You are on page 1of 32

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 3


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LG .................................... 4
1.1 Vị Trí Địa Lý. .............................................................................................................................. 4
1.2 Lĩnh Vực Kinh Doanh Sản Xuất ............................................................................................... 6
1.4 Cơ Cấu Tổ Chức ......................................................................................................................... 7
1.4.1 Tổng Quan Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty. ........................................................................ 7
1.4.2 Các Phòng Chức Năng Của Công Ty. .................................................................................. 8
1.4.3 Sơ đồ liên kết sản xuẩt .......................................................................................................... 8
1.5 Vị Trí Thực Tập (Phòng OQA/DQA-MC: Output Quality Control) ..................................... 9
1.5.1 Cấu trúc phòng ...................................................................................................................... 9
1.5.2 Chức năng ............................................................................................................................. 9
1.5.3 Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 2 : DQA Follow Chart ........................................................................ 10
2.1 Khái niệm DQA. ........................................................................................................................ 10
2.1.1 Định nghĩa ........................................................................................................................... 10
2.1.2 Đặc điểm ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Quy trình công việc ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Các hệ thống sử dụng trong công việc ................................................................................ 10
2.2 Phone Detail............................................................................................................................... 12
2.2.1 Định nghĩa Phone Detail ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Các hạng mục kiểm tra........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Các thiết bị sử dụng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Quy trình kiểm tra .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3 iSar ................................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Định nghĩa iSar ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Các hạng mục kiểm tra........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Các thiết bị sử dụng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Quy trình kiểm tra .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4 Purpose.......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Khái niệm ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

1
2.3.5 Các hạng mục kiểm tra........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Quy trình kiểm tra .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.5 CA-Packing................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Khái niệm ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.5 Các hạng mục kiểm tra........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Quy trình kiểm tra .................................................................. Error! Bookmark not defined.

I. Kết Luận ...........................................................Error! Bookmark not defined.


II. Tài liệu Tham khảo ...................................................................................... 32

2
LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời kì công nghiệp hoá ngày càng phát triển của đất nước ta. Và nhu cầu
của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao.khi đó việc áp dụng nền công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vào sản xuất, trao đổi thông tin,giải trí. là một điều rất cần
thiết và là cả một vấn đề để chúng ta quan tâm.
Thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự thay đổi và cả cơ hội mang tính cách mạng
cho kinh doanh toàn cầu, các công ty chuyên về sản xuất thiết bị truyền thông đã đáp
lại bằng những công nghệ tiên tiến, các sản phẩm cạnh tranh, và sự đổi mới không
ngừng.
Trong đợt thực tập này, sinh viên chúng em đã tiếp xúc được phần nào với các
công nghệ sản xuất điện thoại tiên tiến từ các linh kiện điện tử như :tụ điện, IC, đi
ốt., đến các thiết bị máy móc có tính năng cao và các linh khiện cần thiết cho việc
lắp giáp các mạch điện tử. Hầu hết công việc đều được áp dụng tự động hoá xí nghiệp
để cải tiến và nó đã giúp con người tiết kiệm được sức lao động và có thể thay thế
được nhiều công nhân và thuận tiện hơn cho người sử dụng, nâng cao cả về chất
lượng và sản lượng cho sản phẩm đầu ra .từ đó thấy được rằng, ngoài việc học lý
thuyết trên lớp thì việc được thực tập để được tiếp cận với các thiết bị máy móc
chuyên ngành rất quan trọng khi nó giúp cho sinh viên chúng em có thể nhận biết
một cách trực quan và thực tế hơn rất nhiều.
Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng thực sự chúng em đã học được những kinh
nghiệm rất quý báu cả về kiến thức chuyên ngành, tinh thần đoàn kết, làm việc theo
nhóm và kỹ năng giao tiếp để làm hành trang cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giới thiệu và giúp đỡ tận tình của các thầy trong
khoa và các anh chị phòng công nghệ mạch của công ty LG Electronic Việt Nam
Hải Phòng đã giành cho em những bài học quý báu này!

HẢI PHÒNG, Ngày 10 Tháng 9 Năm 2019


Sinh viên thực tập tốt nghiệp

Lê Văn Thành
3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LG

ELECTRONICS VIỆT NAM HẢI PHÒNG.

1.1 Vị Trí Địa Lý.

Hình 1.1: Nhà máy LG Electronics Việt Nam Hải Phòng.


 Địa chỉ : Lô CN2, Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An
Dương, Thành Phố Hải Phòng.
 Diện tích : 400000 𝑚2
 Vốn đầu tư : 1,5 tỉ đô la.

4
LG là thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử và điện gia dụng.
Thành lập năm 1947 tại Hàn Quốc, đến nay LG đã có hơn 120 chi nhánh và văn
phòng đại diện tại các nước và sản phẩm LG đến tay người tiêu dùng trên toàn thế
giới. Là công ty tiên phong về công nghệ và đổi mới, LG với các sản phẩm kỹ thuật
hiện đại dần chiếm lĩnh thị trường và niềm tin của khách hàng.
Năm 1995 LG chính thức có mặt tại Việt Nam, và trở thành thương hiệu quen
thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Song song với hoạt động kinh doanh,

Công ty LG với phương châm “con người là ưu tiên hàng đầu”, liên tục tham gia
thực hiện các chương trình từ thiện xã hội, trong đó “Đường lên đỉnh Olympia” là
chương trình nổi tiếng của LG tài trợ suốt 14 năm qua gắn liền với sự nghiệp phát
triển giáo dục và đào tạo nhân tài của Việt Nam.
Năm 2013, tổ hợp sản xuất của tập đoàn LG Electronics tại Hải Phòng (LGEVH)
chính thức được cấp giấy phép. Nằm trên diện tích 40 ha tại khu công nghiệp Tràng
Duệ với vốn đầu tư 1.5 tỉ đô la, dự án nhà máy LG được coi là dự án đầu tư nước
ngoài lớn nhất Hải Phòng hiện nay, hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục ngàn việc làm trong
thời gian tới.

5
 Bản đồ KCN Tràng Duệ Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng
 Nhà máy LG Electronics Việt Nam Hải Phòng tại KCN Tràng Duệ
1.2 Lĩnh Vực Kinh Doanh Sản Xuất

Hình 1.2 : Các ngành hàng của LG Electronics Việt Nam Hải Phòng.

Năm 2013, tổ hợp sản xuất của tập đoàn LG Electronics tại Hải Phòng (LGEVH)
chiń h thức được cấ p giấy phép. LGEVH sản xuất 3 nhóm ngành hàng với 4 loại sản
phẩm chính là:
1. Mobile Communication: Truyền thông di động (Điện thoại).
2. Home Appliance & Air Solution: Thiết bị điện gia dụng (Máy giặt & Máy hút
bụi).
3. Vehicle Components: Thiết bị thông tin giải trí trên oto (IVI).

6
1.3 Xu Hướng Phát Triển
-Tháng 1/2013 : Kí kết hợp đồng thuê đất, giải phòng mặt bằng.
-Tháng 9/2013 : Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (HEZA) cấp Giấy CNĐT;
Khởi công xây dựng nhà máy.
-Tháng 7/2014 : Hoàn thành một phần hạng mục thi công
Sản xuất thử nghiệm sản phẩm IVI trên oto.
-Tháng 10/2014 : Sản xuất thương mại sản phẩm tivi, máy hút bụi, điều hòa.
-Tháng 11/2014 : Sản xuất thương mại sản phẩm máy giặt, di động.
-Tháng 3/2015 : Tổ chức Lễ khai trương Tổ hợp công nghệ LG Hải Phòng.
-Tháng 6/2015 : Sản xuất thương mại sản phẩm IVI trên oto.
1.4 Cơ Cấu Tổ Chức
1.4.1 Tổng Quan Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty.

General Diretor

Tổng giám đốc

Chief Finance Officcer

Giám đốc tài chính

Foreign Sevice Employee Foreign Sevice Employee Foreign Sevice Employee


Người Hàn Quốc (FSE) Người Hàn Quốc (FSE) Người Hàn Quốc (FSE)

Team Leader Team Leader Team Leader

Trưởng Phòng Trưởng Phòng Trưởng Phòng

Part Leader

Phó phòng

Staff Staff Staff

Nhân viên Nhân viên Nhân viên


7
1.4.2 Các Phòng Chức Năng Của Công Ty.
1. Production : Phòng sản xuất
2. Procurement : Phòng mua hàng
3. Material : Phòng vật tư
4. Quality Assurance : Phòng quản lý chất lượng
5. SCM : Phòng chuỗi cung ứng
6. Production Engineering : Phòng kĩ sư sản xuất
7. Element Technology : Phòng công nghệ mạch
8. Information Technology: Phòng công nghệ thông tin
9. Business Planing : Phòng kế hoạch
10. Accounting : Phòng kế toán
11. Human & Resources : Phòng nhân sự
12. Local Development : Phòng nghiên cứu phát triển
13. Smart Working : Phòng làm việc thông minh
14. Legal & Logistic : Phòng pháp lý và Logistic.
15. EESH : Phòng đảm bảo an toàn năng lượng, con người, vệ sinh
môi trường.
1.4.3 Sơ đồ liên kết sản xuẩt

BP+SCM Procurement Material

SQA R&D+ET PE +
Production

Warehouse Logistic
OQA

8
1.5 Vị Trí Thực Tập: Phòng OQA/DQA-MC (Output Quality Control)
1.5.1 Cấu trúc phòng
- OQA/DQA-MC hoạt động quản lí chất lượng OQA(out quality
assurance) chất lượng đầu vào đến sản phẩm được đóng gói (packing).
 Gồm có 2 bộ phận là OQA.
 Bộ phận thứ 2 là DQA.
1.5.2 Chức năng
- OQA quản lí chất lượng hàng MP (hàng sản xuất hàng loạt),
- DQA quản lí chất lượng model mới (Pre-MP,CA,PV,..).
1.5.3 Sơ đồ tổ chức

OQA Staff
FSE
PL
Oh Gill DQA Staff Inspector
Kwon L.M.Hưng
Sub leader Inspector

Inspector

9
CHƯƠNG 2 : DQA-MC
(Developmental Quality Assurance)
2.1 Khái niệm DQA.
2.1.1 Định nghĩa
DQA là sự kết hợp của Đảm bảo chất lượng với hoạt động Nghiên cứu và phát
triển kết hợp và đảm bảo rằng sự đổi mới đáp ứng các thông số kỹ thuật chất lượng
được xác định trước theo quy định và quy trình, quy trình sẽ luôn đáp ứng các thông
số kỹ thuật chất lượng của sản phẩm.
2.1.2 Đặc điểm:
Mục đích của hướng dẫn này là để biết và tuân thủ quy trình PV / Pre-MP
Line-up được xác định bởi LG Electronics.
Thông qua hướng dẫn này, công ty có thể biết rõ và tuân thủ quy tắc Xếp hàng
thành PV / Pre-MP, chẳng hạn như số lượng sản xuất, số lượng kiểm tra Pre-MP,
giám sát Pre-MP,tổ chức các cuộc họp đánh giá event sản xuất model mới, kiểm tra
các yêu cầu phê duyệt phê duyệt trước MP, vv ,,,
2.1.3 Quy trình công việc.
1,New development model
a) HQ chịu trách nhiệm cho sự phát triển. CP, PP, DV và PV được
thực hiện tại HQ, Pre-MP và MP được thực hiện tại các công ty con.
b) DV hoặc PV được quản lý bởi trụ sở trong trường hợp sự kiện
DV hoặc PV được thực hiện tại các công ty con ở nước ngoài.
 HQ cử nhân viên R & D / Chất lượng / Sản xuất đến công ty con
ở nước ngoài để tổ chức một cuộc họp đánh giá và đưa ra quyết định.
 Kiểm tra một phần và sản phẩm
 Các công ty con thực hiện kiểm tra DV / PV tương đương với trụ
sở chính.
 Nếu không đủ thiết bị kiểm tra, hãy gửi mẫu đến trụ sở để thử
nghiệm

10
Quy trình Development event:
 Sau khi hoàn thành PP tại HQ, việc sắp xếp model được thực
hiện DV, PV và Pre-MP tại các công ty con.
 Sau khi hoàn thành DV tại HQ, model mẫu được thực hiện PV
và Pre-MP tại các công ty con.
 Sau khi hoàn thành PV tại HQ, việc sắp xếp model được thực
hiện nối tiếp PV và Pre-MP tại các công ty con.
2.1.4, Phân loại New model:

Phân loại
Grade Local Explanation
Series New
part

First
D1 Yes Model lần đầu tiên được sản xuất
Production

First Model sản xuất mới với các thay


D2 No
production đổi về chipset, phần cứng
Model với các thay đổi về băng
D3 Experienced Yes tần sóng
Truyền phát
Model mới với các thay đổi về in
D4 Experienced No
ấn, đóng gói

2.1.4, Trách nhiệm của DQA


Lập kế hoạch và tiến hành phê duyệt cuối cùng cho các thử nghiệm chấp bộ
phận / sản phẩm của các model được chuyển giao cho các công ty con
Thử nghiệm sản phẩm: Phê duyệt kết quả thử nghiệm sản phẩm.
Kiểm tra chấp nhận bộ phận: Phê duyệt kết quả thử nghiệm và phát triển địa
phương mới của sản phẩm đầu tiên cho các thành phần.
11
Đối với dòng sản phẩm mới, đồng ý và quản lý trạng thái hiện tại liên quan
đến phê duyệt sản xuất công ty con. các mẫu có ứng dụng kết quả phê duyệt sản xuất
Pre-MP và Pre-MP.
2.2 Quy trình DQA

2.2.1, Quy trình công việc cho Model Grade D4


a) Preparation
1) Model information
 Tham gia họp Pre-MP thảo luận về các thông tin của sản phẩm:
 Tên Model, model grade, base model, FAI information.
 Số lượng, thời gian sản xuất, shipment date.
 Xem lại lịch sử lỗi.

12
 Xem lại các thay đổi.
2) Document
 Chuẩn bị tài liệu:
 Bản vẽ unit box, travel adapter, battery, start guide… từ
GPDM- MC.
 Packing guide, packing label, phone label, compare table,
từ WISS HQ.
 Tài liệu kỹ thuật : Specification, concept sheet, RF port
map.
3) Chuẩn bị thiết bị Test
 Lập list chuẩn bị các thiết bị phục vụ quá trình test

13
4) Xin sự chấp thuận của các Leader qua hệ thống EP

b) Testing plan
1) Lập kế hoạch kiểm tra
 OQC, số lượng bốc mẫu
- Số lượng bốc mẫu phụ thuộc vào bảng tiêu chuẩn sau:

Form Test plan:

14
Line Approval cho Test plan:

c) Pre-MP Event
1) OQA responsibility
- OQA staff giới thiệu cho Inspector quy trình kiểm tra và review
lại lịch sử lỗi
- OQA inspector bốc mẫu để test
- Nhận nhận mẫu, tiêu chuẩn của HQ, đặt hàng các Jig phục vụ
quá trình kiểm tra.
2) Line audit
- OQA auditor giám sát quá trình chấp hành và làm theo kỹ thuật
của công nhân trên line từ đó giảm thiểu được lỗi trên line
3) Issue
- OQA thông báo về lỗi về phòng sản xuất, R&D từ đó yêu cầu
các hành động cải tiến, khắc phục lỗi,
- Tạo NCR và giữ lại lượng hàng cùng lot bị lỗi chồ kết quả kiểm
tra lại và các biện pháp khắc phục
4) Update testing progress
- Gửi tiến độ kiểm tra hàng ngày
- Cập nhập tình hình lỗi cũng như cách khắc phục
d) OQ Gate Approval
1) Result review
 Họp Model check list review Họp
- Thành phần: OQA, LD, MFG
- Chủ đề: kiểm tra các thông tin Regulation được in ấn trên sản
phẩm
15
- Xin sự đồng ý của các leader.
 OQA test result
- OQA test result
for phone detail, packing detail,
OAT…: finished, no pending ,
enough report.
- Confirm test result
on GMES system ( matching
sample test with ISO standard).
* Approval line for model
check list review meeting

e. Shiping approval
- Shiping approval bao gồm:
 Lot được check và đánh giá: OK.
 Với NG lot: đã được rework và đưa ra các khắc phục, được OQA
lấy mẫu test lại* Approval line for shipping approval:

16
2.3, Các hệ thống thường dùng:

2.3, Phone detail


2.3.1, Khái niệm:
Là quá trình test về các hạng mục liên quan đến kết nối của sản phẩm
điện thoại: GSM, 3G, LTE,…
2.3.2, Các thiết bị sử dụng:

- Pin,sim test( bao gồm cả sim của 3 mạng thực tế tại Việt Nam),
thẻ nhớ (nếu cần), tai nghe, dây kết nối, Adapter, hộp giấy dùng để kiểm tra
rơi
17
- Quần áo, tư trang chuyên dụng
- Thiết bị kiểm tra Agilent 8960 ( máy kiểm tra cuộc gọi ở các
dải tần, kiểm tra pha và chuyển giao…vv)

- Thiết bị kiểm tra Agilent 2303 (máy cấp nguồn và đo dòng trong
suốt quá trình kiểm tra cuộc gọi)
- Máy tính
- RF cable, Air cable, Dumany.batt, TemCell
2.3.3, Các bước kiểm tra
- Khởi động máy Agilent 8960 và 2303
- Xác định model đang kiểm tra là 2G, 2,5G hay 3G để đặt cho
máy Agilent 8960.
- Cài đặt như sau:
+ Ấn F2 Chọn RF In/Out Amplitude offset state
ở chế độ “ ON” sau đó nhập 16 tần số theo bảng tiêu chuẩn
GSM/3G (Chỉ nhập giá trị tần số ở MIDDLE và tất cả các offset để ở -20
dB)
+ Ấn trở lại system config sau đó chọn Format switch
+ Ấn F2 để chọn mạng GSM/GPRS/WCDMA sau đó ấn Call
setup.
Sau đó thiết lập thiết bị theo tiêu chuẩn:

18
- Ngoài kiểm tra các mục giống trong kiểm tra chức năng, trong
kiểm tra cuộc gọi nhân viên OQC cần phải kiểm tra những mục như sau:
19
- Lắp sim test, pin, thẻ nhớ (nếu có khe cắm thẻ), kết nối Air cable
với máy Agilent 8960
- Đặt máy lên bộ phận thu phát sóng của Air cable và chờ khi
nào có sóng thì ấn F3 để tiến hành cuộc gọi. Đầu tiên gọi từ máy Agilent
8960 ra máy điện thoại. Trong quá trình gọi người kiểm tra phải nói liên tục
để kiểm tra chất lượng cuộc gọi (trễ, rớt cuộc gọi) sau đó chuyển giao sang
những tần số có thể chuyển giao được cho nhau. Ấn F3 để kết thúc cuộc gọi.
Tiến hành các bước tương tự đối với gọi từ máy điện thoại vào máy Agilent
8960 (ấn số 1234 để gọi).
- Sử dụng RF cable một đầu kết nối với máy Agilent 8960, một
đầu kết nối với điện thoại
- Cài đặt máy Agilent 8960 để RF In/Out Amplitude offset state ở
chế độ “ OFF”.
- Tháo pin và dùng Dumany.batt để kết nối với máy cấp nguồn 2303.
- Kiểm tra xem pin có ăn dòng hay không (điện thoại để ở trạng thái
tắt nguồn)
- Đo dòng tiêu thụ ở trạng thái chờ và trạng thái gọi khi kết nối
- Đo công suất cực đại của điện thoại.
- Sử dụng tai nghe Bluetooth để kiểm tra cuộc gọi với kết nối
Bluetooth sau đó gọi từ máy Agilent 8960 sang máy di động nhưng nghe
bằng tai nghe Bluetooth.
- Dùng tai nghe Bluetooth để điều khiển vào phần nghe nhạc của
điện thoại sau đó kiểm tra cuộc gọi trong khi đang nghe nhạc (khi cuộc gọi
từ máy Agilent 8960 đến máy điện thoại thì chức năng nghe nhạc sẽ dừng để
nhận cuộc gọi, sau kết thúc cuộc gọi thì chức năng nghe nhạc tiếp tục thực
hiện lại).
- Tiếp tục gọi từ máy Agilent 8960 vào điện thoại trong khi điện
thoại vẫn đang kết nối với tai nghe Bluetooth. Sau đó tắt không kết nối với
Blutooth nữa thì cuộc gọi sẽ không bị ngắt mà sẽ được chuyển giao đến máy
điện thoại cầm tay.
- Gửi và nhận dữ liệu ( ảnh)qua bluetooth
- Nhận dạng thẻ nhớ, truyền nhận (lưu trữ) dữ liệu
- Kiểm tra dữ liệu đóng gói trong thẻ nhớ
- Khả năng kết nối USB
- Nạp điện qua kết nối USB.
Trong quá trình kiểm tra cuộc gọi có bất kỳ lỗi nào xảy ra làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc gọi như rớt cuộc goi, không chuyển giao được

20
sang tần số mà nó có thể chuyển giao được hoặc ăn dòng… vv thì nhân viên
OQC phải làm báo cáo NCR, đóng dấu “ REJECT” vào bảng nhận dạng lô
và yêu cầu bộ phận sản xuất làm lại lô đó từ đầu còn nếu tất cả các mục kiểm
tra đều tốt thì sẽ đóng dấu
Quy trình xử lí:

2.3, iSar
2.3.1, Khái niệm:
Là quá trình kiểm tra các ảnh hưởng của sóng điện thoại đến các bộ
phận trên cơ thể người khi thực hiện cuộc gọi và khi hoạt động chế độ chờ.
2.3.2, Thiết bị sử dụng:
- Thiết bị giả lập cuộc gọi (5515C & CMW200/500),
- Thiế t bi ̣đo iSAR head và body, thiế t bi hiê
̣ ụ chuẩ n GVD

21
2.3.3, Quy trình chung

2.3.4, Thứ tự kiểm tra;


1. Thực hiê ̣n hiê ̣u chuẩ n hàng tuầ n
2. Xác đinh ̣ ma trâ ̣n test
3. Cố đinḥ điê ̣n thoa ̣i lên thiế t bi head
̣ và body
4. Thiế t lâ ̣p cá máy giả lâ ̣p cuô ̣c go ̣i
5. Thao tác trên phầ n mề m đo iSAR
6. Nhâ ̣p báo cáo
Thông tin băng tầ n và giới ha ̣n cho FCC và CE SAR:

22
Lựa chọn ma trận test:

23
Thức hiện các test iSar Head & Body:

2.4, Inline
2.4.1, Khái niệm:
Là quá trình kiểm tra về ngoại quan và các chức năng người dùng, đước
chốt tại vị trí cuối chuyền sản xuất.
2.4.2, Trang thiết bị:
- Găng tay, hộp giấy (dùng để thử nghiệm rơi), thẻ nhớ (nếu
cần)
- SIM test, pin
- Sạc, cover
- Máy tính
2.4.3, Quy trình kiểm tra:
Sau khi lấy mẫu xong theo quy định lấy mẫu ở phần trên, nhân viên
OQC tiến hành kiểm tra theo các bước sau:
• Kiểm tra version
Cách kiểm tra như sau:
- Truy cập vào hệ thống WISS_HQ / manufacturing info/SW để
xem SW version của model đang kiểm tra trên hệ thống
- Sử dụng model đang kiểm tra để ấn mã code
+ 1809# * tên Model #

24
+ 3845 # * tên Model #
+ 2945 # * #
- Vào mục Factory mode/ Version /SW version
- So sánh SW version của model đó với SW version trên hệ thống.
Trong trường hợp SW version trên hệ thống và của model đó là khác
nhau thì nhân viên OQC phải báo ngay cho cấp trên và bộ phận sản xuất đồng
thời chụp ảnh, làm báo cáo NCR và yêu cầu bộ phận sản xuất đưa ra hành
động khắc phục. Còn đối với trường hợp SW version của máy là chưa cập
nhật ở trên hệ thống thì phải báo ngay cho bộ phận R&D biết và xử lý.
• Kiểm tra hình thức bên ngoài
- Truy cập vào hệ thống WISS_HQ / manufacturing info/model
- Đánh tên model đang kiểm tra vào ô model.
- So sánh giữa model và trên hệ thống những mục sau:
+ Màu sắc của mặt trước sau, mặt trên dưới,mặt trái phái, vị trí và màu
sắc của phím, vị trí của phím tăng giảm âm lượng, vị trí để cắm tai nghe, vị
trí để cắm sạc pin và kết nối với máy tính, vị trí lắp sim, lắp thẻ nhớ (nếu có),
camera (nếu có).
+ Vị trí tem nhãn, thông tin, kích thước.
+ Logo
+ Xuất xứ, mã vùng.
Tất cả các mục trên nếu không phù hợp với hệ thống thì nhân viên OQC
phải chụp ảnh làm báo cáo NCR, gửi đến cấp trên và bộ phận sản xuất đồng
thời yêu cầu bộ phận sản xuất đưa ra hành động khắc phục. Trong trường lỗi
xảy ra là do công nhân ở chuyền ví dụ dán tem nhãn bị lêch hay bị nhàu thì
được xem là lỗi Mi (lỗi nhỏ) thì nhân viên OQC yêu cầu bộ phận sản xuất
kiểm tra lại cả lô đó và dán lại theo đúng quy định
- Sau khi so sánh một số mục giữa model và hệ thống, nhân viên
OQC phải kiểm tra ngoại quan như sau:
+ Kiểm tra ốc có được bắt xuống hết hay bị toét không
+ Kiểm tra vết xước theo bảng tiêu chuẩn ngoại quan:
Người kiểm tra sử dụng thước lá có ghi kích thước trên mỗi lá. Với mỗi
khu vực có một tiêu chuẩn được đưa ra ở bảng trên. Khi kiểm tra, người kiểm
tra sử dụng lá có kích thước đúng với tiêu chuẩn của vùng có khe hở cần kiểm
tra sau đó dùng lá đó đưa vào khe hở một cách nhẹ nhàng. Chú ý là không
được dùng sức để cố nhét lá vào khe hở đó. Nếu lá lọt vào khe hở một cách
dễ dàng thì khe hở đó bị “NG” còn nếu lá Không lọt được vào khe hở thì khe
hở đó là“ OK”

25
• Kiểm tra chức năng bên trong.
Sau khi kiểm tra ngoại quan xong nhân viên OQC tiến hành kiểm
tra chức năng bên trong như sau:
- Ấn mã *#06# để so sánh IMEI trong máy và IMEI ở nhãn có
giống nhau không
- Ấn mã
+ 1809# * tên Model #
+ 3845 # * tên Model #
+ 2945 # * #
Sau đó vào Factory Mode/Device Test/Auto All test để kiểm tra tự
động tất cả các chức năng mà model đó có ví dụ : cảm ứng, các phím bấm, âm
thanh, rung, bộ nhớ ngoài, camera, video, GPS (nếu có), loopback
- Kiểm tra xem model có nhận sim không
(thử với ba loại sim của viettel, vina phone
và mobiFone)
- Nếu model có cổng cắm thẻ nhớ thì lắp thẻ nhớ và kiểm tra xem
model có nhận thẻ nhớ không. Nếu máy nhận thẻ thì sẽ hiển bị hình thẻ nhớ
ngoài màn hình còn nếu không nhận thì sẽ hiển thị hình thẻ nhớ bị gạch chéo
- Kiểm tra kết nối máy điện thoại và máy tính bằng cách lắp thẻ
nhớ và dùng cáp kết nối điện thoại và máy tính sau đó vào my computer để
kiểm tra xem đã nhận bộ nhớ trong và ngoài của điện thoại chưa. Ngoài ra sao
chép dữ liệu, hình ảnh từ máy tính vào điện thoại hoặc ngược lại để kiểm tra
máy có gửi, nhận và lưu được những dữ liệu đó không
- Kiểm tra chức năng AM/FM (Có thể vào một số các tần số như:
90MHz, 91MHz,102,7MHZ để kiểm tra ). Khi kiểm tra ngưòi kiểm tra phải
tập trung nghe xem máy bắt sóng có tốt không, âm thanh ra sao, kiểm tra tín
hiệu qua tai nghe và loa ngoài.
- Nghe nhạc, cắm tai nghe, kiểm tra nhạc trong máy và thẻ nhớ,
các chế độ cài đặt và chức năng trong nghe nhạc.
- Kiểm tra kết nối WIFI (có thể kết nối với mạng Training, Pass:
lgevn1234 sau khi kết nối, truy cập internet để tải hình ảnh, dữ liệu về máy)
- Kiểm tra chức năng Bluetooth bằng cách sử dụng hai máy bật
chức năng Bluetooth sau đó gửi và nhận dữ liệu, hình ảnh.
- Kiểm tra chức năng GPS bằng cách vào map để tìm kiếm vị trí
của model đang kiểm tra (chú ý không được sử dụng sim trong trường hợp
kiểm tra GPS)
- Kiểm tra tình trạng sạc Pin khi tắt và bật nguồn

26
- Kiểm tra cảm biến (nếu có):
- Motion sensor, sự thay đổi màn ảnh khi xoay ngang, xoay dọc.
- Proximity sensor, che mắt cảm biến ánh sáng, kiểm tra sự thay
đổi của hiệu ứng khi test.
- Kiểm tra chức năng Voice record ( thu âm sau đó mở nghe lại để
kiểm tra chất lượng âm thanh).
- Kiểm tra chức năng Camera (chụp ảnh, màu sắc ảnh không có sự
khác thường, kiểm tra chức năng auto focus nếu có).
- Kiểm tra Game và các chức năng khác.
- Thử nghiệm rơi
- Mục đích: Kiểm tra kết cấu cơ khí của sản phẩm, tính chắc chắn
của sản phẩm và khả năng chịu đựng va đập của sản phẩm
- Dụng cụ kiểm tra & thực hiện kiểm tra: hộp giấy, mặt bàn chuyên
dụng
- Cho từng sản phẩm rơi, thực hiện kiểm tra 3 lần mặt trên, 3 lần
mặt dưới.Độ cao cho việc thử nghiệm là 20 cm (tính từ sản phẩm đến mặt bàn
trong đó hộp giấy cao 15 cm)
- Ấn mã
+ 1809# * tên Model #
+ 3845 # * tên Model #
+ 2945 # * #
Sau đó vào Factory Mode/Factory Reset khởi động lại máy, tắt nguồn,
tháo pin, sim, thẻ nhớ.

2.4, CA-packing
2.4.1, Khái niệm:
Quá trình test về các hạng mục in ấn trong box trên phong và in ấn các
ký hiệu Regulation,…
2.4.2, Trang, thiết bị:
2.4.3, Tiến hành kiểm tra:
Quan sát tất cả hình thức tổng thể của master Box (hộp to):
Mặt trước, mặt sau, mặt trên, mặt dưới, trái phải.
+ Kiểm tra chất lượng hộp.(hình dáng,kích thước, màu sắc, chất
giấy,keo dán, inấn)
+ Kiểm tra thông tin trên tem Imei, xuất xứ, niêm phong .
+ Thông tin in trên tem nhãn phải rõ ràng, không nhòe, không chắp
vá, tẩy xóa.

27
+ Tem dán không xiêu vẹo, lệch lạc, chồng chéo.
+ Kiểm tra cách dán băng dính, dán chuẩn, dán thẳng, không lệch lạc.
+ Kiểm tra dấu đóng ngày tháng năm ngoài vỏ hộp
- Vào hệ thống WISS để kiểm tra phụ kiện:
+ Kiểm tra part number của từng phụ kiện in trên tem.
+ Kiểm tra túi bọc từng phụ kiện.
+ Kiểm tra chủng loại và cách sử dụng của phụ kiện đi kèm.
+ Túi bọc phụ kiện phải còn nguyên vẹn và được niêm phong, không
bụi bẩn nhàu nát.
+ Túi bọc điện thoại còn nguyên vẹn và có niêm phong, không bụi
bẩn nhàu nát, đảm bảo bọc kín.
Dùng súng bắn Imei để kiểm tra sự đồng nhất
IMEI giữa master box và unit box:
- Số lượng set điện thoại cho từng hộp lớn tùy thuộc vào từng model
(10set, 20 set).
+ Mở File Excel có sẵn trong máy tính. (File Excel đã làm sẵn dành
riêng)
+ Súng laze bắn Imei kết nối sẵn qua cổng USB.
+ Dùng súng bắn lần lượt Imei của từng unit box so sánh với tem Imei
dán ngoài hộp Master box.
+ Nếu tất cả số lượng Imei unit box trùng với Imei master box thì OK.
- So sánh IMEI trên phiếu bảo hành với tem IMEI dán trên máy, vỏ
hộp unit box.
- Kiểm tra thông tin trên phiếu bảo hành : Ngày tháng sản xuất, màu
sắc, thông tin bảo hành.
- Kiểm tra tem dán trên phiếu bảo hành: không rách, chắp vá, không
nhòe, không lệch lạc.
- Ấn code (1809#* tên model# hoặc 3845#* tên model #) sau đó vào
Factory Reset để máy trở về trạng thái ban đầu.
Sau khi kiểm tra đóng gói xong, nhân viên OQC sẽ đánh giá kết quả
kiểm tra:
Trường hợp một trong các mục kiểm tra của kiểm tra đóng gói mà
có lỗi thì nhân viên OQC sẽ phân loại lỗi. Đối với lỗi như dán tem lệch là lỗi
nhỏ nên chỉ cần nhắc nhở yêu cầu bộ phận sản xuất kiểm tra lại còn đối với
những lỗi lớn như sai phụ kiện, thiếu, thừa phụ kiện hoặc IMEI trong điện
thoại với ngoài hộp là khác nhau thì nhân viên OQC phải đóng dấu “
REJECT” vào bảng nhận dạng lô, làm báo cáo NCR và yêu cầu bộ phận sản

28
xuất tiến hành làm lại. Tuỳ thuộc vào lỗi xảy ra để xét xem làm lại từ khâu
nào. Nếu lỗi xảy ra ở khâu đóng gói thì bộ phận sản xuất sẽ phải tiến hành
làm lại từ khâu đóng gói còn nếu trong quá trình kiểm tra đóng gói nhân viên
OQC phát hiện ra lỗi chức năng có ảnh hưởng đến giá trị, chức năng của sản
phẩm thì bộ phận sản xuất sẽ phải tiến hành làm lại từ đầu.Sau mỗi mục kiểm
tra, nhân viên OQC sẽ phải điền ngay kết quả kiểm tra của mục đó vào mẫu
báo cáo HY-QAD-P10-F03-V02. Trường hợp các mục kiểm tra của kiểm tra
đóng gói đều đạt thì nhân viên OQC sẽ đóng dấu “ PASS” lên bảng nhận
dạng lô và lô đó sẽ được chuyển sang kho thành phẩm.

Cấu hình chuyền sản xuất điện thoại:

29
4, Kết Luận
 Nhóm Sinh viên chúng em thực tập tốt nghiệp tại LG Electronic Việt Nam
Hải Phòng là một cơ hội và vinh dự rất lớn đối với mỗi lứa sinh viên chuẩn bị
ra trường.
 Tại LG có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, vui khỏe và năng động,
con người thân thiện.Rèn luyện được rất nhiều kĩ năng mềm cho mọi người.
 Được học tập rất nhiều kiến thức thực tế, nâng cao kiến thức bản thân tạo
cho nhân viên tính chín chắn, chuẩn xác và trách nhiệm với công việc.
 Có được kinh nghiệm phong cách làm việc với các công ty nước ngoài cảm
nhận được giá trị cuộc sống thật tuyệt vời.
 Em có được thêm kiến thức về công nghệ điện tử mới nhất hện nay trên
toàn thế giới, có được kiến thức quy trình sản xuất, quản lí chất lượng sản
phẩm trên dây chuyền.
 Sinh viên có cơ hội tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài, trau dồi kĩ
năng ngoại ngữ cho bản thân.
 Có thêm nhiều kĩ năng làm việc văn phòng, viết báo cáo phục vụ cho công
việc.
 Qua đợt thực tập này giúp chúng em biết được học tập kiến thức rất quan
trọng đồng thời với kĩ năng làm việc “có kiến thức nhưng không có kĩ năng
thì không thể làm việc, có kĩ năng nhưng không có kiến thức cũng không thể
thành công”.
 Cuối cùng chúng em xin cảm ơn Thầy TS. PHẠM HỒNG KHOA phó
trưởng khoa ĐIỆN CƠ Trường ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG đã hướng dẫn nhiệt
tình thời gian chúng em thực tập tại công ty.

30
Các thuật ngữ.
• Các định nghĩa
 Tuần chuyền là hoạt động nhằm giám sát các hoạt động của dây
chuyền sản xuất
 Lô sản xuất là lượng sản suất của một model trong một ngày
Thử nghiệm tuổi thọ là thử nghiệm về điều kiện sử dụng của khách
hàng.
 Lỗi sai hỏng là những lỗi không đạt tiêu chuẩn, quy định
 Hệ thống Wiss là hệ thống bao gồm tất cả các thông tin liên quan
đến sản xuất
 Ma : Lỗi lớn là những lỗi hư hỏng các chức năng chính hoặc các
chức năng làm ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của sản phẩm
 Mi : Lỗi nhỏ là những sai hỏng nhỏ mà không làm ảnh hưởng
đến chức năng chính của sản phẩm
 Critical : Là lỗi gây mất an toàn đến tính mạng và của cải, lỗi do
không đáp ứng đúng tiêu chuẩn an toàn của thị trường tiêu thụ và các lỗi bị
khách hàng kêu ca, phản ánh nhiều
 Co : Là lỗi nhỏ không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của
sản phẩm, lỗi nhỏ này có thể được bỏ qua.
• Các chữ viết tắt
 QA: Quality Assurance
 OQC: outgoing quality control
 R&D: Research and Develop
 AQL: The acceptable quality level
 ELT: Early life test
 NCR: Nonconformity report
 N : Số lượng Lô
 n : Số lượng mẫu
 Ac : Trong khoảng chấp nhận
 Re : Ngoài khoảng chấp nhận
 G : Số lượng mẫu hỏng
 SIM: Subscriber Identify Module ( Module nhận dạng thuê bao)
 PIN (Personal Identification Number (số nhận dạng cá nhân)

31
I.Tài liệu Tham khảo
1. Tài liệu “DQA Process Chart” – Bộ phận quản lí chất lượng (
Part OSP Quality) – Phòng Công nghệ Mạch (Elelement Technology Team)
– công ty TNHH LG Electronic Việt Nam Hải Phòng ( LGEVH company ).
2. Tài liệu “Test Guide” – Bộ phận quản lí chất lượng ( Part OSP
Quality) – Phòng Công nghệ Mạch (Elelement Technology Team) – công
ty TNHH LG Electronic Việt Nam Hải Phòng.
3. Tài liệu “OQC Follow Chart” – Bộ phận PCBA Engineering
– Phòng Công nghệ Mạch (Elelement Technology Team) – công ty TNHH
LG Electronic Việt Nam Hải Phòng ( LGEVH company ).
4. Tài liệu “LGEVH Intro – Phòng Nhân Sự (Human Resource
Team) – công ty TNHH LG Electronic Việt Nam Hải Phòng.
5. Hình ảnh được lấy từ nhà cung cấp của công ty LGEVH là
công ty Cổ Phần 4P Electronic, công ty TNHH HAENGSUNG Electronic.
6. Tài liệu từ nguồn Internet trang wed http://www.wikipedia.com.
7. Một số kiến thức được trải nghiệm qua thực tế trong quá trình
thực tập tại công ty LGEVH
END

32

You might also like