You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
==========o0o==========

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mã: 13355(H)
Học kỳ: 2 – Năm học: 2022 – 2023

SINH VIÊN MSV LỚP


NGUYỄN KHÁNH TOÀN 85168 ĐTĐ60ĐH

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa


Chuyên ngành Điện tự động công nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Hồng Hải

HẢI PHÒNG - 4/2023


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................4
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................6
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ LG INNOTEK HẢI PHÒNG VIỆT NAM. 7
1.1. Giới thiệu chung về LG Innotek......................................................7
1.1.1. Lịch sử phát triển.......................................................................7
1.1.2. Quy mô và cơ cấu tổ chức..........................................................8
1.2. Sản phẩm chính...............................................................................13
1.2.1. Công nghệ và quy trình sản xuất............................................13
1.2.2. Chất lượng và tiêu chuẩn.........................................................13
1.3. Các thành tựu và hoạt động của LG Innotek Hải Phòng............13
1.3.2. Hoạt động..................................................................................14
1.3.3. Tầm nhìn và mục tiêu của LG Innotek Hải Phòng...............14
1.4. Các quy định nội bộ........................................................................14
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG VIỆC...............................................................................................17
2.1. Nội dung kiến thức học hỏi thu thập được trong thời gian thực
tập tại công ty.........................................................................................17
2.1.1. Các nội qui, quy định nội bộ, an toàn lao động của nhà máy
..............................................................................................................17
2.1.2. Công tác đảm bảo an toàn điện, vệ sinh, an toàn lao động khi
thực hiện công việc.............................................................................21
2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của camera module......................22
2.3. Thông tin vị trí thực tập.................................................................25
2.3.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập..........................................25
2.3.2. Đặc điểm, yêu cầu.....................................................................26
2.4. Tiến độ công việc được giao...........................................................26
2.5. Kết quả thực hiện công việc được giao.........................................27
2.6. Tự nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình làm việc...........29
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI LG INNOTEK
.....................................................................................................................30
3.1. Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được............................................30
3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra......................................30
3.3. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý sản
xuất của công ty......................................................................................31
3.4. Các đề xuất với khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy – học của
học phần thực tập doanh nghiệp..........................................................32
KẾT LUẬN.................................................................................................34
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. LG Innotek...................................................................................7


Hình 1.2. LG Innotek Hải Phòng..................................................................7
Hình 1.3. Ngoại quan công ty LG Innotek....................................................8
Hình 1.4. Bản đồ KCN Tràng Duệ Huyện An Dương, Thành phố Hải
Phòng và Nhà máy LG Innotek Việt Nam Hải Phòng tại KCN Tràng Duệ. 9
Hình 1.5. Nhà máy LG Innotek Việt Nam Hải Phòng V1 năm 2017...........9
Hình 1.6. Nhà máy LG Innotek Việt Nam Hải Phòng V1 và V2 năm 2020
.....................................................................................................................10
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức khối văn phòng.....................................................11
Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức khối sản xuất........................................................11
Hình 1.9. Cơ cấu tổ chức PE Team.............................................................12
Hình 1.10. sản phẩm của LG Innotek..........................................................13

Hình 2.1. Cấu tạo camera module...............................................................22


Hình 2.2. Nguyên lý hoạt động của camera module...................................24
Hình 2.3. gắn kính filter vào OIS................................................................26
Hình 2.4. bôi kéo để gắn kính filter vào sensor...........................................27
Hình 2.5. Hệ thống hoạt động của máy.......................................................27
Hình 2.6. Outside view của máy.................................................................28
Hình 2.7. cơ cấu gắn kính của máy IRCF Attack........................................28
Hình 2.8. Bản thân đứng máy.....................................................................28
LỜI CẢM ƠN
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin
chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Điện – Điện tử Trường Đại
Học Hàng Hải Việt Nam đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến
thức cơ bản trong 4 năm Đại Học. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn
chân thành đến Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng đã giúp
đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành tốt quá trình thực tập của mình.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Đặng Hồng Hải đã tận tình
chỉ dạy và truyền đạt cho em những kinh nghiệm cũng như những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian thực tập vừa qua.

Với thời gian thực tập còn hạn chế và sự hiểu biết thực tế còn nhiều
bỡ ngỡ nên bài báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nên
em mong nhận được ý kiến đóng góp để em có thể đúc kết được nhiều
bài học và kinh nghiệm cho bản thân, từ đó giúp ích được nhiều cho em
khi chính thức bước vào môi trường làm việc.

Cuối cùng, em xin gửi đến quý Thầy Cô lời chúc sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp giảng dạy. Chúc quý Công ty TNHH LG Innotek
Việt Nam Hải Phòng ngày càng phát triển và thịnh vượng, đúng với
thông điệp “vững bước tiên phong”!
Hải Phòng, Ngày ….. tháng …… năm ……
Sinh viên
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên ngành kĩ thuật chuẩn bị ra trường, quá trình
thực tập là một cơ hội để tiếp xúc với công việc sắp tới và định hướng
cho mình những bước đi sau khi ra trường. Quá trình thực tập cũng là
một thử nghiệm trong quá trình tìm việc sau này. Chắc rằng mỗi người
đều định hướng cho mình con đường đi sắp tới sau khi ra trường, ai cũng
nỗ nực để tìm ra cho mình một cơ hội tốt. Những kiến thức học ở trường
là chưa đủ bước vào những thử thách trong công việc cũng như trong
cuộc sống. Thực tập là một cơ hội tốt để có thêm những hiểu biết nhất
định về nghành nghề mình đang theo học và cho công việc sau này.
Em thấy việc đi thực tập là rất cần thiết và bổ ích.
Chuyên ngành Điện tự động công nghiệp là một lĩnh vực khá là
rộng lớn bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, em thấy rất lúng túng không
biết sau khi ra trường sẽ theo con đường nào, nhưng trong quá trình thực
tập em thấy Kỹ thuật điều khiển là nghành mà em cảm thấy rất hay và
thú vị.
Trong quá trình thực tập có nhiều khó khăn nhưng được sự quan
tâm giúp đỡ của anh Nguyễn Tiến Đạt và được chỉ bảo tận tình của các
anh chị trong công ty, đặc biệt là Engineer Vũ Đức Thịnh đã giúp em
hoàn thành tốt trong quá trình thực tập và đã hoàn thành Báo cáo thực tập
tổng hợp này. Do trình độ và thời gian còn hạn chế nên báo cáo thực tập
của em không tránh khỏi được những thiếu sót nhất định. Em mong nhận
được sự quan tâm, góp ý và chỉ bảo của các thầy cô để báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ LG INNOTEK
HẢI PHÒNG VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu chung về LG Innotek
LG Innotek là một công ty sản xuất linh kiện điện tử của tập đoàn LG
Group. Công ty được thành lập vào năm 1970, có trụ sở chính tại Seoul,
Hàn Quốc và hiện đang hoạt động trên toàn cầu với hơn 20 chi nhánh và
nhà máy sản xuất tại các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt

Hình 1.1. LG Innotek


Nam, ...
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử,
LG Innotek đã và đang trở thành một trong những công ty hàng đầu trong
ngành công nghiệp điện tử trên thế giới. Sản phẩm của LG Innotek được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điện thoại di động, tivi,
máy tính, thiết bị y tế, thiết bị điện tử trong ô tô, đèn LED, ...
1.1.1. Lịch sử phát triển
Công ty LG Innotek Hải Phòng (LGIT HP) được thành lập vào năm
2009 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2010. Tại Việt Nam, LG
Innotek đã mở rộng hoạt động của mình tại Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai
và Bình Dương.

Hình 1.2. LG Innotek Hải Phòng


1.1.2. Quy mô và cơ cấu tổ chức
LG Innotek Hải Phòng có diện tích khoảng 30.000m2 với hơn 2.000
nhân viên làm việc tại đây. Các bộ phận hoạt động của công ty bao gồm bộ
phận sản xuất, kỹ thuật, nhân sự, tài chính, ...

Hình 1.3. Ngoại quan công ty LG Innotek

 Vị trí địa lý

Công ty LG INNOTEK VIỆT NAM HẢI PHÒNG (LGITVH) là đơn


vị sản xuất thứ 6 trong số 7 đơn vị sản xuất ngoài Hàn Quốc của công ty
LG Innotek. Công ty được cấp phép hoạt động tháng 9 năm 2016 tại Khu
Công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương, Hải Phòng. Công ty chính thức
đi vào sản xuất các camera module từ năm 2017.

● Địa chỉ: Lô I-4, Khu công nghiệp Tràng Duệ, thuộc KKT Đình
Vũ - Cát Hải, xã Hồng Phong, huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng.
2
● Diện tích: 100000 m

● Vốn đầu tư: 550 triệu đô la


Hình 1.4. Bản đồ KCN Tràng Duệ Huyện An Dương, Thành phố Hải
Phòng và Nhà máy LG Innotek Việt Nam Hải Phòng tại KCN Tràng Duệ

Hình 1.5. Nhà máy LG Innotek Việt Nam Hải Phòng V1 năm 2017
Hình 1.6. Nhà máy LG Innotek Việt Nam Hải Phòng V1 và V2 năm 2020

 Lĩnh vực sản xuất


Năm 2016, tổ hợp sản xuất của tập đoàn LG Innotek tại Hải Phòng
(LGITVH) chính thức được cấp giấy phép. LGITVH sản xuất 2 loại sản
phẩm chính là:
1. Electric Communication: Linh kiện điện tử
2. Modules: các module camera
 Xu hướng phát triển
- Tháng 9/2016: Công ty được cấp phép hoạt động tại Khu Công
nghiệp Tràng Duệ
- 2017 – 2023: Hợp tác sản xuất camera module với Apple, là nhà
cung cấp chính cho các module camera hàng năm của Apple.
 Cơ cấu tổ chức
 Tổng quan bộ máy tổ chức trên văn phòng

Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức khối văn phòng

 Tổng quan bộ máy tổ chức dưới xưởng

Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức khối sản xuất


 Các Phòng Chức Năng Của Công Ty
 Manufacturing : Phòng sản xuất
 Procurement : Phòng mua hàng
 Material : Phòng vật tư
 Quality Assurance : Phòng quản lý chất lượng
 SCM : Phòng chuỗi cung ứng
 New Product Introduction : Phòng nghiên cứu sản phẩm mới
 Process Engineering : Phòng kĩ sư công đoạn
 Information Technology : Phòng công nghệ thông tin
 Business Planing : Phòng kế hoạch
 Accounting : Phòng kế toán
 Human & Resources : Phòng nhân sự
 Local Development : Phòng nghiên cứu phát triển
 EESH : Phòng đảm bảo an toàn năng
lượng, con người, vệ sinh môi trường.
 Custorm Sevice : Phòng chăm sóc khác hàng
 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của phòng ban bản thân đang thực tập

Hình 1.9. Cơ cấu tổ chức PE Team


1.2. Sản phẩm chính
LG Innotek Hải Phòng sản xuất các sản phẩm linh kiện điện tử như:
module camera, đèn LED, điều khiển từ xa, ...

Hình 1.10. sản phẩm của LG Innotek


1.2.1. Công nghệ và quy trình sản xuất
LG Innotek Hải Phòng sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra
các sản phẩm linh kiện điện tử chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu khắt khe
của thị trường. Quy trình sản xuất được thiết kế để đảm bảo chất lượng sản
phẩm, từ khâu thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, sản xuất và kiểm tra.
1.2.2. Chất lượng và tiêu chuẩn
LG Innotek Hải Phòng luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
Công ty sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO 9001, ISO
14001, IATF 16949 để đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.

1.3. Các thành tựu và hoạt động của LG Innotek Hải Phòng
1.3.1. Các thành tựu
Năm 2013, LG Innotek Hải Phòng đạt được giấy chứng nhận Quản lý
Chất lượng Quốc tế ISO 9001:2008 và giấy chứng nhận Quản lý Môi
trường Quốc tế ISO 14001:2004.
Năm 2017, LG Innotek Hải Phòng đạt được giấy chứng nhận Quản lý
Chất lượng IATF 16949, đánh dấu bước tiến mới trong việc nâng cao chất
lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng.
1.3.2. Hoạt động
LG Innotek Hải Phòng thường xuyên thực hiện các hoạt động vì cộng
đồng như tài trợ cho các hoạt động từ thiện, phát triển giáo dục và hỗ trợ
các trường học địa phương.
Công ty cũng chú trọng đến hoạt động bảo vệ môi trường và đóng góp
vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.
LG Innotek Hải Phòng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên
để phát triển bản thân và nâng cao kỹ năng công việc. Công ty tổ chức các
khóa đào tạo, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả công
việc thường xuyên để nâng cao năng lực của nhân viên.
1.3.3. Tầm nhìn và mục tiêu của LG Innotek Hải Phòng
1.3.3.1. Tầm nhìn
 LG Innotek Hải Phòng đặt tầm nhìn trở thành một công ty hàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, đáp ứng các yêu cầu khắt
khe của khách hàng về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.
1.3.3.2. Mục tiêu
 Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững của
công ty.
 Đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất về
chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.
 Phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản
phẩm linh kiện điện tử chất lượng

1.4. Các quy định nội bộ


1.4.1. Quy định thực tập
-Sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp tại LGD phải tuân thủ
nghiêm túc theo quy định của công ty LGD.

-Làm theo sự hướng dẫn của GVHD.


Quy định lao động an toàn của công ty
Khi làm việc tại LGD, nhân viên phải tuân thủ mọi quy định về an
toàn trong công ty như sau:

- Không được phép hút thuốc trong công ty.


- Không mang các vật dụng bất kì vào trong xưởng sản xuất khi chưa
được kiểm tra.
- Không sử dụng điện thoại khi di chuyển.
- Không chạy nhảy, trêu đùa trong xưởng sản xuất.
- Trang bị đồ bảo hộ (mũ bảo hộ, giày mũi cứng, khẩu trang, găng
tay cao su) khi vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị.
- Không ăn uống trong xưởng sản xuất.
- Không ngủ trong công ty.
- Tuân thủ hướng dẫn của quản lý khi có sự cố xảy ra.
- Tuân thủ 10 nguyên tắc cơ bản.
- 8 quy tắc sống còn và 7 nguyên tắc an toàn.
Trong công ty có một bộ phân có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở các
công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu an toàn trong quá trình làm
việc.
1.4.2. PRO-3M, 3Đ-5S TRONG XƯỞNG SẢN XUẤT
1.4.2.1. PRO-3M
PRO-3M là một hoạt động cải tiến tập trung vào sản xuất và thiết
bị được phát triển phù hợp với nhà máy của SamSung trên nền tảng
của hoạt động trong quá khứ. Với mục đích nâng cao năng suất làm
việc, chất lượng sản phẩm.

Được viết tắt của: My Machine, My Area, My Job.

1.4.2.2. 3Đ-5S
Thực hiện đúng 3Đ-5S là một việc rất quan trọng trong việc sản xuất
của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi thực hiện tốt 3Đ-5S thì doanh
thu của công ty của công ty sẽ tăng lên rất nhiều.3Đ là viết tắt của các
từ:

- Đúng sản phẩm.


- Đúng vị trí.
- Đúng số lượng.
5S là tên của một phương pháp quản lí, sắp xếp nơi làm việc. Được
viết tắt của 5 từ gồm: Sàng Lọc, Sắp Xếp, Sạch Sẽ, Săn Sóc, Sẵn Sàng.
- Sàng Lọc: Phân loại tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây là
bước đầu tiên trong doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội
dung chính là phân loại, di dời thứ không cần thiết.
- Sắp Xếp: Sau khi đã thao tác loại bỏ các vật dụng không cần thiết
thì công việc tiếp theo là tổ chức lại các vật dụng còn lại một cách hiệu
quả theo tiêu chí: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả.
- Sạch Sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ
thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và vệ sinh hàng ngày máy móc
vật dụng, khu làm việc, giảm rủi ro tai nạn, nâng cao tính chính xác của
máy móc thiết bị.
- Săn Sóc: Kiểm tra duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển 4S, hoạt
động 3S được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đặt ra, tiến tới hoạt động
5S trong doanh nghiệp.
- Sẵn Sàng: Rèn luyện tạo thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi công
việc.
Do sản xuất các sản phẩm màn hình yêu cầu chất lượng cao nên vấn
đề 3Đ-5S luôn được chú trọng kiểm tra. Nếu màn hình chỉ bị một bụi bẩn
kích cỡ rất nhỏ sẽ bị loại gây thất thoát cho công ty.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
2.1. Nội dung kiến thức học hỏi thu thập được trong thời gian
thực tập tại công ty
2.1.1. Các nội qui, quy định nội bộ, an toàn lao động của nhà máy
 Thời gian làm việc

Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6.


- Ca hành chính làm việc từ 8h00 đến 18h00, riêng thứ 6 làm từ 8h00
đến 17h00
Cần có mặt ở nơi làm việc trước ít nhất 15 phút để chuẩn bị cho công
việc.
Thời giờ làm việc bình thường là 9 giờ một ngày và 48 giờ trong một
tuần. Do tính chất công việc, công ty sẽ có quyền quyết định thời giờ làm
việc theo ngày hoặc theo tuần; trong trường hợp theo tuần, thì giờ làm việc
bình thường không quá 10 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần.
Số ngày làm việc bình thường là 22 ngày trong một tháng tính theo ca
làm việc theo thông báo cho người lao động. Công ty sẽ có quyền quyết
định ca làm việc để đáp ứng các yêu cầu hoạt động kinh doanh.
Về xin nghỉ:
- Trường hợp nghỉ phép: Khi muốn xin nghỉ phép thì phải thông báo
trước cho leader hoặc người quản lí trực tiếp trước ít nhất là 3 ngày.
- Nếu nghỉ không thông báo, thông báo không đúng thời gian qui định
hoặc không nhận được sự đồng ý của người quản lý sẽ coi như là nghỉ
không phép.
- Trong trường hợp nghỉ đột xuất phải thông báo với leader trưởng
nhóm bằng điện thoại.
- Đối với trường hợp nghỉ ốm phải gọi điện báo cáo cho người quản lý
và trong ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ phép phải nộp giấy chứng
nhận của cơ quan y tế nếu không có giấy chứng nhận hợp lệ sẽ coi như là
nghỉ không đúng phép.
- Trường hợp xin nghỉ hẳn (chấm dứt hợp đồng lao động) phải thông
báo cho leader bằng văn bản ít nhất 30 ngày ngoại trừ một số trường hợp
đặc biệt đã được nghỉ trong hợp đồng lao động.
(Tất cả các trường hợp xin nghỉ đều cần phải đăng kí trên trang web
của công ty)
 Tác phong làm việc

 Quy định về việc ăn uống trong công ty


- Nghiêm cấm mọi trường hợp ăn uống trong khu vực làm việc kể khu
vực nghỉ giải lao. Tất cả các loại đồ ăn, uống chỉ được sử dụng trong khu
vực căng tin.
- Uống nước đúng nơi quy định không sử dụng nước uống vào mục
đích khác nhau rửa tay, rửa mặt giặt đồ sử dụng nước hợp lý tiết kiệm.
 Quy định về khu vực làm việc:
- Không nói truyện riêng, đùa nghịch trong khu vực làm việc.
- Không sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc, phải dán
camera.
- Không nghe nhạc, sử dụng tai nghe trong giờ làm việc kẻ cả giờ nghỉ
giải lao chỉ được nghe nhạc ở khu vực căng tin.
- Không vứt rác ra khu vực làm việc.
- Không đùa nghịch trong các phòng ban khác.
- Nghiêm cấm sử dụng điện thoại di động để quay phim, chụp ảnh
trong khu vực làm việc. Hoặc cập nhật mọi hình ảnh của công ty lên mạng
xã hội.
 Quy định khi di chuyển trong nhà máy:
Chỉ dẫn an toàn chung.
- Cẩn thận khi lên xuống cầu thang.
- Quan sát và tuân thủ các chỉ dẫn, biển cảnh báo về đường đi, lối
thoát hiểm, phương tiện bảo vệ cá nhân, ….
- Không mang điện thoại, máy ảnh vào khu vực sản xuất.
- Hút thuốc tại những khu vực được phép.
- Không tự ý vào các khu vực cấm hoặc mở cửa thoát hiểm.
- Không tự ý sử dụng hoặc di chuyển các phương tiện báo cháy, chữa
cháy: còi báo động, bình chữa cháy …
- Cấm sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khi làm việc.
- Không đi qua các phòng ban khác.
 Trường hợp sự cố xảy ra.
- Luôn luôn bình tĩnh, không hoảng loạn, di chuyển nhanh, không
được chạy.
- Di tản theo lối thang bộ, không đi thang máy, cúi thấp khi di chuyển.
- Không mang theo đồ đạc khi di tản, không cố nhảy từ trên cao
xuống.
- Ưu tiên giúp đỡ phụ nữ có thai và người bị thương.
- Đặc biệt hơn mỗi năm LG Innotek sẽ diễn tập phòng cháy chữa cháy
khi có sự cố cùng với Công an phòng cháy chữa cháy. Nhằm giúp công
nhân viên có thể xử lý tốt nhất khi có sự cố xảy ra.
 An toàn lao động
 Quy định về phòng cháy, chữa cháy:

- Nghiêm cấm mang hóa chất dễ cháy.


- Khi phát hiện thấy cháy phải thông báo ngay cho cấp trên của mình, hô to
để mọi người cùng biết sau đó tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của những người
có trách nhiệm hoặc của lực lượng phòng cháy chữa cháy.
- Không chen lấn xô đẩy khi chạy thoát hiểm.
 Quy định khi sử dụng dao, kéo và các vật dụng nguy hiểm:

- Khi muốn sử dụng dao, kéo trong công việc cần phải thông báo cho
support, leader.
- Nghiêm cấm sử dụng dao kéo vào các mục đích cá nhân.
- Không đùa nghịch khi sử dụng dao, kéo.
- Không mượn dao, kéo của nhóm khác để sử dụng.
- Không được cầm dao, kéo từ bên ngoài vào trong công ty.
- Không được sử dụng dao, kéo khi chưa có sự đồng ý của tổ trưởng.
- Không được dùng dao, kéo của bộ phận khác trong công ty.
 Quy định về an toàn của máy:

- Tất cả các máy hoạt động trong xưởng đều phải bật interlock, nếu bị
tắt hay hỏng thì phải liên hệ ngay với MPS hay vender cung cấp máy để có
thể khắc phục kịp thời.
- Không tự cài đặt hay thiết lập máy khi không có quyền.
- Không được đứng tựa vào xung quanh máy hay những khu vực máy
đang chạy.
 Quy định về trang phục

- Mặc quần áo công sở sạch sẽ gọn gàng.


- Luôn đeo thẻ lên cổ áo trong suốt thời gian làm việc.
- Mặc quần áo, đội mũ, khẩu trang, găng tay, giày phòng sạch theo qui định
khi vào khu vực sản xuất.
- Đi giày theo qui định không giẫm chân len gót giày, không bỏ chân ra
khỏi giày khi đang ở trong công ty.
Về sử dụng thẻ nhân viên:
- Thẻ nhân viên được sử dụng để ra vào công ty. Mỗi ngày làm việc tất cả
các công nhân viên đều phải quẹt thẻ 4 lần, tại hai vị trí; cửa từ và cửa
xưởng sản xuất (2 lần tại cửa từ và 2 lần tại cửa sản xuất).
- Thẻ nhân viên được sử dụng trong suốt thời gian làm việc.
- Thẻ nhân viên còn để kiểm soát sự ra vào, chấm công, đi làm sớm hay
muộn của công nhân viên trong công ty.
- Thẻ nhân viên là tài sản của công ty mọi trường hợp mất thẻ quên thẻ
hỏng thẻ đều phải thông báo ngay cho cấp trên của mình để được bảo lãnh
hoặc cấp thẻ mới.
 Tiêu chuẩn 5S của nhà máy

- Công ty áp dụng nguyên tắc 5S trong sản xuất cũng như làm việc:
+ Seri (sàng lọc): Đây là bước đầu tiên và cũng là công việc đầu tiên
cần làm của công ty. Nó là việc sàng lọc tất cả những gì không còn hữu
dụng và loại bỏ chúng. Chỉ giữ lại những gì cần thiết và mang lại giá trị.
+ Seiton (sắp xếp): Sau khi sàng lọc tất cả những thứ không còn đem
lại giá trị sử dụng thì việc sắp xếp lại những đồ dùng, công cụ trong nơi
làm việc một cách khoa học, có hệ thống cũng không kém phần quan trọng.
+ Seiso (sạch sẽ): Là việc dọn dẹp nơi làm việc mỗi ngày sau khi hoàn
thành xong công việc của mình, bao gồm cả việc làm sạch các trang thiết
bị, máy móc. Để nơi làm việc luôn được sạch sẽ, khi môi trường làm việc
sạch sẽ, tinh thần con người sẽ thoải mái do vậy năng suất thực hiện công
việc luôn ở mức cao nhất và hiệu quả nhất, giúp hoàn thành những deadline
một cách dễ dàng hơn.
+ Seiketsu (săn sóc): Chính là việc thực hiện và duy trì một cách đều
đặn và có hệ thống 3 tiêu chuẩn phía trên của 5S. Chỉ khi duy trì và thực
hiện tốt được những tiêu chuẩn đó mới có thể hoàn thành tốt nhất tiêu
chuẩn cuối cùng và vô cùng quan trọng.
+ Shitsuke (sẵn sàng): Mỗi cá nhân trong một tổ chức, công ty luôn
phải sẵn sàng cho mọi việc, luôn có ý thức cao trong việc thực hiện công
việc của bản thân mình, luôn luôn tuân thủ những quy tắc tại nơi làm việc.
Điều quan trọng hơn cả là phát huy cao tinh thần tự giác trong công việc.
Bản thân mỗi cá nhân nói riêng và tập thể trong công ty, doanh nghiệp nói
chung phải luôn nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của 5S, phải biết kết hợp
và thực hiện một cách chủ động, nhịp nhàng các chuẩn mực chung của 5S
để đem lại năng suất lao động, giá trị cao cho công ty, doanh nghiệp
2.1.2. Công tác đảm bảo an toàn điện, vệ sinh, an toàn lao động khi
thực hiện công việc
- Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuân thủ các quy định, nội quy khi đi vào khu vực phòng sản xuất
của công ty.
- Tuẩn thủ quy định sử dụng và bảo quản các thiết bị của nhà máy.
- Tuân thủ việc sử dụng và bảo trì các thiết bị. Không tự ý tắt chế độ
Inter - Lock của các thiết bị trong nhà máy.
- Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ
sinh lao động.
- Được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của camera module


 Cấu tạo của camera module

Hình 2.1. Cấu tạo camera


module
Hiện tại, camera module sản phẩm duy nhất của nhà máy LG
Innotek Hải Phòng. Các thành phần của một camera module bao gồm: Len,
Barrel, Voice Coil Motor, Holder, IRCF, Image Sensor, PCB
Cấu tạo cơ bản của một camera module gồm có:
Lens: hay ống kính máy ảnh, được xem như là một bộ phận không
thể thiếu của chiếc máy ảnh, còn được xem như là “con mắt” của chiếc
máy ảnh hiện nay. Cơ chế hoạt động của nó là khi các tia sáng phải được đi
qua ống kính trước khi chiếu lên kính ngắm máy ảnh, bề mặt tấm phim
(của máy chụp phim) hay cảm biến để tạo nên hình ảnh. Chất lượng của tia
sáng và lượng sáng qua ống kính sẽ quyết định toàn bộ đến chất lượng của
hình ảnh.
Cấu tạo của lens bao gồm nhiều thấu kính cộng lại. Những nhóm
thấu kính này nhằm kết hợp chùm sáng để tạo nên các hình ảnh ở cảm biến
máy ảnh. Điều này giúp hạn chế hiện tượng quang sai. Hiện tượng quang
sai là một hiện tượng xuất hiện khi hình ảnh không tập chung vào một
điểm. Quang sai sẽ làm ảnh bị nhòe, sai màu hoặc giảm tương phản và hình
ảnh sẽ bị mờ đi.
Tiêu cự ống lens sẽ xử lý các góc ngắm và quyết định phóng đại cho
một vị trí nhất định khi chụp ảnh. Tiêu cự cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc
bức ảnh có sắc nét hay không. Nếu sử dụng tiêu cự dài thì thời gian cho
việc chụp ảnh sẽ được rút ngắn hơn.
Khi chất lượng hình ảnh được phụ thuộc theo số lượng và chất lượng
tia sáng đi qua ống lens thì lens là một yếu tố được các nhiếp ảnh gia rất
quan tâm. Vậy nên trong việc xử lý hình ảnh thì ống kính góp một vai trò
rất quan trọng.
Barrel: vai trò hộp lens thông thường, chức năng che và cố định vị trí
lens, cùng với Holder điều chỉnh độ cao của Lens
VCM Actuator (Voice coil motor): vai trò di chuyển Lens Assymbly
theo chiều lên xuống theo trục Z để lấy tiêu điểm, Camera module với chức
năng OIS (Optical Image Stabilizer) tức chống rung quang học có thể
chống rung nhờ di chuyển Lens Assymbly theo 2 trục dọc (trục X, Y 4
hướng) và VCM theo chiều lên xuống.
Nguyên tắc chuyển động của VCM (Hệ thống điện từ): Áp dụng quy
tắc bàn tay trái của Fleming với motor sử dụng cấu trúc cơ nhằm di chuyển
diaphragm của speaker
Đây có thể gọi là động cơ của VCM. Dùng lực Lorentz được tạo ra
bởi từ trường của nam châm vĩnh cửu và dòng điện chảy qua Voice Coil,
tạo lực đẩy làm di chuyển Carrier (Bobbin) và Lens
Holder: chức năng nối PCB với Lens, cản trở các loại ánh sang dựa
vào kích cỡ Window.
HTCC (bảng mạch sử chịu nhiệt): là bộ phận chứa các IC và linh
kiện điện tử thụ động. Có vai trò kết nối điện giữa sensor với các bộ phận
khác của camera module.
IR cut-off filter: chặn các tia trong vùng hồng ngoại (IR) không cho
tiếp cận với sensor
Sensor (cảm biến): là bộ phận quan trọng của một camera module.
Chuyển đổi tín hiệu quang thu được từ vật thể thành tín hiệu điện để
chuyển đổi thành bức ảnh của vật.
FPCB (bo mạch mềm): dùng film ACF dẫn điện đẳng hướng gắn
FPCB với tấm HTCC. Trong đó ACF (Anisotropic Conductive Film): gắn
giữa FPCB và tấm HTCC đã được gắn Camera Sensor / IC Chip , film để
truyền tín hiệu điện
 Nguyên lý hoạt động của camera module

Hình 2.2. Nguyên lý hoạt động của camera module


Camera module chuyển đổi tín hiệu quang học (ánh sáng) đi qua ống
kính thành tín hiệu điện (hình ảnh) thông qua bộ cảm biến hình ảnh để biểu
diễn vật thể.
Khi ánh sáng phản chiếu lên vật sẽ truyền tới thấu kính Lens từ đó
truyền vào Camera và chiếu ảnh lên Image Sensor và từ đây Image Sensor
sẽ biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu Điện và từ đó sẽ chuyển đổi tín
hiệu điện thành Program để nhận biết hình ảnh.
 Quy trình sản xuất camera module
Quy trình sản xuất Camera Module của công ty LG Innotek được
chia thành hai phần: FOL và EOL
 FOL (Front of Lines) bao gồm các công đoạn chủ yếu như:
• Stud Bump: Là công đoạn tạo gold bump (bóng vàng) bằng cách sử
dụng sóng siêu âm cắt và gắn bump lên bond pad của sensor để làm điểm
kết nối tín hiệu điện với HTCC.
• Flip Chip: Là công đoạn sử dụng sóng siêu âm và làm nóng HTCC
để gắn sensor vào.
• Underfill: Là công đoạn phủ keo epoxy lên phần kết nối giữa Sensor
và HTCC.
• IRCF Attach: Là công đoạn gắn IRCF (IR cut-off filter) sau khi phủ
epoxy lên trên HTCC.
• Pre Focus: Xoay, điều chỉnh lens để đạt được độ phân giải tốt nhất,
sau đó phun Epoxy nhằm cố định Lens và VCM.
• Active Align: Sau khi phun epoxy lên bảng mạch đã được gắn IRCF,
điều chỉnh sensor và tia xuyên quang học của lens, là công đoạn gắn VCM
 EOL (End of Lines) bao gồm các công đoạn chủ yếu như:
• Laser Soldering: Là công đoạn hàn rãnh HTCC với điện cực AF của
VCM bằng cách sử dụng thiết bị hàn laze.
• FPCB Bonding: Sử dụng thiết bị ACF, gắn FPCB sau khi dán ACF
film lên ACF Pad mặt sau HTCC.
• Stiffener Attach: Là công đoạn gắn Stiffener sau khi phun keo AG,
Thermal Epoxy lên mặt sau FPCB Module đã gắn ACF.
• Stiffener sidefill: Là công đoạn phun Ag epoxy vào khoảng trống
giữa VCM và Stiffener.
• Up Test: Sử dụng Up Tester, kiểm tra bụi bẩn, động tác AF và tính
năng Camera module.
• Down Test: Sử dụng Down Tester, thực hiện hiệu chuẩn về tính năng
màu sắc của hình ảnh.
• DCR: Cho dòng điện chạy trong camera module để kiểm tra giá trị
điện trở có nằm trong phạm vi cho phép.
• APS (Auto Focus): Kiểm tra độ tập trung vào một điểm của sensor
khi chụp một bức ảnh.
• Distotion: Kiểm tra khoảng cách chụp ảnh lần cuối và đóng gói.

2.3. Thông tin vị trí thực tập


2.3.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập
- Vị trí thực tập tại công ty: kỹ sư công đoạn IRCF Attack ( PE) tại
phòng PE 1 thuộc công đoạn sản xuất camera module FOL.

2.3.2. Đặc điểm, yêu cầu


 Đặc điểm của công đoạn IRCF Attack:
- Bôi keo lên và gắn kính filter vào Sensor

Hình 2.3. gắn kính filter


vào OIS
- Mục đích của công đoạn này là gắn kính filter lên sensor giúp loại bỏ
được tia cực tím, mắt đỏ khi chụp hình
 Yêu cầu
- Đường keo bôi phải chuẩn, gắn kính chuẩn và ngoại quan tổng thể
camera module.
- Tránh các lỗi gây tác động trực tiếp đến camera module : bôi keo lỗi,
gắn kính lệch, ...

2.4. Tiến độ công việc được giao


 Tuần 1: Tham quan doanh nghiệp, công ty đào tạo về cơ cấu tổ chức
của bộ phận được phân công (bộ phận kỹ thuật), các qui định an
toàn, nội quy và chính sách của công ty .
 Tuần 2: Được hướng dẫn tham khảo về các thiết bị, trang bị điện, đi
sâu tìm hiểu các nguyên lý hoạt động và sản xuất của camera module
 Tuần 3: Được phân bổ về vị trí phòng ban và được sự hướng dẫn
trực tiếp từ các mentor, part leader của từng bộ phận.
 Tuần 4: Được đào tạo, nghiên cứu nguyên lý vận hành, sơ đồ hệ
thống tự động hóa trong máy IRCF Attack.
 Tuần 5: Được nghiên cứu bảo trì và chuyển đổi các mẫu model của
các loại camera module.
 Tuần 6: Được hướng dẫn thực hiện kiểm tra, hiệu chỉnh máy IRCF
Attack.
 Tuần 7: Được hướng dẫn lập báo cáo sản xuất, báo cáo lỗi phát sinh
trên module camera khi vận hành máy.
 Tuần 8: Được hướng dẫn kiểm tra và triển khai kế hoạch sản xuất
cho các model của từng loại module camera.

2.5. Kết quả thực hiện công việc được giao


- Trực tiếp tham gia quá trình kiểm tra máy IRCF Attack khi xảy ra sự
cố lỗi bôi kéo để gắn kính filter vào sensor

Hình 2.4. bôi kéo để gắn kính filter vào sensor

- Tham gia bảo trì các chi tiết trong thiết bị.
Hình 2.6. Outside view của máy
Hệ thống máy IRCF Attack
- Kiểm tra và bảo trì cơ cấu gắn kính của máy IRCF Attack.

Hình 2.7. cơ cấu gắn kính của máy IRCF Attack


- Lập báo cáo các thông số cho khách hàng.
- Lập báo cáo và nghiên cứu giải pháp cho các lỗi module maera khi
phát sinh lỗi.

Hình 2.8. Bản thân đứng máy


2.6. Tự nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình làm việc
Trải qua thời gian 8 tuần thực tập tại công ty Canon, em xin được tự
nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của em như sau:
 Ưu điểm:
 Về năng lực chuyên môn: em nhận thấy với kiến thức em đã được
trang bị khi theo học tại trường, cùng với những kiến thức được các
anh, chị tại công ty chỉ dạy thì em đã đáp ứng được cơ bản các yêu
cầu công việc đề ra. Ngoài ra em còn tự tìm tòi, trang bị thêm các
kiến thức từ các nguồn tài liệu bên ngoài để bổ sung cho công việc,
cùng sự chỉ dẫn nhiệt tình của các anh chị trong công ty.
 Về thái độ làm việc: Em luôn cẩn trọng, chăm chỉ, nhiệt tình, không
ngại khó khăn để có thể hoàn thành được công việc một cách nhanh
nhất. Ngoài ra, em luôn giữa thái độ tôn trọng, lịch sự, chân thành
với các anh, chị trong công ty và các bạn trong cùng nhóm thực tập.
 Về ý thức kỷ luật: Em luôn chấp hành các nội quy, quy định của
công ty cũng như các quy định về an toàn lao động. Ngoài ra, em
luôn nghe theo sự sắp xếp, phân công của trưởng nhóm và người
quản lí công tác thi công dự án.
 Nhược điểm:
 Trong quá trình làm việc, em vẫn còn nhiều sai sót, lúng túng trong
việc đọc tài liệu, thực hành và lắp ráp các linh kiện.

Do còn thiếu nhiều kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc
nên việc lắp ráp của em còn diễn ra chậm hơn so với kế hoạch đặt ra.
Nhận thấy được các khuyết điểm trên, em đã tự ý thức bản thân phải
luôn bồi dưỡng không ngừng để nâng cao trình độ làm việc cho bản thân và
có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP TẠI LG INNOTEK
3.1. Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được
Đến nay, em đã trải qua 2 tháng thực tập tại công ty TNHH LG
Innotek Việt Nam Hải Phòng, em đã tiếp thu được những kiến thức về các
quy trình sản xuất Camera module, đi sâu vào công đoạn Bending. Em đã
ứng dụng những kiến thức được học ở trường để phân tích hoạt động của
camera module, hiểu được quy trình sản xuất camera module, cách thức
vận hành của dây chuyền sản xuất camera module. Trong quá trình thực tập
tại công đoạn Stiffener, em đã phân tích được cấu và cách hoạt động của
máy IRCF Attack, được tiếp xúc với phần mềm của máy và được xem các
kỹ sư cài đặt máy để chạy model sản phẩm mới. Ngoài ra, em còn được
tham gia phân tích lỗi và góp sức cải tiến quy trình phân tích lỗi, từ đó cải
thiện năng suất công việc.
Tại LG Innotek có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, vui khỏe
và năng động, con người thân thiện. Rèn luyện được rất nhiều kĩ năng mềm
cho mọi người.
Được học tập rất nhiều kiến thức thực tế, nâng cao kiến thức bản thân
tạo cho nhân viên tính chín chắn, chuẩn xác và trách nhiệm với công việc.
Có được kinh nghiệm phong cách làm việc với các công ty nước ngoài
cảm nhận được giá trị cuộc sống thật tuyệt vời.
Em có được thêm kiến thức về công nghệ điện tử mới nhất hện nay
trên toàn thế giới, có được kiến thức quy trình sản xuất, quản lí chất lượng
sản phẩm trên dây chuyền.

3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra


Qua đợt thực tập này giúp chúng em biết được học tập kiến thức rất
quan trọng đồng thời với kĩ năng làm việc “có kiến thức nhưng không có
kĩ năng thì không thể làm việc, có kĩ năng nhưng không có kiến thức cũng
không thể thành công”.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị bộ phận PE trong công ty
TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng đã luôn giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập.

3.3. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý
sản xuất của công ty
 Cải tiến kết cấu máy móc, trang bị, công cụ lao động, sản phẩm, cải
tiến phương án thiết kế.
 Cải tiến tính năng, công dụng, thành phần của trang thiết bị hiện đại
để sản phẩm được hoàn thiện hơn.
 Cải tiến phương pháp khảo sát, thiết kế ,công nghệ, lắp đặt và bão
dưỡng hiện đại hơn.
 Cải tiến tổ chức sản xuất nhằm sử dụng hợp lý sức lao động, hiệu
xuất việc làm.
 Đánh giá lại quy trình sản xuất hiện tại: Công ty nên xem xét và
đánh giá lại quy trình sản xuất hiện tại để tìm ra những vấn đề và khó
khăn mà công ty đang gặp phải. Sau đó, công ty nên tìm ra các giải
pháp để cải thiện quy trình sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm lãng
phí và tăng tính hiệu quả.
 Tập trung vào chất lượng sản phẩm: Công ty nên tập trung vào việc
cải thiện chất lượng sản phẩm để tăng sự hài lòng của khách hàng và
tạo ra sự tin tưởng cho thương hiệu của công ty. Công ty nên thực
hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm từ giai đoạn thiết kế, sản xuất,
kiểm tra đến giao hàng.
 Tăng cường quản lý nhân sự: Công ty cần tăng cường quản lý nhân
sự để đảm bảo mọi nhân viên đều hiểu và thực hiện đúng các quy
trình sản xuất, nâng cao năng suất và tăng tính chuyên nghiệp. Ngoài
ra, công ty cần có các chính sách và quy định rõ ràng về việc đào tạo
và phát triển nhân viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
 Sử dụng công nghệ mới: Công ty nên áp dụng các công nghệ mới để
tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. Công ty cần tìm hiểu và đầu
tư vào các công nghệ mới để có thể cải thiện quy trình sản xuất và tối
ưu hóa năng suất.
 Cải thiện quản lý vật tư và nguyên liệu: Công ty cần cải thiện quản lý
vật tư và nguyên liệu để giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa chi phí sản
xuất. Công ty cần đưa ra các chính sách và quy trình quản lý vật tư
và nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ và đúng tiến độ.
 Tăng cường quản lý rủi ro: Công ty cần tăng cường quản lý rủi ro
trong quá trình sản xuất để đảm bảo an toàn cho nhân viên và tài sản
của công ty. Công ty nên thiết lập các quy trình phòng ngừa rủi ro và
có kế hoạch ứng

3.4. Các đề xuất với khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy –
học của học phần thực tập doanh nghiệp
Học phần thực tập doanh nghiệp đóng một vai trò tích cực trong việc
để sinh viên tiếp cận với xã hội nhanh hơn. Cho chúng em trải nghiệm với
ngành nghề thực tế phải làm việc sau này giúp chúng em hình dung được
công việc phải làm một cách hoàn chỉnh về mặt lý thuyết lẫn thực tế. Em
thiết nghĩ khoa và nhà trường nên tổ chức sớm để các sinh viên có được cái
nhìn toàn diện và hoàn thiện hơn về ngành nghề mà mình đang học từ đó
có những quyết định thức thời hơn nữa.
Ví dụ:
1. Tăng cường kết nối với doanh nghiệp: Để giúp sinh viên có thể tiếp
cận và thực hành các kiến thức học được trong môi trường thực tế, khoa
Điện nên tăng cường kết nối với các doanh nghiệp liên quan đến ngành
điện. Khoa có thể tìm kiếm và thiết lập các đối tác doanh nghiệp để cung
cấp các chương trình thực tập chất lượng cho sinh viên.
2. Thiết kế các chương trình thực tập đa dạng: Để đáp ứng các nhu cầu
và mong muốn khác nhau của sinh viên, khoa Điện có thể thiết kế các
chương trình thực tập đa dạng. Điều này sẽ giúp sinh viên có nhiều lựa
chọn và cơ hội trải nghiệm thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
ngành điện.
3. Xây dựng chương trình đào tạo thực tế: Khoa Điện cũng nên xây
dựng một chương trình đào tạo thực tế rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu
cần thiết của doanh nghiệp và đảm bảo chất lượng đào tạo. Chương trình
này nên được thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của
ngành, đồng thời cũng phải giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết
để làm việc trong môi trường thực tế.
4. Cải thiện phương pháp đánh giá: Khoa Điện cần cải thiện phương
pháp đánh giá để đảm bảo tính khách quan và đúng đắn của các kết quả
đánh giá. Phương pháp đánh giá cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với
các mục tiêu đào tạo của học phần thực tập doanh nghiệp, đồng thời cũng
cần cập nhật và điều chỉnh liên tục để đảm bảo tính hiệu quả và thích hợp.
5. Tăng cường hỗ trợ sinh viên: Khoa Điện cần tăng cường hỗ trợ sinh
viên trong quá trình thực tập, đảm bảo rằng sinh viên được hỗ trợ và giải
đáp mọi thắc mắc và vấn đề
6. Định hướng nghề nghiệp: Khoa Điện nên tư vấn và hướng dẫn cho
sinh viên về các cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Điều này sẽ giúp
sinh viên có thể hiểu rõ hơn về các lĩnh vực liên quan đến ngành điện và có
thể tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
7. Cập nhật kiến thức và công nghệ mới: Khoa Điện nên cập nhật kiến
thức và công nghệ mới nhất trong ngành để đảm bảo rằng sinh viên được
học tập và thực hành các kiến thức mới nhất. Khoa cũng nên đào tạo các
giảng viên để đảm bảo rằng họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để giảng
dạy và hướng dẫn cho sinh viên.
8. Tạo điều kiện cho sinh viên học tập và thực hành: Khoa Điện nên tạo
điều kiện tốt nhất cho sinh viên để học tập và thực hành trong môi trường
thực tế. Điều này bao gồm việc cung cấp các tài liệu học tập và phần mềm
cần thiết, cũng như cung cấp các thiết bị và trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ
cho quá trình thực hành.
9. Tăng cường liên kết với các khoa và ngành khác: Khoa Điện có thể
tăng cường liên kết với các khoa và ngành khác để đảm bảo rằng sinh viên
được tiếp cận với các kiến thức liên quan đến ngành điện. Khoa cũng có thể
đề xuất các chương trình hợp tác giữa các khoa để tạo ra các cơ hội học tập
và thực tập cho sinh viên.
10.Định kỳ đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo: Khoa Điện nên
định kỳ đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo để đảm bảo rằng nó luôn
phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu của doanh nghiệp và ngành. Khoa
cũng nên lắng nghe ý kiến đóng góp của sinh viên và doanh nghiệp để cải
tiến chương trình đào tạo và tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho sinh
viên.
KẾT LUẬN
Tổng kết lại, quá trình thực tập của tôi tại công ty LG Innotek đã
mang lại rất nhiều kinh nghiệm và học hỏi cho sự nghiệp của mình. Tôi đã
có cơ hội tiếp cận với nhiều công nghệ và kỹ thuật mới, được đào tạo trong
việc sử dụng các công cụ phần mềm và phần cứng cần thiết cho công việc
của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng được hỗ trợ và giúp đỡ từ các nhân viên
trong công ty, cũng như tham gia vào các buổi đào tạo và hội thảo để mở
rộng kiến thức và trau dồi kỹ năng của mình.

Tôi rất biết ơn về cơ hội thực tập tại LG Innotek và sẽ luôn tận dụng
những kinh nghiệm và kiến thức đã học được để phát triển sự nghiệp của
mình trong tương lai.

You might also like