You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN

MÔN: LOGISTICS

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ KHO BÃI TẠI LG ELECTRONICS THUỘC LĨNH
VỰC/NGÀNH HÀNG ĐIỆN TỬ

Hà Nội – 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN

MÔN: LOGISTICS

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ KHO BÃI TẠI LG ELECTRONICS THUỘC LĨNH
VỰC/NGÀNH HÀNG ĐIỆN TỬ

Sinh viên: Phạm Thị Mai Linh


Mã sinh viên: 19051132
Lớp: QH2019-E KTQT CLC3
Mã học phần: INE3056 2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Minh
ThS. Phạm Thị Phượng

Hà Nội – 2022
Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Tiến Minh và ThS.
Phạm Thị Phượng – giảng viên bộ môn Logistics. Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn,
em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy và cô. Thầy cô đã
giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về môn học này. Đồng
thời, em được thực hành làm bài tập lớn để hiểu hơn về kiến thức môn học được áp dụng trong thực
tiễn.

Trong quá trình hoàn thành bài tập lớn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những góp ý từ thầy cô để bài tập lớn này được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy và cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 1

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CASE-STUDY ............................................................................................ 2

I. Giới thiệu về công ty LG Electronics ........................................................................................ 2

II. Phân tích về chiến lược Quản lý kho bãi của công ty LG Electronics ............................... 3

2.1. Tổng quan về Quản lý kho bãi ............................................................................................... 3

2.2. Tổng quan về Quản lý kho bãi của LG Electronics ............................................................. 3

2.2.1. Tổng quan về mô hình 5S ................................................................................................ 3

2.2.2. Phân tích mô hình 5S trong Quản lý kho bãi tại LG Electronics ................................ 7

2.3. Đánh giá hiệu quả của chiến lược Quản lý kho bãi của công ty LG Electronics ............ 14

2.4. Xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững ảnh hưởng đến chiến lược Quản lý kho
bãi của công ty LG Electronics ....................................................................................................... 16

PHẦN 2: BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN .................................................................................... 20

KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 23


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

STT Số hiệu Tên bảng Trang


1 Hình 1 Hệ thống Quản lý kho bãi tại LG Electronics 8
2 Hình 2 Ứng dụng mô hình 5S vào Quản lý kho bãi tại LG 8
Electronics
3 Hình 3 Kho bãi tại LG Electronics 14
4 Hình 4 Bảng đồ dòng chảy RFID của LG Electronics 17
5 Hình 5 Quy trình quản lý kho bãi qua thiết bị đọc cầm tay tại LG 18
Electronics
6 Hình 6 Hệ thống quản lý kho tích hợp thử nghiệm của LG 18
Electronics
MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, có thể thấy, các doanh nghiệp trên thế giới và đặc
biệt là Việt Nam ngày càng nhận ra tầm quan trọng của Logistics. Logistics ra đời như một xu thế tất
yếu mà tất cả các doanh nghiệp cần cân nhắc để có thể đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình. Tuy
nhiên, khi đi sâu nghiên cứu hoạt động Logistics tại một công ty cụ thể, ta vẫn thấy còn đó những vấn
đề không thể tránh khỏi, tuy đã trải qua một quá trình dài phát triển không ngừng.

Công ty LG Electronics hiện nay đang là một trong những công ty đứng đầu về công nghệ tại
Hàn Quốc và trên toàn thế giới, chỉ đứng sau công ty Samsung. Để có được vị thể hiện tại như ngày
nay, doanh nghiệp cần có một hệ thống Logistics hoàn hảo để vận hành các bộ máy quản lý một cách
hiệu quả và trơn tru. Trong đó, hoạt động quản lý kho bãi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành
công trong doanh nghiệp. Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010) đã khẳng định “Kho bãi là một bộ phận
không thể thiếu trong chuỗi logistics và để phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội, thì trên trái
đất ở đâu cũng có kho… Cùng với thời gian, vai trò của kho bãi ngành càng được khẳng định và nâng
cao, các hệ thống kho bãi ngày càng phát triển.”

Như vậy, không thể phủ nhận, chiến lược quản lý kho bãi hiện nay đang được nhiều doanh
nghiệp ưu tiên bởi tính cấp thiết, quan trọng của nó, đối với công ty LG Electronics cũng vậy. Tuy
nhiên, mỗi công ty sẽ chọn một hoặc nhiều mô hình, phương pháp quản lý để hoạt động quản lý kho
bãi được diễn ra hiệu quả. LG Electronics đã chọn mô hình 5S để áp dụng trong chiến lược quản lý
kho bãi của mình. Câu hỏi đặt ra ở đây là, LG đã tiến hành áp dụng mô hình 5S như thế nào trong
quản lý kho bãi của mình và hiệu quả hoạt động ra sao? Xuất phát từ lí do đó, em đã chọn đề tài “Phân
tích Quản lý kho bãi tại LG Electronics thuộc lĩnh vực/ngành hàng Điện tử” để hoàn thành bài tập
lớn cuối kỳ dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của TS. Nguyễn Tiến Minh và ThS. Phạm Thị
Phượng.

1
PHẦN 1: PHÂN TÍCH CASE-STUDY
I. Giới thiệu về công ty LG Electronics

Tập đoàn LG được thành lập vào năm 1947 bởi chủ tịch Koo In-hwoi và được đặt trụ sở chính
tại Seoul, Hàn Quốc. Như vậy, tính đến năm 1947, tập đoàn LG đã có hơn 73 năm hoạt động và phát
triển, trở thành một trong những công ty đa quốc gia lớn lớn mạnh nhất trên thế giới. Hiện nay, tập
đoàn LG sản xuất các sản phẩm điện tử, hoá chất và truyền thông di động, đồng thời vận hành các
công ty con như LG Electronics, LG Display, LG Telecom và Zenith tại hơn 80 quốc gia, trong đó
lớn mạnh nhất là công ty LG Electronics.

Lịch sử của LG Electronics được nuôi dưỡng bởi mong muốn của công ty là tạo ra một cuộc
sống hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, LG Electronics được thành lập vào năm 1958 (tiền
thân là “Lucky Goldstar” và được đổi tên chính thức thành LG Electronics vào năm 1995) và kể từ
đó, đã dẫn đầu vào kỷ nguyên kỹ thuật số nhờ vào chuyên môn công nghệ có được từ việc sản xuất
nhiều thiết bị gia dụng như radio và TV. LG Electronics luôn sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, ứng
dụng công nghệ mới dưới dạng thiết bị di động và TV kỹ thuật số trong thế kỷ 21 và càng củng cố vị
thế là một công ty đa quốc gia toàn cầu.

LG Electronics hoạt động với triết lý xoay quanh con người cùng kim chỉ nam Life’s Good,
công ty hướng đến mục tiêu tiếp cận, thấu hiểu nhu cầu khách hàng, không ngừng đổi mới để cung
cấp các giải pháp tối ưu cho cuộc sống của khách hàng. LG Electronics hiện nay có khoảng hơn 84.000
nhân viên làm việc trong 112 lĩnh vực bao gồm 128 chi nhánh hoạt động trên toàn thế giới. Đây là
con số biết nói về chất lượng cũng như uy tín của LG Electronics trên toàn thế giới.

Ngoài ra, thành tựu mà LG Electronics đạt được không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp mà còn đóng góp rất lớn vào nền kinh tế trong và ngoài Hàn Quốc. Cụ thể, LG vừa công bố
doanh thu quý đầu tiên của năm 2022 là khoảng 17.53 tỷ USD, và ghi nhận mức doanh thu quý cao
nhất trong lịch sử hoạt động của công ty, trong đó, LG ghi nhận lợi nhuận hoạt động là 1.56 tỉ USD.
Điều này đã phản ánh được nhu cầu tiêu thụ cao của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm mang
thương hiệu LG, đồng thời, nói lên được tầm quan trọng của LG trên toàn cầu.

Như vậy, LG Electronics đã chứng tỏ vị thế là một trong những công ty công nghệ hàng đầu
thế giới chuyên sản xuất công nghệ điện tử dân dụng, truyền thông di động và thiết bị gia dụng. Năm
1995, công ty chính thức có mặt tại Việt Nam với trụ sở chính đặt tại Hà Nội.

2
II. Phân tích về chiến lược Quản lý kho bãi của công ty LG Electronics
2.1. Tổng quan về Quản lý kho bãi

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010) định nghĩa về Kho bãi: “Kho bãi là một bộ phận hệ thống
logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm,… trong suốt quá trình
chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về
tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho.”

Có thể nói, kho bãi đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và xác định sự thành công
của doanh nghiệp về mức chi phí và dịch vụ khách hàng. Cho dù các chi phí cao đến từ việc mang
hàng tồn kho, kho bãi có một chức năng như vùng đệm giữa sự thay đổi của cung và cầu, chính điều
này làm kho bãi trở thành yếu tố cần thiết trong chuỗi cung ứng. (Frazelle 2002; Gu, Goetschalckx và
McGinnis, 2007)

Như vậy, quản lý kho bãi được hiểu là các hoạt động lưu trữ, bảo quản, cập nhật tình hình hàng
hoá trong kho một cách chính xác và chi tiết. Nói một cách đơn giản, quản lý kho bãi đề cập đến việc
bỏ qua các quy trình, con người và hoạt động (bao gồm cả nội bộ và những quy trình được thực hiện
phối hợp với các bên liên quan bên ngoài). Điều này có nghĩa là, không giống như các bộ phận chức
năng khác trong một tổ chức, quản lý kho bãi đòi hỏi sự đồng bộ hoàn toàn với tất cả các quy trình và
hiểu biết sâu sắc về chuỗi giá trị để hoạt động một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, quản lý kho bãi khác với quản lý tồn kho. Quản lý hàng tồn kho là quản lý về các
mặt hàng hay nguyên vật liệu cụ thể. Mặt khác, quản lý kho bãi liên quan đến dòng chảy và xử lý
hàng tồn kho trong toàn bộ cơ sở và tính kinh tế liên quan đến quá trình này.

2.2. Tổng quan về Quản lý kho bãi của LG Electronics


2.2.1. Tổng quan về mô hình 5S

Mô hình 5S được áp dụng lần đầu ở Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở các công ty Nhật
Bản và các nước khác, trong đó có những doanh nghiệp tại Việt Nam.

5S là một phương pháp tạo ra một nền văn hoá tự duy trì một nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ,
hiệu quả. Đây là một phương pháp cho phép loại bỏ hết tất cả các vật liệu và dụng cụ thừa khỏi nơi
làm việc và sắp xếp các mục cần thiết sao cho chúng dễ tìm, dễ sử dụng, và phải duy trì thường xuyên.

Soumya R.Purohit và V.Shantha (2015) đã chứng minh rằng 5S là một phương pháp từng bước
loại bỏ vật phẩm, giảm thời gian tìm kiếm vật phẩm, kiểm tra trong quá trình dọn dẹp, chuẩn hoá bố

3
cục để tránh lãng phí, và quan trọng hơn nữa, là trên tinh thần kỷ luật tự giác của công ty. Như vậy,
mô hình 5S này có hiệu quả giảm thiểu chất thải và tăng năng suất, được áp dụng rộng rãi bởi nhiều
công ty, doanh nghiệp trên toàn cầu.

Hiểu một cách đơn giản, mô hình 5S là những nguyên tắc được đặt ra trong việc tổ chức làm
việc, đặc biệt trong quản lý kho bãi, nhằm mục đích cải tiến năng suất và chất lượng công việc. Trong
đó, 5S là 5 từ viết tắt của Nhật Bản và được áp dụng trong quản lý kho bãi như sau:

Bước 1: Seiri – Sort (Sàng lọc): Loại bỏ những thứ không cần thiết, chỉ giữ lại những gì đã sử dụng
và gắn “Red tag” vào những vật phẩm chưa xác định.

Bước đầu tiên của 5S là tập trung vào việc loại bỏ những vật dụng không cần thiết khỏi nơi
làm việc. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vấn đề như:

• Công cụ & vật liệu làm chậm quy trình làm việc.
• Lãng phí thời gian tìm kiếm các bộ phận, công cụ và sản phẩm.
• Dự trữ hàng tồn kho không cần thiết và đắt tiền.
• Nguy cơ xảy ra sự cố trong khi làm việc do để đồ một cách lộn xộn, vô tổ chức.

Qua đó, mục tiêu của Seiri là nhằm chống xu hướng của con người muốn giữ mọi thứ cho
những trường hợp dự phòng, chỉ nên giữ những loại công cụ, phương tiện tối thiểu hỗ trợ cho công
việc.

Các vật dụng trong phòng làm việc hay kho bãi có thể không được ghi chính xác vị trí cất giữ
hoặc nhiều thứ không cần thiết cho công việc nhưng vẫn được lưu giữ lại. Do đó, nhiệm vụ của Seiri
chính là phân loại các vật dụng cần thiết và các vật dụng không cần thiết ra khỏi kho, từ đó, di dời
hoặc thanh lý những vật dụng không cần thiết nhằm tạo nên một môi trường làm việc khoa học. Các
doanh nghiệp có thể áp dụng “Red tag” để sử dụng cho việc sàng lọc này. “Red tag” có nhiệm vụ
xem xét lại lí do hàng hoá, vật dụng đó có đáng để mình giữ lại hay không theo một cách nhất định.

Như vậy, với bước 1 này, mọi thứ sẽ được phân loại một cách khoa học, từ đó giảm thiểu lãng
phí từ việc tìm kiếm và di chuyển, đồng thời tạo nên môi trường làm việc trong kho an toàn, hiệu quả
hơn.

Bước 2: Seiton – Set in order (Sắp xếp): Một nơi cho mọi thứ và mọi thứ ở đúng vị trí của nó (A
place for everything and everything in its place) – cố định vị trí và có hình dung rõ ràng vị trí của
hàng hoá.

4
Bước 2 này chỉ nên bắt đầu khi bước 1 hoàn thành, nếu không bước này có thể thất bại nếu có
sự lộn xộn không cần thiết ở nơi làm việc trong kho bãi. Khi thực hiện Seiton nên kết hợp với các
công cụ trực quan để mọi người dễ nhận biết, tạo nơi làm việc có tổ chức, giảm thiểu thời gian tìm
kiếm, loại bỏ những hành động dư thừa, gây lãng phí thời gian.

Ở bước này, các vật dụng, hàng hoá trong kho cần được xác định vị trí sao cho dễ định vị nhất
theo nguyên tắc quản lý trực quan. Khi thực hiện Seiton, các hàng hoá nên được đánh số hoặc dán
nhãn tên để tất cả mọi người trong quản lý kho bãi đều có thể dễ dàng nhận biết và tìm kiếm, theo
đúng tiêu chí: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại.

Nhờ vậy, môi trường làm việc sẽ trở nên thuận tiện, gọn gàng và thông thoáng hơn, khuyến
khích tinh thần làm việc của nhân viên trong kho bãi.

Bước 3: Seiso – Shine (Sạch sẽ): Không gian kho thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp với
các vật dụng bảo dưỡng thường xuyên và sắp xếp gọn gàng.

Seiso hướng tới việc cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn, đồng thời nâng
cao sự chính xác của vị trí hàng hoá trong kho bãi. Mọi thành viên trong quản lý kho bãi đều phải có
ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh, đồng thời phải được trang bị phương tiện, dụng cụ vệ sinh thích hợp.
Công việc vệ sinh là việc làm thường xuyên của mọi người trong công ty, do vậy, những người lãnh
đạo phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện trách nhiệm Sạch sẽ này để mọi người thấm
nhuần tư tưởng Seiso, duy trì vệ sinh sạch sẽ trong kho bãi. Áp dụng tiêu chuẩn này, thủ kho cần lên
kế hoạch tổng dọn vệ sinh kho hàng định kỳ, đưa ra các quy định giữ vệ sinh chung cho nhân viên
tuân thủ, đồng thời, cần lưu ý vệ sinh và bảo dưỡng máy móc, dụng cụ,… để tăng tuổi thọ và năng
suất của chúng.

Bước 4: Seiketsu – Standardize (Săn sóc): Luôn luôn kiểm tra, duy trì tiêu chuẩn 3S trở lên.

Mục tiêu của Seiketsu là duy trì các hoạt động 3S lâu dài, chứ không chỉ coi đó là một phong
trào nhất thời. Do vậy, các lãnh đạo trong quản lý kho bãi nên đưa ra những luật lệ, quy định nhất
định để có thể kiểm soát và phát triển việc thực hiện 5S. Ngoài ra, trong bước này, các hoạt động kiểm
tra, đưa ra đánh giá các hoạt động đã thực hiện được ở những bước trên và tổ chức thi đua giữa các
nhân viên cũng giúp nâng cao ý thức của nhân viên trong việc thực hành 5S.

Bằng việc phát triển Săn sóc này, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo các tiêu chuẩn
đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp, đặc biệt là trong quản lý kho bãi.

5
Bước 5: Shitsuke – Sustain (Sẵn sàng): Rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi
người trong doanh nghiệp thực hiện 5S.

Đây là bước cuối cùng trong mô hình 5S, được hiểu là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề
nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S. Khi một doanh nghiệp thực hiện tốt 4 bước ở trên
một cách thường xuyên, hiệu quả, điều đó có nghĩa rằng doanh nghiệp đó đang duy trì rất tốt mô hình
5S. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện mà không có sự cải thiện thì dần dần, mô hình này sẽ đi xuống và
không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Do đó, với bước cuối này, có thể hiểu là đào tạo mọi
người trong kho bãi tuân theo thói quen làm việc tốt và giám sát nghiêm ngặt nội quy tại nơi làm việc.
Để mọi người có thể sẵn sàng thực hiện 5S, những quản lý kho bãi cần xây dựng các chương trình
đào tạo và thực hành thường xuyên cho toàn bộ nhân viên. Ngoài ra, lãnh đạo cấp cao cũng cần là tấm
gương cho mọi người noi theo trong việc học tập và nhắc nhở nhân viên thường xuyên lặp lại 5S định
kỳ đề đảm bảo kho hàng luôn trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng hoạt động.

Như vậy, với bước này, việc đào tạo về Shitsuke là điểm quan trọng nhất, giúp các hoạt động
5S được duy trì và phát triển đến mức cao nhất, từ đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hàng
hoá. Mục tiêu của việc thực hiện 5S không chỉ là đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ ngăn nắp mà còn cắt
giảm sự lãng phí trong kho bãi.

➔ Mục tiêu của 5S: nhằm xác định các bất thường, giúp mọi vấn đề được nhìn nhận rõ ràng.
Mô hình 5S có thể loại bỏ tối đa những lãng phí về thời gian và công sức, tổ chức và quản lý
được toàn bộ hệ thống công việc. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp môi trường làm việc lý tưởng
và tối ưu, qua đó đảm bảo hiệu suất công việc luôn luôn đạt mức cao nhất. Đây cũng là công
cụ nền tảng cơ bản nhất để áp dụng mô hình quản trị tinh gọn LEAN.

Ưu điểm của mô hình 5S:

• Quản lý thời gian tốt hơn: Loại bỏ các vật dụng không cần thiết, sắp xếp lại các hàng hoá
quan trọng sẽ giúp loại bỏ tình trạng đồ đạc lộn xộn. Người lao động sẽ phải dành ít thời gian
hơn để tìm những đồ dùng cần thiết, thay vào đó, họ có thể tập trung làm việc hiệu quả hơn.
• Ít lãng phí không gian: Bằng cách bỏ bớt những đồ dùng không cần thiết trong kho bãi,
không gian trong kho bãi sẽ có nhiều khoảng trống khác để chứa những hàng hoá quan trọng
hơn. Như vậy, việc tận dụng tối đa không gian trong kho bãi và nguồn lực sẽ góp phần tối đa
vào lợi nhuận doanh nghiệp.

6
• Giảm tỷ lệ thương tật: Thường xuyên sắp xếp và dọn dẹp kho bãi sẽ giúp giảm bớt nguy cơ
tai nạn khi người lao động di chuyển tìm đồ.
• Giảm thời gian không sử dụng thiết bị: Khi hàng hoá kho bãi được dọn dẹp và kiểm tra
thường xuyên, quá trình bảo trì sẽ trở nên đơn giản hơn, và các rủi ro về hỏng hóc có thể được
giảm thiểu tối đa.
• Cải thiện tính nhất quán và chất lượng: Việc tiêu chuẩn hoá quy trình làm việc giúp giảm
thiểu đáng kể sai sót và cải thiện năng suất công việc của nhân viên.
• Nâng cao tinh thần nhân viên: Khi nguyên tắc 5S được áp dụng hiệu quả, nhân viên sẽ nhận
thấy đóng góp của họ được tôn trọng, từ đó, họ sẽ cảm thấy tự hào về công việc của mình và
quan tâm đóng góp cho công ty.

Nhược điểm của mô hình 5S:

• Tốn thời gian và công sức ngay từ bước đầu tiên, vì cơ sở để thực hiện 5S tại nơi làm việc
buộc nhân viên phải thay đổi thói quen thao tác trong công việc của mình. Do vậy, những
người quản lý và lãnh đạo phải thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở nhân viên của mình về
trách nhiệm thực hiện và duy trì mô hình 5S hiệu quả.
2.2.2. Phân tích mô hình 5S trong Quản lý kho bãi tại LG Electronics

LG Electronics là công ty về điện tử, nên trong kho hàng của LG chủ yếu là những mặt
hàng về thiết bị điện tử như TV hay điện thoại, thiết bị gia dụng,… Do vậy, công ty cần một lượng
mặt bằng lớn về diện tích kho bãi để quản lý những mặt hàng chuyên dụng này. Có thể thấy, với
Bảng 1, một tầng kho bãi của LG được chia thành 07 khu chính để chia thành những mặt hàng
khác nhau tuỳ vào công dụng của mỗi khu. Lấy ví dụ, với khu IC, LG thường lưu kho với những
mặt hàng về vi mặt linh kiện điện tử hay PBC Bare thì lưu kho để vận chuyển cho dây chuyền sản
xuất, lắp ráp thành vỉ linh kiện hoàn chỉnh,… Do vậy, mô hình 5S được LG Electronics lựa chọn
để quản lý kho bãi bởi tính hiệu quả và tối ưu của nó.

7
Hình 1. Hệ thống Quản lý kho bãi tại LG Electronics

Ở đây, để quá trình quản lý kho bãi với mô hình 5S được hiệu quả hơn, LG Electronics đã
chia thành các bước cố định để nhân viên dễ dàng tiếp cận với mô hình này, từ đó, công ty sẽ tối
thiểu sự lãng phí về thời gian và công sức, tổ chức và quản lý hệ thống kho một cách toàn diện hơn.

Như vậy, công ty đã áp dụng mô hình 5S vào Quản lý kho bãi như sau:

Hình 2. Ứng dụng mô hình 5S vào Quản lý kho bãi tại LG Electronics

Bước 1: Sàng lọc

Với bước đầu tiên, công ty LG có bảng 5S Check Sheet riêng cho mỗi kho bãi về việc cài đặt
khu vực để kệ, những quy định sắp xếp hàng hoá và bỏ những hàng hoá không cần thiết. Ở đây, nổi

8
bật là việc LG hoạt động “Red card” (Thẻ đỏ) để nắm bắt hàng nào không cần thiết rồi phân loại ra,
chỉ để lại những hàng nào cần.

Với việc gắn “Red card”, trong số tất cả hàng hoá có ở trong kho bãi, nắm bắt hàng nào
không cần thiết rồi gắn “Red card” vào, di chuyển đến khu vực được chỉ định, xem xét lại những
hàng hoá nào còn có khả năng tái sử dụng thì sử dụng còn nếu không cần thì huỷ bỏ (thường là
những hàng hoá như thiết bị, kiến trúc, kệ hàng, cabinet, thùng đựng hàng to).

Dán màu đỏ vào Bảo quản thời


hàng không cấp BẢO QUẢN Di chuyển vào khu gian nhất định HUỶ BỎ
PHÁT VÀO KHU vực quy định KHU VỰC
/không dùng (2 tuần) HOẶC
HIỆN ĐỐI VỰC CHỈ MIỄN
TƯỢNG ĐỊNH CỦA TRÁCH TÁI SỬ
BỘ PHẬN DỤNG

Quản lý/quan sát Lưu file quản lý Lưu file quản lý hàng miễn Thanh lý tài sản
thường xuyên (đăng ký/di trách (đăng ký/di
chuyển/huỷ bỏ chuyển/huỷ bỏ) (Huỷ bỏ/tái sử dụng)

Di chuyển thực tế
Phán đoán hàng tái sử dụng

Như vậy, với trình tự hoạt động “Red card” (Thẻ đỏ) như trên, công ty sẽ biết được những
hàng hoá nào cần thiết và không cần thiết để loại bỏ.

Bước 2: Sắp xếp

Sau khi đã loại bỏ được những hàng hoá, vật dụng không cần thiết trong kho bãi, công ty sẽ
chia ra các loại ký hiệu và chữ riêng dùng cho kho bãi phải đặt đúng vị trí chỉ định, thì mới giảm căn
nguyên yếu tố gây lãng phí bên trong của kho bãi. Ngoài ra đặt ra những luật lệ sắp xếp như vậy là
nhân viên trong kho có thể dễ dàng quản lý hàng hoá tốt bằng mắt: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm
tra, dễ trả lại.

Hoạt động Sắp xếp là hoạt động cơ bản nhất trong quản lý bằng mắt, là hoạt động nền tảng
để có thể quản lý lỗi tại kho bãi.

Từ đó, khi hoạt động sắp xếp diễn ra một cách hiệu quả, công ty sẽ biết được hàng nào cần
xuất trước hay xuất sau theo đúng thời hạn mà LG đã đề ra. Ở đây, LG sử dụng FIFO, nghĩa là, các
lô hàng đầu tiên của hàng hoá nhập vào kho sẽ là hàng hoá đầu tiên được xuất ra khỏi kho. Như vậy,

9
nhờ vào công đoạn sắp xếp này, nhân viên trong kho cũng dễ dàng nhìn thấy hàng hoá trong kho bãi
và cũng dễ kiểm kê hàng hoá hơn.

LG cài đặt Location trên toàn công ty, chứa đựng tiêu chuẩn cơ bản để phán đoán vị trí
Ở ĐÂU • Biểu thị số lượng kệ hàng – hiện vị trí ở hướng ngang hướng dọc ở kệ bắc chéo
• Sắp xế đường phân khu – sử dụng đường phân khu để chính xác được vị trí hàng và các loại thiết bị
(ĐÚNG VỊ TRÍ)
• Phiếu nhận biết vị trí – dùng cho tiêu chuẩn vị trí đúng gắn phiếu nhận biết vị trí ở các công cụ như di
chuyển hàng, dụng cụ vệ sinh, xe đẩy,…

Phiếu nhận biết vị trí – dùng cho tiêu chuẩn vị trí đúng gắn phiếu nhận biết vị trí ở các công

CÁI GÌ Phiếu số hàng – gắn ở khu vực kệ và trên thùng bảo quản chính xác hàng

Dụng cụ tiêu chuẩn – là dụng cụ tiêu chuẩn hoá được đăng ký để xác nhận tính hiệu suất sản xuất
(ĐÚNG CÔNG
NĂNG) Xe đẩy tiêu chuẩn – là xe tiêu chuẩn hoá được đăng ký để xác nhận tính hiệu suất sản xuất

Phiếu mục tiêu quản lý hàng hoá – là phiếu ghi lại số lượng tồn kho phù hợp vào khu vực được quy định
BAO NHIÊU
Đường ranh giới kệ hàng – là đường quyết định chiều cao để có thể chất hàng
(ĐÚNG LƯỢNG)
Phiếu làm hàng tiêu chuẩn – là phiếu quản lý lượng tồn kho phù hợp đối tượng là vật tư

Bước 3: Sạch sẽ

Với bước này, LG tạo nên môi trường không có sự dơ bẩn thông qua loại bỏ bụi, lau chùi từng
ngóc ngách tất cả hàng hoá, thiết bị, tường, nền ở nơi làm việc kho bãi. LG khẳng định đây không
phải là hoạt động sạch sẽ đơn thuần, mà phải là hoạt động tối thiểu hoá lãng phí hàng hoá trong kho.

Qua đó, những lãnh đạo trong LG duy trì trạng thái vệ sinh, sắp xếp, chỉnh đốn, đánh giá và
kiểm tra chu kỳ hoạt động cải tiến trong kho để giảm thiểu ô nhiễm.

LG đã vận dụng và đưa ra 5S Map trong kho bãi để phân chia từng khu vực làm việc, chỉ định
người đảm trách, đồ thị hoá chính xác phương pháp và chu kỳ vệ sinh như sau:

• Clean day (Dọn dẹp trong tuần): LG biết rằng, để tạo thói quen vệ sinh khi công việc thường
ngày bận rộn là việc không dễ, và như vậy, LG đã quyết định mỗi tuần vào ngày thứ sáu, nhân
viên sẽ làm công việc dọn dẹp vệ sinh kho bãi 10 phút trước khi bắt đầu công việc của mình.
Và những việc này sẽ được trưởng bộ phận kho bãi nhắc nhở và kiểm tra tổng vệ sinh để đánh
giá.
• Daily (Dọn dẹp hàng ngày): Ngoài ra, trước khi tan ca mỗi cá nhân tự vệ sinh khu vực công
đoạn kho bãi của mình.

10
Bên cạnh đó, quản lý dụng cụ vệ sinh cũng được LG quan tâm. Thông thường thì công cụ vệ
sinh vì không được sử dụng liên tục, nên dù hư hỏng cũng ít được quan tâm, nên phải quản lý bằng
bảng kế hoạch kiểm tra thường niên để nắm bắt những công cụ hư hỏng.

• Trang bị dụng cụ vệ sinh: chổi, hốt rác, cây lau sẽ được kiểm tra định kỳ 1-2 lần/năm, và nếu
có hỏng hóc thì sẽ phải thay mới.
• Máy hút bụi cũng phải được quản lý chính xác theo chu kỳ, duy trì liên tục hoạt động vệ sinh
bộ lọc và được thay 1 lần/cách tuần.

Như vậy, bằng những cách mà LG sử dụng, không gian kho bãi thường xuyên được vệ sinh
sạch sẽ, ngăn nắp với các vật dụng bảo dưỡng thường xuyên và sắp xếp gọn gàng, qua đó, nhân viên
trong LG cũng được học đức tính cẩn thận, sạch sẽ, gọn gàng và từ đó, tối thiểu hoá lãng phí trong
kho.

Bước 4: Săn sóc

Để duy trì được 3S lâu dài, các lãnh đạo trong LG đã phải đưa ra và đánh giá hoạt động check
sheet liên tục dựa vào những data hàng ngày như sau:

• Lưu data điều tra: điều tra/lưu date theo từng hạng mục trong kho bãi.
• Kiểm tra (quản lý): lãnh đạo sẽ kiểm tra quản lý bất thường theo chu kỳ của các hạng mục
quan trọng.
• Xác nhận vị trí: xác nhận khi phát sinh lỗi ở vị trí nào, chủng loại nào – mục đích quan sát lỗi/
tổng hợp.

Ngoài ra, lãnh đạo công ty cũng phải quản lý hạng mục chưa được tiến hành để lưu những vấn
đề thấy được ra check sheet rồi sử dụng tài liệu cơ bản để cải thiện tình hình kho bãi nếu có những
vấn đề bất thường xảy ra.

Quản lý theo từng tầng trong kho bãi: Lãnh đạo thông qua check sheet, phân loại theo nguyên
nhân/nhân tố tạo nên vấn đề rồi tìm ra điểm vấn đề để tìm hướng giải quyết cho công ty.

Bên cạnh đó, để mọi người thường xuyên thực hiện 5S, các lãnh đạo trong LG liên kết các hoạt
động câu lạc bộ hay cá nhân để các nhân viên giúp đỡ nhau tuân theo thói quen 5S hàng ngày.

• Hoạt động cải tiến cá nhân: phải đặt mục tiêu loại bỏ những nguyên nhân căn bản dựa vào hoạt
động của mỗi nhân viên trong kho bãi.

11
• Hoạt động câu lạc bộ: những đề mục khó khăn cho việc giải quyết của từng cá nhân thì thiết
lập nhóm hoặc câu lạc bộ để loại bỏ nguyên nhân căn bản gây ra vấn đề trong kho bãi.

Để thực hiện 5S thành công, LG cũng phân biệt vai trò từng tầng tổ chức, để giảm thiểu hoá
mất mát và duy trì tính liên tục dòng chảy trong kho bãi.

• Thành viên: tiến hành kiểm tra theo phương thức được LG chỉ thị về lĩnh vực của mình, phần
nào thấy chưa hoàn thành thì phải ghi nhận lại (đây là công việc được thực hiện hàng ngày).
• Người quản đốc: kiểm tra từng thành viên đã thực hiện vai trò tốt chưa, phần nào chưa tốt thì
người này có trách nhiệm đôn đốc và chỉnh sửa lại, thực hiện tháng 1 lần tổng hợp kiểm tra
rồi phát hiện chỉ đạo thực hiện → Cải cách công việc: nếu hoàn tất kiếm tra tổng hợp rồi, phân
tích list vấn đề để đưa ra hướng giải quyết cho nhân viên kho bãi.

LG cũng thường xuyên tổ chức campaign nội bộ để toàn bộ nhân viên tham gia, và triển khai
những campaign nội bộ để giữ bầu không khí tốt nhất trong công ty.

• Slogan của campaign nội bộ: lựa chọn slogan đồng cảm trong nội bộ, để toàn bộ thành viên
cùng hưởng ứng và tạo bầu không khí hoà đồng trong công ty.
• Công khai những ví dụ ưu tú như công khai những hoạt động cải thiện ưu tú, khích lệ những
thành viên ưu tú.

Như vậy, bằng việc phát triển Săn sóc này ở LG, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa
theo các tiêu chuẩn đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong quản lý kho bãi.

Bước 5: Sẵn sàng

Với bước cuối cùng này, nhân viên kho bãi trong LG phải luôn được đảm bảo tạo thói quen và
giữ gìn 5S một cách đầy đủ, và luôn có sự giám sát, hướng dẫn của những lãnh đạo cấp cao tại LG.
Như vậy, sẵn sàng là hoạt động tham gia của toàn thể nhân viên, theo kế hoạch duy trì liên tục trạng
thái sạch sẽ.

12
Xử lý hàng không dùng

SÀNG LỌC Vận hàng khu vực miễn trách


Loại bỏ và phân biệt hàng cần,
không cần
Loại bỏ hàng lưu dư thừa Hoạt động săn sóc và sẵn sàng phân chia
vai trò của các thành viên giống như bánh
răng chạy khớp với nhau, phải hệ thống
hoá duy trì liên tục trạng thái 3S thông
Cài đặt Location
qua vai trò của mỗi nhân viên trong kho

Sắp xếp đường phân khu

Sắp xếp kệ chất (cài số)


5S ỔN ĐỊNH HOÁ
SĂN SẴN
ĐỐI SÓC SÀNG CẢI THIỆN
SẮP XẾP Sắp xếp máy đo, công cụ đo
TƯỢNG THỂ CHẤT
PHẠM
VI Sắp xếp linh kiện nguyên phụ
liệu

Quản lý ranh giới kệ

Phiếu hàng/phiếu mục lục/ xác


định phiếu tiêu chuẩn

5S Map (vệ sinh thường ngày)

SẠCH SẼ Clean day (quản lý ô nhiễm)

Thiết bị dụng cụ vệ sinh

Tiến hành trọng tâm Kiểm tra/bảo quản/cải thiện/quản lý

Mô hình tổng quát quy trình ứng dụng mô hình 5S trong Quản lý kho bãi tại LG Electronics
Có thể nói, với mô hình 5S mà LG áp dụng trong Quản lý kho bãi, LG hướng tới mục tiêu
ngăn chặn, chống lãng phí và hàng hoá trong kho bãi phải luôn được hoàn thiện với tiêu chí giá

13
thành thấp, giao hàng đúng hạn, chất lượng cao. Tuy nhiên, để làm được điều đó, LG cần toàn bộ
nhân viên, cán bộ phải tham gia và thực hiện để mô hình 5S đạt được hiệu quả cao trong công ty.

2.3. Đánh giá hiệu quả của chiến lược Quản lý kho bãi của công ty LG Electronics

Với mức ban đầu là dựa vào khả năng tối thiểu hoá không gian trong kho bãi, LG đã đưa ra
chiến lược tập trung vào những điểm đơn giản nhất nhưng phải được thực hiện với mức cao nhất, vì
thế, mô hình 5S đã được áp dụng như một chiến lược quản lý kho bãi quan trọng của LG. Có thể nói,
mô hình 5S đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của LG. Cụ thể, trong tài liệu nội bộ của LG,
không gian kho bãi ban đầu tổng là 152m2 với 50 pallet, tuy nhiên, khi áp dụng Sàng lọc và Sắp xếp
trong 5S, công ty đã tối thiểu hoá không gian kho bãi xuống còn 86m2 và tăng lên 120 pallet. Như
vậy, kết quả đã được cải thiện, công ty đã tiết kiệm được 66m2 và gia tăng địa điểm bảo quản cho
hàng hoá.

Nhờ vậy, những hàng hoá trong kho bãi được sử dụng một cách có hiệu quả hơn, và nhân viên
trong kho có thể kiểm tra hàng tồn kho một cách dễ dàng. Nhờ tối thiểu hoá không gian, hàng hoá di
chuyển đi lại cũng dễ dàng và sạch sẽ hơn.

Hình 3. Kho bãi tại LG Electronics

14
Trên đây là 02 hình ảnh trong kho bãi của LG sau khi được áp dụng mô hình 5S. Có thể thấy,
hàng hoá được sắp xếp một cách gọn gàng hơn với mắt nhìn bình thường. Các loại hàng hoá được
phân chia một cách cụ thể và rõ ràng, với dòng kẻ màu vàng là hàng đang được chờ di chuyển và màu
đỏ là hàng đã quá hạn sử dụng và đang chờ được đổi trả lại, hay hàng hoá trên kệ là hàng đang chờ
huỷ bỏ. Như vậy, với cách phân chia này, cả nhân viên trong kho và ngoài kho đều dễ dàng tìm kiếm
và phân chia được hàng hoá một cách dễ dàng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, để quá trình quản lý kho bãi diễn ra được hiệu quả hơn, công ty cũng áp dụng
những mô hình khác như mô hình Clean-up 3 step, 3 Đúng hay Quản lý bằng mắt. Với mô hình
Clean-up 3 step, LG xác định có những thứ không hợp lý, không cần thiết trong kho bãi lại trở thành
căn nguyên phát sinh ra vấn đề như tai nạn trong lúc làm việc, quản lý sắp xếp không hiệu quả, mất
thời gian,… nên mô hình này hướng tới việc bảo đảm khu làm việc an toàn cho nhân viên lao động.
3 Đúng là mô hình được hoạt động tiêu chuẩn hoá quản lý tư duy duy trì thống nhất thường xuyên
đúng nơi, đúng dụng cụ, đúng chất lượng và đảm bảo tất cả các hàng hoá phải có phiếu tên, bảo quản
đúng dụng cụ với sự cần thiết ở nơi chỉ định để quản lý hiệu quả và loại bỏ lãng phí sắp xếp và tìm
kiếm. Quản lý bằng mắt cũng là mô hình được tiến hành cùng 5S khi tất cả hàng hoá trong kho bãi
cần được sắp xếp một cách khoa học để ai nhìn vào cũng dễ tìm kiếm, từ đó, giảm thiểu hoá mất mát
bằng việc bình thường hoá, nắm bắt nhanh nhẹn các vấn đề và trạng thái bất thường của kho bãi. Với
sự hỗ trợ của các mô hình trên, mô hình 5S trong quản lý kho bãi đã được LG áp dụng một cách hiệu
quả và năng suất, từ đó, nâng cao lợi nhuận của công ty.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, để áp dụng mô hình này được thành công nhất cần sự đầu tư công
sức và thời gian rất lớn của nhân viên trong kho bãi, do đó, LG luôn có những phần thưởng xứng đáng
như được giảm giờ làm vào cuối tuần, được thưởng riêng vào cuối tháng,… dựa vào bảng đánh giá
của trưởng kho để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên và tạo ra môi trường thi đua để nhân
viên cảm thấy tự hào với những công sức mình bỏ ra. Đó cũng là lí do tại sao mô hình 5S được LG
phổ biến ngay từ khi nhân viên bước vào cổng công ty, bởi không chỉ trong kho bãi, LG cũng hướng
mô hình này tới toàn thể nhân viên trong công ty để mọi người luôn giữ gìn vệ sinh khu làm việc của
mình.

Tuy nhiên, mô hình 5S cũng gây áp lực rất lớn cho LG khi LG mất rất nhiều thời gian để tạo
ra thói quen cho nhân viên ngay từ đầu. Thông thường, với LG, việc training mô hình 5S để nhân viên
nắm bắt thì không khó, nhưng để nhân viên thường xuyên ứng dụng mô hình 5S vào làm việc trong
kho bãi cần rất nhiều sự đôn đốc nhắc nhở từ những trưởng kho và lãnh đạo trong công ty. Do vậy,

15
mô hình 5S trong quản lý kho bãi để được áp dụng một cách hiệu quả và xuyên suốt cần nhiều công
sức, thời gian và trách nhiệm từ nhân viên.

Như vậy, đánh giá hiệu quả chiến lược Quản lý kho bãi của LG Electronics với mô hình 5S
được tổng hợp lại như sau:

Ưu điểm Nhược điểm


Tối thiểu hoá không gian kho bãi. Để áp dụng một cách hiệu quả thì nhân viên có
thể phải làm thêm giờ và không phải ai cũng
sẵn sàng hay có khả năng làm việc tăng ca.
Kiểm tra và di chuyển hàng hoá một cách dễ Tư duy của một số cá nhân có khái niệm sai
dàng hơn, không gian làm việc sạch sẽ hơn. lầm về những gì là cần thiết và những gì không
phải nên có xu hướng gây nên tích trữ hàng hoá
trong kho.
Nhân viên trong bộ phận khác có thể hỗ trợ
nhân viên trong kho bãi bởi mô hình 5S được
áp dụng cho toàn thể công ty.
2.4. Xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững ảnh hưởng đến chiến lược Quản lý kho bãi
của công ty LG Electronics

Khi xu hướng chuyển đổi số được hình thành, LG Electronics cũng nhanh chóng áp dụng RFID
(Radio Frequency Identification Technology – Công nghệ nhận tần số sóng vô tuyến) để tiên phong
công nghệ trong chính ngành hàng điện tử của mình. RFID là công nghệ nhận dạng hàng hoá bằng
tần số radio. Các con chip nhỏ được gắn vào các sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm của LG Electronics
và chúng phát ra các tín hiệu radio tới thiết bị thu cầm tay. Như vậy, công nghệ RFID giúp công ty có
thể nhận diện những hàng hoá tồn kho trong kho bãi để kiểm kê kho hàng một cách nhanh chóng.
Đồng thời, RFID cũng đảm bảo hệ thống trong LG không bao giờ thiếu hàng. Như vậy, sản phẩm
trong kho bao giờ cũng được đưa đến cho khách hàng một cách chính xác nhất và giảm thiểu hàng
tồn kho.

16
Hình 4. Bảng đồ dòng chảy RFID của LG Electronics

Ngoài ra, với chiến lược “Zero Inventory” (không tồn kho) của mình, LG cũng phải áp dụng
các phương thức khác nhau để hàng hoá được FIFO một cách nhanh chóng nhất. Một trong những
công nghệ được LG phát triển hiệu quả hiện nay là thiết bị đọc mã cầm tay. Để làm được điều này,
hàng hoá lúc đầu muốn nhập vào kho bãi sẽ được duyệt scan qua chip điện tử và được nhập vào phần
mềm riêng của LG là GERP để nhân viên dễ dàng kiểm kê hàng hoá, sau đó nhân viên sẽ tiếp tục
scan thêm lần nữa và đợi hệ thống duyệt và lưu kho. Như vậy, với cách thông thường này, LG đã phát
triển thêm phần mềm GERP khác lạ cùng với gắn chip điện tử so với các công ty công nghệ khác để
công việc quản lý kho bãi trở nên dễ dàng hơn.

17
Hình 5. Quy trình quản lý kho bãi qua thiết bi đọc cầm tay tại LG Electronics

Mới gần đây, LG cũng đang phát triển thêm phần mềm GERP thuận tiện hơn cho nhân viên
bằng cách tích hợp vào một app công nghệ riêng của LG qua tablet hoặc máy điện thoại để nhân viên
có thể nhanh chóng kiểm tra hàng hoá trong kho bãi bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu. Phương thức công
nghệ này đang được thử nghiệm nhưng cũng đánh dấu một bước tiến nổi bật trong nỗ lực chuyển đổi
số của LG trong việc quản lý kho bãi một cách thân thiện nhất với nhân viên.

Hình 6. Hệ thống quản lý kho tích hợp thử nghiệm của LG Electronics
18
Bên cạnh đó, với hình ảnh công ty LG là một công ty hướng tới phát triển bền vững (CSR –
Corporate Social Responsibility), LG đã áp dụng những chiến lược khác nhau trong quản lý kho bãi
của mình. Trong kho bãi, giấy thường là chất thải dễ quản lý nhất để giảm thiểu. Vậy nên, như đã nói
ở trên, LG đã chuyển đổi từ việc sử dụng giấy in các danh sách soạn hàng sang sử dụng các thiết bị
đọc mã vạch cầm tay, và bây giờ đang hướng tới thiết lập Hệ thống quản lý kho tích hợp (WMS).
Như vậy, đây chính là bước tiến lớn của LG đối với môi trường và năng suất kinh doanh toàn cầu.

Ngoài ra, việc tối ưu hoá các quy trình thủ công hoặc truyền thống cũng giúp LG đến gần hơn
với chuỗi cung ứng bền vững và hiệu quả. Với việc áp dụng mô hình 5S trong chiến lược quản lý kho
bãi, công ty đã cải thiện nhiều lĩnh vực từ sự sắp xếp không gian trong kho bãi đến quy trình soạn
hàng, mật độ lưu trữ và hệ thống vận chuyển. Không thể phủ nhận, hệ thống và cách tổ chức kho bãi
càng hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho nhà kho bền vững hơn và hiệu suất cao hơn. Đối với LG, một tổ
chức tốt và hiệu quả trong quản lý kho bãi có thể giúp loại bỏ các giá trị không phù hợp, giảm thiểu
năng lượng cần thiết (từ máy đông lạnh hay lò sưởi) và hạn chế khối lượng vận chuyển và đóng gói.

Bên cạnh đó, LG cũng rất quan tâm đến việc vận chuyển và đóng gói hàng hoá hướng tới phát
triển môi trường bền vững, do vậy, những nhân viên trong công ty được khuyến khích nên tái sử dụng
thùng xốp, thùng cotton đóng gói lại hàng hoá để tránh xả thải rác ra môi trường, từ đó, rèn luyện thói
quen, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân viên.

Qua đó, khi nói tới xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững, LG cũng có những phương
thức khác nhau để bắt kịp dấu chân công nghệ, đồng thời cũng phù hợp với sự phát triển kinh tế mang
tính bền vững của xã hội. Như vậy, quả không sai khi nói LG Electronics là một trong những công ty
công nghệ có sức ảnh hưởng đến toàn cầu bởi những lợi ích đem lại cho khách hàng, mà bắt đầu từ
quá trình quản lý nội bộ trong công ty.

Có thể nói, mô hình 5S LG Electronics áp dụng đã đem đến cho công ty nhiều lợi ích trong
quản lý kho bãi như giảm thiểu được không gian trong kho bãi, hàng hoá được sắp xếp gọn gàng và
dễ di chuyển hơn,… Cùng với đó, LG Electronics cũng phát triển công nghệ phù hợp với xu hướng
chuyển đổi số như công nghệ RFID hay thiết bị mã vạch cầm tay để kiểm kê và lưu thông hàng hoá
một cách nhanh chóng và chính xác. Phát triển bền vững cũng được LG chú trọng khi công ty áp dụng
nhiều cách thức khác nhau như tái sử dụng thùng xốp, chuyển đổi sang sử dụng các công nghệ cao để
tối thiểu việc in giấy,… để nâng cao hình ảnh công ty gắn liền trách nhiệm xã hội.

19
PHẦN 2: BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN
Sau khi học bộ môn Logistics do TS. Nguyễn Tiến Minh và ThS. Phạm Thị Phượng giảng
dạy, em đã có những trải nghiệm bổ ích với những kiến thức đã học xoay quanh những khái niệm về
khái niệm cũng như sự hình thành của Logistics, những cách thức quản lý Logistics trong doanh
nghiệp cũng như cách thức quản trị dự trữ, quản lý kho bãi, quản lý giao nhận hàng hoá,… ra sao.

Bên cạnh đó, vì kì trước em đã từng học trước môn SCM nên với những kiến thức được học
trong Logistics, em đã có cái nhìn mở hơn rất nhiều về môn này. Đối với cá nhân em khi được học
Logistics, em thấy được mở mang hơn rất nhiều dưới góc nhìn của người học nghiệp vụ về Logistics,
và em thấy sự thú vị khi so sánh giữa SCM và Logistics khi xem xét điểm tương đồng và điểm khác
nhau giữa 02 môn học này.

Ngoài ra, em cũng được học những kỹ năng khác bổ trợ cho môn học như Kỹ năng làm việc
nhóm, Kỹ năng thuyết trình dưới sự hướng dẫn tận tình cũng như góp ý của giảng viên để em cải thiện
hơn sau này. Em cũng học được một phần cách học kỹ hiểu sâu từ những bài giảng của giảng viên bởi
Ms. Phượng Phạm cực kỳ tận tâm trong chuyên môn giảng dạy và luôn hỗ trợ em khi em có khúc
mắc. Em cũng rất cảm ơn Ms. Phượng Phạm khi đã tạo môi trường công bằng khi cực kỳ khắt khe
trong việc kiểm tra giữa kỳ nhưng cũng hỗ trợ bọn em rất nhiều trong cách thức tạo điểm cộng cho
lớp. Nhờ vậy, sự công tâm trong kiểm tra nhưng cũng tạo môi trường sáng tạo, cởi mở của cô đã
truyền cảm hứng cho em rất nhiều để em làm việc sau này.

Với học kỳ này, em cũng rất bất ngờ khi em được tiếp xúc với nhiều chuyên gia đã có nhiều
kinh nghiệm trong nghiệp vụ Logistics như Ms. Nguyễn Thu Hà, Ms. Lê Thị Hoàng Anh hay Mr.
Vương Hải Trầm. Ngoài những bài học trên lớp giảng viên giảng dạy, những buổi chia sẻ như vậy đã
cho em hiểu được kiến thức và thực tế khác nhau như thế nào, và kiến thức nghiệp vụ logistics em
được học được áp dụng vào trong thực tế ra sao. Em biết thêm được nhiều kiến thức chuyên ngành
hơn như trong nghiệp vụ giao nhận hàng hoá và vận tải đa phương thức, cũng như cách thức viết CV
như thế nào cho chuyên nghiệp và mở rộng net-working của mình như thế nào cho hiệu quả,…

Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Mr. Nguyễn Quang Minh – nhân viên
chính thức của công ty LG Electronics tại Hà Nội & Hải Phòng, đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong bài tập
lớn Logistics. Em đã được đi tham quan trực tiếp tại nơi làm việc, chủ yếu là học về nghiệp vụ quản
lý kho bãi với mô hình 5S, để đưa ra được tài liệu và số liệu một cách chính xác nhất. Do đó, bài tập
lớn này đã được nhân viên trong công ty xác nhận là hoàn toàn chính xác dưới sự giám sát và hướng
dẫn tận tình của Mr. Minh.

20
Với những kiến thức đã học trong cả 02 môn SCM và Logistics, em đã có những định hướng
riêng trong tương lai với ngành nghề xuất nhập khẩu. Trong tháng tới này, em cũng đã được nhận
thực tập tại một công ty xuất nhập khẩu tại Hải Phòng, và em sẽ trân trọng những bài giảng của giảng
viên để áp dụng những kiến thức đó trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Tiến Minh và Ths. Phạm Thị
Phượng đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học bộ môn Logistics. Nhờ có
thầy Minh và cô Phượng, em được học và trải nghiệm rất nhiều kiến thức thú vị xoay quanh bộ môn
này. Với 15 tuần học không ngắn cũng không dài, em xin chân thành cảm ơn thầy và cô rất nhiều.

21
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể khẳng định, mô hình 5S trong Quản lý kho bãi của LG Electronics mang lại
những hiệu quả nhất định cho thành công của công ty đến tận bây giờ. Có thể thấy, việc công ty tuân
thể quy tắc 5S giúp công việc trong kho bãi trở nên hiệu quả, suôn sẻ, tiết kiệm tối đa được thời gian.
Từ đó, nâng cao năng suất vận hành kho và tối thiểu hoá không gian trong kho bãi. Ngoài ra, LG cũng
áp dụng hình thức chuyển đổi số như RFID hay thiết bị mã vạch cầm tay cùng với sự phát triển bền
vững để tăng doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai với sự đồng điệu và hiệu quả trong quá trình
quản lý kho bãi.

Bài tập lớn cuối kỳ đã chỉ ra được khái quát về chiến lược Quản lý kho bãi dựa vào mô hình
5S của công ty LG Electronics và phân tích, đánh giá hiệu quả của chiến lược. Đồng thời, bài tập lớn
cũng đưa ra những xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững có ảnh hưởng như thế nào đến
Quản lý kho bãi của LG Electronics trong thời kỳ hiện nay. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, kinh
nghiệm thực tiễn vẫn còn nhiều thiếu sót, năng lực và phạm vi nghiên cứu có hạn nên bài tập lớn cuối
kỳ này vẫn còn nhiều thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giảng viên để
bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn nữa.

Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của TS. Nguyễn Tiến Minh
và ThS. Phạm Thị Phượng – giảng viên bộ môn Logistics tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài tập lớn cuối kỳ này.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Anh

1. (2022). Retrieved 17 June 2022,

From:https://www.pfw.edu/dotAsset/17b930d9-ca78-4b4b-94e3-f10265bcc3bc.pdf

2. I.G. (2010). Warehouse improvement with Lean 5S - A case study of Ulstein Verft
AS. Master’s Degree Thesis.

From:https://himolde.brage.unit.no/himolde-
xmlui/bitstream/handle/11250/153533/master_gergova.pdf?sequence=1&fbclid=IwAR0axwJ7C5X
Gr7XT4NBjOIONHBTnPRxFcy82F9DClc6-P349rl0gjFeUE2Y

3. Retna, U. (2010). Warehouse Improvement with Lean 5S-A Case Study of Ulstein Verft
AS. Journal Of Business Strategy.

From:https://www.academia.edu/3126961/Warehouse_Improvement_with_Lean_5S_A_Case_Stud
y_of_Ulstein_Verft_AS

4. S.M.D.V.S. (2021). A study on Implementation of 5S in warehouse of Win Agency,


Theni. IJARIIE-ISSN.

From:https://ijariie.com/AdminUploadPdf/A_study_on_Implementation_of_5S_in_warehouse_of_
Win_Agency__Theni_ijariie15298.pdf?fbclid=IwAR2EElLjCr0KpUrLckjY1AwXtAtsUpXpBilxNj
T3NZyulpgoi3SN9qAyeIY

5. The History Of LG Electronics. (2022). Retrieved 17 June 2022,

From:https://www.ukessays.com/essays/marketing/the-history-of-lg-electronics-marketing-
essay.php

Tài liệu Tiếng Việt

1. Vân, Đ. T. H., & Đạt, K. N. (2010). Logistics và những vấn đề cơ bản. Hà Nội: Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội.
2. Tài liệu nội bộ của LG Electronics trong Quản lý kho bãi

From:https://drive.google.com/drive/folders/11bFyB4390gvtqyB1t_5fsiIVm8DgKHty?usp=sharing

23

You might also like