You are on page 1of 36

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


TRƯỜNG CƠ KHÍ-Ô TÔ
KHOA CƠ ĐIỆN TỬ
--------------⅏--------------

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP


NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

GVHD : TS. Nguyễn Quang Định


Sinh viên : Dương Hoàng Anh
Mã sinh viên : 2020601012
Lớp - Khóa : Cơ điện tử 1 - K15

Hà Nội – Năm 2024


LỜI CẢM ƠN

Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ điện tử- Trường Cơ khí – Ô tô - Trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức chuyên
ngành trong 4 năm Đại học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn
Quang Định đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em những kinh nghiệm cũng
như những kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Em xin kính
chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để đạt được những thành tích cao trong
công tác giảng dạy. Chúc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ mãi là niềm tin,
nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên tiến bước trên con đường học tập
và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH ITM
Semiconductor Việt Nam. Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội được
học tập và trải nghiệm thực tế về những gì em đã được học. Em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến các anh chị trong công ty, những người đã trực tiếp hướng dẫn em
trong thời gian thực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, chia sẻ kinh
nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành quá trình thực tập của
mình. Chúc công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam ngày càng phát triển
và bền vững.
Với điều kiện cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mình, bài báo cáo này không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin được nhận sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt
hơn trong công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 2


MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 5
Chương 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY HOẶC PHÂN
XƯỞNG........................................................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu về công ty thực tập ..............................................................................6
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng .......................................................7
1.3. Quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy .....................................8
1.3.1. Quy định về an toàn lao động: .......................................................................8
1.3.2. Quy định về phòng cháy, chữa cháy: .............................................................8
1.4. Tổ chức 5s tại công ty. ........................................................................................11
Chương 2. TRANG THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC CƠ ĐIỆN TỬ, CÔNG NGHỆ TẠI ĐƠN
VỊ THỰC TẬP .............................................................................................................. 13
2.1. Máy Laser cutting ...............................................................................................13
2.2. Máy Pick & place ...............................................................................................14
2.3. Máy laser solder ball ..........................................................................................15
2.4. Máy Back Glass attach .......................................................................................16
2.5. Máy Magnet (nạp từ) ..........................................................................................16
2.6. Máy kiểm tra tính năng.......................................................................................17
2.7. Ngoại quan ..........................................................................................................20
Chương 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM ĐIỂN HÌNH TẠI DOANH
NGHIỆP......................................................................................................................... 22
3.1. Quy trình công nghệ ...........................................................................................22
3.2. Sản phẩm điển hình ............................................................................................26
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ................... 28
4.1. Kết quả thu được sau khi thực tập ......................................................................28
4.2. Nhận xét và đánh giá về quá trình thực tập ........................................................31

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Công ty TNHH ITM Việt Nam .........................................................................6


Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng .................................................7
Hình 2.1: Máy Laser cutting .........................................................................................13
Hình 2.2: Máy Pick & place ..........................................................................................14
Hình 2.3: Máy laser solder ball ....................................................................................15
Hình 2.4: Máy Back Glass attach..................................................................................16
Hình 2.5: Máy Magnet ..................................................................................................16
Hình 2.6: Máy Function Test.........................................................................................17
Hình 2.7: Mặt sau hàng .................................................................................................18
Hình 2.8: Quét QR hàng ................................................................................................18
Hình 2.9: Cách đặt hàng lên máy test ...........................................................................18
Hình 2.10: Nhấn START KEY lần 1 ..............................................................................18
Hình 2.11: Kiểm tra tình trạng gắn hàng ......................................................................19
Hình 2.12: Nhấn START KEY lần 2 ..............................................................................19
Hình 2.13: Ấn reset khi hàng NG ..................................................................................20
Hình 2.14: Kính ngoại quan ..........................................................................................20
Hình 2.15:Module HRM Sensor ....................................................................................26
Hình 2.16: Cấu trúc thành phần của module HRM ......................................................26

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thông số máy pick & place ..........................................................................14


Bảng 2.2: Thông số máy laser solder ball .....................................................................15
Bảng 2.3: Bảng quy trình công nghệ sản xuất Watch 4 HRM sensor ...........................26

5
Chương 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY HOẶC
PHÂN XƯỞNG

1.1. Giới thiệu về công ty thực tập


Công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam là Công ty có 100% vốn nước
ngoài, thuộc Tập đoàn ITM Hàn Quốc. Công ty bắt đầu hoạt động tại Việt Nam
từ đầu năm 2014, theo Giấy chứng nhận đầu tư số 212043.000651 do Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 18/4/2014.
Tập đoàn ITM tại Hàn Quốc thành lập từ năm 2000, làm việc trong lĩnh vực sản
xuất vật liệu bán dẫn và pin điện thoại di động. Đến nay, tập đoàn ITM Hàn Quốc
đã mở rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Việt
Nam.

Hình 1.1: Công ty TNHH ITM Việt Nam

- Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam.
- Tên quốc tế: ITM Semiconductor Vietnam Company Limited.
- Tên viết tắt: ITM SEMICONDUCTOR VIETNAM CO., LTD
- Địa chỉ: Số 06, đpường 11, VSIP Bắc Ninh, Phường Phù Chẩn, Thành phố
Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
- Người đại diện: HWANG HYUNGUE

6
- Phương châm hoạt động: Phương châm hoạt động của tập đoàn ITM là
Kyosei, âm Hán – Việt là “Cộng Sinh”. Nghĩa hẹp của từ này là “Cùng sống
và làm việc vì lợi ích chung”. Tuy nhiên, với tập đoàn ITM, từ này được
hiểu theo nghĩa rộng là: “Tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn
giáo và văn hoá, cùng nhau chung sống và làm việc hoà hợp để hướng tới
tương lai”. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại sự bất cân bằng
trong nhiều lĩnh vực như nghề nghiệp, mức thu nhập hay môi trường sống.
Chính điều này đã gây cản trở cho việc thực hiện phương châm này. Giải
quyết sự mất cân đối này là một nhiệm vụ mà tập đoàn ITM đặt ra và đang
triển khai tích cực theo đúng phương châm “Kyosei” của mình.
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng
- Vị trí được sắp xếp trong quá trình thực tập: Xưởng 02.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng 02:

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng


Giải thích:

- Bộ phận QA: phân tích lỗi và khắc phục lỗi


- Bộ phận QC: kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Bộ phận ME: bộ phận kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc

- Bộ phận PE: nghiên cứu, thiết kế, cải tiến máy móc

- Bộ phận HRM: lắp ráp hoàn thiện và kiểm tra sản phẩm
7
- Bộ phận SMT: công nghệ lắp ráp vi mạch tự động

- Bộ phận FRONT: bao gồm 3 công đoạn sản xuất linh kiện là FRONT D/A,
FRONT W/B và FRONT 3RD

- Bộ phận Mold: sản xuất linn kiện nhựa

- Bộ phận Trim Test: test các linh kiện

1.3. Quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
1.3.1. Quy định về an toàn lao động:
Đánh giá những điểm rủi ro trong quá trình sử dụng jig và dụng cụ
Khi muốn sử dụng dao trong công việc cần phải thông báo cho Supporter, Leader
và phải có form ký xác nhận mới được phép sử dụng.
Đối với các thiết bị sử dụng điện, khí phải tắt nguồn điện trước khi tiến hành sửa
chữa.
Tuyệt đối không đưa các bộ phận của cơ thể vào trog thiết bị điện, khí khi đang
vận hành
Đối với Robocar: không di chuyển vào đường đi riêng của Robocar để tránh va
chạm dẫn đến tai nạn lao động.
Sử dụng các loại dây cắm nguồn , dây USB... cho các jig, dụng cụ trên dây chuyền.

1.3.2. Quy định về phòng cháy, chữa cháy:


− Về trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy (PCCC):
Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để
có thể đảm bảo an toàn về tính mạng của mọi người và tránh thiệt hại về tài sản
do cháy nổ gây ra. Doanh nghiệp cần có đầy đủ những điều kiện, phương tiện đáp
ứng phục vụ nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy do người đứng đầu doanh nghiệp tổ
chức và thực hiện. Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa
cháy sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên. Cơ quan chức
năng kiểm tra, giám sát hoạt động đó là cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.
− Các quy định về Phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp:

8
Có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua
bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy của
doanh nghiệp.
Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có
văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy. Có bản nội quy,
quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
Những người đứng đầu như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy chữa
cháy phải có văn bằng, chứng chỉ về việc đào tạo phòng cháy chữa cháy.
Những phương tiện, thiết bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, giám
sát bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất
− Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Có quy định về chế độ trách nhiệm của các cán bộ, cá nhân trong công tác PCCC.
Có phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứ nạn đã được phê duyệt.
Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ
cháy nổ.
Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ công
nhân viên.
Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để
mọi người biết và thực hiện.
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với cơ sở có
nguy hiểm về cháy nổ.
Có sơ đồ về phòng cháy chữa cháy và để ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát.
Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định. Bố trí các thiết bị chữa cháy ở
vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra duy
trì hoạt động của hệ thống PCCC.
Có hệ thống báo cháy đầy đủ.
Treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ về cháy nổ, và phải
niêm yết ở nơi dễ nhìn thấy.
Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.
9
Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại doanh nghiệp.
− Thành lập đội chỉ đạo công tác PCCC
Thành lập Ban chỉ huy PCCC trong doanh nghiệp. Có quy định về trách nhiệm,
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy.
Duy trì thường xuyên chế độ và quy trình tự kiểm tra PCCC tại doanh nghiệp. Có
quy chế chặt chẽ về thực hiện quy định PCCC của CBCNVC.
Báo cáo kịp thời tình hình PCCC cho cơ quan PCCC. Việc báo cáo thực hiện 6
tháng 1 lần.
− Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở:
Có quyết định thành lập lực lượng PCCC cơ sở.
Có quy định bằng văn bản về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong đội
PCCC cơ sở.
Doanh nghiệp dưới 10 người thì tất cả mọi người làm việc trong doanh nghiệp
đều là thành viên đội PCCC cơ sở.
Doanh nghiệp có 10 – 50 người thì tối thiểu 10 người có 1 đội trưởng, các đội phó.
Doanh nghiệp có 50 – 100 người, tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các đội
phó.
Trên 100 người thì tối thiểu 25 người có 1 đội trưởng và các đội phó.
Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập theo ca thì mỗi
bộ phận phân xưởng, ca phải có 1 tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở tối thiểu 5 – 7
người. Trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó.
− Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy:
Người có chức danh chỉ huy PCCC.
Cán bộ, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.
Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ thường xuyên, những
người tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy nổ.
− Xây dựng phương án PCCC:
Chỉ ra các tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, các điều kiện liên quan đến
hoạt động PCCC.

10
Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng có
thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo nhiều mức độ khác nhau.
Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy,
biện pháp kỹ thuật, chiến thuật phòng cháy chữa cháy.
Phương án PCCC của doanh nghiệp cần được Trưởng phòng Cảnh sát PCCC phê
duyệt.
− Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
Người có trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy chịu trách
nhiệm tổ chức thực tập phương án.
Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập ít nhất mỗi năm 1 lần và thực
tập đột xuất khi có yêu cầu.
Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa cụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên trong
Công ty, Doanh nghiệp kể cả khách hàng đến công tác tại doanh nghiệp. Để đảm
bảo an toàn PCCC, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ gây ra, mỗi doanh
nghiệp cần làm tốt các quy định PCCC đối với doanh nghiệp như trên.
1.4. Tổ chức 5s tại công ty.

5S là nền tảng của nhà máy, là 5 chữ cái đầu là:

- Seiri: phân loại những thứ cần thiết, bỏ đi những thứ không cần thiết.
- Seiton: sắp xếp ngăn nắp, dễ lấy để tiện sử dụng.
- Seiso: luôn luôn thu dọn sạch sẽ, giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc.
- Seiketu: luôn duy trì 3S trên.
- Shitsuke: tạo thói quen tuân thủ quy định.
Thực hiện 5S để loại bỏ lãng phí, lộn xộn, thiếu tổ chức, để từ đó tăng hiệu quả
làm việc cũng như không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cũng
tạo nên nếp sống văn minh khoa học cho công nhân viên trong nhà máy nói riêng
và toàn công ty ITM Semiconductor nói chung.
Sau mỗi buổi làm việc, em luôn 5S khu vực và vị trí làm việc của mình. Đặc biệt
là sắp xếp lại vị trí mỗi khay linh kiện sao cho lúc thao tác được thuận tiện nhất.

11
Cuối cùng sau khi 5S vị trí làm việc xong thì tắt các tiết bị điện tại vị trí làm việc
để đảm bảo phòng chống chập điện gây cháy nổ.

12
Chương 2. TRANG THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC CƠ ĐIỆN TỬ, CÔNG
NGHỆ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2.1. Máy Laser cutting

Hình 2.1: Máy Laser cutting


Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn đúng chương chình của model (ví dụ ta Offset Model IMSA111)
Bước 2: Chọn mục Pos và xác định vị trí Offset để cutting rồi mang đi đo
(chú ý: Chọn đúng thứ tự cutting các Unit)
Bước 3: Dựa theo data đo để offset trên màn hình Vision (Kiểm tra data xem
điểm nào NG để Offset)
Bước 4: Xác định hướng của điểm Cutting để offset tăng, giảm giá trị
Bước 5: Ví dụ điểm 2: Giá trị data cao hơn so với spec, Offset giảm ta chọn mũi
tên đi vào (muốn giảm bao nhiêu ta ấn mũi tên bây nhiêu lần)
Bước 6: Thực hiện các điểm khác tương tự (sau đó ấn Save với mỗi unit sau khi
offset)

13
2.2. Máy Pick & place
Tính năng của máy pick & place:

- Nhận bản mạch tự động từ máy dập


- Sắp xếp bản mạch đã được dập vào khay thành phẩm
- Sử dụng Robot 4 trục Nachi
- Điều khiển bởi mạch khí và điện thông qua HMI kết nối PLC
- Hoạt động độ tin cậy cao 24/24h
- Nâng cao năng lực sản xuất với Cycle time 2,5s/pcs

Hình 2.2: Máy Pick & place


Thông số:
Trọng lượng ~750kg
Size( LxWxH) ~1750x1900x1900mm
Điện 220VAC – 50Hz – 2500W
Khí 0.5Mpa
Kích thước PCB Max 70x40
Độ dày PCB 1.0 – 2.0 mm
Trọng lượng PCB Max 40g
HMI control 7 inch
Bảng 2.1: Thông số máy pick & place

14
2.3. Máy laser solder ball
Thiết bị này là thiết bị đánh dấu Panel bằng Dispenser.
Cấu tạo của thiết bị bao gồm: Picker, Soldering Head, Align Picker Module,
Shuttle.
Thông số thiết bị:
Handler size 1450mm x 1380mm x 1900mm (W*D*H)
Nặng 1200 KG
Chiều cao 940 mm
thao tác
System OS Windows 7
Utility Điện 3P, AC 220V, 30A, 50/60Hz
Áp suất 5 Kgf/㎠
Bảng 2.2: Thông số máy laser solder ball

Hình 2.3: Máy laser solder ball


Thao tác: system ON

- Nâng N.F.B lên bảng phân phối chính và đưa điện vào thiết bị.
- Xoay công tắc khẩn cấp để giải phóng tình trạng khẩn cấp.

15
- Nâng công tắc nguồn ở bên phải thiết bị lên để bật thiết bị.
- Bật PC lên và khởi động phần mềm xử lý.
- Nhấn vào biểu tượng "INITIAL" của màn hình để nắm bắt nguồn gốc của
thiết bị.
- Để bắt đầu hoạt động, hãy nhấn nút "START" trên bảng OP hoặc icon
"START" trên màn hình.
2.4. Máy Back Glass attach
Công dụng: Dán mặt kính bảo vệ mạch PCB và cuộn dây RX-Coil

Hình 2.4: Máy Back Glass attach


2.5. Máy Magnet (nạp từ)
Công dụng: Nạp từ cho nam châm phía trong sản phẩm

Hình 2.5: Máy Magnet


16
2.6. Máy kiểm tra tính năng
Nguyên lý và tính năng của HRM sensor
1, PPG(Biểu đồ nhịp tim) : từ viết tắt của PhotoPlethysmoGraphy là ý nghĩa đo
lưu lượng máu bằng quang học
- Lượng ánh sáng được hấp thụ thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng máu bằng cách
phát ra ánh sáng đến da bằng đèn LED, và đo lượng ánh sáng trở lại PD xem đã
hấp thụ được bao nhiêu ánh sáng rồi tính toán lượng máu để kiểm tra nhịp tim
2, ECG(Biểu đồ điện tim) : Electrocardiogram là viết tắt của điện tâm đồ, đo sự
chênh lệch dòng điện phát sinh từ tim
- Khi cơ tim co lại và nở ra, tạo ra một điện thế hoạt động (dưới 1mV) và phát
sinh một dòng điện lan truyền từ tim đến cơ thể. Dòng điện này phát hiện sự khác
biệt về điện thế giữa các bộ phận cơ thể bằng điện cực và hiển thị nó dưới dạng
hình sóng thông qua xử lý tín hiệu trong mạch cảm biến
3, BIA(phân tích trở kháng điện sinh học) : Viết tắt của từ Bioelectrical Impedance
Analysis và chỉ ra bằng việc đo phân tích cơ thể thường thấy
- Gửi một dòng điện vi mô đến cơ thể con người để nhận được giá trị điện trở
(trở kháng) và ước tính thành phần cơ thể từ giá trị này

Hình 2.6: Máy Function Test

17
Phương pháp ECG/PPG test

Hình 2.8: Quét QR hàng Hình 2.7: Mặt sau hàng

- Kiểm tra ON nút nguồn của máy LCR


- Đeo găng tay cao su hoạc Finger Coat trước khi tiến hành
B1: Sử dụng máy quét mã vạch để scan QR code ở phần bottom
B2: Gắn hàng lên máy ECG/PPG( phần chữ SamSung ở phía trên back glass
được gắn hướng lên phía trên)

Hình 2.9: Cách đặt hàng lên máy test


B3: Nhấn đồng thời nút START KEY ở 2 phía Vacuum( chân không) bắt đầu hút

Hình 2.10: Nhấn START KEY lần 1


18
B4: Kiểm tra tình trạng gắn hàng ( gắn hàng đúng vào vị trí Vacuum)

Hình 2.11: Kiểm tra tình trạng gắn hàng


B5: Nhấn thêm 1 lần START KEY hai bên: test bắt đầu

Hình 2.12: Nhấn START KEY lần 2

19
Sau khi hoàn thành test, phân định hàng NG thì nhấn reset hoặc esc key rồi tách
riêng hàng NG

Hình 2.13: Ấn reset khi hàng NG

2.7. Ngoại quan


Sử dụng kính hiển vi để tìm lỗi trên sản phẩm trước khi xuất hàng

Hình 2.14: Kính ngoại quan


Các bước ngoại quan:
- B1: Đặt tray sản phẩm lên vị trí ngoại quan
20
- B2: Ngoại quan lần lượt từng sản phẩm, di chuyển jig theo chiều ngang
- B3: Sản phẩm NG để vào tray NG
- B4: Ngoại quan hết lot rồi chuyển qua công đoạn tiếp theo
Các trường hợp NG:
- Xước backglass
- Backglass bị lệch
- Dị vật
- Cack ic
- Crack conecter
- Dị vật conecter
- Crack backglass

21
Chương 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM ĐIỂN HÌNH TẠI
DOANH NGHIỆP

3.1. Quy trình công nghệ


Bảng quy trình công nghệ sản xuất Watch 4 HRM sensor
TT Quy trình Hình ảnh Giải thích
1 SMT TOP SMT Gắn linh kiện, Half Hole

2 Bottom Gắn Main IC (ASIC) và


SMT linh kiện, TVS, Zif
Connector

3 Underfill Epoxy Main IC Underfill


Dispenser

4 Oven Cure Sấy Epoxy

5 Magnet Epoxy Phủ Epoxy trước khi


Attach Dispensing Attach nam châm BTM

6 Bottom Attach nam châm BTM


Magnet
Attach

22
7 QR In Bar code 2D của
Barcode HRM Sensor (30 Byte)
Marking

8 Epoxy
Cure
9 Epoxy Phủ Epoxy trước khi
Dispensing Attach nam châm TOP

10 TOP Attach nam châm TOP


Magnet
Attach
11 Epoxy
Cure
12 Die Attach IR & LED Gắn Green 2 / RED 2 /
Attach IR LED

13 Epoxy
Cure
14 Photo Gắn Photo Diode 8 Point
Diode
Attach

15 Epoxy
Cure
16 Wire Bond Plasma
Cleaning

23
17 Wire 1. Áp dụng Au 0.9mil
Bonding Wire
2. PD / LED được
Bonding cùng lúc
3. Áp dụng phương thức
Bonding BWB
18 IVI
19 Laser Cutting PCB Laser Laser Cutting 4 Point
Cutting

20 Pick & Sau khi hoàn thành


Place Cutting thì hàng tự động
được gắp lên Jig
21 RX-Coil TEST điện
Laser trở RX-
Soldering Coil
22 Đặt RX- Trước khi Laser
Coil Soldering thì đặt RX-
Coil lên Jig
23 RX-Coil 1. Áp dụng Alpha Solder
Soldering Ball 500um
2. Tiến hành sản xuất
theo phương thức
Loading thủ công
24 RX-Coil
Soldering
Inspection

24
25 Dán Poron Dán Poron Dán Poron Tape lên nam
Tape & Glass Tape/ Loại châm TOP
Attach bỏ Tape
Rx-Coil
26 Kiểm tra 1. Kiểm tra tính năng
điện trở điện trở của Back Glass
Back 2. Tiến hành kiểm tra
Glass Manual 1ch
27 Back 1. Glass Attach lên vật
Glass liêụ được hoàn thành
Attach dán Tape
2. DVT thủ công/EVT
tự động
28 Ag Silicone Plasma
Dispenser Cleaning
29 Ag Phủ Ag Silicon vào giữa
Silicone Glass và PCB
Dispensing

30 Oven cure
31 Từ hóa Auto từ Tiến hành từ hóa cùng
Magnet hóa lúc 9ea
Magnet
32 Kiểm tra tính Kiểm tra 1. Chế tạo thiết bị kiểm
năng đặc tính tra tính năng ECG, PPG
tính năng 1ch
của sản 2. Trước khi tiến hành
phẩm thao tác, đọc mã QR rồi

25
tiến hành kiểm tra tính
năng

33 Dán Protect Plasma


Film Cleaning
34 Dán
Protect
Film
Bảng 2.3: Bảng quy trình công nghệ sản xuất Watch 4 HRM sensor

3.2. Sản phẩm điển hình


a) Module HRM Sensor là gì (cảm biến nhịp tim)?
HRM Sensor : là từ viết tắt của Heart Rate Monitor sensor, là cách gọi của cảm
biến đo nhịp tim.

Hình 2.15:Module HRM Sensor


b) Cấu trúc và thành phần của Module HRM

Hình 2.16: Cấu trúc thành phần của module HRM


c) Nguyên lý và tính năng của HRM Sensor

26
- PPG (Biểu đồ nhịp tim) : từ viết tắt của PhotoPlethysmoGraphy là ý nghĩa
đo lưu lượng máu bằng quang học
- Lượng ánh sáng được hấp thụ thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng máu bằng
cách phát ra ánh sáng đến da bằng đèn LED, và đo lượng ánh sáng trở lại
PD xem đã hấp thụ được bao nhiêu ánh sáng rồi tính toán lượng máu để
kiểm tra nhịp tim .
- ECG (Biểu đồ điện tim) : Electrocardiogram là viết tắt của điện tâm đồ, đo
sự chênh lệch dòng điện phát sinh từ tim.
- Khi cơ tim co lại và nở ra, tạo ra một điện thế hoạt động (dưới 1mV) và
phát sinh một dòng điện lan truyền từ tim đến cơ thể. Dòng điện này phát
hiện sự khác biệt về điện thế giữa các bộ phận cơ thể bằng điện cực và hiển
thị nó dưới dạng hình sóng thông qua xử lý tín hiệu trong mạch cảm biến.
- BIA (phân tích trở kháng điện sinh học) : Viết tắt của từ Bioelectrical
Impedance Analysis và chỉ ra bằng việc đo phân tích cơ thể thường thấy.
- Gửi một dòng điện vi mô đến cơ thể con người để nhận được giá trị điện
trở (trở kháng) và ước tính thành phần cơ thể từ giá trị này.

27
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

4.1. Kết quả thu được sau khi thực tập

Cảm nhận của sinh viên về công ty


✓ Trong thời gian làm việc tại công ty em nhận thấy công ty TNHH ITM
SEMICONDUCTOR bố trí hệ thống công nghệ tương đối hợp lý.
✓ Điều kiện về khí hậu tương đối tốt, ngoài ánh sáng tự nhiên, trong xưởng còn bố
trí hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý giúp công nhân làm việc tốt trong điều kiện không
thuận lợi.
✓ Có hệ thống phòng cháy chữa cháy.
✓ Cách quản lý hệ thống công nghệ và quản lý con người tương đối hợp lý vì thế
tăng nâng cao năng suất lao động.
✓ Công tác bảo hộ lao động tốt.
✓ Chế độ phúc lợi tốt.
✓ Có cơ hội thăng tiến cao.
✓ Được đào tạo và trang bị những kiến thức chuyên sâu về ngành điện tử thông
minh.
✓ Được trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn thiện các thiết bị điện tử tại công ty
TNHH ITM SEMICONDUCTOR
✓ Thái độ làm việc của mọi người vui vẻ, hòa đồng, cần cù, sẵn sàng chia sẻ khi
gặp khó khăn.
✓ Được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật và các phụ
cấp: BHXH, ăn trưa, đi lại, làm thêm giờ…
✓ Được sử dụng miễn phí tất cả các tiện ích của công ty: trà, cafe, bánh kẹo, hoa
quả…
✓ Môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, chia sẻ.
✓ Môi trường dành cho người dám đón nhận thách thức để cùng ITM là Leader của
Lĩnh vực thiết kế, sản xuất thiết bị tự động hóa, gia công xử lý kim loại.
✓ Sáng kiến, đóng góp luôn được ghi nhận, sự khác biệt luôn được tôn trọng.
Những bài học kinh nghiệm được rút ra
Bên cạnh những kỹ năng học hỏi được thì những bài học rút ra từ quá trình thực
tập cũng rất quý báu với chúng em:
28
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm: Chúng em nhận ra rằng kỹ năng mềm như giao
tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng không
kém trong công việc so với kiến thức chuyên môn.
Ý thức về quy trình làm việc: Chúng em học được cách làm việc theo quy trình và
tuân thủ các quy trình công ty, điều này giúp họ hiểu rõ hơn về cách hoạt động của doanh
nghiệp và làm việc hiệu quả hơn.
Mối quan hệ và mạng lưới: Sinh viên nhận ra rằng mối quan hệ và mạng lưới xã
hội rất quan trọng trong sự nghiệp, và họ cần xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với
đồng nghiệp và người quản lý.
Làm quen với tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp cũng như ý thức trách
nhiệm trong công việc
Chủ động học hỏi, tiếp thu và xử lý kiến thức và kĩ năng mới.
Học được cách sử dụng những dụng cụ thiết bị trong công việc
Học được cách xử lí khi thiết bị gặp sự cố hỏng hóc
Có cái nhìn tổng quan về công việc liên quan đến ngành học của mình, cũng như
là tích lũy được kinh nghiệm trước khi ra trường và chính thức đi làm.
Ý kiến đóng góp của sinh viên
Công ty vẫn còn một số vị trí làm việc độc hại và vất vả. Vì vậy công ty nên có
biện pháp khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho công nhân như: sử dụng máy móc thay
thế.
Để cải thiện hoạt động quản lý, sản xuất và dịch vụ của một đơn vị, em có một số
đề xuất và khuyến nghị như sau:
Tăng cường Quản lý Nhân sự:
Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao năng lực và tinh thần làm
việc.
Thiết lập các chính sách và quy trình để tăng cường sự hài lòng và cam kết của
nhân viên.
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên sáng tạo.
Tối ưu hóa Quy trình Sản xuất/Dịch vụ:
Đánh giá và cải thiện các quy trình hiện tại để tăng cường hiệu suất và giảm lãng
phí.
Sử dụng công nghệ mới và tiên tiến để tối ưu hóa quy trình sản xuất và dịch vụ.

29
Nâng cao Chất lượng Sản phẩm/Dịch vụ:
Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cao và thường xuyên kiểm tra và đánh giá để đảm
bảo tuân thủ.
Tăng cường giao tiếp và phản hồi từ khách hàng để hiểu và đáp ứng nhu cầu của
họ.
Liên tục nâng cao và phát triển sản phẩm/dịch vụ để duy trì sự cạnh tranh.
Ứng dụng Công nghệ Thông tin:
Đầu tư vào hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) để tăng cường sự hiệu
quả và tính toàn diện.
Sử dụng phần mềm và công nghệ mới để tự động hóa các quy trình và giảm thiểu
sai sót.
Phát triển và duy trì một chiến lược kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm khách hàng
và tăng cường hiệu suất.
Tăng cường Marketing và Quan hệ Khách hàng:
Phát triển chiến lược marketing toàn diện để tăng cường nhận thức thương hiệu và
tăng doanh số bán hàng.
Xây dựng một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để tạo và duy trì mối
quan hệ với khách hàng.
Tăng cường giao tiếp và tương tác thông qua các kênh truyền thông và mạng xã
hội để tạo ra một cộng đồng đam mê và trung thành
Lời cảm ơn của sinh viên
Qua 10 tuần thực tập tại công ty. Được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ công
ty, chúng em đã nắm bắt, học hỏi được những kinh nghiệm vô cùng quý báu
Bên cạnh đó, em thấy chúng em cần nâng cao hơn trong phần thiết kế điện, kiến
thức chuyên sâu về điện tử và nâng cao trình độ ngoại ngữ (nhất là Tiếng Anh chuyên
ngành).
Với 10 tuần thực tập không phải là dài vì vậy chúng em không thể tìm hiểu được
kỹ và sẽ còn nhiều thiếu xót. Em mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và
sửa chữa của thầy giáo, công ty và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Định cùng toàn thể
cán bộ nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH ITM SEMICONDUCTOR đã giúp
đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực tập.

30
4.2. Nhận xét và đánh giá về quá trình thực tập

Trong quá trình thực tập, TS. Nguyễn Quang Định là người luôn sẵn sàng giải
đáp các thắc mắc, hỗ trợ những khó khăn của sinh viên.
Công Ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam là một môi trường chuyên
nghiệp. Sau quá trình thực tập em có cái nhìn khái quát về cách thức hoạt động của một
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Hiểu được quy trình làm việc cũng
như làm quen được với môi trường làm việc thực tế tại công ty.
Học phần thực tập doanh nghiệp của nhà trường là học phần vô cùng thiết thực
và bổ ích đối với sinh viên. Môn học cho sinh viên có cái nhìn rộng hơn, cho sinh viên
có cơ hội vận dụng kiến thức lý thuyết trên trường vào trong sản xuất thực tế, tránh hiện
tượng máy móc trong suy nghĩ cũng như cách làm việc.

31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CƠ KHÍ-Ô TÔ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA CƠ ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP


1. Thông tin sinh viên:

- Họ và tên sinh viên: Dương Hoàng Anh


- Mã sinh viên: 2020601012
- Ngày sinh: 19/03/2002
- Lớp - khóa: Cơ Điện Tử 1 – K15
- Ngành học: Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

2. Thông tin đơn vị thực tập:


- Tên Công ty: Công Ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam
- Địa chỉ: Số 06, đường 11, VSIP Bắc Ninh, Phường Phù Chẩn, Thành phố Từ
Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
- Người liên hệ, chức vụ: Nguyễn Phương Hà, Trưởng phòng nhân sự
- SĐT liên hệ: 0915833639
- Email: hanp.hr@itmv.vn

3. Báo cáo tóm tắt nội dung thực tập:


Thời gian thực tập: ngày 08 tháng 01 năm 2024 đến ngày 16 tháng 03 năm 2024
▪ Tuần 1+2: từ ngày 08/01/2024 đến 21/01/2024

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- 08/01/2024-10/01/2024: Nhận vị trí thực tập tại phòng HRM , được giới
thiệu về khu vực làm việc, các phân xưởng, thời gian làm việc và các quy
định chung của công ty.

- 11/01/2024: Nhận nhiệm vụ tìm hiểu về sensor module watch 4.

- 12/01/2024-21/01/2024: Tìm hiểu về các thành phần trong sensor


module watch 4 và quá trình sản xuất sản phẩm.

32
2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Tìm hiểu được về văn hóa trong công ty: chào hỏi, quy định, quy tắc làm
việc 5S, bảo vệ môi trường, được trực tiếp quan sát những trang thiết bị
của công ty.
- Tìm hiểu cơ bản về tác phong làm việc, an toàn trong sản xuất.
- Hoàn thành tất cả các nội dung được giao.
- 2 tuần làm việc đầu tiên đảm bảo được lượng kiến thức cần tìm hiểu.

▪ Tuần 3: từ ngày 22/01/2024 đến 28/01/2024

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- 22/01/2024-23/01/2024: Nhận nhiệm vụ tìm hiểu, đọc tài liệu về các loại
máy móc có trong HRM.

- 24/01/2024-28/01/2024: Tìm hiểu về cách thức hoạt động của 2 loại máy
test : Function Test và Rbody Test.

2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Nắm được kiến thức cơ bản của các máy có trong phòng HRM.
- Biết cách sử dụng 2 loại máy Test .

▪ Tuần 4: từ ngày 29/01/2024 đến 04/02/2024

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- 29/01/2024-01/02/2024: Nhận nhiệm vụ vận hành máy Function Test, máy
1 test chức năng ECG, máy 2 test PPG.
- 02/02/2024-04/02/2024: Test sản phẩm dưới sự giám sát của ME, QC và
quản lý.
2.Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Gặp 1 số lỗi khi vận hành.
- Được bộ phận ME hỗ trợ xử lý sau đó đã vận hành thành công.

▪ Tuần 5+6 từ ngày 05/02/2024 đến 18/02/2024

33
1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- 05/02/2024: Nhận nhiệm vụ vận hành máy test Function Test để test
1000 sản phẩm.
- 06/02/2024-18/02/2024: Test tương tự theo kế hoạch đã đề ra.

2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Xử lý được 1 số lỗi khi vận hành.
- Đạt được 90% tiến độ đã đề ra.

▪ Tuần 7: từ ngày 19/02/2024 đến 25/02/2024

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- 19/02/2024-20/02/2024: Nhận nhiệm vụ vận hành máy Rbody Test để
kiểm tra tính năng Rbody của sản phẩm.
- 20/02/2024-25/02/2024: Test sản phẩm dưới sự giám sát của ME, QC và
quản lý.
2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Gặp 1 hỗ số lỗi khi vận hành.
- Được bộ phận ME hỗ trợ xử lý sau đó đã vạn hành thành công.

▪ Tuần 8: từ ngày 26/02/2024 đến 03/03/2024

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- 26/02/2024: Nhận nhiệm vụ vận hành máy Rbody Test để test 1500 sản
phẩm.
- 27/02/2024-03/03/2024: Test tương tự theo như kế hoạch đã đề ra.

2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Xử lý được 1 số lỗi khi vận hành.
- Hoàn thành được 85% tiến độ đã đề ra.

▪ Tuần 9: từ ngày 04/03/2024 đến 10/03/2024

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
34
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- Nhận nhiệm vụ vận hành 2 loại máy test với cách thức đã thực hiện như
các tuần trên không dưới sự giám sát của bộ phận ME, QC và quản lý.
2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Hoàn thành đúng tiến độ được giao.
- Vệ sinh 3D5S như các tuần trên.
- Vận hành máy 1 cách trơn tru hơn.

▪ Tuần 10: từ ngày 11/03/2024 đến 16/03/2024

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- Tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
- Viết báo cáo thực tập.

2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Hoàn thanh tốt nhiệm vụ được giao.
- Hoàn thành quá trình viết báo cáo thực tập.

4. Nhận xét/đánh giá của đơn vị thực tập:

35
5. Nhận xét/đánh giá của giảng viên hướng dẫn:
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
Đánh giá điểm:
Điểm tối đa
Giảng viên
Đánh Chuẩn của CĐR
Chuẩn đầu ra đánh giá điểm Ghi chú
giá đầu ra trong lần
theo CĐR
đánh giá
Trình bày quá trình
công nghệ và quản lý
L4 3
chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp
Trình bày các qui định
Điểm mang tính xã hội đối với
thường quá trình hình thành và 3
L5
xuyên phát triển của doanh
1 nghiệp
Trình bày nội quy, cơ
cấu tổ chức và xác định
L6 4
các bộ phận quan trọng
của doanh nghiệp
Đề xuất cải tiến phát
L1 triển sản xuất tại doanh 2
nghiệp
Lập kế hoạch thực hiện
L2 các công việc cho nghề 2
Điểm nghiệp bản thân
cuối Trình bày quy định, văn
kỳ L3 hóa giao tiếp và ứng xử 3
của doanh nghiệp
Trình bày qui mô sản
xuất, kinh doanh và
L7 3
hướng phát triển của
doanh nghiệp
Điểm đánh giá
Ngày … tháng 03 năm 2024
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký ghi rõ học tên)

TS. Nguyễn Quang Định

36

You might also like