ) (V = M × R)
R : Dung tỷ nhuộm
N : Số lần cấp nước vào máy trên một mẻ (lần/mẻ)
M : Năng suất máy một mẻ (kg/mẻ)
Bảng 4.6. Thống kê lượng nước sử dụng trong công đoạn gián đoạn

Y R V n M VDC
(kg/năm) (lít/mẻ) (lần/mẻ) (kg/mẻ) (lít)
Tăng trắng 952.560 10 8000 3 800 28.576.800
Nhuộm Justin 952.560 10 8000 6 800 57.153.600
Nhuộm đen 1.101.600 10 8000 5 800 55.080.000
Flou nhạt 1.134.000 10 8000 6 800 68.040.000
Flou đậm 1.134.000 10 8000 7 800 79.380.000
 Tổng lượng nước cần sử dụng cho quá trình gián đoạn là: 288.230,4 m3.
b. Tiêu hao nƣớc trong công đoạn liên tục
Lượng nước tiêu hao cho các thiết bị thực hiện theo phương thức liên tục được
tính toán theo công thức sau:

VC =
Trong đó:
VC : Lượng nước cần sử dụng, lít
Y : Sản lượng sản phẩm cần sản xuất trong một năm (kg/năm)
P : Mức ép (%)
* Tiêu hao nước trong máy giặt nước
Với sản phẩm của nhà máy chỉ có mặt hàng Justin cả màu trắng và nhuộm màu
xanh là giặt nước, khối lượng vải mộc cần giặt nước là 1.905.120 kg/năm.
Số lượng nước cần sử dụng cho mỗi bể sẽ tính theo công thức:
( )
Vn =

Trong đó:
Vn : Thể tích nước cần dùng cho từng bể (m3/năm)
Y : Sản lượng sản phẩm cần sản xuất trong một năm (kg/năm)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


159

Vct : Thể tích nước chảy tràn (l/kg)


V : Thể tích nước của bể giặt (l)
Từ đó, ta có bảng thống kê lượng nước sử dụng cho máy giặt nước như trên bảng
4.7.
Bảng 4.7. Thống kê lượng nước sử dụng cho máy giặt nước

Máng 1 Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4 Tổng (m3)


Thể tích (l) 160 2600 2600 1400 1000 -
Chảy tràn (l/kg) 5 3 3 5 8 -
Tổng (m3/năm) 9.525,76 5.717,96 5.717,96 9.527,00 15.241,96 45.730,64
* Tiêu hao nước trong quá trình hoàn tất
Trong công đoạn hoàn tất, máng 1 là máng ngấm nước thì điều chỉnh máy cấp
làm sao cho đảm bảo cứ 1kg vải chảy qua sẽ cấp 15 l nước. như vậy tổng quá trình
hoàn tất có 5.274.720kg vải thì tiêu thụ hết 79.120,8 m3 nước.
Với máng ngấm hóa chất mức ép là 70% thì lượng nước tiêu thụ sẽ là:

VC = = 3.692,3 m3

 Tổng lượng nước tiêu hao cho công đoạn hoàn tất là:
VC = 79.120,8 + 3.692,3 = 82.814 (m3)
c. Tổng lƣợng nƣớc tiêu hao
Bảng 4.8. Thống kê lượng nước sử dụng và chi phí tiền nước

Nƣớc Nƣớc Giá nƣớc Giá nƣớc Chi phí Chi phí Tổng chi
Công đoạn sạch thải sạch thải nƣớc sạch nƣớc thải phí
(m3) (m3) (ngh/m3) (ngh/m3) (triệu) (triệu) (triệu)
Gián đoạn 288.231 288.231 15 17 4.323,5 4.900,0 8.358,7
Máy giặt nước 45.731 45.731 15 17 686,0 777,4 1.326,2
Hoàn tất 82.814 82.814 15 17 1.242,1 1.407,8 2.401,6
Nước sinh hoạt 20.839 20.839 15 17 312,6 354,3 666.848
Nước PTN 12.504 12.504 15 17 187,6 212,6 145,0
Nước phòng QC 12.504 12.504 15 17 187,6 212,6 145,0
Nước lò hơi 63.360 0 15 17 950,0 0 950,0
Tổng 525.983 462.623 - - 7.889,4 7.864,7 15.754,1
Lượng nước sử dụng trong sinh hoạt khoảng 5% so với sản xuất và trong các
phòng QC, PTN mỗi bộ phận sẽ 3% so với lượng sản xuất.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


160

Với nước sạch công ty mua với giá đầu vào là 12 ng/m3, nhưng cần phải làm
mềm nước và xử lý trước khi nhuộm và sử dụng nên mỗi m3sẽ tốn thêm 3 nghìn đồng
nữa. Do vậy giá nước sạch mua vào là 15 ng/m3. Toàn bộ nước thải từ sản xuất, sinh
hoạt và từ các hoạt động khác công ty sẽ thải ra hệ thống ống ngầm của nhà máy và
chảy tới hệ thống xử lý nước thải của công ty xử lý nước thải mà nhà máy thuê xử lý ở
gần đó, với chi phí 17 nghìn/m3 nước thải.
4.1.4. Tính toán tiêu hao điện trong sản xuất
a. Tính tiêu hao điện trong công đoạn gián đoạn
Tiêu hao điện năng của các máy làm việc theo phương thức gián đoạn tính toán
theo công thức sau:

EDC =
Trong đó:
EDC : Lượng điện tiêu thụ, kWh C : Công suất động cơ, kW
T : Thời gian sản xuất một mẻ, h/mẻ A : Hệ số phụ tải (0.75 – 0.85)
Y : Sản lượng cần sản xuất, kg/năm L : Hệ số sử dụng, tổn thất 1,05
M : Năng suất máy trên một mẻ, kg/mẻ
Lượng điện tiêu hao trong các máy làm việc gián được thể hiện trên Bảng 4.9.
Bảng 4.9. Thống kê lượng điện tiêu thụ cho công đoạn gián đoạn

Y C T A L M E
Công đoạn
(kg/năm) (kW) (h/mẻ) (kg/mẻ) (kWh)
Tăng trắng 952.560 45 285 0,8 1,05 800 12.827.411
Nhuộm Justin 952.560 45 545 0,8 1,05 800 24.529.611
Nhuộm đen 1.101.600 45 315 0,8 1,05 800 16.395.939
Nhuộm Flou nhạt 1.134.000 45 575 0,8 1,05 800 30.809.363
Nhuộm Flou đậm 1.134.000 45 644 0,8 1,05 800 34.506.486
Tổng lƣợng tiêu thụ cho công đoạn liên tục 119.068.809
b. Tiêu hao điện trong công đoạn liên tục
Lượng điện năng tiêu thụ trên các máy làm việc theo phương thức liên tục được
tính toán theo công thức sau:
EC = C × TD × D × A × L × n
Trong đó:

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


161

EC : Lượng điện tiêu thụ, kWh A : Hệ số phụ tải (0,75 – 0,85)


C : Công suất động cơ, kW L : Hệ số sử dụng, tổn thất 1,05
TD : Thời gian sản xuất một ngày, h; n : Số máy sử dụng
D : Số ngày làm việc một năm, ngày
Lượng điện tiêu hao trong các máy làm việc liên tục được thể hiện trên Bảng
4.10.
Bảng 4.10. Thống kê lượng điện tiêu thụ cho công đoạn liên tục
C Td D A L n EC
Công đoạn Tên máy
kW h/ngày ngày/năm máy kWh
Kiểm vải FM 2000 MR 12 24 300 0,8 1,05 3 435.456
Đóng gói I50 PL250 6 24 300 0,8 1, 05 1 36.288
Giặt nước HJ-212 Foundmach 32 24 300 0,8 1,05 1 387.072
Giặt khô Nova- ecowarp 98 24 300 0,8 1,05 2 2.370.816
Stenter Stenter 90 24 300 0,8 1,05 4 4.354.560
Cuộn vải Máy cuộn 15 24 300 0,8 1,05 2 362.880
Máy nhuộm Colorservice TRS 3 24 300 0,8 1,05 1 36.288
Eliar RD 96 0,5 24 300 0,8 1,05 1 6.048
Tở vải Máy tở vải 15 24 300 0,8 1,05 2 362.880
Khí nén AtlasCopco 400 24 300 0,8 1,05 2 9.676.800
Máy nhuộm mẫu 5 24 300 0,8 1,05 4 241.920
Colorservice PTN 10 24 300 0,8 1,05 1 120.960
Minidryer/stenter 6 24 300 0,8 1,05 1 72.576
Máy ngấm ép 0,7 24 300 0,8 1,05 1 8.468
Tủ sấy binder 1,05 24 300 0,8 1,05 2 25.402
Máy khuấy VM4 2 24 300 0,8 1,05 1 12.096
PTN và QC
Rotawash 0,5 24 300 0,8 1,05 1 3.024
Máy lắc SSL2 0,05 24 300 0,8 1,05 1 302
Tủ điều nhiệt 3,1 24 300 0,8 1,05 1 18.749
Máy kiểm tra pilling 2 24 300 0,8 1,05 1 12.096
Q-sun B02 Xenon 2 24 300 0,8 1,05 1 12.096
Máy đo độ giãn 2 24 300 0,8 1,05 1 12.096
Tiêu thụ lượng điện của các thiết bị khác 10.000.000
Tổng lƣợng điện tiêu thụ 38.532.873

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


162

c. Thống kê lƣợng điện năng tiêu thụ cả năm


Tổng lượng điện tiêu thụ cho các công đoạn và cho hoạt động của toàn nhà máy
được thể hiện trên bảng 4.11.
Chi phí tính giá tiền điện được chia ra làm 3 khung giờ là giờ thấp điểm, giờ cao
điểm và giờ bình thường.
* Giờ bình thường
Gồm các ngày từ thứ 2 tới thứ 7
- Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ và 30 phút);
- Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ và 30 phút);
- Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).
Ngày Chủ nhật
- Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).
 Vậy có 13 h/ngày.
* Giờ cao điểm
Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);
- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).
Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
 Vậy có 5 h/ngày.
* Giờ thấp điểm
Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau (06
giờ).
 Vậy có 6 h/ngày.
 Giá điện giờ bình thường là 1,405 ng/kWh, giờ cao điểm là 2,556 ng/kWh và
giờ thấp điểm là 902 ng/kWh.
 Giá điện trung bình tính theo công thức sau:

Giá điện = + + = 1,52 ng/kWh

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


163

Bảng 4.11. Thống kê lượng điện tiêu thụ và chi phí tiền điện

Tiêu thụ Giá tiền Chi phí


Công đoạn (ngh/kWh)
(kWh) (triệu)
Gián đoạn 119.068.809 1,52 180.985
Liên tục 38.532.873 1,52 58.570
Hoạt động khác của nhà máy 50.000.000 1,52 76.000
Tổng 207.601.682 1,52 315.555
4.2. Tính toán kinh tế
4.2.1. Tính toán tiền lƣơng lao động

Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy.

Toàn bộ nhà máy đều làm việc giờ hành chính từ 8h sáng cho tới 5h chiều, riêng
bộ phận sản xuất của nhà máy các trưởng ca và công nhân các xưởng sẽ chia ra làm 3
ca làm việc. Tuy nhiên, để đảm bảo cho những hoạt động ngoài giờ hành chính diễn ra
bình thường thì các bộ phận như tổ kỹ thuật, tổ IT, Kho mộc, kho hóa chất vẫn bố trí
người đi làm ca để đảm bảo thiết bị và tiến trình sản xuất của bộ phận sản xuất diễn ra
bình thường không bị ngắt quãng, dừng máy, đặc biệt là thời gian ngoài giờ hành
chính.
Chi phí tiền lương cho nhân viên được thống kê và tính toán trên bảng 4.11.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


164
Bảng 4.12. Thống kê tính toán và tiền lương của các nhân viên trong nhà máy
Lƣơng Tổng Ngày Lƣơng Khoản trích trừ Các khoản trích trừ
Phụ cấp Lƣơng Tổng
Chức Số chính lƣơng công thực vào lƣơng NV vào chi phí của DN Thực Tổng
Khu vực đóng tiền
vụ lƣợng (tr/ng (tr/ng/ (ngày/ (tr/ng/ BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT BHTNKPCĐ lĩnh (tr/th)
Ăn TN BH Tổng Tổng (tr/năm)
/th) th) th) th) (8%) (1,5%) (1%) (18%) (3%) (1%) (2%)
GĐ Nhà máy 1 50 2 5 57 26 57,00 55 4,40 0,83 0,55 5,78 9,90 1,65 0,55 1,1 13,20 51,23 51,23 614,70
TP Mua 1 10 1 1 12 26 12,00 11 0,88 0,17 0,11 1,16 1,98 0,33 0,11 0,22 2,64 10,85 10,85 130,14
NV hàng 3 5 1 5,9 26 5,90 5 0,40 0,08 0,05 0,53 0,90 0,15 0,05 0,10 1,20 5,38 16,13 193,50
TP 1 10 1 1 12 26 12,00 11 0,88 0,17 0,11 1,16 1,98 0,33 0,11 0,22 2,64 10,85 10,85 130,14
Bán hàng
NV 4 5 1 5,9 26 5,90 5 0,40 0,08 0,05 0,53 0,90 0,15 0,05 0,10 1,20 5,38 21,50 258,00
TP 1 10 1 1 12 26 12,00 11 0,88 0,17 0,11 1,16 1,98 0,33 0,11 0,22 2,64 10,85 10,85 130,14
Tài chính
NV 2 5 1 5,9 26 5,90 5 0,40 0,08 0,05 0,53 0,90 0,15 0,05 0,10 1,20 5,38 10,75 129,00
TP 1 10 1 1 12 26 12,00 11 0,88 0,17 0,11 1,16 1,98 0,33 0,11 0,22 2,64 10,85 10,85 130,14
Nhân sự
NV 2 5 1 5,9 26 5,90 5 0,40 0,08 0,05 0,53 0,90 0,15 0,05 0,10 1,20 5,38 10,75 129,00
TP 1 12 1 1 14 26 14,00 13 1,04 0,20 0,13 1,37 2,34 0,39 0,13 0,26 3,12 12,64 12,64 151,62
IT
NV 2 6 1 6,9 26 6,90 6 0,48 0,09 0,06 0,63 1,08 0,18 0,06 0,12 1,44 6,27 12,54 150,48
TP 1 5 1 1 7 26 7,00 6 0,48 0,09 0,06 0,63 1,08 0,18 0,06 0,12 1,44 6,37 6,37 76,44
Phục vụ
NV 10 3 1 3,9 26 3,90 3 0,24 0,05 0,03 0,32 0,54 0,09 0,03 0,06 0,72 3,59 35,85 430,20
TP 2 12 1 1 14 26 14,00 13 1,04 0,20 0,13 1,37 2,34 0,39 0,13 0,26 3,12 12,64 25,27 303,24
Kỹ thuật
NV 10 6 1 6,9 26 6,90 6 0,48 0,09 0,06 0,63 1,08 0,18 0,06 0,12 1,44 6,27 62,70 752,40
TP 3 8 1 1 10 26 10,00 9 0,72 0,14 0,09 0,95 1,62 0,27 0,09 0,18 2,16 9,06 27,17 325,98
Kho
NV 6 5 1 5,9 26 5,90 5 0,40 0,08 0,05 0,53 0,90 0,15 0,05 0,10 1,20 5,38 32,25 387,00
GĐSX Nhà máy 1 40 2 3 45 26 45,00 43 3,44 0,65 0,43 4,52 7,74 1,29 0,43 0,86 10,32 40,49 40,49 485,82
TP 3 15 2 2 18,5 26 18,50 17 1,36 0,26 0,17 1,79 3,06 0,51 0,17 0,34 4,08 16,72 50,15 601,74
TXL-
NV 3 12 1 1 14,1 26 14,10 13 1,04 0,20 0,13 1,37 2,34 0,39 0,13 0,26 3,12 12,74 38,21 458,46
Nhuộm-
TC 3 8 1 1 9,8 26 9,80 8,8 0,70 0,13 0,09 0,92 1,58 0,26 0,09 0,18 2,11 8,88 26,63 319,54
Hoàn tất
NV 40 6 1 6,9 26 6,90 6 0,48 0,09 0,06 0,63 1,08 0,18 0,06 0,12 1,44 6,27 250,8 3.009,60
TP Lên kế 1 10 1 1 12 26 12,00 11 0,88 0,17 0,11 1,16 1,98 0,33 0,11 0,22 2,64 10,85 10,85 130,14
NV hoạch 4 5 1 5,9 26 5,90 5 0,40 0,08 0,05 0,53 0,90 0,15 0,05 0,10 1,20 5,38 21,50 258,00
TP 1 10 1 1 12 26 12,00 11 0,88 0,17 0,11 1,16 1,98 0,33 0,11 0,22 2,64 10,85 10,85 130,14
PTN
NV 3 7 1 7,9 26 7,90 7 0,56 0,11 0,07 0,74 1,26 0,21 0,07 0,14 1,68 7,17 21,50 257,94
TP 1 10 1 1 12 26 12,00 11 0,88 0,17 0,11 1,16 1,98 0,33 0,11 0,22 2,64 10,85 10,85 130,14
KCS
NV 5 7 1 7,9 26 7,90 7 0,56 0,11 0,07 0,74 1,26 0,21 0,07 0,14 1,68 7,17 35,83 429,90
Tổng 65 130 12 10 152 286 152 139,8 11,2 2,10 1,40 14,68 25,16 4,19 1,40 2,80 33,55 137,3 518 6.211,42

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


165

Trong đó:
KPCĐ : Kinh phí công đoàn = X1% lương đóng bảo hiểm
BHXH : Bảo hiểm xã hội =X2% lương đóng bảo hiểm
BHYT : Bảo hiểm y tế = X3% lương đóng bảo hiểm
BHTN : Bảo hiểm thất nhiệm = X4% lương đóng bảo hiểm
TP : Trưởng phòng
TC : Trưởng ca
NV : Nhân viên
GĐ : Giám đốc
GĐSX : Giám đốc sản xuất
PTN : Phòng thí nghiệm
KCS : Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
TN : Trách nhiệm
Tổng lương thực = Tổng lương *(ngày công nhân đi làm trong tháng/26)
Lương đóng bảo hiểm = Lương chính + phụ cấp trách nhiệm
Thực lĩnh = Tổng lương thực - Tổng các khoản trích trừ vào lương NV
4.2.2. Tính toán chi phí cho hoạt động sản xuất của nhà máy
Chi phí mua vải mộc của nhà máy là 50 (ngh/m) với sản lượng vải mộc tiêu thụ
một năm của nhà máy là 21.600.000 m/năm từ đó thì chi phí mua vải mộc một năm là
1.080.000 triệu.
Tổng chi phí cần chi cho hoạt động sản xuất một năm của nhà máy được trình
bày trên bảng 4.12.
Bảng 4.13. Thống kê chí phí cho hoạt động sản xuất của nhà máy

Chi phí sử dụng trong 1 năm (triệu đồng) Chi phí


Tổng chi Tổng
phát sinh
Hóa chất Tiền Chi phí Tiền bảo hiểm (triệu (triệu chi (tỷ
Điện Nƣớc đồng) đồng)
+ than lƣơng mua vải DN phải trả đồng)
159.072 315.555 15.755 6.212 1.080.000 34 100.000 1.676.628 1.677
4.2.3. Tính toán khấu hao
4.2.3.1. Khấu hao thiết bị
Thiết bị là tài sản cố định. Do vậy, cần tính khấu hao để cộng vào chi phí hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó sẽ hoạch toán được giá thành sản phẩm.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


166

Dựa theo phụ lục I: “Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài
chính).
Danh mục B-12: “Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc” thì thời gian
trích khấu hao là từ 5-10 năm.
Trong khuôn khổ đồ án với mức đầu tư mua thiết bị máy móc mới là 195.514
triệu đồng (theo bảng 4.4), ta chọn thời gian khấu hao thiết bị là 10 năm. Chọn
phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Từ đó ta có mức trích
khấu hao hằng năm là:

Ktn =

Ktt =
Trong đó:
Ktn : Mức trích khấu hao trung bình hằng năm của thiết bị (triệu đồng/năm)
N : Nguyên giá của thiết bị (triệu đồng)
Tt : Thời gian trích khấu hao thiết bị (năm)
Ktt : Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng của thiết bị (triệu đồng/tháng)
 Như vậy, mức khấu hao là:

Ktn = = = 19.551,4 (triệu/năm)

Ktt = = = 1.630 (triệu/tháng)

Do vậy, hằng năm doanh nghiệp sẽ phải trích 19.551,4 triệu đồng (tiền khấu hao
thiết bị) cộng vào chi phí hoạt động sản xuất.
4.2.3.2. Khấu hao nhà xƣởng
Dựa theo phụ lục I: “Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài
chính).
Danh mục G – 3 “Nhà cửa khác” thì thời gian trích khấu hao nhà xưởng là từ 6 –
10 năm. Tham khảo với giá xây dưng nhà xưởng khung thép tiền chế có đổ sàn bê tông
hiện nay, khuôn khổ đồ án lựa chọn mức giá 1,9 triệu đồng/m2. Nhà máy diện tích nhà

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


167

xưởng là (60 × 66) + (60 × 84) = 9.000 m2. Do đó tổng chi phí xây dựng nhà xưởng
sản xuất của nhà máy là khoảng: 1.9 × 9.000 = 17.100 triệu đồng.
Chọn phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và thời gian
khấu hao nhà xưởng là 10 năm. Từ đó ta có mức trích khấu hao hằng năm là:

Kxn =

Kxt =
Trong đó:
Kxn : Mức trích khấu hao trung bình hằng năm của nhà xưởng (triệu đồng/năm)
Nx : Nguyên giá của nhà xưởng (triệu đồng)
Tt : Thời gian trích khấu hao nhà xưởng (năm)
Kxt : Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng của nhà xưởng (triệu
đồng/tháng)
 Như vậy, mức khấu hao là:

Kxn = = = 1.710 (triệu/năm)

Kxt = = = 142,5 (triệu/tháng)


Do vậy, hằng năm doanh nghiệp sẽ phải trích 1.710 triệu đồng (tiền khấu hao
nhà xưởng) cộng vào chi phí hoạt động sản xuất.
4.2.3.3. Khấu hao đất đai
Với khuôn khổ đồ án này, lựa chọn mức thuê đất là 60 nghìn/m2/tháng.
Với diện tích nhà máy là 110 × 140 = 15.400 m2 thì chi phí thuê đất mỗi năm tính
theo công thức:
Cđ = (Pt × S × m)/1.000
Trong đó:
Cđ : Chi phí thuê đất một năm (triệu đồng/năm)
Pt : Giá tiền thuê đất một tháng (nghìn đồng/m2/tháng)
S : Diện tích khu đất xây dựng nhà máy (m2)
m : Số tháng thuê đất trong một năm (tháng)
 Chi phí thuê đất mỗi năm là:
Cđ = (60 × 15.400 × 12)/1.000 = 11.088 (triệu/năm)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


168

Do vậy, hằng năm doanh nghiệp sẽ phải trích 11.088 triệu đồng (tiền thuê đất)
cộng vào chi phí hoạt động sản xuất.
4.2.4. Tính toán giá thành sản phẩm
Tổng chi phí sản xuất cho một m vải thành phẩm tính theo công thức sau:

T1m =
Trong đó:
T1m : Tổng chi phí để sản xuất một mét vải, nghìn/m
Kn : Khấu hao tài sản cố định 1 năm, triệu/năm (= Ktn + Kxn + Cđ)
Tsx : Tổng chi phí hoạt động sản xuất, triệu/năm
Y : Sản lượng sản xuất một năm, m/năm
T1kg : Tổng chi phí để sản xuất một kg vải, nghìn/kg
 Từ các số liệu tính toán ở các phần trên thì chi phí giá thành để sản xuất 1 mét
vải là:

T1m = = 85,45 ≈ 86 nghìn/mét

T1kg = ≈ 350 nghìn/kg

4.2.5. Số vốn đầu tƣ và thời gian thu hồi vốn


Bảng 4.14. Thống kê vốn đầu tư, lãi suất và chi phí sản xuất một năm

Vốn đầu tƣ Trả lãi


Tổng vốn Lãi vay ngân Tổng chi phí
Vốn vay ngân hàng
Chủ sở hữu đầu tƣ hàng 1 năm một năm
ngân hàng mỗi năm
triệu triệu triệu % triệu/năm triệu/năm
1.000.000 500.000 1.500.000 7 35.000 1.708.978
Trong bản đồ án này em lựa chọn thời gian thu hồi vốn là 10 năm thì số tiền bán
1m vải của công ty là:

P1m = ( )

P1m = ( ) ≈ 95 nghìn/mét

P1kg = ( ) ≈ 388 ghìn/kg

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


169

Trong đó:
P1m : Giá bán một mét vải để thu hồi vốn trong 3 năm, nghìn/m
P1kg : Giá bán một kg vải để thu hồi vốn trong 3 năm, nghìn/kg
C : Tổng chi phí để sản xuất 20.000.000 tr m vải/năm, triệu/năm
T1 : Tổng chi phí trả lãi vay ngân hàng một năm, triệu/năm
Tv : Tổng số vốn đầu tư ban đầu, triệu
t : Thời gian thu hồi vốn, năm
Y : Sản lượng sản xuất một năm, m/năm
Nếu bán sản phẩm với giá thành tăng 20% so với giá sản xuất thì thời gian thu
hồi vốn sẽ được tính như sau:

tth = ≈ 6 năm
( )
4.3. Bố trí mặt bằng nhà xƣởng
4.3.1. Yêu cầu về chọn địa điểm xây dựng
* Về vị trí
Vị trí xây dựng nhà xưởng phải lựa chọn tại các khu công nghiệp, nơi phải thuận
tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm.
* Về mặt bằng
Địa hình khu đất có kích thước, hình dạng thuận tiện cho việc thiết kế bố trí dây
chuyền công nghệ sản xuất. Khu đất xây dựng nhà xưởng phải cao ráo, tránh ngập lụt
về mùa mưa lũ, có độ dốc tự nhiên thấp, hạn chế việc san lấp mặt bằng và tuyệt đối
không được nằm trên vùng có mỏ khoáng sản hoặc vùng địa chất không ổn định.
4.3.2. Yêu cầu về chọn kiểu nhà công nghiệp
Sử dụng nhà xưởng được xây dựng với kết cấu khung thép tiền chế với các tiêu
chí sau:
• Nhà xưởng thường có nhịp lớn để phù hợp với không gian sản xuất rộng lớn và
đa dạng;
• Chi phí thiết kế xây dưng nhà xưởng phải thấp nhất;
• Tiến độ thiết kế xây dựng phải nhanh chóng;
• Phải bền với thời gian dài;
• Có thể tái sử dụng và chuyển đến vị trí mới.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


170

4.3.3. Yêu cầu chung về bố trí mặt bằng nhà xƣởng


Để có phương án tối ưu khi quy hoạch tổng thể mặt bằng nhà xưởng cần phải
thỏa mãn các yêu cầu cụ thể sau:
• Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng phải đáp ứng được mức cao nhất của dây
chuyền công nghệ sao cho chiều dàu dây chuyền ngắn nhất, không trùng lặp, lộn
xộn… đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa các hạng mục công trình và hệ thống
giao thông các mạng lưới cung cấp kỹ thuật khác bên trong và bên ngoài nhà
máy;
• Trên khu đất xây dưng nhà máy phải được phân thành các khu vực chức năng
theo các đặc điểm sản xuất, nhu cầu vệ sinh, đặc điểm sự cố, khối lượng, phương
tiện vận chuyển, mật độ công nhân tạo điều kiện tốt nhất cho việc quản lý, vận
hành các khu vực chức năng;
• Diện tích khu vực được tính toán thỏa mãn mọi yêu cầu, đòi hỏi của dây chuyền
công nghệ trên cơ sở bố trí hợp lý các hạng mục công trình, tăng cường vận dụng
các khả năng phối hợp để nâng cao việc sử dụng tối đa các diện tích, khu đất
không xây dựng thì để trồng cây xanh, tổ chức môi trường công nghiệp và định
hướng phát triển mở rộng nhà máy trong tương lai;
• Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý, phù hợp với dây chuyền công
nghệ, đặc tính hàng hóa, đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất và quản lý;
• Ngoài ra còn phải chú ý khai thác phù hợp mạng lưới giao thông quốc gia, cũng
như các cụm nhà máy lân cận;
• Phải thỏa mãn nhu cầu vệ sinh công nghiệp, hạn chế tối đa các sự cố sản xuất,
đảm bảo nhu cầu vệ sinh môi trường bằng các giải pháp phân khu chức năng, bố
trí hướng nhà máy hợp lý, theo hướng chủ đạo của khu đất, khoảng cách các
hạng mục công trình phải tuân theo quy phạm thiết kế, tạo mọi điều kiện cho
công việc thông thoáng tự nhiên, hạn chế các bức xạ của mặt trời truyền vào nhà;
• Khai tác triệt để các đặc điểm địa hình tự nhiên, đặc điểm khí hậu địa phương
nhằm giảm đến mức tối đa chi phí san nền, xử lý nền đất, tiêu hủy, xử lý các
công trình ngầm, bố trí các hạng mục công trình;
• Phải đảm bảo tốt mọi quan hệ mật thiết với các nhà máy lân cận trong khu công
nghiệp với việc xử lý nước thải, chống ô nhiễm môi trường, cũng như các công
trình hành chính phục vụ công cộng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế vốn
đầu tư xây dựng nhà máy tiết kiệm diện tích xây dựng;
• Phân chia kì xây dựng hợp lý tạo điều kiện thi công nhanh, sớm đưa nhà máy vào
sản xuất nhanh chóng hoàn vốn đầu tư;

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


171

• Đảm bảo các yêu cầu thẩm mỹ của từng công trình, tổng thể nhà máy. Hòa nhập
đóng góp cảnh quan xung quanh tạo thành khung cảnh kiến trúc công nghiệp đô
thị.
4.3.4. Thiết kế và bố trí mặt bằng của nhà máy
Đối với mặt bằng tổng thể của nhà máy thì bao gồm: nhà văn phòng, xưởng sản
xuất chính, kho thành phẩm, kho vải mộc, khu vực bồn chứa dầu, khu vực lò hơi, khí
nén, bể chứa nước chữa cháy, trạm bơm và các công trình phụ trợ như nhà để xe, nhà
ăn, trạm biến áp…
Cửa chính với chiều cao 3,6 m, hướng các cửa đều mở ra ngoài hoặc cửa trượt
thuận lợi cho công tác tổ chức thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Ngoài ra, phân
xưởng sản xuất chính còn bố trí các cửa sổ làm nhiệm vụ làm mát, thoát khí….
Toàn bộ nhà xưởng sản xuất được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp khung thép
chịu lực, mái lợp tôn cao từ 8,5 – 9,5 m theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam 2622 – 95:
phòng chống cháy cho nhà và công trình, yêu cầu thiết kế. Các hạng mục trong xưởng
sản xuất có cửa thông nhau để phục vụ dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín;
Máy móc và thiết bị của nhà xưởng sản xuất chính được bố trí và sắp xếp đạt
những yêu cầu sau:
• An toàn cho người vận hành máy;
• Hướng đi giữa các máy trên dây chuyền sản xuất thuận tiện cho quá trình vận
chuyển;
• Từ khâu vải mộc đến khâu thành phẩn trong dây chuyền được bố trí theo sơ đồ
sau: Kho mộc  kiểm tra và phân tích vải giặt  định hình  nhuộm  hoàn
tất  kiểm tra  nhập kho thành phẩm;
• Lối đi chính rộng 2,5-5 m, đảm bảo cho quá trình vận chuyển bán thành phẩm
trong quá trình sản xuất không bị tắc nghẽn và ứ đọng;
• Khoảng cách giữa các máy là 1-4 m, khoảng cách giữa tường tới máy là 1-4 m;
• Kho mộc và kho thành phẩm có khả năng chứa vải sản xuất trong vòng ít nhất 1
tuần ngày; Kho hóa chất có khả năng chứa hóa chất cho nhà máy sản xuất trong
vòng 1-3 tháng;
• Các khu vực chứa hóa chất của thiết bị TRS (định lượng và cấp thuốc nhuộm tự
động), hệ thống RD96 (cấp hóa chất dạng lỏng tự động) có khả năng lưu hóa
chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ cho sản xuất khoảng 1 tuần trở nên;

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


172

4.3.5. Tính diện tích các kho


a. Diện tích kho mộc
Diện tích kho mộc cần sử dụng được tính theo công thức sau:
Sm = S1 + S2
S1 = A/(δ × h × η)
S2 = 1,5 × S1
Trong đó:
Sm : Diện tích kho mộc, m2
S1 : Diện tích cần thiết để xếp vải, m2
S2 : Diện tích các khoảng trống (đường đi, thao tác), m2
A : Tổng số vải dự trữ để sản xuất (ít nhất 2 ngày), kg hoặc mét
δ : Hệ số chứa vải trong kho, (2.300 m/m3 hoặc kg/m3)
h : Chiều cao xếp vải, m
η : Hiệu suất sử dụng, %
Tổng lượng vải dự trữ trong 20 ngày là: 351.648 kg hay 1.440.000 mét. Chiều
cao xếp vải (h) chọn 1,5 mét. Hệ số chứa vải trong kho (δ) là 2.300 m/m3. Hiệu suất sử
dụng (η) là 0,8.
 S1 = 521.74 m2 hay chọn là 522 m2.
 S2 = 1,5 × S1 = 1,5 × 522 = 783 m2.
 Tổng diện tích kho mộc là: Sm = 1.305 m2.
b. Diện tích kho thành phẩm
Diện tích kho thành phẩm cần sử dụng được tính theo công thức sau:
Stp = S1 + S2
S1 = A/(δ × h × η)
S2 = 1,5 × S1
Trong đó:
Stp : Diện tích kho thành phẩm, m2
S1 : Diện tích cần thiết để xếp vải, m2
S2 : Diện tích các khoảng trống (đường đi, thao tác), m2
A : Tổng số vải dự trữ để sản xuất (ít nhất 2 ngày), kg hoặc mét
δ : Hệ số chứa vải trong kho, (2.300 m/m3 hoặc kg/m3)
h : Chiều cao xếp vải, m

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


173

η : Hiệu suất sử dụng, %


Tổng lượng vải dự trữ trong 15 ngày là: 244.200 kg hay 1.000.000 mét. Chiều
cao xếp vải (h) chọn 1,5 mét. Hệ số chứa vải trong kho (δ) là 2.300 m/m3. Hiệu suất sử
dụng (η) là 0,8.
 S1 = 362,32 m2 hay chọn là 363 m2.
 S2 = 1,5 × S1 = 1,5 × 363 = 544,5 m2 hay chọn 545 m2.
 Tổng diện tích kho mộc là: Stp = 545 m2.
c. Diện tích kho hóa chất
Với hệ thống kho hóa chất của nhà máy xây dựng khoảng 432 m2 có thể phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn nhà máy trong một năm. Kho hóa chất
được sắp xếp bố trí theo các thứ tự ưu tiên, các hóa chất có cùng độc tính xếp với
nhau, những hóa chất phản ứng với nhau k được xếp cạnh nhau. Ngoài ra, còn sắp xếp
theo hướng dẫn của sản phẩm và nhà cung cấp hoặc khách hàng yêu cầu. Các thuốc
nhuộm hoặc hóa chất dạng bột đựng trong các thùng giấy có thể bố trí sắp xếp theo các
kệ của các hãng thuốc nhuộm, … Toàn bộ hóa chất, thuốc nhuộm khi nhập về nhà máy
đều được mã hóa theo tên của nhà máy để dễ kiểm soát, dễ lấy và dễ phân phối. Hơn
thế nữa, khi thiết kế nhà kho hóa chất thì toàn bộ phía trên khu kho hóa chất có bố trí
hệ thống phòng cháy chữa cháy dạng bột.
4.36. Sơ đồ mặt bằng nhà xƣởng
Với thiết bị trong khu vực sản xuất chính của nhà máy thì có số lượng và kích
thước như sau:
Bảng 4.15. Thống kê số lượng và kích thước máy sử dụng sản xuất

TT Công đoạn Loại máy Số lƣợng Kích thƣớc


1. Kiểm tra vải FM 2000 MR 3 5.000*3.000*2.300 mm
2. Máy đóng gói I50 PL250 1 7.000*4.000*2.300 mm
3. May đầu tấm Pegasus 9 -
4. Giặt nước HJ-212 1 19.600*2.800*2.400 mm
5. Giặt dung môi Nova eco-warp 2 10.310*4.400*3.692 mm
6. Stenter Optima 2620 4 26.000*3.500*3.000 mm
7. Máy cuộn LM 87 2 4.550*3.400*2.350 mm
8. Máy tở vải LM 88 2 3.910*3.320*2.825 mm
9. Máy nhuộm Then HTS 8 7.100*3.400*1.750 mm
10. RD 96 RD 96 1 8.000*7.600*5.000 mm
11. Colorservice TRS 1 10.000*3.200*4.000 mm

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


174

KẾT LUẬN
Qua một thời gian dài thu thập tài liệu và tổng hợp các kiến thức cùng với sự
hướng dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Ngọc Thắng và các thầy trong bộ môn Hóa
dệt, em đã hoàn thành đồ án kỹ thuật với đề tài: " Thiết kế nhà máy tự động hóa quá
trình nhuộm – hoàn tất vải dệt kim đàn tính Polyamit/Elastan với công suất 20 triệu
mét/năm".
Đồ án đã hoàn thành với số lượng các máy như sau: 3 máy kiểm vải “FM 2000
MR”, 1 máy đóng gói “I50 PL250 ”, 9 máy may đầu tấm “Pegasus”, 1 máy giặt nước
“HJ-212 ” , 2 máy giặt dung môi “Nova eco-warp”, 4 máy định hình nhiệt “stenter”, 8
máy máy nhuộm và tăng trắng Beam “Then HTS”, 1 hệ thốngcân hóa chất, thuốc
nhuộm tự động dạng bột “TRS”, 1 hệ thống phân phối hóa chất dạng lỏng “RD96”, 2
máy cuộn “LM 87” và 2 máy tở “LM 88”, và các thiết bị phụ trợ khác. Ngoài các máy
móc thiết bị trong sản xuất ra thì trong phòng thí nghiệm và phòng kiểm tra chất lượng
sản phẩm còn có rất nhiều các thiết bị sử dụng cũng đã được trình bày trong đồ án này.
Đồ án được thiết kế với tiêu hóa chất là 1.600,5 tấn/năm các loại, khoảng
63.360 tấn hơi/năm với lượng than tiêu thụ cho lò đốt là khoảng 1036 tấn/năm, tiêu
thụ nước sạch khoảng 525.983 m3/năm và lượng nước thải 462.623 m3/năm, tiêu thụ
điện khoảng 207.601.682 kWh/năm. Tiền lƣơng cần chi trả cho công nhân là 6.212
triệu/năm.
Toàn bộ chi phí cho hoạt động sản xuất của nhà máy trong một năm là 1.677
tỷ/năm và khấu hao tài sản cố định khoảng 32,35 tỷ thì chi phí giá thành để sản xuất
ra 1m vải là 86 nghìn/mét, và 350 nghìn/kg vải.
Với đồ án này thì vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy và 1.000 tỷ cùng với vốn vay
ngân hàng 500 tỷ lãi suất 7%. Nếu muốn thu hồi vốn đầu tư trong vòng 10 năm thì giá
thành để bán sản phẩm từ nhà máy chưa kể các chi phí giá trị gia tăng là 95
nghìn/mét vải và 388 nghìn/kg vải. Tuy nhiên, nếu bán sản phẩm với 20% giá sản
xuất thì thời gian thu hồi vốn là 6 năm.
Sơ đồ mặt bằng phân xưởng sản xuất được thiết kế và bố trí với tổng diện tích
của nhà máy là 15.400 m2. Bản vẽ gồm 1 mặt bằng tổng thể, 1 mặt bằng chi tiết nhà
xưởng, 1 mặt cắt ngang A-A và một mặt cắt dọc B-B. Trong đó, dây chuyền sản xuất
của nhà máy có khả năng khai thác tối đa khả năng làm việc của các máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất. Ngoài ra, với thiết kế này còn có khả năng mở rộng sản xuất khi nhu
cầu của thị trường tăng lên.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


175

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] http://www.vietrade.gov.vn.
[2] Trans-Pacific Partnership (TPP): Winners and losers, Standard Chartered Bank
2015.
[3] http://www.gtai.de.
[4] http://www.vietnamtextile.org.vn.
[5] http://nghiencuuquocte.org.
[6] Nguyễn Trung Thu, Vật liệu dệt, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2013.
[7] https://mingfortune.en.alibaba.com.
[8] http://vinanet.vn.
[9] https://voer.edu.vn.
[10] http://agro.gov.vn.
[11] Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 241‐ 251.
[12] http://www.vccinews.vn.
[13] http://automation.net.vn.
[14] http://baotinsoftware.com.
[15] https://www.setex-germany.com.
[16] PGS. TS Cao Hữu Trượng, Công nghệ hóa học sợi dệt, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, 1994.
[17] http://luanvan.co.
[18] TS. Phạm Đức Dương, Bài giảng Vật liệu dệt may, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, 2015.
[19] KS. Trương Phi Nam, PGS. TS. Đặng Trấn Phòng, TS. Nguyễn Văn Thông,
KS.Lưu Văn Chinh, KS. Kim Bích Thuận, Cẩm nang kỹ thuật nhuộm, NXB công
thương, 2011.
[20] http://www.xrite.com.
[21] https://www.saviotechnologies.com/mesdan/Documents/LAB.
[22] http://www.colorservice.net.
[23] http://www.mt.com.
[24] http://www.sdlatlas.com.
[25] http://www.ctmitalia.net/visita/fm2000mr.htm.
[26] https://www.pegasus.co.jp.
[27] http://www.foundmach.com.
[28] http://www.santexrimar.com.
[29] http://www.fongs.eu.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc


176

[30] http://www.eliar.com.tr.
[31] http://www.la-meccanica.it.
[32] http://www.swastiktextile.com.
[33] martech.com.vn.
[34] http://www.bono.it.
[35] http://maynenkhiatlascopco.com.
[36] http://www.umwvietnam.com.
[37] http://xenanghang.org.
[38] http://www.vinacomm.vn.
[39] http://www.velp.com.
[40] http://www.stuart-equipment.com.
[41] https://www.memmert.com.
[42] http://www.q-lab.com.
[43] https://www.james-heal.co.uk.

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT SVTH: Phạm Thị Ngọc

You might also like